You are on page 1of 8

KẾT QUẢ ỨNG DỤNG Hệ thống canh tác lúa

(System Rice Intensification - SRI)

Tóm tắt:
Hệ thống canh tác lúa (System Rice Intensification - SRI) được Chương trình IPM
Quốc gia, Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn nông dân các tỉnh phía Bắc ứng dụng từ năm
2003. Từ 2005, SRI được ứng dụng trên quy mô từ 2-5 ha, và quy mô hàng chục – hàng
trăm ha từ 2007. Ngày 15/10/2007 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định số
3062/QĐ-BNN-KHCN về việc công nhận (SRI) là tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất
lúa ở các tỉnh phía Bắc. Vụ Đông xuân 2009 đã có 21 tỉnh thực hiện, với tổng diện tích ứng
dụng trên 85.000 ha, 264,180 nông dân tham gia (Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Phú Thọ,
Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Cạn, Bắc Giang, Điện Biên, Hà Nam, Hải Phòng, Hòa Bình,
Hưng Yên, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Nam, Thái Bình, Tuyên
Quang, Vĩnh Phúc).
SRI có hiệu quả vượt trội so với phương pháp canh tác thông thường, như: lượng thóc
giống giảm từ 50 đến 90%, phân đạm giảm 20 đến 25%, tăng năng suất bình quân 9 đến
15%. Canh tác theo SRI tạo cho tiểu vùng sinh thái đồng ruộng bất lợi cho dịch hại phát
triển như bệnh khô vằn, ốc bươu vàng, bệnh nghẹt rễ…, đồng thời tăng khả năng chống
chịu sâu, bệnh của cây lúa. Tiền lãi thu được của ruộng áp dụng SRI tăng trung bình trên 2
triệu đồng/ha, giá thành/kg thóc giảm trung bình 342 đồng đến 520 đồng, tiết kiệm được
khoảng 1/3 chi phí về thủy lợi.
Ngoài ra, SRI còn làm tăng khả năng chống chịu của cây lúa đối với những yếu tố có
liên quan đến tác động của biến đổi khi hậu toàn cầu như: Cây lúa cứng, khỏe hơn nên ít bị
đổ ngả trong điều kiện mưa bão, đồng thời tăng khả năng chống chịu đối với sâu bệnh mới
xuất hiện; Canh tác theo SRI, nhu cầu nước tưới cho ruộng lúa giảm được khoảng 30% so
với canh tác truyền thống, điều này rất hữu ích trong điều kiện khan hiếm nguồn nước tưới;
Mặt khác, việc rút cạn nước ruộng thường xuyên trên đồng ruộng góp phần làm hạn chế
lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyển.

