You are on page 1of 29

Những vấn đề cơ bản về TTQT.

Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam


_______________________________________________________________________
_
Nhóm 5: Trình bày những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế. Phân
tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam

I/ TỔNG QUAN VỀ CÁC GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN
THANH TOÁN QUỐC TẾ

- Khái niệm TTQT

Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế
thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ
trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau.

- Đặc điểm của TTQT

o TTQT diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch thương
mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng thế giới.
TTQT khác với thanh toán trong nước là ở đây nó liên quan đến việc
trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác.

o Tiền tệ trong TTQT thường không phải là tiền mặt mà nó tồn tại
dưới hình thức các phương tiện thanh toán như thư chuyển tiền, điện
chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu v à séc ghi bằng ngoại tệ. Do vậy,
TTQT được hình thành và phát triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại
thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế.

o TTQT được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán
thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của
các quốc gia, bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và
chính sách ngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán.

- Vai trò của TTQT trong nền kinh tế


____________________________________________________________________ 1
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
Trong các mối quan hệ thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung
gian tiến hành thanh toán. Nó giúp cho quá trình thanh toán được tiến hành an
toàn, nhanh chóng và thuận lợi, đồng thời giảm thiểu chi phí cho khách hàng. Với
sự uỷ thác của khách hàng, ngân hàng không chỉ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng
trong các giao dịch thanh toán mà còn tư vấn cho họ nhằm tạo nên sự tin tưởng,
hạn chế rủi ro trong quan hệ thanh toán với các đối tác nước ngoài. Thanh toán
quốc tế không chỉ làm tăng thu nhập của ngân hàng, mở rộng vốn, đa dạng các
dịch vụ mà còn nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế.

Trong quá trình lưu thông hàng hoá, thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng,
do vậy nếu thanh toán thực hiện nhanh chóng và liên tục sẽ có tác dụng thúc đẩy
tốc độ thanh toán và giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh.

Thông qua thanh toán quốc tế còn tạo nên các mối quan hệ tin cậy giữa
doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi để các doanh
nghiệp được các ngân hàng tài trợ vốn trong trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn,
hỗ trợ về mặt kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn cho doanh
nghiệp, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thanh toán với các
đối tác.

Thanh toán quốc tế còn có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu gia tăng qui mô hoạt động, tăng khối lượng hàng hoá giao
dịch và mở rộng quan hệ giao dịch với các nước.

Về phương diện quản lý của Nhà nước, thanh toán quốc tế giúp tập trung và
quản lý nguồn ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ một cách hiệu quả, tạo điều
kiện thực hiện tốt cơ chế quản lý ngoại hối của nhà nước, quản lý hiệu quả các
hoạt động xuất nhập khẩu theo chính sách ngoại thương đã đề ra.

- Các chủ thể tham gia thanh toán quốc tế

____________________________________________________________________ 2
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
o Các ngân hàng thương mại.

o Cơ quan ủy thác của Chính phủ các nước.

o Các chủ thể khác: bao gồm các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu, du lịch, vận tải, giao nhận, bảo hiểm đầu
tư… với tư cách là người ủy thác cho Ngân hàng thu hộ các khoản
phải thu và ra lệnh cho ngân hàng chi các khoản phải chi cho nước
ngoài.

- Các chuẩn mực và thông lệ áp dụng trong thanh toán quốc tế

o Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) : do
Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và ban hành. Đây là văn
kiện tập hợp toàn bộ những quy tắc và định nghĩa quốc tế thống nhất
về tín dụng chứng từ, được hơn 165 quốc gia công nhận.

o Quy tắc thực hành thống nhất về nhờ thu (URC) : cũng là một văn
bản do ICC soạn thảo và ban hành nhằm thống nhất trên phạm vi
quốc tế về phương thức thanh toán nhờ thu.

o Các nguồn luật điều chỉnh hối phiếu

 Công ước Geneve 1930 – Luật thống nhất về hối phiếu


(ULB)

 Luật hối phiếu của Anh 1882 (BEA) và luật thương mại
thống nhất của Mỹ 1962 (UCC)

 Công ước của LHQ 1980 về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế
(UN convention 1980)

Việt Nam thường sử dụng ULB 1930

____________________________________________________________________ 3
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
o Các nguồn luật điều chỉnh séc

 Những quy định có liên quan tới việc lưu thông séc trong
công ước Geneve (Geneve convention for Check 1931)

 Hệ thống luật về séc của Anh – Mỹ.

o Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo tín dụng chứng từ
(URR 525) : do Ủy ban ngân hàng của ICC soạn thảo và ban hành
năm 1995 nhằm tạo sự thống nhất trong vấn đề hoàn trả giữa các
ngân hàng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

o Điều kiện thương mại quốc tế INCOTERMS: là một bộ các quy tắc
thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế
giới. Incoterms quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá,
trách nhiệm của các bên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách
các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách
nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận
chuyển,... thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá.

Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất của Incoterm, được Phòng
thương mại Quốc tế (ICC) ở Paris, Pháp và có hiệu lực kể từ ngày 1
tháng 1 năm 2011.

o Một số văn bản pháp luật tại Việt Nam:

 Pháp lệnh ngoại hốicủa Ủy ban thường vụ quốc hội Số


28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005.

 Nghị định 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về pháp lệnh


ngoại hối.

____________________________________________________________________ 4
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_

II/ GIỚI THIỆU VỀ INCOTERMS 2010

Phần I – Giới thiệu về INCOTERMS:

INCOTERMS là gì?

Incoterms là chữ viết tắt của: International Commercial Terms

Là một loạt các điều khoản thương mại được quốc tế công nhận được
Phòng Thương mại Quốc tế xuất bản, và được sử dụng rộng rãi trong các hợp
đồng mua bán quốc tế. Những điều khoản này cũng được sử dụng ngày càng nhiều
trong thương mại nội địa.

