You are on page 1of 134

KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

`MỤC LỤC
STT Tên Tham Luận Trang
1 Chương trình hội thảo 2
2 Báo cáo đề dẫn 3
3 Các báo cáo tham luận của các cá nhân và đơn vị
3.1 Sử dụng mạng Internet hỗ trợ dạy và học toán THPT , Huỳnh Chí 6
Hào – giáo viên trường THPT TP Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
3.2 Một vài kinh nghiệm xây dựng Hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến 17
ở Hậu Giang, Lý Phát Hải Linh – Trưởng phòng CNTT-
QLTB&TV tỉnh Hậu Giang
3.3 Giải pháp dạy học trực tuyến trên địa bàn An Giang– Tỉnh An 24
Giang
3.4 Đôi lời tâm sự từ Bạc Liêu, Nguyễn Quốc Tùng – tỉnh Bạc Liêu 27
3.5 Đôi nét về diễn đàn toán Vĩnh Long, Trần Chí Thanh – Trường 30
THPT Lưu Văn Liệt tỉnh Vĩnh Long
3.6 Một số kinh nghiệm tổ chức hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến 38
trong trường phổ thông, Lê Hữu Kỳ Quan – giáo viên trường
THPT chuyên Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
3.7 Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến – E-Learning, tỉnh 45
Bến Tre
3.8 Tham luận xây dựng hệ thống E-Learning, tỉnh Hậu Giang 49
3.9 Công tác xây dựng website giáo dục và bước đầu xây dựng hệ 58
thống hỗ trợ học tập trực tuyến, tỉnh Hậu Giang
3.10 Giới thiệu một số ứng dụng khoa học công nghệ trong đổi mới 62
phương pháp dạy học, tỉnh Bến Tre
3.11 Ứng dụng CNTT vào giảng dạy thực tiễn và hiệu quả, Lê Phan 66
Song Mỹ - giáo viên trường THPT Tầm Vu 2, tỉnh Hậu Giang
3.12 Về đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học trung học phổ 69
thông, tỉnh Trà Vinh
3.13 Khắc phục sự cố tổ chức họp trực tuyến, tỉnh Kiên Giang 75
3.14 Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Vật lý, Đinh Minh Tri – 78
Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Minh Quang, tỉnh Hậu Giang
3.15 Ứng dụng phần mềm Mathcad trong giảng dạy và nghiên cứu toán 89
học, Trần Thanh Liêm – Trường THPT chuyên Bến Tre, tỉnh Bến
Tre
3.16 Sử dụng tư liệu lịch sử để giảng dạy bài “ Chiến tranh thế giới thứ 97
hai (1939-1945)”, tỉnh Cà Mau
3.17 Ứng dụng máy vi tính, đường truyền Internet trong dạy – học Lịch 115
sử ở trường THPT, tỉnh Cà Mau
3.18 Trao đổi một số vấn đề về xây dựng website giáo dục, Huỳnh Chí 128
Phến, Trường THPT Hoàng Diệu, tỉnh Sóc Trăng
3.19 Thiết kế, quản lý website trung học phổ thông, Huỳnh Tấn Thông 131
– Trường THPT Lấp Vò 2, tỉnh Đồng Tháp

1
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO


NGÀY 29/3/2011
---------------

+ 7g00- 8g00 : đón tiếp đại biểu.

+ 8g00 - 8g15’ : Văn nghệ chào mừng

+ 8g15-8g30: Phần nghi thức

-8g15’- 8g 18’: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

- 8g18’- 8g21’: Giới thiệu Đoàn chủ toạ Hội thảo

- 8g21’ - 8g25’: Diễn văn khai mạc (Lãnh đạo Tỉnh)

- 8g25’- 8g30’:Báo cáo đề dẫn (đ/c Giám đốc)

+ 8g30-11g: các tham luận và giao lưu của các Công ty

- 8g30’- 8g45’ : Tham luận của Sở GD&ĐT Đồng Tháp.


- 8g45’- 9g00 : Tham luận của Sở GD&ĐT Hậu Giang.
- 9g00 - 9g15’ : Tham luận của Sở GD&ĐT Vĩnh Long.
- 9g15’- 9g45’ : Giới thiệu Cổng thông tin điện tử Sở GD&ĐT Hậu Giang
- 9g45’- 10g00 : Giao lưu của các công ty thiết bị giáo dục
- 10g00 - 10g15’ : Giải lao
- 10g15’- 10g30’ : Tham luận của Sở GD&ĐT Bạc Liêu
- 10g30’- 10g45 : Tham luận của Sở GD&ĐT An Giang
- 10g45’- 11g00 : Các tham luận khác

+ 11-11g45’: các ý kiến thảo luận

+ 11g45’-12g00: Ý kiến của cấp trên và đáp từ, bế mạc Hội thảo

Mời đại biểu dùng cơm trưa !

2
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

BÁO CÁO ĐỀ DẪN


ThS. Bùi Văn Dũng
GĐ Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang

Kính thưa quí đại biểu


Tỉnh Hậu Giang được thành lập theo nghị quyết 22 của Quốc hội khóa 11 ký ngày
1/1/2003. Là tỉnh mà cơ cấu kinh tế và người dân sống chủ yếu vào nông nghiệp, kinh tế
gặp nhiều khó khăn, gia đình nghèo, diện chính sách nhiều, mặt bằng GD được xem là
vùng thấp nhât của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tuy nhiên, ngay từ lúc mới bắt đầu chia tách, sớm nhận thấy Tin học và Ngoại ngữ
là chìa khóa để có thể nâng cao chất lượng GD. Sở GD HG đã mạnh dạn đẩy mạnh ứng
dụng CNTT vào giảng dạy.
Triển khai ứng dụng CNTT vào giảng dạy lúc bấy giờ thật là khó khăn, CSVC chưa
đáp ứng được để có thể ứng dụng tốt CNTT, nhưng được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy
ban và được sự quyết tâm của BGĐ và sự đồng tình của đội ngũ thầy cô giáo. Tỉnh Hậu
Giang sớm đưa tin học vào nhà trường, bước đầu cũng chỉ là các bài giảng trình chiếu
được soạn bằng phần mềm power point, trường nào “sang” lắm mới có máy chiếu để
chiếu lên cho HS, đa phần sử dụng TV màn hình tương đối lớn, thậm chí có đơn vị sử
dụng TV 21 inch để trình chiếu. Khó khăn là vậy nhưng cũng gây được sự chú ý của HS
và thay đổi được nhận thức của GV từ đó thúc đẩy một bộ phận GV mạnh dạn đầu tư ứng
dụng CNTT vào giảng dạy.
Từ những bước đi chập chững đó, lãnh đạo Sở đã có những bước chỉ đạo quyết liệt
hơn, bài bản hơn, và bây giờ ứng dụng CNTT vào giáo dục nói chung không còn là
phong trào mà đã trở thành nhu cầu thực sự của GV, CBQL và của cả HS.

Kính thưa quí đại biểu


Từ năm học 2008-2009, Bộ GD&ĐT chọn làm năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT
làm tiền đề đẩy mạnh hơn nữa CNTT vào giảng dạy và học tập cho các năm tiếp theo.
Đồng thời theo phương hướng nhiệm vụ về CNTT, cục CNTT phát động phong trào
“mỗi thầy cô giáo đóng góp một bài giảng điện tử” nhằm xây dựng thư viện học liệu mở
gồm các bài trình chiếu, bài giảng E-Learning. Theo đó, học sinh có thể khai thác thư
viện bài giảng E-Learning để tự học, học mọi lúc, mọi nơi và học bài cần học.
Toàn tỉnh Hậu Giang hiện nay 100% các trường THPT đều được trang bị máy vi
tính và giảng dạy tin học, với số lượng bình quân 20HS/máy; có 91,4% trường THCS;
24,51% trường tiểu học có giảng dạy tin học. Và hầu hết các trường từ mầm non đến
THPT đều ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý
Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của công ty viễn thông Quân đội Viettel, ngành giáo
dục Hậu Giang đã cơ bản hoàn thành kết nối internet băng thông rộng: triển khai đến
315/334 cơ sở giáo dục đạt xấp xỉ 95%.
Ngoài ra, trang thông tin của giáo dục Hậu Giang cũng nhận được nhiều sự quan
tâm của phụ huynh, giáo viên, học sinh và nhân dân với số lượt truy cập hiện nay khoảng
4.000 lượt/ngày.

Kính thưa quí đại biểu


Thực hiện nhiệm vụ CNTT theo hướng dẫn của cục CNTT. Hàng năm, Sở đều tổ
chức các cuộc thi GV sáng tạo, trong đó có nội dung CNTT như thi soạn Bài giảng trình
chiếu, ngân hàng dữ liệu, phần mềm giảng dạy. Đặc biệt năm học 2010-2011, Sở đã tổ
3
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

chức hội thi GV và HS sáng tạo, ngoài các nội dung sáng tạo đồ dùng dạy học và học tập
tự làm, năm nay có đưa thêm các nội dung mới như: đồ dùng học tập của HS; phần mềm
sáng tạo của HS cấp trung học, trong đó có 93 sản phẩm dự thi của HS và có 22 đạt giải;
đặc biệt, với nội dung thi hoàn toàn mới: Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến e-
learning (cho cá nhân và tập thể) với tổng số 14 trang dự thi, đáng chú ý có 2 trang e-
learning do HS xây dựng tham gia dự thi.
Học tập với hệ thống e-learning sẽ tạo môi trường học tập rộng rãi và lý tưởng cho
HS. GV có thể hướng dẫn HS tự học qua mạng Internet: HS có thể học ở bất cứ nơi đâu,
bất kỳ lúc nào cũng có thể theo học một chương trình nào đó, HS có thể chọn một giáo
trình, chọn GV theo nhu cầu riêng của mình.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy dạy học trong môi trường giàu CNTT&TT:
trường học ảo, lớp học ảo với việc đào tạo bằng e-learning thực hiện được nhiều đa
phần ở các trường Đại học, Cao đẳng . Các cơ sở giáo dục phổ thông đang ở mức độ sơ
khai, một số ít nhà trường thiết kế được bài giảng điện tử bởi các phần mềm Adobe
Presenter hoặc Lecture Maker đưa vào các đĩa CD để cho từng HS học tập trên từng
máy tính cá nhân hoặc mạng cục bộ của nhà trường; chưa có cơ sở giáo dục phổ thông
triển khai đào tạo bằng e-learning, một vài nơi đang nghiên cứu thử nghiệm.

Hiện nay, E-Learning ở khu vực ĐBSCL cũng không ngoài đánh giá trên. Hệ thống
hỗ trợ học tập – E_Learning chỉ có ở các trường ĐH, CĐ. Phát triển nhất có thể kể đến
trường ĐH Cần Thơ (xây dựng trên nền moodle), ĐH An Giang (xây dựng bằng
Claroline),..
Tỉnh Hậu Giang đã có một số Phòng GD&ĐT, trường THPT thành lập được trang
e-learning, và Bến Tre bắt đầu xây dựng trên nền moodle. Bên cạnh đó còn có một số
trang web giáo dục dưới dạng blog giáo dục, hoặc diễn đàn giáo dục do cá nhân, hoặc
nhóm giáo viên tự phát xây dựng. Chẳng hạn:
+ Đồng Tháp: có các diễn đàn của môn Toán, Vật Lý.
+ Vĩnh Long: có diễn đàn mônToán.
+ Bạc Liêu: có blog của hội đồng bộ môn Sử.
+ Bến Tre : có trang e-learning xây dựng bằng moodle ở giai đoạn thử nghiệm.
+ An Giang có diễn đàn của các bộ môn Toán, Tin học.
+ Cần Thơ có trang E-learning: toan12.net.
+ Hậu Giang: hệ thống hỗ trợ học tập do Sở GD&ĐT Hậu Giang xây dựng, hiện nay
đã có 27 trang thành viên đang hoạt động. Bên cạnh đó, Hậu Giang còn có trang
Toán-Hậu Giang (haugiang.edu.vn/toan), là sản phẩm của đề tài cấp tỉnh : “Ứng
dụng CNTT trong giảng dạy toán THPT trong tỉnh Hậu Giang” đang do Sở quản lý;
ngoài ra Sở HG cũng đang thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập cho
môn Vật lý, Ngữ văn bậc THPT” do đ/c PGĐ Nguyễn Hùng Nhiên chủ nhiệm đề tài
và trường THPT chuyên Vị Thanh đang thực hiện đề tài “Ứng dụng CNTT trong
quá trình dạy học và thiết lập thư viện quản ly dữ liệu điện tử Sinh học ở trường
THPT”.
+ Và một số trang web giáo dục khác của các tỉnh trong khu vực mà chúng tôi
không thống kê hết.

Kính thưa quí đại biểu


Để thúc đẩy sự phát triển giáo dục của ĐBSCL, bên cạnh các biện pháp quản lý như
hiện nay, thiết nghĩ cần phát huy thế mạnh của CNTT-TT. Nhất là đối với sự phát triển

4
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

mạnh mẽ của mạng băng thông rộng, công nghệ không dây (wifi, 3G,..) như hiện nay và
hơn nữa mạng Giáo dục do Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel hỗ trợ cho ngành
giáo dục đã hoàn thành kết nối hầu hết các đơn vị giáo dục trên toàn quốc. Do đó cơ hội
học tập ngày càng dễ dàng hơn bao giờ hết cho mọi người.
Với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chất lượng giáo dục ngày càng được cải
thiện, nhưng vẫn cần phải có bước đột phá lớn mới có thể theo kịp các khu vực khác trên
cả nước. Trong đó ứng dụng CNTT, phát triển hệ thống hỗ trợ học tập là một biện pháp
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Quan trọng hơn, hệ thống này sẽ tạo cơ hội học
tập cho mọi đối tượng, học tập ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào, và học nội dung mà
người học có nhu cầu.
Hôm nay, Sở GD&ĐT Hậu Giang tổ chức hội thảo “Xây dựng hệ thống hỗ trợ học
tập” với các mục đích như sau:
- Trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng CNTT và Truyền thông vào giáo dục.
- Trao đổi kinh nghiệm về xây dựng, quản lý, phát huy các blog giáo dục, các
diễn đàn giáo dục, hệ thống hỗ trợ học tập e-learning.
- Làm như thế nào để tập hợp đội ngũ CB, GV phát triển CNTT cho giáo dục
trong khu vực ĐBSCL.
- Nên chăng xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập cho khu vực, bao gồm: Xây dựng
trang e-learning của giáo dục ĐBSCL; tập hợp các trang web giáo dục; tập hợp
nguồn tài nguyên hiện có, tiến tới xây dựng các trang E-Learning của các tỉnh;
giới thiệu, và quảng bá cho nhiều người sử dụng.

Với mong muốn đó rất mong các đồng chí đại biểu nhiệt tình tham gia trao đổi
thảo luận để hội thảo tìm được những giải pháp mới, ứng dụng CNTT và truyền thông
trong giảng dạy ngày càng tốt hơn, chúc hội thảo thành công tốt đẹp.

5
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

SỬ DỤNG MẠNG INTERNET HỖ TRỢ


DẠY VÀ HỌC TOÁN THPT
Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp
Trường THPT Thành Phố Cao Lãnh
Giáo viên: Huỳnh Chí Hào

1. Ý tưởng của giải pháp


Các ý tưởng quan trọng mà dựa vào đó tôi triển khai giải pháp
a) Quan niệm về học: Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú bằng cách
chọn nhập và xử lý thông tin lấy từ môi trường xung quanh.
b) Quan niệm về dạy: Dạy là việc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh những kiến
thức, kỹ năng và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm, thái độ.
c) Hiểu biết về thông tin (Information literacy): Khả năng đánh giá thông tin qua các
phương tiện truyền thông, nhận biết những thông tin cần thiết, định vị, tổng hợp và sử
dụng thông tin hiệu quả; hoàn thành những công việc trên bằng cách sử dụng kỹ thuật,
mạng truyền thông và các tài nguyên điện tử.
Nhiều trường ảo, lớp học ảo đã xuất hiện trên thề giới và bắt đầu xuất hiện ở nước ta,
trong đó việc học diễn ra chủ yếu bằng giao tiếp qua mạng Internet. Triển vọng của loại
hình học tập này rất to lớn, vì nó giúp thực hiện được giấc mơ gần như huyền thoại của
mọi người học là bất cứ người nào cũng có thể hấp thụ được một nền giáo dục chất
lượng cao bất cứ ở đâu, bất cứ ở thời điểm nào.
d) E-Learning là phương hướng tất yếu mà nền giáo dục chúng ta phải đầu tư chuẩn bị,
và phải chuẩn bị một cách khẩn trương, nếu chúng ta không muốn tụt hậu xa. Việc chuẩn
bị cho phương hướng này không chỉ ở hạ tầng Internet và các trang thiết bị khác, mà còn
ở công nghệ dạy học,đánh giá tương ứng với loại hình dạy và học đó. Tỉnh Đồng Tháp
mặc dù là tỉnh còn có nhiều khó khăn nhưng cơ sở hạ tầng về Internet cũng khá tốt đủ để
triển khai các chương trình dạy học trực tuyến, lại thêm năm 2009 là năm toàn ngành
giáo dục bước vào năm học ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục, nên diễn đàn
boxmath.vn ra đời dựa vào các ý tưởng và động lực trên.
2) Vấn đề mà giải pháp góp phần giải quyết
Giải pháp này góp phần giải quyết một số hạn chế của phương pháp dạy học truyền
thống.
Một số hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống
Việc dạy và học theo cách làm hiện nay ở bộ môn Toán có một số hạn chế sau:
a. Số tiết học giáp mặt với giáo viên ít (3-4 tiết/tuần)
b. Thời lượng để giáo viên truyền thụ kiến thức và các kỹ năng toán cho học
sinh không đủ để tạo hiệu quả cao về chất lượng cho đa số học sinh.
c. Trình độ học sinh trong một lớp không đồng đều và phân hóa rộng nên việc
giảng dạy phân hóa rất khó thực hiện.

6
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

d. Sự quan tâm chăm sóc thật sự về việc học cho từng học sinh không thực
hiện được trong giờ dạy.
e. Giáo viên không có điều kiện để trao đổi về chuyên môn nhằm nâng cao
tay nghề.
f. Thiếu điều kiện cho học sinh tiếp cận các kỹ năng sử dụng internet như một
phương tiện học tập.
g. Tốn kém tiền bạc nhiều cho các tài liệu học tập cá nhân.
h. Khó chia sẻ tài liệu học tập và kiến thức, học tập lẫn nhau còn hạn chế.
i. Khó kết hợp giữa học tập và giải trí thư giãn.
C. PHẦN MÔ TẢ NỘI DUNG GIẢI PHÁP:
1. Tên giải pháp: SỬ DỤNG MẠNG INTERNET HỖ TRỢ DẠY VÀ HỌC
TOÁN THPT.
2. Giải pháp kỹ thuật đã biết
Ba mô hình giáo dục đã được tổng kết tại “Hội nghị Pari về giáo dục trong thế kỷ XXI”
do UNESCO tổ chức 10/1988.

Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ


Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio
Thông tin Người học Chủ động PC
Tri thức Nhóm Thích nghi PC+ Mạng

Trong các mô hình trên, mô hình tri thức là mô hình giáo dục hiện đại nhất, hình thành
khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của NICT- mạng Internet. Tuy nhiên theo
tình hình thực tế của Tỉnh thì mô hình học tập mới này trước mắt là nhằm hỗ trợ và nâng
cao chất lượng dạy và học bộ môn Toán theo mô hình truyền thống đang được áp dụng
đại trà. Đồng thời cung cấp cho học sinh một số kinh nghiệm trong việc sử dụng Internet
hỗ trợ học tập.
3. Mục đích của giải pháp:
Mục đích của giải pháp là góp phần giải quyết 5 bài toán sau:
Bài toán 1: Thời gian để học sinh và giáo viên gặp nhau trên lớp thì hạn chế, nhưng
kiến thức và kỹ năng cần phải dạy và học thì rất nhiều vậy là giáo viên bạn phải làm
sao để không cần gặp học sinh nhưng bạn vẫn có thể củng cố, truyền thụ các kiến thức
và kỹ năng cho học sinh của bạn ?
Bài toán 2: Năng lực học tập của học sinh trong một lớp thì đa dạng: yếu, trung bình,
khá, giỏi. Bạn muốn tùy theo năng lực của học sinh để giao cho các em các bài tập rèn
luyện tại nhà cho phù hợp nhưng không thể gặp các em vì chưa đến ngày dạy của lớp.
Bạn phải làm sao chuyển giao và nhận xét đánh giá kịp thời ?

7
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Bài toán 3: Học sinh muốn làm việc nhóm với nhau, nhưng lại không có thời gian để
cùng gặp nhau, khi gặp một vấn đề bị bế tắc cần sự trợ giúp thì không biết hỏi ai (vì
ngại làm phiền…) là giáo viên dạy lớp bạn phải làm gì để hỗ trợ cho các học sinh của
bạn ?
Bài toán 4: Một bộ phận giáo viên và học sinh còn ngán ngại trong việc sử dụng
internet (có thể chưa thấy hết sự ích lợi của nó) bạn phải làm sau để động viên, thu hút
họ tích cực trong việc này ?
Bài toán 5: Các bạn đồng nghiệp và học sinh cần tài liệu để tham khảo nhưng tài liệu
thì khó tìm. Bạn lại có nhiều tư liệu hay cần chia sẻ vậy bạn phải làm sao để gởi đến
cho bạn đồng nghiệp và học sinh khi bạn không thể đến để gặp họ (do họ ở xa, thời
gian của bạn lại hạn chế…)?
a. Mô tả tóm tắt nội dung của giải pháp, kết quả thử nghiệm
Để giải quyết các bài toán trên thì giải pháp tốt nhất theo tôi là sử dụng mạng
internet. Bằng cách lập một diễn đàn (forum), thuê một tên miền và một hosting +
cộng với một đường truyền internet ADSL. Từ ý tưởng đó tôi đã lập ra một diễn
đàn dạy và học toán với tên miền là : boxmath.vn (hình 1) để giải quyết các bài
toán đã nêu.

(hình 1)
3. Giải pháp giải quyết các bài toán :
Giải pháp giải quyết bài toán 1
Bằng cách tạo ra các bài giảng toán trực tuyến bằng PowerPoint, Flash hoặc video
học sinh có thể củng cố kiến thức đã học, học tập thêm kiến thức mới , rèn luyện
kỹ năng giải quyết các bài toán (tự luận, trắc nghiệm khách quan) bất cứ thời điểm
nào.
Minh họa :

8
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Các bài học của chương trình toán THPT

9
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Vào một khối lớp học

10
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Vào một bài học cụ thể

Phần này đang được bổ sung và hoàn thiện. Dự kiến cuối tháng 12/2011 là hoàn thành.

11
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Giải pháp giải quyết bài toán 2


Tạo các chuyên mục riêng biệt cho từng học sinh, giáo viên tùy theo năng lực của
học sinh có thể gởi các bài tập rèn luyện để các em giải trực tiếp hoặc đính kèm
file để giáo viên theo dõi, nhận xét và đánh giá
Minh họa :

12
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Có thể tạo thêm các chuyên mục mới liên môn để các em tổ chức việc học

13
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Giải pháp giải quyết bài toán 3


Học sinh khi gặp khó khăn trong học tập có thể trao đổi trực tiếp trên diễn đàn, khi đó sẽ
được Thầy, cô hướng dẫn
Minh họa :

Giải pháp giải quyết bài toán 4 và 5


Cung cấp các thông tin cũng như các tài nguyên dạy học trực tiếp trên diễn đàn, các học
sinh và giáo viên có thể tải về để sử dụng, thông qua sự hấp dẫn của các nguồn tư liệu có
thể tạo sự thu hút đến học sinh và giáo viên từ đó hình thành thói quen làm việc trên
mạng.

14
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Minh họa

4. Tự đánh giá giải pháp:


a. Tính mới và tính sáng tạo:
Điểm sáng tạo của giải pháp

15
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

1) Lần đầu tiên tại tỉnh nhà có một diễn đàn toán học có thể xem là khá nhiều chức
năng vận dụng vào dạy và học.
2) Học sinh toàn Tỉnh đều có thể tham dự trao đổi và học tập về bộ môn toán
3) Học sinh có thể trao đổi về toán học với các học sinh và được các Thầy Cô có
chuyên môn cao giúp đỡ mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp
4) Giáo viên bộ môn toán của Tỉnh có thể học tập lẫn nhau thông qua trao đổi tài liệu
để rèn luyện về chuyên môn
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường:
Qua thời gian hoạt động tôi nhận thấy học sinh ở các lớp 11T và 12SH của trường
THPT Tp Cao Lãnh đã có tiến bộ rất tốt ở các mặt:
+ Khả năng tìm kiếm và trình bày thông tin càng ngày càng tốt hơn.
+ Hoạt động giải toán và làm việc nhóm rất sôi động.
+ Biết chia sẻ thông tin và hỗ trợ cho các bạn cùng lớp.
+ Kỹ năng sử dụng các phần mềm toán học của các em ngày càng
thành thạo.
+ Không cần thiết phải đi học thêm về bộ môn toán.
Hiệu quả đối với cộng đồng: diễn đàn ngày càng thu hút được nhiều Thầy, Cô giáo
và học sinh tham gia.
Cập nhật ngày 8/3/2011 như sau

6. Khả năng áp dụng:


Mô hình này có thể áp dụng ở tất cả các trường THPT trong tỉnh, vì hiện nay tất cả
các trường đều có các phòng máy tính tốt và có đường truyền Internet đến tận nơi,
kinh phí không cao, để thực hiện nên có thể mỗi tổ bộ môn của trường cùng hợp tác tổ
chức một diễn đàn tích hợp vào website của trường.

