You are on page 1of 33

Thủ tục chấp thuận thành lập công ty chứng khoán của

NHTM
Thứ sáu, 12 Tháng 11 2010 16:18

- Trình tự thực hiện:


+ Bước 1: Ngân hàng thương mại có nhu cầu thành lập công ty chứng khoán phải gửi tới Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng) bộ hồ sơ;
+ Bước 2: Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng) thẩm định hồ
sơ;

+ Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận
hoặc từ chối chấp thuận việc thành lập Công ty chứng khoán của Ngân hàng thương mại. Trường hợp từ
chối chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nói rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Qua Bưu điện
+ Trụ sở cơ quan hành chính
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc
thành lập công ty chứng khoán;
+ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc thành lập Công ty chứng khoán;
+ Văn bản chấp thuận cho đặt trụ sở Công ty chứng khoán của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
nơi dự định đặt trụ sở Công ty chứng khoán;
+ Đề án thành lập công ty chứng khoán;
+ Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán;
+ Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh trong 2
năm gần nhất;
+ Bản thuyết trình về cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện phục vụ cho việc kinh doanh chứng khoán.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Đã có thời hạn hoạt động tối thiểu 5 năm
+ Hoạt động kinh doanh có lãi, có nợ quá hạn dưới 5% tổng dư nợ cho vay
+ Bộ máy quản trị điều hành và hệ thống kiểm tra nội bộ hoạt động có hiệu quả.
+ Không vi phạm các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp
luật.
+ Có vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật.
+ Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh chứng khoán.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 04/1999/TT-NHNN5 ngày 2/11/1999 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc thành lập công ty chứng khoán của ngân hàng thương mại.
Ngày hiệu lực của văn bản: 17/11/1999.
Thủ tục chấp thuận thành lập công ty chứng khoán của ngân hàng thương mại (Ngày cập
nhật : 03/02/2010)

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Ngân hàng thương mại có nhu cầu thành lập công ty chứng khoán phải gửi
tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng) bộ
hồ sơ;
+ Bước 2: Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân
hàng) thẩm định hồ sơ;
+ Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước
xem xét, chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận việc thành lập Công ty chứng khoán của Ngân
hàng thương mại. Trường hợp từ chối chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nói rõ lý
do.
- Cách thức thực hiện:
+ Qua Bưu điện
+ Trụ sở cơ quan hành chính
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
chấp thuận việc thành lập công ty chứng khoán;
+ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc thành lập Công ty chứng khoán;
+ Văn bản chấp thuận cho đặt trụ sở Công ty chứng khoán của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố nơi dự định đặt trụ sở Công ty chứng khoán;
+ Đề án thành lập công ty chứng khoán;
+ Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán;
+ Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tình hình hoạt động
kinh doanh trong 2 năm gần nhất;
+ Bản thuyết trình về cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện phục vụ cho việc kinh
doanh chứng khoán.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân
hàng
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Đã có thời hạn hoạt động tối thiểu 5 năm
+ Hoạt động kinh doanh có lãi, có nợ quá hạn dưới 5% tổng dư nợ cho vay
+ Bộ máy quản trị điều hành và hệ thống kiểm tra nội bộ hoạt động có hiệu quả.
+ Không vi phạm các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng và các
quy định khác của pháp luật.
+ Có vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật.
+ Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh chứng khoán.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 04/1999/TT-NHNN5 ngày
2/11/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc thành lập công ty chứng
khoán của ngân hàng thương mại. Ngày hiệu lực của văn bản: 17/11/1999.
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 84/2010/NĐ-CP Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2010
NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 14/2007/NĐ-CP NGÀY 19
THÁNG 01 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;


Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm
2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, như sau:

1. Sửa đổi Điều 1 như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán về chào bán chứng
khoán ra công chúng, công ty đại chúng, niêm yết chứng khoán, công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ và công ty đầu tư chứng khoán.”

2. Bổ sung Điều 3a sau Điều 3 như sau:

“Điều 3a. Quy định chung về việc chào bán chứng khoán ra công chúng

1. Tổ chức, cá nhân không được chào bán chứng khoán ra công chúng trong các trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp không đủ điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định tại Điều
12 Luật Chứng khoán;

b) Chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp; trừ các trường hợp quy định
tại khoản 4 và 5 Điều 4 Nghị định này.

2. Việc đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải do tổ chức phát hành thực hiện, trừ
các trường hợp sau:

a) Chủ sở hữu Nhà nước (bao gồm cả các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước) thực hiện bán phần
vốn nhà nước do Tập đoàn, Tổng Công ty nắm giữ ra công chúng nhằm thực hiện quyền đại diện
chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.
b) Cổ đông lớn bán phần vốn sở hữu trong các công ty đại chúng ra công chúng.

Bộ Tài chính quy định trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng đối với các trường
hợp quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này.

3. Tổ chức phát hành phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng thương mại để phong
tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán. Trường hợp tổ chức phát hành là ngân hàng thương mại thì
phải lựa chọn một ngân hàng thương mại khác để phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành phải báo cáo Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả chào bán kèm theo xác nhận của ngân hàng thương mại
nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt chào bán. Sau khi gửi báo cáo Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước, tổ chức phát hành được giải tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.

4. Định kỳ 6 tháng, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cho đến khi hoàn thành việc giải ngân, tổ
chức phát hành phải công bố thông tin về tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán. Trường
hợp thay đổi mục đích sử dụng vốn, tổ chức phát hành phải công bố thông tin về lý do thay đổi
và Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc thay đổi hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với tổ chức phát hành nước ngoài quy định tại Điều 17a
Nghị định này”.

3. Bổ sung khoản 7, 8 và 9 Điều 4 như sau:

“7. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chào bán cổ phần ra công chúng để thành lập tổ chức tín dụng là công
ty cổ phần thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

8. Trường hợp chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty cổ phần hình thành sau quá
trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp thì phải có thời gian hoạt động từ một năm trở lên và có
kết quả hoạt động kinh doanh có lãi tính đến thời điểm đăng ký chào bán.

9. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng để hoán đổi cổ phiếu và thực
hiện việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”

4. Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 5 như sau:

“c) Trường hợp tổ chức phát hành có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu trong
thời hạn của trái phiếu chuyển đổi thì hồ sơ chào bán phải nêu rõ rủi ro đối với quyền lợi của
người mua trái phiếu kèm theo phương án đền bù cho nhà đầu tư để đảm bảo quyền lợi của nhà
đầu tư.”

5. Bổ sung điểm d khoản 1 Điều 6 như sau:

“d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối”.

6. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 6 như sau:


“b) Các tài liệu chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nội dung
công bố thông tin theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.”

7. Bổ sung Chương IIa sau Chương II như sau:

“Chương IIa

CÔNG TY ĐẠI CHÚNG

Điều 7a. Giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng

1. Chứng khoán của các công ty đại chúng đủ điều kiện niêm yết theo quy định tại Điều 8 và
Điều 9 Nghị định này được giao dịch tại các Sở giao dịch chứng khoán.

2. Chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết tại các Sở giao dịch chứng khoán được
giao dịch theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 7b. Chấm dứt tư cách công ty đại chúng

1. Ngoại trừ công ty đại chúng đã chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc đã niêm yết cổ
phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán, đối với công ty đại chúng theo quy định tại khoản 2 Điều
25 Luật Chứng khoán phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công
bố thông tin ra công chúng về việc chấm dứt tư cách công ty đại chúng trong thời hạn ba mươi
(30) ngày, kể từ ngày không còn đủ một trăm (100) nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư
chứng khoán chuyên nghiệp hoặc vốn điều lệ điều chỉnh xuống dưới mười (10) tỷ đồng Việt
Nam.