1- Mục đích thực hành các điều kiện INCOTERMS:

Incoterms làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình
chuyển hàng từ người bán đến người mua.

Bộ qui tắc này qui định ai có những trách nhiệm gì, ai thanh toán khoản gì,
khi nào thì rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua, khi
nào thì giao hàng, cũng như những vấn đề như bảo hiểm, làm thủ tục thông quan
xuất nhập khẩu, và việc phân bổ các chi phí liên quan đến việc giao hàng.

2- Phạm vi sử dụng của Incoterms: Chủ yếu qui định trách nhiệm của các
bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa hữu hình của xuất nhập khẩu.

3- Tại sao bộ INCOTERMS® 2010 lại được gọi là “các qui tắc”?

Là để thừa nhận bản chất hợp đồng của những điều khoản đó, và cũng là để
phù hợp với chính sách chung của ICC - gọi các ấn phẩm của mình là “các qui
tắc” (UCP 600, URDG 758, v.v.).

____________________________________________________________________ 5
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_

4 - Bộ qui tắc INCOTERMS không bao gồm nội dung gì?

Không có qui định về quyền sở hữu đối với hàng hóa, không qui định chi
tiết về các nghĩa vụ thanh toán (thời hạn, phương thức, điều khoản đảm bảo thanh
toán, chứng từ thanh toán), không qui định chi tiết về yêu cầu liên quan đến tàu,
các trường hợp bất khả kháng, kết thúc hợp đồng, mất khả năng thanh toán. Nói
tóm lại, INCOTERMS không cấu thành một hợp đồng mua bán đầy đủ mà chỉ là
các qui tắc tiện lợi, được quốc tế công nhận về việc mua bán hàng hóa. Những qui
tắc này phát huy tác dụng tốt như một hợp đồng sơ lược cần phải được cụ thể hóa
và điều chỉnh với những điều khoản và điều kiện thêm nữa.

Phần II - INCOTERMS 2010 Giới thiệu về những thay đổi so với


INCOTERMS 2000

1- Bộ qui tắc INCOTERMS® 2010 có những thay đổi nào mà bạn cần lưu ý?

1. Bỏ 4 điều khoản (DAF, DES, DEQ và DDU) và đưa vào 2 điều khoản mới
(DAP - Delivered at Place và DAT - Delivered at Terminal).

2. Chính thức tạo ra hai loại INCOTERMS

(1) Các qui tắc áp dụng cho bất cứ phương thức vận tải nào và;

(2) Các qui tắc áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa
(INCOTERMS 2000 có 4 loại).

3. Chính thức thừa nhận rằng những qui tắc này có thể sử dụng cả trong thương
mại quốc tế và thương mại nội địa (nếu phù hợp). Điều khoản EXW được nói rõ là
chỉ phù hợp cho thương mại nội địa.

4. Nêu rõ tham chiếu đến việc sử dụng "các phương tiện ghi chép điện tử có giá trị
tương đương ", nếu như các bên đồng ý như vậy, hoặc đó là tập quán thương mại.

____________________________________________________________________ 6
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
5. Sửa đổi điều khoản bảo hiểm để phản ánh những thay đổi đối với Các điều
khoản bảo hiểm chuẩn (Institute Cargo Clauses (theo những thay đổi gần đây đối
với các điều khoản bảo hiểm LMA/IUA2 vào năm 2009).

6. Phân bổ các nghĩa vụ tương ứng của các bên trong việc cung cấp hoặc hỗ trợ để
lấy được các chứng từ và thông tin cần thiết nhằm thông quan liên quan đến an
ninh.

7. Trách nhiệm đối với các khoản phí xếp hàng tại ga/trạm được phân bổ rõ ràng.

8. Bao gồm nghhĩa vụ "mua" hàng hóa để phản ánh những thông lệ hiện nay trong
mua bán hàng theo dây chuyền (mua bán hàng đã được xếp lên tàu có nghĩa là
hàng đã ở trên boong tàu).

2- Incoterms 2010, những thay đổi so với Incoterms 2000 như sau:

STT NỘI DUNG INCOTERMS 2000 INCOTERMS 2010


VỀ SỰ KHÁC
NHAU
1 Phân loại Gồm 13 điều kiện giao hàng mẫu, chia Gồm 11 điều kiện được chia
thành 4 nhóm: C, D, E, F. thành 2 nhóm:

Trong đó, nhóm E gồm 1 điều kiện - Giao hàng bằng bất kì
(EXW), nhóm F gồm 3 điều kiện phương thức vận tải nào (vận
(FCA, FAS, FOB), nhóm C gồm 4 tải biển, đường bộ, hàng
điều kiện (CFR, CIF, CPT, CIP) và không, đường sắt, đa phương
nhóm D gồm 5 điều kiện (DAF, DES, thức): EXW, FCA, CPT, CIP,
DEQ, DDU, DDP) DAP, DAT và DDP

(7 điều kiện); và

____________________________________________________________________ 7
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
- Giao hàng bằng vận tải
đường biển/đường thủy nội
địa: FAS, FOB, CFR và CIF

