You are on page 1of 235

http://www.thuvienvatly.

com

Tuyeån taäp
nhöõng baøi baùo hay
cuûa taïp chí Physics World
naêm 2007

Kieân Giang, naêm 2007


BÀN VỀ VẬT LÍ TRONG WEB XÃ HỘI
Martin Griffiths

Từ “blog” cho đến “wiki”, Web ngày nay còn hơn cả một biển thông tin.
Martin Griffiths khảo sát xem hoạt động quốc tế mới này ảnh hưởng như thế nào
đến cách thức các nhà vật lí truyền đạt thông tin và truy cập thông tin.
Việc xuất bản khoa học, giống như nhiều mặt khác của đời sống con người,
đã có sự chuyển biến bởi Web. Hầu như tất cả các tạp chí ngày nay đều có thể đọc
trực tuyến và các bài báo tải về chỉ bằng một cú click chuột mà không cần phải đi
tới thư viện nào. Thật vậy, kiểu xuất bản thương mại truyền thống đang bị thách
thức bởi các server phát hành trước khi in quyền truy cập mở như arXiv.org - như
một bài nghiên cứu thực hiện cho số đặc biệt này của Physics World cho thấy –
được hầu hết mọi người trong cộng đồng vật lí sử dụng để truy cập những nghiên
cứu mới nhất.
Nhưng trong khi việc truy cập trực
tuyến các bài báo dĩ nhiên là thuận lợi, và
cũng làm cho thông tin khoa học dễ dàng tiếp
cận hơn đến thế giới đang phát triển, nhưng
nó vẫn ít hơn lượng bài báo lưu trữ ở dạng số
từ các thư viện truyền thống. Nói cách khác,
dòng thông tin vẫn chỉ có một chiều. Tuy
nhiên, ngày nay, Web đang phát triển. Thế hệ
Web kế tiếp – một bộ ứng dụng gói dưới
thuật ngữ được định nghĩa không chặt chẽ
“Web 2.0” – khuyến khích mọi người không
chỉ sử dụng Web làm nguồn tham khảo mà
còn tương tác với nó.
Web 2.0 khiến nó dễ sử dụng hơn cho mọi người tạo và chia sẻ nội dung, từ
những bức ảnh kĩ thuật số cô cậu mèo của họ cho tới những bộ từ điển bách khoa do
người dùng biên tập. Và nó rõ ràng là một nghề kinh doanh lớn, như đã được chứng
minh bởi việc mới đây News Corporation giành được “mạng xã hội” MySpace với
giá 580 triệu đôla, và việc Google bỏ ra 1,6 tỉ đôla mua quyền sở hữu site chia sẻ
video YouTube.
Cần biết rằng hiện thân đầu tiên của Web được phát triển bởi các nhà nghiên
cứu tại CERN nhằm hỗ trợ nghiên cứu của họ, bạn có thể mong đợi Web 2.0 sẽ có
một cuộc cách mạng tương tự tác động lên cách các nhà vật lí truyền thông tin và
truy cập thông tin. Chẳng hạn, một số nhà nghiên cứu bắt đầu sử dụng website như
“blog” và “wiki” trong cuộc sống chuyên nghiệp của họ. Nhưng như khảo sát của
chúng tôi cho thấy, phần nào là những nhà tiên phong của những phát triển này,
nhưng tại thời điểm hiện nay, các nhà vật lí có lẽ đang bị bỏ lại ở đằng sau.

Trận chiến trong thế giới blog


Biểu hiện lan rộng nhất của nội dung phát sinh bởi người dùng trên Web là
“blogging”. Blog (viết tắt của “web log”) về cơ bản là một cuốn nhật kí trực tuyến,
có các mục ghi đều đặn, hoặc “post”, bởi một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ. Bất kì ai
đọc blog cũng có thể thêm bình luận viết vào post, tạo ra những cuộc tranh luận

© hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội | Trang 1/7


giống như thật của các cư dân của cái gọi là thế giới blog. Kể từ khi thuật ngữ đó
lần đầu tiên được đặt ra vào năm 1997, blog đã trở thành một hiện tượng Internet –
60 triệu lượt hiện được lập danh sách trong thư mục blog Technorati. Với quá nhiều
người phát biểu quan điểm của họ, nên nội dung đó thường là sáo rỗng. Nhưng blog
cũng được tán dương là
một dạng mới của “nền
báo chí công dân”, ví dụ
như mang lại cho chúng ta
những bản báo cáo tận mắt
về những sự kiện gây ấn
tượng sâu sắc như 11/9.
Một vài tạp chí
khoa học và tập san học
thuật đã thiết lập blog, có
những bản báo cáo cuộn
lên từ các hội thảo hoặc
cập nhật các tin khoa học
mới nhất. Ngoài ra, nhiều
nhà vật lí chuyên nghiệp
cũng có blog của riêng họ.
Một số thảo luận nghiên
cứu ở cấp độ hàn lâm; một
số xem blog của họ là một
dạng vươn ra công chúng,
cung cấp những lời giải
thích dễ hiểu bằng tiếng
Anh của những câu
chuyện vật lí mới nhất, và
một số khác dùng blog
làm diễn đàn bóc trần nền
khoa học tồi báo cáo trên
phương tiện truyền thông.
Trong dự án
Quantum Diaries, 33 nhà
vật lí viết blog về cuộc đời
và công việc của họ để kỉ
niệm Năm Vật lí thế giới
2005; và 40 nhà khoa học
sử dụng blog làm một
phần của cổng
ScienceBlogs phổ biến.
Nếu dường như có quá nhiều nỗ lực nhằm lần theo dấu vết của quá nhiều trang web
được cập nhật thường xuyên, thì site “hợp nhất” Mixed States biên soạn những cập
nhật mới đây từ toàn bộ các blog vật lí chính tại một nơi.
Trong khi một số người có thể xem chúng là những kế hoạch hão huyền, thì
blog vật lí bắt đầu có tác động thật sự lên cách thức các nhà nghiên cứu truyền đạt

© hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội | Trang 2/7


thông tin. Chẳng hạn, một vài bài báo mới đây công bố trên arXiv.org đã trích dẫn
mục từ blog, chứng minh rằng blog đang trở thành một kênh thông tin không lừa
dối cho sự truyền đạt thông tin khoa học. Trong khi đó, một cuộc tranh luận về lí
thuyết dây đã bắt đầu trong thế giới blog mới đây lại gây sự chú ý của nhiều người,
được báo cáo rộng rãi trên các tạp chí khoa học và trích in trong các tờ báo quốc
gia.

“Tag xã hội” là một hình thức phân loại, trong đó người dùng phân loại các đối tượng – hình ảnh,
website, các bài báo khoa học – bằng cách tự do chọn một bộ “tag”. Ví dụ, bạn có thể tag một bức
ảnh với từ “gia đình”, “kì nghỉ”, và “Tây Ban Nha”. Rồi bạn có thể tìm kiếm bằng các tag mà
những người dùng khác thêm vào. Điều này trái với hệ thống phân loại chặt chẽ “từ trên xuống
dưới” giống như hệ thập phân Dewey cho sách vở. Một “đám tag” đại diện cho những tag phổ
biến nhất bằng cách hiển thị các từ có kích thước khác nhau phụ thuộc vào mức độ thường xuyên
mà chúng được sử dụng. Đám tag ở đây lấy từ site Connotea, site cho phép người dùng tag các bài
báo khoa học.
Nhà phê bình thẳng thắn nhất của lí thuyết dây, nhà toán học ở trường đại
học Columbia, Peter Woit, đã sử dụng blog của ông Not Even Wrong để chỉ ra rằng
lí thuyết dây không tạo ra được những dự đoán của thể kiểm tra bằng thí nghiệm, và
tình trạng được công nhận cho lí thuyết dây, đó là cách tiếp cận hứa hẹn nhất để hòa
giải vật lí lượng tử với hấp dẫn.
Blog của ông đã khuấy động một cuộc tranh luận sôi nổi, và đôi khi bất ngờ,
cả trong các bình luận post lên Not Even Wrong và trên blog của các nhà lí thuyết
dây như Reference Frame của Lubos Motl, và Asymtotia của Clifford Johnson.
Những cuộc đấu khẩu như thế không thể là tiêu biểu của mức độ tranh luận trong
ngành vật lí, và khiến người ta tự hỏi không biết bao nhiêu tranh luận phụ thuộc vào
tình trạng dễ dàng nặc danh mà những diễn đàn trực tuyến như thế mang lại.
Nhưng, cho dù tốt hơn hoặc tệ hơn, blog đã mở ra một hình thức thuyết trình mới có
thể - khi nó được thực hiện theo kiểu công chúng như vậy – đưa vào một ngữ cảnh
rộng hơn theo kiểu mà một cuộc thảo luận tại một hội nghị, chẳng hạn, sẽ không thể
nào có được.
Trên thực tế, sự chú ý của các phương tiện truyền thông phát sinh bởi “cuộc
chiến tranh dây” đã khiến một blogger phải thoái lui. Christine Dantas, một nhà vật
lí người Brazil, thường xuyên thảo luận vấn đề hấp hẫn lượng tử trên blog
Background Independence của bà. Sau đó, vào tháng 11, bà đã hạ blog đó xuống,
giải thích trên một diễn đàn trực tuyến rằng việc đưa tin của các phương tiện truyền
thông về cuộc chiến tranh dây đã khiến bà thấy khó chịu, nhất là sau khi blog của bà
được đề cập tới trong một tập san vật lí của Brazil. Bà viết: “Tôi là một người trầm
tính, và muốn được quay trở lại cuộc sống yên ả của mình, trở lại với việc đọc và
nghiên cứu thầm lặng của mình”.

© hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội | Trang 3/7


Tuy nhiên, trong trường hợp này, phải chăng chính bản chất rất tự nhiên của
blog đã thổi phồng những bất đồng còn rất mơ hồ giữa những nhóm nhỏ các nhà vật
lí thành một “cuộc chiến thần thánh” ? Tính rắc rối của hấp dẫn lượng tử không tác
động gì lên công việc của phần lớn các nhà vật lí, nhưng họ chiếm giữ một phần
thiếu cân xứng trong số những tranh luận trong thế giới blog vật lí. Một số người đã
so sánh cộng đồng blog với một “căn phòng tiếng vọng”, trong đó người ta có xu
hướng viết về những điều mà họ đã nhìn thấy ở các blog khác. Chẳng hạn, Sabine
Hossenfelder, đồng tác giả của blog Backreaction, nói rằng việc xem các tranh luận
lí thuyết dây qua con mắt của các blog “giống như việc đặt chiếc kính phóng đại lên
một đốm trên mũi bạn và rồi bị ám ảnh về nó”.
Trở lại với những cuộc tranh luận sôi nổi đó, các blog cũng ảnh hưởng đến
sự nghiệp của các nhà vật lí viết chúng, qua đó người ta vẫn xem blog là một ví dụ
cho thấy công việc thật xa vời thực tế hoặc một sự lãng phí thời gian đúng ra là nên
dành cho nghiên cứu. Nhà vũ trụ học tại Viện Công nghệ California, Sean Carroll,
người góp mặt cho blog vật lí nổi tiếng nhất Cosmic Variance, nhất định đã làm
tăng hình ảnh mình qua việc viết blog. Hiện tại, ông được đọc qua xu thế đa phương
tiện, vì người ta có thể tìm thấy những lời giải thích có thể truy cập được của những
vấn đề khoa học khó.
Nhưng, có bao nhiêu nhà vật lí thật sự đọc hoặc đóng góp cho các blog ?
Trong khi 16 trong số 60 người tham gia cuộc khảo sát của chúng tôi nói rằng họ
thật sự đọc các blog vật lí, thì ba người trong số này rất có thể cũng là những người
viết blog của riêng họ. Site Mixed States liệt kê khoảng 100 blog vật lí, đó là một
danh sách thu gọn của cộng đồng toàn cầu hàng trăm ngàn nhà vật lí. Thật vậy, đa
số những người tham gia cuộc khảo sát của chúng tôi hoặc là không biết sự tồn tại
của các blog vật lí, hoặc nói rằng họ không tin tưởng lắm vào nội dung của chúng.
“Tôi hoàn toàn không để ý tới các blog”, nhà vật lí lí thuyết hạt cơ bản Frank Close
đến từ trường đại học Oxford nói. “Tôi sẽ không đọc những thứ mà một số người
post lên bảng tin ngoài báo chí địa phương của tôi, và việc đưa nó lên Web khiến nó
không còn trang trọng nữa”.

Wiki trên Web


Niềm tin là một vấn đề luôn trở đi trở lại trong thế giới trực tuyến. Vài năm
trước đây, ý kiến cho rằng một trong những nguồn thông tin đáng tra cứu nhất trên
thế giới là một bộ từ điển trực tuyến có thể được sửa chữa bởi chính những người sử
dụng nó trông có vẻ thật buồn cười. Nhưng đó chính xác là điều đã xảy ra với
Wikipedia, có thể chính là site Web 2.0 nổi tiếng nhất. Như nó đã xuất hiện, sự tự
hiệu chỉnh được xây dựng trong hệ thống đôi khi dẫn tới những cuộc tranh luận, rồi
hàng loạt sửa chữa thường xuyên nhanh chóng được hiệu chỉnh bởi những người
dùng khác. Thật vậy, một nghiên cứu do tờ Nature thực hiện hồi năm 2005 cho
thấy, trong lĩnh vực khoa học, Wikipedia chính xác tương đương với
Enclyclopeadia Britannica, với trung bình các mục từ Wikipedia chứa khoảng bốn
chỗ sai, so với ba chỗ của Britannica.
Từ Big Bang cho tới tính toán lượng tử, có một sự phong phú thông tin vật lí
trên Wikipedia, mặc dù chi tiết còn tản mạn ở các chủ đề còn chưa rõ ràng lắm.
Theo khảo sát của chúng tôi, đa số các nhà vật lí ngày nay trông hài lòng với việc sử
dụng Wikipedia làm nguồn tham khảo nhanh; thật vậy, 75% những người tham gia

© hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội | Trang 4/7


cuộc khảo sát của chúng tôi nói rằng họ tham khảo Wikipedia cho thông tin vật lí.
Tuy nhiên, mức độ tin tưởng mà các nhà vật lí có ở những bộ từ điển bách khoa
thay đổi rõ rệt, mặc dù tất cả đều đồng ý rằng bất kì thông tin quan trọng nào cũng
phải đối chiếu với nguồn gốc. Nhà lí thuyết dây Havard, Molt cho rằng chất lượng
bài báo trên Wikipedia là cao, nhất là ở những chủ đề mang tính phổ thông, được
biên tập, thẩm tra và tinh lọc bởi một số lượng lớn người biên tập. Nhưng một số
người vẫn còn hoài nghi. “Tôi không mơ tới việc đọc Wikipedia cho vật lí”, nhà vật
lí đoạt giải Nobel Phillip Anderson nói. “Tôi cũng chẳng tin tưởng vào đó nếu như
tôi có đọc nó”.
Trên thực tế, Wikipedia là một ví dụ thành công nhất của ý tưởng chung về
một trang web do người dùng biên tập, hay là “wiki”, hiện đang đặt ra nhu cầu sử
dụng bởi các nhà vật lí vì những mục đích khác. Trong một sự hợp tác lớn, một bộ
wiki có thể là phương pháp tốt để giải quyết vấn đề phổ biến kiến thức và các “thủ
thuật nghề nghiệp”, nhất là khi những người cộng tác ở trên khắp thế giới và không
thể tham gia vào một hội nghị bàn tròn. Những bộ wiki như thế đã có trong những
chương trình hợp tác vật lí hạt cơ bản như CDF tại Fermilab và ATLAS tại CERN,
chẳng hạn, và dần dần đang phát triển thành kho thông tin tham khảo nhanh về
những thí nghiệm này.
“Tôi có thể tưởng tượng rằng blog và wiki sẽ trở thành khuôn khổ cho những
ý tưởng động não và tranh luận”, Gordon Watts thuộc trường đại học Washington ở
Seattle nói. “Trong một số trường hợp, ý tưởng có thể hình thành trọn vẹn trên blog
và chưa bao giờ được in ấn xuất bản, hãy để cho những người ngang hàng đánh
giá”. Trong thực tế, một số người cho rằng một khuôn khổ dựa trên blog và wiki có
thể là cơ sở cho một kiểu đánh giá ngang hàng mới. Trong mô hình này, một bài
báo qua kiểm duyệt sẽ post lên một trang web công cộng, nơi đó các bài bình luận
sẽ nối tiếp thêm vào. Văn bản của bài báo chính nó có thể trở thành một wiki có thể
biên tập được.
Một tiền thân của ý tưởng này là quyết định bởi các nhà quản trị arXiv.org
cho phép “truy hồi” những bài báo đã post trên server của nó. Truy hồi là một đặc
điểm quan trọng của Web 2.0. Trong khi các “siêu liên kết” nguyên thủy của Web
là có tính một chiều, đơn giản trỏ từ site này đến site khác, thì truy hồi có nghĩa là
báo cho một trang web biết một trang web khác đã thêm một liên kết tới nó. Trong
trường hợp của arXiv.org, nếu một nhà vật lí viết về một bài báo nhất định trong
blog của họ và gởi một yêu cầu truy hồi, thì mục từ blog khi đó tự động được thêm
vào trên trang của bài báo.
Một sự kết hợp của bản thảo arXiv.org và các bình luận blog như thế đã tỏ ra
có hiệu quả. Ví dụ, các nhà vật lí Robert Alicki, Daniel Lidar, và Paolo Zanardi đã
tạo một phiên bản chữa được của bài báo của họ về sự hiệu chỉnh lượng tử
(arXiv.org/abs/quant-ph/0506201) dưới ánh sáng tranh luận trên blog của Dave
Bacon, The Quantum Pontiff. Bacon, người nghiên cứu về tính toán lượng tử tại
trường đại học Washington, dĩ nhiên là vui mừng. “Đây hiện là bình luận yêu thích
của tôi về một bài báo arXiv”, ông post trên blog của mình như vậy.
Tuy nhiên, một hệ thống như thế không hẳn là không có những vướng mắc
của nó. Các tranh luận về vật lí thường bị chệch hướng bởi những kẻ lập dị quảng
bá cho các lí thuyết hoặc quan điểm chính trị riêng tư của họ. Trong một nỗ lực

© hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội | Trang 5/7


nhằm giữ cho những yếu tố xao lãng như vậy ra khỏi hệ thống arXiv, mỗi truy hồi
phải được điều tiết bởi tám thành viên cố vấn vật lí ở nước ngoài của nó. Nhưng
điều này làm phát sinh những câu hỏi riêng của nó, chẳng hạn như ai được và không
được phép thêm truy hồi. Ví dụ, hồi năm ngoái, Woit nói rằng ông sẽ bị loại khỏi hệ
thống do ông không đáp ứng được định nghĩa của arXiv về “nhà nghiên cứu đang
hoạt động”. Lí luận kịch liệt rằng cái ông nhìn thấy là một điều sỉ nhục cho danh
tiếng của ông, Woit đã khởi kiện Jacques Distler, một nhà lí thuyết dây ngồi ở vị trí
cố vấn người nước ngoài, có lòng đố kị cá nhân chống lại ông. Và ông vẫn bị loại.

Xã hội hóa trực tuyến


Mặc dù nằm ở tiền tuyến của sự phát triển Web trong thập niên 1990, nhưng
các nhà vật lí đã chậm chân trong việc nắm bắt một số cách tân do Web 2.0 mang
lại. Ví dụ, “tag xã hội” là một dạng phân loại bởi người dùng được sử dụng rộng rãi
ở những site như các diễn đàn chia sẻ ảnh. Người sử dụng chọn các “tag” để mô tả
ảnh của họ - “tôi”, “London”, “màu đỏ” và vân vân – và có thể tìm kiếm không chỉ
những tag riêng của họ, mà còn tìm được tag của hàng triệu người dùng khác. Hình
thức phân loại “từ dưới lên” này cũng có thể sử dụng cho thông tin khoa học. Thật
vậy, các site Connotea và CiteULike đã được thành lập riêng để áp dụng tag xã hội
cho các bài báo khoa học.
Ý tưởng là khi bạn tìm thấy một bài báo trực tuyến hữu ích, bạn lưu nó lại
trong tài khoản của bạn và thêm tag mô tả nội dung của bài báo. Nếu như đây chỉ là
một cách cho từng cá nhân quản lí nguồn tham khảo của họ, thì nó sẽ không gây
hứng thú khủng khiếp như vậy. Các mặt đổi mới của những site như Connotea là ở
mặt xã hội: bạn có thể nhìn thấy cái mà những người dùng khác lưu và tìm tag của
họ để tìm kiếm những bài báo mới về một chủ đề mà bạn chọn. Tuy nhiên, các nhà
sinh vật học dường như đã chấp nhận ý tưởng đó hăng hái hơn các nhà vật lí – với
“di truyền học” và “sự trao đổi chất” nằm trong số những tag phổ biến nhất trên
Connotea (xem hình) - và chỉ có duy nhất một người trong số những người tham
gia cuộc khảo sát của chúng tôi đã từng sử dụng những site như thế.
Trong thế giới ngày càng rộng hơn, không còn nghi ngờ gì nữa về mục tiêu
phổ biến nhất của Web 2.0. MySpace là một “mạng xã hội” cho phép mỗi người
dùng – có tới 120 triệu người, đa phần là thanh thiếu niên – tạo một trang chủ riêng
với các hình ảnh và chi tiết về những thứ họ thích và không thích. Trang đó cũng
trình bày nổi bật bao nhiêu “bạn bè” mà người dùng có trên site, và bạn bè cũng có
thể thêm bình luận vào trang của mỗi người khác, tạo ra một số điều tranh luận
thông thường. Nơi này hình như không phải là nơi thích hợp để tìm một nhà vật lí,
nhưng bạn vẫn sẽ tìm ra mà không cần nhà lí thuyết dây Michio Kaku, tác giả của
những cuốn sách phổ biến khoa học nổi tiếng Siêu không gian và Thế giới song
song. Kaku, người đã tự liệt kê chính mình là đã kết hôn/thẳng thắn/không hút
thuốc/không uống rượu, đã tích góp được đến 2725 người bạn trên trang của ông.
Tuy nhiên, cũng có một công dụng nghiêm túc hơn của mạng xã hội đối với
các nhà vật lí. Jennifer Golbeck, một nhà khoa học máy tính tại trường đại học
Maryland, nhận thấy rằng một mạng xã hội giống như MySpace chứa thông tin hữu
ích về những người biết được ai và bao nhiêu người tin tưởng vào mỗi một trong số
các quan hệ của họ. Golbeck đang nghiên cứu một thuật toán sử dụng thông tin này
để cho bạn biết bạn có thể tin tưởng bao nhiêu vào một ai đó mà bạn không hề biết,

© hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội | Trang 6/7


dựa trên địa vị của họ trong mạng xã hội của bạn. Phép đo niềm tin này có thể được
dùng bởi các nhà khoa học và các chương trình hợp tác. Ví dụ, bạn có thể cho phép
truy cập bản thảo của một bài báo cho những người có niềm tin tưởng trên một
ngưỡng nhất định nào đó.
Rõ ràng là một thế giới mới hào nhoáng của các blog và truy hồi, wiki đánh
giá ngang hàng, tag xã hội và các mạng niềm tin đang chờ đợi các nhà vật lí dám
dấn thân vào Web 2.0. Nhưng trong khi các nhà vật lí hài lòng với việc xuất bản và
tải xuống những bài báo trực tuyến của họ, thì vẫn có một sự mong mỏi muốn bài
báo được in. “Không thể phủ nhận là Web có một số tiện lợi quan trọng”, nhà vật lí
đoạt giải Nobel nay đã 85 tuổi, Jack Steinberger nói, “nhưng nó cũng có một số trở
ngại không mong muốn, và tôi cảm thấy tiếc nuốc một thời vàng son đã qua khi mà
việc công bố một cái gì đó là một sự kiện trong cuộc sống của chúng ta nghiêm túc
hơn so với việc đưa một cái gì đó lên Web”. Có lẽ Web 2.0 sẽ không hoàn toàn ghi
dấu ấn của nó lên nền vật lí cho tới khi thế hệ MySpace chạm tới các phòng thí
nghiệm.
Liên kết tới các trang web xã hội
Blog của các nhà vật lí chuyên nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Các blog đề cập tới trong bài
bao gồm:
• Asymptotia (asymptotia.com)
• Backreaction (backreaction.blogspot.com)
• Cosmic Variance (cosmicvariance.com)
• Not Even Wrong (www.math.columbia.edu/~woit/wordpress)
• The Quantum Pontiff (dabacon.org/pontiff)
• Reference Frame (motls.blogspot.com)
Nhiều blog khác có thể tìm thấy tại “tuyển tập” blog vật lí " Mixed States
(mixedstates.something similar.com), hoặc tại cổng ScienceBlogs (scienceblogs.com).
Technorati là một thư mục tra cứu nhanh của mọi blog (technorati.com). Các site CiteULike
(citeulike.org) và Connotea (connotea.org) cho phép các nhà khoa học lưu trữ và tìm kiếm
thông tin về những bài báo bằng “tag xã hội”. Nghiên cứu của Jennifer Golbeck về niềm tin
trong mạng xã hội có thể tìm tại trust.mindswap.org và trang MySpace của Michio Kaku tại
www.myspace.com/mkaku.
Martin Griffits (Physics World, tháng 1/2007)
hiepkhachquay dịch
(An Minh, ngày 15/7/2007, 10:17:30 AM)

© hiepkhachquay Bàn về vật lí trong web xã hội | Trang 7/7


MÔ PHỎNG SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Trái Đất đang ấm dần lên, với những hệ quả tai họa tiềm tàng. Các mô hình
khí hậu máy tính dựa trên nền vật lí là hi vọng tốt nhất của chúng ta về việc dự
đoán và điều khiển sự biến đổi khí hậu, như Adam Scaife, Chiris Folland, và John
Mitchell giải thích.
Tin chính thức: Trái Đất đang nóng dần lên, và đó là điều hiểm họa cho
chúng ta. Tháng này, các nhà khoa học từ hơn 60 quốc gia thuộc Ban hội thẩm liên
chính phủ về sự biến đổi khí hậu (IPCC) đã công bố phần đầu của bản báo cáo mới
nhất của họ về sự ấm lên toàn cầu. Trong bản báo cáo, ban hội thẩm kết luận rằng
rất có khả năng là đa phần sự tăng thêm 0,5oC của nhiệt độ toàn cầu trong 50 năm
vừa qua là do sự phát thải khí nhà kính bởi con người gây ra. Và khoa học cho biết
sự biến đổi lớn hơn nhiều hiện đang tích trữ: vào năm 2100, sự ấm lên toàn cầu do
con người gây ra có thể sánh được với sự ấm lên khoảng 6oC kể từ kỉ nguyên băng
hà gần đây nhất.
Hậu quả của sự ấm lên toàn cầu có thể thật thảm khốc. Khi Trái Đất tiếp tục
nóng lên, thì tần suất lũ lụt và hạn hán có khả năng tăng lên, nguồn cung cấp nước
và các hệ sinh thái sẽ bị đe dọa, các thói quen nông nghiệp sẽ phải thay đổi và hàng
triệu người phải di cư vì mực nước biển dâng lên. Nền kinh tế thế giới cũng sẽ bị
ảnh hưởng gay gắt. Mới đây, tổ chức Stern Review, do chính phủ Anh ủy thác ước
định tác động kinh tế của sự biến đổi khí hậu, cảnh báo rằng 5-20% tổng sản phẩm
quốc nội của thế giới có thể bị thiệt hại trừ khi sự cắt giảm phát thải khí nhà kính
được sớm thực hiện. Nhưng làm thế nào chúng ta dự đoán được sự biến đổi khí hậu,
và tại sao chúng ta lại phải tin tưởng vào chúng ?

Các mô hình khí hậu phải xét đến nhiệt đến từ Mặt Trời, tác động của các đám mây, động học của
đại dương và ảnh hưởng tới thực vật.
Khí hậu là một hệ hết sức phức tạp, được cung cấp bởi năng lượng Mặt Trời,
và bao hàm các tương tác giữa bầu khí quyển, mặt đất và đại dương. Hi vọng hiểu
biết tốt nhất của chúng ta về cách mà khí hậu biến đổi theo thời gian và cách mà
chúng ta có thể tác động đến nó nằm trong các mô hình khí hậu máy tính được phát
triển trong vòng 50 năm qua. Các mô hình khí hậu có khả năng là phức tạp nhất
trong số mọi khoa học và đã chứng tỏ giá trị của chúng với sự thành công đáng ngạc
nhiên trong việc mô phỏng khí hậu quá khứ của Trái Đất. Mặc dù là một lĩnh vực đa
kỉ luật, nhưng việc lập mô hình khí hậu bén rễ trong nền vật lí cơ học chất lưu và
nhiệt động lực học, và các nhà vật lí trên thế giới đang hợp tác để cải tiến những mô
hình này bằng những quá trình vật lí mô tả tốt hơn trong hệ khí hậu.

Không phải là một ý tưởng mới


Đã từ lâu trước khi nỗi lo sợ về sự biến đổi khí hậu phát sinh, các nhà khoa

© hiepkhachquay Sự biến đổi khí hậu | Trang 1/10


học đã nhận thức được rằng các chất khí xuất hiện tự nhiên trong bầu khí quyển
sưởi ấm Trái Đất bằng cách bẫy các bức xạ hồng ngoại mà Trái Đất phát ra. Thật
vậy, nếu không có “hiệu ứng nhà kính” tự nhiên này – giữ cho Trái Đất ấm hơn
khoảng 30oC nếu như không có nó – thì sự sống có lẽ chẳng bao giờ tiến hóa được.
Nhà toán học và vật lí học Joseph Fourier là người đầu tiên mô tả hiệu ứng nhà kính
vào đầu thế kỉ 19, và một vài thập kỉ sau đó John Tyndall nhận ra rằng các chất khí
như carbon dioxide và hơi nước là nguyên nhân chủ yếu, chứ không phải các thành
phần khí quyển dồi dào hơn như nitrogen và oxygen.

Hình 1. Hệ khí hậu của Trái Đất bao gồm khí quyển, đại dương, sinh quyển, hàn quyển và địa
quyển. Tương tác giữa các thành phần này dẫn tới những sự biến đổi tự nhiên lớn trong khí hậu,
còn ảnh hưởng của con người như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch làm tăng thêm tính phức tạp.
Một số trong các quá trình này, chẳng hạn như vòng tuần hoàn của đại dương, có thể được giải
quyết rõ ràng trong các mô hình khí hậu, còn một số khác, ví dụ như ảnh hưởng của các đám mây,
phải được “tham số hóa”.
Khí carbon dioxide (CO2) được giải phóng khi chúng ta đốt các nhiên liệu
hóa thạch, và người đầu tiên định lượng được ảnh hưởng mà CO2 có thể có trong
việc làm tăng hiệu ứng nhà kính là nhà hóa học thế kỉ 19 người Thụy Điển Svante
Arrhenius. Ông tính tay được rằng một lượng gấp đôi CO2 trong bầu khí quyển cuối
cùng dẫn tới sự tăng 5-6oC nhiệt độ toàn cầu – một con số gần một cách xuất sắc
với những dự đoán hiện nay. Những tính toán chi tiết hơn hồi cuối thập niên 1930
do kĩ sư người Anh Guy Callendar thực hiện cho thấy một sự ấm lên kém kịch tính
hơn, khoảng 2oC, với ảnh hưởng lớn hơn ở các vùng cực.
Trong khi đó, vào đầu thế kỉ 20, nhà khí tượng học người Na Uy Vilhelm
Bjerknes đã tìm ra khoa học dự báo thời tiết. Ông lưu ý rằng với những điều kiện
ban đầu chi tiết đã biết và những quy luật vật lí có liên quan, người ta có thể dự
© hiepkhachquay Sự biến đổi khí hậu | Trang 2/10
đoán được các điều kiện thời tiết tương lai bằng toán học. Lewis Fry Richardson
tiếp tục thử thách này vào thập niên 1920 bằng việc sử dụng kĩ thuật số học giải các
phương trình vi phân cho dòng chất lưu. Dự báo của Richardson sai lệch nhiều,
nhưng phương pháp luận của ông đã đặt nền tảng cho những mô hình khí quyển
bằng máy tính đầu tiên phát triển trong những năm 1950. Vào thập niên 1970,
những mô hình này chính xác hơn những người dự báo thời tiết chỉ dựa trên các
biểu đồ thời tiết, và liên tục cải tiến từ đó cho tới hiện nay, việc dự báo trước 3 ngày
chính xác như dự báo trước 1 ngày cách đây 20 năm.

Hình 2. Phương trình Navier-Stokes cho dòng chất lưu là tâm điểm của các mô hình khí hậu. Ba
phương trình đầu biểu diễn định luật 2 Newton và cho gia tốc của gió theo hướng đông-tây(u),
bắc-nam (v), và hướng thẳng đứng (w). Phương trình khối-liên tục đảm bảo rằng cho dù mật độ,
tốc độ và hướng của không khí thay đổi khi nó chảy xung quanh Trái Đất, nhưng khối lượng của
nó được bảo toàn, còn phương trình nhiệt động lực học cho phép các quá trình truyền nhiệt như sự
hâm nóng bởi Mặt Trời được tính đến dạng một kí hiệu nguồn tham số hóa. Chúng ta sử dụng cũng
các phương trình trên để mô tả động lực học của đại dương, và thường thực hiện các phép đơn
giản hóa gần đúng. Trong các phương trình trên, r là khoảng cách tính từ tâm Trái Đất, Ω là vận
tốc góc của chuyển động quay của Trái Đất, ϕ là độ cao, λ là kinh độ và t là thời gian. cp là nhiệt
dung riêng đẳng áp của không khí, θ là nhiệt độ, Π là “hàm Exner” của áp suất và ρ là mật độ
không khí. Chỉ số d chỉ không khí khô.
Nhưng biết rằng dự báo thời tiết là không đáng tin cậy trong khoảng thời
gian hơn vài ngày sắp tới, vậy làm sao chúng ta có thể hi vọng dự báo khí hậu, nói
ví dụ, hàng chục hoặc hàng trăm năm trong tương lai ? Một phần của câu trả lời
nằm ở chỗ khí hậu là trung bình của các điều kiện thời tiết theo thời gian. Chúng ta
không cần dự đoán chính xác chuỗi thời tiết để dự báo khí hậu tương lai, giống như

© hiepkhachquay Sự biến đổi khí hậu | Trang 3/10


trong nhiệt động lực học chúng ta không cần dự đoán quỹ đạo của mỗi phân tử để
định lượng các tính chất trung bình của chất khí.
Trong thập niên 1960, các nhà nghiên cứu làm việc tại Phòng thí nghiệm
động học chất lưu địa cầu, ở Princeton, Mĩ, đã xây dựng trên mô hình dự báo thời
tiết mô phỏng ảnh hưởng của sự phát thải CO2 nhân tạo lên khí hậu của Trái Đất.
Các phép đo do Charles Keeling thực hiện tại Mauna Loa, Hawaii, bắt đầu vào năm
1957, cho thấy bằng chứng rõ ràng rằng sự tích tụ CO2 trong khí quyển đang gia
tăng. Mô hình Princeton dự đoán sự gấp đôi lượng CO2 trong khí quyển có thể làm
ấm tầng đối lưu – tầng thấp nhất của khí quyển – nhưng cũng làm lạnh tầng bình
lưu cao hơn nhiều phía trên, đồng thời tạo ra sự ấm lên lớn nhất về phía các cực,
phù hợp với những tính toán ban đầu của Callendar.

Đai ốc và bulông của mô hình khí hậu


Hệ khí hậu gồm có năm thành phần: khí quyển; đại dương; sinh quyển; hàn
quyển (băng và tuyết) và địa quyển (đá và đất). Những thành phần này tương tác ở
nhiều quy mô khác nhau cả trong không gian và thời gian, làm cho khí hậu có sự
biến thiên tự nhiên lớn, và ảnh hưởng của con người như làm phát thải khí nhà kính
làm tăng thêm tính phức tạp (hình 1). Việc dự báo khí hậu tại một thời điểm nhất
định trong tương lai do đó phụ thuộc vào khả năng của chúng ta tính đến các quá
trình chủ chốt càng nhiều càng tốt trong mô hình khí hậu của mình.
Tâm điểm của các mô hình khí hậu và dự báo thời tiết nằm ở hệ phương trình
Navier-Stockes, một bộ phương trình vi phân cho phép chúng ta lập mô hình động
lực học của khí quyển dưới dạng một chất lưu liên tục, có thể nén được. Bằng cách
biến đổi hệ phương trình sang hệ quy chiếu quay trong tọa độ cầu (Trái Đất), chúng
ta sẽ có được các phương trình chuyển động cơ bản cho một “gói” không khí theo
mỗi hướng đông-tây, bắc-nam và hướng thẳng đứng. Các phương trình phụ mô tả
những tính chất nhiệt động lực học của khí quyển (xem hình 2).
Thật không may, không có lời giải giải tích nào cho hệ phương trình Navier-
Stockes; thật vậy, việc tìm kiếm một lời giải trên là một trong những thách thức lớn
nhất trong toán học. Để thay thế, hệ phương trình được giải bằng số trên một mạng
lưới điểm ba chiều bao quanh địa cầu. Khoảng cách giữa những điểm này quy định
độ phân giải của mô hình, hiện nay độ phân giải này bị hạn chế bởi công suất máy
tính đang dùng đến khoảng 200 km theo chiều ngang và 1 km theo chiều thẳng
đứng, với độ phân giải thẳng đứng tốt hơn ở gần bề mặt Trái Đất. Độ phân giải
thẳng đứng lớn hơn nhiều so với độ phân giải ngang là cần thiết vì đa phần cấu trúc
khí quyển và đại dương là nông cạn so với chiều rộng của chúng. Hệ phương trình
Navier-Stockes cho phép những người lập mô hình khí hậu tính được các thông số
vật lí – nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, và vân vân – tại mỗi điểm lưới ở mỗi thời điểm
dựa trên giá trị của chúng một thời gian trước đó. Khoảng thời gian, hay “bước thời
gian”, sử dụng phải đủ ngắn để cho lời giải chính xác và ổn định và mặt số học;
nhưng bước thời gian càng ngắn thì thời gian cần thiết cho máy tính chạy mô hình
càng nhiều. Các mô hình khí hậu hiện nay sử dụng bước thời gian khoảng 30 phút,
trong khi cũng những mô hình cơ bản đó với bước thời gian ngắn hơn và độ phân
giải không gian cao hơn được dùng cho dự báo thời tiết.
Tuy nhiên, một số quá trình ảnh hưởng tới khí hậu của chúng ta xảy ra trên
quy mô không gian nhỏ hơn và thời gian ngắn hơn so với độ phân giải của những
© hiepkhachquay Sự biến đổi khí hậu | Trang 4/10
mô hình này. Ví dụ, các đám mây có thể làm nóng bầu khí quyển bằng cách giải
phóng nhiệt âm ỉ, và chúng cũng tương tác mạnh với bức xạ hồng ngoại và khả
kiến. Nhưng đa số các đám mây nhỏ hơn hàng trăm lần so với độ phân giải mô hình
máy tính điển hình. Nếu các đám mây được lập mô hình không chính xác thì mô
phỏng khí hậu sẽ bị sai lầm nghiêm trọng.

Hình 3. Mô hình khí hậu (màu vàng) chỉ có thể tái tạo sự biến đổi quan sát được ở nhiệt độ toàn
cầu trong thế kỉ qua (màu xanh) bằng cách tính cả các ảnh hưởng tự nhiên và do con người (phía
dưới). Chiều dày của dải biểu diễn độ bất định (hai độ lệch chuẩn) do sự biến thiên khí hậu.
Những người lập mô hình khí hậu giải quyết những quá trình dưới độ phân
giải như thế bằng một kĩ thuật gọi là biểu hiện bằng tham số, nhờ đó những quá
trình quy mô nhỏ được biểu diễn bằng giá trị trung bình trên một hộp điểm được
thực hiện bằng những quan trắc, lí thuyết và nghiên cứu ngữ cảnh từ những mô hình
độ phân giải cao. Ví dụ về sự tham số hóa mây gồm các kế hoạch “đối lưu” mô tả
cơn mưa nhiệt đới nặng hạt làm khô đi bầu khí quyển qua sự ngưng tụ và làm ấm nó
qua việc giải phóng nhiệt tiềm tàng; và kế hoạch “tạo mây’ sử dụng gió, nhiệt độ, và
độ ẩm tính được bằng mô hình để mô phỏng sự hình thành và phân hủy của các đám
mây và ảnh hưởng của chúng lên bức xạ.
© hiepkhachquay Sự biến đổi khí hậu | Trang 5/10
Việc tham số hóa các tương tác trong hệ khí hậu là công việc chính của
nghiên cứu lập mô hình khí hậu. Chẳng hạn, nguồn cung cấp bên ngoài chủ yếu vào
khí hậu của Trái Đất là bức xạ điện từ đến từ Mặt Trời, nên cách bức xạ tương tác
với bầu khí quyển, đại dương, và mặt đất phải được mô tả chính xác. Vì bức xạ này
bị hấp thụ, phát ra, và tán xạ bởi sự phân bố không đồng đều của các chất khí trong
khí quyển như hơi nước, carbon dioxide và ozone, nên chúng ta cần phải tính đến sự
tập trung trung bình của các chất khí khác nhau trong một hộp lưới và kết hợp số
liệu này với dữ liệu quang phổ kế đối với từng chất khí. Tốc độ nóng lên toàn phần
tính được đưa thêm “số hạng nguồn” vào phương trình nhiệt động lực học (xem
hình 2).

Hình 4. Các mô hình khí hậu dự đoán một hình ảnh địa lí chắc chắn trong sự ấm lên của bề mặt
Trái Đất, biểu diễn ở đây là sự biến đổi từ thời kì tiền công nghiệp đến thập niên 2080. Cụ thể, các
đại dương được mong đợi là sẽ ấm lên chậm hơn mặt đất, còn những nơi có vĩ độ cao sẽ ấm lên
nhanh hơn vùng nhiệt đới, do sự hồi tiếp dương khi tuyết và băng tan.
Địa hình bề mặt Trái Đất, tính ma sát của nó và hệ số phản xạ của nó cũng
biến thiên ở quy mô nhỏ hơn độ phân giải của mô hình. Những yếu tố này thật quan
trọng vì chúng điều khiển sự trao đổi xung lượng, nhiệt và hơi ẩm giữa bầu khí
quyển và bề mặt Trái Đất. Để tính toán những sự trao đổi này và thêm chúng vào hệ
phương trình xung lượng và nhiệt động lực học, những người lập mô hình khí hậu
phải tham số hóa sự nhiễu loạn khí quyển. Hàng loạt kế hoạch tham số hóa khác
bây giờ kể đến và cải tiến trong các mô hình trạng-thái-nghệ-thuật, gồm băng biển,
các đặc trưng đất, aerosol khí quyển và hóa học khí quyển.
Ngoài việc cải thiện sự tham số hóa, có lẽ tiến bộ lớn nhất trong việc lập mô
hình khí hậu trong vòng 15 năm qua là đã ghép đôi được mô hình khí quyển với mô
hình động học của đại dương. Đại dương thật quan trọng đối với khí hậu vì nó điều
hòa dòng hơi nước và nhiệt tiềm tàng đi vào bầu khí quyển, đồng thời cũng trữ một
lượng lớn nhiệt và CO2. Trong mô hình ghép đôi, đại dương được mô phỏng trọn
vẹn bằng cùng hệ phương trình đã mô tả chuyển động của khí quyển. Điều này trái
với “mô hình mảng” trước đây biểu diễn đại dương đơn giản là một khối nước tĩnh
© hiepkhachquay Sự biến đổi khí hậu | Trang 6/10
tại có thể trao đổi nhiệt với bầu khí quyển. Những mô hình này có xu hướng đánh
giá quá cao mức độ nhanh mà các đại dương ấm lên khi nhiệt độ toàn cầu tăng.

Tác dụng và phản hồi


Vấn đề khẩn cấp nhất mà những người lập mô hình khí hậu đối mặt hiện nay
là ảnh hưởng của con người lên hệ khí hậu. Việc tham số hóa các tương tác giữa các
thành phần của hệ khí hậu cho phép các mô hình mô phỏng sự biến thiên tự nhiên
lớn của khí hậu. Nhưng những yếu tố bên ngoài hoặc những “tác dụng bức xạ” –
cũng bao gồm cả các yếu tố tự nhiên như sự phun trào núi lửa hoặc các dao động
của hoạt động Mặt Trời – có thể có ảnh hưởng kịch tính lên sự cân bằng bức xạ của
hệ khí hậu.
Tác dụng nhân tạo chủ yếu là sự phát thải CO2. Độ tập trung CO2 trong khí
quyển đã tăng từ 280 phần triệu lên 380 phần triệu, kể từ cuộc cách mạng công
nghiệp, và vì nó tồn tại quá lâu trong khí quyển (khoảng một thế kỉ) nên CO2 có tác
động lâu dài lên khí hậu của chúng ta.
Trong khi những mô hình trước đây cho chúng ta biết sự ấm lên “cân bằng”
sau rốt là do, nói ví dụ, một sự gấp đôi mức độ tập trung CO2, chúng không thể dự
đoán chính xác nhiệt độ sẽ thay đổi như thế nào như một hàm của thời gian. Tuy
nhiên, vì mô hình ghép đôi khí quyển-đại dương có thể mô phỏng sự ấm lên chậm
chạp của các đại dương, nên chúng cho phép chúng ta dự đoán “phản ứng khí hậu
nhất thời” này. Điều quan trọng là những mô hình trạng thái nghệ thuật này cũng
cho phép chúng ta đưa vào sự thay đổi phát thải theo thời gian để dự báo khí hậu sẽ
biến đổi như thế nào khi tác động nhân tạo tăng lên.
Carbon dioxide không phải là tác động nhân tạo duy nhất. Ví dụ, năm 1988,
Jim Hansen, tại Viện Nghiên cứu Không gian Goddard, Mĩ, và các đồng nghiệp đã
sử dụng một mô hình khí hậu chứng minh tầm quan trọng của các chất khí nhà kính
khác như methane, nitrous oxide và chlorofluorocarbon (CFC), chúng cũng có thể
độc lập nhau gây phá hủy tầng ozone. Hơn nữa, trong thập niên 1980, các hạt
sulphate aerosol trong tầng đối lưu được tạo ra bởi sulphur trong sự phát thải nhiên
liệu hóa thạch được tìm thấy đã làm tán xạ ánh sáng khả kiến trở lại không gian và
do đó làm lạnh đáng kể khí hậu. Hiệu ứng quan trọng này được bao hàm lần đầu
tiên trong một mô hình khí hậu vào năm 1995 bởi một trong số các tác giả bài viết
này (JM) và các đồng sự tại Trung tâm Hadley. Aerosol cũng có ảnh hưởng gián
tiếp lên khí hậu bằng cách làm cho các giọt mây trở nên nhỏ hơn và do đó làm tăng
hệ số phản xạ và kéo dài thời gian sống của các đám mây. Những mô hình mới nhất
bao gồm những hiệu ứng gián tiếp này, cũng như ảnh hưởng của aerosol núi lửa tự
nhiên, các hạt bụi khoáng vật, và các aerosol phi sulphate sinh ra bởi sự đốt cháy
nhiên liệu hóa thạch và sinh khối.
Để làm cho vấn đề thêm phức tạp, ảnh hưởng của các tác động khí hậu có thể
được khuếch đại hoặc giảm đi bằng nhiều cơ chế phản hồi đa dạng. Chẳng hạn, khi
các tảng băng tan chảy, thì hiệu ứng làm lạnh mà chúng tạo ra bằng cách phản xạ
bức xạ khỏi bề mặt Trái Đất giảm đi – quá trình hồi tiếp dương này được gọi là hiệu
ứng băng-albedo. Một quá trình phản hồi quan trọng khác được bao hàm trong các
mô hình khí hậu trong vài năm qua có liên quan tới sự hấp thụ và phát xạ các chất
khí nhà kính bởi sinh quyển. Vào năm 2000, Peter Cox, khi đó làm việc tại Trung
tâm Hadley, chỉ ra rằng sự ấm lên toàn cầu có thể dẫn đến cái chết của giới thực vật
© hiepkhachquay Sự biến đổi khí hậu | Trang 7/10
trong những vùng như rừng rậm Amazon, do nó làm giảm lượng mưa; đồng thời
làm tăng sự hô hấp từ vi khuẩn trong đất. Cả hai sẽ giải phóng thêm CO2 vào khí
quyển, dẫn tới làm ấm nó thêm nữa.
Những cải tiến công suất máy tính kể từ thập niên 1970 có tính quyết định
trong việc cho phép những quá trình khác nữa được tính đến. Mặc dù các mô hình
hiện nay thường chứa một triệu vạch mã, nhưng chúng ta vẫn có thể mô phỏng các
năm của thời gian mô hình/ngày, cho phép chúng ta chạy các mô phỏng nhiều lần
với những giá trị hơi khác biệt của các thông số vật lí (xem ví dụ tại
http://www.climateprediction.net/). Trang này cho phép chúng ta truy cập mức độ
nhạy của những dự đoán của mô hình khí hậu, cho tới những sai số trong những giá
trị này. Khi công suất máy tính và độ phân giải mô hình tiếp tục tăng thêm nữa, thì
chúng ta sẽ có thể giải được nhiều quá trình rõ ràng hơn, giảm bớt yêu cầu tham số
hóa.
Độ chính xác của các mô hình khí hậu có thể ước định theo một số cách. Một
phép thử quan trọng của một mô hình khí hậu là mô phỏng một “khí hậu hiện tại”
bền vững trong hàng nghìn năm, trong sự vắng mặt của các tác nhân cưỡng thúc.
Thật vậy, bây giờ các mô hình có thể tạo ra khí hậu có sự biến đổi rất nhỏ ở nhiệt độ
bề mặt/thế kỉ, nhưng với những biến đổi năm/năm, biến đổi theo mùa và theo vùng
nhại lại những biến đổi quan sát được. Trong số này có gió xoáy, gió mậu dịch, áp
thấp và vùng xoáy nghịch, chúng gây khó cho cả những người dự báo từng trải nhất
phân biệt với thời tiết thật, và cả những dao động năm/năm chính giống như dao
động El Nino ở phương nam.
Một phép thử quan trọng khác cho các mô hình khí hậu là chúng có thể tái
tạo lại sự biến đổi khí hậu quan sát được trong quá khứ. Vào giữa thập niên 1990,
Ben Santer tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở Mĩ, và các đồng
sự đã củng cố luận cứ cho rằng loài người đang làm ảnh hưởng tới khí hậu bằng
cách chỉ ra rằng các mô hình khí hậu mô phỏng thành công hình ảnh không gian của
sự biến đổi khí hậu thế kỉ 20 chỉ khi nào chúng tính đến các tác động nhân tạo. Gần
đây hơn, Peter Stott và các cộng sự tại Trung tâm Hadley đã chỉ ra rằng điều này
cũng đúng đối với sự tiến triển theo thời gian của nhiệt độ toàn cầu (xem hình 3).
Những kết quả như thế chứng tỏ sức mạnh của các mô hình khí hậu trong việc cho
phép chúng ta thêm vào hoặc loại bớt từng tác động một để phân biệt những ảnh
hưởng mà con người gây nên lên khí hậu.
Các mô hình khí hậu cũng có thể kiểm tra đối với những điều kiện khí hậu
rất khác xa xôi hơn trong quá khứ, ví dụ như kỉ nguyên băng hà gần đây nhất
khoảng 9000 năm về trước và thời kì ấm áp Holocen theo sau đó. Vì không có dữ
liệu đo đạc nào có thể dùng được từ thời gian này, nên các mô hình khí hậu được
kiểm tra với những vật chỉ thị “ủy nhiệm” của sự biến đổi nhiệt độ, ví dụ như các
thớ cây hoặc lõi băng. Những dữ liệu này không xác thực như các số đo thời hiện
đại, nhưng các mô hình khí hậu đã tái tạo thành công những hiện tượng suy ra từ dữ
liệu, ví dụ như sự tấn công về phía nam của sa mạc Sahara trong 9000 năm qua.

Dự báo tương lai


Việc lập các mô hình của chúng ta và kiểm tra chúng đối với dữ liệu khí hậu
hiện nay và trong quá khứ, cái mà chúng cho chúng ta biết về khí hậu có thể biến
đổi như thế nào theo năm tháng có nguồn gốc từ đâu ? Trước tiên, chúng ta phải
© hiepkhachquay Sự biến đổi khí hậu | Trang 8/10
đưa vào một kịch bản phát thải khí nhà kính trong tương lai. Nhiều kịch bản khác
nhau đã được sử dụng, dựa trên sự ước tính các nhân tố kinh tế và xã hội, và đây là
một trong những nguồn bất định chủ yếu của việc dự báo khí hậu. Nhưng cho dù là
sự phát thải khí nhà kính có giảm xuống về căn bản, thì thời gian tồn tại lâu dài
trong khí quyển của CO2 có nghĩa là chúng ta không thể ngăn chặn sự biến đổi khí
hậu thêm nữa do CO2 đã có mặt trong khí quyển rồi.
Những dự đoán khác nhau giữa những mô hình khí hậu khác nhau phát triển
trên khắp thế giới, và do những chi tiết chính xác của sự tham số hóa bên trong
những mô hình đó. Sự tham số hóa mây góp phần đặc biệt vào độ bất định vì các
đám mây vừa làm lạnh khí quyển qua sự phản xạ, vừa làm ấm nó bởi làm giảm sự
phát bức xạ. Những sự bất định như thế dẫn đến ước tính tốt nhất cho trong bản báo
cáo IPCC thứ ba hồi năm 2001 về sự ấm lên toàn cầu là khoảng 1,4 – 5,8oC vào
năm 2100 so với năm 1990.
Tuy nhiên, không kể đến những bất định này, thì tất cả các mô hình đều cho
thấy Trái Đất sẽ ấm lên trong thế kỉ tới, với một diện mạo địa lí phù hợp (hình 4).
Ví dụ, sự phản hồi dương từ hiệu ứng băng-albedo gây ra sự ấm lên nhiều hơn ở
gần các cực, nhất là ở Nam Cực. Mặt khác, các đại dương sẽ ấm lên chậm hơn so
với đất liền do quán tính nhiệt lớn của chúng. Lượng mưa trung bình được mong
đợi là tăng vì không khí ấm hơn có thể giữ được nhiều hơi nước hơn trước khi
chúng bão hòa. Tuy nhiên, dung lượng tăng thêm này cho hơi ẩm khí quyển cũng sẽ
cho phép sự bay hơi mạnh hơn, làm khô mặt đất và làm tăng vụt nhiệt độ ở những
khu vực lục địa vào mùa hè.
Mực nước biển được dự đoán là tăng lên thêm 40 cm (với sai số có thể chấp
nhận được) vào năm 2100, chủ yếu do sự giãn nở nhiệt của đại dương và sự tan
chảy băng trên đất liền. Con số trông có vẻ chỉ là một sự tăng nhỏ thôi, nhưng phần
nhiều dân cư sống ở các vùng duyên hải rất nguy hiểm do bão lũ tăng thêm - ở
Bangladesh chẳng hạn, nhiều triệu dân cư có thể phải đổi chỗ ở. Ở thời hạn lâu hơn,
có sự lo lắng thật sự về sự tan chảy của các tảng băng ở Greenland và phía Tây Nam
Cực, có thể mang tới sự gia tăng mực nước biển lớn hơn nhiều.
Chúng ta vẫn phải gấp rút cải thiện việc lập mô hình và quan sát nhiều quá
trình để hoàn thiện các dự báo khí hậu, nhất là ở quy mô mùa và quy mô vùng. Ví
dụ, những cơn bão và bão nhiệt đới vẫn không được biểu diễn trong nhiều mô hình
và những hiện tượng khác như dòng hải lưu vịnh Mexico vẫn được hiểu một cách
nghèo nàn do thiếu quan trắc. Do đó, chúng ta không chắc chắn là các cơn bão và
những cơn dông tố khác có thể biến đổi như thế nào do sự ấm lên toàn cầu, hoặc
chúng ta có thể tiến gần tới bao nhiêu sự chậm lại của dòng hải lưu vịnh Mexico.
Mặc dù chúng sẽ được hoàn thiện hơn, nhưng có nhiều lí do để tin tưởng dự
đoán của các mô hình khí hậu hiện nay. Trên hết thảy, chúng dựa trên các định luật
đã được thiết lập của vật lí và thể hiện hiểu biết tốt nhất của chúng ta về các tương
tác và cơ chế phản hồi trong hệ khí hậu. Trên thời gian vài ngày, các mô hình có thể
dự báo thời tiết một cách tài tình; chúng cũng thực hiện xuất sắc công việc tái tạo
khí hậu toàn cầu hiện nay cũng như nhiệt độ trung bình toàn cầu trong thế kỉ qua.
Chúng cũng mô phỏng được các khí hậu khác nhau tận gốc rễ của kỉ nguyên băng
hà vừa qua và thời kì ấm áp Holocene, chúng là kết quả của những tác động có thể
sánh với quy mô của những tác động nhân tạo được mong đợi vào cuối thế kỉ 21.

© hiepkhachquay Sự biến đổi khí hậu | Trang 9/10


Mặc dù có một vài mặt tích cực đối với sự ấm lên toàn cầu – chẳng hạn các
vùng vĩ độ cao sẽ có các mùa mở rộng hơn và những hải trình mới có thể được mở
trong Nam Băng Dương khi băng biển rút đi – nhưng phần lớn các tác động là tiêu
cực. Điều kiện nóng hơn có khả năng làm căng thẳng nhiều cánh rừng nhiệt đới và
mùa màng; còn ngoài vùng nhiệt đới, những sự kiện như đợt nóng năm 2003 dẫn tới
cái chết của hàng chục ngàn người dân châu Âu có khả năng xảy ra vào năm 2050.
Năm này cũng được dự đoán sẽ là năm nóng kỉ lục.
Chúng ta đang ở tại một thời khắc quan trọng trong lịch sử, trong đó chúng ta
không những chỉ có ảnh hưởng có thể nhận thức rõ lên khí hậu Trái Đất, mà chúng
ta còn đang phát triển khả năng dự đoán hiệu ứng này. Dự đoán khí hậu là một
trong những chương trình quốc tế nghiên cứu khoa học lớn nhất từng được thực
hiện và nó đã đưa đến Nghị định thư Kyoto do Liên Hiệp Quốc thiết lập nhằm hạn
chế sự phát thải khí nhà kính. Mặc dù trong chừng mực nào đó nghị định thư đã đưa
tới một vài thay đổi mức tập trung khí nhà kính trong khí quyển, nhưng sự thỏa
thuận bước ngoặt mới đặt nền tảng cho sự cắt giảm phát thải nhiều hơn. Việc lập
mô hình tốt hơn nữa của các dao động khí hậu tự nhiên theo mùa và theo vùng vẫn
cần thiết để cải thiện ước tính của chúng ta về tác động của sự biến đổi khí hậu do
con người gây ra. Nhưng chúng ta đã phải đối mặt với một thách thức rõ ràng: đó là
sử dụng những dự đoán khí hậu hiện có một cách khôn ngoan và phát triển các
chính sách làm dịu và chỉnh sửa về mặt trách nhiệm để bảo vệ chính chúng ta và
phần còn lại của sinh quyển.
Lập mô hình khí hậu
• Cộng đồng khoa học nhất trí rằng sự ấm lên quan sát thấy của Trái Đất
trong nửa thế kỉ qua chủ yếu là do sự phát thải khí nhà kính của con
người.
• Việc dự đoán sự biến đổi khí hậu phụ thuộc các mô hình máy tính phức
tạp được phát triển trong 50 năm qua.
• Các mô hình khí hậu dựa trên hệ phương trình Navier-Stockes cho chất
lưu, được giải bằng số trong một mạng lưới bao quanh địa cầu.
• Những mô hình này rất thành công trong việc mô phỏng khí hậu trong
quá khứ, mang lại sự tin cậy cho các nhà nghiên cứu trong dự đoán của
họ.
• Giá trị khả dĩ nhất cho sự tăng nhiệt độ toàn cầu vào năm 2100 là trong
ngưỡng 1,4 – 5,8oC, chúng có thể có những hệ quả thảm khốc.
Tìm đọc thêm về việc lập mô hình khí hậu:
www.metoffice.gov.uk/research/hadleycentre
http://www.ipcc.ch/
http://www.climateprediction.net/
J T Houghton 2005 Climate Change: The Complete Briefing (Cambridge University Press)
K McGuffie and A Henderson-Sellers 2004 A Climate Modelling Primer (Wiley, New York)
Tác giả: Adam Scaife và Chris Folland tại Trung tâm Nghiên cứu và Dự đoán khí hậu Hadley,
Met Office, Anh, và John Mitchell là nhà khoa học chính tại Met Office, Anh.
(Physics World, tháng 2/2007)
hiepkhachquay dịch
(An Minh, ngày 17/7/2007, 8:25:25 PM)

© hiepkhachquay Sự biến đổi khí hậu | Trang 10/10


BÁO ĐỘNG VỀ KHÍ HẬU

Quan điểm từ trước đến nay trong số các nhà khoa học là sự ấm lên toàn cầu
do con người gây ra là có thật và có khả năng gây thiệt hại. Nhà vật lí khí hậu
Richard Lindzen trình bày với Edwin Cartligde tại sao ông lại không đồng ý như
vậy.
Những ngày này dường như thật khó mà không nói về sự ấm lên toàn cầu.
Những câu chuyện đầy kịch tính về thảm họa khí hậu tiềm tàng choán đầy trang
nhất của các tờ báo và nhận được hàng giờ nhàn rỗi trên tivi và radio, còn các nhà
chính trị thì nắm bắt từng cơ họi để quảng bá cho khả năng xanh của họ. Nhà cố vấn
khoa học cấp cao cho chính phủ Anh, ngài David King, đã mô tả sự biến đổi khí
hậu là “vấn đề khốc liệt nhất mà chúng ta đang đối mặt ngày nay”, còn cựu phó
tổng tổng Mĩ, Al Gore, thì quả quyết rằng “hiểm họa đe dọa chẳng để lại gì tàn dư
của nền văn minh nhân loại”.
Nhưng đối với Richard Lindzen, một nhà vật lí khí hậu tại Viện Công nghệ
Massachusetts, sự bùng nổ mối quan tâm này chung quy là do “những kẻ gây hoang
mang không có cơ sở”. Lindzen, người đã nghiên cứu khí tượng học và khí hậu hơn
40 năm, tin rằng bằng chứng cho thấy con người đang làm quá nhiệt đến mức hiểm
nghèo cho hành tinh đơn giản là không đo lường được. Và ông nghĩ rằng sự gia
tăng mực nước biển phổ biến, nạn hạn hán và lũ lụt như dự đoán sẽ không cụ thể
hóa được. Cho dù là những hiệu ứng này là có khả năng xảy ra, ông nói, thì những
nỗ lực nhằm giảm sự phát thải carbon dioxide và các chất khí nhà kính khác sẽ hầu
như không làm được gì để tránh thảm họa như thế.
Lindzen, năm nay 66 tuổi, là một nhà nghiên cứu khí hậu chính thức hơi
khác thường, ông là người công khai tranh luận chống lại trường hợp biến đổi khí
hậu do con người gây ra. Bất kì cuộc họp lớn nào liên quan tới khoa học môi trường
đều có thể có một vài phát biểu hoặc áp phích nghi ngờ giả thuyết cơ bản sự ấm lên
toàn cầu do con người gây ra. Tuy nhiên, Lindzen tin rằng có nhiều nhà khoa học
khác cùng chia sẻ quan điểm của ông, nhưng không bộc lộ chúng vì sợ mất tín
nhiệm hoặc nguồn tài trợ. Thật vậy, ông nói ông đã từng trải qua rất nhiều cái mà
ông xem là hoạt động mang tính thành kiến trong nghiên cứu khí hậu. “Nhiều nhà
điều hành chương trình nói với tôi rằng nguồn quỹ tài trợ phụ thuộc vào mối quan
tâm về sự ấm lên toàn cầu”, ông nói. “Nhưng nếu như điều đó là đúng, thì bạn có
thể nghiên cứu một cách khách quan con đường khí hậu hoạt động như thế nào ?”.

Đối thủ của “chủ nghĩa gieo hoang mang sợ hãi”, Richard Lindzen

© hiepkhachquay Báo động về khí hậu | Trang 1/5


Sự ấm lên là do đâu ?
Lindzen không phủ nhận quan điểm cho rằng Trái Đất đã ấm lên. Vấn đề đã
được Liên Hiệp Quốc nêu lên là khảo sát sự ấm lên toàn cầu, Ban hội thẩm liên
chính phủ về sự biến đổi khí hậu (IPCC), tổ chức thu hút sự quan tâm của hàng trăm
nhà khoa học khí hậu, kĩ sư, nhà kinh tế học, nhà khoa học xã hội và nhiều người
khác trên khắp thế giới, phát biểu vào năm 2001 rằng nhiệt độ trung bình toàn cầu
đã tăng lên khoảng 0,6o C trong thế kỉ 20, một con số Lindzen nghĩ rằng có khả
năng là chính xác. Ông cũng đồng ý rằng sự tập trung các chất khí nhà kính trong
khí quyển đã tăng lên (với carbon dioxide đã tăng từ chừng 280 phần triệu vào
khoảng năm 1700 lên trên 380 phần triệu hiện nay), đa số sự tăng này là do các hoạt
động của con người. Nhưng chỗ ông không đồng ý với IPCC là quy mô mà sự tăng
tập trung này có thể gây ra sự ấm lên, hay nói cách khác là con người có ảnh hưởng
bao nhiêu đến khí hậu.
Đồ thị “hình khúc côn cầu” nổi tiếng công bố năm 1999, bởi Michael Mann,
khi đó ở trường đại học Virginia, và các đồng sự chỉ ra rằng nhiệt độ ở bán cầu bắc
đã cao hơn trong vài thập kỉ vừa qua của thế kỉ 20 so với bất kì thời kì tương ứng
nào trong bốn thế kỉ trước đó và có khả năng là so với cả thiên niên kỉ vừa qua.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Hadley ở Anh, đã tạo ra một mô
hình khí hậu có thể tái tạo sít sao dữ liệu nhiệt độ từ 150 năm qua nếu như nó bao
gồm cả các dao động nhiệt độ tự nhiên và do con người gây ra. Những nghiên cứu
này và các nghiên cứu khác đã đưa tới việc IPCC kết luận vào năm 2001 (trong
“bản tóm tắt cho các nhà điều hành chính trị” của nó) rằng “nếu đưa vào các sai số
như cũ, thì đa số sự ấm lên quan sát được trong 50 năm qua có khả năng là do sự
tăng mức tập trung chất khí nhà kính”, một kết luận có khả năng được củng cố trong
bản báo cáo mới nhất của ban hội thẩm về khoa học biến đổi khí hậu sẽ được công
bố trong tháng này [2/2007].
Tuy nhiên, đối với Lindzen, việc so sánh giữa dữ liệu nhiệt độ mô hình và
nhiệt độ quan sát được về cơ bản là một bài toán “làm cho khớp đường cong”, vì,
theo ông nói, tính chất của một số cơ chế tự nhiên và do con người có khả năng làm
nóng lên hoặc làm lạnh đi Trái Đất được hiểu biết một cách nghèo nàn. Thật vậy,
ông tin rằng “tín hiệu” nóng lên do con người gây ra đã khẳng định là không rõ ràng
bởi sự “nhiễu” bất định trong phép đo nhiệt độ và, quan trọng hơn, trong dao động
nội tại của khí hậu. Với dao động nội tại, ông đơn giản muốn nói tới động lực học
nội tại của khí quyển và đại dương, chứ không phải các yếu tố tự nhiên bên ngoài,
ví dụ như sự dao động sức phát xạ của Mặt Trời, hoặc những thay đổi đột ngột mức
aerosol khí quyển do núi lửa phun. “Giả thuyết vô hiệu đáng tin cậy nhất đối với sự
dao động nhiệt độ mà chúng ta nhìn thấy là tự nhiên”, Lindzen nói. “Cho nên chúng
ta phải đối mặt với câu hỏi: có hay không cái gì đó ở đây cần một lời giải thích khác
thường ? Tôi nghĩ câu trả lời là không có”.
Nhưng ông đã đi xa hơn, Lindzen tin rằng cho dù là con người có thật sự
chịu trách nhiệm cho phần lớn sự ấm lên quan sát thấy trong 100 năm qua đi nữa,
thì ông nghĩ vẫn không có lí do gì để mà báo động cả. Trong bản báo cáo năm 2001,
IPCC kết luận rằng giữa năm 1990 và 2100, Trái Đất sẽ nóng lên từ 1,4 đến 5,8oC,
với số liệu chính xác phụ thuộc vào xu thế tương lai của sự phát thải khí nhà kính,
đồng thời cũng phụ thuộc vào mô hình nhất định được sử dụng để thực hiện dự
đoán. Đối với Lindzen, những con số này là không đủ cơ sở. Lindzen khẳng định

© hiepkhachquay Báo động về khí hậu | Trang 2/5


rằng các mô hình khí hậu mà IPCC sử dụng là quá nhạy với những thay đổi sự tập
trung của carbon dioxde trong khí quyển, và ước tính rằng Trái Đất thực ra có lẽ chỉ
ấm lên chừng vài phần chục của một độ trong thế kỉ tới. Khỏi phải nói, đây là một
kết luận mà các nhà nghiên cứu khí hậu khác cực lực phản đối (xem phần bên dưới:
Khí hậu nhạy như thế nào ?).

Không cần làm gì cả


Chính Lindzen đã viết một phần của một trong số các chương của bản đánh
giá khoa học năm 2001 của IPCC. Mặc dù ông không tham gia vào việc phác thảo
cùng với các chương khác thành một bản tóm tắt có hiệu lực thi hành, nhưng ông
thật sự tin rằng điều này được thực hiện tốt và kết quả là các phát biểu có thể diễn tả
bằng những ngôn từ mập mờ thích hợp. Tuy nhiên, ông phản đối cách thức tài liệu
này sau đó được sử dụng để chuẩn bị bản tóm tắt cho các nhà kiến tạo chính trị, một
quá trình liên quan đến mọi người từ chính phủ, ngành công nghiệp và các tổ chức
môi trường cho đến các nhà khoa học. Nếu việc đó không đủ tồi tệ, ông nói, thì bản
tóm tắt cho các nhà kiến tạo chính trị sau đó còn bị lột trần thêm bởi báo chí, nơi
luôn thiết tha tìm kiếm những câu chuyện giật gân, và các nhà chính trị say sưa tâng
bốc tầm quan trọng của bản báo cáo càng nhiều càng tốt nhằm, như ông nói, “bấu
vào uy quyền của các nhà khoa học”.
Tuy nhiên, Lindzen vẫn duy trì lòng phẫn nộ tột bậc của ông đối với các nhà
khoa học không phải là chuyên gia nghiên cứu khí hậu nhưng, như ông nhìn nhận,
họ lại cố khai thác quyền lực của mình trong cuộc tranh luận biến đổi khí hậu. Đối
với những kẻ này, ông nói, có một nơi đặc biệt dành cho họ, đó là địa ngục. Trong
số này, ông đếm có ngài (Robert) May, cựu cố vấn khoa học cao cấp của nước Anh
và là cựu chủ tịch Hội Hoàng gia, và ngài David King. “Vì bất cứ lí do gì, dù là bàn
cãi hay thành kiến hay xúc động, tôi đều không có ý kiến gì, nhưng các phát biểu
mà họ nêu ra không có liên quan gì tới khoa học”, ông nói.
Nhưng liệu có phải là không thể nào các mô hình khí hậu ngày càng mạnh
mẽ cuối cùng xác nhận một lần và đối với tất cả sự ấm lên toàn cầu do con người
gây ra đáng kể đang xảy ra ? Có phải là không thể xét đoán được để bắt đầu hạn chế
phát thải carbon dioxide nhằm phòng xa ? Không, Lindzen nói. Ông tin rằng nghị
định thư Kyoto sẽ có một tác động rất nhỏ, làm hoãn lại mức ấm lên chỉ khoảng 1
hoặc 2 năm, và hoàn toàn không thể xem nó là bước đầu tiên trong toàn bộ một loạt
hiệp ước phát thải thậm chí còn nhiều tham vọng hơn nữa.
Đối với Lindzen, không có nhiều thứ chúng ta có thể làm, ngoài việc đảm
bảo rằng các quốc gia trở nên đủ giàu để xây dựng được biện pháp ngăn ngừa lũ lụt
hoặc bất cứ thứ gì cần thiết nếu như khí hậu thật sự không như mong đợi. Đối với
một số người, điều này nghe có vẻ tự mãn, nhưng ông bác bỏ luận điệu này. “Điều
đó có thể nói như thế này: bạn có một đứa con mắc một chứng bệnh hiếm gặp và
không ai biết nên đối xử với nó như thế nào, và rồi một thầy lang tin cậy xuất hiện
và nói rằng vì bạn không có sự chọn lựa nào khác nên bạn phải nghe theo tôi”.
Không còn nghi ngờ gì nữa, giữa công chúng, Richard Lindzen nằm trong
nhóm thiểu số tin rằng loài người không làm nóng lên nghiêm trọng Trái Đất này.
Gavin Schmidt thuộc NASA tin rằng Lindzen “đang giao chiến với chiến trường
của ngày hôm qua” và vấn đề ông tranh luận “là sự bất định ngày xưa, nhưng bây
giờ đã sẵn sàng mang vào sách giáo khoa”. Cũng có khả năng là nhiều người tin
© hiepkhachquay Báo động về khí hậu | Trang 3/5
rằng ông đang ở trong tiến trình cứu lấy hành tinh. Nhưng không hồ nghi gì nữa,
cũng sẽ có những người khác xem ông là một tiếng nói phi chính thống cần thiết
trong một vấn đề khoa học thường có hai xu hướng “chính tà” phân biệt.
Đôi nét về Lindzen
Sinh: Webster, Massachusetts, 1940.
Học vấn: bằng vật lí và tiến sĩ toán ứng dụng, cả hai đều của đại học Havard.
Sự nghiệp: Chicago (1967 – 1972), Havard (1972 – 1983), MIT (1983 đến nay).
Sở thích: nhiếp ảnh, radio nghiệp dư, thảm phương đông.
Gia đình: đã kết hôn, có hai con trai.

Khí hậu nhạy như thế nào ?


Con số chuẩn thường dùng để minh họa độ nhạy của khí hậu là nhiệt độ biến
đổi gây ra bởi một sự gấp đôi lượng CO2 trong khí quyển. Năm 2001, ước tính tốt
nhất của IPCC cho giá trị này là 2,5oC. Nhưng Lindzen tin rằng đây là một sự đánh
giá quá cao. Ông vẫn giữ quan điểm cho rằng mặc dù mức CO2 đã chỉ tăng lên
khoảng một phần ba kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, nhưng một số ba phần tư
của sự ấm lên đi kèm với một sự gấp đôi độ tập trung chất khí đó đã xảy ra. Ông nói
điều này là do hiệu ứng nóng lên của mỗi phân tử carbon dioxide mới phát sinh
giảm đi khi ngày càng nhiều carbon được thêm vào bầu khí quyển, và do độ tập
trung của các chất khí nhà kính khác như methane và freon không có khả năng tăng
đáng kể trong tương lai. Ông tin rằng cho dù là con người có chịu trách nhiệm cho
toàn bộ sự tăng 0,6oC nhìn thấy trong thế kỉ qua đi nữa, thì chúng ta chỉ có thể chờ
đợi chỉ một sự tăng khác 0,3 - 0,4oC khi mức carbon dioxide đạt tới 560 phần triệu
(trên xu hướng hiện nay thì con số này sẽ xuất hiện thi thoảng giữa năm 2040 và
2070).

Các đám mây là nguồn sai số chính trong mô hình khí hậu
Lindzen vẫn cho rằng các mô hình là sai lầm vì chúng hoàn toàn thất bại
trong việc tái tạo cơ chế “phản hồi” trong hệ khí hậu. Mọi người đều đồng ý rằng,
theo những tính toán vật lí đơn giản, nếu như các chất khí nhà kính chỉ tác động độc
lập, thì sự gấp đôi của chúng sẽ đưa tới sự tăng khoảng 1oC nhiệt độ toàn cầu.

© hiepkhachquay Báo động về khí hậu | Trang 4/5


Nhưng các mô hình mà IPCC sử dụng có sự phản hồi dương mạnh mẽ từ hơi nước,
đó là một chất khí nhà kính có tác động mạnh. Nói cách khác, sự bay hơi mạnh hơn
trong một thế giới ấm hơn dẫn tới sự tập trung lớn hơn của hơi nước trong khí
quyển, thành ra dẫn tới nhiệt độ bề mặt cao hơn.
Nhưng Lindzen tin rằng khó khăn của việc lập mô hình từng đám mây – một
trong những vấn đề gai góc nhất mà các nhà khoa học khí hậu đối mặt (xem bài Mô
phỏng sự biến đổi khí hậu, http://hiepkhachquay.3000mb.com/0707/mo_hinh_khi_hau.pdf) –
cho thấy các nhà nghiên cứu không có cách nào biết được bao nhiêu hơi nước trong
khí quyển sẽ ngưng tụ thành mây và rồi rơi xuống Trái Đất dưới dạng mưa và bao
nhiêu nước mưa sẽ bay hơi. Ông cũng chỉ ra rằng chính những đám mây đã cung
cấp những cơ chế phản hồi mạnh mẽ - với những đám mây tầng thấp có xu hướng
phản xạ bức xạ Mặt Trời đến trở lại không gian, do đó làm giảm sự ấm lên, và
những đám mây tầng cao có xu hướng làm bức xạ nhiệt của Trái Đất thất thoát vào
không gian, nên làm tăng sự ấm lên.
Trên thực tế, Lindzen tin rằng nếu như mọi thứ, các đám mây và hơi nước
thật sự mang lại một cơ chế phản hồi âm mạnh mẽ bên trong hệ khí hậu, thì đại thể
sẽ chia đôi hiệu ứng nóng lên của các chất khí nhà kính. Ông khẳng định rằng các
quan sát trên mặt đất và trên không gian cho thấy các đám mây ti tầng cao ở vùng
nhiệt đới co lại mạnh khi nhiệt độ bề mặt cao hơn và giãn ra khi nhiệt độ bề mặt
thấp hơn, nên chống lại xu hướng trên bề mặt. Ông gọi đây là “hiệu ứng tròng đen
hồng ngoại”, tương tự như tròng đen của mắt người mở ra và co lại khi phản ứng
với ánh sáng khả kiến.
Tuy nhiên, Gavin Schmidt thuộc Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của
NASA ở New York tin rằng ước tính của Lindzen về độ nhạy khí hậu là sai lầm.
Theo Schmidt, Lindzen đã không xét đến thích đáng quán tính nhiệt của các đại
dương, có nghĩa là phần nhiều sự gia tăng nhiệt độ liên quan đến carbon trong bầu
khí quyển ngày nay sẽ không xuất hiện trong khoảng 20 năm. Ông nói thêm rằng
Lindzen cũng không giải thích được các hiệu ứng làm lạnh khả dĩ của aerosol mà
nếu bỏ qua sẽ không đánh giá đúng mức độ nhạy của khí quyển. Khi xét đến vai trò
của các đám mây và hơi nước, Schmidt khẳng định rằng Lindzen đơn độc trong
niềm tin của ông rằng chúng hoạt động như một sự phản hồi âm, cộng thêm là có dữ
liệu quan trắc chắc chắn hiện nay khẳng định cho điều ngược lại.
Tác giả: Edwin Cartlidge (Physics World, tháng 2/2007)
hiepkhachquay dịch
(An Minh, ngày 18/7/72007, 9:09:25 PM)

© hiepkhachquay Báo động về khí hậu | Trang 5/5


CHÌA KHÓA DẪN TỚI NỀN CÔNG NGHIỆP LƯỢNG TỬ
Công nghệ khai thác các quy luật kì lạ của cơ học lượng tử để đảm bảo sự
an toàn của các tin nhắn đã mã hóa là sản phẩm đầu tiên của nền công nghiệp
thông tin lượng tử với tới được thị trường, như Andrew Shields và Zhiliang Yuan
giải thích.
Như các lí thuyết tiến triển, cơ
học lượng tử nhất định đã thành công.
Không kể nhiều tiên đoán phi trực giác
của nó, cơ học lượng tử đã mang lại
một sự mô tả chính xác thế giới
nguyên tử trong hơn 80 năm qua. Nó
cũng là một công cụ thiết thiết yếu
trong việc chế tạo các chip máy tính
ngày nay và các ổ đĩa cứng, cũng như
laser dùng trong truyền thông sợi
quang của Internet. Tuy nhiên, hiện
nay, khả năng điều khiển trạng thái
lượng tử của từng hạt hạ nguyên tử
một đang cho phép chúng ta khai thác
những tính chất kì lạ của thuyết lượng
tử một cách trực tiếp hơn nhiều trong
công nghệ thông tin.
Chúng ta thường nghĩ rằng
thông tin là trừu tượng, nhưng thật ra
mọi thông tin đều yêu cầu một môi
trường vật lí cho quá trình xử lí, lưu trữ và truyền thông của nó. Đơn vị cơ bản của
thông tin – một bit, có thể là 0 hoặc 1 – có thể biểu diễn về mặt vật lí, ví dụ, bằng
dòng điện trong một mạch điện hoặc bằng ánh sáng trong sợi quang. Khi thông tin
được biểu diễn bằng những hệ vật lí nhỏ hơn bao giờ hết, các hiệu ứng lượng tử trở
nên càng quan trọng. Giới hạn cuối cùng xuất hiện khi các bit được biểu diễn bằng
trạng thái lượng tử của một hạt, ví dụ như sự phân cực của một photon.
Áp dụng cho thông tin, thuyết lượng tử nêu ra một số tiên đoán rất kì quặc.
Những tiên đoán này không chỉ được quan tâm là một phép kiểm tra của cơ học
lượng tử, mà còn có thể mang lại cho chúng ta những ứng dụng thực tiễn không thể
có được đơn giản với công nghệ thông tin “cổ điển”. Ví dụ, một máy tính lượng tử
sẽ làm việc với các bit có thể vừa là “0” vừa là “1” cùng một lúc, cho phép nó giải
được những bài toán nhất định hầu như không giải được bằng một chiếc máy tính
thường– ví dụ như bài toán tìm thừa số của một số rất lớn.
Mặc dù những chiếc máy tính lượng tử thực tế sẽ mất nhiều năm nữa để phát
triển, nhưng một hiện thân của nền công nghệ thông tin lượng tử vừa mới trở thành
hiện thực: đó là mật mã lượng tử. Phương pháp gởi tin nhắn cực kì an toàn này dựa
trên một nguyên lí cơ bản rằng việc đo một trạng thái lượng tử sẽ, nói chung, làm
biến đổi nó. Như vậy, nếu chúng ta mã hóa tin nhắn thành từng trạng thái lượng tử
một, ví dụ như pha của các photon truyền trong sợi quang, thì kẻ nghe trộm cố chặn
dòng tin nhắn không thể nào tránh việc làm biến đổi nó. Do đó, chúng ta có thể
© hiepkhachquay Chìa khóa dẫn tới nền công nghiệp lượng tử | Trang 1/10
kiểm tra xem tin nhắn có bị đọc trước khi nó đi tới người nhận mong đợi hay không
– đây là việc không thể thực hiện được bằng các tín hiệu cổ điển.
Tiềm năng thương mại của mật mã lượng tử đã thu hút được đầu tư tư nhân ở
một vài công ti mới ở Mĩ và châu Âu. Công ti Id Quantique, chẳng hạn, phát triển từ
nghiên cứu tiên phong tại trường đại học Geneva; còn ở Mĩ, các phát triển thương
mại được dẫn đầu bởi MagiQ Technologies, đặt ở New York và Massachusetts. Gần
đây, một công ti mới thứ ba tên gọi là SmartQuantum đã được thành lập ở Brittany,
Pháp, và các tập đoàn lớn như HP, IBM, Mitsubishi, NEC, NTT và Toshiba đều có
các chương trình mật mã lượng tử đang hoạt động. Với một số sản phẩm mật mã
lượng tử vừa có mặt trên thị trường, nền công nghiệp thông tin lượng tử đã ra đời.

Chìa khóa bảo mật


Mật mã là một phần thiết yếu của máy tính và hệ thống viễn thông ngày nay,
chúng bảo vệ mọi thứ từ các thư điện tử kinh doanh cho đến các giao dịch ngân
hàng và mua sắm qua Internet. Thông tin thường được giữ bí mật bằng một công
thức toán học gọi là thuật toán mã hóa, cùng với một “khóa” bí mật người gởi sử
dụng để trộn tin nhắn thành một dạng mà kẻ nghe trộm không thể nào hiểu được.
Người nhận sau đó sử dụng một khóa tương tự - thường là một số nhị phân dài – với
thuật toán giải mã để đọc tin nhắn.
Mặc dù các thuật toán hiện đại, như Chuẩn mã hóa tiên tiến (AES) rất khó bị
phá vỡ nếu như không có khóa, nhưng hệ thống này có một nhược điểm hiển nhiên:
đó là khóa phải được biết với cả hai phía. Như vậy, bài toán truyền thông kín quy về
bài toán làm sao phân phối những khóa này một cách an toàn – tin nhắn mã hóa khi
đó chính nó có thể được an toàn gởi đi theo một kênh công cộng (hình 1). Một
phương pháp phổ biến là sử dụng một đối tượng mang an toàn để vận chuyển khóa
từ nơi gởi đến nơi nhận.

Hình 1. Alice muốn gởi cho Bob một tin nhắn bí mật – ví dụ như một bản giao dịch ngân hàng –
trên một kênh viễn thông có khả năng không an toàn. Để làm việc này, Alice và Bob phải chia sẻ
một khóa bí mật – đó là một số nhị phân dài. Sau đó, Alice có thể mã hóa tin nhắn của cô thành
“mật mã” bằng một khóa chung với thuật toán mã hóa, ví dụ như AES. Mật mã sau đó có thể được
truyền đi bằng một kênh dữ liệu bình thường, khi đó kẻ nghe trộm sẽ không thể hiểu được, và Bob
có thể sử dụng khóa đó để giải mã tin nhắn. Trái với phương pháp truyền thống của sự phân phối
khóa, ví dụ một đối tượng mang được tin cậy, mật mã lượng tử đảm bảo sự an toàn của khóa đó.
Khóa cũng có thể thường xuyên thay đổi, do đó làm giảm nguy cơ bị đánh cắp hoặc bị suy ra bởi
một phép phân tích thống kê giải mã của mật mã.
Tuy nhiên, bất cứ phương pháp phân phối nào dựa trên con người cũng làm
tổn hại các khóa do tự ý hoặc bị ép buộc tiết lộ. Trái lại, mật mã lượng tử, hay sự

© hiepkhachquay Chìa khóa dẫn tới nền công nghiệp lượng tử | Trang 2/10
phân phối khóa lượng tử chính xác hơn (QKD), mang lại một phương pháp tự động
phân phối các khóa bí mật bằng sợi quang truyền thông chuẩn. Đặc trưng mang tính
cách mạng QKD là nó vố dĩ an toàn: giả sử rằng các định luật của thuyết lượng tử là
đúng, thì chúng ta có thể chứng minh khóa đó không thể bị kẻ nghe trộm thu được
mà không có sự hiểu biết của người gởi và người nhận. Hơn nữa, QKD cho phép
khóa thay đổi thường xuyên, làm giảm nguy cơ mất trộm khóa, hoặc “giải mã”,
trong đó kẻ nghe trộm phân tích các kiểu trong tin nhắn mã hóa để suy luận ra kháo
bí mật.
Phương pháp đầu tiên cho sự phân phối các khóa bí mật mã hóa trong những
trạng thái lượng tử được đề xuất vào năm 1984 bởi các nhà vật lí lí thuyết Charles
Bennett tại IBM và Gilles Brassard tại trường đại học Montreal. Trong giao thức
“BB84” của họ, một bit thông tin được biểu diễn bằng trạng thái phân cực của một
đơn photon – ví dụ “0” là phân cực ngang, “1” là phân cực dọc. Người gửi (Alice)
truyền một chuỗi đơn photon phân cực đến người nhận (Bob) và bằng cách tiến
hành một loạt phép đo lượng tử và truyền thông công cộng, họ có thể thiết lập một
khóa chia sẻ và kiểm tra xem kẻ nghe lén (Eve) có chặn được bất cứ bit nào thuộc
khóa này trên đường đi hay không.
Giao thức BB84 không những cho phép chúng ta kiểm tra việc nghe trộm,
mà còn đảm bảo Alice và Bob có thể thiết lập một khóa bí mật dẫu cho Eve đã xác
định được một số bit trong chuỗi nhị phân chia sẻ của họ, bằng một kĩ thuật gọi là
“khuếch đại riêng”. Chẳng hạn, giả sử như Eve đã biết được 10% bit của khóa mà
Alice và Bob chia sẻ. Nhận thức được điều này, Alice và Bob khi đó có thể cùng
đồng ý cộng thêm vào mỗi cặp bit kề nhau tạo thành một chuỗi mới có chiều dài
phân nửa. Eve cũng có thể làm việc này, nhưng vì cô ta sẽ cần phải biết cả bit trong
cặp để xác định chính xác tổng của chúng, nên cô ta sẽ nhận thấy rằng bấy giờ cô ta
chia sẻ một phần thấp hơn nhiều của chuỗi bit mới cùng với Alice và Bob.
Có quá nhiều thứ về nguyên tắc. Trên thực tế, việc phát ra các xung đơn
photon mà BB84 yêu cầu không hề đơn giản. Bất chấp những tiến bộ gần đây trong
việc sử dụng các nguyên tử độc lập hoặc các chấm lượng tử bán dẫn để phát ra các
đơn photon, đa số hệ QKD thực tế sử dụng xung laser yếu để truyền các bit hình
thành nên khóa đó. Phương pháp này có một nhược điểm: laser sẽ thỉnh thoảng phát
ra các xung chứa hai hoặc nhiều photon, mỗi photon trong số đó sẽ ở cùng một
trạng thái lượng tử. Kết quả là Eve có thể tách ra một trong số các photon này và đo
nó, đồng thời để cho các photon khác không bị xáo trộn, nhờ đó xác định được một
phần của khóa mà vẫn không bị phát hiện. Tồi tệ hơn nữa, bằng cách chặn các xung
đơn photon và chỉ cho phép các xung đa photon truyền tới Bob, Eve có thể xác định
được toàn bộ khóa.
Cho đến khi những nguồn đơn photon thật sự trở nên có thể mua được về
phương diện thương mại, thì biện pháp phòng ngừa phổ biến nhất là làm suy yếu
nhiều laser để hạn chế tỉ lệ của các xung đa photon. Tuy nhiên, việc này cũng có
nghĩa là nhiều xung không có photon nào cả, làm giảm tốc độ mà khóa có thể được
truyền đi. Năm 2003, một thủ thuật mới nhằm lẩn tránh vấn đề này đã đưcợ đề xuất
bởi Hoi-Kwong Lo tại trường đại học Toronto và Xiang-Bing Wang ở Dự án tính
toán và thông tin lượng tử, tại Tokyo, dựa trên công trình trước đó của Won-Young
Hwang, tại trường đại học Northwestern, Mĩ.

© hiepkhachquay Chìa khóa dẫn tới nền công nghiệp lượng tử | Trang 3/10
Ý tưởng của họ là rải các xung tín hiệu một cách ngẫu nhiên với một số
“xung mồi” yếu hơn về trung bình và rất hiếm khi có chứa một xung đa photon.
Nếu Eve cố gắng tấn công tách xung, cô ta sẽ, do đó, làm truyền xung mồi đến Bob
ít hơn so với các xung tín hiệu. Bởi vậy, bằng cách kiểm tra sự truyền của các xung
mồi và xung tín hiệu tách biệt nhau, cuộc tấn công của Eve có thể bị phát hiện. Điều
này có nghĩa là các xung laser mạnh hơn có thể được sử dụng một cách an toàn –
chẳng hạn, hồi năm ngoái, tại Toshiba, chúng tôi đã chứng minh được sự tăng 100
lần tỉ lệ các khóa được truyền đi một cách an toàn trên một sợi quang dài 25 km.
Giao thức xung mồi đã gây nên sự kích thích lớn trong cộng đồng QKD, với bốn
nhóm độc lập nhau đã vừa công bố những luận chứng thực nghiệm của kĩ thuật đó.
Các xung laser yếu không phải là cách thức duy nhất để thực hiện mật mã
lượng tử. Ví dụ, QKD sử dụng một nguồn đơn photon thật sự mới đây đã được
chứng minh tại trường đại học Stanford, CNRS ở Orsay và Toshiba. Hơn nữa, vào
năm 1991, Artur Ekert, lúc ấy còn là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường đại học
Oxford, đã mô tả một biến thể cho giao thức BB84 khai thác một tiên đoán phản
trực giác khác của cơ học lượng tử: đó là sự rối. Các cặp photon bị bẫy có trạng thái
lượng tử tương quan mạnh mẽ với nhau, cho nên việc đo photon này ảnh hưởng tới
sự đo photon kia. Nếu Alice và Bob, mỗi người có một của cặp photon đó, thì do đó
họ có thể sử dụng phép đo của mình để trao đổi thông tin. Kĩ thuật này đã được
chứng minh bởi các nhà nghiên cứu tại trường đại học Vienna, Phòng thí nghiệm
quốc gia Los Alamos và trường đại học Geneva, và đã được sử dụng năm 2004 để
chuyển tiền giữa ngân hàng Vienna City Hall và một ngân hàng Áo. Tuy nhiên,
QKD laser yếu là phương pháp cẩn trọng nhất, và cơ sở của hệ QKD thương mại
ngày nay đang phát triển ra thị trường.

QKD thực tế
Thông tin có thể được mã hóa thành trạng thái lượng tử của các photon theo
một vài cách khác nhau. Bằng chứng thực nghiệm đầu tiên của QKD do Bennett và
Brassard thực hiện năm 1989 trên 30 cm không khí sử dụng trạng thái phân cực của
các photon. Tuy nhiên, sự truyền các photon dọc theo sợi quang có thể làm ngẫu
nhiên hóa sự phân cực của chúng, nên một phương pháp tốt hơn do Paul Townsend
đi tiên phong, trước đây là nhân viên BT Labs ở Anh, là làm biến đổi pha của
photon. Trong phương pháp này, các xung laser yếu được Alice bơm vào giao thoa
kế. Bằng cách thiết đặt điện thế khác cho “điều biến pha” ở một cánh của giao thoa
kế, Alice có thể mã hóa các bit dưới dạng sự lệch pha giữa hai xung ló ra gửi đến
Bob – ví dụ với 0o biểu diễn cho “0” và 180o biểu diễn cho “1”. Sau đó, Bob cho
truyền xung qua một giao thoa kế khác và xác định máy dò nào trong số hai máy dò
của anh ta, tương ứng với “0” và “1”, mà chúng ló ra tại đó (xem hình 2).
Để cho kế hoạch này hoạt động được, chúng ta phải giữ cho chiều dài tương
đối của các đường truyền giao thoa trong giao thoa kế của Alice và của Bob ổn định
đến vài chục nano mét. Tuy nhiên, sự thay đổi nhiệt độ chỉ ở một phần mức độ nhỏ
cũng làm phá vỡ sự cân bằng này. Một giải pháp tài tình giải quyết vấn đề này được
nêu ra vào năm 1997 bởi nhóm Geneva đã đưa tới hệ QKD đầu tiên ổn định cho
việc sử dụng ngoài phòng thí nghiệm. Ý tưởng là gửi các xung laser theo một lộ
trình vòng tròn từ Bob tới Alice và rồi trở lại Bob sao cho bất kì sự thay đổi nào ở
chiều dài tương đối cánh tay giao thoa kế đều bị xóa bỏ. Một hệ QKD dựa trên thiết

© hiepkhachquay Chìa khóa dẫn tới nền công nghiệp lượng tử | Trang 4/10
kế này hiện nay đã có bán với giá khoảng 100.000 pound, do công ti spin-out Id
Quantique thuộc trường đại học Geneva sản xuất.

Hình 2. Khi dùng sợi quang phân bố khóa lượng tử, các giá trị bit thường được mã hóa thành pha
của các photon riêng rẽ bằng con đường giao thoa kế. Photon do Alice phát ra có thể truyền bằng
một trong hai đường trong giao thoa kế của cô ta, và tương tự qua thiết bị của Bob. Khi đường đi
(màu xanh lá) qua vòng lặp ngắn của giao thoa kế của Alice và vòng lặp dài qua giao thoa kế của
Bob hầu như cùng đúng độ dài như lộ trình khác (màu tía) qua vòng lặp dài của Alice và vòng lặp
ngắn của Bob, thì các đường đi sẽ chịu sự giao thoa quang học. Bằng cách áp đặt một sự trễ pha
cho mỗi một trong số hai photon, Alice và Bob có thể xác định được xác suất mà một photon sẽ đi
ra tại một trong hai máy dò của Bob – tương ứng với “0” và “1”. Ví dụ, nếu như Bob đặt một sự
trễ pha 0o, thì Alice có thể làm cho photon đó đi ra tại “0” hoặc “1” bằng cách áp đặt sự trễ pha
cho bộ phần điều biến của cô ta tương ứng là 0o hoặc 180o. Để thi hành giao thức BB84 (xem phần
nói về giao thức BB84 bên dưới), Alice áp đặt một trong bốn độ trễ pha có khả năng (-90o, 0o, 90o,
180o) cho bộ điều biến của cô ta, trong đó pha 0o hoặc 90o biểu diễn cho “0” và pha -90o hoặc
180o biểu diễn cho “1”. Trong khi đó, Bob chọn một pha 0o hoặc 90o để tiến hành các đo đạc của
anh ta. Nếu sự chênh lệch giữa pha của Alice và của Bob là 0o hoặc 180o thì chọn lựa của họ tương
thích với nhau, còn nếu nó là ± 90o thì họ không tương hợp nhau và Bob sẽ đo được một giá trị bit
ngẫu nhiên. Sử dụng một kênh truyền thông cổ điển, Bob và Alice có thể gởi đi sự chọn lựa tương
thích của họ hình thành nên một khóa bảo mật chia sẻ.
Tại phòng thí nghiệm Toshiba ở Cambridge, chúng tôi đã phát triển một kĩ
thuật đền bù khác cho phép các xung được gửi chỉ theo một chiều, bằng cách gửi
một xung tham chiếu chưa qua điều biến cùng với mỗi xung tín hiệu. Các xung
tham chiếu này được dùng như tín hiệu phản hồi cho dụng cụ căng dài tự nhiên sợi
quang trong một trong hai cánh tay của giao thoa kế để bù lại cho bất kì sự thay đổi
nào do nhiệt độ. Trong các thử nghiệm với máy mạng Verizon, hệ QKD một chiều
hoạt động liên tục trong một tháng trời mà không yêu cầu bất cứ sự điều chỉnh thủ
công nào.
Chúng ta có thể ước định hiệu suất của hệ QKD bằng tốc độ mà các bit an
toàn có thể được trao đổi. Tốc độ bit an toàn càng nhanh, thì khóa có thể thay đổi
càng thường xuyên hơn, do đó hạn chế được sự giải mã. Tốc độ bit an toàn điển
hình cho các hệ QKD hoàn chỉnh là trong ngưỡng 10-50 kbit/s cho đường dẫn sợi
20 km. Mặc dù con số này trông có vẻ thấp so với tốc độ dữ liệu truyền đi trong
viễn thông quang học (thường là 1-40 Gbit/s), nhưng nó cũng đủ cho 200 khóa mã
hóa AES (mỗi khóa chứa 256 bit) gửi đi trong một giây – cũng đủ cho những ứng
dụng mã hóa thông dụng nhất.
Tốc độ bit an toàn có thể thu được giảm theo chiều dài của đường liên kết
quang do sự tán xạ của các photon ra khỏi sợi quang. Vì lí do này, hiệu suất tốt nhất
thường thu được khi sử dụng các photon có bước sóng 1,55 µm, tại bước sóng đó,
sợi quang chuẩn là trong suốt nhất. Tuy nhiên, khi sợi quang quá dài tốc độ tín hiệu
trở nên sánh được với tốc độ đếm sai trong máy dò photon của Bob, nên việc gửi
một khóa an toàn không còn thực hiện được. Đối với các máy dò bán dẫn chuẩn
© hiepkhachquay Chìa khóa dẫn tới nền công nghiệp lượng tử | Trang 5/10
indiuum gallium arsenide (InGaAs) dùng để phát hiện các photon 1,55 µm, khoảng
cách này hiện nay là khoảng 120 km. Mới đây, nhóm nghiên cứu Los Alamos đã sử
dụng một máy dò bán dẫn độ nhiễu thấp để mở rộng khóa an toàn cho sợi quang dài
150 km. Điều đặc biệt quan trọng là những khoảng cách này là đủ dài cho hầu hết
mọi khẩu độ lặp tìm thấy trong các mạng cáp quang ngày nay.
Mặc dù rủi ro của việc giải mã đã được giảm bớt bởi việc sử dụng QKD
thường xuyên làm tươi khóa mã hóa, nhưng nó không hoàn toàn bị loại trừ. Tuy
nhiên, điều này có thể thu được bằng cách mã hóa tin nhắn sử dụng “đệm cựu” yêu
cầu một số khóa ngẫu nhiên chứa cùng số bit như tin nhắn. Mỗi bit của tin nhắn
được mã hóa bằng cách cộng nó với bit tương ứng trong khóa bằng số học. Cho
rằng sự phân bố khóa là tuyệt đối an toàn, khi nó sử dụng QKD, và khóa chưa hề bị
chặn lại, thì đệm cựu hoàn toàn không bị tấn công. Mặt khác thì chiều dài của khóa
phải bị hoán đổi. Tốc độ bit QKD đủ cho phép sự truyền thông tiếng nói tuyệt đối
an toàn bằng đệm cựu. Trong tương lai, tốc độ bit cao hơn sẽ cho phép sự an toàn
này được mở rộng cho những dạng dữ liệu khác.
Tốc độ bit hiện nay bị hạn chế bởi mức độ thường xuyên mà máy dò InGaAs
có thể phát hiện một photon, hiện nay là một trong mỗi 100 ns. Máy dò photon nền
silicon có thể hoạt động hầu như nhanh hơn 1000 lần, nhưng chúng chỉ nhạy với các
photon bước sóng ngắn hơn. Khi chất lượng của máy dò InGaAs được cải thiện
trong vòng vài ba năm tới, chúng ta có thể chờ đợi tần số của chúng bắt kịp với
silicon, dẫn tới tốc độ bit QKD có bậc độ lớn cao hơn. Trong thời gian chuyển tiếp,
có những kết quả đáng khích lệ cho thấy các tinh thể phi tuyến có thể được dùng để
làm lệch các photon 1,55 µm sang những bước sóng ngắn hơn mà với chúng máy
dò silicon nhanh hơn có thể được sử dụng. Tốc độ dò cao hơn cũng đã được chứng
minh bằng máy dò dây nano siêu dẫn, và những tiến bộ mới đây với máy dò trên
nền chấm lượng tử cũng rất đáng khích lệ.

