You are on page 1of 20

HOÁ HỌC LỚP 9

CHƯƠNG IV:
HIDROCACBON, NHIÊN LIỆU

GV: PHẠM NHẤT THƯỢNG


Kiểm tra bài cũ

1, Viết công thức cấu tạo, nêu đặc điểm cấu tạo của benzen?

2, Nêu tính chất hoá học của benzen và viết phương trình phản ứng
minh hoạ ?
Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
I_Dầu mỏ
1, Tính chất vật lý.
Chất lỏng sánh, màu nâu đen,
không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
I_Dầu mỏ
1, Tính chất vật lý.
2, Trạng thái tự nhiên và thành phần
của dầu mỏ:
Trong tự nhiên dầu mỏ tập trung thành
những vũng lớn, ở sâu trong lòng đất tạo
thành các mỏ dầu (túi dầu)
Cấu tạo mỏ dầu: khí
dầu
nước đất liền Biển
Cấu tạo mỏ dầu: khí
dầu
nước

- Lớp khí trên gọi là khí mỏ dầu hay khí đồng hành.
Thành phần chính là khí metan ( 75% )
- Lớp dầu lỏng có hoà tan khí ở giữa, đó là một hỗn
hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và những
lượng nhỏ các tạp chất khác.
- Dưới cùng là lớp nước mặn.

khái niệm dầu mỏ


Dầu mỏ là một hỗn hợp tự
nhiên của nhiều loại
hiđrocacbon
Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
I_Dầu mỏ
1, Tính chất vật lý.
2, Trạng thái tự nhiên và thành phần
của dầu mỏ:
Trong tự nhiên dầu mỏ tập trung thành
những vũng lớn, ở sâu trong lòng đất tạo
thành các mỏ dầu (túi dầu)
Cấu tạo mỏ dầu: khí
dầu
nước
Khai thác dầu mỏ như thế nào?
Khoan những lỗ khoan xuống lớp dầu lỏng
Nguyên tắc lấy dầu dưới giếng:
- Ban đầu: Do áp xuất trong mỏ dầu
lớn hơn khí quyển mà dầu trong mỏ
tự phun lên

- Về sau: Sau một thời gian khai thác áp


suất trong mỏ dầu giảm bằng khí
quyển dầu không tự phun lên nữa, nên
người ta bơm nước hoặc khí xuống để
đẩy dầu lên.
Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
I_Dầu mỏ
1, Tính chất vật lý.
2, Trạng thái tự nhiên và thành phần
của dầu mỏ:
3, Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
- Dầu mỏ là hỗn hợp của nhiều hiđrocacbon, hỗn
hợp của nhiều chất.
- Quá trình tách các chất ra khỏi hỗn hợp dầu mỏ
tạo sản phẩm gọi là chế biến dầu mỏ.
- Quá trình chế biến dầu mỏ được tiến hành trong
tháp chưng cất.
- Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ:
+ Khí đốt:
+ Xăng:
+ Dầu thắp:
+ Dầu điezen:
+ Dầu mazut:
+ Nhựa đường:
Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
I_Dầu mỏ
1, Tính chất vật lý.
2, Trạng thái tự nhiên và thành phần
của dầu mỏ:
3, Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
Quan sát hình tháp chưng cất, em hãy cho biết các ứng dụng của các sản phẩm
Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
I_Dầu mỏ
1, Tính chất vật lý.
2, Trạng thái tự nhiên và thành phần
của dầu mỏ:
3, Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
- Dầu mỏ là hỗn hợp của nhiều hiđrocacbon
- Tách các hiđrocacbon ra khỏi hỗn hợp thu được
các sản phẩm.
- Tách sản phẩm dầu mỏ trong các tháp trưng cất,
các sản phẩm được tách ra ở những khoảng nhiệt
độ khác nhau.
- Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ và ứng dụng:
+ Khí đốt: Nhiên liệu, gas..
+ Xăng: Xăng ôtô...
+ Dầu thắp: Thắp đèn...
+ Dầu điezen: Chạy động cơ điezen
+ Dầu mazut: Chạy tàu thủy....
+ Nhựa đường: Lót đường
Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
I_Dầu mỏ
k ing
1, Tính chất vật lý. ac
Cr
2, Trạng thái tự nhiên và thành phần
của dầu mỏ:
3, Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
…………
- Mỗi sản phẩm dầu mỏ là hỗn hợp của nhiều
hiđrocacbon
+ Dạng khí là các hiđrocacbon có 1-4 C
+ Dạng lỏng là các hiđrocacbon từ 5-20 C
+ Trạng thái rắn bao gồm các hiđrocacbon trên 20 C
- Dầu nặng là hỗn hợp các hđrocacbon có phân tử
khối lớn: dầu điêzen.. Dầu nặng
- Chưng cất dầu mỏ thu được ít xăng (20%).
- Để tăng lượng xăng người ta sử dụng phương Sản phẩm
pháp căckinh (bẻ gãy) các phân tử dầu nặng để
sinh xăng (40%) và các sản phẩm khí có giá trị Vd:
khác.
C18H38 crăckinh→
2C6H12 + CH4 + C2H4 + C3H6
Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
I_Dầu mỏ
II_Khí thiên nhiên
- Khí thiên nhiên tồn tại tự nhiên trong - Khí thiên nhiên có ở đâu trong tự nhiên?
các mỏ khí - Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là ?
- Thành phần chủ yếu của khí thiên
nhiên là metan
- Khai thác khí thiên nhiên bằng cách
khoan những lỗ khoan xuống mỏ cho khí
tự phun lên.
- Ứng dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu
trong đời sống và trong công nghiệp

