You are on page 1of 48

qMục lục: Trang

2.1 Căn cứ pháp lý...............................................................2


2.2. Căn cứ thực tế..............................................................4
CHƯƠNG II. SẢN PHẨM THỊ TRƯỜNG......................................................7
2.1. Các loại sản phẩm........................................................7
Loại rau dùng sản xuất phải phù hợp với điều kiện khí hậu ở
Thanh Hóa:..........................................................................7
Mùa Đông lạnh: Từ T11-T3...................................................7
Mùa hè nắng nóng: Từ T4-T9..............................................7
Rau trồng phải sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện
khí hậu này..........................................................................7
Nhìn chung ở Thanh Hóa trồng được nhiều loại rau của miền
nhiệt đới như: cải củ, cải xanh, cải cúc, rau muống, bầu bí,
mướp, dưa chuột, mồng tơi…. Ngoài ra trong mùa đông
cũng trồng được nhiều loại rau ôn đới như: bắp cải, su hào,
khoai tây, các loại rau cải….................................................7
2.2. Kế hoạch về thị trường..................................................8
2.2.1. Phân tích nhu cầu của thị trường............................8
2.2.2. Xác định mức tiêu thụ dự kiến hàng năm ...............9
2.2.3. Giải pháp về thị trường...........................................9
2.2.4. Kế hoạch xúc tiến bán hàng...................................9
2.2.5. Xác định về giá cả................................................11
2.2.6. Xác định kênh phân phối sản phẩm......................11
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU BẢO
ĐẢM SẢN XUẤT..........................................................................................13
3.1.Nhiệm vụ.....................................................................13
3.2.Quy trình công nghệ trồng rau sạch.............................13
3.2.1.Quy trình trồng rau sạch (rau an toàn)..................13
Mỗi loại rau phải được trồng trong từng mùa vụ thích hợp.
Rau có 3 vụ chính:.............................................................14
Vụ Đông xuân (CT10 - ĐT2): Trong đó tùy theo mục đích
gieo trồng và thời gian gieo trồng mà chia thành các vụ
khác nhau..........................................................................14
Vụ Xuân hè (CT2 - ĐT6): Trong đó lại chia thành các vụ khác
nhau: - Vụ sớm gieo cuối tháng 12 đến đầu tháng 1..........14
Vụ chính gieo cuối tháng 1 đến đầu tháng 2......................14
Vụ muộn gieo cuối tháng 3 đến đầu tháng 4. ..................14
Vụ Hè thu (CT6 - ĐT10): Trong đó lại chia thánh các vụ khác
nhau: - Vụ sớm gieo cuối tháng 4 đến đầu tháng 5............14
3.2.2.Đặc điểm và kỹ thuật trồng một số loại rau...........19
1.Su su...........................................................................19
2.Rau muống sạch..........................................................20
4.Mướp...........................................................................23

1
5. Rau cải ngọt...............................................................23
6. Mướp đắng.................................................................. 25
7.Cà rốt ....................................................................... 27
9. Rau ngót.....................................................................31
9.Bí đao..........................................................................33
CHƯƠNG 4: ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN............................................37
4.1. Địa điểm đặt dự án.....................................................37
4.2. Phân tích về địa điểm.................................................37
Điều kiện tự nhiên..........................................................37
Khí hậu...........................................................................37
Điều kiện kinh tế - xã hội................................................38
CHƯƠNG V: XÂY DỰNG KIẾN TRÚC...................................................39
........................................................................................39
5.1.Phương án kiến trúc xây dựng dự án...........................39
5.1.1.Nhiệm vụ thiết kế xây dựng..................................39
5.1.2.Các hạng mục công trình......................................39
5.1.3.Phương án bố trí tổng mặt bằng.........................40
5.2.Giải pháp xây dựng...................................................40
CHƯƠNG VI: CƠ CẤU TỔ CHỨC...............................................................41
6.1 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận.....................42
6.1.1: Ban dự án.............................................................42
6.1.2 : Các bộ phận chức năng.................................42
7.1 Nguồn vốn đầu tư ban đầu...........................................44

..........................................................................................45
7.2 Sản lượng dự kiến........................................................46
PHẦN II. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN

2.1 Căn cứ pháp lý.

Hiện nay Đảng và Nhà nước có những chính sách động viên mọi thành
phần kinh tế trong nước đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo môi
trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Nước
ta là một nước nông nghiệp lạc hậu đang phấn đấu để trở thành một nước
công nghiệp năm 2010. Trong tình hình hiện nay , phát triển nông nghiệp vẫn
là một trong những mối quan tâm hàng đầu của đất nước, hàng năm hàng
nông nghiệp xuất khẩu vẫn đem lại cho đất nước một khoản thu ngoại tệ
không nhỏ nên trong các chính sách của mình Nhà nước luôn khuyến khích

2
phát triển nông nghiệp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án
về nông nghiệp. Cụ thể là các văn bản kinh tế kỹ thuật có liên quan sau :

• Các văn bản kỹ thuật:

-Quyết định số 67/1998/QĐ-BNN_KHKT ngày 28/04/1998 của Bộ Nông


nghiệp và phát triển nông thôn về quy định tạm thời về sản xuất rau an
toàn.

-Pháp lệnh VSATTP ngày 26/7/2003.

+Quyết định số 15 ngày 14/4/2004 của Bộ Nông nghiệp và phát triển


nông thôn quy định 4 tiêu chuẩn về rau an toàn :

Hàm lượng kim loại nặng được khống chế ở mức cho phép phụ thuộc vào
nước tưới, chất đất và phân bón.

+Hàm lượng Nitrat chủ yếu là do phân bón bằng đạm Ure, nếu phân bón
quá gần ngày thu hoạch thì hàm lượng sẽ vượt quá chỉ tiêu.

+Hàm lượng vi sinh vật được quyết định do nước tưới và phân bón nên
chỉ được dùng nước giếng khoan hoawcjnuwowcf sông lớn, không bón
phân chưa qua xử lý.

+Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

-Quyết định số 03/2007/QĐ_BNN quy định về công bố tiêu chuẩn, chất


lượng sản phẩm ,hàng hóa đặc thù chuyên ngành nông nghiệp.

Quy định số 04/2007/QĐ-BNN ban hành quyết định về quản lý sản xuất
và chứng nhận rau an toàn.

-Văn bản chính thức VIETGAP của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn.

Tiêu chuẩn GAP do chi cục bảo vệ thực vật công bố.

• Các văn bản của khối kinh tế và quản lý nhà nước :

3
-Thông tư số 09/BKH/VPKT ngày 21/09/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn lập và thẩm định dự án đầu tư.

-Đại hội Đảng lần thứ XI đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển
kinh tế xã hội đất nước giai đoạn 2001-2010 là đẩy nhanh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là CNH-HĐH nông nghiệp, nông
thôn, phát triển toàn diện nông, lâm ,ngư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn.

2.2. Căn cứ thực tế

Bếp ăn tập thể là cơ sở chế biến, nấu nướng phục vụ cho một tập thể nhiều
người cùng ăn tại chỗ hoặc cung cấp cho nơi khác. Hiện nay nhu cầu sử dụng
thực phẩm được chế biến tại bếp ăn tập thể là rất lớn bởi tính tiện ích của nó
đối với người tiêu dùng, với nhà quản lý và phù hợp với nhu cầu của cộng
đồng.

Đây là loại hình dịch vụ ăn uống phổ biến trong các khu công nghiệp, khu
chế xuất tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm cho
cộng đồng. Tính từ năm 2000 tới ngày 04/7/2009, trên toàn quốc đã xảy ra 166
vụ ngộ độc tập thể tại khu công nghiệp, khu chế xuất làm 17.142 người mắc và 1
người chết. Trong năm 2008, toàn quốc xảy ra 32 vụ ngộ độc bếp ăn tập thể, làm
3.589 người mắc, 1 người chết. Trong 6 tháng đầu năm 2009 đã có 16 vụ ngộ
độc bếp ăn tập thể, làm 1.933 người mắc. Các tỉnh/thành phố khu vực Đông
Nam Bộ xảy ra nhiều vụ ngộ độc bếp ăn tập thể, tập trung tại thành phố Hồ Chí
Minh, tỉnh Bình Dương, Tây Ninh và Đồng Nai.

Ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể thường diễn ra đột ngột, với số lượng
mắc lớn do số lượng người cùng ăn đông, ít gây tử vong nhưng ảnh hưởng
đến sức khoẻ, dư luận xã hội. Thực phẩm sử dụng tại bếp ăn tập thể thường là
thực phẩm hỗn hợp, do vậy việc xác định thức ăn nguyên nhân và căn nguyên
trong gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể
thường được chẩn đoán bằng lâm sàng và dịch tễ học.

Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, 5 năm qua nguyên nhân gây ngộ
độc thực phẩm có xu hướng thay đổi từ giảm ngộ độc do vi sinh sang tăng
ngộ độc do hóa chất, độc tố tự nhiên. Trong các trường hợp bị ngộ độc, qua
nghiên cứu cho thấy 50% có biểu hiện lâm sàng do nhiễm vi sinh vật hoặc ký
sinh trùng; 30% có biểu hiện lâm sàng do dị ứng và 20% là không rõ nguyên
nhân.

4
Theo Bộ Y tế, hàng năm Việt Nam có 200.000 người bị ung thư, trong đó
có 150.000 người chết. Khoảng 35% trong số bệnh nhân ung thư do nguyên
nhân sử dụng thực phẩm độc hại.

Rau xanh không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi
người chúng ta. Không giống như cây lúa, cây rau được gieo trồng với nhiều
chủng loại phong phú, có thời gian sinh trưởng ngắn nên đòi hỏi tưới nước bón
phân cũng như phun thuốc BVTV nhiều hơn. Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề
như, dư lượng thuốc BVTV (do phun thuốc không đảm bảo thời gian cách ly);
Đạm (do bón dư thừa vượt quá nhu cầu của cây); các loại vi trùng và ký sinh
trùng (do tưới nguồn nước bẩn bị ô nhiễm vi sinh). Các vấn đề nêu trên tồn dư
trong rau vượt quá mức qui định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942-1995,
có khả năng gây ngộ độc cho người tiêu dùng, đặc biệt ở các bếp ăn tập thể.
Các mô hình trồng rau an toàn trên địa bàn Thanh Hóa chưa được phát
triển, nguyên nhân chính là do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, quỹ đất sử
dụng cho sản xuất rau an toàn đã ít mà vùng trồng thì manh mún, nhỏ lẻ, chia
nhiều ô thửa (phần lớn diện tích chỉ ở quy mô hộ gia đình); hệ thống kênh
mương tuy đã được đầu tư nhưng thiếu đồng bộ, chủ yếu phục vụ canh tác lúa
nước; chưa có hệ thống thủy lợi chuyên biệt cho sản xuất rau màu thực phẩm.
Hệ thống phân phối thì chắp vá, chưa tạo được thương hiệu, sản phẩm thu
hoạch chủ yếu là thương lái trực tiếp thu mua nên chưa thể tạo được niềm tin về
rau an toàn trong tâm lý người tiêu dùng. Hơn nữa, cho dù đã được tập huấn
những kiến thức về kỹ thuật trồng rau an toàn nhưng nhận thức về rau an toàn
của người dân trồng rau trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế, không ít hộ dân sản
xuất rau an toàn chạy theo năng suất và lợi nhuận, cứ được giá là bán, không
quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Ngược lại, ngay chính
những người tiêu dùng vẫn chưa có thói quen và có ý thức trong việc mua và
dùng rau an toàn, có người còn ham rau giá rẻ..., chưa thực sự tin tưởng vào rau
an toàn... Tất cả những điều này đã và đang làm ảnh hưởng đến sự phát triển
của các mô hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn toàn tỉnh. Do vậy rau an toàn
ở địa bàn Thanh Hóa chưa được quan tâm đúng đắn.
Hiện tại Công ty Nasafood đang cung cấp 5000 suất cơm cho công
nhân tại khu công nghiệp Lễ Môn. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
phải được thực hiện chặt chẽ trong tất cả các khâu của quy trình như: kiểm
soát nguyên liệu đầu vào, sơ chế nguyên liệu thô, kiểm soát khâu chế biến nấu
nướng, kiểm soát khâu bảo quản thực phẩm, khâu vận chuyển thực phẩm, nhà
ăn, thiết bị dụng cụ, kiểm soát nhiệt độ của nguyên liệu thô và thực phẩm đã
qua chế biến… Trong đó việc kiểm soát các nguyên liệu đầu vào là một khâu
được quan tâm nhiều nhất và rau quả an toàn đang là vấn đề quan trọng.
Như vậy, việc sản xuất và cung cấp rau an toàn cho việc sản xuất cơm
tại bếp ăn tập thể của công ty để đảm bảo dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng
Nitrat (NO3) kim loại nặng,... dưới mức cho phép là nhu cầu hết sức cần thiết.

