You are on page 1of 5

Bài thuyết trình lớp QH2010 E1

Tạ Thu Trang
Nguyễn Thị Minh Trang
Lại Bảo Hoa-Nguyễn Hà My
Vũ Thị Hiền-Nguyễn Ngọc Hà
Vũ Thị Hương-Vũ Thị Thảo
Nguyễn Huyền Ly

CHƯƠNG 6

E-QUAN HỆ NGỮ PHÁP

1
E- QUAN HỆ NGỮ PHÁP
I-Quan hệ ngữ pháp là gì:

Như ta đã biết, toàn bộ hoạt động của hệ thống ngôn ngữ được thể hiện trên hai
trục: trục tuyến tính hay trục ngang và trục liên tưởng hay trục dọc. Hơn nữa trong ngôn
ngữ, mỗi đơn vị đều là tổng hòa của các mối quan hệ của nó đối với những đơn vị khác.

 Quan hệ ngữ pháp là quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra những tổ hợp từ có
khả năng được vận dụng độc lập, được xem như là dạng rút gọn của một kết cấu
phức tạp hơn, và có ít nhất một thành tố có khả năng được thay thế bằng từ nghi
vấn.

Để hiểu rõ hơn về niệm quan hệ ngữ pháp là gì ta cần tìm hiểu từng mối quan hệ : mối
quan hệ trên trục lien tưởng và mối quan hệ trên trục tuyến tính.

1. Mối quan hệ trên trục liên tưởng (trục dọc hoặc trục đối vị)

Những quan hệ này xác định giá trị tự thân của từng đơn vị.

VD: Trong tiếng Anh: nghĩa của từ stool (ghế đẩu) luôn được xác định trên cơ sở đối
chiếu nó với hàng loạt các từ khác như armchair (ghế bành), bench(ghế dài) hay sofa
(ghế trường kỷ)

Trong tiếng Việt: từ “ghế” rộng hơn rất nhiều, ta không thể chỉ dựa vào từ ghế mà
phân biệt được các loại ghế; muốn vậy ta cần phải ghép các từ khác với từ ghế để tạo nên
sự khác biệt

2. Mối quan hệ trên trục hình tuyến (trục ngang)

Những quan hệ này xác định giá trị lâm thời (chức năng) của đơn vị.

VD: Ta xét câu sau: “Cây này rất cao” . từ “cây” có quan hệ với các từ “này”, “cao” để
xác định chức năng chủ ngữ của từ “cây”.

Còn trong câu, “nó trèo cây này” từ “cây” có quan hệ với từ “trèo” để xác định
chức năng bổ ngữ trong câu.

 Vấn đề đặt ra là cần tìm những dấu hiệu hình thức cho phép nhận biết các mối
quan hệ ngữ pháp trong câu. Theo một số nhà nghiên cứu hai từ được gọi là có
quan hệ ngữ pháp với nhau nếu tổ hợp mà chúng tạo nên có những đặc điểm sau:

2
a, có thể được vận dụng độc lập vào các bối cảnh khác nhau.

VD: Ghế này rất đẹp.

Nó đóng ghế này

Ghế này, nó đóng hôm qua.

Gỗ của ghế này rất tốt.

(Tổ hợp “ghế này” là một tổ hợp có khả năng được vận dụng độc lập, không bị
gắn chặt ở một vị trí cố định trong một kết cấu nhất định nào.)

b, có thể được xem như là dạng rút gọn của của một kết cấu phức tạp hơn.

Tổ hợp “ghế này” có thể đại diện cho một kết cấu phức tạp hơn như : “ Những
chiếc ghế bằng gỗ mới đánh bóng này” => đây được coi là cụm danh từ

c, có ít nhất một thành tố có thể được thay bằng từ nghi vấn.

Tổ hợp “ghế này” có thể được thay bằng từ nghi vấn, so sánh: Ghế nay/ Ghế nào?

II-Các kiểu quan hệ ngữ pháp:


Quan hệ ngữ pháp được chia làm ba kiểu chính là : quan hệ đẳng lập, quan hệ chính -
phụ và quan hệ chủ- vị

1. Quan hệ đẳng lập


Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các thành tố không phụ thuộc vào nhau, trong đó chức
vụ cú pháp của thành tố chỉ được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp do chúng tạo nên vào
một kết cấu lớn hơn.

