You are on page 1of 16

1

MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN


THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
Đỗ Phú Trần Tình1

Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao là mục tiêu của hầu hết các quốc gia, nhất
là đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, thế giới ngày càng chứng kiến
những mặt trái của tăng trưởng kinh tế nhanh, đó là tài nguyên, môi trường bị tàn
phá, phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, văn hoá - xã hội không theo kịp phát
triển kinh tế…Trước thực tế đó, ngày nay trong hoạch định chính sách phát triển
kinh tế - xã hội của các quốc gia, việc tìm kiếm mô hình tăng trưởng kinh tế phù
hợp là vấn đề đang được quan tâm.
1. Một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế
Thứ nhất, quan điểm cổ điển về tăng trưởng kinh tế được xây dựng bởi ba
nhà kinh tế học người Anh là William Petty (1623-1687), Adam Smith ( 1723 -
1790) và David Ricardo ( 1772 - 1823). Quan điểm cổ điển về tăng trưởng kinh tế
có những nội dung cơ bản sau:
Một là, các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng yếu tố căn bản của tăng trưởng
kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong từng ngành và phù hợp với một trình độ
kỹ thuật nhất định các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ cố định. Trong
ba yếu tố kể trên thì đất đai là quan trọng nhất. Đất đai chính là giới hạn của sự
tăng trưởng.
Hai là, họ cho rằng hoạt động của các chủ thể kinh tế bị chi phối bởi một
“bàn tay vô hình” dẫn dắt để gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Việc bãi bỏ sự
điều tiết của chính phủ đối với các hoạt động sản xuất và thị trường không chỉ góp
phần làm tăng thu nhập của tầng lớp chủ tư bản, qua đó, làm tăng tỷ lệ tích luỹ của
xã hội mà còn góp phần mở rộng thị trường. Cùng với tích luỹ, quy mô thị trường
là một yếu tố quan trọng thúc đẩy phân công lao động. Ngoài ra, nếu phá vỡ độc
quyền thương mại và các biện pháp bảo hộ thì thị trường trong nước sẽ được hội
nhập với thị trường quốc tế rộng lớn, khi đó phân công lao động có thể đạt tới tầm
cao nhất của nó. Mặc dù ủng hộ mạnh mẽ cho tự do cạnh tranh nhưng Adam
Smith vẫn nhận thức được tầm quan trọng của việc cung ứng hàng hoá công cộng
nhằm phục vụ cho cơ chế thị trường, bao gồm quốc phòng, cảnh sát, hệ thống luật
1
Thạc sĩ, giảng viên Khoa Kinh tế - ĐHQG TP.HCM
ĐT : 0918.512104; Email: dpttinh@yahoo.com
2

pháp, toà án, xây dựng cơ sở hạ tầng và giáo dục... Tuy nhiên, ông cho rằng việc
cung ứng hàng hoá công cộng cần được tư nhân hoá càng nhiều càng tốt.
Thứ hai, quan điểm của Các Mác về tăng trưởng kinh tế có các nội dung chủ
yếu sau:
Một là, về con đường phát triển. Mác đã chỉ ra quy luật chung của mọi thời
đại, mọi phương thức sản xuất, đó là quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất
với trình độ của lực lượng sản xuất. Mác viết: “ Trong sự sản xuất xã hội ra đời
sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc
vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với
một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ
những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội ” (2). Như vậy, theo
Mác, lực lượng sản xuất phát triển đến đâu thì quan hệ sản xuất phát triển tương
ứng tới đó. Sự phát triển vượt trước hay tụt hậu của quan hệ sản xuất so với sự
phát triển của lực lượng sản xuất đều làm cản trở sự phát triển của sức sản xuất xã
hội. Do đó, không thể xoá bỏ một hình thức quan hệ sản xuất nào đó khi mà lực
lượng sản xuất tương ứng với nó đang còn sức sống, đang còn là một tất yếu kinh
tế đối với sự phát triển của xã hội. Mác viết: “Không một hình thái xã hội nào diệt
vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn
đầy đủ cho sự phát triển, vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao
hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của
những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ” 3.
Hai là, về các yếu tố của tăng trưởng kinh tế. Nếu như các nhà kinh tế học cổ
điển xem đất đai, lao động và vốn là ba yếu tố cơ bản của tăng trưởng, trong đó
đất đai là yếu tố quan trọng nhất, thì Mác cho rằng các yếu tố tác động đến tăng
trưởng kinh tế không chỉ là đất đai, lao động, vốn mà còn có yếu tố khoa học kỹ
thuật. Về vai trò khoa học kỹ thuật trong tăng trưởng kinh tế, Mác viết: “Khoa
học kỹ thuật là lực lượng sản xuất trực tiếp” 4 . Mác đã đề cao vai trò của khoa
học kỹ thuật trong sản xuất khi cho rằng mục đích của nhà tư bản là tìm mọi cách
để tăng giá trị thặng dư, cho nên họ tìm cách tăng thời gian làm việc, tăng cường
độ làm việc của công nhân, giảm tiền công của công nhân, hoặc nâng cao năng
2
Các Mác và Ăngghen, Toàn tập, tập 13 (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, trang 14
3
Sđd, trang 15 -16
4
Các Mác và Ăngghen, Toàn tập, tập 8 (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, trang 234
3

