You are on page 1of 31

Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................2

Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

1.1. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ....................4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm của hàng TCMN............................................................................. 6
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ............................................8

1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ....................................................8
1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân...........................................................................8
1.2.2. Đối với các doanh nghiệp..............................................................................11

Chương II: Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu TCMN ở Việt Nam trong thời
gian qua.

2.1. Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam................12
2.1.1. Thực trạng về sản xuất thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề..........................12
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam........................14

2.2. Mục tiêu xuất khẩu hàng TCMN năm 2010.....................................................20

Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường
Thế giới.

3.1. Xu thế phát triển hàng thủ công mỹ nghệ.........................................................22

3.2. Các hạn chế và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường thế
giới...................................................................................................................................23

KẾT LUẬN............................................................................................................30

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................31

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 1


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

LỜI NÓI ĐẦU


Với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hướng về
xuất khẩu, tận dụng mọi nguồn lực sẵn có đồng thời từng bước tham gia hội nhập nền
kinh tế khu vực, kinh tế thế giới thì việc tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước
để phát triển những mặt hàng xuất khẩu là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện
nay.
Trong “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010” của Bộ Thương mại, định
hướng phát triển nhóm hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) chiếm một vị trí rất quan trọng.
Hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước,
nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm trong sản phẩm thấp : 3-5% giá trị xuất khẩu. Vì vậy
TCMN là một trong số ngành được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển bền vững, xuất
khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao, không chỉ mang lại lợi ích thiết thực mà còn có ý
nghĩa chính trị xã hội rộng lớn.
Chính sách mở cửa nền kinh tế và tích cực tham gia vào tiến trình khu vực hóa, toàn
cầu hoá đã mở ra nhiều cơ hội cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ, việc xuất khẩu hàng
TCMN đã thật sự thổi một luồng sinh khí mới vào các làng nghề truyền thống, tạo công
ăn việc làm cho hàng triệu lao động đồng thời duy trì và phát triển được các ngành nghề
truyền thống với các nghệ nhân, thợ giỏi góp phần vào việc duy trì các di sản văn hoá dân
tộc từ đời này qua đời khác. Trải qua những bước thăng trầm, hàng TCMN của Việt Nam
hiện đã có mặt trên 163 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, được nhiều người ưa chuộng.
Tuy nhiên mức độ phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ vẫn còn hạn chế so với tiềm
năng của nó: đặc biệt những năm gần đây doanh thu xuất khẩu của ngành thủ công mỹ
nghệ mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn không đạt được chỉ tiêu đề ra, ngoài một số mặt
hàng gốm sứ mỹ nghệ, các mặt hàng TCMN còn lại đã bộc lộ nhiều điểm yếu như mẫu
mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dòng sản phẩm không theo kịp tập
quán và thói quen của thị trường xuất khẩu ….
Xuất phát từ ý tưởng đó cùng với những kiến thức đã học ở trường em chọn đề tài
“Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị
trường thế giới” làm đề án môn học Kinh tế quốc tế.

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 2


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

Nội dung của đề án được chia làm 3 phần như sau:


Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Chương II: Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN ở Việt Nam trong
thời gian qua.
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường Thế
giới.

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 3


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

Chương I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU

HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ.

1.1. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.

Trong quá trình phát triển của lịch sử cũng như hiện nay đều cho thấy làng xã Việt
Nam có vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất cũng như đời sống nhân dân ở nông thôn.
Qua thử thách của những biến động thăng trầm, những lệ làng phép nước và phong tục
tập quán ở nông thôn vẫn được duy trì đến ngày nay.

Làng xã Việt Nam phát triển từ rất lâu đời, nó thường gắn liền với nông nghiệp và
sản xuất nông thôn. Theo kết quả nghiên cứu sử học, làng xã Việt Nam xuất hiện từ thời
các vua Hùng dựng nước, những xóm làng định canh đã hình thành, dựa trên cơ sở những
công xã nông thôn. Mỗi công xã gồm một số gia đình sống quây quần trong một khu vực
địa giới nhất định. Đồng thời là nơi gắn bó các thành viên với nhau bằng khế ước sinh
hoạt cộng đồng, tâm thức tín ngưỡng, lễ hội, tập tục, luật lệ riêng nhằm liên kết với nhau
trong quá trình sản xuất và đời sống.

Từ buổi ban đầu, ngay trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông nghiệp,
càng về sau có những bộ phận dân cư sống bằng nghề khác, họ liên kết chặt chẽ với nhau,
khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một số tổ chức theo nghề nghiệp, tạo thành các
phường hội: phường gốm, phường đúc đồng, phường dệt vải… từ đó, các nghề được lan
truyền và phát triển thành làng nghề. Bên cạnh những người chuyên làm nghề thì đa phần
vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề phụ. Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hoá, các
nghề mang tính chuyên môn sâu hơn và thường chỉ giới hạn trong quy mô nhỏ dần dần
tách khỏi nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công. Những làng nghề phát triển
mạnh, số hộ, số lao động làm nghề truyền thống tăng nhanh và sống bằng nghề đó ngày
càng nhiều.

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 4


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra nghề thủ công truyền thống và các sản
phẩm mang dấu ấn tinh hoa của nền văn hoá, văn minh dân tộc. Quá trình phát triển của
làng nghề là quá trình phát triển của tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Lúc đầu sự phát
triển đó từ một vài gia đình rồi đến cả họ và lan ra cả làng. Trải qua một quá trình lâu dài
của lịch sử, lúc thịnh, lúc suy, có những nghề được gìn giữ, có những nghề bị mai một
hoặc mất hẳn và có những nghề mới ra đời. Trong đó có những nghề đạt tới trình độ công
nghệ tinh xảo với kỹ thuật điêu luyện và phân công lao động khá cao.

Ngành nghề truyền thống là những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã xuất hiện
từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta còn tồn tại cho đến ngày nay, bao gồm
cả ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện
đại để hỗ trợ cho sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống.

Như vậy từ các định nghĩa trên ta có thể hiểu cụ thể về hàng thủ công mỹ nghệ như
sau: sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo
của từng vùng, có giá trị chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ
thuật, mỹ thuật, thậm chí có thể trở thành di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn
hoá của vùng lãnh thổ hay quốc gia sản xuất ra chúng.

Hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm các nhóm hàng sau:
1. Nhóm sản phẩm từ gỗ (gỗ mỹ nghệ)
2. Nhóm hàng mây tre đan
3. Nhóm sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ
4. Nhóm hàng thêu, thú nhồi bong, hoa giả
5. Nhóm hàng sơn mài
6. Một số mặt hàng khác

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 5


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

1.1.2. Đặc điểm của hàng TCMN

TCMN là những sản phẩm Độc đáo - Tinh xảo - Hoàn mỹ thể hiện qua:

1.1.2.1. Tính văn hoá

Khác với sản xuất công nghiệp, trong sản xuất tiểu thủ công, lao động chủ yếu dựa
vào đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người thợ, người nghệ nhân. Sản phẩm
làm ra vừa có giá trị sử dụng nhưng lại vừa mang dấu ấn bàn tay tài hoa của người thợ và
phong vị độc đáo của một miền quê nào đó. Cũng chính vì vậy mà hàm lượng văn hoá ở
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được đánh giá cao hơn nhiều so với hang công nghiệp
sản xuất hàng loạt. Các sản phẩm đều mang đậm nét văn hoá Việt Nam như gốm Bát
Tràng, đồ gỗ mỹ nghệ với những đường nét trạm trổ chim lạc, thần kim quy, hoa sen… đã
được xuất khẩu rộng rãi ra khắp thế giới, thông qua các sản phẩm này người ta đã có thể
tìm hiểu phần nào văn hoá của Việt Nam. Có thể nói sản phẩm thủ công mỹ nghệ không
chỉ là hàng hoá đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hoá có tính nghệ thuật cao và được
coi là biểu tượng của nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam .

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 6


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

1.1.2.2. Tính mỹ thuật

Sản phẩm mang tính mỹ thuật cao, mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một tác phẩm
nghệ thuật, được tạo ra từ những đôi tay khéo léo, vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị
thẩm mỹ. Nhiều loại sản phẩm vừa là phục vụ tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà,
đền chùa nơi công sở…các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh
xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Các sản phẩm nổi bật nhờ sự tinh xảo qua các đường nét
văn hoá trạm trổ, hay những kiểu dáng mẫu mã độc đáo, tạo dáng tuyệt vời mặc dù
nguyên liệu rất đơn giản có khi chỉ là một hòn đá, xơ dừa, mảnh gỗ … qua bàn tay tài
hoa, khối óc và cả tấm lòng của các nghệ nhân đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có
giá trị

1.1.2.3. Tính đơn chiếc

Hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đều mang tính cá biệt và có sắc thái riêng của
mỗi làng nghề. Người ta có thể phân biệt được các loại sứ khác nhau nhờ các hoa văn,
màu men, hoạ tiết trên sản phẩm, hay các sản phẩm gỗ mỹ nghệ thông qua các đường nét
trạm trổ, cách thức thể hiện. Bên cạnh đó, tính đơn chiếc có được là do hàng thủ công mỹ
nghệ Việt Nam mang hồn của dân tộc Việt Nam, mang nét văn hoá và bản sắc của dân tộc
Việt Nam, chính vì vậy hàng của Trung Quốc hay Nhật bản cho dù có phong phú hay đa
dạng đến đâu cũng không thể có được những nét đặc trưng đó, cho dù kiểu dáng có thể
giống nhưng không thể mang “hồn” của dân tộc Việt Nam

1.1.2.4. Tính đa dạng

Tính đa dạng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện ở phương thức, nguyên liệu
làm nên sản phẩm đó và chính nét văn hoá trong sản phẩm. Nguyên liệu làm nên sản
phẩm có thể là gạch, đất, cói, dây chuối, xơ dừa…mỗi loại sẽ tạo nên một sản phẩm thủ
công mỹ nghệ với những sắc thái khác nhau, cho người sử dụng có những cảm nhận khác
nhau về sản phẩm. Bên cạnh đó, tính đa dạng còn được thể hiện qua những nét văn hoá
trên sản phẩm thủ công mỹ nghệ bởi vì mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đêù mang những
nét văn hoá đặc trưng của từng vùng, từng thời đại sản xuất ra chúng.

1.1.2.5. Tính thủ công

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 7


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

Có thể cảm nhận ngay tính thủ công qua tên gọi của sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Tính chất thủ công thể hiện ở công nghệ sản xuất, các sản phẩm đều là sự kết giao giữa
phương pháp thủ công tinh xảo và sáng tạo nghệ thuật. Chính đặc tính này tạo nên sự
khác biệt giữa sản phẩm thủ công mỹ nghệ và những sản phẩm công nghiệp hiện đại được
sản xuất hàng loạt và ngày nay, cho dù không sánh kịp tính ích dụng của các sản phẩm
này nhưng sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn gây được sự yêu thích của người tiêu dùng.

1.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác hàng hoá khác ở chỗ nó vừa có thể sử dụng vừa
có thể là vật trang trí, làm đẹp cho nhà cửa, văn phòng hay cũng có thể là đồ lưu niệm hấp
dẫn trong mỗi chuyến du lịch của khách quốc tế. Chính vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ có
thể được xuất khẩu ra nước ngoài theo 2 phương thức sau:

- Xuất khẩu tại chỗ: khi khách du lịch đến từ nước ngoài vào Việt Nam và mua hàng
thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam. Với xu hướng phát triển của du lịch như hiện
nay, hình thức xuất khẩu này sẽ góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam hàng năm.

- Xuất khẩu ra nước ngoài: là hình thức các doanh nghiệp bán hàng thủ công mỹ
nghệ cho các đối tác nước ngoài bằng cách mang hàng sang tận nơi bằng các phương tiện
vận tải khác nhau và phải chịu sự ràng buộc của một số thủ tục xuất khẩu nhất định.

1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân.

* Tận dụng các nguyên liệu sẵn có mang về nguồn ngoại tệ

- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam,
được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào tổng kim
ngạch xuất khẩu chung của cả nước, đồng thời có vai trò quan trọng trong giải quyết một
số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Các mặt hàng này mức độ tăng trưởng bình quân
khá cao 20%/năm, với kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD trong năm 2004 và đạt hơn
750 triệu USD vào năm 2007, năm 2008 mặc dù bị tác động của suy thoái kinh tế toàn
cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cũng đạt gần 1 tỷ USD. Thời gian qua, thị

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 8


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ ở nước ta ngày càng được mở rộng, nogài các nước
chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan. Hiện hàng thủ
công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn được
coi là 1 ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong những năm tới. So
với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da do nguyên liệu đều phải nhập khẩu
từ nước ngoài giá trị gia tăng của các ngành này chủ yếu là chi phí gia công và khấu hao
máy móc thiết bị, cho nên giá trị thực thu ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ chiếm một tỷ
trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu. Nhưng đối với mặt hàng này thì
nguyên vật liệu lại được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm mang lại hiệu quả
từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao. Cứ 1 triệu USD xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ
thì lãi gấp 5-10 lần so với ngành khai thác; giải quyết việc làm từ 3 đến 5 ngàn lao động,
nhóm hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn
và có tỉ suất lợi nhuận cao. Ngoài ra, đây là mặt hàng được liệt vào danh sách 10 mặt
hàng có mức tăng trưởng cao nhất, vì đến nay hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có
mặt trên 100 nước và vùng lãnh thổ

- Bên cạnh đó TCMN đã giúp xã hội thu hồi một bộ phận chất thải nông nghiệp sau
chế biến và thu hoạch, đã biến phế liệu trở thành những sản phẩm xuất khẩu, góp phần
tích cực cho việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đất nước.

* Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng hiện đại hoá, tạo công ăn
việc làm cho người lao động

- Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua tuy không
lớn, nhưng lại có vai trò quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc
làm cho lao động nhàn rỗi, người già, trẻ nhỏ góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.

- Xuất khẩu đã thực sự thổi một luồng sinh khí vào các làng nghề truyền thống, theo
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nước ta có khoảng 2.000 làng nghề sản xuất trực tiếp
và gián tiếp các sản phẩm TCMN, với 1,4 triệu hộ gia đình (khoảng 13 triệu lao động) và
hơn 1.000 doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực này. Sản xuất trên 300 chủng loại hàng
với bốn nhóm chính là: mây, tre, cói, lá, thảm; gốm sứ; thêu, ren, dệt; sản phẩm đá và kim
SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 9
Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

loại quý. Lao động của ngành này mặc dù chưa cao nhưng vẫn gấp 3-4 lần so với làm
nông nghiệp.
- Nhờ có nguồn vốn thu được từ việc xuất khẩu, các làng nghề truyền thống Việt
Nam có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề và kỹ thuật cao cho ngành thủ công mỹ
nghệ.

- Làng nghề truyền thống phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn
mở rộng địa bàn hoạt động thu hút nhiều lao động. Khác với sản xuất nông nghiệp, sản
xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cung cấp thường xuyên trong
việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ
với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, đem lại thu nhập cao cho người lao động.

Như vậy, sự phát triển của làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện
đại hoá, mở rộng quy mô và địa bàn sản xúât, thu hút rất nhiều lao động. Cho đến nay cơ
cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60-80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20-40% cho nông
nghiệp.

* Góp phần giữ gìn các giá trị văn hoá và ngành nghề truyền thống của dân tộc.

Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống luôn gắn liền với lịch sử phát triển
văn hoá của dân tộc, nó là nhân tố tạo nên nền văn hoá ấy đồng thời là sự biểu hiện tập
trung nhất bản sắc của dân tộc.

