You are on page 1of 171

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

TẬP 1 : CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI.
1.1.1. Khái niệm chung về quản lý môi trường :
Quản lý chất lượng môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương hướng và mục
đích xác định của một chủ thể (con người, địa phương, quốc gia, tổ chức quốc tế v.v...) đối với
một đối tượng nhất định (môi trường sống) nhằm khôi phục, duy trì và cải thiện tốt hơn môi
trường sống của con người trong những khoảng thời gian dự định.

Bản chất của việc quản lý môi trường là hạn chế hành vi vô ý thức hoặc có ý thức của con
người trong quá trình sống , sản xuất - kinh doanh gây tác động đến môi trường chủ yếu (các
hành vi có tác động xấu đến môi trường ) để tạo ra được môi trường ổn định, luôn ở trạng thái
cân bằng.

Các hành vi vô ý thức là các hoạt động do không nhận thức và không nắm bắt được các quy
luật của tự nhiên, xã hội và của bộ phận dị dưỡng trong hệ sinh thái (các sinh vật lớn tiêu thụ -
các sinh vật ăn sinh vật, mà chủ yếu là con người) gây ra. Chính các hành vi vô ý thức này đã
phá vỡ trạng thái nội cân bằng của môi trường hoặc đẩy xa môi trường ra ngoài trạng thái nội
cân bằng đó.

Các hành vi có ý thức là các hoạt động có chủ đích của con người vì lợi ích cá nhân, cục bộ,
nhất thời gây ra làm đảo lộn trạng thái nội cân bằng của hệ môi trường (nguồn nước, nguồn ánh
sáng, đất đai, thảm thực vật, chỉ số đa dạng của các loài, chỉ số âm thanh, khí hậu, v.v…).

-1-
Quản lý môi trường có các đặc thù sau :
- Quản lý môi trường là hoạt động mang tính trách nhiệm có ý thức của con người;
- Các hoạt động quản lý môi trường mang tính liên tục theo thời gian và theo không gian;
- Các hoạt động quản lý môi trường là trách nhiệm của mọi người theo mối quan hệ ràng buộc
lẫn nhau (có tổ chức);
- Các hoạt động quản lý môi trường phải nhằm đạt được những mục đích cơ bản là bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững;
- Hoạt động quản lý môi trường còn là công việc đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của mọi
quốc gia trên toàn thế giới.
1.1.2. Các nguyên tắc quản lý môi trường :
Các nguyên tắc quản lý môi trường là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ
quan quản lý môi trường phải tuân thủ trong quá trình quản lý. Cơ sở để đề ra các nguyên tắc
quản lý môi trường là mục tiêu quản lý và các đòi hỏi của các quy luật khách quan trong việc
quản lý môi trường .

Hoạt động quản lý môi trường được dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau :
- Bảo đảm duy trì trạng thái cân bằng của hệ sinh thái bằng một tổ hợp các biện pháp kinh tế,
kỹ thuật , xã hội;
- Có mối liên hệ ngược (feedback);
- Mang lại hiệu quả và có khả năng thực thi;
- Đa dạng hóa;
- Phân cấp và chuyên môn hóa;
- Gắn hiệu quả hiện tại với tương lai;
- Thử - Sai - Sữa.
Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một vẫn đề vô cùng bức bách và trọng yếu của mọi
quốc gia, vì nó liên quan đến vấn đề sống còn của nhân loại. Cùng với sự phát triển khoa học và
công nghệ, cùng với phát kiến về thế giới xung quanh và động cơ làm giàu một cách vị kỷ,
nhiều quốc gia, nhiều công ty, tập đoàn xuyên quốc gia đã tàn phá môi trường - cái nôi nuôi
dưỡng chính họ, và con người đã bước đầu nhận thức ra được nguy cơ này. Tổ chức môi trường

-2-
của Liên Hợp Quốc và của nhiều quốc gia đã thường xuyên ban hành các quy ước quốc tế về
môi trường , các quyết định nghiêm cấm tức thời và lâu dài v.v…Nhân loại đã thấy răng, vấn đề
môi trường là vấn đề của toàn cầu. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nước ta đã
chính thức tham gia các công ước quốc tế về môi trường.

1.1.3. Các tác động của chất thải rắn tới chất lượng môi trường.
Hiện nay (năm1999) tổng lượng rác sinh hoạt thải ra hàng ngày ở các đô thị nước ta vào
khoảng trên 9000m3, nhưng mới thu gom được 45% - 50%. Điều kiện chủ yếu để đảm bảo tốt
trạng thái vệ sinh ở khu dân cư đô thị là phải có kế hoạch làm sạch, quét dọn thường xuyên các
loại chất thải rắn ở các khu nhà ở. Đó là các loại rác sinh hoạt, thức ăn dư thừa , các loại rác
đường phố,… (chi tiết được mô tả ở chương 2). Các loại chất thải rắn sẽ gây ô nhiễm, nhiễm
khuẩn đối với môi trường bao quanh con người : đất, không khí , nước , các nhà ở và công trình
công cộng… Rác thải thu gom được chủ yếu đổ vào các bãi rác một cách tạm bợ, đại khái mà
không được xử lý, chôn lấp theo quy hoạch và hợp vệ sinh gây ảnh hưởng xấu tới môi trường ,
nguồn nước mặt và nước ngầm. Thiết bị thu gom và vận chuyển rác thải ở hầu hết các đô thị
Việt Nam còn lạc hậu và ít ỏi - không đáp ứng được nhu cầu thu gom hiện tại.

Khối lượng chất thải rắn trong các đô thị này càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số,
phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển về trình độ và tính chất tiêu dùng trong đô thị. Lượng
chất thải rắn nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả tiêu cực đối với môi trường
sống. Tác động của việc xử lý không hợp lý chất thải đô thị được minh họa ở hình 1.1.
Để trả lời câu hỏi: "Sống trong một xã hội có nhiều chất thải có nghĩa là gì ?" chúng ta hãy
hình dung bức tranh về người tiêu dùng Mỹ ném bỏ một khối lượng đáng kinh ngạc, các chất
thải rắn bao gồm :
- Lượng nhôm bỏ đi chỉ trong 3 tháng củng đủ để chế tạo toàn bộ máy bay của nước Mỹ.
- Lượng thủy tinh vứt bỏ chỉ trong hai tuần đủ để chất cao bằng trung tâm thương mại quốc tế
cao 412 m.
- Lượng lốp bỏ đi trong một năm đủ để quấn quanh hành tinh 3 lần.

-3-
- Lượng cốc, đĩa bỏ đi dùng trong một năm đủ để phục vụ 6 bữa ăn cho tất cả mọi người trên
toàn cầu.
- Một lượng vải bỏ đi khoảng 18 triệu đơn vị trong một năm, nếu nối lại từ đầu nọ đến đầu kia
đủ để nối liền với mặt trăng và trở về 7 lần.
- Bỏ đi khoảng 2 tỉ lưỡi dao cạo râu; 1,6 tỉ bút chì, 500 triệu bật lữa trong một năm.
- Khoảng 8 triệu ti vi mỗi năm.
- Mỗi giờ khoảng 2,5 triệu chai chất dẻo không sử dụng lại được.
- Khoảng 14 tỉ catalog, và 38 tỉ các mảnh vụn bưu phẩm mỗi năm.
Và điều này chỉ là một phần của 1,5% của tất cả các loại chất thải rắn đô thị như đã được minh
họa ở hình 1.2.
Như vậy, về khía cạnh quản lý môi trường có thể nói chất thải là nguồn gốc chủ yếu dẫn tới
phá hoại môi trường sống. Nếu con người không quan tâm thỏa đáng tới chất thải hôm nay, thì
ngày mai chất thải sẽ loại bỏ chính con người ra khỏi môi trường sống.

Ở Việt Nam, tuy dân số đô thị chỉ mới chiếm hơn 20% dân số của cả nước nhưng do cơ sở hạ
tầng kỹ thuật quá kém lại ít được chăm sóc nên tình trạng vệ sinh môi trường bị sa sút nghiêm
trọng. Tình hình ứ đọng rác do thiếu các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết và hiệu quả quản lý môi
trường kém đang gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế trong nước và chính sách mở cửa kinh tế
với nước ngoài.
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong những thập kỹ trước đây phát triển chậm với tỷ lệ đô thị
hóa thuộc loại thấp nhất so với các nước trong khu vực, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước , tốc độ đô thị hóa đang có đà tăng nhanh hơn. Sự gia tăng
dân số đô thị trong khi chưa có điều kiện chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất gây nên nhiều hậu quả về
kinh tế, xã hội nghiêm trọng. Kết cấu hạ tầng cơ sở của các đô thị như cấp nước , thoát nước ,
nhà ở, giao thông đô thị, vệ sinh môi trường v.v… còn yếu kém không đáp ứng được nhu cầu
ngày càng tăng của xã hội.

1.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở ĐÔ THỊ


1.2.1. Cơ cấu và sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn đô thị :

-4-
Quản lý chất thải rắn là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống của con người mà
các đô thị phải có kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn thích hợp mới có thể xử lý kịp thời và
có hiệu quả. Một cách tổng quát, các hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý chất thải rắn
được minh họa ở hình 1.3.
Sơ đồ tổng thể của hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn ở Việt Nam được trình
bày ở hình 1.4.
1.2.2. Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô
thị lớn ở Việt Nam:
Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải thiện môi trường
chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước trong việc đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi
trường quốc gia.
Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải.
Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Sở Khoa học Công
nghệ và Môi trường và Sở Giao thông Công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị,
chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp về bảo vệ môi trường của Nhà nước
thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể trong việc bảo vệ môi trường của thành
phố.
Công ty Môi trường đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải rắn, bảo vệ
vệ sinh môi trường thành phố theo chức trách được Sở Giao Thông Công Chính thành phố giao.
1.3. CÁC YÊU CẦU CHUNG TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở CÁC ĐÔ THỊ
VIỆT NAM :
Việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị nói chung, về cơ bản phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải thu gom và vận chuyển hết chất thải. Đây là yêu cầu đầu tiên, cơ bản của việc xử lý chất
thải nhưng hiện đang còn là một khó khăn, đòi hỏi phải có nhiều cố gắng khắc phục.
- Phải bảo đảm việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ nhất nhưng lại thu
được kết quả cao nhất. Bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ những người lao động trực tiếp tham gia
việc quản lý chất thải phù hợp với khả năng kinh phí của thành phố và Nhà nước.
- Đưa được các công nghệ và kỹ thuật , các trang thiết bị xử lý chất thải tiên tiến của các nước
vào sử dụng ở trong nước, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và lao động có đầy đủ kiến thức, kinh

-5-
nghiệm và lòng yêu nghề, có trách nhiệm với vấn đề môi trường của đất nước. Phù hợp với cơ
chế quản lý của Nhà nước theo hướng chấp nhận mở cửa và cạnh tranh với nhiều thành phần
kinh tế. Các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải chủ yếu thể hiện trong hình 1.5.

1.4. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN TỚI QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM :
- Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) do chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành số 29-L/CTN ngày
10/ 01/1994;
- Nghị định số 175 về Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường ban hành ngày18/10 /1994;
- Luật Hàng hải Việt Nam ban hành ngày 30/6/1990;
- Luật Bảo vệ sức khỏe cộng đồng ban hành năm 1991;
- Luật Dầu mỏ, ban hành tháng 7/1993;
- Luật Đất đai, ban hành tháng 7/1993;
- Luật Khoáng sản, ban hành ngày 20/3/1996;
- Luật Thương mại, ban hành ngày 10/5/1996;
- Quy chế quản lý chất thải nguy hại, ban hành ngày 16/7/1999;
- Tiêu chuẩn Việt Nam về phân loại những hợp chất độc hại và yêu cầu an toàn,
TCVN3164 - 1979, ban hành ngày 01/01/1981;
- Tiêu chuẩn Việt Nam về hóa chất nguy hiểm, Quy phạm an toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo
quản và vận chuyển, TCVN 5507-1991, ban hành năm 1991;
- Chiến lược Quản lý chất thải rắn đô thị và Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu
công nghiệp Việt Nam đến năm 2000;
- Quy chế quản lý chất thải y tế - Bộ Y tế - Hà Nội 1999.
- Tiêu chuẩn cho phép của khí thải lò đốt chất thải y tế TCVN 6560 - 1999;
- Chất thải rắn - bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường TCVN 6696-
2000;
- Văn bản hướng dẫn thực hiện bảo vệ môi trường trong quản lý và phát triển đô thị, nông thôn
và đầu tư xây dựng năm 2000.

-6-
Chương 2
NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
2.1. ĐỊNH NGHĨA CHẤT THẢI RẮN:
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong
các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và
duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ
các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật
chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi
thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được
xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.
Theo quan điểm này, chất thải rắn đô thị có các đặc trưng sau:
- Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị;
- Thành phố có trách nhiệm thu dọn.
2.2. NGUỒN TẠO THÀNH CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ:
Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm:
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt);
- Từ các trung tâm thương mại;
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng;
- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
- Từ các hoạt động công nghiệp;
- Từ các hoạt động xây dựng đô thị;
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố.
Các lại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách.
a) Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên
đường phố, chợ…
b) Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ,
cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da , giẻ vụn, cao su, chất dẻo…

-7-
c) Theo bản chất nguồn tạo thành - chất thải rắn được phân thành các loại:
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn
tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương
mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ,
đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông
gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… Theo phương diện khoa học, có thể
phân biệt các loại chất thải rắn sau:
- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải này mang bản chất
dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều
kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các
bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ …
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các động
vật khác.
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của
dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm
sau khi đun nấu bằng than , củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các
công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.
- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao
gói…
Chất thải rắn công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro , xỉ trong các nhà máy nhiệt
điện;
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất;
- Các phế thải trong quá trình công nghệ;
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá
dỡ, xây dựng công trình v.v…chất thải xây dựng gồm:

-8-
- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;
- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng ;
- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…
Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước
thải sinh hoạt , bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.
Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp,
thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các
lò giết mổ… Hiện tại việc quản lý và xả các loại chất thải nông nghiệp không thuộc về trách
nhiệm của các công ty môi trường đô thị của các địa phương.
d) theo mức độ nguy hại - chất thải rắn được phân thành các loại:
Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng , độc hại, chất thải sinh học dễ
thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan..
có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người , động vật và cây cỏ.
Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông
nghiệp.
Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính
gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại với môi trường và sức
khỏe của cộng đồng. Theo quy chế quản lý chất thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại được
phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn
phát sinh ra chất thải bệnh viện bao gồm:
- Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị , phẫu thuật;
- Các loại kim tiêm, ống tiêm;
- Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ;
- Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân;
- Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân, Cadimi, Arsen,
Xianua …
- Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.

-9-
Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc tính cao, tác động xấu
đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc
hại đó.
Các chất thải nguy hại từ các hoạt động công nghiệp chủ yếu là các loại phân hóa học, các loại
thuốc bảo vệ thực vật.
Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một
trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
Trong số các chất thải của thành phố, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế dùng ngay trong
sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn phải hủy bỏ hoặc phải qua một quá trình chế biến phức tạp,
qua nhiều khâu mới có thể sử dụng lại nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người. Lượng
chất thải trong thành phố tăng lên do tác động của nhiều nhân tố như: sự tăng trưởng và phát
triển của sản xuất, sự gia tăng dân số, sự phát triển về trình độ và tính chất của tiêu dùng trong
thành phố v.v… Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải được trình bày ở hình 2.1

- 10 -
Các hoạt động kinh tế
xã hội của con người

Các quá Các quá Hoạt động Các hoạt Các hoạt
trình trình sống và tái động động giao
sản xuât phi sản sản sinh con quản lý tiếp và
xuât người đối ngoại

Chất Thải

Dạng lỏng Dạng khí Dạng rắn

Bùn Chất Hơi Chất thải Các


ga lỏng độc Chất thải công loại
cống dầu mỡ hại sinh hoạt nghiệp khác

Hình 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải

2.3. LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ PHÁT SINH


Lượng chất thải tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa là lượng rác thải
phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm (kg/người.ngđ).
Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn mang tính đặc thù
của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh của dân cư ở mỗi khu vực(bảng 2.1).
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người
đối với từng loại chất thải rắn đô thị
Tiêu chuẩn (kg/người.ngđ)
Nguồn
Khoảng giá trị Trung bình
Sinh hoạt đô thị (1) 1 -3 1,59

- 11 -
Công nghiệp 0,5 - 1,6 0,86
Vật liệu phế thải bị tháo dỡ 0,05 - 0,4 0,27
Nguồn thải sinh hoạt khác (2) 0,05 - 0,3 0,18

Ghi chú: (1) : kể cả nhà ở và trung tâm dịch vụ thương mại


(2)
: không kể nước và nước thải.
Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu chuẩn, thành phần chất thải rắn đô thị bao gồm:
- Điều kiện sinh hoạt;
- Điều kiện thời tiết, khí hậu;
- Các yếu tố xã hội;
- Tập quán.
Hệ số không điều hòa:
Rmax
Kng =
Rtb

Trong đó:
Rmax : lượng rác thải lớn nhất theo ngày, tháng, năm
Rtb : lượng rác thải trung bình theo ngày, tháng, năm.
Giá trị của hệ số không điều hòa K phụ thuộc nhiều vào quy mô của đô thị, vào mức sống và
các yếu tố khác, thường có giá trị Kng = 1,2 ÷ 2; Kh = 1,5 ÷ 2,5
2.4. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI RẮN
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương,
vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác (bảng 2.2).
Trọng lượng riêng
% trọng lượng Độ ẩm (%)
(kg/m3)
Hợp phần
Khoảng Trung
KGT TB KGT TB
giá trị bình
Chất thải thực phẩm 6 - 25 15 50 - 80 70 12 - 80 28
Giấy 24 - 45 40 4 - 10 6 32 - 128 81,6

- 12 -
Catton 3 - 15 4 4-8 5 38 - 80 49,6
Chất dẻo 2-8 3 1-4 2 32 - 128 64
Vải vụn 0-4 2 6 - 15 10 32 - 96 64
Cao su 0-2 0,5 1-4 2 96 - 192 128
Da vụn 0-2 0,5 8 - 12 10 96 - 256 160
Sản phẩm vườn 0 - 20 12 30 - 80 60 84 - 224 104
Gỗ 1-4 2 15 - 40 20 128 - 1120 240
Thủy tinh 4 - 16 8 1- 4 2 160 - 480 193,6
Can hộp 2-8 6 2-4 3 48 - 160 88
Kim loại không thép 0-1 1 2-4 2 64 - 240 160
Kim loại thép 1-4 2 2-6 3 128 - 1120 320
Bụi, tro, gạch 0 - 10 4 6 - 12 8 320 - 960 480
Tổng hợp 100 15 - 40 20 180 - 420 300

2.4.1. Các phương pháp phân tích thành phần và tính chất của chất thải rắn :
Ba phương pháp cơ bản sau thường được sử dụng trong quá trình phân tích thành phần và tính
chất của chất thải rắn:
- Phân tích / kiểm tra trực tiếp (nghiên cứu phân loại cổ điển);
- Phân tích sản phẩm thị trường (từ cân bằng vật chất của khu vực);
- Phân tích sản phẩm của chất thải (từ các quá trình xử lý).
* Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Không có phương pháp đơn độc nào có thể
phân tích được toàn bộ tính chất của phế thải.
* Tại những khu vực thiếu các số liệu và các phương tiện, cần thiết phải phối hợp các phương
pháp để đạt được kết quả hoàn chỉnh, tin cậy.
2.4.2. Nguyên tắc lấy mẫu chất thải rắn:
Tùy thuộc mục đích nghiên cứu, các mẫu chất thải rắn thường được lấy ở những bãi rác tập
trung, trên xe tải của từng khu vực, từng phường. Phải điều tra theo mùa và phải được tiến hành
theo các quy trinh sau:
Bước 1:đối với các mẫu để phân loại lý học

- 13 -
a) Đổ các chất thải đã được thu gom xuống sàn;
B
b) Trộn kỹ các chất thải; A D
C
c) Đánh đống chất thải theo hình nón;
d) Chia thành 4 phần bằng nhau và lấy 2 phần chéo nhau (A + D) (B + C), nhập 2 phần với
nhau và trộn đều.
e) Chia mỗi phần chéo đã phối thành 2 phần bằng nhau;
f) Phối các phần chéo thành 2 đống, sau đó lại lấy ra ở mỗi đống 1/2 phần (xấp xỉ khoảng
20÷30 kg) để phân loại lý học.
Bước 2: Đối với các mẫu phân loại hóa học. Mẫu phân tích được lấy theo quy trình như ở hình
2.2.
2.4.3. Nguyên tắc phân loại lý học:
Mẫu chất thải thu được từ bước 1 được phân ra các loại sau đó bỏ từng loại vào trong thùng
đựng riêng như nhau:
1. Các chất cháy được:
a) Giấy;
b) Rác (bao gồm cả thịt nhưng không bao gồm phần xương, vỏ sò);
c) Hàng dệt;
d) Gỗ, cỏ , rơm, rạ;
e) Chất dẻo;
f) Da và cao su.
2. Các chất không cháy được:
a) Kim loại sắt;
b) Kim loại không phải sắt;
c) Thủy tinh;
d) Đá và sành sứ (không bao gồm xương và vỏ sò).
3. Các chất hỗn hợp:
a) Các chất hỗn hợp có kích thước lớn hơn 5 mm;
b) Các chất hỗn hợp có kích thước nhỏ hơn 5 mm. (tách các chất hỗn hợp có kích thước nhỏ
hơn 5mm và lớn hơn 5mm bằng cách sàng qua một cặp sàng, phân càng nhiều loại càng tốt).

- 14 -
Cân và ghi lại trọng lượng của từng loại vào trong mẫu ghi sẵn trên cơ sở của trọng lượngười
ướt và biểu thị theo phần trăm của toàn bộ mẫu.
2.5. CÁC CHỈ TIÊU LÝ HỌC
2.5.1. Trọng lượng riêng hay trọng lượng thể tích
Nguyên tắc: Lấy mẫu chất thải thu được theo quy trình ở mục 2.4.2.
Thể tích mẫu khoảng 50 ÷ 100 lít.
1. Cho mẫu chất thải một cách nhẹ nhàng vào một thùng chứa đã biết dung tích (thích hợp nhất
là thùng có dung tích 100 lít) cho tới khi thùng được làm đầy.
2. Nhấc thùng lên cách mặt sàn khoảng 30 cm và thả xuống, lặp lại điều này 4 lần.
3. Tiếp tục làm đầy thùng.
4. Cân và ghi lại kết quả trọng lượng của cả thùng và chất thải.
5. Lấy kết quả ở bước 4 trừ đi trọng lượng của thùng chứa.
6. Lấy kết quả ở bước 5 chia cho dung tích của thùng chứa ta thu được tỷ trọng theo đơn vị
kg/lít. Làm điều này 2 lần và lấy kết quả trung bình.
Trọng lượng riêng của chất thải rắn (BD) được xác định theo công thức sau:
(Trọng lượng thùng chứa + chất thải) - (Trọng lượng thùng chứa)
BD =
Dung tích thùng chứa

2.5. Độ ẩm
Độ ẩm của chất thải rắn được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng
chất thải ở trạng thái nguyên thủy. Xác định độ âm được tuân theo công thức:
a−b
Độ ẩm = 100(%)
a
Trong đó:
a - trọng lượng ban đầu của mẫu.
b - trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở 105oC.
Độ ẩm và trọng lượng riêng của các hợp phần trong chất thải rắn đô thị được biểu thị ở bảng
2.2. Các định nghĩa chi tiết của thành phần chất thải được trình bày ở bảng 2.3.

- 15 -
Bảng 2.3. Định nghĩa các thành phần lý học của chất thải rắn
Thành phần Định nghĩa Thí dụ

1. Các chất cháy được


Các vật liệu làm từ giấy và bột Các túi giấy, các mảnh bìa,
a) Giấy
giấy giấy vệ sinh …
Có nguồn gốc từ các sợi Vải , len , nylon …
b) Hàng dệt
Các chất thải ra từ đồ ăn thực Các cọng rau , vỏ quả, thân
c) Thực phẩm
phẩm cây, lõi ngô …
Các vật liệu và sản phẩm được Đồ dùng bằng gô như bàn
d) Cỏ, gỗ củi, rơm rạ…
chế tạo từ gỗ, tre và rơm… ghế, thang, giường, đồ chơi…
Các vật liệu và sản phẩm được Phim cuộn, túi chất dẻo, chai
e) Chất dẻo
chế tạo từ chất dẻo lọ chất dẻo, các đầu vòi bằng
chất dẻo, dây bện …
Các vật liệu và sản phâm được Bóng, giầy, ví, băng cao su
f) Da và cao su
chế tạo từ da và cao su …

2. Các chất không cháy


Các loại vật liệu và sản phẩm Vỏ hộp, dây điện, hàng rào,
a) Các kim loại sắt
được chế tạo từ sắt mà dễ bị dao, nắp lọ …
nam châm hút.
Các loai vật liệu không bị nam Vỏ hộp nhôm, giấy bao gói,
b) Các kim loại phi sắt
châm hút đồ đựng …
Các loại vật liệu và sản phẩm Chai lọ , đồ đựng bằng thủy
c) Thủy tinh
chế tạo từ thủy tinh tinh, bóng đèn …
Bất kỳ các lọai vật liệu không Vỏ trai, ốc , xương, gạch đá,
d) Đá và sành sứ
cháy khác ngoài kim loại và gốm …
thủy tinh
Tất cả các loại vật liệu khác Đá cuội, cát, đất, tóc …
3. Các chất hỗn hợp
không phân loại ở bảng này.

- 16 -
Loại này có thể được chia
thành 2 phần: Kích thước lớn
hơn 5 và loại nhỏ hơn 5mm

- 17 -
Chất thải thô

Phân tích thành phần lý học Phân tích thành phần hóa học

2 m3 100 - 120 kg
Để phân tích trọng lượng Để tạo mẫu ban đầu
riêng và thành phần

1 - 2 kg chất thải tươi 20 kg

Sấy khô ở nhiệt độ 102 - 105oC


cho tới khi trọng lượng không đổi Độ ẩm pH

Nghiền nhỏ cho tới kích thước 1mm bằng máy nghiền

Sấy khô lại tại nhiệt độ 75oC trong vòng 2 giờ

Bảo quản trong bình cách ẩm

Lấy 25g mẫu đã sấy

6g 5g 50mg 2,5g 3g 2g 1g 1g
Các chất Chất Cac bon Nitơ Photpho Nhiệt lượng Sulfua Hydrocacbon
bay hơi béo thô

Độ tro

Tỷ số C/N Protein Nhiệt trị tinh Nhiệt trị thô


Chất lỏng

Hình 2.2. Sơ đồ phân tích chất thải rắn

- 18 -
2.6. CÁC CHỈ TIÊU HÓA HỌC
2.6.1. Chất hữu cơ: Lấy mẫu, nung ở 950oC. Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn
thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 - 60%. Trong tính toán, lấy
trung bình 53% chất hữu cơ.
2.6.2. Chất tro: Phần còn lại sau khi nung - tức là các chất trơ dư hay chất vô cơ.
2.6.3. Hàm lượng cacbon cố định: là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ khác
không phải là cacbon trong tro, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 - 12%, trung bình là 7%.
Các chất vô cơ khác trong tro bao gồm thủy tinh, kim loại… Đối với chất thải rắn đô thị, các
chất này có trong khoảng 15 - 30%, trung bình là 20%.
2.6.4. Nhiệt trị: Giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá trị này được xác định theo
công thức Dulông:
⎛ KJ ⎞ ⎛ 1 ⎞
Đơn vị nhiệt trị ⎜⎜ ⎟⎟ = 2,326 [145,4C + 620 ⎜ H O ⎟ + 41.S ]
⎝ Kg ⎠ ⎝ 8 ⎠
Trong đó:
C : Lượng cacbon tính theo %
H : Hydro tính theo %
O : Oxi tính theo %
S : Sunfua tính theo %
Thành phần hóa học của các hợp phần cháy được - được trình bày ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Thành phần hóa học của các hợp phần cháy được của chất thải rắn
% trọng lượng theo trạng thái khô
Hợp phần
C H O N S Tro
Chất thải thực phẩm 48 6,4 37,6 2,6 0,4 5
Giấy 3,5 6 44 0,3 0,2 6
Catton 4,4 5,9 44,6 0,3 0,2 5
Chất dẻo 60 7,2 22,8 Không xđ Không xđ 10
Vải, hàng dệt 55 6,6 31,2 4,6 0,15 2,45
Cao su 78 10 Không xđ 2 Không xđ 10

- 19 -
Da 60 8 11,6 10 0,4 10
Lá cây, cỏ 47,8 6 38 3,4 0,3 4,5
Gỗ 49,5 6 42,7 0,2 0,1 1,5
Bụi, gạch vụn, tro 26,3 3 2 0,5 0,2 68

Số liệu trung bình về các chất dư trơ và nhiệt năng của chất thải rắn đô thị được trình bày ở
bảng 2.5.
Bảng 2.5. Số liệu trung bình về các chất dư trơ
và nhiệt năng của chất thải rắn đô thị
Chất dư trơ *(%) Nhiệt trị KJ/Kg
Hợp phần
Khoảng giá trị Trung bình Khoảng giá trị Trung bình
Chất thải thực phẩm 2 - 8 5 3.489 - 6.978 4.652
Giấy 4-8 6 11.630 - 1.608 16.747,2
Catton 3-6 5 13.956 - 17.445 16.282
Chất dẻo 6 - 20 10 27.912 - 37.216 32.564
Vải vụn 2-4 2,5 15.119 - 18.608 17.445
Cao su 8 - 20 10 20.934 - 27.912 23.260
Da vụn 8 - 20 1 15.119 - 19.771 17.445
Lá cây, cỏ… 2-6 4,5 2.326 - 18.608 6.512,8
Gỗ 0,6 - 2 1,5 17.445 - 19.771 18.608
Thủy tinh 96 - 99+ 98 116,3 - 22,6 18.608
Can hộp 96 - 99+ 98 232,6 - 1.163 697,8
Phi kim loại 90 - 99+ 96 Không xác định Không xđ
Kim loại 94 - 99+ 96 232,6 - 1.163 697,8
Bụi, tro, gạch 60 - 80 70 2.326 - 11.630 6.978
Tổng hợp 9.304 - 12.793 10.467

Ghi chú: * : Chất dư trơ là chất còn lại sau khi cháy hoàn toàn
+
: Dựa trên kết quả phân tích.

- 20 -
2.7. ĐẶC ĐIỂM VỀ THÀNH PHẦN RÁC THẢI Ở CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM
Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ 0,35 - 0,8
kg/người.ngày.
Lượng chất thải rắn trung bình phát sinh từ các đô thị và thành phố năm 1996 là 16.237
tấn/ngày; năm 1997 là 19.315 tấn/ngày. Con số này đạt đến giá trị 22.210 tấn/ngày vào năm
1998. Hiệu suất thu gom dao động từ 40 - 67% ở các thành phố lớn và từ 20 - 40% ở các đô thị
nhỏ; Lượng bùn cặn cống thường lấy theo định kỳ hàng năm, số lượng ước tính trung bình cho
một ngày là 822 tấn.Tổng lượng chất thải rắn phát sinh và tỷ lệ thu gom được thể hiện ở bảng2.6
Trọng lượng riêng của chất thải rắn đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn thiết bị thu
gom và phương thức vận chuyển. Số liệu này dao động từ 480 - 580 kg/m3 tại Hà Nội; Tại Đà
Nẵng : 420 kg/m3; Hải Phòng: 580 kg/m3; Thành phố Hồ Chí Minh: 500 kg/m3.
Thành phần của chất thải rắn rất đa dạng và đặc trưng theo từng loại đô thị (thói quen, mức độ
văn minh, tốc độ phát triển). Các đặc trưng điển hình của chất thải rắn như sau:
- Hợp phần có nguồn gốc hữu cơ cao (50,27 - 62,22%)
- Chứa nhiều đất cát, sỏi đá vụn, gạch vỡ
- Độ ẩm cao, nhiệt trị thấp (900 kcal/kg).
Việc phân tích thành phần chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ
xử lý. Thành phần chất thải rắn của một số đô thị Việt Nam theo các số liệu nghiên cứu năm
1998 được trình bày ở bảng 2.7.
Bảng 2.6. Lượng chất thải rắn tạo thành và tỷ lệ thu gom trên toàn quốc từ 1997 - 1999
Lượng phát sinh (tấn/ngày) Lượng thu gom (%)
Loại chất thải
1997 1998 1999 1997 1998 1999
Chất thải sinh hoạt 14.525 16.558 18.879 55 68 75
Bùn, cặn cống 822 920 1049 90 92 92
Phế thải xây dựng 1.798 2.049 2.336 55 65 65
Chất thải y tế nguy hại 240 252 277 75 75 75
Chất thải công nghiệp nguy hại 1.930 2.200 2.508 48 50 60
Tổng cộng 19.315 21.979 25.049 56 70 73
Nguồn: số liệu quan trắc - CEETIA

- 21 -
Bảng 2.7. Thành phần chất thải rắn ở một số đô thị năm 1998 (theo % trọng lượng)
Tại Tại Tại TP Tại Tại TP
STT Thành phần
Hà Nội Hải Phòng Hạ Long Đà Nẵng HCM
1 Chất hữu cơ 51,10 50,58 40,1 - 44,7 31,50 41,25
2 Cao su, nhựa 5,50 4,52 2,7 - 4,5 22,50 8,78
3 Giấy, catton, giẻ vụn 4,20 7,52 5,5 - 5,7 6,81 24,83
4 Kim loại 2,50 0,22 0,3 - 0,5 1,40 1,55
5 Thủy tinh, sứ, gốm 1,80 0,63 3,9 - 8,5 1,80 5,59
6 Đất, đá,cát, gạch vụn 35,90 36,53 47,5 - 36,1 36,00 18,00
Độ ẩm 47,7 45 - 48 40 - 46 39,05 27,18
Độ tro 15,9 16,62 11,0 40,25 58,75
Tỷ trọng - tấn/m3 0,42 0,45 0,57 - 0,65 0,38 0,412
Nguồn: số liệu quan trắc - CEETIA
Diễn biến về thành phần rác thải sinh hoạt tại Hà Nội từ năm 1995 đến 1998 được thể hiện ở
bảng 2.8.
Bảng 2.8. Diễn biến về thành phần rác thải sinh hoạt tại Hà Nội từ năm 1995 đến 1999
Thành phần 1995 1996 1997 1998
Giấy vụn 2,20 2,90 2,30 4,20
Lá cây, rác hữu cơ 45,90 50,40 53,00 50,10
Túi nilon, đồ nhựa 1,70 3,20 4,10 5,50
Kim loại, vỏ đồ hộp 1,20 1,80 5,50 2,50
Thủy tinh, sành , gốm 1,40 2,60 3,80 1,80
Đất, cát và các chất khác 47,60 39,10 31,30 35,90
Tổng cộng 100 100 100 100
Độ ẩm của rác thải 52,0 47,6 50,0 47,70
Độ tro 12,0 10,5 21,4 15,90
Tỷ trọng trung bình-T/m3 0,432 0,416 0,420 0,420
Nguồn : số liệu quan trắc - CEETIA

- 22 -
2.8. CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI
Hiện nay thực hiện việc phân loại nguy hại đều chưa được xử lý hoặc mới chỉ được xử lý rất
sơ bộ sau đó được đem chôn lấp cùng các loại chất thải sinh hoạt tại các bãi chôn lấp, chất thải
nguy hại ở Việt Nam. Lượng rác thải nguy hại phát sinh hàng ngày từ các cơ sở y tế ước tính từ
50 - 70 tấn/ngày (chiếm 22% tổng rác thải y tế phát sinh). Thành phần của rác thải y tế theo các
khu vực khác nhau ở Việt Nam được trình bày ở bảng 2.9.
Bảng 2.9. Thành phần của rác thải y tế theo các khu vực khác nhau ở Việt Nam
Tỷ lệ Có thành phần chất thải
Thành phần rác thải y tế
(%) nguy hại
Các chất hữu cơ 52,9 Không
Chai nhựa PVC, PE, PP 10,1 Có
Bông băng 8,8 Có
Vỏ hộp kim loại 2,9 Không
Chai lọ thủy tinh, xilanh thủy tinh, ống thuốc thủy tinh 2,3 Có
Kim tiêm, ống tiêm 0,9 Có
Giấy các loại, catton 0,8 Không
Các bệnh phẩm sau mổ 0,6 Có
Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác 20,9 Không
Tổng cộng 100
Tỷ lệ phần chất thải nguy hại 22,6
Nguồn : Bộ Y tế , 1998.
Tỷ trọng trung bình của rác thải y tế là 150 kg/m3. Độ ẩm : 37 - 42%. Nhiệt trị: 400 - 2.150
kcal/kg.
Chất thải rắn công nghiệp: theo số liệu thống kê của 4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng và TP.HCM), tổng lượng chất thải rắn công nghiệp chiếm 15 - 26% của chất thải rắn
thành phố. Trong chất thải rắn công nghiệp có khoảng 35 - 41% mang tính nguy hại. Thành
phần của chất thải công nghiệp nguy hại rất phức tạp, tùy thuộc vào nguyên liệu sản xuất, sản
phẩm tạo thành của từng công nghệ và các dịch vụ có liên quan.

- 23 -
Lượng chất thải nguy hại tạo thành hàng ngày từ các hoạt động công nghiệp năm 1997 ước
tính khoảng 1.930 tấn/ngày (chiếm 19% chất thải rắn công nghiệp). Con số này tăng tới 2.200
tấn/ngày vào năm 1998 và lên tới 2.574 tấn/ngày vào năm 1999.
Lượng chất thải rắn phát sinh từ một số ngành công nghiệp điển hình ở một số thành phố năm
1998 được trình bày ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. Lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại một số tỉnh,
Thành phố ở Việt Nam (tấn/năm)
Công
Công Công Công Chế biến Các
nghiệp Tổng
Tỉnh/Thành phố nghiệp nghiệp nghiệp thực ngành
điện, cộng
cơ khí hóa chất nhẹ phẩm khác
điện tử
Hà Nội 1.801 5.005 7.333 2.242 87 1.640 10.108
Hải Phòng 58 558 3.300 270 51 420 4.657
Quảng Ninh - 15 - - - - 15
Đà Nẵng - 1.622 73 32 36 170 1.933
Quảng Nam - 1.544 - - 10 219 1.783
Quảng Ngãi - - - 10 36 40 86
TP.HCM 27 7.506 5.571 25.002 2.026 6.040 46.172
Đồng Nai 50 3.330 1.029 28.614 200 1.661 34.884
Bà Rịa - Vũng Tàu - 879 635 91 128 97 1.830
Tổng cộng 1.936 20.469 17.941 56.261 2.574 10.287 109.468
Nguồn : Cục Môi trường 1999
Chương 3
THU GOM, LƯU GIỮ VÀ XỬ LÝ TẠI CHỔ
CHẤT THẢI RẮN TỪ NHÀ Ở
Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở hay từ những điểm
thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp, trung chuyển hay chôn lấp.
Dịch vụ thu gom rác thải thường có thể chia ra thành các dịch vụ "sơ cấp" và "thứ cấp". Sự
khác biệt này phản ánh yếu tố là ở nhiều khu vực, việc thu gom phải đi qua một quá trình hai

- 24 -
giai đoạn: thu gom rác từ các nhà ở và thu gom tập trung về chổ chứa trung gian rồi từ đó lại
chuyển tiếp về trạm trung chuyển hay bãi chôn lấp. Ở chương 3 sẽ tập trung trình bày các vấn đề
thu gom sơ cấp. Giai đoạn thu gom sơ cấp ảnh hưởng trực tiếp đối với người dân củng như đối
với mỹ quan đô thị và hiệu quả của các công đoạn sau đó.
Thu gom sơ cấp (thu gom ban đầu) là cách mà theo đó rác thải được thu gom từ nguồn phát
sinh ra nó (nhà ở hay những cơ sở thương mại) và chở đến các bãi chứa chung, các địa điểm
hoặc bãi chuyển tiếp. Thường thì các hệ thống thu gom sơ cấp ở các nước đang phát triển bao
gồm những xe chở rác nhỏ, xe hai bánh kéo bằng tay để thu gom rác và chở đến các bãi chứa
chung hay những điểm chuyển tiếp.
Do vậy, thu gom ban đầu sẽ được cần đến trong mọi hệ thống quản lý thu gom và vận chuyển,
còn thu gom thứ cấp lại phụ thuộc vào các loại xe cộ thu gom được lựa chọn hay có thể có được
và vào hệ thống và các phương tiện vận chuyển tại chổ.
Khi thu gom rác thải từ các nhà ở hay công sở thường ít chi phí hơn so với việc quét dọn
chúng từ đường phố đồng thời cần phải có những điểm chứa ở khoảng cách thuận tiện cho
những người có rác và chúng cần được quy hoạch, thiết kế sao cho rác thải được đưa vào thùng
chứa đựng đúng vị trí tạo điều kiện thuận lợi cho thu gom thứ cấp.
3.1. THU GOM CHẤT THẢI RẮN TỪ TRONG NHÀ Ở (THU GOM SƠ CẤP)
Trong hệ thống này, các hộ gia đình có thể tham gia hoặc không cần tham gia vào quá trình
thu gom. Những người thu gom rác sẽ đi vào từng nhà (sân hay vườn), mang thùng rác ra đổ vào
xe của họ và sau đó trả về chổ cũ. Hệ thống này chủ yếu chi phí cho nhân công lao động vì mất
nhiều thời gian vào ra từng căn nhà và từ nhà này sang nhà khác. Tuy nhiên, ở những nước có
thu nhập thấp - lao động thường khá rẻ nên hình thức này tương đối tốt.
Một dạng khác của hình thức này là những người thu gom rung chuông hay gõ cữa từng nhà
và đợi chủ nhà mang rác ra cửa. thường thì những chiếc xe chở rác củng có đủ tiếng động để các
cư dân biết và sẵn sàng với thùng rác của họ. Điều này về một vài điểm nào đó, tương tự như
những hệ thống thu gom cơ bản đã được trình bày ở trên.
Trong phạm vi cuốn sách, thuật ngữ "nhà ở thấp tầng" được sử dụng tương đối với những ngôi
nhà có số tầng nhỏ hơn 4. thuật ngữ " nhà ở cao tầng" được sử dụng đối với những ngôi nhà có
số tầng lớn hơn 7. Đối với những nhà có số tầng từ 4-7 thì được xem là những nhà có độ cao

- 25 -
trung bình. Việc thu gom tại chổ là toàn bộ những hoạt động có liên quan tới thu gom chất thải
rắn tới khi chúng lưu giữ trong các côngtenơ trước khi được vận chuyển bằng các phương tiện
thu gom ở bên ngoài. Nguồn nhân công và thiết bị thu gom tại chổ được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Nguồn nhân công và các thiết bị thu gom tại chổ
Nguồn phát sinh rác thải Người chịu trách nhiệm Thiết bị thu gom
1. Từ các khu dân cư
- Nhà ở thấp tầng - Dân cư tại khu vực, người - Các đồ dùng thu gom tại nhà, các
làm thuê. xe gom.
- Nhà trung bình - Người làm thuê, nhân viên - Các máng tự chảy, các thang
phục vụ của khu nhà, dịch vụ nâng, các xe gom, các băng
của các công ty vệ sinh. chuyền chạy bằng khí nén.
- Nhà cao tầng - Người làm thuê, nhân viên - Các máng tự chảy, các thang
phục vụ của khu nhà, dịch vụ nâng, các xe gom, các băng
của các công ty vệ sinh. chuyền chạy bằng khí nén.
2. Các khu vực kinh Nhân viên, dịch vụ của các Các loại xe thu gom có bánh lăn,
doanh, thương mại công ty vệ sinh. các côngtenơ lưu giữ, các thang
nâng hoặc băng chuyền.
3. Các khu công nghiệp Nhân viên, dịch vụ của các Các loại xe thu gom có bánh lăn,
công ty vệ sinh. các côngtenơ lưu giữ, các thang
nâng hoặc băng chuyền.
4. Các khu sinh hoạt Chủ nhân của khu vực hoặc Các thùng lưu giữ có mái che hoặc
ngoài trời (quảng các công ty công viên, cây nắp đậy.
trường, công viên …) xanh.
5. Các trạm xử lý nước Các nhân viên vận hành trạm Các loại băng chuyền khác nhau
thải và các thiết bị.
6. Các khu nông nghiệp Chủ nhân của khu vực hoặc Tùy thuộc vào trang bị của từng
công nhân. đơn vị đơn lẽ.

