You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH


Bài tập nhóm:

TÌNH HUỐNG 3:

VỐN LƯU ĐỘNG


CÔNG TY OFFICE MATES

GVHD : MBA. NGUYỄN VĂN THỤY


Lớp : 24QT_T02
Nhóm sinh viên :
1. Trần Văn Tiến
2. Nguyễn Chánh Nhân
3. Hà Thị Thanh Vân
4. Đặng Hồng Lan Anh
5. Đặng Thị Thanh Hiền
6. Nguyễn Thảo Trang
7. Nguyễn Văn Tuấn Anh
8. Đặng Ngọc Đức
9. Nguyễn Chiến Thắng
Case study 3

TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 4 năm 2011

2
GVHD : MBA _NGUYỂN VĂN THỤY
Case study 3

Bài dịch tình huống 3:

Trả lời các câu hỏi trong tình huống:


Câu 1:
Để thiết lập được 1 chính sách vốn lưu động chúng ta cần dựa vào 2 yếu tố: Mức độ tài sản
lưu động và nguồn tài trợ tài sản lưu động. Mức độ TSLĐ trong công ty tùy thuộc vào quyết định
đầu tư TSLĐ như thế nào ? Và nguồn tài trợ TSLĐ hình thành từ nguồn nào, tài trợ được bao
nhiêu là tùy thuộc vào chính sách tài trợ TSLĐ của công ty. Và tương ứng với mỗi chính sách đầu
tư là một chính sách tài trợ. Trong trường hợp của Office Mates thì ta có bảng sau để minh họa
cho 3 chính sách đầu tư đang được cân nhắc:

Bảng phân tích vốn lưu động

Đvt: $
Chỉ tiêu CS thắt chặt CS trung hòa CS nới lỏng
Nguồn vốn ngắn hạn 4.500.000 2.500.000 0
Nguồn vốn dài hạn 4.500.000 7.500.000 11.000.000
Tài sản cố định ròng 5.000.000 5.000.000 5.000.000
Tài sản lưu động 4.000.000 5.000.000 6.000.000
Các nguồn tài trợ tài sản lưu động
Nguồn vốn ngắn hạn 4.000.000 2.500.000 0
Nguồn vốn dài hạn 0 2.500.000 6.000.000
VLĐR -500.000 2.500.000 6.000.000
Tỷ lệ VLĐR/TSLĐ 0% 50% 100%

Theo bảng minh họa ở trên ta thấy TSLĐ tăng dần từ chính sách thắt chặt qua chính sách trung hòa
đến chính sách nới lỏng do việc thay đổi theo hướng gia tăng tiền mặt và hàng tồn kho.

3
GVHD : MBA _NGUYỂN VĂN THỤY
Case study 3

Chính sách thắt chặt: nguồn tài trợ cho TSLĐ chủ yếu đến từ nguồn vốn ngắn hạn. Việc sử dụng
tài sản ngắn hạn tài trợ cho TSLĐ giúp công ty có thể tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn và việc sử dụng
vốn linh hoạt và hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn, hứa hẹn mức lợi nhuận cao. Tuy nhiên nguồn vốn ngắn
hạn ở đây không những đủ để tài trợ cho TSLĐ mà còn dư 500,000$. Số tiền dư ra này được sử dụng để
tài trợ thêm cho TSCĐ ròng. Việc làm này vi phạm nguyên tắc tài trợ: rất mạo hiểm, rủi ro thanh toán cao
có thể dẫn đến việc công ty có thể mất khả năng thanh toán. Nhất là đối với một công ty cỡ trung như
Office Mates.

Chính sách nới lỏng : nguồn tài trợ TSLĐ chủ yếu đến từ nguồn vốn dài hạn , công ty không hề sử
dụng nguồn vốn ngắn hạn. Việc làm này giúp cho công ty đảm bảo tình hình tài chính và khả năng thanh
toán rất cao. Tuy nhiên việc làm này đã làm cho công ty gặp những điểm bất lợi:

• Thứ nhất: Công ty phải gánh chịu mức chi phí tài chính khá cao do chi phí của nguồn vốn
dài hạn cao hơn chi phí của nguồn vốn ngắn hạn. Điều này tác động làm mức lợi nhuận trở nên thấp hơn.

• Thứ hai : Việc sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trợ sẽ làm giảm tính mềm dẻo của cơ cấu tài
chính, công ty sẽ khó điều chỉnh nguồn vốn huy động để phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu vốn.