2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước về việc chấm dứt tư cách công ty đại chúng trong thời hạn bảy (07)
ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của công ty về việc chấm dứt tư cách công ty đại chúng.”

8. Sửa đổi tên Điều 8 như sau:

“Điều 8. Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh”.

9. Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 8 như sau:

“d) Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông không phải
là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không phải là cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp
doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ.”

10. Bổ sung điểm g khoản 1 Điều 8 như sau:


“g) Bộ Tài chính quy định điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty cổ phần hình thành sau quá
trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;”

11. Bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 8 như sau:

“đ) Bộ Tài chính quy định điều kiện niêm yết trái phiếu của công ty cổ phần hình thành sau quá
trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;”

12. Bãi bỏ khoản 4 Điều 8.

13. Bổ sung khoản 5 Điều 8 như sau:

“5. Bộ Tài chính quy định cụ thể điều kiện niêm yết đối với các loại chứng khoán khác và điều
kiện niêm yết đối với từng bảng giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh.”

14. Sửa đổi tên Điều 9 như sau:

“Điều 9. Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội”.

15. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 9 như sau:

“b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước thời điểm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có
các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và
có tình hình tài chính lành mạnh tính đến thời điểm đăng ký niêm yết;”

16. Bổ sung điểm g khoản 1 Điều 9 như sau:

“g) Điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập
doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính;”

17. Sửa đổi khoản 3 và 6 Điều 9 như sau:

“3. Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương
được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo đề nghị của tổ chức phát hành trái
phiếu.

6. Bộ Tài chính quy định cụ thể điều kiện niêm yết đối với các loại chứng khoán khác và điều
kiện đối với từng bảng giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.”

18. Bãi bỏ khoản 4, khoản 5 Điều 9.

19. Bổ sung Điều 9a sau Điều 9 như sau:

“Điều 9a. Niêm yết chứng khoán của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần
Đối với trường hợp đăng ký niêm yết chứng khoán của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần,
ngoài các điều kiện quy định tại Điều 8 và 9 Nghị định này còn phải được sự chấp thuận của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

20. Bỏ cụm từ “Trung tâm Giao dịch Chứng khoán” tại Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13,
Điều 14, Điều 16 và Điều 26 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP.

21. Sửa đổi điểm đ khoản 1 Điều 14 như sau:

“đ) Kết quả sản xuất, kinh doanh bị lỗ trong ba năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá vốn
chủ sở hữu trong báo cáo tài chính năm gần nhất trước thời điểm xem xét.”

22. Sửa đổi khoản 3 Điều 15 như sau:

“3. Đáp ứng các điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán của nước mà cơ quan quản lý
thị trường chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán đã có thỏa thuận hợp tác với Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước hoặc Sở Giao dịch Chứng khoán của Việt Nam.”

23. Bổ sung Mục 3 gồm Điều 17a và Điều 17b vào Chương III như sau:

“MỤC 3. CHÀO BÁN VÀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM CỦA TỔ
CHỨC PHÁT HÀNH NƯỚC NGOÀI

Điều 17a. Điều kiện chào bán và niêm yết chứng khoán tại Việt Nam của tổ chức phát hành
nước ngoài

Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài được chào bán chứng khoán ra
công chúng và niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam khi đáp ứng
các điều kiện sau đây:

1. Điều kiện tổ chức phát hành nước ngoài được chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt
Nam:

a) Có dự án đầu tư tại Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có phương án phát hành
và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng để đầu tư vào dự án tại
Việt Nam;

b) Có cam kết của tổ chức nước ngoài thực hiện dự án tại Việt Nam;

c) Có cam kết không chuyển vốn huy động được ra nước ngoài và không rút vốn tự có đối ứng
trong thời hạn của dự án được cấp phép;

d) Có cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của tổ chức phát hành theo quy định của pháp luật
Việt Nam;
đ) Được tối thiểu 01 công ty chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam tham gia bảo lãnh
phát hành;

e) Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành chứng khoán tại
Việt Nam.

2. Điều kiện niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài trên Sở giao dịch chứng
khoán tại Việt Nam:

a) Là chứng khoán phát hành tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Số lượng chứng khoán đăng ký niêm yết tương ứng với số lượng chứng khoán được phép
chào bán tại Việt Nam;

c) Có cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của tổ chức niêm yết theo quy định của pháp luật
Việt Nam;

d) Được một (01) công ty chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam tham gia tư vấn
niêm yết chứng khoán.

Điều 17b. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận đăng ký chào bán và niêm yết, hủy niêm yết chứng
khoán của tổ chức phát hành nước ngoài tại Việt Nam

Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận đăng ký chào bán và niêm yết, hủy niêm yết chứng khoán tại
Việt Nam của tổ chức nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”

24. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:

“3. Mức vốn pháp định của công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ có vốn đầu tư nước ngoài,
chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam là hai mươi lăm (25) tỷ đồng Việt Nam.”

25. Bổ sung Điều 20a sau Điều 20 như sau:

“Điều 20a. Dịch vụ tư vấn tài chính và dịch vụ tài chính khác của công ty chứng khoán.

Bộ Tài chính hướng dẫn các dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ tài chính khác quy định tại khoản 3
Điều 60 Luật Chứng khoán và quy định các điều kiện để công ty chứng khoán được cung cấp và
thực hiện các loại dịch vụ này.”

26. Sửa đổi khoản 4 Điều 21 như sau:

“4. Quản lý vốn đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán:

a) Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ được tự quản lý vốn đầu tư hoặc ủy thác cho
một công ty quản lý quỹ quản lý vốn đầu tư;
b) Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng không được tự quản lý vốn đầu tư mà phải ủy thác cho
công ty quản lý quỹ quản lý vốn đầu tư;

c) Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán ủy thác cho công ty quản lý quỹ quản lý vốn đầu tư,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc (nếu có), Chủ tịch Hội
đồng quản trị và tối thiểu hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng quản trị của công ty đầu tư
chứng khoán phải độc lập với công ty quản lý quỹ.”

27. Bãi bỏ khoản 5 Điều 21.

28. Ghép Điều 22 và Điều 23 thành Điều 22 và sửa đổi như sau:

“Điều 22. Hồ sơ, thủ tục đăng ký chào bán cổ phiểu ra công chúng và thủ tục cấp giấy phép
thành lập và hoạt động công ty đầu tư chứng khoán đại chúng

Việc chào bán cổ phần ra công chúng và cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty đầu tư
chứng khoán đại chúng thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.”

29. Sửa đổi điểm g khoản 1 Điều 24 như sau:

“g) Các tài liệu khác theo quy định tại Điều 22 Nghị định này”

30. Bãi bỏ Điều 28.

31. Bãi bỏ khoản 1 Điều 29.

Điều 2. Điều khoản thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 9 năm 2010.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định
này./.

TM. CHÍNH PHỦ


THỦ TƯỚNG
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Nguyễn Tấn Dũng
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN

1. Hồ sơ Đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần bao gồm:

1.1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.

