You are on page 1of 260

Chương 1: Giới thiệu

Tóm tắt
Khái niệm rác là một sản phẩm phụ, chất thải từ hoạt động con người và những vấn đề
liên quan đến rác thải đang được tranh luận rất nhiều thời gian gần đây. Dựa trên những
tranh luận này, các mục tiêu môi trường liên quan đến quản lý rác thải ra đời. Các cách
tiếp cận để đạt các mục tiêu môi trường trong thời gian gần đây chủ yếu dựa vào pháp
luật, mang tính chất “cuối đường ống” về mặt chiến lược. Các nguyên tắc và các khó
khăn của luật pháp hiện hành cũng được đưa ra thảo luận. Một cách tiếp cận mới, quản
lý kết hợp, được giới thiệu làm chủ đề cơ bản của cuốn sách này.

1.1 Rác là gì
Các định nghĩa về “rác” luôn luôn nói đến sự thiếu hữu dụng hay thiếu giá trị của loại
chất thải này hay đôi khi còn gọi là những “phần thừa vô dụng”. “Rác” là chất thải ra từ
hoạt động con người. Về mặt lý học, nó cũng chứa các vật chất giống như các sản phẩm
hữu dụng. Nó chỉ khác các sản phẩm hữu dụng ở chỗ nó không mang giá trị. Do đó, cách
cơ bản để giải quyết vấn đề rác là lấy lại giá trị cho nó. Trong nhiều trường hợp, tính
“thiếu giá trị” liên quan đến thành phần tạp hoặc không được biết đến của rác. Tách các
thành phần trong rác sẽ làm tăng giá trị của nó nếu như các thành phần đó vẫn còn sử
dụng được. Định nghĩa chính xác Rác là gì và Rác không là gì không chỉ là mối quan tâm
về mặt khoa học. Nó sẽ quyết định thành phần nào trong rác sẽ cần phải được tăng cường
quản lý về mặt pháp lý và thành phần nào không cần thiết.
Rác có thể được phân loại bằng nhiều cách: bằng tính chất vật lý (rắn, lỏng, khí) và công
dụng (rác bao bì, thực phẩm); bằng vật liệu (thủy tinh, giấy...); bằng hình thức xử lý (có
thể đốt, có thể làm phân bón, có thể tái chế); bằng nguồn gốc (sinh hoạt, thương mại,
nông nghiệp, công nghiệp..) hay bằng cấp độ an toàn (độc hại và không độc hại). Cuốn
sách này chỉ tập trung vào quản lý rác thải sinh hoạt và thương mại. Đây chỉ là một phần
nhỏ trong tổng số các loại chất thải rắn. Mỗi năm, các quốc gia công nghiệp thải ra trên
năm tỉ tấn chất thải rắn gồm rác sinh hoạt, thương mại và công nghiệp.
Có lý do khi đề cập đến rác thải sinh hoạt và thương mại. Thứ nhất, vấn đề quản lý chất
thải đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Thứ hai, rác thải sinh hoạt, về mặt tự nhiên
là một trong những nguồn khó quản lý hiệu quả nhất. Rác sinh hoạt bao gồm nhiều thành

1 http://www.ebook.edu.vn
phần (thủy tinh, kim loại, giấy, nhựa, và chất hữu cơ) trộn lẫn vào nhau, trong đó mỗi
thành phần chiếm một số lượng nhỏ. Thành phần rác thải sinh hoạt cũng đa dạng tùy
thuộc vào sự khác biệt giữa các mùa trong năm và vị trí địa lý giữa các quốc gia, và giữa
nông thôn và thành thị.
Trái lại, rác thải thương mại, công nghiệp và các nguồn khác có xu hướng thuần nhất
hơn, trong đó số lượng từng thành phần cũng nhiều hơn. Như vậy, nếu như một hệ thống
được thiết kế để quản lý hiệu quả các thành phần trong rác sinh hoạt, hệ thống đó có thể
được áp dụng trong quản lý các nguồn rác thải khác. Nói cụ thể hơn, trong những chương
sau, một hệ thống thu gom, phân loại và quản lý rác sinh hoạt có thể chấp nhận các nguồn
rác tương tự.
Như vậy, mặc dù cuốn sách này cơ bản đề cập các loại rác thải sinh hoạt, nó có thể áp
dụng đối với tất cả các lãnh vực quản lý chất thải rắn.

2 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 1.1. RAÙC THAÛI: VAØI KHÁI NIỆM QUAN TROÏNG

1. Moái quan heä giöõa raùc thaûi vaø giaù trò


Tieâu thuï hoặc sử dụng ï

Sản phẩm Rác thải


hữu dụng

Khôi phục giaù trò

2. Moái quan heä giöõa giaù trò vaø söï pha troän

1
Giaù trò = f
Möùc ñoä pha trộn

3. Caùc phaân loïai raùc thaûi

Theo: - tính chất vật lýù


- công dụng
- loại vật lieäu
- hình thức xử lý
- nguoàn goác
- möùc an toøan

3 http://www.ebook.edu.vn
1.2 Các mối quan ngại về môi trường.
Từ lâu nay, sức khỏe và sự an toàn là những vấn đề quan tâm chính trong quản lý rác
thải. Hiện nay, xã hội đặt ra yêu cầu cao hơn nữa: bên cạnh yếu tố an toàn, quản lý rác
thải cũng cần quan tâm đến những tác động rộng hơn lên môi trường. Các mối quan tâm
về môi trường đối với quản lý chất thải có thể được chia thành 2 lãnh vực chủ yếu: bảo
tồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
1.2.1 Bảo tồn tài nguyên
Vào năm 1972, cuốn sách bán chạy nhất Limits to growth (Những giới hạn của phát triển)
(Meadows et al., 1972) được xuất bản. Nó tranh luận rằng tỉ lệ sử dụng tài nguyên không
tái sinh và các nguồn năng lượng có thể sẽ không tiếp tục một cách vô tận. Hai mươi năm
sau, cuốn tiếp theo, Beyond the limits (Bên kia những giới hạn) (Meadows et al., 1992)
cũng đề cập về vấn đề tương tự, nhưng với sự khẩn trương hơn. Nguyên liệu đang được
khai thác với tốc độ nhanh hơn tốc độ tái tạo tự nhiên hay tốc độ tìm ra các nguồn thay
thế. Kết quả là, tương lai của hành tinh nằm trong khái niệm phát triển bền vững. Khái
niệm này được định nghĩa trong Báo cáo Brundtland “Our Common Future” (Tương lai
chung của chúng ta) (WCED, 1987) như sau: “(đó là) sự phát triển đáp ứng nhu cầu của
thế hệ hiện tại mà không làm giảm đi khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai” Sự
Bền vững đòi hỏi tài nguyên thiên nhiên phải được quản lý và nếu có thể, bảo tồn hiệu
quả.
Tạo ra và thải nhiều rác được xem như lãng phí tài nguyên của trái đất. Chôn rác vào hố
có vẻ như quản lý tài nguyên không hiệu quả. Tuy nhiên, cần nhớ rằng dù trái đất là hệ
thống mở đối với năng lượng, trước tiên nó là hệ thống đóng đối với nguyên liệu. Dù
nguyên liệu có thể được di chuyển vòng quanh, sử dụng, thải ra hay cô đặc, tổng số lượng
nguyên liệu của trái đất vẫn giữ nguyên (trừ những nguyên tố phóng xạ không ổn định).
Thật vậy, lượng nguyên liệu hữu dụng trong các bãi chôn lấp cao hơn trong các mỏ
quặng nguyên liệu thô. Rồi đến một ngày người ta sẽ đào xới khai thác các bãi chôn lấp
như đã xảy ra ở một số nước. Như thế việc chôn lấp được xem như tích lũy tài nguyên
hơn là thải bỏ. Nhưng đó có phải là cách quản lý tài nguyên hiệu quả?
1.2.2 Sự ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm thật sự hay tiềm năng là cơ sở cho các quan ngại nhất hiện nay về môi trường.
Từ trước đến nay, môi trường được xem như bể chứa chất thải do con người tạo ra.

4 http://www.ebook.edu.vn
Nguyên vật liệu đã được thải vào khí quyển hay nguồn nước hay bỏ vào các bãi chôn lấp
và được phép pha loãng và khuếch tán. Ở mức độ ô nhiễm thấp, các qui trình sinh học và
hóa-địa tự nhiên xử lý các dòng thải này mà không gây ra những thay đổi về điều kiện
môi trường. Tuy nhiên , khi mức độ thải cao hơn do tăng dân số và hoạt động con người,
các qui trình xử lý tự nhiên không đủ khả năng ngăn chặn những thay đổi môi trường.
Trong những trường hợp ô nhiễm nghiêm trọng (sông, kênh rạch) các qui trình tự nhiên
hoàn toàn sụp đổ dẫn đến những biến đổi lớn về chất lượng môi trường.
Cũng như nguyên liệu không phải là vô hạn, môi trường không phải là bể chứa chất thải
vô tận. Các diều kiện môi trường xuống cấp do con người gây ra ngày nào đó sẽ quay lại
ám ảnh xã hội loài người. Kết quả là ngày càng có nhiều người ý thức hơn về vấn đề
không xem môi trường là bể chứa chất thải của xã hội và là yếu tố đứng ngoài, nhưng là
thành phần của hệ sinh thái toàn cầu cần phải quản lý hiệu quả và cẩn trọng.
Ở cấp địa phương, người ta bắt đầu quan ngại về các kỹ thuật xử lý chất thải được giới
thiệu. Các nhà máy đốt rác tạo nỗi lo về mức độ phát thải nói chung, và lượng dioxin nói
riêng. Tương tự, các bãi chôn lấp đang tạo ra các khí từ bãi. Mức độ toàn cầu có tiềm
năng sự ấm toàn cầu. Rủi ro về vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngầm do nước rỉ từ bãi rác
cũng đang được quan tâm. Các vấn đề môi trường địa phương đang tạo ra nhiều áp lực
cho các nhà lập kế hoạch quản lý rác đô thị.

1.3 Những cách tiếp cận hiện nay: pháp lý


Trong những quốc gia phát triển, quản lý rác thải trước đây dựa vào luật pháp. Các công
cụ pháp lý chủ yếu tập trung hai lãnh vực: các qui định “cuối đường ống” và các mục tiêu
chiến lược.
1.3.1 Các qui định “cuối đường ống”:
Đây là những qui định về kỹ thuật và liên quan đến các qui trình trong xử lý và thải bỏ
rác. Ví dụ như những qui định về sự xả khí thải đối với các nhà máy đốt rác . Những nội
qui như vậy có thể được đặt ra ở cấp quốc gia hay cấp quốc tế. Sự phát thải ở các nhà
máy đốt rác là tâm điểm của 2 luật hướng dẫn (directives) ở Cộng đồng Châu Âu
(89/369/EEC và 89/429/EEC). Cần thiết có những qui định để đảm bảo sự hoạt động an
toàn trong qui trình xử lý rác thải và dù sử dụng các công nghệ mới nhất, các qui định
“cuối đường ống” không dẫn đến những thay đổi lớn trong quản lý rác.

5 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 1.2. THÖÛ THAÙCH CUÛA QUAÛN LYÙ CHAÁT THAÛI RAÉN

Hoaït Chaát thaûi


ñoäng cuûa raén
con ngöôøi

NHÖNG

Thaùi ñoä thoâng thöôøng:

- mieãn laø khoâng naèm trong vöôøn nhaø


toâi

- mieãn laø khoâng phaûi trong nhiệm kỳ


của toâi

- hoaøn toaøn khoâng xaây döïng vaøo baát


cöù luùc naøo, baát cöù ai

SÖÏ PHAÛN ÖÙNG LAÏI

MOÄT CHIEÁN LÖÔÏC TOÅNG QUAÙT NHAÈM GIAÛM


TAÙC ÑOÄNG MOÂI TRÖÔØNG

Giaûm löôïng raùc thaûi ra


Quaûn lyù rác không thể traùnh ñöôïc

6 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 1.3 NHÖÕNG CAÛI THIEÄN MOÂI TRÖÔØNG ÑAÏT ÑÖÔÏC TRONG QUAÛN LYÙ CHAÁT THAÛI RAÉN

1. Tiếp cận riêng biệt (bolt-on)

Trôû thaønh
Raùc +

Heä Thoáng Hieän Thôøi Heä Thoáng 1 Heä Thoáng 2


(Bolted-on)
?

Coù khaû naêng xaûy ra: chi phí cao hôn


taùc ñoäng voøng ñôøi lôùn hôn ngay caû khi nguyeân lieäu ñöôïc tái chế hay làm phaân

2. Tiếp cận toàng chaát löôïng


Söû duïng caùc nguoàn löïc
cuûa Heä Thoáng hieän thôøi
Raùc nhö:

söùc ngöôøi, tieàn baïc, coâng


cuï, aùp duïng ñeå ñaït ñöôïc
nhöõng muïc tieâu môùi
Heä Thoáng hieän thôøi Heä Thoáng Môùi

Seõ xaûy ra: moät söï caûi thieän taùc ñoäng voøng ñôøi theo ñònh nghóa
với nhöõng chi phí phuï troäi thaáp nhaát

7 http://www.ebook.edu.vn
Giaù trò töø haøng hoùa
vaø dòch vuï NHIEÀU HÔN

COÂNG NGHIEÄP
vôùi

Nguyeân lieäu Chaát thaûi


+ ÍT HÔN
Naêng löôïng Raùc
(a)

Giaù trò töø saûn phaåm


ñöôïc khoâi phuïc NHIEÀU HÔN

COÂNG NGHIEÄP QUẢN


LÝ CHẤT THẢI vôùi

raùc Chaát thaûi


ÍT HÔN
Naêng löôïng,
khoâng gian
(b)

Hình 1.1 ‘nhieàu hôn vôùi ít hôn’ vaø phát triển bền vững.
(a) Söï phaùt trieån bền vững. Baùo caùo Brundland veà Söï Phaùt Trieån Bền Vững (WECD, 1987) ñaõ giôùi
thieäu khaùi nieäm veà ‘nhieàu hôn vaø ít hôn’, chaúng haïn nhu caàu saûn xuaát nhieàu giaù trò hôn töø haøng
hoaù vaø dòch vuï vôùi ít nguyeân lieäu thoâ vaø naêng löôïng tieâu hao hôn, vôùi ít chaát thaûi sinh ra hôn.
(b) Quaûn lyù chaát thaûi bền vững hay coøn ñöôïc goïi laø ‘nhieàu hôn vôùi ít hôn’, chaúng haïn nhieàu saûn
phaåm coù giaù trò hôn ñöôïc khoâi phuïc töø chaát thaûi vôùi ít naêng löôïng, ít tieâu hao khoâng gian vaø ít
chaát thaûi hôn.

8 http://www.ebook.edu.vn
1.3.2 Các mục tiêu chiến lược:
Các chiến lược đang được sử dụng nhiều hơn để xác định những phương cách rác thải sẽ
được xử lý trong tương lai. Ở các nước Đức, Hà Lan và Anh đã có các luật và hướng dẫn
cho các giải pháp quản lý rác thải (chủ yếu là tái chế). Ở cấp khu vực Cộng đồng Châu
Âu, các Bộ luật (Directive) về quản lý CTRĐT đã được xây dựng.

1.4 Chi phí kinh tế của việc cải thiện môi trường
Những cải thiện môi trường đối với các phương pháp loại bỏ chất thải nên được hoan
nghênh, khi chúng được bảo vệ một cách khoa học. Dù sao những cải thiện thường kết
hợp với những chi phí kinh tế. Điều này luôn đúng với giải pháp cuối-đường-ống khi lắp
đặt công nghệ mới làm sạch những phát tán theo sau những kiểm soát nghiêm ngặt
thường xuyên. Nó cũng có thể đúng với những giải pháp chiến lược giảm tác động môi
trường trong quản lý chất thải, như là việc tái chế. Xem các chương trình ‘Hộp Xanh’ mà
đã được giới thiệu cho việc thu gom lề đường các nguyên liệu tái chế được ở nhiều nơi ở
Bắc Mỹ, và gần đây ở Sheffield và Adur, Anh , hay hệ thống song song (Dual) đang hoạt
động ở Đức với các nguyên liệu đóng gói làm những ví dụ. Trong khi những hệ thống
này có thể thu gom số lượng lớn nguyên liệu chất lượng cao, các chương trình thu gom
hoạt động song song với việc thu gom rác gia đình. Hai xe sẽ đến trước từng nhà, thay vì
chỉ một xe như trước đây. Những hệ thống này, cùng với việc thu gom các chất thải còn
lại, chắc chắn sẽ tăng chi phí. Việc cân bằng thỏa hiệp giữa chi phí kinh tế và tác động
môi trường đã được xem như một trở ngại đối với những cải thiện môi trường trong việc
quản lý chất thải.
Gộp vào các chi phí môi trường bên ngoài. Các chi phí môi trường và xã hội để loại bỏ
rác thải về mặt lịch sử đã được xem là những chi phí bên ngoài. Thí dụ, các ảnh hưởng
của việc phát tán do đốt rác, hay việc rò rĩ nước rác và khí thoát ra từ những bãi rác
không được xem như phần chi phí của những phương pháp loại rác này. Tuy nhiên gần
đây hơn, khi các quy định về phát tán trở nên chặt chẽ hơn, các chi phí để kiểm soát phát
tán đã được đưa vào chi phí loại bỏ rác. Tương tự, khi luật pháp (ví dụ Luật Bảo Vệ Môi
Trường tại Anh, 1990) đòi hỏi giám sát các khu đổ rác thải sau khi đã đóng cửa, và việc
cung cấp các hợp đồng bảo hiểm để đền bù các vấn đề môi trường có thể xảy ra trong
tương lai, chi phí thật cho từng giải pháp quản lý rác thải trở nên rõ ràng. Với những điều

9 http://www.ebook.edu.vn
kiện như thế, các chọn lựa quản lý rác thải với các tác động môi trường thấp hơn đã có vẽ
đắt hơn và có thể trở nên bền vững về mặt kinh tế.
Xây dựng các mục tiêu môi trường trong hệ thống quản lý rác thải. Một hệ thống bổ sung
hay một giải pháp cuối-đường-ống sẽ đòi hỏi các chi phí phụ. Một hệ thống kết hợp có
thể xử lý tất cả các nguyên liệu trong dòng rác thải. Một hệ thống kết hợp dựa-trên-
nguyên-liệu cho phép thu gom hiệu quả và quản lý rác thải từ nhiều nguồn khác nhau.
Mục tiêu chất lượng sẽ tối thiểu hóa các tác động môi trường của cả hệ thống quản lý rác
thải, trong khi giữ các chi phí kinh tế ở một mức chấp nhận được. Định nghĩa chấp nhận
được sẽ thay đổi tùy theo nhóm quan tâm, và với không gian, nhưng nếu chi phí nhỏ hay
không nhiều hơn chi phí hiện hữu, nó sẽ được chấp nhận nhiều nhất.

1.5 Một tiếp cận kết hợp để quản lý chất thải rắn
Mục đích của cuốn sách này là đề nghị một phương pháp kết hợp để quản lý chất thải rắn
mà có thể đạt được tính bền vững cả về kinh tế và môi trường. Rõ ràng là không có một
phương pháp xử lý rác đơn lẽ nào có thể xử lý tất cả nguyên liệu trong rác thải một cách
bền vững môi trường. Lý tưởng là cần có nhiều giải pháp quản lý để chọn lựa. Việc sử
dụng các giải pháp khác nhau như việc ủ phân hay phục hồi nguyên liệu cũng sẽ tùy
thuộc vào việc thu gom và hệ thống phân loại được sử dụng. Do đó, bất kỳ hệ thống quản
lý rác thải nào cũng cần tập hợp nhiều quy trình liên quan lẫn nhau và kết hợp với nhau.
Thay vì tập trung hay so sánh các giải pháp riêng lẽ, cần thử nghiệm để tổng hợp các hệ
thống quản lý rác thải mà có thể xử lý cả dòng rác thải, và sau đó so sánh các hoạt động
chung của chúng trong phạm vi kinh tế và môi trường.

10 http://www.ebook.edu.vn
Chương 2: Quản lý chất thải rắn kết hợp
Tóm tắt
Chương này thảo luận các nhu cầu của xã hội: ít rác thải hơn. Một hệ thống quản lý rác
thải cần được bền vững cả về kinh tế và môi trường và có khả năng được kết hợp, được
định hướng thị trường, linh hoạt và được điều hành trên một quy mô khu vực. Thang các
giải pháp quản lý rác thải được trình bày nghiêm túc và dựa vào đó có thể đánh giá các
tác động môi trường chung và các chi phí kinh tế của cả hệ thống.

2.1 Các yêu cầu cơ bản


Rác thải là một sản phẩm không tránh được của xã hội; quản lý rác thải hiệu quả hơn là
một nhu cầu xã hội cần chú tâm. Để xử lý rác thải, có hai yêu cầu căn bản: ít rác thải hơn,
và sau đó là một hệ thống hiệu quả để quản lý rác thải vẫn được sản xuất
2.1.1 Ít rác thải hơn
Báo cáo Brundtland của Liên Hiệp Quốc ‘Tương Lai Chung của Chúng Ta’
(WCED,1987) rõ ràng đã chỉ ra rằng phát triển bền vững sẽ chỉ có được nếu xã hội nói
chung, và trong công nghiệp nói riêng, học cách sản xuất “nhiều hơn với ít hơn”; nhiều
hàng hóa và dịch vụ hơn với ít sử dụng tài nguyên của thế giới hơn (bao gồm năng lượng)
và ít ô nhiễm và rác thải hơn.
Trong thời đại của sự ‘bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xanh’ (Elkington và
Hailes, 1988), khái niệm ‘nhiều hơn với ít hơn’ đã được áp dụng mà từ đó lần lượt sinh ra
những sản phẩm cô đặc, nhẹ và bao bì giữ lại được (Hindle et al., 1993; IGD, 1994). Việc
sản xuất cũng như thay đổi sản phẩm đã được giới thiệu khi nhiều công ty sử dụng kỹ
thuật tái chế nguyên liệu hay phục hồi năng lượng tại chỗ, cũng là một phần của các
chương trình tối thiểu hóa chất thải rắn.
Tất cả những phương pháp trên giúp giảm số lượng chất thải rắn, dù thuộc về
công nghiệp, thương mại hay sinh hoạt. Về bản chất, đó là những cải tiến hiệu quả, trong
phạm vi tiêu thụ nguyên liệu hay năng lượng. Những chi phí của nguyên liệu thô và năng
lượng, và chi phí xử lý gia tăng đối với rác thải thương mại và công nghiệp, sẽ bảo đảm
rằng chiến lược giảm rác thải sẽ tiếp tục được theo đuổi vì lý do kinh tế hay môi trường.
Gần đây đã có những quan tâm trong việc thúc đẩy xa hơn việc giảm rác thải bằng
việc sử dụng công cụ tài chính. Ví dụ, Pearce và Turner (1992) đề nghị cách để giảm số

11 http://www.ebook.edu.vn
lượng bao bì được dùng bằng việc gộp vào chi phí xử lý rác thải trong sản xuất bao bì
bằng một loại thuế bao bì (packaging levy). Tuy nhiên, những loại thuế như thế sẽ hiệu
quả như thế nào khi chúng chỉ ảnh hưởng một bộ phận nhỏ của dòng rác thải (các nguyên
liệu bao bì chiếm 1,5% trọng lượng của tổng dòng rác thải ở Châu Âu (Warmer, 1990).
Ngoài ra, những món tiền thưởng khích lệ để giảm rác thải đã xuất hiện.
Cũng có những khu vực không có chính sách thưởng (tiền) để giảm rác thải.
Trong vài cộng đồng, đặc biệt là ở Mỹ (Schmidt và Krivit, 1992), và ở Đức, phí thu gom
rác được tính theo khối lượng rác thải ra. Nhưng trong hầu hết cộng đồng, một phí thu
gom bằng nhau được áp dụng. Phí thu gom được tính tùy thuộc vào lượng rác thải ra có
thể khuyến khích việc giảm rác thải hộ gia đình, miễn là sự đổ rác trái phép được ngăn
ngừa. Vấn đề là xác định mức chi phí phải trả và quản lý hệ thống một cách hiệu quả.
Việc giới thiệu một cơ cấu tính tiền như vậy đối với vài xã hội là mới và không phổ biến.
‘Giảm thiểu rác thải’ hay ‘giảm nguồn’ thường được đặt ở trên cùng của hệ thống
quản lý rác thải truyền thống. Tuy nhiên, trong thực tế, giảm nguồn là một sáng kiến cần
thiết để quản lý rác thải hiệu quả. Việc giảm nguồn sẽ ảnh hưởng đến khối lượng, và
trong vài phạm vi, trạng thái của rác thải, nhưng vẫn còn rác thải để loại bỏ. Điều cần là,
ngoài việc giảm nguồn, xây dựng một hệ thống hiệu quả để quản lý rác thải.

12 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 2.1 THIEÁT KEÁ MOÄT HEÄ THOÁNG QUAÛN LYÙ CHAÁT THAÛI RAÉN HIEÄU QUAÛ

1. Phaán ñaáu cho 2 mục tiêu sau:


Bền vững về moâi tröôøng: Giaûm tác động môi tröôøng
Bền vững về kinh teá: Giảm chi phí

2. Ñeå ñaït ñöôïc nhöõng mục tiêu naøy, heä thoáng nên:
Ñöôïc keát hôïp: về nguyeân lieäu raùc
về nguoàn raùc
về phöông phaùp xöû lyù

• Xử lý kî khí
• Laøm phân sinh học
• Phuïc hồi naêng löôïng
• Choân lấp raùc
• Taùi cheá
Ñònh höôùng thị trườngï: nguyeân lieäu vaø naêng löôïng có đầu ra
Linh hoaït: khoâng ngöøng caûi thieän qui trình

3. Cần quan taâm:


Xaùc ñònh các muïc tieâu roõ raøng
Thieát theá moät heä thoáng toång thể cho nhöõng muïc tieâu ñaõ xaùc ñònh ôû treân
Vaän haønh theo möùc ñoä lôùn vöøa ñuû

4. Luoân tìm ra nhöõng caûi thieän trong tác động moâi tröôøng vaø chi phí. Khoâng coù
moät heä thoáng naøo hoàn haûo.

13 http://www.ebook.edu.vn
MOÂI TRÖÔØNG
HEÄÄ
THOÁNG
Naêng XAÕ HOÄI
Löôïng
Xaõ Hoäi Bãi Choân
Coâng Nghieäp Raùc
Nguyeân
Lieäu Thoâ

Sự tạo ra raùc
MOÂI TRÖÔØNG

HEÄ THOÁNG
XA ÕHOÄI
Naêng Ngaên chaän
Löôïng
Raùc thaûi
Hoá Choân
Raùc
Nguyeân
Lieäu Thoâ Theo

Thieát keá

Vai Troø Cuûa Vieäc Ngaên Chaän Raùc Thaûi


MOÂI TRÖÔØNG

HEÄ THOÁNG
XAÕ HOÄI
Naêng Phuïc Hoài Naêng Löôïng
Löôïng
I
W
Hoá choân
Nguyeân raùc
M
Lieäu Thoâ
Phuïc hoài
nguyên lieäu

Vai Troø Cuûa Quaûn Lyù Chaát Thaûi


Raén Keát Hôïp

Hình 2.1 Caùc vai troø laàn löôït cuûa vieäc ngaên chaën chaát thaûi vaø quaûn lyù chaát thaûi raén keát hôïp. Trong vieäc
nghieân cöùu voøng ñôøi, moät ‘heä thoáng’ ñöôïc xaùc ñònh (vôùi caùc giôùi haïn ñöôïc xaùc ñònh bôûi nhöõng ñöôøng).
Naêng löôïng vaø nguyeân lieäu thoâ töø ‘moâi tröôøng’ ñöôïc söû duïng trong heä thoáng. Chaát thaûi, bao goàm chaát thaûi
raén, thoaùt ra khoûi heä thoáng vaø vaøo moâi tröôøng.

14 http://www.ebook.edu.vn
Toái thieåu hoùa chaát thaûi
Taùi söû duïng
Taùi cheá nguyeân lieäu bao goàm làm phân sinh
học
Khoâi phuïc naêng löôïng
Ñoát
(khoâng khoâi phuïc naêng löôïng)
Choân

Hình 2.2 Heä thoáng thöù baäc cuûa quaûn lyù chaát thaûi raén

15 http://www.ebook.edu.vn
Quaù trình
toång hôïp

XÖÛ LYÙ TAÙI SINH


Söï leân men
SINH HOÏC khí gas VAÄT LIEÄU

Thu gom
&
Ñoát
nhieân lieäu
Phaân loaïi
XÖÛ LYÙ CHOÂN RAÙC
NHIEÄT
Ñoá t soá Söû duïng khí
löôïng lôùn gas töø baõi choâ n
Vieäc thieâu huûy
khoâng theå thu hoà i
naêng löôïng

Hình 2.3 Caùc nhaân toá cuûa quaûn lyù chaát thaûi raén kết hợp. Vuøng saãm
maøu bieåu thò vieäc chuyeån raùc thaønh naêng löôïng

16 http://www.ebook.edu.vn
2.1.2Quản lý rác thải hiệu quả
Các hệ thống quản lý rác thải cần bảo đảm an toàn và sức khỏe con người. Các hệ thống
phải an toàn cho công nhân và bảo vệ sức khỏe công cộng bằng việc ngăn ngừa lan
truyền bệnh. Cùng với những tiền đề này, một hệ thống hiệu quả để quản lý rác thải rắn
phải được bền vững cả về kinh tế và môi trường.
- Bền vững môi trường. Quản lý rác thải phải giảm càng nhiều càng tốt các tác động
môi trường, bao gồm tiêu thụ năng lượng, ô nhiễm đất, không khí và nước...
- Bền vững kinh tế. Hệ thống phải hoạt động với một chi phí được cộng đồng chấp
nhận, bao gồm các tư nhân, doanh nhân và chính quyền. Các chi phí hoạt động
một hệ thống quản lý rác thải hiệu quả sẽ tùy thuộc hạ tầng cơ sở hiện hữu ở địa
phương, nhưng lý tưởng là nên nhỏ.
Rõ ràng là khó để giảm thiểu hai biến số, chi phí và tác động môi trường cùng lúc.
Luôn có một sự cân bằng thỏa hiệp. Sự cân bằng cần được làm là giảm các tác động môi
trường chung của hệ thống quản lý rác thải càng nhiều càng tốt, trong một mức chi phí
chấp nhận được. Việc quyết định điểm cân bằng giữa tác động môi trường và chi phí sẽ
luôn tạo ra tranh luận. Những quyết định tốt hơn sẽ được đưa ra nếu dữ liệu về tác động
và chi phí có sẵn. Những dữ liệu như vậy sẽ thường thúc đẩy các ý tưởng cho các cải
thiện tốt hơn.

2.2 Các hệ thống quản lý rác thải


2.2.1 Các đặc điểm của một hệ thống hiệu quả
Một thống quản lý rác thải bền vững môi trường và kinh tế thì có khả năng tổng hợp,
định hướng thị trường và linh hoạt. Việc thực hiện những nguyên tắc này sẽ thay đổi trên
cơ sở khu vực. Một yêu cầu cơ bản là hiểu quan hệ ‘khách hàng-nhà cung cấp’.
Một hệ thống kết hợp. ‘Quản lý rác thải kết hợp’ là một thuật ngữ được áp dụng thường
xuyên nhưng ít khi được định nghĩa. Ở đây nó được định nghĩa như một hệ thống quản lý
rác thải sẽ đối phó với:
• Tất cả các loại chất thải rắn. Một giải pháp tập trung vào những nguyên liệu chuyên
biệt, hoặc vì khả năng sẵn sàng tái chế của chúng (như là nhôm) hay do tính thời sự
của chúng (các loại nhựa) ít có hiệu quả hơn là chọn một phương pháp nhiều nguyên
liệu trong cả phạm vi môi trường và kinh tế.

17 http://www.ebook.edu.vn
• Tất cả các nguồn rác thải. hộ gia đình, thương mại, công nghiệp, xây dựng và nông
nghiệp… Tập trung với nguồn của một nguyên liệu có khả năng ít năng suất hơn tập
trung trên trạng thái của nguyên liệu, bất chấp nguồn của nó.
Một hệ thống tổng hợp sẽ bao gồm việc thu gom và phân loại rác thải, theo sau bởi
một hay nhiều lựa chọn sau đây:
• Phục hồi các nguyên liệu thứ cấp (tái chế): giải pháp này sẽ đòi hỏi việc phân loại
thích đáng và tiếp cận với những phương tiện tái xử lý.
• Xử lý sinh học các nguyên liệu hữu cơ: giải pháp này sẽ sản xuất ra phân bón bán
được hay giảm khối lượng để loại bỏ hay tạo ra năng lượng.
• Xử lý nhiệt: giải pháp này sẽ giảm khối lượng, trả lại chất bã trơ và có thể phục hồi
năng lượng.
• Chôn lấp: giải pháp này có lợi qua việc cải tạo đất nhưng thường mất diện tích đất lớn
và gây ô nhiễm.
Để xử lý tất cả rác thải theo cách bền vững môi trường đòi hỏi một loạt lựa chọn xử
lý nói trên. Chôn lấp là một phương pháp duy nhất có thể tự xử lý tất cả rác thải, vì tái
chế, ủ phân và đốt đều để lại chất bã cần được chôn lấp. Tuy nhiên, chôn lấp không phù
hợp một số thành phần rác thải. Chôn lấp có thể gây ra sự phát tán khí methane, ô nhiễm
nước ngầm và chiếm không gian. Việc sử dụng các lựa chọn khác trước khi chôn lấp có
thể giảm khối lượng và cải thiện trạng thái ổn định lý và hóa tính của chất bã. Điều này sẽ
giảm cả yêu cầu về không gian và các tác động mội trường tiềm tàng của việc chôn lấp.
Định hướng thị trường. Bất kỳ chương trình nào kết hợp tái chế, ủ phân hay các công
nghệ rác-đến-năng lượng phải nhận ra rằngviệc tái chế hiệu quả nguyên liệu và sản xuất
phân bón và năng lượng tùy thuộc vào các thị trường đầu ra cho những thành phẩm này.
Những thị trường này có khả năng nhạy cảm với giá và tính bất biến của chất lượng và số
lượng của hàng hóa. Các nhà quản lý của những chương trình như thế sẽ cần tìm thị
trường cho sản phẩm của họ, làm việc với các nhà máy gia công nguyên liệu thứ cấp, và
giúp lập ra các tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu. Họ cũng phải nhận ra rằng những thị
trường và nhu cầu như vậy sẽ thay đổi theo thời gian, vì vậy những tiêu chuẩn như vậy sẽ
không cứng nhắc và tùy thuộc vào pháp luật.
Tính linh hoạt. Một chương trình hiệu quả sẽ cần tính linh hoạt để thiết kế, điều chỉnh và
hoạt động các hệ thống của nó theo cách mà sẽ đáp ứng tốt nhất các điều kiện xã hội,

18 http://www.ebook.edu.vn
kinh tế và môi trường hiện tại. Những điều này sẽ có khả năng thay đổi theo thời gian và
khác nhau bởi không gian. Việc sử dụng một loạt các giải pháp quản lý rác thải trong một
hệ thống kết hợp cho tính linh hoạt để dẫn đường rác thải qua các xử lý khác nhau khi các
điều kiện kinh tế hay môi trường thay đổi. Thí dụ, giấy có thể vừa được tái chế, vừa được
ủ phân hay đốt để phục hồi năng lượng. Sự lựa chọn có thể khác nhau tùy theo tình hình
kinh tế của việc tái chế giấy, sản xuất phân bón hay cung cấp năng lượng vào thời điểm
này.
Qui mô. Nhu cầu cho tính nhất quán về số lượng và chất lượng của các nguyên liệu tái
chế, phân bón hay năng lượng, nhu cầu để hỗ trợ một loạt giải pháp xử lý.., tất cả đề nghị
rằng việc quản lý rác thải kết hợp nên được tổ chức trên một qui mô lớn, trên cơ sở khu
vực. Kích thước tối ưu cho một cương trình như thế được xem xét ở các chương sau,
nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng một vùng chứa đến 500.000 gia đình là một đơn vị có
thể hoạt động được (White, 1993). Điều này có thể không đáp ứng qui mô ở đó việc xử lý
rác đang được quản lý. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc thực hiện những chương
trình như thế sẽ đòi hỏi chính quyền địa phương cùng tham gia.
2.2.2 Tầm quan trọng của sự tiếp cận tổng thể.
Các hoạt động trong bất kỳ hệ thống quản lý rác thải nào đều liên kết với nhau một cách
rõ ràng. Ví dụ, phương pháp thu gom và phân loại được áp dụng sẽ ảnh hưởng khả năng
phục hồi nguyên liệu hay sản xuất phân bón bán được. Tương tự, việc phục hồi nguyên
liệu từ dòng rác thải có thể ảnh hưởng khả năng phát triển của những chương trình phục
hồi năng lượng. Vì vậy cần xem xét toàn bộ hệ thống quản lý rác thải một cách tổng thể.
Vấn đề là hệ thống tổng thể đó phải bền vững cả về kinh tế và môi trường. Đã có nhiều
nổ lực gần đây tập trung vào các chương trình phát triển những công nghệ riêng lẽ như là
tái chế. Từ viễn cảnh của cả hệ thống quản lý rác thải, những chương trình như thế đòi
hỏi nỗ lực gấp đôi hoặc không đem lại hiệu quả cả về kinh tế và môi trường.
Tuy nhiên, việc xem xét cả hệ thống có thể bị thách thức khi việc quản lý rác thải
được thực hiện do nhiều đơn vị khác nhau. Việc thu gom là trách nhiệm của chính quyền
địa phương, mặc dù công việc này có thể được hợp đồng với những công ty quản lý rác
tư nhân. Việc xử lý thường thuộc phạm vi của một quyền hạn khác, và có thể một công ty
tư nhân khác. Các nhà điều hành khác nhau sẽ cùng đóng góp cho các hoạt động tái chế.
Trong trường hợp các ngân hàng thu gom nguyên liệu, họ có thể là các nhà sản xuất

19 http://www.ebook.edu.vn
nguyên liệu. Tương tự, các hoạt động đốt, ủ phân và chôn lấp có thể đều dưới sự kiểm
soát của nhiều công ty điều hành khác nhau. Mỗi công ty hay chính quyền chỉ kiểm soát
việc xử lý rác thải trong hoạt động của mình, vì thế đâu là tính khả thi khi sử dụng một
phương pháp các hệ thống tổng quát khi không có ai kiểm soát toàn bộ hệ thống .
Cách tiếp cận tổng thể có nhiều lợi thế sau :
1. Cung cấp một bức tranh toàn cảnh về quy trình quản lý rác thải. Một tầm nhìn
như thế là cần thiết cho việc hoạch định chiến lược. Việc xử lý từng dòng rác thải
riêng lẽ thì không hiệu quả.
2. Về phương diện môi trường, tất cả hệ thống quản lý rác thải là thành phần của
một hệ thống, hệ sinh thái toàn cầu nên xem xét vấn đề môi trường của hệ thống
một cách tổng quát là phương pháp hợp lý duy nhất. Mặt khác, việc giảm các tác
động môi trường ở một phần của quy trình có thể dẫn đến những tác động môi
trường lớn hơn ở nơi khác.
3. Về phương diện kinh tế, mỗi đơn vị riêng lẽ trong dây xích quản lý rác thải nên
hoạt động có lợi nhuận hay ít nhất cũng hòa vốn. Tuy nhiên, trong phạm vi được
kiểm soát bởi từng nhà quản lý, các thu nhập tài chính ít nhất phải phù hợp với
chi phí. Tuy nhiên, bằng việc xem xét các phạm vi rộng hơn của cả hệ thống, có
thể xác định được tính hiệu quả của hệ thống về mặt tài chính. Khi đó, tất cả các
thành phần hợp thành có thể đứng vững được, miễn là thu nhập được chia thích
hợp tương quan với các chi phí
2.2.3 Một hệ thống chất lượng tổng thể.
Để có được sự quản lý rác thải tổng hợp hoàn toàn đòi hỏi những thay đổi hệ thống từ
hoàn cảnh hiện tại.. Mục tiêu của một hệ thống tổng hợp là bền vững về cả phương diện
môi trường và phương diện kinh tế. Đây là một mục tiêu chất lượng tuyệt đối (Oakland,
1989) ; Có thể mục tiêu này không bao giờ đạt tới được vì hệ thống sẽ luôn luôn có thể
giảm các tác động môi trường nhiều hơn, nhưng vẫn phải cải thiện liên tục.
Việc áp dụng tư duy chất lượng tuyệt đối có thể được dùng xa hơn trong quản lý
rác thải. Để đạt mục tiêu tuyệt đối, người ta xây dựng một hệ thống. Việc cố gắng cải
thiện các hệ thống hiện tại bằng việc tái chế hay ủ phân sẽ không có hiệu quả. Các thành
phần khác nhau của các hệ thống liên hệ với nhau vì thế cần thiết kế một hệ thống mới

20 http://www.ebook.edu.vn
tổng thể hơn là việc chắp vá với cái cũ. Những thay đổi hệ thống cơ bản cũng sẽ đưa
những sự không hiệu quả kinh tế trước đây ra ánh sáng.

2.3 Hệ thống thứ bậc (hierachy) trong quản lý rác thải.


Tư duy hiện tại về những phương pháp tốt nhất để quản lý rác thải được dựa vào “hệ
thống thứ bậc” quản lý rác thải. “Hệ thống thứ bậc” đưa ra danh sách sách ưu tiên các
giải pháp quản lý rác thải. Có nhiều biến đổi trong việc áp dụng hệ thống thứ bậc này
nhưng không khác về bản chất. Hệ thống thứ bậc đưa ra những hướng dẫn quan trọng đối
với các giải pháp mong đợi trong quản lý rác, nhưng nó có những giới hạn :
(a) Việc sử dụng “hệ thống thứ bậc” một cách cứng nhắc sẽ không làm giảm các tác
động môi trường tổng thể của một hệ thống đã định; tương tự, sẽ không làm cho
hệ thống bền vững về mặt kinh tế. “Hệ thống thứ bậc” tự nó không có ý định đo
lường tác động của các giải pháp riêng lẽ, hay cả hệ thống tổng thể. Việc hoạch
định một hệ thống quản lý rác thải tổng hợp cho một vùng đã định nên bao gồm
việc so sánh các tác động môi trường và các chi phí kinh tế của các chương trình
khác nhau để xác định cái nào bền vững về môi trường và kinh tế trong vùng đó.
Chỉ khi các dữ liệu không có sẵn cho một phân tích từng trường hợp, việc sử
dụng “hệ thống thứ bậc” là cần thiết.
(b) Có một rủi ro là hệ thống thứ bậc được chấp nhận như là tín điều ; ví dụ như cho
rằng tái sử dụng luôn được xem tốt hơn tái chế. Tuy nhiên, nếu các chai thủy tinh
nặng phải được chuyên chở nhiều đoạn đường dài để được tái sử dụng, trường
hợp này tái chế sẽ hợp lý hơn vì lý do kinh tế hay môi trường. Cách duy nhất để
bảo đảm các tác động môi trường và các chi phí kinh tế được giảm thiếu nhỏ nhất
là đo lường suốt vòng đời của rác thải.
Hệ thống thứ bậc giúp chỉ ra rằng tất cả những giải pháp xử lý rác thải đều có thể đóng
một vai trò trong quản lý rác thải kết hợp (bao gồm tái chế nguyên liệu, xử lý sinh học,
xử lý nhiệt và chôn lấp), nhấn mạnh các mối quan hệ bên trong của các phần của hệ
thống. Mỗi giải pháp/lựa chọn nên sử dụng các dữ liệu có sẵn mới nhất, nhưng mục tiêu
quan trọng nhất là tối ưu hóa toàn hệ thống, hơn là từng bộ phận của nó, để làm hệ thống
bền vững về môi trường và kinh tế.
Không có hệ thống tốt nhất chung. Sẽ có các khác biệt về điều kiện khách quan
hay chủ quan đối với một số giải pháp, hay về thị trường cho các sản phẩm sau xử lý như

21 http://www.ebook.edu.vn
sản phẩm tái chế, phân bón và năng lượng... Các chi phí kinh tế của việc dùng các
phương pháp xử lý khác nhau sẽ phản ánh hạ tầng cơ sở hiện hữu (như sử dụng nhà máy
hiện hữu hay cần được xây dựng từ đầu). Phương pháp này cho phép so sánh giữa các hệ
thống quản lý rác thải khác nhau để đối phó với tình trạng chất thải rắn trong vùng. Hệ
thống tốt nhất cho vùng đã định sẽ được xác định để giảm tác động môi trường tổng thể
với một chi phí chấp nhận được.

2.4 Mô hình hóa quản lý rác thải


2.4.1 Tại sao mô hình hóa ?
Tối ưu hóa hệ thống quản lý rác thải để giảm các tác động môi trường hay chi phí kinh tế
đòi hỏi những tác động và chi phí này phải được dự báo. Vì vậy, có nhu cầu mô hình hóa
các hệ thống quản lý rác thải. Trước hết, việc mô hình hóa giống như một bài tập lý
thuyết, nhưng nghiên cứu sâu hơn phát hiện ra nó có nhiều ứng dụng thiết thực.
1. Quy trình xây dựng một mô hình cần chú ý đến các dữ liệu còn thiếu. Thường các
chi phí thật, trong phạm vi môi trường hay kinh tế, trong qui trình rác thải không
được biết rộng rãi. Khi được xác định, các dữ liệu thiếu có thể được tìm thấy, hay
nếu không có, các thí nghiệm có thể được làm để có số liệu.
2. Khi được hoàn tất, mô hình sẽ định nghĩa hiện trạng của quản lý rác thải, bằng cả
việc mô tả hệ thống, hay tính toán các chi phí chung về kinh tế và môi trường.
3. Việc mô hình hóa cho phép các tính toán ‘nếu như… ?’ được lập, sau đó có thể
được dùng để định nghĩa các điểm nhạy cảm nhất của hệ thống. Điều này sẽ cho
thấy những thay đổi nào sẽ có ảnh hưởng lớn nhất trong việc giảm chi phí hay tác
động môi trường
4. Cuối cùng nhưng quan trọng, mô hình có thể được dùng để dự báo các tác động
và các chi phí có tiềm năng trong tương lai. Những dự báo như vậy sẽ không
chính xác 100%, nhưng sẽ cho những dự toán có giá trị cho việc hoạch định chiến
lược tương lai. Những dự báo cần thiết cho quy trình dài hạn như việc phát triển
các thị trường cho các nguyên liệu thứ cấp. Việc phát triển thị trường cần thiết để
bảo đảm tái chế có thể bền vững. Mô hình hóa hệ thống quản lý rác thải sẽ cho
phép dự báo số lượng các nguyên liệu được phục hồi để có thể tiếp tục đầu tư.
2.4.2 Mô hình hóa trước đây của quản lý rác thải.

22 http://www.ebook.edu.vn
Mô hình hóa quản lý rác thải không là một ý tưởng mới. Clark (1978) xem xét việc sử
dụng các kỹ thuật mô hình hóa có sẵn để tối ưu hóa các phương pháp thu gom, dự báo
các lộ trình thu gom hiệu quả nhất và xác định các địa điểm tối ưu cho các cơ sở xử lý rác
thải. Những mô hình như thế thể hiện trên các chi tiết của các quy trình riêng lẽ trong hệ
thống quản lý rác thải. Các mô hình khác đã thử một tầm nhìn rộng hơn và so sánh các
chiến lược xử lý rác khác nhau từ một viễn cảnh kinh tế (e.g.Greenberg et al., 1976)
Gần đây hơn, các mô hình chi tiết đã được phát triển để mô hình hóa các bài toán
kinh tế trong tái chế, và vài tác động môi trường của nó (Boustead, 1992), cũng như các
mô hình lớn hơn bao gồm chi phí, sự chấp nhận của công chúng, tác động môi trường và
dễ điều hành và duy trì các khả năng loại bỏ rác thải khác (Sushil, 1990). Mô hình được
xây dựng ở đây cố gắng dự báo các tác động môi trường và chi phí kinh tế tổng thể, vì cả
hai đều cốt yếu cho một hệ thống quản lý rác thải kết hợp.

23 http://www.ebook.edu.vn
Chương 3: Sự tạo ra chất thải rắn
Tóm tắt:
Chương 3 đánh giá số lượng và thành phần của chất thải rắn có khả năng được phát
sinh trong một phạm vi nhất định. Việc thiếu thu thập số liệu toàn diện và tiêu chuẩn
hóa là một trong những yếu tố hạn chế trong quy trình này, và trong sự phát triển của
hệ thống quản lý chất thải rắn hiệu quả nói chung. Chương này trình bày cho số liệu
có giá trị liên quan việc phát sinh và thành phần của chất thải rắn nói chung, và đặc
biệt CTRĐT đối với Châu Âu. Số liệu hạn chế; không đầy đủ và được dựa trên việc
định nghĩa khác nhau về các loại chất thải rắn. Những định nghĩa được nói rõ đối với
loại rác thải được giải quyết trong cuốn sách này, chủ yếu là CTRĐT bao gồm rác
thải sinh hoạt (được thu gom và vận chuyển), rác thải thương mại và rác thải văn
phòng. Những hạn chế của chương trình phân loại hiện nay được thảo luận và việc
phát triển trong việc phân tích rác thải được phác thảo.

24 http://www.ebook.edu.vn
Naêng Nguyeân
Chaát thaûi raén hoä gia
löôïng lieäu thoâ
ñình/ thöông maïi RANH GIÔÙI
HEÄ THOÁNG

Heä thoáng thu gom taän nôi


Chaát taùi sinh khoâ
Kho nguyeân lieäu thoâ
Phaân loïai ban Raùc trong vöôøn
Kho nguyeân lieäu pha
ñaàu tại hộ gia troän
đình Raùc sinh hoïc Vò trí trung taâm
Vò trí trung taâm
Raùc lớn
Heä thoáng thu gom leà ñöôøng
Chaát thaûi dö
Raùc sinh hoïc
thöông maïi Chaát taùi sinh khoâ
Thu gom Sản phẩm taùi chế Raùc sinh hoïc

RDF Nguyeân
lieäu thöù
Phaân Phaân loïai cấp
loïai MRF
RDF
Naêng
Phaân sinh
löôïng
học từ Tieàn phaân loaïi
CTRĐT Thoái röõa

Rác cặn
Taïo thaønh Taïo thaønh
RDF khí meâ tan phaân sinh học
Phaân
sinh học
Ñoát toång
hôïp
Ñoát RDF Ñoát Ñoát toång
nhieân hôïp Baõ phaân SH Khí
lieäu thaûi

tro Bụi Nöôùc


thaûi

Tieàn xöû lyù


choân
Bãi chôn
choân lấp rác Chaát thaûi
nguy hiểm. trô cuoái
cuøng

Hình 3.1 Chaát thaûi raén ñöôïc ñöa vaøo heä thoáng quaûn lyù chaát thaûi raén keát hôïp

25 http://www.ebook.edu.vn
3.1.Giới thiệu:
Xác định rõ dòng rác thải là cần thiết, nhất là trong nghiên cứu liệt kê vòng đời rác
thải. Hầu hết tổng lượng chất thải từ trong một hệ thống nào đó phản ánh những gì có
trong rác thải đầu vào. Điều này nhấn mạnh nhu cầu cần giảm lượng rác thải và
nguyên liệu độc hại tiềm năng. Sự thay đổi đối với hệ thống quản lý rác thải có thể
dẫn đến thay đổi nơi rác thải rời khỏi một hệ thống.

3.2 Sự tạo ra chất thải rắn ở Châu Âu:


Khoảng 5 tỉ tấn rác thải được sinh ra ở Châu Âu mỗi năm. Bảng 3.1 chỉ rõ lượng rác
được tạo ra ở từng quốc gia, phân theo nguồn rác thải. Mặc dù bảng 3.1 chỉ tượng
trưng cho việc ước đoán lượng rác thải được sinh ra, các chính phủ đã thông báo rằng
nhiều số liệu liên quan đến phát sinh rác chỉ là ước đoán.
Hai yếu tố chính góp phần cho việc thiếu số liệu xác thực này: thiếu việc thu thập số
liệu có tính hệ thống và thiếu những tiêu chuẩn phân loại rác thải. Về phương diện
lịch sử, rác thải được đo lường bằng tấn khi vứt bỏ hơn là khi được tạo ra. Do đó, nơi
mà rác thải được sinh ra và được xử lý, như với rác thải nông nghiệp, những loại rác
thải này không được đo lường hoặc thể hiện trong thống kê. Cũng như thế, việc vứt
bỏ rác thải nằm ưu tiên trong các chính sách chính trị trước đây. Do đó, những dữ liệu
thống kê quốc gia được cập nhật về rác thải rất hạn chế.
Việc phân loại rác thải theo truyền thống là từ ở nguồn hơn là theo thành phần. Tuy
nhiên, do những phương pháp quản lý khác nhau ở các quốc gia Châu Âu, không có
qui định phân loại chung nào được chấp nhận. Loại “chất thải rắn đa thành phần” là
thí dụ tiêu biểu. (Carra and Cossu, 1990). Ở một vài quốc gia, số liệu chỉ được thu
thập đối với rác thải sinh hoạt, trong khi những quốc gia khác bao gồm thêm rác thải
thương mại và đôi khi từ những ngành công nghiệp nhẹ. Tương tự, số liệu về chất
thải rắn được sinh ra trong quá trình sản xuất năng lượng có thể được thể hiện riêng
hoặc thể hiện chung với rác thải công nghiệp. Rõ ràng, “chất thải rắn” là một khái
niệm đa dạng. Mặc dù việc phân định các loại rác thải là khó khăn, việc thiếu các
khái niệm cố định đem lại cho các quốc gia nhiều vấn đề. Những loại rác thải phổ
biến nhất được trình bày ở bảng 3.2.

26 http://www.ebook.edu.vn
Việc thiếu số liệu thống kê chính xác đối với việc phát sinh rác thải dẫn đến có sự
khác biệt lớn trong các số liệu được báo cáo. Sự khác biệt này được thể hiện dưới
dạng biểu đồ ở hình 3.2. Nó cung cấp các số liệu khác nhau về việc phát sinh rác thải
ở nước Anh trong cùng khoảng thời gian. Hầu hết sự khác biệt này có thể lý giải do
những khác biệt trong số lượng ước đoán cho rác thải ngành nông nghiệp và khai mỏ.
Thật khó đánh giá việc xử lý đối với 2 loại rác này. Cũng có một báo cáo tái đánh giá
những gì cấu thành nên “chất thải” trong ngành nông nghiệp (DoE, 1992).
Việc thảo luận về quản lý rác thải cũng bị cản trở bởi những nguồn dữ liệu không
chắc chắn. Thiếu số liệu xác thực dẫn đến việc tăng nhanh các báo cáo trong đó việc
trích dẫn số liệu không thể hiện được các nguồn.
Tuy nhiên, việc thiếu những định nghĩa nhất quán và số liệu thống kê đáng tin cậy
trên phạm vi một quốc gia không nhất thiết cản trở việc lập các chương trình quản lý
chất thải rắn tổng hợp cấp địa phương hoặc quốc gia vì những chương trình này yêu
cầu số liệu địa phương chính xác hơn là số liệu quốc gia. Hầu hết những chính quyền
địa phương có được số liệu về lượng rác thải được sản xuất ra. Tuy nhiên, họ phải
dựa vào các số liệu trung bình của quốc gia đối với thành phần của rác thải, vì việc
phân tích rác thải tốn kém và đòi hỏi nhiều lao động để thực hiện.

27 http://www.ebook.edu.vn
Bảng 3.1 Sư tạo ra chất thải rắn (CTRĐT) ở Châu Âu (nghìn tấn/năm)

Quốc gia Năm CTRĐT Nông nghiệp Khai thác moû/ Sản xuất CN Saûn xuaát Xây dựng Bùn kênh Buøn coáng Khaùc
Khai thaùc ñaù naêng löôïng

Aùo 1990 4783 880 21 31801 1150 18309 111 365


Bæ 1988 3410 27000 1069 680 4805 687 2830
Bungary 1990 2562 9028 1506755 370757 195560 333885 776
Coäng hoøa Seùc 1987 2600 451 533373 39604 25774 2677 23071 2750
Ñan Maïch 1985 2430 2304 1532 1747 1263
Phaàn Lan 1990 3100 23000 21650 10160 950 7000 3000 1000 150
Phaùp 1990 20320 400000 100000 50000 600 9800
Ñöùc 1990 27958 19296 81906 29598 120394 1750
Hy Laïp 1990 3000 90 3900 4304 7680
Hungary 1989 4900 62000 45000 30000
Ai xô len 1990 80 135
Ai len 1984 1100 22000 1930 1580 130 240 570 860
YÙ 1991 20033 34710 34374 3428
Luùc xem bua 1990 170 1300 5240 15
Haø Lan 1990 7430 19210 391 7665 1553 12390 17500 320
Na Uy 1990 2000 18000 9000 2000 2000 1000
Ba Lan 1991 13300 81000 85200 17000 18800 1000
Boà Ñaøo Nha 1990 2538 202 662 165 15
Coäng hoøa Xloâ Vaùc 1987 1901 942 4276 22602 3128 5977 1041 497
Taây Ban Nha 1990 12546 112102 70000 13800 22000 10000
Thuïy Ñieån 1990 3200 21000 28000 13000 625 1200 220 3850
Thuïy Só 1990 3000 1000 2000 260
Thoã Nhó Kyø 1989 19500
Vöông quoác Anh 1990 20000 80000 107000 56000 13000 32000 21000 1000 0

Nguồn: EUROSTAT (1994b)

28 http://www.ebook.edu.vn
Bảng 3.2 Phaân loïai chaát thaûi raén
Nhöõng loaïi chaát thaûi raén Ñaëc ñieåm
Nguoàn goác noâng nghieäp Raùc thaûi sinh ra töø hoạt động nông nghiệp
Nguoàn goác quaëng, moû Chuû yeáu laø caùc loaïi raùc khoaùng chất trô, töø vieäc khai thaùc than vaø
töø caùc loaïi quaëng moû khaùc

Töø naïo veùt kênh mương Raùc höõu cô vaø khoaùng chất töø vieäc naïo veùt

Nguoàn goác xaây döïng Raùc töø hoạt động xaây döïng chủ yếu là vật liệu trơ và gỗ

Nguoàn goác coâng nghieäp Raùc thaûi töø caùc quaù trình coâng nghieäp, ñoâi khi bao goàm raùc töø
quaù trình saûn xuaát naêng löôïng

Töø quaù trình saûn xuaát naêng löôïng Chaát thaûi raén töø caùc nhaø maùy saûn xuaát naêng löôïng bao goàm caû
buïi tro sinh ra töø vieäc ñoát than

Caën, raùc töø coáng raõnh Raùc höõu cô raén, bò thaûi boû qua vieäc thieâu huûy vaø thaûi ra bieån (seõ
sôùm bò ngaên caám), sẽ ñöôïc söû duïng ñeå laøm phaân boùn cho ñaát hay
laøm phaân sinh học

Rác nguy hieåm/ ñaëc bieät Chaát thaûi raén coù chöùa nhöõng nguyeân toá gaây nguy hieåm ñeán tính
maïng ñöôïc goïi laø “raùc nguy hieåm” theo chæ thò cuûa Châu Âu hay
“rác đặc biệt” ở Anh.

Nguoàn goác thöông maïi Chaát thaûi raén töø caùc vaên phoøng, cöûa haøng, nhaø haøng,…v… thöôøng
ñöôïc ñeà caäp trong taäp hôïp CTRĐT

Chaát thaûi raén ñoâ thò Chaát thaûi raén ñöôïc thu gom vaø kieåm soaùt bôûi caùc ñoâ thò, chuû yeáu
bao goàm raùc thaûi sinh hoaït, raùc thöông maïi vaø raùc văn phòng

29 http://www.ebook.edu.vn
Raù c thaû i sinh ra
Trieäu taán/ naêm DOE, 1990
300
OECD, 1991

250 DOE, 1992


Biffa, 1992
200

150

100

50

0
Noâng Quaëng/moû Naïo veùt Xaø baàn Coáng raõnh Naêng Coâng Thöông Caên hoä Loaïi khaùc
nghieäp NGUOÀN löôïng/ tro nghieäp maïi

Hình 3.2 Söï ña daïng trong döõ lieäu veà phát sinh raùc thaûi (tại Anh, cuoái thập niên 1980)

Bieåu ñoà quaûn lyù


Loaïi khaùc, 2% Chaát thaûi raén ñoâ chaát thaûi raén
thò, 3%
Raùc coáng raõnh,
5% Raùc noâng
nghieäp, 16%
Xaø baàn, 5%

Raùc naêng löôïng,


6%

Raùc saûn xuaát,


16% Raùc quaêïng, moû,
46%

Hình 3.3 Thaønh phaàn chaát thaûi raén ôû Ñoâng AÂu theo
nguoàn

30 http://www.ebook.edu.vn
3.3 Các loại chất thải rắn trình bày trong nghiên cứu này:
Mặc dù được sử dụng một cách phổ biến trong quản lý rác thải, CTRĐT không phải
là một khái niệm được định nghĩa một cách tự nhiên. Nó được định nghĩa một cách
đơn giản như rác thải được thu gom và được kiểm soát bởi chính quyền địa phương
hoặc chính quyền thành phố. Bởi vậy, không có sự đồng nhất trong thành phần cấu
tạo nên rác này, đơn thuần chỉ là nó được thu gom như thế nào và chính xác hơn là
bởi ai. CTRĐT tiềm năng là loại rác đa dạng nhất vì nó gồm rác từ nhiều nguồn khác
nhau, mỗi nguồn trong đó thì hỗn tạp. Vì mục đích của nghiên cứu này, các nguồn rác
sẽ được định nghĩa như sau:
• Rác thải sinh hoạt: được sinh ra bởi các hộ gia đình riêng biệt, gồm tất cả các
chất thải rắn bắt nguồn từ hộ gia đình, bao gồm rác trong vườn. Rác sinh hoạt
có thể được chia thành những phần nhỏ hơn:
- Rác thải sinh hoạt được thu gom: rác thải sinh hoạt được thu gom từ hộ gia đình
bởi dịch vụ thu gom rác. Về cơ bản lượng rác thải này được gom từ các xọt rác,
túi rác, thùng rác màu xanh v.v…
- Rác sinh hoạt được vận chuyển: rác sinh hoạt được chuyển đến điểm thu gom bởi
chủ hộ, gồm các loại rác lớn cồng kềnh (thí dụ bếp, lò và vỉ nướng, tủ lạnh…) và
rác thải trong vườn, cộng với rác có thể tái chế (chai lọ, giấy…). Loại rác thải này
sẽ không được tính trong những phân tích đối với rác trong các thùng rác và có
thể không được đề cập ở một số số liệu thống kê.
• Rác thải thương mại: rác thải được sinh ra bởi các cơ sở thương mại, các cửa
hàng, nhà hàng hoặc các văn phòng.
• Rác thải văn phòng: rác thải được sinh ra ở các trường học, những cơ sở giải
trí, các bệnh viện (ngoại trừ rác thải từ các phòng khám) v.v…

3.4 Số lượng CTRĐT


Lượng CTRĐT đại diện một phần nhỏ nhưng ý nghĩa của chất thải rắn nói chung, ước
tính khoảng 3-4% tổng lượng chất thải rắn sinh ra ở Châu Âu (bảng 3.1 và hình 3.3).
Khi được chia nhỏ theo quốc gia, có thể thấy được rằng có sự khác biệt giữa các vùng
về lượng rác theo mỗi người (bảng 3.3 và hình 3.4). Với những khác biệt giữa các
quốc gia về thành phần trong chất thải đô thị, Phần Lan, Hà Lan, Đan Mạch và Na-Uy

31 http://www.ebook.edu.vn
có lượng CTRĐT phát sinh đầu người cao nhất ở Châu Âu, mặc dù các nước Tây Âu
có tỉ lệ phát sinh CTRĐT thấp hơn Canada và Mỹ.

32 http://www.ebook.edu.vn
Bảng 3.3 Söï sinh ra chaát thaûi raén ñoâ thò ôû caùc quoác gia

Quoác gia Toàng CTRĐT(kg/ngöôøi/naêm)


Aùo 325
Bæ 343
Coäng hoøa Seùc 251
Ñan Maïch 475
Phaàn Lan 624
Phaùp 328
Ñöùc 350
Hy Laïp 296
Hungary 463
Ai xô len 314
Ai len 312
YÙ 348
Luùc xem bua 445
Haø Lan 497
Na Uy 472
Ba Lan 338
Boà Ñaøo Nha 257
Coäng hoøa Xloâ Vaùc 359
Taây Ban Nha 322
Thuïy Ñieån 374
Thuïy Só 441
Thoã Nhó Kyø 353
Vöông quoác Anh 348

EC trung bình 350

Myõ 720
Nhaät Baûn 410
Soá lieäu naêm 1990
Nguoàn: EUROSTAT (1994a,b); OECD (1993)

33 http://www.ebook.edu.vn
3.5 Thành phần của CTRĐT
3.5.1 Theo nguồn phát thải
Số liệu các quốc gia chia nhỏ CTRĐT theo nguồn phát thải (rác thải sinh hoạt
được thu gom, rác sinh hoạt được vận chuyển, rác thương mại và rác thải văn
phòng) rất khó thu thập. Rác thải sinh hoạt được thu gom thông thường có nhiều
số liệu nhất trong khi các loại khác rất thiếu số liệu đầy đủ và chính xác. (bảng
3.4)
Số liệu hoàn chỉnh và cập nhật theo cách phân loại trên rất cần thiết khi lập kế
hoạch xây dựng hệ thống CTRĐT kết hợp, vì nguồn chất thải sẽ định rõ chiến
lược thu gom cần thiết. Số liệu đó có thể tìm thấy trong một không gian địa lý,
mặc dù không được tổng hợp thành số liệu cấp quốc gia.
3.5.2 Theo nguyên liệu:
Trong khi số liệu về nguồn chất thải ở một không gian địa lý xác định hệ thống thu gom
hiệu quả, kiến thức về thành phần rác cần thiết cho việc quản lý và xử lý hiệu quả. Thành
phần cấu tạo của CTRĐT theo trọng lượng được trình bày trong bảng 3.5 theo các nguồn
của các quốc gia Châu Âu. Một lần nữa, số liệu không thể so sánh được hoàn toàn, bởi
trong khi hầu hết các số liệu liên quan đến CTRĐT, một số lại liên quan đến rác thải sinh
hoạt mà rõ ràng nó chỉ là một phần của CTRĐT. Có những sự khác biệt rõ rệt trong thành
phần của rác thải sinh hoạt được thu gom, rác thải sinh hoạt được vận chuyển, và rác thải
thương mại (xem hình 3.5 và 3.6), do đó cần phải định rõ một cách chính xác loại rác thải
được phân tích cho bất kỳ số liệu nào được trích dẫn. Với những số liệu trên cho lượng
rác thải phát sinh, rác thải sinh hoạt (và cụ thể là rác thải sinh hoạt được thu gom) được
trình bày bằng số liệu tốt nhất về thành phần chất thải. Số liệu cho phần chất thải rắn
thương mại thu được khó hơn, và có khả năng khác nhau nhiều giữa các khu vực. Tuy
nhiên, rác thải thương mại thường đóng một phần quan trọng của CTRĐT (xem bảng 3.4)
và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giá trị kinh tế của hoạt động thu hồi
và tái chế (IGD, 1992). Do đó cần hiểu được số lượng cũng như thành phần của rác thải
thương mại.

Ngoại trừ những sự khác biệt về cách thức số liệu được biên soạn, một vài khuynh hướng
trong thành phần cấu tạo CTRĐT có thể được thấy trong bảng 3.5. Hai phần chính ở tất

34 http://www.ebook.edu.vn
cả các quốc gia là giấy và thực phẩm. Nhựa, thuỷ tinh và kim loại xuất hiện ở mức độ
thấp hơn. Tuy nhiên, có những bằng chứng về sự đa dạng theo không gian địa lý. Các
nước miền Nam Châu Âu (như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý…) nói chung có mức rác
thải thực phẩm và rác thải vườn cao hơn những nước ở miền Bắc (như Phần Lan, Đan
Mạch, Pháp, Anh…), trong khi giấy và gỗ lại theo khuynh hướng ngược lại (hình 3.7).
Các loại rác từ nhựa, thuỷ tinh và kim loại khó so sánh hơn mặc dù có những điểm riêng
biệt đáng chú ý, như tỷ lệ rác nhựa ở Ai-len và Thụy Sĩ cao, mức độ rác thủy tinh ở Pháp
và Đức cao, ở Đan Mạch có mức độ kim loại cao.
3.5.3 Theo thành phần hoá học:
Cách thức thứ ba để phân loại CTRĐT là theo thành phần hoá học của nó. Bởi lẽ chất thải
rắn đại diện cho một lượng đầu vào lớn nhất trong hệ thống chất thải, thành phần của rác
thải sẽ xác định phần lớn sự phát thải của toàn hệ thống. Nếu thành phần hóa học của rác
thải đầu vào và những loại khác được biết đến, sự phát thải trong những qui trình xử lý
rác thải có thể được dự đoán. Điều này thật sự đúng với rác vô cơ độc hại như kim loại
nặng (bảng 3.6) vì loại rác này không thay đổi qua các qui trình xử lý. Vì vậy, cho nên
tổng lượng thải ra sẽ phản ảnh tổng lượng đầu vào của rác. Biết được kim loại nặng vào
dòng rác như thế nào sẽ giúp tìm ra cách giảm mức độ chất thải độc hại này hoặc đảm
bảo chúng được xử lý hiệu quả. Hai đặc tính hữu ích khác của việc chia nhỏ thành phần
rác thải là hàm lượng cacbon của chúng (cho phép tính toán sự phát thải khí CO2, Metan
v.v…) và lượng nước (mà nó biến đổi rõ rệt giữa những thành phần rác thải chia nhỏ
khác nhau và sẽ ảnh hưởng đến lượng Calo của chúng).

35 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 3.1 PHAÂN LOAÏI CHAÁT THAÛI RAÉN
________________________________________________________________________________________________
Loaïi Moâ taû
______________________________________________________________________________________________

LOAÏI CHAÁT THAÛI RAÉN ÑOÂ THÒ


Giaáy (PA) Giaáy, vaùn vaø vaùn hoûng, saûn phaåm giaáy
Thuûy tinh (GL) Chai thuûy tinh (ñuû loaïi maøu), taám kieáng
Kim loaïi (ME) Taát caû caùc loaïi saûn phaåm baèng kim loaïi keå caû lon ñoà hoäp
Ngoaøi ra caùc loaïi kim loaïi ñöôïc chia ra laøm 2 loaïi:
Hôïp kim saét (ME-Fe) vaø khoâng phaûi hôïp kim saét (ME-nFe)
Nhöïa Goàm taát caû caùc loaïi saûn phaåm nhöïa toång hôïp
töø chai nhöïa, phim ñeán milamine
Saûn phaåm nhöïa ñöôïc chia laøm 2 loaïi: nhöïa raén (PL-R) vaø nhöïa daïng film (PL-F)
Vaûi (TE) Goàm taát caû caùc loaïi vaûi, gieû… baèng sôïi toång hôïp hay sôïi töï nhieân.
Chaát höõu cô (OR)* Raùc thaûi nhaø beáp coù theå phaân huyû, raùc vöôøn, raùc töø caùc quy trình cheá bieán thöïc
phaåm
Caùc loaïi khaùc (OT) Goàm taát caû caùc loaïi vaät lieäu coøn laïi goàm vaät lieäu tinh cheá, da, cao su, goã.