Chính sách trung hoà: nguồn tài trợ TSLĐ đến từ 2 nguồn ngắn hạn và dài hạn. Tỳ lệ
nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn tài trợ là 50/50. Nguồn vốn ngắn hạn vẫn đủ để tài trợ 50% cho
TSLĐ giúp công ty giảm được chi phí sử dụng vốn, và việc sử dụng vốn linh hoạt hơn. Theo
chính sách trung hòa tỷ lệ nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSLĐ là 50% việc này đảm bảo tình
hình tài chính của công ty khá ổn định. Sự an toàn và khả năng thanh toán của DN cũng ở mức
cao. Có thể thấy chính sách trung hòa đã trung dung 2 chính sách trên.
Mỗi chính sách đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó tuy nhiên tùy vào tình hình của
công ty mà ta có sự lựa chọn sử dụng chính sách nào cho hợp lý.

Câu 2:
a. Tài sản ngắn hạn = KPThu + Tiền + HTK+TSNH khác

Theo chính sách thắt chặt: Lượng tiền và hàng tồn kho của công ty giữ ở mức thấp nhất. Điều này
có thể giúp cho công ty giảm thiểu được các khoản phải thu (siết chặt các điều khoản và chính sách bán
chịu), tiết kiệm chi phí (chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, chi phí cho hàng tồn kho hư hỏng, chi phí cơ
hội, chi phí do lạc hậu…) cho các khoản phải thu, tuy nhiên với chính sách này rõ ràng doanh số bán hàng
của công ty là thấp.
Theo chính sách nới lỏng: lượng tiền và HTK của công ty giữ ở mức cao nhất. Điều này giúp cho
doanh số bán hàng của công ty là cao nhất (hàng hóa luôn có sẵn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng),

4
GVHD : MBA _NGUYỂN VĂN THỤY
Case study 3

tuy nhiên nó cũng làm tăng chi phí cho các khoản phải thu (với lượng hàng tồn kho lớn muốn có thể dễ
dàng bán được hàng công ty sẽ điều chỉnh chính sách bán chịu của mình thông qua việc giảm tiêu chuẩn
bán chịu và các điều khoản bán chịu…) .
Theo chính sách trung hòa: lượng tiền và HTK của công ty giữ ở mức vừa phải. Với chính sách
này khoản phải thu nằm ở mức trung bình trong 3 chính sách.
Khoản phải thu là một yếu tố của VLĐ, qua đó ta cần phải chú ý điến quản trị các khoản phải thu
của công ty. Việc quyết định chính sách bán chịu của công ty dựa trên việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi
ro. Từ đó chúng ta có thể điều chỉnh các quyết định và lựa chọn chính sách phù hợp.

b. Làm rõ doanh số bán hàng cao thì các khoản phải thu cao.

Việc này là phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty. Muốn có được doanh số bán hàng tăng cao
công ty ngoài việc gia tăng lượng hàng tồn kho còn điều chỉnh chính sách bán chịu thông qua các yếu
tố như: tiêu chuẩn bán chịu, điều khoản bán chịu, rủi ro bán chịu, chính sách và quy trình thu hồi nợ.

c. Mặt khác nếu công ty có hành động thận trọng họ sẽ nâng cao mức độ các khoản phải thu như là phần
trăm của doanh thu :

Dựa vào những dữ kiện từ tình huống ta có thể dự đoán Giám đốc tài chính của Công ty sẽ chọn
chính sách nới lỏng hay còn gọi là chính sách thận trọng (về tên gọi thì khác nhau nhưng về bản
chất thì phản ánh hai khía cạnh của một chính sách: chính sách nới lỏng phản ánh cách thức đầu tư
VLĐ; còn gọi tên chính sách thận trọng phản ánh cách thức tài trợ hay huy động nguồn cho nhu
cầu VLĐ, và nó còn phụ thuộc vào quan điểm của nhà quản trị).
Ở chính sách thận trọng tiền mặt và hàng tồn kho công ty được giữ ở mức cao nhất có thể giúp
cho công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng cao nhất => doanh thu cao nhất và gia tăng
các khoản phải thu của công ty.
Để giúp công ty có thể bán được nhiều hàng hóa nhất công ty đã thay đổi các điều khoản bán chịu
của mình như : nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu (cấp tín dụng cho các khách hàng có mức tín dụng
thấp), giảm các điều khoản bán chịu (cho gia tăng thời gian thu tiền bán chịu, giảm tỷ lệ chiết
khấu của các khoảng chiết khấu thanh toán)

