You are on page 1of 145

LỊCH SỬ

VŨ TRỤ HỌC

hiepkhachquay dịch từ
http://www.aip.org/history/cosmology/

Kiên Giang, tháng 8 & 10/2007

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 1


MỤC LỤC

Phần 1. Các tư tưởng vũ trụ học


Trang
Chương 1 – Thế giới quan Hi Lạp ........................................................................ 3
Chương 2 – Sự ra đời của khoa học về vũ trụ ..................................................... 11
Chương 3 – Vũ trụ cơ giới .................................................................................. 21
Chương 4 – Vũ trụ cô lập .................................................................................... 29
Chương 5 – Vũ trụ dãn nở .................................................................................. 48
Chương 6 – Big Bang hay trạng thái bền ............................................................ 61
Chương 7 – Cuộc hành trình vẫn tiếp tục ............................................................ 72

Phần 2. Các phương tiện nghiên cứu vũ trụ học

Chương 8 – Mắt trần .......................................................................................... 79


Chương 9 – Những chiếc kính thiên văn đầu tiên ................................................ 87
Chương 10 – Kính thiên văn phản xạ buổi đầu ................................................... 95
Chương 11 – Thời kì vàng son của kính thiên văn khúc xạ ................................ 103
Chương 12 – Quang phổ học và sự ra đời thiên văn học vật lí .......................... 114
Chương 13 – Sự hồi sinh của kính thiên văn phản xạ ........................................ 123
Chương 14 – Những công cụ mới cho nghiên cứu vũ trụ học ............................ 131

Tài liệu download tại http://www.thuvienvatly.com


hoặc http://home.1asphost.com/manhan101/

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 2


PHẦN I
CÁC TƯ TƯỞNG VŨ TRỤ HỌC
Chương 1
THẾ GIỚI QUAN HI LẠP

T hế giới quan Hi Lạp là tư


tưởng tồn tại lâu đời
nhất trong lịch sử khoa học
vũ trụ. Liên quan gần gũi với
giả khoa học chiêm tinh học,
nó tiếp diễn từ thời Hi Lạp
cổ đại qua nền văn minh Hồi
giáo Trung cổ cho đến châu
Âu thế kỉ thứ 17.
Nền tảng của thế giới
quan Hi Lạp là triết học của
Plato. Ông cố đạt được một
mức thực tại sâu sắc hơn cái
mà cảm giác có thể đạt tới.
Ông cũng theo đuổi một lí
thuyết đơn giản về vũ trụ có
sức mạnh giải thích không
thể tin nổi. Kết quả là một
niềm tin nhất quán, đó là Hình ảnh tái dựng lại thế giới quan Hi Lạp, với Trái Đất ở
giữa, quay xung quanh là Mặt Trăng, Mặt Trời, các hành
chuyển động tròn. Niềm tin tinh và hoàng đạo sao.
này thống trị tư tưởng của
nhiều nhà thiên văn học và
vũ trụ học phương Tây trong
hai ngàn năm trời.
Plato (428-348/347 trước Công nguyên)
Triết học của Plato và mối liên quan của nó đối với vũ trụ học Hi
Lạp không thể hiểu là một sự phản ứng lại các vấn đề xã hội và
chính trị. Plato thuộc về thời đại bước vào đời sống công chúng
khi Bạo chúa thứ ba mươi, gồm hai người bà con của ông, thống
trị Athens. Hành động của họ khiến Plato phẫn nộ. Khi ách
thống trị của họ bị lật đổ, Plato lại tính đến chuyện tham gia
chính quyền. Nhưng rồi nền dân chủ đã làm khổ người thầy và
người bạn của ông, Socrates. Những kinh nghiệm sau đó, có lẽ
gồm một lần chạm trán với sự độc tài của Syracuse, xác nhận sự
mất hết can đảm của Plato đối với hành động của những kẻ cầm
quyền. Ông tìm kiếm những chuẩn bất biến để trụ lại với những
Plato chỉ lên trời, còn học trò của ông phán quyết thiên vị của kẻ cầm quyền.
Aristotle thì chỉ xuống đất. Tranh của Trong câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng của ông về hang động,
Raphael thuộc trường phái Athens.
Plato tưởng tượng con người bị trói buộc từ thời thơ ấu trong
một hang động, vì gông cùm nên họ vẫn phải ngồi đó, chỉ nhìn

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 3


vào một hướng. Một ngọn lửa phía sau họ tạo nên bóng của các
vật in lên vách hang phía trước mặt họ. Trong sự thiếu vắng bất
cứ thứ kinh nghiệm nào khác, những kẻ bị cầm tù chấp nhận
bóng đổ là thực tại. Plato giải thích rằng nhà tù hang động đó
tương ứng là bộ phận của thế giới được khám phá bởi các giác
quan thể xác của chúng ta. Việc thoát khỏi hang động tương ứng
với việc sử dụng trí thông minh để tiến tới hiểu biết về thế giới
thực tại.

Bản sao bức tượng bán thân chân


dung nhà khoa học Hi Lạp với cái mũi
đã được sửa chữa lại.

Công việc cho các nhà thiên văn là xác định chuyển động của các hành tinh.
Những người quan sát bầu trời ở Trung Đông, Trung Mĩ, và Trung Hoa cổ đại đã
tiến hành nhiều quan trắc. Từ bảng số liệu của họ, họ đã nghĩ ra kế hoạch tiên đoán
sự chuyển động tương lai trên trời. Nhưng các giải thích mà những nhà quan sát bầu
trời người Babylon, người Maya, và người Trung Hoa cổ đại nghĩ ra cho những
chuyển động này không gì hơn những câu chuyện mang màu sắc thần thoại.
Khoa học về vũ trụ - tìm kiếm một bức tranh của vũ trụ thu được mà không
đề cập tới sự hiện diện của thần thánh – bắt đầu với người Hi Lạp. Họ theo đuổi
việc tìm kiếm xa hơn ngoài khuôn mẫu số cho một số điều cơ bản. Dưới ảnh hưởng
của Plato, các nhà tư tưởng Hi Lạp cố gắng nghĩ ra các kết hợp của chuyển động
tròn đều để mô phỏng chuyển động quan sát được, chúng thường là không đều.
Chuyển động tròn

Một sự kết hợp của chuyển động tròn đều có


thể gồm một vòng tròn lớn (nội luân - vòng
tròn DBC với Trái Đất tại tâm của nó), cuốn
đi xung quanh ở tốc độ không đổi một vòng
tròn nhỏ hơn (ngoại luân), vòng tròn này
thành ra quay xung quanh hành tinh (P) ở Chuyển động kết hợp của nội luân và ngoại luân có thể
tốc độ không đổi. mô phỏng chuyển động “thụt lùi” quan sát thấy của
các hành tinh. Khi nhìn từ Trái Đất ở chính giữa tại

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 4


các thời điểm 1, 2, 3 và 4, hành tinh chuyển động biểu
kiến trên nền mặt cầu của các sao từ 1,2 quay trở lại 3,
rồi lại tiếp tục chuyển động về phía 4, chuyển động
nhanh hơn hành tinh ở phía ngoài, bắt kịp và đi qua nó.

Eudoxus có thể, nhưng không cần thiết, giải thích


chuyển động giật lùi theo kiểu như sau.

Bên cạnh giả thuyết nội luân, còn có giả


thuyết lệch tâm, trong đó vòng tròn lớn
không còn có tâm trên Trái Đất nữa. Nó
trở thành một “đĩa lệch tâm” có tâm
nằm ở một điểm gần Trái Đất, E. Trong
giả thuyết lệch tâm, hành tinh P chuyển
động tròn đều dọc theo vòng tròn APDB
có tâm của nó tại C. Đối với nhà quan
sát trên Trái Đất, chuyển động có vẻ
nhanh lên và chậm xuống.

Mặt cầu phía ngoài không được vẽ trong hình. Trục


quay của nó là thẳng đứng, trong mặt phẳng màn hình,
theo hướng bắc-nam. Mặt cầu bên ngoài mang mọi thứ
bên trong nó về phía đông. Trục của mặt cầu trong nằm
ngang và trong mặt phẳng màn hình. Chuyển động của
một hành tinh mang bởi mặt cầu trong là hướng lên
(hướng bắc) và hướng xuống (nam) và đi vào (tây) và
đi ra khỏi (đông) mặt phẳng màn hình. Hành tinh có vẻ
đi sang bắc và nam từ 1 đến 2, sang hướng bắc và đông
đến 3, theo hướng nam và đông đến 4, và theo hướng
Như một phương kế cũ, tốc độ góc đều nam và tây trở lại 1. Khi mặt cầu phía trong truyền một
đặn có thể đo được không phải tại chuyển động về phía đông cho hành tinh, di chuyển
khoảng tâm của vòng tròn mà ở một số hành tinh từ 2 đến 3 đến 4, chuyển động toàn thể về
điểm khác, điểm mặt bằng, A. Mặt Trời, phía đông, kể cả chuyển động về phía đông đều đặn
S, chuyển động trên vòng tròn có tâm tại truyền bởi mặt cầu ngoài, sẽ rất nhanh chóng. Nếu như
Trái Đất, nhưng nó không chuyển động tốc độ đi về phía tây truyền bởi mặt cầu trong lớn hơn
ở tốc độ đều. Tốc độ chuyển động của nó tốc độ đi về phía đông đều đều truyền bởi mặt cầu
được thiết đặt bởi điều kiện góc a biến ngoài, thì hành tinh sẽ có vẻ chậm dần và trong thời
đổi đều theo thời gian. gian ngắn đi về phía tây theo lộ trình từ 4 sang 1 đến 2,
khi vận tốc đi về phía tây của mặt cầu trong lớn hơn
vận tốc đi về phía đông của mặt cầu ngoài.
Mặc dù các mô hình hình học chi tiết chủ yếu được tạo
ra bằng những vòng tròn hai chiều Platon, nhưng nó
cũng có khả năng, ít nhất là về nguyên tắc, giải thích
cho các hiện tượng như chuyển động giật lùi quan sát
thấy của các hành tinh với mặt cầu ba chiều Aristotle.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 5


Các nhà thiên văn Arab trong những thế kỉ sau đó tiếp
tục tinh lọc mưu đồ của người Hi Lạp. Họ nêu ra thêm
nhiều cách giải thích cho chuyển động hành tinh quan
sát được. Để hiểu rõ sự khéo léo của họ, bạn có thể tìm
hiểu thêm tại http://www.csit.fsu.edu/%7Edduke/models
Các nhà khoa học-triết học Hi Lạp đã đặt ra cho mình nhiệm vụ hình dung
vũ trụ là một tập hợp các thực thể vật lí. Học trò của Plato, Aristotle, bắt đầu thống
trị tư tưởng trong lĩnh vực này. Chỗ những người theo chủ nghĩa Plato nghĩ dưới
dạng toán học lí tưởng hóa về các vòng tròn hai chiều thì những người theo trường
phái Aristotle hình dung là những quả cầu ba chiều thực sự.
Aristotle dạy rằng các quả cầu quay mang theo Mặt Trăng, Mặt Trời và các
hành tinh xung quanh một Trái Đất tĩnh tại. Trái Đất là độc nhất do vị trí trung tâm
của nó và thành phần vật chất của nó. Mọi sự sinh ra và hủy diệt xảy ra trong vùng
“trần thế”, nằm bên dưới Mặt Trăng và ở phía trên Trái Đất. Vùng này gồm có bốn
nguyên tố: đất, nước, không khí và lửa. Vùng bên ngoài Mặt Trăng là bất biến và là
vùng hoàn toàn thuộc về thiên đường. Vùng đó chứa một nguyên tố bí mật thứ năm.
Các nhà triết học Hi Lạp đã ước tính khoảng cách tới Mặt Trăng, và còn cố
gắng tính ra kích thước của toàn bộ vũ trụ. Họ tin rằng nó là hữu hạn. Mặt cầu bên
ngoài của các sao mang chúng trên hành trình hàng đêm của mình xung quanh Trái
Đất.
Aristotle (384-322 tCN)
Aristotle là con trai của vị bác sĩ riêng của vua xứ
Macedon, vùng đất nghèo nàn của những kẻ ngang ngược ở
rìa bắc của bán đảo Hi Lạp. Khi ông 17 tuổi, năm 367,
Aristotle nam tiến tới Athens. Ông ở lại đó 20 tiếp theo để
học tại Viện của Plato. Trong khi đó, ở Macedon, Philip II
lên ngai vàng năm 359 và từ từ mở rộng quyền lực. Athens
vẫn là địch thủ chính của ông ta. Cảm nhận được sự chống
đối Macedon ở Athens, cùng với cái chết của Plato vào năm
397, khuyến khích Aristotle rời khỏi Athens. Ở Tiểu Á, ông
tìm được một viện hàn lâm mới dưới sự bảo trợ của người
trị vì địa phương, người có cô con gái nuôi 18 tuổi gả cho
Aristotle. Từ mô tả của ông về thời kì lí tưởng cho kết hôn là
37 tuổi đối với nam và 18 tuổi đối với nữ, có thể suy luận ra
rằng sự lưu vong tự nguyện của Aristotle khỏi Athens không
phải là một chuyện không vui. Năm 342, Aristotle trở lại
Macedon giám hộ con trai của Philip, Alexander. Philip
hoàn thành cuộc chinh phục xứ Hi Lạp vào năm 338, chỉ bị
ám sát chết vào năm 336. Alexander lên ngôi và Aristotle
trở lại Athens một cách thoải mái trên phương diện kẻ chiến
thắng. Trong khi Alexander xâm chiếm vùng Cận Đông, ông
không xao lãng việc gửi về Athens cây cỏ, động vật và các
bản ghi chép thiên văn về cho Aristotle nghiên cứu. Khi
Alexander Đại đế chết vào năm 323, Aristotle lại đi tha
hương tự nguyện. Ông mất một năm sau đó, năm 322.
Vị trí tự nhiên của nguyên tố đất là ở dưới, tại trung tâm của vũ trụ. Nguyên
tố đất có xu hướng chuyển động về vị trí tự nhiên của nó, hướng về trung tâm của
thế giới. Lửa thì di chuyển lên phía trên để tới được vị trí tự nhiên của chúng tại trên
cùng của vùng trần tục.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 6


Không hề có thế giới khác nào nằm rải rác trong vũ trụ này, vì bản chất đất
của chúng sẽ buộc chúng chuyển động về phía vị trí tự nhiên của chúng tại trung
tâm vũ trụ.
Với Trái Đất nằm ở trung tâm, và hình cầu các sao nằm bên ngoài, vũ trụ
quan Aristotle nhỏ bé hơn hệ Mặt Trời của chúng ta.
Kế tục truyền thống Hi Lạp của Plato và Aristotle là nghiên cứu của Clausius
Ptolemy. Ông đã hệ thống hóa hàng trăm năm vũ trụ học hình học Hi Lạp với sự thể
hiện và bằng chứng chặt chẽ.
Ptolemy viết chuyên luận toán học của ông, sau này mang tên là Almagest
(sách chiêm tinh), vào khoảng năm 150 sau Công nguyên. Ông đã phát triển các hệ
thống hình học của chuyển động hợp nhất trên các vòng tròn hai chiều cho phù hợp
với những chuyển động quan sát được.
Trời không phải cấu tạo từ đá, kim loại, hoặc những chất đất khác, mà từ một
số chất thiêng liêng thuộc về thiên đường. Chất này không gây cản trở lối đi của
một phía qua phía bên kia.
Trong quyển sách sau này của ông,
Planetary Hypotheses (Giả thuyết về thế gian),
Ptolemy sử dụng các quả cầu rỗng ba
chiều, xếp lồng quả này trong quả
khác và bao quanh Trái Đất. Không có
không gian trống rỗng giữa các quả
cầu. Chiều dày của mỗi lớp vỏ khớp
với chuyển động nhỏ bên trong và bên
ngoài Trái Đất. Quả cầu quay tự mang
hành tinh hoặc Mặt Trời hoặc Mặt
Trăng trong quỹ đạo của nó xung
quanh Trái Đất.
Các quả cầu quay vì đó là chuyển
động tự nhiên của chúng. Ptolemy tin
rằng điều đó thích hợp cho sự phân bố
chuyển động tròn đều cho các hành
tinh vì sự hỗn loạn và không đều là
không quen thuộc với những thứ
thiêng liêng. Nghiên cứu thiên văn
học, cùng với những thứ thiêng liêng,
là đặc biệt hữu ích cho việc nâng cao
linh hồn của
con người.
Claudius Ptolemy (100-170)
Về con người Ptolemy, chúng ta biết rất ít. Ông đã ghi
lại các quan sát kéo dài trong thời kì từ năm thứ chính của chế
độ Hadrian (125) cho đến năm thứ tư của Antoninus Pius
(141), và thực hiện tại kinh độ của thành Alexandria. Đây có
thể chính là thành phố Alexandria hoặc có khả năng là gần
Canopus. Được Alexander đại đế xây dựng ở rìa phía tây của
đồng bằng châu thổ sông Nile, Alexandria thu lợi từ đất đai

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 7


màu mỡ dọc theo sông Nile của Ai Cập và nhanh chóng trở thành một trong những đô thị
phồn vinh nhất trong thế giới Hi Lạp. Thư viện của thành phố có lẽ có khoảng nửa triệu
cuốn sách, có khả năng bao gồm cả bộ sưu tập cá nhân của Aristotle. Các thiết bị thiên
văn cũng được xây dựng tại Thư viện, và các quan trắc được thực hiện, vào lúc đầu là dưới
sự bảo trợ của các pharaoh đang tại vị. Tuy nhiên, vào thời của Ptolemy, Alexandria là
một thành phố La Mã cấp tỉnh.
Ptolemy: nhà khoa học hay kẻ lừa gạt ?
Ptolemy là nhà thiên văn học cổ đại vĩ đại nhất hay là kẻ lừa
gạt thành công nhất trong lịch sử khoa học ?
Quan sát của ông phù hợp với những người đương thời một
cách kì lạ; sự ăn khớp giữa lí thuyết và quan sát là quá tốt
cho sự thật. Dường như Ptolemy bịa đặt ra những số liệu
quan sát của ông.
Tuy nhiên, sự phù hợp giữa các thông số của ông và giá trị
hiện đại quá gần đến mức ngẫu nhiên. Có thể là Ptolemy đã
có một số lượng lớn quan sát, và sai số đã được triệt tiêu lẫn
nhau ở mức độ lớn trong tính toán của các thông số. Sau đó,
Ptolemy có thể đã chọn trong số những quan sát của ông một
vài quan sát phù hợp tốt nhất với lí thuyết, và rồi đưa những
ví dụ này vào minh họa cho lí thuyết.
Ptolemy thiếu kiến thức hiện đại của chúng ta về ngưỡng sai
số, độ lệch chuẩn, và việc sử dụng giá trị trung bình từ những
quan sát lặp đi lặp lại – các ý tưởng cho phép ông đề xuất
Ptolemy được hình dung một qua
một lí thuyết nói chung là không cần thiết và phù hợp tuyệt
bức tranh cũ, với góc cung một phần
tư và thần thơ ca Astronomia. đối với mỗi điểm số liệu thu được, nhưng lại ăn khớp kém
chặt chẽ hơn với tất cả các điểm số liệu trong khoảng thời
gian giới hạn thống kê xung quanh một giá trị trung bình.
Thay vì vậy, không hề có bất kì dao động nào có thể chấp
nhận được trong sự ăn khớp giữa lí thuyết và quan sát, nên
mỗi số đo phải được hiểu là một kết quả chính xác. Bởi vậy,
sự lựa chọn sáng suốt từ trong số nhiều số đo là cần thiết.
Chúng ta cũng cần nhớ rằng Almagest không phải là một bài
báo nghiên cứu hiện đại, mà là một cuốn sách giáo khoa. Mục
đích của Ptolemy là đưa ra các thủ tục và số liệu ví dụ, chỉ rõ
cho các nhà thiên văn tương lai biết nó được thực hiện như
thế nào và cho phép họ đưa những quan sát riêng của mình
trong một ranh giới thời gian dài hơn để thu được các thông
số còn tốt hơn nữa.
Bất kì sự ba hoa hay bịa đặt nào do Ptolemy đưa ra phải
được nhìn nhận là một sự lừa dối được phép trong việc làm
ngăn nắp khoa sư phạm của ông, chứ không có xu hướng làm
cho những độc giả của ông hiểu sai lệch về những vấn đề
quan trọng. Truyền thống thiên văn học Hi Lạp liên quan
nhiều đến các thủ tục hình học nói chung hơn là những kết
quả bằng số nhất định. Tiêu chí hiện đại của khoa học cho
đến nay vẫn chưa có.
Khi đế chế La Mã sụp đổ và nền văn minh châu Âu thu hẹp lại, nền văn minh
Hồi giáo mạnh dần lên đã giải thoát cho vũ trụ học của Ptolemy – và mở rộng thêm
cho nó. Toàn bộ hệ thống kiến thức được truyền bá ngược trở lại phương Tây khi
nền học thuật ở đó hồi sinh vào cuối thời kì Trung cổ. Các bản dịch biểu lộ nhiều
sửa đổi. Chuyên luận toán học của Ptolemy được gọi là megiste, tiếng Hi Lạp có

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 8


nghĩa là “lớn nhất”. Cuốn này được chuyển tự sang tiếng A rập và thêm vào đầu
tiếp ngữ al (giống như trong các từ như algebra và tên các ngôi sao như Aldebaran).
Dịch từ tiếng A rập sang tiếng Latinh thời Trung cổ, cuốn sách của Ptolemy trở
thành “The Almagest”. Người A rập cũng dạy cho phương Tây các chữ số A rập, hệ
thống giá trị tính toán sử dụng số không, và nhiều kĩ thuật lượng giác, tất cả đều có
nguồn gốc từ Ấn Độ và đã thực hiện những cải tiến toán học quan trọng của riêng
họ.
Nền văn minh Hồi giáo quan tâm mức độ cao của nghiên cứu khoa học.
Thiên văn học thật quan trọng trong việc cung cấp thời gian cho cầu nguyện (từ độ
cao của Mặt Trời hoặc các sao) và quibla, hay là sự định hướng thần thánh: những
người sùng đạo ở bất kì đâu trên thế giới cần phải biết hướng của Mecca để họ có
thể quay mặt về đó khi cầu nguyện và các nhà thờ Hồi giáo phải quay mặt về phía
thành phố thiêng liêng đó. Dụng cụ đo độ cao thiên thể là một thiết bị thiên văn cơ
sở, dùng làm đồng hồ và công cụ hàng hải. Những ông hoàng đạo Hồi cũng xây
dựng những thiết bị khổng lồ để đo vị trí của các hành tinh và các sao cho mục đích
thiên văn học.

Chiếc đồng hồ Mặt Trời lớn này tại Jaipur, Ấn Độ,


được xây dựng khoảng năm 1730, dành cho Moghul
Maharaja Sawai Jai Singh II. Tên gọi là Jantar-
Mantar (tiếng Sankrit có nghĩa là “Dụng cụ thần kí”),
Dụng cụ đo độ cao thiên thể thời xưa. thiết bị này có một mẫu mô phỏng ở Samakand.
Các chấm cong là vị trí của những ngôi
sao sáng.
Vũ trụ học và tôn giáo ở châu Âu Thời kì Tăm tối
“Điều quan trọng cần phải biết là Trái Đất hình cầu, hình trụ, hình đĩa, hay là một bề mặt
lõm ?”, St. Basil đã hỏi như vậy vào thế kỉ thứ tư. “Điều quan trọng cần phải biết là tôi sẽ
đối xử với tôi như thế nào, với khách khứa của tôi như thế nào, và với Chúa như thế nào”.
Cùng với sự sụp đổ của nền văn minh cổ ở Tây Âu, một vài người lại chú ý tới vũ trụ học.
Những công việc mà họ làm chủ yếu là giữ lại các phiên bản đơn giản hóa của các nghiên
cứu của thời Hi Lạp. Một số sử dụng quyền lực của thi ca Kinh thánh mơ hồ để trở lại hình
ành nguyên thủy về một Trái Đất phẳng. Có lẽ thế giới của chúng ta là một cái đĩa, tâm nằm
ở Jerusalem (đây là một ý tưởng mới, đối với những người không theo khoa học khác, họ đã
đặt quê hương của mình ở trung tâm của Vũ trụ). Khi văn minh và lòng say mê khoa học hồi
sinh vào cuối thời kì Trung cổ, các học giả cố tìm lại những tác phẩm thời Hi Lạp cổ đại
trong nhà kho đầy bụi bặm của các tu viện, họ nhận thấy rằng có nhiều tác phẩm đã bị tẩy
xóa bởi các thầy tu, phục hồi lại bản giấy da có giá trị lớn cho công việc sùng đạo.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 9


Bản đồ thế giới lấy từ Anh năm 1300 với Jerusalem ở chính giữa. Châu Âu nằm ở góc phần
tư bên trái, thấp hơn.
Trong số những người A rập và Ba Tư là những nhà tính toán và nhà toán
học vĩ đại, những người đã nghiên cứu nhằm hoàn thiện lời giải thích mang tính vũ
trụ học của các số đo thiên văn. Ví dụ, Nasir al-din al-Tusi ở Maragha đã sáng tạo ra
một phép cộng mới đặc biệt cho chuyển động tròn của Ptolemy. “Cặp Tusi” tính ra
một chuyển động thẳng từ một sự kết hợp của các chuyển động tròn đều. Trong tác
phẩm mang tính cách mạng của ông về hệ Mặt Trời xuất bản năm 1543, Copernicus
sử dụng một công cụ gây ấn tượng giống như vậy. Copernicus cũng sử dụng một
mô hình cho chuyển động của Mặt Trăng giống hệt như mô hình đã được nghĩ ra
hai thế kỉ trước đấy bởi nhà thiên văn Ibn al-Shatir ở Damascus. Copernicus trích
dẫn nghiên cứu của các nhà thiên văn Hồi giáo và nhất định đã học được từ họ. Các
nhà sử học vẫn đang cố gắng xác định toàn vẹn quy mô của món vay nợ trí tuệ của
ông.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 10


Chương 2
SỰ RA ĐỜI CỦA KHOA HỌC VỀ VŨ TRỤ

Cách mạng trong khoa học, giống như trong chính trị, thường bắt đầu từ cách
mạng trong nhận thức.
Năm 1543, Nicolas Copernicus nêu ra một sự chuyển đổi vị trí giữa Trái Đất
và Mặt Trời. Ông đặt Mặt Trời ở trung tâm của vũ trụ và đặt Trái Đất quay xung
quanh Mặt Trời. Để giải thích chuyển động hàng ngày của bầu trời, ông đặt Trái
Đất quay tròn xung quanh trục riêng của nó.

Một trang trong cuốn sách Về sự chuyển động của Copernicus (De revolutionibus orbium coelestium).
Copernicus đã tặng cuốn sách năm 1543 của ông cho
Giáo hoàng Paul III.

Nicholas Copernicus (1473-1543)

Copernicus học tại trường đại học Cracow,


Ba Lan, và sau đó trở thành một giáo sĩ thuộc
giáo đường tăng lữ Frombork. Ông phục vụ ở
đó cho đến khi qua đời. Tuy nhiên, có sự gián
đoạn khi học luật giáo sĩ ở trường Bologna và
học y khoa ở Padua. Ở Italia, Copernicus
cũng bận rộn với các nghiên cứu thiên văn
học.
Copernicus có được cơ sở của lí thuyết nhật Bức tranh sơn dầu thế kỉ thứ 16 này, treo ở Tòa
thị chính thành Torun, Ba Lan, có thể là bản
tâm của ông vào năm 1514, nhưng ông chỉ sao của một bức phác họa do Copernicus tự vẽ.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 11


thận trọng truyền bá nó trong số bạn bè để bình luận mà thôi. Lí thuyết đó vẫn không được
xuất bản vào năm 1539 khi một tông đồ Giêsu đảm nhận trọng trách. Copernicus nhận
được cuốn sách bàn về sự chuyển động của các quả cầu trên trời, De revolutionibus orbium
coelestium, chỉ vào lúc hấp hối trên giường, năm 1543.

Để tính vị trí của các hành tinh, Copernicus sử dụng một hệ hình học phức
tạp, rất giống với những người tiền nhiệm Hi Lạp và Hồi giáo của ông (các nhà sử
học vẫn đang nỗ lực phán xét những nguồn nào đã đóng góp cho ý tưởng của ông).
Hệ thống Ptolemy thỏa đáng một cách hợp lí trong việc phù hợp với quan
sát. Copernicus không có những quan sát mới và chính xác hơn như đòi hỏi để bác
bỏ lí thuyết cũ. Sự khao khát về một sự hài hòa toán học hơn nữa khiến ông cố tìm
một cái gì đó khác đi. Theo quan điểm của Copernicus, khi Ptolemy đưa ra chuyển
động xung quanh một điểm mặt bằng, ông ta đã vi phạm nguyên lí chuyển động
tròn đều. Hơn nữa, từ thuyết “nhật tâm” (Mặt Trời ở trung tâm) của Copernicus,
một vài hiện tượng quan sát thấy tuân thủ tự động, chứ không phải điều chỉnh như
trong thuyết Ptolemy.
Hệ nhật tâm ngược lại niềm tin đã có lâu nay và dường như không thể tưởng
tượng được đối với nhiều người. Đây là lí do tại sao Copernicus lại viết trong phần
mở đầu cuốn sách của ông rằng ông “ngập ngừng lâu nay không biết có nên mang
ra ánh sáng những dẫn giải của tôi để chứng minh cho chuyển động của Trái Đất”.
Dẫu vậy, bạn bè của ông “thường thúc giục và nài nỉ tôi xuất bản công trình này”.
Copernicus hi vọng rằng “nỗ lực của tôi đóng góp ở chừng mực nào đó cho toàn thể
con dân của Giáo hội… Không còn lâu nữa vì vấn đề cải cách lịch giáo hội đã được
cân nhắc”.
Thật vậy, trong hàng thế kỉ, bài toán khó về việc tính ngày tháng của lễ Phục
sinh tương lai là một động cơ chính của các quan sát và tính toán thiên văn học.
Trong hệ Copernicus, sự quay của Trái Đất gây ra chuyển động quan sát thấy
của các sao, chứ không phải sự quay của mặt cầu sao. Cho nên mặt cầu sao đã lỗi
thời.

Theo thế giới quan cổ đại và trung cổ, vũ trụ bị giới hạn bởi một mặt cầu phía ngoài chứa toàn bộ các sao.
Mặt cầu sao phía ngoài đơn giản là một vùng trời, có tâm ở Trái Đất, trong hình vẽ này (ở trên, bên trái) lấy
từ cuốn sách năm 1566 của Leonard Digges. Con trai của ông, Thomas, cuối cùng nhận ra rằng mặt cầu các
sao không cần thiết trong một vũ trụ trong đó Trái Đất quay. Hình vẽ của ông (bên phải), có tâm ở Mặt Trời,
cho thấy các sao phân tán qua một không gian mở mênh mông.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 12


Nhưng hệ quả hợp lí của sự cách tân của Copernicus không được nhận ra
ngay, bởi Copernicus hoặc bởi những người khác. Cuối cùng, nó được Thomas
Digges nhận ra, trong một hình vẽ do ông đưa vào làm phần phụ lục cho cuốn sách
của cha ông, Leonard. Leonard Digges đã dịch và diễn giải những phần chính của
công trình của Copernicus.
Giờ thì Trái Đất không còn là độc nhất nữa. Nó đơn thuần chỉ là một trong
nhiều vật thể tương tự trong hệ Mặt Trời. Nếu như Trái Đất là một trong nhiều hành
tinh tương tự, thì các hành tinh khác cũng phải có dân cư tương tự. Nguyên lí “sung
túc”, xem bất kì tiềm năng không nhận thức rõ nào trong tự nhiên là sự hạn chế của
sức mạnh của Tạo hóa, đã khuyến khích hơn nữa niềm tìn về nhiều thế giới. Kết
luận này được nhấn mạnh sâu sắc bởi Galileo và những quan sát bằng kính thiên
văn mới của ông.
Galileo Galilei (1564-1642)
Cha của Galileo muốn ông học y khoa, và ông đã học ngành y trong một thời
gian ngắn tại trường đại học Pisa. Nhưng Galileo thích toán học hơn. Ông nghiên
cứu với gia sư riêng ở Pisa và rồi tại nhà, ở Florence. Ông sớm có những bài giảng
riêng về toán học và rồi được bổ nhiệm làm trưởng khoa toán còn bỏ trống tại
trường đại học Pisa. Tại đây, người ta nói ông đã thả rơi những quả cầu sắt từ tháp
nghiêng xuống, như một thách thức công chúng đối với triết học Aristotle, người
nói rằng những quả cầu nặng phải rơi nhanh hơn. Chúng không rơi nhanh hơn.
Trong khi có lẽ Galileo chưa bao giờ làm cái việc giống như câu chuyện huyền
thoại này, nhưng nó đúng là tinh thần của ông – thách thức quyền lực, ý tưởng trong
sáng, và dựa trên quan sát thực tế.

Galileo Galilei (1564 – 1642) đầu những năm 40 tuổi, một vài năm trước khi bắt đầu thực hiện
những quan sát có tính đột phá bằng kính thiên văn vào năm 1609.
Các giáo sư thuộc phái Aristotle tất nhiên không thèm chơi với Galileo, và
ông sớm phải chuyển đến trường đại học Padua. Galileo chế tạo được một chiếc
kính thiên văn và là người đầu tiên sử dụng thiết bị mới này khảo sát bầu trời một
cách có hệ thống, thực hiện những khám phá lạ lùng. Ví dụ, ông phát hiện ra bốn vệ
tinh của một tinh vào đầu năm 1610. Ông đặt tên cho chúng là sao Medicean, kỉ
niệm Cosimo de Medici, vị đại công tước xứ Tuscany. Sau đó, vào năm 1610,
Galileo trở lại Florence làm nhà toán học và triết học, rồi đại công tước và nhà toán
học hàng đầu tại trường đại học Pisa, mà không có trách nhiệm phải giảng dạy.
Không có gì làm xáo trộn những ý tưởng cũ như cái mà Galileo nhìn thấy khi
hướng chiếc kính thiên văn của ông lên Mặt Trăng. Quan sát của ông về bề mặt Mặt
Trăng mang đến kết luận có tính cách mạng rằng Mặt Trăng không phải là một quả
cầu nhẵn nhụi, như những người theo chủ nghĩa Aristotle vẫn quan niệm. Nó không

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 13


bằng phẳng và gồ ghề, giống như Trái Đất. Đối với giáo điều cổ đại khi đó thì vấn
đề duy nhất nằm dưới bề mặt Mặt Trăng đó là nó thuộc về trần tục hay thiên đường?
Galileo thực hiện các bức phác họa này về các vệ tinh
của Mộc tinh khi nhìn qua kính thiên văn của ông,
trên mặt sau của một phong bì. Những bản phác họa
ghi lại các quan sát trong những đêm khác nhau suốt
thời gian từ 14 đến 25/1/1610. Có vẻ như ông thích
các ngôi sao luân phiên tới lui xung quanh hành tinh
đó.
Cái mà ông nhìn thấy là bốn vệ tinh lớn của Mộc tinh,
ngày nay gọi là Io, Europa, Ganymede, và Callisto.
Galileo có khó khăn rất lớn trong việc nhận ra ý
nghĩa thực sự của cái ông đang nhìn thấy; Callisto
thường nằm ra ngoài tầm nhìn (hạn chế) của kính
thiên văn của ông, Io thường biến mất trong ánh chói
của Mộc tinh, và một số vệ tinh thỉnh thoảng mất hút
trong bóng của Mộc tinh hoặc ở phía sau, hoặc ở
phía trước của chính hành tinh đó.
Galileo đặt tên cho các vệ tinh là “sao Medicean”, kỉ
niệm sự trị vì của dòng họ Florentine Medici. Đây là
một động thái có tính toán nhằm tăng cường cơ hội
quay trở lại Florence của ông, và đã thành công.Các
tên sử dụng ngày nay do Simon Mayr (1573 – 1624)
đặt ra, Simon là người một thời chiếm ưu thế trong
việc khám phá ra chúng.

Hình Mặt Trăng do Galileo vẽ


“ Bề mặt của Mặt Trăng không phẳng lặng, đều đặn, và có dạng cầu chính
xác như một số lượng lớn nhà triết học vẫn tin, mà nó gập ghềnh, gồ ghề, và
đầy các chỗ lõm xuống và nhô lên, không phải không giống với bề mặt Trái
Đất, bị bao vây bởi những dãy núi và thung lũng sâu”
Galileo Galilei
Một sự tương đồng khác, giữa Mộc tinh và Trái Đất, được cung cấp bởi
khám phá của Galileo về bốn vệ tinh của Mộc tinh, tương tự với một vệ tinh của
Trái Đất. Làm thế nào mà chúng có thể lấp đầy hệ thống các quả cầu mà mọi người
sử dụng kể từ thời Plato ? Galileo xem bốn hành tinh chưa bao giờ được nhìn thấy
từ khi khai sinh ra thế giới cho đến thời đại của chúng ta là khám phá quan trọng
nhất của ông.
“Ở đây, chúng ta có một luận cứ đẹp và tao nhã để làm lắng đi mối nghi ngờ
của những người... hết sức bối rối trước việc chỉ có độc nhất Mặt Trăng
quay tròn xung quanh Trái Đất và hộ tống nó trong chuyển động quay hàng
năm quanh Mặt Trời... con mắt riêng của chúng ta chỉ ra cho chúng ta bốn

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 14


ngôi sao đi lang thang xung quanh Mộc tinh giống như Mặt Trăng đi xung
quanh Trái Đất, trong khi tất cả cùng với nhau đi theo một chuyển động lớn
xung quanh Mặt Trời...”
Galileo Galilei
Năm 1613, trong một bức thư khá lâu không công bố, Galileo bắt đầu biện
luận rằng Kinh Thánh và thuyết Copernicus là phù hợp với nhau. Các môn đồ của
Aristotle cố mang sức mạnh của nhà thờ chống lại Galileo, dẫn ra các đoạn Kinh
Thánh mô tả rõ ràng Trái Đất không chuyển động. Galileo biện luận rằng trong khi
việc hòa giải giữa sự thật khoa học và Kinh Thánh là một vấn đề của các nhà thần
học, thì họ không nên gây trở ngại cho các nhà khoa học nghiên cứu tự nhiên. Năm
1616, Giáo hội buộc Galileo không được giữ quan điểm hoặc bảo vệ cho thuyết
Copernicus. Năm 1624, Giáo hoàng Urban VIII, một người bạn của Galileo, cho
phép ông thảo luận hệ thống Copernicus trong sách vở nếu như ông cũng đồng thời
nói về hệ thống Ptolemy. Cuốn sách Đối thoại về hai hệ thế giới chủ yếu được xuất
bản ở Florence năm 1632, sau một vài sửa đổi theo yêu cầu của Giáo hoàng. Cuốn
sách này thường được xem là một kiệt tác của Galileo. Mặc dù ông khẳng định điều
ngược lại, nhưng cuốn Đối thoại biểu hiện sự xác nhận mạnh mẽ nhất của Galileo
cho hệ thống Copernicus hơn là anh bạn đồng hành Ptolemy của nó, mang lại nhiều
sự phản bác gay gắt của nhiều giáo lí trung tâm của nền vật lí Aristotle. Cuốn sách
đó vẫn rất hấp dẫn độc giả ngày nay.

Trang bìa cuốn Starry Messenger của Galileo


Galileo và thần học
Xung đột của Galileo với chính quyền được công nhận
trước tiên là với các nhà triết học thuộc trường phái
Aristotle ở các trường đại học Italia. Họ cố gắng mang giáo
điều Thiên chúa giáo, nhất là sức mạnh quyền lực của nó,
tòa án La Mã vào cuộc chiến đấu chống lại Galileo.
Chính quyền giáo hội cấp cao lúc đầu không phản đối khoa
học của Galileo. Thật vậy, một vị hồng y giáo chủ từng
nhận xét rằng Kinh Thánh chỉ cho chúng ta biết cách đi tới
Thiên đường, chứ không cho biết bầu trời chuyển động như
thế nào.
Galileo viết rằng khoa học của ông “mâu thuẫn với những

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 15


khái niệm tự nhiên được giữ phổ biến trong số các nhà triết học hàn lâm” và “việc khích
động chống lại tôi không phải là một số ít giáo sư”. Họ “tung ra những công kích khác
nhau và xuất bản hàng loạt tác phẩm chứa đầy những lí lẽ vô
nghĩa, và họ đã đào mộ chôn đi những sai lầm của việc gieo
rắc chúng với những đoạn trích lấy từ trong Kinh Thánh mà họ
đã thất bại trong việc hiểu chúng một cách đúng đắn”. Họ đã
“kiên quyết bịa đặt ra một lá chắn cho ảo tưởng của họ nằm
ngoài vỏ bọc tôn giáo giả cách và quyền lực của Kinh Thánh.
Galileo biện luận rằng học thuyết khoa học của ông “đã được
chứng minh, nên nó không thể mâu thuẫn với Kinh Thánh khi
chúng được hiểu một cách đúng đắn”. Trang bìa cuốn Đối thoại
về hai hệ thống thế giới
Ông nhận ra rằng “thật hết sức đạo đức giả khi nói và thận chủ yếu của Galileo xuất
trọng xác nhận rằng Kinh Tháng linh thiêng có thể chưa bao bản ở Florence, tháng
giờ nói thiếu thành thật-mỗi khi ý nghĩa đúng đắn của nó được 2/1632.
hiểu rõ”. Nhưng “vì cuộc tranh luận về các vấn đề vật chất chúng ta phải bắt đầu không
phải từ quyền lực của các đoạn trích lấy từ thánh kinh mà từ kinh nghiệm cảm nhận hàng
ngày và những luận chứng cần thiết”.
Galileo khuyên chính quyền Thiên chúa giáo không nên có hành động chính thức chống lại
học thuyết Copernicus, trong khi bằng chứng mới do kính thiên văn mang lại vẫn tiếp diễn.
Ông chủ trương hiểu các đoạn thánh kinh theo nghĩa ẩn dụ chứ không nên hiểu theo nghĩa
đen, trong đó Mặt Trời dường như là chuyển động.
Năm 1992, giáo hoàng John Paul II đã thành lập một ủy ban đặc biệt xét lại trường hợp
của Galileo, và giáo hoàng đã có lời xin lỗi chính thức, xóa án cho Galileo.
Có những lời phàn nàn, và Tòa án dị giáo triệu Galileo ra trước tòa ở Rome.
Ông bị ép buộc, có khả năng là dưới sự đe dọa tra tấn, phải thừa nhận rằng ông đã
đi quá xa trong tranh luận của ông cho Copernicus, và phải từ bỏ “tà giáo”
Copernicus. Cuốn sách của ông bị đặt trong danh mục sách cấm, nó vẫn bị cấm cho
tới năm 1835. Năm 1633, chính Galileo bị kết án tù chung thân. Bản ản ngay sau đó
được giảm nhẹ là quản thúc tại nhà vĩnh viễn. Ông đã sống những ngày còn lại của
đời mình trong biệt thự của ông trên vùng đồi Florence, tiếp tục viết những kiệt tác
khác – không phải về vũ trụ học mà về vật lí và cơ học.
Vũ trụ học Aristotle hình dung ra các quả cầu mang những hành tinh quay
xung quanh Trái Đất – những quả cầu pha lên rắn, theo một số người, cung cấp cấu
trúc vật chất của vũ trụ. Cuối thế kỉ 16, Tycho Brahe đã quan sát sao chổi chuyển
động qua hệ Mặt Trời. Sự thật này đã đập vỡ những quả cầu pha lê.
Tuy nhiên, Tycho vẫn là người bảo thủ. Ông miễn cưỡng đặt Trái Đất vào
chuyển động. Là một lựa chọn khác cho vũ trụ Copernicus với tất cả các hành tinh
quay tròn xung quanh Mặt Trời ở chính giữa, Tycho có hệ thống thế giới riêng của
ông. Trong thế giới đó, các hành tinh khác quay xung quanh Mặt Trời, còn Mặt Trời
quay xung quanh Trái Đất tĩnh tại ở trung tâm.
Từ những quan sát của ông về sao mới xuất hiện năm 1572 và sao chổi năm
1577, Tycho bị thuyết phục bởi sự lừa dối của hệ thống Ptolemy. Trong hệ thống
của Tycho, Trái Đất tuyệt đối đứng yên, nên chuyển động hàng ngày của các ngôi
sao cố định được gán cho là sự quay thường nhật của quả cầu ngoài cùng nhất, như
trong hệ thống Ptolemy. (Một hệ hành tinh tương tự đã được đề xuất thời cổ xưa bởi
Heraklides (khoảng 388-310 tCN), tuy nhiên, ông đã gán cho Trái Đất một chuyển
động quay quanh trục hàng ngày).

