You are on page 1of 4

tình trạng Học đối phó

Ngày nay, được đến trường đi học là niềm hạnh phúc của nhiều bạn, là ước mơ lớn lao của những bạn không
có đủ điều kiện để cắp sách đến trường. Thế nhưng, bên cạnh đó, có một số bạn có điều kiện thì lại không
lo học hành, ham chơi, học qua loa, đối phó. Đáng buồn thay, hiện tượng đó đã trở nên phổ biến trong học
sinh.
Những học sinh lười học, học qua loa, đối phó ất dễ nhận ra qua những biểu hiện như ngại học, lúc nào cũng
lẩn trốn, tìm mọi lý lẽ để biện minh cho việc lười học của mình, biếng nhác, ham chơi. Họ quan niệm rằng,
học cho ba mẹ vui, đến trường cho có bạn, nên họ không hề chủ động torng việc học. Học không đến nơi
đến chốn, học đầu quên đuôi. Học lúc ấy để trả bài, đối phó với sự kiểm tra của thầy cô, cha mẹ nên bài cũ
không nhớ lâu, một thời gain ngắn sẽ quên ngay. Ngay cả trong lớp, những học sinh học có lối học như trên
cũng ngồi học một cách chán nán, hoặc không tập trung vào bài học, làm việc riêng, giả vờ ghi ghi chép
chép, ngoan hiền để qua mặt thầy cô. Đến khi bị nhắc nhở thì tỏ ra chú ý rồi đâu lại vào đấy. Đối với bài tập
ở nhà, họ không bao giờ chịu suy nghĩ để làm, mà chỉ toàn chép trong sách giải, sach học tốt hoặc lên lớp
mượn vở bạn chép lại. Táo bạo hơn, nhiều học sinh còn trả tiền cho bạn để làm bài hộ mình.
Việc học qua loa đối phó này gây những tác hại ghê ghớm, cho chính bản thân người học sinh ấy, cho gđ và
xh. Bởi lối học bị động như tren, nên kiến thức nắm lơ mơ, nông cạn, hời hợt, phiến diện, mất kiến thức cơ
bản, vì vậy đầu óc rỗng tuếch. Đó là nguyên nhân gây nên sự tụt dốc nghiêm trọng trong việc học. Những
học sinh đã sút học thường ít khi có cí cầu tiến mà hầu như đề chán nản, bi quan, nghĩ rằng mình không còn
đủ sức học nữa đâm ra không còn sự say mê, hào hứng torng học tập dần dần bỏ bê luôn viẹc học. nặng
hơn nữa là bỏ học do xấu hổ, thiếu niềm tin. Mà những người thất học thì tương lai sẽ không mấy tốt đẹp,
không có nghề nghiệp ổn định. Thật tai hại khôn lường. Một khi đã không tập trung vào việc học, “nhành cư
vi bất thiện”, họ rất dễ bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào con đường phạm pháp, tệ nạn xã hội, cuộc đời cang ngày
càng đi vào ngõ cụt.
Không những gây hại cho chính bản thân họ mà còn liên lụy tới mọi người trong gia đình. Vừa tốn kém tiền
bạc thuê gia sư đến dạy, vừa phải đóng phí cho những năm bị lưu ban mà không thu được kết quả tốt.
Những bậc cha mẹ có con em mình bị như vậy thì vô cùng đau khổ, xấu hổ trước bạn bè, vì liên tục bị GVCN
mời gặp. Thử hỏi họ còn an tâm công tác, làm việc khi con họ hư hỏng, ăn chơi…
Còn đối với xã hội, những người như vậy là gánh nặng cho xã hội về nhiều mặt: kinh tế tư tưởng, đạo đức,
lối sống. Việc học qua loa, đối phó sẽ tạo ra những con người không có tri thức, bất tài, vô dụng trong khi
đất nước ta đang trên đà phát triển, rất cần những người tài giỏi, ra sức giúp nước. Một vấn đề đang nhcứ
nhối hiện nay là tệ nạn xã hội nước ta ngày càng gia tăng do những người vô công rỗi nghề gây nê. Mới đây
là những vụ bằng cấp giả, “tiến sĩ giấy” đã bị báo chí đưa lên. Họ không học hành đến nơi đến chốn nhưng
lại muốn có tiền, được tăng lươn, thăng cấp, vì vậy xảy ra một số trường hợp thừa bằng cấp, thiếu năng lực
Đây quả là một hiện tượng rất đáng chê trách. Vậy làm thế nào để khắc phục được hiện trạng này? Bản
thân ở mỗi người cần ý thức và tự giác trong học tập: học cho mình, học để lấy kiến thức, để phát triển
nhân cách, tâm hồn, có tượng lai sáng lạn và để xây dựng đất nước. Nhưng phản học như thế nào?? Học ở
thầy, ở bạn, những người xung quanh mình và ngoài xã hội. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
để nâng cao hiểu biết. Quan trọng nhất là xác định đung đắn, mục tiêu, lí tưởng, động cơ, nhiệmvụ học tập
một cách nghiêm túc, đáng đắn.Học tập thật hết mình để đạt kết cao và thường xuyên rèn luyện nhân cách
Học vấn là con đường duy dấn đi đến tương lại. Chúng ta hãy cố gắng học tập để tự khẳng định , tự tìm chỗ
đứng của mình trong xã hội, hơn thế nữa là tự nuôi sống bản thân và gia đình, không biến mình thành gáh
nặng cho xã hội

