You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƯƠNG ĐÔNG

Khoa công nghệ sinh học và môi trường.

Đề tài: Đặc trưng nước thải và lựa chọn


công nghệ phù hợp xử lý nước thải sản xuất giấy
tái chế.

Gv hướng dẫn: Nguyễn Thị Sơn. Sv: Nguyễn Minh Hiếu


Mã sv : 509303036
Lớp : 509303

1
MỞ ĐẦU

Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp ,
nông nghiệp và dịch vụ, sự tiến bộ trong đời sống sinh hoạt hằng
ngày,con người cũng thải ra hàng trăm triệu tấn rác thải vào môi
trường, trong đó có nhiều chất thải có độc tính cao làm cho môi
trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vấn đề ô nhiễm môi trường đặc
biệt là môi trường nước đã, đang và sẽ là thách thức lớn của xã
hội loài người trong đó có Việt Nam.
Một trong những nguồn thải gây ô nhiễm lớn nhất là của nhà
máy sản xuất giấy và bột giấy. Công nghiệp giấy sử dụng một
lượng lớn tài nguyên nước ngọt (sản xuất một tấn giấy cần 200-
300m3 nước) đồng thời thải ra một lượng lớn chất thải vào nguồn
nước, đặc biệt là ở các nhà máy không có thu hồi hoá chất. Ở
nhiều nơi, nguồn nước bị ô nhiễm đã và đang làm cho nước sạch
ngày càng khan hiếm.
Một giải pháp được đặt ra để giảm thiểu lượng chất thải
trong công nghiệp giấy là sử dụng nguồn nguyên liệu giấy đã
được sử dụng làm nguồn nguyên liệu chính để sản xuất giấy.
Giải pháp này đã được áp dụng và phổ biến rộng rãi. Nguồn
nguyên liệu từ giấy tái chế có thể coi là vô tận vì có sản xuất là
có giấy thải.Mặt khác tái chế còn là một biện pháp hữu hiệu
giảm chi phí xử lý chất thải và do đó giảm giá thành sản phẩm.
Song một thực tế đáng nói ở đây là công nghệ sản xuất giấy tái
chế ở Việt Nam còn lạc hậu, quy mô nhỏ và phân tán. Hầu hết
các cơ sở sản xuất giấy đều là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp do
tư nhân quản lý, vốn đầu tư cho sản xuất không lớn, máy móc
thiết bị lạc hậu, diện tích nhà xưởng nhỏ hẹp, và thường xen kẽ
trong các khu dân cư nên việc đưa ra những công nghệ phù hợp
với điều kiện thực tế, có giá thành hợp lý mà các cơ sở có khả
năng thực hiện là một việc hết sức có ý nghĩa nhằm cải thiện lại
môi trường, trả lại mỹ quan của kênh rạch cho thành phố.

2
CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ.

Là chỉ số đo độ axit- kiềm của nước thải. Thang đo


pH pH từ )-14. Dung dịch trung hòa có pH = 7, khi chỉ
số pH càng cao hơn 7 thì dung dịch có tính kiềm
càng lớn, khi chỉ số pH càng nhỏ hơn 7 thì dung
dịch có tính axit càng nhiều.

DO (Dissolved Hàm lượng oxy hòa tan trong nước.


Oxygen) Đơn vị là mg/l hay ppm.

BOD Nhu cầu oxy sinh học, là chỉ tiêu nêu nên hàm lượng
(Biological các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải có khả năng
Oxygene phân hủy bởi vi sinh vật.
Demand) Đơn vị là mg/l hay ppm.

COD Nhu cầu oxy hóa học, là chỉ tiêu phản ánh tổng
(Chemical lượng hữu cơ có trong nước thải bị phân hủy bởi
Oxygene phản ứng xoy hóa bằng phương pháp hóa học.
Demand) Đơn vị là mg/l hay ppm.

SS (Suspended Hàm lượng cặn lơ lửng trong nước.


Solids) Đơn vị là mg/l hay ppm.

TDS (Total Tổng chất rắn hòa tan.


