You are on page 1of 8

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP MÔN LUẬT KINH TẾ LẦN 1

LỚP CÔNG ĐOÀN

Câu 1: (3đ)
Anh chị hãy nêu những điểm khác biệt về qui chế pháp lý của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở
lên với qui chế pháp lý của xã viên hợp tác xã.

Câu 2: (4đ):
Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai ? Giải thích tại sao?
1. Chủ sở hữu doanh nghiệp 1 chủ phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp.
2. Một người có thể là thành viên hội đồng quản trị của nhiều công ty cổ phần.
3. Trọng tài thương mại là tổ chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân.
4. Cổ phần của công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng trong mọi trường hợp.

Câu 3: (3đ)
Bà Nguyễn Hoàng Phương là chủ doanh nghiệp tư nhân Hoàng Phương chuyên may quần áo xuất khẩu
sang các nước Châu Âu, có trụ sở tại thành phố HCM. Trong quá trình điều hành doanh nghiệp của mình,
bà Phương nhân danh doanh nghiệp tư nhân để đầu tư dưới các hình thức sau đây:
1. Cùng với 2 người bạn ở Hà Nội thành lập công ty cổ phần đặt trụ sở tại Hà Nội để kinh doanh xây
dựng.
2. Sáp nhập DNTT Hoàng Phương vào DNTN Việt Tú do ông Tú làm chủ sở hữu để trở thành công ty
TNHH 2 thành viên trở lên.
3. Góp vốn với ông Hoà đang sinh sống tại Mỹ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên tại TPHCM
để kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm gỗ và thiết bị máy móc công nghiệp.
Hỏi:
Anh chị hãy cho biết các hình thức đầu tư trên có phù hợp với qui định của pháp luật? Vì sao?

I. Câu hỏi lý thuyết:


1. Phân tích ngắn gọn tác động của quá trình hội nhập kinh tế dưới 3 cấp độ: song phương,
khu vực và toàn cầu của Việt Nam (1,5 điểm)
--> Đây chỉ là cách đặt vấn đề khác của câu hỏi: “hãy phân tích mặt tích cực và tiêu cực khi
VN tham gia vào các hiệp định thương mại song phương (BTA), các hiệp định khu vực mậu
dịch tự do (FTA) và hội nhập kinh tế quốc tế (WTO).
Anh chị có thể phân tích dựa trên một số ví dụ như: Hiệp định TM Việt-Mỹ (HĐ song
phương); Các hiệp định TM khu vực như AFTA: Asean Free Trade Area (Khu vực mậu dịch
tự do Asean), ACFTA: Asean-China Free Trade Area (Hiệp định TM tự do ASEAN-Trung
Quốc), AKFTA: Asean-Korea Free Trade Area (Hiệp định TM tự do ASEAN-Hàn Quốc)
v.v… và Hiệp định WTO (hiệp định TM toàn cầu). Qua đó nêu được những tác động tích cực
cũng như các tác động tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế có ảnh hưởng đến nền kinh tế
của VN nói chung cũng như chính sách thương mại của VN nói riêng.

2. Trình bày nội dung quy chế đối xử khác biệt và thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển
trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. (1,5 điểm)
--> Xin đơn cử: Điều 3.12 DSU; Điều 8.10 DSU; Điều 12.10 DSU; Điều 21.7 và 21.8 DSU
và đặc biệt là Điều 24 DSU.

