You are on page 1of 6

BÀI TẬP

KINH TẾ VI MÔ
Bài 1. Lượng hàng hóa được mua và bán trên thị trường của 1 loại sản phẩm của
công ty A như sau:

Giá (USD) Lượng cầu (triệu SP) Lượng cung (triệuSP)


60 22 14
80 20 16
100 18 18
120 16 20

a. Xác định hàm số cung và hàm số cầu


b. Xác định giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường
c. Hãy tính độ co giãn của cầu theo giá tại P = 80 USD và P=100 USD
d. Giả sử nhà nước ấn định mức giá tối đa P=80 USD có sự thiếu hụt hàng hóa
không? Thiếu hụt bao nhiêu?
e. Để mức giá tối đa P=80 trở thành mức giá cân bằng chính phủ phải nhập khẩu
bao nhiêu hàng hóa? Kinh phí cho chính sách này là bao nhiêu?

Bài 2. Một loại sản phẩm A được trao đổi tự do trên thị trường quốc tế, giá thế giới
của nó là 3 $/đơn vị. Cung cầu trong nước ở một quốc gia được cho bởi dưới đây:

Giá ($/đơn vị ) 7 6 5 4 3 2
Lượng cung ( triệu đơn vị ) 13 11 9 7 5 3
Lượng cầu (triệu đơn vị ) 4 5 6 7 8 9

a. Hãy viết phương trình đường cung và phương trình đường cầu.
b. Độ co giãn của cầu và của cung theo giá ở mức giá P=3 $ là bao nhiêu? Ở mức giá
P= 4 $ ?
c. Nếu không có các hàng rào thương mại thì giá trong nước và lượng nhập khẩu sản
phẩm A là bao nhiêu?
d . Nếu chính phủ đặt mức thuế quan là 3 $ một đơn vị sản phẩm thì lượng nhập khẩu
là bao nhiêu? Chính phủ sẽ thu được bao nhiêu từ thuế quan này? Xã hội tổn thất
bao nhiêu?
e. Hãy minh họa các kết quả trên bằng đồ thị?

Bài 3. Cung cầu sản phẩm A trên thị trường được cho bởi:
P = 50 + 8 QS
P = 100 – 2QD
Trong đó P tính bằng USD/một triệu đơn vị và Q tính bằng triệu đơn vị.
a. Hãy xác giá cân bằng và sản lượng trao đổi trên thị trường.
b. Nếu chính phủ đặt trần giá là 80USD và cung toàn bộ phần thiếu hụt thì giá và sản
lượng trao đổi thực tế trên thị trường là bao nhiêu?
Bài tập : Kinh tế vi mô
Biên soạn :ThS.Nguyễn Tấn Minh 1
c. Tính thặng dư tiêu dùng ở câu a và b. Trong trường hợp nào người tiêu dùng có lợi
hơn?
d. Giả sử chính phủ muốn giá và sản lượng trao đổi trên thị trường giống như kết quả
câu b nhưng không phải bằng cách đặt trần giá và hiệu lực hóa nó mà bằng cách
trợ cấp cho người sản xuất thì khoản trợ cấp cho người sản xuất thì khoản trợ cấp
tính trên một triệu đơn vị sản phẩm phải bằng bao nhiêu? Người tiêu dùng và
người sản xuất mỗi bên được lợi bao nhiêu từ chương trình trợ cấp này?

Bài 4. Cầu về sản phẩm A là P = 190 – 0,01Q. Giả định cung về sản phẩm này là cố
định ở mức 10.000 đơn vị. Trong đó P tính bằng USD.
a. Tính giá và sản lượng cân bằng trên thị trường của sản phẩm A và tính thặng dư
của người tiêu dùng ở mức giá đó.
b. Tính độ co giãn của cầu tại mức giá cân bằng. Ở mức giá và sản lượng nào tổng
doanh thu lớn nhất.
c. Minh họa các kết quả tìm được trên cùng một đồ thị.

Bài 5. Cho các thông tin sau về thị trường sản phẩm A:
Giá thị trường tự do của sản phẩm là 5 nghìn đồng một đơn vị; sản lượng trao đổi là
10 nghìn đơn vị; co giãn của cầu theo giá ở mức giá hiện hành là – 0,5; co giãn cung
ở mức giá đó là 1
a. Hãy viết phương trình đường cung và phương trình đường cầu của thị trường về
sản phẩm này, biết rằng chúng là những đường thẳng.
b. Nếu chính phủ trợ cấp cho người sản xuất một nghìn đồng một đơn vị sản phẩm
bán ra thì giá và sản lượng trao đổi sẽ là bao nhiêu?
c. Người tiêu dùng có được lợi từ việc trợ cấp này không? Nếu có thì người tiêu dùng
(tính theo tổng thể ) được bao nhiêu từ tổng trợ cấp chính phủ thanh toán?