- 26 -
3.1.1. Thu gom từ các nhà ở thấp tầng
Người nhà hoặc người thuê có nhiệm vụ quét dọn và gom rác vào thùn chứa hay các túi đựng
bằng nhựa. Việc tập trung và thu gom chất thải ở các khu nhà này thường là ít nhất 1lần/ngày,
đặc biệt đối với các khu nhà ổ chuột có thu nhập thấp bởi vì ở những khu này có mật độ dân cư
tương đối chen chúc hơn những khu nhà ở bình thường. Lượng rác tạp thành thường dao động
nhiều và có khả năng tái chế. Lưu ý rằng lượng chất thải rắn theo đầu người trong năm sẽ rất ít ở
những nơi thực hiện tuần hoàn dùng lại các loại chất thải (thủy tinh, giấy, kim loại …)
3.1.2. Thu gom từ các nhà ở trung và cao tầng
Đối với nhà ở loại này, mỗi căn hộ phải có người thu dọn hoặc gom rác để đưa xuống tầng
dưới cùng để đổ vào bể chứa. Tiến bộ hơn, người ta áp dụng công nghệ gom rác chủ yếu bằng
các ống đứng. Các ống đứng thải rác thường có tiết diện tròn hay chữ nhật, xây bằng thép, bê
tông hoặc gạch. Đường kính 300 - 900mm, trung bình 500 - 600mm. Sơ đồ thu gom rác thải từ
nhà trung, cao tầng được thể hiện ở hình 3.1.
Chi tiết hệ thống thu gom từ các tầng được biểu thị ở hình 3.2.
Những yếu tố quan trọng nhất cần được xem xét khi xây dựng một dịch vụ thu gom sơ cấp bao
gồm:
- Cấu trúc hành chính và quản lý đối với dịch vụ;
- Các tiêu chuẩn của dịch vụ sẽ được đưa ra;
- Cơ quan chịu trách nhiệm thu gom (chính quyền thành phố, xí nghiệp, cơ quan trong thành
phố, những người nhặt rác, các gia đình);
- Địa điểm thu gom (từ các gia đình, từ lề đường, từ bãi rác công cộng);
- Loại xe thu gom sẽ được sử dụng;
- Liệu sự phân loại tại nguồn các vật liệu dùng lại có khả năng kinh tế không và cần phải được
cho phép?
- Tần suất thu gom.
3.2. CÁC PHƯƠNG TIỆN LƯU, CHỨA TẠI CHỔ VÀ TRUNG GIAN
Các loại thùng rác có thiết kế khác nhau có thể được sử dụng để chứa rác tại các khu nhà ở hay
những khu có mật độ dân cư cao như những khu chung cư. Củng có thể thiết kế những điểm thu
gom công cộng mà rác thải được đổ trực tiếp vào những thùng côngtennơ được đặt bên trong

- 27 -
điểm thu gom, mọi gia đình đều đổ những thùng rác của họ vào điểm thu gom này. Việc này tạo
điều kiện thuận lợi cho bốc trực tiếp rác thải vào những xe thu gom thứ cấp, giúp cho giảm bớt
bốc dỡ bằng thủ công.
Các nguyên tắc thực tế khi lựa chọn hay thiết kế một hệ thống chứa rác thải bao gồm:
- Chọn các vật liệu của địa phương, vật liệu dùng lại, hay đã có sẵn: đôi khi thiết kế một loại
thùng rác có dáng vẽ hấp dẫn và đồng nhất lại có thể làm thay đổi đáng kế cách đổ rác của quần
chúng và ảnh hưởng đến thái độ của họ. Việc sử dụng thành công những thùng màu xanh bằng
vật liệu dùng lại ở Bắc Mỹ đã kích thích và thúc đẩy sự chấp nhận các vật liệu dùng lại và làm
tăng tỷ lệ thu lại từ 20% lên tới 75% ở một số nơi.
- Chọn thùng chứa dễ dàng nhìn thấy, bất kể bằng hình dáng, màu sắc hay những dấu hiệu
đặc biệt: đây củng là một ưu điểm để chỉ rõ một loại thùng chứa đồng nhất khi bắt đầu đưa vào
một hệ thống thu gom mới, vì điều này đã nói lên tính chính thức của thu gom và đưa thêm tầm
quan trọng vào sự chấp nhận. Ngoài ra, nếu các thùng này là dễ dàng nhận ra thì điều này củng
có thể có một phần vai trò chống trộm cắp.
- Chọn các thùng cứng dễ sửa chữa hoặc thay thế: Điều này là cần thiết đối với tính lâu dài
của hệ thống thu gom về mặt độ tin cậy của hệ thống và chi phí. Đó củng là cần thiết để đảm bảo
rằng các thùng chứa sẽ không bị gió thổi bay đi mất hay dễ bị bỏ qua do những người bới rác
hay súc vật bới.
- Chọn loại thùng mà không ngăn cản những người bới rác: Nếu những người bới rác cảm
thấy khó khăn khi tìm kiếm, họ có thể sẽ lật đổ cả thùng ra và làm cho rác vương vãi ra phố, do
vậy thủ tiêu mất mục đích của thùng rác.
- Xem xét việc nhận diện thùng rác: theo các chủ nhân bằng địa chỉ, tên hay mã số. Đôi khi tên
và địa chỉ trên thùng rác lại mang lại một ý thức tốt hơn về trách nhiệm và có xu hướng giữ cho
thùng rác được sạch hoặc lấy về ngay khỏi điểm đổ rác sau khi đã đổ hết.
- Chọn thùng rác phù hợp với địa hình: Chọn loại có bánh xe nếu đó là những đường phố
được lát bằng phẳng, bằng vật liệu không thấm nước nếu ở đó có nhiều mưa, bằng vật liệu nặng
nếu ở đó hay có gió mạnh …
- Chế tạo thùng rác bằng những vật liệu không hấp dẫn kẻ trộm: thường có sự lo lắng là các
thùng rác nếu được đưa ra rất có thể sẽ bị ăn trộm. Có thể giảm thiểu sự rủi ro do mất trộm này

- 28 -
bằng việc chế tạo những thùng rác bằng những vật liệu không có giá trị, thí dụ như loại nhựa
không tái sinh được.
Nhìn chung, các phương tiện thu chứa rác phải thõa mãn các tiêu chuẩn sau:
- Chống sự xâm nhập của súc vật, côn trùn.
- Bền, chắc, đẹp và không bị hư hỏng do thời tiết.
- Dễ cọ rửa.
3.2.1.Các phương tiện lưu, chứa tại chổ
Dung tích trung bình của phương tiện thu chứa được quyết định bởi số người trong gia đình,
số lượng nhà được phục vụ và tần suất thu gom rác thải. Dung tích trên được tính toán với mức
thải rác 0,5 - 0,8 kg/người.ngày. Có các loại phương tiện thu chứa sau:
Túi đựng rác không thu hồi: Túi được làm bằng giấy hoặc bằng chất dẻo, những túi làm bằng
chất dẻo còn có các khung đỡ kim loại để đổ túi khi đổ rác vào, còn túi bằng giấy thì cứng hơn.
Kích thước và màu sắc của túi được tiêu chuẩn hóa để tránh sử dụng túi đựng rác vào mục đích
khác.
Thùng đựng rác: thùng đựng rác thông dụng thường làm bằng chất dẻo, dung tích loại thùng
trong nhà 5 - 10 lít;loại dùng tại cơ quan, văn phòng … thường 30 - 75 lít, đôi khi 90 lít. Thùng
phải có nắp đậy. Nhìn chung kích thước của các loại thùng rác có thể được lựa chọn theo quy
mô và vị trí thùng chứa.
- Thùng rác trong nhà được sử dụng để chứa rác thải trong nhà và được đưa ra ngoài vào thời
điểm được định trước để đổ.
- Thùng rác bên ngoài là những thùng chứa lớn hơn đặt bên ngoài nhà ở và để bên lề đường
khi chờ thu gom.
- Thùng đựng rác sử dụng khi thu gom bằng các phương tiện đậy kín rác. Đó là các thùng
đựng rác có nắp lắp vào bản lề một hệ thống moóc để có thể đổ rác bằng máy vào trong xe qua
một cửa đặc biệt. Dung tích thùng thường từ 110 - 160 lít và thường làm bằng chất dẻo.
- Thùng đựng rác di động: Thùng đựng rác bằng sắt hoặc bằng chất dẻo, có nắp đậy lắp vào
bản lề. Để di chuyển được dễ dàng, các thùng này được đặt trên các bánh xe: 2 bánh xe nhỏ cố
định đối với loại thùng nhỏ và 4 bánh xe xoay được cho loại thùng lớn. Một hệ thống moóc cho
phép đổ rác bằng máy vào xe thu rác. Có 3 cỡ: cỡ nhỏ 500 lít, cỡ vừa 750 lít, cỡ lớn 1000 lít.

- 29 -
Gồm có 2 loại:
- Loại thông dụng cho những loại rác thải có khối lượng trung bình 0,15 kg/l.
- Loại bền chắc cho những loại rác thải có khối lượng trung bình là 0,4 kg/l. Loại "thùng rác
lớn thông dụng" thường được sử dụng trong những khu nhà ở cao tầng.
Phương tiện lưu chứa rác cho các tòa nhà thường là các thùng kim loại (cố định); bể chứa rác
hoặc các hố rác.
Một số thùng chứa rác vụn đặt sẵn bên đường phố và nơi công cộng hiện nay hầu như không
có rác ở trong. Sở dĩ như vậy là vì người dân rất ngại khi vứt rác vào thùng lại phải dùng tay
nâng nắp đậy thùng lên. Sơ đồ một số loại thùng chứa được trình bày ở hình 3.3. Khi thiết kế
các loại thùng chứa rác vụn loại này phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Đẹp và vệ sinh
- Dễ sử dụng
- Được đặt cố định trên hề phố.
3.2.2. các phương tiện lưu , chứa trung gian
Thu chứa rác trên các xe đẩy tay cải tiến: rác các hộ dân cư, được công nhân sử dụng xe đẩy
tay đi thu gom đem tập trung tại vị trí xác định. Sau đó, các thùng rác của xe đẩy tay (xe đẩy tay
có thùng xe rời) được cẩu lên đổ vào xe chuyên dùng.
3.2.3. Chi phí cho việc thu gom các chất thải tại chỗ
Các chi phí cho việc thu gom các chất thải ở khu vực thường lấy từ quỹ phúc lợi của đô thị
(chi phí công cộng). Khi việc chi phí này thuộc về phúc lợi công cộng thì việc thu nhặt các loại
chất thải có khả năng tái chế sẽ được dân chúng thu nhặt một cách tự nguyện.
Giá thành thu nhặt, tập trung, vận chuyển và xử lý chất thải rắn theo đầu người trong một năm
được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Giá thành thu nhặt, tập trung, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
theo đầu người trong một năm

Nguồn thu nhặt Giá thành thu nhặt (USD/người/năm)

- 30 -
Trung bình đối với tất cả đô thị 5,39
Thu nhặt một lần/tuần 5,60
Thu nhặt hai lần/tuần 6,82
Trung bình đối với tất cả các đô thị 1,42
Các trạm trung chuyển trong thành phố 2,17

3.3. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC THU GOM TẠI CHỔ
Những thuận lợi và bất lợi của từng phương thức thu gom, lưu giữ chất thải rắn tại chổ được
trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Các thuận lợi và bất lợi của từng phương thức thu gom, lưu giữ tại chổ
Phương thức Thuận lợi Bất lợi
Khu dân cư và thương mại
- Chất đống Dễ dàng đối với dân Mất vệ sinh. Kém mỹ quan và rơi
vãi bởi những người nhặt rác.
- Kho chứa cố định Gộp nhóm chất thải thu Đòi hỏi sự đóng góp tự nguyện của
(xây bằng gạch) gom dân. Mất thời gian khi chuyển giao.
Kém mỹ quan và rơi vãi bởi những
người nhặt rác.
- Túi chất dẻo Vệ sinh, lấy nhanh, ít Đòi hỏi phải thu gom từng nhà.
phải quét. Bọc kín các Dân phải mua túi.
chất thải
- Bọc cứng nhỏ Kinh tế hơn và có thể tái Đòi hỏi phải thu gom từng nhà, có
sinh, thu nhanh hơn. mùi, các thùng chứa dễ bị mất cắp,
Không phải quét. phải lau chùi thường xuyên.
- Bể chứa chất thải Dân dễ sử dụng. Tập Khó thực hiện việc thu gom có
(nhiều hộ gia đình) trung chất thải. phân loại đối với bể một ngăn. Khó
khuyến khích nhân dân, sử dụng
không có hiệu quả.

- 31 -
- Côngtennơ (nhiều hộ gia Gộp nhóm chất thải. Thu Đòi hỏi sự đóng góp tự nguyện của
đình và chất thải xây dựng) gom và vận chuyển dễ dân. Phải có không gian. Kém mỹ
dàng. quan và rơi vải bởi những người
nhặt rác.
Đường công cộng Dễ sử dụng cho người Có khả năng tràn đầy.
- Thùng rác nhỏ cố định qua lại.
- Xe đẩy cố định 350 lít Thu gom và vận chuyển Kém mỹ quan, dễ bị phá hoại.
dễ dàng.
- Côngtennơ Gộp nhóm chất thải. Thu Xa nhà ở. Không có nhiều không
gom và vận chuyển dễ gian. Kém mỹ quan. Rơi vãi bởi
dàng những người nhặt rác.
Cơ quan và xí nghiệp
- Kho cố định Gộp nhóm chất thải. Mất thời gian khi chuyển giao. Rơi
vãi bởi những người thu nhặt rác
- Côngtennơ Gộp nhóm chất thải. Thu và các nhân viên.
gom và vận chuyển dễ Phải có sẵn không gian. Kém mỹ
dàng. quan.
Phương thức sử dụng các côngtennơ để lưu giữ tạm thời các loại chất thải rắn là phương thức
được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển vì nó cho phép những người dân không có túi
nhựa để đựng chất thải của họ, được xả rác mà không ảnh hưởng tiêu cực. Đồng thời phương
thức này củng cho phép giảm giá thu gom củng như góp phần làm sạch thành phố một cách
đáng kể, đặc biệt đối với các khu nhà đông đúc, các cơ quan, nhà máy và dùng cho các chất thải
xây dựng.
Việc sử dụng các loại túi nhựa đòi hỏi phải động viên mạnh mẽ dân chúng có sự thay đổi lớn
các thói quen của họ.
Các bể chứa chất thải ở các khu dân cư nhiều hộ gia đình củng được áp dụng thành công ở
nhiều nước phương Tây. Tuy nhiên ở các nơi dân cư đông đúc, cần phải bố trí xây dựng các bể
lưu giữ hai ngăn để tạo điều kiện cho việc sàn chất thải, nâng cao giá trị tái sử dụng lại hoặc tái
chế.

- 32 -
3.4. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM VIỆC PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN
Khối lượng rác sinh ra tại các nguồn xả ngày càng lớn vì vậy việc giảm khối lượng và đặc tính
các chất thải rắn là những vấn đề kỹ thuật đòi hỏi xã hội phải giải quyết với mục tiêu lâu dài,
phù hợp với tình hình phát triển và bảo vệ môi trường , bảo đảm cân bằng sinh thái.
Hiện nay nhu cầu của dân chúng ngày càng cao, số lượng chất thải khổng lồ ngày càng tăng,
và do vậy có nhiều sự cố xảy ra trong quá trình quản lý, giải quyết chất thải rắn tạo thành và xu
thế ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường thiên nhiên ngày càng tăng. Giai đoạn đầu của
việc giảm lượng chất thải là phải nhận thức được rằng chất thải rắn là loại chất thải không mong
muốn, không biết trước được quá trình trao đổi của nó trong vùng và những tác động của nó gây
ra mang tính xã hội. Các vấn đề liên quan dưới đây sẽ trả lời câu hỏi tại sao việc tạo ra ít chất
thải và ít ô nhiễm là cách lựa chọn tốt nhất:
1. Tiết kiệm năng lượng và các nguồn năng lượng gốc;
2. Giảm sự khai thác, xử lý, sử dụng các nguồn gây tác động xấu tới môi trường;
3. Tăng cường sức khỏe công nhân và sự an toàn bởi việc giảm sự xuất hiện các vật liệu có
tính độc hại hay nguy hiểm.
4. Giảm chi phí khống chế ô nhiễm và quản lý chất thải (chi phí này đang tăng rất nhanh hơn
cả tỷ lệ tăng sản phẩm công nghiệp) và khả năng mắc phải trong tương lai đối với chất thải độc
hại và nguy hiểm.
Phương thức để giảm chất thải và ô nhiễm:
- Tăng mức tiêu thụ;
- Thiết kế lại các quy trình sản xuất và sản phẩm sao cho sử dụng ít nguyên liệu hơn;
- Thiết kế và tạo ra các sản phẩm ít gây ô nhiễm và ít các nguồn gây chất thải hơn khi sử dụng;
- Loại bỏ sự đóng gói không cần thiết.
Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn trong sản xuất. Mục tiêu của công nghệ này là hạn chế
sử dụng tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Trong tương lai có thể tạo ra công nghệ hiệu quả
hơn, tạo ra quá trình sản xuất mới, củng như bảo vệ và tái sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên
kể cả việc chuyển hóa chất thải thành năng lượng.
3.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SƠ BỘ VÀ XỬ LÝ TẠI CHỖ CHẤT THẢI RẮN

- 33 -
Như đã đề cập ở các phần trước, nhiều hệ thống thu gom rác thải đô thị ở những thành phố có
thu nhập thấp đều phải đối mặt với những vấn đề tương tự trong xử lý rác thải. Đó là sự trùng
lặp không cần thiết của việc chứa và xử lý rác thải. rác thải có thể được xử lý tới bốn lần hoặc
nhiều hơn trong quá trình thu gom, điều đó làm tăng thêm thời gian và chi phí cho quá trình,
đồng thời làm giảm hiệu quả. Các quy trình xử lý đơn giản điển hình hiện đang sử dụng ở các
nước đang phát triển được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Các quy trình xử lý tại chỗ điển hình
Quy trình xử lý hiện tại điển hình Mục tiêu
- Rác được đổ đống trên đường phố Rác được chứa trong các gia đình trong các
thùng chứa đầu tiên
- Rác được vun, thu gom và đổ vào các Đổ rác thải trực tiếp từ các thùng rác riêng vào
thùng rác trên phố xe rác hay vào những thùng rác chở đi được
(thùng rác thứ cấp)
- Rác thải được thu gom thủ công và chất Rác thải được chuyển trực tiếp không qua bốc
vào những xe chở rác không tự đổ thủ công và các xe thu gom thứ cấp
(thu gom thứ cấp)
- Dỡ rác bằng thủ công tại các điểm trung Dỡ rác bằng cơ giới tại điểm trung chuyển hoặc
chuyển, phân loại và bốc xúc lên xe để chở chôn lấp. nếu là tại điểm chuyển tiếp thì dỡ rác
đi chôn lấp ra sàn bê tông và bốc xúc bằng cơ giới.

Cần thiết phải có các biện pháp xử lý sơ bộ rác thải bằng các phương pháp cụ thể nhằm giảm
thể tích, đồng nhất kích thước chất thải rắn, phân các hợp phần nặng riêng, nhẹ riêng tạo điều
kiện thuận lợi cho các bước tiếp theo. Xử lý sơ bộ củng để nhằm mục đích dễ vận chuyển và dễ
xử lý.
3.5.1. Xử lý sơ bộ bằng phương pháp nén ép
Đối với các tòa nhà trung bình và nhà cao tầng, quá trình xử lý vận hành đối với chất thải từ
các nhà riêng bao gồm: nén đầm, đốt, nghiền, đốt và tạo thành bột nhão, hoặc củng có khi
nghiền nhỏ và phân loại như ở các nhà ít tầng.

- 34 -
- Đầm nén: để giảm dung tích chất thải rắn, khi thu gom người ta thường dùng các thiết bị đầm
nén ở các tòa nhà lớn. Thiết bị đầm nén được đặt ở đầu dưới ống đứng ở tầng dưới cùng. Chất
thải sau khi rơi xuống đáy ống đứng, người ta dùng tế bào quang điện hoặc nút bấm để đấy rác -
chất thải rắn đến thiết bị đầm nén. Tùy thuộc thiết kế chế tạo thiết bị đầm nén, chất thải rắn có
thể được nén thành kiện và tự động xếp tải vào thùng kim loại hoặc túi giấy. khi các kiện được
hình thành và thùng hoặc túi đầy thì máy đầm nén lại tự động đẩy đi và cứ thế lặp đi lặp lại.
Trọng lượng chất thải không thay đổi nhưng dung tích giảm được 20 - 60% so với dung tích ban
đầu. Chất thải rắn đã được đầm chặt rất thuận lợi cho việc đổ đầy vào các bãi rác thải. Khi dùng
phương pháp đốt thì chất thải đã được đầm nén lại phải được xới lên để dễ cháy và cháy hết
trong lò đốt. Cho dù chất thải rắn được xới lên thì củng không thu hồi được các vật liệu cần hoặc
có thể thu hồi. Sơ đồ xử lý sơ bộ bằng nén ép được thể hiện ở hình 3.4.
a) Bắt đầu chu trình nén Cửa đổ rác ở
các tầng

Thùng nhấc Rác thải


di động

Khung thép

b) Kéo khỏi buồng nén

c) Nén ép trong thùng

Hình 3.4. Sơ đồ của xử lý sơ bộ bằng nén ép

- 35 -
3.5.2. Xử lý tại chổ chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học tại chổ
Ủ là chất rác thải thành đống, trong đó dưới tác dụng của oxy và sự hoạt động của vi sinh vật
mà quá trình sinh hóa diễn ra phân hủy chất hữu cơ thành mùn. Đây là phương pháp phổ biến để
xử lý rác, tạo điều kiện cho rác được phân hủy thành mùn, có thể dùng làm phân bón phục vụ
trồng trọt. Trong các đống ủ rác, do kết quả của quá trình sinh hóa, nhiệt độ có thể đạt tới 60oC
và hơn nữa. Với nhiệt độ đó và các yếu tố khác, các vi khuẩn đường ruột không tạo nha bào
(thương hàn, tiêu chảy, lị …) và trứng giun sẽ bị tiêu diệt.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ủ bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, pH, hợp phần nguyên liệu …
Sau thời gian ủ thì các mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt. phương pháp này được đề nghị áp dụng để xử
lý cục bộ chất thải do các khu dân cư có diện tích không nằm trong khu vực trung tâm đô thị và
cho các xí nghiệp chế biến hoa quả, thực phẩm củng như các khu vực khác có tạo ra tỷ lệ cao
của thành phần hữu cơ trong rác thải.
Bãi ủ rác (cánh đồng ủ rác): Rác được ủ ở khu vực riêng biệt. Trong cánh đồng ủ người ta
chia thành các khu vực lần lượt ủ rác.
Nếu tính toán sơ bộ thì 1000 dân cần 0,13 - 0,15 ha diện tích ủ, có trồng cây xanh cách ly với
các khu vực xung quanh.
Hố ủ rác: xây dựng các hố ủ rác ngoài trời, đào trực tiếp dưới đất. Tuy nhiên cần lưu ý tránh
gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Bể ủ sinh học: Bể có dung tích 5 - 15 m3. Để tăng hiệu quả quá trình ủ người ta cơ giới hóa
khâu nạp và lấy rác ủ ra ngoài. Quá trình sinh hóa trong bể chủ yếu nhờ sự tham gia tích cực của
các vi sinh vật hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện. Để tăng cường quá trình sinh hóa trong bể, người
ta phải thực hiện làm thoáng, thông hơi tốt và phải xây dựng sau cho giử được nhiệt độ cao
trong đó.
Vị trí xây dựng bể phải được sự đồng ý của cơ quan vệ sinh dịch tễ và quản lý môi trường. Sơ
đồ một số bể ủ sinh học được trình bày ở hình 3.5.

- 36 -
a) Loại hố ủ với rào chắn đơn giản b) Loại thùng ủ ba ngăn theo
quá trình phân hủy sinh học

c) Loại hình trống ủ với dung tích 200 lít

Các thuận lợi và bất lợi và bất lợi của từng phương thức ủ chất thải rắn tại chổ được trình bày
ở bảng 3.5.

- 37 -
Bảng 3.5.Các thuận lợi và bất lợi của từng phương thức ủ chất thải rắn tại chổ.
Phương thức Thuận lợi Bất lợi
Làm phân ủ ở nhà Không ảnh hưởng gì tới môi Cần có sự ủng hộ và theo dõi.
trường. Rẻ tiền. Khuyến khích Chỉ áp dụng đối với rác thải hữu
nhân dân về lợi ích của phân ủ cơ.
Phân ủ tại chổ Có thể áp dụng cho một chương Cần có sự tham gia của dân.
(nhiều hộ gia đình) trình mang tính cộng đồng để Cần có thời gian.
nâng cao giá trị khu dân cư.
Động viên nhân dân bảo vệ môi
trường của họ.
Giảm chi phí về lắp đặt.
Phân ủ tại chổ Người sử dụng được dùng những Cần không gian. Cần có sự kiểm
(tại các khu công sản phẩm để cải thiện nơi trú ngụ tra.
nghiệp và cơ quan) của mình.

Trong tương lai, các chương trình làm phân ủ ở nhiều hộ gia đình, các cơ quan, trường học sẽ
phải được thực hiện phương pháp này. Cần lưu ý tới các chất cặn đã được làm phân ủ ở các cơ
sở xí nghiệp, trường học và lưu lý tới việc sử dụng cuối cùng của các sản phẩm đó.
3.5.3. Phương pháp thiêu đốt
Phương pháp này tuy chi phí cao, thông thường là 20 – 23 USD/tấn, nhưng chu trình xử lý
ngắn , chỉ 3-4 ngày. Vì giá thành đắt nên chỉ có các nước phát triển áp dụng nhiều. Ở các nước
đang phát triển nên áp dụng phương pháp này với quy mô nhỏ để xử lý chất thải độc hại như:
chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp…
Nhờ thiêu đốt, dung tích chất thải rắn được giảm nhiều chỉ còn khoảng 10% so với dung tích
ban đầu; trọng lượng giảm chỉ còn 25% hoặc thấp hơn so với ban đầu. Như vậy sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thu gom và giảm nhu cầu về dung tích chứa tại chổ, ngay tại nguồn, đồng thời
củng dễ dàng chuyên chở ra bãi chôn lấp tập trung nếu cần. Tuy nhiên phương pháp đốt rác thải
tại chổ sẽ gây ô nhiễm không khí cho khu vực dân cư xung quanh, đồng thời làm mất mỹ quan
đô thị, vì vậy phương pháp này chỉ dùng tại các địa phương nhỏ, có mật độ dân số thấp.

- 38 -
Ngoài ra còn có các kỹ thuật mới như chất thải là vỏ bào, vỏ trấu, mùn cưa đem ép áp lực cao
với keo tổng hợp để làm thành tấm tường, trần nhà, tủ, bàn ghế, hoăc xử lý dầu cặn dùng lại…
Chương 4
THU GOM TẬP TRUNG VÀ VẬN CHUYỂN
CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
Thuật ngữ thu tập trung (hay còn gọi là thu gom thứ cấp) bao hàm không chỉ việc thu gom
nhặt các chất thải rắn từ những nguồn khác nhau mà còn cả việc chuyên chở các chất thải đó tới
địa điểm tiêu hủy. Việc dỡ đổ các xe rác củng được coi như là một phần của hoạt động thu gom
thứ cấp. Như vậy thu gom thứ cấp là cách thu gom các loại chất thải rắn từ các điểm thu gom
chung (điểm cẩu rác) trước khi vận chuyển chún theo từng phần hoặc cả tuyến thu gom đến một
trạm trung chuyển, một cơ sở xử lý hay bãi chôn lấp bằng các loại phương tiện chuyên dụng có
động cơ.
4.1.CÁC KHÁI NIỆM
Quy hoạch thu gom chất thải rắn: là việc đánh giá các cách thức sử dụng nhân lực và thiết bị
để tìm ra một sự sắp xếp hiệu quả nhất. Muốn vậy cần xem xét các yếu tố sau:
- Chất thải rắn được tạo ra: Số lượng (tổng cộng và từng đơn vị); tỷ trọng; nguồn tạo thành.
- Phương thức thu gom: Thu gom riêng biệt hay kết hợp.
- Mức độ dịch vụ cần cung cấp: Lề đường; lối đi; khối nhà…
- Tần suất thu gom và năng suất thu gom: Số nhân công và tổ chức của một kíp; Lập lộ trình
thu gom theo từng khu vực; ghi chép nhật ký vào báo cáo.
- Sử dụng hợp đồng thành phố hoặc các dịch vụ tư nhân
- Thiết bị thu gom: Kích cỡ; chủng loại; số lượng; sự thích ứng với các công việc khác.
- Khôi phục nguồn lực: Giá thành; thị trường; thu gom; phân loại…
- Tiêu hủy: Phương pháp; địa điểm; chuyên chở; tính pháp lý
- Mật độ dân số: Kích thước nhà cửa; số lượng điểm dừng; lượng chất thải rắn tại mỗi điểm;
những điểm dừng công cộng…
- Các đặc tính vật lý của khu vực: Hình dạng và chiều rộng đường phố; địa hình; mô hình
giao thông (giờ cao điểm, đường một chiều…)

- 39 -
- Khí hâu: Mưa; gió; nhiệt độ…
- Đối tượng và khu vực phục vụ: Dân cư (các hộ cá thể và những điểm dừng công cộng);
doanh nghiệp; nhà máy
- Các nguồn tài chính và nhân lực.
Dịch vụ thu gom tập trung chất thải rắn là công việc khó khăn phức tạp vì những lý do sau:
- Các nguồn tạo chất thải rắn tản mạn theo không gian và thời gian;
- Chất thải rắn ngày càng gia tăng về số lượng và chủng loại;
- Giá thành chi phí nhân công và nhiên liệu ngày càng cao;
Chi phí cho công đoạn thu gom, tập trung chiếm từ 60 – 80% tổng chi phí thu gom tập trung
xử lý và xả chất thải rắn.
Các tiêu chí chính đặc trưng cho hiệu quả thu gom:
1. Số tấn chất thải được thu gom trong một giờ;
2. Tổng số hộ được phục vụ trong một giờ làm việc của một kíp;
3. Chi phí của một ngày thu gom;
4. Chi phí cho mỗi lần dừng để thu gom;
5. Số lượng người được phục vụ bởi một xe trong một tuần.
4.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THU GOM
Thu gom theo khối: Trong hệ thống này các xe thu gom chạy theo một quy trình đều đặn theo
tần suất đã được thõa thuận trước (2-3lần/tuần hay hàng ngày…). Những xe này dừng tại mỗi
ngã ba, ngã tư… và rung chuông. Theo tín hiệu này, mọi người dân ở phố quanh đó mang những
sọt rác của họ đến để đổ vào xe. Có nhiều dạng khác nhau của hình thức thu gom này đã được
áp dụng nhưng điểm chung là mọi gia đình được yêu cầu phải có thùng rác của riêng mình ở
trong nhà và mang đến cho người thu gom rác vào những thời điểm được quy định trước. Trong
một số trường hợp chính quyền cung cấp những thùng rác đã được tiêu chuẩn hóa , mặc dù vấn
đề chi phí cho sự tiêu chuẩn hóa này cần phải được xem xét một cách cẩn thận.
Thu gom bên lề đượng: Hệ thống thu gom này đòi hỏi một dịch vụ đều đặn và một thời gian
biểu tương đối chính xác. Các cư dân cần phải đặt lại thùng rác sau khi đã được đổ hết rác. Điều
quan trọng là những thùng này phải có dạng chuẩn. nếu không sử dụng những thùng rác chuẩn
thì có thể có hiện tượng rác không được đổ hết ra khỏi thùng (thí dụ như các loại giỏ, thùng

- 40 -
catton). Trong những điều kiện này, rác có thể bị gió thổi hay súc vật làm vương vãi ra, do vậy
làm cho quá trình thu gom rác trở nên kém hiệu quả. Ở những nước có thu nhập thấp, hình thức
thu gom bên lề đường thường không hoàn toàn phù hợp. Một số vấn đề thường nảy sinh trong
cách thu gom này, ví dụ những người nhặt rác có thể sẽ đổ những thùng rác này ra để nhặt trước,
thùng rác có thể bị mất cắp, sục vật làm đổ hay có thể bị vứt lại ở trên đường phố trong một thời
gian dài.
4.3.HỆ THÔNG THU GOM VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN
4.3.1. các loại thiết bị tập trung vận chuyển chất thải rắn
Có thể phân loại theo nhiều cách như:
- Theo kiểu vận hành hoạt động
- Theo thiết bị, dụng cụ được sử dụng như các loại xe tải cỡ lớn, nhỏ…
- Theo loại chất thải cần thu gom.
Theo kiểu vận hành hoạt động gồm: Hệ thống xe thùng di động (tách rời), hệ thống xe thùng
cố định.
- Hệ thống xe thùng di động(HTĐ) là hệ thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác được
chuyên chở đến bãi thải rồi đưa thùng không về vị trí tập kết rác ban đầu. Hệ thống này phù hợp
để vận chuyển chất thải rắn từ các nguồn tạo ra nhiều chất thải rắn., củng có thể nhấc thùng rác
đã đầy lên xe và thay bằng thùng rỗng tại điểm tập kết.
- Hệ thống xe thùng cố định(HTCĐ) là hệ thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác vẫn cố
định đặt ở nơi tập kết rác, trừ một khoảng thời gian rất ngắn nhấc lên đổ rác vào xe gom rác (xe
có thành xung quang làm thùng).
Hệ xe thùng di động đòi hỏi phải có xe tải và trang thiết bị. Bảng 4.1 trình bày hệ thống xe thu
gom loại di động.
Dùng các thùng lớn giảm được thời gian bốc dỡ, vệ sinh hơn so với việc dùng nhiều thùng
nhỏ.
Hệ xe thùng di động có ưu điểm là đa dạng về hình dạng và và kích thước cho nên cơ động
thích hợp với nhiều loại chất thải rắn, thu gom được từng loại chất thải rắn.

- 41 -
Tuy nhiên vẫn có nhược điểm là do các thùng lớn và công việc thường phải thực hiện bằng thủ
công nên thường không chất được đầy, do vậy hiệu quả sử dụng dung tích kém. Nếu bốc dỡ
bằng cơ giới mới tận dụng được dung tích.
Bảng 4.1.Các hệ thống xe thùng thu gom loại di động
Dung tích
Loại xe Loại thùng
thùng (m3)
Hệ xe thùng vận chuyển di động:
- Xe nâng (Hoittruck) Có bộ nén đầm cố định 5 – 10
- Xe kéo (tilt-frame) sàn nghiêng Trên hở gọi là hộp 10 – 36
nâng lên hạ xuống tự đổ Có bộ nén cố định 12 – 30
Có bộ cơ thùng tự nén 15 – 30
- Xe có tời kéo(truck-tractor) Trên hở có tời kéo 12 - 30
Hệ xe thùng cố định:
- Máy đầm nén bốc dỡ cơ giới Thùng kín có bộ tời kéo có trang bị bộ cơ 15 – 30
- Máy đầm nén bốc dỡ thủ công thùng tự nén
Trên hở và kín bốc dỡ phía trên 0,76 – 6
Thùng nhựa hoặc kẽm loại mạ nhỏ túi giấy 0,05
hoặc nilông kiểu bao tải.

Xe nâng: trước đây được sử dụng phổ biến trong thiết bị quân sự, trong các xí nghiệp công
nghiệp. Nó có thể tự nâng và thu gom, tuy nhiên có nhược điểm và hạn chế là chỉ sử dụng để:
- Thu gom chất thải rắn từ các điểm rải rác về một nơi và lượng chất thải rắn là đáng kể.
- Thu gom các đống chất thải rắn hoặc chất thải rắn công nghiệp mà không dùng các xe có
bộ nén được.
Xe sàn nghiêng(nâng lên hạ xuống): hệ này dùng xe tải kiểu đây nghiêng lên hạ xuống với các
thùng lơn – được dùng để thu gom mọi loại chất thải rắn từ nguồn mới tạo ra. Bảng 4.2 liệt kê
các loại thùng lớn kèm theo với loại xe này.
Các thùng hở phía trên được dùng hàng ngày ở nơi phá dỡ hoặc công trường xây dựng. Các
thùng lớn thường kèm với bộ đầm nén cố định dùng để thu gom chất thải rắn ở các trung tâm

- 42 -
thương mại, các công trình đa năng, ở các trạm trung chuyển chất thải rắn. Vì có dung tích lớn
và vận chuyển tương đối tốt nên loại xe thùng đổ nghiêng được dùng rất rộng rãi.
Bảng 4.2. Các loại thùng lớn đi kèm với loại xe vận chuyển chất thải
Loại xe thu Dung tích Số Thùng Kích thước mm Phương
gom thùng trục hoặc xe Rộng Cao Dài pháp
hoặc xe xe có dung xã
tải(m3) tích m3
Hệ xe thùng di động
Xe nâng 5 - 10 2 8 84 80 - 100 110 - 150 Rơi tự do –
mở
Xe sàn 10 - 36 3 24 96 80 - 90 220 - 300 Rơi tự do –
nghiêng đóng
Xe có tời 12 - 30 3 32 96 90 - 150 220 - 450 Rơi tự do -
nghiêng
Hệ xe thùng cố định, có trang bị bộ nén cơ giới
Bốc xếp 15 - 30 3 24 96 140 – 150 240 – 290 Nâng thủy
phía trước lực
Bốc xếp 7,6 – 27 3 24 96 132 – 150 220 – 260 Nâng thủy
phía bên lực
Bốc xếp 7,6 – 22 2 15 96 125 – 135 210 – 230 Nâng thủy
phía sau lực
Hệ xe thùng cố định, có trang bị nén thủ công
Bốc xếp 7,6 – 28 3 28 96 132 - 150 240 – 300 Nâng thủy
phía trước lực
Bốc xếp 7,6 – 22 2 15 96 125 - 135 210 - 230 Nâng thủy
phía sau lực

- 43 -
Xe thùng có tời kéo: giống như loại xe thùng có sàn đổ nghiêng, dùng rộng rãi để thu gom
chuyên chở chất thải rắn như cát, gỗ xẻ nhà cửa, mảnh vụn kim loại, tức là dùng cho việc phá dỡ
nhà cửa công trình (demolition).
Hệ thống xe thùng cố định và trang bị: hệ thống này được sử dụng rộng rải để thu gom mọi
loại chất thải rắn. Những hệ thống này được sử dụng tùy thuộc vào số lượng chất thải rắn cần
thu dọn và số điểm (nguồn) tạo chất thải rắn.
Hệ thống này có hai loại chính:
+ Hệ thống với bộ nén và tự bốc dỡ (cơ khí): thường để vận chuyển chất thải rắn đến khu trại,
bãi thải vệ sinh, trạm trung chuyển hoặc trạm xử lý chất thải rắn .
Loại này khá đa dạng về hình dáng và kích thước. Tuy nhiên có nhược điểm là không thu gom
được các loại chất thải rắn nặng, cồng kềnh như của công nghiệp, công trường xây dựng, phá dỡ
công trình…
+ Hệ thống với xe bốc dỡ thủ công: loại này phổ biến dùng để chuyên chở bốc dỡ chất thải rắn
ở các khu nhà ở. Loại bốc dỡ thủ công có hiệu quả hơn loại bốc dỡ cơ giới trong các khu nhà ở
bởi vì lượng chất thải rắn cần bốc xếp ở rải rác các nơi với số lượng ít, thời gian tiếp xúc , bốc
xếp ngắn.
4.3.2. Ý nghĩa kinh tế của hoạt động trung chuyển (transper oporation) và vận chuyển chất
thải rắn
Hoạt động trung chuyển và vận chuyển chất thải rắn bao gồm các động tác: chất thải rắn –
thùng chứa (hoặc bản thân các xe thu gom) – chở đến nơi tập kết. Hoạt động trung chuyển có
thể kinh tế khi :
- Các xe thu gom nhỏ bốc xúc thủ công được dùng để thu gom chất thải rắn sinh hoạt và chở
đi xa;
- Lượng chất thải rắn nhiều phải chở đi rất xa;
- Có trạm trung chuyển với một số xe thu gom.
4.3.3.Nhu cầu lao động
Nhu cầu lao động tùy thuộc vào việc tổ chức thu gom và loại hệ thống xe thu gom.

- 44 -
+ Hệ xe thùng di động: Nhu cầu nhân lực chỉ cần một người vừa lái xe, vừa chất đầy chất thải
lên xe, vừa đổ dỡ chất thải rắn tại bãi chôn lấp. Tuy nhiên để an toàn thường biên chế hai người
(người lái và người phụ). Người lái chính có trách nhiệm vận hành máy, cho máy hoạt động…
Người phụ có nhiệm vụ đóng mở xe xích, cáp tời khi bốc dỡ chất thải rắn. Trường hợp với chất
thải rắn nguy hại, nhất thiết phải bố trí hai nhân lực.
+ Hệ xe thùng cố định(bốc dỡ cơ giới): củng như đối với hệ thống xe thùng di động. Khi có hai
người thì người lái chính còn phải giúp người lái phụ trong việc cùng nâng các thùng rác đổ vào
xe, hạ thùng về vị trí.
Khi có nhiều điểm thu gom tản mạn xe không đến từng nơi được cần phải khiêng thùng rác từ
nơi đặt đến xe thu gom hoặc đưa thùng không về nơi đặt… thì cần phải có 3 người.
+ Hệ thùng xe cố định (bốc dỡ thủ công): củng yêu cầu từ 1-3 người tùy thuộc loại công tác
thu gom và trang bị dụng cụ thu gom. Khi thu gom chất thải rắn ở lề đường, ngõ xóm lối đi chỉ
cần 1 người. Khi địa bàn rộng, nhiều sân bãi sau nhà … cần nhiều người (3 người)
4.4. Phân tích hệ thống thu gom
Để xét nhu cầu về dụng cụ, phương tiện, nhân công đối với hệ thống thu gom, người ta phải
xác định thời gian , đơn vị, định mức, thời gian hoàn thành từng nhiệm vụ, công đoạn. Bằng
cách phân chia các hoạt động người ta có thể :
- Xác định các số liệu thiết kế, tổ chức và xác lập các mối quan hệ trong hệ thống.
- Đánh giá các phương án trong hoạt động thu gom chất thải rắn và kiểm soát các vị trí đặc
biệt.
4.4.1. Sơ đồ hóa hệ thống thu gom
Để mô hình hóa hệ thống thu gom chất thải rắn người ta phải phân biệt từng nhiệm vụ, từng
công đoạn.
4.4.2. Phân tích hệ thống vận chuyển
Quá tình vận chuyển bao gồm 4 thao tác cơ bản là : Bốc xếp – chuyên chở - các thao tác tại
điểm tập trung – hoạt động ngoài hành trình.
Bốc xếp: thời gian để bốc xếp chất thải rắn từ thùng lên xe được tính toán như sau:
- Với hệ thống xe thùng di động kiểu thông thường (hình 4.1a)
TBốc xếp = TĐặt thùng không xuống + TDi chuyển + TBốc xếp lên xe (4-1)

- 45 -
- Với hệ thống xe thùng tách rời kiểu thay thùng (hình 4.1b):
TBốc xếp = TBốc xếp lên xe + TĐặt thùng không xuống (4-2)
- Với hệ thống xe thùng cố định:
TBốc xếp = Nt.Tbốc xếp lên xe + (Np - 1).Thành trình thu gom (4-3)
Trong đó:
Tđặt thùng : Thời gian đặt một thùng không xuống (phút/ thùng)
Tdi chuyển : Thời gian di chuyển trung bình giữa các vị trí đặt thùng chất thải rắn(phút/điểm,
phút/chuyến).
Tbốc xếp lên xe : Thời gian bốc xếp các thùng chứa đầy chất thải rắn lên xe(phút/chuyến)
Nt : Số thùng chất thải rắn làm đầy 1 chuyến xe (thùng/chuyến)
Thành trình thu gom : Thời gian di chuyển trung bình giữa các vị trí đặt thùng chứa đối với hệ thùng
xe cố định.
Cần lưu ý rằng khi tính toán phải chuyển đổi đơn vị thời gian phút thành giờ.
Chuyên chở: thời gian chuyên chở là thời gian vận chuyển chất thải rắn từ các vị trí đặt các
thùng chứa chất thải rắn tới điểm tập trung (trạm trung chuyển, trạm xử lý hoặc bãi chôn lấp)
Với hệ thống xe thùng di động (tách rời):
Tchuyên chở = ttừ điểm tập kết – điểm tập trung + tbãi tập trung – điểm tập kết tiếp theo (4-4)
Với hệ thống xe thùng cố định:
Tchuyên chở = ttừ điểm cuối của hành trình – điểm tập trung + tđiểm tập trung – điểm đầu của hành trình tới (4-5)
Thao tác tại bãi thải: Thời gian thao tác tại bãi thải được xác định như sau:
Tbãi = tbốc dỡ + tchờ đợi (4-6)
Thời gian hoạt động ngoài hành trình: Bao gồm thời gian không hiệu quả (thời gian vô ích):
+ Thời gian tính toán để kiểm tra phương tiện;
+ Thời gian đi từ cơ quan tới vị trí bốc xếp đầu tiên;
+ Thời gian khắc phục do ngoại cảnh gây ra;
+ Thời gian bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị.
Đây là thời gian bắt buộc phải chi phí. Ngoài ra hoạt động của ngoài hành trình còn bao gồm
thời gian không bắt buộc:
+ Thời gian kéo dài khi ăn uống, nghỉ ngơi và thời gian chời đợi, nói chuyện.

- 46 -
Thông thường để tính đến thời gian này người ta sử dụng hệ số ngoài hành trình W. Hệ số
ngoài hành trình W có giá trị dao động từ 0,10 – 0-,25 ; đa số trường hợp W = 0,15.

4.5.XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN ĐỐI VỚI HỆ VẬN CHUYỂN HỆ
THỐNG XE THÙNG DI ĐỘNG (TÁCH RỜI).
Thời gian yêu cầu cho một chuyến , một hành trình của một xe(gọi tắt là một chuyến xe):
Tyêu cầu = (Tbốc xếp + Tchuyên chở + Tbãi ).1/(1-W) (4-7)
Trong đó:
Tyêu cầu : Thời gian yêu cầu cho một chuyến xe (giờ/chuyến).
Tbốc xếp : Thời gian bốc xếp cho một chuyến xe (giờ/chuyến) được xác định theo công thức
(4-1), (4-2) và (4-3).
Thời gian bốc xếp và bốc dỡ thường ít thay đổi.
Tchuyên chở : Thời gian chuyên chở cho một chuyến (Tchuyên chở = a + bx) (4-8)
Thời gian chuyên chở phụ thuộc vào chiều dài quảng đường và tốc độ của xe. Kết quả phân
tích nhiều số liệu cho thấy thời gian chuyên chở có thể biểu thị gần đúng theo công thức (4-8).
a : Hằng số thực nghiệm (giời/chuyến).
a = 0,060
b : Hằng số thực nghiệm (giờ/km)
b = 0,042
x : khoảng cách vận chuyển cho một chuyến đi và về (km/chuyến).
Tbãi : Thời gian thao tác ở bãi thải (giờ/chuyến) được xác định theo công thức (4-6).
Từ công thức (4-7) và (4-8) ta có:
Tyêu cầu = (Tbốc xếp + Tbãi + a + bx)/(1-W) (4-9)
Trong đó W: hệ số ngoài hành trình
Số chuyến xe thực hiện được trong một ngày:
H H (1 − W )
Nngày = = (4-10)
T yêu −câu (Tbô′c − xê′p + Tba~i + Tchuyên−cho )

Trong đó:
Nngày : số chuyến xe thực hiện được trong một ngày (chuyến/ngày);

- 47 -
H : Số giờ làm việc trong` ngày (giờ/ngày)
Thời gian yêu cầu làm việc trong một tuần:
1
Dw = Xw(Tbốc xếp + Tbãi + Tchuyên chở) (4-11)
(1 − W ) H

Trong đó:
Dw : Số ngày yêu cầu làm việc trong một tuần;
Xw : Số chuyến xe yêu cầu trong một tuần (chuyến/tuần);
Vw
Xw = (4-12)
V. f

Vw : Lượng chất thải rắn tạo ra trong một tuần (m3/tuần);


V : Thể tích trung bình của xe(m3/chuyến);
f : Hệ số sử dụng dung tích xe tính theo tải trọng, thường f = 0,8
Lưu ý: có thể tính toán Xw theo công thức (4-12) sau đó làm tròn số.
Xác định nhu cầu lao động (NCLĐ): Nhu cầu lao động được xác định theo công thức sau:
Số ngày công lao động/1tuần = Dw × Số người cần phục vụ.