1.2. Dự thảo Điều lệ Công ty (được người đại diện theo pháp luật, các cổ đông sáng
lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập ký từng trang)

1.3. Danh sách Cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần

1.4. Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) một
trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc
Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam ở trong nước) đối với cổ đông sáng
lập là cá nhân.

1.5. Bản sao: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy
tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác. Bản sao hợp lệ (bản sao
có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) một trong các giấy tờ chứng thực cá
nhân (Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với
công dân Việt Nam ở trong nước) của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ
quyền tương ứng đối với cổ đông sáng lập là pháp nhân

1.6. Các loại giấy tờ khác:- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của
pháp luật phải có vốn pháp định).

- Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp) chứng chỉ
hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và các cá nhân khác quy định tại Khoản 13
Điều 4 Luật Doanh nghiệp (đối với Công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề mà theo
quy định của pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề)

2. Số lượng hồ sơ nộp: 01 bộ hồ sơ

Thủ tục thành lập công ty


Theo luật Doanh nghiệp 2005:

Thủ tục thành lập công ty


1. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của
Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về
tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và
cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ
ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo
bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và
các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ
khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập
doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.
4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực
hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân


1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh
doanh có thẩm quyền quy định.
2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp
khác.
3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh
nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
4. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh
doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh


1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh
doanh có thẩm quyền quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng
thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công
ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp
định.
5. Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với công ty hợp
danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành
nghề.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn


1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh
doanh có thẩm quyền quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy
chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người
đại diện theo uỷ quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng
trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công
ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với
công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ
hành nghề.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh
doanh có thẩm quyền quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng
minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện
theo uỷ quyền.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng
trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công
ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với
công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ
hành nghề.
Quyền thành lập DN, hợp đồng ký trước
Theo luật DN 2005 - Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh
nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và
quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại
Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản
nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp
trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà
nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp
của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng
lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh
doanh;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn
vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản
nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
về cán bộ, công chức.

Hợp đồng trước đăng ký kinh doanh


1. Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền được ký các loại
hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi đăng ký
kinh doanh.
2. Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp là người tiếp nhận
quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp doanh nghiệp không được thành lập thì người ký kết hợp đồng theo quy
định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm tài sản về
việc thực hiện hợp đồng đó.

Các văn bản quy định về ĐKKD


Các văn bản quy định về ĐKKD

1. Luật doanh nghiệp 2003.


2. Luật doanh nghiệp 2005.
3. Luật hợp tác xã.
4. Nghị định 87.2005.ND-CP Về đăng ký kinh doanh hợp tác xã.
5. Nghị định 88.2006.ND-CP đăng ký kinh doanh.
6. Nghị định 177.2004.ND-CP của chính phủ QĐ chi tiết một số điều cuat luật HTX năm 2003.
7. Nghị định 180.2004.ND-CP Về thành lập mới, tổ chức lại và giải thể Cty nhà nước.
8. Quyết định 10.2007.QD-TT 23.01.2007 về Ban hành hệ thống nghành kinh tế VN.
9. TT 05.2005.TT-BKH 15.12.2005 HD QĐ tại NĐ 87.2005.ND-CP 11.7.2005 của CP về ĐKKD HTX.
10. TT 86.2003.TT-BTC HD mẫu tờ cổ phiếu và sổ chứng nhận cổ đông trong các CTy CP.
11. TTLT 07.2001.TTLT.BKH-TCTK 1.11.2001 HD ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong ĐKKD.
12. Thông tư liên tịch số 10.2000.TTLTBKH-BTP-BNG-BCA 15.08.2000.
13. Quyết định 337/QĐ-BKH ngày 10/04/2007 - Ngành nghề trong kinh doanh.

Chuyển đổi công ty TNHH -> Cổ phần hoặc ngược lại


Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc
ngược lại. Thủ tục chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (sau đây
gọi là công ty được chuyển đổi) thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
(sau đây gọi là công ty chuyển đổi) được quy định như sau:

1. Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết
định chuyển đổi và Điều lệ công ty chuyển đổi. Quyết định chuyển đổi phải có các nội
dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty được chuyển đổi; tên, địa chỉ trụ
sở chính của công ty chuyển đổi; thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp,
cổ phần, trái phiếu của công ty được chuyển đổi thành tài sản, cổ phần, trái phiếu, phần
vốn góp của công ty chuyển đổi; phương án sử dụng lao động; thời hạn thực hiện
chuyển đổi;
2. Quyết định chuyển đổi phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người
lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định;
3. Việc đăng ký kinh doanh của công ty chuyển đổi được tiến hành theo quy định của
Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định
chuyển đổi.
Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; công ty chuyển
đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ
chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển
đổi.

Thành lập công ty chứng khoán


08:30:00 24/03/2008
Hỏi: Tôi hiện đang có một số vốn nhàn rỗi và muốn tham gia mở một công ty chứng khoán. Tôi
muốn biết về hình thức, điều kiện thành lập.

Trả lời:
1.Theo quy định tại Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11, Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công
ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán. Giấy phép này
đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Điều kiện mở công ty chứng khoán bao gồm (Điều 62 - Luật Chứng khoán):

- Có trụ sở; có trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán.

- Đáp ứng đủ số vốn pháp định (môi giới chứng khoán: 25 tỷ VNĐ; tự doanh chứng khoán: 100 tỷ VNĐ; bảo lãnh
phát hành chứng khoán:165 tỷ VNĐ; tư vấn đầu tư chứng khoán: 15 tỷ VNĐ) và vốn góp không được là vốn vay
dưới bất kỳ hình thức nào.

- Giám đốc hoặc tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán thì phải có chứng chỉ
hành nghề chứng khoán

Điều kiện thành lập công ty


Tư vấn Thành lập Công ty

Để thành lập công ty và hoạt động trong một lĩnh vực nào đó ta phải đáp ứng các điều kiện theo
quy định của pháp luật.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005, có các loại hình doanh nghiệp như sau: Công
ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH Hai thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp
danh và doanh nghiệp tư nhân.

1. Tên doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên
cùng địa bản tỉnh, thành phố (đáp ứng các điều kiện theo quy định điều 31, 32, 33, 34 Luật doanh
nghiệp).

2. Trụ sở doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh
thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị
trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện
thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

3. Ngành nghề kinh doanh

Tuỳ từng lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện trước khi đăng ký
và/hoặc sau khi đăng ký kinh doanh, ví dụ như: kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định
thì doanh nghiệp phải chứng minh số vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh...
4. Vốn điều lệ và Vốn pháp định

- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất
định và được ghi vào Điều lệ công ty.
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh
nghiệp.

5. Thành viên sáng lập:

- Công ty TNHH 1 thành viên được thành lập bởi chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50
thành viên.

- Công ty Cổ phần được thành lập bởi tối thiểu 3 cổ đông sáng lập.

- Doanh nghiệp tư nhân được thành lập bởi một cá nhân

- Công ty Hợp danh được thành lập bởi ít nhất là 2 thành viên hợp danh (có thể có thành viên
góp vốn).

Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ trường hợp sau:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để
thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ
những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại
doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi
dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của thành lập doanh nghiệp:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp
vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức.
Đọc thêm http://www.luattriminh.vn/pho-bien-phap-luat/huong-dan-phap-luat/thu-tuc-doanh-
nghiep/189-dieu-kien-thanh-lap-cong-ty.html#ixzz1EMqVIIIn
Giới thiệu chung
BSCCông ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
• Chính thức hoạt động ngày 7 tháng 7 năm 2000, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) vinh dự trở thành Công ty chứng
khoán đầu tiên trong ngành ngân hàng tham gia kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán và cũng là một trong hai công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam.
• Là người tiên phong, BSC tự hào rằng sự khai trương và đi vào hoạt động của BSC với tư cách là một định chế tài chính trung gian hoạt động đa năng cũng
đánh dấu cho sự khởi đầu cho ngành chứng khoán nói chung và nghề môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán tại Việt Nam nói riêng.
• Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm quý báu từ hoạt động ngân hàng, phân tích thẩm định dự án trong hơn 50 năm qua của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV), với kinh nghiệm, chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cao của đội ngũ chuyên viên, cùng với BIDV, Ngân hàng thương mại quốc
doanh được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chỉ định làm ngân hàng thanh toán cho thị trường chứng khoán, BSC đã và đang không ngừng đóng góp những
viên gạch vững chắc để xây nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán của Việt Nam.
• Hơn 10 năm qua, với sự hậu thuẫn toàn diện, mạnh mẽ và có hiệu quả của BIDV, bằng nỗ lực tự thân của đội ngũ cán bộ nhân viên, BSC đã không ngừng
vươn lên để trở thành một trong những Công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam. Cuối năm 2010 BSC có vốn điều lệ là 865 tỷ đồng. Hiện BSC có một trụ sở
chính, một chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh với hơn tổng cộng hơn 140 nhân viên làm việc trong cả khối hỗ trợ và khối nghiệp vụ. Sự phát triển nhanh
chóng về thị phần, sự tăng trưởng đều đặn, vững chắc, lành mạnh trong tất cả các dịch vụ được phép cung cấp, việc liên tục thắng thấu và được chỉ định thầu
thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ quan trọng cho một số khách hàng lớn là minh chứng sống động về một hình ảnh BSC tự tin, năng động, bài bản,
sáng tạo, chuyên nghiệp, và trên hết, một thương hiệu BSC trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

BSC- NHỮNG CỘT MỐC ĐÁNG NHỚ


1. Chính thức hoạt động: 07/07/2000
2. Thành lập Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: 11/07/2000
3. Kết nối thành công đường truyền nhận lệnh và công bố thông tin Hà Nội - Thành Phố Hồ Chí Minh để chuyển lệnh mua 51.300 cổ phiếu của 51 nhà đầu tư trong
cả nước vào hệ thống giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong phiên giao dịch đầu tiên : 28/7/2000
4. Tư vấn niêm yết trái phiếu Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam:
5. BID1_100: 13/11/2000
6. BID1_200: 02/08/2001
7. Thành lập Phòng giao dịch BSC-PVFC: 19/06/2002
8. Khai trương trang Web Công ty, phiên bản 1.0: 20/10/2002
9. Nhận và triển khai thực hiện thành công hợp đồng quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng với tổng trị giá 1 tỷ đồng: 17/02/2003
10. Nâng cấp trang Web Công ty, phiên bản 2.0: 20/07/2003
11. Phát hành lần đầu thành công 720.000 cổ phiếu của Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk): 18/10/2003
12. Nhận chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000: 27/11/2003
13. Thực hiện dịch vụ quản lý cổ đông (đại lý chuyển nhượng) cho 5.170 cổ đông Vinamilk: 01/12/2003
14. Hoàn thành hợp đồng tư vấn cổ phần hoá và xác định giá trị doanh nghiệp cho Tổng Công ty Thương mại và Xây dựng (Vietracimex): 15/10/2004.
15. Phát hành lần hai 1.827.000 cổ phiếu Công ty Sữa Việt Nam qua Trung tâm giao dich chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh: 17/02/2005
16. Phát hành thành công trái phiếu của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam: 06/05/2005
17. Cơ cấu lại bộ máy tổ chức: 01/06/2005
18. Thành lập Phòng giao dịch 20 Hàng Tre: 15/06/2005
19. Khai trương trang Web tiếng Anh, phiên bản 2.1: 07/07/2005
20. Ngày 17/11/2010, đấu giá thành công 10.195.570 cổ phần Công ty Chứng khoán BSC
21. Ngày 01/01/2011, Công ty chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA BSC

• Là công ty con của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất hiện nay, BSC luôn nhận được sự hỗ
trợ toàn diện của BIDV trên tất cả các mặt hoạt động
• Tài sản quý giá nhất góp phần tạo nên uy tín và hình ảnh của BSC chính là nguồn nhân lực. Với đội ngũ chuyên viên trẻ trung, năng động, nhạy bén trong kinh
doanh, hiểu biết pháp luật, được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, thông qua việc tổ chức thường xuyên các chương trình đào tạo
và bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức mới, bằng các kinh nghiệm tích luỹ được từ việc thực hiện các hợp đồng, các dự án lớn, BSC luôn đem đến
cho khách hàng sự tin cậy bởi hàng loạt các dịch vụ tư vấn bài bản, sáng tạo và chuyên nghiệp.
• Trên cơ sở mạng lưới chi nhánh rộng lớn của BIDV, BSC có khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các điểm giao dịch trong toàn quốc để phục vụ kịp thời
nhu cầu của mọi khách hàng.
• Nhờ khai trương ngay từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động, cho đến nay, BSC đã xây dựng và phát triển được một cơ sở khách hàng
tương đối lớn, thuộc nhiều ngành, nghề và lĩnh vực khác nhau.
• Toàn bộ hoạt động của BSC được xây dựng và vận hành trên cơ sở một nền công nghệ thông tin hiện đại, được thiết kế như một hệ thống mở cho nên không
những có thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch, vấn tin, tư vấn cho nhà đầu tư, quản lý nội bộ công ty trong giai đoạn hiện tại mà còn có thể được phát triển,
hoàn thiện và tích hợp với các hệ thống khác khi có sự thay đổi, nâng cấp trong hệ thống giao dịch và công bố thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán trong
tương lai.
• BSC cũng là một trong những Công ty chứng khoán đầu tiên được tổ chức đo lường quốc tế BVQI cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo chuẩn
ISO 9001:2000

• Với tiềm lực tài chính vững mạnh, với uy tín đã tạo lập và khẳng định trên trên thương trường, ngoài việc thiết lập mối quan hệ với các đối tác trong nước để
thực hiện những dự án lớn, BSC có thể thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IFC, MPDF...) để hỗ trợ toàn diện cho khách hàng.

Triết lý kinh doanh


MỤC TIÊU KINH DOANH
Lợi ích của khách hàng là lợi ích của BSC

TRIẾT LÝ KINH DOANH

BSC: Người bạn đồng hành đáng tin cậy

CHIỂN LƯỢC CẠNH TRANH


Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực hiện có; đồng thời, xây dựng và thực thi các chính sách
thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu khắt khe của mọi khách hàng.

Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển và đưa vào vận hành hệ thống các phần mềm ứng dụng tiên tiến như định giá chứng khoán, xác định giá trị doanh nghiệp,
phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và đặt lệnh trực tuyến để hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư.

Tiếp tục cải thiện hệ thống công bố thông tin nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, đáng tin cậy và có giá trị sử dụng cho các nhà đầu tư.

Cải thiện chất lượng dịch vụ thông qua việc tập trung đầu tư nguồn lực vào các dịch vụ cho phép tiếp cận trực tiếp vào nhóm các khách hàng mục tiêu.