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với tính độc đáo và độ tinh xảo của nó có ý nghĩa
rất lớn với nhu cầu đời sống của con người. Những sản phẩm này là sự kết tinh, sự bảo
tồn các giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc, là sự bảo lưu những văn hoa nghệ thuật và kỹ
thuật truyền từ đời này sang đời khác tạo nên những thế hệ nghệ nhân tài ba với những
sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng. Chính vì vậy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ không
những góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá của dân tộc Việt nam mà còn có
nhằm quảng bá chúng trên khắp thế giới

1.2.2 Đối với các doanh nghiệp

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 10


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của các doanh nghiệp
không chỉ được khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài.

- Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ, qua đó nâng cao
khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình
phát triển.

- Xuất khẩu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia xuất
khẩu trong và ngoài nước. Chính vì vậy, các doanh nghiệp buộc phải nâng cao chất lượng
hàng hoá, tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó tiết kiệm
các yếu tố đầu vào hay tiết kiệm nguồn lực.

- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động và tăng
thêm thu nhập, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên và tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.

Chương II

THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU TCMN Ở VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN QUA

2.1. Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 11


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

2.1.1. Thực trạng về sản xuất thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề.

2.1.1.1. Tình hình sản xuất tại các làng nghề

- Mặc dù có trên 200 làng nghề, 1,4 triệu lao động và 1000 doanh nghiệp sản xuất
và kinh doanh hàng TCMN, nhưng đa số vẫn là các đơn vị vừa và nhỏ, quy mô sản xuất
manh mún, nhà xưởng sản xuất còn thiếu và máy móc thiết bị phụ trợ sản xuất còn đơn
sơ, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu của những đơn hàng lớn, hoặc khi có đơn hàng
lớn lại gặp phải thiếu nguyên liệu, thiếu lao động, phải huy động các cơ sở gia công riêng
lẻ, dẫn đến chất lượng hàng hoá không ổn định, hoặc thời gian giao hàng kéo dài không
đảm bảo được thời gian hợp đồng.

- Sự liên kết giữa các nhà sản xuất và kinh doanh còn hạn chế, thiếu chiến lược cộng
tác lâu dài. Hợp tác giữa nhà kinh doanh và nhà sản xuất không được quan tâm, thiếu tin
cậy lẫn nhau: tranh mua tranh bán, làm giảm hiệu quả kinh doanh, chưa phát huy được thế
mạnh của cộng đông. Lực lượng lao động thiếu ổn định do thu nhập của ngành mỹ nghệ
còn thấp so với các ngành khác. Lao động sau đào tạo nghỉ việc tự lập cơ sở sản xuất hoặc
chuyển qua các ngành có thu nhập cao, làm cho đơn vị sản xuất TCMN thường gặp khó
khăn về lao động có tay nghệ.

- Các đơn vị sản xuất nhỏ thường thiếu thông tin, thiếu vốn, khả năng tiếp thị và xúc
tiến thương mại rất hạn chế, hàng hoá nhiều lúc phải bán qua nhiều trung gian, làm cho
giá bán thấp, sản xuất thiếu hiệu quả, không có khả năng đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua
sắm trang bị và cải tiến máy móc thiết bị, hạn chế việc phát triển và nâng cao chất lượng
lẫn số lượng sản phẩm. Đặc biệt trong 2 năm qua, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu là một thử thách quá lớn với các làng nghề. Làng nghề đã bộc lộ nhiều điểm
yếu cần được khắc phục. Trong năm 2008 và đầu năm 2009, thị trường xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ bị thu hẹp đáng kể, khiến hàng loạt làng nghề ngừng sản xuất. Lâu nay,
thiếu vốn đã là bài toán muôn thuở với các làng nghề (do doanh nghiệp và các hộ sản xuất
chủ yếu đi lên từ sản xuất nhỏ lẻ), cùng với việc không xuất khẩu được càng khiến khó
khăn thêm chồng chất. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ gói kích cầu lần thứ nhất hồi đầu năm
2009 đã không đến được địa chỉ. Theo Trung tâm hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề, có
khoảng 8% doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không tiếp cận được vốn và

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 12


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

có tới 70% cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thuộc làng nghề không đủ điều điều kiện vay.
Tính đến nay, có tới 50% làng nghề trên cả nước bị giải thể. Tại Đồng Kỵ, Bắc Ninh, nơi
có 120 doanh nghiệp làng nghề chủ yếu sản xuất đồ gỗ, trong hơn một năm qua, các
doanh nghiệp hầu hết phải ngừng sản xuất do thiếu vốn. Hiện nay, phần lớn các doanh
nghiệp làng nghề đều tự phải xoay sở để có vốn.

2.1.1.2. Nguyên vật liệu cho sản xuất

- Hầu hết các làng nghề truyền thống đếu được hình thành xuất phát từ việc có sẵn
nguồn nguyên liệu ngay tại địa phương. Nhưng hiện nay do các địa phương đã khai thác
bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dẫn đến tình trạng nguồn:
gỗ, tre, trúc, giang, nứa, mây... dần cạn kiệt. Hệ quả là hiện các doanh nghiệp phải nhập
khẩu khoảng 50% mây từ Lào, Cam phuchia và Indonesia... Giá của nguyên liệu tre đã
tăng lên từ 7000 tới 17000 đồng/cây chỉ trong vòng 2 năm gần đây. Nhìn chung, tình
trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu thô là nguy cơ chung đối với các nhà sản xuất Việt Nam.
Trong khi đó, các ngành phụ trợ của Việt Nam hiện nay chưa phát triển, các nhà xuất
khẩu thường phải nhập rất nhiều loại nguyên liệu và phụ trợ từ nước ngoài, ví dụ như sơn
mài PU và chất nhuộm màu để thực hiện các khâu hoàn thiện sản phẩm. Vải có chất
lượng cho sản xuất hàng thêu ren hầu như phải nhập khẩu hoàn toàn làm chi phí cho
nguyên liệu chiếm từ 60 đến 80% chi phí sản xuất.

2.1.1.3. Tình hình lao động tại các làng nghề

- Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động vẫn còn thấp kém. Lao
động thủ công chiếm chủ yếu nhưng trình độ học vấn của họ phần lớn chỉ đạt mức tốt
nghiệp phổ thông trung học, thậm chí có người còn ở trình độ thấp hơn. Trong khi đó, số
lao động lành nghề, thợ bậc cao và các nghệ nhân chỉ chiếm 2,1%. Cán bộ quản lý, kỹ
thuật trình độ đại học còn ít. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nghề cũng như
tiếp nhận có hiệu quả sự đầu tư.

- Bên cạnh đó là vấn đề dạy nghề, chủ yếu việc dạy nghề trước đây là theo phương
thức truyền nghề trong gia đình hoặc bí truyền nhằm bảo lưu nghề trong phạm vi làng
nghề hay phố nghề. Cách truyền nghề theo phương thức vừa học vừa làm như hiện nay có
ưu điểm là đào tạo được những người thợ giỏi, tài hoa song lại không đào tạo được đội
SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 13
Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

ngũ lao đồng lành nghề đông đảo để đáp ứng nhu cầu phát triển của các làng nghề. Đây
cũng là một vấn đề bất cập hiện nay của làng nghề cần giải quyết.