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 16


Từ quan điểm chuyển động hành tinh biểu kiến khi nhìn từ Trái Đất, hệ
thống này không thể phân biệt được bằng quan trắc với mô hình Copernicus, nhưng
vẫn giữ lại sự bất động của Trái Đất. Niềm tin về Trái Đất bất động đã theo Tycho
cho đến cuối đời ông. Lí do chủ yếu là ông đã không thể phát hiện ra thị sai hàng
năm của các sao cố định mà mô hình Copernicus tiên đoán, bất chấp độ chính xác
chưa từng có của những quan sát thực hiện với những thiết bị khổng lồ của ông tại
Uraniborg. Tycho có thể đo thị sai xuống tới hai phút cung (1/30 độ). Việc không
nhìn thấy thị sai đối với các sao cố định ngụ ý rằng chúng phải ở xa hơn Thổ tinh
hàng trăm lần, hành tinh ở ngoài cùng được biết vào lúc ấy.

Mô hình hành tinh, do Tycho Brahe nghĩ ra khoảng năm 1583, 40 năm sau cuốn sách của
Copernicus, là một nỗ lực không có sức thuyết phục nhằm lại đưa thuyết địa tâm vào hệ hành tinh
Copernicus.
Hình trên vẽ lại từ cuốn Helenographia của Hevelius. Trước khi Tycho qua
đời, ông đã tiến cử Johannes Kepler là nhà toán học hoàng gia cho Rudolph II,
hoàng đế của đế chế La Mã Thiên chúa giáo. Số liệu của Tycho mang lại cơ sở cho
nghiên cứu của Kepler.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 17


Tycho Brahe (1546-1601)
Sinh ra trong dòng dõi quý tộc Đan Mạch, Tycho du ngoạn
cùng với một vị thầy dạy đến các trường đại học châu Âu và
trở nên bị cuốn hút vào thiên văn học. Ông nhận thấy ông cần
nhiều thiết bị chính xác hơn và nhiều quan sát hơn nữa để hiệu
chỉnh các lí thuyết không đúng. Sau cái chết của cha ông,
Tycho thừa hưởng một gia sản đủ để xây dựng một số thiết bị
và tiếp tục niềm say mê của ông với thiên văn học. Ông tiếp
tục trở thành nhà quan sát thiên văn nổi tiếng của thế kỉ thứ
16.
Tycho trở nên nổi tiếng với việc quan sát một ngôi sao mới
(sao siêu mới) vào năm 1572. Nhà vua Đan Mạch đã cấp cho
Tycho hòn đảo Hveen, kể cả chi phí và nhân công làm việc
trên đảo. Tycho xây dựng một đài quan sát và bắt đầu tích lũy
những quan sát mới có độ chính xác chưa từng có. Từ những
số liệu này, Johannes Kepler sau này đã xác định được rằng
quỹ đạo hành tinh hình elip, chứ không phải hình tròn.
Cựu hoàng đế qua đời và Tycho bị thất sủng bởi vị hoàng đế
mới. Ông rời khỏi Hveen năm 1597 cùng với hai tá người
trong nhà và các thiết bị của ông. Tycho chu du khắp châu Âu
hơn 2 năm trời trước khi dừng lại ở Prague, dưới sự bảo trợ
rộng lượng của hoàng đế Rudolph II của Đế chế La Mã Thiên
chúa giáo. Tycho sớm qua đời ở đó.
Johannes Kepler (1571-1630)
Sinh ra trong một gia đình thường dân
và nghèo xơ xác, Kepler vào học trường đại
học Tübingen (nay thuộc Đức) theo một học
bổng, nghiên cứu toán học và thiên văn học.
Ông tiếp tục vào trường thần học, ý định trở
thành một giáo sĩ Cơ đốc. Ông sớm được mời
rời khỏi đó và dạy toán ở một trường học tại
Graz (nay thuộc Áo).
Tại đấy ông đã tưởng tượng ra mô hình thế giới viễn vông của mình dựa trên
cơ sở học thuyết Platon. Lí thuyết đó sai lầm, nhưng nó đã mang danh tiếng đến cho
Kepler. Sau khi Tycho Brahe dời từ Đan Mạch đến Prague, Kepler đến thăm ông ở
đó. Kepler nhận thấy giá trị của những quan sát đồ sộ của Tycho chính xác hơn bất
kì quan sát nào trước đấy. Ông thừa hưởng cả số liệu của Tycho và thiện chí của
hoàng đế sau cái chết của Tycho năm 1601. Nghiên cứu số liệu, Kepler nhận ra cái
sau này trở nên nổi tiếng là ba định luật mang tên ông, cũng với nhiều quy tắc khác,
một số đúng đắn và một số khác nay đã lãng quên.
Kepler tin rằng Thượng đế và Tạo hóa đã sáng tạo ra một thế giới có trật tự
và điều hòa. Kepler thẳng thắn bênh vực cho hệ nhật tâm Copernicus cả vì sự tiện
lợi về mặt kĩ thuật của nó, như nó có khả năng loại bớt một số rắc rối của hệ thống
Ptolemy, và trên cơ sở triết học, gồm một nhân dạng tượng trưng của Mặt Trời với
Thượng đế tại trung tâm của tất cả.
Cuộc đời thăng trầm của Kepler đã bị ô nhục vào lúc cuối, bởi, trong số
nhiều thứ khác, mẹ ông thử nghiệm làm ma thuật, và sự di cư liên tục và sự ổn định

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 18


về mặt kinh tế dưới tình trạng căng thẳng của chiến tranh và các chuyển biến chính
trị.

Mô hình vũ trụ của Kepler với quả cầu của Thổ tinh ở ngoài cùng, cho thấy mức độ mà khoảng
cách có thể xác định bằng các quy luật hình học.
Niềm tin vào chuyển động tròn đều là một mặt căn bản của thiên văn học
phương Tây trong hai thiên niên kỉ. Niềm tin này bị phá vỡ vào đầu thế kỉ 17.
Kepler, sử dụng số liệu quan trắc của Tycho, chỉ ra rằng Trái Đất và tất cả những
hành tinh khác đều quay xung quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo hình elip. Đây là
định luật thứ nhất trong ba định luật Kepler. Nó được công bố năm 1609 trong cuốn
sách của Kepler về nền thiên văn học mới của ông, Astronomia nova.
Các định luật Kepler tìm thấy cho chuyển động của các hành tinh sử dụng
tương tự cho quỹ đạo của Trái Đất. Ông đã loại bỏ sự phân biệt cổ xưa giữa nền vật
lí của quả cầu đất của chúng ta bên dưới Mặt Trăng và nền vật lí thiêng liêng của
một vương quốc cao hơn.
Ba định luật Kepler
Mô hình hệ Mặt Trời của Tycho

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 19


Định luật thứ nhất và là định luật mang tính cách mạng nhất của Kepler là các hành tinh
chuyển động theo những quỹ đạo elip đơn giản, chứ không phải một số sự kết hợp của
những vòng tròn trịa như mọi người trước ông vẫn nghĩ.
Định luật thứ hai của ông là định luật diện tích bằng nhau, như thế này:

Một hành tinh chuyển động nhanh nhất trên quỹ đạo elip của nó khi nó ở vị trí A, gần tiêu
điểm S của elip nhất, là nơi của Mặt Trời. Tốc độ quỹ đạo của hành tinh biến thiên sao cho
trong những khoảng thời gian bằng nhau, nó đi được khoảng cách AB, BC, CD, và vân
vân, sao cho vùng quét bởi đường nối nó và Mặt Trời luôn luôn có diện tích bằng nhau.
Định luật Kepler thứ ba phát biểu rằng bình phương chu kì thiên văn (thời gian cần thiết
để hoàn thành một vòng quay xung quanh các ngôi sao) của hành tinh tỉ lệ với lập phương
bán trục lớn quỹ đạo của nó.

Nền vật lí Aristotle không còn hoạt động trong vũ trụ của Copernicus và
Kepler. Một lời giải thích cho câu hỏi làm sao mà các hành tinh tiếp tục quay trở lại
cùng đường đi cũ mãi mãi xung quanh Mặt Trời vẫn là một bài toán lớn của thiên
văn học mãi cho đến khi Isaac Newton giải thích cách các vật chuyển động dưới sự
hấp dẫn. Ông đạt tới điều này bằng cách chỉ ra cách thức các chuyển động trên bầu
trời tuân theo cùng các quy luật xác định chuyển động của các vật trên Trái Đất.
Điều này dẫn đường tới việc hiểu cái không ngừng được nhìn nhận là vũ trụ cơ giới.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 20


Chương 3
VŨ TRỤ CƠ GIỚI

Isaac Newton (1642-1727)


Cha của ông qua đời trước khi ông chào
đời và mẹ ông tái giá khi chưa đầy ba năm sau
đó, để Newton lại cho bà ngoại chăm sóc.
Những năm tháng khó khăn thuở đầu có lẽ đã
góp phần cho sự khó tính của ông khi trưởng
thành. Ông tốt nghiệp trường Trinity College,
Cambridge, và phục vụ ở đó với tư cách là giáo
sư Lucasian. Sau đó, Newton chuyển đến
London và làm chủ tịch Hội Hoàng gia. Những
thành tựu trí tuệ xuất sắc nhất của Newton gồm
sự sáng tạo ra phép tính giải tích, phát minh ra
kính thiên văn phản xạ, phát triển lí thuyết hạt
ánh sáng, và phát triển các nguyên lí hấp dẫn và chuyển động trên Trái Đất và
chuyển động thiên thể. “Thế giới quan Newton” không chỉ thâm nhập sự hiểu biết
thế giới vật lí, mà còn thâm nhập những lĩnh vực trí tuệ như chính trị và kinh tế học
– trong đó ngày nay người ta tìm kiếm những quy luật đơn giản và phổ quát thuộc
loại mà Newton đã chứng minh trong vật lí và thiên văn học.
“Cho đến nay tôi không thể phát hiện ra nguyên nhân của những tính chất
đó của hấp dẫn từ các hiện tượng, và tôi không điều chỉnh giả thuyết… Và
đối với chúng ta, thế là đủ cho hấp dẫn thật sự tồn tại, và tác dụng theo
những quy luật mà tôi đã giải thích, và là nguyên nhân cho mọi chuyển động
của các thiên thể, và của biển cả của chúng ta”.
Isaac Newton
Sự có mặt khắp nơi của Chúa tràn ngập vũ trụ quan Newton. Sự hiện diện
thiêng liêng đó vận hành như một “ête” vô hình không làm cản trở vật nào, nhưng
có thể di chuyển chúng bằng lực hấp dẫn.
Thuyết hấp dẫn Newton thực tế yêu cầu một phép lạ liên tục ngăn cản Mặt
Trời và các sao cố định hút lẫn nhau. Newton hình dung ra một vũ trụ lớn vô hạn,
trong đó Chúa đã đặt các vì sao ở khoảng cách vừa đúng sao cho sức hút của chúng
triệt tiêu lẫn nhau, chính xác như các kim nam châm nằm cân bằng trên giá nhọn đỡ
chúng. Một giải pháp khả dĩ khác là đặt các sao cố định cách nhau những khoảng
cách khổng lồ sao cho chúng không thể cảm nhận được sức hút lẫn nhau trong vài
nghìn năm kể từ thời sáng tạo ra thế giới.
Giả thuyết cổ xưa cho rằng các sao cố định ở một vị trí không phải là một
vấn đề gì nghiêm trọng mãi cho đến năm 1718, khi nhà thiên văn người Anh
Edmond Halley công bố một khám phá đáng chú ý. Ba ngôi sao sáng đã không còn
ở vị trí xác định bởi những quan sát cổ xưa. Các ngôi sao tự do di chuyển như mọi
đối tượng vật chất bình thường khác.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 21


Vũ trụ học Newton và tôn giáo
Isaac Newton bị thuyết phục rằng những khám phá của ông chứng minh cho phép lạ của
Chúa. Sự sáng tạo ngăn nắp của hệ Mặt Trời cho thấy trí tuệ và sức mạnh của Chúa, và
con đường mà các hành tinh đi theo trong quỹ đạo của chúng, bất chấp sự nhiễu loạn do
sức hấp dẫn của những hành tinh khác, biểu hiện sự can thiệp liên tục của Ngài. Nhưng sự
chuyển biến nhận thức theo sau vũ trụ học Newton, nhất là ý niệm về một vũ trụ cơ giới,
giống như một chiếc đồng hồ, đã báo trước mối liên hệ lịch sử giữa vũ trụ học và tôn giáo
trong hệ tư tưởng phương Tây.

Ngôi nhà nơi Newton trưởng thành. Các giáo sĩ thời Trung cổ nghiên cứu ánh sáng và cầu vồng là những biểu
hiện của sự soi sáng thần thánh. Newton cũng cảm nhận một cái gì đó siêu nhiên nơi ánh sáng. Nhưng khi ông
thử giải thích màu sắc dưới dạng các hạt cơ tính, ông đã đi đến một quan điểm khác về vũ trụ.
Nhà triết học người Đức Leibniz và các nhà phê bình khác chỉ trích rằng thế giới quan
Newton đã góp phần dẫn đến sự suy tàn của tôn giáo tự nhiên ở nước Anh. Ý tưởng cho
rằng Chúa thỉnh thoảng can thiệp vào vũ trụ, rất giống với một thợ chế tạo đồng hồ kém
lành nghề phải thỉnh thoảng quấn lại và sửa chữa sản phẩm của mình, đặt ra nghi vấn về
sự hoàn thiện của Chúa. Những người ủng hộ Newton thì chấp nhận rằng Chúa phải can
thiệp vào vũ trụ, nhưng chỉ vì sự can thiệp là một phần của kế hoạch thần thánh.
Niềm tin thế kỉ thứ 18 về tính có trật tự của vũ trụ có tính quyết định đến sự ngăn nắp của
các nghiên cứu thần học, triết học, và khoa học quan trọng. William Whiston, người kế tục
Newton tại trường đại học Cambridge năm 1703, biện hộ rằng vũ trụ, với sự đối xứng
tuyệt vời của nó, với những chuyển động đều, và các quy luật có thể nhận thức được, chắc
chắn là công trình của đấng Tạo hóa ngay cả khi loài người không tìm hiểu được tất cả
các nguyên lí chi phối vũ trụ.
Không có kính thiên văn cỡ lớn và những quan sát có tính khám phá về những ngôi sao ở
xa, các nghiên cứu triết học và thần học thống trị trong vũ trụ học thế kỉ 18. Tình huống
này bắt đầu biến chuyển sau khi nhà thiên văn học người Anh William Herschel đề ra một
mô hình vũ trụ học có nguồn gốc từ quan trắc. Từ những năm 1780 trở đi, bầu trời, thâm
nhập bởi những chiếc kính thiên văn cỡ lớn của Herschel, liên tục được hiểu rõ dưới dạng
một cấu trúc ba chiều có thể mở rộng dần.
Nhu cầu cần thiết cho sự can thiệp thần thánh cũng giảm đi khi các nhà thiên văn trong thế
kỉ 18 giải được các bài toán cơ học thiên thể. Năm 1786, chẳng hạn, nhà toán học và nhà
thiên văn học người Pháp Pierre-Simon Laplace chứng minh được rằng tương tác hấp dẫn
của Mộc tinh và Thổ tinh tự hiệu chỉnh được. Những nỗ lực như thế này là một cố gắng
nhằm thay thế giả thuyết về vai trò của Chúa bằng một lí thuyết vật lí thuần túy để giải
thích trật tự quan sát thấy của vũ trụ.
Nỗ lực của Laplace nhằm thay thế giả thuyết về vai trò của Chúa bằng một lí thuyết vật lí
thuần túy để giải thích trật tự quan sát thấy của vũ trụ phản ánh cách tiếp cận tự nhiên
theo chủ nghĩa vô thần của những nhà khai sáng Pháp. Laplace đã thành công, ít nhất là
theo ý kiến của riêng ông. Theo truyền thuyết, khi Napoleon hỏi ông rằng ông có dành chỗ
nào cho Đấng sáng tạo không, Laplace trả lời rằng ông không cần một giả thuyết như thế.
Sự tách rời Chúa khỏi vũ trụ vật lí là điều không thể tránh khỏi với sự phát triển của vũ trụ
học hiện đại, cho dù Newton và những người khác có bị thuyết phục bao nhiêu rằng những
khám phá của họ minh họa cho sự hiện diện và sức mạnh của Chúa. Thay vì vậy, nhiều

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 22


người xem khoa học là một đối thủ của tôn giáo, xem đó là cảm hứng, xu hướng và tiêu
chuẩn của sự thật.
Edmond Halley (1656 – 1743)

Edmond Halley (đôi khi còn gọi là “Edmund”) học tại trường đại học
Oxford, nhưng ra trường trước khi tốt nghiệp, để quan sát sao trong vòng
một năm ở bán cầu nam. Sau khi trở lại Anh, Halley hoạt động trong Hội
Hoàng gia London. Ở đó, ông đã giúp ông bạn Isaac Newton của mình
nghiên cứu về hấp dẫn và viết cuốn Principia (Nguyên lí), và còn chi tiền
xuất bản cuốn sách đó. Halley nổi tiếng có khiếu phân tích quỹ đạo sao
chổi, ông chỉ ra quỹ đạo của chúng có hình elip và tuần hoàn. Sao chổi
Halley đã quay lại, như ông tiên đoán, năm 1758, 15 năm sau khi ông qua
đời. (Sao chổi đó xuất hiện lần cuối vào năm 1986, và lần xuất hiện kế tiếp
sẽ là năm 2061) Khám phá của Halley về chuyển động sao, ít được biết tới
hơn sao chổi của ông, cũng là một thành tựu. Các ngôi sao không còn
được ai tin là cố định nữa, dù là trên quả cầu ngoài cùng hoặc trong
không gian. Lúc vào tuổi 63, Halley được bổ nhiệm là nhà thiên văn hoàng
gia, ông giữ vị trí đó cho tới khi qua đời.

Giải thích trật tự vũ trụ


Newton xem chuyển động của các sao và hành tinh là những bài toán trong
cơ học, chi phối bởi cùng các quy luật chi phối chuyển động trên Trái Đất. Ông mô
tả lực hấp dẫn bằng toán học.
Mặt khác, nhà triết học người Pháp René Descartes lại đề xuất một mô hình
phi toán học. Ông cho rằng vũ trụ gồm những xoáy khổng lồ của vật chất vũ trụ. Hệ
Mặt Trời của chúng ta sẽ chỉ là một trong số nhiều xoáy như thế. Descartes chính
thức cấm nghiên cứu khoa học “che lấp” hiện tượng, hoặc làm ẩn đi sự cảm nhận.
Ông cho vật chất trên trời chuyển động tròn xung quanh Trái Đất, đẩy tất cả vật chất
địa cầu về phía Trái Đất. Những học trò của Descartes ngờ vực sự lựa chọn của
Newton, một lực hấp dẫn bí ẩn tác dụng xuyên khoảng cách.

Hình vẽ xoáy của Descartes trong cuốn sách Nguyên lí triết học năm 1644 của ông.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 23


Vũ trụ học cơ giới, máy móc của Descartes được chấp nhận cao trong quan
niệm của thế giới thế kỉ 17 nói chung như là một cỗ máy. Mặc dù giải thích của ông
là sự mô tả lại định lượng của các hiện tượng bằng thuật ngữ cơ giới. Trong các lớp
học thế kỉ 18, lí thuyết xoáy tỏ ra không thể tính toán những chuyển động hành tinh
quan sát được. Trong khi đó, học thuyết Newton đối thủ lại tiến bộ từ thành công
định lượng chính xác này đến thành công khác.
Hệ Mặt Trời có nhiều thiên thể, và việc tính toán quỹ đạo của bất kì hành
tinh hoặc vệ tinh nào cũng không đơn giản là bài toán về sức hút hấp dẫn của nó lên
những vật thể xung quanh quỹ đạo của nó. Ngoài ra, những vật thể khác có ảnh
hưởng nhỏ hơn, nhưng không phải không đáng kể (gọi là “nhiễu loạn”). Ví dụ, Mặt
Trời làm thay đổi chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất, và Mộc tinh và
Thổ tinh làm biến đổi chuyển động của từng hành tinh khác xung quanh Mặt Trời.

Nhà toán học người Thụy Sĩ Leonard Euler đã giúp phát triển những kĩ thuật toán học cần
thiết cho tính toán những hiệu ứng nhiễu loạn. Ban đầu, ông áp dụng chúng cho Mặt
Trăng, và rồi năm 1748, áp dụng cho Mộc tinh và Thổ tinh,
với sự thành công một phần.

Vẫn không giải thích được là những bất thường to


lớn trong chuyển động của Mộc tinh và Thổ tinh, và sự
gia tốc của tốc độ quỹ đạo của Mặt Trăng xung quanh
Trái Đất. Nhà thiên văn, toán học người Pháp Pierre-
Simon Laplace đã giải quyết những vấn đề này vào năm
1785 và 1787. Trong cuốn sách của ông, Mécanique Céleste,
xuất bản thành năm tập từ năm 1799 đến 1805, Laplace
đã tổng kết những nghiên cứu của ông về cơ học thiên
thể. Trong đó, ông đề xuất rằng mọi hiện tượng vật lí
trong vũ trụ có thể đơn giản thành một hệ nhiều hạt tác
dụng lực hút và lực đẩy lẫn nhau.
“Tôi muốn thiết lập rằng các hiện tượng của tự nhiên đơn giản hóa thành
phép phân tích cuối cùng cho sự tác dụng xuyên khoảng cách từ phân tử lên
phân tử và xem những tác dụng này phải đóng vai trò cơ sở cho lí thuyết
toán học của những hiện tượng này”.
Pierre-Simon Laplace
Tác phẩm của Laplace không chỉ dành cho các nhà khoa học. Cuốn sách năm
1796 của ông, Exposition du Système du Monde, tóm tắt dành cho mọi người có mặt
bằng hiểu biết chung về thiên văn học và vũ trụ học cuối thế kỉ 18. Trong cuốn sách
đó, Laplace đã tiến tới một ý tưởng nổi tiếng là “giả thuyết tinh vân”. Ông đề xuất
rằng hệ Mặt Trời của chúng ta, và thật ra là tất cả các ngôi sao, đều hình thành tự sự
lạnh đi và hóa đặc của một “tinh vân” (một đám hạt khí) nóng quay tròn khối lượng
rất lớn. Giả thuyết tinh vân ảnh hưởng mạnh mẽ lên các nhà khoa học trong thế kỉ
19, khi họ cố gắng xác nhận hoặc thách thức nó. Cơ sở của ý tưởng vẫn là trung tâm
của kiến thức của chúng ta ngày nay về sự hình thành hệ Mặt Trời.
Các tác giả thuộc thời kì lãng mạn vào đầu thế kỉ 19 – ví dụ như William
Wordsworth ở Anh và Friedrich Schelling ở Đức – quay trở lại chống đối vũ trụ học
Newton. Bị thuyết phục rằng trật tự vũ trụ là nằm ngoài sự giải thích của khoa học,
© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 24
họ thổi hơi thở cuộc sống thần thánh trở lại cái dường như là một vũ trụ vô thần đã
bị cơ giới hóa quá mức.
Nhà triết học người Đức Immanuel Kant biện hộ phản bác các nhà lãng mạn,
khăng khăng rằng siêu hình học không thể mang lại một lời giải thích cho nền tảng
của tự nhiên vật chất, hữu hình và rằng vấn đề sự tồn tại của Chúa hoàn toàn bị tách
khỏi kinh nghiệm cảm giác trực tiếp. Đối với ông, hệ Mặt Trời Newton mang lại
một mô hình cho hệ thống sao rộng lớn hơn. Kant giải thích rằng cùng nguyên nhân
đem lại cho các hành tinh lực li tâm của chúng, giữ chúng trong quỹ đạo xung
quanh Mặt Trời, cũng có thể đem lại cho các sao sức mạnh quay tròn. Và bất cứ thứ
gì làm cho mọi hành tinh chuyển động trên quỹ đạo đại thể là trên một mặt phẳng
đều có thể thực hiện điều tương tự đối với các sao. Theo Kant, những vật thể xuất
hiện mờ đục trên bầu trời trở thành những hòn đảo vũ trụ, giống như những hệ Mặt
Trời khổng lồ.
Tư tưởng của Kant về vũ trụ ít mang nội dung quan sát. Cơ sở của giả thuyết
vũ trụ học của ông là triết học và thần học. Sự quan sát lần đầu tiên đi vào vũ trụ
học như một phương pháp chủ yếu là vào cuối thế kỉ 18, nhờ nhà thiên văn học
nghiệp dư người Anh, William Herschel.
William Herschel và sự xây dựng cấu trúc của bầu trời
Hệ Mặt Trời theo lí thuyết Newton mang lại một mô hình cho hệ thống sao
rộng lớn hơn. Sự sắp xếp của các sao có lẽ cũng tương tự như sự sắp xếp của các
hành tinh. Hơn nữa, hệ thống Newton mang lại một sự giải thích vật lí tương tự cho
một cấu trúc dạng đĩa. Cùng một nguyên nhân đã mang lại cho các hành tinh sự
chuyển động của chúng và hướng chúng vào quỹ đạo của chúng trong một mặt
phẳng có thể cũng mang lại sức mạnh quay tròn cho các sao và mang quỹ đạo của
chúng vào một mặt phẳng.
Vào cuối thế kỉ 18, quan sát
cuối cùng đã đi vào vũ trụ học các sao
theo con đường chính, bằng đóng góp
cá nhân của nhà thiên văn học nghiệp
dư William Herschel. Những khám phá
của ông thực hiện được bằng kính
thiên văn cỡ lớn do ông tự chế tạo.
Từ những quan sát của ông,
William Herschel báo cáo năm 1784:
“Một tình huống rất đáng chú ý có mặt
trong tinh vân và các cụm sao là chúng
sắp xếp thành tầng, chúng có vẻ chạy
đến một khoảng cách lớn; và một số
trong chúng tôi có thể theo dõi được,
cho nên có thể dự đoán khá tốt hình thể
và hướng của chúng. Chúng có thể bao
quanh toàn bộ quả cầu trong suốt của Nhìn từ phía Trái Đất (tại chính giữa) về phía
chúng ta, một tầng dày đặc các sao trở thành dải
bầu trời, chứ không giống như dải sao của ngân hà. Còn nhìn từ phía chúng ta vào,
ngân hà – chắc chắn không là gì ngoài dải ngân hà bị phân tách do phân chia sự phân bố
một tầng sao cố định”. Hình vẽ bên của các sao.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 25


cạnh lấy từ bài báo năm 1784 của Herschel về cấu trúc
của bầu trời, cho thấy một nhà quan sát đứng tại tâm
của một tầng sao mỏng sẽ nhìn thấy các sao xung quanh
được chiếu như thế nào lên một vòng cầu vây quanh.
Nếu như tầng sao tách ra, sẽ không có vòng chiếu đó.
Kính thiên văn của Herschel, đạt tới đỉnh điểm
vào năm 1789 với một chiều cao quái vật nguy hiểm lên
tới 40 feet, là một trong những kì quan của thế giới.
Những thiết bị mạnh mẽ này không chỉ phát hiện thêm
nhiều vệ tinh xung quanh các hành tinh và phân giải
một số tinh vân có vẻ mờ mịt trong các cụm sao, mà
còn cho phép Herschel vươn ra xa hơn trong không gian
so với bất cứ người nào trước đó, và bắt đầu phác thảo
ra cấu trúc của thiên hà của chúng ta. Ảnh chụp Dải Ngân hà xuất hiện
dưới mắt trần trên bầu trời trong
Herschel đã quan sát các sao có vẻ nằm giữa hai nhìn từ các thành phố.
mặt phẳng song song và tiếp tục tiến đến những khoảng
cách lớn. Ông kết luận rằng Dải Ngân hà (một dải sáng bao quanh bầu trời) là biểu
hiện của sự chiếu các sao lên tầng trời.
“Chúng ta sẽ nhìn lên những vùng đó mà nay chúng ta có thể thâm nhập
bằng phương tiện kính thiên văn cỡ lớn, như một nhà tự nhiên học chăm chú
với một khu vực đất đai màu mỡ hoặc một dãy núi non, gồm các tầng
nghiêng và hướng đi khác nhau, cũng như gồm vật chất rất khác nhau”.
Herschel
Trong bài báo năm 1785 của ông “Về cấu trúc của bầu trời”, Herschel viết
rằng Dải Ngân hà của chúng ta là một khối đa hợp, nhiều nhánh, rất rộng của nhiều
triệu ngôi sao. Hình vẽ của Herschel cho thấy một mặt cắt ngang qua của Dải Ngân
hà, tức thiên hà của chúng ta, như xác định từ những quan sát của ông.

Herschel nêu ra cách xác định vị trí của hệ Mặt Trời trong tầng sao bằng
cách “ ‘bịt miệng’ bầu trời”, nghĩa là đếm số lượng sao theo những hướng khác
nhau. Con số này, Herschel biện luận, giả sử các sao bằng nhau về độ sáng và bị
phân tán như nhau, sẽ tỉ lệ với khoảng cách đến rìa của thiên hà của chúng ta theo
từng hướng nhất định. Mặc dù hợp lí, nhưng phương pháp của ông đã thất bại trong
thời kì đó để thu được hình ảnh thật sự của Dải Ngân hà, vì kính thiên văn của ông
không có khả năng phát hiện ra những ngôi sao bình thường tại vùng rìa xa nhất của
thiên hà của chúng ta. Hơn nữa, như chính Herschel công nhận, không có lí do gì để
giả sử các sao bằng nhau về độ sáng và bị phân tán như nhau.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 26


Trong thế kỉ 19, vũ trụ học có tính suy đoán của Herschel đã thất bại trong
việc thu hút môn đồ. Các nhà thiên văn chuyên nghiệp không thể chấp nhận điều giả
sử của ông rằng các sao bằng nhau về độ sáng, mặc dù nó là cần thiết với vai trò là
một yêu cầu thích hợp để ước tính khoảng cách của các ngôi sao.
Những kĩ thuật quan sát mới đáng chú ý, kĩ thuật chụp ảnh và quang phổ
học, đã thực sự chú tâm đến những nghi vấn mang tính vũ trụ học, nhưng không dứt
khoát. Năm 1835, nhà triết học lỗi lực người Pháp, Auguste Comte, nhận xét rằng
loài người sẽ không bao giờ hiểu được thành phần hóa học của các sao. Ông sớm tỏ
ra sai lầm, vì quang phổ học và kĩ thuật nhiếp ảnh đã giúp mang lại một cuộc cách
mạng trong sự hiểu biết của con người về vũ trụ. Lần đầu tiên các nhà khoa học có
thể nghiên cứu xem vũ trụ cấu tạo từ cái gì. Đây là một bước ngoặt chủ yếu trong sự
phát triển của vũ trụ học, vì các nhà thiên văn có thể ghi nhận và dẫn chứng khá tốt
không chỉ vị trí các sao mà còn biết chúng là gì nữa. Các nhà thiên văn nghiệp dư –
những người chuyên nghiệp được định nghĩa là những người tham dự vào những dự
án nghiên cứu rạch ròi như lập bản đồ sao chẳng hạn – đã chụp các bức ảnh cho
thấy một số tinh vân được cấu thành từ nhiều ngôi sao. Nhưng các tinh vân khác
vẫn cứ ngoan cố mờ đục. Và không ai có thể chỉ ra rạch ròi những biến đổi trong
tinh vân theo thời gian.
Quang phổ học đã đưa ra một sự hứa hẹn của việc phân biệt giữa các tinh
vân cấu thành từ nhiều ngôi sao và các tinh vân cấu thành từ những chất khí nóng
sáng, và cũng xác định xem tinh vân có đang quay tròn hay không. Thật vậy, chính
bản thân vũ trụ học đã là một nỗ lực khoa học. Những tiến bộ trong vũ trụ học thế kỉ
19 là đáng kể, nhưng chỉ trong thế kỉ 20 thì vũ trụ học mới chuyển từ sự suy đoán,
dựa trên rất ít bằng chứng quan sát và rất nhiều tiên đoán triết học, sang một nền
khoa học quan trắc nghiêm túc.
Sang đầu thế kỉ 20, thế giới quan do Herschel đi tiên phong đã khác biệt rất
lớn với thế giới quan của Aristotle, hoặc thậm chí cả Copernicus. Loài người không
nhất thiết phải ở tại hoặc ở rất gần trung tâm của vũ trụ. Dải Ngân hà bây giờ được
hiểu là một hiệu ứng quang học, với hệ Mặt Trời của chúng ta chìm ngập trong một
tầng sao rộng lớn hơn nhiều, một hệ thống sao có dạng hơi giống một cái đĩa. Có
thể là những vũ trụ cô lập khác phân tán qua một không gian có khả năng là vô hạn.
Sự thay đổi nhận thức về vũ trụ học chứng tỏ sự thay đổi các quan điểm xã
hội. Bây giờ thì con người trần tục chúng ta chỉ là một trong nhiều dân cư có trí
thông minh khả dĩ tồn tại của một vũ trụ có khả năng là vô tận, có ít lí do hơn để tin
rằng chúng ta được tạo ra là giống loài tốt nhất của mọi thế giới, và có lẽ cũng
thông cảm hơn cho những sự bất bình đẳng trong hệ thống cấp bậc đã được thiết
lập.
William Herschel (1738-1822)
William Herschel rời nước Đức và vai trò của ông trong trung đoàn Cận vệ
Hanover sau một cuộc chạm trán tàn khốc với quân đội Pháp. Ông và người anh trai của
mình đến London với không một xu trong túi. Âm nhạc đã hướng hứng thú của Herschel
đến với họa âm, rồi toán học, và cuối cùng là thiên văn học. Khi thú riêng của ông trở nên
mãnh liệt hơn, Herschel đã cắt bớt một số học trò học nhạc để ông có thể dành nhiều thời
gian hơn cho quan sát. Ông cũng chế tạo ra kính thiên văn riêng của mình.
Vào đêm 13 tháng 3 năm 1781, Herschel lần đầu tiên quan sát được Thiên vương
tinh. Đó là một khám phá gây xúc động mạnh mẽ - hành tinh mới đầu tiên thêm vào những

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 27


hành tinh đã được biết từ thời cổ đại. Tiếng tăm của ông mang lại cho ông tiền trợ cấp từ
phía hoàng gia, cho phép Herschel từ đó về sau dành trọn thời gian của ông cho thiên văn
học.
Sau đó, Herschel cãi nhau với hoàng đến Georges III về nguồn quỹ tăng thêm mà
ông yêu cầu cho chiếc kính thiên văn 40 foot của mình. Có lẽ vì lí do này mà chỉ khi hoàng
đế Georges băng hà và con trai William của ông lên nhiếp chính thì Herschel mới được
phong tước, vào năm 1816.

William Herschel đang cầm trong tay bản ghi chép về sự phát hiện ra Thiên vương tinh, nhưng lúc ấy gọi là
“hành tinh Georgian”, đặt theo tên vua nước Anh.

Người con trai độc nhất của Herschel, John Frederick William Herschel (1792-1871), đã trợ
giúp người cha ốm yếu của mình trong những quan sát của ông. Ông trở thành một nhà
thiên văn quan trọng, được tán dương là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của
thời ông.
Caroline Herschel (1750-1848), người em gái Caroline của William Herschel di cư
sang Anh năm 1772 và làm việc theo sự chỉ dẫn của Herschel. Bà là một phụ tá vô giá
trong quan sát của ông, giúp ông xây dựng kính thiên văn của mình và lau bóng các tấm
gương, và thức trắng nhiều đêm ghi lại các quan sát của ông. Chính bà là một nhà thiên
văn học ưu tú. Bà tham gia tính toán cùng với ông, và phát hiện ra tám sao chổi với chiếc
kính thiên văn nhỏ của riêng bà. Sau khi William qua đời, bà đã biên tập một danh mục
cụm sao và tinh vân mà họ đã quan sát được. Hội Thiên văn học Hoàng gia đã tặng
thưởng cho bà huy chương vàng và bà nhận tiền lương hưu 50 pound. Mageret Herschel
(người con gái nuôi của William Herschel) đã viết như thế này:
“Bà đã học đủ kiến thức toán và các phương pháp tính toán… để có thể biên dịch
khi viết lại những kết quả nghiên cứu của ông. Bà trở thành phụ tá của ông trong phòng thí
nghiệm; bà giúp ông mài và lau bóng những chiếc gương của ông; bà đã đứng sau chiếc
kính thiên văn của ông hàng đêm khuya mùa đông, để viết lại những quan sát của ông, khi
mà mực viết đang đông lại ở trong lọ”.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 28


Chương 4
VŨ TRỤ CÔ LẬP

Vào đầu thế kỉ 20, các nhà thiên văn không biết chắc chắc kích thước thiên
hà của chúng ta. Nói chung, họ tin nó không lớn hơn nhiều so với vài chục ngàn
năm ánh sáng, và có lẽ còn kém hơn nhiều. (Một năm ánh sáng, gần 6 nghìn tỉ dặm,
là khoảng cách truyền đi trong một năm ở tốc độ ánh sáng trong chân không) Các
nhà quan sát đầu thế kỉ 20 cũng thấy hình như hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở gần
tâm của thiên hà. Tuy nhiên, đó là một nhận định sai lầm.
“Tôi tin rằng khối lượng to lớn của các sao… được sắp xếp dưới dạng một
thấu kính – hoặc một hệ hình búi tóc… bị dẹt đáng kể vào một mặt phẳng…
Mặt Trời chiếm vị trí đúng ngay chính giữa”.
Nhà thiên văn học người Anh Arthur Eddington, 1914.
Sai lầm của các nhà thiên văn
Việc đếm số lượng sao tìm thấy một sự thiếu hụt sao theo mọi hướng tính từ
hệ Mặt Trời. Điều này đúng như mong đợi nếu như chúng ta thật sự ở gần
trung tâm dày đặc. Nếu chúng ta ở gần rìa của hệ, thì sẽ có nhiều sao được
quan sát theo hướng nhìn về phía trung tâm, và có ít sao hơn về phía rìa, nên
lập luận là đúng. Dữ liệu thì chính xác nhưng cách giải thích chúng thì sai
lầm. Các nhà thiên văn phải xem xét sự hấp thụ bởi khí và bụi giữa các sao.
Một loại sương mù giữa các sao đã làm lu mờ các sao, gây ra sự thiếu biểu
kiến chứ không phải thật sự, và trong một kết luận sai lầm thì hệ Mặt Trời
nằm ở gần tâm của thiên hà.
Mô hình vũ trụ mới của Shapley
Cái nhìn như thế này về vũ trụ sớm bị thay thế bởi một quan niệm mang tính
cách mạng mới, chủ yếu xây dựng trên những quan sát của nhà thiên văn học người
Mĩ Harlow Shapley tại Đài quan sát núi Wilson. Nhà thiên văn và là chủ doanh
nghiệp khoa học George Ellery Halle đã thiết lập một đài quan sát trên một đỉnh núi
nhìn xuống Los Angeles vào năm 1904, và bốn năm sau đó, nhà chế tạo thiết bị
George Ritchey đã hoàn thành chiếc kính thiên văn phản xạ 60 inch thiết kế đặc biệt
dành cho chụp ảnh thiên văn học.
George Ellery Hale (1868-1938)
Khi còn là một sinh viên tại Viện Công nghệ Massachusetts, Hale đã phát minh ra một
thiết bị chụp ảnh sự bùng nổ chất khí tại rìa của Mặt Trời. Trở lại quê nhà ở Chicago, ông
tiếp tục nghiên cứu Mặt Trời, ban đầu tại đài quan sát ở nhà của ông và sau đó tại Đài
quan sát Yerkes của trường đại học Chicago – nơi Hale được công nhận là một thành viên
nhận trợ cấp vào năm 1897. Kính thiên văn khúc xạ 40 inch Yerkes (kính thiên văn trong
đó ánh sáng truyền qua một thấu kính) là chiếc kính thiên văn khúc xạ thành công lớn nhất
thuộc loại này từng được chế tạo.
Cha của Hale chi tiền làm một chiếc gương đường kính 60 inch cho một kính thiên văn
phản xạ còn lớn hơn nữa, nhưng Hale không thể thu được sự tài trợ địa phương để gắn
chiếc gương đó. Năm 1902, Andrew Carnegie, người có tài sản kếch sù nhờ sự chuyển biến
của nền công nghiệp thép, thành lập Viện Carnegie để khuyến khích các khảo sát, nghiên
cứu và khám phá theo phong cách hào phóng và rộng lượng nhất. Carnegie chi 10 triệu đô
la cho tổ chức mới của ông. Số tiền này (có giá trị gấp 10 lần số tiền tương ứng ngày nay)

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 29


lớn hơn tổng nguồn quỹ tài trợ dành cho nghiên cứu ở tất cả trường đại học Mĩ cộng lại.
Hale nhận được 150.000 đô la và hứa hẹn thêm 300.000 đô la nữa, và năm 1904, ông đã
thành lập Đài quan sát Mặt Trời núi Wilson trên đỉnh núi Wilson phía trên Los Angeles.
Đầu năm đó, Hale đã kéo lê một chiếc kính thiên văn nhỏ và chở trên lưng hai chú lừa thồ
lên đỉnh núi nhằm kiểm tra các điều kiện quan sát.

Andrew Carnegie (trái)


và George Ellery Hale
đứng trước chiếc kính
thiên văn 60 inch của Đài
quan sát núi Wilson.
Năm 1908, kính thiên văn 60 inch đi vào hoạt động. Carnegie đến thăm núi Wilson năm
1910 và ấn tượng đến mức ông chuyển thêm 10 triệu đô la nữa với một thư khuyến cáo là
cần đẩy mạnh công việc trên ngọn núi. Hale cũng nhận được cam kết chi 45.000 đô la từ
John Hooker, một doanh nhân địa phương, cho việc đổ khuôn và mài một chiếc đĩa thủy
tinh 100 inch dành cho gương chính của kính thiên văn, và nó đã được đổ khuôn thành
công. Giá thành tổng cộng cúa “kính thiên văn Hooker”, hoàn thành năm 1917, lên tới
trên nửa triệu đô la.

Đài quan sát núi Wilson in trên danh thiếp


Nghiên cứu tại đài quan sát mới của Hale tập trung vào lĩnh vực mới “thiên văn vật lí”
thay thế cho nền thiên văn học định vị truyền thống là đo vị trí của các sao mà bỏ qua tính
chất vật lí của chúng. Hale cũng thúc đẩy quan trọng các nghiên cứu thiên văn vật lí với
Tập san Thiên văn vật lí mới của ông. Nhưng đặc điểm chính của sự nghiệp của ông sau
khi rời Yerkes là sự gắn bó chặt chẽ với câu chuyện tái sinh kính thiên văn phản xạ.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 30


Dấu hiệu đầu tiên của một cách hiểu xét lại một cách mạnh mẽ về thiên hà
của chúng ta đến vào năm 1916. Nghiên cứu một “cụm sao hình cầu” – một nhóm
gồm hàng trăm ngàn ngôi sao – Shapley chú ý tới những ngôi sao mờ nhạt màu lam.
Nếu chúng tương tự với những ngôi sao màu lam sáng chói ở gần Mặt Trời, thì
chúng phải ở xa khoảng 50.000 năm ánh sáng để giải thích vì sao trông chúng quá
mờ nhạt. Họ tiến tới thiết lập khoảng cách chắc chắn hơn bằng một phương pháp đo
vũ trụ mới và tài tình.
Shapley xây dựng một cách hiểu mới về vũ trụ bằng cách đo khoảng cách tới
những ngôi sao dựa trên tính chất của một loại sao biến quang gọi là “Cepheid” (đặt
theo tên chòm sao Cepheus, trong đó một ngôi sao điển hình như thế lần đầu tiên
được chú ý đến). Chúng là những ngôi sao khổng lồ, nên có thể nhìn thấy từ khoảng
cách lớn. Mỗi sao Cepheid biến đổi độ sáng theo thời gian.