4.6. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ TÍNH TOÁN ĐỐI VỚI HỆ VẬN CHUYỂN HỆ
THỐNG XE THÙNG CỐ ĐỊNH
Do có sự khác nhau trong khâu bốc xếp nên ta phải xét các trường hợp khác nhau:
a) Bốc xếp cơ giới
Thời gian yêu cầu cho một chuyến xe:
1
Tyêu cầu = (Tbốc xếp + Tbãi + a + bx) (4-13)
1−W
Trong đó: Tbốc xếp : được xác định theo công thức (4-3)
TBốc xếp = Nt.Tbốc thùng lên xe + (Np - 1).Thành trình thu gom (4-14)
Tbãi : Thời gian thao tác ở bãi thải (giờ/chuyến);
Các thông số a, b, x như đã giải thích ở công thức (4-8), (4-9);
Nt : số thùng chất thải làm đầy một chuyến xe;
Np : số điểm bốc xếp cho một chuyến xe;

- 48 -
Số thùng chất thải làm đầy một chuyến xe được xác định:
V .r
Nt =
Vt . f

Trong đó:
Nt : Số thùng chất thải rắn làm đầy một chuyến xe (thùng/chuyến);
V : Dung tích trung bình của thùng xe (m3/chuyến);
r : Hệ số đầm nén r = 2
Vt : Dung tích trung bình của mỗi thùng chất thải rắn (m3/thùng);
f : Hệ số sử dụng (dung tích) của thùng nhưng tính theo trọng lượng.
Số chuyến xe yêu cầu thực hiện trong một tuần:
Vw
Xw = (chuyến/tuần) (4-15)
V .r
Trong đó:
Vw : Lượng chất thải rắn được tạo ra trong một tuần (m3/tuần);
V,r : Dung tích trung bình của thùng xe(m3/chuyến) và hệ số đầm nén r = 2
Thời gian yêu cầu làm việc trong một tuần:
1
Dw = Xw(Tbốc xếp + Tbãi + Tchuyên chở) (4-16)
(1 − W ) H

Trong đó:
Dw : Số ngày yêu cầu làm việc trong một tuần;
Xw : Số chuyến xe yêu cầu trong một tuần (chuyến/tuần);
Vw
Xw = (4-17)
C. f

Vw :lượng chất thải rắn được tạo ra trong 1 tuần (m3/tuần);


C : thể tích trung bình của thùng xe (m3/chuyến);
f : hệ số sử dụng dung tích thùng xe theo tải trọng, thường f = 0,8;
H : thời gian làm việc trong ngày (giờ/ngày);
Nếu làm tròn số chuyến trong ngày thì thời gian làm việc trong một ngày là:
1
H = Nng(Tbốc xếp + Tbãi + Tchuyên chở) (4-18)
1−W

- 49 -
Hay :
1
H = Nng(Tbốc xếp + Tbãi + a + bx) (4-18a)
1−W
Nng : số chuyến xe thực hiện trong một ngày (chuyến/ngày).
Sau đó tiếp tục xác định được nhu cầu lao động và số lượng xe cần thiết vận chuyển chất thải
rắn .
b) Bốc xếp thủ công
Việc phân tích vận chuyển tập trung chất thải rắn bằng thủ công cho thấy:
- Nếu biết H là thời gian làm việc trong ngày (giờ/ngày);
- Nếu biệt Nng là số chuyến xe làm việc trong ngày (chuyến/ngày)
Theo công thức (4-15) tính được thời gian bốc xếp Tbốc xếp và tính được các thông số khác.
Số điểm cần bốc xếp cho một chuyến xe:
N
Np = 60.Tbốc xếp . (4-19)
tp

Trong đó:
Np : Số điểm cần bốc xếp cho một chuyến xe (điểm/chuyến);
Tbốc xếp : Thời gian bốc xếp cho một chuyến (giờ/chuyến);
60 : Hệ số đổi từ giờ sang phút;
N : Số người tham gia bốc xếp, thu dọn (người)
tp : Thời gian bốc xếp thu dọn cho một điểm chất thải rắn (người/phút/điểm);
Dung tích của thùng xe được xác định khi biết số điểm cần bốc xếp cho một chuyến xe (Np):
1
V = Vp.Np× (4-20)
r
Trong đó:
V : dung tích trung bình của thùng xe (m3/chuyến);
Vp : lượng chất thải rắn của một điểm (m3/điểm);
r : tỷ số đầm nén;
Số chuyến xe yêu cầu trong một tuần:

Nw = Tp F (4-21)
Np

- 50 -
Trong đó:
Tp : Tổng số điểm cần bốc xếp (điểm);
F : Tần suất (số lần) thu gom trong một tuần F = 2 ÷ 3 (lần/tuần);
Nhu cầu lao động hàng tuần:
Dw
NC = (4-22)
Tw

Trong đó:
NC : nhân công hay số người lao động cần thiết trong một tuần;
Dw : số ngày làm việc trong tuần(ngày/tuần);
Tw : tổng thời gian làm việc của một người trong 1 tuần (giờ/người.tuần);
Số lượng xe yêu cầu cho công tác vận chuyển:
Dw
Xyêu cầu = (4-23)
5÷6
Các số liệu trung bình để tính nhu cầu trang thiết bị và nhu cầu lao động đối với các hệ thu
gom được trình bày ở bảng 4.3.
Thời gian cần thiết Thời gian
để bốc xếp nhấc cần để đổ Thời gian ở
Phương Tỷ lệ đầm
thùng và đặt thùng thùng chứa bãi thải khu
Loại xe pháp bốc nén
không về vị trí đầy CTR trại Tbãi
xếp (r)
Tbốc xếp Tbốc xếp (h/chuyến)
(h/chuyến) (h/thùng)
Hệ xe thùng di động
Xe nâng Cơ giới - 0,067 0,053
Xe sàn nghiêng - 0,40 0,127
Xe có tời kéo 2–4 0,40 0,133
Hệ xe thùng cố định
Có bộ nén Cơ giới 2 – 2,5 0,05 0,10
Có bộ nén Thủ công 2 – 2,5 - 0,10

- 51 -
4.7. CHỌN TUYẾN ĐƯỜNG THU GOM VẬN CHUYỂN
Sau khi xác định được thông số tính toán với nhu cầu vận chuyển chung như máy móc, thiết
bị, nhân công, thì phải vạch tuyến thu gom sao cho hợp lý.
4.7.1. Các yếu tố cần xét đến khi chọn tuyến đường vận chuyển
- Xét đến chính sách và quy tắc hiện hành có liên quan tới việc tập trung chất thải rắn, số lần thu
gom 1 tuần;
- Điều kiện làm việc của hệ thống vận chuyển, các loại xe, máy vận chuyển;
- Tuyến đường cần phải chọn sao cho lúc bắt đầu và kết thúc hành trình phải ở đường phố chính;
- Ở địa hình dốc thì hành trình nên xuất phát từ điểm cao xuống thấp;
- Chất thải phát sinh tại các nút giao thông, khu phố đông đúc thì phải được thu gom vào các giờ
có mật độ giao thông thấp;
- Nguyên nhân nguồn tạo thành chất thải rắn với khối lượng lớn cần phải tổ chức vận chuyển
vào lúc ít gây ách tắc, ảnh hưởng cho môi trường ;
- Những vị trí có chất thải rắn ít và phân tán thì việc vận chuyển phải tổ chức thu gom cho phù
hợp.
4.7.2. Tạo lập tuyến đường vận chuyển
- Chuẩn bị bản đồ vị trí các điểm tập trung chất thải rắn trên đó chỉ rõ số lượng, thông tin
nguồn chất thải rắn;
- Phải phân tích thông tin và số liệu, cần thiết phải lập bảng tổng hợp thông tin;
- Phải sơ bộ chọn tuyến đường theo 2 hay 3 phương án;
- So sánh các tuyến đường cân nhắc bằng cách thử dần để chọn được tuyến đường hợp lý;
4.8. CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ THU GOM RÁC BỤI ĐƯỜNG
4.8.1. Rác mặt đường ở các đô thị
Rác trên các mặt đường đô thị được hình thành do nhiều nguồn: do hàng hóa ven đường, do
người bộ hành, do sự phóng uế của gia đình ở mặt đường, do rơi vãi của các phương tiện chuyên
chở vật liệu xây dựng, do các phương tiện giao thông mang đất, do bụi…Do vậy rác trên mặt
đường rất đa dạng về chủng loại, về kích thước, về hình dạng và khối lượng riêng:
- Loại nhỏ như hạt cát, bụi;
- Loại lớn như trang giấy, viên đá, mảnh gạch;

- 52 -
- Loại nhẹ như mút, miếng bông;
- Loại nặng như hòn gạch, viên đá lớn.
Độ ẩm của rác mặt đường thay đổi lớn phụ thuộc vào sự thay đổi thời tiết. Thành phần của rác
mặt đường thay đổi phụ thuộc vào tính chất của khu phố (công chức hay buôn bán).
4.8.2. Công nghệ và phương thức thu gom rác mặt đường
Công nghệ và phương thức thu gom thay đổi phụ thuộc và các điều kiện cụ thể. Có những
phương thức sau:
- Thu gom bằng thủ công (quét tay) và bằng xe cơ giới;
- Thu gom khô và có tưới nước ;
- Thu gom 1 giai đoạn và 2 giai đoạn (thô và sạch);
4.8.3.Các thiết bị thu gom bụi đường
a. Theo nguyên tắc thu gom:
- Xe quét và dồn rác bụi thành đống dọc theo lề đường;
- Xe quét thu rác bụi: làm sạch mặt đường bằng quét và thu đựng trong thùng chứa riêng;
- Xe hút rác bụi: làm sạch và vận chuyển bằng hút;
- Xe quét – hút rác bụi;
- Xe thu gom đặc biệt: dùng để thu các vật thể có khối lượng lớn.
b. Theo dẫn động:
- Xe dẫn động chung: quạt gió và chổi quét đều được dẫn động bằng động cơ của xe cơ sở qua
các bộ trích công suất và bộ truyền;
- Xe dẫn động riêng: có trang bị thêm một nguồn động lực(máy nổ) để quay quạt hút và chổi
quét. Tốc độ quạt và chổi quét sẽ độc lập với tốc độ chuyển động của xe. Để dẫn động quay chổi
quét, người ta sử dụng ngay động cơ của xe cơ sở qua bộ trích công suất. Với dẫn động riêng
quạt gió luôn làm việc ổn định không phụ thuộc vào tốc độ xe chạy, do vậy mặt đường luôn
được làm sạch , không phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của xe trên đường.
- Ngoài ra còn phân biệt : xe thu gom khô và tưới nước .
4.8.4. Chọn công nghệ , phương thức thu gom rác bụi đường
Do rác bụi mặt đường phức tạp, đa dạng nên chọn phương thức thu gom 2 giai đoạn:
Thu gom khô: quét dọn rác nặng có kích thước lớn bằng quét thủ công.

- 53 -
- Quét dọn sạch bụi: dùng xe hút ở dạng khô (không tưới ẩm) sử dụng phương thức quét hút
khô để làm kết cấu xe đơn giản và tránh các phiền phức do phải bổ sung nước khi làm việc
trên đường, xe quét hút thu gom bụi và rác nhỏ, nhẹ còn lại trên đường sau khi đã làm sạch
các rác nặng kích thước lớn. Xe quét hút có kích thước nhỏ với các tính năng sẽ được nêu ở
các mục 4.9.2.
4.9. CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ THU GOM PHÂN XÍ MÁY
4.9.1. Các loại công nghệ thu chuyển
Công nghệ thu gom và vận chuyển ở các bệ xí tự hoại và bán tự hoại bao gồm các phương
thức sau:
- Hút và chuyển phân bằng xe hút phân chuyên dùng;
- Múc thủ công và chuyển bằng các phương tiện thô sơ;
Hình thức sau thường áp dụng đối với các công trình vệ sinh tại các vị trí ngõ hẹp , ngoài tầm
với của các loại xe hút phân hiện có.
4.9.2.Công nghệ và thiết bị hút chuyển phân xí tự hoại
1. Dùng xe hút chuyển cỡ nhỏ:
Theo giải pháp này để có thể tiếp cận được các bể xí ở trong xóm sâu ngõ hẹp cần chế tạo loại
xe hút phân có kích thươc nhỏ song năng lực hút lớn. Kích thước bao của xe hút không lớn hơn
4200 × 2500 mm. Kích thước vệt bánh xe không lớn hơn: dài × rộng = 2700 × 1500mm. Dung
tích thùng chứa không ít hơn 2m3, cự ly hút không ít hơn 70m trên cùng độ cao với bệ xí.
Giải pháp này, xe hút trực tiếp tiếp cận bể phốt, hút phân vào thùng chứa đặt trên xe rồi
chuyển đến nơi xả.
Dùng thiết bị này không những mở rộng được phạm vi hoạt động của xe hút chuyển phân,
vươn sâu vào các bể xí ở xóm sâu ngõ hẹp mà còn mang lại lợi ích kinh tế lớn cho các bể phốt
dung tích nhỏ hơn 1,5m3. Với các bể phốt đó khi dùng xe hút loại nhỏ sẽ giảm được chi phí so
với khi thuê xe có tải trọng và dung tích lớn. Điều đáng khích lệ là số lượng các bể phốt có dung
tích dưới 1,5 m3 là đa số hiện nay.
2. Dùng liên hợp bơm hút đầy:

- 54 -
Theo giải pháp này thì ngoài xe bơm hút cỡ nhỏ kể trên cần chế tạo thêm một rơmoóc bơm
đẩy chuyên dùng có kích thước nhỏ. Kích thước bao của xe rơmoóc này không lớn hơn: dài ×
rộng = 1400×800mm. Năng lực bơm đẩy không nhỏ hơn:
- Chiều cao hút H = 2m
-
Chiều xa đẩy L = 250m
3. Đặc tính kỹ thuật của xe hút phân (loại Multicar)
- Trọng lượng không tải : 1950 kg
- Trọng lượng đầy tải : 3950 kg
- Phân bố tải trọng
Trục trước : 1450 kg
Trục sau : 2500 kg
- Dung tích thùng chứa : 2 m3
- Dung tích chứa cho phép : 1,5 m3
- Năng suất hút : 30 m3/h
- Cự ly hút cho phép : 80 m
- Kích thước bao
Dài : 4380 mm
Rộng : 1700 mm
Cao : 2520 mm
Sơ đồ một số loại xe thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị được trình bày ở hình 4.3.

- 55 -
Chương 5
XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

5.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ


Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong
chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và năng lượng trong chất
thải. Các kỹ thuật xử lý chất thải rắn có thể là các quá trình:
- Giảm thể tích cơ học (nén, ép);
- Giảm thể tích hóa học (đốt);
- Giảm kích thước cơ học (băm, cắt, nghiền..);
- Tách loại theo từng thành phần (thủ công hoặc cơ giới);
- Làm khô và khử nước (giảm độ ẩm của cặn);
Khi lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải rắn cần xem xét các yếu tố sau:
- Thành phần tính chất chất thải rắn:
Thành phần và tính chất chất thải rắn sinh hoạt;
Thành phần và tính chất chất thải rắn công nghiệp;
Thành phần nguy hại và không nguy hại;
- Tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý;
- Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng;
- Yêu cầu bảo vệ môi trường .
5.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
Các phương pháp có thể áp dụng để xử lý chất thải rắn đô thị bao gồm:
a) Phương pháp cơ học:
- Tách kim loại, thủy tinh, giấy ra khỏi chất thải;
- Làm khô bùn bể phốt (sơ chế);
- Đốt chất thải không có thu hồi nhiệt;
- Lọc , tạo rắn đối với các chất thải bán lỏng;

- 56 -
b) Phương pháp cơ lý:
- Phân loại vật liệu trong chất thải;
- Thủy phân;
- Sử dụng chất thải như nhiên liệu;
- Đúc , ép các chất thải công nghiệp để làm vật liệu xây dựng .
c) Phương pháp sinh học:
- Chế biến phân ủ sinh học;
- Metan hóa trong các bể thu hồi khí sinh học.
Đối với chất thải rắn sinh hoạt , do có thành phần chất hữu cơ chiếm tỷ trọng lớn (44-50%
trọng lượng) nên có thể tận dụng để sản xuất phân hữu cơ, cung cấp cho khu vực ngoại thành để
cải tạo đất nông nghiệp, và như vậy việc áp dụng phương pháp ủ đối với thành phần hữu cơ sẽ
phù hợp.
Các thành phần chất dễ cháy như giấy vụn, giẻ rách, nhựa, cao su, da , cây gỗ mà không còn
khả năng tái chế có thể dùng phương pháp đốt để giảm thể tích sau đó chôn lấp, loại này thường
chiếm từ 5-10% trọng lượng chất thải rắn đô thị.
Thành phần chất tái chế được thu hồi để tái sử dụng bao gồm chủ yếu là thủy tinh (0,31-2,1%);
kim loại (1,02-5,0%), giấy, chất dẻo (4,71-9,5%).
Chất thải rắn xây dựng và các thành phần không cháy được khác như vỏ ốc, xương , gạch đá,
sạn sứ và tạp chất khó phân hủy chiếm từ 38,5-27,5% đưa đi san nền hoặc chôn lấp trực tiếp tại
bãi chôn lấp.
Đối với các loại bùn, phân sử dụng phương pháp ủ sinh học (composting) chung với thành
phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt.
Các phế thải của các quá trình sản xuất công nghiệp được phân loại từ xí nghiệp để thu hồi
phần có tái chế, phần loại bỏ, tùy theo mức độ nguy hiểm, độc hại phải áp dụng các biện pháp
xử lý đặc biệt để đưa đi chôn lấp.
Hiện nay trên toàn thế giới đã có một số công nghệ mới xử lý, chế biến chất thải công nghiệp
và phế thải xây dựng được liên kết lại bằng chất lỏng hỗn hợp và polime hóa và đúc ép, để tạo
thành các tấm, khối vật liệu dùng trong xây dựng. Một số hãng ở Nhật Bản và Hòa Kỳ đã giới
thiệu công nghệ này ở nước ta như công nghệ pasta, hydromex. Việc áp dụng các công nghệ trên

- 57 -
theo giới thiệu của các hãng Nhật Bản và Hòa Kỳ cho phép tận dụng những chất thải công
nghiệp, giảm các chi phí xử lý, chông lấp… Việc một số chất độc hại được đúc ép và polyme
hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và mức độ nguy cơ đó như thế nào còn được xem xét.
Tuy nhiên mức ô nhiễm đó nhỏ hơn nhiều so với việc chôn lấp đơn thuần các chất thải này trong
các bãi chôn lấp.
Thành phần chất thải bệnh viện bao gồm các loại bông băng, gạc, các loại kim tiêm, ống tiêm,
các chi thể và tổ chức mô cắt bỏ, chất thải sinh hoạt của bệnh nhân. Trừ chất thải sinh hoạt ra,
các loại này hầu hết đều chứa vi trùng và mầm bệnh có thể lây lan và truyền bệnh. Biện pháp tốt
nhất để xử lý là đốt để diệt trùng và giảm thể tích, phần tro đưa đi chôn lấp.
Thành phần chất phóng xạ, các kim loại nặng, chất độc hại, các chất dễ cháy, dễ nổ, các chất
thuộc loại axit, bazơ, các hóa chất độc… Với các chất thuộc loại này cần phải được thu gom, xử
lý và chôn lấp riêng.
5.2.1. Xử lý sơ bộ chất thải rắn đô thị
Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học
Nén rác là một khâu quan trọng trong quá trình xử lý chất thải rắn. Ở nhiều đô thị, một số
phương tiện vận chuyển chất thải rắn được trang bị thêm bộ phận cuốn ép và nén rác, điều này
góp phần làm tăng sức chứa của xe và tăng hiệu suất chuyên chở củng như kéo dài thời gian
phục vụ cho bãi chôn lấp. Các thiết bị nén ép có thể là các máy nén cố định và di động hoặc các
thiết bị nén ép cao áp.
+ Máy nén ép cố định được sử dụng ở các khu vực:
- Vùng dân cư
- Công nghiệp nhẹ hoặc thương mại
- Công nghiệp nặng
- Trạm trung chuyển với lực ép nhỏ hơn 689,5 kN/m2
+ Máy ép di động được sử dụng cho:
- Các xe trung chuyển với khối lượng lớn
- Côngtennơ
- Các thùng chứa đặc biệt

- 58 -
Giảm thể tích bằng phương pháp hóa học: chủ yếu bằng phương pháp trung hòa, hóa rắn kết
hợp với các chất phụ gia đông cứng , khi đó thể tích của chất thải có thể giảm đến 95%.
Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học: chủ yếu là dùng phương pháp cắt hoặc nghiền.
Tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn: Để thuận tiện cho việc xử lý, người ta phải
tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn. Đây là quá trình cần thiết trong công nghệ xử lý
để thu hồi tài nguyên từ chất thải rắn, dùng cho quá trình chuyển hóa biến thành sản phẩm hoặc
cho các quá trình thu hồi năng lượng sinh học. Hiện nay người ta áp dụng các phương pháp tách,
phân chia các hợp phần trong chất thải rắn bằng thủ công hoặc bằng cơ giới.
- Bằng phương pháp thủ công: Dùng sức người
- Bằng phương pháp cơ giới: Trong công nghệ có sấy khô, nghiền, sau đó mới dùng thiết bị
tách (quạt gió, xyclon)
Vị trí tách, phân chia các hợp phần có thể như sau:
- Tách ngay từ nguồn chất thải rắn
- Tách tại trạm trung chuyển
- Tách ở trạm tập trung khu vực
- Tách tại trạm xử lý chất thải rắn : phục vụ cho việc xử lý sao cho có hiệu quả
- Tác kim loại ra khỏi chất thải rắn , tách các loại giấy, catton, polietylen
Khối lượng và các hợp phần được tách, phân chia phụ thuộc vào vị trí phân tách. Điển hình
nhất là các loại giấy vụn, catton, thủy tinh, kim loại màu (nhôm, đồng), kim loại đen (sắt, thép),
chất dẻo…
a) Tách các hợp phần chất thải rắn bằng quạt gió(trọng lực): phương pháp này được sử dụng
nhiều trong công nghệ tách hợp phần của chất thải rắn khô. Các hợp phần có trọng lực nhẹ
chủ yếu là hữu cơ tách khỏi hợp phần nặng chủ yếu là vô cơ.
Sơ đồ hệ thống quạt gió được sử dụng để phân tách các hợp phần trong chất thải rắn được thể
hiện ở hình 5.1
Nguyên tắc : Quạt gió hoạt động tạo áp lực lớn hơn áp lực khí quyển. Các chất nặng rơi
xuống, vật nhẹ sẽ được cuốn theo luồng khí và đươc tách ra ở xyclon.
Trong thực tế, phương pháp này dùng để tách các vật nhẹ như giấy vụn, túi chất dẻo hoặc các
vật liệu nhẹ khác khỏi hỗn hợp chất thải.

- 59 -
Chọn thiết bị phân chia bằng quạt gió: Việc lựa chọn thiết bị phân chia bằng quạt gió được dựa
trên cơ sở như: đặc tính của vật liệu sau khi nghiền (kích thước hạt sau khi nghiền, hàm lượng
ẩm còn lại sau khi sấy và nghiền); đặc điểm, tính chất vật liệu nhẹ cần tách; ngoài ra còn phụ
thuộc vào các phương pháp vận chuyển chất thải từ nhà máy nghiền tới thiết bị phân chia , vận
tốc treo, lưu lượng không khí, áp suất và phương pháp nạp chất thải rắn vào thiết bị phân chia.
Chú ý tỷ lệ chất thải trên 1 m3 không khí; các đặc điểm vận hành, yêu cầu bảo dưỡng, năng
suất của thiết bị phân chia như mức ồn, khả năng gây ô nhiễm môi trường …; đặc điểm của nhà
xưởng, phương pháp nghiền và các vấn đề về môi trường .
Các loại thiết bị tách, phân chia hợp phần của chất thải rắn có thể chia thành các loại:
- Loại đơn giản
- Loại ziczac
- Loại rung
- Loại khác
Tỷ lệ chất thải rắn và không khí biến động từ 0,2 – 0,8 đối với vật liệu nhẹ. Vận tốc treo(lơ
lững) đối với thiết bị phân tách bằng khí được thể hiện ở bảng 5.1
Vận tốc (m/s)
Trong ống thẳng
Hợp phần Thiết bị ziczac
đứng
D = 50 mm
D = 150 mm
1. Túi chất dẻo 2
2. Giấy bao gói khô, độ ẩm 25% 2 – 2,5 1,8
3. Giấy bao giấy khô đã được nghiền nhỏ với chu 2,5 1,8
vi 25 mm
4. Loại hỗn hợp giấy báo, giấy catton 3 2
5. Giấy báo đã nghiền ẩm (độ ẩm 25%) 3,8 -
6. Loại giấy catton có sóng, nghiền khô 3,5 – 3,8 2 – 2,5
7. Giấy catton có sóng, cắt vuông, chu vi 25 mm 5 3,5
8. Vật liệu xốp dùng để đóng bao gói 3,8 – 5,1 -

- 60 -
9. Cao su bọt có diện tích 1,5 cm2 11 -
10. Cao su củng được nghiền nhỏ có diện tích 1,5 17,5 -
cm2

c)Tách các hợp phần từ chất thải rắn bằng từ: phương pháp chung nhất để thu hồi sắt vụn từ
chất thải rắn là dùng phân chia bằng từ. Vật liệu sắt thường được thu hồi sau khi cắt và trước khi
phân chia bằng quạt gió hoặc sau khi cắt và phân chia bằng quạt gió. Ở một số trạm lớn, hệ
thống phân chia từ thường đặt ở đầu dây chuyền trước khi cắt. Khi chất thải là khối dễ cháy
trong các lò đốt thành phố thì việc phân chia bằng từ có thể đặt sau khi đốt để tách các mảnh vụn
kim loại ra khỏi tro đốt. Hệ thống thu hồi bằng từ củng có thể đặt ở khu bãi thải. Những vị trí
đặc biệt nơi vật liệu sắt cần thu hồi tùy thuộc mục tiêu cần đạt, chẳng hạn việc giảm-khử các đồ
cũ, rách trong quá trình sơ bộ và thiết bị phân chia, mức độ trong sạch của sản phẩm cần đạt,
hiệu quả thu hồi cần thiết. phương pháp này được áp dụng để thu hồi các kim loại sắt trong công
nghiệp như : thu hồi sắt trong các nhà máy cơ khí hay thu hồi các thành phần sắt rỉ nhằm đảm
bảo sự trong sạch của sản phẩm…
Chọn thiết bị phân chia, tách loại bằng từ: Việc lựa chọn thiết bị phân chia bằng từ được dựa
trên các cơ sở sau:
- Vị trí thu hồi sắt
- Đặc tính chất thải có chứa sắt
- Lượng sắt có trong chất thải rắn nhiều hay ít…, sắt có kích thước lớn phải tách riêng,
nghiền nhỏ
- Thiết bị nạp chất thải rắn tới thiết bị phân chia bằng từ.
- Đặc tính thiết kế, tải trọng, năng suất, kích thước của máy phân chia bằng từ, độ mạnh của
từ.
- Nhu cầu về năng lượng bảo dưỡng của thiết bị.
- Môi trường: tiếng ồn, tình trạng khu trại, kho bãi, điều kiện tách từ.
Các thiết bị phân tách bằng từ gồm các loại như : Thiết bị phân tách bằng từ treo (a); từ kiểu
trục (b); trống từ treo (c); kiểu băng tải (d). Sơ đồ thể hiện các thiết bị này được thể hiện ở hình
5.2.

- 61 -
b) Tách các hợp phần chất thải rắn bằng sàng
Sàng làm nhiệm vụ phân chia chất thải rắn có kích thước khác nhau thành 2 hoặc nhiều loại
khác nhau tùy theo kích thước của sàng. Công việc này được thực hiện trong điều kiện khô hoặc
điều kiện ướt, vị trí đặt sàng có thể đặt trước hoặc sau các công đoạn khác.
Thiết bị sàng: Thiết bị sàng có thể là các loại sàng rung, sàng trống quay và sàng đĩa. Phương
pháp sàng có thể thủ công (chủ yếu dùng phương pháp thủ công để phân loại các thành phần mà
máy móc khó thực hiện) hoặc phương pháp cơ giới (dùng các máy thổi khí, hút từ cơ học). Sơ
đồ các loại sàng được thể hiện ở hình 5.3.
Hiệu suất sàng (S) có thể được đánh giá theo phần trăm thu hồi vật liệu được tách ra so với
lượng nạp vào:
U x .Wu
S(%) = (5-1)
Fx .W z

Trong đó:
Ux : trọng lượng vật liệu qua sàng (kg/h)
Fx : trọng lượng vật liệu đưa vào sàng (kg/h)
Wu : trọng lượng phần vật liệu kích thước mong muốn
Wz : trọng lượng phần vật liệu kích thước mong muốn ở vật liệu đưa vào sàng.
Hiệu suất vận hành sàng = phần thu hồi × phần lẫn vào
==> Hiệu suất vận hành sàng:
U .Wu ⎡ U (1 − Wu ) ⎤
η= × ⎢1 − ⎥ (5-2)
F .W z ⎣ F (1 − W z ) ⎦

η = THc × PL
Trong đó:
THc : phần vật liệu có thể thu hồi
PL : phần bị lẫn vào vật liệu thu hồi
PL = 1 - THk
THk : phần vật liệu thu hồi không mong muốn
5.2.2. Làm khô và khử nước

- 62 -
Ở nhiều trạm thu hồi năng lượng đốt phần nhẹ đã nghiền của chất thải cần được sấy khô sơ bộ
để giảm lượng ẩm và giảm trọng lượng. Khi bùn cặn từ trạm xử lý nước thải cần được đốt cháy
hoặc được sử dụng để làm nhiên liệu thì người ta phải khử nước trong bùn.
Phương pháp này chủ yếu sử dụng cho các loại chất là bùn xả ra từ các nhà máy xử lý nước và
nước thải.
a) Các phương pháp chung
- Khử ẩm: khử ẩm là một khâu quan trọng trong xử lý chất thải rắn , đặc biệt khử ẩm bao giờ
củng trước công nghệ đốt. Khử ẩm có tác dụng giảm trọng lượng chất thải rắn.
- Sấy khô: trước khi xem xét thiết kế, chế tạo phải xét tới việc sử dụng nhiệt đối với các vật liệu
cần sấy. Có những phương pháp sử dụng nhiệt sau đây:
+ Đối lưu: chất mang nhiệt thường là không khí hoặc sản phẩm của quá trình cháy tiếp xúc
trực tiếp với chất thải rắn.
+ Truyền nhiệt: nhiệt được truyền gián tiếp bằng cách tiếp xúc giữa vật liệu ướt với bề mặt sấy
khô.
+ Bức xạ: nhiệt được truyền trực tiếp và độc nhất từ vật sấy nóng đến vật liệu ướt bằng bức xạ
nhiệt.
Sơ đồ chế độ hoạt động của phương thức sấy được thể hiện ở hình 5.4.

- 63 -
Khí nguội
ẩm, bụi

Chất thải rắn khô

Chất thải
rắn ẩm

Khí nóng
Hình 5.4. Sơ đồ cơ chế hoạt động của phương thức sấy

Trong các loại thiết bị sấy, thiết bị trống quay được sử dụng nhiều và tỏ ra có những ưu điểm,
loại trống quay là loại có kết cấu đơn giản nhất. Qua trống vật liệu cần sấy và nguồn tác nhân
nhiệt được đồng thời tiếp xúc với nhau trong quá trình vận chuyển đầu nọ tới đầu kia của trống.
- Đầu tiên vật liệu cần sấy được làm nóng lên và độ ẩm ban đầu của vật liệu giảm xuống.
- Vật liệu tiếp tục được sấy khô.
- Vật liệu được tăng lên đến nhiệt độ khống chế. Lúc này lượng ẩm tương ứng đạt được ở
cuối gian đoạn sấy.
- Thời gian vật liệu được sấy 30 – 45 phút. Để khống chế người ta dùng van chạy để khống
chế thời gian lưu vật liệu trong ống sấy. Ở cửa xả phải chú ý khí có hơi nước và có thiết bị
lọc khử bụi và xả không khí vào khí quyển.
Tốc độ trung bình của không khí trong ống cần thiết để vận chuyển các loại vật liệu được thể
hiện ở bảng 5.2. Đặc tính của một số thiết bị sấy được trình bày ở bảng 5.3.

- 64 -
Bảng 5.2. Tốc độ trung bình của không khí trong ống cần thiết
để vận chuyển các loại vật liệu
Vận tốc không khí Vận tốc không khí
Vật liệu Vật liệu
(m/phút) (m/phút)
Hạt bụi 670,56 Bụi kim loại 670,56
Gỗ vụn, vỏ bào 914,4 Bụi chì 1524,1
Mạt cưa 609,6 Mạt bụi đồng 1219,0
Bụi nhỏ 609,6 Than bụi 1219,0
Bụi cao su 609,6

Loại thiết bị sấy Phương pháp vận hành


- Mâm quay trong lò Vật liệu cần sấy khô được trải trên 1 mâm nối tiếp từ trên xuống
- Băng liên tục Vật liệu cần sấy được trải ở cửa băng trong lò. Băng truyền chất
thải qua máy sấy, đầu băng này là chất thải rắn ẩm, đầu kia là chất
thải rắn khô
- Trống quay Trống hình trụ được đặt nghiêng so với phương ngang và quay
liên tục
- Sàn giả lỏng Vật liệu được sấy khô được giữ ở trạng thái lơ lững (giả lỏng).
Thiết bị sấy này dạng hình trụ đứng.
- Phun Vật liệu cần sấy được phun vào ngăn lò sấy. Sự chuyển vận của
tác nhân mang nhiệt và chất thải rắn có thể ngược chiều nhau.
- Chiếu dọi Vật liệu cần sấy đưa vào môi trường tác nhân nhiệt và vận chuyển
trong cả quá trình sấy khô.

c) khử nước trong bùn cặn của các trạm xử lý nước thải
Trong quá trình xử lý nước thải , bằng bất kỳ phương pháp nào củng có tạo nên một lượng cặn
đáng kể. Các chất không hòa tan ở bể lắng đợt I được gọi là cặn tươi. Còn cặn lắng sau giai đoạn
xử lý sinh học gọi là màng vi sinh vật (nếu dùng biofin) và bùn hoạt tính (nếu dùng aeroten) cặn
được giữ lại ở bể lắng đợt II.

- 65 -
Bùn cặn từ các đường ống, kênh mương tiêu thoát nước thường chứa nhiều thành phần hữu cơ,
vô cơ và thường được phân hủy tự nhiên, dễ gây mùi khó chịu. sau khi được nạo vét theo định
kỳ, chúng được đưa đến các công trình xử lý bùn cặn tập trung của thành phố trước khi mang đi
tiêu hủy ở các bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Nguồn gốc tạo thành bùn cặn trong một trạm xử lý nước
thải điển hình được thể hiện ở bảng 5.4.
Nói chung các loại cặn kể trên đều có mùi hôi thối khó chịu (nhất là cặn tươi) và đó là sự biểu
hiện trạng thái nguy hiểm về phương diện vệ sinh. Do vậy mà cặn nhất thiết phải được xử lý
thích đáng. Thành phần hóa học của các loại bùn cặn được thể hiện ở bảng 5.5.
Bảng 5.4. Nguồn gốc tạo thành các loại bùn cặn trong một trạm xử lý
nước thải đô thị điển hình
Quá trình công nghệ Dạng bùn/cặn Đặc thù của bùn/cặn
Thành phần hữu cơ và vô cơ thay đổi theo
Dạng rắn điều kiện của đô thị
Song chắn rác
Kích thước thô Các chất này thường được nghiền nhỏ sau đó
lại đưa vào xử lý tiếp tục cùng nước thải
Thành phần vô cơ, dễ lắng
Hạt cát và các hạt vô cơ
Bể lắng cát Tại các bể lắng cát thường bị bỏ qua công
không tan, chất nổi
trình thu hồi chất nổi
Thành phần hữu cơ không tan, độ ẩm 93 –
95%.
Bể lắng đợt I Cặn rắn, chất nổi Thành phần và tính chất phụ thuộc vào loại hệ
thống thoát nước (chung, riêng), mức độ tham
gia của nước thải công nghiệp vào hệ thống
Bông bùn hoạt tính dạng Thành phần vi sinh vật hiếu khí, độ ẩm 99%.
lơ lửng được hình thành Bùn được lắng lại tại bể lắng đợt 2
Bể aeroten
từ quá trình chuyển hóa Yêu cầu phải giảm độ ẩm trước khi xử lý bùn
BOD khi thổi khí vào bể
Bể lọc sinh học Màng vi sinh vật được Thành phần vi sinh vật hiếu khí, độ ẩm 96%.

- 66 -
hình thành từ quá trình Màng được lắng tại bể lắng đợt 2
chuyển hóa BOD trên bề
mặt vật liệu lọc
Bông bùn hoạt tính từ Thành phần vi sinh vật hiếu khí, độ ẩm >
bể aeroten 99%.
Bể lắng đợt II Màng vi sinh vật từ bể Thành phần vi sinh vật hiếu khí, độ ẩm 96%.
lọc sinh học
Chất nổi Bọt khí + các chất hữu cơ
Cặn từ công trình Chứa các thành phần hóa học như sắt, hợp
Cặn rắn
xử lý hóa học chất crôm, chì, ôxit nhôm
Hàm lượng chất dinh dưỡng cao cho cây
Cặn từ bể metan Cặn đã phân hủy
trông

Bùn cặn từ trạm xử lý nước thải có thể được khử nước trong điều kiện tự nhiên như sân phơi
bùn, nền đất, hồ chứa. Sau khi được khử nước , bùn cặn có thể được trộn lẫn với chất thải rắn để
tiếp tục được xử lý theo các phương thức sau:
- Đốt để giảm dung tích
- Tạo ra các sản phẩm phụ có khả năng tận thu
- Tạo hỗn hợp ủ sinh học
- Chôn lấp cùng với đất
Bùn , cặn từ trạm xử lý nước thải củng có thể được khử nước trong điều kiện nhân tạo như khử
nước bằng các thiết bị làm khô cơ học, nhiệt, quay ly tâm, lọc chân không hoặc lọc có áp lực…
Việc chọn thiết bị sấy được dựa trên cơ sở sau:
- Căn cứ vào vật liệu cần sấy khô và phương pháp nạp xả ra khỏi thiết bị sấy.
- Căn cứ vào đặc tính sấy khô của vật liệu: độ ẩm ban đầu, loại ẩm(ẩm này có tính chất bề
mặt hay hấp phụ ẩm).
- Phải chú ý đặc tính của sản phẩm sau khi sấy.
- Cần chú ý nhiệt độ cao nhất mà vật liệu sấy không bị phá hủy.
- Phải chú ý chế độ vận hành của thiết bị sấy: nhu cầu năng lượng, bảo dưỡng thiết bị.

- 67 -
- Căn cứ vào đặc điểm của khu trạm, nhà xưởng như không gian, chiều cao, thiết bị phục vụ
cho quá trình sấy.
- Quá trình sấy có thể gây ra tiếng ồn, khí thải trong quá trình sấy có thể gây ra ô nhiễm môi
trường.
Bảng 5.5a.Thành phần hóa học của các loại bùn cặn (theo % trọng lượng khô - %TS)
Các
Chât Phốt Chất Hydrat
Loại bùn/cặn Nitơ Kali xenlulo chất
hữu cơ pho béo carbon
khác
Cặn bể lắng đợt 1 72 – 90 2,4-3,3 0,6-1,7 0,20 14-17 - 33 13-25
Bùn từ bể lắng 2
- bể biophin 65 – 75 5,0-6,0 3,09 - 5,97 - - -
- bể aeroten 65 – 75 3,4 2,30 0,3-0,4 2,60 - - -
Cặn từ bể metan 56 - 77 3,0-3,4 2,1-2,4 - 9-13 25 28-35 11-27

Bảng 5.5b. Tính chất vật lý của các loại bùn cặn từ công nghệ xử lý nước thải khác nhau
Nồng độ chất rắn Tỷ trọng của chất khô
Quá trình xử lý (% trọng lượng khô) (kg/103 m3)
Khoảng giá trị Trung bình Khoảng giá trị Trung bình
Từ bể lắng đợt 1 (lắng sơ bộ) 4,0-12,0 5,0 1100-1700 150
Lắng đợt 2
Sau aeroten (+ lắng 1) 0,50-1,50 0,75 70-100 85
Sau aeroten (- lắng 1) 0,75-2,50 1,25 - -
Sau bể lọc sinh học 1,00-3,00 1,5 55-90 70
Sau aeroten sục khí kéo dài - - 80-120 100
Có hóa chất (vôi) bổ sung ở bể
lắng đợt 1 để khử photpho:
Nồng độ thấp(350-500mg/l) - - 250-400 300
Nồng độ cao(800-1600mg/l) - - 600-1280 800
Chất nổi 3,0-10,0 5,0 - -
Cặn chín từ bể mêtan 2,5-8,0 4,0 - -

- 68 -
5.3. XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN BẰNG CÔNG NGHỆ ÉP KIỆN
Phương pháp ép kiện được thực hiện dựa trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào nhà
máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có
thể tận dụng được như : kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, plastic… được thu hồi để tái chế. Những
chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm
giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao.
Các kiện rác đã ép nén này được sử dụng và việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp những vùng đất
trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát.
Trên diện tích này, có thể sử dụng làm mặt bằng xây dựng công viên, vườn hoa, các công trình
xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa mặt bằng khu vực xử lý rác. Sơ đồ công
nghệ như hình 5.5.

Kim loại

Thủy tinh
Rác Phể Băng tải Phân
thải nạp rác rác loại
Giấy

Nhựa

Các khối kiện Băng tải Máy ép


sau khi ép thải vật liệu rác

Hình 5.5. công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp ép kiện

5.4. PHƯƠNG PHÁP ỔN ĐỊNH CHẤT THẢI RẮN BẰNG CÔNG NGHỆ HYDROMEX
Đây là một công nghệ mới, lần đầu tiên được áp dụng ở Hawai – Hoa kỳ (2/1996). Công nghệ
Hydromex nhằm xử lý rác đô thị (cả rác độc hại) thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật
liệu , năng lượng và sản phẩm nông nghiệp hữu ích.

- 69 -
Bản chất công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác sau đó polyme hóa và sử dụng áp lực lớn để
ép nén, định hình sản phẩm. Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex được thể hiện ở hình 5.2
Quy trình công nghệ như sau:
Rác phải được thu gom (rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) chuyển về nhà máy, rác thải không
cần phân loại được đưa vào máy cắt và nghiền nhỏ, sau đó chuyển đến các thiết bị trộn bằng
băng tải.
Chất thải lỏng được pha trộn trong bồn phản ứng, các phản ứng trung hòa và khử độc xảy ra
trong bồn. Sau đó chất thải lỏng từ bồn phản ứng chất lỏng được bơm vào các thiết bị trộn; chất
lỏng và rác thải kết dính với nhau hơn sau khi thành phần polyme được cho thêm vào. Sản phẩm
ở dạng bột ướt chuyển đến một máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới. Các sản phẩm này bền,
an toàn về mặt môi trường, không độc hại.
Công nghệ Hydromex có những ưu , nhược điểm sau:
- Công nghệ tương đối đơn giản, chi phí đầu tư không lớn
- Xử lý được cả chất thải lỏng.
- Trạm xử lý có thể di chuyển hoặc cố định.
- Rác sau khi xử lý là bán thành phẩm hoặc là sản phẩm đem lại lợi ích kinh tế.
- Tăng cường khả năng tái chế, tận dụng lại chất thải, tiết kiệm diện tích đất làm bãi chôn
lấp.
Tuy nhiên đây là một công nghệ xử lý rác chưa được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Công nghệ
Hydromex mới được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào tháng2-1996 ở Southgate California nên
chưa thể đánh giá hết được ưu khuyết điểm của công nghệ này. Các sản phẩm của Hydromex
mới ở dạng trình diễn. Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex được thể hiện ở hình 5.6.
Ngoài ra các phương pháp trên còn một số các phương pháp xử lý rác khác như: phương pháp
bốc hơi, phương pháp nhiệt phân…

- 70 -
Chất thải rắn Kiểm tra
chưa phân loại bằng mắt

Cắt xé hoặc
nghiền tơi nhỏ

Chất thải lỏng


hỗn hợp Làm ẩm

Thành phần Trộn đều


polyme hóa

Ép hay đùn ra

Sản phẩm mới

Hình 5.6. Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex

5.5. XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN BẰNG PHƯƠNG PHÁP Ủ SINH HỌC


5.5.1. khái niệm
Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để
thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học, tạo môi trường tối ưu
đối với quá trình.
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống, được áp dụng phổ biến ở
các quốc gia đang phát triển và ở Việt Nam. Phương pháp này được áp dụng rất có hiệu quả.
Những đống lá hoặc đống phân có thể để hàng năm và thành chất thải hữu cơ rồi thành phân ủ
ổn định, nhưng quá trình có thể tăng nhanh trong vòng một tuần hoặc ít hơn. Quá trình ủ có thể
coi như một quá trình xử lý – tốt hơn được hiểu và so sánh với quá trình lên men yếm khí bùn

- 71 -
hoặc quá trình hoạt hóa bùn. Theo tính toán của nhiều tác giả, quá trình ủ có thể tạo ra thu nhập
cao gấp 5 lần khi bán khí mêtan của bể mêtan với cùng một loại bùn đó và thời gian rút ngắn lại
một nữa. Sản phẩm cuối cùng thu được không có mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt
cỏ. Để đạt được mức độ ổn định như lên men, việc ủ đòi hỏi một phần nhỏ năng lượng để tăng
cao dòng không khí qua các lỗ xốp, ẩm của khối coi như một máy nén thổi khí qua các tấm xốp
phân tán khí trong bể aeroten – bùn hoạt tính. Trong quá trình ủ, oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm
lần và hơn nữa so với ở bể aeroten. Quá trình ủ áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc
đầu là khử nước, sau là xử lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra
để giử cho vật liệu luôn luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra
nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóa sinh hóa các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình
phân hủy là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulô, sợi.
5.5.2. Công nghệ ủ sinh học theo các đống
Công nghệ ủ đống thực chất là một quá trình phân giải phức tạp gluxit, lipit và protêin với sự
tham gia của các vi sinh vật hiếu khí và kị khí. Các điều kiện pH, độ ẩm, thoáng khí (đối với vi
khuẩn hiếu khí) càng tối ưu, vi sinh vật càng hoạt động mạnh và quá trình ủ phân càng kết thúc
nhanh. Tùy theo công nghệ mà vi khuẩn kị khí hoặc vi khuẩn hiếu khí sẽ chiếm ưu thế. Công
nghệ ủ đống có thể là ủ tĩnh thoáng khí cưỡng bức, ủ luống có đảo định kỳ hoặc vừa thổi khí
vừa đảo. Củng có thể ủ dưới hố như kiểu ủ chua thức ăn chăn nuôi hay trong hầm kín thu khí
mêtan. Sơ đồ ủ đống được thể hiện ở hình 5.7.
5.5.3. Công nghệ ủ sinh học theo quy mô công nghiệp
Quá trình ủ (compost) quy mô công nghiệp được trình bày ở hình 5.8. Rác tươi được chuyển
về nhà máy, sau đó được chuyển vào bộ phận nạp rác và được phân loại thành phần của rác trên
hệ thống băng tải (tách các chất hữu cơ dễ phân hủy, chất vô cơ, chất tái sử dụng) phần còn lại là
phần hữu cơ phân hủy được qua máy nghiền rác và được băng tải chuyển đến khu vực trộn phân
bắc để giử độ ẩm. Máy xúc đưa các vật liệu này vào ngăn ủ, quá trình lên men là tăng nhiệt độ
lên 65 – 700C sẽ tiêu diệt các mầm bệnh và làm cho rác hoai mục. Quá trình này được thúc đẩy
nhờ quạt gió cưỡng bức. Thời gian ủ là 21 ngày, rác được đưa vào ủ chín trong vòng 28 ngày.
Sau đó sàng để thu lấy phần lọt qua sàng mà trong đó các chất trơ phải tách ra nhờ bộ phận tỷ

- 72 -
trọng. Cuối cùng ta thu được phân hữu cơ tinh có thể bán ngay hoặc phối trộn thêm với các
thành phần cần thiết và đóng bao.
Nếu thị trường có nhu cầu phân hữu cơ cao cấp, phân hữu cơ cơ bản sẽ được trộn với thành
phần dinh dưỡng N, P, K và một số nguyên tố hóa học vi lượng hoặc một số phụ gia kích thích
sinh trưởng.
Giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp lên mem hiếu khí để sản xuất phân bón
hữu cơ tổng hợp là phương pháp có nhiều ưu điểm nhất vì:
- Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm
môi trường đất, nước và không khí.
- Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong thành phần rác thải để chế biến làm phân
bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn chế việc nhập khẩu phân bón
hóa học để bảo vệ đất đai.
- Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường. Cải
thiện điều kiện sống cộng đồng.
- Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm .
- Giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được.
- Phân loại rác thải sử dụng được các chất có thể tái chế như: kim loại màu, sắt, thép, thủy
tinh, nhựa, giấy, bìa… phục vụ cho công nghiệp.
Trong quá trình chuyển hóa, nước rác sẽ chảy ra. Nước này sẽ được thu lại bằng một hệ thống
rãnh xung quanh khu vực để đưa về một bể đặt tại cuối khu ủ rác. Tại đây nước rác sẽ được bơm
tưới và rác ủ để bổ sung độ ẩm.
Nhược điểm:
- Mức độ tự động của hệ thống chưa cao.
- Việc phân loại chất thải vẫn phải thực hiện bằng phương pháp thủ công nên dễ gây ảnh
hưởng đến sức khỏe.
- Nạp liệu thủ công, năng suất kém.
- Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang tự chế.
- Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng không đồng đều.

