You are on page 1of 13

Chương IV: SINH SẢN

1. Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất giữa của giao
tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ. Cơ chế dựa vào quá trình
nguyên phân (phân bào nguyên nghiễm  cơ thể mới).
Sinh sản vô tính ở động vật là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc
nhiều cá thể mới giống hệt mình mà không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào
trứng. Cơ chế dựa trên quá trình nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm).
Ưu điểm:
– Có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
– Từ cá thể đơn lẻ có thể sinh sản tạo thế hệ mới.
– Tạo ra số lượng lớn cá thể trong thời gian ngắn.
– Bảo toàn được các đặc điểm di truyền của cá thể mẹ do nguyên phân => duy trì
được các đặc tính tốt.
– Tạo ra các cá thể con thích nghi và phát triển tốt trong môi trường sống ổn định, ít
biến động.
Nhược điểm:
– Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền. Vì vậy, khi
điền kiện sống thay đổi có thể dẫn đến chết hàng loạt, thậm chí toàn bộ quần thể
bị tiêu diệt.
– Không tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền.
1. Phân biệt SS bào tử và sinh dưỡng:
Sinh sản bào tử Sinh sản sinh dưỡng
Ví dụ Rêu, dương xỉ Khoai tây, rau má, xương rồng.
Nguồn gốc Phát triển từ bào tử Phát triển từ một phần của cơ
cây con thể mẹ (cơ quan sinh dưỡng)
Số lượng cá Nhiều Ít
thể con được
tạo ra
– Bào tử thể; túi bào tử; bào – Một cơ quan sinh dưỡng
tử; cá thể mới. nảy chồi nguyên phân
– Có sự xen kẽ thế hệ (thể nhiều lần phát triển
Biểu hiện
bào tử và thể giao tử) thành cá thể mới.
– Không có sự xen kẽ thế
hệ.
Phát tán rộng nhờ gió, nước và Không phát tán rộng.
Phát tán
động vật

1. Các pp nhân giống vô tính:


Giâm cành Chiết cành Ghép cành

Cách Cắt một đoạn Lấy đất bọc xung Lấy 1 đoạn thân, cành hay
làm thân hoặc quanh 1 đoạn thân chồi của cây này ghép lên
cành, cắm hay cành đã bóc bỏ thân hay gốc của cây khác
hoặc vùi vào lớp vỏ. Khi chỗ đó sao cho ăn khớp nhau.Chỗ
đất cho nó mọc rễ sẽ cắt rời ghép sẽ liền lại và chất dinh
đâm rễ phụ và cành đem trồng phát dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi
mọc thành cây triển thành cây mới cành (chồi) ghép
mới
Đối Mía, sắn, dâu Cam, chanh, bưởi Đào, chanh, táo
tượng

2. Ý nghĩa của sinh sản vô tính:


Thực vật – Giúp thực vật duy trì nòi giống
– Phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi
– Sống được ở các điều kiện bất lợi ở thân, lá, củ

Con – Duy trì các tính trạng tốt phục vụ cho mục đích
người của con người
– Nhân giống nhanh trong thời gian ngắn
– Tạo giống cây sạch bệnh
– Phục chế giống cây quý đang bị thoái hóa
– Giá thành hạ, tăng hiệu quả kinh tế.

1. Các hình thức sinh sản vô tính ở Động vật:


Phân đôi Nảy chồi Phân mảnh Trinh sinh

– Từ một các thể sinh ra 1 hay nhiều cá thể mới có bộ NST giống
Giốn hệt cá thể mẹ, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào
g trứng.
– Đều dựa trên sự phân bào nguyên nhiễm để tạo cá thể mới

Đại Động vật đơn Bọt biển và ruột Bọt biển và giun Kiến, rệp
diện bào và giun dẹp khoang dẹp

Dựa trên phân Dựa trên quá Cơ thể mẹ tạo Dựa trên sự
chia đơn giản tế trình nguyên nhiều mảnh phân chia của
bào chất và phân nhiều lần vụn, mỗi mảnh tb trứng (ko thụ
nhân tạo cá thể để tạo thêm 1 vụn qua nguyên tinh) theo kiểu
Khác mới (2n) chồi con tách phân tạo cơ thể nguyên phân
dần ra khỏi cá mới hoàn chỉnh phát triển thành
thể mẹ hình (2n) cá thể mới có bộ
thành cá thể NST đơn bội (n)
mới (2n)