M22, một cụm hình cầu gồm nhiều ngàn ngôi sao. Bằng cách giả sử những loại sao nhất định ở
đây sáng tương tự như những ngôi sao ở gần mà khoảng cách có thể đo được, Shapley có thể ước
tính được khoảng cách tới những đối tượng xa xôi này.
Harlow Shapley (1885-1972)
Một chút trong cuộc đời thuở nhỏ của Shapley cho thấy thành
tựu sau này của ông. Năm đó ông 15 tuổi và bị xem là một thằng
du côn ở thành phố dầu Kansas khi ông bước vào một thư viện
công cộng và bắt đầu đọc sách. Ông sớm chia sẻ tham vọng của
mẹ ông rằng các con trai của bà phải vào đại học và sống tự
lập. Bị từ chối không nhận vào một trường trung học, Shapley
vào học một trường tư thục vui vẻ nhận tiền học phí của ông
đóng góp. Năm 1907, ông vào trường đại học Missouri. Ông
định học nghề làm báo, nhưng khoa báo chí năm đó không mở
mà mở vào một năm khác. Sau đó, Shapley kể lại rằng ông đã
mở một danh mục khóa học, nhận thấy bản thân ông không phù
hợp với khảo cổ học, nên ông chọn thiên văn học. Câu chuyện

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 31


đó phản ánh tính hài hước của Shapley, vì giống như nhiều thanh niên trẻ lúc bấy giờ, ông
đã bị mê hoặc bởi khoa học.
Shapley lấy bằng cử nhân và thạc sĩ thiên văn học tại Missouri, và bằng tiến sĩ tại trường
đại học Princeton. Sau khi tốt nghiệp trường Princeton năm 1913, ông trở lại làm chức
giáo sư thiên văn học ở Missouri của mình, lúc ấy làm việc tại Đài quan sát núi Wilson. Ở
đó, Shapley, sử dụng kính thiên văn 60 inch – mạnh nhất lúc bấy giờ - thực hiện nghiên
cứu có tính cách mạng của ông về quy mô của thiên hà. Năm 1921, ông trở thành giám đốc
Đài quan sát Harvard College, và xây dựng chương trình thiên văn Harvard thành một
trong những chương trình tốt nhất trên thế giới. Cuối những năm 1940, Shapley giúp thành
lập UNESCO, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hợp Quốc, và trong thập
niên 1950, ông dính vào những cuộc tranh luận chính trị lúc ấy. Nhưng ngoài thiên văn
học, sở thích lớn nhất của ông là nghiên cứu loài kiến.
“Điều đáng chú ý… là những ngôi sao biến quang mạnh hơn có chu kì dài
hơn”.
Henrietta Swan Leavitt
Năm 1908, nhà thiên văn người Mĩ Henrietta Leavitt đã chỉ ra một quy luật
đáng chú ý mà sao Cepheid tuân theo. Trong công việc hàng ngày so sánh các bức
ảnh chụp, bà phát hiện thấy các sao biến quang, sáng hơn trên một số ảnh chụp và
mờ nhạt hơn trên một số ảnh khác chụp tại những thời điểm khác nhau. Leavitt lưu
ý thấy sao biến quang càng sáng thì chu kì của nó càng dài.
16 sao biến quang Leavitt đo đều thuộc cùng một nhóm sao, Đám mây
Magellan nhỏ. Như vậy, chúng đều xấp xỉ cùng một khoảng cách đến Trái Đất. Do
đó, cường độ biểu kiến (độ sáng quan sát thấy) của chúng liên quan trực tiếp đến
cường độ tuyệt đối (độ sáng thực chất, khi nhìn từ một khoảng cách chuẩn tùy ý)
của chúng. Kết luận đó là một “quan hệ chu kì-độ sáng” – chu kì, hoặc thời gian,
càng dài, từ độ sáng cực đại của Cepheid tới cực tiểu và quay trở lại cực đại, thì độ
sáng thực chất của ngôi sao càng lớn.
Giả sử hệ sao hình cầu là một thứ bộ xương thiên hà, thì Shapley đã có phác
thảo ngân hà, kích thước của nó, và vị trí của hệ Mặt Trời trong nó. Mặt Trời nằm
xa về phía rìa của mặt phẳng thiên hà, chứ không gần vùng chính giữa. Ông chỉ ra
rằng hệ sao đó lớn gấp 10 hoặc thậm chí 100 lần ước tính trước đây, và Mặt Trời
cách tâm thiên hà nhiều chục ngàn năm ánh sáng.
“Hệ thống sao hình cầu đó, nói chung là trùng khớp, nếu như không chi tiết,
với sự sắp xếp thiên văn như một khối toàn bộ, trông hơi giống một
elipsoid… Tâm của hệ thiên văn đó nằm xa bên ngoài Trái Đất”. – Shapley
Shapley sử dụng quan hệ chu kì-độ sáng để ước tính khoảng cách. Trước
tiên, ông thu thập mọi dữ liệu có sẵn về các sao Cepheid, từ những quan sát riêng
của ông và từ các nhà thiên văn học khác, trong đó có Leavitt. Khoảng cách đến
một số sao Cepheid gần hơn đã được đo, và như vậy Shapley có thể tính toán độ
sáng tuyệt đối của nó. Cơ sở vật lí duy nhất mà ông cần là quy luật đơn giản rằng độ
sáng giảm theo bình phương khoảng cách. Sau đó, Shapley vẽ đồ thị chu kì theo độ
sáng tuyệt đối.
Shapley thực hiện giả định hợp lí rằng các sao Cepheid trong những cụm sao
hình cầu ở xa tuân theo cùng các quy luật vật lí như các sao Cepheid ở gần. Ông
quan sát chu kì của các sao Cepheid ở xa, biểu diễn cường độ tuyệt đối phỏng
chừng của chúng lên đồ thị chu kì-độ sáng của ông, và so sánh cường độ tuyệt đối
© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 32
với cường độ biểu kiến quan sát được. Từ đó suy ra khoảng cách đến nhiều sao
Cepheid cách rất xa – và đến những cụm sao hình cầu trong đó chúng cư trú. (Một
số cụm sao hình cầu không có sao Cepheid ông có thể đo, và ông sử dụng các
phương pháp khác, thô sơ hơn để ước tính khoảng cách của chúng).

Quan hệ chu kì – độ sáng đối với các sao biến quang loại Cepheid – đường cong cho thấy độ sáng của chúng thay đổi
như thế nào theo thời gian – do Harlow Shapley vẽ năm 1918. Từ đó về sau, nhà thiên văn có thể quan sát chu kì, hay
thời gian từ độ sáng cực đại này tới độ sáng cực đại tiếp theo, đối với bất kì sao Cepheid nào khác, rồi biểu diễn đồ thị
cường độ tuyệt đối của sao. So sánh cường độ tuyệt đối (“thật sự”) ước tính này với cường độ biểu kiễn quan sát được sẽ
mang lại khoảng cách, vì độ sáng giảm theo bình phương của khoảng cách.

“[Đường cong chu kì – độ sáng] dựa trên hơn 230 sao, và, ngoại trừ độ bất
định điểm không (sai số khoảng cách đo bởi những phương pháp khác đối
với các sao Cepheid gần hơn), có khả năng chính xác trong phạm vi 1 hoặc
2 phần trăm bậc độ lớn”.
Harlow Shapley
Shapley nhận thấy các cụm sao hình cầu sắp xếp đối xứng xung quanh thiên
hà, ở phía trên mặt phẳng thiên hà cũng nhiều như ở phía dưới. Các cụm sao dường
như tránh mặt phẳng thiên hà, tức Dải Ngân hà. Shapley viết rằng “vùng chính giữa
thiên hà to lớn này, nơi đặc biệt phong phú đủ mọi loại sao, tinh vân hành tinh, và
những cụm sao mở, không phải nghi ngờ gì là vùng không chứa các cụm sao hình
cầu”. Shapley thừa nhận có một lời giải thích khác. Có thể là những cụm sao hình
cầu không, như chúng ta nghĩ, thực sự không có trong vùng đó, mà chúng bị che
khuất bởi các đám hấp thụ nằm dọc theo xương sống của Dải Ngân hà.
“Vũ trụ vật lí là trung tâm của con người đối với người nguyên thủy… vai
trò của con người và Trái Đất trong bối cảnh thiên văn đã giảm sút cùng với
những kiến thức tiến bộ về thế giới vật lí”…
- Shapley.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 33


Sự phân bố của các cụm sao hình cầu do Shapley đo được năm 1918 (nhìn ngang). Vùng gạch chéo là mặt phẳng thiên
hà của chúng ta. Vị trí của hệ Mặt Trời được đánh dấu X, nằm trong mặt phẳng thiên hà, gần rìa bên trái. Shapley đánh
dấu các cụm sao hình cầu bằng những vòng tròn đen ở phía trên mặt phẳng và những vòng tròn trắng ở phía dưới mặt
phẳng. Số lượng cụm sao hình cầu phía trên và phía dưới mặt phẳng là gần bằng nhau.

Thiên hà được hình dung vào năm 1919 (nhìn từ trên xuống), hình dạng và quy mô của nó được chỉ ra bởi những cụm
sao hình cầu, ở đây chúng được biểu diễn chiếu lên mặt phẳng thiên hà. Hệ Mặt Trời nằm trong vòng tròn nhỏ. Đường
chấm chấm là trục chính của thiên hà, với tâm của nó được đánh dấu bằng kí hiệu X màu đỏ. Vòng tròn lớn có bán kính
tăng dần từng khoảng 10.000 parsec, khoảng 32.600 năm ánh sáng.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 34


Ý nghĩa của loài người và hành tinh đặc biệt của họ vẫn tiếp tục thu nhỏ lại.
Shapley lưu ý một tiến bộ lịch sử về niềm tin về một vũ trụ nhỏ bé, với loài người
tại trung tâm của nó, đến một vũ trụ lớn hơn với Trái Đất nằm xa ra ngoài vùng
trung tâm. Hình học đã chuyển hóa từ địa tâm sang nhật tâm rồi không có tâm. Sự
thay đổi tâm lí học cũng không kém, ông khẳng định, từ con người là trung tâm đến
không có gì là trung tâm. Một số nhà thiên văn đã nghi ngờ từ lâu rằng hệ Mặt Trời
nằm ở gần tâm của thiên hà và người ta thích một nơi đặc quyền trong vũ trụ. Họ
cảm thấy sự chênh lệch, một sự phân bố ngẫu nhiên cho trước, là nhỏ. Nay Shapley
đem lại cho vai trò triết học này một chất liệu khoa học.
Những người phụ nữ nghiên cứu thiên văn học
Edward Pickering, giám đốc được bổ nhiệm của Đài quan sát Harvard College năm 1881
và là một người biện hộ cho vai trò của phụ nữ trong nghiên cứu, bực tức với người phụ tá
nam làm việc không hiệu quả của ông đến mức ông công nhiên rằng thậm chí con gái ông
có thể làm công việc sao chép, tính toán đó tốt hơn nữa. Và cô ta làm được thật. Và có
chừng 20 người phụ nữ đã đến làm việc tại đài quan sát đó trong vài thập niên kế tiếp. Họ
được tuyển vì họ điềm đạm, thích ứng nhanh với công việc, có thị giác nhạy bén, và sẵn
sàng làm việc với đồng lương rất thấp. Có lẽ, sự phát triển nhanh chóng của những đài
quan sát mới cũng nhiều như những tấm gương thành công của những người công nhân nữ
buổi đầu. Năm 1920, có trên 100 phụ nữ làm việc tại các đài quan sát trên khắp nước Mĩ.
Tuy nhiên, phụ nữ không được phép quan sát, công việc đó phải thức thâu đêm trong một
mái vòm lạnh lẽo yêu cầu sức vóc của người nam giới. Tuy nhiên, một số người, như
Henrietta Leavitt, đã thực hiện được những khám phá quan trọng.

Pickering và độ phân loại sao “Harem” của ông tại Đài quan sát Harvard College.
Henrietta Swan Leavitt (1868-1921)
Qua việc so sánh chính xác và buồn tẻ các bản phim chụp,
Leavitt đã phát hiện ra khoảng 2400 sao biến quang và quan
hệ chu kì – độ sáng đối với các sao biến quang loại Cepheid,
chìa khóa dẫn đến việc xuất hiện khoảng cách trong thiên văn
học hiện đại. Bà lấy bằng cử nhân tại trường cao đẳng
Radcliffe năm 1892, lúc đó phụ nữ không được lấy bằng ở
trường Harvard. Đài quan sát Harvard Collge thuê các phụ tá
nữ, mặc dù họ không được phép quan sát, và Leavitt trở thành
người lãnh đạo khoa trắc quang học.

Thiên hà của Shapley không lớn bất kì ước tính nào trước đó (trừ những dự
đoán buổi đầu về những tầng sao vô hạn). Nó thật sự có thể là toàn bộ vũ trụ. Vì
Shapley đã chỉ ra rằng các cụm sao hình cầu là phần sáng tỏ của thiên hà, chứ

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 35


không phải những vũ trụ độc lập. Các tinh vân (nơi tập trung các sao và bụi vũ trụ)
khác, nhất là các tinh vân hình xoắn ốc, có thể vẫn nằm bên ngoài thiên hà của
chúng ta. Nhưng nếu như chúng có kích thước tương tự với thiên hà to lớn của
chúng ta, chúng có vẻ lớn đến mức đáng ngờ. Vũ trụ cô lập tách rời nhau không có
khả năng tồn tại, nhưng chúng dường như ít có khả năng hơn khi mà Shapley nhân
kích thước thiên hà của chúng ta lên nhiều lần.
Shapley bênh vực cho kết luận của ông trong cái gọi là “Cuộc tranh luận
lớn” trước Viện hàn lâm khoa học quốc gia vào ngày 26/4/1920. Đề cập chủ yếu
của ông là kích thước của thiên hà. Mô hình thiên hà to lớn dữ dội của ông, với hệ
Mặt Trời nằm xa ngoài tâm của nó, chính xác ở mức độ lớn. Nhưng ông đã không
dựa trên cơ sở quan sát khi ông biện hộ rằng các tinh vân xoắn ốc, chúng có vẻ nhỏ
hơn nhiều, là một bộ phận của thiên hà của chúng ta. Đối thủ của ông, Heber Curtis,
cãi lại rằng thiên hà có thể to lớn như Shapley nói, nhưng vẫn chỉ là một trong nhiều
vũ trụ cô lập, nếu như nó xuất hiện với cơ hội lớn hơn chừng vài lần giá trị trung
bình. Cuối cùng thì các quan sát chứng tỏ Curtis đúng, nhưng hồi năm 1920
Shapley có địa vị mạnh hơn.
Cuộc tranh luận lớn về kích thước của vũ trụ
Cái gọi là “cuộc tranh luận lớn” trước Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia ngày 26/4/1920
là một trong những tình tiết kịch tính nhất trong lịch sử vũ trụ học. Thật ra, có tới hai cuộc
tranh luận – những trình diễn bằng miệng chỉ có vài nhà khoa học nghe, và những bài báo
được xuất bản về cơ bản là khác nhau được đọc bởi nhiều nhà khoa học hơn.
Cuộc tranh luận thường được mô tả là tập trung vào việc tinh vân xoắn ốc có phải là
những vũ trụ độc lập hy không. Tuy nhiên, Harlow Shapley, đến từ Đài quan sát núi
Wilson ở nam California, thích nói về ước tính mới và lớn hơn nhiều của ông về kích thước
thiên hà của chúng ta. Shapley viết thư cho một đồng nghiệp rằng ông đang đi Washington
để bàn về quy mô của vũ trụ và ông không có ý định nói nhiều về tinh vân xoắn ốc vì ông
không có luận cứ chặt chẽ. Trong cuộc tranh luận, Shapley cãi rằng “Những nghiên cứu
gần đây về các cụm sao và những đối tượng có liên quan có vẻ khiến tôi không còn sự lựa
chọn nào khác ngoài việc tin rằng hệ thiên hà ít nhất là có đường kính lớn hơn 10 lần – ít
nhất là thể tích lớn hơn 1000 lần – so với đề xuất trước đây”.

Harlow Shapley
Heber D. Curtis
Đối thủ tranh luận của Shapley là Heber D. Curtis, đến từ Đài quan sát Lick ở nam
California. Hứng thú ban đầu của ông là bản chất của tinh vân xoắn ốc. Nhưng ông nhận
ra rằng lí thuyết vũ trụ cô lập có mối quan hệ gián tiếp lên chủ đề chung về kích thước
thiên hà. Curtis thừa nhận rằng “nếu tinh vân xoắn ốc là những vũ trụ cô lập, thì điều hợp
lí và khả dĩ nhất là gán cho chúng kích thước có cùng bậc độ lớn như thiên hà của chúng
ta.Tuy nhiên, nếu kích thước của chúng lớn cỡ 300.000 năm ánh sáng [như Shapley xác
nhận cho thiên hà của chúng ta] thì những vũ trụ cô lập đó phải nằm ở những khoảng cách

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 36


khổng lồ như thế, và sẽ phải gán cái có vẻ là cường độ tuyệt đối không thể có được cho sao
siêu mới xuất hiện trong những đối tượng này”.
Tuy nhiên, Curtis biện luận, “tất nhiên hoàn toàn có thể giữ được cả lí thuyết vũ trụ cô lập
và niềm tin về kích thước lớn hơn cho thiên hà của chúng ta bằng cách đưa ra giả định
không phải là không có khả năng rằng vũ trụ cô lập của riêng chúng ta, do may mắn, tình
cờ lớn hơn vài bậc độ lớn so với kích thước trung bình”. Cuối cùng thì những quan sát đã
chứng tỏ Curtis đúng trong đề xuất này rằng thiên hà của chúng ta lớn hơn đa số các tinh
vân xoắn ốc. Nhưng vào năm 1920, Shapley, cùng với giả định của ông rằng không thể nào
thiên hà của chúng ta lại quá đặc biệt như vậy, có địa vị lớn hơn trong số các nhà khoa
học.
Curtis cảm thấy một chút hữu nghị sẽ làm xóa tan bầu không khí căng thẳng, và giữa
những cái bắt tay lúc mở đầu và kết thúc cuộc tranh luận, mỗi người sẽ vấn giữ quan điểm
của bản thân mình. Đối với Shapley, người đang giữ chức giám đốc Đài quan sát Harvard
College, điều cuối cùng ông cần là đi vào tranh luận cùng Curtis, một nhà thuyết trình
xuất sắc. Cho nên Shapley muốn chuyển cuộc tranh luận thành hai phát biểu về cùng một
chủ đề từ những quan điểm khác nhau. Ông đã thành công trong việc đổi định dạng từ một
cuộc tranh luận thành thảo luận vui vẻ mang lại cơ hội cho người đối lập và giảm thời
gian dành cho mỗi thuyết trình viên ít đến nỗi một sự giới thiệu khoa học quan trọng cũng
chỉ có thể vừa vặn.
Tuy nhiên, thật không công bằng khi quy lời nói nước đôi của Shapley chỉ có tại hội nghị
Washington là sự lo lắng về cái mà các nhà quan sát Harvard có thể nghĩ. Quan hệ thư từ
của ông trước và sau hội nghị cho thấy một sự bất đắc dĩ hợp lí để có vị trí chắc chắn trên
bằng chứng mỏng manh.
Cuộc tranh luận của những thế kỉ xưa cũ đã qua chỉ có thể giải quyết bằng
những bằng chứng khoa học mới thu được từ việc sử dụng các kính thiên văn lớn
hơn và những kĩ thuật quan sát mới, bao gồm thuật chụp ảnh và quang phổ học.
Người đề xướng chính của vũ trụ cô lập là Edwin Hubble, người giống như Shapley
cũng đã thực hiện những công trình có tính cách mạng của mình tại Đài quan sát núi
Wilson.

Edwin Hubble và nhà khoa học người Anh James Jeans


bên cạnh chiếc kính thiên văn 100 inch trên núi Wilson.
Viết trong luận án tiến sĩ của ông năm 1917, Hubble lưu ý thấy danh mục
chừng 17.000 vật thể tinh vân nhỏ, mờ nhạt cuối cùng có thể phân thành các nhóm
sao. Có lẽ có chừng 150.000 đối tượng như thể trong giới hạn của kính thiên văn

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 37


hiện có. Nhưng, ông viết “Chúng ta biết rất ít về bản chất của tinh vân, và chưa có
sự phân loại có ý nghĩa nào được đề xuất; thậm chí một định nghĩa chính xác cũng
chưa được thiết lập”.

Tinh vân không theo quy luật NGC 6822, cái ngày nay gọi là một thiên hà lùn ở gần. Nhờ kính
thiên văn 100 inch, Hubble có thể phát hiện ra các sao biến quang ở đây, mặc dù nó ở cách xa 1,5
triệu năm ánh sáng (số đo hiện đại).

Phân loại tinh vân


Edwin Hubble đưa ra hệ thống phân loại tinh vân nằm ngoài thiên hà của chúng ta trên cơ
sở một lí thuyết khoa học về sự tiến hóa của tinh vân. Ông tìm kiếm “sợi chỉ ý nghĩa vật lí”
có thể “tiếp sức sống cho một hệ thống phân loại”. Nhưng khi ông công bố đề án của mình
vào năm 1926, Hubble khẳng định rằng nó “chủ yếu dựa trên hình dạng cấu trúc qua phân
loại ảnh chụp hoàn toàn độc lập với lí thuyết”. Lí thuyết truyền cảm hứng cho Hubble,
nhưng những quan sát mang lại những luận cứ có sức thuyết phục hơn khiến cho các nhà
thiên văn khác chấp nhận hệ thống phân loại của ông.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 38


Tinh vân hành tinh ở gần trong chòm sao Thiên cầm, ảnh chụp những năm 1920.

Thiên hà xoắn ốc NGC


1300 nhìn qua Kính thiên
văn Hubble hiện đại Tinh vân hành tinh chụp
qua Kính thiên văn vũ
trụ Hubble gần đây. Có
quả cầu khí nóng sáng
thực sự xung quanh bao
quanh ngôi sao sáng
chói ở chính giữa, nhưng
nhìn qua đây chúng có Các loại tinh vân được biết
vẻ có dạng vòng. tới vào đầu thế kỉ 20.
Hubble tìm thấy phần lớn những tinh vân nằm ngoài thiên hà của chúng ta có thể gộp vào
“một chuỗi lúy tiến gồm từ những khối tinh vân mây mù chưa phân giải được cho đến
những xoắn ốc mở rộng có cánh tay vươn dài nhung nhúc sao. Chuỗi đó gồm hai phần,
tinh vân elip và xoắn ốc, chúng nằm lẫn trong nhau”. Khi ông di chuyển từ các đốm sao
elip về phía những tinh vân có cấu trúc tinh vi hơn, ông nhận thấy tinh vân xoắn ốc chia
thành hai chuỗi song song, một xoắn ốc bình thường, và một xoắn ốc có vạch vật chất đậm
đặc xuyên qua chính giữa. Cái gọi là “biểu đồ âm thoa” của Hubble vẫn được sử dụng
rộng rãi cho đến ngày nay.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 39


Nhiều người cho rằng biểu đồ này cho thấy một chuỗi biến đổi tiến hóa, nhưng không có bằng
chứng nào cho điều này, và những ý tưởng hiện đại mang lại những cách giải thích phức tạp hơn
cho sự khác biệt đó.
Hubble nói về các xoắn ốc “sớm” và “trễ”, thuật ngữ cho thấy ông nghĩ tới lí thuyết tiến
hóa của tinh vân. Tuy nhiên, ông lại khăng khăng rằng các từ sớm và trễ “bất chấp ý nghĩa
thời gian của chúng, có vẻ là thuộc tính tiện lợi nhất có sẵn cho mô tả vị trí tương đối
trong chuỗi. Chuỗi hình thái cấu trúc đó là một hiện tượng quan sát được”.

Các loại tinh vân


Sau khi phục vụ trong Thế chiến I, Hubble trở lại làm nhân viên của Đài
quan sát núi Wilson. Ở đó, ông đã chụp những bức ảnh tinh vân với chiếc kính thiên
văn phản xạ 100 inch mới, chiếc kính thiên văn mạnh nhất trên thế giới. Hubble
phát hiện ra các sao biến quang trong một tinh vân không theo quy luật (kí hiệu là
NGC 6822). Lúc này, Hublle đã rời núi Wilson đến Đài quan sát Harvard College.
Hubble viết thư cho Shapley năm 1923 kể cho ông ta nghe về các khám phá.
Hubble cũng nói ông đang săn tìm thêm các sao biến quang và nghiên cứu chu kì
của chúng. Shapley hồi âm: “Thiết bị 100 inch thật mạnh mẽ đã làm nổi bật các tinh
vân hết sức mờ nhạt đó”.
“Các thiên hà xoắn ốc lớn… hình như nằm bên ngoài hệ sao của chúng ta”.
Edwin Hubble
Đầu năm 1924, Hubble lại viết thư cho Shapley. Lần này Hubble tường
thuật: “Ông sẽ hứng thú khi nghe thấy tôi vừa tìm thấy một sao biến quang Cepheid

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 40


trong tinh vân Tiên Nữ [M31]. Tôi đã theo dõi tinh vân đó suốt mùa này trong điều
kiện thời tiết cho phép và trong vòng 5 tháng qua đã bắt được 9 sao siêu mới và sao
biến quang”.

Trang 156-157 trong sổ tay quan sát của Edwin Hubble. Nó lưu lại sự khám phá ra sao biến quang Cepheid
đầu tiên trong tinh vân xoắn ốc M31. Thoạt đầu Hubble ngờ rằng ông đã tìm thấy một sao siêu mới, loại sao
bùng sáng lên nhanh chóng rồi dần dần lụi tàn. Trong bản phim chụp số 331, Hubble ghi chú “nghi là sao
siêu mới”. Trong bản 335, Hubble ghi “xác nhận sao siêu mới nghi ngờ…”. Nhưng Hubble sớm nhận ra
rằng ông đã không tìm thấy một sao siêu mới là một sao biến quang lại Cepheid.

Vùng trung tâm của tinh vân xoắn ốc M31. Bản phim này chụp trong 9 giờ phơi sáng trong hai
đêm vào tháng 9/1920, với kính thiên văn phản xạ 100 inch núi Wilson. Sao Cepheid nằm ở góc
phải phía trên, được đánh dấu “VAR!” có nghĩa là biến quang.
Khi ông tìm ra một sao biến quang Cepheid, Hubble nhận thấy ông đã giữ
trong tay một chìa khóa đo khoảng cách. Như Shapley từng dùng quan hệ chu kì- độ
sáng đối với các sao Cepheid để tìm khoảng cách đến những cụm sao hình cầu trong
thiên hà của chúng ta, Hubble có thể tìm được khoảng cách đến tinh văn xoắn ốc
M31.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 41


M31: Thiên hà Tiên Nữ

Hubble nhận thấy “khoảng cách [tới M31] lên tới trên 300.000 parsec”.
Khoảng cách này xấp xỉ một triệu năm ánh sáng, và lớn hơn vài lần so với ước tính
của Shapley về giới hạn bên ngoài của thiên hà của chúng ta. Hubble tiếp tục: “Tôi
cảm thấy sẽ có thể tìm thấy nhiều sao biến quang [Cepheid] hơn bằng cách kiểm tra
cẩn thận sự phơi sáng lâu dài”.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 42


“Đây là lá thư đã phá hỏng vũ trụ của tôi”.
Shapley, 1924
Khi đọc bức thư của Hubble, Shapley nhận xét với một đồng nghiệp lúc đó
có mặt trong phòng làm việc của ông: “Đây là lá thư đã phá hỏng vũ trụ của tôi”.
Shapley thừa nhận rằng số lượng lớn bản phim chụp mà Hubble thu được đủ để
chứng tỏ các ngôi sao đó là sao biến quang chính cống. Vào tháng 8, Hubble tiếp
tục tường thuật nhiều sao biến quang hơn. Shapley hài lòng khi thấy lời giải rõ ràng
này cho bài toán tinh vân, cho dù là nó bác bỏ bằng chứng trước đây phản đối tinh
vân xoắn ốc là vũ trụ cô lập. Một số bằng chứng phản đối tinh vân xoắn ốc là một
vũ trụ cô lập là dựa trên một sai lầm sẽ được giải thích sau đây.
Bằng chứng ủng hộ mối nghi ngờ rằng tinh vân xoắn ốc là những thiên hà độc lập
Bằng chứng đáng kể vào năm 1920 chống lại ý kiến cho rằng tinh vân xoắn ốc là những vũ
trụ độc lập nằm bên ngoài thiên hà của chúng ta. Người ta nghĩ rằng tinh vân đó có thể có
kích thước tương đương với thiên hà của chúng ta, nhưng điều đó dường như kém tin cậy
hơn sau khi Shapley làm tăng thêm kích thước thiên hà của chúng ta. (Những nghiên cứu
tinh vân sáng trong tinh vân xoắn ốc ở gần bây giờ xác nhận những tinh vân đó nhỏ hơn
một chút so với thiên hà của chúng ta mà Shapley tính ra). Tinh vân cũng chưa bao giờ
được nhìn thấy nằm ở gần mặt phẳng thiên hà. Sự phân bố này gợi ý rằng tinh vân vì lí do
gì đó chưa rõ có mối liên hệ vật lí với thiên hà. Trong thực tế, như Hubble giải thích, sự
phân bố biểu kiến có thể là do một lớp mù khí và bụi trong mặt phẳng thiên hà, chúng đã
làm ẩn đi mọi thứ đằng sau chúng.

Sự phân bố biểu kiến của tinh vân, cho thấy ảnh Sự phân bố biểu kiến của tinh vân, đã được hiệu
hưởng của sự lu mờ bởi bụi và khí trong mặt chỉnh một phần ảnh hưởng của sự lu mờ bởi thiên
phẳng thiên hà. hà.
Phản đối có sức thuyết phục nhất đối với ý kiến xem tinh vân xoắn ốc là những vũ trụ độc
lập là các phép đo chuyển động quay của tinh vân xoắn ốc do Adriaan van Maanen tại Đài
quan sát núi Wilson thực hiện. Từ sự so sánh bản chụp tinh vân xoắn ốc cách nhau vài
năm, van Maanen nghĩ rằng ông có thể nhận ra các sao nhất định trong những tinh vân
nhất định, và dò theo chuyển động của chúng do sự quay của tinh vân. Chỉ đến sau này
người ta mới nhận ra rằng phép đo tham vọng của van Maanen là sai lầm. (Tinh vân xoắn
ốc thật sự có quay, nhưng không nhanh đến nỗi chuyển động đủ lớn cho phát hiện từ
những bức ảnh chụp cách nhau vài năm) Nếu như tinh vân xoắn ốc lớn và là những vũ trụ
độc lập ở xa, thì chuyển động mà van Maanen tường thuật là ông đã nhìn thấy sẽ có tốc độ
lớn hơn tốc độ ánh sáng, điều đó không thể được. Cho nên, điều có vẻ hợp lí hơn là tinh
vân xoắn ốc là những vật thể nhỏ trong thiên hà của chúng ta.
Quan hệ giữa van Maanen với Hubble, và đồng nghiệp của ông ở Đài quan sát núi Wilson
trở nên căng thẳng. Ban đầu, Hubble phớt lờ công trình của Maanen, ngoại trừ một lần
nói chuyện riêng ông đã tàn nhẫn đánh đổ khẳng định sự chứng thực của van Maanen bởi
những nhà quan sát khác. Cuối cùng thì Hubble cũng theo xu hướng của công chúng. Biên
tập viên ấn phẩm xuất bản của Đài quan sát núi Wilson muốn dàn xếp mọi bất đồng giữa
Hubble và van Maanen trong một số báo. Nếu như không thu được sự nhất trí, thì ông
cũng cảm thấy tình trạng cần phải đưa bao nhiêu kết quả ra trước công chúng. Nhưng ông

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 43


nhận thấy, trong những trường hợp nhất định, điều khôn ngoan hơn là không nên khẳng
định kĩ thuật của Đài quan sát là đúng và nên nói theo tư cách cá nhân không hài lòng
(nhất là với tầm vóc quốc tế của Hubble!). “Hãy in những gì bạn thích, nhưng nhớ in ở nơi
khác”.

Chuyển động quay giả định của tinh vân xoắn ốc, khiến trông nó có vẻ gần. Mũi tên trong
ảnh chụp năm 1916 này của tinh vân xoắn ốc M101 chỉ hướng và độ lớn của chuyển động
mà Adriaan van Maanen khẳng định là đã đo được từ việc so sánh các bản phim chụp
cách nhau vài năm. Các sao so sánh được khoanh tròn trong hình.
Đối mặt với công trình của van Maanen, Hubble giải quyết vấn đề nan giải đó một cách tài
tình. Trước tiên, ông mời một nhà thiên văn có phép đo mà van Maanen trước đó khẳng
định là sự chứng thực tham gia vào phép đo mới của Hubble. Nhà thiên văn này không rõ
ràng phủ nhận lời giải thích của van Maanen cho công trình của ông, nhưng độc giả của
bài báo mới có thể dễ dàng có ấn tượng đó. Hubble cho công bố một lời ghi chép chủ yếu
chỉ rõ kết quả của van Maanen là sự không nhất quán nổi bật trong lí thuyết cho rằng tinh
vân là những hệ thống ngoài thiên hà. Phép đo lại của Hubble về bốn tinh vân xoắn ốc đã
xác minh sự tồn tại của sai số hệ thống trong chuyển động quay giả định của van Maanen.
Về nguyên nhân gây ra sai số, Hubble không nói gì. Về mặt cá nhân, trong nghiên cứu, ông
ghi chép tường tận nhưng không bao giờ công bố, Hubble đã thử hết sức nhưng cuối cùng
thì thất bại trong việc gán cho những phép đo sai lầm các sai số ngẫu nhiên. Sai số ngẫu
nhiên sẽ tạo ra kết quả ngẫu nhiên, nhưng van Maanen đã báo cáo cả bảy tinh vân xoắn ốc
của ông đang quay theo hướng “gió thổi”. Với mục đích chân thật nhưng nhầm lẫn, và
không kể đến những cảnh báo gây ấn tượng sâu sắc, thì van Maanen đã nhìn thấy cái mà
ông muốn thấy, mặc dù nó không hề tồn tại.
Van Maanen không rút lại tuyên bố trước đó của ông. Nhưng lúc này ít nhất thì ông cũng
thừa nhận, trong một bài viết trên Tập san Thiên văn vật lí xuất bản ngay sau bài báo của
Hubble, rằng “thật đáng thèm muốn xem được những chuyển động đó”. Rõ ràng sự sắp
đặt này đã được dàn xếp với Hubble và người biên tập tờ báo.
Khám phá của Hubble về các sao biến quang Cepheid trong các tinh vân
xoắn ốc, và việc xác định khoảng cách xác nhận tinh vân xoắn ốc là những thiên hà
độc lập, được công bố chính thức vào ngày đầu năm mới 1925, tại một cuộc họp
của Hội Thiên văn học Hoa Kì. Ông tiếp tục đi theo bài báo sơ bộ này trong bốn
năm nữa, với những chi tiết thuyết phục, đồ sộ. Một phần thiên tài của Hubble, và
phần nhiều sự chấp nhận mà những kết luận mang tính cách mạng của ông mang
lại, là do rất nhiều sự làm việc cực nhọc, bền bỉ.
Trước khi thập niên 1920 kết thúc, các nhà thiên văn học hiểu rằng các tinh
vân xoắn nằm bên ngoài thiên hà của chúng ta. Trong thập niên trước, Shapley đã
nhân kích thước của vũ trụ lên 10 lần. Hubble nhân nó lên thêm 10 lần nữa – nếu
không nói là nhiều hơn. Vũ trụ của Hubble không còn là một thiên hà bao hàm tất
cả mà Shapley hình dung ra. Từ nay, vũ trụ được hiểu là tập hợp vô số các thiên hà
trải ra trong không gian, xa hơn những chiếc kính thiên văn lớn nhất có thể nhìn

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 44


thấy. Sau đó, Hubble tiếp tục chỉ ra rằng vũ trụ là không tĩnh tại, như gần hết thảy
mọi người lúc ấy tin, mà đang giãn nở. Khi ông thực hiện cái làm vô hạn không
gian, ông đã làm giới hạn lại về thời gian.
Edwin Hubble (1889-1953)
Ở trường trung học và tại đại học Chicago, Hubble là một vận động viên ngôi sao đồng
thời là một sinh viên được nhận học bổng. Hubble nhỏ hơn hai tuổi so với đa số bạn học
chung lớp của ông, nhưng ông cao tới 6 feet 3 inch và rất hòa đồng.

Hubble với người chị gái Lucy năm 1917.

Năm 1910, Hubble vào trường đại học Oxford theo học bổng Rhodes. Đó là một vinh dự
lớn, dành cho một số lượng nhỏ sinh viên-vận động viên hàng đầu. Tại Oxford, Hubble học
luật La Mã và tiếng Tây Ban Nha, tham gia các phong trào thể thao và gia nhập một đội
bơi lội. Sau đó, ông kể ông đã thi đấu một trận đấm bốc giải quốc gia Pháp, và thi đấu
thành công đến mức nhà tổ chức muốn huấn luyện ông để đi thi đấu giải nặng cân quốc tế.
Người ta đồn Hubble cũng đã có lần đọ kiếm tay đôi với một sĩ quan người Đức có vợ bị vẻ
điển trai của Hubble hớp hồn. Những câu chuyện này cho chúng ta biết về cuộc đời
Hubble không nhiều như những bức ảnh lãng mạn của chính ông.

Đội bóng rỗ liên trường Đại học Chicago năm 1909. Hubble ở phía bên trái.
Sau ba năm ở Oxford, Hubble trở lại quê nhà ở Louisville, Kentucky. Ông dạy vật lí và
tiếng Tây Ban Nha ở một trường trung học và cũng trở thành một thành viên của đoàn luật
sư Kentucky, mặc dù chưa bao giờ thật sự thực hành luật. Năm 1914, ông trở lại trường
đại học Chicago và Đài quan sát Yerkes. Ông hi vọng hoàn thành luận án tiến sĩ nghiên
cứu về việc chụp ảnh các tinh vân mờ nhạt và nhận được một vị trí tại Đài quan sát núi
Wilson vào mùa hè năm 1917.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 45


Tuy nhiên, vào tháng tư năm đó, nước Mĩ công bố chiến tranh với Đức. Hubble bỏ dỡ luận
án của mình, và bị gọi nhập ngũ ba ngày sau đó. Ông phục vụ ở Pháp và leo đến cấp bậc
quan trọng trước khi chiến tranh kết thúc.
Năm 1919, cuối cùng thì Hubble cũng gia nhập Đài quan sát núi Wilson. Ở đó, thành tựu
nghiên cứu của ông đã đưa ông trở thành nhà thiên văn lỗi lạc nhất của thế kỉ 20 và là một
trong những nhà khoa học có sức ảnh hưởng nhất của mọi thời đại làm thay đổi sự hiểu
biết của chúng ta về vũ trụ. Ông đã chứng minh một cách thuyết phục, sau hàng thế kỉ
nghiên cứu không có kết quả bởi các nhà thiên văn khác, rằng tinh vân xoắn ốc là những
thiên hà độc lập nằm xa bên ngoài thiên hà của chúng ta. Thừnh tựu to lớn này chỉ là điểm
khởi đầu cho Hubble. Các nhà khoa học khác, trong đó có Einstein, đã giả sử vũ trụ là tĩnh
tại. Hubble tiến tới chỉ ra rằng vũ trụ đang giãn nở.

Hubble (bên phải) cùng hai nhà thiên


văn khác (James Jeans, bên trái, và
Walter Adams, ở giữa) trước Kính thiên
văn 100 inch trên múi Wilson.

Hubble trong buồng quan sát đặt trên


cùng của ống kính thiên văn 200 inch
trên đỉnh Palomar.

Hubble sống ở San Marino, California, gần Pasadena. Ông có vài chuyến đi đến châu Âu
thuyết giảng và nhận được nhiều trọng vọng. Hubble dự tiệc gần Hollywood cùng với các
ngôi sao điện ảnh, trong đó có Charlie Chaplin và Greta Gerbo, và với những nhà văn nổi
tiếng như Aldous Huxley, Christopher Isherwood, và Anita Loos. Nhưng sở thích của ông
là đi câu cá.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 46


Thế chiến II làm gián đoạn nghiên cứu của Hubble về vũ trụ học. Ông phục vụ làm trưởng
khoa đạn đạo học và làm giám đốc Phòng thí nghiệm ống gió siêu âm tại Trạm thử quân
sự ở Maryland. Ông được thưởng huân chương cho công việc thời chiến của ông. Sau
chiến tranh, ông ủng hộ xây dựng kính thiên văn 200 inch khổng lồ trên đỉnh Palomar,
phía nam núi Wilson, công việc đưa ông lên trang bìa tạp chí Time năm 1948. Năm 1953,
không bao lâu sau khi kính thiên văn 200 inch hoàn tất, Hubble qua đời vì chứng bệnh tim.
Không lâu sau đó đã có câu trả lời quyết định từ chương trình nghiên cứu mà ông lên kế
hoạch cho chiếc kính thiên văn mới. Thật ra thì những phép đo khác về sự giãn nở của vũ
trụ không nhận được sự đồng ý rộng rãi mãi cho đến khi một thiết bị to lớn khác được đưa
lên quỹ đạo, đặt tên là Kính thiên văn vũ trụ Hubble.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 47


Chương 5
VŨ TRỤ DÃN NỞ

Các lí thuyết vũ trụ tĩnh tại


“Chưa bao giờ trong lịch sử khoa học lại có một thời kì mà những lí thuyết
và giả thuyết mới phát sinh, thu hút sự chú ý, và bị vứt bỏ liên tiếp nhau
nhanh đến mức như trong 15-20 năm qua”.
Willem de Sitter, 1931

Nhà thiên văn người Hà Lan Willem de Sitter vào năm 1898.