(4 điều kiện).
Các điều khoản nhóm D: gồm 5 điều
+ Delivered At Place (DAP)
1. DAF (Giao tại biên giới, địa điểm được sử dụng thay cho DAF,
qui định) DES và DDU; và
2. DES (Giao tại tàu, tại cảng đích qui + Delivered At Terminal
định) (DAT) thay thế cho DEQ.
3. DEQ (Giao tại cầu cảng, tại cảng Incoterm 2010:
Sửa đổi các đích qui định)
Điều khoản mới DAT của
điều khoản 4. DDU (Giao hàng chưa nộp thuế, tại
2 Incoterm 2010 (Delivered at
trong nơi đích qui định) Terminal) đã giải quyết được
Incoterms
5. DDP (Giao hàng đã nộp thuế, tại vấn đề này và bao gồm tất cả
nơi đích qui định) các trường hợp trước đó được
qui định bởi điều khoản DEQ.
Incoterms 2000 không có giải pháp
“Trạm xác định” trong điều
thỏa đáng cho các điều khoản “D” đối
khoản DAT có thể là cầu cảng
với trường hợp hàng hóa được giao mà
tại cảng dỡ hoặc trạm
chưa dỡ xuống khỏi phương tiện vận
container tại cảng dỡ.
tải đến tại trạm/ga.
3 Các qui tắc Bộ qui tắc INCOTERMS 2000 không Bộ qui tắc INCOTERMS mới
được điều nêu rõ là có thể sử dụng “cả cho được nêu rõ là có thể sử dụng
chỉnh thương mại quốc tế và thương mại nội “cả cho thương mại quốc tế và
địa". thương mại nội địa". Điều này

____________________________________________________________________ 8
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
là nhờ những câu trong các
qui tắc rằng nghĩa vụ thực
hiện các thủ tục hải quan xuất
nhập khẩu chỉ tồn tại trong
trường hợp có liên quan đến
xuất nhập khẩu.
Các nghĩa vụ của người bán
và người mua trong việc cung
cấp các chứng từ hợp đồng
giờ đây có thể được thực hiện
bằng "bản điện tử nếu các bên
INCOTERMS 2000 yêu cầu người đồng ý hoặc đó là tập quán”,
bán và người mua phải thống nhất rõ phản ánh sự thừa nhận của
ràng là sẽ giao tiếp với nhau bằng ICC về tầm quan trọng ngày
Các ghi chép
đường điện tử để trao đổi dữ liệu điện càng tăng và tính chắc chắn
4 điện tử
tử tương đương và chấp nhận chúng về hợp đồng (nhờ tốc độ
như bằng chứng về chứng từ giao chuyển thông tin nhanh
hàng/vận tải. chóng) mà giao tiếp bằng điện
tử mang lại. Điều này cũng
đảm bảo sự phù hợp của
INCOTERMS 2010 trong
tương lai khi các giao tiếp/thủ
tục điện tử ngày càng phát
triển.
5 Các điều Các qui tắc Incoterms 2010 qui định Các qui tắc Incoterms 2010
khoản bảo về nghĩa vụ cung cấp thông tin, là qui định về nghĩa vụ cung cấp

____________________________________________________________________ 9
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
thông tin trong các Điều
A3/B3, là những điều nói về
kí kết hợp đồng vận tải và bảo
hiểm hàng hóa những điều nói về kí kết hợp đồng vận
hiểm. Ngôn ngữ trong các
chuẩn tải và bảo hiểm được qui định chung
điều A3/B3 liên quan đến bảo
trong phần A10/B10.
hiểm cũng đã được sửa đổi để
làm rõ nghĩa vụ của các bên
về vấn đề này.
Trong các qui tắc A2/B2 và
A10/B10 của mỗi điều khoản
Incoterms 2010, nghĩa vụ của
Các phiên bản INCOTERMS 2000
Về vấn đề an người bán và người mua về
6 trước đây không yêu cầu chi tiết về
ninh thông tin cần cung cấp cho
mức độ hợp tác như vậy.
bên kia hay sự hỗ trợ để lấy
được thông tin đó cũng
được nêu rõ.
7 Các khoản phí Trong trường hợp người bán phải thuê INCOTERMS® 2010 đã cố
bốc xếp tại và thanh toán cho việc vận chuyển gắng khắc phục tình trạng này
ga/trạm hàng hóa đến một điểm đích nhất định bằng cách làm rõ ai sẽ chịu
(CIP, CPT, CFR, CIF, DAT, DAP và trách nhiệm thanh toán các chi
DDP), có thể các chi phí bốc xếp hàng phí ở ga/trạm. Tuy nhiên, vẫn
hóa đã được chuyển sang cho người phải chờ thêm một thời gian
mua thông qua giá cả của hàng hóa. nữa để xem liệu qui định của
Tuy nhiên, từ trước đến nay, trong một Incoterms có chấm dứt được
số trường hợp, người mua vẫn có thể tình trạng người mua phải
phải thanh toán khoản này cho nhà ga chịu phí hai lần như trước nữa

____________________________________________________________________ 10
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
(tức là chịu phí hai lần). hay không.

Trong các hợp đồng mua bán “hàng


Bộ INCOTERMS mới làm rõ
nguyên liệu” (khác với hàng chế tạo),
điều này bằng cách cho thêm
thường có trường hợp hàng hóa được
cụm từ “nghĩa vụ mua hàng
bán tiếp một vài lần trong quá trình
hóa đã được gửi đi” như một
vận chuyển (tức là bán dây chuyền,
nghĩa vụ thay thế cho nghĩa
Bán hàng dây hay bán hàng trong quá trình vận
vụ gửi hàng. Điều này phù
8 chuyền chuyển). Trong những trường hợp như
hợp với các trường hợp FAS,
vậy, người bán ở giữa dây chuyền
FOB, CFR và CIF vì về
không phải là người gửi hàng đi, bởi
nguyên tắc nó chỉ có thể
vì hàng đã được gửi đi bởi người bán
được thực hiện khi sử dụng
ở đầu dây chuyền. Do đó, nghĩa vụ của
vận đơn hay một chứng từ sở
người bán ở giữa dây chuyền là mua
hữu có tính chất tương đương.
hàng hóa mà đã được gửi đi.