- 73 -
5.5.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ủ sinh học
Ảnh hưởng của độ ẩm: Nếu vật liệu quá khô không đủ ẩm cho sự tồn tại của vi sinh vật, nếu
vật liệu quá ẩm thì không có lỗ hổng không gian và sẽ chứa đầy nước, vật liệu sẽ không xốp,
diện tích bề mặt sẽ bị giảm, sẽ diễn ra quá trình lên men yếm khí, oxy sẽ không thể lọt vào được.
Độ ẩm tối ưu thường từ 52 – 58%. Mỡ, dầu mỡ, sáp thường có trong các chất thải hữu cơ với
một lượng đáng kể và là các dịch thể ở nhiệt độ tối ưu. Tuy nhiên dịch thể không đáng quan tâm
như nhiệt độ.
Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ tối đa cho quá trình ổn định sinh hóa là 40 – 55oC. Trong đó
khi nhiệt độ cao (ngưỡng trên) đối với đống ủ thì tốc độ - mức độ ủ sẽ nhanh và nhất là nếu
không khí tuần hoàn được trong đống ủ thì oxy luôn luôn có mặt. Lưu ý cần ngăn ngừa quá khô,
quá lạnh ở phần nào đó của đống ủ.
Làm thoáng và kích thước hạt: Thông thường áp lực tĩnh là 0,10 – 0,15m cột nước, cần tạo ra
để đấy không khí qua chiều sâu từ 2 – 2,5m vật liệu. Áp lực đó chỉ cần quạt gió là đủ chứ không
cần máy nén. Các cửa sổ của lò ủ sẽ đủ đảm bảo cho làm thoáng, chỉ cần đảo cửa sổ lò ủ mỗi
ngày một lần, hoặc nhiều ngày một lần. đối với các vật liệu nhỏ (kích thước < 25mm) oxy có thể
xuyên thấm vào qua cửa sâu 0,15 – 0,2m, thậm chí hiệu ứng của cột vật liệu (ống khói) hâm
nóng củng cải thiện được một ít.
Tốc độ tiêu thụ oxy: Tốc độ tiêu thụ oxy tùy thuộc không chỉ nhiệt độ mà còn cả độ nghiền
nhỏ của vật liệu, độ ẩm, thành phần vật liệu, quần thể vi sinh vật và mức độ xáo trộn. Người ta
đã xác định rằng, nhu cầu oxy trong thời tiết ấm sẽ cao hơn trong lúc lạnh. Với thiết bị làm
thoáng, người vận hành có thể kiểm tra nhiệt độ bằng cách đo lượng không khí thổi vào vật liệu,
không khí dư sẽ được dùng để hạ nhiệt độ do làm nguội – lạnh trực tiếp và bay hơi. Một dung
tích không khí khá lớn phải thổi qua vật liệu trong một số phút của từng nửa giờ một. củng có
thể kiểm tra nhiệt độ bằng sự đói thiếu không khí. Nhưng khi đó thiếu oxy sẽ làm quá trình
chậm lại, trở thành điểm không mong muốn.
Để đạt kết quả tốt nhất, nên giữ nhiệt độ ban đầu là 40 – 50oC trong một số ngày đầu, sau đó
tăng lên 55 – 70oC để cho giai đoạn lên men diễn ra mạnh. Lượng không khí cần thiết phải ứng
với việc đảm bảo nhiệt độ này.

- 74 -
Mức độ và tốc độ ủ: Bên ngoài, mùi và sờ mó cảm giác có thể xác định được hiệu quả của quá
trình. Không nên để quá trình lên men diễn ra quá lâu vì sẽ còn ít chất hữu cơ là những chất làm
giàu cho đất. Quá trình ủ không được quá nhiệt, không nên để mất nitơ, không nên quá lạnh. Chỉ
dùng một chỉ tiêu (nhiệt độ) để đánh giá quá trình thì sẽ sai vì các chất ú có xu hướng nóng lại
sau khi nó đã được ổn định ở điểm tối ưu pH = 5 – 6 đối với rác thô vừa ủ, sau nhiều ngày pH =
8-9.
Việc giảm lượng chất hữu cơ là một chỉ thị tốt để đánh giá mức độ ủ, phân hủy tốc độ ủ có thể
đo bằng tốc độ tiêu thụ oxy, có thể đo cả lượng CO2 tạo thành để đánh giá COD (NOH) củng là
chỉ tiêu tốt để đánh giá nhưng ít khi dùng. Tốc độ ủ có thể là tốc độ cao, tốc độ thường, tốc độ
thấp.
Các chỉ tiêu đối với quá trình ủ tốc độ cao: Để chất thải hữu cơ có thể được ổn định với tốc độ
cao và nhanh (4 – 6 ngày), cần các chỉ tiêu sau:
1. Vật liệu phải có tỉ lệ C : N = 50 : 1 hoặc ít hơn, để sao cho không thiếu chất dinh dưỡng
khác với pH = 5,5 – 8.
2. Vật liệu phải được nghiền nhỏ (25 – 75mm)
3. Độ ẩm phải được kiểm soát sao cho bảo đảm bằng 45 – 60% trong suốt quá trình ủ.
4. Sử dụng tuần hoàn phần đã ủ - cấy (1 – 5% vật liệu hoạt tính đã được ủ một phần rồi) thì
rất lợi.
5. Xáo trộn nhẹ nhàng hoặc thỉnh thoảng xáo trộn để đề phòng hiện tường đóng bánh hoặc
tạo những kênh không khí.
6. Không khí phải được lọt tới tất cả mọi nơi của vật liệu ủ, hoặc ít nhất phải đảm bảo 50%
oxy có trong đó.
7. Nhiệt độ phải giử ở 45 – 70oC trong suốt quá trình ủ.
8. Phải giử cho độ pH tăng lên để khỏi mất nitơ.
9. Quá trình phải đảm bảo liên tục trong 3 hoặc 5 bậc (giai đoạn) kể cả tuần hoàn vật liệu đã
ủ một phần, xáo trộn cho mỗi bậc. Bậc cuối cùng có thể hợp nhất với quá trình lên men
và làm khô (khử nước) tự nhiên nhờ nhiệt tự tạo ra.

- 75 -
Rác tươi Phân hầm cầu

Cân điện tử

Sàn tập kết

Bể chứa
Công nhân Băng phân Tái chế
nhặt thủ công loại

Nghiền
Băng chuyền

Trộn

Cung cấp
độ ẩm
Kiểm soát to
tự động Lên men 21 ngày

Thổi khí
cưỡng bức

Ủ chín Máy xúc

Máy xúc
Sàng
Vê viên

Tinh chế
Đóng bao

Trộn phụ gia N, P, K

Hình 5.8a. Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp

- 76 -
Trong 2 – 4 ngày ủ không thể phân hủy được hoàn toàn protêin thối rữa, đường và phần lớn
tinh bột sẽ bị phân hủy, các chất còn lại chứa: xenlulô, sợi len, lignin và các chất bền vững khác,
có thể không cần thiết phải phân hủy tiếp, mà để chúng tự phân hủy ở đất, nơi sẽ trồng cây và
nhờ sự có mặt của các loài sinh vật đất và các sản phẩm trao đổi chất của chúng.
Hệ số nhiệt độ hô hấp hàng ngày (hiệu ứng hô hấp)
Hiệu ứng hô hấp ngày được tính theo phương trình:
Thể tích CO2 tạo ra
RQ =
Thể tích O2 bị khử từ pha khí

Khi oxy hóa tinh bột thành CO2 và nước, RQ = 1,0; đối với protêin = 0,81; với mỡ = 0,71;
đối với rác hữu cơ = 0,8 – 0,9. Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng được biểu thị bằng
hệ số nhiệt độ Q10
KT % CO2 ở khí kiệt ở ToC
Q10 = =
K(T-10) % CO2 ở khí kiệt ở (T-10)oC

Hệ số nhiệt độ ở 45oC khoảng 1,6. Từ 45 – 55oC nó giảm đáng kể và ở 55oC nó chỉ bằng 0,4
Ảnh hưởng của pH và tỷ lệ C/N: pH giảm xuống 6,5 – 5,5 giai đoạn tiêu hủy ưa mát và sau đó
tăng nhanh ở giai đoạn ưa ấm tới pH = 8 sau giảm nhẹ xuống tới 7,5 trong giai đoạn lạnh và trở
nên già cỗi. Nếu dùng vôi để tăng pH ở giai đoạn đầu, và pH sẽ tăng lên ngoài ngưỡng mong
muốn và làm cho nitơ ở dạng muối sẽ mất đi.
Để nghiên cứu quá trình ủ ngoài các chỉ tiêu đã nêu trên, còn phải nghiên cứu bản chất của
chất thải, vì rác không giống nhau.
Đối với đa số loại rác đô thị , tỷlệ C:N ≤ 50, cần nhớ rằng không nên ủ các vật liệu như mạt
cưa, vỏ hạt, giấy và các loại tương tự vì tỷ lệ C:N của chúng tới hơn 100 và sẽ thiếu nitơ- một
yếu tố quan trọng của quá trình tiêu hủy sinh hóa.
Với tỷ lệ C:N cao như vậy thì vật liệu coi như đã được ổn định, không cần phải ủ nữa. Những
vật liệu đó trộn với đất sẽ cướp chiếm nitơ của đất và làm giảm tốc độ sinh trưởng của cây trồng,
từ khi cho thêm nitơ hóa học.

- 77 -
Nuôi cấy và xáo trộn: Không có gì lợi bằng sự tham gia của vi sinh vật đối với việc ủ nguyên
liệu như rác hữu cơ, phân ngứa… vì trong đó đã chứa rất nhiều loại vi sinh vật. Cần có thời gian
để các quần thể vi sinh vật thích nghi dần với điều kiện ủ và tăng trưởng lên. Quá trình ủ được
trải ra theo nhiều giai đoạn và có thời gian thích ứng giữa các pha. Quá trình này có thể được rút
ngắn bằng cách nuôi cấy và khuấy trộn. Khuấy trộn liên tục sẽ đạt mức phân giải tối ưu trong
vòng 10 – 14 ngày. Khi tuần hoàn cặn chín đã ủ và khuấy trộn nữa thì quá trình ủ sẽ diễn ra
nhanh hơn.
Khuấy trộn mục đích làm đồng đều, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm của vật liệu và tránh tạo cột
không khí củng như không tạo ra các bánh cứng. Nên xáo trộn không khí một lần một ngày hoặc
nhiều lần một ngày để quá trình ủ diễn ra đến cùng.
Sự thay đổi axit hữu cơ trong quá trình phân giải: Trong quá trình ủ củng như trong quá trình
phân giải yếm khí, nồng độ dư của axit hữu cơ sẽ cản trở quá trình phân giải. Trong quá trình
lên men yếm khí cặn bùn nước thải chứa hàm lượng axit hữu cơ khoảng 2ppm, quá trình sẽ
dừng lại khi nồng độ axit hữu cơ đạt 5ppm. Trong quá trình ủ ít ảnh hưởng hơn đối với axit hữu
cơ: phải tới 10ppm mới ảnh hưởng rõ nét. Quá trình ủ sẽ không thực hiện được triệt để khi nồng
độ axit hữu cơ 4 – 5ppm tồn tại lâu.
Tổn thất nitơ trong quá trình ủ: Nghiên cứu phân tích nitơ trong tất cả các giai đoạn ủ, từ lúc
đưa vật liệu thô vào cho thấy nitrat, nitrit có mặt ở tất cả các mẫu: mẫu rác tươi mới, có trong
lớp váng của bề mặt của bể phân hủy thí nghiệm.
Nitrat, nitrit hoàn toàn không có ở các mẫu lấy ở dưới sau 70 giờ ở bể phân hủy thí nghiệm,
điều này chứng tỏ rằng nitrat, nitrit bị sử dụng trong quá trình sinh hóa với tốc độ lớn hơn là tốc
độ hình thành chúng.
Phân tích nitơ ở vật liệu mới từ 3 – 8%, trung bình 6,3% theo tổng trọng lượng khô. Nitơ amôn
ở vật liệu (rác) mới thay đổi từ 0,25 – 0,4%. Nếu tổng nitơ ban đầu rất cao thì pH = 5,0. Trung
bình hàm lượng nitơ 8% ở khoảng pH = 8,0 – 8,5. Nếu không làm thoáng tốt, hàm lượng nitơ
toàn phần trong quá trình không vượt qua 1,0 – 1,5%. Nitơ toàn phần vượt quá 3% sẽ mất nếu
pH dưới 5 – 6.

- 78 -
Có thể xác định cacbon theo phương trình:
100 − %tro
C=
1,8

Đối với nguyên liệu tươi: độ tro khoảng 10% trọnglượng chất khô; nitơ: 6,3% trọng lượng chất
khô. Tỷ lệ C:N tương ứng sẽ đạt giá trị 8.
Đối với nguyên liệu sau khi ủ: độ tro khoảng 20% trọng lượng chất khô; nitơ: 3% trọng lượng
chất khô thì tỷ lệ C:N vào khoảng 15. Tỷ lệ C:N yêu cầu phải bằng 20 nếu không sẽ làm giảm
năng suất mùa mạng.
Sự chuyển hóa photpho: Rác nghiền chứa 48% P2O5 (tương ứng với độ ẩm 70%), sau 336 giờ
ủ ở nhiệt độ 40oC ở bể phân hủy gián đoạn, 96% photpho đã chuyển hóa từ dạng tan thành
không tan hữu cơ.
Quá trình ủ tốc độ cao không phân hủy được xenlulo, nhưng đa số đường tan bị biến mất rất
nhanh, có thể do pH ban đầu rất thấp. Mặc dù hóa phân tích định tính chỉ rằng tinh bột biến đi
khá nhanh nhưng kiểm tra vi sinh vật thì lại thấy còn nhiều hạt tinh bột còn lại ở cuối quá trình
phân hủy.
5.6. XỬ LÝ RÁC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐT
Đốt rác là giai đoạn xửlý cuối cùng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý băng các
phương pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong
không khí, trong đó các rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn khác không
cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí. Chất thải
rắn được chôn lấp.
Phương pháp đốt rác được sử dụng rộng rãi ở những nước như Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Đan
Mạch, Nhật Bản, đó là những nước có số lượng đất cho các khu thải rác bị hạn chế. Đặc điểm
chung của chất thải rắn đô thị ở những nước này là có năng suất tỏa nhiệt cao (điển hình hơn
9000KJ/kg), phát sinh từ một loại giấy cao cấp, các chất dẻo và thành phần các chất dễ bắt lữa
khác, một số thành phần có độ ẩm thấp (khoảng 35%) và một phần các nguyên liệu trơ (như
gạch đá vụn, đất) và nhiều vật liệu không bắt cháy khác.
Việc xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức nhỏ nhất chất
thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiến tiến còn có ý nghĩa cao bảo vệ môi

- 79 -
trường. Đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì
chi phí để đốt một tấn rác cao hơn khoảng 10 lần.
Công nghệ đốt rác thường áp dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có một nền kinh tế đủ
mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một dịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân.
Tuy nhiên đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất khác nhau sinh khói độc và dễ sinh đioxin nếu
việc xử lý khói không tốt (phần xử lý khói là phần đắt nhất trong công nghệ đốt rác).
Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các công nghiệp cần nhiệt
và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải rất tốn kém, nhằm khống
chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt có thể gây ra.
Hiện nay ở các nước châu âu có xu hướng giảm việc đốt rác thải vì hàng loạt các vấn đề kinh
tế củng như môi trường cần phải xem xét và thường áp dụng để xử lý rác độc hại như rác bệnh
viện và công nghiệp vì các phương pháp khác không giải quyết triệt để được. Công nghệ đốt rác
được trình bày ở hình 5.9.
Công nghệ có những ưu điểm:
- Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải đô thị.
- Công nghệ này cho phép xử lý được toàn bộ chất thải đô thị mà không cần nhiều diện tích
đất sử dụng làm bãi chôn lấp rác.
Những điểm yếu của phương pháp này là:
- Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao.
- Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao.
Các nước có thu nhập cao đã phát triển công nghệ đốt rác đến một mức độ hoạt động và bảo trì
khá tinh vị. Khí thải là một mối tiềm năng gây ô nhiễm đã được giảm đến mức tối thiểu nhờ áp
dụng các công nghệ kiểm soát tinh vi và đắt. Tại nhiều lò đốt rác ở châu âu, chi phí vốn để cải
tạo lại các thiết bị kiểm soát ô nhiễm trong những năm 1990 vượt 40 – 100 triệu USD. Có hai
phương pháp chính trong việc đốt chất thải rắn đô thị:
- Đốt cháy cả đống là một lựa chọn tương đối đơn giản. Rác thải thường được đưa vào một
lò đốt chuyển động với tốc độ chậm bên trong khoang đốt , với việc dẫn khí qua ống dẫn chạy
qua một tuôcbin (để sản xuất điện), rồi qua các bộ phận làm giảm bớt ô nhiễm không khí (để
hủy hoại các chất gây ô nhiễm), cuối cùng là qua ống khói và bay vào khí quyển. Thông thường

- 80 -
những nguyên liệu duy nhất phải lấy khỏi dòng chất thải trước khi được tiêu hủy là các chất thải
cồng kềnh hoặc các chất thải có khả năng độc hại như xylanh khí.
- Đốt tầng chất lỏng bao gồm việc chất thải đô thị trước khi xử lý được đưa vào một thùng
sắt chịu nhiệt hình trụ, trong đó đổ đầy một lớp các chất đã được “lỏng hóa” nhờ khí nén ở mức
cao gồm các chất trơ như cát silic, đá vôi, alumin và các vật liệu gốm. Mặc dù ít được sử dụng
rộng rãi trên thế giới nhưng biện pháp này đã được chứng minh là hoạt động rất linh hoạt, được
nhiều nhà máy áp dụng để xử lý những nguồn rác thải có nhiều giá trị năng suất tỏa nhiệt khác
nhau. Tuy nhiên, khác với công nghệ đốt cả đống, chất thải rắn đô thị thô cần phải qua xử lý sơ
bộ trước đó để phân ra thành từng lô có cùng kích cỡ rồi mới chuyển vào trong lò đốt.
Các loại lò đốt rác thải: Những lò đốt rác thải chuyên dụng thường có những thành phần sau
đây:
- Bộ phận nhận chất thải và bảo quản chất thải.
- Bộ phận nghiền và phối trộn chất thải.
- Bộ phận cấp chất thải, chấtlỏng, bùn và chất rắn.
- Buồng đốt sơ cấp.
- Buồng đốt thứ cấp.
- Thiết bị làm nguội khí hay nồi hơi chạy bằng nhiệt dư để giảm nhiệt độ.
- Hệ thống rữa khí.
- Quạt hút để hút khí và không khí vào lò khi duy trì áp suất âm.
- Ống khói.
Những dạng lò đốt khác nhauthay đổi chủu yếu về buồng đốt sỏ cấp, thông thường nhất là
dạng lò quay, và dạng của hệ thống xử lý khí được sử dụng. Sơ đồ của dạng lò đốt nhỏ (do hãng
MACROBURN – Nhật Bản chế tạo) được thể hiện ở hình 5.10. Một số lò đốt hiện đang được sử
dụng trên thế giới được thể hiện ở bảng 5.6 .
Buồng đốt lò quay rất cơ động, những loại lò đốt sơ cấp khác là lò đốt cố định (chủ yếu dùng
cho đốt các chất thải rắn, chủ yếu là chất thải bệnh viện), lò bơm chất lỏng (được thiết kế chỉ
cho chất thải lỏng và bùn mịn) và loại lò tầng sôi.
Có hai loại hệ thống rửa khí được sử dụng phổ biến là rửa khô và rửa ướt. Trong hệ thống rửa
khô, bùn vôi được bơm vào luồng khí lò nóng. Hơi nước sẽ bay đi, còn lại những hạt vôi sẽ hấp

- 81 -
thụ và trung hòa các khí axit. Vôi sẽ được thu vào những túi lọc lớn mà ở đây chỉ có khí lò đi
qua được, đồng thời tiếp tục quá trình trung hòa khí axit và tách các hạt rắn.
Trong hệ thống rửa khí ướt, dung dịch kiềm sẽ được phun vào khí axit. Hệ thống rửa khí thông
thường được kết hợp giữa venturi và tháp phun.
Bảng 5.6. Một số loại lò thiêu đốt rác trên thế giới
Tên lò Nước sản xuất Thời gian làm Công suất Loại lò
việc trong ngày Tấn/ngày
Những lò công suất lớn
Italia 24 giờ 12 Lò quay
Delmonego 500
24 giờ 12 Lò tĩnh
DB 500
Italia -
SB 325
Pháp 24 giờ 7,8 Lò tĩnh
SA V 700
Nhật bản 24 giờ 15 Lò tĩnh
BMW 600
malaixia 8 giờ 5 Lò tĩnh
Những loại lò công suất nhỏ
GG 14 BS 31 Thụy Sỹ 10 giờ 2,2 Lò tĩnh
SH 220 Pháp 14 giờ 2,6 Lò tĩnh
HOS 8000 Nhật Bản 0,13 Lò tĩnh

Cơ chế của quá trình đốt


Quá trình đốt trong các loại lò đốt đa vùng như kiểu MACRO Burn được diễn ra chủ yếu trong
các buồng đốt sơ cấp và thứ cấp.
Đốt tại buồng đốt sơ cấp: Rác thải được nạp vào lò đốt qua cửa dưới ở phía trước buồng đốt
sơ cấp, sau đó được gia nhiệt, quá trình bay hơi (nhiệt phân) diễn ra. Sự bay hơi có thể được
diễn ra tại nguồn. Quá trình bay hơi không yêu cầu oxy và có thể được thực hiện trong môi
trường khí trơ. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ. Nếu quá trình bay hơi được thực hiện
ngay trong tầng đốt, nhiệt độ đốt tăng, tạo điều kiện cho quá trình bay hơi tăng nhanh. Ngược
lại, nếu quá trình bay hơi quá nhanh, có thể làm chậm lại nhờ hạn chế tốc độ đốt. Điều cần lưu ý

- 82 -
là không phải tất cả các chất dễ bay hơi có thể đốt được. Hơi nước có thể bốc hơi, than và
cacbon đen được giữ lại.
Buồng đốt sơ cấp được bố trí sao cho hơi từ đầu đốt, khí thoát ra do hiện tượng bay hơi, do
thay đổi nhiệt độ, và do chuyển động xoáy ngang kết hợp vào với nhau tạo ra nhiệt và khí cung
cấp ổn định cho buồng đốt và nhờ vậy điều khiển tốc độ cháy của lò đốt.
Các đầu đốt được đặt trong buồng đốt sơ cấp và đảm nhận cả chức năng sơ cấp và thứ cấp. Sự
chuyển nhiệt từ buồng đốt sơ cấp tới buồng đốt thứ cấp được điều chỉnh cố định, tùy thuộc vào
điều kiện đốt tối ưu.
Đốt tại buồng đốt thứ cấp: Buồng đốt thứ cấp bao gồm hai buồng (buồng trộn và buồng đốt
cuối cùng). Trong buồng đốt thứ cấp, chủ yếu là quá trình đốt cháy hoàn toàn luồng khí tạo
thành từ buồng đốt sơ cấp. Luồng khí này ở dưới dạng các hạt mỏng chứa tỷ lệ % cacbon cao.
Những hạt này có diện tích bề mặt lớn nếu tập trung thành đám. Lượng cácbon chứa trong hạt sẽ
được đốt cháy hoàn toàn khi đi vào buồng đốt cuối cùng. Vận tốc thấp trong buồng đốt này đảm
bảo đủ thời gian để đốt cháy hoàn toàn các thành phần.
Phía trên buồng đốt sơ cấp, cửa thông lửa vào buồng trộn khí là những phần tạo hiệu ích trong
buồng đốt thứ cấp. không khí cung cấp cho buồng đốt thứ cấp được sinh ra do áp lực âm của cửa
thông gió ống khói. Dòng khí tại điểm thắt trong đường dẫn khí làm tăng tốc độ của khí. Hiện
tượng này tạo nên hiệu ứng venturi vì lượng khí và vận tốc khí tăng nên lượng khí thứ cấp củng
tăng lên.
Trong quá trình đốt, việc cung cấp khí và phân phối nhiệt bên trong lò được điều khiển tự
động hoàn toàn thông qua việc thay đổi luồng khí và áp suất khí. Điều đó đảm bảo việc đốt cháy
trong lò là hoàn toàn ổn định. Chính vì vậy lò đốt đảm bảo khử hết khói và tro bụi.
Khí lò sinh ra bởi khí thải phải được duy trì lâu trong lò đốt đủ để cho quá trình cháy hoàn
toàn (thường ít nhất là 4 giây), nhiệt độ phải đủ cao (thông thường cao hơn 1000oC hay 1100oC
đối với chất PCB – poly chlorinated biphenyls). Cuối cùng cần phải có một quá trình trộn lẫn tốt
với các khí và khí cháy – xoáy.
ống khói được đặt trực tiếp phía trên lò, điều khiển hiệu quả luồng khí thoát ra.
Ở cuối lòng lò, có bố trí các thanh ghi lò sàng tro bằng thủy lực. Nhờ sự trợ giúp của cời than
bằng thủ công , tro được rơi xuống qua dãy thanh ghi lò vào hầm chứa tro đặt ở phía dưới.

- 83 -
Các điểm cần lưu ý: Khi áp dụng phương pháp đốt rác ở những nước có thu nhập thấp, có hai
hạn chế chính cần lưu ý, đó là chi phí và tính hiệu quả.
Về chi phí: không có lò đốt nào trên thế giới có thể hoạt động thương mại như một trạm điện
đốt rác bởi vì tính kinh tế luôn phụ thuộc vào việc trả “chi phí qua cửa” khá cao cho chính quyền
thành phố để được chấp nhận nguồn rác thải của họ và vì thế ngay cả ỏ những nước đặt tiêu
chuẩn cao cho các khu thải rác, nơi các bãi thải được thiết kế và quản lý tốt, việc chôn lấp chắc
chắn vẫn đỡ tốn kém hơn nhiều so với bất cứ quy trình hay phương pháp xử lý nào.
Chỉ riêng về chi phí, phương pháp đốt rác đã có nhiều hạn chế trong ứng dụng ở các nước có
thu nhập thấp. Thành phần hiện tại của những loại rác thải này có năng suất tỏa nhiệt thấp, ở
một số nơi lại có thành phần độ ẩm cao, làm cho việc đốt rác rất khó nếu như không sử dụng
thêm một số nhiên liệu và ngay cả nếu rác thải cháy được, làm giảm một cách đáng kể doanh thu
tiềm tàng từ năng lượng tạo ra (làm giảm chi phí thực).
Về tính hiệu quả: Tính hiệu quả của việc đốt chất thải rắn đô thị củng cần được quan tâm. Hầu
hết chất thải rắn đô thị ở các nước có thu nhập thấp có đặc điểm: gồm nhiều nguyên liệu hữu cơ
dễ phân hủy và thành phần độ ẩm cao. Loại chất thải này có năng suất tỏa nhiệt thấp, bắt cháy
chậm và mất thời gian để sinh ra nguồn điện. Thêm vào đó , ở những nước chậm phát triển, khi
sử dụng công nghệ đốt thường rơi vào tình trạng yếu kém vì chi phí vận hành và bảo trì cao,
doanh thu không đủ để thanh toán những chi phí này.
Có thể kết luận là việc đốt chất thải rắn đô thị không thích hợp ứng dụng rộng rãi ở những
nước có thu nhập thấp , mặc dù nó có thể là biện pháp thiết thực nhất cho môi trường so với các
biện pháp khác, nhất là đối với những loại rác thải nguy hiểm và rác thải bệnh viện.
Các vấn đề cần cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn phương pháp đốt bao gồm:
1.Số lượng rác thải: Liệu có đủ rác thải để lò đốt hoạt động liên tục không ? (vì nếu không
đủ rác, chi phí để bảo trì lò đốt sẽ rất cao mà doanh thu từ việc sản xuất năng lượng lại
thấp). Dưới mức 300.000 tấn/năm thì chi phí xử lý đơn vị có xu hướng tăng nhanh.
2.Năng suất tỏa nhiệt của rác thải: Liệu các biện pháp được thực hiện tại địa phương có
chứng minh được chất thải rắn đô thị đang được sinh ra sẽ tạo ra được nhiều điện hơn số
lượng điện nó sử dụng trong một lò đốt hay không? Theo kinh nghiệm của những nước
đã sử dụng lò đốt cho thấy, năng suất tỏa nhiệt thấp của rác thải phải trên 6300 – 7000

- 84 -
KJ/kg (1500 – 1670cal/kg). Nếu các dự kiến phụ thuộc vào sự tăng tỏa nhiệt tương lai, thì
điều này có trở thành hiện thực không tính đến hiệu quả của các hệ thống tái chế hiện tại
củng như tiềm năng lâu dài cho các nguyên liệu có năng suất tỏa nhiệt cao như giấy và
chất dẻo?
3.Các tiêu chuẩn môi trường: Việc đốt rác sẽ tạo ra một lượng khí thải vào không khí, cần
phải xem xét để ngăn chặn ô nhiễm môi trường hay các vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Những tiêu chuẩn khí thải nào mà lò đốt cần phải đặt ra? Liệu có đủ kinh phí cho các
thiết bị lọc khí hiệu quả hoạt động để đáp ứng những tiêu chuẩn này không?
4.Lựa chọn vị trí: Các phương tiện đốt rác hiện đại có thể chấp nhận được về mặt môi
trường, nhưng việc đánh giá chi tiết tác động đến môi trường phải được tiến hành thường
xuyên. Việc lựa chọn khu vực là thiết yếu để đảm bảo khả năng được chấp nhận về mặt
sức khỏe cộng đồng do những tác động của khí thải ra từ lò đốt. Theo kinh nghiệm của
nhiều nước, khoảng cách tối thiểu từ nhà gần nhất đến lò đốt là 200m được sử dụng để
làm tiêu chuẩn định hướng chung(khoảng cách này có thế tránh được những trở ngại từ
hệ thống giao thông đường sá để đi vào nhà máy và những ảnh hưởng của cột ống khói
có độ cao 150m).
5.Nên sử dụng công nghệ đốt rác nào?: Kinh nghiệm hoạt động ở mức độ nào? Liệu bạn có
cảm thấy hài lòng khi lấy thành phố của mình làm nơi thử nghiệm cho một công nghệ
hoàn toàn mới không?
6.Các chi phí vốn: Phương tiện đốt rác rất đắt, với chi phí ước chừng ít nhất là 40 triệu USD
cho 300.000 tấn/năm. Liệu chi phí này có thực tế không? Nó đã bao gồm các thiết bị lọc
khí chưa?
7.Doanh thu từ việc bán năng lượng: Tính kinh tế của phương pháp đốt rác phụ thuộc vào
doanh thu từ việc bán nhiệt và điện được sinh ra. Những tính toán này là dựa trên những
giả định có thật từ năng suất tỏa nhiệt của rác và tính hiệu quả của quá trình sản xuất, sử
dụng năng lượng và trên những thỏa thuận hợp đồng chắc chắn với một khách hàng sử
dụng năng lượng. Những giả định này có hợp lý không? Những hợp đồng này đã có
chưa? Giá bán năng lượng có thực tế không?

- 85 -
8.Có khả năng thanh toán: Chi phí đầu tư hàng năm phải đủ để thanh toán cả lãi lẫn phí thu
hồi vốn, và sinh ra khoản lợi nhuận.
9.Ai sẽ điều hành những phương tiện này: Họ có được đào tạo đầy đủ không? Có chương
trình giáo dục và đào tạo cho lực lượng lao động chưa?
Ứng dụng: phương pháp đốt thường được áp dụng để xử lý các loại chất thải sau:
- Rác độc hại về mặt sinh học;
- Rác không phân hủy sinh học;
- Chất thải có thể bốc hơi và do đó dễ phân tán;
- Chất thải có thể cháy ở nhiệt độ dưới 40oC;
- Chất thải chứa halogen, chì, thủy ngân, cadmimum, zinc, nitơ, photpho, sulfur;
- Chất thải dung môi;
- Dầu thải, nhũ tương dầu và hỗn hợp dầu;
- Nhựa, cao su và mủ cao su;
- Rác dược phẩm;
- Nhựa đường axit và đất sét đã sử dụng;
- Chất thải phenol;
- Mỡ, sáp;
- Chất thải rắn bị nhiễm khuẩn bởi các hóa chất độc hại.
Nếu các hóa chất độc hại là chất hữu cơ (ví dụ các chất có chứa cacbon, hydro hoặc oxy) thì có
thể xử lý bằng phương pháp đốt.

- 86 -
Chương 6

THU HỒI VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN


CÁC TRẠM TRUNG CHUYỂN

6.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁI CHẾ VÀ TÁI SỬ DỤNG LẠI CHẤT THẢI RẮN
ĐÔ THỊ
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến
thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.
Tái chế vật liệu: bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ dòng rác, xử lý
trung gian và sử dụng vật liệu này để tái sản xuất các sản phẩm mới hoặc sản phẩm khác.
Tái chế nhiệt: bao gồm các hoạt động khôi phục năng lượng từ rác thải.
Củng có thể coi hoạt động tái chế như hoạt động tái sinh lại chất thải thông qua:
Tái sinh sản phẩm chuyển hóa hóa học: chủ yếu dùng phương pháp đốt để thành các sản
phẩm khí đốt, hơi nóng và các hợp chất hữu cơ.
Tái sinh các sản phẩm chuyển hóa sinh học: chủ yếu thông qua quá trình lên men, phân
hủy chuyển hóa sinh học, để thu hồi các sản phẩm như: phân bón, khí mêtan, protêin, các loại
cồn và nhiều hợp chất hữu cơ khác.
Tái sinh năng lượng từ các sản phẩm chuyển hóa: từ các sản phẩm chuyển hóa bằng quá
trình sinh học, hóa học có thể tái sinh năng lượng bằng quá trình đốt tạo thành hơi nước và
phát điện.
Hoạt động tái chế mang lại những lợi ích sau:
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế thay cho vật liệu
gốc;
- Giảm lượng rác thông qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi trường do đổ
thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp;
- Một lợi ích quan trọng là có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế; hoạt động tái chế lúc
này sẽ mang tính kinh doanh và vì thế có thể giải thích tại sao các vật liệu có thể tái chế
hiện được thu gom ngay từ nguồn phát sinh cho tới khâu xử lý và tiêu hủy cuối cùng.

6.2. CÁC HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ VÀ THU HỒI CHẤT THẢI

-1-
Hoạt động tái chế và thu hồi chất thải được thực hiện thông qua hệ thống thu gom chất thải
rắn theo mạng lưới 3 cấp gồm: người thu gom, đồng nát và buôn bán phế liệu (hình 6.1).
Công nghiệp thu hồi có 3 cấp được chia thành 6 nhóm nghề:
1. Cấp thứ nhất (gồm người đồng nát và người nhặt rác): Hai nhóm người này có cùng
chức năng trong hệ thống thu gom, nhưng lại khác nhau về địa điểm hoạt động, công
cụ làm việc và nhu cầu vốn lưu động.
2. Cấp thứ hai (gồm những người thu mua đồng nát và người thu mua phế liệu từ người
thu nhặt tại bãi đổ rác, người nhặt rác và đồng nát trên vỉa hè trong toàn thành phố):
Những người thu mua phế liệu này củng tiến hành theo cách tương tự tại những nơi cố
định.
3. Cấp thứ ba: gồm những người buôn bán hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn ở
nhiều địa điểm cố định và các đại lý thu mua thường là điểm nút đặc biệt trong buôn
bán như các bên trung gian giữa các ngành công nghiệp và người bán lại.
Tùy thuộc vào vị trí, nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thành phần chất thải mà lựa
chọn các phương pháp tái sinh khác nhau.
Các loại chất thải rắn và xỉ không thể sử dụng được nữa được đổ ở bãi chôn lấp hoặc đổ
xuống biển.
Tất cả các vật liệu trước và sau khi sử dụng có thể cần cho hoạt động kinh doanh, có trong
rác thải đô thị như các chất hữu cơ, kim loại, nhựa, giấy, kinh v.v… được gọi là “vật liệu có
thể tái chế”.
Hoạt động tái chế củng cần chi phí để thu gom, vận chuyển, chế biến và ngăn chặn các tác
động tiêu cực lên môi trường do quá trình tái chế gây ra, do đó, nếu như chi phí tái chế cao
hơn lợi ích tái chế thì lúc đó hoạt động tái chế không được coi là hoạt động kinh doanh. Nếu
chi phí tái chế thấp hơn lợi ích tái chế thì hoạt động tái chế được coi là hoạt động kinh doanh.
Sơ đồ hệ thống thu hồi các chất và dòng lưu chuyển các nguồn vật liệu được thể hiện ở hình
6.2.

-2-
Nguồn phế thải Nhóm thu gom Nhóm thu mua Nhóm buôn bán
phế liệu phế liệu phế liệu và sử dụng lại
phế liệu

Đội quân bới Thu mua tại


Bãi chôn lấp rác tại bãi rác bãi đổ rác

Bãi tập kết tạm thời Các cơ sở sản


trạm trung chuyển
xuất ngành
công nghiệp
Xe đẩy rác tay
Đội quân Thu mua
Đường phố nhặt rác lưu đồng nát tại
động kho chứa

Thùng rác,
bể chứa rác
Đại lý và
Xuất
Các hộ gia đình những người khẩu
buôn bán

Khác sạn

Những người Hoạt động


Cơ quan mua đồng nát thu mua dọc
Trường học lưu động đường phố

Nhà hàng ăn
uống, nhà trọ

Hình 6.1. Sơ đồ mạng lưới thu gom chất thải rắn của tư nhân

-3-
Tác động Tiêu hủy cuối cùng
môi trường (chôn lấp)

Sản xuất
Xử lý trung
Phân phối gian
“Xử lý tốt hơn”
Chất thải (tái chế)
Tiêu dùng

Tái chế

Môi trường
Tài nguyên Tài nguyên
toàn cầu thiên nhiên kinh tế
(hệ sinh thái)

Hoạt động kinh tế


“kinh tế thị trường”

Các nguồn Tái sản xuất Tài nguyên có


tài nguyên thể tái chế
tái chế

Các tác động


môi trường
Hình 6.2a. Dòng lưu chuyển các nguồn vật liệu

Sản xuất nhựa Sản xuất nhựa

Sản xuất đóng chai Sản xuất


Chai PET

Tái chế

Tiêu dùng Tiêu dùng

Đổ thải rác Đổ thải rác

Hình 6.2c. Mô hình dòng quay vòng giữa hai sản phẩm

-4-
Để tính lợi ích tái chế, người ta sử dụng công thức:
NBr.T = NBr.QPET (6.1)
NBr : lợi ích tái chế
QPET : lượng chai PET
Hoặc:
NBr = [PV 1 – PV 2] + [CVE 1 + CVU 1 - CRE 1] + [CCW 1 – CCR 1] + CDW 1 (6.2)
Trong đó:
PV 1 – PV 2 : chênh lệch về chi phí giữa vật liệu thô
CVE 1 + CVU 1 - CRE 1 : chênh lệch chi phí bên ngoài
CCW 1 – CCR 1 : chênh lệch chi phí thu gom
CDW 1 : chi phí tiết kiệm đổ thải rác
Nếu kết quả tính theo phương trình (6.2) dương thì có nghĩa hoạt động tái chế mang lại
hiệu quả, còn nếu kết quả ngược lại thì có nghĩa là hoạt động tái chế không mang lại hiệu
quả.
Ở một số nước như Nhật Bản, các hoạt động tái chế được dựa trên cơ sở tính toán lượng rác
sản sinh ra, chi phí đổ thải và tỉ lệ tái chế. Các hoạt động tái sử dụng , quay vòng và thu hồi
chất thải là một trong những giải pháp có hiệu quả về mặt chi phí xử lý và tiêu hủy chất thải,
củng như bảo vệ được nguồn lực cho các hoạt động này. Sự thay đổi về tổng lượng rác đô thị
(rác thường) phát sinh ở Nhật Bản được minh họa ở hình 6.3. Tỷ lệ phát sinh chất thải trung
bình tại Nhật Bản là 1kg/người.ngày. Thay đổi về tổng chi phí đổ thải rác ở Nhật Bản được
minh họa trong hình 6.4.
Các hoạt động tái chế rác thải ở Nhật Bản được hỗ trợ bởi hệ thống luật và quy định của
nhà nước bao gồm:
- Luật quản lý rác thải và giữ vệ sinh công cộng (1970);
- Luật quản lý rác thải (1992);
- Luật thúc đẩy sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái chế (1991);
- Luật tái chế vỏ hộp và bao bì (1996);
- Luật tái chế thiết bị điện (1998).
Theo con số thống kê tại Nhật Bản năm 1995 có khoảng 50% giấy loại được thu hồi và tái
chế; 100% các chai thủy tinh và 75% số lượng đồ hộp vỏ kim loại và nhôm được thu hồi và

-5-
tái chế. Hình 6.5 thể hiện lượng các thành phần thu hồi và tái chế từ rác thải thông thường
trong vòng 10 năm từ 1985 – 1995 tại Nhật Bản.
Sơ đồ hệ thống tái chế chất thải tại Đức (Duales System Deutschland), được minh họa ở
hình 6.6. Sơ đồ hệ thống tái chế chất thải tại Pháp được minh họa ở hình 6.7. Chỉ số quản lý
rác thải ở một số nước được thể hiện ở bảng 6.1.