Dissolved Đơn vị là mg/l hay ppm.
Solids)
Chất rắn bay hơi.
VS (Volatile Đơn vị là mg/l hay ppm.
Solids)

3
1. Quy trình công nghệ sản xuất giấy.

Sơ đồ nguyên tắc sản xuất giấy.

Gia công Hệ thống máy


Khâu chế biến  nguyên liệu  tạo tờ giấy  Gia công
nguyên liệu sau chế biến giấy sau tạo
tờ
  

Nguyên liệu Nguyên liệu Phụ gia cho


giấy vụn và cho công đoạn công đoạn tạo tờ.
giấy đã qua tẩy mực.
sử dụng.

Sơ đồ quy trình công nghệ kèm dòng thải.

4
Giấy vụn các loại

Phân loại (tách tạp) Băng dán, tạp khác…

Nước, NaOH Ngâm kiềm

Nước, Javen Tẩy trắng

Phụ gia Nghiền

Nước Đánh tơi

Xeo

Lò hơi Sấy khô

Cuộn
Nước thải
Cắt

Bao gói

Sản phẩm

5
2. Các loại nước thải.

 Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất
đá, thuốc bảo vệ thực vật, vỏ cây,…
 Dòng thải của quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các
chất hữu cơ hòa tan, các hóa chất nấu và một phần xơ sơi.
Dòng thải có màu tối nên thường gọi là dịch đen. Dịch đen có
nồng độ chất khô khoảng 25 đến 35%, tỷ lệ giữa chất hữu cơ
và vô cơ là 70:30.
 Thành phần hữu cơ chủ yếu là trong dịch đen lignin hòa tan
vào dịch kiềm (30 đến 35% khối lượng chất khô), ngoài ra là
những sản phẩm phân hủy hydratcacbon, axit hữu cơ. Thành
phần hữu cơ bao gồm chất nấu, một phần nhỏ là NaOH,
Na2S, Na2SO4, Na2CO3, còn phần nhiều là kiềm
natrisunphat liên kết với các chất hữu cơ trong kiềm. Ở
những nhà máy lớn, dòng thải này được xử lý để thu hồi tái
sinh sử dụng lại kiềm bằng phương pháp cô đặc – đốt cháy
các chất hữu cơ – xút hóa. Đối với những nhà máy nhỏ
thường không có hệ thống thu hồi dịch đen, dòng thải này
được thải thẳng vào các dòng thải khác của nhà máy, gây tác
động xấu tới môi trường.
 Dòng thải từ công đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột
giấy bằng phương pháp hóa học và bán hóa chứa các hợp
chất hữu cơ, lignin hòa tan và hợp chất hợp thành của những
chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại, có khả năng tích tụ trong
cơ thể sống như các hợp chất clo hữu cơ, làm tăng AOX
trong nước thải. Dòng này có độ màu, giá trị BOD5 và COD
cao.
 Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa
chất xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lửng, và các chất phụ gia
như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh.
 Dòng thải từ các khâu rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn có
hàm lượng các chất lơ lửng và các hóa chất rơi vãi. Dòng này
không liên tục.

6
 Nước ngưng có quá trình cô đặc trogn hệ thống xử lý thu hồi
hóa chất từ dịch đen. Mức độ ô nhiễm của nước ngưng phụ
thuộc vào loại gỗ, công nghệ sản xuất.
 Nước thải trong quá trình sinh hoạt, làm việc.

3. Đặc trưng nước thải.

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả


1 pH 8–9
2 COD mg/l 400 – 500
3 BOD5 mg/l 120 – 210
4 Chất rắn lơ lửng SS mg/l 150 – 200

 pH cao do kiềm dư gây ra là tác nhân chính.


 Thông số cảm quan ( màu đen, mùi, bọt) chủ yếu là do dẫn
xuất lignin gây ra.
 COD & BOD do các chất hữu cơ hòa tan gây ra, các chất hữu
cơ ở đây là lignin và các dẫn xuất của lignin, các loại đường
phân tử cao và một lượng nhỏ các hợp chất có nguồn gốc
sinh học khác, trong trường hợp dùng clo để tẩy trắng có
thêm dẫn xuất hữu cơ có chứa clo khác.