PHEÁ PHAÅM TÖØ QUAÙ TRÌNH XÖÛ LYÙ RAÙC THAÛI


Phaân sinh hoïc (CO) Pheá phaåm töø vieäc xöû lyù sinh hoïc (xöû lyù hieáu khí hay kî khí, khoâng theå söû duïng nhö
saûn phaåm thöông maïi vì chöùa haøm löôïng ñoäc toá vaø taïp chaát).
Tro (AS) Buïi tro döôùi ñaùy, xæ than hay xæ kim loaïi trong loø ñoát raùc, quaù trình chuyeån hoùa
pheá phaåm nhieân lieäu hoaëc töø heä thoáng ñun nhieân lieäu thay theá.
Buïi tro bay vaø caëc töø heä thoáng laøm saïch khí trong caùc loø ñoát, loø ñun nhieân lieäu thay theá
hay RDF

*Maûnh vuïn giaáy vaø nhöïa coù nguoàn goác höõu cô, nhöng ñeå duy trì söï thoáng nhaát vôùi heä thoáng phaân loaïi ERRA thì
thuaät ngöõ “höõu cô” laø ñeå moâ taû raùc nhaø beáp vaø raùc vöôøn coù khaû naêng phaân huûy.

36 http://www.ebook.edu.vn
QUAÛ N LYÙ CHAÁ T THAÛ I RAÉ N ÑOÀ NG NHAÁ T
kg/ ngöôø i / naê m
0 100 200 300 400 500 600 700 800

Aùo

Coäng Hoaø Seùc

Ñan Maïch

Phaàn Lan

Phaùp

Ñöùc

Hy Laïp

Hungary

Baêng Ñaûo

Ai Len

Lucxembua

Haø Lan

Na Uy

Ba Lan

Boà Ñaøo Nha

Coäng Hoaø Slovakia

Taây Ban Nha

Thuïy Ñieån

Thuïy Só

Thoå Nhó Kyø

Vöông quoác Anh

Nhaät

Myõ

TRUNG BÌNH EC

Baûng 3.4 Söï tạo ra CTRĐT. Nguoàn: EUROSTAT (1994a).

37 http://www.ebook.edu.vn
Raùc hoä gia ñình Raùc thöông maïi/ coâng nghieäp

giaáy/ bìa cöùng


Chaát thaûi raén ñoâ thò
nhöïa

thuûy tinh

kim loïai

thöïc phaåm /raùc


nhaø beáp
goã

khaùc

Hình 3.6 Thaønh phaàn CTRĐT khaùc nhau ôû Ñan Maïch, Nguoàn:
Christense (1990), Carra and Cossu (1990)

38 http://www.ebook.edu.vn
Kim loaïi Kim Thuûy
Thuûy
loïai tinh
(KL)

Lon Phoâi KL Beå Coøn


nguyeân
Khoâng
xaùc ñònh
KL KL khaùc

Lon Lon Xanh Naâu Trong Pha Xanh Naâu Trong Pha
theùp nhoâm laù taïp laù taïp

Thöùc Thöùc Khaùc Thöùc Thöùc Khaùc


aên uoáng aên uoáng

Nguyeân lieäu deät

Nhöïa Nhöïa Vaûi

Rigid
phim Hoãn
khaùc
taïp Coù theå coù theå taùi
söû duïng
taùi sinh

PET PVC PP PE PS Hoãn


taïp

Chai Tuùyp/ Hoãn


nhöïa taùch taïp

PET PVC PE khaùc PET PVC PP PS khaùc

Giaáy
Chaát höõu cô
Giaáy/
Chaát bìa
höõu cô

Bao bì Giaáy giaáy


vieát khaùc
Raùc Raùc Giaáy/ Khaùc
beáp vöôøn bìa
Bao Bao chöùa Baùo, Hoãn
khoâng nöôùc
nöôùc taïp chí taïp

Bìa Loaïi bìa Nhoâm Khaùc Baùo Taïp


khaùc
cöùng nhoâm chí

Hình 3.8 Söï phaân loïai ñöôïc ñeà xuaát cho nguyeân lieäu raù39
c http://www.ebook.edu.vn
Raùc dòch vuï/ cöûa haøng/ vaên phoøng Raù c ñoà soä hoä gia ñình

Raù c thu gom töø hoä gia ñình

giaáy/ bìa cöùng


nhöïa/ cao su
thuûy tinh
kim loïai
rau quaû vöôøn
vaûi
goã
khaùc

Hình 3.5 Thaønh phaàn cuûa nhöõng phaàn CTRĐT khaùc nhau ôû Haø Lan, Nguoàn: Beker
(1990)

40 http://www.ebook.edu.vn
Bảng 5.4 Phaân loaïi CTRĐT Cuûa 1 Soá Quoác Gia
Quốc gia Raùc thu gom từ caên hoä (%)Raùc vận chuyển từ caên hoä (%)Raùc thöông maïi (%)Taøi liệu tham khảo
Ñan Maïch 32 22a 46b Christensen (1990)
Phaùp 30 6c 64d Barres et al. (1990)
Taây Ñöùc 62.5 8.5e 29d Stegmann (1990)
Haø Lan 66 8.5e 25.5f Beker (1990)
Vöông quoác Anh 65 20 15 DoE/DTI (1992)

a
Raùc thaûi naëng vaø raùc vöôøn/raùc coâng vieân
b
Raùc thöông maïi vaø raùc coâng nghieäp
c
Raùc thaûi sinh hoaït naëng vaø pheá lieäu xe hôi, voû xe boû
d
Raùc coâng nghieäp gioáng raùc sinh hoaït
e
Raùc thaûi naëng
f
Raùc töø caùc cöûa haøng/ vaên phoøng/ dòch vuï

41 http://www.ebook.edu.vn
Bảng 3.5 Thaønh Phaàn Cuûa Chaát Thaûi Raén Ñoâ Thò (Theo Khoái Löôïng) ôû 1 soá quoác gia
Chaâu Aâu

Quoác gia Loïai naêma Giaáy Nhöïa Thuûy Kim Thöùc Nguyeân Khaùc Taøi
chaát thaûi (%) (%) tinh loại aên lieäu deät (%) lieäu
(%) (%) (%) (%) tham
khaûob
Aùo CTRĐT 1990 21.9 9.8 7.8 5.2 29.8 2.2 23.3 1,2
Bæ CTRĐT 1990 30.0 4.0 8.0 4.0 45.0 9.0 2
Coäng hoøa Seùc CTRĐT 1990 8.6 6.9 3.8 4.8 36.7 39.2 2
Ñan Maïch CTRĐT 1990 9.5 5.9 7.6 6.4 7.2 63.4 2
Phaàn Lan hoä gia ñình 1985 29.0 5.0 4.0 13.0 28.0 - 21.0 1
Phaùp CTRĐT 1985 51.0 5.0 6.0 2.0 29.0 2.0 5.0 3
Ñöùc CTRĐT 1990 31.0 10.0 12.0 6.0 25.0 4.0 12.0 2,4
Hy Laïp CTRĐT 1990 17.9 5.4 9.2 3.2 44.0 20.3 2
Hungary CTRĐT 1990 22.0 10.5 3.5 4.2 48.5 11.3 2
Ai xô len CTRĐT 1990 21.5 6.0 5.5 4.5 62.5c 2
Ai len CTRĐT 1990 37.0 9.0 5.0 6.0 15.0 28.0 2
YÙ CTRĐT 1992 34.0 15.0 5.0 4.0 24.0 3.0 15.0 5
Luùc xem bua CTRĐT 1990 23.0 7.0 6.0 3.0 47.0 14.0 6
Haø Lan CTRĐT 1990 17.0 6.0 7.0 3.0 67c 2
Na Uy CTRĐT 1990 24.7 8.1 5.0 3.7 51.9 2.1 4.5 2,7
Ba Lan CTRĐT 1990 31.0 6.0 5.5 4.5 30.0 23.0 2
Boà Ñaøo Nha CTRĐT 1990 10.0 10.0 12.0 8.0 38.8 22.0 2
Coäng hoøa Xloâ CTRĐT 1990 23.0 4.0 3.0 4.0 60.0 6.0 6
Vaùc CTRĐT 1992 20.0 7.0 8.0 4.0 49.0 1.6 10.4 8
Taây Ban Nha CTRĐT 1990 44.0 7.0 8.0 2.0 30.0 9.0 2
Thuïy Ñieån CTRĐT 1990 31.0 15.0 8.0 6.0 30.0 3.1 6.9 2,9
Thuïy Só CTRĐT 1990 37.0 10.0 9.0 7.0 19.0 18.0 2
Thoã Nhó Kyø hoä gia ñình 1992 34.8 11.3 9.1 7.3 19.8 2.2 15.5 10
Vöông quoác Anh
a
naêm ñöa ra laø naêm gaàn nhaát ôû nhöõng soá lieäu coù 2 nguoàn trôû leân
b
Taøi lieäu tham khaûo: 1, Carra and Cossu (1990); 2, OECD (1993); 3, Ettala (1990); 4, Barres et al.
(1990); 5, ERL/UCD (1993); 6, Elviser (1992); 7, Beker (1990); 8, MOPT (1992); 9, Gandolla (1990)
10, Warren Spring Laboratory (xem baûng 5.9).
c
bao goàm thöùc aên vaø raùc thaûi trong vöôøn

42 http://www.ebook.edu.vn
Bảng 5.6 Soá löôïng kim loaïi naëng trong raùc thaûi hoä gia ñình (%)

Toàng khoái löôïng Catmi Niken Keõm Ñoàng Chì Thuûy ngaân Croâm
(mg/kg khoâ) (3-15) (80) (1000- (200- (400- (4-5) (250)
2000) 600) 1200)
Buïi quaëng < 10 mm 1-2 12-13 a 5 7 5-7 2-3
Buïi quaëng 10-20 mm 1-2 5 33-39 13-16 1
Chaát höõu cô 2-3 16-19 5 4-6 5-13 2 4-6
Giaáy/ bìa cöùng 1-2 9-11 8-9 7-8 18-19 2-4 8-12
Nguyeân lieäu deät 2 3-4 1 1-2 1 1 3-4
Da 4 3 1-2 3-8 1 39-50
Cao su 11-13 2
Nhöïa PVC 36-40
Chaát deûo khaùc 13-14 24-25 3-4 4-7 8-9 1 8-9
Thuûy tinh 6-10 1 1 2 9-12
Kim loïai coù chöùa Saét 1 27-31 35-41 1 3-26
Phi kim 6-7 12-13 2-31 1 1-2
Pin 39-48 20-22 44-47 12 1 93

Nguoàn: Rousseaux (1988).


a
soá lieäu ñöôïc toâ ñaäm cho bieát soá löôïng ñaùng keå

43 http://www.ebook.edu.vn
Bảng 3.7 Taùc ñoäng cuûa maät ñoä daân soá treân söï caáu thaønh raùc/chaát thaûi

Maät ñoä daân soá (ngöôøi/km 2) Loïai raùc (%)


Giaáy Thuûy tinh Raùc höõu cô
Noäi thaønh 2000 24 20 28
Ngoaïi oâ 1000 20 14 34
Ñoâ thò 500 16 11 39
Noâng thoân 150 12 8 52

Nguoàn: Rheiland-Pfalz, Boä moâi tröôøng (1989)

Bảng 3.8 Söï khaùc nhau giöõa thaønh phaàn raùc trong caùc hoä gia ñình vôùi loaïi heä
thoáng söôûi trong nhaø ôû Ñoâng Ñöùc (cuõ)

Thaønh phaàn raùc Khu vöïc söû duïng heä thoáng Khu vöïc söû duïng loø söôûi
söôûi trung taâm (%) than môû (%)
Kim loïai 3.2 3.2
Thuûy tinh 12.3 10.2
Chaát deûo 5.5 3.6
Nguyeân lieäu deät 3.5 2.8
Giaáy/ bìa cöùng 24.5 10.9
Goã 0.5 0.2
Baùnh mì 6.4 3.4
Vaät lieäu mòn (< 16 mm) 11.7 41.0
Khaùc 32.4 24.7

Toång 100 100


Nguoàn: von Schoenberg (1990), döõ lieäu cho Dresden, 1988

44 http://www.ebook.edu.vn
Bảng 3.9 Phaân loaïi raùc trong hoä gia ñình cuûa Warren Spring Laboratory (Anh)

Phaân loaïi Phaàn traêm khoái löôïng (%)


Baùo 12.29
Taïp chí 4.99
Caùc loïai giaáy khaùc 10.08
Caùc lon, hoäp ñöïng chaát loûng 0.64
Bao bì theû (card) 3.81
Caùc loaïi theû khaùc 2.98
Bao boá pheá phaåm 1.15
Caùc loaïi nhöïa daïng film 4.27
Chai nöôùc giaûi khaùt baèng nhöïa trong 0.65
Chai nöôùc giaûi khaùt baèng nhöïa maøu 0.12
Caùc loaïi chai nhöïa khaùc 1.15
Bao bì thöïc phaåm 1.96
Caùc loaïi nhöïa ñaëc khaùc 2.04
Vaûi 2.17
Taõ giaáy 3.87
Caùc taïp chaát coù theå chaùy khaùc 3.56
Caùc taïp chaát khoâng chaùy 1.66
Chai thuûy tinh naâu 0.36
Chai thuûy tinh xanh laù caây 1.08
Chai thuûy tinh trong 1.32
Bình gas saïch, heát söû duïng 1.55
Caùc loaïi thuûy tinh khaùc 4.83
Raùc vöôøn 3.15
Caùc loaïi vaät lieäu coù theå phaân huyû khaùc 16.62
Caùc loaïi lon thöùc uoáng baèng theùp 0.50
Caùc loaïi ñoà hoäp ñöïng thöùc aên baèng theùp 3.86
Caùc loaïi pin, aéc quy 0.05
Caùc loaïi hoäp theùp khaùc 0.39
Kim loaïi chöùa saét khaùc 0.99
Caùc lon thöùc uoáng baèng nhoâm khaùc 0.40
Laù theùp 0.46
Kim loaïi khoâng chöùa saét khaùc 0.64
< 10 mm buïi quaëng 6.39

Toång 100.00
Nguồn: Warren Spring Laboratory, personal communication.
a
Caùc soá lieäu cho thaáy ñöôïc möùc ñoä trung bình cuûa vieäc phaân tích raùc thaûi ôû Anh söû duïng caùch phaân
loaïi naøy cho ñeán nay (01/1993)

45 http://www.ebook.edu.vn
3.6 Tính chất có thể thay đổi (variability) trong sự phát sinh CTRĐT:
Khi lập kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý CTRĐT cho bất kỳ vùng nào, số liệu gần
đây và liên quan đến vùng đó là rất quan trọng, bởi sự phát sinh rác thải sẽ khác nhau về
phương diện địa lý, ngay cả trong và giữa các quốc gia với nhau. Thành phần của rác thải
thương mại rõ ràng thay đổi theo tính chất tự nhiên của hoạt động thương mại địa
phương.Thêm vào đó, cả số lượng và thành phần rác thải sinh hoạt cũng sẽ thay đổi theo
mật độ dân cư và tiêu chuẩn nhà ở. Ví dụ, các khu vực nông thôn có khả năng sinh ra
nhiều loại rác từ rau, củ, trái cây hơn các khu vực nội thành. Những sự khác biệt này
cũng đã được đo lường giữa các khu vực dựa trên hệ thống lò sưởi được lắp đặt trong
vùng. Ví dụ, trước đây ở Đông Đức, các khu vực sử dụng lò sưởi mở đốt than nâu sinh ra
đến 190kg rác/người/năm, trong khi các khu vực sử dụng hệ thống sưởi trung tâm được
sản sinh đến 260kg/người/năm (Bund 1992). Những khác biệt trong thành phần rác thải
cũng xảy ra có thể như mong đợi, với lượng giấy rác ít hơn trong những hộ sử dụng lò
sưởi mở nhưng rác mịn (tro) thì nhiều hơn.
Ngay trong một khu vực nhất định, cũng có những tác động thay đổi theo mùa. Thành
phần và lượng rác thải sinh hoạt phát sinh sẽ thay đổi, đặc biệt trong những khoảng thời
gian nghỉ lễ, và lượng rác thải vườn cũng sẽ khác nhau rõ rệt theo các mùa. Do đó, trong
khi những số liệu được trích dẫn ở đây sẽ hướng dẫn cho cả số lượng và thành phần,
chúng sẽ không thường xuyên phản ảnh những điều kiện địa phương cũng như thời gian
cụ thể trong năm.

3.7 Những tác động của việc giảm rác tại nguồn
Số lượng và thành phần của chất thải rắn phát sinh trong một vùng cũng sẽ bị ảnh hưởng
bởi những hoạt động giảm rác từ nguồn. Ví dụ trên về việc đốt rác thải sinh hoạt ở một số
hộ là một hình thức giảm rác tại nguồn vì sẽ giảm bớt rác thải thu gom và quản lý. Tuy
nhiên, việc giảm rác tại nguồn như vậy không được cho phép ở một số nước, bởi vì phát
ra khí thải. Một hình thức khác của giảm rác từ nguồn đó là việc sử dụng rác hữu cơ làm
phân bón. Khảo sát cho thấy khoảng 13% rác thải sinh hoạt có thể được giảm đi thay vì
được thu gom thông thường.

46 http://www.ebook.edu.vn
3.8 Sự phân loại CTRĐT: cần tiêu chuẩn hoá
Từ những phần ở trên cho thấy để tiếp cận quản lý rác thải đòi hỏi sự tiêu chuẩn hóa các
thuật ngữ. Khi các hoạt động thực tiễn quản lý rác thải sẽ tiếp tục khác biệt ở từng quốc
gia, cần phải phổ biến và áp dụng những bài học giữa các khu vực một cách rộng rãi. Để
thực hiện điều này, cần có sự hiểu biết chung những định nghĩa của các thuật ngữ: rác
thải sinh hoạt (được thu gom và vận chuyển), rác thải thương mại và CTRĐT.
Tiêu chuẩn hóa các loại nguyên liệu rác thải là cần thiết, nhưng sự phân loại chi tiết cũng
rất quan trọng. Phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết bất cứ loại rác thải nào là dựa
trên việc nó có thành phần gì. Như vậy, việc am hiểu tường tận thành phần của rác thải là
yêu cầu thiết yếu cho việc quản lý rác thải hiệu quả. Trong khi đó, hệ thống phân loại
được dùng ở bảng 5.5 đưa ra khuynh hướng chung, còn thiếu nhiều chi tiết phục vụ mục
đích quản lý rác thải. Ví dụ, nhựa có thể ở dạng màng phim mỏng, chai lọ cứng hoặc vô
số các thứ khác. Hiểu biết rõ chúng được làm từ nhựa có thể giúp đảm bảo tính phù hợp
cho chương trình biến rác thải thành năng lượng, nhưng kiến thức chuyên sâu về hình
thức cần thiết quyết định sự phù hợp của rác cho việc tái chế.
Để đáp ứng nhu cầu này phân loại rác, các chương trình phân loại rác thải chi tiết hơn
được đặt ra. Tại Anh, phòng thí nghiệm Spring Warren phân tích rác thải sinh hoạt sử
dụng bảng phân loại 33 loại. Điều này đem lại bức tranh chi tiết hơn về những thành phần
trong rác thải, nhưng vẫn không xác định thành phần của tất cả các loại rác (ví dụ, loại
hạt nhựa không được xác định). Để đạt được yêu cầu này, Hiệp hội thu hồi và tái chế
Châu Âu (ERRA) đề nghị hệ thống phân loại có thứ bậc mà nó không chỉ định rõ hình
thái các loại rác (phim, chai lọ, hộp thiếc v.v…) nhưng cả nguyên liệu. Nếu đề nghị này
được chấp nhận như một tiêu chuẩn, dòng thông tin về thành phần rác thải sẽ được cải
thiện đáng kể.

3.9 Những phương pháp phân tích CTRĐT


Phương pháp tiếp cận kết hợp đối với quản lý chất thải rắn yêu cầu số liệu thống kê rác
thải tốt hơn trong tương lai. Dùng hệ thống phân loại tiêu chuẩn hoá và chi tiết hơn chỉ là
một phần của giải pháp này. Việc lấy mẫu thích hợp và tiêu chuẩn hoá cùng với kỹ thuật
phân tích cũng được yêu cầu.
Các phương pháp phân tích rác thải sinh hoạt được phát triển từ những kỹ thuật sử dụng
để lấy mẫu lõi khoáng vật (Poll,1991). Những phương pháp này chịu hai sự hạn chế

47 http://www.ebook.edu.vn
chính. Trước hết, các mẫu CTRĐT nhiều hỗn tạp hơn những mẫu khoáng vật, do đó cần
áp dụng những kỹ thuật khác nhau trong việc lấy mẫu. Thứ hai, nhiều quy trình lấy mẫu
yêu cầu sử dụng những trang thiết bị chuyên dụng. Việc lấy mẫu trải rộng ở nhiều cơ sở
thu gom và xử lý không cho phép sử dụng thông thường các trang thiết bị như vậy mà
cần những kỹ thuật lấy mẫu đơn giản nhưng cồng kềnh. Song song, qui trình phân tích
rác thải được đơn giản hoá đang được đề xuất (ERRA, 1993; phụ lục 2). Phương pháp
này đưa ra hướng dẫn về những kỹ thuật được sử dụng lẫn số mẫu được yêu cầu cho việc
phân tích thống kê.
Phương pháp lấy mẫu được áp dụng chủ yếu cho rác thải sinh hoạt được thu gom hơn rác
sinh hoạt cồng kềnh và đa thành phần được vận chuyển. Có một vài bằng chứng cho thấy
có việc lấy mẫu và phân tích có hệ thống rác thải thương mại, mặc dù loại rác này đồng
nhất hơn rác thải sinh hoạt.
Những thông tin về thành phần rác thải lấy từ các chương trình hay cơ sở thu gom và
phục hồi rác (vựa ve chai, các chương trình thu gom, các cơ sở tái chế). Đây là những
nguồn dữ liệu giá trị, nhưng ở đây một lần nữa có những vấn đề trong việc giải thích số
liệu do bởi thiếu sự tiêu chuẩn hoá các thuật ngữ ký hiệu. Để khắc phục điều này, ERRA
cũng đã công bố những định nghĩa (phụ lục 3; ERRA, 1992b) để làm sáng tỏ những gút
mắc mơ hồ ở nhiều báo cáo.

48 http://www.ebook.edu.vn
Chương 4: Phân loại tại nguồn và thu gom rác thải
Tóm tắt
Chương này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu gom trong việc quản lý chất thải
rắn tổng hợp, xem xét qui trình phân loại tại nguồn và thu gom rác thải, từ việc phát
sinh rác thải cho đến việc vận chuyển rác tại trung tâm phân loại hoặc nơi xử lý. Đặc
điểm và hiệu quả của các phương pháp thu gom khác nhau được trình bày, gồm việc
thu gom các thành phần rác riêng biệt và rác thải hỗn tạp. Những hạn chế của việc
phân chia thành hệ thống “mang đi” và “trước nhà” khi so sánh các hệ thống được
nhấn mạnh. Cũng như vậy, việc cần những phương tiện thông tin có ảnh hưởng giữa
người thu gom rác và máy móc thiết bị sản xuất rác cũng được đề cập. Những tác
động môi trường chính của việc phân loại tại nguồn và quá trình thu gom được tranh
luận, và số liệu có sẵn được trình bày để cho phép việc tính toán những hoạt động
này. Một ít thông tin cũng được cung cấp về các chi phí kinh tế của hệ thống thu gom.

49 http://www.ebook.edu.vn
Naêng Nguyeân
Chaát thaûi raén hoä gia löôïng lieäu thoâ
ñình/ thöông maïi RANH GIÔÙI
HEÄ THOÁNG

Heä thoáng thu gom taän nôi


Chaát taùi sinh khoâ
Kho nguyeân lieäu thoâ
Phaân loaïi taïi Raùc trong vöôøn
Kho nguyeân lieäu pha
hoä gia ñình troän
Raùc sinh hoïc Vò trí trung taâm
Vò trí trung taâm
Raùc lôùn
Heä thoáng thu gom leà ñöôøng
Chaát thaûi dö
Raùc sinh hoïc
thöông maïi Chaát taùi sinh khoâ
Thu gom Chaát taùi sinh thöông maïi
Raùc sinh hoïc

RDF Nguyeân
lieäu thöù
Phaân loïai Phaân loïai
caáp
RDF MRF

Naêng
Phaân sinh
löôïng
hoïc töø Tieàn phaân loaïi
CTRÑT Thoái röõa

Raùc caën
Taïo thaønh Taïo thaønh
RDF khí meâ tan phaân SH
Phaân
Ñoát toång SH
hôïp
Ñoát RDF Ñoát Ñoát toång
nhieân hôïp Baõ phaân troän Khí
lieäu thaûi

tro buïi Nöôùc


thaûi
Tieàn xöû lyù
choân
Bãi rác
choân nguy hiểm Chaát thaûi
trô cuoái
cuøng

Hình 4.1 Vieäc phaân loaïi tröôùc vaø thu gom raùc thaûi trong quaûn lyù chaát thaûi keát hôïp
50 http://www.ebook.edu.vn
4.1 Giới thiệu:
Có những lý do lý giải tại sao hoạt động thu gom lại là trung tâm của hệ thống quản
lý chất thải rắn. Cách mà rác thải được thu gom (và sau đó được phân loại) định rõ
những giải pháp áp dụng trong quản lý rác thải, đặc biệt là các phương pháp như tái
chế, xử lý vi sinh, hoặc đốt có thể được thực hiện một cách bền vững trên cả phương
diện kinh tế và môi trường. Phương pháp thu gom sẽ ảnh hưởng to lớn đến chất lượng
CTR thu gom, phân sinh học hoặc nhiên liệu được sinh ra mà đến lượt nó định rõ thị
trường có thể cung cấp sản phẩm. Tầm quan trọng của thị trường đối với các nguyên
liệu này không thể được đề cập quá nhiều. Nếu thiếu những thị trường phù hợp, sẽ
không thể sản xuất các sản phẩm hữu ích này được. Do đó, hoặc phương pháp thu
gom quyết định những giải pháp xử lý sau đó hoặc trường hợp ngược lại, thị trường
hiện hữu và tiềm năng sẽ quyết định rác nên được thu gom và phân loại như thế nào.
Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng phải có sự kết hợp giữa nhu cầu thị trường và
nguyên liệu được thu gom và phân loại.
Việc thu gom rác thải cũng là điểm kết nối giữa nơi sản sinh rác thải (trong trường
hợp này là các hộ gia đình và cơ sở thương mại) và hệ thống quản lý rác thải. Mối
quan hệ này cần được quản lý một cách thận trọng để có một hệ thống hiệu quả. Sự
nối kết hộ gia đình-rác-người thu gom nên là mối quan hệ khách hàng-người cung
cấp. Chủ hộ có nhu cầu được thu gom chất thải rắn với mức độ thuận tiện nhất, trong
khi đó người thu gom cần nhận rác thải ở hình thức tương hợp với những biện pháp
xử lý được lên kế hoạch. Hệ thống quản lý rác thải không có khả năng đạt được sự
cân bằng trong mối quan hệ này khó có thể thành công.
Các hoạt động thu gom thường phụ thuộc vào quá trình phân loại, bởi hình thức thu
gom sẽ xác định hình thức phân loại theo sau, và một số phương pháp thu gom.

4.2 Phân loại ở gia đình


Từ quan điểm của người chủ hộ, việc thu gom hỗn tạp là phương pháp thuận tiện
nhất, về mặt thời gian lẫn không gian. Tuy nhiên phương pháp thu gom này sẽ hạn
chế các giải pháp xử lý rác sau đó. Hầu hết phương pháp xử lý đòi hỏi một vài hình
thức phân loại rác thải thành những thành phần nhỏ khác nhau tại nguồn, nghĩa là tại
nhà hoặc trước lúc thu gom. Một cách đơn giản nhất, việc phân loại đòi hỏi phải tách
riêng những nguyên liệu có thể tái chế, ví dụ như các chai lọ thuỷ tinh để chuyển đến

51 http://www.ebook.edu.vn
vựa phế liệu; một cách phân loại chung hơn là phân loại rác thải sinh hoạt thành nhiều
dòng nguyên liệu khác nhau.
Khả năng phân loại: nhiều chương trình kiểm tra thí điểm cho thấy các chủ hộ có thể
phân loại chính xác chất thải rắn của họ thành nhiều loại khác nhau. Ví dụ, một
nghiên cứu được tiến hành ở Leeds, Anh đã chỉ ra rằng các chủ hộ có thể phân loại
rác thải của họ thành sáu loại khác nhau với tỉ lệ thành công là 96,5% (Forrest et al.,
1990). Một nghiên cứu ở Mỹ (Beyea et al.,1992) đã đưa ra một kết quả tương tự.
Những hướng dẫn rõ ràng cho các chủ hộ là yếu tố cốt lõi để thành công, và vì lẽ đó
nhiều chương trình tổ chức các chương trình truyền thông rộng rãi và thường xuyên
cho công chúng.
Động lực phân loại rác: Cuộc thử nghiệm phân loại ở thành phố Leeds đã chỉ ra rằng
việc phân loại rác thải chính xác là có thể, nhưng những người tham gia trong cuộc
thử nghiệm là những người tình nguyện, và do đó họ đã có ý thức và động lực. Trong
thực tế, liệu đa số các chủ hộ sẽ có được động lực thúc đẩy tương tự như thế không?
Rất khó đo lường tỉ lệ tham gia vì những gì các hộ dân báo cáo đã thực hiện và những
gì họ thực sự làm thì không giống nhau. Báo cáo từ các chương trình của ERRA cho
thấy sự tham gia phân loại ở gia đình và hệ thống thu gom đạt khoảng 60 đến 90%
(ERRA, 1993b); trong một chương trình (Adur, Anh), tỉ lệ này thực sự được đo lường
và thấy là 75% (Papworth, 1993). Mức độ tham gia tình nguyện cũng cao tương tự ở
Bắc Mỹ; Khi thực hiện điều tra thông tin về các chủ hộ, hầu hết nhận xét việc tái chế
là một ý tưởng hay và “tốt cho môi trường” (IGD, 1992). Tỉ lệ tham gia đối với
những chương trình tình nguyện cũng sẽ dựa vào yếu tố kinh tế. Nếu các chủ hộ phải
đầu tư thùng chứa rác, tỉ lệ tham gia sẽ thấp hơn; nếu các hộ được giảm chi phí cho
việc có ít rác không thể thu hồi được trong thùng rác của họ, tỉ lệ tham gia có khả
năng cao hơn. Dĩ nhiên, trong một vài chương trình, sự tham gia không phải là tình
nguyện, vì không có thêm phương pháp thu gom rác thải nào được đưa vào. Việc
phân loại một số thành phần rác thải tại nguồn được bắt buộc bởi luật lệ ở một số
nước (ví dụ như việc phân loại rác thải hữu cơ ở Hà Lan). Ở những trường hợp này, tỉ
lệ tham gia là nhiều hơn.

52 http://www.ebook.edu.vn
Tỉ lệ thu gom nguyên liệu rác thải không chỉ phụ thuộc vào con số các hộ tham gia
mà còn dưa vào hiệu quả phân loại. Số lượng thực tế của bất kỳ loại rác thải sinh hoạt
nào được thu gom từ việc phân loại tại nhà sẽ được xác đinh bởi:
Số lượng rác x tỉ lệ tham gia x hiệu quả phân loại (ORCA, 1992)
Ngay cả nếu việc tham gia là bắt buộc, động cơ thúc đẩy vẫn được yêu cầu đảm bảo
mức độ hiệu quả phân loại cao.
Động cơ thúc đẩy, và do đó cả tỉ lệ tham gia và hiệu quả phân loại sẽ bị ảnh hưởng
bởi những yếu tố như mức độ thuận tiện đối với chủ hộ. Các chương trình phân loại ở
gia đình có thể đòi hỏi quá nhiều thời gian hoặc quá nhiều không gian để chứa các
loại rác thải đã được phân loại trước khi thu gom. Bất kỳ sự bất tiện nào như mùi hôi
thối đối với rác thải hữu cơ sẽ giảm động lực tham gia. Kiểu nhà ở cũng có tác động.
Số liệu từ Hà Lan cho thấy dân cư trong những toà nhà cao tầng ít khả năng tham gia
chương trình phân loại tại nguồn so với khu vực ngoại ô. Điều này phản ảnh việc
thiếu không gian để chứa rác, nhưng cũng có khả năng do thiếu áp lực xã hội trong
những cao ốc chung cư đó vì những người hàng xóm không biết được ai đang tham
gia, nghĩa là ai là những người có trách nhiệm với môi trường.
Mức độ nhận thức môi trường khác nhau giữa các khu vực địa lý ở Châu Âu. Nhìn
chung, có thiện chí của các chủ hộ tham gia ở một vài mức độ phân loại tại nhà. Đánh
giá mức độ động cơ ở khu vực cụ thể và phát động chương trình thu gom theo đánh
giá này sẽ giúp đạt được hiệu quả cao nhất ở khu vực đó.

53 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 4.1 Thuoäc tính cuûa heä thoáng “mang đi” (bring) vaø heä thoáng thu gom trước nhà (kerside)
Heä thoáng mang đi Heä thoáng thu gom trước nhà
Ñònh nghóa Nguyeân lieäu ñöôïc caùc chuû hoä Nguyeân lieäu ñöôïc thu gom töø hoä
mang ñeán caùc ñieåm thu gom gia ñình

Phaân loaïi Ñöôïc phaân loaïi bôûi chuû hoä. Ñöôïc chuû hoä phaân loaïi,
Coù theå ñöôïc/ khoâng ñöôïc cuõng coù theå ñöôïc phaân loaïi
phaân loaïi trung taâm taïi leà ñöôøng hoaëc phaân loaïi
taäp trung.

Nguyeân lieäu Nguyeân lieäu rieâng leû Nguyeân lieäu rieâng leû
ñöôïc thu gom: hay hoãn hôïp hay hoãn hôïp

Nôi chöùa Coâng coäng Rieâng töøng hoä hay chung

Nhu caàu vaän chuyeån Cao <--------------------------------> Khoâng


(hoä daân)

Nhu caàu vaän chuyeån Thaáp <---------------------------------> Cao


(ñôn vò thu gom)

Soá löôïng thu gom Thaáp <---------------> Cao Cao


(phuï thuoäc vaøo maät ñoä cuûa (giaû söû ñoäng löïc coù hieäu quaû)
thuøng raùc)

Möùc ñoä oâ nhieãm Thaáp: (thu gom rieâng leû) Thaáp: phaân loaïi theo heä thoáng raùc à
ñeán coâng coäng. vd: caùc hoäp maøu xanh
Cao: (thu gom toång hôïp) ñeán
Cao: thu gom toång hôïp

54 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 4.2 Chöông trình thu gom raùc khoâ coù theå taùi cheá taïi Barcelona, Taây Ban Nha.

Toùm taét chöông trình: thu gom nguyeân lieäu ñoùng goùi hoãn hôïp (raùc khoâ taùi cheá). Giaáy/vaùn vaø thuûy tinh ñöôïc thu
gom thoâng qua caùc thuøng raùc coâng coäng (heä thoáng mang ñi).

Ngaøy baét ñaàu: 05/1991, (Giai ñoaïn 1), tieàn khôûi ñaàu (giai ñoaïn 2) 12/1992.

Phaïm vi: 78000 daân cö taïi quaän Sagrada Familia


Toång soá 27,956 nguoàn raùc thaûi (duøng trong caùc gia ñình vaø cô sôû kinh doanh)

Tæ leä tham gia: khoâng roõ

Loaïi caên hoä: Nhöõng caên hoä cao taàng, vaø caùc cô sôû kinh doanh (nhaø haøng, bar…)

Nguyeân lieäu Giaáy/vaùn


thu ñöïôc: Thuûy tinh
Nhöïa
Thuøng nöôùc giaûi khaùt

Phöông thöùc thu gom (giai ñoaïn 2): raùc thaûi trong khu vöïc naøy ñöôïc thu gom trong nhöõng thuøng raùc coâng coäng
lôùn (2200 lít) (thuøng maøu xanh luïc). Nguyeân lieäu bao bì hoãn hôïp cuõng ñc thu gom töø caùc
thuøng raùc coâng coäng (thuøng xanh laù caây). Taát caû caùc thuøng raùc ñöôïc thu gom moãi ngaøy.
Giaáy vaø vaùn eùp ñöôïc thu gom rieâng bieät trong caùc thuøng chöùa lôùn khaùc vaø thuûy tinh ñöôïc
thu gom töø caùc thuøng chöùa rieâng. Nhöõng nguyeân lieäu hoãn hôïp coù theå taùi cheá ñöôïc vaän
chuyeån ñeán cô sôû taùi cheá ñeå ñöôïc phaân loaïi.

Soá löôïng thu gom: 144 kg/nguồn phát thải/naêm

Toång doøng raùc: 982kg/nguồn phát thải/naêm

Nguoàn: ERRA, 1993b, Barcelona Waste Stream Analysis, (pers, comm); ERRA pers.comm. 1994

55 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 4.3 Chöông trình thu gom raùc khoâ coù theå taùi taïi Prato, Italy.

Toùm taét chöông trình: Söû duïng moät soá löôïng lôùn caùc thuøng chöùa phuïc vuï cho nhieàu hoä gia ñình. Caùc hoä gia
ñình ñöôïc cung caáp nhieàu “bao xanh” coù theå taùi söû duïng ñeå chöùa raùc taùi sinh tröôùc khi
chuyeån chuùng ñeán nhöõng thuøng chöùa lôùn hôn ñöôïc ñaët ôû treân ñöôøng gaàn khu chöùa raùc
hieän höõu. Thuûy tinh ñöôïc thu gom trong caùc thuøng chöùa ñaëc bieät
Ngaøy baét ñaàu: 11/1992
Phaïm vi: 11,750 hoä gia ñình, toaøn boä 14,500 nguồn phát thải.
Tæ leä tham gia: 70% (öôùc löôïng ban ñaàu)
Loaïi caên hoä: Caên hoä cao taàng trong ñoâ thò.
Nguyeân lieäu: Giaáy vaø bìa cöùng.
thu ñöôïc Nhöïa
Kim loaïi
Thuûy tinh
Phöông thöùc thu gom: Nhöõng thuøng chöùa ñöôïc thu gom 2 laàn/ tuaàn thoâng qua heä thoáng xe thu gom raùc hieän
coù, nguyeân lieäu ñöôïc thu gom seõ ñöôïc chuyeån tôùi cô sôû taùi cheá ñeå ñöôïc phaân loaïi.
Soá löôïng thu gom: 103 kg/nguồn phát thải/naêm
Toång löôïng raùc: 917 kg/nguồn phát thải/naêm

Nguoàn: ERRA, 1993b.; ERRA pers. comm. 1994 Nguoàn: ERRA, 1993b; ERRA pers, comm, 1994

Hoäp 4.4 Chöông trình thu gom raùc khoâ coù theå taùi cheá, Dunkirk, Phaùp
Toùm taét keá hoaïch: Vieäc thu gom raùc taùi cheá hoãn hôïp töø moãi hoä gia ñình baèng caùc thuøng raùc xanh di ñoäng.
Raùc thöôøng ñöôïc thu gom rieâng.
Ngaøy baét ñaàu: 12/1989
Phạm vi: 40,000 nguồn phát thải

Tỉ lệ tham gia: 90% (öôùc löôïng)


Loại căn hộ: Nhaø ôû ngoaïi oâ
Nguyeân lieäu Giaáy
thu ñöôïc: Nhöïa
Kim loaïi
Thuûy tinh
Phöông thöùc: Caùc thuøng raùc xanh di ñoäng (120 lít) ñöôïc ñaët taïi leà ñöôøng vaø ñöôïc thu gom moãi tuaàn,
söû duïng ít aùp suaát neùn hôn bình thöôøng. Raùc taùi cheá seõ ñöôïc phaân loaïi taïi cô sôû taùi cheá
nguyeân lieäu.
Soá löôïng thu gom: 234 kg/nguồn phát thải/naêm
Toång löôïng raùc: 870 kg/nguồn phát thải/naêm

Nguoàn: ERRA, 1993b., ERRA pers. comm. 1994

56 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 4.5 chöông trình thu gom raùc khoâ taùi cheá, quaän Adur, West Suxxex, Anh
Toùm taét chöông trình: Ñaây laø moät chöông trình “thuøng xanh” ñieån hình. Raùc thaûi khoâ coù theå taùi cheá ñöôïc thu
gom haøng tuaàn taïi leà ñöôøng, ñöôïc ñöïng trong 1 thuøng chöùa raùc rieâng bieät, söû duïng loaïi
xe chuyeân duïng coù nhieàu ngaên. Ñòa ñieåm taäp keát raùc cho caùc hoä gia ñình khoâng naèm
trong chöông trình “Hoäp xanh”. Raùc thaûi coøn laïi ñöôïc thu gom haøng tuaàn bôûi xe thu
gom raùc thoâng thöôøng.
Ngaøy baét ñaàu: 05/1991
Phaïm vi: 26,000 hoä gia ñình (19,500 hoä naèm trong chöông trình vaø 6,500 hoä söû duïng ñòa ñieåm
taäp keát raùc gaàn nhaø)

Tæ leä tham gia: 75% trong caùc hoä thuoäc keá hoaïch “Blue Box”(ñöôïc ño löôøng) (1)
Loaïi caên hoä: nhöõng ngoâi nhaø ngoaïi oâ thaáp taàng
Nguyeân lieäu “Blue Box”: Thuûy tinh (3 maøu)
thu ñöôïc: Lon kim loaïi (saét vaø nhoâm)
Baùo vaø taïp chí
Hoäp nhöïa vaø phim nhöïa
Heä thoáng thu gom tại các bồn rác gaàn khu chung cư (drop-off): Gioáng nhö treân

Phöông thöùc thu gom: Caùc thuøng xanh (dung tích 44 lít) duøng chöùa raùc taùi cheá ñöôïc caùc hoä gia ñình söû duïng
vaø ñaët ôû leà ñöôøng khi ñaày raùc. Caùc thuøng raùc seõ ñöôïc thu gom moãi tuaàn/laàn bôûi xe
chuyeân duïng nhieàu ngaên. Raùc trong thuøng seõ ñöôïc phaân loaïi thaønh 5 loaïi treân xe, 5
loaïi ñoù laø (thuûy tinh xanh, naâu, trong suoát; giaáy, nhöïa vaø lon).
Raùc thöôøng ñöôïc thu gom haøng tuaàn baèng xe thu gom raùc thaûi bình thöôøng.
Soá löôïng thu gom: 129 kg/nguồn phát thải/naêm
Toång löôïng raùc: 460 kg/nguồn phát thải/naêm
Chi phí thu gom: Raùc taùi cheá: £17.60/hoä/naêm (2)
Raùc thöôøng: £35.00/hoä/naêm (3)

Nguoàn: General – ERRA, 1993b, ERRA pers. comm. 1994


(1) Papworth, 1993. (2) IGD, 1992. (3) öôùc löôïng, Aug,1993.

57 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 4.6 Chöông trình thuøng raùc ñoâi, Lemsterland, Haø Lan.
Toùm taét keá hoaïch: Moïi hoä gia ñình ñöôïc trang bò 2 thuøng raùc di ñoäng (coù baùnh xe), moãi thuøng ñöôïc chia laøm 2
ngaên. Caùc hoä gia ñình phaân loaïi raùc thaûi cuûa hoï ñeå ñöôïc thu gom thaønh 4 loaïi. Löôïng raùc
trong thuøng seõ ñöôïc thu gom luaân phieân moãi 2 tuaàn. Thuûy tinh seõ ñöôïc thu gom rieâng bieät
taïi heä thoáng ñieåm taäp trung thoâng qua heä thoáng mang đi (bring system). Cöù 500 daân cö seõ
coù 3 thuøng chöùa ñaëc bieät ñeå chöùa thuûy tinh xanh, naâu vaø khoâng maøu.

Ngaøy baét ñaàu: 05/1991

Phaïm vi: 4,526 hoä gia ñình xung quanh thò traán Lemmer
Möùc ñoä tham gia: 95% hoä gia ñình tham gia vaøo chöông trình taùi cheá (khoâng coù hoaït ñoäng thu gom naøo dieãn
ra)

Loaïi caên hoä: Nhaø thaáp taàng

Nguyeân lieäu Thuøng 1, ngaên 1: Caùc loaïi raùc taùi cheá hoãn hôïp (nhöïa, kim loaïi, thuøng nöôùc
giaûi
thu ñöôïc: khaùt)

Thuøng 1, ngaên 2: Caùc loaïi giaáy hoãn hôïp (baùo, bìa cöùng ,…)
Thuøng 2, ngaên 1: Caùc nguyeân lieäu höõu cô
Thuøng 2, ngaên 2: Raùc thaûi coøn laïi
Thuyû tinh maøu ñöôïc thu gom rieâng taïi caùc thuøng chöùa taäp trung.

Phöông thöùc thu gom: Caùc thuøng raùc ñöôïc thu gom moãi 2 tuaàøn baèng 1 xe thu gom coù 2 ngaên naèm ngang. Moãi
tuaàn xe ñi thu gom 1 laàn, luaân phieân thu gom töøng thuøng rieâng.

Soá löôïng thu gom: Thuyû tinh 54 kg/hoä/naêm


Giaáy/bìa cöùng 138 kg/hoä/naêm
Nhöïa/kim loaïi/carton 200 kg/hoä/naêm
Raùc höõu cô 228 kg/hoä/naêm (öôùc tính)

Toång löôïng raùc: 796 kg/nguồn phát thải/naêm

Nguoàn: ERRA, 1993b., ERRA pers, comm.

58 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 4.7 Chöông trình thu gom raùc khoâ taùi cheá vaø raùc sinh hoïc, Ismaning, Munich, Ñöùc

Toùm taét chöông trình: Vieäc thu gom thuyû tinh, giaáy, vaø vaûi thöïc hieän qua heä thoáng töï mang ñeán (bring). Kim loaïi,
chaát thaûi vöôøn vaø raùc thaûi kích thöôùc lôùn ñöôïc chuyeån ñeán ñòa ñieåm chöùa taäp trung. Raùc
sinh hoïc vaø raùc sinh hoaït nguy hieåm ñöôïc thu gom töø heä thoáng thuøng chöùa beân leà ñöôøng.

Ngaøy baét ñaàu: Heä thoáng töï mang ñeán : 1978/88


Thu gom raùc sinh hoïc: 10/1990

Phaïm vi: 12,900 cö daân trong khu vöïc vôùi dieän tích 40 km2. (Trong ñoù 2 khu vöïc thí nghieäm cuï theå
ñöôïc phaân tích bao goàm 1344 cö daân, 599 hoä gia ñình vaø 1150 cö daân vaø 592 hoä)

Tæ leä tham gia: không có thông tin

Loaïi caên hoä: Khu vöïc ngoaïi oâ nhaø thaáp taàng, maät ñoä toái ña 323 cö daân/km2.

Nguyeân lieäu: Thuûy tinh


thu ñöôïc Giaáy
Vaûi
Kim loaïi
Raùc sinh hoïc
Raùc ñoäc haïi
Raùc thaûi sau cuøng

Phöông thöùc thu gom: Raùc sinh hoïc ñöôïc thu gom 14 ngaøy/laàn. Caùc hoä gia ñình söû duïng nhöõng thuøng chöùa dung
tích 5 lít ôû trong nhaø, sau ñoù chuyeån chuùng ra nhöõng thuøng chöùa dung tích lôùn hôn (240 lít)
ñeå tieän vieäc thu gom. Nhöõng vaät lieäu khaùc (tröø raùc thaûi sau cuøng vaø raùc ñoäc haïi) ñöôïc thu
gom baèng heä thoáng töï mang ñeán.

Soá löôïng thu gom: Thuûy tinh 21kg/ngöôøi/naêm (döõ lieäu naêm 1998)
Giaáy 37 kg/ngöôøi/naêm (döõ lieäu naêm 1998)
Kim loaïi 3.5 kg/ngöôøi/naêm (döõ lieäu 1998)
Raùc thaûi sau cuøng 222 kg/ngöôøi/naêm (döõ lieäu 1998, bao goàm raùc sinh hoïc)
Raùc sinh hoïc 47-54 kg/ngöôøi/naêm (döõ lieäu 1998)

Chi phí: Khoâng coù thoâng tin

Nguoàn: Tidden vaø Oetjen-Dehne, 1992.

59 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 4.8 Nhöõng aûnh höôûng ñeán vieäc thu hoài nguyeân lieäu

Löôïng nguyeân lieäu phuïc hoài = löôïng nguyeân lieäu trong nguoàn raùc  tæ leä tham gia  hieäu suaát phaân loaïi

Löôïng nguyeân lieäu trong nguoàn raùc: tham khaûo chöông 3

Tæ leä tham gia:


% hoä gia ñình cung caáp nguyeân lieäu ñaõ phaân loaïi ít nhaát 1 laàn/thaùng.

Hieäu suaát phaân loaïi:


% nguyeân lieäu ñaõ ñöôïc phaân loaïi ñuùng.

Tæ leä tham gia vaø hieäu suaát phaân loaïi ñeàu seõ bò aûnh höôûng bôûi:

Möùc ñoä tiện lôïi:


- Soá laàn phaân loaïi
- Nhöõng khoù khaên cuûa vieäc phaân loaïi
- không gian thêm để chứa rác
- Khoaûng caùch cuûa ñieåm thu gom
- Nhöõng vaán ñeà veà an toaøn veä sinh

Möùc ñoä ñoäng löïc:


- Chaát löôïng vaø chu kyø cuûa vieäc truyền thông
- YÙ thöùc vaø quan taâm chung ñeán moâi tröôøng
- AÙp lực của đồng nghiệp và ngöôøi sống xung quanh
- Nhöõng yeâu caàu của luật pháp
- Khaû naêng sẵn có cuûa nhöõng loä trình thaûi raùc thay theá

60 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 4.9a Söï ñoùng goùp cuûa giaáy trong ñònh nghóa veà raùc thaûi sinh hoïc
Nhöõng thuaän lôïi
Vieäc thu gom:
- Laøm giaûm bôùt vieäc roø ræ nöôùc trong quaù trình döï tröõ vaø vaän chuyeån.
Raùc sinh hoïc khoâng coù giaáy coù mang ñoä aåm cao, ñaëc bieät taïi khu vöïc noäi thaønh. Haøm löôïng nöôùc cao daãn
ñeán vieäc roø ræ trong quaù trình döï tröõ, thu gom vaø vaän chuyeån.

- Laøm giaûm muøi hoâi


Yeáu toá aåm öôùt cuûa raùc sinh hoïc laø lyù do gaây ra muøi hoâi thoái. Raùc sinh hoïc raát deã bò thoái röõa, vaø vôùi haøm
löôïng nöôùc lôùn trong moâi tröôøng yeám khí seõ deã daøng taïo muøi khoù chòu, nhaát laø trong muøa heø. Söï toàn
taïi cuûa giaáy seõ giuùp haáp thu ñoä aåm trong raùc sinh hoïc vaø do ñoù laøm giaûm muøi hoâi.

- Laøm giaûm söï bieán ñoäng veà soá löôïng theo muøa.
Neáu chæ coùù raùc nhaø beáp vaø raùc vöôøn ñöôïc thu gom seõ coù söï bieán ñoäng veà soá löôïng thu gom theo muøa. ÔÛ
Ñöùc, soá löôïng raùc sinh hoïc ñöôïc thu gom vaøo muøa xuaân vaø muøa thu nhieàu hôn gaáp 3 laàn soá löôïng thu
gom vaøo muøa ñoâng (Selle et al., 1998). Soá löôïng raùc thu gom raát hieám hoi, haïn cheá vaøo muøa ñoâng ñeán
möùc chæ coù raùc nhaø beáp raát aåm öôùt. Nhö vaäy, söï boå sung raùc “giaáy” vaøo doøng raùc thaûi sinh hoïc seõ oån
ñònh löôïng raùc thaûi thu gom quanh naêm.

Xöû lyù sinh hoïc


- Laøm giaûm saûn löôïng nước rỉ
Raùc sinh hoïc bao goàm 20% hoaëc hôn 20 % haøm löôïng giaáy coù theå ñöôïc toång hôïp vôùi rôm raï khoâng tạo
nước rỉ
- Laøm giaûm lượng rác kích thước lớn, cồng kềnh.
Raùc sinh hoïc khoâng chöùa giaáy … coù ñoä aåm cao, caàn nhöõng taùc nhaân ñeå huùt nöôùc vaø duy trì söï löu thoâng
khoâng khí. Maët khaùc, ñieàu kieän cho vieäc phaân huûy seõ xaûy ra. Trong nhieàu quaù trình taïo phaân sinh hoïc,
cöù moãi taán raùc sinh hoïc caàn theâm vaøo ñeán 250 kg maït goã.

- Laøm taêng tæ leä Cacbon/Nitô (C/N).


Vieäc cho theâm giaáy vaøo laøm taêng tæ leä Cacbon/Nitô trong raùc sinh hoïc töø 15-20 leân 25 hoaëc cao hôn, nhö
theá seõ toái öu hoùa söï phaân huûy raùc. Neáu tæ leä C/N thaáp, quaù trình toång hôïp seõ bò chaäm laïi.

- Laøm taêng haøm löôïng höõu cô trong saûn phaåm phaân sinh hoïc cuoái cuøng
Phaân sinh hoïc taïi Ñöùc coù haøm löôïng höõu cô khoaûng 26% (Selle et al, 1998), trong khi taïi nhieàu quoác gia,
haøm löôïng yeâu caàu thaáp nhaát laø 30-40% (ORCA, 1991b). Cho theâm giaáy vaøo raùc sinh hoïc coù theå laøm
taêng haøm löôïng höõu cô leân.

- Laøm giaûm löôïng muoái trong saûn phaåm phaân sinh hoïc
Löôïng muoái cao (treân 2g NaCl/lít) coù trong phaân sinh hoïc laøm giaûm khaû naêng söû duïng cuûa chuùng. Vì khaû
naêng laøm giaûm noàng ñoä muoái, vieäc cho theâm giaáy seõ laøm giaûm noàng ñoä muoái döôùi möùc ñoä nguy
hieåm. (Friske, 1990).

Toång quaùt: - Laøm taêng tæ leä oån ñònh


Nhöõng thaønh phoá chæ quan taâm ñeán raùc thöïc phaåm trong heä thoáng raùc sinh hoïc cuûa hoï chæ coù theå thu ñöôïc
15-25% löôïng raùc cuûa hoï. Moät phaïm vi roäng hôn cho raùc sinh hoïc bao goàm caùc saûn phaåm töø giaáy, baùo
vaø moät soá loaïi raùc vöôøn coù theå laøm taêng tæ leä oån ñònh raùc thaûi raén cuûa caùc hoä gia ñình leân 40-50%
(ORCA, 1991b).

61 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 4.9b Söï ñoùng goùp cuûa giaáy raùc vaøo thaønh phaàn raùc sinh hoïc

Nhöõng baát lôïi


Vieäc thu gom:
- Laøm taêng möùc ñoä oâ nhieãm
Moät ñònh nghóa roäng hôn veà raùc sinh hoïc coù theå taïo ra söï nhaàm
laãn ñoái vôùi caùc hoä gia ñình trong vieäc xem xeùt vaät lieäu naøo
ñöôïc phaân loaïi. Vaán ñeà naøy coù theå ñöôïc giaûi quyeát baèng vieäc
giaùo duïc yù thöùc thöôøng xuyeân hoaëc thoâng qua caùc chöông
trình tieáp xuùc vaø trao ñoåi.

Aûnh höôûng ñeán chaát löôïng phaân toång hôïp


-Löôïng kim loaïi naëng coù trong möïc in vaø caùc chaát gaây oâ nhieãm
khaùc.
Toång haøm löôïng kim loaïi naëng coù trong giaáy raùc hay caùc saûn
phaåm töø giaáy raát thaáp, tuy nhieân möïc in ñöôïc söû duïng trong
caùc taïp chí vaø giaáy goùi thöôøng chöùa caùc chaát nhuoäm coù nguoàn
goác kim loaïi.

62 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 4.10 Vieäc thu gom raùc taùi cheá, nhöõng ñònh nghóa vaø giôùi haïn cuûa vieäc thu hoài vaø taùi cheá raùc thaûi ñöôïc söû
duïng.

RAÙC THAÛI SINH HOAÏT (a)

Thu gom raùc taùi cheá khoâ


(Töï ñem ñeán hay thu gom töø thuøng chöùa beân leà
ñöôøng) Raùc thaûi sau cuøng

RAÙC TAÙI CHEÁ ÑÖÔÏC THU GOM (B)

PHAÂN LOAÏI TRUNG TAÂM (Neáu caàn thieát)


Phaân loaïi pheá phaåm

VAÄT LIEÄU ÑÖÔÏC THU HOÀI (C)

TAÙI CHEÁ Taùi cheá pheá phaåm

VAÄT LIEÄU ÑAÕ ÑÖÔÏC TAÙI CHEÁ


Nhöõng ñònh nghóa: (D)

Tæ leä thu gom vaät lieäu taùi cheá chung = 100  b/a %
Tæ leä thu gom vaät lieäu taùi cheá cuï theå = 100  bml/aml % (vôùi aml = löôïng vaät lieäu tính baèng ml ôû (a),
bml = löôïng vaät lieäu tính baèng ml ôû (b))

Tæ leä thu hoài chung = 100  c/a %


Tæ leä thu hoài moät vaät lieäu cuï theå = 100  cml/aml % (vôùi aml = löôïng vaät lieäu tính baèng ml ôû (a),
cml = löôïng vaät lieäu tính baèng ml ôû (c))
Tæ leä taùi cheá chung = 100  d/a %
Tæ leä taùi cheá vaät lieäu cuï theå = 100  dml/aml % (vôùi aml = löôïng vaät lieäu tính baèng ml ôû (a),
dml =löôïng vaät lieäu tính baèng ml ôû (d))

63 http://www.ebook.edu.vn
4.3 Hệ thống thu gom “mang đi” và hệ thống thu gom “trước nhà”
Phương pháp thu gom thường được chia thành hệ thống thu gom “mang đi” (bring)
và “trước nhà” (kerbside). Tổ chức ERRA (1993a) định nghĩa hệ thống thu gom
“mang đi” là hộ gia đình được yêu cầu mang rác/nguyên liệu có thể thu hồi đến một
trong số các điểm thu gom. Ở hệ thống thu gom “bên đường”, chủ hộ đặt rác có thể
thu hồi lại vào thùng/túi rác vào một ngày cụ thể gần nhà để được thu gom. Điểm
khác biệt chủ yếu là trong hệ thống “mang đi”, chủ hộ vận chuyển rác thải khỏi nhà,
trong khi trong trường hợp kia, rác được thu gom trước nhà. Tại các điểm thu gom
đối với phương pháp “mang đi”, thường có những bồn chứa rác tái chế. Các điểm
nhận rác “mang đi” này càng lúc càng xuất hiện gần các khu dân cư, bên cạnh các
chung cư để dân cư có thể dễ dàng mang rác và rác tái chế đến bỏ vào. Như thế sự
khác biệt duy nhất giữa hệ thống “mang đi” và “trước nhà” là các bồn chứa rác là
thuộc về cộng đồng không phải của hộ gia đình.
Thuật ngữ “hệ thống mang đi” rõ ràng bao gồm một loạt những chương trình khác
nhau. Thu gom “trước nhà” được định nghĩa hẹp hơn, nhưng cách thu gom này cũng
bao gồm rác thải hỗn tạp hoặc được phân loại. Như vậy, việc so sánh cách tiếp cận
giữa hai hệ thống thu gom này phải được thực hiện cẩn trọng. Có thể thấy một vài
thuộc tính, đặc biệt sự ô nhiễm, phụ thuộc vào việc rác thải được thu gom phân loại
hay trộn lẫn, hơn là thu gom theo cách tiếp cận nào. Do đó, những hệ thống thu gom
được tranh luận dưới đây phụ thuộc cách nguyên liệu được thu gom hơn là liên quan
đến hệ thống thu gom “mang đi” hay “trước nhà”.
Rác thải sinh hoạt được thu gom theo lối truyền thống là ở dạng lẫn lộn, nhưng ở đâu
việc phân loại tại nhà được thực hiện, thì những loại rác thải khác nhau sẽ được thu
gom một cách riêng biệt, bất kể phương tiện thu gom rác giống hay khác nhau. Các
loại rác được thu gom riêng biệt khác nhau theo từng vùng. Ví dụ ở Đức hệ thống
Duales System deutachland (DSD) thu gom nguyên liệu bao bì như một phần tách
riêng, trong khi rác thải sinh hoạt ở Nhật sẽ tách rác dễ cháy để thu gom riêng. Ở
Châu Âu, rác được thu gom riêng hầu hết là nguyên liệu có thể tái chế khô (như giấy,
kim loại, thuỷ tinh, nhựa), rác sinh học (rác thải nhà bếp và cây cối, có hoặc không có
giấy) và ở một số quốc gia, rác thải độc hại (pin, sơn, v.v…). Rác thải vườn tược và

64 http://www.ebook.edu.vn
rác thải kích thước lớn có thể được xử lý riêng biệt hoặc xử lý chung với rác thải sinh
học và những rác thải còn lại một cách tách biệt.

4.4 Các hệ thống thu gom:


4.4.1 Những rác/nguyên liệu khô có thể tái chế :
Loại rác này hiện nay có nhiều phương pháp thu gom nhất, từ những cơ sở chứa
nguyên liệu tỷ trọng thấp hoặc trung bình đến việc thu gom nguyên liệu tái chế “trước
nhà” trong những xe rác chuyên dùng.
Những cơ sở chứa nguyên liệu đơn: những cơ sở chứa nguyên liệu được thu gom một
loại nguyên liệu cho mỗi thùng chứa, tiêu biểu cho một trong những hình thức thu hồi
nguyên liệu tốt nhất (chủ yếu do sự thành công của hoạt động tái chế thủy tinh). Việc
thu hồi và tái chế thuỷ tinh được thực hiện thành công ở châu Âu đã sử dụng phương
pháp này, mặc dù có những khác biệt đáng kể giữa các quốc gia. Những ngành công
nghiệp khác (đặc biệt là thép và nhôm) cố gắng cạnh tranh với mô hình này.
Tuy nhiên khó đánh giá sự thành công của những cơ sở tái chế nguyên liệu. Ở cấp độ
quốc gia, tỉ lệ thu lại rác có thể được tính bằng cách chia tổng số nguyên liệu thu
được cho sự tiêu thụ nguyên liệu đó cấp quốc gia. Ngược lại, ở cấp độ địa phương,
khó xác định khu vực của hệ thống thu gom mang đi, do đó sẽ khó tính được số lượng
nguyên liệu được thu hồi. Ví dụ những người tái chế có thể di chuyển một đoạn
đường đến thùng chứa rác của hệ thống mang đi, do đó nguồn rác từ bên ngoài được
xem như thuộc về hệ thống “mang đi”. Những ước tính tỉ lệ thành công tốt nhất sẽ có
được từ những cộng đồng tương đối tách biệt và số liệu được thể hiện tốt nhất theo
đơn vị lượng rác được thu gom trên mỗi người hoặc mỗi hộ gia đình hơn là tỷ lệ %
thu được, bởi số liệu sau phụ thuộc vào những số liệu nào được sử dụng cho lượng
rác thải cơ bản.
Ở hệ thống “mang đi”, lượng rác thu gom sẽ phụ thuộc vào mật độ các bãi và bồn
chứa rác thải, bởi điều này sẽ quyết định đoạn đường các hộ dân sẽ chuyển rác tái
chế, và như thế sẽ ảnh hưởng đến động lực của họ. Những khác biệt về mật độ những
bãi chứa rác chiếm phần chủ yếu của sự khác nhau theo khu vực địa lý ở tỷ lệ thủy
tinh thu lại được ở bảng 4.2. Thành phố Lemsterland có một bãi chứa gồm ba bồn
chứa cho mỗi 500 người dân; mật độ bãi chứa rác ở Hà Lan là một bãi chứa cho
khoảng 890 người dân (ORCA, 1992). Trong khi ở Anh, một bãi chứa cho khoảng

65 http://www.ebook.edu.vn
9600 người (Landbank 1992). Việc nâng mật độ bãi nhận rác sẽ tăng lên lượng rác
thải được thu gom. Đến một điểm nào đó, chi phí kinh tế cộng thêm và tác động môi
trường của những bãi nhận rác sẽ vượt qua những lợi ích môi trường của việc thu
gom nguyên liệu, mặc dù hiện nay thiếu những dẫn chứng để xác định mật độ tối ưu
của những bãi nhận rác.
Một vấn đề trước mắt của việc tăng mật độ bãi nhận rác là tìm kiếm những nơi thích
hợp. Ở mật độ cao, những thùng chứa nhỏ trên các góc đường có thể thích hợp và
người dân sẽ có thể đi bộ đem những nguyên liệu có thể tái chế đến những nơi này. Ở
mật độ thấp, với khoảng cách di chuyển cần thiết xa hơn, vận chuyển bằng xe tải
chuyển rác sẽ được sử dụng. Những bãi chứa này cần được đặt ở những vị trí chiến
lược mà nó thực sự thường xuyên được lui tới (trạm xăng, siêu thị, v.v…) do đó việc
sử dụng xe chuyên dùng đi rảo đến những điểm nhận rác là không cần thiết. Chẳng
may, hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng hệ thống “mang đi” là một lãnh
vực vẫn thiếu dữ liệu đáng tin cậy mặc dù thuỷ tinh tái chế (không bao gồm việc vận
chuyển) khoảng 4 MJ/kg (Porter and Roberts, 1985), và việc tiêu thụ nhiên liệu cho
một xe khoảng 2,5 MJ mỗi kilômét, và nhu cầu giảm thiểu việc sử dụng xe đến những
bãi nhận nguyên liệu là rõ ràng.
Những bãi chứa nguyên liệu tái chế trộn lẫn: hệ thống “mang đi” cũng được sử dụng
cho hệ thống thu gom những nguyên liệu hỗn tạp từ khu chung cư cao tầng nơi đó có
những vấn đề thu gom đặc biệt. Điều này đại diện mật độ cao nhất của hệ thống các
“bãi nhận rác mang đi” với mật độ tương đương các bãi nhận rác thường xuyên. Các
hệ thống thu gom những nguyên liệu khô có thể tái chế được thiết lập ở một số nơi (ví
dụ như Prato (Ý) và Barcelona (Tây Ban Nha) cố gắng nối kết hệ thống thu gom rác
thải thông thường với những thùng rác có bánh xe được đặt cạnh những thùng chứa
vật phế thải.
Việc thu gom “trước nhà”: một số những phương pháp thu gom được áp dụng để thu
gom nguyên liệu có thể tái chế, thay đổi tuỳ theo mức độ phân loại, bao gồm những
thùng chứa, túi và thùng chứa rác có bánh xe. Ở hình thức đơn giản nhất, nguyên liệu
có thể tái chế được phân tách riêng bởi chủ hộ và được bỏ chung vào một túi (ví dụ
như hệ thống DSD ở Đức; Cardiff, Anh) hoặc thùng rác có bánh xe (ví dụ như
Dunkinrk, Pháp, hệ thống DSD và đối với giấy và thủy tinh, ở Đức) sẵn sàng cho việc

66 http://www.ebook.edu.vn
thu gom. Như với việc thu gom nguyên liệu có thể tái chế trộn lẫn từ các thùng chứa
rác trên đường phố, người thu gom có thể sử dụng những xe thu gom rác hiện nay.
Việc thu gom trộn lẫn những nguyên liệu có thể tái chế, dù từ những thùng chứa rác
trước khu dân cư hoặc các thùng và túi đựng rác dùng trong gia đình, cần đến tiến
trình phân loại qui mô tại cơ sở phục hồi nguyên liệu (CSPHNL)
Phương pháp thu gom đòi hỏi mức độ phân loại cao nhất hầu như chắc chắn là hệ
thống “thùng xanh”, được nhập vào Châu Âu từ Bắc Mỹ. Hệ thống thùng xanh được
hỗ trợ bởi Hiệp hội thu lại và tái chế Châu Âu (ERRA) lần lượt được đưa vào sử dụng
ở Sheffield và Adur, Anh từ 1989 và 1991. Các chủ hộ phân loại nguyên liệu theo
mục đích và bỏ chúng vào thùng đặt bên ngoài chung cư/căn hộ để được thu gom
bằng xe vận chuyển thích hợp đặc biệt. Tại thùng rác này, lượng rác có thể được phân
loại bởi người điều khiển xe thành nhiều gian khác nhau trên xe và để lại thùng
không. Do đó đây là cách phân loại tích cực, bất kỳ những nguyên liệu không cần đến
có thể bỏ vào thùng và sau đó được chuyển sang rác thải được thu gom bình thường
bởi chủ hộ. Nguyên liệu được thu gom bởi cách này thực sự được phân loại và do đó
hạn chế việc phân loại hơn nữa ở CSPHNL.
Lượng nguyên liệu được thu gom: số liệu đáng tin cậy về hoạt động hệ thống bãi
chứa nguyên liệu riêng rẽ ở Châu Âu không sẵn có. Lemsterland thu 54kg thuỷ tinh
mỗi hộ/năm, trong khi ở Đức, những bãi chứa với mật độ của mỗi bãi khoảng 800-
1000 người đã thu gom 18-25kg thuỷ tinh và 50-60kg giấy mỗi người dân (ORCA,
1992). Những bãi chứa nhựa ở Hamburg đã thu gom khoảng 0.5-1.5kg mỗi người/
năm vào năm 1986 (nghĩa là trước giai đoạn thành lập hệ thống DSD (Hardtle et al.,
1986).
Mức độ ô nhiễm: mức độ ô nhiễm có thể được định nghĩa như phần trăm của nguyên
liệu ngoài mục tiêu mà nó được thu gom bởi một phương pháp nào đó. Những
nguyên ngoài mục tiêu có thể là:
(a) Loại nguyên liệu bị sai đối với hệ thống, ví dụ giấy trong thùng đựng thủy tinh
(b) Nguyên liệu đúng nhưng hình thức sai, ví dụ phim nhựa trong đống chai lọ nhựa
(c) Nguyên liệu bẩn.
(d) Nguyên liệu không thể tái chế

67 http://www.ebook.edu.vn
Các bãi có thể được chất nhiều rác và được phân loại, nhưng thông thường nguyên
liệu được thu gom được chuyển trực tiếp đến máy xử lý và do đó ra khỏi hệ thống
quản lý rác thải như được định nghĩa trong cuốn sách này một cách hiệu quả. Do đó,
bất kỳ chất gây ô nhiễm nào trong các thùng chứa “mang đi” cũng sẽ ở ngoài hệ
thống quản lý rác thải cho dù chúng có thể vào lại khi chúng được sàng lọc tại cơ sở
tái xử lý nguyên liệu. Mức độ gây ô nhiễm sẽ khác nhau tùy theo loại nguyên liệu
được thu gom. Ví dụ trong trường hợp thuỷ tinh, nhiều trường hợp cần thu gom theo
màu sắc riêng biệt để có được giá cả thị trường cao nhất (cụ thể trong trường hợp
kính trong); do đó nếu không thể tách rời kính trong, nâu và xanh theo yêu cầu sẽ tạo
nên nhiễm bẩn. Những sự nhiễm bẩn khác gần như chắc chắn xảy ra ở rác hữu cơ,
gốm sứ, nhựa (nhãn mác, bao bì) và kim loại (các nút chai). Mức độ nhiểm bẩn điển
hình ở thủy tinh vụn để tái chế (chủ yếu bởi hệ thống thu gom thuỷ tinh) khoảng 5-
6% (Ogilvie, 1992). Trong trường hợp thu gom giấy và nhựa, thường chỉ một số loại
nguyên liệu (ví dụ như báo) được yêu cầu, việc nhiễm bẩn có thể tăng lên từ những
nguyên liệu chung chôn sâu trong lòng đất vì không được yêu cầu. Bởi các thùng
chứa bị bỏ mặc và không được quan tâm nơi công cộng, nhiễm bẩn có thể xảy ra bởi
người ta vứt rác bừa bãi hoặc những thứ rác rưởi khác. Với các hệ thống thu gom
khác, những hướng dẫn rõ ràng từ những người thu gom, và những động lực thúc đẩy
hợp lý nơi công cộng có tầm quan trọng lớn.
Các chương trình thùng rác “trước nhà” nói chung có mức độ nhiễm bẩn thấp nhất (5-
8%). Thùng rác mở nắp “trước nhà” cho phép việc kiểm tra rác bên trong. Do đó, bất
kỳ những nguyên liệu không cần đến trong thùng sẽ không được nhập vào dòng
nguyên liệu có thể tái chế. Việc kiểm tra và phân loại “trước nhà” không thể thực hiện
được nếu những nguyên liệu hỗn tạp được thu gom chung trong thùng rác. Mức độ
nhiễm bẩn cao nhất (35-65%) được ghi nhận từ những bãi nguyên liệu hỗn tạp của hệ
thống “mang đi”. Đó là những thùng rác công cộng nhưng thiếu “quyền sở hữu thùng
rác” và có thể bị ô nhiễm do rác thải bừa bãi và điều đó giải thích tại sao mức độ ô
nhiễm cao hơn là thu gom nguyên liệu tái chế hỗn tạp từ hệ thống thùng rác “trước
nhà” của các hộ gia đình riêng lẻ.