Trong sản xuất lúa hiện nay ở vùng đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc, việc
đầu tư phân đạm quá mức và cấy dày còn rất phổ biến, đây là nguyên nhân chính làm
giảm khả năng chống chịu của cây lúa, từ đó dễ bị sâu bệnh tấn công, gây hại, ảnh
hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Sử dụng hóa chất nhiều (phân hóa học,
thuốc trừ sâu) gây ô nhiễm môi trường. Nhằm góp phần tìm ra giải pháp khắc phục
tình trạng trên, từ năm 2003, Chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), Cục Bảo
vệ thực vật đã giới thiệu Hệ thống canh tác lúa (System Rice Intensification - SRI) để
nông dân thử nghiệm.
Trong 2 năm 2003, 2004, được sự hướng dẫn của giảng viên IPM, các nhóm
nông dân của Hòa Bình, Hà Nội, Quảng Nam đã thử nghiệm ứng dụng SRI ở một số
điều kiện canh tác khác nhau, đã đi đến kết luận: nông dân hoàn toàn có khả năng ứng
dụng SRI và SRI có thể khắc phục được một số hạn chế trong tập quán canh tác lúa
nước của nông dân hiện nay.
Năm 2005, 2006 được sự hỗ trợ của Hợp phần IPM, thuộc Chương trình Hỗ trợ
ngành nông nghiệp Việt Nam ASPS của DANIDA, SRI đã được áp dụng trên quy mô
2-5 ha. Kết quả thực hiện trên ở 12 tỉnh (Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình,
Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Tây, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng
Nam) năm 2004 -2005 cho thấy, SRI có hiệu quả vượt trội so với phương pháp canh
tác thông thường, như: luợng thóc giống giảm từ 70 đến 90%, phân đạm giảm 20 đến
25%, tăng năng suất bình quân 9 đến 15%. Canh tác theo SRI tạo cho tiểu vùng sinh
thái đồng ruộng bất lợi cho dịch hại phát triển như bệnh khô vằn, ốc bươu vàng, bệnh
nghẹt rễ…, đồng thời tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh của cây lúa, nên chi phí
BVTV giảm hẳn. Tiền lãi thu được của ruộng áp dụng SRI tăng trung bình trên 2 triệu
đồng/ha, giá thành/kg thóc giảm trung bình 342 đồng đến 520 đồng, tiết kiệm được
khoảng 1/3 lượng nước tưới.
Năm 2007, Việt Nam được OXFAM Mỹ tài trợ Dự án nhỏ ứng dụng SRI trên
quy mô toàn xã (170 ha) tại xã Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, mục đích
trình diễn mô hình tổ chức cộng đồng ứng dụng SRI, và tuyên truyền hiệu quả của
SRI. Mô hình đã thu đuợc kết quả rất tốt. Từ kết quả của mô hình này, Chương trình
IPM Quốc gia, Cục Bảo vệ thực vật đã xây dựng bộ tài liệu HƯỚNG DẪN THỰC
HÀNH ĐỒNG RUỘNG ỨNG DỤNG SRI, đây là tài liệu dùng để hướng dẫn quy
trình kỹ thuật và phương pháp tổ chức cộng đồng ứng dụng SRI trên diện rộng,
hướng dẫn đào tạo giảng viên và tập huấn cho nông dân.
Từ tháng 9 năm 2007, OXFAM Mỹ tại trợ cho Việt Nam thực hiện Chương trình
3 năm “Oxfam America (VIE 034/07) SRI vì sự tiến bộ của nông dân sản xuất nhỏ
tiểu vùng Sông Mekong” với sự hợp tác của 3 tổ chức: Cục Bảo vệ thực vật, Oxfam
Quebec, và tổ chức Phát triển nông thôn bền vững (SRD), nhằm giúp Việt Nam, đặc
biệt là 6 tỉnh (Hà Tây, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, và Hà Tĩnh) nâng
cao năng lực sáng tạo của cộng đồng để họ chủ động phát triển ứng dụng lâu dài SRI.
Ngày 15/10/2007 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định số 3062/QĐ-
BNN-KHCN về việc công nhận (SRI) là tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất lúa ở
các tỉnh phía Bắc.
Vụ Đông xuân 2009 có 21 tỉnh tham gia, với tổng diện tích ứng dụng là 85.000
ha: Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Cạn, Bắc
Giang, Điện Biên, Hà Nam, Hải Phòng, Hòa Bình, Hưng Yên, Lai Châu, Lào Cai,
Nam Định, Ninh Bình, Quảng Nam, Thái Bình, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc. (Xem chi
tiết bảng 1, bảng 2).
Trong những năm qua, Chương trình IPM Quốc gia, Cục Bảo vệ thực vật đã
nhận được sự ủng hộ của nhiều chương trình, dự án Quốc tế, của các tổ chức Phi
Chính phủ để mở rộng ứng dụng SRI, điển hình như: Chương trình Bảo tồn và Ứng
dụng đa dạng sinh học châu Á (BUCAP), Hợp phần Hỗ trợ IPM thuộc Chương trình
Hỗ trợ hỗ trợ ngành nông nghiệp (ASPS) của DANIDA, Chương trình IPM rau của
FAO ở châu Á OXFAM Mỹ, Oxfam Quebec, và tổ chức Phát triển nông thôn bền
vững (SRD), Tổ chức tình nguyên Nhật bản (JVC), Tầm nhìn thế giới (World
Vision), Tổ chức Oxfam Bỉ.