Trở lại những năm tháng khám phá và chuyển biến lớn từ 1915 đến 1930,
nhà thiên văn Hà Lan Willem de Sitter đã nhận định đúng thời kì đó có lẽ là phi
thường nhất được biết từ trước tới nay đối với các nhà khoa học vật lí. Theo lí
thuyết tương đối và thuyết lượng tử, các nhà vật lí bắt đầu với Albert Einstein đã

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 48


mang lại những lời giải thích hoàn toàn mới, và thật ngạc nhiên, về năng lượng, vật
chất, sự hấp dẫn, cả không gian và thời gian. Khi các nhà thiên văn thử áp dụng
những công cụ mới này cho vũ trụ học, họ đã giật mình với những khám phá của
mình. Như đã mô tả ở phần trước, khái niệm Thiên hà Lớn của Harlow Shapley
nhanh chóng được kế tiếp bởi bằng chứng của Edwin Hubble về sự tồn tại của các
vũ trụ cô lập. Kì lạ hơn nữa, vào cuối thập niên 1920, người ta nhận thức được rằng
vũ trụ đang dãn nở.
Sự nhận thức chỉ đến sau một cuộc chiến đấu vất vả. Vào đầu thế kỉ 20, quan
điểm chung của mọi người cho rằng vũ trụ là tĩnh tại – ít nhiều gì đó mang tính bất
diệt. Einstein đã trình bày quan điểm tổng quát vào năm 1917 sau khi de Sitter nêu
ra các phương trình có thể mô tả một vũ trụ đang dãn nở, một vũ trụ có sự bắt đầu.
Einstein đã viết thư cho ông ta như sau: “Trường hợp này gây kích thích đối với
tôi”. Trong một lá thư khác, Einstein viết “Phải thừa nhận rằng những khả năng như
thế hình như là vô nghĩa”.
Trong các phương trình trường hấp dẫn của ông, Einstein khi đó chỉ mang lại
một công cụ toán học súc tích có thể mô tả cơ cấ tổng quát của vật chất và không
gian xem vũ trụ là một tổng thể. Sự cong kì lạ của không gian tiên đoán trong các
phương trình đó nhanh chóng được chứng thực trong những thí nghiệm nổi tiếng, và
bởi những nhà khoa học hàng đầu hồi đầu thế kỉ 20 tán thành rằng các phương trình
trường của Einstein có thể tạo ra một cơ sở cho vũ trụ học. Vấn đề duy nhất là tìm
một lời giải cho những phương trình đơn giản này – nghĩa là, sáng tạo ra một mô
hình vũ trụ - là một cơn ác mộng toán học.
“Tôi đã nổi xung lên nhưng thật là chuyện viễn vông… Cho nên chúng ta
hãy thỏa mãn và không nên mong đợi câu trả lời, và nên gặp nhau một lần
nữa càng sớm càng tốt!”
Einstein viết cho de Sitter, năm 1916
Năm 1916, vào giữa cuộc Thế chiến thứ nhất, Einstein đã gặp de Sitter ở đất
nước Hà Lan trung lập. Được khích lệ và phê bình lẫn nhau, họ đã đưa ra hai mô
hình vũ trụ, tức là hai lời giải khác nhau cho các phương trình trường. Nhưng cả hai
mô hình dường như đều cần có sự điều chỉnh đặc biệt. Mô hình của de Sitter chỉ có
thể ổn định nếu như nó không chứa vật chất gì. De Sitter hi vọng mô hình đó vì
nguyên nhân gì đó có thể được điều chỉnh để mô tả vũ trụ thực, mang lại mật độ vật
chất gần đủ tới không. Điều gây ấn tượng nhất về vũ trụ trống rỗng của ông là một
hiệu ứng kì lạ tác dụng lên ánh sáng - càng xa tâm toán học (gốc tọa độ), tần số của
dao động sáng càng thấp. Điều đó có nghĩa là một vật càng ở xa trong vũ trụ kì lạ
này thì ánh sáng phát ra từ nó càng có vẻ có tần số chậm dần.
Nỗ lực đầu tiên của Einstein về một mô hình giống như vậy không thể chứa
vật chất và ổn định. Trong các phương trình cho thấy vũ trụ là tĩnh tại lúc mới bắt
đầu, thì lực hút hấp dẫn của vật chất sẽ làm cho nó rơi trở lại vào nhau. Điều đó có
vẻ buồn cười, vì không có lí do gì để giả sử không gian lại không bền như thế.
Einstein nhận thấy ông có thể làm cho mô hình của ông trở nên ổn định bằng
cách thêm một hằng số đơn giản vào các phương trình. Nếu hằng số này khác
không, thì mô hình sẽ không phải co sập lại dưới lực hấp dẫn riêng của nó. “Hằng
số vũ trụ” này, Einstein thừa nhận, chỉ là một “thuật ngữ giả thuyết”. Nó “không

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 49


được yêu cầu bởi lí thuyết cũng không có vẻ tự nhiên từ quan điểm lí thuyết”. Thật
vậy, “thuật ngữ đó cần thiết chỉ vì mục đích tạo ra sự phân bố tĩnh tại trong chừng
mực nào đó của vật chất”.

Albert Einstein (trái) và Wilhelm de Sitter (phải) thảo luận trên bảng đen về lí thuyết vũ trụ dãn nở
của de Sitter. Bức ảnh này chụp năm 1932 tại Viện Công nghệ California.

“Việc đưa ra một hằng số như thế ngụ ý là một sự hi sinh lớn của tính đơn
giản hợp lí của lí thuyết… Kể từ khi tôi đưa ra thuật ngữ này, tôi đã làm một
việc trái lương tâm mình… Tôi không thể tin rằng một thứ xuẩn ngốc như thế
sẽ được nhận thức trong tự nhiên”
Einstein viết cho Lamaitre, năm 1947
Ánh sáng phát ra từ các tinh vân xa xôi
Niềm tin mạnh mẽ vào một vũ trụ tĩnh tại chỉ có thể bị lật đổ bởi sức nặng
của các quan sát tích lũy. Bằng chứng đầu tiên trong số những quan sát này được
công bố vào năm 1915. Có khả năng quan sát đó không đến được với Einstein khi

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 50


ông đang phát triển lí thuyết của ông và trao
đổi thông tin với de Sitter. Thế chiến thứ nhất
đã làm gián đoạn việc truyền đạt thông tin giữa
các quốc gia nói tiếng Anh và nước Đức, nơi
Einstein nghiên cứu, còn de Sitter chỉ có bản
công bố gián tiếp, không đầy đủ của quan sát
quan trọng đó.
Quan sát đó được thực hiện tại Đài quan
sát Lowell ở Arizona. Người sáng lập của nó,
Percival Lowell, nghi ngờ rằng các vạch quang
phổ nhìn thấy trong ánh sáng phát ra từ một
loại tinh vân, tinh vân “hành tinh”, có thể cùng Vesto Slipher
tìm thấy trong phổ của tinh vân xoắn ốc. Năm
1909, Lowell nhờ người phụ tá của ông là Vesto Slipher thu thập phổ của tinh vân
xoắn ốc. Ban đầu Slipher ngờ vực không biết điều đó có thực hiện được hay không.
Sau đó, ông nhận thấy đối với các tinh vân có những bề mặt mở rộng của chúng,
trái với ảnh điểm của các sao, yếu tố quan trọng của thiết bị không phải là kích
thước kính thiên văn (Đài quan sát Lick đối thủ ở California có một chiếc kính thiên
văn lớn hơn nhiều) mà là “tốc độ” camera – thời gian phơi sáng cần thiết để chụp
ảnh phổ tinh vân.

Tinh vân xoắn ốc M101

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 51


Tinh vân hành tinh giống như thế này là một đốm khí rộng lớn thường xuất hiện dưới dạng vòng,
có phần giống như quỹ đạo của một hành tinh. Chúng được biết tới trong thiên hà của chúng ta,
tương đối gần. Tinh vân xoắn ốc như hình bên dưới, nhìn từ trẻn xuống, được biết tới trong những
thiên hà giống như thiên hà của chúng ta, nhưng ở xa hơn nhiều.

Với một chiếc camera mới, tốc độ của nó tăng gấp 30 lần, vào đêm
17/9/1912, Slipher đã thu được một ảnh phổ cho tinh vân Tiên Nữ. Ảnh phổ cho
thấy tinh vân đó đang tiến về phía hệ Mặt Trời với một tốc độ cao đến ngạc nhiên.
Slipher tiến hành thêm các quan sát, phơi sáng cùng một tấm phim trong nhiều đêm
(ví dụ đêm 29, 30 và 31/12/1912). Các vận tốc phát sinh này trung bình khoảng 300
km/s. Vận tốc đó quá lớn nên một số nhà thiên văn không tin là nó tồn tại.
Suốt hai năm sau đó, Slipher đã đo vận tốc cho các tinh vân xoắn ốc khác.
Một vài phép đo đầu tiên cho thấy các tinh vân đang tiến tới ở mạn nam thiên hà
của chúng ta và các tinh vân đang lùi ra xa thì nằm ở mạn bên kia. Slipher đặt ra giả
thuyết “trôi giạt”. Ông cho rằng thiên hà của chúng ta đang chuyển động tương đối
© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 52
so với tinh vân, tiến về phía nam và tiến ra xa khỏi phía bắc. Tuy nhiên, nhiều quan
sát tinh vân xoắn ốc mâu thuẫn với điều này. Các tinh vân đang lùi ra xa được tìm
thấy ở cả mạn nam lẫn mạn bắc thiên hà của chúng ta. Tuy vậy, Slipher vẫn theo
đuổi lí thuyết trôi giạt của ông. Ông tranh luận rằng có lẽ nhiều quan sát hơn nữa sẽ
tìm được ít nhất là một sự trội hơn của các tinh vân đang tiến đến gần ở mạn nam,
hướng mà ông cho là thiên hà của chúng ta về phía đó.

Thiên hà Tiên Nữ
Một lời giải thích khác về vận tốc nhìn thấy ở các tinh vân xoắn ốc sớm được
nêu lên. Mô hình vũ trụ tĩnh tại của de Sitter có một tần số thu nhỏ của những dao
động sáng theo khoảng cách tăng dần. De Sitter tính ra các vận tốc bằng cách sử
dụng quy luật tần số của ánh sáng quan sát thấy sẽ biến thiên nếu như nguồn phát
sáng đang chuyển động nhanh ra xa – nhưng có lẽ đây là một ảo tưởng. Có khả
năng những đối tượng ở xa không thật sự đang lùi ra xa ở tốc độ lớn, mà chỉ phát ra
một tần số ánh sáng khác đi. Không có gì giống như thế xảy ra trong mô hình vũ trụ
tĩnh tại của Einstein, nên phép đo của Slipher có thể mang lại một sự chọn lựa giữa
hai mô hình.
Thế chiến thứ nhất đã làm chậm việc truyền đạt thông tin, nhưng vào năm
1921 de Sitter đã biết các phép đo vận tốc của Slipher đối với 25 tinh vân xoắn ốc.
Trong đó chỉ có 3 tinh vân đang tiến tới gần. Chúng có thể được giải thích là kết
quả của những vận tốc lớn theo những hướng ngẫu nhiên, chồng chất lên sự lùi ra
xa có hệ thống nhỏ hơn nhiều. De Sitter vẫn lưỡng lực không đưa ra bất cứ kết luận
nào. Các vận tốc được biết, nhưng nửa kia thuộc quan hệ tiên đoán được – khoảng
cách đến tinh vân – là ẩn số. Thông tin quan trọng này sẽ được Edwin Hubble phát
triển khi ông mở rộng các phép đo “vũ trụ cô lập” của mình (đã mô tả ở phần
trước).

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 53


Mối quan hệ thật ngạc nhiên của Hubble
Năm 1928, Edwin Hubble tham dự một cuộc họp của Liên đoàn Thiên văn
quốc tế tổ chức trong năm đó tại Hà Lan. Ở đó, Hubble đã bàn về các lí thuyết vũ
trụ học cùng với de Sitter. Hubble quay trở lại Đài quan sát núi Wilson xác định
nhằm kiểm tra lí thuyết của de Sitter. Hubble hướng dẫn người phụ tá của ông,
Milton Humason, một nhà quan sát có năng khiếu và rất tỉ mỉ, nghiên cứu các tinh
vân mờ nhạt, chúng có lẽ ở khoảng cách đặc biệt xa. Không biết tần số ánh sáng của
chúng có khác với ánh sáng phát ra từ những tinh vân ở gần hơn ? Giờ thì tần số
càng chậm ứng với bước sóng ánh sáng càng dài, nghĩa là ánh sáng càng gần phía
đầu đỏ của quang phổ hơn. Như vậy, cái mà Hubble và Humason tìm kiếm là sự
dịch chỗ của các vạch trong quang phổ về phía đầu đỏ, cái sau này trở nên nổi tiếng
là “sự lệch về phía đỏ”. Một sự lệch như thế, Humason sau này giải thích, là cái “có
thể được mong đợi trên lí thuyết của de Sitter về không-thời gian cong”.
Humason thu được vận tốc và Hubble thu được khoảng cách. Họ tìm được
một quan hệ tuyến tính – nói đại khái thì vận tốc lùi ra xa của các tinh vân càng lớn
thì khoảng cách đến chúng càng xa. Dữ liệu của họ thật nghèo nàn, và lời giải thích
xét chi tiết không vững cho lắm. (Thật vậy, sau này người ta phát hiện ra rằng
khoảng cách của Hubble tới các tinh vân chỉ bằng phân nửa khoảng cách thật sự).
Thật vậy, con số của ông không phù hợp với cái các nhà khoa học đã biết về tuổi
của vũ trụ. Dù sao thì mối quan hệ vận tốc-khoảng cách cũng là một sự ngoại suy
táo bạo và sáng tạo.
“Các kết quả nêu lên một mối quan hệ gần như tuyến tính giữa các vận tốc
và khoảng cách giữa các tinh vân”.
Edwin Hubble
Làm thế nào Hubble tính được các khoảng cách
Việc tìm khoảng cách đến các thiên thể được thực hiện qua một loạt bước. Vào thập niên
1920, một vài bước tiến lớn đã được thực hiện, đạt tới đỉnh điểm trong việc tìm khoảng
cách tới các sao biến quang Cepheid, chúng đủ sáng để nhìn thấy được từ khoảng cách
lớn. Người ta đã biết rằng chu kì biến thiên của các sao này có thể được sử dụng để tính ra
khoảng cách của chúng, như đã mô tả ở phần trước. Edwin Hubble đã sử dụng phương
pháp này để đo khoảng cách trực tiếp đến 5 tinh vân xoắn ốc trong đó từng sao Cepheid
riêng lẻ có thể được nhìn thấy. Tinh vân thứ 6, là bạn đồng hành của một trong số 5 tinh
vân đầu tiên, ông cho rằng ở cùng một khoảng cách.
Biết khoảng cách đến 6 tinh vân này, Hubble có thể tính ra độ lớn tuyệt đối (nghĩa là độ
sáng thực sự) cảu những ngôi sao sáng nhất trong số chúng. Sau đó, ông giả sử các sao
sáng nhất trong bất cứ tinh vân nào đều có giá trị độ lớn tuyệt đối như nhau như thế này.
Từ quan sát độ lớn biểu kiến của các sao sáng nhất trong 14 tinh vân nữa, Hubble ước tính
ra khoảng cách của chúng. Bây giờ ông có thể tính độ lớn tuyệt đối trung bình cho các sao
sáng nhất trong tất cả 20 tinh vân. So sánh giá trị này với độ lớn biểu kiến của các sao
trong 4 tinh vân nằm trong cụm thiên hà Virgo còn xa hơn nữa, ông cũng xác định được
khoảng cách của chúng.
Các tinh vân xoắn ốc khác cách quá xa để quan sát bất kì ngôi sao riêng lẻ sáng chói nào
trong đó. Hubble chọn 22 trong số các tinh vân ở xa hơn này và đo độ lớn biểu kiến của
ánh sáng toàn phần phát ra từ mỗi một trong số chúng. Ông so sánh giá trị trung bình của
những phép đo này với độ lớn tuyệt đối trung bình của ánh sáng toàn phần phát ra từ mỗi
một trong số 24 tinh vân có khoảng cách mà ông đã biết. Giả sử tính trung bình một tập
hợp tinh vân mang lại cùng lượng ánh sáng như mọi tập hợp khác, giá trị này cho ông
khoảng cách trung bình tới 22 tinh vân ở xa hơn. Giờ thì Hubble đã có đủ dữ liệu cho bài

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 54


báo năm 1929 mang tính bước ngoặc của ông, trong đó lần đầu tiên ông thiết lập quan hệ
vận tốc-khoảng cách.

Milton Humason trên núi Wilson


Mãi cho đến biểu đồ cuối cùng trong bài báo năm 1929, Hubble mới nhắc tới
de Sitter, hay một lí thuyết thật sự. Và sau đó Hubble dễ dàng lưu ý thấy mối quan
hệ vận tốc-khoảng cách có thể biểu diễn hiệu ứng de Sitter và có thể gây hứng thú
cho cuộc thảo luận vũ trụ học. Hubble nhấn mạnh khía cạnh mang tính quan sát,
theo lối kinh nghiệm của công trình của ông. Mục tiêu chính của ông là thuyết phục
những độc giả còn hoài nghi rằng mối quan hệ vận tốc-khoảng cách thật sự tồn tại.

Mối quan hệ vận tốc-khoảng cách năm 1929 của Hubble đối với 46 tinh vân. Các chấm đen và
đường thẳng liền nét biểu diễn lời giải thu được từ 24 tinh vân mà đối với chúng từng khoảng cách
đã được xác định, sử dụng chúng độc lập nhau. Các vòng tròn trống và đường đứt nét biểu diễn lời
giải thu được bằng cách kết hợp các tinh vân thành hai nhóm. Dấu chữ thập biểu diễn vận tốc
trung bình cho tập hợp 22 tinh vân có khoảng cách không thể ước tính riêng lẻ với nhau.
“Những quan sát mới do Hubble và Humason thực hiện… về sự lệch
về phía đỏ của ánh sáng ở các tinh vân ở xa mang lại sự suy đoán gần rằng
cấu trúc tổng quát của vũ trụ là không tĩnh tại”.
Einstein
Các quan sát không thể phủ nhận của Hubble rằng ánh sáng phát ra từ các
tinh vân biểu hiện một sự lệch về phía đỏ tăng theo khoảng cách loại trừ khả năng
mô hình tĩnh tại của Einstein biểu diễn vũ trụ thực. Mô hình tĩnh khác của de Sitter,
không có vật chất, cũng bị bác bỏ bởi những quan sát mới. De Sitter giả sử rằng mật
độ của vật chất trong vũ trụ có thể đủ gần tới không sao cho mô hình của ông có thể
hoạt động được. Năm 1927, một ước tính mới về khối lượng thiên hà của chúng ta
đưa de Sitter tới nghiên cứu lại giả thuyết này và loại bỏ nó. Einstein cũng sớm
nhận thức được rằng sự lệch về phía đỏ đã vứt bỏ giả thuyết cũ kĩ về vũ trụ tĩnh tại.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 55


Tại sao khoảng cách Hubble tìm được lại quá nhỏ ?
Quy mô khoảng cách vũ trụ do Edwin Hubble thiết lập vào thập niên 1920 bằng các sao
biến quang Cepheid đã thay đổi vào thập niên 1950. Như đã được chỉ rõ, tất cả các
khoảng cách tới các tinh vân xoắn ốc mà Hubble tính được đều quá nhỏ, chỉ bằng phân
nửa mà thôi. Hóa ra có tới hai loại sao biến quang. Loại trong thiên hà của chúng ta mà
Shapley đã sử dụng để xác định tỉ lệ chu kì – độ sáng khác với các sao Cepheid mà Hubble
tìm thấy trong những thiên hà ở xa.
Sai sót này gây ra nhiều lộn xộn trong thập niên 1940. Vì nếu như các tinh vân là ở gần và
đang lùi ra xa với tốc độ đo được, thì tính toán ngược trở lại cho thấy vũ trụ đã bắt đầu
dãn nở không lâu hơn 1,5 tỉ năm trước. Tuổi ước tính như thế này cho vũ trụ, Hubble thừa
nhận, rõ ràng nhỏ hơn tuổi của Trái Đất như xác định bởi các nhà địa chất, những người
đã đo mức phóng xạ trong đất đá. Thật vậy, nó có thể còn nhỏ hơn tuổi của sự sống trên
Trái Đất, như các nhà sinh vật học ước tính. Nhưng không lí nào Trái Đất lại già hơn vũ
trụ được !
Walter Baade đã thực hiện quan sát quan trọng làm nhân đôi quy mô khoảng cách và do
đó giải quyết được vấn đề vũ trụ có vẻ như quá trẻ. Baade sinh ra ở Đức, lấy bằng tiến sĩ ở
Göttingen vào năm 1919, và đã làm việc 11 năm tại đài quan sát trường đại học Hamburg.
Ông di cư sang Mĩ và tham gia ban điều hành Đài quan sát núi Wilson vào năm 1931.
Trong Thế chiến thứ hai, nhiều nhà thiên văn trên núi Wilson đã tạm hoãn quan sát của họ
để phục vụ nghiên cứu quân sự. Baade bị loại khỏi công việc quân sự vì ông là công dân
Đức, và giờ thì ông ít gặp cạnh tranh trong việc sử dụng chiếc kính thiên văn mạnh nhất
của thế giới. Ngoài ra, việc tắt đèn tạm thời chiến ở Los Angeles dưới chân núi Wilson cho
phép Baade quan sát được những đối tượng mờ nhạt khác thường trên bầu trời.
Baade phát hiện thấy có hai loại sao cơ bản. “Sao nhóm 1” trẻ hơn, nóng hơn và xanh
hơn. Chúng nằm trong cánh tay xoắn ốc của các thiên hà. Hubble đã sử dụng các sao biến
quang Cepheid nhóm 1 để xác định khoảng cách đến tinh vân xoắn ốc. “Sao nhóm 2” thì
già hơn, lạnh hơn và đỏ hơn. Chúng nằm ở tâm của các thiên hà và trong các đám mây
hình cầu. Harlow Shapley đã sử dụng các sao Cepheid nhóm 2 để đo kích thước thiên hà
của chúng ta.
Hubble đã tiến hành giả định không phải không có lí rằng các sao Cepheid mà ông quan
sát thấy ở những tinh vân xoắn ốc giống như các sao quan sát thấy trong thiên hà của
chúng ta. Thật ra, các sao mà Hubble sử dụng để ước tính khoảng cách sáng hơn có hệ
thống so với các sao so sánh ở gần hơn. Khi điều này được nhận ra vào thập niên 1950,
nhờ nghiên cứu của Baade, các khoảng cách của Hubble đã được nhân lên gấp đôi. Điều
đó mang con số của ông đến gần hơn số tuổi của vũ trụ đo được theo những cách khác
(sau này người ta nhận thấy các thiên hà thậm chí còn xa hơn – vũ trụ khoảng chừng 14 tỉ
năm tuổi).
Vũ trụ đang dãn nở ?
Tại một cuộc họp ở London của Hội Thiên văn học Hoàng gia vào đầu năm
1930, de Sitter thừa nhận lời giải của ông lẫn của Einstein cho các phương trình
trường đều không thể biểu diễn vũ trụ quan sát được. Nhà thiên văn người Anh
Arthur Eddington sau đó đã nêu ra “một câu hỏi gây hoang mang”. Tại sao lại chỉ
có hai lời giải này ? Trả lời câu hỏi của mình, Eddington cho rằng vấn đề là ở chỗ
người ta chỉ tìm kiếm những lời giải tĩnh tại.
“Cả hai lời giải [cho các phương trình trường, của de Sitter và của Einstein] phải
bị loại bỏ, và vì đấy là những lời giải tĩnh tại duy nhất cho các phương trình đó…
nên lời giải thực sự biểu diễn tự nhiên phải là một lời giải động học”.
Wilhelm de Sitter, 1931

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 56


Thật ra, một số nhà thiên văn đã đi tìm lời giải khác cho các phương trình
Einstein. Trở lại năm 1922, nhà toán học, khí tượng học người Nga Alexander
Friedmann đã công bố một tập hợp lời giải toán học có thể có cho một vũ trụ phi
tĩnh tại. Einstein lưu ý mô hình này thật ra là một lời giải toán học khả dĩ cho các
phương trình trường. Sau đó, Friedmann được hoan nghênh là một điển hình cho
nền khoa học Xô Viết vĩ đại. Nhưng suốt thập niên 1920, cả Einstein cũng như
không có ai khác cảm thấy hứng thú với công trình của Friedmann, chúng dường
như đơn thuần chỉ là một kì dị lí thuyết trừu tượng. Đa số các nhà thiên văn tiếp tục
thừa nhận vũ trụ thực là tĩnh tại. Khi Friedmann công bố một lần nữa vào năm
1924, bài báo đó, được nhìn nhận là một vấn đề của lí thuyết tương đối thuần túy
không hề có chút hứng thú thiên văn nào, đã bị bỏ sót khỏi cuộc khảo sát thường
niên về các bài báo khoa học về các chủ đề thiên văn học. Ông không thể trụ vững
cho ý tưởng của mình, vì một năm sau đó ông đã qua đời do chứng bệnh thương
hàn, lúc mới có 37 tuổi.

Arthur Eddington Friedmann, 1922 (hoặc 1923)

Nhà thiên văn học người Bỉ


Georges Lemaitre cũng công bố một mô
hình vũ trụ đang dãn nở vào năm 1927.
Lemaitre là một thầy tu Công giáo (từ
năm 1960 cho đến khi ông qua đời vào
năm 1966, ông là chủ tịch Viện Hàn lâm
khoa học thuộc Giáo hoàng). Những
đóng góp của ông cho khoa học ngày
nay được tán dương, nhưng vào thời kì
đó, nó không gây chút ấn tượng nào.
Được công bố trên tạp chí ít người đọc
tới, Biên niên sử của Hội Khoa học
Brussels, bài báo đó dễ dàng bị bỏ qua.
Những người từng đọc bài báo năm
1927 của Lemaitre (trong đó có
Eddington) nhanh chóng bỏ quên nó đi. Georges Lemaitre

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 57


“tìm thấy một lời giải đúng, hay ít nhất là một lời giải có khả năng, nằm
trong chừng mực nào đó gần với thực tế, trong một bài báo… của
Lemaitre… mà tôi đã không chú ý tới vào lúc đó”.
De Sitter gởi cho Shapley, 1930
Lemaitre nhìn thấy một bản báo cáo của cuộc họp Hội Thiên văn học Hoàng
gia năm 1930 và viết thư cho Eddington, thầy học cũ của ông, nhắc ông ta về bài
báo năm 1927. Giờ thì Eddington đã nhận ra giá trị của nghiên cứu của Lemaitre.
Eddington chia sẻ bài báo của Lematre với de Sitter, người sau đó sớm viết thư cho
Harlow Shapley tại Harvard, “Tôi đã nhận ra một lời giải đúng, hay ít nhất là một
lời giải có khả năng nằm trong chừng mực nào đó gần với thực tế, trong một bài
báo… của Lemaitre… mà tôi đã không chú ý tới vào lúc đó”. Einstein sớm xác
nhận nghiên cứu của Lemaitre “phù hợp tốt với thuyết tương đối rộng”. Năm 1931,
de Sitter công khai ca ngợi khám phá tài trí của Lemaitre về vũ trụ đang dãn nở.
Cũng trong năm đó, Lemaitre đi đến đề xuất rằng vũ trụ hiện tại là “đống tro tàn và
khói bụi của đốm lửa sáng nhưng rất nhanh”. Bây giờ chúng ta có thể xem “lí thuyết
đốm lửa” này (như tên gọi của nó) là phiên bản đầu tiên của lí thuyết “Big Bang” về
nguồn gốc của vũ trụ.
Vậy thì cụm từ mới lạ, vũ trụ đang dãn nở, có nghĩa là gì ? Nó có nghĩa là
ánh sáng phát ta từ các tinh vân ở xa bị lệch về phía đỏ không phải do một số hiệu
ứng de Sitter kì dị, mà vì các tinh vân thật sự đang chuyển động ra xa chúng ta.
Điều này không phải vì có cái gì đó đặc biệt về phía chúng ta – ngày nay các nhà
thiên văn hiểu rằng tinh vân là các thiên hà ít nhiều giống như thiên hà của chúng ta.
Mỗi thiên hà trong số các thiên hà này đang chuyển động ra xa tất cả các thiên hà
còn lại. Không gian tự nó đang dãn nở ở giữa chúng. Trong có điểm nào đặc biệt ở
giữa các vì sao nơi đó sự dãn nở lớn bắt đầu – chúng ta và tất cả các thiên hà khác
đều nằm bên trong nơi đó. Như vậy, bất kì hai thiên hà nào càng cách xa nhau, thì
chúng sẽ tiếp tục tách xa nhau càng nhanh – đúng như mối quan hệ vận tốc-khoảng
cách của Hubble.
Các nhà vũ trụ học lập tức nhận ra một vũ trụ đang dãn nở có nghĩa là trong
tương lai xa, các thiên hà sẽ còn cách nhau xa hơn nhiều. Nhìn trở lại, xa hơn trong
quá khứ, vũ trụ phải đậm đặc hơn nhiều. Vậy chính thời gian có một điểm bắt đầu
hay không ? Một số phép đo của Hubble đủ sức thuyết phục các nhà khoa học hàng
đầu thế giới đi đến một quan điểm mới triệt để về tự nhiên, nguồn gốc và số phận
của vũ trụ. Có lẽ các nhà khoa học có thể đi đến quan điểm quá nhanh do thuyết
lượng tử và thuyết tương đối đã dọn đường cho họ đến những phát hiện nổi bật.
Việc nhận ra vũ trụ đang dãn nở cũng không kém phần mang tính cách mạng – đó là
đỉnh điểm của một thời kì thật sự ngoại lệ trong lịch sử khoa học.
Sự dãn nở của vũ trụ ngày nay được xem là một trong những khám phá khoa
học to lớn, và Hubble nói chung đã được công nhận. Tuy nhiên, chính xác hơn,
Hubble đã thiết lập một công thức theo lối kinh nghiệm khiến cho phần đông các
nhà khoa học tin vào sự dãn nở. Một câu mở mang tính lịch sử và triết lí là phải
hiểu ra sao mối tương quan dữ liệu của Hubble là một “khám phá”, và chính xác là
làm thế nào khẳng định vũ trụ đang dãn nở đã phát sinh trong tâm trí của các nhà
khoa học.
Nhiều quan sát đã xác nhận mô hình vũ trụ đang dãn nở mà mối quan hệ của

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 58


Hubble công nhận. Nhưng Hubble đã không phải được phán xét dễ dàng bởi những
kết luận của ông ngày nay được xem là đúng đắn. Điều quan trọng hơn là con
đường mà ông đã vạch ra: sử dụng các thiên hà làm chìa khóa mở vào lịch sử vũ trụ.
Công trình của Hubble phải được đánh giá đúng vì những giả định mà nó đã bác bỏ,
và vì những viễn cảnh mà nó đã mở ra, với tư cách là một thành tựu mang tính bước
ngoặc của trí tuệ con người.
Chiến dịch của Hubble nhằm thiết lập mối quan hệ vận tốc - khoảng cách
Sau bài báo nổi tiếng năm 1929 của ông, vào thập niên 1930, Edwin Hubble tiếp tục chiến
dịch của ông nhằm chứng tỏ tính xác thực của mối quan hệ vận tốc – khoảng cách mà ông
đã loan báo. Trong bài báo năm 1929, ông lưu ý rằng “Ông Humason ở núi Wilson đã bắt
đầu một chương trình xác định vận tốc của những tinh vân xa xôi nhất có thể quan sát
được với độ tin cậy… Dữ liệu mới được chờ đợi trong tương lai gần có thể làm thay đổi
tầm quan trọng của những nghiên cứu hiện nay, hay nếu như được xác nhận, sẽ đưa đến
một lời giải có sức nặng gấp nhiều lần”.
Vào năm 1931, Hubble và Humason có được vận tốc cho hơn 40 tinh vân, 26 trong số
chúng nằm trong 8 nhóm thiên hà. Khoảng cách lớn nhất lúc bấy giờ là hơn một trăm triệu
năm ánh sáng. Khoảng cách này lớn gấp 50 lần so với tinh vân xoắn ốc xa nhất trong báo
cáo năm 1929. Mối quan hệ tuyến tính giữa vận tốc và khoảng cách vẫn giữ vững.

Mối quan hệ vận tốc – khoảng cách năm 1931 của Hubble. Các vòng tròn biểu diễn giá trị
trung bình cho các cụm hay nhóm tinh vân. Các chấm ở gần góc dưới bên trái biểu diễn
các tinh vân riêng lẻ. Những chấm này và hai vòng tròn ở thấp nhất được sử dụng trong
công thức năm 1929 về mối quan hệ vận tốc – khoảng cách.

Năm 1934, Hubble và Humason báo cáo các kết quả cho những tinh vân cô lập không nằm
trong các cụm. Mối quan hệ vận tốc – khoảng cách vẫn giữ vững.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 59


Mối quan hệ vận tốc – khoảng cách năm 1934 của Hubble. Đường liền nét biểu diễn mối
quan hệ vận tốc – khoảng cách xác định từ các tinh vân cô lập. Nó song song với quan hệ
vận tốc – khoảng cách xác định trước đó từ các tinh vân nằm trong cụm, biểu diễn bằng
đường đứt nét. Quan hệ vận tốc – khoảng cách đối với các tinh vân cô lập có cường độ
sáng hơn quan hệ đó đối với các tinh vân trong cụm. Điều này là do ảnh hưởng của sự lựa
chọn – các tinh vân sáng nhất dễ tìm thấy ở trạng thái cô lập nhất, còn những tinh vân kém
sáng hơn thì dễ tìm thấy trong các cụm.
Năm 1936, Hubble và Humason đã có dữ liệu cho hơn 100 tinh vân. Quan hệ vận tốc –
khoảng cách vẫn “tuyến tính một cách hợp lí đến khoảng cách 70 triệu parsec [hơn 200
triệu năm ánh sáng]”.

Quan hệ vận tốc – khoảng cách năm 1936 của Hubble. Con số nằm trong ngoặc theo sau
tên của các cụm cho biết số tinh vân quan sát thấy trong mỗi cụm. Do tinh vân mờ nhạt
hơn nằm trong các cụm xa xôi nhất dưới giới hạn quan sát của kính thiên văn 100-inch,
nên Humason vẽ, dạng một dấu hiệu của khoảng cách, cường độ của tinh vân sáng nhất
thứ năm trong mỗi cụm.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 60


Chương 6
BIG BANG HAY TRẠNG THÁI BỀN

Sự hình thành các nguyên tố


Thập niên 1930 đúng là một thập niên củng cố thêm cho sự tiến bộ mang
tính cách mạng trong vũ trụ học. Và vào đầu những năm 1940, cuộc chiến tranh thế
giới đã làm hạn chế sự tiến bộ vũ trụ học. Nhưng cuộc chiến đó tạm thời đã thu hút
các tài nguyên khoa học đồng thời đẩy mạnh công nghệ dẫn tới những tiến bộ khoa
học cơ bản.
Những tiến bộ trong ngành vật lí hạt nhân đã giúp chuyển hóa những suy xét
vũ trụ học thành những phép tính định lượng. Xu hướng nghiên cứu này, bắt đầu
vào cuối những năm 1940, lúc đầu chủ yếu được theo đuổi bởi các nhà vật lí, chứ
không phải các nhà thiên văn học. Vào thập niên 1930, Georges Lemaitre đã đề xuất
rằng vũ trụ có khả năng khởi đầu khi một “quả trứng vũ trụ” nguyên thủy bùng nổ
trong một đốm lửa hùng vĩ, tạo ra một vũ trụ đang dãn nở. Bấy giờ các nhà vật lí
tìm thấy những con số hợp lí cho sự phong phú của các nguyên tố khác nhau sẽ
được tạo ra một vụ nổ vũ trụ ban đầu. Nhưng lí thuyết về một vụ nổ vũ trụ ban đầu
sớm bị thách thức bởi một giả thuyết mới – rằng xét cho cùng thì vũ trụ có thể ở
trạng thái bền vững.
Năm 1946, nhà vật lí người Mĩ sinh quán Ukrainia George Gamow xem xét
cách thức giai đoạn sơ khai của một vũ trụ đang dãn nở sẽ là một bể hạt siêu nóng,
và bắt đầu tính hàm lượng các nguyên tố hóa học khác nhau có thể tạo ra dưới
những điều kiện này. Gamow kết nạp thêm Ralph Alpher, một sinh viên tốt nghiệp
trường đại học George Washington, nơi Gamow giảng dạy, và Robert Herman, một
nhân viên tại Phòng thí nghiệm Vật lí Ứng dụng Johns Hopkins, nơi Gamow tra cứu
tư liệu. Cả Alpher và Herman đều là con sinh ra ở Mĩ của người người Do Thái di
cư sang Mĩ.
Gamow giả sử sự dãn nở và lạnh đi của vũ trụ từ một trạng thái ban đầu có
mật độ và nhiệt độ gần như vô hạn. Ở trạng thái đó, tất cả vật chất đều là proton,
neutron, và electron xuất hiện trong một đại dương bức xạ năng lượng cao. Gamow
và Alpher gọi hỗn hợp giả thuyết này là “Ylem” (một từ cổ xưa chỉ vật chất).
Alpher đã tiến hành tính toán chi tiết các quá trình hạt nhân trong vũ trụ sơ khai
này. Trong tính toán của ông, ông sử dụng một số máy tính điện tử kĩ thuật số đầu
tiên – được phát triển trong chiến tranh dùng cho việc tính toán, trong số nhiều công
dụng khác, các điều kiện bên trong một vụ nổ bom hạt nhân. Dường như các
nguyên tố có thể cấu hành dạng một hạt bắt từng neutron một, theo kiểu “nấu hạt
nhân”.
Đóng góp của lí thuyết này là không nêu ra một lời giải cuối cùng mà, không
kém phần quan trọng, là nêu ra một bài toán rất lớn – cái gì xác định sự phong phú
vũ trụ của các nguyên tố ? Liệu sự phong phú quan sát thấy có thể phù hợp bởi
những phép tính áp dụng các định luật vật lí cho một pha sơ khai cực kì nóng và
đậm đặc của một vũ trụ đang dãn nở hay không ? Gamow thật sự thành công trong
việc giải thích sự phong phú tương đối của hydrogen và helium. Các tính toán phù
© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 61
hợp thô với các quan sát sao – helium chiếm khoảng một phần từ khối lượng của vũ
trụ và hydrogen chiếm hầu như toàn bộ phần còn lại. Tuy nhiên, các nỗ lực nhằm
tiến hành tính toán với những nguyên tố khác đã thất bại trong việc thu được một
câu trả lời có thể nhận thức được cho bất kì nguyên tố nào ngoài helium. Dường
như việc chồng chất thêm neutron vào helium sẽ khó mà cho bạn các nguyên tố bền
vững. Gamow đùa rằng lí thuyết của ông tuy vậy vẫn được xem là thành công, vì nó
giải thích được 99% vật chất trong vũ trụ.

Ảnh chụp Hoyle tại Kính thiên văn Anh-Australia, cùng với hoàng tử Charles.
Thật vậy, lí thuyết của ông không hề sai mà chỉ là không hoàn chỉnh. Các
nhà thiên văn vật lí sớm nhận ra rằng nếu các nguyên tố nặng hơn không được hình
thành trong sự khởi nguyên nóng bỏng của vũ trụ, thì chúng phải được hình thành
sau đó, trong phần bên trong của các sao. Lí thuyết đó phụ thuộc vào một tính chất
đặc biệt của carbon mà nhà thiên văn học người Anh Fred Hoyle đã đo được và tìm
thấy đúng như tiên đoán. Vũ trụ học đã bước vào phòng thí nghiệm.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 62


George Gamow (1904-1968)
Ông sinh ở Odessa, trưởng thành trong cách mạng và chiến tranh, và nghiên cứu vũ trụ
học dưới trướng Alexander Friedmann tại trường đại học Leningrad. Sau khi lấy bằng tiến
sĩ năm 1928, Gamow nghiên cứu cơ học lượng tử ở Göttingen, Copenhagen, và
Cambridge. Ông giải được một thách đố quan trọng và chỉ ra những công nghệ mới bằng
việc giải thích làm sao hạt alpha (hai proton và hai neutron, về cơ bản là nguyên tử helium
bị bóc mất các electron của nó) có thể “chu hầm” ra khỏi hạt nhân nguyên tử.

Bưu thiếp do Gamow gởi, chính thức chấp nhận


lời mời đến Los Alamos nghiên cứu về bom
George Gamow hydrogen.

Gamow bị gọi trở lại Liên Xô vào năm 1931, nhưng ông không cảm thấy thoải mái ở đó.
Ông dùng giấy phép cho tham dự một hội nghị ở Brussels vào năm 1933 để trốn sang Mĩ, ở
đó ông đảm nhận một vị trí trong trường đại học George Washington DC. Không rõ là ông
có nghiên cứu Dự án Mahattan không, nhưng sau này ông có tham gia một thời gian ngắn
trong việc phát triển bom khinh khí. Gamow đã đưa lí thuyết hạt nhân vào vũ trụ học và
đặt nền tảng cho việc nghiên cứu sự hình thành của các nguyên tố trong Big Bang.
Trò đùa của Gamow
Khi Alpher và Gamow soạn bài báo về đề tài trên, Gamow đã tinh quái thêm tên của nhà
vật lí hạt nhân nổi tiếng Hans Bethe vào danh sách tác giả để nó được gọi là “bài báo
Alpher – Bethe – Gamow”, bắt chước “alpha – beta – gamma” của những kí tự đầu tiên
của bộ chữ cái Hi Lạp. Không hề biết Gamow, Bethe là nhà phản biện cho tập san mà
Gamow gởi đăng bài báo. Bethe xem đó là một sự hóm hỉnh dễ thương, sau này ông giải
thích, “ Lúc ấy tôi cảm thấy đúng hơn là một trò đùa dễ thương, và bài báo đó rất có thể là
chính xác, cho nên tôi không phiền việc tên mình bị thêm vào danh sách tác giả”. Gamow
cũng xúi giục Herman đổi tên ông ta thành Delter để nhại lại delta, kí tự tiếp theo trong bộ
chữ cái Hi Lạp. Bất chấp sự từ chối của Herman, trong một bài báo trên một tập san khoa
học danh tiếng, Gamow vẫn nhắc tới “lí thuyết bắt neutron… phát triển bởi Alpher, Bethe,
Gamow và Delter”.Trong số những đặc điểm nổi trội của ông thì óc hài hước chiếm một
phần không phải là ít.

Một bức ảnh ghép năm 1949 với Robert


Herman ở bên trái, Ralph Alpher ở bên phải, và
George Gamow ở chính giữa, lúc đang khui cái
chai “Ylem” thần thánh, hỗn hợp vũ trụ ban
đầu gồm các proton, neutron, và các electron,
các nguyên tố được cho là hình thành từ đó.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 63


Lí thuyết trạng thái bền vững
Chiến thắng của Hoyle trong việc giải thích làm thế nào đa số các nguyên tố
có thể được tạo ra ở bên trong các sao rơi ra khỏi khuôn khổ lí thuyết trong đó các
nguyên tố được hình thành rất sớm. Nó được xem là một lí thuyết đối thủ đầy thiện
ý. Và Hoyle thật sự ủng hộ một lí thuyết đối thủ, lí thuyết mà ông đã giữ một vai trò
quan trọng trong việc đầu tư và phát triển. Trong lí thuyết này, vũ trụ luôn luôn
trông giống hệt như nó hiện bây giờ. Không bao giờ có một “Big Bang” – cụm từ
mà Hoyle đã phát minh ra hồi năm 1950, ý định đặt tên kiểu miệt thị.
“[Big Bang] là một quá trình phi lí không thể nào mô tả bằng các thuật ngữ
khoa học… [cũng không thể] thách thức một yêu cầu phải quan sát”.
Hoyle

Tommy Gold (trái), cùng với Hermann Bondi (giữa) và Fred Hoyle (phải), khoảng năm 1960.
Có một câu chuyện thú vị, mà các nhà sử học không xem là nghiêm túc, về
cách thức lí thuyết trạng thái bền vững bắt đầu. Ý tưởng xuất hiện năm 1947, Hoyle
khẳng định, khi ông và nhà khoa học khách mời Hermann Bondi và Tommy Gold
đi xem một bộ phim. Ba người biết nhau từ việc chia sẻ nghiên cứu về radar trong
Thế chiến thứ hai. Hoyle thì tháo vát, ít theo khuôn phép và có trực giác; Bondi thì
có một trí tuệ toán học sâu sắc và có tính kỉ luật cao; còn trí tưởng tượng vật lí táo
bạo của Gold thì mở ra những viễn cảnh mới. Bộ phim đó là một câu chuyện ma kết
thúc theo kiểu giống như lúc nó bắt đầu. Điều này khiến cho ba nhà khoa học nghĩ
về một vũ trụ cho đến nay không hề thay đổi về mặt động lực học. Theo Hoyle
“Người ta có xu hướng nghĩ về những tình huống bất biến dạng nhất thiết tĩnh tại.
Cái mà bộ phim ma đó đã làm sâu sắc đối với ba chúng tôi là đã loại bỏ quan điểm
sai lầm này. Người ta có thể có những tình huống không đổi mang tính động lực
học, chẳng hạn như một dòng sông chảy êm đềm”. Nhưng làm sao vũ trụ lại có thể
trông như hệt nhau nếu như nó luôn luôn dãn nở ? Họ không mất bao lâu để thấy
một câu trả lời có khả năng – vật chất liên tục được tạo ra. Như vậy, những ngôi sao
và thiên hà mới có thể hình thành để lấp đầy không gian bỏ lại phía sau khi những
ngôi sao hay thiên hà già nua chuyển động ra xa.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 64


Đối với nhiều trí tuệ triết học, vũ trụ trạng thái bền vững do Hoyle, Bondi và
Gold đề xuất có một thuận lợi lớn so với vũ trụ Big Bang đang dãn nở. Trong vũ trụ
của họ, toàn bộ mật độ được giữ luôn luôn không đổi bởi sự hình thành liên tục của
vật chất. Trong vũ trụ Big Bang với mật độ biến thiên triệt để của nó, các định luật
vật lí khác nhau có thể không áp dụng được theo cách như nhau ở mọi thời điểm.
Người ta không thể nào ngoại suy với độ tin cậy từ hiện nay trở lại khởi nguyên
siêu đậm đặc của vũ trụ.