68 http://www.ebook.edu.vn
Khu vöïc
heä thoáng Heä thoáng töï ñem ñi

Khu vöïc Nguoàn Nguoàn Caùc Thu


thu gom raùc vôùi raùc vôùi thuøng gom raùc
taäp trung maät ñoä maät ñoä chöùa leà
thaáp daøy (baõi beân leà ñöôøng
ñoå gaàn ñöôøng
nhaø
Vaän chuyeån bôûi ngöôøi daân
CAO THAÁP

Heä thoáng thu gom vaän chuyeån


THAÁP CAO

Hình 4.2 Chuoãi phöông thöùc thu gom töø heä thoáng “töï ñem ñeán” (bring) ñeán
heä thoáng “leà ñöôøng” (kerbside). (Chieàu daøi muõi teân bieåu thò cho quaõng ñöôøng
töø nhaø daân ñeán ñieåm thu gom.

69 http://www.ebook.edu.vn
56% THU GOM RAÙC
60%

50%
41%
40% 35%
32%
30% 27%

20%

8%
10% 5%

0%
Breda (Haø Barcelona Prato (YÙ) Breda (Haø Dunkirk Dublin (Ai- Adur (Vöông
Lan) (nhaø cao (TBN) Lan) (nhaø (Phaùp) len) Quoác Anh)
taàng) thaáp taàng)

Thuøng töï ñem ñeán Thuøng raùc leà Hoäp leà ñöôøng
Hoãn hôïp ñöôøng Hoãn hôïp/ ñöôïc
Hoãn hôïp phaân loaïi

Baûng 4.3 Möùc ñoä oâ nhieãm cuûa chöông trình thu gom raùc khoâ taùi cheá (thoâng soá chæ söû duïng cho
loaïi raùc bao bì ñoùng goùi). Thoâng soá treân laø cuûa caùc pheá thaûi coøn laïi sau khi thu gom vaø phaân
loaïi, bao goàm caû nhöõng chaát oâ nhieãm khoâng ñöôïc xaùc ñònh vaø moät soá vaät lieäu xaùc ñònh khoâng
ñöôïc löïa choïn. Nguoàn: ERRA, thoâng tin caù nhaân. (1993)

70 http://www.ebook.edu.vn
Bảng 4.1 Möùc ñoä tham gia cuûa caùc ñoâ thò taïi Haø Lan trong chöông trình phaân loaïi raùc thaûi taïi nguoàn

Caên hoä ngoaïi oâ Caùc toaø nhaø caên hoä cao taàng
Ñòa ñieåm Tæ leä tham gia (%) Ñòa ñieåm Tæ leä tham gia (%)

Amsterdam 89 Amsterdam 65
Apeldoorn 91
Purmerend 90 Purmerend 62
Medenblik 97
Ede 87 Ede 72
Nuenen 90
Nguồn: Kreuzberg and Reijenga (1989)

Bảng 4.2 Taùi cheá thuûy tinh ôû Chaâu AÂu


Quoác gia Löôïng thu ñöôïc (taán) Ñöôïc taùi cheá %
(1992)
1989 1990 1991 1992

Aùo 115000 135000 156000 175000 64


Bæ 208000 204000 223000 216000 54
Ñan Maïch 58000 61000 60000 75000 48
Phaàn Lan 18000 24000 15000 23000 44
Phaùp 760000 906000 987000 1100000 44
Ñöùc 1538000 1791000 2295000 2459000 65
Hy Laïp 4000 18000 26000 30000 20
Ai len 11000 13000 16000 20000 27
YÙ 670000 732000 763000 786000 53
Haø Lan 279000 310000 360000 378000 73
Na Uy 11000 13000 10000 24000 44
Boà Ñaøo Nha 34000 46000 50000 62000 30
Taây Ban Nha 287000 304000 310000 312000 27
Thuïy Ñieån 42000 50000 57000 76000 58
Thụy sĩ 164000 189000 199000 212000 72
Thoã Nhó Kyø 47000 58000 54000 52000 25
Vöông quoác Anh 130000 372000 385000 459000 26

Toång coäng 4566000 5266000 5966000 6459000


Nguoàn: FEVE (federation Europeenne du Verre d’Emballage, Brussels)

71 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 4.3 So saùnh heä thoáng töï mang raùc vaø heä thoáng thuøng chöùa raùc beân leà ñöôøng taïi Anh
a
Khu vöïc vaø chöông Tæ leä phuïc hoài cuûa chöông trình (%) Tæ soá
trình (heä thoáng ña daïng
b c
thu gom leà ñöôøng) Giaáy Thuûy tinh Nhöïa Lon Vaûi chung
Thuøng raùc di ñoäng rieâng bieät taïi
Leeds (2 tuaàn/laàn) 70-80 n/c 70-80 d 40-50 50

Thuøng xanh döông (1 tuaàn/laàn) taïi


Stocksbridge,
Sheffield 28 45 21 17 n/a 6.6
SE Sheffield 52 66 28 14 32 15.3
Milton Keynes 57 44 57 24 n/c 18.7
Adur 67 71 60 54 n/c 27

Khoâng thuøng chöùa (2 tuaàn/laàn) taïi


Chudleigh, Devon 36 55 n/c 21 3 6.9

Bao xanh laù (2 tuaàn/laàn) taïi


Cardiff 52 52 13 6 21 17.7

Heä thoáng töï ñem ñeán taïi


Ryedate 13 40 n/c n/c 3 4.1
Richmond-upon- 18 61 n/c 3 8 8.2
Thames
Nguoàn: Atkinson and New (1993a, b)
a
Tæ leä phuïc hoài cho ta % cuûa moãi loaïi vaät lieäu ñöôïc phuïc hoài sau khi ñöôïc thu gom vaø phaân loaïi, so
saùnh vôùi soá löôïng vaät lieäu ñoù trong doøng raùc thaûi gia ñình.
b
TÆ leä chöông trình phuïc hoài nhöïa chæ aùp duïng cho chai nöôùc giaûi khaùt vaø hoäp ñöïng thöïc phaåm.
c
Tæ leä ña daïng giöõa heä thoáng thu gom töï ñem ñi vaø heä thoáng thu gom leà ñöôøng, tæ leä naøy coù khuynh
höôùng nhaán maïnh tính hieäu quaû cuûa heä thoáng thu gom leà ñöôøng. Tæ leä cuûa heä thoáng thu gom töï ñem
ñeán ñöôïc tính baèng tæ leä toång löôïng raùc thaûi gia ñình (ñöôïc thu gom vaø vaän chuyeån). Tæ leä cuûa heä thoáng
thu gom leà ñöôøng ñöôïc tính baèng tæ leä raùc thaûi gia ñình thu gom ñöôïc.
d
% laø lon nhoâm, 50-60% laø lon saét
n/c: khoâng ñöôïc thu gom, n/a: khoâng hieän höõu

72 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 6.4 So saùnh heä thoáng töï ñem raùc vaø heä thoáng thu gom beân leà ñöôøng

Giaáy Thuûy tinh Kim loïai Nhöïa Raùc taùi cheá Raùc
hoãn hôïp sinh hoïc

Tæ leä Tæ leää Tæ leä Tæ leää kg/ngöôøi kg/ngöoøi kg/ngöôøi kg/ngöôøi


kg/ngöoøi (%) taùi sinh/naêm kg/ngöoøi (%) taùi sinh/naêm moãi naêm moãi naêm moãi naêm moãi naêm

Heä thoáng töï ñem


2000 ngöôøi/ baõi chöùa 5-15 8-25 5-15 13-38
1000 ngöôøi/ baõi chöùa 10-25 17-42 10-20 26-51 0.5-2.5 1-2 15-50 5-30
500 ngöôøi/ baõi chöùa 15-50 25-50 15-25 38-64

Heä thoáng thu gom beân leà ñöôøng


Giaáy (thu ñöôïc trong boïc)
Moãi tuaàn 20-35 33-58 _ _ _ _ _
2 tuaàn/laàn 15-25 25-42 _ _ _ _ _
4 tuaàn/laàn 10-20 17-33 _ _ _ _ _

Giaáy 35-55 58-92 _ _ _ _ _


(trong caùc thuøng chöùa)

Thuûy tinh _ _ 15-30 38-77 _ _ _


(trong caùc thuøng chöùa)

Thuøng chöùa ña vaät lieäu 30-50 50-83 12-30 31-77 5-10 5-10 _
(thuûy tinh, kim loaïi, nhöïa)

Thu gom bao 5-25 8-42 5-20 13-51 1-2 5 30-60

Thuøng raùc sinh hoïc _ _ _ _ _ _ 50-140


Nguoàn: Schweiger (1992)

Baûng 4.5 Phaân tích caùc chaát oâ nhieãm coù trong löôïng raùc taùi cheá hoãn
hôïp taïi Barcelona (ñoùng goùi)
Chaát oâ nhieãm % thaønh phaàn thuøng raùc
Quaàn aùo 5.66
Goã 1.47
Caùt/ñaù 9.92
Taïp chaát 5.09
Nhöïa film 3.83
Bình/taùch 0.78
Nhöïa khaùc 1.65
Kim loïai khaùc 3.26

Toång coäng caùc chaát gaây oâ nhieãm 31.66


Nguoàn: ERRA, Barcelona Waste Stream Analysis Report
(1993)

73 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 6.6 Ñònh nghóa raùc sinh hoïc
Caùc nhaân toá raùc sinh hoïc Haø Lan Copenhagen Frederiksund Mainz-BingenWitzenhausen Diepenbeek
(DK) (DK) (D) (D) (B)

Raùc thöïc phaåm (thòt, caù,


xöông, phoâ mai, traùi caây, X X X X X X
rau,....)

Voû tröùng X X X X X X

Ñaàu loïc, baõ thuoác laù, tuùi traø X X X X X X

Lôùp voû caùc loaïi haït X X X X X X

Hoa vaø caây kieång X X X X X X

Phaân vaät nuoâi X X X X X X

Coû, rôm, laù caây X X X X X

Vuïn haøng raøo caây, caây vöôøn, X X X X


caùc caønh caây nhoû

Giaáy veä sinh X

Giaáy söû duïng trong nhaø beáp X X

Khaên taém veä sinh X

Giaáùy baùo X

Giaáy baùo vaø voû khoai taây X X X X X

Giaáy baùo öôùt X

Bìa carton X

Nguoàn: ORCA (1991b). các loại vật liệu đánh dấu ‘X’ là được bao gồm

74 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 4.7 Soá löôïng raùc sinh hoïc
Thaønh phoá Khu vöïc % toång raùc thaûi hoä gia ñình
a
Amsterdam (Haø lan) noäi thaønh 23.5 (1)
Amsterdam (Haø lan) cao oác 16 (1)
Apeldoorn (Haø lan) ngoïai oâ 43 (1)
Apeldoorn (Haø lan) cao oác 27 (1)
Nuenen (Haø lan) ngoïai oâ 40 (1)
Purmerend (Haø lan) cao oác 20 (1)
Frederikssund (Ñan Maïch) ngoïai oâ 40 (2)
Copenhagen (Ñan Maïch) noäi thaønh 20 (2)
Mainz-Bingen (Ñöùc) ngoïai oâ 50 (3)
Witzenhausen (Ñöùc) ngoïai oâ 29 (3)
Diepenbeek (Bæ) ngoïai oâ 60 (4)
a
Taøi lieäu tham khaûo: (1) Kreuzberg and Reijenga (1989); (2) Jespersen (1991); (3) Selle et al. (1998);
Rutten (1991).

Baûng 4.8 So saùnh löôïng raùc thaûi sinh hoïc ñöôïc thu gom theo khu vöïc taïi Ñöùc
Soá löôïng Tæ leä phuïc hoài Möùc ñoä oâ nhieãm
a
(kg/ngöôøi/naêm) (%) (%)
Caùc quaän (ñoâ thò) 73 69 2.24
Caùc khu vöïc noäi thaønh 46 49 4.02
b
Caùc quaän (noâng thoân) 102 73 1.77
Trung bình caû nöôùc 92 70 2.02
Raùc sinh hoïc
bao goàm giaáy raùc 184 85 7.50
Nguoàn: Fricke and Vogtmann (1992).
a
Tæ leä phuïc hoài = soá löôïng raùc thu gom/ soá löôïng thöïc coù trong raùc
b
Caùc döï aùn loaïi tröø bao goàm taát caû vuïn giaáy raùc trong ñònh nghóa veà raùc sinh hoïc

75 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 4.9 Tæ leä kim loại naëng trong heä thoáng raùc sinh hoïc cuûa Ñöùc (mg/kg khoái löôïng khoâ)
Thoâng soá Phaïm vi Trung bình Nhöõng giôùi haïn yeâu caàu cuûa Ñöùc (UBA)
Keõm 29.8-178.0 117.8 300
Chì 3.5-94.4 37.4 100
Ñoàng 13.5-44.6 29.0 75
Croâm 13.0-20.8 17.1 100
Nickel 6.8-16.0 11.3 50
Cadmium 0.14-0.25 0.19 1
Thuûy ngaân 0.07-0.18 0.11 1

Ñoä aåm
(% troïng löôïng aåm) 66.6-72.7 69.7
Löôïng chaát höõu cô
(% troïng löôïng khoâ) 68.5-82.7 78.1
Nguoàn: Tidden and Oetjen-Dehne (1992)

Baûng 4.10 Baûng khaûo saùt caùc phöông thöùc thu gom raùc sinh hoïc taïi Ñöùc
Lòch trình Tæ leä (%)
Moãi tuaàn 18.8

Moãi tuaàn, söû duïng thuøng raùc nhieàu ngaên chöùa 9.4

2 tuaàn/laàn, song song thu gom raùc khoâng taùi cheá haøng tuaàn 20.0

2 tuaàn/laàn, xen keõ vôùi thu gom raùc khoâng taùi cheá 51.8

Baûng 4.11 Döõ lieäu veà möùc tieâu thuï naêng löôïng cuûa caùc loaïi phöông tieän giao thoâng khaùc nhau
Nhieân lieäu tieâu thuï (1/100 km)

Nguoàn EC (1992) Boustead (1993) Döõ lieäu söû duïng trong


baûng phaân tích voøng
ñôøi raùc thaûi

Xe hôi rieâng
Xaêng daàu ñoâ thò 11.6
Khoâng ñoâ thòâ 5.3
trung bình a 14.6 11.6
Daàu Diesel ñoâ thò 9.4
Khoâng ñoâ thò 5.8
trung bình a 9.2 9.4

Xe vaän taûi naëng


Daàu Diesel khoâng ñoâ thò 33.0
trung bình (taûi troïng 10 taán) 26.7 26.7
trung bình (taûi troïng 20 taán) 32.1 32.1
a
Döõ lieäu aùp duïng cho xe taûi troïng 1,05 taán

76 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 4.13 Kinh phí thu gom raùc söû duïng ngaân haøng raùc (heä thoáng töï ñem ñeán) (ñôn vò: ecu/taán)

Thuûy tinh Giaáy Kim loïai Nhöïa Thuøng nöôùc Vaûi Nguoàn
giaûi khaùt
a a
Chaâu AÂu 29 52 ORCA (1992)

Vöông quoâc Anh


trung bình 40 29 59 105 Landbank (1992)
a, b a, b a, b a, b
Richmond-upon-Thames (16) (16) (16) (16) Atkinson and
New (1993a, b)
a, b a, b b
Rydale (8) (8) (8) Atkinson and
New (1993a, b)

Ñöùc
trung bình 31 57 ORCA (1992)
(DSD) system):
Chi phí cho thuøng chöùa 82-92 89-90 92-138 (Al) 132-198 160-240 Berndt and
45-68 (Fe) Thiele (1993)
Chi phí thu gom 26-31 46-61 138-229 (Al) 198-329 240-400
68-113 (Fe)

Soá lieäu trong ngoaëc keùp chæ lôïi nhuaän


a
Chi phí tònh cho vieäc bán vaät lieäu
b
Trung bình toång löôïng vaät lieäu thu gom ñöôïc

Baûng 4.14 Kinh phí cuûa vieäc thu gom theo heä thoáng leà ñöôøng (ecu/taán)
Raùc taùi cheá khoâ Raùc sinh hoïc Raùc thöøa Chuù thích Nguoàn a
Anh Quoác Adur 167 Thuøng xanh döông 1
Leeds 89 b, c 89 b, c
89 b, c
Thuøng di ñoäng, 2
thu gom 2 tuaàn lieân tieáp
Sheffield, Stocksbridge 171 46 Thuøng xanh döông 2,3
SE Sheffiled 145 b Thuøng xanh döông 2
Milton Keynes 86 b Thuøng xanh döông 2
Cardiff 83-108 b Bao xanh laù 2
78 b (2 tuaàn lieân tieáp)

Ñöùc Trung bình 132 1 laàn thu gom/ tuaàn 4


Trung bình 171 c 171 c Thuøng raùc ñoâi
raùc aåm/ khoâ 4
noâng thoân/ ngoaïi oâ 66 Döïa treân thuøng chöùa 5
Caùc thaønh phoá 132 loaïi 20 lít
a
1, IGD (1992); 2, Atkinson and New (1993a, b); 3, Birley (1993); 4, ORCA (1991b); 5, Bongartz and Naumann (1991)
b
Bao goàm vieäc cheá bieán vaø baùn vaät lieäu phuïc hoài
c
89 b, c Chia trung bình caùc phaàn nguyeân lieäu khaùc nhau ñöôïc thu gom

77 http://www.ebook.edu.vn
4.4.2 Rác thải sinh học và rác vườn:
Rác thải vườn nếu không được xử lý tại nguồn (làm phân bón trong vườn) có thể
được xử lý bởi hệ thống “mang đi” ở điểm thu gom trung tâm. Nếu được phân loại,
nguyên liệu này có thể đuợc dùng làm nguồn nguyên liệu cung cấp cho những nhà
máy sản xuất phân phân sinh học. Rác vườn có thể được thu gom cùng với rác thải
sinh học khác qua việc thu gom “trước nhà”.
Đối với rác thải sinh học, phương pháp thu gom chính có thể là “trước nhà” hoặc
“gần nhà”. Hiện nay khuynh hướng mạnh mẽ ở Châu Âu hướng tới việc thu gom
riêng biệt thành phần rác thải hữu cơ nhằm mục đích xử lý sinh học. Khuynh hướng
này đặc biệt mạnh mẽ ở những quốc gia nói tiếng Đức, Hà Lan và một số khu vực ở
Scandinavia, nơi mà các chương trình được đưa vào hoạt động từ cuối những năm
1970 và đầu những năm 1980 (ORCA, 1991b). Ở Bỉ, đã có nhiều kế hoạch cấm
nguyên liệu có thể làm phân sinh học đưa vào những bãi chôn lấp hoặc các lò đốt rác
và chính quyền thành phố buộc phải thực hiện việc thu gom riêng những nguyên liệu
này vào năm 1996 (Ovam, 1991). Vào năm 1991, ở Đức, ước chừng có 88 dự án thu
gom phân loại rác thải hữu cơ tại nguồn (Fricke and Vogtmann, 1992).
Định nghĩa rác thải sinh học: Trong khi khuynh hướng thu gom riêng rác thải sinh
học được ủng hộ, việc định nghĩa rác thải sinh học gây nhiều tranh cãi. Những định
nghĩa hẹp cho rằng rác thải sinh học chỉ bao gồm rau củ, trái cây và rác thải từ vườn
tược. Việc thu gom rác thải vườn thường được thực hiện qua hệ thống “mang đi” (đến
điểm thu gom trong khu vực gần nhà). Hệ thống này cũng thường thu gom rác thải
hữu cơ trong gia đình. Định nghĩa rác thải sinh học có thể bao gồm nguyên liệu rau,
củ, trái cây, rác vườn cộng một phần hoặc toàn bộ thành phần giấy không thể tái chế.
Việc thu gom giấy cùng với rác thải sinh học cho việc xử lý sinh học có nhiều thuận
lợi.Nếu không có giấy rác thải sinh học ướt trở thành kỵ khí và sản sinh ra những mùi
khó chịu. Giấy trong rác thải sinh học cũng giúp giảm nước thấm ra từ thùng rác, việc
sinh ra nước thải trong quá trình làm phân sinh học và cải thiện chất lượng phân sinh
học được sản xuất. Nó cũng sẽ giúp xử lý tỉ lệ rác thải nhiều hơn (trong trường hợp
giấy không được tái chế hay đốt làm nhiên liệu), với điều kiện là giấy không ảnh
hưởng bất lợi đến chất lượng của tiến trình sản xuất phân sinh học.

78 http://www.ebook.edu.vn
Lượng rác được thu gom: Lượng rác thải sinh học được thu gom thực sự trong hệ
thống thu gom riêng sẽ dựa trên lượng rác thải hữu cơ sinh ra (nghĩa là lượng tối đa
tiềm ẩn) và định nghĩa rác thải sinh học được ứng dụng. Tỷ lệ phát sinh rác thải hữu
cơ thay đổi giữa khu vực nông thôn và thành thị và theo mùa. Ví dụ, ở Đức khoảng
gấp ba lần rác thải sinh học được thu gom vào mùa xuân và mùa thu, so với giữa mùa
đông (Selle et al.,1988). Dù có những biến đổi nhất định như vậy, gần đây báo cáo
của Chính phủ Đức (1993) cho biết việc thu gom riêng rác thải sinh học gần như chắc
chắn thu lại được 90kg nguyên liệu hữu cơ/người/năm. Đối với hệ thống ERRA ở
Lemsterland, ước tính 288kg được thu gom trên mỗi hộ/năm. Tuy nhiên, định nghĩa
về rác thải sinh học được sử dụng càng rộng, lượng rác thải được thu gom càng nhiều
hơn.
Tương tự tại Mỹ, tỷ lệ thu hồi rác đạt được một số kết quả đối với hệ thống thu gom
phân loại tại nguồn chất hữu cơ. Trong chương trình của tổ chức Audubon tại
Fairfield và Greenwich, bang Connecticut, có trung bình 6.4 kg rác hữu cơ và giấy
được thu gom mỗi người mỗi tuần (tương đương 333kg/hộ/năm) (Beyea et al., 1992).
Với kết quả của một số dự án thu gom rác hữu cơ, có thể thấy thu gom rác hữu cơ có
thể thu hồi 30% tổng lượng rác khỏi bãi chôn lấp.
Mức độ nhiễm bẩn: Như những hệ thống thu gom phân loại khác, sự nhiễm bẩn của
rác thải sinh học do được trộn lẫn với những nguyên liệu không cần thiết khác. Dù
vậy, bằng chứng cho thấy mức độ nhiễm bẩn là thấp. Ở Đức, mức độ nhiễm bẩn
khoảng 5% (Selle et al., 1988; Fricke, 1990), chủ yếu gồm có rác nhựa. Những nơi
khác có số liệu được báo cáo thấp hơn. Rác bẩn cũng gồm những túi rác thải, được
dùng để thu gom rác và chuyển đến thùng chứa rác.
Mức độ nhiễm bẩn cũng thay đổi giữa các khu vực thành thị và nông thôn và giữa
những định nghĩa khác nhau về rác thải sinh học. Sự nhiễm bẩn rác trong khu vực
thành phố có thể tăng từ 10-15% (Fricke, 1990; ORCA, 1992), rõ ràng do bởi thiếu
động lực gia đình và áp lực cộng đồng trong phân loại rác. Tương tự, với định nghĩa
rộng hơn về rác thải sinh học, có sự không rõ ràng về những thành phần rác được bao
gồm trong định nghĩa, dẫn đến mức độ pha tạp rác bẩn tăng lên. Tuy nhiên, có thể
giải quyết khuynh hướng này bằng những hướng dẫn rõ ràng và các chương trình
truyền thông đến các hộ gia đình.

79 http://www.ebook.edu.vn
Rác thải sinh học cũng sẽ bị nhiễm bẩn với các kim loại nặng. Vấn đề này đặc biệt
quan trọng nếu muốn xử lý rác thải sinh học thành phân sinh học, bởi mức độ kim
loại nặng có thể xác định chất lượng phân sinh học.
Phương pháp thu gom: Rác thải sinh học nói chung được thu gom trong các thùng
hoặc túi đựng rác. Thùng rác, dù phân thành nhiều ngăn hay không, có thuận lợi là
chúng không làm tăng thêm mức độ nhiễm bẩn nhựa mà phải được chuyển đến nhà
máy xử lý sinh học (không giống các túi đựng rác), nhưng chúng cũng cần được rửa
sạch đặc biệt trong thời tiết nóng. Những bất lợi của việc dùng những thùng rác, đặc
biệt những thùng lớn có bánh xe, là các chủ hộ có thể bỏ thêm quá nhiều rác thải hữu
cơ (cây cối) hơn là để lại làm phân bón trong vườn nhà. Một phương pháp khác là
dùng những túi giấy chống ẩm có thể bị phân hủy trong quá trình sản xuất phân sinh
học. Chương trình Audubon ở Connecticut thành công trong việc sử dụng những“túi
ẩm” này (Beyea et al., 1992), và ở những khu vực khác của Mỹ cũng đang thực hiện
dùng thử những túi polymer có thể phân hủy này (Goldstein, 1993). Một khảo sát về
hệ thống thu gom rác thải sinh học ở Đức cho thấy hầu hết các chương trình (81%)
dùng thùng rác 120 hay 240 lít có bánh xe, với 2% dùng thùng rác 35 lít và 9% thùng
rác có nhiều ngăn riêng. Chỉ 7% sử dụng túi rác, chia đều giữa giấy và nhựa (Fricke
and Vogtmann, 1992).
Việc thu gom rác thải sinh học cũng yêu cầu những phương tiện chuyên dùng gồm
thùng quay, máy nén khí hoặc xe nhiều ngăn. Một trong những vấn đề chính yếu là
việc rỉ nước thải từ xe vận chuyển rác, do đó trong nhiều trường hợp các xe cần được
bịt kín để ngăn chặn sự rò rỉ này. Hoặc cách khác, việc thu gom giấy cùng với rác thải
sinh học có thể giảm việc rỉ nuớc thải như được thảo luận ở trên.

80 http://www.ebook.edu.vn
4.4.3 Rác độc hại trong rác thải sinh hoạt:
Rác thải sinh hoạt chứa những nguyên liệu độc hại như dầu xe đã qua sử dụng, thuốc
trừ sâu, dung môi và cặn bã sơn trong các hộp thiếc và chai lọ đã sử dụng. Chất thải
độc hại như kim loại nặng cũng có thể tìm thấy với lượng nhỏ trong rác sinh hoạt chủ
yếu như pin, bóng đèn điện bỏ đi, ống nhiệt kế…Thông thường những nguyên liệu
này nói chung nằm trong rác thải và có thể hạn chế những giải pháp xử lý dòng rác
thải này. Ví dụ, hàm lượng kim loại nặng có thể loại trừ khả năng xử lý sinh học bởi
khi đó phân sinh học sẽ có hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức độ cho phép.
Tương tự, sự hiện diện của rác hữu cơ độc hại như là thuốc trừ sâu có thể làm ô
nhiễm nước ngầm nếu được chôn lấp.
Một giải pháp là tách riêng ra những nguyên liệu độc hại tại nguồn, và xử lý chúng
riêng biệt. Phương pháp này được áp dụng ở miền Flanders của Bỉ, nơi mà 2 triệu hộ
dân được cung cấp thùng chứa rác thải độc hại. Vì lượng rác thải độc hại được sinh ra
là ít (khoảng 5-10kg/hộ/năm), nguyên liệu này có thể được thu gom riêng biệt và
không thường xuyên. Loại rác này có thể được vận chuyển đến điểm thu gom trung
tâm (nghĩa là hệ thống “mang đi”). Ví dụ, ở Đức, người ta sử dụng thùng chứa rác
nhỏ cho loại rác thải này tại mỗi điểm thu gom đa nguyên liệu.
Rõ ràng có thể có những ưu điểm đối với việc phân loại khi thu gom, với điều kiện là
hệ thống thu gom có thể được kết hợp vào hệ thống thu gom thông thường, và miễn là
có những cách thức xử lý rác thải độc hại hiệu quả. Việc thu gom “trước nhà” ở các
thành phố ở Mỹ thu gom 7-18% số lượng pin thải ra (Warmer, 1993). Nhiều hệ thống
thu gom hiện nay thu được pin tiểu để tái chế hoặc được xử lý thích hợp. Trong hệ
thống luật hiện nay, ít nhất tại Anh, một khi rác độc hại được thu gom theo cách này,
chúng được xếp loại như một loại rác đặc biệt mà nó giới hạn cách lưu trữ, giải quyết
và xử lý.
4.4.4Rác thải kích thước lớn:
Loại chất thải này có thể đóng góp một phần quan trọng nhưng nói chung không được
bao gồm trong ước tính lượng rác thải sinh hoạt. Ví dụ, ở Anh, rác thải kích thước lớn
(cồng kềnh) cộng với rác thải vườn gần như chiếm khoảng 30% trọng lượng rác thải
sinh hoạt (Atkinson và New, 1993a). Rác thải cồng kềnh hoặc có thể được vận
chuyển đến điểm trung tâm, hoặc được thu gom tại nhà qua phương thức thu gom

81 http://www.ebook.edu.vn
tách biệt và không thường xuyên. Một khi được chuyển đến điểm trung tâm, một số
loại như đồ đạc trong nhà hoặc thiết bị có thể được lấy lại nguyên vẹn cho việc tái sử
dụng. Những loại khác có thể được thu hồi để tái chế kim loại và phần còn lại nếu
được phân loại một cách thích hợp có thể thiêu đốt hoặc chôn lấp.
4.4.5Rác dư thừa
Trong hầu hết các hệ thống thu gom truyền thống, loại rác này sẽ gồm tất cả rác thải
sinh hoạt được thu gom ở tình trạng hoàn toàn hỗn tạp. Một số loại rác có thể được xử
lý bằng hệ thống “mang đi” ở những khu vực nhà cao tầng hoặc khu trung tâm, ở đó
những thùng chứa rác bên đường được sử dụng. Ở hầu hết các khu vực ở Bắc Âu,
việc thu gom từ mỗi nhà hoặc thùng rác trước nhà phổ biến hơn nơi mà hệ thống thu
gom “trước nhà” hoặc “mang đi” được giới thiệu để thu gom những nguyên liệu khô
có thể tái chế, rác thải sinh học và rác thải độc hại. Tuy nhiên, dù sử dụng phương
pháp gì cho việc thu gom phân loại, luôn còn dư rác thải để thu gom.
Mặc dù lượng rác thu gom có thể giảm về trọng lượng nhưng tiết kiệm về môi trường
hoặc kinh tế không đáng kể so với việc thu gom rác hỗn tạp. Điều này là bởi cùng số
lượng nhà ở phải thu gom và do đó cần di chuyển cùng khoảng cách bằng xe. Việc
lượng rác thải được giảm xuống ở mỗi hộ có thể dẫn đến số vòng di chuyển thu gom
dài hơn trước khi xe đầy rác. Một giải pháp là giảm tầng suất thu gom, ví dụ mỗi 2
tuần thu gom một lần so với hiện nay là mỗi tuần. Tuy nhiên điều này khó có thể thực
hiện ở các khu vực mà tầng suất thu gom rác thải được pháp luật quy định, hoặc vấn
đề mùi hôi thối từ việc thu gom rác thải được pháp luật qui định hoặc những vấn đề
về mùi hôi thối từ rác quy định tầng suất thu gom.

4.5 Các chương trình thu gom kết hợp


Thu gom rác là trung tâm của hệ thống quản lý chất thải rắn. Cách tiếp cận kết hợp là
chìa khóa để hệ thống thu gom đạt hiệu quả. Giai đoạn trước phân loại và thu gom, cần
thu gom tất cả các loại rác thải, được phân tách thành những dòng rác cho những cách
xử lý thích hợp theo đó. Để có hiệu quả về cả khía cạnh kinh tế lẫn môi trường, phải
thực hiện phương pháp này với việc sử dụng phương tiện chuyên chở tối thiểu, gồm cả
xe thu gom và những xe riêng của chủ hộ.
Hệ thống thu gom kết hợp có thể bao gồm kết hợp hệ thống “mang đi” (bãi chứa
nguyên liệu, các điểm thu rác gần nhà, những điểm thu gom trung tâm đối với rác thải

82 http://www.ebook.edu.vn
vườn và rác kích thước lớn) và/hoặc hệ thống thu gom “trước nhà” (đối với nguyên liệu
có thể tái chế, rác thải sinh học). Điểm chính yếu là tất cả những phương pháp tạo thành
phần của một hệ thống với mục tiêu thu gom những nguyên liệu rác thải với những tác
động về môi trường và kinh tế thấp nhất.
Những bài học chính yếu về sự quan trọng của việc thu gom rác thải kết hợp có được từ
nhiều hệ thống thu gom. Việc thu gom những nguyên liệu có thể tái chế ở Chương trình
Thùng xanh (ví dụ như ở Adur, Sheffield, Anh; Ontario, Canada) theo nhiều cách đặc
trưng cho hệ thống thu gom truyền thống hơn là kết hợp. Một chiếc xe chở rác thứ hai
chạy trên cùng lộ trình như xe thu gom rác bình thường thu gom các nguyên liệu có thể
tái chế. Chiếc xe này có thể tạo thêm chi phí thu gom cũng như tác động môi trường do
phát thải. Trong hầu hết các trường hợp, có thể cải thiện tình hình bằng cách thu gom
vừa nguyên liệu có thể tái chế và rác trong cùng một chuyến. Phương pháp này đã được
sử dụng tại Worthing sử dụng một xe chuyên dùng có hai ngăn chứa rác tái chế và rác
bình thường. Như thế cả hai loại rác đều được thu gom một lúc nhưng được chứa tách
rời. Một cải tiến ở Omaha, Nebraska (Mỹ) đó là thu gom rác đựng trong các túi xanh
được vận chuyển cùng với rác khác trong cùng một ngăn trong xe để chuyển đến phân
loại tại các cơ sở phân loại.
Thật khó để thu gom tất cả các loại rác thải một cách hiệu quả trên cùng một chuyến
thu gom, do đó người ta thường sử dụng lịch trình thu gom thích hợp hơn. Ví dụ, ở
Lemsterland, Hà Lan, người ta thu gom bốn dòng rác thải khác nhau như: giấy hỗn tạp,
nguyên liệu hỗn tạp khô có thể tái chế (loại trừ thủy tinh), rác hữu cơ và phần rác còn
lại. Những nguyên liệu được bỏ vào hai thùng rác có bánh xe, từng thùng được phân
chia làm bốn ngăn, và sau đó được thu gom bởi những xe vận chuyển có nhiều ngăn.
Tại Leeds (Anh), người ta thu gom tương tự ba thành phần rác thải khác nhau với một
xe thu gom có có vách ngăn riêng và một xe ép rác bình thường đi thu gom theo lịch
trình xen kẽ.
Việc thu gom xen kẽ có thể hiệu quả trong việc thu gom nhiều thành phần rác thải sinh
hoạt riêng biệt, mà không có việc tăng số chuyến thu gom, với điều kiện là không làm
chậm trễ việc thu gom ảnh hưởng đến các hộ gia đình. Thu gom rác thải sinh hoạt là
một vấn đề mà cần có sự thỏa thuận giữa hộ gia đình và người thu gom bởi cần thiết
phải thu gom thường xuyên để ngăn ngừa việc gây mùi hôi thối trong khoảng thời gian

83 http://www.ebook.edu.vn
thời tiết nóng trong năm hoặc vào mùa hè. Yếu tố này cần được xem xét khi thiết kế hệ
thống thu gom. Ví dụ, ở Hà Lan, việc phân loại tại nguồn của rác thải sinh học là bắt
buộc và việc thu gom rác thải sinh học thường vào các tuần xen kẽ. Kết quả là trong
thời gian thời tiết nóng bức, các chủ hộ được hướng dẫn bỏ rác thải hữu cơ vào thùng
rác thải bình thường, không bỏ vào thùng rác sinh học và có thể đổ bỏ mà không chờ
đến ngày thu gom rác sinh học. Điều này dẫn đến giảm rác hữu cơ từ dòng rác thải sinh
hoạt (vì thế lượng phân sinh học được sản xuất giảm đi), và tăng lượng rác hữu cơ
tương ứng ở bãi chôn lấp hoặc lò đốt. Việc thu gom rác hữu cơ và rác thường xen kẽ
cũng là phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất ở Đức. Tuy nhiên, có nhiều cách
thức giải quyết vấn đề này. Việc cho giấy, sản phẩm bằng giấy vào trong việc định
nghĩa rác thải sinh học có thể dẫn đến kết quả giảm gây mùi hôi thối khó chịu hoặc
cách khác, kế hoạch thu gom có thể điều chỉnh từ đó việc thu gom rác thải sinh học
được duy trì hàng tuần, trong khi việc thu gom nguyên liệu khô có thể tái chế và rác
còn lại có thể thực hiện xen kẽ.
Có mâu thuẫn chung giữa nhu cầu phân loại và sự thuận tiện trong thu gom. Phương
pháp xử lý rác nói chung và tái chế nguyên liệu nói riêng yêu cầu việc phân loại rác thải
hiệu quả thành nhiều dòng loại. Để giảm sự pha tạp và nhiễm bẩn, đặc biệt rác hữu cơ,
tốt nhất nên phân loại nguyên liệu càng sớm càng tốt theo hệ thống quản lý rác thải,
nghĩa là tại nguồn. Tuy nhiên, rác không được phân loại hiệu quả tại hộ gia đình bởi
năng lực chủ hộ và động lực phân loại, không gian chứa rác và khả năng thu gom nhiều
dòng rác thải khác nhau mà không làm tăng số chuyến thu gom.
Kết quả của những mâu thuẫn trên là không có hệ thống thu gom nào tốt nhất cho tất cả
các khu vực. Hệ thống thu gom tốt nhất và kết hợp nhất cho bất kỳ khu vực nào dựa
vào cách rác thải cần được thu gom cho việc xử lý tại địa phương, mật độ dân số và
động lực tham gia của người dân. Hệ thống thu gom “mang đi” và “trước nhà” có thể
đều thích hợp cho các nguyên liệu và các thành phần khác nhau trong cùng hệ thống
thu gom kết hợp. Những tác động môi trường chính liên quan đến hệ thống thu gom sẽ
phụ thuộc phương tiện được sử dụng và lượng năng lượng phát thải mà phương tiện đó
sinh ra.

4.6 Các tác động môi trường


4.6.1Tác động do vận chuyển:

84 http://www.ebook.edu.vn
Phương tiện vận chuyển trong hệ thống thu gom gồm các loại xe của chủ hộ và xe thu
gom rác đô thị, tùy theo phương pháp thu gom được sử dụng. Đối với một dòng rác, khi
sử dụng các điểm thu gom trung tâm, hầu hết việc vận chuyển rác sử dụng phương tiện
xe cộ của chủ hộ. Mật độ bãi chứa nguyên liệu thấp sẽ dẫn đến việc các chủ hộ lái xe
đến các điểm chứa rác (trung chuyển), và kế đến xe thu gom đặc biệt dọn sạch các bãi
chứa và chuyển nguyên liệu đến kho chứa lớn, trước khi bán và chuyển rác vào máy xử
lý nguyên liệu. Trong khi đó, hệ thống mang đi gần nhà (trong khoảng cách đi bộ của
mỗi nhà), và việc thu gom “trước nhà” chỉ sử dụng các xe thu gom đô thị (hoặc của
những người thầu.
Việc tính toán tiêu thụ năng lượng và phát thải của mỗi phương thức vận chuyển đòi hỏi
số liệu về khoảng cách di chuyển và lượng năng lượng tiêu thụ trung bình của các
phương tiện vận chuyển. Mặc dù thông tin về lượng năng lượng tiêu thụ trung bình có
sẵn, chi tiết về khoảng cách di chuyển sẽ thay đổi lớn giữa các khu vực khác nhau, do đó
không dễ dàng khái quát hoá. Kết quả là, các chi tiết này đóng vai trò làm biến số trong
phân tích này và phải được người sử dụng thêm cho khu vực nghiên cứu.
Đối với hệ thống “mang đi” (cả những điểm thu gom trung tâm và những bãi chứa
nguyên liệu mật độ thấp), số lượng những quãng đường đặc biệt được thực hiện bằng xe
mỗi năm đến những điểm thu gom cần được ước tính. Mức độ tiêu thụ nhiên liệu đối với
xe hơi cá nhân (xăng và dầu điêzen) được nói rõ ở bảng 6.11. Số liệu cả ở khu vực nông
thôn và thành thị được trình bày, nhưng những số liệu ở thành thị có thể điển hình hơn
đối với hệ thống “mang đi” sẽ được dùng ở mô hình này. Đối với các phương tiện vận
chuyển từ những điềm thu gom trung chuyển đến các nhà máy xử lý và đối với phương
tiện vận chuyển rác thải nói chung ở những nơi khác trong mô hình này, bảng 6.11 cũng
nói rõ con số tiêu thụ nhiên liệu từ xe cộ vận chuyển hàng hoá hạng nặng. Mức tiêu thụ
nhiên liệu (331/100km) đối với điều kiện ở khu vực phi-thành thị phù hợp với con số
được sử dụng bởi Boustead (1993) cũng như sự tiêu thụ nhiên liệu (điêzen) trung bình đối
với xe cộ trọng tải 20 tấn (32.11/100km).
Việc tính toán tiêu thụ năng lượng và chất thải từ việc hệ thống thu gom “trước nhà” thì
không đơn giản. Rõ ràng kiểu thu gom “dừng lại-đi tiếp” của hầu hết hệ thống thu gom
“trước nhà” làm cho việc sử dụng số liệu chuẩn về xe cộ vận chuyển hàng hoá hạng nặng
không thích hợp. Số liệu đối với phương thức thu gom nguyên liệu có thể tái chế khô từ

85 http://www.ebook.edu.vn
hệ thống ở Asur và Milton Keynes (Anh) cho thấy mức tiêu thụ nhiên liệu lần lượt là 44
và 201/100km (Adur District Council, Porteous, 1992). Cần nghiên cứu những tác động
đối với mỗi hộ gia đình được thu gom hoặc mỗi tấn nguyên liệu thu gom. Việc tính toán
này từ số liệu tiêu thụ nhiên liệu phụ thuộc vào khoảng cách trung bình đi được bởi
phương tiện xe cộ thu gom/mỗi hộ được thu gom. Một lần nữa, điều này sẽ thay đổi đối
với mật độ nhà cửa và khoảng cách mà xe thu gom đi từ khu vực thu gom đến nhà máy
phân loại hoặc xử lý. Vấn đề này có thể tránh bằng cách dùng số liệu có được: mức tiêu
thụ nhiên liệu trung bình cho mỗi chuyến thu gom. Sự am hiểu về số hộ trung bình được
thu gom cho phép tính toán số nhiên liệu trung bình sử dụng để thu gom rác mỗi hộ. Số
liệu về rác thu gom cho phép chuyển đổi thành nhiên liệu sử dụng cho mỗi tấn thu gom.
Các kết quả ở trên từ Adur cho ra giá trị 32 lít/1000 hộ được thu gom hay 14,3 lít/1 tấn
rác thu gom (tính toán được từ số liệu trong IGD, 1992), và 7,2 lít/tấn đối với Milton
Keynes (Porteous 1992). Chương trình thu gom “trước nhà” tại Dublin, hệ thống thu gom
nguyên liệu có thể tái chế khô tương tự, đưa ra số liệu tiêu thụ nhiên liệu là 17lít/ 1000 hộ
được thu gom (5.81/tấn được thu gom) trong 6 tháng đầu năm 1993 (ERRA). Tuy nhiên,
sự tiêu thụ nhiên liệu mỗi hộ gia đình được thu gom hầu như là biện pháp đo lường tin
cậy hơn, do các phương tiện thu gom di chuyển cùng khoảng cách dù sau đó được chuyển
đổi như thế nào thành tiêu thụ năng lượng (nhiệt) sơ cấp, chất thải vào không khí, nước
và chất thải rắn, dùng số liệu chung.
4.5.2Những tác động khác:
Túi thu gom: Mặc dù chúng thường bao gồm trong những phân tích rác thải sinh hoạt
(bảng 3.9), bao túi thu gom hoàn toàn không là “rác thải” trong thời gian thu gom vì
chúng thể hiện chức năng sử dụng, nghĩa là chứa đựng rác thải; chúng trở thành rác sau
khi rác được chuyển đến điểm xử lý (ví dụ cơ sở thu hồi nguyên liệu hoặc xí nghiệp
làm phân sinh học). Các túi thu gom nói chung sử dụng túi nhựa hoặc túi giấy, vì vậy
về mặt năng lượng, chất thải và chất thải rắn có thể được tính toán từ số liệu sản xuất
chung cho những nguyên liệu này với trọng lượng trung bình mỗi túi và số lượng trung
bình các túi được dùng cho mỗi hộ/năm đã có sẵn. Số lượng túi được dùng phụ thuộc
lượng rác thải sinh ra, kích cỡ túi và mức độ phân loại ở gia đình. Sự phân loại rác thải
thành nhiều thành phần có thể dẫn đến thu gom nhiều túi chỉ đầy một nửa (half-filled).

86 http://www.ebook.edu.vn
Số liệu chung cho việc sản xuất cả túi giấy và túi nhựa dùng ở nghiên cứu này được
trình bày ở bảng 4.12.
Lưu ý những tác động do bởi những túi đựng rác được dùng để vận chuyển rác từ nhà
đến thùng rác hoặc bao đựng rác lớn sẽ không được bao gồm, bởi vì chúng là thành
phần rác thải trước khi rời khỏi cơ sở. Tương tự, một vài chương trình (ví dụ như
Chudleigh, Devon, Anh; bảng 4.3) thường dùng những túi rác bình thường để thu gom
nguyên liệu có thể tái chế khô. Vì những loại nguyên liệu này đã bao gồm trong dòng
rác thải ở bất kỳ trường hợp nào, những tác động ngược dòng của quá trình sản xuất
những túi này sẽ không được tính.
Thùng thu gom: Có những khác nhau nhỏ cơ bản giữa việc sử dụng túi và thùng chứa
rác trong nghiên cứu. Thùng rác chứa một lượng lớn nguyên liệu (thường hầu hết là
nhựa) và thu gom hàng tuần, nhưng như các túi rác, thùng chứa cuối cùng cũng nhập
vào dòng chất thải rắn. Do đó tác động của việc sử dụng thùng chứa rác trước kia được
tính toán. Một khi được tính toán, có thể quyết định liệu tác động của thiết bị này là
quan trọng hay không.
Có thể tính được những tác động liên quan từ việc sử dụng các thùng chứa rác với số
liệu chung về các loại nguyên liệu được sử dụng (Bảng 4.12), trọng lượng nguyên
liệu/thùng chứa và tuổi thọ của thùng rác. Ví dụ, trong chương trình “Các thùng màu
xanh”, các thùng được dùng chứa nguyên liệu có thể tái chế khô dùng ở Anh được làm
từ 1.6 kg prolipropilen. Sau 3 năm hoạt động, các thùng này bắt đầu được thay (D.
Gaskell, ERRA). Điều này yêu cầu khoảng 0.5 kg nguyên liệu/hộ gia đình/năm trong
giai đoạn thu gom. Thùng chứa có bánh xe (hiệu suất 240 1ít) có trọng lượng khoảng
15 kg, tuồi thọ trung bình khoảng 10 năm yêu cầu khoảng 1,5 kg polipropilen/hộ/ năm
Việc sử dụng các thùng chứa dẫn đến nguồn tác động hơn nữa do bởi nhu cầu làm sạch
các thùng chứa. Điều này có thể quan trọng nơi các thùng chứa rác được dùng để thu
gom rác sinh học. Vì thế điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến mùi hôi thối bốc ra
gây nên sự khó chịu trong thời tiêt nóng bức. Nguồn tác động này cũng sẽ được bao
gồm, đặc biệt trong việc so sánh giữa thu gom rác dùng thùng chứa đối với dùng túi cho
rác thải sinh học, nhưng số liệu về mức độ vệ sinh thùng chứa và về lượng nước sử
dụng để làm vệ sinh, v.v…không sẵn có. Giả sử cho rằng 25 lít nước ấm (đun nóng
thêm 20˚C so với nhiệt độ chung quanh) được dùng /mỗi thùng, cần 2.14 MJ. Để cho

87 http://www.ebook.edu.vn
đơn giản, nước có thể được làm nóng lên bằng điện với hiệu quả 100%, vì vậy khoảng
0.6 Kw/h sẽ được tiêu thụ cho mỗi lần rửa. Bất kỳ tác động nào do bởi chất tẩy rửa
cũng sẽ được bao gồm.
Trước xử lý rác thải: cũng sẽ có một vài những tác động môi trường do bởi việc phân
loại rác thải và xử lý trong gia đình. Một vài hệ thống thu gom đối với rác có thể tái chế
khô đòi hỏi, ví dụ, các hộp thiếc đựng thức ăn được rửa sơ qua trước khi thu gom.
Những tác động xảy ra trước lúc rác thải được thu gom khỏi cơ sở (hộ gia đình) không
được kể đến trong nghiên cứu này, nhưng có thể được kể đến trong những nghiên cứu
liệt kê vòng đời với những ranh giới định nghĩa được xác định rộng hơn.

4.7 Chi phí kinh tế


Cần lưu ý khi trích số liệu về chi phí thực tế của các hệ thống thu gom riêng. Mặc dù
chi phí thường được tính đến cho nhiều hệ thống thu gom và phân loại khác nhau,
hiểu được chính xác những gì được bao gồm trong những khoản chi phí này là rất
quan trọng và những gì không liên quan đến chi phí cũng quan trọng không kém.
Thường những số liệu được trích dẫn cho các chương trình thu hồi rác thải không chỉ
bao gồm hệ thống thu gom mà còn hệ thống phân loại và tổng doanh thu từ việc bán
nguyên liệu. Một số chi phí cũng bao gồm cả việc tiết kiệm được lượng nguyên liệu
không phải chôn lấp. Một vấn đề khác nơi hệ thống thu gom ở đó được vận hành bởi
chính quyền là chi phí thu gom rác thải không được tách rời khỏi những phạm vi tiêu
dùng khác, vì thế chi phí thu gom thực tế không thể biết được. Điều này đặc biệt được
xem như đúng với việc thu gom rác thừa (hỗn tạp) ở một số quốc gia (đặc biệt Anh)
Đối với các hệ thống thu hồi nguyên liệu, việc so sánh chi phí giữa những hệ thống
thu gom khác nhau yêu cầu sử dụng những phương pháp kế toán chuẩn. Song song
với công việc thu thập số liệu chuẩn và thuật ngữ hóa trong việc thu hồi nguyên liệu,
Hiệp hội thu hồi và tái chế rác Châu Âu đang triển khai cơ chế báo cáo chi phí chuẩn.
Điều này đảm bảo việc đánh giá số liệu có thể so sánh được.
Để tính chi phí kinh tế của các hệ thống thu gom khác nhau, cần thiết phải có số liệu
địa phương. Tiền lương, thành phần chính của phí thu gom, sẽ khác nhau theo khu
vực địa lý, vì thế không có giá cả chung có thể áp dụng cho khu vực. Phần này trình
bày số liệu được thu thập để biểu thị số liệu điển hình cho các quốc gia khác nhau.
4.7.1Hệ thống bãi chứa nguyên liệu:

88 http://www.ebook.edu.vn
Số liệu cho chi phí thu gom của hệ thống “mang đi” thường được trình bày cùng với
việc bán nguyên liệu thu gom được. Doanh thu có ý nghĩa quan trọng so với chi phí
thu gom. Ví dụ, Landbank (1992) ước tính chi phí thu gom ở Anh cho thuỷ tinh (qua
vựa ve chai) ở mức 39 ECU (đơn vị tiền tệ của Liên minh Châu Âu)/ tấn và giá bán
trung bình khoảng 33 ECU/tấn, với chi phí thu gom ròng khoảng 6 ECU/tấn. Do đó,
số liệu này thay đổi theo biến động giá cả thị trường của nguyên liệu. Vì mục đích
của mô hình hóa, có thể tính chi phí thu gom tách riêng doanh thu. Bảng 4.13 cung
cấp các mức chi phí thu gom cho hệ thống bãi chứa nguyên liệu, cho biết chi phí có
bao gồm hoặc tách riêng giá bán nguyên liệu hay không. Không có số liệu nào đáng
tin cậy được tìm thấy cho chi phí hoạt động của điểm thu gom trung tâm đối với rác
thải cây cối và rác thải kích thước lớn.
4.7.2Hệ thống thu gom “trước nhà”
Chi phí thu gom cho hệ thống thu gom “trước nhà” cũng được thể hiện theo nhiều
cách thức khác nhau: chỉ thu gom, thu gom cộng phân loại, thu gom cộng phân loại
cộng giá bán nguyên liệu thu lại được, thu gom cộng vứt bỏ, v.v… Ở nơi toàn bộ số
liệu kế toán được trình bày, (ví dụ IGD, 1992), có thể tính sự đóng góp của nhiều
thành phần khác nhau. Hệ thống Thùng xanh ở Adur (W.sussex, Anh) có chi phí cho
việc thu gom nguyên liệu tái chế khô là 23.16 ECU /hộ gia đình/ năm (tương đương
166.51 ECU/ tấn được thu gom và bán ra). Nếu cộng với việc phân loại sau đó của
nguyên liệu sẽ làm tăng giá nhưng ở mức độ không đáng kể, lên đến 26.54 ECU/ hộ
gia đình/năm (190.17 ECU/tấn). Khi doanh thu từ việc bán nguyên liệu được bao
gồm, con số rớt lại khoảng 22.37 (160.83 ECU/tấn) (IGD, 1992). Do đó, trái với
trường hợp của hệ thống “mang đi”, thu nhập từ nguyên liệu là chi phí không mấy
quan trọng; yếu tố chính là chi phí thật sự của việc thu gom.
Chi phí được báo cáo đối với các hệ thống thu gom “trước nhà” đối với rác có thể tái
chế khô, rác thải sinh học, rác thừa hoặc hệ thống quản lý hoàn toàn được trình bày ở
bảng 4.14.

89 http://www.ebook.edu.vn
Chương 5: Sự phân loại tập trung
Tóm tắt
Chương này bàn về 2 hình thức phân loại khác biệt: phân loại những chất thải hỗn
hợp có thể tái chế ở một nhà máy tái chế rác (NMTCR) và phân loại chất thải hỗn
hợp để sản xuất nhiên liệu. Những giai đoạn của mỗi quy trình phân loại được mô tả,
như là những chất thải đưa vào và những thành phẩm có được dưới dạng sản phẩm
và cặn bã. Những dữ liệu cũng được trình bày về việc tiêu thụ năng lượng tiêu biểu
của 2 quy trình phân loại. Các dữ liệu kinh tế, cả chi phí chế biến và lợi tức từ việc
bán các sản phẩm tái chế cũng được đề cập.

90 http://www.ebook.edu.vn
Naêng Nguyeân
Chaát thaûi raén hoä gia
löôïng lieäu thoâ
ñình/ thöông maïi RANH GIÔÙI
HEÄ THOÁNG

Heä thoáng thu gom taän nôi


Chaát taùi sinh khoâ
Kho nguyeân lieäu thoâ
Phaân loïai taïi Raùc trong vöôøn
Kho nguyeân lieäu pha
hoä gia ñình troän
Raùc sinh hoïc Vò trí trung taâm
Vò trí trung taâm
Raùc ñoä soä
Heä thoáng thu gom leà ñöôøng
Chaát thaûi dö
Raùc sinh hoïc
thöông maïi Chaát taùi sinh khoâ
Thu gom Chaát taùi sinh thöông maïi
Raùc sinh hoïc

RDF Nguyeân
lieäu thöù
Phaân loïai Phaân loïai
caáp
RDF MRF

Naêng
Phaân sinh
löôïng
hoïc CTRÑT
Tieàn phaân loaïi
Phaân huûy

caën
Taïo thaønh Taïo thaønh
RDF khí meâ tan phaân SH Phaân
sinh hoïc
Ñoát toång
hôïp
Ñoát RDF Ñoát Ñoát toång
nhieân hôïp Baõ phaân troän Khí
lieäu thaûi

tro Buïi Nöôùc


thaûi
Tieàn xöû lyù
choân
Bãi rác
choân nguy hiểm Chaát thaûi
trô cuoái
cuøng

Hình 5.1 Vai troø cuûa vieäc phaân loïai trung taâm trong91quaûn lyù chaát thaûi keát hôïp
http://www.ebook.edu.vn
5.1 Giới thiệu
Phân loại là một phần quan trọng của vòng đời bất kỳ chất thải nào. Các chất thải hầu
hết lúc nào cũng bị trộn lẫn, và các chất thải hộ gia đình bị trộn lẫn nhiều nhất. Việc
tách rời các thành phần chất thải khác nhau, trong phạm vi nào đó, là một phần thiết
yếu của hầu hết các giải pháp xử lý. Việc phân loại này xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào
của vòng đời chất thải và có thể xảy ra nhiều lần. Việc phân loại sớm nhất sẽ xảy ra
tại hộ gia đình. Ví dụ, các chất được tách rời từ dòng chất thải lắng lại, nhưng những
chất thải này có thể được phân loại hơn nữa trong quá trình hay sau khi tụ lại. Việc
phân loại ở đầu vào được thực hiện ở giai đoạn đầu tiên của nhiều quy trình xử lý
chất thải, như ủ phân, ủ khí đốt và trong vài trường hợp, phân loại các thành phẩm (ví
dụ như tách các kim loại chứa sắt từ tro của lò đốt rác). Việc phân loại như vậy có
mặt khắp nơi trong vòng đời của chất thải, và được đề cập trong từng chương của
quyển sách này về một quy trình quản lý chất thải đặc biệt. Chương này tập trung vào
2 quy trình phân loại chính đặc biệt mà sẽ không được đề cập ở bất kỳ chỗ nào khác:
phân loại những chất lẫn lộn tái sinh được ở một nhà máy tái chế nguyên liệu
(NMTCR) và phân loại chất thải lẫn lộn để sản xuất nhiên liệu.
Hai quy trình này khác biệt, với những đầu vào và đầu ra khác nhau (Hình 5.1), vì
thế được trình bày riêng biệt.

5.2 Phân loại tập trung rác có thể tái chế tại NMTCR
Những nhà máy NMTCR thường xử lý những loại rác có thể tái chế được thu thập
dưới dạng từng miếng nhỏ trộn lẫn. Quy trình chính xác một NMTCR yêu cầu sẽ
khác nhau tùy theo tính chất rác được thu gom và thị trường hiện có của cả rác tách
rời hay trộn lẫn. Như vậy, như được nhấn mạnh ở chương trước, cần xem xét thị
trường cùng với thành phần các dòng chất thải, và từ đó thiết kế việc thu gom và các
hệ thống phân loại cùng với sản xuất những sản phẩm mà các thị trường này đòi hỏi.
Tuy nhiên, chưa có tiêu chuẩn cho quy trình hoạt động NMTCR. Trong khi vài
chương trình thu gom cung cấp những chất thải có thể tái chế cho NMTCR trong tình
trạng trộn lẫn, các chương trình khác sẽ tách rời ra một số chất ở giai đoạn này.
Chương trình Hộp xanh, theo Adur và Sheffield (Anh), thường tách rời giấy và thủy

92 http://www.ebook.edu.vn
tinh. Mặc dù những nguyên liệu như thế có thể được chất thành đống trước khi bán và
chuyên chở đi và không cần phân loại nữa. Một khi nguyên liệu như thủy tinh được
thu gom qua những nhà máy thủy tinh, có thể sẽ không cần được tái chế ở một
NMTCR, khi nó có thể được vận chuyển trực tiếp đến nhà máy xử lý.
Kỹ thuật phân loại NMTCR. Kỹ thuật phân loại đơn giản và phổ biến nhất là phân
loại bằng tay từ một băng chuyền nổi. Những người điều khiển lựa ra những nguyên
liệu theo yêu cầu từ băng chuyền và những chất còn lại không được chọn sẽ bị loại
bỏ. Trong một nghiên cứu của Mỹ, năng suất của một người phân loại như thế trung
bình khoảng 5 tấn nguyên liệu mỗi ngày. Nhưng điều này khác nhau lớn ở các
nguyên liệu khác nhau được xử lý (bảng 5.1). Phân loại như thế rõ ràng cần nhiều
nhân công, nhưng vài chương trình (e.g. Milton Keynes, Anh; Omaha, Nebraska, Mỹ)
dùng cách này như một cơ hội để tạo việc làm, hay để đào tạo các nhóm xã hội kém
may mắn.
Có vài mối quan ngại về vấn đề sức khỏe và an toàn chung quanh việc phân loại chất
thải, và vì việc này, có khuynh hướng cơ khí hóa quy trình phân loại, để gia tăng khối
lượng xử lý và hiệu quả phân loại. Ở nhiều NMTCR, các nam châm điện được đặt
trên băng chuyền nổi được dùng để tách rời các chất có sắt (e.g. Dublin, Ireland). Một
phương pháp tinh vi hơn đó là sử dụng máy tách bằng dòng nước xoáy, được sử dụng
trong nhà máy NMTCR tại Adur (Anh). Kỹ thuật này có khả năng tách rời các chất
có sắt và nhôm khỏi một dòng chất thải. Điều này có nghĩa là cả kim loại và nhựa sẽ
được thu gom và ba dòng được tách rời bằng máy móc đạt năng suất lên đến 5 tấn/giờ
(Newell Engineering LTD., 1993).
Công đoạn vẫn cần phân loại bằng tay là tách rời các loại nhựa nhân tạo. Điều này
khó vì rất khó phân loại tự động nhựa nhân tạo. Tách rời tự động các chai nhựa thì có
thể: PVC có thể được tách rời từ các chai PET bằng cách dùng tia X dựa trên bộ cảm
biến nhận ra các nguyên tử Clo trong PVC; polypropylen có thể được tách rời từ
HDPE trong, và HDPE màu có thể được phân loại thành nhiều màu khác nhau bằng
các bộ cảm biến màu. Một máy phân loại chai nhựa tự động có thể được lắp đặt có
khả năng xử lý 2 tấn/giờ (Magnetic Separations Systems Inc.), nhưng những hệ thống
như thế chưa được lắp đặt ở Châu Âu.

93 http://www.ebook.edu.vn
Sau khi các chất được tách rời, chúng sẽ được đóng thành kiện (chai nhựa, lon đồ
hộp) hay được vận chuyển theo đống (giấy, thủy tinh, lon đồ hộp được làm bẹp).

94 http://www.ebook.edu.vn
Tieáp nhaän vaø löu raùc

Giaûi phoùng vaø loïc raùc Raùc kích thöôùc


lôùn
Haït mòn

Loïc nhieân lieäu Kim loïai saét

KL khaùc saét

cRDF
thoâ
Chuaån bò nhieân lieäu

cRDF
dRDF

Löu nhieân lieäu vaø kieåm tra chaát


löôïng

Hình 5.2 Caùc giai ñoïan trong saûn xuaát nhieân lieäu từ rác Nguoàn: ETSU (1993)

95 http://www.ebook.edu.vn
Baûng heä thoáng quaûn lyù chaát thaûi raén ñoàng nhaát
Taán Vaät lieä u thu gom
700
Vaät lieä u phuï c hoà i
600

500

400

300

200

100

0
5
7

5
91

92

93
g0

g0
g0

g0

g1

g0

g0

g1

g0

g0
19

19
19
5/

1/

1/
anù

anù

anù

anù

anù

anù

anù

anù

anù

anù
th

th

th

th

th

th

th

th

th

th
g0

g0
g
anù
th

anù

anù
th

th

Giai ñoaïn 1 Giai ñoaïn 2

Hình 5.3 . Vaät lieäu thu gom (■) vaø vaät lieäu phuïc hoài (□) trong chöông trình thu gom raùc taùi
cheá khoâ. Löu yù söï giaûm suùt veà soá löôïng raùc thu gom trong suoát giai ñoaïn 2; bôûi vì pham vi ñoái
töôïng vaät lieäu heïp hôn vaø ít chaát oâ nhieãm hôn, nhöng khoâng coù söï giaûm suùt veà vaät lieäu ñaõ
ñöôïc chính thöùc phuïc hoài. Tuy nhieân ôû caû hai maûng vaät lieäu ñeàu giaûm suùt veà soá löôïng vaøo
thaùng taùm moãi naêm do ñoù laø muøa nghæ leã. Nguoàn: ERRA, Baùo caùo phaân tích nguoàn raùc thaûi taïi
Barcelona, löu haønh noäi boä (1993).

96 http://www.ebook.edu.vn
ÑAÀU VAØO ÑAÀU RA

CTRĐT 100,000 taán/ naêm

Nôi tieáp nhaän Ñeå choân 2,000 taán/ naêm

Xöû lyù tieáp nhaän Chaát rieâng leû


1,960 taán/ naêm
ñem choân

Maøng loïc sô caáp haït < 50 mm 32,365 taán/ naêm


Vaät ngoïai côõ > 500 mm 2,113 taán/ naêm

Loïc gioù Chaát coù chöùa saét 5,282 taán/ naêm


Chaát khoâng chöùa saét 576 taán/ naêm
Chaát loïai boû naëng 22,090 taán/ naêm

Maùy saáy khoâ Chaát aåm 5,474 taán/ naêm

Nam chaâm Chaát coù chöùa saét 480 taán/ naêm

Maùy loïc ñaïn ñaïo Vaät loïai boû coù 230 taán/ naêm
tæ troïng naëng

Maùy veâ troøn Vaät aåm 228 taán/ naêm

Maùy laøm maùt Vaät aåm 269 taán/ naêm

doïn saïch vieân veâ troøn

NLTR ñaëc 26,873 taán/ naêm

Hình 5.4 phân tích đầu vaøo vaø ñaàu ra chi tieát trong saûn xuaát nhieân lieäu töø raùc mật độ
cao (dRDF). Nguoàn: ETSU (1993).