Đẩy mạnh tài trợ cho các dự án hỗ trợ gia tăng kiến thức đầu tư cho cộng đồng thông qua việc phối hợp với các Trường Đại học, các Học viện, các Viện nghiên cứu để tổ
chức đều đặn các chương trình hội thảo khoa học, tư vấn trực tiếp tại các doanh nghiệp, thi tìm hiểu chứng khoán, thi làm giám đốc doanh nghiệp, giám đốc tài chính, thi
chứng khoán ảo… nhằm gia tăng uy tín và hình ảnh của BSC.

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG


Nhận thức rằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng là nhân tố có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, ngay từ đầu,
BSC đã hướng mọi nỗ lực vào việc cải thiện và nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ để tối đa hoá lợi ích của khách hàng.

Để tạo điều kiện duy trì tính liên tục và thống nhất của hệ thống quản lý chất lượng; đồng thời, để chuẩn hóa và kiểm soát được rủi ro trong toàn bộ các hoạt động chủ yếu,
BSC đã ban hành sổ tay quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Đây là tài liệu nêu rõ chủ trương, chính sách, nguyên tắc chung và nội dung về quản lý chất
lượng mà BSC cam kết thực hiện để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

Trên cơ sở hoạch định mục tiêu quản lý chất lượng, hoạch định hệ thống quản lý chất lượng, BSC xây dựng và thực hiện chính sách quản lý nguồn lực, hoạch định và kiểm
tra quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ theo mô hình PDCA, quản lý toàn bộ các văn bản, các quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng, định kỳ tổ chức thu thập ý kiến của
các khách hàng, của các đối tác để đo lường, phân tích, cải tiến, khắc phục các tồn tại để hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ.

TẦM NHÌN
Trở thành một trong những Công ty Chứng Khoán dẫn đầu về uy tín, chất lượng sản phẩm và thị phần trên thị trường Chứng khoán

Mô hình tổ chức

HỘI SỞ CHÍNH
Tầng 10 – Tháp A Vincom 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.

• Tel: 84.4. 22200668


• Fax: 84.4.22200669
• Số nhân viên: 90 người

CÁC PHÒNG BAN

• Phòng Dịch vụ chứng khoán


• Phòng Tư vấn Tài chính
• Phòng Tư vấn Đầu tư
• Phòng Tổ chức – Hành chính
• Phòng Kế toán
• Phòng Kiểm soát Nội bộ
• Phòng Phân tích nghiên cứu
• Phòng Công nghệ Thông tin

PHÒNG GIAO DỊCH HÀNG VÔI

Tầng 1- Tòa nhà BIDV Tower- 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: 84.4.39261278/ 22200670

Fax: 84.9267279/ 22200675

CHI NHÁNH

Lầu 9 – Tòa nhà 146 Nguyễn Công Trứ Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh

Tel: 84.4.38218508

Fax: 84.4.38218510

CÁC PHÒNG BAN

• Phòng Dịch vụ chứng khoán


• Phòng Tư vấn Tài chính
• Phòng Tư vấn Đầu tư
• Phòng Kế toán
• Phòng Công nghệ Thông tin

PHÒNG GIAO DỊCH NAM KỲ KHỞI NGHĨA

12-14 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Quận 1 TP. Hồ Chí Minh – Việt Nam

Tel: 84.8.38214803

Fax: 84.8.8214805

PHÒNG GIAO DỊCH 106 NGUYỄN CÔNG TRỨ, QUẬN 1, TP. HCM

Tel: 84.8.38215115

Fax: 84.8.38215117

ĐIỂM GIAO DỊCH

• Điểm giao dịch Vũng Tàu


• 24 Trần Hưng Đạo -Phường 1 – TP Vũng Tàu
• Điểm giao dịch Hải Dương
• 02 Lê Thanh Nghị, P. Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương
• Điểm giao dịch Tân Bình
• C1/1 Cộng Hòa – Phường 13 Q.Tân Bình
• Điểm giao dịch Đắc Lắc
• 17 Nguyễn Tất Thành -ĐắkLắk
• Điểm giao dịch Bình Định
• 72 Lê Duẩn TP.Quy Nhơn – Bình Định
• Điểm giao dịch Kiên Giang
• 205 Nguyễn Chung Trực Tx. Rạch Giá – Kiên Giang
• Điểm giao dịch Bắc Hà Nội
• 137a Nguyễn Văn Cừ Gia Lâm – Hà Nội
• Điểm giao dịch Gia Lai
• 112 Lê Lợi p.Hoa Lư Tp.Pleiku Gia Lai
• Điểm giao dịch Thủ Đức
• 33 Nguyễn Văn Bá Q.Thủ Đức – TP. HCM
• Điểm giao dịch Thái Nguyên
• Tổ 27 F.Hoàng Văn Thụ TP Thái Nguyên

Lãnh đạo

Ông Nguyễn Khắc Thân – Chủ tịch Hội đồng Quản trị
• Năm sinh: 1952;
• Trình độ lý luận chính trị: Đại học;
• Trình độ học vấn: Cử nhân tài chính Kế toán;
• Năm vào BIDV: 1979;
• Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam từ tháng 08 năm 2004 đến
nay;
• Chủ tịch Công ty Chứng khoán BSC từ tháng 07 năm 2005 đến nay;

Ông Đỗ Huy Hoài – Tổng Giám đốc

• Nguyên Giám đốc Chi nhánh Quang Trung BIDV (từ năm 2005 -2006)
• Năm sinh : 1963;
• Trình độ lý luận chính trị: cao cấp;
• Trình độ học vấn: Thạc sỹ kinh tế;
• Năm vào BIDV: 1988;
• Giám đốc Công ty chứng khoán BSC từ ngày 01 tháng 01 năm 2007;

Bà Lưu Diễm Cầm - Phó Tổng Giám đốc

• Năm sinh : 1974;


• Trình độ lý luận chính trị: trung cấp;
• Trình độ học vấn: Cử nhân Đại học Luật;
• Năm vào BIDV: 1998;
• Phó giám đốc Công ty chứng khoán BSC từ ngày 01 tháng 05 năm 2006;

Bà Trần Thị Thu Thanh - Phó Tổng Giám đốc

• Năm sinh : 1975;


• Trình độ lý luận chính trị: trung cấp;
• Trình độ học vấn: Cử nhân trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng, Cử nhân Anh văn
trường Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội;
• Năm vào BIDV: 2000;
• Phó giám đốc Công ty chứng khoán BSC từ ngày 01 tháng 04 năm 2008;

Ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Tổng Giám đốc

• Năm sinh : 1977;


• Trình độ lý luận chính trị: trung cấp;
• Trình độ học vấn: Thạc sỹ trường Đại học Ngoại thương Hà Nội;
• Năm vào BIDV: 2000;
• Phó giám đốc Công ty chứng khoán BSC từ ngày 15 tháng 10 năm 2007

Ông Nguyễn Quốc Tín - Phó Tổng Giám đốc

• Năm sinh : 1977;


• Trình độ lý luận chính trị: trung cấp;
• Trình độ học vấn: Thạc sỹ trường Đại học Deakin, Australia ;
• Giám đốc chi nhánh- Phó Giám đốc Công ty Chứng khoán BSC từ 01 tháng 11 năm
2009

Trang chủ » Bộ thủ tục hành chính tỉnh


Đăng ký Kinh doanh
Đăng ký thành lập mới Cty Cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và ...
...và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển
nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều
84 của Luật Doanh nghiệp. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
*************************

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.


2. Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty của người đại diện theo pháp luật, của các cổ
đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.

3. Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy
định. Kèm theo danh sách cổ đông sáng lập phải có:

a) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định
43/2010/NĐ-CP đối với thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là cá nhân;

b) Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương
khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân
quy định tại Điều 24 Nghị định 43/2010/NĐ-CP của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định uỷ quyền
tương ứng đối với thành viên sáng lập hoặc cổ đông sáng lập là pháp nhân.

4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh
doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

5. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân đối với công ty cổ phần nếu
công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Lưu ý:
1. Để biết thêm chi tiết vui lòng tham khảo Luật Doanh nghiệp, Nghị định 43/2010/NĐ-CP và Thông
tư 14/2010/TT-BKH về hướng dẫn thi hành, hoặc liên lạc 0650.3823718 .

2. Tra cứu áp mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, lấy mã ngành là cấp 4.
3. Phòng đăng ký kinh doanh Bình Dương chỉ nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký kinh doanh
vào các buổi sáng trong tuần.
4. Người đại diện theo pháp luật, cổ đông sáng lập trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký. Nếu người nộp hồ
sơ đăng ký không thuộc danh sách nêu trên, cần phải kèm theo giấy ủy quyền (thủ tục ủy quyền
thực hiện theo hướng dẫn tại UBND phường, xã nơi cư trú).
5. CMND được xem là hợp lệ khi CMND có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
6. Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp phải có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên đường, tên xã
(phường, thị trấn), huyện (thị xã), tỉnh; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)
7. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 200.000 đồng.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CT QL QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN


Thủ tục thành lập CT QL quỹ đầu tư chứng khoán
Babylon chuyên tư vấn Thủ tục thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, cung cấp hồ
sơ thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cho khách hàng. Dịch vụ tư vấn Thủ tục
thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán của Babylon sẽ đại diện giao dịch với cơ quan
Nhà nước để đẩy nhanh việc cấp giấy đăng ký kinh doanh cho khách hàng. Dịch vụ tư vấn Thủ
tục Thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán của Babylon đảm bảo làm thủ tục nhanh
chóng, an toàn với chi phí dịch vụ thấp nhất.

I. HỒ SƠ XIN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN


GỒM:
1. Đơn xin cấp giấy phép quản lý quỹ;
2. Điều lệ công ty;
3. Phương án kinh doanh dự kiến trong 3 năm đầu;
4. Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, của thành viên sáng lập
đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên hoặc quyết định giao vốn của
chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
5. Bản sao hợp lệ giấy phép thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh của các pháp nhân
tham gia góp vốn, lập công ty quản lý quỹ;
6. Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của các bên là pháp nhân góp trên 10% vốn điều lệ của
công ty quản lý quỹ;
7. Bản thuyết trình cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện phục vụ hoạt động quản lý quỹ;
8. Lý lịch tóm tắt của các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch
công ty;
9. Hồ sơ hợp lệ xin cấp chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ cho Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám
đốc (Giám đốc, Phó Giám đốc) và người hành nghề quản lý quỹ của công ty.

II. TƯ VẤN XIN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
TẠI BABYLON:

Khách hàng tư vấn thủ tục xin Thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Babylon sẽ
được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:

1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động xin Thành lập công
ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán:
Babylon sẽ tư vấn cho khách hàng toàn bộ hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động thành lập,
quản lý công ty như:
- Tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức công ty;
- Tư vấn Phương thức hoạt động và điều hành;
- Tư vấn pháp lý về Mối quan hệ giữa các chức danh quản lý;
- Tư vấn Quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông;
- Tư vấn Tỷ lệ và phương thức góp vốn;
- Tư vấn Phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;
- Tư vấn Các nội dung khác có liên quan

2. Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục xin Thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán như:
- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Babylon sẽ tiến hành soạn Hồ sơ xin Thành lập công ty quản lý
quỹ đầu tư chứng khoán cho khách hàng;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
- Đại diện lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để nộp Hồ sơ xin cấp Thành lập công ty quản lý
quỹ đầu tư chứng khoán cho khách hàng;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thông báo kết quả hồ sơ
đã nộp cho khách hàng;
- Nhận giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho khách
hàng.

3. Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng:


Ngoài các dịch vụ ưu đãi trên, sau khi khách hàng nhận được đăng ký kinh doanh, Babylon vẫn
tiếp tục hỗ trợ cho khách hàng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí như:
- Tư vấn soạn thảo nội quy, quy chế công ty;
- Cung cấp hồ sơ và tư vấn miễn phí 1 năm;
- Tư vấn miễn phí về tra cứu nhãn hiệu;
- Tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu;
- Tư vấn thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu với chi phí hỗ trợ thấp nhất;
- Cung cấp tên miền và hosting áp dụng với giá đại lý tại Việt Nam;

Hãy liên hệ với Babylon để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt
nhất!

CÔNG TY TNHH BABYLON

HÀ NỘI: Số 23 - Ngõ 131 Đường Thái Hà - Đống Đa

Tel: 043 555 8567 (Máy lẻ: 105,106,107) - Fax: 043.5562606

Hotline: 19006681

Hồ Chí Minh: 481 Điện Biên Phủ, Phường 3, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh.

Tel: 08.2247.2004 (Máy lẻ: 105,106,107) - Fax: 08.3938.14.16

Hotline: 19006681

HẢI PHÒNG: P.106 Tòa nhà Sholega, 275 Lạch Tray


Hotline: 1900 6681- Tel: 031.3261886
Fax: 031.3261.308

ĐÀ NẴNG: 79 Tôn Đức Thắng, TP. Đà Nẵng.

Hotline: 19006681
Tel: 05113 704 806

HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN


Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Babylon chuyên cung cấp Hồ sơ thành lập công ty cổ phần, đại diện khách hàng nộp Hồ sơ thành
lập công ty cổ phần cho cơ quan nhà nước, vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm
thủ tục hành chính. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi làm Hồ sơ thành lập
công ty cổ phần tại Babylon.

I. HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN BAO GỒM:

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định) (2
bản);
2. Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền
của cổ đông sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản) ;
3. Danh sách cổ đông sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông và đại diện pháp luật (theo mẫu qui
định) (1 bản);
4. Giấy tờ chứng thực của cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:
• Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu
lực (1bản).
• Nếu thành viên góp vốn là tổ chức:
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy tờ tương đương khác; bản sao
hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (mỗi loại 1 bản);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo quy định nêu trên
của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng (mỗi loại 1bản);
5. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện
theo pháp luật: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu (1 bản) ;
6. Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì nộp kèm văn bản
xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (1 bản);
7. Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm
bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề (1 bản);
8. Tờ khai thông tin đăng ký thuế (theo mẫu qui định) (1 bản).

