You are on page 1of 47

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn một thập niên qua, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã đạt
được những thành quả đáng kể, nhất là những thành quả về kinh tế. Đó là dấu hiệu tích
cực cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, được điều tiết
theo cơ chế thị trường.
Tuy nhiên các doanh nghiệp muốn đảm bảo sự tồn tại, khẳng định được sự thành
công nhất định của mình trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển với tốc độ
nhanh, cùng với sự cạnh tranh gay gắt và nhiều phức tạp của nền kinh tế thị trường hiện
nay đòi hỏi tất yếu các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu tìm các hướng giải
quyết , các biện pháp quản lý sản xuất kinh doanh linh hoạt và hiệu quả. Qua đó vấn đề
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu đối với mọi
doanh nghiệp. Vì hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì mới có thể đảm bảo cho doanh
nghiệp đứng vững, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, có đủ điều kiện tăng tích lũy cho
doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện thu nhập cho người lao
động, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách Nhà nước…
Doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời phải dự
đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp. phân tích hoạt
động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cho nhà quản trị, nhà đầu tư…mỗi đối
tượng quan tâm đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên góc đô khác
nhau để phục vụ cho mục đích quản lý, đầu tư của họ. Chính vì vậy phân tích hoạt động
kinh doanh là công việc làm thường xuyên không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp.
nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài. Chính vì tầm quan trọng đó nên em chọn
đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Dược Liệu Trung Ương 2”
để làm đề tài tốt nghiệp.
Chuyên đề gồm những nội dung sau:
Phần I: Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh.
Phần II: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh , một số giải pháp và nhận xét.

Mục đích nghiên cứu.


Phân tích nhằm làm rõ các mặt của kết quả kinh doanh dưới tác động của các yếu tố,
các nguyên nhân bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là một số tiềm năng
chưa được khai thác.
Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty Dược Liệu Trung Ương 2.

Khóa: 2004-2007 -1- Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phương pháp nghiên cứu.


Dựa trên những kiến thức đã học, phân tích trên các chỉ tiêu như: Hiệu quả sử dụng
vốn, khả năng thanh toán, tốc độ luân chuyển vốn lưu động…thông qua các phương pháp
như:
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp cân đối.
- Phương pháp phân tích chi tiết và tổng hợp.

Hạn chế của chuyên đề.


Do những hạn chế về thời gian, kiến thức và là lần đầu tiên vận dụng lý thuyết vào
phân tích thực tế nên chuyên đề không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong sự chỉ
bảo của Thầy cô, Ban lãnh đạo công ty để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.

Khóa: 2004-2007 -2- Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH


DOANH
I. Khái niệm và nội dung
1. Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình
và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh ngiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động
kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và các nguồn tiềm
năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển như một môn khoa học độc
lập, nó nghiên cứu các phương pháp phân tích có hệ thống và tìm ra những giải pháp áp
dụng chúng ở mỗi doanh nghiệp, đó là để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.
Mà yêu cầu về thông tin thì ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Đặc biệt là trong nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường đòi hỏi phải tuân
theo quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị… Vì thế, nó là một hoạt động
thực tiễn và là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh.
Như vậy phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động
kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và với yêu cầu
của quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Suy cho cùng phân tích hoạt động kinh doanh chính là phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
2. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh.
Là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của
các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả hoạt động
kinh doanh có thể là kết quả kinh doanh đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong
tương lai cần phải đạt được. vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng của
phân tích.
Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm tổng hợp của cả quá trình hình thành, do đó
kết quả phải là riêng biệt và trong từng thời gian nhất định, mà không là kết quả chung
chung. Trong cơ chế thị trường cần phải định hướng theo mục tiêu dự toán, phân tích cần
hướng đến các kết quả của các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả
kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng
tác động đến sự biến động của các chỉ tiêu.
Quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cần định lượng tất cả các chỉ tiêu là biểu
hiện kết quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ở những trị số xác định cùng với độ
biến động xác định.

Khóa: 2004-2007 -3- Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

II. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1. Ý nghĩa
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực sẵn có của một đơn vị để đạt được lợi ích cao nhất với chi phí thấp nhất trong kinh
doanh. Nó còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp sau này. Do đó phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là vô cùng cần
thiết và có ý nghĩa.
- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về
khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Từ đó doanh
nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng
trong hoạt động kinh doanh, là cơ sở để ra các quyết định kinh doanh và là công cụ cải
tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro.
Thông qua việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động,
vật tư… và phân tích các điều kiện tác động từ bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối
thủ cạnh tranh…
2. Nhiệm vụ.
Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức, là cơ sở cho việc ra
quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh có những
nhiệm vụ:
2.1. Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu
kinh tế đã xây dựng.
Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giũa kết quả đạt
được so với mục tiêu kế hoạch, dự toán, định mức… đã đặt ra để khẳng định tính đúng
đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng, trên một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động
kinh doanh. Đồng thời đánh giá tình hình chấp hành các quy định, các thể lệ thanh toán,
trên cơ sở tôn trong pháp luật của Nhà nước đã ban hành và luật trong kinh doanh quốc
tế.
2.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu và tìm ra nguyên nhân
gây nên mức độ ảnh hưởng đó.
Biến động của các chỉ tiêu là do ảnh hưởng của các nhân tố gây nên, do đó ta cần
phải xác định trị số của các nhân tố và tìm ra nguyên nhân gây nên biến động của trị số
nhân tố đó.
2.3. Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng và khắc phục những
tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung chung mà cũng
không chỉ dừng lại ở chỗ xác định nhân tố và tìm nguyên nhân, mà phải từ cơ sở nhận
thức đó phát hiện những tiềm năng cần phải được khai thác, những chỗ còn tồn tại yếu
kém, nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục tồn tại ở doanh nghiệp
mình.
Khóa: 2004-2007 -4- Lớp: 04Cktoán
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.4. Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.
Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là để nhận biết tiến độ
thực hiện và những nguyên nhân sai lệch xãy ra, ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp phát
hiện những thay đổi có thể xãy ra tiếp theo. Nếu kiểm tra và đánh giá đúng, nó có tác
dụng giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch và đề ra các giải pháp tiến hành trong
tương lai.
Nhiệm vụ của phân tích nhằm xem xét dự báo, dự toán có thể đạt được trong tương
lai rất thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
III. Phương pháp phân tích.
1. Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa
trên việc so sánh với chỉ tiêu cơ sở ( chỉ tiêu gốc).
Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong việc phân tích hoạt
động kinh doanh. Sau khi xem xét so sánh chúng ta có thể thấy được sự tăng trưởng hay
thụt lùi của doanh nghiệp năm nay so với năm trước…Khi sử dụng phương pháp này cần
thõa mãn ba nguyên tắc sau:
1.1.Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh.
Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh
(gốc so sánh). Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp:
- Nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu thì lấy gốc so sánh là tài liệu
năm trước ( kỳ trước).
- Nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức…thì chọn
gốc so sánh là các mục tiêu đã dư kiến ( kế hoạch, dự toán, định mức..).
- Nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu… thì lựa
chọn gốc so sánh các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu, đơn đặt
hàng…
1.2.Điều kiện so sánh.
Thống nhất về nội dung phản ánh, phải cùng một phương án tính toán và phải cùng
một đơn vị đo lường.
Số lượng thu thập được phải trong cùng một khoảng thời gian tương ứng.
Các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương
tự nhau.
1.3.Kỹ thuật so sánh.
Tùy theo yêu cầu của phân tích mà có những kỹ thuật so sánh sau:
a. So sánh số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu
kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.
b. So sánh bằng số tương đối.
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu
kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu,mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến
của các hiện tượng kinh tế. Đơn vị tính là ( %).
Khóa: 2004-2007 -5- Lớp: 04Cktoán
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Có nhiều loại số tương đối, tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích mà yêu cầu
sử dụng thích hợp.
b.1.Số tương đối hoàn thành kế hoạch.
Số tương đối kế hoạch là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỉ lệ giữa mức độ đã
đạt được trong kỳ với mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra trong kỳ về một chỉ tiêu nào
đó. Số này phản ánh tình hình hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.

Số tương đối hoàn Mức độ thực tế đạt được trong kỳ


thành kế hoạch (%) = *100%
Mức độ cần đạt theo kế hoạch đề ra

b.2.Số tương đối kết cấu


Số tương đối kết cấu là biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa mức độ đạt được của bộ
phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tieu kinh tế nào đó. Số này
cho thấy mối quan hệ, vị trí, vai trò của từng tổng thể trong bộ phận.

Mức độ đạt được của bộ phận


Số tương đối kết cấu = *100%
Mức đô đạt được của tổng thể

2. Phương pháp cân đối


Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều
mối quan hệ cân đối . Ví dụ như: Cân đối giữa tài sản (vốn) với nguồn vốn, cân đối giữa
nguồn thu và các khoản chi, cân đối giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán.
Phương pháp này nhằm để nghiên cứu các mối quan hệ cân đối về lượng của yếu tố
với lượng các mặt yếu tố và quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó xác định ảnh hưởng của
các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh.
3. Phương pháp phân tích chi tiết.
3.1.Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu.
Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu
phân tích. Ví dụ như: Kết quả doanh thu được chi tiết bao gồm doanh thu của nhiều mặt
hàng tiêu thụ.
3.2.Chi tiết theo thời gian.
Các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình trong từng khoảng thời gian
nhất định. Mỗi khoảng thời gian khác nhau có những nguên nhân tác động không giống
nhau. Việc phân tích chi tiết giúp ta đánh giá chính xác và đúng đắn kết quả kinh doanh,
đồng thời có những giải pháp hiệu lực trong từng khoảng thời gian.Ví dụ như trong
doanh nghiệp thương mai: Kết quả doanh thu tiêu thụ được chi tiết theo từng tháng, quý
để nghiên cứu nhịp độ mua bán.
3.3.Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh.
Kết quả hoạt động kinh doanh do nhiều bộ phận, theo phạm vi và địa điểm phát sinh
khác nhau tao nên. Việc chi tiết nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của từng bộ
Khóa: 2004-2007 -6- Lớp: 04Cktoán
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
phận, phạm vi và địa điểm khác nhau, nhằm khai thác các mặt mạnh và khắc phục các
mặt yếu kém của các bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau.
4. Loại hình phân tích kinh doanh.
Trong chuyên đề này sử dụng loại hình phân tích sau khi kết thúc quá trình kinh
doanh, còn gọi là phân tích quá khứ, nhằm định kỳ đánh giá kết quả giữa thực hiện so với
kế hoạch hoặc định mức được xây dựng và xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả
đó. Đồng thời cho biết tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu đặt ra và làm căn cứ
xây dựng kế hoạch tiếp.
Ngoài ra còn sử dụng phân tích các chỉ tiêu tổng hợp ( phân tích toàn bộ). Nhằm làm
rõ các mặt của kết quả kinh doanh trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng cũng như dưới
tác động của các yếu tố, nguyên nhân bên ngoài. Ví dụ như: phân tích các chỉ tiêu phản
anh kết quả doanh thu và lợi tức…
5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Để xác định hiệu quả kinh doanh cần so sánh, đối chiếu kết quả thu được với các chi
phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, chẳng hạn như: Chỉ tiêu tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động
kinh doanh trước thuế cho biết phần lãi trong doanh thu có tỷ trọng là bao nhiêu và qua
đó có thể đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không? Mặt khác, Hiệu quả
hoạt động kinh doanh phụ thưộc vào việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản
xuất kinh doanh: Vốn, tài sản cố định, tài sản lưu động…Vì vậy đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh cần dựa trên các chỉ tiêu sau:
a. Các tỷ số đánh giá khả năng thanh toán.
Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán đánh giá trực tiếp khả năng thanh toán bằng
tiền mặt của một doanh nghiệp, cung cấp những dấu hiệu liên quan đến việc xem xét liệu
doanh nghiệp có thể trả được nợ ngắn hạn khi đến hạn hay không, gồm:
* Hệ số thanh toán ngắn hạn (k):
Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản lưu động và
nợ ngắn hạn.
Công thức:

Tài sản lưu động


Hệ số thanh toán ngắn hạn (k) =
Nợ ngắn hạn

Hệ số (k) có giá trị càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp càng lớn. Nhưng quá cao lại không tố vì khi đó doanh nghiệp đã đầu tư quá mức
vào tài sản lưu động so với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, như thế là không hiệu
quả.
Thông thường k=2 là các chủ nợ chấp nhận.

Khóa: 2004-2007 -7- Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
* Hệ số thanh toán nhanh (tức thời) (KN)
Hệ số thanh toán thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển
thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.

Công thức:

Tài sản lưu động – Hàng hóa tồn kho


KN =
Nợ ngắn hạn

b. Các tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.


Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, là giá trị dôi ra của một hoạt động sau khi
đã trừ đi các chi phí cho hoạt động đó, hay là phần chênh lệch dương giữa doanh thu và
tổng chi phí. Lợi nhuận phản ánh hiệu quả kinh tế tổng hợp của hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do đó, phân tích hiệu quả kinh doanh dựa trên các chỉ tiêu:
* Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu.
Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận do doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm mang lại.