Bài 6. Một công ty sản xuất linh kiện điện tử, xác định được rằng ở các mức giá hiện
thời cầu trong ngắn hạn, về đèn hình vô tuyến nó sản xuất ra có độ co giãn theo giá là
– 2 và cầu về loa của vô tuyến là – 1,5
a. Nếu công ty này quyết định tăng giá của cả hai loại sản phẩm lên 10 % thì điều gì
sẽ xảy ra với lượng bán và doanh thu của nó?
b . Từ những thông tin trên bạn có thể nói được sản phẩm nào tạo ra nhiều doanh thu
nhất cho hãng không? Nếu có thì tại sao? Nếu không thì cần thêm thông tin gì?

Bài 7. Thị trường ở TPHCM được cho bởi các đường cung cầu sau:

Đường cung P = 3 Q – 12,8


Đường cầu P = 8,26 – Q

Trong đó giá tính bằng nghìn đồng/kg, sản lượng tính bằng tấn.
a. Hãy tính mức giá và sản lượng cân bằng của thị trường.
b. Tính thặng dư người tiêu dùng và độ co giãn của cầu theo mức giá ở mức giá thị
trường tự do.

Bài tập : Kinh tế vi mô


Biên soạn :ThS.Nguyễn Tấn Minh 2
c. Giả sử chính phủ muốn trợ cấp cho nhân dân để giá gạo giảm xuống còn 2,5 nghìn
đồng/kg phải là bao nhiêu?
d. Ai, người sản xuất hay người tiêu dùng, là người nhận được nhiều hơn từ tổng số
tiền trợ cấp của chính phủ?

Bài 8. Cầu về thị trường sản phẩm A là P = 1000 – Q. Cung sản phẩm A cố định ở
mức 500 đơn vị (giá tính bằng $)
a. Hãy xác định giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm A . Ở mức giá đó co giãn
của cầu theo giá là bao nhiêu?
b. Nếu chính phủ đặt trần giá là 400 thì điều gì sẽ xảy ra với giá và sản lượng cân
bằng của thị trường? Ai được lợi và ai bị thiệt trong trường hợp này ? Khoản thiệt
hại hay lợi ích ( nếu có ) đó bằng bao nhiêu?
c. Nếu chính phủ đánh thuế 5$ một đơn vị hàng hóa họ mua gì ai sẽ bị thiệt hại?
Khoản thiệt hại đó bằng bao nhiêu? Người tiêu dùng có được lợi không?
d. Nếu chính phủ muôn tối đa hóa doanh thu cho những người sản xuất thì giá nào sẽ
được chính phủ đặt ra?

Bài 9. Một ngành sản xuất sản phẩm A có thể bán ở thị trường X hoặc thị trường Y.
Hàm cầu sản phẩm A ở thị trường X là P = 20 – 0,01Q, còn ở thị trường Y là P =
15- 0,005Q
a . Cung sản phẩm A cố định ở mức Q = 1100. Hãy xác định giá của sản phẩm A
nếu: bán ở thị trường X, bán ở thị trường Y .
b . Tính co dãn của cầu theo giá ở các mức giá tính được trong các trường hợp trên.
c . Hãy dự đoán doanh thu của những người sản xuất sản phẩm A khi cung tăng lên
thành Q = 1150.
d . Giả sử thị hiếu của người tiêu dùng ở thị trường X thay đổi làm dịch chuyển
đường cầu đến
P = 25 – 0,01Q
Hãy cho biết ảnh hưởng của sự thay đổi này đến giá và co giãn của cầu theo giá.

Bài 10. Bạn dùng thu nhập mỗi tháng của mình là 2 triệu đồng để mua 2 loại hàng
hóa thịt (X) và rau (Y)
a. Giả sử giá thịt 40 ngàn đồng/1kg giá rau 10 ngàn/1kg hãy thiết lập đường
ngân sách của bạn và minh họa bằng đồ thị?
b. Hàm hữu dụng của bạn là: TU(X,Y) = (X-2)Y để tối đa hóa hữu dụng cho mình
bạn mua bao nhiêu thịt và bao nhiêu rau?
c. Nếu giá rau tăng lên thêm 10 ngàn đồng/1kg thì đường ngân sách của bạn sẽ
như thế nào sự phối hợp.

