You are on page 1of 4

BÀI TẬP ANCOL- PHENOL

Bằng phương pháp hóa học, phân biệt các chất trong nhóm sau:
a/ etanol, propan-2-ol, etylenglicol
b/ propan-1-ol, propan-2-ol, pent-1-en-4-ol, glixerol

Cho 3.39g hỗn hợp A gồm 2 ancol no, đơn chức tác dụng với Na dư sinh ra 0.672 lít H2
(đktc)
a/ Tính thể tích CO2 và khối lượng H2O sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn lượngancol trên.
Tính thể tích oxi cần thiết cho phản ứng cháy.
b/ Đun nóng A với H2SO4 đặc ở 140oC. Tính khối lượng ete sinh ra và xác định khối
lượng phân tử trung bình của hỗn hợp ete đó (hiệu suất 100%)
c/ Xác định CTPT và khối lượng mỗi ancol nếu chúng là đồng đẳng kế tiếp

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức cùng 1 dãy đồng đẳng thu được
3.52g CO2 và 1.98g H2O
a/ Tính m
b/ Oxi hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol trên bằng CuO rồi cho sản phẩm phản ứng
với Ag2O/ NH3 dư thu được 2,16g Ag. Tìm CTCT 2 ancol và thành phần % khối lượng
mỗi ancol.

Hoas hơi hoàn toàn 6,3g hỗn hợp 2 ancol no (hơn kém nhau 1 nhóm OH trong phân tử)
thu được 4.704 lít hơi (ở 109.2oC, 1atm). Đốt cháy hoàn toàn 6.3g hỗn hợp trên thu được
4.48 lít CO2 (đktc). Còn nếu cho 6.3g hỗn hợp trên tác dụng với natri dư thu được 2.24 lít
H2 (đktc). Xác định công thức và % khối lượng mỗi ancol.

Cho 22,8g hỗn hợp A gồm glixerol và 1 ancol no đơn chức B phản ứng với natri (dư) thu
được 6.72 lít khí (đktc). Nếu cho 22.8g hỗn hợp A tác dụng Cu(OH)2 thì sẽ hòa tan được
7.35g Cu(OH)2. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định CTPT và CTCT có thể
có của ancol B.

Cho 1 hỗn hợp của phenol và ancol thơm đơn chức. Lấy 10.1 gam hỗn hợp này tác dụng
với Na dư thì thu được 1.12 lít H2 (đktc). Mặt khác lấy 20.2 g hỗn hợp này được trung
hòa vừa đủ bởi 50 ml dung dịch NaOH 2M. Xác định thành phần của hỗn hợp và công
thức của ancol thơm.

Hỗn hợp X gồm 3 ancol đơn chức A, B, C trong đó B, C là 2 ancol đồng phân. Đốt cháy
hoàn toàn 0.08 mol X thu được 3.96g H2O và 3.136 lít khí CO2 (đktc). Số mol ancol A
bằng 5/3 tổng số mol 2 ancol B. C. Tìm CTPT các ancol.
Đun một hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở với H2SO4 ở 140oC, thu được 72 g hỗn
hợp 3 ete với số mol bằng nhau. Khối lượng nước tách ra trong quá trình tạo thành các
ete đó là 21.6g . Xác định CTCT 2 ancol và khối lượng mỗi ancol tham gia phản ứng.

Hỗn hợp khí A chứa 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối của A so với khí
nitơ là 1.35
a/ Xác định CTPT 2 ancol
b/ Nếu hiđrat hóa 1 lượng hỗn hợp A (giả sử hiệu suất là 100%) thì được hỗn hợp B trong
đó tỉ lệ về khối lượng giữa ancol bậc 1 và ancol bậc 2 là 43:50. Xác định tên và % khối
lượng từng ancol trong hỗn hợp B.

Hỗn hợp M gồm ancol metylic, ancol etyl và phenol. Cho 11.45g M tác dụng với Na dư
thu được 2.787 lít H2 (ở 27oC và 750 mmHg). Mặt khác 11.56g M tác dụng vừa hết với
80ml dung dịch NaOH 1M. Tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp M.

