You are on page 1of 7

Trần Thị Hồng Mịn - 2064837 Hóa Vô cơ 2

NGUYÊN TỐ TITAN

I. Giới thiệu nguyên tố Titan:


− Cấu hình electron 3d24s2, năng lượng tách cả 4 electron hóa trị rất lớn, do đó ion
Ti4+ có lẽ không tồn tại và vì vậy hợp chất TiIV đều có tính cộng hóa trị.
− Titan có 5 đồng vị, bền nhất là 48Ti.
− Là nguyên tố khá phổ biến trên Trái Đất, đứng thứ hai trong các nguyên tố
chuyển tiếp chỉ sau Fe. Những khoáng vật chính của Titan là rutin và inmenit - đây là
nguyên liệu chính sản xuất Titan.
− Trong các hợp chất, trạng thái oxy hóa đặc trưng và bền nhất là +4. Những trạng
thái oxy hóa thấp như +2, +3 đều dễ chuyển sang trạng thái +4. Những hợp chất có ý
nghĩa nhất của Titan là TiO2, TiCl4 và các dẫn xuất.
− Titan cũng như các hợp chất của nó đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực. Ví dụ: thép chứa Titan sẽ có độ bền cơ học, hóa học cao được dùng làm
đường ray, bánh xe lửa, chế tạo động cơ máy bay phản lực, tên lửa… Các oxit của
Titan, đặc biệt là TiO2 dưới tác dụng của ánh sáng tử ngoại là chất oxy hóa cực mạnh,
có thể oxy hóa hầu hết các chất hữu cơ ô nhiễm nên ngày càng được sử dụng rộng rãi
trong xử lý môi trường.
II. Trạng thái đơn chất:
1. Tính chất vật lý:
− Có màu trắng bạc, cứng, giòn, khó nóng chảy (1668oC) và khó sôi (3260oC).
− Titan thuộc loại kim loại nhẹ.
− Titan dưới dạng tinh khiết tồn tại ở nhiều kiểu thù hình nhưng bền nhất ở nhiệt
độ thường là dạng α (kiểu tinh thể lục phương). Ở nhiệt độ cao, titan ở dạng β (lập
phương tâm khối).
2. Tính chất hóa học:
Về mặt hóa học, khá hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao phản ứng được với hầu
hết phi kim, với nước và một số axit. Ở nhiệt độ thường, Ti rất bền với không khí, hơi
nước cũng như nhiều tác nhân ăn mòn khác, đặc biệt với nước biển, nên là vật liệu
không thể thay thế trong tuộc bin, vỏ tàu thủy…

Trang 1
Trần Thị Hồng Mịn - 2064837 Hóa Vô cơ 2
Titan tan được trong HCl nóng, HF, hỗn hợp HNO3 - HF, HNO3 nóng và trong
kiềm nóng chảy:
Ti + HCl = TiCl3 + H2
Ti + 6HF = H2[TiF6] + 2H2
3Ti + 4HNO3 + 18HF = 3 H2[TiF6] + NO + 8H2O
Ti + 4NaOH = Na4[TiO4] + 2H2
Ở dạng bột mịn, Titan có thể tác dụng với axit sulfuric đậm đặc, nước cường
thủy:
2Ti + 6H2SO4(đ) = Ti2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
3Ti + 4HNO3 + 18HCl = 3H2[TiCl6] + 4NO2 + 8H2O
3. Điều chế:
Titan kim loại được điều chế từ inmenit hoặc rutin theo phương pháp Kroll như
sau:
− Clo hóa khoáng vật ở nhiệt độ cao (800 - 1000oC), có mặt của than thành TiCl4
và một ít tạp chất như FeCl3:
TiO2 + 2Cl2 + C = TiCl4 + 2CO
2FeTiO3 + 7Cl2 + 6C = 2TiCl4 + 2FeCl3 + 6CO
− Khi clo hóa inmenit, dựa vào nhiệt độ sôi của TiCl4 (136oC) thấp hơn FeCl3
(315o), người ta tách TiCl4 ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp chưng cất phân đoạn
− Khử TiCl4 bởi Mg hoặc Na nóng chảy trong khí quyển Ar:
Mg + TiCl4 = MgCl2 + Ti
− Rửa hỗn hợp bằng nước, MgCl2 tan ra, Titan không tan trong nước
Kim loại Titan điều chế theo phương pháp nhiệt kim loại chưa có độ tinh khiết
cao. Muốn tinh chế, trước hết người ta nung kim loại chưa tinh khiết ở 1000oC trong
chân không để loại sạch Mg dư rồi áp dụng phương pháp Aken – Đơ Bôe được đề ra
năm 1925. Phương pháp này lợi dụng tính dễ bay hơi của Titan iodua TiI4 và khả năng
phân hủy của nó ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại, trong khi iodua của các nguyên tố
tạp chất không có khả năng đó.
Bằng phương pháp này, ở 200oC, người ta cho Ti và I2 tác dụng với nhau tạo
thành TiI4, hợp chất này thăng hoa ở 377oC. Khi tiếp xúc với nhiệt độ lên đến 1200 -
1400oC, hơi TiI4 phân hủy:
TiI4 = Ti + 2I2