16
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

MỘT VÀI KINH NGHIỆM XÂY DỰNG


HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN Ở HẬU GIANG
Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang
Phòng CNTT-QLTB&TV
Lý Phát Hải Linh

1. Hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến - E-learning là gì?


Việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học biểu hiện rất đa dạng, trong thực tế ở
các nhà trường nó được triển khai ở các mức độ khác nhau. Tuỳ mức độ nhận thức và
kỹ năng CNTT của cán bộ quản lý, giáo viên và trang bị cơ sở vật chất về CNTT&TT
các trường phổ thông thực hiện ở các mức độ khác nhau.
Theo chúng tôi, tình hình ứng dụng CNTT&TT trong dạy học các trường phổ
thông ở Việt Nam và ĐBSCL như sau:
- Đa số các trường sử dụng CNTT&TT nhằm trợ giúp GV một số thao tác
nghề nghiệp: Trong quá trình dạy học, GV phải làm một loạt công việc như soạn giáo
án, ra đề kiểm tra, nhận xét học sinh, chuẩn bị đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo
cho tiết học …Các công việc đó sẽ cần được sự trợ giúp của CNTT bởi chương trình
soạn thảo văn bản, bảng tính Excel, các thiết bị quét ảnh, chụp ảnh tư liệu…
Giáo án sẽ được soạn bởi các phần mềm ứng dụng văn phòng, các đề kiểm tra có
thể lựa chọn bởi ngân hàng đề thi nhờ phần mềm công cụ trợ giúp riêng. Các công cụ
dạy học được lấy từ các Website trên Internet, được sao chụp từ máy scaner…Nhờ
các CNTT&TT mà công tác chuẩn bị của GV dễ dàng hơn, kiến thức được GV cập
nhật nhiều hơn và chất lượng dạy học được nâng cao hơn.
Các thiết bị được trang bị cho nhà trường để thực hiện các chức năng trên không
cần nhiều: chỉ cần một vài máy tính, một máy tính có kết nối Internet, bộ thiết bị quét
ảnh, máy pho to là đủ phục vụ cho tất cả GV một trường. Đa số các trường phổ
thông ( đặc biệt là THPT) hiện nay đã được trang bị đủ các thiết bị này nên GV có
khả năng thực hiện tốt các công việc này.
- Sử dụng CNTT&TT hỗ trợ một khâu trong quá trình dạy học.
GV có thể sử dụng CNTT&TT để hỗ trợ một công việc nào đó trong quá trình
dạy học. Chẳng hạn, thay cho việc dùng phấn viết lên bảng đen truyền thống, GV

17
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

dùng máy chiếu để trình diễn một nội dung kiến thức cốt lõi của bài giảng. Việc trình
chiếu như thế sẽ giúp GV đưa ra thông tin nhanh chóng, ngoài kênh chữ còn có thể
kèm theo các kênh âm thanh, hình ảnh, phim, … tạo ra hiệu ứng tốt tới học sinh. Đây
là mức độ mà một số trường có điều kiện đã triển khai.
Lúc này, chỉ cần trang bị cho lớp học máy chiếu Multimedia Projector, máy vi
tính là có thể sử dụng được. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT&TT dạy học ở mức độ
này chỉ được ứng dụng trong dạy học đồng loạt là chủ yếu, chưa hỗ trợ tới những hình
thức dạy học cá nhân và dạy học theo nhóm; các phần mềm dạy học (PMDH) vẫn sử
dụng nhưng chỉ là trình chiếu cho cả lớp theo dõi.
- Sử dụng CNTT&TT hỗ trợ việc tổ chức dạy học một số chủ đề theo chương
trình.
GV sử dụng các PMDH được cài đặt vào máy tính, từng HS học tập trong môi
trường do PMDH tạo ra, tương tác với các đối tượng trên màn hình từ đó hình thành
các kiến thức và kỹ năng mới. Với mức độ này, từng HS có cơ hội làm việc với máy
vi tính (MVT). Để đạt được mức độ này, cần có các PMDH tương ứng cho các môn
học dành cho từng lớp học, cấp học khác nhau, cần trang bị MVT đủ để mỗi HS có cơ
hội sử dụng máy tính trong khi học từng môn học. MVT có thể trang bị tập trung
trong một hoặc vài phòng máy (computer lab) hoặc trang bị cho từng phòng học bộ
môn. Mức độ này hiện nay một số trường được đầu tư có thể thực hiện được.
- Học tập bằng e-learning là một chương trình được thiết kế tập trung vào HS,
lấy HS làm trung tâm, phù hợp với trình độ, nguyện vọng của học sinh. HS có khả
năng sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề theo cách nghiên cứu các chủ đề với
sự trợ giúp của GV. Các nhà trường thiết kế các” trường học ảo”, “lớp học ảo” và
đưa rộng rãi lên hệ thống mạng www để phục vụ cho việc dạy và hỗ trợ học sinh
tự học. Học tập với hệ thống e-learning sẽ tạo môi trường học tập rộng rãi và lý
tưởng cho HS. GV có thể hướng dẫn HS tự học qua mạng Internet: HS ở bất cứ
đâu, bất cứ lúc nào cũng có thể theo học một chương trình nào đó, HS có thể chọn
một giáo trình, chọn GV theo nhu cầu riêng của mình.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy dạy học trong môi trường giàu
CNTT&TT: trường học ảo, lớp học ảo với việc đào tạo bằng e-learning thực hiện
được nhiều chủ yếu ở các trường Đại học, Cao đẳng . Các cơ sở giáo dục phổ
thông đang ở mức độ sơ khai, một số ít trường thiết kế được bài giảng điện tử bởi
18
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

các phần mềm Adobe Presenter hoặc Lecture Maker đưa vào các đĩa CD để cho
từng HS học tập trên từng máy tính cá nhân hoặc mạng cục bộ của nhà trường;
chưa có cơ sở giáo dục phổ thông triển khai đào tạo bằng e-learning, một vài nơi
đang nghiên cứu thử nghiệm.
Học tập qua hình thức e-learning giúp HS nâng cao năng lực tự học, sáng tạo,
phát huy nội lực của bản thân, không ỷ lại sự giúp đỡ của GV. Ngoài ra, muốn tự học
qua e-learning một cách hiệu quả, HS phải kiên trì, có tinh thần tự giác, quyết tâm
cao, vượt qua chính mình.
2. Hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến – E-learning ở Hậu Giang.
2.1. Thuận lợi - Khó khăn :
a. Khó khăn.
Hậu Giang là một tỉnh mới được chia tách từ tỉnh Cần Thơ từ năm 2004, là một
tỉnh thuần nông. Nói chung còn gặp rất nhiều khó khăn như:
+ Trình độ dân trí chưa cao, đa số là con em nông dân.
+ Mặt bằng về trình độ CNTT không đồng đều.
+ Cơ sở hạ tầng về CNTT còn yếu không đồng bộ.
+ Có địa bàn khó khăn, kênh rạch chằng chịt gây trở ngại lớn trong việc triển khai
mạng internet.
+ Nhiều GV vẫn còn mù mờ giữa BGTC và BGĐT.
+ Kỹ thuật tạo bài giảng E-Learning khó do đó nhiều GV ngán ngại.
b. Thuận lợi:
Những khó khăn tưởng chừng như khó có thể sớm triển khai được CNTT trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang, nhưng cũng có không ít thuận lợi vô cùng to lớn như sau:
+ Được sự quan tâm của lãnh đạo, từ lãnh đạo Bộ - Cục CNTT đến UBND tỉnh
đến lãnh đạo Sở.
+ Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang đã có trang thông tin từ năm 2008 và hiện
đang nâng cấp lên cổng thông tin, với lượt truy cập khoảng 4.000 lượt/ ngày.
+ Sở Hậu Giang là một trong những Sở sớm thành lập phòng CNTT.
+ Mạng giáo dục với sự hỗ trợ của công ty Viễn thông quân đội Viettel được triển
khai kịp thời và đến hầu hết các cơ sở GD trong tỉnh (95%).
+ Có nhiều GV đam mê CNTT.
+ Được sự đồng tình ủng hộ của các GV, các đv trực thuộc.
19
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

2.2 Các biện pháp triển khai xây dựng hệ thống:


+ Ngay từ năm học 2008-2009, phòng CNTT đã hướng dẫn cho GV sử dụng các
phần mềm tạo bài giảng e-learning theo chuẩn SCORM. Giúp GV làm quen và
hiểu đúng thuật ngữ Bài giảng điện tử phân biệt với bài giảng trình chiếu.
+ Tiếp theo, năm học 2009-2010, cử GV cốt cán tham gia đợt tập huấn sử dụng
phần mềm Adobe presenter và Lecture maker do cục CNTT tổ chức và về triển
khai lại cho các GV trong tỉnh.
+ Để chuẩn bị xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến, phòng CNTT chủ
động liên hệ trung tâm SEAMEO hướng dẫn cho Hậu Giang xây dựng hệ thống hỗ
trợ học tập trực tuyến trên nền Moodle.
+ Sau đợt tập huấn ở trung tâm SEAMEO, phòng CNTT cùng nhóm GV cốt cán
triển khai lại cho tất cả các trường THPT, TTGDTX, phòng GD&ĐT trong tỉnh.
+ Sau đó, phòng CNTT tiếp tục tổ chức nhiều buổi tập huấn bổ sung, giải đáp các
vấn đề về kỹ thuật. Đề xuất Viettel giảm giá đường truyền FTTH 1,1 triệu đến nay
giảm chỉ còn 660 ngàn (vừa sức đối với các đơn vị) và đề nghị các đơn vị trường
học phối hợp Viettel kết nối đường truyền FTTH đồng thời khuyến khích các đơn
vị có điều kiện chủ động mua sắm thiết bị để phát wifi trong khuôn viên trường,
tạo điều kiện cho GV và HS kết nối internet, làm quen với học tập trực tuyến..
+ Bên cạnh đó, phòng CNTT đăng ký và bảo vệ thành công thuyết minh đề tài cấp
tỉnh “Xây dựng hệ thống hỗ trợ trực tuyến cho 2 môn Vật Lý và Ngữ văn 12”
(kinh phí 188 triệu trong thời gian 2 năm) do đ/c PGĐ Nguyễn Hùng Nhiên chủ
nhiệm đề tài và trường THPT chuyên Vị Thanh đăng ký và bảo vệ thành công
thuyết minh đề tài cấp tỉnh “Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học và thiết lập
thư viện quản ly dữ liệu điện tử Sinh học ở trường THPT”.
+ Ngoài ra, đơn vị trường THPT chuyên Vị Thanh cũng đã báo cáo thành công đề
tài “Ứng dụng CNTT vào giảng dạy toán ở trường THPT tỉnh Hậu Giang” và kết
nối qua trang e-learning của Sở.
+ Bước đầu, Sở đã có những biện pháp nhằm khuyến khích động viên các đơn vị
tham gia xây dựng hệ thống như: tính điểm thi đua cho các đơn vị có trang e-
learning, đưa nội dung e-learning vào hội thi GV và HS sáng tạo năm 2011.

20
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

2.3 Kết quả đạt được.


2.3.1 Kết quả:
+ Bước đầu tạo được sự chuyển biến và có sự hiểu biết đúng đắn hơn về bài giảng
điện tử, hệ thống E-Learning.
+ Các đơn vị đã có nhiều phướng pháp sáng tạo để cài đặt hệ thống: thuê đường
truyền FTTH với PC làm server; dùng PC làm server với IP động, thuê host.
+ Xây dựng được trang E-Learning của SGD, trong đó có nội dung của các môn
Toán (10,11,12), Lý 12 và Ngữ Văn 12.
+ Có 27 trang elearning của các đơn vị trực thuộc và sẽ tiếp tục thực hiện ở các
đơn vị còn lại.
+ Giới thiệu trang e-learning của Sở GD&ĐT Hậu Giang.
- Địa chỉ truy cập http://haugiang.edu.vn/el.
- Giao diện đơn giản, màu nền phù hợp với trang thông tin hiện có của Sở

Hình 1: Hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến Hậu Giang.

21
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

- Trong trang e-learning đang xây dựng bố cục các 8 môn cơ bản, hiện tại đã có
nội dung đầy đủ của môn Toán, một số bài của Vật Lý và Ngữ văn được thực hiện
theo đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực
tuyến” và các môn khác sẽ được chọn lựa từ các bài giảng chuẩn SCORM của GV
trong tỉnh để cập nhật.

Hình 2: các khóa học môn Vật lý trên hệ thống.


- Ngoài ra, trên trang e-learning cũng có đường link đến các trang e-learning của
các trường THPT, các phòng GD&ĐT, của GV và HS trong tỉnh.

Hình 3: Hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến của các đơn vị trực thuộc

22
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

- Dựa trên nền có sẵn của hệ thống này, GV có thể tổ chức các hoạt động, các
khóa học, các bài tập cho HS lớp mình đang dạy tham gia.
- Hiện tại trang e-learning của Hậu Giang cho đăng ký thành viên với mail
haugiang.edu.vn và moet.edu.vn.
2.3.2 Hướng phát triển.
+ Triển khai hệ thống E-Learning đến tất cả các trường THPT, TTGDTX và
phòng GD&ĐT trong tỉnh.
+ Xây dựng nội dung đầy đủ cho các môn Toán, Lý, Văn trong năm học 2011-
2012. Tiến tới xây dựng cho các môn còn lại trong 8 môn cơ bản.
3 Kết luận và đề xuất
Bước đầu xây dựng Hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến tỉnh Hậu Giang nên chắc
chắn còn nhiều hạn chế như:
- Nội dung chưa đầy đủ ở tất cả các môn và đa số là các bài giảng trình chiếu
được chuyển sang chuẩn scorm chứ chưa thực sự là bài giảng elearning
- Các hoạt động cho giáo viên và học sinh khi tham gia chưa phong phú, số
lượng tham gia chưa đồng đều.
- Một số đơn vị trực thuộc chưa xây dựng được trang elearning do nhiều
nguyên nhân.
Hậu Giang mong muốn trao đổi cùng các bạn bè trong khu vực học tập lẫn nhau
cùng nhau xây dựng hệ thống hỗ trợ trực tuyến elearning.
Đề xuất:
+ Thành lập câu lạc bộ CNTT giáo dục cho các tỉnh ĐBSCL như tinh thần hội
thảo tại Đồng Tháp nhằm thực hiện các vấn đề sau: Liên kết xây dựng hệ thống hỗ
trợ học tập trực tuyến cho các tỉnh ĐBSCL trong đó liên kết các diễn đàn hội đồng bộ
môn của các tỉnh, liên kết các hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến của các tỉnh.
+ Chọn hoặc phối hợp xây dựng 1 trang chia sẻ tài nguyên dùng chung và cũng
là diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm cho mỗi bộ môn, bước đầu có thể thử
nghiệm ở một vài môn có sẵn như Toán, Lý, Tin,…
+ Cần có một chế độ hỗ trợ cho đội ngũ làm công tác CNTT (có chế độ cho GV
quản trị trang thông tin của đơn vị, quản trị trang e-learning của đơn vị,…)./.

23
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

THAM LUẬN :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ DẠY VÀ HỌC TRỰC TUYẾN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang

An Giang là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích tự
nhiên là 3.424 km2, giáp với các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang và có khoảng 100
km biên giới giáp với nước bạn Campuchia. An Giang có 11 huyện, thị, thành phố với
154 xã, phường, thị trấn. Dân số An Giang năm 2010 khoảng 2,3 triệu người, đa số người
dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, cư trú dọc theo các trục lộ giao thông và hệ thống
kênh rạch chằng chịt. Về giáo dục và đào tạo, năm học 2010 - 2011 An Giang có 192
trường mần non, 395 trường tiểu học, 154 trường trung học cơ sở, 51 trường trung học
phổ thông, với 386.209 học sinh các cấp.
Trong những năm qua ngành GDĐT An Giang dã triển khai nhiều giải pháp thực hiện
ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục, trong đó có việc tổ chức dạy và học
trực tuyến và đến nay đã đạt được một số kết quả bước đầu như sau :

I.-NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI :


1.-Tổ chức họp giao ban, hội thảo, dạy học , tập huấn qua mạng giáo dục
- Tham dự đầy đủ các buổi họp trực tuyến với Bộ Giáo dục và đào tạo, tổ chức họp
giao ban trực tuyến với các đơn vị trực thuộc và phòng GDĐT tại địa chỉ
http://hop.edu.net.vn
- Tổ chức dự giờ trực tuyến với 4 đơn vị trường THPT Long Xuyên, Thoại Ngọc
Hầu, Thủ Khoa Nghĩa và dân tộc nội trú với 4 môn Vật lý, Hoá, học, Sinh học, Công
nghệ . Kết quả : chất lượng đường truyền kém, phần âm thanh và hình ảnh khôngt đồng
bộ, khó theo dõi .
- Dự trực tuyến Hội thi cán bộ giáo viên thư viện giỏi tổ chức vòng Huyện t5i các
phòng GDĐT.
- Tổ chức cho các đơn vị dự trực tuyến Hội thi cán bộ, giáo viên thư viện giỏi cấp
huyện lần thứ tư.
2.-Tham gia tốt các Kỳ thi qua mạng Internet do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức :
- Kỳ thi Giải toán qua Internet VIOLYMPIC ; tính đến ngày 25/3/2011 có :
+ Tiểu học : 9.640 học sinh dự thi.
+ THCS : 28.491 học sinh dự thi.
- Năm học 2009-2010 An Giang có 01 học sinh đạt huy chương vàng 02 giải ba cấp
Toàn quốc và đạt Cúp bạc do BTC hội thi tặng.

3.-Tham gia học trực tuyến Tiếng Anh trên Internet :


Việc dạy và dọc Tiếng Anh chuẩn qua phần mềm của Công Ty CP Thắng Thiện tại
trang Web http://www.hoctienganhnhanh.edu,vn được thực hiện theo trình tự từ dễ
đến khó và từ thấp đến cao:
+ Đầu tiên được nghe cách phát âm chuẩn, để luyện cách phát âm cho đúng theo
Tiếng Anh quốc tế.

24
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

+Tiếp theo luyện nghe cách nói chuẩn-Nghe cách nói chuẩn Tiếng Anh quốc tế để
rèn luyện kỹ năng nghe hiểu và học cách nói đúng giọng điệu chuẩn (ngữ điệu) của
Tiếng Anh quốc tế, có những đâc điểm sau :
* Giúp cho học viên cách phát âm đúng chuẩn Tiếng Anh quốc tế.
*Tập luyện cho học viên nghe để hiểu đúng cách nói Tiếng Anh chuẩn quốc tế
từ dễ đến khó (ban đầu nghe nói chậm, về sau nghe nói nhanh).
*Giúp học viên được tiếp xúc trực tiếp với “ Thầy dạy Tiếng Anh chuẩn” để
thực hiện “Một thầy - Một trò thường xuyên trong dạy và học”, không phụ thuộc vào
không gian và thời gian.( bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu nếu học trò chịu học và có máy
vi tính đều có Cô, Thầy trợ giúp ).
4.-Diễn đàn Hội đồng bộ môn toán An Giang : ( hỗ trợ dạy và học toán )
Từ năm 2005 Hội đồng bộ môn Toán tỉnh An Giang đã nâng cấp iễn đàn với tiên
miền http://www.toanangiang.net để hỗ trợ cho việc dạy và học bộ môn Toán .
Kết quả đạt được :
- Tạo ra một địa chỉ đáng tin cậy cho cộng đồng giáo viên và học sinh yêu thích
môn toán.
- Tạo nguồn cung cấp, phân phối tư liệu dạy học bộ môn Toán ; trao đổi và phổ
biến nhiều loại đề thi rất đa dạng và phong phú.
- Giới thiệu các phần mềm dạy và học toán
- Nơi thông báo , hướng dẫn của HĐBM Toán của tỉnh và nhận thông tin phản
hồi của các thầy cô giao bộ môn.

II.ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN TỚI :


1.-Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) :
- Tổ chức phổ biến và quán triệt thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ
Giáo dục Đào tạo về CNTT đối với GDĐT. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ về CNTT
trong toàn ngành.
- Phát huy hiệu quả của việc thực hiện “ Văn phòng Điện tử “ tại Vaăn phòng Sở
. – Xây dựng cơ chế khuyến khích các đơn vị trường học duy trì trang thông tin điện tử
(website) và dịch vụ trực tuyến qua mạng internet trao đổi thông tin giữa gia đình học
sinh với nhà trường.
- Mở rộng việc thí điểm xây dựng môn hình trường học điện tử tại các trường THPT.
2.-Nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý :
- Tiếp tục tập huấn cho giáo viên các trường các phần mềm soạn bài giảng điện tử theo
chuẩn SCORM. Thực hiện đổi mới phương pháp và học, kiểm tra đánh giá các tiết học
có ứng dụng CNTT.
- Tiếp tục phối hợp cùng Microsoft Việt Nam tổ chức xây dựng mô hình “Trường học
sáng tạo “ cho CBQL, giáo viên.
- Bố tri máy tính làm việc và truy cập internet dành riêng cho giáo viên trong phòng bộ
môn, phòng chờ lên lớp, thư viện… và một số phòng truy cập Internet riêng cho học sinh
và giáo viên.
- Phát động thi đua tổ chức các cuộc thi cho giáo viên xây dựng bài giảng điện tử. Tổ
chức các chuyên đề trong Tổ chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra
đánh giá có ứng dụng CNTT một cách hiệu quả
- Khuyến khích giáo viên và học sinh tham gia diễn đàn của các bộ môn tại trang Web
của Sở GDĐT.

25
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

- Đẩy mạnh và tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác thư viện, thiết.bị ứng dụng CNTT
trong công tác quản lý tài sản phục vụ dạy và học.
3.-Đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT :
- Sở GDĐT tiếp tục trang bị máy vi tính, máy chiếu, máy in đáp ứng nhu cầu dạy học tin
học , nghiên cứu của giáo viên và cho công tác quản lý
- Phấn đấu thực hiện sớm các chỉ tiêu :
+ Mỗi đơn vị có ít nhất hai máy tính kềt nối internet, có máy in, webcam và một điện
thoại đàm thoại để phục vụ cho các buổi họp, hội thảo trực tuyến.
+ Trường THPT đạt định mức 10 học sinh/máy vi tính.
+ Trường THCS đạt định mức 20 học sinh/máy vi tính.
+ Trường Tiểu học đạt định mức 50 học sinh /máy vi tính.

4.- Nâng chất việc tổ chức họp giao ban, dạy học, tập huấn qua mạng giáo dục và
mạng của văn phòng điện tử tỉnh An Giang

III.-KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT:


Nói đến việc dạy học trước tiên phải nói đến nghệ thuật sư phạm. Nói đền đổi mới,
ngày nay thường gắn đến hai chữ công nghệ. Thế nhưng một sự đổi mới trong dạy học
không chỉ là phép cộng đơn thuần giữa hai mặt “sư phạm’ và “công nghệ”. Nó đòi hỏi
một sự kết hợp hài hoà của cả hai khía cạnh : công nghệ phải phục vụ đúng các mục đích
sư phạm; và các yêu cầu sư phạm phải khai thác và điều khiển được các ưu điểm của
công nghệ theo đúng mục tiêu của ngành.
Trong học tập trực tuyến Người học hoàn toàn cô độc trước máy tính, và phải tự điều
khiển toàn bộ các hoạt động tương tác nhằm đạt đến các mục tiêu đã được đặt ra và do đó
không thể đánh giá thấp mặt sư phạm hơn mặt công nghệ. Hiện nay khi hoàn cảnh dạy
học đã thay đổi, phương pháp dạy học cũng phải thay đổi cho thích hợp. Sư sao chép
máy móc từ môn học trực diện lên mạng thành môn học trực tuyến không thể nào dẫn
đến thành công, bởi bối cảnh sư phạm của hai hình thức dạy học này hoàn toàn khác
nhau.
Để dạy học trức tuyến có hiệu quả, người thầy cần có cả những kỹ năng sư phạm lẫn
công nghệ nhằm thực hiện tốt việc tổ chức dạy học trức tuyến
Một trong những công cụ được sử dụng nhiều và phổ biến trong dạy và học trực tuyến
hiện nay đó là Moodle, Bộ Giáo dục và ĐT cần tổ chức nhiều đợt tập huấn chuyên đề để
giúp các Sở GDĐT nhanh chóng có đội ngũ giáo viên sử dụng tôt công cụ này.

26
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

ĐÔI LỜI TÂM SỰ TỪ BẠC LIÊU


Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu
Nguyễn Quốc Tùng

Dạy học lịch sử thường cần nhiều tư liệu để tham khảo. Tuy vậy trong thực tế, đa
số các thầy cô không có được điều cần thiết này. Thiếu tư liệu, giáo viên sẽ bị hạn chế
trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học
tập của học sinh.
Qua thực tiễn làm công tác dạy học, tôi hiểu được rằng, hầu hết các đồng nghiệp
đều mong muốn bổ túc kiến thức thường xuyên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong
công tác. Nhưng do nhiều hoàn cảnh khác nhau nên không phải ai cũng có thể làm được
điều mình mong muốn.
Hiện nay, trên mạng Internet có nhiều thông tin có thể tham khảo để dạy học lịch
sử. Tuy nhiên, những tư liệu đó thường tản mạn nên việc tìm kiếm và thẩm định cũng
mất nhiều thời gian. Được sự đề nghị của các đồng nghiệp, sự khích lệ của lãnh đạo
ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu và cũng là mong muốn của bản thân, tôi cùng
với các thầy cô trong Hội đồng bộ môn lịch sử thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc
Liêu làm trang Blog với tên là “Hội đồng bộ môn lịch sử Bạc Liêu”. Nội dung chính của
trang này là quy tụ những tài liệu được sưu tầm mà nội dung của nó có liên quan trực tiếp
đến nội dung chương trình và quan điểm dạy học lịch sử trong các Nhà trường phổ thông
hiện nay; Và xem đây là tủ sách dùng chung của các bạn đồng nghiệp trong tỉnh. Làm
công việc này, chúng tôi tự tin về mục đích của mình nhưng chưa được tự tin về vấn đề kĩ
thuật và quan điểm về sự chia sẻ thông tin trên mạng.
Một bất ngờ thú vị, vừa qua Blog của chúng tôi được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh
Hậu Giang quan tâm nhân dịp Sở tổ chức cuộc hội thảo về "Hệ thống hỗ trợ học tập trực
tuyến". Chúng tôi rất vui khi được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu
Giang nhưng cũng cảm thấy ái ngại vì cái việc của mình làm chưa được bao nhiêu.
Đề tài hội thảo do Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang tổ chức lần này ("Hệ thống
hỗ trợ học tập trực tuyến"), theo chúng tôi, đó là việc làm hữu ích cho công tác giáo dục
và đào tạo hiện nay. Vấn đề đặt ra không mới nhưng cần thiết và bức xúc. Vì rằng, chúng
ta nói về lĩnh vực này khá nhiều nhưng đưa nó đi vào thực tiễn thì còn ít và đôi khi không
đi đúng trọng tâm trọng điểm. Thông thường, điều gì mà chúng ta nói nhiều nhưng không
đem lại hiệu quả tương ứng thì vô tình nó trở thành phản tác dụng. Việc ứng dụng các
tiện ích của công nghệ thông tin vào việc học tập của học sinh là cần thiết, điều đó chắc
không ai phản đối. Nhưng để có được sự đồng thuận của xã hội, có được sự hưởng ứng
của đội ngũ thầy cô giáo và học sinh. Đồng thời cũng phải đảm bảo tính bền vững là vấn
đề không dễ. Vì vậy, đề tài Hội thảo lần này của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang
thật đáng được quan tâm.
Để đáp ứng theo đề nghị của Ban tổ chức hội thảo, thể hiện sự tâm đắc và cũng để
góp phần nhỏ của mình vào sự thành công của hội nghị, chúng tôi xin được nói về mình,
27
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

nói về trang Blog và những tác dụng khiêm tốn của nó đối với việc dạy học ở địa bàn
tỉnh Bạc Liêu.
Trước hết, trang Blog tạo nên sự hứng khởi trong đội ngũ giáo viên, vì các thầy cô
giáo có cảm giác gần gũi, thân quen mỗi khi ghé thăm nó. Ở đó, đôi khi các đồng nghiệp
bắt gặp những ý tưởng, hoặc những hình ảnh của chính mình. Những người trực tiếp làm
trang blog cũng không phải ai xa lạ, là đồng nghiệp cũng thường có dịp gặp nhau. Đôi
khi cũng có điện thoại, email cho nhau tâm sự hay trao đổi về chuyên môn.
Thứ hai, nội dung trang blog đậm đặc tư liệu “sát sườn” phục vụ dạy học của
những đồng nghiệp. Không ai hiểu nhau bằng những người cùng nhà với nhau. Chẳng
hạn trong thời điểm này của năm học, đồng nghiệp thân yêu của mình đang cần những tư
liệu gì đây? Và chúng tôi sẽ lựa chọn đăng những tư liệu phù hợp. Bên cạnh đó, cũng có
nhiều tư liệu được đăng lên theo yêu cầu của những thầy cô giáo thân quen….
Thứ ba, trong địa bàn vùng sâu vùng xa như Bạc Liêu, việc các thầy cô giáo tiếp
cận với mạng đa số đều còn ở giai đoạn “bước đầu”, nên trang blog thân quen này đã tạo
ra sự thuận lợi đáng kể để các thầy cô giáo đọc được các trang tư liệu khi cần.
Ngoài tư liệu có tính chuyên môn, những người làm blog hdbmsubl thường sưu
tầm những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng để đồng nghiệp thư giãn. v.v…
Chính vì vậy, trang Blog “Hội đồng bộ môn Lịch sử Bạc Liêu” đã nhận được khá
nhiều sự quan tâm mà có lẽ đa phần là các bạn đồng nghiệp trong tỉnh. Điều đó thể hiện ở
con số thống kê trên trang Blog. Nhiều nội dung dạy học trước đây các bạn đồng nghiệp
còn thắc mắc, mơ hồ, … thì nay đã được từng bước khắc phục. Sự chia sẻ tư liệu cho
nhau có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi chứ không đợi đến những đợt tập huấn như trước
nữa…. Theo tôi, đó là những tác dụng bước đầu mà chúng tôi cảm thấy rất vui khi được
nói ra.
Chỉ có một chiếc Laptop, một cái USB 2G cùng với sự khích lệ của đồng nghiệp
tôi đã thích thú làm ra trang blog này. Tôi không nghĩ rằng đôi lúc nó cũng có ích cho
đồng nghiệp và sinh viên. Thỉnh thoảng tôi nhận được email với những lời lẽ rất tốt đẹp
của các bạn sinh viên đang học trên khắp đất nước, thậm chí có các sinh viên đang du học
từ Trung Quốc, Tây Âu … Hiện nay tôi chưa hài lòng với những việc mình làm, vì rằng
chúng tôi chưa có được nhiều bài viết của chính mình. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ
sưu tầm nhiều tài liệu hơn nữa, sẽ sắp xếp thật hợp lý để các thầy cô giáo và các em học
sinh có điều kiện thuận lợi nhất tiếp cận những tư liệu cần thiết cho giảng dạy và học tập.
Đồng thời chúng tôi cũng tập hợp những bài viết của đồng nghiệp về kinh nghiệm dạy
học lịch sử để bạn đọc tham khảo. Chúng tôi sẽ cố gắng “tu chỉnh” trang blog để có chất
lượng tốt hơn, hữu ích hơn.
Nhân dịp này, những người làm Blog Hội đồng bộ môn lịch sử Bạc Liêu chân
thành cảm ơn các bạn gần xa đã quan tâm và động viên khích lệ chúng tôi về việc làm
nho nhỏ này.. Chúng tôi rất hân hạnh khi được các bạn thường xuyên ghé thăm Blog, địa
chỉ http://vn.360plus.yahoo.com/hdbmsubl . (và cũng luôn mong thư gửi đến
hdbmsubl@yahoo.com.vn ).