9 Lưu ý hướng Trong ấn phẩm Incoterms® 2000, Trong ấn phẩm Incoterms®


dẫn không thấy có phần: Lưu ý hướng dẫn 2010, bạn sẽ thấy có một phần
trước mỗi điều khoản Lưu ý hướng dẫn trước mỗi
điều khoản. Phần lưu ý này
giải thích những nội dung căn
bản của mỗi điều khoản. Các
lưu ý hướng dẫn không phải
là một phần của các qui tắc
trong Incoterms 2010, mà chỉ
nhằm mục đích giúp cho
người sử dụng hiểu rõ hơn về

____________________________________________________________________ 11
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
các qui tắc này.
Các điều khoản FOB, CFR và
CIF của Incoterms đều bỏ
Điểm chuyển phần nói đến lan can tàu như
giao rủi ro từ là điểm giao hàng, thay vào
người bán sang đó incoterms 2010 nói đến
người mua Các điều khoản FOB, CFR và CIF của hàng được giao “lên boong”
10 trong các Incoterms đều nói đến lan can tàu như tàu. Điều này phản ánh chính
trường hợp là điểm giao hàng. xác hơn thực tế thương mại
FOB, CFR và hiện đại và tránh hình ảnh lỗi
CIF thời của việc tưởng tượng rủi
ro đang “treo lơ lửng và đung
đưa” qua lại một đường tưởng
tượng (là lan can tàu).
11 Sử dụng cụm Đã được đóng gói: từ này được sử Trong các qui tắc Incoterms
từ “đóng gói” dụng cho các mục đích khác nhau: 2010, đóng gói có cả hai

- Đóng gói hàng hóa theo yêu cầu nghĩa thứ nhất và thứ hai nêu
trong hợp đồng mua bán. trên là:

- Đóng gói hàng hóa sao cho phù hợp - Đóng gói hàng hóa theo yêu
với việc vận chuyển. cầu trong hợp đồng mua bán.

- Việc xếp hàng đã đóng gói trong - Đóng gói hàng hóa sao cho
container hay các phương tiện vận tải phù hợp với việc vận chuyển.
khác. Các qui tắc Incoterms 2010
không nói đến nghĩa vụ của
các bên trong việc xếp hàng
vào container và do đó các
____________________________________________________________________ 12
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
bên liên quan phải thống nhất
cụ thể về vấn đề này trong
hợp đồng mua bán. Incoterms
2000 không có qui định rõ
ràng về vấn đề này.

3- Tại sao các qui tắc này lại được sửa đổi vào năm 2010?

Để phản ánh sự mở rộng của các khu vực mậu dịch tự do, việc sử dụng các
phương tiện giao tiếp điện từ, các quan ngaiị về an ninh sau sự kiện 11 tháng 9, và
những biến đổi gần đây trong vận tải và thương mại quốc tế kể từ lần sửa đổi năm
2000.

Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) thường rà soát bộ INCOTERMS để đảm


bảo rằng những qui tắc trong đó phản ánh và đáp ứng được những thông lệ và xu
hướng thương mại hiện hành. INCOTERMS® 2010 là lần sửa đổi thứ tám đối với
INCOTERMS kể từ khi bộ qui tắc này ra đời vào năm 1936.

4- Khi nào thì bộ qui tắc này được sửa đổi? Các qui tắc mới sẽ bắt đầu có
hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Thế còn những hợp đồng đã kí kết trước ngày
1/1/2011 thì sao?

Đối với những hợp đồng đã kí kết, bộ qui tắc INCOTERMS 2000 vẫn tiếp
tục được áp dụng (nếu được đưa vào trong hợp đồng) ngay cả khi việc thực hiện
hợp đồng diễn ra vào năm 2011 hoặc thậm chí sau đó.

Sau ngày 1/1/2011, các hợp đồng mới được kí kết, nếu có dẫn chiếu đến
"INCOTERMS", thì có thể được hiểu là INCOTERMS 2010, nhưng việc áp dụng
phiên bản 2000 hay 2010 còn phụ thuộc vào các hoàn cảnh của hợp đồng mua bán.
Bất kì sự không chắc chắn và tranh chấp có thể xảy ra nào đều phải được loại trừ

____________________________________________________________________ 13
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
bằng cách đưa các điều khoản INCOTERMS 2010 một cách rõ ràng vào trong hợp
đồng mua bán!

Có thể vẫn sử dụng INCOTERMS 2000 sau ngày 1/1/2011 không?

Chắc chắn là có. Incoterms (dù là phiên bản 2010 hay 2000) đều chỉ là các
qui tắc áp dụng trong hợp đồng, cho nên tùy thuộc vào các bên tham gia hợp đồng
(người bán và người mua) sẽ quyết định sử dụng chúng như thế nào và đưa chúng
một cách rõ ràng vào trong hợp đồng mua bán. Hai bên có thể chọn áp dụng bất kì
phiên bản nào họ muốn!

Tuy nhiên khuyến nghị là các bên nên bắt đầu sử dụng bộ qui tắc mới
Incoterms 2010 càng sớm càng tốt, vì những qui tắc này phản ánh các qui tắc hiện
đại, cập nhật, phản ánh những tiến bộ mới nhất trong thương mại quốc tế. Những
lần sửa đổi trước đã lỗi thời và thiếu sự chính xác so với bộ qui tắc mới Incoterms
2010.

5- Tại sao lại phải quan tâm đến INCOTERMS 2010?

Bởi vì, chúng ta cần phải:

- Kiểm tra các mẫu hợp đồng chuẩn của mình;

- Cân nhắc đến những thay đổi trong phiên bản INCOTERMS 2010;

- Thực hiện những thay đổi tương ứng (ví dụ như đổi điều khoản DES hay
DDU trong INCOTERMS 2000 thành DAP INCOTERMS 2010) trong các
mẫu hợp đồng chuẩn của bạn đối với các hợp đồng mới; và công bố những
thay đổi này cho đối tác biết, cũng như cho những nhân viên kinh doanh và
nhân viên thực hiện hợp đồng của bạn biết; bắt đầu sử dụng INCOTERMS
2010 như chuẩn mực trong các hợp đồng mua bán mới của bạn.