Câu 3: Dựa vào các kết quả ở trên ta lập được bảng báo cáo thu nhập như sau:
Báo cáo thu nhập

5
GVHD : MBA _NGUYỂN VĂN THỤY
Case study 3
C/s thắt chặt C/s trung hòa C/s nới lỏng
Chỉ tiêu
Yếu Trung bình Mạnh Yếu Trung bình Mạnh Yếu Trung bình Mạnh
Doanh số 9.000.000 12.000.000 13.000.000 11.000.000 13.000.000 14.500.000 13.000.000 14.000.000 14.000.000
Tổng chi phí 8.500.000 10.000.000 10.500.000 10.000.000 11.000.000 11.750.000 11.500.000 12.000.000 12.000.000
Chi phí cố định 4.000.000 4.000.000 4.000.000 4.500.000 4.500.000 4.500.000 5.000.000 5.000.000 5.000.000
Chi phí biến đổi 4.500.000 6.000.000 6.500.000 5.500.000 6.500.000 7.250.000 6.500.000 7.000.000 7.000.000
EBIT 500.000 2.000.000 2.500.000 1.000.000 2.000.000 2.750.000 1.500.000 2.000.000 2.000.000
Chi phí lãi vay 450.000 450.000 450.000 575.000 575.000 575.000 715.000 715.000 715.000
EBT 50.000 1.550.000 2.050.000 425.000 1.425.000 2.175.000 785.000 1.285.000 1.285.000
Chi phí thuế TNDN 20.000 620.000 820.000 170.000 570.000 870.000 314.000 514.000 514.000
EAT 30.000 930.000 1.230.000 255.000 855.000 1.305.000 471.000 771.000 771.000
Vốn CSH 4.500.000 4.500.000 4.500.000 5.000.000 5.000.000 5.000.000 5.500.000 5.500.000 5.500.000
ROE 0,67% 20,67% 27,33% 5,10% 17,10% 26,10% 8,56% 14,02% 14,02%
Tổng tài sản 9.000.000 9.000.000 9.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 11.000.000 11.000.000 11.000.000
ROI 5,56% 22,22% 27,78% 10,00% 20,00% 27,50% 13,64% 18,18% 18,18%
ROA 3,33% 13,33% 16,67% 6,00% 12,00% 16,50% 8,18% 10,91% 10,91%

Theo như các số liệu ở trên ta tính được ROE và tỷ lệ EBIT/ Tổng tài sản hay còn gọi là ROI ( Tỷ lệ hoàn
vốn).
Đầu tiên ta phân tích tỷ lệ hoàn vốn (ROI): Hiệu quả sử dụng vốn chung trong điều kiện chưa
có tác động của nợ và thuế. Vì vậy ROI là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn khách quan nhất và có
thể dùng để so sánh khả năng sinh lời của vốn đầu tư ở các doanh nghiệp khác nhau.
Qua bảng báo cáo thu nhập trên ta thấy được:
 Trong nền kinh tế Yếu: ROI của chính sách nới lỏng 13,64% lớn nhất trong 3 chính sách

 Trong nền kinh tế Trung bình: ROI của chính sách thắt chặt là 22,22% lớn nhất trong 3 chính sách

 Trong nền kinh tế Mạnh: ROI của chính sách thắt chặt là 27,78% lớn nhất trong cả 3 chính sách

Việc phân tích các số liệu ở trên dễ dàng cho ta thấy sự lựa chọn đối với từng nền kinh tế khác
nhau mà có chính sách VLĐ cho thích hợp. Trong điều kiện chưa có tác động của thuế và nợ chỉ tiêu ROI
cho thấy 100$ tài sản tạo ra được bao nhiêu % EBIT. Là cơ sở để đánh giá khả năng trả lãi của công ty
trên cơ sở hoạt động của công ty. Và cơ sở để CSH đánh giá tác động của đòn bẫy tài chính và ra quyết
định huy động vốn.
Tiếp theo suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) : phản ánh hiệu quả trên vốn đầu tư của chủ sở
hữu, đây cũng là chỉ tiêu mà các chủ sở hữu quan tâm nhất. Dưới tác động của thuế và nợ vay chỉ tiêu
ROE cho thấy 100 đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ ROE càng
cao cho thấy việc đầu tư của chủ sở hữu mang lại lợi ích càng cao đối với họ.
Qua các số liệu đã phân tích:
Trong nền kinh tế Yếu: ROE của chính sách nới lỏng là 8,56% cao nhất trong cả 3 chính sách.
Trong đk nền kinh tế Yếu thì việc lựa chọn chính sách nới lỏng có thể giúp cho chủ sở hữu của công ty
thu được lợi ích cao nhất trong cả 3 chính sách.

