You are on page 1of 5

THỰC HÀNH HOÁ CNMT

PHẦN I: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HOÁ HỌC TRONG ĐẤT

BÀI 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA TRAO ĐỔI – PHƯƠNG PHÁP XÔKÔLÔP


I. Mục đích – ý nghĩa:
Độ chua là yếu tố độ phì của đất, nó ảnh hưởng đến các quá trình lí hoá và sinh
học trong đất. Đa số cây trồng thích ứng ở đất trung tính (pH = 6 – 7); một số có thể chịu
đất chua như chè, khoai tây (pH = 4,5 – 5,5).
Đất chua là do sự có mặt của các ion H+ và Al3+ trong dung dịch đất cũng như
trong các hệ phức hấp phụ của đất có khả năng trao đổi gây nên.
Khả năng tạo thành H+ và Al3+ càng lớn thì đất càng chua và ngược lại; độ chua
của đất phụ thuộc vào các phương pháp xác định, trong đó chất chiết rút có ý nghĩa lớn
trong trong đổi các ion H+ và Al3+. Trên cùng một loại đất, nếu dùng chất chiết rút NaOH
0,01M sẽ có độ chua lớn (khoảng 19mmol/100g đất), trong khi với CH3COONa 1M thì
độ chua thấp (khoảng 6mmol/100g đất); nếu dùng NaCl 1M thì độ chua xác định được là
rất thấp (khoảng 0,2mmol/100g đất). Nguyên nhân do H+ có khả năng liên kết mạnh với
OH-, bé hơn với CH3COO- và không liên kết với Cl-.
Độ chua của đất thông thường được chia làm 2 loại:
- Độ chua hiện tại (độ chua hoạt tính): Là độ chua gây nên do các ion H+
tự do trong dung dịch đất và được xác định khi hoà tan đất trong nước cất.
- Độ chua tiềm tàng: Được xác định khi chiết rút đất bằng dung dịch muối.
Dựa vào chất chiết rút, độ chua tiềm tàng được lại được chia thành độ chua trao
đổi và độ chua thuỷ phân.
+ Độ chua trao đổi: Độ chua trao đổi được tạo nên bởi các ion H+ và Al3+, khi pH
= 5,5 – 6,5 thì còn rất ít hoặc không còn Al3+ di độngSử dụng chất chiết rút là các dung
dịch muối trung tính như KCl, NaCl, BaCl2. Các cation của các muối này đẩy H+ và một
phần Al3+ ra khỏi hệ phức hấp phụ, Al3+ bị thuỷ phân tạo thành độ chua của đất. Lượng
H+ và Al3+ trao đổi nói lên mức độ rửa trôi cation kiềm, phá huỷ keo đất. Cây có thể chết
khi đất quá chua hoặc chứa nhiều nhôm di động. Độ chua trao đổi là 1 chỉ số để xác định
nhu cầu bón vôi cho đất. Kí hiệu pHKCl.
+ Độ chua thuỷ phân: Độ chua của đất được xác định khi sử dụng chất chiết rút là
một muối chứa anion thuỷ phân (như CH3COONa). Độ chua thuỷ phân có trị số lớn hơn
độ chua trao đổi, vì gần như toàn bộ H+ và Al3+ đã được trao đổi (Độ chua thuỷ phân
chính là tổng số độ chua tiềm tàng). Từ đó ta tính được lượng vôi cần bón, tính dung tích
hấp phụ theo công thức T = S + H hoặc tính độ no kiềm của đất theo công thức V% =
S/T.100% (với S là tổng số cation kiềm trao đổi, H là độ chua thuỷ phân)
II. Nguyên tắc của phương pháp XÔKÔLÔP:
Dùng dung dịch muối trung tính như KCl, NaCl tác động vào đất để chuyển ion
H+ và Al3+ vào dung dịch:
+
[KĐ] HAl + 4K+ → [KĐ].4K+ + H+ + Al3+
3+

Al bị thuỷ phân: Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+


3+

Dùng dung dịch NaOH chuẩn độ ta tính được độ chua trao đổi. Sau đó định lượng
riêng H+ rồi suy ra nồng độ Al3+ trao đổi
III. Tiến hành:
1. Định lượng tổng số độ chua tra đổi:
Cân 30,000gam đất đã qua rây 1mm cho vào bình tam giác 250mL. Thêm 150mL
dung dịch KCl 1M. Lắc trong 1 giờ rồi lọc lấy dung dịch trong, đun sôi 1 phút (để loại CO2)
Lấy toàn bộ dung dịch thu được, chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,02M với chỉ
thị phenolphtalein đến khi có màu hồng nhạt, bền trong 30 giây.
Độ chua trao đổi được tính theo công thức:
100
pHKCl (mmol/100g) = k.C NaOH .VNaOH .
30
Trong đó: k là hệ số khô kiệt của đất ≈ 1,1.
V thể tích NaOH đã dùng (tất cả thể tích đều tính bằng mL)
2. Định lượng riêng H+:
Tiến hành như trên nhưng trước khi chuẩn độ bằng NaOH, thêm 5mL dung dịch
NaF 3,5% (để che Al3+ dưới dạng phức Na3[AlF6]). Từ đó tính được H+, Al3+.