Tiến tới một mạng lượng tử


Một trong những ứng dụng thực tế đầu tiên của QKD là bảo mật liên kết sợi
quang giữa các địa điểm tương quan trong một thành phố. Các công ti đang tăng
cường sử dụng các kết nối quang băng thông rộng giữa các văn phòng, trung tâm số
liệu, trạm server và các vị trí phục hồi thảm họa để thu được tốc độ và sự tiện lợi
của một mạng cục bộ trên một diện tích địa lí rộng hơn. Trong những ngày đầu của
việc triển khai sợi quang, sự miễn dịch đối với việc “bòn rút” dữ liệu nhạy cảm
thường được xem là một sự thuận lợi chủ yếu so với sợi cáp đồng. Nhưng trong
thực tế, việc nghe trộm về phía sợi quang là trích lấy một phần ánh sáng; và, trong
sự vắng mặt của mật mã lượng tử, nó hầu như không thể bị phát hiện.
Tại Toshiba, chúng tôi đã phát triển một “máy mã hóa liên kết” có thể gửi dữ
liệu ở tốc độ 1 Gbit/s giữa các điểm liên hợp, kết hợp sự mã hóa dữ liệu AES với sự
phân bố khóa an toàn bằng QKD một chiều (xem hình 3). Trong khi đó, id
Quantique loan báo rằng sẽ thiết đặt bộ mã hóa liên kết “Vectis” của mình giữa hai
trung tâm của công ti lưu trữ dữ liệu IX Europe ở Zurich. Ở Mĩ, MagiQ
Technologies mới đây đã phát triển liên kết mã hóa riêng của mình, nhắm tới mục
tiêu là các ứng dụng chính phủ, gồm các ứng dụng quân sự, hội nghị thông minh, và
quốc phòng.

© hiepkhachquay Chìa khóa dẫn tới nền công nghiệp lượng tử | Trang 6/10
Hình 3. Hệ thống mật mã lượng tử của Toshiba gồm hai hộp quang và điện, đặt ở hai nơi liên kết
với nhau bằng sợi quang và được thiết kế nămg gọn bên trong giá truyền thông chuẩn. Toàn bộ dữ
liệu cho một đơn vị được mã hóa và truyền qua sợi quang đến đơn vị đó ở vị trí khác, nơi chúng
được giải mã.
Một bước tiếp theo quan trọng sẽ mở rộng QKD từ một liên kết điểm-điểm
thành một “mạng lượng tử” cho sự phân bố khóa. Mạng cho phép công ti kết nối
nhiều nơi một cách an toàn và thêm vào những nơi mới với chi phí tăng thêm.
Ngoài ra, chúng cho phép quy mô QKD tăng lên từ chiều dài của một liên kết sợi
quang đến bất kì khoảng cách nào mà mạng bao phủ, và bảo vệ chống lại sự mất
mát của từng liên kết một bởi lưu lượng gửi tự động xung quanh chúng.
Tháng 10 năm 2003, BBN Technologies đã thiết đặt một mạng QKD thô sơ
nhưng tiên phong ở Cambridge, Massachusetts, nối vị trí của họ với trường đại học
Harvard và Boston. Công ti cho thấy có khả năng lái dòng đơn photon giữa những
đơn vị nhận khác nhau bằng một công tắc quang, và nó cũng nêu ra ý tưởng “sự trễ
khóa” theo chuỗi nút tin cậy. Ở đây, mỗi cặp nút liền kề trong chuỗi chứa khóa cục
bộ riêng của nó. Một khóa toàn cầu khi đó có thể được gửi từ đầu này của chuỗi đến
đầu kia, trên bất cứ khoảng cách nào, bằng cách sử dụng các khóa cục bộ và đệm
cựu mã hóa từng bước nhảy.
Một hệ phức tạp hơn hiện nay đang trong quá trình phát triển bởi consortium
SECOQC châu Âu, một chương trình hợp tác của các nhà nghiên cứu QKD hàn lâm
và công nghiệp, những người viết mật mã cổ điển và các kĩ sư truyền thông. Người
ta đang phát triển các giao thức yêu cầu cho sự định tuyến, lưu trữ và điều khiển các
khóa bên trong một mạng lưới về nguyên tắc có thể rất rộng. Một sự thực hiện thử
nghiệm mạng lượng tử đã được lên kế hoạch trong năm 2008 sẽ cho phép hai người
dùng ở một vài địa điểm hai bên thành Vienna thiết lập một khóa chia sẻ.
Các hệ thống QKD này thừa nhận rằng các nút trung gian là an toàn, chúng
có tính thực tiễn nếu như hệ thống được điều hành bởi một nhà cung cấp dịch vụ
đơn lẻ. Tuy nhiên, trong tương lai, chúng ta có thể nới rộng điều kiện này bằng một
dụng cụ gọi là “bộ lặp lượng tử”. Bộ lặp lượng tử hoạt động trên nguyên tắc “truyền
thông” lượng tử, nhờ đó một trạng thái lượng tử được dịch chuyển từ nơi này sang
nơi khác, về nguyên tắc là trên khoảng cách tùy ý, bằng cách sử dụng một cặp hạt bị
bẫy. Những phát triển mới đây như dụng cụ bán dẫn dùng để phát ra các cặp photon
bị bẫy và truyền các trạng thái lượng tử giữa các photon và nguyên tử mang bộ lặp
lượng tử ngày càng tiến gần hơn đến thực tiễn.
Trong khi đó, một phương án khác là sử dụng hệ thống cáp quang để gửi các
khóa lượng tử trên những khoảng cách xa có thể sử dụng các liên kết không gian tự

© hiepkhachquay Chìa khóa dẫn tới nền công nghiệp lượng tử | Trang 7/10
do đến các vệ tinh viễn thông quỹ đạo thấp. Năm 2006, một sự cộng tác giữa các
nhà nghiên cứu tại trường đại học Vienna, Munich và Bristol đã tiến hành một liên
kết không gian tự do trên 144 km giữa Tenerife và La Palma.

Buôn bán mật mã lượng tử


Từ bằng chứng đầu tiên trong phòng thí nghiệm trên 30 cm không khí cho tới
các hệ thống cáp quang mới nhất hoạt động trên 100 km, QKD chắc chắn đã phát
triển một bước dài trong hai thập kỉ vừa qua. Công nghệ đó đã thu gọn vào kích
thước của thiết bị mạng điển hình và hoàn toàn tự động. Nhưng bất chấp những tiến
bộ kĩ thuật, vẫn có những rào cản đáng kể cho việc chấp nhận các công nghệ mã
hóa mới.
Một vấn đề có liên quan tới QKD là việc buôn bán công nghệ dựa trên cơ
học lượng tử cho các khách hàng thường biết chút ít về vật lí và đã quen với mật mã
truyền thống. Một trở ngại khác là sự thiếu quá trình chứng nhận an toàn cho thiết
bị. Người sử dụng phải được đảm bảo QKD không những tốt về mặt lí thuyết, mà
còn được bổ sung an toàn bởi các đại lí cung cấp. Điều đáng khích lệ là có một vài
sáng kiến đang trong quá trình thiết lập các chuẩn an toàn chung cho QKD.
Khi thị trường cho QKD phát triển, chúng ta có thể mong rằng giá của thiết
bị sẽ giảm đi nhiều. Trong vòng 10 năm, chúng ta có thể nhìn thấy QKD không
những được dùng trong các mạng tương quan và chính phủ, mà còn trong các mạng
phục vụ người dùng gia đình. Sợi quang đã được sử dụng để phân phát dịch vụ
truyền hình, điện thoại và Internet cho những người dùng trong nhà ở một vài quốc
gia. Mặc dù các hệ thống QKD hiện nay là quá đắt cho những ứng dụng như thế,
nhưng chúng có thể trở nên đứng vững nếu như sự tối thiểu hóa đến kích thước
micro chip và khối lượng sản xuất dẫn tới sự giảm giá thành như mong đợi. Ngày
mà các sản phẩm của nền công nghiệp thông tin lượng tử phục vụ các hộ gia đình
có lẽ không phải là quá xa.
Giao thức BB84

© hiepkhachquay Chìa khóa dẫn tới nền công nghiệp lượng tử | Trang 8/10
Mật mã lượng tử là một phương pháp phát ra một khóa bảo mật chia sẻ cỏ thể dùng
để mã hóa và giải mã tin nhắn, chẳng hạn bằng cách mã hóa thông tin thành trạng
thái phân cực của từng photon. Trong giao thức BB84, người gửi (Alice) truyền các
photon đến người nhận (Bob) theo một trong bốn trạng thái phân cực khác nhau:
ngang (H), dọc (V), chéo (D, 45o), và chéo ngược lại (A, -45o). Đối với mỗi photon mà
cô ta gửi đi, Alice chọn ngẫu nhiên một trong những trạng thái phân cực này, với H
hoặc D biểu diễn cho giá trị bit “0” (màu đỏ) và V hoặc A biểu diễn “1” (màu lam), tùy
thuộc vào “cơ sở” mà cô ta chọn. Để đo các photon, Bob được trang bị một máy phân
tích có thể phân biệt giữa H và V (+) hoặc giữa A và D (x). Anh ta chọn ngẫu nhiên
(và độc lập với Alice) máy phân tích mà anh ta sẽ dùng để đo từng photon. Nếu như
Bob chọn một máy phân tích sánh được với sự chọn lựa của Alice (ở trên), anh ta sẽ
xác định được sự phân cực của photon, và như thế là nắm được giá trị bit. Mặt khác,
nếu như Bob đo với một máy phân tích “sai” (ở giữa) anh ta sẽ thu được một kết quả
ngẫu nhiên.
Vấn đề trông có vẻ khó giải quyết nếu như phân nửa phép đo của Bob thu được là giá
trị bit ngẫu nhiên. Tuy nhiên, Alice và Bob có một giải pháp xảo quyệt. Sau khi phép
đo của Bob xảy ra, anh ta tiết lộ chuỗi máy phân tích mà anh ta đã dùng. Alice khi đó
bảo cho anh ta biết số lần anh ta sử dụng máy phân tích chính xác, mà không cần tiết
lộ bit mà cô ta đã gửi đi. Sau đó họ có thể loại bỏ các phép đo mà Bob dùng máy phân
tích sai, đảm bảo rằng họ chia sẻ cùng một chuỗi bit mà không có sai sót nào (nếu
như không bị nhiễu).

Gilles Brassard (trái) and Charles Bennett


Sự gửi có chọn lọc này mang lại cho kẻ nghe trộm (Eve) điều bất lợi, vì cô ta phải
đoán máy phân tích nào dùng để đo từng photon (phía dưới). Chắc chắn Eve sẽ thỉnh
thoảng chọn được một máy phân tích không phù hợp với sự chọn lựa phân cực của
Alice, và như vậy có thể thu được một kết quả khác với bit mà Alice gửi đi. Yếu tố then
chốt của sự bảo mật của mật mã lượng tử là bằng cách thực hiện phép đo này, Eve
chắc chắn làm thay đổi trạng thái lượng tử của photon. Do đó, khi Bob nhận được
photon, anh ta sẽ thỉnh thoảng xác định một giá trị bit không đúng ngay cả khi anh ta
và Alice sử dụng các phép đo phù hợp nhau. Bằng cách giải một mẫu nhỏ trong chuỗi
bit của họ để tìm lỗi, Alice và Bob có thể xác định là kẻ nghe trộm có xuất hiện hay
không.

Tóm lược
• Trạng thái lượng tử của từng hạt hạ nguyên tử có thể được sử dụng để mã
hóa thông tin, mở ra những ứng dụng trong lĩnh vực truyền thông và điện
toán.
• Ứng dụng sung mãn nhất của thuyết lượng tử cho việc xử lí thông tin là
mật mã lượng tử, với sản phẩm đã có mặt trên thị trường.

© hiepkhachquay Chìa khóa dẫn tới nền công nghiệp lượng tử | Trang 9/10
• Mật mã lượng tử, cũng còn gọi là sự phân bố khóa lượng tử, cho phép
chúng ta gửi tin nhắn đã mã hóa đảm bảo an toàn, vì nó cho phép phát
hiện ra kẻ nghe trộm.
• Tin nhắn an toàn được gửi đi trên khoảng cách vượt quá 100 km bằng
mật mã lượng tử có các photon mang bởi sợi quang.
• Bước phát triển tiếp theo sẽ là thiết lập một “mạng lượng tử” có khả năng
cho phép mật mã lượng tử bao phủ các thành phố và toàn bộ địa cầu.
Tác giả: Andrew Shields và Zhiliang Yuan (Physics World, tháng 3/2007)
hiepkhachquay dịch
(An Minh, ngày 22/7/2007, 9:34:40 PM)

© hiepkhachquay Chìa khóa dẫn tới nền công nghiệp lượng tử | Trang 10/10
Bài toán tam giác vật chất
Tim Gershon
Các nhà vật lí tại “Xưởng B” ở Mĩ và Nhật Bản đang tiến rất gần đến một biểu đồ
trừu tượng gọi là tam giác nhất thế trong sự nỗ lực nhằm giải thích sự khác nhau
giữa vật chất và phản vật chất. Nhưng, theo lời Tim Gershon, thì những phép đo
như vậy đồng thời cũng chỉ rõ cách thức khám phá ra những hạt cơ bản mới.
Khi nào thì một tam giác không phải là tam giác ? Dù bạn có tin hay không thì câu
đố lạ kì này vẫn được gói gọn trong nhiều nghiên cứu thời gian gần đây thuộc lĩnh
vực vật lí hạt. Tam giác trong câu đố này là “tam giác đơn nhất” miêu tả những
tương tác giữa các loại quark khác nhau. Quark là thành phần cơ bản cấu tạo nên
các proton và neutron. Là một phần quan trọng của Mô hình Chuẩn của vật lí hạt cơ
bản, tam giác đơn nhất cung cấp các manh mối về sự khác nhau không dễ nhận ra
giữa vật chất và phản vật chất, giúp trả lời câu hỏi tại sao vũ trụ lại không tan biến
thành hư vô ngay tức thì sau khi vụ nổ Big Bang xảy ra.
Đúng ra thì sau Big Bang, lượng vật chất và phản vật chất được tạo ra phải bằng
nhau. Nhưng vũ trụ mà chúng ta thấy ngày nay chứa toàn là vật chất, điều đó đưa
đến kết quả là phải có một vài sự khác nhau giữa hành trạng của các hạt và các phản
hạt tương ứng của chúng. Mô hình Chuẩn đã kết hợp sự khác nhau đó qua một hiện
tượng gọi là sự vi phạm đối xứng CP. Một sự đối xứng bị phá vỡ của tự nhiên đã
được xác minh bằng thực nghiệm trong thập niên 1960. Hiện tượng này liên hệ tam
giác đơn nhất với thế giới thực, bởi vì quy mô vi phạm đối xứng CP – và do đó mức
độ khác nhau giữa vật chất và phản vật chất – tỉ lệ với diện tích của tam giác này.

Hình 1 (Nguồn: TEK Image/Science Photo Library)

Bài toán tam giác vật chất, 1/12


Tuy nhiên, một số sự vi phạm đối xứng CP mà Mô hình Chuẩn tiên đoán chỉ có thể
giải thích cho khoảng một phần tỉ của sự chênh lệch vật chất – phản vật chất chúng
ta nhìn thấy trong vũ trụ. Thực ra, đây chỉ là một trong nhiều vấn đề của Mô hình
Chuẩn. Những bài toán khác cũng chưa được giải quyết là giải thích sự hấp dẫn hay
tính đồng nhất của “vật chất tối”. Vì vậy, các nhà vật lí tin rằng, mặc dù có những
tiên đoán rất thành công, nhưng rốt cuộc thì Mô hình Chuẩn cũng sẽ bị thay thế bởi
một lí thuyết tổng quát hơn. Một cách kiểm tra những lí thuyết này là tiến hành
khảo sát các đặc tính của tam giác đơn nhất: theo Mô hình Chuẩn thì nó là một tam
giác hoàn chỉnh, nhưng nếu một hạt mới tồn tại thì tam giác này sẽ bị “phá vỡ”. Kể
từ khi khám phá ra sự vi phạm đối xứng CP, nhiều thí nghiệm khác nhau đã được
tiến hành nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của nó lên các hạt gọi là kaon trung hòa,
nhưng những phép đo này không liên hệ trực tiếp đến các tính chất của tam giác
đơn nhất. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu tại các phòng thí
nghiệm vật lí hạt khổng lồ, như BaBar ở Mĩ và Belle ở Nhật Bản, đã có những phép
đo chính xác các góc và chiều dài các cạnh của tam giác đơn nhất, bằng cách nghiên
cứu hành trạng của các hạt khác gọi là meson B. Những kết quả nghiên cứu gần đây
cho thấy biểu đồ thu được rất gần với một tam giác. Nhưng vẫn còn có sự bất định
trong thí nghiệm, và việc tinh lọc những hiểu biết của chúng ta về tam giác đơn nhất
với những thí nghiệm trong tương lai là một cách quyết định nhằm đưa nền vật lí
tiến xa sang bên kia Mô hình Chuẩn.
Sự vi phạm đối xứng
Theo Mô hình Chuẩn, toàn bộ vật chất được cấu thành từ các quark và lepton, trong
đó mỗi loại hạt này lại có 6 loại hay 6 “mùi” khác nhau. Cả quark và lepton mùi
mỗi loại lại chia thành 3 dòng: đối với quark là up (lên) và down (xuống), charm
(duyên) và strange (lạ), và top (đỉnh) và bottom (đáy); còn với lepton mỗi dòng
chứa một lepton mang điện – electron, muon, và tau – và một neutrino cùng tên
tương ứng. Mỗi quark và lepton cũng có thành phần phản vật chất tương ứng. Mọi
nguyên tử đều được cấu tạo chỉ từ các hạt thuộc dòng thứ nhất – các quark up và
down (chúng kết hợp với nhau hình thành nên proton và neutron) và electron. Một
trong những vấn đề cơ bản của vật lí hạt là tại sao có hai, và chỉ có hai, dòng thành
phần với những tính chất tương đồng, còn khối lượng chênh nhau rất nhiều.
Để làm phức tạp thêm bức tranh này của thế giới hạ nguyên tử, mùi vị của một
quark còn có thể thay đổi do tương tác yếu. Chẳng hạn, phân hủy beta hạt nhân –
trong đó một neutron phân hủy thành một proton, một electron và một phản
neutrino electron – là do một quark down trong neutron chuyển thành một quark up
bằng cách phát ra một “boson W”, là một trong những hạt mang tương tác yếu. Vì
boson W có điện tích ± 1 (đơn vị điện tích electron) nên sự chuyển hóa như vậy chỉ
có thể xảy ra giữa các quark “loại up” (up, charm, top) có điện tích + 2/3, và các
quark “loại down” (down, strange, bottom) có điện tích – 1/3.
Khả năng xảy ra một trong chín sự thay đổi mùi của quark được mô tả bằng một ma
trận 3 x 3, gọi là ma trận hỗn hợp Cabibbo – Kobayashi – Maskawa (CKM). Các
hàng của ma trận ứng với các quark loại up, các cột của ma trận ứng với các quark
loại down, và mỗi ô vuông của ma trận cho biết xác suất xảy ra sự thay đổi mùi
(xem hình bên dưới). Trong khi đó, tương tác yếu của các phản quark lại bị chi phối
bởi liên hợp phức của ma trận CKM – ma trận liên hợp được thành lập bằng cách
giữ nguyên phần thực của mỗi thành phần của nó và đổi dấu phần ảo. Vì vậy, nếu

Bài toán tam giác vật chất, 2/12


ma trận CKM không có các thành phần ảo thì các quark và phản quark sẽ có các
tương tác yếu giống hệt nhau.
Tuy nhiên, các thí nghiệm cho thấy rằng điều này không phải là do sự vi phạm đối
xứng CP. Kí hiệu C và P là các toán tử đối xứng: C là liên hợp điện tích, nghĩa là
đổi mỗi hạt trong hệ thành phản hạt của nó; và P là tính chẳn lẽ, nghĩa là đảo dấu cả
ba tọa độ không gian. Cho đến tận những năm 1960, các nhà vật lí vẫn cho rằng nếu
tác động đồng thời toán tử C và P trên một hệ, thì hệ mới thu được sẽ có tính chất
hoàn toàn tương tự như hệ cũ. Tuy nhiên, vào năm 1964, Jim Cronin và Val Fitch ở
trường đại học Princeton đã quan sát thấy sự phân hủy của các hạt gọi là kaon trung
hòa có thời gian sống dài, cấu tạo gồm quark down và strange, và các phản quark,
không tuân theo đối xứng CP. Khám phá này đã mang lại giải Nobel cho Cronin và
Fitch. Nó thật sự là một cú sốc cho các nhà vật lí, vì 10 năm trước đó Makoto
Kobayashi và Toshihide Maskawa ở Nhật Bản đã đề xuất một giải pháp dưới hình
thức ma trận CKM.
Vào thời gian Cronin và Fitch khám phá ra sự vi phạm đối xứng CP, người ta chỉ
mới biết đến hai dòng quark đầu tiên, và chỉ cho phép tồn tại ma trận hỗn hợp 2 x 2
với các thành phần số thực, do Nicola Cabibbo đưa ra vào năm 1963. Ý tưởng của
Kobayashi và Maskawa nêu ra với dòng qaurk thứ ba, đưa đến ma trận 3 x 3 chứa
các số phức, và do đó có đất cho sự vi phạm đối xứng CP. Việc tiên đoán sự tồn tại
của hai quark mới là một bước nhảy vọt về cơ bản, nhưng sự mạo hiểm đã thu được
kết quả khi quark bottom được phát hiện tại Fermilab ở Mĩ vào năm 1977. Thật vậy,
ma trận CKM tồn tại như là một bộ phận của Mô hình Chuẩn ngay cả trước khi phát
hiện ra quark top (hạt kiểu up của quark top), cũng taij Fermilab ở Mĩ, vào năm
1995.
Chín thành phần của ma trận CKM không hoàn toàn độc lập với nhau. Chẳng hạn,
vì một quark up phải chuyển thành một trong ba quark loại down nên xác suất liên
kết phải được cộng lại. Thực ra, ma trận CKM có thể được biểu diễn dưới dạng của
bốn thông số độc lập: ba “góc hỗn hợp” thực và một “pha” ảo dẫn tới sự vi phạm
đối xứng CP. Tam giác đơn nhất đơn giản là một cách biểu diễn những con số này
trong một biểu đồ. Nó được James Bjorken và Cecilia Jarlskog nêu ra lần đầu tiên
vào năm 1988. Trong tam giác này, các góc (kí hiệu là α, β và γ) và các cạnh (Ru và
Rt) tương ứng với sự kết hợp nhất định của các thành phần của ma trận CKM (xem
hình 5). Chiều cao của tam giác phụ thuộc vào pha ảo, và vì ma trận CKM chứa các
số phức nên tam giác nhất thế là một tam giác, chứ không phải là đường thẳng một
chiều.
Mặc dù Kobayashi và Maskawa đã tiên đoán thành công dòng quark thứ ba, nhưng
để xác nhận thật sự cần giải thích chính xác sự vi phạm đối xứng CP. Các nhà
nghiên cứu phải chỉ ra được rằng tam giác đơn nhất thật sự là một tam giác, bằng
cách xác định các góc và cạnh của nó. Người ta có thể làm điều này bằng cách khảo
sát cẩn thận sự phân hủy của các hạt được chọn trước, trong đó có xảy ra sự chuyển
đổi quark mùi, và do đó liên quan đến các thành phần của ma trận CKM, tương ứng
với một trong các thông số của tam giác.
Trong các thí nghiệm này, người ta mong rằng sự vi phạm đối xứng CP ở các hạt
chứa các quark bottom sẽ diễn ra mạnh hơn so với các hạt kaon đã được quan sát
trước đó. Nghĩa là, các hạt chứa quark bottom có thể xử sự rất khác với các hạt chứa

Bài toán tam giác vật chất, 3/12


các phản quark bottom. Có thể quan sát thấy điều này, chẳng hạn, ở tốc độ phân hủy
khác nhau thành những sản phẩm nhất định của meson B và các phản meson (cấu
tạo từ một quark hoặc phản quark bottom, và một quark hoặc phản quark up hoặc
down). Bằng cách nghiên cứu “tính không đối xứng CP” này ở các hệ meson B, các
nhà nghiên cứu có thể tóm được những tính chất của tam giác đơn nhất.
Đường sinh của các quark bottom
Chỉ một phần nhỏ các meson B chịu sự phân hủy trong đó có sự vi phạm đối xứng
CP như tiên đoán. Do đó, để có được tam giác đơn nhất, chúng ta phải cần phải tạo
ra một số lượng lớn rất lớn meson B, bằng thiết bị va chạm hạt có tên là “Xưởng
B”. Trong cỗ máy này, các electron và positron va chạm vào nhau ở năng lượng
thích hợp, tạo ra một hạt gọi là hạt Y (4S). Hạt này cấu tạo từ một quark và một
phản quark top, nó hầu như phân hủy ngay tức thì thành một meson và một phản
meson B. Đặc biệt, các chùm electron và positron trong những va chạm này không
có cùng năng lượng nên sự bảo toàn xung lượng chắc chắn rằng các meson sinh ra
đang chuyển động. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu xác định được thời gian
cần thiết để hạt phân hủy, và do đó tính được tốc độ phân hủy của chúng, từ khoảng
cách mà chúng đi được trước khi phân hủy. Hai cỗ máy không đối xứng như vậy đã
được hoàn tất tại Trung tâm Máy gia tốc tuyến tính Stanford (SLAC) ở California
và KEK ở Nhật Bản.
Mục tiêu ban đầu của các xưởng B này là đo góc β của tam giác đơn nhất. Mà tốc
độ của các va chạm electron – positron phụ thuộc vào sự ước lượng các meson B
cần thiết để đo thông số này một cách chính xác. Thật may mắn, lúc bấy giờ người
ta đã ước tính được điều đó, và rồi thì quark top được tìm thấy nặng hơn nhiều so
với dự đoán. Sự tính toán sai này, cùng với cuộc chạy đua giữa SLAC và KEK,
khiến cho các cỗ máy đạt tới tốc độ va chạm cực kì cao. Trên một tỉ cặp meson B
đã được tạo ra bởi hai cỗ máy, và các detector đi kèm với chúng – BaBar tại SLAC
và Belle tại KEK – đã thu được dữ liệu đúng như mong đợi.
Quá trình đặc biệt cho phép người ta đo được góc β là tính không đối xứng ở tốc độ
phân hủy của các meson B0 (một phản quark bottom và một quark down) và các
phản meson B 0 (một quark bottom và một phản quark down) thành hai meson
khác, KS (kaon trung hòa có thời gian sống ngắn) và J/ ψ (một quark và một phản
quark charm). Sự không đối xứng này xảy ra do một meson B0 có thể phân hủy
thành một meson J/ψ hoặc là một meson KS một cách trực tiếp, hoặc sau khi “dao
động” thành B 0 - quá trình xảy ra ngược lại đối với một hạt B 0 . Dao động là hiện
tượng mà nhờ đó một meson B trung hòa có thể chuyển thành các phản meson của
nó bằng cách tức thời tạo ra một cặp hạt – phản hạt “ảo” của các quark top – nguyên
lí bất định cho phép các quark top nặng hơn sinh ra nhưng chỉ trong một khoảng
thời gian rất ngắn. Do sự giao thoa cơ lượng tử giữa các tuyến phân hủy trực tiếp và
dao động, nên về trung binh các meson B0 sống lâu hơn một chút trước khi phân
hủy thành J/ψ và KS so với các hạt B 0 . Vì những nguyên tố đặc biệt của ma trận
CKM tương ứng với sự chuyển đổi mùi trong phân hủy dao động và trực tiếp, nên
độ lớn của sự không đối xứng này tỉ lệ với sin2β.
Để quan sát sự không đối xứng này, trước tiên các nhà nghiên cứu cần phải nhận ra
số lượng lớn các phân hủy tạo thành J/ψ và KS. Việc này tương đối khó khăn vì

Bài toán tam giác vật chất, 4/12


thực tế là các phân hủy kiểu này chỉ xảy ra một lần trong số 2000 phân hủy (xem
hình 2). Sau đó, chúng ta cần phải biết là hạt B0 hay B 0 từ va chạm ban đầu đã phân
hủy thành J/ψ và KS. Điều này có thể thực hiện bằng cách quan sát xem meson khác
được tạo ra trong va chạm electron – positron phân hủy như thế nào để xác định nó
có phải là B0 hay B 0 - một công việc có tên là “bắt mùi”. Cuối cùng, để xác định
thời gian sống của meson B, ta phải xác định được vị trí tại đó nó phân hủy. Nhu
cầu bắt mùi và đo vị trí phân hủy một cách chính xác là tiêu chí khi thiết kế các
detector BaBar và Belle (xem phần dưới).

Hình 2. Trong xưởng B, electron và positron va chạm với nhau với năng lượng vừa
đủ để sinh ra một hạt Y (4S). Hạt này ngay tức thì phân hủy thành một meson B0 và
một meson B 0 . Khi năng lượng electron cao hơn positron thì meson B sẽ bay khỏi
hướng của chùm electron trước khi phân hủy trong vòng vài pico giây. Loại phân
hủy đặc biệt hấp dẫn để xác định sự vi phạm đối xứng CP là khi một meson B phân
hủy thành một meson KS và J/ψ. Hai hạt này tương ứng sẽ phân hủy thành một cặp
pion và một cặp muon. Tuy nhiên, vì một hạt B0 hoặc một hạt B 0 đều có thể tạo ra
những sản phẩm này, nên các nhà nghiên cứu cần phải xác định sự phân hủy của
meson B khác trong sự kiện để xác minh sản phẩm sinh ra là của hạt nào. Vị trí hai
meson B phân hủy phải được xác định để tìm thời gian sống của các hạt (t1 và t2).
Mô hình Chuẩn dự đoán các meson B0 tính trung bình sẽ phân hủy muộn hơn một
chút so với các meson B 0 , còn muộn hơn bao nhiêu là phụ thuộc vào góc β của tam
giác đơn nhất.
Đội nghiên cứu BaBar và Belle đã công bố kết quả ban đầu của họ về phân hủy
B0 → J/ψ Ks vào năm 2001. Đúng như Mô hình Chuẩn dự đoán, chúng ta thấy một
sự đối xứng lớn ở tốc độ phân hủy của hạt B0 và B 0 - điều này cho phép các nhà
nghiên cứu xác định góc β của tam giác đơn nhất. Các đội nghiên cứu đã cải tiến
những phép đo này, và giá trị trung bình được thế giới công nhận hiện nay là
β = 21.2° ± 1.0°. Thật vậy, góc β có giá trị khác không có nghĩa là sự vi phạm đối
xứng CP dứt khoát xảy ra trong hệ meson, và độ lớn của góc phù hợp với những

Bài toán tam giác vật chất, 5/12


nghiên cứu trước đây về các hiệu ứng vi phạm đối xứng CP nhỏ hơn nhiều trong hệ
kaon.
Tuy nhiên, để định nghĩa một tam giác, cần phải đo ít nhất là hai góc. Ban đầu
người ta cho rằng có thể đo góc sin2α bằng cách giống như đo góc sin2β, nhưng sử
dụng phân hủy B0  n+ n- thay cho phân hủy B0 → J/ψ Ks. Vì các pion cấu tạo từ
các quark và phản quark up và down, các nguyên tố khác của ma trận CKM bắt
buộc phải sánh với phân hủy dạng thứ hai ở trên, và do đó có thể đo được một góc
khác. Tuy nhiên, không giống như phân hủy B0 → J/ψ Ks, sự không đối xứng trong
phân hủy B0  n+ n- không tỉ lệ đơn giản với sin2α, nên cần phải tính toán thêm
mới rút ra góc một cách chính xác.
Tương tự như vậy, trong khi đôi khi người ta biết rằng có thể thu được góc thứ ba,
γ, bằng cách đo sự không đối xứng CP trong các phân hủy B0  DK (trong đó D là
meson chứa các quark charm), thật khó thu được sự cưỡng ép chính xác cho thông
số này, vì chỉ một trong số một triệu meson B là phân hủy thành các trạng thái thích
hợp. Tuy nhiên, đã có những tiến bộ gây ấn tượng sâu sắc khi tiến hành đo được cả
α và β, nhờ sự hợp tác giữa những nhà lí thuyết và thực nghiệm, cho ra đời những
kĩ thuật phân tích mới. Giá trị trung bình được thế giới công nhận hiện nay là
α = 92° ± 7° và γ = 82° ± 20°. Trong phạm vi sai số, ba góc này quả thực có tổng
bằng 180o.
Đo các cạnh tam giác
Cạnh của tam giác nhất thế là gì ? Theo định nghĩa thì cạnh đáy có chiều dài bằng 1,
còn hai cạnh kia phải tiến hành đo bằng thực nghiệm để kiểm tra xem chiều dài của
chúng có phù hợp với các góc hay không. Người ta gọi việc này là “chế ngự” tam
giác. Nếu Mô hình Chuẩn là chính xác thì mọi phép đo phải phù hợp với một góc
riêng rẽ, còn mọi độ lệch đều chứng tỏ sự ngự trị của một quy luật vật lí mới. Trong
khi các phép đo góc dựa vào tính không đối xứng CP giữa các meson B và các phản
meson, thì các cạnh tam giác có thể được xác định chì từ những tốc độ phân hủy
thích hợp. Điều nay nghe có vẻ ít cam go hơn, nhưng độ phức tạp sẽ gia tăng đáng
kể khi đo đồng thời cả hai cạnh. Cạnh bên trái của tam giác phụ thuộc vào nguyên
tố của ma trận CKM liên quan tới các quark up và bottom, Vub. Có hai kế hoạch đo
giá trị của nó: kế hoạch thứ nhất là “bao gồm”, cần phải đo tốc độ meson B phân
hủy thành bất cứ hạt nào khác chứa một quark up (cộng với một lepton và một
neutrino); kế hoạch thứ hai là “loại trừ”, chỉ yêu cầu đo tốc độ phân hủy của hạt có
liên quan. Trong cả hai trường hợp, cần đưa vào một số dữ kiện lí thuyết để ngoại
suy các số đo thành giá trị của Vub, giá trị được xác nhận hiện nay là
|Vub| = (4.09 ± 0.26) × 10–3. Như vậy, chiều dài cạnh bên trái của tam giác là
Ru = 0.381 ± 0.014.
Việc đo cạnh kia của tam giác đơn nhất hiện thời còn nhiều vướng mắc. Dữ kiện
chủ yếu để xác định cạnh này là nguyên tố CKM Vtd, nó chi phối tốc độ chuyển hóa
từ một quark top thành một quark down. Hiện tại, năng lượng trong các xưởng B
vẫn còn quá thấp để có thể tạo ra những quark top cực nặng. Hơn nữa, một số lượng
ít ỏi quark top được tạo ra trong các máy va chạm năng lượng cao lại phân hủy chủ
yếu thành quark bottom. Điều này khiến cho chúng ta không thể quan sát được sự
phân hủy hiếm có của chúng so với các quark nhẹ hơn, cả trong thí nghiệm hiện nay
và thí nghiệm đề xuất sắp thực hiện.

Bài toán tam giác vật chất, 6/12


Tuy nhiên, vấn đề không hẳn là bế tắc. Như phần trước đã nói đến, các quark top ảo
có thể được tạo ra trong sự dao động của meson B, và hóa ra là tốc độ của các dao
động B0 - B 0 , được mô tả bởi thông số ∆md, lại bị chi phối bởi Vtd. Thật là một
thách thức to lớn cho các nhà lí thuyết trong việc tính toán hằng số liên hệ Vtd với
∆md, nhưng người ta có thể thu được chút thành quả nếu xem xét các dao động của
một meson trung hòa khác gọi là B0s (một phản quark bottom và một quark strange),
xác định bởi ∆ms. Đặc biệt, với kĩ thuật gọi là sắc động lực học lượng tử lưới, người
ta thu được hằng số liên hệ tỉ số |Vtd|/|Vts| với ∆md/∆ms. Vì giá trị của ∆md và |Vts| là
đã biết, nên chỉ còn một thông tin còn thiếu là ∆ms.

Hình 3. Thiết lập tam giác đơn nhất. Các nhóm nhà vật lí lí thuyết và thực nghiệm
quốc tế như UTFit và CKMFitter đang đặt số đo các góc và cạnh của tam giác đơn
nhất để xác định xem tam giác này có thật sự là một tam giác hay không. Trong
hình trên, lấy từ nhóm nghiên cứu CKMFitter, các số đo thực nghiệm và sai số của
chúng được biểu diễn bằng các dải trên mặt phẳng phức trong đó tam giác đơn
nhất được dựng lên (màu đen). Nếu các số đo là thích hợp thì một sự chọn lựa đỉnh
tam giác sẽ khớp với mọi ràng buộc còn lại, nói theo ngôn ngữ hình vẽ thì các dải
màu sẽ chồng lên nhau tại một điểm. Số đo chính xác góc sin2β từ thiết bị BaBar và
Belle được biểu diễn bằng một hình nêm hẹp màu xanh dương, còn các số đo kém
chính xác hơn của α và γ tương ứng được biểu diễn bằng hình lưỡi liềm màu xanh
dương và hình nêm màu sáng xanh lá cây. Đối với các cạnh của tam giác, sự ràng
buộc chiều dài cạnh bên trái từ tốc độ chuyển đổi quark up thành quark bottom
được biểu diễn bằng vòng tròn màu xanh lá cây, còn sự ràng buộc về cạnh bên phải
từ các dao động meson B được biểu diễn bằng vòng tròn màu vàng (vòng tròn màu
cam là số đo các dao động B0s tại Fermilab gần đây). Các số đo trước đó về sự vi
phạm đối xứng CP từ các kaon được biểu diễn bằng hình hyperbol màu xanh lá
cây. Tất cả các số đo phù hợp với đỉnh của tam giác đơn nhất đều nằm trong dải

Bài toán tam giác vật chất, 7/12


nhỏ màu đỏ. Đây là một thành công lớn của Mô hình Chuẩn trong việc giải thích sự
vi phạm đối xứng CP.
Việc đo ∆ms hơi khó vì các dao động B0s - B 0 s rất nhanh. Tuy nhiên, hồi năm
ngoái, thí nghiệm CDF tại Fermilab cho số đo ∆ms chính xác một cách khác thường
là vào khoảng 2,75 THz (xem Physics World, số tháng 7/2006, trang 32 – 34). Việc
này cho phép người ta xác định chiều dài của cạnh còn lại của tam giác là
Rt = 0.904 ± 0.028. Bằng cách đặt tất cả các số đo góc và cạnh thu được trên một
biểu đồ riêng, bây giờ chúng ta có thể xác định xem chúng có phù hợp với một góc
riêng nào đó hay không (xem hình 3). Trong chừng mực nhất định, mọi thứ tương
hợp với một tam giác có chiều cao 0.344 ± 0.016.
Cuộc tìm kiếm quy luật vật lí mới
Các phép đo chính xác của tam giác đơn nhất là một thắng lợi của các xưởng B và
Mô hình Chuẩn, tuy nhiên, nó cũng khiến nhiều nhà vật lí cảm thấy thất vọng. Lí do
là bất kể những thành công của Mô hình Chuẩn, thì đây vẫn chưa phải là một câu
chuyện trọn vẹn. Các số liệu không giải thích được tính không đối xứng vật chất –
phản vật chất trong vũ trụ, nó cũng không giải thích được vật chất tối và năng lượng
tối mà các nhà vũ trụ vẫn cho rằng đó là thành phần cấu thành chủ yếu của vũ trụ,
nó cũng không giải thích được sự hấp dẫn. Người ta có thể nhiệt thành hi vọng các
kết quả từ máy va chạm hadron lớn LHC, sẽ khởi động vào cuối năm nay tại CERN,
sẽ cung cấp bằng chứng vật lí cho phía bên kia Mô hình Chuẩn. Các nhà vật lí
không đỉ kiên nhẫn nữa, và các phép đo quark top có thể mang tới manh mối trước
khi có LHC – chẳng hạn, những phép đo chính xác hơn cho thấy rằng các góc và
cạnh của tam giác đơn nhất không tương hợp chính xác với nhau.
Một mâu thuẫn trong tam giác đơn nhất có thể thấy bằng cách so sánh giá trị của
góc β xác định từ các phân hủy B0 → J/ψ Ks với số đo cũng của góc này trong
những phân hủy khác, chẳng hạn như phân hủy trong đó một quark bottom chuyển
thành một quark strange. Những phân hủy này xảy ra thông qua “các vòng lặp” hạt
ảo, trong đó quark bottom phân hủy thành một boson W ảo và một quark loại up, rồi
sau đó quark này lại tái kết hợp để hình thành một quark strange. Nếu nặng hơn, các
hạt đến nay chưa biết có thể được sinh ra một cách mau chóng trong những vòng
lặp này, ảnh hưởng đến việc đo tốc độ của những phân hủy này. Các phép đo gần
đây từ BaBar và Belle cho thấy thực sự có những hạt mới xuất hiện trong các vòng
lặp làm trung gian cho những phân hủy như thế. Hiện tại, sai số thực nghiệm quá
lớn khiến chúng ta chưa thể khẳng định được điều gì, nhưng đây là một gợi ý cho
những lí thuyết bên kia Mô hình Chuẩn, chẳng hạn như lí thuyết siêu đối xứng, một
lí thuyết có lẽ đang chi phối thế giới thực của chúng ta.
Trong khi các xưởng B cải tiến những phép đo của họ thì LHC sẽ vẽ nên một bức
tranh cận cảnh hơn. Trong khi có khoảng một triệu meson B được sinh ra mỗi ngày
tại BaBar và Belle thì mỗi giây LHC tạo ra số lượng meson B nhiều hơn con số này
nhiều lần. Đặc biệt, thí nghiệm LHCb, một trong bốn detector đặt xung quanh máy
va chạm LHC, sẽ cho phép tiến hành những phép đo chính xác hơn nhiều về các
thông số, chẳng hạn như góc γ, thông qua các nghiên cứu tỉ mỉ về sự dồi dào của
các hạt chứa quark bottom (xem Physics World, tháng 10/2006, trang 37 – 39). Tuy
nhiên, do mỗi va chạm proton – proton tại LHC sẽ sinh ra hàng trăm hạt, trái ngược
hoàn toàn với các va chạm electron – positron xảy ra trong xưởng B chỉ sinh ra hạt

Bài toán tam giác vật chất, 8/12


meson B và phản meson, nên việc nhận dạng loại phân hủy thích hợp đúng là một
thách thức lớn.
Bên cạnh việc sinh ra nhiều hạt chứa quark bottom hơn, một thuận lợi cơ bản nữa
của LHC là nó có thể tạo ra đa dạng chủng loại các hạt nhóm này, đặc biệt là meson
B0s, một hạt không sinh ra trong các xưởng B. Điều này sẽ cho phép tiến hành
những phép đo ∆ms chính xác hơn, và quan trọng hơn là cho phép những nghiên
cứu ban đầu về sự vi phạm đối xứng CP ở các meson B0s. Thí dụ, LHCb sẽ nghiên
cứu phân hủy B0s → J/ψ Φ, tương tự với phân hủy B0 → J/ψ Ks trong các xưởng B.
Không giống như phân hủy B0, tính không đối xứng trong phân hủy này do Mô hình
Chuẩn tiên đoán khá nhỏ. Do đó, nếu người ta quan sát thấy một lượng đáng kể sự
vi phạm đối xứng CP, thì điều đó sẽ mang đến một cái nhìn sáng sủa cho quy luật
vật lí mới.
Dường như sự quan sát quy luật vật lí mới cũng là đoạn kết của câu chuyện nền vật
lí B và tam giác đơn nhất. Nhưng thực ra, một khám phá như vậy cần rất nhiều công
sức để xác định tính chất chi tiết của các hạt mới, và xác minh xem liệu những kết
quả vi phạm đối xứng CP có thể thêm được gì hay không vào sự hụt hẫng trong
hiểu biết của chúng ta về vật chất thống trị trong vũ trụ. Vì lí do này, các nhà nghiên
cứu đang đề xuất một “Xưởng Siêu Mùi” – một máy va chạm electron – positron
tương tự như xưởng B hiện có, nhưng có tốc độ va chạm ít nhất là lớn hơn 100 lần.
Một thí nghiệm như vậy cũng sẽ cho phép chúng ta thiết lập chính xác tam giác đơn
nhất - mặc dù có thể sau đó nó không thật sự là một tam giác nữa – cũng như bước
đầu nghiên cứu những quá trình đặc biệt nhạy với những tính chất của quy luật vật
lí mới, ví dụ như sự phân hủy của lepton tau.
Vậy, khi nào thì một tam giác không phải là một tam giác ? Trong chừng mực của
những kết quả ấn tượng thu được của các nhà nghiên cứu tại BaBar và Belle, chúng
ta có thể nói rằng bây giờ chưa phải lúc ! Nhưng chúng ta biết rằng phải có sự vi
phạm đối xứng CP vượt ngoài khả năng giải thích của Mô hình Chuẩn, và chúng ta
hi vọng các hạt mới là nguyên nhân gây ra hiện tượng này sẽ sớm được tìm thấy tại
LHC. Điều này cũng gợi ý rằng những nghiên cứu chính xác hơn sẽ vạch ra một chỗ
hở của tam giác, mở ra một lĩnh vực nghiên cứu phong phú mới để tóm bắt những
tính chất của nền vật lí mới.
PHỤ LỤC
Ma trận CKM và tam giác đơn nhất
Mô hình Chuẩn của vật lí hạt cơ bản chứa 6 “mùi” của quark: up (u), down (d),
charm (c), strange (s), top (t) và bottom (b) – chia thành ba dòng quark “loại up” (u,
c và t) có điện tích + 2/3 và quark “loại down” (d, s và b) có điện tích – 1/3. Các
quark có thể chuyển mùi từ loại up sang loại down, và ngược lại, thông qua tương
tác yếu. Xác suất cho mỗi sự chuyển đổi mùi này xảy ra được mô tả bằng một ma
trận 3 x 3 với các nguyên tố số phức, gọi là ma trận Cabibbo – Kabayashi –
Maskawa (CKM), VCKM. Ví dụ, bình phương của nguyên tố Vud cho xác suất một
quark up chuyển thành một quark down. Xác suất tương ứng đối với các chuyển đổi
phản quark được cho bởi liên hợp phức của ma trận này, V*CKM. Thực ra thì hai ma
trận này không đồng nhất (vì chúng chứa các số phức), và không giải thích được
hiện tượng vi phạm đối xứng CP, vì thế các quark và phản quark hành xử hơi khác
nhau.

Bài toán tam giác vật chất, 9/12


Vì các tương tác yếu phải bảo toàn xác suất – nghĩa là một quark loại up phải
chuyển thành một trong ba quark loại down chứ không thể chuyển thành bất cứ hạt
nào khác – nên ma trận CKM phải “đơn nhất”. Về mặt toán học, một ma trận là đơn
nhất khi nhân nó với liên hợp Hermitian V+CKM (hoán vị của liên hợp phức của nó)
thì kết quả thu được là một ma trận đơn vị. Quan hệ này đưa đến số phương trình
liên hệ các nguyên tố của ma trận CKM. Một số phương trình là kết quả của sự bảo
toàn xác suất một cách trực tiếp – nghĩa là bình phương của các nguyên tố hàng
hoặc cột phải cộng lại bằng một – nhưng có một số phương trình trong đó tổng của
ba số phức bằng không, chẳng hạn như V*ubVud + V*cbVcd + V*tbVtd = 0.

Hình 4.
Quan hệ kiểu thứ hai ở trên có thể miêu tả bằng đồ thị trên “biểu đồ Argand”, biểu
đồ có các trục tương ứng với các số thực và số ảo. Trên biểu đồ kiểu như vậy, một
số phức được biểu diễn bằng một đoạn thẳng, và tổng của một vài số phức có thể
biểu diễn bằng cách nối đuôi nhau hệt như khi cộng các vectơ. Trong các phương
trình đơn nhất của ma trận CKM, tổng của ba số phức là bằng không, cho nên ba
đoạn thẳng nối đuôi nhau tạo thành một tam giác gọi là “tam giác đơn nhất”. Có cả
thảy 6 tam giác đơn nhất – mỗi tam giác cho một cặp hàng hoặc cột trong ma trận
CKM – và chiều cao của mỗi tam giác tương ứng với lượng vi phạm đối xứng CP
trong sự chuyển đổi của các quark có liên quan.

Hình 5.
Đa phần các tam giác rất thon dài, tương ứng với kết quả vi phạm đối xứng CP rất
nhỏ. Tuy nhiên, tam giác mô tả sự chuyển đổi quark top và down được dự đoán là
có các cạnh dài xấp xỉ bằng nhau. Vì tầm quan trọng của tam giác này, nên nó
thường được gọi là tam giác đơn nhất “đó”. Người ta thường vẽ tam giác đơn nhất
có chiều dài một cạnh thu tỉ lệ lại bằng đơn vị và quay để cạnh này nằm dọc theo

Bài toán tam giác vật chất, 10/12


trục thực. Chiều dài của hai cạnh kia và các góc tương ứng với sự kết hợp của các
nguyên tố của ma trận CKM và phải được xác định bằng thực nghiệm.

BaBar và Belle
Một triệu meson B được tạo ra mỗi ngày trong các máy va chạm electron – positron
tại SLAC ở Mĩ và KEK ở Nhật Bản. Các sản phẩm phân hủy của meson B được
khảo sát bằng các detector hạt khổng lồ bao gồm nhiều hệ thống con như BaBar
(hình 6) tại SLAC và Belle (hình 7) tại KEK.

Hình 6. (Nguồn: Lawrence Berkeley National Lab)

Hình 7. (Nguồn: KEK)


Muốn xác định vị trí meson B phân hủy, cần phải đo chính xác đường đi của các
sản phẩm phân hủy, công việc có thể thu được bằng các detector silicon đặt càng
gần điểm va chạm càng tốt. Một vấn đề cũng quan trọng là xác định loại hạt được
sinh ra trong các phân hủy. Cả hai thí nghiệm đều sử dụng kĩ thuật nhận dạng hạt
kiểu mới, tận dụng “bức xạ Cerenkov” sinh ra một hạt tích điện truyền qua một môi
trường với vận tốc lớn hơn vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường đó. Góc phát
ra tia sáng này phụ thuộc vào khối lượng của hạt cho phép phân biệt, chẳng hạn,
pion với kaon.

Bài toán tam giác vật chất, 11/12


Tam giác đơn nhất
- Tam giác đơn nhất là một biểu đồ trừu tượng biểu diễn cách thức 6 quark đã biết
có thể chuyển hóa thành quark khác thông qua lực yếu.
- Nó là một bộ phận thiết yếu của Mô hình Chuẩn của vật lí hạt cơ bản vì nó giải
thích sự khác nhau tinh tế giữa vật chất và phản vật chất gọi là vi phạm đối xứng
CP.
- Mô hình Chuẩn tiên đoán biểu đồ này là một tam giác hoàn chỉnh, còn nhiều lí
thuyết tổng quát hơn cho rằng không hoàn toàn như vậy.
- Các nhà nghiên cứu tại các máy va chạm hạt gọi là xưởng B ở Mĩ và Nhật Bản
trong thời gian gần đây đã tiến hành những phép đo chính xác các góc và cạnh của
tam giác đơn nhất.
- Mặc dù những phép đo này phù hợp với biểu đồ tam giác, nhưng các nhà vật lí
vẫn tiếp tục tìm kiếm sự sai lệch nhằm hé mở một quy luật vật lí mới.
- Các cỗ máy tương lai, như Máy Va chạm Hadron Lớn và Xưởng Siêu Mùi, sẽ cho
phép tiến hành những phép đo chính xác hơn nhằm kiểm tra các quy luật vật lí vượt
khỏi Mô hình Chuẩn.

hiepkhachquay (dịch từ Physics World, tháng 4/2007)


13/4/2007, http://hiepkhachquay.3000mb.com

Bài toán tam giác vật chất, 12/12


SỰ THẬT VỀ TRẠNG THÁI SIÊU RẮN
Matthew Chalmers
Năm 2004, các nhà nghiên cứu đã có báo cáo bằng chứng rõ ràng đầu tiên
về tính siêu chảy ở helium-4 rắn. Tuy nhiên, theo Matthew Chalmers mô tả thì
những công trình lí thuyết và thực nghiệm mới đây đã mang thực trạng một “siêu
chất rắn” như thế vào vòng nghi vấn.
Nếu như một ngành vật lí được đánh giá bởi số lượng người đạt giải thưởng
Nobel đã làm việc với nó, thì ngành nghiên cứu hiện tượng siêu chảy chắc chắn là
một trong những ngành thành công bậc nhất. Ngành này đã khai sinh ra gần 20
người đạt giải Nobel, kể từ giải Nobel vật lí năm 1913 trao cho Heike Kamerlingh
Onnes, người đã khám phá ra hiện tượng siêu dẫn, cho đến giải thưởng năm 2003
cho Alexei Abrikosov, Vitaly Ginzburg và Tony Leggett ghi nhận những đóng góp
của họ đối với lí thuyết siêu dẫn và siêu chảy. Nguyên nhân vì sao thật đơn giản:
những hiện tượng phản trực giác này, nhờ đó mà dưới một nhiệt độ nhất định, vật
chất lan chảy không hề bị cản trở, và hiếm có mẫu hành trạng cơ lượng tử nào được
nhìn thấy ở thang vĩ mô.
“Có ý kiến trong số các nhà vật lí nghiên cứu vật chất hóa đặc cho rằng vai
trò của Big Bang đối với vũ trụ là vai trò của các “siêu” trạng thái đối với vật lí
nguyên tử” - lời của Phillip Anderson, thuộc trường đại học Princeton ở Mĩ, người
cùng chia giải thưởng Nobel vật lí năm 1977 cho công trình nghiên cứu của ông về
cấu trúc điện tử của các vật liệu từ tính và mất trật tự. “Đa số mọi người đều không
biết liệu sự hiểu biết dựa trên các khái niệm của chúng ta về thế giới xung quanh
mình đến từ lĩnh vực này, chẳng hạn như sự phá vỡ đối xứng và cơ chế Higgs, là
bao nhiêu”.
Hiện tượng siêu chảy được phát hiện ở pha lỏng vào năm 1938, khi Pjotr
Kapitsa - người nhận giải Nobel năm 1978 cho nghiên cứu đó - nhận thấy helium-4
lỏng đột nhiên xử sự như thể nó có độ nhớt bằng không khi được làm lạnh dưới
nhiệt độ khoảng 2 K. Không hề có sự cản trở dòng chảy, chất siêu lỏng có thể làm
nhiều chuyện kì quái như bò lên mặt thành bình chứa hay truyền qua những khe nhỏ
chỉ rộng vài nguyên tử. Hiện tượng siêu dẫn, một hiện tượng nhiệt độ thấp có kịch
bản tương tự, trong đó các dòng điện truyền đi không có điện trở, là do sự siêu chảy
của các electron ghép đôi. Tuy nhiên, năm 2004, Moses Chan thuộc trường đại học
bang Penn ở Mĩ, và nghiên cứu sinh của ông khi đó là Eun-Seong Kim đã công bố
bằng chứng cho tính siêu chảy trong một khung cảnh kém chắc chắn hơn nhiều:
mạng nguyên tử của khối rắn helium-4.

© hiepkhachquay Sự thật và trạng thái siêu rắn | Trang 1/10


Một pha vật chất “siêu rắn” như thế có thể chảy qua một chất rắn bình
thường như thể không có nó ở đó. Giống như hiện tượng siêu chảy trong chất lỏng,
hành trạng kì lạ này đã được tiên đoán là một hệ quả của hóa đặc Bose-Einstein -
một sự chuyển pha trong đó tất cả các hạt trong hệ rơi vào cùng một trạng thái cơ
bản và do đó không còn có thể xem chúng như những thực thể độc lập chuyển động
hỗn loạn. Sự suy sụp lượng tử như thế có khả năng là do các nguyên tử helium-4 là
boson, tức là các hạt có xung lượng góc spin nguyên.
Từ năm 1995, khi các nhà vật lí ở Mĩ chế tạo được hóa đặc Bose-Einstein
(BEC) lần đầu tiên ở pha khí bằng cách làm lạnh các nguyên tử boson tính rubiđi và
natri xuống đến nhiệt độ vài trăm nano Kelvin - nhờ thành tựu đó mà họ đã được
trao giải Nobel vật lí năm 2001 - những hệ này đã cung cấp một “phòng thí nghiệm”
chưa hề có tiền lệ trong lịch sử để nghiên cứu cơ chế gây ra tính siêu chảy. Nếu như
siêu chất rắn thật sự tồn tại, nó có nghĩa là hóa đặc Bose-Einstein đã được quan sát
thấy ở pha rắn, cũng như ở pha lỏng và pha khí.

Hình 1. Những nghiên cứu mới đây cho thấy “hiện tượng siêu rắn” ở helium-4 là kết quả
của tính không hoàn hảo trong cấu trúc tinh thể của nó, chứ chưa hẳn là một pha mới của vật chất.
Nguồn: Photolibrary

Mặc dù một vài nhóm nghiên cứu đã xác nhận thông báo năm 2004 của
Chan, nhưng những thí nghiệm gần đây cho thấy đóng vai trò quan trọng là sự mất
trật tự trong tinh thể làm gia tăng nghi vấn về việc một pha siêu rắn như thế có được
quan sát thấy hay chưa. Hơn nữa, các nhà lí thuyết không đồng ý hoàn toàn với cơ
chế nào đã chi phối tính siêu rắn. “Tình trạng thật hết sức u ám”, Chan thừa nhận.

© hiepkhachquay Sự thật và trạng thái siêu rắn | Trang 2/10


Siêu dấu vết
Khả năng một chất siêu rắn, trong đó hóa đặc Bose-Einstein tồn tại đồng thời
với mạng nguyên tử đều đặn của chất rắn, không có gì mới: nó đã được tiên đoán
lần đầu tiên bởi nhà các lí thuyết người Nga Alexander Andreev và Ilya Liftshitz
vào năm 1969. Thay vì các nguyên tử độc lập chịu sự đặc lại, họ đề xuất rằng trạng
thái siêu rắn sẽ xuất hiện từ sự hóa đặc của các lỗ trống nguyên tử. Trong đa số chất
rắn, các lỗ trống được tạo ra khi một nguyên tử ở một nút mạng nào đó được giải
phóng, thường là do năng lượng nhiệt. Nhưng trong trường hợp helim-4, chất chỉ
hóa đặc ở nhiệt độ cực thấp và áp suất cao (xem hình 2), các nguyên tử liên kết quá
yếu nên các lỗ trống có thể tồn tại cả ở không độ tuyệt đối, do năng lượng “điểm
không” lượng tử.
Sự tồn tại khả dĩ của những lỗ trống điểm không như vậy đã thuyết phục
John Goodkind thuộc trường đại học California ở San Diego, lùi lại thập niên 1980,
rằng trạng thái siêu rắn rất đáng để nghiên cứu. “Sự tồn tại BEC ở pha rắn cũng
quan trọng như việc khám phá ra hiện tượng siêu chảy ở helium lỏng”, ông nói. “Nó
là một trạng thái mới của vật chất hơi khác thường”. Sử dụng siêu âm để khảo sát
đặc tính của helium-4 khi nó được làm lạnh, Goodkind chú ý tới sự tăng đột ngột về
vận tốc và sự tiêu tan sóng âm ở gần 200 mK, mà ông giải thích là do sự chuyển
pha nhiệt động lực học - có khả năng là một BEC. Thật đáng tiếc là vào lúc đó
nguồn tài trợ cho Goodkind đã cạn, nhưng kết quả bất thường của ông đã gây được
sự chú ý của Kim và Chan.

Hình 2. Helium-4 là đồng vị phổ biến hơn trong số hai đồng vị của helium, còn đồng vị kia là
helium-3. Ở áp suất và nhiệt độ bình thường, helium tồn tại ở trạng thái khí, chủ yếu dùng cho các
khinh khí cầu do tỉ trọng nhẹ của nó. Khi được làm lạnh xuống gần không độ tuyệt đối, helium trở
thành chất lỏng và ở nhiệt độ 2,17 K, nó chuyển thành chất siêu lỏng chảy không có độ nhớt (do
những quy luật cơ bản của cơ học lượng tử, các nguyên tử helium-3, là fermion chứ không phải

© hiepkhachquay Sự thật và trạng thái siêu rắn | Trang 3/10


boson giống như helium-4, trở thành chất siêu lỏng ở nhiệt độ thấp hơn nhiều, 0,0025K, một khi
chúng đã ghép đôi để tạo nên boson). Không giống như những nguyên tố khác, helium không đông
đặc ở không độ tuyệt đối, mà chỉ đông đặc dưới tác dụng của áp suất. Đã được tiên đoán từ vài
thập kỉ trước, những thí nghiệm gần đây cho thấy helium-4 bị nén có thể rơi vào một trạng thái mới
của vật chất gọi là siêu rắn dưới nhiệt độ khoảng 200 mK.

Được kích thích bởi viễn cảnh quan sát một hiện tượng mới sẽ đưa tài thực
nghiệm khéo léo của họ đi đến giới hạn, Kim và Chan đã đặt ra nhiệm vụ tìm kiếm
trạng thái siêu rắn vào năm 1999. Họ sử dụng một máy dao động xoắn, gồm một tế
bào hình trụ chứa đầy helium áp suất cao bao quanh trong một đĩa thủy tinh Vycor
tổ ong. Tế bào đó, có thể treo lên bằng một cái cần, khi đó có thể quay tới trước và
sau. Bằng cách ghi nhận chu kì dao động trong khi tế bào được làm lạnh xuống gần
không độ tuyệt đối, các nhà nghiên cứu có thể tìm thấy dấu vết của quán tính quay
phi cổ điển - sự giảm đột ngột chu kì dao động của tế bào sẽ đánh dấu sự bắt đầu
mạnh mẽ của hiện tượng siêu chảy ở helium-4 rắn bên trong nó. Khi vật mẫu đạt tới
nhiệt độ 175 mK, đây chính xác là cái mà họ quan sát được (xem hình 3).
“Ở một nhiệt độ đủ thấp, helium-4 rắn không xử sự như một chất rắn”, Chan
nói. “Tôi không còn đếm nỗi số lượng thí nghiệm điều khiển mà chúng tôi đã thực
hiện với các tế bào khác nhau để thuyết phục chính chúng tôi về hiện tượng”. Kim
và Chan đã công bố kết quả nghiên cứu của họ vào tháng 1/2004, kết luận rằng sự
giảm quán tính quay mà họ quan sát được “có khả năng” là do 2% helium-4 đã chịu
sự hóa đặc Bose-Einstein sang trạng thái siêu rắn (Nature 427 225). Bay lượn vật vờ
trước nền vật lí cổ điển, thành phần ma quỷ này của hệ vẫn thảnh thơi trong cơ cấu
phòng thí nghiệm, dễ dàng đi vào và ra khỏi mạng nguyên tử bình thường khi tế bào
quay xung quanh nó.

© hiepkhachquay Sự thật và trạng thái siêu rắn | Trang 4/10


Hình 3. Bằng chứng có sức thuyết phục nhất cho thấy helium-4 rắn có thể trở thành chất
siêu rắn đến từ những thí nghiệm máy dao động xoắn. Như được khám phá bởi Eun-Seong Kim và
Moses Chan vào năm 2004, mức quán tính quay và do đó, chu kì dao động của helium-4 rắn giảm
nhiệt độ ở nhiệt độ khoảng 175 mK (màu đỏ), cho thấy một số phần trong tinh thể đã trải qua sự
chuyển pha sang trạng thái siêu chảy vẫn đứng yên khi helium-4 rắn “thông thường” bao quanh
quay xung quanh nó. Các nhà nghiên cứu không hề nhìn thấy hành trạng như thế đối với tế bào giả
lập (màu đen) hoặc khi thí nghiệm được lặp lại với người anh em fermion tính của helium-4 là
helium-3 (màu xanh dương). Hơn nữa, bằng cách tăng hàm lượng helium-3 tạp chất trong mẫu
helium-4 (các đường màu, lệch thẳng đứng xuống), thì nhiệt độ chuyển pha siêu rắn tăng theo và
kết quả cuối cùng biến mất khi tạp chất helium-3 chiếm 0,1%.

Điều quan trọng là Kim và Chan đã nhìn thấy không có hành trạng nào như
vậy khi không lâu sau đó họ lặp lại thí nghiệm sử dụng helium-3. Không giống như
người anh em boson tính nặng hơn của chúng, các nguyên tử helium-3 là fermion -
nghĩa là, chúng có spin bán nguyên và do đó bị nguyên lí loại trừ cấm tạo nên BEC.
Tuy nhiên, có khả năng cho các nguyên tử helium-3 tạo ra BEC nếu như trước hết
chúng ghép đôi để hình thành nên boson, một quá trình na ná như sự ghép đôi của
các electron trong hiện tượng siêu dẫn, có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiều. Thật
vậy, quan sát đầu tiên thấy sự siêu lỏng ở helium-3 vào năm 1972 chỉ ở 2,7 mK - đó
là kì công mà David Lee, Douglas Oscheroff và Robert Richardson đã được ghi
nhận bằng giải Nobel vật lí năm 1996 - là một dấu hiệu rõ ràng cho mối liên hệ giữa
hiện tượng siêu chảy và hóa đặc Bose-Einstein.
Tuy nhiên, do tầm quan trọng tiềm tàng của việc khám phá ra pha siêu rắn,
rõ ràng vẫn còn một số việc phải làm trước khi Kim và Chan buông từ “có khả
năng” cho thông cáo của họ. Đặc biệt, có khả năng là cái “quán tính phi cổ điển” mà
họ ghi nhận được đơn giản chỉ là do một lớp helium-4 trong mẫu trở nên bị bẫy
trong các lỗ kích thước nanomét của đĩa thủy tinh Vycor mà trong đó helium-4 phải
được chứa để giữ nó ở áp suất cần thiết. Do đó, đôi nghiên cứu đã lặp lại thí nghiệm
sử dụng một khối helium-4 rắn, quan sát sự giảm quán tính quay cho thấy 1% mẫu
đã trở nên siêu rắn. “Điều này cho thấy cái mà chúng tôi quan sát là một hiện tượng
vĩ mô chứ không phải là một hiện tượng lượng tử, cục bộ”, Chan lưu ý. Khẳng định
dứt khoát của đôi nghiên cứu về việc khám phá ra hiện tượng siêu rắn đã được công
bố đúng lúc vào tháng 9/2004 (Science 305 1941).

Hoàn toàn hỗn loạn


Thôi thúc trước kết quả nghiên cứu đến từ trường đại học bang Penn, các
nhóm nghiên cứu khác sớm bắt đầu nỗ lực tái tạo lại thí nghiệm máy dao động xoắn
của Kim và Chan. Vào đầu năm 2006, ba nhóm nghiên cứu như vậy đã xác nhận kết
quả siêu rắn: Keiya Shirahama và các cộng sự tại trường đại học Keio, Nhật Bản

© hiepkhachquay Sự thật và trạng thái siêu rắn | Trang 5/10


(arXiv.org/abs/cond-mat/0607032); Minoru Kubota và sinh viên của ông tại trường
đại học Tokyo (arXiv.org/abs/cond-mat/0702632); và John Reppy - người đã tìm
kiếm không thành trạng thái siêu rắn vào cuối thập niên 1970 - và học trò của ông là
Sophie Rittner tại trường đại học Cornell, Mĩ (Phys. Rev. Lett. 97 165301).

Hình 4. Tế bào thí nghiệm chứa helium-4 mà Kim và Chan đã dùng để thực hiện điều khẳng định
cuối cùng về hiện tượng siêu rắn vào năm 2004.

Tất các các nhóm này đều xác nhận rằng dưới nhiệt độ khoảng 200 mK,
chừng 1% helium-4 rắn chảy không theo cách cổ điển. Tuy nhiên, trong thí nghiệm
Cornell, Reppy và Rittner cũng nhận thấy, bằng việc duy trì nhiệt độ của helium-4
rắn gần điểm tan chảy của nó trong vài giờ đồng hồ sau đó làm lạnh dần dần nỏ trở
lại, họ có thể làm giảm tín hiệu siêu rắn xuống dưới 0,05% và thậm chí còn làm cho
nó biến mất hoàn toàn. Vì sự “tôi luyện” như thế được mong đợi để làm giám mức
độ không hoản hảo trong chất rắn, nên điều này cho thấy hành trạng siêu rắn quan
sát được không phải là đặc tính chung của khối helium-4 rắn mà là kết quả của sự
khiếm khuyết hay sai lệch trong cấu trúc tinh thể.
Một số thí nghiệm khác nữa cũng ủng hộ cách giải thích về sự không hoàn
hảo này. Hồi đầu năm nay, chẳng hạn, Reppy đã lặp lại thí nghiệm khối helium-4
của Kim và Chan, nhưng với mẫu được làm nóng và làm lạnh trở lại cực nhanh để
làm xuất hiện sự mất trật tự, tìm thấy đến 20% khối rắn trở nên siêu chảy (Phys.
Rev. Lett. 98 175302). Trong khi đó, một trong những sinh viên mới của Chan,
Tony Clark, nhận thấy khi một đơn tinh thể cực kì tinh khiết của helium-4 được đặt
trong một máy dao động xoắn, thì phần siêu rắn chỉ có 0,3%. “Tôi thấy toàn bộ
những kết quả mới này rất khó hiểu”, Chan nói. “Điều kì quặc là helium rắn giới
hạn trong thủy tinh Vycor trong thí nghiệm ban đầu của chúng tôi, và trong vàng

© hiepkhachquay Sự thật và trạng thái siêu rắn | Trang 6/10


xốp trong một thí nghiệm khác [2005 J. Low Temp. Phys. 138 159], có chất lượng
tệ hơn nhiều so với trong kết quả mới nhất của Reppy - cho tới nay chúng tôi tìm
thấy phần siêu rắn chỉ có 2% mà thôi”.

Hình 5. Moses Chan trước chiếc máy dao động xoắn của ông ở trường đại học bang Penn.
Có thể ông sẽ là người tiếp theo đạt giải Nobel cho hiện tượng siêu chảy.

Trường hợp chất siêu rắn có vẻ bị làm lu mờ đi bởi các thí nghiệm “dòng
một chiều” độc lập được tiến hành bởi John Beamish và các cộng sự tại trường đại
học Alberta, Canada, không bao lâu sau kết quả năm 2004 của Kim và Chan. Đội
nghiên cứu đã đặt helium-4 rắn trong một dãy ống mao dẫn và tìm kiếm bằng chứng
trực tiếp của hiện tượng siêu rắn bằng cách tạo ra sự chênh lệch áp suất trong mẫu
và xem xét bất kì sự chuyển khối lượng nào xảy ra (2006 Phys. Rev. Lett. 96
105304 and 95 035301). “Hành trạng của helium-4 rắn hơi khác với chất siêu lỏng”,
Beamish nói. “Kết quả của chúng tôi cho thấy khi hạ nhiệt độ xuống 30 mK,
helium-4 rắn không chảy đi”.

Các nhà lí thuyết ra tay cứu nguy


Nhiều nhà lí thuyết không ngạc nhiên chút nào trước kết quả của những thí
nghiệm máy dao động xoắn phải phụ thuộc mạnh mẽ vào những điều kiện mà dưới
đó mẫu helium-4 rắn được chuẩn bị trước. Một phần đấy là do những tính toán thực
hiện bởi Nicolay Prokofev và Boris Svistunov tại trường đại học Massachusetts và
một số người khác, kể cả David Ceperley ở trường đại học Illinois, cho thấy các lỗ
trống không thể tồn tại ở không độ tuyệt đối. Kết quả là hiện tượng siêu chảy ở tinh
thể helium-4 có thể không có nguyên nhân do hóa đặc Bose-Einstein của các lỗ
trống. Thật vậy, hồi năm ngoái, chính Chan đã nghi ngờ về lời giải thích này khi
ông nhận thấy tỉ lệ siêu rắn không giảm như một hàm của áp suất, đúng ra nó phải
© hiepkhachquay Sự thật và trạng thái siêu rắn | Trang 7/10
như vậy nếu như sự giảm quán tính quay quan sát được là do sự hình thành hóa đặc
Bose-Einstein (Phys. Rev. Lett. 97 115302).
Nhưng, một lí do còn thuyết phục hơn nữa để nghi ngờ tiên đoán năm 1969
của Andreev và Liftshitz là những tiến bộ gần đây trong việc tìm hiểu xem các loại
sai hỏng tinh thể nhất định có thể tạo ra dấu hiệu giống như siêu rắn như thế nào.
“Trên cơ sở những tính toán đầu tiên trên nguyên tắc bằng số, chúng tôi đảm bảo
cho sự tồn tại của ít nhất hai pha siêu rắn của helium-4”, Svistunov nói. Một pha,
ông nói, xảy ra ở các lớp ngoài gồ ghề siêu chảy, các lớp rộng khoảng ba nguyên tử
phân cách các vùng định hướng tinh thể khác nhau (Phys. Rev. Lett. 98 135301).
Pha kia là pha thủy tinh siêu chảy, trong đó các nguyên tử helium-4 hình thành một
trạng thái mất trật tự không gian nhưng là trạng thái “siêu thủy tinh” rất bền (Phys.
Rev. Lett. 96 105301).
Sebastien Balibar tại Phòng thí nghiệm vật lí thống kê, thuộc Ecole Normale
Supérieure, ở Paris, mới đây đã tìm thấy bằng chứng cho tính siêu chảy ở tinh thể
helium-4 với các lớp ngoài gồ ghề. Mặc dù một mạng lưới các thực thể như vậy sẽ
tạo ra quán tính quay phi cổ điển biểu hiện trong máy dao động xoắn, nhưng ông và
những đồng sự của mình đã thay vì vậy lại sử dụng một dụng cụ giống như cái
phong vũ biểu để tìm kiếm dấu hiệu trực tiếp của hiện tượng siêu rắn (xem hình 6).
Tương tự như thí nghiệm dòng chảy của Beamish và các cộng sự, ý tưởng của họ là
chứa helium-4 rắn bên trong một ống thủy tinh và dùng camera để theo dõi dòng
chảy khối phản ứng lại sự chênh lệch độ cao giữa trong ống và ngoài ống (Science
313 1098).

Hình 6. Sebastien Balibar và các cộng sự đã lấp đầy hai ống mao dẫn có chiều cao khác
nhau bằng helioum-4 rắn (bên trái) và sử dụng một camera để quan sát xem hai hệ có đạt tới trạng
thái cân bằng không (tức là có giống như chất lỏng không). Đối với các tinh thể có lớp ngoài gồ
ghề (như chỉ ra trên hình bên phải, trong tinh thể helium-4 rắn rộng khoảng 1 cm2), đội nghiên

© hiepkhachquay Sự thật và trạng thái siêu rắn | Trang 8/10


cứu đã thật sự quan sát được dòng chảy khối như thế.
Nguồn: R Ishiguro, S Sasaki, S Balibar

“Những tinh thể chất lượng tốt không biểu hiện dòng chảy, còn những tinh
thể có lớp biên gồ ghề và do đó có một sự mất trật tự nhất định, thì lại biểu hiện
dòng chảy”, Balibar nói. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng thật khó để cho một mạng
lưới lớp ngoài gồ ghề siêu chảy gây ra một tỉ lệ siêu rắn lớn trong các thí nghiệm
máy dao động xoắn. “Có khả năng là các lớp ngoài gồ ghề đã liên kết các vùng lỏng
hay như thủy tinh trong những tinh thể mất trật tự để tạo ra một dấu hiệu siêu rắn
lớn”, ông nói. Bởi vì những lớp ngoài gồ ghề như vậy không thể sắp thẳng hàng
trong những khe hẹp của vật liệu, nên điều này giải thích tại sao Beamish và các
cộng sự không nhìn thấy dòng chảy như thế trong thí nghiệm ống mao dẫn của họ.
Hồi tháng 2 năm nay, Victor Grigo’ev và các đồng sự ở Viện Hàn lâm Khoa
học Ucraina đã công bố bằng chứng cho pha thủy tinh của Prokofev và Svistunov ở
helium-4 rắn (arXiv.org/abs/cond-mat/0702133). Bằng cách đo chính xác áp suất
của mẫu của họ là một hàm của nhiệt độ, T, họ tìm thấy một sự lệch khỏi sự phụ
thuộc T4 như lí thuyết cổ điển trông đợi sang phụ thuộc vào T2 ở nhiệt độ dưới 300
mK. Đội nghiên cứu cho biết đây là cái mà người ta trông đợi nếu như pha thủy tinh
được hình thành, và cho rằng một pha như vậy có thể giải thích những kết quả dị
thường trước đây ở helium-4 rắn.
Chan hi vọng những nghiên cứu như thế này, tìm kiếm dấu hiệu nhiệt động
lực học trực tiếp của hiện tượng siêu rắn, sẽ giúp giải quyết vấn đề giải thích
nguyên nhân gây ra dấu hiệu siêu rắn quan sát thấy trong thí nghiệm của ông. “Trừ
thí nghiệm siêu âm nguyên bản của Goodkind thì bằng chứng rõ ràng nhất cho hiện
tượng siêu rắn từ trước đến nay vẫn đến từ những phép đo máy dao động xoắn”,
ông nói. “Theo quan điểm của tôi, các kết quả của Balibar có khả năng là do các
màng helium-4 lỏng chảy dọc theo “các vết nứt” hay lớp ngoài gồ ghề và không có
liên quan đến hiện tượng siêu rắn quan sát thấy trong những thí nghiệm của chúng
tôi”.
Nhóm của Chan hiện đang tiến hành các nghiên cứu nhiệt động lực học của
riêng mình. Tại cuộc họp của Viện Vật lí Mĩ hồi tháng 3 năm nay, một trong số
những sinh viên mới của ông, Xi Lin, đã đưa ra các số đo công suất nhiệt của
helium-4 rắn như là một hàm của nhiệt độ, cho thấy nó có dạng như lí thuyết cổ
điển trông đợi cộng thêm một đỉnh nữa ở cùng nhiệt độ (khoảng 80 mK), tại đó các
tín hiệu máy dao động xoắn xuất hiện. “Chúng tôi cần phải làm một thí nghiệm điều
khiển được hơn nữa để vạch rõ điều này trước khi chúng tôi có thể nói cực đại này
có liên quan tới hiện tượng siêu rắn hay không”, Chan nói.
© hiepkhachquay Sự thật và trạng thái siêu rắn | Trang 9/10
Siêu nghi vấn
Liệu Chan có phải là người tiếp theo nhận giải Nobel cho hiện tượng siêu
chảy không ? “Trên cơ sở bằng chứng thực nghiệm hiện nay, chúng tôi không biết
ông ấy có quan sát được trạng thái siêu rắn hay không và do đó chúng tôi không biết
là nó có tồn tại hay không ?”, Goodkind nói. “Chỉ những thí nghiệm máy dao động
xoắn mới cho thấy rõ ràng tín hiệu - những nghiên cứu khác về dòng chảy trực tiếp
cộng với những thí nghiệm tán xạ neutron và tia X cho thấy không có bằng chứng
cho hiện tượng siêu rắn và các nỗ lực tìm kiếm dấu hiệu nhiệt động lực học từ trước
đến nay vẫn chưa thành công”. Tuy nhiên, Goodkind hi vọng sự đa dạng của những
cuộc tìm kiếm thực nghiệm hiện tượng siêu rắn hiện nay - bao gồm cả những
nghiên cứu mới đây tiến hành bởi Beamish tương tự với thí nghiệm năm 1997 của
riêng ông - sẽ có thể nhận ra nguyên nhân của hành trạng kì lạ mà Chan và ông đã
thấy.
Tony Leggett tại trường đại học Illinois, người đã chỉ ra vào năm 1970, rằng
quán tính quay phi cổ điển là dấu hiệu của trạng thái siêu rắn, cho rằng những kết
quả của Rittner-Reppy mới đây với các tinh thể mất trật tự là rất có ấn tượng. “Theo
tôi, những dữ liệu này cho thấy cái mà người ta nhìn thấy hiện nay là một nền động
học dị thường, chứ không phải là quán tính quay phi cổ điển”, ông nói. Nhưng ông
nói thêm rằng để giải quyết vấn đề một cách chắc chắn, chúng ta cần một thí
nghiệm “Hess-Fairbank”, trong đó helium-4 rắn được đưa vào chuyển động quay
điện một chiều thay vì điện xoay chiều như trong máy dao động xoắn.
Phillip Anderson tán thành về cơ bản. “Không có thí nghiệm nào trông thấy hiện
tượng siêu rắn một cách thích đáng, nhưng họ thật sự đã nhìn thấy bằng chứng cho chất
lỏng lượng tử”, ông nói. Anderson gọi chất lỏng này là chất lỏng xoáy, bởi vì, theo ông
nói, bằng chứng củng cố ý tưởng rằng độ xoáy - một thông số thiết yếu trong mô tả hiện
tượng siêu chảy - bị lượng tử hóa chứ không ủng hộ ý tưởng độ xoáy bị đông lại.
Trong khi đó, Chan - người thích không chú tâm lắm đển khả năng có một chuyến
đi đến Stockholm - đang tập trung vào vai trò của những chỗ hỏng mạng tinh thể bằng cách
đưa có hệ thống sự mất trật tự vào mẫu tinh thể helium-4 rắn và đo phản ứng siêu rắn của
nó. “Thật thú vị khi bị lôi cuốn vào một thí nghiệm đã có nhiều nhà lí thuyết dành hết tâm
trí của họ đào bới nó và khuyến cáo các đồng sự thực nghiệm tham gia cuộc tìm kiếm”,
ông nói. “Đôi khi, tiến bộ đến hơi chậm, và người ta có thể nản lòng trước những ngỏ cụt
tối om om. Nhưng việc khám phá này đúng là còn thú vị hơn cả việc đọc một cuốn tiểu
thuyết trinh thám”.
Matthew Chalmers (Physics World, tháng 5/2007)
hiepkhachquay dịch

© hiepkhachquay Sự thật và trạng thái siêu rắn | Trang 10/10


Tiếng vọng từ Big Bang
Craig J. Hogan
Sóng hấp dẫn mang tới một phương pháp vô song để nghiên cứu sự lạm phát
và những quá trình cơ bản khác của vũ trụ thời rất sơ khai, và có lẽ còn kết nối lí
thuyết dây với thế giới thực nghiệm…
Cái nhìn của chúng ta về vũ trụ mãi mãi thay đổi. Kể từ khi khoa học bắt
đầu, tất cả kiến thức của chúng ta về cái nằm trên, nằm dưới, và nằm xung quanh
chúng ta đến từ những dạng năng lượng đã quen thuộc từ lâu nay: đó là ánh sáng,
phát ra bởi những đối tượng thiên văn xa xôi; và vật chất, dưới dạng các hạt như tia
vũ trụ. Nhưng hiện nay chúng ta đang ở một vị trí nghiên cứu vũ trụ bằng một dạng
hoàn toàn khác của năng lượng mà cho tới nay vẫn chưa phát hiện trực tiếp được –
đó là các sóng hấp dẫn.
Là một tiên đoán chủ yếu của thuyết tương đối rộng Einstein, các sóng hấp
dẫn là những dao động của không-thời gian phát sinh bởi sự gia tốc của tất cả các
dạng khối lượng và năng lượng. Những môi trường hấp dẫn cực mạnh như lỗ đen
hoặc sao đôi neutron phát ra các sóng có biên độ lớn nhất, còn tần số sóng phụ
thuộc các nguồn đó chuyển động như thế nào. Những chuyển động quy mô nhỏ,
như chuyển động của các lỗ đen khối lượng cỡ sao, phát ra sóng hấp dẫn tần số cao,
còn những đối tượng lớn hơn, như các lỗ đen siêu trọng, chuyển động chậm hơn và
tạo ra tín hiệu có tần số thấp hơn. Truyền qua tất cả các loại vật chất ở tốc độ ánh
sáng, sóng hấp dẫn lấp đầy toàn bộ vũ trụ và do đó có thể mang thông tin từ sự khai
sinh của chính không-thời gian.

Nguồn phát sóng hấp dẫn mạnh nhất (màu đỏ)


là sự hợp nhất của hai lỗ đen (Ảnh: NASA)
Trên toàn thế giới, một vài máy dò sóng hấp dẫn hiện đang thu thập dữ liệu,
trong niềm hi vọng rằng chúng sẽ lần đầu tiên phát hiện được những nhiễu động
nhỏ xíu này của không-thời gian. Những giao thoa kế khổng lồ này – LIGO ở Mĩ,
GEO-600 ở Đức, VIRGO ở Italia và TAMA ở Nhật Bản – đều đang từng phút tìm
kiếm những thay đổi chiều dài tương đối của hai cánh tay kích cỡ kilomét gây ra
bởi sự truyền sóng hấp dẫn. Trong vài năm tới, chúng sẽ có thể phát hiện những tín
hiệu tần số cao (cỡ 100 Hz hoặc cao hơn) phát ra bởi những vật thể hấp dẫn mạnh
mẽ nhất (xem hình 1).

Tiếng vọng từ Big Bang | Trang 1/11


Các máy dò sóng hấp dẫn không chỉ hạn chế chỉ ở Trái Đất: một dự án quốc
tế gọi là Laser Interferometer Space Antenna (LISA) hiện nay đang chờ đủ quỹ tài
trợ để có thể phóng lên quỹ đạo vào khoảng năm 2017. Thoát khỏi môi trường ồn
ào của hành tinh chúng ta, ba phi thuyền của LISA sẽ sử dụng laser để hình thành
một bộ ba cánh tay giao thoa kế, mỗi cánh dài 5 triệu kilomét. Do đó sứ mệnh này
sẽ có thể phát hiện được sự nhiễu động trong không-thời gian xuống tới 1 mHz và
thấp hơn nữa, thăm dò vùng phổ sóng hấp dẫn được biết là chứa một số lượng lớn
và đa dạng nguồn phát.

Hình 1. Phổ sóng hấp dẫn.


Sóng hấp dẫn mở ra một cánh cửa mới nhìn vào vũ trụ sẽ cho phép chúng ta khảo sát những sự
kiện mà không có tín hiệu điện từ nào tồn tại. Trong vài năm tới, các giao thoa kế mặt đất GEO-
600, LIGO, VIRGO và TAMA có thể phát hiện được các sóng hấp dẫn tần số cao phát ra bởi
những đối tượng thiên văn cực mạnh, mang lại khám phá trực tiếp đầu tiên về những nhiễu động
này trong không-thời gian. Với những cánh tay dài hơn nhiều của nó, giao thoa kế LISA, nếu được
phóng lên, sẽ có thể phát hiện các sóng hấp dẫn tần số thấp hơn, có khả năng là những sóng đó
phát ra bởi những biến đổi pha trong vũ trụ sơ khai. Ở những tần số thấp hơn, những thí nghiệm
khác cũng sẽ tìm kiếm các tín hiệu nhỏ xíu của sóng hấp dẫn trong nền vi ba vũ trụ (Ảnh: NASA)
Vì sóng hấp dẫn cho phép chúng ta nghiên cứu vũ trụ với một dạng thức
mới của năng lượng liên quan đến tất cả mọi thứ, nên các máy dò sóng hấp dẫn có
lẽ cũng đưa tới những khám phá hoàn toàn bất ngờ - giống như kính thiên văn và
kính hiển vi đã từng thực hiện trong thời đại của chúng. Ngoài ra, sóng hấp dẫn còn
mang lại một ghi nhận chi tiết những sự kiện xảy ra trong giây thứ nhất, thứ hai,…
của vũ trụ, cho phép chúng ta chế ngự các mô hình như mô hình lạm phát vũ trụ, và
những cơ sở vật lí cực đoan và chưa được hiểu rõ khác của vũ trụ sơ khai. Thật vậy,
các nhiễu động ma quái này của không-thời gian đã thực sự hướng vũ trụ sơ khai
vào phòng thí nghiệm phức tạp cho nền vật lí năng lượng cao, có thể giúp giải quyết
bài toán hấp dẫn lượng tử.

Tiếng vọng từ Big Bang | Trang 2/11


Khảo sát vũ trụ lạm phát
Sự hấp dẫn đã hé mở cho chúng ta về một vũ trụ không nhìn thấy được.
Khoảng 70 năm về trước, Fritz Zwicky đã khám phá ra hiệu ứng hấp dẫn của cái mà
ngày nay chúng ta gọi là vật chất tối, khi ông nhận thấy tốc độ chuyển động của
những thiên hà nhất định không thể giải thích được bằng lượng vật chất nhìn thấy.
Xác định bản chất của riêng vật chất tối – ngày nay được cho là chúng cấu tạo nên
khoảng 21% của vũ trụ - là một trong những thách thức lớn của nền vật lí hiện đại.
Hơn nữa, khoảng 10 năm trước đây, các nhà thiên văn nhận thấy thậm chí một phần
lớn hơn nữa của vũ trụ (chừng 75%) được cấu tạo từ “năng lượng tối” – một chất
đẩy hấp dẫn gây ra sự giãn nở của vũ trụ gia tốc. Vậy liệu chúng ta có thể bắt đầu
dự đoán cái chúng ta có thể tìm thấy khi sử dụng chính sự hấp dẫn để khảo sát vũ
trụ ?

Hình 2. Sự tiến hóa của vũ trụ.


Vũ trụ đã trải qua những sự thay đổi kịch tính trong lịch sử 13,7 tỉ năm của nó, mặc dù hiểu biết
của chúng ta về vũ trụ sơ khai vẫn còn nhiều chỗ hở. Nền vi ba vũ trụ cho biết cường độ và sự phân
cực của ánh sáng ban sơ khi nó 380.000 năm tuổi sau Big Bang, lúc vũ trụ trở nên trong suốt với
ánh sáng. Do đó chúng ta không thể sử dụng bức xạ điện từ để nghiên cứu trực tiếp vũ trụ trước
thời điểm này, mặc dù sự lạm phát ở nhiệt độ và sự phân cực của nền vi ba trên quy mô rất lớn thật
sự bảo quản những sự kiện sớm hơn nhiều xảy ra trong sự lạm phát vũ trụ. Mặt khác, sóng hấp dẫn
truyền trực tiếp tới máy dò của chúng ta từ chính sự bắt đầu rất sớm của thời gian, mang thông tin
về những sự kiện vũ trụ ở mọi quy mô qua toàn bộ lịch sử vũ trụ (Ảnh: NASA)
Trong khi chúng ta có khả năng khám phá được những nguồn không biết
trước phát ra sóng hấp dẫn trong vũ trụ gần đây (tức là chưa lâu lắm), một hi vọng
là các máy dò sóng hấp dẫn sẽ cho chúng ta biết về những điều kiện hấp dẫn cực
mạnh tồn tại sớm hơn nhiều trong lịch sử của vũ trụ (xem hình 2). Bức xạ điện từ đã
mang tới bằng chứng trực tiếp của nhiều quá trình xảy ra trong thời kì này. Ví dụ,
quang phổ từ vật chất ở xa đã gián tiếp soi sáng cách thức hạt nhân nhẹ được tạo ra

Tiếng vọng từ Big Bang | Trang 3/11


trong vài phút đầu tiên của vũ trụ, còn phông nền vi ba vũ trụ cho một bức ảnh chụp
nhanh của vũ trụ khi nó mới 380.000 tuổi sau Big Bang.
Phông nền này – một biển bức xạ điện từ tần số thấp lạnh lẽo – được tạo ra
sau khi vũ trụ giãn nở và đủ lạnh để cho phép nguyên tử hydrogen hình thành (quá
trình gọi là tái kết hợp). Các photon trước đó bị tán xạ bởi những hạt tích điện trong
plasma nguyên thủy bây giờ có thể truyền đi tự do – bước sóng quan sát được của
chúng ngày nay trải ra trong vùng phổ vi sóng. Phông viba vũ trụ cho chúng ta biết
nhiều về sự truyền sóng âm trong plasma nguyên thủy, ngoài những kết quả quan
trọng khác, chẳng hạn như hình học của không gian. Nhưng sóng hấp dẫn có thể
cho chúng ta biết còn nhiều hơn nữa về vũ trụ sơ khai bằng cách khảo sát chuyển
động xảy ra ở thời điểm sớm như thế và ở quy mô nhỏ như thế mà những vết tích
điện từ của nó đã bị xóa sạch trong trạng thái cân bằng nhiệt (xem hình 2).
Ý tưởng hiện nay được trích dẫn nhiều nhất là khả năng phát hiện sóng hấp
dẫn từ sự lạm phát vũ trụ, một thời kì giãn nở gia tốc bắt đầu tức thời ngay sau Big
Bang trong thể tích của vũ trụ tăng lên tới 1080 lần trong khoảng thời gian một phần
rất nhỏ của một giây. Sự lạm phát là mô hình tốt nhất mà chúng ta có dùng để giải
thích cấu trúc quy mô lớn của vũ trụ - nói cách khác, là sự hình thành vũ trụ to lớn,
giải thích cái hích ban đầu cho sự giãn nở của vũ trụ và giải thích sự phát sinh các
dao động trong không-thời gian ươm mầm cho sự hình thành thiên hà. Cho đến nay,
chúng ta biết rất ít về nền vật lí của những chương vô cùng cơ bản này của lịch sử
vũ trụ.
Khi sóng hấp dẫn được tạo ra ở quy mô lượng tử trong sự lạm phát, việc phát
hiện ra chúng sẽ cho biết sự tồn tại của graviton – hạt giả định trung chuyển hấp dẫn
và do đó là của chính không-thời gian. Những lượng tử đơn độc này được cho là có
những dao động in dấu vết nhỏ lên cấu trúc của không-thời gian được bơm căng lên
quy mô lớn bởi sự lạm phát. Việc phát hiện những sóng hấp dẫn nguyên thủy đó, do
đó sẽ kiểm tra xem cơ học lượng tử có còn đúng dưới những mật độ rất cao. Nó
cũng cho phép các nhà vũ trụ học ước tính những thông số như tốc độ giãn nở lạm
phát hiện nay không được nắm rõ lắm.
Các sóng nguyên thủy
Cách tốt nhất để tìm kiếm những sóng hấp dẫn sơ khai này là nghiên cứu bức
xạ vi ba nền vũ trụ (CMB). Nhờ nhiều kết quả tuyệt vời từ những thí nghiệm như
Cosmic Background Explorer (COBE) và Wilkinson Microwave Anisotropy Probe
(WMAP), chúng ta đã phát hiện được vết tích của những lượng tử khác trong CMB
– nhờ công trình đó mà các nhà nghiên cứu ở COBE là John Mather và George
Smoot đã được trao giải Nobel Vật lí năm 2006. Sự chênh lệch nhỏ nhiệt độ của nền
vi sóng ở một mảng khác của bầu trời là bằng chứng trực tiếp cho các dao động
trong “trường lạm phát” đã chi phối sự lạm phát. Những dao động này là lí do tại
sao vật chất lại kết khối với nhau để tạo ra các thiên hà và những cấu trúc vũ trụ
khác mà chúng ta nhìn thấy ngày nay. Với những cố gắng thực nghiệm còn anh
dũng hơn nữa, người ta có thể khám phá ra tín hiệu yếu hơn nhiều của graviton
trong phông nền vi sóng.
Để tách biệt những đóng góp của các dao động do graviton và do inflaton,
chúng ta cần nghiên cứu sự phân cực của CMB. Những photon này trở nên bị phân
cực – tức là thành phần điện trường của sóng điện từ có xu hướng ngả về một

Tiếng vọng từ Big Bang | Trang 4/11


hướng nào đó – khi chúng tán xạ khỏi các electron tự do trong sự tái kết hợp hoặc
vài trăm triệu năm sau đó khi những ngôi sao đầu tiên hình thành và tái ion hóa chất
khí bao xung quanh. Do hình ảnh dao động nhiệt độ trong CMB có một thành phần
“tứ cực” – nghĩa là dọc theo một số trục nó sáng hơn so với dọc theo những trục
khác – nên các electron sẽ dao động nhẹ dọc theo những hướng nhất định nhiều
hơn. Điều này làm tăng những sự phân cực khác, nhưng tín hiệu tứ cực phát ra bởi
sóng hấp dẫn thật đặc biệt do chính sóng hấp dẫn có một đặc trưng tứ cực hoàn toàn
(Tính chất này cho phép chúng ta phát hiện sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế, xem
hình 3). Kết quả là sóng hấp dẫn có thể phát sinh những dao động phân cực xảy ra ở
những nơi không có sự nhiễu loạn nhiệt độ cục bộ.

Hình 3. Sóng hấp dẫn trên mặt đất.


Thiết bị LIGO tại Đài quan sát Hanford ở bang Washington, Mĩ, là một trong số vài giao thoa kế
mặt đất có thể sớm thực hiện được sự phát hiện trực tiếp đầu tiên ra sóng hấp dẫn. Thiết bị là một
giao thoa kế Michelson, đo những thay đổi rất nhỏ chiều dài của hai cánh tay dài 4 km vuông góc
nhau của nó bằng cách làm bật ra một xung laser mạnh khỏi hai cái gương lớn tại đầu của mỗi
cánh tay. Thiết kế này được chọn vì sự dịch chuyển khối lượng gây ra bởi sóng hấp dẫn truyền qua
có một đặc trưng ngang và tứ cực, sóng trải ra và nén theo hướng vuông góc ngang với hướng
truyền sóng. Cánh tay giao thoa kế càng dài thì thiết bị càng nhạy với những sự dịch chuyển như
thế (Ảnh: LIGO Laboratory)
Năm 2001, các nhà nghiên cứu làm việc ở thí nghiệm DASI tại Nam Cực đã
phát hiện những dao động phân cực trong CMB ở mức độ mong đợi – tức là một vài
phần trăm của dao động nhiệt – và từ đó những thí nghiệm khác như WMAP,
BOOMERANG và Cosmic Bachground Imager đã xác nhận và mở rộng kết quả
DASI (xem hình 4). Nhưng việc gỡ rối tín hiệu phân cực có liên quan chỉ có thể
mong chờ từ graviton – bao hàm một hình ảnh phân cực giống như xoáy – thì khó
hơn nhiều vì những đóng góp của nó quá nhỏ. Việc phát hiện hình ảnh phân cực ở
mức độ yếu hơn là mục tiêu của những thí nghiệm mới như Robinson Gravitational
Wave Background Telescope ("BICEP") ở Nam Cực và nhiều thí nghiệm đa dạng
đã được lên kế hoạch và đề xuất cả ở trên mặt đất và trong không gian, gồm Planck
Explorer của Cơ quan Không gian châu Âu, và cuối cùng là Beyond Einstein
Inflation Probe của NASA.
Thật vậy, một ngày nào đó có thể người ta sẽ phát hiện được những sóng hấp
dẫn lạm phát do graviton này bằng một giao thoa kế. Với độ yếu và tần số cao của
tín hiệu đã biết, khả năng thực hiện điều này là có thể trong mươi mười năm nữa.
Nhưng người ta phải luôn luôn ghi nhớ khả năng có sự bất ngờ. Ví dụ, có những
mẫu vũ trụ học “tiền Big Bang” kì lạ, trong đó các sóng tần số cao đủ mạnh để phát
hiện được với kĩ thuật hiện nay.