Để đốt cháy hoàn toàn 2.7g chất hữu cơ A phải dùng vừa hết 4076 lít O2 (đktc). Sản
phẩm thu được chỉ có CO2 và H2O trong đó khối lượng CO2 lớn hơn khối lượng H2O
5.9g
a/ Xác định CTPT của A biết phân tử khối A nhỏ hơn phân tử khối của glucozo
b/ Viết các CTCT có thể có của A và đọc tên các hợp chất đó biết A là hợp chất thơm.
c/ Cho biết A có tác dụng với Na và NaOH không?

Chất A là 1 ancol no, đơn chức, mạch hở. Đun m gam A với H2SO4 đặc ở 170oC thu
được 17.85g anken (H=85%). Cũng m gam A khi tác dụng với HBr tạo ra 36.9g dẫn xuất
brom (H=60%). Xác định CTPT, CTCT và tên gọi của A. Tính m.

Một bình kín dung tích 5.6 lít chứa hỗn hợp hơi của 2 ancol đơn chức và 3.2g O2. Nhiệt
độ trung bình là 109.2oC, áp suất trong bình là 0.728 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy
hoàn toàn 2 ancol, sau phản ứng nhiệt độ trong bình là 136.5oC và áp suất là p atm. Dẫn
các chất trong bình sau phản ứng qua bình 1 đựng H2SO4 đặc dư sau đó qua bình 2 đựng
dung dịch NaOH dư, thấy khối lượng bình 1 tăng 1.26g, khối lượng bình 2 tăng 2.2g
a/ Tính p, biết rằng thể tích bình không đổi
b/ Xác định CTPT, CTCT, phần trăm khối lượng và gọi tên từng chất trong hỗn hợp
ancol, biết rằng số mol của ancol có phân tử nhỏ hơn gấp 2 lần số mol của ancol có phân
tử khối lớn hơn.

Tiến hành cộng hợp nước hoàn toàn 2 anken A, B thu được 2 rượu liên tếp C, D. Cho hỗn
hợp rượu này phản ứng hết với Na thu được 2.688 lít H2 (đktc). Mặt khác nếu đốt cháy
hoàn toàn hỗn hợp rượu trên rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng lượng nước vôi
trong thì thu được 30g kết tủa, tiếp tục cho NaOH dư vào dung dịch trên lại thu thêm
được 13g kết tủa nữa.
a/ Xác định A, B, C, D.
b/ Nếu sau khi đốt cháy, hấp thụ sản phẩm vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 2M tạo 10g
kết tủa. Tính số mol CO2 trong sản phẩm.
(ĐS: a/ A C2H4; B C3H6, C C2H5OH, D CH3CHOHCH3
b/ nCO2 = 0.1 mol hoặc 0.7 mol)
Đun nóng 0.166g hỗn hợp 2 rượu với H2SO4 đặc ta thu được hỗn hợp 2 olefin là đồng
đẳng liên tiếp (H=100%). Trộn 2 oleifin đó với 1.4336 lít không khí (đktc). Sau khi đốt
cháy và làm ngưng tụ hơi nước thì hỗn hợp khí còn lại (A) là 1.5 lít đo ở 27.3oC và
0.9856 atm.
a/ Tìm CTPT và khối lượng các rượu
b/ Tính khối lượng hơi nước đã ngưng tụ.
c/ Tính tỉ khối của hỗn hợp A so với không khí ( biết không khí chiếm 20% O2 và 80%
N2 về thể tích)

Cho hỗn hợp A gồm 1 rượu no, đơn chức và 1 rượu không no (có 1 liên kết đôi) đơn
chức. Chia A thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần a gam. Lấy phần 1 cho vào bình kín B
dung tích 12 lít và cho bay hơi ở 136.5oC. Khi rượu bay hơi hết thì áp suất trong bình là
0.14atm. Đem este hóa phần 2 với 30g CH3COOH, hiệu suất phản ứng este hóa đối với
mỗi rượu đều là h%
a/ Tính tổng khối lượng este thu được theo a và h
b/ Bơm 8g O2 vào bình B, sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy hết các rượu và đưa bình
về nhiệt độ ban đầu (136.5oC) thì áp suất trong bình là 0.98atm. Cho sản phẩm cháy hấp
thụ hết trong dung dịch NaOH sau đó thêm dung dịch BaCl2 thấy tạo 23.64g kết tủa. Xác
định CTPT, viết CTCT và gọi tên các rượu.

You might also like