28
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Những người làm trang Blog “Hội đồng bộ môn Lịch sử Bạc Liêu” vẫn cảm thấy
thiếu tự tin về mọi mặt. Chúng tôi luôn nghĩ rằng, những điều mình làm còn quá đơn sơ
và nhỏ bé so với nhiều trang web khác. Chúng tôi mong muốn được giao lưu và giúp đỡ
của các bạn bè gần xa để chúng tôi có điều kiện làm được nhiều hơn, được phục vụ nhiều
hơn đối với đồng nghiệp và học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả trong những giờ dạy và
học của chúng ta.

29
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Đôi nét về
DIỄN ĐÀN TOÁN VĨNH LONG
Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long
Trường THPT Lưu Văn Liệt
Trần Chí Thanh
Website:http://toanvinhlong.niceboard.net

–o—o–o— 2011–o—o–o—
1. Hình thành và phát triển
Từ năm học 2007–2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (BGDĐT) bước đầu
hình thành hệ thống các đơn vị chuyên trách về Công nghệ Thông tin (CNTT) của ngành
Giáo dục bao gồm Cục CNTT thuộc BGDĐT và các đơn vị thuộc các Sở GDĐT….và
giới thiệu mạng giáo dục, phát triển website của BGDĐT, tổ chức triển khai việc cung
cấp email cho học sinh, giáo viên…để chuẩn bị cho năm học 2008–2009 là “Năm học
Công nghệ thông tin” và là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT–
BGDĐT ngày 30/09/2008 của Bộ trưởng BGDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008–2012. Năm học 2008–2009 được
chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Từ đó, tôi đã hình thành “Diễn đàn Toán Vĩnh Long” và Online vào ngày
25.07.2009 với mục tiêu: cung cấp thông tin miễn phí cho học sinh và giáo viên trong
tỉnh nhà để cùng nhau học tập và trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm về việc ứng dụng
CNTT trong giảng dạy và học tập, theo phương châm mà tôi đề ra trong ban quản trị là
“Học tập, nghiên cứu là con đường dẫn ta đến những kho tàng vô giá nhất”.
2. Sơ lược một số nội dung chính
2.1 Thông tin về phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm dạy học và chuyên môn

30
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Ví dụ khi truy cập vào Forum dạy và học toán, bạn sẽ có những bài viết về phương
pháp dạy học,…

2.1 Thông tin về các chuyên đề toán học

Ví dụ khi truy cập vào Mục Đại số, bạn sẽ tìm được một số bài viết về môn Đại số
như bất đẳng thức,…

2.3 Thông tin về ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm

31
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Đây là nơi được quan tâm nhiều nhất, mục “Ứng dụng công nghệ thông tin” với 61 chủ
đề và 108 bài viết, trong đó có những bài với số người đọc lên đến “5619 lượt xem”.
Chẳng hạn như bài Thiết kế bài giảng điện tử E-LEANING.(tính theo thời điểm viết
bài này, ngày 03.03.2011)

Ví dụ Mục phần mềm toán cũng có rất nhiều bạn quan tâm, nơi đây cũng không kém
phần hấp dẫn đối với bạn trong thời ứng dụng CNTT, những bài viết giới thiệu và hướng
dẫn sử dụng các phần mềm toán để hỗ trợ cho bạn trong những tiết dạy có mang tính đổi
mới phương pháp dạy học, nhằm xây dựng môi trường học tập hấp dẫn, thu hút học sinh
đến trường và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Nếu đẩy mạnh việc
ứng dụng CNTT bằng cách kết hợp giữa “Bảng – phấn – CNTT – phần mềm hỗ trợ” thì
các tiết học khô khan, trừu tượng về toán bằng phương pháp truyền thống sẽ được thay
thế bởi các tiết học phong phú, sinh động và dễ hiểu, dễ tưởng tượng bởi những phương
pháp mới do ta tự khai thác và trực tiếp sử dụng các phần mềm dạy toán.

32
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

2.4 Thông tin về bài giảng Online và Offline

Ví dụ khi truy cập vào mục Giáo án, bạn sẽ tìm được những giáo án cần thiết cho riêng
mình. Đặc biệt là các giáo án online và sách điện tử online, hiện nay tôi đang thử nghiệm
một số tiết học online dưới hình thức đơn giản dùng M.S PowerPoint và cho online để
học sinh có thể tự khai thác, biết tự học ở nhà và có dịp xem lại một bài giảng nhiều lần,
giúp các em không theo kịp trên lớp và có cơ hội ôn tập lại bài cũ một cách triệt để hơn.
Bên cạnh đó cũng góp phần giúp các giáo viên trẻ có được một số kinh nghiệm như soạn
bài và trình bài một bài giảng. Đây cũng là một nguồn tài liệu tham khảo đáng quan tâm.
Về sách điện tử, tôi cũng thử nghiệm và cung cấp miễn phí cho các học sinh, giáo viên để
có nguồn tài liệu nghiên cứu và tham khảo. Đặc biệt là các chuyên đề chuyên sâu, bồi
dưỡng học sinh giỏi, …các bạn ở vùng sâu khó tìm được sách, nhưng có mạng Internet
thì bạn có thể tìm những thứ bạn cần….

33
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

3. Những khó khăn trăn trở


+ Do sự nổ lực của cá nhân tự tìm tòi học hỏi, tôi đã cố gắng thật nhiều và dành hết thời
gian rãnh để lên mạng tìm kiếm những thông tin bổ ích hầu cung cấp thật đầy đủ cho diễn
đàn ngày càng phong phú và đa dạng, đây cũng là cơ hội để tự học, tự bồi dưỡng niềm
đam mê tin học của mình. Tạo ra một diễn đàn thì không khó lắm, nhưng duy trì – nuôi
dưỡng – chăm sóc và cập nhật thông tin mới là điều khó khăn nhất. Khi thấu hiểu ra điều
này thì khó khăn ngày càng nhiều,vì lượng thông tin kiến thức trong thời buổi @ là biển
cả....đòi hỏi ban quản trị phải thường xuyên cập nhật kịp thời những thông tin và những
bài viết hay, có giá trị thì mới khai thác tính hiệu quả của diễn đàn.
+ Mục đích chính để thành lập diễn đàn là phải có người sử dụng, càng nhiều càng tốt
“Diễn đàn Toán Vĩnh Long” chuyên về toán học phổ thông và mang tính sư phạm nhiều
nên người sử dụng bị giới hạn (chủ yếu là học sinh và giáo viên). Do đó, số lượng người
sử dụng diễn đàn toán này càng bị giới hạn hơn! Không giống như các diễn đàn khác.
4. Chia sẻ và định hướng
4.1 Một số kinh nghiệm tạo diễn đàn
+ Phải biết lựa chọn host trong vô số các host nhằm thỏa các điều kiện sau:
a. Tốc độ tốt, ổn định, cung cấp đấy đủ tính năng của 1 forum.
b. Công cụ tùy biến tốt, liên kết với các search engine tốt (google, yahoo...).
+ Khó khăn nhất là tìm công cụ nhập công thức toán để user bình thường có thể sử dụng
được và làm sao để gắn công cụ này vào forum.
+ Khó khăn về nhân sự quản trị các chủ đề.
+ Từ khóa: forum đứng đầu kết quả từ khóa: Toán Vĩnh Long trên google
+ Về kỹ thuật: phải biết post bài, post hình ảnh,…chủ yếu là về chuyên môn toán online
và chiến lược để nhiều người biết và sử dụng forum mới quan trọng.
+ Hoạt động từ 25.07.2009 cho đến nay, với tổng số bài viết (chỉ tính tới 03.03.2011) là
967 bài (đủ các thể loại), số lượt người truy cập: hơn 225.000 và có 297 thành viên chính
thức (kể cả ban quản trị – Administrator – Moderators)
4.2 Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học
+ Theo điều 10 trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010 – 2011 (số
4937/BGDĐT – CNTT) ngày 18 tháng 8 năm 2010. BGDĐT khuyến khích việc “Tổ
chức diễn đàn trên mạng để giáo viên và học sinh thảo luận bài học một cách tích cực,
chủ động”. Trong điều 11 có chỉ đạo “ Tạo thư viện học liệu mở”: huy động các bài
trình chiếu, bài giảng E–Learning, bài giảng điện tử thành một hệ thống thư viện điện tử
dùng chung và “Tích cực áp dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học” và “Tích cực triển
khai soạn bài giảng điện tử bằng các phần mềm công cụ E–Learning” để chia sẻ dùng
chung, với khẩu hiệu chung “Trong mỗi học kỳ, mỗi giáo viên xây dựng ít nhất một bài
giảng điện tử E–Learning”.
+ Trong tham luận này tôi sẽ chia sẻ với bạn về hai vấn đề: Dạy học online và sách điện
tử online mà tôi đã khai thác, tìm hiểu, tự học, tự vọc. Sau đó trực tiếp sử dụng và phát
hiện một số chức năng hay, phù hợp với những công việc sắp tới trong việc đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học.

34
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

a. Sách điện tử Online miễn phí.


Bạn hãy vào website http://www.scribd.com đăng ký một tài khoản sử dụng và upload
một tài liệu nào đó để chia sẻ, tài liệu được trình bày dưới dạng sách điện tử dạng PDF,
các bạn click vào Fullscreen (phía trên), sau đó nhấn vào mũi tên ở cuối màn hình (chính
giữa) và phía bên trái (cuối màn hình) để xem Online hoặc download về tham khảo.
+ Nếu chọn là Book và click vào nút mũi tên thì mỗi trang sẽ được lật giống y như quyển
sách mà bạn đang cầm trên tay,
+ Nếu chọn là Slide và click vào nút mũi tên thì mỗi trang sẽ được trình chiếu như M.S
PowerPoint, còn mặc định của Scribd là Scroll (xem theo dạng cuộn lên xuống).

Xem theo dạng sách lật từng trang Click vào mũi tên

+ Nếu bạn là người upload tài liệu trên Scripd thì bạn sẽ có toàn quyền về sự chia sẻ tài
liệu này, tức là tài liệu hoặc chỉ xem mà không có quyền download hoặc có thể download
tự do. Đây là một chức năng hay của trang Scripd, khi ta sử dụng vào việc “dạy học
Online”.

35
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Nếu các chỗ này bị mờ đi thì những chức năng


này không sử dụng được

Nếu các chỗ này không bị mờ đi thì những chức năng này sử
dụng được (download, in được )

+ Ngoài ra, bạn có thể vào website http://www.docstoc.com để tạo sách điện tử Online,
ở trang web này cũng có nhiều điều thú vị, bạn hãy tự khám phá thêm.
b. Dạy học Online – bài giảng Online

36
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Diễn đàn Toán Vĩnh Long còn thông tin, trao đổi dưới hình thức bài giảng Online, trình
chiếu bằng M.S PowerPoint nhằm giúp học sinh tự học qua mạng (theo kiểu E–
LEARNING) và thầy cô cũng có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm thêm. Bạn có thể
ghé qua website http://www.authorstream.com đăng ký một tài khoản sử dụng và
upload một bài giảng nào đó để chia sẻ với đồng nghiệp hoặc giúp các học sinh tự học ở
nhà theo kiểu online và khi học sinh xem nhiều lần sẽ giúp các em mau và dễ thuộc bài
hơn. Hình thức tự học tập online cũng rất tác dụng, khi được xem lập đi lập lại nhiều lần
sẽ giúp các em nhớ ngay và dễ khắc sâu kiến thức, cái này hay gọi “mưa dầm thấm sâu”
(giống như các hình thức quãng cáo trên truyền hình giúp người ta đễ nhớ đến cái điều
quãng cáo).
+ Hình thức tự học tập online (chỉ xem bài giảng, không có hình
ảnh của người thầy và cũng không nghe được tiếng thầy giảng
bài). Sắp tới “Diễn đàn Toán Vĩnh Long” sẽ “cố gắng” mở thêm
mục “Dạy học trực tuyến” (người học nghe được tiếng giảng bài
và thấy được hình ảnh thầy dạy tương tác). Hình thức học tập này
phát huy tính tự học rất cao, tùy theo năng lực người thầy xây
dựng bài giảng điện tử E–LEARNING và tổ chức một lớp học ảo trên mạng Internet.
Hiện nay ban quản trị cũng đang nghiên cứu “Lập phòng học trực tuyến, chia sẻ tài liệu
trực tuyến, học nhóm trực tuyến, hội thảo trực tuyến” ...
5. Lời kết
+ Hiện nay chúng ta đang chìm trong biển thông tin về
CNTT, nhưng lại thiếu một cái gì đó… trong việc ứng
dụng CNTT. Ai có khả năng tổng hợp đúng và đúng lúc,
người đó sẽ nắm bắt và xử lý dễ dàng với tư duy mà họ
sẵn có. Công nghệ đã phát triển đến dễ dàng cho mọi
người khai thác mọi lúc, mọi nơi và mạng Internet ngày
nay đã kết nối hàng trăm triệu người, cho phép ta thực
hiện các cuộc thảo luận, tranh luận, trao đổi thông tin một cách tức thời trên diễn đàn
(hay một phần mềm) một cách nhanh chóng vào bất kì thời gian nào. Đó là chủ trương
của BGDĐT việc “họp qua mạng Internet” và đang triển khai trong “Hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010 - 2011” công văn số 4937/BGDĐT – CNTT.
+ “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Nếu tập hợp được một nguồn lực có năng lực thật sự và biết kết hợp
giữa người – máy – mạng Internet thì ta sẽ có một nền tảng siêu việt
tri thức để phục vụ cho một diễn đàn hoặc một wesite của mình.
Bạn có biết câu chuyện bốn thầy mù “sờ voi”? Nếu được “nối
mạng” , tập hợp “tư duy” của cả bốn thầy sẽ cho “cái nhìn” chính
xác về con voi.

37
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

MỘT VÀI KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HỆ THỐNG HỖ TRỢ


HỌC TẬP TRỰC TUYẾN TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang
Trường THPT Chuyên Vị Thanh
Giáo viên: Lê Hữu Kỳ Quan.

1. Tình hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2004 – 2010
Tỉnh Hậu Giang được thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 2004 sau khi được chia
tách từ tỉnh Cần Thơ. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy được Ban Giám Đốc Sở đặc biệt
quan tâm, trong đó có các hoạt động mang lại hiệu quả cao và lâu dài như: trang bị hệ
thống máy tính, máy chiếu,… cho các trường trong tỉnh; chuẩn hóa chứng chỉ A tin học
từ cán bộ quản lý đến đội ngũ giáo viên đứng lớp; thường xuyên tổ chức tập huấn các
phần mềm phục vụ công tác dạy và học; tổ chức các cuộc thi bài giảng điện tử, sáng tạo
phần mềm giảng dạy dưới dạng tích hợp; hàng năm phối hợp với Tỉnh Đoàn, Sở KHCN,
Sở TT-TT tổ chức kỳ thi tin học trẻ các cấp (trước kia là tin học trẻ không chuyên) đạt
được nhiều kết quả cao…
Bên cạnh đó, kể từ năm 2008, phòng Khảo thí – CNTT thành lập, nay là phòng
CNTT – QL TB TV được thành lập với chức năng nhiệm vụ quan trọng, tạo tiền đề cho
ngành giáo dục Hậu Giang có thể có bước tiến nhảy vọt về ứng dụng CNTT:
• Quản lý mạng thông tin thuộc chương trình tin học hóa quản lý hành chính Nhà
nước và mạng thông tin nội bộ phục vụ công tác quản lý của ngành.
• Tham mưu lãnh đạo Sở triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghệ thông tin
ngành giáo dục và đào tạo, các dự án hỗ trợ đổi mới, phát triển công nghệ thông
tin trong quản lý và giảng dạy.
• Tham mưu xây dựng, quản lý và vận hành Website Sở Giáo dục và Đào tạo, thu
thập và chia sẻ thông tin qua Internet đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
• Triển khai thực hiện các chương trình tin học, thí điểm của các Dự án nước ngoài
và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điển hình trong số các hoạt động mà phòng CNTT mang lại cho ngành giáo dục
Hậu Giang là việc xây dựng hệ thống email với tên miền haugiang.edu.vn (cho cán bộ
quản lý, giáo viên và học sinh cuối cấp 2, 3), khuyến khích các trường THPT, các trung
tâm GDTX trang bị đường truyền Internet đến các phòng vi tính và phòng lãnh đạo.
Trong tình hình đó, kể từ năm học 2008 – 2009, trường THPT Chuyên Vị Thanh
được thành lập trên cơ sở tách ra từ mô hình lớp chuyên trong trường phổ thông, tận dụng
được sự quan tâm của Sở GD&ĐT HG, Ban Giám Hiệu trường đề ra chiến lược phát
triển ứng dụng CNTT trong nhà trường, từ quản lý đến giảng dạy và học tập. Ban đầu, từ
việc đưa việc giảng dạy ứng dụng CNTT thông qua các bài giảng điện tử của giáo viên,
từ việc quy định 10 tiết/học kỳ đến nay không những số lượng luôn vượt so với yêu cầu
mà còn trở thành nhu cầu của giáo viên. Bản thân giáo viên tự nhận thấy hiệu quả của
việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, hiệu quả của việc dạy và học nâng lên rõ rệt. Riêng
với nhóm giáo viên, kỹ thuật viên phụ trách CNTT cũng không ngừng tìm tòi, học hỏi
mang về chia sẻ cho giáo viên trong trường các phần mềm hay, phù hợp với công tác
giảng dạy, đặc biệt là hệ thống phần mềm mã nguồn mở và miễn phí. Đặc biệt, kể từ khi
thành lập năm 2008, nhà trường đã trang bị moderm phát sóng wifi, thời điểm năm 2008
phủ sóng khoảng hơn 50% diện tích khuôn viên trường, tạo thói quen sử dụng Internet
38
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

trong cộng đồng giáo viên và đặc biệt là học sinh, từ đó tạo tiền đề thuận lợi cho việc ứng
dụng CNTT vào giảng dạy của giáo viên và học sinh.

2. Quá trình tiếp cận hệ thống Elearning


Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, bản thân các giáo viên và học sinh có nhu cầu
trao đổi, thảo luận, tương tác qua email, chat, forum ngày càng nhiều, có thời điểm diễn
đàn của nhà trường trở thành sân chơi, môi trường học tập cho nhiều học sinh và giáo
viên. Tuy nhiên, với các diễn đàn của nhà trường tự tạo không đặc thù dành cho việc học,
điều này gây không ít khó khăn cho giáo viên về mặt quản lý học sinh online.

39
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Được sự quan tâm của SGD, kết hợp với phòng CNTT SGD, một nhóm giáo viên
của trường đã cùng với phòng CNTT SGD tham quan, học tập hệ thống hỗ trợ học tập
trực tuyến của trung tâm SEAMEO RETRAC TPHCM (Southeast Asean Ministers of
40
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Education Organization Regional Training Center - Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các
nước Đông Nam Á) vào tháng 6 năm 2010, từ đây mở ra một giai đoạn mới trong việc
ứng dụng CNTT trong giảng dạy của trường phổ thông tỉnh Hậu Giang nói chung và
trường THPT Chuyên Vị Thanh nói riêng!

3. Triển khai và xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến Moodle
Quá trình triển khai hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến Elearning ở trường THPT
Chuyên Vị Thanh chỉ mới thực hiện kể từ tháng 8 năm 2010 và việc triển khai cũng gặp
khá nhiều vấn đề trong việc ứng dụng vào giảng dạy.
Qua trình triển khai gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 tập huấn về kỹ năng sử xây dựng
và sử dụng hệ thống hỗ trợ hoc tập trực tuyến Moodle cho các giáo viên của các trường
THPT và trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh, mỗi trường THPT và trung tâm GDTX cử
2-3 giáo viên tham dự mỗi đợt (chia làm 3 đợt). Mỗi đợt tập huấn kéo dài 1 tuần gồm 12
buổi học và thực hành với sự hướng dẫn của nhóm giáo viên của phòng CNTT, trường
THPT Lương Thế Vinh và THPT Chuyên Vị Thanh (những giáo viên này đã tham gia
học tập kinh nghiệm ở SEAMEO RETRAC). Giai đoạn 2 tập huấn cho giáo viên trong
trường cách sử dụng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến Moodle cho các giáo viên trong
trường.

41
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Với lợi thế có giáo viên đi học tập kinh nghiệm từ SEAMEO RETRAC, trường
THPT Chuyên Vị Thanh là đơn vị giáo dục đầu tiên trong tỉnh Hậu Giang cài đặt thành
công và đưa vào sử dụng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến Moodle. Được sự quan tâm
và chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi bằng cách
trang bị máy tính, đường truyền Internet cáp quang phủ sóng wireless gần như 100% diện
tích khuôn viên trường. Đội ngũ quản trị website hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến
Moodle gồm 2 giáo viên Toán – Tin học và 1 cán bộ phụ trách kỹ thuật viên tin học. Do
đã có chút kinh nghiệm từ quản lý diễn đàn trường trước kia, kết hợp với việc thường
xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, đặc biệt là từ cộng đồng Moodle
Việt Nam nên hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến Moodle của trường THPT Chuyên Vị
Thanh bước đầu đã đưa vào hoạt động và mang lại hiệu quả.
Hiện nay trường THPT Chuyên Vị Thanh có 8 website hệ thống hỗ trợ học tập
trực tuyến Moodle được cài đặt lên server của trường, mỗi website này là một hệ thống
của một môn học, bao gồm 8 môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh văn, Ngữ văn, Lịch sử, Địa
lý.

4. Một vài kinh nghiệm chia sẻ về cách tổ chức và quản lý


Trong quá trình xây dựng hệ thống hỗ trợ trực tuyến với Moodle, Trường THPT
Chuyên Vị Thanh gặp rất nhiều những vướng mắc, cũng như những khó khăn xảy ra
trong quá trình xây dựng. Dưới đây là một số kinh nghiệm để chia sẻ về cách tổ chức
và quản lý:
- Nên xây dựng một trang để làm mẫu cho tất cả các trang còn lại
- Tạo tài khoản quản trị chính cho tất cả các trang, mỗi trang sẽ có một tài khoản
quản trị phụ. (có thể tạo thêm và phân quyền cho thầy cô trong tổ nếu cần)
- Tập huấn kĩ cho các Tổ trưởng (quản lý CNTT của Tổ), làm cho GV thấy được
tầm quan trọng của hệ thống, sau đó về triển khai lại cho GV trong tổ.
- Nên cho học sinh làm quen dần dần với hệ thống hỗ trợ trực tuyến, bằng cách đưa
bài tập, tài nguyên (đề thi, chuyên đề), bài giảng, tạo diễn đàn (thêm chủ để,…)

42
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

cho học sinh thảo luận những vấn đề vướng mắc trong học tập, cũng như trong
cuộc sống, nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
- Đối với những bộ môn có lớp Chuyên, nên tạo nhiều chuyên đề chuyên môn, kích
thích sự hăng sai nghiên cứu của HS.

5. Định hướng phát triển


- Xây dựng hệ thống bài giảng theo chuẩn Scorm (đòi hỏi chất lượng cao), HS có
thể học tập mọi lúc mọi nơi.

- Xây dựng hệ thống đề kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến đối với những bộ môn thi
theo trắc nghiệm, HS có thể làm bài trực tuyến và biết được học lực của mình.
- Thông báo, tổ chức cho HS đăng ký học các lớp luyện thi, …
- Cho học sinh hoạt động tích cực trên các diễn đàn, hoạt động theo đúng ý nghĩa
của nó (phục vụ học tập là chính)
43
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

- Tích hợp ngày càng nhiều loại hình vào hệ thống học tập, ví dụ: các loại hình
game giáo dục, phần mềm miễn phí hoặc mã nguồn mở…
6. Đề xuất
- Thành lập hệ thống phòng CNTT trong nhà trường phổ thông có chức năng, nhiệm
vụ, tiêu chí phát triển rõ ràng và hiệu quả.
- Chuẩn hóa trình độ tin học ứng dụng của giáo viên theo hướng lấy chất lượng ICT
làm chính yếu chứ không đặt nặng vấn đề bằng cấp chứng chỉ.
- Trang thiết bị cần thiết để phòng CNTT trong nhà trường có thể phát triển theo
hướng nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn.
- Xây dựng tiêu chí thi đua của công đoàn ngành nên tích hợp vào công tác giảng
dạy qua hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến Elearning (rất cần thiết trong giai đoạn
đầu, về sau sẽ trở thành nhu cầu của giáo viên).
- Chế độ đãi ngộ tương đối.

Việc xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến nói chung không lạ đối với
ngành giáo dục Việt Nam, tuy nhiên hiện nay chỉ dừng lại ở các trường Đại Học và
các website Elearning có thu phí đối với người dùng. Do đó, việc phát triển một hệ
thống hỗ trợ học tập trực tuyến trong nhà trường phổ thông nói chung, đặc biệt hữu
ích cho các trung tâm giáo dục thường xuyên, chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn về
mặt định hướng, tổ chức, sự đồng thuận của cộng đồng giáo viên,… Tuy nhiên, nếu
được sự quan tâm hỗ trợ của Sở Giáo Dục, sự kết hợp mang tính cộng đồng liên
trường, Ban Giám Hiệu của mỗi trường,…thì tương lai hình thành một hệ thống rộng
khắp, hiệu quả và càng ngày càng có chất lượng cao phục vụ tốt cho công tác dạy và
học.