Tiếng vọng từ Big Bang | Trang 5/11


Nếu như hình ảnh graviton được tìm thấy, nó sẽ cho biết nhiều hơn về mức
độ nhanh mà vũ trụ giãn nở trong sự lạm phát và thực sự hé mở về chính sự hấp
dẫn, vì dấu hiệu trực tiếp của graviton mang lại một sự kiểm tra có sức thuyết phục
của cơ học lượng tử dưới những điều kiện hiếm khi gặp và cực đoan. Mặt khác,
giống như nhiều hiệu ứng hấp dẫn khác đã mô tả ở đây, người ta không thể nào phát
hiện được tất cả. Ví dụ, nếu như sự lạm phát xảy ra quá chậm, sự đóng góp của
graviton có thể đơn giản là quá yếu để phát hiện được.

Hình 4. Bản đồ phân cực của phông nền vi sóng.


Năm 2003, phi thuyền WMAP đã đo được những dao động rất nhỏ - khoảng 1/100.00 – nhiệt độ
của bức xạ nền vũ trụ (vùng có màu). Những dao động này, phù hợp tuyệt vời với những tiên đoán
của lí thuyết Big Bang, phát ra trong sự lạm phát và tiến triển dưới sự ảnh hưởng của cả hấp dẫn
và áp suất của plasma vật chất bức xạ trước khi các hạt trong plasma tái kết hợp hình thành nên
nguyên tử hydrogen. Chôn vùi trong hình ảnh này có thể cũng là các dao động từ sóng hấp dẫn
nguyên thủy, nhưng với dấu hiệu của chúng, các nhà nghiên cứu phải lập bản đồ chi tiết sự phân
cực của các photon cũng như nhiệt độ của chúng (các đường màu trắng biểu diễn vectơ phân cực
điện). Vì sóng hấp dẫn tạo ra một tứ cực không đẳng hướng và do đó gây ra sự phân cực mà không
có sự dao động nhiệt độ, nên chúng (và chỉ có chúng) có thể phát ra hình ảnh phân cực không thể
biểu diễn dưới dạng gradient của một vô hướng (Ảnh: NASA)
Sự chuyển pha vũ trụ
Có thể là vũ trụ vẫn phẳng lặng về mặt hấp dẫn và yên tĩnh sau khi lạm phát,
với một ít sóng hấp dẫn phát ra. Mặt khác, sự lạm phát có thể trở nên không bền khi
nó đi tới tận cùng, gây ra chuyển động khối của khối lượng và năng lượng phát ra
nhiều sự nhiễu hấp dẫn. Do đó, sóng hấp dẫn mang đến dấu hiệu độc nhất vô nhị
của nền vật lí này và những sự chuyển pha chủ yếu khác trong vũ trụ sơ khai làm
thay đổi tiến trình lịch sử vũ trụ.
Ở cuối kì lạm phát, năng lượng chân không nội khổng lồ chi phối sự giãn nở
được cho là chuyển sang năng lượng bình thường, không lạm phát – tức là bức xạ
nhiệt dưới dạng nhiều hạt chuyển động nhanh, một số trong chúng tiếp tục trở thành
phông nền vi sóng vũ trụ. Sự chuyển pha này xảy ra như thế nào phụ thuộc vào cách
mà năng lượng chân không nội của sự lạm phát kết hợp với các trường vật lí khác,
ví dụ như các trường đã được mô tả bởi Mô hình Chuẩn của nền vật lí hạt. Mặc dù
sự kết hợp này hiện nay không được hiểu rõ lắm, những các mô hình lạm phát cho
thấy một phần có thể đo được của năng lượng lạm phát có thể thật sự chuyển thành
nhiễu hấp dẫn.
Không có lí do gì để nghi ngờ rằng những sự chuyển pha như thế trong vũ
trụ lại khác biệt hẳn với những gì nhìn thấy hàng ngày trên Trái Đất. Thật vậy, sự
lạm phát có thể có một kết thúc tốt đẹp trong một sự chuyển pha giống như nước
chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. Khi bạn đun một ấm nước, nhiệt được chuyển
thành năng lượng trong nước rồi thành năng lượng trong hơi nước, trong suốt quá

Tiếng vọng từ Big Bang | Trang 6/11


trình đó, dòng vật chất là không bền: hơi nước hình thành trong các bọt nước quá
nhiệt vỡ ra dữ dội một khi chúng chuyển sang pha hơi, biến một bình nước nóng
yên tĩnh thành những xoáy cuộn tròn. Trong vũ trụ sơ khai, một sự không ổn định
tương tự có thể gây ra bởi sự quá lạnh từ sự giãn nở vũ trụ.

Dòng năng lượng trong sự chuyển pha vũ trụ giống như trong một thác nước, với sự nhiễu
loạn trong chất lỏng vũ trụ gây ra phông nền sóng hấp dẫn ngày nay.
Những sự chuyển pha không mới mẻ gì trong vũ trụ học. Trước đây, vào
năm 1949, Maria Mayer và Edward Teller đã viết một bài báo nói về những mảng
vật chất giàu neutron khối lượng cỡ sao hình thành trong sự chuyển pha hạt nhân vũ
trụ. Ngày nay, các nhà vật lí sử dụng Mô hình Chuẩn và máy gia tốc hạt để khảo sát
tự nhiên ở những thời điểm còn sớm hơn nữa – và do đó có năng lượng cao hơn -
trong lịch sử vũ trụ. Sự chuyển pha là một phần chủ yếu của Mô hình Chuẩn và các
mở rộng khác của nó. Ví dụ, sắc động lực học lượng tử (QCD) - phần Mô hình
Chuẩn mô tả cách thức các quark tương tác với nhau bằng cách trao đổi gluon –
thường liên quan tới sự chuyển pha xảy ra ở năng lượng vài trăm MeV, nhờ đó mà
pha “hadron tính” của vật chất hạt nhân quen thuộc (chẳng hạn proton và neutron)
hợp nhất từ pha “súp quark” của các quark và gluon tự do.
Ở quy mô giàu năng lượng tính hơn nhiều, vào cỡ TeV (1012 eV), của vũ trụ
sơ khai, chân không được cho là đã trải qua một sự chuyển đổi từ chân không “giả”
(tương ứng với vũ trụ đối xứng trong đó tất cả các hạt đều không có khối lượng)
thành chân không “thật” thuộc vũ trụ mà sự đối xứng bị phá vỡ và các hạt có khối
lượng mà chúng ta nhìn thấy ở những mức năng lượng thấp hàng ngày. Việc khống
chế các chi tiết của quá trình “phá vỡ đối xứng điện yếu” này, liên quan với nó là
boson Higgs nổi tiếng, là mục tiêu ban đầu của Máy Va chạm Hadron Lớn (LHC)
tại CERN sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm tới.
Ý tưởng tìm kiếm sóng hấp dẫn từ QCD và sự chuyển pha vũ trụ điện yếu đã
được đánh dấu từ những bài báo của Edward Witten thuộc trường Đại học Princeton
và tôi hồi thập niên 1980. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu khác đã liên hệ sự chuyển
pha với những nguyên lí vật lí ít được biết đến nhưng thuộc về vũ trụ học trong vũ
trụ rất ban sơ. Ví dụ, năm 1993, Andy Cohen thuộc trường Đại học Boston và
David Kaplan và và Ann Nelson thuộc trường Đại học San Diego, cả hai trường đều

Tiếng vọng từ Big Bang | Trang 7/11


ở Mĩ, cho rằng sự không cân xứng là kết quả của sự chuyển pha có lẽ một phần lò
do số lượng hơi nhiều các hạt vật chất so với các hạt phản vật chất trong vũ trụ mà
chúng ta quan sát thấy hiện nay – một quá trình quan trọng mà với nó chúng ta
không hề có dữ liệu nào về sự dư thừa đó.
Một khả năng hấp dẫn khác là sự chuyển pha là nguyên nhân tạo ra không
gian ba chiều của chúng ta ở một số thời điểm trong vài phần triệu tỉ giây đầu tiên
của vũ trụ. Hồi những năm 1990, các nhà lí thuyết dây phát hiện thấy thế giới ba
chiều của chúng ta có thể được mô tả đơn thuần dưới dạng một “brane” ba chiều
của trường Mô hình Chuẩn nằm trong một không gian nhiều chiều hơn. Không bao
lâu sau đó, tôi đã đề xuất rằng sự ổn định của brane của chúng ta là kết quả của sự
chuyển pha từ một cấu trúc khác trong những vũ trụ học brane như thế có thể tạo ra
nền sóng hấp dẫn quan sát được – thực tế mang lại một sự kiểm tra cho một mẫu lí
thuyết dây nhất định.
Năm ngoái, Lisa Randall tại trường Đại học Harvard và Geraldine Servant
tại CERN đã thực hiện một mô hình động lực học brane ổn định như thế tiên đoán
một sự chuyển pha rất mạnh từ pha có số chiều cao hơn ban đầu sang “pha brane
Randall-Sundrum”, và với nó bức xạ hấp dẫn có thể dễ dàng phát hiện ra với LISA.
Giống như nhiều sự chuyển pha tiêu biểu, phổ sóng hấp dẫn biểu thị một cực đại tại
tần số gần với kích thước đường chân trời lệch về phía đỏ, là phạm vi mà ở đó
những hoạt động vũ trụ học dữ dội nhất xảy ra, với quy luật lũy thừa, chuyển động
quy mô nhỏ có tần số cao hơn, chuyển động phân hủy, chậm hơn có tần số thấp
hơn.
Vũ trụ tĩnh lặng
Sự tồn tại của sự chuyển pha vũ trụ và những dấu hiệu hấp dẫn khả dĩ của
chúng do đó cho thấy vũ trụ sơ khai không phải là một nơi yên tĩnh như nhiều người
vẫn tưởng. Trong tất cả những ví dụ chuyển pha này, năng lượng được giải phóng
trong quá trình lắng dần sang trạng thái mới, năng lượng thấp hơn ban đầu phát sinh
dưới dạng chuyển động khối và chỉ sau này mới nhiệt hóa thành chuyển động hạt vi
mô. Bằng cách sử dụng sóng hấp dẫn để suy luận ra nhiệt độ tới hạn hay “điểm sôi”
của những sự chuyển pha như vậy và lượng nhiệt tiềm tàng của chúng, chúng ta có
thể nghiên cứu những quá trình vũ trụ khó lòng đo được bằng các phương pháp
khác.
Việc chúng ta có thật sự phát hiện được sóng hấp dẫn tạo ra bởi những sự
chuyển pha như vậy hay không là tùy thuộc vào tần số và biên độ của chúng. Tần số
của sóng được đặt ra bởi thời gian cần thiết để các bọt đặc trưng của “chất lỏng vũ
trụ” va chạm nhau, còn biên độ được xác định bởi kích thước của bọt và tốc độ
chúng va chạm. Do đó, cả tần số và biên độ đều được xác định bằng sự phân tách
đặc thù của các bọt, có thể ước tính thông qua các nguyên lí nhiệt động lực học cơ
bản từ nhiệt độ tới hạn và ẩn nhiệt mà không cần biết đến chi tiết vật lí của sự
chuyển pha.
Ví dụ, chúng ta mong đợi sự tạo thành hạt nhân bọt phát triển nhanh chóng
khi vũ trụ lạnh đi xuống dưới nhiệt độ tới hạn của sự chuyển pha và ngừng lại khi
sự phân tách giữa các bọt đạt tới gần vài phần trăm kích thước của vũ trụ tại thời
điểm chuyển pha. Hiệu suất mà năng lượng được chuyển thành sóng hấp dẫn, yếu tố
xác định biên độ của chúng, cũng được ước tính là khoảng 1% hoặc thấp hơn. Con

Tiếng vọng từ Big Bang | Trang 8/11


số này nghe có vẻ rất nhỏ, nhưng vì sự lệch về phía đỏ bởi sự giãn nở của không
gian giống hệt như ánh sáng thông thường, nên có thể có một phông nền sóng hấp
dẫn nhiễu nữa với mật độ năng lượng thấp hơn 100 lần so với bức xạ nền vũ trụ.
Khoản này có thể sánh với lượng ánh sáng sao trong toàn bộ vũ trụ.
Tần số của bức xạ sóng hấp dẫn phụ thuộc vào lúc xảy ra sự chuyển pha.
Bước sóng ngày nay là bước sóng nguyên thủy của nó (tức là khoảng 1% kích
thước của vũ trụ khi đó) trải dài ra bởi lượng vũ trụ giãn nở kể từ đấy. Ví dụ, sự
chuyển pha điện yếu có “cỡ bọt” khoảng 1 milimét – thật sự không quá khác biệt
với bọt trong ấm đun nước ở nhà bạn – cho nên đó là bước sóng điển hình của sóng
hấp dẫn nhiễu khi chúng được tạo ra. Một khi nó bị lệch về phía đỏ đối với thời
điểm hiện tại, bước sóng của những sóng hấp dẫn này trải dài ra tới 100 triệu
kilomét. Bước sóng này tương ứng với tần số trong ngưỡng milihertz, tần số mà
chúng ta có khả năng phát hiện với các giao thoa kế như LISA (hình 5).

Hình 5. Dò tìm sóng hấp dẫn trong không gian


Một giao thoa kế trong không gian có thể có những cánh tay rất dài và trải qua sự giao thoa nhỏ từ
những dao động không mong đợi gây nhiễu tương tự như những thiết bị trên mặt đất. Một dụng cụ
như vậy, do đó, có thể nhạy với các sóng hấp dẫn tần số thấp được tạo ra, ví dụ, bởi các lỗ đen
siêu trọng, các hệ sao đôi lùn trắng và sự chuyển pha ở bậc tera trong vũ trụ ban sơ. LISA, thiết bị
sẽ được phóng lên quỹ đạo trong 10 năm tới, sẽ chứa các khối hợp kim vàng-platin trôi nổi bên
trong những cái hộp trong ba phi thuyền (tức là ở nơi chỉ có lực hấp dẫn tác dụng lên chúng).
Laser sẽ đo sự chênh lệch hạ nguyên tử giữa vị trí của mỗi khối với những khối tương tự trong hai
phi thuyền kia cách đấy 5 triệu kilomét gây ra bởi sóng hấp dẫn truyền qua (Ảnh: ESA)
Bản giao hưởng vũ trụ
Được xem xét dưới dạng bức xạ hấp dẫn, vũ trụ ban sơ mang tới một phòng
thí nghiệm vật lí hiệu quả bổ sung cho các máy gia tốc hạt như LHC. Điều kiện
trong vũ trụ sơ khai ở mức năng lượng TeV sẽ sánh được với năng lượng va chạm
proton-proton tại LHC, nhưng hệ vũ trụ “tồn tại” lâu hơn nhiều so với các va chạm
LHC và liên quan tới nhiều hạt hơn. Thật vậy, với thuật ngữ chuyển pha, bao gồm
hiệu ứng tập thể của nhiều hạt, vũ trụ sơ khai mang tới một phòng thí nghiệm thậm
chí còn tốt hơn cả LHC !
Tuy nhiên, sự chuyển pha và lạm phát không phải là phương thức duy nhất
tạo ra nền sóng hấp dẫn mạnh. Các lí thuyết vật lí tiến xa hơn Mô hình Chuẩn – gọi

Tiếng vọng từ Big Bang | Trang 9/11


là lí thuyết dây – bao gồm những cấu trúc kì lạ như brane và dây, ngoài các hạt và
trường thông thường. Ở phạm vi vi mô của hạt nhân nguyên tử, hành trạng giống
như dây được suy luận theo kiểu mà lực mạnh liên kết các proton với nhau. Nhưng
có thể là tồn tại những dây bền dài hơn nhiều, hơi giống với những lốc xoáy mỏng,
dài trong chân không.
Những “dây vũ trụ” như thế - nếu như tồn tại – có thể hình thành nhiều trong
vũ trụ sơ khai, bị khuyết vào ở cuối kì chuyển pha lạm phát và kéo căng ra đến kích
thước lớn bởi sự giãn nở vũ trụ, mất mát năng lượng chủ yếu bởi sự phát ra sóng
hấp dẫn. Thỉnh thoảng, chúng có thể còn rạn nứt giống như cái roi da và có “âm
thanh” sóng hấp dẫn tí tách dễ phân biệt, một hiện tượng mà Thibaud Damour ở
Institut des Hautes Etudes Scientifique ở Paris và Alex Vilenkin ở trường Đại học
Tufts, Mĩ, mới đây đã đề xuất sẽ mang lại những dấu hiệu cho biết sự tồn tại của các
dây.
Tính chất của các dây vũ trụ bị chế ngự bởi sóng hấp dẫn mà chúng sinh ra.
Ví dụ, khối lượng trên đơn vị chiều dài của dây phải nhỏ hơn 10-9 đơn vị không thứ
nguyên, nếu không thì nền sóng hấp dẫn của chúng sẽ bị phát hiện ra ngay. Thật
vậy, sự ràng buộc về nền sóng hấp dẫn này không đến từ giao thoa kế mà đến từ sự
nhịp xung từ những pulsar mili giây xa xôi. Giống như những chiếc bánh đà khổng
lồ, các sao neutron đang quay ở xa này quay chậm dần tới tốc độ ổn định mà bạn có
thể tiên đoán thời gian đến đều đặn của các xung với độ chính xác khoảng 1 mili
giây trên thập kỉ (Những xung này cũng được dùng để theo dõi sự thay đổi quỹ đạo
trong hệ do bức xạ hấp dẫn – khám phá mang đến bằng chứng tốt nhất cho sóng hấp
dẫn từ trước tới nay và đã đưa tới giải Nobel Vật lí năm 1993 cho Russell Hulse và
Joseph Taylor). Sự ổn định khả kiến của các tín hiệu pulsar đó có thể bị phá vỡ nếu
như có một nền sóng hấp dẫn vũ trụ như vậy. Tuy nhiên, khi LISA được phóng lên
quỹ đạo trong chừng một thập kỉ nữa, thì những giới hạn về dây vũ trụ sẽ đạt được
tốt hơn rất nhiều và có lẽ chúng ta sẽ thật sự phát hiện ra các nhiễu hấp dẫn từ
chúng.
Việc phát hiện các dây vũ trụ từ bức xạ hấp dẫn của chúng sẽ cho chúng ta
biết rất nhiều về cách mà các nền vật lí cơ bản tương thích với nhau. Các dây vũ trụ
được mô tả cả ở trong lí thuyết dây và lí thuyết trường lượng tử, biểu hiện các mặt
vẫn còn tiềm ẩn ở các hạt và trường phát hiện được từ trước tới nay. Điều quan
trọng là các nhà vật lí đang thận trọng tìm kiếm nhằm xây dựng mối liên kết giữa lí
thuyết dây và các hạt và trường đã biết, và cách thức nối kết chúng với lí thuyết
lượng tử hấp dẫn. Khi lí thuyết dây bước vào thập kỉ thứ ba, điều trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết là kết nối những ý tưởng toán học tuyệt vời này với dữ liệu thực
nghiệm thực tế. Nền khoa học mới của các sóng hấp dẫn do đó có thể được hé mở,
cùng với việc chính xác hóa và lập bản đồ chi tiết hành trạng các lỗ đen, dấu hiệu
của nền vật lí cơ bản mới.
Đôi nét về nền sóng hấp dẫn
• Một tiên đoán chủ yếu của thuyết tương đối rộng, các sóng hấp dẫn được
phát ra khi các hệ khối lượng lớn như một sao đôi gia tốc và thay đổi hình
dạng

Tiếng vọng từ Big Bang | Trang 10/11


• Mặc dù có những bằng chứng gián tiếp cho sóng hấp dẫn, nhưng một vài
giao thoa kế lớn trên khắp thế giới hiện đang sẵn sàng thực hiện bằng
chứng trực tiếp đầu tiên.
• Sóng hấp dẫn nén lại và kéo căng không-thời gian khi chúng truyền đi,
mang thông tin về vũ trụ ban sơ từ lâu trước khi sóng điện từ có thể
truyền đi
• Dấu hiệu sóng hấp dẫn huyền ảo trong sự phân cực của nền vi sóng vũ trụ
có thể cho chúng ta biết mức độ nhanh mà chúng ta giãn nở trong kì lạm
phát, còn sự chuyển pha vũ trụ để lại một nền sóng hấp dẫn của riêng
chúng
• Sóng hấp dẫn tạo ra bởi các dây vũ trụ sẽ kết nối lí thuyết dây với các hạt
và trường đã biết, và giúp tìm kiếm lí thuyết lượng tử hấp dẫn
Craig J.Hogan
hiepkhachquay dịch
(theo Physics World, tháng 6/2007)

Tiếng vọng từ Big Bang | Trang 11/11


QUAN ĐIỂM MỚI VỀ ĐIỆN MẶT TRỜI
Công nghệ nano có thể biến các tế bào Mặt Trời thành những sản phẩm
thích hợp cho những dụng cụ mang lại một phần đáng kể năng lượng cho cả thế
giới, như Edwin Cartlidge sẽ thảo luận sau đây.
Sự cháy sạm da vào một ngày hè nóng bức, sức mạnh kinh hoàng của lốc
xoáy, hay sự tồn tại của một lưỡi cắt cỏ đơn giản, tất cả đều chứng tỏ một điều: một
lượng năng lượng khổng lồ từ Mặt Trời truyền đến Trái Đất. Trong một giờ, Mặt
Trời phát ra lượng năng lượng tương đương với lượng năng lượng mà nhân loại tiêu
thụ trong cả một năm – khoảng chừng 5 x 10 20 J – và trong 36 giờ giải phóng lượng
năng lượng bằng với kho dự trữ dầu mỏ ước tính của Trái Đất. Khi bạn liên hệ điều
này với thực tế là năng lượng Mặt Trời hầu như vô tận, có sẵn cho mọi người trên
khắp thế giới và không gây ra hiệu ứng nhà kính hay các chất gây hại khác, thì
dường như thật khó tưởng tượng tại sao chúng ta lại không khai thác nó tốt hơn.
Nguyên nhân chính là giá thành. Điện sản xuất bằng tế bào Mặt Trời (tế bào
quang điện trong) tốn khoảng 0,30$/kWh, trong khi điện lấy từ gió giá trong khoảng
0,05$/kWh và từ khí thiên nhiên mất chừng 0,03$/kWh. Về mặt kĩ thuật, khó khăn
trong việc khai thác năng lượng từ các tia sáng Mặt Trời – ví dụ như so với nhiên
liệu hóa thạch – là ở chỗ chúng có mật độ năng lượng tương đối thấp. Kết quả là ở
Mĩ, chẳng hạn, các tế bào quang điện phát ra chỉ khoảng 0,02% điện năng, với phần
lớn trong số còn lại có nguồn gốc từ than đá, khí đốt, và năng lượng hạt nhân.

Những phát triển mới trong công nghệ tế bào Mặt Trời có thể giúp chúng ta
khai thác tốt hơn sức mạnh từ Mặt Trời.
(Nguồn: Maximilian Stock Ltd/Science Photo Library)
Tuy nhiên, tình hình này sắp có chuyển biến. Những cải tiến dần dần đối với
tế bào Mặt Trời silicon đơn tinh thể cơ bản đã làm giảm giá thành điện Mặt Trời đi
khoảng 20 lần trong vòng 30 năm qua, và sự phát triển liên tục các chất tinh thể rẻ
hơn cho thấy xu hướng này đang tiếp diễn. Theo báo cáo của các nhà khoa học Mĩ,
George Crabtree và Nathan Lewis, trình Bộ Năng lượng Mĩ vào năm 2005, các tế
bào Mặt Trời sẽ trở nên đủ sức cạnh tranh – phát điện năng với giá 0,02$/kWh – để
thực hiện được ở quy mô lớn trong khoảng thời gian 20-25 năm.
© hiepkhachquay Quan điểm mới về điện Mặt Trời | Trang 1/8
Nhưng một số người tin rằng việc tăng cường sử dụng năng lượng Mặt Trời
có thể còn ấn tượng hơn nhiều. Chính Crabtree và Lewis đã ước tính rằng việc sử
dụng rộng rãi các tế bào Mặt Trời có thể xảy ra vào năm 2015 nếu như các nhà vật
lí có thể hoàn thiện một thế hệ dụng cụ mới, cải tiến hơn, chế tạo bằng công nghệ
nano. Những dụng cụ này gồm các tế bào dựa trên chấm lượng tử hoặc dụng cụ
nano tinh thể, có tiền năng vừa rẻ hơn vừa hiệu quả hơn những tế bào hiện có. Thật
vậy, đó là hứa hẹn của những công nghệ này mà một bản báo cáo trình lên chính
phủ Đức hồi năm 2003 đã tiên đoán rằng, vào năm 2050, điện Mặt Trời sẽ đáp ứng
một phần tư nhu cầu năng lượng của thế giới.
Một sự biến chuyển như thế yêu cầu ý chí chính trị rất lớn. Tuy nhiên, tình
trạng khẩn cấp đang tăng dần mà với nó chính phủ các nước đang chú tâm, hay ít
nhất là đang bàn cãi, hậu quả của sự biến đổi khí hậu cho thấy ý chí này có thể hợp
nhất. Mặc dù sự phát sinh hiệu ứng nhà kính của thế giới có thể giảm bằng cách sử
dụng các nguồn năng lượng phi hóa thạch khác, nhưng một số nhà nghiên cứu, như
nhà vật lí chất rắn Keith Barnham ở trường Imperial College London, tin rằng điện
Mặt Trời sẽ còn gặp nhiều căng thẳng. Ông chỉ ra rằng nếu như nước Anh mở rộng
tỉ trọng điện Mặt Trời lên thêm 40% mỗi năm – thấp hơn so với con số toàn cầu
năm 2004 – thì mới có thể bù đắp cho sự thiếu hụt năng lượng do đóng cửa các lò
phản ứng hạt nhân của mình trong vòng 20 năm tới.

Cơ sở của tế bào Mặt Trời


Tế bào Mặt Trời silicon hầu như vẫn không có gì thay đổi kể từ khi nó được
phát minh ra tại Phòng thí nghiệm Bell ở Mĩ hơn 50 năm về trước. Một phần của
bánh xốp silicon được pha tạp chất nhằm tạo ra sự dư thừa lỗ trống (tức là chất bán
dẫn loại p), còn phần kia của bánh xốp được pha tạp để chứa dư thừa electron (bán
dẫn loại n). Tại chỗ tiếp giáp giữa hai vùng này, các electron và lỗ trống kết hợp với
nhau tạo ra một hàng rào thế giữ các electron và lỗ trống còn lại tách xa nhau. Tuy
nhiên, khi một photon có đủ năng lượng chạm đến tế bào, nó đánh bật các electron
từ dải hóa trị lên dải dẫn, tạo ra cặp electron-lỗ trống. Các cặp hình thành trên hoặc
gần tiếp giáp p-n bị tác dụng lực bởi điện trường làm phân tách sao cho các lỗ trống
thì truyền qua vùng loại p và electron thì sang vùng loại n, do đó tạo ra dòng điện.
Hiệu suất của tế bào Mặt Trời được đo bằng tính hiệu quả của nó: tỉ số của
công suất điện phát ra và công suất ánh sáng tới trên tế bào. Năm 1961, nhà vật lí
William Shockley – người cùng nhận giải thưởng Nobel Vật lí năm 1956 cho việc
phát minh ra transistor – và Hans Queisser đã tính được rằng loại tế bào Mặt Trời
đơn giản nhất có khả năng thu được hiệu suất cực đại là 31%. Đây là một tế bào
gồm một tiếp giáp p-n, phát ra chỉ một cặp electron-lỗ trống cho mỗi photon tới,
phơi ra trước ánh sáng Mặt Trời không tập trung, và làm lãng phí ở dạng nhiệt bất
kì photon tới nào có năng lượng vượt quá độ rộng khe bán dẫn.
Đa phần tế bào Mặt Trời có trên thị trường hiện nay là những cái được gọi là
tế bào thế hệ thứ nhất, chúng được chế tạo từ đơn tinh thể silicon. Hiệu suất cao
nhất, (thấp hơn nhiều so với kỉ lục thu được trong phòng thí nghiệm, bởi Martin
Greene và các đồng sự tại trường đại học New South Wales, Australia) là 24,7%.
Tuy nhiên, các tế bào thế hệ thứ nhất có chi phí sản xuất đắt tiền do giá thành cao
của việc tinh chế, kết tinh, và cưa thành bánh xốp silicon. Các tế bào Mặt Trời “thế
hệ thứ hai” nhắm tới việc giảm những giá thành này bằng cách sử dụng màng mỏng

© hiepkhachquay Quan điểm mới về điện Mặt Trời | Trang 2/8


silicon hoặc các hợp chất, chất bán dẫn khác, như đồng indium diselenide, cadmium
telluride, gắn trên chất nền thủy tinh. Nhưng, trong khi rẻ hơn nhiều so với các tế
bào silicon đơn tinh thể, thì những dụng cụ thuộc thế hệ thứ hai này lại chịu sự
khiếm khuyết cấu trúc, khiến chúng kém hiệu quả hơn những kẻ đồng hành đơn tinh
thể của mình.
Nhằm khắc phục và vượt qua những trở ngại này, các nhà nghiên cứu đang
làm việc với các tế bào thế hệ thứ ba, nếu khả thi, sẽ mang lại hiệu suất cực kì cao
nhưng có chi phí sản xuất rẻ như các dụng cụ màng mỏng (xem hình bên dưới).
Phương pháp chế tạo những dụng cụ thế hệ thứ ba này là phá vỡ một hoặc nhiều
trong số các tiêu thức Shokley-Queisser. Một lựa chọn là tập trung ánh sáng Mặt
Trời bằng gương hoặc thấu kính. Số cặp electron-lỗ trống, và do đó là dòng điện
phát ra từ tế bào, tỉ lệ với tốc độ photon đi tới tế bào. Hiệu ứng tự nó sẽ không mang
lại hiệu suất cao hơn, vì dòng điện trên đơn vị thông lượng ánh sáng Mặt Trời
không tăng thêm. Nhưng do hiệu điện thế ra của lớp tiếp giáp p-n tăng theo hàm mũ
với dòng điện, nên công suất phát, và do đó hiệu suất thực sự tăng lên theo hàm mũ.
Nếu như tất cả các mặt khác của tế bào vẫn duy trì không đổi, thì việc hội tụ ánh
sáng Mặt Trời đến có thể làm tăng hiệu suất lên tới 41%.

Biểu đồ hiệu suất theo giá thành của ba thế hệ tế bào Mặt Trời. Các tế bào thế hệ thứ nhất, chế tạo
trên cơ sở bánh xốp đơn tinh thể silicon đắt tiền, chiếm khoảng 85% số dụng cụ tiêu thụ trên thị
trường hiện nay. Các tế bào thế hệ thứ hai, gồm có các màng mỏng silicon và những chất bán dẫn
khác, rẻ hơn nhưng kém hiệu quả hơn. Trong khi đó, các dụng cụ thế hệ thứ ba, được chế tạo bằng
công nghệ và chất liệu tiên tiến hơn, vẫn còn ở giai đoạn phát triển ban đầu, nhưng hứa hẹn cho
hiệu suất cao với giá thành thấp. Những đường nằm ngang cho thấy giới hạn lí thuyết của hiệu suất
(từ dưới lên trên) của một tế bào Mặt Trời tiêu chuẩn, một tế bào cải tiến phơi ra trước ánh sáng
Mặt Trời không tập trung, và một tế bào cải tiến trước ánh sáng Mặt Trời tập trung với hệ số 46200
– giá trị lớn nhất có thể có. Các đường chéo đứt đoạn là quỹ tích của hằng số giá thành trên đơn vị
công suất, đo bằng đô la trên watt. Vì những biến đổi tự nhiên của nguồn ánh sáng Mặt Trời đi tới
một tiết diện ngang cho trước theo chu kì ngày/đêm và những biến đổi của mây che trên trời, nên
công suất điện trung bình tạo ra bởi một tế bào Mặt Trời trong một năm bằng khoảng 20% tỉ lệ cực
đại của nó. Giá 1$/W chuyển sang giá tiền điện là khoảng 0,05$/kWh trong tuổi thọ 30 năm của
một tế bào Mặt Trời điển hình.

© hiepkhachquay Quan điểm mới về điện Mặt Trời | Trang 3/8


Một lựa chọn khác là xếp chồng nhiều tế bào có độ rộng khe bán dẫn khác
nhau lên trên nhau. Sự sắp xếp này cho phép dụng cụ phát ra dòng điện từ một
phạm vi bước sóng photon rộng hơn nhiều so với tế bào silicon đơn tinh thể. Đã
được sử dụng để cấp điện cho tàu vũ trụ, nơi giá thành không phải là vấn đề gì lớn
lắm, các tế bào đa-tiếp giáp có hiệu suất giới hạn 43% nếu chúng chứa hai tiếp giáp
riêng rẽ, 49% đối với ba lớp tiếp giáp và 66% với số lớp tiếp giáp vô hạn.
Một lựa chọn nữa cho việc vượt qua giới hạn 31% thông lệ là biến một số
năng lượng photon vượt mức (tức là độ chênh lệch giữa năng lượng photon và độ
rộng khe bán dẫn) thành năng lượng có ích. Một cách thực hiện điều này là tạo ra
nhiều cặp electron-lỗ trống đối với mỗi photon tới. Trong hàng thập kỉ, người ta đã
biết rằng hiện tượng này xảy ra bên trong khối chất bán dẫn, trong đó các electron
dẫn điện va chạm với các electron khác từ dải hóa trị đi vào dải dẫn. Nhưng hiệu
ứng này rất hạn chế - trong silicon chẳng hạn, nó mang tới chỉ hơn một electron trên
photon tới.
Tuy nhiên, theo nhà vật lí Victor Klimov tại Phòng nghiên cứu quốc giá Los
Alamox ở bang New Mixico, Mĩ, thì cái gọi là sự nhân hạt mang điện này có thể
được cải thiện bằng cách chế tạo tế bào Mặt Trời từ một mạng lưới gồm hàng tỉ
mảnh chất bán dẫn nhỏ xíu gọi là chấm lượng tử, thay cho một mẫu chất bán dẫn
lớn. Trong các thí nghiệm thực hiện hồi năm ngoái, Klimov đã có thể làm phát sinh
bảy cặp electron-lỗ trống trên photon tới bằng cách chiếu sáng đơn tinh thể chì
selenide kích thước 5nm với những xung laser cực ngắn. Ông nói rằng quá trình này
có thể mang lại những tế bào Mặt Trời có hiệu suất trên 40%.
Klimov cho biết ông không biết chính xác phải chế ngự các chấm lượng tử
như thế nào để thu được sự nhân photon này, nhưng ông cho rằng nó có thể một
phần là do quá trình đó xảy ra trong khối chất bán dẫn và cũng có khả năng là do sự
hình thành các “electron ảo”. Quá trình thứ hai vừa nói bao gồm việc một electron
thu được nhiều năng lượng hơn khoản nhận từ photon tới, mặc dù trong một khoảng
thời gian rất ngắn, và rồi truyền một số năng lượng vượt mức của nó cho một
electron trong dải hóa trị.
Chấm lượng tử cũng có thể được sử dụng để chế tạo các tế bào “hạt mang tốc
hành”, trong đó năng lượng vượt mức do photon mang lại không bị thất thoát dưới
dạng nhiệt – như đã xảy ra trong các tế bào Mặt Trời truyền thống – mà tạo ra
những electron năng lượng cao hơn và do đó là một hiệu điện thế cao hơn so với
trong tế bào chuẩn. Green ở trường đại học New South Wales là một nhà vật lí đang
nghiên cứu công nghệ này. “Khi chế tạo một chất từ dưới lên dưới dạng chấm lượng
tử, người ta có thể điều khiển các tính chất của chất đó ở bậc vi mô”, ông giải thích.
“Cho nên bằng cách làm biến đổi tính cứng nhắc của tương tác giữa chấm lượng tử
và chất mà chúng gắn trên đó, chúng ta có thể làm giảm lượng nhiệt thất thoát do
dao động nguyên tử”.
Mặc dù phải mất 10-15 năm nữa công nghệ này mới đến được thị trường,
nhưng nhóm của Green hiện nay đã chế tạo được tế bào đầu tiên của mình trên cơ
sở chấm lượng tử, và ông nghĩ rằng những dụng cụ thương mại dựa trên công nghệ
này có thể đạt hiệu suất 20-30%. “Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu như trong chừng 30
năm nữa, các tế bào Mặt Trời không sử dụng công nghệ này trong một số cách”,
ông nói.

© hiepkhachquay Quan điểm mới về điện Mặt Trời | Trang 4/8


Tế bào giếng lượng tử
Trước khi chấm lượng tử được sử dụng cho việc chế tạo các tế bào Mặt Trời
dựa trên sự nhân hạt mang điện hoặc hạt mang điện nóng, thì cần phải vượt qua hai
rào cản quan trọng. Một là làm sao tách riêng được các electron và lỗ trống phát
sinh trong những dụng cụ như thế - tức là chức năng thực hiện bởi tiếp giáp p-n
trong tế bào Mặt Trời silicon – còn rào cản kia là phải tìm cách kết nối từng chấm
lượng tử một. Có lẽ việc này có thể thực hiện bằng cách sử dụng dây nano hoặc đơn
giản là đặt các chấm lượng tử gần nhau và dựa vào sự chui hầm lượng tử.
Một dụng cụ thế hệ thứ ba khác cũng khai thác cấu trúc bậc nano là cái được
gọi là tế bào Mặt Trời giếng lượng tử. Barnham và các đồng sự tại trường Imperial
College London đã chế tạo được một tế bào như thế bằng cách kẹp 50 lát bán dẫn
indium gallium arsenide, có độ rộng khe tương đối thấp, với mỗi lát chỉ dày vài
nanomét, giữa các mảnh gallium-arsenide phosphide hơi dày hơn một chút, có độ
rộng khe cao hơn. Mỗi lát thuộc chất có độ rộng khe thấp bị giới hạn ở cả hai mặt
bằng chất có độ rộng khe cao hình thành nên một giếng thế, photon rơi vào đó sẽ bị
hấp thụ và từ đó electron và lỗ trống thoát khỏi nhờ năng lượng nhiệt của chúng.
Các giếng lượng tử làm lệch ngưỡng năng lượng trên đó tế bào hoạt động
xuống dưới, và như vậy làm giảm độ rộng khe của gallium arsenide sao cho nó bắt
được một phần lớn hơn phổ photon chạm tới tế bào. Điều này làm giảm một chút
hiệu điện thế phát sinh từ tế bào (vì năng lượng trung bình của các cặp electron-lỗ
trống được sinh ra thấp hơn), nhưng sự giảm hiệu điện thế này được đền bù nhiều
hơn bởi sự tăng dòng điện, kết quả là cho công suất phát toàn thể cao hơn. Một cách
rõ ràng hơn nhằm làm giảm độ rộng khe của tế bào gallium-arsenide là đơn giản cấy
thêm một lớp indium gallium arsenide lên trên nó. Nhưng theo Barnham, sự ghép
đôi không đối xứng trong khoảng cách nguyên tử giữa hai chất mang lại sự sai khớp
làm giảm hiệu suất của hợp chất.
Giống như các tế bào Mặt Trời thế hệ thứ ba khác, tế bào giếng lượng tử sẽ
được phơi ánh sáng Mặt Trời tập trung. Các quang cụ tương đối rẻ tiền làm hội tụ
ánh sáng tới vào một khu vực nhỏ hơn nhiều của tế bào Mặt Trời, do đó làm giảm
diện tích tế bào cần thiết và giá thành chung của hệ thống. Vì chính tế bào cấu thành
nên một phần nhỏ của giá thành toàn hệ thống, nên nó mang lại cảm giác là sử dụng
tế bào đắt hơn, nhưng hiệu quả hơn. Barnham và các cộng sự tới nay đã ghi nhận
hiệu suất lên tới 27% trong tế bào của họ khi nó được phơi ánh sáng Mặt Trời tập
trung 300 lần. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng hiệu suất của tế bào của họ
trong thực tế có thể vượt hơn 30% bằng cách tái sinh photon khi electrn và lỗ trống
tái kết hợp, như họ đã chắc chắn làm được. Barnham và các đồng sự mới đây đã
thành lập một công ti, QuantaSol, để thương mại hóa công nghệ của họ, và có kế
hoạch bán những tế bào giếng lượng tử của họ cho các nhà sản xuất tập trung trong
vòng 6 đến 9 tháng tới.

Thuốc nhuộm và plastic


Một loại hoàn toàn khác thuộc các dụng cụ thế hệ thứ ba là tế bào Mặt Trời
“nhuộm cảm quang”. Đi tiên phong bởi Michael Gratzel thuộc Viện Công nghệ
Liên bang Thụy Sĩ và các cộng sự, sử dụng kết hợp thuốc nhuộm hóa học và chất
bán dẫn khe rộng titanium dioxide, chất này rẻ hơn silicon. Photon tới tại tế bào làm
giải phóng electron khỏi phân tử chất nhuộm, rồi truyền nó đến dải dẫn của chất bán

© hiepkhachquay Quan điểm mới về điện Mặt Trời | Trang 5/8


dẫn và đi ra điện cực. Trong khi đó, lỗ trống bỏ lại trong chất nhuộm tái kết hợp với
một electron trong lớp chất điện phân nằm giữa chất bán dẫn và điện cực thứ hai.
Một trong những ưu điểm của tế bào Mặt Trời trên cơ sở chất nhuộm là độ
rộng khe của chất bán dẫn không phải cân xứng với phổ ánh sáng chạm tới tế bào;
phổ hấp thụ của chất nhuộm có thể dễ dàng điều chỉnh – đây là lí do tại sao chất bán
dẫn rẻ tiền titanium dioxide, với khe rộng của nó, lại có thể được sử dụng. Khi lớp
chất bán dẫn không yêu cầu phải dày, tế bào chất nhuộm cũng có thể gắn trên các
chất dẻo. Ngoài ra, vì các tế bào là trong suốt nên chúng có thể được gắn vào cửa
sổ.

Martin Green thuộc trường đại học New South Wales, Australia (trái); và David Cahen thuộc Viện
Khoa học Weizman, Israel (phải) đang làm việc với Jim MacQuillan thuộc trường đại học Otago,
New Zealand, các đồng sự của Michael Gratzel thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở
Lausanne.
Theo Gratzel, các nhà khoa học đã bỏ rơi ý tưởng này vì cường độ hạn chế
của ánh sáng thu thập bởi chất nhuộm. Nhưng ông và các cộng sự của ông đã chỉ ra
rằng vấn đề này có thể khắc phục bằng cách sử dụng một dạng nano tinh thể của
titanium dioxide. Một mạng tinh thể chất bán dẫn nanomét mang lại vô số góc và
vết nứt, trong đó các phân tử chất nhuộm có thể liên kết, làm tăng diện tích bề mặt
có sẵn với chất nhuộm lên trên 1000 lần. Gratzel nói rằng tế bào hoạt động tốt nhất
của nhóm của ông có hiệu suất chỉ trên 11% , ông ước tính việc chế tạo các tế bào
chất nhuộm cảm quang sẽ rẻ hơn 3-4 lần so với các tế bào silicon truyền thống.
Trong năm nay, công ti G24 Innovations đã khởi động sản phẩm thương mại đầu
tiên thuộc nhóm tế bào Mặt Trời chất nhuộm càm quang tại một nhà máy ở Cardiff,
nước Anh.
Sau cùng, một công nghệ trẻ hơn nhiều so với các tế bào chất nhuộm cảm
quang, nhưng là một công nghệ có tiềm năng to lớn, đó là tế bào Mặt Trời hữu cơ.
Những dụng cụ như thế, sử dụng plastic làm thành phần hoạt tính, có tiềm năng còn
rẻ hơn so với các dụng cụ bán dẫn. Chúng cũng mềm dẻo, nghĩa là chúng có thể
quấn quanh bề mặt, cuộn lại, hoặc có khả năng sơn lên các cấu trúc. Hồi đầu năm
nay, David Carroll, một nhà vật lí tại trường đại học Wake Forest ở Bắc Carolina,
Mĩ, và các đồng sự khẳng định đã chế tạo được một tế bào Mặt Trời trên cơ sở
polymer có hiệu suất 6%. Mặc dù là thấp so với chuẩn silicon, tuy nhiên hiệu suất

© hiepkhachquay Quan điểm mới về điện Mặt Trời | Trang 6/8


này gây ấn tượng sâu sắc đối với polymer, chất có độ rộng khe cao và không làm tốt
việc tách các cặp electron-lỗ trống.

Jiwen Liu thuộc trường đại học Wake Forest, Mĩ, đang kiểm tra một trong những tế bào Mặt Trời
polymer của nhóm ông.
Carroll và các đồng sự thu được hiệu suất cao của họ bằng cách chế tạo các
“mạch” kích thước nanomét bên trong polymer poly(3-hexylthiophene) dẫn đường
cho các electron và lỗ trống nhanh chóng ra khỏi dụng cụ trước khi chúng có thể tái
kết hợp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng họ có thể đạt được hiệu suất cao cỡ
10% bằng cách bọc một polymer xung quanh một mảnh sợi cáp quang. Sợi cáp có
hai nhiệm vụ: giữ các photon bên trong polymer cho tới khi chúng bị hấp thụ; và bắt
các photon từ vùng góc tới lớn hơn. Nhiệm vụ thứ hai này làm tăng số ngày tế bào
có thể hoạt động ở mức cực đại – từ khoảng 1 giờ với tế bào màng mỏng lên khoảng
5 giờ.
“Dứa khoát đây là những tế bào Mặt Trời plastic”, Carroll nói, đội nghiên
cứu của ông hiện nay đang chế tạo các nguyên mẫu thuộc cả loại màng mỏng và sợi
quang. “Họ chế tạo những tế bào mềm dẻo rất tốt có khả năng mang lại công suất
trên số ngày nhất định lớn hơn so với silicon. Thậm chí 6 tháng trước đây, tôi sẽ
không nói như vậy”.

Khắc phục vấn đề dự trữ


Chế tạo hiệu quả, và do đó rẻ tiền, tuy nhiên các tế bào quang điện trong
không đảm bảo rằng năng lượng Mặt Trời sẽ trở thành phần chủ yếu của tổ hợp
năng lượng của thế giới. Cho dù những dụng cụ này có thể chuyển thành sản phẩm
thương mại hiệu quả cao, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề trong việc chế tạo và cài đặt
hàng loạt panen cần thiết. Loài người hiện tiêu thụ năng lượng ở tốc độ 13 terawatt
(TW), và nhiều chuyên gia dự báo rằng sự gia tăng dân số và sự tăng trưởng kinh tế
sẽ làm tăng con số này lên khoảng 45TW vào năm 2050. Việc phát ra 20TW năng
lượng đó với các panen ở hiệu suất 10%, theo Cabtree và Lewis, điều đó có nghĩa là
phải lắp đặt các tấm Mặt Trời như thế trên 0,16% diện tích mặt đất. Chỉ một phần
nhỏ của con số này sẽ thu được bằng cách lắp đặt các panen trên nhà cửa của con
người, những “cánh đồng” khổng lồ sẽ phải được xây dựng ở những nơi có lượng
lớn ánh sáng Mặt Trời. Việc nỗ lực xây dựng những cánh đồng như thế ở miền Tây
(nước Mĩ), thật trớ trêu, lại vấp phải sự phản đối vì lí do môi trường.

© hiepkhachquay Quan điểm mới về điện Mặt Trời | Trang 7/8


Một trở ngại nữa là việc phân phối điện Mặt Trời đến những nơi cần thiết
(khi mà các tế bào được xây dựng trên những cánh đồng). Tuy nhiên, có lẽ thách
thức lớn nhất là làm sao dự trữ được năng lượng Mặt Trời, vì Mặt Trời không phải
lúc nào cũng chiếu sáng. Một lựa chọn, đã được sử dụng bởi các nhà sản xuất năng
lượng hạt nhân, là bơm nước lên đồi khi nhu cầu năng lượng là thấp, và giải phóng
nước khi nhu cầu cao, do đó làm phát ra điện trong quá trình đó. Năng lượng Mặt
Trời cũng có thể trữ bằng pin hoặc bánh xe quay, hoặc thậm chí tạo ra hydro. Tuy
nhiên, hệ thống cần thiết để bơm hydro đến nơi cần đến sẽ cực kì đắt.
Do đó, người ta vẫn phải xem xét liệu sự tăng trưởng nhanh chóng dòng
điện trong hệ thống quang điện trong có thể được duy trì hay không. Nhất là người
ta cũng không biết chắc chắn là những lĩnh vực nào chính phủ sẽ quay lại với năng
lượng Mặt Trời. Nước Đức đã thiết lập một chương trình được đảm bảo bằng luật
rằng những nhà sản xuất năng lượng Mặt Trời sẽ được các công ti điều hành mạng
lưới điện trả một lượng tiền tối thiểu nhất định cho dòng điện của họ, tức là các
công ti này sẽ gánh vác phần chi phí tăng thêm cho các khách hàng của họ. Quy
định này mang lại một số lượng lớn công ti điện Mặt Trời, như Q-cells nằm ở gần
Leipzig, Đức, hiện nay có trị giá vài tỉ đô la và đang tăng trưởng rất nhanh. Trong
khi đó, Nhật Bản – quê hương của nhà sản xuất điện Mặt Trời lớn nhất thế giới,
Sharp – có kế hoạch tăng dung lượng điện Mặt Trời của mình lên khoảng 100
gigawatt (gấp khoảng 30 lần dung lượng điện Mặt Trời toàn cầu hiện nay) vào năm
2030.
Còn những nước khác thì hình như không nhiệt tình lắm. Ở Mĩ chẳng hạn,
tiền chi cho nghiên cứu điện Mặt Trời vẫn khó huy động được. Bộ Năng lượng Mĩ
hiện chi khoảng 100 triệu đô la một năm cho phát triển năng lượng Mặt Trời, nhưng
chỉ một phần nhỏ của số tiền này là dành cho nghiên cứu công nghệ mới. “Không
có thách thức công nghệ nào không thể vượt qua”, Carroll nói. “Nghĩa là không có
quy luật vật lí nào ngăn cấm những dụng cụ hiệu suất cao thực sự được chế tạo.
Công nghệ sẽ được thương mại hóa nếu được cộng đồng đầu tư”.
Giống như nhiều người khác, Carroll tin rằng năng lượng Mặt Trời sẽ đóng
góp một phần đáng kể trong sản lượng năng lượng thế giới trong 10 đến 20 năm tới.
Nhưng ông nghĩ rằng việc này có thể xảy ra sớm hơn – cỡ chừng trong 5 năm thôi –
nếu như các nhà chính trị tài trợ nhiều hơn cho nghiên cứu. “Bạn có thể giải quyết
bất cứ vấn đề gì với khoa học”, ông nói, “nhưng bạn phải chi tiền cho các nhà khoa
học làm điều đó”.
Tác giả: Edwin Cartlidge (Physics World, tháng 7/2007)
hiepkhachquay dịch
(An Minh, ngày 05/07/2007, 9:45:56 AM)

© hiepkhachquay Quan điểm mới về điện Mặt Trời | Trang 8/8


CÁCH NHÌN MỚI VỀ NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN
Paul Norman
Bất chấp hình ảnh không thân thiện với môi trường của nó, năng lượng hạt
nhân vẫn nhất định quay trở lại chương trình năng lượng của thế giới do nhu cầu
cắt giảm sự phát thải cacbon dioxit. Paul Norman, Andrew Worrall và Kevin
Hesketh mô tả cách mà thế hệ kế tiếp của các nhà máy điện hạt nhân sẽ sạch hơn và
hiệu quả hơn bao giờ hết.
Sự ấm lên toàn cầu có nguồn gốc ở
một trong những ý tưởng cơ bản nhất của
nền vật lí học Newton: không có tác dụng
nào mà không có phản tác dụng. Nói đơn
giản, chúng ta không thể cứ tiếp tục bơm
cacbon dioxit và các chất độc hại khác sinh
ra từ sự cháy của nhiên liệu hóa thạch vào
môi trường của chúng ta mà không phải
gánh chịu hậu quả. Các nhà khoa học môi
trường đã cảnh báo vấn đề này nhiều lần,
nhưng chỉ đến bây giờ chính quyền các
nước mới có sự lưu tâm thích đáng tới vấn
đề. Sự biến đổi khí hậu do con người tạo ra
là một trong những đe dọa lớn nhất đến bộ
mặt hành tinh của chúng ta, và người ta ước
tính nó là nguyên nhân gây ra hơn 160.000
cái chết trên thế giới mỗi năm do hạn hán, lũ lụt và mùa màng thất bát.
Nhưng việc giải quyết sự ấm lên toàn cầu mà chúng ta đối mặt là một bài
toán nan giải. Các nhiên liệu hóa thạch cung cấp ít nhất là 85% tổng nhu cầu năng
lượng của chúng ta, từ điện sử dụng trong nhà chúng ta cho tới việc sản xuất các sản
phẩm hàng hóa và nguồn cung thực phẩm cho chúng ta. Các nguồn năng lượng có
thể hồi phục, như các nguồn khai thác Mặt Trời, gió, và sóng biển, có thể giúp giảm
bớt sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch, nhưng tính chất không chắc
chắn của chúng và thường có công suất thấp nên chúng chỉ có thể cung cấp một
phần nhỏ cho bài toán năng lượng. Thật vậy, đa số các dạng năng lượng có khả
năng hồi phục đều có sự tác động đến môi trường đáng kể của riêng chúng – ví dụ
như làm biến đổi cảnh quan, hoặc gây nguy hiểm cho cuộc sống hoang dã. Chúng
cũng yêu cầu các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch phải sẵn sàng hoạt động khi
công suất ra thấp, ví dụ như khi các tuabin gió không phát điện được trong những
điều kiện nhất định.
May thay, có một lựa chọn khác để giải quyết cơn khủng hoảng năng lượng
lờ mờ hiện ra trước mắt chúng ta: đó là năng lượng hạt nhân. Ở mức độ nguyên tử,
năng lượng nhiệt giải phóng trong một sự kiện phân hạch là 200 eV, so với chỉ có
vài eV phát sinh ra khi mỗi phân tử hydrocacbon bị phá vỡ bằng việc đốt nhiên liệu
có chứa cacbon. Kết quả là một viên nhiên liệu lò phản ứng hạt nhân dài chỉ 1 cm
có thể tạo ra lượng điện tương đương với 1,5 tấn than đá. Hơn nữa, nhà máy điện
hạt nhân tạo ra lượng chất thải rất ít, ngược với lượng chất độc khổng lồ được bơm
không qua kiểm tra vào môi trường bởi việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Mặc dù chất

© hiepkhachquay Cách nhìn mới về năng lượng hạt nhân | Trang 1/11
thải hạt nhân thì độc hơn nhiều so với những chất độc này, nhưng ít nhất nó có thể
được cô lập hoàn toàn.
Năng lượng hạt nhân tiến lên giữ vai trò chủ đạo vào cuối thập niên 1950 và
1960, với việc xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân trên khắp thế giới. Tuy nhiên,
mối nguy hiểm đến môi trường đi kèm với chất thải hạt nhân luôn luôn là lí lẽ để
chống lại năng lượng hạt nhân. Thêm với tai nạn Chernobyl năm 1986 và các tác
động thị trường trong lĩnh vực năng lượng, nền công nghiệp hạt nhân đã đi vào thời
suy tàn trong thập niên 1980 và 1990. Nhưng xu thế đó ngày nay hình như đang có
sự chuyển biến. Hồi tháng năm, chẳng hạn, chính phủ Mĩ đã tỏ dấu hiệu mục tiêu
của họ là xây dựng một hạm đội mới các nhà máy điện hạt nhân trên khắp đất nước,
và một số nước khác, gồm Trung Quốc, Phần Lan, Pháp, Ấn Độ và Nga đã thông
báo hoặc đã bắt tay vào xây dựng những lò phản ứng mới.
Không phải chỉ có sự khẩn thiết phải chiến đấu với sự biến đổi khí hậu châm
ngòi cho đợt hồi phục hạt nhân này. Các luận cứ kinh tế dựa trên sự tăng liên tục giá
khí đốt và dầu mỏ, cộng với sự quan tâm chiến lược trong việc đảm bảo mỗi nước
có nguồn cung ứng năng lượng bền vững, cũng là những nhân tố chính. Trong thực
tế, các luận cứ kinh tế và chiến lược mạnh mẽ cho thấy hiện nay không thể nào có
được giải pháp thực tế cho bài toán năng lượng mà trong đó năng lượng hạt nhân
không đóng vai trò chính một lần nữa. Và ở đâu có năng lượng hạt nhân, ở đó có
các nhà vật lí.

Lịch sử điện hạt nhân


Lò phản ứng hạt nhân hoạt động bằng năng lượng giải phóng trong sự phân
hạch hạt nhân. Quá trình này bao gồm việc bắn neutron vào hạt nhân uranium-235,
hạt nhân này chuyển thành hạt nhân uranium-236 có năng lượng vượt mức đủ để trở
nên biến dạng và tách thành hai mảnh vỡ phân hạch nặng cộng với hai hoặc ba
neutron mới sinh trên mỗi sự kiện phân hạch. Sự hụt khối lượng nhỏ giữa những sản
phẩm cuối cùng này và neutron ban đầu và hạt nhân uranium được giải phóng dưới
dạng năng lượng theo phương trình nổi tiếng của Einstein.
Đa số năng lượng này tồn tại dưới dạng động năng của các sản phẩm phân
hạch, chúng làm phát ra rất nhiều nhiệt do va chạm với các nguyên tử xung quanh.
Nhiệt này được mang ra ngoài bằng một chất lỏng làm nguội như cacbon dioxit
hoặc nước (tạo thành mạch làm nguội chính) và được dùng để đun nồi hơi trong
mạch thứ cấp tạo ra hơi nước làm quay tuabin và máy phát – tương tự như nhà máy
điện sử dụng nhiên lỉệu hóa thạch. Trong số các neutron được giải phóng, một số sẽ
thoát khỏi lò phản ứng, còn số khác bị hấp thụ, nhưng khoảng phân nửa sẽ làm tách
thêm hạt nhân uranium, kích hoạt phản ứng dây chuyền. Để giữ quá trình này dưới
sự kiểm soát, đa số lò phản ứng yêu cầu một bộ phận điều tiết – thường cấu tạo từ
graphit hoặc nước vì nguyên tử nhẹ của chúng hấp thụ tốt động năng của các
neutron.
Nhà máy điện hạt nhân thương mại đầu tiên trên thế giới khai trương ở Anh
năm 1956 tại địa điểm Sellafield trên bờ biển Cumbrian, và nó chạy trong gần như
nửa thế kỉ trước khi đóng cửa vào năm 2003. Bốn lò phản ứng Calder Hall thuộc
loại Magnox, nghĩa là chúng sử dụng hợp kim magnesium “không oxi hóa” bọc các
thanh nhiên liệu uranium. Cũng giữ lại các sản phẩm phân hạch dễ biến đổi, như
caesium và strontium, lớp phủ Magnox này có tiết diện hấp thụ neutron thấp và do

© hiepkhachquay Cách nhìn mới về năng lượng hạt nhân | Trang 2/11
đó làm giảm “sự hấp thụ kí sinh” neutron. Chế tạo từ graphit và chứa lỗ cho cả các
thanh nhiên liệu và cho phép chất khí làm lạnh chảy, chất điều tiết làm chậm
neutron bằng cách làm tán xạ đàn hồi sao cho phân bố động năng của chúng trở nên
sánh được với phân bố động năng của chất khí ở trạng thái cân bằng nhiệt với
graphit. Vì ở những năng lượng này, neutron có xác suất tương tác với phân tử cao
hơn, nên lò phản ứng Magnox có thể sử dụng nhiên liệu chứa các mức xảy ra tự
nhiên của uranium-235 (khoảng 0,7%), tránh phải dùng – và hao phí – uranium đã
qua “làm giàu”.

Kể từ khi nhà máy điện hạt nhân thương mại đầu tiên mở cửa ở Anh vào năm 1956, các mẫu lò
phản ứng đã tiến triển rất nhiều. Mặc dù sự khác biệt giữa các mẫu không rõ ràng cho lắm, nhưng
Bộ Năng lượng Mĩ (DOE) đã phân loại chúng thành bốn thế hệ khi họ bắt đầu nhắm tới việc xây
dựng các lò phản ứng mới trong giữa đến cuối thập niên 1990. Nhà máy Magnox buổi đầu, nhiều
trong số đó vẫn đang hoạt động, được gán cho là thế hệ I, còn những mẫu kế vị của chúng trong
thập niên 1970 và 1980 – các lò phản ứng nước nhẹ (LWR) - được gọi là thế hệ II. Những lò kiểu
này tạo nên khối nhà máy điện hạt nhân trên khắp thế giới hiện nay, và nhiều lò vẫn đang được xây
dựng thêm. Các mẫu thế hệ III, tương tự như các lò phản ứng thế hệ II nhưng có đặc điểm an toàn
cải tiến, đang sẵn sàng được xây dựng, trong khi một số nước đang theo đuổi các mẫu “thế hệ
III+” hơi cải tiến hơn một chút. Còn các mẫu thế hệ IV – trong đó DOE đã chọn 6 - hiện vẫn ở
giai đoạn đầu, nhưng chúng hứa hẹn mang lại những nhà máy điện hạt nhân sạch hơn và kinh tế
hơn vào giữa thế kỉ này.
Vào đầu thập niên 1970, nước Anh có 11 nhà máy điện hạt nhân Magnox
(gồm tổng cộng 26 lò phản ứng) hoặc đang hoạt động hoặc đang trong giai đoạn
xây dựng hoặc lên kế hoạch. Anh cũng đã xuất khẩu mẫu Magnox – từ đây gọi là
“thế hệ I” – sang Nhật và Italy, mỗi nước một nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên,
trong một nỗ lực nhằm tăng tỉ lệ công suất điện trên công suất nhiệt thì Ủy ban Điện
lực đã đưa ra ý tưởng về lò phản ứng cải tiến làm lạnh bằng chất khí (AGR) – bây
giờ gọi là mẫu “thế hệ II”. Lò đầu tiên mở cửa vào giữa thập niên 1970, tất cả 7 nhà
máy điện AGR (14 lò phản ứng) hiện vẫn đang hoạt động.
Chất điều tiết (graphit) và chất làm lạnh (cacbon dioxit) có mặt trong cả mẫu
Magnox lẫn mẫu AGR. Tuy nhiên, AGR có hiệu suất nhiệt cao hơn do hoạt động ở
nhiệt độ 600oC so với khoảng 370oC ở mẫu Magnox. Vì ở nhiệt độ cao, uranium

© hiepkhachquay Cách nhìn mới về năng lượng hạt nhân | Trang 3/11
chịu sự biến đổi pha tinh thể khiến nó nở ra, có khả năng làm suy yếu lớp phủ
ngoài, nên AGR dùng uranium oxit làm nhiên liệu của chúng. Và vì Magnox trở
nên mềm nhũng và có thể còn dễ nóng chảy trong không khí ở nhiệt độ AGR, nên
thép sạch được dùng làm lớp phủ thay thế. Vì thép sạch hấp thụ nhiều neutron hơn
Magnox, nên AGR yêu cầu uranium có thành phần uranium-235 chiếm vài phần
trăm, giá thành tăng thêm sẽ được lấy lại qua công suất năng lượng tăng của nhiên
liệu.
Nước Anh cũng tiến hành nghiên cứu các mẫu “lò phản ứng nhanh” cho đến
đầu thập niên 1990, ví dụ tại địa điểm Dounreay ở miền bắc Scotland. Những lò
phản ứng này không có chất điều tiết và neutron giải phóng trong mỗi sự kiện phân
hạch do đó vẫn giữ được động năng lớn của chúng. Kết quả là các lò phản ứng này
có khả năng biến uranium suy kiệt (tức là uranium có hầu hết thành phần uranium-
235 của nó đã bị xài hết) thành plutonium, chất này cũng có thể dùng làm nhiên liệu
hạt nhân. Vì khi mỗi nguyên tử plutonium bị phá vỡ do phân hạch thì ít nhất một
hoặc nhiều nguyên tử khác được tạo ra trong nhiên liệu đã qua sử dụng, nên lò phản
ứng nhanh – hay lò phản ứng tái sinh – tạo ra nhiều chất dễ phân tách hơn nhiên liệu
của nó, do đó có khả năng làm tăng kho dự trữ nhiên liệu hạt nhân lên rất lớn.
Vì các neutron năng lượng tính trong lò phản ứng nhanh có xác suất tương
tác với hạt nhân khác thấp hơn, cho nên lò phản ứng yêu cầu chất liệu có thể phân
hạch đậm đặc hơn và các chất có thể sống được trước dòng neutron rất lớn. Kết quả
là lò phản ứng nhanh phức tạp hơn và đắt hơn lò phản ứng Magnox hoặc AGR, một
phần là do chúng yêu cầu thêm một mạch làm lạnh nữa, và mẫu đó chưa hề được sử
dụng về mặt thương mại.

Lò phản ứng nước nhẹ


Tại một nơi khác trên thế giới, nước Pháp bắt đầu đi theo sự chỉ đạo của Anh
bằng việc xây dựng các lò phản ứng tương tự như mẫu Magnox trong thập niên
1960. Trong khi đó, nước Mĩ nhận ra rằng lò phản ứng kinh tế nhất là các lò thường
được gọi chung là lò phản ứng nước nhẹ (LWR). Các lò này dễ xây dựng và hoạt
động hơn lò Magnox hoặc AGR, và chúng cũng có lợi hơn về mặt kinh tế. Chẳng
hạn, nhiên liệu sử dụng được cải thiện qua nỗ lực chung của nhiều nước sao cho
ngày nay nó có thể duy trì được công suất năng lượng có ích cao hơn nhiên liệu
AGR, loại chỉ có một mình nước Anh phát triển.
LWR sử dụng nước thường làm chất điều tiết và chất làm lạnh, chạy trên
nhiên liệu uranium oxit làm giàu lên tới 5% uranium-235 và chứa trong một vỏ bọc
hợp kim zirconium. LWR có hai loại cơ bản: lò phản ứng nước điều áp (PWR) và lò
phản ứng nước sôi (BWR). PWR giữ nước trong mạch làm lạnh chính ở dạng lỏng
và cho bốc hơi trong một mạch thứ hai điều hành ở áp suất thấp hơn. Ngược lại,
BWR sử dụng một mạch áp suất hai pha nước-hơi nước, trong đó hơi nước từ lõi lò
trực tiếp làm quay tuabin. Lợi thế của mẫu này là nó không yêu cầu một mạch làm
lạnh thứ cấp và các chất trao đổi nhiệt đi kèm, các ống, van và bơm. Tuy nhiên, lợi
thế này có xu hướng bị bù lại bởi sự tăng độ phức tạp ở những khía cạnh khác, nhất
là việc duy trì và khởi động vì hơi nước đi qua tuabin có tính phóng xạ và do đó sẽ
làm nhiễm bẩn chúng.
Nhiều ưu điểm của LWR đến từ lõi lò phản ứng rất rắn chắc của chúng, có
thể là do nước là chất hiệu quả nhất trong số tất cả các chất điều tiết được sử dụng

© hiepkhachquay Cách nhìn mới về năng lượng hạt nhân | Trang 4/11
phổ biến để làm chậm các neutron phân hạch. Ưu điểm này khiến LWR kinh tế hơn
và dễ xây dựng và hoạt động hơn nhiều so với nhà máy điện hạt nhân Magnox và
AGR (mặc dù AGR không yêu cầu mức độ làm giàu uranium cao như thế). Ví dụ,
nồi áp suất trong đó lò phản ứng được chứa cộng với tất cả cấu trúc xung quanh đủ
nhỏ để chế tạo trong một phân xưởng và vận chuyển đến địa điểm xây dựng, trong
khi nồi áp suất Magnox và AGR quá lớn nên yêu cầu phải xây dựng tại chỗ.

Sự phát điện hạt nhân bắt đầu từ lõi của lò phản ứng, trong đó neutron được cho bắn vào hạt nhân
uranium-235 làm cho chúng tách thành hạt nhân nhẹ hơn và neutron khác. Những neutron này
phải được làm chậm bằng chất điều tiết sao cho chúng có thể khởi động các phản ứng phân hạch
khác và duy trì phản ứng dây chuyền. Trong trường hợp lò phản ứng nước điều áp (PWR, hình),
nước được dùng làm chất điều tiết, trong khi graphit và nước nặng được sử dụng trong các mẫu lò
khác. Các “thanh điều khiển” hấp thụ neutron có thể chèn vào lõi lò phản ứng lúc hoạt động, cho
phép tốc độ phản ứng ngừng lại. Va chạm giữa các sản phẩm phân hạch và các nguyên tử xung
quanh làm phát sinh nhiệt, nhiệt này có thể trích ra bằng một chất làm lạnh (nước trong trường
hợp của PWR) lưu thông qua vùng lõi và làm bốc hơi nước trong mạch thứ cấp. Hơi nước làm
quay tuabin và máy phát, máy phát được nối vào mạng lưới điện.
Mặc dù nước Anh đã thiết kế AGR để cạnh tranh với LWR, nhưng mẫu này
sớm phải bỏ đi vì chi phí xây dựng đắt và khó điều hành hơn LWR. Với hiệu suất
hoạt động hơi tệ của chúng, cuộc cạnh tranh với LWR nhanh chóng đi tới kết thúc –
hơi giống như Boeing đấu với các nhà sản xuất máy bay cỡ nhỏ của Anh. Nước
Anh nhận ra điều này bằng việc quyết định bỏ AGR theo PWR, và việc xây dựng
nhà máy PWR đầu tiên và duy nhất của nước Anh (Sizewell B ở bờ biển Soffolk –
bắt đầu vào năm 1988. Thật vậy, trong số 436 lò phản ứng đang hoạt động hiện nay
trên thế giới thì 357 lò là LWR, trong đó 264 là PWR, và đây cũng là loại lò đang
được xây dựng chủ yếu hiện nay.

Các lò kiểu mới


Ngày nay, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với vấn đề làm sao cân đối giữa
nhu cầu năng lượng của họ đồng thời tạo ra ít cacbon dioxit hơn, và nước Anh cũng
không ngoại lệ. Khi cựu thủ tướng Anh Tony Blair lên nắm quyền hồi năm 1997 –
hai năm sau khi Sizewell đi vào hoạt động – ông quyết định “khoanh vùng” vấn đề
năng lượng hạt nhân. Nhưng hiện nay rõ ràng là chính phủ Anh đã chấp nhận rằng
cách duy nhất để đạt được mục tiêu nhiều tham vọng của mình trong việc cắt giảm
sự phát thải cacbon dioxit là ít nhất phải duy trì cho được đóng góp 18% hiện nay
mà năng lượng hạt nhân mang tới cho “tổ hợp năng lượng”.
Việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân không phải diễn ra trong ngày
một ngày hai. Và nếu như chính phủ Anh quyết định tiến tới một hạm đội nhà máy

© hiepkhachquay Cách nhìn mới về năng lượng hạt nhân | Trang 5/11
điện hạt nhân mới (một quyết định hiện nay đang thăm dò dư luận và sẽ cho kết quả
cuối cùng vào tháng 10), thì họ cần phải quyết định là chọn công nghệ nào và ai sẽ
xây dựng và điều hành nhà máy. Những lựa chọn vừa nói là tùy thuộc vào tác động
thị trường, thùy thuộc vào nhà cung cấp lò phản ứng hoặc chủ sở hữu công nghệ
nào đến chào hàng trước, và tùy thuộc tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn an toàn
nghiêm ngặt. Tóm lại, mất khoảng 10 năm nữa thì một nhà máy điện hạt nhân mới
có thể hòa vào lưới điện quốc gia.
Hai ứng viên sáng giá nhất cho các lò phản ứng xây mới ở Anh là các lò
PWR, giống như Sizewell B : Areva EPR (lò phản ứng nước điều áp châu Âu) và
Westinghouse AP-1000 (AP là viết tắt của “thụ động cải tiến” và 1000 biểu thị
1000MW công suất điện mà nhà máy có thể sản xuất). Các mẫu có triển vọng khác
là lò phản ứng nước sôi cải tiến (ABWR), về cơ bản là một phiên bản tối ưu hóa của
BWR, và lò phản ứng Candu cải tiến (ACR), dựa trên các lò phản ứng Candu rất
thành công của Canada. Các lò này tương tự với PWR nhưng sử dụng nước nặng
(D2O) làm chất điều tiết. Nước nặng hầu như không bắt lấy neutron nào, nhưng vì
nó chứa deuterium rất tốt trong việc làm chậm neutron. Điều này có nghĩa là sẽ có
sẵn nhiều neutron phân hạch hơn, cho phép ACR hoạt động với nhiên liệu có mức
làm giàu thấp.
Đặc điểm chung của tất cả các mẫu “thế hệ III” này là chúng hoạt động đơn
giản: chúng yêu cầu ít can thiệp hơn, ít nhiên liệu hơn và dễ duy trì hơn các mẫu
trước. Chúng cũng đã được cải tiến, các đặc điểm an toàn thụ động dựa trên các lực
vật lí như hấp dẫn và đối lưu, có ít hoặc không cần đến các dụng cụ cơ học như
bơm. Tuy nhiên, các nhóm vận động như CND và Hòa bình Xanh đã thực sự phớt
lờ đi các đặc điểm đó và thay vào đó lại tập trung vào những lo lắng không ngừng
tăng lên về chất thải hạt nhân mà một hệ thống nhà máy điện hạt nhân mới sẽ tạo ra.
Trong khi hiển nhiên là càng có nhiều nhà máy điện hạt nhân thì sẽ càng có
nhiều chất thải hạt nhân, thì khổi lượng chất thải phát sinh trên kWh công suất ra ở
các mẫu mới sẽ ít hơn nhiều so với ở các mẫu trước đây. Chẳng hạn, một tổ hợp 10
nhà máy LWR gigawatt mới sẽ phát ra gấp đôi lượng điện trong tuổi thọ 60 năm
của chúng so với tổ hợp đó hiện nay, nhưng sẽ tạo ra chỉ khoảng thêm 10% chất thải
phóng xạ mức độ cao trong cùng thời gian trên dưới những điều kiện hợp lí. Hơn
nữa, các lò phản ứng mới này có thể cho phép chúng ta sử dụng kho dự trữ
plutonium quân sự bằng cách dùng nhiên liệu “oxit hỗn hợp” chất tạo từ oxit
uranium và plutonium.
Các mẫu AP-1000, EPR, ACR và BWR đều sử dụng cùng loại nhiên liệu,
mạch áp suất, máy phát hơi nước và những thành phần chủ chốt khác như các lò
phản ứng thế hệ I và thế hệ II đang hoạt động ngày nay. Các nhà máy mới xây dựng
trên các mẫu này do đó sẽ được xây dựng ngay. Thật vậy, một nhà máy EPR đang
được xây dựng ở Phần Lan (xem hình), với một cái ở Pháp sau đó, còn Trung Quốc
đã đặt hàng vài lò AP-1000. Tuy nhiên, có lẽ trong vòng 20 năm tới, chúng ta sẽ có
thể sẵn sàng xây dựng cái được gọi là mẫu lò phản ứng thế hệ IV.

Thế hệ IV
Vào cuối thập niên 1990, Bộ Năng lượng Mĩ đã chọn ra 6 mẫu thế hệ IV
trong danh sách thu gọn hơn 100 ý tưởng nhằm “mở rộng khả năng sử dụng năng
lượng hạt nhân”. Ba trong số các mẫu này là lò phản ứng nhanh, có chu trình nhiên

© hiepkhachquay Cách nhìn mới về năng lượng hạt nhân | Trang 6/11
liệu có chấp nhận được, trong đó plutoinium-239 được tạo ra từ phản ứng bắt
neutron uranium-238 và do đó có thể hoạt động trong nhiều trăm năm với nguồn dự
trữ uranium hiện có. Ba mẫu lò phàn ứng nhanh đó khác nhau chủ yếu ở việc chọn
chất làm lạnh: đó là natri lỏng, chì lỏng và khí heli, một số trong đó là chất dẫn
nhiệt tốt, còn một số thì khó giải quyết nếu như chúng rò rỉ.

Lò phản ứng EPR đầu tiên của thế giới đang được xây dựng ở địa điểm Olkiluot, Phần Lan, và sẽ
hoàn thành vào năm 2009.
Một mẫu thế hệ IV khác là lò phản ứng nước siêu tới hạn, trong đó nước ở
trong pha siêu tới hạn của nó được dùng làm chất làm lạnh. Nước ở trạng thái này
(tức là trạng thái trong đó không có sự phân biệt giữa thể lỏng và thể khí) có dung
lượng nhiệt đặc biệt rất cao, cho hiệu suất nhiệt cao hơn so với các lò LWR hiện có.
Cũng còn có lò phản ứng nhiệt độ rất cao (VHTR), họ hàng với các lò phản
ứng HTR hiện nay, như công nghệ giường thạch anh mà hiện Nam Phi đang theo
đuổi. Các lò này thường sử dụng chất điều tiết graphit và chất khí làm lạnh và giữ
được khả năng cho hiệu suất nhiệt cao. Hơn nữa, VHTR còn an toàn tới mức khó
tin, vì thành phần phóng xạ của nhiên liệu bị chặn lại ngay cả khi lò phản ứng đạt
tới quá nhiệt độ 1500oC (tức là trên 500oC so với nhiệt độ hoạt động bình thường).
Tuy nhiên, có lẽ mặt hấp dẫn nhất của mẫu VHTR là ở chỗ nó có thể tạo ra
hydro thông qua sự điện phân trong nước hoặc phản ứng nhiệt hóa và do đó sẽ có
chỗ đứng trong nền kinh tế hydro tương lai. Tạo ra hydro là một quá trình năng
lượng tập trung cao độ, yêu cầu một lượng lớn điện năng hoặc nhiệt – cả hai đều dồi
dào trong mẫu VHTR với hầu như không có sự phát sinh cacbon dioxit. Sản phẩm
của hydro không ảnh hưởng tới hiệu suất của lò phản ứng, mặc dù nó thật sự làm
giảm công suất điện phát ra. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để tạo ra hydro là
không thể bào chữa được về phương diện môi trường.
Mẫu thế hệ IV sau cùng – gọi là lò phản ứng muối nóng chảy – có tính cơ
bản nhất. Ở đây, nhiên liệu ở dạng muối uranium lưu thông trong chất làm lạnh sao

© hiepkhachquay Cách nhìn mới về năng lượng hạt nhân | Trang 7/11
cho không có chất làm lạnh nào bị thất thoát làm ngừng trệ phản ứng dây chuyền.
Công trình này được đưa vào thực tiễn như thế nào hiện nay vẫn chưa có quyết định
chính thức, vì nghiên cứu về mẫu muối nóng chảy – và tất cả các mẫu thế hệ IV
khác, trong thực tế - vẫn còn ở giai đoạn rất sớm. Không gì chắc chắn là cả 6 mẫu
sẽ thành công trong cấu hình thương mại thực tế. Một số rốt cuộc sẽ bị bỏ rơi khi
một số lò phản ứng tỏ ra đứng vững hơn những lò khác. Lạc quan mà nói, sự nhiệt
hạch hạt nhân sẽ bắt đầu có mặt vào cùng thời điểm và sẽ mang lai một chiều hướng
mới cho năng lượng hạt nhân.

Sự phục hưng của năng lượng hạt nhân


Nền công nghiệp hạt nhân ở châu Âu (với ngoại lệ ở Pháp) và Mĩ đã bị đình
trệ kể từ giữa thập niên 1980, với một số nhà máy mới hiện đang được đặt hàng. Xu
hướng này một phần là do nỗ lực của các nhóm phản đối hạt nhân và cũng do sự cố
Chernobyl năm 1986, nhưng tác động thị trường lại một lần nữa phát huy tác dụng.
Ở Anh, chẳng hạn, do cạnh tranh với khí thiên nhiên, việc bãi bỏ quy định về thị
trường năng lượng và sự bảo hộ dễ thay đổi của chính phủ đã gây khó khăn cho các
nhà máy điện hạt nhân mới đảm bảo được nguồn đầu tư riêng cần thiết. Ở những
nước khác, sự cạnh tranh với than đá rẻ tiền đã làm suy yếu sự ủng hộ cho các nhà
máy điện hạt nhân, còn ở cả Anh và Mĩ, việc kéo dài thành công thời gian hoạt
động của các nhà máy điện hạt nhân hiện có, mỉa may thay, lại làm cản trở việc xây
dựng các nhà máy điện hạt nhân mới.
Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang bước vào một thời kì phục hưng của năng
lượng hạt nhân. Mặc dù tự nó không phải là giải pháp hoàn chỉnh cho bài toán biến
đổi khí hậu, nhưng năng lượng hạt nhân có thể giúp làm chậm lại sự ấm lên toàn
cầu và cung cấp nguồn điện đáng tin cậy với tư cách là một phần của tổ hợp năng
lượng gồm nhiều loại. Và trong cuộc đảo ngược thời vận, sự tăng giá khí đốt và dầu
mỏ gần đây đã cho thấy nhà máy điện hạt nhân hiện nay là sự lựa chọn kinh tế nhất
ở nhiều nước. Nhận thức được rằng dầu mỏ và khí đốt đang bắt đầu cạn kiệt, nước
Anh và những chính phủ khác cần phải đi theo sự tiên phong của Trung Quốc,
Pháp, Hàn Quốc và Nhật Bản trong việc theo đuổi một chương trình hạt nhân mới.
Vì vậy, chúng ta có thể mong đợi sẽ nhìn thấy một tổ hợp mới các lò phản
ứng của Anh, có khả năng là hỗn hợp các mẫu EPR và AP-1000, sẽ đi vào hoạt
động trong 10-15 năm tới và có lẽ sẽ chạy cho đến năm 2080. Trước ngày đó, chúng
ta cũng có thể nhìn thấy các lò phản ứng thế hệ IV, một trong số đó cũng có khả
năng tạo ra hydro. Khi đó, năng lượng hạt nhân cùng với các dạng năng lượng có
thể hồi phục sẽ giúp nước Anh cắt giảm sự phát thải cacbon dioxit của mình đến
mức độ dễ chấp nhận hơn. Ngược lại, bằng việc thay thế tổ hợp hạt nhân hiện nay
với các dạng có thể hồi phục cung cấp cùng tỉ trọng năng lượng (hiện chiếm khoảng
19% tổng lượng ở Anh), chúng ta sẽ không cắt giảm được chút nào sự phát khí thải
cả.
Trước viễn cảnh nền công nghiệp hạt nhân có vẻ sáng sủa hơn nhiều so với 5
năm trước đây, các nhà vật lí đã có thể tìm thấy chính mình trong nhu cầu đang tăng
trưởng. Lĩnh vực hạt nhân có tầm quan trọng toàn cầu và là một trong số ít lĩnh vực,
trong đó các nhà vật lí thật sự sử dụng kĩ năng của họ bên ngoài hàn lâm viện. Kiến
thức về khoa học vật liệu và sự truyền nhiệt bên trong lò phản ứng có thể chỉ quan

© hiepkhachquay Cách nhìn mới về năng lượng hạt nhân | Trang 8/11
trọng như sự hiểu biết về các phản ứng hạt nhân, và nền vật lí neutron, chủ đề được
dạy trong các khóa đào tạo trên đại học.
Thật trớ trêu, quyết định thành công mới đây do Hòa bình Xanh mang lại hồi
đầu năm nay chống lại tiến trình xét lại năng lượng của chính phủ Anh hình như
cũng báo hiệu một sự hồi sinh của chương trình năng lượng hạt nhân của Anh, vì
chính phủ phản ứng với một quyết tâm đanh thép rằng tiếp tục xét lại và khăng
khăng rằng năng lượng hạt nhân là cần thiết. Thật đáng tiếc, sự chống đối bởi các
nhóm hòa bình chống lại các nhà máy điện hạt nhân chỉ mang lại nhiều nhà máy
nhiên liệu hóa thạch hơn được xây dựng. Sự thành lập Phòng thí nghiệm Hạt nhân
quốc gia ở Anh là một bằng chứng nữa cho sự hồi sinh hạt nhân, và dường như xu
thế đang có biến chuyển và bây giờ chúng ta sẽ chào đón một cách hiểu mới về
năng lượng hạt nhân.
Giữ lò phản ứng hạt nhân dưới sự điều khiển
Trái với những gì mà một số nhóm chống hạt nhân có thể làm cho bạn tin, các lò phản
ứng hạt nhân không phải là những cỗ máy không ổn định sẵn sàng thoát khỏi tầm kiểm
soát bất cứ lúc nào. Các nguyên lí vật lí âm học được sử dụng để đảm bảo an toàn cho
các lò phản ứng được xây dựng hợp thức. Ví dụ, trong lò phản ứng nước điều tiết, các
neutron giải phóng trong sự phân hạch được làm chậm bằng va chạm với hạt nhân hydro
và oxy (đa số được thực hiện chỉ bởi hydro), khiến chúng dễ bị bắt lấy hơn. Tuy nhiên,
nếu vì một số nguyên nhân mà số phản ứng tăng lên, thì công suất nhiệt tăng thêm sẽ
làm cho chất điều tiết giãn nở - do đó làm giảm tốc độ phản ứng và ngăn cản hệ thống ra
khỏi tầm kiểm soát. Một cơ chế phản hồi tương tự gọi là mở rộng Doppler được mang lại
bởi sự gia tăng hấp thụ neutron trong chất lò phản ứng khi chúng nóng lên, và mục tiêu
là thiết kế một lò phản ứng trong đó một số cơ chế như thế kết hợp nhau để tạo ra hệ
thống bền vững.
Một ví dụ về hệ thống được thiết kế kém là lò
phản ứng RBMK của Nga. Năm 1986, một lò
phản ứng như thế tại Chernobyl đã gây ra thảm
họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử. Các lò
phản ứng này sử dụng graphit để điều tiết
neutron và nước để làm lạnh hệ thống, chúng
thông thường là sự chọn lựa tốt. Tuy nhiên, một
sự kết hợp không may của hai lò khiến cho
RBMK cực kì nguy hiểm: đa số sự điều tiết được
cung cấp bởi graphit, còn nước chủ yếu đóng vai
trò chất hấp thụ. Khi nước nóng đến sôi lên thì
mật độ chất hấp thụ giảm. Điều này dẫn tới
nhiều phản ứng hơn, càng làm sôi nhiều chất
hấp thụ hơn nữa, gây ra một vòng phản hồi
không lường trước được.
Một nhân tố khác góp mặt trong vụ tai nạn có
liên quan tới các neutron phát ra bởi các sản phẩm phân hạch. Hai hoặc ba neutron giải
phóng trong một sự kiện phân hạch được gọi là neutron nhanh, vì chúng phát ra tức thời
tại điểm phân tách hoặc nhanh chóng “bốc hơi” ra khỏi sản phẩm phân hạch bị kích thích.
Tuy nhiên, các sản phẩm phân hạch này lại tự phát ra neutron theo phân rã beta. Mặc dù
có số lượng dưới 1% so với số neutron nhanh, nhưng các “neutron chậm” này – có thể
tiếp tục khởi động những phân hạch mới – đảm bảo rằng trong một lò phản ứng thông
thường, các mức công suất trong log thay đổi rất chậm và an toàn. Nhưng tại Chernobyl,
số lượng neutron tăng rất nhanh và không an toàn do chỉ một mình các neutron nhanh,

© hiepkhachquay Cách nhìn mới về năng lượng hạt nhân | Trang 9/11
làm cho lò phản ứng đi từ 10% công suất đầy đủ lên 100 lần công suất tổng trong 3 giây.
Thiếu sót này chỉ có trong các lò phản ứng RBMK, có nghĩa là một vụ “Chernobyl khác”
không thể nào xảy ra.

Vấn đề chất thải hạt nhân


Nhận thức chung của mọi người là các lò phản ứng hạt nhân làm phát sinh một lượng lớn
chất thải phóng xạ, chất thải này khó quản lí an toàn, và nó khác với các loại chất thải độc
hại khác phát sinh bởi nền công nghiệp. Thực tế thì khác: thể tích chất thải tương đối thấp,
đặc biệt đối với chất thải mức cao gồm các sản phẩm phân hạch phóng xạ chủ yếu và các
chất có tính phóng xạ cao hơn uranium (số lượng chỉ vài mét khối từ 1 GW PWR/năm).
Trong khi chất thải mức cao này biểu hiện sự rủi ro đáng kể, thì nửa thế kỉ kinh nghiệm cho
thấy nó có thể được quản lí rất an toàn. Còn đối với thể tích lớn hơn nhiều của chất thải
phóng xạ mức thấp, thì sự rủi ro tiềm ẩn của nó thay đổi từ rất thấp đến mức thực tế không
đáng kể (lượng phóng xạ vượt mức trung bình mỗi ngày với một người công nhân tại kho
chất thải mức thấp gần Sellafield, chẳng hạn, là vào bậc tương đương với việc ăn một quả
hạch Brazil mỗi ngày!). Thật đáng tiếc, nước Anh, chẳng hạn, đã thất bại trong việc thực
hiện nhiều tiến bộ tiến tới việc xây dựng các kho địa chất sau cùng cho chất thải họat tính
phóng xạ cao của mình, chỉ mới có quyết định vào cuối năm ngoái rằng đây là cách tốt nhất
để xử lí các chất như thế. Đây là một thách thức mang tính chính trị chứ không phải kĩ
thuật, và một thách thức nữa là có nên xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân hay
không. Tương ứng là cho dù bạn ủng hộ điện hạt nhân hay chống lại nó, thì chất thải hiện
có phải được xử lí thấu đáo và nó sẽ vẫn tồn tại ở gần như cùng bậc độ lớn ngay cả nếu
như chúng ta không xây dựng thêm nhà máy điện hạt nhân nào.

Chất thải mức thấp như găng tay và quần áo cũ của công nhân làm việc tại nhà máy điện hạt nhân
được đặt trong một cái thùng trước khi mang đi đóng gói cất đi (hình bên trái), còn chất thải mức
trung bình như lớp bọc nhiên liệu được gói gọn trong bê tông (hình giữa). Chất thải mức cao, gồm
các sản phẩm phân hạch và các nguyên tố siêu uranium, được tráng men, đặt vào trong một cái hũ
thép không gỉ (hình bên phải), rồi chôn trong hầm mộ kĩ thuật.

Tóm lược về điện hạt nhân


• Nhà máy điện hạt nhân thương mại đầu tiên mở cửa ở Anh năm 1956 và
ngày nay có trên 400 là phản ứng đang hoạt động trên khắp thế giới.

© hiepkhachquay Cách nhìn mới về năng lượng hạt nhân | Trang 10/11
• Đa số các nhà máy này là lò phản ứng nước nhẹ, trong đó nước được sử
dụng vừa để làm lạnh lò phản ứng (từ đó trích lấy năng lượng làm quay
tuabin) vừa để điều tiết neutron giải phóng trong sự phân hạch.
• Tạo ra một lượng rất lớn năng lượng mà không phát sinh chất khí nhà
kính nào, điện hạt nhân có thể giữ một vai trò quan trọng trong cuộc
chiến chống lại sự ấm lên toàn cầu.
• Mặc dù bị ngăn trở bởi hình ảnh chất thải phóng xạ, nhưng điện hạt nhân
một lần nữa đã trở lại chương trình nghị sự của một số nước, trong đó có
Anh.
• Các thế hệ lò phản ứng hạt nhân kế tiếp sẽ an toàn hơn và có tính thương
mại hơn các mẫu hiện có và cũng sẽ tạo ra ít chất thải hơn.
Paul Norman (Physics World, tháng 7/2007)
hiepkhachquay dịch
(An Minh, ngày 07/07/2007, 11:02:35 AM)

© hiepkhachquay Cách nhìn mới về năng lượng hạt nhân | Trang 11/11
KIỂM TRA CÁC NGUYÊN TỐ CỦA BIG BANG
Kenneth Nollett

Phép đo lượng lithium trong vũ trụ cùng với dữ liệu chính xác từ bức xạ vi
ba nền vũ trụ đang thách thức sự hiểu biết của chúng ta về cả nền thiên văn vật lí
sao và có thể chính cả sự tổng hợp hạt nhân Big Bang, như Kenneth Nollett sẽ giải
thích sau đây.
Nitrogen và oxygen mà
chúng ta thở, carbon cấu thành
nên khoa hóa sinh học, và calcium
trong xương của chúng ta có
chung một đặc điểm: chúng đều
được tổng hợp bên trong các sao.
Thật vậy, điều tương tự đúng với
hầu như mọi nguyên tố hóa học
mà chúng ta gặp trong cuộc sống
hàng ngày, từ chất khí hiếm nhất
cho đến kim loại nặng nhất. Một
ngoại lệ lớn là hydrogen: hầu như
tất cả hạt nhân hydrogen là proton
phát sinh từ Big Bang chừng 14 tỉ
năm trước đây. Một ngoại lệ khác
là hạt nhân nhẹ như deuterium và
lithium, chúng được tạo ra trong
một quá trình gọi là tổng hợp hạt
nhân Big Bang xảy ra khi vũ trụ
chỉ mới vài phút tuổi. Thực tế
những nguyên tố này đã có từ khi
khai sinh ra thời gian chắc chắn là một trong những sự thật hấp dẫn nhất trong thiên
văn vật lí học.
Sự tổng hợp hạt nhân Big Bang (BBN) bắt đầu khi vũ trụ đủ lạnh sao cho
proton và neutron, chỉ mới vừa hình thành từ plasma nguyên thủy, có thể kết hợp
thành hạt nhân deuterium. Deuterium sau đó trải qua những phản ứng hạt nhân khác
nữa hình thành nên hạt nhân helium-4, mỗi hạt nhân chứa hai proton và hai neutron,
cùng với lượng nhỏ deuterium, helium-3 và lithium-7. Thật vậy, lúc kết thúc BBN
(một thời kì chừng vài phút), một phần tư vật chất bình thường trong vũ trụ đã
chuyển hóa thành helium-4, còn trong số còn lại chỉ có một phần rất nhỏ là
hydrogen.
Sự tổng hợp hạt nhân Big Bang xảy ra như thế nào ?
Sự tổng hợp hạt nhân Big Bang (BBN) là thành phần chủ yếu của mô hình Big Bang giải thích cách
thức hạt nhân nhẹ deuterium, helium-3, helium-4, và lithium-7 được tạo ra trong vài phút đầu tiên
của vũ trụ. Thuyết Big Bang phát biểu rằng vũ trụ bắt đầu từ khoảng 13,7 tỉ năm trước đây trong một
trạng thái rất nóng và đậm đặc đã và đang giãn nở ra và lạnh đi kể từ đó. Như thuyết tương đối rộng
Einstein mô tả, tốc độ giãn nở phụ thuộc vào lượng khối lượng và năng lượng mà vũ trụ có. Trước
khi BBN xảy ra – khi vũ trụ chưa tới một giây tuổi – vật chất và năng lượng tồn tại dưới dạng một
chất khí nóng, đậm đặc của các hạt cơ bản. Khi vũ trụ lạnh đi, các hạt có năng lượng giảm dần phân
bố trong vũ trụ sao cho lúc 1 giây chỉ có proton, neutron và những hạt nhẹ bền có mặt. Tương tác yếu

© hiepkhachquay 1
giữa cả proton và neutron với electron, positron, và neutrino nhẹ hơn nhiều, duy trì trạng thái cân
bằng nhiệt, ổn định số lượng tương đối của proton và neutron ở một giá trị nhất định. Sau đó, nhiệt
độ của chất khí giảm xuống còn khoảng 8 x 109 K, vì thế ngăn cản tương tác yếu xảy ra tiếp tục. Từ
lúc này trở đi, ở đó còn lại một neutron (n) đối với mỗi 6 proton (tức là hạt nhân hydrogen 1H).

Trong vài phút tiếp theo, hạt nhân hình thành. Hạt nhân deuterium (2H) tạo ra bởi sự va chạm giữa
proton với neutron, và những va chạm hạt nhân khác nữa dẫn đến mỗi neutron tóm lấy một proton
hình thành nên loại liên kết chặt chẽ nhất của hạt nhân nhẹ: 4He. Quá trình này hoàn thành sau
khoảng 5 phút, khi vũ trụ trở nên quá lạnh cho những phản ứng hạt nhân tiếp tục xảy ra. Lượng rất
nhỏ deuterium, helium-3, và beryllium-7 được tạo ra dưới dạng sản phẩm, với beryllium-7 trải qua
phân rã beta hình thành nên lithium-7. Hầu như tất cả proton không hợp nhất vào hạt nhân helium-4
còn lại dưới dạng các hạt tự do, và đây là lí do tại sao vũ trụ có gần 25% helium và 75% hydrogen
khối lượng ở mọi nơi mà chúng ta thấy. Hạt nhân khác ít dồi dào hơn đến vài bậc độ lớn.
Bằng cách đo cường độ vạch phổ nguyên tử ở những đối tượng thiên văn vật lí, các nhà thiên văn có
thể suy luận ra số hạt nhân thuộc một loại cho trước trên hạt nhân hydrogen. Sự dồi dào hạt nhân
này tạo ra trong BBN phụ thuộc vào mật độ vật chất (hoặc mật độ baryon) trong vài ba phút đầu tiên
đó, có thể liên quan trực tiếp với mật độ baryon mà chúng ta thấy ngày nay. Bất kì hiệu ứng nào làm
biến đổi sự tiến hóa nhiệt ban đầu của vũ trụ hoặc tương tác giữa các hạt nhân cũng sẽ để lại dấu vết
trong sự phong phú đó, nghĩa là BBN mang lại một sự khảo sát quan trọng của vũ trụ sơ khai.
Nếu chúng ta giả sử rằng chỉ có những hạt có trong Mô hình Chuẩn của vật lí hạt là có mặt trong
BBN, thì mật độ baryon đo được trong sứ mệnh WMAP của NASA (và được chứng thực bởi sự dư dật
deuterium) xác định thành phần hóa học ban đầu của vũ trụ chủ yếu là hydrogen, với gần 0,08
nguyên tử helium-4, 10-5 nguyên tử deuterium, 10-5 nguyên tử helium-3 và 10-10 nguyên tử lithium /
nguyên tử hydrogen, nhưng không có lượng nào khác có thể phát hiện được. Tất cả những nguyên tố
khác trong vũ trụ được tổng hợp muộn hơn nhiều bên trong các sao hoặc trong sự va chạm tia vũ trụ.
Vì lượng hạt nhân được tạo ra này phụ thuộc vào nhiệt độ và mật độ của vũ
trụ khi nó chỉ vài phút tuổi, nên chúng ta có thể nghiên cứu sự tiến hóa vũ trụ sơ
khai bằng cách đo sự dồi dào vật chất của nó ngày nay. Đặc biệt, mô hình BBN
mang lại một sự ước tính mật độ baryon trung bình của vũ trụ, đó là một thông số
cơ bản trong vũ trụ học. Chúng ta biết từ phép đo chuyển động của các thiên hà
rằng mật độ khối lượng tổng cộng của vũ trụ gấp 6 lần mật độ baryon mà BBN suy

© hiepkhachquay 2
ra, rõ ràng cho thấy đa số vật chất trong vũ trụ không cấu thành từ vật chất baryon
tính bình thường chứa proton và neutron mà từ một cái gì đó bí ẩn hơn gọi là vật
chất tối.
Sự không phù hợp như thế giữa BBN và thí nghiệm cũng có thể gợi ý những
quá trình vật lí mới có khả năng hoạt động trong lúc tổng hợp hạt nhân. Ví dụ, nếu
như những hạt cơ bản chưa bao giờ nhìn thấy trong phòng thí nghiệm có mặt trong
vũ trụ sơ khai, thì ảnh hưởng của chúng có thể thấy rõ trong sự phong phú nguyên
tố mà chúng ta thấy ngày nay. Vì những lí do này, BBN cần thiết cho nghiên cứu
cấu trúc tổng thể của vũ trụ, lịch sử của vật chất kể từ thời Big Bang, và mối quan
hệ gần gũi giữa vật lí hạt và vũ trụ học.
Bất chấp thành công của nó trong việc xác định mật độ baryon của vũ trụ và
trong việc giải thích độ dồi dào lớn của helium mà chúng ta quan sát thấy, BBN vẫn
phải đối mặt với những thách thức lớn. Những phép đo mới đây về bức xạ vi ba nền
vũ trụ, bức xạ cho thấy bộ mặt vũ trụ khi các nguyên tử hình thành khoảng 380.000
năm sau Big Bang, và về sự phân bố quy mô lớn của các thiên hà đã làm tăng thêm
nhiều độ chính xác của dữ liệu vũ trụ học. Trước nay, hình như sự phong phú
nguyên thủy quan sát thấy – nhất là sự phong phú của helium – không ăn khớp lắm
với lí thuyểt BBN. Mục tiêu bây giờ là mang BBN vào ăn khớp với độ chính xác
mới của vũ trụ học, và cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về môi trường thiên văn
vật lí trong đó sự phong phú nguyên thủy quan sát
được.