1. Nhân bản vô tính: là chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng
đã lấy mất nhiều nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi. Phôi
này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.
Cách tiến hành (cừu Đôli):
+ Lấy trứng của con cừu ra khỏi cơ thể ( cừu cho trứng ) , sau đó loại bỏ nhân của tế
bào cho trứng
+ Lấy nhân TB tách ra từ TB vú của con cừu khác ( cừu cho nhân TB ) và đưa nhân
TB này vào TB trứng đã bị loại nhân .
+ Nuôi trứng đã được cấy nhân trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi , rồi cấy
phôi vào trong tử cung của con cừu khác để cho phôi phát triển và sinh nở bình
thường .
Ý nghĩa:
– Cải tạo giống 1 cách tốt nhất và hiệu quả nhất.
– Bảo tồn các động vật quý hiếm

1. Sinh sản hữu tính ở thực vật là sự hợp nhất của giao tử đực (n) và giao tử cái (n)
thành hợp tử (2n) khởi đầu của cá thể mới. Cơ chế dựa vào giảm phân, nguyên phân
và thụ tinh
Sinh sản hữu tính ở động vật là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và
hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử
phát triển thành cá thể mới. Cơ chế dựa vào NP, GP, thụ tinh.
Ưu điểm:
+ Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền, vì vậy động vật có
thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
Nhược điểm:
+ Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
2. Quá trình hình thành:
 Hạt phấn: Từ tb mẹ hạt phấn trong bao phấn (2n) qua giảm phân tạo ra 4 tế bào
con đơn bội (n). Mỗi tế bào con đơn bội qua nguyên phân tạo ra thể giao tử đực
(gồm 1 tb sinh sản (n), 1 tb sinh dưỡng) chính là hạt phấn. Tb sinh sản nguyên
phân tạo ra 2 tinh tử, tb sinh dưỡng thì phát triển thành ống phấn.
 Túi phôi: Từ tb mẹ của noãn trong bầu nhụy (2n) qua giảm phân tạo ra 4 đại bào
tử đơn bội (n), 3 đại bào tử tiêu biến chỉ còn 1 đại bào tử sống sót nguyên phân 3
lần tạo ra thể giao tử cái (túi phôi) gồm 1 tb trứng (n) (giao tử cái), 1 tb nhân cực
(2n), 2 tb kèm (n), 3 tb đối cực (n).

1. Thụ tinh kép: ở thực vật hạt kín là kiểu thụ tinh mà cả 2 giao tử đực cùng tham gia
vào quá trình thụ tinh cùng 1 lúc:
– Giao tử đực I (nhân I) kết hợp với tb trứng tạo ra hợp tử (2n) khởi đầu cơ thể mới
– Giao tử đực II (nhân II) kết hợp với nhân con 2n tạo ra tb tam bội (3n) khởi đầu cho
nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển.
Ý nghĩa: Tạo ra cấu trúc nội nhũ (3n), cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển
đến khi thành cây con tự dưỡng được, đảm bảo cho thế hệ sau thích nghi cao đối với
sự biến đổi của môi trường sống để duy trì nòi giống.

1. Quá trình hình thành:


 Hạt: Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt. Hợp tử
phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành một khối đa bào giàu
chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ. Nội nhũ (phôi nhũ) là mô nuôi dưỡng phôi
phát triển.
Có hai loại hạt: hạt nội nhũ (hạt cây Một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây Hai
lá mầm).
 Quả: Quả là do bầu nhuỵ phát triển thành. Bầu nhuỵ dày lên, chuyên hoá như một
cái túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt.
Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính. Quả không có hạt chưa
hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hoá.