2.1.2. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

*Xuất khẩu ra nước ngoài

2.1.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Từ thế kỷ 11, hàng TCMN Việt Nam đã được xuất khẩu qua cảng Vân Đồn, Vạn
Ninh. Trải qua bao bước thăng trầm đến sau ngày đất nước thống nhất (1975), xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của mình. Bình quân
trong 10 năm (1976-1985) hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 40% giá trị tổng kim ngạch cả
nước, đỉnh cao năm 1979 chiếm 53,4%. Xuất khẩu đã thổi một luồng sinh khí vào các
làng nghề truyền thống như sơn mài Hạ Thái (Hà Tây), chạm khắc gỗ Vân Hà, thêu ren
Sơn Tây, thảm len Tràng Kênh (Hải Phòng), gốm Bát Tràng, Thổ Hà, gốm sứ Bình
Dương, Đồng Nai , chiếu cói Kim Sơn, đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), tranh thêu Đà
Lạt... Sau khi mất thị trường Đông Âu và Liên Xô năm 1991, hàng thủ công mỹ nghệ đã
trải qua bao gian truân vất vả trong cơ chế mới để tổ chức lại sản xuất - kinh
doanh, chuyển đổi thị trường, tìm kiếm và xây dựng lại quan hệ bạn hàng. Nhờ sự đổi mới
tích cực đó mà những năm sau, nhóm hàng này trở lại thời kỳ hoàng kim. Liên tục những
năm gần đây mặt hàng TCMN đều có mức độ tăng trưởng khá cao, bình quân 20% trên 1
năm, với kim ngạch xuất khẩu có những bước tiến dài và được xếp vào một trong 10 mặt
hàng xuất khẩu tiềm năng, dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm nay.

Doanh thu xuất khẩu hàng năm của hàng thủ công truyền thống (Nghìn USD)

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 14


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

2.1.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Hàng TCMN có nhiều nhóm mặt hàng phong phú với mẫu mã riêng, kiểu dáng
đẹp,..... Dưới đây là những nhóm mặt hàng chính:

- HÀNG GỐM SỨ

Hiện nay gốm sứ Việt Nam, nhất là những sản phẩm gốm ngoài vườn làm bằng tay
đang rất được ưa chuộng trên thị trường châu Âu, vốn là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế
giới. Theo các thương nhân nước ngoài, chất lượng gốm sứ Việt Nam không thua kém các
cường quốc sản xuất khác như Italia, Trung Quốc, Malaysia.

Do trình độ điêu khắc, tạo dáng sản phẩm tuyệt vời, với ưu điểm được làm bằng tay,
chủng loại và chất liệu phong phú cho phép người mua hàng có nhiều lựa chọn từ hàng
men, không men, đất đỏ... Các sản phẩm cũng đa dạng như chậu tròn, oval, vuông, chữ
nhật, hình thú, đôn, hũ, bình... Điều này giúp khách hàng có một bộ sưu tập đầy đủ trong
khi họ chỉ có thể mua hàng đất đỏ tại Trung Quốc, hàng men dạng tròn tại Malaysia và
hàng cao cấp tại Italia.

- HÀNG MÂY TRE LÁ

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 15


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

Với đặc điểm gọn nhẹ, xinh xắn, dễ thay đổi kiểu, khá bền và giá tương đối rẻ so với
đồ gỗ, hàng mây tre lá ,nguồn nguyên liệu làm hàng này rất phong phú: từ mây tre, trúc,
lá buông đến xơ dừa, lục bình, dứa dại... dưới bàn tay khéo léo của những người thợ cũng
có thể trở thành đôla xuất khẩu. Mặt hàng này không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, lao
động tương đối đơn giản. Có nhiều cơ sở đã dùng mây tre lá kết hợp với thủy tinh, gốm,
gỗ, kim loại để tạo ra nhiều sản phẩm có kiểu dáng đặc biệt.

- HÀNG SƠN MÀI

Nghề làm sơn mài Việt Nam đã xuất hiện từ trước công nguyên, cùng với Trung
Quốc, Nhật Bản, tuy phần kỹ thuật có khác. Năm 1932, nhờ một số giáo viên, sinh viên
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nghề sơn đã được cải tiến với kỹ thuật đặc biệt,
mở đường cho nghệ thuật sơn mài hiện nay. Quy trình sản xuất, tác phẩm sơn mài được
thực hiện khá công phu. Các sản phẩm sơn mài cũng đa dạng như bàn ghế, bình phong,
tủ, tranh, bình, hộp... được làm theo nhiều kiểu như cẩn ốc, cẩn trứng, đắp nổi, khắc trũng,
vẽ phủ, vẽ vàng... Sau một thời gian ngưng trệ vì nhiều lý do, đến nay sản phẩm sơn mài
đã bắt đầu hồi phục. Hàng sơn mài đã được xuất nhiều qua châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật..,
không chỉ màu đen và marông như trước đây mà nay cải tiến nhiều màu, đáp ứng thị hiếu
khách hàng.

- HÀNG GỖ MỸ NGHỆ

Với lực lượng nghệ nhân cha truyền con nối, được đào tạo từ trường lớp và có một
số thiết bị được nhập khẩu, ngành này đã sản xuất được nhiều loại hàng: tranh tượng,
sofa, bình phong, tủ... đẹp, bền chắc với những đường nét chạm công phu, điêu luyện lôi
cuốn sự yêu thích của khách hàng. Cũng như sơn mài, sau một thời gian khó khăn, đến
nay ngành này đã phục hồi và hoạt động tốt, khách đặt hàng thêm nhiều, không chỉ các
mặt hàng lớn nói trên mà còn các loại bình, hộp...

- HÀNG THÊU, THÚ NHỒI BÔNG, HOA VẢI

Hàng thêu với bàn tay khéo léo của nghệ nhân đã thực hiện được nhiều sản phẩm
đặc sắc, đề tài phong phú với nhiều thể loại: nắp bàn, khăn bàn, dép, hài, phủ giường, áo
gối, cà vạt, khăn choàng cổ, tranh thêu nổi, thêu phẳng, lụa tơ tằm thêu...Thú nhồi bông là

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 16


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

mặt hàng đang bắt đầu được nhiều khách hàng ưa chuộng và là mặt hàng có nhiều triển
vọng.

Doanh thu xuất khẩu năm 2007 theo sản phẩm (nghìn USD)

2.1.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Hiện nay nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường trong nước và thế giới
ngày càng tăng theo mức cải thiện đời sống nhân dân, sự phát triền thương mại, giao lưu
văn hoá giữa các nước và mở rộng hoạt động du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên để
phát hiện, nắm bắt được thị hiếu của từng thị trường đối với từng chủng loại sản phẩm và
nhanh chóng đáp ứng được các nhu cầu đó lại là một công việc đầy khó khăn, phức tạp,
đòi hỏi phải nhạy bén, tốn nhiều công sức chi phí. Thực trạng trong những năm qua cho
thấy, thị trường hàng thủ công mỹ nghệ được mở rộng và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
cũng đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trên thị trường các nước. Ngoài việc
đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các thị trường truyền thống, thị trường
tiềm năng, chúng ta cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để mở rộng thị trường xuất
khẩu.

Thời gian qua, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ ở nước ta ngày càng được mở
rộng, ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài
Loan... Hiện hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 17


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

thổ trên thế giới. Trong đó Nhật Bản cùng với Hoa Kỳ và EU được đánh giá là 3 thị
trường mục tiêu. Ngoài ra, Canađa, các nước Trung Đông và một số thành niên mới của
EU cũng đang là những thị trường tiềm năng để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng
này.

Số liệu thống kê năm 2007 về doanh thu xuất khẩu hàng TCMN theo quốc gia

Một số đặc điểm của các thị trường mục tiêu:

- Nhật Bản là thị trường gần và có nhu cầu lớn về hàng thủ công mỹ nghệ của ta.
Trong số các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản thì gốm
sứ, đồ gỗ nội thất và mây tre đan là các mặt hàng chính. Kim ngạch xuất khẩu các mặt
hàng này chiếm từ 50-85% tổng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ hàng năm của
Việt Nam vào Nhật. Sản phẩm Việt Nam cũng tương đối khá được ưa chuộng về mặt thiết
kế trên thị trường Nhật Bản, nơi mà người tiêu dùng thích những đường nét đơn giản và
hiện đại. Nhu cầu của người Nhật về hàng thủ công mỹ nghệ rất đa dạng, thay đổi nhanh
theo mùa, mặt khác do chu kỳ sống của sản phẩm ngắn, nên người tiêu dùng đòi hỏi rất
khắt khe về thời hạn giao hàng. Luật lệ, thủ tục nhập khẩu của Nhật Bản rất rườm rà phức
tạp, và ngày càng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các chiến lược nhằm đáp ứng
những yêu cầu này. Nhật Bản mỗi năm nhập khẩu khoảng 2,9 tỉ USD, nhưng Việt Nam
chỉ khiêm tốn chiếm 1,7%. Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang Nhật
năm 2008 chiếm gần 13% tổng của cả nước.