Lùi lại thời gian


Phiên bản đầu tiên của lí thuyết BBN được
đề xuất bởi George Gamow và Ralph Alpher vào
thập niên 1940 trong một nỗ lực nhằm giải thích
nguồn gốc của mọi nguyên tố hóa học. Họ giả sử
rằng vũ trụ sơ khai rất nóng và đầy hạt neutron: hạt
nhân sau đó hình thành bằng cách bắt mỗi lần một
neutron, hạt nhân thỉnh thoảng chịu sự phân rã beta
tạo ra hạt nhân có số nguyên tử cao hơn cộng với
một electron và một neutrino. Vì xác suất của
nhiều phản ứng trong số này không được biết rõ
vào thời đó – một số trong đó còn được giữ bí mật
do có liên quan tới nghiên cứu vũ khí nguyên tử -
nên Gamov và Alpher phải dự đoán nhiều tiết diện
của chúng. Tuy nhiên, trong lúc làm như vậy, bộ
đôi nghiên cứu đã thực hiện giả sử cực kì lạc quan
rằng một số quá trình, khi đó chưa biết rõ, sẽ có
xác suất đủ cao để tạo ra hạt nhân lớn hơn helium-
4 – bất chấp thực tế là không có hạt nhân bền vững
nào có số khối bằng 5 tồn tại.
Tính toán của Gamov và Alpher phù hợp tốt George Gamow (trên) và Ralph
Alpher ban đầu nghĩ rằng tất cả
với xu hướng quan sát thấy trong hệ Mặt Trời, nguyên tố hóa học được tạo ra trong
trong đó sự phong phú hạt nhân giảm như một hàm sự tổng hợp hạt nhân Big Bang.
của khối lượng nguyên tử. Hơn nữa, Alpher và các

© hiepkhachquay 3
đồng sự còn dự đoán sự tồn tại và nhiệt độ của bức xạ vi ba nền vũ trụ khi nhận thấy
một chất khí photon nóng sẽ có mặt trong BBN. Những photon đó, các nhà nghiên
cứu bàn cãi nghiêm túc, sẽ trải ra bởi sự giãn nở của không gian vào vùng vi sóng
của phổ điện từ ngày nay.
Phiên bản ban đầu này của BBN hầu như bao gồm đa số khía cạnh của lí
thuyết BBN hiện đại, ví dụ như vai trò của tương tác yếu và sự độc lập của sự
phong phú hạt nhân so với mật độ baryon. Tuy nhiên, là một mô hình giải thích
nguồn gốc của mọi nguyên tố, nên nó đi đến kết thúc vào đầu thập niên 1950 khi
các nhà nghiên cứu nhận ra rằng một phiên bản hoàn toàn ăn khớp của lí thuyết này
buộc phải sản sinh ra nhiều helium-4 chứ không phải nhiều thứ khác. Sau đó, năm
1957, nó bị chôn vùi mãi mãi, khi Alastair Cameron và Fred Hoyle, cùng với nhiều
người khác, chỉ ra rằng hầu như tất cả các nguyên tố hóa học, trong thực tế, được
tổng hợp bên trong các sao.
Tuy nhiên, năm 1964, Hoyle và Roger Tayler chỉ ra rằng BBN mang lại một
lời giải thích đơn giản hơn cho sự phong phú to lớn quan sát thấy của helium-4 so
với lời giải thích sao của Cameron và Hoyle, vì cách giải thích thứ hai ở trên yêu
cầu sự tồn tại một số lượng khổng lồ sao ngày nay đã tắt. Khi bức xạ vi ba nền vũ
trụ được khám phá ra một năm sau đó, thì lập tức rõ ràng là mô hình Big Bang là
chính xác và BBN do đó phải xảy ra trong điều kiện nóng bỏng của vài ba phút đầu
tiên. Jim Peebles, thuộc trường đại học Princeton ở Mĩ, trả lời khám phá này bằng
việc tiến hành tính toán “hiện đại” đầu tiên của BBN bằng cách sử dụng tốc độ phản
ứng hạt nhân khi đó được hiểu rõ hơn so với thời của Gamov. Mặc dù kiến thức của
chúng ta về những tốc độ này đã được cải thiện thêm một lần nữa kể từ đấy, nhưng
sự hiểu biết cơ bản của chúng ta về BBN vẫn tương tự.
Sức mạnh của BBN là một cánh cửa sổ mở vào vũ trụ sơ khai được nhận ra
trong thập niên 1970. Lúc đó, một vài nhà thiên văn vật lí, gồm Hubert Reeves tại
Viện Thiên văn vật lí Paris, và Johannes Geiss, nay làm việc tại Viện Khoa học
Không gian quốc tế ở Bern, nhận thấy rằng vì lượng deuterium sinh ra trong BBN
phụ thuộc mạnh vào mật độ baryon trung bình của vũ trụ, nên chúng ta có thể tìm
hiểu đôi điều về vũ trụ ở quy mô lớn nhất bằng cách đo lượng deuterium dễ dàng
thực hiện được. Trong vài năm, một số phép đo lượng deuterium trong thiên hà của
chúng ta đã thiết đặt một giới hạn trên lên mật độ baryon là khoảng chừng
4 × 10–31 g cm–3.
Sau đó, năm 1977, Gary Steigman, nay ở trường đại học bang Ohio, James
Gunn, nay ở trường đại học Princeton, và sau đó là David Schramm thuộc trường
đại học Chicago, đã chỉ ra rằng BBN có thể buộc một số loại neutrino khác nhau tồn
tại trong tự nhiên (ngày nay chúng ta biết là có ba loại neutrino: neutrino electron,
muon và tau). Mỗi loại neutrino phát sinh, họ tranh luận, sẽ làm tăng mật độ của vũ
trụ sơ khai và làm cho nó giãn nở nhanh hơn, do đó làm thay đổi động lực học thiết
đặt tỉ số neutron trên proton vào lúc bắt đầu của BBN ủng hộ nhiều neutron hơn.
Đổi lại, việc này sẽ đưa đến nhiều helium-4 hơn. Vào lúc mà những phép đo trong
phòng thí nghiệm đề xuất rằng có thể có hàng ngàn loại neutrino (mặc dù đa số nhà
vật lí hạt không tin rằng có nhiều hạt này như vậy), Steigman và các cộng sự có thể
khẳng định rằng không có hơn bốn loại neutrino. Đây là thành công cơ bản cho lí
thuyết BBN và góp phần làm tăng thêm nhận thức về mối quan hệ gần gũi giữa vật

© hiepkhachquay 4
lí hạt và vũ trụ học – thậm chí nhiều nhà vật lí hạt xem nó đơn thuần là bằng chứng
cho sự cả gan của các nhà vũ trụ học !
Năm 1982, các nhà thiên văn vật lí học thu được những ước tính tốt về sự
phong phú helium-4 nguyên thủy, cũng như giới hạn về sự phong phú của helium-3
và deuterium. Khi đó, François và Monique Spite, tại Đài quan sát Paris, phát hiện
thấy những ngôi sao già nhất định trong thiên hà của chúng ta có lớp bao đối lưu rất
mỏng – vùng quay tròn nhanh chóng của một ngôi sao trong đó vật chất trộn đều
với nhau – đều chứa hầu như cùng lượng lithium-7. Vì những phép đo quang phổ
học cho thấy những ngôi sao trong “trạng thái bình ổn Spite” này chỉ chứa một
lượng rất nhỏ hạt nhân tổng hợp trong những ngôi sao tồn tại trước đó, nên những
ngôi sao đó phải hình thành bên ngoài chất khí không hoàn toàn nguyên thủy. Điều
này có nghĩa là số lượng lithium-7 trong các sao trạng thái bình ổn Spite có thể hiểu
là số lượng lithium-7 tổng hợp trong BBN.

Để kiểm tra xem sự tổng hợp hạt nhân Big Bang (BBN) có là sự mô tả chính xác của vũ trụ sơ khai hay
không, chúng ta cần phải đo xem có bao nhiêu nguyên tố đó có mặt trong mẫu mà chúng ta có thể quan sát
thấy ngày nay. Các nhà thiên văn xác định sự phong phú tương đối của các nguyên tố trong một vật thể ở xa
bằng cách quan sát lượng ánh sáng phát xạ hoặc hấp thụ ở một bước sóng nhất định tương ứng với các vạch
phổ nguyên tử. Để làm như vậy, cần phải tìm cả một vị trí trong đó thành phần chất khí không thay đổi nhiều
kể từ BBN và nơi trong đó những điều kiện vật lí thích hợp cho sự hình thành những vạch phổ có thể quan
sát được. Điều kiện thứ hai này, kết hợp với tính chất vật lí nguyên tử khác đi cùng với từng nguyên tố, có
nghĩa là không thể có hai sự phong phú nguyên thủy có thể đo được một cách chính xác bằng cùng một vật
thể. Ví dụ, helium được đo bằng cách tìm kiếm ánh sáng phát ra từ “những thiên hà rắn chắc màu xanh” nhỏ
và không đều, còn lượng lithium thì được suy ra từ những vật thể rất già trong thiên hà của chúng ta gọi là
các sao “trạng thái bình ổn Spite”, chúng hình thành từ chất khí không hoàn toàn nguyên thủy. Mặt khác,
lượng deuterium được xác định bằng cách khảo sát xem ánh sáng phát ra từ những quasar ở xa bị hấp thụ
như thế nào bởi những đám mây khuếch tán trong hướng nhìn của chúng ta.

Những phép đo sự phong phú nguyên tố nhẹ tiếp tục thu được tiến bộ, và
năm 2000 chúng ngụ ý một mật độ baryon trung bình là 2 × 10–31 g cm–3, tức là
giảm đi ba lần. Mặt khác, đây là trường hợp đáng chú ý của dữ liệu gồm nhiều loại
khác nhau và khó thu được đều hội tụ về một số giá trị. Mặt khác, các vạch sai số
chính thức phản ánh những nguồn không xác định đã biết trở nên nhỏ đến nỗi các
điểm dữ liệu không còn ăn khớp với nhau về mặt kĩ thuật. Trong khi thật dễ hình

© hiepkhachquay 5
dung những sai số hệ thống khác có thể mang các kết quả lại gần nhau hơn, do kĩ
thuật quan sát hoặc do ảnh hưởng có liên quan tới lịch sử vật chất đang được quan
sát, nên việc định lượng chúng khó khăn hơn nhiều.
Phép đo deuterium trong vùng tập trung chất khí ở xa nằm giữa chúng ta và
các quasar còn xa hơn nữa nghiêng về một mật độ baryon trung bình khoảng
4 × 10–31 g cm–3, trong khi cách hiểu đơn giản nhất của trạng thái bình ổn lithium và
một số dữ liệu helium-4 nghiêng về giá trị 1 × 10–31 g cm–3. Như đối với sự phong
phú nguyên thủy của helium-3, lịch sử hậu BBN của những hạt nhân này quá bất
định để có thể kiềm chế mật độ baryon trung bình. Sự không phù hợp này thúc đẩy
một chương trình nghiên cứu sôi nổi bởi vài nhóm trong một nỗ lực nhằm cải thiện
các phép đo và giải quyết những bất đồng còn lại. Tuy nhiên, trong thời gian thực,
dữ liệu vũ trụ học chính xác bắt đầu khiến BBN chạy đua tìm nguồn tài chính của
nó.

Ánh sáng cơ bản


Đầu thập niên 2000, giữa cuộc tranh luận thường xuyên được hâm nóng về
nguyên nhân gây ra những số đo sự phong phú khác nhau, BBN không còn là
phương pháp duy nhất xác định mật độ baryon trung bình của vũ trụ. Năm 1992, vệ
tinh COBE cho thấy nhiệt độ của bức xạ vi ba nền vũ trụ biến thiên vài chục
microkelvin ở quy mô góc 5o hoặc lớn hơn, do đó mang lại bằng chứng cho sự dao
động mật độ trong vũ trụ sơ khai có thể gieo mầm cho cấu trúc vũ trụ. Sau đó, vào
năm 2000, thí nghiệm BOOMERANG và MAXIMA phát hiện các dao động ở quy
mô góc nhỏ hơn 1o. Là một tiên đoán chủ yếu của lí thuyết Big Bang, những dao
động này là vết tích còn lại bởi sóng âm truyền qua plasma chỉ ngay trước khi
những nguyên tử hydrogen trung hòa đầu tiên được hình thành, khoảng 380.000
năm sau Big Bang khi nền vi ba vũ trụ ra đời. Và vì tính chất của plasma phụ thuộc
vào mật độ baryon, nên cường độ của những dao động này mang lại sự kiểm tra
chéo độc lập mạnh mẽ đầu tiên của mật độ baryon mà BBN tiên đoán.
Những kết quả BOOMERANG và MAXIMA ban đầu nghiêng về một mật
độ baryon cao hơn giá trị BBN: (6.0 ± 2.0) × 10–31 g cm–3. Tuy nhiên, kết hợp với
dữ liệu gần đây hơn từ Wilkinson Microwave Anisotropy Probe (WMAP) – thiết bị
đo những dao động nhiệt độ ở quy mô xuống tới 0,3o – giá trị chính xác nhất hiện
nay là (4.1 ± 0.1) × 10–31 g cm–3. Trong khi phép đo độc lập này làm lắng đi cuộc
tranh luận đang diễn ra trong cộng đồng BBN về giá trị của mật độ baryon, thì nó
lại mang kết quả của sai số hệ thống trong BBN vào tiêu điểm sắc nét hơn nữa.
Ví dụ, mật độ baryon suy luận ra từ số liệu WMAP và từ những phép đo sự
phong phú deuterium nguyên thủy rất phù hợp với nhau. Nhưng sự phong phú
deuterium nguyên thủy trước nay chỉ được đo ở tám vị trí, và mặc dù kết quả đều
xoay quanh giá trị 3 × 10–5 / nguyên tử hydrogen, nhưng độ phân tán của chúng
xung quanh giá trị trung bình rộng hơn so với những ước tính sai số của chúng
mong đợi. Một sự dao động theo vị trí như thế không phải là cái mà người ta mong
đợi từ BBN, nó phải xảy ra theo cùng cách thức ở mọi nơi theo lí thuyết Big Bang.
Chúng ta có khả năng cần nhiều dữ liệu hơn để sự bất đồng không đáng kể này,
nhưng chuyện này nói thì dễ hơn làm bởi vì phương pháp duy nhất nhận dạng và đo
sự phong phú deuterium nguyên thủy tiêu tốn rất nhiều thời gian quan sát ở những
kính thiên văn lớn nhất của thế giới.

© hiepkhachquay 6
Mô hình tổng hợp hạt nhân Big Bang cho phép mật độ baryon toàn phần của vũ trụ tính được cho
từng nguyên tố nhẹ: deuterium, helium-3, helium-4, và lithium-7 (đường màu xanh). Bằng cách đo
sự phong phú này ngày nay (trong khung màu đỏ), các nhà thiên văn có thể nghiên cứu những sự
kiện xảy ra khi vũ trụ chỉ vài phút tuổi. Từ thập niên 1990, sự phong phú helium-4 do các nhóm
độc lập đo được không phù hợp với nhau (trên cùng), có khả năng cho thấy sai số trong những
phép đo này là không đúng mức (đường đứt nét). Sự phong phú deuterium đo được ở tám vị trí
khác nhau cũng không phù hợp với một số vùng (ở chính giữa), còn những phép đo sự phong phú
helium-3 nguyên thủy quá khó để kiềm chế mật độ baryon. Sự phong phú lithium đo được đưa đến
mật độ baryon mâu thuẫn với sự xác định độc lập thu được từ dữ liệu WMAP (dải thẳng đứng),
mặc dù sự chênh lệch có thể tăng do một số quá trình thiên văn vật lí chưa biết rõ.
Có sự không nhất quán tương tự giữa lí thuyết BBN và sự phong phú helium
nguyên thủy. Không giống như sự phong phú deuterium, lượng helium-4 sinh ra
trong mô hình BBN tăng rất chậm theo một hàm của mật độ baryon trung bình của
vũ trụ, nghĩa là nó phải được đo với độ chính xác vài phần trăm có ích cho nghiên
cứu BBN. Để làm như vậy, các nhà thiên văn nghiên cứu độ sáng của những vạch
phổ nhất định phát ra bởi các nguyên tử trong plasma trong một thiên hà ở xa, từ đó
họ có thể nhận được một bộ thông số phù hợp đặc trưng cho plasma. Các nhóm
nghiên cứu khác có xu hướng sử dụng các bộ vạch hơi khác để xác định những

© hiepkhachquay 7
thông số này và họ nghiên cứu dữ liệu theo những cách khác nhau. Có phần hơi bối
rối, các nhóm nghiên cứu khác nhau đã thu được những kết quả mâu thuẫn nhau.
Vào thập niên 1990, sự khác biệt lớn nhất giữa kết quả của Yuri Izotov ở
Viện Khoa học Ukraine và Trinh Thuan ở trường đại học Virginia, Mĩ (ô lớn hơn,
phía bên phải, trong hình trên) và một bộ dữ liệu lớn hơn do Steigman cùng với
Keith Olive và Evan Skillman ở trường đại học Minnesote biên soạn dựa trên những
quan sát sớm hơn (hộp phía bên trái). Tuy nhiên, hình như là sai số của cả hai cách
tiếp cận đều không đúng mức và sự không nhất quán nằm ở đâu đó trong một danh
sách hiệu chỉnh nhỏ như có bao nhiêu ánh sáng bị tán xạ bởi bụi giữa chúng ta và
plasma. Do đó, phạm vi cho phép của sự phong phú helium-4 có khả năng mở rộng
kết quả của cả hai nhóm nghiên cứu (hộp chấm chấm trong hình trên). Một lần nữa,
yêu cầu có những quan sát chính xác hơn, hoặc chúng ta cần có một sự thay đổi cơ
bản phương pháp tìm giải pháp mà với nó mọi người có thể đồng ý.

Mật độ baryon trung bình của vũ trụ có thể suy ra từ những dao động nhiệt độ
trong nền vi ba vũ trụ như đã đo được gần đây bởi sứ mệnh WMAP.
Ngày nay, bí ẩn lớn nhất của BBN là lithium. Đối với mật độ baryon do
WMAP mang lại, BBN tiên đoán có 4.7 × 10–10 nguyên tử lithium-7 trên mỗi
nguyên tử hydrogen, còn các sao ở trạng thái bình ổn Spite chỉ chứa khoảng
1.4 × 10–10. Một số cách giải thích cho sự không thống nhất này đã được đề xuất,
nhưng không ai biết câu trả lời đúng. Hoặc là một số quá trình vật lí quan trọng còn
thiếu trong lí thuyết BBN, hoặc là một số cơ chế thiên văn vật lí đã phá hủy lượng
lớn lithium-7 sau BBN, hoặc là có một cái gì đó sai lầm đối với cách hiểu của chúng
ta về quang phổ sao.

Vấn đề lithium
Để giải quyết sự không khớp lithium, một số nhà vật lí hướng sự chú ý của
họ sang những mô hình BBN sáp nhập những ý tưởng kì lạ từ vật lí hạt. Nhiều lí
thuyết tìm cách thống nhất các lực cơ bản trong tự nhiên – phổ biến nhất là dựa trên
siêu đối xứng hoặc trên những mô hình có chiều không-thời gian thêm vào – tiên
đoán sự tồn tại của những hạt nặng đến nay chưa được nhìn thấy trong phòng thí
nghiệm. Nếu như những hạt này không bền và bị phân rã trong vòng 1 năm sau
BBN, chúng có thể tạo ra những ảnh hưởng lớn lên sự phong phú hạt nhân bằng
cách cung cấp neutron, proton và năng lượng cho một chu trình tổng hợp hạt nhân
thứ hai liên quan tới những tương tác khác ở năng lượng cao hơn nhiều.

© hiepkhachquay 8
Trong một ví dụ, hồi năm ngoái, Jonathan Feng tại trường đại học California
ở Irvine và các cộng sự đã đề xuất một mô hình như thế, nhờ đó các hạt siêu đối
xứng “bình thường” như neutralino (người anh em siêu đối xứng của các hạt mang
lực như photon và boson Z) phân rã để hình thành nên các hạt gọi là siêu WIMP,
chúng có thể cấu thành nên vật chất tối ngày nay. Nhưng nhiều dao động cũng có
khả năng lâu như các sản phẩm phân rã, gồm proton, neutron và photon. Các hạt
năng lượng tính tạo ra trong những phân hủy hạt nặng tương tác với hạt nhân BBN
hình thành trước đó hàng tháng. Theo cách này, những hạt có khối lượng và tính
chất phân rã thích hợp có thể phân hủy hai phần ba beryllium-7 tạo ra tức thời trong
BBN, và vì hạt nhân beryllium-7 phân hủy sau BBN để hình thành nên lithium-7
nguyên thủy, nên đề xuất của Feng có thể mang lại một giải pháp rõ ràng cho sự
thâm hụt lithium.
Niềm hi vọng dưới những mô hình vật lí hạt kì lạ như thế là vấn đề lithium
có thể cung cấp manh mối đầu tiên của một số nền vật lí cơ bản mới. Nghiên cứu
BBN khi đó có thể dẫn dắt các thí nghiệm máy gia tốc như tại Máy Va chạm
Hadron Lớn sắp khai trương ở phòng thí nghiệm vật lí hạt CERN. Thật đáng tiếc,
BBN không cung cấp đủ thông tin để tiến hành việc này dứt khoát, chứ không phải
vạch ra xem cái gì là có thể và không thể. Thật vậy, đa số các nhà nghiên cứu trong
lĩnh vực sự phong phú nguyên tố nhẹ sẽ có khả năng nghiêng về những giải pháp
trần tục hơn cho vấn đề lithium, cho dù là những giải pháp như thế kém hấp dẫn
hơn đối với các nhà vật lí hạt.

Câu trả lời từ các nhà thiên văn vật lí


Một khả năng khác là điều chỉnh mô hình nhiệt của bầu khí quyển của một
ngôi sao thường được suy ra thành phần của nó từ những quan sát. Ví dụ, năm
2004, Jorge Meléndez, nay ở trường đại học quốc gia Australia, và Iván Ramírez
thuộc trường đại học Texas, khẳng định rằng các mô hình dành cho sao ở trạng thái
bình ổn Spite phụ thuộc vào những ước tính nghèo nàn của nhiệt độ bề mặt sao, và
đề xuất một “thay đổi tỉ lệ” khắt khe của những ước tính này, chuyển phép đo
lithium hướng về phù hợp với dữ liệu WMAP. Tuy nhiên, đề xuất này gặp phải
nhiều hoài nghi từ phía các đồng nghiệp, chủ yếu do thủ tục thay đổi tỉ lệ dẫn đến
nhiệt độ không ăn khớp với những phép đo khác, ví dụ như cường độ của vạch phát
xạ hydrogen. Trong bất kì trường hợp nào, sự thay đổi tỉ lệ có thể tốt nhất chỉ là một
giải pháp bộ phận cho bài toán lithium, vì nó chỉ làm tăng sự phong phú lithium lên
1,4 lần – không phải lên ba lần như yêu cầu.
Có lẽ lời giải thích có khả năng nhất cho sự thiếu hụt biểu kiến của lithium là
các sao mà chúng ta quan sát đã phân hủy dần dần lithium của chúng trong 10 tỉ
năm hoặc hơn nữa kể từ khi chúng hình thành. Các nhà thiên văn chỉ có thể quan sát
phần bên ngoài của ngôi sao – tức là phần trên cùng của lớp đối lưu. Tuy nhiên, bất
kì lithium nào trong ngôi sao chịu nhiệt độ trên khoảng 2.5 × 106 K đều nhanh
chóng bị phân hủy bởi phản ứng hạt nhân 7Li + H → 24He. Do đó, lithium chỉ có
thể bảo toàn hoàn toàn trong lớp đối lưu nếu như toàn bộ lớp đó quá lạnh không đốt
cháy nó được, và nếu như lithium không được trộn đều giữa lớp bề mặt và những
lớp nóng hơn, ở sâu hơn của ngôi sao. Mặc dù các sao bình ổn Spite được chọn thỏa
mãn những điều kiện này, nhưng có thể có những quá trình không mong đợi xảy ra
bên trong chúng.

© hiepkhachquay 9
Nhưng làm sao lithium trên mặt sao có thể trộn lẫn từ vùng trên mặt vào
phần bên trong sao ? Một vài cơ chế đã biết có thể có khả năng trộn các phần đối
lưu và không đối lưu của ngôi sao, nhưng thật khó mà tính được tốc độ của những
quá trình này từ những nguyên lí đầu tiên. Ràng buộc nghiêm ngặt nhất lên mô hình
trộn lẫn là nó phải duy trì cụm dày đặc các sao bình ổn quan sát thấy có cùng độ
phong phú lithium-7 trung bình.

Để đo lượng lithium tạo ra trong quá trình tổng hợp hạt nhân Big Bang (BBN), các nhà nghiên cứu nhìn vào
những ngôi sao rất già, nguyên thủy về phương diện hóa học, hình thành từ đám khí hầu như nguyên thủy.
Tuy nhiên, lượng lithium trong các sao “bình ổn Spite” này (màu xanh) nhỏ hơn nhiều so với suy luận từ
việc kết hợp BBN với phép đo nền vi ba vũ trụ thực hiện bằng WMAP (dải màu vàng). Sự không ăn khớp này
đã thúc đẩy một số nhà nghiên cứu đặt ra nghi vấn liệu sự hiểu biết của chúng ta về nền thiên văn vật lí sao
có thể nào là không đúng không. Ví dụ, một đề xuất đề nghị rằng một số lithium-7 đã bị phân hủy do quá
trình trộn lẫn hoặc khuếch tán. Các sao bình ổn Spite đó có nhiệt độ bề mặt từ 5700 đến 6400 K có độ phong
phú lithium đều nhau vì lớp đối lưu nông cạn của những ngôi sao ấm áp này không xuyên sâu đến nơi nhiệt
độ vượt quá cho lithium-7 phân hủy (Tphânhủy = 2.5 × 106 K). Lớp vỏ của những ngôi sao lạnh hơn (các điểm
dữ liệu nằm về bên trái của đồ thị) không trải ra sâu như thế, nên bề mặt của chúng mất lithium cho phản
ứng hạt nhân. Nếu những ngôi sao ấm áp đó từ từ lưu chuyển lithium từ lớp đối lưu đến những nơi sâu T >
Tphânhủy, thì bề mặt của chúng cũng có thể dần dần mất lithium.

© hiepkhachquay 10
Trong loạt bài báo công bố từ năm 2002 đến 2004, Olivier Richard và các
cộng tác viên tại trường đại học Montreal ở Canada đã đề xuất một mô hình trộn lẫn
như thế thu được sự ủng hộ bằng quan sát. Nó cho rằng mọi hạt nhân nặng hơn
hydrogen đều di chuyển rất chậm ra khỏi lớp đối lưu dưới tác dụng hấp dẫn. Đặc
biệt, mô hình thực hiện những tiên đoán nhất định cho sự lắng xuống khi ngôi sao
tiến hóa, nó cho thấy sự dao động thành phần của bề mặt là một hàm của khối lượng
trong những ngôi sao hình thành cùng lúc.
Mùa xuân năm 2006, Andreas Korn thuộc trường đại học Uppsala, Thụy
Điển, và các đồng sự đã sử dụng Kính Thiên văn Rất lớn (VLT) của Đài quan sát
nam châu Âu ở Chilê nghiên cứu 18 sao nguyên thủy về phương diện hóa học trong
một cụm thiên hà ở xa tên là NGC 6397 được biết là có cùng tuổi và thành phần ban
đầu. Từ đó, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sự phong phú sắt và lithium trong những
ngôi sao này đều thay đổi theo khối lượng sao như mô hình của Richard tiên đoán.
Thật ra, mô hình đó cho thấy rằng những ngôi sao đó bắt đầu với sự phong phú
lithium phù hợp với dữ liệu WMAP. Sự chứng thực của những kết quả này là cần
thiết, bởi vì nếu như kết quả đó trụ vững với sự khảo sát dựa trên quy mô dữ liệu
rộng, thì chúng ta đã giải được bài toán lithium.

Tìm kiếm lithium-6


Một phương pháp khác xác định lượng lithium-7 phân hủy trong các sao là
quan sát đồng vị khác, kém bền hơn, của nguyên tố đó: lithium-6. Lithium-6 không
được đưa vào số lượng có thể phát hiện thấy bởi BBN, mà thay vì vậy lại có nguồn
gốc từ sự va chạm giữa các hạt nhân trong tia vũ trụ và trong chất khí giữa các sao.
Vì lithium-6 còn dễ phân hủy hơn cả lithium-7, nên việc phát hiện nó cho phép
chúng ta thiết đặt giới hạn lên sự phân hủy của lithium-7.
Năm 2006, Martin Asplund và các cộng sự ở Đài quan sát Mount Stromlo,
Australia, đã tiến hành những quan sát lithium-6 trải rộng ra xa trong những ngôi
sao bình ổn bằng VLT. Trong mỗi một trong số 9 ngôi sao mà họ tìm thấy lithium-6
trong đó, có gần 5% lithium thuộc loại đồng vị này – giá trị đó lớn hơn mong đợi,
mặc dù nó nằm ở giới hạn của cái có thể phát hiện của thiết bị đó. Kết quả này có
ảnh hưởng to lớn không chỉ đối với BBN mà còn đối với lịch sử tia vũ trụ trong
thiên hà và đối với nền thiên văn vật lí sao. Ví dụ, sự sản sinh số lượng lớn lithium-
6 như thế phải đòi hỏi một dòng tia vũ trụ khổng lồ ban đầu trong lịch sử của thiên
hà của chúng ta, có thể còn lớn hơn cả do cơ chế gia tốc đã biết mang lại. Hơn nữa,
nếu như các sao bình ổn thật sự phân hủy đủ lithium-7, mang tiên đoán của WMAP
về mật độ baryon trung bình phù hợp với giá trị thu được với sao trạng thái bình ổn
Spite quan sát được, thì tính dễ phân hủy hơn nhiều của lithium-6 cho thấy các sao
lúc đầu chứa số lượng lithium-6 so sánh được với trạng thái bình ổn lithium-7 quan
sát được.
Tất cả những thực tế này khiến cho các quan sát lithium-6 một sự ăn khớp
không thoải mái đối với BBN, tính chất vật lí sao, và các mô hình tổng hợp hạt nhân
tia vũ trụ - nhất là việc sản sinh một lượng lớn lithium-6 qua tia vũ trụ phải đi kèm
với sự sản sinh lithium-7. Mặc dù lithium-6 có thể sinh ra theo một số kịch bản vật
lí hạt kì lạ đã nhắc tới ở phần trên, nhưng điều cần thiết là chúng ta phải xác nhận
độc lập các kết quả của Asplund. Thật vậy, cuộc săn tìm lithium nguyên thủy (thuộc
cả hai đồng vị) hiện nay đang triển khai tại VLT, cũng như tại Đài quan sát Keck và

© hiepkhachquay 11
Kính thiên văn Sabaru Nhật Bản, cả hai đều nằm ở Hawaii. Mặc dù những quan sát
như thế là đúng ở giới hạn của cái có thể thu được với những thiết bị này, nhưng tỉ
lệ có thể rất lớn: nếu như kết quả lithium-6 trụ vững, thì chúng ta cần một sự xem
xét lại rộng rãi về những cái mà chúng ta nghĩ là chúng ta biết về những ngôi sao,
tia vũ trụ, và BBN.

Cánh cửa nhìn vào vũ trụ sơ khai


Những phép đo tốt hơn của sự phong phú nguyên thủy kết hợp với dữ liệu vũ
trụ học chính xác đang dẫn tới một sự chuyển hướng trong cách thức nghiên cứu
BBN. Trong vòng sai số ước tính của chúng khoảng 10%, độ phong phú của
helium-4, deuterium và lithium-7 không phù hợp với lí thuyết BBN. Nhưng trong
phạm vi “có thể tin tưởng được” của sai số thêm vào được định lượng một cách
nghèo nàn, ví dụ như sai số phát sinh do chúng ta không biết những môi trường
thiên văn vật lí nhất định, thì những số đo đó cho chúng ta biết BBN là đúng.
Công việc của chúng ta hiện nay là cứu chữa sự không hiểu biết đó và, nếu
sự không nhất quán vẫn tồn tại, tìm hiểu cái có ý nghĩa đối với tính chất vật lí của
vũ trụ sơ khai. Cho dù là vấn đề lithium có hóa ra là một dấu hiệu ban đầu của
những hạt mới hoặc những tính chất vật lí cơ bản mới, thì câu trả lời cuối cùng vẫn
sẽ tùy thuộc vào một sự hiểu biết tốt hơn về các sao bình ổn Spite. Nói cách khác,
cần thận trọng khai thác hết mọi lời giải thích thiên văn vật lí trước khi thẩm tra
BBN dựa trên những tính chất vật lí cơ bản đến nay vẫn chưa khám phá ra.
Trong gần ba thập niên, BBN là mấu chốt trong lập luận cho vật chất tối phi
baryon tính trong vũ trụ. Nó giữ lại cánh cửa sổ rõ ràng nhất của chúng ta mở vào
vũ trụ trong khoảng thời gian dưới 1 năm sau Big Bang và – qua phép đo mật độ
baryon của nó – là một sự kiểm tra chéo dữ liệu vũ trụ học do cả nền vi ba vũ trụ và
khảo sát sự phân bố thiên hà mang lại. Tuy nhiên, hiện nay nền vi ba vũ trụ mang
lại số đo mật độ baryon trung bình chính xác hơn so với BBN, chủ yếu là nhờ
WMAP, vai trò của BBN trong thiên văn vật lí đang thay đổi.
Tình huống mới đó làm tăng thêm số lượng thúc ép lên BBN, có khả năng
làm tăng thêm sức mạnh của nó là phép kiểm tra của các mô hình vật lí hạt. Thật
vậy, phép kiểm tra đầu tiên cho bất kì mở rộng nào cho Mô hình Chuẩn của vật lí
hạt là nó phải giữ được sự thành công không trọn vẹn của BBN. Trong vài năm tới,
các dự án như Sloan Digital Sky Survey, SEGUE, và chương trình RAVE ở Đài
quan sát Anglo-Australia sẽ đo thành phần của gần một triệu ngôi sao trong thiên hà
của chúng ta. Tập hợp lớn những ngôi sao có độ tuổi, thành phần và lịch sử khác
nhau này sẽ được dùng để tái dựng lại lịch sử lộn xộn của các bộ phận hợp thành
thiên hà của chúng ta và hạt nhân nguyên tử của nó, cũng như các nhà cổ sinh vật
học sử dụng hóa thạch để tái dựng lại lịch sử của sự sống trên Trái Đất. BBN cung
cấp điều kiện ban đầu cho câu chuyện này của nguồn gốc của chúng ta.
Sự tổng hợp hạt nhân Big Bang
 Sự tổng hợp hạt nhân Big Bang (BBN) là quá trình trong đó các hạt nhân nhẹ
deuterium, helium-3, helium-4 và lithium-7 được tạo ra trong vài phút đầu tiên của vũ
trụ.
 Trong nhiều năm qua, BBN mang lại phương pháp đáng tin cậy nhất xác định mật độ
baryon trung bình của vũ trụ - một thông số chính yếu trong vũ trụ học cho biết vũ trụ

© hiepkhachquay 12
chủ yếu cấu thành từ vật chất “tối” chứ không phải các proton và neutron bình
thường.
 Là thành phần chính yếu của mô hình Big Bang nóng, BBN có thể được kiểm tra bằng
cách đo sự phong phú của những hạt nhân nhẹ nhất định có mặt trong vật chất vũ trụ
rất già.
 Những phép đo sự phong phú hạt nhân nhẹ hiện nay mang lại những giá trị mâu thuẫn
nhau cho mật độ baryon của vũ trụ, nhất là với lithium đang thách thức sự hiểu biết
của chúng ta về các sao trong đó nó được tìm thấy và cả chính bản thân lí thuyết BBN.
 Những phép đo chính xác nền vi ba vũ trụ mang lại một số đo độc lập của mật độ
baryon, và cho phép kiểm tra chặt chẽ hơn mô hình Big Bang.
Kenneth Nollett (Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne, Hoa Kì
Tạp chí Physics World, tháng 8/2007)
hiepkhachquay dịch
(An Minh, ngày 10/08/2007, 5:45:52 PM)

© hiepkhachquay 13
Lí thuyết dây – 40 năm, một hành trình dài
Matthew Chalmers
Trong lịch sử gần 40 năm của mình, lí thuyết dây đã tiến triển từ lí thuyết
hadron tới lí thuyết của tất cả, cho đến có khả năng là một lí thuyết của chẳng cái
gì cả. Thật vậy, lí thuyết dây hiện đại không còn là lí thuyết dây nữa, mà là một
trong các đối tượng có nhiều chiều hơn gọi là các brane. Matthew Chalmers thử gỡ
rối cơ cấu lí thuyết bao la gọi là lí thuyết dây, và hé mở ra một thế giới của những ý
tưởng mang tính thiên hướng riêng, những thành công xác thực và những thách
thức làm nản lòng người – đa số chúng, có lẽ thật ngạc nhiên, lại bắt rễ từ dữ liệu
thực nghiệm.
Các vấn đề như làm sao làm lạnh một vòng nam châm siêu dẫn chu vi 27 km,
nặng 37 000 tấn xuống tới nhiệt độ 1,9 K bằng cách tải trao đổi helium lỏng không
phải là loại đối tượng mà các nhà vật lí lí thuyết thường cảm thấy thích thú. Do đó,
có lẽ thật là ngạc nhiên khi biết rằng các nhà lí thuyết dây – mới nổi tiếng vào thời
gian gần đây vì niềm tin của họ vào một lí thuyết được cho là không có liên quan gì
tới thực tế - đã bắt đầu khởi động hội nghị chính của họ trong năm nay –
Strings07 – với một bản cập nhật về những tiến bộ mới nhất được thực hiện tại Máy
Va chạm Hadron Lớn (LHC) tại CERN, cỗ máy sẽ đi vào hoạt động vào tháng 5 tới.
Tuy nhỏ, nhưng khả năng bằng chứng cho lí thuyết dây có thể xuất hiện
trong các va chạm proton-proton 14 TeV của LHC nổi bật lên trong số các thảo luận
tại cuộc hội nghị kéo dài 5 ngày đó, tổ chức ở Madrid vào cuối tháng 6 vừa qua.
Thật ra, các trao đổi rải rác với ngôn ngữ của các dữ liệu thế giới thực, các hạt và
các trường – nhất là mối quan hệ với vũ trụ học. Phải công nhận là các nhà lí thuyết
dây đã chôn vùi đi những khái niệm có tính xác thực hơn này trong mớ quy tắc toán
học nhiều chiều chỉ có những người đặc biệt quan tâm mới hiểu nổi, trong đó ẩn
chứa các thứ như “brane GUT”, “con nòng nọc”, “cổ biến dạng”. Tuy nhiên,
Strings07 hiển nhiên là một sự kiện vật lí, và không phải là sự kiện dành cho toán
học, triết học, hay có lẽ là cả thần học.
Nhưng không phải ai cũng tin rằng lí thuyết dây là vật lí thuần túy và đơn
giản. Đã có hai thập kỉ được miêu tả sinh động như một “lí thuyết của tất cả” thanh
lịch, tao nhã, mang lại một lí thuyết lượng tử của hấp dẫn và thống nhất bốn lực của
tự nhiên, lí thuyết dây đã bị đánh một cú mạnh hồi năm ngoái. Đa số sự phê bình
này có thể lần theo việc xuất bản hai cuốn sách: The Trouble With Physics của Lee
Smolin thuộc Viện Đo lường ở Canada, và Not Even Wrong của Peter Woit thuộc
đại học Columbia ở Mĩ, cho rằng lí thuyết dây, trong số những thứ khác, không
mang lại bất cứ tiên đoán nào có thể kiểm tra được. Điều này mang lại cho các nhà
biên tập báo và tạp chí một lưỡi mác sắc bén cho một số cuộc tranh luận sôi nổi, và
một số nhà phê bình sách thậm chí còn đi xa tới chỗ cho rằng lí thuyết dây không có
tính khoa học gì hơn lí thuyết sáng tạo linh hồn (xem Physics World, số tháng 2,
trang 38 – 39).
Một số phê bình đó có thể thông cảm được. Đối với đa số mọi người, bao
gồm cả nhiều nhà vật lí, lí thuyết dây không có vẻ cho chúng ta biết bất cứ thứ gì
mới về thế giới thật sự hoạt động ra làm sao mặc dù đã qua gần 40 năm tìm kiếm.
“Thật là buồn, tôi không thể tưởng tượng ra một kết quả thực nghiệm đơn giản nào
làm thỏa mãn lí thuyết dây”, Sheldon Glashow thuộc đại học Harvard nói. Ông là

© hiepkhachquay Trang 1/27


người cùng chia sẻ giải thưởng Nobel Vật lí năm 1979 cho vai trò của ông trong
việc phát triển lí thuyết điện yếu hợp nhất, lí thuyết hình thành nên lõi nhân của Mô
hình Chuẩn của nền vật lí hạt cơ bản. “Tôi bị làm cho phải tin rằng các hệ niềm tin
không thể nào bị bóp méo là không có mặt trong vương quốc khoa học”.
Lí thuyết dây nhất định là không có tiền lệ ở lượng thời gian mà một chương
trình nghiên cứu vật lí lí thuyết theo đuổi mà không đối mặt với một phép kiểm tra
thực nghiệm rõ ràng. Nhưng trong khi người ta có thể tranh cãi xem như thế là có
quá lâu hay không, thì lí thuyết dây hiện nay được nghĩ tốt nhất là một khuôn khổ lí
thuyết chứ không phải là một lí thuyết vật lí đã được trình bày rõ ràng có khả năng
đưa ra những tiên đoán nhất định. Khi xem xét ở góc độ này, lí thuyết dây giống với
lí thuyết trường lượng tử – cấu trúc kết hợp cơ học lượng tử và thuyết tương đối đặc
biệt – hơn so với Mô hình Chuẩn, một lí thuyết trường đặc biệt đã thành công phi
thường trong việc mô tả thế giới thực trong vòng 35 năm qua hay ngần ấy thời gian.
Lí thuyết dây
• Lí thuyết dây cho rằng “các hạt cơ bản” chỉ là các biểu hiện của một lớp cấu
trúc còn cơ bản hơn nữa được mô tả bằng các dây 1 chiều,
dài 10-35 m.
• Lí thuyết đó xuất hiện năm 1968 từ những nỗ lực nhằm mô tả lực mạnh,
nhưng nó sớm tiến triển thành “lí thuyết của tất cả” đầy tiềm năng có thể
thống nhất lực hấp dẫn với ba lực kia của tự nhiên.
• Lí thuyết dây là một khuôn khổ mô tả mọi tương tác cơ bản dưới dạng sức
căng dây, nhưng bức tranh tao nhã này chỉ đúng trong thế giới 10 chiều siêu
đối xứng.
• Để mô tả thế giới 4 chiều không đối xứng của chúng ta, các nhà nghiên cứu
phải tìm cách “khép kín” các chiều thêm vào và phá vỡ siêu đối xứng – đưa
đến một “địa hình” rộng lớn lên tới 10500 lời giải.
• Trái lại, một số nhà nghiên cứu đã viện dẫn đến nguyên lí mà con người tồn
tại để giải thích địa hình lí thuyết dây, nhưng những người khác vẫn giữ một
số dạng nguyên tắc lựa chọn động học.
• Kể từ năm 1995, các nhà nghiên cứu biết rằng lí thuyết dây thật sự là một lí
thuyết của các đối tượng nhiều chiều hơn gọi là các brane, chúng làm đơn
giản các mối quan hệ toán học sâu sắc gọi là tính đối ngẫu.
• Trong những trường hợp nhất định, những tính đối ngẫu này làm cho lí
thuyết dây tương đương với lí thuyết trường lượng tử và đề xuất rằng lí
thuyết dây có một dạng thức 11 chiều vô song gọi là lí thuyết M.
• Mặc dù không hề có một tiên đoán rõ ràng nào bác bỏ nó, nhưng lí thuyết
dây đã cho các nhà vật lí một sự hiểu biết sâu sắc hơn về các lỗ đen và mang
lại một công cụ phân tích cho nghiên cứu một trạng thái thái cực của vật
chất gọi là plasma quark gluon.
• Bằng chứng cho lí thuyết dây cũng có thể xuất hiện tại Máy Va chạm Hadron
Lớn ở CERN dưới dạng các hạt mới và dữ liệu vũ trụ học đang mang lại con
đường tốt hơn để kiểm tra lí thuyết dây.
• Là lí thuyết hoạt động tốt nhất của chúng ta về hấp dẫn lượng tử, lí thuyết
dây có thể giúp trả lời những câu hỏi mà không có lí thuyết nào có thể tiếp
cận được, ví dụ như bản chất của điểm kì dị Big Bang.

© hiepkhachquay Trang 2/27


Ed Witten thuộc Viện nghiên cứu cao cấp (IAS) ở đại học Princeton, người
được biết đến rộng rãi là nhân vật hàng đầu về lí thuyết dây, thừa nhận rằng thật khó
cho một số người không nghiên cứu về chủ đề đó hiểu được sự khác biệt hoàn toàn
này. “Lí thuyết dây không giống với bất cứ lí thuyết nào mà chúng ta quan tâm
trước đây”, ông nói. “Nó phong phú đến mức khó tin và chủ yếu chôn vùi dưới lòng
đất. Người ta chỉ biết chút ít vài mảng tại bề mặt, hay họ chỉ mới tìm ra qua chút
đào xới qua loa, mặc dù trong chừng mực nào đó lí thuyết này cho con người rất
nhiều hiểu biết”.
Lí thuyết dây là lí thuyết về “DNA” của vũ trụ, nhưng chúng
ta chỉ mới nghiên cứu một “dạng sống” riêng lẻ - mảng cục
bộ của riêng chúng ta trong không gian. Giống như Gregor
Mendel chỉ có một hạt đậu và một chiếc kính lúp đơn giản
để nghiên cứu, từ đó ông mong đợi khám phá ra chuỗi xoắn
kép và bốn bazơ A, C, G và T.
Leonard Susskind, đại học Stanford
Một số nhà phê bình còn đả kích kịch liệt lí thuyết
dây vì sự thất bại của nó trong việc trả lời những câu hỏi cơ
bản về vũ trụ mà chỉ có nó, với tư cách là mô hình hấp dẫn
lượng tử hoạt động tốt nhất của chúng ta, có thể đưa ra một cách nghiêm túc. Một
số trong những câu hỏi này, theo lời David Gross thuộc trường đại học California ở
Santa Barbara (UCSB) – người chia giải thưởng Nobel năm 2004 cho công trình
của ông về sắc động lực học lượng tử (QCD) – đã và đang nổi lên kể từ thời kì thịnh
vượng của cơ học lượng tử. “Lí thuyết dây buộc chúng ta phải đối mặt với điểm kì
dị Big Bang và hằng số vũ trụ học – các vấn đề hoặc là đã bị phớt lờ cho đến nay,
hoặc là đã đưa người ta tới chỗ tuyệt vọng”, ông nói.
Gross cũng nghĩ rằng nhiều người trông đợi lí thuyết dây bắt gặp các tiêu
chuẩn cao đến mức bất thường. “Lí thuyết dây có đầy các tiên đoán định tính, ví dụ
như sự sản sinh các lỗ đen tại LHC hay các dây vũ trụ trong bầu trời, và mức độ tiên
đoán này hoàn toàn có thể chấp nhận được trong hầu như mọi lĩnh vực khác của
khoa học”, ông nói. “Chỉ trong vật lí hạt cơ bản mới có chuyện một lí thuyết có thể
bị bác bỏ nếu như chữ số thập phân thứ 10 không phù hợp với thực nghiệm”.
Vậy cái gì đang cản trở lí thuyết dây đưa ra loại tiên đoán dứt khoát, có thể
kiểm tra được sẽ ổn định một lần cho mãi mãi mọi trạng thái của nó với tư cách là
một lí thuyết có thể trụ vững được của tự nhiên ? Và tại sao triển vọng nghiên cứu
về một thứ gì đó có thể hóa ra còn kì quặc hơn cả vật lí học vẫn tiếp tục thu hút
hàng trăm sinh viên xuất sắc nhất của thế giới ? Sau hết thảy, một tỉ lệ khá lớn trong
số 500 người tham dự tại Strings07 đang ở vào giai đoạn rất mới khởi đầu trong sự
nghiệp của họ. “Tôi cảm thấy tự nhiên phải có ý muốn cho chúng ta nghiên cứu lí
thuyết dây chỉ vì tôi không thể tin rằng con người trượt ngã qua thứ gì đó quá phong
phú bởi tai nạn”, Witten nói. “Một trong những trở ngại lớn nhất mà chúng tôi đối
mặt là lí thuyết dây có lẽ tỏ ra quá khó hiểu”.
Sức hấp dẫn không thể cưỡng nổi
Theo một số kiểu nào đó, lí thuyết dây trông giống như một nạn nhân của sự
thành công riêng của nó. Nó không tìm kiếm cầu nối giữa hai trụ cột của nền vật lí

© hiepkhachquay Trang 3/27


hiện đại – cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng của Einstein – đồng thời hợp
nhất lực hấp dẫn với ba lực cơ bản khác trong tự nhiên: lực điện từ, lực mạnh và lực
yếu. Đúng hơn, lí thuyết dây bắt đầu sự sống của nó vào năm 1970 khi các nhà vật
lí hạt nhận ra rằng một mô hình lực mạnh được đề xuất hai năm trước đó để giải
thích tình trạng thừa thải các hadron quan sát thấy bằng thực nghiệm thật ra là một
lí thuyết của các dây cơ lượng tử (xem bảng ở trang 8).
Trong bức tranh sơ khai này, các quark bên trong hadron hình như được kết
nối với nhau bằng một sợi dây nhỏ xíu có sức căng nhất định, có nghĩa là các loại
hadron khác nhau có thể được tổ chức gọn gàng dưới dạng các mode dao động khác
nhau của những dây lượng tử 1 chiều như thế. Mặc dù mô hình này sớm bị thế chân
bởi QCD – một lí thuyết trường lượng tử xem các hạt là giống như các chất điểm
chứ không phải giống như sợi dây – nhưng tình trạng sớm trở nên rõ ràng rằng bức
tranh dây của thế giới đang ẩn giấu một thứ gì đó hoàn toàn còn đáng chú ý hơn cả
đơn thuần các hadron.

Các chiều ẩn giấu. Các va chạm năng lượng cao tại Máy Va chạm Hadron Lớn ở CERN có thể đủ
để kích thích các họa âm của dây cơ bản, chúng sẽ xuất hiện dưới dạng những hạt mới, chẳng hạn,
trong cỗ máy dò tìm ATLAS.
Một trong số vài vấn đề đi cùng với mô hình dây hadron tính ban đầu là sự
tồn tại của các hạt “spin-2” không có khối lượng, chúng sẽ xuất hiện ở mọi nơi
trong các thí nghiệm. Những hạt này tương ứng với các dao động của các dây nối
với nhau ở hai đầu, trái với các dây “mở” họa ba của chúng mô tả các hadron khác
nhau. Nhưng vào năm 1974, John Schwarz thuộc Viện Công nghệ California và
những người khác (xem bảng ở trang 8) chỉ ra rằng các vòng dây khép kín này có
những tính chất đúng như graviton: hạt spin-2 giả định nảy sinh khi bạn cố gắng

© hiepkhachquay Trang 4/27


đưa thuyết tương đối rộng, một lí thuyết cổ điển trong đó lực hấp dẫn xuất hiện từ
sự cong của không-thời gian, vào một lí thuyết trường lượng tử giống như Mô hình
Chuẩn. Mặc dù quy mô dây cơ bản phải chừng vào bậc độ lớn1020 nhỏ hơn đề xuất
ban đầu để giải thích tính yếu của lực hấp dẫn, nhưng lí thuyết dây lập tức làm lộ ra
một lí thuyết lượng tử tiềm năng của sự hấp dẫn.
“Các lí thuyết trường lượng tử không cho phép sự tồn tại của lực hấp dẫn”,
Leonard Susskind thuộc trường đại học Stanford nói, ông là một trong những người
đầu tiên liên hệ các dây với hadron hồi năm 1970. “Lí thuyết dây không chỉ cho
phép lực hấp dẫn, mà hấp dẫn còn là một hệ quả toán học thực chất của lí thuyết đó.
Những người hoài nghi nói sự thỏa thuận lớn, còn các nhà lí thuyết dây nói SỰ
THỎA THUẬN LỚN!”.
Lí thuyết dây nảy mầm từ chỗ lí thuyết trường lượng tử thất bại về mặt này,
vì nó phá vỡ các tương tác khoảng cách ngắn có thể làm cho các tính toán của
những đại lượng quan sát được bị phân kì và mang lại những kết quả vô nghĩa.
Trong Mô hình Chuẩn – lí thuyết dựa trên đối xứng chuẩn hay nhóm chuẩn SU(3) x
SU(2) x U(1), trong đó SU(3) là QCD và SU(2) x U(1) thống nhất lực điện yếu –
các hạt cơ bản tương tác với nhau bằng cách trao đổi các hạt gọi là các boson chuẩn.
Chẳng hạn, các photon trung chuyển tương tác điện từ, tương tác được mô tả bởi lí
thuyết trường nguyên thủy và thành công nhất của mọi thời đại: điện động lực học
lượng tử (QED) do Feynman và những người khác phát triển trong thập niên 1940.
Lí thuyết dây khác với tôn giáo vì tính thiết thực của nó về
mặt toán học và lí thuyết trường lượng tử, và vì có thể một
ngày nào đó sẽ tiến triển thành một lí thuyết có thể kiểm tra
được.
Sheldon Glashow, đại học Boston
Có thể hình dung như thế này, các tương tác này xảy
ra ở nơi và khi lịch sử không-thời gian hay các “đường thế
giới” của các hạt xem như chất điểm giao nhau, và loại đơn
giản nhất trong số các biểu đồ Feynman như thế tương ứng
với giới hạn cổ điển của thuyết lượng tử. Được biết cường độ của tương tác cơ
bản – được mô tả bằng hằng số ghép đôi của lí thuyết, hay hằng số cấu trúc tinh tế
trong trường hợp QED – là yếu, các nhà lí thuyết có thể tính được xác suất để
những quá trình vật lí nhất định xảy ra bằng cách cộng mọi hiệu chỉnh “vòng”
lượng tử với biểu đồ cơ bản bên dưới (xem bảng ở trang 15).
Tuy nhiên, khi cố gắng kết hợp hấp dẫn vào Mô hình Chuẩn, thì các “khai
triển đảo lộn” của lí thuyết (tức là chuỗi lũy thừa trong hằng số ghép đôi) đi tới rối
rắm. Điều này nảy sinh từ thực tế là hằng số hấp dẫn của Newton không phải là
không có thứ nguyên như, ví dụ, hằng số cấu trúc tinh tế. Kết quả là các graviton –
phát sinh từ sự lượng tử hóa không-thời gian hệ mét trong thuyết tương đối rộng –
dẫn tới các tương tác giống như chất điểm với xác suất vô hạn. Lí thuyết dây lảng
tránh vấn đề này bằng cách thay thế các lộ trình một chiều vạch ra bởi các hạt giống
như chất điểm trong không-thời gian bằng những mặt hai chiều do các dây quét nên.
Kết quả là tất cả các tương tác cơ bản có thể mô tả theo hình học topo dưới dạng các
“tấm thế giới” hai chiều tách ra và nối lại trong không-thời gian. Xác suất để những
tương tác như thế xảy ra được cho bởi một thông số đơn độc – sức căng dây – và sự

© hiepkhachquay Trang 5/27


phân kì khoảng cách ngắn không bao giờ phát sinh. “Lí thuyết dây phát triển là
tổng hợp của các vật tương tự của giản đồ Feynman hai chiều” Michael Green thuộc
trường đại học Cambridge ở Anh nói. “Nhưng việc phát triển vai trò của lí thuyết
nhiễu 2 chiều chỉ là điểm xuất phát của vấn đề”.
Đấy là do lí thuyết nhiễu chỉ hoạt động nếu như không-thời gian có những
tính chất có phần thuộc về thế giới bên kia hơn, một trong số đó là siêu đối xứng.
Trong khi các dây trong lí thuyết hadron ban đầu là boson tính (tức là dao động của
chúng ứng với các hạt như photon có giá trị spin nguyên theo đơn vị hằng số
Planck), thì thế giới chủ yếu cấu thành từ các fermion – các hạt như electron và
proton có spin bán nguyên. Giữa thập niên 1970, Schwarz và những người khác đã
nhận ra rằng con đường duy nhất mà lí thuyết dây có thể thích hợp với các fermion
là nếu như từng dao động dây boson tính có một đối tác fermion tính siêu đối xứng,
tương ứng với một hạt có cùng chính xác khối lượng (và ngược lại). Do đó, lí thuyết
dây là viết tắt của lí thuyết siêu dây, và một trong những mục tiêu chính của LHC là
khám phá xem những hạt siêu đối xứng như thế có thật sự tồn tại hay không.
Yêu cầu khác mà lí thuyết dây đặt lên không-thời gian là một số lượng chiều
có vẻ buồn cười. Ví dụ, lí thuyết boson tính ban đầu, chỉ tôn trọng bất biến
Lorentz – một sự đối xứng quan sát được của không-thời gian phát biểu rằng không
có hướng nào ưu tiên hơn trong không gian – nếu như nó được thiết lập trong không
gian 26 chiều. Các siêu dây thì yêu cầu 10 chiều khiêm tốn hơn: 9 chiều không gian
và 1 chiều thời gian. Nhưng để giải thích trên thực tế chỉ có 3 chiều không gian, các
nhà lí thuyết dây phải tìm cách loại bớt 6 chiều thêm vào, việc này luôn luôn được
thực hiện bằng cách “khép kín” các chiều thêm vào ở quy mô rất nhỏ.

Bí ẩn đẹp. Các hệ căn phức tạp của nhóm đối xứng E8, chúng quan trọng trong
lí thuyết dây ưu thế lai, cư trú trong 8 chiều (ở đây vẽ 12 chiều).

© hiepkhachquay Trang 6/27


“Gọi chúng là các chiều thêm vào là một sự nhầm lẫn ở một số ý nghĩa, vì
mọi thứ đều có dạng hạt ở quy mô [dây] Planck”, Green nói. “Vì chúng được định
nghĩa bằng cơ học lượng tử, nên chúng phải được xem là một số loại cấu trúc
không-thời gian nội”. Thật vậy, trong khi công việc của các nhà lí thuyết dây sẽ dễ
dàng hơn nhiều nếu như vũ trụ là 10 chiều và không phải là 4 chiều, thì thực tế các
dây có thêm 6 chiều thêm vào mà trong đó chúng có thể dao động có khả năng gây
ra những tính chất nội tại bí ẩn khác của các hạt cơ bản, ví dụ như spin và điện tích
của chúng.
Cuộc cách mạng siêu dây
Năm 1984, Green và Schwarz đã khởi xướng cái ngày nay gọi là “cuộc cách
mạng siêu dây lần thứ nhất” khi họ chỉ ra rằng các kì dị cơ lượng tử trong lí thuyết
siêu dây (ví dụ như các kì dị vi phạm bất biến chuẩn) bị triệt tiêu khi lí thuyết được
thiết lập trong 10 chiều và có một nhóm đối xứng đặc biệt, SO(32). Điều này không
chỉ có nghĩa rằng lí thuyết dây bị gượng ép cao độ và do đó là một lí thuyết vật lí có
thể tồn tại được, mà còn kết hợp chặt chẽ với nhóm đối xứng Mô hình Chuẩn. Và
ngoài chừng mực hệ số 3, lí thuyết dây thật sự trở thành lí thuyết đầu tiên trong vật
lí học tiên đoán các chiều không-thời gian.
Những khẳng định buổi đầu cho rằng lí thuyết dây sẽ mang
lại một “lí thuyết của tất cả” ngày nay trông có vẻ thật sự
rỗng tuếch. Nhưng chúng ta sẽ sớm bị cuốn vào làn sóng dữ
liệu LHC, và cho đến nay chúng ta vẫn chưa khai thông
được cơn lũ của những tiến bộ gần đây trong vũ trụ học vào
trong vật lí học cơ bản. Cùng với sự may mắn, lí thuyết dây
có thể trở thành lí thuyết của một cái gì đó.
Frank Wilczek, Viện Công nghệ Massachusetts
Lí thuyết dây nhanh chóng tiến triển từ một hoạt
động ngoài lề vào trong nền vật lí học lí thuyết xu hướng
chính. Nhưng khi cuộc cách mạng đó kết thúc vào năm 1995, các nhà lí thuyết lại
đối mặt trước 5 lí thuyết dây khác nhau: Loại I, gồm các dây mở và đóng; Loại II,
chỉ gồm các dây đóng nhưng có hai phiên bản (A và B) phản ánh thực tế các dao
động có thể truyền theo những hướng ngược nhau; và hai lí thuyết lai SO(32) và E8
x E8, cho phép các loại dao động khác nhau di chuyển theo hai hướng khả dĩ. “Nó
như thể chúng ta đã khám phá ra 5 sự gần đúng cổ điển khác nhau với cùng một lí
thuyết dây cơ bản nền tảng, tương tự như tìm ra giản đồ Feynman của 5 lí thuyết
trường lượng tử”, Green nói (xem bảng ở trang 15).
Tuy khó chịu với sự thiếu độc tôn này, nhưng các nhà lí thuyết dây bị gây áp
lực với vấn đề làm sao thực hiện lí thuyết xáo trộn hai chiều trong 5 lí thuyết khác
nhau, cũng như làm sao khép kín 6 chiều thêm vào kia. Vấn đề này tiếp tục tiến vào
thập niên 1990, với nhiều nhà nghiên cứu bị lôi cuốn bởi sức thuyết phục rằng
chặng cuối của nền vật lí hạt lí thuyết đã đến. Nhưng dẫu cho một số trong những
nghiên cứu này đã có tác động to lớn lên nền toán học thuần túy – với việc nghiên
cứu các không gian 6 chiều “Calabi-Yau” đã khiến cho Witten vào năm 1990 là nhà
vật lí đầu tiên nhận thưởng Huy chương Fields cao quý – lí thuyết dây vẫn từ chối
bị thuần hóa. Thật ra, không phải chỉ có 5 “nền tảng” cổ điển khác nhau của lí
thuyết đó, các nhà nghiên cứu hiện nay đang đối mặt với “địa hình” bất kham lên

© hiepkhachquay Trang 7/27


tới 10500 khả năng khi lí thuyết dây bị buộc phải làm cho phù hợp với thế giới 4
chiều của chúng ta.
“Thật đáng chú ý, sau gần 40 năm, chúng ta vẫn không biết lí thuyết dây
thực sự là cái gì”, Gross kêu lên. “Từ khi bắt đầu, lí thuyết dây là một tập hợp các
quy tắc cho việc xây dựng các giải pháp gần đúng trong một số nền tảng cổ điển
phù hợp – và mọi thứ vẫn đang được tiếp tục”. Cái đã thay đổi, theo Gross, là các
giải pháp khác nhau ngày nay được biết liên hệ với nhau qua một mạng lưới toán
học gọi là các đối ngẫu. “Trong những trường hợp nhất định, những đối ngẫu này
làm cho lí thuyết dây tương đương với lí thuyết trường lượng tử”, ông nói.
Lí thuyết dây qua các thời kì
• 1968 - Gabriele Veneziano phát hiện thấy “hàm beta” Euler mang lại bậc biên độ tán
xạ đo được của các loại hadron khác nhau.
• 1970 - Leonard Susskind, Yoichiro Nambu và Holger Neilsen độc lập nhau cùng nhận
ra các biên độ của Veneziano với lời giải thuộc một lí thuyết cơ lượng tử của các dây
boson tính 1 chiều.
• 1971 – Claud Lovelace nhận ra lí thuyết dây cần 26 chiều; Yuri Gol’fand và Eugeny
Likhtman phát hiện ra siêu đối xứng trong 4 chiều; John Schwarz, André Neveu và
Pierre Ramond nhận ra lí thuyết dây yêu cầu siêu đối xứng để xem xét các fermion
cũng như boson; Gerard’t Hooft chỉ ra rằng sự hợp nhất điện yếu do Steven Weinberg
đề xuất vào năm 1967 là “tái chuấn hóa được”, do đó làm cho các lí thuyết chuẩn sống
được trong vật lí học.
• 1973 – Julius Wess và Bruno Zumino phát triển các lí thuyết trường lượng tử siêu đối
xứng; David Gross, Frank Wilczek và David Politzer khám phá ra tự do tiệm cận và cũng
thiết lập QCD; kết hợp với lí thuyết điện yếu, Mô hình Chuẩn được thiết lập.
• 1974 – Schwarz và Joel Scherk (và độc lập là Tamiaki Yoneya) nhận ra lí thuyết dây
chứa các graviton, và đề xuất một khuôn khổ hợp nhất của cơ học lượng tử và thuyết
tương đối rộng; Sheldon Glashow và Howard Georgi đề xuất một sự thống nhất lớn của
các lực Mô hình Chuẩn thông qua nhóm đối xứng SU(5).
• 1976 – Stenphen Hawking khẳng định cơ học lượng tử bị vi phạm trong sự hình thành
và phân hủy của lỗ đen; các nhà toán học khám phá ra không gian Calabi-Yau.
• 1978 – Eugène Cremmer, Bernard Julia và Scherk xây dựng siêu hấp dẫn 11 chiều, kết
hợp siêu đối xứng vào thuyết tương đối rộng.
• 1981 – Schwarz và Michael Green thiết lập lí thuyết siêu dây loại I; Georgi và Savas
Dimopoulos đề xuất các mở rộng siêu đối xứng của Mô hình Chuẩn.
• 1982 – Green và Schwarz phát triển lí thuyết siêu dây loại II; Andrei Linde và những
người khác phát minh ra lí thuyết lạm phát hiện đại từ đó ra đời các đa vũ trụ.
• 1983 – Khám phá ra các boson W và Z tại CERN báo trước một loạt thành công của Mô
hình Chuẩn; Ed Witten và Luis Alvarez-Gaumé chỉ ra rằng các kì dị chuẩn triệt tiêu trong
lí thuyết siêu dây loại IIB.
• 1984 – Green và Schwarz chỉ ra rằng các kì dị trong lí thuyết loại I triệt tiêu nếu như lí
thuyết đó là 10 chiều và có đối xứng chuẩn SO(32) hoặc là E8 x E8; đối ngẫu T được
khám phá.
• 1985 – Gross, Jeff Harvey, Ryan Rohm và Emil Martinec xây dựng nên lí thuyết dây lai;
Phillip Candelas, Andrew Strominger, Gary Horowitz và Witten tìm ra một cách khép kín
6 chiều thêm vào bằng các không gian Calabi-Yau.
• 1987 – Weinberg sử dụng cách lí giải của loài người đặt ra một giới hạn lên hằng số vũ
trụ.
• 1994 – Susskind đề xuất nguyên lí giao thoa laser bằng cách mở rộng công trình

© hiepkhachquay Trang 8/27


nghiên cứu do ‘t Hooft thực hiện.
• 1995 – Paul Townsend và Chris Hull, và Witten, đề xuất rằng lí thuyết loại IIA là giới
hạn ghép đôi yếu của “lí thuyết M” 11 chiều; Polchinski khám phá ra các D-brane;
Witten và những người khác phỏng chừng rằng cả năm lí thuyết dây đều được liên kết
bằng các đối ngẫu, một số trong chúng được làm cho thuận tiện bằng các D-brane.
• 1996 – Witten và Ponchinski khám phá ra rằng lí thuyết loại I và lí thuyết lai SO(32)
liên hệ với nhau bằng đối ngẫu S; Witten và Petr Hofava chỉ ra rằng E8 x E8 là giới hạn
năng lượng thấp của lí thuyết M; Strominger và Cumrun Vafa thu được công thức
entropy lỗ đen Bekenstein-Hawking bằng lí thuyết dây; Susskind và những người khác
đề xuất một ứng viên cho lí thuyết M gọi là lí thuyết Ma trận.
• 1997 – Juan Maldacena khám phá ra sự tương đương giữa lí thuyết dây và lí thuyết
trường lượng tử (đối ngẫu AdS/CFT), nhờ đó mang lại một biểu hiện chính xác của
nguyên lí giao thoa laser.
• 1998 – Khám phá bằng thực nghiệm ra sự dãn nở đang gia tốc của vũ trụ đề xuất một
giá trị như trông đợi nhỏ, chân không dương của hằng số vũ trụ; Lisa Randall và Raman
Sundrum đề xuất các kịch bản thế giới brane như là một chọn lựa cho sự khép kín hóa.
• 1999 – Gia Dvali và Henry Tye đề xuất các mô hình lạm phát brane.
• 2003 – Bài báo KKLT chỉ ra rằng siêu đối xứng có thể bị phá vỡ để tạo ra một giá trị
trông đợi chân không dương, nhỏ bằng sự khép kín dòng để xử lí các chiều thêm vào;
Susskind đặt ra thuật ngữ “địa hình” để mô tả không gian giải pháp khổng lồ ngụ ý bởi
sự khép kín hóa dòng và gồm nguyên lí thuộc con người và đa vũ trụ để giải thích hằng
số vũ trụ; bài báo KKLMMT mở rộng KKLT sang vũ trụ học.
• 2004 – Hawking thừa nhận ông đã sai lầm với các lỗ đen và thừa nhận đã đánh cuộc
với John Preskill.
• 2005 – Lí thuyết dây được đề cập đến trong ngữ cảnh của plasma quark gluon RHIC
nhờ ứng dụng AdS/CFT, do đó mang lí thuyết dây trở lại với cội nguồn của nó là một sự
mô tả của các hadron.

Các đối ngẫu giữa năm lí thuyết dây khác nhau xuất hiện vào năm 1995
trong “cuộc cách mạng siêu dây lần thứ hai”, và hé mở ra rằng các dây nhận biết
không-thời gian khác với các hạt chất điểm. Ví dụ, một vòng tròn bán kính R trong
các chiều thêm vào của lí thuyết loại IIA là tương đương với một vòng tròn bán
kính 1/R trong lí thuyết loại IIB dưới “đối ngẫu T”, còn “đối ngẫu S” liên hệ một
hằng số ghép đôi mạnh trong lí thuyết loại I với một hằng số yếu trong lí thuyết lai
SO(32) – trong đó có thể sử dụng lí thuyết xáo trộn. Ngoài việc làm cho những
phép toán nhất định trong lí thuyết dây dễ kiểm soát, các đối ngẫu như thế này cho
phép Witten phỏng chừng lí thuyết dây có một cách trình bày độc nhất vô nhị nhưng
nền tảng không rõ ràng 11 chiều mà ông gọi là “lí thuyết M’.
Kết quả của Witten, được ông nêu lên tại hội nghị Strings95 ở trường đại học
Nam California, dẫn tới một loạt tiến bộ trong việc tìm hiểu phần “không xáo trộn”
của lí thuyết dây – tức là các tình huống trong đó các nỗ lực lấy gần đúng lí thuyết
đó dạng một chuỗi giản đồ Feynman tăng dần thất bại. Các ảnh hưởng phi xáo trộn
quan trọng trong việc thu được lí thuyết trường lượng tử nhằm mô tả thế giới thực tế,
nhất là trong trường hợp QCD. Đấy là do lí thuyết xáo trộn chỉ áp dụng cho từng
tương tác quark cơ bản, riêng lẻ, trong đó lực mạnh tương đối yếu, và không áp
dụng cho các hệ lớn hơn ví dụ như các proton và hadron khác.
Trong trường hợp lí thuyết dây, các ảnh hưởng phi xáo trộn giữ vai trò quan
trọng để giải thích tại sao siêu đối xứng “bị phá vỡ” ở các mức năng lượng thấp có

© hiepkhachquay Trang 9/27


mặt trong vũ trụ ngày nay, nó phải như vậy để giải thích thực tế là không ai từng
nhìn thấy một hạt siêu đối xứng nào. Việc này tương tự như cách thức đối xứng
điện yếu của Mô hình Chuẩn phải bị phá vỡ (thông qua cơ chế Higgs) dưới quy mô
TeV nhằm giải thích tại sao chúng ta nhận thức lực điện từ và lực yếu là những thực
thể độc lập. Mảnh đất phong phú nhưng bí ẩn hơn nhiều của lí thuyết dây cũng chi
phối cách thức các chiều thêm vào bị khép kín, và do đó là cách thức lí thuyết dây
tạo ra những tiên đoán có thể kiểm tra được bằng thí nghiệm trong thế giới 4 chiều.
Thu nhận thực tế
Các nhà lí thuyết dây là những người đầu tiên thừa nhận rằng họ không có ý
tưởng về những gì nằm dưới các phương trình dây – hay lí thuyết M thật ra trông
như thế nào. Nhưng là một khuôn khổ, lí thuyết dây tạo ra một vài tiên đoán không
chắc chắn phụ thuộc vào chi tiết của những phương trình này. Điều quan trọng nhất
là lí thuyết dây mang lại một lí thuyết lượng tử hữu hạn (tức là không phân kì), phù
hợp, của hấp dẫn, chinh phục được thuyết tương đối rộng ở khoảng cách lớn và
năng lượng thấp. Tuy nhiên, đây cũng là lí do tại sao thực tế không thể nào kiểm tra
được lí thuyết dây một cách trực tiếp, vì nó có nghĩa rằng quy mô tự nhiên của các
siêu dây là chiều dài Planck.
Chiều dài Planck phát sinh từ một phép phân tích dễ hiểu của ba hằng số cơ
bản mà bất kì lí thuyết hấp dẫn lượng tử nào cũng phải có: hằng số hấp dẫn của
Newton, hằng số Planck và tốc độ ánh sáng. Giá trị của nó là 10-35m, có nghĩa để
quan sát các dây trực tiếp chúng ta sẽ cần một máy gia tốc hạt có năng lượng 1019
GeV – lớn hơn 15 bậc độ lớn so với LHC. “Chúng ta đã biết từ thời Planck rằng nền
vật lí có quy mô nhỏ như thế này chúng ta chưa bao giờ có khả năng tiếp cận đến
một cách trực tiếp được”, Joe Polchinski ở UCSB nhận xét. “Nhưng, thật may mắn,
các nhà lí thuyết không đặt ra các trở ngại như thế trên đường đi của họ”.
Một trong những thành công lớn của lí thuyết dây là lí thuyết lượng tử của
hấp dẫn đã thể hiện khả năng của nó trong việc lập mô hình các lỗ đen, mà trong
các giải pháp cổ điển của thuyết tương đối rộng thì các hiệu ứng hấp dẫn và lượng
tử đều lớn. “Tôi vừa là đồng tác giả của một cuốn sách có một chương dài 60 trang
nói về các lỗ đen trong lí thuyết dây, và nó chỉ mới sớt qua bề mặt của đề tài mênh
mông này”, Schwarz nói. Đặc biệt, lí thuyết dây đã đưa đến một sự hiểu biết sâu sắc
hơn về những tính chất nhiệt động lực học của các lỗ đen ở mức độ vi mô, và do đó
giúp giải quyết một nghịch lí tai họa tiềm tàng phát sinh bởi Stenphen Hawking ở
trường đại học Cambridge trên ba thập niên trước.
Trong khi ở những dịp khiêm tốn hơn lúc nhắc đến, các
nhà lí thuyết dây có quyền say mê với những khám phá của
họ và báo cáo về chúng. Điều tốt nhất mà các nhà vật lí ở
các ngành nghiên cứu khác có thể làm là cố gắng tự mình
thu lượm được những kết quả mới hấp dẫn và đầy hứa hẹn.
Gerard’t Hooft, đại học Utrecht
Năm 1976, cùng chung sức với Jacob Bekenstein ở
trường đại học Hebrew tại Jerusalem sử dụng các đối số
bán cổ điển chỉ ra rằng lỗ đen có một entropy xác định và
do đó có thể phát ra bức xạ, Hawking khẳng định rằng

© hiepkhachquay Trang 10/27


thông tin bị mất mát trong lúc hình thành và phân hủy của một lỗ đen. Vì thông tin
được mã hóa dưới dạng trạng thái lượng tử của các hạt và trường, nên điều này ngụ
ý rằng cơ học lượng tử bị phá vỡ ở quy mô Planck. Nếu đúng như vậy thì điều này
sẽ báo hiệu sự chết chóc cho lí thuyết dây hay bất kì lí thuyết lượng tử nào khác của
hấp dẫn.
Lí thuyết dây không đủ điều kiện giải quyết vấn đề này mãi cho đến năm
1995, khi Polchinski phát hiện ra tầm quan trọng của các đối tượng D-brane được
biết là đang bị che giấu trong toán học của lí thuyết đó. Polchinski nhận ra rằng D-
brane là các siêu mặt mà mọi dây mở gắn vào, và chúng có trong bất kì số chiều nào
mà lí thuyết dây cho phép (ví dụ, một brane 2 chiều hay 2-brane là một màng trong
thuật ngữ bình thường). Các D-brane có bề dày bằng không nhưng có khối lượng
khổng lồ. Điều này có nghĩa là việc cuộn nhiều lớp chúng lại, ví dụ, theo một vòng
tròn trong các chiều thêm vào, các nhà lí thuyết dây có thể tạo ra một loại lỗ đen
siêu đối xứng rất đặc biệt, có phần nào đó hơi hư cấu.
Năm 1996, cách tiếp cận này cho phép Andrew Strominger và Cumrun Vafa
thuộc trường đại học Harvard nhận được một cách chính xác cùng công thức
entropy Bakenstein-Hawking đã được tìm ra bằng phương pháp bán cổ điển 20 năm
trước đó đơn giản bằng cách xem các D-brane là các trạng thái lượng tử thông
thường và cộng dồn chúng lại. Mặc dù lí thuyết dây, giống như thuyết tương đối
rộng, không thể nào xử lí trực tiếp kì dị tại tâm lỗ đen, nhưng các nhà lí thuyết đã
nhận được chính xác cùng một công thức đối với những mô hình lỗ đen mang tính
hiện thực hơn – những kết quả đó cuối cùng đã góp phần dẫn tới sự thừa nhận của
Hawking hồi năm 2004 rằng ông đã sai lầm. “Theo tôi, chỉ kẻ hoài nghi nhất mới
nghĩ rằng việc áp dụng lí thuyết dây cho các lỗ đen không tạo ra một đóng góp quan
trọng nào cho vật lí học”, Susskind nói.
Các D-brane cũng làm hoán chuyển lí thuyết dây từ một lí thuyết của các dây
thành một lí thuyết phong phú hơn bao hàm cả những đối tượng mở rộng khác. Đối
với các nhà lí thuyết không phải lí thuyết dây, các D-brane trông có vẻ như những
phép cộng hơi độc đoán, nhưng chúng hóa ra là một loại đặc biệt của một đối tượng
nhiều nhiều tổng quát hơn gọi là các p-brane thuộc về quy tắc toán học từ khi bắt
đầu và về cơ bản là làm cho lí thuyết dây nhất quán. Chỉ sau khi Polchinski giải
thích lại về các D-brane và Witten phỏng đoán về lí thuyết M năm 1995, cùng với
đóng góp của những người khác, thì các nhà nghiên cứu mới có thể tiến xa hơn các
kĩ thuật nhiễu gần đúng và hiểu được những đối tượng này, chúng nặng hơn nhiều
so với các dây. Cũng như việc làm cho dễ dàng các đối ngẫu sâu sắc giữa năm lí
thuyết dây khác nhau, các brane là những thành phần cơ bản của lí thuyết M. “Lí
thuyết dây” do đó là một sự dùng từ sai ở cả hai phương diện: nó không phải là một
“lí thuyết”, ít nhất là theo cách hiểu thông thường của khái niệm này trong vật lí học,
nó cũng không xây dựng trên các dây.
Thế giới trên một brane
Một trong những hàm ý mang khuynh hướng cá nhân nhất của các D-brane,
có lẽ tự biểu hiện tại LHC, là bạn có thể bị dính líu vào một brane khổng lồ ngay
bây giờ. “Nếu bạn có lòng tin”, Green nói “bạn có thể tin rằng chúng ta đang sống
trong một vũ trụ 3-brane và 6 chiều thêm vào có thể đủ lớn để phát hiện được”.

© hiepkhachquay Trang 11/27


Những kịch bản “thế giới brane” như thế phát sinh vì các trường chuẩn của
Mô hình Chuẩn được mô tả bởi các dây mở, chúng mãi mãi bị hạn chế chỉ lắc lư
bên trong “thể tích thế giới” của một D-brane (trong trường hợp của chúng ta là
3-brane). Tuy nhiên, vì các graviton được mô tả bởi các vòng dây khép kín, nên
chúng bị xua đến “khối” nhiều chiều hơn, trong đó chúng trôi giạt vòng quanh và
chỉ thỉnh thoảng mới tới tiếp xúc với brane của chúng ta. Vừa mang lại một lời giải
thích rõ ràng tại sao chúng ta cảm nhận lực hấp dẫn yếu hơn nhiều so với ba lực
kia – một câu hỏi hóc búa trong vật lí hạt được biết với cái tên bài toán cấp bậc –
những kiểu hình học “bị bóp méo” như thế ngụ ý rằng các chiều thêm vào trong lí
thuyết dây phải đủ lớn để phát hiện được. Thật vậy, các chiều thêm vào có thể nằm
ngay trước mũi chúng ta và chúng ta sẽ không bao giờ biết về nó, vì các photon mãi
mãi bị trói buộc với brane của chúng ta.

Bóp méo cơ cấu của không-thời gian. Sáu chiều thêm vào trong lí thuyết dây luôn luôn “bị khép
kín” trong các không gian 6 chiều gọi là các đa diện Calabi-Yau, 1 mỗi cách khác nhau trong đó
điều này được thực hiện mô tả một vũ trụ với một tập hợp các hạt và trường khác nhau.
Phép kiểm tra trực tiếp nhất về các chiều thêm vào như thế là đo độ lệch khỏi
quy luật nghịch đảo bình phương của lực hấp dẫn, vì đây là một hệ quả trực tiếp của
thực tế không gian là 3 chiều (trong thế giới 2 chiều chẳng hạn, lực hấp dẫn chỉ đơn
giản tỉ lệ nghịch với khoảng cách). Thật ra, sự bất lực của chúng ta trong việc xác
nhận bằng thực nghiệm quy luật nghịch đảo bình phương ở dưới quy mô khoảng 0,1
mm là lí do duy nhất giải thích tại sao các kịch bản thế giới brane lại được thu nhận
trong trường hợp thứ nhất (xem Physics World, số tháng 4/2005, trang 41-45).
Nhưng cho dù là các chiều thêm vào nhỏ hơn 100 triệu lần so với 0,1 mm,
theo Green thì như thế vẫn là còn “lớn một cách lố bịch”, thì nó sẽ đưa đến năng

© hiepkhachquay Trang 12/27


lượng ở quy mô Planck thấp cỡ 1 TeV. Điều đó sẽ làm tăng kích thước dây từ
10-35 m lên 10-18 m, có nghĩa là các va chạm proton-proton năng lượng cao tại LHC
có thể đủ để kích thích các họa ba cao hơn của dây đó. Độ lớn “thật” của lực hấp
dẫn trong các chiều thêm vào có lẽ đủ để làm phát ra hàng nghìn lỗ đen mini, chúng
sẽ bốc hơi hầu như ngay tức thì bằng sự phân hủy qua bức xạ Hawking.
Thật là một thành công to lớn khi lí thuyết dây tự nó có thể
tạo ra một hằng số vũ trụ học nhỏ. Những cách tiếp cận dựa
trên lí thuyết trường lượng tử yêu cầu sự điều chỉnh tinh tế
đến mức vô lí để liên kết cái rất nhỏ với cái rất lớn.
Michael Green, đại học Cambridge
Lisa Randall thuộc trường đại học Harvard, người
cùng với Raman Sundrum thuộc trường đại học Johns
Hopkins xem xét cách thức các D-brane làm biến đổi hình
học của không-thời gian, nói rằng dấu hiệu chính xác của
các chiều thêm vào mà bạn sẽ thấy tại LHC phụ thuộc vào
mô hình brane nhất định mà bạn giả định. “Bạn có thể nhìn thấy các hạt ‘Kaluza-
Klein’, chúng tương tự như các hạt mà chúng ta đã biết nhưng nặng hơn nhiều vì
chúng truyền trong các chiều thêm vào”, bà nói. “Trong các mô hình của chúng ta,
những hạt này thường phân hủy trong máy dò, vì hình học bị bóp méo cho chúng
một xác suất tương tác lớn, nhưng chúng có thể tương tác cực kì yếu và dễ dàng
thoát khỏi máy dò – không để lại dấu vết ngoài sự mất mát năng lượng”. Một dấu
hiệu tương tự sẽ để lại bởi các hạt bình thường đúng là biến mất vào các chiều thêm
vào, mặc dù Green tin rằng các chiều thêm vào là quá nhỏ để nhìn thấy nền vật lí
thế giới brane tại LHC. “Nếu tôi là một nhà thực nghiệm, thì đây là khả năng mà lời
giải thích cuối cùng cho sự mất mát năng lượng mà tôi sẽ hướng tới”, ông nói.
Một kịch bản có khả năng hơn, mặc dù không nhất thiết, tại LHC là khám
phá ra siêu đối xứng. Đây là một trong những mục tiêu chính của chương trình hợp
tác ATLAS và CMS, vì mặc dù khởi sinh trong lí thuyết dây, nhưng người ta cho
rằng siêu đối xứng quan trọng hơn đối với các nhà vật lí hạt. Ví dụ, trong ngữ cảnh
của “mở rộng siêu đối xứng tối thiểu” của Mô hình Chuẩn (MSSM), siêu đối xứng
nguyên vẹn ở quy mô điện yếu giải được bài toán cấp bậc vì các hạt siêu đối xứng
triệt tiêu các hiệu chỉnh lượng tử sẽ làm cho khối lượng Higgs phân kì. Siêu đối
xứng cũng dẫn tới “sự thống nhất lớn”, nhờ đó hằng số ghép nối của ba lực Mô hình
Chuẩn gặp nhau ở năng lượng cao hơn nhiều, và hạt siêu đối xứng nhẹ nhất mang
lại một ứng cử viên thiên nhiên cho vật chất tối không tỏa sáng được biết là cấu
thành nên đa phần khối lượng của vũ trụ.
“Siêu đối xứng rất quan trọng với lí thuyết dây, nhưng không hề có luận cứ lí
thuyết nào từ trước đến nay có sức hấp dẫn nói về cách thức hay ở quy mô nào thì
nó bị phá vỡ”, Susskind nói. “Một sự thật khó chịu – và đối với tôi, tôi không thích
thế - là nếu siêu đối xứng được khám phá, nó sẽ được xem là thứ tuyệt vời cho lí
thuyết dây; nhưng nếu nó không được khám phá ra, nó không ném bỏ lí thuyết đi.
Cho nên thật ra chúng ta không thể nói rằng siêu đối xứng tìm được tại LHC là tiên
đoán của lí thuyết dây”. Trên thực tế, lí thuyết dây có thể không yêu cầu siêu đối
xứng gì cả, theo như lời Shamit Kachru, cũng ở trường Stanford. “Các giải pháp
siêu đối xứng được nghiên cứu sớm nhất, nhưng lí thuyết đó có một loạt rất nhiều

© hiepkhachquay Trang 13/27


giải pháp phi đối xứng trong đó siêu đối xứng xảy ra ở các mức năng lượng cao hơn
nhiều so với quy mô điện yếu.
Sự bất lực của siêu đối xứng trong việc mang lại một phép kiểm tra dứt khoát
của lí thuyết dây nêu bật hiện trạng của lí thuyết dây là một khuôn khổ để mô tả nền
vật lí học cơ bản chứ không phải một lí thuyết với những tiên đoán nhất định. Lí
thuyết trường lượng tử đối mặt với những khó khăn tương tự. “Giả sử một người
nào đó tiến tới chỗ bạn và nói hãy nhìn kìa, chúng ta đã có cấu trúc lí thuyết kì dị
này gọi tên là lí thuyết trường lượng tử, nó hợp nhất cơ học lượng tử, bất biến
Lorentz, các khái quát hóa của các trường cổ điển, nhưng giả sử việc áp dụng đặc
trưng đối với điện động lực học [tức là QED] không được thực hiện”, Green nói,
“thì bạn sẽ không biết được các tiên đoán vật lí của nó là gì, nên nó không có khả
năng chứng minh”. Đối với những người đang nghiên cứu nó, Green nói, lí thuyết
dây rất đẹp ở chỗ nó là một khuôn khổ bao gồm mọi thành phần chủ chốt để hợp
nhất hấp dẫn lượng tử với các lực khác, cho dù là nó chưa mang lại những tiên đoán
rất đặc trưng.
Các nhà khoa học sử học tương lai sẽ cho câu trả lời xem có
bao nhiêu sự sôi nổi của lí thuyết dây là vốn có với lí thuyết
dây, và bao nhiêu là do trí thông minh rất khác thường của
Ed Witten mang lại. Tôi dự đoán khoảng 40/60.
Howard Georgi, đại học Harvard
Cho rằng lí thuyết dây thường bị phê bình vì nó
không được thiết lập tốt như Mô hình Chuẩn, do đó, thật
mỉa mai khi một trong những mô hình cụ thể nhất của lí thuyết dây mà các nhà
nghiên cứu có được tính cho đến nay – một sự trình bày rõ ràng về hấp dẫn lượng tử
trong những dạng hình học cong âm nhất định – là tương đương về mặt toán học với
một lí thuyết trường lượng tử giống như QCD. Giống như việc đưa lí thuyết dây trở
lại nguyên bản ban đầu của nó là một sự mô tả của các hadron, Gross nói rằng các
đối ngẫu giữa lí thuyết dây và lí thuyết trường có thể có nghĩa là lí thuyết dây chỉ là:
một loại lí thuyết trường lượng tử.
Một công cụ phân tích
Mối quan hệ giữa lí thuyết dây và lí thuyết trường là chủ đề của hơn phân
nửa thời gian trình diễn tại hội nghị Strings07. Nghiên cứu ở khía cạnh này của lí
thuyết dây bị lu mờ đi vào năm 1997 khi Juan Maldacena, hiện nay làm việc tại IAS
ở Princeton, nhận thấy rằng một lí thuyết lượng tử hấp dẫn được thiết lập trong một
không-thời gian cong 5 chiều “anti de Sitter” (AdS) mô tả nền vật lí giống hệt như
một lí thuyết trường lượng tử 4 chiều đơn giản với đối xứng thích nghi (CFT) nằm ở
ranh giới của không-thời gian đó. Các lí thuyết trường thích nghi này bao gồm các
phiên bản siêu đối xứng của QCD và xuất hiện như thể chúng là “ảnh chiếu giao
thoa laser” của một lí thuyết có số chiều cao hơn.
“Chúng ta vừa có bằng chứng thực nghiệm trực tiếp cho các dây đã giam
cầm các quark bên trong hadron”, Maldacena nói. “Nhưng đối ngẫu AdS/CFT mang
lại một sự thực hiện cụ thể của ý tưởng này đối với các lí thuyết chuẩn nhất định
giống như QCD”. Điều quan trọng là lí thuyết hấp dẫn trong đối ngẫu AdS/CFT –
có hiệu lực trong không-thời gian năm chiều lớn và năm chiều rắn chắc – có thể

© hiepkhachquay Trang 14/27


được giải trong những tình huống trong đó các phương trình của lí thuyết 4 chiều
khó kiểm soát được, tức là khi cường độ ghép nối của lí thuyết chuẩn là lớn. Chẳng
hạn, các đối ngẫu loại AdS/CFT đã giúp đặt các mô hình dây của lỗ đen lên trên nền
tảng chắc chắn hơn nhiều, vì chúng cho phép lực hấp dẫn tác dụng yếu đến mức
một lỗ đen không còn “đen” nữa, và do đó dễ khảo sát hơn nhiều.
Tại sao lí thuyết dây không thể tiên đoán được bất cứ thứ gì ?
Lí thuyết dây thay thế thế giới quan vi mô dựa trên các hạt cơ bản giống như chất điểm bằng
thế giới của các dây 1 chiều. Tuy nhiên, so với quan điểm hạt, các dây đã đưa các nhà vật lí
hầu như không tiến thêm được chút nào trong việc giải thích cái mà họ nhìn thấy và khi họ
thật sự khảo sát tự nhiên ở quy mô nhỏ bằng những cỗ máy như LHC. Điều này có lẽ không
có gì ngạc nhiên khi cho rằng các dây nhỏ hơn 1020 lần so với các hạt ví dụ như proton và
neutron. Nhưng tại sao khó mà chuyển các ý tưởng dây thành những tiên đoán chắc chắn ?
Khuôn khổ lí thuyết của thế giới quan hạt là lí thuyết trường lượng tử (QFT), lí thuyết mô tả
các tương tác hạt là do sự hoán chuyển của một lượng tử trường (ví dụ như photon trung
chuyển lực điện từ). Vì một số lí do thâm thúy, một loại QFT được gọi là lí thuyết chuẩn mô
tả các tương tác điện từ, mạnh và yếu cực ki tốt và đã phát huy tác dụng trong gần 35 năm
thông qua Mô hình Chuẩn của vật lí hạt. Do QFT cho phép các hạt xuất hiện từ “hư vô” qua
các dao động lượng tử của các trường cơ sở, nên chân không không hẳn là không gian hoàn
toàn trống rỗng. Xuất phát điểm cho việc tính toán các đại lượng vật lí trong cả lí thuyết
trường và lí thuyết dây, vì lí thuyết dây bắt nguồn từ những nguyên lí cơ lượng tử giống như
QFT, do đó được viết bằng “Lagrangian” và tìm hiểu chân không.
Trong Mô hình Chuẩn, đây là một hướng đi hợp lí, vì Lagrangian là cố định một khi bạn biết
các hạt và đảm bảo rằng tương tác giữa các hạt này tuân theo đối xứng chuẩn (trong trường
hợp điện động lực học chẳng hạn, đối xứng đó làm cho giá trị của những đại lượng đo được
độc lập với pha nội của hàm sóng electron). Như đối với chân không, để cho các hạt khối
lượng của chúng, các nhà lí thuyết đưa vào một trường vô hướng gọi là trường Higgs có giá
trị khác không trong chân không.
Một khi bạn thu được Lagrangian, khi đó bạn có thể nhận được một tập hợp các quy tắc hay
giản đồ Feynman cho phép bạn tính toán các thứ. Giản đồ đơn giản nhất bạn có thể vẽ ứng
với giới hạn cổ điển của lí thuyết đó (tức là trong đó không có các dao động lượng tử) và
mang lại biên độ xác suất cho một quá trình vật lí nhất định, ví dụ như quá trình một
electron tán xạ khỏi một electron khác. Khi cộng các phần từ giản đồ phức tạp tăng dần
(bằng lí thuyết nhiễu loạn), QFT cho phép bạn tinh lọc những phép tính xác suất này – đến
độ chính xác 10 chữ số thập phân trong trường hợp điện động lực học lượng tử.
Thế giới quan kiểu dây chuyển những giản đồ 1 chiều này thành giản đồ 2 chiều, vì lịch sử
không-thời gian của một sợi dây vạch ra một bề mặt hai chiều chứ không phải một đường
thẳng. Điều này quan trọng trong việc hợp nhất lực hấp dẫn, mà Mô hình Chuẩn bỏ qua, vì
tương tác hấp dẫn của các hạt chất điểm đưa đến vô hạn trong phép tính. Vấn đề là ở chỗ
các nhà lí thuyết không biết Lagrangian trong lí thuyết dây là gì. Thay vì vậy, các nhà nghiên
cứu có 5 tập hợp các quy luật Feynman khả dĩ, mỗi tập hợp gần giống với nền vật lí mô tả
bởi một Lagrangian khác (tức là một công thức khác của lí thuyết dây). Một mặt là 5 lí thuyết
dây khác nhau liên hệ bằng các đối ngẫu cho thấy lí thuyết dây có một cấu trúc nền tảng độc
nhất vô nhị (lí thuyết M); nên bạn làm việc với lí thuyết nào cũng vậy thôi, không sao cả. Mặt
khác thì 5 “nền tảng” đó, như các nhà lí thuyết dây gọi chúng, tồn tại trong không-thời gian
10 chiều.
Nếu chúng ta sống trong một thế giới 10 chiều, thì nó chỉ là một trường hợp tìm kiếm một thí
nghiệm xác nhận xem lí thuyết nào trong số 5 nền tảng phù hợp tốt nhất. Nhưng khi bạn
cuộn sáu chiều lên một mặt Calabi-Yau trong một nỗ lực nhằm mô tả 4 chiều của thời gian
thực, bạn tạo ra một nền tảng hơi khác với tập hợp giản đồ Feynman của riêng nó. Thật vậy,
số Lagrangian 4 chiều bạn có thể nhận được là khoảng 10500, mỗi Lagrangian tương ứng với
một cách khác nhau của việc khép kín mặt 6 chiều đó, chọn dòng và chọn brane (tức là các
ảnh hưởng “phi nhiễu loạn” vô cùng khó tính toán). Vì mỗi kết quả tương ứng với một vũ trụ
khác nhau, nên bạn thật sự cần nghiên cứu tất cả 10500 để nhận ra xem lí thuyết dây có hay
không có mô tả thế giới thực (không giống như trong QFT, trong đó nếu như bạn nhìn thấy

© hiepkhachquay Trang 15/27


một thứ gì đó trong tự nhiên mà bạn không thích, thì bạn có thể thêm một hạt hay trường
mới vào Lagrangian). Tuy nhiên, điểm nút của “địa hình” lí thuyết dây này là ở chỗ nó là lời
giải thích duy nhất mà các nhà vật lí đưa ra cho hằng số vũ trụ học – một tính chất của chân
không đã được khám phá vào năm 1998 và với nó QFT sai lệch ít nhất là 1060 lần.

Đối ngẫu AdS/CFT thật sự đã gặp thời vào năm 1995 khi nó là nguyên nhân
làm cho lí thuyết dây được đề cập đến trong ngữ cảnh của một kết quả thực nghiệm
quan trọng. Nguyên do là nó cho phép các nhà nghiên cứu tại Máy Va chạm Ion
nặng Tương đối tính (RHIC), ở Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven, Mĩ, lập mô
hình các khía cạnh nhất định của plasma quark-gluon – một trạng thái thái cực của
vật chất trong đó các quark hành xử như thể chúng là các hạt tự do. Ở tình trạng
ngăn cách lớn như thế, lực mạnh trở nên không thể nào kiểm soát được theo phép
phân tích, có nghĩa là lí thuyết dây có thể giúp làm lộ ra chỗ QCD nhiễu loạn thất
bại. Susskind nói khi nghiên cứu các va chạm ion nặng, bạn cũng đang nghiên cứu
sự hấp dẫn lượng tử “phồng lên và xẹp xuống 1020 lần”.
Dam Son ở trường đại học Washington, người không phải là một nhà lí
thuyết dây, đã chứng kiến lợi ích của đối ngẫu AdS/CFT tại RHIC. “Lí thuyết dây
đã cho chúng ta những công cụ mới nhằm xử lí những lí thuyết chuẩn ghép nối
mạnh sẽ có triển vọng áp dụng được cho QCD thực tại RHIC”, ông nói. “Đối ngẫu
chuẩn/hấp dẫn cho phép chúng ta ước tính giới hạn lượng tử trên mức độ hoàn hảo
mà plasma quark-gluon có thể đạt tới, và từ trước đến nay giới hạn này phù hợp với
dữ liệu [xem Physics World, tháng 6/2005, trang 23-24]. Hơn nữa, một vài nhóm
nghiên cứu mới đây đã áp dụng lí thuyết dây cho sự thất thoát năng lượng của các
quark nặng di chuyển trong plasma, với kết quả đáng khích lệ”.
Đa số các nhà lí thuyết dây nghĩ rằng các đối ngẫu giữa lí thuyết dây và các
lí thuyết chuẩn là quá mạnh nên chỉ có một khoảng thời gian trước khi “đối ngẫu”
hấp dẫn của QCD thế giới thực được thực hiện. “Lí thuyết dây sẽ không ở vào hiện
trạng hiện nay của nó nếu như không có các đối ngẫu như Maldacena phỏng đoán,
trong đó ông chỉ rõ rằng các dây là những thực thể nổi bật và điểm bắt đầu của lí
thuyết đó không như trước nay người ta vẫn nghĩ”, Polchinski nói. “Việc áp dụng
thành công AdS/CFT cho nền vật lí RHIC thật ngạc nhiên vì ban đầu chúng ta nghĩ
nó không gì hơn ngoài một sự tương tự trừu tượng”. Một trong những khuynh
hướng vui vẻ hơn trong lĩnh vực này, Polchinski tiếp tục, là việc áp dụng các đối
ngẫu AdS/CFT cho những vấn đề trong nền vật lí vật chất hóa đặc, một số trong
chúng bắt nguồn trong những lí thuyết trường lượng tử 2 chiều không có giới hạn
cổ điển nào. “Tôi vẫn giữ hi vọng rằng có lẽ trước khi đạt tới phương trình cơ bản
của lí thuyết dây, chúng ta phải giải quyết cho xong bài toán siêu dẫn nhiệt độ cao!”,
ông bông đùa.
Sự hóm hỉnh của Polchinski không được chia sẻ bởi nhà vật lí vật chất hóa
đặc Philip Anderson thuộc trường đại học Princeton, người cùng chia giải thường
Nobel Vật lí năm 1977 cho công trình của ông về cấu trúc điện tử trong các hệ từ
tính và mất trật tự. “Thứ cuối cùng mà chúng ta cần là các nhà lí thuyết dây”, ông
nói. “Thứ gì ngoài ấy cũng quá cường điệu. Siêu dẫn là một khoa học thực nghiệm,
và đa số các nhà lí thuyết dây không có ý tưởng làm sao hiểu được một thí nghiệm
vì họ chưa bao giờ nhìn thấy một lần nào!”.