1. Các hình thức ss hữu tính ở Động vật:


– Tự thụ tinh (tự phối): Động vật lưỡng tính mang cả giao tử đực và giao tử cái tự
thụ tinh với nhau tạo thành hợp tử
– Thụ tinh chéo: Động vật đơn tính, một cá thể mang tinh trùng, một cá thể mang
trứng. 2 loại giao tử này thụ tinh với nhau tạo ra hợp tử  cơ thể mới.
– Tiếp hợp: 2 cá thể áp chặt với nhau tạo cầu nối tế bào chất để trao đổi chất (có sự
tổ hợp vật chất di truyền).
1. Thụ tinh trong và ngoài:
Thụ tinh ngoài Thụ tinh trong

Hình thức thụ tinh mà trứng gặp Hình thức thụ tinh mà trứng gặp
Khái
tinh trùng và thụ tinh ở ngoài cơ tinh trùng và thụ tinh trong cơ
niệm
thể con cái quan sinh dục cái

– Con cái đẻ được nhiều – Hiệu suất thụ tinh cao
trứng trong cùng 1 lúc – Hợp tử được bảo vệ tốt, ít
– Đẻ được nhiều lứa hơn chịu ảnh hưởng của môi
Ưu trong cùng khoảng thời trường  tỉ lệ hợp tử phát
gian triển thành con cao
– Không tiêu tốn nhiều năng
lượng để thụ tinh

– Hiệu suất thụ tinh thấp – Tiên tốn nhiều năng lượng
– Hợp tử không được bảo vệ, cho việc thụ tinh (giao
Nhược chịu ảnh hưởng nhiều của phối)
môi trường  tỉ lệ nở và – Số lứa đẻ giảm, số lượng
phát triển thành con thấp con trên 1 lứa ít.

1. Đẻ trứng và đẻ con:


Đẻ trứng Đẻ con

Ưu – Vì không mang thai nên – Động vật có vú, chất dinh
con cái không khó khăn dưỡng từ cơ thể mẹ
khi tham gia hoạt động truyền qua nhau thai rất
sống phong phú, nhiệt trong cơ
– Trứng thường có vỏ bộc thể mẹ thích hợp cho sự
chống lại tác nhân môi phát triển của thai
trường (nhiệt, vsvật,…) – Phôi được bảo vệ tốt tỉ lệ
chết ở thai giảm

– MT sống bất lợi phôi phát – Mang thai gây khó khắn
triển kém và tỉ lệ nở thấp trong hoạt động sống của
Nhược – Trứng phát triển ngoài cơ động vật.
thể dễ bị các động vật – Tiêu tốn nhiều năng lượng
khác làm thức ăn để nuôi dưỡng thai nhi

1. Chiều hướng tiến hóa của sinh sản hữu tính ở động vật:
➢ Về cơ quan sinh sản:
– Từ chỗ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính (đực, cái).
– Từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến chỗ có cơ quan sinh sản rõ ràng.
– Từ chỗ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến chỗ
các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt: cá thể đực và cá thể cái. (đơn
tính).
➢ Về phương thức sinh sản:
– Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong với sự hình thành cơ
quan sinh dục phụ, bảo đảm cho xác xuất thụ tinh cao và không lệ thuộc vào môi
trường.
– Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo (giao phốig), bảo đảm cho sự đổi mới vật chất di
truyền.
Thụ tinh chéo chủ yếu xảy ra ở các động vật đơn tính, tuy nhiên ở một số động vật
lưỡng tính cũng xảy ra thụ tinh chéo do sự chín không đồng đều của các giao tử
hoặc các cơ qaun sinh dục đực và cái nằm xa nhau trên cơ thể.
➢ Về bảo vệ phôi và chăm sóc con: Càng lên cao những bậc thang tiến hoá, các
điều kiện đảm bảo cho sự phát triển phôi từ trứng đã thụ tinh càng tỏ ra hữu hiệu:
– Từ chỗ trúng phát triển hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh
đến chỗ bớt lệ thuộc.
– Từ chỗ con sinh ra không được bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng đến chỗ được bảo vệ,
chăm sóc và nuôi dưỡng.
➢ Chính những đặc điểm tiến hoá đó trong hình thức sinh sản của động vật đã đảm
bảo cho tỉ lệ sống sót của cá thế hệ con cái ngày càng cao và do đó tỉ lệ sinh ngày
càng giảm. Sự giảm tỉ lệ sinh cũng là một dấu hiệu tiến hoá trong sinh sản.
1. Đặc trưng của sinh sản hữu tính:
➢ Trong sinh sản hữu tính luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các tế bào
sinh dục (các giao tử), luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.
➢ Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.
1. Tại sao nói sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi và giúp cho quần
thể tồn tại được trong môi trường biến động?
Cơ sở của sinh sản hữu tính là sự phân bào giảm nhiễm mà điểm mấu chốt là sự
hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (noãn) và sự kết hợp giữa chúng.
Sinh sản hữu tính làm tăng tính biến dị di truyền ở thế hệ con. Thông qua giảm
phân và sự thụ tinh ngẫu nhiên, rất nhiều tổ hợp gen khác nhau sẽ được hình thành từ
một số ít bộ gen ban đầu. Mức biến dị di truyền của một quần thể càng lớn thì khả
năng thì khả năng thích nghi với môi trường biến động ngày càng cao. Trên nguyên
tắc khi môi trường thay đổi hoàn toàn và đột ngột, những cá thể con có mang tổ hợp
di truyền biến dị rất khác lạ sẽ có nhiều may, thích nghi hơn những cá thể con có kiểu
gen đồng nhất và giống hệt bố mẹ.
2. Nêu những nét đặc trưng giống và khác nhau trong quá trình hình thành hạt
phấn (thể giao tử đực) và túi phôi (thể giao tử cái)
Hạt phấn Túi phôi