6
GVHD : MBA _NGUYỂN VĂN THỤY
Case study 3

Trong nền kinh tế Trung bình và Mạnh: ROE của chính sách thắt chặt lần lượt là 20,67% và
27,33% cao nhất trong cả 3 chính sách. Trong nền kinh tế phát triển trung bình và mạnh thì việc lựa chọn
chính sách thắt chặt giúp chủ sở hữu của công ty có thể đạt được lợi ích cao nhất, thông qua việc giảm
lượng tiền mặt và hàng tồn khoxuống mức thấp nhất.
Dựa vào bảng minh họa và những phân tích ở trên ta thấy ROE, ROI cũng là những nhân tố quan trọng
cần lưu ý khi lựa chọn chính sách Vốn lưu động của công ty. Tuy nhiên cần căn cứ những nhân tố khác:
môi trường điều kiện nền kinh tế như thế nào, quan điểm của nhà quản trị ra sao…

Câu 4: Giả sử rằng có 25% cơ hội cho nền kinh tế Yếu, 50% cơ hội cho nền kinh tế Trung bình, 25%
cơ hội cho nền kinh tế Mạnh.

Bảng đo lường rủi ro của ROE


C/s thắt chặt C/s trung hòa C/s nới lỏng
Chỉ tiêu Trung Trung Trung
Yếu Mạnh Yếu Mạnh Yếu Mạnh
bình bình bình
ROE 0.67% 20.67% 27.33% 5.10% 17.10% 26.10% 8.56% 14.02% 14.02%
ROE kỳ vọng 17.33% 16.35% 12.65%
Độ lệch chuẩn 0.100 0.075 0.024
Hệ số biến thiên 0.577 0.456 0.187

Nhận xét :
Nhìn vào bảng số liệu ta dễ dàng nhận thấy rằng ROE kỳ vọng của chính sách thắt
chặt lớn hơn chính sách trung hòa lớn hơn chính sách nới lỏng. Nếu chỉ xét độc lập chỉ số này để
chọn chính sách vốn lưu động thì ta chọn chính sách thắt chặt vì ROE kỳ vọng ở đây lớn
nhất.Nhưng nó sẽ mang tính chủ quan nhiều nếu không xét tới các yếu tố khác như độ lệch chuẩn
và hệ số biến thiên.
Độ lệch chuẩn là số liệu phản ánh mức độ dao động của mỗi chính sách trong những
điều kiện của nền kinh tế khác nhau. Ở bảng trên ta thấy ROE kỳ vọng, độ lệch chuẩn của chính
sách thắt chặt đều lớn nhất, và ROE kỳ vọng, độ lệch chuẩn của chính sách nới lỏng nhỏ
nhất.Điều này chứng tỏ chính sách thắt chặt có lợi nhuận lớn nhất nhưng rủi ro cũng lớn nhất.Do
vật chính sách này sẽ phù hợp với những công ty, nhà quản trị thích sự mạo hiểm và ngược lại
chính sách nới lỏng sẽ phù hợp với những công ty và nhà quản trị thích sự ổn định.
Ngoài 2 yếu tố trên, để giúp cho nhà quản trị có quyết định đúng đắn hơn ta cần phải theo dõi hệ
số biến thiên của cả 3 chính sách. Hệ số biến thiên của chính sách thắt chặt 0,577 là lớn nhất và hệ
số biến thiên của chính sách nới lỏng 0,187 là nhỏ nhất. Hệ số biến thiên là tỷ lệ rủi ro trên lợi
nhuận kỳ vọng, chỉ tiêu này càng thấp thì cho thấy chính sách nới lỏng là khả thi nhất. Vậy chính

7
GVHD : MBA _NGUYỂN VĂN THỤY
Case study 3

sách nới lỏng là chính sách sẽ được công ty chọn tuy có ROE kỳ vọng thấp nhưng lại có rủi ro
thấp và hệ số biến thiên là thấp nhất.

Câu 5:
Giả sử Cục Dữ trữ Liên bang phản ứng với việc tăng lạm phát bằng cách nâng lãi suất cho
các khoản vay ngắn hạn từ 10% lên 15%, vẫn giữ nguyên lãi suất cho các khoản vay dài hạn chưa
đến hạn thanh toán là 13%. Việc này đã làm thay đổi bản báo cáo thu nhập cho mỗi chính sách
VLĐ.