Công thức:
Lợi nhuận
Tỷ số lợi nhuận =
Doanh thu

* Tỷ lệ lãi của vốn hoạt động kinh doanh


Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn bỏ ra ( gồm vốn cố định
và vốn lưu động), nó cũng đánh giá khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Công thức:
Lợi nhuận
Tỷ lệ sinh lãi của vốn =
Vốn tham gia hoạt động kinh doanh

* Tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) trước thuế.


Chỉ tiêu này thể hiện quan hệ giữa lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế với
doanh thu.

Khóa: 2004-2007 -8- Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Công thức:

Lãi thuần từ HĐKD trước thuế


Tỷ lệ Lãi thuần từ HĐKD = *100%
Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này có giá trị càng cao thì lợi nhuận sinh ra từ hoạt động kinh doanh càng
lớn, phần lãi trong doanh thu có tỷ trọng lớn và doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu
quả.
c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Vốn lưu động của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng vốn hoạt động kinh doanh (chiếm 70%). Do đó, trong phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh của một doanh nghiệp thì các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
lưu động là hết sức cần thiết và việc gia tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có nhiều ý
nghĩa:
- Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm
trong lĩnh vực dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Từ đó, giảm bớt số lượng vốn lưu
động bị chiếm dụng, tiết kiệm vốn lưu động trong luân chuyển.
- Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là điều kiện rất quan trọng để phát triển sản
xuất kinh doanh của doanh ngiệp, doanh nghiệp có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm
dung nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ, có thể với số vốn
như cũ nhưng doanh nghiệp mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh mà không cần
tăng them vốn.
- Tăng đốc độ luân chuyển vốn lưu động còn ảnh hưởng tích cực đến việc hạ giá
thành và chi phí lưu thong, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn thõa mãn nhu cầu
sản xuất và hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước, đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong cả nước.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
• Số lần luân chuyển vốn trong kỳ kinh doanh (S):
Như trên đã nói, doanh nghiệp dùng vốn lưu động để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Quá trình vận động của vốn lưu động bắt đầu từ việc dung tiền mua sắm vật tư dự trữ cho
sản xuất, mua hàng hóa thành phẩm xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ thu về một số
vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu. Do đó thời gian luân chuyển của vốn lưu động dài hay
ngắn tác động mạnh đến hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn lưu động.

Khóa: 2004-2007 -9- Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Công thức:

Doanh thu tiêu thụ hàng hóa


S =
Vốn lưu động bình quân

* Hệ số sinh lời của vốn lưu động.


Công thức:

Lợi nhuận ròng


Hệ số sinh lời của vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân

* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Doanh thu
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân

Khóa: 2004-2007 - 10 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

PHẦN II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH


DOANH CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG 2
A-GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY.
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
1. Lịch sử hình thành
Theo quyết định số 1286/BYT ngày 08/11/1979 của Bộ Y Tế ban hành. Công ty
dược Liệu Trung Ương 2 được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Dược Liệu cấp 1
Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngày 05/06/1988 Bộ Y Tế quyết định đổi tên thành CÔNG TY
DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG 2 theo chỉ thị số 156/BYT do Bộ Y Tế cấp.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y Tế, Công ty hoạt động dưới hình thức là một đơn vị kinh
doanh có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được phép vay vốn và mở tài
khoản ngân hàng…
Công ty tổ chức theo hình thức xí nghiệp liên hiệp Dược Liệu (Nông-Công –Thương
nghiệp) , thực hiện hạch toán kinh tế độc lập về các hoạt động sản xuất và kinh doanh
Dược liệu, Dược phẩm.
• Tên công ty: CÔNG TY DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG 2
• Tên giao dịch quốc tế: CENTRAL PHYTOPHARCO COMPANY NO 2
• Tên viết tắt: PHYTOPHARCO
• Giấy chứng nhận đăng ký số 102664 ngày 12/05/1993.
• Mã số công ty: 1191005
• Vốn điều lệ: 2.973.000.000 đ
• Văn phòng trụ sở chính: 24 Nguyễn Thị Nghĩa-Quận 1- TP HCM
• Điện thoại: 8323009-8323014-8323011- fax: 84.8.8323012
• Tài khoản số: 710A-00037 Ngân hàng VIETCOMBANK TP HCM
• Ngành nghề kinh doanh: Nguyên liệu thành phẩm Đông Nam Dược, sản xuất
thuốc đông dược, chế biến Dược liệu, sản xuất nguyên liệu, hương liệu, tinh dầu.
• Tổ chức kinh doanh: Tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
2.Quá trình phát triển
Từ khi thành lập và hoạt động (1979) đến năm 1988 theo chủ trương của Chính phủ
là tinh giảm bộ máy tổ chức và sát nhập các phòng ban, các trạm trại, phân xưởng. Theo
thông tư số 338 của Chính phủ ngày 17/03/1988, ban giám đốc công ty đã tổ chức cuộc
họp “thảo luận và quyết định sơ đồ tổ chức mới” nhằm cũng cố và tinh giảm bộ máy
quản lý.
Sau hơn ba tháng hoạt động theo mô hình mới, công ty đã ổn định được nhiều mặt
trong công tác và hiệu quả kinh doanh, chẳng hạn như: Doanh số bán ra vượt kế hoạch,
cân đối giữa vốn và nguồn vốn, đảm bảo có lãi nộp ngân sách Nhà nước, đảm bảo đời
sống vật chất –tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

Khóa: 2004-2007 - 11 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Nhưng ngày 17/08/1988, Đồng chí Thứ Trưởng Bộ Y Tế- Tổng Giám Đốc Liên
Hiệp các Xí Nghiệp Dược Việt Nam đã có công văn gửi đến công ty cho ngừng việc triển
khai mô hình mới, vì một số lý do:
- Có những phát sinh không tốt đến kho tàng và tài chinh.
- Liên quan đến công tác của tổng phát hành.
- Nhằm để tránh sơ hở trong công tác quản lý tài chính.
- Đảm bảo sự vững chắc trong đoàn kết nội bô.
Như vậy mô hình tổ chức cũ của công ty được sử dụng lai, nhưng có cải cách và sửa
đổi và nó đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Công ty được thành lập, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay đó là cả một quá trình
cố gắng phấn đấu với sự nổ lực của tất cả Cán Bộ- Công nhân viên công ty. Công ty đã
trải qua và đứng vững trong các thời kỳ khó khăn của nề kinh tế nước nhà.
Ngày nay công ty Dược Liệu Trung Ương 2 đã tự khẳng định được mình trên thị
trường cạnh tranh đầy quyết liệt.
3. Một số thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình hoạt động kinh
doanh.
Ngành dược là ngành được Nhà nước xem là ngành thiết yếu để đảm bảo sức khỏe
cho nhân dân nên đa số các doanh nghiệp trong ngành là các doanh nghiệp nhà nước.
Hiễn nhiên, Nhà nước đã có nhiều biện pháp bảo hộ, khuyến khích thậm chí gián tiếp tạo
ra sự độc quyền cho các doanh nghiệp.
Chính vì thế mà từ năm 1988-1990 công ty chưa có điều kiện thực hiện quyền chủ
động sản xuất kinh doanh, tình hình kinh doanh chưa ổn định và mất cân đối về nhiều
mặt. Cho đến những năm gần đây chính sách mở cửa nền kinh tế, phát huy triệt để nền
kinh tế thị trường, công ty mới có đều kiện chủ động trong kinh doanh. Công ty Dược
liệu TW 2 chủ yếu hoạt động về thương mại phải đảm bảo thực hiện khối lượng hàng hóa
thu mua về số lượng, chủng loại,… nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua trên thị trường
tiêu thụ.
Thông qua kết quả tiêu thụ doanh nghiệp mới thu hồi toàn bộ chi phí liên quan đến
giá vốn của hàng hóa, chi phí bán hàng, chi phí quản lý chung và có thể tạo ra được một
khoản lợi nhuận. Vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích thị trường, tình hình
tiêu thụ nhằm giúp cho doanh nghiệp phát huy những thế mạnh của doanh nghiệp trong
tiêu thụ, nâng cao sức cạnh tranh và khắc phục nhựng mặt còn tồn tại.
a.Một số khó khăn:
a.1.Một số khó khăn về các yếu tố đầu vào của công ty.
Yếu tố đầu vào là hết sức quan trọng đối với mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm trên thị
trường. Do đó, công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi yếu tố đầu vào phải phù
hợp với khả năng của công ty và đối với công ty Dược liệu TW 2 yếu tố đầu vào luôn
luôn gặp khó khăn.
*.Giá mua hàng hóa:

Khóa: 2004-2007 - 12 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đây là yếu tố quyết định đến việc sản phẩm của công ty có tiêu thụ được trên thị
trường không và có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường không? Điều này đòi hỏi công
ty phải tìm cách hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường.
Nhưng điều này không dễ thực hiện. Vì hàng hóa thuộc ngành dược chủ yếu do các
công ty lớn của nước ngoài quyết định. Công ty chỉ có thể giảm chi phí lưu thong, chi phí
bán hang và chi phí quản lý…
*.Chất lượng nguồn cung cấp.
Sản phẩm dược là một loại sản phẩm thiết yếu có liên quan trực tiếp đến sức khỏe
của người sử dụng. Do đó vấn đề chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hang đầu, sản
phẩm phải luôn đảm bảo đúng các quy định về chất lượng, đúng quy trình và tiêu dung
phải đúng liều lượng. Tất cả phải đúng tiêu chuẩn của cục quản lý dược.
Để có được sản phẩm đảm bảo chất lượng thì trước hết công ty phải chú ý đến
nguồn cung cấp, không những là nguyên liệu mà ngay cả sản phẩm kinh doanh.
Nhưng để xác định được chất lượng nguồn cung cấp là một vấn đề thật sự khó khăn
đối với công ty. Nguyên liệu do các nguồn cung ứng trong nước trực tiếp thuộc công ty
như: Xí nghiệp dầu tràm Mộc Hóa, xí nghiệp dược liệu Eakao, trại nghiên cứu dược liệu
miền trung, trại dược liệu Long Thành… trang thiết bị còn thô sơ. Còn đối với mặt hàng
nhập khẩu, chất lượng chủ yếu dựa vào uy tín của nguồn cung cấp.
*.Những quy định về nhập khẩu của nhà nước.
Với các tính chất đặc biệt của hàng dược phẩm, dược liệu. Đồng thời để thực hiện
chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước, Nhà nước đã có những chính sách khá chặt
chẽ về nhập khẩu:
Mỗi năm Bộ Y Tế chỉ cấp giấy phép một lượng hàng nhất định và phải đúng mặt
hàng cho phép. Khi công ty có khách hàng yêu cầu nhập và bán cho họ số hàng ngoài số
lượng cho phép, thì công ty phải xin giấy phép của Bộ Y Tế nhập thêm hàng do đó làm
cho thời gian chờ đợi lâu và công ty có thể mất khách hàng khi khách hàng tìm tìm được
nguồn hàng khác nhanh hơn.
Ngoài ra, bộ y tế còn có quy định hàng nhập khẩu phải qua phân viện kiểm nghiệm
để phân tích đặc biệt đối với mặt hàng hóa chất.
a.2. Một số khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa của công ty:
*.Đối thủ cạnh tranh trong nước
Công ty phải cạnh tranh với nhiều công ty dược trong nước như: Công ty Dược Liệu
Trung Ương 1, công ty VIMEDIMEX II… do đó làm cho thị trường trong nước của công
ty bị cạnh tranh gay gắt và thị phần cũng bị giảm sút.
*.Đối thủ nước ngoài
Một điều hiễn nhiên là bất kỳ một thị trường sản phẩm nào cũng có sự cạnh tranh
gay gắt, quyết liệt giữa nhiều công ty, nhiều quốc gia với nhau. Sản phẩm làm nguyên
liệu cho Dược phẩm của công ty bị cạnh tranh nhiều của công ty Trung Quốc. Trung
Quốc là nơi cung cấp dược liệu hàng đầu trên thế giối với một nền đông y truyền thống
đã phát triển lâu năm, cung cấp cho thị trường thế giới một lượng dược liệu lớn, đa dạng
về chủng loại và giá thành tương đối rẽ.

