You are on page 1of 6

Đề cương sinh học học kì 2 (16 câu)

Phần chữ in nghiêng các bạn có thể học, hoặc ko học thì cũng ko sao cả (o^O^o)b
Bỏ các câu 6, 8,10,và từ 12 đến 16
Ôn kĩ câu 4 và 5
Có 2 câu hỏi bổ sung ở cuối

Câu 1
Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và
giao tử cái. Con sinh ra giống hệt nhau và giống hệt mẹ
Các hình thức sinh sản vô tính
_ Sinh sản bằng bào tử : là hình thức sinh sản vô tính ở thực vật có bào tử. Cơ thể được
hình thành từ một cơ quan đặc biệt gọi là bào tử

Vào thời kì trưởng thành, ở giai đoạn sinh sản vô tính, túi bào tử vỡ tung giải phóng các
bào tử ra ngoài. Gặp đất ẩm, các bào tử NP nhiều lần liên tiếp cho cơ thể đơn bội, khởi
đầu quá trình hình thành thể bào tử mới. Về sau thể bào tử này phát triển thành một cây
độc lập.

_ Sinh sản sinh dưỡng: hình thức sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới từ một cơ quan sinh
dưỡng của cây mẹ (rễ, thân, lá, củ…)

Các phương pháp nhân giống vô tính


_ Giâm cành : là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo cây mới từ một đoạn thân, cành, một
đoạn rễ hay mảnh lá bằng cách cắm, vùi xuống đất cho nó phát triển thành cây mới.
_ Chiết cành : là hình thức nhân giống vô tính , tạo rễ trên một đoạn cành khi còn gắn với
cây, sau đó cắt rời cành có rễ để được một cây nguyên vẹn
_ Ghép : là phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân,cành, chồi
của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác sao cho phần vỏ có các mô
tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của
gốc ghép sẽ nuôi cành ghép.
_ Nuôi cấy mô : phương pháp nhân giống vô tính tách mô phân sinh (từ đỉnh sinh trưởng
hoặc các tế bào lá non) rồi nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo thành
mô non (mô sẹo) rồi dùng hoocmon kích thích sinh trưởng kích thích mô phát triển thành
cây hoàn chỉnh.

Câu 2
Ưu nhược điểm của cành chiết, giâm so với cây trồng từ hạt
Ưu điểm
_ Giữ nguyên được tính trạng di truyền mà con người mong muốn
_ Rút ngắn được rất nhiều thời gian phát triển của cây, sớm cho thu hoạch, biết trước
được đặc tính sản phẩm
Nhược điểm
Cành chiết và ghép do sự đồng nhất và không có biển đổi về di truyền nên khi điều kiện
môi trường thay đổi có thể gây chết hàng loạt.
Câu 3
Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô ở thực vật : mọi cơ thể thực vật (cũng như động vật)
đều gồm các tế bào, mỗi tế bào là một đơn vị cơ bản của sự sống, mang một lượng thông
tin di truyền đủ để mã hóa cho sự hình thành một cơ thể mới. Trong môi trường thích hợp
và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, có thể nuôi cấy mô để tạo nên cây hoàn chỉnh
Khái niệm nuôi cấy mô: phương pháp nhân giống vô tính tách mô phân sinh (từ đỉnh
sinh trưởng hoặc các tế bào lá non) rồi nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để
tạo thành mô non (mô sẹo) rồi dùng hoocmon kích thích sinh trưởng kích thích mô phát
triển thành cây hoàn chỉnh.
Ý nghĩa nuôi cấy mô thực vật
_ Tất cả các cây đồng nhất về di truyền, sạch bệnh
_ Góp phần nhân nhanh số lượng cây con
_ Giúp bảo tồn các loài thực vật quí hiếm.