II. TƯ VẤN LÀM HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI BABYLON:

Khách hàng làm Hồ sơ thành lập công ty cổ phần tại Babylon sẽ được Babylon hỗ trợ một số
dịch vụ tư vấn miễn phí của như:

1. Tư vấn hành lang pháp lý trước khi thành lập công ty:
- Tư vấn cơ cấu tổ chức công ty;
- Tư vấn phương thức hoạt động và điều hành công ty;
- Tư vấn về vốn vốn điều lệ, vốn pháp định của công ty, …;
- Tư vấn cách đặt tên công ty, tên viết tắt phù hợp với quy định của pháp luật, với nhu cầu và yêu
cầu của hoạt động kinh doanh và tiến hành tra cứu tên công ty;
- Tư vấn về ngành nghề Đăng ký kinh doanh (những điều kiện trước và sau khi thành lập công ty
đối với ngành nghề Đăng ký kinh doanh; lựa chọn, sắp xếp ngành nghề, dự tính ngành nghề kinh
doanh sắp tới của công ty);
- Tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp các vấn đề về thuế, các nghĩa vụ về tài chính sau khi đăng ký
kinh doanh và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Tư vấn về cơ cấu nhân sự; quyền hạn, nghĩa vụ của các cổ đông trong công ty.

2. Soạn thảo Hồ sơ thành lập công ty cổ phần cho khách hàng:


Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Babylon sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần
cho khách hàng như:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Điều lệ Công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- Hợp đồng ủy quyền;
- Các giấy tờ khác có liên quan.

3. Babylonlaw sẽ đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục thành lập công ty, cụ thể:
- Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp Hồ sơ Thành lập công ty cổ phần
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT
- Nhận kết quả là Giấy chứng nhận thành lập công ty cổ phần tại sở KH-ĐT
- Công chứng giấy tờ cho khách hàng để tiến hành thủ tục tiếp theo
- Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp
- Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế và Mã số Hải quan cho Doanh nghiệp

4. Dịch vụ ưu đãi sau khi thành lập công ty:


- Hướng dẫn miễn phí và cung cấp bộ hồ sơ mua hóa đơn lần đầu;
- Cung cấp văn bản pháp luật có liên quan theo yêu cầu;
- Tư vấn thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu;
- Tư vấn thiết kế website;
- Tư vấn quản lý nhân lực, hợp đồng lao động;
- Tư vấn quảng cáo phát triển thương hiệu trên môi trường internet;
- Tư vấn về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hãy liên hệ với Babylon để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt
nhất!
THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

Babylon chuyên thành lâp công ty cổ phần, cung cấp hồ sơ hành lâp
công ty cổ phần, tư vấn thủ tục hành lâp công ty cổ phần, dịch vụ thành lập công ty cổ
phần được thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng.

HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN NHƯ SAU:

- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần;


- Điều lệ thành lập công ty cổ phần;
- Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần;
- Giấy ủy quyền cho công ty Babylon;
- CMTND bản sao công chứng của các cổ đông sáng lập;

TÀI LIỆU CẦN CUNG CẤP CHO BABYLON:

1. CMTND bản sao công chứng của các cổ đông sáng lập;
2. Thông tin về ngành nghề chính;
3. Chứng chỉ bản sao công chứng nếu ngành nghề có điều kiện;
4. Giấy ủy quyền cho công ty Babylon;

QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin

- khách hàng download Phiếu yêu cầu cung cấp hồ sơ của Babylon , sau đó quý khách hàng điền
thông tin vào phiếu yêu cầu và gửi lại vào mail : info@babylonlaw.com chúng tôi sẽ dựa
vào thông tin đó và gọi điện tư vấn trực tiếp cho quý khách hàng biết về mọi quy định về thành
lập công ty cổ phần, bao gồm các nội dung:
- Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần;
- Phương thức hoạt động và điều hành công ty cổ phần;
- Vốn điều lệ, vốn pháp định công ty cổ phần, …;
- Cách đặt tên cho công ty cổ phần, tên viết tắt phù hợp với quy định của pháp luật, với nhu cầu
và yêu cầu của hoạt động kinh doanh và tiến hành tra cứu tên doanh nghiệp;
- Tư vấn về ngành nghề Đăng ký kinh doanh (những điều kiện trước và sau khi thành lập công ty
cổ phần đối với ngành nghề Đăng ký kinh doanh; lựa chọn, sắp xếp ngành nghề, dự tính ngành
nghề kinh doanh sắp tới);
- Tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp các vấn đề về thuế, các nghĩa vụ về tài chính sau khi đăng ký
kinh doanh và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Tư vấn về cơ cấu nhân sự; quyền hạn, nghĩa vụ của các cổ đông trong công ty.

Bước 2: Ký kết hợp đồng:


- Sau khi ký kết hợp đồng Công ty Babylon sẽ chính thức soạn thảo điều lệ công ty và các giấy
tờ liên quan và sau đó gửi mail cho quý khách hàng in và cho các cổ đông ký tên vào từng trang
của điều lệ và các giấy tờ khác, sau đó công ty Babylon sẽ tiếp nhận và gửi lên trên Sở Kế hoạch
đầu tư nộp hồ sơ.

Bước 3: Xét duyệt hồ sơ:

- Sau 5-10 ngày làm việc quý Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo cấp đăng ký kinh doanh và
Mã Số thuế công ty, lúc này người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ lên tại Sở Kế hoạch có
sự hướng dẫn của Chuyên viên của công ty Babylon để ký xác nhận lấy hồ sơ.
- Sau 4 ngày tiếp theo quý Doanh nghiệp sẽ nhận được dấu công ty và giấy chứng nhận mẫu dấu.
Lưu ý:
- Trong vòng 1 tháng kể từ ngày lấy ĐKKD thì quý Doanh nghiệp phải làm đăng công bố thành
lập doanh nghiệp trên các báo viết hoạc các phương tiện khác
- Trong 10 ngày kể từ ngày lấy ĐKKD, quý doanh nghiệp phải đi nộp thuế môn bài cho công ty

Bước 4: Tài liệu nhận được:

- Đăng ký kinh doanh (mã số thuế công ty);


- Dấu công ty;
- Giấy chứng nhận mẫu dấu;

DỊCH VỤ HẬU MÃI:

- Cung cấp bộ hồ sơ nội bộ công ty miễn phí;


- Tư vấn soạn thảo nội quy quy chế công ty;
- Cung cấp hồ sơ và tư vấn miễn phí 1 năm;
- Giảm giá 10% khi quý doanh nghiệp sử dụng dịch vụ lần tiếp theo;
- Tư vấn miễn phí về tra cứu nhãn hiệu;
- Tư vấn đăng ký bảo hộ thương hiệu;
- Tư vấn thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu với chi phí hỗ trợ thấp nhất;
- Cung cấp tên miền và hosting áp dụng với giá đại lý tại Việt Nam;
- Cử cán bộ tư vấn thuế làm báo cáo thuế hàng tháng cho doanh nghiệp chỉ với mức giá 600.000
VNĐ/ tháng, quý doanh nghiệp sẽ yên tâm về thuế và các quy định về các khoản thuế phải đóng,
tư vấn về kế toán thu chi nội bộ doanh nghiệp....

Hãy liên hệ với Babylon để được tư vấn miễn phí và được cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tốt
nhất!

Thành lập công ty chứng khoán – quy định điều kiện cấp
phép
Posted Tháng 11.08, 2010 under THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY

Việc quy định chặt chẽ các tiêu chí về năng lực của các công ty chứng khoán nhằm giúp thị
trường phát triển một cách ổn định, lành mạnh

Chiều 3/11, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Quốc hội nghe Tờ
trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán và Báo cáo thẩm tra dự án
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này.

Tiếp đó, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn trình bày Tờ trình về dự
kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011 và thảo luận về dự kiến Chương
trình trên.