Chính quyền Đốt rác,


địa phương chôn lấp

Người tiêu
dùng
Hệ thống tái Tái chế
chế chất thải

* Đầu tư
* Đưa ra giá thu gom và tái chế

Các công ty
sản xuất và bán

Hình 6.6. Sơ đồ hệ thống tái chế chất thải tại Đức

Rác thải bao bì Chính quyền Đốt, chôn lấp


Người tiêu dùng địa phương
Chất thải khác (phân loại và
thu gom) Tái chế

- Hỗ trợ về giá cả
- bao gồm tái chế nhiệt

Tái chế

- Đầu tư
- Áp dụng chi phí thu gom và tái chế

Công ty sản xuất


và bán hàng

Hìn 6.7. Sơ đồ hệ thống tái chế chất thải tại Pháp

-6-
Bảng 6.1. Chỉ số quản lý rác thải ở một số nước trên thế giới năm 1992
Thu nhập
Chôn Ủ Thu hồi
Dân số quốc nội Chất thải Đốt
Tên nước lấp sinh học tái chế
(triệu) GDP (kg/người.năm) (%)
(%) (%) (%)
(USD)
Nhật 125,4 41.080 400 22,5 72,8 - 3,1
Mỹ 269,4 27.590 701 67 16 2 15
Đức 81,9 28.860 417 68,9 15,5 3,1 12,5
Pháp 58,3 26.280 348 50 40 10
Anh 58,1 19.800 347 83 13 - -
Hà Lan 15,6 25.850 484 52 27 8 13
Thụy Điển 8,8 25.770 314 38 55 7 -
Tây Ban Nha 39,7 14.200 323 75 5 20 -
Thụy Sỹ 7,2 43.420 406 11 76 13 -
Đan Mạch 5,2 32.250 351 16 71 13
Canada 29,7 19.200 646 82 8 - 10
Việt Nam 77,0 - - - - - -

Nhiều phế thải nguy hiểm nhưng trong đó vẫn có những thành phần có thể thu hồi hay tái
sử dụng được. Những chất này có thể là:
- Axit hay kiềm
- Dung môi, dầu;
- Kim loại nặng;
- Kim loại quý;
- Dung dịch ăn mòn;
Một số loại phế thải hạ cấp từ quá trình này song lại có thể sử dụng cho một quá trình khác.
Thí dụ: phế thải axit từ một số cơ sở công nghiệp có thể sử dụng như một nguồn nguyên liệu
ban đầu cho một đối tượng khác; dầu hay dung môi thải có thể tái chế sử dụng làm nhiên liệu
đốt; dung môi có thể thu hồi bằng cách chưng cất – các nhà máy sơn có thể giảm nhẹ những
vấn đề quản lý phế thải và giảm chi phí mua vật tư hoặc củng có thể thu hồi đồng dạng oxyt
hay hydroxyt từ dung dịch ăn mòn đồng; thu hồi các kim loại quý như bạc từ phế thải ngành
ảnh, hay vàng từ công nghệ mạ…

-7-
6.3. THU HỒI VÀ TÁI CHẾ CHẤT DẺO
Ở Việt Nam các sản phẩm chất dẻo bắt đầu thâm nhập vào cuộc sống từ những năm 1960.
Một số vật dụng gia đình trước đây chế tạo từ tre, nứa, sợi tự nhiên… lần lượt được thay thế
bằng nhựa. Bao gói thực phẩm bằng lá cây, giấy đã được thay thế bằng plastic.
Trong công nghiệp và xây dựng, vật liệu plastic cũng chiếm lĩnh thị trường trong nhiều lĩnh
vực như cấp thoát nước , trang trí…
Vật liệu plastic đã góp phần nâng cao mức độ văn minh của cuộc sống nhưng cũng đặt ra
không ít những vấn đề rắc rối liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, dù bị chỉ trích nhiều nhưng vật liệu plastic vẫn được sử dụng rộng rãi do tính ưu
việt của nó cả về mặt kinh tế lẫn kỹ thuật. Với những tính năng ưu việt đó, plastic dẫn đầu so
với những vật liệu cạnh tranh với nó trong lĩnh vực bao gói như thủy tinh, năng lượng cần
thiết cho việc tạo ra nó củng nhỏ hơn 2 lần, khối lượng vật liệu ban đầu cần thiết để tạo ra nó
củng thấp hơn 20 lần, nhu cầu nước cần cho chế tạo giảm đi 1,5 lần và chất thải rắn giảm đi
một nữa. Mặt khác, so với túi xách catton thì quá trình chế tạo túi xách plastic thải ít ô nhiễm
hơn đối với môi trường như trình bày ở bảng 6.2.
Bảng 6.2. So sánh mức độ ô nhiễm trong quá trình chế tạo chất dẻo và giấy
Chất ô nhiễm Chất dẻo Giấy
Ô nhiễm không khí
SO2 100 284
NOx 100 159
COx 100 159
C 100 640
Ô nhiễm nước
DCO 100 21,560
DCO5 100 215,500

Tính bền vững của chất dẻo dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của chúng trong thiên nhiên sau khi
sử dụng. Để phân rã sinh hoạt hoàn toàn plastic có nguồn gốc từ hóa dầu ngày nay cần có
một thời gian từ 2 – 4 thế kỷ.
Những vấn đề đặt ra khi thu gom và tái chế vật liệu chất dẻo:

-8-
Mặc dù chất dẻo hiện đang là vật liệu được ưa chuộng và có nhiều hứa hẹn trong tương lai
nhưng chúng cũng đồng thời đang bị các nhà môi trường phản đối do mức độ gây ô nhiễm
trong quá trình chế tạo, sử dụng và tiêu hủy. Các nhà môi trường phản đối vật liệu plastic vì
những lý do sau đây:
- Chất độc thải ra trong quá trình chế tạo plastic;
- Chất độ do phân hủy nhiệt plastic gây ra khi đốt rác;
- Làm giảm lượng chất thải rắn, đặc biệt là chất lượng phân compost chế tạo từ rác.
Tuy nhiên việc thu gom plastic để tái sử dụng hay tiêu hủy chúng cùng với các thành phần
chất thải rắn khác củng cần phải được cân nhắc trên khía cạnh kinh tế hơn là khía cạnh kỹ
thuật. Khả năng tái sinh chất dẻo được xác định trên cơ sở phân tích tổ hợp các thông số sau
đây:
- Cân bằng năng lượng tổng thể, yêu cầu năng lượng để thu gom và tiêu hủy chất thải;
- So sánh chất lượng, giá thành vật liệu chất dẻo thu gom;
- Ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình chuyên chở và tiêu hủy chất thải rắn;
- Ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là nước để rửa sản phẩm và lọc khói.
Theo kết quả của bảng này thì việc thu gom để tái chế chất plastic từ túi xách đã qua sử
dụng và chai lọ nhựa có hiệu suất năng lượng xấp xỉ nhau. Trong khi đó, nếu xử lý bằng
phương pháp đốt thì hiệu suất năng lượng của chai nhựa PVC chỉ bằng khoảng 50% hiệu suất
năng lượng của túi xách.
Tuy nhiên việc thu gom chất dẻo hiện nay chưa cho phép tạo ra sản phẩm nhựa tái sinh có
tỉ lệ chất lượng, giá thành tương đương với kỹ thuât chế tạo sản phẩm từ hạt nhựa nguyên
thủy. Việc thu gom chất dẻo chủ yếu để tái chế làm giảm năng lượng thu hồi bằng bằng
phương pháp đốt rác. Việc thu gom này chỉ có hiệu quả ở các bãi rác công nghiệp hay bãi rác
thương mại. Ngoài ra, ở các bãi rác khác người ta phải tiêu tốn một năng lượng đáng kể để
thu được một khối lượng chất dẻo có giá trị.
Vấn đề tập trung thu hồi và xử lý các chất thải polyme – chất dẻo đòi hỏi phải giải quyết
ngay trong điều kiện sản xuất nơi có nhu cầu chất dẻo. Thực tế có hai hướng:
1. Xử lý chế biến lại từng loại chất dẻo polyme ngay trong điều kiện sản xuất, ở đây chủ
yếu đối với các loại chất dẻo dùng phản ứng nhiệt.
2. Thu hồi tập trung các chất thải và vận chuyển tới nhà máy đặc biệt để chế biến sản
phẩm xác định. Vấn đề sử dụng chất thải là vật liệu polyme với công nghệ và tính kinh

-9-
tế càng trở nên phức tạp khi phải kể đến việc cải thiện tính chất của vật liệu chất dẻo
như: bền vững đối với quá trình oxy hóa, bền vững sinh học, cơ học… Những vật liệu
này không bị phân hủy tự nhiên(thối rữa, phong hóa, tan trong nước) mà dùng biện
pháp phân hủy cưỡng bức (đốt, sấy nóng, tàng trử một nơi) thì lại gây nhiễm bẫn môi
trường và do đó giá thành phá hủy lại cao hơn nhiều từ 6 – 8 lần so với chi phí xử lý và
phá hủy các chất thải của đa số các xí nghiệp công nghiệp khác.
Tốt nhất nên sử dụng chất thải polyme ở dạng làm nguồn nguyên liệu bổ sung. Việc ứng
dụng công nghệ khả thi để chế biến nguyên liệu polyme thứ cấp sẽ cho phép thỏa mãn các
nhu cầu của nền kinh tế quốc dân về loại vật liệu này.
Những nguồn chủ yếu của nguyên liệu polyme để sử dụng làm nguyên liệu thứ cấp là các
chất thải công nghệ khi chế biến chất dẻo và tạo sản phẩm bằng phương pháp cơ học, hoặc
các sản phẩm đã hao mòn bỏ đi rồi hoặc bán thành phẩm bỏ đi (phim, thùng, hộp…).
Việc chế biến thứ cấp có đặc điểm riêng và là một quá trình công nghệ phức tạp nhiều cấp.
tất nhiên việc chế biến lại lần hai cũng liên quan với việc tổng hợp polyme và tạo sản phẩm
lần đầu, liên quan tới phương hướng sử dụng tiếp theo. Do vậy giải quyết nhiệm vụ này phải
gắn liền giữa tập trung – chế biến lại lần hai với việc sử dụng tiếp và sao cho nhuần nhuyễn.
Khi giải quyết vấn đề sử dụng lại vật liệu polyme phải chia ra nhiều bước sau đây:
1. Tổ chức thu hồi tập trung các phế thải polyme trong công nghiệp.
2. Nhận dạng chính xác và nhanh chóng các loại phế thải phế thải nhằm mục đích thu
thập phế thải phù hợp với chủng loại vật liệu ban đầu.
3. Tạo lập sơ đồ mới và hoàn thiện các sơ đồ công nghệ có sẵn, thiết bị có sẵn để chế
biến lại lần hai.
4. Phân tích kinh tế một cách cẩn thận về các phương pháp gia công chế biến khác nhau.
6.4. THU HỒI VÀ CHẾ BIẾN CÁC SẢN PHẨM CAO SU
Trong công nghiệp chế tạo máy, việc sử dụng các sản phẩm cao su kỹ thuật rất đa dạng.
Trong đó phức tạp chủ yếu nhất là giải quyết vấn đề sử dụng các sản phẩm bỏ đi và cũ không
dùng nữa. Mặc dù cao su được sử dụng ở các thiết bị công nghệ các loại, nhưng tỷ lệ về
lượng thì lại rất thấp so với khối lượng của sản phẩm.
Để lấy miếng cao su từ trong kết cấu ra, đôi khi phải tháo dỡ các nút và các chi tiết ra.
Thông thường các công tác tháo dỡ khá lớn nên giá trị thu hồi không đáng kể. Vì vậy khi
thiết bị đã hỏng đi thì người ta đưa ra đống sắt vụn mà không phân chia các bộ phận riêng rẽ

- 10 -
được. Chính do sự tản mạn của các sản phẩm từ cao su trong toàn bộ khối lượng thiết bị nên
nó gây khó khăn cho việc tổ chức thu nhặt nguyên liệu thứ cấp.
Vấn đề tổ chức thu nhặt có ý nghĩa rất quan trọng. Việc tàng trử các chất thải cao su kỹ
thuật của các sản phẩm lớn như: săm lốp otô, băng chuyền, ống cao su mềm mang tính chất
lẻ tẻ, vụn vặt mà số lượng không nhiều, xảy ra tình trạng cấm không được giao đồ cao su mới
cho xí nghiệp công nghiệp nếu họ không giao nộp lại đồ cũ. Tuy nhiên không phải lúc nào
cũng thực hiện được vì khó khăn trong việc giao nộp tập trung và không có mạng lưới giao
nộp tập trung và không có mạng lưới tổ chức thu hồi thiết bị cao su. Việc vận chuyển một
lượng nhỏ chất thải trên một khoảng cách dài thì lại không lợi cho xí nghiệp. Vì vậy việc tập
trung hóa công tác gia công sơ bộ các chất thải sản xuất phải xét đến hệ thống thu nhặt cao su
cũ.
Trong trương hợp đang xét thì không thể dùng lực lượng của người tiêu thụ, sử dụng để
hoàn nguyên các chất thải cao su kỹ thuật được, bởi vì công nghệ phục hồi tính chất ban đầu
của cao su là một quá trình phức tạp nhiều giai đoạn đòi hỏi ở các trạm với thiết bị chuyên
dùng cũng như cán bộ được đào tạo chuyên môn. Công việc đó chỉ có thể thực hiện trong
điều kiện của xí nghiệp chế tạo săm lốp hoặc công nghiệp cao su kỹ thuật. Hoàn nguyên cao
su là một hướng cơ bản và có lợi nhất trong việc gia công lại các sản phẩm bỏ đi bởi vì cho
cao su hoàn nguyên vào lẫn với hỗn hợp cao su thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều cao su mới và
các thành phần phụ gia khác, ta biết trong các loại cao su có tới 5 – 6 đến 20 thành phần chất
liệu khác nhau.
Quá trình hoàn nguyên bao gồm: công đoạn chuyển hóa cao su thành vật liệu đàn hồi dẻo
rồi tiếp theo là xử lý kỹ thuật và quá trình lưu hóa. Trước khi đưa cao su vào hoàn nguyên
người ta phải phân loại theo sản phẩm, theo dạng và lượng. Sau khi loại kim loại và các tạp
chất khác khỏi cao su, người ta nghiền nó thành bột tới mức nhất định nào đó và giải phóng
ra các mẫu kim loại đen.
Thực tiễn cho thấy tốt nhất nên thực hiện nghiền sơ bộ trong môi trường nitơ lỏng với nhiệt
độ -30 và -60. Cao su trở nên giòn và dễ tách khỏi kim loại. Kim loại vẫn giữ tính đàn hồi,
tính dẻo và không bị phá hủy, do đó cho phép thu hồi dễ dàng và hoàn toàn. Hỗn hợp thu
được sẽ qua khử lưu huỳnh, chuyển thành bán sản phẩm dẻo. Cao su hóa dẻo có cấu trúc
không gian 3 chiều do các phân tử cao su tạo thành dưới ảnh hưởng của nhiên liệu, nồng độ
oxy và các tác động cơ học. Sự phá hủy các liên kết hấp phụ của muội – cao su – muội củng

- 11 -
tạo khả năng hình thành sản phẩm phân hủy phân tử thấp. Người ta thực hiện khử lưu hóa
cao su trên cơ sở cao su tổng hợp với sự có mặt của các chất làm mềm, làm giảm tác động
tương hỗ giữa các phân tử trong cao su hoặc cho thêm một ít chất hoạt hóa (0,25 – 3,0%) là
chất cho phép rút ngắn thời gian quá trình và chi phí chất làm mềm và tăng tính dẻo, đàn hồi
của chất đã hoàn nguyên.
Khử lưu hóa cao su có thể được tiến hành tùy thuộc tính chất của cao su khi sử dụng các
phương pháp khác nhau. Khi dùng các phương pháp khác: hơi, trung hòa nước, kiềm… thì
người ta thực hiện khử lưu hóa cao su ở nhiệt độ 150 – 200oC với sự có mặt của oxy không
khí trong một số giờ.
Khi hoàn nguyên bằng các phương pháp cơ nhiệt để khử lưu hóa diễn ra dưới ảnh hưởng
của nhiệt độ 170oC và nhiều tác động cơ học khác trong vòng 1 – 15 phút. Ở Liên Xô người
ta nghiên cứu đề ra quá trình hoàn nguyên cao su bằng cách phân tán trong môi trường nước
chứa nhũ tương. Khối lượng phân tán sẽ hình thành sẽ được keo tụ và sấy khô. Sản phẩm thu
được có tính dẻo tốt. Tính chất bền chắc của cao su chế tạo bằng phương pháp này gần với
các thông số tương tự của cao su ban đầu.
Giai đoạn cuối cùng của quá trình hoàn nguyên cao su là làm sạch khối lượng đã thu được
khỏi các tạp chất lẫn vào và sử dụng cao su khi sản xuất các hỗn hợp công tác để lưu hóa. Sơ
đồ công nghệ tái chế lốp cao su được thể hiện ở hình 6.8.

Lốp cao su

Thu gom

Nhiệt phân Làm vụn

Dầu Khí Muội than


Chế biến thành hạt
và bột cao su

Sử dụng Công nghệ nặng Sử dụng


Tái sử dụng

Hình 6.8. Công nghệ tái chế lốp cao su

- 12 -
6.5. THU HỒI VÀ TÁI CHẾ CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP KHÁC

Sơ đồ thu hồi và tái chế các sản phẩm khác như bóng đèn hỏng từ các nhà máy chế tạo bóng
đèn, dầu thải từ các xí nghiệp công nghiệp cơ khí, chế tạo hoặc trung tâm dịch vụ sửa chữa
xe, máy… được thể hiện ở hình 6.9 và hình 6.10.

Bóng đèn ống hỏng

Thu gom

Đập vỡ

Phân loại

Đui đèn Thủy tinh

Phân loại Tẩy rửa sạch

Làm men cho Thủy ngân Chế tạo


Vật liệu nhôm vụn SX gốm lọc lại bóng mới

Tái sử dụng
Sản xuất Ắc quy NaCl
bóng đèn

Hình 6.9. Tái chế bóng đèn ống tại Brazin

- 13 -
Dầu thải

Khử nước bằng Xử lý nước Loại bỏ


phương pháp ly tâm

Chưng cất ở Tách dầu nhẹ Nhiên liệu


100 – 160oC

Chưng cất ở Tách chất bẩn


330 - 350oC bằng graphite

Cô đặc dầu Sử dụng

Các chất cặn đáy

Đóng thùng Asphalt Sử dụng

Hình 6.10. Công nghệ thu hồi dầu thải ở Hồng Kông

6.6. THU HỒI NĂNG LƯỢNG TỪ CHẤT THẢI


Hoạt động thu hồi năng lượng từ quá trình xử lý trung gian mà chủ yếu là từ quá trình đốt
và quá trình ủ sinh học (bảng 6.3).
Mục đích Công nghệ
- Giảm khối lượng - Đốt rác
- Thu hồi năng lượng (nhiệt và điện) - Đốt rác có tái chế nhiệt
- Giữ ổn định các chất độc hại trong rác - Đốt rác có hệ thống nung chảy để giảm
thải thể tích (công nghệ mới)
- Giữ vệ sinh, an toàn cho sức khỏe cộng - Đốt khí có hệ thống nung chảy (mới
đồng được sử dụng ở Nhật)
- Tái chế - Tạo nguồn năng lượng mới từ rác thải
(RDF)
- Giảm kích thước bằng các phương pháp - Chế biến phân compost; cắt nhỏ và phân
nén, ép… loại (phương pháp xử lý trung gian)

- 14 -
Refuse Derived Fuel (RDF) là loại nhiên liệu thu từ rác thải có thể đốt được giống như than
(hình 6.10).
Xử lý rác thải sinh hoạt để sử dụng làm nhiên liệu cho các nồi chưng để tạo hơi nước điện.
Ưu điểm của công nghệ thu hồi nhiên liệu mới từ rác là:
- Dễ lưu trữ;
- Dễ vận chuyển;
- Giá trị nhiệt lượng cao (3000 – 5000 kcal/kg)
- Chất lượng đồng nhất;
- Không sử dụng lò đốt tại nguồn phát sinh;
Tuy nhiên, công nghệ thu hồi nhiên liệu mới từ rác củng còn những bất lợi sau:
Bản thân nhiên liệu vẫn ở dạng rác thải, vì vậy khi đốt chúng cũng tương tự như đốt rác và
cần phải có phương pháp thu gom, xử lý lượng khí thoát ra. Việc đầu tư nhà máy loại này rẻ
hơn lò đốt nhưng đòi hỏi chi phí cho các trang thiết bị sử dụng loại nhiên liệu này. Quá trình
thu hồi nhiên liệu (RDF) từ rác thải đô thị được thể hiện ở hình 6.10b.
Công nghệ thu hồi khí và nung chảy dựa trên nguyên tắc sử dụng khí đốt thu hồi từ quá
trình nung chảy và đồng thời tái thu kim loại không chứa oxyt – đây là loại kim loại có giá trị
cao. Tuy nhiên hệ thống này rất đắt vì phải trang bị lò đốt thông thường kèm theo hệ thống
nung chảy. Sơ đồ hệ thống tạo khí và nung chảy được thể hiện ở hình 6.11.

Rác thải đô thị


Tách loại Tách loại Nghiền
lần 1 lần 2 lần 1

Sấy khô Tách loại Nghiền


lần 3 lần 2

Trộn Làm nguội Sàng

Vôi Thành phẩm (RDF)

Hình 6.10b. Quá trình thu hồi nhiên liệu (RDF) từ rác thải đô thị

- 15 -
6.7. HOẠT ĐỘNG THU HỒI VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI TẠI VIỆT NAM
ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng gia
tăng mạnh mẽ tại vùng kinh tế trọng điểm đã làm nảy sinh nhiều vấn để nan giải trong công
tác bảo bệ môi trường. Bên cạnh những khó khăn nhất định trong việc triển khai các biện
pháp kỹ thuật và công nghệ xử lý nước thải, khí thải thì chất thải rắn đang thật sự là một mối
đe dọa lớn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng vì lượng thải ngày càng tăng đặc biệt
là các chất thải nguy hại ngày càng phong phú về cả số lượng lẫn chủng loại.
Tình trạng thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay
cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, vệ sinh
đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khỏe cộng đồng.
Theo con số thống kê từ các tỉnh, thành phố, từ năm 1996 – 1999, lượng chất thải rắn bình
quân khoảng từ 0,6kg/người.ngày – 0,8 kg/người.ngày. Ở một số đô thị nhỏ, lượng chất thải
rắn phát sinh dao động từ 0,3 – 0,5 kg/người.ngày.
Lượng rác thải đô thị củng như công nghiệp ngày càng tăng, tính chất độc hại của rác thải
củng tăng. Ở Hà Nội năm 1995: thành phần nilon, chất dẻo trong rác thải sinh hoạt là 1,7%,
thành phần kim loại vỏ hộp là 1,2%, năm 1997 đã tăng lên 4,1% và 5,5%. Năm 1998, tỷ lệ về
thành phần chất rác thải củng có những biến đổi hơn so với những năm trước đó.
Các hoạt động thu hồi tái chế tại Việt Nam chủ yếu sẽ được tập trung vào các vấn đề sau:
- Tăng cường thu hồi sản phẩm đã sử dụng để dùng lại cho cùng một mục đích, hoặc tìm
ra một mục đích sử dụng khác. Tái sử dụng tập trung chủ yếu vào các loại chai đựng đồ
uống, các loại bao bì vận chuyển thông qua khâu lưu thông dưới dạng đặt cọc để khép
kín một chu trình: sản xuất – lưu thông – tiêu dùng – lưu thông – sản xuất.
- Khuyến khích các cơ sở tái chế chất thải rắn bằng cách thu hồi các sản phẩm đã qua sử
dụng, xử lý hoặc chế biến lại để đưa vào nền kinh tế dưới dạng các sản phẩm ban đầu
hoặc tạo ra các sản phẩm mới.
- Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn có thể thực hiện tốt ở các khu công nghiệp tập trung
trên cơ sở hình thành một hệ thống thông tin để trao đổi chất thải vì trong một số trường
hợp chất thải cần phải loại bỏ ở nơi này để trở thành nguyên liệu đầu vào ở nơi khác.
Tại thành phố Hà Nội, các hoạt động tái chế được thực hiện thông qua sơ đồ lưu chuyển ở
hình 6.13.

- 16 -
Nguồn sản sinh rác 33,5 kg/người Người mua phế
(hộ gia đình, chợ, nhà Thu gom - ngày liệu
hàng, khách sạn…)

Người thu gom


mua phế liệu
Thu gom
bằng xe đẩy tay Ngành công
12,9 – 26,2 kg/người.ngày nghiệp tái chế
Người nhặt rác
Vận chuyển

Người thu gom


mua phế liệu Người mua
Bãi chôn lấp phế liệu

Hình 6.13. Sơ đồ lưu chuyển các dòng tái chế rác ở Hà Nội

Các vật liệu có thể tái chế được thu gom từ hộ gia đình, chợ , đường phố và khu chôn lấp
do những người thu gom hay người mua thuộc thành phần tư nhân. Trung bình mỗi ngày có
hơn 200 tấn vật liệu tái chế được thu gom. Các hoạt động tái chế tư nhân hiện đang diễn ra ở
Hà Nội dựa trên cơ sở thị trường giống các nước đang phát triển khác, tuy nhiên, các hoạt
động tái chế này hiện đang gặp rất nhiều khó khăn:
- Ô nhiễm môi trường do các hoạt động tái chế sinh ra;
- Chi phí lao động gia tăng;
- Chi phí đổ thải rác thải;
- Giảm giá trị các sản phẩm được tuần hoàn;
- Sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm giá thành rẻ hơn.

6.8. HOẠT ĐỘNG THU HỒI VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI Ở CÁC NƯỚC
Các nước phát triển trước đây cũng sử dụng hệ thống tái chế tương tự ở Việt Nam. Tuy
nhiên hệ thống tái chế cũng đã từng thất bại do mất giá trị tái chế và do vật liệu có thể tái chế
được lẫn với rác thải.

- 17 -
Các nước đã phát triển hiện nay đang thay đổi lối sống là tiêu dùng các sản phẩm tái chế và
sẽ phát triển ngành kinh doanh tái chế mới trên cơ sở thị trường. Ví dụ ở Mỹ các đây 250
năm, tỷ lệ tái chế là hơn 90%. Năm 1970, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 70% và hiện nay
giảm xuống còn khoảng 30%.
Đặc điểm của hoạt động thu hồi và tái chế chất thải ở các nước khác Việt Nam ở chỗ họ đã
tổ chức các dịch vụ công cộng có trách nhiệm đẩy mạnh tái chế rác bằng ngân sách.
Để giảm thiểu lượng rác thải sản sinh, nước Mỹ đã có những chính sách hỗ trợ các hoạt
động tái chế và hiện đang cố gắng thiết lập xã hội kinh tế tuần hoàn (nhà sản xuất phải xem
xét xem sản phẩm của mình có sinh ra ít chất thải hơn không? Và các chất thải liệu có khả
năng tái chế không? Hình 6.14).

Gom rác thải Tái sử dụng

Tái chế

Xử lý trung gian
đúng quy cách

- Không có khí thải


- APR (trách nhiệm nhiều
hơn về sản phẩm) Đầu thải
- DIE (thiết kế cho môi cuối cùng
trường)
- Sản xuất tại - ELCA Tối ưu hóa
- Tài khoản môi trường
- Kế toán toàn bộ chi phí

Hình 6.14. Khái niệm về một xã hội kinh tế tuần hoàn

6.9. CÁC TRẠM TRUNG CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN


Các trạm chuyển tiếp được sử dụng để tối ưu hóa năng lao động của đội thu gom và đội xe.
Chúng có thể được dùng để củng cố thêm lượng rác thu gom được từ các xe khác nhau, và
chúng thường được bố trí sao cho thời gian đi và khoảng cách mà các xe thu gom phải chạy

- 18 -
bên ngoài vòng thu gom bình thường của chúng là nhỏ nhất. Các trạm chuyển tiếp còn có thể
được dùng để thực hiện một chức năng quan trọng là giảm lượng rác thải đưa đến bãi chôn
lấp chung của thành phố và sử dụng lại các vật liệu có khả năng thu hồi, tạo điều kiện cho
những người bới rác không chính thức lẫn những đội quân bới rác có tổ chức thực hiện công
việc phân loại rác để tái sử dụng ngay tại các trạm này.
Trạm chuyển tiếp, do vậy là một cơ sở đặt tại gần khu vực thu gom, nơi mà các xe thu gom
có thể đổ rác của chúng xuống để sau đó rác lại được chất lại lên những xe tải lớn hơn để
chuyển một cách kinh tế đến bãi rác ở xa hơn.
Có hai loại trạm chuyển tiếp rác thải:
- Loại phục vụ cho những xe thu gom ban đầu như những xe thủ công, những xe có động
cơ nhỏ, bao gồm xe xích lô máy và những xe tải đổ rác nhỏ (những loại này đôi khi
được gọi là những điểm chuyển tiếp để phân biệt chúng với loại thứ hai);
- Loại phục vụ cho những loại xe lớn hơn, thường là những xe cơ giới như những xe thu
gom rác thông thường, có thể mang rác thải đến những trạm chuyển tiếp sau vòng thu
gom thứ cấp (những loại này đôi khi được gọi là những trạm trung chuyển).
Bất kể dùng loại chuyển tiếp nào, các cơ sở này đều có những mục tiêu chung. Các mục
tiêu của cơ sở chuyển tiếp bao gồm:
- Đón tiếp những xe thu gom rác thải một cách có trật tự;
- Xác định tải trọng của các xe;
- Hướng dẫn các xe đến điểm đổ rác;
- Đưa các xe ra một cách có trật tự;
- Xử lý các rác thải thành từng khối đã được chọn trước;
- Chuyển từng khối sang hệ thống vận chuyển hoạt động như một bộ phận trung gian
giữa hệ thống vận chuyển và các xe thu gom rác thải;
- Giảm đến tối thiểu sự lộn xộn và tác động đến môi trường.
Việc thiết kế trạm trung chuyển tốt nhằm:
- Cung cấp một hệ thống quản lý giao thông một cách có hiệu quả và trật tự cho những xe
thu gom đến (xếp hàng ít nhất, không phải xếp hàng trên đường quốc lộ, quay đầu
nhanh);
- Giảm đến tối thiểu lượng chất thải phải xử lý;

- 19 -
- Đảm bảo toàn bộ rác thải đều được chuyển đi hàng ngày và tạo điều kiện thuận lợi cho
làm sạch dễ dàng vào cuối ngày;
- Đảm bảo toàn bộ rác thải đưa đến đều được chuyển đi theo một phương cách có kiểm
tra mà không làm cản trở sự hoạt động của trạm chuyển tiếp.
Trạm chuyển tiếp có thể được sử dụng để giúp cho duy trì hiệu quả chung của toàn hệ
thống thu gom rác thải. Thông thường, nếu thời gian đi và về một điểm thu gom rác thải là
tương đương hay lớn hơn một nữa thời gian chất rác trong ngày thì trạm trung chuyển lúc đó
là cần thiết.
Mặc dù các trạm chuyển tiếp có thể tiết kiệm, chúng lại tạo ra thêm các thao tác khác và dù
vậy có thể cần phải đánh giá lại hoạt động của các trạm chuyển tiếp. Để làm điều này cần
xem xét các điểm sau:
- Số lượng xe đồng thời trong trạm chuyển tiếp;
- Số lượng và loại rác được thu gom;
- Bán kính có hiệu quả kinh tế đối với mỗi loại xe thu gom;
- Thời gian để một xe thu gom đi đến điểm dỡ rác thải;
- Khoảng cách của các vòng thu gom kể từ điểm thu gom cuối cùng;
- Các chi phí tương đối tính theo thời gian được công nhận và các chi phí xe cộ từ nơi
thải đến bãi rác được coi như một phần của chu trình thu gom hay dùng một hệ vận
chuyển trung gian;
Bảng 6.5 trình bày sự so sánh hữu dụng về những chi phí khác nhau của các phương án vận
chuyển. Bảng này chỉ ra rõ ràng những ưu thế của việc sử dụng những phương tiện tiết kiệm
năng lượng cho việc vận chuyển những khối lượng lớn rác thải từ điểm chuyển tiếp đến bãi
chôn lấp.
Hình 6.15 minh họa tính kinh tế của việc chuyển tiếp và cách xác định điểm “hoàn vốn”
của thời gian/khoảng cách tại Bangkok-Thái Lan. Hình vẽ chỉ ra rằng đối với những tuyến
đường ngắn, về thời gian giữa điểm thu gom và bãi chôn lấp, khi thời gian và quảng đường
giữa nơi thu gom và chôn lấp tăng lên trên 30 phút hay 10 km, sử dụng trạm trung chuyển sẽ
có tính kinh tế hơn(tùy thuộc vào loại xe thu gom). Trong thí dụ này, với khoảng cách trên 25
km giữa nơi thu gom và bãi chôn lấp (khoảng hơn 1 – 1,5 giờ lái xe), sử dụng trạm chuyển
tiếp luôn luôn tiết kiệm được chi phí hơn so với một loại xe thu gom trong thành phố. Lưu ý
rằng thời gian là đại lượng có tính quyết định hơn là khoảng cách.

- 20 -
Chi phí (USD) Chuyển trực tiếp Chuyển bằng xe tải Chuyển bằng sà
bằng xe thu gom lan hay tàu kéo
Chi phí cố định và hoạt động của trạm chuyển tiếp (600m3/ngày)
Các công việc thủ công 0 80.000 160.000
Thiết bị tĩnh 0 30.000 20.000
Các loại xe cộ 0 0 160.000
Khấu hao hàng năm 0 6.200 24.000
Vận hành và bảo dưỡng 0 6.200 36.000
Tổng các chi phí cố định và 0 12.200 60.400
hoạt động mỗi năm
Tổng các chi phí cố định và 0 0,06/m3 0,27/m3
hoạt động tính cho 1m3 rác thải

Các chi phí vận tải


Các giả thiết Xe đổ rác kín 8 m3 Xe tải lớn 30m3 Xà lan 600 m3
2 chuyến/ngày 4chuyến/ngày 1 chuyến/ngày
Sử dụng 7 năm Sử dụng 7 năm Sử dụng 30 năm
(giá 15.000/xe) (giá 60.000/xe + (giá 810.000/tàu
2 toa rơmooc kéo + 2 xà lan)
Khấu hao hàng năm 2.200 7.600 27.000
Lương cho lái xe 1.600 2.200 3.500
Lương cho đội ngũ công nhân 5,500(5 người) 1.100(1 người) 2.200(2 người)
Bảo hiểm, thuế… 1.500 2.000 6.000
Bảo dưỡng và vận hành hàng 3.800 15.000 80.000
năm
Tổng chi phí vận chuyển hàng 14.600 28.900 118.700
năm
Chi phí tính theo m3 rác thải 2,5/m3 0,66/m3 0,54/m3

Nguồn tài liệu S.J Coirnhau (1982). Quản lý môi trường chất thải rắn đô thị - Hướng dẫn
dự án. Tài liệu kỹ thuật phát triển đô thị số 5, Ngân hàng thế giới, Washington.
Ghi chú: Giá trị về tiền trong bảng 6.5 không còn đúng, vì thế các giá trị này chỉ nên xem
như những giá trị tương đối hơn là giá trị tuyệt đối.

- 21 -
6.10. CÁC LOẠI TRẠM CHUYỂN TIẾP
Chuyển tiếp không dùng thùng côngtennơ: là dạng đơn giản nhất và thường là hình thức
chuyển tiếp có hiệu quả nhất khi rác thải được thu gom bằng những xe nhỏ và đổ xuống các
bãi mà thường có nền bằng bêtông và đôi khi được xây bao quanh để tăng tính mỹ quan và
hạn chế mùi hôi thối, sẽ được chở đến bãi chôn thải bằng các xe thu gom thứ cấp.
Các loại rác thải củng có thể đổ trực tiếp vào thùng hở, hoặc các thiết bị có nén ép hay các
băng tải chuyển thẳng tới nơi phân tách và xử lý. Các hoạt động ở đây thường làm bằng thủ
công hay máy xúc.
Chuyển tiếp dùng thùng côngtennơ hoặc các phương tiện lưu chứa: có 3 phương án của
loại này sử dụng những xe vận chuyển tầm ngắn. Sơ đồ loại trạm chuyển tiếp có lưu trử được
thể hiện ở hình 6.16.
- Loại 1 : rác thải được thu gom trong những xe thu gom ban đầu sẽ được đổ trực tiếp vào
những thùng côngtennơ và chuyển trực tiếp sau đó đến bãi chôn thải. Ở dạng đơn giản
nhất, hệ thống này chỉ bao gồm một thùng côngtennơ tại một bãi phẳng và thường chỉ
có tường bao xây lững để ngăn dọc theo vỉa hè. Mỗi ngày có một chuyến xe chở chúng
đến bãi chôn lấp (hình 6.16a).
- Loại 2 : gồm một bãi phẳng, với hai tuyến đường một chiều cho những xe thu gom ban
đầu và thứ cấp. Các thùng côngtennơ được thu góp bởi những xe thu gom chính sẽ được
đặt trên khoảng trống giữa các tuyến đường xe để rồi sau đó sẽ được một xe lớn hơn, có
thể chở được một lúc nhiều côngtennơ bốc đi (hình 6.16b).
- Loại 3 : gồm một bãi phẳng, có những hố chứa những thùng côngtennơ hở ở dưới. Các
xe tải thu gom chính sẽ đổ rác trực tiếp xuống các thùng ở dưới đó. Thường có khoảng
cách để đặt vài ba thùng một và một xe tải lớn sẽ chở vài thùng một đến bãi chôn thải
hàng ngày (hình 6.16c).
Thêm vào đó, khi bãi chôn lấp được đặt ở một nơi tương đối xa khu vực thu gom và trung
tâm thành phố (thường trên 20 km), các bãi chuyển tiếp thường có thể sử dụng những
phương tiện vận tải thứ cấp loại rẻ tiền về năng lượng, thí dụ như đường sắt và đường sông
(xà lan). Cách vận chuyển này có thể áp dụng cho những khu vực trung tâm lớn nhất, mà tại
đó rác thải có thể được chuyển đi đến những nơi tương đối xa.

- 22 -
Chương 7:

CHÔN LẤP VÀ TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

7.1. BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH


7.1.1. Khái niệm
Trong các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn, chôn lấp là phương pháp phổ biến
và đơn giản nhất. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới.
Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một bãi và có phủ đất lên trên.
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải rắn khi
chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ
quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh
dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4 . Như vậy về
thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa
là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải
khi chôn lấp.
Theo quy định của TCVN 6696 – 2000, bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh(sau đây gọi
là bãi chôn lấp) được định nghĩa là: Khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp
các chất thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp chất
thải rắn bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ khác như trạm xử
lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc…
7.1.2. Điều kiện chôn lấp các chất thải rắn tại bãi chôn lấp
Chất thải rắn được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các chất thải
không nguy hại, có khả năng phân hủy tự nhiên theo thời gian, bao gồm:
- Rác thải gia đình
- Rác thải chợ, đường phố
- Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây

- 23 -
- Tro, củi gỗ mục, vãi, đồ da (trừ phế thải da có chứa crôm)
- Rác thải từ văn phòng khách sạn, nhà hàng ăn uống
- Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải nguy hại từ các ngành công
nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, rượu bia giải khát, giấy, giày, da…)
- Bùn sệt thu được từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có cặn khô lớn hơn
20%
- Phế thải nhựa tổng hợp
- Tro xỉ không chứa các thành phần nguy hại được sinh ra từ quá trình đốt rác thải
- Tro xỉ từ quá trình đốt nhiên liệu
Rác thải không được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại rác
có các đặc tính sau:
- Rác thải thuộc danh mục rác thải nguy hại (quản lý đặc biệt theo quy chế quản lý rác
thải nguy hại được ban hành kèm theo nghị định của chính phủ)
- Rác thải có đặc tính lây nhiễm
- Rác thải phóng xạ bao gồm những chất có chứa một hoặc nhiều hạt nhân phóng xạ theo
quy chế an toàn phóng xạ
- Các loại tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật và những phế thải có chứa hàm lượng PCB
cao hơn 50 mg/kg
- Rác thải dễ cháy và nổ
- Bùn sệt từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có hàm lượng cặn khô thấp hơn
20%
- Đồ dùng gia đình có thể tích to, cồng kềnh như giường, tủ, bàn, tủ lạnh…
- Các phế thải vật liệu xây dựng, khai khoáng
- Các loại đất có nhiễm các thành phần nguy hại vượt quá tiêu chuẩn TCVN 5941 – 1995
quy định đối với chất lượng đất
- Các loại xác súc vật với khối lượng lớn
7.1.3. Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn bãi chôn lấp
a) Quy mô bãi
Quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị phụ thuộc vào quy mô của đô thị như dân số,
lượng rác thải phát sinh, đặc điểm rác thải… Có thể căn cứ vào đặc điểm đô thị Việt Nam có

- 24 -
tính đến khả năng phát triển đô thị để phân loại quy mô bãi và có thể tham khảo theo bảng
7.1.
Bảng 7.1. Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị
Quy mô bãi Dân số Lượng chất thải rắn Diện tích bãi Thời hạn sử dụng
TT
chôn lấp (ngàn người) (tấn/năm) (ha) (năm)
1 Loại nhỏ 5 – 10 20.000 5 < 10
2 Loại vừa 100 – 350 65.000 10 – 30 10 – 30
3 Loại lớn 350 – 1000 200.000 30 - 50 30 – 50
4 Loại rất lớn > 1000 > 20.000 > 50 > 50

b) Vị trí
Vị trí bãi chôn lấp phải gần nơi phát sinh chất thải, nhưng phải có khoảng cách thích hợp
với những vùng dân cư gần nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến các vùng dân cư này là loại chất
thải (mức độ độc hại), điều kiện hướng gió, nguy cơ gây lụt lội… Cần lưu ý thêm là bãi chôn
lấp rất hấp dẫn với chim muông, một nguy cơ tiềm tàng đối với các loại máy bay thấp. Vì
vậy địa điểm các bãi chôn lấp cần phải xa các sân bay, là các nơi có các khu vực đất trống
vắng, tính kinh tế không cao.
Vị trí bãi chôn lấp phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý, nguồn phát sinh rác thải. Điều
này tùy thuộc vào bãi đất, điều kiện kinh tế, địa hình, xe cộ thu gom rác thải. Đường sá đi
đến nơi thu gom rác thải phải đủ tốt và đủ chịu tải cho nhiều xe tải hạng nặng đi lại trong cả
năm. Tác động của việc mở rộng giao thông củng cần được xem xét.
Tất cả vị trí đặt bãi chôn lấp phải được quy hoạch cách nguồn nước cấp sinh hoạt và nguồn
nước sử dụng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ít nhất là 1000m. Ngoài ra chú
ý các khoảng cách khác để đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh.
Quy định về khoảng cách tối thiểu từ bãi chôn lấp tới các công trình được ghi ở bảng 7.2.

- 25 -
Bảng 7.2. Quy định về khoảng cách tối thiểu từ hàng rào bãi chôn lấp tới các công trình
Công trình Khoảng cách tối thiểu (m)
Khu trung tâm đô thị 3.000
Sân bay, hải cảng 3.000
Khu công nghiệp 3.000
Đường giao thông quốc lộ 500
Các công trình khai thác nước ngầm
Công suất lớn hơn 10.000m3/ngđ ≥ 500
Công suất nhỏ hơn 10.000m3/ngđ ≥ 100
Công suất nhỏ hơn 100m3/ngđ ≥ 50
Các cụm dân cư ở miền núi 5.000

Cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:


- Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh không được đặt tại các khu vực ngập lụt;
- Không được đặt vị trí bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh ở những nơi có tiềm năng nước
ngầm lơn;
- Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh phải có một vùng đệm rộng ít nhất 50m cách biệt với
bên ngoài. Bao bọc bên ngoài vùng đệm là hàng rào bãi;
- Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh phải hòa nhập với cảnh quan môi trường tổng thể
trong vòng bán kính 1000m. Để đạt mục đích này có thể sử dụng các biện pháp như tạo
vành đai cây xanh, các mô đất hoặc các hình thức khác để bên ngoài bãi không nhìn
thấy được.
c) Địa chất công trình và thủy văn
Địa chất tốt nhất là có lớp đá nền chắc và đồng nhất, nên tránh vùng đá vôi và các vết nứt
kiến tạo, vùng đất dễ bị rạn nứt. Nếu lớp đá nền có nhiều vết nứt và vỡ tổ ong thì điều cực kỳ
quan trọng là phải đảm bảo lớp phủ bề mặt phải dày và thẩm thấu chậm. Việc lựa chọn vật
liệu phủ bề mặt phù hợp là rất cần thiết trong suốt thời gian hoạt động của bãi thải. Đất cần
phải mịn để làm chậm lại quá trình rò rỉ. Hàm lượng sét trong đất càng cao càng tốt để tạo ra
khả năng hấp thụ cao và thẩm thấu chậm. Hỗn hợp giữa đất sét bùn và cát là lý tưởng nhất.
Không nên sử dụng cát sỏi và đất hữu cơ. Dòng chảy nước mặt cần tập trung tại một nơi. Cần

- 26 -
kiểm soát sự chuyển dịch của mạch nước ngầm và biết chắc chắn tất cả các giếng sử dụng
làm nước uống trong khu vực.
Khi xem xét cần sử dụng bản đồ địa chất, thủy văn, địa hình đồng thời tham khảo ý kiến
của các cơ quan địa phương đang hoạt động trong lĩnh vực này.
d) Những khí cạnh môi trường
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tại bãi chôn lấp có thể gây ra một số nguy hại cho môi
trường. Các nguy hại này bao gồm:
- Tạo ra một số vật chủ trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi, các loại côn trùng có cánh và
các loài gặm nhấm.
- Mang rác rưởi cuốn theo gió gây ô nhiễm cho các khu vực xung quanh
- Gây các vụ cháy, nổ.
- Gây ô nhiễm nguồn nước.
Ngoài các yếu tố đã nêu, cần xem xét thêm các tác động môi trường. Ví dụ một bãi chôn
lấp sẽ tạo ra bụi do xử lý và vùi lấp chất thải, chất thải tươi và sự phân hủy của nó tạo ra mùi
hôi thối. Gió có thể cuốn theo rác rưởi rơi vãi ra ngoài khu vực và các phương tiện chuyên
chở củng làm rơi vãi rác trong quá trình vận chuyển đến nơi chôn lấp. Lưu lượng phương
tiện xe cộ tăng lên có thể gây ách tắc. Tiếng ồn và khí xả gây xáo trộn. Điều quan trọng để
chấp nhận đối với một bãi chôn lấp là cố gắng bố trí bãi chôn lấp xa khỏi tầm nhìn và xa các
khu vực giải trí, địa điểm nên khuất gió và có hướng gió xa hẳn khu dân cư. Một điều quan
trọng nữa là bãi chôn lấp không ở gần các ngã tư đường hoặc không gây cản trở nào khác đối
với trục đường giao thông chính. Sau cùng là phải giử gìn khu vực sạch sẽ, đây là khả năng
đạt được kết quả tốt nhất về chi phí, hiệu quả và làm giảm bớt sự phản kháng của công
chúng.
e) Các chỉ tiêu kinh tế
Lựa chọn bãi chôn lấp phế thải còn phải chú ý đến kinh tế, cố gắng giảm mọi chi phí có thể
được để đạt được yêu cầu về vốn đầu tư hợp lý nhưng không được giảm nhẹ lợi ích công
cộng và hiệu quả xã hội.
7.1.4. Phân loại bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Hiện nay trên thế giới thường sử dụng các loại bãi chôn lấp sau (12):
Loại 1 - Bãi chôn lấp rác thải đô thị: loại này đòi hỏi có hệ thống thu gom và xử lý nước rò
rỉ; hệ thống thu gom nước bề mặt, thu hồi khí tạo thành;

- 27 -
Loại 2 – Bãi chôn lấp chất thải nguy hại: loại bãi này đòi hỏi phải có nhiều đầu tư về quản
lý và được kiểm soát nghiêm ngặt trong quá trình thi công và vận hành;
Loại 3 – Bãi chôn lấp chất thải đã xác định: thường chôn lấp các loại chất thải đã được xác
định trước như tro sau khi đốt, các loại chất thải công nghiệp khó phân hủy…
Theo cơ chế phân hủy sinh học, bãi chôn lấp được phân thành các loại:
- Bãi chôn lấp kị khí;
- Bãi chôn lấp kị khí với lớp phủ hàng ngày;
- Bãi chôn lấp vệ sinh kị khí với hệ thống thu gom nước rác;
- Bãi chôn lấp yếm khí với hệ thống thông gió tự nhiên; hệ thống thu gom và xử lý nước
rác;
- Bãi chôn lấp hiếu khí với nguồn cấp khí cưỡng bức.
Theo phương thức vận hành, bãi chôn lấp được phân loại thành:
- Bãi chôn lấp khô: là dạng phổ biến nhất để chôn lấp chất thải sinh hoạt và chất thải công
nghiệp. Chất thải được chôn lấp ở dạng khô hoặc dạng ướt tự nhiên trong đất khô và có
độ ẩm tự nhiên. Đôi khi cần phải tưới nước cho chất thải khô để tránh bụi khi vận
chuyển và tạo độ ẩm cần thiết. Bãi chôn lấp được xây dựng ở nơi khô ráo.
- Bãi chôn lấp ướt: là một khu vực được ngăn để chôn lấp chất thải thường là tro, hoặc
các phế thải khai thác mỏ có dạng bùn;
Các dạng chính của bãi chôn lấp ướt là dạng bãi chôn lấp chất thải ẩm ướt như bùn nhão
được để trong đất. Ở dạng này thường là một khu vực được đổ đất lên, chất thải nhão chảy
tràn và lắng xuống. Bãi có cấu tạo để chứa các chất thải chứa nước như bùn nhão. Phương
tiện vận chuyển là đường ống. Vì nước chảy ra thường bị nhiễm bẫn nên cần được tuần hoàn
trở lại. Dạng thứ hai là dạng chôn lấp chất thải khô trong đất ẩm ướt.
Ưu điểm: Bãi chôn lấp ướt chỉ thích hợp với vận chuyển chất thải nhão vì để hợp lý hóa
vận chuyển bằng đường ống.
Nhược điểm: Bề mặt thoát nước kém, đường ống dễ bị tắc và chi phí cho việc đào đắp lớn.
- Loại kết hợp: Xử lý bùn ở bãi chôn lấp ướt là rất tốn kém nên thông thường người ta xử
lý bùn tại bãi chôn lấp khô cùng với rác thải sinh hoạt.
Điều cần lưu ý là đối với các ô dùng để chôn lấp ướt và kết hợp, bắt buộc không cho phép
nước rác thấm đến nước ngầm trong bất kỳ tình huống nào.

- 28 -
Ưu điểm: phương pháp này cho phép kinh phí đầu tư ban đầu củng như chi phí trong vận
hành là tương đối nhỏ.
Nhược điểm: làm tăng mức nguy hiểm của nước rác. Nếu bãi chôn lấp nằm ở khu vực có
khả năng gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm thì bùn có hàm lượng hữu cơ và sắt cao không
nên chôn lấp ở bãi này.
Trong hai kiểu bãi chôn lấp khô và ướt thì bãi chôn lấp khô được áp dụng rộng rãi trên thế
giới vì nó phù hợp với việc chôn lấp rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải thương
nghiệp. Ở điều kiện Việt Nam , bãi chôn lấp khô là thích hợp nhất.
Ngoài ra theo kết cấu và hình dạng tự nhiên củng có thể phân các bãi chôn lấp thành các
loại sau:
- Bãi chôn lấp nỗi: là các bãi được xây dựng ở những khu vực có địa hình bằng phẳng,
bãi được sử dụng theo phương pháp chôn lấp bề mặt. Chất thải được chất thành đống
cao từ 10 – 15m. Xung quanh các ô chôn lấp phải xây dựng các đê bao. Các đê này
không có khả năng thấm nước để ngăn chặn sự thẩm thấu của nước rác ra môi trường
xung quanh.
- Bãi chôn lấp chìm: là các bãi tận dụng điều kiện địa hình tại những khu vực ao hồ tự
nhiên, các moong khai thác mỏ, các hào, rãnh hay thung lũng sẵn có. Trên cơ sở đó kết
cấu các lớp lót đáy bãi và hành bãi có khả năng chống thấm. Rác thải sẽ được chôn lấp
theo phương thức lấp đầy.
Sơ đồ các loại bãi chôn lấp được thể hiện ở hình 7.1.
7.1.5. Trình tự thiết kế bãi chôn lấp
7.1.5.1. Các tài liệu cần thiết cho việc thiết kế
Thiết kế bãi chôn lấp khác với các loại thiết kế khác, tuy nhiên nó củng yêu cầu có những
bản vẽ chi tiết và những chỉ dẫn kỹ thuật để hướng dẫn cho người vận hành bãi. Các tài liệu
ban đầu cần thiết cho công việc thiết kế bao gồm:
- Các tài liệu về quy hoạch đô thị;
- Các tài liệu về dân số, kinh tế - xã hội hiện trạng và định hướng phát triển trong tương
lai;
- Các tài liệu về địa hình, địa chất công trình, thủy văn, điều kiện khí hậu của khu vực;
- Các tài liệu khác có liên quan.