Trang 2
Trần Thị Hồng Mịn - 2064837 Hóa Vô cơ 2
Titan kim loại được kết tinh ở trên một sợi dây titan còn hơi iod ngưng tụ ở
phần nguội của một bình bằng thủy tinh Pirec và lại tác dụng với một lượng mới Ti
kim loại cần tinh chế.
Quá trình lặp đi lặp lại như vậy có thể tạo nên những thanh titan có đường kính
5 - 30mm và đặc biệt tinh khiết, chứa đến 99,9999% Ti.
III. Hợp chất ứng với số oxy hóa quan trọng:
1. Các oxit:
Titan có các oxit TiO2, Ti2O3, TiO. Trong đó, có nhiều ứng dụng nhất là TiO2.
a. Ti2O3:
Là chất rắn màu tím, không tan trong nước, khi đun nóng trong không khí hay
trong HNO3 sẽ biến thành TiO2. Ti2O3 được tạo thành khi khử TiO2 bởi C ở 870oC
hoặc khử hỗn hợp TiO2 và TiCl4 bởi H2 ở 1400oC:
3TiO2 + TiCl4 + 2H2 = 2Ti2O3 + 4HCl
b. TiO:
Là chất rắn màu vàng chói, được tạo thành khi khử TiO 2 bởi Mg, Ti hoặc bởi
Cl2 ở nhiệt độ cao, trong khí trơ.
c. TiO2:
 Tính chất vật lý:
− TiO2 là chất rắn màu trắng, không tan trong nước.
− Thường tồn tại dưới dạng tinh thể. Ba dạng tinh thể chính của TiO2 là rutin,
amatazơ và brukit, đều tồn tại trong thiên nhiên dưới dạng khoáng vật, trong đó phổ
biến nhất là rutin.
− Có tính bán dẫn.
− Nóng chảy ở 187oC.
 Tính chất hóa học:
− TiO2 khá trơ về mặt hóa học, đặc biệt ở điều kiện thường.
− TiO2 không tác dụng với nước, dung dịch loãng của axit (trừ HF) và kiềm, chỉ
tác dụng chậm với axit khi đun nóng lâu và tác dụng với kiềm nóng chảy:
TiO2 + 6HF = H2TiF6 + 2H2O
TiO2 + 2NaOH = Na2TiO3 + H2O
TiO2 + Na2CO3 = Na2TiO3 + CO2

Trang 3
Trần Thị Hồng Mịn - 2064837 Hóa Vô cơ 2
− Tính chất đặc trưng và quan trọng nhất của TiO 2 là tính quang hóa xúc tác.