97 http://www.ebook.edu.vn
PA PL GL ME TE OR OT

Raùc toång hôïp

Tieáp nhaän vaø löu raùc


Naêng
löôïng Giaûi phoùng raùc vaø loïc raùc
Nguyeân
lieäu thöù
Loïc nhieân lieäu caáp

Chuaån bò nhieân lieäu


Khíù
Ranh giôùi heä Löu nhieân lieäu thaûi
thoáng phaân
loïai NLTR

NLTR
Caën Haït mòn
đặc

Nguyeân lieäu ñaàu vaøo:


PA = giaáy/ bìa cöùng PL = Nhöïa GL = Thuûy tinh ME = Kim loïai TE = Vaûi
OR = Höõu cô OT = Khaùc

Ñaàu ra (baèng vôùi % ñaàu vaøo theo khoái löôïng):


dRDF 26.9% Baõ:
raùc thoâ 2.0%
caùc chaát ñôn leû 1.9%
Caùc nguyeân lieäu thöù caáp: +500 mm quaù khoå 2.1%
coù chöùa saét 5.8% caùc vaät loại boû naëng 22.1%
khoâng chöùa saét 0.6% chaát boû 0.2%
Haït mòn 32.4% Khí thaûi:
Hôi nöôùc 6.0%
Hình 7.5 cân bằng khối veà quaù trình cuûa sản xuất nhieân lieäu từ rác mật độ daøy ñaëc (dRDF)
vôùi ñaàu vaøo cuûa raùc toång hôïp ñaëc tröng. Nguoàn: ETSU (1993)

98 http://www.ebook.edu.vn
5.3 Phân loại chất thải hỗn hợp để sản xuất nhiên liệu.
Nhiên liệu được sản xuất bằng cách tách rời bằng máy các chất dễ cháy từ các chất
không cháy trong chất thải rắn. Các chất dễ cháy sau đó được cắt thành mảnh vụn, và
cũng có thể được đóng viên. Việc sản xuất rác thành nhiên liệu vì thế hình thành một
phần của một hệ thống xử lý nhiệt, nhằm mục đích bình ổn phần nào dòng chất thải
bằng việc phục hồi năng lượng chứa đựng bên trong. Giai đoạn thứ hai, sự đốt rác, có
thể xảy ra trong cùng một chỗ, hay rác được chuyển đến để đốt ở một nơi khác. Trong
cuốn sách này, việc sản xuất và đốt rác cho nhiên liệu, ngay cả khi nó được đốt trong
cùng một chỗ, được xử lý riêng biệt. Vì việc sản xuất này là một quy trình phân loại
tập trung, nó được thảo luận trong chương này. Việc đốt rác thành nhiên liệu được
xem xét cùng với các quy trình xử lý nhiệt ở Chương 8.
Một lý do nữa để xem xét việc sự phân biệt kỹ thuật sản xuất nhiên liệu từ rác
(NLTR) với việc xử lý nhiệt là quy trình không chỉ cần sản xuất nhiên liệu rắn; nó
cũng có thể sản xuất một phần nhỏ hữu cơ mà có thể hình thành nguyên liệu cho việc
xử lý sinh học. Kết quả là, trong vài trường hợp, quy trình phân loại này xảy ra với
một quy trình xử lý sinh học (như. tại Navaro, Ý (ETSU 1993)). Mặc dù xử lý kỹ
thuật tạo NLTR có thể xảy ra ở cùng chỗ như việc xử lý sinh học, nó được xem xét ở
đây như một quy trình riêng biệt.
Có 2 quy trình NLTR cơ bản, mỗi quy trình sản xuất một sản phẩm riêng, được
biết như là NLTR đậm đặc và NLTR thô (cũng được gọi là nùi bông). NLTR đậm đặc
được sản xuất dạng viên nhỏ thường giống như nút chai rượu. Trước khi đóng viên nó
được làm khô, như vậy tương đối ổn định để chuyên chở, bốc dở và chứa như các
nhiên liệu rắn khác. Nó có thể được đốt một mình, hay đốt cùng với than hay nhiên
liệu rắn khác.
NLTR đậm đặc đòi hỏi chế biến tốn kém, bao gồm sấy khô và đóng viên, và như
vậy có một yêu cầu năng lượng chế biến tương đối cao. Kết quả là, đã có ý kiến thay
thế bằng NLTR thô. NLTR thô có hình thức như một sản phẩm được chẻ nhỏ một
cách thô sơ, nó đã được so sánh bề ngoài với “nùi bông” từ một máy hút bụi.
(Warmer, 1993). NLTR thô đòi hỏi ít chế biến hơn, nhưng khi nó chưa được sấy khô,
không thể chứa đựng lâu. Nó thích hợp dùng để đốt ngay tại chỗ để tạo ra điện hay/và

99 http://www.ebook.edu.vn
sưởi ấm. Dựa vào mức độ chế biến, nó có thể phù hợp để đốt trong các lò sưởi hay
trong các hệ thống hóa lỏng tầng sôi (ETSU,1992).
Tình trạng hiện tại của NLTR ở Châu Âu. Sự phát triển sớm của công nghệ NLTR chỉ
xảy ra ở nước Anh và ở vài khu vực ở Ý, với các nhà máy được xây dựng giữa những
năm 1970 về sau. Tuy nhiên, nhiều nhà máy này đã bị đóng cửa sau này thường vì
khó khăn trong việc tìm thị trường cho NLTR. Ví dụ, với 9 nhà máy NLTR được xây
dựng ở Anh quốc, chỉ còn 4 hoạt động (3 nhà máy hoạt động toàn công suất và một
nhà máy thử nghiệm) (ETSU, 1993). Việc thiếu thị trường bên ngoài cũng dẫn đến
việc phát triển công ngệ NLTR thô để tạo ra điện tại chỗ. Phạm vi hiện tại của việc
chế biến NLTR ở Châu Âu và nơi khác được trình bày ở bảng 5.2.
Các quy trình phân loại NLTR. Các chi tiết về dây chuyền chế biến NLTR ở các nhà
máy NLTR khác nhau, nhưng quy trình sản xuất NLTR đậm đặc căn bản có thể được
chia ra làm 5 giai đoạn riêng biệt (ETSU, 1993; Đồ thị 7.2). Như đươc trình bày ở
hình 7.2, việc sản xuất NLTR thô là một quy trình đơn giản hơn, bỏ sót 1 hay 2 giai
đoạn này.
1. Nhận và chứa chất thải: Chất thải hỗn hợp được các xe thu gom chở tới và đổ
vào một cái phễu hay trên một cái sàn, ở đây các rác thải không mong đợi
(máy xe hơi, cây gỗ…) được nhặt ra. Giai đoạn chứa ngắn hạn ban đầu này
hoạt động như là một người giúp việc để cung cấp cho quy trình sản xuất
NLTR một mức độ nguyên liệu ổn định.
2. Giải phóng và sàng lọc chất thải: Mục đích của giai đoạn này là giải phóng
chất thải khỏi các bao và thùng chứa. Việc mở túi có thể bao gồm sử dụng các
máy đập, máy cắt vụn, hay thiết bị để xé, mặc dù kinh nghiệm cho thấy các
thiết bị không cắt vụn có điểm lợi là không cắt vụn hay trộn lẫn chất thải quá
đáng, có thể làm việc tách rời thêm khó khăn. Việc sàng lọc thường bao gồm
một cái trống hay màng xoay, thực hiện 3 chức năng. Nó hoàn tất quy trình
làm trống các túi; nó lựa ra các mảnh nhỏ (hạt mịn); và tách ra các chất quá cở
(>500mm) khỏi các phần nhỏ. Những mảnh nhỏ mịn chứa các chất hữu cơ, có
thể thối rữa chứa độ ẩm cao, cũng như tro, bụi và kính vở. Các phần quá cở
bao gồm chủ yếu là những miếng lớn giấy, bìa và phim nhựa, và thường đầy
đất cùng với các chất bã khác. Phần nhỏ còn lại của giai đoạn này có thể được

100 http://www.ebook.edu.vn
dùng như là một NLTR thô (NLTR loại A, ETSU, 1992) mặc dù nó vẫn còn
chứa kim loại và các chất không cháy khác.
3. Lọc nhiên liệu: Giai đoạn này bao gồm việc giảm kích thước, phân loại và
tách bằng nam châm. Việc giảm kích thước dùng một máy cắt vụn hay búa
máy giúp việc tách rời thành những phần nhỏ nhẹ và đậm đặc và chuẩn bị
nhiên liệu. Giai đoạn tách rời tách những phần nhỏ nặng (kim loại, nhựa nặng)
khỏi những phần nhỏ nhẹ và có thể cháy (giấy, phim nhựa) mà sẽ tiếp tục hình
thành sản phẩm NLTR, dựa vào phản ứng của các chất trong một luồng khí và
“hoạt động nảy lên” của chúng. Việc tách rời bằng nam châm có thể được
thực hiện sau đó để tách các chất có sắt và cả nhôm ở vài nhà máy. Các phần
nhẹ, cùng với phần còn lại không bị phân loại bằng nam châm, có thể được
dùng như một hình thức được tinh lọc hơn của NLTR (NLTR loại B; ETSU
1992)
4. Chuẩn bị nhiên liệu: giai đoạn này mô tà sự khác biệt của các quy trình tạo ra
NLTR thô và NLTR đậm đặc. Nó bao gồm sự chuyển biến của những thành
phần giàu nhiên liệu thành những viên nhỏ, nặng, khô hình thành bằng việc
cắt nhỏ lại, sấy khô và đóng viên. Việc cắt nhỏ thứ hai, cần thiết để giảm kích
thước nhỏ của phần nhiên liệu đến kích thước cần thiết cho việc đóng thành
viên, và việc sấy khô giảm độ ẩm bên trong từ 30% xuống khoảng 12%. Độ
ẩm thấp cần thiết cho việc tồn trữ và cháy. NLTR đậm đặc có thể có hình thức
viên nhỏ hay than bánh, mặc dù các nhà máy đều dùng một máy đóng viên để
nén sản phẩm. Máy đóng viên cần nhiều năng lượng, tiêu thụ hơn 35kw-h để
sản xuất một tấn nhiên liệu, như thế nhiên liệu cần để làm mát trước khi tồn
trữ, để tách hơi nóng sinh ra do bị nén. Các máy đóng viên cũng có khuynh
hướng làm hại do các chất gây ô nhiễm nặng còn lại trong phần nhiên liệu,
như thế một giai đoạn trích bằng nam châm kỹ hơn và một máy tách bằng bắn
tung lên thường được dùng để lấy đi các kim loại có sắt và các chất nặng khác
trước giai đoạn đóng viên cuối cùng.
5. Tồn trữ nhiên liệu và kiểm soát chất lượng: Khi được sấy khô và ở dưới dạng
viên, NLTR đậm đặc có thể được tồn trữ trước khi dùng; NLTR thô, ngược
lại, cần được đốt ngay sau khi sản xuất.

101 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 5.1 Khaû naêng saûn xuaát MRF ôû Myõ (tính theo taán/coâng nhaân/ngaøy)
Nguyeân lieäu Trung bình Phaïm vi
7.1
Giaá y 7.54 4.36-13.05
Kim loïai 6.06 1.21-17.53
Thuûy tinh 4.28 1.02-16.11
Nhöïa 1.60 0.60 - 3.21

Trung bình 5.12 2.69-8.44


Nguoàn: NSWMA (1992)

Baûng 5.2 Caùc vò trí loø phaân loaïi NLTR


Quoác gia Soá löôïng loø RDF Khu vöïc Nguoàn a
ñang hoaït ñoäng

Bæ 0 1
Phaùp 1 (dRDF) Laval, Mayenne 1
Ñöùc 1 (dRDF) Herten 1,2,3
YÙ 11 (5 dRDF) Rome (2) 1
Perugia
Milan
Modena
Novaro
Pieve di Corano
Ceresara
Tolmezzo
Udine
St. Georgio
Haø Lan 1 (dRDF) Amsterdam 1
Taây Ban Nha 1 (cRDF) Madrid (under construction) 3
Thuïy Ñieån 5 (cRDF)
Thuïy só 1 (dRDF) Chatel St. Denis 3
Vöông quoác Anh 4 (dRDF) Byker, Newscattle 1
Polmadie, Glasgow
Hastings
Isle of Wight
Canada 1 1
Nam Trieàu Tieân 1 Seoul 3
Myõ 28 (6 dRDF) dRDF plants: 1,3
Edin Prairie, MN
Thief River Falls, MI
Northern Tier, PA
Yankton, SD
Iowa Falls, IO
Cherokee, IO (ñang thi coâng)
a
Nguoàn: 1, ETSU, (1993); 2, Barton et al. (1985) ; 3, Warmer (1993).

102 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 5.3 Döõ lieäu veà möùc tieâu thuï naêng löôïng vaø nhieân lieäu (treân 1 taán ñöa vaøo) cho nhöõng cô sôû taùi sinh vaät
lieäu
Chöông trình Ñieän Daàu Diesel Gas thieân nhieân Nguoàn a
(kW-h/taán) (l/taán) (m3/taán)
Adur, Vöông quoác Anh 24 0.87 - 1
Dublin, Ai len 22 1.35 2.3 2
Prato, YÙ 27 n/a - 3
a
Nguoàn: 1, R. Moore, Community Recycling, Sompting MRF (1993); 2, ERRA/ Kerbside Dublin, personal
communication (1993); 3, ERRA,

Baûng 5.4 Thaønh phaàn pheá phaåm NLTR, Prato, YÙ a


Nguyeân lieäu phaân tích 1 phaân tích 2
(%) (%)
giaáy/ bìa cöùng 31.2 35.4
Nhöïa 45.8 40.9
Thuûy tinh 2.6 1.1
Kim loại 4.0 3.9
Thöïc phaåm/saûn phaåm vöôøn 4.6 0.5
Vaûi 4.2 11.8
Khaùc 7.4 6.4

Toång 99.8 100

Möùc ñoä cuûa nguyeân lieäu (ñoái töôïng) trong caën raùc 36.7 13
Möùc ñoä cuûa nguyeân lieäu (ñoái töôïng) trong caën raùc coù theå ñöôïc phuïc hoài 25.3 n/a b
Nguoàn: ERRA, personal communication (1993)
a
Hai giai ñoaïn phaân tích ñöôïc toå chöùc giöõa caùc ñôït kieåm tra ñeå xaùc ñònh hieäu suaát phaân loaïi so vôùi tæ leä chung
(giai ñoaïn 1, hieäu suaát cao, giai ñoaïn 2 hieäu suaát thaáp)
b
= khoâng coù döõ lieäu

103 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 5.5 Cheá bieán NLTR (dRDF): thaønh phaàn ñaëc tröng cuûa caùc doøng ñaàu ra

Doøng Ñaàu ra Thaønh phaàn cuûa luoàng ñaàu ra Toång (%)


(%)
Giaáy Phim Nhöïa Vaûi Thuûy tinh Kim loïai Kim loïai Chaát höõu cô Khaùc a
nhöïa cöùng saét khoâng saét

Haït mòn 33.7 8.0 0.6 0.9 0.4 16.5 0.9 0.6 37.5 34.6 100

Toång 2.2 23.9 24.5 2.4 21.6 1.0 5.6 0.7 4.7 15.6 100
vaät ngoại khoå

Thaønh phaàn 6.7 1.1 0.0 0.1 0.4 0.2 96.3 0.0 0.7 1.2 100
saét

Chaát bò loại 15.4 14.8 0.5 10.0 4.1 4.9 3.5 5.2 15.2 41.8 100
naëng

Thaønh phaàn 0.1 16.6 9.3 0.2 14.2 0.0 19.8 0.5 0.6 38.8 100
nam chaâm
Thaønh phaàn 41.9 b 56.0 6.3 1.7 4.8 0.0 0.0 0.4 2.1 28.7 100
nhieân lieäu

Toång 100.0
Nguoàn: ETSU (1993)
a
Bao goàm chaát ñoát hoãn hôïp, hoãn hôïp khoâng phaûi laø chaát ñoát vaø loại haït mòn < 10 mm
b
Thaønh phaàn nhieân lieäu goàm thaønh phaàn aåm, seõ ñöôïc khöû baèng quaù trình saáy khoâ tröôùc khi nhieân lieäu cuoái cuøng ñöôïc saûn xuaát

104 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 5.6 Quaù trình cheá bieán nhieân lieäu töø raùc ñaëc (dRF): söï phaân phoái nguyeân lieäu raùc ñaàu vaøo (% theo troïng
löôïng) giöõa caùc doøng ñaàu ra a

Nguyeân lieäu Ñaàu rao (%) Toång (%)

Tæ leä nhieân lieäu Tæ leä saét Haït mòn Pheá phaåm


Giaáy/ bìa cöùng 81.3 0 8.8 9.9 100
Nhöïa (film) 80.8 0 4.5 14.7 100
Nhöïa (rigid) 28.3 0.3 8.8 62.6 100
Thuûy tinh 0 0.5 70.5 29.0 100
Kim loại (Fe) 0 86.7 4.0 9.3 100
Kim loại (khoâng phaûi Fe) 14.1 0 17.1 68.8 b 100
Vaûi 61.0 0.8 4.1 34.1 100
Chaát höõu cô 11.6 0.6 56.2 31.6 100
Khaùc c 14.2 0.2 61.5 24.1 100
Nguoàn: tính toùan töø soá lieäu ETSU (1993) (xem phuï luïc C)
a
Baûng treân cho thaáy söï phaân phoái vaät lieäu giöõa caùc loaïi, khoâng phaûi thaønh phaàn cuûa caùc loaïi. Vì vaäy, ñoái vôùi moãi loaïi
nguyeân lieäu rieâng bieät ñi vaøo quaù trình NLTR, baûng naøy seõ cho bieát söï phaân phoái cuûa vaät lieäu giöõa caùc quaù trình ñaàu ra
khaùc nhau.
b
Giaû ñònh laø khoâng coù vieäc phuïc hoài hôïp kim khoâng chöùa saét töø doøng thaûi kim loaïi naëng. Neáu vieäc phuïc hoài xaûy ra, pheá
phaåm seõ chöùa 18.8% löôïng nguyeân lieäu khoâng chöùa saét; 50% löôïng vaät lieäu khoâng chöùa saét ñöôïc phuïc hoài.
c
Ñöôïc tính toaùn töø döõ lieäu giaû ñònh ban ñaàu raèng nhöõng loaïi vaät lieäu khaùc chöùa 28% taïp chaát chaùy ñöôïc, 13% taïp chaát
khoâng chaùy vaø 59% haït mòn 10 mm (laáy töø vieäc phaân tích loõi raùc söû duïng trong ETSU, 1993).

Baûng 5.7 Chi phí qui trình NLTR vaø lôïi töùc ( ecu) thu ñöôïc töø nguyeân lieäu phuïc hoài
Chöông trình Chi phí Lôïi töùc töø vaät lieäu taùi sinh/ taán Nguoàn e
xöû lyù / taán
Giaáy Thuûy tinh Nhoâm Theùp Nhöïa Trung bình
Anh Adur 24 29 1
Sheffield 25 25 2
Ai len, Dublin 7a 20 526 26 132 c 26 3
13 b 158 d
Ñöùc 13-2327 4
Myõ (trung bình) 45 (phaïm vi 22 5
25-64)
a
Bìa cöùng/ taïp chí/ giaáy caùc toâng
b
Giaáy baùo.
c
Nhöïa toång hôïp.
d
Nhöïa PET saïch
e
Nguoàn: 1, IGD (1992); 2, Birley (1993); 3, Kerbside Dublin (1993); 4, Berndt and Thiele (1993); 5, NSWMA (1992)
Recycling Times (ngaøy 8 thaùng chín 1992).

105 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 5.8 Chi phí phaân loaïi MRF theo nguyeân lieäu
Myõ Ñöùc
(Heä thoáng DSD)
Nguyeân lieäu Chi phí trung bình ($/ taán) phaïm vi chi phí ($/ taán) Chi phí (ecu/ taán)

Giaáy baùo 33.59 19.94-55.33


Bìa cöùng muïc 42.99 20.29-56.26 44-57
Giaáy taïp 36.76 16.82-65.59
Lon nhoâm 143.41 72.88-362.59 412-1959
Lon theùp 67.53 30.22-125.64 31-41
Thuûy tinh trong 72.76 37.17-105.62
Thuûy tinh naâu 111.52 69.70-148.92 13-18
Thuûy tinh xanh laù caây 87.38 57.56-134.21
Thuûy tinh taïp 50.02 28.51-76.24
Nhöïa PET 183.84 64.43-295.35 665-2327
Nhöïa HDPE 187.95 121.58-256.15
Thuøng nöôùc giaûi khaùt 399-1397
Caùc loaïi vaùn eùp khaùc 412-2062

Trung bình moãi taán


raùc taùi cheá 50.30 28.11-72.06
(44.51 ecu) (24.88-63.77 ecu)
Nguoàn 1 1 2
Nguoàn: 1, NSWMA (1992); 2, Berndt and Thiele (1993)

106 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 5.9 Chi phí hoaït ñoäng öôùc tính (£) cho nhaø maùy taùi cheá NLTR
Nhaø maùy Nhaø maùy cRDF Ghi chuù
RDF vôùi maùy phaùt ñieän taïi choã
thoâng qua loø thieâu ñaùy aåm
Caân baèng phí moân baøi cho 24.06 36.32 a Tæ leä khaáu hao 10% treân chi
200000 taán/ naêm keá hoïach (31.66 ecu) (47.79 ecu) phí voán
bao goàm vieäc phuïc hoài bao goàm vieäc xaây döïng
kim loaïi khoâng phaûi saét, vaø hoaït ñoäng cuûa nhaø
nhöng khoâng coù vieäc toång hôïp maùy thieâu raùc
pheá phaåm

Bao goàm
Chi phí tieâu huûy pheá phaåm 7.59 5.59 @£ 12.50/ taán
(choân)
Chi phí vaän chuyeån 4.25 2.44 @£ 7/ taán pheá phaåm
doanh thu töø dRDF 4.30 _ @£ 16/ taán
doanh thu töø kim loaïi khoâng phaûi saét 1.73 1.78 @£ 300/ taán
doanh thu töø saét 0.29 1.34 @£ 5/ taán
doanh thu töø vieäc baùn ñieän @£ 0.025/ kW-ha
( chæ cRDF) 10.93

Chi phí qui trình RDF ñaõ ñöôïc 18.54 42.14 caân baèng phí moân baøi, coäng
tính toaùn (24.39 ecu) (55.45 ecu) doanh thu, tröø chi phí khaùc
Nguoàn: Tính toaùn töø döõ lieäu ETSU (1992, 1993).
a
Giaû ñònh khoâng coù trôï giaù cuûa chính phuû cho vieäc saûn xuaát naêng löôïng töø raùc thaûi/ nhöõng nguoàn nguyeân lieäu coù theå laøm
môùi. Neáu NFFO ñöôïc chính phuû trôï giaù thì lôïi töùc cuûa vieäc baùn ñieän seõ taêng leân vaø toång phí moân baøi seõ giaûm.

107 http://www.ebook.edu.vn
5.4 Các tác động môi trường: phân tích đầu vào và đầu ra.
Những tác động môi trường chính của cả 2 loại phân loại tập trung được xem xét
trong chương này được kết hợp với việc sử dụng năng lượng của chúng dưới bất kỳ
hình thức nào: điện, khí đốt hay dầu cặn. Nếu các số liệu tiệu thụ có thể có được cho
các quy trình liên quan, những số liệu này có thể được biến đổi thành việc tiêu thụ
năng lượng ban đầu và các mức độ phát ra, sử dụng các số liệu biến đổi chung chủng
loại cho nhiên liệu và việc sử dụng năng lượng được trình bày ở Chương 4. Cũng cần
thiết để xem xét các dòng nguyên liệu ở đầu vào và đầu ra, sẽ xác định ở đâu các sản
phẩm và cặn bã của quy trình được định hướng để đi, khi những chất này cuối cùng
sẽ gây ra các tác động môi trường trong những quy trình sau đó.
5.4.1Phân loại tại NMTCR.
Đầu vào. Các số liệu tiêu thụ năng lượng trung bình cho quy trình NMTCR, có khả
năng khác biệt đáng kể giữa các chương trình, khi không có tiêu chuẩn cho quy trình
NMTCR. Việc tiêu thụ năng lượng có khả năng cao hơn ở giai đoạn nhiều chất được
tách trong NMTCR, như ngược lại khi trong hệ thống thu gom “trước nhà”, và để gia
tăng với mức độ phân loại cơ khí hóa thay thế việc nhặt bằng tay.
Các dòng chất có thể tái chế được thu gom lẫn lộn, như là nhựa và kim loại trộn
lẫn, cần được phân loại nhiều hơn, và như vậy nhiều năng lương hơn là những dòng
được thu gom trong một phần được phân loại trước, như thủy tinh hay giấy. Để đoán
trước hoàn toàn việc tiêu thụ năng lượng có thể của bất kỳ quy trình NMTCR đặc biệt
nào, cần thiết có số liệu của năng lượng phân loại cần thiết cho từng dòng này. Tuy
nhiên, vì qua việc giới thiệu các NMTCR mới đây cho Châu Âu, những số liệu như
thế không có sẵn. Thật ra, có một số lượng nhỏ số liệu bất kỳ về hoạt động NMTCR,
chỉ được đề cập bây giờ bởi những người điều khiển các chương trình phục hồi. Bảng
5.3 cho thông tin đã được thu thập cho quy trình NMTCR. Điện năng được dùng để
chạy các băng chuyền, máy tách kim loại bằng nước xoáy và các thiết bị khác. Dầu
cặn được tiêu thụ chủ yếu bởi các xe cộ như xe tải nâng hàng, máy ủi…. và khí đốt
được dùng bình thường để sưởi. Tiêu thụ năng lượng và nhiên liệu đã được tính trung
bình trên tổng đầu vào của NMTCR, khi việc tiêu thụ nhiên liệu không thể phân bổ
vào từng nguyên liệu.
Đầu ra. Chất bã từ các NMTCR tăng lên từ 2 nguồn:

108 http://www.ebook.edu.vn
1. Chất thải rắn được thu gom nhưng không được sử dụng. Số lượng rác nhiễm
bẩn như thế chỉ có thể xác định bởi một phân tích chất thải về những gì được
thu gom trong phần tái chế được. Chất này sẽ không được chọn trong
NMTCR, như thế sẽ trở thành phần của chất bã.
2. Nguyên liệu cần thiết nhưng không được tách ra trong nhà máy NMTCR
Các chất thải từ NMTCR có thể từ khoảng 5% (các chương trình Hộp Xanh khi
thu gom “trước nhà” đến trên 50% của rác thải có thể tái chế (khi thu gom từ thùng
chứa công cộng) (Đồ thị 6.3). việc phân tích các chất bã là cần thiết để xác định sự
đóng góp chính xác của 2 yếu tố. Bảng 5.4 cho thấy các kết quả phân tích chất bã ở
NMTCR tại Prato, Ý, ở đó trung bình chất bã được tính 35% của chất nạp vào (mức
độ nhiễm bẩn này đang hạ xuống). Trong khi thử nghiệm, mức của nguyên liệu được
đặt mục tiêu trong chất bã thay đổi từ 13% đến 37%, tùy thuộc vào tỷ lệ số lượng vật
liệu đưa vào, để lại 63% – 87% của chất bã tạo ra từ các chất gây ô nhiễm không
được yêu cầu. Điều này giải thích việc mất từ 7% – 17% của rác có thể tái chế đưa
vào NMTCR, hay một hiệu quả phân loại từ 83% – 93% của chất được đặt mục tiêu
trong chất bã, một số bị hư hại hay bị ô nhiễm, như vậy không phải tất cả sẽ thật sự có
thể tái chế được.
Hiệu quả phân loại sẽ thay đổi một cách rõ ràng với mức độ các chất gây ô nhiễm
có mặt và số lượng vật liệu đưa vào của NMTCR. Chương trình thu gom được ERRA
hỗ trợ cho các chất khô tái chế được ở Barcelona cung cấp một thí dụ tốt cho điều này
(xem Hộp 6.2 ở trên cho các chi tiết của chương trình). Sau 19 tháng thu gom một số
lượng lớn các chất tái chế được trong các thùng rác công cộng (Giai đoạn 1), chương
trình được triển khai lại vào tháng 12/1992. Trong Giai đoạn 2, một phạm vi hẹp hơn
các chất được thu gom, và một chương trình truyền thông rộng lớn được thực hiện để
bảo đảm rằng các thành viên tham gia hiểu được các chất nào được đặt mục tiêu bởi
chương trình. Kết quả của 2 phương pháp này là số lượng chất thu được rơi xuống
còn khoảng 34%. Tuy nhiên, số lượng chất được tái chế từ chương trình thực sự tăng
lên 17% (Đồ thị 7.3). Việc triển khai lại cũng xảy ra cùng lúc với việc khai trương
một NMTCR mới. Hiệu quả phân loại chung của NMTCR mới (53%) cao hơn đáng
kể với NMTCR trước (41%) (ERRA, 1993). Trong khi phần của điều gia tăng này có

109 http://www.ebook.edu.vn
thể phản ánh những điều kiện làm việc và thiết bị tốt hơn, nó cũng nhờ sự hiện diện
một mức độ ô nhiễm thấp hơn.
5.4.2Phân loại sản xuất NLTR
Đầu vào NLTR.
Đầu vào chất thải. Đầu vào của quy trình NLTR thường bị trộn lẫn hay chất bã còn
lại đã được thu gom lẫn lộn và không được phân loại. Số liệu có sẵn về đầu vào và
đầu ra của quy trình NLTR cho các chất thải với các thành phần CTRĐT tiêu biểu
(Đồ thị 7.4). Việc giới thiệu các hệ thống thu gom riêng biệt cho các phần chất thải
riêng lẽ như các chất khô tái chế được, có thể dùng hệ thống thu gom “trước nhà” hay
“mang đi”, tuy nhiên, có khả năng thay đổi đáng kể thành phần các chất thải còn lại.
Tuy nhiên, điều quan trọng là dự đoán trước đầu vào và đầu ra của quy trình NLTR
cho bất kỳ thành phần chất thải nạp vào.
Việc tiêu thụ năng lượng. Nhiều hoạt động trong quy trình NLTR tiêu thụ điện năng
đáng kể, nhất là việc cắt vụn ban đầu (12,5 Kwh/tấn), việc cắt vụn thứ hai (8,5
Kwh/tấn) và đóng viên (9,5Kwh/tấn). Việc tiêu thụ điện năng chung cho quy trình
NLTR đậm đặc được ước tính 55,5kwh/tấn, nghĩa là mỗi tấn của đầu vào nhà máy
hàng năm. Ngoài ra, quy trình sấy khô trước khi đóng viên cần khoảng 400 MJ nhiệt
năng cho mỗi tấn công suất được tính (ETSU,1993). Trong những nhà máy ở đó
NLTR được đốt tại chỗ, nhu cầu hơi nóng để sấy này có thể được đáp ứng bằng cách
đốt NLTR được sản xuất, hay dùng hơi nóng lãng phí từ hệ thống phát điện. Nơi
không đốt NLTR tại chỗ, sẽ cần đốt nóng bằng khí đốt hay nhiên liệu khác.
Quy trình NLTR thô không có nhiều giai đoạn cần nhiều năng lượng, hay quy
trình sấy khô. Vì thế việc tiêu thụ năng lương thấp hơn và được ước tính khoảng
6Kwh/tấn đầu vào cho NLTR thô loại A (Đồ thị 5.2) và 21,5Kwh/tấn đầu vào cho
NLTR thô loại B tinh lọc hơn (ETSU,1992)
Đầu ra NLTR.
Những đầu ra riêng lẽ từ các quy trình trong một dòng NLTR đậm đặc tiêu biểu được
trình bày trong Đồ thị 7.4. Khi được kết hợp lại, những thành phẩm này cho tổng số
lượng của NLTR, các chất được tái sinh, bụi dễ thối rửa, chất bã và khí phát ra từ quy
trình NLTR đậm đặc, được trình bày trong Đồ thị 5.5. “Số dư khối lượng” này áp
dụng cho một thành phần chất thải đưa vào ‘điển hình’, và cho thấy trung bình

110 http://www.ebook.edu.vn
khoảng 27% của đầu vào, bằng trọng lượng, được biến đổi thành NLTR đậm đặc
được sấy khô, đóng viên. Để ước tính “số dư khối lượng” cho bất cứ thành phần chất
thải đưa vào nào, cần phải có thông tin về thành phần các dòng đầu ra khác nhau
(Bảng 5.5) và sự phân phối mỗi chất trong dòng chất thải đưa vào đi vào nhà máy
giữa các đầu ra quy trình phân loại NLTR khác nhau (Bảng 5.6). Sử dụng thông tin
này, có thể xác định cả số lượng, và thành phần của các đầu ra khác nhau (NLTR, các
chất được tái chế, chất bã…) cho bất kỳ số lượng hay thành phần chất thải đưa vào
nào.

5.5 Chi phí kinh tế


5.5.1Phân loại tại NMTCR
Khi với các tác động môi trường, không có thể đoán trước được một chi phí xử lý
NMTCR trung bình vì không có tiêu chuẩn cho quy trình NMTCR. Các chương trình
thu gom các chất tái chế được rất đơn giản và có lẽ tiết kiệm chi phí trong việc thu
gom, có khả năng có chi phí cao hơn để xử lý NMTCR hơn các chương trình với
phân loại thu gom “trước nhà”, ở đó quy trình NMTCR sẽ đơn giản hơn. Vì vậy, có
một sự cân bằng chi phí giữa việc thu gom và các phần phân loại của vòng đời.
Chi phí xử lý cho các NMTCR, được tính bình quân trên tổng số lượng đưa vào,
được trình bày trong Bảng 5.7. Trong hầu hết các trường hợp, không có thể phân bổ
chi phí cho quy trình của từng chất riêng lẽ. Một nghiên cứu ở Mỹ đã giải quyết vấn
đề này, và đã cho biết các chi phí quy trình NMTCR cho các chất khác nhau
(NSWMA,1992) và được trình bày ở Bảng 5.8. Mười nhà máy NMTCR tư nhân được
kiểm tra, và kết quả cho thấy 2 số liệu khác biệt: thứ nhất có những khác biệt rõ ràng
giữa các chất riêng lẽ, như được mong đợi nhờ vào mức độ phân loại cần thiết. Phát
hiện thứ nhì là các chi phí khác nhau lớn giữa các NMTCR. Các số liệu cũng có sẵn
cho việc phân loại các chất có bao bì, từ Dual System ở Đức, và những điều này cũng
được bao gồm trong Bảng 5.8.
Yếu tố kinh tế khác cần được xem xét tại điểm này là lợi nhuận có được từ việc
bán các chất tái chế tại một NMTCR. Như bất kỳ hàng hóa nào, những chất này chịu
ảnh hưởng bởi các lực thị trường và giá của chúng dao động với cung và cầu theo thời
gian và không gian. Vài giá đã được báo cáo được trình bày ở Bảng 5.7, nhưng nên
nhấn mạnh rằng những giá này sẽ không phản ánh các điều kiện thị trường hiện tại.

111 http://www.ebook.edu.vn
Tại thời điểm viết, giá thị trường của nhiều loại giấy và nhựa đang giảm xuống, và
trong vài trường hợp các giá trị tiêu cực áp dụng, nhờ vào số lượng lớn nguyên liệu
trôi nổi đến thị trường Châu Âu từ Dual System ở Đức.
5.5.2Phân loại NLTR
Hai nghiên cứu gần đây đã thử tiên đoán các chi phí kinh tế của quy trình NLTR
(ETSU,1992,1993). Các chi phí sau cùng dựa trên công suất của nhà máy được dùng,
nhờ vào qui mô kinh tế, chi phí hòa vốn được tiên đoán cho một nhà máy sản xuất
viên NLTR đậm đặc để bán ở Anh là 33,88 ecu mỗi tấn đầu vào cho một nhà máy
100.000 tấn /năm, hạ xuống 31,66 ecu cho một nhà máy với công suất gấp đôi. Chi
phí (gate fee) này bao gồm cả lợi nhuận từ việc bán các viên nhiên liệu, các kim loại
có sắt và không có sắt được tái chế, và chi phí vận chuyển và vứt bỏ các chất bã. Khi
các chi phí này được chia ra, chi phí xử lý NLTR đậm đặc có thể được ước tính là
24,39 ecu mỗi tấn đầu vào, cho một nhà máy công suất 200.000 tấn/năm. (Bảng 5.9).
Để so sánh, một nhà máy công suất 10.000 tấn/năm bao gồm một quy trình ủ phân để
xử lý xa hơn cho các phần mịn dễ thối rửa, đươc ước tính có chi phí hòa vốn 36,28
ecu (ETSU,1993). Các ước tính tương tự đã được tính cho việc sản xuất và, trong
trường hợp này, việc đốt tại chỗ NLTR thô (ETSU,1992), cho một chi phí hòa vốn
47.79 ecu cho một nhà máy công suất 200.000 tấn/năm (Bảng 5.9)

112 http://www.ebook.edu.vn
Chương 6: Tái chế chuyên liệu
TÓM TẮT
Xử lý lại những nguyên liệu lấy lại được thành những nguyên liệu được tái chế không
thuộc ranh giới hệ thống quản lý rác thải được mô hình hóa ở cuốn sách này. Tuy nhiên,
nguyên liệu lấy lại được là thùng thiếc dùng để thay thế nguyên liệu chưa khai thác, và
điều này có thể dẫn đến việc tiết kiệm tất cả mọi khoản như trong việc tiêu thụ nhiên liệu
và chất thải. Trong chương này qui trình tái chế dùng cho từng nguyên liệu được mô tả
một cách ngắn gọn và việc tiêu thụ nhiên liệu của chúng cũng như chất thải xác định số
lượng ở từng giai đoạn có thể thực hiện được. Sau đó những qui trình này sẽ được so
sánh với sự tiêu thụ nhiên liệu và chất thải liên quan đến việc sản xuất một lượng nguyên
liệu chưa khai phá tương đương, để có thể tính được việc tiết kiệm tất cả mọi khoản hoặc
những chi phí phát sinh.

113 http://www.ebook.edu.vn
Naêng Nguyeân
Chaát thaûi raén hoä gia
löôïng lieäu thoâ
ñình/ thöông maïi RANH GIÔÙI
HEÄ THOÁNG

Heä thoáng thu gom taän nôi

Chaát taùi sinh khoâ


Kho nguyeân lieäu thoâ
Phaân loaïi taïi Raùc trong vöôøn
hoä gia ñình Kho nguyeân lieäu pha
troän
Raùc sinh hoïc Vò trí trung taâm
Vò trí trung taâm
Raùc ñoä soä
Heä thoáng thu gom
Chaát thaûi dö
Raùc sinh hoïc
thöông maïi Chaát taùi cheá khoâ
Thu gom Chaát taùi sinh thöông maïi
Raùc sinh hoïc

RDF Nguyeân
lieäu thöù
Phaân loïai Phaân loïai cấp
RDF MRF

Naêng
löôïng
Phaân sinh
hoïc töø Tieàn phaân loaïi
CTRÑT Phaân huûy

caën
Taïo thaønh Taïo thaønh
RDF khí meâ tan phaân sinh
hoïc
Phaân
SH
Ñoát toång
hôïp
Ñoát RDF Ñoát Ñoát toång
nhieân hôïp Baõ phaân SH Khí
lieäu thaûi

tro buïi Nöôùc


thaûi

Tieàn xöû lyù


choân
Bãi rác
choân nguy hiểm Chaát thaûi
trô cuoái
cuøng

114 http://www.ebook.edu.vn
Hình 6.1 Nguyeân lieäu taùi cheá trong quaûn lyù chaát thaûi keát hôïp
6.1 Giới thiệu
Trong hệ thống này, nguyên liệu được dành riêng cho việc tái chế được thu gom tại điểm
nguyên liệu có khả năng lấy lại được, những nhà máy phân loại NLTR, nhà máy xử lý
sinh học, lò đốt rác hoặc trạm vận chuyển. Kế đến, nguyên liệu này đi vào hệ thống chế
biến công nghiệp đối với từng nguyên liệu riêng biệt.
Như bất kỳ hàng hóa nào trao đổi trong thương mại, giá bán ở thị trường của nguyên
liệu thu lại được thay đổi bất thường theo cung và cầu; trong trường hợp nguyên liệu lấy
lại được trên thực có thể rớt xuống giá trị âm. Điều này hiện nay (1994) đặc biệt liên
quan đến thị trường về chất dẻo lấy lại được. Do một lượng lớn nguyên liệu chất dẻo đi
vào thị trường Châu Âu từ hệ thống thu gom DSD ở Đức, so với hiệu suất chế biến lại có
giới hạn, giá của chất dẻo thu lại được có thể rớt xuống bằng 0 hoặc ngay cả giá trị âm (ví
dụ, yêu cầu việc chi trả một khoản tiền trợ cấp hoặc “phí qua cổng” cho những máy xử lý
lại). Giải pháp đối với vấn đề định nghĩa này bao gồm việc tái chế nguyên liệu thu lại
được trong ranh giới hệ thống quản lý rác thải. Có trường hợp, nguyên liệu sẽ rời khỏi hệ
thống này như nguyên liệu được tái chế hơn là nguyên liệu lấy lại được (ví dụ như thỏi
kim loại, những hạt nhựa nhỏ tái chế v.v…). Việc tiêu thụ nhiên liệu và chất thải cùng
với việc vận chuyển nguyên liệu (rác thải) đến các máy xử lý lại, và sau đó những giai
đoạn tự nó gia công cũng cần dùng cho hệ thống quản lý rác thải.
Công nghệ tái chế nằm trong hệ thống quản lý rác thải sẽ làm tăng thêm về mặt kích
thước lẫn sự phức tạp của mô hình. Ngoài ra ở một số nguyên liệu như thủy tinh, thép, và
nhôm, qui trình tái chế được hợp nhất trong qui trình sản xuất thông thường thay cho
nguyên liệu chưa khai phá do đó có thể khó khăn trong việc tách rời ra. Sản lượng của hệ
thống bổ sung là những nguyên liệu tái chế. Thị trường tồn tại vì nguồn nguyên liệu được
cung cấp này (miễn là nó có thể được sản xuất ở mức giá cả cạnh tranh so với sự chọn lựa
nguyên liệu chưa khai phá) và tiếp theo nó được thay thế cho việc sử dụng nguyên liệu
chưa khai phá. Chi phí và các tác động môi trường của việc sản xuất nguyên liệu chưa
khai phá do đó sẽ được tiết kiệm. Tuy nhiên, để tính đến những khoản tiết kiệm này trong
mô hình hiện tại sẽ đòi hỏi phương pháp sản xuất nguyên liệu chưa khai phá từ “nôi” đến
“mộ” cũng phải được kể đến trong ranh giới hệ thống. Rõ ràng một mô hình với kích cỡ

115 http://www.ebook.edu.vn
và sự phức tạp hiện nay thì không khả thi; nó bao gồm tỉ lệ lớn toàn bộ nền công nghiệp
sản xuất, cũng như công nghiệp quản lý rác thải (xem khung 6.1)
Để giữ đúng mô hình hiện nay để có thể quản lý được kích thước, ranh giới hệ thống
về phần nguyên liệu lấy lại được sẽ được giữ đúng tại điểm mà chúng được chuyển cho
việc chế biến lại, ví dụ đầu ra của điều kiện thuận lợi của việc phân loại. Chương này
cung cấp những dữ liệu về tác động môi trường và chi phí kinh tế của việc chế biến lại
những nguyên liệu lấy lại được mang lại sự biểu thị những khoản tiết kiệm có thể (hoặc
chi phí) so với việc sử dụng những nguyên liệu thô chưa khai phá.

6.2 Qui trình tái chế nguyên liệu


6.2.1 Việc vận chuyển

Giai đoạn đầu của việc chuyển đổi tất cả những nguyên liệu lấy lại được thành những
nguyên liệu tái chế là việc vận chuyển từ điều kiện thu gom hoặc phân loại đến chỗ xử lý
lại. Khoảng cách đáng lưu ý rõ ràng dựa trên vị trí liên quan của việc sắp xếp theo hệ
thống QLCTRKH và các nhà máy xử lý lại vì thế có giai đoạn cần xác định vị trí như các
nhà máy ở gần những nguồn có tiềm năng lớn về nguyên liệu lấy lại được. Những mô tả
ngắn gọn của công đoạn xữ lý lại tiếp theo được cho dưới đây cho từng nguyên liệu

6.2.2 Giấy và bìa cứng (giấy bồi)

Việc xử lý lại giấy lộn thay đổi theo loại sản phẩm giấy được tái chế sẽ định hướng loại
sản phẩm giấy tái chế được sử dụng giống như qui trình cung cấp nguyên vật liệu. Giấy
lộn được phân thành nhiều loại (11 ở Anh; 5 loại chính ở Đức, với 41 loại phụ) theo đúng
chất lượng (Cathie and Guest, 1991). Những loại chất lượng cao (Anh loại 1-4) (những
miếng giấy rời nhỏ của nhà máy giấy, giấy viết hoặc giấy dùng trong văn phòng) mà nó
cần tẩy trắng được dùng làm giấy in hoặc giấy viết, khăn giấy và giấy gói quà, và được
nhận biết như những loại thay thế bột giấy nhờ đó chúng được dùng để thay thế cho bột
giấy (bột mịn của sợi gỗ) còn mới nguyên. Giấy in báo (Anh loại 5) và những loại giấy
khác cần phải tẩy mực in trên giấy lộn được xử lý giúp cho việc dùng trong việc sản xuất
giấy báo và giấy vệ sinh. Phần lớn những loại thấp hơn (Anh, những loại từ 6-11) chủ
yếu được dùng cho việc sản xuất giấy đóng hàng và bìa cứng.

116 http://www.ebook.edu.vn
Đặc điểm các giai đoạn của qui trình sẽ khác nhau tùy theo những tính chất của bột
giấy thay thế, giấy in báo hoặc số lượng lớn các loại bột giấy được xử lý, các bước cơ bản
được chỉ ra ở hình 8.2. Sau khi nhúng ướt lúc ban đầu, giấy lộn trở nên nhão ra tách giấy
lộn thành nhiều sợi thớ được sàng lọc để lọai bỏ những chất cặn bã, tẩy mực in, làm cho
dày đặc lại và tẩy sạch. Trong thời gian tinh luyện này thì xử lý cả (những nguyên liệu
gây ra ô nhiễm) và một số sợi thớ được loại bỏ ra khỏi hệ thống, như những bỏ phí được
ước tính khoảng 15% cho việc xử lý lại mực in (Shotton, 1992). Do đó, đầu vào của một
tấn giấy thu lại được kết quả sẽ sản xuất ra 850 kg giấy tái chế.

6.2.3 Thủy tinh

Việc tái chế thủy tinh thường được thực hiện bởi đầu vào của thủy tinh vụn thu lại được
vào lò nấu thủy tinh ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cần để nấu chảy nguyên liệu thô còn
mới nguyên, và theo đó dẫn đến có thể tiết kiệm một lượng lớn năng lượng (Ogilvie,
1992).
Giai đoạn đầu của việc tái chế thủy tinh thường gồm việc phân loại bằng tay để loại
bỏ những tạp chất nói chung như (chai nhựa, gốm, những vòng chai rượu bằng chì); tiếp
sau đó phân loại tự động để loại bỏ những tạp chất có chứa sắt và tỉ trọng nguyên vật liệu
thấp (nhãn mác giấy, các nút chai bằng nhôm). Việc phân loại bằng tay được thực hiện
bằng lực hút của nam châm, việc phân loại tự động do bởi sự kết hợp của việc đập nát,
sàng lọc và kỹ thuật phân tách tỉ trọng. Khoảng 5-6% đầu vào của thủy tinh thu gom
được loại bỏ trong lượng rác thải này (Ogilvie, (1992). Những thủy tinh vụn được nghiền
nát ngay sau đó trộn lẫn với nguyên liệu thô còn mới nguyên, trước khi nấu chảy trong lò
nấu thủy tinh và thổi hoặc đổ khuôn cho những sản phẩm thủy tinh cuối cùng.
Bởi việc sử dụng thủy tinh vụn được thu gom được hợp nhất trong qui trình sản xuất
thủy tinh thông thường nên những tác động môi trường của việc tái chế thủy tinh sẽ được
xem như việc sản xuất đồ chai lọ thủy tinh.

6.2.4 Kim loại có chứa sắt

Kim loại có chứa sắt trong rác thải thương mại và rác thải sinh hoạt được thấy ở hình
thức phế liệu nhôm và sắt, nhưng chủ yếu thấy ở lá sắt hoặc thép mạ thiếc trong những

117 http://www.ebook.edu.vn
hộp đựng đồ ăn thức uống. Để tái chế thép từ thép vụn chỉ đòi hỏi phải phân loại để loại
bỏ những chất bẩn trước khi kim loại vụn được nấu chảy và đúc lại.
Để sản xuất ra thép cao cấp từ lá thép hoặc sắt mạ thiếc để việc sử dụng được bền
hơn, cần phải tách thiếc ở sắt ra. Qui trình này được chỉ ra ở hình 8.3, bao gồm việc
nghiền vụn những tấm lá thép hoặc sắt mạ thiếc đầu vào và loại bỏ các chất bẩn
(contaminant) trước khi thực hiện loại bỏ bằng cách điện phân lớp mạ thiếc. Chỉ có tấm
sắt mạ thiếc ở khoảng 0.25% đến 0.36% của nguyên vật liệu đầu vào (Boustead, 1993b;
Habersatter, 1991), nhưng giá trị của kim loại này làm cho nó đáng để lấy lại, nấu chảy
và đổ khuôn đúc tấm sắt mạ thiếc với mục đích sử dụng thêm nữa. Miếng thép cần được
rửa thật sạch để loại bỏ các hóa chất xử lý và sau đó đóng thành kiện để chuyển hàng đến
nhà máy chuyển thép.
Kim loại vụn có chứa sắt được nấu chảy và tái chế bởi hai phương thức khác nhau.
Vì nấu chảy kim loại trực tiếp trong lò hồ quang điện nên có thể dùng 100% kim loại
vụn. Hoặc có thể chọn nấu chảy kim loại vụn ở nhiệt độ cao hơn mức nhiệt độ giới hạn
trong lò luyện cơ bản, ở đó mẻ kim loại được nấu chảy trong lò cao được chuyển thành
thép. Trong trường hợp thứ hai này, việc tái chế kim loại có chứa sắt sẽ được liên quan
đến nguyên liệu còn mới nguyên trong việc sản xuất.

6.2.5 Kim loại không chứa sắt

Kim loại không chứa sắt chủ yếu thu lại được từ rác thải là nhôm; thế nên việc thảo luận
về xử lý lại sẽ có những giới hạn đối với loại kim loại này. Xử lý lại nhôm thu lại được là
qui trình ít đòi hỏi nhiều năng lượng và đơn giản hơn nhiều hơn là việc sản xuất của
nhôm còn mới nguyên, nó đòi hỏi phải nấu chảy kim loại từ quặng bauxite. Việc xử lý lại
đòi hỏi phải phân loại kim loại thu lại được và sau đó nấu chảy trong lò luyện kim. Bởi vì
hầu hết nhôm được dùng ở hình thức hợp kim với những kim loại khác hoặc phủ ngoài,
việc chọn lựa pha trộn thích hợp kim loại thu lại được thì thật cần thiết để mang lại một
thỏi kim loại có kết cấu hoàn hảo. Đôi khi những chất bẩn cần được làm phai màu bằng
cách hòa chung với nguyên liệu còn mới nguyên cao cấp để đạt được những chi tiết kỹ
thuật chính xác hơn.

6.2.6 Nhựa

118 http://www.ebook.edu.vn
Nhựa là thuật ngữ chung hàm chứa hàng loạt những loại nhựa khác nhau, nhưng chỉ loại
nhựa dẻo nóng thích hợp cho việc tái chế nguyên liệu. Nhựa phản ứng nhiệt không thể tái
chế được theo cách này. Trong phạm vi của nhựa phản ứng nhiệt thì có nhiều sản phẩm
khác nhau được xử lý thay cho nguyên vật liệu chưa khai phá như có các loại nhựa. Tuy
nhiên, ở những phương thức xử lý lại nó ít mang tính đa dạng mà chỉ với hai loại cơ bản.
Sau khi tách rời các loại nhựa, ít ra là những phần nhỏ tương thích, nhựa có thể được tái
chế theo cơ học hoặc theo tính chất hóa học. Tái chế theo cơ học, nhựa sẽ được xé thành
miếng nhỏ hoặc bẻ vụn dưới dạng mảnh và những chất cặn bã như nhãn giấy sẽ được
tháo bỏ ra bằng cách dùng dụng cụ tách xoáy. Kế đến thông thường những mảnh còn sót
lại sẽ được tẩy sạch (ở giai đoạn này cũng có thể dùng để phân tách các loại nhựa khác
nhau cơ sở tỷ trọng), được sấy khô và sau đó những miếng nhựa sẽ được đẩy ra dưới
dạng viên nhỏ để bán cho nơi tiêu thụ nhựa.

Tái chế theo phương thức hóa học đòi hỏi qui trình phức tạp hơn nhờ đó polime
nhựa bị phá vỡ hình thành nên monomer, và sau đó lại tạo thành polime hóa. Trong
trường hợp này, như với thủy tinh và thép, sản phẩm tái chế không thể phân biệt được từ
nguyên vật liệu mới. Phương thức tái chế này chính xác là phát triển cho các loại nhựa,
polyethyeneterephthalate (PET) đáng chú ý ở chỗ khi tái chế theo phương thức hóa học
thì thường dùng quá trình methanolysis. Cũng có những diễn biến trong quá chính tái chế
loại nhựa pha trộn mà nó có thể bị bẻ gẫy chính yếu là để tạo nên etylen.

6.2.7 Nguyên liệu dệt

Thu lại nguyên liệu dệt có cả một quá trình lịch sử lâu dài, và chính yếu làm lợi về mặt
kinh tế hơn là lý do môi trường. Việc thu lại nguyên liệu dệt hiện nay phần lớn là tái sử
dụng quần áo nhiều hơn là tái sử dụng các loại sợi. Ví dụ, ở Anh, chừng 26% nguyên
liệu dệt thu lại được tái sử dụng từ quần áo cũ qua sử dụng, 40% từ các loại khăn lau và
22% các loại vải được sử dụng vào các chức năng khác, chỉ 7% thực sự được xử lý lại để
làm ra các sợi tái chế cho việc sản xuất vải (Ogilvie, 1992). Qui trình tái chế dùng máy
kéo, chải đập có răng để xé nguyên liệu dệt thành từng mảnh và rút sợi. Như với tái chế
giấy, qui trình này dẫn đến việc thu ngắn các sợi thớ. Do đó, nguyên liệu dệt không thể

119 http://www.ebook.edu.vn
tái chế vô hạn định bởi tại một số giai đoạn các sợi thớ trở nên quá ngắn cho việc tái sử
dụng

120 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 6.1 Moái quan heä giöõa quy trình taùi cheá vaät lieäu vôùi heä thoáng quaûn lyù chaát thaûi keát hôïp

VOØNG ÑÔØI VOØNG ÑÔØI


VAÄT LIEÄU NGUYEÂN LIEÄU
TAÙI CHEÁ NGUYEÂN CHAÁT

Nguyeân lieäu thoâ


Raùc thaûi

Heä thoáng
A QLCTR
Khai thaùc

Vaät lieäu ñöôïc thu Vaän chuyeån


hoài C

Xöû lyù
Vaän chuyeån
B
Taùi xöû lyù

nguyeân lieäu taùi cheá/


nguyeân lieäu nguyeân chaát
Taùc ñoäng moâi tröôøng

Söû duïng

Phaïm vi cuûa chöông 6


Nhöõng taùc ñoäng cuûa moâi tröôøng leân vieäc thu gom vaø phaân loaïi vaät lieäu ñöôïc phuïc hoài ñöôïc bao goàm trong nhöõng taùc ñoäng
cuûa moâi trường cuûa heä thoáng QLCTR (A). Ñaây laø nhöõng gì maø moâ hình phaân tích voøng ñôøi quaûn lyù chaát thaûi raén kết hôïp
ñaõ döï ñoaùn.
Muïc ñích cuûa chöông 8 laø ñònh löôïng ñöôïc nhöõng taùc ñoäng moâi tröôøng cuûa quaù trình chuyeån ñoåi vaät lieäu ñöôïc phuïc hoài töø
heä thoáng quaûn lyù raùc thaûi kết hôïp thaønh nguyeân lieäu ñöôïc taùi cheá ñeå söû duïng trong caùc muïc tieâu khaùc. (taùc ñoäng moâi tröôøng
B nhö treân bieåu ñoà)
Nhö theá, taùc ñoäng moâi tröôøng cuûa 1 heä thoáng quaûn lyù raùc thaûi vaø quaù trình taùi xöû lyù vaät lieäu phuïc hoài ñeå taïo ra vaät lieäu
ñöôïc taùi cheá = A + B
Tuy nhieân vieäc söû duïng vaät lieäu taùi cheá daãn ñeán vieäc giaûm coâng duïng cuûa vaät lieäu nguyeân chaât vaø do ñoù tieát kieäm trong taùc
ñoäng moâi tröôøng (taùc ñoäng C).
Nhö vaäy nhöõng taùc ñoäng veà moâi tröôøng cuûa quaù trình quaûn lyù raùc thaûi nhìn chung bao goàm caû vieäc taùi xöû lyù
=A+B–C

Baûng 6.1 ñeán 6.6 ñöa ra giaù trò cuûa taùc ñoäng B (khoâng tính
121ñeá n vaän chuyeån), C vaø (B – C) cuûa töøng loaïi vaät lieäu caù theå.
http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 6.2 Tính toaùn lôïi ích moâi tröôøng cuûa taùi cheá so vôùi nguyeân lieäu nguyeân chaát

VOØNG ÑÔØI VOØNG ÑÔØI


NGUYEÂN NGUYEÂN LIEÄU
NGUYEÂN CHAÁT
LIEÄU

Raùc thaûi Nguyeân lieäu thoâ

Heä thoáng
A QLCTR
Khai thaùc

Vaät lieäu ñöôïc thu


Vaän chuyeån
C
hoài

Xöû lyù
Vaän chuyeån

B
Taùi xöû lyù

Vaät lieäu vaät lieäu


taùi cheá nguyeân
= taùc ñoäng moâi tröôøng
chaát

Söû duïng

Lôïi ích veà moâi tröôøng (hay chi phí) cuûa taùi cheá trong 1 heä thoáng QLCTR
So saùnh taùc ñoäng toång quaùt cuûa heä thoáng QLCTR vôùi vieäc thu hoài vaø taùi cheá vaät lieäu (A r + B), vôùi heä thoáng khoâng coù thu

hoài vaät lieäu maø ôû ñoù moïi saûn phaåm ñeàu söû duïng nguyeân lieäu tinh (nguyeân chaát) (A nr + C), söï khaùc bieät veà taùc ñoäng moâi

tröôøng toång theå (heä thoáng) nhôø vaøo vieäc taùi cheá laø (A r + B) - (A nr + C) (vôùi A r laø taùc ñoäng cuûa heä thoáng QLCTR bao

goàm vieäc thu gom vaø phaân loaïi vaät lieäu coù theå taùi cheá, vaø A nr laø taùc ñoäng cuûa heä thoáng raùc khoâng bao goàm vieäc thu gom
vaø phaân loaïi vaät lieäu coù theå taùi cheá)
Söï khaùc bieät veà taùc ñoäng toång quaùt nhôø vaøo vieäc taùi cheá = A r + B - A nr - C = A + B – C vôùi A = söï khaùc bieät giöõa taùc

ñoäng cuûa heä thoáng QLCTR coù thu gom vaø phaân loaïi vaät lieäu taùi chế vaø heä thoáng chæ coù vöùt boû caùc vaät lieäu naøy, nghóa laø (A r

- A nr )

Seõ coù lôïi ích chung veà moâi tröôøng (taùc ñoäng ñaõ ñöôïc giaûm) vôùi ñieàu kieän A + B < C.

Löïa choïn giöõa nguyeân lieäu taùi cheá vaø nguyeân lieäu tinh
Trong ngaønh saûn xuaát hay ñoùng goùi bao bì, seõ coù moät lyù do veà moâi tröôøng ñeå löïa choïn vaät lieäu taùi cheá thay vì nguyeân lieäu
tinh neáu taùc ñoäng cuûa vieäc saûn xuaát vaät lieäu taùi cheá thaáp hôn taùc ñoäng cuûa vieäc saûn xuaát löôïng nguyeân lieäu tinh töông
ñöông.
Nghóa laø: A + B < C cho vaät lieäu ñoù,
vôùi A = söï khaùc bieät veà taùc ñoäng giöõa vieäc thu gom, phaân loaïi vaät lieäu vaø vieäc thu gom, thaûi boû vaät lieäu baèng caùch
thieâu/ choân 122 http://www.ebook.edu.vn
B = taùc ñoäng cuûa vieäc chuyeân chôû vaø taùi cheá vaät lieäu
C = taùc ñoäng cuûa vieäc saûn xuaát töø nguyeân lieäu tinh
Hoäp 6.3 Toùm taét veà chi phí vaø lôïi ích veà maët moâi tröôøng cuûa vieäc taùi cheá raùc thaûi
Baûng naøy ñöa ra nhöõng taùc ñoäng ñaõ ñöôïc tính toaùn töø vieäc tieâu thuï naêng löôïng vaø thaûi chaát thaûi töø quaù trình taùi cheá vaät
lieäu phuïc hoài, so saùnh vôùi vieäc saûn xuaát nguyeân lieäu tinh chaát. Keát quaû laø moãi taán vaät lieäu taùi cheá ñöôïc saûn xuaát.

Vaät lieäu Naêng löôïng Naêng löôïng Khí thaûi Nöôùc thaûi Löôïng chaát Chuù thích
trong quy voán coù trong quaù trong quaù thaûi raén giaûm
trình ñöôïc ñöôïc tieát trình taùi cheá trình taùi cheá ñi/ taêng leân
tieát kieäm kieäm (kg/ taán)
(GJ/ taán) (GJ/ taán)

Giaáy 8.3 30.3 thaáp hôn thaáp hôn 80 Vieäc saûn xuaát boät giaáy &
giaáy
ñöôïc ñeà caäp ñeán

Thuûy tinh 3.8 _ thaáp hôn thaáp hôn (25) Quy trình hoaøn taát thuøng chöùa
ñöôïc ñeà caäp. Döõ lieäu loaïi
tröø 100% nguyeân lieäu tinh
bôûi vì thuûy tinh ñöôïc taùi
cheá töø caùc maûnh vuïn.

Hôïp kim saét 13.5 _ thaáp hôn thaáp hôn 278 Döõ lieäu veà vieäc taùi cheá thieác
(dóa thieác) tuyø thuoäc vaøo vieäc saûn xuaát

Hôïp kim 156 _ thaáp hôn thaáp hôn 639


nhoâm (tröø HCl)

Nhöïa 15.4 47.7 thaáp hôn thaáp hôn (93) Döõ lieäu veà vieäc taùi cheá LDPE
khoâng hoaøn chænh

Nhöïa 25.6 47.7 thaáp hôn ít döõ lieäu, nhöng (184) Döõ lieäu veà vieäc taùi cheá LDPE
(HDPE) coù leõ cao hôn khoâng hoaøn chænh
ñoái vôùi nguyeân
lieäu taùi cheá

Vaûi 52-59 khoâng coù khoâng coù khoâng coù khoâng coù Phaïm vi naêng löôïng chæ aùp
duïng
döõ lieäu döõ lieäu döõ lieäu döõ lieäu cho ñoà phuï nöõ vaø ñoà len theâu

Ghi chuù: Soá lieäu chæ mang tính töôïng tröng, vaø seõ thay ñoåi tuyø thuoäc vaøo quy trình vaø coâng cuï söû duïng
Caùc soá lieäu cho thaáy söï khaùc bieät giöõa chi phí taùi cheá cho moãi taán vaät lieäu taùi cheá sinh ra vaø chi phí saûn xuaát cho moãi taán
nguyeân lieäu tinh. Chi phí cho vieäc thu gom, phaân loaïi vaät lieäu, chi phí vaän chuyeån chuùng ñeán nhaø maùy taùi cheá khoâng
ñöôïc tính ôû ñaây. Töông töï, möùc ñoä ña daïng cuûa vaät lieäu taùi sinh töø baõi cuõng khoâng ñöôïc ñeà caäp trong vieäc tieát kieäm chi
phí xöû lyù raùc thaûi raén.

123 http://www.ebook.edu.vn
6.3 Tác động môi trường: phân tích đầu vào và đầu ra
Những báo cáo gần đây đưa ra số liệu dựa trên việc tiêu thụ nhiên liệu và việc dẫn đến
kết quả chất thải từ việc tái chế nguyên liệu (e.g. Habersatter, 1991; Henstock, 1992;
Ogilvie, 1992; Porteous, 1992); Boustead, 1993a, b). Tuy nhiên, trước khi sử dụng số liệu
trong các tình huống xem xét trong chương này thì việc xác định tính phù hợp của những
số liệu này là điều rất cần thiết.

Trong nhiều trường hợp, mục đích của việc nghiên cứu (ví dụ như Henstock, 1992)
là để so sánh những tác động môi trường của việc sản xuất ra nguyên vật liệu tái chế với
nguyên vật liệu mới. Sự so sánh này được thực hiện dựa trên cơ sở từ “nôi” đến khi
nguyên vật liệu được làm ra; đối với nguyên vật liệu còn mới nguyên thì đây là nguồn
gốc của nguyên liệu thô, đôi khi đối với nguyên liệu tái chế, “cái nôi” thường được định
nghĩa như sự khởi đầu của quá trình thu gom nguyên liệu rác thải. Đây không phải là một
sự so sánh thích hợp để xác định việc tiết kiệm cho môi trường hay chi phí mà nó có thể
được quy cho nguyên liệu được thu gom ngoài hệ thống QLCTRKH. Trong mô hình
QLCTRKH được triển khai trong sách này, tác động môi trường được tính trong những
ranh giới của hệ thống quản lý rác thải. Do đó, những yêu cầu của nghiên cứu hiện nay là
số liệu chỉ dành cho việc vận chuyển đến nhà máy xử lý lại và cho chính qui trình xử lý
lại. Số liệu này có thể cộng thêm vào những tác động của hệ thống quản lý rác thải được
định rõ. Nếu bất kỳ việc tiết kiệm hoặc chi phí liên quan nào được tính, sự so sánh sẽ liên
quan đến việc vận chuyển và những tác động của quá trình xử lý lại, ngược lại với tổng
các tác động so với nguyên liệu còn mới nguyên, từ nguồn gốc nguyên vật liệu đến khi
nguyên vật liệu được làm ra (xem bảng 6.1 và 6.2)

Điểm kế đến cần được lưu ý là khi giải thích những tác động của việc tái chế nguyên
vật liệu. Những tác động này cùng với việc sản xuất nguyên vật liệu (còn mới nguyên
hoặc tái chế) thường được đưa ra dựa trên mỗi kilogram (hoặc mỗi tấn) nguyên vật liệu
được làm ra, ví dụ như lượng được chọn làm chuẩn đầu ra (ví dụ như Habersatter, 1991).

Những phần dưới đây bao gồm tác động môi trường của mỗi qui trình tái chế của
nguyên vật liệu thu lại được, số liệu sẽ thể hiện như sau:

124 http://www.ebook.edu.vn
1. Việc tiêu thụ nhiên liệu và chất thải liên quan đến qui trình tái chế nguyên vật liệu
thu lại thành nguyên vật liệu tái sử dụng;

2. Sự tiêu thụ nhiên liệu và chất thải liên quan đến việc sản xuất nguyên vật liệu
chưa khai thác mà nguyên liệu này có thể thay thế (từ chỗ bắt nguồn từ nguyên
liệu thô)

3. Việc tiết kiệm (hoặc tăng) điện năng của việc tiêu thụ nhiên liệu và chất thải đối
với mỗi tấn nguyên vật liệu thu lại được được chuyển cho qui trình xử lý lại;

4. Việc tiêu thụ nhiên liệu và chất thải liên quan đến việc vận chuyển nguyên liệu
thu lại được từ điều kiện phân loại/thu gom đến điều kiện xử lý lại. Việc này cần
trừ đi từ việc tiết kiệm điện năng cho đến việc định rõ khả năng tiết kiệm thực sự
(hay chi phí phát sinh).

Khi xét đến việc tiết kiệm điện năng cùng với việc tái chế nguyên vật liệu, những
điểm sau nên ghi nhớ. Số liệu được trình bày dưới dạng chung (số liệu ở chuẩn mực
thông thường) hoặc được lấy từ chỉ số cụ thể của việc có thể tiết kiệm được, chúng sẽ
không thể áp dụng phổ biến. Người ta cho rằng nguyên liệu tái chế có chất lượng tương
đương và có thể thay thế nguyên vật liệu chưa khai thác. Điều này không phải luôn luôn
đúng trong mọi trường hợp vì một số nguyên vật liệu cao cấp ví dụ như giấy viết không
thể thay bằng nguyên liệu tái chế có chất lượng tương đương.

6.3.1 Vận chuyển

Sự tiêu thụ năng lượng và chất thải (mỗi tấn) cùng với việc vận chuyển nguyên liệu thu
lại được từ chỗ thu gom hoặc từ nơi phân loại đến nơi xử lý lại rõ ràng sẽ có những khác
biệt liên quan đến khoảng cách. Số liệu của việc tiêu thụ nhiên liệu ở chương 6 và việc
sản xuất nhiên liệu và số liệu sử dụng được dùng để tính sự tiêu thụ nhiên liệu và chất
thải cùng với việc vận chuyển.

6.3.2 Giấy

Phạm vi rộng của số liệu được báo cáo về việc tiêu thụ nhiên liệu và chất thải cùng với
việc sản xuất giấy, dù từ nguyên vật liệu được thu lại hay từ nguyên vật liệu còn mới

125 http://www.ebook.edu.vn
nguyên. Những con số khác nhau theo loại bột giấy hoặc giấy mà nó được sản xuất (ví dụ
như giấy in báo hoặc giấy sunfit tẩy trắng), và những ranh giới được chọn lựa cho việc
tính toán (ví dụ như số liệu chỉ dành cho việc sản xuất bột giấy, hoặc số liệu cho việc sản
xuất giấy; dù có bao gồm việc tẩy mực hay không tẩy mực, v.v…)

Đối với việc sản xuất giấy in báo thì sử dụng 100% giấy thu lại được, ví dụ, sự tiêu
thụ nhiên liệu cơ bản cho việc nghiền nát, tẩy mực, cách làm giấy và việc xử lý phát ra
điện được tính ở 14.5 GJ trên mỗi tấn được làm ra. (điều này sẽ không bao gồm việc thu
gom, phân loại và vận chuyển). Việc sản xuất giấy in báo tương đương từ gỗ còn mới
nguyên dùng hết 21.0 GJ/tấn, mang lại việc tiết kiệm năng lượng do bởi việc tái chế 6.5
GJ/tấn được làm ra (bột giấy và giấy, 1976). Việc tiết kiệm tương tự được tính khi việc
tiêu thụ nhiên liệu đạt đến như mức trung bình từ những loại giấy và bìa cứng khác nhau
được sản xuất (hình 8.4). Những yêu cầu năng lượng trung bình chính yếu cho việc gia
công giấy tái chế và mới nguyên được báo cáo lần lượt như 25.1 GJ (phạm vi 20- 29-8)/
tấn và 18.0 GJ/tấn năm1985, mang lại việc tiết kiệm 7.1 GJ/ tấn (Porter and Roberts,
1985). Việc tiêu thụ nhiên liệu lúc đó có khả năng xuống thấp do bởi phương pháp kỹ
thuật của việc gia công ngày càng hiệu quả hơn. Ví dụ, từ việc gia công giấy ở ANH năm
1989, khoảng 21 GJ/ tấn được làm ra (Ogilvie, 1992).

Những con số của việc tiêu thụ nhiên liệu cao hơn nhiều đối với cả giấy tái chế và
giấy mới nguyên được trích ở một số nguồn. Habersatter (1991), sử dụng số liệu từ
những nguồn của Thụy Điển và Thụy Sĩ cho việc tiêu thụ 53.0 GJ/ tấn cho việc sản xuất
giấy sunfit chưa tẩy trắng còn mới nguyên và 29.7 GJ/tấn cho giấy tái chế 100%. Lý do
cho việc tiêu thụ nhiên liệu có vẻ như cao hơn đó là năng lượng vốn có (ví dụ như năng
suất nhiệt) của gỗ hoặc nguyên vật liệu cung cấp của giấy thu lại được cũng được tính
đến trong tất cả những việc tiêu thụ điện năng này. Năng lượng nguyên vật liệu cung cấp
hoặc vốn có của gỗ hoặc giấy lộn là khoảng 15 GJ/tấn và 2.02 tấn được sấy khô hoặc
1.02 tấn giấy thu lại được cần để lần lượt sản xuất ra 1 tấn bột giấy sunfit chưa tẩy trắng
hoặc 1 tấn bột mịn của sớ gỗ tái chế (Habersatter, 1991). Trừ năng lượng nguyên vật liệu
cung cấp thích hợp (lần lượt 30.3 GJ/tấn và 15.3 GJ/tấn) cho yêu cầu năng lượng của một
qui trình gia công cho 22.7 GJ/tấn giấy sunfit chưa tẩy trắng và 14.4 GJ/tấn cho giấy tái

126 http://www.ebook.edu.vn
chế. Những điều này phù hợp với số liệu được trích dẫn ở trên, cho việc tiết kiệm năng
lượng nhờ vào qui trình gia công liên quan đến việc tái chế 8.3 GJ/tấn giấy được sản xuất.

Hiệp định này làm tăng việc tiết kiệm năng lượng rõ ràng một cách đáng kể nhờ việc
tái chế. Quyết định phải mang lại mục đích nghiên cứu mà đã được định rõ trong phần
định nghĩa mục tiêu. Mục đích của nghiên cứu hiện nay nhằm dự đoán việc tiêu thụ nhiên
liệu và chất thải liên quan đến việc quản lý chất thải rắn của một khu vực theo tính bền
vững về phương diện kinh tế và môi trường. Năng lượng vốn có chứa trong rác thải đầu
vào hệ thống không được xem như góp phần vào việc tiêu thụ nhiên liệu. Do đó, năng
lượng vốn có của nguyên vật liệu thu lại được sẽ không được xem như một phần của việc
tiêu thụ nhiên liệu của qui trình tái chế. Cũng như nó sẽ không được tính như một phần
của việc tiêu thụ nhiên liệu của nguyên vật liệu còn mới nguyên. Có thể gây ra cuộc tranh
cãi đó là năng lượng vốn có của nguyên vật liệu không thực sự được tiêu thụ hết; chỉ đơn
thuần là nó bị chặn đứng lại và có thể được giải phóng ở thời gian sau đó, ví dụ như bằng
việc đốt cháy nhiên liệu. Như vậy có thể ước lượng ở một chừng mực nào đó về việc tiết
kiệm năng lượng nhờ việc tái chế. Cả việc tiết kiệm năng lượng gia công và tiết kiệm
năng lượng vốn có của việc tái chế đều được cung cấp ở Bảng 8.3; tuy nhiên, giá trị cao
hơn có thể được tính nếu cần đến.

Trước khi không nói đến chủ đề tiêu thụ nhiên liệu ở phần sản xuất giấy, cần nói
thêm về lưu ý cảnh báo về việc sử dụng riêng toàn bộ năng lượng chủ yếu để so sánh lợi
ích môi trường của việc tái chế giấy. Cũng như việc tiêu thụ toàn bộ năng lượng, việc biết
được năng lượng đã được sản xuất như thế nào là rất cần thiết, và đặc biệt dù nó có thể
bắt nguồn từ những nguồn có thể phục hồi lại hoặc không thể phục hồi lại được. Ví dụ,
nhiều nhà máy giấy và bột giấy ở Thụy Điển phát ra lượng điện năng và năng lượng hơi
nóng của chúng ở nơi sử dụng sản phẩm phụ từ qui trình làm bột giấy (bóc vỏ cây, qui
trình nhúng nước, v.v…). Một số nhà máy sản xuất năng lượng hơi nước hoặc điện năng
vượt quá mức, và chúng cần được xuất đến một nơi nào đó. Như việc sử dụng biomass
(tài nguyên năng lượng có thể hồi phục lại) sẽ dẫn đến việc không có bất cứ việc sản xuất
ra chất thải nào, như carbon đioxit, do bởi chúng đã được hấp thu trong thời gian phát
triển của cây ở điểm đầu tiên. Ngược lại, qui trình tái chế sẽ có khuynh hướng sử dụng
điện năng phát ra từ nhiên liệu hóa thạch với việc tạo ra sau cùng của carbon đioxít và rút

127 http://www.ebook.edu.vn
hết năng lượng hóa thạch dự trữ có hạn (mặc dù, điện năng sinh ra có thể ngang bằng từ
những nồi hơi được cung cấp chất đốt bằng giấy lộn). Điểm chung được nhấn mạnh ở
đây đó là việc tiêu thụ nhiên liệu tự nó không gây tác động môi trường; điều quan trọng
là những tác động môi trường do bởi sự sản sinh ra từ năng lượng được sử dụng, ví dụ
như chất thải và việc làm cạn kiệt nguyên tài nguyên có hạn.