- 29 -
7.1.5.2. Các công trình chủ yếu
Các công việc thiết kế cơ bản của một bãi chôn lấp chất thải rắn của bất kỳ một đô thị nào
củng phải bao gồm:
- Dọn mặt bằng;
- Định hướng nước chảy;
- Lót đáy (lớp chống thấm);
- Đường ra vào;
- Rào chắn, biển hiệu;
- Hình thành đê, kè;
- Hệ thống thu gom nước rác và khí ga;
- Nơi vệ sinh gầm xe;
- Các công trình phục vụ: văn phòng, nhà kho, hệ thống điện nước, công trình phong hỏa,
trạm máy phát, nơi bảo dưỡng thiết bị, trạm cân…
a) Bố trí và chuẩn bị mặt bằng:
Khi bố trí mặt băng bãi chôn lấp phải lưu ý đến các yếu tố sau:
- Đường ra vào bãi thải;
- Vị trí nhà cửa (gồm cầu cân, lán che thiết bị, nhà điều hành và nhà nghỉ của nhân viên);
- Kho chứa vật liệu phủ bãi và lớp trên cùng;
- Hệ thống thoát nước;
- Rào chắn;
- Nơi xử lý nước rác hoặc trạm bơm;
- Các giếng khoan kiểm tra nước rác;
- Các khu vực chôn lấp;
- Khu vực chôn lấp rác đặc biệt;
- Nơi thu hồi phế liệu;
b) Hệ thống thu gom và xử lý nước rác:
Hệ thống thu gom nước rác củng như hệ thống thoát nước nhất thiết phải được làm trong
thời kỳ chuẩn bị bãi ban đầu và phải được kiểm soát chặt chẽ trước khi đổ rác, bởi vì đào
hàng tấn rác lên để sửa chữa là không kinh tế. Nếu cần thu khí ga thì các công việc chuẩn bị
cũng nên được làm trong thời kỳ này.

- 30 -
Thu gom nước rác: để tránh sự rò rỉ nước rác ra xung quanh cần phải có một hệ thống rãnh
thoát. Hệ thống này dẫn nước rác ra khỏi bãi tới nơi xử lý. Nếu vì một lý do rủi ro nào đó, hệ
thống gom nước rác không thực hiện được chức năng của nó thì sẽ tạo ra sự tích tụ nước rác
với áp lực cao trong bãi, điều đó dẫn đến sự rò rỉ nước rác.
Hệ thống thoát nước rác tại đáy bãi (hệ thống thoát đáy): hệ thống thoát nước đáy nằm bên
dưới lớp rác và trên lớp chống thấm. Hệ thống này có chức năng dẫn nhanh nước rác ra khỏi
bãi, đảm bảo hạn chế lượng nước trong bãi. Hệ thống thoát nước đáy có thể được làm bằng
sỏi, vật liệu tổng hợp (vải địa chất) và các đường ống thoát nước.
Rãnh thoát nước: rãnh thoát nước có thể là rãnh hở hoặc rãnh kín, được bố trí xung quanh
bãi. Mục đích của nó là để thu gom nước rác không cho chảy vào nguồn nước mặt hoặc mạch
nước ngầm nằm gần bề mặt đất. Ngay cả những bãi đã có hệ thống thoát nước đáy củng cần
có hệ thống rãnh thoát nước xung quanh bãi.
Điều kiện tiên quyết để hệ thống rãnh thoát nước có thể thay thế hệ thống thoát nước đáy
là: bãi được bố trí trên nền đất tự nhiên, rác có độ thấm nước cao, bãi chôn lấp nhỏ và độ
ngấm nước vào bãi thấp (khu vực có lượng mưa nhỏ và khả năng bốc hơi cao).
Bơm nước rác từ giếng lên: việc thu gom nước rác bằng biện pháp bơm từ giếng ống mà
chúng được đặt bên trong hoặc xung quanh bãi là phương pháp tương đối dễ làm ở những bãi
đang tồn tại nơi mà thiếu hệ thống thu gom nước rác khác hoặc yêu cầu phải bổ sung thêm.
Phương pháp này ngụ ý là nước ngầm bên dưới bãi bị giảm chất lượng và toàn bộ nước rác
phát sinh bởi sự rò rỉ nước vào bãi và thẩm thấu vào mạch nước ngầm được bơm ra khỏi
giếng. Điều bất lợi của phương pháp này là trong hầu hết các trường hợp nước rác sẽ bị pha
loãng bằng nước ngầm dẫn đến lượng nước phải bơm lớn quá mức cần thiết.
Thiết kế hệ thống thoát nước: hệ thống thoát nước đáy nên có diện tích tiếp xúc với rác lớn.
Không nên đặt lớp vải địa chất ở giữa rác và hệ thống rãnh thoát. Hệ thống rãnh thoát nước
đáy nên làm càng thẳng càng tốt và được lắp khít với đường ống ngang nằm từ bên ngoài
dưới chân dốc của bãi. Hệ thống thoát đáy không nên làm dài quá 100m từ ống ngang bên
ngoài rãnh. Rãnh hở có độ dốc tối đa 1:1,5 và có độ dốc tối thiểu 1:100.
c) Các công trình phụ trợ:
Đối với các bãi thải có quy mô lớn và cực lớn (lượng rác hàng năm trên 200.000 tấn, diện
tích bãi từ 20ha trở lên) cần phải có đầy đủ các công trình phụ vụ: văn phòng, nhà kho, hệ

- 31 -
thống điện nước, trạm cân, nơi vệ sinh gầm xe, trạm bảo dưỡng thiết bị, khu thu hồi phế liệu,
khu phân loại phế thải…
Toàn bộ các công trình phục vụ cho bãi thải được bố trí bên trong cổng bãi. Thông thường
văn phòng điều hành, nhà nghỉ cho nhân viên và chổ để xe nằm lân cận lối vào còn nhà để
máy móc, chổ rửa xe máy, trạm bảo dưỡng thiết bị, bồn nước… nằm ở bên trong.
Nhà cân được đặt ở lối vào để có thể kiểm soát được lượng rác đưa vào bãi hàng ngày. Có
nhiều loại cân của các hãng sản xuất khác nhau, trong đó loại cân nổi trên mặt đất được coi là
dễ làm sạch nhất khi rác rơi vào. Hệ thống máy tính thường được sử dụng để ghi lại và in ra
thẻ cân các thông tin về số xe, người lái, loại rác, số cân… trọng lượng xe không tải của từng
xe củng cần được lưu lại trong bộ nhớ của máy tính.
Khu vực của nhân viên tùy thuộc vào số lượng nhân viên và mức độ hoạt động của bãi. Cần
phải thiết kế hệ thống nước cấp, rãnh thoát nước và hệ thống phát thanh. Cần có máy phát
điện diezen phòng khi mất điện. Củng cần phải có trạm bảo dưỡng thiết bị phục vụ bãi. Hệ
thống phòng chữa hỏa hoạn đồng bộ và các biện pháp phòng ngừa sự cố củng được trang bị.
Khu thu hồi phế liệu nên đặt ở chổ có thể quan sát được. Nó nên riêng rẽ với các hoạt động
khác và có lối đi riêng. Nên có một vài bờ dốc thoai thoải để dễ dàng đưa phế liệu thu hồi lại
vào các côngtennơ. Mỗi côngtennơ chứa một loại vật phẩm thu hồi riêng.
Khu vực phân loại rác công nghiệp và rác xây dựng được thiết kế có nền cứng (bề mặt
cứng) và được rào lại. Nên đặt khu kho để vật phẩm thu hồi ở những khu vực có hệ thống
thoát nước mưa tốt. Sơ đồ của bãi chôn lấp hợp vệ sinh được trình bày ở hình 7.2.
7.2. KỸ THUẬT VẬN HÀNH BÃI CHÔN LẤP
Trong vận hành bãi chôn lấp, việc đổ chất thải là khâu quan trọng. Phương pháp đổ chất
thải tùy thuộc vào đặc tính của bãi như thông tin về lượng đất phủ bãi có sẵn, địa hình, địa lý
và thủy văn của khu vực. Có 3 phương pháp đổ chủ yếu như sau:
a) Phương pháp bề mặt
Bản chất của phương pháp này là trải những lớp dày 40 – 80 cm lên mặt đất phẳng, đầm
nén nó và tiếp tục trải những đợt khác lên trên. Cuối ngày hoặc khi lớp rác dày 2 – 2,2m thì
phủ một lớp đất dày từ 10 – 60 cm lên trên rồi lại đầm nén. Một lớp hoàn chỉnh như vậy gọi
là ô rác. Thông thường một con đập bằng đất được làm để rác đổ xuống tỳ vào và để dễ dàng
đầm nén rác sau đó (hìn 7.3a).

- 32 -
Phương pháp đổ bề mặt thường được sử dụng ở những nơi có địa hình bằng phẳng và ít
nguy hiểm đến nguồn nước ngầm. Phương pháp này là phương pháp kinh tế nhất chỉ yêu cầu
đào để có đủ lượng đất phủ. Phương pháp bề mặt thường được sử dụng bờ đập nhân tạo để
rác tỳ vào. Với phương pháp này, sự di chuyển của xe thu gom và thiết bị bãi dễ dàng và an
toàn. Các gò rác của phương pháp này thường có độ cao 15m, dễ dàng cho việc thoát tán khí
metan qua bề mặt nên có thể không cần có thiết bị thu gom khí ga.
b) Phương pháp mương rãnh
Rác được đổ vào những mương đào. Vật liệu phụ lấy từ đất đào mương lên (hình 7.3b).
Phương pháp này được vận hành cho đến khi đạt được độ cao mong muốn (thường là đến
đỉnh của mương đào) mương phải đủ dài sao cho xe có thể đi lại và rác được đổ dễ dàng và
đủ hẹp để có thể đổ rác được đầy mương vào cuối ngày.
Nếu các mương được đào thành các hàng vuông góc với hướng gió thì sẽ làm giảm đáng kể
lượng rác bay bừa bãi bởi gió. Đất đào có thể sử dụng để làm một bờ thềm tạm thời trên mặt
mương để định hướng dòng nước chảy bề mặt. Đất có sét không thấm nước và mạch nước
ngầm thấp là thích hợp đối với phương pháp mương rãnh. Độ sâu của mương tùy thuộc vào
các điều kiện địa chất của đất và mạch nước ngầm. Thông thường độ sâu của mương khoảng
4 – 5m.
Quá trình vận hành của phương pháp mương rãnh đắt hơn nhiều so với phương pháp bề
mặt do chi phí cho việc đào mương và sử dụng thiết bị chuyên dùng. Một chi phí khác nữa là
việc vận chuyển đất thừa được đào lên (cứ 1.000m3 đất được đào thì phải chở đi 800m3 đất
thừa).
c) Phương pháp hồ chứa
Đây là phương pháp sử dụng những hố nhân tạo hoặc tự nhiên cho hoạt động chôn lấp rác
(ví dụ: hố đã khai thác đất, khai thác mỏ… hình 7.3c). Phương pháp hồ chứa thường sử dụng
bề mặt đất tự nhiên.
Việc đổ rác bắt đầu từ đầu cao của hố và kết thúc ở đầu thấp để tránh ứ đọng nước và tạo
một đập tự nhiên cho đống rác tỳ vào để bắt đầu đầm nén. Hố đổ rác thường thấp hơn so với
địa hình xung quanh nên gặp rất nhiều khó khăn cho việc kiểm soát nước bề mặt. Các hố
khai thác thường thiếu vật liệu phủ nên sự sẵn có vật liệu phụ là mối quan tâm chính khi chọn
bãi chôn lấp phế thải theo phương pháp này.

- 33 -
d) Nguyên tắc vận hành
Việc vận hành bãi được tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Toàn bộ rác chôn lấp được đổ thành từng lớp riêng rẽ. Độ dày của mỗi lớp không quá
60cm.
- Khi các lớp rác đã đầm nén xong và gò rác đạt được độ cao thích hợp thì phủ một lớp
đất hoặc vật liệu tương tự khác dầy khoảng 10 – 15cm.
- Rác cần được phủ đất sau 24 giờ vận hành trong trường hợp bãi vận hành liên tục.
- Tiến hành những biện pháp phòng ngừa thích đáng để tránh hỏa hoạn.
- Tiến hành những biện pháp phòng ngừa để đảm bảo sâu bọ không thể sống trong bãi
được.
- Nên phủ một lớp đất hoặc vật liệu tương tự dày 20 – 30cm ở những ô rác dùng để chôn
lấp rác hữu cơ dễ thối rữa.
- Cần đào tạo và trang bị đầy đủ cho nhân viên làm việc tại bãi. Đảm bảo đủ số lượng
công nhân để duy trì bãi theo sự chỉ dẫn.
- Mỗi một gò rác cần phải kết thúc trước khi bắt đầu gò tiếp theo. Độ cao gò rác phù hợp
nhất là khoảng 2 – 2,5m.
e) Phương pháp vận hành
Thực tế việc đổ rác, đầm nén và phủ bãi có thể được tiến hành theo một vài cách. Sự quyết
định áp dụng phương pháp vận hành bãi phụ thuộc vào phương pháp chôn lấp (bề mặt,
mương rãnh hay hồ chứa), phục thuộc vào khả năng tiếp cận vùng đổ của phương tiện đổ rác
và thiết bị đang được sử dụng tại bãi.
Ở những bãi áp dụng phương pháp mương rãnh, xe ô tô có thể đi trên những ô rác đã được
đầm nén và đổ rác xuống bề mặt làm việc mới. Tuy nhiên kỹ thuật này không được sử dụng
khi thiết bị đầm nén của bãi là máy đầm bánh thép.
Việc phát triển hệ thống ô rác phải theo ý đồ thiết kế ban đầu và sau đó thực hiện từng bước
sao cho toàn bộ kế hoạch được thực hiện đầy đủ. Hệ thống ô chôn lấp rác lại phụ thuộc vào
phương tiện chôn lấp.
Khi công việc trong ngày kết thúc, bề mặt đầm nén sẽ được đầm nén và phủ một lớp đất
dày 20cm và sau đó lại được đầm nén lại. Ngày hôm sau, ô rác tạo thành từ ngày hôm trước
có thể đóng vai trò như một bức tường cho bề mặt làm việc mới.

- 34 -
Khu vực đổ rác trong một bãi thải, bất kể theo phương pháp chôn lấp nào củng phải chia ra
thành những khu nhỏ hơn để xử lý từng loại rác thải riêng và mỗi khu vực nhỏ lại được chia
ra thành những ô nhỏ hơn để: giảm sự phát sinh rác thải, chi phí đầu tư đúng thời gian, đảm
bảo sự vận hành bãi được kiểm soát và hạn chế trong những khu vực nhỏ, tránh phủ bãi với
diện tích lớn, giảm đến mức tối đa chiều dài đường phải duy trì. Mặt cắt ngang đặc trưng của
quá trình vận hành chôn lấp được trình bày ở hình 7.4.
7.3. THIẾT BỊ PHỤC VỤ BÃI CHÔN LẤP
Việc lựa chọn thiết bị cho bãi chôn lấp rác thải là rất quan trọng cho việc vận hành một bãi
chôn lấp có hiệu quả kinh tế và duy trì điều kiện thuận lợi của một bãi thải. Thường có hai
loại công việc ở bãi cần đến các thiết bị nặng:
- San, đầm nén và phủ rác
- Chuẩn bị bãi, duy trì và tu bổ cuối ngày cho bãi thải.
Loại thiết bị được chọn sẽ tùy thuộc vào phạm vi hoạt động, loại rác được chôn lấp, vấn đề
kinh tế về người và máy và những đặc thù của nhiệm vụ được thực hiện ở bãi. Có ba dạng
thiết bị chính để san ủi, đầm nén và phủ bãi:
Máy ủi bánh xích: được thiết kế đặc biệt để làm đất. Nó có hiệu quả cao trong việc làm
đường xây dựng bãi thải. Máy ủi bánh xích di chuyển dễ dàng trong điều kiện bùn lầy, tuy
nhiên nó không có lợi trong công tác đầm nén rác.
Máy đầm nén bánh thép: là sự kết hợp của đầm nén bánh xích và đầm nén bánh lốp. Bánh
xe của chúng có những chiếc vấu hoặc những thanh thép được hàn vào do đó tạo được một
lực ngang lên rác bị đầm nén. Máy đầm nén bánh thép đạt được hiệu quả đầm nén cao nhất vì
lực nén chỉ tập trung vào bốn bánh xe có vấu.
Máy ủi xúc bánh lốp: có thể là loại máy nông nghiệp nhưng những loại lớn hơn có thể được
sử dụng ở bãi chôn lấp. Máy ủi xúc bánh lốp đầm nén tốt hơn máy ủi xích và nó có nhiều
kiểu loại để làm hầu hết những công việc duy trì trên bãi như xây đập, dọn bụi cây. Máy này
thường sử dụng phổ biến ở những bãi chôn lấp nhỏ. Bất lợi chính của nó là bánh lốp thường
bị đâm thủng khi đầm nén rác do đó mất nhiều thời gian chết.
Tỷ trọng rác sau khi đầm nén của ba dạng thiết bị trên được trình bày ở bảng 7.3.

- 35 -
Bảng 7.3. Tỷ trọng rác sau khi đầm nén
Dạng thiết bị Tỷ trọng rác sau khi đầm nén (kg/m3)
Máy ủi xích 520 – 620
Máy ủi xúc bánh lốp 500 – 570
Máy đầm nén bánh thép 710 – 950

Năng suất thiết bị chủ yếu được đánh giá thông qua năng suất đầm nén của thiết bị vì đầm
nén là công việc chủ yếu trong vận hành bãi. Năng suất thiết bị được xác định theo công thức
sau:
W.S.L/P = số m3 rác được nén/giờ (7.1)
Trong đó:
W: độ rộng nén bằng 2 lần độ rộng bánh xe hoặc dải xích của thiết bị
S: tốc độ di chuyển của thiết bị:
3 – 4 km/h đối với máy bánh lốp
2 – 3 km/h đối với máy bánh xích
L: độ dày lớp rác được đầm nén (thường khoảng 10cm)
P: số lần phải đầm nén để đạt được tỷ trọng thiết kế, thường 4 – 6 lần
Biết được những yếu tố này sẽ tính được tổng số m3 rác được đầm nén trong một giờ. Việc
lựa chọn thiết bị phục vụ bãi chôn lấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài sự phân tích những
điểm mạnh, điểm yếu của từng thiết bị , khi lựa chọn thiết bị cần phải xem xét những yếu tố
sau đây:
- Kích cỡ của bãi chôn lấp (quy mô);
-
Phương pháp chôn lấp vận hành bãi đã lựa chọn;
-
Giá của thiết bị, tuổi thọ của thiết bị;
-
Vốn đầu tư;
-
Lợi tức hàng năm do bãi chôn lấp mang lại được tính bằng giá trị trên một tấn rác đã
chôn lấp trong bãi và sẽ được chôn lấp tại bãi.
Sơ đồ một số thiết bị sử dụng tại bãi chôn lấp được thể hiện ở hình 7.6.

- 36 -
7.4. CHỐNG THẤM CHO CÁC Ô CHÔN LẤP RÁC THẢI
Để ngăn cản sự ô nhiễm đất và nước ngầm do nước rác, đáy ô chôn lấp rác thải cần phải
được đặt ở những nơi có lớp đất đá tự nhiên đồng nhất với hệ số thấm ≤ 1.10-7 cm/s và có
chiều dày tối thiểu là 6m. Hệ số thấm này của đất đá phải được xác định tại chổ. Bề mặt của
lớp đất tự nhiên của lớp đáy ô chôn lấp phải được xử lý sao cho đạt độ dốc ít nhất 2% để cho
phép nước rác tự chảy tập trung về các rãnh thu gom nước rác.
Thành ô chôn lấp củng phải thỏa mãn các điều kiện chống thấm như đáy ô chôn lấp đã nêu
trên. Trong trường hợp lớp đất tự nhiên của thành ô chôn lấp không đáp ứng được các điều
kiện chống thấm này, cần phải xây dựng một vành đai thành chắn (hoặc tường chắn) chống
thấm theo một trong những giải pháp dưới đây:
Một vành đai thành (hoặc tường) chắn chống thấm bao bọc xung quanh ô chôn lấp có kết
cấu như sau:
- Thành chắn này phải được cấu tạo bằng vật liệu có hệ số thấm ≤ 1.10-7cm/s.
Chiều rộng của thành chắn ít nhất là 1m.
Đỉnh của thành chắn tối thiểu phải đạt bằng mặt đất và đáy của nó phải xuyên vào lớp đất
sét thỏa mãn các điều kiện về hệ số thấm ≤ 1.10-7 cm/s và về dầy trên 1m.
Trường hợp nếu đáy ô chôn lấp có cấu tạo bởi lớp đất đá tự nhiên có hệ số thấm ≤ 1.10-7
cm/s nhưng chiều dầy của lớp đất đá này chỉ có từ 3 – 6m thì đáy và thành ô chôn lấp cần bổ
sung một tầng bảo vệ chống thấm theo một trong những giải pháp dưới đây:
- Tạo một lớp sét sao cho sau khi đầm chặt và xử lý phải có độ dốc bề mặt tối thiểu 2%
và chiều dày 120cm với những đặc tính như sau:
-
Có ít nhất 50% khối lượng hạt có kích thước ≤ 0,075mm.
-
Có ít nhất 25% khối lượng hạt có kích thước ≤ 0,005mm.
-
Có hệ số thấm ≤ 1.10-7 cm/s.
-
Có độ ẩm nhiều nhất là 30%.
-
Có chỉ số dẻo ít nhất là 15%.
Tạo một lớp sét sao cho khi đầm chặt và xử lý phải có chiều dày 60cm. Phủ lên lớp sét này
một lớp màng tổng hợp chống thấm (HDPE) có chiều dày ít nhất 1,5m.
Nếu sử dụng hệ thống chống thấm khác thì hiệu quả chống thấm của hệ thống này phải
tuân thủ các điều kiện chống thấm như với đáy δ tự nhiên (k≤ 1.10-7 cm/s) của điều này.
Trường hợp lớp đất đá tự nhiên ở đáy ô chôn lấp rác thải không thỏa mãn các yêu cầu về điều

- 37 -
kiện chống thấm thì đáy và thành của ô chôn lấp phải được xử lý bằng một hệ thống hai tầng
bảo vệ chống thấm như sau:
1) Tầng bảo vệ thứ nhất nằm phía dưới được cấu tạo:
- Đáy ô chôn lấp phải được cấu tạo bởi một lớp đá cao ít nhất là 1,5m, sau đó là một lớp
đất sét có chiều dày 60cm sau khi đã được đầm chặt.
-
Một màng tổng hợp chống thấm có chiều dày 1,5mm được đặt trên lớp sét 60cm này.
2) Tầng bảo vệ thứ hai ở phía trên là màng tổng hợp chống thấm có chiều dày ít nhất 1,5m.
Hệ thống hai tầng bảo vệ bằng màng chống thấm nói trên phải được xử lý sao cho chúng có
độ dốc bề mặt tối thiểu là 2%. Sơ đồ các dạng kỹ thuật điển hình của lớp lót đáy ô chôn lấp
được thể hiện ở hình 7.7.
Khi tận dụng moong, mỏ khai thác đá, khai thác quặng làm ô chôn lấp cần phải tuân theo
những điều kiện sau đây:
1) Moong, mỏ khai thác phải lộ thiên.
2) Trường hợp moong hoặc mỏ có cao trình đáy nằm ở vị trí cao hơn so với mực nước
ngầm, nếu lưu lượng nước thấm vào bình quân ngày tính cho một năm quan trắc liên tục
nhỏ hơn 1,5.10-3 m3 nước trên 1m2 thì không cần thực hiện các biện pháp chống thấm
cho đáy và thành ô chôn lấp. Nếu lưu lượng nước bình quân ngày thấm vào như đã nói
trên lớn hơn 1,5.10-3 m3 nước trên 1m2 thì phải được thực hiện các biện pháp chống
thấm.
3) Trường hợp moong hoặc mỏ có cao trình đáy nằm ở vị trí thấp hơn so với mực nước
ngầm, các biện pháp xử lý chống thấm phải được thực hiện theo quy định.
7.5. QUÁ TRÌNH SINH HÓA DIỄN RA TẠI CÁC BÃI CHÔN LẤP RÁC THẢI
Các quá trình sinh hóa diễn ra ở bãi chôn lấp chủ yếu do hoạt động của các vi sinh vật sử
dụng các hợp chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng cho các hoạt động sống của chúng. Các loại
vi sinh vật bao gồm: vi khuẩn, nấm men và nấm mốc. Các loại vi khuẩn và nấm đóng vai trò
quan trọng trong quá trình phân giải các hợp chất. Các loại vi sinh vật phát triển tốt trong các
điều kiện môi trường như bảng 7.4.

- 38 -
Bảng 7.4. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới vi sinh vật [9]
Yếu tố môi trường Khoảng giá trị
Nhiệt độ, oC -8 ÷ +110
Nồng độ muối, %NaCl 0–3
pH 1,0 – 12
nồng độ oxy, % 0 – 30
Áp suất, Mpa 0 – 115
Ánh sáng Bóng tối – ánh sáng mạnh

Các vi sinh vật tham gia vào quá trình tham gia vào quá trình phân giải tại bãi chôn lấp
được chia thành 3 nhóm chủ yếu sau [9]:
- Các vi sinh vật ưa ẩm: phát triển mạnh mẽ ở nhiệt độ từ 0 – 20oC.
- Các vi sinh vật ưa ấm: phát triển mạnh mẽ ở nhiệt độ từ 2 – 40oC.
- Các vi sinh vật ưa nóng: phát triển mạnh mẽ ở nhiệt độ từ 40 – 70oC.
Sự phát triển của các loại vi sinh vật theo nhiệt độ ở hình 7.8. Cơ chế sinh hóa của các quá
trình phân hủy trong các bãi chôn lấp được thể hiện ở hình 7.9.
Giai đoạn I: giai đoạn thích nghi ban đầu
Giai đoạn II: giai đoạn chuyển tiếp
Giai đoạn III: giai đoạn tạo axit
Giai đoạn IV: giai đoạn lên men metan
Giai đoạn V: giai đoạn kết thúc

- 39 -
`

- 40 -
Các hợp chất Các hợp chất
hữu cơ dạng hữu cơ dạng
rắn hòa tan hoàn
toàn

Thủy
phân

Các hợp chất


hữu cơ dạng
hòa tan

Sunphát hóa
Lên men

Axit béo + Axetat


Khử sunphát alcohol Axeton hóa

Sunphuaro Carbonic Hydro


(H2S) (CO2) (H2) Mêtan hóa
(gđ axit)

Mêtan hóa
(gđ thủy phân)
Metan
(CH4)

Hình 7.9b. Cơ chế sinh hóa của quá trình phân hủy sinh học trong các bãi chôn lấp [10]

- 41 -
Bản chất sinh hóa của quá trình được diễn ra như sau: Thời kỳ ban đầu, chỉ một thời gian
ngắn sau khi bãi rác đi vào hoạt động quá trình phân hủy hiếu khí được diễn ra, ở giai đoạn
này các chất hữu cơ dễ bị oxy hóa sinh hóa thành dạng đơn giản như protêin, tinh bột, chất
béo và một lượng năng lượng tỏa ra rất lớn và vì thế có tồn tại một lượng năng lượng đáng kể
ở dạng nhiệt. Lượng nhiệt năng được tạo thành bên trong các ô chôn lấp được tạo ra nhiều
hơn so với lượng nhiệt năng được thoát ra bên ngoài và do đó nhiệt độ bên trong các ô được
tăng lên. Giá trị nhiệt độ tăng tới 60oC – 70oC được kéo dài trong thời gian khoảng 30 ngày.
Ở khoảng nhiệt độ này, các phản ứng hóa học diễn ra sẽ trội hơn các phản ứng vi sinh vật bởi
vì hầu hết các chủng sinh vật bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70oC. Các phản ứng hóa học ở nhiệt độ
này được diễn ra với tốc độ nhanh.
Trong quá trình phân hủy hiếu khí, các polyme ở dạng đa phân tử được vi sinh vật chuyển
hóa sang dạng đơn phân tử tồn tại ở dạng tự do. Các polyme đơn phân tử sau đó lại được vi
sinh vật hấp thụ, sử dụng trong việc tiếp nhận năng lượng để kiến tạo nên tế bào mới.
Khi oxy bị các vi sinh vật hiếu khí tiêu thụ dần thì các vi sinh vật yếm khí bắt đầu xuất hiện
và nhiều quá trình lên men khác nhau được bắt đầu diễn ra trong các ô chôn lấp. Các vi sinh
vật tham gia vào quá trình lên men là nhóm vi sinh vật dị dưỡng trong điều kiện yếm khí lẫn
kị khí nghiêm ngặt. Các chất hữu cơ dạng đơn giản, các amino axit, đường… được chuyển
hóa thành các axit béo dễ bay hơi (VFA), alcohols, khí cacbonic và khí nitơ. Các axit béo dễ
bay hơi (VFA), alcohols sau đó lại được chuyển hóa tiếp tục với sự tham gia của cả các vi
sinh vật axeton và các vi sinh vật khử sunphat.
Các vi sinh vật axeton tạo ra axit axetic, khí cacbonic còn các vi khuẩn khử sunphat thì chỉ
tạo ra khí nitơ và khí cacbonic. Các chất này là nguồn nguyên liệu ban đầu của quá trình lên
men hóa. Các vi khuẩn khử sunphat và vi khuẩn tạo metan là những vi khuẩn thuộc nhóm vi
sinh vật kị khí bắt buộc. Có hai nhóm vi sinh vật chủ yếu tham gia vào quá trình tạo metan:
phần lớn là nhóm các vi sinh vật tạo metan từ khí nitơ và khí cacbonic, phần nhỏ (gồm 2-3
chủng loài) là những vi sinh vật tạo metan từ axit axetic. Trong tổng hợp khí metan tạo thành
từ bãi chôn lấp thì có tới 70% được tạo thành từ axit axetic.
Nếu như có tồn tại nhiều sunphat trong các ô rác chôn lấp thì các vi khuẩn khử sunphat sẽ
mang tính trội hơn vi khuẩn metan và như vậy sẽ không có khí metan tạo thành nếu sunphat
vẫn tồn tại. Hàm lượng sunphat có nhiều trong chất thải xây dựng, vì vậy điều này phải được

- 42 -
quan tâm tránh không đổ phế thải vào bãi chôn lấp rác đô thị để tạo điều kiện cho quá trình
hình thàn khí metan.
Trong quá trình chuyển hóa yếm khí và kị khí, nhiệt độ của các ô chôn lấp giảm xuống vì
các chủng loài vi sinh vật ở giai đoạn này tạo ra ít nhiệt lượng hơn nhiều so với quá trình
chuyển hóa hiếu khí (chỉ bằng 7% so với quá trình hiếu khí). Nếu nồng độ của các axit hữu
cơ, axit béo dễ bay hơi (VFA) tạo ra càng nhiều thì trong nước rác sẽ có pH thấp (4-5) và có
nồng độ COD, BOD5 cao.
Như vậy, rác thải hữu cơ tại các bãi chôn lấp được phân hủy theo nhiều giai đoạn chuyển
hóa sinh học khác nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng trong các bãi chôn lấp là khí metan, khí
cacbonic và nước.
7.6. KHÁI NIỆM VỀ NƯỚC RỈ RÁC
Nước rỉ rác (còn gọi là nước rác) là nước bẩn thấm qua lớp rác của các ô chôn lấp, kéo theo
các chất ô nhiễm từ rác chảy vào tầng đất ở dưới bãi chôn lấp.
Sự có mặt của nước trong bãi chôn lấp rác có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực cho hoạt
động của bãi rác. Nước rất cần cho một số quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong bãi
chôn lấp để phân hủy rác. Mặt khác, nước có thể tạo ra xói mòn trên tầng đất nén và những
vấn đề lắng đọng trong dòng nước mặt chảy qua. Nước rác có thể chảy vào các tầng nước
ngầm và các dòng nước sạch và từ đó gây ô nhiễm đến nguồn nước uống. Vì vậy vấn đề cần
quan tâm khi thiết kế, xây dựng cho hoạt động của một bãi chôn lấp là kiểm soát nước rác.
Quá trình hình thành nước rác: Nước rác được hình thành khi nước thấm vào ô chôn lấp.
Nước có thể thấm vào rác theo một số cách sau đây:
- Nước sẵn có và tự hình thành khi phân hủy rác hữu cơ trong bãi chôn lấp;
- Mực nước ngầm có thể dâng lên vào các ô chôn rác;
- Nước có thể rỉ vào qua các cạnh (vách) của ô rác;
- Nước từ các khu vực khác chảy qua có thể thấm xuống các ô chôn rác;
- Nước mưa rơi xuống khu vực bãi chôn lấp rác trước khi được phủ đất và trước khi ô rác
đóng lại);
- Nước mưa rơi xuống khu vực bãi chôn lấp sau khi ô rác đầy (ô rác được đóng lại).
Nước có sẵn trong rác thải là nhỏ nhất. Nước từ những khu vực khác chảy qua bãi chôn lấp
cần phải thu gom bằng hệ thống thoát nước. Hệ thống thoát nước không chỉ bảo vệ những
khu vực chôn lấp rác khỏi bị xói mòn trong thời gian hoạt động mà còn tiêu thoát lượng nước

- 43 -
thừa ngấm vào ô rác và tạo ra nước rác. Nước mưa là không có cách nào để ngăn chặn không
cho chảy vào ô rác. Có thể hạn chế được lượng nước mưa ngấm vào ô rác bằng cách trồng lại
thảm thực vật sau khi bãi đã đóng.
Thành phần của nước rác: việc tổng hợp và đặc trưng hóa thành phần nước rác là rất khó vì
một loạt các điều kiện tác động lên sự hình thành của nước rác. Thời gian chôn lấp, khí hậu,
mùa, độ ẩm của bãi rác, mức độ pha loãng với nước mặt và nước ngầm và loại rác chôn lấp,
tất cả đều tác động lên thành phần của nước rác. Độ nén, loại và độ dày của nguyên liệu phủ
trên cùng củng tác động lên thành phần của nước rác. Các số liệu tiêu biểu về thành phần và
tính chất nước rác từ các bãi chôn lấp mới và lâu năm được trình bày ở bảng 7.5.

Bảng 7.5. Các số liệu tiêu biểu về thành phần và tính chất nước rác
từ các bãi chôn lấp mới và lâu năm [12]
Bãi mới (dưới 2 năm) Bãi lâu năm
Thành phần
Khoảng T.bình (trên 10 năm)
Nhu cầu oxy hóa sinh hóa (BOD5), mg/l 2.000 – 20.000 10.000 100 – 200
Tổng lượng cacbon hữu cơ (TOC), mg/l 1.500 – 20.000 6.000 80 – 160
Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD), mg/l 3.000 – 60.000 18.000 100 – 500
Tổng chất rắn lơ lững (TSS), mg/l 200 – 2.000 500 100 – 400
Nitơ hữu cơ, mg/l 10 – 800 200 80 – 120
Amoniac, mg/l 10 – 800 200 20 – 40
Nitrat, mg/l 5 – 40 25 5 – 10
Tổng lượng photpho, mg/l 5 – 100 30 5 – 10
Othophotpho, mg/l 4 – 80 20 4–8
Độ kiềm theo CaCO3 1.000 – 10.000 3.000 200 – 1.000
pH 4,5 – 7,5 6,0 6,6 – 7,5
Canxi, mg/l 50 – 1.500 250 50 – 200
Clorua, mg/l 200 – 3.000 500 100 – 400
Tổng lượng sắt, mg/l 50 – 1.200 60 20 – 200
Sunphat, mg/l 50 – 1.000 300 20 - 50

- 44 -
Như vậy sự hình thành khí và nước rác trong quá trình chôn lấp là những mối quan tâm lớn
trong công tác vận hành và quản lý các bãi chôn lấp ở các đô thị.
Thành phần của nước rác thay đổi theo các giai đoạn khác nhau của quá trình phân hủy sinh
học. Sau giai đoạn háo khí (một vài tuần), tiếp đến là hai giai đoạn phân hủy: giai đoạn phân
hủy yếm khí tùy tiện tạo ra axit và giai đoạn phân hủy yếm khí tuyệt đối tạo ra khí metan.
Trong giai đoạn tạo axit các hợp chất đơn giản được hình thành như axit béo, amino axit và
carbôxilic axit. Giai đoạn axit có thể kéo dài vài năm sau khi chôn lấp, phụ thuộc vào bản
chất không đồng nhất của rác. Đặc trưng của nước rác trong giai đoạn này:
- Nồng độ cao các axit béo dễ bay hơi;
- pH nghiêng về tính axit;
- BOD cao;
- Tỷ lệ BOD/COD cao;
- Nồng độ NH4 và nitơ cao.
Trong giai đoạn tạo metan, vi khuẩn tạo ra khí metan là nổi trội nhất. Chúng thay thế các
axit bằng các sản phẩm cuối cùng là khí metan và cacbonic. Giai đoạn tạo thành khí metan có
thể tiếp tục đến 100 năm hoặc lâu hơn nữa. Đặc trưng chất lượng của nước rác trong giai
đoạn này là:
- Nồng độ các axit béo dễ bay hơi rất thấp;
- pH trung hòa/kiềm;
- BOD thấp;
- Tỷ lệ BOD/COD thấp;
- Nồng độ NH4 cao.
Dự đoán khối lượng nước rác: khối lượng nước rác và đặc tính địa chất của tầng đất nằm
dưới đáy bãi là những yếu tố chính, quyết định khả năng pha loãng tự nhiên các chất ô nhiễm
trong nước rác trước khi các chất này chảy đến nguồn nước ngầm. Việc dự báo chất lượng
nước rác tạo thành được dựa vào “phương pháp cân bằng nước”. Sơ đồ cân bằng nước được
thể hiện ở hình 7.6.

- 45 -
Nước thải phía
trên bãi rác

Nước từ vật liệu Vật liệu phủ trung gian


phủ bề mặt
Nước tiêu thụ trong quá trình
Nước từ chất thải hình thành khí ở bãi rác
rắn
Nước bay hơi
Nước có trong
bùn Rác đã được nén

Nước thoát ra từ
phía đáy

Hình 7.6. Sơ đồ cân bằng nước

Phương trình cân bằng nước có thể biểu diễn như sau:
∆SSW = WSW + WTS + WCM + WA(R) – WLG – WWV – WE – WB(L)
Trong đó:
∆SSW : lượng nước tích trử trong rác ở bãi rác (kg/m3)
WSW : độ ẩm ban đầu của rác thải (kg/m3)
WTS : độ ẩm ban đầu của bùn từ trạm xử lý (kg/m3)
WCM : độ ẩm ban đầu của vật liệu phủ (kg/m3)
WA(R) : lượng nước thấm từ phía trên (nước mưa) (kg/m3)
WLG : lượng nước thất thoát trong quá trình hình thành khí thải (kg/m3)
WWV : lượng nước thất thoát do bay hơi theo khí thải (kg/m3)
WE : lượng nước thất thoát do quá trình hơi hóa bề mặt (kg/m3)
WB(L) : lượng nước thoát ra từ phía đáy bãi rác (kg/m3)
Trên cơ sở của phương trình cân bằng nước, các số liệu về lượng mưa, độ bốc hơi, hệ số
giữ nước của rác sau khi nén trong bãi rác, lượng nước rò rỉ có thể tính theo mô hình vận
chuyển một chiều của nước rò rỉ xuyên qua rác nén và đất bao phủ như sau:
Q = M(W1 – W2) + [P(1 – R) – E] ×A
Trong đó:
Q : lưu lượng nước rò rỉ phát sinh ra trong bãi rác (m3/ngày)
M : khối lượng rác trung bình ngày (t/ngày)

- 46 -
W2 : độ ẩm của rác sau khi nén (%)
W1 : độ ẩm của rác trước khi nén (%)
P : lượng mưa ngày trong tháng lớn nhất (mm/ngày)
R : hệ số thoát bề mặt, lấy theo bảng 7.6
E : lượng nước bốc hơi lấy bằng 5mm/ngày (thường 5 – 6 mm/ngày)
Bảng 7.6. Hệ số thoát nước bề mặt đối với các loại đất phủ
Loại đất trên bề mặt Hệ số thoát nước bề mặt
Đất pha cát, độ dốc 0 – 2% 0,05 – 0,10
Đất pha cát, độ dốc 2 – 7% 0,10 – 0,15
Đất pha cát, độ dốc > 7% 0,15 – 0,2
Đất chặt, độ dốc 0 – 2% 0,13 – 0,17
Đất chặt, độ dốc 2 – 7% 0,18 – 0,22
Đất chặt, độ dốc > 7% 0,25 – 0,35

Hệ thống thu gom nước rác: Khi sử dụng lớp chống thấm, nước rác sẽ được giữ trong bãi
chôn lấp và phải được thu đi nếu không nó sẽ chảy tràn ra các cạnh của lớp chống thấm. Bãi
chôn lấp rác thải hợp vệ sinh cần phải có một hệ thống thu gom nước rác từ đáy ô chôn lấp
và được tập trung dẫn về nơi xử lý trước khi xả ra ngoài . Hệ thống thu gom này bao gồm:
tầng thu gom nước rác và mạng lưới ống thu gom.
- Tầng thu gom nước rác được đặt ở trên đáy và thành ô chôn lấp và nằm trên tầng chống
thấm của đáy ô chôn lấp hoặc trên màng tổng hợp chống thấm tùy theo từng trường hợp.
Tầng thu gom nước rác phải có chiều dày ít nhất 50 cm với những đặc tính như sau:
- Có ít nhất 5% khối lượng hạt có kích thước ≤ 0,075mm
- Có hệ số thấm tối thiểu bằng 1.10-2 cm/s
- Mạng lưới thu nước rác được đặt ở bên trong tầng thu gom nước rác như đã mô tả ở trên
phủ lên toàn bộ đáy ô chôn lấp. Mạng lưới đường ống thu nước rác này phải đáp ứng yêu cầu
sau:
- Có thành bên trong nhẵn và đường kính tối thiểu là 150mm
- Có độ dốc tối thiểu là 1%
- Lớp lọc bao quanh đường ống thu gom nước rác bao gồm: một lớp đất có độ hạt ít nhất
5% khối lượng là hạt có đường kính 0,075mm hoặc một màng lọc tổng hợp có hiệu quả lọc

- 47 -
tương đương để ngăn chặn sự di chuyển các hạt quá mịn xuống hệ thống thu gom sao cho
nước rác tự chảy nhanh nhất xuống hệ thống thu gom.
Việc thiết kế hệ thống thu gom nước rác phụ thuộc vào những đặc trưng của bãi chôn lấp,
vì vậy khi thiết kế hệ thống thu gom nước rác phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Hệ thống thu gom nước rác phải được thiết kế và lắp đặt để hạn chế khả năng tích tụ nước
rác ở đáy ô chôn lấp. Thông thường, khi sử dụng lớp chống thấm, nước rác sẽ được giữ lại
trong bãi chôn lấp và phải được thu đi nếu không nó sẽ chảy tràn ra các cạnh của lớp chống
thấm. Việc thiết kế hệ thống thu gom nước rác phụ thuộc vào những đặc trưng của bãi chôn
lấp nhưng có thể tuân thủ theo những hướng dẫn chung như sau :
- Hệ thống thu gom phải đủ lớn để có thể vận chuyển nước ra khỏi bãi. Điều này liên quan
nhiều đến số lượng ống và khoảng cách đặt ống.
- Hệ thống thu gom nước rác phải được thiết kế và lắp đặt để hạn chế khả năng tích tụ
nước rác ở đáy ô chôn lấp và phải có độ dốc tối thiểu 1%.
- Hệ thống thu gom phải có khả năng làm sạch vì chúng rất dễ bị bịt kín. Thường thường,
người ta sử dụng những ống được đục lỗ từ 15 – 20 cm có độ bền vững về mặt cấu trúc khi
đặt ở bất cứ độ sâu nào trong bãi chôn lấp. Nếu hệ thống thu gom này được đặt sâu trong bãi
chôn lấp có nén ép thì phải sử dụng ống dày hơn và phải thực hiện kỹ thuật làm đệm ống đặc
biệt để tránh vỡ ống dưới áp suất lớn. Hình dạng chung nhất của hệ thống thu gom nước rác
là chạy vòng quanh chu vi của bãi chôn lấp nhằm hạn chế dòng chảy đi khỏi bãi chôn lấp sau
này và sau đó hệ thống này chạy chéo nhau bên trong bãi chôn lấp với đủ đường ống để đưa
dòng nước rác lớn nhất ra khỏi bãi. Sơ đồ điển hình của hệ thống thu gom nước rác được thể
hiện ở hình 7.10a, các phương án bố trí thu gom nước rác được thể hiện ở hình 7.10b
Xử lý nước rác: để lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp, trước hết phải có được các số liệu về
thành phần và tính chất của nước rác. Các thành phần của nước rác cần phải được xác định
khi thiết kế trạm xử lý theo bảng 7.7.
Quá trình xử lý sơ bộ: Thông thường là các song chắn rác, hồ lắng sơ bộ, ở quá trình này
pH của nước rác thường 6,8 – 8, tuy nhiên giá trị của pH có thể thay đổi tùy thuộc vào thành
phần của rác thải và tính chất của nền đất.
Quá trình xử lý sinh học: Ở quá trình này, BOD, COD và các hợp chất của nitơ sẽ được
giảm. Các công trình thường sử dụng là bể aeroten, hồ thổi khí, đĩa lọc sinh học, bể lọc sinh
học… Tóm tắt cơ chế khử BOD trong nước rác được trình bày ở bảng 7.8.

- 48 -
Quá trình hóa – lý: Quá trình này chủ yểu khử COD, độ màu, lượng cặn lơ lững, kim loại
nặng và coliform. Các phương pháp ứng dụng bao gồm đóng rắn, lắng, hấp phụ cacbon hoạt
tính và hóa học. Tóm tắt cơ chế khử COD và độ màu trong nước rác được trình bày ở bảng
7.9. Tóm tắt cơ chế khử kim loại nặng trong nước rác được trình bày ở bảng 7.10.