Khóa: 2004-2007 - 13 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

*.Thái độ của khách hàng


Mặc dù dược phẩm, dược liệu là loại sản phẩm cần thiết cho nhu cầu của người tiêu
dùng và cho sản xuất. Là những sản phẩm mà tính chất của nó rất quan trọng, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng và là những sản phẩm không thể dễ dàng hoặc
không thể thay thế bởi sản phẩm khác. Nhưng công ty vẫn phải xem xét thái độ của
khách hàng đối với sản phẩm của công ty nhằm giúp công ty xác định được nhu cầu của
khách hàng, đồng thời qua đó công ty có biện pháp điều chỉnh công việc kinh doanh sao
cho thật phù hợp với những gì khách hàng mong muốn để giữ được khách hàng lâu.
*.Thị trường tiêu thụ
Thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh là thị trường mục tiêu của công ty. Nhưng tại
đây lại có tính chất cạnh tranh gay gắt nhất với sự tham gia của nhiều công ty dược phẩm.
Thị trường phía nam cũng là thị trường lớn của công ty. Nhưng ở đây dân cư cuộc
sống còn nhiều khó khăn và thường dùng sản phẩm sản xuất trong khu vực như : Cty
dược Hậu Giang, Đồng Tháp… cũng là những đơn vị kinh doanh lớn và am hiểu thị
trường khu vực. Đó là những đối thủ cạnh tranh với công ty trong vấn đề chiếm lĩnh thị
trường nay.
Thị trường các tỉnh Miền Trung và phía bắc chủ yếu là Hà Nội và Đà Nẵng. các thị
trường này ở xa thành phố nên chi phí vận chuyển cao và sự cạnh tranh của các công ty
dược địa phương nên khó cho công ty trong việc thâm nhập thị trường này.
*Chất lượng sản phẩm
Đây là vấn đề hàng đầu của sản phẩm dược.Công ty muốn tiêu thụ sản phẩm ở thị
trường trong nước và ngoài nước, sản phẩm đòi hỏi phải đáp ứng được các tiêu chuẩn
trong nước và quốc tế.
b .Thuận lợi
b.1 Môi trường hoạt động.
Công ty Dược liệu TW 2 đóng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là địa bàn rất thuận lợi
cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa trên thị trường nội địa.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm dược phẩm lớn, là đầu mối quan trọng của cả
nước, tập trung nhiều trung tâm phân phối dược phẩm lớn với đầy đủ các loại dược
phẩm, dược liệu ngoại nhập và cả sản xuất trong nước.
Thành phố Hồ Chí Minh là cửa khẩu lớn và rất thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu. Với cơ sở hạ tầng hiện đại vào loại nhất nước, cùng với dân số
đông sẽ là một nguồn lao động dồi dào có năng lực và đó cũng là lượng khách hàng lớn
đối với vấn đề tiêu thụ hàng hóa của công ty. Hơn nữa, mức sống trung bình ở Thành phố
Hồ Chí Minh cao hơn các tỉnh khác trong cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh còn là nơi tập trung nhiều các văn phòng đại diện của các
công ty nước ngoài, liên doanh và của các địa phương khác nên rất thuận lợi cho công ty
trong việc tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng nhập khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ.
b.2 Tiềm lực của công ty
Với những cơ sở hiện tại của công ty là tiền đề cho công ty phát triển sản xuất và
phân phối sản phẩm trong nước. Công ty có nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định, sản
Khóa: 2004-2007 - 14 - Lớp: 04Cktoán
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
xuất dược liệu, dược phẩm có chất lượng thông qua các xí nghiệp, các trạm trại dược liệu
và nghiên cứu. Công ty có các cửa hàng chưa phải là rộng khắp nhưng cũng phần nào đáp
ứng được nhu cầu sử dụng thuốc của khách hàng.
Công ty có đội ngũ công nhân viên có trí thức, có kinh nghiệm và gắn bó với công
ty.
Công ty có 2 chi nhánh ở Hà Nội và Nga đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát
triển kinh doanh xuất nhập khẩu.

II. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty.


1. Chức năng:
Công ty Dược Liệu Trung Ương 2 là đơn vị sản xuất kinh doanh có đầy đủ tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng. Hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự
quản lý của các đơn vị chủ quản.
Ban giám đốc lãnh đạo và chỉ đạo các thành viên công ty hoàn thành nhiệm vụ kế
hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch phát triển ngành
dược liệu đã được ngành Dược phê chuẩn. Được Nhà nước ủy nhiệm và cho phép giải
quyết các hợp tác kinh tế với quốc tế, với nội dung và khoa học kỹ thuật phải được ngành
Dược phê chuẩn.
1.1.Xuất khẩu.
Xuất khẩu các mặt hàng tinh dầu, hương liệu, dược liệu, nguyên liệu thành phẩm
Đông Nam Dược.
1.2. Nhập khẩu.
Nhập khẩu hóa chất, chất màu để phục vụ cho sản xuất thuốc, các mặt hàng đông
nam dược, vật tư thiết bị sản xuất thuốc, dụng cụ y tế, các loại hương liệu, dược liệu,
nguyên liệu làm thuốc.
2. Nhiệm vụ
Kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu các loại dược liệu ( bao gồm cây thuốc nam,
thuốc bắc và các sản phẩm dược liệu có thể làm thuốc được), thuốc đông dược và thuốc
thuốc tây dược.
Liên doanh liên kết với mọi thành phần kinh tế để sản xuất, kinh doanh dược phẩm.
Sản xuất một số thành phẩm đông dược ở dạng thuốc rượu, thuốc thang, cao xoa.
Tổ chức nghiên cứu, nuôi trồng dược liệu để cung cấp cho nhu cầu trong nước và
xuất khẩu.
Nghiên cứu chiết xuất các hoạt chất có giá trị cao làm nguyên liệu trong dược phẩm
và công nghệ sinh học từ nguồn dược liệu nuôi trồng nội địa.
Tổ chức chế biến, bảo quản dược liệu tinh dầu và hương liệu.
3. Quyền hạn của công ty.
- Hạch toán kinh tế độc lập.
- Công ty được quyền xuất khẩu trực tiếp dược liệu, đồng thời nhập nguyên liệu và
phụ tùng cần thiết cho sản xuất dược liệu.

Khóa: 2004-2007 - 15 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Công ty có quyền quan hệ ký kết hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản xuất, gia công,
nuôi trồng, thu mua, trao đổi vật tư dược liệu với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc
mọi thành phần kinh tế.
- Có quyền quyết định mở của hàng đại lý bán dược liệu, dược phẩm.

III. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty:


Sơ đồ tổ chức.

GIÁM ĐỐC

P. GIÁM ĐỐC

P.TỔ CHỨC P.KẾ TOÁN P.KẾ HOẠCH P.TIẾP THỊ


HÀNH CHÍNH TÀI CHÍNH NHIỆP VỤ

CHI NHÁNH TTNC BẢO TỒN CÁC TRẠM CÁC CỬA


TẠI HÀ NỘI VÀ PHÁT TRIỂN TRẠI HÀNG
ĐẦU TƯ

* Giám đốc
Là người có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong công ty. Được quyền chủ động
điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc đưa ra các quyết định về
chiến lược kinh doanh và phương hướng thực hiện.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, chỉ đạo kết hợp các bộ phận
trong đơn vị thực hiện các kế hoạch đề ra.
Được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật, ký kết hợp đồng lao động,
quy định mức thưởng cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Là người đại diện cho tư
cách pháp nhân của công ty trước pháp luật nên có đủ quyền hạn ký kết các hợp đồng
buôn bán nội ngoại thương và là người trực tiếp chịu trách nhiệm.
* Phòng tổ chức hành chính.
- Chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, đôn đốc việc chấp hành điều lệ, kỷ luật lao
động, giải quyết chế độ tiền lương và các chế độ khác đối với cán bộ, công nhân viên
công ty.
- Tuyển dụng bố trí lao động theo yêu cầu công việc.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ-
công nhân viên.

Khóa: 2004-2007 - 16 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý công ty sao cho có hiệu quả
cao trong từng thời kỳ, đánh giá chất lượng cán bộ, chỉ đạo xây dựng và xét duyệt định
mức lao động.
* Phòng kế hoạch- nghiệp vụ.
- Tham mưu về việc ký kết hợp đồng ngoại thương.
- Trực tiếp tổ chức thực hiện các hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá
trình thực hiện hợp đồng.
- Tiếp cận thị trường, định hướng kinh doanh thích hợp cho công ty.
- Lập kế hoạch kinh doanh dựa trên cơ sở các báo cáo, thống kê định kỳ và tình hình
thực tế về thị trường, đề ra các biện pháp thực hiện kế hoạch kinh doanh.
- Tích cực khai thác các nguồn hàng, khách hàng từ các bạn hàng lớn, các đơn vị
kinh doanh xuất nhập khẩu, tổ chức thu mua hàng và đảm bảo các hợp đồng.
* Phòng tiếp thị.
- Tham mưu cho giám đốc trong vấn đề về thị trường như: Thông tin phản hồi từ
khách hàng, thị trường mục tiêu.
- Cùng với phòng kế hoạch- nghiệp vụ tổ chức các kế hoạch nhằm phát triển thị
phần của công ty ở các thị trường, nhất là thị trường mục tiêu. Đồng thời không ngừng
tìm kiếm thị trường mới.
IV.Bộ mày kế toán.
1. Sơ đồ tổ chức

KẾ TOÁN
TRƯỞNG

KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN


TỔNG HỢP CÔNG NỢ TIỀN LƯƠNG THUẾ

2. Chức Năng Nhiệm Vụ Của Từng Bộ Phận


Kế toán Trưởng
▪ Tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của các bộ phận kế toán, tham mưu
cho giám đốc về hoạt động kinh doanh
▪ Phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản, quy định của chế độ tài chính
▪ Chịu trách nhiệm về công tác tài chính của công ty trước giám đốc
Kế toán tổng hợp
ƒ Tổng hợp sổ sách, chứng từ từ các bộ phận kế toán riêng lẽ để xác định kết quả
đồng thời thực hiện các nghiệp vụ khác mà các bộ phận kế toán khác không liên quan sau
đó tổng hợp kết quả lại cho kế toán trưởng.
Khóa: 2004-2007 - 17 - Lớp: 04Cktoán
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Kế Toán Công Nợ
▪ Kiểm tra giám sát các nghiệp vụ mua bán, theo dõi công nợ, đối chiếu, cập nhật
các số liệu từ đó cân đối giữa thu và chi
▪ Theo dõi thời hạn của hợp đồng mua bán để làm công văn đề nghị thanh toán hợp
đồng .
Kế Toán Thuế
▪ Theo dõi chi phí đầu vào phát sinh và phân bổ, kết chuyển hợp lý các chi phí.
Theo dõi kết quả hoạt động cuối cùng của công ty nhằm phản ánh kịp thời tình trạng hoạt
động của công ty, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp
▪ Xuất hóa đơn cho khách hàng
▪ Kết hợp với kế toán trưởng tiến hành phân tích quyết toán của đơn vị, lập báo cáo
tài chính xác định kết quả kinh doanh
Kế Toán Lương
▪ Theo dõi tình hình công nhân viên đi làm, chấm công tính lương và thanh toán
lương
▪ Làm hợp đồng lao động, đăng ký BHXH theo quy định của pháp luật
Kế Toán Kho
▪ Nhập kho nguyên vật liệu, dược phẩm khi nhà cung cấp giao.Lưu trử giấy tờ xuất
nhập kho.
3.Chế độ kế toán áp dụng.
Áp dụng theo chế độ kế toán Việt Nam
4. Chính sách kế toán áp dụng.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 1/1 đến 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các
đồng tiền khác là: đồng Việt Nam.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ
- Phương pháp kế toán tài sản cố định;
Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình.
Phương pháp khẩu hao, thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao tài sản cố định
hữu hình, tài sản cố định vô hình: Phương pháp đướng thẳng.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Giá gốc.
Phương pháp giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hạch toán theo phương pháp kê khai thường
xuyên.

Khóa: 2004-2007 - 18 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.


I. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Ở đây tập trung vào phân tích thị trường và tình hình tiêu thụ. Phân tích thị trường là
quá trình phân tích các thông tin về các yếu tố cấu thành thị trường nhằm tìm hiểu quy
luật vận động và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường sản phẩm kinh doanh. Đồng thời
qua đó đánh giá được khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Phân tích tình hình tiêu thụ là đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa về mặt
số lượng, chất lượng, mặt hàng, nhóm hàng và tính kịp thời của việc tiêu thụ. Từ đó tìm
ra nguyên nhân và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ, xác định đểm đặt
hàng thích hợp và mức tồn kho an toàn, đồng thời xác định được khối lượng hàng hóa
cần thiết để đáp ứng kịp thời cho tiêu thụ. Suy cho cùng là nhằm nâng cao doanh lợi của
công ty.
Hoạt động kinh doanh của công ty Dược liệu TW2 chủ yếu là kinh doanh xuất nhập
khẩu và kinh doanh tiêu thụ nội địa. cụ thể: Công ty xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng:
Tân dược, đông dược, dược liệu sang các nước như Malays, Thailand, Nhật, Đức…Và
nhập khẩu các mặt hàng: Dược phẩm chứa kháng sinh, dược phẩm, hương liệu, dược
liệu….từ Singapore, Anh, Ấn độ, Đức,Hàn Quốc, Trung Quốc….Do đó,để đánh gía hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2006 chủ yếu phân tích tình hình kinh
doanh xuất nhập khẩu.
Trước hết cần phải phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trong
những năm từ 2005-2006. Tiếp đến phân tích tình hình kinh doanh theo từng thị trường,
theo nhóm sản phẩm.
1. Phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) của công ty từ năm
2005-2006.
Công ty Dược liệu TW 2 được thành lập rất sớm, có thâm niên và kinh nghiệm trong
lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng dược phẩm, dược liệu. Công ty cũng
đang trên đà phát triển chung của các doanh nghiệp trong nước là đẩy mạnh xuất nhập
khẩu những mặt hàng thị trường đang cần.
Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty đóng vai trò quan trọng quyết
định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để chứng minh cho nhận định trên
chúng ta phân tích giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong hai năm gần đây:

1.1. Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu:


Thị trường nhập khẩu hàng hóa của công ty khá rộng:
- Nhập khẩu tân dược từ Singapore, Thụy Sĩ, Ấn Đô, Pháp
- Nhập khẩu đông dược từ Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật
- Nhập khẩu hương liệu từ Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan
- Nhập khẩu hóa chất từ Đức, Nhật, Pháp

Khóa: 2004-2007 - 19 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Bảng 1: Giá trị nhập khẩu theo cơ chế thị trường (2005-2006)
ĐVT: USD
2005 2006 Chênh lệch
Chỉ tiêu Tỷ
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị
trọng
(%) (%)
(%)
Singapore 1,858,959 17.65 914,733 8.59 -944,226 -50.79
Pháp 2,366,602 22.47 870,230 8.17 -1,496,372 -63.23
Thụy Sĩ 2,587,022 24.56 3,124,964 29.33 537,942 20.79
Ấn Độ 1,257,953 11.94 1,336,433 12.54 78,480 6.24
Malaysia 364,360 3.46 682,325 6.40 317,965 87.27
Hồng Kông 860,274 8.17 1,202,088 11.28 341,814 39.73
Đức 333,413 3.17 425,394 3.99 91,981 27.59
Nước khác 905,420 8.60 2,097,187 19.69 1,191,767 131.63
Tổng 10,534,003 100 10,653,354 100 119,351 1.13
Nguồn: Phòng kế hoạch-nghiệp vụ
Thị trường nhập khẩu của công ty đến năm 2005 mở rộng ra hơn 15 nước trong đó
Pháp, Singapore, Ấn Độ, Thụy Sĩ, Hồng Kông là những nhà cung cấp lớn, có uy tín đảm
bảo chất lượng. Đặc biệt là Thụy Sĩ đã cung cấp lượng hàng ổn định nhất trong vài năm
gần đây.
Các giá trị trung bình về hàng nhập khẩu ở thị trường này được tính cụ thể như sau:
Giá trị trung bình về nhập khẩu hàng hóa trong 2 năm :
(2.587.022 +3.124.964)/2 = 2.855.993(USD)
Giá trị tương đối: (24,56 +29,33 )/2 = 26,95 (%)
Xu hướng nhập khẩu của công ty cũng nhắm đến các quốc gia có vị trí địa lý gần với
nước ta hơn. Nhằm làm giảm chi phí vận chuyển, đây là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Hơn nữa là chất lượng hàng nhập
khẩu ở các thị trường này ngày một tốt hơn và các nước này cũng có nguồn nguyên dược
liệu dồi dào.
Tình hình nhập khẩu theo cơ chế mặt hàng từ năm 2005-2006 chủ yếu tập trung vào
các mặt hàng trong nước có khả năng tiêu thụ mạnh.

Khóa: 2004-2007 - 20 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2: Giá trị các mặt hàng nhập khẩu từ năm 2005-2006
ĐVT: USD
2005 2006 Chênh lệch
Mặt hàng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
(%) (%) (%)
Tân dươc 7,292,614 69.23 7,535,890 70.74 243,276 3.34
Đông dược 2,483,904 23.58 2,015,150 18.92 -468,754 -18.87
Dược liêu 129,996 1.23 100,453 0.94 -29,543 -22.73
Hóa chất 115,326 1.09 432,213 4.06 316,887 274.77
Hương liệu 278,051 2.64 350,078 3.29 72,027 25.90
Nguyên liệu 234,112 2.22 219,570 2.06 -14,542 -6.21
Tổng 10,534,003 100.00 10,653,354 100.00 119,351 1.13
Nguồn: Phòng kế hoạch-nghiệp vụ
Mặt hàng tân dược chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm . Nguyên nhân kim ngạch
xuất khẩu như vậy là do công ty chưa sản xuất được loại hàng hóa này, mặt khác, một
phần là do tâm lý người tiêu dùng ưa chuộng hàng ngoại hơn vì cho rằng hàng ngoại sẽ
hiệu quả hơn, tốt hơn.
1.2. Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu:
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty tương đối lớn với giá trị của kim ngạch
xuất khẩu trung bình từ năm 2005-2006 vào khoảng 8.603.217 (USD) chiếm trung bình
khoảng 44,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty.
Công ty xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Châu Âu và một số nước Châu Á.
Tình hình xuất khẩu theo thị trường được thể hiện rõ qua bảng sau:
Bảng 3: Giá trị hàng hóa xuất khẩu theo thị trường trong 2 năm (2005-2006)
ĐVT: USD
2005 2006 Chênh lệch
Tên nước Tỷ
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị
trọng
(%) (%)
(%)
Malaysia 1,255,600 17.04 1,035,241 10.52 -220,359 -17.55
Thailan 1,114,756 15.13 1,415,500 14.39 300,744 26.98
Nhật 1,005,526 13.65 1,083,073 11.01 77,547 7.71
Đức 1,532,983 20.80 1,555,426 15.81 22,443 1.46
Pháp 2,459,900 33.38 2,277,305 23.15 -182,595 -7.42
Nga - - 845,150 8.59 845,150 -
Campuchia - - 905,123 9.20 905,123 -
Hồng Kông - - 720,851 7.33 720,851 -
Tổng
7,368,765 100.00 9,837,669 100.00 2,468,903 33.50
cộng
Nguồn: Phòng kế hoạch-nghiệp vụ
Khóa: 2004-2007 - 21 - Lớp: 04Cktoán
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Qua bảng trên ta thấy;
Trung bình mỗi năm công ty xuất khẩu khoảng:
( 7.368.765 + 9.837.669 )/2 = 8.603.217 ( USD)
Trong hai năm qua không phải tất cả các quốc gia đều là bạn hàng thường xuyên của
công ty, có năm công ty không xuất hàng qua một số nước cụ thể:
Các thị trường như: Nga, Campuchia, Hồng Kông không nhập hàng của công ty năm
2005 mà chỉ nhập hàng của công ty trong năm 2006, nhất là Nga chiếm 8,59% và
Campuchia chiếm 9,20% tỷ trọng xuất khẩu của công ty trong năm 2006. Ngoài một số
nước kể trên, công ty còn có một số thị trường xuất khẩu khác nhưng không mang tính
thường xuyên.
Trong hai năm 2005-2006 các thị trường Pháp, Thailan, Nga, Đức, Nhật là những thị
trường mục tiêu của công ty và nhiều triển vọng nhất là thị trường Pháp, Đức và Thailan.
Từ những số liệu trên ta thấy trong năm 2006 hoạt động kinh doanh của công ty hiệu
quả hơn, xuất khẩu trên thị trường Châu Á có phần tăng lên nhưng chưa ổn định. Cơ cấu
mặt hàng xuất khẩu thiên về các mặt hàng dược liệu qua sơ chế.
Bảng 4: Bảng so sánh mặt hàng xuất khẩu theo châu lục năm 2005-2006
ĐVT: USD
2005 2006 Chênh lệch
Mặt hàng Châu
Châu Á Châu Âu Châu Á Châu Âu Châu Á
Âu
Dược liệu 752,365 3,148,732 956,028 3,202,731 203,663 53,999
Tân dược 3,195,105 25,000 3,851,146 125,453 656,041 100,453
Đông
dược 247,563 1,626,858 75,453 1,379,295 75,453
Tổng 4,195,033 3,173,732 6,434,032 3,403,637 2,238,999 229,905
Nguồn: Phòng kế hoạch-nghiệp vụ
Để có thể so sánh được giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu ta có thể xem bảng tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty:
Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty từ năm 2005-2006.
ĐVT: USD
2005 2006 Chênh lệch
Chỉ tiêu Tỷ
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị
trọng
tuyệt đối (%) tuyệt đối (%) tuyệt đối
(%)
Nhập
khẩu 10,534,003 58.84 10,653,354 51.99 119,351 1.13
Xuất khẩu 7,368,765 41.16 9,837,669 48.01 2,468,903 33.50
Tổng kim
ngạch
XNK 17,902,768 100.00 20,491,023 100.00 2,588,254 14.46
Nguồn: Phòng kế hoạch- nghiệp vụ

Khóa: 2004-2007 - 22 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Qua bảng 5, ta thấy tình hình xuất nhập khẩu của công ty không có sự chênh lệch
lớn giữa các năm.
Giá trị giữa xuất khẩu và nhập khẩu chênh lệch không lớn thông qua tính toán các số
trung bình để có một sự đánh giá chung như sau:
Giá trị trung bình của xuất khẩu trong hai năm:
(7,368,765+9,837,669)/2= 8.603.217 (USD)
Tỷ trọng trung bình của xuất khẩu trong hai năm:
(41,16+48,01)/2 = 44,59 (%)
Giá trị trung bình của nhập khẩu trong hai năm:
(10,534,003+10,653,354)/2 = 10.593.679 (USD)
Tỷ trọng trung bình của nhập khẩu trong hai năm:
(58,84+51,99)/2 = 54,42 ( %)
.Qua bảng số liệu trên thể hiện tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 của công
ty tăng 2.588.254 (USD. Trong đó xuất khẩu tăng 2,468,903 (USD) tương đương 33,5%,
nhập khẩu tăng 119,351 (USD) tương đương 1,13%. Như vậy công ty đã làm tăng tỷ lệ
xuất khẩu lên rất lớn làm cho tổng doanh thu của công ty tăng lên khá cao.
Với tình hình xuất nhập khẩu như hiện nay, công ty phấn đấu tỷ lệ xuất khẩu trong
tương lai sẽ cao hơn tỷ lệ nhập khẩu và đó cũng là xu hướng chung của tất cả các doanh
nghiệp ở Việt Nam. Vì Việt Nam đã gia nhập WTO do đó, để thực hiện như kế hoạch đề
ra trong tương lai cũng không phải là điều quá khó.
Công ty đã rất nổ lực trong việc cân bằng tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu, công ty
cần tăng tỷ lệ xuất khẩu hơn nữa trong thời gian tới.

2. Phân tích hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa của công ty:
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là nhập khẩu các loại hàng hoá như: Tân
dược, đông dược, dụng cụ y tế…Tổ chức tiêu thụ ngay thị trường trong nước. Điều này
cũng là xu hướng chung của các doanh nghiệp trong nước hoạt động kinh doanh trong
ngành dược và y tế. Thực tế là hầu hết các sản phẩm thụôc lĩnh vực này đều nhập khẩu từ
bên ngoài, sản xuất trong nuớc chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.
- Trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, mặt hàng tân dược luôn chiếm tỷ trọng cao. Do
đó trong buôn bán nội địa thì mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của
công ty. Cụ thể:
Hàng hoá nhập khẩu và sản xuất tại công ty nhất là tân dược đã góp phần nâng cao
doanh số bán ra trên thị trường nội địa và doanh thu của mặt hàng này không ngừng tăng
lên qua mỗi năm. Năm 2005 doanh thu của công ty về mặt hàng tân dược đạt tối 66,6%
tổng doanh thu nội địa (Khoảng 75 tỷ đồng).
Nhìn chung do nắm bắt được nhu cầu về thị trường ngày càng tăng nên công ty đã
nhập khẩu hàng và dự trữ, khi có sự gia tăng về tỷ giá thì doanh thu bằng tiền đồng cũng
tăng lên. Đó chính là hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa
qua.