VD: sinh viên nam và sinh viên nữ


Thông minh và năng động

Như vậy các tổ hợp “sinh viên nam và sinh viên nữ”, “thông minh và năng động” được
xấy dựng trên cơ sở quan hệ đẳng lập. Chức vụ của từng thành tố chỉ có thể được xác
định khi đặt toàn bộ tổ hợp vào những kết cấu lớn hơn.
• “sinh viên nam” và “sinh viên nữ” đều là chủ ngữ.
“thông minh” và “năng động” đều là vị ngữ.

3
Quan hệ đẳng lập gồm 4 kiểu nhỏ:

Quan hệ liên
Quan hệ lựa chọn Quan hệ giải thích Quan hệ qua lại
hợp
-Mỗi thành tố là 1
tên gọi khác nhau
Mỗi thành tố nêu ra Chỉ hai thành tố
của cùng 1 sự vật.
ĐẶC Mang tính chất một khả năng có thể có quan hệ logic
-Thành tố đứng sau
ĐIỂM liệt kê có trong hiện thực với nhau
giải thích cho thành
tố đứng trước

Liên từ Tuy… nhưng…


trong Và, cùng, với, Vì….nên…
Hay, hoặc Là, mà
tiếng lẫn, cũng như Nếu… thì…,
việt Càng… càng…

-Sinh viên
nam và sinh
-Sống hoặc chết Duy , lớp trưởng Tuy thông minh
VD viên nữ
-Quần hay áo lớp tôi, nhưng lười
-Chó cùng với
mèo

2. Quan hệ chính-phụ
Quan hệ chính-phụ là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành tố chính với một
thành tố phụ, trong đó chức vụ cú pháp của thành tố chính chỉ được xác định khi đặt toàn
bộ tổ hợp chính-phụ vào một kết cấu lớn hơn, còn chức vụ của thành tố phụ có thể được
xác định mà không cần điều kiện ấy.

 VD : sinh viên suất sắc


(tt phụ: xuất sắc (định ngữ) tt chính : sinh viên)
chạy ầm ầm
(tt phụ: ầm ầm (bổ ngữ) tt chính: chạy)

Quan hệ chính-phụ gồm 2 kiểu


1) Quan hệ giữa thực từ với hư từ: hư từ được xem là thành tố phụ dù ở vị trí nào.
4
 Hư từ làm thành tố phụ cho danh từ, số từ định ngữ
 Hư từ làm thành tố phụ cho động, tính từ trạng từ.
VD: hay lắm, hơi bị thích, các học sinh…

2) Quan hệ thực từ với thực từ: thành tố phụ là thực từ:


• Dễ thay thế bằng từ nghi vấn: quần xanh quần gì?
• Dễ thay thế bằng hư từ:nhiều quần xanh đống quần xanh.
• Dễ đảo lên đầu câu: tôi thích quần xanh quần xanh, tôi yêu thích

3. Quan hệ chủ vị
Quan hệ chủ vị là quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc lẫn nhau, trong đó chức vụ
cú pháp của cả hai đều có thể được xác định mà không cần đặt tổ hợp do chúng tạo nên
vào một kết cấu nào lớn hơn.
VD: Hoa héo.
Tôi là sinh viên
Đây đều là những tổ hợp từ xây dựng trên cơ sở quan hệ chủ vị. Chức vụ chủ ngữ của
Hoa hay Tôi và chức vụ vị ngữ của héohay của là sinh viên được xác lập ngay trong bản
thân tổ hợp mà chúng tạo nên.
Có nhiều hướng phân loại quan hệ chủ vi và tổ hợp chủ vị.
Căn cứ vào bản chất từ loại của vị ngữ, có thể phân biệt trường hợp vị ngữ là động
từ với trường hợp vị ngữ là danh từ..
VD:
Tôi là sinh viên => vị ngữ là danh từ.
Cô ấy đang học => vị ngữ là động từ.
Căn cứ vào vị trí các thành tố có thể phân biệt trường hợp chủ ngữ đứng trước với
trường hợp chủ ngữ đứng sau vị ngữ.
VD:
Chính hắn đã giết cô ấy => chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà => chủ ngữ đứng sau vị ngữ.
Căn cứ vào quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố có thể phân biệt trường hợp có ý
nghĩa chủ động với trường hợp có ý nghĩa bị động.
VD:
Hùng buộc con ngựa vào gốc cây => mang ý nghĩa chủ động.
Con ngựa được Hùng buộc vào gốc cây => mang ý nghĩa bị động.

You might also like