Luật Chứng khoán được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2007. Sau hơn 3 năm thực hiện, Luật Chứng khoán đã có những đóng góp quan trọng, làm cơ
sở pháp lý điều chỉnh các hoạt động phát hành, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, qua đó góp
phần thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán và đưa hoạt động chứng khoán từng bước vào
khuôn khổ có tổ chức.

Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển khá nhanh chóng, phát sinh thêm
nhiều yếu tố mới chưa được đề cập trong Luật, đồng thời có một số nội dung của Luật không còn
phù hợp với thực tiễn và tiến triển của thị trường. Chính vì vậy, Tờ trình của Chính phủ và Báo
cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đều nhất trí cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Chứng khoán.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán trình Quốc hội tại Kỳ họp này tập trung sửa
đổi, bổ sung 20 Điều và bãi bỏ 1 Điều trong tổng số 136 Điều của Luật hiện hành.

Nội dung sửa đổi, bổ sung đã khắc phục được khá nhiều vấn đề bất cập hiện nay, trong đó có
việc tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm hạn chế tình trạng lũng đoạn thị trường thông
qua việc bổ sung hành vi vi phạm trong kinh doanh chứng khoán và chế tài xử phạt; khuyến
khích và đẩy mạnh giao dịch chứng khoán trên thị trường có tổ chức trên cơ sở quy định điều
kiện chào bán chứng khoán ra công chúng, cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường
giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết.

Dự thảo Luật cũng tăng cường tính minh bạch nhằm lành mạnh hóa hoạt động đầu tư, kinh
doanh chứng khoán thông qua việc sửa đổi, bổ sung đối tượng cũng như nội dung công bố thông
tin trên thị trường chứng khoán; mở rộng đối tượng áp dụng quy định về quản trị công ty theo
quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng điều
chỉnh, bổ sung một số hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; một số sản
phẩm mới; một số điều kiện phát hành chứng khoán.

Bên cạnh việc khắc phục được một số bất cập trong Luật hiện hành, có ý kiến cho rằng phạm vi
sửa đổi, bổ sung Luật vẫn còn hạn hẹp, chưa giải quyết hoặc giải quyết chưa triệt để, một số bất
cập hiện nay đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển lành mạnh của thị trường chứng
khoán, trong đó có việc, số lượng các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ ra đời trong
những năm qua rất lớn (hiện có trên 100 công ty chứng khoán), trong số này có không ít các
công ty quy mô nhỏ, năng lực quản lý yếu kém, đã gặp nhiều khó khăn khi thị trường có biến
động, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam.

Một trong những nguyên nhân của thực trên là điều kiện cấp phép thành lập công ty chứng
khoán, công ty quản lý quỹ theo quy định của Luật hiện hành chỉ cần đáp ứng 3 điều kiện: Đủ
vốn pháp định, có trụ sở và có chứng chỉ hành nghề chứng khoán là quá dễ dàng đối với loại
hình kinh doanh có điều kiện này. Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung điều kiện cấp phép thành lập
công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ để đảm bảo các công ty này đủ năng lực hoạt động
trên thị trường chứng khoán.

Để khắc phục tình trạng trên, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung
thêm quy định về điều kiện cấp phép thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tại
Điều 62 Luật Chứng khoán theo hướng tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính và hoạt
động nhưng phải quy định chặt chẽ các tiêu chí về năng lực của các công ty chứng khoán, công
ty quản lý quỹ để thị trường phát triển một cách ổn định, lành mạnh phù hợp với từng giai đoạn
phát triển.

Cũng trong buổi làm việc chiều 3/11, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần
Đình Đàn trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm
2011. Các đại biểu đã bày tỏ sự nhất trí cao với Chương trình này./.

THÀNH LẬP CÔNG TY CHỨNG KHOÁN


THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

CĂN CỨ PHÁP LUẬT:

+ Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động
của công ty chứng khoán; hiệu lực ngày 14/8/2007

LUẬT SƯ TƯ VẤN:
1. Trình tự thực hiện:
- Đối với cá nhân, tổ chức:
+ Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán đến UBCKNN
Sau khi hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, tổ chức xin cấp phép sẽ được UBCKNN chấp thuận nguyên tắc
việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động
+ Hoàn thiện các thủ tục để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động chính thức
Trong vòng 06 tháng, kể từ ngày được chấp thuận nguyên tắc, tổ chức xin cấp phép thành lập và
hoạt động công ty chứng khoán có trách nhiệm hoàn tất việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn
bị đủ người hành nghề chứng khoán và gửi số vốn pháp định vào một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng
do UBCKNN chỉ định và phải có xác nhận của ngân hàng này về số vốn trên tài khoản phong tỏa.
Số vốn này chỉ được giải tỏa và phải được chuyển vào tài khoản của công ty chứng khoán sau khi
được UBCKNN chính thức cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
- Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
+ Tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày UBCKNN xem xét chấp thuận
nguyên tắc việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán.
+ UBCKNN sẽ tổ chức đoàn công tác tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất tại trụ sở công ty chứng
khoán trước khi chính thức cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
+ Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được xác nhận phong tỏa vốn của ngân hàng do
UBCKNN chỉ định và biên bản kiểm tra cơ sở vật chất trụ sở công ty, UBCKNN cấp Giấy phép
thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán.
2. Cách thức thực hiện:
+ Gửi Hồ sơ trực tiếp tại trụ sở UBCKNN (bộ phận một cửa)
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
(i) Đối với cá nhân: Tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 126/2008/QĐ-BTC ngày
26/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và
hoạt động của công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày
24/04/2007.
(ii) Đối với pháp nhân: Báo cáo tài chính năm gần nhất tính đến thời điểm hồ sơ đã đầy đủ và hợp
lệ và đã được một công ty kiểm toán độc lập đang hoạt động hợp pháp xác nhận. Pháp nhân có
công ty con, công ty liên doanh liên kết, phải nộp bổ sung báo cáo tài chính hợp nhất năm gần
nhất có kiểm toán.
Trường hợp khoảng thời gian quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, pháp
nhân phải nộp bổ sung báo cáo tài chính quý gần nhất đã được kiểm toán tính đến ngày hồ sơ
đầy đủ và hợp lệ.
+ Dự thảo Điều lệ công ty đã được các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng
khoán thông qua
+ Phương án hoạt động kinh doanh trong ba (03) năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề
nghị cấp phép kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro
theo quy định của UBCKNN.
+ Trường hợp cấp phép thành lập và hoạt động đối với công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước
ngoài, hồ sơ phải có thêm:
(i) Hợp đồng liên doanh đối với trường hợp thành lập công ty chứng khoán liên doanh hoặc cam
kết góp vốn đối với trường hợp thành lập công ty chứng khoán có vốn góp của bên nước ngoài
(ii) Trường hợp bên nước ngoài là pháp nhân, hồ sơ có thêm các tài liệu: Bản sao hợp lệ Điều lệ,
Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản pháp
lý tương đương của pháp nhân đó do nước nguyên xứ cấp; Quyết định về việc thành lập hoặc góp
vốn thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam của cấp
có thẩm quyền của pháp nhân nước ngoài.

- Số lượng hồ sơ: 02 bản gốc


4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBCKNN
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Quản lý kinh doanh chứng khoán
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
Chúc quý khách thành lập công ty chứng khoán thành công!
Trân trọng!

You might also like