suất bằng cách cải tiến kỹ thuật. Việc cải tiến kỹ thuật sẽ làm tăng số máy móc,
thiết bị và dụng cụ lao động giành cho công nhân, nghĩa là cấu tạo hữu cơ của tư
bản c/v có xu hướng ngày càng tăng. Do đó, các nhà tư bản cần nhiều vốn hơn để
đầu tư máy móc thiết bị kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Vì vậy, trong tổng số
giá trị thặng dư thu được nhà tư bản chỉ dùng một phần để tiêu dùng cá nhân,
phần còn lại để tích luỹ phát triển sản xuất. Đây chính là nguyên lý tích luỹ của
chủ nghĩa tư bản.
Cũng theo dòng tư duy nói trên, Mác đã quả quyết rằng: “Theo đà phát triển
của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực sự trở nên ít phụ thuộc vào thời gian
lao động và số lượng lao động hao phí hơn là vào những tác nhân được đưa vào
vận dụng trong suốt thời gian lao động và bản thân những tác nhân ấy, đến lượt
mình (với hiệu suất to lớn của chúng), lại tuyệt đối không tương ứng với thời gian
lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra chúng, mà nói đúng hơn, chúng tuỳ
thuộc vào trình độ chung của khoa học và vào bước tiến bộ của kỹ thuật, hay phụ
thuộc vào việc vận dụng khoa học ấy vào trong sản xuất” 5.
Ba là, về chu kỳ kinh tế và vai trò của chính sách kinh tế. Mác cho rằng: nếu
như trong sản xuất hàng hoá giản đơn, với sự phát triển chức năng làm phương
tiện thanh toán của tiền tệ đã làm xuất hiện khả năng nổ ra khủng hoảng kinh tế,
thì đến chủ nghĩa tư bản khi nền sản xuất đã xã hội hoá cao độ, khủng hoảng kinh
tế là điều không tránh khỏi. Từ đầu thế kỷ XIX, sự ra đời của đại công nghiệp cơ
khí đã làm cho quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa bị những cuộc khủng hoảng
làm gián đoạn một cách chu kỳ. Hình thức đầu tiên và phổ biến trong nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất thừa. Khi khủng hoảng nổ ra hàng hoá
không tiêu thụ được, sản xuất bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị vỡ nợ phá sản,
công nhân bị thất nghiệp, thị trường bị rối loạn. Tình trạng thừa hàng hoá không
phải là so với nhu cầu của xã hội, mà thừa so với sức mua có hạn của quần chúng
nhân dân lao động. Trong lúc khủng hoảng thừa nổ ra, hàng hoá đang bị phá huỷ
thì hàng triệu người lao động lại lâm vào tình trạng đói khổ vì không có khả năng
thanh toán.
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn chính từ
mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Đó là mâu thuẫn giữa tính chất và trình
độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ

5
Các Mác và Ăngghen, Toàn tập, tập 46 (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, trang 213
4

nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Mâu thuẫn này biểu hiện ra thành
các mâu thuẫn sau: (i) mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí
nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong
toàn xã hội; (ii) mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích luỹ, mở rộng không giới hạn
của tư bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hoá; (iii)
mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp lao động làm thuê.
Theo Mác khủng hoảng kinh tế là một giải pháp khôi phục thế thăng bằng đã
bị rối loạn. Sau khủng hoảng nền kinh tế trở nên tiêu điều, để thoát khỏi tình trạng
này, các nhà tư bản phải tiến hành đổi mới tư bản cố định với quy mô lớn làm cho
nền kinh tế tiến đến phục hồi, hưng thịnh và như vậy quá trình phát triển kinh tế
đã diễn ra theo chu kỳ. Để giúp các nhà tư bản đổi mới tư bản cố định, thoát khỏi
khủng hoảng, theo Mác, các chính sách kinh tế của Nhà nước có ý nghĩa quan
trọng, đặc biệt là chính sách nâng cao mức cầu hiện có.
Cho đến nay, lý thuyết của Mác về tăng trưởng kinh tế vẫn có ý nghĩa thực
tiễn rất lớn, nhất là trong việc giải thích vấn đề mà các nước đang phát triển gặp
phải ngày nay. Nhiều nền kinh tế đang phát triển cố gắng đạt tăng trưởng kinh tế
nhanh thông qua việc tập trung đầu tư vào khu vực công nghiệp hiện đại. Trong
một số trường hợp, các nước này đã có thành công khi sản xuất công nghiệp tăng
trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng việc làm chậm hơn nhiều so với tăng
sản lượng, do tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp hiện đại ít sử dụng lao
động. Mặt khác, tốc độ gia tăng lực lượng lao động cũng rất cao do bùng nổ dân
số. Khi mà khả năng hấp thụ lao động của khu vực nông thôn đã bão hoà, thì lao
động có xu hướng đổ ra thành thị. Nhưng khả năng tiếp nhận lao động của khu
vực thành thị ở các nước đang phát triển còn hạn chế, thì số lao động thất nghiệp
ở thành thị ngày càng tăng, trở thành tầng lớp vô sản cư trú trong các khu ổ chuột,
bất bình đẳng và bất ổn định xã hội ngày càng tăng được thấy rõ ở nhiều nền kinh
tế đang phát triển, điều đó rất giống với tình trạng xã hội châu Âu giữa thế kỷ
XIX mà Mác đã thấy.
Thứ ba, quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc dù không đề cập trực
tiếp đề cập đến vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế nhưng những tư tưởng của
chủ tịch Hồ Chí Minh về kinh tế có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tìm kiếm mô
hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Một là, theo Hồ Chí Minh phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhất của
5

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ngay từ những ngày đầu xây dựng CNXH ở
Miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta
là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH, đưa miền Bắc tiến dần
lên CNXH, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên
tiến. Trong quá trình cách mạng XHCN, chúng ta cần phải cải tạo nền kinh tế cũ
và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt lâu dài ” 6.
Hai là, quá trình phát triển đất nước không được rập khuôn máy móc mà phải
phát huy tính năng động, sáng tạo phù hợp với từng giai đoạn và từng hoàn cảnh
của đất nước. Vào cuối những năm 50, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Ta không
thể giống Liên xô, vì Liên xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác,
….ta có thể đi theo con đường khác để tiến lên CNXH ” 7.
Ba là, trong cơ cấu kinh tế phải chú ý phát triển mạnh, cân đối giữa công
nghiệp và nông nghiệp. Trong di sản lý luận của Hồ Chí Minh, phát triển lực
lượng sản xuất ở nước ta, đầu tiên và trước hết là phát triển sản xuất nông nghiệp
nhằm giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, kế đó là phát triển công nghiệp nhẹ
để đảm bảo nguồn cung cấp lớn hàng tiêu dùng cho nhân dân. Còn công nghiệp
nặng, theo Người, là cần thiết, song nó chỉ được xây dựng từng bước để hướng
đến đủ làm cơ sở cho xây dựng nền kinh tế độc lập. Xét về mọi phương diện của
nền kinh tế quốc dân, Hồ Chí Minh luôn xác định: “ tất cả các ngành từ công
nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hoá, giáo
dục, y tế…..đều cần phát triển toàn diện nhưng các ngành này phải lấy phục vụ
nông nghiệp làm trọng tâm” 8.
Bốn là, tăng gia sản xuất phải đi liền với thực hành tiết kiệm, chống tham ô
lãng phí. Nội dung này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quan điểm phát triển kinh tế
trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã có nhiều tác phẩm quan trọng bàn về vấn
đề phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí. Ngay sau khi
cách mạng tháng tám thành công, Hồ Chí Minh kêu gọi phải chống ba thứ giặc là
giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Và muốn chống giặc đói, Người kêu gọi đẩy
mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về vấn đề
này. Về cuối đời, trong di chúc, Bác đã dặn dò: “ Mỗi đảng viên và các bộ phải
thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô
6
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị QG, Hà nội 1996, trang 13
7
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 1996, trang 498 - 499
8
Sđd, trang 277
6