Hình vẽ giai đoạn sơ khai và sau đó trong hai mô hình khác nhau về vũ trụ dãn nở. Mô hình bên
trái tuân theo nguyên lí vũ trụ học, theo đó vũ trụ là đồng nhất và trông như nhau đối với nhà quan
sát đứng ở bất kì chỗ nào trong vũ trụ. Mô hình bên phải tuân theo nguyên lí vũ trụ học hoàn hảo,
ngoài nguyên lí vũ trụ học còn yêu cầu vũ trụ là bất biến theo thời gian – những thiên hà mới xuất
hiện liên tục bên trong không gian đang dãn nở.

Hoyle và Big Bang (trích từ sách của Hawking)


Lí thuyết trạng thái bền vững cũng có lợi thế quan sát so với lí thuyết Big
Bang vào năm 1948. Tốc độ dãn nở khi đó quan sát được, khi tính lùi trở lại cho
một Big Bang ban đầu, người ta thu được tuổi cho vũ trụ chỉ vào khoảng vài tỉ năm
– nhỏ hơn cả tuổi được biết của hệ Mặt Trời! Đó nhất định là một sự lúng túng cho
lí thuyết Big Bang.
Thỉnh thoảng, các nhà vũ trụ học lại đo lường những ý tưởng chống lại
“nguyên lí vũ trụ học”, nguyên lí khẳng định rằng những tính chất quy mô lớn của

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 65


vũ trụ là độc lập với vị trí của nhà quan sát. Nói cách khác, bất kì lí thuyết nào đặt
loài người chúng ta ở một số nơi đặc biệt (ví dụ như ở trung tâm của vũ trụ) có thể
bị loại bỏ ngay không thương tiếc. Bondi và Gold khăng khăng rằng vũ trụ không
chỉ đồng nhất trong không gian mà còn trong thời gian – nó phải trông như nhau ở
mọi nơi và mọi lúc. Họ đường hoàng gọi đây là “nguyên lí vũ trụ học hoàn hảo”, và
khăng khăng rằng lí thuyết phải được suy diễn từ chân lí là vũ trụ không nằm ở nơi
nào đặc biệt cả trong không gian lẫn thời gian.
Hoyle kém quyết liệt hơn cho rằng nguyên lí vũ trụ học hoàn hảo là một chân
lí cơ sở. Ông thích có lí thuyết tuân theo một biến thể mà ông đã đề xuất cho vũ trụ
tương đối tính của Einstein, thêm vào sự hình thành vật chất. Tuy nhiên, hai lí
thuyết trạng thái bền vững khác nhau đủ điểm chung để xem là một cho đa số mục
đích.
Phần nhiều sự phát triển sau này của lí thuyết trạng thái bền vững xuất hiện
nhằm đối phó với sự phê bình, chỉ trích. Nhất là ở Anh, các nhà khoa học đã dành
sự chú ý lớn để trau chuốt lí thuyết đó. Lập luận của họ phần lớn có bản chất triết
học, với ít sự hấp dẫn với quan sát.
Fred Hoyle (1915-2001)
“Để thu được thứ gì thật sự đáng giá trong khi nghiên cứu”, Hoyle viết, “cần phải phản
đối quan điểm của những người khác cùng nghiên cứu. Để thực hiện việc này một cách
thành công, không đơn thuần trở thành một kẻ lập dị, cần có óc phán xét tốt, nhất là những
vấn đề đã tồn tại lâu thì không thể giải quyết nhanh chóng được”. Ban đầu cảm thấy bình
thường và thực tế thì các sinh viên tốn ít chi phí thuyết phục Hoyle chấp nhận trình độ tiến
sĩ vào năm 1939. Trong chiến tranh, ông nghiên cứu về radar và gặp Hermann Bondi và
Tommy Gold, cùng với họ ông sẽ đề xuất lí thuyết trạng thái bền vững vào năm 1948. Cùng
với William Fowler và Geoffrey và Margaret Burbridge vào thập niên 1950, Hoyle giải
thích cách thức các nguyên tố nặng hơn helium có thể được sản xuất bên trong các sao.
Fowler nhận giải Nobel cho nghiên cứu đó, không chia sẻ giải với Hoyle ưa tranh cãi hơn.
Hoyle thành lập Viện Thiên văn học Lí thuyết ở Cambridge vào năm 1967, nhưng phải từ
bỏ vào năm 1973, vì vấp phải một trong nhiều tranh cãi với chính quyền. Gần đây hơn,
Hoyle cho rằng sự sống trên Trái Đất là do vật chất hữu cơ từ không gian rơi xuống, và
nền vi sóng là do bức xạ điện từ phát ra từ các hạt hình thành khi hơi kim loại phóng ra
của các sao siêu mới lạnh đi từ từ. Hoyle thu được nhiều thành tựu trong nghiên cứu, và
cũng bị xem là một kẻ lập dị.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 66


Tommy Gold (1920-2004)
Sinh ra tại Áo, ông chủ yếu bị giam ở Anh trong
năm 1940. Ở đó, ông đã gặp Hermann Bondi. Sau
đó, họ làm việc cùng với Fred Hoyle về radar, và
đề xuất lí thuyết trạng thái bền vững vào năm
1948. Gold chuyển sang Mĩ. Ông là người đầu tiên
đề nghị, vào năm 1968, rằng pulsar là các sao
neutron đang quay nhanh. Kém thông suốt hơn là
đề xuất của ông rằng bề mặt mặt trăng có thể là
một cấu trúc bụi dày sẽ co lại dưới sức nặng của
cỗ xe hạ cánh xuống mặt trăng. Đề xuất của ông
rằng hydrocarbon, chứ không phải các hóa thạch
không thể hồi phục được còn lại, chủ yếu có nguồn
gốc từ sâu thẳm bên trong Trái Đất cho đến nay
vẫn chưa được chứng minh.

Nguồn gốc mới


Đâu là nguồn gốc của các nguyên tố nặng hơn helium (khối lượng nguyên tử 4)? George
Gamow đã giải thích làm sao hydrogen và helium có thể được tạo ra trong vụ nổ vũ trụ
nguyên thủy, nhưng không thể nào đi xa hơn. Sau đó, nhà vật lí Edwin Salpeter nhận ra
rằng ở phần bên trong nóng bỏng của một ngôi sao, hai nguyên tử helium có thể kết hợp
trong giây lát tạo ra beryllium-8. Để chắc chắn, trạng thái đó không bền, nhưng thỉnh
thoảng nó tồn tại đủ lâu để gặp nguyên tử helium khác và tạo ra carbon-12. Các nguyên tố
khác bấy giờ có thể được tạo ra bằng cách cộng thêm neutron, cùng với sự tan vỡ của các
nguyên tố không bền lớn hơn. Sao siêu mới bùng nổ rốt cuộc sẽ làm phân tán các nguyên
tố nặng về phía thiên hà (đó là lí do tại sao, chẳng hạn, chúng ta có sắt trên Trái Đất này).
Tuy nhiên, phản ứng chủ yếu chỉ xảy ra ở tốc độ vừa đủ nếu như carbon-12 có tính chất rất
đặc biệt (về mặt kĩ thuật: mức năng lượng nằm ngay trên năng lượng của kết hợp hạt nhân
beryllium và helium). Fred Hoyle đã tiên đoán tính chất đó; Willy Fowler đo được nó và
nhận thấy nó đúng như tiên đoán.
Sau đây là bình luận của Gamow về khám phá của Hoyle:
“Vào lúc khởi đầu, Chúa tạo ra bức xạ và ylem. Và ylem không có hình dạng hay con số,
và các nucleon lao đi điên cuồng trên mặt của sâu thẳm.
Và Chúa nói: “Hãy có khối lượng 2”. Và có khối lượng 2. Và Chúa nhìn thấy deuterium,
và thật là tuyệt.
Và Chúa nói: “Hãy có khối lượng 3”. Và có khối lượng 3. Và Chúa nhìn thấy tritium và
tralphium (tên do Gamow đặt cho đồng vị helium He-3), và chúng thật tuyệt. Và Chúa tiếp
tục gọi hết số này tới số khác cho đến khi Ngài gọi đến các nguyên tố siêu uranium. Nhưng
khi Ngài nhìn trở lại công trình của mình, Ngài thấy nó không hay. Trong lúc sôi nổi đếm,
Ngài đã quên gọi khối lượng 5 và cho nên, thật tự nhiên, không có nguyên tố nào nặng hơn
có thể được hình thành.
Chúa rất không hài lòng, và muốn trước hết là thu gọn vũ trụ một lần nữa, và bắt đầu mọi
thứ từ khởi đầu. Nhưng thật là quá đơn giản. Như vậy, với quyền lực trong tay, Chúa quyết
định sửa chữa sai sót của mình theo cách khó xảy ra nhất.
Và Chúa nói: “Hãy có Hoyle”. Và thế là có Hoyle. Và Chúa giám sát Hoyle… và bảo ông
ta tạo ra các nguyên tố nặng theo kiểu mà ông ta thích.
Và Hoyle quyết định tạo ra các nguyên tố nặng bên trong các sao, và phân tán chúng ra
xung quanh bằng các vụ nổ sao siêu mới. Nhưng trong khi làm như vậy, ông phải thu được
đường cong độ phong phú giống như đường cong thu được từ sự tổng hợp hạt nhân trong
ylem, nếu như Chúa không quên gọi ra khối lượng 5.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 67


Và cứ thế, với sự hỗ trợ của Chúa, Hoyle đã tạo ra các nguyên tố nặng theo cách này,
nhưng thật là phức tạp quá nên ngày nay không phải Hoyle, không phải Chúa, cũng không
ai khác có thể hiểu được nó chính xác được thực hiện như thế nào.
Amen.”
Cuộc tranh luận vũ trụ học yêu cầu cả các khía cạnh tôn giáo và chính trị
học. Giáo hoàng Pious XII công bố vào năm 1952 rằng vũ trụ học big bang khẳng
định quan điểm đấng sáng tạo siêu việt và hài hòa với giáo điều Thiên chúa giáo. Lí
thuyết trạng thái bền vững, phủ định bất kì sự bắt đầu hay kết thúc nào đối với thời
gian, ở góc độ nào đó có mối quan hệ xa với học thuyết vô thần. Gamow còn cho
rằng lí thuyết trạng thái bền vững gắn bó với con đường tiến triển của Đảng Cộng
sản, mặc dù thực tế thì các nhà thiên văn Xô Viết vứt bỏ cả vũ trụ học trạng thái bền
vững và vũ trụ học Big Bang, xem đó là “duy tâm” và không có căn cứ. Chính
Hoyle đã liên hệ lí thuyết trạng thái bền vững với sự tự do cá nhân và chống cộng
sản.
Các nhà thiên văn ở Mĩ tìm thấy sức hấp dẫn ở thuyết trạng thái bền vững,
nhưng họ có một cách tiếp cận mang tính thực dụng. Các tiên đoán đối chọi nhau
của lí thuyết Big Bang và lí thuyết trạng thái bền vững phải được đưa vào kiểm tra
bằng quan sát. Một phép kiểm tra như thế là định tuổi của các thiên hà. Trong mô
hình trạng thái bền vững, với sự hình thành liên tục của vật chất, trong vũ trụ sẽ có
một hỗn hợp các thiên hà trẻ và già. Trong mô hình Big Bang, chỉ có sự hình thành
lúc ban đầu, các thiên hà phải có tuổi như nhau theo thời gian. Và các nhà thiên văn
có thể nhìn ngược trở lại thời gian bằng cách quan sát các thiên hà ở xa hơn, ví dụ
quan sát một thiên hà cách xa 1 tỉ năm ánh sáng có nghĩa là chúng ta đang nhìn thấy
ánh sáng mà nó phát ra cách đây 1 tỉ năm. Các quan sát báo cáo vào năm 1948 ngụ
ý tìm thấy các thiên hà ở xa hơn thật sự già hơn. Đó là một bàn thắng cho lí thuyết
Big Bang. Bondi và Gold xem xét lại dữ liệu một cách cẩn thận, và năm 1954 họ
chỉ ra rằng kết quả đã báo cáo là không xác thực. Đây là một bàn thắng cho lí thuyết
trạng thái bền vững. Phép kiểm tra tuổi có thể cho phép phân biệt giữa các lí thuyết
đối chọi trên nguyên tắc, nhưng trong thực tế không thể nào làm được.
Một phép kiểm tra có khả năng khác là đo tốc độ dãn nở của vũ trụ. Theo mô
hình Big Bang, tốc độ dãn nở sẽ chậm; còn theo vũ trụ trạng thái bền vững, nó sẽ
giữ không đổi. Dữ liệu từ Đài quan sát núi Wilson có vẻ nghiêng về mô hình Big
Bang, nhưng không đủ xác định để cấu thành một phép kiểm tra quan trọng.
Trong khi đó, có một lời giải cho phép tính gây lúng túng là đặt tuổi của vũ
trụ nhỏ hơn tuổi của hệ Mặt Trời. Walter Baade đã chỉ ra các ước tính khoảng cách
tới các thiên hà đã lẫn lộn với hai loại sao khác nhau. Kết quả là kích thước của vũ
trụ nằm dưới con số ước tính đến hai lần. Nếu các thiên hà nằm ở khoảng cách xa
gấp đôi so với con số được tin tưởng trước đó, thì tính toán với tốc độ dãn nở quan
sát thấy cho tuổi của vũ trụ lớn gấp đôi kết quả tính toán trước đó – lớn hơn một
cách an toàn so với tuổi của hệ Mặt Trời. Lập luận chống lại vũ trụ Big Bang vì thế
đã bị tan rã.
Thách thức nghiêm trọng nhất cho lí thuyết trạng thái bền vững đến từ nền
khoa học mới của thiên văn học vô tuyến. Kiến thức cơ sở trong kĩ thuật phát hiện
các tín hiệu thiên văn học vô tuyến yếu ớt đã thu được tiến bộ lớn trong thời gian
Thế chiến thứ hai, nhất là với nghiên cứu về radar và nhất là ở Anh. Sau chiến

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 68


tranh, các chương trình nghiên cứu tại Cambridge, tại Manchester và tại Sydney,
Australia, đã xây dựng những chiếc kính thiên văn vô tuyến để phát hiện các tín
hiệu đến từ không gian bên ngoài. Chúng đã thống trị thiên văn học vô tuyến trong
thập niên sau đó.
Chương trình tại Cambridge, đứng đầu là Martin Ryle, người vào năm 1974
nhận giải thưởng Nobel vật lí cho những đóng góp toàn diện của ông cho thiên văn
học vô tuyến. Năm 1951, Ryle tin rằng các nguồn phát vô tuyến đó nằm bên trong
thiên hà của chúng ta, và vì thế chúng không có sức thu hút về mặt vũ trụ học.
Những quan sát của ông, khi đó, có thể dùng để kiểm tra các mô hình vũ trụ học.
Ryle biện luận rằng nghiên cứu gần 2000 nguồn phát vô tuyến của ông, hoàn thành
vào năm 1955, mâu thuẫn với lí thuyết trạng thái bền vững, vì các nguồn ở xa hơn
hay già hơn dường như được phân bố khác với các nguồn ở gần. Nhưng ông đã
phóng đại quá mức tầm quan trọng của dữ liệu ban đầu của mình. Chỉ sau nhiều
năm nghiên cứu hơn nữa thì những quan sát vô tuyến mới phản đối mạnh mẽ lí
thuyết trạng thái bền vững.

Ryle, bên phải, đang hàn một đoạn ănten cùng với đồng nghiệp Hewish
Hoyle chua chát phàn nàn rằng Ryle đã bị thúc đẩy không chỉ bởi cuộc truy
tìm sự thật, mà còn bởi khát vọng muốn phá hoại lí thuyết trạng thái bền vững.
Ryle, cũng như nhiều nhà thiên văn quan sát khác, thật sự không đánh giá cao các
nhà vũ trụ học lí thuyết.
“Cho dù là chúng ta chưa bao giờ thật sự thành công trong những phép đo
[vô tuyến] với độ chính xác đủ để bác bỏ bất kì lí thuyết vũ trụ học nào,
nhưng mối đe dọa đó có thể làm mất dũng khí rất nhiều ý thức thiếu trách

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 69


nhiệm [trong số các nhà vũ trụ học, những ai]… luôn sống trong trạng thái
hạnh phúc có thể yêu cầu các lí thuyết không có cơ hội nào bị bác bỏ”.
Ryle
Nền vi sóng vũ trụ
Một đòn mạnh giáng vào lí thuyết trạng thái bền vững xuất hiện vào năm
1965 với một khám phá bất ngờ. Trong một bài báo năm 1948, Gamow biện luận
rằng vũ trụ Big Bang lúc đầu sẽ bị thống trị bởi một bức xạ - một biển năng lượng
cuồng nhiệt. Khi biển bức xạ này dãn nở, năng lượng hầu hết chuyển hóa thành vật
chất. Alpher và Herman tiên đoán một tàn dư của bức xạ đó sẽ vẫn còn lại – một
bức xạ nền vũ trụ tràn ngập toàn bộ không gian. Khi vũ trụ dãn nở, bức xạ này sẽ
lạnh đi. Bức xạ ấy lúc ban đầu sẽ trắng-nóng hơn nhiều so với hiện nay có năng
lượng rất thấp. Họ tiên đoán nhiệt độ của vũ trụ hiện nay khoảng chừng 5 K, chỉ
trên không độ tuyệt đối một chút xíu.
Ít có sự liên lạc thông tin vào những ngày tháng đó giữa các nhà vật lí hạt
nhân, các nhà thiên văn học quan sát và các nhà vũ trụ học lí thuyết. Hơn nữa, thực
tế thì Alpher và Herman làm việc trong phòng thí nghiệm nghiên cứu công nghiệp
có thể làm suy giảm tính minh bạch của họ trong cộng đồng nghiên cứu ở các
trường đại học. Cả Alpher, Gamow lẫn Herman đều không đưa ra được bất kì ý
tưởng nào về cách thức kiểm tra sự tiên đoán của họ. Trong mọi trường hợp, nó thật
khó mà xác định,và lại biến đổi theo những tính toán sau này. Họ chủ yếu bị cuốn
hút vào vật lí học, chứ không phải thiên văn học hay vũ trụ học. Bên cạnh đó, bức
xạ có năng lượng thấp như thế phải là vi sóng, một loại khó phát hiện nằm giữa
vùng tia hồng ngoại và sóng vô tuyến. Vào cuối thập niên 1940, không có thiết bị
nào sẵn dùng có khả năng phát hiện vi sóng với nhiệt độ thấp hơn 20 K nhiều.
Các kĩ thuật nhanh chóng được cải tiến khi vi sóng được nhận thấy có ích
cho radar và truyền thông. Vào năm 1963, Arno Penzias và Robert Wilson, lúc đó
đang nghiên cứu “sự nhiễu” của bầu trời cho Phòng thí nghiệm Công ti Điện thoại
Bell, nhận thấy họ đã phát hiện ra vi sóng đến từ khắp mọi nơi trên bầu trời, một
bức xạ nền vũ trụ. Robert Dicke, một nhà vật lí tại trường đại học Princeton gần đó,
học được phép đo đó và vào năm 1965 đã giải thích thành công nó là bức xạ khoảng
3 K còn lại sau Big Bang. Dicke không hề biết về tiên đoán của Alpher và Herman
và đã độc lập nghĩ ra bức xạ nền vũ trụ. Ngay trước khi biết đến quan sát của
Penzias và Wilson, Dicke đã hướng dẫn cựu học trò của ông là James Peebles
nghiên cứu cách tính ra bản chất của bức xạ này. Chỉ sau này tiên đoán của Alpher
và Herman mới được hồi sinh và đánh giá đúng giá trị.
Robert Dicke (1916-1997)
Là người Mĩ, Dicke nhận bằng tiến sĩ vào năm 1941 và nghiên cứu về
radar trong Thế chiến thứ hai tại Viện Công nghệ Massachusetts. Ông
trải qua phần còn lại của sự nghiệp của mình tại Princeton. Đầu thập
niên 1960, ông và người sinh viên của mình James Peebles đã độc lập
lặp lại tiên đoán của George Gamow về bức xạ nền vũ trụ, và hầu như
tức thì sau đó đã giải thích chính xác khám phá của Arno Penzias và
Robert Wilson về bức xạ nền vũ trụ. Sau đó, Dicke và Peebles đã
hướng sự chú ý của các nhà thiên văn học tới vấn đề mật độ vật chất
trong vũ trụ, gọi tên là bài toán phẳng. Một bài giảng của Dicke đã
gây cảm hứng cho Alan Guth phát triển mô hình vũ trụ học lạm phát

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 70


Cuộc tranh luận kết thúc
Penzias và Wilson có cảm giác hỗn tạp về sự suy luận lí thuyết rút ra từ
khám phá của họ. Wilson, người nghiên cứu vũ trụ học cùng với Hoyle, sau này
nhớ lại rằng ông “rất thích vũ trụ trạng thái bền vững. Về mặt triết học, tôi vẫn xếp
nó vào loại này. Tôi nghĩ cả Arno lẫn tôi đều cảm thấy thật tuyệt vời vì có một lời
giải thích nhưng có thể còn có những lời giải thích khác nữa”. Một vài nhà thiên
văn vật lí chia sẻ sự e dè của Wilson. Háo hức chôn vùi lí thuyết trạng thái bền
vững, chủ yếu bởi các nghiên cứu các nguồn phát vô tuyến, họ nhanh chóng mô tả
quan sát của Penzias và Wilson là đòn chí tử cho lí thuyết trạng thái bền vững.
Số ít những người vẫn còn yêu thich lí thuyết trạng thái bền vững không bị
thuyết phục rằng Big Bang đã được phát hiện. Liệu quan sát riêng lẻ của Penzias và
Wilson không còn có cách giải thích nào khác hay không ? Hoyle cho rằng bức xạ
đó có thể đến từ sự tương tác giữa bức xạ sao và các hạt sắt hình kim nằm giữa các
sao. Chỉ một số phép đo ở những tần số khác có thể xác nhận bức xạ có tính chất
tiên đoán cho tàn dư của Big Bang. Mãi cho đến đầu những năm 1970 thì kĩ thuật
mới đủ tiến bộ để tiến hành những phép đo này, mang lại sự xác nhận chắc chắn.
Tuy nhiên, đối với đa số mục tiêu, cuộc tranh luận giữa thuyết Big Bang và
thuyết trạng thái bền vững vẫn tiếp diễn trong năm 1965, với Big Bang chiến thắng
rõ ràng hơn. Những người ủng hộ thuyết trạng thái bền vững giảm đưa ra những lập
luận đặc biệt ít tin cậy, và họ từ từ bước ra khỏi cuộc tranh luận đó.
Đầu thập niên 1970, vũ trụ học trở thành một ngành khoa học quan sát,
những tranh luận và bàn cãi của nó xếp thành hàng vào phán xét theo lối kinh
nghiệm. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều tiến bộ lớn, nhưng thỉnh thoảng những
thiết bị đo đạc hoàn toàn mới, các nhận định triết học vẫn là trọng tâm của vũ trụ
học. Chúng giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển chủ yếu tiếp theo về vũ
trụ học, đó là lí thuyết vũ trụ học lạm phát.

Ghi chú của Gamow. Không rõ ngày.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 71


Chương 7
CUỘC HÀNH TRÌNH VẪN TIẾP TỤC

Những câu trả lời mới và những câu đố mới


Mô hình Big Bang chuẩn, đã thắng lợi rực rỡ hồi thập niên 1960 so với một
lí thuyết vũ trụ học đối chọi, hoan hỉ ngự trị suốt thời gian còn lại của thế kỉ 20. Mô
hình chuẩn đó còn thu được một kết quả đáng kể: lí thuyết vũ trụ học lạm phát.
Năm 1979, một nhà vật lí hạt trẻ người Mĩ, Alan Guth, đề xuất rằng những
đặc điểm vũ trụ học quan trọng có thể giải thích dưới dạng những hệ quả tự nhiên
và không thể tránh được của những lí thuyết mới của vật lí hạt. Guth đã chỉ rõ làm
sao một sự “lạm phát” to lớn có thể xảy ra trong phần rất nhỏ đầu tiên của một giây
của sự tiến hóa của vũ trụ. Trong khoảng thời gian nhỏ xíu này, vũ trụ có thể dãn nở
ở tốc độ kinh khủng, sau đó thì chậm dần. Sau đó, lí thuyết “vũ trụ lạm phát” hợp
nhất với lí thuyết Big Bang chuẩn.
Giữ vai trò quan trọng ở đây là sở thích triết lí: những đặc trưng vũ trụ đó
phải được giải thích dưới dạng những hệ quả tự nhiên và không thể tránh khỏi của lí
thuyết, chứ không phải những thông số đơn thuần độc đoán do quan sát mang lại.
Cũng sở thích triết lí đó đã dẫn đường cho Copernicus và những nhà vũ trụ học buổi
đầu khác khi họ lựa chọn giữa những lí thuyết đối chọi nhau không thể nào tách
riêng ra bằng các quan sát.

Alan Guth

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 72


Hấp dẫn làm bẻ cong ánh sáng, như Einstein chỉ rõ. Trong bức ảnh do Kính thiên văn vũ trụ
Hubble chụp này, một cụm ba thiên hà to lớn cách xa 7 tỉ năm ánh sáng (màu cam) đang bẻ cong
ánh sáng tạo ra nhiều ảnh của một thiên hà cách xa 11 tỉ năm ánh sáng (các đốm trắng). Những
“kính thiên văn” như thế được sử dụng để nghiên cứu những thiên hà khó nhận thấy bằng cách
khác được hình thành sớm trong lịch sử vũ trụ của chúng ta, mang lại bằng chứng về tuổi và thành
phần của vũ trụ.
Đặc điểm mà lí thuyết của Guth cố gắng giải thích là mật độ khối lượng của
vũ trụ. Như ông và nhiều nhà khoa học khác nhận thấy, nếu mật độ vượt quá một
giá trị tới hạn nhất định, thì lực hút hấp dẫn giữa từng khối lượng lên khối lượng
khác sẽ làm chậm dần sự dãn nở của vũ trụ - và cuối cùng làm đảo ngược tiến trình,
hợp nhất mọi thứ trong một vụ “co lại lớn”. Nếu mật độ nhỏ hơn con số tới hạn thì
vũ trụ sẽ dãn nở mãi mãi, kết quả là một sự “lạnh lẽo lớn”. Ở mật độ tới hạn, vũ trụ
“phẳng” thu được sẽ tiếp tục dãn nở, nhưng ở tốc độ ngày càng chậm.
Vấn đề là ở chỗ mật độ khối lượng của vũ trụ lúc ra đời của nó gần gũi
không ngờ với mật độ tới hạn. Bằng không thì chúng ta đã chẳng có mặt ở đây lúc
này. Không biết mật độ ban đầu của vũ trụ có khác với giá trị thực sự của nó một
lượng nhỏ cỡ một phần 10 lũy thừa 60 để cho tất cả vật chất trước đây lâu lắm đã co
lại thừa nhận vụ co lớn hay là xé toạc ra xa thừa nhận sự dãn nở của sự lạnh lẽo lớn.
Khi đó sẽ không có thời gian cho các hành tinh hình thành và các sinh vật sống tiến
hóa. Nên khi đó sẽ không có sự sống thông minh để thưởng ngoạn thực tế là mật độ
có chính xác là cái cần thiết để thoát khỏi sự lãng quên hay không.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 73


Một nguyên lí của loài người ?
Các nhà triết học đã nâng những tư tưởng như thế thành “nguyên lí vũ trụ
của con người”. Theo sự hình thành thiếu sức mạnh của nó, nguyên lí đó phát biểu
rằng vũ trụ phải tồn tại làm sao cho nó thu nhận và duy trì được sự sống. Từ câu nói
của Descartes “Tôi tư duy, vì thế tôi tồn tại”, chúng ta có thể đi đến nói “Tôi tồn tại,
vì thế bản chất của vũ trụ cho phép tôi tồn tại”. Sự hình thành nên các sao, các hành
tinh và sự sống cũng sẽ không thể nào có được bởi những thay đổi nhỏ ở giá trị của
những hằng số vật lí khác, trong đó có cường độ của các lực cơ bản, ví dụ như lực
hấp dẫn và lực điện từ và khối lượng và điện tích của các hạt hạ nguyên tử.
Tập hợp những sự trùng hợp ngẫu nhiên khác thường đó hình như là cần
thiết cho sự sống tiến triển ở quy mô lớn. Không biết có nhiều vô số vũ trụ, mỗi vũ
trụ có những con số hơi khác nhau một chút cho những hằng số cơ bản, hay cả
những định luật của tự nhiên hơi khác nhau một chút… và chúng ta là một trong vài
số giống loài giữ được sự sống thông minh ? Việc hỏi tại sao chúng ta lại ở trong
một vũ trụ vừa đủ thích hợp cho sự sống, chứ không ở trong một trong số những vũ
trụ khác, giống như việc một con cá hỏi tại sao nó lại không sống ở trên cạn. Các
nhà vật lí cơ bản đang nghiên cứu phương pháp mô tả một “đa vũ trụ” như thế. Hay
là có một vũ trụ độc lập, được tạo ra và điều chỉnh tốt sao cho sự sống thông minh
có thể tiến hóa trong nó (phiên bản “mạnh” của nguyên lí của loài người) ? Nếu như
thế thì một số người sẽ cho rằng sự điều chỉnh chính xác đó ngụ ý cách sắp xếp
thông minh.

Newton nghĩ rằng có sự can thiệp của thần


thánh giữ các hành tinh trên quỹ đạo của
chúng. Laplace chứng minh các định luật cơ
học của Newton sẽ tự động mang lại điều đó.
Nhưng tại sao các định luật đó lại hoạt động tốt
như thế ?

Điều này nghe giống hệt như quan niệm hồi thế kỉ 18 về Chúa sáng tạo,
người đã tạo ra vũ trụ và để cho nó tự tiến hóa. Ý tưởng đấng sáng tạo này hoàn
toàn khác với những khẳng định hiện nay, trái với lí thuyết tiến hóa, về “sự sắp xếp
thông minh” đang tiến triển của các cơ quan sống. Với những câu hỏi như thế, vũ
trụ đã đi từ địa hạt khoa học sang đức tin và tôn giáo.
Kiểm tra các lí thuyết
Vấn đề tại sao mật độ của vũ trụ sau Big Bang tiến rất gần với mật độ tới hạn
được gọi là “bài toán phẳng”. Mô hình Big Bang chuẩn không đưa ra câu trả lời, mà
“đó chỉ là cách thức nó như thế”. Tuy nhiên, theo lí thuyết lạm phát, một sự bùng nổ
ngắn của sự dãn nở theo hàm mũ tự động sẽ làm phẳng mọi thứ, khiến cho mật độ
vật chất, cho dù giá trị ban đầu của nó là gì, tiến tới hầu như chính xác bằng với mật
độ tới hạn. Điều này không chỉ trả lời tại sao những con số cơ bản khác chỉ vừa
thích hợp cho sự tồn tại của sự sống, mà nó còn thật sự đưa ra một lời giải cho bài
toán phẳng.
© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 74
Lí thuyết lạm phát có thể giải quyết được một vấn đề khác, đó là “khoảng
cách đường chân trời”. Đây là khoảng cách cực đại mà ánh sáng có thể truyền đi kể
từ lúc bắt đầu của vũ trụ Big Bang (những ước tính hiện nay đặt giá trị này giữa 13
và 15 tỉ năm ánh sáng). Bức xạ nền vũ trụ quan sát thấy đều đặn trong toàn bộ thể
tích không gian lớn hơn khoảng cách đường chân trời nhiều. Làm thế nào những
vùng không gian cách xa nhau trước đây có thể tự điều chỉnh để phát ra mức bức xạ
giống hệt nhau như thế ? Một vũ trụ lạm phát sẽ nhỏ hơn nhiều trong pha ban đầu
của nó so với mô hình Big Bang chuẩn mang lại. Thật vậy, nó đủ nhỏ cho ánh sáng
băng qua trong một phần nhỏ xíu đầu tiên của một giây. Như vậy, mọi bộ phận của
vũ trụ có thể tiến đến một nhiệt độ đồng đều trước khi quá trình lạm phát khởi đầu.
Sự đồng đều là tốt, nhưng có thể có quá nhiều thứ tốt. Thiên hà của chúng ta,
hành tinh của chúng ta, và cả vũ trụ nữa, hơi không đồng đều trong một vũ trụ đồng
đều nói chung. Sự không đồng đều căn bản nhỏ của vật chất cần thiết cho hấp dẫn
có thể phát sinh để hút vật chất lại với nhau thành thiên hà và những cấu trúc vũ trụ
khác. Nhưng tại sao một phần của vũ trụ sơ khai lại khác những phần kia ? Thật ra,
không-thời gian luôn luôn dao động ở một kích thước hạ vi mô, theo lí thuyết “bất
định” cơ sở của cơ học lượng tử. Những dao động này cực kì nhỏ, nhưng trong quá
trình lạm phát chúng sẽ kéo căng ra hết sức. Sự gấp nếp thu được trong không-thời
gian có thể mang lại một sự khởi đầu cho sự kết khối lại với nhau của những cấu
trúc kích thước lớn như thiên hà hay các cụm thiên hà.

Mật độ các thiên hà trong một góc nêm bầu trời đến chừng 10 tỉ năm ánh sáng (màu đỏ là dày đặc
nhất). Những dao động lượng tử nhỏ trong Big Bang ban đầu đã được khuếch đại khi không gian
dãn nở đồng thời lực hấp dẫn hút vật chất lại với nhau. Việc đó tạo ra sự tập trung các thiên hà với
rất nhiều khoảng trống giữa chúng. Những phép đo kích thước của cấu trúc “sủi bọt” này cho biết
nhiều về bản chất hiện tại của vật chất trong vũ trụ cũng như lịch sử của nó.
Các lí thuyết vũ trụ học sống hay chết là do các tiên đoán của chúng. Các nhà thiên
văn vật lí George Smoot và John Mather đề xuất tìm kiếm những chênh lệch nhỏ

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 75


xíu khỏi sự đồng đều trong bức xạ nền vũ trụ mà lí thuyết lạm phát tiên đoán, và
NASA đã chế tạo một vệ tinh đắt tiền có khả năng thực hiện công việc đó. Năm
1992, họ báo cáo đã tìm thấy những nếp gấp trong bức xạ nền, có kích thước như
tiên đoán cho mầm mống của vũ trụ của chúng ta phát sinh.

“Bản đồ vũ trụ sơ khai” do vệ tinh khám phá bức xạ vũ trụ của NASA (COBE) mang lại. Bức ảnh
màu không thật này biểu diễn những dao động nhỏ xíu ở cường độ của nền vi sóng vũ trụ, “hóa
thạch” của những dao động ngẫu nhiên bên trong quả cầu lửa Big Bang trong thời khắc đầu tiên
của sự tồn tại của nó.
Nền vật lí và vũ trụ học mới
Trong vài thập kỉ vừa qua của thế kỉ 20, nền vật lí hạt không ngừng mang lại
những tiến bộ trong vũ trụ học. Trong khi đó, các nhà vật lí hạt đã đẩy xa giới hạn
của các máy gia tốc hạt hiện có và sự tài trợ của cộng đồng cho những thiết bị lớn
hơn từ trước đến nay. Họ không ngừng chuyển sang vũ trụ học tìm kiếm thông tin
liên quan tới hành vi của vật chất ở những điều kiện thái cực chiếm ưu thế ở vũ trụ
sơ khai.
Kể từ thập niên 1970, các nhà lí thuyết bắt đầu nghiên cứu “lí thuyết dây” mà
họ hi vọng có thể giải thích được mọi định luật vật lí và mọi quy luật của tự nhiên
trong một phương trình đơn giản. Theo lí thuyết này, thành phần cơ bản của vũ trụ
là các dây nhỏ xíu đang uốn éo chứ không phải các hạt. Tuy nhiên, các nhà vũ trụ
học đã chẳng tìm thấy bằng chứng thực nghiệm nào cho lí thuyết dây, đồng thời họ
cũng không nghĩ ra được tiên đoán có tính quan sát nào để bác bỏ nó. Nếu một số
dây hạ vi mô ban đầu kéo căng ra lớn như các thiên hà trong sự bộc phát lạm phát
ngắn của vũ trụ sơ khai, thì hiện nay chúng có thể đang bị níu kéo dưới hàng loạt
sức căng, và những gợn sóng thu được trong không-thời gian có thể phát hiện ra
bằng Giao thoa kế laser quan sát sóng hấp dẫn mới.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 76


“Những ý tưởng triệt để của Zwicky và tính cách ưa gây gỗ của ông đã mang
ông đến chỗ thường xuyên mâu thuẫn với các đồng sự của mình tại Caltech.
Họ xem ông là điên rồ và ông xem họ là ngu ngốc”.
Freeman Dyson
Những loại hạt mới có lẽ cần thiết để trả lời một câu hỏi xưa cũ về “vật chất
còn thiếu”. Trở lại thập niên 1930, nhà thiên văn học Fritz Zwicky đã đo được tốc
độ của các thiên hà trong những cụm thiên hà và loan báo rằng các cụm phải bay ra
xa nhau. Lực hút hấp dẫn của vật chất khả kiến không đủ để giữ các thiên hà đang
chuyển động nhanh lại với nhau. Các nhà thiên văn khác cho rằng một số lời giải
thích đơn giản cuối cùng có thể có được, có lẽ là do sai sót trong các quan sát.
Nhưng vào thập niên 1970, khi Vera Rubin cùng với W.K. Ford đo được chuyển
động quay của từng thiên hà, trước sự ngạc nhiên của họ, họ đã phát hiện cùng vấn
đề trên. Các sao vùng bên ngoài đang quay nhanh đến mức chúng phải văng ra nếu
như không có gì giữ chúng lại ngoài lực hút hấp dẫn của các sao khả kiến.

Vào thập niên 1930, nhà thiên văn học không


theo nguyên tắc Fritz Zwicky khăng khăng rằng Vera Rubin
các thiên hà đang ẩn giấu một lượng vật chất
khổng lồ không nhìn thấy. Nửa thế kỉ đã trôi
qua trước khi Vera Rubin chỉ ra rằng ông đã
đúng.
Nghiên cứu bằng những phương pháp khác xác nhận rằng chúng ta chỉ nhìn
thấy khoảng 10% khối lượng trong vũ trụ. Các quan sát và tính toán từ thuyết Big
Bang chỉ gợi ý ở 90% còn lại. Một số trong vũ trụ không nhìn thấy có thể gồm các
sao phát ra ánh sáng rất nhẹ, ví dụ như “sao lùn nâu” hay các lỗ đen nguyên thủy.
“Các hạt khối lượng lớn tương tác rất yếu” (WIMP), do các nhà vật lí lí thuyết tiên
đoán, có thể cấu thành một số trong lượng vật chất còn thiếu, nhưng WIMP không
được phát hiện ra trong phòng thí nghiệm. Những lí thuyết khác thì hướng tới
những khiếm khuyết thuộc hình học topo ở không-thời gian, các nếp gấp vũ trụ còn
lại từ vũ trụ sơ khai ban đầu.
Đầu thế kỉ 21, những quan sát sao siêu mới ở xa và các tuyến bằng chứng
khác đã dựng nên một bức tranh còn gây hoang mang hơn nữa. Ngoài “vật chất tối”
ra, hình như còn có cả “năng lượng tối”. Năng lượng này có thể làm cho sự dãn nở
của vũ trụ thật sự gia tốc, có lẽ làm xé toạc các thiên hà và cả vật chất ra xa trong
tương lai xa. “Năng lượng tối” đó có thể liên quan tới sự mở rộng tự nhiên của các
phương trình thuyết tương đối rộng của Einstein. Nó cũng có thể liên quan tới
những dao động lượng tử của không-thời gian và những đặc trưng kì lạ khác của

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 77


nền vật lí cơ bản. Điều duy nhất chắc chắn là còn có nhiều thứ phải tìm hiểu thêm
nữa – đảm bảo cũng sẽ đáng ngạc nhiên như những gì chúng ta đã biết – khi các nhà
vũ trụ học tiếp tục cuộc hành trình của họ.

Các thiên hà trông giống như những hạt cát. Là một phần nhỏ bé của bầu trời, bức ảnh này được
chụp bởi cuộc khảo sát trường sâu của Kính thiên văn vũ trụ Hubble. Hầu như mỗi vết trong bức
ảnh này là một thiên hà ở xa.

An Minh, tháng 8/2007


© hiepkhachquay

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 78


PHẦN II
CÁC PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU VŨ TRỤ HỌC

Chương 8
MẮT TRẦN

Loài người buổi đầu đã biết nhiều thứ về bầu trời và thực hiện được nhiều
quan sát với đôi mắt trần của họ. Mỗi tộc người có một câu chuyện thần thoại riêng
của mình về những thứ diễn ra trên bầu trời. “Vũ trụ quan” của họ không được vẽ
nên từ việc lí giải những cái họ thấy, mà là những câu chuyện về một vũ trụ tinh
thần. Dân du cư ở Sahara và những bộ lạc người ở tây nam nước Mĩ đã dùng đá để
đánh dấu những sự kiện thiên thể quan trọng như ngày hạ chí (ngày Mặt Trời lên
cao nhất vào lúc giữa trưa). Khi con người bắt đầu lệ thuộc vào nền sản xuất nông
nghiệp, họ cần phải biết hành trình chính xác của các mùa để giúp họ mô tả khi nào
thì trồng trọt và gặt hái. Những người Hi Lạp, Celt, Maya cổ đại và những tộc người
khác đã xây dựng những cấu trúc bằng đá khổng lồ, sắp thẳng hàng chính xác với
sự mọc và lặn theo mùa của Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh và một số ngôi sao
sáng.

Một bảng số liệu quan sát thiên văn bằng mắt trần do người Maya biên soạn
Các nhà thiên văn buổi đầu sử dụng nhiều loại dụng cụ để nghiên cứu bầu
trời. Tất cả đều là những dụng cụ cơ bản dùng để đo hay tính vị trí của các thiên thể
trên bầu trời. Với chúng, các nhà thiên văn đã lập bản đồ sao và lập bảng tiên đoán
vị trí tương lai của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh. Kiến thức này thật quan
trọng, vì bầu trời đóng vai trò một cái đồng hồ, một cuốn lịch, và một phương tiện
trợ giúp hàng hải giúp cho những người đi biển tìm đường đi của họ. Nó được các
thầy tu sử dụng để lập thời gian cầu nguyện tôn giáo và được các nhà chiêm tinh sử
dụng để dự đoán tương lai.
© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 79
Nếu các hành tinh là thần thánh, không biết chúng có ảnh hưởng, hay cả tiên
đoán, công việc của con người ? Ý tưởng này phát triển thành khoa tử vi học. Trong
niềm hi vọng phù phiếm là biến những ý tưởng kì quặc của họ thành một nền khoa
học xác thực, các nhà chiêm tinh học và những nhà tiên tri đã lần theo các chuyển
động trên bầu trời với độ chính xác tốt nhất có thể có. Niềm hi vọng về một thứ kĩ
thuật điều khiển được tương lai vì thế trở thành một cảm xúc chủ đạo cho những
quan sát đầu tiên và các bản đồ sao đầu tiên.
Bản đồ sao đầu tiên và chiêm tinh học
Như chúng ta đã biết, những người đầu tiên lập bản đồ vị trí của các sao là các nhà thiên
văn người Trung Quốc Shi Shen, Gan De và Wu Xian, hồi thế kỉ thứ ba và thứ tư trước
Công nguyên. Công trình của họ đã đi qua nhiều thế kỉ với nhiều phương tiện khác nhau,
mặc dù thiếu chính xác. Bản copy sớm nhất mà chúng ta có là một bản đồ sao có từ thời
vua Tang (khoảng thế kỉ 9 sau Công nguyên), được phát hiện vào thời hiện đại trong đống
đổ nát của một tu viện ở các sa mạc Trung Á.

