You are on page 1of 4

NGUYỄN VĂN THỎA

CƠ ĐIỆN TỬ 09A

Hình 1 – 11 Diễn giải ý nghĩa nhãn thiết bị và ký hiệu chức năng

Mỗi thiết bị hoặc chức năng của hệ thống điều khiển được biểu diễn trên lưu
đồ thông qua biểu tượng cùng với ký hiệu nhãn (tag). Một nhãn có thể bao gồm
phần chữ biểu diễn chức năng và phần mã số phân biệt vòng kín (loop). Trên hình 1
– 11 là diễn giải tóm tắt ý nghĩa các phần chữ và phần số của nhãn thiết bị qua 1 vài
ví dụ đơn giản. Phần biểu diễn chức năng bắt đầu bằng mộ chữ cái ký hiệu đại
lượng đo được hoặc một biến khởi tạo, sau đến các chữ cái ký hiệu chức năng chỉ
thị hoặc chức năng bị động. Tiếp nữa là các chữ cái thể hiện chức năng đầu ra theo
một thứ tự tùy ý, trừ trường hợp chữ C (Control) phải đứng trước V (Valve) . Các
chữ cái phụ nếu có thể sử dụng ngay đằng sau một chữ cái chính để thay đổi ý
nghĩa chức năng, ví dụ PD biểu diễn chênh lệch (D Difference) áp suất (P,
Pressure) TAH biểu diễn mức cảnh báo (A, Alarm) cao (H, High) của nhiệt độ
(T,Temperature). Để tránh nhầm lẫn, một chữ cái phụ cho chữ đầu, không được sử
dụng để biểu diễn chức năng chỉ thị, chức năng biến động hoặc chức năng đầu ra.
Ví dụ chữ cái D không được sử dụng để biểu diễn bất cứ một chức năng chỉ thị,
chức năng bị động hoặc chức năng đầu ra nào.
Trên hình 1 – 12 là lưu đồ P&ID đơn giản cho ví dụ điều khiển mức chất
lỏng trong bình chứa. Ký hiệu LT trong đường tròn biểu diễn chức năng đo và
truyền giá trị mức (Level Transmit) ký hiệu LIC chỉ bộ điều khiển và hiển thị mức
hay ký hiệu LAH (Level Alarm High) và LAL (Level Alarm Low) nằm trong hay
đường tròn dính nhau chỉ chức năng cảnh báo vượt ngưỡng trên và ngưỡng dưới
được thực hiện trên cùng một thiết bị. Bộ điều khiển mức nhận được giá trị đo so
sánh với giá trị đặt (SP) tự động tính toán và đưa tín hiệu điều chỉnh van cấp. Tín
hiệu đo mức cũng được đưa tới thiết bị cảnh báo. Đường có nét gạch chéo chỉ dạng
tín hiệu chưa được đặc tả, có thể là điện, khí nén, thủy lực.
NGUYỄN VĂN THỎA
CƠ ĐIỆN TỬ 09A

Các lưu đồ P&ID trong thực tế có thể phức tạp hoặc đơn giản tùy theo yêu
cầu và mục đích đặt ra. Thông thường để mô tả yêu cầu chức năng ta cần dạng lưu
đồ đơn giản nhất với các biểu tượng thiết bị, không cần các đường tín hiệu. Để mô
tả các sách lược điều khiển ta cần dạng lưu đồ chi tiết hơn với các đường tín hiệu
ghép nối giữa các thành phần chức năng. Nếu mục đích đặt ra là lựa chọn thiết bị,
phát triển phần mềm cài đặt và đưa vào vận hành người ta cần bản lưu đồ chi tiết
nhất.
Hình 1- 13 minh họa một ví dụ quá trình trao đổi nhiệt, dầu là dòng quá trình
cần được làm nóng bởi hơi nước đi qua thiết bị gia nhiệt trước khi cấp cho công
đoạn tiếp theo của quá trình công nghệ. Nhiệt độ của dầu ra khỏi thiết bị gia nhiệt
hơi nước cần được duy trì tại một giá trị đặt mong muốn. Bên cạnh đó, một số chức
năng khác như hiển thị, ghi chép và cảnh báo cũng được đặt tả trên lưu đồ. Trong
khi lưu đồ đơn giản hóa phía dưới dùng cho đặt tả chức năng hệ thống, lưu đồ chi
tiết phía trên là cơ sở cho thiết kế hệ thống và phát triển phần mềm. Dựa vào lưu đồ
đặt tả chi tiết, công việc lựa chọn và lắp đặt thiết bị cũng như phát triển phần mềm
điều khiển có thể thực hiện dễ dàng hơn. Các chức năng hệ thống và chi tiết thực
hiện đặt tả trên hình 1 – 13 bao gồm :
• Đo và ghi lại lưu lượng dầu, sử dựng một thiết bị đo lưu lượng (FT- 1) một
bộ biến đổi khí nén – khí nén (FY-1) và một máy ghi (FR-1).
• Đo và ghi lại giá trị áp suất dầu đầu vào, sử dụng một thiết bị đo áp suất (PT-
2) và một máy ghi (FR-2).
• Điều khiển và ghi lại nhiệt độ dầu ra khỏi thiết bị thông qua điều chỉnh dòng
hơi nóng (TRC-3), sử dụng giá trị đo từ cảm biến nhiệt điện trở (RTD).
NGUYỄN VĂN THỎA
CƠ ĐIỆN TỬ 09A