44
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN – E-LEARNING


Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre

1. Thế nào là một hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến:


Một hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến chính là một hệ thống quản lý học tập
(LMS - Learning Management System) hỗ trợ xây dựng các lớp học trực tuyến một cách
hiệu quả. Hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến là một hình thức, một phương pháp dạy học
mới. Phương pháp này tận dụng tiến bộ của các phương tiện điện tử, internet để truyền tải
các kiến thức và kỹ năng đến những người học là cá nhân và tổ chức ở bất kỳ nơi nào
trên thế giới tại bất kỳ thời điểm nào. Với các công cụ đào tạo truyền thông phong phú,
cộng đồng người học online và các buổi thảo luận trực tuyến, hệ thống giúp mọi người
mở rộng cơ hội tiếp cận với các khóa học và đào tạo tốt nhất với chi phí thấp nhất. Người
ta thường gọi hình thức dạy/học này là Elearning.
E-Learning là một thuật ngữ thu hút được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều người
hiện nay. Tuy nhiên, mỗi người hiểu theo một cách khác nhau và dùng trong các ngữ
cảnh khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng, E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc
học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ
thông tin.
Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng
các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,… trong
đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua
một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới
các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video.
E-Learning cho phép học viên làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ
thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho phép tra
cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt lại
những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi mới những người cùng học
hoặc giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà theo cách học truyền thống là
không thể hoặc đòi hỏi chi phí quá cao.
Khi tham gia học trên E-learning các học viên sẽ không phải mất nhiều thời gian
tìm kiếm những thông tin cập nhật về các giáo trình hay bài giảng, đồng thời những bài
giảng kỹ thuật số này sẽ giúp cho các học viên tự đánh giá được trình độ và khả năng của
mình thông qua những bài giảng và các bài tập trực tuyến. E-learning sẽ có những bài tập
nâng cao ở mọi cấp độ để đánh giá được khả năng của người học ngay sau khi hoàn thành
những bài tập trực tuyến đó bằng một hệ thống đánh giá kết quả tự động.
Một hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến như vậy mà chúng tôi đề nghị thực hiện sẽ
được xây dựng dựa trên môi trường web. Giải pháp được chọn - theo khuyến cáo Bộ
Giáo dục - là sử dụng hệ thống mã nguồn mở Moodle.
2. Các thuận lợi và khó khăn:
Xây dựng một hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến ngày càng trở nên là nhu cầu cần
thiết đối với các trường, cơ sở giáo dục. Sử dụng E-Learning đã là một xu hướng chung
trên thế giới và cả ở Việt Nam. Nhiều trường Đại học, Cao đẳng đã thực hiện xây dựng
một hệ thống như vậy cho sinh viên của mình.
45
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo khuyến khích thực hiện các hệ thống như
vậy tại các Sở Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên, sự thành công của hệ thống phụ thuộc vào các yếu tố chính như sau:
- Sự phong phú và chất lượng của các bài giảng trong hệ thống là một trong các
yếu tô quyết định cho sự thành công của hệ thống; có thể nói đây là khó khăn chủ yếu khi
xây dựng hệ thống. Nó đòi hỏi phải huy động tất cả các nguồn lực con người, khuyến
khích các giáo viên giỏi của bộ môn cùng cộng tác để xây dựng các bài giảng cho hệ
thống.
- Mặt bằng năng lực, kỹ năng ứng dụng CNTT của giáo viên trong soạn giảng hiện
nay còn khá thấp, nó đang là một khó khăn lớn cho việc áp dụng hình thức dạy học mới
E-learning. Nhiều giáo viên còn có cách hiểu khá mờ nhạt về hình thức dạy học này.
- Hệ thống hỗ trợ học tập ở qui mô toàn tỉnh sẽ là một hệ thống lớn. Vì vậy, nó đòi
hỏi phải có một cơ quan, đơn vị đóng vai trò “Tổng công trình sư” để điều hành, định
hướng, quản lý về nội dung và cả sử dụng các nguồn lực để thực hiện. Sử dụng tổ CNTT,
Phòng CNTT hay ủy quyền cho một đơn vị chuyên trách nhận nhiệm vụ này (ví dụ: trung
tâm tin học, trung tâm CNTT trực thuộc Sở) là tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa
phương. Dù chọn phương án nào thì yêu cầu tiên quyết vẫn là “Tổng công trình sư” của
hệ thống phải huy động và điều hành được các nguồn lực để thực hiện.
Trên thực tế có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng xây dựng được hệ thống (chất
lượng của các hệ thống của trường nào tốt hơn, chúng tôi không đủ cơ sở để nhận định),
tuy nhiên có số ít Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng được hệ thống, nếu có thực hiện thì
qui mô của hệ thống còn khá khiêm tốn. Có nhiều nguyên nhân mà trong đó có một
nguyên nhân cơ bản là Sở Giáo dục là đơn vị quản lý hành chính so với các trường Đại
học, Cao đẳng - là cơ sở giáo dục rất mạnh và chuyên về chuyên môn dạy học. Vì vậy
các Sở Giáo dục cần phải có một “Tổng công trình sư” mạnh và am hiểu về chuyên môn
để xây dựng hệ thống.
- Một nguồn lực quan trọng khác đó là kinh phí để xây dựng hệ thống đủ đáp ứng
các mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Việc chọn công cụ mã nguồn mở Moodle sẽ làm giảm chi
phí khá lớn khi xây dựng hệ thống, tuy nhiên nó đòi hỏi phải có cán bộ giỏi về CNTT,
nói chung, giỏi về công nghệ mã nguồn mở (PHP, My SQL), nói riêng, mà Moodle sử
dụng đủ khả năng để bảo trì và phát triển hệ thống.
3. Cần phải làm gì để xây dựng hệ thống ?
Để xây dựng hệ thống trước tiên cần cài đặt hệ thống Moodle trên website sẵn có
của Sở và hoàn thiện về mặt kỹ thuật và giao diện cho hệ thống. Hiện Sở Giáo dục Bến
Tre đã thực hiện xong việc cài đặt hệ thống. Trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện
giao diện.
Chỉ đạo các trường vận động giáo viên để giáo viên nhận thức đúng về mục đích
xây dựng hệ thống, lợi ích khi tham gia hệ thống.
Thực hiện tập huấn giáo viên xây dựng bài giảng theo chuẩn SCOM, vận động,
khuyến khích giáo viên đóng góp bài giảng, tư liệu. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế, qui
định về chuyên môn phù hợp để giáo viên nhiệt tình tham gia xây dựng nội dung cho hệ
thống.

46
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Thục hiện thử nghiệm ở một số môn học, tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm để trên
cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện hệ thống và cơ chế thực hiện.
Mở rộng hệ thống thực hiện cho nhiều môn học.
4. E-Learning và phương pháp dạy học truyền thống:
Một hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến – E-Learning có thay thế được hoàn toàn
hoặc một phần phương pháp dạy học truyền thống hiện nay hay không ?
Câu trả lời là E-Learning không thể thay thế hoàn toàn cách học truyền thống.
Phương pháp dạy học truyền thống vẫn sẽ phải là phương thức chủ yếu và phổ
biến bởi phù hợp với tất cả các người học và gắn liền với mỗi người học. Với cách học
truyền thống, người học cảm thấy an toàn hơn khi được nghe giảng trực tiếp, được giải
quyết vấn đề trực tiếp với giáo viên, phù hợp với nhiều đối tượng học viên khác nhau.
Đối với những học viên không tự giác, không có thói quen tự học hay chủ động học tập
thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có tác động đến họ khi họ được học trực tiếp với
giáo viên trên lớp. Giáo viên cũng có thể quan sát được thái độ học tập và khả năng học
tập của mỗi học viên thông qua tiếp xúc trực tiếp. Trong khi đó, mô hình đào tạo trực
tuyến không phải phù hợp với tất cả mọi người, chỉ có tác dụng tốt đối với những người
học thực sự tự giác và có nhu cầu học tập, đồng thời có khả năng tự học tốt.
Đối với bài học, không phải bất kỳ nội dung học nào cũng dễ dàng chuyển đổi
sang E-Learning. Có rất nhiều môn học, ngành học phần nội dung có tính thực hành cao,
tính thực tế cao thì khó có thể dùng E-Learning để giảng dạy được, ví dụ: các ngành liên
quan đến chế tạo, ngành y khoa, múa, nhạc, hội hoạ…, nhưng đối với những môn học
thiên về rèn luyện kỹ năng và hoạt động theo quy trình, có sự thay đổi nhanh về nội dung
học tập, có yêu cầu cập nhật kịp thời, sẽ là những nội dung thích hợp của E-Learning.
E-Learning thuần tuý không phải là một giải pháp hoàn hảo vì nó đòi hỏi tính tự
giác cao của người học, phải kết hợp cả hai cách học tập: E-Learning và truyền thống để
đem lại hiệu quả cao nhất cho người học. Theo chúng tôi, giáo viên xây dựng bài giảng
điện tử thay thế giáo án hiện nay và đưa vào hệ thống hỗ trợ học tập. Học sinh sẽ đăng
nhập vào để xem trước, xem lại bài dạy và làm bài tập (có sẵn trong hệ thống) theo yêu
cầu của giáo viên.
Việc giảng dạy trên lớp của giáo viên sẽ bổ sung thêm kiến thức, giúp học sinh
hiểu rõ bài học hơn - với sự hỗ trợ của hệ thống E-Learning. Công việc của giáo viên trên
lớp sẽ nhẹ nhàng hơn, khác biệt hơn so với hiện nay. Giáo viên có thể chỉ tập trung vào
các kiến thức kỹ năng chính (chuẩn), tập trung vào việc hỗ trợ học sinh học tập trên hệ
thống nhiều hơn là giảng dạy theo cấu trúc từng chương, từng bài … của nội dung
chương trình. Phương pháp dạy học kết hợp này này mang đến cho người học phương
pháp học tập tích cực hơn, chủ động hơn.
Việc dạy học kết hợp phương pháp Elearning và phương pháp dạy học truyền thống
cần được thực hiện với sự kết hợp ở nhiều mức độ khác nhau của các chương trình học
hiện có, theo phương pháp truyền thống với các chương trình học trên mạng. Dù ở mức
độ nào, sẽ luôn có sự gắn kết giữa những gì học viên học trên lớp thông thường với
những gì học viên học trên mạng. Nhờ có sự gắn kết này, kiến thức của học viên về một
nội dung bài học sẽ được tích hợp với nhau và học viên sẽ "ngấm" sâu những gì đã học
được. Điều đặc biệt là với những tính năng vượt trội của công nghệ thông tin về hình ảnh,
âm thanh, minh họa… học viên sẽ hiểu rõ hơn nội dung bài học.
47
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

5. Kết luận:
Những kỳ thi luôn là mối lo chung của tất cả học sinh với rất nhiều mệt mỏi và
căng thẳng khi phải chuẩn bị bài vở và ôn tập lại những kiến thức đã học. Học sinh thật
sự gặp khó khăn nếu như kiến thực học tập trong cả 3 năm học chưa được chuẩn bị tốt,
làm sao ôn tập và tìm lại được những phần kiến thức quan trọng. Với hệ thống hỗ trợ học
tập trực tuyến, các em sẽ không phải bận tâm tới những lo lắng, băn khoăn đó vì những
bài giảng và câu hỏi kiểm tra của các chuyên gia trên E-learning sẽ giảng đáp tận tình
những khúc mắc mà các em cần bổ sung hay những vẫn đề mà các em quan tâm.
Sau những giây phút miệt mài với các giáo trình của E-learning, học sinh có thể
giải lao bằng cách tham gia vào các diễn đàn trên E-Learning. Tại đây các em có thể trình
bày ý kiến của mình về một chủ đề mà mình quan tâm. Học sinh sẽ nhận được những ý
kiến đánh giá và sẻ chia của các thành viên cùng tham gia diễn đàn. Ngoài ra, diễn đàn
cũng là nhịp cầu nối giữa giáo viên và học sinh; hỗ trợ, sẻ chia những kinh nghiệm học
tập. Không chỉ tự học, học sinh cũng có thể sao chép một số bài giảng trong chương trình
E-Learning ra những đĩa CD (hoặc Link liên kết đến bài học) gửi qua email…đến những
địa chỉ của bạn bè mình. Đó sẽ là những món quà tặng đầy ý nghĩa dành cho bạn bè và
người thân.
Đối với giáo viên, để phát huy tối đa thế mạnh của phương pháp dạy học tích hợp,
từng giáo viên phải nhận thức được vai trò thay đổi của mình. Trước đây, khi phương
pháp giảng dạy giao tiếp ra đời, vai trò của người thầy đã đổi từ "dạy" sang "hướng dẫn"
và cao hơn là "hỗ trợ". Trong phương pháp học tích hợp, bản thân người thầy cũng được
công nghệ thông tin "hỗ trợ" và nếu biết tận dụng tối đa các tính năng ưu việt của nó,
người thầy có thể giúp từng học viên trong lớp học của mình cảm thụ được nội dung bài
học một cách tích cực, sáng tạo và trở thành một người học chủ động, tích cực, làm nền
tảng cho sự chủ động trong cuộc sống, công việc của các em trong tương lai. Đây cũng là
hành trang đầu đời mà các thầy cô luôn mong muốn trang bị cho các em trong thời kỳ đổi
mới, hội nhập của đất nước.

48
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

THAM LUẬN XÂY DỰNG HỆ THỐNG E-LEARNING


Sở Giáo dục và Dào tạo Hậu Giang
Phòng Giáo dục và Đào tạo CTA

Mục tiêu chung của đề án xã hội học tập do thủ tướng Chính phủ phê duyệt
theo Quyết định 112/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2005 nhằm tạo mọi cơ
hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi được học tập
thường xuyên, học tập suốt đời góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Thực hiện chủ trương xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến Elearning
để hỗ trợ cho học sinh của Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Hậu Giang,
A-ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1-Thuận lợi:

-Được sự quan tâm giúp đỡ của Sở Giáo dục và Đào tạo (Phòng CNTT Sở
GD&ĐT), của HU, UBND huyện về việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong
công tác quản lý giáo dục và giảng dạy.
-Đơn vị PGD&ĐT huyện là đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin mạnh của
tỉnh.

-Lãnh đạo Phòng GD&ĐT quan tâm chỉ đạo sâu sát và tạo điều kiện ứng
dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy.Việc đầu
tư trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và
quản lý khá toàn diện hầu hết các trường đều được trang bị máy vi tính, được kết
nối mạng internet, có Ti vi màn hình rộng,….

-Phần lớn đội ngũ phụ trách công nghệ thông tin có trình độ tin học nhất
định. Có 06 giáo viên trường THCS đã được tập huấn kỹ thuật tạo trang eleaning
do Sở GD&ĐT tổ chức. Phòng GD&ĐT cũng quan tâm tập huấn thường xuyên
từng học kỳ cho CB-GV về việc ứng dụng CNTT.

2-Khó khăn:
-Cán bộ phục trách Công nghệ thông tin của Phòng GD&ĐT được Ủy ban
nhân huyện điều động về Văn phòng UBND huyện ở tháng 12/2010, hiện tại chưa
điều động được người về phụ trách CNTT của Phòng GD&ĐT.

-Một số chưa được đào tạo chuẩn về công nghệ thông tin, chưa có kinh
nghiệm về tạo Webside nên gặp không ít khó khăn trong việc xây dựng hệ thống
hỗ trợ học tập trực tuyến Elearning
-Số lượng CBGV qua tập huấn để xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực
tuyến Elearning còn ít.

49
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

B-GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
ELEARNING CỦA NGÀNH.
1-Thành lập Ban chỉ đạo Xây dựng hệ thống hệ thống hỗ trợ học tập trực
tuyến EL gồm có Lãnh đạo Phòng GD&ĐT, các chuyên viên phụ trách ngành học,
cấp học, Hiệu trường THCS, GV được tập huấn xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập
trực tuyến Elearning. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch tổ chức thực
hiện hệ thống EL.
2-Nghiên cứu xây dựng ý tưởng trang EL đảm bảo tồn tại theo thời gian.(
những mục nào cần phải có như Nghiên cứu khoa học, Vui để học, …
3-Phân loại và định hướng nội dung dữ liệu cần cung cấp cho trang EL đây
là bước quan trọng nhất vì có định hướng được dữ liệu nào cần tập hợp thì mới
thông báo cho cá nhân và trường thực hiện. ( như mục kiến thức phải có các bài
giảng các môn/khối; mục ôn tập chương: định hướng 5 câu
hỏi/chương/trường/môn/khối; mục vui để học 5 câu/môn/trường), mục nghiên cứu
khoa học có các sáng kiến kinh nghiệm của GV, mô hình, các tiểu luận loại khá,
giỏi các lớp trung cấp chính trị, bồi dưỡng chuyên viên,…
4-Tổ chức quán triệt quan điểm và ý nghĩa đội ngũ:
-Thông qua kế hoạch xây dựng hệ thống EL trong Chi bộ nhằm mục đích
thống nhất quan điểm thực hiện.
-Họp triển khai kế hoạch xây dựng hệ thống EL đến Hiệu trưởng các trường
trên địa bàn nhằm mục đích thống nhất yêu cầu, nội dung cách tổ chức thực hiện
hệ thống EL .
-Nhà trường họp triển khai việc xây dựng hệ thống EL đến hội đồng sư
phạm nhằm thống nhất cách thực hiện và tranh thủ sự hỗ trợ của Ban giám hiệu, tổ
chuyên môn và giáo viên để cung cấp dữ liệu.
5-Tập huấn Nghiệp vụ cho đội ngũ:
-Tập huấn việc xây dựng hệ thống EL: Ngoài việc tập huấn theo Kế hoạch
của Sở GD&ĐT về chính GV được tập huấn phải làm trang EL để làm gương cho
các đơn vị.( Một GV một sản phẩm)
-Phòng GD&ĐT tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên thời gian 4 ngày với
5 cán bộ phụ trách hướng dẫn cho từng học viên.
-Tập huấn cho cán bộ, giáo viên soạn giảng giáo án chuẩn scorm, cách xây
dựng ngân hàng câu hỏi, tập hợp dữ liệu.
6-Phân công tập hợp và sắp xếp dữ liệu:
-Tập hợp dữ liệu bằng cách giao cho mỗi trường một vài môn, khối, và chịu
trách nhiệm kiểm duyệt đảm bảo chất lượng yêu cầu dữ liệu.
-Các môn trường được tham gia thực hiện dữ liệu, có trách nhiệm đưa dữ
liệu lên hệ thống theo địa chỉ Ban chỉ đạo cung cấp.

C-KẾT QUẢ:
Phòng Giáo dục và Đào tạo Châu Thành A cơ bản xây dựng xong hệ thống
EL với địa chỉ: “Chauthanha.no-ip.info” bao gồm các nội dung như sau:
*Dành cho học sinh của huyện: Hệ thống Elearning có toàn bộ các bài học
theo phân môn, khối lớp trong chương trình dành cho học sinh tiểu học, THCS, có
50
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

nội dung ôn tập kiến thức, có phần đố vui để học, có phần để học sinh tự kiểm tra
học kỳ, có phần hỗ trợ để học sinh tự bồi dưỡng học giỏi bộ môn, thí nghiệm thực
hành, tin học trẻ, Máy tính cầm tay, có phần giáo dục kỹ năng sống,…
*Phần dành cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành giáo dục có giáo án
theo chuẩn scorm, có ngân hàng dữ liệu hỗ trợ với hàng chục ngàn hình ảnh, đoạn
phim, …phục vụ cho việc soạn giảng, kiểm tra đánh giá, học tập bồi dưỡng,..
Ngoài ra hệ thống hỗ trợ học tập Phòng Giáo dục và Đào tạo Châu Thành A
còn có các phần dành cho cán bộ, công chức, viên chức nghiên cứu như Sáng kiến
kinh nghiệm trong quản lý và giảng dạy, Đề tài nghiên cứu khoa học, các Tiểu luận
chất lượng của các lớp trung cấp chính trị, lớp bồi dưỡng chương trình chuyên
viên,…và một số nội dung khác.

D-BÀI HỌC KINH NGHIỆM:


-Phải biết rõ dữ liệu nào cần tập hợp để thông báo thu thập dữ liệu.
-Quan tâm chỉ đạo thường xuyên thì mới có khả năng hoàn thành dữ liệu
cho hệ thống và duy trì hệ thống EL.
-Phân công hợp lý cho các trường việc thực hiện và thu thập dữ liệu, đưa dữ
liệu, quản lý dữ liệu thì hệ thống EL mới phát huy tác dụng.
E- Kiến nghị:
-Có chế độ giảm giờ cho giáo viên phụ trách Elearning của trường (5
tiết/tuần).
-Cấp cho mỗi phòng GD&ĐT một máy chủ và thiết bị chuyên dụng.

SAU ĐÂY XIN GIỚI THIỆU THÊM VỀ NỘI DUNG VÀ CÁCH THỰC
HIỆN HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP EL CỦA ĐƠN VỊ

GIỚI THIỆU TRANG ELEARNING


(http://chauthanha.no-ip.info)
1.Sơ lượt về nội dung
a.Địa chỉ : http://chauthanha.no-ip.info
b.Giao diện và nội dung
-Trang bìa được thiết kế rất ấn tượng nhằm thu hút người học

51
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

-Trang chủ có bố cục đầy đủ và hợp lí, dễ khai thác và sử dụng, kích thích tính tò
mò của người học

-Hệ thống menu đơn giản nhưng đảm bảo phục vụ các yêu cầu về thảo luận và
trao đổi của mọi người

52
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

-Bố cục về nội dung phục vụ cho dạy, học và cả nghiên cứu

53
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

-Hiện tại trang mới thử nghiệm và đang hoàn thiện về nội dung nên chỉ mới tạo
thành viên cho giáo viên và học sinh một số trường trọng điểm trong huyện nhằm
rút kinh nghiệm và tiếp thu nhận xét của người học

-Hệ thống bài giảng đa số là các bài giảng dạng text (word, powerpoint…), hiện tại
đang chuyển dần sang các bài giảng Scorm, video…

54
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

-Đã tạo được các trang thành viên cho giáo viên và học sinh, hầu hết các trang này
đều có nội dung phong phú và có các hoạt động thu hút học sinh tham gia.

-Có khu vực để học sinh nộp bài

-Có khu vực cho học sinh lên tự kiểm tra kiến thức

55
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

-Gia sư 24/24 để hỗ trợ lúc người học cần (Chia nhóm online hỗ trợ)

Tất cả hoạt động trên giáo viên phải cộng điểm khuyết khích để học sinh nhiệt
tình tham gia và mời gọi bạn bè cùng tham gia.
2.Cách làm
a. Yêu cầu:
56
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

-Máy tính có kết nối Internet (làm máy chủ hoặc thuê host)
-Phần mềm : moodle (tải về tại moodle.org)
b. Xây dựng nội dung (tùy vào đối tượng phục vụ của trang mà xây dựng nội
dung phù hợp)
c. Tập huấn cho giáo viên phụ trách công nghệ thông tin toàn huyện ( chia ra
tập huấn cho nhóm giáo viên khai thác sử dụng và nhóm giáo viên soạn bài và
nhóm giáo viên quản trị nội dung…)
d.Tập huấn lại cho nhóm giáo viên phụ trách soạn bài giảng Elearning sử
dụng các công cụ soạn giảng theo chuẩn bài giảng Elearning.
3.Một số phần mềm soạn bài giảng Elearning.
-Adobe Presenter 7.0
-Violet 1.75
-Adobe Captivate 3.0
-LectureMAKER 2.0
-iSpring Presenter Master Edition 4.05

57
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

CÔNG TÁC XÂY DỰNG


WEBSITE GIÁO DỤC VÀ BƯỚC ĐẦU XÂY DỤNG
HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang
Phòng GD&ĐT Phụng Hiệp

Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, giảng dạy và học tập
được quan tâm, chỉ đạo sâu sát từ cấp Bộ, Sở, Phòng đến tận cơ sở giáo dục và
được sự đồng tình của xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các cơ sở giáo
dục hiện nay không còn ở góc độ là phong trào hay mang tính bắt buộc mà đã trở
thành nhu cầu đối với cán bộ, giáo viên và học sinh trong công tác quản lí, giảng
dạy và học tập.
Công tác tuyên truyền phổ biến các thông tin của ngành, giới thiệu những mô
hình, những hoạt động giáo dục hiệu quả mang tính thời sự để trao đổi kinh
nghiệm, học tập lẫn nhau giữa các cơ sở giáo dục là hết sức cần thiết và thiết thực.
Bên cạnh, việc tạo điều kiện cho giáo viên học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau
trong giảng dạy cũng mang ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là tạo điều kiện cho người
học mà trung tâm là học sinh phổ thông có thể học tập mọi lúc, mọi nơi.
Vì vậy, việc xây dựng một website giáo dục và một hệ thống hỗ trợ học tập
trực tuyến là cần thiết và mang ý nghĩa thiết thực đối với cơ quan quản lí, cơ sở
giáo dục và cả người học.
1. Thực trạng.
Huyện Phụng Hiệp sau khi chia tách thành lập thị xã Tân Hiệp (nay là thị xã
Ngã Bảy), điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn rất hạn chế. Công tác triển
khai đưa môn Tin học vào trường học chỉ thí điểm ở 04 trường THCS được trang
bị máy vi tính từ dự án phát triển giáo dục nhưng số lượng máy vi tính chưa đáp
ứng so với số lượng học sinh của trường.
Để đáp ứng nhu cầu học tập tập của học sinh và đổi mới phương pháp dạy
học, nâng cao chất lượng giáo dục. Ngành giáo dục và đào tạo đã tận dụng các
nguồn kinh phí đầu tư, xã hội hóa để trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn
Tin học và công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, giảng dạy. Đồng
thời bằng công tác xã hội hóa một số trường đã tự trang bị máy vi tính để triển khai
dạy học môn Tin học theo nhu cầu của phụ huynh học sinh.
Năm học 2010-2011 số trường tổ chức dạy học môn Tin học 16 trường,
trong đó cấp THCS 11 trường, cấp tiểu học 05 trường. Số trường được kết nối
internet trên 95%, trong đó cấp THCS 100%, tiểu học 97,4% (01 trường không thể
kết nối do tín hiệu đường truyền không đảm bảo), mẫu giáo 100%.
2. Quá trình triển khai thực hiện và kết quả đạt được.

58
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Trong quá trình triển khai thực hiện, Phòng GD&ĐT gặp rất nhiều khó khăn
về cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ và cả nguồn nhân lực. Một số trường không có
đường truyền ADSL (chỉ sử dụng mạng 3G) nên không thể làm server tại trường;
kinh phí trang bị máy vi tính có thể chạy liên tục, mạng lưới điện ở địa phương
cũng gặp khó khăn, ….Phụ trách CNTT của Phòng GD&ĐT do cán bộ phụ trách
chuyên môn nghiệp vụ kiêm nhiệm nên chưa được chuyên sâu.
Tuy nhiên, được sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, trực tiếp là Phòng
CNTT-QLTV&TB, sự chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Phòng GD&ĐT cùng những
cố gắng và quyết tâm của bản thân, sự cộng tác của các trường có cấp THCS trực
thuộc đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xây dựng website và hệ thống hỗ
trợ học tập trực tuyến của Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Phụng Hiệp.
2.1. Về việc xây dựng website của Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT về việc sử dụng hệ thống thư điện tử
trong quá trình trao đổi thông tin giữa các cơ quan giáo dục và các cơ sở giáo dục,
từ năm học 2009-2010 Phòng GD&ĐT đã triển khai thực hiện và mang lại những
kết quả bước đầu rất khả quan, 100% các trường THCS và trên 75% các trường
tiểu học, mẫu giáo thường sử dụng email được cấp. Tuy nhiên, việc sử dụng email
chỉ dừng lại ở việc trao đổi thông tin nội bộ theo yêu cầu của ngành, không thể
hiện được các hoạt động của ngành cũng như những thông tin mang tính chất tham
khảo. Qua đó, việc xây dựng một website giáo dục của ngành là cần thiết và hiệu
quả.
Theo kế hoạch Sở Giáo dục và Đào tạo, sau khi nâng cấp hệ thống Công
thông tin sẽ cấp cổng con cho các đơn vị. Trong thời gian trước mắt thì mỗi đơn vị
tự xây dựng cho mình một website phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các
hoạt động của ngành. Do đó việc thuê dịch vụ thiết kế và lưu trữ website hiện tại là
chưa cần thiết. Qua khảo sát nhiều dịch vụ hỗ trợ xây dựng website miễn phí,
Phòng GD&ĐT đã chọn Office Live để xây dựng website của ngành. Đối với
Office Live ngoài dung lượng miễn phí 500MB, không giới hạn băng thông và hỗ
trợ tốt với lập trình bằng HTML. Website Phòng GD&ĐT Phụng Hiệp (tên miền
phunghiep.edu.vn ) và chính thức công bố vào tháng 06/2010 đến nay dung lượng
chiếm dụng chỉ hơn 30MB/500M miễn phí được cấp. Phần lớn dữ liệu được gửi
miễn phí tại http://Dropbox.com . Dropbox cung cấp miễn phí tối thiểu 2GB/tài
khoản đăng ký, khả năng đồng bộ dữ liệu với máy tính khá nhanh và dễ sử dụng
nên việc cập nhật dữ liệu lên website khá dễ dàng, đặc biệt là không cần phải đăng
nhập vào Office Live.
Phòng GD&ĐT thành lập Ban biên tập chịu trách nhiệm về nội dung, cán bộ
phụ trách công nghệ thông tin chịu trách nhiệm xây dựng, vận hành và cập nhật nội
dung website. Đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc có thành viên cộng tác, gửi bài
đăng lên website của Phòng GD&ĐT, quy định mỗi tháng tối thiểu 04 bản tin của
trường gửi đăng. Hiện tại số lượt truy cập trên 25 ngàn lượt.
2.2. Đối với hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến (EL).

