You are on page 1of 25

Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa 2 văn bản sau:

TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

I.Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận
1. Mục đích:
-Sử dụng làm tài liệu để biện minh cho các quan điểm, ý
kiến mà không làm tăng quá mức văn bản.
-Thu thập, ghi chép tư liệu cho bản thân để có thể sử dụng
khi cần thiết.
- Luyện tập năng lực đọc – hiểu, năng lực tóm lược văn bản.
2. Yêu cầu
- Phản ánh trung thành tư tưởng và các luận điểm của
văn bản gốc, không xuyên tạc hoặc tự thêm thắt những
ý vốn không có trong văn bản gốc.
- Ngắn gọn, súc tích.
- Diễn đạt trong sáng mạch lạc, chặt chẽ.
II.Các tóm tắt văn bản nghị luận
1. Xác định vấn đề nghị luận, mục đích nghị luận, luận
điểm, luận cứ và viết tóm tắt văn bản “Về luân lí xã hội
ở nước ta”:
a. Vấn đề nghị luận và căn cứ xác định:
- Luân lí xã hội ở nước ta
- Dựa vào nhan đề, câu chủ đề, phần mở bài.
b. Mục đích viết văn bản và phần thể hiện rõ điều đó.
- Mục đích:
Thể hiện dũng khí của một người yêu nước: đề cao tư tưởng
tiến bộ, vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, hướng vào
một ngày mai tươi sáng của đất nước (Ý ND phần ghi nhớ
Tr.88)
- Phần thể hiện rõ nhất:
+ Phần mở bài và phần kết của đoạn trích.
+ Ý khái quát của các đoạn văn trong phần thân bài.
c.Luận điểm d. Luận cứ
Khác với Âu châu, dân Bên Pháp: bị quyền thế, sức mạnh
VN không có luân lí XH: đè nén  kêu nài, chống cự cho
được công bằng.
“Bên Pháp….mới nghe.”
Việt Nam:Ai bị tai họa người đó chịu
Nguyên nhân là do sự Học trò ham vinh hoa  giả dối,
suy đồi từ vua đến nịnh hót, phá tan đoàn thể.
quan, từ quan đến học
Vua quan thi hành chính sách ngu
trò và các viên chức
dân,vơ vét bóc lột
nhỏ:
“Dân không biết….cũng Những kẻ làm vườn lo lót có chức
vì thế.” quan để ra oai, hóng hách.
Muốn VN tự do, độc lập, Dân Việt Nam phải có đoàn thể.
dân VN phải có đoàn thể,
cần truyền bá tư tưởng tiến Phải truyền bá XHCN trong dân
bộ Việt Nam.
e.Trình bày văn bản tóm tắt :
TÓM TẮT VĂN BẢN “VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA”

Xã hội luân lí thật nước ta tuyệt nhiên không ai biết


đến.
Khác với Âu châu, dân Việt Nam không có luân lí xã
hội. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Học trò ham
vinh hoa mà giả dối, nịnh hót, tìm cách phá tan đoàn thể; vua
quan thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị và vơ vét
bóc lột; những kẻ làm vườn lo lót để có chức quan dù nhỏ để
ngồi trên, ăn trước và hóng hách; dân trong làng đối với nhau
đề ngó theo sức mạnh, dân nơi khác đến thì hà khắc hơn.
Vì vậy muốn có luân lí xã hội, muốn VN tự do, độc lập
trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể, phải truyền bá chủ
nghĩa xã hội trong Việt Nam.
TÓM TẮT VĂN BẢN “VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA”
(Bản tóm tắt 2)
Luân lí xã hội nước ta chưa có nên dẫn đến tình trạng ai
sống chết mặc ai.
Sở dĩ như vậy vì vua quan thi hành chính sách ngu dân,
vơ vét bóc lột. Bọn người xấu mua quan bán chức. Dân u mê,
trì trệ.
Nay nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì phải
tuyên truyền xã hội chủ nghĩa, thành lập đoàn thể.
f.Kiểm tra, hoàn thiện văn bản tóm tắt:
2. Cách tóm tắt văn bản nghị luận.