2
Một số cơ quan nghiên cứu cũng thực hiện nghiên cứu và ứng dụng SRI như:
Trường Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội…
* Những nguyên tắc cơ bản của SRI được ứng dụng ở Việt Nam:
1- Mạ khoẻ: Mạ non, gieo thưa ( 0,05 - 0,1 kg/ m2), bứng mạ để đảm bảo mạ
không bị đứt rễ. Sau khi bứng mạ phải cấy ngay để tránh bị chột.
Để cấy 01 sào Bắc bộ (360 m2) cần khoảng 0,2 đến 0,4 kg thóc giống. Đối với
01 sào Trung bộ (500 m2) cần 0,25 đến 0,5 kg thóc giống.
2- Cấy 1 dảnh, cấy thưa tuỳ theo chất đất, giống, thời vụ; Cấy vuông mắt
sàng để cây lúa tiếp nhận được ánh sáng đều ở các phía. Đối với lúa sạ/gieo thẳng,
chương trình đang cùng bà con nông dân từng bước nghiên cứu ứng dụng.
3- Phòng trừ cỏ dại kịp thời: làm cỏ sục bùn lần đầu kết hợp với bón phân thúc
cho lúa đẻ nhánh thực hiện sớm ngay vào giai đoạn lúa bắt đầu đẻ nhánh. (khoảng
10 ngày sau cấy đối với vụ Mùa/Hè Thu).
Chú ý: vào giai đoạn này, có thể chưa thấy cỏ xuất hiện nhưng vẫn phải sục
bùn để vùi hạt cỏ xuống bùn, khống chế chúng nẩy mầm. Cần rút kiệt nước ruộng
rồi mới sục bùn.
4- Quản lý nước và thông khí định kỳ cho đất: Ruộng chỉ cần đủ độ ẩm trong
đất theo yêu cầu của cây lúa mà không cần giữ nước ngập mặt ruộng. Trừ khi rắc
phân thì mới cần giữ nước ngập mặt ruộng để phân bón dễ hòa tan đều trong ruộng.
Sau khi bón phân, cần giữ nước trong ruộng khoảng 4-5 ngày để phân hấp thụ vào
đất rồi mới được rút cạn nước ruộng. Xới xáo đất nên kết hợp với các lần làm cỏ và
bón phân thúc.
Việc xới xáo đất có tác dụng làm giàu khí ô xy cho đất để vi sinh vật trong đất
phát triển, khí độc trong đất được thoát ra ngoài nên có thể ngăn ngừa bệnh nghẹt
rễ và tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển rộng và sâu.
5- Bổ sung chất hữu cơ để: Cải thiện điều kiện dinh dưỡng đất, tạo điều kiện
cho vi sinh vật trong đất phát triển. Chú ý: phần hữu cơ phải được ủ hoai mục mới
bón cho cây.
6- Giải pháp tiếp cận: tổ chức lớp huấn luyện nông dân và ứng dụng cộng
đồng.
Trong những nguyên tắc nêu trên, 5 nguyên tắc đầu thuộc về kỹ thuật, nguyên
tắc thứ 6 là phương pháp tiếp cận.
Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, ta có thể áp dụng tất cả 5 nguyên tắc
kỹ thuật ngay từ vụ đầu, hoặc có thể áp dụng một hoặc một số nguyên tắc, tiến tới áp
dụng đầy đủ cả 5 nguyên tắc ở các vụ sau tùy theo khả năng và điều kiện của nông
dân.
Áp dụng từng phần: Có thể thể áp dụng dễ dàng ở tất các các chân đất, mùa vụ
khác nhau.
+ Mức độ đơn giản, dễ thực hiện nhất là: Giữ nguyên mật độ cấy như tập quán
của nông dân, nhưng chỉ cấy 01 dảnh/khóm, tối đa là 02 dảnh/khóm, đảm bảo phải