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 18


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

- Người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá
rẻ, không phân biệt xuất xứ ở đâu. Hàng TCMN ít chịu tác động của rào cản thương mại,
nhưng xuất khẩu của Việt Nam cũng chỉ chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ. Năm
2008 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam vào
thị trường Mỹ đạt 30 triệu USD, chiếm 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng
gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của cả nước. Các sản phẩm xuất khẩu chính vào thị trường
Mỹ là: chậu trồng hoa bằng gốm, bình gốm, lọ hoa bằng gốm, lọ hoa bằng sứ sơn mài,
bình gốm dán tre, tượng người và các con vật bằng gốm, bình tách trà bằng gốm, bát đĩa
bằng gốm…

- EU được coi là thị trường lý tưởng nhất cho việc xuất khẩu các sản phẩm gỗ, gốm,
sứ, mây tre lá, hàng thêu ren. Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ
mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam vào thị trường EU đạt 116,5 triệu USD, chiếm 60,1%
tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của cả nước, là thị trường xuất khẩu lớn nhất
của hàng TCMN Việt Nam. Thị trường EU, mỗi năm nhập khẩu khoảng 7 tỉ USD, Việt
Nam cũng chỉ chiếm 5,4% trong số đó.

* Xuất khẩu tại chỗ.

Bên cạnh các hình thức để mở rộng thị trường ở nước ngoài, thì thị trường du lịch
có vai trò rất quan trọng trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam hiện nay. Sự phát triển của du lịch, nhất là du lịch quốc tế đã góp phần thăng
hoa cho mặt hàng này. Nhiều làng nghề TCMN được ghi danh trên bản đồ tour, nhiều
hàng với mẫu mã hấp dẫn ra đời, làm đẹp thêm cuộc sống đang đổi mới và bắt mắt, níu
chân nhiều du khách. ... Nhu cầu của khách du lịch thường là mua những sản phẩm lưu
niệm mang tính chất văn hoá truyền thống dân tộc hoặc thể hiện tập trung những nét đặc
trưng của vùng mà họ đến. Qua quan sát cho thấy khách nước ngoài đến tham quan du
lịch ở nước ta, ngoài việc đi đến các điểm du lịch, bao giờ họ cũng đến những nơi bày bán
và giới thiệu các sản phẩm truyền thống. Các sản phẩm chủ yếu được giới thiệu là các đồ
thủ công mỹ nghệ: gốm sứ, khảm trai, khắc gỗ, đá, bạc, đồng, đồ thêu ren, đan lát…
Riêng chuyến cập cảng Sài Gòn của tàu Word trong 6 ngày (năm 2008), các shop đã bán
được trên 100 nghìn USD, chưa tính các khoản độc chiêu như mấy viên đá quý có hình

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 19


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

phu nhân Hillary Clinton giá 25 nghìn USD. Tại Quảng Ninh, 6 mẩu than bán được 30
USD chỉ vì từng mẩu ghi được vỉa tuổi của nó. Hội An có dịch vụ cắt áo dài bằng tơ lụa
lấy ngay… Xuất khẩu tại chỗ đang dần khẳng định vị thế của mình, hứa hẹn sẽ là một thị
trường đầy tiềm năng.

2.2. Mục tiêu xuất khẩu năm 2010

Trong “Đề án phát triển XK giai đoạn 2006 - 2010” của Bộ Thương mại, định
hướng phát triển nhóm hàng TCMN chiếm một vị trí rất quan trọng. Đây là một trong số
ngành được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển bền vững, xuất khẩu lớn và có tỷ
suất lợi nhuận cao.
Thêm vào đó chủ trương đường lối đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Đảng và Nhà
nước đang thực hiện là :
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức,thành phần kinh tế thâm
nhập, khai thác, mở rộng thị trường.
- Thực hiện chế độ bảo hộ chính sách pháp luật nhập khẩu hợp lý cho ngành sản
xuất trong nước để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh
hàng hoá của ta trên thị trường quốc tế.
Bảng ước đoán kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ năm 2006-2010:

Đơn vị (triệu USD)

Giai đoạn
2006 2007 2008 2009 2010
2006-2010
Tăng Tăng Tăng Tăng Tăng Tăng
KN KN KN KN KN KN
(%) (%) (%) (%) (%) (%)
662 16,3 821 24,0 997 21,5 1.214 21,7 1511 24,5 5.024 21,6

Cơ cấu nhóm hàng:

Nhóm hàng Thực hiện năm 2006 Dự kiến năm 2010


Mây tre, cói, lá thảm 191,6 tr USD tỷ trọng 30,4% 450 tr USD tỷ trọng 30%
Gốm sứ 274,3 tr USD tỷ trọng 4,3% 660 tr USD tỷ trọng 44%
Đá, kim loại quý 164,5 tr USD tỷ trọng 26% 390 tr USD tỷ trọng 26%

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 20


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

Những mục tiêu trên thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó
giúp các doanh nghiệp xác định được phương hướng và kế hoạch phát triển của mình để
đạt mục tiêu chung đề ra.
Thực tế qua các năm:
Đơn vị (triệu USD)
2005 2006 2007 2008 2009
Tăng Tăng Tăng Tăng Tăng
KN KN KN KN KN
(%) (%) (%) (%) (%)
11,5 19,4
565 6% 630 752 910 21% 1102 21%
% %
Số liệu thống kê cho thấy mặc dù kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng nhóm
hàng TCMN đã chưa đạt được mục tiêu đề ra vì TCMN thực sự đã và đang phải đối mặt
với hàng loạt khó khăn: ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng
cao nên người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, trong khi các mặt hàng góm sứ
xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và đồ trang
trí, đây không phải là những mặt hàng thiết yếu, vì thế sức mua đã giảm mạnh; giá cả của
các mặt hàng cũng giảm nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, mây
tre... buộc phải tạm ngưng sản xuất…, bên cạnh đó là tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên
liệu, doanh nghiệp thuộc làng nghề không đủ vốn hoạt động… Nhưng với kết quả khích
lệ đạt được trong năm 2009 (doanh thu xuất khẩu trên 1 tỷ USD) cùng những dự báo khả
quan về nền kinh tế thế giới đang phục hồi, nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng thủ
công mỹ nghệ sẽ tiếp tục tăng thì mục tiêu đạt được kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN
năm 2010: 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu
này thì cần phải có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hoà và tối ưu
hoá các nguồn lực phát triển cho ngành hàng này, đồng thời các doanh nghiệp cũng phải
nhận biết được và khắc phục các điểm yếu của mình để ngày càng nâng cao giá trị kim
ngạch xuất khẩu, khẳng định được vị thế hàng TCMN Việt Nam trên thị trường thế giới.