Bảng báo cáo thu nhập

C/s thắt chặt C/s trung hòa C/s nới lỏng


Chỉ tiêu Trung Trung Trung
Yếu Mạnh Yếu Mạnh Yếu Mạnh
bình bình bình
Doanh số 9,000,000 12,000,000 13,000,000 11,000,000 13,000,000 14,500,000 13,000,000 14,000,000 14,000,000
Tổng chi phí 8,500,000 10,000,000 10,500,000 10,000,000 11,000,000 11,750,000 11,500,000 12,000,000 12,000,000
Chi phí cố định 4,000,000 4,000,000 4,000,000 4,500,000 4,500,000 4,500,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000
Chi phí biến đổi 4,500,000 6,000,000 6,500,000 5,500,000 6,500,000 7,250,000 6,500,000 7,000,000 7,000,000
EBIT 500,000 2,000,000 2,500,000 1,000,000 2,000,000 2,750,000 1,500,000 2,000,000 2,000,000
Chi phí lãi vay 675,000 675,000 675,000 700,000 700,000 700,000 715,000 715,000 715,000
EBT -175,000 1,325,000 1,825,000 300,000 1,300,000 2,050,000 785,000 1,285,000 1,285,000
Chi phí thuế TNDN 0 530,000 730,000 120,000 520,000 820,000 314,000 514,000 514,000
EAT -175,000 795,000 1,095,000 180,000 780,000 1,230,000 471,000 771,000 771,000
Vốn CSH 4,500,000 4,500,000 4,500,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 5,500,000 5,500,000 5,500,000
ROE -3.89% 17.67% 24.33% 3.60% 15.60% 24.60% 8.56% 14.02% 14.02%

Qua sự thay đổi về lãi suất ngắn hạn, ta thấy tỉ lệ ROE của chính sách thắt chặt và chính sách
trung hòa đã giảm hơn so với trước đó. Trong đó chính sách thắt chặt giảm đáng kể do việc sử dụng hoản
toàn nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Chính sách nới lỏng lại hầu như vẫn
giữ nguyên sau việc tăng lãi suất ngắn hạn do nguồn vốn sử dụng của nó chỉ toàn các nguồn dài hạn.

Theo giả định của bài trong nền kinh tế Trung bình ta có:

Bảng báo cáo thu nhập sơ lược


8
GVHD : MBA _NGUYỂN VĂN THỤY
Case study 3

Nềnkinhtế trungbình
Chỉ tiêu
C/s thắt chặt C/s trunghòa C/s nới lỏng
Doanhsố 12,000,000 13,000,000 14,000,000
Tổngchi phí 10,000,000 11,000,000 12,000,000
Chi phí cố định 4,000,000 4,500,000 5,000,000
Chi phí biếnđổi 6,000,000 6,500,000 7,000,000
EBIT 2,000,000 2,000,000 2,000,000
Chi phí lãi vay 675,000 700,000 715,000
EBT 1,325,000 1,300,000 1,285,000
Chi phí thuế TNDN 530,000 520,000 514,000
EAT 795,000 780,000 771,000
VốnCSH 4,500,000 5,000,000 5,500,000
ROE 17.67% 15.60% 14.02%

Theo bảng trên ta thấy ROE của chính sách thắt chặt 17,67% cao nhất trong cả 3
chính sách tại mức lãi suất 15%.
So sánh ROE trong nền kinh tế trung bình với mức lãi suất ban đầu 10% thì ta thấy ROE
của chính sách thắt chặt vẫn cao nhất so với các chính sách khác. Nhưng với mức lãi suất
10% thì ROE của chính sách thắt chặt cao hơn 3%.

Câu 6: Dựa vào các số liệu và giả thiết đã cho trong case study ta tính đựoc bảng số liệu như
sau :
D oanh số 500,000
D oanh số mua hàng trung bình ngày 1388.89
Tỷ lệ lãi suất hưởng chiết khấu
Tỷ lệ lãi suất không hưởng chiết khấu
Lãi đơn 18.55% 20.05%
Lãi kép 22.26% 24.52%
Tỷ lệ chi phí tín dụng gần đ úng 0.062%
Tỷ lệ phần trăm chi phí hằng năm 22.268%

Nhận xét :
9
GVHD : MBA _NGUYỂN VĂN THỤY
Case study 3

Dựa vào bảng ta thấy rằng với tổng doanh số mua hàng hàng năm là 500.000 $ thì trung bình
một ngày công ty phải mua : 1388,89 $
Với chính sách bán hàng mà nhà cung cấp áp dụng cho công ty một khoảng chiết khấu thanh
toán “3/10,net 60” ta tính được chi phí tính dụng mua hàng là :
 Trường hợp tính theo lãi đơn : lãi suất mua hàng khi được huởng chiết khấu là 18,55%,
không được hưởng chiết khấu là 20,05%.