Chất thải (vào không khí, nước) và chất thải rắn cùng với việc sản xuất giấy mới
nguyên hoặc giấy tái chế được cho ở bảng 6.1. Lưu ý những số liệu này liên quan đến
những điều kiện ở Thụy Sĩ nơi mà việc tạo ra năng lượng hơi nước cho cả việc sản xuất
giấy tái chế và giấy mới nguyên sử dụng nhiên liệu từ đất. Nếu bột giấy còn mới nguyên
được làm ở những nhà máy giấy liên hiệp như ở Thụy Điển, được cung cấp nhiên liệu bởi
sản phẩm rác thải sinh học, mức độ chất thải cùng với việc sản xuất bột giấy còn mới
nguyên nói chung sẽ thấp hơn.

Để tính mức tiêu thụ nhiên liệu và chất thải trên mỗi tấn giấy thu gom được chuyển
đến cho việc xử lý lại đúng hơn là một tấn giấy tái chế được sản xuất, phải cần đến số
liệu về việc mất đi nguyên vật liệu trong khi sản xuất. (Habersatter 1991) cho rằng chỉ
mất 2%, nhưng xem ra là con số thấp. Qui trình trên thực tế sẽ dựa trên số lượng sợi đầu
ra, mức độ của tập giấy rời ở nguyên vật liệu thu lại được, kiểu qui trình tái chế tận dụng
và số lượng sản phẩm tái chế được yêu cầu. Đối với việc sản xuất giấy in báo được tái
chế, điển hình mất 18% (Claydon, 1991), và từ loại giấy khác nhau 15 -20% sự lãng phí
chung (Cathie và Guest, 1991). Lấy con số trước và việc tiết kiệm năng lượng của 8.3 GJ/
tấn được sản xuất (ở trên), thực chất việc tiết kiệm năng lượng lên đến 6.8 GJ/tấn đối với
giấy thu lại được đưa vào xử lý lại. Việc tiết kiệm năng lượng cũng có ý nghĩa quan trọng
trong hầu hết các chất thải và trong toàn bộ lượng rác thải rắn phát thải ra (Bảng 6.1).

6.3.3 Thủy tinh

Việc sử dụng thủy tinh vụn thu lại được (để nấu lại) để làm thủy tinh có thuận lợi là lò
nấu thủy tinh chỉ cần nhiệt độ thấp là có thể nấu chảy những thành phần nguyên liệu thô
khác.Việc tiết kiệm năng lượng này có thể ước lượng theo phương trình đơn giản sau:

Tiết kiệm năng lượng (%) = 0.25 x % của thủy tinh vụn được dùng (Habersatter, 1991)

128 http://www.ebook.edu.vn
Số liệu sự tiêu thụ nhiên liệu và chất thải trên mỗi tấn của 100% thủy tinh tái chế được
làm ra trình bày ở bảng 6.2. Lưu ý trong trường hợp này số liệu bao gồm việc vận chuyển
thủy tinh từ điều kiện thu gom hoặc phân loại đến nhà máy xử lý lại.

Số liệu tương ứng với việc sản xuất 100% thủy tinh mới nguyên sẽ không thể dùng
được, bởi tất cả những qui trình sản xuất thủy tinh liên quan đến một ít thủy tinh thu lại
được hoặc nguyên vật liệu thu gom được sau khi người tiêu dùng sử dụng hoặc những
mảnh vụn của việc sản xuất, vì việc tiết kiệm năng lượng của lò nấu thủy tinh. Ngoại suy
theo chiều dọc từ số liệu đại diện cho tỉ lệ tái chế của 100%, 75% và 56% được cung cấp
bởi Habersatter (1991), tuy nhiên, có thể ước tính sự tiêu thụ nhiên liệu và chất thải kết
hợp việc sản xuất thủy tinh từ nguyên vật liệu mới (bảng 6.2).

Sử dụng ước tính này, có thể thấy rằng việc tái chế thủy tinh tiết kiệm khoảng 3.8 GJ/tấn
thủy tinh được làm ra. Việc tiết kiệm nằm trong lượng chất thải liên quan đến việc sản
xuất năng lượng, nhưng việc coi nhẹ này sẽ làm tăng lượng chất thải khí, đặc biệt là
Hiđrô Florua (HF) và chì liên quan đến tái chế. Lượng chất thải rắn bắt nguồn từ cách
thức sản xuất cũng sẽ làm tăng thêm mức độ nguyên vật liệu thu gom được sử dụng, nhờ
tách bỏ những phần tạp chất (kim loại, gốm, giấy) được báo cáo là 2.7% nguyên vật liệu
cung cấp (Habersatter, 1991).

Chất cặn bã chiếm khoảng 3%, việc tiết kiệm năng lượng và chất thải có thể được
tính trên mỗi tấn nguyên liệu thu lại được xử lý lại (Bảng 6.2); việc tiết kiệm năng lượng
khoảng 3.7 GJ/tấn.

6.3.4 Kim loại có chứa sắt

Sự tiêu thụ nhiên liệu chính yếu điển hình và chất thải liên quan đến toàn bộ qui trình sản
xuất sắt tây từ 100% nguyên vật liệu thu lại được cho ở bảng 6.3, cùng với số liệu cho
việc sản xuất sắt tây từ nguyên vật liệu còn mới nguyên. Những số liệu này, từ giả thuyết
Habersatter (1991) và việc tiết kiệm năng lượng khoảng 13.5 GJ/tấn sắt tây được làm ra,
khi sắt tây lấy lại được sử dụng. Ogilvie (1992) trích dẫn một cách tóm tắt và việc tiết
kiệm năng lượng cho việc tái chế kim loại vụn sắt tây thu lại được từ rác thải hỗn tạp
trước khi đốt 15.7 GJ/tấn.

129 http://www.ebook.edu.vn
Lượng nguyên vật liệu thu lại được đầu vào mà nó bị mất đi trong quá trình xử lý lại sắt
tây như được cung cấp 8.2% bởi Habersatter (1991); Porteous (1992) đưa ra giả thuyết có
khả năng sẽ mất đi 5% trong qui trình sản xuất thép rửa sạch được tách ra từ sắt. Lấy giá
trị trước (8.2%) sẽ có nghĩa là mỗi tấn sắt tây thu gom được chuyển đến nhà máy xử lý lại
sẽ cho ra 918 kg sắt tây tái chế. Do đó, mức tiêu thụ nhiên liệu chính yếu điển hình liên
quan đến việc sản xuất này sẽ là 18.36 GJ/tấn sắt tây được sử dụng hoặc việc tiết kiệm
năng lượng (khi được so sánh với việc sử dụng nguyên vật liệu mới) của khoảng 12.4
GJ/tấn ( sử dùng số liệu của Habersatter). So sánh lượng chất thải (bao gồm chất thải
rắn) liên quan đến việc gia công 1 tấn sắt tây vụn thu lại được đối lại với việc sản xuất
của lượng sắt tây tương đương từ nguyên vật liệu còn mới nguyên cũng được trình bày ở
bảng 6.3.

Đối với phần lớn phế liệu có chứa sắt không nằm ở dạng sắt tây, việc xử lý lại đơn
giản hơn và chỉ bao gồm việc loại bỏ những tạp chất và sau đó nấu chảy lại. Đối với sắt,
năng lượng cần để nấu chảy lại là 1.8GJ/tấn trong khi sản xuất sắt từ quặng yêu cầu 7.92
GJ/tấn. Điều này sẽ mang lại việc tiết kiệm năng lượng cho 6.12GJ/tấn sắt tái chế được
sản xuất. Đối với thép, việc tiết kiệm năng lượng của việc dùng điện hồ quang nấu chảy
phế liệu ngược lại với việc sản xuất thép mới nguyên dùng lò cao là khoảng 15.8 GJ/tấn
(Ogilvie, 1992). Việc uổng phí nguyên vật liệu được cho rằng cũng cùng bằng một lượng
như được sử dụng ở trên (8.2%) có thể tiết kiệm năng lượng từ việc tái chế sắt và thép
trên mỗi tấn nguyên vật liệu thu gom được sử dụng lần lượt là 5.0 GJ và 12.9 GJ.

6.3.5 Nhôm

Chắc chắn có những thuận lợi trong việc sử dụng nguyên liệu lấy lại được để sản xuất
nhôm, do đòi hỏi năng lượng lớn cho việc sản xuất nhôm từ nguyên vật liệu còn mới
(bauxít). Số liệu từ Thụy Sĩ cho việc tiêu thụ năng lượng và chất thải liên quan đến việc
sản xuất trên một tấn cho cả nhôm tái chế và nhôm mới nguyên được cho ở bảng 6.4. Vì
việc sản xuất nhôm mới nguyên dựa trên sự điện phân và tiêu thụ một lượng lớn năng
lượng điện, tổng năng lượng tiêu thụ điện chính và chất thải phần nhiều dựa trên phương
cách sử dụng cho sự phát sinh điện (Habersatter, 1991).

130 http://www.ebook.edu.vn
Số liệu được trình bày ở đây cho thấy việc tiết kiệm năng lượng liên quan tới việc tái chế
nhôm có thể là khoảng 155 GJ/tấn nhôm tái chế được làm ra. Cũng có thể tiết kiệm ở
phạm vi lớn ở hầu hết các chất thải kết hợp tạo nên ở cả không khí và nước, và ở toàn bộ
lượng chất thải rắn được tạo ra.

Nếu cho rằng mất đi hơn 5% nguyên vật liệu trong quá trình tái chế do loại bỏ các
chất cặn bã của nguyên vật liệu cung cấp thuộc về nguyên liệu tái chế và nó trở thành
nguyên vật liệu và phần cặn bã dư ra thì chôn lấp, việc tiết kiệm về năng lượng chính và
chất thải có thể được tính trên mỗi tấn thu gom được đưa đi xử lý lại (bảng 6.4).

Từ điều này có thể thấy rằng việc tiết kiệm năng lượng trong khoảng 150 GJ/ tấn
nguyên vật liệu thu gom được xử lý lại, cùng với việc tiết kiệm đáng kể trong việc sinh ra
chất thải và chất thải rắn.

6.3.6 Nhựa

Có nhiều báo cáo về việc tiêu thụ nhiên liệu và chất thải liên quan đến việc sản xuất nhựa
mới nguyên riêng biệt (ví dụ như Lundholm và Sundstrom, 1986; Kindler và Mosthaf,
1989; Habersatter, 1991; PWMI, 1993, Ogilvie, 1992). Clark và New (1991) đưa ra giả
thuyết rằng việc tiết kiệm năng lượng từ việc tái chế nhựa biến đổi từ 27 đến 215 GJ/tấn,
dựa trên loại nhựa, nhưng không có chi tiết căn cứ trên những con số đạt đựơc như thế
nào. Một nghiên cứu chi tiết hơn bởi Henstock (1992), việc tiêu thụ nhiên liệu và một số
chất thải liên quan đến việc xử lý lại sợi polyten tỉ trọng nhỏ, được thu gom ở các siêu thị
thành những hạt LDPE tái chế và sau đó thành những túi polyten tái chế. Sự tiêu thụ
nhiên liệu chính của việc xử lý lại từ sợi LDPE thu lại được thành những hạt LDPE tái
chế (loại trừ việc phân loại tại các cửa hiệu và vận chuyển) cho ra khoảng 25.4 và 33.2
GJ/tấn LDPE tái chế được làm ra. Chất thải không khí mà kết quả từ sự tiêu thụ prôban
(khí không màu có trong tự nhiên và dầu lửa dùng làm nhiên liệu) và điện trong qui trình
được cho bảng 6.5, nhưng không cung cấp những phần chi tiết của chất thải vào nước.

Đối với việc xử lý lại những chai nhựa cứng (HDPE), Deurloo (1990) đưa ra con số
288 GJ điện năng trên mỗi tấn HDPE tái chế được sản xuất (tương đương với 7.6 GJ

131 http://www.ebook.edu.vn
năng lượng nhiệt/ tấn, sử dụng hiệu suất phát 37.8%. Ngoài ra, chỉ chất thải không khí
được tính đến cho sự phát điện, nhưng số liệu cho chất thải nước đã được cho (bảng 6.5).

Đối với việc sản xuất LPDE và HDPE mới nguyên, hầu hết số liệu gần đây (được
coi như mức trung bình ở Châu Âu) chỉ ra sự tiêu thụ nhiên liệu lần lượt của 88.55 và
80.98 GJ/ tấn (PWMI, 1993). Những kết quả này bao gồm nhiên liệu vốn có của nguyên
vật liệu cung cấp được sử dụng (47.73 GJ/tấn), và nó có thể gây tranh cãi liệu điều này có
được tính đến khi thực hiện so sánh. Như được thảo luận ở trên, việc dùng nguyên vật
liệu thu lại được dẫn đến việc tiết kiệm nguyên liệu thô mà nó chứa lượng năng lượng
này, nhưng nhiên liệu vốn có của nguyên liệu nhựa cung cấp sẽ không được tính đến
trong sự tiêu thụ nhiên liệu của việc sử dụng nhựa mới nguyên. Lấy số liệu được cho ở
trên cho việc tái chế, điều này dẫn đến việc tiết kiệm nhiên liệu (gia công) điện do bởi
việc xử lý lại LDPE của 7.6 – 15.4 GJ/ tấn được làm ra, và tiết kiệm 25.7 GJ/ tấn của
HDPE tái chế được làm ra.

Bảng 6.5 cũng chỉ ra sự tiêu thụ nhiên liệu và chất thải được báo cáo cho việc sản
xuất các loại nhựa mới khác. Việc hao phí nguyên liệu trong quá trình tái chế được cho là
khoảng 5% đối với màng LDPE (Henstock, 1993),và 15% đối với (Deurloo, 1990), mặc
dù điều này dựa vào chất lượng phân loại nguyên vật liệu và khả năng biến đổi giữa
những loại nhựa khác nhau. Tuy nhiên việc dùng những giá trị này và việc tiết kiệm điện
liên quan đến việc tái chế sẽ trong khoảng 7.2- 14.6 GJ/tấn LDPE thu lại được, và 21.8
GJ/tấn HDPE thu gom được xử lý lại.

Một trong những giả định được thực hiện khi tính đến việc tiết kiệm nhờ việc tái chế
nguyên vật liệu đó là nguyên vật liệu tái chế hoạt động giống theo nguyên vật liệu mới.
Nó không phải luôn đúng trong mọi trường hợp, đặc biệt liên quan đến một số loại nhựa.
Ví dụ, những túi xách được làm từ LDPE tái chế được mô tả ở trên phải dày 30 µm, so
với túi làm từ HDPE mới nguyên dày 20 µm (Henstock, 1992). Tương tự, dùng nguyên
vật liệu tái chế dẫn đến tỉ lệ hao hụt cao hơn nguyên vật liệu mới (tăng 3.5%) trong lúc
sản xuất túi. Do đó, trong khi những con số được tính và sử dụng ở đây sẽ cho bảng ước
tính việc tiết kiệm điện, độ chính xác của chúng phải được xem xét cẩn thận.

132 http://www.ebook.edu.vn
Nói cách khác, có thể dùng nguyên vật liệu HDPE tái chế trong việc tẩy sạch những
chai lọ. Bằng việc đẩy một lớp nhựa tái chế giữa 2 lớp ngoài của nguyên vật liệu mới,
trên 25% nguyên liệu tái chế có thể được dùng mà không cần thay đổi trọng lượng, hiệu
suất (máy móc) hoặc về mặt thẩm mỹ của chai lọ. Do đó trong những trường hợp này sự
so sánh đơn giản của sự tiêu thụ nhiên liệu và chất thải của việc sản xuất nguyên vật liệu
mới đối với nguyên vật liệu tái chế là có cơ sở vững chắc.

6.3.7 Vải dệt:

Thông tin về sự tiêu thụ năng lượng và chất thải của qui trình tái chế vải dệt rất hạn chế.
Một nghiên cứu ở ngành công nghiệp len nói về sự tiêu thụ năng lượng của việc sản xuất
vải dệt đan của len mới là 115.61GJ/tấn so với 56.61 GJ/tấn được sản xuất (Lowe, 1981).
Đối với sản phẩm đan len sợi, dùng len mới tiêu thụ hết 108.28 GJ/tấn so với 56.61
GJ/tấn đối với nguyên vật liệu tái chế (tiết kiệm khoảng 52 GJ/tấn). Lưu ý những con số
này là cho mỗi tấn được làm ra, không phải cho mỗi tấn được xử lý lại; không có sẵn số
liệu cho việc tiêu hao nguyên vật liệu trong việc gia công. Những con số này dành cho
len sợi mới không bao gồm qui trình làm sạch ban đầu, do đó việc tiết kiệm trên thực tế
liên quan đến việc sử dụng lượng tái chế có khả năng ở qui mô lớn hơn (Ogilvie, 1992).

6.4 Chi phí kinh tế


Cũng như có thể tiết kiệm hoặc tăng thêm chi phí trong sự tiêu thụ nhiên liệu và chất thải,
sẽ tiết kiệm về mặt kinh tế hoặc chi phí liên quan đến sự sản xuất nguyên vật liệu thu lại
được.

Chi phí gia tăng sẽ là chi phí vận chuyển đến nhà máy xử lý lại và chi phí của hoạt
động xử lý lại. Do bởi giá cả được tính cho nguyên vật liệu thu lại được bởi những nhà
máy xử lý lại thực sự được bao gồm ở đầu vào của mô hình cơ bản, nó phải được tính
trong chi phí gia công.

Đầu vào hệ thống gia tăng thêm khi việc gia công được tính đi từ việc bán nguyên
vật liệu thu lại đựơc, giá trị mà nó có thể thấy được trong giá cả thị trường ở sản phẩm
hiện hành.

133 http://www.ebook.edu.vn
Do đó nếu chi phí vận chuyển và gia công (bao gồm giá của nguyên vật liệu thu lại
được) tăng hơn giá trị của nguyên vật liệu thu lại được sẽ làm tăng thêm chi phí bởi việc
gia công nguyên vật liệu thu lại được. Việc tiết kiệm chi phí tính đến tất cả các khoản sẽ
thấy được nếu giá cả của nguyên vật liệu tái chế được làm ra vượt quá chi phí vận chuyển
và gia công.

Ở sự phân tích cuối cùng, nguyên vật liệu tái chế sẽ chỉ bán được nếu như giá cả của
nó cạnh tranh so với nguyên vật liệu mới. Làm thế nào để giá của nguyên vật liệu tái chế
gần với giá của nguyên vật liệu mới thì lúc đó nó sẽ được quyết định nếu như nó có giá
trị ngang bằng với việc công dụng được mong đợi (ví dụ như trường hợp của thủy tinh)
hoặc nó sẽ giảm xuống mà đòi hỏi cần phải có tiền khấu trừ bồi thường. Có thể xảy ra
trường hợp chi phí cho nguyên vật liệu tái chế ổn định được mức giá so với giá cả của
nguyên vật liệu mới và do đó tương đối cố định. Do đó, về việc mở rộng ngành công
nghiệp tái chế, chi phí vận chuyển và xử lý lại rất cần thiết để cạnh tranh giá cả thấp hơn
so với nguyên vật liệu mới. Về phần nguyên vật liệu nơi mà việc tiết kiệm nguyên vật
liệu ở qui mô rộng từ việc xử lý lại đến việc sản xuất nguyên vật liệu mới (ví dụ như
nhôm và thép), nguyên tắc này sẽ đúng. Nếu chi phí của việc xử lý lại cao hoặc việc tiết
kiệm nhiên liệu liên quan thấp, việc sản xuất ra nguyên vật liệu tái chế không thể cạnh
tranh về mặt giá cả như đối với nhựa. Trong nhiều trường hợp, nhiều sự lựa chọn khác
vẫn có thể được. Rattray (1993) đã quản lý áp dụng hiệu quả ở những lĩnh vực kinh tế
khác nhau trong ngành công nghiệp nhựa ở Mỹ để định rõ tiết kiệm chi phí có thể thấy
được chỗ nào trong việc tái chế HDPE, do đó chi phí của nhựa tái chế có thể giảm xuống
mức thấp hơn nhựa mới nguyên. Bằng việc đánh giá khách quan hệ thống hơn là đánh giá
việc sản xuất riêng, áp dụng hiệu quả những ý tưởng nảy sinh ra để giảm chi phí 20 xu
trên 1 pound (= 0.454 kg). Việc tiết kiệm có khả năng sẽ nhiều hơn trong khoảng 6-8 xu/
1 pound (= 0.454 kg), nhưng điều này sẽ cho phép nguyên vật liệu tái chế cạnh tranh
chính đáng với nguyên vật liệu mới trên thị trường.

Giải pháp để khuyến khích sản xuất nguyên vật liệu tái chế sẽ là mức chi phí thấp
hơn cho những nhà máy xử lý lại nguyên vật liệu tái chế cũng như việc cải tiến hiệu quả
hệ thống quản lý chất thải hoặc bằng việc nâng tiền đánh thuế trên người sử dụng hệ
thống.

134 http://www.ebook.edu.vn
GIAÁY RAÙC

Hoùa chaát Nghieàn ñoàng loïat

Loïc thoâ loaïi boû

Laøm saïch maät ñoä cao loaïi boû

Loïc maät ñoä cao loaïi boû

Hoùa chaát Taùch möïc khoûi giaáy Nöôùc thaûi

Laøm saïch buïi Nöôùc thaûi

Loïc buïi Nöôùc thaûi

Laøm saïch caùc chaát nheï caân Nöôùc thaûi

Laøm daøy Nöôùc ñeå taùi cheá

Röûa saïch/ phaân taùn

Xeáp vaøo kho

SÔÙ GIAÁY ÑAÕ TAÙI CHEÁ

Hình 6.2 Caùc giai ñoïan trong saûn xuaát sôù giaáy ñöôïc taùi cheá. Nguoàn: Porteous
(1992).

135 http://www.ebook.edu.vn
ÑAÀU VAØO ÑÓA
THEÙP

Nghieàn vuïn

Phaân loïai khí Chaát loïai boû nheï

Saøng Chaát loïai boû ñoà soä

Taùch caùc chaát coù töø tính nhoâm

Natri Sunfit Taåy Nöôùc thaûi

Ñieän phaân taùch thieác Thieác

Röûa saïch/ ñoùng thaønh kieän

KL ñaõ taùch thieác

Hình 6.3 Caùc giai ñoïan trong taùi cheá ñóa thieác (tinplate). Nguoàn: AMG Resources
(1992).

136 http://www.ebook.edu.vn
GJ/ taán Bieåu ñoà taùi sinh vaät lieäu

30

25
Taïp chaát
20

15 Saûn xuaát giaáy

10
Nghieàn giaáy vaø xöû lyù
5 nhaùnh
0 Thu mua, phaân loaïi vaø
Giaáy nguyeân chaát Giaáy taùi sinh laøm saïch

Hình 6.4. Yeâu caàu naêng löôïng trong quaù trình saûn xuaát giaáy nguyeân chaát
vaø giaáy taùi sinh.
Nguoàn: Porter and Roberts (1985), Porteous (1992)

137 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 6.1 Söï tieâu thuï naêng löôïng vaø chaát thaûi töø vieäc saûn xuaát giaáy taùi cheá vaø giaáy nguyeân chaát

Giaáy taùi cheá / Giaáy nguyeân chaát/ Löôïng tieát kieäm/ Löôïng tieât kieäm/
a
khoái löôïng saûn xuaát (taán) khoái löôïng saûn xuaát (taán) taán giaáy saûn xuaát taán vaät lieäu ñaõ söû duïng
(töï nhieân, khoâng ræ nöôùc)
Nguoàn Habersatter (1991) Habersatter (1991)

Möùc tieâu thuï naêng löôïng (GJ) 14.4 22.7 8.3 6.8

Khí thaûi (g)


Haït buïi 357 4346 3989 3270
CO 383 3165 2782 2280
CO2
CH4
NOX 2295 5114 2819 2310
N2 O 280 345 65 53
SOX 6054 10868 4814 3947
HCl 0 4 4 3.3
HF 0.004 0.01 0.006 0.005
H2 S 0 15 15 12
HC 4195 6258 2063 1692
HC nhieãm Clo
Dioxins/furans (TEQ)
Ammonia 2.9 3.4 0.5 0.4
Asen
Catmi
Croâm
Ñoàng
Chì
Thuûy ngaân 0 0.004 0.004 0.003
Keàn
Keõm

Nöôùc thaûi (g)


BOD 1 2921 2920 2390
COD 3 25423 25420 20840
Chaát raén bò neùn 1 1 0 0
Toång löôïng hôïp chaát höõu cô 25 30 5 4
AOX 0 3 3 2.5
HCs bò cloraùt
Dioxins/furans (TEQ)
Phenol 0 0 0 0
Ammoni 0.331 0.876 0.545 0.447
Toång kim loïai
Asen
Catmi
Croâm
Ñoàng
Saét
Chì
Thuûy ngaân 0 0 0 0
Keàn
Keõm
Clorua 9 22 13 11
Florua 0.714 1.89 1.18 0.97
Nitrat
Sunfua 0 7 7 6

Chaát thaûi raén (kg) 70.6


138150.2 79.6
http://www.ebook.edu.vn 65.3
Baûng 6.2 Naêng löôïng tieâu thuï vaø chaát thaûi töø vieäc saûn xuaát thuûy tinh taùi cheá vaø thuûy tinh nguyeân chaát

Thuûy tinh taùi cheá Thuûy tinh nguyeân chaát/ Löôïng tieát kieäm/ Löôïng tieát kieäm/
a
(100%)/ taán taán saûn löôïng taán thuûy tinh taùi cheá taán thuyû tinh taùi cheá
b
saûn löôïng ñöôïc saûn xuaát ñöôïc saûn xuaát
Nguoàn Habersatter (1991) Habersatter (1991)

Möùc tieâu thuï naêng löôïng (GJ) 5.8 9.6 3.8 3.7

Khí thaûi (g)


Haït buïi 428 17780 17352 16831
CO 57 105 48 47
CO2
CH4
NOX 1586 2270 684 663
N2 O 12 106 94 91
SOX 2652 3627 975 946
HCl 6 75 69 67
HF 2.4 11 - 23- 23 - 22
H2 S
HC 1113 2300 1187 1151
HC nhieãm Clo
Dioxins/furans (TEQ)
Ammonia 2 4 2 1.9
Asen
Catmi
Croâm
Ñoàng
Chì 16 0 - 16 - 15.5
Thuûy ngaân
Keàn
Keõm

Nöôùc thaûi (g)


BOD 1 1 0 0
COD 2 4 2 1.9
Suspended solids 1 1 0 0
Toång hôï chaát höõu cô 20 26 6 5.8
AOX
Clorinated HCs
Dioxins/furans (TEQ)
Phenol 0 0 0 0
Ammoni 0 0 0 0
Toång kim loïai
Asen
Catmi
Croâm
Ñoàng
Saét
Chì
Thuûy ngaân
Keàn
Keõm
Clorua
Florua
Nitrat
Sunfua

Chaát thaûi raén (kg) 29.3 4.0 - 25.3 - 24.5


a
Tính toaùn töø phöông phaùp loaïi suy töø döõ lieäu cuûa 100% vaø 56% thủy tinh taùi sinh.
b 139 http://www.ebook.edu.vn
Öôùc tính nguyeân lieäu tieâu hao laø 3%
Baûng 6.3 Vieäc tieâu thuï naêng löôïng vaø chaát thaûi töø vieäc saûn xuaát ñóa thép taùi cheá vaø thép nguyeân chaát

thép ñöôïc taùi cheá/ thép nguyeân chaát / tiết kiệm/ tiết kiệm/
taán ñöôïc saûn xuaát taán ñöôïc saûn xuaát taán thép ñöôïc taùi cheá taán thép ñöôïc taùi sinh
a
ñöôïc saûn xuaát ñöôïc söû duïng
Nguoàn Habersatter (1991) Habersatter (1991)

Möùc tieâu thuï naêng löôïng (GJ) 20.0 33.5 13.5 12.4

Khí thaûi (g)


Haït buïi 864 26955 26091 24004
CO 1909 1381 - 528 - 486
CO2
CH4
NOX 2350 2733 383 352
N2 O 226 417 191 176
SOX 5347 8450 3103 2855
HCl
HF 0 0.5 0.5 0.46
H2 S
ToångHC 5262 16527 11265 10364
HC nhieãm Clo
Dioxins/furans (TEQ)
Ammonia 1.6 73.5 71.9 66.1
Asen
Catmi
Croâm
Ñoàng
Chì
Thuûy ngaân
Keàn
Keõm

Nöôùc thaûi (g)


BOD 0.5 5.2 4.7 4.3
COD 1.4 1.3 - 0.1 - 0.09
Suspended solids 301 318 17 16
Total organic compounds 515 514 -1 - 0.9
AOX
HCs nhieãm Clo
Dioxins/furans (TEQ)
Phenol 0 0.3 0.3 0.28
Ammonium 0.7 6.5 5.8 5.3
Toång kim loïai
Asen
Catmi
Croâm
Ñoàng
Saét 100 100 0 0
Chì
Thuûy ngaân
Keàn
Keõm
Clorua 0 0 0 0
Florua 21.6 33.4 11.8 10.9
Nitrat 0.4 0.3 - 0.1 - 0.09
Sunfua 0 0.2 0.2 0.18

Chaát thaûi raén (kg) 121.1 398.6 277.5 255.0


a
Giaû ñònh ñoä tieâu hao vaät lieäu laø 8%
140 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 6.4 Vieäc tieâu thuï naêng löông vaø chaát thaûi töø vieäc saûn xuaát nhoâm taùi cheá vaø nhoâm nguyeân chaát

Nhoâm taùi cheá Nhoâm nguyeân chaát/ Tieát kieäm/ taán Tieát kieäm/ taán
a a
/ taán saûn phaåm taán saûn phaåm löôïng nhoâm taùi cheá nhoâm taùi cheá
Nguoàn Habersatter (1991) Habersatter (1991) saûn xuaát söû duïng

Möùc tieâu thuï naêng löôïng (GJ) 15.6 171.2 155.6 147.8

Khí thaûi (g)


Haït buïi 1222 37388 36166 34358
CO 474 17713 17239 16377
CO2
CH4
NOX 2527 27711 25184 23925
N2 O 252 1673 1421 1350
SOX 7090 75793 68703 65268
HCl 760 50 - 710 - 675
HF 0 254 254 241
H2 S
Toång HC 4753 39870 35117 33361
HC nhieãm Clo
Dioxins/furans (TEQ)
Ammonia 3 20 17 16
Asen
Catmi
Croâm
Ñoàng
Chì
Thuûy ngaân
Keàn
Keõm

Nöôùc thaûi (g)


BOD 1 799 798 758
COD 3 19020 19017 18066
Chaát raén bò neùn 1 6 5 4.8
Toång löôïng hôïp chaát höõu cô 28 173 145 138
AOX
HCs nhieãm Clo
Dioxins/furans (TEQ)
Phenol 0 0 0 0
Ammoni 0 1 1 0.95
Toång kim loïai
Asen
Catmi
Croâm
Ñoàng
Saét
Chì 0 1 1 0.95
Thuûy ngaân
Keàn
Keõm
Clorua 0 0 0 0
Florua 1 3 2 1.9
Nitrat 0 0 0 0
Sunfua

Chaát thaûi raén (kg) 237.6 876.5 638.9 607.0


a
Söû duïng heä thoáng saûn xuaát ñieän‘Wastern World’
a
Giaû ñònh tæ leä tieâu hao nguyeân lieäu laø 5%.
141 http://www.ebook.edu.vn
Baûng6.5 Vieäc tieâu thuï naêng löôïng vaø chaát thaûi trong quaù trình saûn xuaát nhöïa taùi cheá vaø nhöïa nguyeân chaát

LDPE LDPE nguyeân chaát/ LDPE LDPE HDPE Nguyeân lieäu HDPE/ HDPE/ PP nguyeân Virgin
PS/
taùi cheá/ tieát kieäm/ tieát kieäm/ HDPE/ taùi cheá/ nguyeân chaát taán taán chaát/
taán taán taán taán taán tieát kieäm/ taùi cheá LDPE produced produced
b
saûn löôïng saûn löôïng taùi sinh LDPE taùi sinh saûn löôïng taán saûn löôïng söû duïng recovered
a
ñaõ söû duïng

Nguoàn Henstock PWMI Deurloo PWMI PWMI PWMI


c
(1992) (1993) (1990) (1993) (1993) (1993)

d d d
Möùc tieâu thuï naêng löôïng (GJ) 25.4 40.82 15.42 14.60 7.62 33.25 25.63 21.79 32.30 51.66
Khí thaûi (g)
Haït buïi 3000 158 2000 1842 1566 2000 3100
CO 900 280 600 320 272 700 1400
CO2 1299900 1250000 - 49900 - 47405 353325 940000 586675 498674 1100000 1600000
CH4
NOX 6390 12000 5610 5330 989 10000 9011 7660 10000 24000
N2O
SOX 13870 9000 - 4870 - 4627 2002 6000 3998 3398 11000 34000
HCl 70 50 40 40
HF 5 0.01 1 0.99 0.8 1 1
H2S 10 2
Toång HC 21000 21000 19950 1690 21000 19310 16414 13000 26000
HC nhieãm Clo
Dioxins/furans (TEQ)
Ammonia
Asen
Catmi
Croâm
Ñoàng
Chì
Thuûy ngaân
Keàn
Keõm
Nöôùc thaûi (g)
BOD 200 2365 100 - 2265 - 1925 60 80
COD 1500 4620 200 - 4420 - 3757 400 1800
Suspended solids 500 200 200 1000
Total organic compounds 320 200 620 750
AOX 24.2
HCs nhieãm Clo
Dioxins/furans (TEQ)
Phenol 0.55
Ammonium 5 10 10 10
Toång kim loïai 250 300 300 1100
Asen 0.1
Catmi 0.055
Croâm 0.33
Ñoàng 2.31
Saét
Chì 0.11
Thuûy ngaân 0.006
Keàn 0.22
Keõm
Clorua 130 97.9 800 702 597 800 500
Florua
Nitrat 5 10 20
Sunfua 0.55

c
Chaát thaûi raén (kg) 132.0 39.4 - 92.6 - 88.0 216.0 32.0 - 184.0 - 156.4 31.0 67.0

a
Giaû ñònh löôïng tieâu hao nguyeân lieäu laø 5%
b
Giaû ñònh löôïng tieâu hao naêng löoäng voùi giaû ñònh tieâu hao nguyeân lieäu laø 15%
c
Söû duïng döõ lieäu ttröôøng hôïp toát nhaát
d
Naêng löôïng töø phaân gia xuùc khoâng ñöôïc ñeà caäp 142 http://www.ebook.edu.vn
e
Tính toaùn vieäc tieïu thuï naêng löôïng vaø tieâu hao nguyeân lieäu
Chương 7: Xử lý sinh học
Tóm tắt
Xử lý sinh học có thể được dùng để xử lý cả những phần nhỏ của giấy và chất hữu cơ của
chất thải rắn. Hai loại xử lý chính bao gồm: làm phân sinh học (hiếu khí) và khí đốt
(hiếm khí). Một trong hai cách xử lý này có thể dùng ở những giai đoạn sau: tiền xử lý
để làm giảm khối lượng và ổn định nguyên vật liệu đối với rác chôn lấp hoặc như một
cách thức làm ra những sản phẩm có giá trị lớn, như phân sinh học và (chất khí đốt đặc
biệt là Mêtan lấy từ phân và những chất thải sinh học) và chất đốt cùng với phân sinh
học từ dòng rác thải. Đầu vào và đầu ra của mỗi qui trình đều được thảo luận cách sử
dụng số liệu có thể có sẵn để dùng. Hơn nữa sự phát triển của sự bình ổn giá sinh học
dựa trên sự phát triển của thị trường và những tiêu chuẩn phù hợp đối với việc sản xuất
phân sinh học.

143 http://www.ebook.edu.vn
Naêng Nguyeân
Chaát thaûi raén hoä gia
löôïng lieäu thoâ
ñình/ thöông maïi RANH GIÔÙI
HEÄ THOÁNG

Heä thoáng thu gom taän nôi


Chaát taùi sinh khoâ
Kho nguyeân lieäu thoâ
Phaân loïai taïi Raùc trong vöôøn
Kho nguyeân lieäu pha
hoä gia ñình troän
Raùc sinh hoïc Vò trí trung taâm
Vò trí trung taâm
Raùc ñoä soä
Heä thoáng thu gom
Chaát thaûi dö
Raùc sinh hoïc
thöông maïi Chaát taùi sinh khoâ
Thu gom Chaát taùi sinh thöông maïi
Raùc sinh hoïc

RDF Nguyeân
lieäu thöù
Phaân loïai Phaân loïai
caáp
RDF MRF

Naêng
Phaân SH
löôïng
CTRÑT Tieàn phaân loaïi
Phaân huûy

caën
Taïo thaønh Taïo thaønh
RDF
khí meâ tan phaân SH
Phaân
SH
Ñoát toång
hôïp
Ñoát RDF Ñoát Ñoát toång
nhieân hôïp Baõ phaân SH
Khí
lieäu thaûi

tro buïi Nöôùc


thaûi
Tieàn xöû lyù
choân
Chôn lấp
choân rác độc hại Chaát thaûi
trô cuoái
cuøng

Hình 7.1 Vai troø cuûa xöû lyù sinh vaät hoïc trong moät heä thoáng quaûn lyù chaát thaûi raén
keát hôïp.

144 http://www.ebook.edu.vn
7.1 Lời giới thiệu
Việc xử lý sinh học đòi hỏi phải dùng vi sinh vật tìm thấy trong tự nhiên để phân hủy
những thành phần rác thải có thể bị làm thối rữa ra do vi khuẩn. Trái lại để đi đến sự hoàn
thành, qui trình này sẽ dẫn đến kết quả của việc sản xuất ra gas (chủ yếu cacbon điôxít,
metan và hơi nước) chất cặn bã được khoáng hóa. Thông thường, qui trình này phá vỡ
được sự liên kết tạm thời khi những chất cặn bã vẫn còn chứa nguyên vật liệu hữu cơ,
dẫu cho nó ở trong trạng thái không dễ dàng phân hủy gồm nguyên vật liệu giống như
phân sinh học.

Phân sinh học vườn (garden compost) là hình thức đơn giản nhất của việc xử lý
sinh học. Loại này có thể biến rác của thực vật và rác thải hỗn tạp thành lượng phân sinh
học hỗn tạp hữu ích và dồi dào phong phú. Phân sinh học vườn là một phương pháp rất
có ích cho bình ổn giá của rác thải sinh hoạt tại nguồn. Phương pháp chọn lựa để xử lý
rác thải hữu cơ không được phân loại tại nguồn (đặc biệt ở những khu vực nông thôn),
đòi hỏi những nhà máy xử lý sinh học phải phân loại rác tập trung.

Hầu hết bất cứ nguyên liệu hữu cơ nào cũng có thể được xử lý theo cách này. Nó
đặc biệt thích hợp với những rác thải công nghiệp từ những nguồn như nhà máy bia, nhà
máy sản xuất rau quả và trái cây, lò mổ và nhà máy chế biến thịt, nhà máy đường và
thuộc da, nhà máy dệt vải sợi và len (Bundesamtes fur Energiewirtschaft, 1991). Ở mức
độ khu phố, nó được áp dụng rộng rãi để xử lý nước thải cống rãnh và rác thải hữu cơ từ
những công viên và các khu vườn.

Rác thải sinh hoạt cũng rất giàu nguyên liệu hữu cơ, gồm rác thải nhà bếp và
vườn. Về địa lý, trọng lượng rác thải này chiếm khoảng 25% đến 60% rác thải đô thị, ở
phía nam Châu Âu có mức độ chất hữu cơ cao. Nếu rác thải sinh hoạt thêm vào phần giấy
mà nó cũng có gốc hữu cơ và thích hợp với việc xử lý sinh học thì khoảng 50- 85%
CTRĐT có thể được xử lý theo cách này. Sự thích hợp của việc xử lý sinh học đối với
nguyên liệu hữu cơ ướt trái ngược rõ rệt với những phương thức xử lý khác, như đốt hay
chôn lấp. Lượng nước thải trong việc chôn lấp và thiêu đốt cũng như việc thối rữa ra có
thể là nguồn gốc của những vấn đề nghiêm trọng. Điện năng của việc xử lý sinh học hiện
đang được khai thác ở một số nước nhưng hầu hết các quốc gia chưa để ý đến vấn đề này.

145 http://www.ebook.edu.vn
Có nhiều kiểu xử lý sinh học, nó khác nhau về nguyên vật liệu được cung cấp sử
dụng (Bảng 7.1) và qui trình thực hiện. Loại nguyên vật liệu cung cấp từ rác thải hỗn tạp
ở mức độ cao, ví dụ như CTRĐT, đòi hỏi phải xử lý ở số lượng lớn, đến việc lọc ra
những phần không thuộc chất hữu cơ trước hoặc đôi khi là sau khi xử lý sinh học để rác
thải sinh học được thu gom riêng và phân định kỹ lưỡng, Mặc dù có nhiều loại máy móc
cho các qui trình sản xuất khác nhau, có hai loại qui trình cơ bản hiếu khí và yếm khí. Ở
việc xử lý hiếu khí, thường được biết đến như phân sinh học, nguyên vật liệu hữu cơ
phân hủy trong điều kiện khí oxy sinh ra chủ yếu cacbon đioxít, nước và phân sinh học.
Năng lượng đáng kể được giải thoát trong qui trình, mà nói chung nó bị mất đi vào môi
trường xung quanh. Qui trình yếm khí được mô tả khác nhau tùy từng theo trường hợp
như sự lên men kỵ khí và tạo khí biogas. (anaerobic digestion or biogasification). Từ đầu
đến cuối chương này, thuật ngữ tạo khí biogas sẽ được sử dụng. Như tên gọi ngụ ý chất
khí đốt này, sản phẩm hữu ích bao gồm chính là Metan và Cacbon đioxít, cộng với cặn bã
hữu cơ mà nó có thể trở nên ổn định để sản xuất ra phân sinh học, nhưng hơi có phần
khác biệt từ phân sinh học được sản xuất theo phương pháp hiếu khí.

Chương này xét đến hai qui trình cơ bản và việc ứng dụng hiện nay ở Châu Âu.
Kế đến sẽ xét đến qui trình đầu vào và đầu ra cần phải đóng góp cho toàn bộ vòng đời
của việc quản lý chất thải rắn (Hình 7.1) và chi phí kinh tế kèm theo.

7.2 Mục tiêu của việc xử lý sinh học:


Việc làm phân sinh học và tạo ra khí đốt có thể thực hiện nhiều chức năng và việc nhận
ra những mục đích chính được đòi hỏi của qui trình sản xuất là điều rất cần thiết. Chúng
có thể được xem như tiền xử lý cho việc thải bỏ sau cùng của rác.

7.2.1 Tiền xử lý cho việc vứt bỏ rác

Giảm bớt khối lượng: cắt giảm metan hoặc cacbon đioxít và nước dẫn đến việc phân hủy
đến 75% (Bundesamtes fur Energiewirtschaft, 1991) nguyên vật liệu hữu cơ ở trong
lượng rác thải. Từ rác thải hữu cơ ướt đến phân sinh học thông thường sự hao hụt trọng
lượng nói chung khoảng 50%. Tiêu biểu như giấy và chất hữu cơ là hai thành phần lớn
nhất của dòng rác thải sinh hoạt; đây là sự cắt giảm đáng kể. Thêm nữa, mất đi một lượng

146 http://www.ebook.edu.vn
nước lớn nhờ sự bay hơi (trong quá trình làm phân sinh học) hoặc bằng việc ép những
chất lắng (chất khí đốt đặc biệt là metan, lấy từ phân và những chất thải hữu cơ). Độ ẩm
của thành phần hữu cơ của rác thải sinh hoạt là khoảng 65% (Barton, 1986), trong khi đó
với phân sinh học được làm từ rác thải hữu cơ là khoảng 30- 40% (Fricke và Vogtmann,
1992) và với nguyên vật liệu từ chất khí đốt đặc biệt là metan lấy từ phân và những chất
thải sinh học (biogasification), 25- 45% (De Baere, 1993; Six và De Baere, 1988). Sự phá
vỡ cùng với việc mất nước dẫn đến sự giảm bớt khối lượng rõ rệt ở nguyên vật liệu giúp
cho việc xử lý và vứt bỏ dễ dàng hơn. Việc tháo rút nước cũng sẽ giảm sự việc rò rỉ nước
thải đối với chất thải rắn được chôn lấp.

Tính/làm cho ổn định: Như phần lớn sự phân hủy xuất hiện trong thời gian xử lý sinh
học, kết quả nguyên vật liệu sẽ càng không dễ phân hủy như ở đầu vào hữu cơ ban đầu do
đó càng trở nên bền vững đối với việc vứt bỏ sau cùng trong việc chôn lấp. Nhu cầu oxy
tích lũy của nguyên vật liệu hữu cơ, thước đo tính hoạt động sinh học và do đó ngược lại
liên quan đến tính bền vững có thể giảm xuống bởi một trong sáu nhân tố trong thời gian
xử lý sinh học (Bảng 7.2). Tương tự, tỉ lệ cacbon/nitơ sẽ đem lại thước đo tính của phân
sinh học (tỉ lệ cacbon/nitơ cao cho biết nguyên liệu hữu cơ tươi, mới, tỉ lệ này thấp cho
biết nguyên vật liệu không dễ dàng bị phân hủy và chín ngấu), sẽ giảm xuống một cách
rõ rệt trong quá trình xử lý sinh học.

Làm nhẹ bớt: cả phân sinh học và chất khí đốt biogas đều hiệu quả trong việc phá hủy
phần lớn mầm bệnh xuất hiện ở trong rác. Qui trình tạo phân sinh học hiếu khí là quá
trình tỏa nhiệt mạnh và nhiệt độ khoảng 60-65oC được tích lại và lưu giữ trong những
thành phần phân sinh học hoặc những chai lọ qua khoảng thời gian kéo dài, có khả năng
đảm bảo cho sự tiêu diệt hầu hết mầm mống gây bệnh (bảng 7.2). Quá trình tạo khí
biogas tỏa nhiệt thấp, nhưng có thể nhiệt độ sẽ nhảy lên khoảng 55°C (quá trình
thermophilic) bằng việc gia nhiệt. Sự kết hợp của nhiệt độ này và những điều kiện yếm
khí sẽ có khả năng tiêu diệt hầu hết những mầm bệnh (Bảng 7.2), cho dù dùng nhiệt độ
qui trình thấp hơn (qui trình mesophilic).

7.2.2 Sự ổn định

147 http://www.ebook.edu.vn
Trong những sự tương phản ở trên, mục đích chính của việc xử lý sinh học là nhằm đem
lại những sản phẩm hữu ích (chất khí đốt/năng lượng và phân sinh học) từ rác thải hữu
cơ, nghĩa là để ổn định dòng rác thải.

Sản xuất chất khí đốt biogas: sản xuất ra gas dễ cháy với lượng nhiệt khoảng 6-8 KW-h
(21.6-28.8 MJ)/ m3 (German Govt. report, 1993), mà có thể được bán như gas, hoặc đốt
tại chổ để sản xuất ra điện. Một số chất khí sẽ bị đốt cháy để cung cấp cho qui trình nung
nóng và tiêu thụ điện, nhưng có thể là xuất khẩu gas hoặc điện cung cấp cho những đơn
vị khác. Thông thường điện sẽ có thị trường tiêu thụ. Gas thì có thể được tích trữ trong
việc sản xuất và dùng cho việc phát điện, xuất khẩu điện theo hệ thống đường dây điện
quốc gia có thể chọn lựa thời điểm để đồng nhất với thời gian tiêu thụ điện ở giờ cao
điểm và do đó giá của nó sẽ ở được mức cao nhất. Lợi ích kinh tế này sẽ được tăng lên
hơn nữa ở những nơi mà chi phí phụ thu được trả cho điện được sinh ra từ nguồn nhiên
liệu không hoá thạch (ví dụ như dưới hệ thống (NFFO) Anh- Non-Fossil Fuel
Obligation).

Việc sản xuất phân sinh học: Cả việc làm thành phân sinh học và chất khí đốt biogas
đều tạo ra phần nguyên vật liệu hữu cơ bền vững mà nó có thể được sử dụng như phân
sinh học, chất phụ gia cho đất trồng, phân bón, tập giấy rời, nguyên vật liệu cho máy lọc
(xăng, không khí) hoặc cho việc làm sạch đất trồng bị ô nhiễm (Ernst, 1990). Nguyên vật
liệu cặn bã còn lại sẽ được chôn lấp. Điểm duy nhất để xác định chọn lựa nguyên vật liệu
là sản phẩm hữu ích và có giá trị hay chất cặn bã để vứt bỏ bằng bất cứ giá nào.

Những thị trường cho phân sinh học sẽ khác nhau nhiều ở Châu Âu. Ở Nam Châu
Âu, việc thiếu chất hữu cơ trong đất tạo nên nhu cầu lớn về chất hữu cơ bổ sung. Do đó
thị trường giá cả tăng nhanh đối với phân sinh học được làm từ nguyên vật liệu cung cấp
cho máy móc sản xuất được cung cấp mà nó sẽ an toàn cho việc dùng phân sinh học,
ngay cả mức độ gây nhiễm bệnh có thể cao. Tuy nhiên, phân sinh học như được nói đến,
nếu được sản xuất ở Hà Lan hoặc Đức nó sẽ được xem như chỉ dành cho việc chôn lấp ở
bụi cây hoặc như cặn bã vứt bỏ. Nó sẽ không đáp ứng được những chỉ dẫn chất lượng
thích hợp, sẽ không có thị trường cho sản phẩm phân sinh học mặc dù có nhiều thị trường
thực sự tồn tại đối với phân sinh học chất lượng cao hơn. Do yếu tố quyết định chất

148 http://www.ebook.edu.vn
lượng chính của phân sinh học là thành phần nguyên vật liệu cung cấp (Fricke và
Vogtmann, 1992) và qui trình sử dụng, sản phẩm phân sinh học bán ở các nước có thể đòi
hỏi phải sử dụng những nguyên vật liệu cung cấp từ quá trình thu gom phân loại (rác thải
sinh học, cả với giấy hay không có giấy; rác nhà bếp; rác thải xanh), hay việc sử dụng
những kỹ thuật sản xuất tinh vi hơn. Số liệu cho rằng mỗi năm có 225,290 tấn phân sinh
học được sản xuất ở Tây Đức trước đây, 30% đã được cho, không phải trả chi phí vứt bỏ,
nhưng cũng không thu lợi từ việc phân phối. Nói cách khác ở Hà Lan, ngành nông nghiệp
thu được 150,000 đến 450,000 tấn phân sinh học/năm.

Trong việc tạo nên chất khí đốt (biogasification), hai sản phẩm là chất khí đốt
(đặc biệt là metan) và phân sinh học, việc quyết định nên chọn sản phẩm nào là rất cần
thiết. Trong việc đánh giá, chất cặn bã được phân loại sản xuất ở Đức không thể được bán
ở thị trường như phân sinh học, cũng như về mặt chất lượng thì quá thấp do bởi sự có mặt
của các chất độc hại (báo cáo của Chính phủ Đức, 1993). Ngược lại, nhà máy chất khí đốt
ở Bỉ, sử dụng qui trình khác, sản phẩm như đất mùn đã có thể tồn tại đứng vững trên thị
trường (De Baere, 1993).

149 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 7.1 VIEÄC PHAÂN LOAÏI QUAÙ TRÌNH XÖÛ LYÙ SINH HOÏC

Xöû lyù sinh hoïc

Taïo phaân sinh hoïc Sinh ra khí gas sinh hoïc

Rôm raï Thùng chứa đóng Quaù trình aåm Quaù trình khoâ
(windrows) (enclosed vessel)

Tónh 1 giai ñoaïn 2 giai ñoaïn


Ñoäng

Vì duï HERHOF (D) ALTVATER (D) ITALBA (T) BTA (D) DRANCO (B)
WMC (GB) AN- VALORG (F)
MODELL (D) ROTWEILER- KOMPOGAS (CH)
PROCESS (D) T.U.H.H. (D)

150 http://www.ebook.edu.vn
QUAÛN LYÙ CHAÁT THAÛI RAÉN ÑOÀNG NHAÁT

50
% Chaát thaûi raén ñoâ thò ñöôïc xöû lyù

45

40

35

30

25

20

15

10

ån
ùo

n
h


Ù
æ

Y
n

a
a

ha

nh
B

ö cù
aï c

La
apù
A

ie

La

bu
La

Nh

uï y
Ñ
Ph

i- l

A
Ñ
M

m
y


A

Th
n

uï y
e
H

H
a nà

aoø

ocá
Ba
an

cx
Ph

qu
Th
Ñ

Lu

ng

Ta
B

öô
V
Baûng 7.2 Vieäc xöû lyù sinh hoïc chaát thaûi raén ñoâ thò taïi Chaâu AÂu, Nguoàn: OECD (1991)

151 http://www.ebook.edu.vn
CTRĐT

Kho löu tröõ

Taùch chaát töø tính KL chöùa saét

Baêng taûi phaân loïai Chaát taùi cheá


caën

Thuøng troän phaân


xoay voøng

Loïc thoâ caën

Loïc mòn

Phaân Phaân
troän soáng troän soáng
(mòn) (thoâ)

Leân men laàn 2

Löu tröõ phaân SH

Hình 7.3 Bieåu ñoà giaûn löôïc veà quaù trình toång hôïp phaân sinh hoïc söû duïng cho
CTRĐT ñöôïc troän laãn. (Duisburg-Huckingen Plant). Nguoàn: Ernst (1990)

152 http://www.ebook.edu.vn
Raùc sinh hoïc

Taàng bòt ñaàu

Thuøng nghieàn nhoû

saøng Raéc nheï

Khoang xử lý

Maùy bôm Maùy taïo hôi


nöôùc

Khoang phaân biogas Löûa

huûy
Tuùi khí

Maùy phaùt ñoäng cô gas

neùn Xöû lyù nöôùc thaûi

saøng Phân hủy hiếu khí Phaân troän

Raéc nheï

Hình 7.4 Bieåu ñoà veà quaù trình uû phaân sinh hoïc (tạo biogas) khoâ taïi caùc nhaø maùy ôû
Bretch, Bæ. Nguoàn: De Baere (1993).

153 http://www.ebook.edu.vn
Cacbon höõu cô phöùc hôïp

Quaù trình thuûy phaân

Monomers

Quaù trình nhieãm Axít

Axít höõu cô

Quaù trình hoùa chua

Axít Axeâtic <> H2 + CO2

Tạo khí metan

CH4 + CO2

Hình 7.5 Caùc giai ñoïan chuyeån hoùa trong quaù trình uû phaân sinh hoïc cuûa raùc höõu cô

154 http://www.ebook.edu.vn
Raùc sinh hoïc
Buïi töø quaù trình
CTRĐT phaân loaïi
tạo NLTR
nguoàn

ÑAÀU VAØO

Naêng
löôïng Nguyeân
lieäu thöù
Tieàn phaân caáp
loaïi

Khí
Xöû lyù phaân SH thaûi

Nhaø maùy Nöôùc


troän phaân thaûi

Phaân
troän

Baõ phaân Baõ phaân


troän loaïi

Hình 7.6 Bieåu ñoà veà mô hình nhaø maùy sản xuất phaân sinh học ñieån hình

155 http://www.ebook.edu.vn
Raùc sinh hoïc
Buïi töø quaù trình
CTRĐT phaân loïai
NLTR
nguoàn

ÑAÀU VAØO
Naêng
löôïng

Nguyeân
lieäu thöù
Tieàn phaân caáp hai
loaïi Naêng löôïng

Ñoát gas
Khí
thaûi
Quaù trình uû phaân biogas
biogas Nöôùc
thaûi

Phaân
Nhaø maùy biogas troän

Baõ phaân Baõ phaân


troän loaïi

Hình 7.7 Bieåu ñoà veà caùc nhaø maùy tạo khí biogas ñieån hình

156 http://www.ebook.edu.vn
CTRĐT

100%

24% Nguyeân lieäu


Tieàn phaân ñöôïc phuïc hoài
loaïi
26%
Xöû lyù phaân SH Maát hôi
4%

4%

Vaät theå lôùn Phaân troän caën

15% 27%

Phaân troän Vermi-


thoâ compost

Hình 7.8
Quân bình khối tiêu biểu trên cơ sở trọng lượng khô đối với 1 nhà máy
lumbricomposting (La Voulte, Phaùp). Nguoàn: SOVADEC; Schauner (1994).

157 http://www.ebook.edu.vn
Raùc sinh hoïc

100%

Tieàn phaân loaïi

12%
Xöû lyù biogas biogas
19% 30%
Nöôùc thaûi

33% 6%

Loïc cặn Phaân troän Baõ phaân


baõ troän

Hình 7.9 quân bình khối (treân cô sôû trọng löôïng aåm) cho moät nhaø maùy biogas xöû lyù
khoâ. Nguoàn: De Baere (1993)

158 http://www.ebook.edu.vn
Raùc aåm/ raùc
sinh hoïc
100%

15%
Tieàn phaân loaïi biogas

Xöû lyù biogas 55%

Nöôùc thaûi

8% 1% 20%

Loïc caën KL naëng Phaân


troän/ baõ

Hình 7.10 quân bình khối (döïa treân cô sôû trọng löôïng aåm) cho moät nhaø maùy biogas
xử lý aåm 2 giai ñoạn (Garching, Ñöùc). Nguoàn: German Government (1993).

159 http://www.ebook.edu.vn
7.3 Tổng quan về việc xử lý sinh học ở Châu Âu
Sử dụng phương pháp xử lý sinh học để giải quyết CTRĐT khác nhau đáng kể ở Châu
Âu (Hình 7.2). Phương thức này được sử dụng rộng khắp ở các quốc gia thuộc Nam Châu
Âu, ví dụ như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Ý, mà nó tuơng quan với việc chứa
chất hữu cơ thường là cao của những rác thải đô thị ở khu vực các quốc gia này. Nguyên
vật liệu cung cấp cho sản xuất sử dụng cho việc xử lý sinh học cũng khác nhau về
phương diện địa lý: thường Nam Châu Âu sẽ xử lý CTRĐT, trong khi đó những quốc gia
khác như Đức, Úc, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg thì xử lý nguyên vật liệu cung cấp cho sản
xuất được xác định tính chất hẹp hơn như nó được thu gom tách rời (Bảng 7.3).

Đa số việc xử lý sinh học ở Châu Âu liên quan đến qui trình hiếu, ví dụ như làm
phân sinh học. Có nhiều nhà máy nhỏ tồn tại ở các nước khai thác phương thức xử lý này.
Riêng Thụy Sĩ có trên 140 nhà máy với hiệu suất trên 100 tấn/năm, trong đó 40 nhà máy
có hiệu suất trên 1000 tấn/ năm, và 15 nhà máy trên 4000 tấn/năm (Schleiss, 1990). Việc
xử lý hiếm thì hạn chế hơn, với ít hơn 20 nhà máy xử lý rác thải có nguồn gồc từ rác thải
sinh hoạt ở cả Châu Âu (Bảng 7.4).

7.4 Các qui trình xử lý sinh học


Việc phân loại các loại qui trình xử lý sinh học được cho ở bảng 7.1. Mỗi loại bao gồm
giai đoạn tiền xử lý được theo sau bởi qui trình phân hủy sinh học.

7.4.1 Tiền xử lý

Tiền xử lý có hai chức năng cơ bản, phân tách nguyên vật liệu hữu cơ từ những thành
phần khác ở dạng nguyên vật liệu cung cấp và chuẩn bị nguyên vật liệu hữu cơ cho việc
chế biến sinh học tiếp theo sau đó. Rõ ràng, tiền xử lý sẽ dựa trên tính chất của nguyên
vật liệu; càng định rõ tính chất nguyên vật liệu đầu vào thu hẹp; sự phân tách yêu cầu
càng ít đi, mặc dù việc tiền xử lý đối với việc giảm bớt kích cỡ, cùng nguồn gốc
(homogenization) và kiểm tra nước ẩm đọng lại vẫn sẽ rất cần.

Đầu vào của nguyên vật liệu dùng trong qui trình sản xuất là rác thải hỗn tạp, ví
dụ như CTRĐT, nguyên vật liệu không phải là chất hữu cơ (nhựa, thủy tinh, kim loại,
v.v…) cần được loại bỏ ở giai đoạn này (trừ khi mục đích chung là thiên về việc giảm bớt

160 http://www.ebook.edu.vn
khối lượng). Ở một số nhà máy, phần nguyên vật liệu này có thể được lấy lại cho việc sử
dụng như những nguyên vật liệu thứ yếu. Ví dụ ở Đức, nhà máy làm phân sinh học
Duisburg-Huckingen, rác thải hỗn tạp đầu vào được đi qua dưới một nam châm để loại bỏ
kim loại có chứa sắt, và sau đó chuyển qua băng tải ở đó những chai lọ thủy tinh, kim loại
không chứa sắt và những món đồ nhựa được nhặt và lấy lại bằng tay (Ernst, 1990) (Hình
7.3).

Trên thực tế, việc chuẩn bị cho việc làm phân sinh học cũng như chất khí đốt
thường liên quan đến một số hình thức sàng lọc để loại bỏ những chất quá khổ, giảm bớt
kích thước và làm cho chất thải đồng nhất. Có thể thực hiện việc giảm kích cỡ và trộn lẫn
bằng cách dùng máy nghiền vụn các nguyên vật liệu, hoặc bằng việc sử dụng bồn xoay
lớn. Việc nghiền nát nguyên vật liệu sẽ loại bỏ những khó khăn cho giai đoạn sàng lọc
trước khi chế biến, nhưng có nghĩa là những nguyên vật liệu không thích hợp cũng bị
nghiền nát. Điều này làm cho việc phân tách chúng từ phân sinh học khó khăn hơn ở giai
đoạn sàng lọc sau này. Bồn xoay đạt được một số cấp độ về việc giảm bớt kích cỡ và sự
đồng nhất khi nó quay, nhưng không nghiền nát nguyên vật liệu không thích hợp. Sau đó
nó có thể loại bỏ nguyên vẹn bằng một tấm màn kết hợp với bồn xoay trước khi xử lý
sinh học, do đó những giai đoạn tinh chế sau này có thể được đơn giản hóa.

Do đó, những chất cặn bã cần được loại bỏ trước hoặc sau giai đoạn xử lý. Việc
loại bỏ chúng càng sớm càng tốt sẽ có thuận lợi, do bởi để càng lâu chúng sẽ có điều kiện
tiếp xúc với chất hữu cơ và càng có khả năng xảy ra nhiễm bẩn.

Lượng chất cặn bã được loại bỏ ở giai đoạn tiền xử lý dựa trên rác thải được sử
dụng như nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất. Ngay cả đối với nguyên vật liệu được
thu gom phân loại tại nguồn (source-separated collection) của rác thải sinh học, việc phân
loại chất cặn bã trong thời gian tiền xử lý là hợp lý, đặc biệt nếu nguyên vật liệu cung cấp
đến từ những khu vực thành thị. Ví dụ, những nhà máy khí đốt ở Brecht, Bỉ, dùng nguyên
vật liệu giấy cộng thêm với rác hữu cơ được thu gom riêng (Bảng 7.1) loại bỏ trên 19%
đầu vào nguyên liệu trong giai đoạn tiền xử lý (De Baere, 1993) (hình 7.4).

7.4.2 Xử lý hiếu khí: làm phân sinh học

161 http://www.ebook.edu.vn
Xử lý sinh học có thể được mô tả như việc phân hủy sinh học của rác thải hữu cơ dưới
điều kiện được kiểm soát cho việc làm phân sinh học; những điều kiện cần là môi trường
hiếu khí và nhiệt độ cao đạt được nhờ qui trình tỏa nhiệt gây xúc tác bởi enzim. Ba nhóm
vi sinh chính đòi hỏi phải có trong qui trình làm phân sinh học là vi khuẩn, khuẩn tia và
nấm (Warmer, 1991). Lúc đầu vi khuẩn và nấm trội hơn hẳn, và tính hoạt động của chúng
dẫn đến nhiệt độ tăng lên khoảng 70oC trong vùng trung tâm. Ở nhiệt độ này, chỉ vi
khuẩn thermophillic và khuẩn tia hoạt động. Bởi vì, lúc đó tốc độ phân nhủy và nhiệt độ
hạ thấp, thích hợp cho nấm và vi khuẩn nhạy cảm nhiệt hoạt động trở lại (Lopez-Real,
1990). Do đó, nhiệt độ là một trong những nhân tố chủ yếu ở những nhà máy làm phân
sinh học mà nó cần được giám sát và kiểm tra liên tục.

Để duy trì tốc độ phân hủy, khí oxy phải liên tục sẵn có để dùng. Ở qui trình đơn
giản nhất, như với phân sinh học ở vườn, nó được làm bằng việc trở những nguyên vật
liệu làm phân sinh học ở những đống rơm rạ lâu ngày trãi ra để phơi khô. Giải pháp này
buộc phải làm thông gió, nhờ đó không khí đi qua đống rơm rạ không thay đổi, bằng việc
sử dụng những lỗ thông hơi nhỏ ở sàn nhà của khu vực làm phân sinh học. Không khí
cũng có thể ra ngoài qua những lỗ thông khí hoặc bị hút vào xuyên qua đống phân sinh
học bằng việc dùng máy hút bụi ở những lỗ thông khí. Phương pháp đầu giúp phân tán
nhiệt từ trong ụ rơm tỏa ra bên ngoài, làm cho qui trình đồng đều hơn. Phương pháp sau
giúp hạn chế mùi vì thực tế không khí qua đống rơm rạ đã được lọc khí để giảm bớt mùi
hôi thối trước khi nhả ra. Việc thông gió cũng giúp giải phóng Cacbon đioxít và hợp chất
hữu cơ dễ bay hơi như axít béo và giảm độ pH.

Việc lọc phân sinh học bằng cách làm thoáng khí phụ thuộc vào kết cấu và lượng
nước của nguyên vật liệu đầu vào. Lượng nước đối với phân sinh học hiếu khí cần có là
trên 40%, nếu không thì tốc độ phân hủy sẽ bắt đầu giảm xuống, nhưng nếu quá cao thì
nguyên vật liệu sẽ trở nên bị no nước và hạn chế sự chuyển động của không khí. Nếu
nguyên vật liệu đầu vào quá ướt, những tác nhân chủ yếu như rác thải vườn tược có nhiều
cây, vỏ bào gỗ, cọng rơm hoặc mạt cưa có thể được cho thêm vào để cải tạo kết cấu và
tăng sự lưu thông không khí.

162 http://www.ebook.edu.vn
Khi thực hiện việc làm phân trong môi trường mở, thì việc kiểm tra qua độ ẩm, nhiệt
độ và chất thải mùi hôi thối sẽ bị hạn chế. Hướng duy nhất xoay quanh vấn đề này là có
toàn bộ khoảng đất trống được rào chung quanh và khí thải phải được lọc. Ở Hà Lan, nói
chung các nhà máy không được phép làm phân sinh học ngoài trời với công suất vượt quá
2,000 tấn/năm, nhưng do phí tổn, Fricke và Vogtman (1992) đề nghị cho các nhà máy sản
xuất hơn quá 12,000 tấn/năm. Hơn nữa, kiểm tra những điều kiện làm phân sinh học và
chất thải có thể có nhiều kỹ thuật tiên tiến hơn, dùng nhiều những bình khác nhau được
đóng kín (hộp và drums) cho toàn bộ qui trình khép kín (bảng 7.5). Những đống rơm rạ
mở hẳn hoặc đóng một nửa thường vẫn sử dụng những hệ thống này cho giai đoạn hoai
mục (maturation stage).

Khoảng thời gian của qui trình làm phân sinh học sẽ khác nhau tùy theo kỹ thuật
được dùng, và sự hoai mục của phân sinh học được đòi hỏi. Sự hoai mục của phân sinh
học có thể được quyết định bởi tỉ lệ Carbon/Nitơ (C/N) của nguyên vật liệu, mà nó sẽ
giảm xuống từ khoảng 20 ở rác thải hữu cơ thô cho đến khoảng 12 ở phân sinh học hoai
mục sau 12 đến 14 tuần. Việc áp dụng đối với những loại rác của phân sinh học không
hoai mục với sự hoạt động của vi khuẩn dư ra cao và tỉ lệ C/N cao có thể dẫn đến phân
sinh học sẽ hấp thu khí Nitơ từ rác mà nó sẽ làm giảm hơn là làm tăng dinh dưỡng của
đất.

Hơn nữa, trước khi bán phân sinh học ở thị trường, bắt buộc đòi hỏi sự hoai mục và tinh
chế. Thêm vào đó sự hoai mục cần để phá vỡ độc tính nguyên vật liệu hữu cơ phức hợp
vẫn còn trong phân sinh học. Việc tinh chế cần phải phân loại kích cỡ các phần tử của
phân sinh học và loại bỏ những nguyên vật liệu gây nguy hại bằng việc rây hoặc phân
loại sẵn sàng cho xử lý. Nguyên vật liệu gây mối nguy hại có thể gồm nguyên vật liệu
kích thước lớn, đá, mảnh kim loại, thủy tinh, màng nhựa và nhựa cứng. Những mảnh vỡ
hữu cơ quá kích thước có thể được tái chế trong qui trình làm phân sinh học, nhưng bã
cần đốt ra tro hoặc chôn lấp chất thải dư thừa sau xử lý.

Cách khác để làm phân sinh học tinh chế và hoai mục là dùng giun đất. Tác dụng hữu ích
của giun đất đã được công nhận (Barret, 1949), nhưng nghiên cứu gần đây ở Pháp đã phát
triển “phân sinh học- lumbri” hoặc “phân sinh học- vermin” thành qui trình sản xuất công

163 http://www.ebook.edu.vn
nghiệp để xử lý rác thải sinh hoạt. Nhà máy này sẽ lấy rác thải hỗn tạp và giai đoạn tiền
xử lý cần phải tách thủy tinh, nhựa và kim loại để lấy lại nguyên vật liệu. Rác thải còn lại
sẽ được phân loại, nhưng không được cắt thành những mạnh vụn, tiếp đến được làm
thành phân sinh học theo kiểu sinh học bắt đầu quá trình phân hủy và tiêu diệt các mầm
bệnh. Ở giai đoạn này, nguyên vật liệu làm phân sinh học chưa hoai mục được gộp vào
những cái lồng thẳng đứng chứa giun đất.
7.4.3Việc xử lý kỵ khí: ủ khí biogas
Các điều kiện để ủ khí sinh học cần được kỵ khí, như vậy đòi hỏi có một thùng xử lý kín
hoàn toàn. Mặc dù đây là một công nghệ mức độ cao hơn một vài hình thức khác như ủ
phân, cho phép kiểm soát trên chính quy trình và ngăn chặn việc phát tán những mùi độc
hại. Quy trình kiểm soát cho phép việc giảm thời gian xử lý khi so sánh với việc ủ phân.
Vì một nhà máy biogas cần ít diện tích đất hơn một nhà máy ủ phân.
Việc ủ biogas đặc biệt phù hợp với rác ướt, như cặn rác cống hay thức ăn thải, mà các
khó khăn hiện nay trong việc ủ phân là hạn chế việc tuần hoàn khí. Quy trình kỵ khí đã
được dùng trong một thời gian để làm tiêu hóa cặn rác cống (Noone, 1991), và việc này
đã mở rộng gần đây hơn đến những phần nhỏ của rác thải gia đình (Coombs, 1990).
Những quy trình ủ biogas khác nhau có thể được xếp hạng tùy theo các chất rắn chứa
bên trong của nguyên liệu được xử lý, và nhiệt độ tại nơi quy trình hoạt động. Việc xử lý
kỵ khí khô có thể được định nghĩa như sự cô chất rắn tổng quát trên 25% (De Baere et al.,
1987); dưới mức độ này của chất rắn, quy trình được mô tả là như việc xử lý ướt. Liên
quan đến nhiệt độ, các quy trình được mô tả như mesophyllic (hoạt động giữa 30 và 40
độ C) hay thermophyllic (hoạt động giữa 50 và 65 độ C) . Các vi sinh vật kỵ khí khác
nhau có tỷ lệ tăng trưởng tối ưu trong những phạm vi nhiệt độ này (Archer và Kirsop,
1990). Tương phản với xử lý hiếu khí (ủ phân), quy trình ủ biogas chỉ tỏa nhiệt nhẹ
nhàng. Vì vậy hơi nóng cần được cung cấp để duy trì nhiệt độ của quy trình, nhất là cho
các quy trình thermophyllic. Lợi ích của nhiệt độ cao hơn, mặt khác, là những phản ứng
sẽ xảy ra ở tốc độ nhanh hơn, vì vậy thời gian sẽ ngắn hơn trong thùng chứa phản ứng.
Việc xử lý kỵ khí ‘ướt’. Dưới hình thức đơn giản nhất của nó, quy trình này bao gồm một
công đoạn đơn giản là ủ mesophyllic được trộn lẫn hoàn toàn, hoạt động tại một tổng chất
rắn được chứa khoảng 3 – 8% (De Baere et al., 1987). Để sản xuất mức độ pha loãng này,
nhiều nước phải được thêm vào (và làm nóng), và sau đó được lấy ra sau quy trình xử lý.