59
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Đây là một yêu cầu mới trong việc ứng dụng công hệ thông tin trong giáo
dục hiện nay, hướng tới phong trào tự học, học mọi lúc, mọi nơi. Đối với ngành
Giáo dục và Đào tao huyện Phụng Hiệp, thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và
Đạo tạo tỉnh Hậu Giang về việc xây dựng EL. Phòng GD&ĐT đã triển khai đến
các trường có cấp THCS trực thuộc (đối với cấp Tiểu học và ngành học mầm non
triển khai trong thời gian tới) và phân công các đơn vị cử giáo viên tham gia đầy
đủ các lớp tập huấn theo yêu cầu của Sở GD&ĐT.
Phòng GD&ĐT thành lập Ban tổ chức hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến
của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Phụng Hiệp với cơ cấu thành phần Ban tổ
chức gồm: Trưởng ban (Lãnh đạo Phòng GD&ĐT), 01 Phó trưởng ban (Tổ trưởng
Nghiệp vụ), 17 Thành viên (04 Chuyên viên Phòng GD&ĐT, 13 Hiệu trưởng các
trường có cấp THCS trực thuộc). Ban tổ chức họp triển khai Quyết định và phân
công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Theo đó, thành viên (Hiệu trưởng) chịu
trách nhiệm chỉ đạo cán bộ, giáo viên phụ trách CNTT, các tổ bộ môn của đơn vị
xây dựng nội dung, kiểm duyệt và đưa lên hệ thống của đơn vị; đồng thời có nhiệm
vụ theo dõi hoạt động ở đơn vị, tham mưu Lãnh đạo (Trưởng BTC) những khó
khăn hay những kinh nghiệm của đơn vị để trao đổi thống nhất hướng giải quyết
hoặc nhân rộng đối với kinh nghiệm, sáng tạo thiết thực, hiệu quả.
Bước đầu để xây dựng phong trào, tất cả các trường có cấp THCS trực thuộc
được tạo điều kiện thuận lợi nhất để có thể tham gia đầy đủ và làm cơ sở để rút
kinh nghiệm để chỉ đạo trong thời gian tới, Phòng GD&ĐT đã sử dụng máy Server
làm máy chủ và cấp cho mỗi đơn vị một một cổng hoạt động độc lập, được cài đặt
thống nhất về giao diện và giao quyền quản trị cho đơn vị.
Trong thời gian đầu triển khai xây dựng hệ thống, bản thân gặp rất nhiều khó
khăn do mới được tiếp cận qua đợt tập huấn của Sở GD&ĐT. Bên cạnh, máy
Server khi nhận về chạy được một thời gian ngắn đã phát sinh lỗi và không thể
hoạt động, việc cài đặt cũng gặp không ít khó khăn và mất nhiều thời gian. Do
chưa có kinh nghiệm về sử dụng Moodle nên thời gian đầu chỉ cài đặt offline nên
khi đưa hệ thống online thì dễ phát sinh lỗi. Rút kinh nghiệm sau những lần không
thành công và được hướng dẫn của Phòng CNTT-QLTV&BT hiện nay việc cài đặt
và sử dụng hệ thống có bước thuận lợi hơn. Hiện tại ở đơn vị Phòng GD&ĐT
Phụng Hiệp có 14 hệ thống EL đang hoạt động, Phòng GD&ĐT: 01, trường
THCS: 12 và trường TH&THCS: 01. Đối với những đơn vị không có giáo viên
tham gia các lớp tập huấn của Sở tổ chức, Phòng GD&ĐT tập huấn lại những nội
dung, thao tác cơ bản để có thể đưa dữ liệu lên hệ thống của mình.
Để thuận lợi cho công tác theo dõi, quản lí và hỗ trợ cho các đơn vị, Phòng
GD&ĐT cũng đã có những quy định chung đối với các đơn vị, cụ thể như sau:
Quy định về thành viên hệ thống: Đối với công tác vận hành hệ thống hoạt
động, mỗi hệ thống của các trường được cấp phải có 02 Quản trị viên (trong đó bắt
buộc 01 Quản trị viên là cán bộ phụ trách CNTT của Phòng GD&ĐT).

60
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Đối với hệ thống của Phòng GD&ĐT mỗi mỗi trường THCS, mỗi giáo viên
trong mạng lưới CNTT, mạng lưới chuyên môn, mạng lưới thanh tra của ngành
đều là một thành viên.
Đối với hệ thống của các trường: Mỗi cán bộ, giáo viên và một số học sinh
của nhà trường là một thành viên.
Đối với việc đưa dữ liệu lên hệ thống: Phòng GD&ĐT giao quyền cho các
đơn vị tự đưa dữ liệu lên hệ thống của mình. Việc đưa dữ liệu lên hệ thống còn
chậm do hạn chế tốc độ của đường truyền ADSL. Hiện tại ở địa bàn huyện Phụng
Hiệp, Viettel đang trong thời gian khảo sát cấp đường truyền FTTH cho Phòng
GD&ĐT và các trường THPT trên địa bàn nên hiện tại vẫn chưa thể sử dụng
đường truyền này.
Về nội dung: Bước đầu chỉ tập trung vào một số nội dung: Bài giảng, bài tập,
tài liệu tham khảo và một số thông tin khác. Sau khi các đơn vị cơ bản có dữ liệu
trên hệ thống, Ban tổ chức sẽ họp rút kinh nghiệm và nhận định, đánh giá về chất
lượng nội dung của mỗi hệ thống để thực hiện thống nhất trong thời gian tới.
Đối tượng sử dụng hệ thống: Để hệ thống hoạt động thực sự hiệu quả trong
thời gian tới. Hiện tại Phòng GD&ĐT chỉ triển khai tập trung đến các đối tượng là
cán bộ, giáo viên. Yêu cầu chung là đưa dữ liệu lên hệ thống và sử dụng nguồn dữ
liệu chung trên hệ thống. Trong thời gian tới chính những giáo viên này sẽ hướng
dẫn, giúp đỡ cho học sinh khi hệ thống được mở rộng.
3. Bài học kinh nghiệm.
Việc xây dựng website hay hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến cần chú trọng
công tác tuyên truyền, quảng bá và duy trì hoạt hoạt tốt. Nội dung đăng tải phong
phú, thiết thực, tin cậy và kịp thời.
Thành lập hệ thống quản lí, cộng tác từ Phòng GD&ĐT đến cơ sở giáo dục
trực thuộc. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và các cơ sở giáo dục
trực thuộc, đồng thời có nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm.
4. Một số định hướng hoạt động trong thời gian tới
Tiếp tục duy trì hoạt động website hiện tại và chuẩn bị dữ liệu theo yêu cầu
của Sở GD&ĐT cho website được cấp trong thời gian tới.
Tăng cường công tác tuyên truyền và quản lí các hệ thống hỗ trợ học tập
trực tuyến. Tiếp tục bồi dưỡng cán bộ, giáo viên kiến thức quản lí và sử dụng hệ
thống. Mở rộng đến đối tượng là học sinh cấp THCS và triển khai đến một số
trường Tiểu học trong huyện.
Trên đây là một số giải pháp và kinh nghiệm về xây dựng website giáo dục
và hệ thống hộ trợ trực tuyến trong thời gian qua của ngành giáo dục huyện Phụng
Hiệp. Mong được sự đóng góp, chia sẻ của quý thầy cô để phong trào ngày càng
phát triển hơn. Trân trọng kính chào!

61
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

GIỚI THIỆU MỘT SỐ ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ


TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre.
Trường THPT Chuyên Bến Tre,

Hưởng ứng phong trào ứng dụng khoa học công nghệ trong đổi mới và nâng cao
chất lượng dạy và học, cùng với các trường THPT trong tỉnh Trường THPT chuyên Bến
Tre cũng có sự cố gắng để đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của giáo dục.
Một số việc mà tập thể nhà trường đã thực hiện được trong thời gian qua như sau:
1) Trong năm học nầy chúng tôi đã ứng dụng CNTT trong quản lý điểm số của
học sinh qua chương trình VNPT School. Chương trình nầy đã giúp cho giáo viên bộ
môn, GVCN và BGH quản lý điểm của học sinh và thực hiện các biểu mẫu thống kê chất
lượng bộ môn một cách thật khoa học và hiệu quả.
2) BGH cũng đã tích cực ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, báo cáo của các
tổ chuyên môn hàng tháng, cuối học kì, cuối năm đều thực hiện qua email. Điều nầy giúp
cho hiệu của công việc được nâng cao.
3) Cũng từ nhiều năm qua việc sắp thời khóa biểu cũng được thực hiện trên vi
tính. Điều nầy giúp cho việc phân bố các tiết dạy được hợp lý và khoa học.
4) Vấn đề soạn thảo các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cũng được 100% giáo
viên ứng dụng CNTT qua các phần mềm của BGD cùng với áp dụng quy trình soạn trực
tiếp trên phần mềm Microsoft Office Word thật hiệu quả do giáo viên của trường nghĩ ra.
5) Đa số giáo viên của trường đã tự học tiếng Anh chuyên ngành để có thể khai
thác tài nguyên đa phương tiện từ các trang web của nước ngoài. Cụ thể chúng tôi đang
phấn đấu tự học để có thể đọc và dịch các đề thi và các chuyên đề phục vụ thiết thực cho
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
6) Hầu hết giáo viên của trường đều sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ
cho bộ môn của mình, có kỹ năng tìm kiếm các thông tin trên mạng như hình ảnh, âm
thanh, video làm tư liệu phục vụ cho các bài giảng điện tử.
7) Bắt đầu từ năm học nầy trang web của trường đã đi vào hoạt động với sự điều
hành của Chi đoàn giáo viên. Một số đề thi và các chuyên đề đã được đưa lên web giúp
cho học sinh có thêm tư liệu phục vụ cho việc học tập. Mục diễn đàn giúp cho giáo viên
và học sinh có thể trao đổi thắc mắc trong học tập và giảng dạy.
8) 100% giáo viên của trường đều đạt được các kỹ năng cơ bản trong việc soạn
thảo các bài giảng điện tử với các phần mềm Powerpoint, Violet, Sketchpad, Lecture
Marker. Một số bài giảng điện tử được đầu tư soạn thảo khá công phu và đạt hiệu quả
trong giảng dạy. Chúng tôi cũng đang có kế hoạch thành lập một thư viện các bài giảng
điện tử cho các bộ môn, thư viện nầy sẽ lưu trữ các bài giảng điện tử có chất lượng cao.
Sau đây sẽ minh họa hình ảnh một số bài giảng điện tử được soạn thảo theo phong cách
mới…( Minh họa 1) Đồ thị hàm số có dấu giá trị tuyệt đối, 2) Thể tích khối tròn xoay …)

62
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

9) Một trong những vấn đề ứng dụng CNTT trong giảng dạy là tạo thư viện sách
điện tử. Trong điều kiện hiện nay, giáo viên có thể tự trang bị cho mình một notebook để
phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu là hoàn toàn có thể thực hiện được. Chúng tôi
nghĩ rằng là giáo viên thì ai cũng mơ ước có được một thư viện sách phù hợp với chuyên
môn của mình và còn gì hấp dẫn hơn khi chúng ta có thể mang theo cả thư viện sách bên
mình để phục vụ cho công việc giảng dạy. Điều mơ ước nầy là hoàn toàn có thể thực hiện
được, qua nhiều năm nghiên cứu chúng tôi đã tìm ra giải pháp để số hóa tất cả tài liệu
sách vở và đưa vào máy vi tính.
Thực tế cho thấy các thư viện lớn như thư viện quốc gia tại TPHCM cũng như
các thư viện của các trường đại học thì số đầu sách điện tử còn rất ít. Các sách
điện tử do các đơn vị nầy tạo ra chủ yếu là do mướn người nhập liệu trực tiếp từ
word mà làm như vậy thì không thể có khả năng thực hiện với số lượng sách lớn
và phải tốn kém rất nhiều tiền bạc và công sức. Đối với các trường THPT trong cả nước
thì chưa có trường nào có khả năng tạo ra các thư viện sách điện tử. Giải pháp để tạo
ra thư viện sách điện tử mà chúng tôi nghĩ ra thật đơn giản mà bất kì GV nào cũng có thể
thực hiện. Với giải pháp nầy, chúng tôi đã tạo ra một thư viện với gần 7000 quyển sách
về toán THPT . Các quyển sách điện tử được tạo ra có chất lượng cao, rõ đẹp , dung
lượng nhỏ. Hiện nay với một netbook nhỏ gọn như một quyển sách có thể lưu trữ cả
63
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

thư viện sách nầy. Giáo viên có thể mang cả thư viện khi đến lớp, rất tiện cho việc
nghiên cứu soạn giảng. Đặc biệt khắc phục được tình trạng giáo viên phải mang một
chiếc cặp nặng nề với đầy sách khi đến lớp…
Với thư viện nầy giáo viên có thể biên soạn các chuyên đề, các bộ đề kiểm tra mà
không tốn nhiều công sức. Cũng từ thư viện nầy các giáo viên có thể chia sẻ với đồng
nghiệp và các em học sinh các tài liệu hay qua các file mà không tốn kém… Đối với
các giáo viên thường đi công tác xa thì việc được mang theo bên mình một thư viện sách
điện tử phong phú là niềm mơ ước.
( Minh họa thư viện sách điện tử )

10) Vấn đề tạo bài giảng Video giúp học sinh tự học:
Hiện nay, trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, xu thế tạo bài giảng
điện tử đang được nhiều giáo viên quan tâm, cũng như gây được sự hứng thú từ phía học
sinh. Tuy nhiên khi giảng dạy bằng giáo án điện tử hay giảng dạy bằng phương pháp
truyền thống trên lớp thì do thời lượng có hạn nên có những phần mà người Thầy không
có điều kiện để giải thích một cách thật chi tiết. Do đó nếu sau giờ học, học sinh hoặc các
đồng nghiệp muốn xem lại bài giảng để nắm rõ hơn về nội dung thì sẽ gặp nhiều khó
khăn. Một tình huống đặc biệt nữa là vì lý do nào đó mà các em vắng mặt trong các tiết
học quan trọng thì có cách nào giúp các em xem lại bài giảng của giáo viên một cách thật
sinh động như đang trực tiếp học trên lớp ?
Từ các tình huống trên, chúng tôi nghĩ ra ý tưởng: tạo ra các file video bài giảng
để giúp học sinh có thể tham khảo sau giờ học, hoặc giúp học sinh lớp 12 tự luyện thi tại
nhà nếu không có điều kiện đến các lớp luyện thi.
Trước đây, để quay một đoạn phim thật sự là cả một vấn đề, vì cần phải có máy
quay, và cần phải có kỹ thuật quay phim, lồng tiếng… Chính vì thế, có nhiều người cho
rằng để tạo được những đoạn Video bài giảng thì sẽ phải tốn rất nhiều công sức. Thế
nhưng, ngày nay, chúng ta không cần có máy quay mà vẫn có thể tạo ra được những đoạn
phim sống động một cách dễ dàng. Điều kiện để tạo ra được các bài giảng Video có âm
thanh, hình ảnh là chỉ cần có một máy vi tính với cấu hình tương đối khá, một
microphone và cài đặt các phần mềm cần thiết là đủ. Ở đây chúng tôi sử dụng phần mềm
Camtasia Studio và phần mềm BB flashback record .Các phần mềm nầy có công dụng là
tạo ra một camera ảo giúp ta quay phim một vùng trên màn hình hoặc quay toàn màn
hình. Nếu chúng ta kết hợp phần mềm Powerpoint để tạo ra các bài giảng điện tử và dùng
phần mềm Camtasia để thu hình, thu tiếng thì sẽ tạo ra được các bài giảng dưới dạng
Video thật sinh động và hấp dẫn.

64
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Trong điều kiện hiện nay đa số giáo viên và học sinh đều có máy vi tính, do đó
việc tạo ra các bài giảng Video là một việc làm không khó. Do đó nếu các em nhận được
từ các Thầy Cô của mình các bài giảng, các chuyên đề dưới dạng các file video có âm
thanh hình ảnh sinh động sẽ làm cho quá trình tự học của các em đạt hiệu quả cao hơn.
Trong năm học qua tôi đã cung cấp cho các em học sinh của mình các chuyên đề toán
học dưới dạng Video và nhận thấy rằng các em rất thích thú với hình thức học tập theo
phương pháp mới nầy.
( Minh họa ………)
Kết luận:
Kính thưa quý đại biểu: ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG ĐỔI
MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC là một yêu cầu của giáo dục. Muốn ứng dụng giỏi
CNTT, trước tiên người thầy phải chịu khó tìm hiểu để nâng cao trình độ và đồng thời
phải biết sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nhằm tạo sự hấp dẫn cho học sinh. Tuy
nhiên những gì mà tập thể của Trường THPT chuyên Bến Tre làm được còn rất hạn chế,
bởi vì để tiếp cận với những ứng dụng của CNTT chúng tôi đều bắt đầu bằng việc tự học.
Với tinh thần cầu thị chúng tôi đã trình bày với hội nghị một số vấn đề mà chúng tôi đã
thực hiện được trong thời gian qua. Hy vọng được sự đóng góp của quý đại biểu.

65
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY


THỰC TIỂN VÀ HIỆU QUẢ
Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang
Trường THPT Tầm Vu 2
Giáo viên: Lê Phan Song Mỹ
Công nghệ thông tin ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh
vực của xã hội. Trong giáo dục cũng vậy, khi đưa CNTT vào giảng dạy tiết học sẽ trở nên
sinh động hơn, học sinh sẽ thích thú hơn khi được học với sự hỗ trợ của những ứng dụng
đa phương tiện. Do đó, hiệu quả của việc dạy và học sẽ cao hơn. Vì thế, tiếp cận khoa
học tiến bộ, học hỏi một kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học là điều thiết yếu
với một giáo viên – đặc biệt với giáo viên dạy ngoại ngữ, điều này lại càng tất yếu hơn.
Đó là lý do để tôi ứng dụng CNTT vào trong các tiết dạy của mình, và tạo nên đĩa CD
phần mềm Tiếng Anh 10.

Mục đích thiết kế và đối tượng của sản phẩm.

CD Tiếng Anh 10 được soạn thảo dạng e-learning và e-teaching. Sản phẩm là một tài
liệu học tập và giảng dạy hữu ích dành cho học sinh và giáo viên.
Đối tượng của sản phẩm là giáo viên và học sinh khối 10 học chương trình Tiếng Anh
chuẩn. Đĩa CD TIẾNG ANH 10 tập hợp đầy đủ nội dung chương trình dạy và học nhằm
giúp cho giáo viên và học sinh có thêm được một phương tiện hỗ trợ bằng công nghệ
thông tin thích hợp nhất, đáp ứng cho nhu cầu dạy và học Tiếng Anh.

- ĐỐI VỚI HỌC SINH:


Đây là đĩa CD được thiết kế dưới dạng một e-book. CD chứa toàn bộ các đơn vị bài
học. Mỗi đơn vị được chia thành những bài học cụ thể. Ở mỗi bài học các em có thể làm
bài trực tiếp trên máy tính và tự kiểm tra kết quả của mình thông qua các đáp án có sẵn.
Để rèn luyện kĩ năng nghe tiếng Anh: ở mỗi đơn vị bài học các em đều có bài nghe
(listening) đi kèm theo nhằm giúp các em trong việc luyện kỹ năng nghe của mình. Phần
từ vựng trong mỗi đơn vị bài được soạn thảo sẵn sẽ giúp các em tăng thêm vốn từ của
mình, hơn nữa các em cũng sẽ giảm bớt thời gian cho việc tra từ mới cho từng bài học.
Phần bài tập tham khảo dồi dào sẽ giúp các em trong việc luyện tập và làm thêm bài tập.
Các em có đầy đủ các dạng tài tập và bài thi khác nhau để tham khảo cũng như làm thêm
ở nhà. Trong thời gian rảnh các em cũng có thể giải trí bằng các bài hát Tiếng Anh chọn
lọc. Mỗi bài hát đều có lời đi kèm nhằm giúp các em luyện phát âm và hát theo một cách
dễ dàng !!!

- ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN:


Đĩa CD tiếng Anh lớp 10 hỗ trợ đầy đủ các bài giảng công nghệ được soạn thảo bằng
phần mềm trình chiếu Microsoft PowerPoint nhằm giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời
gian trong công việc soạn thảo. Tất cả bài giảng theo từng đơn vị bài học được soạn thảo
theo đúng phân phối chương trình của Bộ Giáo Dục Đào Tạo. Ngoài ra với bộ giáo
án được soạn thảo sẵn bằng chương trình Microsoft Word, giáo viên sẽ có trong tay đầy
đủ các giáo án cần thiết cho công việc giảng dạy của mình.

66
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Phần tài liệu tham khảo bao gồm đầy đủ các hình ảnh minh hoạ trong các đơn vị bài học,
giáo viên sẽ có các tư liệu để minh hoạ cho bài dạy của mình mà không phải mất nhiều
thời gian để tìm kiếm.
Các trang tư liệu tham khảo sẽ giúp giáo viên có thêm những thông tin bổ sung cần thiết
liên quan đến bài giảng của mình. Các bài kiểm tra được tập hợp theo phân phối chương
trình, đây là nguồn tư liệu tham khảo quí báu cho giáo viên trong công tác đánh giá và
kiểm tra định kỳ của quá trình giảng dạy.

Tình hình thực tế áp dụng của sản phẩm.


Việc áp dụng CD TIẾNG ANH 10 là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của giáo
dục của tỉnh nhà - Hậu Giang. Với sự đầu tư khá đầy đủ của Sở Giáo Dục Đào Tạo Hậu
Giang, hiện nay đa số các trường trung học phổ thông trong tỉnh đều có thể áp dụng
CNTT vào trong soạn giảng và dạy học. Tuy nhiên việc tiếp xúc trực tiếp với CNTT chỉ
mới dùng lại ở sự ứng dụng trong một vài tiết học do giáo viên soạn thảo, bên cạnh đó có
nhiều giáo viên chưa có điều kiện trong việc tiếp cận với CNTT. Thông qua sản phẩm
này giáo viên sẽ có một sản phẩm - phần mềm - hỗ trợ rất tích cực cho việc giảng dạy của
mình.
Đối với học sinh, có rất nhiều em được cha mẹ quan tâm đã được trang bị máy vi tính
để hỗ trợ học tập. Với phần mềm này sẽ giúp cho các em rất nhiều trong việc học tiếng
Anh. Nếu như em nào không có máy tính, thì các em có thể học tập được thông qua các
phòng vi tính tại trường.

Khía cạnh công nghệ của sản phẩm.


Tất cả các bài học đều được tích hợp công nghệ thông tin nhằm giúp giáo viên và học
sinh tiết kiệm được tối đa thời gian trong soạn thảo, và chuẩn bị bài.
CD Tiếng Anh 10 đươc soạn thảo chủ yếu bằng phần mềm MICROSOFT OFFICE -
FRONTPAGE 2003 để chạy trên nền Internet Explorer (IE), cùng các phần mềm soạn
thảo trình chiếu MICROSOFT POWERPOINT 2003, phần mềm dựng phim WINDOWS
MOVIE MAKER 2.0, PROSHOW GOLD, FLASH PLAYER.
Các bài giảng được soạn thảo bằng phần mềm MICROSOFT OFFICE 2003 vì thế
giáo viên và học sinh rất dễ dàng sử dụng đĩa CD Tiếng Anh 10, không cần yêu cầu cao
về trình độ tin học. Các tập tin âm thanh và phim ảnh (audio và video) đều được thiết kế
tích hợp chạy sẳn luôn trên nền Web, nên người sử dụng không cần cài đặt thêm chương
trình nào.

Kết quả giải pháp của sản phẩm.


CD TIẾNG ANH 10 được thể xem như một công cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập rất
hiệu quả, việc áp dụng đã đem lại sự tiến bộ trong học tập cho học sinh, giảm bớt áp lực
soạn giảng nặng nề cho giáo viên. Ngoài ra, học sinh cảm thấy hứng thú nhiều hơn trong
học học tập, một yếu tố quan trọng góp phần đáng kế cho hiệu quả học tập của các em.
Tính mới và tính sáng tạo:
CD Tiếng Anh 10 được soạn thảo dạng e-learning và e-teaching. Đây được xem như là
xu thế mới trong dạy và học. CD Tiếng Anh 10 sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng hơn trong
việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
Ngoài ra CD Tiếng Anh 10 cũng giúp cho học trong việc trao dồi kiến thức môn Tiếng
Anh, vì các bài học và bài tập được thiết kế dưới dạng tương tác với người sử dụng. Do
đó sản phẩm được xem như là một công cụ hỗ trợ giúp cho các em học tốt hơn.
67
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Khả năng áp dụng:


- Sản phẩm được soạn thảo dưới dạng web nên có thể chạy độc lập không cần phải cài
đặt, cấu hình máy sử dụng thấp. Ngoài ra nếu có điều kiện đăng tải trên website riêng thì
sản phẩm có thể được sử dụng rộng rãi hơn.
- Nội dung đĩa CD rất thuận lợi trong việc áp dụng trong giảng và học tập, giáo viên có
thể trích từng đơn vị bài để dạy tùy theo điều kiện áp dụng CNTT tại trường của mình.
- Ngoài ra đây là sản phẩm dùng kèm với sách giáo khoa nên học sinh có thể hạn chế
nhiều thời gian ghi chép trên lớp mà để dành nhiều thời gian cho các hoạt động học tập
nhằm tăng cường khả rèn luyện tiếng Anh.
Ở nhà học sinh có thể có trong tay một tài liệu tham khảo tiện dụng. Học sinh có trong
tay đầy đủ các tư liệu về bài học cũng như các bài tập dùng kèm từ cơ bản đến nâng cao.
Hiệu quả:
Kinh tế và Xã hội: Hiệu quả kinh tế trong giáo dục là rất to lớn. Sản phẩm góp phần
tiết kiệm công sức và thời gian tối đa cho giáo viên trong việc soạn giảng áp dụng CNTT.
Với nguồn tư liệu tham khảo tràn đầy trên thị trường, thì CD Tiếng Anh được coi như là
một kho tư liệu phong phú, tiện lợi cho việc tra cứu và học tập.

Kết luận và đề xuất


Sự thành công của đĩa CD Tiếng Anh 10 bước đầu là rất khả quan, nó đã tạo nguồn động lực
mới cho tôi trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, dạy học kết hợp với việc áp dụng công
nghệ đa truyền thông. Sản phẩm đã mang đến cho các em học sinh một nguồn tư liệu bổ trợ học
tập đầy đủ nhất, giúp các em nâng cao tính tự học tự rèn luyện, và đây cũng là hình thức tập tích
cực trong tương lai.
Với những thành công bước đầu đạt được, tôi hy vọng rằng đĩa CD Tiếng Anh 10 sẽ được
phổ biến rộng rãi để các thầy cô giáo và các em học sinh phổ thông trong tỉnh nhà sẽ có được
một nguồn tư liệu hỗ trợ học tập phong phú và đa dạng.
Nếu có điều kiện hơn nữa mong rằng Sở Giáo Dục Đào Tạo Hậu Giang đăng tải CD Tiếng
Anh 10 lên trang Web của Tỉnh nhà, để tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có thể truy cập
và học tập dễ dàng hơn.