 Trường hợp tính theo lãi kép : tỷ lệ lãi xuất mua hàng đựơc hưởng chiết khấu là 22,26%,
không được hưởng chiết khấu là 24,52%.

Trong trường hợp công ty trả tiền mua hàng từ ngày thứ nhất đến ngày thứ mười thì sẽ được
hưởng lãi suất chiết khấu còn từ ngày thứ muời đến sáu mươi thì sẽ hưởng lãi suất không hưởng
chiết khấu.
Việc chọn thời điểm thanh tóan tiền mua hàng còn tùy thuộc vào khả năng tài chính của
công ty nhưng dựa vào những số liệu trên Nhóm sẽ đua ra một vài phương án tối ưu như sau :
- Nếu công ty đủ tiền mặt để thanh tóan thì nên thanh tóan vào giai đoạn được huởng chiêt khấu
(lãi suất hưởng chiết khấu luôn nhỏ hơn lãi suất không được hưởng chiết khấu) .Và nếu chọn
phương án này thì công ty nên chọn ngày thanh tóan là ngày thứ mười thì sẽ được giảm được
một khỏang chi phí là 3%.

- Trong trường hợp công ty không đủ tiền mặt để thanh tóan trong giai đọan hưởng chiết khấu
thì nên chọn ngày thanh tóan vào ngày thứ sáu mươi, thì lợi nhất (do tiền có giá trị theo thời
gian).

Các khoản phải trả người bán là một phần quan trọng trong vốn lưu động, nó phụ thuộc vào
chính sách mua hàng từ nhà cung cấp, cách tính lãi, khả năng tài chính của công ty,…Do đó, để có
phương án mua hàng tối ưu nhất thì chúng ta cần phải phân tích, so sánh thật kĩ các yếu tố trên
trong mối tương quan với nhau.

Câu 7 :
Với tình hình như hiện tại ngân hàng sẵn lòng cho công ty vay số tiền 5 triệu $ với lãi suất
công bố “10%/năm” cộng với những điều khoản cụ thể khác. Tuy nhiên, công ty đã thất bại
khi thỏa thuận với ngân hàng về những điều khoản đó.
Gỉa định rằng công ty sẽ được ngân hàng cho mượn “2,5triệu $” với các trường hợp như sau :
a. Trước hết ta tính lãi suất thực hàng năm tính theo lãi kép của khoản vay này:
Do trong tình huống không cho thời gian ghép lãi nên ta tính theo ba trường
hợp sau

- Ghép lãi hàng Tháng là: 10.47%


10
GVHD : MBA _NGUYỂN VĂN THỤY
Case study 3

- Ghép lãi hàng Qúy là: 10.38%

- Ghép lãi hàng Năm là: 10.25%

Ta chuyển đổi từ lãi suất thực hàng năm tính theo lãi kép sang lãi đơn

- Ghép lãi hàng Tháng là: 19.19%

- Ghép lãi hàng Quý là: 12,11%

- Ghép lãi hàng Năm là: 10,775 %

Trong trường hợp ngân hàng đề nghị cho công ty vay trong vòng 6 tháng cộng thêm
một phần tài sản đảm bảo với lãi suất đơn 10%/ năm (Ta gọi đây là chính sách

2). Bây giờ ta so sánh giữa lãi suất đơn tính ở trên phần trên (chính sách 1) với đề
nghị của ngân hàng để tính ra phần giá trị tài sản bảo đảm để hai lãi suất đơn đó bằng
nhau. Sau khi tính tóan ta có giá trị tài sản bảo đảm là

- Ghép lãi hàng Tháng là:1.1972 triệu$ (tỉ lệ bảo đảm trên khoản vay là 47.88%)

- Ghép lãi hàng Qúy là: 0.43559 triệu$ (tỉ lệ bảo đảm trên khoản vay là 17.42%)

- Ghép lãi hàng Năm là: 0,1798 triệu$ (tỉ lệ bảo đảm trên khoản vay là 5.99%)

Nhận xét :

Khi ngân hàng yêu cầu giá trị tài sản bảo đảm bằng với số liệu trong ba trường hợp
trên thì thấy được lãi suất thực hằng năm tình theo lãi đơn của hai chính sách là như
nhau.