MB : “Giáo dục” là một vấn đề được xã hội Việt Nam quan tâm , chú ý đến nhiều nhất .Tuy ngày nay đất
nước ta đã có những đối mới tích cực trong vc giáo dục, nhưng song song với các mặt tích cực đó là những
khuất mắc, tiêu cực vẫn cứ tồn tại và ngày càng lan rộng ra. Một trong những vấn đề khá phổ biến hiện
nay,chính là hiện tượng học đối phó trong tầng lớp học sinh .

TB : Vậy đầu tiên chúng ta cần biết học đối phó là gì ? hđp chỉ nhằm mục đích đối phó với thầy cô , cha
mẹ ,học để tránh né , bị ép buộc , áp đặt ...hay chỉ xem vc học là phụ . Nói cách đơn jản đây chỉ là lối học
hình thức mà thôi .Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc
sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế
nhà trường. Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu
thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ
đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học
tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày
nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai
lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì lại là chuyện khác. Có bạn nói rằng: " chép bài mỏi tay chết còn
học này học nọ!". Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ
ra những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Thầy cô giảng bài , thì lơ đễnh làm việc riêng và cứ mỗi khi thầy cô nhìn xuống thì uể oải chép bài cho được
cái danh “siêng học” , đi học chỉ là muốn cha mẹ phát lương . Rồi đến khi làm bài kiểm tra hay bài thi thì lại
chạy đi hỏi bạn bè , giáo viên bộ môn , nghe ngóng để đoán xem bài sẽ ra vào nội dung nào . từ đó chỉ chúi
mũi học mấy bài đó , bỏ qua các bài khác ...Cứ thế chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập tốt
đẹp của người học sinh, để đổi lấy một lối học tiêu cực ấy .
Xét về một mặt nào đó, hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có
thể là những điểm tám, điểm chín,..trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn
diện và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất
nước, dân tộc. Khi những người học sinh học theo đường lối tiêu cực đó,thì liệu họ có thể đạt được thành
công đích thực trong đường đời ? khi họ rời khỏi ghế nhà trường ,bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có
chứa được kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không? Không chỉ thế còn ảnh hướng đến đức
tính trung thực của con người , đánh mất dần những nhân cách tốt đẹp .Và liệu một dân tộc, một đất nước
sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng
tuếch và suy nghĩ dối trá,chắc hẳn rằng về lâu dài sẽ làm suy yếu nền giáo dục nước nhà , thậm chí là diệt
vong.
Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế.Nguyên
nhân trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và học như
thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái .....Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo
nên một hiện tượng tiêu cực phổ biến này.
Để có thể giải quyết một cách triệt để dc những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng ta cần
phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng với đó những
người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập
không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa,…
mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết. bản
thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập
hiệu quả, và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.