68
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIN HỌC


TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN
TIN HỌC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”
Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. MỞ ĐẦU.
Ngày nay, với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của ngành
tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và được ứng dụng rộng rãi,
tin học ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong công cuộc xây
dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu vào đời sống của con người.
Do vậy, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng đã đầu tư phát
triển về mọi mặt. Đặc biệt là nguồn nhân lực, tức là phải đào tạo ra một thế hệ trẻ năng
động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh
công tác và hoạt động xã hội nhằm đáp ứng được nhu cầu trong thời kì công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, môn tin học đã được đưa vào giảng dạy ở các
trường phổ thông. Môn học tin học ở trường phổ thông hiện hành có nhiệm vụ trang bị
cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội
hiện đại, đồng thời rèn luyện cho học sinh cách làm việc theo phong cách hiện đại, khoa
học. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề
theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống.
Là môn học mới đưa vào trường phổ thông và có những đặc thù riêng liên quan chặt
chẽ với sử dụng máy tính, cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ.
Đặc trưng của môn tin học là kiến thức lí thuyết đi đôi với thực hành.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn tin học nói chung, tin học 11 nói riêng bản
thân tôi nhận thấy rằng chương trình tin học khối 11 quả là nặng, khó so với thời lượng,
yêu cầu kiến thức, kỹ năng của chương trình yêu cầu cần đạt.
Bên cạnh đó, nhiều học sinh còn yếu về kĩ năng thực hành trên máy, chưa có điều
kiện tiếp xúc nhiều trên máy tính. Từ thực tế trên, trong quá trình dạy học tôi luôn băn
khoăn trăn trở làm thế nào nâng cao chất lượng môn tin học, làm thế nào học sinh không
còn cảm thấy áp lực khi học môn của mình.
II. CƠ SỞ KHOA HỌC.
Công nghệ thông tin là một trong các phương tiện quan trọng nhất của sự phát triển,
đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục của thế giới hiện
đại, trong đó có Việt Nam. Chúng ta đang ở thời đại thông tin kĩ thuật số, thời đại
Internet.
Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách đầu tư và phát triển về ứng
dụng công nghệ thông tin như:

69
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

- Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT
trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chỉ rõ: “Ứng dụng và phát triển CNTT
là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ
lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước”.
- Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào
tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã chỉ rõ: Nâng cao nhận thức về vai trò
của CNTT, ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo một bước
chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy,
học tập và quản lí giáo dục.
Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việc dạy và học tin
học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong nhà trường,...
Đặc trưng của môn tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy dạy học tin
học một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về tin học, phát triển tư duy thuật
toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kĩ năng
thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận
những công nghệ mới của tin học phục vụ học tập và đời sống.
B/ NỘI DUNG .
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn cũng như trao đổi với đồng
nghiệp tôi nhận thấy: Hầu như học sinh đều rất yêu thích và hứng thú khi tiếp xúc với
máy tính, nhưng khi học tin học 11 thì tỏ ra e dè và cho rằng quá khó. Vì vậy, chất lượng
bộ môn qua các năm học chưa cao, đặc biệt là kĩ năng lập trình của đại bộ phận học sinh
khối 11 còn yếu, chưa áp dụng được các kiến thức các môn học khác vào trong môn học.
Thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ năng lập
trình.
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, BGH nhà trường trong công cuộc đổi mới
phương pháp dạy học.
- Giáo viên giảng dạy được đào tạo theo đúng chuyên ngành và được bồi dưỡng
chuyên đề hàng năm, tâm huyết với nghề đã chọn.
- Phần lớn các em học sinh có ý thức tự học cao, luôn tìm tòi học hỏi những kiến
thức mới trong học tập và rất hứng thú với môn tin học.
- Được tạo mọi điều kiện thuận lợi về CSVC trang thiết bị dạy học.
2. Khó khăn:
- Vẫn còn một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kĩ năng phân
tích bài toán và dùng ngôn ngữ lập trình mô phỏng các thao tác để giải quyết các bài toán
của học sinh còn yếu.
- Số lượng học sinh trong một lớp học còn khá đông từ 35 - 45 học sinh một lớp,
diện tích phòng máy nhỏ hẹp ... cũng là 1 trong những lý do hạn chế khi giảng dạy trên
phòng thực hành, học sinh chưa tập trung vào bài giảng ... ảnh hưởng rất lớn trong quá
trình giảng dạy và học tập.

70
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

- Học sinh trên địa bàn Trà Vinh, chủ yếu là con em các gia đình làm công nhân,
làm nghề nông nghiệp là chính nên sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con
em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất ít, hầu hết các em
chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của
học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao.
- Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa
có sự đầu tư thời gian cho việc học.
- Về giáo viên, cũng còn một số giáo viên chưa thật sự uyển chuyển, chưa tạo điều
kiện thật sự tốt giúp các em giải quyết khó khăn khi học môn tin học.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Khảo sát chất lượng lượng học tập bộ môn:
Qua quá trình tham gia giảng dạy ở các năm và thống kê chất lượng môn học qua
các học kỳ của các năm, tôi nhận thấy kết quả chưa thật sự khả quan, chưa được học sinh
“đón nhận” như mong muốn, các giờ học trên lớp vẫn “buồn” vì giáo viên vẫn còn giữ
vai trò “chủ động” trong việc truyền tải kiến thức mà không có sự “lĩnh hội” kiến thức
một cách chủ động từ học sinh. Còn trong các tiết thực hành học sinh rất ngại thực hành
trên máy, thao tác thực hành chưa chuẩn, đa số chỉ có học sinh khá giỏi thực hành, số còn
lại chỉ quan sát, khi giáo viên hỏi và yêu cầu thực hành thì không thực hành được.
Từ những cảm nhận được qua việc thống kê, phân tích kết quả chất lượng học môn
tin học của học sinh, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng môn học, theo tôi chúng ta cần
thực hiện một số giải pháp sau:
2. Thiết kế bài dạy thực hành phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh:
Công việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy và phù hợp với nhiều đối tượng là
khâu quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy học mà bất kì một giáo viên nào cũng
phải biết. “Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kĩ
năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào một tiết dạy”.
Để thiết kế một bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì tối thiểu nhất phải
làm được những việc sau:
- Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ tình
cảm. Tìm ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và kiến thức, kĩ năng
nâng cao cho học sinh khá giỏi.
- Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo viên
nắm một cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khi cần thiết.
- Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế các hoạt động học tập
phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạy học.
- Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy học.
- Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể.
Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt tâm thế để
bước vào giờ dạy và đã thành công bước đầu.
3. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp.

71
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh xem như đã
thành công một nửa nhưng đó chỉ là bước khởi đầu cho một tiết dạy còn khâu quyết định
thành công chính là ở khâu tổ chức điều khiển các đối tượng học sinh trên lớp.
Với tiết học trên lớp, vì “mang tiếng” là môn học khó nên theo tôi, chúng ta cần
pháp huy tất cả những gì có thể nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh
nhất và tốt nhất. Trong nhiều năm tham gia dạy học, bản thân tôi rất thích thú khi giảng
dạy tiết học có áp dụng phương pháp hoạt động nhóm. Vì qua các tiết học này giúp các
em học hỏi lẫn nhau rất nhiều điều (mạnh dạn hơn trong việc phát biểu suy nghĩ của
mình, học hỏi cái hay của bạn mình, thân thiết nhau hơn, có trách nhiệm hơn với nhiệm
vụ được giáo viên giao cho nhóm…).
Trong điều kiện CSVC của trường, với một giờ thực hành, việc quan trọng đầu tiên
là chia nhóm thực hành. Với việc cho học sinh thực hành theo nhóm, học sinh có thể trao
đổi hỗ trợ lẫn nhau - bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là sự tiếp
nhận thụ động từ giáo viên. Với số lượng học sinh của lớp, số lượng máy hiện có, giáo
viên phải có phương án chia nhóm một cách phù hợp. Vấn đề cốt lõi ở đây là chúng ta
cần làm cho học sinh cảm thấy hứng thứ hơn với môn học, và điều dễ làm nhất là thông
qua các buổi thực hành trên phòng máy.
Tuy nhiên để việc thực hành theo nhóm có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn
nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
Cách chia nhóm: Chia nhóm 2 học sinh/máy. Các nhóm có thể tự cử nhóm trưởng
của nhóm mình.
Các bước tiến hành:
- Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng thao tác trong bài thực hành, thao
tác mẫu cho học sinh quan sát.
- Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực
hoạt động.
- Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm :
+ Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và bổ
trợ khi cần.
+ Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh
yếu trong các nhóm, những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học
sinh khá giỏi trong nhóm.
+ Phát hiện các nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều
chỉnh.
+ Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế
khả năng độc lập sáng tạo của học sinh.
+ Trong quá trình thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực
hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng.
- Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định một
học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được chỉ định

72
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên trong nhóm, đặc biệt là
nhóm trưởng. Hoặc cho các nhóm trưởng kiểm tra kết quả thực hành lẫn nhau của nhóm
khác theo vòng tròn. Làm được như vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập:
+ Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành, nhóm trưởng điều
hành - nhận xét về kĩ năng, thái độ học tập của các bạn trong nhóm.
+ Tổ chức cho các nhóm trưởng nhận xét kết quả thực hành của các nhóm
khác.
+ Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ sung kiến thức.
Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp
thời động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút kinh nhiệm đối với các nhóm
chưa thực hành tốt. Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh,
khen những học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, nhắc nhở những học sinh chưa tốt,
chưa nghiêm túc.
III. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua thời gian áp dụng phương pháp, tôi nhận thấy giờ học tin học thật sự thu hút
học sinh hơn chứ không còn là giờ học của các đối tượng học sinh khá giỏi. Học sinh
hoạt động tích cực hơn trong các giờ thực hành mang lại sự hứng thú khám phá cho học
sinh hơn, nhằm kiểm tra kiến thức đã lĩnh hội được, thao tác trên máy thực hiện khá
thuần thục. Các đối tượng học sinh hỗ trợ được cho nhau để cùng học, cùng tiến bộ.

KẾT QUẢ THÔNG KÊ KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG


NĂM 2008 – 2009

Kết quả cuối kỳ


TT Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
1 11A1 40 1 2.5 4 10 25 62.5 8 20 2 5
2 11A2 38 6 15.8 18 47.4 12 31.6 2 5.2 0 0
3 11A3 42 1 2.4 4 9.5 26 61.9 9 21.4 2 4.8
4 11A4 37 0 0 14 37.8 23 61.2 0 0 0 0

73
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

KẾT QUẢ THÔNG KÊ KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG


NĂM 2009 – 2010
Kết quả cuối kỳ
TT Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
1 11A1 40 3 7.5 12 30 24 60 1 2.5 0 0
2 11A2 38 12 31.9 23 60.5 3 7.6 0 0 0 0
3 11A3 42 5 11.9 11 26.2 24 57.1 2 4.8 0 0
4 11A4 37 15 40.5 15 40.5 7 19 0 0 0 0
5 11A5 44 7 16 8 18.2 24 54.5 5 11.3 0 0
Tổng cộng 201 42 20.9 69 34.3 82 40.8 8 4 0 0

C/ KẾT LUẬN.
Tin học là môn học mới đối với học sinh phổ thông. Để tạo hứng thú học tập cho
học sinh và từng bước nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi,
đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả.
Trong quá trình dạy học áp dụng việc tổ chức hoạt động nhóm phù hợp với các đối
tượng học sinh trong giờ thực hành tôi nhận thấy rằng các em thực hiện các kĩ năng cơ
bản trên máy thành thạo hơn, tích cực tự giác trong các giờ học và các em áp dụng được
nhiều kiến thức được học vào cuộc sống hàng ngày.
Trên đây là một số kinh nghiệm và giải pháp của bản thân rút ra được trong quá
trình dạy học. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để tôi
có thể hoàn chỉnh hơn đề tài này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

74
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

KHẮC PHỤC SỰ CỐ KHI TỔ CHỨC HỌP TRỰC TUYẾN


Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang
Phòng Công nghệ thông tin

Kính thưa quý vị đại biểu!


Thưa toàn thể hội nghị!

Hiện nay, tin học hóa công tác quản lý không chỉ là nhu cầu của một số cá nhân,
đơn vị, ban ngành mà là xu hướng chung của toàn thế giới. Tin học hóa công tác quản lý
đồng nghĩa với việc chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản
lý. Cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, công tác quản lý của ngành giáo dục và
đào tạo rất cần thiết được tin học hóa để đủ điều kiện hoàn thành sứ mệnh và vai trò quan
trọng của mình – góp phần đáng kể vào sự phát triển xã hội bền vững.
Nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời tiết kiệm cho ngành một khoản chi phí
đáng kể hàng năm, Phòng Công nghệ thông tin (CNTT) – Sở GD&ĐT Kiên Giang đã
tham mưu với Ban Giám đốc Sở tổ chức khai thác và sử dụng hiệu quả phòng họp trực
tuyến qua mạng do Cục Công nghệ thông tin – Bộ GD&ĐT cấp cho Sở.
Trước đây, Phòng CNTT đã nhiều lần tổ chức họp trực tuyến với các đơn vị
trường học nhưng không đạt được yêu cầu đề ra. Lý do thứ nhất là cán bộ phụ trách công
nghệ thông tin ở các điểm cầu đều là kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách; thứ hai
là trang thiết bị và cơ sở hạ tầng mạng của các đơn vị chưa tốt, đường truyền internet
thường xuyên bị nghẽn do số điểm cầu vượt trên 80 trong một buổi họp nên thường dẫn
đến tình trạng bị đứng hình, âm thanh bị vọng lại hoặc mất âm thanh…
Làm thế nào khắc phục được tình trạng trên để cho việc họp trực tuyến ngày càng
được tốt hơn và có hiệu quả? Xuất phát từ những trăn trở đó, Phòng CNTT – Sở GD&ĐT
Kiên Giang xin trình bày những suy nghĩ và giải pháp của mình qua tham luận: “Khắc
phục sự cố khi tổ chức họp trực tuyến của sở GD&ĐT Kiên Giang”, góp phần giảm
được chi phí tổ chức hội họp tập trung tại Sở, tiết kiệm chi phí đi lại của các đơn vị trực
thuộc. Từ mô hình phòng họp trực tuyến qua web của Sở GD&ĐT, ngành sẽ tạo một số
đột phá trong việc đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển sự nghiệp giáo
dục và đào tạo nói chung, ứng dụng hiệu quả vào hội họp cho toàn ngành giáo dục tỉnh
Kiên Giang.

Kính thưa quý vị đại biểu!


Năm 2007 sau khi có Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính
phủ về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Chỉ thị số 07/CT-
UBND ngày 08/07/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường ứng dụng CNTT
trong cơ quan Nhà nước; thực hiện cơ sở pháp lý trên, Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang đã
khẩn trương xây dựng cơ sở hệ thống mạng cho toàn ngành, trang bị máy tính, thiết lập
những ứng dụng, những phần mềm họp trực tuyến và kế hoạch bồi dưỡng đào tạo cho
cán bộ phụ trách công nghệ thông tin ở các đơn vị cơ sở nhằm nâng cao kỹ thuật quản lý

75
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

và sử dụng thiết bị kỹ thuật. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động hội họp
còn chậm phát triền và gặp nhiều khó khăn.
Năm 2008, theo Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo
dục giai đoạn 2008 – 2012. Do đó, Sở GD&ĐT đã tổ chức khai thác phòng họp trực
tuyến với địa chỉ là: “http://hop.edu.net.vn/kiengiang” nhằm phục vụ cho việc họp báo
hàng tháng, mở các lớp chuyên đề qua mạng cho các đơn vị trực thuộc trao đổi và nắm
bắt kịp thời về chuyên môn và các công nghệ mới đối với các đơn vị ở vùng sâu, vùng
xa, biên giới hải đảo. Ngày 20/10/2008, Bộ GD&ĐT có công văn số 9772/BGDĐT-
CNTT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2008-2009, áp dụng hình thức
tổ chức hội nghị, hội thảo, bồi dưỡng qua mạng bằng việc sử dụng các công nghệ truyền
hình (video), qua web; tăng cường việc sử dụng phòng họp trực tuyến cho tất cả các đơn
vị trực thuộc Sở. Trước đây, khi chưa sử dụng phòng họp trực tuyến, thì hàng tháng Ban
giám hiệu và Giám đốc các trung tâm trực thuộc phải tập trung về sở để họp vừa mất
thời gian vừa tốn chi phí đi lại. Trong khi nếu sử dụng phòng họp trực tuyến tốt thì các
khoản chi phí sẽ giảm, chẳng hạn như các đơn vị trường học ở vùng sâu, vùng xa, hải
đảo tham dự hội họp phải mất 3 ngày cả đi và về; còn sử dụng phòng họp trực tuyến thì
chỉ mất có 1 ngày và cũng không phải tốn chi phí, thời gian đi lại.
Kính thưa toàn thể hội nghị!
Xác định được lợi ích và hiệu quả từ phòng họp trực tuyến, Phòng CNTT-Sở
GD&ĐT Kiên Giang đã thực hiện giải pháp sau nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn, sự
cố khi tổ chức họp trực tuyến:
- Phòng CNTT tham mưu với Lãnh đạo Sở ban hành quy định về phòng họp trực
tuyến; nâng cấp đường truyền cáp quang FTTH , kéo riêng về phòng CNTT để phục vụ
họp trực tuyến. Trang bị máy camera để ghi hình; có thể tận dụng webcam hoặc máy ảnh
kỹ thuật số (có cổng composite, cổng ra A/V out) để làm thiết bị ghi hình chất lượng, có
tính năng phóng to, thu nhỏ, hướng tiêu điểm vào người phát biểu. Đối với máy ảnh kỹ
thuật số thì cần phải mua thêm thiết bị EasyCapture kết nối với máy tính qua cổng USB.
Sử dụng thiết bị micro chuyên dùng cho phòng họp loại để bàn hoặc cầm tay, có công tắc
gắn liền để người phát biểu chủ động, có thể tắt khi không cần thiết, không thu lại tiếng
của điểm cầu khác truyền đi, truyền lại gây âm thanh nhiễu. Không dùng headphone có
micro tích hợp vì không được mỹ quan, nghiêm túc và không hiệu quả.
- Không chia nhỏ các điểm cầu sẽ gây sự cố đường truyền và khó quản lý. Tập hợp
các đơn vị trường học, Phòng GD&ĐT phân chia theo cụm cùng huyện, thị xã, thành phố
tập trung về một điểm cầu. (Hiện tại Sở GD&ĐT Kiên Giang có 15 huyện, thị xã, thành
phố nên tập trung thành 15 điểm cầu thay vì 80 điểm cầu theo đơn vị độc lập).
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong phòng CNTT phụ trách quản lý
việc đăng nhập; cấp quyền cho các điểm cầu đăng ký phát biểu và điều khiển đường
truyền âm thanh cho thật ổn định.
- Các đơn vị trực thuộc cử một cán bộ phụ trách, đảm bảo kỹ thuật trong suốt quá
trình sử dụng phòng họp trực tuyến. Kiểm tra thử phòng họp trước khi vào họp chính
thức.
Tóm lại, cho thấy việc đưa phòng họp trực tuyến vào ứng dụng rộng rãi cho toàn
ngành là hết sức cần thiết, để hoàn thành tốt việc sử dụng phòng họp được hiệu quả thì

76
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Lãnh đạo Sở, phòng ban Sở, tất cả ban Giám Hiệu nhà trường và lãnh đạo Phòng
GD&ĐT phải nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của việc sử dụng phòng họp trực
tuyến như đã nói trên. Các đơn vị phải trang bị đầy đủ các thiết bị và sử dụng thành thạo
những chức năng của phòng họp, phòng CNTT là đầu mối chủ trì phối hợp với các đơn
vị, khai thác thường xuyên tổ chức phòng họp để trao đổi kinh nghiệm; góp phần nâng
cao hiệu quả, tăng tần suất sử dụng.
Kính thưa hội nghị !
Trên đây là vài giải pháp bước đầu mà Phòng CNTT – Sở GD&ĐT Kiên Giang
đã khắc phục và thực hiện có hiệu quả trong họp trực tuyến thời gian qua; tiết kiệm được
nhiều thời gian, chi phí, phương tiện đi lại của các đơn vị vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Bài
viết khó tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp chân tình
của quý vị đại biểu. Xin chân thành cảm ơn!
Kính chúc sức khỏe quý vị đại biểu, chúc hội nghị thành công tốt đẹp!
Trân trọng kính chào!

77
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


TRONG GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÝ
Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang
Trường THPT Nguyễn Minh Quang
Đinh Minh Tri

78
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY


VẬT LÝ
1) Những tiện ích của máy tính trong giảng dạy Vật
lý:
-Trước hết có thể nói đây là một thư viện quốc tế
khổng lồ, có thể tìm kiếm mọi vấn đề cần thiết một
cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua mạng
internet.
- Một tính ưu việt nữa của máy tính là dễ dàng tạo ra các
thông tin dưới nhiều dạng như hình ảnh, âm thanh, văn
bản, đồ thị, phim ảnh... Nhờ tính này ta có thể làm cho các
bài giảng thêm phong phú bằng cách đưa vào bài những
đoạn phim tư liệu, những hình ảnh minh hoạ, những thí
1
nghiệm ảo....

- Một tiện lợi nữa là khả năng lưu tr ữ lâu dài và dễ


dàng tìm lại để tham khảo và sửa đổi cho phù hợp
hơn khi cần thiết. Nhờ đ ặc điểm này qua từng năm
ta có thể tạo ra những ngân hàng đề thi để từ đó qua
mỗi năm có thể so sánh trình độ học sinh giữa năm
này với các năm khác. Bài soạn lưu trên máy có thể
sử dụng cho nhiều năm, mỗi năm có thể điều chỉnh,
bổ sung cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Bài giảng có ứng dụng CNTT không đơn thuần chỉ là
những dòng chữ hoặc công thức hiện ra lần lượt để
học sinh ghi lại. Bài giảng có phong phú, đạt hiệu quả
cao của việc ứng dụng hay không chính là nhờ có
được những thí nghiệm minh họa, những mô hình
sinh động tạo được những ấn tượng dễ hiểu, dễ tiếp
2
thu bài cho học sinh.

79
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

2/. Những tư liệu cần thiết cho bài soạn:


• Hình ảnh minh họa: Có thể lấy từ nhiều nguồn
khác nhau và bằng nhiều cách như
- Scan từ SGK hoặc từ các tạp chí, sách vở khác.
- Chụp hình trực tiếp bằng máy ảnh kỹ thuật số.
- Sưu tầm hình ảnh trên các trang web
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa được lấy
từ các nguồn như nói ở trên

Các hình ảnh scan từ các


tạp chí, sách tham khảo…

80
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

81
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

77

82
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Hình ảnh được lấy trên mạng internet

Sự phản xạ sóng điện từ 9


của tầng điện li

Các hình ảnh chụp trực tiếp


bằng máy ảnh kỹ thuật số
Thí nghiệm về sự phóng
điện của đèn chân không

10

83
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Truyền tải Điện năng

11

Các hình được scan từ sách giáo khoa

12

84
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

13

• Thí nghiệm minh họa:


Có thể tạo các thí nghiệm để minh họa cho bài
giảng bằng nhiều cách như
- Làm thí nghiệm trực tiếp bằng các dụng cụ trong
phòng thí nghiệm rồi quay thành các đoạn video
clips để chiếu minh hoạ.
- Sưu tầm các thí nghiệm từ những đĩa CD có sẵn
- Thu trực tiếp từ các đài truyền hình
- Tự tạo bằng các phần mềm Vật lý
- Thu thập từ các trang web về vật lý…

14

85
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

3/.Nhng hi u qu, hn ch và nhng kinh


nghi m:
*Hiệu quả:

- Có nhiều tư liệu để nghiên cứu và đưa vào bài


giảng tạo sự sinh động hơn cho tiết dạy.

-Tạo được sự hưng phấn hơn cho học sinh và các


em tiếp thu bài cũng nhanh vì được trực tiếp mắt
thấy tai nghe.

-Tạo được những đề thi, đề kiểm tra nhanh, gọn,


phù hợp với từng đối tượng học sinh.
15

- Dễ dàng tạo ra những đề trắc nghiệm rất đa dạng


với nhiều cách khác nhau nhờ những phần mềm có
sẵn

- Một số hiện tượng vật lý nhờ quan sát thực tế học


sinh sẽ dễ hiểu hơn

- Khi dạy trên máy sẽ hạn chế đư ợc một khoảng


thời gian khá nhiều cho việc viết bảng, vẽ
hình...Thời gian dư này có thể dùng để củng cố
sâu hơn, phát vấn nhiều hơn hoặc có nhiều thời
gian hơn cho việc liên hệ với thực tế.

16

86
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

*Hạn chế:
Tuy nhiên việc áp dụng CNTT trong giảng dạy
cũng còn một số hạn chế:
- Do các phần mềm vật lý còn hạn chế nên khi
soạn, giáo viên phải mất khá nhiều thời gian để thiết
kế các chương trình cho phù hợp, nhưng do không
chuyên nghiệp nên đôi khi các mẫu thiết kế ra chưa
thật đẹp và chưa mang tính thuyết phục cao.
- Chưa c ó một thống nhất chung nào về bài
soạn điện tử nên mỗi GV soạn theo một kiểu riêng,
mang tính tự phát là chính.

17

*Một số kinh nghiệm:


- Trong bài không nên lạm dụng quá nhiều màu sắc
hoặc thay đổi màu sắc liên tục dễ làm cho học sinh
mất tập trung vào nội dung chính của bài mà chỉ tập
trung theo dõi màu sắc vì xem lạ mắt. Đ ồng thời
cũng cần tránh các hiệu ứng âm thanh không cần
thiết
- Trong bài soạn không nên ghi quá chi tiết nội dung
trên màn hình vì khi đó học sinh sẽ không tập trung
nghe giảng chỉ chú ý cho việc ghi chép cho kịp bài
vở. Chỉ nên ghi những ý chính nhất còn các phần
khác vẫn giảng bình thường và học sinh vẫn phải
tập trung nghe giảng và chọn lựa ý để ghi.
18

87
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

- Tư li ệu phải được thường xuyên bổ sung đ ể cho


các tiết dạy ngày một phong phú hơn . Tuy nhiên
hiện nay nguồn tư liệu này không nhiều nên giáo
viên cũng phải biết thêm một số những phần mềm
khác như 3D max, Flash, Photoshop… để có thể tự
tạo ra được những mô hình, những thí nghiệm ảo
đơn giản.

- Việc tạo ra hoặc tìm được những tư liệu phù hợp


với bài thường mất nhiều thời gian và đôi khi hi ệu
quả không cao . Để khắc phục việc này, trong tổ bộ
môn nên có sự phân công tìm tòi, thiết kế… sau đó là
tổ chức sắp xếp các tư liệu một cách thứ tự, khoa
học để mọi người khi cần đến chỉ việc vào đúng địa
chỉ đã qui ước để lấy, không mất nhiều thời gian nữa
19

- Nên thư ờng xuyên tổ chức những hội thảo,


chuyên đề…để rút kinh nghiệm cho việc ứng
dụng, đ ồng thời phổ biến những phần mềm mới,
những thí nghiệm mới thu thập được đề mọi thành
viên đều có thể vận dụng được dễ dàng

88
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MATHCAD TRONG GIẢNG DẠY


VÀ NGHIÊN CỨU TOÁN HỌC
Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre
Trường THPT chuyên Bến Tre
Trần Thanh Liêm

Trong các năm học gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động và khuyến
khích việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, do đó mỗi thầy
cô giáo cả nước đang cố gắng làm và phát huy việc ứng dụng công nghệ thông tin
để hỗ trợ cho việc dạy và học. Mỗi giáo viên cần phải có những biện pháp, phương
tiện, công cụ thích hợp để cải tiến việc dạy và học sao cho kết quả đạt được ngày
càng nhiều hơn, hiệu quả hơn, và làm cho học sinh ham thích học tập hơn, tích
cực và chủ động hơn.
Hoà vào xu thế đó, tôi đã cố gắng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc
giảng dạy và nghiên cứu toán đó là dùng các phần mềm toán học như Maple,
Mathcad, Mathematica, Sketchpad….; một trong những phần mềm mà tôi nghiên
cứu thấy có kết quả tốt là Mathcad .
Phần mềm Mathcad hiện đã có phiên bản 15. Với Mathcad, học sinh nói
riêng sẽ rất thuận lợi để làm toán, tương tác trực tiếp trên máy vi tính cá nhân hoặc
trên mạng vì dễ dử dụng. Đối với giáo viên có thể dùng Mathcad tạo ra các kịch
bản hoặc lập trình để giải nhiều bài toán một cách tự động, tạo ra các bài toán
tương tự có thể dùng làm các đề trắc nghiệm khác nhau nhưng có chất lượng như
nhau; hoặc có thể sáng tạo ra các bài toán mới dành cho thi đại học, thi học sinh
giỏi, thi máy tính bỏ túi, làm đề thi trắc nghiệm trên mạng …
Các lệnh của Mathcad khá đơn giản nhưng hiệu quả, đủ dùng để giải toán
trung học phổ thông và những bài toán kỹ thuật cao cấp dành cho kỹ sư nhà thiết
kế…; các đoạn văn bản mô tả, công thức, đồ thị,… có thể được đặt ở bất cứ đâu
trong trang làm việc. Ngoài ra còn có một hệ thống tham khảo trên Internet khá chi
tiết và hiệu quả để hỗ trợ người sử dụng.
1) Tóm tắt về Mathcad :
Phần mềm Mathcad có thể làm được hầu hết các công việc có liên quan về
Toán như tính giá trị đúng hoặc xấp xỉ, rút gọn đơn giản biểu thức, giải phương
trình, bất phương trình, hệ phương trình, tính giới hạn ,đạo hàm, tích phân của hàm
số, vẽ đồ thị hàm số, tính diện tích,thể tích , biến đổi ma trận, khai triển các chuỗi
,các tính toán thống kê,xử lý dữ liệu, số phức...
Mathcad có thể sử dụng để lập chương trình giải các bài toán phức tạp
không những tính toán trên số mà còn trên các ký hiệu (Symbolics). Lập trình
bằng Mathcad có thể là tổ hợp các lệnh, có thể là thông qua các cấu trúc lệnh và
hàm của Mathcad; rất dễ học, nhưng lại mang đầy tính sáng tạo và tùy chọn cho
người dùng.
Mathcad còn có điểm đặc biệt riêng so với các phần mềm toán khác : mỗi
một công thức, một đoạn văn bản, một đồ thị,... hiển thị trên trang làm việc
(worksheet) là một vùng (region) riêng biệt, các vùng này là Object nên có thể định
89
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

dạng hoặc tái định dạng bất kỳ lúc nào về font chữ, về màu sắc, hoặc có thể phóng
to thu nhỏ,... cũng như có thể di chuyển chúng đến bất kỳ nơi nào tùy thích vào bất
kỳ lúc nào trên worksheet và nếu là công thức tính toán như cộng, trừ, nhân , chia,
đạo hàm, tích phân thì kết quả sẽ hiện ra tức thì như dưới đây:

Điều này rất tiện lợi , ta có thể nhập nhiều hàm số sau đó chẳng hạn cần tính
đạo hàm của hàm số nào thì kéo nó đến vị trí thích hợp, ta có ngay kết quả như ví
dụ sau:

Muốn di chuyển vùng nào trong các vùng trên ta chỉ việc click chuột vào
vùng đó thì xuất hiện 1 khung chữ nhật bao quanh, rà chuột lên vùng đến khi xuất
hiện hình bàn tay là có thể di chuyển được.
Với các chức năng trên thì ta có thể vừa soạn thảo văn bản, vừa tính toán với
các chú thích, đồ thị,... với một hình thức trình bày tùy thích nên nó rất phù hợp
cho học sinh làm bài tập, cho sinh viên soạn đề án tốt nghiệp hoặc các kỹ sư thiết
kế... Đặc biệt một số kí hiệu mà Mathcad không có mà MathType có kí hiệu này
thì ta có thể chèn vào Mathcad dễ dàng

90
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Như vậy các kí hiệu toán học được thể hiện đầy đủ nhờ bổ sung thêm từ
MathType.
2) Ứng dụng Mathcad trong giảng dạy :
Sau đây là một số ứng dụng dùng Mathcad giải toán:

91
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Mathcad cũng có thể giải bài toán hình giải tích trong mặt phẳng và trong
không gian nếu ta lập một chương trình khả thi cho Mathcad thực hiện ; sau đây là
một chương trình minh hoạ :

d1 là phân giác góc tù, d2 là phân giác góc nhọn là đúng.