6- Vấn đề thực trạng sử dụng INCOTERMS ở Việt Nam hiện nay:

____________________________________________________________________ 14
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
Hiện nay khoảng trên 80% các thương vụ, doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn
giá FOB khi xuất khẩu và giá CIF hoặc CFR khi nhập khẩu.

Nguyên nhân là do:

Thứ nhất là các doanh nghiệp Việt Nam hiểu không đúng về các qui định
của Incoterms và cho rằng khi xuất khẩu dùng giá FOB sẽ mau chuyển rủi ro sang
cho người mua, nhập khẩu theo giá CIF hoặc CFR sẽ an toàn hơn vì người bán sẽ
chịu rủi ro đến tận cảng nhập khẩu. Trên thực tế, chúng ta thấy đối với cả 3 điều
kiện FOB, CIF hay CFR, địa điểm chuyển rủi ro đều là ở nước người xếp hàng.

Thứ hai là do am hiểu về nghiệp vụ thu ê phương tiện vận tải và mua bảo
hiểm của các doanh nghiệp Việt Nam còn kém, trình độ sinh ngữ cũng yếu làm
ảnh hưởng đến việc lựa chọn điều kiện giao hàng của các doanh nghiệp này.

Thứ ba là do việc mua bán của các doanh nghiệp Việt Nam th ường thực
hiện qua trung gian nước ngoài.

Thứ tư là do thế và lực trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
còn yếu như thiếu vốn, hàng hoá xuất khẩu chất lượng chưa cao v.v.

Với việc lựa chọn các điều kiện thương mại như vậy sẽ có nhiều bất lợi cả
ở tầm vĩ mô và vi mô. Đối với nhà nước sẽ thất thu ngoại tệ do xuất khẩu giá thấp
mà nhập khẩu giá cao, không tạo điều kiện gia tăng doanh số dịch vụ cho các hãng
tàu và hãng bảo hiểm của Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp, việc lựa chọn n ày
làm giảm khả năng tự cân đối ngoại tệ do nhập khẩu chịu chi phí nhiều, xuất khẩu
thu giá thấp, doanh nghiệp bị động với phương tiện vận tải, gặp khó khăn trong
việc khiếu nại đòi bồi thường nếu xảy ra tranh chấp với các h ãng tàu và bảo hiểm
nước ngoài.

Do vậy, để cải thiện tình hình bất lợi này, các doanh nghiệp Việt Nam phải
nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như trình độ sinh
____________________________________________________________________ 15
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
ngữ, hiểu đúng về các điều kiện giao hàng qui định trong Incoterms, nâng cao thế
và lực trong kinh doanh để giành được quyền chủ động trng lựa chọn điều kiện
thương mại có lợi cho m ình. Khi đó các doanh nghiệp nên chọn điều kiện nhóm C
khi xuất khẩu và ngược lại các điều kiện nhóm F khi nhập khẩu, như vậy sẽ bán
được với giá cao và mua với giá thấp hơn, đồng thời tạo điều kiện để gia tăng hoạt
động cho các háng tàu và hãng bảo hiểm của Việt Nam.

III/ GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN LC

1. Khái niệm

Tín dụng chứng từ là một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của NHPH
về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp. Theo UCP 500, đó là thoả thuận theo đó
NH hoạt động theo yêu cầu và chỉ thị của KH hoặc đại diện cho chính bản thân
mình thanh toán cho hoặc theo lệnh của người thứ 3

+UQ cho NH khác thanh toán, chập nhận thanh toán hôi phiếu

+Cho phép NH khác chiết khấu chứng từ quy định trong thư tín dụng

Theo điều 2 UCP 600, đó là sự thoả thuận thể hiện một cam kết chắc chắn và
không huỷ ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.

2. Đặc điểm của LC

- Ngân hàng và các bên liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không
trên cơ sở hàng hóa dịch vụ.

- LC phải chỉ rõ là hủy ngang hay không hủy ngang, nếu không chỉ ra sẽ
được coi là không hủy ngang.

____________________________________________________________________ 16
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
- Chứng từ được coi là không phù hợp nếu mâu thuẫn với những điều khoản
quy định của LC hoặc các chứng từ mâu thuẫn với nhau.

- Ngân hàng phát hành có 1 khoảng thời gian hợp lý không quá 7 ngày sau
khi nhận được bộ chứng từ phù hợp.

- Ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không có trong
quy định trong LC.

- Ngân hàng không chịu trách nhiệm do sự chậm trễ của truyền tin, lỗi chính
tả trong quá trình chuyển giao hoặc truyền tin.

3. Chức năng của LC

- Chức năng thanh toán

- Chức năng thanh toán

- Chức năng đảm bảo thanh toán

4. Các văn bản điều chỉnh LC

- Công ước quốc tế và luật quốc tế

- Luật quốc gia: Luật trọng tài 2003 và luật thương mại 2005

- Thông lệ và tập quán quốc tế

5. Nội dung của LC

* Các thành viên tham gia

- Người xin mở thư tín dụng

- Người thụ hưởng thư tín dụng

- Ngân hàng mở thư tín dụng

- Ngân hàng xác nhận

____________________________________________________________________ 17
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
- Ngân hàng chiết khấu