Các chòm sao dưới con mắt của các nhà thiên văn cổ đại ở Trung Hoa. Đây là bản copy
của một bản copy của một bản đồ sao hồi thế kỉ thứ tư trước Công nguyên.
Danh mục sao sớm nhất ở phương Tây do nhà thiên văn người Hi Lạp Hipparchus tạo ra
khoảng năm 129 tCN, xây dựng trên nền tảng trước đó của những người Babylon. Đa số
công trình của Hipparchus đã bị thất lạc, mặc dù các nhà thiên văn sau này đã sử dụng
nhiều phần của nó. Một bản ghi lại bản đồ sao của ông có lẽ được bảo quản trên quả cầu
thiên thể trên bức tượng Atlas thế kỉ thứ hai sCN tìm lại được trong đống tro tàn La Mã
vào thời kì phục hưng.
Những người Trung Hoa, Babylon và Hi Lạp cổ xưa chủ yếu bị thu hút bởi cách thức mà
Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh chuyển động qua nền sao gây ra trên bầu trời. Mục
đích chính là thực hiện các dự đoán chiêm tinh. Nhưng mỗi nền văn hóa lại nhóm các sao
lại theo những “chòm sao” khác nhau, và các nhà chiêm tinh học chưa bao giờ đồng ý với
nhau về một hệ thống dùng cho tiên đoán. Chiêm tinh học là nỗ lực lớn đầu tiên về vũ trụ
học – nghĩa là, một hệ thống tìm hiểu sự hoạt động của vũ trụ - nhưng nó chưa bao giờ có
thể phát triển thành một khoa học. Thế giới thực tế không bị ảnh hưởng bởi vị trí của các

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 80


sao. Sau hết thảy, hình ảnh mà họ vẽ ra sẽ hoàn toàn khác nếu như họ quan sát từ một số
nơi khác trong không gian.

Bức tượng Atlas thời La Mã đang mang bầu trời biểu diễn các chòm sao, có khả năng là
sao lại từ một bản đồ sao Hi Lạp thế kỉ thứ hai tCN, bao gồm những hình ảnh thần thoại
vẫn còn mang tính cổ xưa.
Astrolabe
Những người Hi Lạp cổ đại đã biết chế tạo những dụng cụ chính xác, nâng
cấp thành cái astrolabe khéo léo. Dụng cụ cầm tay này có một cánh tay di động để
đo góc của ngôi sao sáng phía trên đường chân trời – tức là “độ cao” của ngôi sao.
Xoay một bản đồ sao kim loại cho khớp với những đường cong đã khắc sẵn, người
sử dụng có thể xác định thời gian và hướng, vị trí ngôi sao trên bầu trời, xác định
khi nào Mặt Trời sẽ mọc hay lặn, và thực hiện những phép tính chính xác. Astrolabe
đạt tới cấu hình chuẩn của chúng vào thế kỉ thứ tư, lần đầu tiên được phát triển hồi
thế kỉ thứ nhất hay thứ hai gần thành phố Alexandria của người Ai Cập.

Chi tiết của một cái astrolabe.


Các điểm cong lập nên vị trí của những ngôi sao sáng.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 81


Các nhà thiên văn sử dụng astrolabe (ở giữa phía bên phải), thước đo góc (bên dưới) và những
dụng cụ khác tại Đài quan sát Istanbul. Được xây dựng vào năm 1577, nó sớm bị phá hủy dưới sự
nghi ngờ về các nghiên cứu chiêm tinh ngịch đạo.
Hình này trích từ một bức vẽ đài quan sát tại Istanbul vào thế kỉ 18. Bức vẽ trích từ
Shahinshah-nama (Lịch sử vua của các vị vua), một thiên sử thi của tác giả 'Ala ad-Din
Mansur-Shirazi, viết để tưởng nhớ Sultan Murad III (trị vì 1574-1595 (AH982-1003])).
Nó vẽ những người thợ tại đài quan sát Taqfad ad-Din at Istanbul vào năm 1577 (AH985).
Các kệ chứa sách ở góc trên bên phải. Trên bàn là một đồng hồ cát, một đồng hồ cơ giới (ở
xa phía bên phải) và những dụng cụ khác. Hai nhà thiên văn đang làm việc với một cái
astrolabe, và phía bên trái họ là một người đang quan sát cái quadrant. Ở phía dưới là quả
cầu Trái Đất.
Ví dụ biểu diễn ở đây là thuộc đạo Hồi có niên đại từ thế kỉ thứ 11. Astrolabe
đặc biệt quan trọng cho các Muslim, những người sử dụng chúng để xác định giờ
chính xác cho cầu nguyện và hướng của thành phố Mecca. Astrolabe này có vài đĩa
© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 82
có thể hoán đổi cho nhau, mỗi đĩa chạm trổ các tọa độ thiên thể cho một độ cao
khác nhau. Những chiếc kim ở đĩa trên chỉ hướng của 22 ngôi sao sáng. Đĩa dưới có
thể quay để chỉ hướng những ngôi sao này sẽ xuất hiện tại những thời điểm hay
ngày tháng khác nhau, rất giống với bộ tìm sao bằng giấy hay plastic hiện đại. Dụng
cụ đó cũng có thể được sử dụng để dự đoán khi nào Mặt Trời hay những ngôi sao
sáng nhất định sẽ mọc hay lặn vào bất kì một ngày nào đó.
Đài quan sát
Các nhà thiên văn Hồi giáo đã thực hiện những quan sát cẩn thận nhằm
chứng minh hệ hành tinh của Ptolemy và vị trí các sao. Những quan sát đáng chú ý
gồm có những quan sát tại Maragha, ở tây bắc Ba Tư (Iran), xây dựng vào năm
1259 và dung dưỡng các nhà thiên văn trứ danh đến từ Trung Quốc và Tây Ban Nha
xa xôi, và tại Samarkand ở Trung Á xây dựng vào năm 1420. Cấu trúc đài như thế
càng lớn, thì nhà quan sát càng có thể đo được chính xác vị trí của các hành tinh và
các sao. Những ông hoàng ủng hộ các nghiên cứu này một phần là do sự bảo trợ cho
nghệ thuật và khoa học phản ánh thanh danh cho chính họ, và một phần là do muốn
có thuật chiêm tinh chính xác hơn, lúc ấy chưa tách rời ra khỏi nền khoa học đích
thực.

Hình vẽ lại đài quan sát Al-Tusi xây dựng ở Maragha, Ba Tư, hồi năm 1258. Được tài trợ một
phần bởi sự hiến tặng mang tính chất tôn giáo, nó đã thu hút các nhà khoa học đến từ những nơi
xa xôi như Trung Quốc và Tây Ban Nha.
Quadrant
Những dụng cụ sớm nhất dùng để “nhìn các sao” là những chiếc que thô
thiển. Những người đi biển đã cải tiến những chiếc que này, tiến tới dụng cụ một
phần tư vòng tròn (“quadrant”) có khắc chia độ, với một tay cầm nhìn để đo độ cao
của sao. Cuối cùng thì cái quadrant bị thay thế bởi cái sextant (một phần sáu vòng
tròn, thật ra là một phần mười hai, nhân đôi lên với sự trợ giúp của một chiếc
gương). Sextant là bạn đồng hành không thể thiếu của mọi nhà hàng hải cho đến khi
phát minh ra hệ thống định vị điện tử vào cuối thế kỉ 20. Các nhà thiên văn cũng sử
dụng quadrant để lập bản đồ vị trí các sao và hành tinh.
Dụng cụ trong hình là một ví dụ hiếm thấy của kĩ thuật chế tạo dụng cụ hết
sức khéo léo ở châu Âu thời Trung cổ (khoảng năm 1325 sCN). Cánh nhìn quay qua
một hình ảnh tạo ra bằng cách gấp nếp mặt tròn của cái astrolabe thành bốn phần.
Người sử dụng chỉ có thể quan sát sao với một quadrant, nhưng có thể tiến hành
tính toán như với một cái astrolabe đơn giản. Về cơ bản, mặt tròn của cái astrolabe

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 83


bị “gấp lại” hai lần để tạo ra một vòng tròn một phần tư. Dụng cụ này có thể sử
dụng làm dụng cụ đo cũng như tiến hành nhiều chức năng tính toán của cái
astrolabe.

Cái quadrant gốc Đức Trung cổ này có thể dùng cho hàng hải hoặc làm đồng hồ Mặt Trời.

Quả cầu Armillary


Các quả cầu armillary lớn và nhỏ được sử dụng
trong nhiều thế kỉ để nghiên cứu bầu trời và
giảng dạy về hệ tọa độ thiên thể, hệ tọa độ mà
các nhà thiên văn sử dụng để định vị trí các vật
trên bầu trời. Chúng bao gồm các vòng
(armillae) miêu tả những vòng tròn lớn của quả
cầu thiên thể.
Hình bên là bản sao đúng kích thước thật của
quả cầu armillary được chế tạo và sử dụng bởi
nhà thiên văn người Đan Mạch Tycho Brahe
hồi cuối những năm 1500. Nhà quan sát sẽ sử
dụng các vòng di động của nó và nhìn qua dụng
cụ để đo vị trí của thiên thể hay sự khác biệt vị
trí giữa hai vật thể.

Bản sao đúng kích thước thật của quả cầu armillary
được chế tạo và sử dụng bởi nhà thiên văn người
Đan Mạch Tycho Brahe hồi cuối những năm 1500.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 84


“Bích họa quadrant lớn”
Dụng cụ nhìn qua mắt trần càng lớn thì nó có thể đo góc càng chính xác. Một bích
họa (“tường”) quadrant là một cung lớn 90 độ gắn lên bức tường bắc-nam, với một công cụ
nhìn để đo độ cao của các sao và hành tinh.

Bích họa quadrant lớn


của Tycho Brahe
Bích họa quadrant nổi tiếng nhất ở châu Âu do Tycho Brahe xây dựng vào thế kỉ
thứ 16 là một phần của Đài quan sát lớn do nhà vua Đan Mạch tài trợ. Trong hình này, một
nhà quan sát ở phía bên phải trượt dụng cụ nhìn cho thẳng hàng với ngôi sao mà ông nhìn
qua một cái khe ở bức tường đối diện. Lúc ấy ngôi sao được nhìn thấy ở phía nam, ông báo
góc cao của nó. Một người phụ tá cho ông báo thời gian, và một phụ tá khác, ngồi ở phía
bên trái, viết những con số đó lại. Đằng sau quadrant là hình vẽ Tycho và những người phụ
tá của ông đang làm việc tại nơi nào đó trong đài quan sát.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 85


Với bích họa quadrant của ông và những dụng cụ mắt trần khác, Tycho đã ghi lại vị
trí của hàng trăm ngôi sao và theo dõi chuyển động của các hành tinh hàn thập kỉ. Khối dữ
liệu của ông là vô giá đối với các nhà thiên văn sau này. Những phép đo của Tycho là
chính xác từ trước đến giờ khi chưa có kính thiên văn.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 86


Chương 9
NHỮNG CHIẾC KÍNH THIÊN VĂN ĐẦU TIÊN

“Bằng việc đưa óc phán đoán của chúng ta ra khỏi thế giới của trí tưởng
tượng của các bậc tiền bối của chúng ta, thì những dụng cụ tuyệt vời này,
những chiếc kính thiên văn, đã mở ra con đường tìm hiểu sâu sắc hơn và
hoàn thiện hơn về thế giới tự nhiên”.
René Descartes, 1637
Vào đầu thế kỉ 17, những người thợ thủ công và các nhà khoa học đã đưa ra
một dụng cụ mới dùng cho nghiên cứu bầu trời. Kính thiên văn, một trong những
công cụ trọng tâm của Cuộc Cách mạng Khoa học, sớm trở thành công cụ thiết yếu
nhất của các nhà thiên văn học. Bây giờ thì các nhà thiên văn có thể nhìn thấy vô số
ngôi sao và những vật thể mờ nhạt khác chưa bao giờ nhìn thấy trước đấy. Bất ngờ
vũ trụ không còn bị hạn chế với những thứ mà mắt trần có thể nhìn thấy. Khi kính
thiên văn được cải tiến, các nhà thiên văn tiếp tục đẩy xa hơn nữa ranh giới của vũ
trụ đã biết, nhòm ngó sâu xa hơn bao giờ hết vào biển sao xung quanh gọi tên là Dải
Ngân hà.
Phát minh ra kính thiên văn
Việc chế tạo và tính chất của các thấu kính đã được biết tới từ thời của những
người Hi Lạp. Các vị học giả đạo Hồi, ví dụ như bác sĩ người Ai Cập Alhazen (sinh
vào thế kỉ thứ 10), đã có những đóng góp quan trọng cho nghiên cứu quang học.
Tuy nhiên, thấu kính không được du nhập vào châu Âu mãi cho đến khoảng thế kỉ
13. Vào năm 1300, những chiếc kính đeo mắt đầu tiên đã được bày bán tại các đô
thị như Venice và Florence, và những tiến bộ trong việc chế tạo và tránh thấu kính
sớm xuất hiện sau đó. Công cụ dùng cho chế tạo kính thiên văn, do đó, đã có sẵn
nhưng, vì những lí do không rõ, việc phát minh ra kính thiên văn vẫn phải tiếp tục
chờ một thời gian nữa.
Kính thiên văn xuất hiện đầu tiên ở Hà Lan. Vào tháng 10 năm 1608, chính
quyền quốc gia ở Hague đã bàn về một ứng dụng phát minh cho một dụng cụ hỗ trợ
“nhìn những thứ ở xa như thể ở gần”. Chính quyền nhận thấy dụng cụ đó quá dễ
copy và đã không trao bằng sáng chế, nhưng họ dành một phần thưởng nhỏ cho
Jacob Metius và thuê Hans Lipperhey chế tạo một vài mẫu nhìn bằng hai mắt, với
nó ông đã được trả công hậu hĩ.

Minh họa sớm nhất được biết của kính thiên văn. Giovanbattista della Porta đã vẽ bức họa này
trong một lá thư viết vào tháng 8 năm 1609.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 87


Kính thiên văn (cùng với kính hiển vi, một phát minh khác vào thế kỉ thứ 17)
đã chứng minh những người quan sát bình thường có thể nhìn thấy những thứ mà
các nhà triết học Hi Lạp không dám mơ tới. Nó chuyển hướng uy lực quan sát tự
nhiên từ con người sang các thiết bị.
Ống quang học của Galileo
Tin tức phát minh ra kính thiên văn nhanh chóng lan truyền khắp châu Âu.
Tháng 4 năm 1609, những chiếc ống ngắm phóng đại ba lần có thể mua tại các cửa
hiệu của các nhà chế tạo kính ở Pont Neuf ở Paris, và bốn tháng sau đó đã có mặt tại
một vài nơi ở Italia. Chúng được làm cho nổi tiếng bởi vị giáo sư và nhà thực
nghiệm người Italia tên là Galileo Galile vào mùa hè năm 1609 tại trường đại học
Padua, gần Venice.

Chòm sao Kim Ngưu do Galile


vẽ

Kính thiên văn khúc xạ kiểu Galile. Ở ngoài cùng bên trái là vật kính hội tụ. Nó có tiêu cực f1, đó
là chiều dài mà ở đó nó mang ánh sáng từ một vật ở xa đến tiêu điểm. Thấu kính thứ hai phân kì
(tiêu cự f2) gửi một lần nữa ánh sáng về phía mắt người quan sát, ở đó thấu kính chính là con mắt
– thường không được nhắc tới trong những mô tả như thế này! – mang nó đến tiêu điểm nằm trên
võng mạc mắt của người quan sát.
Trong khi Galile không phát minh ra kính thiên văn, ông đã thật sự thiết kế
và chế tạo những chiếc kính thiên văn với công suất phóng đại ngày càng cao cho
mục đích sử dụng riêng của ông và trình diễn cho người bảo trợ của ông. Ông là

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 88


một nhà chế tạo thiết bị khéo léo, và kính thiên văn của ông được biết tới vì chất
lượng của chúng.
Chiếc kính thiên văn đầu tiên của Galile về cơ bản là một ống chứa hai thấu
kính. Cố gắng đầu tiên của ông là một thiết bị phóng đại ba lần; tiếp sau đó là một
cái phóng đại vật lên chín lần. Ông đã trình diễn mẫu thứ hai trên với nghị viện
thành Venice, hi vọng ghi dấu ấn tiềm năng thương mại và quân sự của nó.

Kính thiên văn của Galile


Các quan sát với kính thiên văn của Galile đã củng cố thêm ý tưởng cho rằng
Trái Đất và các hành tinh quay tròn xung quanh Mặt Trời. Nó cũng phát hiện ra vô
số sao trong Dải Ngân hà và ở khắp nơi. Người ta có vẻ nhìn thấy không phải một
quả cầu cố định gắn các sao, mà là một vũ trụ sao mở rộng ra đến khoảng cách bao
la và không biết rõ, có lẽ là vô tận.
Giống như các phiên bản Hà Lan trước đó, kính thiên văn khúc xạ của Galile
sử dụng thấu kính làm bẻ cong, hay khúc xạ, ánh sáng. Chiếc kính thiên văn đó khá
dễ chế tạo. Tuy nhiên, Galile đã phải đối mặt với những khó khăn trong việc tìm
kiếm loại thủy tinh trong suốt và đồng nhất cho thấu kính của ông. Thủy tinh vốn
chứa đầy các bọt nhỏ và có màu hơi ngả sang xanh (do sự có mặt của tạp chất sắt).

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 89


Đây là một vấn đề gây phiền hà cho các nhà chế tạo kính thiên văn trong nhiều thế
kỉ. Cũng thật khó định hình thấu kính một cách hoàn hảo. Hình ảnh của các sao lu
mờ đi, và bị bao quanh bởi những quầng màu.
Yếu tố hạn chế của những chiếc kính thiên văn khúc xạ buổi đầu này là
trường nhìn nhỏ của chúng. Ví dụ, mỗi lần nhìn chỉ quan sát được một phần của
toàn bộ Mặt Trăng. Chính Galile đã tự cải tiến những dụng cụ của ông cho đến khi
chúng dài tới bốn feet và phóng đại ảnh lên tới 30 lần.

Cải tiến của Kepler về kính thiên văn


Một cải tiến cho kính thiên văn Galileo đã được đề xuất bởi Johannes Kepler
trong quyển sách Dioptrice năm 1611 của ông. Ông lưu ý rằng một dụng cụ viễn
vọng có thể chế tạo bằng hai thấu kính hội tụ, nhưng ảnh do nó tạo ra sẽ lộn ngược.

Kính thiên văn khúc xạ kiểu Kepler.


Ở ngoài cùng bên trái là vật kính hội tụ. Nó có tiêu cự f1, chiều dài mà ở đó nó mang ánh sáng từ
một vật ở xa đến tiêu điểm. Thấu kính hội tụ thứ hai (tiêu cự f2) một lần nữa gửi ánh sáng về phía
mắt người quan sát. Thủy tinh thể trong mắt của người quan sát sau đó làm hội tụ nó lên võng mạc
của người quan sát.Kết quả là nhà quan sát nhìn thấy một ảnh nằm giữa hai thấu kính. Hình này bị
lộn ngược so với vật ở xa ban đầu.
Thuận lợi của thiết kế này, theo Kepler, là trường nhìn của nó rộng hơn và độ
phóng đại cao. Tuy nhiên, đề xuất của ông không được các nhà thiên văn nhận ra
ngay. Kính thiên văn kiểu Kepler không được chấp nhận mãi cho đến khi Christoph
Scheiner, một nhà toán học dòng Tên người Đức, cảm thấy hứng thú với các thiết
bị, và xuất bản cuốn Rosa Ursina năm 1630 của ông.
Trong các nghiên cứu vết đen Mặt Trời của ông, Scheiner đã thí nghiệm với
những chiếc kính thiên văn chỉ có thấu kính hội tụ. Ông nhận thấy khi ông quan sát
một vật trực tiếp qua một dụng cụ như thế, thì ảnh bị lộn ngược lại. Nhưng nó sáng
hơn nhiều và trường nhìn rộng hơn nhiều so với kính thiên văn Galile, đúng như
Kepler đã tiên đoán. Vì trong quan sát thiên văn, chuyện ảnh bị lộn ngược là không
thành vấn đề, nên tiện lợi của cái trở nên nổi tiếng là “kính dùng cho thiên văn” dẫn
tới sự chấp nhận rộng rãi của nó trong cộng đồng khoa học hồi giữa thế kỉ 17

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 90


Bản mô tả vết đen Mặt Trời trong cuốn Tres Epistolae của Scheiner
Một số kính thiên văn kì lạ
Một nhược điểm của kính thiên văn do Kepler đề xuất và Scheiner tán thành
là độ phóng đại cao hơn của nó đi cùng với nhiều cầu sai và sắc sai hơn – tức là sự
méo hình và màu sắc không trung thực. Trong vài thập niên sau đó, kĩ thuật nghiền
và mài thấu kính đã cải tiến từng bước. Một cộng đồng thợ thủ công chuyên nghiệp
trong số các nhà chế tạo kính thiên văn từ từ phát triển. Những người thợ thủ công
này đã làm việc mang lại những thấu kính cầu tốt hơn với độ cong giảm (và tiêu cự
dài hơn) cải thiện chất lượng kính thiên văn, chế tạo chúng dài hơn.

Kính thiên văn 60 foot của Hevelius

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 91


Từ chiếc kính viễn vọng Galile tiêu biểu dài 5 hay 6 feet, những chiếc kính
thiên văn đã tăng chiều dài lên 15 hay 20 feet vào giữa thế kỉ thứ 17. Một chiếc kính
thiên văn điển hình của thời kì này là chiếc chế tạo vào năm 1656 bởi Christiaan
Huygens, nhà toán học và thiên văn học người Hà Lan, cùng với người anh em của
ông Constantine. Dài 23 feet, nó phóng đại các vật lên khoảng 100 lần, và vẫn có
trường nhìn đáng kể. Một trong những đối tượng ngoạn mục nhất mà Christiaan
Huygens có thể quan sát với chiếc kính thiên văn của họ là tinh vân Orion lớn.

Kính thiên văn 150 foot của Hevelius, tại Danzig


“Trong lưỡi gươm của Orion là ba ngôi sao khá gần nhau. Năm 1656, tôi
tình cờ quan sát vùng giữa của một trong số những ngôi sao này với một
chiếc kính thiên văn, thay vào đó là một bộ 12 sao tự biểu hiện chúng (một
hiện tượng hiếm thấy). Ba trong số này hầu như chạm vào nhau, và với bốn
ngôi sao khác chiếu qua tinh vân, nên không gian xung quanh chúng có vẻ
sáng hơn nhiều so với phần còn lại của bầu trời, chúng hoàn toàn trong trẻo
và hình như khá đen, kết quả là một khe trống trên bầu trời mà qua đó có thể
nhìn thấy một vùng sáng hơn”.
Huygens, 1659
Một chiếc kính thiên văn “tiêu cự dài” hơn nữa được mô tả bởi nhà thiên văn
người Đức Johannes Hevelius trong cuốn sách Machiane Coelestis năm 1673 của
ông. Ông đã chế tạo những chiếc kính thiên văn có tiêu cự dài tới 150 feet và thấu
kính có đường kính lên tới 8 inch. Tuy nhiên, giá trị của chúng với tư cách là công
cụ nghiên cứu vẫn còn đáng ngờ, vì giàn khung của kính thiên văn uốn cong và lung
lay cả trong cơn gió nhẹ nhất.
Người anh em của Huygens cũng phát triển “kính thiên văn trên không
trung”. Những chiếc kính kiểu này có đặc điểm nổi bật là vật kính gắn trên một ống
sắt trên một cái sào cao. Nhà thiên văn nâng lên và hạ xuống cái ống này và tìm ảnh
bằng cách thử và sửa sai. Một thị kính ghép được đặt hơi đứng để thu ảnh do vật

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 92


kính bắt được. Mặc dù các nhà thiên văn đã có một số khám phá với những chiếc
kính thiên văn như thế này, nhưng công dụng của chúng thật hạn chế - việc canh
thẳng hàng trong những đêm nhiều gió, chẳng hạn, thật khó khăn – và thiết kế của
chúng thật kềnh càng.

Đài quan sát trên mái nhà của Hevelius

Kính thiên văn trên không của Huygens

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 93


Vào đầu thế kỉ 18, những chiếc kính thiên văn khúc xạ rất dài hiếm còn được
sử dụng nữa. Việc nâng cao công suất, bắt đầu vào giữa thế kỉ 17, đã dẫn đến một
loại kính thiên văn mới – kính thiên văn phản xạ.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 94


Chương 10
KÍNH THIÊN VĂN PHẢN XẠ BUỔI ĐẦU

Sang thế kỉ 18, các nhà thiên văn chủ yếu sử dụng những chiếc kính thiên
văn khúc xạ dài, thiết kế trên cơ sở thấu kính thủy tinh có hình dạng gia công tỉ mỉ.
Tuy nhiên, những thiết kế kính thiên văn kiểu khác đã mang lại cách thức tránh
được một số khiếm khuyết có thể không thể nào tránh được với thấu kính khúc xạ.
Năm 1668, Isaac Newton nghĩ ra kính thiên văn phản xạ. Thay cho thấu kính, nó sử
dụng một gương cầu chính, cùng với một gương phẳng nhỏ hơn. Trong thế kỉ sau
đó, những thiết bị khổng lồ có nguồn gốc từ thiết kế của Newton hóa ra đặc biệt có
ích cho việc nghiên cứu những đối tượng rất mờ nhạt, ví dụ như các mảng sáng lờ
mờ gọi là tinh vân. Việc nghiên cứu chế tạo những công cụ mới và lớn hơn đưa đến
những thay đổi cơ bản trong sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.

Ở bên trái là gương cầu AB, mang ánh sáng từ phía bên phải đến từ một số vật thể ở xa vào tiêu
điểm (tiêu cự của gương là khoảng cách tới tiêu điểm). Dọc đường đi, ánh sáng bị chặn lại bởi một
gương phẳng nhỏ CD và gửi qua mặt bên đến tiêu điểm, ở đó ảnh của vật ở xa hình thành, nằm tại
E. Một thấu kính nhỏ ở F được dùng làm thị kính phóng đại ảnh cho mắt của người quan sát. Sự
sắp xếp cơ bản gống như kính thiên văn kiểu Kepler, trừ ở chỗ gương kim loại cong thế chỗ cho vật
kính thủy tinh.
Người đã qua trường lớp đều biết rằng bạn có thể thu được sự phóng đại
bằng cách sử dụng nhiều kết hợp đa dạng của thấu kính và gương. Một số nhà khoa
học chuyên về thiên văn học đã sử dụng gương, bị khích động bởi một nghiên cứu lí
thuyết tao nhã về quang học. Một bước ngoặt là Dioptrique của René Descartes,
viết nối tiếp cuốn Bàn về phương pháp năm 1637 của ông. Ở đây, Descartes đã bàn
về vấn đề cầu sai – sự hơi lu mờ của ảnh tạo bởi thấu kính hay gương cong như một
phần của hình cầu.
Một nhà toán học người Scotland, James Gregory, đã đề xuất một thiết kế
mới cho kính thiên văn phản xạ trong tác phẩm Optica Promota của ông vào năm
1663. Thiết kế lí thuyết của Gregory sử dụng một gương chính có độ cong parabol.
Nó sẽ phản xạ ánh sáng tới một gương thứ hai hình elip, gương này sẽ phản xạ
© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 95
ngược trở lại qua khe ban đầu đi tới mắt của nhà thiên văn. Mẫu Gregory, cùng với
mẫu Cassgrain tương tự (đặt theo tên một người Pháp ít người biết tới hồi thế kỉ 18)
cuối cùng trở thành thiết kế nổi bật dành cho kính thiên văn phản xạ. Nhưng lúc
những thiết kế này được đề xuất, các nhà quang học không thể nào đánh bóng
gương theo đường cong không phải hình cầu. Một số quang học ở London đã thử
chế tạo kính thiên văn phản xạ, nhưng thất bại.

James Gregory
Phát triển quan trọng nhất ra đời khi Isaac Newton, sau nghiên cứu mang
tính đột phá nền tảng của ông về ánh sáng và quang học, kết luận rằng kính thiên
văn khúc xạ luôn luôn có nhược điểm. Bất kì thấu kính nào, giống như lăng kính,
cũng sẽ làm phân tán màu sắc ánh sáng, tỉ lệ trực tiếp với sự khúc xạ. Kết quả là sự
sắc sai - ảnh của một ngôi sao màu trắng luôn lốm đốm màu. Cho nên Newton
chuyển sự chú ý sang mẫu kính thiên văn thực dụng sử dụng gương để thu nhận ánh
sáng sao.
“Do nhìn thấy việc cải tiến kính thiên văn có chiều dài cho trước là không
có hi vọng, nên trước đây tôi đã tính toán một phối hợp bằng các gương
phản xạ, thay vật kính thủy tinh bằng một gương kim loại lõm”.
Newton, Opticks, 1704
Newton trình bày thiết kế của ông trước Hội Hoàng gia Anh vào tháng 1 năm
1672, và đã gây được sự chú ý lớn. Ông đã thành công trong việc chế tạo một cái
gương có độ cong cầu, đường kính nhỏ hơn 1 ½ inch một chút. Chiếc gương này
chế tạo từ hợp kim đồng-thiếc, Newton đã thêm vào nó vào ít arsen để cho nó dễ
mài hơn. Nó có độ phóng đại khoảng 40. Phía trên chiếc gương sơ cấp này, Newton
đặt một gương thứ cấp phẳng, nhỏ, nghiêng góc 45o, làm phản xạ lên thị kính gắn
trên mặt của ống kính.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 96


Kính thiên văn phản xạ của Newton
Mặc dù kính thiên văn của Newton đã khuấy động sự hứng thú, nhưng nó
vẫn là một vật hiếm. Những người khác đã cố gắng nhưng thất bại trong việc mài
gương có độ cong đều. Ngoài vấn đề đó, gương kim loại còn bị giảm độ bóng và
phải mài lại mỗi vài tháng một lần, việc đó có thể ảnh hưởng tới độ cong. Và mặc
dù Newton bị thuyết phục rằng mẫu thiết kế của ông tốt hơn so với kính thiên văn
khúc xạ, nhưng kích thước nhỏ của thiết bị của ông đã che giấu các nhược điểm gây
ra bởi độ cong cầu của nó. Các thử nghiệm khác đã được thực hiện với kính thiên
văn phản xạ, nhưng ít thu được tiến bộ mãi cho đến thế kỉ thứ 18.
Cải tiến kính thiên văn phản xạ buổi đầu
John Hadley sinh ra ở gần London. Ông biểu hiện tài trí sáng chế từ khi còn
nhỏ, và trở thành hội viên của Hội Hoàng gia vào năm 35 tuổi, năm 1717. Khoảng
thời gian này, với sự giúp đỡ của hai người anh em của ông, ông bắt đầu thí nghiệm

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 97


với việc nghiền và mài kim loại. Ông sử dụng speculum, hỗn hợp đồng thiếc và bạc
dùng làm gương có từ thời cổ đại. Năm 1721, ông đã thành công trong việc chế tạo
một chiếc kính thiên văn kiểu Newton đường kính 6 inch, với tiêu cự 62 inch.

John Hadley
Hadley đã làm chủ được việc mài chiếc gương kim loại của ông sao cho nó
có hình dạng gần như parabol, tránh được sự méo hình xảy ra với các kính thiên văn
trước đây có độ cong cầu. Giống như Newton, ban đầu Hadley trình bày kính thiên
của ông tại một cuộc họp của Hội Hoàng gia. Biên bản cuộc họp ghi rằng nó đủ sức
mạnh để “phóng đại một vật gần 200 lần”.

Kính thiên văn phản xạ của Hadley, năm 1721

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 98


Cũng quan trọng không kém gương dùng cho kính thiên văn là cách gắn nó.
Kính thiên văn phải lần theo vết tích của các vật băng qua bầu trời khi Trái Đất
đang quay. Để thu được điều này, Hadley đã phát triển cái ngày nay gọi là khung
gọng phương vị-cao độ. Trục cao độ nằm song song với đường chân trời, và trục
phương vị thì hướng vuông góc. Với một gọng vòm phương vị-cao độ, nhà thiên
văn phải di chuyển kính thiên văn dọc theo hai trục đồng thời để giữ vật trong tầm
nhìn, nhưng việc này được bù lại bởi kích thước tương đối nhỏ của nó.
Kính thiên văn của Hadley được hai nhà thiên văn người Anh kiểm tra vào
năm 1722 bằng việc quan sát Thổ tinh. Họ nhìn thấy bốn vệ tinh của hành tinh đó
(vệ tinh lớn nhất đang chuyển động qua mặt phía trước của hành tinh), và các ranh
giới trong vành của Thổ tinh. Mặc dù họ thấy ảnh của nó không sáng như ảnh thu
được trong kính thiên văn trên không 123 foot của Huygens, nhưng mẫu thiết kế
của Hadley dễ sử dụng hơn nhiều.
Trước khi ông qua đời vào năm 1744, Hadley đã thí nghiệm với các cách
khác nhau mài gương cho kính thiên văn. Không kém phần quan trọng là ông đã
nghiên cứu cách kiểm tra kết quả, vì bạn không thể mài một cái gương cong tốt hơn
việc bạn đo đạc nó.
Kính thiên văn phản xạ khổng lồ của Herchels
“Đó là một sự hoang mang khủng khiếp gồm những cột, trụ và thang leo
cùng dây nhợ, ở giữa là một cái ống khổng lồ… ngước cái mõm to lớn của
nó bướng bỉnh nhìn lên trời”.
Oliver Wendell Holmes

William và Caroline Herchels


William Herchels, một nhà soạn nhạc di cư từ Hanover sang Anh và chuyển
sang nghiên cứu thiên văn học, hướng những nỗ lực đầu tiên của ông vào việc chế
tạo kính thiên văn khúc xạ. Nhưng các ống ngắm dài lòng thòng khiến ông bực
mình (ông đã chế tạo một cái dài 30 feet) và ông hướng sự chú ý của mình sang các

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 99


gương. Cuối thập niên 1770, Herchels đã chế tạo được vài chiếc kính thiên văn
phản xạ. Chiếc kính thiên văn thành công nhất của ông có một cái gương 6 ½ inch
và dài 7 feet. Ông sử dụng chiếc kính này để biên soạn danh mục đích thực đầu tiên
của những ngôi sao đôi và, năm 1781, phát hiện ra Thiên vương tinh. Khám phá này
mang Herchels đến sự ghi nhận của hoàng gia – và mức lương thường niên là 200
bảng đã cho phép ông tiến hành nghiên cứu thiên văn trọn thời gian.

Kính thiên văn 20 foot của Herchels


Được khích lệ bởi thành công của ông, Herchels bỏ qua vài năm tiếp sau đó
để hoàn thiện một chiếc kính thiên văn còn lớn hơn nữa. Nó có một cái gương
đường kính gần 19 inch, bọc trong một ống ngắm dài 20 foot trên một gọng vòm
cao độ-phương vị. Giống như những chiếc gương kính thiên văn buổi đầu khác, nó
chế tạo bằng kim loại (chủ yếu là đồng và thiếc) và giảm độ bóng nhanh chóng, nên
nó phải được mài lại thường xuyên. Chân của chiếc kính thiên văn có thể mở ra và
cái gương dễ dàng tháo rời. Một cái gương khác luôn luôn có sẵn trong khi cái
gương thứ nhất được mang đi mài lại.
William Herchels thực hiện các quan sát của ông với sự phụ giúp của người
chị gái Caroline. Thị kính của kính thiên văn gắn ở phía trên ống ngắm, nên
Herchels quan sát từ một cái bục có thể nâng lên hay hạ xuống khi cần thiết.
Caroline ngồi tại cửa sổ bên trong một ngôi nhà kế bên. Khi William ra hiệu bằng
cách kéo dây, bà sẽ mở cửa sổ và ghi lại các quan sát của người em trai của mình
khi ông đọc chúng cho bà nghe. Công việc quan sát thật gian khổ, Herchels ra ngoài
trời khi nào hễ có thể, cả trong giá rét căm căm. Một đêm, trong khi sử dụng một
chiếc kính thiên văn cũ, mực viết của ông bị đông lại và chiếc gương tốt nhất của
ông bị “vỡ thành hai mảnh”. Công việc quan sát từ bục cao cũng thật mạo hiểm.
Caroline ghi lại rằng bà và người em trai của mình đã có “một danh sách dài xinh
xắn các vụ tai nạn… tỏ ra không tránh được đối với em trai tôi cũng như với chính
tôi”.
Năm 1783, sử dụng kính thiên văn phản xạ 20 foot, Herchels bắt đầu tìm
kiếm trong bầu trời đêm những mảng sáng mờ nhạt trên nền trời gọi là tinh vân.
Năm 1784, ông báo cáo rằng kính thiên văn của ông có khả năng phân giải từng
ngôi sao riêng lẻ trong tinh vân trước đấy đã được nhận ra bởi nhà thiên văn học
người Pháp Charles Messier và rằng ông cũng tìm thấy hàng trăm tinh vân mới.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 100


Nhìn từ trên xuống ống ngắm 20 foot của Herchels khi không có thị kính của nó.
“[Herchels] đã phát hiện 1500 vũ trụ! Làm sao mà ông có thể tìm thấy số
lượng nhiều hơn so với người ta có thể ước đoán ?”
Nhà văn Anh Fanny Burney, 1786
Kính thiên văn 20 foot của Herchels là chiếc tốt nhất trong số các thiết bị của
ông. Năm 1785, ông bắt đầu thiết kế một cái lớn gấp đôi, nó có thể thu nhận ánh
sáng nhiều gấp bốn lần. Ông bắt đầu sử dụng chiếc kính thiên văn 40 foot này vào
mùa thu năm 1789, và nhanh chóng tìm ra được hai vệ tinh nữa của Thổ tinh
(Mimas và Enceladus). Tuy nhiên, ống kính dài có xu hướng bị bẻ cong, trong khi
yêu cầu mài lại thường xuyên chiếc gương chính làm hạn chế công dụng của nó.
Herchels thỉnh thoảng mới sử dụng đến chiếc kính khổng lồ bướng bỉnh này, và ông
thích dùng chiếc 20 foot dễ sử dụng hơn. Như ông lưu ý, “việc nhìn qua một chiếc
kính to hơn yêu cầu mất nhiều thời gian, đó là thứ mà trong một đêm trong trẻo nhà
thiên văn không hề có thừa”.
Herchels thực hiện quan sát cuối cùng của ông với chiếc kính thiên văn 40
foot vào năm 1815. Sổ nhật kí của ông ghi: “Thổ tinh rất sáng và phân biệt rõ
ràng… chiếc gương thì cực kì mờ bẩn”. Sự giảm độ bóng như thế là một trong số
vài hạn chế gay gắt đối với kính thiên văn phản xạ lớn, và trong vài thập niên sau
© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 101
đó, sự thịnh hành của chúng bị lụi tàn. Những tiến bộ trong thiết kế quang học và
chế tạo kính đang làm hồi sinh kính thiên văn khúc xạ với tư cách là một công cụ
dùng cho nghiên cứu.

Kính thiên văn 40 foot của Herchels

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 102


Chương 11
THỜI KÌ VÀNG SON CỦA KÍNH THIÊN VĂN KHÚC XẠ

“Kính thiên văn khúc xạ luôn luôn thích ứng tốt hơn so với kính thiên văn
phản xạ đối với những công việc quan sát bình thường… chúng mang lại sự
tiện lợi tốt hơn nhiều cho những mục đích đo đạc chính xác”.
Agnes M. Clerke, 1887
Thế kỉ 19 đã chứng kiến một cơ hội bùng nổ đối với kính thiên văn sử dụng
thấu kính (kính thiên văn khúc xạ) là công cụ quan trọng nhất của các nhà thiên văn
chuyên nghiệp. Khi kĩ thuật quang được cải tiến, kính thiên văn khúc xạ trở thành
một công cụ vạm vỡ và chính xác. Nó thích ứng tốt cho hứng thú nghiên cứu của
các nhà khoa học, những người chủ yếu tập trung vào việc đo chính xác vị trí và
chuyển động tương đối của các sao. Các nhà thiên văn đã nghĩ ra những chiếc kính
thiên văn lớn hơn bao giờ hết bắt được sự chú ý của các nhà hảo tâm Mĩ giàu có.
Cuối thế kỉ 19, người Mĩ kiêu hãnh với hai chiếc kính thiên văn lớn nhất thế giới.
Cũng thật quan trọng cho vũ trụ học là sự chấp nhận dần của các nhà thiên văn học
về thiên văn học vật lí, ngành học hợp nhất lí thuyết vật lí với sự nghiên cứu các
sao.

Đúc thủy tinh ở Đức vào đầu thế kỉ 20, như minh họa bởi Erich Kuithan
trong cuốn Die Glasindustrie in Jena (Jena, 1909).

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 103


Thủy tinh tốt hơn chế tạo ra kính thiên văn tốt hơn
Chiến thắng của kính thiên văn khúc xạ với tư cách là một công cụ nghiên
cứu quan trọng phụ thuộc vào sự tiến bộ công nghệ. Các nhà chế tạo kính đã hoàn
thiện công nghệ sản xuất thủy tinh quang chất lượng cao và các nhà quang học phải
tính ra cách tránh sự nhòe màu sắc bởi thấu kính (hiện tượng sắc sai). Mãi cho đến
đầu thế kỉ 20 thì việc sản xuất kính mới trở thành một nghề chứ không phải khoa
học. Đặc biệt là thủy tinh quang phải có khiếm khuyết và còn dư màu sắc. Chẳng
hạn, tạp chất sắt trong cát dùng chế tạo kính có thể nhuộm màu thủy tinh, còn
những bọt li ti hay các khiếm khuyết khác có thể làm cho thủy tinh không thể dùng
làm thấu kính được.

Một xưởng thủy tinh hồi thế kỉ 19.

Hiện tượng sắc sai. Thấu kính hai mặt lồi nhận các tia sáng trắng song song. C: tiêu điểm đối với
tia màu xanh. D: tiêu điểm đối với tia màu vàng. E: tiêu điểm đối với tia màu đỏ.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 104


Một tiến bộ chính khắc phục hiện tượng sắc sai vốn có ở thấu kính khúc xạ
xuất hiện vào thập niên 1750. Nhà quang học người Anh, John Dolland, rút kinh
nghiệm từ những nghiên cứu trước đó, đã chỉ ra cách loại trừ hầu như toàn bộ sự sắc
sai. Thủ thuật là kết hợp một thấu kính lồi chế tạo từ thủy tinh pha chì (“flint”) với
một thấu kính lồi khác có mật độ hơi thấp hơn. Màu sắc bị phân tán bởi thấu kính
thứ nhất được bẻ trở lại với nhau bởi thấu kính thứ hai. Những thấu kính kiểu này
được gọi là thấu kính tiêu sắc. Dolland đã nhận bằng sáng chế cho thiết kế của ông,
nhưng chất lượng tệ hại của thủy tinh flint vào thời đó đã làm hạn chế công dụng
của nó.
“Một trong những trở ngại lớn đối với việc xây dựng kính thiên văn tiêu sắc
cỡ lớn là khó khăn trong việc tìm kiếm các đĩa thủy tinh flint lớn có mật độ
đều, màu sắc tốt và không có vân”.
Thomas Dick, 1845
Vào đầu thế kỉ 19, sự tiến bộ trong việc sản xuất thủy tinh quang đã đưa đến
những chiếc kính thiên văn khúc xạ tốt hơn. Từ năm 1784 đến 1790, Pierre Louis
Guinand, một thợ thủ công người Thụy Sĩ, đã tự học được những kĩ năng cơ bản
của việc chế tạo kính và bắt đầu thí nghiệm với thủy tinh quang. Những cố gắng đầu
tiên của ông không được như ý. Mãi cho đến cuối thập niên 1790 Guinand mới có
thể chế tạo những thấu kính chất lượng cao lớn cỡ 6 inch. Bước đột phá lớn của
Guinand xuất hiện vào năm 1805, khi ông thay các thanh gỗ dài dùng để trộn thủy
tinh nóng trong lò luyện bằng các que cời làm bằng đất sét. Que cời mới mang lại
các bọt bất ngờ trên bề mặt và trộn thủy tinh đủ tốt để sản xuất một chất gần như
hoàn mĩ.