• Cảnh giớ trường hợp nhiệt độ dầu ra quá thấp, sử dụng cảm biến chuyển
mạch (TSL-3) và cơ chế báo động (TAL-3)

1.7.1 Bàn thêm về khái niệm điều khiển quá trình
Thực tế là khái niệm “điều khiển quá trình”được sử dụng với những ý nghĩa rộng
hẹp khác nhau đôi chút, tuy nhiên ta có thể rút ra một số điểm chung. Quan trọng
hơn, qua việc phân tích này ta sẽ thấy rõ bản chất điều khiển quá trình và để phân
biệt với các lĩnh vực ứng dụng điều khiển khác.

Điều chỉnh tự động các quá trình công nghệ


Với nghĩa thứ nhất tương đối thông dụng trong các tài liệu giảng dạy, điều khiển
quá trình được hiểu là điều khiển tự động áp dụng cho các quá trình công nghệ để
điều chỉnh một số biến tới giá trị mong muốn ([30] , [31]). Hay nói cách khác,
điều khiển quá trình hầu như hạn chế ở bài toán điều chỉnh (regulatory control) cho
các quá trình công nghệ, không đề cập tới điều khiển bằng tay và các chức năng
điều khiển khác.
NGUYỄN VĂN THỎA
CƠ ĐIỆN TỬ 09A
Như vậy, khái niệm điều khiển quá trình ở đây được phân biệt với các bài
toán điều khiển có những đặc thù khác hẳn trong tự động hóa xí nghiệp (factory
automation) như điều khiển các quá trình gia công, lắp ráp (manufacturing control),
điều khiển chuyển động (motion control) và điều khiển công lư (work flow control).
Các nhà máy thuộc các lĩnh vực công nghiệp khai thác, chế biến và năng lượng đều
có quy mô sản xuất lớn và thị trường sản phẩm rất rộng, chất lượng sản phẩm và
hiệu quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tự động hóa, chính vì vậy điều
khiển quá trình đóng vai trò hết sức quan trọng.

Định nghĩa theo chuẩn ANSI / ISA-S51.1


Theo định nghĩa trong ANSI / ISA-S51.1 ([3]), điều khiển quá trình là điều chỉnh
hoặc can thiệp một cách có hiệu quả các đại lượng tác động tới diễn biến của một
quá trình nhằm đạt được một sản phẩm với chất lượng và số lượng mong muốn. Có
thể diễn giải định nghĩa này thành các ý như sau :
• Điều khiển quá trình luôn gắn với các quá trình kỹ thuật, gắn với việc tạo ra
các sản phẩm công nghiệp hay nói cách khác là gắn với các quá trình công
nghệ hoặc quá trình sản xuất.
• Điều khiển quá trình không phải là một phương pháp điều khiển, mà là một
phạm trù các bài toán ‘điều chỉnh’ (tự động hoặc bằng tay) cũng như ‘can
thiệp’ (trực tiếp hoặc gián tiếp, liên tục hoặc từng bước) tới các biến đặc
trưng của một quá trình kỹ thuật.
• Điều khiển quá trình bao gồm nhiều biện pháp tổng hợp để đạt được các chỉ
tiêu mong muốn về số lượng và chất lượng của sản phẩm với một chi phí
thấp nhất

You might also like