- Ngân hàng trả tiền

- Ngân hàng thông báo mở thư tín dụng

* Mở và thông báo LC

1. Bên NK đến NH yêu cầu NH mở LC

2. NH bên NK kiểm tra và mở thư TD

3. Chuyển LC sang bên NH bên XK

4. Thông báo về LC cho bên XK

* Thanh toán LC

1. Bên XK nộp giấy tờ cần thiết vào NH bên XK nhờ thu hộ tiền.

2. Kiểm tra lại , thu phí chuyển chứng từ

3. Chuyển bộ chứng từ sang NH bên NK

4. Gửi lại hối phiêu cho bên NK

5. Nếu bên NK chấp nhận thanh toán thì thông báo lại cho NH và kí vào hối
phiếu

6. NH bên NK lập lệnh TT ,thu phí chuyển tiền.

7. Báo nợ cho bên NK, chuyển bộ chứng từ cho bên NK nhận hàng.

8. Chuyển lệnh TT sang NH bên XK

9. NH bên XK hạch toán và báo có cho bên XK

* Bộ chứng từ kèm theo LC

- Những chứng từ cơ bản: Giấy Chứng Nhận, chứng từ bảo hiểm, chứng từ vận
tải, hóa đơn thương mại.
____________________________________________________________________ 18
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
- Những chứng từ phụ thuộc vào tính chất hàng hóa: hối phiếu, phiếu đóng gói/
Phân loại, giấy chứng nhận, giấy kiểm định, giấy kiểm dịch

- Những chứng từ theo yêu cầu của nhà nhập khẩu: Giấy chứng nhận xuất xứ,
giấy chứng nhận hợp pháp hóa, giấy phép xuất khẩu

- Những chứng từ theo yêu cầu của nhà xuất khẩu: Biên lai bảo đảm

+ Chứng từ bảo hiểm: Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo
hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm (BH) và được dùng để điều tiết
quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ
này, TCBH nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai
bên đã thỏa thuận trong HĐBH, còn người được BH phải nộp cho người BH
một số tiền nhất định là phí BH. Chứng từ BH thường được dùng là đơn BH và
giấy chứng nhận BH.

+ Hối phiếu: là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện dưới dạng văn bản do một
người ký phát (gọi là người ký phát hối phiếu: drawer) cho một người khác
(gọi là người thụ tạo: drawee) yêu cầu người này ngay khi nhìn thấy hối phiếu
hoặc vào một ngày cụ thể nhất định hoặc vào một ngày có thể xác định trong
tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người đó hoặc theo lệnh của người
này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu (gọi chung là người được
trả tiền: payee).

+ Phiếu đóng gói: Mô tả hàng hoá, số lượng, trọng lượng hàng trên một đơn vị
bao gói có phù hợp với quy định của L/C hay không? Ðiều kiện đóng gói có
được nêu chính xác hay không. Các thông tin khác không được mâu thuẫn với
nội dung của L/C và các chứng từ khác.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ: ưu đãi thuế quan, áp dụng thuế chống phá giá và
trợ giá, thống kê thương mại và duy trì hạn ngạch, việc xúc tiến thương mại

____________________________________________________________________ 19
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
+ Các chứng từ khác: Giấy chứng nhận kiểm nghiệm, giấy chứng nhận kiểm
dịch/ giấy chứng nhận hun trùng… phải được lập hoặc có xác nhận ngày tiến
hành kiểm nghiệm/ kiểm dịch là trước ngày giao hàng.

Hóa đơn bưu điện gửi chứng từ: Ngày nhận chứng từ phải nằm trong thời
hạn của LC kèm theo xác nhận của người nhận chuyển bộ chứng từ.

Giấy chứng nhận số lượng và chất lượng phải được lập theo quy định của
LC

Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng Thương mại và công nghiệp hoặc
người sản xuất hoặc người thụ hưởng lập theo quy định của LC

Các điện, fax thông báo giao hàng: thời hạn thông báo phải phù hợp với
quy định của LC

6. Phân loại LC

- Theo loại hình:

+ L/C không hủy ngang ( Irrevorcable L/C): NH mở LC chịu trách nhiệm thanh
toán cho tổ chức XK trong thời gian hiêu lực của LC và không có quyền đơn
phương tự ý sửa đổi hay hủy bỏ LC đó. Các trường hợp NH không chấp nhận huỷ
L/C.

+ L/C hủy ngang( Revocable L/C): Là loại L/C mà người mở (NNK) có quyền đề
nghị NHPH sửa đổi, bổ sung or hủy bỏ bất cứ lúc nào mà o cần có sự chấp thuận
or thông báo trước của người thụ hưởng(NXK). Các trường hợp được sử dụng L/C
hủy ngang.

- Theo thời điểm thanh toán:

____________________________________________________________________ 20
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
+ LC trả ngay( sight LC): NH mở LC cam kết trả tiền ngay cho người hưởng lợi
khi xuất trình được bộ chứng từ hợp lý. Trong LC có thể yêu cầu người hưởng lợi
ký phát hối phiếu trả ngay để đòi tiền.

+ LC hỗn hợp trả ngay và trả chậm: Đây là một loại LC trả chậm nhưng thực tế là
người hưởng lợi được thanh toán ngay.

+ LC trả chậm:Phương thức quy định ngày thanh toán diễn ra vào một ngày xác
định chậm hơn so với ngày xuất trình được bộ chứng từ được chuyển đến ngân
hàng phát hành. Có 2 loại là: có xác nhận và không có xác nhận.

- Phân loại LC theo hình thức sử dụng:

+ Thư tín dụng xác nhận (Confirming LC): là loại thư tín dụng không thể hủy
ngang được một ngân hàng khác xác nhận. Đó là một cam kết chắc chắn không
hủy ngang của 1 NHXN bổ sung vào sự cam kết của NHPH để thanh toán hoặc
chiết khấu bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Trường hợp sử dụng: nhà xuất khẩu
không tin vào khả năng thanh toán của NHPH, nhà xuất khẩu không chấp nhận
những rủi ro chính trị tồn tại hay tiềm ẩn ở nước NHPH. Ưu điểm: tính an toàn cao
và tránh được rủi ro ngoại hối cho nhà xuất khẩu.