164 http://www.ebook.edu.vn
Phương pháp này được dùng đều đặn để làm phân hủy cặn rác cống và chất thải súc vật,
nhưng cũng đã được dùng để xử lý chất thải gia đình ở Ý và Đức. Trong thời gian giữ lại
12 – 30 ngày, các chất hữu cơ được phân hủy thành một loạt các bước mà trước tiên thủy
phân chúng thành những chất dễ tan hơn, sau đó phân hủy những chất này thành những
acid hữu cơ sợi ngắn trước khi biến chúng thành khí methane và CO2 (Đồ thị 9.5)
Tuy nhiên, quy trình ướt có thể trải qua nhiều vấn đề thực tế như là việc hình thành
một lớp váng cứng trong thùng chứa, và khó khăn trong việc giữ các chất hoàn toàn được
trộn lẫn. Một vấn đề cơ bản, là các phản ứng khác nhau trong quy trình không thể được
tối ưu hóa riêng lẽ. Những vi sinh vật ăn acid sẽ làm giảm độ pH của hỗn hợp phản ứng,
trong khi methanogens, được sinh ra chậm rãi, có độ pH tối ưu 7,0. Vấn đề này đã được
giải quyết bằng việc phát triển quy trình 2 giai đoạn. Sự thủy phân và acid hóa được thúc
đẩy trong thùng chứa thứ nhất, được giữ với một pH là 6,0. Methanogenesis xảy ra ở
thùng chứa thứ hai, hoạt động với một độ pH từ 7,5 – 8,2. các biến số của quy trình tiêu
hóa ướt (mesophyllic) 2 giai đoạn đã được phát triển và thực hiện ở Đức. Toàn quy trình
có thể được hoạt động với một thời gian là 5 – 8 ngày (De Baere et al., 1987).
Việc làm tiêu hóa kỵ khí ‘khô’. Nhiều quy trình đã được triển khai xử lý các chất thải hữu
cơ bán-rắn (trên 25% tổng chất rắn) để sản xuất biogas trong một giai đoạn đơn. Những
quy trình có thể là mesophyllic hay thermophyllic, và có thể dùng chất hữu cơ từ chất thải
lẫn lộn như là CTRĐT, hay rác sinh học được tách rời. Quy trình lên men khô có nghĩa là
ít nước xử lý được thêm vào (hay làm nóng). Không cần có thiết bị trộn và không có vấn
đề hình thành váng vì trạng thái cứng tương đối của các chất chứa trong thùng. Quy trình
kỵ khí này thường từ 12 – 18 ngày, theo sau là nhiều ngày trong giai đoạn sau- xử lý để
ổn định và chín (hoai) của chất bã (Baere et al., 1987).
Việc chín (hoai) và lọc. Các chất bã của cả hai quy trình ủ bio gas ‘ướt’ và ‘khô’ đòi hỏi
xử lý thêm trước khi chúng có thể được dùng như phân sinh học. Chúng chứa nhiều
nước; ngay cả chất bã của quy trình khô chứa 65% nước, so sánh với mức nước mà người
Đức đề nghị cho phân sinh học là 35% và 45% đối với phân sinh học đóng bao và phân
sinh học rời (ORCA, 1992b). Nước dư có thể được tách ra bởi việc lọc hay ép để sản xuất
ra chất bã hình bánh; việc sấy khô thêm có thể thực hiện bằng dùng hơi nóng chất thải từ
máy khí nếu biogas được đốt tại chỗ để sản xuất điện (De Baere et al., 1987). Một số

165 http://www.ebook.edu.vn
nước thải có thể được dùng trở lại để điều chỉnh lượng nước trong đầu vào thùng chứa,
phần còn lại là nước thải đòi hỏi xử lý trước khi thải ra ngoài.
Chất bả được xử lý, trước tiên kỵ khí, cũng sẽ còn chứa nhiều acid hữu cơ dễ bay hơi
và chất hữu cơ đã giảm. Chất này cần được làm hoai bằng khí để oxy hóa và ổn định các
hợp chất này, trong một quy trình giống việc làm hoai các phân sinh học hiếu khí, trước
khi bán ra dưới dạng phân sinh học, hay loại bỏ như chất bã.

7.5 Các thị trường phân sinh học.


Đó là sự xem xét thị trường đầu ra cho phân sinh học. Do đó nhiều nỗ lực đã được đưa
vào định nghĩa và việc phát triển các thị trường phân sinh học từ rác ở cả Châu Âu và Mỹ
bởi những tổ chức như Hội phân sinh học và Cải tạo Hữu Cơ (ORCA) và Ủy Ban xử lý vi
sinh chất thải rắn (SWCC).
Phân sinh học có thể hoàn thành một hay nhiều hơn trong 4 chức năng cơ bản sau:
1. Điều hòa hay cải thiện đất: Bằng việc thêm chất hữu cơ vào đất, phân sinh học sẽ
cải thiện cơ cấu đất và thay thế các chất hữu cơ bị mất đi trong canh tác tập trung
2. Phân sinh học đất: Giá trị thật của phân sinh học như là một phân bón sẽ tùy
thuộc các chất dinh dưỡng chứa trong nó nói chung và nitrate và phosphate nói
riêng. Thông thường hàm lượng các chất này thấp hơn so với phân bón vô cơ, và
bởi vì những chất dinh dưỡng này bị giới hạn so với các chất hữu cơ, việc phóng
thích sẽ chậm và được duy trì. Đây là một thuận lợi đang trở thành quan trọng hơn
trong các nước như Đan Mạch, Bỉ, Hòa Lan và Đức ở đó giới hạn chế độ nghiêm
ngặt về việc sử dụng nitrate đang được thực hiện để giảm sự phát tán ammoniac
và có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm (ORCA, 1992a).
3. Lớp bảo vệ: Phân sinh học có thể được phủ lên mặt đất để giảm việc bốc hơi
nước và phát triển cỏ dại.
4. Thay thế than bùn: Việc sử dụng than bùn đang gặp phải sự phản đối của công
chúng, được xem là khai thác tài nguyên thiên không thay thế được. Ở cả Anh và
Đức, một vài khu vực thương mại đã định rõ không được dùng than bùn trong các
sản phẩm trồng trọt. Trong khi việc sử dụng phân sinh học từ rác thay vì than bùn
có thể được giới hạn trong kỹ nghệ trồng cây trong chậu vì những qui định
nghiêm ngặt về vệ sinh thực vật ở Châu Âu, để kiểm soát sự lan truyền bệnh thực

166 http://www.ebook.edu.vn
vật, ở đó xuất hiện một thị trường của chất thay thế than bùn trong hoạt động làm
vườn và các khu vực làm vườn hoa và công viên (ORCA,1992a)
Nhiều quy trình sản xuất nhiều hơn một loại phân sinh học (ví dụ thô và mịn) tại giai
đoạn lọc cuối cùng. Bước tiếp thị cần thiết để làm sản phẩm này phù hợp với các đòi hỏi
của thị trường. Trong vài trường hợp, các thị trường mới có thể cần được phát triển; thí
dụ, ở nơi các nhà máy ủ phân sản xuất bằng quy trình lumbricomposting. Tiềm năng thị
trường có thể được đánh giá bởi việc xem xét việc sử dụng phân sinh học cả hiện tại và
tiềm năng trong tương lai.
Các khảo sát về tiêu thụ phân sinh học hiện nay cho thấy rằng, ở Thụy Sĩ, cứ 100.000
tấn phân sinh học sản xuất mỗi năm, có 46% được dùng trong nông nghiệp và vườn nho,
30% được dùng trong làm vườn và vườn ươm cây, 13% trong làm vườn giải trí và 11%
trong tái trồng trọt (Schleiss, 1990). Một phân tích chi tiết hơn việc sử dụng của người
Đức được trình bày trong Bảng 9.6. Nhiều đánh giá được thực hiện bởi thị trường tiềm
năng đề nghị rằng có tiềm năng lớn để gia tăng mức độ sử dụng này. ORCA đã làm một
nghiên cứu thị trường ở Đức, và kết luận rằng tiềm năng nhu cầu phân sinh học vượt quá
khả năng cung cấp, ngay cả khi tất cả rác thải hữu cơ đều được xử lý sinh học (Bảng 7.7)
(ORCA, 1992a). Những khảo sát khác đã báo cáo cùng kết quả, với những thị trường lớn
chưa khai thác cho phân sinh học trong nhiều vùng, nhưng đặc biệt là trong nông nghiệp
(Fricke and Vogtmann,1992). Sự xâm nhập vào những vùng thị trường mới này sẽ tùy
thuộc vào việc tiếp thị hiệu quả phân sinh học. Cần nhấn mạnh chất lượng phân sinh học,
rằng nó an toàn và phù hợp, dể sử dụng, và cho những lợi ích rõ ràng so sánh với những
sản phẩm cạnh tranh với một chi phí chấp nhận được (ORCA, 1992a). Trong khi chúng là
những tiền điều kiện chung, có nhiều nhu cầu khác về chất lượng phân sinh học, đặc biệt
sự khác biệt giữa các công dụng phân sinh học khác nhau (Bảng 7.8)
Sự thất bại để có được sự chấp nhận rộng rãi của phân sinh học, nhất là trong khu vực
nông nghiệp đến từ những quan ngại về tính an toàn và chất lượng của nó. Việc không
thể phân loại hiệu quả tại các nhà máy các chất gây ô nhiễm (ví dụ phim nhựa) sẽ làm
phân sinh học bị xem là sản phẩm kém chất lượng. Nghĩa rộng của rác thải cũng đưa ra
những quan ngại về tính an toàn, nhất là sự hiện diện của nguồn bệnh, mặc dù những vi
khuẩn này phải được tiêu hủy trong quy trình xử lý sinh học. Gần đây hơn, mức độ kim
loại nặng trong phân sinh học từ rác cũng được lưu tâm. Các hàm lượng kim loại nặng

167 http://www.ebook.edu.vn
cao trong vài phần của rác gia đình có thể dẫn đến sự ô nhiễm của phân sinh học sau
cùng, nếu thực hiện xử lý sinh học rác lẫn lộn. Điều cần là, nếu phân sinh học từ rác được
trở nên chấp nhận và sử dụng rộng rãi hơn, và (a) các tiêu chuẩn chất lượng được chấp
nhận rộng rãi có thể bảo đảm một lần nữa với những nhà sử dụng tiềm năng rằng phân
sinh học thì an toàn và phù hợp để dùng, nhất là với việc tái sử dụng và (b) những nghiên
cứu tăng trưởng cây trồng cho thấy một lợi ích thương mại từ việc áp dụng phân sinh học
hay các sản phẩm từ phân sinh học.

7.6 Các tiêu chuẩn phân sinh học.


Sự phát triển thị trường phân sinh học sẽ được thực hiện dễ dàng bởi việc áp dụng các
tiêu chuẩn chất lượng nhất quán khắp Châu Âu, nhưng những tiêu chuẩn hiện tại thay đổi
lớn trong các quốc gia cả trong phương pháp và chi tiết. ORCA đã phát hành mới đây
một bản xem xét lại các tiêu chuẩn ở 12 nước Châu Âu (ORCA, 1992a). Trong số này, 9
nước (Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan và Thụy Sĩ) đã thực hiện hay đề nghị
các tiêu chuẩn; Thụy điển và Anh đang trong quá trình soạn thảo tiêu chuẩn trong khi
Tây Ban Nha dùng các tiêu chuẩn liên hệ với phân bón. Trong các nước như Đức, những
tiêu chuẩn này có hình thức các tiêu chuẩn tiếp thị, trong khi ở các nước khác chúng thật
sự bao gồm một tiêu chuẩn được định nghĩa theo luật pháp (Bảng 7.9)
Mục tiêu của các tiêu chuẩn là để bảo vệ đất khỏi ô nhiễm và bảo đảm các phân sinh
học được bán phù hợp để dùng. Tuy nhiên, vì có nhiều công dụng của phân sinh học, các
tiêu chuẩn chất lượng phân sinh học khác nhau cần được áp dụng cho từng loại riêng.
Nhiều nước, như Hà lan và Áo, định nghĩa nhiều cấp cho phân sinh học dựa vào các mức
độ tối đa khác nhau của các chất gây ô nhiễm cho từng loại (Bảng 7.10). Bỉ cũng chỉ rõ
những cấp nào có thể được dùng cho các áp dụng khác nhau cho các mùa vụ cây lương
thực hay cỏ cho gia súc.
Hầu hết các tiêu chuẩn liên quan đến lý và hóa tính của phân sinh học. Thông thường,
người ta nhấn mạnh đến những gì không nên có trong phân sinh học (chất gây ô nhiễm)
hơn là những gì nên có trong phân sinh học (chất dinh dưỡng). Các mức độ kim loại nặng
trong một khảo sát kỹ lưỡng (bảng 7.10) chứng minh các mức độ giới hạn khác nhau lớn
giữa các quốc gia. Với một phạm vĩ lớn hơn, điều này phản ánh các khác biệt trong việc
giải thích các dữ liệu khoa học có sẵn trên các mức độ kim loại nặng và có thể hình thành
rủi ro về môi trường hay sức khỏe. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác của tính hay thay

168 http://www.ebook.edu.vn
đổi là công dụng mà phân bón có thể được áp dụng. Nhiều giới hạn kim loại nặng được
hạn chế nhiều nhất đề cập đến những phân sinh học mà có thể được áp dụng tự do; một
vài tiêu chuẩn thoải mái hơn được bổ xung bằng việc hạn chế mức độ hay thời gian sử
dụng của chúng, chu kỳ áp dụng, áp dụng trong thời tiết ẩm ướt, loại đất hay tính gần các
nhà máy cung cấp nước (ORCA, 1992a). Các mức độ đo được với các chất gây ô nhiễm
như các kim loại nặng cũng sẽ tùy thuộc vào các phương pháp phân tích được dùng.
Trong khi hầu hết các tiêu chuẩn quốc gia bao gồm chi tiết của các phương pháp phân
tích được yêu cầu, một vài nước như Thụy Sĩ thì không. Rõ ràng là việc thiếu tính đồng
bộ này chỉ có thể cản trở việc phát triển của các thị trường tự do phân sinh học trong khắp
Châu Âu.
Không phải tất cả hệ thống tiêu chuẩn dùng cùng phương pháp cơ bản. Khi chất
lượng của một phân sinh học được xác định rộng rãi bởi nguyên liệu đưa vào và phương
pháp xử lý, vài tiêu chuẩn đặt chỉ tiêu cho những tiêu chuẩn này hơn là chất lượng của
chính phân sinh học có được. Các chỉ tiêu cho vài phân sinh học chất lượng cao định rõ
rằng rác thải gia đình không được phân loại không thể được dùng như nguyên liệu. Các
tiêu chí cho các phương pháp xử lý phân sinh học được dùng phổ biến để xác định tính an
toàn đối với vi khuẩn. Nhiều tiêu chí bao gồm cả nhiệt độ phải đạt được và thời hạn để
hủy các nguồn bệnh trong việc ủ phân hiếu khí.
Các tiêu chuẩn phân sinh học của Pháp dùng một phương pháp khác. Thay vì đặt chỉ
tiêu trong phạm vi các điều kiện ủ phân được xem là an toàn và phù hợp để dùng, các chỉ
tiêu phản ánh năng lực kỹ thuật của các nhà máy. Trong trường hợp này, vài nhà máy sẽ
có khả năng đáp ứng những đòi hỏi này, nhưng ở nơi khác vấn đề của phân sinh học
không đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng phổ biến hơn. Lấy thí dụ của 27 nhà máy ủ phân
sinh học ở Đức, ORCA (1991a), tính toán rằng đầu ra của 25% của chúng sẽ không đáp
ứng các yêu cầu chất lượng của Đức, và hầu hết 70% sẽ không đáp ứng các giới hạn
nghiêm ngặt hơn của Hà Lan.
Kết luận, các chỉ tiêu cần để bảo đảm rằng các phân sinh học được bán ra thị trường
thì phù hợp và an toàn để sử dụng, nhưng những chỉ tiêu này không được đặt ra đồng bộ
cho cả Châu Âu trên cơ sở các dữ liệu khoa học tốt, xem xét tất cả lãnh vực sử dụng.
Những tiêu chuẩn này sẽ định nghĩa chất lượng và số lượng của phân sinh học có thể

169 http://www.ebook.edu.vn
được dùng cho các áp dụng khác nhau từ trồng hoa và nông nghiệp đến cải tạo đất hoang
và kiểm soát xói mòn.

170 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 7.1 Phaïm vi cuûa nhöõng nguyeân lieäu ñaàu vaøo trong nhöõng nhaø maùy xöû lyù sinh học
Phaân loïai Ñaëc ñieåm

Raùc hoãn hôïp


CTRÑT Chaát thaûi raén ñoâ thò, chaát thaûi raén ñoâ thò hoãn hôïp ñöôïc thu gom töø
caùc caên hoä, cô sôû thöông maïi vaø vaên phoøng.
Rác gia đình Raùc caên hoä vaø raùc hoãn hôïp chæ ñöôïc thu gom töø caùc caên hoä

Raùc phaân loaïi trung taâm

Buïi mòn töø NLTR Nguyeân lieäu coù theå phaân huûy ñuôïc phaân loaïi cô hoïc töø raùc hoãn
hôïp raùc trong quaù trình saûn xuaát NLTR

Raùc thu gom rieâng bieät


Chaát thaûi aåm Raùc sinh hoaït ñaõ ñöôïc loaïi boû raùc coù theå taùi cheá khoâ
Raùc sinh hoïc thuật ngữ này được sử dụng rộng và không rõ ràng, có phạm vi từ raùc vöôøn,
ñeán raùc rau quaû, traù caây, vöôøn hoaëc caû loại raùc naøy coäng theâm giaáy; ôû ñaây,
noù chæ ñeà caäp ñeán chaát höõu cô ñöôïc thu gom rieâng bieät vaø raùc giaáy khoâng
taùi cheá ñöôïc
VFG Chæ bao goàm rau quaû, traùi caây vaø raùc vöôøn ñöôïc thu gom rieâng bieät
Raùc xanh (GW) Chæ bao goàm raùc vöôøn ñöôïc thu gom rieâng bieät

Baûng 7.2 Chaát löôïng phaân sinh hoïc


Caùc loaïi uû taïo khí gas sinh hoïc
chaát höõu cô coøn môùi rôm raï (sau 6 tuaàn)
(sau 6 tuaàn)
Tæ leä C/N 30 15 12
Nhu caàu oxy tích luyõ 250-300 150-160 50-60
(mg O2/g chaát höõu cô trong
10 ngaøy)

Tieâu dieät maàm beänh (colonies/g


dry wt.)
(Faecal) tröïc khuaån coác 3  10 3 2  10 2 0
(Faecal) khuaån lieân caàu 2  10 5 4  10 4 0
Nguoàn: OWS

171 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 7.3 Nguyeân lieäu chính trong xöû lyù sinh hoïc ôû Chaâu AÂu
Quoác gia Nguyeân lieäu chính
AÙo Raùc sinh hoïc, raùc vöôøn, rau, traùi caây
Bæ CTRÑT, chaát thaûi xanh
Ñan Maïch CTRÑT, chaát thaûi xanh
Phaùp CTRÑT, raùc sinh hoïc, chaát thaûi xanh
Ñöùc Raùc sinh hoïc, chaát thaûi xanh
YÙ CTRÑT
Luùc xem bua CTRÑT, chaát thaûi xanh
Haø Lan raùc vöôøn, rau, traùi caây
Taây ban Nha CTRÑT
Thuïy Ñieån CTRÑT, Raùc sinh hoïc
Thuïy só raùc vöôøn, rau, traùi caây, raùc sinh hoïc, CTRÑT (gia taêng >
1000 taán/ naêm)
Thoã Nhó kì CTRÑT
Nguoàn Thome-Kozmiensky (1991) with additions.

172 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 7,4 Nhöõng nhaø maùy taïo gas sinh hoïc taïi Chaâu AÂu
Quoác gia Khu vöïc Phöông phaùp Nguyeân lieäu chính Coâng suaát
(taán/ naêm)
Bæ Ghent DRANCO thöïc vaät thí nghieäm 1000
Bæ Brecht DRANCO raùc vöôøn, rau, traùi caây, giaáy 15000
Ñan Maïch Helsingor BTA raùc sinh hoïc 20000
Phaàn Lan Vaasa DBA-VABIO raùc sinh hoïc + 14000
raùc coáng
Phaùp Amiens VALORGA CTRÑT 10000
Phaùp La Buisse VALORGA raùc sinh hoïc 16000
Ñöùc Garching BTA thöïc vaät thí nghieäm 1000
Ñöùc Kaufbeuren BTA raùc sinh hoïc 2500
Ñöùc Zobes Zobes raùc sinh hoïc + 10000
noâng nghiệp
Ñöùc Bremen AN-Maschinenfabrik thöïc vaät thí nghieäm
Ñöùc Landkreis AN-Maschinenfabrik raùc sinh hoïc 3500
Oldenburg
YÙ Bellaria Solidigest raùc sinh hoïc + 20000
nöôùc coáng
YÙ Verona Snamprogetti CTRÑT 50000
YÙ Avezzano Snamprogetti nöôùc coáng 10000
YÙ Bellaria ITALBA CTRÑT 30000
Haø Lan Breda Prethane Raùc rau quaû töø chôï 20000

Thuïy só Rumlang Buhler AG raùc sinh hoïc 3500


KOMPOGAS

Baûng 7.5 Caùc loaïi heä thoáng laøm phaân sinh học ôû Ñöùc
Xử lý sinh học bao gồm 54
Môû, khoâng coù maùi 33
Môû moät nöûa hoaëc ñöôïc bao hoaøn toaøn baèng maùi 21
Ñöôïc bao boïc hoaøn toaøn 0
UÛ thaønh töøng ñoáng 5
UÛ trong hoäp 6
UÛ trong thuøng chöùa 1
Heä thoáng thuøng oáng quay 6
Heä thoáng ‘Brikollare’ 1
Nguoàn: Fricke and Vogtmann (1992).
Döõ lieäu taïi thôøi ñieåm 05/1991.

173 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 7.6 Vieäc taän duïng phaân sinh học taïi Ñöùc
töø töø
raùc sinh hoïc raùc xanh
(%) (%)
Laøm vöôøn theo sôû thích 30 25
Ngaønh troàng troït 10 13
ban công viên và nghĩa trang 12 29
Ban đường phố 1 7
Ban cảnh quan 29 13
Ngheà troàng nho 1 1
Noâng nghieäp 10 8
Söû duïng coâng ngheä 2 -
Maøng che phuû baõi raùc 5 4

Toång 100 100


Nguoàn: Fricke and Vogtmann (1992)

Baûng 7.7 Ñaùnh giaù thò tröôøng phaân sinh học tieàm naêng taïi Ñöùc
Khoái löôïng phaân toång hôïp
(trieäu taán/ naêm)
Nguoàn cung caáp tieàm naêng 4.5
Nhu caàu tieàm naêng tieáp tục:
Noâng nghieäp 3.5
Troàng nho 0.75
Đaát neàn vaø ñaát troàng 1.0
Laâm nghieäp 0.25

Toång nhu caàu tieáp tuïc 5.5

Nhu caàu 1 laàn tieàm naêng (trieäu taán)


cảnh quan/khôi phục (nhöõng bang môùi) 3.5
Nguoàn: Orca (1992a) (ñaõ caäp nhaät)

174 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 7.8 Nhöõng yeâu caàu cuûa thò tröôøng cho phaân toång hôïp taïi Phaùp a
Thò tröôøng tieâu thuï Taïp chaát Nguyeân lieäu Nguyeân lieäu Kích thöôùc Ñoä maën Ñoä aåm
(thuûy tinh, nhöïa) thuaàn höõu cô haït
Noâng nghieäp 1 3 2 4 6 5
xxx xxx
Ngheà laøm vöôøn 1 1 3 5 3 6
xxxx xxxx xxx xxx
Saûn xuaát noâng nghieäp 1 2 3 5 4 6
xxxx xxxx xxx xxx
Troàng nho 1 2 2 4 6 5
xxx xxx
Arboiculture 1 2 2 4 6 5
xxx xxx
Noâng traïi naám 2 1 4 5 6 2
xxx xxxx xxx
Nguoàn: ANRED (1990).
a
1 – 6: tieâu chuaån chaát löôïng đi theo chiều xuống theo möùc ñoä quan troïng; xxx/ xxxx, nhaïy caûm/ raát nhaïy caûm cuûa
khaùch haøng ñoái vôùi tieâu chuaån naøy.

Baûng 7.9 Toùm taét tieâu chí qui ñònh trong nhöõng tieâu chuaån taïo phaân sinh học hiện hành
Caùc caáp ñoä Yeâu caàu Giôùi haïn Giôùi haïn Phöông phaùp Quy trình
ñònh nghóa phaùp luaät phaân sinh hoïc xöû lyù kim loaïi naëng ñoái vôùi caùc phaân tích quaûn lyù
tieâu chuaån thaáp nhaát tính naêng khaùc chaát löôïng
thò tröôøng (MS)
AÙo LD 2 Khoâng Coù Coù Coù Coù
Bæ LD 2 Coù Coù Coù Coù Khoâng
Ñan Maïch LD 1 Coù Coù Coù Coù Coù
Phaùp LD vaø MS 4 Coù Coù Coù Coù Coù
Ñöùc 3 MS 1 (ñoái vôùi Khoâng Coù Coù Coù Coù
moãi tieâu chuaån)
Hy Laïp LD 1 Khoâng Khoâng Coù Khoâng Khoâng
YÙ LD 2 Coù Coù Coù Coù Coù
Haø Lan LD 3 Khoâng Coù Khoâng Coù Khoâng
Taây Ban Nha LD 1 Khoâng Coù Coù Coù Khoâng
Thuïy Ñieån Khoâng 0 Khoâng Khoâng Khoâng Khoâng Khoâng
Thuïy só LD 1 Khoâng Coù Khoâng Khoâng Khoâng
Vöông quoác Anh Khoâng 0 Khoâng Khoâng Khoâng Khoâng Khoâng

Nguoàn: ORCA (1992b)

175 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 7.10 Giaù trò giôùi haïn cuûa caùc nhaân toá trong phaân sinh học, trong tieâu chuaån hiện hành (mg/kg vaät lieäu khoâ)

Quoác gia A A A B B DK F D I NL NL E CH
Caáp 1 Caáp 2 Ñaát Ñaát NF RAL Phaân Phaân
noâng nghieäp coâng vieân Urbain sinh hoïc sinh hoïc
(ñeán heát) saïch (ñeán heát)
(1994) (1994)
a
Asen _ _ _ _ _ _ _ 10 25 15 _ _
Bo 100 _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Catmi 4 0.7 1 5 5 1.2 8 2 10 2 1 40 3
c
Croâm 150 70 70 150 200 _ _ 100 _ 200 70 750 150
Coban _ _ _ 10 20 _ _ _ _ _ _ _ 25
Ñoàng 400 70 100 100 500 _ _ 100 600 300 90 1750 150
b
Chì 500 70 150 600 1000 120 800 150 500 200 120 1200 150
Thuûy ngaân 4 0.7 1 5 5 1.2 8 1.5 10 2 0.7 25 3
Molypñen _ _
Keàn 100 42 60 50 100 45 200 50 200 50 20 400 50
Selen _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Keõm 1000 210 400 1000 1500 _ _ 400 2500 900 280 4000 500

Nguoàn: ORCA (1992b).


a
25 ñoái vôùi vöôøn rieâng
b
80 ñoái vôùi vöôøn rieâng
c
500 ñoái vôùi croâm hoaù trò III vaø 100 ñoái vôùi croâm hoaù trò VI

Baûng 7.11 Möùc tieâu thuï naêng löôïng cuûa caùc nhaø maùy phaân sinh học khaùc nhau
Loaïi nhaø maùy Phaïm vi uû uû Loø phaûn öùng xử lý
ôû Ñöùc rôm raï theo hoäp hình truï ngang trong thùng

Naêng suaát (taán/ naêm 10000 13700 6800 18000 35000


Nguoàn raùc a BW BW/ GW BW/ GW WW BW/ GW
Naêng löôïng tieâu thuï 20-50 18 18 50 40
(kW-h
ñieän naêng/ taán)
Nguoàn b 1 2 2 2 6
a
WW, ‘raùc aåm’; BW, ‘raùc sinh hoïc’; GW, ‘raùc xanh’.
b
German Government (1993); 2, Bergmann vaø Lentz (1992).

176 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 7.12 Nhöõng yeâu caàu veà naêng löôïng vaø vieäc phaùt sinh gas cho nhöõng nhaø maùy gas sinh hoïc
Loaïi qui trình Khoâ Khoâ Khoâ Khoâ AÅm AÅm AÅm
1 - giai ñoaïn 1 - giai ñoaïn 1 - giai ñoaïn 1 - giai ñoaïn 1 - giai ñoaïn 2 - giai ñoaïn 2 - giai ñoaïn
Khaû naêng 10000 100000 Pilot Pilot 30000 20000 1000
(taán/ naêm)

a
Nguoàn raùc RSH RGĐ RSH RX CTRĐT+bùn RSH/R ướtRSH/ CTRĐT

Naêng löôïng yeâu caàu/ Total 840 270 MJ El 76 MJ El 144 MJ El 288 MJ El


taán ñaàu vaøo MJ Th Th 263 MJ Th Th 130 MJ Th

Gas sinh hoïc sinh ra 90 100-140 100 50 115 90-150


3
(N m / taán)

Noàng ñoä methane (%) 55 60-65 60-65 54 70-80 60-75

b
Nguoàn 1 2 2,3 2 2 2,4 2
a
BW, ‘raùc sinh hoïc’; HW, ‘raùc caên hoä’, WW, ‘raùc aåm’, MSW ‘chaát thaûi raén ñoâ thò’, VFG ‘raùc vöôøn, raùc rau quaû traùi caây’.
b
1, De Baere (1993); 2, Bergmann and Lentz (1992); 3, Schon (1992); 4, Korz and Frick (1992).
Th = thermal; El = electrical

177 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 7.13 Thaønh phaàn khí gas sinh hoïc
Nguoàn Khí gas sinh hoïc Khí gas sinh hoïc Khí gas sinh hoïc
sau khi ñoát
Lentz et al. (1992) BTA (1992) IFEU (1992)

% Theå tích
CO2 26.8% 45%
CH4 71.4% 54%
N2 1.4%
O2 0.3%

mg/ m 3
NOX 100
SOX 25
sum chlorine 0.6 0.9 11
sum fluorine 0.1 0.021
HCl
HF
H2 S 700 420 0.33
Toång HC < 1.5 0.023
HC nhieãm Clo < 1.5 7.3 E - 3
Dioxins/furans (TEQ) 1.0 E - 7
Ammonia
Asen
Catmi 9.4 E - 6
Croâm 1.1 E - 6
Ñoàng
Chì 8.5 E - 6
Thuûy ngaân 6.9 E - 8
Keàn
Keõm 1.3 E - 4

178 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 7.14 Nhöõng tính naêng vaät lyù vaø ñoä dinh döôõng cuûa caây cuûa caùc loaïi phaân sinh học ñöôïc saûn
xuaát töø quaù trình xöû lyù hiếu khí
Phaân raùc sinh hoïc Phaân SH Phaân SH Toång löôïng
a
sinh hoïc vôùi raùc giaáy töø raùc xanh töø raùc aåm phaân sinh hoïc

H2O% khoái löôïng aåm. 37.7 45.0 34.8 44.2 35.6


Giaù trò pH 7.6 7.5 7.6 7.5 7.3
Muoái (g/ l khoái löôïng aåm.) 3.9 3.6 2.3 5.8 7.3
OS (% khoái löôïng khoâ) 33.3 42.0 32.5 55.4 39.7
Tæ leä C/ N 17.0 21.8 20.0 18.8 17.8
Toång N (% khoái löôïng khoâ) 1.2 1.1 0.8 1.7 1.1
P2O5 (% dry wt.) 0.6 0.6 0.4 0.9 0.9
K2O (% dry wt.) 1.0 0.9 0.8 1.2 0.6
MgO (% dry wt.) 0.8 0.8 0.6 2.0 0.7
Cao (% dry wt.) 4.0 4.1 3.0 10.0 4.9
Nguoàn: Fricke and Vogtmann (1992).
a
Tæ leä coøn laïi sau khi raùc khoâ ñöôïc thu gom rieâng bieät (vd: chaát taùi sinh nhö thuûy tinh, giaáy, kim loaïi,
goã, ....).

179 http://www.ebook.edu.vn
7.7 Các tác động môi trường: phân tích đầu vào và đầu ra.
7.7.1Định nghĩa các ranh giới hệ thống
Các ranh giới hệ thống để xử lý sinh học được định nghĩa ở đây là những ranh giới vật lý
của nhà máy. Như vậy, cả việc xử lý trước phân loại và quy trình sinh học được bao gồm
(Đồ thị 7.1). Các nguyên liệu đi vào hệ thống là rác thải và đi ra là phân sinh học, các
nguyên liệu thứ cấp được phục hồi, các chất bã (từ phân loại và ủ phân) hay là sự phát tán
khí hay nước (Đồ thị 7.6 và 7.7). Năng lượng đi vào hệ thống là điện năng từ hệ thống
quốc gia hay là nhiên liệu (như dầu cặn). Trong trường hợp ủ khí sinh học, năng lượng
phục hồi như biogas được tiêu thụ tại chỗ để xử lý đốt nóng, và phần còn lại của biogas
được đốt tại chỗ trong một máy phát điện chạy bằng gas để sản xuất điện. Một số được
dùng tại chỗ, nhưng phần còn lại được xuất khẩu như điện năng.
7.7.2 Đầu vào
Rác đưa vào. Nguyên liệu đưa vào để xử lý sinh học có thể do bởi ít nhất 3 nguồn khác
nhau: các chất hữu cơ/giấy được thu gom riêng lẽ, những chất dễ thối rữa được tách bằng
máy từ một quy trình NLTR hay CTRĐT lẫn lộn và không phân loại (Đồ thị 7.1)
Khuynh hướng hiện nay ở Châu Âu là nhắm đến việc thu gom tách riêng các chất hữu
cơ từ gia đình. Thành phần đúng của nguyên liệu đưa vào này sẽ thay đổi tùy theo định
nghĩa ‘rác xanh’ hay ‘rác sinh học’ được dùng bởi chương trình thu gom (xem Chương 6
đề cập đến các chương trình thu gom khác nhau), nhưng sẽ bao gồm chung rác nhà bếp
và vườn, trong nhiều trường hợp thêm giấy bẩn không tái chế được và các sản phẩm giấy.
Ngay cả trong những nguyên liệu đưa vào được định nghĩa hẹp cũng sẽ luôn có một mức
độ nguyên liệu gây hại, đòi hỏi một giai đoạn phân loại trước. Những chất gây hại như
thế là (a) các túi dùng (thường là nhựa) dể chứa các chất hữu cơ, (b) các chất khác hình
thành một phần nhỏ các chất hữu cơ khác, (c) các chất bao gồm trong rác sinh học bởi sơ
suất. Cũng có vài chất hữu cơ không phù hợp để xử lý sinh học, như rác thải từ vườn
rừng. Đầu vào rác lẫn lộn, như CTRĐT, sẽ cần phân loại trước.
Tiêu thụ năng lượng: sự tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn tiền xử lý phụ thuộc vào tính
chất rác được sử dụng. rác hỗn hợp như là CTRĐT cần phải phân loại theo từng tấn
nguyên liệu đầu vào, với những yêu cầu năng lượng hơn là các nguyên liệu đầu vào giới
hạn hoặc là rác đã được phân loại cơ học như một phần của quy trình RDF không kể đến

180 http://www.ebook.edu.vn
phương pháp xử lý theo sau. Sự tiêu thụ năng lượng của quy trình xử lý sinh học phụ
thuộc vào công nghệ được sử dụng.
Tạo phân sinh học sẽ có một mức tiêu thụ năng lượng rộng, tiêu thụ năng lượng trong chu
trình và không sản sinh ra năng lượng có thể sử dụng được. chính phủ Đức 1993 đã công
bố mức tiêu thụ năng lượng tiêu biểu từ 20 – 50 kw/ giờ. Mỗi tấn rác đầu vào đối với nhà
máy có khả năng xử lý 10000 tấn rác sinh học mỗi năm, số liệu hiện có về tiêu thụ năng
lượng đối với các phương pháp khác nhau được trình bày trong bảng 7.11. sự khác biệt
này thể hiện các nguồn rác đầu vào khác nhau, kích cỡ của nhà máy khác nhau cũng như
tính chất của phân sinh học được sản xuất.
Tạo khí biogas: liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng trong quy trình và việc tạo ra năng
lượng có ích, khí biogas. Bởi vì một số khí biogas có thể được đốt để cung cấp nhiệt
lượng cho quy trình xử lý và một số có thể được đốt để tạo ra điện, nhu cầu năng lượng
cho quy trình có thể đáp ứng bởi khí biogas được sản xuất. lựơng khí biogas còn lại có
thể được xuất xưởng như nguyên liệu hoặc được đốt tại chỗ để cung cấp nhiệt lượng hoặc
để phát điện.
Nhu cầu năng lượng đĩện để sản xuất khí biogas là 50 và 54kw/giờ đối với mỗi tấn
nguyên liệu đầu vào cho hai quy trình khác nhau, điều này thể hiện 32 -35% tổng lượng
điện sản xuất tại nhà máy. Nhiệt năng cũng cần thiết cho quy trình nhưng năng lượng này
có thể thu được bằng cách sử dụng nguồn nhiệt còn lại sau khi tạo ra điện hoặc đốt một
phần khí biogas. Do đó, không cần phải cung cấp năng lượng thêm từ bên ngoài vào cho
quy trình này.
7.7.3. Đầu ra
Nguyên liệu thứ cấp từ tiền phân loại. Số lượng nguyên liệu thứ cấp được tạo ra từ một
nhà máy sản xuất phân sinh học phụ thuộc vào thành phần của dòng rác đầu vào và thiết
bị tiền xử lý được lắp đặt. Đầu vào như là rác sinh học hoặc là rau, trái cây, rác vườn
chứa đựng một mức độ ô nhiễm nhưng nguyên liệu này không thích hợp cho việc phục
hồi giá trị. Dòng rác đầu vào hỗn hợp (CTRĐT hoặc là rác sinh hoạt) sẽ chứa đựng thủy
tinh, nhựa, kim loại đáng kể mà có thể được phục hồi công dụng như là những nguyên
liệu thứ cấp, nhưng mức độ nhiễm bẩn có khả năng cao và chất lượng của nguyên liệu
phục hồi có thể thấp hơn nguyên liệu được phân lọai tại nguồn có thể tái chế. Việc phục
hồi rác có thể tái chế từ nguồn đầu vào đòi hỏi công cụ phân loại thích hợp hoặc phân

181 http://www.ebook.edu.vn
loại bằng tay. Trong hầu hết các trường hợp, người ta sử dụng phân loại bằng điện từ có
thể phân loại đến 90% nguyên liêu đầu vào.
Biogas – năng lượng: lượng biogas được sản xuất trong quá trình xử lý yếm khí phụ
thuộc vào chất lượng rác hữu cơ đầu vào cũng như quy trình được sử dụng. Việc tạo khí
biogas từ rác hữu cơ công nghiệp, từ rau cho đến chất thải trong các ngành công nghiệp
sữa, rượu bia tạo ra 200 – 600N m3 mỗi tấn rác đầu vào ( trọng lượng khô) (Bundesamtes
fur Energiewirtschaft, 1991). Khí biogas từ rác sinh hoạt thường được thể hiện theo đơn
vị tấn.
Các số liệu về mức sản xuất đối với các quy trình khác nhau thể hiện khối lượng rác hữu
cơ được phân huỷ khác nhau. Quy trình hai giai đoạn phức tạp sẽ chuyển đổi rác hữu cơ
thành khí biogas hiệu quả hơn ( khoảng 60 – 75% theo trọng lượng khô) so với quy trình
một giai đoạn ( khoảng 45% theo trọng lượng khô) cho tỷ lệ sản lượng tiêu biểu là 115 và
75 m3 rác sinh học (Korz và Frick, 1993). Thành phần khí biogas, đặc biệt là methane,
cũng thay đổi tùy loại qui trình (bảng 7.12). Lượng khí methane cũng thay đổi từ 50-
75%, phần còn lại của khí biogas chứa đựng CO2 và vài thành phần khác.
Các số liệu của Schneider (1992) và Schon (1992) về hoạt động thật của nhà máy cho
biết tổng lượng điện phát ra là 140kW/giờ/tấn và 169kW/giờ/tấn rác xử lý.
Phân sinh học: số lượng và chất lượng của phân sinh học không hoàn toàn độc lập. Sản
phẩm càng đạt chất lượng thì số lượng sau cùng càng nhỏ (nghĩa là sẽ tạo nhiều rác sau
cùng hơn). Trong nhiều trường hợp, có nhiều mức độ phân sinh học khác nhau được sản
xuất, vấn đề là có tìm được thị trường cho những sản phẩm này không?. Nói một cách
đơn giản, nếu không có thị trường cho phân sinh học, không cần nói đến chất lượng,
những sản phẩm phân sinh học đó đó sẽ chỉ là rác sau cùng.
Số lượng phân sinh học: đối với việc sản xuất ra phân sinh học, số lượng sau cùng được
sản xuất là vào khoảng 50% của đầu vào rác hữu cơ (bao gồm rác giấy) (ORCA, 1992).
Phần 50% còn lại bị mất đi do sự bay hơi và trao đổi khí. Đối với việc tạo khí biogas, số
lượng của nguyên liệu giống như phân sinh học sẽ phụ thuộc vào mức độ rác hữu cơ
đuợc chuyển thành khí biogas. Sản lượng có thể đạt đến 33% theo trọng lượng của đầu
vào của một nhà máy (tương đương với 41% đầu vào của lò xử lý sau khi tiền phân loại).
(De baere, 1993). Trái lại, qui trình ẩm hai giai đoạn tạo ra nhiều khí biogas hơn với

182 http://www.ebook.edu.vn
lượng methane nhiều hơn so với qui trình xử lý khô, để lại khoảng 20% đầu vào (khoảng
22% đầu vào của lò xử lý phân sinh học) làm rác sau cùng. (hình 7.10).
Chất lượng phân sinh học. đây là yếu tố chính yếu quyết định xem đầu ra của qui trình
xử lý sinh học sẽ là sản phẩm có giá trị hay chỉ tạo rác sau cùng. Sản phẩm chỉ có giá trị
khi có thị trường, do đó cần phát triển thị trường cho các loại phân sinh học khác nhau.
Các nhà sản xuất sẽ xem xét sản xuất ra số lượng lớn các phân sinh học chất lượng thấp
hay chỉ số lượng ít phân sinh học cao cấp.
Chất lượng phân sinh học tùy thuộc vào loại rác, công nghệ và mức độ kiểm soát qui
trình. Các đặc điểm lý tính, tính chất của rác hữu cơ và hàm lượng kim loại nặng của
nhiều loại phân sinh học được trình bày trong bảng 7.14 và 7.15. Có thể thấy rằng sự
khác biệt lớn nhất là ở lượng kim loại nặng. Rác càng trộn lẫn thì lượng kim loại nặng
càng cao trong phân sinh học. Ở Đức, rác được làm thành phân trong quá trình tạo biogas
không được tiếp thị như phân sinh học (Chính phủ Đức, 1993) và cần phải được bỏ đi.
Rác sau cùng (restwaste)
Phân loại rác sau cùng. Bao gồm hai loại nguyên liệu: nguyên liệu không phân hủy hay
nguyên liệu trong rác hỗn hợp không được phục hồi như nguyên liệu thứ cấp và nguyên
liệu có thể phân hủy (chất hữu cơ và giấy) hoặc là không thích hợp xử lý sinh học hoặc bị
lấy ra cùng với các nguyên liệu vô dụng khác. Nếu đầu vào là rác hữu cơ được phân loại
tại nguồn, mức độ không thích hợp là khoảng 5%. Nếu rác là hỗn hợp như là CTRĐT thì
tỉ lệ rác sau cùng sẽ cao hơn.
Rác sau cùng của làm phân sinh học. thể hiện đầu ra sau xử lý sinh học nhưng không
được tiếp thị. Số lượng sẽ từ 0, nếu tìm được công dụng cho phân sinh học, đến 100%
của đầu ra nếu tìm không ra thị trường.
Khí thải. phần lớn khí thải từ qui trình xử lý sinh học sẽ là CO2. trong qui trình hiếu khí,
nguyên liệu hữu cơ bị bẻ gảy thành CO2 và nước. Trong qui trình yếm khí, biogas chứa
methane và CO2 được sinh ra mà nếu đốt methane sẽ tạo ra CO2 . Lượng phát thải theo
tấn đầu vào phụ thuộc vào độ ẩm của nguyên liệu đầu vào. Mức độ phụ thuộc vào tỉ lệ
giữa giấy và chất hữu cơ. Đối với việc tạo ra phân rác sinh học, mất trọng lượng khô
trong quá trình là 40%, khoảng 200kg/tấn rác ẩm đầu vào. Giả sử tất cả các nguyên liệu
hữu cơ đều là cellulo, 44% lượng CO2 , xử lý sinh học sẽ tạo ra 323kg CO2 /tấn rác hữu
cơ ẩm.

183 http://www.ebook.edu.vn
Đối với việc tạo biogas, việc mất khối lượng khô thay đổi tùy theo qui trình xử lý và các
báo cáo đưa ra các số liệu biến động từ 45%-70%. Giả sử mất đi khối lượng khô 55% sẽ
có nghĩa 275kg nguyên liệu hữu cơ được chuyển thành gas. Nếu tất cả được chuyển
thành CO2, tổng số rác hữu cơ mất đi khoảng 444kg/tấn rác đầu vào. Với thành phần
biogas trong bảng 7.13, việc đốt cháy sẽ chuyển đổi methane thành CO2 và nước trong
phản ứng sau:
CH4 + 2O2 = CO2 + H2O
Việc đốt biogas hoàn toàn sẽ sinh ra 0,982 N m3 của CO2 /mỗi m3 biogas được đốt cháy,
tương đương 1,93kg CO2 . Như vậy nếu công xuất khoảng 100 N m3 biogas/tấn nguyên
liệu hữu cơ đầu vào, sẽ cho ra 193kg CO2 /tấn đầu vào. Trong quá trình này, nguyên liệu
cần được thông khí và đun nóng, với hoạt động đáng kể của vi khuẩn hiếu khí, qua đó
CO2 được giải phóng nhiều hơn.
Nước thải. nước thải từ qui trình thay đổi về số lượng và thành phần phụ thuộc vào qui
trình sử dụng và nguyên liệu đầu vào. Trong sản xuất phân sinh học, sẽ xảy ra sự bốc hơi
nhiều trong quá trình, nếu có thu hồi lượng nước thải này thì sẽ được đưa trở lại vào
nguyên liệu để duy trì độ ẩm cao. Nếu rác giấy được bao gồm trong thành phần, nó sẽ
thấm nhiều nước, và do đó sẽ không có hoặc có ít nước rác rỉ ra. (bảng 7.17).
Trong quá trình tạo biogas, nước được tạo ra khi các nguyên liệu được ép và lọc, nhất là
trong qui trình ẩm. Một phần lượng nước này sẽ được đưa trở lại để điều chỉnh lượng
nước trong nguyên liệu đầu vào, phần còn lại cần xử lý trước khi thải ra. Số lượng và
thành phần tiêu biểu của nước thải tạo ra trong hai qui trình tạo phân sinh học và biogas
trình bày trong bảng 7.18.
Các vấn đề khác.
Sử dụng đất. bảng 7.19 so sánh sử dụng đất giữa hai qui trình sản xuất phân sinh học và
biogas. Có thể thấy nhìn chung qui trình sản xuất phân sinh học (composting) sẽ chiếm
diện tích đất nhiều hơn vì đây là qui trình cấu trúc theo chiều ngang trong khi qui trình
biogas theo chiều thẳng đứng. Cũng thế, trong qui trình composting, tỉ lệ sản phẩm đầu ra
cao hơn, cần không gian để xử lý (maturing).

7.8 Chi phí kinh tế.


Số liệu về chi phí kinh tế trong xử lý sinh học không được trình bày nhất quán, vì thế khó
thực hiện so sánh. Trong nhiều trường hợp, xử lý sinh học được xem như giải pháp xử lý

184 http://www.ebook.edu.vn
cuối cùng, và kết quả là chi phí không được xem trọng và thường được tính gộp chung.
Chi phí này bao gồm việc bán các nguyên liệu phục hồi, phân sinh học, năng lượng từ qui
trình biogas, chi phí thải bỏ, như là đốt hay chôn lấp sau cùng. Vấn đề về kiểm toán sẽ là
chi phí xử lý sinh học sẽ thay đổi với giá thành của năng lượng, phân sinh học, nguyên
liệu phục hồi, và chi phí chôn lấp. thay vào đó, số liệu về chi phí của qui trình này có thể
liên quan tự nó đến xử lý sinh học. Như vậy sẽ tốt hơn khi mô hình hóa về kinh tế của
toàn hệ thống quản lý chất thải rắn vì nó độc lập với chi phí của các phần khác trong hệ
thống, nhưng số liệu của qui trình này không dễ thu thập.

185 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 7.15 Khoái löôïng kim loaïi naëng cuûa caùc loaïi phaân sinh học ñöôïc saûn xuaát töø quaù trình hiếu khí (mg/ kg khoái löôïng
khoâ)
Nguyeân toá Phaân Phaân Phaân Phaân Toång löôïng Giôùi haïn
töø raùc sinh hoïc töø raùc sinh hoïc töø raùc xanh töø raùc aåm phaân SH BGGK a
vaø giaáy

Döïa treân vaät lieäu nhö ñaõ saûn xuaát


Pb 77.6 78.6 60.8 449 513
Cd 0.8 0.7 0.7 2.6 5.5
Cr 33.7 31.7 27.0 72 71.4
Cu 43.2 58.2 32.7 228 274
Ni 19.1 16.1 17.5 30 44.9
Zn 232.8 273.8 167.8 850 1.570
Hg 0.3 0.4 0.3 1.0 2.4

Döïa treân hàm lượng chaát höõu cô ñaõ ñöôïc tieâu chuaån hoùa coù noàng ñoä 30% (trọng löôïng khoâ)

Pb 83.1 116.2 63.1 705 596 150


Cd 0.8 1.0 0.7 4.1 6.4 1.5
Cr 35.8 39.8 28.4 113.0 82.9 100
Cu 46.8 76.2 34.5 357.8 318 100
Ni 20.5 21.4 18.6 47.1 52.1 50
Zn 249.1 350.3 176.9 1334 1823 400
Hg 0.4 0.5 0.3 1.6 2.8 1.0
a
BGGK, Bundesgutesgemeinschaft Kompost (German Federal Association for Quality Compost).

186 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 7 .16 Chaát löôïng phaân compost ñöôïc saûn xuaát töø caùc quaù trình xöû lyù sinh hoïc khaùc nhau
Quaù trình saûn xuaát compost Quaù trình saûn xuaát gas sinh hoïc

Rôm raï xöû lyù trong Loø phaûn öùng Khoâ Khoâ Khoâ Khoâ AÅm AÅm
hoäp hình truï 1–giai ñoïan 1–giai ñoïan 1–giai ñoïan 1–giai ñoïan 2–giai ñaïon 2–giai ñoaïn
Ñaàu vaøo BW BW WW VFG VFG BW GW BW BW
Chaát dinh döôõng (% khoái löôïng)
Toång N 1.1 n.a 1.8-2.1 1.2 0.8-0.9 1.92 1.24
CaCO3 0.73 n.a 0.15-0.20 0.7 0.6 0.9 0.6
P2O5 1.4 n.a 1.0-1.2 1.1 2.3 0.49 0.5
K2O 1.9 10.0 5.2-6.4 2.7 2.7 6.6 3.82
Tæ leä C/N 17-18 16 12-15 n.a 15 20 11-15
pH 7.8 7.5 8.0-8.6 n.a 8 7.6 n.a

Kim loaïi naëng (mg/ kg TS)


Zn 324 247 850 138 173 253 122 135 491
Pb 139 84 449 67 75 100 43 85 155
Cu 61 36 228 20 27 54 27 52 27
Cr 32 55 72 n.a 30 36 15 44 34
Ni 17 41 35 25 9 20 7 27 16
Cd 1.8 0.7 2.6 1.8 0.8 1.3 0.4 1.0 1.1
Hg 0.8 0.2 1 n.a n.a 0.7 0.3 < 0.25 0.2
Nguoàn: Bergmann and Lentz (1992).

Baûng 7.17 Taùc ñoäng cuûa vieäc cho theâm giaáy vaøo raùc sinh hoïc trong vieäc tạo ra nước rác trong quaù trình tạo phân sinh học
Nguyeân lieäu Raùc sinh hoïc Raùc sinh hoïc + 10% Raùc sinh hoïc + 20% Raùc sinh hoïc + 30%
(ñònh nghóa heïp) (theo khoái löôïng) giaáy giaáy giaáy

Tạo ra nước rác 13.5 1.6 0 0


(lít/ taán)
Thaønh phaàn nước rác
COD (mg O2/ l) 33100 30200 _ _
BOD5 (mg O2/ l) 19000 19000 _ _
Nguoàn: Verstraete et al. (1993)

187 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 7.18 Nöôùc thaûi töø quaù trình xöû lyù sinh hoïc
Xử lý sinh học Sinh ra biogas

Quaù trình söû duïng truøn söû duïng thuøng Drum Loø phaûn öùng Khoâ Khoâ Khoâ AÅm
composting hình truï 1giai ñoaïn 1giai ñoaïn 1giai ñoaïn 2giai ñoaïn
Dung löôïng (lít/ taán) 0 300 n.a. n.a. 290 490 540 500
Thaønh phaàn (mg/ l)
BOD5 270-485 50-600 3300-7050 < 65 n.a. 740 60
COD 458-808 150-7000 6200-15100 < 250 n.a. 1400 200
NH4 48-117 n.a. n.a. < 100 n.a. 250 100
N total 0-1 6-36 0-3 < 100 n.a. 6 n.a.
pH 7.9 7.1-7.8 7.1-8.1 n.a. n.a. 8.0 n.a.
a
Nguoàn 2 2 2 2 2 2 2
a
1, Schauner, unpublished data; 2, Bergmann and Lentz (1992).

Baûng 7.19 Nhöõng yeâu caàu veà khoâng gian cho nhöõng loø xöû lyù sinh hoïc

Taïo phaân compost Taïo biogas

Rôm raï Drum Loø phaûn öùng Khoâ Khoâ AÅm Khoâ AÅm Khoâ
truï ngang 1giai ñoaïn 1giai ñoaïn 2giai ñoaïn 1giai ñoaïn 2giai ñoaïn 1giai ñoaïn
Khoâng gian 1.45 0.6 0.5 0.12 0.4 0.32 0.23 0.57 0.14
2
caàn thieát m / t

Nguoàn: Bergmann and Lentz (1992).

188 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 7.20 Chi phí hoaït ñoäng cuûa quaù trình xöû lyù sinh hoïc (ecu)
Quoác gia Chi phí hoaït ñoäng (moãi taán nguyeân lieäu ñaàu vaøo)
taïo phaân compost taïo biogas Nguoàn
Chaâu AÂu (trung bình) 50-70 50-70 ORCA (1992a)
AÙo 37 pers. comm. 1994
Phaùp 42-58 ORCA (1991a)
Ñöùc 56-77 56-57 ORCA (1991b)
Haø Lan 37 pers. comm. (1994)
Taây Ban Nha 9-18 pers. comm. (1994)
Thuïy Ñieån 33-55 pers. comm. (1994)
Thuïy só 50 77 Schleiss (1990);
Bundesamtes fur
Energiewirtschaft
(1991)
Myõ 62 ($70) tip fee n.a P & G survey (1993)

Baûng 7.21 Doanh thu töø vieäc baùn phaân toång hôïp (ecu)
Quoác gia Giaù/ taán Taøi lieäu tham khaûo
Phaùp 5 ORCA (1991b)
Ñöùc Phaân compost a Fricke and Vogtmann (1992)
Loose 19
Bagged 64
Phaân töø raùc vöôøn
loose 23
bagged 85
a
Loose compost represents 81% of biocompost sales in Germany, bagged compost 19% (Fricke and Vogtmann,
1992)

189 http://www.ebook.edu.vn
Chuơng 8: Xử lý nhiệt
Tóm tắt
Xử lý nhiệt có thể xem như hoặc là phương pháp tiền xử lí chất thải trước
bước phân hủy sau cùng, hoặc là phương tiện điều chỉnh chất thải xử lí bằng cách
tái tạo năng lượng. Nó bao gồm cả phương pháp đốt cháy hỗn hợp CTRĐT trong
những lò đốt rác công cộng và phương pháp đốt cháy những phần chọn lọc của
dòng chất thải thành nhiên liệu. Những phương pháp khác nhau này phản ánh
những mục đích khác nhau mà phương pháp xử lí nhiệt thể hiện. Chương này mô tả
những qui trình xử lí nhiệt khác nhau, và việc sử dụng chúng ở châu Âu. Sau đó là
xác định số lượng những nhân tố môi trường đi kèm với phương pháp xử lí nhiệt
trong giai đoạn tiêu thụ năng lượng và phát nhiệt và những chi phí kinh tế.

190 http://www.ebook.edu.vn
Naêng Nguyeân
Chaát thaûi raén hoä gia
löôïng lieäu thoâ
ñình/ thöông maïi RANH GIÔÙI
HEÄ THOÁNG

Heä thoáng thu gom taän nôi


Chaát taùi sinh khoâ
Kho nguyeân lieäu thoâ
Phaân loaïi taïi Raùc trong vöôøn
Kho nguyeân lieäu pha
nguoàn töø hoä troän
gia ñình Raùc sinh hoïc Vò trí trung taâm
Vò trí trung taâm
Raùc ñoä soä
Heä thoáng thu gom leà ñöôøng
Chaát thaûi dö
Raùc sinh hoïc
thöông maïi Chaát taùi cheá khoâ
Thu gom Chaát taùi sinh thöông maïi
Raùc sinh hoïc

RDF Nguyeân
lieäu thöù
Phaân loïai Phaân loïai
caáp
RDF MRF

Naêng
löôïng
Phaân SH
CTRÑT Tieàn phaân loaïi
Thoái röõa

caën
Taïo thaønh Taïo thaønh
RDF khí meâ tan phaân SH Phaân SH
compost
Ñoát toång
hôïp
Ñoát RDF Ñoát Ñoát toång
nhieân hôïp Baõ phaân troän Khí
lieäu thaûi

tro buïi Nöôùc


thaûi
Tieàn xöû lyù
choân
Bãi chôn
choân lấp rác Chaát thaûi
nguy hiểm trô cuoái
cuøng

Hình 8.1 Vai troø cuûa caùch xöû lyù nhieät trong moät heä thoáng quaûn lyù chất thải rắn
thống nhất

191 http://www.ebook.edu.vn
8.1 Giới thiệu
Phương pháp xử lí nhiệt cho chất thải rắn trong một hệ thống quản lý chất
thải thống nhất có thể bao gồm ít nhất là 3 qui trình riêng biệt (hình 8.1). Phổ biến
nhất là quá trình đốt hỗn hợp, hay là đốt trong lò, của hỗn hợp chất thải rắn công
cộng trong những nhà máy có lò đốt lớn. Nhưng có hai qui trình đốt có chọn lọc
thêm vào nhờ đó mà những thành phần có thể đốt cháy được từ chất thải rắn được
đốt cháy thành nhiên liệu. Những nhiên liệu này có thể phân loại ra từ hỗn hợp
CTRĐT hoặc hình thành nhiên liệu từ rác thải hoặc có thể là những vật liệu được
phân loại từ nguồn của hộ gia đình như giấy và nhựa có thể phục hồi nhưng không
thể được tái chế.

Các phương pháp phản ánh những mục tiêu khác nhau mà phương pháp xử
lí thể hiện (hộp 8.1). Qui trình có thể được xem như là một phương pháp kĩ thuật
biến chất thải thành năng lượng hoặc như phương pháp tiền xử lí trước khi phân
hủy sau cùng. Mặc dù những mục đích có khác nhau, mọi phương pháp đốt chất
thải rắn đều cùng được trình bày trong chương này, vì sự liên hệ của các quá trình
vật lí và các kết quả tương quan.

8.2 Mục đích phương pháp xử lí nhiệt


Vấn đề đốt chất thải rắn có thể có bốn mục đích riêng biệt :

1. Sự giảm thể tích. Dựa vào thành phần của nó, đốt cháy CTRĐT làm
giảm thể tích của chất thải rắn ước lượng trung bình khoảng 90%. Khối lượng của
chất thải rắn đã được xử lí giảm những 70%. Có nhiều ích lợi về kinh tế và môi
trường vì có rất ít yêu cầu cho khâu phân hủy sau cùng để chôn lấp, cũng như giảm
giá thành và những tác động đến môi trường trong quá trình vận chuyển khi nơi
chôn lấp quá xa.

2. Sự ổn định của chất thải

Sản phẩm của quá trình đốt (tro) được ghi nhận là thô hơn nguyên liệu đốt
(CTRĐT), chủ yếu vì quá trình oxy hóa của những thành phần hữu cơ trong chuỗi

192 http://www.ebook.edu.vn
chất thải. Điều này làm giảm bớt những vấn đề quản lí việc chôn lấp vì có một phần
chất hữu cơ chịu trách nhiệm trong quá trình sản xuất khí thải và nước rỉ rác.

3. Sự phục hồi năng lượng từ chất thải

Đây là một phương pháp điều chỉnh chứ không chỉ là quá trình tiền xử lí
chất thải trước khi phân hủy. Năng lượng phục hồi từ việc đốt chất thải được sử
dụng để vận hành hơi nước để dùng trong vận hành điện năng nội bộ (on-site
electricity generation) hoặc xuất ra những nhà xưởng cũng như những nhà máy
nhiệt ở địa phương. Những nhà máy nhiệt và sản xuất điện làm tăng hiệu quả của
việc phục hồi năng lượng bằng cách sản xuất điện năng cũng như tận dụng lượng
nhiệt thừa. Luôn được xem là “ nguồn nguyên liệu có thể phục hồi” (Van Santen,
1993), việc đốt chất thải rắn có thể thay thế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để
sản xuất điện. Khi phần lớn CTRĐT chứa năng lượng đều xuất phát từ những
nguồn nguyên liệu có thể phục hồi này (biomas), chắc chắn việc sản xuất CO2 trên
tổng thể sẽ thấp hơn việc đốt các nhiên liệu hóa thạch vì CO2 sẽ hòa tan trong chu
kì đầu tiên của Biomas.

4. Vấn đề vệ sinh môi trường của chất thải

Đây là vấn đề quan trọng trong việc đốt các chất thải y tế. Việc đốt CTRĐT
sẽ đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh trước khi phân hủy sau cùng ở quá trình chôn lấp.

8.3 Việc áp dụng phương pháp xử lí nhiệt ở châu Âu gần đây


Ưu thế của việc xử lí nhiệt, cách tiếp cận thực tiễn của nó, đã phản ánh tầm
quan trọng có liên quan đến những mục tiêu khác nhau đã trình bày ở trên, và thay
đổi từ nước này sang nước khác trên toàn châu Âu ( bảng 8.1). Những quốc gia
thiếu những điều kiện tiến hành qui trình chôn lấp như Thụy Sỹ và Hà Lan (và
Nhật Bản), sẽ đốt CTRĐT với tỉ lệ cao chủ yếu nhằm giảm thể tích, cùng với việc
phục hồi năng lượng. Thử làm phép so sánh, những quốc gia với vô số nơi chôn lấp
rẻ tiền, như Anh và Tây Ban Nha, rất ít áp dụng tốt việc đốt CTRĐT ( thường chỉ là
8% hoặc 5% CTRĐT).

Giảm thể tích, vì những lí do kinh tế và môi trường, và vấn đề vệ sinh môi
trường từ lâu đã là mục tiêu quan trọng trong quá trình đốt. Đó cũng là những mục

193 http://www.ebook.edu.vn
tiêu đầu tiên khi tiến hành xây dựng những lò đốt CTRĐT tại Anh trong thập niên
60. Trong tương lai cũng sẽ nhấn mạnh hơn nữa những mục tiêu này khi sử dụng
phương pháp đốt, nhất là ở Đức và Áo. Vì những lo lắng ngày càng tăng trong việc
sản xuất khí thải và nước rỉ rác trong quy trình chôn lấp nhận CTRĐT chưa qua xử
lý, sự ổn định của chất thải trước giai đoạn phân hủy đang là mục tiêu quan trọng
được thêm vào ở một số quốc gia. Khí thải và nước rỉ rác nảy sinh chủ yếu từ thành
phần hữu cơ của CTRĐT có thể được biến đổi thành khí và tro kim loại hóa bằng
phương pháp đốt.

Những quan ngại về sự phát thải từ những địa điểm chôn lấp đã thúc đẩy
người Đức thông qua một chỉ dẫn kĩ thuật quốc gia ( National Technical Directive)
về việc quản lí qui trình chôn lấp chất thải công cộng trong tương lai. Những
nguyên liệu thô được xác định có ít hơn 1% (cho việc chôn lấp chất thải công cộng
thông thường) hoặc 5% (cho chôn lấp “ đặc biệt” ) khối lượng mất đi trong qui
trình đốt. Lưu ý rằng chỉ dẫn này không tạo ra quá trình đốt bắt buộc đối với vật
liệu sẽ được chôn lấp, nhưng ở giai đoạn hiện tại này không có kĩ thuật thích hợp
nào khác để đạt được mức độ trơ này. Cần xây dựng hơn 40 lò đốt mới để có thể
đáp ứng những yêu cầu về luật mới. Nước Áo cũng ban hành một luật tương tự và
xu hướng này dường như lan rộng.

Những quốc gia vùng Scandinavie đã khai thác rộng rãi qui trình đốt
CTRĐT cho việc phục hồi năng lượng (Đan Mạch và Thụy Điển xử lý 65% và
56% CTRĐT của họ theo cách này) thường qua đường những nhà máy nhiệt địa
phương (Van Santen, 1993). Phục hồi năng lượng đã tiến xa hơn trong việc phát
triển quá trình “ chất cặn bã- thành –nhiên liệu”. Kĩ thuật này đã được phát triển
rộng khắp ở Anh và Thụy Điển, mặc dù nhiều nhà máy cũng đã được thiết lập ở
Pháp, Đức, Mỹ và Thụy Sỹ. Một qui trình khác được đề cập đến trong chương này,
qui trình đốt giấy và nhựa như một nhiên liệu chủ yếu cũng chưa được phát triển
hoàn toàn. Tuy nhiên, khi số lượng lớn giấy và nhựa được tập trung bởi những nhà
máy tái tạo vật liệu trên toàn châu Âu tăng lên và có khả năng chế biến lại, mối
quan tâm về lĩnh vực này cũng sẽ tăng theo.

194 http://www.ebook.edu.vn
8.4 Qui trình đốt CTRĐT hỗn hợp
Chu trình xử lí nhiệt có thể được chia ra nhiều tầng riêng biệt: qui trình đốt,
phục hồi năng lượng, điều hòa sự phát nhiệt và xử lí cặn bã rắn.

8.4.1 Qui trình đốt

Thiết kế một lò đốt hiện đại được minh họa trong hình 8.2. Chất thải hỗn
hợp được đưa vào buồng tiếp nhận hoặc kho được đặt nghiêng (tipping bunker) mà
từ đó chất thải được đưa vào buồng đốt có bể chứa dầu (furnace feed hopper) bằng
máy xúc. Khu vực tiếp nhận có thể là nguồn phát ra tiếng ồn, mùi hôi và rác.

Phần chính của lò đốt CTRĐT là một buồng đốt với thiết kế lò có thể di
chuyển được, được hiểu như là một “ máy nạp nhiên liệu” dạng lò đốt. Lò di
chuyển giữ cho chất thải chạy qua buồng đốt khi đốt, phân hủy những chất cặn
không thể đốt được (như tro cặn dưới đáy) và đưa vào một bể làm lạnh (quench
tank) ( hình 8.2). Khí sơ cấp cung cấp cho việc đốt cháy được bơm vào bên dưới lò,
khí thứ cấp được đưa qua ngọn lửa để đảm bảo cháy tốt trong chu kì khí.

Các lò đốt sử dụng đệm hóa lỏng (fluidised–bed incinerators) là một thiết kế
có thể lựa chọn, đã được phát triển và áp dụng, nhất là ở Nhật Bản. Nó sử dụng một
buồng đốt chứa đệm đã hóa lỏng, được tạo ra bằng cách ép không khí qua một lớp
đệm vật liệu trơ, ví dụ như cát, và chất thải được dẫn trong đó. Một đệm hóa lỏng
nóng đảm bảo sự đốt nóng luôn ở mức độ cao, và do không có những bộ phận di
chuyển nên những trục trặc về cơ khí xảy ra ít hơn. So sánh về lò đốt có đệm hóa
lỏng và lò đốt có lò di chuyển được đưa ra ở hộp 8.2

Kĩ thuật thứ ba là lò đốt quay, trong đó, chất thải được quay chầm chậm
trong một lò có hình trụ tròn được đốt nóng. Lò này có một hàng lỗ chạy dài theo
thân cho phép bơm không khí vào để đảm bảo sự đốt cháy được tiến hành tốt. Kiểu
lò này không được sử dụng rộng rãi cho chất thải rắn công cộng.

Yếu tố chủ chốt để đạt hiệu quả cao trong sự đốt cháy và sự phá hủy những
chất hữu cơ gây ô nhiễm trong chất thải đầu vào là nhiệt độ (cao), thời gian đốt
(dài) và độ xoáy (cao) (Vogg, 1991). Ví dụ, chỉ dẫn của EC (1989a,b) cần thời gian
đốt (residence time) ít nhất khoảng hai giây và nhiệt độ 8500C, với sự tham gia ít

195 http://www.ebook.edu.vn
nhất là 6% oxy để đảm bảo sự oxy hóa dioxin và những chất hữu cơ gây ô nhiễm ở
mức cao nhất. Thiết kế của lò và sự hiệu quả khi vận hành là những nhân tố quan
trọng quyết định mức độ chất gây ô nhiễm trong khí thô khi xâm nhập vào hệ thống
làm sạch khí nóng (bảng 8.2).

Khí nóng (hot gases) sau đó được đưa vào nồi hơi phục hồi năng lượng, nơi
đó được làm nguội nhanh chóng. Nếu không có năng lượng được phục hồi, khí
nóng phải được làm lạnh bằng cách sử dụng những dòng nước hay không khí trước
khi đưa vào hệ thống làm sạch khí.