Bảng 7.7. Các thành phần của nước rác cần được xác định
khi thiết kế trạm xử lý nước rác [17]
Thành phần nước rác Mức độ cần thiết
BOD5, cặn lơ lững (SS), COD, NH +4 , Rất cần khi thiết lập các thông số ban đầu để
nitơ tổng số thiết kế và chọn công nghệ xử lý
Yêu cầu đối với các công trình xử lý để đạt chất
pH, coliform
lượng của dòng xả theo tiêu chuẩn quy định
Không nhất thiết phải xem xét khi thiết lập các
Fe2+ , Mn2+ , các kim loại nặng, màu,
thông số thiết kế vì những chất này sẽ được khử
mùi
trong quá trình xử lý các thành phần khác

Bảng 7.8. Tóm tắt phương pháp khử BOD trong nước rác
Nguyên tắc (2) Hấp phụ cacbon
(1) Xử lý sinh học (3) Tuyển nổi
hoạt tính
Phân hủy sinh học các Hấp phụ các chất hữu Tuyển nổi và tách các
chất bẩn hữu cơ bởi hoạt cơ hòa tan bởi các hạt chất lơ lửng và các
động của các vi sinh vật cacbon hoạt tính chất hữu cơ hòa tan
Ứng dụng Giảm hàm lượng BOD Giảm hàm lượng BOD Sử dụng khi nồng độ
trong nước rác ở nồng độ trong nước rác ỏ nồng SS trong nước rác rất
cao. Hiệu suất > 90% độ thấp cao

- 49 -
Bảng 7.9. Tóm tắt phương pháp khử COD và độ màu trong nước rác
(1) Xử lý keo tụ (2) Hấp phụ (3) Xử lý sinh học (4) Ozon hóa
cacbon hoạt tính
Nguyên Phân hủy sinh học Hấp phụ các chất Phân hủy sinh học Tuyển nổi và
tắc các chất bẩn hữu hữu cơ hòa tan các chất bẩn hữu tách các chất lơ
cơ bởi hoạt động bởi các hạt cơ bởi hoạt động lững và các chất
của các vi sinh vật cacbon hoạt tính của các vi sinh vật hữu cơ hòa tan
Giảm hàm lượng Giảm hàm lượng Giảm hàm lượng Sử dụng khi
ứng BOD trong nước BOD trong nước BOD trong nước nồng độ SS
dụng rác ở nồng độ cao. rác ở nồng độ rác ở nồng độ cao. trong nước rác
Hiệu suất > 90% thấp Hiệu suất > 90% rất cao

Bảng 7.10. Tóm tắt phương pháp khử kim loại nặng trong nước rác
Xử lý keo tụ Hấp phụ cacbon hoạt Keo tụ bằng
(kiềm) tính chất hoạt tính
Nguyên tắc Tạo ra dạng hydroxyt Hấp phụ các ion kim Tác ion kim loại khỏi
của kim loại sau đó loại hòa tan bởi các hạt nước rác sau lắng
lắng (môi trường kiềm) cacbon hoạt tính
Thích hợp với nước rác Giá thành xử lý cao, Sử dụng khi nồng độ
có nồng độ đậm đặc thích hợp khử kim loại SS trong nước rác rất
ứng dụng
trong nước rác có nồng cao
độ thấp

7.7. HỆ THỐNG THU GOM KHÍ SINH HỌC TỪ Ô CHÔN LẤP


7.7.1. Sự tạo thành khí
Các bãi chôn lấp là nguồn tạo ra khí sinh học mà trong đó khí metan là thành phần chủ yếu
và chiếm một tỷ lệ cao.
Khí sinh học là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong bãi chôn lấp.
Thành phần của khí ga trong giai đoạn đầu chủ yếu là carbon dioxit (CO2) và một số loại khí
khác như N2 và O2 . Sự có mặt của khí CO2 ở trong bãi chôn lấp tạo điều kiện cho vi sinh vật
kị khí phát triển và từ đó bắt đầu giai đoạn hình thành khí metan. Như vậy, khí ga có hai

- 50 -
thành phần chủ yếu là CH4 và CO2 trong đó CH4 có khoảng từ 50 – 60% và CO2 chiếm
khoảng 40 – 50%.
Khí metan có thể trở thành mối nguy hiểm gây ra cháy, nổ, ô nhiễm môi trường ở bãi chôn
lấp và các khu vực xung quanh. Vì vậy việc kiểm tra khí bằng phương pháp thoát tán hoặc
thu hồi và chuyển thành nguồn năng lượng là một phần quan trọng trong thiết kế và vận hành
bãi chôn lấp phế thải hợp vệ sinh, vì vậy các bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh nhất thiết phải
có một hệ thống thu gom và xử lý tất cả các khí sinh học sinh ra từ bãi đảm bảo yểu cầu giới
hạn cho phép sao cho: Nồng độ của khí metan sinh ra không được vượt quá 25% giới hạn
thấp về cháy nổ - LEL – “Lower Explosive Level”, có nghĩa là nồng độ metan sinh ra không
được vượt quá 1,25% tính theo thể tích ở những nơi sau:
1) Ở trong nhà, hoặc các công trình thuộc phạm vi bãi chôn lấp
2) Trong không khí xung quanh thuộc phạm vi bãi chôn lấp
Thuật ngữ “giới hạn thấp về cháy nổ” được hiểu là ở nồng độ thấp, tính theo thể tích, một
chất khí trong hỗn hợp khí ở nhiệt độ 25oC và ở áp suất 101,325 kPa sẽ gây ra cháy trong
không khí . bảng 7.11 chỉ ra các thành phần của khí tạo thành từ hoạt động của bãi chôn lấp.
Bảng 7.11. Thành phần của khí tạo thành ở bãi chôn lấp
% Thể tích khô
Thành phần Nguồn dẫn liệu: Nguồn dẫn liệu:
Theo Ham R.K (1984) Theo Hocks – J (1985)
Metan (CH4) 47,5 55,5
Carbon dioxit (CO2) 47,0 41,2
Nitơ (N2) 3,7 2,1
Oxy (O2) 0,8 1,1
Hydro (H2) 0,1 0,01
Đặc thù
Nhiệt độ (tại nguồn) 41oC
Nhiệt lượng 17.700KJ/m3
Trọng lượng riêng 1,04 (so với khí H2)
Độ ẩm Bão hòa
Ghi chú: trích dẫn từ Ham R.K (1984) trong Robinson (1986)và Hocks.J (1983) trong Van
Den Broek (1985).

- 51 -
Ngoài ra, trong thành phần của khí còn chứa một số khí khác nữa như hydrocacbon (CH2);
Toluend (C6H5CH3); Benzen (C6H6) trong điều kiện bãi chôn lấp hoạt động ổn định sau thời
gian từ 1 – 2 năm.
Tốc độ sản sinh khí thải ở bãi chôn lấp phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Sự thẩm thấu của lượng cacbon trong thực vật đã cùng axit và rượu hình thành trong quá
trình chôn lấp phế thải làm giảm khả năng tạo khí.
- Lượng nước ở bên ngoài túi khí, nếu nhiều quá sẽ làm vi khuẩn có thể không đạt được chức
năng cao trong quá trình tạo khí.
- Nếu có độ kiềm tăng làm độ pH giảm do sản sinh axit trong phế thải củng làm giảm lượng
khí.
- Khi nhiệt độ trong phế thải tăng củng làm giảm lượng khí.
- Do phế thải đóng bánh thành khối quá dầy hoặc quá nhiều mãnh vụn và bột củng làm giảm
quá trình sinh khí.
- Nếu trong phế thải có chứa hóa chất độc hại củng ngăn cản các vi khuẩn tạo khí metan do
thiếu hụt dinh dưỡng.
Thông thường khí ga ở bãi chôn lấp có sản lượng lớn nhất là 5 năm đầu tiên, đạt được
khoảng từ 4 – 14 m3CH4/1 tấn phế thải khô, và kéo dài khoảng 20 năm kể từ khi giai đoạn
yếm khí đầu tiên xuất hiện. Sau đó khả năng sản sinh khí bị giảm dần, thậm chí có bãi chỉ
còn là hiện tượng nhỏ giọt (thu hồi khí trong tình trạng ngắt quảng), khi đó có thể tạm dừng
việc thu hồi khí một thời gian.
Để dự báo về khả năng thu hồi khí, có thể áp dụng phương pháp tính toán sau đây:
dL
= − KL (7.3)
dt
Trong đó:
L : khối lượng của khí metan còn lại được sinh ra (m3/tấn phế thải khô)
t : thời gian sau khi bãi chôn lấp trở thành yếm khí (năm)
K: hằng số sinh khí (năm)
dL
= − Kdt (7.4)
L
Tích phân:
Lt = Lo.e -kt
G = Lo - Lt

- 52 -
G = Lo – Lo.e –kt = Lo(1 – e –kt) (7.5)
Trong đó:
G : khối lượng khí metan sản sinh ra đến thời gian t
Lo : khối lượng cuối cùng của khí metan sản sinh ra
Lt : khối lượng khí metan sản sinh ra sau thời gian t
L20 : khối lượng khí metan sản sinh ra sau thời gian 20 năm
K, k : hằng số tốc độ sinh khí
Nếu chúng ta giả sử rằng Lo = 130 m3khí/tấn phế thải khô và 90% lượng khí metan sẽ sản
sinh ra trong 20 năm sau khi bãi chôn lấp trở nên yếm khí.
L20 = 10%(130) = 13 m3/tấn phế thải khô.
Lt = Lo.e –kt
⎡ Lt ⎤ –kt
ln ⎢ ⎥ = ln.e = - kt.lne = - kt
⎣ Lo ⎦
13
ln( ) = - k.20
130
2,3
k=-( ) = 0,11 năm -1 (7.6)
20
sử dụng tỷ lệ không đổi này chúng ta có thể lập theo bảng sau(bảng 7.12)
bảng 7.12
Các năm sau khi Khí ga sinh ra được Khí ga tạo ra trong Khí ga sản sinh trung
bãi trở nên yếm tích lũy giai đoạn 2 năm bình hàng năm trong
khí (m3/tấn phế thải khô) (m3/tấn phế thải khô) từng thời kỳ ở cột 1
2 27 27 13,5
4 48 21 10,5
6 65 17 8,5
8 78 13 6,5
10 89 11 5,5
20 117 - 2,8
30 126 - 0,9

- 53 -
Thí dụ trên đây chỉ là phương pháp ước tính xác định tỷ lệ sản sinh khí tạo thành.
Để thu gom khí tạo thành ở bãi chôn lấp cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ bãi chôn lấp phế
thải hợp vệ sinh từ khâu thiết kế đến khâu điều hành chôn lấp phế thải và phải đạt các yêu
cấu sau:
- Đảm bảo độ ẩm của phế thải rắn từ 40% trở lên; trong trường hợp cần thiết cần phải tưới
hoặc phun nước cho phế thải.
- Giữ pH ≈ 7,0 như môi trường xung quanh, pH < 6,2 sẽ làm ngừng quá trình tạo khí metan
trong phế thải.
- Nếu có hiện tượng thiếu hụt dinh dưỡng có thể bù đắp bằng cách phun lên phế thải bùn đặc
biệt vét từ cống ngầm.
- Đảm bảo lớp đất phủ phải đủ dầy và lèn, nén chặt chống thẩm thấu khí qua tầng đất phủ.
7.7.2. Thoát tán và thu gom khí
Khí metan ở các bãi thải có thể coi là một nguồn gây nguy hiểm, không an toàn nếu không
được phát tán hoặc thu gom để chuyển thành nguồn năng lượng khác, vì nó dễ gây cháy, nổ
và ngạt thở đối với người hay động thực vật ở bãi chôn lấp và các khu vực xung quanh. Vì
vậy vấn đề phòng ngừa an toàn cho tất cả những người điều hành hoặc làm việc trên bãi chôn
lấp, nhất là các khu vực thoát tán khí ga, các khu vực có thể tích tụ khí ga, các ống dẫn thoát
nước, nơi xử lý khí và nơi có hệ thống tập trung khí metan là rất cần thiết. Việc không ngừng
tạo ra khí ga ở trong bãi chôn lấp có nghĩa là sự nguy hiểm vẫn còn đang tiếp tục và cần phải
có sự quan tâm đặc biệt đến hệ thống thông khí khi thiết kế.
Hai loại hệ thống cơ bản được thiết kế để kiểm soát và thu hồi năng lượng từ khí metan là :
hệ thống thoát khí bị động và hệ thống thoát khí chủ động. Sơ đồ của hai hệ thống này được
thể hiện ở hình 7.11.
Hệ thống thoát khí bị động: Đối với những bãi chôn lấp quy mô nhỏ và vừa, người ta
thường thiết kế một hệ thống thoát khí bị động. Đây là một hệ thống dựa trên các quá trình tự
nhiên để đưa khí vào khí quyển hoặc ngăn cản không cho nó chuyển động vào các khu vực
không mong muốn. Hệ thống này được xây dựng bằng các tường đất sét không thấm nước
dầy từ 0,7 – 1 m để ngăn chặn khí thấm qua. Tường đất sét được đắp từ đáy khoang chứa kéo
dài lên tận lớp đất phủ và luôn được giữ ẩm sao cho nó không bị khô và nứt tạo ra các khe
thoát khí. Phía trong tường có đào rãnh thoát khí, được phủ đáy bằng một lớp sỏi, đá đường

- 54 -
kính 20 – 40 cm. Từ các giếng khoan, khí được dẫn tới rãnh thoát khí để đưa vào không khí
bằng các rãnh nhỏ hơn hoặc ống nhựa, ống cao su…
Khu vực thoát khí bị động phải cách biệt hẳn các khu dân cư, các khu sản xuất công
nghiệp. Thông thường khu vực này được xây dựng ngay cạnh bãi chôn lấp và được quy định
là vùng cấm. Nếu khu vực thoát khí ở xa nơi chôn lấp thì phải thiết kế hệ thống máy hút khí
để đưa khí theo hệ thống ống ra nơi thoát khí. Những yêu cầu cần đạt được trong hệ thống
thoát khí bị động bao gồm:
- Tường đất sét phải luôn được giữ ẩm, chống được nứt nẻ.
- Hệ thống mương rãnh thoát phải sạch sẽ và khô ráo, không được để rác, đất lấp vào lòng
mương rãnh.
- Lớp sỏi, đá và hệ thống ống dẫn khí (nếu có) phải luôn được giữ khô để việc thoát khí thực
hiện dễ dàng.
- Hệ thống thoát khí ga đơn giản là khoan giếng vào lớp phế thải sâu tối thiểu là 1m rồi đặt
ống thu, thoát khí. Chiều cao ống thoát khí phải cao hơn đỉnh lớp đất tối thiểu là 0,20 m để
khí thoát thẳng ngay trên bãi chôn lấp.
Hệ thống thông khí chủ động: Hệ thống thu hồi khí chủ động có thể được thiết kế ở những
bãi chôn lấp phế thải lớn, có nhiều phế thải. Chúng thường được xây dựng ở những nơi được
xem là có khả năng nguy hiểm nếu như khí thoát vào những tòa nhà ở gần đó hoặc ở những
nơi mà sự thu khí ga được xem là có hiệu quả.
Khoảng cách đặt giếng thu gom khí: Khoảng cách đặt giếng thu hồi khí thông thường từ 70
– 100m. Giới hạn bán kính của giếng thu hồi khí được xác định theo công thức:
Q
R= (7.7)
π .D.h.q
Trong đó:
R : bán kính thu hồi (m)
Q : sản lượng khí (m3/h)
D : tỷ trọng của rác thải (tấn/m3)
h : chiều sâu của rác thải (m)
q : tốc độ tạo khí (m3/tấn.giờ)
Thực tế cho thấy nếu chiều sâu lớp rác h = 15m, bán kính thu hồi khí R = 25÷30m thì sản
lượng khí thu được sẽ là Q = 20m3/h. Công thức (7.7) chỉ áp dụng với những bãi chôn lấp đã

- 55 -
đầy. Nếu đủ điều kiện tạo khí củng như đảm bảo khoảng cách các giếng thu khí từ 70 – 100m
thì một giếng thu khí có thể đạt được sản lượng từ 40 – 200m3/h.
Phương pháp đặt các ống thu khí phun thẳng là khoan các giếng vào rác thải đã được chôn
lấp sâu tối thiểu là 1m, tối đa có thể khoan sâu tới đáy lớp lót. Nếu rác thải đã đóng kết thành
khối vững chắc, người ta có thể đặt trực tiếp ống thu khí ga vào giếng khoan bằng ống nhựa
PVC đường kính tối thiểu là 50mm. Xung qunh ống là các tầng đá lọc đảm bảo độ rỗng để
thu được tối đa lượng khí ga tạo thành và ngoài ra còn tạo đủ không khí cần thiết để chống lại
việc dò khí. Để khí đi vào ống nhựa được dễ dàng, người ta khoan lỗ xung quanh ống nhựa
khoảng cách là 15cm. Khi rác kết thành khối vững chắc thì phải đóng các ống thép củng
được khoan lỗ xung quanh vào giếng khoan. Ống thép phải có đường kính lớn hơn ống nhựa.
Hình 7.12 thể hiện chi tiết giếng thu khí ga. Đối với từng loại bãi chôn lấp khác nhau, các
phương pháp đặt các ống thu khí củng khác nhau.
Ngoài hệ thống thu hồi khí ga thẳng đứng như đã trình bày ở trên, ở những bãi chôn lấp đắp
cao theo kiểu cầu vồng có thể áp dụng phương pháp đặt hệ thống thu hồi khí kiểu nằm
ngang. Kích thước ống và vị trí đặt ống tương tự như phương pháp phun thẳng. Hệ thống thu
khí nằm ngang ít được áp dụng.
Để đảm bảo việc thu hồi khí ga được tốt hơn, người ta còn thiết kế hệ thống phun nước vào
bãi chôn lấp nhằm đảm bảo độ thủy phân của rác thải, giữ không cho oxy lọt vào các túi khí
tạo ra các vi sinh vật ưa khí và kéo theo vi sinh vật kỵ khí ra ngoài và làm chậm quá trình sản
sinh khí metan. Mặt khác việc phun nước vào rác thải sẽ giữ cho độ ẩm của rác đảm bảo
không cho khí metan thoát vào không khí. Ngược lại nếu độ ẩm quá cao sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến độ ẩm trong khí thu hồi, để khắc phục tình trạng này người ta thiết kế hệ thống rút
nước thải từ bãi chôn lấp (nước tro). Hệ thống thu hồi nước tro được đặt ở phía ngoài và
thấp hơn bãi chôn lấp. Nhiều hệ thống rút nước tro qua xử lý lại được bơm phun trở lại cho
phế thải.
Hệ thống rút khí nối với các bơm chân không hay quạt gió bằng một hệ thống ống dẫn đến
nơi xử lý thường có hiện tượng ngưng tụ nước ở thành ống vì vậy cần có những vị trí thải
nước thích hợp trên hệ thống thu hồi khí. Điểm cần chú ý trong việc thiết kế hệ thống thu hồi
khí là chỉ nên thiết kế hệ thống rút được khoảng từ 20 – 70% thể tích khí tạo ra từ bãi thải vì
thực tế cho thấy nếu rút quá 70% thể tích khí tạo ra, sẽ có hiện tượng không khí lọt vào hệ

- 56 -
thống thu khí. Sức ép của áp suất nước bên trên khí phun ra khoảng 60cm nước là hoàn toàn
phù hợp cho việc tạo khí ở phía dưới.
Để thiết kế hệ thống thu hồi khí ga có hiệu quả, cần có cách nhìn tổng quát về khả năng rút
được khí ga ở bãi chôn lấp bằng phương pháp dùng sức nén của áp suất không khí cao để xác
định vị trí tập trung của khí ga và kiểm tra mức độ phun thẳng lên được của khí ga.
Nếu xây dựng bãi chôn lấp mới gần với bãi chôn lấp đã đầy và có hệ thống thu hồi khí ga
thì việc thiết kế hệ thống thu hồi khí ga cho bãi chôn lấp mới phải hợp nhất cả hai hệ thống
làm một.
Xây dựng một hệ thống thu hồi khí ga cho bãi chôn lấp cần phải sử dụng số tiền vốn khá
lớn, vì vậy kiểm tra xác định chắc chắn khả năng thu hồi khí ga ở bãi chôn lấp là rất cần thiết
và phải được chứng minh cụ thể.
Lưu ý rằng: phần này mới chỉ giới thiệu về việc thu hồi khí ga ở bãi chôn lấp. Để sử dụng
được khí ga như một nguồn năng lượng có giá trị còn phải qua các công đoạn xử lý khác theo
công nghệ riêng.
Chỉ dẫn an toàn đối với khí metan: trong trường hợp chưa có khí thoát tán hoặc thu hồi khí
thì ở các vị trí có khả năng tập trung khí có thể gây ra cháy, nổ - do vậy cần phủ lên rác một
lớp đất dầy để giảm khí tập trung. Khí ga có thể loại bỏ khí oxy trong đất và trong phế thải
làm rễ cây không phát triển được (bị nghẹt thở), nếu bãi chôn lấp được phủ một lớp đất dầy
1m trở lên thì tình trạng trên sẽ được khắc phục.
Các thành phần hydrosunphit (H2S), methyl mecaptans (CH3SH) trong khí gây mùi thối
khác biệt. Mùi này sẽ được loại bỏ nếu khí được thoát tán hoặc đốt cháy. Có thể sử dụng một
lớp lọc bằng đá dầy 1 – 2m để làm giảm mùi.
Trong quy trình quản lý bãi chôn lấp rác thải đô thị cần phải được đưa vào các quy định an
toàn sau:
1. Không được để một người làm việc trên bãi chôn lấp như đắp đất lên nơi chưa phủ kín
phế thải, đào mương hoặc làm sạch mương rãnh… mà phải luôn có ít nhất là hai
người và phải được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. Trong trường hợp một trong hai
người bị ngạt khí ga, người còn lại có thể đưa người kia về nơi an toàn. Người làm
việc trên bãi chôn lấp phải được đào tạo riêng về sự nguy hiểm của khí và cách cấp
cứu.

- 57 -
2. Phải có biển báo, rào chắn hoặc ít nhất là có dây thừng bao quanh các thiết bị phun khí
ga hoặc các giếng khoan đặt thiết bị thu khí.
3. Cấm hút thuốc hoặc đốt lửa trên bãi chôn lấp khí đã có các giếng khoan hoặc khi đã
lắp đặt các thiết bị thu khí hay thu hồi khí trên bãi thải.
4. Khi đã có hệ thống thu hồi khí trên bãi chôn lấp, phải kiểm tra nghiêm ngặt để xác
định rõ mức độ giảm ô nhiễm ở bãi thải và các khu vực lân cận, củng như ngăn chặn
khả năng gây cháy, nổ ở nơi tập trung khí metan, đồng thời tìm mọi biện pháp giảm
các hiện tượng trên đến mức tối thiểu.
5. Những nơi khí metan có khả năng tập trung tới 5 – 15%, cần lắp đặt thiết bị đo để báo
trước sự tập trung khí metan mà tìm cách khắc phục hoặc báo cho mọi người đề phòng
tránh xa những nơi này. Trong hoàn cảnh cho phép có thể xây tường, rào chắn để đảm
bảo an toàn.

7.8. ĐÓNG BÃI VÀ SỬ DỤNG LẠI MẶT BẰNG BÃI CHÔN LẤP RÁC THẢI ĐÔ
THỊ
7.8.1. Điều kiện đóng bãi
Việc đóng cửa bãi chôn lấp được thực hiện khi:
- Lượng rác thải được chôn trong bãi chôn lấp đã đạt được dung tích lớn nhất như thiết kế kỹ
thuật.
- Cơ quan vận hành (chủ vận hành) bãi chôn lấp không muốn tiếp tục vận hành bãi rác.
- Bãi rác đóng cửa với những lý do khác.
Việc đóng cửa bãi chôn lấp phải được tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
1) Trong mọi trường hơp, cơ quan vận hành bãi chôn lấp phải gửi công văn tới cơ quan
có thẩm quyền quản lý môi trường để thông báo chính xác thời gian đóng bãi chôn
lấp.
2) Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đóng bãi chôn lấp, chủ vận hành bãi chôn lấp phải
đệ trình tới cơ quan có thẩm quyền quản lý môi trường một báo cáo hiện trạng đóng
bãi. Báo cáo này phải do một tổ chức chuyên môn độc lập thực hiện, bao gồm các nội
dung sau:
- Hiện trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong
bãi chôn lấp bao gồm: hệ thống chống thấm của bãi chôn lấp, hệ thống thu gom và xử

- 58 -
lý nước rác, hệ thống quản lý nước mặt, nước ngầm, hệ thống thu gom khí sinh học
củng như toàn bộ hệ thống giám sát chất lượng nước ngầm.
- Việc tuân thủ các tiêu chuẩn thải về thải nước ra môi trường, về chất lượng nước
ngầm củng như về phát thải khí sinh học.
- Việc tuân thủ những quy định hiện hành của quy chế này hoặc giấy phép liên quan
đến lớp phủ cuối cùng củng như phục hồi cảnh quan khu vực bãi chôn lấp.
- Báo cáo phải làm rõ các trường hợp không tuân thủ các quy định của quy chế này
hoặc của giấy phép vận hành và phải chỉ rõ các biện pháp khắc phục.
- Tại các bãi đã đóng cửa phải dựng rào chắn và gắn biển thông báo. Biển báo được
đặt ở vị trí dễ nhìn thấy, ghi rõ ràng bãi chôn lấp này đã đóng cửa, không thực hiện
các hoạt động chôn lấp rác. Hàng rào chắn nhằm ngăn chặn sự xâm nhập tự do.
7.8.2. Phục hồi và sử dụng lại mặt bằng bãi chôn lấp
Việc sử dụng lại mặt bằng bãi chôn lấp phế thải cần được quan tâm ngay từ giai đoạn thiết
kế ban đầu. Cần có kế hoạch đầy đủ cho việc sử dụng lại mặt bằng bãi chôn lấp, có lợi cho
cộng đồng để có thể thuyết phục được những ý kiến phản đối của dân chúng khi tiến hành
xây dựng bãi. Bãi thải sau khi kết thúc chôn lấp (khoảng 15 năm) sẽ được xây dựng thành
một công viên, một sân bóng, bãi đỗ xe hoặc nơi vui chơi giải trí. Khi quyết định sự lựa chọn
sử dụng lại bãi thải cần chú ý những mục tiêu chính liên quan đến việc cải tạo bãi chôn lấp
như sau:
- Khôi phục lại sự màu mỡ và lành mạnh của cảnh quan.
- Cho phép sử dụng lại đất một cách linh hoạt trong tương lai và đảm bảo đúng theo quy
hoạch.
- Làm hài hòa với cảnh quan xung quanh.
- Đảm bảo môi trường cho hệ động thực vật và cân bằng sinh thái.
- Đem lại lợi nhuận sau khi tái sử dụng.
Những vật liệu thỏa mãn các điều kiện sau đây mới được sử dụng làm vật liệu phủ trung
gian giữa các lớp rác thải:
1) Có hệ số thấm ≤ 1.10-4cm/s và có ít nhất 20% khối lượng có kích thước ≤ 0,08mm.
2) Vật liệu phủ phải có các đặc tính sau:
- Có khả năng ngăn mùi.
- không gây cháy.

- 59 -
- Có khả năng ngăn các loại côn trùn, động vật đào bới.
- Có khả năng ngăn chặn các rác thải nhẹ bay đi.
Khi rác thải ở ô chôn lấp đã đạt được độ cao cho phép, lớp phủ cuối cùng được tiến hành
thứ tự từ thấp đến cao như sau:
1) Tầng thu gom khí bằng đất với chiều dày tối thiểu 30cm với hệ số thấm là 1.10-3cm/s để
thu gom khí.
2) Tầng chống thấm có chiều dày tối thiểu là 45cm với hệ số thấm là 1.10-5 hoặc một lớp
màng tổng hợp chống thấm có chiều dày 1mm.
3) Tầng đất có chiều dày tối thiểu là 45cm để bảo vệ lớp chống thấm nói trên.
4) Tầng đất trồng trọt có chiều dày tối thiểu 15cm.
Các tầng này có thể làm bằng vật liệu khác với các quy định đã được mô tả từ (1) đến (4)
nói trên, nhưng phải đảm bảo hiệu quả tương đương.
Lớp phủ cuối cùng phải có độ dốc tối thiểu là 2% nhưng không vượt quá 30% để hướng
dòng chảy ra phía ngoài và tránh xói mòn.
Lớp vật liệu kết thúc lớp phủ cuối cùng của ô chôn lấp phải là loại đất trồng trọt. Các cây,
cỏ được trồng trên lớp này không được phép làm hư hại lớp chông thấm.
Những chổ bị thủng lỗ, rạn nứt hoặc lún sụt khi phát hiện thấy ở lớp trên cùng này phải
được xử lý và gia cố.
Sơ đồ cấu tạo lớp bao phủ bề mặt ô chôn lấp rác sau khi đóng bãi được thể hiện ở hình 7.13
Trong thời gian ít nhất là 5 năm liên tục kể từ ngày đóng bãi, nếu các kết quả phân tích
nước rác của các mẫu được lấy tại vị trí cửa vào của trạm xử lý đều thấp hơn hoặc bằng các
giới hạn theo quy định TCVN 5945-1995 thì cho phép ngừng xử lý nước rác. Quy định
ngừng lấy mẫu, đo lường và phân tích này cũng được áp dụng cho việc giám sát nước ngầm,
khí sinh học, nếu kết quả phân tích và đo lường liên tục trong 5 năm luôn thấp hơn hoặc bằng
các giới hạn cho phép đã quy định TCVN-1995.

7.9. XỬ LÝ BÙN TẠI BÃI CHÔN LẤP


Việc xử lý bùn tại bãi chôn lấp phế thải rắn là một dạng kết hợp bãi chôn lấp khô và ướt và
điều này gây khó khăn hơn cho những người quản lý phế thải. Bùn cũng có thể xử lý ở
những bãi riêng nhưng phổ biến vẫn là xử lý ở những bãi chôn lấp rác sinh hoạt vì lý do kinh
tế. Tuy nhiên xử lý bùn với rác sinh hoạt sẽ làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm của nước rác đến

- 60 -
mạch nước ngầm và nước mặt. Do vậy việc xử lý bùn ở những bãi chôn lấp phế thải có một
số yêu cầu sau:
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường cho bãi chôn lấp.
- Hệ thống thu gom và xử lý nước rác phải được chú trọng thích đáng.
- Nếu bãi chôn lấp nằm ở khu vực có thể gây ô nhiễm cho mạch nước ngầm thì không nên
chôn lấp bùn có hàm lượng hữu cơ và kim loại cao ở bãi thải này.
Loại và lượng phế thải: bùn cặn sau các quá trình xử lý nước thải thường có độ ẩm lớn vì
vậy cần phải được khử nước để khâu vận chuyển xử lý tiếp theo được thuận lợi. Phương
pháp khử nước(làm khô) bùn cặn trong điều kiện tự nhiên. Sân phơi bùn có thể là loại sân hở;
sân phơi có mái che hoặc hố phân hủy bùn (ổn định bùn hiếu khí).
Nếu gọi:
W1 , P1: dung tích cặn và độ ẩm cặn ở trạng thái ban đầu
W2 , P2 : dung tích cặn và độ ẩm cặn ở trạng thái sau khi cặn đã khử nước
Ta sẽ có:
(100 − P1 )
W2 = W1 (7.8)
(100 − P2 )

Công thức này chỉ áp dụng đối với bùn cặn có độ ẩm từ 80% trở lên.
Các phương pháp khử nước (làm khô) bùn cặn trong điều kiện nhân tạo có thể bao gồm: lọc
chân không; băng lọc; máy quay li tâm hoặc máy ép lọc.
Thành phần của bùn và tỷ lệ 4:1 của phế thải rắn so với bùn là thích hợp nhất để áp dụng
biện pháp kết hợp xử lý phế thải rắn và bùn trong cùng một bãi thải. Khi đánh giá độ an toàn
của bãi chôn lấp đối với môi trường phải xét đến hàm lượng kim loại trong bùn.
Việc xử lý bùn tại bãi chôn lấp thường gặp khó khăn do chất lỏng dính, trơn và có mùi với
hàm lượng vi khuẩn cao. Nếu áp dụng phương pháp chôn lấp bề mặt thì khi đổ bùn vào khu
vực chôn lấp, sẽ tạo ra tình trạng trơn lầy bề mặt làm việc, gây ra mùi xú uế. Do vậy để xử lý
bùn, phương pháp mương rãnh là phổ biến nhất.
Biện pháp thông thường là đổ rác xuống mương, sau đó đổ bùn vào cuối cùng là một lớp
rác khô lên trên với tỷ lệ 4 tấn rác và 1 tấn bùn. Trừ những trường hợp đặc biệt, nói chung
nên xử lý bùn đã ổn định, nghĩa là bùn có độ ẩm thấp hơn 85%. Trong một vài trường hợp
củng có thể xử lý bằng bằng vôi bột.

- 61 -
Các biện pháp vận hành đối với việc xử lý bùn tại bãi chôn lấp phế thải rắn theo thứ tự như
trên sẽ đảm bảo an toàn về kinh tế.

- 62 -
Chương 8

CÁC CÔNG CỤ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH


TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

8.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG


Chính sách môi trường là những quy định của cơ quan hành chính quốc gia hoặc của cộng
đồng về lĩnh vực sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu “phát triển
bền vững”. Một chính sách được ban hành phải dựa trên cơ sở 5 nguyên tắc cơ bản sau [6]:
- Chính sách môi trường phải được ban hành và thực hiện hợp hiến, hợp pháp và thống nhất
- Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”
- Nguyên tắc phòng ngừa.
- Nguyên tắc hợp tác giữa các đối tác.
- Nguyên tắc sự tham gia của cộng đồng.
Sự yếu kém và thất bại của chính sách bao gồm những thất bại do sự can thiệp không phù
hợp, không kịp thời hoặc không cần thiết. Đây là trách nhiệm không những của chính quyền
mà còn là của các cơ quan hỗ trợ khi họ ủng hộ hay tài trợ cho các chính sách sai lầm này.
Chính sách yếu kém là một trong những nguyên nhân gây suy thoái môi trường, thể hiện ở
một số dạng sau:
- Thị trường có thể đang hoạt động tốt nhưng sự can thiệp của chính quyền có thể làm biến
dạng đi. Ví dụ những can thiệp của chính quyền qua thuế khóa, bù lỗ cho các xí nghiệp quốc
doanh kém hiệu quả, khuyến khích cho các dự án công cộng với việc hoàn trả kinh tế chậm
và chịu nhiều tác động môi trường;
- Nhiều khoản tài trợ tuy có là tăng thu nhập, nhưng dẫn đến sử dụng quá mức tài nguyên
gây mất cân bằng sinh thái. Ví dụ các chính sách khuyến khích các nguồn tài trợ cho phân
bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật;
- Chính quyền can thiệp nhằm sửa chữa sự yếu kém của thị trường, nhưng hâu quả của sự
can thiệp này còn tồi tệ hơn nếu không can thiệp;

-1-
- Khi cần có sự can thiệp kịp thời thì lại thiếu chính sách phù hợp. Ví dụ chậm hoặc không
ban hành quyền sở hữu đất đai cho nông dân;
Như vậy một chính sách thực sự có hiệu quả nhất thiết phải được xây dựng dựa trên
phương châm trong hoạch định chính sách môi trường.
8.1.1. Đánh giá chi phí môi trường
Bước đi đầu tiên trong hoạch định chính sách là đánh giá chi phí môi trường. Quá trình này
thường khó chính xác. Tuy vậy dù độ chính xác ở mức độ nào thì vẫn hơn là không đánh giá.
Các chỉ tiêu đánh giá thường tập trung vào:
- Sử dụng giá cả thị trường : giá cả thị trường được sử dụng để đánh giá khi thiệt hại môi
trường dẫn đến những thiệt hại về sản xuất hoặc sức khỏe. Với thiệt hại về sản xuất có thể
thông qua giá cả để tính tiền. Với ảnh hưởng đến sức khỏe có thế dùng chỉ số về bệnh tật hay
sức khỏe, chết yểu, suy dinh dưỡng…
- Chi phí thay thế: đây là chi phí dùng để đầu tư khắc phục hậu quả thiệt hại về môi trường;
- Thị trường thay thế: sự xuống cấp của môi trường có thể được đánh giá thông qua hậu quả
của nó đến các thị trường khác – đặc biệt là giá trị tài sản và tiền lương. Ví dụ như mức
lương và phụ cấp ở vùng ô nhiễm hơn, giá cả nhà cửa cao nếu nó thông thoáng và nằm ở
vùng không khí trong lành;
- Các nghiên cứu: chi phí này nhằm tìm kiếm các nguồn thông tin chính xác về môi trường
có thể giúp ích cho việc đầu tư và hoạch định kế hoạch quản lý.
8.1.2. Phương pháp xây dựng chính sách môi trường
1) Lựa chọn ưu tiên thông qua đánh giá chi phí
Việc so sánh chi phí khắc phục thiệt hại với lợi ích bảo vệ môi trường (chi phí phòng ngừa)
sẽ giúp cho nhà hoạch định chính sách có những quyết định chính xác hơn. Đây là một kỹ
thuật ưu việt trong phân tích chính sách.
- Việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường cũng cần dựa trên sự phân tích chi phí – lợi ích
để sao cho các tiêu chuẩn này khả thi trong điều kiện cụ thể. Những tiêu chuẩn yêu cầu chi
phí thấp có thể được đề ra chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn.
- Khi có những lựa chọn về ưu tiên, tiêu chuẩn về chính sách đối với môi trường, chính phủ
ngầm đưa vào các giá trị về các thiệt hại khác nhau. Điều này tốt hơn là đưa ra những lựa
chọn chỉ thông qua phân tích dữ liệu và tri thức khoa học tiến bộ, việc đánh giá môi trường
đang từng bước được mở rộng sang lĩnh vực mới của công việc hoạch định chính sách.

-2-
2) Mục tiêu, hình thức và phương pháp của chính sách môi trường
Phương pháp: gồm quy định và những khuyến khích kinh tế.
Việc thực thi chính sách có thể bằng hai phương pháp: điều hành (chỉ huy và kiểm soát)
hoặc khuyến khích kinh tế (áp dụng các công cụ thị trường):
- Các quy định (điều hành chính sách) chỉ phù hợp với hoàn cảnh thiếu sự cạnh tranh trong
nền kinh tế của các xí nghiệp công nghiệp, vấn đề sử dụng đất, hoàn toàn có lơi khi áp dụng
các tiêu chuẩn bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất thải chất thải độc hại như sản xuất phân
bón, thuốc trừ sâu, sơn, in, dung môi hóa chất…Bằng việc ban hành các tiêu chuẩn và quy
định và tiêu chuẩn này đối với nhà sản xuất, chính quyền có thể cải thiện môi trường
- Các khuyến khích kinh tế (sử dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và các
công cụ kinh tế);
Trái ngược với các quy định chỉ tác động đến những người vi phạm, các chính sách dựa
trên cơ chế thị trường đã tác động đến tất cả những người gây ô nhiễm và những người sử
dụng tài nguyên bởi vì họ đều được khuyến khích tìm mọi cách làm giảm thiệt hại môi
trường để nâng cao lợi ích. Theo những nghiên cứu ở Anh và Mỹ cho thấy những khuyến
khích kinh tế đã tạo ra những chi phí thấp hơn các quy định (khoảng từ 1: 1,1 đến 1:22).
Các khuyến khích kinh tế chỉ thành công trong một nền kinh tế thị trường lành mạnh, thực
hiện đầy đủ ba nhân tố: quyền sở hữu, cạnh tranh lành mạnh và đa dạng hóa các thành phần
kinh tế - nhà sản xuất – nhà sử dụng tài nguyên. Các xí nghiệp quốc doanh được bao cấp và
bảo trợ thường không nhạy bén với chính sách kinh tế vì họ không quan tâm tới chi phí. Sự
thiếu cạnh tranh làm giảm sức ép đến cả các doanh nghiệp tư nhân nhằm giảm chi phí đến
mức thấp nhất. Việc đa dạng hóa các thành phần kinh tế và nhà sản xuất củng tạo điều kiện
làm nảy sinh nhiều sáng kiến.
Mục tiêu: Tập trung vào giá cả, số lượng hay công nghệ. Sự xuống cấp của môi trường có
thể được kiểm soát hoặc bằng cách thay đổi giá của các tài nguyên môi trường (áp dụng lệ
phí hay thuế), hoặc bằng cách hạn chế lượng sử dụng (định mức thải, khoanh vùng sử dụng
đất).
Các chính sách quy định lượng có tác dụng ấn định mức thiệt hại có thể chấp nhận đối với
môi trường, còn chính sách nhằm vào giá sẽ ấn định chi phí kiểm tra (kiểm soát) tác hại đối
với môi trường.

-3-
Các chính sách quy định lượng ô nhiễm hoặc sử dụng tài nguyên thường ở dạng các quy
định, tuy nhiên trong cơ chế thị trường, việc thương mại hóa các giấy phép (đấu thầu, mua
bán) vẫn có thể nâng cao hiệu quả sử dụng giấy phép theo định lượng.
Các chính sách định lượng rất thích hợp để kiểm soát các chất thải nguy hiểm, kiểm soát
các vấn đề ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp cho sức khỏe con người và đối với tài nguyên
thiên nhiên như là môi trường sống duy nhất(đất ướt, bờ biển nhạy cảm, ám tiêu san hô, rừng
mưa nhiệt đới).
Hình thức: có thể là chính sách trực tiếp hay gián tiếp. Chính sách gián tiếp tác động đến
chất lượng môi trường bằng cách gây ảnh hưởng hoặc quy định đối với việc sử dụng tài
nguyên hay hàng hóa. Chính sách trực tiếp thường nhằm vào thuế phát thải, lệ phí xã thải
hoặc thuế khai thác tài nguyên. Những hạn chế khi áp dụng chính sách trực tiếp:
- Các tác động môi trường ngày càng nhiều và càng phân tán, đòi hỏi chi phí cao cho việc
giám sát liên tục.
- Khó có thể giám sát đối với những người gây ô nhiễm hoặc sử dụng tài nguyên ở quy mô
nhỏ và phân tán (ví dụ: các hoạt động đào đãi vàng, chặt đốn củi…)
- Sự giám sát tùy thuộc khả năng công nghệ.
- Các vấn đề môi trường thường không bị bó gọn trong biên giới hành chính quốc gia để
chịu sự giám sát.
Do đó các chính sách trực tiếp chỉ thích hợp với việc quản lý phát xả của xí nghiệp lớn về
bụi, khí SO2, ô nhiễm công nghiệp, khai thác mỏ, khai thác gỗ của các công ty lớn.
Những chính sách gián tiếp đặc biệt có lợi khi việc giám sát và khả năng thực hiện của các
cấp điều hành kém hoặc khó thực hiện. Ví dụ ô nhiễm không khí do xe cộ, sử dụng năng
lượng trong gia đình, phá rừng quá mức do người dân địa phương, sử dụng hóa chất trong
công nghiệp, chất thải rắn độc hại có nguồn gốc phân tán từ hộ gia đình hay tổ hợp sản xuất
nhỏ.
Trong công tác quản lý chất thải rắn, cơ sở của việc thiết lập chính sách quản lý chất thải
rắn bao gồm các yếu tố sau [18]:
Các quy định mang tính “điều hành và kiểm soát”. Các nhà sản xuất buộc phải áp dụng các
kỹ thuật hiện đại để xử lý ô nhiễm, giảm thiểu tác động xấu ngay tại nguồn phát sinh nhằm
đạt các tiêu chuẩn, các quy định ban hành.

-4-
Các công cụ khuyến khích kinh tế nhằm ngăn ngừa tác động xấu của chất thải rắn đối với
môi trường. Đặc điểm của các công cụ khuyến khích kinh tế này là nó tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến lợi nhuận của các nhà sản xuất, từ đó buộc các nhà sản xuất phải thay đổi thái
độ trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên cho sản xuất.
8.2. CÁC CÔNG CỤ PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
8.2.1.Các tiêu chuẩn
Các tiêu chuẩn áp dụng cho mọi khía cạnh của việc quản lý chất thải rắn, bao gồm lưu
chứa, thu gom, vận chuyển, khôi phục tài nguyên và tiêu hủy cuối cùng. Các tiêu chuẩn chủ
yếu bao gồm: tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vận hành được áp dụng cho lưu chứa, thu
gom vận chuyển chất thải rắn, củng như quản lý, vận hành, bảo dưỡng các phương tiện. Các
tiêu chuẩn này củng bao gồm các quy định về giảm thiểu và tái chế chất thải.
Tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành liên quan tới việc thu gom chất thải rắn, tiêu chuẩn quy
định rõ các loại hình thùng chứa, các địa điểm thu gom các thùng rác, và cả số lượng củng
như loại chất thải phải thu gom. Trong tiêu chuẩn củng quy định tần suất thu gom (ví dụ một
hoặc hai lần một tuần, tại các khu dân cư) củng như các yêu cầu đối với chính các xe cộ thu
gom. Các tiêu chuẩn củng bao gồm các yêu cầu về tiếng ồn đối với các khung gầm xe tải, các
cơ cấu nén chất thải củng như các yêu cầu đối với các xe tải phanh hơi. Một số khu còn yêu
cầu các xe thu gom rác phải đậy kín trong mọi lúc, trừ lúc chất hoặc dỡ rác. Các khu khác
yêu cầu các xe phải được duy trì trong tình trạng tốt và đêm nào củng phải đổ sạch rác.
Ở nhiều nước, những biện pháp giảm lượng chất thải rắn tạo thành cũng như khuyến khích
việc sử dụng lại các vật liệu được áp dụng thông dụng. Ở Mỹ chẳng hạn, một số bang có luật
bắt buộc cư dân phải ủy thác thu nhặt lại những vật có thể tái chế tại nơi đổ rác bên lề đường.
Một số bang yêu cầu phải phân các chất thải từ các hộ thành các loại khác nhau, trước khi thu
gom.
Chính phủ Pháp quy định phải dùng các vật liệu, nguyên tố hay các nguồn năng lượng nhất
định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật liệu thành phần. Theo đó, đã có
các quy định cấm các cách xử lý nào đó, các hỗn hợp, hoặc các tổ hợp thành phần cũng như
những phương pháp sản xuất nhất định. Chính phủ cũng có thể yêu cầu các nhà chế tạo và
các nhà nhập khẩu sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc giảm bớt sự
thiếu hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần phải tham khảo và thương lượng nhất trí với các
tổ chức nghiệp đoàn trước khi áp đặt các yêu cầu này.

-5-
Ở Triều Tiên, luật khôi phục nhựa phế thải yêu cầu việc tái chế nhựa phế thải phải do các
công ty thích hợp thực hiện.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành cũng chi phối việc chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng
và đóng cửa các phương tiện xử lý chất thải rắn. Ví dụ ở Mỹ, luật bảo tồn và khôi phục tài
nguyên (resourrce conservation and recovery Act - RCRA) cấm các bãi chôn lấp hở, và yêu
cầu phải được nâng cấp đạt tiêu chuẩn các bãi vệ sinh.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng bao gồm các hệ thống phát hiện rò rỉ, giám sát nước ngầm,
những hạn chế về địa điểm và các biện pháp khắc phục. Ở pháp, các tiêu chuẩn kỹ thuật đề
cập tới bố trí mặt bằng địa điểm, cảnh quan, kiểm soát và quản lý nước, quản lý các khí lên
men, kiểm soát nước chảy tới để tránh sự xâm nhập của các chất thải công nghiệp đặc biệt,
cảnh quan và kiểm soát sau đóng bãi.
8.2.2. Các loại giấy phép
Các loại giấy phép được cấp cho các loại phương tiện sử dụng trong chất thải rắn được phê
duyệt để đảm bảo công tác tiêu hủy chất thải rắn được an toàn. Các giấy phép địa điểm chỉ có
thể được cấp, nếu như giấy phép quy hoạch cần có đối với địa điểm này đã có hiệu lực.
Chúng có thể phải tuân theo các điều kiện do các cơ quan quản lý chất thải rắn quy định và
có thể bao gồm các hạng mục như: thời hạn của giấy phép; sự giám sát bởi người giữ giấy
phép; loại và số lượng chất thải, các phương pháp giải quyết chất thải; sự ghi lại thông tin;
các biện pháp đề phòng cần có; những giờ thích hợp cho việc giải quyết chất thải; và các
công việc cần phải hoàn thành trước khi các hoạt động được phép bắt đầu, hoặc trong khi các
hoạt động đó tiếp diễn.
Giấy phép xả thải (cô-ta xả thải): đây là giải pháp được đề xuất làm tăng quá trình tái chế
giấy loại, dầu thải, săm lốp cũ ở Mỹ[15]. Hệ thống này không những yêu cầu đạt tiêu chuẩn
môi trường của các chất thải mà nó còn tạo sự thích ứng linh hoạt cho các nhà sản xuất. Giấy
phép được quyền mua và bán giữa nơi sản xuất có chi phí cho các hoạt động tái chế cao và
nơi có chi phí cho hoạt động tái chế thấp. Những chi phí này bao gồm chi phí cho nguyên
liệu đầu vào đã qua tái chế hoặc chi phí để tái chế phế liệu sau khi xả thải.
8.2.3. Các công cụ kinh tế
1) Các lệ phí: Có 3 loại phí được áp dụng cho việc thu gom và đổ bỏ chất thải rắn: phí người
dùng, phí đổ bỏ và phí sản phẩm.