5
Hơn nữa, chúng tôi chọn làm dự án này tại xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng
Hóa – Thanh Hóa vì: quỹ đất canh tác lớn,chất đất ở đây khá là màu mỡ bởi
thuộc hữu ngạn sông Tuần và tả ngạn sông Mã phần lớn đất cát pha, thích hợp
thâm canh cây lúa và màu; phù hợp cho trồng rau màu ngắn ngày như: rau
muống,các loại cải, hành, các loại quả củ (bí xanh, dưa leo, xu hào ,cà rốt)…
Ngoài ra ,ở đây cũng thuận lợi cho việc vận chuyển rau sạch vào thành phố
cung cấp cho công ty Nasafood thuận lợi cho vận chuyển sẽ giảm chi phí vận
chuyển và thời gian vận chuyển ngắn giữ được rau tươi .

Căn cứ vào thực tế này dự án trồng rau sạch của công ty có thể đem lại
doanh thu và lợi nhuận cao trong mỗi năm ,đồng thời đáp ứng được nhu cầu
bức thiết về rau sạch cho người dân thủ đô cũng như giải quyết được công ăn
việc làm cho nhiều người dân ở xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, Thanh
Hóa.

6
CHƯƠNG II. SẢN PHẨM THỊ TRƯỜNG
2.1. Các loại sản phẩm
Loại rau dùng sản xuất phải phù hợp với điều kiện khí hậu ở Thanh
Hóa:
Mùa Đông lạnh: Từ T11-T3
Mùa hè nắng nóng: Từ T4-T9
Rau trồng phải sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu này.
Nhìn chung ở Thanh Hóa trồng được nhiều loại rau của miền nhiệt đới
như: cải củ, cải xanh, cải cúc, rau muống, bầu bí, mướp, dưa chuột, mồng
tơi…. Ngoài ra trong mùa đông cũng trồng được nhiều loại rau ôn đới như:
bắp cải, su hào, khoai tây, các loại rau cải….
Rau có 3 vụ chính: Vụ xuân hè (T2-T6), vụ hè thu (T6-T10), vụ đông
xuân (T10-T2). Trong mỗi vụ chính lại được phân chia thành các vụ sớm,
chính vụ và vụ muộn.

Bảng 1. Các loại rau được trồng trong từng vụ

Xuân hè Hè thu Đông xuân


STT
(Cuối T2 - Đầu T6) (Cuối T6 - Đầu T10) (Cuối T10 - ĐầuT2)
1 Cà chua Cải xanh Cải bắp
2 Cà pháo Rau muống nước Cải bao
3 Cà bát Rau dền Cải bẹ
4 Dưa chuột Cải củ lá Su hào
5 Bí đao/bí ngô Cà chua Sup lơ
6 Đậu cove/đũa Cải bẹ Cà chua
7 Cải ngọt Cải củ (củ) Khoai tây
8 Cà rốt Su hào Cà tím
9 Rau muống hạt Đậu cove Ớt ngọt
10 Mồng tơi Dưa chuột Hành tây
11 Rau ngót Rau cần Đậu Hà lan
12 Mướp Rau cải cúc Cà rốt
13 Rau gia vị: hành, mùi, sả, thìa là, ớt,…

7
2.2. Kế hoạch về thị trường
2.2.1. Phân tích nhu cầu của thị trường

Từ lâu vấn đề sản xuát rau an toàn đã được triển khai thực hiện ở nước
ta.Đặc biệt vấn đề RAT luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của cơ quan quản
lí, cùng với đó là vấn đề đầu tư lớn về tài chính và công sức để xây dựng các
mô hình RAT.

Ngày nay người trồng rau quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón
cũng như sử dụng nước, đất ô nhiễm trong quá trình canh tác nên trong rau
sạch tồn tại nhiều yếu tố độc hại có hại cho sức khỏe con người. thời gian qua
rau luôn là thủ phạm số một trong những vụ ngộ độc thực phẩm.Cũng vì thế
nỗi lo của người tiêu dùng về RAT cũng như nhu cầu đc sử dụng rau an toàn
ngày càng là vấn đề cấp thiết đối với ng tiêu dùng

Theo thống kê gần nhất , tổng số 478 vùng trồng rau ở Hà Nội . Tại hà nội,
nhu cầu rau an toàn khoảng 1.200 tấn/ngày. Không những thế người tiêu dùng
còn sẵn sàng mua rau với giá cao gấp 4-5 lần rau thông thường để được dùng
rau an toàn. Như vậy nhu cầu về RAT ở hà nội là rất lớn. nhu cầu RAT đã
mang tính cấp thiết, nhưng có đến gần 74% lượng rau sản xuất theo quy trình
an toàn phải bán trên thị trường , chỉ có 24% bán trên siêu thị , cửa hàng
RAT. Sau khi mở rộng diện tích đất nông nghiệp của hà nội lên đến hơn
300.000ha, trong đó có gần 12.000ha rau xanh. Nhưng cho đến nay, hà nội
vẫn chỉ tự đáp ứng được khoảng 570.000tấn rau/năm, đáp ứng đc 60% nhu
cầu, còn hơn 40% vẫn phải nhập khẩu từ địa phương khác. Vì vậy thị trường
RAT ở hà nội là một trong những thị tường tiềm năng tiêu thụ lớn và là một
trong lĩnh vực cần đàu tư có hiệu quả cho người dân và các nhà đầu tư trong
nước.

8
2.2.2. Xác định mức tiêu thụ dự kiến hàng năm

Trong năm 2006, sản xuất rau an toàn ở Hà Nội chỉ mới đáp ứng được
79.800 tấn tương đương với 14% nhu cầu về rau an toàn tương lai năm 2010.
Hà Nội sẽ tự đáp ứng được cho mình 16% nhu cầu rau an tòan, tăng 14,29%.
So với năm 2010 tỷ lệ này sẽ còn thay đổi khi thành phố triển khai đề án :”
Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2015”. 15
năm nữa, Hà nội sẽ phấn đấu đáp ứng 35% nhu cầu tiêu dùng thành phố. Tỷ
lệ này tăng lên đáng kể. Như vậy, trung bình mỗi năm nhu cầu tiêu thụ rau an
toàn trong 10-15 năm tới của thành phố sẽ tăng lên, tương đương trên 100.000
tấn với mức tiêu thụ của năm trước.

2.2.3. Giải pháp về thị trường

Toàn bộ sản phẩm Rau an toàn của dự án sẽ được xác định tiêu thụ tại thị
trường Hà nội. Thị trường mục tiêu và khách hàng tiềm năng của dự án sẽ là
các siêu thị, cửa hàng trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt phục vụ khách hàng mục
tiêu là các hộ gia đình ở các khu đô thị phát triển như : Mỹ Đình, Linh Đàm,
… ngoài ra còn cung cấp cho những hộ gia đình có thu nhập từ trung bình trở
lên.

2.2.4. Kế hoạch xúc tiến bán hàng

a: Kế hoạch quảng cáo

Bất cứ một sản phẩm nào, dù bình dân hay đắt tiền thì chiến lược quảng
cáo vẫn luôn luôn cần thiết đối với doanh nghiệp. Quảng cáo có ý nghĩa rất
quan trọng: giới thiệu sản phẩm của công ty tới tay người tiêu dùng, tuyên
truyền những ưu việt của sản phẩm về chất lượng, giá cả. Quảng cáo sẽ được
thực hiện dựa vào những yếu tố như:giai đoạn phát triển của dự án, khả năng
chi phí, đặc điểm của khách hàng …

Ở giai đoạn đầu ,chúng tôi sẽ quảng cáo thông qua pano, áp phích tại các
siêu thị và các cửa hàng bán rau sạch cho công ty.

9
Khi dự án đã phát triển chúng tôi sẽ quảng cáo thông qua các phương tiện
khác như:

* Đài phát thanh

* Các chương trình mua sắm tiêu dùng trên Tivi

* Báo chí: chủ yếu là các báo liên quan đến vấn đề an toàn, vệ sinh, sức khỏe
cộng đồng

b. Kế hoạch khuyến mại

Tùy vào từng giai đoạn phát triển lượng tiêu thụ của dự án, công ty sẽ đưa
ra các chương trình khuyến mại khác nhau. Ví dụ như: Đối với những trung
gian quan hệ hợp tác lâu dài thường xuyên( mua sản phẩm với số lượng lớn
và thường xuyên), sẽ chiết khấu với giá ưu đãi và miến phí các chi phí ngoài
sản xuất. Đối với những mối làm ăn mới , chúng tôi sẽ ưu ái mức đãi ngộ về
số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.

c. Kế hoạch quan hệ công chúng

Duy trì quan hệ tốt đẹp với những mối làm ăn sẵn có và xây dựng thêm
hình tượng của công ty thông qua quan hệ với báo chí truyền thông cũng như
các phương tiện thông tin đại chúng.

Lập kế hoạch tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm trong các hội
chợ ẩm thực. Tổ chức các cuộc phỏng vấn bằng các hình thức khác nhau để
thăm dò ý kiến khách hàng, thị trường cũng như các ý kiến của đối thủ cạnh
tranh.

Tổ chức các cuộc họp thường niên với sự tham gia của đối tác làm ăn cũng
như các đại lý phân phối của công ty, tạo sự thân mật, quan tâm và chứng tỏ
tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp.

Xây dựng các mối quan hệ với nhân dân ,chính quyền địa phương để
tránh những mâu thuẫn xung đột. Tham gia các chương trình kinh tế xã hội tại
dịa phương, đóng góp công sức vào công cuộc phát triển kinh tế trong vùng.