Giốn Từ một tế bào mẹ lưỡng bội (2n) qua giảm phân hình thành nên 4 giao tử
g đơn bội (n). Bào tử đơn bội tiếp tục nguyên phân hình thành nên thể giao
tử: Thể giao tử đực (hạt phấn) và thể giao tử cái (túi phôi).

Khác Tất cá 4 tiểu bào tử (bào tử đực n) từ 4 đại bào tử đơn bội (bào tử cái)
đều thực hiện 2 lần nguyên phân 3 tiêu biến, chỉ có một đại bào tử
để tạo nên hạt phấn (thể giao tử). xếp trên cùng sống sót và tiến
hành 3 lần nguyên phân để tạo nên
tíu phôi thể giao tử cái).

3. Ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính:
– Tăng khả năng thích nghi của hậu thế đối với môi trường sống luôn biến đổi.
– Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên
và tiến hoá.
1. Cơ chế điều hòa sinh:
➢ Tinh: Hoocmon điều hòa sinh tinh hoạt động không mang tính chu kì
• Kích thích:
– Vùng dưới đồi tiết GnRH kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH và LH
– FSH kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng.
– LH kích thích tế bào kẽ tiết ra hoocmon Testostêrôn.
– Testostêrôn kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
• Ức chế: Khi nồng độ Testosteron trong máu tăng cao sẽ quay trở lại gây ức chế
vùng dưới đồi tiết GnRH kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH và LH (cơ chế
liên hệ ngược)  ức chế sản sinh tinh trùng và ức chế tiết ra Testostêrôn.
➢ Trứng: Hoocmon điều hòa sinh trứng hoạt động mang tính chu kì.
• Kích thích:
– Vùng dưới đồi tiết GnRH kích thích thùy trước tuyến yên tiết FSH và LH.
– FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết Ơstrôgen.
– LH kích thích làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng.
– Thể vàng tiết ra Ơstrôgen và progestêrôn kích thích niêm mạc tử cung phát triển
dày lên.
– Nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng lại thoái hóa, vùng dưới đồi lai kích
thích tiết GnRH… và một chu kì mới phát động trở lại để hình thành bao noãn mới.
• Ức chế: Khi nồng độ Ơstrôgen và progestêrôn trong máu tăng cao ức chế vùng
dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH, LH  ức chế sinh trứng và tiết hoocmôn
Ơstrôgen và progestêrôn.
Chương III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
1. Vị trí và vai trò của các mô phân sinh:
➢ MPS đỉnh:  Sinh trưởng sơ cấp
– Dạng cây: Cả 2 loại (1 và 2 lá mầm).
– Vị trí trong cây: đỉnh thân, đỉnh rễ, chồi nách.
– Vai trò: tạo ra nhiều tb giúp thân và rễ dài ra.
➢ MPS bên:  Sinh trưởng thứ cấp
– Dạng cây: thường là cây 2 lá mầm.
– Vị trí: phân bố theo hình trụ, dọc theo thân và rễ trưởng thành.
– Vai trò: hoạt động nguyên phân cho thân và rễ to ra theo bề ngang.
➢ MPS lóng:  Sinh trưởng sơ cấp
– Dạng cây: 1 lá mầm.
– Vị trí: Mắt của lóng.
– Vai trò: làm cho lóng của thực vật dài ra.
1. Phân biệt ST sơ cấp và thứ cấp:
Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp

Dạng cây 1 lá mầm và 2 lá mầm (chóp thân khi 2 lá mầm
còn non)

Nguyên Do hoạt động nguyên phân của MPS Do hoạt động nguyên phân của
nhân đỉnh và lóng MPS bên

Nơi diễn ra Đỉnh thân, đỉnh rễ, chồi nách. Mắt của Tầng sinh bần và tầng sinh mạch
lóng

Kết quả Làm cây cao lên, dài ra. Rễ dài ra Làm cây to ra theo chiều ngang

Đặc điểm Sắp xếp lộn xộn Sắp xếp định hướng, thành vòng
bó mạch

Kích thước Bé Lớn


thân

Thời gian Ngắn (thường là 1 năm) Dài (2 or nhiều năm)


sống

Sản phẩm Mạch dẫn sơ sấp (rây gỗ) Mạch dẫn thứ cấp: gỗ lõi, gỗ dác,
mạch rây.

2. Các Hoocmôn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của động vật có
xương sống:
– Hoocmôn sinh trưởng: (thùy trước tuyến yên) có tác dụng kích thích phân chia
tế bào và tăng kích thước của tb qua tăng tổng hợp protêin. Kích thích phát triển
xương (xương dài ra và to lên)
– Tirôxin: (tuyến záp) có tác dụng kích thích chuyển hóa ở tế bào và kích thích quá trình
sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
– Ơstrôgen (buồng trứng) và Testostêrôn (tinh hoàn) đều có tác dụng kích thích
sinh trưởng và phát mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
 Riêng Testostêrôn còn làm tăng mạnh tổng hợp protêin, phát triển mạnh cơ
bắp.
Các Hoocmôn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của động vật
không có xương sống:
– Ecđixơn (tuyến trước ngực) gây lột xác và biến sâu thành nhộng và bướm.
– Juvenin (thể Allata) có tác dụng ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm. Nồng
độ Juvenin giảm dần qua từng giai đoạn. Và khi Juvenin ngừng tiết, Ecđixơn biến
sâu thành nhộng và sau đó biến thành bướm.
1. Hoocmôn thực vật:
Tên Tác động
Nơi sản sinh Ứng dụng
hoocmôn Mức tế bào Mức cơ thể

Đỉnh thân Kích thích quá tham gia hướng động Kích thích ra rễ
Đỉnh cành trình nguyên ứng động, kích thích ra ở cành giâm,
Auxin phân và sinh rễ phụ. Gây ra hiện cành chiết.
(AIA) trưởng dãn dài tb tượng ưu thế đỉnh Tăng tỉ lệ thụ
quả, nuôi cấy
mô tb thực vật.

Lá và rễ tăng số lần kích thích sự nảy mầm Kích thích nảy
nguyên phân và của hạt, chồi, củ. Kích mầm cho khoai
tăng sinh trưởng thích sinh trưởng chiều tây,kích thích
dãn dài của tb cao, tăng tốc độ fân giải sinh trưởng
Gibêrelin chồi bột chiều cao cây
(GA) lấy sợi,tăng tốc
độ phân giải
tinh bột để sản
xuất mạch
nha, đồ uống
Rễ Tăng quá trình Hoạt hóa sự phân hóa Kích thích ra
phân chia tế bào, và phát sinh chồi thân chồi bên trong
Xitokinin
chậm quá trình (bên) ở mô callus nuôi cấy mô
gia tb

Lá già, hoa Ức chế sự phân Ức chế sinh trưởng dãn Kích thích quả
già, quả chín chia tb, làm tăng dài, tăng sinh trưởng mau chín, tạo
quá trình già của chiều ngang quả trái
Etylen tb vụ( dứa, xoài)

Kích thích tạo


rễ ở cành giâm

Mô TV có Ức chế sự phân Kích thích sự rụng lá. Ức chế sự chín
mạch or có chia tb, làm tăng và ngủ của hạt,
Ức chế sự sinh trưởng
Axit hoa (lá, chóp quá trình già của bảo vệ hạt
của cành, lóng.
Abxixic rễ, các cơ tb giống, củ giống
(AAB) quan đang Gây ngủ ở hạt, chồi.
hóa già) Điều chỉnh sự đóng mở
khí khổng