8.4.2 Phục hồi năng lượng

Sự phục hồi năng lượng thông thường liên quan đến việc đưa khí nóng qua
nồi hơi, vách của nó được nối với những ống hơi. Nước tuần hoàn qua những ống
này chuyển thành hơi, có thể bị đốt nóng bởi thiết bị tăng nhiệt, để làm tăng nhiệt
và áp suất của nó để tạo ra điện năng hiệu quả hơn. Hiệu quả về nhiệt của những
nồi hơi hiện đại này đạt khoảng 80%. Nếu hơi nước được sử dụng để sản xuất điện,
hiệu quả phục hồi năng lượng về tổng thể đạt khoảng 20% (từ thể tích nhiên liệu
sinh nhiệt đến điện năng được sản xuất) (RCEP, 1993).

Nếu nguyên liệu ẩm (wet feedstocks) được sử dụng (tỉ lệ cao trong chất thải
sinh hoạt, ăn uống và vườn tược), hầu hết tổng thể tích chất thải sinh nhiệt được tận
dụng trong việc làm bay hơi ẩm. Nhiệt âm ỉ trong khí nóng thường không được
phục hồi. Những tiến bộ gần đây trong kĩ thuật phục hồi năng lượng, đặc biệt trong
qui trình làm đặc khí nóng (flue gaz), cho phép một ít trong lượng nhiệt này cũng
được phục hồi, do đó làm tăng hiệu quả phục hồi năng lượng. Một lợi ích nữa của
hệ thống là tỉ lệ rất cao trong việc di chuyển khí acid từ khí nóng trong suốt quá
trình, số ít còn lại sẽ được di chuyển bởi công cụ kiểm soát sự phát thải (emission
control equipment ) sau đó. Hệ thống không được sử dụng rộng rãi, nhưng đã được
lắp đặt tại 5 lò đốt CTRĐT công suất lớn ở Thụy Điển.

196 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 8.1 Caùc giaûi phaùp xöû lyù nhieät

1. Vieäc ñoát toång hôïp CTRÑT vaø caùc pheá phaåm cuûa caùc giaûi phaùp xöû lyù raùc thaûi khaùc.
- giaûm khoái löôïng raùc thaûi cho coâng ñoaïn loaïi boû cuoái cuøng.
- taïo ra pheá phaåm sau cuøng oån ñònh khoâng hoaëc ít sinh ra khí ga treân baõi raùc.
- taïo ra loaïi pheá phaåm saïch ñeå ñem choân
- coù theå phuïc hoài naêng löôïng nhöng raát haïn cheá do taùc ñoäng töø ñoä aåm cuûa raùc thaûi ñoâ thò, caùc loaïi vaät lieäu khoâng theå
chaùy vaø caùc loaïi chaát aên moøn nguy hieåm.
- vieäc ñoát raùc thaûi ra khoâng khí moät haøm löôïng khí ñoäc cao, vì theá ñoøi hoûi phaûi trang bò heä thoáng loïc khí lôùn vaø toái taân
ñeå coù theå ñaùp öùng tieâu chuaån veà khí thaûi.

2. Vieäc ñoát nhieân lieäu töø raùc


- söû duïng phaàn coù theå ñoát töø doøng raùc ñeå coù theå saûn xuaát ñöôïc naêng löôïng.
- NLTR thoâ loûng hay NLTR ñaëc coù theåå ñoát ñöôïc.
- NLTR thoâ phaûi ñöôïc ñoát khi saûn xuaát, NLTR ñaëc coù theå ñöôïc döï tröõ vaø vaän chuyeån nhöng toán nhieàu naêng löôïng hôn
ñeå saûn xuaát.
- NLTR coù giaù trò naêng löôïng cao hôn laø CTRÑT vì theá khaû naêng thu hoài naêng löôïng cuõng cao hôn.
- NLTR chöùa ít vaät lieäu khoâng chaùy hôn laø CTRĐT, vì theá ít ñoøi hoûi vieäc laøm saïch khí hôn.
- Nhöõng thaønh phaàn deã chaùy cuûa NLTR ñaëc vaø oån ñònh hôn cuûa CTRĐT, vì theá vieäc ñoát chaùy ñöôïc kieåm soaùt toát hôn

3. Ñoát giaáy vaø nhöïa ñaõ ñöôïc phaân loaïi töø nguoàn nhö nhieân lieäu
- Coù theå söû duïng giaáy vaø nhöïa vöôït quaù khaû naêng taùi cheá ñöôïc thu gom rieâng bieät töø caùc hoä gia ñình.
- Bôûi vì coù ñoä aåm thaáp neân coù theå ñöôïc döï tröõ hay vaän chuyeån.
- Coù giaù trò naêng löôïng cao, chöùa ít tro coù nhöõng lôïi theá chaùy oån ñònh hôn NLTR
- Chöùa ít haøm löôïng kim loaïi hôn laø NLTR bôûi vì ñöôïc saûn xuaát töø nguoàn nguyeân lieäu an toaøn, vì theá ñoøi hoûi veà vieäc
laøm saïch khí thaûi thaáp hôn so vôùi NLTR.

197 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 8.2 So saùnh heä thoáng loø thieâu coù ñaùy aåm vaø heä thoáng loø ñoát soá löôïng lôùn (væ ñoát rôøi) söû duïng trong vieäc ñoát
raùc

Loø thieâu coù ñaùy aåm Loø thieâu væ rôøi/ soá löôïng lôùn

Caáu truùc loø


Höôùng ñöùng naèm ngang
Boä phaän di chuyeån khoâng coù
Coâng xuaát toái ña cuûa 1 doøng raùc ca. 350 taán/ngaøy ca. 1200 taán/ngaøy

Quaù trình ñoát


Hoaø troän bieán ñoäng bieán ñoäng nheï
Möùc ñoä nhanh chaäm
Khaû naêng chaùy chaùy heát thöôøng khoâng chaùy heát
Tæ leä khoâng khí 1.5-2.0 1.8-2.5
Tæ troïng 400-600 kg/ m2 / h 200-250 kg/ m2 / h
Dung tích nhieân lieäu 50 cm 75 cm

Ñoát chaùy pheá phaåm


Cacbon khoâng chaùy 0.1 % khoái löôïng 3-5 % khoái löôïng
Theå tích nhoû lôùn
Tình traïng khoâ aåm
Khaû naêng thu hoài saét deã khoù

Buïi tro phaùt sinh


Theå tích lôùn nhoû
Cacbon khoâng chaùy 1 % khoái löôïng 3-7 % khoái löôïng

Khí thaûi
Theå tích nhoû lôùn
Kieåm soaùt NOx baèng tæ suaát kieåm soaùt khí baèng chaát hoaù hoïc

Thôøi gian döøng vaøi phuùt vaøi giôø


(khoâng coù nhieân lieäu khoâng chaùy) (toàn taïi nhieân lieäu khoâng chaùy)
Baét ñaàu laïi sau 8h nghæ 5 phuùt 1 giôø
Baét ñaàu laïi sau 1 tuaàn 30 phuùt 2 giôø

Nguoàn: Patel vaø Edgcumbe (1993)

198 http://www.ebook.edu.vn
Hình 8.2 Quaù trình ñoát: 1. khoang nhận nguyeân lieäu; 2. hoá raùc; 3. pheãu daãn nguyeân
lieäu tôùi loø ñoát; 4. loø ñoát; 5. buoàng ñoát; 6. boàn laøm maùt buïi ôû ñaùy; 7. noài ñun khoâi
phuïc nhieät; 8. keát tuûa tĩnh điện; duïng cuï loïc khí axít; 10. cuûi duøng cho loø ñoát

199 http://www.ebook.edu.vn
1 taán
50 mg dioxin
MSW ñoát Buïi ñaùy < 5mg dioxin

Buïi maøng loïc < 5 mg dioxin


Laøm saïch khí
sau ñoát (Flue Khí (Stack)
gas) < 0.5 mg dioxin

ÑAÀU VAØO ÑAÀU RA

Hình 8.3 quân bình dioxin cho vieäc ñoát chaát thaûi raén ñoâ thò Nguoàn: Vogg (1992)

200 http://www.ebook.edu.vn
QUAÛN LYÙ CHAÁT THAÛI RAÉN ÑOÀNG NHAÁT
Giaù trò Calories tònh cuûa raùc thaûi sau cuøng (MJ/ kg)

10

9,5

8,5

7,5

7
Khoâng taùi sinh Thu gom giaáy, Thu gom giaáy, Thu gom raùc sinh Thu gom raùc sinh
thuûy tinh thuûy tinh, kim loaïi, hoïc, heä thoáng töï hoïc vaø raùc taùi sinh
nhöïa ñem giaáy+thuyû khoâ
tinh

Baûng 8.4 Söï ña daïng veà giaù trò naêng löôïng cuûa raùc thaûi sau cuøng vôùi nhieàu keá hoaïch taùi cheá
raùc khaùc nhau.. Döïa vaøo thaønh phaàn raùc thaûi ñoâ thò taïi Taây Ñöùc vaøo naêm 1985. Nguoàn:
Habig (1992)

201 http://www.ebook.edu.vn
Ñoát toång hôïp Ñoát nhieân lieäu

Caën phaân Giaáy,nhöïa ñöôïc


Raùc dö loaïi RDF phaân loại nguoàn

ÑAÀU VAØO
Naêng
löôïng
ñoát Taùi taïo naêng Naêng
Nhieät ñoä löôïng löôïng

Ñaù voâi/ Laøm saïch Khí


nguyeân (flue gas) thaûi
lieäu khaùc

Buïi ñaùy Buïi maøng loïc

Hình 10.5 Caùc ñaàu vaøo vaø ñaàu ra cuûa quaù trình xöû lyù nhieät

202 http://www.ebook.edu.vn
8.4.3 Kiểm soát sự phát thải (emission control)

Khí nóng rời khỏi nồi hơi hồi phục năng lượng phụ thuộc vào chuỗi quá
trình xử lí để loại trừ những chất dạng khí và dạng hạt gây ô nhiễm trước khi chúng
thoát ra qua thân của lò đốt. Số lượng những qui trình xử lí khác nhau đã được sử
dụng, thay đổi tùy các nhà máy, phản ánh tiêu chuẩn phát thải mà họ cần. Chỉ có
một qui trình phổ biến nhất được mô tả rõ ràng trong chương này.

Bộ lọc bụi

Trong nhiều nhà máy, qui trình xử lí đầu tiên (và đôi khi là duy nhất) liên
kết với thiết bị kết tủa tĩnh điện để loại trừ những vật liệu dạng hạt. Máy xoáy khử
bụi cũng được sử dụng vì mục đích này. Nơi nào quá trình lọc khí acid ẩm xảy ra,
sự lọc bụi sẽ tiến hành trước khi lọc khí. Với qui trình khô và bán khô, quá trình lọc
tiến hành sau khi loại trừ khí acid. Ở giai đoạn sau của quá trình điều hòa sự phát
thải, quá trình lọc thường sử dụng một bộ túi lọc.

Loại trừ/ di dời khí acid

Ba lựa chọn cơ bản hiện có để loại trừ các khí SO2, HCl và HF từ khí nóng.

• Phương pháp ẩm

Những chất gây ô nhiễm được loại trừ bởi một số lượng lớn những dung
dịch làm sạch (thường là vôi tôi hoặc NaOH ngậm nước) trong hệ thống lọc
Venturi. Việc này đưa quá trình loại thải khí nóng lên mức cao, và những sản phẩm
thải ra từ quá trình làm sạch (thạch cao, H2SO4) có thể tái sử dụng được. Những
yếu tố không thuận lợi là chất phụ gia và nước thải sinh ra cần phải được xử lí
trước khi thải ra ngoài môi trường. Ở một số nhà máy, nước thải này sẽ tuần hoàn
khép kín sau khi xử lí, chỉ loại ra bùn hoặc cặn để phân hủy. Cũng như vậy, khí
nóng được làm nguội trong suốt quá trình cũng cần phải được làm nóng lại trước
khi thải ra (dù chúng có thể hấp thụ sự trao đổi nhiệt từ những khí nóng mới được
đưa vào) để thúc đẩy sự phân tán của sự phát nhiệt và để giảm tầm cản của ống
khói từ trên thân ống đốt được tạo nên bởi hơi nước ngưng tụ.

• Phương pháp khô

203 http://www.ebook.edu.vn
Đá vôi dùng để trung hòa, hoặc được trộn với chất thải trước khi đốt hoặc
thêm riêng lẻ vào lò đốt. Phương pháp này có thuận lợi là cần rất ít chất phụ gia,
không có nước thải, và khí thoát ra không cần làm nóng lại. Tuy nhiên, tỉ lệ loại trừ
khí nóng thấp, do đó, nhu cầu đá vôi sẽ cao và sản phẩm của phản ứng sẽ trộn lẫn
với tro, không thể tái sử dụng.

• Phương pháp bán khô

Tỉ lệ loại trừ khí cao hơn phương pháp khô sẽ có thể đạt được bằng cách
trộn CaO với nước trong dòng khí nóng. Nước bay hơi và những chất gây ô nhiễm
sẽ kết hợp với những chất hút nhiệt để tạo thành dung dịch khô. Ở đây, nước thải
không sinh ra nữa, và khí nóng chỉ được làm nguội qua loa, do đó không cần phải
làm nóng lại. Chất phụ gia và vôi dư cũng cần cho phương pháp này, tuy nhiên,
những sản phẩm của phản ứng, như của phương pháp khô, không được tái sử dụng
trực tiếp.

• Điều hòa NOx

Trong lò đốt có đệm hóa lỏng, sản phẩm oxit nitơ (NOx) có thể được giới
hạn bằng cách điều chỉnh khối lượng không khí cung cấp cho qui trình đốt. Trong
lò đốt có lò di chuyển, việc tạo ra NOx không thể tránh được, nhưng có thể loại trừ
bằng cách tiêm các thuốc urê hay amoniac vào khí nóng trong suốt quá trình điều
hòa sự phát thải.

• Điều hòa dioxin

Những chất hữu cơ gây ô nhiễm trong CTRĐT khi vào lò đốt bao gồm
chlonamates benzol và phenol, polychlorinated biphenol( PCBs ), polychlorinated
dibenzo – para – dioxins (PCDD), polychlorinated dibenzofurans ( PCDF). Trong
những chất này, PCDD (dioxin) và PCDF( furan) là mối bận tâm nhất, vì mức độ
bền vững và độc hại cho môi trường rất cao. Những chất đồng phân khác nhau của
những hợp chất này cũng khác nhau về mức độ độc hại, số lượng của hai nhóm này
thường thể hiện trong những điều kiện cân bằng độc tố của chúng (TEQ).

Qui trình đốt được vận hành hiệu quả (thời gian đốt “cư trú” sau lần thoát
khí cuối cùng ít nhất khoảng hai giây, hơn hoặc ở ≥ 8500C và ≥ 6% O2 (chỉ dẫn

204 http://www.ebook.edu.vn
EC, 1989 a,b), hầu hết những chất hữu cơ gây ô nhiễm trong những chất thải mới
đưa vào đều bị xử lí. Tuy nhiên việc cung cấp này bị phức tạp hóa bởi sự sản xuất
dioxin và furan nhiều hơn bằng cách tổng hợp de novo trong khí nóng ở giai đoạn
đốt cháy sau tại nhiệt độ 2500C- 4500C. Mặc dù kết cấu chính xác của dioxin chưa
được biết, tro lơ lửng (fly ash) (với sự có mặt của chất xúc tác như oxit đồng có
trong tro lơ lửng), thể tích oxy và tỉ lệ hơi nước trong khí nóng đã làm nguội đều là
những yếu tố quan trọng( Vogg,1992).

Mặc dù có sự tổng hợp de novo, tỉ lệ dioxin phát ra từ lò đốt CTRĐT đều


được xem là ít hơn tỉ lệ nguyên liệu đầu vào (hình 8.3)

Để đo độ kiểm soát sự phát nhiệt chính xác ở hiện tại hoặc tương lai cho
dioxin (0,1 ng cân bằng độc tố (TEQ)/ Nm3) (xem bên dưới), cách xử lí lâu dài hơn
cho khí nóng cũng cần thiết. Một phương pháp là hấp thụ carbon đã hoạt hóa vào
bộ lọc. Nó không phá hủy dioxin, do đó, carbon bị lây bẩn dẫn đến vấn đề phân hủy
xa hơn. Một phương pháp được lựa chọn phát triển gần đây là phá hủy xúc tác
(ENDS,1993). Qui trình sử dụng chất xúc tác là oxit kim loại hỗn hợp và phá hủy
dioxin bằng phản ứng với 02. Qui trình được cho là có thể giảm mức độ thể dioxin
từ 1 đến 10 ng TEQ/m3 xuống dưới 0,1 ng/m3.

8.4.4 Xử lý cặn bã rắn (rác sau cùng)

Tro dưới đáy/tro cặn, khi đã được làm nguội trong bể làm lạnh, thường
được đưa qua nam châm đặt ở trên để giữ lại bất kì kim loại chứa sắt nào. Khoảng
90% kim loại chứa sắt có thể được phục hồi bằng cách này ( IFEU, 1992 ). Tro cặn
còn lại, tro lơ lửng và những chất cặn từ việc làm sạch khí cần phải bị phân hủy.

CTRĐT chứa những chất vô cơ gây ô nhiễm, nhiều kim loại nặng hợp thành
một nhóm quan trọng của nó (xem danh sách ở bảng 8.3). Thành phần hóa học tự
nhiên của chúng có thể được xác định bởi nhiệt, nhưng không bị phá hủy. Sau đó
chúng sẽ thoát ra khỏi lò đốt hoặc trong khí thải, tro cặn, bụi từ bộ lọc hay bùn cặn
từ chu trình làm sạch khí. Tần số phân phối của những chất vô cơ gây ô nhiễm phổ
biến giữa những sản phẩm đầu ra khác nhau được thể hiện ở bảng 8.3. Vì sự giảm
thể tích gắn liền với quy trình đốt, sự cô lại của những vật liệu này sẽ thể hiện ở
những sản phẩm cặn sau cùng, nhất là tro lơ lửng. Việc này có thuận lợi và cả bất

205 http://www.ebook.edu.vn
lợi. Sự tập trung các chất gây ô nhiễm có nghĩa là những chất cặn bã sẽ trở thành
những chất thải độc hại, và đòi hỏi phải được phân hủy theo cách chôn lấp dành
cho những chất thải độc hại, hoặc cách xử lý nào khác. Hiểu ngược lại, có nghĩa là
một khi được tập trung lại, sẽ có rất ít vật liệu để xử lý thô hoặc nấu chảy để loại
trừ những kim loại nặng vận động (ví dụ: catmi, thủy ngân, đồng, kẽm...) để tái sử
dụng hữu hiệu (Vogg, 1992). Những quy trình liên quan đến kĩ thuật làm đông, tẩy
rửa hay làm tan chảy để nấu chảy bụi khí nóng an toàn cho giai đọan phân hủy sau
cùng đều đang được nghiên cứu (Vogg et al., 1989).

Tro cặn thường chứa cacbon ở tỉ lệ thấp (1-2%), thích hợp với quy trình
phân hủy bằng cách chôn lấp, hoặc trực tiếp hoặc sau một quy trình khác nữa. Tại
Nhật Bản, làm chảy tro trong một lò đốt có cacbon được sử dụng để giảm thể tích
của tro cặn. Quy trình này tạo ra một loại xỉ tráng men có thể tích bằng ½ thể tích
tro ban đầu, nhưng quy trình thì sử dụng năng lượng ở cường độ cao, thường là
1000kW-h/tấn tro.

Một cách thường lựa chọn để phân hủy là tái sử dụng hoặc tro hoặc xỉ tráng
men như là nguyên liệu chủ chốt (Toussaint, 1989). Với khoảng 30 – 50 % xỉ trong
khối bêtông, có thể sản xuất ra một sản phẩm hữu dụng cũng như góp phần làm
giảm nhu cầu về nơi chôn lấp rác.

8.5 Quy trình đốt NLTR


NLTR được sản xuất bởi một quy trình thiết kế đặc biệt để tìm kiếm ra
những chất dễ cháy từ những thành phần không thể cháy của hỗn hợp CTRĐT.
NLTR tồn tại chủ yếu là những vật liệu nhẹ trong CTRĐT (giấy, nhựa) được chia
ra và nghiền nát để sản xuất ra kết tủa dạng bông “floc” hoặc NLTR thô không cô
đặc. Sau đó chúng sẽ được vo viên để làm tăng chu trình vận hành và sản xuất
NLTR đậm đặc. Vo viên NLTR rất tốn kém, với sự tiêu thụ năng lượng cao, do đó
mối quan tâm chuyển sang việc sử dụng floc NLTR, được vận hành bởi kĩ thuật xử
lý khối (bulk handling). Một dạng NLTR tương tự như vậy được sử dụng trong một
số ngành công nghiệp, đáng kể là công nghiệp xi măng, nơi áp dụng việc nghiền
nhỏ CTRĐT để thay thế than đá (Warmer, 1993b).

206 http://www.ebook.edu.vn
NLTR thô có thể được đốt trong lò đốt có đệm hoá lỏng (ETSU, 1993),
NLTR đặc có thể được đốt cháy hoặc trong lò đốt có đệm hoá lỏng hoặc trong lò
đốt có lò di chuyển.

Lợi ích của việc sử dụng NLTR thô và NLTR có thể tóm tắt như sau

(a) NLTR thô có giá trị sinh nhiệt cao hơn CTRĐT thô và có những đặc
tính cháy đồng bộ hơn.

(b) NLTR thô chứa tỉ lệ kim loại nặng thấp hơn CTRĐT do đó có thể giảm
nhu cầu làm sạch khí.

(c) NLTR thô chứa vật liệu không cháy ít hơn CTRĐT do đó có rất ít tro
để phân hủy.

(d) Hiệu quả tổng thể cao hơn do những đặc tính cháy được trang bị chính
xác hơn đối với đặc điểm của nhiên liệu.

8.6 Quy trình đốt giấy và nhựa đã được phân loại từ nguồn
Nhiên liệu đã được phân loại từ nguồn cũng tương tự về mặt nào đó với floc
NLTR nhưng sẽ tăng lên từ những tập hơp tại nguồn cho quy trình tái chế vật liệu
hơn là sản xuất từ quy trình màng lọc hoá học. Những thiết kế thu gom trước nhà
gần đây cho những vật liệu khô có thể tái chế đã chứng minh rằng có thể đạt tới
được tỉ lệ tái tạo cao hơn cho hầu hết nguyên liệu (IGD, 1992). Nếu những thiết kế
như thế này được mở rộng ở các quốc gia- hoặc dù chỉ mở rộng ở châu Âu, một số
lượng lớn vật liệu sẽ được tập trung. Trong khi khả năng tái chế cho kim loại và
thủy tinh là có thể có, số lượng giấy và nhựa được tập hợp có xu hướng vượt quá
những gì có thể được tái chế bằng phương pháp phù hợp điều kiện kinh tế và môi
trường. Trong trường hợp của giấy, luôn luôn cần cung cấp bột giấy tự nhiên vào
hệ thống để bù lại sự mất đi cho mỗi lần sử dụng tiếp theo. Luôn luôn phải có nhiều
giấy trong dòng chất thải hơn nhu cầu tái chế. Trong trường hợp của nhựa, khả
năng tái chế thấp bởi vì đó vẫn là chu trình tốn kém, kết quả chỉ trong một chừng
mực vì phải trả chi phí cho vật liệu tái chế nhiều hơn nguyên liệu tự nhiên. Trong
trường hợp của những loại túi nhựa nhẹ (hộp yoghurt, bao thư, giấy gói kẹo...), việc

207 http://www.ebook.edu.vn
tái chế không thể thích hợp về mặt môi trường vì tác động đến môi trường sẽ xuất
hiện ở quy trình giặt sạch chúng.

Một cách sử dụng hợp lý nguồn giấy và nhựa đã được phân loại từ nguồn
này là không thể hoặc không nên tái tạo chúng thành nhiên liệu, dù chúng có giá trị
sinh nhiệt cao nhưng có nhiều chất gây ô nhiễm. Điều này có nghĩa là hoặc có thể
đốt cháy ở trạm năng lượng đi kèm với nhiên liệu đã xác định (sử dụng kĩ thuật lò
đốt bằng than đá) hoặc trong những lò đốt chuyên biệt loại nhỏ trong những nhà
máy công nghiệp để cung cấp hơi nước và nhiệt. Nhiều thí nghiệm đang được tiến
hành để thẩm định sự tiện lợi khi sử dụng nhiên liệu theo cách này.

208 http://www.ebook.edu.vn
CTRĐT
CTRĐT đưa đến bãi
chôn lấp 235,294 taán/ naêm
35,294 taán/ naêm
NÖÔÙC ÑOÂ THÒ
Kho tieáp 15,460 m3/ naêm
Nước thải đưa đến nhaän BÌNH NGÖNG NÖÔÙC XÖÛ LYÙ
hệ thống cống rãnh
154,500 m3/ naêm 200,000 taán/ 556,600 m3/ naêm
naêm COÂNG SUAÁT ÑIEÄN
LOØ ÑOÁT
Khí ga töï nhieân MAÙY PHAÙT PHAÂN BOÁ
46,700 m3/ naêm CAËN LOØ ÑEM CHOÂN TUABIN 89,352 MWh/ naêm
LOØ ÑUN
KL coù chöùa saét 70,260 t/ naêm
12,000 taán/ naêm LIEÄT KEÂ KL Voâi (CaO)
CHÖÙA SAÉT THAÙP
caën loø ñem choân HUÙT 1,720 taán/ naêm
58,260 taán/ naêm Cacbon hoạt tính
NHAØ LOÏC
Buïi lô löûng ñem 100 taán/ naêm
TUÙI
choân
8,940 taán/ naêm

Laøm saïch flue gas


ñeå löu giöõ

Hình 8.6 quân bình khối cho moät loø ñoát chaát thaûi raén ñoâ thò vôùi công xuất
200000 taán/ naêm. Nguoàn: ETSU (1993b)

209 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 8.1 Tình traïng hieän thôøi cuûa việc đốt chaát thaûi raén ñoâ thò
Quoác gia Soá loø thieâu chaát % chaát thaûi raén Naêng löôïng thu hoài Loaïi naêng löôïng
a
thaûi raén ñoâ thò ñoâ thò bò (% khaû naêng) ñöôïc thu hoài
thieâu huûy
AÙo 2 8.5% 100%
Bæ 25 54% 30% HW/ ST/ E
Coäng hoøa Seùc 4% 77%
Ñan Maïch 38 65% 100% chuû yeáu laø nhieät löôïng
duøng
ñeå ñun noùng trong khu vöïc
Phaàn Lan 2% 100%
Phaùp 170 42% 72% ST/ HW/ E
Ñöùc (unfied) 49 34% 43 nhà máy E/ ST/ HW
Hy Laïp 0 0% _
Hungary 0 0% _
Ai len 0 0% _
YÙ 94 18% 33% HW/ E
Luùc xem bua 2 69% 100% E
Haø Lan 8 35% 6 nhà máy E/ ST/ HW
Na Uy 20% 89%
Ba Lan 0 0% _
Boà Ñaøo Nha 0 0% _
Coäng hoøa Xlovakia 6%
Taây Ban Nha 23 6% 5 nhà máy ST/ E
Thuïy Ñieån 23 56% 100% chuû yeáu laø nhieät löôïng
duøng
ñeå ñun noùng trong khu vöïc
Thuïy só 30 80% 72%
Vöông quoác Anh 34 8% 37% HW/ E

Myõ 168 16% 128 nhà máy


Nhaät 1873 74% hầu hết nhà máy nhieät löôïng duøng ñeå ñun
noùng trong khu vöïc/ E
a
HW = nöôùc noùng, ST = hôi nöôùc sinh ra, E = ñieän naêng sinh ra (ñöôïc saép xeáp theo traät töï möùc ñoä söû duïng)
Nguoàn: European Energy from Waste Coalition (1993); Shell Petrochemicals (1992); Warmer Campaign (1990); RCEP (1993);
MOPT (1992); OECD (1993).

210 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 8.2 Giaù trò cuûa khí ñoát thoâ trong hai loø thieâu khaùc nhau cho thaáy aûnh höôûng cuûa vieäc thieát keá loø ñoái
vôùi hieäu suaát chaùy
Cuõ Hieän ñaïi
3
Buïi (g/ N m ) 6.5 1.7
C in dust (%) 2.7 1.4
3
PCDD (ng/ N m ) (dioxins) 270 55
3
PCDF (ng/ N m ) (furans) 1100 110
3
TEQ (ng/ N m ) 25 2.5
Nguoàn: Vogg (1992)

Baûng 8.3 Söï phaân phoái kim loaïi naëng vaø caùc nhaân toá khaùc trong loø thieâu pheá phaåm raùc ñoâ thò
Loaïi Khí gas Buïi tro döôùi ñaùy Buïi maøng loïc Muoái vaø caën
thaûi töø oáng khoùi töø quaù trình
laøm saïch gas
Catmi 0.04% 11% 85% 3.6%
Clorua 0.12% 9% 15% 76%
Croâm 0.01% 94% 5.8% 0.27%
Ñoàng 0.01% 95% 4.9% 0.53%
Florua 1.5% 69% 3.0% 26%
Ñoàng 0.01% 75% 24% 0.9%
Thuûy ngaân 2.1% 7% 5.1% 86%
Keàn 0.04% 87% 13% 0.61%
Sunfua 0.47% 50% 10% 40%
Keõm 0.05% 49% 51% 0.7
Nguoàn: IFEU, 1992

211 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 8.4 Giaù trò khí thaûi trong caùc loø thieâu chaát thaûi raén ñoâ thò (mg/ m3)
Nội dung Hướng dẫn của EC đối với nhà máy mới Ñöùc Haø Lan (1990)
hơn 3 tấn/ h (1989)
(giá trị trung bình 7 ngày) TA giaù trò khí thaûi (1986) Giôùi haïn giaù trò trong
(giaù trò trung bình 24 giôø) quy ñònh môùi (17.BlmSch V)
(December 1990)
HCl 50 50 10 10
HF 20 2 1 1
NOX 300 100 50 40
SOX _ 500 200 _
CO 100 a 100 50 (100) a 50
Chaát höõu cô b 20 20 10 10
Buïi 30 30 10 5
Kim loaïi naëng Cd + Hg 0.2 Cd + Hg + TI 0.2 Cd + TI 0.05 Cd 0.05
Ni + As 1.0 Caáp II 1.0 Hg 0.05 Hg 0.05
(As + Co + Ni + Se + Te)
Pb + Cr + Cu + Mn 5.0 Caáp III 5.0 Caáp III 0.5 Caáp III 1.0
(Sb + Pb + Cr + Mn + V + (Sb + As + Pb + Cr + Co +
Sn + Cu) Cu + Mn + Ni + V + Sn)
PCDD + PCDF _ _ 0.1 ng I-TE 0.1 ng

Giaù trò lieân quan 11% O2 or 9% CO2 11% O2 11% O2 11% O2


khoùi thaûikhoâ khoùi thaûi khoâ khoùi thaûi khoâ khoùi thaûi khoâ
Giaù trò trung bình 24 giôø
Toång löôïng cacbon

Baûng 8.6 Vieäc tieâu thuï naêng löôïng cuûa heä thoáng loïc khí gas söû duïng trong loø thieâu raùc ñoäc haïi taïi Vienna
Duïng cuï Naêng löôïng tieâu thuï % toång naêng löôïng % naêng löôïng söû duïng
kW ñieän naêng tieâu thuï ñeå baûo veä moâi tröôøng
Loø nung chuyeån ñoäng 638 14.2% _
maùy taïo keát tuûa 86 1.9% 1.9%
heä thoáng loïc khí gas 1933 43.1% 43.1%
boä loïc nöôùc 117 2.6% 2.6%
boä loïc cacbon 1200 26.8% 26.8%
Khaùc 511 11.4% _

Toång 4485 100.0% 74.4%


Nguoàn: Hackl (1993)

212 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 8.7 Khí thaûi töø vieäc ñoát chaát thaûi raén ñoâ thò, sản xuất NLTR, giaáy vaø thuûy tinh ñaõ ñöôïc phân loại từ nguoàn
Chaát thaûi raén Chaát thaûi raén pheá phaåm nhieân lieäu Giaáy/ vaùn Nhöïa
ñoâ thò (g/ taán ñoâ thò (g/ taán chuyeån hoaù (RDF) (g/ taán (khoâng coù PVC)
raùc ñaõ ñoát) raùc ñaõ ñoát) (g/ taán raùc ñaõ ñoát) raùc ñaõ ñoát) (g/ taán raùc ñaõ ñoát)
1 4
Nguoàn IFEU (1992) EC Directive Hickey and Rampling Habersatter (1991) Habersatter
4
(1991)
2 3
89/ 369/ EEC (1989) (1989)
Buïi 150 1710 20 50
CO 500 347 400 1250
CO2 1421000
CH4
NOX 500 2019 1600 5000
N2 O
SOX 125 1500 5197 300 360
HCl 25 250 5570 100 0
HF 2.5 100
H2 S
Toång HC 0.0384 100 46
HC nhieãm Clo 0.836
Dioxins/furans (TEQ) 0.0000005 0.0000678
Ammonia
Asen 0.008 2.5*
Catmi 0.0135 0.5* 2.8
Croâm 0.013 6.25*
Ñoàng 0.055 6.25*
Chì 0.245 6.25* 63.2
Thuûy Ngaân 0.0085 0.5*
Keàn 0.002 2.5*
Keõm 0.85
1 3
Döïa treân Quy ñònh thöù 17 veà chaát thaûi cuûa Ñöùc, vaø giả định saûn xuaát ra 5000 m khí. Khi ñoát moät taán chaát thaûi raén ñoâ
thò.
2 3
Ñöôïc tính toán cho chæ thò EC cho caùc nhaø maùy ñoát CTRĐT mới, giả định 5000 m khí. Treân moät taán rác ñöôïc ñoát
* Möùc giôùi haïn daønh cho toång kim loïai naëng cho neân möùc giôùi haïn ñaõ ñöôïc chia ñeàu giöõa caùc kim loïai ñöôïc pha troän.
3
Döõ lieäu laø trung bình coäng cuûa 3 laàn ñoát thöû NLTR ñaëc, döïa treân cô sôû nhaän ñöôïc vôùi ñoä aåm trung bình laø 11%. Chuù yù:
làm sạch khí ñaõ ñöôïc giôùi haïn ñeán cyclone đối với haït buïi.
4
Döõ lieäu cho raèng vieäc laøm saïch khí gas töø oáng khoùi coù theå loïai boû 90% SOX, and 95% HCl.

213 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 8.8 Chi phí kinh tế cho vieäc đốt soá löôïng lôùn
Quoác gia Chi phí theo taán Chuù thích Nguoàn
AÙo 176 ecu pers. comm. (1994)
Ñan Maïch 21 ecu pers. comm. (1994)
Phaùp 25 ecu Current, no WTE pers. comm. (1994)
26 ecu Current, WTE
46 ecu Future, no WTE
61 ecu Future, WTE
Ñöùc 63-360 ecu van Mark and
Nellessen (1993)
Haø Lan 70-125 ecu pers. comm. (1994)
Taây Ban Nha 18-31 ecu pers. comm. (1994)
Thuïy Ñieån 22-33 ecu pers. comm. (1994)
Vöông quoác Anh 20-26 ecu Current, no WTE DoE (1993)
26-33 ecu Future, no WTE
26-40 ecu a Current, WTE
26-33 ecu a Future, WTE
Myõ $70-120 With WTE GBB (1991)
(62-106 ecu)
a
Bao goàm tieàn trôï caáp cuûa chính phuû cho nhieân lieäu khoâng hoaù thaïch, WTE = chaát thaûi thaønh naêng löôïng

214 http://www.ebook.edu.vn
8.7 Những giới hạn của sự phát thải
Những giới hạn chặt chẽ của sự phát thải dành cho quy trình đốt CTRĐT
gần đây đã là bắt buộc ở nhiều quốc gia châu Âu, những tiêu chuẩn tương tự sẽ
được giới thiệu đến tất cả thành viên EC là kết quả của những chỉ thị EC cho những
nhà máy CTRĐT hiện tại và mới xây dựng (EC, 1989a,b) (bảng 8.4). Nhiều nhà
máy chỉ trang bị thiết bị lọc tĩnh điện (ở ANH; Clayton et al., 1991) sẽ không thể
đạt được các tiêu chuẩn này, và cũng sẽ bắt buộc đối với việc kiểm soát sự phát
thải, bao gồm ít nhất là thiết bị lọc khí.

8.8 Những tác động đến môi trường : phân tích đầu vào và đầu ra
8.8.1 Xác định ranh giới của hệ thống
Trước khi nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của quy trình đốt được
thẩm định, cần phải xác định những ranh giới hệ thống cho quy trình. Điều này
được thể hiện ở hình 8.5, bao gồm cả quy trình giảm sự phát thải trong hệ thống.
Sự phát thải thật sự vào không khí do đó sẽ phụ thuộc vào loại thiết bị giảm phát
thải được trang bị, và hiệu quả hoạt động của chúng. Trong phần này, dữ liệu của
sự phát thải từ thiết bị hiện đại (state-of-the-art) sẽ được sử dụng, vì mục tiêu chung
là thẩm định những ảnh hưởng có thể xảy ra của thiết kế quản lý rác thải kết hợp
trong tương lai, hơn là những thành công gần đây tại châu Âu. Với tất cả khía cạnh
của sự tiếp cận vòng đời sản phẩm (LCA), nếu những dữ liệu nội bộ của những lò
đốt đang tồn tại thực tế hay trong bản vẽ có giá trị, chúng sẽ được dùng để tham
khảo trong những sơ đồ chung.

Số lượng chất thải rắn và dạng nước được xử lý cũng phụ thuộc vào loại
quy trình làm sạch khí được sử dụng (xem phần trên): một hệ thống lọc khô sẽ vận
hành chỉ một loại chất thải rắn dù hệ thống lọc khí sản xuất ra cả chất thải rắn và
dạng nước.

Với mục đích của đánh giá vòng đời sản phẩm, có thể giải thích rằng năng
lượng được phục hồi được dùng chỉ để vận hành điện năng, và được xuất ra từ hệ
thống.

8.8.2 Nguyên liệu đầu vào


Nguyên liệu đầu vào là chất thải

215 http://www.ebook.edu.vn
Nguyên liệu đầu vào cho hệ thống xử lý nhiệt hoặc là CTRĐT, NLTR, hoặc
là giấy và nhựa đã được phân loại từ nguồn tùy thuộc vào các quy trình liên quan.
Đốt NLTR hoặc giấy, hoặc nhựa thành nhiên liệu liên quan đến những nguyên liệu
đã được xác định là phù hợp để đem đi chế biến. Nguyên liệu đầu vào cho lò đốt
CTRĐT, bao gồm chất thải thừa và chất thải cặn từ những quy trình xử lý chất thải
khác, có thể không cố định. Nguyên liệu cung cấp cho máy chế biến sẽ khác nhau
về thành phần chất thải, được cho là thay đổi theo địa chất và mùa.

Sự không ổn định trong nguyên liệu đầu vào của lò đốt CTRĐT sẽ xảy ra
khi vật liệu được phục hồi để tái chế và phân hủy, do đó ảnh hưởng đến thành phần
của chất thải thừa hiện có. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tổng giá trị sinh nhiệt của
những thứ được đem đốt, và dẫn đến những lo ngại về sự tương thích trong việc tái
chế với thiết kế từ - chất thải – sang – năng lượng ( ENDS, 1992 ).

Trong khi bất kì thiết kế tái chế hay phục hồi nguyên liệu sẽ làm giảm tổng
khối lượng vật liệu đi qua của lò đốt hỗn hợp, thể tích sinh nhiệt trung bình của
khối lượng vật liệu đi qua có thể tăng hoặc giảm, tùy thuộc vào những phần nào sẽ
bị loại ra. Nhiều nghiên cứu đã quan tâm đến tác động này (hình 8.4). Về tổng thể,
phục hồi thủy tinh và thép để tái chế sẽ làm tăng thể tích sinh nhiệt trung bình, sẽ
phân chia tập hợp vật liệu dễ bị thối rữa để đem đi phân hủy.

Giá trị sinh nhiệt của nguyên liệu đem đi chế biến cùng sự không ổn định
của chúng cần được lưu ý khi xây dựng một lò đốt CTRĐT. Những vấn đề với giá
trị sinh nhiệt của chất thải đầu vào tăng lên trên khả năng phát nhiệt của một nhà
máy có lò đốt đã được đối phó ở Thụy Sĩ và Nhật Bản. Ở hai quốc gia này, nhựa
hiện nay đang cần bị loại trừ khỏi nguyên liệu chế biến đầu vào để tránh gây tổn hại
đến một số lò đốt. Ở Hi Lạp, tỉ lệ chất thải dễ bị thối rữa ở mức cao đã làm cho giá
trị sinh nhiệt giảm quá thấp để có thể gây cháy hiệu quả.

Sự tiêu thụ năng lượng

Quy trình xử lý nhiệt, cũng như là giải phóng năng lượng từ nguyên liệu chế
biến đầu vào, cũng tiêu thụ năng lượng. Nó cần để vận hành cần trục, di chuyển lò
đốt hoặc lớp đệm hóa lỏng, quạt hoặc dụng cụ phun khí, thiết bị kiểm soát sự phát
nhiệt cũng như thắp sáng và làm nóng toàn bộ. Sự tiêu thụ năng lượng tại chỗ (on –

216 http://www.ebook.edu.vn
site) sẽ thật sự phản ánh mức độ xử lý khí nóng. Bảng 8.6 cho thấy sự tiêu thụ năng
lượng của những phần khác nhau của thiết bị làm sạch khí trong lò đốt chất thải độc
hại ở Vienna. Trong trường hợp này, hầu hết tất cả điện năng phục hồi từ chất thải
đều được tiêu thụ tại chỗ. Để đốt CTRĐT, ETSU (1993) đề nghị khoảng 14% điện
năng vận hành được tiêu thụ tại chỗ, với sự tiêu thụ đặc biệt khoảng 70kW-h/tấn
được đốt đi. Năng lượng cũng cần ở dạng khí thiên nhiên, để làm nóng lò đốt trong
suốt quá trình khởi động. Về vấn đề này, ETSU đưa ra con số trung bình là
0.23m3/tấn.

Đối với NLTR và nhiên liệu đã được lựa chọn để đốt như giấy, nhựa, sẽ có
một số năng lượng được tiêu thụ bởi thiết bị làm sạch khí nóng, mặc dù không có
số liệu nào về vấn đề này. Có lẽ nó thấp hơn đối với quy trình đốt CTRĐT, vì có rất
ít nhà máy để vận hành và nguyên liệu để chế biến rất ít gây ô nhiễm, do đó khí
nóng không cần phải được làm sạch nhiều. Có thể giải thích rằng có sự tiêu thụ
năng lượng là 20kW-h/tấn NLTR hoặc nhiên liệu giấy, nhựa được đem đốt.

8.8.3 Sản phẩm đầu ra


Sản xuất năng lượng

Năng lượng thải ra trong suốt quá trình đốt có thể được sử dụng cho nhiều
mục đích khác nhau (sản xuất hơi nước và nhiệt năng, sản xuất điện năng), mỗi
mục đích đều đi kèm với tỉ lệ chuyển hóa tổng số năng lượng hữu ích đã được sản
xuất.

Sự đốt cháy tập trung

Sản xuất năng lượng phụ thuộc vào thành phần CTRĐT, và sẽ cao hơn ở
những quốc gia có tỉ lệ giấy và nhựa cao (chủ yếu ở Bắc Âu) và thấp hơn ở những
quốc gia có tỉ lệ chất thải hữu cơ ướt hoặc dễ thối rữa cao (Nam Âu). Ở Đức, giá trị
trong chuỗi là 8.3 – 9.2 MJ/kg ( Bechtel và Lentz, chưa xuất bản ), Thụy Điển là 7-
11 MJ/kg ( Svedberg,1992 ) và ở Anh, tổng giá trị sinh nhiệt là 8.4 – 10 MJ/kg
(Barton, 1986, Borteous, 1991). Rất cần thiết xác định lượng nước chứa trong
CTRĐT được nhận tại lò đốt, vì điều này sẽ làm giảm tổng giá trị sinh nhiệt mỗi
kg, vì khối lượng (ảnh hưởng bởi sự pha loãng) và lượng nhiệt bay hơi tiềm tàng.
Trong trường hợp ở Anh, việc này làm giảm tổng giá trị sinh nhiệt của CTRĐT từ

217 http://www.ebook.edu.vn
8.4 MJ/kg xuống còn 7.06 MJ/kg. Thử so sánh, giá trị sinh nhiệt cho dầu nhiên liệu
là 40 – 42 MJ/kg, cho than đá rắn là 25 -30MJ/kg, cho than bùn là 9 – 13 MJ/kg
cho gỗ lát là 7 – 13 MJ/kg (Svedberg,1992 ).

Để cho phép sự thay đổi trong nguyên liệu chế biến đầu vào, giá trị sinh
nhiệt của nguyên liệu đầu vào cho những lò đốt CTRĐT sẽ được tính toán từ thành
phần, sử dụng những giá trị sinh nhiệt đặc biệt cho vật liệu đưa ra.

NLTR

Chuỗi giá trị sinh nhiệt của NLTR thay đổi từ 11 đến 18 MJ/kg (số liệu
Thụy Điển, Svedberg,1992 ) đến 18 – 20 MJ/kg (số liệu Anh, Ogilvie, 1992). Giá
trị chính xác sẽ thay đổi theo thành phần của chất thải ban đầu, và quy trình dùng
để sản xuất NLTR.

Nhiên liệu phân loại từ nguồn

Giá trị sinh nhiệt của nhiên liệu được chọn này sẽ phụ thuộc vào tỉ suất
giấy/nhựa bị đốt. Tổng giá trị sinh nhiệt của mỗi phần được đưa ra được sử dụng để
tính toán những giá trị sinh nhiệt của bất kì hỗn hợp đặc biệt nào.

Phục hồi năng lượng

Không phải tất cả lượng nhiệt năng ban đầu giải phóng trong một lò đốt có
thể được phục hồi dưới một dạng hữu ích, và mức độ phục hồi phụ thuộc vào cách
sử dụng cần bao nhiêu năng lượng. Vì những nồi hơi thêm vào những lò đốt chất
thải công cộng phải vận hành ở nhiệt độ thấp hơn của hơi nước để giảm sự mài
mòn, những lò đốt sản xuất điện năng chỉ có hiệu quả chuyển hoá khoảng 20%
(RCEP, 1993 ). ETSU (1993) ước lượng tổng năng lượng sản xuất là 520kW-h/tấn
chất thải với tổng giá trị sinh nhiệt là 8.01GJ/tấn, hiệu quả chuyển hoá là 23% cho
một nhà máy có công suất 200 000tấn/năm. Một khi sự tiêu thụ năng lượng tại chỗ
là 70kW-h/tấn được giảm bớt, điều này đưa ra con số 450kW-h/tấn xuất ra thực tế.

Phục hồi năng lượng cho những nhà máy nhiệt tại địa phương, sử dụng rộng
rãi ở Nhật Bản, phục hồi khoảng 70% năng lượng được giải phóng, nhất là trong
nhà máy liên kết nhiệt và năng lượng, sử dụng lượng nhiệt thừa sau khi vận hành
điện năng đạt tổng hiệu quả chuyển hoá khoảng 70 – 80%. Điều này có nghĩa là

218 http://www.ebook.edu.vn
một nhà máy, chẳng hạn ở Frankfurt, đốt 420.000 tấn chất thải mỗi năm có thể
cung cấp cho 30 000người cả điện năng lẫn nhiệt năng, thay thế nhu cầu khoảng
64.000 tấn nhiên liệu dầu mỗi năm (Bechtel và Lentz, chưa xuất bản).

Hiệu quả sản xuất điện năng là 20% sẽ ứng với những lò đốt CTRĐT. Đối
với những nhà máy đốt NLTR hoặc nhiên liệu giấy/nhựa, hiệu quả cao hơn là 30%
vì thành phần tự nhiên của nguyên liệu đầu vào đồng nhất và được kiểm soát hơn.

Khí thải

Vì có sự chuyển hoá toàn thể, bất cứ vật liệu nào đưa vào quy trình đốt đều
thoát ra trong một trạng thái này hay khác. Mặc dù những chất hữu cơ gây ô nhiễm
có thể bị phá hủy thành những phân tử vô hại, các kim loại nặng trong dòng chất
thải hoặc sẽ chuyển thành tro (xỉ), thoát ra dưới dạng bụi qua bộ lọc hoặc tan vào
không khí. Tổng thể tích vẫn như cũ, do đó làm sạch khí nóng trở nên rất hiệu quả
và rất ít chất hữu cơ gây ô nhiễm thoát vào không khí, và số lượng tập trung từ quy
trình làm sạch khí sẽ tăng lên.

Đốt cháy toàn bộ

Những chất gây ô nhiễm đáng chú ý nhất thoát ra từ quy trình đốt CTRĐT
là những khí axit (hydro clorid, sulphur dioxid, nitrogen oxit), cacbon dioxid,
những kim loại nặng (thủy ngân, catmi, chì...), dạng hạt và dioxin/dibenzofuran (
PCDD/PCDFs) (Clayton et al., 1991). Vì có những giới hạn trong luật về sự phát
thải được đặt ra trong hệ thống tập trung những chất gây ô nhiễm trong khí thoát ra
từ những ống khói lò đốt, hầu hết số liệu đều được thu thập theo dạng này. Số liệu
về khí thải từ lò đốt CTRĐT được trình bày trong bảng 8.5, nhưng vì mức độ phát
thải ra không khí sẽ thay đổi theo thiết bị làm sạch khí được sử dụng nên không thể
đưa ra những con số cụ thể. Sự tiếp cận được lựa chọn là khí thải từ lò đốt đều phải
nằm trong giới hạn của hướng dẫn EC, vì tất cả lò đốt của các quốc gia liên minh
châu Âu phải đạt được tiêu chuẩn này vào năm 1996. Bảng 8.7 là sự phát thải ước
lượng cho quy trình đốt CTRĐT, dựa trên sự tiếp cận này (IFEU, 1992). Để chuyển
đổi những sự tập trung này vào số lượng phát ra mỗi tấn, cần phải tăng thể tích khí
nóng được sản xuất lên; IFEU (1992) sử dụng con số 5.000N m3 của khí nóng mỗi
tấn CTRĐT được đốt ( Fichtner, 1991).

219 http://www.ebook.edu.vn
Khối lượng cacbon dioxit thoát ra không thể được tính bằng cách này, vì
không có giới hạn trong luật cho loại khí này. Thể tích thoát ra có thể tính từ thể
tích cacbon trong phần CTRĐT, giải thích rằng tất cả cacbon đều thoát ra dưới
dạng cacbon dioxit.

Để đếm những biến thể trong thành phần của CTRĐT, sự phát nhiệt tăng
lên từ mỗi phần của dòng chất thải cần phải làm cho đồng nhất. Những số liệu như
vậy không thích hợp, và trong một vài trường hợp phát nhiệt, ví dụ như dioxin hình
thành những de novo trong quy trình đốt không thể được quy về cho bất cứ thành
phần chất thải về chi tiết. Bởi vì điều này, sự phát nhiệt của CTRĐT trong bảng 8.7
được quy đều cho tất cả những phần đưa vào trong quy trình đốt cháy toàn bộ.
Cacbon dioxid có thể được chấp nhận theo cách này, được quy về theo thể tích
cacbon trong mỗi thành phần.

NLTR và nhiên liệu phân loại từ nguồn

Số liệu về việc đốt NLTR, giấy và nhựa cũng thể hiện trên bảng 8.7. Lưu ý
rằng số liệu về việc đốt NLTR đều từ những cuộc thử nghiệm của Anh chỉ áp dụng
với thiết bị kết tủa bụi. Sử dụng thiết bị lọc khí sẽ làm giảm sự phát nhiệt ra không
khí nhưng sẽ làm tăng sự vận hành chất thải rắn từ bộ lọc.

Nước thải

Vấn đề chỉ tăng lên từ việc sử dụng thiết bị làm sạch khí ẩm. Con số đưa ra
từ tổng số chuỗi sản xuất nước thải từ 200 – 770 l/tấn chất thải đầu vào (SPMP,
1991; Bechtel và Lentz, chưa xuất bản; ETSU,1993). Tất cả nước thải đều được xử
lý tại chỗ, kết quả là chỉ có bùn bị loại bỏ.

Chất thải rắn

Chất thải rắn thừa lại từ quy trình đốt tăng lên từ hai nguồn chính sau: cặn
thừa trong quy trình đốt (tro cặn và tro bay) và chất thải rắn thừa từ hệ thống làm
sạch khí. Kết quả sau cùng là cả hai thứ bụi từ bộ lọc và cặn bùn từ quy trình xử lý
nước (nơi hệ thống lọc khí ẩm được lắp đặt).

Việc đốt cháy tập trung CTRĐT cho ra 250 – 300 kg tro cặn trên mỗi tấn
chất thải (SPMP, 1991; IFEU,1992 ; ETSU,1993).Để thay đổi nguyên liệu đầu vào

220 http://www.ebook.edu.vn
của quy trình đốt cháy toàn bộ trong một hệ thống CTRĐT, khối lượng tro cặn
được tính từ khối lượng tro của mỗi phần chất thải.

Hệ thống làm sạch khí khô cho ra khoảng 45 – 52 kg bụi và cặn thừa
(calcium cloride và vôi thừa) trên mỗi tấn chất thải. Quy trình bán ẩm và bán khô
cũng tương tự, cho ra khoảng 40 kg tro nhẹ là trộn lẫn giữa calcium cloride và vôi
thừa trên mỗi tấn chất thải. Lọc khí ẩm cho ra 20 – 30 kg bụi và 2.5 – 12 kg cặn
bùn trên mỗi tấn chất thải (SPMP, 1991; Bechtel và Lentz, chưa xuất bản;
ETSU,1993 ). Đối với mỗi tấn CTRĐT được đốt, 20 kg bụi và 12 kg cặn bùn được
cho ra từ hệ thống làm sạch khí (IFEU,1991).

Việc đốt NLTR sẽ dần cho ra một lượng khoảng 86kg tro/cacbon/tấn
nguyên liệu đầu vào, với hơn 1.8kg tro lọc ra từ khí nóng (Ogilvie, 1992). Số liệu
không chắc chắn với cặn thừa từ việc điều hòa sự phát nhiệt, nhưng cũng gần như
tương tự như trên khi đốt tập trung. Nếu cho là có trên 12kg cặn bùn cho ra từ việc
lọc khí, sẽ cho ra tổng số 13.8 kg từ quy trình làm sạch khí.

Nhiên liệu phân loại từ nguồn

Khối lượng tro của những phần khác nhau của dòng chất thải phải được
thêm vào chất thải rắn sản xuất ra từ quy trình làm sạch khí, để cho ra tổng số chất
thải rắn được sản xuất. Những con số được đưa ra bởi Habersatter (1991) cho tổng
số chất thải rắn từ quy trình đốt ở Thụy Sĩ là 35 kg/tấn nguyên liệu nhựa đầu vào,
và 87 kg/ tấn giấy/bìa, nhưng đây là những thống kê dè dặt hơn những dữ liệu đưa
ra cho khối lượng tro của Barton (1986) đối với chất thải ở Anh. Sản xuất tro cặn
được tính từ tỉ lệ khối lượng tro: chất cặn từ việc làm sạch khí được giải thích giống
như đối với việc đốt NLTR trình bày ở trên.

8.9 Chi phí kinh tế


Đốt tập trung

Chi phí kinh tế của quy trình đốt được cho là khá cao, vì có đầu tư vốn khi
cần xây dựng một nhà máy. Uớc tính chi phí này đạt từ 1.18 triệu ecu đến 2.37 triệu
ecu/tấn mỗi giờ ở Anh (Warmer,1991; DoE,1993) và 1.34 triệu ecu đến 2.13 triệu

221 http://www.ebook.edu.vn
ecu / tấn /giờ tại Pháp (SPMP,1991). Nhà máy Saint Ouen II ở Paris, với công suất
đạt 630 000 tấn /năm, chi phí khoảng 150 triệu ecu để xây dựng năm 1989.

Khi tính toán mỗi tấn nguyên liệu chất thải đầu vào, chi phí kinh tế của quy
trình đốt tập trung này thay đổi trên toàn châu Âu (bảng 8.8). Sự thay đổi giữa các
quốc gia là do 4 nhân tố chính sau: khả năng đốt, tỉ lệ lắp đặt thiết bị làm sạch khí,
năng lượng có phục hồi được hay không, và những công cụ kinh tế nào tồn tại để
khuyến khích việc sản xuất năng lượng từ chất thải. Với việc thực hiện Hướng dẫn
EC trong những lò đốt CTRĐT hiện tại và mới xây, tất cả các nhà máy đều cần
thiết bị làm sạch khí, do đó việc tiến hành quy trình đốt đắt hơn, và ít thay đổi chi
phí. Điều đó có nghĩa là tất cả lò đốt mới sẽ cần phải có những phương tiện phục
hồi năng lượng, như trên bảng 8.8, điều này không có nghĩa là sẽ thuận lợi về mặt
kinh tế. Giá trị kinh tế của quy trình đốt với việc phục hồi năng lượng gia tăng, khi
có những công cụ tài chính thiết kế để khuyến khích việc sử dụng chất thải như là
nguồn năng lượng “có thể tái tạo”. Ở Anh, tổ chức Bắt buộc sử dụng nhiện liệu
không hóa thạch (Non – fossil fuel obligation) (NFFO) của năm Hành động vì điện
1989 cần điện cung cấp cho các nhà máy để trao đổi điện vận hành từ nhiên liệu
không hóa thạch (bao gồm cà CTRĐT). Việc này giúp bảo đảm cho thị trường với
mức giá cả trung bình đối với năng lượng từ những dự án được chấp nhận bởi
NFFO, có giá từ 6 – 13 ecu /tấn nguyên liệu chất thải đầu vào (DoE, 1993). Một
mô hình tương tự hoạt động tại Đức, nơi đó năng lượng sản xuất từ chất thải có thể
được đưa vào mạng lưới trong mọi thời điểm nhằm đảm bảo mức giá trung bình.

NLTR và vật liệu phân loại tại nguồn

Mục đích ban đầu của NLTR là để sản xuất nhiên liệu có thể vận chuyển
nhanh chóng mà có thể đem bán như một hàng hóa đi kèm với những nhiên liệu
khác, ví dụ như than đá. Kể từ đây xuất hiện nhu cầu về tạo thành viên. Tuy nhiên,
vấn đề ở đây là cần nhiều thị trường vì đã chứng minh được là rất khó để phát triển
NLTR. Một lí do là ở nhiều quốc gia, khi đốt NLTR về mặt luật pháp thì vẫn được
coi là chất thải, và do đó vẫn tùy thuộc vào những sự điều chỉnh phát nhiệt giống
nhau ví dụ như quy trình đốt tập trung, do đó không giống với quy trình đốt than đá
hay các loại nhiên liệu khác. Và kết quả là, những nhà máy NLTR hiện tại chỉ đốt

222 http://www.ebook.edu.vn
nguyên liệu ngay tại chỗ, và xuất điện vào lưới điện quốc gia, và hệ thống sưởi của
vùng. Chi phí thêm vào ở đây là chi phí vận hành nồi hơi, rất ít thu lợi từ việc bán
điện. Từ khi những nhà máy NLTR kết hợp việc đốt và sản xuất NLTR cùng một
chỗ, chi phí không bị chia lẻ nữa.

Khái niệm của quy trình đốt các vật liệu phân chia tại nguồn để tập trung
cho quá trình tái chế chưa được tìm ra đầy đủ, và ở đây có quá nhiều thị trường
cho nhiên liệu giấy và nhựa cần phải được phát triển. Nếu điều này được thực hiện,
đầu ra của việc sản xuất năng lượng này sẽ ở mức giá trị kinh tế thấp hơn đối với
vật liệu này, ví dụ như giá trị sinh nhiệt của chúng. Nếu thị trường tái chế cho
nguyên liệu này thấp vì lí do thiếu hoặc vượt nhu cầu, vào thời điểm viết sách này
(1994 ), vật liệu có thể được bán vì giá trị sinh nhiệt của chúng (giá trị sinh nhiệt
của một hỗn hợp giấy và nhựa theo tỉ lệ 50:50 sẽ có giá trị sinh nhiệt tương đương
mỗi kg nhiên liệu công nghiệp ).

Chi phí phân loại vật liệu này được tóm tắt trong chương 5. Những chi phí
thêm vào ở nay cần được xem như là cho việc vận hành nồi hơi và thiềt bị điều hòa
nhiệt đi kèm, tổng của bất cứ lợi nhuận nào thu được từ việc xuất điện năng. Do
quy trình này vẫn chưa được phát triển đầy đủ, không có dữ liệu nào biểu thị cho
chi phí này có giá trị.

223 http://www.ebook.edu.vn
Chương 9 : Chôn rác
Tóm tắt:
Chôn rác được xem như quy trình xử lý chất thải với đầy đủ nguyên liệu đầu vào và sản
phẩm đầu ra, hơn là phương pháp phân hủy chất thải rắn sau cùng. Chôn rác liên quan
đến vấn đề bảo quản lâu dài kim lọai thô cũng như những chất thải có thể bị phân hủy
sinh học không kiểm sóat. Việc sử dụng phương pháp chôn rác tại châu Âu đã hình thành
và phương pháp này đã được đem ra thảo luận, bao gồm kĩ thuật chôn khí và việc tập
hợp, xử lý và kiểm soát nước rỉ rác. Bằng việc sử dụng các dữ liệu thích hợp, người ta
xác định số lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của quy trình chôn lấp rác
trong các điều kiện kinh tế và môi trường.

224 http://www.ebook.edu.vn
Naêng Nguyeân
Chaát thaûi raén hoä gia
löôïng lieäu thoâ
ñình/ thöông maïi RANH GIÔÙI
HEÄ THOÁNG

Heä thoáng thu gom taän nôi


Chaát taùi sinh khoâ
Kho nguyeân lieäu thoâ
Phaân loaïi taïi Raùc trong vöôøn
Kho nguyeân lieäu pha
nguoàn töø gia troän
ñình Raùc sinh hoïc Vò trí trung taâm
Vò trí trung taâm
Raùc ñoä soä
Heä thoáng thu gom
Chaát thaûi dö
Raùc sinh hoïc
thöông maïi Chaát taùi sinh khoâ
Thu gom Chaát taùi sinh thöông maïi
Raùc sinh hoïc

RDF Nguyeân
lieäu thöù
Phaân loïai Phaân loïai
caáp
RDF MRF

Naêng
löôïng
Phaân SH
Tieàn phaân loaïi
Thoái röõa

caën
Taïo thaønh Taïo thaønh
RDF khí meâ tan phaân SH
Phaân
Ñoát toång SH
hôïp
Ñoát RDF Ñoát Ñoát toång
nhieân hôïp Baõ phaân troän Khí
lieäu thaûi

tro buïi Nöôùc


thaûi
Tieàn xöû lyù
choân
Bãi chôn
choân rác nguy Chaát thaûi
hiểm trô cuoái
cuøng

Hình 9.1 Vai troø cuûa vieäc choân raùc trong moät heä thoáng quaûn lyù chaát thaûi thống nhất
225 http://www.ebook.edu.vn
9.1 Giới thiệu
Chôn lấp rác là phương pháp phân hủy chất thải duy nhất có thể áp dụng cho tất cả các
kim loại trong chuỗi chất thải rắn.(hình 9.1). Những phương pháp khác nhau như xử lý
nhiệt và xử lý vi sinh tự chúng đã sản xuất ra những chất dư thừa mà sau đó cần phải
được chôn. Vì thế, luôn luôn có nhu cầu cho việc chôn lấp rác trong bất kì hệ thống quản
lý chất thải nào. Chôn lấp rác được cho là phương pháp phân hủy đơn giản nhất, về mặt
nào đó thì rẻ nhất, do đó ban đầu nó là nhân tố quan trọng trong phương pháp phân hủy
chất thải rắn. Ở nhiều quốc gia châu Âu (Anh, Ailen, Tây Ban Nha ...), chôn lấp rác vẫn
tiếp tục là phương pháp phân hủy chất thải quan trọng, và ngày càng khó khăn hơn trong
việc tìm kiếm những địa điểm chôn rác thích hợp, và do đó vị trí này đang có dấu hiệu
thay đổi.
Không phải trường hợp chôn lấp rác nào cũng có nghĩa là chôn vào đất. Mặc dù việc lấp
những mỏ đá đã cạn và những hầm khai thác đất sét diễn ra ở nhiều nước, và nhất là ở
Anh, thường là trên mặt đất, ở một số nước như Nhật Bản, chôn rác có nghĩa là chôn vào
lòng biển, nơi các chất kim loại được sử dụng để làm vững chắc hơn những hòn đảo nhân
tạo ở vịnh Tokyo và vịnh Osaka.
Khái niệm chôn lấp rác như là phương pháp phân hủy sau cùng của chất thải rắn có thể
cần thiết. Một nơi chôn lấp rác không phải là một cái lỗ đen (black hole) nơi các kim loại
được dồn lại và không thể thoát ra được. Giống như tất cả những phương pháp xử lý chất
thải đề cập trong quyển sách này, chôn lấp rác là một quy trình xử lý chất thải hơn là một
phương pháp phân hủy sau cùng (Finnveden, 1993). Chất thải rắn đầu vào thường đa
thành phần và có một số năng lượng dùng để kích hoạt quy trình. Chính quy trình này
cũng liên quan đến sự phân hủy một phần chất thải đã được chôn lấp. Sản phẩm đầu ra
của quy trình là chất thải rắn bền vững (được ổn định) sau cùng, cộng thêm các sản phẩm
phân hủy dạng khí và nước tạo ra khí thải và nước rỉ. Như tất cả các quy trình khác, hiệu
quả của quy trình, số lượng và chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào nguyên liệu đầu
vào của quy trình và các bước vận hành và điều khiển của quy trình. Các ứng dụng khác
cho việc chôn lấp rác: sản phẩm của phương pháp chôn lấp rác dựa vào số lượng và thành
phần chất thải, và cách thức thực hiện việc chôn lấp.

226 http://www.ebook.edu.vn
Chương này đưa ra cả mục tiêu của quy trình chôn lấp rác và phương pháp tiến hành để
đạt mục tiêu, sau đó là mô tả nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của quy trình về
môi trường và kinh tế.

Box 9.1
CHOÂN LẤP RÁC: CÁC VẤN ĐỀ CÂN NHẮC

- Coù theå xöû lyù nhieàu loaïi raùc thaûi khaùc nhau

- Veà baûn chaát, ñaây laø moät quy trình xöû lyù tạo ra những chất thải
sau ñaây:
- khí thải
- nước rỉ rác
- Chaát thaûi raén trô

- Nhöõng thoâng số cuûa quy trình xöû lyù raùc thaûi coù theå ñöôïc toái öu
hoùa:
- Duy trì ñöôïc ñoä khoâ raùo
- Söï quay voøng nước rỉ rác
- Coâng ngheä loùt ñaùy baõi raùc
- Taäp trung ñöôïc khí thải và nước rỉ

- Coù theå ñöôïc söû duïng ñeå phuïc hoài ñaát hoaëc ñeå laán bieån

- Neân traùnh xa khu vực dẫn và khai thác nöôùc ngaàm.

227 http://www.ebook.edu.vn
Hoäp 9.2 ÑAÀU VAØO VAØ ÑAÀU RA CUÛA QUY TRÌNH CHOÂN HUYÛ RAÙC THAÛI.

ÑAÀU VAØO

Raùc thaûi (coù theå laø toång löôïng chaát thaûi raén ñoâ thò MSW)
Nhöõng pheá phaåm ñaõ ñöôïc phaân loaïi
Nguyeân lieäu ñöôïc xöû lyù sinh hoïc
Raùc sau cuøng sau khi ñaõ xöû lyù nhieät (tro, buïi vaø caùc thöù coøn laïi töø tieán trình laøm saïch khí gas)

ÑAÀU RA

Khí gas töø:


- thaønh phaàn deã bò phaân huûy trong CTRÑT: 150 Nm3
- Vaät lieäu ñaõ ñöôïc xöû lyù sinh hoïc: 100 Nm3. taán
- Tro, buïi 0 Nm3. taán
Nöôùc ræ: 150 lít/ taán

Raùc thaûi trô töø raùc thaûi choân laáp.


Raùc thaûi sau cuøng sau khi xöû lyù nöôùc ræ raùc.

228 http://www.ebook.edu.vn
QUAÛ N LYÙ CHAÁ T THAÛ I RAÉ N HÔÏ P NHAÁ T
Aùo 74%

Bæ 67%

Ñan Maïch 73%

Phaàn Lan 98%

Phaùp 52%

Ñöùc 67%

Hy Laïp 98%

Ai-len 100%

YÙ 79%

Lucxembua 30%

Haø Lan 58%

Boà Ñaøo Nha 62%

Taây Ban Nha 77%

Thuïy Ñieån 45%

Thuïy Só 17%

Vöông quoác Anh 88%

0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%

Baûng 9.2 Phaàn traêm chaát thaûi raén ñoâ thò ñaõ ñöôïc choân laáp taïi caùc quoác gia Chaâu AÂu.
Nguoàn: OECD (1991)

229 http://www.ebook.edu.vn
Lôùp bao phuû
Thu nöôùc raùc sô caáp
Thu nöôùc raùc
RAÙC
thöù caáp

Lôùp soûi baûo veä/


Thu nöôùc raùc sô caáp Löïa choïn chaát thaûi

Maøng loïc sô
Maøng caáp Maøng loïc
huùt nöôùc thöù caáp
thöù caáp

Taàng ngaäp nöôùc

Hình 9.3 Sô ñoà bieåu thò maøng loïc chính ñöôïc loùt bôûi moät heä thoáng huùt nöôùc thöù caáp duøng ñeå
choáng vieäc roû ræ nöôùc töø hoá raùc. Ñöôïc chænh söûa bôûi Rowe, 1991

230 http://www.ebook.edu.vn
nhieân lieäu/
Raùc dö Caën phaân Tro/ buïi Phaân sinh raùc nhieân
loïai maøng loïc học lieäu

Naêng
löôïng
Naêng
löôïng/ phuïc
hoài nhieät Ngoïn löûa
Naêng ñoä
choân Khí choân Khí
löôïng
thaûi

Nước rỉ
Roø ræ
Nöôùc
thaûi
Xöû 1yù nước rỉ Doøng
nöôùc

caën
Chaát
thaûi raén
trô

Hình 9.4 Caùc ñaàu vaøo vaø ñaàu ra cuûa quaù trình choân raùc

231 http://www.ebook.edu.vn
Quaûn lyù chaát thaûi raén ñoàng nhaát
20
16
Tæ leä
saûn xuaát
gas
(m / taán MSW/ naêm
3

5 10 15 20 30 40
Naêm
Baûng 9.5 Bieåu ñoà bieåu thò vieäc saûn xuaát gas trong moät baûng soá lieäu
ñaày ñuû öôùc löôïng töø baõi trong baûng soá lieäu thí nghieäm trong phoøng
thí nghieäm

232 http://www.ebook.edu.vn
Quaûn lyù chaát thaûi raén ñoàng nhaát
100%

N2
80%
CO2
60%

CH4
40%
O2 H2
20%

Thôøi gian
Baûng 9.6 Moâ hình tieâu bieåu cuûa vieäc sinh ra khí gas

233 http://www.ebook.edu.vn
9.2 Mục tiêu của quy trình chôn lấp rác
Mục tiêu chính của việc chôn lấp rác (hộp 9.1) là sự phân hủy bền vững các chất thải rắn
một cách an toàn, cả trên phương diện môi trường và sức khoẻ, vì thế điều kiện vệ sinh
nơi chôn lấp rác luôn được lưu ý. Khi có sự phát thải trong quy trình (khí và nước rỉ),
những vấn đề này càng phải được giải quyết càng sớm càng tốt.
Trong phạm vi hạn chế, chôn lấp rác cũng được cho là một quy trình kiểm soát. Những
năng lượng chứa trong rác được chôn lấp sẽ được khai thác, do đó phương pháp chôn lấp
rác có thể được xem là kĩ thuật “ biến rác trở thành năng lượng” (hình 2.3). Đã có rất
nhiều địa điểm chôn lấp rác diễn ra sự phục hồi năng lượng từ rác được chôn lấp. Tại
Đức, 65% các địa điểm chôn lấp rác của địa phương có thể tái tạo năng lượng từ rác
được chôn lấp (UBA, 1993). Tại Anh, có trên 40 mô hình như vậy, có thể tái tạo một
lượng năng lượng nhiệt tương đương trên 350.000 tấn than đá mỗi năm (Maunder, 1992).
Ở quy mô toàn cầu, có tổng số 453 nhà máy chôn lấp sử dụng rộng rãi vào năm 1990
(Gendebien et al., 1991), và con số này có thể còn tăng lên. Những tác giả này còn ước
lượng xa hơn rằng tiềm năng sẽ có 730 tỷ m3 khí được sản xuất hàng năm từ chất thải rắn
sinh hoạt, và con số này tương đương với 345 triệu tấn dầu hoả. Nếu cho phép khuếch
trương tự do những địa điểm chôn lấp rác, khí thải này sẽ gây ra những ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường (methan là khí nhà kính tiềm tàng), sức khỏe và sự an toàn
của cư dân. Một bảng điều tra xã hội đã ghi nhận trên 160 trường hợp bị đe doạ bởi khí từ
bãi chôn lấp, với 55 vụ nổ đã được báo cáo (Gendebien et al., 1991). Việc tập trung và
kiểm soát khí thải do đó cần phải được tiến hành an toàn vì những lý do môi trường. Nó
không phải được thiết kế như là một công nghệ “biến rác trở thành năng lượng” vì những
điều kiện bãi chôn lấp rác không được kiểm soát chặt chẽ, và một lượng lớn khí thất thoát
không được thu gom.
Chôn lấp rác có thể được xem như phương pháp ổn định đất đai vì nhờ đó đất đai từ các
khu công nghiệp cũ hay từ biển (trường hợp ở Nhật Bản) sẽ được sử dụng hiệu quả hơn.
Những phương pháp trên không hoàn toàn thích hợp ở một số nước do không có cùng các
điều kiện như trên và như thế các vị trí chôn lấp rác phải được xây dựng ở những diện
tích đất vẫn có ích. Do đó, trong khi chôn lấp rác có thể là phương pháp cải tạo đất, trong
một số trường hợp, nó lại làm giảm diện tích đất đai.