© hiepkhachquay Trang 16/27


Bị chi phối bởi các chiều
Tuy lí thuyết dây hữu ích có thể hóa ra là một công cụ dành cho nghiên cứu
về các lí thuyết trường lượng tử, nhưng điều này thật khó lí giải vì sao chừng 1500
nhà vật lí trên khắp thế giới đã đầu tư sự nghiệp của họ cho đề tài này. Nguyên do
thật sự là, ngoài việc mang lại một lí thuyết lượng tử của hấp dẫn, li thuyết dây còn
hứa hẹn thống nhất tất cả các lực cơ bản của tự nhiên. Do đó, ít nhất thì nó cũng
cạnh tranh được sự thành công phi thường của Mô hình Chuẩn ở khả năng của nó
mô tả được phổ phong phú các hạt và tương tác mà các nhà thực nghiệm quan sát.
“Sau lực hấp dẫn, đặc điểm chung nổi bật nhất của lí thuyết dây là từ nó người ta dễ
dàng thu được một cái gì đó định lượng tương tự như Mô hình Chuẩn”, Witten nói.
“Điều đó không khẳng định rằng các chi tiết của Mô hình Chuẩn đã được mô tả tốt,
vì chúng không rạch ròi”.

Thông tin trên brane. Với tư cách là một lí thuyết lượng tử của hấp dẫn, lí thuyết dây đã cho các
nhà vật lí một sự hiểu biết tốt hơn về những tính chất nhiệt động lực học của
các lỗ đen ở thang vi mô.
Vấn đề chung là làm sao đi từ sự đối xứng tự nhiên của lí thuyết dây trong 10
chiều đến thế giới bất đối xứng lộn xộn của vật lí hạt trong 4 chiều mà không làm
mất quá nhiều lũy thừa hàm mũ – một vấn đề mà Witten và những người khác (xem
bảng ở trang 8) đã giải quyết một phần vào năm 1985 bằng cách sử dụng các không
gian 6 chiều gọi là các mặt Calabi-Yau.
Vấn đề này làm bùng nổ một số lượng lớn các nỗ lực xây dựng mô hình, vì
“các lí thuyết hiệu quả” 4 chiều thu được khi những không gian 6 chiều như thế bị
khép kín bắt giữ nhiều đặc trưng quan trọng của Mô hình Chuẩn. “Trong quá khứ,
nhiều nhà lí thuyết dây chính thống tin rằng, theo quan điểm của tôi là có chút ngây

© hiepkhachquay Trang 17/27


thơ, lí thuyết đó sẽ vì một lí do nào đó chọn Mô hình Chuẩn là giải pháp ưu tiên của
nó”, theo lời Fernando Quevedo thuộc trường đại học Cambridge. “Nhưng các nhà
hiện tượng học dây lại có quan điểm xây dựng mô hình khác càng hiện thực càng
tốt”. Một bộ phận nhỏ trong số các nhà lí thuyết dây hiện nay đang nghiên cứu
trong lĩnh vực này, và trong 6 năm vừa qua họ vẫn tổ chức các cuộc hội nghị “hiện
tượng học dây” của riêng họ.
Ví dụ, ngoài các trường chuẩn của tương tác mạnh và tương tác điện yếu, các
mô hình chứa quark và lepton với spin, điện tích, và những tính chất lượng tử khác
thích hợp. Ngoài ra, những hạt này là “chiral” – một tính chất sống còn của các
tương tác điện yếu phân biệt trái phải – và cũng sắp xếp thành ba dòng giống hệt
như Mô hình Chuẩn (tính chất này thu được ở các mặt Calabi-Yau chứa số lượng
“tay cầm” hay “lỗ trống” thích hợp chẳng hạn). Một số mô hình còn chứa các hạt
Higgs và cả “Yukawa” ghép đôi với Higgs cho các hạt khối lượng của chúng, mặc
dù cũng phải nói là có hàng ngàn mặt Calabi-Yau không tái tạo ra bất cứ thứ gì
giống như cấu trúc Mô hình Chuẩn.
Lí thuyết dây là một hộp công cụ kì quái đang chờ đợi các
áp dụng chết người của nó, và tôi bị thuyết phục rằng cuối
cùng nó sẽ cách mạng hóa sự hiểu biết của chúng ta về vũ
trụ
John Ellis, CERN
Một tính chất khá quan trọng của các hạt mà các nhà
hiện tượng học dây đã trải nghiệm là sự khó khăn trong
việc giải thích khối lượng của chúng – mặc dù tình huống
đó không tốt hơn nhiều trong Mô hình Chuẩn, trong đó
những khối lượng này được thiết đặt “bằng tay”. Trong dạng siêu đối xứng, 10
chiều của nó, lí thuyết dây chứa một “tháp” vô hạn các trạng thái nặng bằng bội
nguyên lần hằng số Planck, tương ứng với các họa âm của dây lượng tử dao động.
Do đó, ở các mức năng lượng tương đối thấp đã được khảo sát từ trước đến nay,
thậm chí lí thuyết dây tiên đoán khối lượng của những hạt nặng nhất thuộc Mô hình
Chuẩn – quark top và các boson W và Z của tương tác yếu, đã đo được là dưới 0,1
TeV – là bằng không.
Để mang lại các khối lượng hạt, các nhà lí thuyết dây phải tìm một số cơ chế
phá vỡ siêu đối xứng ở các mức năng lượng thấp. Nhưng khi làm như thế, họ cũng
phải thuần hóa một loạt thông số gọi là “moduli”, chúng chi phối kích thước và hình
dạng của các chiều chen chúc. Một phép khép kín thông thường chứa tới 100
moduli, mỗi moduli tương ứng với một trường vô hướng trong 4 chiều, và vì siêu
đối xứng đảm bảo rằng các trường này không có khối lượng, nên lí thuyết dây tiên
đoán một loạt lực giống như hấp dẫn, có tầm xa, mà chúng ta không dễ gì quan sát
được.
“Trong vòng 20 năm qua, những trở ngại chủ yếu đối với lí thuyết dây trong
việc làm cho gặp với nền vật lí năng lượng thấp đã liên hệ các vấn đề phá vỡ siêu
đối xứng và ổn định hóa moduli”, Quevedo nói. “Tôi đang lo ngại rằng sự nghiệp
của mình sắp sửa kết thúc trước khi một ai đó chỉ ra làm thế nào thực hiện được
việc này”.

© hiepkhachquay Trang 18/27


Ở bên kia địa hình
Đột phá đến vào năm 2001, và thực tế thì việc cuộn lại Calabi-Yau có thể
ủng hộ các thông lượng giống như điện thông hay từ thông. Polchinski, Kachru và
những người khác nhận ra rằng bằng cách bật những thông lượng như thế lên
(chúng có sẵn trong các “tensor siêu đối xứng” của lí thuyết nhưng đã bị đặt bằng
không) và bằng cách “xâu” chúng lại và qua hình học topo biến dạng của các không
gian Calabi-Yau, nhiều moduli có thể bị nén sao cho chúng cần một khối lượng và
do đó không mâu thuẫn với thực nghiệm. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn không thể
mang khối lượng đến cho các moduli còn lại, cũng không thể phá vỡ siêu đối xứng
theo kiểu “cuộn dòng” bằng phương pháp có thể kiểm soát được ở các năng lượng
đủ thấp.
Thật quá sớm để nói địa hình lí thuyết dây phân bố như thế
nào. Các lập luận mang tính con người phải hoạt động trừ
khi nó phân bố rất có chọn lọc, nhưng chúng ta không biết
có phải là trường hợp đó hay không. Tôi thấy hình như ở
quan điểm này, mọi con đường đều phải được thử qua.
Steven Weinberg, đại học Texas ở Austin
Kì công đó thu được vào năm 2003 bởi Kachru cùng
với Renata Kallosh và nhà vũ trụ học Andrei Linde, một đội nghiên cứu của vợ và
chồng ở đại học Stanford, và Sandip Trivedi thuộc Viện Nghiên cứu Cơ bản ở Ấn
Độ, bằng cách đưa thêm các thành phần khác ví dụ như các “phản D-brane” vào
trong hỗn hợp. Bài báo “KKLT” là một trong những bài báo quan trọng nhất trong
hiện tượng học dây và vũ trụ học, mặc dù cơ chế phá vỡ siêu đối xứng không được
hiểu một cách đủ chi tiết để làm thỏa mãn các nhà lí thuyết dây chính thống hơn
(xem Physics World, tháng 11/2003, trang 21-22).
Quevedo và nhiều người khác đã xây dựng trên kịch bản KKLT đưa ra
những mô hình tốt hơn với những tiên đoán có thể kiểm tra được. “Đây là lần đầu
tiên chúng ta có thể tính được khối lượng của các hạt siêu đối xứng ở những lớp lớn
mô hình, và hợp tác với các nhà hiện tượng học khó tính gắn các mô hình của chúng
ta vào những chuỗi phân tích tương tự sẽ cho phép lí thuyết trường thông thường
như MSSM kiểm tra dữ liệu LHC”, Quevedo nói. Ông nói thêm rằng những mô
hình của ông và cộng sự của ông cũng chứa một ứng cử viên vật chất tối không rõ
ràng lắm dưới dạng một hạt khối lượng MeV phân hủy thành một cặp electron-
positron. “Điều này có thể giải thích tín hiệu 511 keV ở tâm thiên hà của chúng ta
và sẽ có một dấu hiệu phân biệt, trong khi không có khả năng làm hài lòng chính
các nhà lí thuyết dây, sẽ chế ngự được các loại mô hình dây”.
LHC là động lực chính của những nỗ lực xây dựng mô hình như thế, chúng
bao gồm các mô hình hình học biến dạng của Randall và Sundrum cũng như số
đông người khác. Mặc dù phần nhiều trong số các đề xuất của chúng là các nhà hiện
tượng học trước khi họ là các nhà lí thuyết dây, nhưng những mô hình này có thể -
mượn phép ẩn dụ của Witten – chỉ dẫn cho các nhà lí thuyết dây chỗ tốt nhất để đào
xới nhằm làm lộ ra cái nằm sâu bên dưới. Nếu không có gì khác, hiện tượng học
dây chỉ ra rằng lí thuyết dây rất gần gũi với thế giới thực nghiệm, như đã được minh
chứng bởi những tiến bộ mới đây đã mang lại khám phá năm 1998 rằng neutrino có
khối lượng rất nhỏ.

© hiepkhachquay Trang 19/27


Nhưng có một sự thật thực nghiệm chắc chắn mà không nhà lí thuyết dây
nào có thể bỏ qua, và một sự thật như thế hiện nay là nguyên nhân của cuộc tranh
luận mạnh mẽ trong chính cộng đồng dây. Đó là khám phá, được thực hiện hồi 10
năm trước từ các quan sát sao siêu mới xa xôi, rằng sự dãn nở của vũ trụ đang gia
tốc. Lời giải thích tốt nhất hiện nay cho thứ “năng lượng tối” này là chân không có
một mật độ năng lượng dương nhỏ gọi là hằng số vũ trụ học, với giá trị khoảng
10-120 đơn vị Planck. Nếu sự giải thích này hóa ra chính xác, thì nổi lên trong số mọi
vấn đề khác của nó là lí thuyết dây đã tìm ra chính mình ở chính giữa của một trong
những bí ẩn cấp thiết nhất trong vật lí học: đó là tại sao hằng số vũ trụ học lại có giá
trị nhỏ đến mức khó tin như thế ?
Lí thuyết dây được trang bị để xử lí hằng số vũ trụ học bằng con đường của
cơ chế KKLT, vì việc chọn thông lượng nào để xử lí và làm sao cuộn chúng xung
quanh một mặt Calabi-Yau nhất định đưa đến một “năng lượng chân không” khác.
Thành công to lớn của cách tiếp cận này là tổng của các D-brane phá vỡ siêu đối
xứng và “nâng” năng lượng chân không lên một giá trị dương, nhỏ tương ứng với
vũ trụ “de Sitter”, có độ cong dương mà chúng ta nhìn thấy (siêu đối xứng đảm bảo
rằng hằng số vũ trụ học là bằng không). Nhưng với không có quy tắc nào phát biểu
chính xác thông lượng nào phải được chuyển, cũng không biết nơi nào đặt các D-
brane, nên các nhà lí thuyết dây có thể đưa ra bất kì một trong số 10500 vũ trụ khả dĩ
hơi khác nhau một chút. Không có cách nào phân biệt giữa các giải pháp này, nên
“địa hình” này – thuật ngữ do Susskind đặt ra để mô tả các chỗ lồi, lõm và thung
lũng vạch nên bởi những giá trị khả dĩ khác nhau của hằng số vũ trụ học – có vẻ sẽ
chuyển lí thuyết dây từ một lí thuyết tiềm năng của mọi thứ thành một lí thuyết của
rất ít thứ - một kết quả mà một số nhà phê bình đã chộp ngay lấy.
“Bài toán giả định với một lí thuyết có nhiều giải pháp này trước đây chưa
bao giờ được xem là một bài toán trong khoa học”, Green nói. “Có một ‘địa hình’
giải pháp cho thuyết tương đối rộng, cho đến nay không ai nói lí thuyết đó là không
nhận thức được vì chỉ một vài trong số chúng mô tả nền vật lí mà chúng ta thấy
trong khi phần còn lại hình như là không thích hợp. Vấn đề với lí thuyết dây là mỗi
giải pháp khác nhau định nghĩa một tập hợp hạt và trường khác nhau – không chỉ là
một hình học không-thời gian khác nhau”.
Để buộc một chân không nằm trong số những chọn lựa này, như Michael
Douglas thuộc trường đại học Rutgers chỉ ra, các nhà lí thuyết dây sẽ cần phải đo 50
hay nhiều hơn các thông số độc lập (tức các moduli) đến độ chính xác 10 chữ số
thập phân. “Đưa hằng số vũ trụ học vào, nó được đo đến khoảng 120 chữ số thập
phân, chúng ta trông đợi chừng 10250 chân không phù hợp với Mô hình Chuẩn nếu
như tất cả các thông số được phân bố đều”, ông nói.
Tuy nhiên, hóa ra thì không gian mênh mông các giải pháp tương tự nhau
này lại đúng là cái mà các nhà vũ trụ học đang tìm kiếm. “Khó khăn của việc tìm
hiểu một giá trị nhỏ, khác không đối với gia tốc vũ trụ - ngụ ý vũ trụ là không bền –
đã khiến nhiều nhà nhà vật lí nghĩ tới các đa vũ trụ”, Witten nói.
Vũ trụ học dây
Không kể đến địa hình nào, lí thuyết dây luôn luôn sẽ phải đối mặt với vũ
trụ học ở một số điểm. “Einstein dạy chúng ta rằng khi bạn làm việc với hấp dẫn, nó
không đủ để mô tả vũ trụ ở một thời điểm cho trước”, Gross nói. “Bạn phải mô tả

© hiepkhachquay Trang 20/27


mọi thứ: lúc bắt đầu, lúc giữa và lúc kết thúc. Lời giải của lí thuyết dây là lịch sử
không-thời gian – không có gì đặc biệt về một trạng thái xảy ra là không bền trong
một vài tỉ năm”. Vì một giải pháp như thế, do đó, phải xử lí các kì dị vũ trụ học ví
dụ như Big Bang – tình huống trong đó các nhà vật lí không biết định nghĩa có quan
sát được hay không, Gross trình bày – nên không có giải pháp nào hiện nay của lí
thuyết dây có thể mô tả vũ trụ học hiện thực.

Phân nhánh. Các “đối ngẫu” mạnh giữa lí thuyết dây và lí thuyết trường lượng tử cho phép các
nhà nghiên cứu lập mô hình những mặt nhất định của các va chạm ion nặng tại Máy Va chạm Ion
nặng Tương đối tính ở Brookhaven.
Tuy nhiên, kịch bản KKLT làm cho việc xây dựng các mô hình vũ trụ học là
một phương pháp hứa hẹn liên hệ lí thuyết dây với thực nghiệm trong những năm
sắp tới. “Cơ sở của lí thuyết dây không thể kiểm tra được trong các máy gia tốc
năng lượng cao, nên vũ trụ sơ khai là phòng thí nghiệm duy nhất mà chúng ta có để
nghiên cứu các năng lượng thích đáng”, Kallosh nói. Kỉ nguyên vũ trụ học ở trong
nghi vấn là sự lạm phát – một thời kì dãn nở theo hàm mũ xảy ra 10-35 giây sau Big
Bang và giải thích tại sao vũ trụ lại phẳng ở những quy mô lớn nhất. Lí thuyết dây
phải, với tư cách là một lí thuyết cơ bản, có khả năng giải thích nguyên nhân vi mô
của sự lạm phát đó, gọi là trường vô hướng hay “inflaton” được giả định đã điều
khiển sự dãn nở to lớn.
Năm 1999, Gia Dvali ở đại học Harvard và Henry Tye ở đại học Cornell
nhận ra rằng một D-brane ở trạng thái liền kề với một phản D-brane có thể thực
hiện điều này tốt hơn, với sự phân cách giữa các D-brane mang lại trường inflaton
và sự lạm phát đi đến kết thúc khi các brane cuối cùng va chạm nhau. Nếu như thế
nghe có vẻ lạ lùng, thì Paul Steinhardt ở đại học Princeton và Neil Turok ở đại học
Cambridge đã mở rộng những ý tưởng như thế trong một nỗ lực xử lí sự tiến hóa vũ

© hiepkhachquay Trang 21/27


trụ khi đề xuất rằng Big Bang thật sự bị gây ra bởi một va chạm 3-brane của chúng
ta và 3-brane khác, song song với nó. Trong các “mô hình tuần hoàn” như thế,
những sự kiện hồng hoang này xảy ra mỗi vài nghìn tỉ năm khi brane của chúng ta
trôi nổi trong khối nhiều chiều hơn, mặc dù nhiều nhà lí thuyết dây nghi ngờ các
khẳng định cho rằng những mô hình như thế có thể giải được bài toán kì dị vũ trụ.
Từ năm 2003, khi sự giải thích KKLT cho các nhà nghiên cứu một sự hiểu
biết tốt hơn về năng lượng chân không, các nhà lí thuyết dây đã phát triển một
nhóm mô hình lạm phát cụ thể hơn phù hợp tốt với các phép đo nền vi sóng vũ trụ
từ sứ mệnh Wilkinson Microwave Anisotropy Probe của NASA. Mô hình đầu tiên
trong số những mô hình này, được đặt tên là KKLMMT sau khi Maldacena và Liam
McAllister ở đại học Stanford tham gia đội nghiên cứu KKLT, chuẩn bị nền tảng
cho việc giải thích những khám phá thực nghiệm có thể có, ví dụ như các dây vũ trụ.
Dây vũ trụ là những dây cơ bản đã căng lên đến kích thước vũ trụ trong sự
lạm phát. Có khối lượng rất lớn, nên chúng sẽ để lộ sự có mặt của mình thông qua
sự hội tụ hấp dẫn và để lại một dấu vết đẹp mắt. “Các D dây gắn với các dây cơ bản
ở chỗ nối có thể đưa đến một mạng lưới dây trên bầu trời, chúng sẽ là bằng chứng
không thể chối cãi cho lí thuyết dây”, Green nói. Các dây siêu trọng như thế cũng sẽ
là nguồn phát sóng hấp dẫn, nên có khả năng các máy dò sóng hấp dẫn như LIGO ở
Mĩ có thể nhặt chúng lên. “Đúng là lâu thật, nhưng chúng ta sẽ biết câu trả lời trong
5 đến 10 năm nữa”, Polchinski nói.
Sóng hấp dẫn cũng có thể sinh ra trong sự chuyển pha trong vũ trụ sơ khai,
trong quá trình đó 3-brane của chúng ta đã trở nên ổn định từ một viễn cảnh brane
nhiều chiều hơn (xem Physics World, số tháng 6/2007, trang 20-26). Nhưng nếu
như sóng hấp dẫn được phát hiện trong phông vi sóng vũ trụ, có lẽ vào lúc sứ mệnh
giám định Planck phóng lên vào năm tới, thì đa số các mô hình dây lạm phát sẽ bị
bác bỏ. Đấy là vì năng lượng lạm phát – đại lượng chi phối biên độ của các sóng
hấp dẫn nguyên thủy như thế - phải đủ thấp để ngăn chặn sáu chiều rắn chắc trong lí
thuyết dây khỏi bị kéo căng đến kích thước vĩ mô cùng với ba chiều mà chúng ta
thấy.
Đây là một thí dụ rõ ràng cho thấy các mô hình vũ trụ học dây có thể được
kiểm chứng như thế nào bằng thực nghiệm, mặc dù Kallosh cho rằng sự giải thích
của lí thuyết dây về hằng số vũ trụ học cũng đáng được kiểm tra bằng thực nghiệm.
“Sự giải thích KKLT trong ngữ cảnh của địa hình đó đưa ra một lời giải thích cho
năng lượng tối hiện nay phù hợp với mọi dữ liệu”, bà nói. “Mặc dù vũ trụ học quan
sát được không có vẻ loại trừ hằng số vũ trụ học trong vòng 10 năm tới, nhưng sự
giải thích này có thể không còn là một lời giải thích tốt trong tương lai xa”.
Chữ A
Nhiều nhà lí thuyết dây sẽ rất hạnh phúc nếu như hằng số vũ trụ học thật sự
hóa ra là một sự giải thích sai lầm cho năng lượng tối, vì sau hết thảy nó có nghĩa là
chân không là độc nhất – và không có một số điểm siêu bền ngẫu nhiên trong một
địa hình có 10500 khác. “Như thế sẽ khôi phục niềm hi vọng lâu nay của tôi rằng có
thể một ngày nào đó chúng ta sẽ nhận được hằng số cấu trúc tinh tế từ những
nguyên lí cơ bản nhất”, Witten nói.
Tuy nhiên, những người khác như Susskind cho rằng họ đã có một lời giải thích
cho hằng số vũ trụ học. Nguyên do là sự lạm phát mang lại một cơ chế vật lí thuyết phục

© hiepkhachquay Trang 22/27


để phân bố địa hình lí thuyết dây, vì các dao động lượng tử của trường inflaton sẽ
làm cho các vùng không-thời gian khác nhau bị căng phồng lên và do đó gây ra một
“đa vũ trụ” thuộc về những vũ trụ không liên kết hệ quả có hằng số vũ trụ khác
nhau.

Phân bố địa hình lí thuyết dây. Mô hình vũ trụ học lạm phát tiên đoán các dao động trong trường
inflaton (chiều cao của các nhánh) dẫn tới một “đa vũ trụ” của các vũ trụ khác nhau.
Vấn đề chủ yếu trong lí thuyết dây là sự thiếu hiểu biết của
chúng ta về các kì dị vũ trụ, ví dụ như Big Bang. Chúng ta
không biết thời gian có ra đời cùng với Big Bang hay không.
Nếu nó ra đời cùng với Big Bang, chúng ta không thể mô tả
sự xuất hiện của thời gian theo cách chính xác. Nhưng các
lỗ đen có thể giúp chúng ta hiểu được vấn đề này.
Juan Maldacena, Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton
“Lời giải thích phù hợp duy nhất mà tôi biết cho
hằng số vũ trụ - khi các lời giải thích không phù hợp xuất
hiện mỗi 3 tháng một lần – là một hệ quả của sự lạm phát, vũ trụ là cực kì lớn và
càng lộn xộn càng tốt”, Susskind giải thích. “Địa hình xuất hiện lớn đến mức về mặt
thống kê nó sẽ cho phép hằng số vũ trụ nhỏ cần thiết cho sự tồn tại của chúng ta:
chúng ta đang nói về chữ A!” Chữ A là “anthropic” [thuộc về con người] – ý tưởng
là các tính chất của tự nhiên bị chi phối bởi thực tế là chúng ta đang ở đây quan sát
chúng – và cho các nhà lí thuyết dây tiến xa hơn đến sử dụng từ “Smolin” hay
“Woit”.
Mặc dù ông có sự dè dặt về việc sử dụng nguyên lí con người, nhưng năm
1987, Steven Weinberg ở trường đại học Texas, Austin, người chia giải thưởng
Nobel năm 1979 cho lí thuyết điện yếu, đã sử dụng nguyên do con người để thiết

© hiepkhachquay Trang 23/27


đặt một giới hạn trên lên hằng số vũ trụ học bằng cách định lượng mức độ giá trị
của nó có thể vẫn cho phép các thiên hà và do đó là con người tồn tại. Polchinski,
người hồi năm 2000 là một trong những người đầu tiên nhìn thấy vai trò tiềm tàng
của nguyên nhân con người trong lí thuyết dây, nhớ lại cảm giác của ông vào năm
1998 khi dữ liệu sao siêu mới xác nhận tiên đoán của Weinberg về con số cực kì
nhỏ này. “Mặc dù đã rõ là lí thuyết dây phù hợp với ước tính mang tính con người
của Weinberg về hằng số vũ trụ học, nhưng tôi đã rất thất vọng khi nó được xác
nhận vì tôi không muốn lời giải thích đó là đúng”.
Tuy nhiên, đối với Susskind và những người khác đề xuất về địa hình mang
tính con người, thì giải thưởng đã đến với bài báo KKLT năm 2003, khi Linde và
những người còn lại của đội nghiên cứu sử dụng lí thuyết lạm phát ước tính thời
gian phân hủy của vũ trụ phiếm định do cơ chế KKLT ngụ ý. Hóa ra con số này
chính xác bằng với như Susskind đã đạt tới cho thời gian sống của một vũ trụ de
Sitter bằng những lập luận khá tổng quát xuất phát từ lí thuyết dây. “Khi chúng tôi
báo tin cho Susskind và những người cộng tác của ông”, Linde nhớ lại, “họ thật
hạnh phúc vì nó đã xác nhận trực giác của Susskind về địa hình”. Linde nói từ quan
điểm của một nhà vũ trụ học, khả năng chứng minh lợi ích của nguyên lí con người
trong ngữ cảnh lạm phát là một trong những lập luận tốt nhất ủng hộ cho lí thuyết
dây.
Gross thừa nhận, với một chút nản chí, rằng luận cứ con người là một lời giải
hợp lí cho bài toán hằng số vũ trụ học. “Tuy nhiên, cái làm cho tôi khó chịu là khi
người ta cố gắng làm cho nó thành một nguyên lí mạnh mẽ sẽ cho phép bạn tính
được xác suất cho chúng ta tồn tại trong một vũ trụ ‘thân thiện’. Rắc rối là chúng ta
không biết mình đang nói về cõi địa ngục nào khi nó đến với vũ trụ rất sơ khai”,
ông nói.
Gross nhấn mạnh rằng các nhà vật lí đã kiểm soát được việc giải thích những
con số nhỏ hơn trong quá khứ. “Khối lượng proton nhỏ hơn 1019 lần kích thước tự
nhiên của nó, khối lượng Planck, nên chúng ta có thể vung tay mình lên trong
không khí về điều đó. Nhưng thay vì vậy chúng ta sẽ tiến đến với sự tự do tiệm cận
[với công trình đó Gross đã cùng chia sẻ giải thưởng Nobel]: QCD nói rằng tỉ số
thích hợp của các khối lượng không phải là 1019, mà nó là log(1019) do cách thức
hằng số ghép nối thay đổi theo năng lượng, điều QCD có thể giải thích được. Nếu
chúng ta có một cơ chế động học có sức hấp dẫn tương tự trả lời được tại sao hằng
số vũ trụ có một giá trị nhỏ quái đản như thế, thì 95% những người theo lập luận
con người – trong đó có Susskind – sẽ từ bỏ chúng”.
Không phải tất cả các nhà lí thuyết dây đều giữ vai trò tích cực như thế trong
cuộc tranh luận con người giống như Gross và Susskind. “Cách giải thích con người
về địa hình là tương đối tầm thường”, Schwarz nói. “Chúng ta không biết có bao
nhiêu nền vật lí cơ bản có thể suy luận ra bằng toán học và bao nhiêu được xác định
bằng thực nghiệm. Mọi chất liệu con người này là một nỗ lực nhằm giải thích cho
các tính chất trong nhóm loại thứ hai, nhưng tôi nghĩ sự tập trung này là còn sớm
khi mà chúng ta không hề biết cái gì thuộc về mỗi nhóm loại như thế”.
Kachru, người “trung lập” khi người ta đi đến chỗ tìm cách giải thích địa
hình, cho rằng ý kiến đó là quá đáng. “Trước khi lí thuyết hấp dẫn của Newton xuất
hiện, người ta thật sự bối rối trước tỉ số khoảng cách giữa các hành tinh”, ông nói.

© hiepkhachquay Trang 24/27


“Nhưng khi lí thuyết của ông phát triển, nó không giải quyết được vấn đề đó – thay
vì vậy, các tỉ số được xác định bằng những điều kiện ban đầu. Người ta có thể nói
rằng vì chúng ta có mặt để sống ở khoảng cách thích hợp tính từ Mặt Trời cho nước
ở thể lỏng, nên có một bài học mang tính con người sâu sắc được rút ra từ thuyết
hấp dẫn Newton. Nhưng thay vì vậy họ chuyển sang giải quyết những câu hỏi động
học khác. Điều tương tự có thể áp dụng cho sự hiểu biết của chúng ta về hằng số vũ
trụ học ngày nay”.
Tôi không biết câu trả lời. Nhưng tôi có một sự nghi ngờ
thầm kín rằng hãy còn quá sớm để đề xuất rằng không có
câu trả lời và mọi thứ đã được xác định theo kiểu con
người.
David Gross, đại học California ở Santa Barbara
Hướng tới cuộc cách mạng tiếp theo
Đã 23 năm trôi qua kể từ “cuộc cách mạng siêu dây
lần thứ nhất”, và phân nửa ngần ấy thời gian kể từ cuộc
cách mạng thứ hai. Liệu như thế này có phải là các nhà lí
thuyết dây đang chờ đợi một cách mạng lần thứ ba trong sự
hiểu biết của họ về các dây ? Theo Susskind, địa hình là cuộc cách mạng tiếp theo,
và quan điểm vũ trụ học là mang tính cách mạng nhiều hơn so với các quan điểm
khác. “Trong thời gian thay đổi cách thức chúng ta nghĩ về vũ trụ, địa hình mang
tính con người nhất định cũng lớn như những cuộc cách mạng khác”, Polchinski
thêm vào. “Tuy nhiên, theo một số quan điểm, cuộc cách mạng sẽ là: phương trình
đó là gì ? Thật còn lâu thì phương trình đó mới rõ ràng, và dạng thức của phương
trình đó cũng chẳng ai biết”.
Đa số các nhà lí thuyết dây đồng ý rằng việc tìm kiếm các phương trình cơ
sở của lí thuyết dây hay lí thuyết M là thách thức lớn nhất mà họ đối mặt. Rốt cuộc,
chẳng quan trọng xem các nhà hiện tượng học hài lòng như thế nào với các mô hình
đang xây dựng, “mỗi” giải pháp của lí thuyết dây được nghiên cứu từ trước đến nay
là một lời giải gần đúng. “Đây nhất định là một câu hỏi làm thu hút lấy tôi”, Witten
nói, “nhưng nếu tôi không nghiên cứu về nó mọi lúc, đấy là do thật khó mà biết làm
sao để đạt được sự tiến bộ”.
Trong khi đó, Gross cho rằng cuộc cách mạng thật sự đầu tiên trong lí thuyết
dây đến nay vẫn chưa xảy ra. “Cơ học lượng tử mất khoảng 20 năm để phát triển,
nó lên tới đỉnh điểm trong thời kì thay đổi nhanh chóng với Heisenberg và
Schrodinger. Nhưng không giống như cái xảy ra trong lí thuyết dây hồi giữa thập
niên 1980 và thập niên 1990, cuộc cách mạng cơ lượng tử đã loại trừ triệt để toàn
bộ khái niệm quyết định luận cổ điển theo một cách cho đến ngày nay vẫn chưa
được hiểu hết hoàn toàn. Cái chúng ta cần là một số trí tuệ trẻ sáng giá nghiên cứu
và đưa ra những dự đoán khéo léo của họ - giống như Heisenberg, người đã rối bời
với các quan sát và một ít quan hệ thông tin cho đến khi ông sa vào các ma trận – để
hoàn thành cuộc cách mạng dây” Thật vậy, một trong các khía cạnh của lí thuyết
dây làm quấy rầy Susskind là nó không mang lại một cái nhìn thấu đáo nào vào
những vấn đề nan giải của cơ học lượng tử.

© hiepkhachquay Trang 25/27


Cho nên, cái gì trong số những hứa hẹn to lớn đó của một lí thuyết của tất cả
là do các nhà lí thuyết dây thực hiện trong những ngày tháng nóng bỏng hồi giữa
thập niên 1980 ? “Trước đây, tôi đã chỉ trích một số hùng biện do những người say
mê lí thuyết dây sử dụng”, theo lời Howard Georgi, ở đại học Harvard, người đồng
phát minh ra sự mở rộng siêu đối xứng của Mô hình Chuẩn vào năm 1981. “Nhưng
tôi nghĩ rằng vấn đề này đã tự sửa sai rộng rãi khi các nhà lí thuyết dây học được lí
thuyết dây thật sự phức tạp như thế nào. Tôi quan tâm đến trọng tâm của các nhà lí
thuyết trẻ ở các chi tiết toán học, hơn là cái tôi xem xét nền vật lí thế giới thực của
các thí nghiệm tán xạ, nhưng với bất kì sự may mắn nào LHC sẽ thận trọng về điều
đó bằng cách nhắc nhở người ta rằng thế giới thực tại có thể hấp dẫn như thế nào”.
Như các mối đe dọa đến từ bên ngoài cộng đồng lí thuyết dây, một vài nhà lí
thuyết dây cho rằng đôi khi sự mô tả âm tính của lí thuyết dây trong vũ đài công
chúng gần đây phần nhiều ảnh hưởng chứ không phải chọc tức người ta. “Nguyên
nhân việc công kích ‘Smoit’ [Smolin/Woit] không gây thiệt hại nghiêm trọng là lí
thuyết dây đã có những thứ thách đáng để nói với cộng đồng đông đảo các nhà vật lí
và toán học, từ các nhà lí thuyết lỗ đen đến các nhà vật lí hạt nhân đến các nhà hiện
tượng học hạt đến các nhà hình học. Mọi người trong ngành vật lí đều biết như thế”,
Susskind nói.
Gerard ‘t Hooft ở trường đại học Utrecht, người chia giải Nobel năm 1999
cho nghiên cứu của ông về lí thuyết điện yếu, cho rằng những tranh luận về giá trị
của các lí thuyết phải được giới hạn trong vòng chuyên nghiệp. “Khi đưa ra trước
công chúng lớn hơn, người ta có ấn tượng rằng những lập luận khá chung chung có
thể đủ để loại trừ hẳn loại nghiên cứu này, nhưng đây không phải là trường hợp đó.
Phần chính yếu gây ấn tượng sâu sắc thuộc về kiến thức toán học đã không được
các nhà lí thuyết dây tìm ra và câu hỏi như quy mô mà toán học này miêu tả thế giới
thực là một vấn đề rất mang tính chuyên môn”.
Tuy nhiên, ở thời gian lâu hơn, một số trong những lo lắng lớn nhất của các
nhà lí thuyết dây là thuộc về thực nghiệm. “Vấn đề là vật lí hạt và vũ trụ học rất tốn
kém, và đôi khi cái khám phá ra khó mà giải thích với các nhà chính trị hay thậm
chí với các nhà khoa học trong lĩnh vực khác”, Witten nói. “Tôi không cho rằng
việc tài trợ cho các nhà lí thuyết là vấn đề khó, vì tôi nghĩ rằng càng có những ý
kiến hứng thú ngoài đó thì người ta càng muốn nghiên cứu về chúng”. Như vậy,
LHC đang thu hút các tân binh mới đầy tiềm năng hướng về hiện tượng học về chi
phí của nghiên cứu chính thức hơn trong lí thuyết dây.
Có một lượng không thể tin được đã được tìm hiểu, một số
chi tiết không thể hiểu nổi. Tôi không thể nghĩ ra bất cứ
cách đơn giản nào tóm tắt điều này giúp ích cho các độc giả
của bạn. Nhưng mặc dù vậy, cái được hiểu là một lượng rất,
rất nhỏ của bức tranh trọn vẹn.
Ed Witten, Viện Nghiên cứu Cao cấp, Princeton
Do đó, thật hợp lí khi Strings08 sắp tới được tổ chức
tại CERN. Ban đầu được lên kế hoạch đồng thời với các va
chạm năng lượng cao nhất chưa bao giờ có – khi các lỗ đen
mini, siêu đối xứng và các chiều thêm vào có thể làm rạng lên các máy dò khổng lồ
dưới lòng đất của LHC – các nam châm hỏng và những sự trì hoãn khác có nghĩa là

© hiepkhachquay Trang 26/27


có thể không có nhiều dữ liệu như các nhà lí thuyết dây mong đợi khi họ kéo đến
phòng thí nghiệm đó vào tháng 8 tới. Đối mặt với thế giới hỗn độn của thí nghiệm,
dường như các nhà lí thuyết dây đã lại tìm thấy chính mình trong vài bước đi tới
trước.
Nhưng các nhà lí thuyết cần bắc một nhịp cầu qua vực thẳm ngăn cách ngày
càng sâu hơn giữa thực nghiệm và lí thuyết trước khi họ có thể xác nhận rằng các
lớp cơ bản của tự nhiên thật sự là một bản giao hưởng của các dây đang dao động.
Đa số các nhà lí thuyết có vẻ đã sẵn sàng đón nhận một câu trả lời dứt khoát xem lí
thuyết dây có là một lí thuyết vật lí trụ được hay không. “Có một câu chuyện”,
Weinberg nói, “rằng khi Chou En-Lai [cựu thủ tướng Trung Quốc] được hỏi ông
nghĩ như thế nào về cuộc cách mạng Pháp, ông trả lời rằng ‘Hãy còn quá sớm để
nói’. Tôi cảm thấy đó cũng là con đường dành cho lí thuyết dây”.
Matthew Chalmers, biên tập viên tạp chí Physics World, Mĩ
hiepkhachquay dịch
Nguyên bản: Stringscape (Physics World, số tháng 9/2007)
An Minh, 10/11/2007 4:47:15 PM

Tài liệu download tại http://www.thuvienvatly.com

© hiepkhachquay Trang 27/27


Di sản Sputnik
Richard Corfield
Vệ tinh nhân tạo đầu tiên không gì hơn chỉ là một quả cầu kim loại phát ra
những tiếng bíp bíp lạc lõng trong tần số radio, và mục đích của nó chỉ là chứng
minh cho sức mạnh của công nghệ tên lửa Soviet. Nhưng việc phóng vệ tinh Sputnik
trong tháng này hồi nửa thế kỉ trước đã làm cho không gian gần Trái Đất và phần
còn lại của hệ Mặt Trời bớt bí ẩn đi nhiều lần so với như không có nó, như Richard
Corfield sẽ giải thích sau đây.
Ngày 8 tháng 12 năm 1957, tờ báo International Herald Tribune đã chạy một
trong những dòng tít đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử thám hiểm không gian. Chỉ
gỏn gọn một từ “Kaputnik!” rành rành ngay trang nhất đã làm bẽ mặt nước Mĩ sau
một nỗ lực không thành nhằm phóng một vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo từ mũi
Canaveral hai ngày trước đó. Tên lửa Vanguard được quảng cáo nhiều của Hải quân
Mĩ chỉ cất lên được vài feet từ bệ phóng trên đảo Merrit trước khi rơi trở xuống và
nổ tung. Vệ tinh mà nó mang theo – một cỗ máy kì cục gồm các dây dẫn và mạch
điện được ráp nối với nhau một cách hấp tấp chỉ để gửi các tín hiệu radio về Trái
Đất – đã lăn lông lốc trước bệ phóng vài feet và phát ra những tiếng kêu bíp bíp
đến tội nghiệp.
Trở lại thời gian hai tháng trước đó, vào ngày 4 tháng 10 năm 1957, Liên Xô
đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới – Sputnik 1 – vào quỹ
đạo quanh Trái Đất, như vậy đã đồng thời khẳng định sức mạnh vượt trội của công
nghệ tên lửa của Soviet và kích động cuộc chạy đua không gian. Đây là nguyên
nhân khiến cho nhiều người Mĩ cảm thấy ê chề hai tháng sau đó khi đối mặt với cái
thường được xem là sự rủi ro bình thường của một chuyến bay thử.

Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới – Sputnik 1

Di sản Sputnik Trang 1/10


Ngày nay, thật không thể nào cường điệu quá mức tầm quan trọng của di sản
Sputnik. Bạn muốn biết địa lí của nơi bạn sẽ đến du lịch ư ? Hãy bật máy tính nhà
bạn lên và một loạt ảnh vệ tinh tráng lệ sẽ thuộc về bạn trong cửa sổ trình duyệt,
nhờ Google Earth. Bạn bị kẹt xe và muốn tìm một đường tắt về nhà ư ? Hãy bật hệ
thống định vị qua vệ tinh trong xe hơi của bạn và mạng vệ tinh định vị toàn cầu sẽ
chỉ cho bạn lộ trình để đi. Bạn muốn nói chuyện với một đồng nghiệp ở xa bên kia
đại dương ngay lúc này ư ? Thảo luận trên internet sẽ cho bạn nhìn và nghe thấy họ
một cách tức thời.
Mỗi một trong số hàng trăm vệ tinh là cơ sở cho các dịch vụ ti vi, điện thoại,
và internet của chúng ta là con cháu đích tôn của Sputnik 1. Ngoài ra, chúng ta cũng
có Sputnik để đáp trả sự mạo hiểm của nhân loại dấn thân vào sân sau của vũ trụ.
Chuỗi sự kiện Sputnik được đưa vào hoạt động đã làm tăng thêm sự ủng hộ của
công chúng và chính quyền, đưa cuộc thám hiểm không gian ra khỏi phạm vi mặt
đất. Sự ủng hộ ấy đã đưa con người lên mặt trăng, trong khi những chiếc xe tự hành
hiện nay đang thám hiểm trên bề mặt Hỏa tinh và còn gửi tín hiệu phản hồi từ Titan,
vệ tinh giống Trái Đất nhất của Thổ tinh.
Sân khấu chính trị mới
Câu chuyện Sputnik 1 có thể lần theo từ thời điểm sau Thế chiến thứ hai.
Trong khi nhiều quốc gia tham chiến đang rơi vào giai đoạn kiệt quệ, thì những
nước khác – giống như Mĩ – đang bước vào thời kì thịnh vượng không kể xiết. Ở
Mĩ, đây là hệ quả đơn giản của sự sung sức và nền tảng công nghiệp hồi sinh từ
những năm tháng tồi tệ của cơn khủng hoảng những năm 1930. Chính chiến tranh
đã mang lại cho nước Mĩ một nguồn thu khổng lồ từ nền công nghiệp sản xuất đạn
dược.
Trong khi đó, Liên Xô lại đang trải qua một sự thay đổi còn cơ bản hơn nữa.
Sau chiến tranh, Liên Xô kiểm soát luôn những phần đất rộng lớn ở Đông Âu, nên
lãnh thổ của nó còn lớn hơn cả nước Mĩ. Sân khấu chính trị được thiết đặt cho một
mâu thuẫn không dựa trên tính hám lợi quốc gia như trong Thế chiến thứ nhất và
thứ hai nữa. Chiến tranh đã kết thúc, nhưng có một cái gì đó còn nguy hiểm hơn
nhiều đang tồn tại. Chiến tranh Lạnh là một cuộc chiến về ý thức hệ, và theo dõi
qua vệ tinh là một vũ khí trọng yếu.
Không có vệ tinh nào có thể đặt vào quỹ đạo mà không có phương tiện hộ
tống nó lên đó – và trong thực tế, việc phát triển một tên lửa thích hợp là phần khó
khăn nhất của sứ mệnh phóng Sputnik. Vào cuối Thế chiến thứ hai, nước Đức đã
phát triển kĩ thuật tên lửa đến mức họ phóng như mưa đều đặn như cơm bữa các tên
lửa V-2 xuống London. Được phát triển dưới sự chỉ đạo của kĩ sư trẻ tài ba Werner
Von Braun, những tên lửa siêu âm này có thể vượt khoảng cách từ miền bắc nước
Đức tới Anh trong vòng chưa tới 6 phút. Người London khi đó nhăn nhó bình luận
rằng bạn biết là mình còn sống sau một vụ tấn công của tên lửa V-2 nếu như bạn
nghe được tiếng nổ của nó.
Tên lửa V-2 được chế tạo tại xưởng Mittelwerk của Gestapo, nằm sâu trong
một ngọn núi ở gần Nordhausen, miền trung nước Đức. Điều kiện làm việc ở đó
thật kinh khủng. Hàng ngày, động lực thúc đẩy buộc những người công nhân phải
làm việc là nhìn cảnh những người đồng hương của họ bị treo trên các cần trục
dùng để di chuyển các bộ phận tên lửa xung quanh xưởng ngầm to lớn dưới mặt đất.

Di sản Sputnik Trang 2/10


Chính Von Braun là một sĩ quan trong đoàn SS (cánh bán quân sự của đảng
Quốc xã), nhưng điều này không khiến cho người Mĩ không làm ông biến mất khỏi
miền trung nước Đức trong chiến dịch Paperclip vào những ngày cuối cùng trước
khi lực lượng Soviet tràn vào khu vực đó. Cuối năm 1945, Von Braun cùng đội
quân kĩ thuật của ông đã bị bắt – cùng với nhiều vũ khí V-2 hoàn chỉnh và hàng
ngàn bộ phận và biểu đồ - đến nơi phát triển và thử tên lửa White Sands ở New
Mexico, cách không xa “địa điểm Trinity”, nơi quả bom nguyên tử đầu tiên của thế
giới phát nổ vài tháng trước đó.

Kĩ sư người Đức Werner Von Braun (trái), người từng là thiếu tá trong đoàn SS, và nhà khoa học
Soviet Sergei Korolyov, người từng sống 11 năm trong một trại cải tạo ở Siberia,
cả hai đều rất đam mê không gian.
Khi người Liên Xô đến Mittelwerk, họ thấy một khu vực hầu như hoàn toàn
bị xóa sạch mọi vết tích của các nhà khoa học tên lửa và công trình của họ. Nhà
khoa học duy nhất được chọn ở lại là Helmut Gröttrup, lúc ấy là một kĩ sư người Đức
độc thân, hóa ra lại có nhiều năng lực hơn nữa vào việc cách mạng hóa công nghệ
tên lửa Soviet khi tham vào đội nghiên cứu cùng với một trong những nhà khoa học
tên lửa có sức ảnh hưởng lớn nhất của mọi thời đại: Sergei Korolyov.
Korolyov, giống như Von Braun, đã bị cám dỗ bởi các tên lửa, và sự quyến
rũ của không gian bên ngoài Trái Đất chiếm phần lờn cuộc đời của ông. Cho đến
lúc ấy, những cố gắng của ông đã không được ca ngợi và ủng hộ do tâm trạng lo âu
công trình của ông có thể bị lợi dụng theo kiểu như Đức đã ủng hộ Von Braun.
Thay vì vậy, cuối thập niên 1930, Korolyov đã bị kết án đưa đi cải tạo hình sự ở mỏ
uranium Kolyma, vì bằng chứng tố giác của một trong những người đồng nghiệp
xưa kia của ông, chuyên gia động cơ tên lửa Valentin Glushko. Glushko đã trở
thành nạn nhân của chiến dịch Thanh lọc Lớn của Stalin năm 1938 (trong đó hàng
triệu người bất đồng với chính kiến cộng sản của Stalin đã bị hành quyết hay gửi tới
các trại cải tạo) và đã tố cáo Korolyov là một kẻ thù của Đảng Cộng sản để chứng
minh cho lòng trung thành của cá nhân ông. Korolyov đã ở đó suốt 11 năm trời
trước khi được phóng thích, lúc tình hình thế giới đã có sự chuyển biến lớn.

Di sản Sputnik Trang 3/10


Kỉ nguyên nguyên tử
Tháng 8 năm 1949, một ánh chớp lóa mắt bốc cao trên bình nguyên
Kazakhstan đã báo cho cả thế giới biết rằng Liên Xô, giống như Mĩ 4 năm trước đó,
đã bước vào kỉ nguyên nguyên tử. Vụ thử hạt nhân đó, biểu hiện đầu tiên cho thấy
uy thế thời hậu chiến của nước Mĩ đã không còn là độc tôn nữa, đã được nghiên cứu
nhiều và có những hệ quả ảnh hưởng sâu rộng đối với quan hệ Chiến tranh Lạnh và
công cuộc thám hiểm không gian. Vai trò của Korolyov trở nên quan trọng khi
Stalin cần đến một số người để phát triển các phương tiện gửi nỗi kinh hoàng hạt
nhân sang bên kia bờ đại dương đến với người bạn chơi của ông – tức nước Mĩ.
Nước Mĩ đã mất nhiều năm sau cuối Thế chiến thứ hai để tư bản hóa hệ
thống phân phát vũ khí mà họ đã có được trong chiến thắng của mình đối với Nhóm
Trục: đó là máy bay ném bom. Stalin và các cố vấn của ông lo ngại trước uy thế của
sức mạnh máy bay ném bom của Mĩ và họ biết quá rõ rằng người Mĩ đang bận rộng
thuyết phục chính phủ các nước có đường biên giới – và thù địch – với Liên Xô cho
xây dựng các cứ điểm máy bay ném bom nhắm vào Liên Xô.
Thực tế nước Mĩ không bị bao quanh bởi các lãnh thổ mà máy bay ném bom
có thể có cứ điểm trên đó giống như Liên Xô đã đặt Liên Xô vào một tình thế bất
lợi mang tính chiến thuật gay gắt. Chỉ có một giải pháp duy nhất: Stalin phải tìm
một cách đưa các đầu nổ hạt nhân tới Mĩ mà không sử dụng máy bay ném bom. Câu
trả lời hiển nhiên là sử dụng các tên lửa đạn đạo, và đây là lí do mà Korolyov được
phóng thích khỏi trại cải tạo. Cái giá của sự tự do của ông là phải làm việc với
người đã làm cho ông bị tống giam ở nơi đầu tiên – Glushko – cũng như Gröttrup từ
Quốc xã đến, một chuyên gia về hệ thống dẫn đường tên lửa.
Tuy nhiên, Korolyov có chương trình làm việc riêng của ông. Mặc dù biết rất
rõ mục tiêu chính của chương trình tên lửa Soviet là sản xuất các tên lửa có khả
năng mang sức hủy diệt hạt nhân tới nước Mĩ, nhưng ông cũng sâu sắc nhận ra một
giấc mơ đã theo ông suốt từ thời thơ ấu: đó là phóng một phi thuyền lên quỹ đạo.
Giấc mơ đó không thành mãi cho đến năm 1956 – sau khi Korolyov đã bỏ ra bảy
năm phát triển các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân – mặc dù ông được phép nghiên
cứu về giấc mơ của mình.
Trong khi đó, ở bờ bên kia Đại Tây Dương, Ủy ban tiềm năng công nghệ
(TCP) - một trong những ủy ban bí mật nhất của chính phủ của tổng thống
Eisenhower – nhận ra rằng nước Mĩ cũng cần các tên lửa, nhưng cho các lí do khác
chứ không phải phân phát các đầu đạn hạt nhân. Mục tiêu của Ủy ban là ước định
sự rủi ro đối với nước Mĩ của sức hủy diệt hạt nhân qua một số kiểu tấn công bất
ngờ, và nó đã thu hút nhiều danh nhân như Edwin Land, nhà phát minh ra camera
phân cực Poraloid, và nhà thiên văn Harvard James Baker. TCP kết luận rằng cách
duy nhất đối phó với sự đe dọa của một cuộc tấn công bất ngờ là thông qua việc sử
dụng trí tuệ sáng suốt hơn, và nó khuyến cáo phát triển một hệ thống trinh sát từ
trên không gian – nói cách khác, đó là các vệ tinh trên không gian. Báo cáo của Ủy
ban, đệ trình lên bàn làm việc của Eisenhower vào ngày lễ Valentin năm 1955, đã
khởi động một loạt sự kiện ảnh hưởng sâu rộng đến cục diện của Chiến tranh Lạnh.
Eisenhower nóng lòng muốn nhìn thấy việc khai thác không gian cho các
mục đích quân sự - nhất là đối với những người Soviet, những người mà ông muốn
tránh đối kháng. Như chuyện gì đến đã đến, một vệ tinh nhỏ được trang bị các thiết

Di sản Sputnik Trang 4/10


bị khoa học cơ bản đã được đưa vào lịch trình đặt lên quỹ đạo như là một phần của
Năm Vật lí Địa cầu quốc tế (IGY) 1958. Eisenhower muốn sử dụng vệ tinh khảo sát
này để thiết lập nguyên tắc quan trọng về tự do bầu trời theo kiểu tương tự như tự
do vùng biển đã có trong luật hàng hải đối với nhiều quốc gia. Vệ tinh khoa học này
sau đó có thể, ông giải thích, được nối tiếp bằng những vệ tinh lớn hơn nhiều mang
theo các camera quân sự.

Sputnik 1 là một quả cầu kim loại đường kính chỉ có 60 cm, chỉ chứa một máy phát vô tuyến –
nhưng như thế đã đủ để hoàn thành mục tiêu của nó là chứng minh cho sức mạnh công nghệ Soviet
và làm bẽ mặt nước Mĩ.
Cuộc chiến tuyên truyền
Cho đến năm 1956, chính quyền Soviet – dưới thời người kế vị của Stalin là
Nikita Khrushchev – không tán thành ý tưởng phóng vệ tinh vì họ muốn Korolyov
và nhóm giúp việc của ông tập trung vào phát triển tên lửa. Tuy nhiên, khi tin tức về
kế hoạch phóng vệ tinh của Mĩ như là một phần của IGY đến Moscow, Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản đã thay đổi quan điểm. Một lần Khrushchev gặp
Korolyov và nói về tiềm năng trinh sát không gian của các vệ tinh quỹ đạo Trái Đất,
ông đã chỉ đạo rằng dự án vệ tinh phải tiến hành ở tốc độ thật nhanh – cho thấy
người không gây cản trở cho chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Di sản Sputnik Trang 5/10


Vệ tinh Soviet nguyên bản – được đặt tên đơn giản là vật D – được lên kế
hoạch là một dụng cụ lớn sẽ mang một loạt thiết bị khoa học, việc chế tạo nó có liên
quan tới vài cơ quan khác nhau. Tuy nhiên, cuối cùng khi nó được đưa tới bệ phóng
ở Baikonur, Korolyov có thể nhìn thấy ngay là nó sẽ không hoạt động. Nó quá lớn
và phức tạp, và sự tích hợp giữa các thiết bị khác nhau là không tồn tại trên thực tế.
Người phụ tá của ông là Mikhail Tikhonravov đã đơn giản hóa thiết kế xuống còn là
một quả cầu 84 kg đường kính xấp xỉ 60 cm, chứa một máy phát vô tuyến chỉ phát
ra tiếng bíp bíp. Sputnik 1 – theo tiếng Nga là viết tắt của tên gọi “người bạn đồng
hành của Trái Đất” – đã ra đời. Vai trò của nó thuần túy là mang tính tuyên truyền:
chứng minh cho thế giới thấy sức mạnh khoa học và công nghệ Soviet và làm nhụt
nhuệ khí phương Tây, nhất là Mĩ.
Sputnik 1 thành công ngoạn mục, cho người Mĩ thấy rằng Liên Xô có khả
năng phóng vũ khí hạt nhân tức thời và cũng nhận ra tầm quan trọng của các vệ tinh
trinh sát không gian. Việc phóng Spunik hồi cuối năm 1957 làm người Mĩ ngơ ngác
đến mức sự tiến trình có thứ tự đã được lên kế hoạch là một phần của chương trình
phóng vệ tinh riêng của họ đã bị bỏ rơi. Cùng với thất bại Kaputnik, vệ tinh được
chuẩn bị hấp tấp của Mĩ đã rơi trở lại Trái Đất chỉ ngay sau khi rời khỏi bệ phóng,
xảy ra chỉ hai tháng sau đó, nỗi u ám quốc gia không có dấu hiệu cải thiện.

Mặc dù nỗ lực đầu tiên của người Mĩ đưa một vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo đã thất bại thảm hại
khi tên lửa Vanguard mang nó nổ tung chẳng mấy chốc sau khi phóng lên, nhưng thất bại đó đã
đặt nền tảng cho việc phóng thành công vào ngày 31 tháng 1 năm 1958 của Explorer 1 bằng tên
lửa Juno-1 (hình) do nhà chế tạo cựu Quốc xã Werner Von Braun thiết kế.
Tuy nhiên, thảm họa đó đã có một kết quả xác thực, nó cho phép Von Braun
thuyết phục chính phủ Mĩ sử dụng thiết kế tên lửa của riêng ông để phóng vệ tinh
IGY. Juno-1 là phiên bản mạnh hơn của một tên lửa có mức độ thành công cao mà
Von Braun đã thiết kế dựa trên nền tảng V-2 nguyên bản. Vào ngày 31/1/1958, nó
đã phóng thành công vệ tinh Explorer 1 – trang bị một máy dò bức xạ do nhà thiên
văn vật lí James Van Allen ở trường đại học Iowa thiết kế - vào quỹ đạo. Chỉ trong
vài ngày, Explorer 1 đã xác nhận sự tồn tại của một vành đai bức xạ mạnh mang tên
Van Allen từ đó cho đến nay.
Bất chấp sự thành công sáng tạo của Von Braun và Van Allen, không còn có
thời gian cũng như không còn có sự ngon ăn nào cho sự tự mãn với chương trình
tên lửa của Mĩ. Vào ngày 3 tháng 11 năm 1957, Liên Xô lại thành công với một

Di sản Sputnik Trang 6/10


việc làm táo bạo khác, đưa con vật đầu tiên – một con chó tên là Laika - lên quỹ đạo
quanh Trái Đất. Việc này đã đưa đến một cuộc họp khẩn cấp của các nhà lãnh đạo
chính phủ, quân sự và ngành công nghiệp hàng không Mĩ ở Los Angeles vào tháng
3 năm 1958, quyết định về cơ bản phải đưa người lên quỹ đạo trước Liên Xô. Do
lĩnh hội được tính cấp bách của vấn đề, nên người Mĩ tạm dừng các vụ thử tên lửa
mặt đất thành công cao tại Căn cứ Không quân Edwards trên sa mạc Mojave với
mục tiêu phát triển một phi thuyền có thể sử dụng lại được. Thay vì vậy, trọng tâm
lúc này chuyển sang các tổ hợp gắn trên tên lửa để đưa người lên quỹ đạo.
Ý tưởng có phần không may đó có tên gọi là MISS (Người ở trong không
gian sớm nhất) và nó được chính phủ Mĩ đưa vào diện ưu tiên quốc gia cao nhất.
Trách nhiệm dự án được trao cho Ủy ban Cố vấn quốc gia về Du hành vũ trụ, tổ
chức vào ngày 29/7/1958 đã chuyển đổi – cùng với các đơn vị quân sự khác – thành
NASA. MISS sau đó được đổi tên lại là Dự án Mercury.

Vào ngày 3/11/1957, chú chó Laika trở thành con vật đầu tiên được đưa lên quỹ đạo thành công,
trong khi vào năm 1961, người Nga Yuri Gagarin (hình giữa) trở thành người đầu tiên bay lên quỹ
đạo, và vào năm 1962 John Glenn là người Mĩ đầu tiên thực hiện việc này.
Lúc đó, chính phủ Mĩ đang lộn xộn. Lyndon Johnson, nhà lãnh đạo phe đa số
Thượng viện, nói rằng ai làm chủ được “tầng cao” không gian thì người đó sẽ điều
khiển được thế giới và ông là người “không có ý định lên giường dưới ánh sáng của
Mặt trăng Cộng sản”. John F Kenedy phát minh ra cụm từ “khoảng trống tên lửa”để
mô tả sự cách biệt giữa số lượng và sức mạnh vũ khí ở Liên Xô và ở Mĩ, và dùng nó
làm gậy đánh vào phe Cộng hòa trong cuộc chạy đua vào chức tổng thống năm
1960. Một hệ quả lâu dài của cuộc tranh cãi là hệ thống giáo dục Mĩ đã được đại tu,
chú trọng hơn vào khoa học cơ bản và kĩ thuật nhằm mang lại sự cạnh tranh tốt hơn
đối với các nhà khoa học Soviet.
Tuy nhiên, tất cả những việc làm đó chả giúp ích được gì, vì vào ngày 12
tháng 4 năm 1961, Liên Xô đã đưa một nhà du hành vũ trụ lên quỹ đạo trên con tàu
Vostock 1. Việc này còn làm nhục quốc thể hơn nữa đối với người Mĩ, vào ngày 5/5
họ đã phóng Alan Shepherd lên một quả lốp hạ quỹ đạo tồn tại chỉ có 15 phút. Mãi
cho đến tháng 2 năm 1962, cuối cùng thì Mĩ đã phóng John Glenn vào quỹ đạo
hoàn chỉnh quanh Trái Đất trong tổ hợp Mercury bằng tên lửa Atlas mạnh hơn
nhiều do Không quân Mĩ thiết kế.

Di sản Sputnik Trang 7/10


Chỉ là một bước nhỏ…
Chuyến bay của Gagarin đã khép lại một cam kết của nước Mĩ – và thật ra là
của thế giới – với không gian. Chỉ một tháng sau đó, vào ngày 25/5/1961, tổng
thống Kenedy đã có thông cáo nổi tiếng của ông trong một cuộc họp báo chính thức:
“Tôi tin tưởng rằng đất nước này sẽ tự mình đạt tới mục tiêu, trước khi thập niên
này kết thúc, là đưa một người đặt chân lên mặt trăng và đưa anh ta an toàn trở về
Trái Đất”. Ông cũng chuẩn y số tiền để khởi động chương trình Apollo, mà giá trị
cực đại của nó lên tới 50 cent một tuần đối với mỗi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em
trên khắp nước Mĩ.
Ngày nay, di sản của việc phóng Sputnik 1 vẫn còn đó để ai cũng nhìn thấy.
Như Kenedy đã hứa, vào ngày 29/7/1969, các nhà du hành vũ trụ Mĩ Neil
Armstrong và Buzz Aldrin đã đi bộ trên bề mặt cổ xưa, đầy hang hố của mặt trăng,
khẳng định không gian cho mục đích hòa bình. Bất chấp các thảm họa xảy ra với
tàu Challenger và Columbia tương ứng vào năm 1986 và 2003, chương trình tàu
con thoi không gian nối tiếp theo Apllo đã thật sự làm được nhiều thứ hơn là thuần
hóa không gian ở gần Trái Đất. Xa hơn nữa, việc thám hiểm hệ Mặt Trời sâu thẳm
cũng có sự thành công choáng ngợp. Hiện nay, hai xe thám hiểm sao Hỏa của
NASA – Spirit và Opportunity – vẫn đang lăn bánh trên hành tinh đỏ sau hơn một
năm, mặc dù thời gian sống thiết kế chỉ có 90 ngày. Cùng với Mars Express của Cơ
quan Không gian châu Âu và của Mars Reconnaissance Orbiter NASA, chúng sẽ giúp
biến Hỏa tinh thành một nơi con người có thể hiểu và có lẽ, vào một ngày nào đó, sẽ
viếng thăm và cuối cùng là định cư ở đó.

Sau hành trình 7 năm, sứ mệnh Cassini-Huygens đã đi vào quỹ đạo


quanh Thổ tinh vào tháng 7/2004.

Di sản Sputnik Trang 8/10


Xa hơn nữa ngoài hệ Mặt Trời, tàu thăm dò Galileo của NASA đã mở rộng
rất nhiều sự hiểu biết của chúng ta về Mộc tinh và các vệ tinh của nó. Và một trong
những thành tựu lớn nhất của ngành khoa học không gian cho đến nay, vào năm
2005, tàu thăm dò Huygens đã hạ cánh lên bề mặt của vệ tinh Titan của Thổ tinh
trong một đợt hạ cánh được điều khiển xa nhất từ trước đến nay. Titan là mục tiêu
của hầu hết mọi mối quan tâm kể từ thời Sputnik vì nó được biết là có thành phần
hóa học rất giống Trái Đất khi nó còn trẻ. Nhờ Huygens, do tàu thăm dò Cassini của
NASA phóng ra, ngày nay chúng ta đang lần đầu tiên nghiên cứu trực tiếp hóa học
của Titan.
Cuối cùng, hai trong số các hậu duệ đáng nể nhất của di sản Sputnik hiện
đang ở rìa của hệ Mặt Trời. Voyagers 1 và 2 vẫn đang bay nhanh mặc dù thực tế thì
các máy phát hạt nhân già nua của chúng hiện nay đã tiêu thụ hết nhiên liệu. Gắn
với từng phi thuyền không gian là những kỉ lục vàng nổi tiếng bao gồm các âm
thanh tiêu biểu cho hành tinh chúng ta, một mô tả về nền khoa học cơ bản của
chúng ta và vị trí tương đối của chúng ta so với một vài pulsar, nhờ đó cho phép
chúng ta định vị một cách dễ dàng. Chúng là “lời chào” lớn của nhân loại chúng ta
trước vũ trụ lãnh đạm mênh mông – đó là một di sản lạc quan của nền công nghệ đã
khai sinh ra thứ văn hóa đa nghi và sợ hãi.
Sputnik và cuộc chạy đua không gian
• Vệ tinh đầu tiên, Sputnik 1, được Liên Xô phóng lên vào ngày 4 tháng 10
năm 1957 và gồm một quả cầu kim loại đơn giản chỉ trang bị một máy phát
vô tuyến.
• Phần nhiều nền khoa học tên lửa được sử dụng để đưa Sputnik và các tổ hợp
không gian buổi đầu khác vào quỹ đạo được phát triển ở Đức trong Thế
chiến thứ hai
• Sputnik 1 đã kích động một giai đoạn phát triển nhanh chóng của công nghệ
vũ trụ khi Mĩ vừa Liên Xô đua nhau chứng tỏ sức mạnh công nghệ và quân
sự của họ trong thời kì Chiến tranh Lạnh.
• Ngày nay, các vệ tinh là cơ sở cho vô số công nghệ, gồm các hệ thống đạo
hàng, ti vi, điện thoại và internet.
• Sự chuyển hướng vào không gian thu được từ việc phóng Sputnik cho phép
chúng ta khám phá xa hơn ra bên ngoài hệ Mặt Trời, với những con tàu
không người lái đã tới viếng thăm Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh xa xôi và đến
tận rìa của hệ Mặt Trời.
Tài liệu tham khảo thêm về Sputnik và cuộc chạy đua không gian

W E Burrows 1999 This New Ocean: The Story of the First Space Age (Modern
Library, New York)
D Cadbury 2006 Space Race (Harper Collins, London)
P Dickinson 2001 Sputnik: The Shock of the Century (Walker and Company, New
York)
H Gavaghan 1997 Something New Under the Sun: Satellites and the Beginning of
the Space Race (Springer, New York)
T Wolfe 1991 The Right Stuff (Picador, London)
www.space50.org.uk

Di sản Sputnik Trang 9/10


Tác giả Richard Corfield là một nhà viết sách khoa học ở Oxfordshire, Anh.
Cuốn sách mới nhất của ông là Lives of the Planets: A Natural History of the Solar
System.
hiepkhachquay dịch
theo Physics World Online, tháng 10/2007
An Minh, ngày 4/10/2007, 8:31:49 PM

Tài liệu download tại http://www.thuvienvatly.com

Di sản Sputnik Trang 10/10


Nền vật lí trên không gian
Bruce Dorminey
Đã từng là chất liệu cho truyện khoa học viễn tưởng, Trạm Không gian quốc
tế (ISS) mang lại một nơi thử nghiệm độc nhất vô nhị cho vật lí học trong các điều
kiện vi hấp hẫn. Hơn nữa, như Bruce Dorminey mô tả, các thí nghiệm tiến hành
trên ISS đang đặt nền móng cho các sứ mệnh có người lái lên sao Hỏa và vươn xa
hơn nữa.
Cứ lũy tiến dần theo hàm mũ, những tai họa do các trục trặc kĩ thuật và sau
chừng 7 năm hoạt động dưới lịch biểu, các nhà phê bình luôn tìm thấy Trạm Không
gian quốc tế (ISS) là một mục tiêu dễ dàng để tấn công. Kể từ khi NASA lần đầu
tiên bắt đầu đề cập đến nguyên mẫu đầu tiên của trạm cách đây chứng 25 năm,
nhiều nhà thiên văn vật lí và hành tinh học đã xem ISS là “chú voi trắng” quỹ đạo
đã hút hết các nguồn quỹ tài trợ cho các sứ mệnh không gian mang tính phiêu lưu
khoa học hơn.

Nhưng như thế là đã phớt lờ đi tầm quan trọng của việc có một trạm không
gian có con người điều khiển thường xuyên. Trong khi các tổ hợp lắp ghép, các giàn
khung ngoài và các tấm pin Mặt Trời khó mà giống với cái bánh xe quay tráng lệ
của Arthur C Clarke hồi năm 2001: A Space Odyssey, trạm không gian quốc tế là sản
phẩm của sự truy tìm của loài người cho cả một cuộc sống tốt hơn ở đây trên Trái
Đất này và cảm giác bẩm sinh thích phiêu lưu mạo hiểm. Ra đời một phần tư thế kỉ
sau khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik 1, ISS đã trở nên quá lỗi thời đối với hỗn
hợp các thiết kế dành cho những trạm không gian đã lên kế hoạch trước đây nhưng
không thực hiện được. Chúng bao gồm Trạm không gian tự do của Mĩ, Mir-2 của
Nga, và tổ hợp nghiên cứu Colombus đơn độc của Cơ quan không gian châu Âu
(ESA).

© hiepkhachquay Trang 1/10


Ngày nay, là một dự án hợp tác của Mĩ, Nga và châu Âu, Trạm không gian
quốc tế nằm ở độ cao 370 – 460 km, quay cùng hướng với chuyển động quay của
Trái Đất. Nó mang lại một môi trường độc nhất vô nhị để nghiên cứu tự nhiên ở
mức hấp dẫn thấp – từ sự chảy của các chất lưu cho tới sự tăng trưởng của tinh thể.
Ngoài ra, ISS còn tỏ ra là một “con tàu nghiên cứu” từ đó con người có thể tự
phóng mình ra xa vào trong hệ Mặt Trời. Điều đó sẽ được thực hiện nếu như các
yếu tố mang tính “Trái Đất” hơn như tiền bạc và nền chính trị thế giới không gặp
phải các trở ngại.
Nền khoa học mang tính chính trị
Từ khi khởi phát, các nhà phê bình của nền chính trị không gian Mĩ đã chọn
ISS là một đột phá vào nền chính trị thời hậu Chiến tranh Lạnh, chứ không thực sự
là một công việc khoa học mang tính quốc tế. Như nhà hành tinh học Wendell
Mendell tại Trung tâm Không gian Johnson của NASA ở Houston giải thích,
“Chương trình không gian NASA là một công trình điểu khiển công nghệ để khám
phá điều chưa biết. Nhưng vì nó là một bộ phận của chính phủ Mĩ, nên nó cũng là
một thực thể chính trị. Trừ ở chỗ là NASA muốn xây dựng một trạm như thế, theo ý
nghĩ riêng của tôi thì trạm không gian không được ủng hộ lắm. Nó là một quá trình
phải qua ủy ban nhất trí, nên suốt nhiều năm đã có nhiều nghiên cứu cuối cùng bị
loại bỏ”.

Một khi được lắp ghép vào ISS vào cuối năm nay, tổ hợp nghiên cứu Colombus của Cơ quan
Không gian châu Âu - dài 7 m, đường kính 4,5 m và có khối lượng trên 10 000 kg - sẽ mang lại
không gian rộng hơn để tiến hành các thí nghiệm vi hấp dẫn.
Một khi ISS đạt tới trạng thái “lắp ghép xong hoàn toàn” vào năm 2010 –
công việc đã bắt đầu lên lịch trình hồi năm 2003 – một phi hành đoàn thường trực
sáu người sẽ ở trong thể tích điều áp 935 m3 lưu trú trong sáu tháng. Thể tích đó gấp
khoảng bốn lần trạm không gian Mir của Nga, trạm đã được con người điều khiển
liên tục trong hầu như suốt 10 năm trước khi buộc phải cho rơi vào bầu khí quyển
hồi năm 2001, và gấp chừng năm lần kích thước của trạm Skylab hồi thập niên 1970
của NASA. Theo số liệu không chính thức, chi phí của NASA chi cho ISS tổng

© hiepkhachquay Trang 2/10


cộng là 100 tỉ đôla – tính cả cho những năm tháng lên kế hoạch và xây dựng của nó.
Tuy vậy, quỹ tài trợ cho ISS được đảm bảo đến năm 2016 và rất có thể trạm sẽ hoạt
động cho tới ít nhất là năm 2020.
Cuối năm 1998, Nga đã phóng tổ hợp đầu tiên của ISS lên quỹ đạo Trái Đất
tầng thấp và mọi thứ có vẻ đang được triển khai đúng như lịch định. Nhưng với sự
mất mát năm 2003 của tàu con thoi Columbia và phi hành đoàn bảy người của nó,
Quốc hội Mĩ đã tranh cãi liệu các nhà du hành vũ trụ có nên tiếp tục mạo hiểm
mạng sống của mình trong các chuyến bay không gian hay không, sau đó NASA
cần phải chứng minh rằng sự mạo hiểm là tương xứng với lợi ích thám hiểm và
khoa học. Trong khi ISS có thể có một mục tiêu cao quý, nhưng nó có thật sự thúc
đẩy sự nhảy vọt của việc thám hiểm theo truyền thống như, ví dụ, chương trình
Apollo đã đưa chúng ta lên cung trăng hồi gần 40 năm về trước ?
Mặc dù hình như nền công nghiệp vũ trụ đã bị kích thích về ISS, nhưng
nhiều người say mê các chuyến bay có người lái – từ các nhà nghiên cứu trong
chính các cơ quan không gian cho tới những người ái mộ không gian trong công
chúng – vẫn xem nó là một sự xao lãng khỏi những sứ mệnh khoa học táo bạo hơn.
Như vậy, nếu bản thân ISS không thật sự mở rộng các ranh giới, thì các đối tác
quốc tế của nó có hai sự chọn lựa: hoặc là cùng nhau bỏ rơi nó, hoặc là kiên nhẫn và
sử dụng nó làm điểm nhấn cho việc nghiên cứu làm thế nào thu được những sứ
mệnh mặt trăng có người lái trong thời gian dài và những sứ mệnh liên hành tinh.
May thay, họ đã chọn phương án thứ hai.
Bữa tối trên cao
ISS không những cho chúng ta biết rất nhiều về hoạt động của các chuyến
bay có người điều khiển mà, như Mendell chỉ rõ, còn cho thấy các tai họa một cách
chi tiết. “Ngày nay người ta nói rất nhiều về vấn đề chất thải và xếp gọn hàng hóa vì
trước đây chẳng ai nghĩ tới những điều đó cả”, ông nói. “Toàn bộ ý kiến là làm sao
con người sinh hoạt được trong những điều kiện cách li trong không gian suốt
quãng thời gian dài là một thành phần nghiên cứu quan trọng trên ISS”.
Một trường hợp cần lưu ý: sau khi các nhà du hành vũ trụ trên ISS dùng bữa
với những món ăn quỹ đạo yêu thích của họ - gồm cocktail tôm, cánh gà và ức cừu
nướng trộn với nước chanh – trạm điều khiển mặt đất yêu cầu họ phải bỏ ra ít nhất
1,5 giờ tập những bài tập đối kháng. Cũng như việc giữ cho cơ tim của các nhà du
hành hoạt động tối ưu, việc luyện tập thân thể với cường độ cao ngăn chặn sự suy
yếu xương do con người phải sống trong điều kiện vi hấp dẫn (tức là trạng thái
trong đó lực hấp dẫn hầu như không thể nhận ra được và trên thực tế giống như tình
trạng không trọng lượng). Trong môi trường hấp dẫn thấp như thế, các nhà du hành
vũ trụ có thể bị mất tới 2% cấu trúc xương của họ hàng tháng. Không ai biết chính
xác tại sao lại xảy ra điều này, nhưng người ta cho rằng sự thiếu sức căng hấp dẫn
tác dụng lên cấu trúc xương chẳng biết vì lí do gì đã làm chậm việc sản sinh các
nguyên bào xương.
Nếu các chuyến thám hiểm có người điều khiển đến sao Hỏa là có thể thực
hiện được, thì các nhà sinh vật học không gian còn phải giải quyết những vấn đề rất
cơ bản có liên quan tới trạng thái không trọng lượng dài ngày. Như vậy, theo lịch
trình làm việc năm ngày một tuần đều đặn của họ, các thành viên phi hành đoàn trên

© hiepkhachquay Trang 3/10


ISS bỏ ra nhiều thời gian của mình giúp các nhà nghiên cứu dưới mặt đất tiến hành
hàng trăm thí nghiệm vi hấp dẫn.

Chiếc máy dao động tự do cho phép các thành viên phi hành đoàn ISS giữ lại
khối lượng xương và cơ mà không làm ảnh hưởng tới cấu trúc của trạm.
Khoảng 200 thí nghiệm đã được thực hiện trên trạm không gian hoặc vẫn
đang được triển khai, và ít nhất là 500 thí nghiệm nữa đã được lên kế hoạch cho 5
năm tới. Chúng bao gồm từ các quan sát Trái Đất để chứng tỏ giá trị của công nghệ
đối với công nghiệp, bao gồm các nghiên cứu về tác động của vi hấp dẫn lên sinh lí
động vật, thực vật và con người. Như thế, những thí nghiệm này đã và đang được
thực hiện trên môđun dịch vụ của Nga và phòng lab nghiên cứu Destiny của Mĩ.
Tuy nhiên, tàu con thoi không gian đã được lên lịch trình để triển khai phòng thí
nghiệm Colombus của ESA trong tháng 12 năm nay và môđun nghiên cứu Kibo của
Nhật vào tháng 4 năm 2008. Ngoài ra, Nga hi vọng sẽ phát triển và triển khai một
môđun nghiên cứu có lẽ vào năm 2011.
Mỗi đối tác của ISS chịu trách nhiệm lựa chọn (và tài trợ) các thí nghiệm
riêng của mình, thường bắt đầu với một số loại tiến trình kiểm chứng để cân đong
giá trị của từng đề xuất khoa học. Chúng có thể tiến hành ở bất kì đâu từ 6 tháng
đến 8 năm trước khi những đề xuất này cuối cùng được thực hiện trên quỹ đạo Trái
Đất. Trong khi đa số các thí nghiệm không yêu cầu nhiều sự thu hút tâm trí từ phía
các nhà du hành, các thành viên phi hành đoàn thường phải khởi động và kết thúc
thí nghiệm cũng như ghi lại kết quả bằng hình ảnh kĩ thuật số và video dùng để
phân tích dưới đất sau này. Nhưng cho dù rằng nhiều nhà du hành đã có học vị tiến

© hiepkhachquay Trang 4/10


sĩ về một chuyên ngành khoa học nào đó, họ luôn luôn rất thoải mái với tính khắc
nghiệt của công tác nghiên cứu khoa học.
Được nuôi dưỡng bằng thí nghiệm
Gần đây, phần nhiều sự tập trung của các thí nghiệm ISS hạn chế với những
công nghệ sẽ giúp loài người khám phá xa hơn bên ngoài mặt trăng cho tới sao Hỏa,
ví dụ như các thí nghiệm kiểm soát nhiên liệu tàu vũ trụ. “Ngay sau Sputnik, NASA
đã nhận thức được rằng khi lực hấp dẫn thay đổi thì nhiên liệu lỏng cũng bắt đầu
hành xử khác đi”, Mark Weislogel, một kĩ sư cơ học tại trường đại học Portland ở
Oregon nói. “Các viên kĩ sư Apollo đã triển khai các thiết kế của họ khi không hề
có sự trợ giúp của các phép kiểm tra vi hấp dẫn dài ngày. Họ đã đưa ra một loạt
quyết định tuyệt vời, nhưng mặt khác họ đã có một sự may rủi. Tuy nhiên, với
nhiều trải nghiệp hấp dẫn thấp hơn nữa, chúng ta có thể cải thiện độ tin cậy của các
hệ thống và làm giảm khối lượng chung của một con tàu vũ trụ cho trước”.

Các thí nghiệm dòng mao dẫn thực hiện trên ISS có thể đưa đến các hệ thống điểu khiển nhiên liệu
tốt hơn cho tàu vũ trụ, chúng sẽ quan trọng cho các sứ mệnh liên hành tinh trong tương lai.
Việc tìm hiểu xem chất lỏng xử sự như thế nào trong điều kiện không có lực
hấp dẫn là yếu tố sống còn khi điều khiển các bể nhiên liệu tàu vũ trụ. Nhưng nó
cũng thật quan trọng đối với các hệ thống duy trì sự sống, việc vứt bỏ chất thải lỏng,
xử lí nước, làm lạnh bằng nhiệt và có khả năng là cả những máy phát điện tuabin
quay đặt trên không gian. Vào năm 2004, Weislogel là nhà nghiên cứu chính về một
loạt thí nghiệm dòng mao dẫn trên ISS, trong đó ông và các cộng sự của mình đã
nghiên cứu xem lực căng bề mặt mao dẫn điều khiển chất lỏng như thế nào cả trên
không gian và trên mặt đất. Để nghiên cứu lực mao dẫn trên không gian, các nhà du
hành ISS sử dụng video số hóa ghi lại sự chuyển động của dầu silicone chứa trong 6
lọ kiểm tra 2 kg. Dữ liệu hiện đang được phân tích bởi các nhà nghiên cứu ở mặt đất.
“Giả sử bạn vừa mới phóng thích một trong những tầng trên của tên lửa của
bạn và bây giờ bạn đang lênh đênh trong môi trường hấp dẫn thấp”, Weislogel nói.
“Đó là khoảng thời gian đốt tên lửa tiếp theo, nhưng nếu bể chứa không đầy thì bạn

© hiepkhachquay Trang 5/10


sẽ không biết khối chất lỏng nằm ở đâu trong đó. Nếu động cơ cháy, và chất lỏng
không thoát ra ngoài thì bạn gặp trục trặc lớn”. Nói cách khác, nếu vi hấp dẫn làm
thay đổi vị trí của nhiên liệu trong bể chứa, mà trong một số thiết kế tàu vũ trụ
chúng phải được trộn với tỉ lệ chính xác từ hai thành phần nhiên liệu tách biệt, thì
động cơ có thể không cháy và bể nhiên liệu có thể còn bị hỏng. Những kịch bản như
thế có thể làm cho phi thuyền mất mục tiêu, có khả năng dẫn tới những hệ quả thảm
khốc.
Bể nhiên liệu có xu hướng hình cầu để làm cho chúng càng mạnh càng tốt.
Nhưng ngay cả với những thiết kế tốt nhất hiện nay, thì lực hấp dẫn thấp có thể
đóng vai trò phá hoại khi nó làm bố trí lại nhiên liệu bên trong bể chứa. Để tránh
vấn đề này, các nhà thiết kế thường sử dụng các dụng cụ chống xô đẩy phức tạp hay
các màng ngăn để đưa nhiên liệu vào vị trí tối ưu của nó, vị trí đó luôn luôn ở gần
bơm nhiên liệu. Tuy nhiên, nếu một dụng cụ kỉ nguyên Apollo thất bại, thì động cơ
có thể bị hỏng hoàn toàn – có thể gây phiền phức cho khả năng điều khiển quay về
Trái Đất an toàn của sứ mệnh. Thí nghiệm dòng mao dẫn của Weislogel và các cộng
sự có thể làm giảm những nguy cơ như thế. Chẳng hạn, nếu hệ thống nhiên liệu
chính thất bại, thì việc sử dụng tốt hơn lực mao dẫn có thể đảm bảo rằng ít nhất thì
một số hệ thống làm lạnh và hệ thống khác của phi thuyền có thể vẫn hoạt động tốt,
cho dù là ở mức độ giảm sút
Nếu các bơm nhiên liệu hỏng không làm kết thúc hoàn toàn sứ mệnh, luôn
luôn có mối đe dọa cho các nhà du hành đến từ bức xạ Mặt Trời cấu thành từ các
proton năng lượng rất cao hay bức xạ nền ion nặng đến từ các tia vũ trụ thiên hà
(GCR). Cụ thể là bản chất ion hóa cao của GCR có thể làm cho protein trong tế bào
cơ thể người bị vỡ ra, làm tăng nguy cơ phá hủy mô và ung bướu. Trong khi từ
trường của Trái Đất đã bảo vệ các phi hành gia ISS khỏi phần nhiều hoạt động của
Mặt Trời, nhưng sự bảo vệ này sẽ không còn đối với các sứ mệnh liên hành tinh có
người lái.
Frank Cucinotta, một nhà sinh vật bức xạ học và là nhà khoa học chính trong
Chương trình Nghiên cứu Bức xạ của NASA tại Trung tâm Không gian Johnson,
nói rằng chúng ta đã tiến một bước dài trong sự hiểu biết của mình về mối hiểm họa
bức xạ kể từ thời Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vào vũ trụ năm 1961. “Ngày nay
chúng ta biết rõ bức xạ truyền qua các chất [cả chính con tàu vũ trụ và quần áo của
nhà du ành] và mô như thế nào”, ông nói. “Bằng cách nghiên cứu cơ chế phá hủy,
chúng ta sẽ có thể phát triển các biện pháp đối phó mang tính sinh vật học, ví dụ
như các chất chống oxi hóa, sử dụng thuốc và liệu pháp gen”.
Thí nghiệm trên ISS Matroshka-2 (MTR-2), theo sau từ thí nghiệm trước đó
gọi là Matroshka-1, được thiết kế để lần theo các luồng bức xạ cả bên trong lẫn bên
ngoài trạm không gian. MTR-2 sử dụng tượng bán thân người mô phỏng nhại lại
thịt người và các cơ quan nội tạng. “Hình nộm ma” này được gắn các dụng cụ đo để
đo thông lượng bức xạ đến, sau đó có thể đem so sánh với các mô hình bức xạ
không gian mới nhất để ước định tốt hơn nguy cơ thật sự đối với con người.
Nhà nghiên cứu chính của MTR-2 Guenther Reitz, người đứng đầu khoa sinh
vật học bức xạ tại Trung tâm Không gian vũ trụ Đức ở Cologne, nói rằng thông
lượng phơi ra trước tia vũ trụ bên ngoài ISS đã “vượt quá ước tính” trong quá khứ.
Ông và các đồng sự của mình, những người hiện đang viết một bài báo tóm tắt các

© hiepkhachquay Trang 6/10


kết quả của họ cho tờ Nature, được khích lệ bởi những kết quả ban đầu của họ.
Trong khi mọi con người có độ nhạy cảm khác nhau đối với bức xạ, Reitz nói rằng
có thể có những cách, tuy mang tính vị lai, khai thác các đặc điểm di truyền chống
bức xạ để giúp làm cho các nhà du hành vũ trụ bớt bị tổn thương với bức xạ xung
quanh trong không gian. Ông nói rằng tia vũ trụ là một nguy cơ cao, nhưng chúng
sẽ không khiến cho con người dừng việc tiến hành những chuyến thám hiểm giữa
các vì sao nằm bên ngoài điểm dừng hệ Mặt Trời của chúng ta.

Hình nộm MTR-2 trên ISS được gắn các máy đo liều lượng bức xạ cho phép
các nhà nghiên cứu tiếp cận với mối hiểm họa bức xạ trong không gian.
Phá vỡ định luật thứ hai
Mặc dù ISS có lợi cho việc nghiên cứu tác động sinh vật học của sự sống
trong quỹ đạo Trái Đất tầng thấp, nhưng các điều kiện vi hấp dẫn trên trạm không
gian cũng mang lại một nơi thích hợp quan trọng cho nghiên cứu chất lỏng và vật
liệu học. Một thí nghiệm như thế khảo sát một trong những nguyên lí cơ bản nhất
của chương trình vật lí bậc học phổ thông: đó là nguyên lí thứ hai của nhiệt động
lực học, nguyên lí phát biểu rằng entropy (số đo mức độ mất trật tự) luôn luôn tăng
khi một hệ biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Khi một tinh thể hình thành trong điều kiện vi hấp dẫn, các hạt riêng lẻ trong
hệ có mức độ dao động tự do hơn so với tình hình trên mặt đất. Như vậy, trong
không gian, một cấu trúc có trật tự có thể, có phần nào đó không bình thường, phát
sinh từ một trạng thái có entropy cao hơn. “Hãy đưa các chất keo [các vi hạt lơ lửng
trong chất lỏng] lên không gian”, William Meyer, một nhà khoa học quyền lực tại
Trung tâm Chất lỏng và Chất đốt quốc gia tại Trung tâm nghiên cứu Glenn của
NASA ở Cleveland nói, “và bạn sẽ tự động lấy mất đi sự lắng đọng và ép chặt của
hấp dẫn”.

© hiepkhachquay Trang 7/10


Điều này có thể có những hệ quả nổi bật. Như nhà nghiên cứu chính trong
chương trình đưa nền vật lí chất keo vào một thí nghiệm không gian, hồi năm 2004,
nhà vật lí David Weitz thuộc trường đại học Harvard và các đồng sự của ông đã sử
dụng kĩ thuật chất keo để nghiên cứu động lực học vi hấp dẫn của polymethyl
methacrylate – một dạng hạt của thủy tinh Plexi – nổi lơ lửng trong một dung môi
hữu cơ. Họ nhận thấy các cấu trúc dạng tinh thể lỏng có thể hình thành trên ISS có
trật tự hơn và lớn hơn so với trên Trái Đất vì các hạt có thể vẫn nổi vô hạn định
trong điều kiện vi hấp dẫn. Điều này hóa ra dẫn tới chỗ các tinh thể có thể làm nhiễu
xạ ánh sáng hiệu quả hơn, có khả năng mang tới các “gương hoàn hảo”.
Một ứng dụng rõ ràng hướng về phía mặt đất của gương hoàn hảo là trong
truyền thông sợi quang. Ví dụ, nếu một lớp tráng gương hoàn hảo có thể được phát
triển, nó có thể ngăn chặn sự mất mát tín hiệu trong cáp sợi quang, nhất là khi
những tín hiệu như thế (tức là ánh sáng) buộc phải ngoặt cua nhọn. Hiện nay, việc
chuyển mạch sợi quang được thực hiện bằng điện tử bằng cách ban đầu chuyển hóa
ánh sáng thành dòng điện, xử lí tín hiệu và sau đó chuyển hóa nó trở lại thành các
photon. Nhưng theo Meyer, những dụng cụ như thế - chẳng hạn chế tạo trên cơ sở
“gương một khe photon” – sẽ cho phép cùng lượng ánh sáng để điều khiển nhiều
thông tin hơn rất nhiều lần và như thế có khả năng làm cho truyền thông sợi quang
hiệu quả hơn nhiều.

Các thí nghiệm trên ISS về chất keo có thể đưa đến
những chất liệu có tính chất quang độc nhất vô nhị.
Một ứng dụng kém mang tính công nghệ cao hơn, nhưng có lẽ gây ngạc
nhiên nhiều hơn, của các thí nghiệm thủy tinh Plexi của Weitz và các cộng sự có thể
tìm thấy trong các sản phẩm giặt rửa. Nếu như các nhà chế tạo bột giặt và cả một số
loại thực phẩm có sự hiểu biết tốt hơn về quãng đời tự sinh của một sản phẩm cho
trước (thường bị chi phối bởi tốc độ co hấp dẫn của nó), thì kiến thức đó có khả
năng giúp họ tiết kiệm được hàng triệu đôla. Ví dụ, Weitz nói ít nhất thì một nhà
chế tạo chất tẩy rửa chuyên nghiệp ở Mĩ cũng sẽ thích làm cho chất làm mềm vải
hiện nay của nó giàu polymer hơn sao cho vải vóc có cảm giác mềm hơn. Nhưng

© hiepkhachquay Trang 8/10


hàm lượng polymer cao hơn thỉnh thoảng có thể làm cho sản phẩm kém ổn định hơn.
Như vậy, một mục tiêu của nghiên cứu trên ISS của Weitz đơn giản là làm sao tránh
được tính không ổn định của sản phẩm, đồng thời kéo dài thời gian tự sinh của một
sản phẩm cho trước.
Nhưng Weitz cũng hứng thú với việc chế tạo các chất liệu có thể tồn tại
trong những khoảng thời gian dài trong môi trường hấp dẫn thấp – các chất đó sẽ
cần thiết để đảm bảo cho các sứ mệnh liên hành tinh thành công. “Chúng tôi trộn
các hạt chất keo này với một số polymer và nhìn thấy hành vi tương tự như dầu và
nước trong đĩa rau trộn”, ông nói. “Điều đó giúp chúng tôi hiểu được sự ổn định của
các sản phẩm thông dụng hàng ngày và lí do tại sao mọi thứ vẫn bền vững. Nếu
chúng ta thật sự nghiêm túc muốn đi lên sao Hỏa, thì chúng ta phải có sự hiểu biết
tốt hơn xem mọi thứ vốn bình thường ổn định trên Trái Đất có còn ổn định nữa
trong không gian hay không”.
Từ chất tẩy rửa đến sao Hỏa
Thật trớ trêu, hành trình dài hơi từ quỹ đạo Trái Đất đến Hỏa tinh cuối cùng
có thể bắt đầu khi tàu con thoi không gian không còn được sử dụng vào năm 2010.
Đấy là do nó được thay thế bởi Crew Exploration Vehicle (CEV) của NASA, hiện
đang được lên lịch trình phóng lên quỹ đạo vào năm 2014 bằng tên lửa Ares 1 dự
kiến của NASA. CEVsẽ có khả năng chuyên chở một phi hành đoàn 6 người lên
ISS và quay về. Và cả CEV và Automated Transfer Vehicle (ATV) của ESA sẽ
được sử dụng để cung cấp hàng hóa cho trạm. Hiện nay, phi thuyền Progress không
người lái của Nga đảm nhận vai trò phương tiện cấp dưỡng cho ISS, còn Nhật Bản
cũng đang lên kế hoạch một phi thuyền cung cấp robot - H-II Transfer Vehicle
(HTV) – sẽ phóng lên trong năm 2009. Sau đó, NASA cũng có kế hoạch sử dụng
CEV đưa các nhà du hành trở lại mặt trăng – sứ mệnh hiện được lên đề án vào năm
2020 – cùng với một sứ mệnh lên sao Hỏa trong chừng vài năm tới.
Kế hoạch Apollo ban đầu của NASA được lập ra cho mặt trăng hồi giữa và
cuối thập niên 1970. Ai có thể đoán biết được 30 năm sau kể từ đấy, cơ quan không
gian Mĩ lại phải chật vật với việc làm chủ công nghệ chỉ để quay trở lại bề mặt mặt
trăng một lần nữa ? Tuy nhiên, nếu hành tinh đỏ vẫn là mục tiêu thật sự của NASA,
thì ISS sẽ tiếp tục mang lại những cái lợi không thể sờ thấy được đơn giản dưới
dạng hiểu hơn nữa về tính thất thường của các chuyến bay không gian dài ngày.
Chẳng hạn, các nhà du hành trên hành trình của họ đến Hỏa tinh, sẽ cần phải
tự trị và tháo vát hơn vì những người điều khiển ở mặt đất sẽ không thể theo dõi và
giám sát họ ngay tức thời được. “Thật giống như việc truyền thông ở Nam Cực
trong thời đại điện báo”, Mendell nói. “Các sứ mệnh đó sẽ vẫn cần một phòng phản
hồi, nhưng chúng ta phải tính toán làm thế nào thực hiện nó khác đi”. ISS đã giúp
cho các nhà lập kế hoạch dài hơi xử lí những vấn đề thực tế như thế, nhưng nó đang
được thực hiện từ quỹ đạo quanh Trái Đất.
Nửa thế kỉ sau khi phóng Sputnik 1, chúng ta có thể nói gì về ISS và sự cư
ngụ trong không gian của con người trong tương lai ? Năm 2001 hình tượng của
Arthur C Clarke đã qua lâu rồi, nhưng người ta vẫn không thấy kịch bản lớn của
Stanley Kubrick về các sứ mệnh liên hành tinh đầy tham vọng và những hành trình
ngang dọc hàng ngày đến bề mặt mặt trăng xuất hiện. Cho đến nay, mặc dù loài
người vẫn bị khiển trách đã làm hoang phí thời huy hoàng trong quá khứ của mình

© hiepkhachquay Trang 9/10


chỉ vì nền chính trị không gian đôi khi không đâu vào đâu, nhưng chúng ta có thể
cám ơn rằng ít nhất thì những chương mới trong lịch sử của những chuyến bay có
người lái vẫn tiếp tục được viết lên. Hiện chúng ta đang sử dụng ISS để lên kế
hoạch cho những bước tiếp theo của mình tiến ra vào thế giới chưa biết. Với mặt
trăng là một trạm dừng chân, điểm dừng thứ nhất sẽ là Hỏa tinh. Và vì vai trò của
nó trong việc dạy cho chúng ta biết cách đi tới đấy và quay về, nên ISS đang tỏ ra
thật sự là khả năng cầu may.

Một khi tàu con thoi ngừng sử dụng vào năm 2010, Crew Exploration Vehicle của NASA – phóng
vào năm 2014 – sẽ là lộ trình chính của chúng ta trong quỹ đạo Trái Đất.
Bruce Dorminey là một nhà báo chuyên viết về khoa học của Mĩ và là tác giả quyển sách
Distant Wanderers: The Search for Planets beyond the Solar System (Springer, New York).
hiepkhachquay dịch
(theo Physics World Online, tháng 10/2007)
An Minh, 07/10/2007 17:05:33

Tài liệu download tại http://www.thuvienvatly.com

© hiepkhachquay Trang 10/10


WILLIAM THOMSON
VÀ NỀN CÔNG NGHIỆP CỦA SỰ SỐNG
Mark Haw
Một thế kỉ sau khi ông qua đời, công trình tiên phong của Kelvin về nhiệt
động lực học – cơ sở của Cách mạng Công nghiệp – được phản ánh bởi các nhà
nghiên cứu khám phá các động cơ sinh học cấp nguồn cho bản thân sự sống, như
Mark Haw mô tả sau đây.
Đối với đa số các nhà vật lí, cụm từ “lí thuyết của tất cả” ám chỉ một lí thuyết
thống nhất các tương tác cơ bản của tự nhiên, cuộc truy tìm cái đã làm cho các nhà
nghiên cứu bận rộn trong phần tốt đẹp nhất của thế kỉ vừa qua. Với cách nói của lí
thuyết siêu dây, các đa vũ trụ và không-thời gian 11 chiều, lí thuyết của tất cả có thể
trông rất giống như chất liệu của thế kỉ 21, của những biên giới hầu như “chẳng đi
tới đâu” của toán học dị thường và vật lí lí thuyết.

Nền công nghiệp của sự sống


Tính đến nay, có một loại khác thuộc về lí thuyết của tất cả ngược dòng thời
gian trở lại giữa thế kỉ 19. Trong khi lí thuyết siêu dây nhắm tới bảo cho chúng ta
biết mọi thứ là cái gì, thì lí thuyết thời Victoria này đúng hơn là lí thuyết của cái mà
mọi thứ đều thực hiện. Và bất chấp tuổi tác của nó, lí thuyết đó hiện đang hứa hẹn
một cuộc cách mạng thế kỉ 21 trong phương pháp chúng ta tìm hiểu các chức năng
phức tạp của bản thân sự sống.

© hiepkhachquay Trang 1/12


Lí thuyết của mọi thứ này còn có tên gọi là nhiệt động lực học: lí thuyết về
năng lượng. Mọi thứ xảy ra trong vũ trụ - từ việc luộc quả trứng đến chuyển động
quay của các thiên hà – đều liên quan tới sự chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, một lí
thuyết cách thức chuyển hóa năng lượng nhằm làm thay đổi trạng thái, sự sắp xếp
hay thành phần của vật chất là một lí thuyết của mọi thứ xảy ra.
Sự ra đời của khoa học về năng lượng có niên đại từ chiều cao của thời đại
Victoria cách đây 150 năm, và nhất là với William Thomson (thường gọi là huân
tước Kelvin). Kelvin, người mất cách đây tròn 100 năm vào ngày 17/12/1907, trở
thành giáo sư triết học tự nhiên tại trường đại học Glasgow lúc ở tuổi 22 và tiếp tục
trở thành một nhân vật tinh hoa của nền khoa học Victoria, được phong quý tộc và
giữ trong tay một nắm bằng phát minh sáng chế. Trong khi ông có những đóng góp
lớn cho một phạm vi rộng lĩnh vực đến mức kinh ngạc, thì vai trò quan trọng nhất
của Kelvin là, sát cánh cùng các nhân vật Rudolf Clausius, Sadi Carnot và James
Joule, phát triển nhiệt động lực học.