2. Phân biệt Sinh trưởng – Phát triển không quá biến thái, qua biến thái hoàn
toàn và không hoàn toàn
ST-PT ko qua biến thái ST-PT qua BT hoàn toàn ST-PT qua BT ko hoàn
toàn

Đa số đv có xương sống Đa số côn trùng (bướm, Một số loài côn trùng và
Đại (cá, bò sát, chim, thú) muỗi, ruồi) và lưỡng cư giáp xác
diện và một số đvật không
xương sống

Hợp tử phân chia nhiều Trong trứng hợp tử Trong trứng hợp tử phân
GĐoạ lần tạo thành fôi, fôi fân phân chia thành fôi, fôi chia thành fôi, fôi fân
n phôi hóa thành cơ quan, bộ fân hóa và tạo thành cơ hóa và tạo thành cơ
fận con non quan của ấu trùng quan của ấu trùng

Không có sự BT: con non Có sự BT hoàn toàn: ấu Có sự BT ko hoàn toàn:
(sau khi sinh/nở) có hình trùng và con trưởng ấu trùng phát triển gần
Gđoạ thái, cấu tạo, sinh lí thành có sự khác nhau giống với con trưởng
n hậu tương tự con trưởng rõ rệt về hình thái, cấu thành nhưng chưa hoàn
fôi thành tạo, sinh lí thiện phải trải qua quá
trình lột xác  con
trưởng thành.

Khái Là kiểu ST-PT mà con Là kiểu ST-PT mà ấu Là kiểu ST-PT mà ấu
niệm non có hình thái, cấu trùng có hình thái, cấu trùng gần giống với con
tạo, sinh lí tương tự con tạo, sinh lí rất khác so trưởng thành nhưng
trưởng thành. với con trưởng thành chưa hoàn thiện và fải
Con non  con trưởng Có thể trải qua quá trải qua nhiều lần lột xác
thành không qua gđoạn trình trung gian  con (sau 1 lần sự khác biệt
lột xác trưởng thành không lớn lắm)

Chương II: A. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT


1. So sánh:
Hướng động Ứng động

Đều là sự phản ứng của thực vật đối với tác nhân kích
thích của MT
Giống
Đều giúp cơ thể TV thay đổi, thích nghi với sự thay đổi
của MT

Phản ứng của cây trước Phản ứng của cây trước tác
Khái niệm tác nhân kích thích từ 1 nhân kích thích không xác
hướng xác định định

Theo 1 hướng xác định Không định hướng theo


Đặc điểm kích thích hướng kích thích mà phụ
thuộc vào cấu trúc cơ quan

Có hướng động (+) và (-) ỨĐ sinh trưởng và ko sinh
Các dạng
trưởng

Mức độ phản ứng Chậm Nhanh

Do sự phân bố không Do cử động sức trương


đồng đều của hoocmôn nước, co rút chất nguyên
Cơ chế sinh trưởng Auxin sinh, biến đổi quá trình
sinh lí, sinh hóa theo nhịp
đồng hồ sinh học

Hình trụ (rễ, thân, Hình dẹp (lá, hóa,...)


Cấu tạo cơ quan thực hiện
cành,...)