Khóa: 2004-2007 - 23 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Mặt hàng đông dược cũng đem lại nhiều doanh thu cho công ty trong kinh doanh
nội địa và là một trong những mặt hàng có tiềm năng mang lại cho công ty nhiều lợi
nhuận trong tương lai. Doanh thu của mặt hàng này cũng gia tăng hàng năm. Năm 1999
doanh thu khoảng 10 tỉ đồng và năm 2005 đạt khoảng 15 tỷ đồng.
- Hóa chất, dụng cụ y tế và các mặt hàng khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu
kinh doanh hàng nội địa hàng năm và cũng có sự gia tăng. Đây là mặt hàng không có thị
trường rộng do đặc tính của chính hàng hóa.
Ta có bảng doanh thu của các mặt hàng như sau:
Bảng 6: Bảng tổng hợp doanh thu các mặt hàng trên thị trường nội địa.
ĐVT: 1000VNĐ
2005 2006 Chênh lệch
Mặt hàng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng
Giá trị Giá trị Giá trị
(%) (%) (%)
Dược liệu 22,599,254 19.17 25,325,462 19.97 2,726,208 12.06
Tân dược 75,010,000 63.64 78,452,310 61.85 3,442,310 4.59
Đông
dược 15,004,000 12.73 16,482,310 12.99 1,478,310 9.85
Hóa chất 5,250,145 4.45 6,577,048 5.19 1,326,903 25.27
Tổng 117,863,399 100.00 126,837,130 100.00 8,973,731 7.61
Nguồn: Phòng kế hoạch- nghiệp vụ
Đó là tỷ trọng và doanh thu của các mặt hàng kinh doanh trên thị trường nội địa,
nhưng doanh thu của các mặt hàng ở từng khu vực là khác nhau. Ta có bảng tổng hợp
doanh thu ở từng khu vực như sau:
Bảng 7: Bảng tổng hợp doanh thu ở các khu vực trên thị trường nội địa
ĐVT: 1000VNĐ
2005 2006 Chên lệch
Khu vực Tỷ Tỷ Tỷ
Giá trị Giá trị Giá trị
trọng(%) trọng(%) trọng(%)

TP.HCM 65,136,457 55.26 77,123,020 60.80 11,986,563 18.40


Miền
trung 12,056,000 10.23 13,023,745 10.27 967,745 8.03
Miền Bắc 9,254,600 7.85 11,356,892 8.95 2,102,292 22.72
Phía nam 31,416,342 26.65 25,333,473 19.97 -6,082,869 -19.36
Tổng
cộng 117,863,399 100.00 126,837,130 100.00 8,973,731 7.61
Nguồn: Phòng kế hoạch- nghiệp vụ

Qua bảng ta thấy, Doanh thu ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh là lớn nhất, đây
cũng là thị trường mục tiêu của công ty. Ở thị trường này, doanh thu năm 2006 tăng so
với năm 2005 là 11.986.563 ngàn đ tương ứng tăng 18,40%. Thị trường miền Bắc và thị
Khóa: 2004-2007 - 24 - Lớp: 04Cktoán
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
trường miền Trung đều tăng, thị trường miền bắc tuy tăng số lượng không nhiều nhưng
lại tăng với tỷ trọng rất cao là 22,72%. Hai thị trường trên là thị trường mục tiêu doanh
nghiệp cần phải tổ chức tốt hơn công tác bán hàng ở đây.
Thị trường khu vực phía Nam ( trừ TP.HCM) lại giảm 6.082.869 ngàn đ hay giảm
7,61%, do thị trường này có nhiều công ty dược ở khu vực phía nam tiếp cận với thị
trường mạnh hơn. Công ty cũng đang cố gắng để đưa ra các chính sách nhằm thu hút lại
khách hàng ở thị trường này.

Khóa: 2004-2007 - 25 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

II. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán.
Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối là đánh giá sự biến động qua
các năm về tài sản và nguồn vốn của công ty, đồng thời xem xét các mối quan hệ cân đối
giữa tài sản và nguồn vốn. Qua đó, rút ra những nhận xét ban đầu về tình hình tài chính
trong kinh doanh có khả năng hay không, kết cấu tài chính hiện hành có biến động phù
hợp với hoạt động của công ty hay không và dự đoán ban đầu về quy mô, tính năng động,
xu hướng và triển vọng của công ty.
Bảng 8: Bảng cân đối kế toán dạng so sánh quy mô chung:
ĐVT: 1000VNĐ
2005 2006 Chênh lệch
Khoản mục Tỷ Tỷ Tỷ
Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng
(%) (%) (%)
TÀI SẢN
A-TSLĐ và ĐTNH 119,231,263 86.72 137,314,606 96.37 18,083,343 15.17
I. Tiền 4,332,756 3.15 5,659,622 3.97 1,326,866 30.62
II. Phải thu 34,840,398 25.34 54,102,201 37.97 19,261,803 55.29
III. Hàng tồn kho 77,925,286 56.68 70,837,931 49.72 -7,087,354 -9.10
IV. TS lưu động
khác 2,132,824 1.55 6,714,851 4.71 4,582,028 214.83
B- TSCĐ và ĐTDH 18,256,003 13.28 5,169,689 3.63 -13,086,314 -71.68
I. Tài sản cố định 5,534,215 4.03 5,025,877 3.53 -508,337 -9.19
II. Đầu tư TC dài -
hạn 12,472,449 9.07 - - -12,472,449 100.00
III. Xây dựng cơ
bản dở dang 249,340 0.18 143,812 0.10 -105,528 -42.32
TỔNG TÀI SẢN 137,487,266 100.00 142,484,295 100.00 4,997,029 3.63
NGUỒN VỐN
A- NỢ PHẢI TRẢ 110,010,133 80.01 115,073,377 80.76 5,063,244 4.60
I. Nợ ngắn hạn 107,175,933 77.95 113,080,674 79.36 5,904,741 5.51
II. Nợ dài hạn 2,834,200 2.06 1,992,703 1.40 -841,497 -29.69
B- NGUỒN VỐN
CHỦ SỞ HỮU 27,477,133 19.99 27,410,917 19.24 -66,215 -0.24
TỔNG NGUỒN
VỐN 137,487,266 100.00 142,484,295 100.00 4,997,029 3.63
Nguồn: Phòng Tài chính-Kế Toán

Khóa: 2004-2007 - 26 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
1. Tài sản.
*Phân tích theo chiều ngang:
Nhaèm phaûn aùnh söï bieán ñoäng cuûa töøng chæ tieâu laøm noåi baät caùc xu theá vaø taïo leân
nhöõng moái quan heä cuûa caùc chæ tieâu treân cuøng moät doøng cuûa baùo caùo so saùnh.
_ Taøi saûn ngaén haïn taêng18,083,343 ngàn ñ töø119,231,263 ngàn ñ naêm 2005
leân137,314,606 ngàn ñ naêm 2006. ÖÙng vôùi tyû leä 15,17%.
Töông ñöông vôùi:
+ Tieàn vaø caùc khoaûn töông ñöông tieàn Taêng1,326,866 ngàn ñ tyû leä taêng
30,62%
+ Caùc khoaûn phaûi thu Taêng19,261,803 ngàn ñ tyû leä taêng
55,29%
+ Haøng toàn kho Giaûm 7,087,354 ngàn ñ tyû leä giaûm 9,1%
+ Taøi saûn ngaén haïn khaùc Tăng4,582,028 ngàn ñ tyû leä tăng
214,83%
Khoaûn muïc tieàn vaø caùc khoaûn töông ñöông tieàn taêng leân khaù nhieàu taêng 30,62% .
Löôïng tieàn maët vaø tieàn göûi ngaân haøng cuûa coâng ty taêng ñieàu naøy cho thaáy khaû naêng
thanh toaùn naêm 2006 toát hôn so vôùi naêm 2004. Beân caïnh ñoù caùc khoaûn phaûi thu naêm
2006 cuõng taêng hôn so vôùi naêm 2005 laø 55,29%. Coù giaù trò tuyeät ñoái laø 19,261,803
ngàn ñ . Haøng toàn kho giaûm 9,1% cho thaáy vieäc baùn haøng nhieàu hôn.
_ Taøi saûn daøi haïn cuûa coâng ty naêm 2006 giaûm hôn so vôùi naêm 2005 laø öùng vôùi tyû
leä giaûm 71,68 %.
Töông ñöông vôùi:
+ Taøi saûn coá ñònh giaûm 508,337 ngàn ñ tyû leä giaûm 9,19%
+ Xây dựng cơ bản dở dang giaûm 105.528 ngàn ñ tyû leä giaûm 9,08%
Nguyeân nhaân chuû yeáu taøi saûn daøi haïn giaûm laø naêm 2006 taøi saûn coá ñònh cuûa doanh
nghieäp giaûm do thanh lyù.
*Phaân tích theo chieàu doïc:
Laø so saùnh caùc khoaûn muïc treân baûng caân ñoái keá toaùn vôùi toång taøi saûn ñeå ñaùnh giaù
töøng khoaûn muïc so vôùi quy moâ chung.
Taøi saûn ngaén haïn coù xu höôùng taêng töø 86,72% naêm 2005 leân 96,37% naêm 2006.
Noùi chung tình hình taêng giaûm xaûy ra khoâng nhieàu laém chæ coù khoaûn muïc phải thu taêng
maïnh nhaát töø 25,34% naêm 2005 leân 37,97% naêm 2006. Cheânh leäch tyû troïng trong cô
caáu laø: 37,97 – 25,34 = 12,63%. Haøng toàn kho thì giaûm töø 56,68% naêm 2005 xuoáng coøn
49,72% naêm 2006. Taøi saûn coá ñònh vaø taøi saûn daøi haïn khaùc cuõng giaûm trong ñoù taøi saûn
coá ñònh giaûm töø 4,03% naêm 2005 xuoáng 3,53% naêm 2006,xây dựng cơ bản dở dang
giảm từ 0,18% xuống 0,1%.
Quy mô của công ty thể hiện qua tổng tài sản ngày một mở rộng. Tổng tài sản tăng
từ 137.487.266.260 Đ vào năm 2005 lên 142.484.294.959 Đ vào năm 2006.
Khóa: 2004-2007 - 27 - Lớp: 04Cktoán
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Qua đó chúng ta cũng có thể nhận xét khái quát được công ty hoạt động có hiệu quả.
Điều này được thể hiện qua tổng tài sản của công ty tăng lên do công ty đầu tư mở rộng
sản xuất.
Điều này phản ánh đúng hoạt động kinh doanh của công ty là thiên về thương mại
hơn là sản xuất. Công ty ngày càng phát triển mạnh về kinh doanh xuất nhập khẩu ( trong
đó chủ yếu là nhập khẩu hàng hóa để tổ chức kinh doanh tiêu thụ trên thị trường nội địa).
2. Nguồn vốn.
*Phân tích theo chiều ngang:
Nôï phaûi traû tăng töø 110.010.133 ngàn đ naêm 2005 lên 115.073.377 naêm 2006 tăng
5.063.244 ngàn đ töông ñöông tyû leä 4,60 %. Trong đó nợ ngắn hạn tăng 5.904.741 ngàn
đ tương đương với 5,51%, còn nợ dài hạn giảm 66.215 ngàn đồng hay 0,24%.
_ Voán chuû sôõ höõu giảm xuống 4.997.029 ngàn đ töông ñöông tyû leä 3,36 %. Coâng ty
cuõng chæ coù nguoàn voán chuû sôû höõu ngoaøi ra khoâng coøn nguoàn kinh phí hay quyõ khaùc.
_ Toång coäng nguoàn voán thì taêng töø 137.487.266 ngàn đ naêm 2005 leân 142.484.295
ngàn đ naêm 2006 tăng 4,997,029 ngàn đ töông ñöông tyû leä 3,63%
*Phân tích theo chiều dọc:
_ Nôï phaûi traû coù xu höôùng tăng töø 80.01% naêm 2005 xuoáng coøn 80,76% naêm 2006.
Tyû leä cheânh leäch tăng trong cô caáu laø :80,76%– 80,01 = 0,75%. Noùi chung möùc ñoä tăng
không cao.
_ Voán chuû sôû höõu coù xu höôùng giảm từ 19,99% naêm 2005 leân 19,24% naêm 2006.
Tyû leä cheânh leäch giảm laø 19,99% - 19,24% = 0,75%.
_ Xeùt veà toång nguoàn voán cuûa coâng ty thì taêng 3,63%. Trong ñoù troïng yeáu laø söï taêng
cuûa nợ ngắn hạn 5,51% . Tuy nhieân ñeå ñaûm baûo tính caân ñoái giöõa nôï vaø voán coâng ty
phaûi chuù troïng taêng toác ñoä voán chuû sôû höõu nhanh hôn ñeå giaûi quyeát caùn caân thanh toaùn.
Sự giảm xuống của nguồn vốn kinh doanh là do công ty đã tận dụng nguồn vốn bên
ngoài tăng lên. Công ty đã tận dụng và khai thác tốt các khoản vay ngắn hạn, điều này thể
hiện qua kết cấu của khoản nợ ngắn hạn, cụ thể: Kết cấu nợ ngắn hạn trong tổng nguồn
vốn năm 2005 là 77,95%, năm 2006 là 79,36%.

III. Phân tích tình hình tài chính qua bảng kết quả kinh doanh.
Phân tích quan hệ kết cấu và biến động kết cấu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh nhằm giúp cho công ty đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh và quá trình sinh
lời của công ty.
Qua đó có thể thấy được trong doanh thu của công ty tỷ trọng của các chỉ tiêu lợi
nhuận như:
- Lợi tức gộp
- Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
- Lợi tức sau thuế.