92
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Thay đổi a1,b1,c1,a2,b2,c2 ta có ngay bài toán mới và kết quả tức thì :

Kết quả :

Đặc biệt Mathcad khá mạnh trong lĩnh vực đồ họa, nó có thể vẽ các đồ thị thông
thường trong chương trình toán phổ thông và đại học với các tùy chọn về trục, màu
sắc,kích thước,... có thể cho đồ thị chuyển động để thấy tương giao giữa các đường
hoặc có thể biểu diễn các sô liệu dưới dạng ma trận; vẽ vật thể tròn xoay... Sau đây
là 1 chương trình khảo sát hàm số và vẽ đồ thị minh họa:

Với chương trình tạo sẵn này, giáo viên có thể cho ra nhiều bài toán để học
sinh thực tập . Chỉ cần thay đổi a,b,c,d là ta có ngay đồ thị mới và lời giả được
cập nhật.
93
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

94
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Với các khối trực quan này giáo viên có thể cho các em làm các Mô hình
thực tế bằng giấy bìa cứng chẳng hạn. Thực tế áp dụng cho thấy học sinh rất thích
thú cùng nhau làm ra nhiều sản phẩm đẹp mắt và khám phá được nhiều tính chất
của khối đa diện đều mà trong sách giáo khoa không đề cập đến. Sau đây là một
bài toán hình giải tích trong không gian được giải bằng Mathcad:

95
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Bài toán :

Kết luận :
• Mathcad là một phần mềm rất hữu ích cho học sinh và giáo viên
• Sử dụng Mathcad thành thạo sẽ giúp học sinh và giáo viên giải quyết
được nhiều bài toán thi tốt nghiệp phổ thông, thi đại học, thi học sinh
giỏi; nghiên cứu và sáng tạo được nhiều bài toán mới .
• Nên sử dụng Mathcad như một công cụ hỗ trợ tích cực cho học sinh và
giáo viên.

96
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

SỬ DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ ĐỂ GIẢNG DẠY BÀI


“CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)”
Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau
A. LÍ DO CHỌN VẤN ĐỀ:
Trong chương trình Lịch sử lớp 11 (cơ bản và nâng cao), bài “Chiến tranh thế giới
thứ hai (1939 – 1945)” là một nội dung rất quan trọng và chiếm thời lượng khá lớn (2 tiết
ở ban cơ bản và 3 tiết ở ban nâng cao). Tuy nhiên, đây lại là một bài rất khó của chương
trình, bởi vì nó có quá nhiều vấn đề cần phải hiểu, nhiều sự kiện cần phải ghi nhớ …. nên
đã gây khó khăn không nhỏ cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình dạy – học.
Làm thế nào để vừa đảm bảo nội dung bài học, lại tạo được sự thích hứng và yêu
thích của học sinh đối với bộ môn Lịch sử, trong bối cảnh môn này vẫn bị coi là môn
phụ, không quan trọng, nội dung kiến thức quá dài, khó nhớ, nhiều sự kiện...là điều mà
mỗi giáo viên bộ môn Lịch sử luôn trăn trở và tìm cách khắc phục.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng để nâng cao chất lượng bài dạy và hiệu
quả của bộ môn, giáo viên cần phải kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau,
trong đó đặc biệt quan tâm khai thác triệt để tư liệu lịch sử để giảng dạy. Vì Lịch sử là cái
thuộc về quá khứ, đã qua và không lặp lại nguyên xi, học sinh không thể trực tiếp nhận
thức được Lịch sử mà phải thông qua các tư liệu Lịch sử. Do đó, dạy học lịch sử trước
hết là một quá trình truyền thông tin, thu nhận và xử lý thông tin giữa giáo viên và học
sinh qua các tư liệu lịch sử.
Tư liệu lịch sử là vô cùng phong phú. Để giảng dạy Lịch sử nói chung và bài
“Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)” nói riêng, chúng ta có thể sử dụng các loại
tư liệu lịch sử sau:
1. Tư liệu thành văn (những bài viết, bình luận, báo cáo về các vấn đề, sự kiện,
quá trình, nhân vật lịch sử…)
2. Tranh ảnh, hình vẽ lịch sử.
3. Lược đồ, bản đồ lịch sử.
4. Phim tư liệu lịch sử.
5. Các loại bảng, biểu...
Những nguồn tư liệu trên, ngoài việc có sẵn trong sách giáo khoa, sách tham
khảo...giáo viên cần phải khai thác kho tư liệu đồ sộ trên Internet trên cơ sở có sự lựa
chọn, sàn lọc, đối chiếu kỹ càng. Khi có tư liệu, giáo viên cần vận dụng linh hoạt qua
từng nội dung bài học bằng sự kết hợp giữa phương pháp truyền thống (phấn trắng –
bảng đen) và công nghệ thông tin (công cụ trình chiếu Power Point) để tăng thêm sự
hứng thú của học sinh trong học Lịch sử. Khi ấy, những bài học Lịch sử sẽ vừa có những
hình ảnh minh họa chân thực, những thước phim tài liệu lịch sử sinh động, lại vừa không
làm mất đi vai trò của người thầy.

Chính vì điều đó, trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử, tôi xin trao đổi một vài
kinh nghiệm về vấn đề “ Sử dụng tư liệu Lịch sử để giảng dạy bài “Chiến tranh thế
giới thứ hai (1939 – 1945)” nhằm gây hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động và sáng
tạo ở học sinh, để đạt hiệu quả cao nhất trong bài học.
97
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

B. NỘI DUNG:
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, tàn khốc
nhất trong lịch sử nhân loại. Không cuộc xung đột nào trước đó hay sau đó bao gồm số
nước tham gia nhiều hơn, ảnh hưởng diện tích đất lớn hơn, hay giết nhiều mạng người và
phá hoại nhiều hơn. Nó lôi kéo 76 nước tham chiến, 110 triệu người gia nhập quân đội,
giết chết hơn 60 triệu người, làm cho 90 triệu người bị thương, tiêu tốn đến 4000 tỉ USD.
Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít, dẫn tới những biến đổi
căn bản trong tình hình thế giới.
I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH.
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 – 1937).
- Những năm 30 của thế kỷ XX, các nước phát xít đã liên kết với nhau hình thành
trục Béclin – Rôma – Tôkiô ( phe phát xít còn gọi là phe Trục).
- Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm
lược ở nhiều nơi.
Lược đồ Đức – Italia gây chiến và
bành trường (1935 – 1939)

Bản đồ Chính trị thế giới Trục phát xít Béclin – Rôma – Tôkiô

Giới quân phiệt Nhật Bản Hitle và Mussolini (1938)

98
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Nhật Bản xâm lược TQ (1931) Hitle và quân đội phát xít Đức

Thái độ của các nước Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ :


+ Liên Xô kiên quyết tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
+ Anh, Pháp, Mỹ thực hiện chính sách dung dưỡng thoả hiệp, nhằm chĩa mũi nhọn
chiến tranh về phía Liên Xô.
Liên

Anh- Pháp Đức - Ý


Mĩ Nhật

2. Từ hội nghị Muy – nich đến chiến tranh thế giới.


- 3/1938, Đức thôn tính Áo, sau đó Hítle gây ra vụ Xuyđét thôn tính Tiệp Khắc.
- Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muyních được triệu tập với sự tham dự của Đức, Anh,
Pháp, Italia. Theo đó Xuyđét được trao cho Đức đổi lại Hítle chấm dứt thôn tính châu Âu.
- Tháng 3/1939, Đức đưa quân Thôn tính toàn bộ Tiệp khắc và gây hấn chuẩn bị
tấn công Ba Lan

Tranh biếm hoạ của hoạ sĩ


KuKryniksy. Mô tả hành
động bán đứng Tiệp Khắc
của các nước phương Tây.
Dòng chữ trên có nghĩa:
“Hướng về phương
Đông”.

99
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Tranh biếm họa – Hitle được Sự hoành hành của Hitle


ví như người khổng lồ (1938) làm náo loạn cả Châu Âu

II – CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THƯ HAI BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG (9/1939
– 6/1941).
1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm lược châu Âu (9/1939 – 9/1940).
- Ngày 1/9/1939, Đức đánh chiếm Ba Lan. Ngày 3/9/1940, Anh – Pháp tuyên
chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

1.9.1939

Lược đồ - Đức đánh chiếm Ba Lan

Hitle tuyên chiến với Châu Âu


100
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Chiến sự ở Ba Lan
- Ngày 28/9/1939, Đức thôn tính Ba Lan.
- Từ tháng 4 – 7/1940, Đức đánh chiếm hầu hết các nước Châu Âu.

Lược đồ - Đức đánh chiếm các nước Châu Âu

- Tháng 7/1940, không quân Đức tiến


hành oanh tạc nước Anh, tàn phá nặng nề
nhiều thành phố. Nước Anh quyết chiến đấu
đến cùng và làm thất bại âm mưu của Đức.

Thủ đô London bị tàn phá

101
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

- Tháng 9/1940, Đức – Ý – Nhật ký hiệp ước Tam cường.

Hội nghi ký hiệp ước Tam cường.


Hàng đầu (từ trái sang phải) : Nhật
hoàng Hideki Tojo, Thủ tướng Ý
Benito Mussolini và Thử tướng Đức
Adolf Hitler

Hiệp ước Tam cường đã tuyên bố mục đích của phe Trục là thiết lập “Trật tự mới”
trên thế giới, thay cho trật tự cũ đã lỗi thời. Sự thống trị của phát xít Đức đã tạo ra cái gọi
là “trật tự mới” ở Châu Âu.
Đối với các nước bị chiếm đóng, Đức thống trị bằng bạo lực và khủng bố (của lực
lượng mật vụ Ghestapô, cảnh vệ SS và quân đội Đức. Hitle ra sức vơ vét nhân lực (hơn 7
triệu dân ở Châu Âu bị đưa sang Đức làm lao động khổ sai) và thẳng tay bóc lột kinh tế
để phục vụ chiến tranh.
Chính sách phân biệt chủng tộc cực kỳ tàn bạo được áp dụng. Người Xlavơ (Nga,
Ba Lan…) bị coi như nô lệ, có thể bị bắn giết bất cứ lúc nào. Riêng người Do Thái bị
Hitle dành cho “giải pháp cuối cùng” nghĩa là tiêu diệt toàn bộ. Họ bị dồn vào các ghettô
(khu cách li) và bị tàn sát hàng loạt. Cho đến năm 1945, hơn 5 triệu người Do Thái (tức
70% dân số Do Thái ở Châu Âu và 40% trên toàn thế giới) đã bị giết hại. Các trại tập
trung với phòng hơi ngạt và lò thiêu người là sản phẩm tiêu biểu cho “trật tự mới” của
phát xít Đức.

Lính Đức sát hại người Do thái

Trại tập trung của Đức Quốc xã

102
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

- Từ 10/1940 – 6/1941, Đức đánh chiếm các nước Nam Âu : Rumani, Hunggari,
Bungari, Nam Tư, Hy Lạp.

Lược đồ - Đức đánh chiếm các nước Nam Âu

III – CHIẾN TRANH LAN RỘNG KHẮP THẾ GIỚI (6/1941 – 11/1942).
1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi.
- Tháng 12/1940, Đức thông qua kế hoạch tấn
công Liên Xô – kế hoạch Bacbaroxa.

Hitle thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô


mang tên Bacbaroxa

Hướng phía Nam

Hướng trung tâm

Hướng phía Bắc

Kế hoạch Bacbaroxa

Ngày 22/6/1941, ba đạo quân Đức với lực lượng hùng hậu lên đến 5,5 triệu quân
đã đồng loạt tấn công trên suốt dọc tuyến biên giới phía Tây Liên Xô. Với ưu thế về vũ

103
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

khí và kinh nghiệm tác chiến, quân Đức nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. Đạo
quân phía Bắc bao vây Lê – nin – grat, đạo quân trung tâm tiến tới ngoại vị thủ đô
Matxcova (có nơi chỉ cách thủ đô 20km), đạo quân phía Nam chiếm Ki – ep và phần lớn
U – crai – na.
Nhưng Liên Xô vẫn đứng vững. Thành phố Lê – nin – grat bị bao vây suốt 900
ngày đêm, với gần 1 triệu người chết vì đói rét, bom đạn, vẫn kiên cường chiến đấu cho
đến ngày giải phóng.

Phim tư liệu về mặt trận Xô – Đức

Đức tấn công


Liên Xô

Quân đội Liên Xô thề quyết tử


chống Đức

104
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Sáng ngày 7/11/1941, kỷ niệm lần thứ 24 Cách mạng tháng Mười Nga đã diễn ra
một cuộc duyệt binh đặc biệt. Những đơn vị duyệt binh, vũ khí và đạn dược sẵn sàng,
diễu qua Hồng trường rồi tiến thẳng ra mặt trận.
- 6/ 12/1941, Hồng Quân Liên Xô do tướng Giu - côp chỉ huy đã phản công Đức
và giành thắng lợi ở Mát – xcơ – va, làm thất bại chiến lược « Chiến tranh chóp nhoáng »
của Đức.

Liên Xô phản công trong trận


Mát – xcơ – va.

2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.


- Ngày 7/12/1941, Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng. Mĩ tuyên chiến với Nhật.
Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.

7.12.1941

Trân Châu
cảng

Phim tư liệu về trận

Trân Châu cảng

105
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Tổng thống Mỹ
Roosevelt tuyên chiến
với Đức, Ý, Nhật.

IV – QUÂN ĐỒNG MINH CHUYỂN SANG PHẢN CÔNG. CHIẾN TRANH


THẾ GIỚI THỨ HAI KẾT THÚC (11/1942 – 8/1945)
1. Quân Đồng minh phản công (11/1942 – 6/1944)
- 11/1942 – 2/1943, Liên Xô chuyển sang phản công và giành thắng lợi ở
Xtalingrat.

- 5/7-23/8/1943, Liên Xô giành thắng lợi ở vòng cung Cuôcxơ.

Cuốc-
xcơ

- 3 – 5/1943, liên quân Anh –Mĩ phản công và quét sạch quân Đức, Italia.
- 7/1943, quân Đồng minh chiếm đảo Xixilia. Mutxôlini bị bắt. Chiến sự ở Bắc
Phi châm dứt.
106
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

7/1943

Lược đồ trận chiến Xixilia và hình Mussolini bị treo cổ

- 8/1942 – 1/1943, Mĩ đánh bại Nhật tại trận Guađancana. Mĩ chuyển sang phản
công ở TBD.

1
9
4

Lược đồ chiến trường Châu Á – Thài Bình Dương


2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.
- Đầu 1944, Liên Xô tổng phản công, giải phóng toàn bộ Liên Xô và tiến quân giải
phóng các nước Trung và Đông Âu.
- 6/6/1944, Anh – Mĩ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, giải phóng các nước Pháp,
Bỉ, Hà Lan…
- 1/1945, Liên Xô tấn công Đức từ phía Đông.
- 16/4/1945, Liên Xô tấn công vào Beclin.
- 30/4/1945, Cờ của Hồng quân Liên Xô đã cắm trên toàn nhà quốc hội Đức. Hitle
tự sát.

107
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Lược đồ chiến sự (1944 –


1945)

Ngày 30/4/1945, sau 16 ngày đêm chiến đấu ác liệt, Hồng quân Liên Xô đã tiêu
diệt toàn bộ đội quân cố thủ Beclin trên 1 triệu quân của Đức, cắm cờ chiến thắng trên
tòa nhà Quốc hội Đức. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít vĩ
đại của nhân dân Liên Xô và nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Ngày 30/4/1945, thủ đô Beclin thất


thủ. Hitle đã đưa gia đình xuống hầm
chỉ huy và sau khi giết chết vợ, ông đã
tự kết liễu đời mình bằng chính khẩu
súng một thời huy quyền của ông,
chấm dứt cuộc đời của một con người
“có một năng lực hủy hoại hiếm thấy”
trong lịch sử.

9/5/1945, Thống chế Wilhelm Keitel ký văn


kiện đầu hàng

108
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

- 6/8 và 9/8/1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử


xuống thành phố Hirôsima và Nagaxaki của Nhật Bản.
Lúc 8 giờ 15 (giờ Hiroshima) ngày 6/8/1945, chiếc B
– 29 mang tên Enola Gay của phi đoàn 509, cơ trưởng Đại
tá Paul Tibbets, xuất phát từ căn cứ không quân North Field
trên đảo Tinian ở tây Thái Bình Dương cách Nhật Bản
khoảng 6 giờ bay, đã thả quả bom nguyên tử "Little Boy"
trên bầu trời trung tâm Hiroshima. Quả bom nổ cách mặt
đất khoảng 600m với sức nóng lên tới 4000°C và ngay lập
tức giết chết ít nhất 80.000 người. Bán kính bị tàn phá là 1,6
km và cháy trên diện tích 4,4 km vuông. Ước tính 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt
hoặc hư hại. Về sau có thêm khoảng 60.000 người chết vì bị nhiễm phóng xạ, nâng tổng
số người chết ở Hirosima lên con số 140.000 người.
Lúc 11 giờ 01, ngày 9/8/1945, pháo đài bay B-29 Bock's Car, cơ trưởng Thiếu tá
Charles W. Sweeney đã thả quả bom nguyên tử "Fat Man" xuống thành phố Nagasaki.
Quả bom phát nổ ở 469 mét cách mặt đất, với nhiệt độ 3.871°C đã giết chết 70.000 dân
cư Nagasaki ngay lập tức và 60.000 người khác bị thương. Bán kính vụ nổ là 1,6 km,
những đám cháy trải dài từ phần bắc của thành phố cho đến 3,2 km cách vụ nổ về phía
nam. Một số lượng không tính toán được những người sống sót từ vụ nổ ở Hiroshima sơ
tán đến Nagasaki và lại bị đánh bom ở đây.

Little boy Fat Man

Hai quả bom nguyên tử được Mĩ ném xuống Hirosima và Nagasaki

109
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Phim tư liệu về vụ nổ bom nguyên tử


Đám mây hình nấm ở phía trên Đám mây hình nấm do quả bom
Hirosima sau vụ thả bom nguyên nguyên tử Fat Man ném xuống
tử Little Boy Nagasaki, cao đến 18 km

Quang cảnh Hi-rô-si-ma và Nagasaki sau khi bị ném bom nguyên tử

Nạn nhân của bom nguyên tử

110
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Cô bé Sadako và câu chuyện 1000 con hạc

Trong thảm họa bom nguyên tử, ngày 6/8/1945 ở Hirosima đã có một kỳ tích xảy
ra. Đó là trong khi hàng vạn người chết thì cô bé Sadako Xaxaki (khi ấy mới 2 tuổi) đã
may mắn sống sót. Tuy nhiên, sự sống của cô lại không kéo dài được lâu khi đến năm
1951, cô phải nhập viện vì bị nhiễm chất phóng xạ.
Theo truyền thuyết của Nhật Bản, khi một người bị bệnh xếp đủ 1000 con hạc
bằng giấy treo trong phòng thì người ấy sẽ khỏi bệnh. Tin theo truyền thuyết, ngay khi
nhập viện cô bé Sadako đã tự tay xếp những con hạc bằng giấy, nhưng cô chỉ xếp được
644 thì kiệt sức.
Quá cảm động trước cái chết của cô bé, toàn bộ học sinh thành phố Hirosima đã
quyên góp tiền xây dựng bức tượng cô gái với hai tay vươn cao con hạc, đặt trong khuôn
viên công viên Hirosima, nơi có chiếc đồng hồ mãi mãi dừng lại ở 8h15. Và dưới chân
tượng đài, người ta ghi dòng chữ : “Chúng tôi mong muốn hãy để hòa bình tồn tại vĩnh
viễn trên thế giới này”.

Bức tượng cô bé Sadako hai tay giơ cao


con hạc do học sinh thành phố Hirosima
nguyên góp xây dựng.
Phía dưới tượng là dòng chữ : “Chúng tôi
mong muốn hãy để hòa bình tồn tại vĩnh
viễn trên thế giới này”.

NHỮNG NHẬN ĐỊNH CỦA NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI VÀ HẬU THẾ VỀ THẢM
HỌA BOM NGUYÊN TỬ
- Itiro Mirimoto, một trong những nạn nhân may mắn còn sống sót sau thảm họa
Hiroshima nhớ lại: "Một vầng sáng kinh dị bùng nổ trên bầu trời. Mọi người nhìn lên mà
ngỡ một mặt trời thứ hai xuất hiện. Nó chói sáng không kém gì mặt trời thật, còn tôi thì
111
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

thầm nghĩ có lẽ nữ thần mặt trời đã xuống giúp chúng tôi trong chiến tranh. Nhưng ngay
sau đó, có cái gì đó nóng rát bao bọc quanh mình. Bóng tối tràn ngập, thân thể bắt đầu
đau đớn, xung quanh tiếng than khóc kêu rống vang lên rền rĩ. Trong đêm tối, đây đó ánh
lên những đốm lửa ma quái, xác người cháy đen nằm rải rác khắp nơi. Tôi nhìn thấy hai
người phụ nữ đang đi, lớp da trên mặt và cánh tay họ hoàn toàn biến dạng, chảy nhăn
nheo. Quá kinh hoàng, tôi thét lên và nghĩ rằng mình sẽ chết. Sau đó tôi ngất đi".
- Năm 1946, trong một bản báo cáo của Tổ chức nhà thờ liên bang với tên Chiến
tranh nguyên tử và niềm tin Thiên chúa có một đoạn như sau: "Là những người Thiên
chúa Hoa Kỳ, chúng ta hối tiếc về sự lạm dụng thiếu trách nhiệm vũ khí nguyên tử.
Chúng ta đều đồng cảm rằng, trên nguyên tắc, dù là sự nhìn nhận của bất kỳ người nào
đối với chiến tranh, việc ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là không thể
biện hộ được về mặt đạo đức."
- Cựu đại tá không quân Mỹ Paul Tibbets, người chỉ huy phi hành đoàn gồm 12
người trên chiếc B29 ném bom xuống Hiroshima, khi được hỏi ông rằng ông có ăn về
việc làm của mình ? Ông đã nói rằng: "Không có cuộc chiến tranh nào có thể tránh khỏi
việc giết hại những thường dân vô tội".
- Còn một trong những cha đẻ của trái bom nguyên tử, nhà vật lý học người Mỹ gốc
Hungary - Leo Shilard thì nói: "Đây là tội ác chiến tranh ghê tởm, vô nhân tính. Nếu như
Đức quốc xã cũng hành xử với chúng ta như thế, chúng ta đã treo cổ hết bọn chúng tại
tòa án quân sự".
Ngày 15/8/1945, Nhật Bản ký văn kiện đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế
giới thứ hai kết thúc.
V. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GiỚI THỨ HAI.
BẢNG TÓM LƯỢC NỘI DUNG
NỘI DUNG SỰ KIỆN
Thời gian 1/9/1939 – 15/8/1945
Châu Âu, Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Trung Đông, Địa
Chiến trường
Trung Hải và Châu Phi.
Hậu quả của Hiệp ước Vecxai – Oasinhton
Nguyên nhân Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
bùng nổ Đức xâm lược Ba Lan.
Nhật tấn công Trân Châu cảng.
Gây hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử chiến tranh.
Quân Đồng minh thắng. Mĩ và Liên Xô trở thành siêu cường
Kết quả
quốc.
Chiến tranh lạnh bùng nổ.
THAM CHIẾN
Đồng Minh Phe trục
Liên Xô Đức

112
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Mĩ Ý
Anh Nhật
Trung Quốc Nhiều nước khác
Nhiều nước khác
CHỈ HUY
Winston Churchill (Anh) Adolf Hitle (Đức)
Franklin Roosevelt (Mĩ) Benito Mussolini (Ý)
Iosif Stalin (Liên Xô) Hideki Tojo (Nhật)
Tưởng Giới Thạch (TQ)
SO SÁNH VỚI CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ I (1914 – 1918)
NỘI DUNG CT1 CT2
1. Những nước tuyên bố tình trạng có
38 76
chiến tranh
2. Số người bị động viên vào quân đội
74 110
(triệu người)
3. Số người chết (triệu người) 10 60
4. Số người bị thương và tàn tật (triệu
20 90
người)
5.Thiệt hại về vật chất (tỉ USD), trong đó: 338 4.000
Chi phí quân sự trực tiếp
85 1.384

C. KẾT LUẬN.
“Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)” là một bài học thuộc loại rất khó
trong chương trình nhưng sẽ là một bài dạy rất hấp dẫn đối với học sinh khi giáo viên biết
tận dụng tốt các tư liệu lịch sử để minh họa cho bài học.
Qua thực tế giảng dạy, với việc sử dụng linh hoạt các tư liệu lịch sử khác nhau
(tranh ảnh, phim tư liệu, bảng đồ…) trong bài dạy bằng sự kết hợp giữa phương pháp
truyền thống với công nghệ thông tin (chủ yếu là công cụ trình chiếu Power Point), tôi
nhận thấy rằng, giờ học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều. Học sinh
không cảm thấy nhàm chán với môn học mà yêu thích bộ môn hơn vì các em như được
sống lại trong quá khứ, được nhìn thấy các sự kiện đang diễn ra, được tự mình khá phá
các sự kiện lịch sử.