Câu 4
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực (tinh trùng) và giao
tử cái (trứng) thông qua sự thụ tinh tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
SSVT SSHT
Sự kết hợp không Có
giao tử đực và
cái
Cơ chế Nguyên phân Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
Đặc điểm di Duy trì kiểu gen của loài 1 cách Có sự tái tổ hợp gen của bố và mẹ
truyền thế hệ bền vững
sau
Sự thích nghi Thích nghi cao với môi trường Tăng khả năng thích nghi của thế hệ
sống ổn định sau khi môi trường sống thay đổi
Ý nghĩa Tạo ra một số lượng lớn con Tạo sự đa dạng về mặt di truyền,
cháu trong thời gian ngắn cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa
và chọn giống

Sinh sản hữu tính khác sinh sản vô tính là


_Có quá trình GP hình thành giao tử
_Có cả hai loại giao tử, có thụ tinh tạo thành hợp tử.
_Có sự tái tổ hợp vật chất di truyền : hợp tử có thể mang những tổ hợp gen mới, hình
thành nên các biến dị tổ hợp, có ý nghĩa quan trọng trong chọn giống và tiến hóa

Câu 5
Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
1)Sự hình thành hạt phấn và túi phôi
_ Hình thành hạt phấn : Tế bào mẹ hạt phấn 2n giảm phân cho 4 tế bào đơn bội n. Mỗi tế
bào đơn bội n nguyên phân cho ra 2 tế bào không cân đối : 1 tế bào bé là tế bào sinh sản
và 1 tế bào sinh dưỡng. 2 tế bào này được bao chung một màng dầy tạo thành hạt phấn.
Tế bào sinh dưỡng sẽ phân hóa thành ống phấn và tế bào sinh sản sẽ phát sinh 2 giao tử
đực.
_ Hình thành túi phôi : 1 tế bào 2n nằm gần lỗ thông của noãn giảm phân cho 4 tế bào
con đơn bội n. 1 trong 4 tế bào sẽ phân chia liên tiếp để tạo thành túi phôi (3 thể định
hướng còn lại bị tiêu biến). Túi phôi chứa 1 noãn cầu đơn bội n (trứng), 1 nhân cực 2n,
2 trợ bào n, 3 đối cực n
2)Thụ phấn và thụ tinh
_ Thụ phấn : Hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhụy của hoa, có thể xảy ra trên
cùng 1 cây (tự thụ phấn) hay trên các cây khác nhau (thụ phấn chéo)

Thụ phấn chéo có thể do tự nhiên (gió, nước, côn trùng…) hay nhân tạo

Hạt phấn rơi vào đầu nhụy sẽ nảy mầm mọc ra một ống phấn. Ống phấn theo vòi nhụy đi
vào bầu nhụy, 2 giao tử đực nằm trong ống phấn được ống phấn mang tới noãn.
_ Thụ tinh : Khi ống phấn đến noãn, qua lỗ noãn tới túi phôi, 1 giao tử đực kết hợp với
noãn cầu tạo thành hợp tử 2n, giao tử còn lại kết hợp với nhân cực tạo thành nội nhũ 3n
cung cấp dinh dưỡng cho phôi
3)Sự tạo quả và kết hạt
Sau thụ tinh, noãn biến đổi thành hạt, phôi của hạt phát triển đầy đủ thành cây mầm gồm:
rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm.
Bầu nhụy sẽ biến đổi thành quả. Đồng thời với sự tạo quả là sự rụng các bộ phận đài,
cánh hoa.
4)Sự chín của quả hạt
_ Khi quả chín có sự biến đổi về hình thái và sinh lí
+ Biến đổi màu sắc : diệp lục giảm, carotenoit (gồm caroten và xantophyl) được tổng hợp
thêm
+ Biến đổi mùi vị do tạo các chất thơm có bản chất este, andehit, xeton. Các chất ancaloit
và axit hữu cơ giảm đi, fructozo, saccarozo tăng lên. Etilen hình thành
+ Pectat canxi có ở tế bào quả xanh bị phân hủy, các tế bào rời nhau, xenlulozo ở thành tế
bào bị thủy phâm làm tế bào ở vỏ và ruột quả mềm ra.
_ Các điều kiện ảnh hưởng sự chín của quả
+ Etilen: kích thích hô hấp mạnh , làm tăng tính thấm của màng, giải phóng các ez, làm
quả chín nhanh. Nếu hàm lượng CO2 lên đến 10% thì làm quả chậm chín.
+ Nhiệt độ : nhiệt độ cao kích thích sự chín và ngược lại.

Câu 7
SSVT ở động vật là hình thức sinh sản chỉ cần một cơ thể gốc. Cơ thể gốc tách thành 2
hay nhiều phần, mỗi phần sẽ cho ra một cá thể mới.