4. Các phương pháp xử lý ô nhiễm.

7
a/ Xây dựng bể lắng : Đơn giản và hiệu quả nhất là xây dựng bể
lắng ngang định kỳ nạo vét tận thu lại lượng xơ sợi lắng ở dưới
bể. Lựa chọn thiết kế điển hình bể lắng ngang chiều dài l= 18m,
bề rộng b=3m, thời gian lưu nước thải t= 1h, số ngăn bể lắng N=
1, chiều cao của bể H= 3.5 m. Kết quả là có thể tận thu được 50-
60 % lượng bột giấy.

b/ Kết hợp bể lắng và lọc túi: Cho dòng nước thải chảy vào túi
lọc (bằng vải hay bao tải xác rắn) và đặt nằn ngang ở ngay bể vào
của các bể lắng. Xơ sợi và bột giấy mịn được giữ lại trong túi.
Khi một túi nào đó đã đầy xơ sợi thì đóng cửa nước thải vào ngăn
đó và thay bằng túi mới. Xơ sợi trong túi sau khi được tách nước
sẽ tận thu đem trộn với nguyên liệu đầu ở bể ngâm kiềm như vậy
sẽ giảm được tiêu hao nguyên liệu giấy vụn và giảm chất ô nhiễm
trong dòng thải giảm nhẹ khâu xử lý phía sau. Kết quả là 60-65%
lượng xơ sợi nhưng không thuận lợi trong khâu vận hành vì phải
thay thế túi lọc định kỳ và chọn loại giấy bọc phù hợp do bột giấy
có thể chứa kiềm và một số loại hóa chất tẩy…

c/ Kết hợp tuyển nổi và lắng: Đây là biện pháp tách xơ sợi trong
nước thải triệt để hơn. Ở đầu bể lắng được bố trí bộ phận phân
phối để cấp khí vào nước thải có kích thước bột mịn (khoảng
0.2mm) xơ sợi và bọt khí sẽ bám xung quanh các bọt khí và nổi
lên trên bề mặt. Trên bề mặt bể lắng có bố trí bánh xe gạt xơ bột
vào máng thu riêng. Sau đó định kỳ đưa xơ tận thu về trộn với
nguyên liệu giấy vụn ở bể ngâm kiềm .

Sơ đồ xử lý nước thải.

8
Ngăn thu hồi

Bể lắng cát Bể điều hòa Bể tuyển nổi Hồ sinh học

d, Phương pháp xử lý bằng hồ sinh học hiếu khí( có thông


khí nhân tạo).

Công nghệ xử lý nước thải trong quá trình sản xuất giấy thường
được chọn là phương pháp sử lý bùn hoạt tính kết hợp với hồ
thông khí, tức là phương pháp sử lý hồ sinh học hiếu khí kết hợp
với làm thoáng nhân tạo. Về cơ bản cũng giống như quá trình sử
lý trong bể aeroten nhưng không có tuần hoàn bùn và thời gian
lưu lượng lớn theo phương pháp này hồ ổn định nước thải hiếu
khí phải được thiết kế sao cho có điều kiện thoáng khí tốt nhất từ
bề mặt xuống đáy hồ. Có thế tăng cường thoáng khí bằng các
thiết bị sục khí bề mặt, bố trí 1- 2 cách khuấy bề mặt đặt trên 3
phao nổi. Thời gian lưu trung bình khoảng 10 ngày thuy nhiên
với ao tăng cường thoáng khí thời gian có thể ngắn hơn.

Sơ Đồ
Hệ thống khí( bình
Chắn rác Lắng thường hoặc tăng Lắng cuối
Bước 1 cường bùn hoạt cùng
hóa)

Bộ tiêu hủy
Bùn xơ sợi bùn
để tận thu

* Phương pháp hấp thụ bằng bentonite.