Khóa: 2004-2007 - 28 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Để có thể nhận định được về hoạt động của công ty chúng ta phân tích kết cấu và
biến động qua bảng báo cáo hoạt động kinh doanh dạng so sánh quy mô chung sau:
Bảng 9: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng so sánh quy mô chung.
ĐVT: 1000 VNĐ
2005 2006 Chênh lệch
Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Giá trị Giá trị Giá trị
trọng trọng trọng
Tổng doanh thu 241,067,795 100.00 284,239,829 100.00 43,172,034 17.91
Doanh thu thuần 241,067,795 100.00 284,239,829 100.00 43,172,034 17.91
Giá vốn hàng
bán 230,231,485 95.50 264,176,845 92.94 33,945,361 14.74
Lợi tức gộp 10,836,310 4.50 20,062,984 7.06 9,226,674 85.15
Chi phí bán
hàng 5,732,994 2.38 10,142,254 3.57 4,409,260 76.91
Chi phí quản lý 2,866,497 1.19 5,000,914 1.76 2,134,417 74.46
Lãi thuần từ
HĐKD 2,236,819 0.93 4,919,815 1.73 2,682,997 119.95
Chi phí khác 1,889,712 0.78 226,744 0.08 -1,662,969 -88.00
Lợi nhuận khác -1,889,712 -0.78 -226,744 -0.08 1,662,969 -88.00
Tổng lãi trước
thuế 347,106 0.14 4,693,072 1.65 4,345,965 1252.06
Thuế (LT)phải
nộp 111,074 0.05 1,904,371 0.67 1,793,297 1614.51
Lợi tức sau thuế 236,032 0.10 2,788,701 0.98 2,552,669 1081.49
Nguồn: Phòng Tài Chính- Kế toán

Qua bảng cho ta thấy hầu hết các tỷ lệ năm 2006 đều tăng so với măm 2005, Tỷ lệ
chi phí ( chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) trên doanh thu năm 2006 đã tăng lên
so với năm 2005. Cụ thể tỷ lệ chi phí bán hàng tăng từ 2,38% năm 2005 lên 3,57% năm
2006 và tỷ lệ chi phí quản lý tăng từ 1,19% năm 2005 lên 1,76% năm 2006.
Mục tiêu của công ty không ngoài mục tiêu lợi nhuận, nên hiệu quả hoạt động kinh
doanh thể hiện qua mức sinh lợi của công ty. Mức sinh lợi được đánh giá qua các tỷ số
như: Tỷ lệ lãi gộp, tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế…
Các tỷ số phản ánh hiệu quả kinh doanh:
- Tỷ lệ lãi gộp năm 2006 so với năm 2005 tăng ( 7,06%> 4,50%), lợi tức gộp và
doanh thu thuần đều tăng.
- Tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế năm 2006 tăng so với năm
2005.
Vậy công ty trong năm 2006 hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn so với năm
2005. Tuy nhiên, tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế chỉ chiếm có 1,73%

Khóa: 2004-2007 - 29 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
doanh thu thuần là tỷ lệ quá thấp, chưa đủ phản ánh sự hoạt động có hiệu quả của hoạt
động kinh doanh.
Về lợi nhuận là kết quả cuối cùng phản ánh tính hiệu quả của toàn bộ quá trình kinh
doanh của công ty và ở đây lợi nhuận của công ty cũng tăng với số chênh lệch khá lớn,
tăng 2,552,668,529 (đồng).
Ta so sánh các tỷ số trong bảng kết quả kinh doanh:

Tỷ số 2005 2006
Lãi gộp/ Doanh thu thuần 0.04 0.07
Lãi gộp/ Giá vốn hàng bán 0.05 0.08
Lãi thuần từ HĐKD/ Lãi gộp 0.21 0.25
Lãi trước thuế/ Lãi gộp 0.03 0.23
Lãi sau thuế/ Lãi thuần từ HĐKD 0.11 0.57
Lãi sau thuế/ lãi trước thuế 0.68 0.59

Thông qua bảng ta thấy tỷ suất lãi gộp/ doanh thu thuần và tỷ suất lãi gộp / Giá vốn
hàng bán năm 2005 là 0,04 và 0,05, điều này có nghĩa là trong 100 đ doanh thu có 4 đ lãi
gộp và cứ 100 đ giá vốn thì tạo ra được 5 đ lãi gộp. Tương tự các tỷ số này trong năm
2006 là 0,07 và 0,08, cao hơn năm 2005. Các tỷ số này càng cao thì khả năng lợi nhuận
của công ty càng lớn. Do đó công ty cần tăng các tỷ số này lên càng cao thì càng tốt
nhưng trong giới hạn cho phép vì tỷ số này quá cao thì rủi ro sẽ rất lớn.
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh/ Lãi gộp của năm 2006 cao hơn năm 2005 với tỷ
số 2 năm là 0,25 và 0,21, điều này có nghĩa là sau khi trừ đi chi phí thì 100 đ lãi gộp chỉ
còn lại 21 đ lãi thuần năm 2005 và 25 đ lãi thuần năm 2006.
Tỷ lệ lãi trước thuế/ lãi gộp năm 2005 lại thấp hơn nhiều so với năm 2006 với tỷ số
chênh lệch là 0,2.
Lãi sau thuế/ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh của năm 2006 vẫn cao hơn năm
2005 với tỷ số chênh lệch khá lớn. Nhưng tỷ lệ lãi sau thuế/ lãi trước thuế năm 2005 lại
cao hơn năm 2006.
Để phản ánh chính xác về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty phải đi sâu
vào phân tích:
2. Phân tích tình hình doanh thu của công ty.
Doanh thu của công ty năm 2006 đã tăng so với năm 2005 là 43,172,034,041 (đồng)
ứng với 17,91%. Chứng tỏ những nỗ lực của công ty trong việc đẩy mạnh tăng doanh
thu..
Doanh thu tăng chủ yếu do giá vốn bán hàng tăng, năm 2006 tăng so với năm 2005
là 33,945,360,505 (đồng) tương ứng với 14,17%. Vì công ty ký được nhiều hợp đồng bán
hàng trên thị trường nội địa và cùng với tỷ giá đồng Dolla tăng so với đồng tiền Việt nên
công ty đã có doanh thu bằng đồng Việt Nam tăng.
Để có thể thấy được doanh thu ở các thị trường ta có bảng tổng hợp doanh thu sau:

Khóa: 2004-2007 - 30 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Bảng 10: Bảng tổng hợp doanh thu các thị trường của công ty năm 2005-2006
ĐVT: 1000 VNĐ
2005 2006 Chênh lệch
Tên nước Tỷ Tỷ Tỷ
Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng
(%) (%) (%)
Malaysia 20,083,322 8.33
16,563,856 5.83 -3,519,466 -17.52
Thailan 17,830,522 7.40
22,648,000 7.97 4,817,478 27.02
Nhật 16,083,388 6.67
17,329,161 6.10 1,245,773 7.75
Đức 24,520,066 10.17
24,886,816 8.76 366,750 1.50
Pháp 39,346,101 16.32
36,436,879 12.82 -2,909,222 -7.39
Nga 13,522,400 4.76 13,522,400 100.00
Campuchia 14,481,968 5.09 14,481,968 100.00
Hồng Kông 11,533,619 4.06 11,533,619 100.00
Nội địa 117,863,399 48.89 126,837,130 44.62 8,973,731 7.61
Tổng 241,067,795 100.00 284,239,829 100.00 43,172,034 17.91
Nguồn: Phòng kế hoạch- nghiệp vụ

Mặc dù giá trị xuất khẩu của công ty cao nhưng doanh thu thị trường nội địa vẫn
chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài doanh thu ở thị trường nội địa, doanh thu ở thị trường Pháp là
cao nhất trong 2 năm 2005-2006 chiếm tỷ trọng 16,32% và 12,82% trong tổng doanh thu
của 2 năm, nhưng năm 2006 giảm so với năm 2005 là 2.909.222 ngàn đ .Công ty đang
tiếp cận với thị trường Nga, Campuchia và Hồng Kông, các thị trường này trong năm
2006 chiếm tỷ trọng không cao nhưng công ty nỗ lực nhằm nâng cao doanh thu ở các thị
trường này trong tương lai. Công ty phải tăng chí phí bán hàng lên nhằm làm cho doanh
thu tăng, tiếp cận với thị trường nội địa. Để có thể nhìn rõ hơn tình hình thay đổi doanh
thu ta phân tích tình hình chi phí của công ty .
3.Phân tích tình hình chi phí.
Trước tiên là chi phí giá vốn hàng bán tăng 3.394.536 ngàn đ tăng 14,74%. Nhưng tỷ
lệ tăng giá vốn hàng bán gần như tương đương với tỷ lệ tăng doanh thu, do đó việc giá
vốn hàng bán tăng là không phải là điều lo ngại qúa lớn.

Khóa: 2004-2007 - 31 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Bảng 11: Bảng tổng hợp chi phí bán hàng


ĐVT: 1000 VNĐ
2005 2006 Chênh lệch
Tỷ Tỷ Tỷ
Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng
Chi phí (%) (%) (%)
Thuê mặt bằng 2,180,746 38.04 3,914,523 38.60 1,733,777 79.50
Hoa hồng cho đại
lý 1,550,315 27.04 3,480,300 34.31 1,929,985 124.49
Ủy thác 384,200 6.70 487,200 4.80 103,000 26.81
Nhân viên 352,000 6.14 689,654 6.80 337,654 95.92
Điện thoại 354,125 6.18 426,482 4.21 72,357 20.43
Khấu hao 104,000 1.81 178,500 1.76 74,500 71.63
Bao bì sản phẩm 487,250 8.50 450,000 4.44 -37,250 -7.64
CP bằng tiền khác 320,358 5.59 515,595 5.08 195,237 60.94
Tổng cộng 5,732,994 100.00 10,142,254 100.00 4,409,260 76.91
Nguồn: Phòng Tài Chính- Kế toán

Do công ty mở rộng hệ thống đại lý làm cho chi phí bán hàng của công ty tăng lên
rất nhiều. Chí phí bán hàng năm 2006 tăng so với năm 2005 là 4.409.260 ngàn đồng, với
tỷ lệ tăng là 76,91 %. Do mở rộng hệ thống đại lý do đó năm 2006 công ty phải trả tiền
thuê mặt bằng và trả tiền hoa hồng cho đại lý nhiều hơn năm 2005 . Do đó tỷ lệ tăng chi
phí bán hàng về tiền thuê mặt bằng và trả hoa hồng cho đại lý lớn nhất với tỷ lệ tăng là
79,50% và 124,49%. Với tỷ lệ tăng quá cao như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả lợi
nhuận của công ty rất lớn. Bên cạnh đó việc tăng chi phí quản lý doanh nghiệp cũng cần
phải xem xét đến mức độ ảnh hưởng.
Bảng 12: Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
ĐVT: 1000 VNĐ
2005 2006 Chênh lệch
Chi phí Tỷ Tỷ Tỷ
Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng
(%) (%) (%)
Nhân viên 995,230 34.72 1,450,263 29.00 455,033 45.72
Công cụ dụng cụ 452,307 15.78 752,100 15.04 299,793 66.28
Khấu hao 405,140 14.13 689,200 13.78 284,060 70.11
Văn phòng phẩm 123,075 4.29 248,000 4.96 124,925 101.50
CP khác bằng tiền 890,745 31.07 1,861,351 37.22 970,606 108.97
Tổng cộng 2,866,497 100.00 5,000,914 100.00 2,134,417 74.46
Nguồn: Phòng Tài Chính- Kế toán

Khóa: 2004-2007 - 32 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Chí phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng với tốc độ cao, do công ty mở rộng mạng
lưới tiêu thụ thì đồng thời công ty phải tuyển thêm nhiều nhân viên quản hơn…. Chi phí
quản lý tăng 2.134.417 ngàn đồng tương ứng 74, 46%. Ta thấy chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh so với mức tăng của giá vốn hàng bán. Đây là một
bất lợi cho công ty.
Ta nhận thấy tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí, nhưng về
con số tuyệt đối thì doanh thu lớn hơn tổng chi phí và cùng với lợi nhuận tăng khẳng định
công ty đang đi vào sự ổn định và hiệu quả trong kinh doanh.
IV. Phân tích các tỷ số tài chính.
1. Tỷ số về khả năng thanh toán
Tình hình thanh toán của công ty ảnh hưởng và tác động đến tình hình tài chính của
công ty, còn khả năng thanh toán đánh giá tình hình tài chính tốt hay xấu.
Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tổng số vốn và tài sản hiện có, công ty có
thể dùng để trang trải các khoản nợ có đủ hay không. Vì vậy, các hệ số thanh toán là rất
quan trọng trong việc đánh giá trực tiếp khả năng thanh toán bằng tiền mặt của công ty.
a. Hệ số thanh toán ngắn hạn (K).
Công thức:

Tài sản lưu động


Hệ số thanh toán ngắn hạn = (lần)
Nợ ngắn hạn

119.231.263
Năm 2005 = = 1,112 (lần)
107.175.933

137.314.606
Năm 2005 = = 1,214 (lần)
113.080674

Nhìn chung trong 2 năm công ty có hệ số thanh toán ngắn hạn là tương đối, năm
2006 tăng hơn năm 2005 nhưng không đáng kể. Hệ số thanh toán của công ty không cao
thì khả năng thanh toán cho khách hàng có khó khăn nhưng hiệu quả kinh doanh của
công ty sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. Công ty cần tăng hệ số thanh toán lên nhưng không tăng
lên quá cao vì sẽ không tận dụng được nguồn lực vốn.
b. Hệ số thanh toán nhanh (KN)
Công thức:

Tài sản lưu động – hàng tồn kho


Hệ số thanh toán nhanh = (lần)
Nợ ngắn hạn
Khóa: 2004-2007 - 33 - Lớp: 04Cktoán
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