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 21


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

Chương III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG TCMN

VÀO THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

3.1. Xu thế phát triển hàng thủ công mỹ nghệ.


Ngày nay, khi cuộc sống con người ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn thì nhu cầu
về tinh thần lại được đòi hỏi cao hơn. Người tiêu dùng không chỉ yêu cầu sản phẩm chỉ có
chức năng sử dụng mà còn phải có giá trị tinh thần. Mặt khác, do trình độ khoa học, tự
động hoá cao, các sản phẩm chủ yếu làm bằng máy móc, dây truyền công nghệ hiện đại
mà thiếu những sản phẩm được làm ra từ chính bàn tay con người. Trong khi đó các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm không chỉ có giá trị sử dụng mà còn mang giá
trị tinh thần cao, chứa đựng bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi quốc gia và phản ánh những
tình cảm, cá tính của người sáng tạo ra nó. Chính vì vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế và
giao lưu văn hoá giữa các nước thì nhu cầu về sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ ngày càng
tăng về cả số lượng và chất lượng.
TCMN là mặt hàng với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú, có vòng đời ngắn vì thế
khác với nhiều mặt hàng khác, thị hiếu của người tiêu dùng đối với mặt hàng này thay đổi
qua từng năm. Do vậy việc nhanh chóng nắm bắt được các xu thế mới là một chìa khoá
quan trọng để sản phẩm làm ra không bị lạc hậu hay nói cách khác sản phẩm mới phải
luôn đáp ứng được thị hiếu của thị trường. Kinh tế thế giới đang dần bước qua giai đoạn
đại khủng hoảng trên toàn cầu, vì vậy như một xu thế tất yếu, các loại hàng hóa có tính
thực dụng cao và giá thành hợp lý, rẻ sẽ được hoan nghênh. Một số xu thế về các mặt
hàng TCMN trong năm 2010:
• Xu thế đầu tiên là các mặt hàng phải vừa có tính trang trí lại phải vừa có tính sử
dụng. Những mặt hàng chỉ thuần tuý dùng để trang trí sẽ bị thu hẹp dần.
• Xu thế thứ hai là các mặt hàng từ đồ to như đồ nội thất bàn ghế, đến các đồ nhỏ
đều có xu hướng thiên về các đường thẳng, không uốn lượn nhiều, không có quá nhiều
góc cạnh, không có nhiều hoạ tiết, hàng hoá sẽ mang tính đơn giản nhưng lại phải đảm
bảo tính thẩm mỹ cao.
• Xu thế thứ ba là các loại hàng hoá sẽ thiên về mầu sang, các sản phẩm hướng về
mầu trắng, cảm giác “sạch sẽ, tinh khiết” sẽ được chú trọng nhiều.

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 22


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

• Xu thế thứ tư là sẽ có nhiều sản phẩm thiên về mầu hồng hoặc lấy mầu hồng làm
mầu gốc nhưng vẫn đảm bảo tính “sạch sẽ”, cảm quan nhẹ nhàng, sáng sủa, không loè
loẹt.
• Xu thế thứ năm là phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường và có tính
bền vững cao, do vậy hiện nay mặt hàng có nguồn gốc làm từ tre đang rất được ưa chuộng
vì tre là loại cây có vòng sinh trưởng nhanh, việc khai thác tre cho sản xuất hàng hoá sẽ
không ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh thái như hàng gỗ.
3.2. Các hạn chế và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường
thế giới.
3.2.1. Các hạn chế của hàng TCMN Việt Nam
TCMN là một trong 10 mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao của cả nước,
được đánh giá là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn. Sản phẩm TCMN Việt Nam có lợi
thế cạnh tranh là sự độc đáo, đa dạng về chủng loại, mang đậm đà bản sắc dân tộc, độc
đáo của VN, giá cả hợp lý… Tuy nhiên, ngành hàng TCMN vẫn còn nhiều hạn chế so với
tiềm năng và vai trò cần thiết của nó, vì các nguyên nhân:
• Mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dáng không theo kịp
tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp chỉ đưa ra
các sản phẩm mang bản sắc văn hóa Việt Nam mà quên mất rằng người tiêu dùng cũng
cần những sản phẩm có dấu ấn văn hóa quê hương họ. Vì thế, nhiều DN Việt Nam rơi vào
tình trạng xuất khẩu các mặt hàng “lệch pha” với nhu cầu của thị trường và “chậm tiến”
so với các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm lại thiếu đồng bộ, tính hoàn thiện không cao,
công dụng không rõ nét, độ an toàn chưa được chú ý … Phần lớn sản phẩm mang nặng
đặc tính và tượng trưng của từng địa phương mà chưa gây được ấn tượng mạnh cho người
tiêu dùng và người phân phối.
• Tình trạng sao chép mẫu mã, tranh chấp bản quyền giữa các doanh nghiệp còn
khá phổ biến. Do thiếu chuyên nghiệp hoặc do tư tưởng kinh doanh theo lối “chụp giật”,
chạy theo lợi nhuận trước mắt, chưa có định hướng lâu dài cho sự phát triển bền vững nên
nhiều doanh nghiệp không đăng ký mà đi ăn cắp bản quyền dẫn đến tranh chấp, kiện tụng
tràn lan. Điều này đã khiến không ít đối tác nước ngoài có cái nhìn thiếu thiện cảm về
doanh nghiệp Việt Nam.
• Chủng loại hàng TCMN đang thiếu nguyên liệu trầm trọng do việc khai thác
tràn lan, thiếu sự quy hoạch, đầu tư phát triển và quản lý. Nhiều nguyên liệu đã phải nhập
khẩu từ nước ngoài như song mây, tre … hoặc là nguồn nguyên liệu không đủ để sản xuất
lượng hàng lớn như nhóm hàng làm từ bẹ chuối, lá dừa rừng rất hấp dẫn các nhà phân

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 23


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

phối nước ngoài. Trong khi đó, các ngành phụ trợ của Việt Nam hiện nay chưa phát triển,
các nhà xuất khẩu thường phải nhập khẩu rất nhiều loại nguyên liệu và phụ trợ từ nước
ngoài. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thu mua nguyên liệu của các DN, nó
còn làm giảm khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam.
• Các đơn vị sản xuất đa số là vừa và nhỏ, quy mô sản xuất manh mún, nhà
xưởng sản xuất còn thiếu và máy móc thiết bị phụ trợ sản xuất còn đơn sơ, lạc hậu không
đáp ứng được nhu cầu của những đơn hàng lớn, hoặc khi có đơn hàng lớn lại gặp phải
thiếu nguyên liệu, thiếu lao động, phải huy động các cơ sở gia công riêng lẻ, dẫn đến chất
lượng hàng hoá không ổn định, hoặc thời gian giao hàng kéo dài không đảm bảo được
thời gian hợp đồng.
• Các doanh nghiệp thường thiếu thông tin, thiếu vốn, khả năng tiếp thị và xúc
tiến thương mại rất hạn chế, chưa am hiểu văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng nước
ngoài, hàng hoá nhiều lúc phải bán qua nhiều trung gian, làm cho giá bán thấp, sản xuất
thiếu hiệu quả, không có khả năng đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang bị và cải
tiến máy móc thiết bị, hạn chế việc phát triển và nâng cao chất lượng lẫn số lượng sản
phẩm.
• Sự liên kết giữa các nhà sản xuất và kinh doanh còn hạn chế, thiếu chiến lược
cộng tác lâu dài. Hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà sản xuất không được quan tâm, thiếu
tin cậy lẫn nhau: tranh mua tranh bán, làm giảm hiệu quả kinh doanh, chưa phát huy được
thế mạnh của cộng đông. Lực lượng lao động thiếu ổn định do thu nhập của ngành mỹ
nghệ còn thấp so với các ngành khác. Lao động sau đào tạo nghỉ việc tự lập cơ sở sản
xuất hoặc chuyển qua các ngành có thu nhập cao, làm cho đơn vị sản xuất TCMN thường
gặp khó khăn về lao động có tay nghệ.
3.2.2. Các giải pháp thúc đẩy hàng TCMN vào thị trường thế giới
Hàng TCMN của Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng, bởi nhu cầu thị trường thế giới
hầu như chưa bị giới hạn do “vòng đời” sản phẩm ngắn. Để mở rộng thị trường xuất khẩu
đưa sản phẩm TCMN phát triển bền vững chúng ta cần quan tâm và cần tăng cường
những biện pháp sau:
* Đối với các doanh nghiệp
• Các DN sản xuất hàng TCMN nên chủ động liên kết lại xây dựng làng nghề
hoặc cụm sản xuất TCMN. Mỗi cụm hay làng nghề có thể do 5-10 doanh nghiệp cộng tác
thành lập, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh như chia sẻ các hợp đồng
lớn hoặc phân công phân khúc sản xuất. Tận dụng và phát huy hết công năng cơ sở vật
chất và năng suất của máy móc thiết bị tại các đơn vị. Bổ sung lẫn nhau và ổn định việc