Pierre Louis Guinand, năm 1800

Joseph Fraunhofer

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 105


Guinand bị cám dỗ tới Munich bởi một công ti quang của Đức, ỏ đó ông đã
chia sẻ bí mật của ông với Joseph Fraunhofer, một nhà quang học tập sự.
Fraunhofer, thành thạo cả toán học và thiết kế quang, là nhà khoa học đầu tiên xác
định được các vạch tối biểu thị phổ ánh sáng phát ra từ các ngôi sao. Sau khi
Guinand quay trở về Thụy Sĩ, Fraunhofer tiếp tục thí nghiệm với việc chế tạo kính
và thiết kế thấu kính.
Nỗ lực của Fraunhofer đã đơm hoa kết trái ở vài chiếc kính thiên văn khúc
xạ xuất sắc, xây dựng trước khi ông qua đời vào năm 1826 khi ở tuổi 39. Một trong
số này là chiếc kính thiên văn 9,5 inch tại Đài quan sát Dorpat của Nga, lắp đặt vào
năm 1824 bởi F.G. Wilhelm Struve. Nhà thiên văn học trứ danh người Nga đó phê
bình rằng thoạt nhìn qua thiết bị, ông không thể xác định “cái gì là đáng khâm phục
nhất, tính đúng đắn của việc xây dựng nó… hay công suất quang không gì sánh nổi,
và độ chính xác mà các vật được xác định”. Struve và các nhà thiên văn khác đã sử
dụng chiếc kính thiên văn này khảo sát hơn 120.000 ngôi sao.

Kính thiên văn khúc xạ lớn tại Dorpat


“Kính thiên văn lớn Dorpat” dài 14 foot được chú ý tới không những chỉ bởi
chất lượng cao của các thấu kính của nó mà còn vì cách lắp đặt nó. Nó là ví dụ đầu
tiên của cái sau này trở nên nổi tiếng là cách lắp kính xích đạo. Nó có một trục “địa
cực” nằm thẳng hàng chính xác với trục quay của Trái Đất (nghĩa là trục nó, nói đại

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 106


khái, hướng về phía sao Bắc Cực). Cùng với một trục “nghiêng”, vuông góc với
trục địa cực, cấu trúc này cho phép kính thiên văn quay về bất cứ phía nào của bầu
trời. Thuận lợi lớn của cách lắp đặt kính xích đạo của Fraunhofer là trục địa cực liên
tục quay bằng một cơ chế đồng hồ. Nó được điều khiển ở tốc độ chính xác để trung
hòa chuyển động biểu kiến hàng ngày của các sao ngang qua bầu trời. Như vậy,
kính thiên văn lần theo các sao một cách tự động. Cách tân của Fraunhofer trở thành
một phần của thiết kế chuẩn của kính thiên văn trong thế kỉ 19, cho phép các nhà
thiên văn săm soi dễ dàng hơn vào bầu trời đêm. Cách lắp đặt xích đạo điều khiển
bằng đồng hồ tỏ ra thiết yếu khi nhiếp ảnh được đưa vào thiên văn học trong nửa
sau của thế kỉ 19, trong đó người ta có thể phơi sáng các tấm phim chụp trong thời
gian dài.
Kĩ thuật chế tạo thủy tinh và thấu kính chất lượng cao lan rộng sang Pháp và
Anh. Chính phủ Anh, chẳng hạn, đã nhìn thấy tiềm năng cho một nền công nghiệp
sinh lợi, và yêu cầu các nhà khoa học áp dụng kĩ năng của họ cải thiện nền sản xuất
kính quang học của đất nước. Trong khi đó, thành công của Fraunhofer trong việc
chế tạo những thiết bị thiên văn giúp hình thành nên nền công nghiệp quang của
người Đức dẫn đầu thế giới trong hơn nửa thế kỉ.
Gia đình người thợ thủ công Alvan Clark
Năm 1825, tổng thống John Quincy Adams than phiền rằng trong khi các
quốc gia châu Âu kiêu hãnh có hơn 130 “ngọn hải đăng trên trời”, thì người Mĩ chỉ
có vài ba tiện nghi quan sát cầm tay. Đến cuối thế kỉ 19, vấn đề này được giải quyết
khi người Mĩ tăng cường tài trợ rất lớn cho xây dựng kính thiên văn.
Những đài quan sát đầu tiên xây dựng trên đất Mĩ được trang bị những chiếc
kính thiên văn xuất xứ từ Âu châu. Một thí dụ là kính thiên văn khúc xạ mới 15 inch
khánh thành vào năm 1847 tại Đài quan sát Harvard College. Quyên góp từ các
công dân Boston đã trả tiền cho nó. Được đặt tên là “Kính khúc xạ lớn”, nó là chiếc
kính thiên văn khúc xạ lớn nhất thế giới trong 20 năm. Thiết bị Harvard đó (giống
như một cái tương tự tại Đài quan sát Pulkovo ở Nga) do một công ti Đức chế tạo.

Alvan Clark (ở giữa) cùng với hai người con trai Alvan Graham Clark (bên trái)
và George Bassett Clark (bên phải)

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 107


Kính thiên văn 15 inch
Tuy nhiên, chiếc kính thiên văn đầu tiên vượt trội hơn kính thiên văn 15 inch
Harvard và của Nga được chế tạo không phải bởi một công ti châu Âu, mà bởi một
công ti Mĩ. Alvan Clark, cùng với hai người con trai Alvan Graham Clark và
George Bassett Clark, trở thành những nhà chế tạo kính thiên văn hàng đầu thế giới
vào nửa cuối thế kỉ 19. Công ti của họ, Alvan Clark & Sons, đã xây dựng thiết bị
cho hầu như mỗi đài quan sát ở Mĩ cũng như ở một số nơi bên kia bờ đại dương.
Năm lần công ti Clark đã phá kỉ lục của mình bằng việc chế tạo thấu kính dùng cho
kính thiên văn khúc xạ lớn nhất thế giới. Một số vẫn còn hoạt động cho đến ngày
nay.
Món hời lớn nhất của Clark anh xuất hiện vào năm 1880. Vị khách hàng là
James Lick, một doanh nhân người San Francisco không có người thừa kế, quyết
định lưu danh muôn thuở bằng cách tài trợ cho chiếc kính thiên văn lớn nhất thế
giới. Sau khi Lick qua đời vào năm 1876, ngọn núi Hamilton ở gần Santa Cruz,

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 108


California, được chọn làm địa điểm cho công trình kỉ niệm của Lick. Alvan Clark &
Sons đã kí hợp đồng sản xuất thấu kính 36 inch cho chiếc kính thiên văn khổng lồ.
Một công ti Pháp chế tạo các đĩa thủy tinh trống (họ phải thử 19 lần trong 3 năm).
Việc nghiền và mài hoàn thành vào năm 1885. Mái vòm của kính thiên văn là tiên
tiến vào thời của nó, với thiết kế bù cho sự dãn nở và co lại của kim loại thay đổi
theo nhiệt độ. Sàn hình tròn của mái vòm nâng lên và hạ xuống đến gần 17 feet để
bắt theo thị kính của ống kính dài 58 foot.

Kính thiên văn Lick 36 inch.


Thân thể Lick được mai táng trong khối bê tông bên dưới chiếc kính.
Alvan Clark mất ở tuổi 83 vào năm 1887, cùng năm kính thiên văn khúc xạ
36 inch Lick được lắp đặt. Chất lượng tuyệt với của chiếc kính thiên văn 36 inch,
cùng với điều kiện quan sát tuyệt với của ngọn núi Hamilton, đã giúp cho Đài quan
sát Lick trở thành một trong những trung tâm thiên văn học hàng đầu thế giới. Lick
cũng đã khởi động xu hướng xây dựng những chiếc kính thiên văn chủ yếu của
người Mĩ bên dưới bầu trời miền tây tương đối quang đãng.
Gia đình Clark
Alvan Clark sinh ở Massachusetts và, sau khi làm việc chủ yếu cho một nhà chế tạo xe
ngựa, đã bỏ ra vài năm khắc các hình trụ dùng để in hoa văn lên vải vóc. Năm 1844, người
con trai trưởng của ông, George Bassett, thử chế tạo một chiếc kính thiên văn nhỏ. Việc
này khuyến khích Alvan thử tay nghề của ông với kính thiên văn. Niềm hứng thú của ông rõ
ràng là được cổ vũ bởi thị trường kính thiên văn đang tăng trưởng ở Mĩ. Người Mĩ có niềm
say mê to lớn với thiên văn học, niềm say mê ấy được khích lệ bởi sự xuất hiện của một
ngôi sao chổi đẹp ngoạn mục vào năm 1843.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 109


Ngôi sao chổi lớn của năm 1843 nhìn từ xứ Kent, nước Anh
Alvan Clark tự học cách mài thấu kính và sớm tham gia cùng hai người con trai chế tạo
những chiếc kính thiên văn khiêm tốn. Năm 1855, Alvan Clark & Sons, George và Alvan
Graham, chế tạo trên một tá thấu kính có kích thước từ 4 đến 7 inch. Họ đã sử dụng thiết
bị của mình phát hiện ra vài ngôi sao đôi mới. Năm 1860, các viên chức ở trường đại học
Mississippi yêu cầu Clark chế tạo một chiếc kính thiên văn khúc xạ có khẩu độ 19,2 inch.
Kích thước đó khiến nó là kính thiên văn lớn nhất của thế giới, và thu ánh sáng nhiều hơn
50% so với kính 15 inch của Harvard. Sau một số lưỡng lự, Clark và các con trai của ông
đã đảm nhận công việc đó. Họ có kính thiên văn sẵn sàng giao hàng trong năm 1862,
nhưng không thể nhận được tiền thù lao của mình. Lúc ấy, cuộc nội chiến đang ở cao
điểm, và trường đại học Mississippi không thể nào nhận hàng được. Cuối cùng, năm 1866,
thiết bị đó được gửi tới Đài quan sát Dearborn của đại học Chicago. Sau đó, năm 1889, nó
được chuyển tới đại học Tây Bắc.
Alvan Clark & Sons đã vượt qua thành tựu này vào năm 1873, khi họ chế tạo thấu kính và
lắp đặt cho một kính thiên văn 26 inch cho Đài quan sát Hải quân Mĩ với giá 50.000 đô la.
Một thập niên sau đó, họ đã chế tạo được thấu kính 30 inch cho Đài quan sát Pulkovo của
Nga. Công việc đạt tới đỉnh cao ở kính thiên văn khúc xạ lớn 36 inch Lich và 40 inch
Yerkes.

Kính thiên văn khúc xạ 26 inch của Đài quan sát Hải quân Mĩ ở thủ đô Washington.
Yerkes “hạ gục” Đài quan sát Lick
Geore Ellery Hale có lẽ là nhà môi giới khoa học người Mĩ lớn nhất vào thời
của ông. Ông đã gây cảm hứng, tổ chức và giúp tìm nguồn tài trợ cho ba đài quan

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 110


sát quan trọng nhất trong lịch sử thiên văn học. Năm 1892, chàng trai trẻ 24 tuổi
Hale là một phó giáo sư mới kết hôn tại trường đại học Chicago, một nhà khoa học
trẻ nhiều tham vọng ở một học viện trẻ nhiều tham vọng. Tháng 10 năm đó, ông
tháp tùng hiệu trưởng trường đại học Chicago William R. Harper tới thăm trụ sở
của Charles T. Yerkes. Yerkes là một ông trùm ở Chicago, người trở nên giàu có
nhờ kinh doanh dịch vụ xe khách và xe lửa. Công việc kinh doanh nhạt nhẽo của
ông mang lại cho ông sự khinh bỉ từ nhiều cư dân Chicago. Vừa mới kết hôn cùng
một cô gái trong dàn hợp xướng, Yerkes cảm thấy hài lòng với địa vị xã hội và tài
sản của mình. Một cách để nâng cao chỗ đứng trong xã hội là đầu tư cho khoa học
theo kiểu xa hoa. Hale và Harper rời trụ sở của Yerkes với sự ủy nhiệm xây dựng
“kính thiên văn… lớn nhất và tốt nhất trên thế giới… và gửi hóa đơn cho tôi”. Các
tờ báo địa phương đã chạy những dòng tít ví dụ như “Ông chủ công ti xe khách
dùng kính thiên văn làm chìa khóa bước vào chính trường” và khoe khoang rằng
kính thiên văn mới sẽ “hạ gục Lick”.

George Ellary Hale


“Toàn bộ công trình nhất định sẽ tốn của ông Yerkes nửa triệu đô la. Ông là
người sôi nổi và không do dự… Thật dễ chịu khi làm việc với một người như
thế”.
William R. Harper, 1892
Hale tự đặt cho mình nhiệm vụ tổ chức cái sẽ trở thành Đài quan sát Yerkes.
Ông biết rằng Alvan Clark & Sons có một thấu kính đã hoàn thành một phần, đường
kính 40 inch, còn lại từ một dự án kính thiên văn khác chưa bao giờ được cụ thể
hóa. Vài ngày sau chuyến viếng thăm Yerkes, Alvan Graham Clark đến Chicago và
đồng ý hoàn thiện thấu kính 40 inch cho đài quan sát mới. Công ti thiết bị có tiếng
Warner and Swasey sẽ thực hiện lắp đặt kính.
Alvan Clark & Sons hoàn thành thấu kính (thật ra là một cặp tiêu sắc, một
thấu kính thủy tinh crown và một thấu kính thủy tinh flint) vào tháng 10 năm 1895.
Nó nặng 500 pound và có tiêu cự 62 feet. Năm 1897, thấu kính được chở tới vịnh
Williams, Wisconsin, địa điểm được chọn của đài quan sát mới. Kính thiên văn đó
có các bộ phận chuyển động của nó và các đối trọng nặng trên 20 tấn, được định vị
cân bằng tốt nên các động cơ nhỏ có thể dễ dàng di chuyển nó để hướng tới bất kì
phần nào của bầu trời. Giống như tại Lick, các nhà thiên văn có thể nâng lên hay hạ
xuống toàn bộ sàn nền của đài quan sát để chạm tới thị kính. Các nhà thiên văn sử
dụng chiếc kính thiên văn mới này cảm thấy hài lòng với chất lượng của nó.
Hale dự định dành Đài quan sát Yerkes cho một ngành hoàn toàn mới của
thiên văn học, đó là thiên văn học vật lí. Thoát ra khỏi lề thói của các nhà thiên văn
© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 111
học cổ điển, những người chủ yếu dành trọn đời mình cho vị trí và sự chuyển động
của các sao và hành tinh, Hale quyết định tiến tới nghiên cứu không chỉ cách các
thiên thể chuyển động như thế nào, mà còn tìm hiểu xem thật ra chúng là gì.

Kính thiên văn 40 inch Yerkes

Tham vọng của Hale được phản ánh trong kiến trúc của Đài quan sát Yerkes.
Chiếc kính thiên văn 40 inch khổng lồ không chỉ nằm ngay chính giữa đài quan sát,
© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 112
mà còn nằm trong một mái vòm đằng sau một cánh lớn. Phần nhiều không gian sàn
của đài quan sát là không gian phòng thí nghiệm. Khu vực này dành cho chụp ảnh
và phân tích quang phổ, hai lĩnh vực vật lí mới sẽ dần dần thống trị nghiên cứu của
các nhà thiên văn trong thế kỉ 20.

Đài quan sát Yerkes, trên bờ hồ Geneva, Wisconsin

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 113


Chương 12
QUANG PHỔ HỌC VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA
THIÊN VĂN HỌC VẬT LÍ

“… trong vòng vài ba năm tương đối ngắn ngủi, một ngành thiên văn học
mới đã ra đời nghiên cứu Mặt Trời, Mặt Trăng, và các sao, xem chúng là cái
gì và mối quan hệ của chúng với chúng ta”.
Samuel Pierpont Langley,
trích từ cuốn Nền Thiên văn học mới năm 1888 của ông
Năm 1835, Auguste Comte, nhà triết học lỗi lạc người Pháp, phát biểu rằng
loài người sẽ không bao giờ hiểu được thành phần hóa học của các sao. Ông sớm tỏ
ra sai lầm. Trong nửa sau thế kỉ 19, các nhà thiên văn bắt đầu nắm lấy hai kĩ thuật
mới – quang phổ học và thuật chụp ảnh. Cùng với nhau, chúng đã mang lại một
cuộc cách mạng trong nhận thức của loài người về vũ trụ. Đây là lần đầu tiên các
nhà khoa học có thể nghiên cứu xem vũ trụ cấu thành từ cái gì. Đây là một bước
ngoặt quan trọng trong sự phát triển của vũ trụ học, vì các nhà thiên văn có thể ghi
nhận và ghi chép không chỉ xem các sao ở đâu mà còn xem chúng thật ra là cái gì.

Kirchhoff, ở bên trái, và Bunsen


“Một khám phá hoàn toàn bất ngờ…”
Quang phổ học thiên văn là một nhánh trong số các nỗ lực của các nhà hóa
học trong việc phân tích vật chất trên Trái Đất cũng như hứng thú của các nhà khoa
học về bản chất của màu sắc. Đã có một số đột phá vào quang phổ học từ trước năm
1850. Joseph Fraunhofer, chẳng hạn, đã gắn một lăng kính ở phía trước vật kính của
một chiếc kính thiên văn nhỏ, tạo ra một quang phổ kế thô sơ. Ông nhận thấy ánh
sáng từ Mặt Trời và những ngôi sao sáng như Sirius bị phân tích, thì có những vạch
hấp thụ đặc trưng có mặt trong quang phổ thu được. Tuy nhiên, Fraunhofer qua đời
trước khi ông có thể nghiên cứu hiện tượng này một cách toàn vẹn hơn.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 114


Phổ Mặt Trời của Fraunhofer, với các vạch tối là dấu hiệu của những nguyên tố hóa học đã biết.
Đường cong ở trên biểu diễn độ sáng chung.
Một tiến bộ quan trọng được thực hiện vào năm 1859 bởi Gustav Kirchhoff
và Robert Bunsen (tên của họ phải rất quen thuộc với mỗi sinh viên ngành hóa). Sự
phát triển của Bunsen về loại đèn khí mạnh về cơ bản là dành cho nghiên cứu mà họ
thực hiện ở Heidelberg, Đức. Năm 1859, Bunsen tường thuật với một đồng sự rằng
Kirchhoff đã thực hiện “một khám phá hoàn toàn bất ngờ”. Ông đã nhận ra nguyên
nhân gây ra các vạch tối mà Fraunhofer và những người khác nhìn thấy trong phổ
Mặt Trời. Khi các hóa chất nhất định bị đun nóng trong đèn Bunsen, các vạch sáng
đặc trưng biến mất. Trong một số trường hợp, những vạch này nằm đúng ngay chỗ
trong quang phổ như các vạch tối của Fraunhofer. Các vạch sáng là ánh sáng phát ra
từ chất khí nóng, còn các vạch tối biểu hiện sự hấp thụ ánh sáng trong lớp khí lạnh
hơn ở phía trên bề mặt Mặt Trời.
Hai nhà khoa học nhận thấy mỗi nguyên tố hóa học tạo ra một quang phổ
độc nhất vô nhị. Điều này mang lại một kiểu “dấu vân tay” có thể xác nhận sự có
mặt của hóa chất đó. Kirchhoff và Bunsen công nhận đây có thể là một công cụ
mạnh mẽ dùng cho “xác định thành phần hóa học của Mặt Trời và các sao cố định”.
Trong suốt thập niên 1860, Kirchhoff đã làm chủ được việc nhận dạng chừng 16
nguyên tố hóa học khác nhau trong số hàng trăm vạch phổ mà ông ghi được trong
phổ của Mặt Trời. Từ những dữ liệu đó, Kirchhoff đã nghiên cứu thành phần hóa
học của Mặt Trời cũng như cấu trúc của nó.
“Nếu chúng ta đi lên Mặt Trời và mang một số phần của nó về và phân tích
chúng trong phòng thí nghiệm của chúng ta, chúng ta không thể xác định
chúng chính xác hơn cái chúng ta có thể làm bằng kiểu phân tích quang phổ
mới này”.
Warren de la Rue, 1861
Quang phổ học thiên văn buổi đầu tập trung vào Mặt Trời vì độ sáng của nó
và tầm quan trọng hiển nhiên của nó đối với sự sống trên Trái Đất. Đồng thời, các
nhà thiên văn bắt đầu chuyển sự chú ý của họ sang vô số những ngôi sao khác có
sẵn cho nghiên cứu. Các nhà khoa học như William Huggins và Angelo Secchi đã
thu thập càng nhiều quang phổ trong khả năng có thể và, giống như nhiều nhà khoa
học nghiên cứu trong thế kỉ 19, đã mất một lượng đáng kể thời gian cho việc đặt
chúng vào (và tranh cãi về giá trị của) các hệ thống phân loại. Ba nhóm cơ bản xuất
hiện gồm: các sao xanh và trắng, các sao vàng (hay các sao kiểu Mặt Trời), và các
sao đỏ.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 115


Năm 1885, Edward C. Pickering tại Đài quan sát Harvard College đảm nhận
một chương trình nhiều tham vọng nhằm phân loại phổ sao bằng các phổ thu được
trên những tấm phim chụp. Năm 1890, một danh mục trên 10.000 sao đã được lập
và nhóm chúng thành 30 loại phổ. Sau sự thành công của Pickering, Annie Jump
Cannon mở rộng danh mục lên tới 9 tập và trên một phần tư triệu sao vào năm 1924
và phát triển một hệ thống gồm 10 loại phổ - O, B, A, F, G, K, M, R, N, S – mà các
nhà thiên văn đồng ý sử dụng trên toàn thế giới vào năm 1922.

Bốn họ phổ sao của Secchi, trích từ một bản in thạch màu trong một cuốn sách xuất bản khoảng
năm 1870. Ở đây cho thấy cái mà một người nhìn qua máy ghi phổ trên một kính thiên văn lớn sẽ
nhìn thấy quang phổ từ những ngôi sao sáng nhất. Quang phổ sẽ mờ nhạt hơn nhiều đối với đa số
các sao, khiến cho khó quan sát. Các vạch phổ chính được nhận ra bởi các kí tự mà Fraunhofer đã
đánh dấu.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 116


Annie Jump Cannon
Sinh vào năm 1863, Annie Jump Cannon là một nhà thiên văn người Mĩ quan trọng trong
thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20. Bà phục vụ tại Wellesley College ở Massachusetts và sau này
tìm việc với Pickering tại Đài quan sát Harvard College. Tại Harvard, bà dành thời gian
của mình cho việc phân loại phổ ghi được trên những tấm phim chụp. Bà cũng tìm kiếm
các sao biến quang trong các tấm phim từ Đài quan sát Harvard College. Cannon làm việc
với Pickering và Wilhelmina Fleming nghĩ ra một hệ thống phân loại sao vẫn còn được sử
dụng cho đến ngày nay. Bà cũng áp dụng hệ thống này với các sao quan sát thấy ở bán cầu
nam. Mặc dù bà đã nhận hàng loạt giải thưởng và bằng cấp danh dự (trong đó có bằng
tiến sĩ khoa học đầu tiên của trường đại học Oxford trao cho một người phụ nữ), nhưng
Harvard chưa bao giờ xem Cannon là một thành viên chính thức trong số những cán bộ
của nó.

Annie Jump Cannon đang phân loại phổ


Chụp ảnh vũ trụ
Trong nửa sau thế kỉ 19, nhiếp ảnh trở thành một công cụ được chấp nhận
cho việc ghi ảnh và thông tin tạo ra bởi kính thiên văn và máy quang phổ. Quá trình
này không thể tránh được, cũng không dễ dàng gì. Những người chủ trương chụp
ảnh thiên văn làm việc cật lực để thuyết phục cộng đồng khoa học đôi khi vẫn còn
hoài nghi.
Năm 1840, nhà hóa học Anh-Mĩ J. W. Draper chụp thành công bức ảnh đầu
tiên của một vật thể thiên văn, mặt trăng của Trái Đất. Đây là một phép chụp hình
dague – quá trình chụp ảnh buổi đầu trong đó ảnh được tạo ra trên một tấm bạc
nhạy với iodine và ngâm trong hơi thủy ngân. Thập niên 1840 đã chứng kiến
“những cái đầu tiên” cho kĩ thuật chụp ảnh thiên văn: ngoài bức ảnh đầu tiên của
Mặt Trăng, là bức ảnh nhật thực đầu tiên (1842), ảnh phổ Mặt Trời đầu tiên (1843),
và ảnh đầu tiên của Mặt Trời (1845). Giống như bức ảnh tiên phong của Draper,
những bức ảnh này được thực hiện bằng quá trình chụp ảnh dague.
Một kĩ thuật mới xuất hiện vào năm 1851 khi F. Scott Archer đưa ra quá
trình collodion ẩm. Một tấm thủy tinh tráng với dung dịch collodion (hỗn hợp của
guncotton và potassium iodide trong rượu và ether). Tráng tấm thủy tinh với dung
dịch là một kĩ năng đã biết. Các tấm đem ra phơi trong khi còn ẩm, vì thế nên có
tên. Một khi khô, chúng được nhúng vào dung dịch bạc nitrate chuyển potassium
iodide thành bạc iodide. Trong khi còn kềnh càng và đòi hỏi phải khéo léo, kết quả
là một quá trình nhạy hơn nhiều so với kĩ thuật dague, có khả năng ghi lại ánh sáng
sao và các thiên thể khác.
Vào thời kì này, các nhà thiên văn nghiệp dư tận tụy đã có những đóng góp
có giá trị cho sự phát triển và chấp nhận kĩ thuật chụp ảnh thiên văn với tư cách là

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 117


một công cụ nghiên cứu. Chiếc kính thiên văn Mĩ đầu tiên được thiết kế chuyên
dụng cho chụp ảnh thiên văn đã được xây dựng bởi Lewis M. Rutherfurd, một nhà
thiên văn nghiệp dư. Chiếc kính khúc xạ này nằm trong vườn nhà ông ở thành phố
New York (gần cái ngày nay là đại lộ thứ hai và đường số 11) vào năm 1856.
Không bao lâu sau sự kiện này, Henry Draper, một nhà khoa học nghiệp dư
khác ở New York, bắt đầu một chiến dịch tối ưu hóa kính thiên văn chụp ảnh và kết
hợp nó với máy ghi phổ sao. Năm 1872, ông chụp một bức ảnh của sao α-Lyrae
(còn gọi là sao Vega) là bức ảnh đầu tiên cho thấy các vạch phổ hấp thụ của một
ngôi sao. Một thập kỉ sau đó, ông đã phát hiện các vạch phổ phát xạ trong quang
phổ của tinh vân Orion, ghi lại khi phơi sáng với kính thiên văn phản xạ 28 inch của
ông trong 137 phút. Nói chung, những chiếc kính thiên văn phản xạ lớn như cái của
Draper vẫn nằm trong địa hạt của nhà thiên văn nghiệp dư nghiêm túc, còn công cụ
yêu thích hơn của các nhà thiên văn chuyên nghiệp vẫn là kính thiên văn khúc xạ.

Ảnh chụp đầu tiên của tinh vân Orion, do giáo sư Henry Draper thực hiện vào năm 1880. Những
ngôi sao lớn, có vẻ sáng hơn tinh vân nhiều, là do sự phơi sáng quá mức.
Kĩ thuật phim ẩm cũng làm hạn chế việc sử dụng nhiếp ảnh làm một công cụ
nghiên cứu quan trọng. Vào thập niên 1880, những rào cản này đã hạ xuống và
nhiếp ảnh thiên văn không còn giữ vai trò ngoại vi trong thiên văn học nữa. Điều
này một phần được thúc đẩy bởi sự phát triển kĩ thuật tấm phim khô của người Anh
và Pháp. Đối với tấm phim khô tiêu biểu, người ta thêm vào hỗn hợp collodion
chuẩn một hỗn hợp gồm kẽm bromide và acid nitric, sau đó thêm bạc nitrate vào
nước và rượu. Việc này tạo ra nhũ tương bạc bromide có thể rót lên đĩa cho dung
môi bay hơi. Một khi đã khô, chất đó sẽ hòa tan trong rượu và ether và áp dụng
được cho tấm thủy tinh. Bước cuối cùng là tráng lên tấm phim một lớp bảo vệ. Việc
cải tiến hơn nữa quá trình này sẽ làm tăng độ nhạy của tấm phim khô nên chúng có
thể “nhìn thấy” nhiều hơn rất nhiều so với mắt người có thể làm được.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 118


Ảnh tinh vân Orion do A. A. Common chụp vào năm 1883 với độ phơi sáng 1 giờ.

Cuộc thám hiểm năm 1860 đến Rivabellosa, Tây Ban Nha, để quan sát nhật thực toàn phần.
Một nhóm nghiên cứu đã thử chụp ảnh sự kiện đó.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 119


Sự xuất hiện của một dòng nhà thiên văn học mới cũng thúc đẩy việc chấp
nhận thuật nhiếp ảnh thiên văn. Những cá nhân (thường được đào tạo về vật lí học)
cảm thấy hứng thú với môn thiên văn vật lí học đang xuất hiện đã chấp nhận nhiếp
ảnh là một công cụ thiết yếu trong nghề nghiệp của họ. Cuối thế kỉ 19, nhiếp ảnh
thiên văn đã mở rộng tầm nhìn của các nhà khoa học một lần nữa ra khỏi sự hạn
định của đôi mắt trần và mang lại một bản ghi thông tin vĩnh cửu do kính thiên văn
và máy quang phổ thu thập được.
Công cụ nghiên cứu của nền thiên văn học mới
Trong khi máy quang phổ có vẻ là một công cụ hứa hẹn cho nền khoa học
thiên văn vật lí mới, các nhà nghiên cứu lại bị hạn chế bởi sự trang bị của mình. Các
máy quang phổ buổi đầu, ví dụ như cái mà Henry Draper sử dụng, dùng lăng kính
thủy tinh làm tán sắc ánh sáng. Trong khi về nguyên tắc thì đơn giản, nhưng máy
quang phổ lăng kính có thể có độ phân giải thấp và thường khó tìm được một lăng
kính có chất lượng quang hiệu quả.
Một thiết kế cải tiến là sử dụng cách tử nhiễu xạ để làm tán sắc ánh sáng thu
thập bởi kính thiên văn. Đây là một bề mặt trên đó thiết lập các khe rất tốt và cách
đều nhau. Các khe này sử dụng tính chất sóng của ánh sáng – mỗi màu sắc có một
bước sóng khác nhau – để phân tích ánh sáng thành quang phổ. Nghề sản xuất cách
tử cỡ lớn chất lượng cao đặc biệt phát triển tốt ở Mĩ.
Henry A. Rowland, một nhà vật lí Mĩ tại trường đại học Johns Hopkins, là
người có công nhiều nhất trong việc chế tạo những cách tử nhiễu xạ lớn hơn và
chính xác hơn đã làm cách mạng quang phổ học trong thập niên 1880. Những cách
tử đang có có chất lượng tệ hại vì nó không thể thu được khoảng cách giữa các vạch
đều nhau. Giải pháp của Rowland là xoay thật chính xác làm di chuyển dụng cụ
khắc các vạch lên cách tử. Người ta có thể chế tạo cách tử nhiều tới 43.000 vạch
trên inch, nhiều gấp đôi số vạch trên những cách tử có trước đó. Rowland cũng phát
triển một kĩ thuật chế tạo cách tử lõm hình cầu tự điều tiêu. Cách tử lõm cho phép
quang phổ hội tụ trực tiếp lên tấm phim, làm cho việc ghi phổ dễ dàng hơn.

Henry Rowland và chiếc máy tạo cách tử của ông


Một dụng cụ mới khác được đưa vào sử dụng cùng khoảng thời gian với
cách tử của Rowland là máy ghi phổ Mặt Trời, thiết bị cho ảnh của toàn bộ bề mặt
Mặt Trời ở một bước sóng duy nhất. Thiết bị này mở ra một lĩnh vực hoàn toàn mới
trong nghiên cứu Mặt Trời và cho phép các nhà nghiên cứu khảo sát các đặc trưng
của Mặt Trời ở mức độ sâu sắc hơn. Trong khi phát minh ra nó nói chung là được
ghi nhận cho George Ellery Hale vào năm 1889, những phiên bản sớm hơn của
dụng cụ đó đã có mặt khoảng năm 1870.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 120


Dụng cụ mới của Hale cho phép các nhà nghiên cứu nhìn thấy một vài đặc
điểm mới của Mặt Trời. Công trình của Hale, có tầm quan trọng riêng của nó, đã
đưa ông trở thành một trong những nhà khoa học hàng đầu vào đầu thế kỉ 20. Điều
này tạo thuận lợi cho các hoạt động của ông trong việc thăng tiến và tìm quỹ tài trợ
cho kính thiên văn lớn mới và cho thiên văn học vật lí nói chung. Ông cũng có thể
sử dụng những kết quả gây ấn tượng sâu sắc của ông để biện luận hùng hồn rằng
nghiên cứu sao và Mặt Trời là bổ sung cho nhau và nghiên cứu những ngôi sao gần
chúng ta nhất sẽ giúp các nhà khoa học hiểu được bí mật của tất cả những ngôi sao
khác.

Ảnh Mặt Trời trong ánh sáng vạch phổ chính của hydrogen (H-alpha) cho thấy nhiều đặc điểm
trong khí quyển của ngôi sao bình thường này
Làm thế nào đo được vận tốc trên bầu trời
Khi ánh sáng phát ra từ một chất khí nóng sáng (chẳng hạn Mặt Trời) gửi qua một khe
hẹp, sau đó đi qua lăng kính làm nó trải nó ra thành quang phổ, người ta có thể nhìn thấy
các vạch tối. Năm 1859, Gustav Kirchhoff phát hiện thấy các vạch đó có thể dùng để nhận
ra các nguyên tố hóa học trong chất khí. Kĩ thuật quang phổ mới có thể phát hiện vận tốc
cũng như thành phần hóa học. Năm 1842, trước cả công trình của Kirchhoff, nhà vật lí
người Áo Christian Doppler biện luận rằng quang phổ có thể bị lệch nếu như nguồn phát
ánh sáng đang chuyển động. Một lời giải thíc chính xác hơn sau này được đưa ra bởi nhà
vật lí người Pháp Hippolyte Fizeau, nhưng nguyên lí lại mang tên Doppler – đó là vận tốc
lệch Doppler.
Không phải tất cả các nhà khoa học tức thì chấp nhận tiên đoán cho rằng ánh sáng phát ra
từ các vật đang chuyển động sẽ biểu hiện sự lệch Doppler. Năm 1868, nhà thiên văn học
nghiệp dư người Anh William Huggins tìm thấy cái có vẻ là một sự lệch nhỏ cho vạch

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 121


hydrogen trong phổ của ngôi sao sáng Sirius. Năm 1872, Huggins đã có được bằng chứng
có sức thuyết phục hơn của chuyển động của sao Sirius và một vài ngôi sao khác.

Doppler
Những hạn chế thiết bị đã ngăn cản Huggins mở rộng các nghiên cứu quang phổ của ông
cho những tinh vân xoắn ốc mờ nhạt. Vận tốc của chúng chỉ bắt đầu đo được vào thời các
nhà doanh nghiệp thiên văn trong Thời kì Hưng thịnh của nước Mĩ (thập niên 1880 và
1890) dẫn tới việc xây dựng những thiết bị lớn hơn, và trung tâm nghiên cứu quang phổ
thiên văn đã chuyển sang nước Mĩ.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 122


Chương 13
SỰ HỒI SINH CỦA KÍNH THIÊN VĂN PHẢN XẠ

“Nền thiên văn học sao có thể nói là sống nhờ vào ánh sáng. Khẩu độ kính
thiên văn lớn là điều kiện thiết yếu cho sự tiến bộ và hoạt động của nó”.
Agnes M. Clerke, 1905
Sự phát triển của kính thiên văn phản xạ cỡ lớn vào đầu thế kỉ 20 song song
với sự phát triển của thiên văn học vật lí và nhu cầu của các nhà vật lí muốn có thể
thu nhận nhiều ánh sáng hơn bao giờ hết cho các chương trình nghiên cứu quang
phổ học và nhiếp ảnh. Kính thiên văn khúc xạ biểu hiện các quang sai còn dư, còn
tiêu cự ngắn hơn của kính thiên văn phản xạ có nghĩa rằng kính thiên văn kiểu này
có thể có ống ngắm ngắn hơn và được che trong những mái vòm nhỏ hơn, khiến cho
chúng ít đắt tiền hơn trong xây dựng.
Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ 20, các nhà thiên văn vẫn còn bất đồng về mẫu
kính thiên văn nào là tốt nhất. Một số cho rằng kính thiên phản xạ khổng lồ là bất
tiện và không chính xác và lưu ý tới sự nhiễu nhiệt gây ra bởi nhiệt độ hàng đêm
thay đổi tại đài quan sát. Trong một số năm, kính thiên văn khúc xạ vẫn được xem
là công cụ hàng đầu của nhà thiên văn chuyên nghiệp, còn nhà thiên văn nghiệp dư
thì làm thí nghiệm với kính thiên văn phản xạ.
Với những tiến bộ kĩ thuật tráng kim loại phản xạ lên gương thủy tinh, và sự
nâng cao năng lực của các kĩ sư ở những công ti kính trong việc chế tạo những
chiếc gương trống rất lớn, vào năm 1920 kính thiên văn phản xạ khổng lồ đã thế
chỗ cho kính thiên văn khúc xạ - trừ trong những chức năng chuyên dụng – làm
công cụ nghiên cứu chính của nhà thiên văn.
Tiến bộ này không chỉ phụ thuộc vào những tiến triển trong kĩ thuật quang,
mà còn phụ thuộc vào kĩ thuật cơ. Cái gương lớn sẽ hơi thay đổi hình dạng khi kính
thiên văn xoay từ chỗ hướng lên cao trên bầu trời tới hướng xuống thấp hơn. Để
chống đỡ cho gương hội tụ cực kì chính xác, các kĩ sư đã nghĩ ra những hệ thống
đòn bẫy khéo léo và phản hồi mềm dẻo. Sử dụng những thiết bị ưu tú này, các nhà
thiên văn bắt đầu đưa ra bằng chứng mới có sức thuyết phục làm thay đổi cách thức
con người đã hiểu về lịch sử của vũ trụ.
Hale và cuộc phiêu lưu buổi đầu của Ritchey
Như ông đã làm với nhiều lĩnh vực của thiên văn học, George Ellery Hale là
nhân vật ưu tú đã thúc đẩy sự chấp nhận kính thiên văn phản xạ là một công cụ có
giá trị cho nền thiên văn học vật lí hiện đại. Ngay cả khi ông giám sát việc lắp đặt
chiếc kính thiên văn khúc xạ lớn nhất thế giới – thiết bị 40 inch nổi tiếng tại Yerkes
– Hale cũng đồng thời chủ trương sử dụng kính thiên văn phản xạ cho nghiên cứu
thiên văn vật lí và chứng minh giá trị của nó cho nghiên cứu quang phổ học và
những mục đích chụp ảnh khác.
Giúp đỡ ông trong nỗ lực của ông là George W. Ritchey, một nhà quang học
trẻ do Hale thuê làm việc vào năm 1826. Ritchey, một người cầu toàn tự nhiên, vừa

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 123


chế tạo được vài ba chiếc kính thiên văn phản xạ kích thước khiêm tốn và quan tâm
tới giá trị của nó cho chụp ảnh thiên văn. Với tiền túi của ông, Ritchey đã chế tạo
một cái gương thủy tinh tráng bạc 24 inch sau này được lắp vào một ống ngắm gồm
các ống dẫn thép và nhôm. Các bức ảnh chụp được với thiết bị này có chất lượng
cao và cho thấy kính thiên văn phản xạ tốt trong tay người sử dụng có kĩ năng có
thể có sức mạnh khoa học rất lớn. Thành công của nó cũng truyền cảm hứng cho
Hale xem xét việc xây dựng một phiên bản lớn hơn của nó. Nhưng thay cho vị trí có
độ cao thấp của Yerkes, tầm nhìn của Hale là xây dựng chiếc kính thiên văn mới
của ông trên một đỉnh núi ở miền tây nước Mĩ, ở đó nó có thể không bị ràng buộc
bởi thời tiết nhiều mây và những điều kiện quan sát nghèo nàn.

Kính thiên văn 24 inch tại Yerkes

George Willis Ritchey (1864-1945)


Ritchey đã làm cho kính thiên văn phản xạ chụp ảnh lớn thành
một thiết bị cơ bản của nghiên cứu thiên văn học. Cha của ông
là một nhà thiên văn nghiệp dư, người đã bay từ Ireland sang Mĩ
trong nạn đói khoai tây hồi giữa thế kỉ 19. Gia đình ông sống ở
Cincinnati, ở đó Ritchey học trường đại học Cincinnati. Ông
cũng đã học một khóa khoa học đặc biệt và phục vụ làm phụ tá
tại Đài quan sát Cincinnati. Ritchey lấy vợ, chuyển đi Chicago,
và tiếp tục nghiên cứu của ông về xây dựng kính thiên văn và
nhiếp ảnh thiên văn. Ritchey đã gặp giám đốc Đài quan sát
Yerkes thuộc trường đại học Chicago, George Ellery Hale. Hale
hình dung công việc của một đài quan sát là bao gồm cả việc thử
nghiệm các thiết bị. Ông giao cho Ritchey trông nôm cửa hàng
quang và mọi việc xây dựng thiết bị tại Đài quan sát Yerkes. Khi
Hale thành lập Đài quan sát núi Wilson, Ritchey chuyển tới đó
cùng với ông. Sau cùng thì Ritchey cũng bất hòa với Hale và rời khỏi núi Wilson, nhưng
không phải trước khi thiết kế xong kính thiên văn 60 inch và 100 inch.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 124


Thiên văn học dời lên đỉnh Wilson
Mùa hè năm 1903, khích lệ trước những báo cáo mà ông nghe được, Hale
đến thăm núi Wilson, ngọn núi cao 5700 foot, nhìn xuống tương đối bao quát thành
phố Los Angeles và Pasadena. Ông bị cuốn hút bởi những khả năng của vị trí trên
đỉnh núi nên ông sớm dời cả gia đình đến Pasadena (sau này ông giữ vai trò nổi bật
trong việc thành lập Viện Công nghệ California ở đó) và bắt đầu lên kế hoạch cho
cái sẽ trở thành Đài quan sát núi Wilson.
Hoạt động đầu tiên của Hale là xây dựng một chiếc kính thiên văn thiết kế
chuyên dụng cho quan sát Mặt Trời trên đỉnh Wilson. Chuyển biến táo bạo của ông
được hỗ trợ bởi món tiền tài trợ 300.000 đôla từ Viện Carnegie vào tháng 12 năm
1904 (số tiền ấy có giá trị gấp khoảng 10 lần đồng tiền hiện nay). Núi Wilson không
giống như Yerkes hay Đài quan sát Lick, các viên chức và gia đình của họ không
thể sống thường xuyên trên núi được. Thay vì vậy, các nhà thiên văn sẽ đến thăm
đài quan sát, tiến hành nghiên cứu của họ, và ở tạm trong những căn phòng tiện
nghi trở nên nổi tiếng là “phòng tu”. Thời gian còn lại họ làm việc ở trụ sở của Đài
quan sát ở Pasadena.