a. Đọc và tìm hiểu nội dung, kết cấu của văn bản gốc.
-Xác định vấn đề nghị luận: VB bàn đến vấn đề gì?Dựa vào:
+ Nhan đề của văn bản.
+ Một hoặc một số câu chủ đề trong phần mở bài.
-Xác định hệ thống luận điểm (các ý lớn) của văn bản.
+ Căn cứ vào phần mở bài.
+ Xác định các đoạn văn, cụm đoạn văn. Tìm câu chủ đề của
các đoạn, ý khái quát của các cụm đoạn văn.
-Tìm các luận cứ triển khai luận điểm. Lưu ý câu chủ đề của
đoạn văn, phân tích cấu tạo đoạn văn.
- Tìm nội dung khái quát của phần kết bài.
b. Viết văn bản tóm tắt:
- Viết nhan đề văn bản vào chính giữa trang bằng chữ in hoa.
- Lần lượt viết phần mở bài, thân bài và kết bài.
+Tách phần đầu và phần cuối thành đoạn văn riêng.
+ Ưu tiên dùng câu đủ thành phần đặc biệt là câu đơn, câu
ghép mở rộng.
+ Sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp để nối kết các
câu trong đoạn, các đoạn văn với nhau.
4. Ghi nhớ: (Ghi nhớ tr.118 SGK)
Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội
dung của văn bản gốc theo một một đích định trước.
 Để tóm tắt được tốt, cần:
- Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề, phần mở đầu
và kết thúc để lựa chọn những ý, những chi tiết phù
hợp với mục đích tóm tắt. Đọc từng đoạn trong phần
triển khai để nắm các luận điểm và luận cứ làm sáng tỏ
cho chúng.
-Tìm cách diễn đạt lại các luận điểm, luận cứ một cách
mạch lạc.
 Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thực văn bản
gốc.
IV. Luyện tập
1. Xác định chủ đề của các văn bản
a. Sự đa dạng mà thống nhất của người In-đô-nê-xi-a.
b. Xuân Diệu – nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
2. Bài tập 2 :
a. Vấn đề và mục đích nghị luận :
- Vấn đề nghị luận : Sự lãng phí nước sạch.
- Mục đích nghị luận :
Không nên lãng phí nước, hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn
nước quí giá.
b. Các luận điểm :
- Nước là tài sản thường bị huỷ hoại, lãng phí nhiều nhất.
-Dân số tăng, nguồn nước cung cấp sẽ không đáp ứng
được yêu cầu.
-Một số quốc gia hiện đang thiếu nước, có sự tranh chấp về
nguồn nước, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng
trầm trọng.
c. Tóm tắt văn bản :

TÓM TẮT VĂN BẢN “XIN ĐỪNG LÃNG PHÍ NƯỚC”

Tài sản nước thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất do
nhiều người không có ý thức giữ gìn.
Nước ngọt tồn tại có hạn mà dân số tăng nhanh nên
thiếu hụt nước. Nhiều quốc gia không có nguồn nước, nhiều
nơi xảy ra tranh chấp nguồn nước. Công nghiệp phát triển làm
cho nguồn nước bị ô nhiễm.
Hãy bảo vệ, tiết kiệm, giữ gìn nguồn nước cho chúng ta
và mai sau.
TÓM TẮT VĂN BẢN “XIN ĐỪNG LÃNG PHÍ NƯỚC”
(Bản tóm tắt 2)