-6-
Phí người sử dụng dịch vụ (phí người dùng): Phí người dùng được áp dụng phổ biến cho
việc thu gom và xử lý chất thải rắn của các đô thị. Chúng được coi là những khoản tiền phải
trả thông thường cho các dịch vụ đó, rất hiếm khi được coi là biện pháp kích thích. Trong
phần lớn trường hợp, phí được tính toán để trang trải tổng chi phí và không phản ánh những
chi phí biên xã hội của các ảnh hưởng môi trường. Trong một số trường hợp, chính quyền đô
thị đã đặt ra các hệ thống định giá chất thải để cung cấp những khuyến khích liên tục cho các
hộ dân cư giảm thiểu chất thải. Ví dụ, các lệ phí có thể thay đổi theo số thùng rác (ở Seattle,
Washington), củng như hệ thống phí thu theo từng túi rác (ở New Jersey, Pensylvania,
Illinois) đã làm giảm đáng kể việc thu gom rác. Ở Mỹ, một vài cộng đồng đã đặt ra các hệ
thống định giá chất thải rắn để kích thích thường xuyên khiến các hộ gia đình giảm bớt chất
thải. Ví dụ, ở Seattle Washington, “cơ cấu định giá rác thải thay đổi” đã cho dân cư – những
người phải trả phí cho các thùng mà họ nhét đầy rác – những kích thích để họ giảm bớt số
lượng thùng rác mà họ đổ đầy. Khi họ giảm bớt số thùng rác, thì họ được đền đáp bằng một
hóa đơn thu tiền rác ít hơn. Cơ cấu mức phí bao gồm một vài thành phần: mức phí đa hộ,
mức phí cơ bản, (một thùng lít, thu rác hàng tuần chịu chi phí 13,75 USD mỗi tháng, mỗi
thùng 120 lít tăng thêm phải chịu thêm 9 USD); mức phí rác tập trung; mức phí cho các
khách hàng thu nhập thấp, lớn tuổi, tàn tật, mức phí thu gom rác thải tại sân và lề đường (phí
thu gom tại sân lớn hơn 40% so với tại lề đường để khuyến khích hạ thấp chi phí thu gom);
mức phí rác thải đổ thêm (một tích kê rác trả tiền trước giá 5 USD dùng cho rác đổ thêm);
mức phí rác sân; mức phí thùng nhỏ (dịch vụ thùng rác nhỏ 100 lít; 10,7 USD/tháng cho
những ai thải ra ít rác, hoặc có thể tái chế, làm phân ủ phần lớn các rác thải của họ);và thu
gom các vật cồng kềnh. Tháng giêng năm 1989, chương trình Seattle đã được hoàn thành:
lượng rác thu gom hàng tháng vào năm đó đã giảm 30% so với mức năm 1988.
Hệ thống thu gom chất thải rắn ở New Jersey và Pennsylvania minh họa thêm về tính hiệu
quả của hệ thống trả phí theo từng túi rác. Tại High Bridge, New Jersey, mỗi thùng hoặc túi
120 lít đặt ở lề đường để thu gom hàng tuần cần có một tem dán của thành phố (năm 1988,
các hộ đã mua 52 tem dán trị giá 140 USD, còn có các tem dán bổ sung, mỗi băng 10 tem trị
giá 12,5 USD). Kể từ khi áp dụng hệ thống này năm 1988, khối lượng rác cư dân đã giảm đi
25%; khối lượng rác thu gom đã giảm từ 8,5 tấn mỗi ngày xuống còn 6,3 tấn mỗi ngày. Tại
Perkasie, Pensylvania, việc áp dụng phí tính theo túi vào năm 1988 đã giảm được quá nữa
khối lượng rác thải rắn; chi phí đổ rác thải rắn đã giảm từ 30 – 40%. Phần lớn sự giảm bớt

-7-
này là do việc tách riêng và tái chế thủy tinh, giấy và các can nhôm. Tuy nhiên, một kết quả
khác của chương trình này là một số doanh nghiệp địa phương đã phải xích và khóa thùng
rác của họ. Ngoài ra, một số cư dân địa phương đã đốt rác bất hợp pháp trong các lò sưởi của
mình (Anderson et al, 1993).
Dựa trên kinh nghiệm ở Mỹ, tính hiệu quả của việc định giá biên trong việc giảm thiểu khối
lượng chất thải rắn cũng được nâng cao khi các cộng đồng thực hiện các quy trình tái chế đối
với giấy báo, thủy tinh, nhựa và kim loại (Anderson et al. 1989). Các phí dựa trên khối
lượng chất thải được thu gom, song đã nảy sinh các khó khăn liên quan tới chi phí giám sát
cao, bất đồng về cơ sở tính phí, lập hóa đơn.
Các phí đổ bỏ: Các phí đổ bỏ (còn gọi là phí tiêu hủy cuối cùng) là loại phí trực tiếp đánh
vào các chất thải độc hại, hoặc tại các cơ sở sản sỉnh ra hay tại điểm tiêu hủy. Mục tiêu chính
của những phí này là cung cấp cho công nghiệp những kích thích kinh tế để sử dụng các
phương pháp quản lý chất thải như giảm bớt chất thải, tái chế, và đốt là các phương pháp
thân thiện với môi trường hơn là phương pháp chôn rác có nhiều nguy cơ làm ô nhiễm nước
ngầm.
Một số nước áp dụng các chi phí đổ bỏ chất thải. Ở Bỉ, người ta thu phí đổ bỏ chất thải
công nghiệp và đô thị. Phí này phụ thuộc vào loại chất thải và phương pháp xử lý trước khi
đổ. Các chất thải được đốt hay làm phân ủ chịu phí thấp hơn chất thải đổ vào bãi chôn rác. Ở
Đan Mạch, người ta thu phí chất thải rắn từ các hộ dân cư và các hãng công nghiệp. Phí
nhằm khuyến khích việc tái chế, ở một số bang của Mỹ (ví dụ Maryland) đòi hỏi phải nộp
phí đổ bỏ các chất thải khó xử lý như các lốp xe và các dầu nhờn đã sử dụng. Ngoài ra, ở một
số bang còn thu các phí phụ cho các bãi chôn rác, hoặc các thuế đóng cửa để cấp vốn cho
việc giám sát và kiểm soát ô nhiễm, cũng như các hoạt động khôi phục tài nguyên (Bartone
1990).
Các phí sản phẩm: Phần lớn các phí sản phẩm đánh vào chất thải, đã được áp dụng đối với
các bao bì, dầu nhờn, các túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu hại, nguyên vật liệu, các lốp xe và
các nhiên liệu ô tô, không trả lại được. Ví dụ ở Phần Lan, phí đánh vào bao bì đồ uống không
trả lại là tương đối cao. Chúng được áp dụng để hỗ trợ cho sự thành công của hệ thống ký
quỹ - hoàn trả các chai. Tuy nhiên theo báo cáo, thị phần của các chai nhựa không trả lại có
xu hướng tăng cao mặc dầu chịu phí cao. Phí sản phẩm của Pháp đối với dầu nhờn đi kèm
với các quy định về thu gom, cất giữ và đổ bỏ dầu đã sử dụng, là quá thấp tới chức năng pháp

-8-
lý được công bố, đều không có tác động kích thích thực tế. Trên thực tế, các phí sản phẩm tài
trợ một phần cho các biện pháp chính sách được vạch ra để đối phó với các tác động môi
trường tiêu cực của các sản phẩm bị thu phí. Sự thiếu tác động kích thích của chúng nói lên
rằng, những chi phí này, nói chung không đóng góp vào việc chuyển dịch từ các chính sách
cứu chữa sang các chính sách phòng ngừa. Sự tiêu thụ sản phẩm sẽ tiếp diễn trừ phi mức phí
được nâng cao đáng kể hoặc các quy định trực tiếp trở nên nghiêm khắc hơn (OECD 1989).
2) Các khoản trợ cấp: Các khoản trợ cấp được cung cấp cho các cơ quan và khu vực tư
nhân tham gia vào các lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Ví dụ, ở Mỹ, liên bang đã trợ cấp cho
các bang để xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý chất thải rắn, bảo tồn và khôi phục
toàn diện tài nguyên của các bang đó. Chúng cũng được dành cho đào tạo, các công trình
nghiên cứu, dự án trình diễn về khôi phục năng lượng và vật liệu, củng như để lập kế hoạch
đổ bỏ chất thải rắn. Ở Đan Mạch, luật sửa đổi tái sử dụng và giảm thiểu chất thải (1974) cho
phép trợ cấp đối với việc phát triển và lắp đặt công nghệ sản ra ít chất thải hơn, hoặc tái sử
dụng chất thải. Tương tự, luật đổ bỏ và xử lý chất thải của Nhật – quy định rằng nhà nước
phải trợ cấp cho các loại chi tiêu khác nhau của địa phương phù hợp với các điều khoản
chính sách, và các chi tiêu để đổ bỏ các chất thải gây ra những mối nguy hiểm tự nhiên hoặc
các nhân tố khác. Ở Phần Lan, bộ môi trường trợ cấp giảm lãi suất các khoản vay để tài trợ
cho các đầu tư tái chế chất thải.
Một phương cách khác của trợ cấp là cho hưởng ưu đãi về thuế đối với việc phát hành trái
phiếu nhà nước hay chính quyền địa phương, để xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn
hoặc phát triển các nhà máy có khả năng đốt chất thải rắn đô thị để phát nhiệt hoặc điện. Tại
Mỹ, lãi đối với các trái phiếu đô thị này được miễn thuế thu nhập liên bang, cũng như bang.
Tương tự, chính phủ có thể cho công nghiệp tư nhân được hưởng ưu đãi về thuế để khôi phục
tài nguyên. Ví dụ, ở Ba Lan, nếu sử dụng chất thải, các dầu thừa hoặc vật liệu chất lượng
thấp để sản xuất ra một sản phẩm phụ, thì sẽ được giảm 20% thuế thu nhập. Thuế doanh thu
cũng được miễn giảm cho các xí nghiệp bán các sản phẩm làm bằng chất thải thay vì các
nguyên liệu chất lượng cao. Các kích thích khác bao gồm khấu trừ thuế cho các công nghiệp
dùng vật liệu tái chế thay thế một phần nguyên vật liệu, ổn định thị trường vật liệu tái chế
thông qua việc hỗ trợ giá để thành lập các ngân hàng vật liệu; thu nhập được đảm bảo đối với
các xưởng tái chế; và trợ cấp đầu tư, khấu hao nhanh, các khoản vay mềm để khuyến khích
các xí nghiệp tư nhân thực hiện các hoạt động khôi phục tài nguyên.

-9-
3) Các hệ thống ký quỹ - hoàn trả: các hệ thống ký quỹ - hoàn trả biểu hiện mối quan hệ giữa
thuế và trợ cấp. Các loại thuế, phí, lệ phí đặc biệt đối với các khách hàng được thiết kế để
khuyến khích tái chế và ngăn ngừa ô nhiễm. Thí dụ đối với các chai đựng đồ uống, ở Mỹ, 10
bang đã thực hiện ký quỹ bắt buộc đối với các bao bì nước giải khát và bia. Theo Moore và
cộng sự (1989), các bang áp dụng các hệ thống ký quỹ - hoàn trả này (còn gọi là ký quỹ chai)
báo cáo răng 80 – 95% các bao bì ký quỹ, đã được tự nguyện hoàn trả để tái chế. Sự kích
thích kinh tế (5 – 10 cent được trả lại cho một bao bì) đủ để tạo ra được các hành vi mong
muốn. Ở Đan Mạch – bộ trưởng môi trường đã ban hành một lệnh bắt buộc, cho phép bán bia
và nước ngọt trong các chai có thể tái sử dụng mà người dùng phải nộp tiền ký quỹ. Ở Phần
Lan, các hệ thống ký quỹ - hoàn trả đối với bao bì đồ uống rất thành công: số bao bì được
hoàn trả lại là khoảng 90%. Ở Thụy Điển, việc tăng tiền ký quỹ các can bia nhôm gấp đôi, đã
làm tăng tỷ lệ can được trả lại từ 70% đến hơn 80% (OECD 1989).
Ngoài các hệ thống ký quỹ - hoàn trả áp dụng cho các bao bì đồ uống ra, các hệ thống ký
quỹ - hoàn trả còn tỏ ra có hiệu quả trong tái chế các ăcquy ôtô và môtô. Ví dụ ở Na Uy, năm
1978 đã áp dụng ký quỹ - hoàn trả đối với vỏ thân các ôtô con và mini buyt cửa lùa. Theo hệ
thống này, người mua xe mới, phải trả một khoản tiền ký quỹ. Khi xe không còn dùng được
nữa và đưa trả về địa điểm khôi phục chính thức, thì một số tiền lớn hơn sẽ được hoàn trả lại.
Mục tiêu của chương trình này là làm giảm bớt số lượng xe bị vứt bỏ ngoài trời, và khuyến
khích sử dụng lại vật liệu. Số xe được hoàn trả lại khoảng 90 – 99%. Tiền thu nhập được
dùng để hoàn trả và tài trợ cho việc thu gom, vận chuyển và các phương tiện để đập vụn.
Tại Mỹ, luật chung của đảo Rhode quy định hệ thống ký quỹ bắt buộc đối với các ăcquy
ôtô. Mỗi acquy được bán hoặc chào bán, phải ký quỹ 5 USD vào lúc bán. Khoản tiền ký quỹ
này sẽ được miễn trả, nếu một acquy ôtô đã dùng rồi được trả lại cho cửa hàng vào lúc mua;
tiền ký quỹ cũng sẽ được trả lại, nếu như chiếc acquy cũ được trả lại trong vòng 7 ngày kể từ
khi mua mới. Khoản tiền ký quỹ được cửa hàng lưu giữ trong một tài khoản riêng. Vào tháng
7, cửa hàng phải trả lại cho nhà nước 80% tiền ký quỹ mà họ lưu giữ. Hệ thống này được coi
là thành công (Anderson et al. 1989).
Về các bao bì thuốc trừ sâu, bang Maine đã ban hành một luật yêu cầu có một hệ thống ký
quỹ đối với các bao bì thuốc trừ sâu cần sử dụng hạn chế và kiềm chế. Luật này yêu cầu phải
súc rữa 3 lần hoặc phù hợp với yêu cầu của bang kiểm soát thuốc trừ sâu bang Maine, và tạo
ra sự kích thích thông qua hệ thống ký quỹ đối với các bao bì đã súc rữa được trả lại. Mọi

- 10 -
bao bì thuốc trừ sâu cần sử dụng hạn chế và kiềm chế, cần phải được dán tem do bang này
cung cấp. Phí ký quỹ là 5 USD đối với các bao bì có dung tích nhỏ hơn 120 lít và 10 USD
với dung tích từ 120 lít trở lên. Quy định này được áp dụng đối với tất cả các bao bì thuốc trừ
sâu có công dụng hạn chế và kiềm chế, được bán, đổi hàng, hay trao đổi trong phạm vi bang
cũng như được dùng trong bang. Những thương gia thuốc trừ sâu thu phí ký quỹ vào lúc
mua; bang sẽ thu tiền ký quỹ của các bao bì ngoài bang. Tiền ký quỹ sẽ được trả lại cho chủ
khi trả lại các bao bì đã được súc rữa 3 lần. Kể từ khi thông qua luật này, khoảng 13.000 bao
bì đã được trả lại (Anderson et al. 1989).
Trên thực tế, các hệ thống ký quỹ - hoàn trả tỏ ra có hiệu quả hơn là các hệ thống tự nguyện
hoàn trả, bởi lẽ chúng đền đáp cho các hành vi tốt. Theo cách nhìn hành chính, những hệ
thống này là có hiệu quả. Chúng không đòi hỏi giám sát hoặc những sự liên quan khác của
các nhà cầm quyền. Theo hệ thống này, tiền ký quỹ được nộp cho các thương gia để rồi sẽ
được chuyển cho các cơ quan đăng kiểm, sau đó các cơ quan này sẽ hoàn trả lại cho các chủ
xe nào xuất trình giấy chứng nhận đã đập vụn vỏ thân xe. Về hiệu quả của các hệ thống ký
quỹ - hoàn , chưa có đánh giá nào so sánh chi phí của các hệ thống ký quỹ - hoàn trả với chi
phí của các phương pháp thay thế, với các kết quả môi trường tương đương. Song, có thể giả
định rằng, trong một số trường hợp, chi phí thu gom vận chuyển, đốt hoặc đổ rác từ các hộ
dân, vượt quá chi phí của hệ thống ký quỹ - hoàn trả (OECD 1989).
4) Các khuyến khích cưỡng chế thi hành: Việc quy trách nhiệm pháp lý đối với những tổn
hại do ô nhiễm, đã được sử dụng trong lĩnh vực chất thải độc hại. Ở Mỹ, luật đáp ứng, đền bù
trách nhiệm pháp lý môi trường (CERCLA) yêu cầu tất cả “các bên hữu trách tiềm năng”
(tức là những người điều hành công trường chất thải, những người tạo ra chất thải, và bất kỳ
ai tham gia vào việc vận chuyển, xử lý hoặc đổ bỏ các chất thải độc hại) phải chịu trách
nhiệm về những tổn hại gây ra bởi các vụ xã thải chất thải độc hại vào môi trường từ các
công trường chất thải không hoạt động. Phí được thu sẽ bằng với tổn thất sẽ xảy ra; mức phí
có thể được quyết định thông qua dàn xếp hay bởi phán quyết của tòa án. Theo luật, EPA có
thể buộc bên đổ bỏ chất thải tại một địa điểm đặc biệt, phải chịu trách nhiệm về mọi chi phí
gắn với việc dọn sạch địa điểm đó, bất kể là chất thải của bên bị phát hiện đó chiếm bao
nhiêu trong tổng chất thải đổ bỏ tại điểm này, hoặc bất kể hãng này đã lưu ý tới hoạt động đổ
bỏ chất thải ra sao. Chương trình siêu quỹ của EPA cũng đặt ra chiến lược trách nhiệm pháp
lý để đối phó với những tổn thất gây ra cho môi trường trước và sau khi một địa điểm bị phát

- 11 -
hiện và được dọn sạch. Theo các quy định này, các chính quyền liên bang, bang hoặc địa
phương có thể đòi các bên hữu trách, bồi thường bằng đôla cho tài nguyên thiên nhiên bị tổn
thương, bị phá hủy bởi các vụ tràn đổ và xã thải chất thải độc hại. Theo các điều khoản trách
nhiệm pháp lý của siêu quỹ, EPA hoặc các bang chỉ cần xác định được những người gây ô
nhiễm quan trọng nhất, hoặc rõ ràng nhất, rồi sau đó sẽ lập một vụ án pháp lý, như thể những
người gây ô nhiễm này phải chịu trách nhiệm về toàn bộ vấn đề. Không nhất thiết rằng
đương sự phải sở hữu hoặc sử dụng địa điểm ấy, mới có thể bị buộc phải dọn sạch địa điểm
này. Các cơ quan cho các hãng vay tiền để có thể vận hành hoặc sử dụng công trường chất
thải độc hại, cũng có thể phải chịu trách nhiệm (Dower 1990). Quy trách nhiệm pháp lý về
những tổn thất ô nhiễm được coi là có hiệu quả. Vì các trường hợp thực tế đã thực hiện được
những khoản đền bù tổn thất lớn, nên hy vọng rằng công cụ này có thể kích thích tạo ra các
phương thức quản lý chất thải thích hợp.
8.3. CHU TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
8.3.1. Chu trình hoạch định chính sách
Để tiếp cận chính sách trong quản lý chất thải rắn, cần lựa chọn vấn đề ưu tiên đối với chất
thải rắn trong hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, thương mại… dựa trên 4 đặc điểm như sau:
- Gây hại đến sức khỏe con người: Đây là nguyên nhân sâu xa làm tăng xác suất phát sinh
dịch bệnh, làm tăng chi phí khám, điều trị bệnh, làm tăng tỷ lệ tử vong trong cộng đồng.
Chính vì vậy đây là vấn đề được xem như là vấn đề ưu tiên cần giải quyết.
- Gây suy thoái kinh tế: Nguyên nhân làm giảm năng suất lao động được coi là tác động
gây suy thoái kinh tế của rác thải độc hại công nghiệp và bệnh viện. Một lượng lớn các phế
liệu trong hoạt động công nghiệp có khả năng tái chế hoặc được sử dụng lại nếu không được
quản lý hợp lý sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
- Làm mất mát “tiện nghi môi trường”: Tiện nghi môi trường có thể là một cảnh quan thiên
nhiên đẹp do tạo hóa hoặc do con người tạo ra, một khoảng không gian yên tĩnh và trong
lành… Nó mang lại một giá trị về tinh thần và nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Thí
dụ: các bãi chôn lấp chất thải rắn không an toàn và không hợp vệ sinh, lò đốt rác thiết kế
không đúng kỹ thuật, đổ thải không được kiểm soát chặt chẽ sẽ tạo điều kiện làm tăng nguy
cơ phát sinh mùi vị, khí ô nhiễm đối với khu dân cư xung quanh, như vậy các hoạt động này
làm mất tiện nghi môi trường sống của bản thân đô thị.

- 12 -
- Làm suy tàn văn hóa bản địa: Những hoạt động của con người đã làm thay đổi dần những
nếp sống, phong tục tập quán của tổ tiên được tích lũy và truyền lại qua nhiều thế hệ. Nhiều
nét văn hóa cộng đồng đã bị mai một và vĩnh viễn không được biết đến ở thế hệ sau.
Các đề xuất chính sách nhằm vào các giải pháp lựa chọn triển khai cho các vấn đề ưu tiên
trong quản lý rác thải rắn bao gồm:
- Vấn đề giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn với giải pháp tăng cường quá trình tái chế và tái sử
dụng các phế liệu công nghiệp.
- Vấn đề khắc phục những tác động xấu của chất thải đối với môi trường.
- Toàn bộ quá trình đề xuất chính sách được thực hiện theo từng bước trong chu trình hoạch
định chính sách (hình 8.1). Hoạch định chính sách là một quá trình xây dựng và thực thi
chính sách [16].
Quá trình xây dựng chính sách môi trường nhằm trả lời cho câu hỏi “chính phủ phải làm
gì?”, điều này có nghĩa phải:
- Xác định những vấn đề ưu tiên và lập kế hoạch tổng thể
- Phối hợp hành động
- Ban hành chính sách
Thực thi chính sách trả lời câu hỏi: “chính phủ phải làm như thế nào ?”, bao gồm:
- Đáp ứng về tổ chức cơ cấu hành chính
- Khắc phục những yếu kém về kỹ năng
- Tìm kiếm nguồn tài trợ và điều phối ngân quỹ
- Thực hiện sự phân quyền và ủy quyền
- Vận động sự tham gia của cộng đồng địa phương
- Hoàn thiện và bổ sung chính sách
8.3.2. Các bước xây dựng chính sách
- Xác định các vấn đề ưu tiên và lập kế hoạch tổng thể: Một chính sách môi trường tốt quan
trọng hơn là có nhiều chính sách. Do đó việc ưu tiên các vấn đề bức xúc để ra quyết định là
vấn đề hàng đầu. Các cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý chất thải rắn phải lập ra các kế
hoạch thu gom tiêu hủy các loại chất thải rắn phát sinh từ các hộ dân, khu thương mại và
công nghiệp và duyệt lại hay thay đổi các kế hoạch này ở những điểm cần thiết. Ví dụ ở Hà
Lan, mỗi tỉnh đều phải lập ra một kế hoạch quản lý chất thải rắn, trong đó nêu rõ chúng sẽ
được lưu chứa, thu gom, xử lý và sử dụng lại như thế nào, ở đâu và do ai. Ở Anh, kế hoạch

- 13 -
có thể bao gồm các thông tin về: Loại và số lượng chất thải rắn sẽ sản ra hoặc sẽ được mang
tới khu vực trong thời kỳ kế hoạch; cơ quan hữu trách sẽ tiêu hủy loại chất thải nào; dự tính
các người khác sẽ đổ bỏ loại chất thải nào; các phương pháp đổ bỏ; các địa điểm và thiết bị
được cung cấp và chi phí. Các kế hoạch khác có thể bao gồm các biện pháp giảm thiểu, tái sử
dụng và tái chế chất thải. Trên cơ sở kế hoạch đã lập, xác định vấn đề ưu tiên. Ở các nước
đang phát triển, những vấn đề ưu tiên được xác định gồm có:
+ Khắc phục những ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe và năng suất lao động.
+ Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ môi trường theo các vấn đề ưu tiên.
- Phối hợp hành động: Các chính sách dù lớn hay nhỏ đều phải tập hợp rất nhiều người khác
nhau cùng thực hiện, trong đó có cơ quan địa phương, cơ quan đại diện của chính phủ và các
tổ chức quần chúng, để cho các chương trình phát triển và bảo vệ môi trường được gắn kết
với nhau, tránh chồng chéo hay bỏ sót.

Xác định vấn đề


ưu tiên

Kế hoạch Phối hợp


tổng thể hành động

Ban hành chính sách

Tăng cường Tổ chức cơ cấu Tài trợ Phân quyền


năng lực hành chính ngân sách ủy quyền

Sự tham gia của


công chúng

Hoàn thiện, bổ
sung chính sách

Thực hiện tiếp


tục chính sách

Hình 8.1. Chu trình hoạch định chính sách

- 14 -
Việc phối hợp hành động (hay quản lý tổng hợp) cần được tiến hành ngay khi lập kế hoạch.
- Banh hành chính sách: Các quy định không còn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới cần
bãi bỏ và ban hành các quy định mới. Trong trường hợp các bộ luật cũ vẫn còn hiệu lực thì
phải triển khai những quy định chi tiết, nếu không hầu hết các bộ luật cũ chỉ còn là những
nguyên tắc chung. Những điều khoản mới về môi trường cần hòa nhập với các điều khoản
luật pháp hiện hành của nhà nước hay với các bộ luật truyền thống trong nước.
- Đáp ứng về tổ chức về cơ cấu hành chính: Việc hoạch định chính sách thường đi nhanh
hơn khả năng quản lý để phân tích và thực hiện chính sách. Số luật và các văn bản pháp quy
tăng lên gấp bội, dẫn tới hiện tượng là có nhiều quy định trái ngược nhau, vượt ra ngoài khả
năng thực hiện của các cấp chính quyền. Do đó cần cải tổ cách thức quản lý của bộ máy nhà
nước về các vấn đề môi trường. Một bộ máy hành chính phải đảm bảo năm yêu cầu chính:
+ Cơ cấu luật pháp rõ ràng;
+ Cơ cấu hành chính thích hợp;
+ Các kỹ năng về chuyên môn;
+ Ngân sách tương xứng;
+ Phân quyền trách nhiệm.
Việc thành lập một cơ quan hành chính là rất khó khăn, phụ thuộc vào các điều kiện trong
nước , các yếu tố chính trị, khả năng tài chính và nhân lực. Do đó việc dựa vào các cơ quan
hiện có là dễ thực thi nhất. Trên thực tế tổ chức các sự vụ hành chính về môi trường ít quan
trọng hơn so với việc duy trì khả năng điều hành các công việc. Cách sắp xếp tổ chức hợp lý
bao gồm:
- Một tổ chức cao cấp chính thức để hướng dẫn thực hiện chính sách và giám sát.
- Các cơ quan quản lý môi trường thuộc cấp bộ giữ vai trò cung cấp cho các cơ quan trung
ương những ý kiến chuyên môn và giám sát việc thực hiện chính sách môi trường của các bộ.
- Các cơ quan quản lý môi trường khu vực và địa phương đảm nhiệm việc thực hiện và giám
sát ở địa phương và phản hồi thông tin cho chính quyền nhà nước.
- Khắc phục những yếu kém về kỹ năng: đối với nhiều nước đang phát triển, ở tất cả các cấp
trong bộ máy nhà nước thường thiếu cán bộ chuyên môn có trình độ. Trong khi đó ở khu vực
ngoài nhà nước, vẫn có cán bộ có trình độ nhưng không thu hút được vào khu vực nhà nước
do hạn chế tồn tại của chính sách hiện hành. Như vậy muốn quản lý tốt, cần có những chuyên
gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

- 15 -
8.4. Các mối quan hệ về thể chế
Các công cụ pháp lý và kinh tế được lựa chọn để thực hiện các mục tiêu môi trường sẽ có
những mối quan hệ với các cơ quan chức năng phụ trách kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất
thải bao gồm: Các cơ quan chuyên ngành cấp quốc gia như các Bộ Y Tế, Bộ Khoa Học Công
Nghệ và Môi Trường, Bộ Xây Dựng; Các cơ quan chuyên ngành cấp thành phố, tỉnh…
Không có các quy định sẵn có về phân chia trách nhiệm kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất
thải ở các cấp chính quyền. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia đều cố gắng thiết lập sự phân quyền
và ủy quyền cho các cơ quan chức năng. Các hoạt động cần được giao cho các cơ quan tương
ứng của các cấp như sau:
Cấp chính phủ Trung ương: Các cơ quan chuyên ngành như Bộ Khoa Học Công Nghệ và
Môi Trường, Bộ Y Tế… chịu trách nhiệm vạch ra các chính sách kiểm soát ô nhiễm. Các
chức năng điển hình gồm xây dựng và thực hiện việc giám sát các chương trình trên phạm vi
toàn quốc. Bộ giáo dục đào tạo có thể xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cán bộ ở
mọi cấp của chính phủ. Bộ tài chính tham gia vào việc lập ra các nguồn quỹ quốc gia phục vụ
cho các hoạt động cưỡng chế thực thi, kiểm soát môi trường và quản lý chất thải.
Cấp chính quyền thành phố và tỉnh: Các cấp này tham gia vào việc xây dựng tiêu chuẩn
chất lượng môi trường của quốc gia hoặc chủ động xây dựng và duy trì tiêu chuẩn chất lượng
môi trường, tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật cho các phương tiện tiêu hủy chất thải, xây dựng và
thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng về kiểm soát ô nhiễm cấp thành phố, tỉnh.
Cấp thị xã , thị trấn: Chịu trách nhiệm thành lập, vận hành và duy trì các dịch vụ quản lý
chất thải. Các cơ quan đô thị (ví dụ: giao thông công chính, nước cấp hoặc cống rãnh, vệ sinh
môi trường) phải thực hiện đúng các quy định quốc gia và tỉnh, thành; xây dựng các tiêu
chuẩn hoặc các yêu cầu của địa phương và các chiến lược cưỡng chế thực thi liên quan đến
các hệ thống thu gom và đổ nước thải, thoát nước mưa, thu gom, vận chuyển và đổ bỏ các
chất thải rắn và chất thải độc hại. Trong một vài trường hợp, còn đặt ra và thực hiện các phí
người sử dụng hoặc các hệ thống thu hồi các chi phí khác. Ban kế hoạch địa phương sẽ chịu
trách nhiệm về các quy định khoanh vùng và phân chia nhỏ, xem xét và chấp thuận các đơn
xin phát triển.
Các tổ chức phi chính phủ: Ngoài các cơ quan công cộng ra, các tổ chức tư nhân có thể
đóng vai trò đáng kể trong việc đặt ra và buộc thực hiện các công cụ pháp lý và công cụ kinh
tế. Ví dụ: Các nhóm quan tâm tới lợi ích công cộng sẽ tham gia vào xây dựng các tiêu chuẩn

- 16 -
và các thủ tục giám sát, xem xét lại các giấy phép, giám sát các cơ quan công cộng xem họ có
làm đúng các chức trách pháp lý được giao không và khởi kiện các công nghiệp tư nhân và
các cơ quan công cộng vi phạm các yêu cầu môi trường. Ngoài ra, các công ty Bảo hiểm có
thể xây dựng các tiêu chuẩn vận hành để nhận được sự bảo hiểm trách nhiệm, các tổ chức
nghiệp đoàn có thể được yêu cầu tuyên bố xác nhận trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn hoặc
tiến hành các nghiên cứu và triển khai công nghệ được trợ cấp. Các công ty tư nhân hoặc các
tổ chức khác có thể được tham gia vào việc xây dựng tiêu chuẩn, tự giám sát, áp dụng các hệ
thống ký quỹ - hoàn trả và đáp ứng các tiêu chuẩn và các yêu cầu về môi trường liên quan
đến việc cung cấp các dịch vụ đô thị.
Sơ đồ một hệ thống kiểm soát pháp lý điển hình được thể hiện ở hình 8.2.
Pháp luật Phương tiện Cưỡng chế Dịch vụ trợ giúp

Hệ thống quản lý chất thải toàn bộ


Các yếu tố hạt nhân Các yếu tố lựa chọn

1.Định nghĩa

2.Đăng ký hộ phát thải


Các hộ D. Ủy thác giảm
phát thải chất thải
3.Trách nhiệm chăm sóc

B. Bảo hiểm,
4. Đăng ký phương tiện ủy thác
vận tải
Vận tải chất thải A. Hệ thống
(Thu gom, vận bảng kê
5. Kiểm soát nghiệp vụ chuyển)
vận chuyển

6. Kiểm soát vận chuyển Nhập/xuất C. Các kế hoạch


xuyên biên giới chất thải ủy thác

7.Đăng ký phương tiện


hiện hành Phương tiện quản lý chất
thải (cất giữ, chuyển, tái E. Hệ thống
8.Cấp phép chế, xử lý, tiêu hủy) xử lý
các phương tiện

Hình 8.2. Sơ đồ một hệ thống kiểm soát pháp lý điển hình

- 17 -
8.5. NHU CẦU TĂNG CƯỜNG THỂ CHẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Trong phần lớn các nước đang phát triển, các cơ quan ở mọi cấp của chính phủ, chưa lập
được ra các chương trình kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải hữu hiệu có lưu ý tới các
vấn đề riêng biệt của đất nước; các nước này chưa có đủ năng lực để xây dựng và thực hiện
thỏa đáng các tiêu chuẩn, quy định, các hệ thống phí. Sự thực hiện và cưỡng chế thi hành các
công cụ pháp lý và kinh tế bị hạn chế bởi: thiếu tri thức chuyên sâu, vốn và trang thiết bị;
thiếu ý chí chính trị, thiếu sự ủng hộ và tham gia của công chúng; các trách nhiệm thể chế
không rõ ràng, chồng chéo và thiếu phối hợp, thiếu sự quản lý tài chính hữu hiệu để thu các
loại phí. Do vậy để thiết kế và thực hiện các chiến lược kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất
thải, các cơ quan quốc gia, tỉnh và địa phương ở các nước đang phát triển, cần được tăng
cường mạnh mẽ về nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức, và tài chính. Trong một số trường hợp,
cần thành lập thêm các cơ quan, đơn vị môi trường mới trong các cơ quan đang hiện hữu.
8.6 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM
8.6.1. Đường lối chiến lược
Quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam cho rằng công tác quản lý chất thải rắn phải
được xã hội hóa sâu rộng và là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong việc quy hoạch
xây dựng kế hoạch phát triển và quản lý các đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam. Việc
giảm thiểu sự phát sinh chất thải rắn tại nguồn, thu hồi, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn
được coi là quốc sách nhằm giảm bớt gánh nặng cho việc xử lý chất thải tại “cuối đường
ống”, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn ngày càng trở nên khan hiếm ở Việt Nam.
Đóng lệ phí để thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt tại các đô thị là trách nhiệm của mọi
người dân nhằm giảm bớt gánh nặng đối với nguồn ngân sách của nhà nước dành cho việc
quản lý chất thải rắn, đồng thời nâng cao ý thức, nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ
môi trường.
Khuyến khích và đa dạng hóa các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý chất thải. Tất
cả các khâu thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải cần phải được quan
tâm ở mọi cấp chính quyền và phải được thực hiện trên cơ sở một khung pháp lý đồng bộ về
luật pháp, tổ chức, kinh tế, tài chính…
Mục tiêu tổng quát của chiến lược: Hình thành một hệ thống đồng bộ các yếu tố về chính
sách, luật pháp, thể chế tổ chức, quy hoạch, kế hoạch, công nghệ, kỹ thuât… để quản lý có
hiệu quả các loại chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam nhằm

- 18 -
kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của đất nước
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quản lý nhà nước về chất thải rắn: Công tác quản lý chất thải rắn phải được thực hiện dựa
trên nền tảng một khung pháp lý đồng bộ. Ngoài luật bảo vệ môi trường , cần thiết phải có
các văn bản pháp quy riêng cho lĩnh vực chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp với tiêu chí
chung là phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, tương thích với các luật đã ban hành và
không trái với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn.
Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về chất thải rắn trong phạm vi cả nước. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ
khoa học công nghệ và môi trường thực hiện việc quản lý chất thải rắn trong ngành các cơ
sở thuộc quyền quản lý trực tiếp.
Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND), thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về chất thải rắn tại địa phương.
Sở khoa học công nghệ và môi trường phối hợp với ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh,
chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý chất
thải rắn ở địa phương.
8.6.2. Chính sách quản lý chất thải rắn
Chính sách quản lý chất thải rắn khu đô thị và khu công nghiệp sẽ được xây dựng đồng bộ
với các công cụ kinh tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi từ ép buộc sang khuyến khích. Những
định hướng lớn về chính sách quản lý chất thải rắn nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung
gồm:
- Khuyến khích về thuế dưới dạng trợ cấp đầu tư cho các cơ sở sản xuất công nghiệp chấp
nhận chuyển đổi hoặc áp dụng công nghệ sản xuất sạch, không phát sinh hoặc phát sinh ít
chất thải. Khoản trợ cấp này được tính theo tỷ lệ % trên tổng chi phí đầu tư để thay đổi quy
trình sản xuất hoặc thay đổi quy trình công nghệ sạch với các thiết bị kiễm soát ô nhiễm hiệu
suất cao. Chỉ cho phép đi vào hoạt động các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất khi đã có
các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu được các cơ quan có thẩm quyền phe duyệt. Các
nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đến cùng đối với các chất thải phát sinh, nhất là chất thải
nguy hại và chất thải rắn không phân hủy được.

- 19 -
- Khuyến khích thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã và
cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử
lý chất thải rắn. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về tài chính đã được quy định trong luật
khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Riêng các doanh nghiệp xử lý chất thải rắn cần có
trợ giúp từ ngân sách, vì đây là công việc bắt buộc phải tiến hành, ít có khả năng sinh lợi và
chi phí đầu tư ban đầu rất lớn.
- Công nhân trực tiếp làm việc trong các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn phải
được xếp ở ngành lao động nặng và độc hại, từ đó chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ
lao động phải được xây dựng cho phù hợp.
- Coi việc thu nhặt phế thải như một ngành nghề. Xét về tổng thể thì những người thu nhặt
phế thải là rất có lợi cho công tác quản lý chất thải rắn vì họ thu hồi được tỷ lệ lớn chất thải
rắn để đưa vào tái chế và tái sử dụng, vì vậy lực lượng thu nhặt phế thải cần được tổ chức và
quản lý.
- Kiên quyết xử lý các vi phạm Luật Bảo vệ môi trường , quy chế, quy tắc vệ sinh đô thị, có
chế độ khen thưởng và xử phạt thích đáng.
8.6.3. Các giải pháp để thực hiện chiến lược
1) Xây dựng đồng bộ các văn bản pháp quy: Vấn đề được ưu tiên hàng đầu là rà soát và ban
hành đồng bộ các văn bản dưới luật về quản lý chất thải rắn, đảm bảo nâng cao hiệu lực của
Luật Bảo vệ môi trường. Trước mắt Bộ Khoa học công nghệ và môi trường phối hợp với các
cơ quan chức năng để thực hiện “quy chế quản lý chất thải rắn” và “quy chế quản lý chất thải
nguy hại” nhằm cụ thể hóa các điều trong Luật bảo vệ môi trường đã quy định về chất thải
rắn và chất thải nguy hại. Đây là hai văn bản dưới luật bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải
thi hành và làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường.
Bộ Xây dựng nghiên cứu và ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về việc lựa chọn và thiết kế bãi
chôn lấp hợp vệ sinh. Đưa chỉ tiêu sử dụng đất cho xử lý chất thải rắn vào trong tiêu chuẩn
quy hoạch đô thị (khoảng 0,6 – 1m2/người, trong 10 năm). Về lâu dài, cần thiết phải xây
dựng Luật về quản lý chất thải rắn.
2) Giải pháp về tài chính: Tổng nhu cầu vốn đầu tư ban đầu cho thiết bị, xây dựng và lắp
đặt, kiến thiết cơ bản khác và đào tạo, nhằm đạt được các mục tiêu của chiến lược đã đề ra
cho từng giai đoạn như sau:

- 20 -
- Giai đoạn đến năm 2010 : 8.630 tỷ đồng
- Giai đoạn từ năm 2011 ÷ 2020 : 21.200 tỷ đồng (giá năm 1998)
Ngoài vốn đầu tư ban đầu, trong giai đoạn tới năm 2005 hàng năm ngân sách phải cấp cho
chi phí hoạt động của công tác quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp trên toàn quốc
bình quân là 250 – 300 tỷ đồng/năm. Bắt đầu từ năm 2005, nếu phí vệ sinh được tính đúng
theo chi phí thực và tỷ lệ thu phí đạt 80 – 90% thì quản lý chất thải rắn có thể tự cân đối được
50 – 60% tổng chi phí hoạt động. Đối với các nguồn thu ngân sách trong phạm vi phân cấp
bao gồm: thuế và phí, chính quyền đô thị phải tìm kiếm các biện pháp thu đúng, thu đủ trong
phạm vi nhiệm vụ được giao. Xác định rõ khung giá cho phí vệ sinh và khung giá cho các
hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Từng bước cân đối thu chi trong việc thu
gom, vận chuyển. Trên cơ sở tính đúng và tính đủ mọi chi phí, để từ đó xác định mức thu phí
vệ sinh. Phí vệ sinh sẽ được điều chỉnh theo từng giai đoạn phù hợp với thu nhập bình quân
của người dân. Với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cần thiết phải tính đủ các chi phí
ngoại lai dưới dạng phí như phí ô nhiễm môi trường.
8.6.4. Thiết lập hệ thống quan trắc, phân tích môi trường quốc gia
Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói
riêng, một trong những điều kiện quan trọng là phải có đầy đủ thông tin. Những thông tin này
phải có độ tin cậy, chính xác để có thể so sánh được theo thời gian và không gian. Việc quan
trắc môi trường là quá trình quan sát và đo đạc thường xuyên theo các mục tiêu xác định một
hoặc nhiều chỉ tiêu về tình trạng vật lý, hóa học, thành phần … của yếu tố môi trường.
Bộ khoa học công nghệ và môi trường cần thiết lập một hệ thống quan trắc và phân tích
môi trường trong toàn quốc, trong đó có quan trắc chất thải rắn. các thông số quan trắc về
chất thải rắn gồm: tổng lượng chất thải rắn phát thải của mỗi đô thị và khu công nghiệp, tổng
lượng thu gom được, tổng lượng chất thải nguy hại. Riêng với các thành phố và khu công
nghiệp lớn, tiến hành phân tích chất thải rắn theo tỷ lệ % trọng lượng các thành phần cơ bản.
Xây dựng hệ thống lưu trữ và trao đổi thông tin tự động hóa bao gồm tất cả các trạm của
mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia.
Kết quả hoạt động của mạng lưới quan trắc và phân tích môi trường sẽ giúp cho các cấp
quản lý có cơ sở đề ra được những biện pháp tối ưu nhằm quản lý chất thải rắn một cách có
hiệu quả.

- 21 -
8.6.5. Nâng cao nhận thức của cộng đồng
Thường xuyên nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa
vụ và quyền hạn đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, bằng cách:
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm phát động phong trào toàn
dân thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và chỉ thị: “tăng cường công tác bảo vệ môi trường
trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào: xanh
– sạch – đẹp, tuần lễ nước sạch, vệ sinh môi trường, phong trào phụ nữ không vứt rác ra
đường và chiến dịch làm sạch thế giới.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp thông qua đội ngũ những người tình nguyện
đến từng đoàn viên, hội viên, từng hộ gia đình và vận động toàn dân thực hiện Luật Bảo vệ
môi trường.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần
chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới
trong tập thể cư dân ở đô thị và các khu công nghiệp.
- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện
nghe, nhìn của các tổ chức quần chúng như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Tổng liên đoàn
lao động, Hội nông dân… và của địa phương để tạo ra dư luận xã hội khuyến khích, cổ vũ
các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với các ngành liên quan và các chuyên gia để xuất bản và phổ biến sâu rộng các
tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn bảo vệ môi trường nói chung, quản lý chất thải rắn nói riêng,
cho phù hợp với từng đối tượng và từng địa phương.
8.6.6.Giáo dục và đào tạo nhận thức
Giáo dục theo 4 vấn đề lớn:
- Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng;
- Giáo dục môi trường ở các cấp học mầm non, phổ thông, đại học và sau đại học;
- Huấn luyện, đào tạo phục vụ công tác quản lý chất thải rắn;
- Các hoạt động phong trào mang tính tuyên truyền giáo dục.
Quản lý chất thải rắn phải là một phần trong chương trình giảng dạy môi trường đang được
kiến nghị đưa vào khuôn khổ giáo dục hiện hành. Những chương trình như vậy đang là xu
thế ở nhiều nước dưới khẩu hiệu chung: “môi trường sẽ phải được an toàn hơn trong tay của

- 22 -
thế hệ tương lai”. Việc nâng cao kiến thức trong lĩnh vực cấp bách này, phụ thuộc phần lớn
vào việc đào tạo tại chức cán bộ thông qua:
- Đào tạo chuyên sâu về quản lý bằng các khóa học trong nước;
- Đào tạo ở nước ngoài thông qua các học bổng, tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế…
để nắm bắt kiến thức và kỹ thuật từ các nước.
- Trao đổi chuyên gia để học tập kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ.
Tăng cường hợp tác quốc tế, thiết lập các mối quan hệ và tham gia tích cực vào các hoạt
động quốc tế để trao đổi thông tin trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, tìm kiếm sự trợ giúp
trong việc thu nhập, xử lý, phân tích, lưu giữ các số liệu (ngân hàng dữ liệu) làm cơ sở cho
việc hoạch định các kế hoạch tổng thể về quản lý chất thải rắn của từng đô thị.

- 23 -

You might also like