10
2.2.5. Xác định về giá cả

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO ,có sự cạnh tranh can thiệp của các doanh
nghiệp nước ngoài, thì vấn đề về giá cả luôn dược các doanh nghiệp quan
tâm chú trọng. Công ty kinh doanh mặt hàng là rau sạch, một sản phẩm luôn
có mức cầu và cung rất là lớn. Các công ty cạnh tranh luôn tìm mọi cách để
chiếm lĩnh thị trường. Vì thế công ty chúng tôi luôn đề cao chất lượng và giá
cả lên hàng đầu. Công ty tiến hành xác định giá cả thông qua chi phí sản xuất
và giá bán trên thị trường

Ngoài ra công ty quan tâm đến chiết khấu bán hàng linh hoạt nhằm tạo
được sự hấp dẫn cũng như cạnh tranh giữa các trung gian phân phối sản
phẩm: tăng tỷ lệ chiết khấu trên doanh thu bán hàng hay tăng tỷ lệ chiết khấu
tại các thị trường mới.

2.2.6. Xác định kênh phân phối sản phẩm

Đối với những sản phẩm là rau (một sản phẩm dễ hỏng ,không giữ được
lâu và dễ dạp nát …)thì công ty phải xác định kênh phân phối càng ngắn càng
tốt.Chiến lược bán hàng thông qua các kênh phân phối của công ty được thực
hiện dưới hình thức :kênh phân phối 1 cấp .Đối với loại kênh phân phối.thì
rau an toàn được đưa từ nơi sản xuất đén tay người tiêu dùng thông qua các
siêu thị và qua các cửa hàng bán rau an toàn

Các trung gian này sẽ hưởng hoa hồng tính bằng % doanh thu bán hàng và
sẽ chịu trách nhiệm quản lí trực tiếp sản phẩm của công ty . Hệ thống phân
phối của công ty sẽ được thiết lập dưới hình thức kênh 1cấp .

Các siêu thị và cửa hàng sẽ nhập rau an toàn của công ty trên địa bàn thành
phố Hà Nội với quy mô cụ thể sau

DNTN Đức Minh

11
Hệ thống các siêu thị và cử hàng bán rau an toàn

Người tiêu dùng rau an toàn ở địa bàn thành phố Hà Nội

12
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU
BẢO ĐẢM SẢN XUẤT
3.1.Nhiệm vụ

Mục tiêu của dự án là cung cấp rau sạch với sản lượng khoảng 13
tấn/tháng đáp ứng rau sạch cho khẩu phần ăn của 5000 công nhân tại bếp ăn
tập thể của công ty Nasafood. Khi số suất ăn càng mở rộng thì số lượng rau
cung cấp cũng tăng dần.

3.2.Quy trình công nghệ trồng rau sạch


3.2.1.Quy trình trồng rau sạch (rau an toàn)
3.2.1.1.Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
- Hàm lượng NO3: nhỏ hơn hoặc bằng 500mg/kg sản phẩm tươi.
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: không có dư lượng thuốc sâu gốc clo và lân
hữu cơ.
- Hàm lượng kim loại nặng: ở mức cho phép theo quy định của vệ sinh y tế.
- Vi sinh vật gây bệnh: hạn chế tối đa các vi sinh vật gây bệnh cho người và
gia súc.
- Sản phẩm không bị giập nát, vết sâu bệnh, mang các đặc tính của giống.. --
Đảm bảo giá trị dinh dưỡng của từng loại rau.

13
3.2.1.2. Các biện pháp kỹ thuật

Chuẩn bị dất ( Cày bừa và lên luống )

Chọn và xử lý hạt giống trước khi gieo

Chăm sóc Kiểm tra

và phòng

Bón phân trừ sâu

và tưới nước bệnh

Thu hoạch
1. Thời vụ:

Mỗi loại rau phải được trồng trong từng mùa vụ thích hợp. Rau có 3 vụ chính:
Vụ Đông xuân (CT10 - ĐT2): Trong đó tùy theo mục đích gieo
trồng và thời gian gieo trồng mà chia thành các vụ khác nhau.
- Vụ sớm gieo cuối tháng 7 đến đầu tháng 8.
- Vụ chính gieo cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.
- Vụ muộn gieo tháng 11 đến giữa tháng 12.

Vụ Xuân hè (CT2 - ĐT6): Trong đó lại chia thành các vụ khác


nhau: - Vụ sớm gieo cuối tháng 12 đến đầu tháng 1
Vụ chính gieo cuối tháng 1 đến đầu tháng 2
Vụ muộn gieo cuối tháng 3 đến đầu tháng 4.
Vụ Hè thu (CT6 - ĐT10): Trong đó lại chia thánh các vụ khác
nhau: - Vụ sớm gieo cuối tháng 4 đến đầu tháng 5

14
- Vụ chính gieo cuối tháng 5 đến đầu tháng 6
- Vụ muộn gieo cuối tháng 7 đến đầu tháng 8.
2. Chuẩn bị đất:
a. Chọn đất:
- Đất phải thích hợp cho yêu cầu của từng loại rau: Đất pha cát, phù sa ven
sông, đất thịt hay đất sét pha. Khu trồng rau phải gần nguồn nước, nguồn
phân. Khu trồng rau phải thuận tiện cho giao thông phân phối.
- Đất để sản xuất rau an toàn phải phù hợp với yêu cầu sinh thái của từng loại
rau. Không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao
thông, khu dân cư tập trung, kim loại nặng, vi sinh vật độc hại cho cây trồng,
con người và môi trường.
- Vùng đất trồng rau sạch, chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng (thủy ngân,
asen...), chưa bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp (do ở gần các xí
nghiệp, nhà máy nước thải chưa được xử lý).
b. Cày, bừa, phơi đất:
- Cày sâu để tăng chiều dầy tầng canh tác, phá vỡ lớp đất đế cày. Sau khi cày
có thể bừa hoặc có thể có thể cuốc đất cho nhỏ để đất tơi mịn và bằng phẳng.
- Phơi ải thường được áp dụng trước khi sửa soạn đất để diệt cỏ dại, mầm
bệnh trong đất, làm đất khô ráo, thoáng khí, dễ làm đất hơn.
Thời gian phơi ải có thể kéo dài tứ 10- 15 ngày tùy điều kiện cụ thể. Nhiều
nơi còn áp dụng phương pháp un đất hay đốt đất trước khi lên luống hay cuốc
đất. Phương pháp này chỉ áp dụng để khử đất ở bề mặt sâu 5cm, tuy nhiên đốt
đất có thể gây mất đạm và làm chuyển hóa N thành amonia độc.
c. Lên luống:
Sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên luống tạo điều kiện cho rễ phát
triển tốt, đất được thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng.
Để rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý hướng luống. Hướng Đông
Tây cho cây đủ ánh sáng nhất.
Lên luống: Lên luống cao 20 - 40 cm tùy mùa vụ, mặt luống phải bằng phẳng.

d. Đậy luống bằng màn phủ nông nghiệp (nếu có)


Màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa
dẻo, mỏng chuyên dùng để phủ liếp trồng rau.
+ Mục đích: Hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, ngăn ngừa cỏ dại,
điều hòa độ ẩm và giữm cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn
chế độ phèn, mặn, tăng giá trị trái.
Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần
yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền theo
hướng công nghiệp hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
+ Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp trên một số loại rau có thời gian sinh
trưởng dài.
e. Chuẩn bị trước khi trồng:
- Lên luống: Lên liếp cao 20 - 40 cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải bằng phẳng.
- Rải phân lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng và 1/4 lượng phân hóa học rài, trộn
đều trên mặt liếp. Trồng bằng màng phủ nên bón lượng phân lót nhiều hơn
15
trồng phủ rơm bởi vỉ phân bón được giữ bên trong màng phủ ít bị thất thoát...
- Đậy màng phủ: Tưới ướt mặt liếp trồng khi đậy màng phủ.
- Đục lỗ màng phủ: Dùng lon sửa bò đường kính 10 cm.
- Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh vào lỗ trước khi đặt cây con.
3. Chọn và xử lý hạt giống trước khi gieo:
a. Chọn giống:
- Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch
thực vật.
- Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang
nguồn sâu bệnh.
- Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn
sâu bệnh. Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để
phòng và trừ sâu hại sau này.
- Hạt giống phải không lẫn với các loại hạt của các loại giống khác, hạt phải
có độ nảy mầm cao, hạt không lẫn hạt của cỏ dại, hạt phải chắc.
b. Xử lý hạt giống:
- Có thể xử lý hạt bằng nhiều cách khác nhau như dùng thuốc hóa học hay
dùng nhiệt độ. Thuốc hóa học thường dùng dưới dạng bột hay nước. Nguyên
tắc là làm cho thuốc phủ quanh hạt. Các thuốc thông dụng thường dùng cho
rau là những thuốc có gốc thủy ngân như: Ceresan, Falisan rất độc cho người
và gia súc và thuốc không có thủy ngân như: Arasan, Spegon, Captan ít độc
cho người và gia súc. Ngoài ra còn có dung dịch thuốc tím,
Formaldehyde,...Có thể xử lý bằng cách ngâm hạt trong dung dịch
Formaldehyde được pha loãng ở nồng độ 1/300, giữ ướt hạt trong 1 giờ, sau
đó hong khô hạt. Xử lý hạt bằng thuốc tím 1% trong 10 phút, sau đó rửa hạt
và hong khô hạt. Cũng có thể xử lý khô bằng Thiram hay Captan từ 3- 5g
thuốc cho 1kg hạt. Và ta cũng thường xử lý hạt bằng nhiệt độ ở điều kiện 3
sôi 2 lạnh trong 20- 30 phút.
Ngâm ủ hạt: hạt ngâm đến khi trương nước và đem gieo. Cần ngâm trong
nước sạch và thay nước thường xuyên 2- 6 giờ/ lần.nhưng nếu ngâm quá lâu
hạt sẽ thối. Sau khi gieo ta có thể gieo ngay hoặc đem ủ cho hat nay mầm rồi
mới gieo( giữ ở nhiệt độ 25- 30oc.
c. Gieo hạt:
Tuỳ thuộc vào từng giống cây, theo mùa vụ để gieo cấy đúng mật độ,
số cây, số rãnh trên một đơn vị mét vuông. Chọn giống tốt, giống không có
mầm bệnh, áp dụng biện pháp luân canh, đúng quy trình kỹ thuật.
- Gieo hột thẳng:
*Ưu điểm: Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh không bị mất
sức.
Khuyết điểm: Khó chăm sóc gặp mưa to cây hư nhiều.
- Gieo trong bầu:
Ưu điểm: Gieo trong bầu cây sinh trưởng đều ít hao cây con.
Khuyết điểm: Tốn công làm bầu, rễ không phát triển sâu
4. Chăm sóc:
Xới đất để diệt cỏ, cải thiện thành phần không khí trong đất và giữ ẩm
16
độ đất. Vun đất làm thêm phần xốp vào nơi gốc cây, giúp cây khỏi ngã khi có
gió to và tăng cường khả năng tiếp xúc của bộ rễ với đất, tạo điều kiện cho rễ
bất định trên gốc thân phát triển. Tủ đất giúp giảm sự bốc thoát hơi nước từ
đất.
5. Bón phân,tưới nước
a. Bón phân:
Để đạt yêu cầu rau sạch, điều quan trọng là phải bón phân đúng cách. Vì
vậy cần chú ý những điểm sau:
- Không nên dùng phân hữu cơ tươi bón hoặc tưới cho rau, phân cần ủ
thật hoai, xử lý diệt vi khuẩn theo hướng dẫn. Không nên dùng nước thải sinh
hoạt chưa xử lý để tưới cho rau.
- Không nên dùng phân chế biến từ rác thải thành phố, vì trong loại rác
thải này có chứa nhiều kim loại nặng.
- Phân hữu cơ nên trộn với phân lân và phân kali bón lót cho ruộng rau,
bón xong rồi cày đất hoặc bón theo luống. Một năm bón cho 1ha khoảng 20
tấn phân hữu cơ, 500kg phân supe lân hoặc lân nung chảy, 250-300 kg phân
kali. Bón một lần hoặc chia làm hai lần trong năm vào lúc thuận tiện nhất,
làm như vậy đất sẽ tơi xốp và có dự trữ lân, kali, lưu huỳnh, magiê và các
chất dinh dưỡng khác.
- Định kỳ theo đặc điểm của loại rau ăn lá đang trồng mà tưới phân đạm.
Phân đạm càng pha loãng càng tốt, tưới vào gốc tránh tưới trên lá. Số lượng
tưới theo hướng dẫn. Trước lúc thu hoạch rau 15-20 ngày nên ngưng tưới
phân đạm để lượng nitrat trong rau không quá cao.
- Cây rau có thể hút các chất điều hoà sinh trưởng và chất dinh dưỡng
qua lá, nên dùng biện pháp này có thể tăng năng suất rau, song các chất điều
hoà sinh trưởng là các hoá chất có thể gây độc cho người và gia súc. Các chất
này lúc thu hoạch có khi vẫn bám trên mặt lá, không rửa kỹ sẽ rất có hại. -
Không nên dùng bất kỳ loại phân phun lá nào cho các loại rau ăn.
b. Tưới nước:
Tưới nước: Là một trong những biện pháp chủ yếu đảm bảo năng suất
cao mà không lệ thuộc vào điều kiện thời tiết. Lượng nước tưới tùy thuộc vào
điều kiện đất đai, thời tiết, đặc tính sinh học, nông học của cây và cách tưới.
Phương pháp tưới được sử dụng phổ biến là tưới thùng, gàu, tưới rãnh.
+ Tưới thùng, gàu là rất phổ biến trong sản xuất, phương pháp này thì tốn
nhiều công lao động, nước chỉ phân phối ở tầng mặt một cách riêng lẻ, không
cung cấp được cho tầng sâu, lớp đất mặt dễ bị váng.