Các hình thức SSVT ở động vật


_ Phân đôi : Từ một tế bào mẹ ban đầu phân chia nhân và tế bào chất rồi tách rời thành 2
tế bào mới.
_ Nảy chồi: Từ cơ thể gốc nhô ra một chồi nhỏ. Chồi lớn dần lên do NP rồi tách khỏi cơ
thể mẹ tạo thành một cá thể mới.
_ Phân mảnh : Cơ thể tách thành các mảnh, mỗi mảnh phát triển thành một cơ thể mới.
_ Trinh sinh : Tế bào Trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới mang bộ NST đơn
bội n
Ưu điểm và hạn chế SSVT
Ưu điểm
_ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu
_ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền
_ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy
quần thể phát triển nhanh.

Nhược điểm
Thế hệ các con cháu giống hệt nhau về mặt di truyền, do đó khi điều kiện sống thay đổi
thì có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.

Câu 9
SSHT ở động vật là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực (tinh trùng) và giao
tử cái (trứng) thông qua sự thụ tinh tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Hình thức này luôn kèm theo sự tổ hợp vật chất di truyền.
SSHT tiến hóa hơn SSVT vì bản chất SSHT là sự kết hợp bộ NST đơn bội của trứng và
tinh trùng trong thụ tinh tạo thành hợp tử lưỡng bội. Trong giảm phân đã tạo ra các giao
tử có bộ NST khác nhau và qua thụ tinh sẽ làm xuất hiện các tổ hợp di truyền mới, có khả
năng thích nghi với môi trường sống tốt hơn bố mẹ. Đây là nguồn nguyên liệu cho chọn
giống và tiến hóa.

Câu 11
Các hình thức SSHT ở động vật
_ Đẻ trứng: con cái đẻ trứng ra ngoài, trứng được thụ tinh sẽ nở ra con non
_ Đẻ trứng thai: Trứng giàu noãn hoàng được thụ tinh nở thành con, sau đó mới được mẹ
đẻ ra ngoài.
_ Đẻ con: tế bào trứng rất nhỏ của động vật có vú được thụ tinh và phát triển trong dạ
con, phôi thu nhận chất dinh dưỡng từ máu của mẹ cho đến lúc cơ thể phát triển đến giai
đoạn có thể sống độc lập.
Chiều hướng tiến hóa SSHT (đề cương in sai, SSHT chứ không phải SSVT) ở động vật:
Về cơ quan sinh sản:
_ Chưa phân hóa giới tính  phân hóa giới tính
_ Chưa có cơ quan sinh dục chuyên biệt  có cơ quan sinh dục chuyên biệt
_ Cơ quan sinh dục đực, cái nằm trên cùng một cơ thể (ĐV lưỡng tính)  cơ quan nằm
trên cơ thể chuyên biệt
Về phương thức sinh sản
_ Tự phối, tự thụ tinh  giao phối, thụ tinh chéo
_ Thụ tinh ngoài  thụ tinh trong
_ Đẻ trứng đẻ trứng thai  đẻ con
Về quá trình phát triển phôi
_Trứng phát triển phụ thuộc điều kiện tự nhiên  bớt lệ thuộc
_Con sinh ra không được nuôi dưỡng  Được bảo vệ, chăm sóc
Câu BS 1 :
Cơ sở khoa học của các biện pháp ra hoa ở thực vật là tác động vào các nhân tố chi phối
sự ra hoa của cây, bao gồm
1)Tuổi cây, lượng Hoocmon
Sự ra hoa liên quan đến tuổi cây, lượng hoocmon.
VD cà chua 14 lá mới ra hoa
Cây non nhiều lá, ít rễ, nhiều giberelin sẽ phát triển 85-90% cây đực (cây mang nhiều
hoa đực). Ngược lại, cây non nhiều rễ phụ, nhiều xitokinin thì đa phần phát triển thành
cây cái
2)Vai trò ngoại cảnh
Ở một số loài cây, sự ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp, chúng chỉ ra hoa kết hạt vào
mùa xuân sau khi đã trải qua mùa đông giá lạnh (hiện tượng xuân hóa).
Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự ra hoa
_ Ngày ngắn, AS xanh, nhiệt độ thấp, hàm lượng CO2 cao, độ ẩm cao, nhiều Nitơ cây sẽ
tạo nhiều hoa cái.
_ Ngày dài, AS đỏ, nhiệt độ cao, hàm lượng CO2 thấp, nhiều Kali cây sẽ tạo nhiều hoa
đực.
_ Cây được cung cấp dinh dưỡng tốt, thích hợp, tỉ lệ C/N cân đối sẽ tạo cây khỏe, thúc
đẩy sự ra hoa.
3)Hoocmon ra hoa – florigen
Florigen theo học thuyết của Trailakhian là hoocmon kích thích ra hoa. Đó là một hợp
chất gồm giberelin (kích thích sinh trưởng đế hoa) và antezin (kích thích sự ra mầm hoa)
4)Quang chu kì
Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối ảnh hưởng tới sự ra hoa của cây
(liên quan đến độ dài ngày và đêm)
Trong quang chu kì, thời gian tối quyết định sự ra hoa của cây
Phân loại :
_ Cây dài ngày : ra hoa khi thời gian chiếu sáng > thời gian chiếu sáng tới hạn ( >12h)
_ Cây ngắn ngày : ra hoa khi thời gian chiếu sáng < thời gian chiếu sáng tới hạn (<12h)
_ Cây trung tính : ra hoa khi đến tuổi xác định, không phục thuộc nhiệt độ xuân hóa và
quang chu kì.
5)Phitocrom
Phitocrom là sắc tố enzim có ở chồi mầm và chóp lá mầm, tồn tại ở 2 dạng :
_ P660 hấp thụ AS đỏ, bước sóng 660nm, được kí hiệu là Pđ, kích thích sự ra hoa của cây
ngày dài.
_ P730 hấp thụ AS đỏ xa, bước sóng 730nm, được kí hiệu là Pđx, kích thích sự ra hoa của
cây ngày ngắn
Câu BS 2.
Vai trò hoocmon sinh trưởng, phát triển của động vật
+ Hoocmon điều hòa sinh trưởng
GH Tiroxin
Nguồn gốc Thùy trước tuyến yên Tuyến giáp
Tác dụng Tăng cường tổng hợp protein Tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản,
trong tế bào, mô, cơ quan, do đó do đó tăng cường sinh trưởng
làm tăng cường quá trình sinh
trưởng của cơ thể
+ Hoocmon điều hòa sự phát triển
. Hoocmon điều hòa sự biến thái
Ecdixon Juvenin
Nguồn gốc Tuyến ngực Tuyến ngực
Tác dụng Gây lột xác ở sâu, kích thích sâu Gây lột xác ở sâu, ức chế sâu hóa
hóa nhộng phát triển thành bướm nhộng phát triển thành bướm