3. Giải thích ngắn gọn nguyên tắc minh bạch của WTO (1,5 điểm)
--> Nguyên tắc minh bạch được qui định khá nhiều và gần như nó có mặt trong hầu hết các
hiệp định của WTO. Xin đơn cử: Điều 6 AD; Điều 12 và Điều 22 SCM; Điều 3 SA v.v…

4. Từ thực tiễn các vụ tranh chấp của WTO, sinh viên hãy bình luận về một nội dung liên
quan đến ngọai lệ chung quy định tại điều XX hiệp định GATT (2 điểm)
--> Có thể lấy ví dụ vụ táo Mỹ (vụ kiện số WT/DS245-các biện pháp ảnh hưởng đến việc
nhập khẩu táo) giữa Mỹ (Bên khởi kiện) và Nhật (Bên bị kiện) để bình luận…

II. Bài tập:


Jipon là một nước phát triển nằm ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, là thành viên sáng lập
của WTO, Jipon cũng là một thị trường rượu và các đồ uống có cồn lớn hàng đầu thế giới. Đa
số các sản phẩm rượu mạnh ở Jipon hầu hết đều được nhập khẩu từ các nước Asmeric,
Euphobia, Ausmania, cũng là thành viên của WTO. Jipon chỉ sản xuất loại rượu địa phương
là Maihoaju, có độ cồn dưới 20%.

Năm 2000, chính phủ Jipon ban hành một đạo luật không cho phép các cửa hành bách hóa
bán các lọai rượu mạnh có cồn trên 20% như Vodka, Wisky, Brendy, Cognac tại các địa điểm
cách trường học trong phạm vi là 800 m, Jipon cũng áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao 200%
đối với các mặt hàng này. Các đồ uống có cồn dưới 20% không bị ảnh hưởng bởi quy định
này nhưng cũng phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 100%. Quy định của đạo luật này
được áp dụng cho tất cả các sản phẩm rượu có cồn không phân biệt xuất xứ. Các nước
Asmeric, Euphobia, Ausmania coi biện pháp này của Jipon là vi phạm quy định của WTO.
Họ đưa vấn đề này ra WTO yêu cầu giải quyết.

5. Sinh viên lựa chọn một trong 2 câu sau (mỗi câu 2 điểm)
5.1 Với tư cách là luật sư của Jipon, bạn hãy tư vấn xem chính phủ Jipon nên xây dựng lập
luận của mình như thế nào và dựa trên cơ sở pháp luật nào?
5.2 Với tư cách là luật sư của Asmeric, Euphobia, Ausmania, bạn hãy tư vấn xem chính phủ
các nước này đưa ra lập luận như thế nào trong đơn kiện của họ lên WTO?

Tình huống bổ sung:


Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Jipon cảm thấy lập luận của mình có thể không được
WTO ủng hộ, họ tiến hành thay đổi chính sách bằng việc cắt giảm thuế đối với các sản phẩm
rượu mạnh và cho phép các cửa hang bán rượu sau giờ học. Asmeric, Euphobia, Ausmania
không đồng ý vì họ cho rằng đã bị thiệt hại nặng nề trong hơn một năm trời bị kìm kẹp bởi
chính sách liên quan của Jipon. Họ yêu cầu Jipon phải bồi thường bằng tiền.
6. Với tư cách là luật sư của Asmeric, Euphobia, Ausmania, bạn hãy tư vấn cho chính phủ
các nước đó biết khả năng thành công của yêu cầu này của họ (1,5 điểm)
--> Theo mình thì Jipon không vi phạm các qui định của WTO do các bên có dự định khởi
kiện là Asmeric, Euphobia và Ausmania không thể chứng minh được có sự hiện diện của
“sản phẩm tương tự” và do đó, không thể chứng minh được bất kỳ sự phân biệt đối xử nào
sau đây:
(i) Phân biệt đối xử giữa sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm nội địa “tương tự” được sản xuất
trong nước Jipon;
(ii) Phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu của các quốc gia xuất khẩu với nhau khi cùng
thâm nhập vào thị trường Jipon.

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP KHÓA 2 ĐẠI HỌC LUẬT


MÔN THI: LUẬT ĐẤT ĐAI
LỚP QUẬN 5 (C, D)
Thời gian làm bài 90 phút
(Sinh viên được sử dụng văn bản QPPL khi làm bài thi)
---&---

Câu 1 (3 điểm)
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không làm thay đổi chủ thể sử dụng đất? Tại sao?