9
Đối với công nghệ sản xuất có xử dụng màu, hiệu quả của quá
trình làm sạch bằng bentonite phụ thuộc vào thành phần nước thải,
với mẫu có COD cao và độ màu cao thì lượng bentonite thích hợp
trong khoảng 1,0 – 2,1 kg/ m3 nước thải, sau khi qua lọc hiệu quả
xử lý đạt 96 – 98% có thể thải trực tiếp ra môi trường. Lượng bùn
sinh ra có thể sử dụng trong nông nghiệp. Với loại nước thải này
sử dụng chất keo tụ là không hiệu quả.

Phương pháp hấp thụ bằng bentonite được áp dụng cho các loại
nước thải mang màu, ở các cơ sở tiểu thủ công nghiệp do lượng
nước thải không nhiều nên để giảm giá thành của công trình xử lý
có thể áp dụng phương pháp hấp phụ từng mẻ, sơ đồ nguyên lý
được trình bày như sau:

Bentonite Nước thải

Khuấy

Lắng 30 – 60 phút

Lọc

Nước thải sau xử lý

Sơ đồ hệ thống thiết bị sử lý nước thải có phẩm màu bằng


bentonite.

10
6
3

7 7
Nước thải

5
2
1

1. Bể chứa nước thải. 5. Bơm lọc thiết bị.


2. Bơm nước thải. 6. Thiết bị lọc.
3. Thiết bị khuấy trộn. 7. Máng dẫn nước đã xử
4. Bể chứa và làm khô lý.
bùn.

Quy trình công nghệ

Nước thải có màu trong quá trình sản xuất giấy được dẫn vào bể
chứa,có bố trí một tấm lước mịn để thu hồi các sợi bột giấy bị
kém theo dòng thải.Sau đó nước được bơm vào thiết bị khuấy
trộn có chứa lượng bentonit thích hợp và khuấy trộn liên tục
trong 15 đến 20 phút để bentonit có đủ thời gian hấp thụ màu và
chất hữu cơ có trong chất thải.Để hỗn hợp nước và bentonit lắng
khoảng từ 30-60 phút, sau đó tháo phần bùn xuống bể chứa bùn
thải.

*Phương pháp sử lý hiếu khí bằng phương pháp anerote.

11
Phương pháp xử lý hiếu khí đối với nước thải từ quá trình sản xuất
giấy không sử dụng phẩm màu được áp dụng với nồng độ COD tới
3000 mg/l, nước thải không càn phải pha loãng. Hệ thống có thể
làm việc liên tục hay gián đoạn.

Sơ đồ công nghệ.

Nước thải

Chất dinh dưỡng


Bể tiếp nhận

Bể bùn hoạt tính

Lắng

Nước thải sau xử lý

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải.

12
1. Bể chứa nước thải 5. Ống phân phối khí.
2. Bơm nước thải 6. Bể tiêu hủy khí bùn.
3. Máy thổi khí 7.
4. Bể aeroten 8.
9. Thùng chuẩn bị chất dinh dưỡng(N.P)

Quy trình công nghệ.


Nước thải thu vào bể chứa (1) và lưu lại 30 phút tại đây nhằm tách
cặn giấy bằng quá trình lắng tĩnh. Sau đó nước thải được bơm vào
bể (4) bằng bơm (2). Trong bể, chất hữu cơ trong nước bị phân hủy
bởi vi sinh vật, không khí được cung cấp bởi máy thổi khí (3)
nhằm xáo trộn hỗn hợp nước, bùn và cung cấp oxy cho vi sinh vật
hiếu khí phát triển. Thời gian sục khí kéo dài 5 giờ sau đó ngwung
sục khí và để lắng tĩnh trong vong 30 - 60 phút. Sau khi lắng, nước
trong bên trên được xả vào bể tiêu hủy khí bùn và hòa trộn với
dung dịch clorin sao cho hàm lượng Cl2 trong nước xử lý đạt 0.3
mg/l. Nước thải sau khử trùng đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn tiếp
nhận. Bùn ở bể aeroten duy trì tỷ lệ 0.3 m3/ m3 nước thải. Lượng
bùn dư xả vào ngăn tách nước làm khô và thải bỏ dưới dạng chất
thải rắn. Cặn lắng ở bể tiếp nhận thu hồi và tái sử dụng trong sản
xuất.

13

You might also like