17
+ Tưới rãnh là việc cho nước chảy theo rãnh giữa các hàng cây, thấm theo cá
mao quản đất, lớp đất mặt được giữ nguyên, tơi xốp và thoáng khí. Phương
pháp này tốn nhiều nước, mỗi lần tưới cần 500- 600m3 nước/ha và tốn nhiều
công dẫn nước.
Hiện nay người ta sử dụng phương pháp tưới khác như tưới phun
sương, là dùng máy phun cho nước phân tán trong không gian thành những
hạt nhỏ như mưa rơi trên mặt đất. Phương pháp này áp dụng cho vùng đồi
dốc, không bằng phẳng. Tưới phun tốt cho cây vì nó duy trì độ ẩm không khí
và đất, nó tốn ít nước hơn hai phương pháp trên nhưng nó lại tốn thiết bị, máy
móc và vật liệu chay máy.
- Sử dụng nguồn nước ngầm, nước sạch để tưới cho cây trồng hàng ngày,
nguồn nước được quy hoạch khai thác đúng, đủ yêu cầu tưới phun. Không sử
dụng nguồn nước thải để tưới rau màu
6. Phòng trừ sâu bệnh:

Phòng trừ sâu bệnh trong sản xuất rau sạch là mối quan tâm hàng đầu
của người trồng rau bởi vì nó gây ngộ độc cấp tính.

- Chú trọng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bằng việc sử dụng
giống kháng sâu bệnh tốt, các biện pháp kỹ thuật canh tác...

- Khi có sâu bệnh, chủ yếu dùng các loại thuốc thảo mộc, thuốc sâu BT để
phòng trừ.

- Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có độc tố nhóm I. Trường
hợp cần thiết mới dùng thuốc hóa học, chọn thuốc có hàm lượng hoạt chất
thấp, ít độc hại, phân giải nhanh, ít gây hại cho ký sinh thiên địch (có thể
dùng thuốc nhóm II, III, IV). Tốt nhất là xử lý thuốc cho toàn bộ cây con
trước khi trồng.

- Kết thúc phun thuốc hoá học trước thời gian thu hoạch cách ly cho phép
theo quy định của ngành bảo vệ thực vật (ít nhất 10-15 ngày).

Việc phòng trừ sâu bệnh cho rau sạch sử dụng tổng hợp các biện pháp
như sau:
 Phương pháp nông học:
- Khử giống: thực hiện trước khi trồng. Cần phải xử lý ở điều kiện phù hợp
nếu quá giới hạn hạt giông có thể chêt.
- Cải thiện điều kiện môi trường: + Điều chỉnh nước tưới và thoát nước hợp
lý, tạo ẩm độ đất và không khí thích hợp cho sự phát triển của cây và không
thuận hợp cho vi sinh vật.
+ Tủ đất với plastic, mặt phản chiếu ánh sáng sẽ có tác dụng xua đuổi một số
loại côn trùng như bù lạch, aphid.
18
+ Bón phân thay đổi pH và nnồng độ các chất dinh dưỡng trong đất cũng có
thể ngăn ngừa một số bệnh do vi sinh vật trong đất gây ra.
 Phương pháp canh tác:
- Luân canh: có tác dụng phòng ngừa các loại bệnh mà bào tử và các bộ phận
truyền giống của vi sinh vật gây bệnh chỉ tồn tại được trong 1- 2 năm trong
đất. Luân canh giúp diệt côn trùng đơn thực ít di chuyển.
- Xen canh giữa các loại cây trông giúp phòng ngừa dịch bệnh.
 Phương pháp sinh học:
- Sử dụng giống kháng đối với sâu bệnh như giống kháng rầy, ...
- Biện pháp sử dụng thiên địch thiên nhiên.
 Phương pháp hóa học:
Việc áp dụng biện pháp hóa học có ý nghĩa tích cực nhất trong việc bảo
vệ rau phòng trị dịch hại vì thuốc tác dụng phòng trị dịch nhanh.
Sử dụng thuốc hóa học phòng trị côn trùng thường đưa đến việc làm ô
nhiểm môi trường và sản phẩm rau thu hoạch và diệt côn trùng có ích, do đó
chỉ trong trường hợp rất cần thiết hãy sử dụng. Nếu có thể nên giảm đến mức
tối thiểu việc sử dụng thuốc hóa học hoặc sử dụng kết hợp với các phương
pháp khác.
 Ta cũng có thể sử dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM
- Luân canh cây trồng hợp lý. - Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và
sạch bệnh.
- Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe).
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng.
- Sử dụng nhân lực bắt giết sâu.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh.
- Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp
đối với sâu, bệnh.
7. Thu hoạch:
- Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá
già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng.
- Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.
Có thể chia rau làm 3 nhóm tùy theo số lần thu hoạch:
- Rau thu hoạch 1 lần như tỏi, hành tây, dưa hấu, gừng.
- Rau thu vài lần khi thu hoạch có chọn lọc như cải bắp, cải bông, củ cải.
- Rau thu vài lần như dưa leo, ớt, cà chua, đậu ăn trái.
Rửa rau sạch qua các hồ nước giếng khoan và sục ozon trong vòng 20 phút
để đảm bảo vệ sinh cho rau.
3.2.2.Đặc điểm và kỹ thuật trồng một số loại rau
1.Su su

Ở các tỉnh miền núi phía bắc, giống su su chủ yếu được cung cấp từ Sa
Pa (Lào Cai). Thông thường, các nhà vườn mua quả giống vào đầu tháng 9
âm lịch, chọn quả to, mập, không xây xát để vào rổ rồi cho một ít cát mịn đặt

19
nơi râm mát, tươi nước giữ ấm, rễ cây sẽ bò ra rất nhanh. Trung tuần tháng 9,
khi mầm cây cao 15 - 30 cm có thể mang trồng

Quy trình kỹ thuật như sau:

Làm đất: Su su không kén đất, mỗi khóm đào hố rộng 0,5 m, sâu 0,4
m. Cho hỗn hợp đất đập nhỏ, tơi trộn với 15 kg phân chuồng hoai mục, 0,2 kg
phân NPK xuống hố, lấp đất làm ụ cao hơn đất vườn để tránh bị úng, hố nọ
cách hố kia 4 - 5 cm. 1 sào Trung Bộ (500 m2) trồng 85 - 90 khóm. Cách
trồng: Chọn những cây có nhiều rễ ôm lấy thân quả, lấy cuốc đào giữa ụ rồi
để quả giống hơi chéo, lấp đất gần chìm quả, tưới nước nhẹ nhàng xung
quanh cây. Lấy nứa tép cắm làm tay vịn cho su su leo lên giàn. Trong 7 ngày
đầu sau khi trồng, cần chú ý tưới nưới giữ ẩm cho cây.

Làm giàn: Dùng tre tươi chôn làm cọc, sâu khoảng 0,6 - 0,8 m, cọc nọ
cách cọc kia 3 m (nếu có điều kiện có thể đổ cột bê tông để sử dụng được lâu
dài) lấy những cây trẻ nhỏ làm kèo, lấy lạt mềm buộc chặt,sau đó đặt tấm
mành lên trên.

Chăm sóc và thu hoạch: Cuối tháng 11 đầu tháng 12 âm lịch su su sẽ


cho thu hoạch, 5 - 6 ngày thu hái một lần. Sau khi thu hoạch quả được 1
tháng cần bón phân bổ sung cho cây, mỗi khóm 0,1 - 0,2 kg phân NPK;
thường xuyên giữ ẩm cho cây , cắt tỉa lá già đề tầng dưới có ánh sáng quang
hợp.

Trong 4 - 5 tháng,su su cho năng suất 4,7 – 5,5 tấn quả/sào, thu nhập
khoảng 6 – 8 triệu

2.Rau muống sạch

Chuẩn bị giống

Căn cứ vào màu sắc của thân, chia làm 2 loại: giống rau thân trắng
(xanh) và giống thân đỏ. Dựa vào kích thước lá chia làm 3 loại rau muống:
Rau muống lá to, lá nhỡ và lá nhỏ.

20
Giống được lấy từ cá ruộng trồng của năm trước đến tháng 3 năm sau,
khi rau nảy mầm, tưới thúc nước phân hoai mục kết hợp với phân đạm và tro
bếp để lấy giống đưa ra ruộng cấy (tiêu chuẩn mầm giống coa 25-30cm).
Lượng giống cần từ 650-750 kg/ha. Chỉ hái các cành tẻ, không hái các cành
quá non.

Làm đất

Chọn đất thịt nhẹ, cát pha có độ pH: 5,5-6,5, chủ động nước, cách li
khu vực có chất thải công nghiệp từ 1-2km, với chất thải thành phố ít nhất
200m, cách xa đường quốc lộ ít nhát 100m, không tồn dư hoá chất độc hại, dư
lưọng kim loại năng rất nhỏ. Đẩt trồng phải được cày bừa kỹ, san phẳng
ruộng, làm sạch cỏ. Trước khi cấy cần bón phân lót.

Mật độ, khoảng cách

Nên cấy theo hàng, khoảng cách giữa các hàng, các kóm là 15 cm (2
nhánh/khóm) để tiện chăm sóc và thu hái.

Thu hái, để giống

- Sau cấy 20-25 ngày hái vỡ lứa đầu

- Khi hái để lại 2-3 đốt thân trên mặt nước (hái sát gốc cấy bị ngập sẽ không
mọc lại)

- Sau khi hái vỡ, tuỳ thuộc điều kiện chăm sóc, nhiệt độ và lượng nước điều
chỉnh trong ruộng thời gian thu hái từ 18-25 ngày /lứa.

