You are on page 1of 4

Pha là gì? Giản đồ pha là gì?

Pha là các phần có cùng cấu trúc, cùng trạng thái, cùng kiểu mạng và thông số mạng, có tính chất cơ – lý
– hóa xác định và các pha phân cách nhau bởi bề mặt phân chia pha. (Định nghĩa này dùng cho nghiên
cứu kim loại và hợp kim). Các chi tiết trong định nghĩa trên sẽ được làm sáng tỏ khi ta nghiên cứu về giản
đồ pha.

Giản đồ pha (phase diagram):


Một cách tổng quát, trong KHVL, giản đồ pha được hiểu là một loại đồ thị biểu diễn các điều kiện cân bằng
giữa các pha riêng biệt (các pha có thể phân biệt về mặt nhiệt động).

Hai loại giản đồ pha hay gặp: giản đồ nhiệt độ – áp suất (của nước chẳng hạn – rất nổi tiếng trong Hóa
Lý) và giản đồ nhiệt độ – thành phần (của hệ Fe – C, rất nổi tiếng trong KHVL).

Giản đồ pha Fe – C cho biết tại mỗi tọa độ (nhiệt độ, thành phần) xác định, tổ chức của hợp kim sắt –
cacbon như thế nào. Tất cả các tổ chức (pha) đề cập ở đây dựa trên giả thiết là các quá trình chuyển biến
xảy ra vô cùng chậm (cân bằng).

Giản đồ Fe-C

1, Austenite solid solution of carbon in gamma iron: dung dịch rắn austenite của các- bon trong sắt
gamma.
2, Austenite in liquid: austenite phân tán trong pha lỏng (đây là vùng tồn tại của austenite và pha lỏng)
3, Primary austenite begins to solidify: đường giới hạn mà austenite sơ cấp bắt đầu kết tinh
4, CM begins to solidify: đường giới hạn mà xê- men- tít bắt đầu kết tinh
5, Austenite ledeburite and cementite: vùng tồn tại của các pha austenite, lê- đê- bu- rít và xê- men-
tít
6, Cementite and ledeburite: vùng tồn tại của các pha xê- men- tít và lê- đê- bu- rít.
7, Austenite to pearlite: đường giới hạn mà austenite chuyển pha thành péc- lit.
8, Pearlite and ferrite: vùng tồn tại của các pha péc- lít và ferrite
9, Pearlite and Cementite: vùng tồn tại của các pha péc- lít và xê- men- tít
10, Cementite, pearlite and transformed ledeburite: vùng tồn tại của các pha xê- men- tít, péc- lít và
lê- đê- bu- rít đã chuyển biến (dưới 723 độ C, thành phần austenite trong tổ chức lê- đê- bu- rít chuyển
biến thành péc- lít, do đó, dưới 723 độ C, lê- đê- bu- rít được gọi là lê- đê- bu- rít đã chuyển biến)
11, Hypo- eutectoid: trước cùng tích
12, Hyper- eutectoid: sau cùng tích
13, Steel: thép (quy ước)
14, Cast iron: gang (quy ước).
Một vài nhận xét về hệ Fe-Fe3C
C chiếm một lượng nhỏ như tạp chất xen kẽ trong sắt ở dạng các pha a, b, g trong sắt.
Lượng hoà tan cacbon tối đa trong pha a-BCC là 0,022% ở 727C, do mạng lập phương tâm khối có kích
thước lỗ hổng (vị trí xen kẽ) nhỏ hơn so với mạng lập phương tâm mặt.
Lượng C hoà tan trong Austenite (mạng lập phương tâm mặt) là 2,14% ở 1147C do mạng này có kích
thước lỗ hổng (vị trí xen kẽ) lớn hơn so với mạng lập phương tâm khối.
Cơ tính: Xêmentít có tính cứng dòn, khi có mặt trong thép sẽ làm tăng bền cho thép. Cơ tính còn phụ
thuộc độ hạt hay cấu trúc vi mô cũng như tương quan giữa F và Xê.
Từ tính:  Ferrit có từ tính ở nhiệt độ dưới 768C (còn gọi là nhiệt độ Curie), Austenite hoàn toàn không có
từ tính.

Phân loại: dựa vào các đặc điểm trên ta phân ra làm ba loại hợp kim như sau:

 Sắt non: chứa hàm lượng C dưới 0,008% trong pha a-Ferrite ở nhiệt độ phòng.
 Thép: chứa hàm lượng C từ 0,008% – 2,14% (thường <1%) tổ chức gồm a-ferrite và Xê ở nhiệt độ
thường.
 Gang: chứa hàm lượng C từ 2,14 – 6,17% (thường < 4, 5% C).

Quy tắc đòn bẩy:


 Xét vùng tồn tại 2 pha (cụ thể trong trường hợp
này là Ferrite, viết tắt là F và Austenite, viết tắt
là A, tổng quát vẫn đúng) như trên hình vẽ.
 Quy tắc đòn bẩy cho :
Hàm lượng F = AC/BC
Hàm lượng A = AB/BC
 Tính % C của hai pha:
%C (F) = hoành độ giao điểm của đường dóng
từ B –> trục thành phần (bằng độ dài đoạn OB
trên hình vẽ).
%C (A) = hoành độ giao điểm của đường dóng
từ C –> trục thành phần (bằng độ dài đoạn OC
trên hình vẽ).
Công thức xác định hàm lượng C trong mỗi pha
có thể kiểm chứng rất đơn giản nhờ quy tắc đòn
bẩy.

Pearlite là tổ chức cùng tích có 2 pha Ferrite và Cementite.

 Tại điểm cùng tích:


Hàm lượng C trong Ferrite = 0,02% (tại điểm cùng tích) –> OB = 0,02
Hàm lượng C trong Cementite = 6,67% (do công thức của Cementite là Fe3C) –> OC = 6,67
Hàm lượng C trong Pearlite = hàm lượng C cùng tích = 0,8% –> OA = 0,8
Từ hình vẽ –> AB = OA – OB = 0,8 – 0,02 = 0,78
AC = OC – OA = 6,67 – 0,8 = 5,87
BC = OC – OB = 6,67 – 0,02 = 6,65
Thay vào công thức tính thành phần pha (đòn bẩy) ở trên:
% Ferrite = AC/BC = 5,87/6,65 ~ 88,2%
% Cementite = AB/BC = 0,78/6,65 ~ 11,8%
 Khi hạ nhiệt độ xuống 20 độ C,
Chỉ có hàm lượng C trong Ferrite thay đổi, OB (20 độ) ~ 0,006
–> AB = OA – OB = 0,8 – 0,006 = 0,794
AC = OC – OA = 6,67 – 0,8 = 5,87
BC = OC – OB = 6,67 – 0,006 = 6,664
–> Thay vào công thức tính thành phần pha (đòn bẩy) ở trên:
% Ferrite = AC/BC = 5,87/6,664 ~ 88,1%
% Cementite = AB/BC = 0,794/6,664 ~ 11,9%
Vì sai lệch rất nhỏ nên có thể coi như Pearlite luôn có 88% Ferrite và 12% Cementite ở mọi nhiệt
độ!

You might also like