- So sánh thành phần khí metan trong khí


mỏ dầu với khí thiên nhiên?
- Khai thác khí thiên nhiên bằng cách nào?
- Ứng dụng của khí thiên nhiên?
Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
I_Dầu mỏ
II_Khí thiên nhiên
III_Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam
- Dầu mỏ ở Việt Nam tập trung nhiều ở
thềm lục địa phía nam
- Dự đoán trữ lượng khoảng 3 – 4 tỉ tấn đã
quy đổi ra dầu
- Đặc điểm của dầu mỏ Việt Nam
+ Hàm lượng hợp chất của S < 0,5%
+ Nhiều parafin ( dễ đóng rắn).
- Việt Nam bắt đầu khai thác dầu ở mỏ Bạch
Hổ năm 1986.
- Dầu mỏ góp phần quan trọng vào phát
triển nền kinh tế quốc dân.
Biểu đồ khai thác dầu ở Việt Nam

Triệu tấn
18
16
14
12
Dầu thô khai thác
10
8 Dầu thô xuất khẩu
6
4 Xăng nhập khẩu
2
0 Năm
1999 2000 2001 2002
Khai thác, chế biến và vận chuyển dầu khí phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định an toàn đã đặt ra bởi các hoạt động này rất dễ gây ra các hiểm hoạ cháy nổ, ô
nhiễm môi trường.
Vị trí mỏ dầu mới phát hiện ở vịnh Bắc bộ.

Vị trí mỏ dầu mới phát hiện ở vịnh Bắc bộ.


ATI Petroleum (thuộc Tập đoàn Công nghệ Mỹ-ATI) tuyên bố đã phát
hiện ra dầu và khí tại giếng Yên Tử - 1X thuộc lô 106, thềm lục địa Bắc
Việt Nam. Dự tính ban đầu của các nhà địa chất cho thấy trữ lượng của
toàn bộ lô có thể lên tới 700-800 triệu thùng dầu và 40 tỷ m3 khí.
Giếng Yên Tử - 1X cách cảng Hải Phòng khoảng 70 km về phía đông và mức
sâu của nước biển tại địa điểm của giếng khoan là 28 m nước. Vị trí của
toàn bộ lô nằm trọn vẹn trong hải phận của Việt Nam.
ATI Petroleum là đơn vị đầu tiên ký hợp đồng với Petrovietnam nhằm thăm
dò và khai thác dầu khí tại lô 102 và 106. Trước đó, một số đơn vị đã
tiến hành thăm dò song chỉ phát hiện được khí. Trao đổi với báo giới
trưa nay, Tổng giám đốc ATI Đinh Đức Hữu khẳng định đây là lần đầu tiên
dầu được phát hiện tại lô 106 nói riêng và tại thềm lục địa Bắc Việt Nam
nói chung. Các mẫu phân tích cho thấy, đây là loại dầu nhẹ và ngọt, có
tỷ trọng là 43,2 độ API và điểm đông là 4,5 độ C, hoàn toàn không có lưu
huỳnh. Trong thời gian tới các giếng tiếp theo sẽ được khoan để xác định
trữ lượng chính xác của lô này
Ghi nhớ:

1. Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon


2. Bằng cách chưng cất dầu mỏ người ta thu được xăng dầu hoả và nhiều
sản phẩm khác
3. Crăckinh dầu mỏ để tăng thêm lượng xăng
4. Metan là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu.
5. Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý giá
trong đời sống và trong công nghiệp
Bài tập: 1 ,2 ,3 / 129

Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít khí thiên nhiên (theo % thể tích) có 94% CH4;
1% C2H4; 1% C2H2 ; 2% CO2; 2%N2. Tính thể tích khí CO2 tạo ra?
Các khí đo ở đktc.

CH4 + 2O2 t°→ CO2 + 2H2O

94% (8,96) ……x……


C2H4+ 3O2 t°→ 2CO2 + 2H2O
1% (8.96) ……y……

2C2H2+ 5O2 t°→ 4CO2 + 2H2O


1% (8.96) ……z……

VCO = 2%(8,96) + x + y + z
2
Nhắc nhở:

- Học mục ghi nhớ trang129


- Làm các bài tập còn lại trang 129 vào vở
- Đọc trước bài “ Bài 40: Nhiên liệu”

You might also like