- Để chuẩn bị giống cho năm sau, từ cuói tháng 9, chọn chân đất thấp ruộng
tốt, cày bừa đất kỹ và cấy lại, lúc này cần cấy dày 45-50 khóm/m2

Bón phân

Lượng phân bón như sau: Phân chuồng hoai mục 15-20 tạ/ha (750 -
1000 kg/sào), phân đạm urê: 330kg/ha (16,7 kg/sào), phân lân supe: 420-550
kg/ha (16 – 28 kg/sào), phân kali sulfat: 80-90kg/ha (4,2 – 4,6 kg/sào)

21
Không dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi để bón, có thể dùng phân
hữu cơ sinh học, hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng
1/3 lượng phân chuồng.

Cách bón: Bón lót bằng toàn bộ phân chuồng + lân + 2kg urê

Bón thúc: lượng phân còn lại được bón thúc làm nhiều lần, mỗi lần 0,7 kg
urê, 0,14 - 0,28 kg kali sulfat cho 1 sào sau mỗi đợt thu hái.

Rau muống ít gặp bệnh hại mà thường gặp nhiều loài sâu hại như sâu
khoang, sâu ba ba, bọ ban miêu đầu đỏ tập trung phá hại nặng từ tháng 3.

3.Rau đay, rau mồng tơi

 Rau đay (Saluot) - có hai loại 1) loại màu xanh, lá to của Phi luật tân,
rất khỏe. Trái dài như trái đậu, bên trong có nhiều ngăn đầy hột.
2) loại màu tím, lá nhỏ của Vietnam, trái tròn , bên trong cũng có ngăn
chữa hột. Loại này hơi yếu, trồng chậm lên hơn loại xanh.

Dọn một khoảnh đất cho sạch rải hột lên đất, phủ lại bằng một lớp đất
mòng. Mấy ngày đầu tưới nước nhẹ nhẹ, kiểu phun, để hột không bị trôi đi,
chừng hột nẩy mầm, bén rể, bắt đầu tưới nhiều hơn.

 Rau mồng tơi - có hai loại: trắng (xanh) và tím. Mồng tơi có thể trồng
bằng nhánh hay hột. Bằng nhánh mau ăn hơn. Khi mua mồng tơi ở chợ,
để dành vài cọng đã ngắt hết lá, cắm xuống đất ẩm, tưới nước thường
xuyên, vài tuần cây bắt rể, mọc thêm ngon ở kẽ lá.

22
4.Mướp

- Hạt giống: Hạt chỉ lấy ở phần giữa những quả mướp già (bỏ phần đầu và
đuôi), lấy xong đem đãi sạch, loại bỏ hạt lép (hạt nổi) rồi đem phơi kỹ từ 1 - 3
nắng, để nguội cho vào chai lọ, nút kín để nơi cao ráo, thoáng mát, đến thời
vụ trồng thì lấy ra sử dụng.

- Đất: Chọn nơi đất ẩm, thoát nước, gần cây cao để mướp leo, đỡ phải làm
giàn, lại rất sai quả.

- Thời vụ: Vào tháng giêng, hai âm lịch, chọn ngày nắng ấm gieo hạt, hạt
chóng mọc. Dùng phân hoai, phân mục đảo đều với đất, rồi gieo, gieo thành
hàng hoặc thành hốc, mỗi hốc gieo từ 1 - 5 hạt, phủ đất nhẹ, cắm rào xung
quanh tránh gà bới.

- Chăm sóc: Khi hạt chưa mọc, thỉnh thoảng tưới nước nhẹ, nếu đất khô. Khi
cây mọc 20 - 30cm không cho leo lên giàn vội, dùng kéo cắt hết tay, rút dây
xuống khoanh xung quanh gốc 3 - 4 vòng, dùng rơm rạ mục hoặc đất lấp nhẹ
(chừa ngọn). Khi nào ngọn vươn tới 50 - 60cm lúc đó mới cho leo lên giàn
hoặc cây to và cao sẽ cho nhiều quả hơn vì cây phát triển được tiếp xúc nhiều
ánh nắng mặt trời. Dùng lân, kali ngâm nước tưới cho cây, còn đạm dùng rất
ít nếu bón nhiều chỉ tốt dây, tốt lá ảnh hưởng lớn đến quả. m không cho leo
lên giàn vội, dùng kéo cắt hết tay, rút dây xuống khoanh xung quanh gốc 3 - 4
vòng, dùng rơm rạ mục hoặc đất lấp nhẹ (chừa ngọn). Khi nào ngọn vươn tới
50 - 60cm lúc đó mới cho leo lên giàn hoặc cây to và cao sẽ cho nhiều quả
hơn vì cây phát triển được tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời. Dùng lân, kali
ngâm nước tưới cho cây, còn đạm dùng rất ít nếu bón nhiều chỉ tốt dây, tốt lá
ảnh hưởng lớn đến quả.

5. Rau cải ngọt

Thời vụ: Vụ đông xuân: Gieo từ tháng 8 đến tháng 11; vụ hè thu: gieo từ
tháng 2 đến tháng 6.

23
Vườn ươm: Cây cải ngọt có thể gieo hạt thẳng hoặc gieo ở vườn ươm rồi
cấy. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm. Bón lót
phân chuồng hoai mục 2 - 3kg/m2. Nếu gieo để liền chân thì dùng 0,5 - 1g hạt
giống/m2; nếu gieo vườn ươm rồi cấy thì 1 - 1,2g hạt giống/m2. Gieo hạt xong
phủ trấu hoặc rơm rạ lên mặt luống rồi dùng thùng ô doa tưới đều, sau đó mỗi
ngày tưới một lần.

Làm đất, trồng: Chọn đất cát pha hoặc thịt nhẹ có độ pH 5,5 - 6,5. Làm đất
nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm. Bón phân chuồng hoai
mục 1,2 - 2kg/m2. Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ vi
sinh, lượng dùng 138,8 – 152,8 kg/sào Trung Bộ. Trộn đều phân vi sinh với
đạm, san phẳng mặt luống, sau đó gieo hạt hoặc cấy. Nếu gieo liền chân thì
tỉa làm 2 đợt khi cây có 2 - 3 lá thật với khoảng cách 15 - 20cm. Nếu cấy thì
để khoảng cách 20-25cm, bảo đảm mật độ trồng 4 200 – 5 000 cây/sào Trung
bộ.

Bón phân:

Lượng bón (tính 1 sào Trung bộ):

+ Phân chuồng: 972 kg (hoặc 556 kg phân chuồng + 139 kg phân Bokashi).
Có thể dùng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân rác đã chế biến thay thế (bằng 1/3
lượng phân chuồng).

+ Phân hóa học: 7,6 kg ure + 16,7 - 20,8 kg supe lân + 3,5 kg kali clorua.

Cách bón:

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và phân lân + 30%
lượng phân đạm + 50% lượng phân kali.

+ Bón thúc:

- Lần 1: Bón 40% lượng đạm + 30% lượng kali; bón khi cây hồi xanh (sau
trồng 7 - 10 ngày).

- Lần 2: Bón lượng đạm và kali còn lại; bón sau trồng 16 - 20 ngày.

24
Ngoài lượng phân trên, giữa các đợt bón thúc nên bón phân qua lá cho rau.
Lượng 0,14 - 0,28 kg/sào, hòa với nước cho vào bình phun đều trên mặt lá.
Có thể sử dụng chế phẩm EM để phun hoặc tưới cho rau.

Chăm sóc: Cải ngọt là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do vậy
cần phải giữ ẩm thường xuyên. Sau trồng tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó 2 - 3
ngày thì tưới 1 lần. Kết hợp các lần tưới với các đợt bón thúc. Nhặt sạch cỏ
dại, xới xáo và vun gốc 1 - 2 lần.

Phòng trừ sâu bệnh: Cải ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại chính như: các
loại rệp, bọ nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Dùng các loại
thuốc sau để phòng trừ: Sherpa 25EC hoặc thuốc trừ sâu sinh học Bt để diệt
trừ sâu. Sử dụng Rhidomil MZ72 WP, Score 25EC để phòng trừ bệnh thối
nhũn, phun với nồng độ và liều lượng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Cần sử
dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh
cây trồng, bón phân cân đối...

Thu hoạch: Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bênh, chú ý
rửa sạch, cây không bị giập nát cho vào bao bì sạch để sử dụng.

6. Mướp đắng

Thời vụ và đất trồng

Mướp đắng (khổ qua) được gieo từ đầu tháng 3-9, thu
hoạch từ tháng 5-12. Nếu gieo muộn năng suất sẽ giảm,
sâu bệnh hại tăng lên.

Đất trồng nên chọn loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, tơi xốp,
bằng phẳng, dễ tưới và thoát nước, pH từ 5,5-6,5.

Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo. Lên luống 1,3-1,4m, mặt luống
rộng 1-1,2m, cao 30cm.

Chú ý chọn đất trồng cách xa khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện, nguồn
nước thải, đường quốc lộ 100m.

25
- Khoảng cách trồng 75-80cm x 25cm/cây. Mật độ: 5-5,7 vạn cây/ha.
Phân bón

Tuyệt đối không được dùng phân chuồng, phân bắc tươi và nước phân
tươi để bón hoặc tưới.

Phân chuồng bón lót 15-20 tấn/ha (763,9 – 1 027,8 kg/sào); cũng có
thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng
với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.

Phân đạm: 100-120kg/ha, chia làm 4 lần bón thúc.

Phân lân: 60kg/ha dùng để bón lót.

Phân kali: 90kg/ha, bón lót 50%, còn lại chia 2 lần bón thúc.

Bón thúc lần 1 khi cây có 4-5 lá thật; lần 2 cây bắt đầu nở hoa; lần 3 khi thu
quả đợt 1; lần 4 khi thu quả đợt 3.

Ngoài cách bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa
lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng. Sử dụng nước phân đã
xử lý tưới xen kẽ các đợt bón phân hoá học để duy trì sinh trưởng.
Chăm sóc:

Làm cỏ, xới vun kết hợp với 2 lần bón thúc đầu, chủ yếu xới đất và vun cao
trước khi cắm giàn.

- Dùng nguồn nước tưới sạch, không dùng nước thải chưa qua xử lý để tưới.
Cần giữ độ ẩm đất 80-85% vào các đợt hoa cái nở rộ.

- Chỉ thu hoạch quả sau khi bón đạm ít nhất 10 ngày.
- Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc.
Phòng trừ sâu bệnh

- Dòi đục quả: dùng Sherpa 20EC, Sumicidin 10EC, Cyperan 25EC, thời gian
cách ly tối thiểu 7 ngày.

26
- Sâu xanh: dùng Cyperan 25EC, Mimic 20FC, Sherpa 20EC, thời gian cách
ly tối thiểu 7 ngày.

- Dòi đục lá: Baythroit 50EC, Confidorr 100SL, Ofatox 400EC.

- Bệnh hại: bệnh phấn trắng hại chủ yếu trên lá dùng Anvil 5SC, Score
250EC, thời gian cách ly tối thiểu 10 ngày.

Thu hoạch

- Sau khi gieo 48-50 ngày (giống địa phương) và 45-50 ngày (giống nhập nội)
bắt đầu thu hoạch quả.

- Thu hoạch đúng độ chín, nhất là đúng thời kỳ chín thương phẩm để đạt cả
năng suất và chất lượng.

7.Cà rốt

Thời vụ.

Vụ sớm: gieo tháng 7-8, thu hoạch tháng 10-11.