. Hoocmon điều hòa sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ cấp
Ơstrogen Testosteron
Nguồn gốc Buồng trứng Tinh hoàn
Tác dụng Điều hòa sự phát triển các tính Điều hòa sự phát triển các tính
trạng sinh dục cái trạng sinh dục đực

. Hoocmon điều hòa chu kì kinh nguyệt


FSH LH ơstrogen progesteron HCG
Nguồn gốc Tuyến yên Tuyến yên Buồng trứng Thể vàng Nhau thai

Tác dụng Làm noãn Gây rụng Ơstrogen phối hợp với Có tác dụng
chín trứng, tạo progesteron ức chế sự tiết FSH tương tự
thể vàng, và LH của tuyến yên. Đồng như LH,
kích thích thời làm niêm mạc dạ con dày, duy trì thể
thể vàng tiết phồng lên, tích đầy máu trong vàng tiết
progesteron mạch chuẩn bị cho sự làm tổ progesteron,
và ơstrogen của phôi trong dạ con ngăn cản
trứng chín
và rụng

Bonus
Đề cương ban TN ko có toán nhưng ban cơ bản A thì có. Để đề phòng đề thi chúng ta
có toán Sinh thì tớ bonus cho các bạn thêm phần này.
Tính số hạt phấn : n tế bào hạt phấn mẹ nguyên phân k lần, rồi giảm phân tạo hạt phấn
Số hạt phấn : n*(2^k)*4
Số tinh tử : số hạt phấn *2
Tổng số tế bào trong các hạt phấn : số hạt phấn *2
Trong 1 hạt phấn có số NST bằng 2n
Tính số túi phôi : n tế bào mẹ nguyên phân k lần, rồi giảm phân tạo túi phôi
Số túi phôi : n*(2^k)*1
Số tế bào trong các túi phôi : Số túi phôi *7 (1 túi phôi có 7 tế bào)
Trong 1 túi phôi, số NST là 2n + 6*n= 8n

Created by Black Crow Kun

You might also like