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 24


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

làm cho lực lượng lao động. Thông qua cụm sản xuất hoặc làng nghề để phô trương khả
năng sản xuất, nâng tính phong phú đa dạng sản phẩm thu hút sự quan tâm và lòng tin của
người mua hàng.
• Tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi sản xuất, để đảm bảo tính
đồng nhất và ổn định chất lượng sản phẩm, đồng thời khắc phục những sản phẩm có
khuyết điểm, để hoàn thiện sản phẩm đảm bảo về tính thẩm mỹ, tính an toàn khi sử dụng,
xây dựng lại niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm mỹ nghệ của mình.
• Bố trí lại sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại sản phẩm để tăng
năng suất lao động, để giảm giá thành sản phẩm, và đảm bảo tiến độ giao hàng.
• Doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu riêng để tự khẳng định vị thế và
tạo ra những khách hàng trung thành với mình.
• Để khắc phục điểm yếu về kiểu dáng, mẫu mã, các doanh nghiệp cần đặc biệt
chú trọng tới khâu thiết kế, tầm nhìn thương hiệu để tạo ra các yếu tố của sản phẩm như:
kích thước, màu sắc, kiểu dáng hợp lý, với nhu cầu khách hàng. Tạo ra các bộ sưu tập
bằng cách kết hợp nhiều mặt hàng lại với nhau để làm nên nét khác biệt. Muốn thế, đội
ngũ thiết kế phải nâng cao hiểu biết về kỹ năng xây dựng thương hiệu, chẳng hạn như
khách hàng cần gì, mong muốn gì... Đội ngũ thiết kế phải chịu khó tìm hiểu văn hóa của
nước ngoài, bởi vì người tiêu dùng không chỉ thích những sản phẩm mang bản sắc văn
hóa Việt Nam mà còn cần những sản phẩm có dấu ấn văn hóa quê hương họ.
• Tăng cường công tác thu thập thông tin bằng nhiều hình thức để đảm bảo nắm
bắt những nhu cầu, tập quán và phong tục của từng các nước, cũng như các chính sách
quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu thiết kế sản xuất sản phẩm thích hợp để xúc tiến mở
rộng thị trường xuất khẩu, như việc tham gia các hội trợ quốc tế, các festival làng nghề…
Ví dụ: Khi xuất khẩu sang các thị trường lớn và khó tính EU, Mỹ, Nhật Bản, Canada
thì doanh nghiệp phải nắm bắt những thông tin cơ bản sau: (Thông tin tại bảng phụ lục)
Đối với nhà nước
• Cần có chính sách ưu đãi tạo điều kiện dễ dàng về thủ tục, khuyến khích phát
triển và tổ chức các làng nghề hoặc cụm sản xuất TCMN tại các nơi có điều kiện phát
triển sản xuất ngành TCMN: cụ thể là ở nông thôn và vùng ven đô thị để tận dụng nguyên
liệu và nguồn lao động tại chỗ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
• Có chủ trương tài trợ cho vay ưu đãi các dự án phát triển ngành TCMN, tạo điều
kiện cho các đơn vị TCMN mở rộng và phát triển sản xuất hàng TCMN.
Có vay tín chấp với các đơn vị đã có hợp đồng xuất khẩu, tạo nguồn vốn cho doanh
nghiệp thu mua nguyên liệu thực hiện hợp.

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 25


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

• Có chế độ thuế riêng đối với nguyên liệu đầu vào của ngành TCMN, chú ý đến
tính đặc thù của từng loại nguyên liệu, đặc biệt không bắt buộc phải có hoá đơn tài chính
đốivớicác nguyên liệu thuộc phế liệu, thứ liệu, chất thải từ nông sản sau thu hoạch hoặc
chế biến được thu mua hoạch thu gom từ nông dân. Nếu sợ thất thu thuế thì nên có chế độ
cho phép đơn vị sản xuất hàng TCMN thu mua nguyên liệu nộp thuế thay người bán, để
doanh nghiệp yên tâm thu mua nguyên liệu tập trung sản xuất tránh để doanh nghiệp vừa
lmà vừa sợ bị xuất toán chi phí giá thành nguyên liệu, ảnh hưởng kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Có quy định cụ thể về việc sử dụng laođộng nhàn rỗi không thường xuyên ở
nông thôn, đối với lao động gia công hàng TCMN, để chi phí tiền gia công được chấp
nhận là chi phí hợp lý.
• Có chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại cho ngành TCMN thường xuyên
trong và ngoài nước đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ để mở rộng thị trường xuất khẩu
trực tiếp đến nhà phân phối, nâng cao hiệu quả sản xuất.
• Thường xuyên cung cấp thông tin dự báo về diễn biến thị trường, giá cả và các
thay đổi qui định về pháp luật nhập khẩu hàng TCMN của các nước, để tránh rủi ro cho
doanh nghiệp hoặc định hướng mở rộng thị trường.
• Hỗ trợ cho hội ngành nghề tổ chức các lớp dạy nghề, nâng cao trình độ sản xuất,
quản lý, thiết kế sang tác mẫu sản phẩm TCMN.
• Tài trợ cho các giải sáng tác mẫu mã kiểu dáng sản phẩm TCMN, để khuyến
khích thiết kế sáng tạo, phát triển các mẫu mã sản phẩm TCMN mới, phù hợp với nhu cầu
thị trường để khẳng định và tăng cường khả năng cạnh tranh sản phẩm TCMN Việt Nam
đối với thị trường thế giới.
• Có các dự án để vừa phát triển nguồn nguyên liệu chất lượng cao vừa tránh nạn
khai thác bừa bãi, thực hiện tốt các chương trình trồng, khai thác rừng lấy song, mây, tre,
nứa, lá.

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 26


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

Bảng phụ lục về thị hiếu và các yêu cầu về sản phẩm TCMN của một số thị trường

Thị
Thị hiếu và các yêu cầu về sản phẩm TCMN
trường
- Nhu cầu đa dạng, thay đổi theo mùa, đòi hỏi mẫu mã sản phẩm phải được
đổi mới liên tục, chẳng hạn: mùa xuân dùng những sản phẩm mềm mại,
màu sắc nhẹ nhàng; mùa hè dùng gam màu mạnh.
- Người Nhật quan niệm màu hạnh phúc là màu đỏ và trắng. Con số may
mắn là 3, 5, 7. Số xui xẻo là số 4 & số 8; đặc biệt là tâm lý của người Nhật
là không thích màu sắc mang sắc thái tôn giáo; những đồ thủ công mỹ nghệ
có kích thước, trọng lượng quá lớn.
- Ưa chuộng những sản phẩm TCMN có nguồn gốc tự nhiên, màu sắc nhẹ
nhàng, trang nhã, đồng thời yêu cầu rất cao về chất lượng hàng hóa, độ tinh
xảo và tính cá biệt của sản phẩm và rất khắt khe về thời hạn giao hàng.
- Luôn quan tâm đến 3 yếu tố: sản phẩm được làm bằng nguyên liệu gì, nhà
sản xuất sử dụng phương pháp gì để tạo ra sản phẩm và sản phẩm thể hiện
tính truyền thống như thế nào, trong đó yếu tố thứ 3 là quan trọng nhất.
Nhật
- Đặc biệt quan tâm đến quy trình sản xuất, chất liệu của sản phẩm cũng như
Bản
nghệ nhân tạo ra sản phẩm đó. Họ rất coi trọng nguồn gốc, xuất xứ hàng
hóa, đòi hỏi các sản phẩm phải chứng minh được làm chủ yếu từ nguyên
liệu nào… Ví dụ, đối với nguyên liệu gỗ, tre, cói, lá, …thì phải qua kiểm
dịch thực vật trước khi nhập khẩu, có thể phải kê khai nguồn gốc. Nếu dùng
nguyên liệu da động vật thì phải tuân theo các quy định về kiểm dịch động
vật, khử trùng,.v.v…hay nếu hàng hóa có sự thay đổi về màu sắc, chất liệu,
kích cỡ,…thì phải kiểm tra lại.
- Sản phẩm phải thỏa mãn được các yêu cầu đã quy định, như: đối với các
sản phẩm dùng trong gia đình, phải tuân theo các quy định về chất lượng
sản phẩm, luật sở hữu trí tuệ về mẫu mã, nhãn mác, bản quyền. Nếu sản
phẩm làm dụng cụ liên quan trực tiếp đến ăn uống phải qua kiểm tra an
toàn vệ sinh thực phẩm (như dụng cụ, đồ ăn bằng gốm, sứ, mây tre, bát
đũa,.v.v…)
Canada - Có nhu cầu ngày càng cao với đủ loại mặt hàng từ đồ pha lê, đồ sứ đến đồ