tư…
Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không
ngừng nâng cao đời sống của nhân dân……
Về việc riêng – Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức đình đám, lãng phí ngày
giờ và tiền bạc của nhân dân…..” 9 . Lời dặn của Người càng giúp chúng ta phải
trân trọng và quý báu các nguồn lực trong quá trình phát triển đất nước.
Năm là, tư tưởng về vai trò của nhân tài trong quá trình phát triển của đất
nước. Xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Người
quan niệm: để công nghiệp hoá một cách có hiệu quả thì vai trò của yếu tố nhân
lực, mà đặc biệt là nhân tài là hết sức quan trọng. Hồ Chí Minh từng bôn ba khắp
bốn bể năm châu, tận mắt chứng kiến sự phát triển của các quốc gia tiên tiến trên
thế giới, Người luôn tin tưởng ở yếu tố con người trong sự nghiệp phát triển khoa
học công nghệ của đất nước. Từ năm 1945 Người đã viết: “ Kiến thiết cần có nhân
tài. Nhân tài nước ta dù chưa nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo chọn, khéo phân
phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển càng thêm nhiều” 10. Như vậy, có
thể thấy Hồ Chí Minh rất coi trọng trí thức trong quá trình phát triển kinh tế của
đất nước. Đây là một bài học lớn trong quá trình công nghiệp hoá, phát triển kinh
tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nhân tố con người phải được coi trọng trong
quá trình sản xuất, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ phải được đưa lên
hàng đầu.
Thứ tư, quan điểm của kinh tế học hiện đại về tăng trưởng kinh tế
Các quan điểm cổ điển cho rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào
vốn, lao động và tài nguyên. Thực tế, có nhiều quốc gia lao động dồi dào (Trung
Quốc, Ấn Độ ), nguồn tài nguyên phong phú, dư thừa vốn (các nước Ả Rập) vẫn
chưa tiến kịp các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Âu.
Hiện nay, các mô hình tăng trưởng hiện đại thường không nói đến nhân tố tài
nguyên, đất đai với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng kinh tế, họ cho rằng đất
đai là yếu tố cố định còn tài nguyên có xu hướng giảm sút. Những yếu tố tài
nguyên đất đai đang sử dụng có thể gia nhập dưới dạng yếu tố vốn sản xuất. Vì
vậy, theo quan điểm hiện đại thì ba yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng là

9
Hồ Chí Minh, Toàn văn di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh, (2000)Nxb Thanh niên , trang 25 -26
10
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 1996, trang 99
7

vốn, lao động và nhân tố năng suất tổng hợp - TFP (Total Factor Productivity).
Vốn và lao động được xem là yếu tố vật chất có thể lượng hóa được tác động
của nó đến tăng trưởng và được xem là nhân tố tăng trưởng kinh tế theo chiều
rộng.
TFP là thể hiện hiệu quả của yếu tố khoa học kỹ thuật, trình độ quản lyù hay
cách đánh giá tác động của khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh tế. TFP được
xem là yếu tố chất lượng của tăng trưởng hay nhân tố tăng trưởng kinh tế theo
chiều sâu.
2. Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về mô hình tăng
trưởng kinh tế
Đại hội lần thứ VI của Đảng tháng 12 năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới
toàn diện đất nước. Tại đại hội này, với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đảng ta đã thẳng thắn chỉ ra những sai lầm chủ quan
nóng vội, duy ý chí đã làm cho tình hình kinh tế - xã hội nước ta gặp nhiều khó
khăn. Đại hội VI thừa nhận: “ Sản xuất tuy có tăng, nhưng tăng chậm so với khả
năng sẳn có và công sức bỏ ra. Hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp. Các xí nghiệp
sản xuất nói chung chỉ sử dụng một nữa công suất thiết kế, năng suất lao động
giảm; tài nguyên đất nước chưa khai thác tốt, lại bị sử dụng lãng phí; lưu thông
hàng hoá chưa thông suốt, phân phối rối ren; mất cân đối lớn trong nền kinh tế
giữa cung và cầu về lương thực thực phẩm, hàng hoá tiêu dùng….đời sống nhân
dân, nhất là công nhân viên chức còn nhiều khó khăn...” 11.
Để khắc phục những hạn chế thiếu sót của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Tại Đại hội VI của Đảng, Đảng ta đã thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, thừa nhận sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Đảng ta đã nhấn
mạnh: “ Cần sửa đổi, bổ sung và công bố rộng rãi chính sách nhất quán đối với các
thành phần kinh tế. Những quy định có tính nguyên tắc phải trở thành pháp luật để
mọi người yên tâm, mạnh dạn kinh doanh….; song về pháp luật phải thực hiện
nguyên tắc bình đẳng. Những người làm ra của cải và những việc có ích cho xã
hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và chính sách
đều được tôn trọng, được quyền hưởng thu nhập tương xứng với kết quả lao động,
kinh doanh hợp pháp của họ ” 12 .
11
Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập ( ĐH VI, VIII, VIII, IX, X),
Nxb chính trị quốc gia, trang 14
12
Sđd, trang 47 –48
8