119.231.263 – 77.925.286
Năm 2005 = = 0,385 (lần)
107.175.933

137.314.606 – 70.837.931
Năm 2006 = = 0,588 (lần)
113.080.674

Như vậy, khả năng thanh toán nhanh của công ty không đảm bảo thanh toán các
khoản nợ khi đến hạn. Tuy nhiên công ty cũng đã nổ lực cải thiện tình trạng này, năm
2006 khả năng thanh toán của công ty đã được cải thiện được phần nào. Công ty cần tăng
hệ số thanh toán lên trên hệ số 1 để đảm bảo cho khả năng thanh toán.
c.Tỷ số thanh toán bằng tiền.
Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn
Tỷ số thanh toán bằng tiền =
Nợ ngắn hạn

5.659.622.027
Năm 2005 = = 0,04
107.175.933.016

4.332.755.611
Năm 2006 = = 0,05
113.080.674.477
Tỷ số thanh toán bằng tiền của công ty không cao. Hệ số này năm 2005 là 0,04 và
năm 2006 là 0,05. Với hệ số này rất khó thanh toán các khoản nợ ngoài dự tính. Năm
2006 tỷ số này được cải thiện nhưng vâ n4 còn thấp, Công ty cần tăng hệ số thanh toán
bằng tiền lên.
2. Tỷ số kết cấu tài chính.
a.Tỷ số nợ:
Công thức:
Toång nôï
Tyû soá nôï =
Toång taøi saûn

110.010.133.418
Năm 2005 = = 0,800
137.487.266.260

Khóa: 2004-2007 - 34 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
115.073.377.477
Năm 2006 = = 0,807
142.484.294.959

Tỷ số nợ của công ty cao, tỷ số nợ của công ty năm 2005 là 0,800 nghĩa là trong
tổng tài sản có 80% là nợ vay. Năm 2006 tỷ số này tăng lên là 80,7% là biểu hiện không
tốt. Tỷ số nợ cao thì khả năng lợi nhuận cao nhưng rủi ro cao, tỷ số này thấp và giảm thì
biểu hiện rủi ro trong kinh doanh sẽ giảm vì vậy công ty cần phải giảm tỷ số này đến mức
có thể để không gặp rủi ro lớn trong kinh doanh.
b.Tỷ số thanh toán lãi vay.
Tyû soá thanh toaùn laõi vay cho bieát khaû naêng ñaûm baûo chi traû laõi vay cuûa coâng ty.
Do khoaûn chi phí traõ laõi vay ñöôïc laáy töø lôïi nhuaän tröôùc thueá vaø laõi vay, sau ñoù môùi
noäp thueá vaø phaàn coøn laïi laø lôïi nhuaän sau thueá vaø thu nhaäp doanh nghieäp.

Công thức:

Lôïi nhuaän tröôùc thueá + Laõi vay


Tyû soá thanh toaùn laõi vay =
Laõi vay

Bảng 13: bảng so sánh các chỉ tiêu hệ số thanh toán lãi vay
ĐVT: 1000VNĐ
Chæ tieâu Naêm2005 Naêm 2006 Cheânh leäch
Lôïi nhuaän tröùôc thueá 347,106 4,693,072 4,345,965
Laõi vay 990,091 1,035,660 45,569
Toång coäng 1,337,197 5,728,732 4,391,535
Tyû soá thanh toaùn laõi vay 1.35 5.53 4

Qua bảng ta thấy tỷ số thanh toán lãi vay của công ty đủ khả năng chi trả lãi vay của
công ty. Khả năng thanh toán lãi vay năm 2006 cao hơn năm 2005 rất nhiều do năm 2006
công ty làm ăn có hiệu quả cao hơn.
3. Các tỷ số hoạt động.
a. Số vòng quay hàng tồn kho.
Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn để đánh giá công ty sử dụng hàng tồn
kho của mình hiệu quả như thế nào.
Công thức:

Doanh thu thuần


Số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho
Khóa: 2004-2007 - 35 - Lớp: 04Cktoán
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

241.067.795
Năm 2005 = = 3,09 (vòng)
77.925.286

284.239.829
Năm 2006 = = 4,01 (vòng)
70.837.931

Số vòng quay hàng tồn kho năm 2006 tăng hơn so với năm 2005, nhìn chung số
vòng quay hàng tồn kho của công ty ở mức trung bình. Vì công ty có quy mô vừa nên
điều này đúng với thực lực của công ty. Hàng tồn kho của công ty năm 2006 giảm so với
năm 2005 nhưng doanh thu tăng do đó số vòng quay tăng lên.
b.Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân
Công thức:

Doanh thu thuần


Số vòng quay các khoản phải thu của công ty =
Các khoản phải thu

Các khoản phải thu


Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân ngày

Doanh thu bình quân ngày = Doanh thu thuần/ 360.

Bảng 14: Bảng so sánh các chỉ tiêu hiệu quả trong việc thu hồi nợ.
ĐVT: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Doanh thu thuần 241,067,795 284,239,829
Các khoản phải thu 34,840,398 54,102,201
Doanh thu bình quân ngày 669,633 789,555
Số vòng quay các khoản phải thu của 6.92 5.25
công ty (lần)
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 52 69

Qua bảng tính trên ta thấy số vòng quay của các khoản phải thu là rất thấp và năm
2006 lại giảm so với năm 2005. Điều này là không tốt vì vốn bị chiếm dụng nhiều,.
Doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc thu tiền đối với các khoản phải thu của khách hàng. Kỳ
thu tiền của công ty quá lâu.
Khóa: 2004-2007 - 36 - Lớp: 04Cktoán
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Tóm lại, sự biến động của các khoản phải thu ảnh hưởng rất nhiều đến công ty vì
vốn bị chiếm dụng lớn thì sẽ khó cho công ty trong vấn đề trang trải các hoạt động.
c. Số vòng quay vốn lưu động
Doanh thu
Vòng quay tài sản lưu động =
Tài sản lưu động

214..067.794.665
Năm 2005 = = 1,795 (Vòng)
119.231.262.924

284.239.828.706
Năm 2006 = = 2,07 (vòng)
137.314.605.593

4. Tỷ số doanh lợi.
a. Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu
Lãi gộp
Tỷ suất lãi gộp = *100%
Doanh thu thuần

10,836,310,038
Năm 2005 = *100% = 4,495%
241,067,794,665

20,062,983,574
Năm 2006 = *100% = 7,058%
284,239,828,706

Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời trên doanh thu. Từ chỉ số trên ta thấy cứ 100 đ
doanh thu thì doanh nghiệp sẽ nhận được 4,495 đ lợi nhuận năm 2005 và 7,058 đ lợi
nhuận năm 2006. Năm 2006 đã tăng so với năm 2005 là 2,565% do tỷ lệ lãi gộp năm
2006 tăng gấp gần 2 lần so với năm 2005. Điều này là một điều tốt cho công ty.

Lợi nhuận ròng


Doanh lợi tiêu thụ = *100%
Doanh thu thuần

236,032,235
Năm 2005 = *100% = 0,098%
241,067,794,665

Khóa: 2004-2007 - 37 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

2,788,700,764
Năm 2006 = *100% = 0,98%
284,239,828,706

Qua đó ta thấy mặc dù công ty còn nhiều khó khăn về tài chính và tình hình tiêu thụ
hàng hóa nhưng công ty đã hoạt động có hiệu quả. So sánh tỷ lệ trên ta thấy sự chênh
lệch giữa 2 năm là rất lớn . Năm 2006 tăng gấp 10 lần so với năm 2005,điều này chứng tỏ
công ty đã rất nỗ lực trong việc tăng doanh thu bán hàng. Tỷ lệ doanh lợi tăng từ 0,098%
năm 2005 lên 0,98% năm 2006. Công ty cần tăng tỷ lệ này lên cao hơn để có lợi nhuận
cao trong những năm sau.

b. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh.


Công thức:

Lợi nhuận ròng


Tỷ lệ sinh lãi của vốn =
Vốn sản xuất kinh doanh

236,032,235
Năm 2005 = = 0,01
23.273.928.125

2,788,700,764
Năm 2006 = = 0,14
20.043.495986

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh năm 2005 thấp hơn rất nhiều so với
năm 2006. năm 2006 gấp gần 14 lần so với năm 2005 là 0,01. Tỷ suất này có nghĩa là
trong 100 đ vốn dung trong sản xuất kinh doanh của công ty thì sẽ tạo ra được 1 đ tiền lãi
ròng năm 2005 và 14 đ năm 2006.
c. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu.
Công thức:

Lợi nhuận ròng


Tỷ suất LNR/NVCSH =
Nguồn vốn chủ sở hữu

236,032,235
Năm 2005 = = 0,0086
27.477.132.842

Khóa: 2004-2007 - 38 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

2,788,700,764
Năm 2006 = = 0,1017
27410917428

Tương tự như tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn sản xuất kinh doanh, tỷ suất lợi
nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu năm 2006 cũng cao hơn rất nhiều so với năm 2005. năm
2005 là 0,0086 còn năm 2006 là 0,1017. tỷ lệ này càng cao thì càng tốt cho công ty .
Để hiểu hơn về vấn đề sử dụng vốn và tỷ lệ sinh lãi của nó ta thong qua một vài chỉ
tiêu khác về vấn đề hiệu quả sử dụng vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của
công ty, hay nói khác hơn là gắn liền với tính hiệu quả trong kinh doanh. Phân tích hiệu
quả sử dụng vốn cho thấy, với số lượng vốn bỏ ra kinh doanh thì doanh thu và lợi nhuận
có phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty hay không. Qua phân tích mới có kết
luận cuối cùng về vấn đề quản lý và sử dụng vốn bỏ ra kinh doanh, và có hiệu quả hay
không.
Đối với công ty Dược liệu TW 2 sẽ đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
thể hiện qua các chỉ tiêu được tính toán qua bảng sau:

Khóa: 2004-2007 - 39 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Bảng 12: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn


ĐVT: 1000 VNĐ
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2005 năm 2006 Số tuyệt Tăng/giảm
đối %
1. Doanh thu thuần
(DT) 241,067,795 284,239,829 43,172,034.00 17.91
2. Vốn tham gia HĐKD 23,273,928 20,043,496 -3,230,432.00 -13.88
Vốn cố định 4,509,768 4,509,768
Vốn lưu động 18,764,160 15,533,728 -3,230,432.00 -17.22
3. Hiệu quả sử dụng
vốn
Doanh thu/ vốn
tham gia HĐKD 10.36 14.18 3.82 36.91
Hệ số sử dụng TSCĐ 53.45 63.03 9.57 17.91
Doanh thu/ vốn LĐ 12.85 18.30 5.45 42.43
4. Lợi nhuận 236,032 2,788,701 2,552,669.00
Lợi nhuận/ vốn
tham gia HĐKD 0.01 0.14 0.13
Trên vốn cố định 0.05 0.62 0.57
Trên vốn lưu động 0.01 0.18 0.17
5.Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu 0.001 0.010

Hiệu quả sử dụng vốn, tức doanh thu trên 1 đồng vốn tham gia hoạt động kinh doanh
tăng từ 10,36 năm 2005 lên 14,18 năm 2006 tương ứng tăng 36,91%. Điều này chứng tỏ
công ty đã sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh năm 2006 hiệu quả. Tăng cả trong sử
dụng vốn lưu động và vốn cố định.
Theo xu hướng thì phải tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Chỉ tiêu này
phản ánh trình độ, chất lượng quản lý kinh doanh, quản lý tài chính của công ty. So với
năm 2005, tốc độ chu chuyển vốn lưu động của công ty tăng do tăng về doanh thu chứ số
vốn lưu động không tăng.

V. Nhận xét về tình hình tài chính của công ty.


Trong thời gian qua công ty đã gặp nhiều khó khăn về tình hình tài chính, nhất là
khó khăn trong việc tanh toán các khoản nợ. Nhưng quy mô hoạt động của công ty ngày
càng được mở rộng.
Cùng với sự tăng lên về quy mô hoạt động kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận của
công ty cũng lho6ng ngừng tăng lên. Nhìn chung công ty đã hoạt động kinh doanh có
hiệu quả và sử dụng vốn kinh doanh tương đối tốt.

Khóa: 2004-2007 - 40 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đối với công ty Dược liệu TW 2, hoạt động kinh doanh chủ yếu là thương mại.
Vấn đề công nợ và thanh toán công nợ là một trong những yếu tố quyết định thành công
hay thất bại của công ty.
Tình trạng công nợ thể hiện tính chấp hành kỷ luật tài chính và tôn trọng luật pháp
Nhà nước của doanh nghiệp. Với các phương án thanh toán có hiệu quả thì doanh nghiệp
sẽ có khả năng thu hồi đúng các khoản nợ đồng thời đảm bảo thanh toán đúng kỳ hạn các
khoản nợ đối với các doanh nghiệp khác, đảm bảo vốn kinh doanh của mình. Ngược lại,
sẽ là một khó khăn không thể lường được đối với sự tồn tại cũng như hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Điều này cũng được khắc họa rõ nét khi cơ chế hiện nay cho
thấy doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động và kết quả kinh doanh
của mình trong mối quan hệ bình đẳng và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước
những bạn hàng kinh doanh.
Vì thế, công ty cần phải có những biện pháp nâng cao khả năng thu hồi nợ và khả
năng thanh toán các khoản nợ của công ty. Đồng thời phải xác định số lượng hàng tồn
kho hợp lý nhằm nâng cao số vòng quay hàng tồn kho, một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp và nhất là các doanh nghiệp
thiên về lĩnh vực thương mại như công ty Dược liệu TW 2.