1. Hộ gia đình ông A và hộ gia đình ông B chuyển đổi quyền sử dụng đất cho nhau.

--> Đây là trường hợp làm thay đổi chủ thể sử dụng đất vì việc chuyển đổi quyền sử dụng đất là loại giao
dịch QSDĐ giữa các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp dưới hình thức giao trong cùng địa
giới hành chính xã, phường, thị trấn với nhau (khoản 2 Điều 113 LĐĐ, Điều 102 NĐ 181/2004). Sau khi
chuyển đổi, đất của hộ ông A sẽ đứng tên hộ ông B và ngược lại.

2. Ông M chuyển mục đích sử dụng 300 m2 đất nông nghiệp thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình
sang đất làm nhà ở.

--> Trường hợp này không làm thay đổi chủ thể sử dụng đất. Trường hợp ông M chuyển mục đích sử
dụng 300m2 đất nông nghiệp sang mục đích làm đất ở không làm thay đổi chủ thể sử dụng đất vì không
thuộc các trường hợp giao dịch QSDĐ. Trước và sau khi chuyển mục đích sử dụng đất ông M vẫn đứng
tên chủ sở hữu QSDĐ. Theo qui định tại Điều 36, 124 và 125 LĐĐ thì cơ quan quản lý đất đai có thẩm
quyền chỉ tiến hành chỉnh lý mục đích sử dụng đất trên giấy CN-QSDĐ và giữ nguyên chủ thể sử dụng
đất.

3. Ông D chuyển nhượng quyền sử dụng 200 m2 đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình sang cho
ông E.

--> Trường hợp này làm thay đổi chủ thể sử dụng đất. Đây là trường hợp giao dịch QSDĐ thông qua
hình thức chuyển nhượng (bán đất lấy tiền) và do đó sẽ làm thay đổi QSDĐ. Thông qua việc chuyển
nhượng này, ông D đã chuyển giao QSDĐ của mình sang cho ông E để nhận lấy một khoản tiền tương
ứng với giá trị QSDĐ (tiền chuyển nhượng) theo thỏa thuận giữa các bên (hợp đồng chuyển nhượng
QSDĐ). Sau khi người mua là Ông E thực hiện đầy đủ các thủ tục chuyển nhượng, trước bạ, đăng bộ,
sang tên đồng thời hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo qui định của PL thì QSDĐ đối với diện tích đất
chuyển nhượng lúc bấy giờ sẽ thuộc về ông E.

4. Ông H cho ông K thuê quyền sử dụng 1.000 m2 đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh.

--> Trường hợp này không làm thay đổi chủ thể sử dụng đất. Việc ông H cho thuê, cho thuê lại QSDĐ
của mình để ông K sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định không phải là loại giao dịch chuyển
quyền sử dụng đất (trừ trường hợp cho thuê QSDĐ trong khu công nghiệp theo khoản 2 Điều 41 NĐ
181/2004) do không có sự thay đổi hẳn chủ thể sử dụng đất. Bên thuê là ông K chỉ được sử dụng đất
thuộc QSDĐ của ông H trong thời gian thuê và phải trả lại đất cho ông H khi hết thời gian thuê. Trước,
trong và sau thời gian cho ông K thuê đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sx-kd thì ông H vẫn là chủ thể
đứng tên trên giấy CN-QSDĐ.

5. Ông L góp vốn bằng quyền sử dụng 2.000 m2 đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình để hợp
tác sản xuất, kinh doanh với một tổ chức kinh tế trong nước.

--> Việc ông L góp vốn bằng QSDĐ có thể dẫn đến 2 hệ quả khác nhau: (i) Nếu ông L góp vốn với 1 tổ
chức kinh tế trong nước để hợp tác sx-kd mà không hình thành pháp nhân mới thì QSDĐ vẫn thuộc về
ông L (trường hợp này không có sự thay đổi về chủ thể sử dụng đất); (ii) Nhưng nếu ông L góp vốn với 1
tổ chức kinh tế trong nước để hợp tác sx-kd mà có sự hình thành pháp nhân mới (ví dụ góp vốn bằng
QSDĐ để thành lập doanh nghiệp theo qui định của Luật Doanh Nghiệp) thì QSDĐ của ông L sẽ được
chuyển sang cho pháp nhân mới được thành lập do việc góp vốn (Điều 107 NĐ 181/2004, Điều 22 và 23
NĐ 84/2007). Trong trường hợp này chủ thể QSDĐ sẽ đựơc chuyển từ cá nhân (ông L) sang tổ chức kinh
tế (pháp nhân mới được thành lập).