+ Thư tín dụng có giá trị trực tiếp (Straight LC): là loại LC trong đó nghĩa vụ
thanh toán của NHPH LC chỉ giới hạn duy nhất với người thụ hưởng của LC.

+ Thư tín dụng chiết khấu (Negotiable LC): là loại LC mà bất kỳ ngân hàng nào
có thể mua lại bộ chứng từ hoàn hảo do người thụ hưởng xuất trình. Có 2 loại là:
LC chiết khấu tự do và LC chiết khấu hạn chế.

+ Thư tín dung tuần hoàn (Revolving LC): là LC không thể hủy ngang mà sau khi
sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như
cũ và nó lại được tiếp tục sử dụng tuần hoàn trong một thời gian nhất định cho đến
khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. Trường hợp sử dụng: đối với mặt hàng
____________________________________________________________________ 21
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
được mua bán thường xuyên, định kỳ, số lượng lớn, giao nhiều lần trong một
khoảng thời gian nhất định, các bên mua bán quen thuộc và tin cậy lẫn nhau. Lợi
thế của việc sử dụng LC tuần hoàn: Các bên mua bán chủ động được nguồn hàng,
bên mua không tốn chi phí lưu kho và bảo quản, không cần mở thêm các LC cho
cùng một đơn đặt, nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền ngay trong cùng 1 LC. Các
cách tuần hoàn: tự động, bán tự động, hạn chế.

+ Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal LC ): là loại LC chỉ có hiệu lực khi có 1 LC
đối ứng với nó đã được phát hành. LC này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi
hàng và gia công hàng xuất khẩu, cả 2 bên đều là người mua người bán của nhau.
NHPH LC đối ứng cam kết thanh toán chỉ sau khi nhận được đầy đủ tiền hàng
theo LC khác đối với LC do NHPH đó phát hành.

+ Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause LC): Là loại L/C trong đó có một
điều khoản ghi rõ điều khoản đặc biệt NHPH sẽ chuyển tiền hoặc uỷ quyền cho
NHCK để thực hiện ứng trước cho người hưởng một số tiền nhất định trước khi
giao hàng.Tín dụng điều khoản xanh tăng độ an toàn cho khoản tiền ứng trước.
Loại này được sử dụng rộng rãi trong thanh toán XNK đặc biệt là hàng hoá nông,
lâm sản. Song loại này có rủi ro là Số tiền ứng trước bị sử dụng ko đúng mục đích,
chứng từ NXK xuất trình có thể không phù hợp, nhà XK có thể không hoàn thành
được việc sản xuất hàng hóa hoặc hoàn lại tiền ứng trước cho ngân hàng. Khi áp
dụng NNK được hưởng giá thấp hơn và ổn đinh về nguồn hàng

+ Thư tín dụng dự phòng (Standby LC): Là loại L/C người NK đòi hỏi NHPV nhà
XK phát hành một L/C trong đó cam kết với người NK là sẽ hoàn trả lại số tiền đã
đặt cọc , tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà NK. Thực chất đây là một thư
bảo lãnh của ngân hàng.

+ Thư tín dụng chuyển nhượng (Trasferable LC): là loại LC mà người thụ hưởng
đầu tiên có thể yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển nhượng toàn bộ hay một
____________________________________________________________________ 22
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
phần giá trị LC gốc cho một hoặc nhiều người hưởng lợi thứ 2. Người thứ hai chịu
rủi ro lớn nhất do họ chỉ nhận được tiền khi người hưởng lợi thứ nhất nhận được,
chịu rủi ro không những người mua người bán mà cả người hưởng lợi thứ nhất và
người chuyển nhượng. Ưu điểm của loại này là giúp cho nhà xuất khẩu xuất khẩu
mà không cần đến vốn của mình.

+ Thư tín dụng giáp lưng (Back-to-back LC)

7. Ưu điểm

PT chuyển tiền trả trước PT L/C

-Không nhận được hàng -Đảm bảo sẽ nhận được


hoặc nhận hàng không đủ hàng phù hợp với các điều
Bên nhập khẩu
tiêu chuẩn. kiện trong hợp đồng.

- Bị chiếm dụng vốn -Có khả năng bảo toàn


vốn.

-Tận dụng được tín dụng


của ngân hàng.

PT nhờ thu trơn PT L/C

-Khắc phục được 1 nhược -Đảm bảo được trả tiền


Bên xuất khẩu
điểm của phương thức khi xuất trình bộ chứng từ
chuyển tiền trả sau nhưng phù hợp L/C.

____________________________________________________________________ 23
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
vẫn chưa đảm bảo là đươc
trả tiền.

- Khả năng bị chiếm dụng - Không bị chiếm dụng


vốn cao. vốn.

PT chuyển tiền trả sau PT L/C

Bên
-Có thể sẽ không nhận -Nhận được tiền khi xuất
xuất khẩu
được tiền hoặc nhận được trình bộ chứng từ phù hợp
tiền muộn. L/C.

PT nhờ thu kèm chứng từ PT L/C

Chưa khống chế được -Khống chế được việc


Bên
việc trả tiền mà chỉ không giao hàng và khống chế
xuất khẩu
chế đựơc bộ chứng từ được việc trả tiền
hàng hóa.

PT chuyển tiền và nhờ thu PT L/C

____________________________________________________________________ 24
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_

NH chỉ đóng vai trò trung -Thu phí liên quan đến
gian chuyển tiền hoặc thu L/C.
Ngân hàng
hộ để hưởng hoa hồng. -Các hoạt động khác của
NH phát triển

-Tăng mối liên hệ với các


NH khác.