Mặc dù được biết tới nhiều hơn bởi tên tuổi mà sau này ông có được trong cuộc sống,
nhưng ngài Kelvin sinh ra trong gia đình William Thomson chất phác ở Belfast, vào ngày
26/6/1824. Không bao lâu sau đó, gia đình ông chuyển đến Scotland, nơi đó cha ông trở
thành giáo sư toán học ở trường đại học Glasgow. Thomson tham dự các buổi thuyết giảng
của cha ông từ khi lên 7 tuổi, được nhận vào làm sinh viên chính khóa khi lên 10, và ở tuổi
15 đã công bố một bài báo về chuỗi Fourier. Chàng trai trẻ Thomson được kết nạp vào đại
học Cambrdige năm 1841, cha ông khuyên can ông nên tránh xa sự ảnh hưởng phung phí
của thể thao và giải trí. Mặc dù bơi thuyền nhiều trên dòng sông Cam và chơi kèn concert
trong hội âm nhạc, nhưng Thosom dễ dàng được công nhận là trí tuệ uyên bác nhất vào
thời của ông.
Khi người giữ ghế giáo sư triết học tự nhiên của Glasgow qua đời năm 1846, cha của
Thomson đã thực hiện vận động chính trị tích cực để nâng đỡ người con trai của ông vào
giữ chức vụ còn trống đó. Thomson đảm nhận trọng trách ở Glasgow ở tuổi mới 22, và rồi
ông bắt đầu một sự nghiệp thành công đến mức đáng kinh ngạc kéo dài hơn nửa thế kỉ trời.

© hiepkhachquay Trang 2/12


Sau này, người em trai James thăng tiến đến chức giáo sư công nghệ: gia đình Thomson
trở thành một triều đại khoa học và hàn lâm.
Người em trai James, người ban đầu được đào tạo làm kĩ sư hàng hải học việc, giữ một vai
trò quan trọng trong phương pháp tiếp cận khoa học của Thomson. Trong một bức thư,
James nhớ lại một buổi chiều năm 1842 khi ông và William đứng bên cạnh một con sông
đào quan sát nước chảy vào một cửa cống làm đẩy con thuyền đi. Đó là một minh chứng
hay của năng lượng đang chuyển hóa thành công, vào lúc mà ý tưởng của người anh trai
về năng lượng và công chỉ vừa mới hình thành. Tuy nhiên, cái làm mê hoặc họ là năng
lượng bị mất đi khi nước bắn tóe vô ích trên các mặt của cửa cống thay vì giúp nâng con
thuyền lên. Không biết có nguyên lí cơ bản nào xác định mức độ hiệu quả mà năng lượng
có thể đưa vào sử dụng hay không ? Câu hỏi này choán trong đầu Thomson suốt hàng thập
kỉ sau đó.
Được dẫn dắt bởi các thí nghiệm của James Joule và nghiên cứu của Sadi Carnot,
Thomson dần dần đi đến hiểu thấu bản chất của năng lượng, nhiệt và nhiệt độ. Ông tỏ ra
có một sức chịu đựng vô hạn trong cuộc vật lộn với những câu hỏi hóc búa của tự nhiên và
công nghệ, tuyên bố thẳng thừng rằng không có vấn đề gì nằm ngoài tầm với của khoa học.
Ông được nữ hoàng Victoria phong tước hiệp sĩ vào năm 1866 cho phần đóng góp của ông
trong việc thiết kế những thiết bị nhạy dùng cho hệ thống truyền thông xuyên đại dương
đầu tiên. Được thăng tiến vào hàng ngũ quý tộc năm 1892, ông lấy tên là huân tước Kelvin
theo tên con sông chảy qua phía tây ở sát sau trường đại học Glasgow.
Sự hiếu kì của Thomson chưa bao giờ giảm sút. Khi nghỉ hưu ở Glasgow năm 1899, ông
lập tức tự đăng kí trở lại làm sinh viên nghiên cứu. Ngay cả trong năm ông qua đời, tám
năm sau đó, ông đã công bố 6 bài báo nghiên cứu. Kelvin mất tại nhà ông ở Largs,
Ayrshire, vào ngày 17/12/1907 sau một cơn bệnh ngắn ngày. Carnot, Joule, và Clausius đã
ra đi trước đó: sự qua đời của William Thomson đánh dấu hoạt động cuối cùng của trong
thời kì lớn thứ nhất của khoa học về năng lượng: nhiệt động lực học.
Mặc dù trước đó Newton đã mang lại sự tiến bộ lớn trong việc hiểu khái
niệm lực và hấp dẫn, nhưng năng lượng gần như hoàn toàn là một bí ẩn vào đầu thế
kỉ thứ 19. Các định luật của nhiệt động lực học, do Kelvin và Clausius phát triển để
tìm hiểu bản chất của nhiệt và ý nghĩa của nhiệt độ, mang lại định nghĩa chắc chắn
cho năng lượng và các quy luật mà nó có thể chuyển hóa. Thật vậy, nhiệt động lực
học đã khơi dậy một cuộc cách mạng khoa học quan trọng không kém các định luật
Newton hay vật lí lượng tử vào nửa đầu thế kỉ 20.
Nhưng cuộc cách mạng nhiệt động lực học của Kelvin chỉ đang mới bắt đầu.
Ngày nay, nghiên cứu mới về các hệ sự sống và công nghệ nano đang thách thức
các giới hạn của lí thuyết thế kỉ 19 đó. Một thế kỉ sau khi Kelvin qua đời, các nhà
nghiên cứu đang làm phát sinh cuộc cách mạng lần thứ hai trong cách thức chúng ta
hiểu về bản chất của năng lượng.
Năng lượng và nền công nghiệp
Cơ học Newton làm thay đổi cách thức chúng ta nhìn nhận thế giới bằng
cách chuyển khái niệm lực sang một khuôn khổ toán học chính xác. Nhưng điều này
để lại nghi vấn chưa được giải quyết của năng lượng: dung lượng của lực thật sự
thực hiện một việc gì đó, ví dụ như chuyển động, sắp xếp lại, hay chuyển hóa vật
chất. Trong những năm đầu thập niên 1880, có ít cách hiểu thấu đáo về các quy luật
của năng lượng, hay về bản chất của nhiệt và nhiệt độ.
Cuộc cách mạng công nghiệp đã mang lại động cơ thúc đẩy cho khoa học bắt
kịp với công nghệ. Nền công nghiệp dựa trên các động cơ: những dụng cụ chuyển
hóa năng lượng để thu nhận công, nó có thể là một bánh xe nước làm quay chiếc cối

© hiepkhachquay Trang 3/12


xay hay một động cơ hơi nước điều khiển cái bơm trong mỏ. Vào những năm 1820,
nhà kĩ sư quân sự người Pháp Sadi Carnot nhận ra rằng trong khi nước Pháp hậu
Napoleon khó mà sánh nổi với nước Anh về phương diện công nghệ, thì các quy
luật cơ bản của động cơ, ví dụ như các quy luật chi phối hiệu suất của nó, vẫn
không được chế ngự.
Carnot nhận ra rằng mọi động cơ đều chuyển hóa năng lượng từ dạng này
sang dạng khác, và trong quyển sách năm 1824 của ông, Sur la puissance motrice
du feu, ông chỉ ra thật sự có những quy luật chung xác định hiệu suất cực đại mà
một động cơ có thể thu được. Các quy luật đó không phụ thuộc vào công nghệ, cho
dù là sử dụng sức hơi nước, sức nước hay bất kì nguồn nào khác, mà phụ thuộc vào
những đại lượng cơ sở như nhiệt và nhiệt độ.
Một phần do ông mất sớm vì bệnh dịch tả năm 1832, nghiên cứu của Carnot
đã rơi vào quên lãng. Tuy nhiên, một thập niên sau, đề tài của ông lại được khơi dậy
bởi Kelvin, khi đó là một vị giáo sư trẻ ở Glasgow, và bởi nhà khoa học người Đức
Rudolf Clausius. Suốt thập niên sau đó, Kelvin và Clausius, được định hướng đúng
bởi các thí nghiệm của James Joule ở Manchester, đã hoàn thiện định nghĩa không
dứt khoát của Carnot về nhiệt và nhiệt độ, và do đó đã hình thành nên cơ sở của
nhiệt động lực học.
Kelvin và Clausius nêu ra hai định luật, hay “quy luật của động cơ”. Định
luật thứ nhất phát biểu rằng năng lượng không thể bị mất đi hay tạo ra mà chỉ
chuyến hóa, còn định luật thứ hai biểu diễn giới hạn cơ bản của cái mà sự chuyển
hóa năng lượng có thể thu được dưới dạng thuật ngữ thực hành. Tức là định luật thứ
nhất dựa trên khái niệm năng lượng, còn định luật thứ hai xây dựng trên cơ sở một
khái niệm mới gọi là entropy. Đại khái đó là số đo sự mất trật tự, Clausius đặt tên
đại lượng đó như thế là ghép nó với “en-ergy” [năng lượng] (“trope” tiếng Hi Lạp
có nghĩa là “biến đổi”). Khi biểu diễn bằng những thuật ngữ như thế, định luật thứ
hai phát biểu rằng entropy không thể giảm trong bất kì quá trình tự phát hay tự
nhiên nào.
Có được các định luật của nhiệt động lực học mô tả cách thức chuyển hóa
năng lượng ảnh hưởng đến sự biến đổi trạng thái của mọi vật chất, Kelvin và
Clausius đã tiến xa khỏi các động cơ công nghiệp của Carnot. Điều này chứng minh
đẹp mắt làm thế nào sự nghiên cứu mang lại cho bạn nhiều hơn bạn mặc cả: một
nghi vấn về hiệu suất của động cơ hơi nước đã mở ra gốc rễ của một lí thuyết của
mọi thứ.
Các động cơ của sự sống
Tuy nhiên, nhiệt động lực học kiểu Kelvin và Clausius vẫn chưa là một lí
thuyết nở rộ của mọi thứ. Vâng, sự chuyển hóa năng lượng là chìa khóa để mọi thứ
xảy ra trong vũ trụ. Nhưng đối mặt trước sự hầu như hoàn toàn mù tịt về bản chất
của bản thân năng lượng, Kelvin và Clausius đã phải bắt đầu với một lí thuyết chỉ
áp dụng được dưới một tập hợp điều kiện hoàn toàn hạn chế - gọi là những quá trình
gần cân bằng trong những hệ cỡ lớn cô lập với môi trường xung quanh của chúng.
Tuy nhiên, trong 20 năm vừa qua hay ngần ấy năm, tiến bộ trong ngành hiển
vi học và điều khiển học ở kích thước micron đã cho phép các nhà vật lí và nhà
khoa học khác đào sâu vào sự hoạt động của chức năng phức tạp nhất của vật chất:

© hiepkhachquay Trang 4/12


đó là sự sống. Giống như mọi quá trình trong vũ trụ, sự sống bị chi phối bởi sự
chuyển hóa năng lượng thu được bởi các động cơ thuộc dạng này hay dạng khác.
Khám phá của Crick và Watson về cấu trúc của DNA vào năm 1953 có thể là một
bước tiến chủ yếu hướng tới việc định nghĩa các vật liệu cơ bản của sự sống, nhưng
câu hỏi thật sự là làm thế nào các động cơ của sự sống thật sự hoạt động được ?
Trong việc cố gắng trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu hiện nay đang phải mở
rộng nhiệt động lực học ra khỏi các hạn chế thế kỉ 19 của nó

Chuyển động giống như bước của các phức tạp kinesin trong cơ thể người là đối tượng cho các
dao động ngẫu nhiên và không thể mô tả bằng nhiệt động lực học trạng thái cân bằng.
Một ví dụ của động cơ sống là protein kinesin, protein cần thiết cho sự vận
chuyển các chất bên trong tế bào. Kinesin chuyển hóa hóa năng thành chuyển động
bằng liên kết adenine triphosphate (ATP) – kho hóa chất vô song của sinh vật học –
theo kiểu protein thay đổi hình dạng, nhờ đó cho phép nó “đi bộ” theo giàn khung
hay cytoskeleton của tế bào. Nhưng các tế bào hoạt động cũng nhờ nhiều protein
khác, từ màng bơm điều khiển dòng chất dinh dưỡng đi vào tế bào cho đến các chất
trùng hợp cấu trúc nên chuỗi RNA và DNA. Tất cả các phân tử này chuyển hóa
năng lượng làm chuyển dời vật chất – nói cách khác, chúng đều là động cơ.
Nhờ những thành công trong kĩ thuật bẫy laser, ngày nay các nhà khoa học
có thể quan sát những động cơ vi mô này lúc đang hoạt động. Chẳng hạn, năm 2000,
một nhóm nghiên cứu đứng đầu là Toshio Yanagida ở trường đại học Osaka, Nhật
Bản, đã nghiên cứu chuyển động của từng phân tử kinesin theo chiều dài của
cytoskeleton liên kết với các hạt bột có thể giữ trong bẫy laser. Bằng cách gắn các
chất đánh dấu huỳnh quang lên các kinesin để làm cho chúng khả kiến, các nhà
nghiên cứu đã quan sát được từng protein thả bộ dọc theo các rãnh cytoskeleton.
Nghiên cứu này xây dựng trên công trình thực hiện bởi Steven Block, hiện nay ở
trường đại học Stanford, Mĩ, người cùng với các cộng sự hồi năm 1994 đã đo được
các lực piconewton nhỏ xiu do một phân tử kinesin gây ra.
Bằng cách nghiên cứu cách thức những động cơ phân tử này chuyển hóa
năng lượng thành chuyển động, các nhà nghiên cứu như Yanagida và Block đang
lần theo bước chân của các nhà khoa học thế kỉ 19 như Kelvin và Clausius. Nhưng
bây giờ các động cơ là những phân tử vi mô, chứ không phải những cỗ máy gớm
ghiếc của nền công nghiệp thời Victoria, và đang thách thức nền nhiệt động lực học
đã thiết lập.
Giảm kích thước động cơ
Các nhà tiên phong của nhiệt động lực học đã phát triển các định luật của họ
dựa trên các hệ vĩ mô mà họ có thể mô tả dưới dạng những đại lượng “trung bình”,
ví dụ như áp suất và nhiệt độ. Điều này chính xác cho một động cơ hơi nước tiêu

© hiepkhachquay Trang 5/12


biểu, chứa hàng trăm lít hơi nước và cấu thành từ một số lượng rất lớn phân tử.
Chẳng hạn, 22 lít hơi nước chứa nhiều hơn 1023 phân tử, khiến cho các đại lượng
trung bình hoàn toàn có thể chấp nhận được vì sự bất thường của một hay hai phân
tử riêng lẻ là không đáng kể.
Tuy nhiên, một protein tiêu biểu có kích thước chỉ vài ba nano mét và chứa
chỉ vài chục ngàn nguyên tử. Vì thế các quy luật vĩ mô thất bại trong việc mô tả
chức năng của động cơ protein, chúng quá nhỏ nên sự lệch và thăng giáng của
chuyển động và năng lượng của chúng phải được tính đến. Những thăng giáng này
là do chuyển động Brown – kết quả do sự bắn phá liên tục bởi các phân tử ở xung
quanh – làm cho năng lượng của bất kì mẫu vật chất nào cũng dao động theo đơn vị
kBT, trong đó kB là hằng số Boltzmann và T là nhiệt độ. Tuy nhiên, vào thời Kelvin,
tầm quan trọng của chuyển động Brown đối với khoa học về năng lượng vẫn là một
bí ẩn và không được đánh giá đúng mãi cho đến khi có công trình lớn của Einstein
trong lĩnh vực này 50 năm sau đó.

Khi bị kéo căng bởi ngoại lực, các phân tử RNA bị nới lỏng lộn xộn,
không giống như, ví dụ, một dải đàn hồi.
Nếu một động cơ vĩ mô, ví dụ như động cơ xe hơi, chịu sự thăng giáng năng
lượng như thế, piston của nó sẽ nhảy lên xuống ngẫu nhiên bên trong xilanh và làm
giảm hiệu suất động cơ. Nhưng vì năng lượng đi kèm một chu trình piston của động
cơ đốt trong là khoảng 100 J (bằng với xấp xỉ 1022 kBT), nên sự tăng hay giảm tự
nhiên của một hoặc hai kBT là hoàn toàn không đáng kể. Hãy so sánh giá trị này với
lượng năng lượng sử dụng bởi một động cơ protein: một phân tử kinesin sử dụng
khoảng 12 kBT / “bước”, có nghĩa là thăng giáng vào bậc kBT tương ứng với gần
10% năng lượng chuyển động. Kết quả là phân tử thường không tiến lên được do sự
thăng giáng năng lượng.
Hệ quả của sự thăng giáng năng lượng này của động ở động cơ protein có thể
nhìn thấy trực tiếp trong những thí nghiệm, chẳng hạn như thí nghiệm do Yanagida
thực hiện, cho thấy kinesin leo theo rãnh cytoskeleton theo một chuyển động rung

© hiepkhachquay Trang 6/12


lắc tạo nên những bước nhảy, sự ngập ngừng và cả giật lùi ngẫu nhiên. Kết quả
tương tự có thể thấy ở vật chủ của động cơ protein. Vì vậy, câu hỏi chính trong
nhiệt động lực học hiện đại là các thăng giáng năng lượng đẩy các hệ vi mô đi bao
xa ra khỏi địa hạt của lí thuyết thế kỉ 19 ?
Mở rộng nhiệt động lực học đến giới hạn
Giống như nhiệt động lực học của Kelvin đã có cơ sở vững chắc trong những
thí nghiệm cẩn thận cho phép ông nghiên cứu các quy luật của năng lượng ở cấp độ
vĩ mô, các nhà nghiên cứu hiện đại đã phát triển những “phòng thí nghiệm” vi mô
để khai thác nhiệt động lực học ở kích thước nhỏ. Đa số có liên quan tới việc đưa
một hệ vi mô đơn giản hóa – tức là một hệ kém phức tạp hơn nhiều so với một
protein thật sự - ra khỏi trạng thái cân bằng năng lượng của nó và sau đó quan sát
cái xảy ra khi nó quay trở lại trạng thái cân bằng. Vì năng lượng điều chỉnh thường
cùng bậc độ lớn với năng lượng thăng giáng, nên hành trình quay trở lại trạng thái
cân bằng là đối tượng cho sự chệch khỏi mức thăng giáng điều chỉnh.
Năm 2002, Carlos Bustamante ở trường đại học California và các cộng sự đã
kéo căng một phân tử RNA bằng cách sử dụng bẫy laser giật mạnh một hạt plastic
nhỏ buộc ở một đầu. Khi phân tử bị kéo căng, năng lượng của nó tăng lên, cho nên
bằng cách để cho hạt bột chuyển động, các nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu ảnh
hưởng của các thăng giáng năng lượng ngẫu nhiên khi phân tử co trở lại. Trong
trường hợp phân tử RNA dài và linh động, những thăng giáng này bị chi phối bởi sự
bắn phá Brown đều đặn của hàng tỉ phân tử nước ở xung quanh, làm cho nó ngọ
nguậy. Đội của Bustamante đã kéo căng phân tử RNA nhiều lần với năng lượng như
nhau, và nhận thấy “đường nới lỏng” của nó mỗi lần mỗi khác nhau. Ở cấp độ vĩ
mô, nó sẽ giống như một cái lò xo bị kéo căng, sau khi nó được đưa vào chuyển
động, đồng thời tự kéo căng ra một chút nữa trong một chu kì ngắn bằng cách hấp
thụ và phát ra các xung năng lượng ngẫu nhiên.
Một hệ vi mô còn đơn giản hơn nữa trong đó các thăng giáng lấn át được
khảo sát tỉ mỉ bởi Denis Evans và các đồng sự tại trường đại học quốc gia Australia
ở Caberra vào năm 2002. Các nhà nghiên cứu giữ một hạt bột plastic kích thước
micron trong một bẫy laser, và nghiên cứu vai trò của các thăng giáng năng lượng
từ các phân tử nước xung quanh đơn giản bằng cách đổi hướng bẫy laser ra khỏi hạt
bột và quan sát hiện tượng xảy ra khi sự không cân bằng của áp suất ánh sáng kéo
giật hạt bột trở lại vị trí ban đầu của nó (thời gian mất khoảng chừng 2s). Thật ngạc
nhiên, kết quả của họ thoạt trông hình như đã đánh đổ nền tảng rất vững chắc của
nhiệt động lực học: đó là nguyên lí thứ hai.
Vì nguyên lí hai của nhiệt động lực học không cho phép bất cứ sự chuyển
hóa năng lượng tự phát nào làm cho entropy của hệ giảm, nên nó đặt một giới hạn
vững chắc lên khả năng của hệ đó chuyển hóa năng lượng thành công có ích. Tuy
nhiên, một số quỹ đạo hạt bột trong thí nghiệm của Evans không liên quan tới sự
giảm entropy, cho dù là hạt bột tự phát ngả trở lại vào bẫy laser (tức là trong một hệ
vĩ mô sẽ không dẫn tới sự tăng entropy toàn phần). Thực ra, hạt bột đang thu hút
năng lượng có ích từ sự bắn phá Brown ngẫu nhiên của các phân tử nước và chuyển
hóa nó thành chuyển động.
Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xuất hiện làm phá vỡ nguyên lí thứ hai nếu
như giả sử nhiệt động lực học vĩ mô của Kelvin và Clausius áp dụng được một cách

© hiepkhachquay Trang 7/12


trực tiếp cho các hệ vi mô. Do đó, kết quả của Evans chứng minh rõ ràng rằng cách
hiểu nguyên lí thứ hai cần phải xem xét lại khi bạn vượt ra khỏi giới hạn của lí
thuyết thế kỉ 19 đó. Thật vậy, bằng cách theo dõi hạt bột và lấy trung bình theo các
quỹ đạo ngày càng dài hơn – nghĩa là tiến tới một trạng thái vĩ mô – Evans và các
cộng sự có thể tìm lại được nguyên lí thứ hai quen thuộc. Trong một chu kì thời
gian vĩ mô, sự nới lỏng hạt bột thật sự chưa bao giờ làm tăng entropy toàn phần của
hệ. Do đó, nguyên lí thứ hai không bị phá vỡ, nó chỉ trở nên vài phần huyền ảo hơn
và phản ánh sự tương tác phức tạp giữa năng lượng và vật chất trong các động cơ vi
mô.
Cân bằng hay không cân bằng
Nói đại khái, nhiệt động lực học thế kỉ 19 chỉ áp dụng được cho các hệ ở gần
trạng thái cân bằng, nói cách khác, đó là những hệ không có sự biến thiên chủ yếu
nào về nhiệt độ, áp suất hay thành phần hóa học, và do đó không có dòng chuyển
dời chủ yếu hay lực nào tác dụng. Đấy là do mọi thứ xảy ra một cách êm đềm và
chậm chạp ở gần trạng thái cân bằng, và do đó tuân theo một lí thuyết tương đối
đơn giản. Nhưng vì các thí nghiệm như RNA bị kéo căng của Bustamante hay hạt
bột vi mô bị giật mạnh của Evans chắc chắn bắt nguồn từ thế giới thiếu sót do thăng
giáng gây ra, nó hầu như gây thêm cảm giác phải loại bỏ nhiệt động lực học trạng
thái cân bằng của Kelvin và bắt đầu trở lại từ sự hỗn tạp. Tính đến nay, bằng cách
phân tích những thí nghiệm như thế chặt chẽ hơn, một số sự tương đồng thật bất
ngờ giữa thế giới vĩ mô và vi mô đã được hé mở.

Trạng thái cân bằng của một hệ vi mô, ví dụ một tập hợp những hạt bột nhỏ, có thể điều khiển
được bằng cách điều chỉnh cường độ của bẫy quang laser cảm ứng từ mạnh (trái) đến yếu (phải),
nhờ đó cho phép các nhà nghiên cứu khảo sát các giới hạn của nhiệt động lực học truyền thống.
Các hệ cân bằng vĩ mô có thể mô tả dễ dàng bằng cách xét sự biến đổi năng
lượng toàn phần, yếu tố chi phối các tính chất ví dụ như tốc độ của phản ứng hóa
học. Tuy nhiên, một quá trình vi mô, không cân bằng là đối tượng cho sự thăng
giáng năng lượng sẽ không chia sẻ nhiều với số đo năng lượng cân bằng. Vì thế,
việc tiên đoán hành vi của một động cơ vi mô thì phức tạp hơn nhiều, vì người ta
không thể chỉ đo năng lượng biến đổi cùng với một phân tử và sau đó giả sử rằng
kết quả này áp dụng được cho mọi động cơ tương tự. Tuy nhiên, một thập niên
trước, Christopher Jarzynski ở trường đại học Maryland, Mĩ, đã tiên đoán rằng ngay
cả những thí nghiệm hết sức không cân bằng về từng phân tử cũng ẩn chứa những
dấu hiệu bí ẩn của sự cân bằng

© hiepkhachquay Trang 8/12


Tưởng tượng một quá trình phân tử riêng lẻ vi mô, Jarzynski tính được
không chỉ trị trung bình đơn giản của năng lượng của hệ khi nó bị kéo khỏi trạng
thái cân bằng, mà còn tính được trị trung bình của số mũ của năng lượng đó. Thật
đáng chú ý, ông chỉ ra rằng trị trung bình số mũ này có cùng giá trị như năng lượng
cân bằng thích hợp với mô hình tương đương chậm và êm đềm của quá trình đó.
Đối với Jarzynski, điều này thật bất ngờ, vì nó có nghĩa là thông tin về sự cân bằng
vĩ mô vì lí do gì đó chôn vùi bên trong từng hệ vi mô thăng giáng ngẫu nhiên nằm
xa trạng thái cân bằng.
Các thí nghiệm của Bustamante xác nhận kết quả của Jarzynski. Phân tử
RNA trong cơ cấu ban đầu của Bustamante bị kéo căng rất nhanh, nghĩa là hệ ra
khỏi trạng thái cân bằng vì không có thời gian cho năng lượng và lực căng đều ra ở
từng giai đoạn của quá trình. Nhưng đội của Bustamante cũng nghiên cứu hiện
tượng xảy ra khi phân tử bị kéo căng rất chậm, theo đó những biến đổi chậm chạp
có thể được phân tích bằng nhiệt động lực học cân bằng chuẩn. So sánh kết quả này
với trị trung bình số mũ của Jarzynski của quá trình kéo căng phi cân bằng của mình
họ tìm thấy sự phù hợp trong vòng nửa đơn vị kBT.
Về nguyên tắc, điều này có nghĩa là các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu và
sắp đặt cơ chế hóa học của các động cơ vi mô chỉ bằng cách tiến hành những thí
nghiệm phi cân bằng “tàm tạm” lên từng phân tử. Nhưng có lẽ quan trọng hơn là
câu hỏi tại sao một quá trình vi mô, rõ ràng không cân bằng, ví dụ như sự kéo căng
nhanh chóng một phân tử RNA phải chôn vùi trong nó hạt giống của sự cân bằng ?
Trả lời câu hỏi này có thể buộc chúng ta phải trau chuốt lại khái niệm rất cơ bản về
sự cân bằng.
Năm 2006, Dean Astumian ở trường đại học Maine, Mĩ, đề xuất rằng trong
trường hợp các động cơ vi mô, sự cân bằng nghĩa là một thứ gì đó hơi huyền ảo hơn
so với cái hình thành trong đầu của Kelvin và Clausius. Đúng hơn, Astumian biện
hộ, có nhiều vị của trạng thái cân bằng. Chẳng hạn, theo ý nghĩa cơ học, RNA bị
kéo căng của Bustamante là ở trạng thái cân bằng, vì trong bất kì chốc lát nào trong
suốt quá trình chuyển động của phân tử, lực của chất lưu kéo theo và chuyển động
Brown ngẫu nhiên cân bằng tốt với nhau (nếu chúng không cân bằng, phân tử sẽ gia
tốc, đó không phải là trạng thái khi bị kéo căng nhanh). Cho nên, nhìn một phía thì
những thí nghiệm này vẫn đang nghiên cứu nhiệt động lực học cân bằng, và do đó
có thể mang lại các số đo cân bằng.
Tuy nhiên, theo thuật ngữ năng lượng, chứ không phải cơ học, thì những hệ
vi mô này không nằm ở trạng thái cân bằng. Phân tử RNA bị kéo căng của
Bustamante liên tục nhận và phát ra các xung năng lượng nhiệt do sự bắn phá đều
đều của các phân tử nước xung quanh. Kết quả là mỗi quá trình kéo căng có một lộ
trình độc nhất từ trạng thái năng lượng này sang trạng thái năng lượng khác.
Sự hòa hợp tương tự của sự cân bằng cơ và thăng giáng năng lượng áp dụng
được cho bất kì động cơ vi mô nào – trong đó có kenesin và các động cơ sinh học
khác. Những động cơ này có một chân nằm trong phía cân bằng, và chân kia trong
thế giới thăng giáng và phi cân bằng. Có lẽ bài học ở đây là nền nhiệt động lực học
mới không chỉ là một sự bổ sung cho nền khoa học thời Victoria: việc tìm hiểu các
hệ vi mô kêu gọi một sự xét lại triệt để cả những khái niệm cơ bản nhất của chúng
ta.

© hiepkhachquay Trang 9/12


Lí thuyết thật sự của mọi thứ
Nhiệt động lực học vĩ mô đã làm biến chuyển một thời kì hàn nổi với các
động cơ hơi nước sang những thiết kế khoa học tiên tiến mà chúng ta sử dụng ngày
nay. Việc tìm hiểu hiệu suất của động cơ đã đưa nền công nghiệp từ các động cơ hơi
nước (với hiệu suất cao nhất cỡ 5%) đến các động cơ diesel hiện đại có thể đạt tới
hiệu suất 60% (mặc dù hiệu suất của một động cơ xe hơi tiêu biểu chỉ hơn 20%).

Giống như các bản sao sinh vật của chúng, các động cơ nano – ví dụ như vòng phân tử RNA này –
tuân theo một dạng mới của nhiệt động lực học vượt xa ra khỏi giới hạn lí thuyết của Kelvin.
Việc tìm hiểu nhiệt động lực học của các động cơ vi mô có thể đưa đến
những tiến bộ tương tự ở cấp độ vi mô. Chẳng hạn, bằng cách làm sáng tỏ nhiệt
động lực học của các động cơ sinh học như kinesin, có thể một ngày nào đó nền y
khoa sẽ chuyển biến từ cách xử lí vấn đề tương đối bừa bãi thành một môn học
mang tính công nghệ trong đó các động cơ sinh học như protein được sửa lại và
thậm chí được điều chế để đảm nhận chức năng một cách xác thực và hiệu quả hơn.
Thật vậy, có lẽ vấn đề khoa học lớn nhất là làm thế nào mà sự sống dựa trên những
động cơ vi mô này, với sự nhạy cảm của chúng với các thăng giáng năng lượng, lại
khởi động được ở vị trí đầu tiên.
Nền nhiệt động lực học mới cũng cần thiết cho công nghệ nano. Phần nhiều
trích dẫn nguồn gốc về lĩnh vực này trong thập niên 1990 đã bỏ qua thực tế là các
động cơ nano, như protein, được cấp nguồn bởi năng lượng thuộc cấp độ vi mô. Vì
thế, nền khoa học của các động cơ nano không thể tách rời khỏi nền nhiệt động lực
học của các động cơ vi mô. Cho đến nay, thậm chí bỏ qua trong tích tắc những khác
biệt huyền ảo giữa cấp độ vĩ mô và vi mô, và giữa sự định nghĩa cân bằng và không
cân bằng, thì vẫn có một giới hạn sau cùng của nhiệt động lực học thế kỉ 19 có khả
năng còn đáng kể hơn nữa.

© hiepkhachquay Trang 10/12


Nhiệt động lực học của Kelvin xây dựng trên sự đơn giản hóa triệt để của
nhà vật lí: đó là hệ cô lập. Do đó, các nguyên lí của nhiệt động lực học vĩ mô chỉ áp
dụng cho các hệ tách rời khỏi môi trường của chúng, ví dụ như xilanh bên trong
động cơ hơi nước cách li với sự biến thiên nhiệt độ và áp suất của thế giới bên ngoài.
Các động cơ protein tuyệt đối không hoàn toàn cô lập. Các thí nghiệm thực
hiện từ trước đến nay đã nghiên cứu các protein đơn lẻ bị kéo ra khỏi tế bào và cung
cấp phân tử ATP “bằng tay” để cho chúng năng lượng. Tuy nhiên, trong cơ cấu tự
nhiên của chúng, các động cơ của sự sống chỉ là những bộ phận của một mạng chức
năng phức tạp giữ tế bào ở thể sống. Thách thức lớn tiếp theo, do đó, là đưa sự hiểu
biết của chúng ta về các động cơ sống cô lập trở lại thế giới thực tại của các tế bào,
nó sẽ yêu cầu một bước chuyển khác của nền khoa học về năng lượng.
Nhiệt động lực học của Kelvin là một cuộc cách mạng vì nó nhận ra tầm
quan trọng phổ biến của sự chuyển hóa năng lượng. Các nguyên lí của nó về năng
lượng và entropy mang lại cho các nhà vật lí một phương pháp mô tả sự tương tác
của năng lượng và vật chất. Nhưng thực tế nó chỉ mới xử lí các trạng thái gần cân
bằng và các hệ vĩ mô, cô lập có nghĩa là nhiệt động lực học của Kelvin đơn thuần là
một cú đánh vào một thuyết thật sự của mọi thứ. Ngày nay, một thế kỉ sau khi
Kelvim qua đời, biên giới của nhiệt động lực học đặt ngay trong địa hạt của các hệ
vi mô, không cân bằng.
Các nhà khoa học vẫn chỉ mới cảm thấy con đường đi của họ trong thế giới
mới của động cơ vi mô. Nhưng việc tìm hiểu làm thế nào những động cơ như thế
hoạt động, và chúng tương tác như thế nào để cấp nguồn cho nền công nghiệp nano
và sinh học, sẽ đẩy nhiệt động lực học thời Victoria tiến gần hơn đáng kể tới một lí
thuyết hoàn chỉnh của năng lượng và vật chất. Và khi chúng ta hiểu cách thức năng
lượng chuyển hóa trong mọi quá trình – từ cấp nguồn cho đầu máy hơi nước tới cấp
nguồn cho tế bào – thì có lẽ chúng ta sẽ tiến gần hơn tới một lí thuyết thật sự của
mọi thứ và là một lí thuyết có lẽ còn thâm thúy hơn cả không-thời gian 11 chiều.
Kelvin và nền nhiệt động lực học mới
• William Thomson (sau này là huân tước Kelvin), người mất cách đây
100 năm vào ngày 17/12/1907, là một trong những nhà tiên phong của
nền khoa học về năng lượng: nhiệt động lực học.
• Bằng cách mô tả cách thức năng lượng chuyển hóa thành các dạng khác
trong những hệ vĩ mô, các nguyên lí nhiệt động lực học chính là chìa
khóa dẫn tới thành công của cuộc cách mạng công nghiệp.
• Các nhà vật lí hiện đang vật lộn với nền nhiệt động lực học không cân
bằng ở cấp độ vi mô, trong đó các thăng giáng ngẫu nhiên do chuyển
động Brown thống trị.
• Những động cơ vi mô phức tạp nhất là protein và những phân tử sinh
học khác cấp nguồn cho chính bản thân sự sống.
• Những tiến bộ trong ngành hiển vi học và bẫy laser đang cho phép các
nhà nghiên cứu tiến tới một cuộc cách mạng nhiệt động lực học lần thứ
hai diễn đạt theo ngôn ngữ của công nghệ sinh học và công nghệ nano
chứ không phải than đá và hơi nước.

© hiepkhachquay Trang 11/12


Đọc thêm về Kelvin và nền nhiệt động lực học mới
P Atkins 2007 Four Laws That Power the Universe (Oxford University Press)
V Balzani et al. 2004 Molecular devices and machines Physics World November pp39–42
P Coveney and R Highfield 1992 The Arrow of Time (Flamingo, London)
M Kurzynski 2005 The Thermodynamic Machinery of Life (Springer, Berlin)
D Lindley 2004 Degrees Kelvin (Henry Joseph, Washington, DC)
J F Marko and S Cocco 2003 The micromechanics of DNA Physics World March pp37–41
M McCartney 2002 William Thomson: king of Victorian physics Physics World December pp25–29

Tác giả Mark Haw hiện làm việc tại Khoa Hóa học và Công nghệ Môi trường, đại
học Nottingham, Anh. Ông là tác giả của quyển sách Middle World: The Restless
Heart of Matter and Life (2007, Macmillan).
hiepkhachquay dịch
Nguyên bản: The industry of life
(tạp chí Physics World, số tháng 11/2007)
An Minh, ngày 06/11/2007, 9:56:47 PM

Tài liệu download tại http://www.thuvienvatly.com


hoặc http://home.1asphost.com/manhan101/

© hiepkhachquay Trang 12/12


NĂNG LƯỢNG TỐI: BÍ ẨN CÒN PHÍA TRƯỚC
Eric Linder, Saul Perlmutter
Một chục năm sau khi các nhà thiên văn vật lí phát hiện ra sự dãn nở của vũ
trụ đang gia tốc, ngày càng có nhiều phép đo mang lại cho chúng ta một vài manh
mối về bản chất của năng lượng tối đã điều khiển nó. Nhưng, như Eric Linder và
Saul Perlmutter mô tả, những tiến bộ trong kĩ thuật quan trắc hứa hẹn sẽ soi ánh
sáng lên nền vật lí mang tính cách mạng này trong thập niên trước mắt.
Một thập niên trước, vũ trụ đã được chẩn đoán với một chứng bệnh khốc
liệt – có khả năng còn ở vào giai đoạn cuối – về “năng lượng tối”. Dựa trên các
quan trắc về sao siêu mới ở rất xa, vào đầu năm 1998, hai đội nhà thiên văn vật lí đã
công bố kết luận lạ lùng rằng sự dãn nở của vũ trụ thật ra là đang gia tốc – và không
bị chậm lại dưới sự ảnh hưởng của lực hấp dẫn như người ta mong đợi. Công bố đó
hầu như nằm ngoài niềm tin: để giải thích cho sự gia tốc, khoảng 75% thành phần
khối lượng-năng lượng của vũ trụ phải cấu thành từ một số chất đẩy hấp dẫn huyền
bí từ trước đến nay chưa ai từng nhìn thấy. Chất này, chất sẽ quyết định số phận của
vũ trụ, được đặt tên là năng lượng tối.

Vũ trụ không chỉ dãn nở, mà còn dãn nở với tốc độ ngày càng nhanh.
Giống như một người đương đầu với việc chẩn đoán một căn bệnh đe dọa
tính mạng, cộng đồng khoa học đã tiến triển qua năm giai đoạn phản ứng với việc
khám phá ra năng lượng tối: phủ nhận, giận dữ, mặc cả, suy sụp tinh thần và chấp
nhận. Nhờ một số quan sát độc lập, ngày nay chúng ta biết nhiều về giai đoạn thứ
nhất ở trên.

© hiepkhachquay 1
Đầu tiên, những phép đo nền vi sóng vũ trụ - bể bức xạ vi sóng còn lại từ
thời Big Bang – thực hiện hồi năm 2000 bởi các thí nghiệm khí cầu Boomerang và
MAXIMA, và hồi năm 2003 bởi thí nghiệm WMAP, đã độc lập nhau mang lại sự
ủng hộ cho một vũ trụ đang gia tốc. Bằng chứng thêm nữa đến từ Cuộc khảo sát
bầu trời Kĩ thuật số Sloan, hồi năm 2005 đã đo “các gợn sóng” trong sự phân bố
của các thiên hà để lại dấu vết trong các dao động âm của plasma nguyên thủy
360.000 năm sau Big Bang khi vũ trụ đã đủ lạnh để cho vật chất và bức xạ tách
riêng ra. Các nhà thiên văn cũng chống đỡ bằng chứng của họ cho một vũ trụ đang
gia tốc bằng nghiên cứu thấu kính hấp dẫn – cách thức ánh sáng phát ra từ những
nguồn ở xa bị bẻ cong bởi trường hấp dẫn của các cụm thiên hà khối lượng lớn ở
dọc đường. Cuối cùng, cách tiếp cận sao siêu mới nguyên thủy đã tự mở rộng và
củng cố thêm bởi việc bao gồm nhiều vật thể hơn, đo được chính xác hơn và một
phạm vi lớn hơn của lịch sử vũ trụ, với sự hỗ trợ của các kính thiên văn trên mặt đất
và Kính thiên văn vũ trụ Hubble (xem hình).

Khám phá năng lượng tối được làm cho có thể thực hiện được nhờ thực tế đáng chú ý là độ sáng
định cỡ của sao siêu mới loại Ia – sao đang bùng nổ - là như nhau cho dù nó ở cách bao xa đi nữa.
Do đó, sao siêu mới tác dụng giống như một vật chỉ thị khoảng cách chính xác, nhờ đó cho phép
các nhà nghiên cứu tìm hiểu động lực học vũ trụ. Hình trên biểu diễn “đường cong ánh sáng” của
73 sao siêu mới – độ sáng tăng lên từ khoảng 18 ngày trước độ sáng cực đại (được định nghĩa là
ngày 0) và sau đó mờ dần đi - theo số liệu đo bởi Cuộc khảo sát sao siêu mới. Đường cong ánh
sáng giống hệt biểu hiện bởi sao siêu mới ở độ lệch đỏ cao, z > 0,589 (màu đỏ), và độ lệch đỏ kém
hơn có z < 0,589 (màu xanh).
Cùng với nhau, những quan trắc này đã đưa các nhà vũ trụ học đến một bản
mô tả vũ trụ gọi là mô hình tương thích. Theo bức tranh này, 75% khối lượng năng
lượng vũ trụ tồn tại dưới dạng một thành phần gia tốc đẩy hấp dẫn, bí ẩn, còn 25%
còn lại có tương tác hút hấp dẫn. Thật ra, đa phần trong số 25% này (khoảng 5/6)
không phải là vật chất thông thường mà là một số chất không biết nữa – gọi là vật

© hiepkhachquay 2
chất tối – hút hấp dẫn bình thường cho đến nay vẫn chưa kết hợp được với bức xạ
điện từ. Nói chung, mô hình tương thích cho thấy chúng ta chỉ hiểu được một phần
đáng xấu hổ chừng 4% thành phần của vũ trụ của chúng ta.
Đối mặt với số liệu
Cuối năm 2003, việc phủ nhận sự gia tốc vũ trụ không còn là một sự lựa
chọn nữa. Tuy nhiên, vào lúc đó, sự thất vọng hoặc giận dữ mới bắt đầu dâng lên.
Giống hệt như một người bệnh kêu gào lên “tại sao lại là tôi, tại sao lại là lúc này ?”,
nên các nhà vật lí thật sự muốn tìm hiểu xem tại sao vũ trụ lại đang gia tốc chứ, và
nhất là tại sao nó lại gia tốc vào lúc này. Đây là do các quan sát sao siêu mới không
thể cho chúng ta biết sao siêu mới là cái gì, thì tác dụng của nó lên việc xé toạc vũ
trụ ra giống một cách trêu ngươi với cái mà người ta mong đợi nếu như vũ trụ thấm
nhuần một hằng số vũ trụ lâu nay bị bỏ rơi của Einstein.
Ngay sau khi Einstein công khai lí thuyết tương đối rộng của ông vào năm
1915 – lí thuyết mô tả động lực học của vũ trụ và sự tiến hóa của vật chất và năng
lượng bên trong nó – ông đã đưa một hằng số vào trong các phương trình của mình
để trung hòa lực hút hấp dẫn của vật chất thông thường. Ông làm điều này vì ông
muốn lí thuyết mới của mình phù hợp với niềm tin lúc ấy rằng vũ trụ là tĩnh tại.
Nhưng khi ấy, vào năm 1929, Edwin Hubble chỉ ra rằng vũ trụ đang dãn nở,
Einstein buộc phải đưa ra hằng số vũ trụ ra khỏi lí thuyết trở lại. Tuy nhiên, kể từ đó
thì khả năng có năng lượng đẩy hấp dẫn vẫn còn tiềm ẩn trong lí thuyết của Einstein.
Thật kịch tính, mặc dù “hằng số vũ trụ” rốt cuộc là một nguồn gây ra sự thất
vọng não nề đối với các nhà vật lí, nhưng nó cũng được tiên đoán bởi nền vật lí của
những đối tượng rất nhỏ: cơ học lượng tử. Lí thuyết trường lượng tử tiên đoán rằng
ngay cả không gian trống rỗng cũng có mật độ năng lượng do sự sinh và hủy tự phát
của các hạt sơ cấp. Tuy nhiên, trên cơ sở các hạt mà chúng ta đã biết là tồn tại, thì
mật độ năng lượng chân không theo cơ học lượng tử sẽ lớn đến mức gây lúng túng
gấp 10120 lần so với giá trị cần thiết để giải thích cho sự gia tốc vũ trụ.
Ngoài câu hỏi hóc búa xem có một ứng cử viên tự nhiên nào như thế cho
năng lượng tối vào 120 bậc độ lớn là quá lớn, thì sự gia tốc vũ trụ hình như chỉ mới
bắt đầu gần đây trong lịch sử vũ trụ. Có lẽ hằng số vũ trụ đã vượt quá tác dụng hấp
dẫn của vật chất tại mọi thời điểm trong 13,7 tỉ năm qua, trong thời gian đó vũ trụ
đã dãn nở lên gấp 1028 hay ngần ấy lần. Cho đến nay nó chỉ đóng góp hai bậc của
hai lần dãn nở gần đây – giống như tỉ lệ so le 2 trong 1028 ! Những điều vô lí này
hình như đơn thuần sắp đặt để làm cho các nhà khoa học điên dại, hay cho một lời
giải thích kiểu con người trong đó các định luật của tự nhiên vì lí do gì đó liên kết
với sự có mặt của chúng ta.
Các nhà vật lí chống lại sự giận dữ với việc mặc cả rằng có lẽ chúng ta
không phải đối phó với một hằng số vũ trụ thật sự mà là một trường lượng tử biến
thiên điều chỉnh mật độ năng lượng của chân không như thể vũ trụ dãn nở. Cách lí
giải này cũng gợi đến sự lạm phát – giai đoạn tức thời sau Big Bang trong đó vũ trụ
dãn nở thêm khoảng có lẽ chừng 1026 lần trong vòng chỉ 10-33 s. Có khả năng độ lớn
của hằng số vũ trụ đo được là nhỏ vì vũ trụ già nua, và có lẽ nguyên nhân tại sao sự
gia tốc xảy ra rất gần với thời hiện tại do vật chất mới trở nên thống trị bức xạ và
những cấu trúc đậm đặc khá gần đây thôi.

© hiepkhachquay 3
Từ năm 1998, các nhà lí thuyết đã nghiên cứu một phạm vi rộng những mô
hình như thế, ví dụ gồm những lí thuyết trường lượng tử mới như “thuyết nguyên tố
thứ năm” và các mở rộng của thuyết tương đối rộng (xem hình bên dưới). Tiến bộ
lớn đã được thực hiện trong việc sàng lọc ngôi vườn mô hình, nhưng vẫn còn đó
một lùm cây um tùm. Khó khăn trong việc lựa chọn trong số nhiều đề xuất cho năng
lượng tối – cùng với thực tế là đa số phép đo chúng ta có thể tiến hành thử và tìm
hiểu tính chất của nó dựa trên nền thiên văn vật lí phức tạp của các vật thể xa xôi –
đã mang một bộ phận cộng đồng vào giai đoạn chán nản.

Năng lượng tối – chất chưa rõ đang làm cho sự dãn nở của vũ trụ tăng tốc – có thể do những dao
động lượng tử của chân không, chúng có thể được xem là “tính co dãn” của không gian trống rỗng.
Việc tìm hiểu trường lượng tử là tĩnh tại hay biến thiên theo thời gian sẽ mang lại cho chúng ta
những manh mối quan trọng về nguồn gốc của năng lượng tối. Hằng số vũ trụ của Einstein, với nó
các số liệu hiện nay là tương thích, giống như một trường của các lò xo giống hệt nhau không thay
đổi theo thời gian (hình chèn phía trên), còn “thuyết nguyên tố thứ năm” thì giống như trường biến
thiên trong không gian và thời gian (hình chèn vào phía dưới).
Tuy nhiên, những tiến bộ đạt được trong vài năm vừa qua cho thấy có thể sẽ
có ánh sáng ở cuối đường hầm. Một sự phối hợp của các thí nghiệm thế hệ kế tiếp,
lí thuyết và chương trình máy tính sẽ sớm đưa các nhà nghiên cứu vào giai đoạn
chấp nhận, và phấn khởi hơn nữa là sự hiểu biết và đánh giá đúng bản chất của vũ
trụ đang gia tốc của chúng ta
Học cách đi
Trong 10 năm kể từ khi phát hiện ra sự gia tốc vũ trụ, các nhà vật lí đã học
được cơ sở của cách đi và nói. Phần nhiều trong số này là xác định “phương trình
trạng thái” cho năng lượng tối. Einstein đã chỉ ra rằng ngoài khối lượng, mọi dạng
năng lượng đều đóng góp cho hấp dẫn. Đặc biệt, thuyết tương đối rộng tiên đoán
rằng cường độ của lực hút hấp dẫn bị chi phối bởi sự kết hợp nhất định của mật độ
năng lượng, ρ, và áp suất p, dưới dạng: ρ + 3p. Tuy nhiên, nếu áp suất là âm (như

© hiepkhachquay 4
khi hai vật phân cách nhau bằng các lò xo cuộn lại chẳng hạn), sự kết hợp này có
thể có giá trị nhỏ hơn không, như vậy đã chuyển hấp dẫn từ lực hút thành lực đẩy.
Vì thế, các nhà vật lí thường định nghĩa phương trình trạng thái dưới dạng
w = p/ρ, trong đó w nhỏ hơn – 1/3 để gây ra sự gia tốc vũ trụ. Hằng số vũ trụ
Einstein tương ứng với w = - 1, vì tình huống trong đó áp suất bằng và đối với mật
độ năng lượng là cách duy nhất để thu được mật độ năng lượng độc nhất không thay
đổi trong không gian và thời gian, như Einstein vẫn nghĩ. Nhưng trong nỗ lực tìm
hiểu bản chất và nguồn gốc của năng lượng tối, các nhà nghiên cứu đã tiến xa khỏi
những phương trình trạng thái đơn giản nhất này và nghiên cứu những giá trị khác
của w và nhất là hiện nay đang tìm cách hiểu các tính chất của năng lượng tối là
hàm của thời gian, w(t).
Nhờ những dữ liệu thu thập qua những quan sát trên mặt đất và trên không
gian trong một thập niên vừa qua, chúng ta biết rằng w đạt mức trung bình trong 7 tỉ
năm vừa qua – từ khi vũ trụ có phân nửa kích thước hiện nay của nó – trong vòng
10% hằng số vũ trụ Einstein, w = -1. Thời kì gia tốc có lẽ bắt đầu khoảng 5 tỉ năm
trước, trước đó năng lượng tối còn hiếm nên lực hấp dẫn thống trị và làm chậm dần
sự dãn nở của vũ trụ (tức là sự giảm tốc vũ trụ).
Hiểu biết của chúng ta về việc năng lượng tối thật ra phát sinh như thế nào và
nó có biến thiên theo thời gian hay không thì khiêm tốn hơn nhiều lắm. Ví dụ, trước
giờ mọi người chúng ta có thể kết luận rằng w không biến thiên nhiều hơn hai lần
trong 7 tỉ năm vừa qua. Thách thức hiện nay là biến sự hiểu biết của chúng ta về w
thành phép đo chính xác, với sai số cỡ 2%, và biết nó biến thiên như thế nào theo
thời gian đến độ chính xác tốt hơn 10%. Khi đó, chúng ta sẽ có nhiều chỉ dẫn hơn
về nền vật lí mới chi phối vũ trụ của chúng ta.
Một phương pháp thu được kết quả này là thu thập nhiều loại dữ liệu hơn
nữa bằng các dụng cụ khảo sát vũ trụ trực tiếp và đã biết rõ. Dễ dàng thấy việc thu
thập thêm nhiều loại dữ liệu hơn so với hiện nay chúng ta có là không đủ, chúng ta
cần phải quan sát các sao siêu mới và thiên hà nằm sâu hơn nữa trong không gian và
nhờ đó là nhìn xa hơn nữa ngược dòng thời gian. Chúng ta cũng cần phải có thể
tách biệt rõ ràng hơn nhiều so với hiện nay những tính chất đích thực của vũ trụ từ
sự không hoàn hảo trong những quan sát của chúng ta. Chẳng hạn, một sao siêu mới
có thể xuất hiện trước mắt chúng ta dưới dạng mờ tối vì nó nằm ở quá xa hoặc ánh
sáng của nó bị tán xạ bởi bụi trong thiên hà nơi nó cư trú, và thấu kính hấp dẫn là vì
sự làm lu mờ hình ảnh của kính thiên văn do bầu khí quyển của Trái Đất.
Do nhiều tính chất của năng lượng tối bị hòa lẫn với các đại lượng khác,
chẳng hạn như mật độ vật chất trong vũ trụ, nên cần thiết phải sử dụng nhiều kĩ
thuật quan trắc khác nhau. Hơn nữa, do năng lượng tối vừa ảnh hưởng trực tiếp lên
các khoảng cách vũ trụ vừa ảnh hưởng gián tiếp lên sự phát triển của các thiên hà và
các cụm thiên hà (vì thật khó cho các cụm khối lượng phát triển nếu như không gian
xung quanh chúng bị kéo nhanh ra xa nhau), nên kĩ thuật bổ sung cũng có thể giúp
trả lời những câu hỏi quan trọng về mùi vị cần thiết của nền vật lí mới. Đây có thể
là một thành phần vật lí mới, ví dụ như năng lượng trường lượng tử, cái ảnh hưởng
đến khoảng cách vũ trụ và sự phát triển thiên hà theo cách giống nhau, hay một quy
luật vật lí mới mở rộng thuyết hấp dẫn Eíntein, cái ảnh hưởng đến khoảng cách và
sự phát triển thiên hà theo kiểu khác nhau.

© hiepkhachquay 5
Nếu nhìn vào bản ghi vết tích phát hiện nền vật lí mới của các nhà thiên văn,
chúng ta có thể thấy tại sao chúng ta cần có những quan sát mới để giải quyết vấn
đề. Nan đề của thế kỉ 18 về chuyển động của các hành tinh nhóm ngoài hệ Mặt Trời
đã được giải quyết bằng cách thêm một thành phần vật chất mới – đó là Hải Vương
tinh, phát hiện ra năm 1829. Nan đề của thế kỉ 19 về chuyển động của hành tinh
nhóm trong, Thủy tinh, mặt khác, đã đưa đến sự mở rộng thuyết hấp dẫn Newton:
thuyết tương đối rộng. Nan đề của thế kỉ 20 về chuyển động của các sao trong các
thiên hà có khả năng sẽ được giải quyết bằng việc khám phá ra một thành phần
mới – các hạt vật chất tối, mặc dù cho đến nay chúng ta chưa hề phát hiện ra chúng.
Đối với vật chất tối, hiện nay là vấn đề cấp thiết nhất trong vũ trụ học, bí ẩn của
thành phần mới cùng với quy luật mới chỉ có thể kết luận thông qua những những
thí nghiệm được lên kế hoạch cẩn thận.
Chuyển hướng sang vũ trụ sơ khai
Có bốn kĩ thuật thực nghiệm chủ yếu sẽ cho phép chúng ta soi ánh sáng lên
bí ẩn của năng lượng tối. Đầu tiên là tìm những gợn sóng trong sự phân bố của các
thiên hà, chúng phát ra trong những dao động âm học của vật chất baryon tính (tức
là vật chất thông thường) khi nó liên kết với bức xạ nền vũ trụ trước khi vật chất và
bức xạ tách riêng ra. Giống như những chiếc lá (baryon) trôi nổi trên mặt hồ (bức xạ
nền), các gợn sóng trong nước được nhận ra ở hình ảnh những chiếc lá. Vì chúng ta
chỉ có thể đo bước sóng của những gợn sóng từ hình mẫu dao động nhiệt độ trong
nền vi sóng vũ trụ, nên chúng ta có thể so sánh chúng với những quan sát về hình
mẫu thiên hà trên bầu trời để xác định khoảng cách đến những thiên hà này.

Vệ tinh Planck là một trong số vài dự án mới sẽ soi ánh sáng lên năng lượng tối
bằng việc nghiên cứu nền vi sóng vũ trụ.
Do chỉ có 1/6 toàn bộ vật chất là có baryon tính, trong khi phần còn lại ở
trong dạng thức có phần tối hút hấp dẫn nhưng không cặp đôi với ánh sáng (giống
như đá ở trong hồ không bị ảnh hưởng bởi chuyển động của nước), nên hình ảnh
dao động baryon tính huyền ảo hơn nhiều so với các thăng giáng nhiệt độ chúng ta

© hiepkhachquay 6
nhìn thấy ngay trong nền vi sóng bằng các thiết bị khảo sát như WMAP. Tuy nhiên,
năm 2005, Cuộc khảo sát bầu trời kĩ thuật số Sloan, tiến hành trên dữ liệu thu thập
bởi một chiếc kính thiên văn 2,5 m đặt ở New Mexico nhìn ngược trở lại 4 tỉ năm,
đã phát hiện ra các gợn sóng baryon yếu. Thật vậy, như đã nói ở phần đầu, thực tế
hình ảnh thiên hà phù hợp với mô hình tương thích ủng hộ cho khám phá ra vũ trụ
đang gia tốc.
Để cải tiến độ chính xác của những phép đo, bây giờ chúng ta cần mở rộng
những khảo sát thiên hà như thế đến thể tích lớn hơn nhiều. Bắt đầu vào năm 2009,
Cuộc khảo sát bầu trời dao động baryon được lên lịch trình bắt đầu khảo sát một
phần tư bầu trời đến độ lệch đỏ z = 0,8, khi vũ trụ ở phân nửa tuổi của nó hiện nay,
cũng như một lát mỏng bầu trời ở khoảng z = 2,5 khi nó ở vào 1/6 tuổi của nó hiện
nay. (Độ lệch đỏ là do sự trải ra của ánh sáng khi vũ trụ dãn nở và nhờ đó mang lại
một số đo khoảng cách: z = (λobs – λ0)/λ0, trong đó λobs là bước sóng của ánh sáng
phát hiện và λ0 là bước sóng của ánh sáng khi nó phát ra) Thí nghiệm Kính thiên văn
năng lượng tối Hobby—Eberly (HETDEX) theo kế hoạch bắt đầu quan sát vào năm
2010, sẽ tập trung vào lát mỏng thứ hai này một cách chi tiết hơn.
Phương pháp dao động - âm học – baryon chủ yếu nhạy với mật độ vật chất
của vũ trụ. Đây là vì những phép đo như thế cần một sự so sánh giữa kích thước
quan sát thấy của những gợn sóng âm học với kích thước mong đợi từ nền vi sóng
vũ trụ, chúng phát ra trong thời kì khi mà sức hút hấp dẫn từ phía vật chất phải
chiếm ưu thế so với sức đẩy hấp dẫn từ năng lượng tối. Tuy nhiên, khi kết hợp với
những quan sát sao siêu mới, điều này giữ vai trò quan trọng trong việc tách mật độ
vật chất khỏi các tính chất năng lượng tối.
Kĩ thuật thứ hai xử lí năng lượng tối là nghiên cứu chính nền vi sóng vũ trụ.
Nhiệt độ và quy mô không gian của các chấm nóng và lạnh trong biển bức xạ điện
từ này mang lại một công cụ thăm dò tráng lệ của vũ trụ nguyên thủy chừng
360.000 năm sau Big Bang. Vì vũ trụ sơ khai phải bị vật chất thống trị, với một ít
năng lượng tối, nên nền vi sóng phản ánh tương đối ít trực tiếp về tính chất của
năng lượng tối. Nhưng, giống như dao động âm học baryon tính, nó giữ một vai trò
quan trọng trong việc tách riêng ra vai trò của mật độ vật chất.
Ngoài những dữ liệu đang triển khai từ WMAP và những thí nghiệm trên
mặt đất, một thế hệ mới của các thí nghiệm nền vi sóng vũ trụ, như Clover, EBEX,
PolarBear, QUIET và Spider – sẽ xây dựng tại sa mạc cao Amataca ở Chile hoặc
bay trên khí cầu – được mong đợi mang lại dữ liệu từ năm 2008 đến 2010. Những q
này – không tính đến dữ liệu từ vệ tinh Planck, sẽ được phóng lên trong năm 2008 –
sẽ cho phép chúng ta đo sự phân cực của bức xạ vi sóng vũ trụ và có lẽ cho phép
chúng ta sử dụng một loại thấu kính hấp dẫn yếu, kĩ thuật thứ tư được trình bày ở
phần sau, để tim ra nhiều hơn về năng lượng tối.
Bức xạ vi sóng vũ trụ cũng mang lại “ánh sáng phản hồi” để phát hiện ra các
cụm thiên hà qua “cái bóng” của chúng khi các photon vi sóng tán xạ khỏi các
electron nóng bỏng trong lõi thiên hà. Được gọi là hiệu ứng Sunyaev–Zel'dovich,
một vài nhóm nghiên cứu hi vọng sử dụng được hiệu ứng này để đo kích thước của
các cụm thiên hà và do đó khoảng cách của chúng nhằm nghiên cứu năng lượng tối.
Các thí nghiệm như ACT và APEX-SZ ở Chile và Kinh thiên văn Nam Cực chỉ mới
bắt đầu hoạt động thử theo cách tiếp cận này.

© hiepkhachquay 7
Thăm lại sao siêu mới
Phương pháp trực tiếp nhất đo sự dãn nở vũ trụ giống như kĩ thuật đã được
sử dụng để phát hiện ra năng lượng tối ở giai đoạn thứ nhất: quan sát sao siêu mới
“loại Ia” ở xa. Đáng chú ý là toàn bộ những phép đo về những ngôi sao đang bùng
nổ này cho thấy chúng có cùng độ sáng chuẩn hóa bất chấp chúng xảy ra ngày hôm
qua hay 10 tỉ năm trước đây (độ sáng nội tại của chúng có thể biến thiên, nhưng một
khi tính đến thời gian cho ánh sáng của chúng đạt cực đại và mờ dần, thì độ sáng
của chúng có vẻ khá chuẩn). Như vậy, độ sáng đo được của sao siêu mới – có thể
nhìn vào chiều sâu của vũ trụ - cho chúng ta biết chúng ở cách bao xa.
Việc khám phá ra vũ trụ đang gia tốc hồi 10 năm trước là dựa trên quan sát
của vài tá sao siêu mới, nhưng kể từ đó các nhà nghiên cứu đã đo được vài trăm và
thu được một bức tranh thô của 10 tỉ năm vừa qua của sự dãn nở vũ trụ. Tiến bộ hơn
nữa trong vũ trụ học sao siêu mới yêu cầu những phép đo chính xác và chi tiết hơn
nữa về khoảng thời gian trọn vẹn này. Việc này giống như cách người ta xây dựng
bức tranh khí hậu của Trái Đất bằng cách nghiên cứu các vân cây, với các vân rộng
hướng tới một năm ấm hơn. Nhằm thu được bức tranh khí hậu rõ ràng nhất, người
ta không chỉ cần khảo sát nhiều cây hơn mà còn thu thập đủ dữ liệu từ các loại cây
khác nhau trong những môi trường khác nhau nhằm mang lại sự hiểu biết chính xác
hơn.

Sử dụng các phép đo vũ trụ học, chúng ta có thể lần theo khoảng cách tăng dần giữa các thiên hà
như một hàm của thời gian – tức là biểu đồ tiến hóa của sự dãn nở của vũ trụ ngược dòng thời
gian từ hiện tại (tại thời điểm 0 và khoảng cách đặt bằng 1) hay xuôi dòng thời gian tính từ Big
Bang (khoảng cách bằng 0). Kết hợp những kĩ thuật quan trắc khác nhau, như sao siêu mới, thấu
kính yếu và dao động baryon, cho phép các nhà thiên văn lập biểu đồ một ngưỡng rộng của lịch sử
vũ trụ và kiểm tra kết quả của phương pháp này so với phương pháp khác nhằm thu được sự hiểu
biết rõ ràng hơn về bản chất của vũ trụ đang gia tốc.

© hiepkhachquay 8
Trong tương lai trước mắt, những khảo sát ví dụ như Xưởng Sao siêu mới lân
cận sẽ nghiên cứu sao siêu mới từ đúng 1 tỉ năm gần đây nhất chi tiết một cách tài
tình, còn Panstarrs bắt đầu hoạt động trong năm 2008 ở Hawaii và Cuộc khảo sát
Năng lượng tối vào năm 2010 ở Chile sẽ khảo sát ngược dòng thời gian khoảng
chừng 7 tỉ năm, dù là kém chi tiết hơn. Tuy nhiên, sẽ khó mà phân biệt các mô hình
khác nhau cho năng lượng tối cho đến khi một thí nghiệm kết hợp được những đại
lượng tốt nhất của từng loại khảo sát: nói cách khác, đó là một sự xem xét chi tiết
cao độ từn sao siêu mới trong toàn bộ thời kì năng lượng tối ảnh hưởng đến vũ trụ.
Đối với các nguồn phát ở xa, ánh sáng bị lệch đỏ sang bước sóng hồng ngoại gần,
nên mục tiêu này yêu cầu một đài quan sát trên không gian.
Năm 1999, Thiết bị khảo sát Sao siêu mới/Gia tốc (SNAP) được đề xuất
nhằm thực hiện một sự so sánh “cây với cây” chi tiết cho chừng vài ngàn sao siêu
mới đang mở rộng trong 10 tỉ năm qua. NASA và Bộ Năng lượng Mĩ đã đồng ý tiến
hành Sứ mệnh Năng lượng tối chung, và hiện nay có thêm ít nhất là hai đề xuất nữa.
Đó là Kính thiên văn không gian Năng lượng tối (Destinv), thiết bị sẽ nghiên cứu
sao siêu mới và thấu kính yếu, và Kính thiên văn Vật lí Năng lượng tối tiên tiến
(ADEPT), sẽ nghiên cứu các dao động âm học baryon và sao siêu mới. Cả hai đều
đang cạnh tranh quỹ tài trợ với SNAP, và sứ mệnh thành công sớm nhất sẽ là vào
năm 2014.
Vũ khí cuối cùng mà chúng ta có để xử lí năng lượng tối là thấu kính hấp dẫn
yếu, bao gồm việc đo hình ảnh uốn cong ánh sáng phát ra bởi những thiên hà ở xa
do trường hấp dẫn của những sự tập trung khối lượng ví dụ như các thiên hà trên
đường truyền ánh sáng. Tưởng tượng một ai đó cầm một thấu kính giữa bạn và một
bức tường phủ một lớp giấy dán tường có hoa văn, sẽ méo hình sẽ phụ thuộc cả vào
sức mạnh của thấu kính lẫn khoảng cách từ nó đến hai mắt bạn và bức tường. Do đó,
thấu kính yếu khảo sát năng lượng tối vừa trực tiếp thông qua việc kéo căng khoảng
cách vừa gián tiếp thông qua khối lượng của các cụm thiên hà, vì sự dãn nở càng
nhanh thì càng khó cho lực hấp dẫn hút vật chất lại với nhau. Khi xem xét đồng thời,
những cuộc khảo sát lớn nhất và sâu xa nhất đảm nhận hình ảnh trong chừng mực
khoảng 1/400 của toàn bộ bầu trời, chủ yếu từ dữ liệu thu thập bởi Khảo sát Kính
thiên văn Canada-Pháp-Hawaii.
Những cuộc khảo sát chừng chục lần lớn hơn, đến những chiều sâu khác
nhau, sẽ được tiến hành trong vòng vài năm tới bởi Khảo sát Kilodegree ở Chile,
PanStarrs và Khảo sát Năng lượng tối. Kính thiên văn Khảo sát Khái quát Lớn
(LSST) mới trên mặt đất, bắt đầu vào năm 2013 hoặc muộn hơn, cũng được lên kế
hoạch khảo sát phân nửa của toàn bộ bầu trời, trong khi sứ mệnh SNAP cũng bao
hàm một khảo sát thấu kính yếu trên không gian có thể bao quát khoảng 1/10 bầu
trời sâu và với độ phân giải cao.
Những dữ liệu như thế, nhất là khi phối hợp với một khảo sát khoảng cách
thuần túy như khảo sát sao siêu mới, phải có thể mang lại những phép kiểm tra
chính xác tính chất của năng lượng tối – bao gồm việc làm sáng tỏ nghi vấn chủ yếu
xem năng lượng tối là một thành phần mới của vũ trụ hay là biểu hiện của những
quy luật mới của sự hấp dẫn. Đây là do sự bẻ cong ánh sáng chụp được bởi thấu
kính hấp dẫn yếu bị ảnh hưởng bởi cả sự gia tốc của vũ trụ lẫn cường độ hấp dẫn,
trong khi các khoảng cách sao siêu mới chỉ phụ thuộc vào sự gia tốc vũ trụ - bất
chấp nó bị chi phối bởi sự hấp dẫn mới hay một trường lượng tử mới. Chỉ bằng cách

© hiepkhachquay 9
sử dụng cả khảo sát khoảng cách như khảo sát sao siêu mới và khảo sát gia tăng như
thấu kính, chúng ta có thể tách riêng ra những ảnh hưởng này và khám phá ra nguồn
gốc vật lí thật sự của câu hỏi hết sức hóc búa của chúng ta, sự gia tốc vũ trụ.
Tương lai sáng sủa cho năng lượng tối
Trong 10 năm tới, chúng ta có thể lạc quan về những tiến bộ trong sự hiểu
biết của chúng ta về năng lượng tối. Những thí nghiệm phức tạp thế hệ tiếp theo
đang được thiết kế sẽ cải thiện đáng kể độ chính xác của những phép đo năng lượng
tối sử dụng nhiều kĩ thuật, phần nhiều trong số đó bổ sung cho nhau và do đó đưa
chúng ta gần hơn đến việc hiểu biết những tính chất của năng lượng tối. Trong thời
gian 10 năm, chúng ta phải có thể xác định phương trình trạng thái đến độ chính xác
2% và xem nó có biến thiên hơn 10% hay không trong 10 tỉ năm qua, đồng thời
cũng kiểm tra xem nền vật lí mới bao hàm một trường lượng tử mới hay một lí
thuyết hấp dẫn mới.

Một trong những khó khăn trong việc tìm hiểu nguồn gốc của năng lượng tối là bất kì kĩ thuật nào
khảo sát vũ trụ cũng phản hồi câu trả lời kết hợp các mảng thông tin khác nhau. May thay, những
kĩ thuật nhất định có thể kết hợp mang lại câu trả lời có sức mạnh hơn nhiều. Khi vẽ đồ thị phương
trình trạng thái thông số cho năng lượng tối, w, đại lượng đo lượng đẩy “phản hấp dẫn” mà nó có,
theo lượng vật chất có mặt hiện nay, ΩM, vật chất cấu thành nên phần còn lại của vũ trụ, chúng ta
có thể thấy dữ liệu hiện nay từ khảo sát sao siêu mới (dải màu xanh dương), bức xạ nền vi sóng vũ
trụ (màu cam), và dao động âm học baryon (màu xanh lá) đều cho góc khác lên bản chất của năng
lượng tối (vùng tô đậm hơn của từng màu biểu diễn độ tin cậy thời gian riêng 68% và vùng tô nhạt
hơn là độ tin cậy 95% và 99%). Khi kết hợp kết quả từ cả ba khảo sát này lại, chúng ta có thể đột
ngột chú ý vào bản chất của năng lượng tối. Kết quả này được chỉ ra bằng vùng màu đen nhỏ ở
chính giữa, cho thấy rằng năng lượng tối phù hợp với hằng số vũ trụ Einstein cho bởi w = - 1.

© hiepkhachquay 10
Với những tiến bộ như thế, chúng ta sẽ có thể chắc chắn chuyển sang giai
đoạn chấp nhận nền vật lí mới của vũ trụ đang gia tốc của chúng ta. Có lẽ chúng ta
sẽ còn nhận định rằng những câu hỏi hóc búa như tại sao năng lượng tối tồn tại và
tại sao nó tồn tại ngay lúc này có những lời giải đơn giản bộc lộ thứ gi đó tuyệt đẹp
về nền vật lí cơ sở. Nhưng chúng ta cũng không nên quên rằng lĩnh vực năng lượng
tối là rất trẻ, và có lẽ chúng ta sẽ còn có một thời kì khám phá lâu dài và đầy hào
hứng ở phía trước trước khi nó trưởng thành.
Việc tìm hiểu phương trình trạng thái cho năng lượng tối cũng có thể đột
ngột làm thay đổi sự hiểu biết của vũ trụ về số phận của vũ trụ. Ví dụ, sự tăng tốc
liên tục sẽ dẫn tới một vũ trụ ngày càng kém đậm đặc hơn và lạnh lẽo hơn, với
đường chân trời của vũ trụ nhìn thấy tiến gần đến xung quanh người quan sát và
cuối cùng để lại cho chúng ta một vũ trụ thật sự tối tăm. Nhưng sự hiểu biết tốt hơn
về năng lượng tối cũng làm phát sinh những nghi vấn sâu sắc khác.
Nếu như sự dãn nở tăng tốc thật sự là một cánh cửa mở vào những lí thuyết
hấp dẫn mới, chẳng hạn, thì nó có thể hé mở những chiều ẩn giấu của không-thời
gian hay không ? Năng lượng tối có hoàn toàn tối, tách rời với vật chất và các
trường lượng tử khác hay không ? Có thể nào phát hiện ra sự co cụm năng lượng
tối – một bổ sung cần thiết cho bất kì sự biến đổi nào của năng lượng tối theo thời
gian – hay không ? Và có hay không một sự biến đổi có liên quan trong cái chúng ta
cho là những hằng số, ví dụ như hằng số hấp dẫn Newton hay khối lượng của
electron ?
Tiếp theo câu trả lời cho những câu hỏi nan giải đó về bản chất của vũ trụ
của chúng ta đòi hỏi lí thuyết, mô phỏng và các quan sát liên tục phối hợp với nhau.
Trong cuộc truy lùng năng lượng tối, chúng ta sẽ không thể tránh khỏi và hài lòng
thu thập dữ liệu và đồng thời phát triển sự hiểu biết về vũ trụ thiên văn vật lí quen
thuộc hơn: các sao, thiên hà, cụm thiên hà, bức xạ nền vũ trụ, neutrino và những
khám phá đến nay vẫn chưa tưởng tượng ra. Con đường phía trước đang thách thức.
Nhưng các nhà vũ trụ có những ý tưởng rõ ràng trong việc thực thi những khảo sát
cải tiến nhằm tiếp tục sự tiến bộ đáng chú ý trong cuộc cách mạng vật lí của vũ trụ
đang tăng tốc.
Nghiên cứu sao siêu mới
Bằng cách đo sự dãn nở của vũ trụ sử dụng các sao đang bùng nổ - sao siêu
mới – làm vật chỉ thị khoảng cách, các nhà khoa học hi vọng trả lời được cho một
số câu hỏi cơ bản nhất của sự tồn tại, ví dụ như vũ trụ có vô hạn hay không, nó có
tiếp tục dãn nở mãi mã hay không, hay lực hấp dẫn sẽ có làm chậm sự dãn nở sao
cho vũ trụ cuối cùng sẽ bắt đầu co trở lại và sau cùng sẽ kết thúc trong một vụ “co
lại lớn” hay không. Sao siêu mới có ích về phương diện này vì chúng sáng đến mức
chúng có thể được nhìn thấy từ trên Trái Đất này, cho dù là ánh sáng của chúng đã
truyền đi 10 tỉ năm trước khi chạm tới chúng ta. Hơn nữa, có một họ sao siêu mới
nhất định – gọi là loại Ia – mà tất cả đều tỏa sáng đến giá trị cực đại như nhau trước
khi bắt đầu lu mờ đi. Vì chúng ta biết tốc độ ánh sáng, nên chúng ta có thể tính
được bao lâu trước đây những vụ nổ này xảy ra đơn giản bằng cách đo cực đại độ
sáng biểu kiến của sao siêu mới ngày nay.
Cái các nhà khoa học cần nghĩ tới là sao siêu mới với nhiều độ sáng biểu
kiến, nói cách khác, những sao này nằm ở những khoảng cách khác nhau tính từ

© hiepkhachquay 11
Trái Đất. Sao siêu mới chủ yếu phát ra ánh sáng xanh bước sóng ngắn bị kéo căng
thành những bước sóng dài hơn, đỏ hơn khi vũ trụ dãn nở. Bằng cách đo kích thước
của sự “lệch đỏ” này, người ta có thể xác định kích thước của vũ trụ khi vụ nổ xảy
ra tương đối so với kích thước của nó ngày nay. Cho dù là các nhà thiên văn Walter
Baade và Fritz Zwicky đã đề xuất hồi thập niên 1930 rằng một phép đo như thế có
thể thực hiện được, nhưng sao siêu mới ở bất kì độ lệch đỏ cho trước có nhiều độ
sáng thật sự, có nghĩa là ý tưởng đó héo mòn dần cho đến giữa thập niên 1980 khi
sao siêu mới loại Ia đồng đều hơn được nhận ra. Những tiến bộ trong kĩ thuật tính
toán và công nghệ camera cũng giúp làm tái sinh cách tiếp cận này: những camera
mới nhất không chỉ nhạy hơn nhiều so với các tấm phim chụp, mà còn là kĩ thuật số,
nghĩa là hình ảnh của chúng có thể dễ dàng phân tích bằng máy tính. Đặc biệt,
người ta có thể tìm kiếm sao siêu mới bằng cách quét qua các thiên hà trong một
đêm.

Sao siêu mới, ví dụ như các sao này chụp bởi Kính thiên văn vũ trụ Hubble, sáng như các thiên hà
và được rộng rãi để đo mức độ nhanh mà vũ trụ đang dãn nở.
Dẫu vậy, vấn đề không được sáng tỏ mãi cho đến cuối thập niên 1980 thì sao
siêu mới rất xa mới được tìm thấy và nghiên cứu khi tiến hành tìm kiếm sao siêu
mới. Thật vậy, một đội nhà thiên văn ở Đan Mạch, đứng đầu là Hans Nørgaard-
Nielsen, đã tiến hành một cuộc truy lùng khổng lồ tìm sao siêu mới từ năm 1986
đến 1988 mang lại chỉ một sao siêu mới loại Ia xa xôi; tệ hơn nữa, nó đã ở vào giai
đoạn lu mờ, độ sáng cực đại của nó đã qua.
Một thập niên nỗ lực là cần thiết để làm rạn ra vấn đề, bao gồm những kĩ
thuật mới tìm kiếm và nghiên cứu toàn bộ các nhánh của sao siêu mới loại Ia trước
khi chúng đạt đến độ sáng cực đại của chúng. Trong các thuyết trình tại các hội nghị
khoa học vào đầu năm 1998 và qua những bài báo công bố vào cuối năm đó, hai đội
nghiên cứu – đội Tìm kiếm Sao siêu mới Z cao đứng đầu là Brian Schmidt đến từ
trường đại học quốc gia Australia và Dự án Vũ trụ học Sao siêu mới đứng đầu là
một trong hai tác giả của bài viết này (SP) – đã đưa ra những kết quả rất bất ngờ.
Mặc dù họ đã cố gắng đo mức độ sự dãn nở vũ trụ chậm dần, nhưng cả hai đội
nghiên cứu đều tìm thấy sự dãn nở vũ trụ đang nhanh lên. Để thấy sao siêu mới bị
lệch đỏ một lượng nhất định, cả hai đội đều thấy cần phải nhìn vào những sao siêu
mới mờ nhạt hơn và ở xa hơn so với mong đợi. Nói cách khác, vũ trụ hiện nay đang
dãn nở nhanh hơn so với trong quá khứ.

© hiepkhachquay 12
Hiện nay, đã một thập niên trôi qua, các nhà khoa học vẫn không có ý kiến
tại sao sự dãn nở vũ trụ lại đang tăng tốc. Có lẽ nó là một dấu hiệu cho thấy thuyết
tương đối rộng của Einstein sẽ phải được xét lại. Nhưng nếu sự gia tốc là do cái gọi
là năng lượng tối, thì chúng ta còn lại một vấn đề khó khăn không kém – cụ thể là
gần như ba phần tư vật chất trong vũ trụ cấu thành từ thứ mà chúng ta chẳng biết gì
cả.
Năng lượng tối
• Phát hiện ra 10 năm trước đây từ những quan sát sao siêu mới do hai
đội quốc tế độc lập thực hiện, sự gia tốc vũ trụ là một trong những
khám phá nổi bật nhất trong vũ trụ học.
• Động lực chi phối sự tăng tốc vũ trụ thường được gán cho “năng
lượng tối” – một chất không biết, đẩy hấp dẫn và cấu thành đến 75%
thành phần khối lượng-năng lượng của vũ trụ.
• Dữ liệu hiện nay cho thấy năng lượng tối có thể là một số loại “hằng
số vũ trụ”, do Einstein đề xuất lần đầu tiên vào năm 1917 và có một
cách giải thích cơ lượng tử là năng lượng chân không.
• Nghi vấn chủ yếu mà các nhà nghiên cứu ngày nay đối mặt là năng
lượng thật sự là một hằng số vũ trụ hay một thứ gì đó khác còn lạ
lùng hơn. Giải quyết bài toán này bao gồm việc đo phương trình
thông số trạng thái, w, chính xác hơn nhiều nữa.
• Những phép đo chính xác hơn của sao siêu mới, các dao động âm học
baryon tính, nền vi sóng vũ trụ và thấu kính hấp dẫn yếu sẽ giúp trả
lời câu hỏi này trong thập niên tới.
• Năng lượng tối cuối cùng có thể để lại cho vũ trụ của chúng ta toàn
bộ sự tối tăm bởi việc làm cho các vật thể lùi xa khỏi Trái Đất ngày
càng nhanh hơn nữa cho đến khi chùng mờ khuất tầm nhìn.
Đọc thêm về năng lượng tối

R R Caldwell 2004 Dark energy Physics World May pp37–42


R R Caldwell and P J Steinhardt 2000 Quintessence Physics World November pp31—37
E V Linder 2007 Resource letter on dark energy and the accelerating universe
arXiv:0705.4102v1 Am. J. Phys. at press
S Perlmutter 2003 Supernovae, dark energy, and the accelerating universe Physics Today
April pp53–60
A G Riess and M S Turner 2004 From slowdown to speedup Sci. Am. 290 62–67
Hấp dẫn và vũ trụ đang gia tốc:
www.teachersdomain.org/resources/phy03/sci/ess/eiu/expand
Universe Adventure: UniverseAdventure.org

Tác giả: Eric Linde và Saul Perlmutter hiện đang làm việc tại trường đại
học California ở Berkeley, Mĩ.
Nguyên bản: Dark energy: the decade ahead (Physics World, tháng 12/2007)
hiepkhachquay dịch
An Minh, ngày 05/12/2007, 21:29:15

© hiepkhachquay 13
MỘT TƯƠNG LAI ĐEN TỐI CHO VŨ TRỤ HỌC
Lawrence M Krauss
Cho dù với nhiều quan sát đã được lên kế hoạch trong thập niên tới, nhưng
có một sự may rủi thật sự chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được bản chất đích thực
của năng lượng tối, như Lawrence M Krauss trình bày sau đây.
Khám phá hồi 10 trước đây rằng sự dãn nở vũ trụ đang tăng tốc, ngụ ý rằng
đa phần vũ trụ cấu thành từ một chất đẩy hấp dẫn gọi là năng lượng tối, là một trong
những quan sát nổi bật nhất trong lĩnh vực vũ trụ học. Một vài nhà lí thuyết của
chúng ta hồi vài ba năm trước đây đã thật sự tranh cãi rằng một thứ gì đó giống như
năng lượng tối phải tồn tại – nguyên do là một chất như thế có thể giải quyết sự mâu
thuẫn, ví dụ, trong những phép đo của sự tổng hợp hạt nhân Big Bang và tuổi của
vũ trụ. Nhưng quan sát trực tiếp của sự gia tốc vũ trụ thông qua những phép đo sao
siêu mới ở xa chứng minh cho toàn bộ cộng đồng rằng hiểu biết của chúng ta về sự
tiến hóa của vũ trụ cần phải đại tu lại.

Các phép đo có lẽ không bao giờ tiết lộ vật chất tối có thể giải thích
được hay không bằng một hằng số vũ trụ.
Chúng ta không hề có bất cứ lời giải thích nào cho mật độ đo được của năng
lượng tối dựa trên các lí thuyết cơ sở của chúng ta về vật lí hạt cơ bản. Vì những
điều kiện ban đầu của vũ trụ có lẽ được xác định bởi những quy luật cơ sở như thế,
nên việc tìm hiểu xem năng lượng tối là cái gì chắc chắn sẽ buộc chúng ta phải nghi
vấn sự hiểu biết của mình về những thời khắc sớm nhất của Big Bang. Đây là
nguyên nhân vì sao người ta lại quá hào hứng với việc cố gắng và giải quyết bí ẩn
của nguồn gốc lẫn bản chất của loại năng lượng kì lạ này, thứ năng lượng hình như
thấm đẫm không gian trống rỗng.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ rất có khả năng những quan sát tương lai – bị hạn
chế bởi cả sai số thực nghiệm và thiếu sự chỉ dẫn lí thuyết về thứ tìm kiếm – sẽ rọi
chút ít ánh sáng mới lên những nghi vấn hết sức quan trọng này. Thay vì vậy, có lẽ
chúng ta cần những ý tưởng lí thuyết mới để giải quyết bản chất của năng lượng tối,
và chúng thường khí xuất hiện hơn những quan sát mới.

© hiepkhachquay 14
Sự tiên đoán ngược đời
Mặc dù chúng ta không có một lí thuyết cho phép mình tiên đoán giá trị quan
sát được của mật độ của năng lượng tối, nhưng chúng ta thật sự có một ứng cử viên
tiềm năng cho nguồn gốc của nó: hằng số vũ trụ học. Do Einstein đề xuất vào năm
1917 là một thuật ngữ bổ sung trong những phương trình thuyết tương đối rộng của
ông làm cho vũ trụ có thể tĩnh tại và vĩnh hằng (một sự khôn ngoan thịnh hành thời
đó), hằng số vũ trụ là một loại “phản hấp dẫn” tràn ngập toàn bộ không gian.
Tuy nhiên, kể từ thập niên 1960, một thuật ngữ hằng số như thế đã có trụ cột
lí thuyết khác. Cơ học lượng tử, cùng với thuyết tương đối, ngụ ý rằng không gian
trống rỗng tràn đầy một mẻ hoang dại các hạt ảo tạt đến và biến mất nhanh đến mức
chúng ta không thể trực tiếp phát hiện ra chúng được. Tuy nhiên, những hạt này để
lại vết tích có thể đo được lên mọi thứ từ khoảng cách giữa các mức năng lượng
nguyên tử cho đến lực Casimir đẩy các tấm kim loại mang lại rất gần nhau.
Người ta có thể trông đợi những hạt ảo này đóng góp năng lượng cho không
gian trống rỗng, thu được dạng thức giống hệt hằng số vũ trụ nguyên bản của
Einstein đã đưa đến lực đẩy vũ trụ và do đó là một vũ trụ đang gia tốc. Dạng “năng
lượng chân không” này có tính đẩy hấp dẫn vì nó có áp suất âm bằng và ngược dấu
độ lớn với mật độ năng lượng của nó. Nói cách khác, tỉ số áp suất trên mật độ năng
lượng – gọi là “phương trình trạng thái” thông số, w – có giá trị - 1.
Một sự giải thích cơ bản, vi mô như thế cho năng lượng tối đúng là cái các
nhà vũ trụ học đang tìm kiếm. Nhưng có một cái bẫy gài lớn: khi chúng ta nỗ lực
ước tính độ lớn của năng lượng chân không dựa trên sự hiểu biết hiện nay của
chúng ta về vật lí hạt cơ bản, chúng ta thu được một giá trị lớn hơn 120 bậc so với
giá trị đo được! Điều này có nghĩa là nếu như năng lượng tối tương ứng với một
hằng số vũ trụ phát sinh từ năng lượng chân không khác không, thì có cái gì đó về
cơ bản là sai lầm với sự hiểu biết của chúng ta về nền vật lí hạt. Mặt khác, nguồn
năng lượng tối có lẽ chỉ nhạy lại hằng số vũ trụ ở thời hiện tại, và có lẽ nó là một cái
gì đó phức tạp hơn là biến thiên như một hàm của thời gian. Thật vậy, có thể một
nguồn năng lượng tối như thế sẽ biến mất hoàn toàn vào một lúc nào đó trong tương
lai, điều đó có thể ngụ ý rằng năng lượng chân không cơ bản của tự nhiên chính xác
là bằng không. Khi đó, chúng ta có thể hiểu một giá trị như thế, có lẽ, là do một số
đối xứng mới của tự nhiên triệt tiêu chính xác hết đóng góp của tất cả các hạt ảo.
Nhưng vấn đề là ở chỗ đó. Cách duy nhất chúng ta có thể xác định từ các
quan sát rằng năng lượng tối không phải là một hằng số vũ trụ là bằng cách nào đó
đo phương trình trạng thái thông số, w, của nó, và tìm thấy nó không, hay đã từng
không, bằng – 1. Nếu giá trị đo được không thể phân biệt với – 1 trong sai số thực
nghiệm, thì chúng ta không biết điều gì hết vì năng lượng tối có thể là một hằng số
vũ trụ hay một thứ gì khác kém kì lạ hơn (hoặc kì lạ hơn) hành xử rất giống với nó.
Những thách thức quan sát trong việc phân biệt giữa những kịch bản này đang hết
sức thoái chí.
Thách thức quan sát
Dữ liệu hiện có cho thấy – 1,2 < w < - 0,8, w rất gần với giá trị hằng số vũ trụ
- 1. Nhưng vì không hề có thứ lí thuyết nào chỉ dẫn chúng ta biết w hóa ra có không
bằng -1 hay không, hoặc là hiện nay hoặc là sớm hơn trong lịch sử vũ trụ, chúng ta

© hiepkhachquay 15
buộc phải cho phép khả năng w biến thiên tùy tiện theo thời gian. Khi sai số lí
thuyết này kết hợp với sai số hệ thống khả dĩ của quan sát – ví dụ do những khó
khăn trong việc xác định độ sáng tuyệt đối của sao siêu mới – sẽ thật khó nói
phương trình trạng thái của năng lượng tối có thật sự bị lệch khỏi -1 hay không vào
bất cứ thời điểm nào trong quá khứ.
Hồi đầu năm nay, tôi cùng với Dragan Huterer ở trường đại học Chicago và
Kate Jones-Smith thuộc trường đại học Case Western Reserve, tính được rằng cho
dù là quan sát 3000 sao siêu mới được thực hiện với độ chính xác phép đo tốt hơn
chút xíu thôi so với độ chính xác đã có trước nay, thì sự ràng buộc trên giá trị đo có
thể cải thiện nhiều nhất là 2 lần một khi sai số lí thuyết ở w được hợp nhất vào. Nói
cách khác, - 1,1 < w < - 0,9.
Nhưng, vì mục đích lập luận, chúng ta hãy nói rằng giá trị thật sự của
phương trình trạng thái thông số là w = - 0,96. Khi đó, cho dù chúng ta có khả năng
cải thiện sai số hiện có ở w lên 10 lần bằng những kĩ thuật được đề xuất ngoài việc
đơn giản đo sao siêu mới ở xa, giá trị w = - 1 sẽ chỉ là hai độ lệch chuẩn khỏi giá trị
phù hợp nhất (không thể tương ứng với w = - 0,96). Thật không may, những khoảng
thời gian riêng như thế thường xuất hiện trong vật lí và, trong khi gợi ý, không đủ
để khẳng định là một khám phá.
Điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ phải từ bỏ các nỗ lực đo w. Nó chỉ có
nghĩa là nhà quan sát sẽ phải làm việc rất vất vả để làm giảm sai số hệ thống, ví dụ,
trong những phép đo sao siêu mới xuống dưới mức hiện nay. Và dẫu cho các nhà
thực nghiệm làm chủ được một kì công như thế, thì chúng ta phải sống phải khả
năng rõ ràng rằng việc mang đến sự tiến bộ to lớn – tức là trả lời được câu hỏi năng
lượng tối là một hằng số vũ trụ hay là một cái gì khác – có khả năng nằm ngoài tầm
với thực nghiệm của chúng ta.
Một thời điểm rất đặc biệt
Nếu như chúng ta không thể trả lời câu
hỏi này, thì khả năng chúng ta làm chủ các mô
hình trong nền vật lí hạt cơ bản sẽ bị hạn chế vì
chúng ta không biết năng lượng tối là do năng
lượng chân không hay một thứ gì khác. Nhưng
sự mù tịt như thế cũng sẽ làm cho khó mà đoán
được tương lai lâu dài của vũ trụ. Thật vậy, nếu
năng lượng tối thật sự là một hằng số vũ trụ, thì
các nhà khoa học cách nay 100 tỉ hay ngần ấy
năm sẽ đều mất hết bằng chứng rằng chúng ta
đang sống trong một vũ trụ đang dãn nở bị
năng lượng tối thống trị. Đây là do khi đó sự
gia tốc vũ trụ sẽ làm cho các thiên hà và sao
siêu mới xa xôi lùi xa nhau ở tốc độ lớn hơn
tốc độ ánh sáng, vì thế đưa những vật chỉ thị
Lawrence M.Krauss
này của động lực học vũ trụ mãi mãi ra khỏi
tầm nhìn.
Do đó, dường như chúng ta đang sống trong một thời khắc rất đặc biệt, ấy là
thời gian duy nhất trong lịch sử vũ trụ chúng ta thật sự có thể suy luận ra sự tồn tại

© hiepkhachquay 16
của chính năng lượng tối. Vì thế, có lẽ chúng ta không nên cảm thấy quá tồi tệ nếu
như quan sát trong những thập niên sắp tới không cho phép chúng ta giải mã bí ẩn
nguồn gốc và bản chất của năng lượng tối. Sau hết thảy, thường thường thì chính
các bí ẩn đã giữ các nhà khoa học tiến lên, tiếp thêm sinh lực cho các nhà lí thuyết
tiếp tục giải thích về bản chất tối hậu của thực tại và thúc đẩy các nhà quan sát tìm
kiếm những công cụ mới để khảo sát nó.
Tác giả: Lawrence M.Krauss, Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Nghiên
cứu Vũ trụ học và Thiên văn vật lí tại trường đại học Case Western Reserve, Mĩ.
Cuốn sách mới đây nhất của ông viết về năng lượng tối là Hiding in the Mirror.
Nguyên bản: A dark future for cosmology (Physics World, tháng 12/2007)
hiepkhachquay dịch
An Minh, ngày 06/12/2007, 22:12:21

© hiepkhachquay 17
NĂNG LƯỢNG TỐI
Robert P Crease
Cuộc đối đầu giữa hai đội nhà khoa học phát hiện ra sự dãn nở của vũ trụ
đang tăng tốc cho thấy thật khó như thế nào việc công nhận một thành tựu khoa học
thuộc về ai – nhất là khi giải Nobel có thể được trao vào một ngày nào đó, như
Robert P Crease giải thích.
Khám phá của hai đội nhà khoa học độc lập cách nay một thập niên rằng sự
dãn nở của vũ trụ đang tăng tốc là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong
lĩnh vực vũ trụ học những năm gần đây. Bản niên đại cạnh tranh giữa hai đội – và
vai trò mà các đối thủ giữ trong những sự kiện tiếp theo – minh họa cho những sự
nhập nhằng chủ yếu trong nét đặc trưng của tiến bộ khoa học, bao gồm bản chất của
khám phá, cách thức các thông cáo được thực hiện và khó khăn trong việc công
nhận thành tựu.
Thực hiện khám phá
Câu chuyện khám phá ra vũ trụ đang tăng tốc bắt đầu vào năm 1987 khi các
nhà vật lí tại trường đại học quốc gia Lawrence Berkeley và trường đại học
California ở Berkeley khởi động Dự án Vũ trụ học Sao siêu mới săn tìm những ngôi
sao đang bùng nổ ở xa nhất định, gọi là sao siêu mới loại Ia. Họ hi vọng sử dụng
các sao này để tính ra, trong số những thứ khác, tốc độ chậm dần đi của sự dãn nở
của vũ trụ. Sự giảm tốc được người ta trông đợi vì trong sự vắng mặt của cái mà
Einstein gọi là hằng số hấp dẫn – một lực phản hấp dẫn, Λ, đẩy vật chất ra xa
nhau – nhiều người nghĩ rằng ΩM, lượng vật chất quan sát thấy trong vũ trụ ngày
nay là một phần của mật độ tới hạn, là đủ để làm chậm lại mãi mãi sự dãn nở vũ trụ,
nếu như không mang nó đến một sự dừng lại sau cùng.

Việc quyết định ai là người nhận được vinh


quang là người đầu tiên thực hiện một khám
phá khoa học không phải lúc nào cũng dễ
dàng.

© hiepkhachquay 18
Saul Perlmutter, người nghiên cứu về các phương pháp tự động hóa việc tìm
kiếm sao siêu mới lân cận là một phần của luận án tiến sĩ của ông, cuối cùng trở
thành lãnh đạo của đội nghiên cứu. Trong các đồng sự của ông có Gerson
Goldhaber, một nhà vật lí khác khá thông thạo các kĩ thuật ghi ảnh vật lí hạt. Việc
nhận ra các sao siêu mới phù du – xuất hiện bất ngờ và rồi lụi mất vài tuần sau đó –
là cực kì khó khăn. Thật vậy, cũng khoảng thời gian đó, các nhà nghiên cứu ở Đan
Mạch, đứng đầu là Hans Nørgaard-Nielsen đã mất hai năm tích cực tìm kiếm sao
siêu mới loại Ia ở xa nhưng họ chỉ làm chủ được một sao siêu mới duy nhất, 1988u.
Hơn nữa, các sao siêu mới đã qua vài tuần sau độ sáng cực đại tới hạn của nó được
dùng để định cỡ sao siêu mới – và vì thế không thể dùng cho loại phép đo mong
muốn. Một cách độc lập, đội SCP, khi đó đã đếm được gần nửa tá nhưng các sao
trong số đó biến thiên theo năm tháng, đã phát triển một số phương pháp thực
nghiệm mới khắc phục thử thách và dự án của đội đang tiến triển. Trong số này có
một camera trường rộng mới có thể quan sát những thiên hà ở rất xa chỉ trong một
đêm.
Không giống như các nhà nghiên cứu người Đan Mạch, đội SCP tìm kiếm
sao siêu mới bằng phương pháp “hai lần thăm”, gồm việc ghi ảnh cùng một khu vực
của bầu trời hai lần giữa hai chu kì trăng mới. Quan sát thứ hai được thiết kế nhằm
khám phá một nhánh ứng cử viên sao siêu mới vừa tỏa sáng không có mặt trong
quan sát thứ nhất; sau đó đội nghiên cứu có thể lên lịch trình tiếp theo trên những
kính thiên văn khác nhằm đo những sao siêu mới này một cách chi tiết. Các nhà
khoa học SCP cũng đưa ra những cách tân khác. Ví dụ, trong khi đa số nhà thiên
văn sử dụng bậc độ lớn lôga cho độ sáng, thì đội SCP sử dụng các đơn vị thực sự
của thông lượng và năng lượng trong số liệu thống kê của họ. Đội cũng nghĩ ra
phương pháp cải tiến “hiệu chỉnh K” cho sao siêu mới, trong đó các bộ lọc khác
nhau được sử dụng để bắt ánh sáng lệch đỏ và lệch xanh. Phương pháp này thỉnh
thoảng được dùng trong quá khứ để nghiên cứu các thiên hà, nhưng bây giờ nó
được chấp nhận bởi tất cả các đội nghiên cứu sao siêu mới.
Ban đầu, các thành viên của đội SCP, là những người tương đối mới mẻ, đã
vấp phải, trong thế giới thiên văn cạnh tranh khốc liệt, việc đảm bảo thời gian liên
tục ở những chiếc kính thiên văn hàng đầu quá tải như Đài quan sát Cerro Tololo ở
Chile. Đội nghiên cứu đã mất vài năm hiệu chỉnh cẩn thận phương pháp của mình,
vật lộn với những đợt thời tiết xấu và trở ngại từ phía ủy ban điều phối chương trình
trước việc dành thời gian kính thiên văn cho một kĩ thuật chưa được chứng minh.
Trong những phép đo quang phổ học sau đó, đội nghiên cứu đã tìm kiếm và nhận
được sự hỗ trợ từ phía các nhà thiên văn với những chương trình đã được phê chuẩn.
Năm 1992, cuối cùng các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một sao siêu mới – 1992bi –
sao siêu mới xa nhất từng được phát hiện lúc đó, và công bố một bài báo. Nó trở
thành ấn phẩm đầu tiên về một sao siêu mới ở xa từng được phát hiện đủ sớm để đo
được độ sáng cực đại của nó.
Nhưng không phải thành công ngay tức thời. Người phản biện của nó, nhà
thiên văn vật lí Harvard Robert Kirshner, cho rằng ông đã nhìn thấy những thiếu sót
mang tính khái niệm trong bài báo đó. Trong số những thứ khác, ông không đồng ý
với phương pháp xử lí bụi của đội SCP. (Bụi làm cho sao siêu mới có vẻ mờ đi và
do đó trông xa hơn trên thực tế và có khả năng bóp méo các kết luận về vũ trụ học)
Bài báo của đội SCP (Astrophys. J. 440 L41) không được xuất bản mãi cho đến năm

© hiepkhachquay 19
1995, khi đội nghiên cứu cuối cùng thuyết phục được nhà phản biện thâm niên nổi
tiếng thứ hai, Allan Sandage, rằng kĩ thuật của đội, bao gồm việc xử lí hiệu chỉnh K
mới lạ và không theo chuẩn, là đáng tin cậy và ông cho phép đội nghiên cứu không
phải lo lắng về bụi vào lúc này.
Năm 1995, nhóm SCP đã đưa ra đều đặn các ứng cử viên sao siêu mới, tìm
thấy và đã đo bảy, và chứng minh đươc sự thoải mái và tính hiệu quả của phương
pháp. Brian Schmidt (một cựu học trò của Krishner) đã chú ý, hiểu rõ giá trị những
khó khăn mà đội SCP vướng phải với bụi, cho rằng có những cách xử lí nó tốt hơn
cách đội SCP đã sử dụng, và đã tuyển thêm vài nhà thiên văn khác, thành lập một
đội hợp tác nữa, gọi là Đội Tìm kiếm Sao siêu mới Z cao. “Liên tục không yên với
vấn đề bụi”, Schmidt nói với tôi, “hơn hết thảy, đưa đến việc thành lập đội Z cao”.
Schmidt cũng viết rằng đội cũng sử dụng “sự tinh thông trong việc hiểu biết và đo
đạc sao siêu mới làm lợi thế cạnh tranh [của mình]”, nhất là đối với nghi vấn bụi đòi
hỏi phải tinh tế. Những thành viên chỉ đạo khác bao gồm Nicholas Suntzeff, khi đó
ở Cerro Tololo, Kirshner và cựu học trò của ông là Adam Riess, người đã nghiên
cứu bụi giữa các sao trong luận án tiến sĩ của ông. Alex Filippenko, một chuyên gia
quốc tế về phân tích phổ sao siêu mới, sớm bỏ nhóm SCP sang gia nhập đội Z cao.
Các nhà thiên văn Z cao nhanh chóng tìm được thời gian trên kính thiên văn Cerro
Tololo. Tuy nhiên, đội Z cao vẫn bị bỏ lại đằng sau, và Krishner thậm chí còn tự hỏi
không biết nó có quá muộn so với các nhà nghiên cứu SCP.
Nhưng những đối thủ của nó không chú tâm đến. Như Goldhaber nhận định
“Bầu trời là một nơi to lớn”.
Đội SCP công bố một bài báo mô tả kĩ thuật của mình và số liệu trên loạt đầu
tiên trong số 7 sao siêu mới (1997 Astrophys. J. 483 565). Do vật thể nhỏ nên dữ
liệu có thanh sai số lớn. Nó hướng tới một giá trị ΩM trong vũ trụ là 0,88. Ở giá trị
mặt, con số này gần một cách trêu ngươi với một mô hình lí thuyết tương đối đơn
giản, thịnh hành khi đó, trong đó ΩM = 1, cho thấy rằng vũ trụ đang ở trên lưỡi
ngạnh của sự co trở lại. Các nhà nghiên cứu cũng biết rằng con đường dẫn đến câu
trả lời cuối cùng nằm ở chỗ yêu cầu nhiều tập hợp thống kê hơn, và lưu ý trong bài
báo của họ rằng 18 sao siêu mới khác đang được đo. “Lại một lần nữa, phép phân
tích tập hợp sao siêu mới lệch đỏ cao tiếp theo của chúng tôi sẽ kiểm tra và sàng lọc
những kết quả này”, bài báo kết luận.
Đội SCP sớm đưa thêm nhiều sao siêu mới vào trong phân tích của mình,
trong đó có 1997ap, sao siêu mới ở xa nhất từng được phát hiện. Vì 1997ap nằm
quá xa ngoài không gian và dễ dàng đo bằng Kính thiên văn vũ trụ Hubble, nên nó
ảnh hưởng mạnh mẽ lên phép phân tích. Khi đội SCP hợp nhất nó vào trong bài báo
xuất bản tháng 1/1998 (Nature 391 51), số liệu đề xuất giá trị cho ΩM nhỏ hơn 0,88.
Như bài bình luận có liên quan trong số báo đó của tờ Nature đã lưu ý, một giá trị
như thế ngụ ý sự tồn tại của một hằng số vũ trụ, nếu như lí thuyết lạm phát chuẩn
của sự khai sinh ra vũ trụ là chính xác. Vào ngày 7/10/1997 – một tuần sau khi đội
SCP công bố bài báo Nature của mình – đội Z cao độc lập công bố bài báo đầu tiên
của họ, tác giả đứng đầu là Peter Garnavich. Bài báo đó, xuất bản trong tháng
2/1998 trên tờ Astrophysical Journal (493 L53), cũng mang lại một giá trị thấp cho
ΩM

© hiepkhachquay 20
Nhà lãnh đạo đội Z cao Brian Schmidt
(hình trên cùng, bên trái) bắt tay với
nhà lãnh đạo nhóm SCP Saul
Perlmutter hồi đầu năm nay. Hình
giữa là các thành viên của đội Z cao
và hình dưới là các thành viên nhóm
SCP.