Sau đó là một loạt các nghị quyết của Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị về
các lĩnh vực kinh tế như: Nghị quyết số 2 - NQ/TW (4-1987) của Bộ chính trị
khoá VI về lưu thông, phân phối, thực hiện 4 giảm, bỏ cấm chợ ngăn sông; Nghị
quyết số 3 – NQ/TW (8/1987) về đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với các xí
nghiệp quốc doanh; Nghị quyết số 10 – NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ chính trị
khoá VI về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp.
Như vậy, có thể thấy tư tưởng chỉ đạo cơ bản thông qua các văn kiện, các
nghị quyết trung ương của Đại hội VI là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có,
khai thác mọi tiềm năng của đất nước, khuyến khích mọi thành viên xã hội năng
động, sáng tạo sản xuất ra nhiều của cải, thúc đẩy tăng trưởng đáp ứng nhu cầu
bức bách đời sống của người dân trong gian đoạn khó khăn này. Có thể khẳng
định rằng Đại hội VI của Đảng đã đặt nền tảng lý luận cho mô hình tăng trưởng
kinh tế theo chiều rộng của nước ta trong giai đoạn này.
Văn kiện đại hội kiện đại hội lần thứ VII năm 1991 khẳng định những thành
công trong phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ khoá VI có nguyên nhân từ
đổi mới tư duy về thời kỳ quá độ trước hết về kinh tế. Đó chính là “ bước đầu hình
thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước” 13. Mô hình và cơ chế này là một chủ trương chiến lược
lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục khẳng định thực hiện
thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo động lực
và môi trường thuận lợi hơn nữa cho các thành phần kinh tế, các loại hình doanh
nghiệp phát triển nhanh và hiệu quả. Trong báo cáo chính trị Đại hội VII, Đảng ta
khẳng định: “ Hơn bốn năm qua để đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân, chúng ta
động viên và phát huy khả năng của toàn xã hội, khuyến khích người lao động
tăng thu nhập và làm giàu chính đáng, chấp nhận sự chênh lệch trong thu nhập do
năng suất và hiệu quả lao động. Đó là phương hướng đúng tạo động lực cho sự
phát triển và nâng cao mức sống chung của xã hội” 14.
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
Đảng ta xác định: “Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo
hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ
trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân

13
Sđd, trang 169
14
Sđd, trang 176
9

dân”15.
Nghị quyết Hội nghị trung ương năm khoá VII (6/1993) về phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn và nghị quyết trung ương bảy khoá VII (7/1994) về
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đều nhấn mạnh lấy việc phát huy nguồn lực con
người làm yếu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh và bền vững; động viên toàn
dân tiết kiệm xây dựng đất nước; tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống
nhân dân.
Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Đảng
ta xác định quan điểm phát triển như sau: “ Mọi người được tự do kinh doanh theo
pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. Nền kinh tế nhiều
thành phần với nhiều dạng sỡ hữu và hình thức kinh doanh phù hợp với tính chất
và trình độ của lực lượng sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển có hiệu quả
nền sản xuất xã hội. Mọi đơn vị kinh tế, không phân biệt quan hệ sở hữu đều hoạt
động theo cơ chế tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình đẳng
trước pháp luật……Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội,
phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường….”16.
Đại hội VIII năm 1996 của Đảng đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5
năm 1991 -1995, trong những mặt yếu kém, Đảng ta đã đánh giá: “ Chất lượng và
hiệu quả của nền kinh tế còn thấp, nguy cơ tụt hậu xa hơn còn to lớn. Lực lượng
sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất, nhất là kết cấu hạ tầng còn lạc hậu; trình độ
khoa học công nghệ chuyển biến chậm; nguồn nhân lực có kiến thức, tay nghề,
năng lực kinh doanh còn ít, lại chưa được sử dụng tốt; năng suất lao động xã hội
tăng chậm” 17.
Đảng ta tiếp tục khẳng định chính sách khuyến khích mọi người làm giàu
chính đáng, chống làm giàu phi pháp, vừa coi trọng xoá đói giảm nghèo, từng
bước thực hiện công bằng xã hội tiến tới làm cho mọi người mọi nhà đều khá giả.
Đặc biệt, đại hội này đã đánh dấu một bước phát triển trong nhận thức và tư duy
chính trị của Đảng về con đường phát triển của đất nước khi khẳng định: “ Tăng
trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước
đi và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải được thể hiện ở khâu
phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo
điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của
15
Sđd, trang 231
16
Sđd, trang 246 - 247
17
Sđd, trang 393
10

mình”18.
Đảng ta xác định nhiệm vụ tổng quát đến năm 2000 là: “ Tăng trưởng kinh tế
nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã
hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, cải tiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích
luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào
đầu thế kỷ sau” 19.
Đại hội IX của Đảng năm 2001 đã khẳng định quan điểm phát triển của nước
ta là: “ Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phát huy mọi nguồn lực để
phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm, ngành, lĩnh vực mà nước ta có
lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, không ngừng nâng
cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước. Tăng nhanh năng
suất lao động xã hội và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Triệt để tiết kiệm, chống
lãng phí, tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển ” 20.
Đại hội IX đã xác định: “ Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất
quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; đó
chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” 21.
Đồng thời Đại hội IX của Đảng xác định đường lối chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, trong đó khẳng định: “ Con đường công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có bước tuần tự, vừa có
bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt
trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh
học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn
những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri
thức. Phát huy trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển
giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là nền tảng, là động lực của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá” 22.