Ngựa được sử dụng để đưa những thiết bị nặng lên “Thử nghiệm mới”, núi Wilson
Hale sớm thuyết phục đươc Viện Carnegie chi thêm tiền cho xây dựng cái sẽ
là kính thiên văn phản xạ lớn nhất thế giới. Mẫu kính đó có một cái gương 60 inch
do Ritchey thiết kế và chế tạo. Hoạt động của Hale đặt nền móng cho cái sẽ trở
thành khuôn mẫu của sự nghiệp của ông – theo đuổi những chiếc kính thiên văn lớn
hơn nữa, xin tài trợ từ các viện nghiên cứu hảo tâm, thường xuyên lên kế hoạch
trong đầu trong khi những dự án nhỏ khác ông đã bắt tay vào vẫn chưa hoàn thành.
Chiếc kính 60 inch nhìn thấy ánh sáng đầu tiên của nó vào tháng 12 năm
1908 và sang năm 1909 nó là một sự thành công cho thấy có rất nghi ngờ trong tâm

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 125


trí của các nhà thiên văn rằng kính thiên văn phản xạ cỡ lớn là thiết bị khoa học của
tương lai. Ngay trước khi chiếc kính 60 inch hoàn thành, Hale đã theo đuổi những
mục tiêu lớn hơn. Năm 1906, ông thuyết phục được J. D. Hooker, một thương gia
Los Angeles giàu có, chi 45.000 đô la làm tiền gieo hạt để đúc và mài một chiếc
gương 100 inch.
Thu được đĩa thủy tinh chất lượng cao làm gương trống cho chiếc kính thiên
văn lớn nhất thế giới thật không dễ dàng gì. Những nỗ lực đầu tiên của nhà sản xuất
St. Gobain ở Pháp đã thất bại, và Hale và Ritchey bắt đầu thấy thất vọng trước việc
thu được chất liệu thô thích hợp. Đĩa thủy tinh 100 inch gửi từ Pháp sang Pasadena
năm 1908 chứa đầy các bọt nhỏ nhưng, bất chấp sự phản đối của Ritchey, Hale vẫn
thuyết phục các chuyên gia ngoan cố bắt đầu mài và đánh bóng nó. Năm 1910, Hale
và Hooker thuyết phục được nhà tư bản công nghiệp và nhà hảo tâm Andrew
Carnegie đóng góp tiền cho dự án đó. Với ước tính của Hale giá của kính 100 inch
khoảng nửa triệu đô la, Carnegie đồng ý tài trợ với điều kiện đặt tên ông cho dự án.

Kính thiên văn 60 inch trên đỉnh Wilson


Đánh bóng một cái gương lớn đến 100 inch là một thách thức lớn đối với
Ritchey. Bụi bặm trong xưởng quang phải bị loại khỏi qua các bộ lọc không khí, và
chiếc gương không thể nào kiểm tra trong những tháng mùa đông do những biên
thiên nhiệt độ ở trong phòng. Phôi tiền gương không được hoàn thành mãi cho đến

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 126


cuối năm 1916. Sự trì hoãn là do Mĩ tham gia Thế chiến thứ nhất gây trở ngại cho
việc hoàn thành kính thiên văn, và việc lắp đặt kính trên núi Wilson không nhận
được chiếc gương khổng lồ mãi cho đến năm 1917. Hoàn thành quyết toán và sau
khi lên lịch trình, kính thiên văn đi vào sử dụng đều đặn vào năm 1919. Việc hoàn
thành chiếc kính tốn thêm chi phí khác – sự trì hoãn và sự căng thẳng của việc xây
dựng chiếc kính đã tiêu tốn nhiều sức khỏe của Hale. Và mâu thuẫn giữa ông và
George Ritchey phát sinh, sau khi chiếc kính 100 inch hoàn thành, sự khắc nghiệt
đã làm lay chuyển nhà quang học từ trước đến nay vốn cẩn thận, cần cù.
Tuy nhiên, Ritchey không ngừng việc phát triển các mẫu cho kính thiên văn
lớn hơn. Năm 1924, ông chuyển sang Pháp và bắt đầu một loạt thí nghiệm chế tạo
những chiếc gương khổng lồ. Ritchey được truyền cảm hứng bởi tư tưởng thời kì
Cấp tiến và hình dung thấy một loạt đài quan sát trên khắp thế giới có kính thiên
văn – ông gọi chúng là những khẩu đại bác Hòa bình – có gương lớn cỡ 400 inch
đường kính. Trong khi giấc mơ sau cùng của ông không được hiện thực hóa, thì
Ritchey vẫn tiếp tục hình thành nhiều ý tưởng quan trọng cho thiết kế kính thiên văn
và hàng thập kỉ sau này trở thành chuẩn trong thiết kế kính thiên văn.
“[Chúng ta] sẽ nhìn lại và thấy thật là không hiệu quả, thật là thô sơ, khi
làm việc với những cái gương rắn, dày, những đường cong gương lỗi thời,
cách lắp đặt kính thiên văn xích đạo thuộc loại cũ kĩ yêu cầu những mái vòm
và tòa nhà khổng lồ, và những dị thường tương tự trong thời kì cấp tiến”.
G. W. Ritchey, 1928
Trong khi đó, trở lại đỉnh Wilson, kính thiên văn 100 inch hầu như có thể thu
thập nhiều ánh sáng gấp ba lần kính 60 inch, cho phép các nhà thiên văn như Edwin
Hubble và Walter Baade mang đến những thay đổi mang tính cách mạng trong vũ
trụ học vài thập niên sau đó.
Hale tiếp tục mơ tới những chiếc kính thiên văn còn lớn hơn nữa. Năm 1928,
ông viết một bài báo có ảnh hưởng lớn đăng trên Harper's Monthly Magazine tựa đề
“Triển vọng của kính thiên văn cỡ lớn” trở thành loạt đạn mở màn trong chiến dịch
của ông muốn nhìn thấy một chiếc kính thiên văn có gương lớn đến 300 inch được
hiện thực hóa. Sau khi thuật lại sự thành công mà ông đã trải qua với kính thiên văn
60 inch và 100 inch trên đỉnh Wilson, Hale giải thích rõ ràng triển vọng khoa học
của kính thiên văn có gương lớn hơn.
“Ánh sáng sao rơi lên mỗi dặm vuông của bề mặt Trái Đất, và việc tốt nhất
chúng ta có thể làm lúc này là thu thập và tập trung các tia sáng rọi vào một
vùng đường kính 100 inch… Tôi tin rằng một chiếc kính 200 inch hay cả 300
inch lúc này có thể xây dựng được và sẽ là sự thuận lợi lớn của thiên văn
học”.
George Ellery Hale, 1928
Bài báo của Hale mang lại cơ sở cho những thương thuyết với Wickliffe
Rose, chủ tịch của các tổ chức hảo tâm liên kết với Rockefeller Foundation, và
những nhà tài trợ tiềm năng khác. Thành công rực rỡ đến vào mùa thu năm 1928 khi
Ủy ban Giáo dục quốc tế, một tổ chức trực thuộc Rockefeller Foundation, chi 6
triệu đô la cho Caltech xây dựng kính thiên văn 200 inch.Vào lúc ấy, đây là đóng
góp lớn nhất từng có dành cho một công trình khoa học. Tuy nhiên, ngay cả số tiền

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 127


khổng lồ này vẫn không đủ. Tiền Rockefeller chỉ đủ cho xây dựng kính thiên văn;
tiền điều hành chiếc kính thiên văn mới hoạt động vẫn cần phải kiếm thêm, và Hale
đã làm việc cật lực để đảm bảo rằng Caltech bòn thêm tiền cho tài sản của mình.

Andrew Carnegie và George Ellery Hale bên cạnh chiếc kính thiên văn trên đỉnh Wilson
Việc thiết kế và xây dựng chiếc kính thiên văn 200 inch là một công việc
nhọc nhằn và là một ví dụ lí thú của cái mà các nhà sử học gọi là “Nền khoa học
Lớn”. Một loạt ủy ban đã được thành lập để giám sát việc xây dựng các bộ phận
khác nhau của kính và cung cấp kĩ thuật và những kĩ năng điều hành cần thiết để
nhìn thấy chiếc kính đơm hoa kết trái. Khuyến cáo và nguồn vào của các công ti
công nghiệp được tranh thủ bởi Hale và ba thành viên khác của Ủy ban Đài quan
sát. Thật vậy, phải làm việc nhóm và thu hút sự chú ý của công nghiệp đã trở thành
những đặc trưng đánh dấu việc xây dựng những thiết bị lớn cho thiên văn học từ đó
trở về sau.
Các kĩ sư và nhà khoa học xây dựng chiếc kính thiên văn 200 inch đã phải
vượt qua nhiều thử thách. Quan trọng nhất trong những thử thách này là siết chặt
gọng gương thủy tinh có kích thước vừa đủ. Sau những nỗ lực thất bại từ phía công
ti General Electric trong việc chế tạo gương từ thạch anh đun chảy – một quá trình
mất hết 3 năm – Hale chấm dứt thí nghiệm đó và dự án chuyển sang sử dụng thủy

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 128


tinh chịu nhiệt pyrex do công ti Corning Glassworks ở New York đảm nhận. Đây là
một quá trình đầy mạo hiểm và may rủi. Corning không thể nào chế tạo một cái đĩa
200 inch hoàn chỉnh mãi cho đến tháng 12 năm 1934. Việc đổ khuôn khuấy động
rất nhiều sự quan tâm của công chúng, sự quan tâm đó vẫn tiếp tục khi mảnh thủy
tinh nặng nề được đóng gói và chở bằng xe lửa tới Pasadena để đánh bóng vào năm
sau đó.

Việc đổ khuôn và đánh bóng chiếc gương 200 inch đã đẩy các kĩ sư
Corning Glass đến tận cùng năng lực của họ
Những đổi mới khác xuất hiện trong lúc kính thiên văn 200 inch được xây
dựng. Các kĩ sư đã học được cách tráng những chiếc gương lớn với những lớp kim
loại mỏng lắng đọng trong buồng chân không cao. Nhôm được sử dụng, thu được
lớp tráng bền hơn so với bạc vốn dễ giảm độ bóng. Năm 1934, sau khi nghiên cứu
rộng rãi, vị trí của núi Palomar ở miền nam California được chọn làm địa điểm xây
dựng cho chiếc kính 200 inhch. Để chống đỡ cái gương khổng lồ và giàn khung của
nó, một cái trụ hình móng ngựa khổng lồ được dựng lên và có thể chống đỡ tới 500
tấn trên một màng mỏng dầu điều áp. Giàn khung phức tạp và hệ thống chống đỡ
phải được thiết kế sao cho có thể giữ cho chiếc kính thẳng hàng khi nó hướng lên và
dõi theo các vật thể trong bầu trời đêm.
Hale qua đời năm 1938 – những từ cuối cùng của ông nói về sự nghiệp thiên
văn của mình là “Thật là một ngày đẹp trời. Mặt Trời tỏa nắng và họ đang làm việc
trên đỉnh Palomar”. Việc hoàn thành chiếc kính 200 inch bị trì trệ do Thế chiến thứ
hai và những khó khăn kĩ thuật liên quan tới việc đánh bóng chiếc gương kềnh càng
của nó. Chiếc gương đánh bóng xong không được chuyên chở tới đỉnh Palomar mãi
cho đến tháng 11 năm 1947. Chưa đầy một năm sau đó, hàng trăm chức sắc đã tề
tựu trong mái vòm của chiếc kính 200 inch để dự lễ trao tặng của nó. Raymond D.
Fosdick, chủ tịch Rockefeller Foundation, phát biểu rằng chiếc kính thiên văn này
sẽ là công cụ để hàn gắn thế giới đang đổ nát, gọi nó là “chiếc bóng trải dài của con

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 129


người ở đỉnh cao nhất của đời mình”. Chiếc kính được đặt tên Hale để tưởng nhớ
đến ông.
Sau cùng, vài trăm tấn của chiếc kính thiên văn và mái vòm cũng dần dần và
lặng lẽ bắt đầu hoạt động. Một hãng phát thanh đã tường thuật trực tiếp những sự
kiện đó. Nhiều người tham dự lễ trao tặng đã ở lại để xem cuộc thao diễn ban đêm,
trong đó có vệ tinh của Thổ tinh có thể được nhìn thấy với ánh sáng do chiếc kính
200 inch thu thập.

Các nhà thiên văn và những người dự lễ trao tặng chiếc kính thiên văn 200 inch
đã tập trung trên đỉnh Palomar, năm1948
Ở nhiều phương diện, kính thiên văn Hale đã trở thành nguyên mẫu cho kính
thiên văn nghiên cứu hiện đại. Với chiếc gương chính khổng lồ của nó, một cái lồng
quan sát trong đó nhà thiên văn có thể ngồi và thu thập dữ liệu, một hệ thống khung
đỡ phức tạp giữ cho gương chính và gương thứ hai thẳng hàng với nhau, chiếc kính
200 inch vẫn là kính thiên văn lớn nhất ở nước Mĩ trong hơn 40 năm. Cực kì tân
tiến trong thời đại của nó và vẫn là một thiết bị quan trọng và được sử dụng thường
xuyên ngày nay, kính thiên văn Hale đại diện cho “khuôn mẫu công nghệ” cơ bản
cho việc thiết kế và xây dựng kính thiên văn mãi sang thập niên 1970.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 130


Chương 14
NHỮNG CÔNG CỤ MỚI CHO NGHIÊN CỨU VŨ TRỤ HỌC

Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, các nhà thiên văn và thiên văn vật lí đã
khai thác lợi thế của một loạt những công cụ và công nghệ mới đầy mạnh mẽ.
Những công cụ này giúp đưa vũ trụ học từ một nền khoa học có tính chất suy đoán
sang nền khoa học xác thực hơn nhiều của những tiên đoán, quan sát và xác nhận.
Lần đầu tiên các nhà thiên văn bắt đầu thực hiện những nghiên cứu chi tiết và toàn
diện về bầu trời ở những bước sóng ngoài vùng khả kiến. Đồng thời, họ bắt đầu sử
dụng tên lửa đưa những thiết bị của mình lên không trung phía trên bề mặt Trái Đất.
Cuối cùng, họ đã thành công trong việc lắp đặt những thiết bị trên không gian mang
lại sự xác nhận đầy kịch tính về giả thuyết Big Bang – và hướng tới những đặc điểm
lạ lùng hơn bao giờ hết của vũ trụ.

Phổ điện từ.


Ánh sáng khả kiến cấu thành từ các sóng của tác nhân điện từ, với bước sóng khác nhau gây ra
phổ màu sắc. Trải ra ở hai phía là các sóng dài hơn (hồng ngoại, vi ba và vô tuyến) và các sóng
ngắn hơn (tử ngoại, tia X và tia gamma). Các nhà thiên văn bắt đầu khai thác những nguồn thông
tin này vào nửa sau của thế kỉ 20.
Thiên hà ồn ào của chúng ta
Năm 1932, khi Cuộc khủng hoảng Lớn vẫn đang diễn ra, Karl Jansky là một
nhà khoa học 28 tuổi làm việc cho Phòng thí nghiệm Bell Telephone ở New Jersey.
Nhiệm vụ của ông là nghiên cứu sự nhiễu khí quyển có thể giao thoa với âm thanh
truyền đi bằng sóng vô tuyến. Jansky xây dựng một ănten có khả năng quay theo
mọi hướng. Nó có thể phát hiện các tín hiệu ở tần số 20,5 MHz (bước sóng khoảng
14,5 m) trong dải phổ điện từ ngày nay sử dụng cho các trạm phát FM và truyền
hình. Ông ghi lại các tín hiệu đến từ mọi hướng trong vài tháng và có thể phân biệt
các nguồn nhiễu với sấm chớp.
Nhưng Jansky cũng bắt được một tiếng rít yếu ớt của một nguồn không rõ
đến từ mọi hướng. Lúc đầu, Jansky nghĩ rằng có thể ông đã bắt được một số bức xạ
phát ra từ Mặt Trời. Sau khi theo dõi tín hiệu đó trong vài tuần liền, ông thấy phần
“inh ỏi nhất” của tín hiệu di chuyển khỏi vị trí của Mặt Trời. Nó lặp lại mỗi chu kì
là 23 giờ 56 phút. Điều đó có nghĩa là tín hiệu mất một năm (4 phút, 365 ngày) để
quay trở lại vị trí ở gần Mặt Trời, khi nhìn từ phía Trái Đất. Đây đúng là cái được
mong đợi là tín hiệu đến từ một vật ở xa bên ngoài hệ Mặt Trời, quan sát thấy trong
© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 131
hành trình hàng năm của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Jansky nhận thấy tiếng rít
đều đều mà ông nghe được đến từ phía trung tâm của Dải Ngân hà của chúng ta.
Câu chuyện “thiên hà ầm ĩ” của chúng ta nhận được sự quan tâm rộng rãi trên báo
chí. Tuy nhiên, các nhà điều hành Bell Labs hài lòng rằng tiếng rít vũ trụ mà Jansky
phát hiện không gây vấn đề gì cho truyền thông vô tuyến và sớm chuyển Jansky
sang một dự án nghiên cứu khác. Còn các nhà thiên văn thì không chú ý lắm tới
công trình của ông.
“Sóng vô tuyến mới tìm thấy ở trung tâm của Dải Ngân hà… Không có bằng
chứng của tín hiệu giữa các sao”.
Tiêu đề trên tờ New York Times, số ngày 5/5/1933

Ănten vô tuyến của Karl Jansky, các đồng nghiệp của ông đặt tên
cho nó là “vòng quay ngựa gỗ” của Jansky

Grote Reber và chiếc kính thiên văn vô tuyến trong sân sau của ông
Phát hiện của Jansky bắt gặp sự chú ý của một vài người. Một trong số họ là
Grote Reber, người tự mô tả bản thân mình là “kẻ nghiệp dư nồng nhiệt và nghiện
truyền thông khoảng cách xa”. Năm 1937, với sự tiêu tốn vài nghìn đô la, Reber đã
xây dựng một ănten vô tuyến đường kính 31 foot trong sân sau nhà ông ở Wheaton,
Illinois. Ông đảm nhận cuộc khảo sát có hệ thống đầu tiên về sóng vô tuyến đến từ
bầu trời. Ông phải tiến hành công việc vào ban đêm vì có quá nhiều sự nhiễu từ các
tia lửa điện trong động cơ xe hơi suốt thời gian ban ngày. Bất chấp sự nỗ lực của
ông, các nhà thiên văn phải chờ thêm những công nghệ mới trước khi họ có thể
khởi động bất kì cố gắng nào nhằm khảo sát vũ trụ vô tuyến.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 132


Grote Reber và chiếc kính thiên văn vô tuyến trong sân sau nhà ông

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 133


Thiên văn học vô tuyến ra đời
Cuộc chạy đua phát triển công nghệ vô tuyến radar cho mục đích quân sự
trong Thế chiến thứ hai có tác động to lớn lên thiên văn học. Sau khi chiến tranh kết
thúc, các chương trình thiên văn học trên khắp thế giới bắt đầu làm việc hăm hở
nhằm khám phá phổ vô tuyến, sử dụng các công nghệ - và trang thiết bị còn dư lại –
hình thành trong thời chiến. Chúng phần nào được kích thích bởi nghiên cứu trong
thời chiến của Reber. Phần nhiều cố gắng mới tập trung vào những nơi mà các điều
kiện quan sát cho thiên văn quang học truyền thống khó thực hiện, ví dụ như nước
Anh đầy sương mù và Hà Lan. Nhiều nhà thiên văn truyền thống mong đợi sẽ học
được chút gì đó bằng cách quan sát vũ trụ trong phần vô tuyến của phổ điện từ. Vì
thế, các phương pháp mới đã mang lại cơ hội cho những đất nước (như Australia)
và giới chuyên nghiệp (như kĩ sư điện tử) góp phần nào đó cho vũ trụ học trong quá
khứ.

Kính thiên văn đầu tiên của Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia Mĩ,
một cái đĩa phản xạ 85 foot, hoàn thành năm 1958

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 134


Caltech, Harvard và các trường viện khác ở Mĩ đã khởi động các chương
trình thiên văn học vô tuyến. Họ hợp nhất thành Đài quan sát thiên văn vô tuyến
quốc gia do Quỹ Khoa học quốc gia tài trợ. Giống như nhiều lĩnh vực khoa học
khác, thiên văn học vô tuyến nhanh chóng trở thành trọng tâm của sự đầu tư liên
bang dành cho khoa học. Phần nhiều trong số này là nhằm mục tiêu củng cố nền an
ninh quốc gia, vì thiên văn học vô tuyến và radar có thể xem xét các hoạt động của
đối phương cũng như các ngôi sao ở xa.
Chim bồ câu và vũ trụ học
Trong thập niên 1950, kính thiên văn vô tuyến và các phương tiện quan sát
khác bị lôi cuốn vào một cuộc tranh luận giữa những người ủng hộ của hai trường
phái vũ trụ học khác nhau tận gốc rễ. Những người ủng hộ mô hình trạng thái bền
vững và Big Bang đấu khẩu với nhau hàng năm trời. Ở Anh, số nguồn vo tuyến ở xa
đếm được bởi Martin Ryle và các đồng sự biểu hiện sự biến thiên theo khoảng cách,
đề xuất một sự tiến hóa của vũ trụ, nhưng các nhà lí thuyết lại tiến tới những lời giải
thích khác. Cuộc tranh luận được giải quyết ở mức độ lớn vào năm 1965 bởi một
phát hiện vô tuyến chủ yếu (và bất ngờ) khác.
Trở lại Bell Labs, Arno Penzias và Robert Wilson, hai nhà nghiên cứu tại
phòng thí nghiệm đó, đang sử dụng một dụng cụ rất nhạy để phát hiện vi sóng – loại
bức xạ, nằm giữa tia hồng ngoại và sóng vô tuyến, phát triển cho radar trong thời
chiến (và được sử dụng ngày nay trong các lò vi sóng). Bell cảm thấy hứng thú với
việc sử dụng nó cho truyền thông qua vệ tinh. Nhưng một trạm phát cho truyền
thông vệ tinh đã hoàn tất thành công ở châu Âu, và các nhà điều hành Bell Labs
khuyến khích Penzias và Wilson sử dụng ănten cho thiên văn vô tuyến để thay thế.
Nhắm tới mục tiêu nghiên cứu sự phát sóng vô tuyến từ Dải Ngân hà, họ sớm nhận
ra rằng họ đã thu được một dạng không mong đợi của sự nhiễu nền không có lời
giải thích rõ ràng nào cho nó. Hình như nó đến từ mọi hướng, cho thấy nó đến từ
các nguồn bên ngoài thiên hà của chúng ta.

Ban đầu, Penzias và Wilson nghĩ rằng phân chim bồ câu bên trong chiếc ănten hình sừng trâu của
họ là nguyên nhân làm phát sinh tín hiệu kì lạ mà họ thu được. Nên họ đã đặt các chuồng bồ câu
như thế này vào bên trong dụng cụ của họ nhằm cố gắng loại trừ “sự nhiễu”.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 135


Penzias và Wilson đến thăm trường đại học Princeton kế bên, ở đó họ đã gặp
nhà vật lí Robert Dicke. Trước đấy, ông đã thiết lập lí thuyết cho rằng nếu vũ trụ
được hình thành theo kiểu của thuyết Big Bang, thì vụ nổ sẽ tạo ra một luồng bức
xạ lan khắp không gian. Khi vũ trụ dãn nở, bức xạ này sẽ lạnh đi, ngày nay đến
nhiệt độ rất thấp.
“Nào hãy các chàng trai, chúng ta đã bị qua mặt rồi!”
Robert Dicke nói với các sinh viên của ông khi Penzias và Wilson mô tả bức
xạ mà họ vừa phát hiện
Dicke sớm đoan chắc rằng Penzias và Wilson thật sự đã phát hiện ra dấu
hiệu của một vụ nổ khổng lồ, một tàn tích của những ngày sớm nhất của vũ trụ.
Đối với nhiều nhà khoa học, khám phá do Penzias và Wilson thực hiện trông
như bằng chứng chắc chắn cho thuyết Big Bang. Tuy nhiên, các môn đồ của thuyết
trạng thái bền vững lại đưa ra những lập luận phản biện. Bức xạ đó có thể đến từ
các nguồn khác ở nhiệt độ khác nhau. Chỉ bằng cách đo đường cong cường độ trên
một phạm vi bước sóng thì làm sao nhà thiên văn có thể nói rằng nó có phù hợp với
đường cong do thuyết Big Bang tiên đoán, với nhiệt độ hơi dưới ba kelvin chút xíu.
Phải mất hơn chục năm làm việc bởi nhiều nhóm nghiên cứu khác nhau thì hầu như
mọi người mới hài lòng rằng bức xạ đó có những đặc điểm đúng như thuyết Big
Bang tiên đoán.

Hình trên. Các nhà lí thuyết tính được rằng một “vật đen” không màu ở nhiệt độ 3 độ trên
không độ tuyệt đối phát ra bức xạ có cực đại cường độ nằm ở bước sóng chỉ trên 1mm
(đường liền nét). Một điểm của Penzias và Wilson rơi gần đường cong này. Trong một
thập kỉ, các nhà khoa học đã đo nhiều điểm hơn (các vòng tròn trống) và các giới hạn trên
(các vòng tròn đen).
Hình dưới. Năm 1975, các quả khí cầu trên cao của khí quyển đại thể đã đo được bức xạ
hồng ngoại (vùng màu hồng), chứng tỏ bức xạ vũ trụ tuân theo đường cong đó. Gần đây
hơn, các phép đo vệ tinh đã lần theo đường cong đó với độ chính xác lớn.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 136


Martin Ryle (1918-1984)
Ryle nghiên cứu về radar trong Thế chiến
thứ hai. Sau chiến tranh, ông trở thành
nhà lãnh đạo nghiên cứu thiên văn vô
tuyến ở trường đại học Cambridge. Ông
và người đồng sự Cambridge Anthony
Hewish là những nhà thiên văn đầu tiên
từng nhận giải thưởng Nobel, về vật lí,
năm 1974. Ryle nhận giải thưởng cho
những đóng góp toàn diện của ông cho
thiên văn học vô tuyến, trong số đó
nghiên cứu của ông về các nguồn phát vô
tuyến là nổi bật nhất, mang lại luận cứ
chủ yếu vào thời kì đó chống lại thuyết
trạng thái bền vững.
Hewish nhận giải thưởng Nobel cho phát
hiện của ông ra các nguồn vô tuyến đang
dao động, các pulsar, mặc dù thật ra thì
người thực hiện khám phá là chàng sinh
viên của ông, Jocelyn Bell, vào năm
1967. Chu kì của pulsar đầu tiên được
nghiên cứu, 1-3 giây, quá đều nên
Hewish và Bell đơn giản nghĩ rằng nó có
thể là một đèn hiệu giữa các sao hay
những ngọn hải đăng vô tuyến xây dựng
bởi nền văn minh ngoài Trái Đất, và họ
gọi tên nguồn đó là LGM 1, với LGM là
viết tắt từ Những con người nhỏ bé màu
xanh (Little Green Men).

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 137


Arno Penzias (1933- ) và Robert Wilson (1936- )

Arno Penzias sinh ở Munich, Đức. Năm 1939, gia đình ông bị trục xuất sang Ba Lan,
nhưng họ tự tìm cách quay trở lại Đức và sớm lên đường sang Mĩ. Penzias học vật lí tại
trường City College thuộc New York và trường đại học Columbia, ở đó ông đã chế tạo một
máy khuếch đại vi sóng dùng cho nghiên cứu thiên văn vô tuyến. Năm 1961, ông gia nhập
Bell Labs và nhận nhiệm vụ nghiên cứu sự truyền thông qua vệ tinh bằng vi sóng. Khi dự
án kết thúc, ông và Wilson quyết định sử dụng ănten của họ tìm kiếm bức xạ phát ra từ các
phân tử trong những đám mây khí giữa các sao. Ban đầu, họ kiểm tra ănten ở một bước
sóng mà họ mong đợi không có bức xạ nào. Nhưng họ tìm thấy “tiếng ồn”, ngay cả khi họ
không biết mệt mỏi hướng ănten ra khắp nơi. Robert Dicke ở Princeton nhận ra bức xạ này
là thứ mà ông đã nghĩ tới – một tàn tích của sự hình thành vũ trụ.

Arno Penzias và Robert Wilson đang đứng trên ănten vi sóng của họ
Khám phá may mắn đã truyền cảm hứng cho Penzias trở thành một chuyên gia về thiên
văn học. Phát hiện đó “khiến cho tôi nghĩ tới một người nông dân Ai Cập tìm thấy một
trong những ngôi mộ nổi tiếng ở xứ họ”, ông nhớ lại, “… người đầu tiên phát hiện ra điều
giống như thế phải là một nhà khảo cổ, chứ không phải một người bình thường. Nên tôi
cảm thấy tôi cần đến bằng cấp thiên văn học của mình, và trong vài năm sau đó, tôi đã cố
gắng lấy cho được nó”. Ông và Wilson xây dựng một máy thu vi sóng mới thực hiện thêm
nhiều khám phá, phát hiện hàng tá loại phân tử trong chất khí giữa các sao. Giống như
nhiều nhà khoa học, Penzias được triệu tập dành ngày càng nhiều thời gian hơn cho công
tác quản trị. Ông trở thành phó chủ tịch và nhà khoa học chính của Bell Labs trước khi
nghỉ hưu vào năm 1988.
Robert Woodrow Wilson trưởng thành ở Houston, Texas, nơi cha ông là một kĩ sư trong
lĩnh vực dầu khí. “Nhận được niềm say mê điện tử từ phía cha tôi”, ông nhớ lại. “Tôi
thường sửa chữa radio và sau này là các bộ ti vi để giải trí và tiêu tiền”. Sau khi học vật lí
tại đại học Rice, ông đến Viện Công nghệ California làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, và bị thu
hút vào nhóm thiên văn học vô tuyến mới. Vào dịp tốt nghiệp của ông năm 1963, Bell Labs
tuyển dụng Wilson vì kiến thức thiên văn vô tuyến của ông. Khi Wilson và Penzias tình cờ
bắt được bức xạ nền vi sóng vũ trụ, họ cảm thấy bất ngờ rằng họ không chỉ đã thực hiện

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 138


một khám phá mang tính vũ trụ học, mà còn là một khám phá quan trọng để giành giải
Nobel (mỗi người nhận một phần tư giải năm 1978, còn người nhận nửa giải kia là Pyotr
Kapitza cho nghiên cứu không có liên quan gì ở đây của ông về nền vật lí nhiệt độ thấp).
Giống như Penzias, Wilson ngày càng dấn vào việc quản lí và cuối cùng trở thành người
đứng đầu Khoa nghiên cứu vật lí vô tuyến của Bell Labs. Năm 1994, ông chuyển đến giữ
chức vụ thâm niên tại Trung tâm Thiên văn vật lí Smithson Harvard.
Chuyển hướng sang không gian
Trong khi một số nhà thiên văn đang khám phá những vương quốc bước
sóng mới như hồng ngoại và phổ vô tuyến từ mặt đất, thì một số người khác nghĩ
đến việc đưa kính thiên văn lên không gian. Ý tưởng này có gốc rễ của nó trong một
bản báo cáo bí mật mà nhà thiên văn vật lí Princeton Lyman Spitzer viết vào năm
1946, mang tựa đề “Thiết kế sơ bộ của tàu không gian quay thử nghiệm vòng quanh
thế giới”. Spitzer đề xuất phát triển kính thiên văn không gian cỡ lớn. Kính thiên
văn trên quỹ đạo sẽ nhìn thấy ảnh không bị ảnh hưởng bởi các vết nhiễu lờ mờ của
không khí và sẽ mở ra hướng nghiên cứu những bước sóng mà bầu khí quyển hấp
thụ.

Lyman Spitzer
Các nhà thiên văn phải mất nhiều năm và trải qua nhiều thất vọng để đạt
được mục tiêu này. Trong khi các cơ quan quân sự nghiên cứu phát triển tên lửa cho
những mục đích riêng của họ, thì các nhà nghiên cứu Mĩ bắt đầu với những tên lửa
V-2 thu giữ từ quân đội Đức. Phần nhiều trong số những nỗ lực ban đầu của họ là
đặt máy ghi phổ vào tên lửa đã gặp thất bại vì dụng cụ rơi trở lại mặt đất hay hoạt
động không chính xác.
“Nếu ai đó hỏi bạn sự phát triển công nghệ nào có thể, với một cú đánh
mạnh, làm cho hầu như mọi cuốn sách giáo khoa viết về thiên văn học trở
nên lỗi thời, tôi cam chắc câu trả lời của bạn và của tôi sẽ giống nhau… máy
ghi phổ Mặt Trời nằm bên ngoài bầu khí quyển của Trái Đất… tôi không
thích gì hơn là được tham gia vào một dự án như thế, dẫu cho là phải cạo vét
đầu óc tôi và nghiên cứu một tế bào trong đó trong 10 hay 15 năm tới”.
Bức thư từ nhà thiên văn Michigan Leo Goldberg gởi cho nhà thiên văn
Harvard Donald Menzel, 1945.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 139


Tên lửa V-2 bắt giữ của Đức sẵn sàng cho một vụ phóng thử nghiệm
tại White Sands, NM, 1946
Herbert Friedman ở Phòng Nghiên cứu Hải quân Mĩ phát hiện thấy Mặt Trời
của chúng ta phát ra tia X một cách yếu ớt, đúng như tiên đoán. Các nhà thiên văn
không trông đợi tìm thấy những nguồn tia X mạnh trong vũ trụ. Đối với tia X như
thế chỉ có thể phát ra từ những quá trình cực nóng hay dữ dội chắc chắn là không
tưởng tượng nổi. Nhưng khi nhận ra sự khẩn cấp quét qua quốc gia sau khi Liên Xô
phóng vệ tinh Sputnik, chính phủ đã chi nhiều tiền hơn cho nghiên cứu thiên văn.
Một nhóm nghiên cứu do Riccardo Giacconi đứng đầu, với sự tài trợ từ Phòng
Nghiên cứu Không quân Cambridge, đã nhận ra nguồn tia X vũ trụ đầu tiên vào
năm 1962. Nhóm của Friedman phát hiện ra nguồn thứ hai vào năm 1963, và cả hai
nhóm nhanh chóng tìm thấy nhiều nguồn hơn.

Herbert Friedman

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 140


Sau đó, NASA tài trợ cho một chương trình nghiên cứu tên lửa, và năm 1970
đã phóng một vệ tinh nhỏ dành riêng cho thiên văn học tia X. Thiết bị của nó đã
phát hiện ra những pulsar tia X đôi – các sao neutron có năng lượng phát sinh từ
việc hút vật chất từ những ngôi sao đồng hành. Kính thiên văn tia X Einstein, phóng
lên năm 1978, tiết lộ từng nguồn gây ra phần nhiều bức xạ nền tia X.
Cơ hội khảo sát phần tia X của quang phổ đã thu hút nhiều nhà quang học
mới. Chỉ một bài báo về thiên văn học tia X công bố trong năm 1962, nhưng có tới
311 bài báo một thập kỉ sau đó. Có khoảng 500 nhà thiên văn người Mĩ trong năm
1962, nhưng chỉ có 4 người trong số họ làm việc với tia X. Một thập kỉ sau, khi có
khoảng 1500 nhà thiên văn người Mĩ, thì 170 người trong số họ nghiên cứu tia X.
Giàu năng lượng tính hơn tia X là tia gamma. Chúng phát ra từ các phản ứng
hạt nhân, phản ứng hình thành nên nguyên tố trong các sao – và từ vụ nổ bom hạt
nhân. Thật vậy, quan sát đầu tiên về tia gamma vũ trụ thực hiện trong năm 1973 là
từ vệ tinh theo dõi các vụ thử vũ khí hạt nhân. Đài quan sát tia gamma Compton,
triển khai từ tàu con thoi không gian năm 1991, đã ghi được hầu như hàng ngày các
vụ bùng phát bức xạ gamma, có lẽ khi các sao neutron ở cực kì xa hợp nhất thành lỗ
đen. Một vụ bùng phát bức xạ gamma như thế tỏa sáng hơn một triệu thiên hà. Nếu
một sự kiện như thế xảy ra trong thiên hà của chúng ta, nó sẽ phá hủy lớp ozon của
Trái Đất, giết chết mọi sự sống, và làm cho bề mặt hành tinh của chúng ta phóng xạ
trong hàng nghìn năm trời.

Loạt phi thuyền Đài quan sát thiên văn vật lí năng lượng cao của NASA, kí hiệu A, B và C trong
hình minh họa cũ này, sau này được đặt tên lần lượt là HEAO-1, HEAO-2 (“Đài quan sát
Einstein”), và HEAO-3. Hai phi thuyền đầu nghiên cứu bầu trời tia X, phát hiện ra nhiều vật khác
thường và không ngờ. HEAO-3, phóng năm 1979, đo các hạt tia vũ trụ năng lượng cao và tia
gamma.
Sóng hấp dẫn (những nhiễu loạn trong chính không - thời gian) phát ra từ
những sự kiện như thế trong những thiên hà xa xôi có thể được phát hiện vào một

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 141


ngày nào đó bằng Đài quan sát Sóng hấp dẫn Giao thoa kế Laser (LIGO). Việc xây
dựng thiết bị nhiều tham vọng này – thiết bị làm phản xạ các chùm tia sáng xuống
một cặp ống hút chân không, mỗi ống dài 2 km – bắt đầu năm 1999, và nó đang dần
dần được làm cho nhạy hơn.
Who Was Riccardo Giacconi
Riccardo Giacconi sinh ở Italia, năm 1931, và lấy bằng
tiến sĩ về vật lí tia vũ trụ tại trường đại học Milan. Ông
làm việc cho một công ti khoa học và công nghệ tư
nhân của Mĩ và sau đó tại Đài quan sát Harvard
Smithsonian, trước khi trở thành vị giám đốc đầu tiên
của Viện Khoa học Kính thiên văn không gian, từ năm
1981 đến năm 1993. Từ năm 1993 đến 1999, ông điều
hành Đài quan sát Nam châu Âu, và sau đỏ trở thành
chủ tịch của Hội liên hiệp các trường đại học, nhà điều
hành của Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia.
Ông giành được giải Nobel vật lí năm 2002 – một vinh
quang hiếm có trao cho những thành tựu về thiên văn
học.
Giacconi muốn đặt tên cho vệ tinh tia X Einstein là
“Pequod” theo tên con tàu trong cuốn tiểu thuyết Moby
Dick của Melville. Tuy nhiên, NASA từ chối liên hệ vệ
tinh của họ với cuộc truy tìm cá voi trắng. Việc so sánh
Giacconi và thuyền trưởng Ahab của Pequod cho thấy
các phẩm chất cần thiết để điều hành một dự án khoa học lớn và phức tạp đi đến hoàn tất.
Vũ trụ trông thật yên tĩnh trong ánh sáng bình thường, đối với đa số bộ phận
chỉ thay đổi sau nhiều triệu năm. Vũ trụ không phải như thế khi nhìn trong những
bước sóng khác, như kính thiên văn vô tuyến và vệ tinh tiết lộ. Ở đây, những đặc
điểm dễ thấy nhất là năng lượng tính dữ dội. Bức xạ mãnh liệt của các quasar,
chẳng hạn, có thể nhìn trên hàng tỉ năm ánh sáng, giúp các nhà thiên văn lập bản đồ
toàn bộ vũ trụ. Và trong những bước sóng không nhìn thấy, các nhà thiên văn có thể
quan sát tốt nhất đặc trưng nổi bật nhất của tất cả, đó là vụ nổ vũ trụ ban đầu.
Một ví dụ về cách thức triển khai những công cụ mới có thể dẫn tới những
phát triển quan trọng trong vũ trụ học là vệ tinh thám hiểm nền bức xạ vũ trụ
(COBE). Năm 1989, NASA phóng COBE sau vài năm chế tạo nó với giá khoảng
chừng 160 triệu đô la. Sứ mệnh đó được thiết kế để đo bức xạ nền vũ trụ với độ
chính xác cực cao, xem có sự chênh lệch nhỏ xíu nào khỏi sự đồng đều hay không.
Những sự lệch này đã được tiên đoán bởi các nhà lí thuyết đề xuất một sự dãn nở
“lạm phát” đột ngột của vũ trụ ngay tức thì sau Big Bang. Sau cùng, thí nghiệm liên
quan tới công việc của hơn một nghìn con người và đã thành công rực rỡ trong việc
tìm kiếm cái mà nó nhắm tới. COBE là một biểu hiện của cách thức mà những công
cụ mới đang làm chuyển biến vũ trụ học thành “Nền Khoa học Lớn”, trái với cách
tiếp cận “sói góa” của các nhà lí thuyết nửa thế kỉ trước đây.
Cuộc cách mạng gần đây trong nền vũ trụ học phi khả kiến có những tác
động chính trị quan trọng. Trong sự phân phối các nguồn quỹ khan hiếm trong số
những dự án khoa học được đề xuất, những người làm chính trị có hướng các nguồn
quỹ nghiên cứu sang những quan sát có thể mở rộng và củng cố những lí thuyết
chín chắn hay không ? Hay là họ ưu tiên cho giai đoạn đầu phát triển của những lĩnh
vực mới trong khi những người hành nghề đang dò dẫm từng bước mà không có bất

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 142


kì khuôn khổ khái niệm ổn định nào cả ? Các khám phá vũ trụ học ngoài vùng phổ
ánh sáng khả kiến đến theo sau những sự đổi mới công nghệ sâu rộng, với chút tiên
đoán hay xác nhận cho cuộc tìm kiếm của họ tiến bộ, và vướng phải nhiều thứ mới
không tưởng tượng nổi. Có bao nhiêu cố gắng phải bỏ ra trong niềm hi vọng có
nhiều đột phá may mắn như thế nữa ?

Máy dò vi sóng này được đưa lên không gian trên vệ tinh COBE. “Khối công tắc” chuyển giữa hai
“râu ănten” nhận bức xạ. Bằng cách so sánh hai phần khác nhau này của bầu trời, nó đã phát
hiện những sự lệch nhỏ xíu mà các nhà lí thuyết tiên đoán về bức xạ nền vũ trụ.

Kính thiên văn vũ trụ Hubble, do NASA phóng vào năm 1990, mang tên nhà thiên văn Edwin
Hubble. Với đường kính 2,4 m (khoảng 95 inch), chiếc gương đó nhỏ hơn gương trong nhiều kính
thiên văn trên mặt đất, nhưng vị trí ở cao hơn bầu khí quyển luôn hỗn loạn của nó mang lại cho
Hubble tầm nhìn rõ ràng vô song.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 143


Thiên văn học quang học truyền thống cũng thực hiện được nhiều tiến bộ lớn
bằng cách đi lên khỏi bầu khí quyển. Kính thiên văn vũ trụ Hubble có thể được các
nhà sử học tương lai xếp ngang hàng với kính thiên văn 200 inch Palomar là một
trong những thiết bị khoa học vĩ đại nhất của mọi thời đại. Trong khi đó, hơn một tá
kính thiên văn khổng lồ mới, với những thiết kế đổi mới đã gia nhập hàng ngũ 200
inch trên bề mặt Trái Đất. Cùng với Hubble, bằng cách đếm số sao siêu mới ở xa
xôi, những thiết bị này đã trói được tuổi chính xác của vũ trụ và bản chất của sự dãn
nở của nó. Và khi nghiên cứu vô số thiên hà, chúng đã làm lộ ra những kiểu dáng
không ngờ tới trong việc co cụm lại của vật chất – những cuộn chỉ gồm nhiều nghìn
thiên hà cách nhau những khoảng trống khổng lồ trong đó hầu như không có gì
được nhìn thấy. Các nhà lí thuyết đã làm chủ được những mô hình máy tính phù
hợp với cấu trúc “bọt” kích thước lớn này bằng cách tính toán sự tiến triển của sự
phân bố vật chất, từ những cái không đều nhìn thấy trong dữ liệu vi sóng qua hàng
tỉ năm. Kết quả của họ hướng tới những lí thuyết mới về động lực học của vũ trụ.
Quan sát từ nhiều dụng cụ hướng lên bầu trời ngày hôm nay tiếp tục thúc đẩy các
nhà lí thuyết sửa lại và tinh chỉnh ý tưởng của họ về nguồn gốc, bản chất, và số
phận của vũ trụ của chúng ta.

Kính thiên văn Gemini, tại Cerro Pachon, Chile, với chiếc gương đường kính 8 m (315 inch), là cái
duy nhất trong số vài đài quan sát khổng lồ mới với những thiết kế đổi mới tiếp tục khảo sát Dải
Ngân hà của chúng ta và xa hơn nữa ngoài kia.

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 144


hiepkhachquay dịch
Hoàn thành lúc 18:16:59, 04/11/2007
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tài liệu download tại
http://www.thuvienvatly.com
hoặc tại
http://home.1asphost.com/manhan101/

© hiepkhachquay Lịch sử vũ trụ học | Trang 145

You might also like