Chính vụ: gieo tháng 9-10, thu hoạch tháng 2-1.

Vụ muộn: gieo tháng 1-2, thu hoạch tháng 4-5.

Xử lý hạt giống.

Hạt cà rốt có lông bao phủ, khó thấm nước, vì vậy, nên bỏ hạt vào túi
vải vò cho kỹ để làm gãy lớp lông trên bề mặt vỏ hạt, rồi ủ với mùn giữ ẩm 2-
3 ngày sau đó đem gieo với lượng hạt 4-5kg/ha sản xuất ( 222,2 – 250 g/sào).
Hạt được gieo đều lên mặt luống và rải một lớp đất bột mỏng lên trên, dùng
rơm rạ băm nhỏ hoặc trấu phủ lên mặt. Tưới giữ ẩm hàng ngày cho đến khi
cây mọc.

Đất trồng.

Chọn đất tơi xốp, nhiều mùn, độ pH khoảng 6,0 - 6,8, cày bừa kỹ, lên luống,
đập nhỏ. đánh luống rộng 1,2-1,5m, cao 25-30cm, rãnh 25-30cm. Ruộng xa

27
các khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, xa nguồn nước thải và chất thải
và cách xa đường quốc lộ ít nhất 100m.

Sau khi hạt mọc, tỉa cây đảm bảo mật độ 330.000-423.000 cây/ha.

Phân bón.

Tuyệt đối không được dùng phân và nước phân tươi.

Lượng phân bón như sau:

Tổng số Bón lót Bón thúc sau trồng


Loại
kg/ha kg/sào kg/ha kg/sào 30 ngày 45 ngày
phân
kg/ha kg/sào kg/ha kg/sào
Phân
20.000 1000 20.000 1000 - - - -
chuồng
Đạm u rê 87 4,35 27 1,35 30 1,5 30 1,5
Supe lân 300 15 300 15 - - - -

Kali
100 5 25 1,25 30 1,5 45 2,25
Sulpat

Có thể dùng Nitrat amon hoặc Sunfat amon thay cho đạm urê, kali clorua thay
cho kali sunfat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều
nguyên chất tương đương.

Tưới nước, chăm sóc.

+ Tưới nước.

Từ gieo đến mọc luôn giữ độ ẩm cho đất (dùng nước sạch, như nước giếng
khoan hoặc nước phù sa). Khi cà rốt mọc đều, 3-5 ngày tưới 1 lần. Khi hình
thành củ, mỗi tuần tưới một lần. Hạn chế tưới sau khi mọc 60 ngày.

+ Vun xới, tỉa.

28
Khi cây cao 5-8 cm tỉa bỏ những cây xấu lần thứ nhất; khi cây cao 12-15 cm
tỉa lần thứ 2, để đảm bảo mật độ (cây cách cây 10-12cm, hàng cách hàng 20

Phòng trừ sâu bệnh.

Cà rốt thường bị sâu xám, sâu khoang, rệp, đôi khi bị bệnh thối đen.

Biện pháp phòng trừ chủ yếu với sâu xám, sâu khoang là bắt bằng tay. Nếu
mật độ sâu khoang nhiều có thể dùng Trebon 10EC 0,2% hoặc Sherpa 25EC
phun với liều lượng 0,15%.

Phòng trừ bệnh chủ yếu bằng biện pháp canh tác, đề phòng bệnh là chính.

Thu hoạch.

Khi các lá dưới vàng, lá non ngừng sinh trưởng, vai củ tròn đều là thu hoạch
ngay. Nhổ củ tránh va quật, làm sây sát, cắt bỏ lá xếp vào hòm gỗ 20-25kg.
Nên cắt lá để lại cuống 10-15cm cho củ tươi lâu. Làm đúng theo quy trình này
có thể đạt năng suất 30 tấn/ha.

8. Súp lơ xanh.

Trên thị trường, súp lơ xanh là loại rau dễ tiêu thụ, giá bán tương đối cao nên
được nhiều nông dân chọn trồng. Để giúp bà con trồng súp lơ xanh hiệu quả
trong vụ đông, xin giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản.

Thời vụ

Trồng súp lơ xanh tốt nhất vào tháng 10-11-12, chọn giống chịu rét. Trồng
khi cây có 4-5 lá thật.

Kỹ thuật trồng

Sau khi đất đã được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại thì lên luống rộng 1-1,2m,
cao 18-20cm, rãnh rộng 25-30cm. Lượng phân bón cho 1 sào Trung Bộ (500
m2): Phân chuồng hoai mục 694,4 – 1 111kg; urê 5,56 – 8,33 kg; kali 5,6 -5
6,9 kg; lân 11,1 – 13,9 kg. Bón toàn bộ phân hữu cơ + lân + 1/3 urê + 1/3 kali,

29
trộn đều rồi bón vào hốc hoặc rạch đất sâu 15-20cm, bỏ phân rồi lấp kín đất.
Nếu thời tiết không thuận lợi thì bón phân khi cây đã hồi xanh.

Mật độ trồng

Đối với giống chín muộn và giống có bộ lá lớn, khoảng cách trồng
hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 60cm, mật độ trồng 2 - 2,5 vạn cây/ha.

Chăm sóc

Thời kỳ hồi xanh: Sau khi trồng phải tưới nước giữ ẩm thường xuyên, tưới 1-
2 lần/ngày tuỳ theo thời tiết. Kiểm tra đồng ruộng để kịp thời cấy dặm những
cây bị chết. Sau trồng 10-15 ngày thì xới phá váng, xới sâu, xới rộng giúp đất
tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại.

Thời kỳ hồi xanh, chải lá: Tưới bằng phương pháp tưới rãnh, trung bình 7-10
ngày tưới 1 lần. Xới nông, vun đất vào gốc. Dùng 1,4 – 2,8kg urê/sào, tưới 2-
3 lần, cách nhau 4-5 ngày để thúc cho cây nhanh phát triển. Cũng có thể bón
khô cách gốc 7-10cm, sau đó đưa nước vào rãnh, dùng gáo tưới nước hoà tan
phân đạm.

Thời kỳ ra ngù hoa, thu hoạch: Tiếp tục tưới nước, tưới thúc phân khi cây đã
có ngù hoa, trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước; cách 7-10 ngày,
tưới thúc kali khoảng 2-3 lần cho tới khi thu hoạch. Chú ý không để phân rơi
trên lá và ngù hoa. Khi cây bắt đầu có nụ hoa, đường kính khoảng 3-4cm thì
tiến hành che hoa bằng cách bẻ gập lá ở gần hoa, che lên nụ hoa, cũng có thể
buộc túm những lá xung quanh ngù hoa.

Thu hoạch

Thu khi hoa còn non, nếu thu muộn hoa nở sẽ giảm chất lượng. Từ khi xuất
hiện nụ hoa đến khi thu hoạch khoảng 15-20 ngày, tuỳ theo giống và điều
kiện thời tiết.

Khi thu hoạch dùng dao sắc cắt ngang cây, để lại 4-5 lá để bảo vệ hoa. Sau
khi thu hoạch cần tiêu thụ ngay.

30
9. Rau ngót

Còn gọi là rau bồ ngót, bù ngót, mì chính)

Tên khoa học: Sauropus Androgynus (L.)

Họ: Thầu dầu Euphorbyaceae.

1/ Đặc điểm sinh học

- Thuộc cây thân gỗ, mọc thẳng đứng, phân nhiều cành.

- Cây cao khoảng 1,5 m, có khi lên đến 2 m.

- Lá mọc cách, phiến lá hình bầu dục, màu xanh đậm.

- Hoa rau ngót đơn tính, hình sim; quả hình tròn giống như quả cà nhưng nhỏ
hơn.

- Rau ngót là cây có nhiều chất bổ, lành tính, đặc biệt cho nhiều Vitamin A,
C.

2/ Kỹ thuật trồng

* Giống

- Có thể trồng cây bồ ngót từ hạt nhưng tỉ lệ nẩy mầm của hạt thường rất thấp
và thời gian cây cho thu hoạch lâu.

- Trồng bằng cách giâm cành:

Trên những cây bồ ngót sinh trưởng mạnh (cây khoảng 6 – 8 tuổi sau khi
trồng), không sâu bệnh hại để chọn những cành khoẻ, cành bánh tẻ (không
già, không non) – cành vừa hoá nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 20 cm để làm

giống cho vụ sau. Bằng cách như sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị trấu để làm liếp giâm cành (trấu đã được ủ hoai). Tuỳ
theo kích thước vườn: chiều rộng khoảng 1 – 1.2 m; chiều cao mặt liếp
khoảng 10 cm.

31
+ Bước 2: Chuẩn bị cây giống (những đoạn cây giống vừa nêu trên).
+ Bước 3: Nhúng vào dung dịch NAA (kích thích ra rễ) đã pha sẵn nồng độ.
+ Bước 4: Ghim cây giống lên liếp đã chuẩn bị, độ nghiêng của cây so với
mặt liếp khoảng 45độ.

+ Bước 5: Sau khi ghim khoảng 20 – 25 ngày cây ra rễ và co thể đem ra


ruộng (vườn) trồng, tưới nuớc để giữ ẩm.

* Đất:

Cây rau ngót rất dễ trồng, thích hợp trên nhiều vùng đất, nhưng đất không bị
nhiều phèn và mặn là được. Tốt nhất là trồng trên đất thịt nhiều bùn, thoát
nước tốt.

* Thời vụ:

Có thể trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mưa.

* Khoảng cách trồng:

Hàng cách hàng 50 – 60 cm. Cây cách cây 25 – 30 cm, mỗi hốc có thể trồng 2
cây.

* Phân bón (tính cho 1.000 m2):

- Bón lót: 1,5 – 2 tấn phân chuồng hoai mục.

Super lân: 10 – 15 kg.

Kali: 3 – 4 kg.

- Bón thúc: Có thể chia làm 2 lần bón, sử dụng phân Urê khoảng 5kg/lần (1
tháng sau trồng) và lần 2 sau đó khoảng 20 – 25 ngày. Trong thời gian đó, kết
hợp sử dụng thêm phân bón lá để bổ sung thêm vi lượng cho cây.
- Do cây rau ngót thu hoạch liên tục, sau mỗi lần thu hoạch có thể chỉ bón cho
cây 1 lần phân và khoảng 6 tháng nên bón thêm phân hữu cơ cho cây. Hai
năm sau trồng lại cây mới

* Chăm sóc:

32
- Vệ sinh vườn, tránh cỏ cạnh tranh dinh dưỡng với cây, hạn chế sâu bệnh hại.

- Tưới nước 1 ngày/lần.

- Trong quá trình thu hoạch cây kết hợp với cắt tỉa, tạo cây có bộ khung tán
đẹp, vườn thông thoáng.

* Phòng trừ sâu bệnh:

Cây rau ngót tương đối ít bị sâu bệnh hại tấn công. Nếu có thì các đối tượng
sâu bệnh hại trên cây chủ yếu như: Sâu cuốn lá, sâu xanh: Sử dụng các loại
thuốc vi sinh Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, SecSaigon.
* Thu hoạch:

- Thu hoạch rau ngót bằng cách cắt cành hoặc hái lá.

- Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì chúng ta có thể thu hoạch đợt đầu.
- Các đợt tiếp theo sau khoảng 25 – 30 ngày.