3
cấy nông tay. Tránh làm đứt rễ mạ. Tuổi mạ không quá 04 lá. Những biện pháp kỹ
thuật (bón phân, tưới nước, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh…) áp dụng theo IPM.
+ Mức độ cao hơn là: Ngoài những yêu cầu như ở mức đơn giản nêu trên như
(mật độ cấy theo tập quán của nông dân, chỉ cấy 01 – 02 dảnh/khóm, cấy nông tay,
tuổi mạ không quá 04 lá)… những yêu cầu khác là:
- Cấy vuông mắt sàng.
- Làm cỏ kịp thời, kết hợp sục bùn để tạo thông thoáng cho đất, hạn chế bệnh
nghẹt rễ.
Phát triển năng lực cho nông dân là hoạt động trọng tâm để đưa tiến bộ kỹ thuật
ứng dụng vào thực tế, vì được nâng cao hiểu biết và kỹ năng, nông dân sẽ tự tin hơn,
chủ động hơn trong việc sáng tạo cải tiến kỹ thuật trong điều kiện của chính họ và
hướng dẫn cho nông dân khác làm theo.
Hoạt động ứng dụng SRI ở địa phương bao gồm các bước sau:
- Mở lớp huấn luyện cho nông dân;
- Các nhóm nông dân sau khi học thực hiện các nghiên cứu đồng ruộng về
SRI, về liều lượng, phương pháp bón phân, đánh giá giống lúa…;
- Tổ chức ứng trên quy mô 2 – 5 ha;
- Tổ chức ứng dụng trên quy mô lớn, trên 10 ha.
Việc ứng dụng SRI ở Việt Nam tập trung hướng dẫn nông dân nắm chắc những
nguyên tắc cơ bản của SRI, và khuyến khích cộng đồng sáng tạo, phát triển các biện
pháp kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Kết quả:
1. Úng dụng SRI mang lại hiêu quả cao về mọi mặt kinh tế, xã hội và môi
trường. Ngoài ra, canh tác theo SRI còn làm tăng khả năng chống chịu của cây lúa
đối với những yếu tố có liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu như: Cây lúa cứng,
khỏe hơn nên có khả năng chống đổ tốt hơn trong điều kiện mưa bão, đồng thời tăng
khả năng chống chịu sâu bệnh, đặc biệt là những loại mới xuất hiện, nông dân chưa
có kinh nghiệm đối phó; Canh tác theo SRI có thể giảm được 30% lượng nước tưới
so với canh tác truyền thống, điều này rất hữu ích trong điều kiện khan hiếm nguồn
nước tưới. Mặt khác, việc rút cạn nước ruộng thường xuyên trên đồng ruộng sẽ làm
hạn chế đáng kể lượng khí Methan thải vào không khí, góp phần hạn chế tác động gây
hiệu ứng nhà kính…
2. Chỉ sau ba vụ thực hiện ứng dụng SRI, đã có nhiều tỉnh xác định được tầm
quan trọng của SRI trong sản xuất lúa bền vững, và đã có những chủ trương đẩy
mạnh ứng dụng như: Hà Tây (Hà Nội), Bắc Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Nghệ An,
Hà Tĩnh,…Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng vẫn còn hạn chế so với yêu cầu, do
nhiều địa phương chưa thực sự tin tưởng vào hiệu quả của SRI, mặt khác còn gặp khó
khăn về tài chính cũng như khó khăn trong việc vận động nông dân thay đổi thói quen
cấy dày, bón nhiều đạm, giữ nước liên tục trong ruộng…

4
3. Ở những tỉnh triển khai SRI, mới chủ yếu áp dụng từng phần, diện tích ứng
dụng đầy đủ các nguyên tắc của SRI còn hạn chế, do còn gặp nhiều khó khăn trong
khâu tổ chức, vận động nông dân gieo cấy đồng loạt, tập trung, và việc điều khiển hệ
thống thủy lợi của Xã, HTX theo yêu cầu điều tiết nước của SRI.

5
Bảng 1- Danh sách các tỉnh tham gia SRI qua các năm
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
(3 tỉnh) (5 tỉnh) (12 tỉnh) (18 tỉnh) (18 tỉnh) (21 tỉnh) (21 tỉnh)

Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội


Hòa Bình Hòa Bình Hòa Bình Hòa Bình Hòa Bình Hòa Bình Hà Tĩnh
Quảng Nam Nam Định Nam Định Nam Định Nam Định Nam Định Nghệ An
Ninh Bình Ninh Bình Ninh Bình Ninh Bình Ninh Bình
Phú Thọ
Thái Bình Thái Bình Thái Bình Thái Bình Thái Bình
Thái Nguyên
Hải Dương Hải Dương Hải Dương Hưng Yên
Yên Bái
Hưng Yên Hưng Yên Hưng Yên Hà Nam
Hà Nam Hà Tây Bắc Cạn
Hà Nam Hà Nam
Hà Tây Thái Nguyên Bắc Giang
Hà Tây Hà Tây
Bắc Giang Bắc Giang Phú THọ Điện Biên
Nghệ An
Quảng Bình Nghệ An Nghệ An Bắc Cạn Hà Nam
Quảng Nam Quảng Bình Quảng Bình Tuyên Quang Hải Phòng
Quảng Nam Quảng Nam Lào Cai Hòa Bình
Yên Bái Yên Bái Bắc Giang Hưng Yên
Hải Phòng Hải Phòng Lai Châu Lai Châu
Cần Thơ Cần Thơ Điện Biên
Lào Cai
Hậu Giang Hậu Giang Yên Bái
Hải Phòng
Nam Định
Sóc Trăng Sóc Trăng Ninh Bình
Nghệ An
Hà Tĩnh Quảng Nam
Quảng Nam Thái Bình
Tuyên
Quang
Vĩnh Phúc

