You are on page 1of 2

Ardi bé nhỏ - Khám phá khoa học tiêu biểu nhất năm 2009

-Tạp chí Khoa Học (Science) của Mỹ ngày 17/12 công bố 10 phát hiện khoa học tiêu biểu nhất
của năm 2009, theo đó, việc phát hiện bộ xương người có niên đại cách đây 4,4 triệu năm - mang
tên Ardi - được bình chọn là khám phá khoa học mang tính đột phá nhất trong năm qua.

Phác hoạ Ardi từ bộ khung xương tìm thấy

Theo đánh giá của tạp chí khoa học uy tín hàng đầu này, Ardi bé nhỏ xứng đáng được coi là phát
hiện khoa học tiêu biểu nhất trong năm bởi đây là bộ xương cổ nhất thuộc họ người được tìm
thấy cho đến nay, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về quá trình tiến hóa của loài người.

Bộ xương này, được lắp ghép cẩn thận từ hơn 100 mảnh hóa thạch nằm sâu dưới lòng đất ở
Êtiôpia, là của một phụ nữ sống cách đây 4,4 triệu năm, cao khoảng 1,22 mét với các ngón tay
dài, thanh mảnh, và phần đầu không lớn hơn một chú vượn Bonobo.

Sau 15 năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Đại học Berkeley, bang California, Mỹ, đã công
bố một phân tích toàn diện về Ardi vào tháng 10 vừa qua với hàng loạt bài viết trên tạp chí Khoa
Học.

Nghiên cứu cho thấy Ardi không giống với loài vượn, mặc dù theo lý thuyết, tổ tiên loài người có
nguồn gốc từ vượn. Ngoài ra, Ardi có khả năng đi bằng hai chân mặc dù sống trong rừng chứ
không phải vùng đồng cỏ bằng phẳng.
Xếp ngay sau Ardi là phát hiện có nước trên mặt trăng với khối lượng lớn và việc sử dụng tấm
cácbon (carbon) siêu mỏng trong các thiết bị điện tử dùng để thí nghiệm.

Phát hiện mặt trăng có nước, đã được các nhà khoa học khẳng định hồi tháng 11/2009, là bước
đột phá trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ, đặt nền móng cho việc xây dựng các trạm cung cấp
nước và nhiên liệu phục vụ các chuyến thám hiểm vũ trụ.

Khẳng định này được đưa ra dựa trên kết quả thăm dò của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ
(NASA) hồi đầu tháng 10. Trong chương trình nghiên cứu trở lại mặt trăng trị giá hơn 120 tỷ USD,
ngày 8/10, NASA đã phóng một tên lửa xuống miệng một núi lửa ở cực Nam của mặt trăng và sau
đó cho một thiết bị thăm dò lao vào đám bụi do tên lửa này tạo ra để tìm các dấu hiệu của nước
đóng băng trên hành tinh này.

Các nhà nghiên cứu của NASA cho rằng việc phát hiện băng trên mặt trăng cũng có ý nghĩa như
tìm thấy mỏ vàng lớn vì băng sẽ cung cấp nước uống và không khí để thở cho các nhà du hành,
cũng như nhiên liệu cho tên lửa tiếp tục hành trình lên sao hỏa, giảm đáng kể chi phí của các
chuyến du hành lên các hành tinh của hệ mặt trời.

Các miệng núi lửa trên mặt trăng sâu đến mức ánh sáng mặt trời không tới được, vì vậy, đây có
thể là nơi chứa băng từ thời cổ xưa mà nếu lấy được mẫu có thể hiểu thêm về cách thức hình
thành hệ mặt trời.

Một điều thú vị là trong Top 10 sự kiện khoa học năm 2009, tạp chí của Mỹ đã tỏ ra ưu ái với
NASA khi tên của cơ quan này được nhắc tới 3 lần. Ngoài sự khẳng định có nước trên mặt trăng,
Khoa Học cũng chọn sự kiện kính viễn vọng Fermi (của NASA) phát hiện dấu vết của các ngôi sao
ẩn chưa từng được biết tới, trong đó có một ngôi sao cách trái đất 4.600 năm ánh sáng.

Sự kiện cuối cùng liên quan đến NASA là việc phục hồi kính viễn vọng Hubble "một cách gần như
hoàn hảo", với việc gắn thêm những con mắt mới nhằm giúp kính thiên văn này chụp những bức
ảnh chất lượng nhất về vũ trụ.

Ngoài ra, tạp chí Khoa Học còn vinh danh các đột phá khoa học tiêu biểu khác gồm việc nghiên
cứu các vật chất kết tinh kỳ lạ của trái đất nhằm tạo ra một loại cận phân tử"với chỉ một cực từ
đã tồn tại trong các mô hình nghiên cứu song chưa từng được tìm thấy trong tự nhiên; sử dụng
các tấm nguyên tử cácbon siêu mỏng trong các thiết bị điện tử thử nghiệm; tia lade X-quang đầu
tiên có thể ghi lại các bức ảnh về những phản ứng hóa học và các phân tử, nhỏ hơn 10.000 lần
so với một sợi tóc của con người; hợp chất rapamycin giúp kéo dài tuổi thọ của chuột thêm từ 9-
14%, mở ra hi vọng trường sinh bất lão cho con người; việc phân lập được hoócmôn (hormone)
abscisis acid, có thể bảo vệ cây trồng khỏi hạn hán; dùng liệu pháp gen để điều trị hội chứng suy
giảm miễn dịch phối hợp nặng (Bubble boy disease).

You might also like