2. Trình bày hướng sáng (+) của thân và hướng sáng (-) của rễ:
➢ Hướng sáng (+) của thân: Auxin di chuyển từ fía có ánh sáng  fía ko có ánh
sáng làm cho tb ở fía có ánh sáng sinh trưởng nhanh tb dãn dài ra và phân chia
nhanh => cơ quan fía ko có ánh sáng dài ra => thân sẽ uốn về fía có ánh sáng.
➢ Hướng sáng (-) của rễ: Auxin di chuyển từ fía ko có ánh sáng  fía có ánh sáng
=> các tb ở fía có ánh sáng sinh trưởng nhanh => cơ quan ở fía có ánh sáng dãn
dài ra => rễ uốn về fía ko có ánh sáng.
1. Trình bày cơ chế hướng tiếp xúc của thân leo or tua cuốn: Trước khi bị tiếp
xúc thì thân leo or tua cuốn mọc thẳng. Đến khi có sự tiếp xúc thì Auxin di chuyển
từ fía bị tiếp xúc sang fía ko bị tiếp xúc => tb ở fía ko được tiếp xúc sinh trưởng
phát triển nhanh (dãn dài ra) => thân leo or tun cuốn sẽ uốn về fía bị tiếp xúc.
2. Trình bày cơ chế hướng trọng lực (+) của rễ và (-) của ngọn cây:
➢ Hướng trọng lực (+) của rễ: Auxin di chuyển từ fía ko được kích thích (trọng lực)
 fía được kích thích nhưng do nồng độ Auxin phù hợp cho Rễ phát triển là
rất thấp nên gây ra hiện tượng ức chế ở fía được kích thích làm cho fía được kích
thích không phát triển, còn fía ko được kích thích do nồng độ Axuin ít nên phát
triển nhanh => rễ uốn về fía được kích thích (xuống)
➢ Hướng trọng lực (-) của ngọn: Auxin di chuyển từ fía ko được kích thích (trọng
lực)  fía được kích thích làm cho fía được kích thích sinh trường nhanh => ngọn
cây uốn về fía ko được kích thích (lên)
Chương II: B. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
1. Đặc điểm của hệ thần kinh dạng lưới.
– Đại diện: ĐV có cơ thể đối xứng tỏa tròn thuộc ngành ruột khoang.
– Cấu trúc hệ thần kinh: + Các tb thần kinh nằm rải rác khắp cơ thể, liên hệ với
nhau.
+ Các tb thần kinh có các sợi thần kinh liên hệ với tb
cảm giác, tb biểu mô cơ.
+ Cung phản xạ: tb cảm giác truyền ktmạng lưới thần kinh truyền kt
tb biểu mô cơ
– Hình thức phản ứng: khi kích thích tại 1 điểm bất kì cũng gây ra phản ứng toàn thân.
– Ưu điểm: chính xác hơn, có phản ứng nhanh hơn, kịp thời hơn so với ĐV chưa có
hệ TK
– Nhược điểm: chưa thật chính xác vì kích thích tại bất kì điểm nào cũng gây fản
ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng và thời gian để truyền xung TK và fản
ứng trả lời.
1. Chiều hướng tiến hóa của hệ TK ở ĐV:
– Các tb thần kinh fân tán ở khắp cơ thể ở hệ TK dạng lưới  các tb TK tập trung
thành chuỗi hạch TK và các hạch TK ở thân mềm, chân khớp  tập trung lại
thành hệ TK dạng ống.
– Các tb TK ngày càng có xu hướng tập trung ở fần đầu (đầu hóa), xuất hiện hạch
não, não phát triển dần  sự hình thành và phát triển các giác quan: + Dễ di
chuyển
+ Tạo điều kiện hình thành các
phản xạ phức tạp, phản xạ ngày càng nhiều và phong phú  dễ thích ứng với môi
trường
– TK đối xứng tỏa tròn  TK đối xứng 2 bên: hạn chế chế độ lan truyền phản ứng 
tiết kiệm time và năng lượng truyền phản ứng.
 Mức độ tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
1. Chiều hướng tiến hoá của các hình thức cảm ứng ở động vật:
– Về cơ quan cảm ứng: từ chỗ chưa có cơ quan chuyên trách đến chỗ có cơ quan
chuyên trách thu nhận và trả lời kích thích. ở động vật có hệ thần kinh, từ dạng
thần kinh lưới đến dạng thần kinh chuỗi, thần kinh hạch và cuối cùng là dạng thần
kinh ống.
– Về cơ chế cảm ứng (sự tiếp nhận và trả lời kích thích): từ chỗ chỉ là sự biến đổi cấu
trúc của các phân tử prôtêin gây nên sự vận động của chất nguyên sinh (ở các
động vật đơn bào) đến sự tiếp nhận dẫn truyền kích thích và trả lời lại các kích
thích (ở các sinh vật đa bào).
– Ở các động vật có tổ chức hệ thần kinh: từ phản xạ đơn đến phản xạ chuỗi, từ
phản xạ không điều kiện đến phản xạ có điều kiện, nhờ đó mà cơ thể có thể thích
ứng linh hoạt trước mọi sự đổi thay của điều kiện môi trường.
 Sự hoàn thiện của các hình thức cảm ứng là kết quả của quá trình phát triển lịch
sử, bảo đảm cho cơ thể thích nghi để tồn tại và phát triển.
1. Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?
Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào
nghỉ ngơi, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện
dương.
3 yếu tố hình thành điện thế nghỉ:
– Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của icon qua màng tế bào.
– Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion (cổng ion mở hay đóng).
– Bơm Na – Ka.
Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu là do:
– Nồng độ ion Kali bên trong cao hơn bên ngoài tế bào.
– Các cổng kali mở (tính thấm chọn lọc đối với K+) nên các K+ ở sát màng tế bào
đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát mặt ngoài màng tế
bào, làm cho mặt ngoài màng tích điện (+) so với mặt trong màng tích điện (-).
– Bơm Na - K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào
giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào  Duy trì được
điện thế nghỉ.
1. Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thế
nào ?
– Điện thế hoạt động là sự biến đổi rất nhanh điện thế nghỉ ở màng tế bào, từ phân
cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
Cơ chế:
– Khi bị kích thích, màng tb chỉ có tính thấm với Na+ nên cổng Na+ mở, Na+ khuếch
tán qua màng vào bên trong tế bào gây ra mất phân cực
– Na+ vẫn tiếp tục di chuyển làm cho bên trong màng tb mang (+), bên ngoài màng
(-) gây ra đảo cực.
– Tiếp đó, cổng K+ mở rộng hơn, còn cổng Na+ đóng lại do tính thấm của màng đối
với Na+ chỉ duy trì trong time ngắn. K+ đi qua màng ra ngoài tế bào dẫn đến tái
phân cực (bên ngoài (+), bên trong (-).
1. Cơ chế truyền tin qua Xinap:
– Xung TK lan truyền từ sợi TK đến chùy Xinap và làm Ca2+ đi vào trong chùy Xinap
(làm thay đổi tính thấm đối với màng trước).
– Ca2+ vào làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học (TGHH) gắn vào màng
trước và vỡ ra, chất TGHH được giải phóng và đi qua khe Xinap đến màng sau.
– Chất TGHH gắn vào thụ thể ở màng sau Xinap làm xuất hiện điện thế hoạt động ở
màng sau và lan truyền đi tiếp
– Sau khi điện thế hạot động ở màng sau và lan truyền đi tiếp thì trên màng sau có
các enzim để fân hủy chất TGHH thành các chất đơn giản  quay trở lại màng
trước, đi vào chùy Xinap và được tái tổng hợp lại.
1. Lan truyền xung thần kinh trên sợi TK không có màng miêlin và có màng
miêlin:
Sợi TK có bao miêlin Sợi TK không có bao miêlin
Xung TK lan truyền theo lối “nhảy cóc” từ Xung TK lan truyền liên tục từ vùng này
eo ranvie này sang eo ranvie khác. sang vùng khác
Vận tốc nhanh hơn: 100m/s Vận tốc chậm: 3~5m/s
Tiêu tốn ít năng lượng hơn Tiêu tốn nhiều năng lượng hơn