KB :Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi những sản
phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân tộc ta, đất nước ta sẽ
phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong.
Định nghĩa thế nào là lối học đối phó, qua loa:
Đó chính là lối học gạo, học chỉ để thuộc bài, học để lấy điểm chứ không lấy kiến thức. Tệ hại hơn là việc
học qua loa, khi những kiến thức được cung cấp trên nhà trường chỉ được học một cách đại khái, không có
mục đích, mục tiêu rõ ràng ...
2. Đặc điểm của việc học đối phó, qua loa:
- Học trước, quên sau
- Học 1 chỉ biết 1, không liên hệ được kiến thức trước và sau đó. Nghĩa là kiến thức được học không có sự
liên kết một cách hệ thống.
- Học không có tính chất thực tiễn, không liên hệ để phục vụ cho việc xây dựng kỹ năng cho bản thân
- Học qua loa, đối phó còn thể hiện rất rõ ở việc: Không gây hứng thú trong quá trình học, sinh ra tâm lí
chán nản thậm chí là sợ hãi mỗi khi nhắc đến
3. Tác hại của việc học qua loa, đối phó:
Khiến học sinh chúng ta không có đủ hành trang kiến thức cho cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường...
4. Học thế nào mới không phải là qua loa, đại khái?
”Học để biết , học để làm , học để chung sống, học để tự khẳng định mình"
>>> Chỉ khi xác định được mục đích của việc học thì chúng ta mới không học qua loa và đối phó. Muốn vậy:
- Học mọi lúc mọi nơi
- Học từ mọi tình huống trong cuộc sống
- Học bằng nhiều phương tiện: Qua đài, báo, ti vi, các website trực tuyến
- Học thầy, học bạn...
5. Bài học cho bản thân:

Tấm gương nghèo vượt khó:


Có những con người không may mắn khi chào đời . Tạo hóa đã thật bất công với họ .
Trong số ấy không ít người chấp nhận số phận, thở ngắn than dài ngậm ngùi cho qua
ngày tháng . Nhưng , vẫn có rất nhiều người trong số họ đã ko chấp nhập sự bằng lòng ,
họ đã dũng cảm và bền bỉ vượt lên sự an bài của tạo hóa. Thật đáng quý !
Một Nguễn Ngọc Kí liệt cả hai tay vẫn kiên trì tìm cách viết bằng chân. Từ chỗ viết dc ,
đến viết đẹp là cả một quá trình . Không dừng lại ở đó , anh còn quyết tâm thực hiện giấc
mơ đại học . Và , giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực của đời anh . Để hôm nay , anh trở
thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí trên giảng đường Sư phạm . Đó còn là một Nguyễn Minh
Phú , nạn nhân cảu chật độc màu da cam , mất cả hai tay tử khi cất tiếng khóc chào đời ,
không chịu thua số phận, vươn lên học tốt và học giỏi , giúp đỡ gia đình . Họ là những
tấm gương vượt lên số phận , học tập thành công đáng để cho ta ngưỡng mộ , tự hào
Ở họ cái đáng quý nhất chính là nghị lực , ý chí vươn lên ko ngừng . Sự thua thiệt vốn rất
dễ dẫn đến con ngươi mặc càm tự ti . Từ đó , không còn ham muốn , ước mơ , hoài bão .
Con người sống lay lắt , trông chờ vào lòng thương hại của người khác . không, không
phải là sống mà chỉ là tồn tại . Những tấm gương ấy đã không nằm trong số đó . Tạo hóa
đã không công bằng với họ nưung ko có nghĩa lả lấy tất cả của họ . Họ vẫn còn một trái
tim , một khối óc . Họ vẫn có thể sống đàng hoàng , tự tin như bao nhiêu người khác nếu
họ biết vươn lên , chiến thắng số phận . Vâng , chính tình yêu và niềm tin vào cuộc đời đã
tiế[ thêm ý chí và nghị lực . Để rồi chính sức mạnh ấy đã không phụ lòng những ngưởi
thua thiệt . Hạnh phúc đã mỉm cười với họ . Dẫu hạnh phúc có đến muộn hơn , chật vật
hơn nhưng dư vị của nó vẫn không vì vậy mà kém ngọt ngào hơn người khác.
Những tấm gương vượt lên số phận , thànnh công trong học tập ấy không chỉ giúp chúng
ta thấm thía giá trị của ý chí và nghị lực mà còn hiểu sâu hơn ý nghĩa về một cuộc sống
có ý nghĩa . Có lẽ hơn ai hết , họ hiểu cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta biết sống có
ích , sống đẹp với nó. Sự thua thiệt lúc này lại trở thành phép thử đối với tình yêu cuộc
sống trong mỗi trái tim con người ấy. Vậy nên họ đã không chịu an bải trưước số phận .
Họ đã chứng tỏ được rằng , cuộc đời cuộc đời vẫn rất cấn đến sựa có mặt của họ trên thế
gian này . Những gì họ đã làm, đang làm và sẽ làm vẫn đang từng ngày , từng phút . từng
giây góp mặt cho đời . Sự đóng góp của họ thật đáng để chúng ta soi ngắm lại chính mình
.
Thật buồn khi trong chúng ta , những học sinh , sinh viên đuợc tạo hóa ban tặng , ưu ái
nhiều điều , vậy mà , một số họ lại chỉ biết ăn chơi , hưởng thụ . Xem nhẹ việc học tập ,
trau dồi đạo đức , nhân cách làm người , họ lao vào các chôu tò ra rất tự hào khi thấy
mình sành điệu . Được khuyên nhủ , nhắc nhở , họ lại cuời nhạo vào những tấm gương
cao đẹp ấy và buông ra những lời bất nhẫn . Thật đáng tiếc!
Hiểu vậy, biết để mỗi người trong chúng ta , nhất là thế hệ trẻ càng phải hiểu mình phải
sống ra sao , sống thế nào cho xứng với chân giá trị làm người . Soi vào những tấm
gương cao cả ấy để không ngừng hoàn thiện bản thân . Con đừơng dẫn đến thành công
không bằng phẳng bao giờ . Vậy nên , càng phải thấm rằng : “ Trên đường dẫn đến thành
công không có vết chân của kẻ lười biếng “ . Trên vạn dặm , hãy biết chọn một dặm
đường và đi cho đến . Để một lúc nào đó quay lại nhìn lại . ta hiểu rằng , cuộc đời này đã
có gương mặt của ta .
Tươn lai đang đợi chờ ta phía trước . Để có một tương lai rạng rỡ , mỗi chúng ta hãy sống
nhiệt tình và trọn vẹn với hiện tai . Dẫu những ngày ta đang sống còn gian khổ , , khó
khăn đến mức nào thì cũng hãy vững tin mà sống . Bạn hãy tự đi trên đôi bàn chân của
chính mình , chắc chắn bạn sẽ tới cái đích mà bạn muốn!
Học giỏi môn Vật lý, Cường cũng rất đam mê Sinh học và tìm thấy nhiều điều lý thú trong thế giới
tự nhiên.
- “Em lớn lên không được thấy mặt cha, nhưng bù vào đó là hơi ấm tình mẹ không thể nào kể
xiết”. Đỗ cả hai trường ĐH danh tiếng với số điểm tuyệt đối 30/30, nhưng Cường chỉ bẽn lẽn:
“chắc là do em may mắn hơn các bạn khác”.
Cậu bé đó là Nguyễn Tử Mạnh Cường, học sinh trường chuyên Nguyễn Du, TP Buôn Ma Thuột, Đắc
Lắc. Tin vui dồn dập đến, khi cả hai trường dự thi là Trường Đại học Ngân hàng TPHCM (khối A) và
Đại Khoa học tự nhiên (khối B) đều báo tin Cường đậu thủ khoa và á khoa với số điểm tuyệt đối
30/30.
Suốt chặng đường học phổ thông, Nguyễn Tử Mạnh Cường luôn đạt kết quả cao, nhưng thành tích
nổi bật đáng kể là từ khi em bước vào Trường phổ thông trung học chuyên Nguyễn Du, thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc. Lớp 10 em đạt Huy chương Vàng tại Olympic Vật Lý, tổ chức tại
thành phố Đà Nẵng; tiếp đó hai năm lớp 11 và 12, Cường đều đạt Học sinh giỏi Quốc gia môn Vật
Lý. Và ấn tượng, bất ngờ ngoài mong đợi của em tại kỳ tuyển sinh năm nay là đạt Thủ khoa tuyệt
đối với số điểm 30/30 ở cả hai trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh và Đại Khoa học
tự nhiên - Đại Quốc gia TPHCM.
Mồ côi cha từ nhỏ.Sinh ra trong một gia đình nghèo ở phố núi Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc,
Nguyễn Tử Mạnh Cường, không được may mắn như bạn bè cùng trang lứa vì em sớm phải mồ côi
cha từ lúc 3 tuổi. Bù vào đó, Cường có người mẹ tảo tần, chịu thương chịu khó, người anh mẫu
mực yêu thương và thầy cô, bạn bè quý mến.