Bây giờ ta biện luận theo giá trị tài sản đảm bảo:

Trong trường hợp phần giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn các số liệu trong từng trường
hợp ở trên thì lãi suất thực hằng năm tính theo lãi đơn mà công ty phải chịu với chính
sách 2 của ngân hàng sẽ nhiều hơn so với chính sách 1.Như vậy sẻ không có lợi cho
công ty và chi phí lãi vay sẻ gia tăng cho nên nếu được chọn giữa 2 chính sách thì nên
chọn chính sách 1.

Trong trường hợp phần giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn các số liệu trong từng trường
hợp ở trên thì lãi suất thực hằng năm tính theo lãi đơn mà công ty phải chịu với chính
sách 2 của ngân hàng sẽ ít hơn so với chính sách 1.Như vậy sẻ có lợi cho công ty và chi
phí lãi vay sẻ giảm cho nên nếu được chọn giữa 2 chính sách thì nên chọn chính sách 2.

Ở đây chúng ta cần chú ý rằng nếu giá trị tài sản bảo đảm càng nhỏ hơn so với các số
liệu ở trên thì chính sách 2 sẻ càng tốt hơn chính sách 1 vì lãi suất thực hằng năm tính
theo lãi đơn mà công ty phải chịu sẻ giảm dần.

11
GVHD : MBA _NGUYỂN VĂN THỤY
Case study 3

b. Tỉ lệ lãi suất thực nếu nó là một khoản vay chiết khấu là 11,11%

Số tiền danh nghĩa công ty cần vay để có được số tiền mặt 2,5 triệu $ là 2,5/0,9=2,778
triệu $.

c. Giả định rằng đây là một khoản vay trả góp lãi suất kép trong 12 tháng với kì hạn trả
lãi đầu tiên là cuối mổi tháng thì để vay 2,5 triệu $ thì số tiền công ty phải trả hàng
tháng là 0,219789 triệu $ (NPV(2,5 triệu $,10%,12).

d. Yêu cầu ký quỹ 20%, lãi đơn:

1. Lãi suất thực hàng năm theo giả thiết không có số dư trong tài khoản
thực hiện ký quỹ và khoản tiền muốn nhận 2,5 triệu $ là: 12.5%. Do yêu cầu
ký quỹ 20% nên để nhận được 2,5 triệu $ cần phải vay một khỏan trị giá
2,5/0,8=3,125 triệu $. Sau kỳ hạn 1 năm phải thanh toán lãi là 10% của
3,125 triệu $. Khoản tiền gốc thực nhận chỉ là 2,5 triệu $. Lãi suất thực của
khỏa vay được xác định: 0,3125/2,5=12,5%.

2. Giả định công ty có số dư tiền mặt trung bình là 75.000 và số tiền


này có thể dung được vào việc ký quỹ cho khoản vay 2,5 triệu $. Số tiền
thực vay vẫn là 2,5 triệu $. Lãi suất thực của khoản vay là: 13%. Số tiền
thực nhận là 2,5 triệu $. Chi phí lãi vay là 10% của 2,5 triệu $, ngoài ra còn
tính thêm 75.000 $. Như vậy biểu thức tính lãi suất thực là:

3. Cũng với giả định như trên nhưng khoản tiền trong tài khoản là
75.000 $ vẫn được tính lãi với lãi suất 5%/ năm. Lúc này, khoản tiền vay là
2,5 triệu $. Lãi suất thực của khoản vay là: 9,85%. Số tiền lãi được tính là
10% của 2,5 triệu $. Tuy nhiên khoản tiền trong tài khoản thực hiện ký quỹ
là 75.000 $ vẫn được tính lãi với lãi suất 5% => tiền lãi thực tế còn lại là:
0,25 – 0,00375.