2. Tập tính là gì? Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được?
– Tập tính là những chuỗi những phản ứng của động vật trả lời lại kích thích từ môi
trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó động vật thích nghi với môi
trường sống và tồn tại.
TT bẩm sinh TT học được
Tập tính bẩm sinh là những hoạt Tập tính học được là loại tập tính
động cơ bản của động vật, sinh ra đã được hình thành trong quá trình
có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho sống, thông qua học tập và rút kinh
loài nghiệm, có thể thay đổi
Mang tính di truyền Không mang tính di truyền
Mang tính chủng loại (đặc trưng cho Mang tính đặc trưng cho cá thể
loài)
VD: Nhện thực hiện rất nhiều động VD: Một số động vật vốn không sợ
tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi người nhưng nếu bị đuổi bắt, chúng
tơ thành một tấm lưới. Tập tính sẽ học được kinh nghiệm chạy trốn
phóng lưỡi bắt mồi của cóc, tập tính thật nhanh khi nhìn thấy người,
sinh sản ở động vật, tập tính di cư, chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ
ve sầu kêu vào ngày hè oi ả, ếch đực chạy.
kêu vào mùa sinh sản.

1. Phân biệt:
Phản xạ có điều kiện Phản xạ không có điều kiện
Không mang tính bẩm sinh, di
Mang tính bẩm sinh, di truyền
truyền
Số lượng không hạn chế Số lượng ít và hạn chế
Fụ thuộc nhiều vào môi trường
Ít fụ thuộc vào môi trường sống
sống
Không cần phải củng cố thường
Cần fải được củng cố thường xuyên
xuyên
Do não bộ điều khiển Do tủy sống điều khiển

You might also like