Hai nhóm khá khác biệt, với phong cách và truyền thống chuyên môn ngược
nhau, hiện đang săn tìm các sao siêu mới ở xa – và hơn nữa là tốc độ giảm tốc của
vũ trụ. Mỗi nhóm làm việc cuống cuồng, e ngại sự có mặt của nhóm kia; đôi khi họ
còn sử dụng thời gian trên kính thiên văn liên tiếp nhau. Nhưng vì cộng đồng sao
siêu mới là nhỏ và gắn bó chặt chẽ với nhau, nên sự tác động qua lại không thể
tránh khỏi. “Chúng tôi chia sẻ ý kiến hay của từng nhóm khác”, Schmidt nói. Đội Z
cao giúp đội SCP bằng việc trao đổi thời gian sử dụng kính thiên văn trong cơn
khủng hoảng lịch trình khai thác, và đội SCP hỗ trợ đội Z cao bằng cách đo quang
phổ trong khoảng thời gian thời tiết xấu và cung cấp bản thảo tính toán hiệu chỉnh
K. Thật vậy, một vài ấn phẩm theo năm tháng có tác giả bao gồm các thành viên
thuộc cả hai nhóm. Như một điểm chuẩn, cả hai đội sử dụng cơ sở dữ liệu có giá trị
của sao siêu mới loại Ia Z thấp được biên soạn bởi một đội các nhà thiên văn Chile
và Mĩ, gọi là đội Calan/Tololo – tất cả các thành viên trong đội (kể cả Suntzeff) kể
từ đó đã gia nhập đội Z cao. Trong khi đó, một số thành viên của đội người Đan
Mạch cũ gia nhập nhóm SCP.

© hiepkhachquay 21
Sự nhập nhằng chỉ mới bắt đầu.
Công bố tin tức
Mùa thu năm 1997, đội SCP đã xây dựng số liệu thống kê của mình, tìm ra
40 sao siêu mới ở xa. Các thành viên trong đội đã làm việc không nghỉ ở những giai
đoạn khác nhau của phép phân tích. Thoáng nhìn vào những gợi ý cho vũ trụ học,
trong sổ ghi chép của ông, Goldhaber đã vẽ đồ thị cường độ sao siêu mới theo độ
lệch đỏ, tạo ra cái gọi là biểu đồ Hubble. Ông lưu ý – như những người khác trong
đội cũng bắt đầu ngờ vực – rằng dữ liệu gợi ý một giá trị âm cho mật độ khối lượng
ΩM. Đây là một kết quả vô lí chỉ có thể làm cho có nghĩa bằng cách đưa vào một
hằng số vũ trụ - một lực đẩy hướng ra xa. Thành ra điều này gợi ý rằng vũ trụ đang
tăng tốc.
Mặc dù dữ liệu trong bài báo Nature của đội SCP, lúc ấy đang in ấn, chứa
những dấu hiệu của một hằng số vũ trụ cho bởi kịch bản vũ trụ lạm phát, nhưng bây
giờ dữ liệu sinh ra bằng chứng của một hằng số vũ trụ mà chúng ta sống hay không
sống trong một vũ trụ lạm phát. Gợi ý này – bác bỏ cách hiểu của bài báo trước đây
của nó – làm tăng thêm mối quan tâm rằng bài báo của đội SCP đã giải thích quá
nhiều từ một kích thước vật mẫu nhỏ bé.
Trong khi đó, ở đội Z cao, Schmidt đi tới nỗ lực tìm kiếm và khám phá sao
siêu mới, với Riess bây giờ lãnh đạo việc thẩm tra và phân tích số liệu. Sổ ghi chép
trong phòng thí nghiệm của Riess từ mùa thu năm 1997 cho thấy ông cũng nhìn
thấy dấu hiệu của sự gia tốc vũ trụ dưới dạng khối lượng âm, và các thành viên Z
cao cũng đưa ra một biểu đồ Hubble sơ bộ với các vật thể ở trong địa hạt đang tăng
tốc. Dù vậy, trong cách trình bày phổ thông, đội nghiên cứu vẫn theo thuyết bất khả
tri, nói rằng “Chúng tôi không rõ!” về câu hỏi xem vũ trụ đang tăng tốc hay giảm
tốc.
Sau đó nổ ra một loạt sự kiện, ý nghĩa của chúng vẫn gây tranh luận kịch liệt
bởi những cá nhân nhất định ở hai nhóm.
Goldhaber đưa ra biểu đồ Hubble sơ bộ của ông tại một cuộc họp nhóm SCP
vào hôm 24/9/1997. Ngờ vực nhưng phấn chấn, các đồng sự của ông bắt đầu kiểm
tra chéo các chi tiết. Perlmutter và Goldhaber đưa sự thông tục vào kết quả hiện tại
của họ. Ngày 8 tháng 1 năm 1998, tại một cuộc họp của Hội Thiên văn học Mĩ
(AAS) ở thủ đô Washington, đội SCP thực hiện trình diễn quy mô lớn lần đầu tiên
của dữ liệu của đội trước cộng đồng khoa học. Đội nghiên cứu tổ chức một cuộc
thảo luận, phân phát tài liệu hội nghị và trưng bày một áp phích.
Bức áp phích (đặt online tại http://www.supernova.lbl.gov/ và vào ngày
30/12/1998 trên arXiv.org preprint server) thảo luận các kĩ thuật và tập hợp số liệu.
Nó bao gồm một biểu đồ Hubble cũng như một đồ thị ΩM theo ΩΛ (mật độ năng
lượng của hằng số vũ trụ) gồm một hình giống như con mắt bò cho thấy bằng chứng
rõ ràng của một hằng số vũ trụ. Trong kịch bản trường hợp xấu nhất, biểu đồ vẫn
chỉ ra xác suất không có hằng số vũ trụ chỉ là một cái đuôi nhỏ, trong trường hợp kì
lạ của một vũ trụ có không gian cong nhiều và khối lượng rất thấp. Bức áp phích ghi
“lưu các vùng riêng không bao hàm vũ trụ lạm phát ‘mô hình chuẩn’ không có hằng
số vũ trụ”. Nó cũng cảnh báo rằng “vùng riêng đường đứt nét ở bên phải đồ thị biểu

© hiepkhachquay 22
diễn ước tính sơ bộ của chúng tôi về sai số hệ thống này… Cần thêm những phân
tích khác để làm giảm sai số này.
Ấn phẩm công bố của đội nghiên cứu – mang tựa đề “Các sao đang bùng nổ
ở xa báo hiệu số phận của vũ trụ” – tập trung vào khám phá rằng vũ trụ sẽ không co
trở lại. Tại một cuộc họp báo đầy đủ, một nhà lí thuyết đã được mời đến và giải
thích với cánh nhà báo hằng số vũ trụ là cái gì và tại sao nó lại quan trọng. Một vài
phóng viên đã đưa tin. Một người là James Glanz của tờ Science, người viết bài báo
tựa đề “Các sao đang bùng nổ hướng tới một lực đẩy vũ trụ”. Một người khác nữa
là Charles Petit, người có câu chuyện trên trang nhất tờ San Francisco Chronicle số
ra ngày hôm sau mang dòng tít “Các nhà khoa học nhìn thấy sự tăng trưởng vũ trụ
bộc phát” và là người có câu chuyện “Một vài sự thật lấp lánh như sao và phổ biến”
trên tờ US News & World Report một vài ngày sau đó viết về báo cáo của các nhà
thiên văn về “sự dãn nở tăng tốc” của vũ trụ.
“Nếu như nó hiển nhiên với tôi, thì nó cũng hiển nhiên đối với mọi nhà vũ
trụ học” Petit nói với tôi. “Tôi thật rất ngạc nhiên khi nó không trở thành một câu
chuyện to hơn”. Tuy nhiên, các phóng viên khác không nhận ra cái Petit có, và chỉ
đưa tin rằng vũ trụ sẽ dãn nở đến vô cùng. Việc đưa ra sai số hệ thống của nó có thể
khiến các phóng viên nghĩ rằng câu trả lời cuối cùng có lẽ không bao giờ có được.
Như Glanz đã trích lời Perlmutter như sau: “[Ông ta] cảnh báo rằng nhóm ông vẫn
đang hiệu chỉnh cho sự mờ đi có thể có của ánh sáng do bụi và các kết luận có khả
năng vẫn còn thay đổi”.

Nghiên cứu sao siêu mới ở xa cho thấy sự dãn


nở của vũ trụ đang tăng tốc. Biểu đồ này biểu
thị hằng số vũ trụ (ΩΛ) theo lượng vật chất quan
sát thấy trong vũ trụ là một hàm của mật độ tới
hạn (ΩM). Dữ liệu cho mức độ tin cậy 68,3%
(màu đỏ), 95,4% (màu xanh lá cây) và 99,7%
(màu xanh dương), với đường liền nét là số liệu
do đội Tìm kiếm Sao siêu mới Z cao sử dụng (A
G Riess et al. 1998 Astron. J. 116 1009) và
đường đứt nét là số liệu sử dụng bởi Dự án Vũ
trụ học Sao siêu mới (S Perlmutter et al. 1999
Astrophys. J. 517 565).

Trong khi đó, Schmidt và Riess đang tranh luận về những kết quả sơ bộ của
họ. Họ hoàn thành phân tích của họ vào hôm 08/01/1988, ngày họp AAS – không
kịp đưa ra công bố, và không hề biết cái đội SCP sẽ trình bày. Một vài ngày sau
cuộc họp, các nhà nghiên cứu Z cao bắt đầu bàn luận số liệu của họ với tư cách toàn
đội. Riess, kẻ lấy vợ vào hôm 10/01/1988 và đã phân tích số liệu trong kì trăng mật
của ông, gửi thư điện tử cho các thành viên còn lại của đội nghiên cứu hai ngày sau

© hiepkhachquay 23
đó rằng “số liệu đòi hỏi một hằng số vũ trụ khác không! Hãy tiếp cận những kết quả
này không phải bằng trái tim hay cái đầu của bạn mà là với đôi mắt của bạn”, lại
thêm rằng “kết quả thật quá bất ngờ, thậm chí gây sốc”. Nhằm cạnh tranh, đội Z cao
giữ riêng kết luận của mình chưa đưa ra công bố chính thức – hãy thận trọng với
việc gào lên “Trời ơi!”, Riess nói. Riess bông đùa trong thư điện tử của ông về
“ngáo ộp LBL chạy loanh quanh” và thôi thúc các cộng tác viên của ông “làm việc
thận trọng và hiệu quả, và có khả năng rùa sẽ đuổi kịp thỏ”.
Tinh thần của đội Z cao một phần nằm ở lòng tự tin vào khả năng của mình
xử lí các hiệu chỉnh bụi – luận án năm 1996 của Riess về đề tài đó đã giành giải
thưởng – và vào sự hoài nghi của họ rằng đội SCP sẽ không có một chiến lược đầy
đủ để xử lí vấn đề đó. Đội cũng có một bộ số liệu nhỏ hơn về sao siêu mới để phân
tích: 10 phân tích trọn vẹn và 4 sao siêu mới “thoáng qua” (các sao có dữ liệu yếu
hơn), cộng với 2 đã công bố trước đó từ công trình của đội SCP, trong đó có 1997ap
(mặc dù trong công bố sau đó nó không được nhận dạng rõ ràng như thế).
Vào ngày 18 tháng 2, tại Hội thảo Năng lượng tối ở Marina Del Rey,
California, Goldhaber và Perlmutter đã thảo luận kết quả của đội SCP. Đi theo sau
họ là Filippenko, người đã rời khỏi nhóm SCP vài năm trước đó. Filippenko công
bố kết luận của nhóm Z cao rằng vũ trụ đang dãn nở ở tốc độ ngày càng tăng.
Con rùa (Z cao) thật sự đã bắt kịp chú thỏ rừng (SCP) ngay khi các bài báo
được nhắc tới. Chưa đầy một tháng sau, đội Z cao công bố một bài báo chi tiết về
16 sao siêu mới của mình (10 đã phân tích trọn vẹn, 4 thoáng qua và 2 sao siêu mới
SCP) với tựa đề rõ ràng “Bằng chứng quan sát từ sao siêu mới cho một vũ trụ đang
tăng tốc và hằng số vũ trụ” trên tờ Astronomical Journal. Bài báo được xác nhận,
đăng trực tuyến vào tháng 5 và xuất bản vào tháng 9 năm 1998 (A G Riess et al.
Astron. J. 116 1009). Đội SCP mất lâu hơn mới hoàn thành mọi phép phân tích về
42 sao siêu mới của họ, và công bố một bài báo vào ngày 8 tháng 9 năm 1998. Theo
truyền thống vật lí đặt tựa đề ngây ngô cho những bài báo công bố những khám phá
kịch tính, nó được đặt đầu đề là “Các phép đo omega và lambda từ 42 sao siêu mới
lệch đỏ cao”. Nó được đăng trực tuyến vào tháng 12 năm 1998 và xuất bản vào
tháng 6 năm 1999 (S Perlmutter et al. Astrophys. J. 517 565).
Giải thưởng công nhận
Bằng chứng kết hợp cho một hằng số vũ trụ từ hai đội đã thuyết phục đa số
cộng đồng khoa học với tốc độ ngoại hạng đối với một khám phá mới kịch tính và
bất ngờ. Tháng 3 năm 1998, tại Fermilab, các thành viên của hai nhóm thuyết trình
trường hợp của họ; và cuối cùng, các thành viên chủ tọa được yêu cầu giơ tay biểu
quyết nếu họ tin hằng số vũ trụ là tồn tại. Một số lượng rất lớn trong họ đã giơ tay.
Tháng 12 năm 1998, tạp chí Science đã bầu chọn công trình đó là một đột phá của
năm. Năm 2001, một nghiên cứu (có thể gây tranh cãi về mặt phương pháp luận)
tiến hành tại đại học Princeton bởi Richard Gott và các đồng sự (Astron. J. 549 1)
nhấn mạnh rằng sự tin cậy vào những loại kết quả bất ngờ này phụ thuộc nhiều vào
việc có đủ số lượng thống kê để thực hiện một phép đo có sức mạnh, và quả quyết
rằng số liệu của đội SCP đã hoàn thành mục tiêu này. Mỗi một trong hai bài báo
mang tính khám phá – bài báo năm 1998 của Riess, và bài báo năm 1999 của
Perlmutter – nhận được hơn 3000 trích dẫn tính cho đến nay.

© hiepkhachquay 24
Trong vòng hai năm khám phá, những thí nghiệm khác đã loại trừ khả năng
được nhắc tới trong bức áp phích hồi tháng 1 năm 1998 của đội SCP về một sự kết
hợp của không gian cong đến mức kinh ngạc, khối lượng thấp và sự thông đồng của
những thành kiến mang tính hệ thống có thể mở ra khả năng không có hằng số vũ
trụ: các thí nghiệm nền vi sóng vũ trụ cho thấy không gian không phải cong sít sao,
còn những phép đo cụm thiên hà gợi ý rằng khối lượng vũ trụ không phải là thấp.
Kể từ đó, công trình đó liên tục làm mưa làm gió với những giải thưởng có
uy tín. Perlmutter giành giải thưởng E O Lawrence năm 2002, giải thưởng
Feltrinelli năm 2005 và cùng chia sẻ giải thưởng Shaw năm 2006 với Schmidt và
Riess. Giải thưởng Warner năm 2003 và giải thưởng Sackler năm 2004 đến với
Riess, còn giải Padua năm 2005 được trao cho Perlmutter chung với Schmidt. Giải
thưởng vũ trụ học Gruber năm 2007, tổng trị giá 500.000 đôla, được chia cho
Perlmutter và Schmidt mỗi người một phần tư, và mỗi phần tư còn lại trao cho các
thành viên của mỗi đội nghiên cứu.
Kể từ đó, các nhà lãnh đạo của đội SCP và Z cao làm việc hòa nhã và êm ái
cùng nhau. Perlmutter và Schmidt công bố một bài báo phê bình chung về lĩnh vực
đó trong năm 2003 (arXiv:astro-ph/0303428v1), và Perlmutter và Riess cũng làm
điều tương tự trong năm 1999. Tại sự kiện trao giải Gruber, Perlmutter và Schmidt
đã mang lại một buổi nói chuyện vui vẻ và đặc sắc, sửa chữa câu cú từng trang
chiếu và rọi đèn chỉ laser tới lui như thế nó là một gậy gỗ truyền tay. Thỉnh thoảng,
các cá nhân ở đội Z cao cho in ấn những khẳng định ưu tiên dựa trên bản thảo của
những ấn phẩm sau cùng. Trong cuốn sách Vũ trụ phi mã của ông, Krishner viết
rằng đội Z cao hưởng lợi từ sự cãi vã ồn ào mà đội SCP tạo ra về hằng số vũ trụ,
nhưng lại đặt tựa đề dễ gây tranh cãi cho hai chương của ông là “Xử lí trước” và
“Xử lí đúng”. Từ đó, các nhà đứng đầu và thành viên chủ chốt của những chương
trình hợp tác – bao gồm Goldhaber, Kirshner và Perlmutter – trao đổi thư từ và thư
điện tử bàn luận về niên đại học và ý nghĩa của một số sự kiện.
Điểm nhấn
Các định luật giống như thỏi xúc xích, bạn càng ít biết chúng cấu tạo từ cái
gì, bạn càng quý trọng sản phẩm – và người ta thỉnh thoảng bị cám dỗ phát biểu
những điều tương tự của những khám phá khoa học. Nhưng cách phát biểu khéo léo
hơn sự thực. Nó phụ thuộc vào sự trông đợi của con người; những người thật sự
hiểu được óc sáng tạo nhân loại không hề khó khăn với ý tưởng rằng một tác động
khách quan có thể phát triển ra khỏi thực tiễn con người bẩn thỉu.
Khoa học phát triển sang nền tảng phong phú hơn, thoáng hơn và sâu sắc hơn
nhiều so với những hình ảnh giáo khoa của quy trình của nó đề xuất. Cạnh tranh
không phải là con đường duy nhất dẫn đến khám phá, nhưng những câu chuyện
cạnh tranh giống như thế này biểu hiện đặc điểm nhập nhằng của quá trình này –
được xem là bản chất của khám phá, thông cáo và chứng nhận – theo kiểu mà
những câu chuyện khác không có. Chúng đề xuất rằng những chi tiết dường như
không liên quan gì, ví dụ như ai nói cái gì với ai và khi nào, có thể ảnh hưởng mạnh
mẽ đến cách thức cá nhân và các đội nghiên cứu dẫn ra những tìm kiếm, thực hiện
khám phá, và loan báo và công bố kết quả.
Hơn nữa, những câu chuyện cạnh tranh có thể cho thấy rằng không phải lúc
nào một khám phá cũng được định rõ ngày tháng khi một bài báo nhất định được

© hiepkhachquay 25
công bố, không phải khi nó được loan báo trước công chúng lần đầu tiên, hay khi nó
được công bố trước công chúng một cách trọn vẹn mà không hề báo trước. Vậy một
khám phá có thể xác định ngày tại đó một thuyết trình rõ ràng được thực hiện trước
cộng đồng khoa học, hay có lẽ trước một cuộc họp nhóm chuyên gia ? Hay là một
khám phá phải buộc chặt với ngày tháng khi bằng chứng đầu tiên xuất hiện trong sổ
tay ghi chép trong phòng thí nghiệm của một người nào đó ?
Những câu chuyện như thế cũng cho thấy sự nhập nhằng bản chất của thông
cáo, nó khác nhau phụ thuộc vào người ta đang nói với các đồng sự, với cộng đồng
khoa học rộng lớn hơn hay với các phương tiện truyền thông. Có hay không cuộc
chạy đua đến các phương tiện đó xem ai đưa ra bằng chứng cho một điều kết luận
và những sự báo trước có thể có, hay xem ai là kẻ dứt khoát ? Những câu chuyện
như thế này cũng cho thấy có thể khó mà chứng nhận giải thưởng khi mà các đội
nghiên cứu tác động qua lại lẫn nhau.
Câu chuyện này cũng vạch ra hình ảnh của một khám phá khoa học là thứ gì
đó xuất hiện cùng một lúc, với sự rõ ràng và trọn vẹn, có thể được công bố với sự
dứt khoát và chắc chắn, như những kẻ lãng mạn thái quá và lỗi thời. Những khám
phá xuất hiện dần dần từ các số liệu thống kê không được tạo ra cho những dòng tít
hay ho, nhưng có khả năng làm dậy sóng tương lai.
Khi và nếu một giải thưởng Nobel cuối cùng được trao cho khám phá mang
tính bất ngờ này, thì ủy ban Nobel sẽ phải thuyết phục các vị thẩm phán trường phái
Solomon trong việc quyết định phân chia giải thưởng như thế nào, chia phần nhiều
nhất cho ba cá nhân trong hai đội. Đối với phần nhiều trong cộng đồng nhỏ đã giúp
đội này hay đội kia – hoặc cả hai – và tác động của sự nhập nhằng, như đa số thành
viên các đội đều hài lòng trông thấy, là chia đều giải thưởng ra. Nút thắt cuối cùng
trong câu chuyện cạnh tranh khốc liệt đầy kịch tính này có lẽ là sự trớ trêu rộng
lượng rằng sự ghi nhận cuối cùng trao cho cả hai đội – trên thực tế là cho toàn bộ
cộng đồng sao siêu mới.
Tác giả: Robert P Crease là trưởng khoa Triết học, đại học Stony Brook, và
là nhà sử học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven, Mĩ.
Nguyên bản: Dark Energy (Physics World, tháng 12/2007)
hiepkhachquay dịch
An Minh, ngày 8 tháng 12 năm 2007, 20:37:00

Tài liệu download tại http://www.thuvienvatly.com


(http://home.1asphost.com/manhan101/ )

© hiepkhachquay 26
PHẦN
”CƠM THÊM”
Thuyết lượng tử và giải thưởng Nobel
Robert Marc Friedman

Thành kiến cá nhân và sự thiếu hiểu biết của ủy ban xét trao giải Nobel khiến cho
nhiều nhà tiên phong của cơ học lượng tử không được nhận giải, mãi cho đến khi
phát hiện ra phản vật chất vào năm 1932.
Năm 1933, giải thưởng Nobel hình như cũng kém phần quan trọng đi so với cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới và sự leo thang quyền lực của chế độ phát xít, nhưng
nhiều nhà vật lí vẫn giữ cái nhìn thận trọng hướng về Stockholm. Họ cảm thấy
hoang mang và tràn trề thất vọng trước những quyết định trước đó của Viện Hàn
lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển. Không có giải thưởng cho ngành vật lí trong
năm 1930, nhưng những thành tựu lí thuyết và thực nghiệm trong thời gian gần đấy
đã dẫn đến cuộc cách mạng mô tả nguyên tử bằng cơ chế lượng tử mới. Liệu rồi
cuối cùng Viện Hàn lâm có chịu công nhận những thành tựu này không ?

Các giải thưởng Nobel cho thấy lịch sử thật phức tạp (Nguồn: Nobel Foundation)

Sau cùng, khi Viện Hàn lâm công bố quyết định của họ vào tháng 11, kết quả làm
một số người cảm thấy hài lòng, một số tỏ ra giận dữ và một số khác thì cảm thấy
khó hiểu. Giải thưởng dành riêng cho năm 1932 trao cho một mình Werner
Heisenberg, cho “việc sáng tạo ra cơ học lượng tử, mà những ứng dụng của nó,
không kể đến những thứ khác, đã dẫn đến việc khám phá ra hình thái đặc trưng của
hydro”. Trong khi đó, giải thưởng năm 1933 chia cho Erwin Schrödinger and Paul
Dirac, cho việc “khám phá ra hình thức hữu ích mới của thuyết nguyên tử”.
Giải thưởng Nobel dành cho cơ học lượng tử từ lâu luôn là đề tài mà nhiều người
bàn tán và dị nghị. Tại sao cũng những nhà khoa học này nhưng có khi một người
một mình một giải, có khi giải thưởng lại chia cho nhiều người, và tại sao lí do
chính thức để trao giải lại linh tinh như vậy ? Nói chung, quyết định trao giải năm
1933 đã mang đến một câu hỏi lớn như rắc tiêu lên cả lịch sử đời thường và học
thuật của nền vật lí hiện đại: tại sao có quá ít giải thưởng Nobel cho những đóng
góp về mặt lí thuyết ? Liệu đây có phải là làm theo di chúc của Alfred Nobel, trong

1
đó ghi rõ rằng giải thưởng được trao cho những “khám phá hay phát minh trong lĩnh
vực vật lí” ? Phải chăng vốn dĩ việc xác định một đột phá về mặt lí thuyết là một
khám phá thì khó khăn hơn ?
Tôi đã nghiên cứu những công trình đạt giải Nobel, cũng như thư từ trao đổi giữa
các vị là cựu thành viên của ủy ban trao giải, trong một nỗ lực làm sáng tỏ lí do mà
người ta đã xao lãng các công trình lí thuyết, cũng như để có một cảm nhận về giải
thưởng năm 1933. Những hoạt động này sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn sâu
sắc hơn về việc nhìn nhận các thành tựu lí thuyết của ủy ban cho đến trước năm
1933, giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của giải thưởng năm đó, kể cả việc bổ sung
Paul Dirac vào danh sách những người đạt giải vào phút cuối.

Dirac (trái), Heisenberg (giữa) và Schrödinger (phải) đến Stockholm năm 1933 để nhận giải
Nobel. (Nguồn: Max Planck Institute fur Physik/AIP Emilio Segrè Visual Archives)

Giải thưởng hàn lâm viện


Giải thưởng Nobel có quy mô quốc tế, nhưng từ khi bắt đầu trao giải đến nay, Viện
Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển đưa ra quyết định của mình trên cơ sở tiến
cử của năm thành viên trong ủy ban xét giải vật lí và hóa học.Chính kiến riêng của
mỗi thành viên ủy ban người Thụy Điển này, cũng như sự hiểu biết khoa học và sở
thích của họ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả xét giải. Những nhà khoa học được
mời chỉ định đó hiếm khi cho ủy ban một sự nhất trí cao. Và ngay cả khi một ứng
cử viên nặng kí thật sự nổi trội – như Albert Einstein cho thuyết tương đối, hay
Henri Poincaré cho những đóng góp đa dạng cho vật lí toán - ủy ban cũng thường
bỏ qua. Đôi khi, một sự thay đổi nhỏ trong thành phần của ủy ban cũng có thể quyết
định số phận của một ứng cử viên.
Mặc dù năm thành viên ủy ban đánh giá các ứng cử viên và đề xuất ai là người nhận
giải, nhưng sự tiến cử của họ vẫn phải được sự tán thành của 10 thành viên trong
Ban Vật lí của Viện Hàn lâm, và sau đó là của 100 thành viên của cả Viện Hàn
lâm.Thường thì uy quyền của ủy ban thắng thế, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
Đôi khi Viện Hàn lâm khoa học chống lại ủy ban của mình. Như trong trường hợp
của Gustaf Dalén (1912) và Jean Perrin (1926), các thành viên của Viện Hàn lâm đã

2
thành công trong việc tập hợp đồng nghiệp của mình để phản đối tuyên bố của ủy
ban rằng những ứng cử viên này không xứng đáng để trao giải.
Mặc dù có những quy định chính thức chỉ đạo mọi mặt của hệ thống trao giải,
nhưng điều đó không có nghĩa là ủy ban trao giải được cung cấp quy chế rõ ràng để
làm việc. Trong di chúc, một số cụm từ thiết yếu như “khám phá hay phát minh có ý
nghĩa nhất trong lĩnh vực vật lí”, hoặc “gần đây”, hoặc “có ích cho nhân loại”
không được định nghĩa rõ ràng. Cho nên phát sinh nhiều cách hiểu và cách hiểu lại
thay đổi theo thời gian. Nhưng ngay cả khi mọi thành viên đã cố gắng vượt qua
định kiến và lòng ích kỉ, nhỏ nhen, thì công việc lựa chọn người thắng giải luôn
luôn – và vẫn luôn luôn – là một việc hết sức khó khăn. Đôi lúc các thành viên ủy
ban thổ lộ rằng, có khi, có một số ứng cử viên đều xứng đáng như nhau cả.
Khuynh hướng thực nghiệm
Những năm đầu thập niên 1900, các thành viên ủy ban đã cố gắng ủng hộ các ứng
cử viên mà công trình nghiên cứu của họ phản ánh khuynh hướng khoa học riêng
của họ. Đa số thành viên trong ủy ban thuộc về Khoa Vật lí thực nghiệm ở trường
đại học Uppsala, họ xem phương pháp đo lường chính xác là mục tiêu cao nhất
trong ngành của mình. Chẳng hạn, Bernhard Hasselberg – một thành viên từ năm
1901 đến 1922 – luôn xem Albert Michelson là một nhà vật lí mẫu mực vì những
nghiên cứu của ông đã đẩy giới hạn của độ chính xác lên rất cao.
Do đó, Michelson không có lí do gì mà chả nhận được giải. Nhưng thay vì chỉ nhận
được một vài đề cử, đằng này ông bắt đầu nổi bật là một ứng cử viên đáng kể trong
năm 1904 nhờ sự ủng hộ tích cực của Hasselberg. Các nhà vật lí Thụy Điển trao
giải Nobel cho Michelson nhằm công nhận công dụng của cái giao thoa kế của ông
trong khoa đo lường, và đặc biệt, cho việc xác định bằng thực nghiệm chiều dài của
thanh mét chuẩn quốc tế. Năm 1907, Hasselberf thổ lộ rằng ông đã chuẩn bị “làm
mọi thứ trong quyền hạn của mình để mang giải thưởng đến cho ông ta
(Michelson)”. Tuy nhiên, Hasselberg đã phải thất bại trước thực tế rằng Michelson
không phải là một ứng cử viên công chúng và công trình nghiên cứu của ông ta
không đáp ứng được yêu cầu của quy định phải có một “khám phá”.
Trong bản báo cáo của mình trước ủy ban, Hasselberg không úp mở rằng những
nghiên cứu của Michelson xứng đáng được trao giải, mặc dù chúng không đưa tới
một khám phá lớn nào. Ông khẳng định, phương pháp đo lường chính xác tự nó đã
cấu thành một điều kiện tiên quyết cho việc khám phá. Một thành viên khác cố gắng
giải thích rằng những quy định ngặt nghèo không đề cập đến vấn đề này, nhưng
Hasselberg vẫn cứ khăng khăng với lí lẽ của mình. Ông biết rằng đa số trong ủy
ban, kể cả ông chủ tịch Knut Ångström, chia sẻ quan điểm của ông về việc xem
phương pháp đo lường chính xác là yếu tố tiên quyết cho sự tiến bộ trong vật lí học.
Giải Nobel vật lí năm 1907 vì vậy được trao cho Michelson, cho “những dụng cụ
quang chính xác và những nghiên cứu về quang phổ học và đo lường được thực
hiện với sự hỗ trợ của chúng”. Thi nghiệm ête kéo theo nổi tiếng của ông vừa được
nhắc đến trong đó.
Việc trao giải cho Michelson khiến cho Hasselberg và những đồng nghiệp cùng
quan điểm với ông ở Uppsala tranh luận rằng phương pháp đo lường chính xác “là
điều kiện rất căn bản, thiết yếu, để chúng ta thâm nhập sâu hơn vào những quy luật

3
của vật lí – là con đường duy nhất để chúng ta đi đến những khám phá mới”. Đây
đúng là một cơ hội tốt để tán dương và khẳng định quan điểm này trong vật lí học.
Khi mà một khuynh hướng thực nghiệm trong ủy ban làm lợi cho Michelson thì nó
cũng gây tổn hại đến những ứng cử viên được đề cử cho những thành tựu lí thuyết.
Năm 1911, Vilhelm Carlheim-Gyllensköld, một thành viên mới được bầu vào ủy
ban đến từ trường đại học Stockholm, đã đệ trình một kháng nghị thư lên Viện Hàn
lâm, trong đó ông nêu rõ sự đối lập giữa vị thế cao lớn của nền vật lí toán và vật lí lí
thuyết trong thế giới khoa học với sự ít ỏi của những giải thưởng Nobel dành cho
các lĩnh vực này.
Ngoài việc Hendrik Lorentz cùng chia giải thưởng năm 1902 cho việc giải thích
hiệu ứng Zeeman, và giải thưởng trao cho J J Thomson năm 1906 cho sự dẫn điện
trong chất khí, Carlheim-Gyllensköld phàn nàn rằng “giải Nobel hiện nay chỉ dành
cho các nhà vật lí thực nghiệm”. Ông nhấn mạnh rằng việc xao lãng vật lí toán và
vật lí lí thuyết không phải là do thiếu người đề cử. Trong số những nhà lí thuyết nổi
trội được đề xuất có thể kể đến Ludwig Boltzmann, Oliver Heaviside, William
Thomson (huân tước Kelvin), Max Planck, Poincaré, John Poynting và Wilhelm
Wien. Đa số những trường hợp này được đề cử từ những người có khả năng thực
nghiệm không chê vào đâu được, như Henri Becquerel, Philipp Lenard, Wilhelm
Röntgen and Pieter Zeeman, họ đều đã nhận giải Nobel. “Hàng loạt phiếu bầu rất
đáng được chú ý khi xét giải”, Carlheim-Gyllensköld khẩn khoản.
Nhưng các ủy ban sau đó liên tiếp phớt lờ số lượng đề cử không ngừng tăng lên
dành cho Planck và những nhà vật lí lí thuyết khác. Nguyên nhân là vì một số, nếu
không nói là tất cả, các thành viên trong ủy ban không đủ khả năng theo đuổi sự
phát triển của cơ học lượng tử và thuyết tương đối. Thật vậy, cuối cùng thì giải
thường được trao cho Planck – giải năm 1918, trao giải năm 1919 – công nhận vai
trò của ông trong việc lãnh đạo nền khoa học Đức trong thời kì xảy ra thảm kịch
quốc gia hơn là công nhận thuyết lượng tử. Thực ra thì những người theo chủ nghĩa
thực nghiệm trong ủy ban muốn dành giải thưởng năm 1918 cho nhà vật lí nguyên
tử Johanes Stark và giải thưởng năm 1919 mới trao cho Planck để nhấn mạnh tầm
quan trọng của những thí nghiệm chính xác so với việc nghiên cứu lí thuyết. Tất
nhiên, lịch sử xảy ra như thế nào thì như chúng ta đã biết.
Thời khắc quyết định cho nền vật lí lí thuyết
Trường hợp của Einstein đánh dấu một bước ngoặt. Sau cuộc thám hiểm nhật thực
vào tháng 11 năm 1919, xác nhận ánh sáng phát ra từ các ngôi sao ở xa bị trường
hấp dẫn của Mặt Trời bẻ cong đi, Einstein bắt đầu nhận được số tiến cử tăng dần
cho công trình của ông về thuyết tương đối. Tuy nhiên, Viện Hàn lâm công bố
người thắng giải năm 1920 lại là Charles-Edouard Guillaume – người được chỉ có
một mình nhà vật lí người Thụy Sĩ Charles Guye tiến cử - cho việc phát minh ra
hợp kim thép – nickel, một phát minh không ảnh hưởng gì nhiều lắm đến những
thay đổi trong ngành luyện kim. Mặc dù hợp kim “invar” cho khả năng chế tạo
nhiều loại thiết bị đo lường có độ chính xác rất cao, nhưng các quan sát viên nước
ngoài, kể cả những người không thích công trình của Einstein, cũng nhận thấy
Guillaume là một sự lựa chọn kì quặc.
Vậy chuyện gì đang xảy ra ở Viện Hàn lâm ? Đơn giản thôi: một số, nếu không nói
là tất cả, các thành viên của ủy ban chưa bị thuyết phục thích đáng bởi kì nhật thực

4
năm 1919 để thay đổi thái độ phản đối đối với Einstein. Hơn nữa, đó là một trong
những lời thỉnh cầu cuối cùng của Hasselberg, sau hai thập kỉ phục vụ trong ủy ban,
muốn nhìn thấy người đồng nghiệp đo lường chính xác Guillaume của ông được
trao giải.
Năm 1921, những người tiến cử đã miêu tả Einstein như là một người khổng lồ
trong thế giới vật lí mà người ta chưa từng thấy kể từ thởi Newton. Năm 1921,
Allvar Gullstrand, giáo sư ngành quang lí và quang sinh lí thuộc trường đại học
Uppsala và là một trong những thành viên có tư cách đàng hoàng nhất trong Viện
Hàn lâm, yêu cầu muốn được nghe báo cáo về những đóng góp của Einstein cho
thuyết tương đối và thuyết hấp dẫn. Đơn giản là Gullstrand không hiểu nổi công
trình nghiên cứu của Einstein. Tuy vậy, ông vẫn kiên quyết rằng Einstein không thể
nào nhận giải được.
Trong khi chuẩn bị bản báo cáo đặc biệt trước ủy ban, Gullstrand chuyển sang cầu
viện đồng nghiệp của ông ở Uppsala và là người bạn Carl Wilhelm Oseen, một giáo
sư cơ học và vật lí toán. Ông đã trình bày một số đoạn phê bình với Oseen, và ông
này đã chỉ ra cho Gullstrand thấy những sai lầm của ông. Chính Oseen cũng nghi
ngờ lớn về giá trị của thuyết tương đối, nhưng ông vui lòng cho Einstein một bình
phẩm hợp lí. Sau này, ông có thổ lộ rằng, thật là một thảm họa cho ủy ban xét giải
vì có Gullstrand, người đại diện vật lí lí thuyết, ông ta phải thẩm định những thứ mà
ông ta chả hiểu gì cả !

Carl Wilhelm Oseen, giáo sư cơ học và vật lí toán tại trường đại học Uppsala,
người thống trị ủy ban Nobel từ năm 1922 - 1944

Gullstrand không việc gì phải cản trở Einstein trước ủy ban. Không thành viên nào
tán đồng thuyết tương đối cả. Như lời Hasselberg viết từ giường bệnh năm 1921:
“Người ta không chắc lắm những nghiên cứu như thế này có phải là đối tượng trao
giải như lời di chúc của Alfred Nobel hay không”. Đa số các thành viên trong ủy

5
ban đơn giản là không chấp nhận một công trình nghiên cứu như vậy là nền vật lí
thật sự. Cách thức Einstein xem xét các giả thuyết cơ sở của mình và cách ông cố
gắng hợp nhất các lí thuyết cho thấy chúng là công trình của một nhà siêu hình học
hơn là một thành viên của cộng đồng khoa học đương thời.
Nếu như bản báo cáo của Gullstrand có nhiều khiếm khuyết thì, về nguyên tắc, Viện
Hàn lâm có quyền tự do hành động một khi điều đó mang đến ánh sáng giải quyết
vấn đề. Nhưng đa số mọi người trong Viện không muốn trao giải cho Einstein, và
không ai muốn làm phật lòng những thành viên kính mến trong ủy ban của mình.
Như “giới chuyên môn” Thụy Điển đã nói, Viện Hàn lâm giữ uy quyền và lẽ phải
của mình để định giá và phán xét. Khi chiếc đồng hồ điểm đến nửa đêm ngày 21
tháng 11 năm 1921, Viện Hàn lâm đã bỏ phiếu không trao giải Nobel vật lí cho năm
đó.
Carl Wilhem Oseen vào cuộc
Oseen gia nhập ủy ban năm 1922. Ông muốn có một giải thường cho Einstein,
nhưng không phải cho nghiên cứu về thuyết tương đối. Ông cũng rất muốn được
nhìn thấy Niels Bohr nhận giải. Với địa vị cao quý trong ban vật lí và năng lực phân
tích sắc bén, Oseen đã tìm thấy một cách khéo léo để trao giải cho cả hai người họ.
Chính ông đã tiến cử thành công Einstein cho việc khám phá ra định luật quang
điện. Ông lí giải rằng, không kể đến phương pháp lí thuyết mà Einstein đã sử dụng
– nó bao hàm quá nhiều thuyết lượng tử trong đó khiến ủy ban khó chấp nhận được
– bản thân định luật quang điện đã được xác nhận bằng kinh nghiệm. Và với việc
công nhận định luật quang điện là một chân lí cơ bản của tự nhiên, Oseen có thể
biện hộ cho mẫu nguyên tử lượng tử của Bohr. Trước đây, ủy ban đã bác bỏ công
trình này vì cho rằng nó mâu thuẫn với thực tế. Nay Oseen khẳng định rằng mẫu
nguyên tử Bohr là dựa trên cơ sở chắc chắn – định luật quang điện của Einstein – và
đã tập hợp được ủy ban và Viện Hàn lâm ủng hộ cho đề xuất của ông.
Sự có mặt của Oseen trong ủy ban vào năm 1922 làm cho ủy ban lần đầu tiên có
được sự tinh thông về vật lí lí thuyết, nhưng điều đó không có nghĩa là những công
trình lí thuyết sẽ dễ được tán thành hơn. Oseen là một tri thức vừa nghiêm khắc vừa
kiêu ngạo, và đây không nhất thiết là đức tính phải có ở một thành viên trong ủy
ban. Ông thường giữ vai trò người phản biện, vừa là quan tòa vừa là đao phủ, khi
đánh giá các ứng cử viên luôn nặng tay hơn so với những đồng sự khác. Khi có
người phản đối quan điểm của ông thi ông cực lực chỉ trích lại, cũng như trả thù cá
nhân.
Oseen để lại tiếng tăm sâu sắc trong cuộc đua giảnh giải Nobel cả một thời gian dài
sau khi ông không còn quyền hạn trong ủy ban vào năm 1944. Ông lãnh đạo phong
trào thu hẹp lại quy mô của “vật lí học” đủ tư cách cho việc nhận giải, trái với
những hành động trước đây bao hàm những lĩnh vực như vật lí thiên văn và địa vật
lí. Nhưng, điều quan trọng nhất, mặc dù nghiên cứu riêng của ông dẫn đến thủy
động lực học và khoa vật lí nghiên cứu mạng tinh thể, nhưng ông vẫn ngồi ở ghế
thẩm phán đối với hầu hết các vấn đề vật lí lí thuyết, đặc biệt là thuyết nguyên tử.
Oseen không hài lòng với con đường mà nền vật lí đang tiến triển; quan điểm rằng
mọi thứ cần phải kiên định, rõ ràng, hợp lí khiến ông thật sự thất vọng trước những
giải pháp cục bộ và nhất thời trước cuộc khủng hoảng sâu sắc của nền vật lí nguyên
tử trong thập niên 1920. Ông thấy không có chút lí do gì để tôn vinh những giải

6
pháp nửa vời, những vật liệu nhất thời, và những bước tiến dò dầm về một tương lai
chưa biết.

Từ trái sang: Carl Wilhelm Oseen, Niels Bohr, James Franck và Oskar Klein cùng với Max Born
(ngồi) trong lễ kỉ niệm công trình của Bohr ở Göttingen năm 1922. Khi đó, Oseen đã coi mẫu
nguyên tử lượng tử sơ khai của Bohr là “đẹp nhất” trong số những phát triển mới tuyệt vời trong
vật lí lí thuyết. Oseen đã thuyết phục được ủy ban trao giải cho Bohr vào năm đó (Nguồn: AIP
Emilio Segrè Visual Archives)

Thay vì tìm một giải pháp hòa giải giữa những cuộc tìm kiếm mang tính chất hỗn
loạn của vật lí lượng tử với những cơ sở vật lí cổ điển, như Oseen hi vọng, các nhà
nghiên cứu lại đề xuất những lí thuyết càng ngày càng kì dị hơn. Giữa thập niên
1920, Heisenberg đề xuất rằng mục tiêu lâu nay cố gắng mường tượng ra các quá
trình nguyên tử cần phải vứt bỏ đi. Những phương trình toán học rắc rối lại cho đáp
số phù hợp với dữ liệu quan sát. Điều này khiến Oseen không ưa. Và rồi người ta đi
đến khẳng định rằng ở cấp độ nguyên tử thì xác suất thống trị chứ không phải là
tính quyết định luận.
Oseen đã phải khổ sở trước những phát triển này, nhưng ông vẫn không chịu rút lui
vào hậu trường. Ông không muốn từ bỏ quyền lực trong ủy ban. Sự thiếu vắng giải
thường dành cho những công trình nghiên cứu lí thuyết trong thời gian ngự trị của
Oseen trong ủy ban phản ánh tính nhạy cảm của ông trước thời cuộc chứ không phải
những cản trở nghi thức hay thiếu vắng ứng cử viên.
Sự chấp nhận cơ học lượng tử
Từ giữa thập kỉ 1920, Werner Heisenberg và Erwin Schrödinger bắt đầu đặt nền
tảng mới cho việc hiểu các hiện tượng nguyên tử. Năm 1928 bắt đầu có một số
lượng nhỏ đề cử cho cách tiếp cận vấn đề không giống ai của họ, và sau đó số tiến
cử ngày càng thuyết phục hơn cả về số lượng và cơ sở tiến cử vào cuối thập kỉ đó.
Một số nhà tiến cử thích sự miêu tả trực quan các quỹ đạo electron như một dạng cơ
học sóng của Schrödinger hơn. Trong khi những nhà lí thuyết kì cựu như Einstein,
Planck và Max von Laue lại thích cách tiếp cận phi trực quan triệt để hơn của

7
Heisenberg. Hơn nữa, sự dấn ngày càng sâu từ nghiên cứu của Heisenberg hình như
đã đánh đổ niềm tin lâu nay của các nhà vật lí về quan hệ nhân quả. Một số nhà vật
lí làm việc thân cận với Heisenberg – gồm Bohr, Wolfgang Pauli và Max Born – đã
mở ra một cánh cửa đi vào thế giới hạ nguyên tử, trong đó mọi hiện tượng xảy ra
khác biệt tận gốc rễ với nền vật lí của thế giới vĩ mô. Tuy nhiên, các lí thuyết vẫn
đang trong quá trình hoàn thiện, và chúng bắt đầu được tiến cử bởi những nhà vật lí
hàng đầu.
Oseen đã làm những gì mà ông có thể làm để tránh phải công nhận Schrödinger và
Heisenberg. Có lẽ ông có thiện ý với phương pháp của Schrödinger nhưng ông cũng
đồng ý với số đông những người tiến cử rằng – nếu trao giải thưởng cho cơ học
lượng tử - thì cả hai người này phải nhận chung. Không thèm đếm xỉa tới số đông,
Oseen đã tạo ra cuộc đua giữa những người ủng hộ hai người này. Những cuộc đua
tranh này có nguyên nhân từ tính khí hay đua tranh và thủ đoạn của ông.
Đáp lại những sự tiến cử vào năm 1929, Oseen cho rằng lí thuyết của Schrödinger
và Heisenberg chưa đủ chín chắn “từ một góc nhìn hợp lí” để cho phép mô tả có hệ
thống các nguyên tử. Hơn nữa, ông không thể tuyên bố họ đủ tư cách nhận giải khi
mà lí thuyết của họ chưa thu được kết quả trong bất kì khám phá có tầm quan trọng
cơ sở nào. Nói cách khác, ông cố làm ngăn trở họ bằng quy chế của giải.
Hai nhà lí thuyết tiếp tục được ủng hộ trong năm 1930. Một lần nữa, một số người
đề cử thích Schrödinger, một số khác thì thích Heisenberg, hoặc là chia hai giữa
Heisenberg và Born, người đã giúp sáng tạo ra lí thuyết. Nhưng những nhà vật lí đạt
giải Nobel lắm đổi thay như Planck và Perrin lại tán thành việc trao giải cho
Schrödinger và Heisenberg.
Để chống lại tính cố chấp của Oseen, The Svedberg, một thành viên Viện Hàn lâm
và là một nhà hóa lí, đề cử Heisenberg và nhấn mạnh rằng lí thuyết của ông đã tiên
đoán và sau đó đưa tới một khám phá quan trọng – một dạng mới của phân tử
hydro. Oseen đáp lại mỉa mai rằng như thế có lẽ Heisenberg phải được xem xét cho
một giải thưởng về hóa học ! Mặc dù thừa nhận rằng việc trao giải thưởng vật lí cho
một công trình lí thuyết thu được kết quả là một khám phá hóa học không phải là
không có, nhưng một lần nữa ông lại từ chối chứng thực cho hai nhà vật lí này đạt
giải.
Có lẽ vấn đề là ở chỗ, như một số nhà đề cử đã đề cập, việc chia giải thưởng cho hai
người thật là một sự bất công. Tại sao hai trí tuệ lớn như thế phải chấp nhận chia
chung một giải thưởng, trong khi một số người khác sau này nhận trọn vẹn giải cho
những thành tựu kém hơn ? Oseen và những người còn lại trong ủy ban đã tìm thấy
một con đường vòng lảng tránh toàn bộ vấn đề này. Nhà vật lí thực nghiệm người
Ấn Độ Chandrasekhara Raman đột ngột xuất hiện như một ứng cử viên công chúng
cho việc khám phá ra một quá trình mới, nhờ đó các phân tử làm tán xạ ánh sáng;
và ông nhận giải thưởng năm 1930.
Năm 1931, số tiến cử cho những nhà tiên phong của cơ học lượng tử giảm xuống,
có lẽ do những người đề cử không muốn lãng phí những phiếu bầu của họ cho
những ứng cử viên mà ủy ban tỏ ra chống đối quá quyết liệt. Một lần nữa, thế giới
vật lí thật nhỏ bé; nhiều nhà tiến cử đều biết ai đang ngồi ở ghế thẩm phán và xu
hướng mà họ nắm giữ. Nhà lí thuyết bị chỉ trích mạnh mẽ, nhưng thông minh,
Wolgang Pauli lúc ấy bình luận rằng không có nhà vật lí lí thuyết nào ở Thụy Điển

8
cả, ông không thèm đếm xỉa tới cả Oseen. Một số nhà tiến cử cảm thấy bối rối và từ
chối không đề cử ai hết.
Nhưng, bất kể những chỉ trích ngày càng mạnh mẽ, Oseen tuyên bố rằng sự giảm
sút số đề cử cho Heisenberg và Schrödinger là một dấu hiệu cho thấy sự nhiệt tình
đối với công trình nghiên cứu của họ đã “lạnh đi”. Ông quy việc thiếu sự ủng hộ
này là do thuyết lượng tử không bao hàm các hiệu ứng tương đối tính của chuyển
động electron. “Vấn đề này lún sâu đến nỗi cần có một ý tưởng hoàn toàn mới mới
giải quyết được nó”. Không ai có thể nói ý tưởng mới này và, cho đến tận bấy giờ,
sự đột phá phi thường sẽ tác động như thế nào đến lí thuyết cơ học lượng tử. Do đó,
ông thúc giục ủy ban rằng Heisenberg và Schrödinger phải chờ đã; giải thưởng năm
1931 đành gác lại cho năm sau.
Khẳng định vị thế vững chắc
Lại một lần nữa, các tiêu chuẩn cao không thể đạt được của Oseen thúc giục ông đòi
hỏi một lí thuyết hoàn hảo. Hoặc lả một lí thuyết hoàn toàn có khả năng giải thích
tất cả các hiện tượng có liên quan, hoặc là nó không được công nhận có giá trị.
Không ai phủ nhận yêu cầu phải bao hàm các hiệu ứng tương đối tính, nhưng điều
này không làm giảm bớt sự kính trọng mà nhiều nhà vật lí dành cho Heisenberg và
Schrödinger. Có lẽ, như một số người nhận xét, Oseen và các thành viên trong ủy
ban đang cố mua thời gian để cho Heisenberg và Schrödinger có thể mỗi người
nhận một giải trọn vẹn vào năm sau.
Năm 1932, một số nhà đề cử bắt đầu tỏ ra thiếu kiên nhẫn. Một số người thậm chí
còn chất vấn thiện ý và năng lực của ủy ban trong việc định giá nghiên cứu của
Heisenberg và Schrödinger. Pauli chỉ tiến cử một mình Heisenberg. Ông tự hỏi
không biết ủy ban có thể quyết định chọn được một trong hai cách tiếp cận vấn đề.
Trong trường hợp đó, ông cho rằng đóng góp của Heisenberg là cơ bản hơn, vì
Schrödinger xuất phát nghiên cứu từ Louis de Broglie. Có thể thấy rõ giọng điệu
cộc cằn của Pauli trong bức thư tiến cử tràn đầy bực dọc. Ông lớn tiếng rằng
Heisenberg dễ dàng đáp ứng mọi điều kiện của mọi thứ quy định cũng như di chúc
của Alfred Nobel. Hãy trao cho ông ta một giải !
Ngay cả Einstein, người chỉ thỉnh thoảng mới đề cử, cũng dành thời gian gởi một
bản kiến nghị cho cả hai người. Ông nhấn mạnh rằng, về mặt cá nhân, ông thích sự
trình bày rõ ràng, chính xác của Schrödinger hơn, nhưng thừa nhận rằng ông thực là
sai lầm khi đã đứng về một phía. Vì cả hai nhà lí thuyết đều có đóng góp quan
trọng, nên ông không muốn hai người chia chung một giải. Einstein muốn thấy
Schrödinger nhận giải trước, nếu như chỉ có một trong hai người được trao giải.
Bohr cũng đề cử cả hai nhà tiên phong của cơ học lượng tử. Ông hiểu rõ những giới
hạn của lí thuyết và đồng ý rằng chúng không phải là dấu chấm hết mà là một điểm
khởi đầu quan trọng. Bohr vẫn giữ quan điểm rằng những đóng góp của Heisenberg
và Schrödinger đã bất ngờ mang đến một viễn cảnh thỏa đáng về nhưng hiện tượng
nguyên tử đã biết và cũng dẫn tới một lọat những tiên đoán mới. Ông đề nghị dành
hai giải thưởng có sẵn đó cho cả hai người.
Ủy ban đồng ý cho một thành viên tương đối mới, nhà vật lí nguyên tử thực nghiệm
Eric Hulthén, chuẩn bị một bài báo cáo đặc biệt về mối liên hệ giữa cơ học lượng tử
và các nghiên cứu nguyên tử thực nghiệm. Hulthén đã phân tích mối quan hệ qua lại

9
giữa lí thuyết và thực nghiệm; lí thuyết của Heisenberg và Schrödinger đã cho
những dữ liệu quyết định và đã kích động đáng kể những nghiên cứu lí thuyết và
thực nghiệm.. Trong khi đồng ý cần có thêm những đột phá mới để áp dụng cơ học
lượng tử cho các electron lớp trong cùng gần hạt nhân nguyên tử nhất, thì những
thành công đáng chú ý của lí thuyết phải được đánh giá đúng là một chương mở ra
một thời kì mới trong nền vật lí nguyên tử. Nhưng Oseen lại không chịu thua.

Khi bước vào ngành vật lí, Dirac (trái) đã dành hết nghị lực và óc sáng tạo của mình đẻ hiểu hết
lí thuyết do Heisenberg (phải) phát triển (Nguồn: AIP Emilio Segrè Visual Archives)

Oseen cố làm hết sức tìm mọi lí lẽ ngăn cản việc trao giải. Ông lại yêu cầu phải hiểu
chặt chẽ từ “khám phá”. Thật thú vị, chỉ mấy năm trước đó, ông còn hô hào phải
hiểu sao cho thoáng, nhưng đó là để cho người đồng nghiệp của ông ở Uppsala có
đủ tư cách nhận giải cho những cải tiến đáng kể đối với độ chính xác của quang phổ
kế tia X. Một mặt, Oseen lại yêu cầu một khám phá có ý nghĩa phải xuất phát từ lí
thuyết. Nhưng mặt khác, ông vẫn giữ quan điểm phải hiểu từ “khám phá” trong quy
chế giống như cách hiểu của công chúng nói chung – tức là “những tiến bộ có ý
nghĩa trong việc hiểu biết thực tại khách quan” – và do đó quy chế không được thỏa
mãn.
Tại sao Oseen, trong bài báo cáo của ông trước ủy ban, lại cảm thấy biết ơn đối với
cụm từ thực tại khách quan mà ông nhấn mạnh ? Hình như là ông không thể nào
chấp nhận một số hàm ý rộng hơn của cơ học lượng tử. Cũng như Einstein đã bị dội
trước cách hiểu xác suất của thực tại khách quan hạ nguyên tử, Oseen đã nghĩ tới
nhánh văn hóa và thần học của lí thuyết. Nhưng, dù Einstein không tán thành,
nhưng ông vẫn xem những đóng góp của Heisenberg là đáng kể. Cả Einstein và
Oseen đều cần chờ phương thức chữa trị của tương lai, nhưng Oseen dường như đã
chuyển sang hờn dỗi, mãi cho đến khi ông ra đi.
Cứu tinh xuất hiện

10
Trong số những người tiến cử kêu gọi một giải thưởng cho cơ học lượng tử có hai
giáo sư vật lí lí thuyết ở Stockholm. Mặc dù không phải là thành viên trong ủy ban,
nhưng Oskar Klein và David Enskog đã tranh luận hết sức thuyết phục trong thư đề
cử của mình. Klein nổi tiếng thế giới là một người có đóng góp đáng kể cho nền vật
lí nguyên tử mới. Đã từng làm việc tại Viện Bohr trong nhiều năm, ông nằm trong
“vòng” trao đổi thông tin thân mật giữa các nhà vật lí nguyên tử. Ông thừa nhận
tính non yếu của cơ học lượng tử, nhưng cho rằng các thách thức trước mắt không
hề làm giảm đi những thành tựu của Heisenberg và Schrödinger.

Nhiều nhà vật lí thấy lí thuyết cơ học sóng do Schrödinger phát triển mang tính trực quan hơn
so với phương pháp ma trận của Heisenberg
(Nguồn: Lotte Meitner-Graf/AIP Emilio Segrè Visual Archives)

Enskog cũng đề cử Heisenberg và Schrödinger trong một bức thư tiến cử dài dòng.
Trong một số đoạn, ông nhắc nhở Oseen rằng ông này rất có thể phạm sai lầm khi
đánh giá các công trình vật lí. Một thập kỉ trước đó, Oseen đã đánh rớt luận án của
Enskog và có vẻ đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp học thuật của ông. Tuy nhiên,
sau đó Enskog đã đi ra nước ngoài nghiên cứu và được xem là một người có đóng
góp lớn cho lí thuyết khuếch tán chất khí. Oseen vẫn được giữ lại ngồi chiếc ghế
quan tòa Thụy Điển xét xử nền vật lí lí thuyết. Ông không thèm để ý tới những ý
kiến của họ.
Oseen nhắc lại rằng một lí thuyết thỏa mãn nền vật lí nguyên tử phải tính đến các
hiệu ứng tương đối tính, vì thế Heisenberg và Schrödinger đơn giản là chưa đạt yêu
cầu đó. Ông hối thúc ủy ban đưa khoản tiền giải thưởng năm 1931 vào nguồn quỹ
đặc biệt và hoãn giải thưởng năm 1932 sang năm 1933. Lãnh đạo ủy ban đồng ý với
Oseen; Hulthén thì không tán thành việc chia giải cho Heisenberg và Schrödinger.
Khi toàn Viện Hàn lâm bỏ phiếu về ý kiến của ủy ban, nhiều thành viên mới hiểu
rằng Oseen không phải là nhà chuyên môn duy nhất ở Thụy Điển. Trong bài báo

11
nghi thức do thư kí thường trực của Viện viết, số phiếu – thường chưa bao giờ được
ghi nhận – cho thấy một sự phân chia sâu sắc: 40 người bỏ phiếu bác bỏ việc trao
giải, còn 23 người muốn trao giải cho Heisenberg và Schrödinger.
Cuối cùng, năm 1933, Oseen chấp nhận rằng thời điểm cần thiết đã đến. Một vị cứu
tinh đã lờ mờ hiện ra phía chân trời. Oseen đã học được qua người học trò nhiều
năng khiếu Ivar Waller của mình rằng những tiến bộ đáng chú ý của cơ học lượng
tử về phía thuyết tương đối là có thể đạt được. Không giống như Oseen, Waller
thường tham dự các hội nghị quốc tế và đi thăm những trung tâm nghiên cứu vật lí
quan trọng. Ông gởi tin tức từ Cambrige và Copenhagen về kiệt tác lí thuyết của
Paul Dirac, bắt đầu với bài báo năm 1928: “Thuyết lượng tử của electron”, cũng
như các kết quả thực nghiệm củng cố thêm lí thuyết. Thật ra, Waller và Dirac chơi
khá thân; những bài bình luận gay gắt của những người đi trước về các bài báo ban
đầu của Dirac lại còn giúp đặt nền tảng cho lí thuyết hố năng lượng nổi tiếng đã đưa
đến việc tiên đoán sự tồn tại của phản vật chất. Tất nhiên, Oseen vẫn thận trọng
trước những kết luận của Dirac.
Với số đông áp đảo, những nhà đề cử vẫn bộc lộ nguyện vọng của họ muốn trao
giải thưởng năm 1933 cho Heisenberg và Schrödinger trước khi cân nhắc đến
những người khác hoạt động trong lĩnh vực này, cho dù là Dirac, Pauli hay Born.
Chỉ có hai nhà đề cử - William Lawrence Bragg and Czeslaw Bialobrzeski – bổ
sung thêm Dirac vào danh sách ứng cử viên của họ. Tại cuộc họp trù bị thảo luận
việc trao giải, ủy ban đã bỏ phiếu thăm dò khả năng trao giải năm 1932 cho
Heisenberg và giải năm 1933 cho Schrödinger.
Dirac phá vỡ sự bế tắc
Đánh giá của Oseen về Dirac dần dần đã hiện rõ. Ông tự hỏi không biết nhà lí
thuyết lỗi lạc người Anh này có thể sánh với Planck, Einstein và Bohr – những
người hội đủ tiêu chuẩn nhận giải Nobel – hay không. Oseen làm việc rất có nguyên
tắc. Nhưng ông muốn chọn thời gian hợp lí: khi bước vào làm vật lí, Dirac đã phải
đương đầu với Heisenberg và đã dành hết công sức và trí tuệ cho việc giải quyết
những mâu thuẫn trong lí thuyết của nhà khoa học Đức. Lưu ý thấy đa số các
nghiên cứu của Dirac chỉ mới được công bố, nên Oseen cảm thấy chắc chắn rằng
ngôi sao mới nổi trên bầu trời vật lí này sẽ còn gặt hái được nhiều thành tựu to lớn
trong tương lai.
Sang tháng 9, Oseen thay đổi hẳn tâm tính. Đột nhiên ông hối thúc chia bổng lộc
Nobel cho Dirac. Tiên đoán kì cục của Dirac về một hạt electron mang điện tích
dương đã được xác nhận bởi hai thí nghiệm độc lập nhau. Oseen cảm thấy hài lòng,
đây đúng là một “thực tại khách quan” quan trọng được khám phá như một thành
quả của cơ học lượng tử - một khám phá “đã dẹp bỏ một trong những dè dặt khó
khăn nhất chống lại thuyết nguyên tử mới nhằm khẳng định lí thuyết này”.
Chuẩn bị cho cuộc họp ủy ban vào đầu tháng 9, Oseen kể cả Dirac vào cùng bản
báo cáo đặc biệt về Heisenberg và Schrödinger. Ông liên hệ ba ứng cử viên này như
đầu và vai của cơ thể người. Oseen kêu gọi trao giải năm 1932 cho Heisenberg,
nhấn mạnh việc khám phá ra dạng thù hinh hydro mới hơn là nguyên lí bất định.
Tuy nhiên, ông cho phép trích dẫn để mô tả Heisenberg là nhà sáng lập ra cơ học
lượng tử. Còn Schrödinger và Dirac cùng nhận giải năm 1933 cho những đóng góp
quan trọng cho nền vật lí nguyên tử.

12
Oseen bảo đảm rằng cả Pauli và Born – hai người giữ vai trò trong sự phát triển cơ
học lượng tử - sẽ không được nhận giải, ít nhất là trong thời gian ông còn sống.Theo
Oseen, Pauli là người vừa mới trưởng thành. Và mặc dù Waller đã hết sức cố gắng
thuyết phục ông rằng việc Pauli chậm cho xuất bản các công trình nghiên cứu vào
lúc đó là vì ông còn gặp phải nhiều vấn đề tương đối tính khó giải quyết chứ không
phải là do cạn kiệt sức sáng tạo, nhưng Oseen vẫn nhất quyết Pauli không thể nào
chia giải được.
Mãi đến cuối năm 1944 – năm ông qua đời – Oseen vẫn tiếp tục gạt sang một bên
những đóng góp của Pauli cho cơ học lượng tử, ông coi Pauli là một nhà lí thuyết
suông. Vào năm sau đó, Waller gia nhập ủy ban và góp phần đảm bảo một giải
thưởng cho Pauli vào năm 1945. Born thì phải chờ lâu hơn – mãi đến năm 1954.
Mặc dù Heisenberg có viết thư cho Born vào năm 1933 để bày tỏ sự tiếc nuối vì họ
không cùng nhận giải được, nhưng ông chẳng làm gì để cứu vãn tình hình cả.
Chẳng hạn, ông đã không bỏ phiếu tiến cử cho Born, người lúc ấy phải đi tị nạn bởi
chế độ phát xít bài Do Thái. Dirac, Schrödinger và Heisenberg nhận giải là hoàn
toàn xứng đáng, nhưng việc người ta xét trao giải cho những nhà tiên phong của cơ
học lượng tử có lẽ là chưa hợp lí.
Vỡ một giấc mộng dài
Như phần giữa bài viết đã cho thấy, để trả lời những câu hỏi “tại sao và do đâu” của
giải thưởng Nobel, việc nhìn vào ủy ban xét giải và ngữ cảnh Thụy Điển của nó là
đúng bản chất vấn đề. Lịch sử trao giải trong 50 năm đầu – mà hồ sơ lưu trữ vẫn
còn khai thác được – cho thấy một số thành viên trong ủy ban quá thiên vị và thật sự
có vấn đề, còn một số thành viên khác thì đơn giản là vì họ không thể nảo nắm bắt
được những thành tựu nằm ngoài chân trời hiểu biết của họ.
Tất nhiên, cả trong thời gian gần đây, sự càu nhàu, nghi vấn vẫn không ngừng gia
tăng. Dirac đã mất hết tinh thần khi cố gắng vận động trao giải cho những thành tựu
vật lí hạt cơ bản lí thuyết vào cuối những năm 1960 và 1970. Ông nhận thấy một số
thành viên ủy ban đơn giản là vì họ không muốn trao giải cho lí thuyết, trong khi
những thành viên khác thì ưu tiên cho những nghiên cứu theo lối kinh nghiệm trước
rồi mới tính đến chuyện trao giải cho nghiên cứu lí thuyết. Chỉ vào năm 1933, Dirac
mới nhận ra rằng giải thưởng Nobel đúng là một tấm huy chương vàng được khắc
bằng tính nhu nhược của con người.
(theo Physics World)

13
Nhìn lại lịch sử 50 năm đầu của giải thưởng Nobel vật lí 1901 – 1950
Elisabeth Crawford
         
                       
  ! "  #    $

%

 & ' 
( # )  * + $ *    , -  $ .  # /  # 0 $   1 2   $  3     
  $   

%
   1 
4 ,   5     !  4   6 5  $ 7  8 9 $ 7    ( 
    9 $ # :
   

%
;  ,    ,     $ 2   2  ! "  #    $
 & ' 
( <   # )       +  $ =      >

    2 :  $ 2   $ 4
   ?       
    7
   # 8  , ,  $ 2     >

 $       $ @    A

Ngày 10 tháng 12 năm 2001, Quỹ Nobel đã tổ chức lễ kỉ niệm 100 năm kể từ
ngày giải thưởng Nobel đầu tiên được trao. Với tư cách là những người thắng giải
trong năm - Eric Cornell, Wolfgang Ketterle và Carl Wieman – tụ họp ở Stockholm
và Oslo, cùng với những người thắng giải khác của năm 2001 và những người đã
từng đạt giải trong những năm trước đã tham gia buổi lễ kỉ niệm. Cũng đừng quên
rằng họ là phần nổi của tảng băng chìm thể chế Nobel. Vì chỉ có tối đa ba người có
thể chia chung một giải thưởng, cho nên người ta có thể đếm được số ứng cử viên
kém may, những người thường ít được mời đến.

Giải thưởng Nobel được xem như một tòa tháp cao hơn tất cả những giải
thưởng khác trong khoa học và y học là vì lịch sử lâu đời của nó. Thậm chí khi giải
thưởng này chưa tròn 10 tuổi thì một nhà báo người Mĩ đã viết: “Không thể viết về
lịch sử của nền khoa học hiện đại mà không nhắc đến danh tiếng của giải thưởng
Nobel dành cho những khám phá có ích cho con người trong lĩnh vực vật lí, hóa học
và y học”. Một số người có thể không đồng ý với nhận định này, chẳng hạn, họ có
thể cãi lại rằng những giải thưởng vật lí đã trao trong thế kỉ qua đã chỉ giới hạn
trong nền vật lí nguyên tử và hạt nhân, mà bỏ sót đa số các thành tựu thuộc lĩnh vực
địa vật lí, thiên văn vật lí và toán lí. Tuy nhiên, người ta cũng có thể công bằng mà
nói rằng, đa số những nhà vật lí lớn của thế kỉ qua đã được trao giải Nobel.
Năm 1974, Quỹ Nobel đã thay đổi quy chế, cho phép toàn bộ hồ sơ lưu trữ -
thuộc quyền sở hữu của Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển, đối với giải
thưởng vật lí và hóa học – được công bố để các nhà sử học khai thác, sau 50 năm
giải thưởng đã trao. Quy định này có nghĩa là toàn bộ hồ sơ lưu trữ sẽ được đưa ra
công chúng sau khi 50 ròng đã trôi qua. Ví dụ, hồ sơ liên quan đến giải thưởng năm
1951 sẽ được công bố vào ngày 1/1/2002.
Tất nhiên, sự thay đổi quy chế này đã cho phép những người viết lịch sử
khoa học nghiên cứu xem từng cá nhân nào đó đã thẳng giải như thế nào. Nhưng

Trang 1/10
thực ra những nghiên cứu này còn đi xa hơn. Các nhà lịch sử cũng xem xét cái gì đã
giới hạn “tính công chúng của giải Nobel”, và xem những người thắng giải, những
người đề cử và cả những người kém may mắn đã tham gia vào quá trình xét trao
giải như thế nào.
Trong bài báo này, chúng ta gộp chung cả các nhà vật lí và hóa học, xem như
là thành viên trong “công chúng Nobel” của chúng ta. Lí do là trong phạm vi mà ủy
ban Nobel quan tâm, một số vấn đề thường được xem là thuộc vật lí - như sự phóng
xạ chẳng hạn – có khi trở thành thuộc hóa học. Hơn nữa, giải thưởng hóa học năm
1908 và 1935 tương ứng được trao cho Ernest Rutherford và cho Frédéric Joliot và
Irène Joliot-Curie, cho nghiên cứu của họ trong lĩnh vực này
Cơ cấu giới tính, màu da và trường viện nghiên cứu
Trụ cột của công chúng Nobel là những người được đề cử cho giải thưởng
vật lí, hóa học – hoặc đôi khi cả hai ngành – bởi những nhà đề cử được mời. Những
ai có quyền đề cử được giới thiệu trong bảng bên dưới. Từ 1901 đến 1950, có
khoảng 598 cá nhân được đề cử, 104 trong số họ - chừng 1/6 – đã thắng giải. Vậy
thì họ gồm những ai ?
Một điều rõ như ban ngày. Đa phần họ là đàn ông (99%). Chỉ có vỏn vẹn 8
ứng cử viên là nữ, trong đó chỉ có 3 người thắng giải. Đó là Marie Curie, giải Nobel
vật lí 1903 và giải Nobel hóa học 1911, Irène Joliot-Curie (giải hóa học 1935) và
Dorothy Hodgkin (giải hóa học 1964).
Mặc dù chỉ có vài ứng cử viên nữ, nhưng họ nhận được nhiều đề cử hơn
(trung bình 10 đề cử/ ứng cử viên nữ, trong khi chỉ có 7 đề cử/ ứng cử viên nam).
Sự chênh lệch này chủ yếu là do một số lượng lớn phiếu đề cử từ phía Lise Meitner,
người chưa bao giờ thắng giải nào (Bà nhận được tổng cộng 20 đề cử cho giải
thưởng vật lí, 21 đề cử cho giải thưởng hóa học – chiếm hơn phân nửa số đề cử
dành cho những ứng cử viên nữ trong giai đoạn 1901-1950). Buộc phải trốn chạy
khỏi chế độ phát xít Đức không bao lâu trước khi khám phá ra sự phân hạch hạt
nhân vào tháng 12/1938, những đóng góp của bà không được ủy ban xét giải vật lí
và hóa học kể đến, và năm 1945, chỉ một mình Otto Hahn nhận giải Nobel hóa học.
Những ứng cử viên nữ kém may khác có thể kể ra đây là nhà hóa học người Đức
Ida Noddack, nhà hóa sinh và toán học người Anh-Mĩ Dorothy Wrinch, và hai nhà
vật lí nguyên tử người Áo Marietta Blau và Hertha Wambacher.
Những ứng cử viên giai đoạn 1901-1950 cũng đến từ một phạm vi hẹp các
quốc gia. Trong số 2416 đề cử trong lĩnh vực vật lí, ba phần tư là dành cho các nhà
khoa học thuộc 4 nước: Đức (25%), Mĩ (21%), Pháp (16%) và Anh (13%). Trong
những năm đầu, người Đức được đặc biệt ưu ái. Một phần tư còn lại phân đều cho
các nước châu Âu, nhất là vùng Scandinavi, Đông Âu, Hà Lan và Italia. Ứng cử
viên đến từ những lục địa khác – như Mĩ Latinh (Peru và Brazil) hay châu Á (Ấn
Độ và Nhật Bản) – chiếm chưa tới 2% số đề cử. Châu Phi thì hoàn toàn không có
mặt trong bản đồ Nobel.
Đại đa số các đề cử trong lĩnh vực vật lí (67%) dành cho những ứng cử viên
đang làm việc ở các khoa giảng dạy của trường đại học và các phòng thí nghiệm.
Nhóm nhiều đứng vào hàng thứ hai (10%) là những người làm việc ở các viện công
nghệ - từ các trường kĩ thuật đến các trường đại học công nghệ. Chỉ một vài đề cử

Trang 2/10
dành cho những viện nghiên cứu độc lập và phòng thí nghiệm thuộc chính phủ, như
James Dewar thuộc Viện Hoàng gia London, và Friedrich Kohlrausch thuộc Cục
Tiêu chuẩn Đức, cả hai người này đều không được giải. Các nhà vật lí làm việc
trong lĩnh vực công nghiệp cũng ít và hiếm. Guglielmo Marconi, người cùng nhận
giải thường vật lí năm 1909 cho khám phá ra điện báo không dây, là một thí dụ
hiếm hoi. Phần đề cử còn lại bao gồm những nhà vật lí như Oliver Heaviside và
William Crookes, những người “không đủ tư cách” và làm việc trong các phòng thí
nghiệm tự xây dựng tại nhà, một chuyện không phải hiếm thấy vào thời gian đầu
thế kỉ 20.

Tháng 6/1920, một nghi thức đặc biệt đã được tổ chức ở Stockholm để tôn vinh giải thưởng
Nobel trao trong thời kì và ngay khi vừa kết thúc Thế chiến thứ nhất. 5 trong số 9 người đạt giải
trong thời kì này là người Đức. Họ là (từ trái sang phải): Max von Laue (giải vật lí 1914), Fritz
Haber (giải hóa học 1918), Max Planck (giải vật lí 1918), Richard Willstätter (giải hóa học 1915)
và Johannes Stark (giải vật lí 1919). Những người phụ nữ trong hình là vợ của họ.

Vậy thì những đại biểu đại diện cho chuyên ngành của họ được tiến cử giải
thưởng vật lí và hóa học như thế nào ? Câu trả lời phụ thuộc vào từng thời kì.
Chẳng hạn, người ta ước tính có đến 1000 hay ngần ấy nhà vật lí đang hoạt động ở
châu Âu và Bắc Mĩ vào đầu thế kỉ 20, khoảng giữa một phần tư và một phần ba
trong số đó có thể đóng vai trò là ứng cử viên hoặc nhà tiến cử cho giải thưởng vật
lí. Thật vậy, quy chế Nobel trước Thế chiến thứ nhất đã tiến rất gần tới ý tưởng về
một “nền cộng hòa khoa học quốc tế”.
Tuy nhiên, sự phát sinh chủ nghĩa phát xít trong Thế chiến thứ hai đã dẫn tới
việc phân chia nền khoa học thế giới thành những nền khoa học mang tính “quốc
gia”. Hậu quả trực tiếp của việc Hitler lên nắm quyền là nền khoa học Đức bị cắt rời
khỏi thể chế Nobel. Nổi giận trước việc trao giải Nobel hòa bình năm 1936 cho nhà
hoạt động hòa bình cánh tả, chống phát xít, Carl von Ossietzky, Hitler đã ban hành
một đạo luật cấm công dân Đức nhận giải thưởng Nobel. Bằng sự khắc kỉ, các nhà
khoa học Đức tuân thủ đạo luật đó khá tốt. Do đó, từ 1937 đến 1945, những nhà
khoa học Đức chỉ được đề cử từ những nhà nghiên cứu ở các nước khác.
Sự suy giảm địa vị khoa học của Đức sau khi chế độ phát xít lên nắm quyền
vào năm 1933 có thể thấy rõ trong hồ sơ của giải Nobel (xem hình). Biểu đồ cũng
cho thấy sự tăng trưởng ngoạn mục của Mĩ như một lực lượng khoa học quan trọng.
Vào đầu thập niên 1900, các nhà vật lí người Mĩ chỉ nhận được một phần rất nhỏ đề
cử từ phía các đồng nghiệp ở Đức, Pháp và Anh. Nhưng, vào cuối Thế chiến thứ
hai, họ nhận được số đề cử nhiều hơn cả của ba nước này cộng lại. Đây chỉ mới là

Trang 3/10
sự bắt đầu của quyền bá chủ Mĩ trong tổ chức Nobel. Chẳng hạn, trong 10 năm vừa
qua (bài báo viết năm 2001 – ND), 15 trong tổng số 24 người nhận giải Nobel là
người Mĩ.

Những người được mời đề cử giải Nobel vật lí và hóa học


1. Thành viên người Thụy Điển và người nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học
Hoàng gia Thụy Điển.
2. Thành viên của ủy ban Nobel xét giải vật lí và hóa học.
3. Các nhà khoa học đã nhận giải Nobel từ Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy
Điển.
4. Giáo sư và phó giáo sư vật lí và hóa học ở các trường đại học và viện công nghệ
thuộc Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland và Na Uy, cũng như viện
Karolinska – khoa y học của trường đại học Stokholm.
5. Những người giữ chức giáo sư ở ít nhất 6 trường đại học hoặc cao đẳng do Viện
Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển lựa chọn, qua một cuộc phỏng vấn để đảm
bảo tính phân bố đều cho những nước khác và địa vị học thuật của họ.
6. Những nhà khoa học khác mà Viện lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển thấy
xứng đáng để mời đề cử.

Các nhà đề cử thuộc nhóm 1-4 có quyền đề cử vĩnh viễn. Những người còn
lại trong nhóm 5 và 6 thì được mời theo hàng năm. Hơn 500 cá nhân đã được mời
đề cử giải thưởng vật lí và hóa học năm 1950. Hiện nay, số người đề cử có lẽ đã lên
tới con số ngàn. Xem trang web của quỹ Nobel (http://nobelprize.org) để biết thêm
chi tiết.
Kẻ chiến thắng và người thua cuộc
Do tính công chúng của giải thưởng Nobel được tạo ra từ cả những người
chiến thắng lẫn những người thất bại trong cuộc đua giành giải, nên chúng ta có thể
khảo sát sự chênh lệch giữa những ứng cử viên đạt giải và những ứng cử viên
không đạt giải. Trong tổng số 278 ứng cử viên cho giải thưởng vật lí từ năm 1901
đến 1950, chỉ có chừng 55 người – tức là cỡ 1/5 – thành công (kể cả một vài người

Trang 4/10
được trao giải thưởng hóa học). Tất nhiên, sự chênh lệch giữa số người đạt giải và
thất bại thực tế còn nhạy cảm hơn nhiều so với số liệu lưu trữ cho thấy. Đặc biệt, nó
phụ thuộc nhiều vào tư chất khoa học của các ứng cử viên và sự đánh giá của ủy
ban Nobel về khả năng của họ.
Cũng còn một số yếu tố nữa phải kể đến, chẳng hạn như quan điểm của các
thành viên trong ủy ban nghiêng về phía thực nghiệm nhiều hơn so với lí thuyết.
Điều đáng nói là những ngăn trở ban đầu đối với việc trao giải cho các nhà lí thuyết
đã bị phá vỡ sau Thế chiến thứ nhất, khi Carl Wilhelm Oseen – nhà vật lí lí thuyết ở
trường đại học Uppsala, Thụy Điển – được bầu vào ủy ban Nobel vật lí. Nhà vật lí lí
thuyết thuần túy đầu tiên được trao giải là Max Planck, ông đạt giải thưởng vật lí
năm 1918 cho việc khám phá ra thuyết lượng tử. Albert Einstein và Niels Bohr cũng
đạt giải 3 năm sau đó. Những thay đổi như thế này trong chính sách của ủy ban chỉ
có thể được đánh giá đúng qua việc nghiên cứu kĩ lưỡng các văn bản trong hồ sơ
lưu trữ Nobel. Một yếu tố cũng quan trọng nữa là phải tìm hiểu sở thích khoa học
của năm nhà khoa học người Thụy Điển có mặt trong ủy ban khi đó.
Mặc dù việc phân tích định lượng tính công chúng của giải Nobel cho thấy
số lượng phiếu đề cử mà mỗi nhà vật lí nhận được, nhưng các đề cử cho giải Nobel
không giống như việc “bầu cử”. Như quy chế đã nêu, chỉ cần một đề cử cũng đủ để
trao giải. Số lượng lớn đề cử không nhất thiết sẽ cho cơ hội thắng giải nhiều hơn.
Thí dụ, nhà phát minh người Thụy Điển Nils Dalén được trao giải năm 1912 cho
phát minh ra phao hải đăng tự động mặc dù trong năm đó, ông chỉ nhận được duy
nhất một đề cử, và chẳng nhận được đề cử nào trong những năm trước đó. Tuy
nhiên, Dalén là một trường hợp ngoại lệ, vì đa số những ứng cử viên khác – cả
người đạt giải và không đạt giải – đều nhận được nhiều đề cử trong nhiều năm.
Hồ sơ Nobel cũng có thể sử dụng để dựng nên một “top hit” 40 nhà vật lí
được đề cử nhiều nhất trong giai đoạn 1901 – 1950 (xem bảng bên dưới). Trong đó
có 22 ứng cử viên nhận giải vật lí, 3 người nhận giải hóa học (mặc dù họ nhận được
số đề cử cho giải thường vật lí nhiều hơn), và 15 người thất bại, không nhận được
giải thưởng nào hết.
Những người không đạt giải trong danh sách bên dưới cho thấy ba khó khăn
chính mà những ứng cử viên phải đối mặt. Cái khó thứ nhất – và là cái khó thường
thấy nhất – là ứng cử viên nghiên cứu trong lĩnh vực không có người đại diện trong
ủy ban Nobel vật lí. Đây là trường hợp của nhà toán học và vật lí toán người Pháp
Henri Poincaré, người nhận được đến 51 đề cử trong các năm nhưng chưa hề nhận
được giải thưởng nào. Đó cũng là trường hợp của nhà khí tượng học người Na Uy
Vilhelm Bjerknes (48 đề cử và không giải thưởng), và nhà thiên văn vật lí người Mĩ
George Ellery Hale (33 đề cử nhưng không may mắn).
Một rào cản nữa là có thể thành tựu của các ứng cử viên – mặc dù có chất
lượng khoa học cao – làm cản trở ủy ban trao giải. Nói cụ thể thì quy chế Nobel quy
định giải thưởng phải được trao cho những khám phá đặc biệt, đúng hơn là cho
những nghiên cứu phục vụ cuộc sống con người. Chướng ngại này được minh họa
bằng sự “thiếu hụt giải thưởng” dành cho những nhà vật lí đa tài như Arnold
Sommerfeld (81 đề cử), Robert Williams Wood (38) và Paul Langevin (25). Thật
vậy, Sommerfeld là trường hợp đáng nghi ngờ nhất, vì ông nhận đến 81 đề cử -
nhiều nhất trong giai đoạn 1901-1950 – mà chả hề nhận giải thưởng nào.

Trang 5/10
Thử thách sau cùng trong việc giành giải thưởng là các nhà đề cử quyết định
khởi động chiến dịch vận động cho ứng cử viên nào đó trong thời gian bao lâu.
Hình như ứng cử viên sẽ có lợi thế hơn nếu như người đề cử họ tiến hành bỏ phiếu
theo kiểu “công kích”, đúng hơn là một “cuộc chiến tinh thần” kéo dài. Thực tế cho
thấy rõ phải gần 5 năm qua đi từ sự tiến cử đầu tiên cho đến khi giải thưởng được
trao cho James Chadwick, Enrico Fermi, Werner Heisenberg, Ernest Lawrence và
Erwin Schrödinger. Và thậm chí Planck và Einstein phải chờ mất 12 năm mới được
nhận giải – vì ủy ban vật lí nhìn nhận vật lí lượng tử và thuyết tương đối với thái độ
hoài nghi cao độ - sự tích góp những phiếu ủng hộ cho họ cũng giống như một cuộc
chiến khải hoàn. Ngược lại, có những chiến dịch kéo dài và không hiệu quả đối với
những người không đạt giải như Paul Langevin (36 năm trôi qua tính từ đề cử đầu
tiên đến đề cử cuối cùng), Aimé Cotton (34 năm), Arnold Sommerfeld (33 năm) và
Robert Williams Wood (24 năm).
Top 40 nhà vật lí được đề cử nhiều nhất trong giai đoạn 1901-1950
Giải thưởng và năm
Họ tên Số đề cử Năm đề cử Nước
trao giải

Vật lí
1 Otto Stern 81 1925 - 1944 Mĩ
[1] 1943

2 Arnold Sommerfeld [7] 81 1917 - 1950 Đức

3 Max Planck 74 1907 - 1919 Vật lí [2] 1918 Đức

4 Albert Einstein 62 1910 - 1922 Vật lí [3] 1921 Đức

5 Henri Poincaré 51 1904 - 1912 Pháp

6 Vilhelm Bjerknes 48 1923 - 1945 Na Uy

7 Friedrich Paschen 45 1914 - 1933 Đức

8 Clinton Joseph Davisson 44 1929 - 1937 Vật lí 1937 Mĩ

9 Percy Williams Bridgman 41 1919 - 1946 Vật lí 1946 Mĩ

10 Erwin Schrödinger 41 1928 - 1933 Vật lí 1933 Áo

11 Augosto Righi 40 1905 - 1920 Italia

12 Robert Williams Wood 38 1926 - 1950 Mĩ

13 Jean Perrin 36 1913 - 1926 Vật lí 1926 Pháp

14 Enrico Fermi 35 1935 - 1939 Vật lí 1938 Italia

15 Carl David Anderson 34 1934 - 1950 Vật lí [4] 1936 Mĩ

16 George Ellery Hale 33 1909 - 1934 Mĩ

17 Peter Debye 31 1916 - 1936 Hóa học 1936 Đức

18 Walter Gerlach 30 1925 - 1944 Đức

19 Werner Heisenberg 29 1928 - 1933 Vật lí [5] 1932 Đức

20 Wolfgang Pauli 28 1933 - 1946 Vật lí 1945 Thụy Sĩ

21 Aimé Cotton 26 1915 - 1949 Pháp

22 Lester Halbert Germer 26 1929 - 1937 Mĩ

23 Paul Langevin 25 1910 - 1946 Pháp

24 Gabriel Lippmann 23 1901 - 1908 Vật lí 1908 Pháp

Trang 6/10
25 Pierre Weiss 23 1916 - 1937 Pháp

26 Patrick Blackett 21 1935 - 1949 Vật lí 1948 Anh

27 James Chadwick 21 1934 - 1935 Vật lí 1935 Anh

Đan
28 Valdemar Poulsen 21 1909 - 1923
Mạch

29 Isidor Isaac Rabi 21 1939 - 1945 Vật lí 1944 Mĩ

30 Joseph John Thomson 20 1902 - 1906 Vật lí 1906 Anh

Đức/
31 Lise Meitner 20 1937 - 1949 Thụy
Điển

32 Ernest Rutherford 20 1907 - 1937 Hóa học [6] 1908 Anh

33 Heike Kamerlingh-Onnes 20 1909 - 1913 Vật lí 1913 Hà Lan

Đan
34 Niels Bohr 20 1917 - 1922 Vật lí 1922
Mạch

35 John William Strutt (huân


20 1902 - 1904 Vật lí 1904 Anh
tước Rayleigh)

Nhật
36 Hideki Yukawa 20 1940 - 1949 Vật lí 1949
Bản

37 Robert Millikan 17 1916 - 1923 Vật lí 1923 Mĩ

38 Ernest Orlando Lawrence 17 1938 - 1940 Vật lí 1939 Mĩ

39 Wander Johannes de Haas 16 1935 - 1945 Hà Lan

40 Irène Joliot-Curie 16 1934 - 1935 Hóa học 1935 Pháp


Ghi chú:
[1] Giải thưởng trao năm 1944
[2] Giải thưởng trao năm 1919
[3] Giải thưởng trao năm 1922
[4] Anderson cũng nhận được 14 đề cử cho giải Nobel vật lí thứ hai
[5] Giải thưởng trao năm 1933
[6] Rutherford cũng nhận được 8 đề cử cho giải Nobel thứ hai, nhưng thuộc lĩnh vực vật lí.
[7] Arnold Sommefeld đúng là kẻ kém may nhất trong lĩnh vực vật lí. Nổi tiếng với việc hiệu
chỉnh mẫu nguyên tử Bohr để xét đến các quỹ đạo elip của electron (chứ không phải quỹ đạo
tròn), ông cũng là người có danh vọng không rõ ràng khi là nhà vật lí được đề cử nhiều nhất
trong thời kì 1901-1950 nhưng chẳng nhận được giải thưởng nào. Ông cũng nhận được tổng số
81 đề cử từ năm 1917 đến 1950 nhưng chẳng lần nào thành công. Ông cũng là một người mệnh
yểu, qua đời năm 1951 trong một vụ tai nạn xe hơi.

Danh sách ở trên bao gồm 40 nhà vật lí đã nhận được đề cử nhiều nhất từ
năm 1901 đến 1950, cùng với số phiếu đề cử và năm họ được đề cử lần đầu tiên và
lần cuối cùng. Danh sách cũng cho biết năm họ nhận giải thưởng (nếu có), loại giải
thưởng mà họ nhận, và “quốc gia nơi họ đang làm việc”, tức là đất nước có viện
nghiên cứu mà ứng cử viên đang hoạt động khi được đề cử. Đối với những nhà
khoa học di chuyển thường xuyên – nhất là trong thập niên 1930 và 1940 – họ được
giữ quốc tịch gốc trong thời gian 7 năm. Nếu họ sinh sống ở đất nước nào đó từ 8
năm trở lên, thì họ phải mang quốc tịch mới.
Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế trong các đề cử
Bất kì ai được mời làm người đề cử cho giải Nobel cũng phải, về nguyên tắc,
tuân theo di chúc của Nobel quả quyết rằng “không xét đến quốc tịch của ứng cử
viên”. Tuy nhiên, quốc tịch của ứng cử viên vẫn luôn luôn đóng một vai trò quan

Trang 7/10
trọng. Thứ nhất là các nhà đề cử có xu hướng đề xuất ứng cử viên của nước mình –
tôi tạm gọi họ là những nhà đề cử “quốc nội”. Kế đến là việc tập trung số đề cử đến
từ nước “mình” hay nước “khác” dành cho một ứng cử viên nào đó có ảnh hưởng
lớn đến việc quyết định trao giải. Tôi sẽ phân tích kĩ từng vấn đề này.
Nếu chúng ta giới hạn chỉ phân tích 4 nền khoa học chủ đạo là Đức, Pháp,
Anh và Mĩ – những nước chiếm tới ba phần tư số lượng đề cử và một phần ba số
người đề cử trong giai đoạn 1901-1950 – chúng ta sẽ thấy sự chênh lệch đáng kể về
mức độ tham gia của các nhà vật lí đến từ những nước này trong quá trình đề cử
giải thưởng. Các nhà khoa học Đức hoạt động tích cực nhất, họ chiếm tới 34% số
lượng đề cử. Người Mĩ đứng thứ hai với 28%, theo sau là Pháp (21%) và Anh
(17%). Sự chênh lệch này không phải do sự chênh lệch số lượng thư mời đề cử gởi
tới từng nước – ít nhất là đối với các nước Pháp, Anh và Mĩ. Chỉ có người Đức hơi
chiếm thế thượng phong hơn một chút, chủ yếu do họ có nhiều người đạt giải Nobel
hơn ba nước kia. Sự chênh lệch đó cũng có nguyên nhân do quan điểm của giới
khoa học mỗi nước đối với việc đề cử giải thưởng, và nó cho chúng ta biết được đôi
điều về nền văn hóa khoa học ở mỗi nước.
Chỉ trên phân nửa (51%) số nhà đề cử ở bốn nước trên có thiện ý với những
người đồng bào của họ, mặc dù quan điểm của họ cũng thay đổi theo từng nước và
từng thời gian cụ thể. Từ năm 1901 đến 1950, người Pháp mang tính chất Sô vanh
nhất, với chừng 60% số lượng đề cử đến từ chính các nhà khoa học Pháp. Người
Anh thẳng thắn nhất, với chỉ 35% số lượng đề cử dành cho những người bạn đồng
chí nước họ. Người Đức và người Mĩ thì nằm giữa hai thái cực này, tương ứng là
53% và 49%.
Tuy nhiên, ở cả 4 nước đều thấy có sự tăng bộc phát số lượng đề cử quốc nội
trong thời gian và sau hai cuộc chiến tranh thế giới. Khuynh hướng này đặc biệt
mạnh mẽ trong thời gian Thế chiến thứ hai ở Pháp, Anh và Mĩ, và có lẽ là do lòng
yêu nước, cũng như giới khoa học ở từng nước đã bị cô lập với giới khoa học nước
ngoài. Sự vắng mặt các nhà đề cử người Đức từ 1937 đến 1945 là do đạo luật chống
lại giải Nobel của Hitler, và tất nhiên, không có nhân vật người Đức nào xuất hiện
trong thời kì này.
Tuy nhiên, sự bất đồng giữa người Anh và người Pháp trong việc đề cử ngày
càng phức tạp hơn so với khi nó mới xuất hiện. Chẳng hạn, khi phát hiện không có
nhà khoa học hay tác giả người Anh nào được kể đến trong số những người thắng
giải năm 1901, một cuộc tranh luận gay gắt đã bùng nổ trên trang điểm thư của tạp
chí Times. Một số phóng viên giữ quan điểm cho rằng sự thiếu vắng một tổ chức
trung tâm để sắp xếp quá trình đề cử của người Anh là bất lợi, trong khi theo họ thì
người Pháp có cả một hệ thống học viện được tổ chức tốt để làm việc này. Nhưng,
trong khi đúng là có nhiều chiến dịch ủng hộ ứng cử viên người Pháp tập trung ở
Viện Hàn lâm Khoa học Paris, thì không gì phải nghi ngờ việc họ hay viện hàn lâm
có tiếp tay thêm bằng cách này hay không. Thật vậy, điều đáng nói là không có ứng
cử viên người Anh nào thành công trong số top 40 nhà vật lí, còn người Pháp thì có
4 người: Poincaré, Cotton, Langevin và Weiss.
Sự bất đồng chiến lược đề cử ở người Anh và người Pháp thấy rõ nhất trong
lĩnh vực nổi bật nhất – số giải Nobel thực tế nhận được. Như chúng ta đã thấy, các
nhà đề cử người Pháp hoạt động tích cực hơn những đồng nghiệp người Anh của

Trang 8/10
mình. Hệ quả của tỉ lệ đề cử quốc nội cao là ứng cử viên người Pháp thường nhận
được nhiều hơn ứng cử viên người Anh gần một phần ba số đề cử. Tuy nhiên, sự
thuận lợi qua những con số này cũng khác biệt nhiều. Ví dụ, trong lĩnh vực vật lí, từ
năm 1901 đến 1950, Pháp chỉ nhận được có 7 giải, so với 13 giải dành cho Anh, 12
giải cho Mĩ, và 10 cho Đức.
Tất nhiên, còn có những nguyên nhân khác đã mang đến sự thành công của
người Anh ở số lượng giải Nobel thực tế được nhận. Điều này chỉ có thể bàn luận
trong phạm vi rất rộng, đối với những trường hợp và cơ hội mang đến giải thưởng,
nếu không có gì bất ngờ, thường thì là độc nhất vô nhị đối với một ứng cử viên nào
đó. Tuy nhiên, thực tế thì ứng cử viên người Anh, thay vì nhận được nhiều đề cử từ
phía những người trong nước, họ lại nhận được sự ủng hộ hết sức thuyết phục – đặc
biệt là từ phía nước ngoài, điều đó mới là quan trọng. Một lí do nữa là do quy mô,
sức mạnh và Anh là nơi khởi sinh các nghiên cứu vật lí nguyên tử và hạt nhân, lĩnh
vực mà ủy ban Nobel vật lí quan tâm trong nửa đầu thế kỉ 20. Các thành viên ủy ban
cũng có quan hệ gắn kết chặt chẽ hơn với nền khoa học Anh so với với những người
đồng nghiệp Pháp, họ thấy xa lạ với ngôn ngữ và nền văn hóa khoa học Pháp.
Trong thời kì sau Thế chiến thứ hai, quan hệ chặt chẽ của các thành viên ủy ban với
Đức, và một số với Anh, bị thay thế bằng quan hệ trên quy mô lớn với người Mĩ.
Tuy nhiên, tinh thần dân tộc chủ nghĩa của các nhà đề cử thật ra không sai
khiến được việc quyết định trao giải. Cho dù có chủ ý hay không có chủ ý, ủy ban
xét trao giải vẫn sử dụng đặc quyền của họ ra phán quyết cuối cùng, san phẳng
quyết định trao giải cho mang tính chất quốc tế. Một số đo thô của cơ chế này có thể
thu được bằng cách so sánh số lượng đề cử nhận được giải và không nhận được giải
trong giai đoạn 1901-1950, trong cả lĩnh vực vật lí và hóa học. Trong khi những
người thắng giải nhận được 83% số đề cử dành cho họ từ các nước khác, thì những
người thất bại chỉ nhận được phân nửa số đó (43%) từ phía giới khoa học nước
ngoài. Khi chỉ tính riêng với 4 nước đã giới hạn thì tương ứng là 53% cho những
người thắng cuộc và 40% cho những người thua cuộc. Điều này cho thấy kết quả
phụ thuộc nhiều vào mong muốn của những người xét trao giải ủng hộ tinh thần
quốc tế trong khoa học, chứ không phải ứng cử viên nào nhận được nhiều “phiếu”
là sẽ thắng. “Tiến ra quốc tế” tỏ ra là một lợi thế thực sự trong chiến lược tranh
giành giải thưởng Nobel.
Hồ sơ từ năm 1951: một chút suy đoán
Sau đợt sụt giảm số lượng đề cử do Thế chiến thứ hai, số lượng đề cử thường
niên trong lĩnh vực vật lí nhanh chóng tăng vọt trở lại như thời trước chiến tranh, ở
mức từ 50 đến 75. Khi nào hồ sơ lưu trữ của thập niên 1950 và 1960 được mở,
chúng ta có thể trông đợi tính công chúng của giải thưởng Nobel sẽ còn tăng nhanh
hơn – và sau cùng thì số đề cử đã lên tới hàng trăm cho một năm.
Do tính công chúng của giải Nobel mang đến nhiều cơ hội nghiên cứu không
chỉ về quy chế Nobel, mà còn phản ánh cả cộng đồng vật lí quốc tế rộng lớn hơn
nhiều, nên nó vẫn là nguồn thông tin có giá trị cho các nhà lịch sử khoa học, rất lâu
sau khi những tai tiếng rùm beng xung quanh giải thưởng đã lắng dịu. Các nghiên
cứu này sẽ được làm phong phú thêm bằng những ấn phẩm có liên quan và tỉ lệ
trích dẫn đã bắt đầu đánh lừa cộng đồng khoa học – và đặc biệt là những nhà tài trợ
- trong thập niên 1950 và sau đó. Tất cả những thông tin này thật tuyệt vời, nhưng

Trang 9/10
các nhà nghiên cứu vẫn có nhận thức sâu sắc về những giới hạn của các loại dữ liệu
định lượng này. Tuy vậy, việc nghiên cứu lịch sử trên kho tư liệu Nobel giúp chúng
ta tiến gần hơn đến việc hiểu được những người thắng giải đã được bầu chọn như
thế nào. Còn lại, mọi thông tin khác chỉ thuần túy là suy đoán mà thôi.
$  +  $  $    ( 9 $ $    $  # #  
 ( 

Trang 10/10
Werner Heisenberg – nhà khoa học gây tranh cãi
Michael Eckert (m.eckert@deutsches-museum.de)

Hơn 100 năm đã trôi qua kể từ khi cha đẻ của nguyên lí bất định chào đời, nhưng
các nhà lịch sử khoa học vẫn tiếp tục tranh cãi về vai trò của con người này trong
Thế chiến thứ hai.
Hãy đọc bất cứ lời giải thích nào cho sự phát triển của nền vật lí học hồi đầu thế kỉ
20, bạn sẽ hầu như chắc chắn thấy rằng được sống ở Đức là điều bắt buộc đối với
bất kì nhà vật lí trẻ có tham vọng nào. Một nhà vật lí Đức trở nên nổi tiếng là ông
thầy của một thế hệ những người học trò xuất sắc là Arnold Sommerfeld. Vào mùa
hè năm 1922, không bao lâu sau khi chàng trai trẻ Werner Heisenberg đến đầu quân
dưới trướng của ông, Sommerfeld đã viết cho Paul Epstein, một cựu sinh viên lúc
ấy đã trở thành giáo sư vật lí lí thuyết tại Viện Công nghệ California: “Tôi chờ đợi
những thành tựu to lớn từ Heisenberg, anh chàng tôi tin là có nhiều năng khiếu nhất
trong số hết thảy học trò của mình, kể cả Debye và Pauli”. Chỉ 10 năm sau đó,
Heisenberg đã được trao giải Nobel vật lí cho việc “sáng lập ra cơ học lượng tử”.
Ủy ban Nobel trao riêng danh dự một giải thưởng cho một mình ông.