Dưới tác dụng của tia cực tím, TiO2 phân hủy H2O thành gốc tự do HO. Gốc tự do
này có thời gian sống rất ngắn nhưng hiệu lực oxy hóa thì rất mạnh và không chọn lọc,
có thể oxy hóa được hầu hết các chất hữu cơ trong nước.
− Một ưu điểm nữa là gốc hydroxyl oxy hóa các chất hữu cơ với một tốc độ cực
kỳ nhanh.
 Điều chế:
− Trong công nghiệp:
TiO2 được phát hiện năm 1791 nhưng mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được sản xuất
với quy mô công nghiệp.
TiO2 thường được sản xuất dưới hai dạng là rutile và anatase, trong đó rutile
chiếm đến 80% sản lượng.
Trong công nghiệp, TiO2 được sản xuất chủ yếu theo hai phương pháp: Sulfate và
Chloride. Đầu tiên xử lý bởi axit sulfuric thành titanyl sulfate, sau đó hòa tan vào
nước, tách lấy kết tủa rồi nhiệt phân ở 1000oC.
FeTiO3 + 2H2SO4 = TiOSO4 + FeSO4 + 2H2O
TiOSO4 + 3H2O = H2TiO3 + H2SO4
H2TiO3 = TiO2 + H2O
− Trong phòng thí nghiệm:
Trong phòng thí nghiệm, để có TiO2 chất lượng cao hơn, người ta thường đi từ
TiCl4:
• Phản ứng pha khí: đốt TiCl4 trong không khí:
TiCl4 + O2 = TiO2 + 2Cl2
• Phản ứng pha lỏng: cho TiCl4 tác dụng với dung dịch kiềm, sau đó lọc lấy kết
tủa và nung ở nhiệt độ cao.
 Ứng dụng:
TiO2 có tên thương mại là trắng titan. Trắng titan là bột màu trắng dùng tốt
hơn trắng chì (Pb(OH)2.2PbCO3) ở chỗ không độc hại và không bị xám khi để lâu
ngoài không khí.

Do trơ về mặt hóa học, trong công nghiệp, TiO2 thường được dùng làm chất
độn cho cao su, bột màu cho men (gốm sứ), chất dẻo, sơn, giấy, mực in, thực phẩm và

Trang 4
Trần Thị Hồng Mịn - 2064837 Hóa Vô cơ 2
mỹ phẩm…Ngoài việc được dùng làm bột màu, trắng titan còn được dùng để chế các
loại thủy tinh, sứ, men sứ và gốm chịu nhiệt.
2. Các hydroxit:
− Ti(OH)2: là chất rắn màu đen, không tan trong nước, được tạo thành khi cho
muối Ti(II) tác dụng với dung dịch kiềm.
− Ti(OH)3: là chất rắn màu tím nâu, không tan trong nước, được tạo thành khi
cho muối Ti(III) tác dụng với dung dịch kiềm.
− Ti(OH)4: là kết tủa trắng nhầy, được tạo thành bằng cách thủy phân TiCl4.
• Nó có thành phần biến đổi TiO2.nH2O: TiO2.H2O (thường được gọi là axit
metatitanic H2TiO3), TiO2.2H2O (thường được gọi là axit orthotitanic H4TiO4). Kết tủa
mới được tạo nên dạng α , chứa nhiều nhóm cầu -OH, khi để lâu mất bớt nước, tiếp
tục bị polime hóa và chứa nhiều cầu -O- (dạng β )
H
O
Ti Ti Ti O Ti

O
H
• Bởi vậy, dạng α hoạt động hơn dạng β . Ví dụ TiO2.2H2O hoạt động hơn

TiO2.H2O. Nhiệt độ và môi trường kiềm làm cho dạng α dễ chuyển sang dạng β .
• Các hydroxit TiO2.nH2O không biểu lộ thật rõ tính axit và tính bazơ vì chúng
không tạo nên dung dịch thật với nước mà cả với dung dịch axit và dung dịch kiềm
loãng
• Vì TiIV có kích thước bé nên ít bị polime hóa hơn nhờ sự tạo phức. Do đó,
TiO2.nH2O có thể tan trong kiềm đặc tạo phức hydroxo Ti(OH) 62-, tan trong axit đặc
tạo muối titanyl H2TiCl6.
• Các hydroxit được điều chế bằng cách thủy phân các tetrahalogenua TiX4 (ở
đây X=Cl, Br, I), các muối oxo và các muối titanat.
Ứng dụng:
3. Các tetrahalogenua TiX4:
− Ở điều kiện thường, trừ TiCl4 là chất lỏng, các TiX4 khác (X=Cl, Br, I) đều là
chất rắn màu trắng, tinh thể có mạng lưới phân tử.
− Các TiX4 có tính chất giống các halogenua của nguyên tố không kim loại, tác
dụng với nước nóng tạo hai axit:

Trang 5
Trần Thị Hồng Mịn - 2064837 Hóa Vô cơ 2
TiX4 + 3H2O = H2TiO3 + 4HX
− Các TiX4 tác dụng với dung dịch HX đặc tạo nên những phức chất halogeno:
TiX4 + 2HX = H2[TiX6]
− Các tetraflorua TiF4 là chất polime màu trắng. Tinh thể TiF4 được cấu tạo nên
bởi các nhóm bát diện TiF6 nối với nhau qua các đỉnh F chung.
− Titan tetraclorua TiCl4 là chất lỏng không màu, có mùi hăng, bốc khói mạnh
trong không khí ẩm, bị thủy phân mạnh bởi nước tạo oxit:
TiCl4 + H2O = TiO2 + 4HCl
4. Các muối sunfat của Ti (IV):
Cũng như các tetrahalogenua, các muối sunfat khan của Ti (IV) đều rất kém bền
khi có mặt nước. Muối trung hòa Ti(SO4)2 không thể được tạo nên khi TiO2 tác dụng
với axit sunfuric đặc mà chỉ được tạo nên trong điều kiện hoàn toàn không có nước,
khi TiO2 tác dụng với SO3 trong dung môi SO2Cl2 (sunfuryl clorua) lỏng hoặc khi nấu
chảy TiO2 trong kalidisunfat:
TiCl4 + 4SO3 = Ti(SO4)2 + 2SO2Cl2
TiO2 + 2K2S2O7 = Ti(SO4)2 + 2K2SO4
IV. Khả năng tạo phức với các số oxy hóa quan trọng:
1. Muối oxo:
Chưa có bằng chứng chắc chắn cho sự tồn tại của ion Ti4+ trong nước. TiIV
thường tồn tại dưới dạng: muối bazơ oxo và oxit ngậm nước. Ví dụ:
(NH4)2TiO(C2O4)2.H2O , TiOSO4.H2O. Ion TiO2+ được gọi là titanyl, nó chỉ tồn tại
trong môi trường axit mạnh. Trong dung dịch HClO4 2M, TiIV tồn tại dưới dạng
TiO2+. Trong tinh thể TiOSO4.H2O, không có ion TiO2+ mà là những mạch dài
(TiO)n2+.
Ti Ti

O O O O O

Ti Ti

2. Phức anion:
Hòa tan titan kim loại hoặc oxit ngậm nước của nó vào dung dịch HF ta sẽ thu
được dung dịch chứa các ion phức floro, chủ yếu là [TiF6]2-. [TiF6]2- còn được tạo
thành khi cho TiF4 tác dụng với florua kiềm hoặc kiềm thổ. Cô cạn dung dịch sẽ
được muối kết tinh. Trong dung dịch HCl, TiCl4 có màu vàng của [TiCl6]2-. Tuy
nhiên, muối của ion [TiCl6]2- có lẽ là không tồn tại.
Trang 6
Trần Thị Hồng Mịn - 2064837 Hóa Vô cơ 2
3. Dẫn xuất của TiX4:
Titan halogenua tạo được nhiều sản phẩm cộng như TiX4L, TiX4L2 là những
tinh thể rắn, dễ tan trong các dung môi hữu cơ. Các dẫn xuất này luôn có cấu trúc
bát diện. Vì vậy dẫn xuất kiểu TiX4L sẽ tồn tại dưới dạng phức đa nhân.
Ví dụ: [TiCl4(CH3COOC2H5)]2 có 2 clorua làm cầu nối.
4. Các peroxo:
Một phản ứng đặc trưng trong dung dịch của muối TiIV là phản ứng với H2O2. Màu
vàng của dung dịch sẽ trở nên đậm hơn (màu da cam) do tạo peroxotitanic:
TiOSO4 + H2O2 + H2O = H4TiO5 + H2SO4
Axit peroxotitanic H4TiO5 có cấu tạo:
HO OH

Ti
HO OH

Phản ứng này thường dùng để xác định hàm lượng của titan hoặc của H2O2.
Một số peroxo của TiIV có thể tách ra ở dạng tinh thể: K2[Ti(O2)2(SO4)2].3H2O,
K2[Ti(O2)2F2], K2[Ti(O)2F5].
Tính chất của các phức đó, ứng dụng

Trang 7

You might also like