Nhiều quốc gia hiện nay không có nguồn nước, nhiều nơi
xảy ra tranh chấp nguồn nước. Dân số đang tăng nhanh,
công nghiệp phát triển làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và
nhân loại sẽ thiếu nước nghiêm trọng. Hãy bảo vệ nguồn
nước, giữ gìn nước cho chúng ta và cho các thế hệ mai
sau.
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1.Đọc văn bản trả lời các yêu cầu
- Có thể bổ sung 2 ý:
+ Nhược điểm của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách
mạng.
+Thơ mới đã đổi mới sự biểu hiện của cảm xúc, góp phần vào
sự phát triển của tiếng Việt.
2. “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh
- Vấn đề nghị luận: Tinh thần thơ mới
- Mục đích của nghị luận:
Khắc hoạ tinh thần thơ mới là sự cách tân về thơ, từ cái ta
chuyển sang cái tôi đầy màu sắc cá nhân, là tình yêu tha
thiết tiếng Việt.
- Bố cục của văn bản:
+ Mở đầu (Câu đầu): Tinh thần thơ mới.
+ Thân bài: Gồm các ý chính sau đây:
 Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và xác định cách
tiếp cận đúng đắn cần phải có.
 Những biểu hiện cái tôi cá nhân trong thơ mới, cái tôi buồn,
bế tắc nhưng khát khao với cuộc sống, với đất nước với
con người.
 Tình yêu, lòng say mê, nâng niu đối với tiếng Việt.
- Phần kết: Nhấn mạnh tinh thần thơ mới.
Gợi ý tìm luận cứ viết tóm tắt văn bản
“Một thời đại trong thi ca”
I.MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
II.TB:
1. Chỉ ra những cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới?
Nêu các cách tiếp cận đúng đắn tinh thần thơ mới?
2. Chỉ ra những biểu hiện của cái “tôi” cá nhân:
- Khi mới xuất hiện, nó biểu hiện như thế nào?
- Khi xuất hiện với nghĩa tuyệt đối, nó biểu hiện như thế
nào?
- Khi tách khỏi cái “ta”, nó biểu hiện như thế nào?
3. Các nhà thơ mới giải thoát bi kịch cái “tôi” như thế nào?
III.KB: Nhấn mạnh tinh thần thơ mới.
- Viết thành văn bản tóm tắt.
Đoạn trích “ Một thời đại trong thi ca” nói về tinh thần thơ mới.
Cái khó khi tìm tinh thần thơ mới là trong thơ cũ, thơ mới đều
có những bài hay, bài dở; cái cũ và cái mới vẫn nối tiếp thay đổi,
thay thế nhau nên phải so sánh bài hay với bài hay, phải so sánh
trên đại thể. Khi cái “tôi” mới xuất hiện, nó bỡ ngỡ, lạc loài vì quá
mới mẻ. Nó chìm đắm trong cái chung, ẩn mình, mờ nhạt. Khi nó
xuất hiện với nghĩa tuyệt đối, mọi người nhìn nó một cách khó chịu
rồi hết bỡ ngỡ. Người ta lại còn thấy nó đáng thương, tội nghiệp,
mất hết cốt cách hiên ngang, khí phách ngang tàng, tự trọng ngày
trước. Chữ tôi mất bề rộng, đi tìm bề sâu, kết quả bế tắc: càng đi
càng lạnh. Đến khi nó tách khỏi cái ta là bi kịch buồn, bế tắc, bơ
vơ, bàng hoàng, thiếu một lòng tin đầy đủ. Bèn giải thoát bi kịch
bằng cách tìm lại lòng tin đã mất, gửi tình yêu quê hương trong
tình yêu tiếng Việt.
Từ đó tác giả nhấn mạnh tinh thần thơ mới.
Có thể coi đây là một bài tóm tắt đoạn trích “Một thời đại
trong thi ca” mà anh (chị) vừa được học không? Vì sao?
Đoạn nói về “tinh thần thơ mới” trong tiểu luận tuy ngắn
nhưng khá xác đáng.Người viết cho rằng về đại thể, tinh thần
thơ mới có thể gồm lại trong chữ “tôi”, với “một quan niệm chưa
từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân”. Và bài viết đã nói thấm
thía về cái tôi “khổ sở”, “thảm hại” đó của thơ mới: “Đời chúng ta
đã nằm trong vòng chữ “tôi”. Mất bề rộng ta tìm bề sâu. Nhưng
càng đi sâu càng lạnh[…]. Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn
và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình
yên thời trước”. Và tác giả đã viết một cách trân trọng, cảm động về
lòng yêu quý tiếng mẹ đẻ của các nhà thơ mới: “Bi kịch ấy họ gửi
cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế
kỉ đã chia sẻ buồn vui với cha ông [….]. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm
lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn
mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khăn riêng”.

You might also like