BÀI 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA THUỶ PHÂN – PHƯƠNG PHÁP KAPEN


I. Mục đích – ý nghĩa:
Độ chua của đất được xác định khi sử dụng chất chiết rút là một muối chứa anion
thuỷ phân (như CH3COONa). Độ chua thuỷ phân có trị số lớn hơn độ chua trao đổi, vì
gần như toàn bộ H+ và Al3+ đã được trao đổi. Kí hiệu là pHTP hoặc H.
II. Nguyên tắc:
Nếu dùng muối trung tính như KCl, NaCl tác động với đất chỉ chuyển được một
phần ion H+ và Al3+ vào dung dịch. Những H+ và Al3+ bám chặt ở keo đất cần dùng muối
của 1 axit yếu và bazơ mạnh như CH3COONa. Muối này có tính hơi kiềm (pH = 8,2 –
8,8) nên sẽ có tác dụng chiết rút H+ và Al3+ mạnh hơn:
+
[KĐ] 2H
Al
+ 5Na+ + 5OH- → [KĐ].5K+ + Al(OH)3 + 2H2O
3+
III. Tiến hành:
Cân 40,000gam đất đã qua rây 1mm cho vào bình tam giác 500mL, thêm 100mL
dung dịch CH3COONa 1M (dung dịch này phải làm phenolphtalein có màu hồng nhạt).
Lắc trong 1 giờ rồi lọc lấy dung dịch trong.
Lấy toàn bộ dung dịch thu được, chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,05M với chỉ
thị phenolphtalein đến khi có màu hồng nhạt, bền trong 30 giây.
Độ chua thuỷ phân được tính theo công thức:
100
pHTP = H(mmol/100g) = 1,75. k.C NaOH .VNaOH .
40
Trong đó: k là hệ số khô kiệt của đất (thường k ≈ 1,1)
1,75 là hệ số quy đổi???

BÀI 3: XÁC ĐỊNH DUNG TRỌNG CỦA ĐẤT (Dv)

Dung trọng của đất là tỷ số giữa khối lượng đất khô tuyệt đối ở trạng thái tự nhiên
(kể cả những lỗ hổng) của một thể tích đất xác định với khối lượng của nước có cùng thể
tích ở 4oC.
Dung trọng đặc trưng cho độ chặt của đất, dung lượng được sử dụng để:
- Tính trữ lượng nhiều nguyên tố và chuyển chúng từ % sang thể tích
- Đánh giá một cách khách quan quá trình rửa trôi theo chiều sâu và việc chuyển
dời các nguyên tố từ tầng đất này sang tầng đất khác.
- Tính độ hổng hay độ xốp của đất.
Có nhiều phương pháp xác định dung trọng nhưng thuận tiện và phổ biến nhất
hiện nay là phương pháp dùng ống đóng.
Trình tự phân tích: Đặt những ống đong hình trụ có thể tích v = 100mL lên khu
vực đất đã được làm bằng phẳng (ít nhất phải sử dụng 3 ống) song song cùng một lúc (đã
biết khối lượng các ống = mo). Dùng búa gỗ đóng các ống vào đất. Khi ống đã lún sâu
vào đất hết cỡ thì dùng dao hoặc xẻng đào, gọt, nhấc ống ra. Dùng dao sắc gọt bằng
phẳng đất ở các miệng ống. Lau chùi sạch đất dính bám xung quanh ống. Đem cân được
khối lượng m1.
Ta có khối lượng đất đã lấy là m = m1 – mo. Nếu xem độ khô kiệt của đất là 1,1 ta

m p
có khối lượng đất khô sẽ là p = → Dung trọng của đất là: Dv =
1,1 v
Theo thang đánh giá của Katrinski thì nếu dung trọng:
Dv Loại đất Dv Loại đất
<1 Đất giàu chất hữu cơ 1,3 ÷ 1,4 Đất quá chặt
1,0 ÷ 1,1 Điển hình cho đất trồng trọt 1,4 ÷ 1,6 Điển hình cho tầng đế cày
1,1 ÷ 1,3 Đất hơi chặt 1,6 ÷ 1,8 Tầng tích tụ quá chặt

BÀI 4: XÁC ĐỊNH DUNG TÍCH TRAO ĐỔI


(PHƯƠNG PHÁP SCHACHTSCHBEL)
Dung tích trao đổi ion của đất hay khả năng trao đổi ion (IEC – ion exchange
capacity) là lượng ion lớn nhất được đất hấp phụ có khả năng trao đổi và được biểu thị
bằng mđlg/100g đất. Đây chính là quá trình hấp phụ lí hoá học được thực hiện nhờ keo
đất. Cần phân biệt quá trình trao đổi cation (do keo âm đảm nhận) với sự trao đổi anion
(do keo dương đảm nhận).
Dưới đây chỉ đề cập đến việc xác định dung tích trao đổi cation (CEC – cation
exchange capacity hoặc kí hiệu S) theo phương pháp Schachtschabel: Dùng
CH3COONH4 1M làm bão hoà dung tích hấp phụ trao đổi cation của đất. phản ứng trao
đổi như sau:
K§ ] M n+ + CH3COONH4 = K§ ] nNH 4+ + nCH3COO- + Mn+.