Werner Heisenberg, nhà khoa học gây nhiều tranh cãi


Vậy thì tại sao Heisenberg vẫn gây tranh luận cả 100 năm sau ngày sinh của ông ?
Trong một chuyên khảo mới đây của mình, Heisenberg và Dự án bom nguyên tử
của Đức Quốc xã, nhà sử học người Mĩ Paul Rose đã làm tăng thêm những nghi
ngờ nghiêm trọng về đạo đức cá nhân của Heisenberg. Ông được mô tả là một
người có cảm xúc hoang dại và có nhiều tham vọng, một kẻ “không thể nào vùng
thoát khỏi tâm lí bài chủ nghĩa Semitic Đức được”. Về mặt khoa học, ông cũng bị
cho là có nhận thức sai lầm.

Werner Heisenberg | Trang 1/11


Kiến thức vật lí tồi và đạo đức suy đồi, theo Rose, lên tới đỉnh điếm trong sự đóng
góp không hoàn chỉnh của Heisenberg cho dự án bom nguyên tử của Đức quốc xã,
sự thất bại của dự án sau này lại được bịa đặt là một nỗ lực có cân nhắc nhằm phá
hoại dự án. Hơn nữa, Rose tin rằng tâm lí Đức của Heisenberg và bạn bè của ông
được vun bồi thêm bởi sức mạnh khủng khiếp của sự ảo tưởng và duy lí, đã làm
cuốn xoay chuỗi tự lừa dối bản thân, đưa đến những giải thích khác nhau về sự kiện
Heisenberg. Và ông cho rằng sự kết hợp này giữa sự bịa đặt và sự phủ nhận những
rắc rối về đóng góp của Heisenberg về bom nguyên tử, vẫn tồn tại cho tới ngày nay.
Cuộc đời của Heisenberg mang đến nhiều món hời cho các nhà lịch sử vật lí. David
Cassidy đã viết một cuốn tiểu sử có thể tin được, Sự bất định: Cuộc đời và Khoa
học của Werner Heisenberg, mang đến một cái nhìn chặt chẽ và có sức thuyết phục
về những chủ đề gây bàn cãi nhất xung quanh cuộc đời của Heisenberg cho tới cuối
Thế chiến thứ hai. Trong khi đó, câu chuyện về dự án bom nguyên tử của người
Đức – nếu nó có thể gọi như vậy – lại được kể bởi nhà sử học Mark Walker và
những người khác.
Nhưng những tranh luận xung quanh Heisenberg vẫn tiếp diễn, có lẽ vì cuộc đời của
ông tự nó không mang đến một câu trả lời đơn giản. Cũng như nguyên lí bất định,
sự phức tạp là một khái niệm vật lí khác đóng vai trò là một phép ẩn dụ cho cuộc
đời của Heisenberg. Sau hết thảy, chúng ta biết rằng tính chất vật lí của một hệ phức
tạp không thể hiểu đơn giản là sự hành xử tập thể của những phần riêng biệt cấu
thành nên hệ. Thay vì nghiên cứu những quan điểm đã có từ trước về nhà khoa học
Đức này, chúng ta sẽ nhắm tới việc “phối cảnh” cuộc đời của ông nhằm hiểu ông
hơn.
Kẻ tìm đường
Werner Heisenberg sinh ngày 5/12/1901, ở Würzburg, miền bắc Bavaria, và chuyển
đến Munich vào năm lên 9 khi cha ông trở thành giáo sư tiếng Hy Lạp tại trường
đại học ở đó. Trong cuốn tiểu sử của mình, Cassidy đã mô tả chi tiết khung cảnh xã
hội trong đó cuộc sống của Heisenberg bắt đầu bén rễ. Trước hết, cái có vẻ là một
tình tiết ngoài lề trong những năm tháng trưởng thành của ông – việc gia nhập một
nhóm trẻ gọi là Pfadfinder (Pathfinder – Kẻ tìm đường) – hóa ra lại là một manh
mối để tìm hiểu cách xử sự của Heisenberg sau Thế chiến thứ nhất.

Cha và con. Heisenberg (phải) cùng cha và anh trai

Werner Heisenberg | Trang 2/11


Những năm tháng “tìm đường” sau năm 1919 là quãng thời gian Heisenberg nhận
thức sâu sắc về môi trường xã hội của ông. Ở đây chúng ta tìm thấy những thành tố
hình thành nên giá trị tính cách của ông: sự nổi dậy chống lại những giá trị phi lí
tưởng, như chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa duy vật, thói đạo đức giả và suy đồi đạo
đức; sự tham gia vào nhóm những người bạn có cùng quan điểm hợp thành nhóm
“tiếng vọng linh hồn”; tình yêu thiên nhiên; và niềm đam mê sâu sắc nền văn hóa
Đức.
Một số ý tưởng này không xa lắm với hệ tư tưởng Quốc xã vừa mới xuất hiện. Chủ
nghĩa dân tộc, mặc dù không phải là đặc trưng rõ ràng của nhóm Pathfinder, nhưng
nhất định được đa số các thành viên trong nhóm đánh giá cao, xem là bổn phận hiển
nhiên đối với đất nước họ. Các nghi lễ dân tộc – một số có liên quan đến việc ngồi
quây quần bên ngọn lửa trại cùng mơ ước về một “đế chế thứ ba” huyền bí và người
hiệp sĩ áo trắng đầy ma lực tượng trưng cho sự trong trắng của người Đức – được đề
cao trong một số nghi lễ của nhóm Pathfinder. Tư tưởng chống Semit cũng là đề tài
thảo luận thường xuyên, ngoài những đề tài khác: nhóm Pathfinder Munich bất ngờ
chia thành hai phe ủng hộ Do Thái và bài Semit. Tuy nhiên, bất chấp những tương
đồng như trên, thật khá sai lầm khi nhận biết những tư tưởng Pathfinder với chủ
nghĩa quốc xã.
Sự gia nhập của Heisenberg với phong trào của giới trẻ không phải là sự dan díu
nhất thời giữa thời kì niên thiếu và thời kì trưởng thành. Ông trở thành thủ lĩnh của
nhóm trẻ khi ở vào tuổi 17. Gruppe Heisenberg, như tên gọi của nhóm, hợp nhất
vào một nhóm lớn hơn trong đó các thầy giáo và học sinh trung học là lãnh đạo và
thành viên của nhóm. Mùa xuân năm 1919, nhóm đã tích tham gia những hoạt động
bán quân sự chống lại Cộng hòa Xô viết Munich – một cố gắng ngắn hạn nhằm thiết
lập chế độ cộng sản sau phong trào cách mạng lộn xộn cuối Thế chiến thứ nhất.
Những hoạt động này, cùng với những kinh nghiệm từ Thế chiến thứ nhất mà các
thầy giáo đã truyền đạt cho học sinh của mình, hình thành cơ sở cho nhóm phô
trương trước xã hội đổi mới. Nhiều thành viên chia sẻ quan điểm chống lại chính
quyền cơ sở.
Trường hợp Heisenberg là điển hình, cả về mặt nguồn gốc xã hội và quan điểm
chính trị của ông. “Tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc chính tôi bị lôi cuốn vào hoạt
động chính trị”, ông viết thư cho một người bạn Pathfinder vào năm 1923, “vì đối
với tôi, nó có vẻ là một công việc kinh doanh thuần túy”. Mặc dù cơ cấu tổ chức của
Pathfinder thay đổi hàng năm, nhưng Heisenberg vẫn kiên quyết tận tâm với các
thành viên trong nhóm của ông cả sau khi công bố bài báo nổi tiếng của ông về cơ
học lượng tử vào năm 1925. Họ tiếp tục gặp nhau mỗi tuần một lần tại nhà
Heisenberg. Và vào cuối tuần, họ thường đi dã ngoại ở Alps hoặc một hồ nước gần
Munich, tại đó họ đi thuyền buồm, chơi bóng, ném lao và tham gia những trò chơi
mang tính cạnh tranh khác. Thật ra, theo Cassidy, cường độ làm việc không thể tin
nổi của Heisenberg trong những năm đầu thập niên 1920 có lẽ chỉ bởi vì ông có thể
thư giãn hoàn toàn trong những chuyến đi dã ngoại này. Heisenberg có vài người
bạn và cả một số người quen không thân không thuộc phong trào thanh niên của
ông.
Pathfinder còn quan trọng ở một khía cạnh khác. “Ngoài nhiều tác dụng khác,
chúng tôi còn khám phá khoa học nữa”, Heisenberg viết vào những năm sau này.
Ông chú tâm tới những lĩnh vực khoa học xa rời áp dụng thực tế, có lẽ do những

Werner Heisenberg | Trang 3/11


người bạn của ông đã khắc sâu khoa học, và đặc biệt là vật lí, là “chủ nghĩa duy vật
cơ giới”. Như ông nhớ lại: “Thậm chí trong khoa học, hứng thú của chúng tôi cũng
tập trung vào những lĩnh vực không đơn giản là trả lời cho những phát triển tiếp
theo của những cái đã biết”. Kết quả là Heisenberg vẫn giữ được hứng thú lâu dài
trong việc khám phá những phương pháp mới về cơ bản trong vật lí học – nơi mà
thành công là không chắc chắn – chứ không theo đuổi nghiên cứu theo những lối
mòn đã có sẵn.
Trường đại học vẫy gọi
Khi Heisenberg bước vào đại học hồi tháng 10 năm 1920, vật lí học không phải là
chọn lựa đầu tiên của ông. Đã thành công rực rỡ ở trường trung học, ông dự định
nghiên cứu toán học và lập tức bắt tay vào nghiên cứu cao cấp. Thật ra, cha của ông
đã sắp đặt với nhà toán học nổi tiếng Ferdinand von Lindemann, hi vọng đứa con
trai có nhiều tham vọng của ông sẽ được nhận vào lớp của Lindemann, ở đó anh ta
sẽ bắt đầu nghiên cứu cao cấp ngay. Nhưng cuộc phỏng vấn không tiến triển tốt đẹp
đối với chàng trai trẻ Heisenberg. Lidemann, lúc ấy đã 68 tuổi và hơi lãng tai, gần
như không hiểu Heisenberg nói gì. Và từ chỗ không hiểu, ông kết luận rằng phương
pháp không chính thống của chàng trai trẻ không phải là thứ ông ưa thích.
Cố gắng thứ hai của Heisenberg nhằm được nhận vào nghiên cứu cao cấp mà không
phải qua thi sơ khảo như thường lệ đưa ông đến với Arnold Sommerfeld, vị giáo sư
vật lí lí thuyết tại Munich. Từng có kinh nghiệm với những sinh viên ngoại hạng,
Sommerfeld, lúc ấy đã 52 tuổi, phản ứng có khác: “Có thể là anh biết một vài thứ gì
đó, cũng có thể là anh chẳng biết gì cả. Chúng ta sẽ thấy ngay thôi”.
Heisenberg không thể tìm được ngôi nhà nào thích hợp hơn cho tham vọng của
mình. Tại đây, ông đã gặp các sinh viên tâm đầu ý hợp, như Wolgang Pauli, khi đó
20 tuổi và đang học học kì thứ năm. Thật ra, tên tuổi những người học trò của
Sommerfeld đọc giống như là cuốn Ai là ai viết về các nhà vật lí lí thuyết hiện đại:
Alfred Landé, Peter Paul Ewald, Karl Herzfeld, Gregor Wentzel, Otto Laporte,
Adolf Kratzer và Wilhelm Lenz, đây chỉ mới kể những cái tên mà Heisenberg trở
nên quen thuộc trong thời kì nghiên cứu ban đầu của ông.

Heisenberg và bạn học ở trường

Werner Heisenberg | Trang 4/11


Lúc ấy, Sommerfeld đang đắm mình vào thuyết nguyên tử. Năm 1915, ông mở rộng
mẫu nguyên tử Bohr bằng cách đưa thuyết tương đối hẹp vào, và bằng cách lượng
tử hóa cả chuyển động phương vị và xuyên tâm của các electron quỹ đạo. Một năm
sau đó, ông cũng lượng tử hóa sự định hướng của quỹ đạo electron. Ông có thể tính
được năng lượng electron, làm tăng thêm số vạch trong phổ nguyên tử. Cấu trúc
tinh tế này được xác nhận bởi nhà quang phổ học Friedrich Paschen, người thường
xuyên trao đổi thư từ với Sommerfeld suốt thời gian Thế chiến thứ nhất. Chuyên
luận cổ điển của Sommerfeld, Cấu trúc nguyên tử và các vạch phổ, xuất bản lần đầu
năm 1919, được tái bản bốn lần trong thời gian Heisenberg ở Munich, cho thấy sự
phát triển nhanh chóng đối với thuyết nguyên tử trong quãng thời gian đó.
Sống giữa những sinh viên cùng khuynh hướng, và dưới sự hướng dẫn của ông thầy
kính mến, Heisenberg cảm thấy ở trong ngôi nhà của Sommerfeld cũng thoải mái
giống như ở trong ngôi nhà Pathfinder lúc trước. Sommerfeld sớm nhận thấy tài
năng của người học trò mới của ông. Năm 1922, ông cho chàng trai 21 tuổi
Heisenberg làm đồng tác giả của hai bài báo về thuyết nguyên tử của phổ tia X và
cái gọi là hiệu ứng Zeeman dị thường.
Sự tách vạch phổ trong từ trường đã được quan sát chừng 25 năm trước đó bởi nhà
vật lí người Hà Lan Pieter Zeeman, và được giải thích bằng sự tương tác của xung
lượng góc của electron quỹ đạo với trường ngoài. Tuy nhiên, việc quan sát thấy sự
tách vạch thêm vào là một thách đố chính trong những ngày đầu của cơ học lượng
tử và sau này đươc công nhận là hệ quả của xung lượng góc nội hay “spin” của
electron.
Năm 1921, Sommerfeld đồng ý cho Heisenberg có thể công bố một bài báo về hiệu
ứng Zeeman dị thường, mặc dù ông còn hoài nghi về cơ sở vật lí của lí thuyết của
Heisenberg. “Mô hình Zeeman của anh ta nói chung là đối lập, đặc biệt là với
Bohr”, Sommerfeld viết trong bức thư gởi Epstein. “Nhưng tôi nhận thấy thành
công của nó to lớn đến mức tôi đã giữ lại chỗ dành trước để cho nó xuất bản”. Mô
hình của Heisenberg gồm các số lượng tử bán nguyên mà ông gán cho hạt nhân
nguyên tử. Tuy nhiên, mô hình của ông không phù hợp với những kết quả theo lối
kinh nghiệm của Landé về sự tách vạch phổ trong từ trường, và quan trọng là nó đã
phả vỡ niềm tin về các số lượng tử nguyên.

Những nhà tiên phong của cơ học lượng tử

Werner Heisenberg | Trang 5/11


Mùa hè năm 1922, Heisenberg gặp Bohr lần đầu tiên và khiến ông ta phải đương
đầu với ý tưởng không chính thống về nguyên tử của ông. Cuộc gặp diễn ra trong
một tuần thuyết giảng của Bohr ở Göttingen – tức “festival Bohr” như nó nổi tiếng
được gọi – và làm biến chuyển Heisenberg thành một nhân vật nổi tiếng trong cộng
đồng nhỏ của các nhà lí thuyết nguyên tử.
Nhưng Heisenberg không chuyên môn về thuyết nguyên tử và công trình xuất bản
thứ hai của ông là về các xoáy qua lại trong chất lỏng gọi là xoáy Kármán. Thật ra,
Sommerfeld và học trò của ông nhiều lần chú tâm vào các vấn đề động học chất
lưu, như sự chuyển từ dòng chảy thành lớp phẳng lặng sang chảy nhiễu loạn. Do đó,
không có gì phải ngạc nhiên khi mà luận án tiến sĩ của Heisenberg là về cơ học chất
lưu, chứ không phải thuyết nguyên tử.
Trên con đường hình thành cơ học lượng tử
Trước khi Heisenberg hoàn tất nghiên cứu của ông tại Munich vào năm 1923, ông
đã trải qua 6 tháng ở Viện Max Born tại Göttingen. Born chỉ mới bắt đầu chương
trình nghiên cứu nhiều tham vọng về thuyết nguyên tử, khai thác phương pháp
nhiễu loạn trong cơ học thiên thể trong một cố gắng đối với bài toán nhiều vật trong
nguyên tử, bằng cách làm tương tự với bài toán nhiều vật trong cơ học cổ điển.
Nghiên cứu này là kết quả cộng tác giữa Heisenberg và Born về lí thuyết nguyên tử
helium. Born cũng đề nghị Heisenberg đến Göttingen làm phụ tá cho ông sau khi
hoàn thành nghiên cứu ở Munich. Nhưng kì thi tiến sĩ của Heisenberg hầu như có
kết quả thảm hại. Ông không thể trả lời những câu hỏi của nhà thực nghiệm
Wilhelm Wien về năng suất phân giải của các dụng cụ quang học và cách thức hoạt
động của pin. Wien chỉ cho ông qua sau khi Sommerfeld cực lực bênh vực người
học trò của mình.
Sau sự kiện đau buồn này, Heisenberg vui vẻ đến Göttingen, ở đó ông tập trung
hoàn toàn vào thuyết nguyên tử. Trong vòng vài tháng, ông đã có đủ tư cách là nhà
thuyết giảng sau khi công bố bài báo trong đó ông đã điều chỉnh các quy luật của cơ
học lượng tử để giải quyết vấn đề hiệu ứng Zeeman dị thường. Tháng 9 năm 1924,
Heisenberg tạm thời nghỉ ở Göttingen và chuyển tới Copenhagen, nơi Bohr mời ông
đến làm cộng sự nghiên cứu. Ở Copenhagen, nghiên cứu của Heisenberg tập trung
vào thuyết lượng tử bức xạ. Bohr, người phụ tá người Hà Lan của ông, Hendrik
Kramers, và một vị khách mời nghiên cứu người Mĩ, John Slater, đã phát triển một
lí thuyết bán cổ điển, trở nên nổi tiếng là lí thuyết BKS. Nhưng giả thuyết đó sớm
gặp phải những khó khăn nghiêm trọng và bị bỏ rơi.
Theo thuyết tán sắc cổ điển, các nguyên tử phản ứng lại trường điện từ bằng cách
dao động ở tần số của bức xạ hấp thụ hoặc phát ra. Tuy nhiên, một lí thuyết như vậy
không thể giải thích các đặc trưng lượng tử của nguyên tử Bohr và hành trạng giống
như hạt của bức xạ trong những môi trường nhất định. Biến cải BKS của thuyết tán
sắc cổ điển vẫn là cổ điển, trong chừng mực nào đó, nó cho rằng bức xạ điện từ là
giống sóng và không bao gồm các lượng tử, mặc dù nó thật sự giải thích các bước
nhảy lượng tử.
Giải pháp là một “trường bức xạ ảo”, một loại trường ma quỷ chứa các tần số khả dĩ
cho các sự chuyển trạng thái lượng tử của nguyên tử trong một trạng thái cơ bản cho
trước. Mặc dù nó vi phạm những nguyên lí vật lí đã được thiết lập, như quan hệ
nhân quả và bảo toàn năng lượng, nhưng trường ảo đề xuất một cơ cấu toán học mới

Werner Heisenberg | Trang 6/11


để nối kết thế giới cổ điển và thế giới lượng tử. Do đó, nó trở thành chủ đề được
xem xét kĩ lưỡng bởi Bohr và Heisenberg khi sau này ông quay lại Göttingen. Đây
là yếu tố tiên quyết thuộc khái niệm mà từ đó Heisenberg hình thành nên cơ học
lượng tử của ông. Đóng góp có tính quyết định của ông cho chương trình này là bài
báo của ông “Về cách hiểu lại lí thuyết lượng tử về mối quan hệ giữa động học và
cơ học”, ngày nay được xem là bước đột phá trong nền cơ học lượng tử hiện đại.
Bài báo của Heisenberg đánh dấu sự xa rời tận gốc rễ khỏi những nỗ lực trước đó
nhằm giải bài toán nguyên tử bằng cách chỉ sử dụng các đại lượng quan sát được.
“Cố gắng hoàn toàn xoàng xĩnh của tôi là tiến tới loại bỏ và thay thế phù hợp khái
niệm về các đường quỹ đạo mà người ta không thể quan sát được”, ông viết trong
một bức thư đề ngày 9/7/1925. Ở khía cạnh này, công trình của ông vượt khỏi
những nỗ lực của Born để đạt được một sự tương tự lượng tử của cơ học nguyên tử.
Thay vì chiến đấu với sự phức tạp của các quỹ đạo ba chiều, Heisenberg lại làm
việc với cơ học của một hệ dao động một chiều – một dao động tử điều hòa. Và ông
đã khảo sát hành trạng của các đại lượng quan sát được – các tần số bức xạ - theo di
sản BKS, xuất hiện từ “dao động tử ảo” của nguyên tử.
Kết quả thu được là công thức trong đó các số lượng tử liên hệ tần số và cường độ
bức xạ quan sát được. Born lưu ý rằng công thức của Heisenberg có thể được biểu
diễn dưới dạng súc tích bằng các ma trận. Vì lí do này mà lí thuyết mới cũng còn
được biết đến với tên là “cơ học ma trận”.
Sự phát triển nhanh chóng của cơ học lượng tử
Sau bước đột phá của Heisenberg, cơ học lượng tử định hình với bước đi nhanh
chóng đến không ngờ. Born, cùng với người phụ tá mới của ông, Pascual Jordan, tái
cấu trúc lại công trình của Heisenberg thành hệ thống công thức ma trận, làm nổi
bật mối liên hệ giữa các “biến liên hợp”, như xung lượng và tọa độ, và năng lượng
và thời gian. Trong cơ học lượng tử, những mối quan hệ này trở thành mối quan hệ
nghịch đảo giữa các ma trận liên hợp.

Giây phút vinh quang. Schrodinger, Dirac và Heisenberg


Trong khi đó, Paul Dirac, khá độc lập với nhóm Göttingen, biểu diễn cơ học lượng
tử bằng loại ngôn ngữ các toán tử mới. Ở Zurich, Erwin Schrödinger có cách tiếp
cận khác, và năm 1926 phát triển cơ học sóng – một hình thức khác của cơ học
lượng tử, được xem là tương đương với phương pháp ma trận.

Werner Heisenberg | Trang 7/11


Năm 1926, Heisenberg thế chỗ Kramers làm phụ tá cho Bohr ở Copenhagen.
Trưởng thành trong trường lớp của Sommerfeld và từng cộng tác với Born,
Heisenberg đã quen thuộc với tinh thần chỉ dẫn của thuyết lượng tử giống như một
vài lí thuyết khác. Làm việc ở Viện Bohr, ông đã thiết lập nguyên lí bất định vào
tháng 3 năm 1927, từ đó đặt nền tảng cho cái được mệnh danh là trường phái
Copenhagen của cơ học lượng tử.
Không lâu sau đó, vào tháng 10/1927, ở tuổi 26, ông trở thành giáo sư vật lí lí
thuyết tại trường đại học Leipzig. Chỉ trong vài năm, Heisenberg đã xây dựng
Leipzig thành một trung tâm vật lí lí thuyết hiện đại, cùng với người học trò khác
của Sommerfeld, Peter Debye, người trở thành giáo sư vật lí lí thuyết ngoại hạng
vào năm 1929.
Đầu thập niên 1930, một thế hệ nhà lí thuyết mới – như Felix Bloch, Rudolf Peierls,
Edward Teller, Victor Weisskopf và Carl Friedrich von Weizsäcker – đã truyền bá
chân lí của “trường phái Heisenberg” mới. Sinh viên và đồng nghiệp nghiên cứu từ
khắp nơi trên thế giới bị cuốn hút đến Leipzig, như Ettore Majorana đến từ Italy,
Laszlo Tisza đến từ Hungary, và Seishi Kikuchi, Shin-Ichiro Tomonaga và Satoshi
Watanabe đến từ Nhật Bản. Nhiều người trong số họ đã kiếm được vinh quang hàn
lâm đầu tiên cho mình dưới sự giám hộ của Heisenberg, bằng cách áp dụng cơ học
lượng tử cho vật lí chất rắn, rồi mục tiêu nguyên thủy là giải các bài toán cũ bằng
công cụ mới.
Chính Heisenberg cũng bỏ ra một số công sức để hình thành lí thuyết cơ lượng tử
của vật lí chất rắn bằng cách giải câu đố về sắt từ, nhưng hứng thú chính của ông là
khai phá những lĩnh vực mới, chứ không phải áp dụng những phương pháp đã có
sẵn. Đặc biệt, ông tập trung vào việc làm xuất hiện ngành vật lí cao – trong thời kì
chưa có máy gia tốc hạt dành cho bức xạ vũ trụ và năng lượng hạt nhân – nơi mà
các ý tưởng về lí thuyết trường lượng tử tương đối tính có thể so sánh được với các
quan trắc thực nghiệm.
Thế giới thật là xấu xa, nhưng công việc thì tuyệt vời
“Thật đau lòng”, Heisenberg viết gởi Sommerfeld vào tháng 2/1938, “vào lúc nền
vật lí có những tiến bộ tuyệt vời như thế và người ta có thể hài lòng đóng góp cho
những phát triển tiếp theo của nó, thì người ta cũng trở nên bị lôi cuốn vào chính trị
mãi mãi”. Việc giữ bản thân ông xa rời nền chính trị không còn được bao lâu nữa
sau khi Hitler lên nắm quyền vào năm 1933. Mặc dù Heisenberg, giống như nhiều
người Đức khác, có khả năng nhìn nhận lòng hăng hái dân tộc chủ nghĩa của Hitler
với một chút thông cảm, ông phải kinh sợ trước sự tàn khốc của chế độ khi nó đi
vào thực tế, như việc thanh lọc những đồng nghiệp không phải người Aryan ra khỏi
các trường đại học.
Trong hoàn cảnh này, Heisenberg đã hỏi lão già cổ thụ của nền khoa học Đức, Max
Planck, xin một lời khuyên. Planck thuyết phục ông rằng nền vật lí sẽ được bảo vệ
tốt hơn bởi những nỗ lực thầm lặng phía sau hậu trường chứ không phải sự phản đối
trước tiền tuyến. “Planck nói – tôi nghĩ tôi có thể nói tiếp vỉệc này với anh – với
lãnh đạo chính quyền”, Heisenberg viết cho Born, một người Do Thái, vào tháng
6/1933, sau khi Planck tới thăm Hitler, “và đạt được sự đảm bảo rằng không có gì
chắc chắn là luật lệ công dân mới sẽ làm ngăn trở nền khoa học của chúng ta”.

Werner Heisenberg | Trang 8/11


Mặc dù Born không bị sa thải chính thức, nhưng ông đã rời Göttingen và sẵn sàng
di cư. Cho dù là ông được phép ở lại do một điều chỉnh đặc biệt miễn trừ việc sa
thải đối với những người Do Thái đã từng phục vụ trong Thế chiến thứ nhất, Born
nói không có tương lai gì cho con cái của ông ở nước Đức cả. “Tôi muốn ông khoan
hãy quyết định vội”, Heisenberg khuyên can người cố vấn cũ của mình, “mà hãy
đợi và xem đất nước chúng ta sẽ như thế nào vào mùa thu”. Born bỏ qua lời yêu cầu
khẩn thiết của Heisenberg và di cư sang Anh, ông ở đó 17 năm cho tới khi trở lại
nước Đức vào năm 1953.
Chiến lược “chờ và xem” này trở thành một đặc trưng của phản ứng của Heisenberg
với chính trị. Năm 1935, ông tiến gần nhất đến một sự phản đối công khai chống lại
chính quyền quốc xã khi các đồng nghiệp từ khoa triết tại trường Leipzig bị sa thải
trong làn sóng thanh lọc lần thứ hai. Heisenberg và những người khác đã mất hết
tinh thần và biểu thị sự phản đối của họ tại cuộc họp ở khoa. Hậu quả duy nhất của
sự phản đối này là một khiển trách mang tính nghi thức dành cho những kẻ biệt giáo
bởi nhà lãnh đạo địa phương của đế chế Đức, luật thanh lọc vẫn được thi hành.
Một lần nữa kinh hoàng trước chính quyền, Heisenberg lại một lần nữa rút lui.
Trong bức thư gởi cho mẹ ông vào mùa thu năm 1935, ông viết: “Con phải cảm
thấy hài lòng với việc quán sát một lĩnh vực nhỏ của khoa học mà những các tác
dụng sẽ trở nên quan trọng trong tương lai. Đó là điều rõ ràng nhất để cho con làm
trong thời buổi đảo điên này. Thế giới ngoài kia thật là xấu xa, nhưng công việc thì
tuyệt vời”.
Nhưng thoái lui trong khoa học chứ không phải trong chính trị là một điều không
thể chấp nhận được đối với nhà khoa học lừng danh. Khi Sommerfeld đến tuổi về
hưu năm 1935, Heisenberg là ứng cử viên hiển nhiên kế nghiệp ông ở Munich.
Nhưng ý thức hệ quốc xã bấy giờ cũng đang cuồng nộ trong ngành vật lí: Johannes
Stark và Philip Lenard, cả hai người cùng đọat giải Nobel, đã mô tả các lí thuyết
hiện đại như thuyết tương đối và cơ học lượng tử là “nền vật lí Do Thái”. Stark
phàn nàn với chính quyền rằng mặc dù Einstein đã rời Đức đến Mĩ, nhưng vẫn còn
có những nhà vật lí hoạt động theo tinh thần Einstein. Hơn nữa, ông phản đối “nhà
sáng lập lí thuyết Heisenberg, người có tinh thần Einstein, lúc này lại được trao
thưởng bằng một địa vị nữa”. Đây là khúc đầu của chiến dịch chống lại Heisenberg
và Sommerfeld, kết thúc vào năm 1939 khi Wilhelm Müller được ghi tên là người
kế tục Sommerfeld. Müller, một nhà khí động lực học, bị Sommerfeld đánh giá là
“một thằng ngốc toàn diện”.
Heisenberg bị đẩy tới chỗ thất vọng trong tiến trình đấu tranh này. Bằng những tiếp
xúc riêng giữa ông và gia đình của Heinrich Himmler, ông tìm được sự đảm bảo từ
phía quốc xã rằng quan điểm chính thức của họ về ông không giống như chiến dịch
bắt đầu chống lại ông. Ông còn nghĩ tới chuyện di cư khi mà việc điều tra trường
hợp của ông có dấu hiệu kéo dài mãi.
Phía sau hậu trường, trường hợp của Heisenberg – hay lập trường của chế độ quốc
xã về vật lí nói chung – được các nhóm khác nhau đánh giá khác nhau. Sức mạnh
quân sự hùng mạnh của Himmler, SS, cuối cùng ủng hộ Heisenberg và nền vật lí lí
thuyết hiện đại vì lí do thực dụng, còn những nhà lãnh đạo đảng phái và các vị đại
biểu của các trường đại học quốc xã thì nhấn mạnh ý thức hệ hơn tính thực dụng.
Những kẻ cuồng tín trong số các nhà vật lí, thường được gom vào một nhóm dưới

Werner Heisenberg | Trang 9/11


cái tên"Deutsche Physik” (Nền vật lí Đức), bất chấp những xu hướng phổ biến
trong họ, đã thành công trong việc ngăn cản Heisenberg kế vị Sommerfeld. Nhưng
trường hợp Heisenberg đánh dấu điểm bắt đầu sự kết thúc phong trào của họ. Với
sự bùng nổ của Thế chiến thứ hai, chế độ phát xít đã xem trọng công dụng của nền
vật lí hơn là ý thức hệ.
Những năm tháng chiến tranh
Heisenberg được chính phủ thừa nhận sau khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, và được
Bộ Giáo dục giao trọng trách giám đốc khoa học của Viện Vật lí Kaiser Wilhelm ở
Berlin, cùng với Otto Hahn. Viện này đặt dưới sự quản lí của Phòng hậu cần quân
đội vì vai trò quan trọng của nó trong việc phối hợp một dự án chiến tranh bí mật.
Cùng với những nhà khoa học hạt nhân khác, những người tự gọi mình là Câu lạc
bộ Uranium, Heisenberg bắt đầu nghiên cứu công dụng thời chiến có thể của khám
phá phân hạch của Otto Hahn. Những ứng dụng đó bao gồm các lò phản ứng hạt
nhân dùng cho động cơ đẩy tàu ngầm và khả năng chế tạo một loại bom mới “có
sức công phá mạnh hơn sức công phá của những loại chất nổ mạnh nhất đến vài bậc
độ lớn”, như Heisenberg diễn giải trong một báo cáo sơ bộ vào tháng 12/1939.
Cho đến tận bây giờ, các nhà vật lí và lịch sử vật lí vẫn bàn cãi về động cơ và vai trò
của Heisenberg trong nỗ lực này. Sự thỏa hiệp của ông với chế độ quốc xã – có lẽ
có thể giải thích được về mặt tâm lí trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh của ông nhằm
khẳng định tên tuổi của mình – làm tăng thêm sự hoài nghi về tính cách của ông. Có
hàng ngàn bài báo viết về “chiến tranh của Heisenberg”, nhưng không thu được sự
đồng thuận nào cả.
Theo một bài báo, được bảo vệ độc lập bởi các nhà báo Robert Jungk và Thomas
Powers, Heisenberg đã cân nhắc trì hoãn tiến trình của dự án vì ông cảm thấy ghê
tởm trước ý nghĩ về một quả bom nguyên tử nằm trong tay Hitler. Nhưng nhà sử
học Paul Rose có quan điểm ngược lại. Ông cho rằng Heisenberg đã cố hết sức chế
tạo bom nguyên tử, nhưng thất bại vì ông ta không hiểu nguyên lí vật lí một cách
đúng đắn. Theo chính Heisenberg thì ông và các nhà khoa học đồng nghiệp trong
Câu lạc bộ Uranium đã tằn tiện trong quyết định vì họ không có đủ tiến bộ do hoàn
cảnh chiến tranh.
Còn Mark Walker thì chỉ trích lối “hoặc đen hoặc trắng” mà nghi vấn được trả lời.
Ông biện luận rằng không phải Heisenberg không có năng lực làm cho dự án tiến
triển, mà là Phòng Hậu cần quân đội đã mất hứng thú vào năm 1942, do dự án
không mang lại kết quả kịp thời để ảnh hưởng đến cục diện cuộc chiến. Trong
nghiên cứu của ông, Nền khoa học quốc xã, Walker đưa ra một câu trả lời, có lẽ là
gần với sự thật nhất trong vấn đề rối rắm này: “Người Đức có thật sự cố gắng chế
tạo bom nguyên tử ko ?”, ông hỏi. Một mặt, ông biện hộ rằng người Đức không bỏ
ra hành tỉ đô la để xây dựng những nhà máy khổng lồ và phát triển các dụng cụ nổ.
Nhưng họ thật sự chế tạo được loại chất được xem là có khả năng nổ hạt nhân tiềm
tàng nhanh chóng mà không gây trở ngại đến nỗ lực cuộc chiến. Không hề có câu
trả lời đơn giản nào cả, ông kết luận.
Tranh luận vẫn tiếp diễn
Cuộc sống của Heisenberg sau chiến tranh không phát sinh nhiều chú ý, mặc dù nó
cũng mang tới cái để tranh luận. Heisenberg đã thất bại trong việc tìm sự ủng hộ của

Werner Heisenberg | Trang 10/11


các nhà khoa học đồng nghiệp khi ông cố gắng thành lập Hội đồng nghiên cứu Đức
với vai trò là trung tâm quốc gia của nền chính trị khoa học. Mặc dù Konrad
Adenauer, thủ tướng đầu tiên của Tây Đức, tiếp nhận lời khuyên của Heisenberg về
vấn đề nguyên tử, nhưng vai trò của ông là “ông vua nguyên tử” Đức đã gặp phải sự
nhạo báng của vị bộ trưởng đầu tiên phụ trách vấn đề nguyên tử, Franz Josef
Strauss. Về mặt khoa học, những nghiên cứu thời hậu chiến của ông cũng gặp phải
thái độ hoài nghi và hình như cũng kém hiệu quả hơn, trái với nội dung đăng trên
các bài báo gây tin giật gân rằng “Weltfomel” – lí thuyết trường thống nhất các hạt
cơ bản của ông – đã chào đời vào năm 1958.
Nói một cách nghiêm túc thì những bàn cãi về cách hành xử của Heisenberg trong
thời kì quốc xã cũng là một câu chuyện thời hậu chiến. Nó bắt đầu vào năm 1947
khi nhà vật lí người Mĩ Samuel Goudsmit công bố Alsos, một lời giải thích tàn nhẫn
về nỗ lực chiến tranh hạt nhân của người Đức. Goudsmit đã dùng trường hợp
Heisenberg để minh họa cho sự thất bại của chế độ độc tài trong khoa học. Tuy
nhiên, năm 1956, Heisenberg lần đầu tiên được miêu tả là một biểu tượng đạo đức
trong cuốn sách của Jungk, Sáng hơn một ngàn Mặt Trời, trong thời kì chiến tranh
lạnh và phương Tây thực hiện chính sách chống cộng điên cuồng McCathy. Nhưng
Walker sau đó kết luận rằng “thuyết thông mưu” của Jungk là một sản phẩm của
thời gian, khi mà, một lần nữa, nền chính trị lại can thiệp vào khoa học và các nhà
khoa học.
Cuộc bàn cãi xung quanh Heisenberg lại nổi lên với Copenhagen, một vở kịch xoáy
vào chiến viếng thăm của ông tới Copenhagen vào năm 1941, ở đó ông đã gặp Bohr
và vợ của Bohr, bà Margrethe. Hứng thú về Heisenberg của nhà soạn kịch Micheal
Frayn được khuấy động sau khi đọc cuốn sách của Powers, Cuộc chiến của
Heisenberg, ông mô tả Heisenberg – như Jungk mô tả - là một vị anh hùng đã làm
trì hoãn nghiên cứu về bom nguyên tử của Đức. Tuy nhiên, vai Heisenberg trong vở
kịch kém mang tính anh hùng hơn, và tính cách của ông được nhấn mạnh ở trạng
thái không xác định mang tính nghệ thuật cao, ngụ ý tới cả sự bất định lượng tử và
sự bất định trong lịch sử tồn tại như một hệ quả của sự thiếu bằng chứng gốc về
cuộc gặp năm 1941. Một số ánh sáng mới có lẽ sẽ soi sáng vấn đề khi những bức
thư của Bohr được công bố trên tạp chí Physics World (tháng 9/2001).
Heisenberg của Frayn không phải là “người Đức xấu xa” như Rose miêu tả, cũng
không phải là vị anh hùng như trong sách của Jungk hay Powers. Đùa giỡn với phép
ẩn dụ bất định từ quá khứ tới hôm nay, bên trong lẫn bên ngoài lĩnh vực vật lí, cuộc
đời Heisenberg tự nó đã trở thành một phép ẩn dụ: một người sống dưới áp lực mâu
thuẫn, một biểu tượng của cái có vẻ là nguyên lí vượt xa khỏi vương quốc lượng tử.
“Cái mà người ta nói về những cuộc vận động và mục đích riêng của họ, cả khi họ
không vớ lấy những cái bẫy để gài Heisenberg, luôn luôn là đề tài gây nghi vấn –
cũng là đề tài gây nghi vấn như cái mà những người khác nói về họ”, Frayn kết luận
trong kịch bản Copenhagen của ông.
hiepkhachquay dịch (theo Physics World, tháng 12/2001)

Werner Heisenberg | Trang 11/11


William Gilbert – thiên tài bị lãng quên
David Tilley & Stephen Pumfrey
Nhà tư tưởng cách mạng William Gilbert, mất cách đây đã hơn 400 năm, là
một trong những người sáng lập ra môn từ học. Hai tác giả David Tilley và Stephen
Pumfrey cho rằng những thành tựu của ông đúng ra xứng đáng được ghi nhận hơn
nhiều.
Khi William Gilbert ở Colchester qua đời, vào ngày 30 tháng 11 năm 1603,
nước Anh đã mất đi một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của mình thời nữ
hoàng Elizabeth. Ba năm trước khi mất, ông đã cho xuất bản một cuốn sách tựa đề
Magnete, cuốn sách đó không gì hơn chính là công trình vật lí thực nghiệm đầu tiên.
Tựa đề đẩy đủ của cuốn sách, dịch từ nguyên bản tiếng Latinh là On the Magnet,
Magnetic Bodies and that Great Magnet the Earth (Bàn về nam châm, vật từ và từ tính của
Trái Đất). Năm 1651, bộ sưu tập những bản thảo viết tay của Gilbert đã được người
anh em của ông biên tập và xuất bản. Dưới tựa đề De Mundo Nostro Sublunari
Philosophia Nova, cuốn sách đã cung cấp “một triết lí mới của thế giới trần tục của
chúng ta”.

Bản in khắc vào cuối thế kỉ 18 này, từ bản mẫu nay không còn,
là chân dung xác thực duy nhất của William Gilbert.
Bất chấp bản chất cách mạng của cả hai công trình này, trong những năm
qua, cái tên Gilbert vẫn chìm vào quên lãng trong lịch sử khoa học – theo chúng tôi,
như thế khá là bất công. Vậy tại sao thành tựu mang tính cách mạng của ông trong
khoa từ học lại được ít người biết đến ?
Câu chuyện về Gilbert bắt đầu từ Conchester, Essex, nơi ông sinh ra năm
1544. Ông vào học trường đại học Cambrige khi tròn 14 tuổi. Tại đó, ông đã làm
quen, và sau đó đã từ bỏ, nền khoa học chính thống lúc bấy giờ, như triết học tự
nhiên của Aristotle, y học của Galen và thiên văn học của Ptolemy. Lí thuyết thiên
văn của Ptolemy đặt Trái Đất bất động tại tâm của vũ trụ, còn các hành tinh và Mặt
Trời thì chuyển động xung quanh trên những mặt cầu trong suốt.

William Gilbert – Trang 1/5


Trái với trường phái bảo thủ cố hữu ở Cambrige, Gilbert nhận thấy London –
nơi ông trở thành nhà vật lí vào đầu thập niên 1570 – là một trung tâm đang bùng
phát những ý tưởng chuyên môn mới, công nghệ và toán ứng dụng. Nghiên cứu của
Gilbert về từ học, cũng như những nghiên cứu y học của ông, khiến ông – đúng là
hơi bất thường vào lúc ấy – tìm đến các nhà hàng hải, các nhà chế tạo thiết bị lành
nghề, đối chiếu những số liệu từ học của họ và những khám phá về đá nam châm và
kim la bàn. Cũng nằm trong vòng xoáy này mà những người theo trường phái
Copernicus, bị ảnh hưởng bởi các nghiên cứu của Gilbert, tin chắc nịch rằng Trái
Đất chỉ là một hành tinh trong vũ trụ vô hạn mà thôi.
Gilbert đã sử dụng thời gian nhàn rỗi và tư cách một nhà vật lí để biên soạn
và tung một đòn công kích đối với nền khoa học Trái Đất kinh viện bằng việc cho
xuất bản cuốn De Magnete vào năm 1600. Tập sách độc lập này được biên tập thành
6 cuốn riêng biệt, mỗi cuốn có nhiều chương. Cốt lõi trong đó là một giả thuyết, có
lẽ đã hình thành trong ông từ những năm 1580, rằng Trái Đất là khối nam châm
khổng lồ. Thật ra, Gilbert đã bỏ ra nhiều năm và tiền của, nghe nói là chừng 5000
pound, chứng minh giả thuyết này bằng phương pháp thực nghiệm mới.
Những thí nghiệm này chủ yếu bao gồm việc sử dụng một khối đá nam châm
hình cầu (gọi là “terrella”, hay “tiểu Trái Đất”) và một kim la bàn gắn trên một trục
đứng, có thể quay tự do (gọi là “versorium”). Nhà chế tạo thiết bị người London
Robert Noman vừa phát hiện vào năm 1581 thấy một kim nam châm thông thường
sẽ nghiêng một góc nhất định, phía dưới đường chân trời, ngoài việc chỉ hướng Bắc
Nam. Tuy nhiên, ông không có ý kiến xem sự nghiêng này có xảy ra ở nơi nào khác
trên Trái Đất hay không. Bằng cách khảo sát độ nghiêng của versorium tại các điểm
khác nhau xung quanh terrella, Gilbert đã tiên đoán thành công mối quan hệ giữa độ
nghiêng này và vĩ độ địa lí. Trong tập 5 của bộ De Magnete, Gilbert do đó đã có thể
đưa ra một định luật về độ nghiêng của kim nam châm tại tất cả các điểm trên địa
cầu.
De Magnete cũng công bố một thiết bị mới gọi là máy đo độ từ khuynh, nhờ
nó mà các nhà hàng hải có thể tìm được gần đúng vĩ độ địa lí của mình trong những
khi trời nhiều mây mù. Thiết bị này cũng được minh họa trong De Magnete, và một
số thủy thủ người châu Âu đã báo cáo thử nghiệm thành công trên biển, mặc dù
cuối cùng thì thiết bị tỏ ra kém hữu dụng trong thực tế.
Một kế hoạch có nhiều tham vọng hơn là làm tương quan kinh độ địa lí với
“dao động từ”, tức là sự lệch của cực bắc từ khỏi cực bắc thực (cực bắc thiên văn).
Đáng tiếc là nghiên cứu này đã bị chìm xuồng sau phát hiện năm 1634 (thật trớ trêu,
lại do chính nghiên cứu của Gilbert mang lại) về sự độc lập thời gian của dao động
từ. Độ lệch tìm thấy giảm từ 11 độ đông lệch khỏi hướng bắc thực vào năm 1580
đến 4 độ đông vào năm 1634 – một phát hiện làm giới chuyên môn ở châu Âu
đương thời bị sốc mạnh.
Bất chấp những khó khăn theo sau đó, mục tiêu hàng hải của Gilbert vẫn
được tán thành bởi nhà toán học Edward Wright vào năm 1600, trong lời nói đầu
cuốn De Magnete. “Sự thật thì, theo quan điểm của tôi”, ông viết, “không có đối
tượng vật chất nào có tầm quan trọng lớn hơn hay có lợi ích to lớn hơn đối với nhân
loại”.

William Gilbert – Trang 2/5


Gilbert đã thực hiện nhiều thí nghiệm khác, kể cả nghiên cứu đá nam châm
hình cầu nổi trên mặt nước trong một con thuyền gỗ nhỏ. Nghiên cứu này cho thấy
lực từ thường tạo ra chuyển động tròn, đưa ông tới chỗ phát triển một mô hình vũ
trụ từ tính về chuyển động quay của Trái Đất. Ngày nay, chúng tôi tin rằng mô hình
vũ trụ này là động cơ chính đã thúc đẩy ông nghiên cứu từ học.
Bằng việc chỉ ra rằng, Trái Đất, mà ông gọi là tellus hay “Đất Mẹ”, có một
lực từ vô hình, Gilbert đã gán cho Trái Đất một linh hồn (anima) – đó là lời giải
thích chính cho các hành tinh và những thực thể “tự chuyển động” khác. Theo quan
điểm của ông, linh hồn từ của Trái Đất đã làm hành tinh quay trong xung quanh trục
của nó, trục này hướng tới một điểm gần sao Bắc Cực. Nói cách khác, từ tính là
nguyên nhân của chuyển động quay thường nhật của Trái Đất theo hệ thống
Copernicus.
Như Gilbert đã đề cập trong De Magnete (và trong cuốn De Mundo), ông tin
rằng các lực động của tất cả các thiên thể đã “hợp sức” tạo ra các chuyển động đều,
nhưng quỹ đạo không tròn, của các thiên thể. Nền vật lí thuộc hệ thống Copernicus
đầu tiên này, được trau chuốt thêm trong tập sách cuối cùng của De Magnete, và trong
De Mundo, tất nhiên đã bị thay thế bởi lí thuyết hấp dẫn của Newton ra đời khoảng
chừng 80 năm sau đó.
Mục tiêu chính của De Magnete – đưa từ học ra khỏi biên giới của việc ứng
dụng đơn giản la bàn để tìm ra hướng bắc – đã không thành công như Gilbert và
Wright hằng hi vọng. Mô hình vũ trụ từ tính của ông cũng sớm bị sụp đổ. Tuy
nhiên, chúng ta không cho rằng những đóng góp của Gilbert cho ngành hàng hải và
vũ trụ học là không còn giá trị. Mô hình Trái Đất từ tính của Gilbert chính là nền
tảng của ngành địa từ học. Ông đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng hiện tượng
từ bao hàm một lực từ xuyên khoảng cách, khích lệ các nhà thiên văn và vật lí khác
như Johann Kepler, Robert Hooke, Christoper Wren – và có thể cả chính Newton
nữa – nghĩ tới lực hấp dẫn vạn vật tương tự như lực từ.
Tuy nhiên, giả sử chúng ta có thể không lưu tâm đến hai mục tiêu chính của
De Magnetevà cũng bỏ qua các chương nói về ngành hàng hải, về các thiết bị thực
hàng và các bước xây dựng toán học, là phần hợp tác của ông với Edward Wright.

William Gilbert – Trang 3/5


Thậm chí khi đó, theo quan điểm của chúng tôi, thì công trình vẫn có giá trị là công
trình nghiên cứu lớn đầu tiên về vật lí học thực nghiệm.
Hãy xem xét những thành tựu có thể chắn chắn quy là của Gilbert vào thời
gian mà những vật liệu từ duy nhất được người ta biết đến là đá nam châm
(magnetite), sắt và thép, và vào lúc mà toàn bộ cơ cấu khoa học hiện đại vẫn đang
trong quá trình hình thành. Minh chứng nổi tiếng nhất, và cũng chính xác nữa, trong
cuốn De Magnete, là việc xem Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ông đã chỉ ra
điều này bằng cái mà ngày nay chúng ta gọi là thí nghiệm mô phỏng, khảo sát độ
nghiêng của cái versorium đã nói ở trên, trong đó ông cho biết cách hành xử của
versorium và terrella mô phỏng cách hành xử của kim la bàn và Trái Đất.
Trong khi đó, những bàn luận mang tính định lượng của Gilbert về tĩnh từ
học chỉ hoàn toàn và thận trọng dựa trên thí nghiệm. Sự định hướng của trường nội
tại, sự phân cực của một thanh nam châm bị cắt đôi, cũng như sự từ hóa và sự khử
từ được trình bày một cách chi tiết. Chẳng hạn, trong chương 11 ở cuốn thứ 5,
Gilbert thậm chí còn tiến rất gần đến ý tưởng về một từ trường và có nhận xét hết
sức sắc sảo khi mô tả trường lưỡng cực của terrella. Cái ngây ngô là ông đã cố gắng
giải quyết vấn đề định lượng tương tác từ với việc so sánh đá nam châm “mạnh” và
“yếu”.
Tương tác giữa nhiệt độ và từ tính cũng nhận được sự bàn luận sắc sảo và
chính xác trong một số phần của tập sách. Một thành tựu chủ yếu nữa chúng ta
muốn nhắc tới là việc giải thích nguyên nhân gây ra tĩnh điện trong một chương của
cuốn thứ hai mang tựa đề “Về sức hút tác dụng bởi hổ phách”. Trong chừng mực
nào đó, chương này có vẻ như đã phân biệt được các hiện tượng điện và từ, và đã
đưa ra một số lượng lớn “các chất tạo ra điện”. Mặc dù Gilbert không hề phân biệt
được điện tích dương và âm – điều này cần 150 năm nữa – nhưng chương này vẫn
đủ để đưa ông trở thành “cha đẻ của nền điện học”.
Khi xét về từ học, nhà vật lí và học giả William Whewell đã viết, năm 1859:
“Nghiên cứu của Gilbert bao gồm tất cả những sự thật khoa học cơ bản, được xác
định hết sức cẩn thận, thật vậy, thậm chí ngày nay chúng ta có rất ít điều để bổ sung
thêm”.
Việc triển khai thí nghiệm của Gilbert hết sức thận trọng và có cân nhắc. Câu
đầu tiên trong lời nói đầu tập sách của ông bắt đầu như thế này: “Trong việc khám
phá những điều bí mật và nghiên cứu những nguyên nhân còn tiềm ẩn, những kết
quả thu được từ những thí nghiệm chắc chắn và những luận chứng được chứng
minh bao giờ cũng có sức thuyết phục hơn so với những sự phỏng đoán và quan
điểm suy luận triết học”.
Bố cục của cuốn De Magnete cũng có cảm giác rất hiện đại. Mỗi chương bắt
đầu bằng một bản tóm lược cẩn thận những nghiên cứu trước đó, theo sau là một
lọat những thí nghiệm mới. Tuy nhiên, Gilbert cũng là một kẻ có khiếu chỉ trích. Ví
dụ, khi phê phán những luận điểm về động cơ từ vĩnh cửu, ông viết: “Cầu trời hãy
kết tội những nghiên cứu giả dối, chôm chỉa, xuyên tạc như thế, chúng đã làm rối
loạn nhận thức của các sinh viên”.
Vào dịp kỉ niệm 300 năm ngày mất của ông, Gilbert nổi tiếng hơn bây giờ.
Silvanus P Thompson, là người lãnh đạo câu lạc bộ Gilbert, đã tìm thấy một lượng

William Gilbert – Trang 4/5


đáng kể thông tin mới về Gilbert. Các thành viên câu lạc bộ có lẽ không hề vụ lợi;
ngành công nghiệp điện đang phát triển chỉ có thể thu lợi từ việc tán dương người
Anh xuất chúng, tiến sĩ Gilbert là cha đẻ của nền điện học. Hai bản dịch của cuốn
De Magnete đã xuất bản; mặc dù Thompson bắt đầu trước, nhưng ông đã bị giành mất
quyền tiên phong bởi ấn bản năm 1893 của P Fleury Mottelay.
Derek Price, người biên tập bản thảo ấn phẩm Câu lạc bộ Gilbert của
Thompson, đã hùng hồn mô tả những thành tựu của Gilbert: “Người ta có cảm giác
rằng Gilbert đã phát minh ra toàn bộ quá trình khoa học hiện đại chứ không đơn
thuần chỉ là khám phá ra những định luật cơ bản của từ học và tĩnh điện học. Dĩ
nhiên, ông là người đầu tiên kiên trì nghiên cứu xuyên suốt bằng phương pháp vật
lí, yêu cầu thí nghiệm và giải thích từ đầu đến cuối. Nghiên cứu của Gilbert hình
thành nên khuôn mẫu cho những nghiên cứu sau này trong các bộ môn vật lí học, và
cả môn hóa học và sinh học mãi sau này”.
Tuy nhiên, ngôi sao Gilbert đã rụng khỏi bầu trời khoa học nhiều thập kỉ qua
do vài lí do. Trong khi các nhà sử học không còn coi thời kì khoa học của Gilbert,
Kepler và Galileo là khá “hiện đại” nữa và không thể bỏ qua những giả thuyết tiền
hiện đại của Gilbert về linh hồn Trái Đất và những hành tinh khác, nhưng di sản từ
học của ông vẫn hết sức thâm thúy. Bạn hãy đọc De Magnete và tự đánh giá về công
trình nghiên cứu được viết hết sức sâu sắc này.
William Gilbert: một cuộc đời khoa học
1544. Sinh ở Conchester, Essex.
1558 – 1570. Vào học trường St John College, Cambrige. Làm sinh viên rồi
nghiên cứu sinh.
1573. Được xem là nhà vật lí xuất chúng ở London. Giữ nhiều vai trò khác
nhau trong Khoa vật lí của trường.
1600 – 1601. Hiệu trưởng trường St John, được Nữ hoàng bổ nhiệm. Cuốn
De Magnete xuất bản.

1603. Mất ở London, có lẽ do bệnh truyền nhiễm.


1651. Xuất bản cuốn De Mundo, tập hợp những bản thảo của Gilbert, do
người anh em song sinh của ông, cũng tên là William Gilbert, thực hiện.
De Magnete là cuốn sách chưa bao giờ được bán hết và bản dịch năm 1893
của P Fleury Mottelay vẫn còn ở nhà xuất bản Dover (New York). Bản dịch
năm 1900 bởi Silvanus Thompson là bản cao cấp, còn bản sao năm 1958
của bản gốc – do Derek J Price (Basics Books, New York) biên tập – là một
cuốn sách cần tìm đọc. Có thể tìm thêm thông tin về Gilbert tại
http://phys6.org/earthmag/demagint.htm

William Gilbert – Trang 5/5


Beverly T. Lynds (blynds@unidata.ucar.edu)
       ! " # $

Một cách định tính, chúng ta có thể mô tả nhiệt độ của một vật là đại lượng xác định
cảm giác nóng hoặc lạnh khi ta tiếp xúc với nó.
Dễ dàng chứng minh được rằng khi ta đặt hai vật đồng chất ở cùng nhau (các nhà
vật lí nói rằng chúng được đặt tiếp xúc nhiệt với nhau), thì vật có nhiệt độ cao hơn
sẽ lạnh đi, còn vật có nhiệt độ thấp hơn sẽ nóng lên, cho tới khi đạt tới một giá trị
nào đó thì không còn có sự biến đổi gì nữa, và đối với giác quan của chúng ta,
chúng ta cảm nhận được chúng như nhau. Khi sự biến đổi nhiệt dừng lại, chúng ta
nói hai vật (các nhà vật lí định nghĩa chặt chẽ hơn là hai hệ) cân bằng nhiệt với
nhau. Khi đó, chúng ta có thể định nghĩa nhiệt độ của hệ bằng cách nói rằng đại
lượng đó là như nhau đối với cả hai hệ khi chúng ở vào trạng thái cân bằng nhiệt
với nhau.
Nếu chúng ta tiếp tục thí nghiệm với nhiều hơn hai hệ, chúng ta nhận thấy rằng
nhiều hệ có thể được mang vào trạng thái cân bằng nhiệt với nhau; sự cân bằng
nhiệt không phụ thuộc vào loại vật mà ta sử dụng. Nói chính xác hơn thì
% & ' & ( ' & ) * + , - . / 0 & ( 1 , 2 0 3 4 0 5 0 & ' ) 6 7 8 ' 9 + 6 & ) 6 & : 3 (

6 & ; % & ' * < , & = 0 5 , > 0 5 , 2 0 3 4 0 5 0 & ' ) 6 7 8 ' 0 & ( 1

và chúng phải có cùng nhiệt độ, cho dù chúng được làm bằng chất gì cũng vậy.
0 5 1 ? @ 0 - A 6 & : % & B 0 5 , C ( 0 & ' ) 6 * + 0 5 - D , & E ,

Phát biểu in nghiêng ở trên có tên là , có


thể được phát biểu lại như sau:
Nếu có ba hay nhiều hơn ba hệ tiếp xúc nhiệt với nhau và cùng cân bằng nhiệt với
nhau, thì lấy bất kì hai hệ độc lập nào cũng phải cân bằng nhiệt với hệ còn lại.
Giờ thì một trong ba hệ có thể là một dụng cụ được chia độ để đo nhiệt độ - tức là
nhiệt kế. Khi một cái nhiệt kế được chia độ sẵn đặt tiếp xúc nhiệt với một hệ và đạt
tới sự cân bằng nhiệt, khi đó chúng ta sẽ có số đo định lượng nhiệt độ của hệ. Ví dụ,
một nhiệt kế thủy ngân đơn giản được đặt dưới lưỡi của bệnh nhân và cho phép đạt
tới sự cân bằng nhiệt trong miệng của bệnh nhân – rồi chúng ta nhìn xem mức độ
thủy ngân óng ánh giãn nở trong ống và đọc thang đo của nhiệt kế để biết nhiệt độ
của bệnh nhân.
     F G ! " # $

Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ của hệ một cách định lượng. Cách đơn giản
nhất là tìm một chất có tính chất biến thiên đều đặn theo nhiệt độ của nó. Phương
pháp “chính thống” trực tiếp nhất là phương pháp tuyến tính
t (x) = a (x) + b
trong đó t là nhiệt độ của chất và biến thiên khi tính chất x của chất biến thiên. Các
hằng số a và b tùy thuộc vào loại chất sử dụng và có thể định giá bằng việc định rõ
hai điểm nhiệt độ trên thang đo, như 32o cho điểm đông đặc của nước và 212o cho
điểm sôi của nước.

       
   
           
Ví dụ, nguyên tố thủy ngân là chất lỏng trong ngưỡng nhiệt độ từ - 38,9oC đến
356,7oC (chúng ta sẽ bàn về thang nhiệt độ Celsius oC ở phần sau). Ở trạng thái
lỏng, thủy ngân nở ra khi nhiệt độ của nó tăng, tỉ lệ giãn nở của nó là tuyến tính và
có thể được xác định một cách chính xác.

Nhiệt kế thủy ngân được minh họa trong hình trên, gồm một bầu thủy tinh chứa đầy
thủy ngân được phép giãn nở trong một ống mao dẫn, tỉ lệ giãn nở của thủy ngân
được đánh dấu trên ống thủy tinh.
             
    F G !      "       

Một trong những nỗ lực đầu tiên nhằm chế tạo một thang đo nhiệt độ chuẩn đã xuất
hiện hồi khoảng năm 170, khi Galen, trong những tác phẩm y học của ông, đã đề
xuất chuẩn nhiệt độ “trung hòa” tạo thành từ những lượng bằng nhau của nước sôi
và băng tuyết; ở mỗi phía của nhiệt độ này tương ứng là bốn độ nóng và bốn độ
lạnh.
Những dụng cụ đầu tiên dùng để đo nhiệt độ được gọi là nhiệt nghiệm.

Cấu tạo của chúng gồm một bầu thủy tinh có một ống dài nhúng xuống vào một
bình chứa nước có màu, mặc dù hồi năm 1610 Galileo đã đề nghị sử dụng rượu.
Một phần không khí trong bầu bị tống ra ngoài trước khi nhúng nó vào chất lỏng,
làm cho chất lỏng dâng lên trong ống. Khi phần không khí còn lại trong bầu được
làm cho nóng lên hay lạnh đi, mực chất lỏng trong ống sẽ phản ảnh sự biến đổi
nhiệt độ không khí. Một thang đo khắc sẵn trên ống cho phép đo định lượng độ lên
xuống của nhiệt độ.
Không khí ở trong bầu được xem là môi trường đo nhiệt, tức là môi trường có tính
chất biến thiên theo nhiệt độ.
Năm 1641, lần đầu tiên nhiệt kế hàn kín sử dụng chất lỏng thay cho không khí làm
môi trường đo nhiệt được phát triển bởi công tước Ferdinand II. Nhiệt kế của ông
dùng rượu đựng trong bầu thủy tinh hàn kín, với 50 “độ” được đánh dấu trên ống,

       
   
           
nhưng không có “điểm cố định” nào dùng làm điểm không của thang đo. Do đó,
chúng thường được xem là loại nhiệt kế “cảm tính”.
Robert Hook, ủy viên Hội Hoàng gia, vào năm 1664 đã dùng thuốc nhuộm màu đỏ
trong rượu. Thang đo của ông, mỗi độ tương ứng với đương lượng tăng thể tích
khoảng 1/500 phần thể tích chất lỏng trong nhiệt kế, chỉ cần một điểm cố định. Ông
chọn điểm đông đặc của nước. Bằng cách lập thang đo theo kiểu này, Hook chỉ rõ
rằng một thang đo chuẩn có thể được thiết lập cho những chiếc nhiệt kế có kích
thước đủ cỡ. Chiếc nhiệt kế nguyên bản của Hook trở thành chuẩn của trường
Gresham và được Hội Hoàng gia sử dụng cho tới năm 1709 (Những hồ sơ sổ sách
khí tượng học dễ hiểu đầu tiên đã sử dụng thang đo này).
Năm 1702, nhà thiên văn học Ole Roemer, ở Copenhagen, thiết lập thang đo sử
dụng hai điểm cố định: tuyết (hoặc băng vụn) và điểm sôi của nước, và ông đã ghi
lại nhiệt độ hàng ngày ở Copenhagen từ năm 1708 đến 1709 với chiếc nhiệt kế này.
Năm 1724, Gabriel Fahrenheit, nhà chế tạo dụng cụ ở Däanzig và Amsterdam, dùng
thủy ngân làm chất lỏng đo nhiệt. Sự giãn nở nhiệt của thủy ngân lớn và khá ổn
định, nó không bám dính vào thủy tinh, và nó vẫn ở thể lỏng trong một ngưỡng
nhiệt độ rộng. Vẻ ngoài lóng lánh của nó làm cho nó dễ đọc.
Fahrenheit mô tả cách chia độ thang đo của nhiệt kế thủy ngân của ông như sau:
“đặt nhiệt kế vào trong hỗn hợp gồm muối amoniac hoặc muối biển, băng và
nước, điểm đầu tiên trên thang đo thu được được đánh dấu làm điểm không.
Điểm thứ hai thu được nếu cũng dùng hỗn hợp trên nhưng không có muối.
Đánh dấu điểm này là 30. Điểm thứ ba, được đánh dấu 96, thu được nếu đặt
nhiệt kế trong miệng để thu nhiệt của cơ thể người khỏe mạnh” (D. G.
& ' -    ( 0      0  0

Fahrenheit, 33, 78, 1724).




Trên thang đo này, Fahrenheit đo được điểm sôi của nước là 212. Sau đó, ông đã
điều chỉnh điểm đông đặc của nước là 32 để cho khoảng giữa điểm sôi và điểm
đông đặc của nước có thể được biểu thị bằng số 180 thích hợp hơn. Nhiệt độ đo
theo thang này được gọi là độ Fahrenheit (oF).
Năm 1745, Carolus Linnaeus ở Uppsala, Thụy Điển, mô tả một thang đo trong đó
điểm đông đặc của nước là 0, và điểm sôi là 100, khiến nó là một thang đo bách
phân (100 nấc). Anders Celsius (1701-1744) lại dùng thang đo ngược lại, trong đó
100 biểu thị điểm đông đặc của nước và 0 biểu thị điểm sôi của nước, tuy nhiên,
vẫn có 100 độ giữa hai điểm đã xác định trước đó.
Năm 1948, việc dùng thang đo bách phân được điều chỉnh thành một thang đo mới
sử dụng độ Celsius (oC). Nhiệt giai Celsius được định nghĩa bằng hai luận điểm sau
(chúng ta sẽ bàn kĩ hơn về nó trong phần sau bài viết này):
(i) Điểm ba của nước được định nghĩa là 0,01oC.
(ii) Một độ Celsius bằng với một độ trong nhiệt giai khí lí tưởng.
Trong nhiệt giai Celsius, điểm sôi của nước ở áp suất khí quyển chuẩn là 99,975oC,
trái với 100 được xác định trong thang đo bách phân.
Để đổi từ độ Celsius sang độ Fahrenheit: nhân với 1,8 và cộng thêm 32.
o
F = 1,8 . oC + 32

       
   
          
Năm 1780, J. A. C. Charles, nhà vật lí người Pháp, chỉ rõ rằng đối với cùng một độ
tăng nhiệt độ, tất cả các chất khí biểu hiện độ tăng thể tích như nhau. Bởi vì hệ số
giãn nở của chất khí rất gần nhau, cho nên có thể thiết lập một thang đo nhiệt độ
trên cơ sở một điểm cố định thay cho thang đo có hai điểm cố định, như thang đo
Fahrenheit và Celsius. Việc này đưa chúng ta trở lại với nhiệt kế sử dụng chất khí
làm môi trường đo nhiệt.

Trong nhiệt kế khí thể tích không đổi, bầu lớn B chứa chất khí, hydrogen chẳng
hạn, dưới một áp suất định trước, nối với một áp kế chứa đầy thủy ngân bằng một
ống có thể tích rất nhỏ. (Bầu B là phần chia cảm nhiệt và phải chứa đa phần lượng
hydrogen). Mực thủy ngân ở C có thể điều chỉnh bằng cách nâng hay hạ khối thủy
ngân trong bình R. Áp suất của khí hydrogen, là biến x trong mối quan hệ tuyến tính
với nhiệt độ, là độ chênh lệch giữa mực D và C cộng với áp suất phía trên D.
P. Chappuis, vào năm 1887, đã tiến hành nghiên cứu trên phạm vi rộng các nhiệt kế
khí có áp suất không đổi, hoặc thể tích không đổi, dùng hydrogen, nitrogen, và
carbon dioxide làm môi trường đo nhiệt. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của ông,
Comité International des Poids et Mesures đã công nhận nhiệt giai hydrogen thể tích
không đổi dựa trên các điểm cố định tại điểm băng (0oC) và điểm hóa hơi của nước
(100oC) là thang đo thực hành dùng trong ngành khí tượng quốc tế.
Các thí nghiệm với nhiệt kế khí cho thấy có rất ít sự khác biệt về thang đo nhiệt độ
đối với những chất khí khác nhau. Như vậy, người ta có thể thiết lập được một
thang đo nhiệt độ độc lập với môi trường đo nhiệt nếu đó là chất khí ở áp suất thấp.
Trong trường hợp này, mọi chất khí đều hành xử giống như “khí lí tưởng” và có
một mối liên hệ rất đơn giản giữa áp suất, thể tích và nhiệt độ của chúng:
pV = hằng số . T
Nhiệt độ này được gọi là
0 & ' ) 6 * + 0 & ' ) 6 * + 0 5 - D , & E ,

, và ngày nay được công nhận


là số đo cơ bản của nhiệt độ. Lưu ý rằng có một điểm 0 được tự nhiên xác định
trong nhiệt giai này – đó là điểm mà tại đó áp suất của khí lí tưởng bằng không, làm
cho nhiệt độ cũng bằng không. Chúng ta sẽ tiếp tục nói về “độ không tuyệt đối”
trong phần sau. Với điểm 0 này trên thang đo, chỉ cần định nghĩa một điểm cố định
là đủ. Năm 1933, Ủy ban quốc tế về Cân nặng và Đo lường công nhận điểm cố định
này đó điểm ba của nước (nhiệt độ tại đó nước, băng và hơi nước cùng tồn tại ở

       
   
          
trạng thái cân bằng); giá trị của nó được thiết đặt là 273,16. Đơn vị nhiệt độ trong
nhiệt giai này là kelvin, ghi công của huân tước Kelvin (William Thompson), 1824-
1907, và kí hiệu là K (không có kí hiệu độ).
Đổi từ độ Celsius sang kelvin, ta cộng thêm 273
K = o C + 273
& ' ) 6 * + 0 & ' ) 6 * + 0 5 - D , & E , -  0 & ' ) 6 * + ,     *  0 7  , C ( 0 < -  %  - 7 ' 0  *
,

*  0 & 0 5 & ( -  / & 0       , C ( 0 & ' ) 6 * + 0 & ' ) 6 * + 0 5 - D , & E , , C ( * '  9 3 (

, C ( 0 8 , 

Ngài William Siemens, vào năm 1871, đề xuất một nhiệt kế có môi trường đo nhiệt
là kim loại dẫn điện có điện trở biến thiên theo nhiệt độ. Nguyên tố platinum không
bị oxi hóa ở nhiệt độ cao và có sự điện trở biến thiên tương đối ổn định theo nhiệt & ' ) 6 %  * ' ) 0 6   / - ( 6 ' 0 1 9

độ trong một ngưỡng nhiệt lớn. ngày nay được sử dụng




rộng rãi là nhiệt kế nhiệt điện và có thể đo nhiệt độ từ - 260 C đến 1235oC.
o

Một số nhiệt độ được chấp nhận làm điểm tham chiếu cơ sở để định nghĩa Nhiệt
giai quốc tế năm 1968. Nhiệt giai quốc tế năm 1990 được Ủy ban quốc tế về Cân
nặng và Đo lường công nhận tại cuộc họp vào năm 1989. Giữa 0,65 K và 5,0 K,
nhiệt độ được xác định dưới dạng mối liên hệ áp suất hơi – nhiệt độ của các đồng vị
helium. Giữa 3,0 K và điểm ba của neon (24,5561 K), nhiệt độ được xác định bằng
nhiệt kế khí helium. Giữa điểm ba của hydrogen (13,8033 K) và điểm đông đặc của
bạc (961,78 K), nhiệt độ được xác định bằng nhiệt kế điện trở platinum. Trên điểm
đông đặc của bạc, nhiệt độ được xác định bằng định luật bức xạ Planck.
Năm 1826, T. J. Seebeck, phát hiện thấy khi nối các dây kim loại khác nhau ở một
đầu và đun nóng nó, có một dòng điện chạy từ sợi này sang sợi kia. Lực điện động
phát sinh có thể liên hệ định lượng với nhiệt độ và do đó hệ có thể được sử dụng
làm nhiệt kế - gọi là cặp nhiệt điện. Cặp nhiệt điện được dùng trong công nghiệp, và
nhiều kim loại được sử dụng – ví dụ như platinum và platinum/rhodium, nickel-
chromium và nickel-aluminum. Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Mĩ (NIST)
vẫn lưu giữ cơ sở dữ liệu để chuẩn hóa các nhiệt kế.
Trong các phép đo ở nhiệt độ rất thấp, tính nhạy từ của chất thuận từ được dùng làm
đại lượng vật lí đo nhiệt. Đối với một số chất, tính nhạy từ biến thiên tỉ lệ nghịch
với nhiệt độ. Các tinh thể như magnesium nitrate và phèn chromic potassium được
dùng để do nhiệt độ dưới 0,05 K; các tinh thể này được định cỡ trong helium lỏng.
Đối với những nhiệt độ rất thấp, và thấp hơn nữa, nhiệt kế cũng nằm trong cơ cấu
làm lạnh. Một số phòng thí nghiệm nhiệt độ thấp trên thế giới đang tiến hành nghiên
cứu trên lí thuyết và triển khai thực hiện nhằm đạt tới nhiệt độ thấp nhất có thể được
và tìm kiếm các ứng dụng thực tiễn của nhiệt độ thấp.
       " !        "     

Cho tới thế kỉ 19, người ta vẫn tin rằng cảm giác nóng hay lạnh mà một vật mang
đến được xác định bởi “lượng nhiệt” mà nó chứa. Nhiệt lượng được hình dung là
một thứ chất lỏng chảy từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn, chất lỏng không trọng
lượng này được gọi tên là “caloric”, và mãi cho tới các tác phẩm của Joseph Black
(1728-1799), không có sự phân biệt nào giữa nhiệt lượng và nhiệt độ. Black đã phân
biệt giữa số lượng (caloric) và cường độ (nhiệt độ) của nhiệt.

       
   
          
Benjamin Thomson, Count Rumford, cho in một bài báo vào năm 1798 tựa đề
“Khảo sát nguồn nhiệt được kích thích bằng ma sát”. Rumford đã lưu ý tới số lượng
lớn nhiệt sinh ra khi khoan một khẩu đại bác. Ông ngờ rằng chất nhiệt đang tuôn
chảy vào khẩu đại bác và kết luận “có vẻ quá khó khăn cho tôi nếu không thể hình
dung ra một ý tưởng riêng nào về một cái gì đó có khả năng bị kích thích và truyền
theo kiểu như nhiệt được kích thích và truyền trong những thí nghiệm này, ngoại trừ
chuyển động”.
Nhưng vẫn không có gì biến chuyển cho tới khi J. P. Joule công bố một bài báo
chắc nịch, vào năm 1847, trong đó ý tưởng về caloric bị bác bỏ. Joule đã chỉ rõ một
cách thuyết phục rằng nhiệt là một dạng năng lượng. Kết quả từ những thí nghiệm
của Rumford, Joule, và những người khác, người ta đã chứng minh được (như
Helmholtz phát biểu rõ ràng hồi năm 1847), các dạng năng lượng khác nhau có thể
chuyển hóa lẫn nhau.
& ' 0 & ' ) 6 , & 1 ?  0 & < ( 6 &  0 & 3  6 % ;  0 5 0  0 5 -
0 5 0   % &  ,  & ( ? % & ' ,  ,

 0 5 0  0 5 -
0 5 % &  , , & 1 ?  0 & < ( 6 &  0 & 0 & ' ) 6  6 & ; 6  0 5 0  0 5 -
0 5  0 & ' ) 6

, + 0 5 7 8 ' 0  0 5 -
0 5 % &  ,
, C ( & ) -  9 + 6 & 4 0 5   

*  0 & - 1 . 6 6 & : 0 &  6 , C ( 0 & ' ) 6 * + 0 5 - D , & E ,

Đây là , định luật về sự bảo toàn năng


lượng. Một phát biểu khác của nó là: không có cách nào, dù là bằng cơ chế cơ học,
nhiệt học, hóa học hay bất kì cơ chế nào khác, chế tạo được động cơ chuyển động
vĩnh cửu, tức là loại động cơ tự sinh ra năng lượng riêng của nó (ngoại trừ trong thế ( 6   ( - -

giới viễn tưởng như của Maurits Escher !). 

Cũng có thể phát biểu theo cách thứ hai nói về hoạt động của động cơ. Một động cơ
hơi nước sử dụng nguồn nhiệt để sinh công. Vậy người ta có thể chuyển hóa hoàn
toàn năng lượng nhiệt thành công, tức là chế tạo một cỗ máy có hiệu suất 100% hay *  0 & - 1 . 6 6 & : & ( ' 0 & ' ) 6 * + 0 5 - D , & E ,

không ? Câu trả lời được tìm thấy ở .


& B 0 5 , < -   ' * + 0 5 ,  6 1 0 &   0 0   , < 6 &  , & 1 ?  0 & < ( 6   0 3 + 0  0 5 -
0 5

0 & ' ) 6 6 &  0 & 0 &


0 5  0 5 0  0 5 -
0 5 % &  ,  & B 0 5 6 &  , &  6   -   ' * + 0 5 , 

6 1 0 &   0 % & B 0 5 -  9 5 ; % &  , 9  , < 6 &   = 6 -  ? 0  0 5 -


0 5 0 & ' ) 6 7  , & 1 ?  0

0 < 6 &  0 & 0  0 5 -


0 5 ,  

Định luật thứ hai của nhiệt động lực học đưa đến tính không thuận nghịch trong
những quá trình nhất định – như quá trình chuyển toàn bộ nhiệt thành năng lượng
cơ, mặc dù có thể có loại động cơ không cần làm gì cả vẫn chuyển hóa được năng
lượng cơ thành nhiệt !
Sadi Carnot (1796-1832) đã tiến hành nghiên cứu lí thuyết hiệu suất của động cơ
nhiệt (loại động cơ chuyển hóa một phần năng lượng nhiệt thành công có ích). Công
trình nghiên cứu lí thuyết của ông đã cung cấp cơ sở cho những cải tiến kĩ thuật ở
động cơ hơi nước và cũng đặt nền tảng cho nhiệt động lực học. Ông mô tả một loại
động cơ lí tưởng, gọi là động cơ Carnot, đó là loại hiệu quả nhất mà một động cơ có
thể được chế tạo. Ông chỉ rõ hiệu suất của động cơ nhiệt loại như vậy được cho bởi
hiệu suất = 1 – T” / T’
trong đó T’ và T” tương ứng là nhiệt độ của “nguồn nóng” và “nguồn lạnh” mà giữa
chúng động cơ hoạt động. Trong thang nhiệt độ này, một động cơ nhiệt có nguồn
lạnh nhất là 0 độ sẽ hoạt động với hiệu suất 100%. Đây là một định nghĩa của độ
không tuyệt đối, và nó có thể được dùng để nhận ra độ không tuyệt đối như chúng

       
   
          
ta đã đề cập tới trong phần trước. Thang nhiệt độ này được gọi là nhiệt giai tuyệt
đối, nhiệt giai nhiệt động lực học, hay nhiệt giai Kelvin.
Phương pháp mà nhiệt giai khí và nhiệt giai nhiệt động lực học dùng để nhận ra độ 7 ' 9 B

không tuyệt đối là dựa trên cách hiểu của nhiệt độ, coi đại lượng vĩ mô có thể
đo được gọi là nhiệt độ là kết quả của chuyển động hỗn loạn của các hạt vi mô cấu
tạo nên hệ.
    G    "        

Cũng vào khoảng thời gian mà nhiệt động lực học phát triển, James Clerk Maxwell
(1831-1879) và Ludwig Boltzmann (1844-1906) đã phát triển một lí thuyết mô tả
cách các phân tử chuyển động – thuyết động học phân tử. Các phân tử cấu tạo nên
chất khí hoàn chỉnh chuyển động qua lại, va chạm lên nhau như những quả billard
và bật khỏi bề mặt thành bình chứa chúng. Năng lượng liên quan với chuyển động
được gọi là động năng, và cách tiếp cận động năng này đối với hành trạng của khí lí
tưởng đã dẫn tới một cách hiểu về khái niệm nhiệt độ ở cấp vi mô.
Lượng động năng mà mỗi phân tử có là một hàm theo nhiệt độ của nó; đối với một
số lượng lớn phân tử trong chất khí (cả ở nhiệt độ thấp), phải có một khoảng giới
hạn của vận tốc trong khoảng thời gian chốc lát nào đó. Độ lớn vận tốc của các hạt
khác nhau biến thiên rất nhiều – không có hai hạt nào được mong đợi là có vận tốc
chính xác bằng nhau. Một số có thể chuyển động rất nhanh, trong khi một số khác
lại chậm chạp. Maxwell nhận thấy ông có thể biểu diễn sự phân bố vận tốc về mặt
&  9 / & 2 0 3   (    - -

thống kê bằng một hàm gọi là . Va chạm giữa các phân tử và


thành bình chứa sẽ tăng lên khi áp suất chất khí tăng. Bằng cách xét lực trung bình
tác dụng bởi một va chạm phân tử lên thành bình, Boltzmann có thể chỉ ra rằng
động năng trung bình của các phân tử có thể so sánh trực tiếp với áp suất đo được,
và động năng trung bình càng lớn thì áp suất càng lớn. Từ định luật Boyle, chúng ta
biết rằng áp suất tỉ lệ trực tiếp với nhiệt độ, do đó, động năng của các phân tử liên
hệ trực tiếp với nhiệt độ chất khí. Mối quan hệ đơn giản đó như sau:
động năng trung bình của phân tử = 3/2 kT
trong đó k là hằng số Boltzmann. Nhiệt độ là số đo năng lượng chuyển động nhiệt,
và ở nhiệt độ bằng 0, năng lượng đạt cực tiểu (theo cơ học lượng tử, chuyển động
điểm không vẫn tồn tại ở 0 K).
Vào tháng 7/1995, các nhà vật lí ở Boulder, Colorado, đã thu được một nhiệt độ
thấp hơn nhiều so với các nhiệt độ đã được tạo ra trước đó, và tạo ra một trạng thái
hoàn toàn mới của vật chất đã được Albert Einstein và Satyendra Nath Bose dự
đoán nhiều thập kỉ trước. Thông cáo báo chí mô tả bản chất của thí nghiệm này và
mô tả đầy đủ về hiện tượng này có tại trang BEC của trường đại học Colorado
(http://www.colorado.edu/physics/2000/bec/index.html).
Đối với một hệ chứa một số lượng rất lớn phân tử cần đến phương pháp thống kê để
giải quyết vấn đề. Khoảng năm 1902, J. W. Gibbs (1839-1903) đã đưa ra cơ học
thống kê, với nó ông đã chứng minh được giá trị trung bình của các tính chất của
một hệ có thể được dự đoán trước như thế nào từ việc phân tích những giá trị khả dĩ
nhất của các tính chất này tìm thấy từ một số lượng lớn hệ giống như vậy. Lại một
lần nữa, trong cách hiểu cơ học thống kê của nhiệt động lực học, thông số quan
trọng bậc nhất được nhận biết theo nhiệt độ có thể liên hệ trực tiếp với nhiệt độ

       
   
          
nhiệt động lực học, với nhiệt độ của phân bố Maxwell, và với định luật chất khí
hoàn hảo.
Nhiệt độ trở thành một đại lượng có thể định nghĩa, hoặc dưới dạng các đại
lượng nhiệt động lực học vĩ mô như nhiệt và công, hoặc, cũng có giá trị nhận
dạng và hợp thức tương đương, dưới dạng một đại lượng đặc trưng cho sự
phân bố năng lượng giữa các hạt trong hệ.
Với cách hiểu này của khái niệm nhiệt độ, người ta có thể giải thích được cách thức
nhiệt lượng (năng lượng nhiệt) chảy từ vật này sang vật khác. Năng lượng nhiệt
được mang bởi các phân tử dưới dạng chuyển động của chúng và một phần của
năng lượng nhiệt, qua các va chạm phân tử, được truyền cho các phân tử của vật thứ
hai khi đặt tiếp xúc với vật. Cơ chế truyền năng lượng nhiệt bằng tiếp xúc như thế
 0 0 & ' ) 6

này gọi là sự .
Cơ chế truyền nhiệt thứ hai được minh họa bằng một ấm nước để sôi trên bếp lò –
phần nước nóng hơn gần ngọn lửa nhất sẽ đi lên trên trộn lẫn với phần nước lạnh
D *  ' - 1

hơn gần nắp ấm. bao hàm sự chuyển động toàn thể của các phân tử giàu


năng lượng hơn trong chất lỏng hoặc chất khí.


Cách truyền nhiệt thứ ba từ vật này sang vật khác là bằng bức xạ, đây là cách mà
Mặt Trời sưởi ấm Trái Đất. Bức xạ chảy từ Mặt Trời đến Trái Đất, một số chúng bị
hấp thụ, làm ấm bề mặt Trái Đất.
Một bài toán khó trong vật lí học kể từ thời Newton là giải thích bản chất cơ chế của
bức xạ này.
        

Bản chất của bức xạ đã thách đố các nhà khoa học trong nhiều thế kỉ. Maxwell đề
xuất rằng dạng năng lượng này truyền đi như một dao động điện và từ lan tỏa trong
không gian theo hướng vuông góc với hướng dao động của chúng.

Trong biểu đồ, các dao động điện (màu đỏ) và từ (màu xanh) trực giao với nhau –
dao động điện nằm trong mặt phẳng xy, dao động từ nằm trong mặt phẳng xz. Sóng
truyền đi theo hướng x. Một sóng điện từ có thể được định nghĩa dưới dạng tần số
dao động của nó, kí hiệu bằng chữ cái Hy Lạp nu (ν). Sóng truyền đi theo đường
thẳng với một vận tốc không đổi (kí hiệu là c nếu nó truyền trong chân không),
khoảng cách giữa hai “đỉnh” sóng liên tiếp là bước sóng, λ (lambda), bằng vận tốc
sóng chia cho tần số sóng.
Phổ điện từ bao quát một ngưỡng rộng bước sóng, từ những sóng rất ngắn đến
những sóng rất dài.

       
   
          
Chỉ có vùng phổ điện từ mà mắt người cảm nhận được là vùng “khả kiến” có thể
nhận rõ trong biểu đồ qua bảy sắc cầu vồng.
Mặt Trời không phải là đối tượng duy nhất phát ra năng lượng bức xạ, mà bất kì vật
thể nào có nhiệt độ trên 0 K đều sẽ phát ra một số năng lượng bức xạ. Thách thức
đối với các nhà khoa học là việc chỉ rõ xem năng lượng bức xạ này liên hệ với nhiệt
độ của vật như thế nào.
Nếu đặt một vật trong một bình chứa mà các thành bên có nhiệt độ đồng đều, chúng
ta chờ đợi vật tiến tới trạng thái cân bằng nhiệt với các thành bình chứa, và vật sẽ
phải phát ra năng lượng bức xạ giống hệt như các thành bình. Một vật như thế sẽ
hấp thụ và phát xạ cùng một lượng năng lượng. Một bề mặt tô đen hẩp thụ mọi bức
xạ chiếu tới nó và nó phải phát xạ theo kiểu giống như thế nếu nó ở trạng thái cân
3 : ,   7 . 6 *  0

bằng nhiệt. Bức xạ cân bằng nhiệt do đó có tên gọi là .


Mối liên hệ đầu tiên giữa nhiệt độ và năng lượng bức xạ được J. Stefan suy diễn vào
năm 1884 và được Boltzmann giải thích về mặt lí thuyết cũng vào thời gian đó. Mối
liên hệ đó được phát biểu như sau:
năng lượng toàn phần = σ T4
trong đó năng lượng toàn phần được tính trên một đơn vị diện tích trong một giây, T
là nhiệt độ tuyệt đối (nhiệt độ nhiệt động lực học), và σ là hằng số Stefan-
Boltzmann.
Nghi vấn lớn vào cuối thế kỉ 19 là việc giải thích cách thức mà năng lượng bức xạ
toàn phần phát ra bởi một vật đen này lại trải ra trong một phạm vi rộng tần số hay
bước sóng bức xạ. Thuyết dao động tử điện từ “cổ điển” của Maxwell đã thất bại
trước việc giải thích sự phân bố độ sáng quan sát được. Đến lượt Max Planck giải
quyết nan đề này bằng cách chỉ ra rằng năng lượng của dao động tử phải bị lượng tử
hóa, tức là năng lượng không thể có mọi giá trị, mà phải biến thiên từng bậc, độ lớn
của từng bậc, hay lượng tử năng lượng, tỉ lệ với tần số dao động và bằng hν, trong
đó h là hằng số Planck. Với giả thuyết này, Planck giải thích được sự phân bố độ
sáng của vật đen và cho biết nó có thể được xác định bằng nhiệt độ của nó. Một khi
nhiệt độ của vật đen đã được định rõ, có thể dùng định luật Planck để tính cường độ
sáng phát ra bởi vật đen là một hàm của bước sóng. Ngược lại, nếu đo được sự phân
bố độ sáng của vật bức xạ thì khi đó, bằng cách làm cho khớp đường cong Planck
với vật, nhiệt độ của vật có thể xác định được.
Các đường cong minh họa trong hình bên dưới cho thấy vật càng nóng thì nó càng
sáng ở những bước sóng ngắn. Nhiệt độ bề mặt Mặt Trời là 6000 K, và cực đại của

       
   
          
đường cong Planck của nó nằm trong vùng bước sóng khả kiến. Đối với những vật
lạnh hơn Mặt Trời, cực đại của đường cong Planck của nó lệch về phía bước sóng
dài hơn cho tới khi nhiệt độ của nó đạt đến giá trị mà rất ít năng lượng bức xạ được
phát ra trong vùng khả kiến.

Hình trên cho thấy một vài đường cong Planck đối với các vật đen. Cường độ là
đơn vị năng lượng trên đơn vị diện tích trên đơn vị góc khối trên đơn vị thời gian
trên đơn vị bước sóng. Đường chấm chấm biểu thị sự biến thiên theo bước sóng và
nhiệt độ của cực đại các đường cong.
Hình này là mô tả bằng hình học của định luật Wein, phát biểu như sau:
λmax ∼ 0,29 / T
trong đó λmax là bước sóng sáng cực đại tính bằng cm, T là nhiệt độ tuyệt đối của
vật đen.
Cơ thể người có nhiệt độ khoảng 310 K và phát xạ chủ yếu nằm trong vùng hồng
ngoại xa. Nếu như hình người được chụp bằng camera nhạy với vùng bước sóng
này, chúng ta sẽ có một tấm hình “nhiệt”.
  

       
   

Mặt Trời và các ngôi sao phát ra bức xạ nhiệt thuộc mọi bước sóng; những vật thể
khác trên bầu trời, như đám mây khí lớn trong Dải Ngân hà, cũng phát ra bức xạ
nhiệt, nhưng lạnh hơn nhiều. Những đối tượng này được phát hiện tốt nhất bằng
kính thiên văn hồng ngoại và vô tuyến – kính thiên văn có thiết bị dò nhạy với các
bước sóng dài hơn.
Năm 1965, Arno Penzias và Robert Wilson đã tiến hành kiểm tra cẩn thận kính
thiên văn vô tuyến của họ ở Phòng thí nghiệm Bell, tại Whippany, bang New
Jersey. Họ nhận thấy máy thu của họ biểu hiện một sự “nhiễu” như thể nó nằm bên
trong một bình chứa có nhiệt độ 3 K – tức là như thể nó nằm cân bằng nhiệt với một
vật đen ở 3 K. Sự “nhiễu” này hình như đến từ mọi hướng. George Gamov và các
nhà thiên văn vật lí khác trước đó đã tiên đoán về mặt lí thuyết sự tồn tại của một
bức xạ vũ trụ 3 K. Khám phá của Penzias và Wilson là bằng chứng thực nghiệm cho
bức xạ đẳng hướng đến từ vũ trụ, được cho là di tích của Big Bang. Năng lượng
nhiệt khổng lồ được giải phóng trong vụ nổ khai sinh ra vũ trụ bắt đầu lạnh đi khi
vũ trụ giãn nở. Chừng 12 tỉ năm sau đó, chúng ta đang sống trong một vũ trụ bức xạ

       
   
           
giống như một vật đen hiện nay lạnh còn 3 K. Năm 1978, Penzias và Wilson đã
được tặng giải Nobel vật lí cho khám phá này.

&  3 : ,   7 ' 3 ( 0 0 7 > 6   6 & 1 *


, 6  7 ) 6 ' 0 &    

Một vật đen ở 3 K phát ra đa số năng lượng nằm trong vùng bước sóng viba. Các
phân tử trong bầu khí quyển Trái Đất hấp thụ bức xạ này cho nên tại mặt đất, các
nhà thiên văn không thể tiến hành quan sát ở vùng bước sóng này. Năm 1989, vệ
tinh thám hiểm bức xạ vũ trụ (COBE), do Trung tâm bay không gian Goddard của
NASA phát triển, được phóng lên quỹ đạo để đo bức xạ hồng ngoại và vi ba khuếch
tán đến từ vũ trụ sơ khai. Một trong các thiết bị của nó, Quang phổ kế tuyệt đối
hồng ngoại xa (FIRAS) đã so sánh phổ của bức xạ vi ba nền vũ trụ với một vật đen
chính xác. Phổ nền viba vũ trụ được đo với độ chính xác 0,03% và trùng khớp chính
xác với phổ vật đen có nhiệt độ 2,726 K. Mặc dù có hàng tỉ ngôi sao trong vũ trụ,
nhưng những đo đạc chính xác từ vệ tinh COBE này cho thấy 99,97% năng lượng
bức xạ của vũ trụ được giải phóng trong vòng năm đầu tiên sau khi Big Bang tự
khởi phát và hiện nay nó tập trung trong trường bức xạ nhiệt 3 K.
    

Khái niệm nhiệt độ là một khái niệm vật lí cơ sở, tương tự ba đại lượng cơ sở của cơ
học – khối lượng, chiều dài, và thời gian. Qua việc nghiên cứu những vấn đề thực tế
như làm sao chế tạo được động cơ hơi nước có hiệu suất cao, các lí thuyết vật lí cơ
sở đã hình thành, kể cả các khái niệm của cơ học lượng tử và hai định luật của nhiệt
động lực học. Định luật thứ hai, với yêu cầu về tính không thuận nghịch của nó, tiên
đoán sự tiến triển không thuận nghịch từ các dạng năng lượng khác sang năng
lượng nhiệt. Chính định luật thứ hai nhiệt động lực học đã cung cấp “mũi tên” cho
khái niệm thời gian.
Nghiên cứu nhiệt độ thấp và các hiện tượng xảy ra ở nhiệt độ thấp là một xu hướng
vật lí phát triển mạnh mẽ hiện nay. Chúng ta biết có một giới hạn thấp nhất cho

       
   
            
nhiệt độ, đó là không độ tuyệt đối. Nhưng kĩ thuật hiện đại đã lập nhiều kỉ lục trong
cuộc đua đến với những nhiệt độ cực thấp. Với ngưỡng nhiệt độ mà con người biết
đến hiện nay có đến 18 thang bậc độ lớn (xem hình bên dưới), phải có nhiều loại
nhiệt kế được phát triển mới có thể khai thác nó trong nhiều lĩnh vực ứng dụng.
Nhiệt học là ngành vật lí có nhiều áp dụng lí thuyết và thực tiễn.

 , &

hiepkhachquay

       
   
            

You might also like