8. Nhược điểm

Đối với người mua Đối với người bán Đối với ngân hàng

Ngân hàng chỉ giao dịch Chi phí cao Bị ràng buộc trách nhiệm
trên cơ sở chứng từ, Nếu không đáp ứng được với người mua và người
người mua buộc thanh các quy định của L/C thì bán với tư cách là thành
toán. Nếu người bán cố ý việc thanh toán có thể bị viên tham gia vào phương
lập chứng từ hàng hóa giả trì hoãn, có khi bị từ chối thức thanh toán
mạo, người mua chịu thanh toán
hoàn toàn thiệt hại

IV/ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ (TTQT) Ở


VIỆT NAM HIỆN NAY

 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động TTQT ngày
càng phổ biến.

____________________________________________________________________ 25
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
 Từ năm 2008 đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu đã khiến cho hoạt động thương mại quốc tế suy giảm nặng nề, kéo theo
sự suy giảm của hoạt động TTQT.

Số liệu về kim ngạch XNK ở VN và doanh số thanh toán XNK tại Vietcombank 6
tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008

Đơn vị:
Tỷ USD

Chỉ tiêu 6 tháng đầu 2009 So với cùng kỳ 2008


Kim ngạch XK 27,57 - 10%
Kim ngạch NK 30,64 - 31,6%
Doanh số TT XK 5,049 - 29%
Doanh số TT NK 4,802 - 26, 7%

 Với tình hình đó, các NH đã có nhiều chương trình, chính sách nhằm hỗ trợ
DN, thúc đẩy hoạt động TTQT:

- Cho vay ưu đãi tài trợ XNK

- Thực hiện ưu đãi về phí dịch vụ TTQT như phí mở L/C, thanh toán chứng
từ, chuyển tiền…miễn phí cho việc kết nối khách hàng qua việc đăng nhập
vào Internet banking, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách
hàng.

- Triển khai chương trình hiện đại hóa ngân hàng (IPCAS), tạo lợi thế cạnh
tranh tuyệt đối cho các NH trong lĩnh vực dịch vụ TTQT đòi hỏi công nghệ
cao, vận hành nhanh, chính xác đồng thời khai thác tối đa các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích trên nền tảng công nghệ hiện
đại để thu hút khách hàng trong và ngoài nước…

____________________________________________________________________ 26
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
- Các sản phẩm TTQT mà các NH ở VN đang áp dụng còn thiếu tính đa
dạng. Thanh toán điện tử còn chưa phổ biến.

- Các NH VN vẫn chưa đủ tầm để có thể sánh vai với các NH trên thế giới
trong việc được chọn để phát hành LC hay nhờ thu vì chưa có NHVN nào
được xếp hạng theo chuẩn quốc tế. Thường một số LC phát hành với giá trị
lớn thông qua các NH trong nước đều phải bị yêu cầu confirm bởi một NH
có uy tín trên thế giới.

- Mạng lưới NH VN ở nước ngoài hầu như không có hoặc có thì chưa đủ lực
và tầm để có thể giúp việc giao dịch với nước ngoài trở nên thuận tiện hơn.
Hầu hết các NH trong nước đều thông qua việc thiết lập quan hệ đại lý để
giao dịch.

 Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm giao dịch trên thị
trường quốc tế, thiếu kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế ở việc không
xem xét kỹ hợp đồng xuất nhập khẩu, chưa chú trọng đến các chi tiết có
tính nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế khi tiến hành thương thảo hợp đồng
với các đối tác nước ngoài

Cứ khoảng 10 doanh nghiệp giao dịch xuất nhập khẩu qua ngân hàng HSBC
thì 7 phải chỉnh sửa lại L/C (thư tín dụng)

 Khi phát sinh tranh chấp trong hoạt động thanh toán quốc tế, các DN vẫn
chưa có đủ trình độ và kinh nghiệm để giải quyết theo chiều hướng có lợi
cho doanh nghiệp.

V/ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TTQT TẠI VIỆT NAM

 Các chính sách hỗ trợ của Chính Phủ:

____________________________________________________________________ 27
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
- Cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề hỗ trợ đầu ra cho các doanh nghiệp xuất
khẩu.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng khung pháp lý quản lý hoạt động
thanh toán quốc tế

- Xây dựng chính sách thương mại quốc tế lâu dài và ổn định, đảm bảo đúng
theo lộ trình gia nhập WTO

 Chính sách của Ngân hàng Nhà nước

- Xây dựng chính sách quản lý ngoại tệ và tỷ giá ngoại hối một cách hợp lý,
ổn định

- Xây dựng một lộ trình, tìm kiếm khả năng đưa VND tham gia vào thanh
toán quốc tế

 Giải pháp của các Ngân hàng:

- Phát triển có chọn lọc hệ thống ngân hàng đại lý và không ngừng xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp với các ngân hàng đại lý

- Hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế

- Tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thanh toán quốc tế đủ tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế; đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế; tăng cường các
dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; nghiên cứu cụ thể về nhu cầu trong nước để
thiết kế những sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế phù hợp; nghiên cứu áp
dụng giải pháp thương mại điện tử vào thanh toán quốc tế.

- Đổi mới chính sách ký quỹ và phí dịch vụ, có chính sách hướng tới khách
hàng nhiều hơn nhưng cũng cần đảm bảo được hạn chế tối đa rủi ro

- Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ nhân viên.

____________________________________________________________________ 28
_
Nhóm 5 – CH 19S
Những vấn đề cơ bản về TTQT. Phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam
_______________________________________________________________________
_
- Đẩy mạnh hoạt động Marketting

- Chủ động nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu khách hàng.

____________________________________________________________________ 29
_
Nhóm 5 – CH 19S

You might also like