Sau đó cation NH4+ đã hấp thụ được trao đổi ra bằng cation K+ (KCl 0,1M):
K§ ] nNH 4+ + nK+ = K§ ] nK + + nNH4+.

Lượng NH4+ được xác định bằng cách chuẩn độ NaOH 0,05M với sự có mặt của HCHO:
4NH4+ + 6HCHO = (CH2)6N4 + 6H2O + 4H+ (Urotropin)
Trình tự phân tích: Cân 10 ,000gam đất (đã qua rây 1mm) thêm 100mL
CH3COONH4 1M lắc đều trong 30 phút. Lọc trên phễu Bunse, rửa đất 3 lần bằng ancol
etylic (mỗi lần 15mL).
Chuyển toàn bộ đất vào erlen 250mL, rồi thêm 250mL KCl 0,1M. Lắc đều trong
30 phút. Lọc rồi lấy 25mL dung dịch thu được + 5mL Fomalin + 5 giọt phenolphtalein và
chuẩn độ bằng NaOH 0,05M đến màu hồng nhạt (bền trong 1 phút).
V.N.K
Khi đó, ta có: CEC = S = .100 trong đó:
W

-CEC hayS:DungtÝchtrao® æi cation



- N, V : Nång®é, thÓtÝchcñaNaOH
- W: L­ î ng®Êt (10g); K : HÖsè phalo·ng (250/25=10)

Có thể làm chuẩn độ mẫu trắng như sau: lấy 25mL nước cất + 5mL Fomalin + 5 giọt
phenolphtalein và chuẩn độ bằng NaOH 0,05M đến màu hồng nhạt (bền trong 1 phút).

BÀI 5: XÁC ĐỊNH DUNG TÍCH HẤP PHỤ – PHƯƠNG PHÁP ALÔSIN
I. Mục đích – ý nghĩa:
Dung tích hấp phụ là tổng số cation hấp phụ trong 100,000gam đất khô, tính bằng
mili đương lượng gam (mđlg) và kí hiệu là T.
Dung tích hấp phụ càng lớn thì khả năng giữ phân (chất dinh dưỡng) của đất càng
tốt. Giá trị dung tích hấp phụ T có thể được dùng để tham khảo khi phân loại đất.
II. Nguyên tắc:
Phương pháp Alôsin dựa trên nguyên tắc đẩy tất cả cation hấp phụ ra khỏi keo đất
bằng dung dịch BaCl2:
+
[KĐ] 2yH
2xM
+ (nx+y)Ba2+ → [KĐ].(nx+y)Ba2+ + 2xMn+ + 2yH+.
n+

Sau khi lọc và rửa sạch keo đất cho tác dụng với dung dịch H2SO4 dư:
[KĐ].(nx+y)Ba2+ + (nx+y)H2SO4 → [KĐ].(2nx+2y)H+ +
(nx+y)BaSO4↓.
Dùng dung dịch NaOH chuẩn độ H2SO4 dư rồi suy ra dung tích hấp phụ.
III. Tiến hành: Thực hiện theo các bước sau:
1. Cân 30,000gam đất đã hong khô cho vào chén sứ, thêm 20 – 30mL dung dịch
BaCl2 1N (0,5M), dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều rồi để yên vài phút, lọc dung dịch
bằng cách gạn. Lặp lại 3 – 4 lần như vậy rồi chuyển hết đất lên giấy lọc
2. Tiếp tục dùng dung dịch BaCl2 1N rửa đến khi nước lọc chảy ra không còn ion
Ca2+ (Thử bằng cách sau: Lấy 10mL dung dịch nước lọc chảy ra, thêm 1mL
K2CrO4 10% và thêm từ từ từng giọt dung dịch CH3COOH 10% đến khi dung dịch
màu vàng chuyển sang màu da cam. Khi đó chỉ có Ba2+ bị kết tủa dưới dạng
BaCrO4. Lọc kết tủa , thêm 2mL dung dịch (NH4)2C2O4 4%, đun sôi. Nếu không
có kết tủa là hết ion Ca2+)
3. Rửa sạch đất bằng nước cất đến khi hết BaCl2 (thử bằng AgNO3 hoặc H2SO4 1M).
4. Chuyển cả đất và giấy lọc vào bình tam giác 250mL, thêm 100mL H2SO4 0,05N
(0,025M), lắc 10 phút rồi lọc qua giấy lọc. Lấy dung dịch thu được đem chuẩn độ
với dung dịch NaOH 0,05N (0,05M) với chỉ thị phenolphtalein tới màu hồng bền
trong 30 giây.
5. Dung tích hấp phụ được tính theo công thức:
100
T(mđlg/100g) = k.[(C.V) H SO − (C.V)NaOH ].
2 4
30
(với k là hệ số khô kiệt của đất ≈ 1,1)

You might also like