Biểu thức tính lãi:

e. Gọi giá trị của khoản vay là X, theo những dữ kiện từ tình huống ta xác định
Lãi suất chiết khấu 10% của khoản vay: 0,1X
Ký quỹ 20% của khoản vay: 0,2X
Như vậy, số tiền vay thực nhận 2,5 triệu $ tương ứng với 0,7X
=> X = = 3,57 triệu $

12
GVHD : MBA _NGUYỂN VĂN THỤY
Case study 3

Suy ra, lãi suất thực của khoản vay là:

Câu 8: Dựa trên các giả định, ta có:


Báo cáo thu nhập
C/s thắt chặt C/s trung hòa C/s nới lỏng
Chỉ tiêu
Yếu Trung bình Mạnh Yếu Trung bình Mạnh Yếu Trung bình Mạnh

Doanh số 11,000,000 13,000,000 14,500,000 11,000,000 13,000,000 14,500,000 11,000,000 13,000,000 14,500,000
Tổng chi phí 8,700,000 10,100,000 11,150,000 9,200,000 10,600,000 11,650,000 9,700,000 11,100,000 12,150,000
Chi phí cố định 1,000,000 1,000,000 1,000,000 1,500,000 1,500,000 1,500,000 2,000,000 2,000,000 2,000,000
Chi phí biến đổi 7,700,000 9,100,000 10,150,000 7,700,000 9,100,000 10,150,000 7,700,000 9,100,000 10,150,000
EBIT 2,300,000 2,900,000 3,350,000 1,800,000 2,400,000 2,850,000 1,300,000 1,900,000 2,350,000
Chi phí lãi vay 675,000 675,000 675,000 700,000 700,000 700,000 715,000 715,000 715,000
EBT 1,625,000 2,225,000 2,675,000 1,100,000 1,700,000 2,150,000 585,000 1,185,000 1,635,000
Chi phí thuế TNDN 650,000 890,000 1,070,000 440,000 680,000 860,000 234,000 474,000 654,000
EAT 975,000 1,335,000 1,605,000 660,000 1,020,000 1,290,000 351,000 711,000 981,000
Vốn CSH 4,500,000 4,500,000 4,500,000 5,000,000 5,000,000 5,000,000 5,500,000 5,500,000 5,500,000
ROE 21.67% 29.67% 35.67% 13.20% 20.40% 25.80% 6.38% 12.93% 17.84%

Qua bảng báo cáo thu nhập ta thấy:


 Trong nền kinh tế yếu: ROE của chính sách thắt chặt 21.67% là lớn nhất trong cả 3 chính sách .

 Trong nền kinh tế trung bình: ROE của chính sách thắt chặt 29.67% là lớn nhất trong cả 3 chính
sách.

 Trong nền kinh tế mạnh: ROE của chính sách thắt chặt 35.67% là lớn nhất trong cả 3 chính sách.

Dưới các giả định trên ta thấy trong cả 3 nền kinh tế ROE của chính sách thắt chặt đều lớn nhất. vậy
trong trường hợp này chính sách thắt chặt là lựa chọn tối ưu nhất cho công ty.

Những rủi ro khi áp dụng những chính sách vốn lưu động qua những giả định khác nhau:
Chính sách thắt chặt Chính sách trung hòa Chính sách nới lỏng
Chỉ tiêu Trung Trung Trung
Yếu Mạnh Yếu Mạnh Yếu Mạnh
bình bình bình
ROE 21.67% 29.67% 35.67% 13.20% 20.40% 25.80% 6.38% 12.93% 17.84%
ROE kỳ vọng 29.17% 19.95% 12.52%
Độ lệch chuẩn 0.050 0.045 0.041
Hệ số biến thiên 0.171 0.224 0.325

13
GVHD : MBA _NGUYỂN VĂN THỤY
Case study 3

Theo bảng ta thấy qua 3 chính sách ROE kỳ vọng của chính sách thắt chặt 29.17% là lớn nhất,
chính sách trung hòa 19.95% lớn hơn chính sách nới lỏng là 12.52%. ta cũng thấy được độ lệch chuẩn của
3 chính sách cũng theo thứ tự như trên trong đó chính sách thắt chặt là 0.05, chính sách trung hòa 0.045
và chính sách nới lỏng 0.041.
Ta thấy ROE kỳ vọng của chính sách thắt chặt là lớn nhất, độ rủi ro là lớn nhất trong cả 3 chính
sách nhưng hệ số biến thiên 0.171 là nhỏ nhất, cho thấy rủi ro trên lợi nhuận kỳ vọng là nhỏ nhất. dưới
góc độ đầu tư công ty sẽ quyết định chọn chính sách thắt chặt.
Việc lựa chọn chính sách đã thay đổi từ chính sách nới lỏng (câu 4) sang chính sách thắt chặt trong các
điều kiện giả định trên.

Câu 9:

14
GVHD : MBA _NGUYỂN VĂN THỤY

You might also like