Khóa: 2004-2007 - 41 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

C. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH .

I. Một số giải pháp.


1. Giải pháp tăng doanh thu bán hàng.
Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào các nhân tố như: Khối lượng, chất lượng, giá
ac3 và điều kiện thanh toán tiền hàng. Do đó , công ty Dược liệu TW 2 muốn tăng doanh
thu bán hàng phải xem xét đến các yếu tố như sau:
1.1. Về khối lượng và chất lượng hàng hóa.
Khối lượng hàng hóa tiêu thụ được nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu của thị
trường, vì vậy cần chú ý đến những việc sau để tổ chức tập trung nguồn hàng phục vụ tố
cho quá trình bán ra.
a. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.
Việc nghiên cứu cung cầu của thị trường là rất cần thiết đối với các đơn vị kinh
doanh. Hiện nay công tác dự báo của công ty chưa được chú trọng đúng mức. Việc mua
hàng thong qua một số ý kiến chủ quan và sự chào bán của các nhà cung ứng.
Có nhiều phương pháp dự báo công ty có thể áp dụng như:
- Đối với mặt hàng dược phẩm mà công ty đã kinh doanh thì công ty dựa vào lượng
tiêu thụ dược phẩm qua các năm, cùng với việc dựa vào dự đoán tiêu thụ ở từng đơn vị,
cộng them lượng sai lệch khoảng bao nhiêu phần trăm đẻ đua ra lượng dự trù tiêu thụ cho
năm hiện tại. Từ đó xác định số lượng hàng cần thiết cho nhu cầu của thị trường, xác định
số lượng và chủng loại hàng nhập phù hợp.
- Đối với sản phẩm công y chưa từng kinh doanh thì công ty phải thăm dò thị
trường, nhập từng số lượng nhỏ cho đến khi thị trường quen thuộc thì mới tăng số lượng
hàng nhập lên lớn hơn.
- Ngoài ra để cho công tác dự báo của công ty có hiệu quả cần phải có sự đóng góp
tích cực nhất từ lực lượng trình dược viên. Vì họ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng,
hiểu rõ về chất lượng sản phẩm dược, cũng như các nguồn cung ứng…
Công ty nên có tổng kết cứ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm một lần từ phía trình dược viên
về lượng sản phẩm đã tiêu thụ, dự đoán thời gian sắp tới. Hàng tồn kho phải làm báo cáo
hàng tháng để có các giải pháp tình thế thích hợp giải quyết vấn đề thiếu hụt hay ứ động
dược phẩm.
Công ty cần tiến hành phân loại thị trường, xác định khách hàng chủ yếu phục vụ để
dành vị thế kinh doanh với các đối thủ cạnh tranh.
Công ty cần xem xét và đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của tất cả các mặt
hàng. Qua đó, tập trung vốn đầu tư kinh doanh đối với mặt hàng nào có tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu cao, nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty.
Trong công tác tiêu thụ sản phẩm công ty cần tổ chức giao hàng đúng thời hạn, đúng
số lượng, chất lượng…

Khóa: 2004-2007 - 42 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

b. Chiến lược thâm nhập thị trường.


Công ty Dược liệu TW 2 là một công ty có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn kinh
doanh không cao, vốn dành cho việc phát triển các chiến lược cũng hạn chế. Do đó, công
ty không thể áp dụng các chiến lược thâm nhập thị trường với quy mô lớn, mà nên áp
dụng chiến lược “ thâm nhập thị trường nước ngoài từ sản xuất trong nước”, coi sản xuất
trong nước là nền tảng đi đến xuất khẩu.
1.2. Điều kiện thanh toán tiền hàng.
Thanh toán tiền hàng là một nhân tố có ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng, việc
thanh toán có thuận lợi hay không phụ thuộc vào công tác kiểm tra tài chính của công ty
như lập chứng từ thanh toán, đôn đốc khách hàng chấp hành kỷ luật thanh toán…
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thanh toán là một vấn đề rất phức tạp, công ty
cần chú ý đến các vến đề sau:
- Điều kiện tiền tệ: Cần phải linh hoạt lựa chọn và sử dụng đồng tiền để thanh toán
theo hợp đồng đã thỏa thuận và cần thiết phải kèm theo điều kiện để xử lý khi đồng tiền
có sự biến động.
- Thời gian thanh toán: Có thể thanh toán trước, thanh toán ngay hay thanh toán sau.
Thời gian thanh toán có quan hệ chặt chẽ với việc thu tiền bán hàng, luân chuyển vốn và
có thể tránh được những biến động trong khâu thanh toán.
- Phương thức thanh toán: Thực hiện tốt việc lựa chọn phương thức thanh toán sẽ
đảm bảo cho công tác thanh toán tiền hàng được thuận lợi, đầy đủ và nhanh chóng. Đối
với công ty khi xuất khẩu hàng hóa nên chọn phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
hay tín dụng thư (L/C).
2. Cải thiện cách phân phối và tổ chức tiêu thụ trên thị trường nội địa.
2.1. Cải thiện cách phân phối
Theo sơ đồ phân phối hiện tại, công ty cần phát triển hệ thống phân phối rộng rãi
hơn, để tránh trường hợp khi quan hệ giữa công ty và các nhà buôn bán (theo hợp đồng)
một khi trở nên xấu đi thì công ty sẽ rơi vào tình thế bị động haon2 toàn gây ảnh hưởng
xấu đến việc tiêu thụ sản phẩm. Để khắc phục tình trạng này, công ty nên tổ chức một hệ
thống đại lý với nhiều chính sách ưu đãi, sẽ tạo được một số lượng lớn các đại lý tham
gia làm vệ tinh, giúp công ty chủ động trong việc tiêu thụ hàng.
Tóm lại, một hệ thong đại lý tốt và rộng khắp sẽ tạo được một vị thế tốt trong cạnh
tranh chiếm lĩnh thị trường và thị phần của từng mặt hàng. Đồng thời cuãng tạo điều kiện
cho các thong tin phản hồi nhanh chóng, chính xác từ khách hàng, người tiêu dung về
công ty.
2.2. Vấn đề tổ chức tiêu thụ.
a. Các biện pháp tìm hiểu khách hàng.
Thông qua các văn phòng tham tán thương mại của Việt Nam ở các nước mà công
ty cần nhập khẩu để tìm hiểu khách hàng cũng như nguồn thông tin về thị trường.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của các chi nhánh, đặc biệt là chi nhánh xuất nhập
khẩu tại Nga.

Khóa: 2004-2007 - 43 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Công ty cũng có thể tận dụng nguồn cung cấp thông qua sự giới thiệu của các công
ty khác hoặc sau khi nhập ủy thác cho các đơn vị bạn.
b. Các biện pháp nhằm giữ chân khách hàng.
Công ty phải tiến hành các biện pháp nhằm giữ chân khách hàng như:
- Có các chính sách khuyến khích đối với khách hàng quen thuộc như: Giảm giá,
chiết khấu cao hơn…
- Tiến hành hội nghị khách hàng một năm 1 lần, biểu dương những khách hàng đã
làm ăn lâu dài với với công ty. Cho họ hưởng phần trăm hoa hồng trên tổng số sản phẩm
bán được khi họ giới thiệu khách hàng mới cho công ty.
- Tìm hiểu lại các khách hàng đã bỏ công ty để xác định nguyên nhân và đề ra các
chính sách cải tiến thay đổi phù hợp, lôi kéo lại khách hàng.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của công nghệ đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
Đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty và hơn thế nữa là
phát triển công nghệ phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao mới là điều quan
trọng. Vì thế công ty muốn phát triển công nghệ hợp lý mang lại kết quả tối ưu cần có sự
kết hợp giữa “ chiến lược kinh doanh” với “ chiến lược công nghệ”. Cách kết hợp này có
thể là chìa khóa giúp cho công ty thành công trong kinh doanh.
Dưới góc độ kinh doanh, công nghệ được coi như là phần tử hỗ trợ cho kinh
doanh, bởi lẽ công nghệ tạo ra cơ hội cho kinh doanh bằng cách làm thỏa mãn nhu cầu
của thị trường.
Dưới góc độ công nghệ, với vai trò công nghệ là kỹ năng của con người, công nghệ
sang tạo ra kinh doanh và kinh doanh được coi là phần tử hỗ trợ cho công nghệ.
Để cho công ty có được một chiến lược công nghệ đáp ứng được tính hiệu quả
trong kinh doanh, công ty có thể tham khảo quá trình phát triển chiến lược công nghệ
gồm các bước:
- Phân tích môi trường: Phân tích các yếu tố tác động bên ngoài để xác định thời cơ,
thách thức của công ty về mặt công nghệ.
- Phân tích nguồn lực của công ty: Phân tích nguồn nhân, vật lực của công ty hiện có
( cần xác định điểm mạnh và điểm yếu của công ty về mặt công nghệ).
- Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, lên kế hoạch hành động và tiến hành thực
hiện.
- Đánh giá, thu thập, phân tích đánh giá các thông tin phản hồi từ thị trường, đặc biệt
chú ý đến tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường công nghệ rất năng
động.

Khóa: 2004-2007 - 44 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

II. Kiến nghị


Qua phân tích từng nội dung cụ thể ta nhận thấy tình hình cụ thể ta nhận thấy tình
hình chung của công ty Dược liệu TW 2 còn rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh
doanh. Qua đó, ta có thể đưa ra một số kiến nghị để phần nào khắc phục khó khăn tăng
hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Nhà nước quản lý về giá của các sản phẩm Dược không chặt chẽ nên công ty
không có được mức giá cạnh tranh trên thị trường mà chủ yếu tính giá từ chi phí. Do đó
công ty không tự quyết định về giá mà phụ thuộc vào giá các nguồn cung ứng, đây là hạn
chế rất lớn. Vì thế cần có những biện pháp ổn định giá đối với các sản phẩm dược.
- Vấn đề vốn hoạt động là yếu tố hạn chế của công ty trong việc phát triển sản xuất
và thâm nhập thị trường mới trong và ngoài nước. Điều này cũng ảnh hưởng đến cơ cấu
mặt hàng và doanh số của công ty…Do đó công ty cần phải mở rộng quy mô hoạt động
và công ty cần phải tích cực hơn trong công tác nghiên cứu thị trường.

Khóa: 2004-2007 - 45 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

KẾT LUẬN
"

Công ty Dược Liệu Trung Ương 2 là một công ty chuyên sản xuất và bán các loại
dược phẩm, sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao. Công ty đã không ngừng
khẳng định mình trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh mà còn không ngừng nỗ lực phát
triển tình hình tài chính của công ty ngày càng ổn định. Trước tình hình đầy biến động
của nền kinh tế thế giới trong những năm qua cùng với sự thay đổi liên tục của các chính
sách quản lý kinh tế ở nước ta đã gây cho công ty không ít khó khăn, một phần ảnh
hưởng đế kết quả sản xuất cũng như hiệu quả kinh doanh cảu công ty. Doanh thu tăng lên
nhưng chi phí lại tăng nhanh với tốc độ tăng của doanh thu làm cho lợi nhuận của công ty
bị ảnh hưởng rất lớn. Bên cạnh đó vấn đề quản lý và sử dụng vốn của công ty cũng cần
phải xem xét lại vì bị chiếm dụng vốn còn nhiều. Do đó việc cần làm trước tiên là phải
cân đối lại nguồn vốn kinh doanh, đẩy mạnh hơn nữa việc tiêu thụ để tăng doanh thu,
đồng thời sử dụng chi phí một cách tiết kiệm để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tài chính
ổn định và đứng vững trên thị trường.
Với tiềm năng và đà phát triển hiện có như nguồn vốn lớn và ồn định, lao động
trình độ cao, năng động, công ty lại là một trong những doanh nghiệp có uy tín trên thị
trường thì việc khắc phục những tồn tại hiện có, nghiên cứu để nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhằm gia tăng lợi nhuận và tiếp tục khẳng định mình trong một nền kinh tế thị
trường đầy biến động sẽ là không quá khó. Tin rằng với những thành quả đạt được ngày
hôm nay, công ty sẽ phát triển không ngừng bề vững và lớn mạnh hơn.
Có thể phần phân tích của chuyên đề này chỉ phản ánh một phần thực trạng hoạt
động so với tầm hoạt động thực tế của công ty. Nhưng với những vấn đề phân tích trong
chuên đề này hy vọng sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu và nhiệm vụ đặt ra.

Khóa: 2004-2007 - 46 - Lớp: 04Cktoán


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phân tích hoạt động kinh doanh - Tác giả: TS. Phạm Văn Dược- Đặng Kim
Cương: Nhà xuất bản Thống Kê.
2. Phân tích hoạt động Doanh nghiệp – Tác giả: Nguyễn tấn Bình.
3. Chiến lược và chính sách kinh doanh.
4. Giáo trình “ Tài chính doanh nghiệp”- Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM.
5. Tổng hợp ngành Dược.
6. Tạp chí kinh tế và một số tạp chí khác.

Khóa: 2004-2007 - 47 - Lớp: 04Cktoán

You might also like