Tiếp đến, tại đại hội X của Đảng năm 2006, trong báo cáo kiểm điểm việc
thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005, Đảng

18
Sđd, trang 361
19
Sđd, trang 396
20
Sđd, trang 508
21
Sđd, trang 463
22
Sđd, trang 465 - 466
11

ta đã nhận định: “ Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5 năm qua vẫn thấp hơn so với khả
năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực ở thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Qui
mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp. Tăng trưởng kinh tế
chủ yếu dựa vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng, vào những ngành và
những sản phẩm truyền thống, công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng
nhiều tài nguyên, vốn và lao động. Năng suất lao động tăng chậm và còn thấp so
với nhiều nước trong khu vực. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn kém; chi
phí kinh doanh cao, chất lượng và hiệu quả còn thấp” 23.

Cũng tại đại hội này, trong các bài học kinh nghiệm trong 5 năm 2001 –
2005, Đảng ta có rút ra bài học về phát triển nhanh và bền vững là “ Phát triển
nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững, hai mặt tác động lẫn nhau, được thể
hiện ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả tầm ngắn hạn và dài hạn. Tăng trưởng về số
lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế. Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt
coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu. Phải gắn tăng trưởng kinh tế với
phát triển văn hoá, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và
công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp
pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo. Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển
giữa các vùng. Phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng
bước phát triển”24 .

Về mục tiêu tổng quát giai đoạn 2006 – 2010, Đại hội X xác định: “ Đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng
cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của
nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát
triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020”25.
Như vậy, qua quá trình nhận thức của Đảng từ Đại hội VI năm 1986 cho đến
nay cho thấy chúng ta đang chủ trương chuyển từ mô hình tăng trưởng kinh tế
theo chiều rộng chủ yếu dựa vào việc khai thác nguồn tài nguyên, vốn và lao động
thủ công sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu chủ yếu dựa vào khoa
23
Sđd, trang 679 -680
24
Sđd, trang 688
25
Sđd, trang 692
12

học công nghệ và tri thức. Nói cách khác, chúng ta đang chuyển từ mục tiêu tăng
trưởng với tốc độ cao sang mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
3. Sự cần thiết của việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế mang tính tất yếu khách quan bắt nguồn từ sự phát
triển của lực lượng sản xuất, từ xã hội hóa sản xuất cao trên phạm vi quốc tế trong
điều kiện tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, của kinh tế
thị trường và kinh tế tri thức.
Hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện hiện nay đem lại nhiều tác động tích
cực, đưa lại những khả năng phát triển cho các quốc gia, dân tộc tham gia vào quá
trình này, hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy quá phân công lao động trên quy mô
toàn thế giới; thúc đẩy việc giao lưu chuyển dịch các nguồn vốn phục vụ phát triển
sản xuất; kích thích sự phát triển khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất. Đối với
nước ta, hội nhập kinh tế quốc tế mở ra khả năng phát triển mạnh mẽ lực lượng
sản xuất; đem lại cơ hội để khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy
nhanh sự phát triển, đuổi kịp dần các nước tiên tiến; tạo điều kiện cho việc hợp tác
để phát triển. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những thách thức lớn
đối với nước ta thể hiện:
Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra mâu thuẫn và sự cạnh tranh quyết
liệt. Để đảm bảo các nước đều có lợi ích trong mở cửa, hội nhập, các bên tham gia
phải hợp tác với nhau. Các nước phát triển do có ưu thế về vốn, công nghệ, thị
trường, kinh nghiệm quản lý, nên các nước này luôn nắm quyền quyết định và
khống chế các luật chơi chung có lợi cho họ. Các nước đang phát triển, các nước
nghèo thường phải gánh chịu những điều bất lợi, thiệt thòi trong hợp tác. Do trình
độ học vấn thấp, đầu tư cho việc đào tạo nghề còn thấp, nên không đuổi kịp trình
độ công nghệ diễn ra nhanh chóng và thường xuyên, từ đó việc tham gia vào quá
trình phân công lao động quốc tế bị hạn chế, chủ yếu là lao động giản đơn. Trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để thu được nhiều lợi ích, các nước phát triển
luôn tìm mọi cách chèn ép các nước đang phát triển trong các lĩnh vực kinh tế,
chính trị.
Do vậy, muốn tồn tại và phát triển được trong hội nhập quốc tế đòi hỏi các
nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng không ngừng nâng cao năng
lực nội sinh của nền kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, của
doanh nghiệp và sản phẩm của quốc gia mình. Điều này bắt buộc chúng ta không
13