Kết luận: các trường hợp 2, 4 và 5 (trong điều kiện không hình thành pháp nhân mới từ việc góp vốn
bằng QSDĐ) là các trường hợp không làm thay đổi chủ thể sử dụng đất.

Câu 2 (4 điểm)
Trong những hành vi sau, hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật đất đai? Tại sao?

1. Hộ gia đình ông A góp vốn bằng quyền sử dụng 20 ha đất nông nghiệp trồng cây lâu năm để hợp tác
sản xuất, kinh doanh với công ty B.

--> Đây sẽ là hành vi vi phạm PL đất đai nếu 20 ha đất nông nghiệp trồng cây lâu năm mà hộ gia đình
ông A đang sử dụng là ĐẤT THUÊ. Theo qui định tại khoản 8 Điều 113 LĐĐ thì hộ gia đình, cá nhân chỉ
được góp vốn bằng QSDĐ với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, Việt Kiều để hợp tác sx-kd nếu như đất đó
không phải là đất thuê.

2. UBND huyện K ra quyết định thu hồi 1 ha đất nông nghiệp thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông K
để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho một tổ chức kinh tế trong nước thực hiện dự án đấu tư xây
dựng khách sạn.

--> Đây là hành vi vi phạm PL đất đai do “đất dự án đầu tư xây dựng khách sạn của tổ chức kinh tế
trong nước” không thuộc các trường hợp nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh
tế qui định tại khỏan 1 Điều 38 LĐĐ và các điểm (a), (c), (d), (đ) và (e) khỏan 2 Điều 36 NĐ 181/2004
đã được SĐBS bởi NĐ 17/2006.

3. UBND quận T không cho phép ông A chuyển mục đích sử dụng toàn bộ 500 m2 đất nông nghiệp sang
đất làm nhà ở với lý do hạn mức giao đất ở cho mỗi gia đình, cá nhân ở địa phương là 200 m2 .

--> Đây là hành vi vi phạm PL đất đai bởi lẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất không có qui định về hạn
mức. Theo qui định tại Điều 31 LĐĐ thì căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chỉ căn cứ: (i)
theo qui họach, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt (khoản 1 Điều 31 LĐĐ) và (ii) theo nhu cầu sử
dụng đất (khoản 2 Điều 31 LĐĐ), hoàn toàn không liên quan đến hạn mức giao đất ở tại địa phương.
Mặt khác, theo qui định tại khoản 5 Điều 84 LĐĐ thì hạn mức giao đất ở tại đô thị (do T là quận nội
thành chứ không phải huyện ngoại thành) là do UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW qui định do đó
bản thân UBND Quận T không được phép tùy tiện đặt ra hạn mức giao đất ở tại địa phương là 200m2.

4. Tháng 5 năm 2009, UBND huyện A ra quyết định giao cho hộ gia đình ông B 03 ha đất trồng cây hàng
năm.

--> Đây sẽ là hành vi vi phạm PL đất đai nếu như đất đó không thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo qui định tại khoản 1 Điều 69 NĐ
181/2004 về hạn mức giao đất nông nghiệp thì đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc TW khác ngoài 2
khu vực là khu vực Đông Nam Bộ và khu vực ĐBSCL thì hạn mức giao đất trồng cây hàng năm không
được vượt quá hai (02) ha.

Câu 3 (3 điểm)
Anh (chị) hãy xác định hình thức sử dụng đất của chủ dự án khu nhà ở (dự án đấu tư xây nhà để bán hoặc
cho thuê) theo quy định của pháp luật hiện hành.