234 http://www.ebook.edu.vn
Do đó, mặc dù việc chôn lấp rác là một công cụ ổn định/xử lý chất thải ở cả hai cách
thức, mục đích chính của nó vẫn là xử lý chất thải rắn an toàn, dù là trực tiếp từ rác sinh
hoạt hay từ các quy trình xử lý chất thải khác.

9.3 Hoạt động chôn lấp rác hiện nay ở châu Âu


Việc áp dụng phương pháp chôn lấp rác để phân hủy chất thải rắn khác nhau tùy thuộc
những vùng địa lý khác nhau ở châu Âu (hình 9.2 ). Những quốc gia như Anh đã áp dụng
phương pháp chôn lấp rác như một quy trình phân hủy, một phần vì công nghiệp khai
khoáng và địa chất đã để lại nhiều mỏ hoang có thể sử dụng để chôn lấp chất thải. Những
địa điểm đó có thể không phải lúc nào cũng ở trong tình trạng thích hợp nhằm giảm thiểu
tới mức thấp nhất những tác động đến đến môi trường.

9.4 Phương pháp chôn lấp rác


Nguyên lý cơ bản
Theo lịch sử, rác được chôn lấp trong những hố sâu. Theo thời gian, với sự lọc thấm của
nước mưa, từng phần nhỏ của chất thải sẽ bị phân hủy và sản phẩm sau cùng của quy
trình này sẽ loãng và thẩm thấu hết vào đất. Với một tỉ lệ nhỏ, phương pháp “làm loãng
và thẩm thấu” này của quá trình vận hành sẽ rất hiệu quả, vì đất có một khả năng tự nhiên
để phân hủy những vật liệu hữu cơ và thấm hút những hợp chất vô cơ khác. Những địa
điểm chôn lấp này vẫn tạo ra khí thải, phân tán vào không khí, và sẽ gây ra những mối
lưu tâm về an toàn nếu chúng được tích lũy. Với sự gia tăng đô thị hoá, việc gia tăng
lượng chất thải, việc chôn lấp rác cũng phát triển về quy mô theo thời gian. Và kết quả là,
làm loãng và thẩm thấu không còn là phương cách hiệu quả. Quy trình lọc có thể gây ra
những tác động tiêu cực đối với môi trường đất. Theo ước tính, ở Mỹ, khoảng 40 000 địa
điểm chôn lấp rác có thể gây ô nhiễm cho môi trường đất (Uehling, 1993).
Những bãi chôn lấp rác hiện đại nhất đã được vận hành nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của
khí thải và vấn đề ô nhiễm nước ngầm, trái ngược với phương pháp làm loãng và thẩm
thấu cổ điển. Những nơi này được lót bởi một hay nhiều tấm lót không thấm nước, và bao
gồm cả hệ thống tập hợp và xử lý cả hai thứ khí thải và nước rỉ từ rác. Tại Đức, 94% tổng
số điểm chôn lấp rác hiện nay đã được lót và đã tập hợp, xử lý nước rỉ rác trước khi
phóng thích chúng vào hệ thống nước thải công cộng (UBA, 1993). Số lượng nước rỉ rác
của quy trình chôn lấp rác dựa vào khối lượng nước mưa và nước mặt thấm vào bãi chôn

235 http://www.ebook.edu.vn
lấp đó, do đó có xu hướng bịt kín nắp đậy của bãi chôn rác và làm cho cả hệ thống chặt
nước. Từ tháng 10/1993, tất cả những nơi chôn lấp rác ở Mỹ sẽ luôn phải được giữ cho
kín và khô, với những màng nhựa cách ly rác khỏi bị thẩm thấu nước mưa và nước mặt
(Uehling, 1993). Sự ngăn chặn này cũng sẽ làm giảm lượng khí thải vì độ ẩm cao rất cần
cho việc phân hủy sinh học. Vi sinh vật cần độ ẩm trên 50% để có thể hoạt động (Nyns,
1989).
Phương pháp giữ khô khi vận hành quy trình chôn lấp được mô tả như sự bảo quản lâu
dài chất thải hơn là cách thức xử lý hay phân hủy chất thải (Campell, 1991), và có một số
nhược điểm đáng lưu ý. Phải luôn có những túi ẩm trong chất thải, và người ta nhận thấy
rằng tất cả hệ thống lót và đậy kín cũng có thể bị rò rỉ, do đó nước mưa và nước mặt có
thể xâm nhập vào. Vì thế, sự phân hủy một phần nhỏ chất thải có thể xảy ra, kết quả là sự
hình thành khí thải và nước rỉ rác. Do những ống dẫn nước thải và máy bơm chôn vùi
trong chất thải sẽ có thể bị làm nghẽn và không hoạt động, thu gom và xử lý khí thải và
nước rỉ sẽ kém hiệu quả nếu xảy ra trường hợp này trong tương lai. Do đó, ở phương
pháp giữ khô này, một vài chuyên gia tán thành ý kiến trái ngược: tăng tốc quy trình phân
hủy bằng cách giữ cho chất thải luôn ướt. Điều này có thể đạt được bằng cách quay vòng
nước rỉ rác trong quy trình chôn lấp rác để giữ điều kiện thích hợp cho hoạt động của vi
khuẩn. Bằng cách này, hầu hết hầu hết sản phẩm khí và nước rỉ rác sẽ tạo ra trong những
năm đầu của quy trình chôn lấp rác, trong khi hệ thống thu gom khí và nước rỉ rác được
tiến hành hiệu quả. Theo thời gian hệ thống lót sẽ hư hại nhưng lúc này nước rỉ rác sẽ bị
loãng và do đó sẽ giảm đi sự nguy hại đến môi trường đất. Vận hành việc chôn lấp rác
theo cách này như là một “lò phản ứng sinh học”, cũng có nghĩa là khí thải được phát ra ở
tỉ lệ cao, nhờ vậy việc phục hồi năng lượng sẽ hiệu quả hơn. Kinh nghiệm của phương
pháp “lò phản ứng sinh học” ẩm sẽ cần thiết, vì dù sao đi nữa nó cũng sẽ thay thế cho
phương pháp khô để trở thành kĩ thuật chôn lấp rác thích hợp hơn.
Thiết kế và vận hành nơi chôn lấp rác
Cấu trúc của một dạng vị trí chôn lấp rác có tấm lót nhằm giữ lại nước rỉ rác được thể
hiện ở hình 9.3. Tấm lót cuối cùng của địa điểm này không thể là màng địa chất
(geomembrane) (thường là cao su butila hoặc HDPE) hoặc một tấm vật liệu khó thấm
nước như đất sét. Khi khả năng không thấm nước của những màng tổng hợp này kém
hơn, chúng sẽ được nối với một lỗ thủng cơ học để có thể hoạt động tương tự như một

236 http://www.ebook.edu.vn
điểm rò rỉ của nước rỉ rác. Qua so sánh cho thấy, màng đất sét không dễ bị lỗi như thế
này mặc dù chúng hoạt động như một nguồn phân tán của nước rỉ rác trên toàn bộ vị trí
của nơi chôn lấp rác (Campell, 1991).
Khi lựa chọn vật liệu, có một dãy những loại vật liệu có thể dùng làm ống lót. Khi hệ
thống ống lót dần trở nên tinh vi hơn, giá của chúng cũng sẽ tăng theo, nhưng những rủi
ro sai sót lại giảm. Dạng tấm cản đơn giản nhất bao gồm một ống lót đơn, thông thường
sẽ có một hệ thống tập trung nước rỉ rác bên trên ống lót này. Hệ thống ống lót đơn
thường có hơn hai loại vật liệu làm ống lót nối trực tiếp với nhau. Trong thiết kế này,
thông thường hệ thống tập trung nước rỉ rác sẽ nằm bên trên màng địa chất, bên trên đỉnh
của một tấm đất sét không thấm nước. Hệ thống lót được biểu diễn ở hình 9.3 là một hệ
thống ống lót đôi: hai ống lót với một hệ thống tập trung nước rỉ rác bên trên ống lót
chính, và một hệ thống thăm dò nước rỉ rác giữa hai ống lót. Hệ thống thăm dò nước rỉ
rác có khả năng không thấm nước rất cao cho phép lấy ra bất kì nước rỉ rác nào qua ống
chính. Mỗi tấm đệm trong hệ thống ống lót đôi này có thể hoặc là một đệm đơn hoặc là
thể tổng hợp của hai hoặc hơn hai loại vật liệu (Deardorff, 1991). Hệ thống tập trung
nước rỉ rác thông thường bao gồm một hệ thống những ống có dùi lỗ, từ đó nước rỉ rác có
thể hoặc được dẫn ra bằng trọng lực hoặc bơm ra trạm xử lý nước rỉ rác. Ảnh hưởng đáng
lưu ý nhất đến số lượng nước rỉ rác là lượng mưa vì nó thay đổi theo mùa. Một hồ chứa
hoặc trữ nước luôn được sử dụng để giảm bớt sự dao động trong quá trình vận hành trước
khi vào quy trình xử lý.
Sự điều hành việc xử lý rác có nhiều ảnh hưởng đến số lượng nước rỉ rác. Quá trình tăng
tốc của những pha đầu tiên của sự phân hủy được cần cho việc làm cô lại các kim loại
nặng hoặc chất hữu cơ trong nước rỉ rác (Carra và Cossu, 1990). Điều này có thể tiến
hành dễ dàng bằng cách có một tỉ lệ nguyên liệu chất thải đầu vào thấp, sự điều hoà độ
ẩm (bằng cách quay vòng nước rỉ rác) hoặc có một tấm lót chất thải tổng hợp ở trên.
Một khi hệ thống ống lót được thiết lập, một lớp phủ bằng đất sét, đất trồng hoặc vật liệu
thô thông thường sẽ được cung cấp để bảo vệ nó khỏi những hư hại do máy móc. Chất
thải sau đó sẽ được để lắng và cô lại, và những lớp làm bằng vật liệu thô (đất trồng, cát
hạt to...) được thêm vào bên giữa lòng chất thải. Tại nhiều vị trí, chất thải được phủ lại
bởi những vật liệu bao phủ nơi chôn lấp rác vào cuối ngày để giảm sự phá hoại của gió,
loài gặm nhấm, chim chóc và những loài mọt, sâu bọ khác.

237 http://www.ebook.edu.vn
Khí thải được tập trung sử dụng hệ thống những ống dùi lỗ xếp ngang hoặc dọc. Khi khí
chạy thẳng ra ngoài qua dọc theo những lớp chất thải, những ống dọc sẽ tập trung khí
hiệu quả hơn. Mật độ những ống này sẽ thay đổi tùy theo rác được chôn, mật độ cao nhất
ở hai bên lề để tránh sự rò khí ở hai bên vị trí nơi chôn rác. Rút khí ra bằng cách bơm rất
cần để thu khí hiệu quả hơn, và do đó vấn đề toả nhiệt và toả mùi sẽ giảm bớt. Một khi đã
được thu hồi, khí có thể hoặc bị phồng ra, phá hủy những hợp chất hữu cơ hoặc methane
gây ô nhiễm, hoặc được sử dụng như nhiên liệu. Khí chôn đã bão hoà với hơi nước, và
chứa một ít tạp chất có kiểm soát. Nó có thể thành một khối cô đặc có thể bị gặm mòn rất
cao, nên nếu khí sẽ được sử dụng trong động cơ khí để phục hồi năng lượng, một số hình
thức làm sạch khí sẽ cần thiết. Tương tự như thế, nếu khí được bơm để sử dụng như
nhiên liệu, trong nhiều trường hợp nó sẽ được làm sạch loại bỏ những vật gây ô nhiễm và
khí CO2, và sau cùng là tăng hàm lượng calorie của nó.
Tỉ lệ sản xuất khí tùy thuộc vào cách thức quản lý rác chôn lấp. Từ quan điểm kinh tế,
việc sử dụng khí có thể thu lợi nhuận một năm sau khi chất thải được chôn lấp, và có thể
tiếp tục thu lợi đến 15 – 20 năm sau (Carra và Cossu, 1990).
Nguyên liệu đầu vào của rác thải
Để quá trình chôn lấp diễn ra an toàn phụ thuộc vào sự chứa, thu gom và xử lý quy trình
tỏa nhiệt. Giống như các quy trình khác, sự toả nhiệt dựa trên nguyên liệu đầu vào, và
dựa vào loại chất thải nào được chôn lấp ở giai đoạn đầu. Hạn chế những loại chất thải
đầu vào của quy trình chôn lấp có thể đảm bảo sự toả nhiệt sẽ ít hơn. Chiến lược này
được áp dụng ở rất nhiều quốc gia. Ví dụ như pháp lệnh của nước Đức (T.A.
Siedlungsabfall, 1993) định nghĩa đặc điểm của chất thải là có thể bị lắng đọng trong mỗi
hai lớp vật chất bị chôn lấp. Lớp chất thứ nhất sẽ chỉ chấp nhận loại chất thải với tổng
lượng cacbon hữu cơ (TOC) ≤ 1%. Điều này có nghĩa là vật liệu sẽ phải được qua xử lý
nhiệt trước khi chôn lấp. Lớp chất thứ hai sẽ chấp nhận TOC với hàm lượng trên 3%,
nhưng có những đòi hỏi chặt chẽ hơn về mặt cấu trúc. Việc chôn lấp những chất thải rắn
hỗn hợp do đó sẽ có thể áp dụng tại Đức.
Nhận biết sự trái ngược nhau trong giới hạn những nguyên liệu đầu vào của quy trình
chôn lấp rác này, đã có những bàn bạc để thống nhất lợi ích giữa những dạng cụ thể của
chất thải công nghiệp nguy hiểm tiềm tàng với chất thải rắn đô thị. Nguyên do là những
vật liệu khó xử lý đã bị làm loãng và có thể bị phân hủy củng với những chất thải rắn

238 http://www.ebook.edu.vn
thông thường. Trong một nơi chôn lấp rác, có rất ít sự kiểm soát cho quy trình này, và
mối nguy hiểm tiềm tàng về ô nhiễm nguồn nước mặt từ những lỗ rò của nơi chôn lấp rác
đã được lưu ý, do đó rất khó để nhìn nhận đây là một phương pháp bền vững với môi
trường trong tương lai.
Vị trí làm nơi chôn lấp rác
Không có cuộc thảo luận nào về phương pháp chôn lấp rác mà không đề cập đến vấn đề
tìm kiếm một địa điểm thích hợp và được cộng đồng chấp nhận. Cùng với những lo lắng
của chính quyền địa phương về tình trạng giao thông, tiếng ồn, mùi hôi, và gió mang theo
bụi (ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương), sự ô nhiễm nguồn nước mặt
cũng đã trở thành một vấn đề quan trọng khi lựa chọn địa điểm. Vì tất cả các địa điểm
chôn lấp rác sau này cũng sẽ có nguy cơ bị rò rỉ, những nơi chôn lấp mới không thể được
xây dựng ở những khu vực khai thác nguồn nước mặt nơi những chất gây ô nhiễm cho
nguồn nước uống có thể xuất hiện. Chính xác hơn, chúng không nên được xây dựng ở tất
cả các tầng địa chất ngậm nước chính, nơi sự thấm tiềm tàng của nước mặt diễn ra mạnh
nhất. Những nơi chôn lấp rác chỉ nên đặt ở những nơi có tầng ngậm nước phụ hoặc không
có tầng ngậm nước (Harris, 1992). Ở những nơi này, cơ quan đường sông Mỹ đã xây
dựng bản đồ những vùng nước mặt dễ bị tấn công, sẽ được sử dụng để ước lượng những
chất gây ô nhiễm tiềm tàng đối với việc phát triển bất kì địa điểm chôn lấp rác nào. Vấn
đề ngày càng rõ ràng là những khu vực trống thích hợp nhất cho việc xây dựng nơi chôn
lấp rác ở Mỹ đều ở trên tầng ngậm nước chính. Có việc này là do hầu hết những mỏ khai
thác đá, tạo nên những khoảng trống thích hợp, đã được mở rộng để khai thác đá phấn, đá
vôi và sa thạch, hình thành nên đa số những tầng ngậm nước chính. Do đó, mặc dù Mỹ có
rất nhiều không gian trống cho nơi chôn lấp rác, nhưng không cần thiết xây dựng đúng
chỗ vì lí do bảo vệ nguồn nước mặt. Ở những quốc gia khác, trong tương lai rất cần lưu ý
đến vấn đề sử dụng rộng rãi hơn những địa điểm xây dựng trên tầng không ngậm nước
(Harris, 1992).

9.5 Những tác động đến môi trường : phân tích đầu vào và đầu ra
Vì chôn lấp rác được cho là quy trình xử lý chất thải hơn chỉ đơn giản là một bể chứa của
việc phân hủy cuối cùng các chất thải rắn, nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của
quy trình này được thể hiện ở hình 9.4.

239 http://www.ebook.edu.vn
Những tác động đến môi trường của các chất thải được chôn lấp sẽ phụ thuộc vào thiết kế
địa điểm chôn lấp và phương pháp vận hành, và cấu trúc tự nhiên của chất thải được chôn
lấp (hộp 9.2). Trong khi có rất nhiều lưu tâm đến những chi tiết định vị vị trí chôn lấp và
thiết kế cuả những hệ thống chứa và xử lý khí thải và nước rỉ rác, có rất ít sự nhấn mạnh
đến tác động của việc thay đổi trong tương lai đối với thành phần vật liệu thừa dự định sẽ
chôn lấp. Khi nhiều vật liệu được khôi phục từ những dòng chất thải để đưa vào tái chế,
cả số lượng và thành phần cuả những chất thải thừa, từ hộ gia đình hay từ công nghiệp,
có thể thay đổi đáng kể. Mặc dù một số dữ liệu thích hợp cho nguyên liệu đầu vào và sản
phẩm đầu ra của quy trình chôn lấp rác, những dữ liệu này về tổng thể đề cập đến việc
chôn lấp các dòng chất thải, ví dụ như CTRĐT. Dữ liệu liên quan tới những phần riêng
nhỏ vật liệu riêng biệt trong những dòng chất thải này thường có giá trị. Do đó, rất khó để
ngoại suy từ những ảnh hưởng của dòng chất thải ở thời điểm hiện tại với tác động môi
trường của những dòng chất thải trong tương lai với thành phần khác. Đây là một nỗ lực
trong lĩnh vực này, bằng cách đối chiếu dữ liệu từ những dòng chất thải hỗn hợp chứa
trong quy trình chôn lấp và số lượng dữ liệu giới hạn của hoạt động của những vật liệu
riêng biệt trong quy trình, có thể ước lượng nguyên liệu đầu vào từ quy trình chôn lấp để
ra một chuỗi nguyên liệu đầu vào khác của quy trình.
9.5.1 Nguyên liệu đầu vào của quy trình chôn lấp
Nguyên liệu đầu vào của chất thải
Hình 9.1 với hình biểu diễn bằng biểu đồ cho thấy bốn dòng chất thải chính từ hệ thống
quản lý chất thải rắn chính được chôn lấp (quy trình chôn lấp rác cũng nhận một vài chất
thải công nghiệp, nước thải, bùn hoặc nước từ rác thải..., nhưng không bao gồm trong
phạm vi những hệ thống được đề cập ở đây, trừ những chất là kết quả của sự tiêu thụ
năng lượng hoặc vật liệu thô bởi chính hệ thống quản lý chất thải).
Phần còn lại của chất thải hoặc phần chất thải dư thừa, nguồn tập trung là từ cả hộ gia
đình và công nghiệp và được chôn lấp trực tiếp. Nó sẽ thay đổi trong thành phần với đặc
điểm địa lý và thời gian trong năm và theo những phần nhỏ của dòng chất thải được phục
hồi hay di dời để xử lý nhiệt hoặc xử lý sinh hoá. Nơi nào vị trí chôn lấp được đặt gần
khu vực tập trung, chất thải thừa sẽ được nhận trực tiếp bởi phương tiện thu gom, trong
trường hợp những nơi chôn lấp xa, những chất thải dư thừa này sẽ được gom tại trạm

240 http://www.ebook.edu.vn
trung chuyển (nơi chất thải kích thước lớn có thể sẽ bị nghiền) sẵn sàng để chuyển đến
nơi chôn lấp trên những xe tải chuyên chở to hơn.
Phân loại phần thừa trong chất thải từ những quy trình phân loại chất thải tại các nhà máy
phục hồi vật liệu (NMTCR) hoặc NLTR, hoặc từ quy trình tái phân loại trong nhà máy
xử lý sinh học.
Vật liệu được xử lý theo phương pháp sinh học
Từ quy trình trộn hoặc xử lý sinh học (biogasification), đây là quy trình sản xuất vật liệu
hữu cơ bền vững không bị điều chỉnh như một dạng hỗn hợp, vì có hợp chất gây ô nhiễm
hay sự thiếu vắng môi trường thích hợp.
Tro từ quy trình xử lý nhiệt đã được đốt cháy thành CTRĐT hỗn hợp, thành NLTR hay
thành vật liệu phân loại tại nguồn. Bao gồm tro ở dưới đáy (cặn /xỉ), được sử dụng trong
quy trình chôn lấp rác thông thường, và tro nhẹ và chất thừa từ hệ thống làm sạch khí,
được sử dụng với tro cặn ở một số nước nhưng ở một số nơi khác thì xử lý riêng trong
một số quy trình chôn lấp rác nguy hiểm.
Có một nguồn chất thải rắn khác là kết quả từ chính hệ thống quản lý chất thải, được thể
hiện ở hình 9.1 và 9.4. Đây là chất thải rắn được vận hành trong suốt quá trình sản xuất
năng lượng, nhiên liệu và những vật liệu thô khác (ví dụ như nhựa cho bao tái chế) được
tiêu thụ trong hệ thống. Trong một phân tích “ thùng rác-đến-mộ” đầy đủ, những yếu tố
này cũng cần được đưa vào vấn đề lưu ý. Dữ liệu đưa ra cho tổng số chất thải trên thường
không xác định thành phần của những chất thải này, mặc dù tương tự, ở hầu hết quốc gia,
phần lớn sẽ chứa đựng tro từ các nhà máy sản xuất năng lượng. Trong khi một số trong số
những vật liệu này có khả năng được sử dụng nhiều hơn, hoặc luân phiên các phương
pháp xử lý, mục đích của chương muốn giải thích là chúng đều được chôn lấp.
Sự tiêu thụ năng lượng
Quy trình chôn lấp rác sẽ tiêu thụ năng lượng cả trong hình thức nhiên liệu cho động cơ
và điện năng. Đối với rác thải của hộ gia đình được chôn lấp trực tiếp, nơi mà khoảng
cách từ khu vực tập trung đến vị trí chôn lấp rác rất lớn, một trạm trung chuyển có thể
được sử dụng để tập hợp rác thải để vận chuyển đi bằng xe tải hay xe lửa. Không số liệu
chính xác về sự tiêu thụ năng lượng của các trạm trung chuyển, mặc dù dữ liệu về sự tiêu
thụ nhiêu liệu phổ biến trên đường bộ có thể được dùng để ước lượng sự tiêu thụ nhiên
liệu khi di chuyển đến các trạm chôn lấp rác. Đối với tất cả các loại chất thải được chôn

241 http://www.ebook.edu.vn
lấp, điện và nhiên liệu cũng sẽ được tiêu thụ trong phần vận hành của chính trạm đó. Dữ
liệu thô cho thấy rằng sự tiêu thụ nhiên liệu cho quy trình chôn lấp rác tiêu tốn khoảng
0.61 diesel/m3 của hố chôn (Biffa, 1994).
9.5.2. Sản phẩm của quy trình chôn lấp rác
Những nguyên liệu đầu vào cho hệ thống chôn lấp rác tồn tại trong một khoảng thời gian
nhất định, nhất là trong thời kì hoạt động của trạm chôn lấp rác. Những sản phẩm từ hệ
thống tồn tại trong khoảng thời gian lâu hơn nhiều, có thể ít nhất khoảng từ mười cho đến
100 năm. Những sản phẩm đầu ra được tính toán trong những phần tiếp theo được thống
nhất theo thời gian, do đó khí và nước rỉ rác được sản xuất ra bởi mỗi tấn chất thải sẽ
được phóng thích hoàn toàn.

242 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 9.1 Vieäc sinh ra khí gas baõi raùc töø chaát thaûi raén ñoâ thò vaø nhöõng loaïi raùc ñöôïc löïa choïn
Loaïi raùc Khí gas baõi raùc sinh ra Loïai döõ lieäu Nguoàn
(N m 3/ taán vaät lieäu aåm)
CTRĐT 372 Tính toaùn treân lyù thuyeát Gendebien et al. (1991)
CTRĐT 229 Tính toaùn treân lyù thuyeát Ehrig (1991)
CTRĐT 270 Tính toaùn töø döõ lieäu cuûa YÙ Ruggeri et al. (1991)
CTRĐT 120-160 Thang möùc ñoä thí nghieäm Ehrig (1991)
CTRĐT 190-240 Tính toaùn töø baõi Ham et al. (1979)
CTRĐT 60-180 Tính toaùn töø baõi Tabasaren (1976)
CTRĐT 222 Soá löôïng raùc choân trung bình Richards and Aitchison
(1991)
taïi Vöông quoác Anh
CTRĐT 135 Öôùc löôïng trung bình IFEU (1992)
CTRĐT 200 Öôùc löôïng trung bình de Baere et al. (1987)
CTRĐT 100-200 Öôùc löôïng trung bình Carra and Cossu (1990)
Raùc thöïc phaåm 191-344 Thang möùc ñoä thí nghieäm Ehrig (1991)
Thuûy tinh 176 Thang möùc ñoä thí nghieäm Ehrig (1991)
Giaáy baùo 120 Thang möùc ñoä thí nghieäm Ehrig (1991)
Taïp chí 100-225 Thang möùc ñoä thí nghieäm Ehrig (1991)
Bìa carton 317 Thang möùc ñoä thí nghieäm Ehrig (1991)
Raùc ñoâ thò toång hôïp 133 Ehrig (1991)
Loaïi raùc sinh hoïc toång hôïp 176 Thang möùc ñoä thí nghieäm Ehrig (1991)

243 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 9.2 Thaønh phaàn thoâng duïng coù trong khí baõi raùc
Thaønh phaàn % theå tích
Methane 63.8 a
Carbon dioxide 33.6
Oxygen 0.16
Nitrogen 2.4
Hydrogen 0.05
Carbon monoxide 0.001
Ethane 0.005
Ethene 0.018
Acetaldehyde 0.005
Propane 0.002
Butanes 0.003
Helium 0.00005
Higher alkanes < 0.05
Hydrocarbons khoâng baõo hoaø 0.009
Halogenated compounds 0.00002
Hydrogen sulphide 0.00002
Organosulphur compounds 0.00001
Alcohols 0.00001
Others 0.00005
Nguoàn: DoE (1989)
a
Soá lieäu veà khí methane baùo caùo trong baûng döõ lieäu naøy ñöôïc coi ôû möùc ñoä cao.
Soá lieäu veà khí methane khoaûng 55% laø tiêu biểu hôn.

244 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 9.3 Kieåm soaùt khí gas baõi raùc baèng vieäc söû duïng löûa: boä phaän theo daáu trong khí baõi raùc (LFG) tröôùc khi vaø sau khi ñoát
saùng taïi 3 khu vöïc khaùc nhau
3
Thaønh phaàn Toång löôïng khí taäp trung (mg/ m )

Ñoám löûa A Ñoám löûa B Ñoám löûa C

Khí trước khi đốt khí điều chỉnh khí trước khi khí được đốt khí trước khi khí đốt
để làm loãng đốt điều chỉnh để làm loãng đốt điều chỉnh để làm
loãng
Alkanes 920 0 370 39 510 1.2
Alkenes 400 0 170 1.1 230 18
Coàn 180 2.1 1.3 55 7.3 6.1
Amines 0 0 0 0 0 0
Aromatic hydrocarbons 1600 6.1 380 58 350 2.6
Alkynes 0 0 0 0 0 3.9
Cycloalkanes 43 0 0 0 5.1 0
Carboxylic acids 0.8 0 0.96 0 0 0
Cycloalkenes 530 0 120 5.6 79 0.96
Dienes 1.7 0 0 0.14 10 0
Esters 290 0 0.2 0 0.5 0
Ethers 1.8 0 0.4 0 0.2 0.32
Hữu cơ Halogenated 320 1.9 32 18 39 3
Ketones 120 1.6 2.9 2.2 1 0.43
Caùc hôïp chaát sunphua höõu cô 19 21 2.6 6.7 3.9 4.6
Loaïi khaùc 1.4 0 0.5 2.5 0.73 7.29

Toång 4427 32.8 1100 190 1200 48


Nguoàn: Baldwin and Scott (1991)

245 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 9.4 Khí thaûi töø caùc nhaø maùy phaùt ñieän söû duïng khí töø baõi raùc a
Khu vöïc b A B C
Ñoäng cô nhieân lieäu Ñoäng cô duøng gas Turbine khí
Loaïi nhaø maùy saûn xuaát ñieän diesel keùp coù ñaùnh löûa

Thaønh phaàn khí mg/ N m3 mg/ N m3 mg/ N m3

Buïi 4.3 125 9


CO 800 c. 10000 14
Toång HC khoâng chaùy 22 > 200 15
NOx 795 c. 1170 61
HCl 12 15 38
SO2 51 22 6

ng/ N m3 ng/ N m3 ng/ N m3

dioxins 0.4 0.6 0.6


Furans 0.4 2.7 1.2
Nguoàn: Young and Blakey (1991).
a
Nhöõng khaùc bieät veà khí thaûi phaûn aûnh nhöõng khaùc bieät giöõa caùc loaïi ñoäng cô söû duïng khí ñoát vaø nhöõng khaùc bieät veà
chaát löôïng cuûa khí ñoát töø baõi raùc. Taïi ñieåm A vaø B, khí ñoát töø raùc ñaõ ñöôïc saáy khoâ, loïc caën, neùn vaø laøm nguoäi tröôùc khi
söû duïng. Taïi ñieåm C khí gas ñaõ qua maùy loïc aåm ñeå loaïi boû caùc loaïi khí axít, sau ñoù ñöôïc neùn, laøm nguoäi, loïc vaø ñun
ñeán 700C tröôùc khi bò ñoát chaùy.
b
Taát caû 3 ñieåm ñeàu ôû Anh

246 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 9.5 Thaønh phaàn nước rỉ töø nguoàn raùc thaûi ñoâ thò, tro vaø vaät lieäu ñaõ ñöôïc xöû lyù sinh hoïc (mg/ lít, tröø dioxinx/
furans)
Thaønh phaàn Raùc thaûi ñoâ thò sau cuøng Pheá phaåm töø phaân compost Buïi tro döôùi ñaùy cuûa
/khí gas sinh hoïc raùc thaûi ñoâ thò
Nhoâm 2.4 2.4 0.024
Ammoni 210 10 0.006
Antimony 0.066 0.051 0.051
Asen 0.014 0.007 0.001
Beryllium 0.0048 0.0048 0.0005
Catmi 0.014 0.001 0.0002
Clorua 590 95 75
Croâm 0.06 0.05 0.011
Ñoàng 0.054 0.044 0.06
Florua 0.39 0.14 0.44
Saét 95 1.0 0.1
Chì 0.063 0.012 0.001
Thuûy ngaân 0.0006 0.00002 0.001
Keàn 0.17 0.12 0.0075
Keõm 0.68 0.3 0.03

AOX 2.0 0.86 0.011


COD 1900 1900 24

1,1,1 trichloroethane 0.086 0.0086 0.00086


1,2-dichloroethane 0.01 0.001 0.0001
2,4-dichloroethane 0.13 0.065 0.0013
Benzo (a) pyrene 0.00025 0.00013 0.0000025
Benzen 0.037 0.0037 0.00037
Chlorobenzene 0.007 0.0035 0.00007
Chloroform 0.029 0.0029 0.00029
Chlorophenol 0.00051 0.00025 0.0000051
Dichloromethane 0.44 0.044 0.0044
Dioxins/ furans (TEQ) 0.32 ng 0.16 ng 0.0032 ng
Endrin 0.00025 0.00013 0.0000025
Ethylbenzene 0.058 0.029 0.00058
Hexachlorobenzene 0.0018 0.00088 0.000018
Isophorone 0.076 0.038 0.00076
PCB 0.00073 0.00036 0.0000073
Pentachlorophenol 0.045 0.023 0.00045
Phenol 0.38 0.1 0.005
Tetrachloromethane 0.2 0.02 0.002
Toluene 0.41 0.041 0.0041
Toxaphene 0.001 0.0005 0.00001
Trichloroethene 0.043 0.0043 0.00043
Vinyl chloride 0.004 0.004 0.0004
Nguoàn: Döõ lieäu ñöôïc söû duïng trong IFEU (1992)

247 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 9.6 Vieäc coâ ñoïng caùc loaïi raùc thaûi ñoâ thò cuï theå vaø vaät lieäu thaûi taïi baõi choân
Nguyeân lieäu/ loaïi Ñoä ñaëc (taán/ m3) Theå tích cuï theå Nguoàn
taïi baõi raùc (m3 / taán)
Raùc thaûi ñoâ thò 0.9 1.11 Bothmann (1992)
Giaáy/ bìa cöùng 0.95 1.05 Habersatter (1991)
Thuûy tinh 1.96 0.51 Habersatter (1991)
Hôïp kim nhoâm 1.08 0.93 Habersatter (1991)
Hôïp kim saét 3.13 0.32 Habersatter (1991)
Nhöïa 0.96 1.04 Habersatter (1991)
(trung bình)
Vaûi 0.7 1.43 (öôùc löôïng)
Chaát höõu cô 0.9 1.11 (öôùc löôïng)
Khaùc (CTRĐT) 0.9 1.11 (löôïng raùc thaûi ñoâ thò
trung bình ñaõ söû duïng)
Buïi tro döôùi ñaùy (CTRĐT) 1.5 0.67 Bothmann (1992)
Buïi tro maøng loïc 0.6 1.67 Habersatter (1991)
Pheá phaåm sau compost 1.3 0.77 Bothmann (1992)
Chaát thaûi coâng nghieäp 1.5 0.67 (giaû ñònh chuû yeáu laø
tro)

248 http://www.ebook.edu.vn
Baûng 9.7 Toùm taét chi phí choân raùc taïi Chaâu AÂu
Quoác gia Chaát thaûi Chi phí thoâng thöôøng Nguoàn
(ecu/ taán)
Trung bình Chaâu AÂu CTRĐT 47 ORCA (1991a)
AÙo CTRĐT 176 pers. comm (1994)
Bæ CTRĐT 30-45 ORCA, pers.Comm (1994)
Ñan Maïch CTRĐT 26 pers. Comm (1994)
Phaàn Lan CTRĐT 18-38 Maddox (1994)
Phaùp CTRĐT 26-47 Maddox (1994)
Ñöùc
caùc bang cuõ Raùc caên hoä 69 UBA (1993)
Raùc caên hoä naëng 72
Raùc xaây döïng 15
Raùc ñoäc haïi leân tôùi 500
caùc bang môùi Raùc caên hoä 13
Hy Laïp CTRĐT 10 pers. comm. (1994)
YÙ CTRĐT 1 pers. comm. (1994)
Haø Lan CTRĐT 34-92 Maddox (1994)
Taây Ban Nha CTRĐT 3-13 Maddox (1994)
Thuïy Ñieån CTRĐT 13-57 Maddox (1994)
Vöông quoác Anh Raùc caên hoä 6-40 DOE (1993)
Raùc thöông maïi 6-40

249 http://www.ebook.edu.vn
Năng lượng / khí thải từ bãi rác
Sản xuất khí
Phải hiểu riêng rẽ những loại chất thải được chôn lấp. Cùng những lo lắng về sự an toàn
về mặt địa phương, khí thải có thể có nhiều ảnh hưởng đến môi trường toàn cầu. Thành
phần chính bao gồm methane và CO2, thuộc loại “khí nhà kính” (nhất là khí đầu tiên), khí
thải trở thành yếu tố lưu ý trong những sự tính toán về sự thay đổi khí hậu và trái đất
nóng lên. Methane bị quy trách nhiệm khoảng 20% cho sự ấm dần lên nhanh chóng của
địa cầu trong thời gian gần đây (Lashof và Ahuja, 1990) và chôn lấp rác vẫn được nghĩ là
nguồn sản xuất methane chính. Tại Anh, chôn lấp rác là nguồn sản xuất đơn lẻ methane
lớn nhất, chiếm khoảng 23% tổng sản lượng (ENDS, 1992a), với trên 1000 vị trí chủ
động sản xuất khí (Brown, 1991). Trên phạm vi toàn cầu, ước lượng methane từ sự phân
hủy những chất thải rắn công cộng, ngay cả trong rác hữu cơ thô, có thể khoảng 7 – 20%
tổng số methane sản xuất chịu tác động của con người ( Thorneloe, 1991).
Chất thải rắn đô thị / rác thừa /rác được phân loại
Theo lý thuyết, tổng lượng khí thải sản xuất trên mỗi tấn chất thải rắn đô thị bị phân hủy
được ước tính bằng ba phương pháp : (a) bằng cách tính toán về mặt lý thuyết, sử dụng
tổng lượng cacbon hữu cơ có trong chất thải, (b) bằng nghiên cứu sử dụng thẩm kế trong
phòng thí nghiệm, (c) từ tỉ lệ sản xuất khí tại những địa điểm chôn lấp rác hiện hữu.
Không có gì ngạc nhiên khi có những giá trị đáng ghi nhận trong ước tính lượng khí thải
được sản xuất (bảng 9.1). Lượng khí thải tính theo lý thuyết có xu hướng cao (Gendebien
và cộng sự, 1991), do đó thường giới hạn rằng tất cả vật liệu có thể phân hủy đều bị phá
vỡ, nhưng có thể có những cái túi đặt trong địa điểm chôn lấp nơi quá trình phân hủy có
thể xảy ra nhờ hơi ẩm chứa trong đó. Thẩm kế có thang đo trong phòng thí nghiệm sử
dụng những chất thải hiện có nhưng không phải là sự phản ánh đầy đủ tình trạng tồn tại
trong một địa điểm chôn lấp rác cụ thể. Dữ liệu về sự tồn tại của những nơi chôn lấp rác
không phải thích hợp nhất, nhưng những dữ liệu này quá khó để có thể hiểu được. Tỉ lệ
sản xuất khí thay đổi theo vòng hoạt động của một địa điểm chôn lấp rác (Hình 9.5), do
đó rất cần thiết để ngoại suy từ những tỉ lệ sản xuất khí gần đây đã được đo đến tổng sản
lượng khí sản xuất chung trong thời gian hoạt động này. Sản lượng khí từ chôn lấp rác
cũng không phản ánh đầy đủ số lượng khí đã được sản xuất trong quy trình chôn lấp rác,
vì sản lượng này cũng dựa vào hiệu quả tập trung khí. Ước tính về hiệu quả tập trung

250 http://www.ebook.edu.vn
cũng thay đổi (20 – 25% ( De Baere và cộng sự, 1987); 40% (RCEP, 1993); 40 – 70% (
Carra và Cossu, 1990 ).; 40 – 90% (Augenstein và Spacy, 1991), và sẽ dựa vào kích
thước, hình dạng và thiết kế máy móc của một địa điểm chôn lấp rác.
Đưa ra nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để ước lượng quá trình sản xuất khí,
bảng 11.1 cho thấy sự nhất trí về tổng lượng khí được sản xuất từ CTRĐT, khoảng 150N
m3/tấn chất thải được nhận (bao gồm cả hơi nước chứa bên trong). Một số phòng thí
nghiệm sản xuất chỉ được 120N m3/tấn (Ehrig, 1991) nhưng tương tự, sản lượng khí
trung bình từ những địa điểm chôn lấp ở Anh được ước lượng khoảng 222N m3/tấn
(Richards và Aitchison, 1991 ), do đó tổng sản lượng khí thật sự sản xuất có thể vượt quá
mức 150N m3/tấn CTRĐT.
Khí thải chỉ được sản xuất từ một phần nhỏ CTRĐT bị phân hủy sinh học, tuy nhiên rất
cần cho phần hợp chất hữu cơ có thể bị nhũn rữa, giấy bìa hoặc bất kì loại sợi nhân tạo
nào. Những loại này cùng nhau tạo thành khoảng 60% trọng lượng CTRĐT ở châu Âu.
Do đó, sản xuất khí từ những thành phần này có thể cho con số trung bình 250N m3/tấn
(những thành phần khác như kính, nhựa, và kim loại có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ phân hủy,
do sự xuất hiện của chúng làm thuận lợi quá trình rỉ nước từ chất thải và thẩm thấu khí,
nhưng chúng không ảnh hưởng đáng kể đến tổng mức độ phân hủy theo thời gian). Mức
độ tương đương của việc sản xuất khí từ chất thải thực phẩm (191 – 344 N m3/tấn) và
giấy bìa cứng ( 317 N m3/tấn ), nhưng giá trị thấp hơn đối với tạp chí ( 100 – 225 N
m3/tấn ) và báo (120N m3/tấn ) (Ehrig, 1991)(xem bảng 11.1). Những so sánh với quy
trình vi sinh học ( chương 9 ) đều hữu ích. Trong khoảng thời gian ngắn hơn nhiều ( ≤ 20
ngày ) trên 150N m3 của khí biogas có thể được sản xuất một tấn biomass trong quy trình
tăng tốc dưới những điều kiện được kiểm soát. Khi sự suy thoái trong chôn lấp rác xảy ra
trong khoảng thời gian dài, sự phân hủy hoàn toàn thường xảy ra hơn trong quy trình vi
sinh học, và có xu hướng tổn thất trong quá trình này. Con số 250 N 3 khí thải mỗi tấn
chất thải vi sinh vật (chất hữu cơ, giấy, sản phẩm dệt...) do đó cũng phù hợp với thực tế.
Vật liệu được xử lý sinh học: Nơi quá trình xử lý sinh học được sử dụng để làm giảm
khối lượng chất thải, hoặc nơi không có môi trường cho việc pha trộn hoặc tiêu hóa các
chất thải thừa trong môi trường kị khí, những nguyên liệu này cũng được chôn lấp, và sự
suy thoái sinh hoá học sẽ tiếp tục xảy ra trong quá trình chôn lấp rác. Có rất ít ước tính
cho khối lượng khí thải được sản xuất ra bởi các nguyên liệu này. Trong phòng thí

251 http://www.ebook.edu.vn
nghiệm, một phần hợp chất CTRĐT (“một vài ngày trong lò kĩ thuật pha trộn ”) sản xuất
ra 133 N m3 khí thải (so sánh với con số 160 N m3 cho CTRĐT không được xử lý trong
cùng thí nghiệm), trong khi phần hợp chất hữu cơ hỗn hợp sản xuất 176 N m3 (Ehrig,
1991). Đối với những chất cặn thừa của quy trình vi sinh học và pha trộn (IFEU, 1992),
sử dụng một ước lượng cho sản xuất khí thải là 20 N m3 / tấn chất thải thừa khi đưa vào
quy trình pha trộn biogas. Nếu, khi trong một số quy trình vi sinh học, chất cặn thừa tồn
tại khoảng 20% nguyên liệu đầu vào, điều này có nghĩa là sẽ cho ra lượng khí thải là 100
N m3 /tấn chất thải cặn đã được chôn lấp. Con số này sẽ được sử dụng cho các chất thải
cặn đã được chôn lấp từ cả hai quy trình vi sinh học và pha trộn.
Tro Được cho ra từ quá trình đốt cháy hoàn toàn, mỗi loại tro đưa vào quy trình chôn lấp
rác sẽ không chứa cacbon hữu cơ. Do đó không có khí thải nào sẽ được sản xuất. Mặc dù
không phải tất cả quy trình đốt cháy nào cũng sẽ hoàn toàn loại trừ cacbon, điều này vẫn
giải thích cho những mục đích của mô hình này là không có khí thải nào được sản xuất từ
tro.
Thành phần khí thải Khí thải được sản xuất bởi quá trình phân hủy kị khí của nguyên
liệu hữu cơ có thể phân hủy vi sinh học. Hầu hết các nguyên liệu này bao gồm xenlulô,
được phân hủy bởi phương trình phản ứng tổng quát:
nC6H10O5 + nH20  3nCH4 + 3nCO2
Những nguyên liệu hữu cơ khác nhau sẽ bị phân hủy bởi những phương thức phản ứng
khác nhau. Khi những phản ứng khác nhau này được tiếp tục ở những tỉ lệ thay đổi, thành
phần của khí giải phóng cũng sẽ thay đổi qua những chu kì khác nhau của vòng hoạt
động của điểm chôn lấp rác đó (hình 9.6). Nó cũng đồng thời thay đổi tùy thuộc loại chất
thải chứa trong đó, thành phần khí thải thể hiện tiêu biểu ở bảng 9.2. Thành phần chính là
methane, thường ở đưa ra ở mức 50 – 55%, theo sau là cacbon dioxide (CO2) chiếm phần
lớn khối lượng còn lại. Thêm vào đó, hơn 100 hợp chất hữu cơ bay hơi khác nhau đã
được nhận biết thành phần, nhiều trong số đó có thể độc hoặc gây ung thư. Những thành
phần này thay đổi theo cách chôn lấp rác và tính chất các chất thải được chôn lấp, nhưng
thành phần chính là hydrogen sulphide, vinyl cloride, benzen, toluen, tricloroethane và
mercaptan (Willumsen, 1991).
Nếu không có hệ thống thu gom tồn tại cho việc điều hòa khí và tái tạo năng lượng, tất cả
những khí thải sẽ thật sự rò rỉ ra khỏi địa điểm chôn lấp và tan vào không khí. Nơi nào có

252 http://www.ebook.edu.vn
việc thu gom khí, khoảng 40% sẽ được tái tạo trong khi vẫn còn 60% hoà tan vào không
khí.
Kiểm soát khí và tái tạo năng lượng
Trong dạng đơn giản nhất của kiểm soát khí, khí tập trung sẽ bị đốt tại vị trí để loại trừ
những thành phần dễ cháy của khí và những thành phần hữu cơ. Bất kì khí methane, CO
và H2 trong khí thải đều chuyển đổi qua dạng CO2 và nước sau khi việc đốt cháy hoàn tất.
So sánh sự hoạt động của ba hệ thống đốt cháy khác nhau, Balwin và Scott (1991 ) tìm ra
một sự khác biệt lớn trong hiệu quả đốt cháy, với một hệ thống giải phóng 16% khí đốt
dưới dạng methane không cháy. Trong một chu trình cháy hiệu quả, methane được chứng
minh là không thể bị đốt cháy. Chu trình cháy hiệu quả còn đưa ra sự tiêu giảm, nhưng
không hoàn toàn, về mức độ của thành phần gốc từ 4427mg/m3 xuống 32.8mg/m3 (giảm
99.3%) (bảng 9.3). Phân tích của khí bị đốt từ nhiều hệ thống luôn ở mức độ thấp (<
10mg/m3) trong thành phần không thể hiện dưới dạng khí không bị đốt cháy, ví dụ như
methyl cyanide, nitromethane, acrolein, ethylene oxide vá một số ankin khác, sẽ hình
thành de novo trong chu trình cháy.
Nơi nào khí thải đã được tập trung được sử dụng cho việc tái tạo năng lượng, điều này có
thể liên quan đến hoặc hệ thống nhiệt (lò hơi, lò chất đốt hoặc không gian nhiệt), hoặc là
hệ thống vận hành năng lượng. Hệ thống vận hành năng lượng có thể liên quan đến sự
đốt cháy phát ra tia lửa, những động cơ chạy bằng hai dạng năng lượng khác nhau hoặc
tuabin khí (để tăng khả năng vận hành). Trước khi khí thải được đốt cháy trong động cơ,
nó thường bị ép và rút nước, điều này có thể loại trừ một số chất gây ô nhiễm. So sánh
với những quy trình phát nhiệt từ những loại khác nhau của động cơ khí cho thấy rằng
mức độ chất gây ô nhiễm có thể khác nhau hơn (bảng 9.4) (Young và Blakey, 1991).
Thành phần của khí thải (với methane chứa khoảng 55%) thì giống như thành phần khí
trong qui trình, do đó cũng có nhiệt độ tiềm tàng tương tự. Với giá trị sinh nhiệt của
methane là 37.75 MJ/N m3 ( Perry và Green, 1984 ), khí thải có năng lượng là 20.8 MJ/N
m3 .Sở môi trường Anh (1989) đưa ra con số 15 – 21 MJ/N m3 của khí thải, dựa vào
lượng khí methane mà nó có. Lượng nhiệt chứa đựng là 18 MJ/N m3 sẽ được dùng để giải
thích cho phân tích này. Khối lượng nhiệt năng được giải phóng khi đốt cháy, khối lượng
năng lượng hữu dụng sẽ dựa vào loại khí được sử dụng hoặc với mục đích để làm nóng
hoặc mục đích vận hành năng lượng. Đối với những mục đích đề ra trong chương này thì,

253 http://www.ebook.edu.vn
có thể giải thích rằng nơi nào sự phục hồi năng lượng xảy ra, đều có sự liên quan đến việc
đốt cháy khí thải trong động cơ để vận hành điện năng mà sau đó sẽ được xuất vào qua
màng lưới. Hiệu quả của sự chuyển đổi là 30%, cùng với giá trị sử dụng cho động cơ
biogas trong chương 9 (Scheider, 1992 ; Schưn,1992), đưa ra một sư phục hồi điện năng
khoảng 1.5 KW-h/N m3 của khí thải tập trung.
Nước rỉ rác:
Giống như khí thải, thật khó mà cung cấp các con số đặc trưng cho sự sản sinh ra nước rỉ
từ rác thải được xử lý dưới đất, vì cả số lượng và thành phần cấu tạo của nước rỉ sẽ phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm bản chất của rác thải được xử lý, phương pháp xử lý và
mức độ kết rắn, thiết kế kỹ thuật của bãi xử lý rác, và lượng mưa hàng năm của vùng này.
Sản lượng nước rỉ rác. Một lượng nước rỉ rác được tạo ra trong một bãi xử lý rác sẽ phụ
thuộc chủ yếu vào lượng mưa của vùng, bãi xử lý rác đó được bịt kín đến mức nào (đặc
biệt là phần nắp), và lượng nước đầu tiên của phần rác thải được cho vào. Số liệu về
lượng nước rỉ rác được sản xuất bởi các điểm xử lý rác thật sự thì không được tường trình
phổ biến, nhưng Viện nghiên cứu năng lượng và môi trường Heidelberg (IFEU – 1992)
ước lượng rằng khoảng 13% của lượng mưa trong một điểm xử lý rác trở thành nước rỉ
rác. Đối với các địa điểm ở Đức với lượng mưa hàng năm là 750mm, nó sẽ sản xuất ra
khoảng 100 lít nước rỉ rác mỗi m2 bãi chôn lấp mỗi năm. Sử dụng 1 lượng rác chôn sâu
chừng 20 m, với mật độ khoảng 1tấn/m3, nó sẽ cho ra 1 lượng nước rỉ rác là 5 lít / tấn rác
được chôn mỗi năm. Nếu thời gian hiệu quả cho việc tạo ra nước rỉ rác là khoảng 30 năm,
thì tổng lượng nước rỉ rác được sản xuất sẽ là 150 l / tấn rác.
Thành phần nước rỉ rác Nhiều dữ liệu có giá trị về thành phần của nước rỉ rác hơn khối
lượng được sản xuất, nhưng vì thành phần nước rỉ rác chủ yếu phụ thuộc vào bản chất
của rác thải được xử lý, nên các dữ liệu báo cáo về nước rỉ rác thì khác nhau nhiều. Giống
như khí thải, thành phần nước rỉ rác cũng khác nhau theo từng giai đoạn phân hủy rác;
giai đoạn acit hóa ban đầu được đặc trưng bởi độ pH thấp, cùng với các mức độ cao của
chất hữu cơ (trị số BOD và COD cao), canxi, magiê, sắt và sunfat, mà tất cả đều giảm khi
tới giai đoạn tạo methanogen.
Một loạt các dữ liệu thành phần cấu tạo nước rỉ rác từ CTRĐT được đưa ra trong bảng
11.5, từ đó thấy được sự phức tạp của hỗn hợp nước rỉ rác. Một loạt các nguyên liệu hữu
cơ dễ bay hơi cộng với 46 chất hữu cơ không dễ bay hơi được phân tích từ chỉ 1 điểm xử

254 http://www.ebook.edu.vn
lý rác (Oman và Hynning, 1991). Vì trong nhiều trường hợp, các con đường hóa sinh liên
quan đến việc tạo ra các chất nước rỉ rác thì không được biết, nên không thể phân chia
chất gây ô nhiễm riêng biệt thành các phần khác nhau của chất thải rắn trong thành phố.
Một ngoại lệ là hàm lượng hữu cơ trong nước rỉ rác (BOD/COD), cái mà có nguồn gốc
các thành phần có thể bị vi khuẩn làm cho thối rửa, ví dụ như từ các chất hữu cơ có thể bị
thối rữa như giấy và sợi. Vì thế, vì mục tiêu mô hình hóa, người ta thừa nhận rằng tất cả
các BOD được tạo ra, bắt nguồn từ 3 phần này. Tất cả các thành phần nước rỉ rác khác
được tạo ra từ tất cả các phần nguyên liệu CTRĐT mà được xử lý thì coi là như nhau, vì
chuyện xác định nguồn của chúng với bất kỳ mức độ chắc chắn nào là điều không thể.
Dữ liệu thành phần cấu tạo nước rỉ rác đối với 2 loại nguyên liệu chính khác từ dòng
CTRĐT đi vào các bãi xử lý: rác đã được xử lý sinh học (làm thành phân sinh học và chất
bã sinh – khí hóa) và rác đã qua xử lý nhiệt (tro), cũng được nêu lên trong bảng 9.5. Chú
ý rằng chất bã từ phương pháp xử lý nhiệt sẽ bao gồm cả tro đáy (clinker) tương đối trơ,
và tro bay, thường chứa các chất gây ô nhiễm vô cơ như kim loại nặng ở mức độ cao. Ở
một số nước, tro bay được phân loại thành rác thải nguy hiểm và phải chịu sự kiểm soát
nghiêm ngặt hơn trong khi loại bỏ nó. Tuy nhiên, không có dữ liệu nào có giá trị về các
thành phần cấu tạo nước rỉ rác từ các bãi xử lý rác có chứa tro bay.Để tính nước rỉ rác có
được từ tro ở các bãi xử lý, người ta gộp cả tro bay và tro đáy, và sử dụng thành phần cấu
tạo nước rỉ rác từ tro đáy.
Thu gom và xử lý nước rỉ rác. Các bãi chôn lấp rác được hoạt động dựa trên cơ sở loãng
và phân tán sẽ giải phóng toàn bộ nước rỉ rác được sinh ra vào trong các vỉa (địa tầng) đá
và đất chung quanh, nơi mà các nguyên liệu rác có thể bị phân hủy hơn nữa bởi các vi
sinh trong đất, được hấp thụ vào các phần tử đất hoặc có thể đi vào hệ thống nước ngầm.
Tuy nhiên, các bãi xử lý rác hiện đại lớn nhất được giới hạn bởi một màng địa chất hoặc
một lớp đất sét rắn, và hoạt động trên cơ sở bị nén chặt. Nước rỉ rác được tạo ra trong một
bãi xử lý kín có thể hoặc được đưa trở lại phân hủy một lần nữa, hoặc rút/ bơm ra để xử
lý riêng. Cả việc tái lưu chuyển và xử lý nước rỉ rác sẽ tiêu tốn năng lượng, mặc dù chúng
không được bao gồm trong mô hình tính toán hiện tại vì thiếu dữ liệu thích hợp. Việc xử
lý nước rỉ rác có thể liên quan tới một loạt các quá trình vật lý (khử nitơ, làm bay hơi, làm
khô, vv) và sinh học (sự phân hủy kỵ khí, quá trình ôxy hóa sinh học) để tạo ra một dòng
nước thải có thể đưa vào các hệ thống thoát nước thành phố hoặc các nguồn nước mặt.

255 http://www.ebook.edu.vn
Tùy thuộc vào qui trình được sử dụng mà việc xử lý nước rỉ rác từ giai đoạn
methanogenic có thể tạo ra từ 9 đến 22 kg chất bã rắn cho mỗi m3 nước được xử lý
(Weber và Holz, 1991). Những chất bã này có thể tự xử lý bằng cách thiêu hoặc chôn
xuống đất trong trường hợp này chúng sẽ tạo ra nhiều chất bã và các phát thải khác. Khi
tính toán chu trình vòng đời của rác, bất cứ chất bã xử lý nước rỉ rác nào cũng sẽ được
thêm vào tổng lượng rác thải cuối cùng.
Như đã thảo luận ở phần 11.4, nói chung người ta thừa nhận rằng hầu hết các tấm lót bãi
chôn lấp rốt cuộc sẽ rò rỉ, vì thế phần rò rỉ đó sẽ được đổ thẳng vào một cái vỉa (địa tầng)
bên dưới, từ đó nó có thể làm bẩn nước ngầm. Vì vậy, đối với một bãi chôn lấp, thật khó
mà ước tính được tỷ lệ nước rỉ rác được tạo ra mà sẽ được xử lý và thu gom lại để chống
lại việc rò rỉ vào các lớp vỉa bên dưới. Mức độ rò rỉ sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao
gồm loại chất liệu tấm lót được sử dụng (đơn hay đa lớp, màng vô cơ hay nhân tạo, v.v..),
địa chất của địa điểm này (tính thấm được của vỉa bên dưới), và tính hiệu quả của bất cứ
hệ thống xử lý và thu gom nước rỉ rác. Mặc dù có chứng cứ rằng nhiều bãi chôn lấp đã rò
rỉ, hầu như không có tài liệu nào về mức độ rò rỉ chính xác. Vì thế, do tình hình thiếu các
số liệu đáng tin cậy về các bãi chôn lấp với các biện pháp xử lý và thu gom nước rỉ rác
được sử dụng, người ta thừa nhận rằng trong thời gian bãi xử lý rác còn hoạt động hiệu
quả (coi như là 30 năm), thì 70% nước rỉ rác sẽ được xử lý và thu gom và 30% bị rò rỉ ra
ngoài. Đây rõ ràng là vấn đề rất cần có những số liệu đáng tin cậy.
Chất thải rắn trơ cuối cùng. Mặc dù không còn khả năng xử lý nào khác hơn là chôn lấp,
một trong số các đầu ra cơ bản của hệ thống quản lý chất thải rắn được mô tả trong quyển
sách này là các chất thải rắn cuối cùng còn lại trong một bãi xử lý rác sau tất cả các quá
trình xử lý. Loại rác này không có cùng trọng lượng như là số rác được chôn lấp ban đầu,
vì một số rác thải đã được phân hủy và sẽ được giải phóng khỏi bãi xử lý theo dạng khí
hoặc nước rỉ rác. Trọng lượng của mỗi loại chất thải rắn (CTRĐT, rác đã phân loại, rác
đã được xử lý sinh học, tro) mà đi vào bãi xử lý rác thì được biết đến, nhưng lượng còn
lại sau khi phân hủy/xử lý sẽ tùy thuộc vào quá trình phân hủy/xử lý ở mức độ nào. Thay
vì nỗ lực để tiên đoán trọng lượng mất đi của rác thải trong bãi xử lý rác, khối lượng rác
đưa vào sẽ được sử dụng như đơn vị tính lượng rác thải cuối cùng. Trong bất kỳ trường
hợp nào, thuộc tính quan trọng của rác thải cuối cùng là khối lượng của nó, hơn là trọng
lượng của nó, vì các địa điểm chôn lấp rác chỉ cần quan tâm đến thể tích của rác chôn lấp

256 http://www.ebook.edu.vn
sau cùng. Sử dụng các mật độ cụ thể của các nguyên liệu rác khác nhau (bảng 9.6) và
khối lượng rác đầu vào đã biết, thì có thể tính được khối lượng nguyên liệu cuối cùng
được đổ vào bãi xử lý. Trong khi một số hoạt động kết rắn và lắng lại hơn nữa của các
nguyên liệu được chôn có thể diễn ra, khối lượng này sẽ xấp xỉ khối lượng rác thải cuối
cùng sau khi đã qua các giai đoạn xử lý, và sẽ là con số dùng cho khối lượng đầu ra của
mô hình đánh giá vòng đời rác.
Hậu quả môi trường của sự hình thành chất thải rắn cuối cùng là sự hao tốn tài nguyên
đất (hay là sự phục hồi đất). Nếu chúng ta lấy độ sâu trung bình của rác trong một bãi
chôn lấp (IFEU, 1992, lấy độ sâu là 20m), thì có thể tính được từ khối lượng rác thải cuối
cùng đến khoảng không gian cần thiết để chôn lấp. Tuy nhiên, vì các bãi xử lý rác khác
nhau nhiều về hình học, tùy thuộc vào mục tiêu phụ của việc chôn lấp (để phục hồi các
hố đất sét, các mỏ đá cũ hay như các công trình kiến trúc trên mặt đất) thì sẽ có những
tính toán khác nhau về thể tích cần thiết cần thiết kế để chôn lấp rác sau cùng này.

9.6 Chi phí kinh tế:


Như là với các lựa chọn xử lý rác được thảo luận ở trên, các chi phí kinh tế của việc xử lý
rác khác nhau nhiều ở các nơi trên Châu Âu. Sự khác nhau này phản ánh những khác biệt
về địa lý chủ yếu trong giá đất, thiết kế bãi xử lý rác, các yêu cầu kỹ thuật và chi phí nhân
công.
Một loạt các chi phí được nêu ra đối với các nước Châu Âu nêu trong bảng 9.7
Chi phí kinh tế của việc xử lý rác nên bao gồm giá đất, chi phí chính của việc xây dựng
địa điểm, các chi phí hoạt động, các chi phí kết thúc và chi phí giám sát dài hạn sau khi
kết thúc và những chi phí phát sinh sau đó. Dường như không phải hầu hết các chi phí
được nêu ra hiện nay giải thích cho tất cả các chi phí này, cụ thể là những chi phí giám
sát và chăm sóc sau khi đóng cửa bãi xử lý. Khoảng thời gian giám sát và chăm sóc sau
xử lý có thể kéo dài. Ở Mỹ, khoảng thời gian giám sát sau khi kết thúc việc xử lý là 30
năm, mặt dù có thể có các chất nước rỉ rác quan trọng có thể phát ra trong thời gian sau
đó. Như đã thảo luận ở trên, sự rò rỉ cũng rất có khả năng xảy ra; một cuộc khảo sát mới
đây thấy rằng 18% của 1000 điểm xử lý rác ở Mỹ được khảo sát đã bị ô nhiễm nghiêm
trọng hoặc không thích hợp (ENDS, 1992b). Chi phí điều trị theo sau các rò rỉ này cũng
có thể là rất mắc. Sự rò rỉ khí xử lý rác chính là nguyên nhân cho hầu hết (48%) các vụ ô
nhiễm trong cuộc khảo sát trên, điển hình là tốn từ 65.000 – 130.000 ecu cho việc điều

257 http://www.ebook.edu.vn
trị. Ô nhiễm nước bề mặt chiếm 27% các vụ ô nhiễm, với chi phí tiêu biểu là 6.500 –
20.000 ecu, trong khi ô nhiễm nước ngầm, chiếm 15% các vụ ô nhiễm, tốn từ 65.000 –
1.3 triệu ecu. Một số ví dụ về ô nhiễm nước ngầm phải tốn hơn 1.3 triệu ecu mới sửa
được.
Kết quả của các chi phí tiềm năng trên cho công việc điều trị, dường như chi phí xử lý rác
thật sự thì cao hơn các con số được nêu ra hiện nay. Một báo cáo gần đây hơn do Pearce
và Turner (1993) cũng đi đến cùng 1 kết luận và đề nghị thay vì 1 ecu cho mỗi tấn thì cần
5 ecu. Ở các nước khác, ở các mức độ khác nhau, người ta cũng đòi hỏi tương tự.

258 http://www.ebook.edu.vn
Mục lục
Chương 1: Giới thiệu .......................................................................................................... 1
Tóm tắt ............................................................................................................................ 1
1.1 Rác là gì .................................................................................................................... 1
1.2 Các mối quan ngại về môi trường............................................................................. 4
1.3 Những cách tiếp cận hiện nay: pháp lý..................................................................... 5
1.4 Chi phí kinh tế của việc cải thiện môi trường........................................................... 9
1.5 Một tiếp cận kết hợp để quản lý chất thải rắn......................................................... 10
Chương 2: Quản lý chất thải rắn kết hợp .......................................................................... 11
Tóm tắt .......................................................................................................................... 11
2.1 Các yêu cầu cơ bản ................................................................................................. 11
2.2 Các hệ thống quản lý rác thải.................................................................................. 17
2.3 Hệ thống thứ bậc (hierachy) trong quản lý rác thải. ............................................... 21
2.4 Mô hình hóa quản lý rác thải .................................................................................. 22
Chương 3: Sự tạo ra chất thải rắn ..................................................................................... 24
Tóm tắt:......................................................................................................................... 24
3.1.Giới thiệu: ............................................................................................................... 26
3.2 Sự tạo ra chất thải rắn ở Châu Âu:.......................................................................... 26
3.3 Các loại chất thải rắn trình bày trong nghiên cứu này: ........................................... 31
3.4 Số lượng CTRĐT.................................................................................................... 31
3.5 Thành phần của CTRĐT......................................................................................... 34
3.6 Tính chất có thể thay đổi (variability) trong sự phát sinh CTRĐT:.................. 46
3.7 Những tác động của việc giảm rác tại nguồn.................................................... 46
3.8 Sự phân loại CTRĐT: cần tiêu chuẩn hoá .............................................................. 47
3.9 Những phương pháp phân tích CTRĐT............................................................ 47
Chương 4: Phân loại tại nguồn và thu gom rác thải.......................................................... 49
Tóm tắt .......................................................................................................................... 49
4.1 Giới thiệu: ............................................................................................................... 51
4.2 Phân loại ở gia đình ................................................................................................ 51
4.3 Hệ thống thu gom “mang đi” và hệ thống thu gom “trước nhà” ...................... 64
4.4 Các hệ thống thu gom: ............................................................................................ 65
4.5 Các chương trình thu gom kết hợp ......................................................................... 82
4.6 Các tác động môi trường......................................................................................... 84
4.7 Chi phí kinh tế.................................................................................................. 88
Chương 5: Sự phân loại tập trung ..................................................................................... 90
Tóm tắt .......................................................................................................................... 90
5.1 Giới thiệu ................................................................................................................ 92
5.2 Phân loại tập trung rác có thể tái chế tại NMTCR.................................................. 92
5.3 Phân loại chất thải hỗn hợp để sản xuất nhiên liệu................................................ 99
5.4 Các tác động môi trường: phân tích đầu vào và đầu ra......................................... 108
5.5 Chi phí kinh tế....................................................................................................... 111

259 http://www.ebook.edu.vn
Chương 6: Tái chế chuyên liệu ....................................................................................... 113
TÓM TẮT................................................................................................................... 113
6.1 Giới thiệu ............................................................................................................. 115
6.2 Qui trình tái chế nguyên liệu........................................................................... 116
6.3 Tác động môi trường: phân tích đầu vào và đầu ra ....................................... 124
6.4 Chi phí kinh tế....................................................................................................... 133
Chương 7: Xử lý sinh học............................................................................................... 143
Tóm tắt ........................................................................................................................ 143
7.1 Lời giới thiệu......................................................................................................... 145
7.2 Mục tiêu của việc xử lý sinh học: ......................................................................... 146
7.3 Tổng quan về việc xử lý sinh học ở Châu Âu....................................................... 160
7.4 Các qui trình xử lý sinh học.................................................................................. 160
7.5 Các thị trường phân sinh học. ............................................................................... 166
7.6 Các tiêu chuẩn phân sinh học................................................................................ 168
7.7 Các tác động môi trường: phân tích đầu vào và đầu ra....................................... 180
7.8 Chi phí kinh tế....................................................................................................... 184
Chuơng 8: Xử lý nhiệt .................................................................................................... 190
Tóm tắt ........................................................................................................................ 190
8.1 Giới thiệu .............................................................................................................. 192
8.2 Mục đích phương pháp xử lí nhiệt........................................................................ 192
8.3 Việc áp dụng phương pháp xử lí nhiệt ở châu Âu gần đây................................... 193
8.4 Qui trình đốt CTRĐT hỗn hợp.............................................................................. 195
8.5 Quy trình đốt NLTR.............................................................................................. 206
8.6 Quy trình đốt giấy và nhựa đã được phân loại từ nguồn ...................................... 207
8.7 Những giới hạn của sự phát thải ........................................................................... 215
8.8 Những tác động đến môi trường : phân tích đầu vào và đầu ra ............................ 215
8.9 Chi phí kinh tế....................................................................................................... 221
Chương 9 : Chôn rác ....................................................................................................... 224
Tóm tắt:....................................................................................................................... 224
9.1 Giới thiệu .............................................................................................................. 226
9.2 Mục tiêu của quy trình chôn lấp rác...................................................................... 234
9.3 Hoạt động chôn lấp rác hiện nay ở châu Âu ......................................................... 235
9.4 Phương pháp chôn lấp rác..................................................................................... 235
9.5 Những tác động đến môi trường : phân tích đầu vào và đầu ra ............................ 239
9.6 Chi phí kinh tế:...................................................................................................... 257

260 http://www.ebook.edu.vn

You might also like