chỉ chú trọng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mà ngày càng phải quan tâm đến việc
nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm gia tăng bất bình đẳng kinh tế giữa
các quốc gia, các khu vực và các nhóm dân cư. Hội nhập kinh tế là quá trình vừa
hợp tác, vừa cạnh tranh giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế. Cạnh tranh gay gắt
dẫn đến nhiều doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp gia tăng, làm trầm trọng thêm
các vấn đề xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo ra sự phân hóa giữa các nhóm
dân cư trong mỗi quốc gia. Các nhóm dân cư trong mỗi quốc gia tham gia vào quá
trình hội nhập với những điều kiện không thuận lợi như nhau. Các nhóm dân cư trí
thức, lao động kỹ thuật có điều kiện làm việc ổn định, thu nhập cao, ngày càng
giàu lên. Ngược lại, bộ phận dân cư nông nghiệp, nông thôn có trình độ dân trí,
trình độ kỹ thuật thấp khó có cơ hội tham gia vào guồng máy sản xuất có thu nhập
cao, họ bị bần cùng hóa tương đối. Từ đó, khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng
lớp dân cư ngày càng bị nới rộng. Đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp và nan giải
không chỉ đối với các nước đang phát triển mà ngay cả các nước phát triển. Đối
với Việt Nam, nguy cơ này ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng
kinh tế đi đối với tiến bộ và công bằng xã hội.
Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng tình trạng tàn phá tự nhiên,
gây ô nhiễm môi trường. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, quá
trình này đòi hỏi chúng ta phải tranh thủ mọi nguồn lực để phát triển sản xuất, tăng
thu nhập để tái đầu tư, mở rộng sản xuất, từ đó dẫn đến tình trạng khai thác tài
nguyên bừa bãi, làm cạn kiệt vốn tài nguyên, nền kinh tế tăng trưởng song tìm ẩn
bất ổn, phát triển không bền vững.
Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ gắn liền với việc di chuyển các cơ
sở sản xuất từ bên ngoài vào. Các nước phát triển thông qua chuyển giao công
nghệ, đầu tư để đưa những công nghệ lạc hậu, ô nhiễm ra khỏi nước mình. Do vậy,
hội nhập kinh tế quốc tế vừa cho phép chúng ta tiếp cận vốn, công nghệ, song nó
cũng bao hàm khả năng phát triển không bền vững, do phải nhận nhiều công nghệ
đã lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đem lại nhiều mặt tích cực cũng
như những thách thức đối với chúng ta. Để vượt qua những thách thức này đòi hỏi
trong quá trình phát triển, chúng ta không chỉ chú trọng đến vấn đề tốc độ tăng
trưởng kinh mà ngày càng phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tăng
trưởng kinh tế, phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng tự chủ
14

cuả nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế, có như vậy,
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước gia mới đem lại hiệu quả tốt. Điều
này, đòi hỏi chúng ta phải chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng chiều rộng sang mô
hình tăng trưởng theo chiều sâu.
4. Một số tiền đề cần thiết để chuyển đổi thành công mô hình tăng
trưởng kinh tế trong giai đoạn sắp tới ở Việt Nam
Để chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng chủ yếu dựa
vào việc khai thác nguồn tài nguyên, vốn và lao động thủ công sang mô hình tăng
trưởng kinh tế theo chiều sâu chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ và tri thức,
theo chúng tôi cần có những tiền đề sau:
Một là, đầu tư phát triển nguồn nhân lực tạo ra một đội ngũ lao động có trình
độ, có năng suất lao động cao là một nhân tố bền vững trong việc đảm bảo chất
lượng tăng trưởng kinh tế. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, trước hết là giáo dục
đào tạo vừa làm cho kinh tế tăng trưởng vì nó cung cấp một đầu vào quan trọng
cho quá trình sản xuất, vừa làm giảm bất bình đẳng vì nó tạo ra cơ hội cho các
tầng lớp dân cư. Điều này góp phần vào việc nâng cao chất lượng tăng trưởng
kinh tế. Bên cạnh đào tạo nguồn nhân lực, thì việc sử dụng và khai thác có hiệu
quả nguồn nhân lực cũng là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi
mô hình tăng trưởng kinh tế.
Hai là, tiết kiệm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một trong những
điều kiện quan trọng. Một trong những kinh nghiệm lớn trong việc nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn là công khai hoá, minh bạch hoá quá trình sử dụng vốn, đặc biệt
là các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Sự minh bạch này sẽ tạo sự cạnh
tranh mạnh mẽ trong nền kinh tế, hình thành cơ chế thị trường thuận lợi. Đồng
thời với quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần phải đầu tư phát triển đồng
bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng giao thông là một chìa khóa
quan trọng trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Đi đôi với việc
tăng trưởng kinh tế cần phải có chính sách tiết kiệm nguyên liệu, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.
Ba là, trong quá trình phát triển kinh tế, Chính phủ cần thực hiện chính sách
kinh tế vĩ mô linh hoạt, minh bạch hoá nhằm chia sẻ công bằng thành quả tăng
trưởng. Tránh việc quá tập trung quá mức vào phát triển về mặt kinh tế, mà xem
nhẹ các vấn đề xã hội; tránh việc thực hiện các chính đầu tư lệch lạc, quá ưu tiên
15