--> Hình thức sử dụng đất của chủ dự án khu nhà ở để bán hoặc cho thuê như sau:

a) đối với chủ thể trong nước:


Theo qui định tại khoản 2 Điều 34 LĐĐ thì: “Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích xây
dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê”. Trong trường hợp này thì tổ chức kinh tế nếu muốn đầu tư xây dựng
nhà ở để bán hoặc cho thuê thì sẽ được nhà nước cho phép sử dụng đất dưới hình thức giao đất có thu
tiền sử dụng đất.

b) đối với chủ thể có yếu tố nước ngoài:


Theo qui định tại khoản 1 Điều 32 NĐ 84/2007 thì: “Người VN định cư ở nước ngoài, tổ chức nước
ngoài, cá nhân nước ngoài (trong điều này gọi chung là nhà đầu tư nước ngoài) được Nhà nước cho thuê
đất dưới hình thức nộp tiền thuê đất một lần hoặc tham gia đấu giá đất do Nhà nước tổ chức đối với đất
dự án xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê”.
Như vậy nhà đầu tư nước ngoài gồm: Việt Kiều, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài nếu muốn đầu
tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê thì sẽ được nhà nước cho phép sử dụng đất nhưng chỉ với duy
nhất 1 hình thức là thuê đất trả tiền thuê 1 lần cho cả thời gian thuê mà không được quyền lựa chọn hình
thức sử dụng đất cũng như hình thức trả tiền thuê đất. Lưu ý: các chủ thể này nếu có ý định đầu tư xây
dựng nhà ở chỉ để cho thuê chứ không bán (không có chữ “để bán”) thì lại được lựa chọn hình thức trả
tiền thuê đất (thuê đất trả tiền thuê 1 lần trong suốt thời gian thuê hoặc thuê đất trả tiền thuê hàng năm)
theo qui định tại khoản 3 Điều 93 LĐĐ; khoản 3 Điều 108 LĐĐ và khoản 2 Điều 27 NĐ 84/2007.

---------------------------------------------------------------------- --------

Trên đây chỉ là nhận định chủ quan của cá nhân do vậy chắc chắn không thể tránh được sai sót. Rất mong
các anh chị và các bạn cho ý kiến để QuangLT chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn.

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP LẦN 2


Môn: Luật thương mại quốc tế
Thời gian: 120 pht
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản PL và các hiệp định của WTO)

I- Câu hỏi lý thuyết:


1. Trình bày nội dung ngoại lệ về “khu vực thương mại tự do” trong khuôn khổ WTO và bình luận ảnh
hưởng của ngoại lệ này đối với sự phát triển của hệ thống đa phương của WTO (2 điểm)
2. Nêu một ví dụ về trường hợp “khiếu kiện không có vi phạm” trong khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO (qui định tại điều 23.1.(b) GATT và điều 26.1 DSU) (1 điểm)
3. Trình bày vấn đề “sản phẩm tương tự“ trong điều tra chống bán phá giá. Ảnh hưởng của nó đối với kết
quả điều tra? Các cơ sở pháp lý và thực tiễn xác định sản phẩm tương tự (2 điểm).

II- Bài tập tình huống


Vitam là 1 quốc gia đang phát triển ở Châu Á đang trong quá trình chuyển đổi từ nền KT quản lý tập
trung sang nền KT thị trường. Chính sách cải cách thành công của chính phủ Vitam đã đưa nước này
thành 1 nước xuất khẩu giày mũ da hàng đầu trong khu vực. Thị trường XK chính của Vitam là Asmeric,
Castarian, Jipon, Chinos.

Ngày 1/1/2007 Vitam chính thức trở thành thành viên WTO. Tuy nhiên chính phủ Vitam đã buộc phải
chấp thuận qui chế nước có “nền kinh tế phi thị trường” (NME) trong thủ tục điều tra chống bán phá giá.