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 27


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

sứ chạm khắc, đồ trang trí…


- Ưa chuộng mua sắm những sản phẩm kiểu dáng độc đáo như hàng thời
trang, đồ trang sức mỹ nghệ đến những mặt hàng cỡ lớn như đồ treo tường,
tượng gỗ, tượng kim khí, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ trang trí hoặc sử dụng trong
nhà và văn phòng.
- Đặc biệt rất chú ý đến những sản phẩm thủ công nhập khẩu với chất liệu đa
dạng từ tơ sợi, đá, kim loại, kính gỗ, da vải và giấy...,
- Đòi hỏi các mặt hàng phải mang tính sáng tạo, chất lượng cao, giá cả phải
chăng, được dán nhãn và bao gói chính xác
- Hàng TCMN dùng bên ngoài trời (có hoặc không có mái che) như hàng
song, mây phải đủ khả năng chịu được sự biến đổi mạnh về nhiệt độ và độ
ẩm.
- Mặt hàng dành cho trẻ em phải thỏa mãn yêu cầu chỉ tiêu an toàn về sức
khỏe, tính mạng và các tiêu chuẩn chống cháy nổ
- Yêu cầu Giấy chứng nhận sản phẩm được làm theo một mẫu cụ thể và được
ký xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất xứ.
- Yêu cầu hàng đầu là phải tuyệt đối tôn trọng chữ tín kinh doanh: hàng giao
phải đúng với đặc trưng kỹ thuật đã thỏa thuận; đúng thời gian đã định,
đảm bảo tính liên tục của nguồn cung; duy trì chất lượng cao ở mức giá
cạnh tranh và bao bì thích hợp cho vận tải đường biển.
- Một số hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu vào Canada có thể được miễn
hoặc áp mức thuế thấp, nếu hàng đến từ các nước được hưởng qui chế ưu
đãi thuế quan chung (GPT), miễn là hàng hóa thỏa mãn các tiêu chí đã qui
định của cơ quan thuế và hải quan Canada
Mỹ - Bị hấp dẫn bởi những sản phẩm vừa có yếu tố văn hóa độc đáo của nước
sản xuất lại vừa mang dấu ấn nơi mình đang sinh sống.
- Đòi hỏi về tính mỹ thuật và văn hóa trên mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ
rất cao. Người Mỹ, mỗi khi đặt hàng thủ công mỹ nghệ, đều muốn ít nhất
những sản phẩm này phải thể hiện được tính văn hóa bản địa, dấu ấn cá
nhân, địa phương hay họ có thể gửi gắm một tư tưởng gì vào đó.
- Có xu hướng quan tâm hơn tới yếu tố truyền thống có kết hợp với vẻ hiện
đại. Thị hiếu mua sắm của thị trường Mỹ được thể hiện qua 3 phong cách
và xu hướng: Truyền thống với vẻ hiện đại; Hiện đại thoải mái với sự ấm
cúng; Tự nhiên với màu sắc và chất liệu.
- Có 3 yếu tố quan trọng trong thị hiếu người tiêu dùng Mỹ là: thời trang,
SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 28
Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

mẫu mã và chất lượng của sản phẩm.


- Đơn hàng nhập của Mỹ thường lớn.
- Sản phẩm phải thỏa mãn được các yêu cầu đã quy định, như: đối với các
sản phẩm dùng trong gia đình, phải tuân theo các quy định về chất lượng
sản phẩm, luật sở hữu trí tuệ về mẫu mã, nhãn mác, bản quyền. Nếu sản
phẩm làm dụng cụ liên quan trực tiếp đến ăn uống phải qua kiểm tra an
toàn vệ sinh thực phẩm (như dụng cụ, đồ ăn bằng gốm, sứ, mây tre, bát
đũa,.v.v…)
- Thích tìm mua những những sản phẩm làm từ chất liệu tự nhiên, có kiểu
dáng và mẫu mã thay đổi nhanh, có phương thức phục vụ tốt, hàng giao
đúng thời hạn và đặc biệt là có dịch vụ hậu mãi chu đáo..
- Đòi hỏi của người tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu rất khắt khe. Chất
lượng, mẫu mã, những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo
vệ sức khoẻ người tiêu dùng là các yếu tố được quan tâm đầu tiên
- Mọi hàng hóa nhập khẩu thường phải được kiểm tra ngay từ khâu sản xuất
EU tại nước xuất xứ nhằm bảo đảm cho sản phẩm làm ra đáp ứng được những
tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu.
- Chính sách thương mại chung của EU hiện nay đang hướng tới xóa bỏ dần
những hạn chế trong buôn bán, giảm thuế, tạo thuận lợi cho các hoạt động
buôn bán bằng cách kết hợp các chính sách song phương, đa phương và
khu vực. Các doanh nghiệp nước ngoài khi xuất khẩu hàng hóa vào thị
trường EU đề phải có chứng chỉ ISO 14.000 và phải chứng minh được
nguồn gốc.

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 29


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

KẾT LUẬN
Đối với Việt Nam ngành thủ công mỹ nghệ luôn giữ một vai trò quan trọng, với
hàng trăm nghề thủ công truyền thống, hàng ngàn chủng loại sản phẩm đa dạng phong
phú, ngành không những góp phần bảo tồn và phát triển giá trị truyền thống mà còn góp
phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động nông nhàn với thu nhập ổn định,
tăng thu nhập quốc dân, phát triển du lịch, hội nhập quốc tế.
Hiện nay, chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi cho phát triển ngành thủ công
mỹ nghệ như chính sách khuyến khích đối với một số ngành nghề thủ công, chính sách
đào tạo thợ thủ công, chính sách cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,
chính sách khuyến nông về ngành nghề nông thôn. Bên cạnh những thuận lợi do sự hỗ trợ
của chính phủ để đầu tư sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ còn gặp không ít khó khăn nhất
là về vấn đề thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, hiện
nay hàng TCMN đã xuất khẩu qua 163 nước, nhưng tỷ trọng xuất khẩu vẫn chưa cao so
với nhu cầu tiềm năng, sản phẩm của Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế. Vì vậy các doanh
nghiệp sản xuất hàng TCMN cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm thị trường mới,
cải tiến mẫu mã sản phẩm, nắm bắt các nhu cầu thị trường để nâng cao khả năng cạnh
tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường thế giới.

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 30


Đề án Kinh tế quốc tế GVHD: Bùi Thanh Huân

Tài liệu tham khảo


1. Giáo trình Kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

2. Trang web: www.vietrade.gov.vn

3. Trang web: www.congthuonghn.gov.vn

4. Trang web: www.vcic.org.vn

5. Trang web: www.silkvn.com.vn

6. Một số trang web, tài liệu khác.

SVTH: Trần Thị Phương Thảo – B09K1.1 Trang 31

You might also like