9.Bí đao

Cây bí đao/Cây bí xanh Loại: Cây thân bò Phần ăn được: Quả non, lá non,
ngọn non. Giá trị năng lượng: 50Kj/100g

Công dụng:

- Quả non được dùng để nấu thành nhiều món canh khác nhau, có thể nấu với
thịt, tôm, hạt sen, nấm và măng.

- Có thể thái lát phơi khô để ăn dần hoặc làm mứt, kẹo.

- Lá non, ngọn non và hoa bí dùng làm rau.

- Hạt khô rang làm đồ ăn nhẹ.

- Vỏ sáp của quả bí đao có thể được dùng làm nến.

- Quả bí đao có công dụng chống béo, giảm phì, chống say nắng, sốt cao, hôn
mê, rôm sảy, phù thũng do viêm thận mãn tính, lợi tiểu, nhuận tràng, điều trị
rối loạn thần kinh.

33
Vật liệu gieo trồng: Hạt

Đất: Đất thịt nhẹ, thoát nước tốt; pH = 5,0 - 7,0

Khí hậu: Nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng 23-28 oC. Tỷ lệ hoa
cái/hoa đực tăng khi thời tiết tương đối mát và ngày ngắn.
Kỹ thuật trồng

Giống: Bí trạch, bí bầu, bí lông.

Khoảng cách và mật độ trồng:

- Luồng đơn: Hốc X hốc = 50-60cm

- Luồng đôi: Hàng X hàng = 60cm; hốc x hốc = 1m


Thời vụ: Vụ mùa: Gieo 25/1-25/2; Thu hoạch non vào tháng 4-5; thu hoạch bí
già cuối tháng 6 đầu tháng 7. Vụ chiêm: Gieo 25/6-5/7; Thu hoạch tháng 10.
Chuẩn bị đất và cách trồng: Làm đất kỹ, ải. Lên luống đơn rộng 70-80cm, cao
25-35cm, rãnh luống rộng 30cm để trồng bí chiêm. Lên luống đôi (2 hàng)
rộng 1,2 - 1,3m, cao 25-35cm, rãnh luống rộng 30cm. Bón lót 20 - 25 tấn
phân chuồng + 200kg supe lân + 100 Kg kali sunfat cho 1 ha. Gieo 3-4
hạt/hốc, sau để lại 2 cây/hốc. Từ khi cây mọc đến khi cây bò cần xới váng 2-3
lần kết hợp vun gốc.

Khi cây dài 50cm thì lấy đất lấp lên ngang đốt, cứ cách 1-2 đốt lại lấp
chặn để cây ra nhiều rễ bất định, hướng ngọn bí bò từ hốc này sang hốc kia
sau đó mới nương dây cho leo giàn. Cần tỉa ngọn, bấm ngọn, mỗi dây chỉ để 2
nhánh chính.
Chăm sóc:

Bón phân: Dùng phân bắc, nước giải hoặc urê pha loãng tưới cho cây 3 lần:

Lần 1: Khi cây có 4-6 lá thật.

Lần 2: Khi cây có nụ hoa.

34
3.2.3.Danh mục trang thiết bị.

Đơn vị: Đồng

STT Tên thiết bị Đơn Số Đơn giá Thành tiền


vị lượng

A Máy móc thiết bị chủ


yếu
1 Máy bơm nước. cái 40 1 500 000 60 000 000
2 Xẻng Cái 10 37 000 370 000
3 Cuốc cái 20 23 000 460 000
4 Máy cày cái 1 12 000 000 12 000 000
5 Ống phi 27 cây 168 13 000 2 184 000
6 Máy phun thuốc trừ sâu cái 2 200 000 400 000
7 Khóa nước cái 118 10 000 1 180 000
8 Vòi phun tự động cái 20 20 000 400 000
9 Bóng điện 25W bón 580 3 500 2 030 000
g
10 Dây điện mét 1 200 1 500 1 800 000
11 Xảo cái 20 17 000 340 000
12 Quang gánh đôi 10 30 000 300 000
13 Thúng cái 20 20 000 400 000
14 Đòn gánh Cái 10 10 000 100 000
15 Cân điện tử
15.1 Cân điện tử 5 kg cái 3 100 000 300 000
15.2 Cân điện tử 100kg cái 2 500 000 1 000 000
16 Cây róc cây 10 400 800 8 320 000
17 Dây thép kg 15 15 000 225 000
18 Dây buộc bằng nilon kg 15 30 000 450 000
19 Xe tải cái 1 120 000 000 120 000 000
B Thiết bị văn phòng
1 Máy tính Bộ 3 6000 000 18 000 000
2 Máy in cái 1 2 000 000 2 000 000
3 Điện thoại cái 3 520 000 1 560 000
4 Quạt treo tường cái 3 175 000 525 000
Tổng 234 344 000

35
3.3. Tác động môi trường

Dự án trồng rau sạch thuộc loại hình không gây tác động đến môi trường
trong quá trình hoạt động.Tiêu chuẩn thiết kế dự án áp dụng theo đúng quy
định của cơ quan nhà nước quản lý môi trường và khoa học công nghệ.

3.4.Nguồn cung cấp cá yếu tố đầu vào

Giống rau của dự án được cung cấp bởi cty CP giống cây trồng TW (Số
Lương Đình Của- Phương Mai- Đống Đa- Hà Nội)

Phân bón được cung cấp bởi Cty phân đạm Miền Bắc

Thuốc bảo vệ thực vật mua tại đại lý thuốc BVTV của huyện.Do đó dự án
chủ động trong nguồn cung ứng đầu vào.

36
CHƯƠNG 4: ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
4.1. Địa điểm đặt dự án

Địa điểm sản xuất và cơ sở hạ tầng được xây dựng trên huyện Hoằng Hóa,
Thanh Hóa

4.2. Phân tích về địa điểm


Điều kiện tự nhiên.

Huyện Hoằng Hóa nằm ở ven biển phía đông của tỉnh Thanh Hóa, chiều dài
bờ biển khoảng 12km. Diện tích khoảng 224,58km². Dân số khoảng 253.400
người (theo điều tra năm 1999). Tuyến giao thông chính của huyện: quốc lộ
1A, đường sắt Thống Nhất. Ðông giáp biển Đông. Tây giáp huyện Thiệu
Hóa, Yên Ðịnh và Vĩnh Lộc. Nam giáp huyện Quảng Xương, thành phố
Thanh Hóa và một phần huyện Ðông Sơn. Bắc giáp huyện Hậu Lộc.

Địa hình, thổ nhưỡng

Ðịa hình tự nhiên và đất đai Hoằng Hóa được chia thành ba vùng rõ rệt: 17 xã
phía Bắc huyện thuộc tả ngạn sông Tuần và sông Mã là vùng đất thích hợp
với canh tác lúa nước hai vụ chính; 22 xã vùng giữa và phía Nam huyện thuộc
hữu ngạn sông Tuần và tả ngạn sông Mã phần lớn đất cát pha, thích hợp thâm
canh cây lúa và màu; 8 xã vùng biển ở phía Ðông. sông Cung hầu hết là đất
cát, vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm nghề nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải
sản.
Khí hậu
Hoằng Hoá nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ
cao, mùa Đông không lạnh lắm, mùa Hè tương đối mát, nhưng có một số
ngày có gió Tây khô nóng (hàng năm có khoảng 20-30 ngày). Độ ẩm cao vừa
phải, gió tương đối mạnh, có thể có những trận mưa lớn, bão lớn trong mùa
nóng.
+ Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.730 - 1.980 mm, tuy
nhiên có năm lượng mưa đạt cao: 2.560 mm và cũng có năm lượng mưa thấp
chỉ có: 870 mm. Hàng năm, mưa chia làm hai mùa: mùa mưa nhiều từ tháng
5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm tới 85% tổng lượng mưa cả năm, còn
lại từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15%. Trung bình
hàng năm có trên 140 ngày mưa. Tính biến động liên tục về mưa đã dẫn tới
rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng nguồn nước cũng như trong việc tổ
chức sản xuất, sinh hoạt và gây trở ngại cho việc cấp thoát nước trong thành
phố.
37
+ Nhiệt độ không khí: Tổng tích ôn trung bình năm khoảng 8.6000C,
nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,3 đến 23,60C, trong đó có những ngày cao
tuyệt đối lên đến 400C, hoặc có ngày nhiệt độ xuống thấp tuyệt đối vào mùa
lạnh tới 50C.
Do tính chất của vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm thành phố Thanh Hoá
chịu ảnh hưởng rõ rệt của hai mùa nóng và lạnh. Mùa lạnh thường kéo dài 4
tháng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 200C.
Mùa nóng kéo dài 5 tháng từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ trung bình
khoảng 250C. Các mùa giao động khá lớn, kể cả thời gian bắt đầu và kết thúc,
vì vậy việc phân mùa khí hậu ít có ý nghĩa.
+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình cả năm khá cao khoảng 80- 85%, độ
ẩm xuống thấp cực điểm khi có gió mùa Đông Bắc, hanh heo (50%) và những
ngày có gió Tây khô nóng (45%); đồng thời có lúc, độ ẩm lên cao tới 90%
vào cuối mùa Đông.
+ Nắng: Hàng năm có khoảng 1.700 giờ nắng, tháng nắng nhiều nhất là
tháng 7, tháng có ít nắng nhất là tháng 2, 3. Năm nắng nhiều lên tới 2.100
giờ, năm nắng ít chỉ có 1.300 giờ.
+ Gió: Thành phố Thanh Hoá và thị xã Sầm Sơn là cửa ngõ đón gió
bão, gió mùa Đông và các luồng gió từ biển Đông thổi vào. Tốc độ gió trung
bình khoảng 1,80 m/s, hướng gió chính là gió Đông và Đông Nam. Hàng
năm có khoảng 30 ngày có gió Tây hay còn gọi là gió Lào thổi vào, mang
theo hơi nóng, rất có hại cho mùa màng và sản xuất nông nghiệp.
+ Bão: Hàng năm thường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 1-3 cơn bão và áp
thấp nhiệt đới
Điều kiện kinh tế - xã hội

 +Dân cư đông nên có lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao
động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất rau cung
cấp cho thi trường thành phố Thanh Hóa từ lâu đời

 +Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước…), đường bộ
có quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố
khác,

 +Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành ngày càng hoàn thiện: hệ thống
thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi …

 +Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng
nghề truyền thống…

-Khái quát về tình hình kinh tế _xã hội của huyện Hoằng Hóa

38
Hoằng Hoá hiện được đánh giá là một trong những huyện đi đầu của Thanh
Hoá về phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện dại hóa
nông nghiệp, nông thôn. Trong giai đoạn 1991 - 2002, cơ cấu kinh tế của
huyện đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng của nhóm hàng nông -
lâm - ngư nghiệp trong GDP của huyện đã giảm từ 70,3% xuống 51%; nhóm
ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng từ 13,7% lên 29,7%;
thương mại - dịch vụ từ 16% tăng lên 19,3%... Trên cơ sở phát huy những
thành tựu đã đạt được, trong những năm tiếp theo, Hoằng Hoá tập trung phát
triển nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm theo phương pháp công nghiệp,
khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

CHƯƠNG V: XÂY DỰNG KIẾN TRÚC

5.1.Phương án kiến trúc xây dựng dự án


5.1.1.Nhiệm vụ thiết kế xây dựng

Nhiệm vụ xây dựng phải đúng quy trình ,quy phạm,tuân thủ đúng các bước
trong xây dựng cũng như phải phù hợp với dự án trồng rau sạch.