Ngày 2/3/2007 Asmeric tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu từ Vitam theo
qui chế NME.

Hiệp hội các doanh nghiệp XK của Vitam (Vexa) cho rằng việc áp dụng qui chế NME với Vitam là bất
hợp lý vì Vitam đã là thành viên của WTO, một hệ thống thương mại chỉ dành cho những nước có nền
kinh tế thị trường. Vexa cũng chỉ ra rằng việc phân biệt đối xử với Vitam là vi phạm hiệp định GATT,
điều 1 và điều 36. Vexa yêu cầu chính phủ Vitam phải hành động mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích doanh
nghiệp Vitam đồng thời tiếp cận luật sư để chuẩn bị các hồ sơ kiện Asmeric lên cơ quan giải quyết tranh
chấp của WTO.

Với tư cách là luật sư của Vexa, bạn hãy phân tích:


1. Nội dung và ảnh hưởng của việc áp dụng qui chế nền kinh tế phi thị trường trong thủ tục chống bán phá
giá (1,5 điểm)
2. Đơn kiện của Vexa có được WTO thụ lý không? Đánh giá lập luận của Vexa trong vụ kiện này (1,5
điểm)
3. Trên cơ sở qui định của hiệp định chống bán phá giá của WTO, hãy cho biết những trường hợp (nêu cơ
sở pháp lý) có thể dẫn đến việc cơ quan điều tra của Asmeric ngưng thủ tục điều tra chống bán phá giá
đối với giày mũ da nhập khẩu từ Vitam (2 điểm).

---------------------------------------------------------------------- ------------
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP LẦN 2
Môn: Luật đất đai
Thời gian: 90 pht
(Sinh viên được sử dụng tài liệu)

Câu 1 (3 điểm)
Xác định loại giá đất áp dụng cho những trường hợp sau:
-Tính tiền sử dụng đất khi được nhà nước giao đất
-Tính thuế thu nhập khi chuyển quyền sử dụng đất
-Tính tiền bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất

Câu 2 (5 điểm)
Xác định đúng, sai cho những nhận định sau, tại sao?
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được sử dụng đất tại VN dưới hình thức giao đất có thu
tiền sử dụng đất.
2. UBND không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên
theo hợp đồng giao dịch quyền sử dụng đất.
3. Mọi trường hợp sử dụng đất có thời hạn đều bị nhà nước thu hồi đất khi thời hạn sử dụng đất hết mà
không được gia hạn.
4. Người đang sử dụng đất mà có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có quyền cho thuê và cho
thuê lại quyền sử dụng đất đó.
5. Người đang sử dụng mà có quyền cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất thì có quyền chuyển
nhượng quyền sử dụng đất đó.

Câu 3 (2 điểm)
Hộ gia đình ông A đang sử dụng 600m2 đất nông nghiệp và nay muốn chuyển sang sử dụng với mục đích
làm nhà ở.
Anh chị hãy cho biết:
1. Điều kiện và thủ tục chuyển mục đích sử dụng 600m2 đất nói trên.
2. Nghĩa vụ tài chính mà hộ gia đình ông A phải thực hiện khi chuyển mục đích sử dụng.

Ý kiến của em về câu 3 Luật Đất Đai như sau:

1. Chủ thể là tổ chức kinh tế trong nước:

Theo khoản 2 điều 34 LDD hình thức sử dụng đất đối với trường hợp này là Giao đất có thu tiền sử dụng
đật
2. Chủ thể là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài:

Theo điểm a khoản 2 điều 35 LDD hình thức sử dụng đất đối với trường hợp này là thuê đất trả tiền 1 lân.

3. Chủ thể là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài: 2 hình thức

- Theo điểm a khoản 2 điều 35 LDD hình thức sử dụng đất đối với trường hợp này là thuê đất trả tiền 1
lân.

- Theo điểm a khoản 4 điều 84 LDD hình thức sử dụng đất đối với trường hợp này là Giao đất có thu tiền
sử dụng đật.

You might also like