khu vực, ngành này mà xem nhẹ các ngành, khu vực khác, nhất là khu vực nông
thôn và ngành nông nghiệp sẽ làm cho nền kinh tế phát triển mất cân đối gây
hiểm hoạ cho việc phát triển trong dài hạn.
Bốn là, yếu tố để đảm bảo cho sự thành công của một chiến lược phát triển
là phải có một nhà nước mạnh, nghĩa là nhà nước đó phải phát triển theo hướng
tập trung, có quyền lực mạnh, cam kết theo đuổi và thực hiện các chính sách phát
triển dài hạn. Yếu tố này dựa vào kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản và
Singapore. Điều kiện để tồn tại một nhà nước mạnh là phải tạo ra được những
cán bộ quản lý có năng lực, được trả lương cao, không bị chi phối bởi các nhóm
áp lực chính trị và được trao quyền để thực hiện những sáng kiến.

Tài liệu tham khảo chủ yếu:


1. Bộ giáo dục đào tạo (2007), Giáo trình kinh tế chính trị (dành cho khối ngành kinh tế - quản trị
kinh doanh trong các trường đại học và cao đẳng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội
2. Các Mác và Ăngghen, Toàn tập, tập 3 (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội
3. Các Mác và Ăngghen, Toàn tập, tập 8 (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội
4. Các Mác và Ăngghen, Toàn tập, tập 13 (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội
5. Các Mác và Ăngghen, Toàn tập, tập 46 (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội
6. Mai Ngọc Cường (2005), Lịch Sử các học tuyết kinh tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà nội.
7. Nguyễn Tấn Dũng, Gia nhập WTO, cơ hội - thách thức và hành động của chúng ta .
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập ( ĐH VI,
VIII, VIII, IX, X), Nxb chính trị quốc gia
9. Henry Ghesquiere, Bài học thành công của Singapore, Cengage Learning
10. Robert B. Ekelund, Robert F. Hébert, Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Thống kê
11. PGS.TS Đặng Thị Loan, GS.TSKH Lê Du Phong, PGS.TS Hoàng Văn Hoa (2006), Kinh tế Việt
Nam 20 năm đổi mới (1986-2006) Thành tựu và những vấn đề đặt ra, Nxb ĐHKT quốc dân, Hà
nội
12. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 1996
13. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 1996
14. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị QG, Hà nội 1996
15. Hồ Chí Minh, Toàn văn di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh, (2000)Nxb Thanh niên
16. E.Wayne Nafziger (1998), Kinh tế học của các nước đang phát triển, Nxb Thống Kê
17. GS.TS Lê Hữu Nghĩa, PGS.TS Trần Khắc Việt, PGS.TS Lê Ngọc Tòng (2006), Xu thế toàn cầu
hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội
18. GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb LĐ-XH
19. PGS.TS Tô Huy Rứa, GS.TS Hoàng Chí Bảo, PGS.TS Trần Khắc Việt, PGS.TS Lê Ngọc Tòng
(2005), Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986-2006, tập 1, Nxb lý luận chính
trị, Hà nội
20. Đỗ Phú Trần Tình, Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM trong hội nhập kinh tế
quốc tế, luận án tiến sĩ cấp cơ sở, năm 2009
21. C. Suan Tan Teek, Woon Soon (1993), The lesson of East Asia – Singapore Public Policy and
Economic Development, The world bank, USA.
23. Lee Sung Koong, Goh Chor Boon, Tan Jeo Peng (2008), Toward a better future: Education and
training for Economic Development in Singapore since 1965, The World Bank, USA.
24. Michael P. Torado; Stephen C.Smith, Economic Development, Eighth Edition.
16

You might also like