5.1.2.Các hạng mục công trình

Bảng:Danh mục các hạng mục công trình

Đơn vị:Đồng

Tổng
Hạng mục của dự Đơn khối Đơn
TT án vị lượng giá(đ/m2) Thành tiền
1 Thuê mặt bằng m2 100 000 800 80 000 000
2 Nhà sơ chế rau m2 100 1 500 000 150 000 000
Kho chứa vật tư,
3 thuốc BVTT m2 50 1 000 000 50 000 000
4 Nhà vệ sinh m2 5 800 000 4 000 000
6 Nhà điều hành m2 35 2 000 000 70 000 000
7 Nhà bảo quản rau m2 30 2 000 000 60 000 000
Tổng cộng 414 000 000
39
Bảng:Công trình phục vụ dự án

Đơn vị: Đồng

TT Tên công trình Đơn Số Đơn giá Thành tiền


vị tính lượng

1. Giếng khoan cái 20 1 500 000 30 000 000

2 Bể lọc nước cái 4 6 500 000 26 000 000

3 Đường điện nội m 300 2 000 600 000


bộ

Tổng 32 600 000

5.1.3.Phương án bố trí tổng mặt bằng

Dựa vào tình hình của dự án,bố trí dự án như sau:

Nhà điều hành được bố trí để làm việc của nhân viên

Khu sản xuất gồm diện tích đất trồng rau, nhà sơ chế rau, kho chứa vật tư và
thuốc BVTT, nhà bảo quản rau.

Tất cả đều được bố trí sắp xếp phù hợ,p với tính chất công việc và yêu cầu
của từng hạng mục.

5.2.Giải pháp xây dựng

*Nhà điều hành:

Do tính chất của dự án nên công ty chúng tôi chỉ xây dựng một phòng điều
hành có diện tích: 35m2. Được xây dựng khung bê tông cốt thép, gạch đỏ
đảm bảo vững chắc. Mái lợp tôn ,trần nhựa chống nóng, nền lát gạch liên
doanh cửa làm bằng gỗ công trình phụ khép kín.
40
Đây là nơi làm việc ban dự án gồm các chủ dự án và kỹ sư

*Nhà sơ chế:

Nhà sơ chế có diện tích 100 m2 khung bê tông, mái lợp tôn chống nóng, có
điều hòa. Đồng thời được trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng, đảm bảo điều
kiện làm việc cho công nhân

*Kho chứa vật tư,thuốc BVTT: có diện tích 50m2 xây bằng gạch,mái lợp
tôn, ánh sáng độ ẩm vừa phải đảm bảo cho việc bảo quản. Kho được xây dựng
xa nguồn nước và khu vực sơ chế rau.

*Nhà vệ sinh :

Có diện tích 5m2.Xây dựng bằng gạch ,tường lát gạch men trắng đảm bảo
vệ sinh và dễ lau chùi,hệ thống nước thải được xây dựng đúng quy cách.

*Đường điện nội bộ

Dự án sử dụng trực tiếp điện sinh hoạt của địa phương,bố trí đảm bảo an
toàn thuận tiện.

*Nhà bảo quản rau

Diện tích là 30m2 có hệ thống làm lạnh để bảo quản.

CHƯƠNG VI: CƠ CẤU TỔ CHỨC

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý dự án

Ban Giám Đốc

Phòng Tài Chính Kế


Phòng Kinh Doanh Phòng Sản Xuất
Toán

41
6.1 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
6.1.1: Ban dự án

- Ban giám đốc sẽ có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động
kinh doanh hàng ngày của dự án. Ban giám đốc dự án sẽ bao gồm: một
giám đốc dự án, một kế toán và một thủ quỹ.

 Giám đốc dự án: trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động
kinh doanh.

 Kế toán, thủ quỹ: Lên sổ sách chứng từ, ngân sách của công ty.

- Ban giám đốc dự án: Sẽ có trách nhiệm đối với các vấn đề sau đây dưới
sự chỉ đạo ủy quyền và giám sát toàn bộ của chủ đầu tư:

 Đảm bảo rằng dự án và các nhân vên của dự án tuân thủ tất cả các
luật và quy định có liên quan của chính quyền địa phương cũng như
của nhà nước.

 Đảm bảo rằng hoạt động hằng ngày của dự án dược thực hiện phù
hợp với chỉ thị, kế hoạch ngân sách, trình tự chính sách và nghị
quyết do chủ đầu tư đề ra.

 Báo cáo kết quả kinh doanh của dự án cho chủ đầu tư

6.1.2 : Các bộ phận chức năng

Dưới quyền quản lý điều hành của ban giám đốc là các bộ phận chức năng
sau:

a. Bộ phận tài chính kế toán

- Chịu trách nhiệm các hoạt động liên quan tới kế toán, thông kê và quản
lý hoạt động tài chính của dự án.

- Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc hành chính, quan hệ với các
cơ quan có thẩm quyền địa phương.

b. Bộ phận kinh doanh


42
- Thực hiện những giao dịch với khách hàng, marketing, bảo trì bảo
dưỡng các cơ sở vật chất, các hoạt động văn phòng, bảo vệ an toàn tài
sản.

- Chịu trách nhiệm có liên quan tới cung ứng vật tư, hàng hóa, vật phẩm
để sử dụng và tiêu thụ trong khu dự án.

c. Bộ phận sản xuất

- Chịu trách nhiệm trong quá trình sản xuất.

6.2 Phương thức tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Việc tuyển dụng nhân sự của dự án được trực tiếp thực hiện thông qua
Giám Đốc. Khi dự án bắt đầu xây dựng công ty sẽ tuyển chọn lao động tại
địa phương và các trường công nhân kỹ thuật theo cơ cấu ở bảng cơ cấu
nhân viên. Phương thức lựa chọn dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cùng với
sự lựa chọn cho phù hợp với trình độ và tay nghề của từng người, có hợp
đồng lao động, lương và các quyền lợi khác trả trực tiếp cho người lao
động, tôn trọng các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết về việc tuyển
dụng và cho thôi việc. ưu tiên tuyển dụng công nhân lao động là người tại
địa phương.

Công nhâ mới được tuyển dụng vào công ty đều phải tham gia các khóa
huấn luyện về:

 Chấp hành các nội quy công ty.

 Nội quy bảo vệ môi trường

 Kỹ thuật về quy trình sản xuất.

 Bí mật công nghệ và thông tin.

Tùy theo nhiệm vụ tại từng bộ phận mà từng nhóm người phải học

43
thêm các chu trình công nghệ và công việc được giao, hoặc được gửi đi đâo
tạo thêm về trình độ chuyên môn nghề nghiệp tại các cơ sở trong nước. cụ thể
là:

 Kế toán, thủ quỹ: tôt nghiệp Cao Đẳng trên lên, ưu tien người sử
dụng thành thạo máy vi tính.

 Nhân viên kinh doanh: tôt nghiệp ĐH kinh tế quốc dân

 Kỹ sư: Tốt nghiệp ĐH chuyên ngành trồng trọt,

CHƯƠNG 7: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Những phân tích trong phần này được rút ra từ kết quả tính toán. Việc tính
toán phân tích tài chính được thực hiện căn cứ vào số liệu trong tất cả các
bảng và những số liệu cơ bản sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%

Khấu hao thiết bị: 7 năm

Khấu hao nhà xưởng: 10 năm

Khấu hao chi phí sử dụng đất và cơ sở hạ tầng: 10 năm

Chi phí quản lý điều hành: 4%/ tổng doanh thu

Chi phí tiếp thị quản cáo: 2%/ tổng doanh thu

7.1 Nguồn vốn đầu tư ban đầu

Tổng vốn đầu tư ban đầu cho dự án: 1 163 701 ngđồng

Đầu tư máy móc thiết bị: 187 144 ngđồng

Chi phí lắp đặt và chạy thử: 9 357 ngđồng

Chi phí xây dựng nhà xưởng và công trình: 467 200 ngđồng

Vốn lưu động ứng trước: 500 000 ngđồng

Nguồn vốn bảo đảm để đầu tư: 1 163 701 ngđồng

44
Vốn tự có: 698 220, 6 ngđồng

Vốn vay: 465 480,4 ngđồng

45
7.2 Sản lượng dự kiến

Bảng thông tin về dự án


STt Đơn vị
904343,
1 Vốn đầu tư ban đầu 1 ngàn đồng
2 Đầu tư máy móc Tb 196501 ngàn đồng
3 Đầu tư nhà xưởng 467200 ngàn đồng
4 Năm khấu hao MMTB 8 Năm
5 Giá trị thu hồi MMTB 20000 ngàn đồng
6 Năm khấu hao nhà xưởng 10 Năm
7 Giá trị thu hồi NX 40000 ngàn đồng
240642,
8 chi phí phục vụ đầu tư 1 ngàn đồng
Năm khấu hao CP phục vụ
9 Đt 10 Năm
10 công suất dự kiến 80,9 tấn/năm
công suất năm 1 75% %
Công suất năm 2 80% %
công suất năm 3 90% %
công suất năm 4 95% %
công suất năm 5 95% %
công suất năm 6 100% %
công suất năm 7 100% %
công suất năm 8 100% %
công suất năm 9 100% %
công suất năm 10 100% %
11 Tỷ lệ phế phẩm 10% %
12 Phế phẩm thu hồi 8% %
13 giá bán phế phẩm 20% %
14 Vốn tự có 60% %
15 vốn vay đầu tư 40% %
16 vốn vay LĐ thường xuyên 25% %
17 Vốn vay đầu tư trả đều 5 năm
18 lãi vay đầu tư 12% %
lãi vay vốn lưu động 12% %
lãi suất tính toán của dự án 12% %
19 năm hoạt động 10 năm
20 thuế suất lợi tức 25% %
21 Thuế VAT đầu vào 10% %
22 Thuế VAT đầu ra 10% %
23 Chi phí giống 5904,5 ngàn đồng

46
CHƯƠNG 9: CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ
HỘI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
9.1 Hiệu quả kinh tế
9.2 Hiệu quả xã hội
Vấn đề tạo công ăn việc làm của dự án:
Dự án giải quyết việc làm cho hơn 30 công nhân làm trực tiếp cho công
ty với mức lương tối thiểu là 1.000.000 đồng/ người/ tháng và mức lương
trung bình trên 1.500.000 đồng/ tháng, góp phần giải quyết vấn đề quan trọng
tai địa phương.

47
CHƯƠNG 10: KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ những căn cứ khoa học và thực tiễn, các tính toán phân
tích về hiệu quả kinh tế của dự án cũng như abhr hưởng tới dời sống xã hội tại
địa phương mà Danh Nghiệp tư Nhân Đức Minh đã nghiên cứu và lập dự án:
“Sản xuất và cung cấp rau sạch tại xã Văn Đức huyện Gia Lâm, Hà Nội”. có
thể đánh giá đây là một dự án khả thi và có độ an toàn cao. Việc dự án đi vào
hoạt động sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp, đồng thời cũng
mang lại nhiều hiệu quả kinh tế, xã hội tại địa phương.
Chúng tôi, doanh nghiệp tư nhân Đức Minh rất mong nhận được sự
giúp Sở Kế Hoạch Phát Triển và Đầu Tư thành phố Hà Nội, UBND huyện
Gia Lâm, ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và các ban
nghành chức năng của tỉnh để dự án được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư và
vay vốn theo như quy định hiện hành của chính phủ và địa phương, tạo điều
kiện cho dự án đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.
Hà Nội ngày 14 thàng 01 năm 2010
Người lập dự án
Giám đốc

Bùi Văn Minh

48

You might also like