Mẹ Cường là bà Nguyễn Thị Huế, nhân viên kế toán Cơ quan Thi hành án thành phố Buôn Ma
Thuột. Chồng mất sớm trong một vụ tai nạn giao thông là một sự hẫng hụt vô cùng, để lại khoảng
trống trong gia đình không ai có thể bù đắp nổi. Nhưng rồi, bà sớm bình tâm và quyết chí ở vậy
nuôi dạy con. Ngoài giờ làm việc ở cơ quan, bà tranh thủ làm thêm nương rẫy và hợp đồng với cơ
quan khác để trang trải cuộc sống và chăm lo cho hai con đi học.

“Em lớn lên không được thấy mặt cha, nhưng bù vào đó là hơi ấm tình mẹ không thể nào kể xiết.
Cha mất đi khi mẹ em còn trẻ, nhưng mẹ vẫn ở vậy để tần tảo nuôi dạy chúng em khôn lớn. Bây
giờ em lại có anh trai trưởng thành, mẹ cũng đỡ vất vả rồi”, Nguyễn Tử Mạnh Cường tâm sự.
Anh trai của Cường là Nguyễn Tử Thái Sơn, tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TPHCM, nay về công tác
tại một công ty tư vấn thiết kế gần nhà để đỡ đần mẹ, giúp em ăn học, chu toàn bổn phận “quyền
huynh thế phụ”. Cường nói: “Anh là tấm gương sáng và là chỗ dựa tinh thần lớn nhất để em vươn
lên trong cuộc sống và học tập. Tuy mất cha nhưng bù lại em có người anh mẫu mực”.
Chiếc máy tính cũ mẹ góp nhặt được từ hàng thanh lý, được anh trai nâng cấp và kết nối internet
trở thành kho tư liệu và phương tiện kết nối với thế giới số.
“Không ngủ quên trong chiến thắng”
Tin vui dồn dập đến với Cường khi cả cả hai trường danh tiếng trong cả nước báo điểm thủ khoa
tuyệt đối, thầy cô, bạn bè và người thân liên tục gọi điện chúc mừng cậu học trò giỏi. Mẹ và anh
trai tràn ngập niềm hạnh phúc, thầy cô, bạn bè không ngớt lời ngợi khen và mến phục.

Ai cũng hỏi bí quyết học giỏi, Cường nói: “Có rất nhiều yếu tố, gia đình, nhà trường, bạn bè…
nhưng điều cốt yếu vẫn là ở bản thân mình”. Cường tâm sự: “Những đồng tiền ít ỏi của mẹ góp
nhặt được dường như dành hết cho việc học tập của hai anh em. Chúng em cũng biết thế mà tiết
kiệm chi tiêu. Không có tiền mua sách thì em lên thư viện, mượn của bạn bè, hay đến các quầy
sách cũ. Ngay từ khi em còn học lớp 8, mẹ đã dành dụm mua được cho em chiếc máy vi tính cũ
do cơ quan thanh lý với giá rẻ; giờ đây anh trai nâng cấp và nối mạng internet, thế là em có cả
một kho tư liệu khổng lồ để học tập và kết nối với thế giới số”.

Giới truyền thông trong Nam ngoài Bắc tức tốc tìm đến phỏng vấn, quay phim, chụp ảnh, đưa tin,
… nhưng Cường vẫn khiêm tốn cho rằng, “chắc là do may mắn hơn các bạn khác”. “Thầy cô giáo
luôn nhắc nhở em “không được ngủ quên trong chiến thắng”. Giờ đây em chưa quyết định học
trường nào, nhưng quãng đời sinh viên trước mắt là một thử thách lớn. Ước mơ của em thì vô
cùng, có thể là du học chẳng hạn, nhưng…. Chuyện đó còn tuỳ thuộc vào khả năng tài chính nữa”!

You might also like