Bài 11. Một người tiêu dùng có hàm ích lợi là U(X,Y) = (Y-1)X, trong đó X và Y là
các số lượng hàng hóa tiêu dùng. Giá của các hàng hóa tương ứng là PX và PY.
a. Hãy xác định tỉ lệ thay thế cận biên của X và Y.
b. Hãy xác định đường thu nhập cho cá nhân này.
c. Nếu ngân sách của người này là B0 = 1000, PX = 10 và PY = 10 thì kết hợp hàng
hóa nào sẽ tối đa hóa sự thỏa mãn của người tiêu dùng này?
Bài tập : Kinh tế vi mô
Biên soạn :ThS.Nguyễn Tấn Minh 3
d. Nếu ngân sách của người này tăng lên thành Bl = 1200 thì kết hợp tối ưu nào sẽ
được chọn?
e. Nếu ngân sách vẫn như ban đầu nhưng giá hàng hóa Y giảm xuống một nửa thì
lượng cầu hàng hóa X và hàng hóa Y thay đổi như thế nào?

Bài 12. Hữu dụng mà bạn nhận được do mua thực phẩm (X) và quần áo (Y) được
xác định bằng hàm số:
TU(X,Y) = X .Y
a. Bạn hãy vẽ đường đẳng ích của mình với mức hữu dụng là 12 và 24
b. Giả sử thực phẩm có giá 10 ngàn đồng, quần áo 30 ngàn đồng bạn dùng 120
ngàn đồng để chi tiêu cho 2 loại hàng hóa trên. Bạn phải chọn lựa như thế nào
để hữu dụng của bạn là tối đa, vẽ đường ngân sách của mình?

Bài 13. Một nhà sản xuất cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X biết người này
đã chi ra 1 khoản tiền là: TC = 155.000 USD để mua 2 yếu tố này với giá tương ứng
là PK= 600 USD, PL =300 USD hàm sản xuất của doanh nghiệp:
Q=2.K .(L - 2)
a. Xác định hàm năng suất biên (MP) của các yếu tố K, L . Xác định MRTS?
b. Tình phương án sản xuất tối ưu và sản lượng tối đa đạt được?
c. Nếu doanh nghiệp muốn sản xuất 900 đơn vị hàng hóa tìm phương án tối ưu
để chi phí sản xuất tối thiểu?

Bài 14. Hàm sản xuất đối với sản phẩm A là:
Q = 100.K.L
Giá vốn là 120 nghìn đồng một ngày
Giá lao động là 30 nghìn đồng một ngày
Hãng sản xuất 10.000 đơn vị sản phẩm
a. Hãng phải sử dụng bao nhiêu lao động và vốn để tối thiểu hóa chi phí
b. Tính chi phí tối thiểu đó?

Bài 15. Một hãng có hàm sản xuất dài hạn (sản lương/tuần) là:
Q = 10 L1/2 K1/2
Giá các đầu vào là: Lao động 100$/một tuần (L)
Thuê máy móc thiết bị 200$/một tuần(K)
a. Nếu hãng sản xuất 200 đơn vị sản phẩm thì số lượng lao động và máy móc thiết bị
tối thiểu hóa chi phí là bao nhiêu?
b. Nếu hãng sản xuất 400 đơn vị sản phẩm thì số lượng lao động và máy móc thiết bị
tối thiểu hóa chi phí là bao nhiêu? Chi phí cận biên và chi phí trung bình dài hạn
trong mỗi trường hợp là bao nhiêu? (nghĩa là nếu sản lượng bằng 200 và 400).
c. Điều gì xảy ra với tổng chi phí, chi phí trung bình và chi phí cận biên khi sản
lượng là 200, 400 nếu hãng sản xuất có hiệu quả hơn nên hàm lượng sản xuất trở
thành
Q = 11 K1/2 L1/2
d . Khi giá thuế máy móc và thiết bị tiền lương tăng 10% thì điều gì xảy ra với tổng
chi phí và chi phí cận biên.
Bài tập : Kinh tế vi mô
Biên soạn :ThS.Nguyễn Tấn Minh 4
Bài 16. Hàm tổng chi phí trong ngắn hạn của 1 công ty có dạng:
TC = 190 + 53Q
a. Chi phí cố định của công ty là bao nhiêu?
b. Viết phương trình chi phí biến đổi, chi phí trung bình, chi phí biến đổi trung bình
của công ty?
c. Nếu công ty sản xuất 100.000 đơn vị SP thì chi phí cố định trung bình, chi phí
trung bình, chi phí biến đổi trung bình là bao nhiêu?
Bài 17. Một doanh nghiệp có hàm chi phí TC =50+2Q+Q2 và hàm TR = 2Q2 -4Q+20
a. Xác định hàm FC, VC, MC, AFC, AVC, AC
b. Xác định hàm AR, MR
c. Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng bao nhiêu?
Bài 18. Một doanh nghiệp có các số liệu về chi phí được cho ở bảng sau:
Q P FC VC TC MC AC AFC AVC TR AR MR
0 4 10 0
1 4 10 6
2 4 10 11
3 4 10 15
4 4 10 21
5 4 10 31
6 4 10 45
7 4 10 63
8 4 10 85
9 4 10 111
10 4 10 141
1. Hãy tính các số liệu còn thiếu trong bảng.
2. Xác định mức sản lượng doanh nghiệp sẽ sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận

Bài 19. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn có số liệu
về chi phí sản xuất trong ngắn hạn như sau:

Q(st) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
TC(đ) 150 250 340 430 510 610 730 860 1010 1190 13900
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

a. Tính AVC, AFC, AC và MC


b. Xác định điểm đóng cửa. Ở những mức giá nào thì doanh nghiệp tiếp tục sản
xuất?
c. Xác định ngưỡng sinh lời. Ở những mức giá nào thì doanh nghiệp có lời?
d. Nếu giá thị trường P=180đ/SP, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở sản lượng nào để
tối đa hóa lợi nhuận? Tổng lợi nhuận đạt được?

Bài 20. Cung và cầu máy điện toán, Giả sử có biểu cung và cầu về máy điện toán ở
TP. Hồ Chí Minh như sau:
Giá (triệu đồng/chiếc) 5 10 15 20 25 30
Bài tập : Kinh tế vi mô
Biên soạn :ThS.Nguyễn Tấn Minh 5
Lượng cầu (chiếc/tuần) 100 90 80 70 60 50
Lượng cung (chiếc/tuần) 40 50 60 70 80 90
1. Vẽ và viết phương trình biểu diễn các đường cung, cầu cho trên.
2. Xác định giá và lượng cân bằng của thị trường (bằng đồ thị và tính toán).
3. Giả sử giá của các yếu tố đầu vào giảm xuống làm cho lượng cung ở mỗi mức giá
tăng lên 10 chiếc. Hỏi giá và lượng cân bằng thay đổi như thế nào?

Bài 21. Sau đây là số liệu giả thiết về cung và cầu đối với bếp nướng bánh mỳ.
P (giá, ngàn đồng/chiếc) Lượng cầu (ngàn chiếc) Lượng cung (ngàn chiếc)
10 10 3
12 9 4
14 8 5
16 7 6
18 6 7
20 5 8
1. Vẽ và viết phương trình đường cầu và đường cung, xác định giá và lượng cân bằng
(bằng đồ thị và tính toán).
2. Xác định lượng dư thừa hoặc thiếu hụt tại mức giá 12.000 đ và 20.000 đ. Mô tả sự
biến động của giá trong 2 trường hợp.
3. Cái gì sẽ xảy ra với đường cầu về bếp nướng bánh mỳ khi giá bánh mỳ tăng? Giải
thích bằng đồ thị sự thay đổi của giá và lượng cân bằng.

Bài 22. Cho các hàm số cung và cầu về lúa như sau:
QS = P – 15
QD = 60 – 2P (P – đồng/kg; Q – ngàn kg)
1. Vẽ các đường cung và cầu về lúa.
2. Tính giá và sản lượng cân bằng, ký hiệu chúng là P1 và Q1 trên hình.
3. Do hạn hán nên đường cung về lúa bị dịch chuyển sang Q = P – 21, cầu vẫn giữ
nguyên. Vẽ đường cung mới. Tính giá và sản lượng cân bằng mới, ký hiệu chúng là
P2 và Q2 trên hình.

Bài tập : Kinh tế vi mô


Biên soạn :ThS.Nguyễn Tấn Minh 6

You might also like