6
Bảng 2- Diện tích, số nông dân ứng dụng SRI vụ ĐX, năm 2009
Tổng
diện Số nông
Áp dụng Áp dụng tích áp dân tham
Tỉnh đầy đủ từng phần dụng gia
1 Hà Nội 16,000 20,000 36,000 108,000
2 Hà Tĩnh 23 63 86 250
3 Nghệ An 1 190 191 3,800
4 Phú Thọ 1 134 135 2,190
5 Thái Nguyên 1 90 91 273
6 Yên Bái 24 376 400 1,200
7 Bắc Cạn 1 2 3 540
8 Bắc Giang 50 7,000 7,050 21,150
9 Điện Biên 2 8 10 688
10 Hà Nam 10 90 100 300
11 Hải Phòng 5 0 5 15
12 Hòa Bình 2 142 144 2,621
13 Hưng Yên 50 450 500 1,000
14 Lai Châu 6 6 18
15 Lào Cai 2 2 30
16 Nam Định 0 100 100 300
17 Ninh Bình 0 5,000 5,000 15,000
18 Quảng Nam 0 5 5 20
19 Thái Bình 50 35,000 35,050 105,150
20 Tuyên Quang 0 45 45 135
21 Vĩnh Phúc 0 500 500 1,500
Tổng số 16,228 69,194 85,422 264,180
Ghi chú: Áp dụng từng phần là cấy mạ non, giảm tối đa số dảnh/khóm (1-2
dảnh)

7
Bảng 3- Tên các tổ chức Quốc tế, Phi Chính phủ hỗ trợ
thực hiện SRI tại Việt Nam
Tên Tổ chức, Chương Tên tỉnh được đầu tư Thời gian
trình/Dự án
OXFAM Mỹ Đang là Tổ chức đầu tư Từ 2007 - 2011
chính cho Việt Nam; Tập
trung chủ yếu ở 6 tỉnh:
Hà Nội, Phú Thọ, Yên
Bái, Thái Nguyên, Nghệ
An, Hà Tĩnh
Chương trình Bảo tồn và Ứng Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Từ 2003 - 2011
dụng đa dạng sinh học châu Á Yên Bái, Bắc Cạn, Hòa
(BUCAP) Bình, Lào Cai, Quảng Nam,
Quảng Bình
Hợp phần Hỗ trợ IPM thuộc Hà Nội, Nam Định, Ninh 2005 - 2007
Chương trình Hỗ trợ hỗ trợ Bình, Thái Bình, Hải Dương,
Hà Nam, Hà Tây, Hải Phòng,
ngành nông nghiệp (ASPS) của
Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc
DANIDA Trăng
Chương trình IPM rau của FAO Đào tạo giảng viên SRI 2008
ở châu Á cho 11 tỉnh (Thái Bình,
Nam Định, Hải Dương, Hải
Phòng, Hà Nam, Hà Tây,
Ninh Bình, Hưng Yên,
Quảng Ninh, Bắc Giang,
Yên Bái)
Oxfam Quebec Nghệ An, Hà Tĩnh, Điện 2007 - 2011
Biên
Tổ chức Phát triển nông thôn Phú Thọ, Thái Nguyên, 2007 - 2011
bền vững (SRD) Bắc Cạn
Tổ chức tình nguyên Nhật bản Hòa Bình 2007 - 2008
(JVC)
Tầm nhìn thế giới (World Hưng Yên 2008 - 2009
Vision)
Tổ chức Oxfam Bỉ Nghệ An, Hà Tĩnh Bắt đầu từ 2009

You might also like