So sánh với kết quả dạy học truyền thống trong những năm học trước đây, việc
tiếp thu bài học đạt kết quả cao hơn, tạo không khí hứng thú trong học tập, có sự hoạt
động đồng bộ giữa thầy và trò. Nhờ những tư liệu lịch sử minh họa sống động, chân thực

113
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

đã giúp học sinh học tập, tiếp thu nội dung bài học vững chắc hơn, nhớ bài lâu hơn. Từ
đó, chất lượng bộ môn được nâng lên một cách rõ rệt.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng tư liệu lịch sử để giảng
dạy, giáo viên cần lưu ý những điểm sau:
- Nguồn tư liệu lịch sử phải đáng tin cậy, nguồn gốc rõ ràng. Cần đối chiếu cẩn
thận các nguồn tư liệu. Trường hợp không rõ nguồn gốc hoặc có quan điểm trái với quan
điểm chính thống thì nên cân nhắc kỹ trước khi đưa vào bài dạy.
- Việc sử dụng tranh ảnh, lược đồ hoặc thước phim tư liệu cũng phải có chọn lọc,
không ôm đồn quá nhiều hình ảnh hoặc hình ảnh không cần thiết để có thể cô động được
nội dung bài học, học sinh dễ nhớ hơn.

- Giáo viên cần tích cực sưu tầm tư liệu lịch sử từ nhiều nguồn khác nhau như :
sách báo, thư viện, Internet, đài truyền hình hoặc từ đồng nghiệp... để làm phong phú tài
liệu giảng dạy.

- Cần kết hợp giữa giảng dạy theo phương pháp truyền thống với việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong bài giảng. Chỉ nên xem công nghệ thông tin là phương tiện hỗ
trợ giảng dạy chứ không phải thay thế chức năng của người thầy.

Hy vọng, với những điều nêu trên chất lượng giảng dạy các bài học Lịch sử nói chung và
dạy bài “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)” nói riêng sẽ đạt hiệu quả cáo hơn,
chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
quý thầy cô./.

114
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

ỨNG DỤNG MÁY VI TÍNH, ĐƯỜNG TRUYỀN INTERNET


TRONG DẠY – HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau

I. PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong thời đại cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra mạnh
mẽ và tác động mạnh mẽ đến tất cả các mặt đời sống xã hội. Những thành tựu của cuộc
cách mạng khoa học – công nghệ là một trong những động lực quan trọng trong việc
phát triển mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tất cả các nước trên thế
giới đặt biệt là trong lĩnh vực giáo dục.
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông hiện nay đã được triển
khai rầm rộ ở tất cả các trường học, nhưng hiệu quả đem lại chưa cao. Theo tôi việc đổi
mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông hiện nay trước hết bản thân người dạy
và người học phải đổi mới về tư duy nhận thức; không phải là chúng ta loại bỏ yếu tố
truyền thống, mà chúng ta cần phải kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, để làm
được điều đó không phải dễ, đòi hỏi mỗi giáo viên dạy ở tất cả các bộ môn ở trường
THPT nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng phải suy nghĩ, tìm tòi ra phương pháp tối
ưu; theo tôi việc khai thác ứng dụng công nghệ thông tin như: máy vi tính, truy cập mạng
Internet trong hoạt động dạy – học sẽ là một khâu quan trọng đem lại thành công trong
việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông hiện nay.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và nền kinh tế tri thức, sự tác động của công nghệ đã
làm cho thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc và thường xuyên. Cùng với mạng viễn thông
toàn cầu cho phép trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, việc tiếp cận của mỗi người
với tri thức nhân loại rất tiện lợi và với khối lượng lớn. Để thích ứng với điều đó, giáo
dục phải chuyển từ việc coi trọng truyền thụ tri thức sang việc giáo dục cho mọi người
khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác với nhau. Làm được điều đó, giáo dục mới
cung cấp cho xã hội hiện đại những người lao động mới phù hợp.
Do đó, việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy – học môn lịch sử có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong thời đại ngày nay nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng trong dạy – học môn lịch sử ở trường
THPT hiện nay.Vậy việc ứng dụng máy vi tính , mạng Internet có vai trò như thế nào
trong dạy – học môn lịch sử ? Ứng dụng nó vào dạy học Lịch Sử ra sao?…Đó là những
vần đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đang thu hút sự quan tâm của giáo viên hiện nay.

II. PHẦN NỘI DUNG


1. Đặc trưng của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông
Lịch sử khôi phục lại cho học sinh những kiến thức lịch sử đã từng tồn tại trong quá
khứ, kiến thức lịch sử không chỉ cung cấp cho việc miêu tả vẻ bề ngoài của sự kiện, mà
còn phải giải thích chúng, chỉ ra bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trên cơ sở
những sự kiện lịch sử cụ thể, bộ môn lịch sử khái quát sự thật lịch sử để hình thành cho
học sinh các khái niệm lịch sử, từ đó giúp các em ngày càng đi sâu hơn vào bản chất của
sự kiện lịch sử, theo đúng con đường nhận thức lịch sử.
115
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Đối tượng học tập của bộ môn Lịch sử thuộc về quá khứ, cho nên thời gian càng lùi
xa thì việc nhận thức bản chất của sự kiện và hiểu sâu về sự kiện lịch sử càng khó. Giáo
viên cũng không thể tiến hành các thí nghiệm làm sống lại, xây dựng lại các nhân vật lịch
sử như đã từng tồn tại trong quá khứ. Vì vậy, giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong việc giúp học sinh khôi phục lại “bức tranh quá khứ”, lĩnh hội tri thức lịch sử và
hiểu chúng, vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tiễn.
Hiện nay, việc dạy học lịch sử với sự hỗ trợ của CNTT khá phổ biến và ngày càng
tỏ ra khá hiệu quả cao. Nhờ sự hỗ trợ của CNTT với các công cụ máy vi tính và các
phương tiện hỗ trợ khác, người giáo viên có thể thực hiện giáo án điện tử với đầy đủ các
kênh chữ, kênh hình, âm thanh, qua đó, học sinh không chỉ được rèn luyện các khả năng
đọc, nghe, viết nói mà còn quan sát và cảm nhận được các sự kiện, giúp học sinh hình
thành biểu tượng lịch sử thông qua trực quan sinh động.
Việc truy cập trên mạng Internet giúp cho giáo viên có thể khai thác lựa chọn những
thông tin, tư liệu, hình ảnh, đoạn phim phù hợp với nội dung bài dạy sẽ giúp cho tiết dạy
môn lịch sử sinh động hơn, học sinh hứng thú trong giờ học, qua đó phát huy được tính
tư duy, sáng tạo, tự học cho các em.

2. Khai thác ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy – học môn lịch sử
Ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông đang rất được
nhà nước và xã hội quan tâm. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác
định trong Nghị quyết Trung ương 4 Khóa VII (1.1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa
VIII (12.1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005). Đặc biệt, theo Luật Giáo
dục điều 82.2 đã ghi: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;
bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, theo quy
định của Luật giáo dục, giáo viên phải chuyển dần từ phương pháp dạy học truyền thống
(giáo viên giử vai trò trung tâm) sang phương pháp dạy học tích cực – lấy học sinh làm
trung tâm của hoạt động dạy và học để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. Ngoài ra, giáo viên còn phải
bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng nhận biết bản chất vấn đề, có năng lực tư duy độc lập và
vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn. Để đạt mục tiêu trên, giáo viên dạy
môn lịch phải tăng cường việc ứng dụng Công nghệ thông tin .

3. Vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học môn lịch sử
a) Lịch sử là những gì đã diễn ra theo thời gian trong toàn bộ quá trình phát sinh,
phát triển của con người và xã hội loài người, là bản thân đời sống xã hội qua các giai
đoạn tiến triển khác nhau và cả giới tự nhiên trong phạm vi những gì có liên quan đến
con người. Hay nói cách khác, Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội
loài người. Nó đã tồn tại cách chúng ta hàng chục năm, hàng trăm năm, thậm chí hàng
triệu năm. Do đó, việc tiếp cận và tái hiện lại lịch sử gần giống như nó đã từng tồn tại là
một việc rất khó khăn. Vì vậy, nếu giáo viên sử dụng những tư liệu như: hình ảnh, bản
đồ, biểu đồ và đặc biệt là phim tư liệu vào giảng dạy thì sẽ góp phần rất lớn giúp học sinh
có thể tái hiện lại được sự kiện lịch sử gần giống như nó đã từng tồn tại – đây là điều cực

116
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

kì quan trọng với môn Lịch Sử. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
Lịch sử là vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại. Nó mang tính lịch sử vì đáp ứng
được yêu cầu của dạy học: truyền đạt những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất và đáp
ứng được yêu cầu của môn học. Nó mang tính thời đại vì phù hợp với yêu cầu thực tại.
Ngày nay, thời đại tin học đã thực sự đến và việc ứng dụng tin học vào dạy học đang là
xu hướng của tất cả các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.Ngoài ra, xét về góc độ tâm lí
lứa tuổi, học sinh trung học phổ thông đang trong giai đoạn phát triển của nhận thức và
con đường nhận thức của các em cũng không thoát khỏi quy luật: từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng và thực tiễn. Do đó, việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học
để có thể cung cấp cho các em những tư liệu trực quan sinh động (Tranh ảnh, bản đồ,
phim tư liệu…), giúp các em biết và hiểu được bản chất của vấn đề lịch sử là hoàn toàn
phù hợp với các em.Mặt khác, Việt Nam cũng đang trên đường đổi mới và hội nhập nên
không thể không tiếp nhận những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Vì vậy, việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học ở nước ta cũng là vấn đề cần thiết.
b) Giáo viên cần có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin
Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc học của học sinh cũng đã có nhiều thay đổi.
Thói quen học thuộc một cách thụ động nhường chỗ cho việc tự tìm tòi, khám phá.
Những băn khoăn học sinh gặp phải khi các em tiếp xúc với các nguồn thông tin khác
nhau khiến cho các em tìm cách giải đáp. Việc học và chơi ngày càng được gắn với máy
vi tính nhiều hơn, thu hút các em nhiều hơn vào sự tìm tòi, khám phá.
Giáo viên không thể bằng lòng với những thông tin có sẵn trên các trang sách giáo
khoa và tài liệu tham khảo. Internet là nguồn thông tin không thể thiếu được của những
người làm nghề dạy học. Khai thác thông tin từ Internet phải trở thành thói quen không
thể từ bỏ được của mỗi giáo viên. Rõ ràng, kỹ năng làm việc với máy tính trở thành kỹ
năng tối thiểu của tất cả mọi người, trong đó có cả giáo viên.
Máy vi tính và việc sử dụng nó trong tự học và dạy học trở thành nhu cầu thiết yếu, thói
quen văn hoá đối với mỗi giáo viên.
c) Khai thác tư liệu qua internet phục vụ cho hoạt động dạy – học môn lịch sử
- Những tư liệu được lựa chọn sẽ làm cho bài giảng trở nên phong phú, sống động,
hấp dẫn hơn, HS sẽ tiếp thu bài giảng một cách tự nhiên. Internet là một thành tựu có tính
đột phá của nhân loại cuối thế kỷ XX , là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai
thác tư liệu phục vụ cho các bài giảng lịch sử.
- Internet có ưu thế tuyệt đối, trừ một số ít thông tin được bảo vệ nhằm mục đích
thương mại hoặc bí mật, mỗi người sử dụng Internet đều có thể truy cập bất kỳ một thông
tin nào trên Internet dù thông tin đó được đặt ở Mỹ, Nga, Châu Âu, Châu Phi, Nhật Bản
hay Việt Nam mà không phải rời khỏi bàn làm việc của mình. Đó là điều không thể mơ
ước đối với các nguồn tin khác như thư viện, các bộ sưu tập hay thậm chí cả báo chí.
- Internet cung cấp thông tin ở dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh hay thậm chí là cả
dạng phim tư liệu hay video. Khả năng này cho phép khai thác và bổ sung những tư liệu
một cách phong phú hơn rất nhiều so với thông tin được in trên giấy thuần túy bằng văn
bản.
- Tính đa dạng, phong phú và dễ truy cập tạo cơ hội cho người giáo viên có thể
chọn lọc những tư liệu thích hợp, cô đọng và phù hợp nhất với nội dung, mục đích của

117
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

từng bài giảng mà không bị lắp lại hay nhàm chán. Vấn đề chọn lọc tư liệu phù hợp sẽ
được đề cập sâu hơn trong mục tiếp theo.
- Việc lựa chọn tư liệu phải liên quan đến nội dung bài học một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp nhằm hướng tư duy học sinh đến các nhận định, bài học, nhân vật, sự kiện, địa
danh, hiện vật hay ý nghĩa lịch sử.

4. Sử dụng máy vi tính để vào việc thiết kế giáo án điện tử môn lịch sử ở
trường THPT
- Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin như máy vi tính, đường truyền
Internet trong việc thiết kế giáo án điện tử có ý nghĩa to lớn trong đổi mới phương pháp
dạy học ở các môn học trong trường phổ thông nói chung và môn lịch sử nói riêng; qua
đó còn góp phần chấm dứt tình trạng đọc chép trong dạy học.
- Theo tôi soạn giáo án điện tử trong dạy học giáo viên chỉ khai thác nhằm mục đích
hỗ trợ cho bài giảng mà thôi; trên các Slide trình diễn trên PowerPoint giáo viên chỉ minh
họa các : Sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh; đoạn phim…và chỉ lập dàn ý cho nội dung bài dạy;
còn về nội dung cơ bản cần nắm được qua bài dạy để cho học sinh tự khám phá, giáo
viên chỉ hướng dẫn, cung cấp thông tin thì hiệu quả tiết dạy có sử dụng giáo án điện tử
hiệu quả sẽ cao hơn, tránh được tình trạng nhìn chép.
- Khi sử dụng phần mềm PowerPoint soạn giáo án điện tử, giáo viên cần lưu ý số
lượng các Slide trình chiếu phù hợp với lượng thời gian trong một tiết dạy; tránh số lượng
các Slide trình chiếu quá nhiều; theo tôi số lượng các Slide trình chiếu của một giáo án
điện tử trong khoảng 10 đến 10 Slide.

4.1. Sử dụng phần mềm PowerPoint trên máy vi tính thiết kế giáo án điện tử
Để thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học các bộ môn ở trường phổ thông, giáo
viên có thể chọn lựa nhiều phần mềm khác nhau như: Flash, PowerPoint, Violet (tiếng
Việt)… kết hợp với các phần mềm bổ trợ khác. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng, yêu
cầu của bộ môn lịch sử cũng như khả năng tiếp cận của giáo viên, việc lựa chọn phần
mềm PowerPoint qua thực tế sử dụng đã khẳng định được ưu thế so với các phần mềm
khác.
PowerPoint là phần mềm đồ họa diễn hình có trong bộ Microsoft Office. Phần mềm
PowerPoint hầu như đã hiện diện sẵn trong hầu hết máy tính của người sử dụng Việt
Nam và giao diện của nó cũng rất quen thuộc khi phần lớn giáo viên biết sử dụng Word
để đánh văn bản.
Phần mềm Powerpoint có thể đáp ứng tốt nhiều yêu cầu khác nhau trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông: từ việc xây dựng BGĐT của bài nghiên cứu kiến thức mới,
cho đến khâu củng cố, ôn tập, sơ kết, tổng kết, kiểm tra đánh giá và cả hoạt động ngoại
khóa.

4.2. Khởi động phần mềm PowerPoint


Nhấp vào nút Start trên thanh công cụ à chọn Program à Nhấp vào Microsoft
Office à Nhấp vào Microsoft Office PowerPoint
118
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

+ Giáo viên có thể chèn nội dung văn bản, hình ảnh, video clip, âm thanh (Insert
Picture/ Movie? Sound) làm cho các kênh thông tin về sự kiện lịch sử trở nên đa dạng,
phong phú, sinh động, góp phần tạo biểu tượng lịch sử một cách rõ nét. Đồng thời tạo
hứng thú, có thái độ đúng đắn trong học tập bộ môn lịch sử.
Ví dụ: khi giảng bài Cách mạng tư sản Pháp, giáo viên có thể giới thiệu cho học
sinh bức tranh biếm họa người nông dân Pháp trước cách mạng

Từ đó giúp học sinh có được biểu tượng rõ nét về tình hình xã hội nước Pháp trước
khi diễn ra cuộc cách mạng tư sản, giải thích được mâu thuẫn trong xã hội nước Pháp lúc
bấy giờ.
Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh về đoạn phim về sự kiện phá ngục Baxti:

119
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

+ Tạo các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ (Insert Chart), niên biểu, bảng so sánh (Insert
Table)… với nhiều màu sắc, độ chính xác cao, có hiệu ứng hoạt hình và được trình chiếu
theo trình tự nội dung vấn đề, theo xu hướng phát triển…

25%
50% 10%
15%

Nộp cho lãnh chúa


Nộp cho nhà thờ

Nộp cho nhà nước phong kiến

Phần còn lại của nông dân

THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG 1789

Ví dụ: Khi dạy bài : Tình hình nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, giáo viên
cho học sinh quan sát biểu đồ về tỉ lệ thất nghiệp ở Mĩ (1920 – 1940) : học sinh sẽ giải
thích được vì sao từ năm 1930 – 1935 tỉ lệ thất nghiệp ở Mĩ cao như vậy là do hậu quả
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến Mĩ.

120
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Biểu đồ về tỉ lệ thất nghiệp ở Mĩ (1920 – 1940)

+ Khi soạn giáo án điện tử, giáo viên có thể chèn các dạng ký hiệu, biểu tượng thích
hợp có sẵn trong Auto Shapes với các định dạng theo điểm, theo đường, tăng giảm kích
cỡ, thay đổi hướng các ký hiệu tùy ý. Các dạng ký hiệu, lược đồ trên khi được tạo hiệu
ứng thích hợp sẽ giúp học sinh nhận thức rõ trình tự quá trình diễn biến, xác định rõ các
địa điểm, khu vực, các hướng di chuyển… qua đó góp phần tạo biểu tượng rõ nét về
không gian, thời gian hay giúp học sinh nắm được các mối liên hệ giữa các yếu tố, sự
kiện, hiện tượng lịch sử.

Ví dụ: khi dạy về diễn biến chiến tranh thế giới thứ II , giáo viên sử dụng lược đồ
diễn biến ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương , giáo viên có thể chèn các dạng ký hiệu,
biểu tượng thích hợp có sẵn trong Auto Shapes với các định dạng theo điểm, theo đường,
tăng giảm kích cỡ cho học sinh trình bày diễn biến , giúp các em có ấn tượng hơn, khi tìm
hiểu về diễn biến chiến tranh.

121
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

+ Tạo các hiệu ứng hoạt hình sinh động cho các đối tượng (văn bản, hình ảnh, biểu
tượng, sơ đồ, bảng biểu…) là một trong những chức năng ưu thế của Powerpoint. Từ
Menu Slide Show > Custom Animation >Add Effect giáo viên có thể chọn nhiều hiệu
ứng khác nhau cho đối tượng đã được chèn trên Slide.
Ví dụ: khi dạy bài 23 lịch sử lớp 10 (cơ bản ) về diễn biến của chiến thắng Rạch
Rầm – Xoài Mút, giáo viên có thể tạo các hiệu ứng hình ảnh, biểu tượng… sinh động ,
giúp cho các em trình bày diễn biến trận đánh sinh động hơn, và các em có ấn tượng sâu
sắc hơn.

MI THO

TRÀ TÂN

o n
Th? i S

Cù la
o Tân
Phon
g

CHIẾN THẮNG
RẠCH RẦM – XOÀI
MÚT

Tóm lại: Việc sử dụng máy vi tính để soạn giáo án điện tử phục vụ cho hoạt động
dạy – học giúp cho giáo viên trình bày nội dung bài học một cách đa dạng, phong phú,
sinh động nhưng vẫn tiết kiệm được thời gian việc ghi chép, kẻ vẽ lược đồ… trên bảng
đen theo lối dạy truyền thống.
4.3. Các bước tiến hành thiết kế một bài giáo án điện tử
Để đạt được một bài học lịch sử hiệu qủa, giáo viên cần tuân thủ tiến hành theo 3
bước sau :
- Bước 1: Xây dựng giáo án: xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm mà học
sinh cần nắm vững trong tiết học, sưu tầm, chọn lọc các nguồn tư liệu viết, tranh ảnh,
phim tư liệu, băng ghi âm có liên quan đến những kiến thức cơ bản đã được xác định. Xử
lý các tư liệu đã chọn lọc .
- Bước 2: Thiết kế giáo án điện tử: Giáo viên sử dụng phần mềm Powerpoint để
thiết kế bài giảng. Xây dựng kế hoạch thiết kế cụ thể của các Slide trình diễn phù hợp với
số lượng đối tượng được lựa chọn để trình diễn và tương ứng với thời gian cụ thể mà giáo
án lên lớp đã xác định.

122
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

- Bước 3: Kiểm tra lại giáo án điện tử sự: trình chiếu thử từng slide, để phát hiện
lỗi, chỉnh sửa nội dung, hình thức các slide, kiểu và thứ tự trình bày các hiệu ứng, cuối
cùng lưu giáo án điện tử vào máy vi tính, hoặc lên đĩa CD để phòng tránh tình trạng máy
tính có tập tin lưu trữ bị gặp sự cố.
5. Khai thác tư liệu qua mạng internet phục vụ cho bài giảng Lịch sử
Internet là một thành tựu to lớn của nhân loại cuối thế kỷ XX, là một công cụ vô
cùng hiệu quả cho việc khai thác tư liệu phục vụ cho các bài giảng lịch sử.Việc tìm kiếm
nguồn tư liệu trên mạng internet được lựa chọn sẽ làm cho bài giảng lịch sử trở nên
phong phú, sống động, hấp dẫn hơn
5.1. Internet – Nguồn tư liệu vô tận cho các bài giảng lịch sử
- Internet đã trở thành kho thông tin khổng lồ và phong phú nhất trong lịch sử nhân
loại với hàng trăm triệu websites liên quan đến mọi lĩnh vực, ngõ ngách của đời sống xã
hội. Khối lượng đó lại được tăng lên với tốc độ chóng mặt hàng năm.
- Internet có ưu thế tuyệt đối, trừ một số ít thông tin được bảo vệ nhằm mục đích
thương mại hoặc bí mật, mỗi người sử dụng Internet đều có thể truy cập bất kỳ một thông
tin nào trên Internet dù thông tin đó được đặt ở mọi nơi trên thế giới,
- Internet cung cấp thông tin ở dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh hay thậm chí là cả
dạng phim tư liệu hay video. Khả năng này cho phép khai thác và bổ sung những tư liệu
một cách phong phú hơn rất nhiều so với thông tin được in trên giấy thuần túy bằng văn
bản.

5.2. Lựa chọn các nguồn tư liệu trên mạng Internet cho phù hợp với nội dung
bài giảng
Việc Lựa chọn các nguồn tư liệu trên mạng Internet phải liên quan đến nội dung bài
giảng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm hướng tư duy học sinh đến các nhận định,
bài học, nhân vật, sự kiện, địa danh, hiện vật hay ý nghĩa lịch sử.
Ví dụ, một bức ảnh chân dung của Giêm Oát, và máy dệt chạy bằng sức nước sẽ là
tư liệu phù hợp cho bài giảng về cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII:

Giêm Oát Máy dệt chạy bằng sức nước

123
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

- Thông tin và tư liệu chỉ được chiếm một tỷ lệ vừa đủ cả về thông tin và thời gian
cung cấp thông tin. Tư liệu không thể lấn át nội dung chính của bài giảng mà nó bổ sung,
làm cho kiến thức được cung cấp được hấp thụ dễ dàng và toàn diện hơn.

5.3. Một số yêu cầu khi khai thác mạng Internet


- Là một công cụ rất hiệu quả và một kho thông tin vô tận, nhưng Internet cũng đòi
hỏi giáo viên phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng và những điều kiện nhất định.
Điều cần thiết đầu tiên là ngoại ngữ, nếu không có ngoại ngữ, giáo viên bị hạn chế khá
nhiều.
- Phải có những hiểu biết cơ bản khi truy cập vào Internet : biết sử dụng những công
cụ tra cứu tìm kiếm như YAHOO...để tìm kiếm phù hợp với mục đích tra cứu tìm kiếm tư
liệu lịch sử. Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, việc liên lạc
trực tiếp bằng thư tín điện tử (e-mail) với các viện bảo tàng, cơ sở nghiên cứu có thể tìm
thấy trên Internet có thể giúp cung cấp những tư liệu quý.

5.4. Cách khai thác Internet phục vụ dạy học Lịch sử


5.4.1. Tìm kiếm tài liệu văn bản
a) Kích đúp chuột trái (hoặc chuột phải à chọn Open Home Page) vào biểu tượng
Internet Explorer trên desktop.

b) Ở thanh Address: gõ địa chỉ của trang tìm kiếm vào: www.google.com.vn à
Enter.
c) Gõ cụm từ chìa khoá cần tìm kiếm vàoà Enter

124
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

d) Ở cửa sổ mới, muốn lưu trang web lại có thể dùng chuột bôi đen tất cả (Ctrl-A),
copy, mở trang Word rồi paste vào. Hoặc Chọn File à Save as…à chọn đường dẫn để
lưu à gõ tên tài liệu vào ô file name (ở đây gõ không dấu) à Save
- Xuất hiện các kết quả, kích chuột phải vào kết quả muốn chọn à Save Target
As…à chọn đường dẫn rồi Save như trên.
5.4.2. Tìm kiếm hình ảnh, bản đồ
Vào biểu tượng Internet Explorer trên desktop à Ở thanh Address: gõ địa chỉ của
trang tìm kiếm vào: www.google.com.vn à Enter à kích chuột trái vào Hình ảnh à gõ
từ chìa khoá cần tìm vào à Enter.
e) Kích chuột phải vào ảnh cần lấy à Open Link in New Window. Kích chuột phải
vào ảnh thu nhỏ ở phía trên à chọn Save Target As… chọn đường dẫn và Save như trên.

Lưu ý:
+ Save Target As… với bất kỳ loại file văn bản hay hình ảnh
+ Save Picture As…chỉ dành cho hình ảnh.
+ Nếu ở trường nào chưa nối mạng Internet thì vẫn có thể truy cập Internet được
với điều kiện có: máy tính, modem kết nối, điện và đường dây điện thoại.
+ Để tự thiết lập kết nối Internet ở trên máy tính cá nhân có vào mạng Wireless
Network
* Các bước để cài đặt, thiết lập kết nối Internet: (Dành cho máy dùng Windows
XP)
Bước 1: Kích chuột trái vào Start (à Settings) à Control Panel à kích đúp chuột
vào biểu tượng Network Connections
Bước 2: Ở bảng New Connection Wizard à Next à Next à Chọn Set up my
connection manually à Next à Next
Bước 3: Ô ISP name nhập các ký tự: vnn1269 à Next. Ô Phone number nhập
tương tự :1269 à Next
Bước 4: Ô User name, password, Confirm password đều dùng vnn1269 à Next à
Finish (sẽ hiện bảng Connect 1269)

125
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

+ Việc thiết lập kết nối Internet ở trên máy tính cá nhân có vào mạng Wireless
Network phải tùy thuộc vào khu vực, cơ quan, đơn vị có sử dụng đăng ký mạng Wireless,
đối với khu vực thành thị thì đây là đều thuận lợi, còn đối với khu vực thuộc vùng sâu,
vùng xa thì rất khó khăn, vì ở những khu vực này không có kết nối Wireless, chính vì vậy
mà máy tính cá nhân không thể kết nối được.Đây là khó khăn chung cho những giáo viên
vùng sâu, vùng xa.

III. KẾT LUẬN


Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và Khoa học công nghệ nói
chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã
hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết
của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp
cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng
CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực
hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong hoạt động dạy – học môn lịch sử ở trường THPT, CNTT có tác động mạnh
mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học, qua đó giúp cho người
dạy và người học thay đổi phương pháp dạy – học truyền thống, đồng thời CNTT là
phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”, góp phần nâng cao chất lượng môn lịch sử ở
trường phổ thông, thực hiện tốt Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ
tướng Chính phủ) “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi
mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học
thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu
và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT”.
Đối với môn Lịch sử, bài giảng thường đi kèm với nhiều hình minh họa. Có thể là
hình ảnh mô tả một trận chiến, các căn cứ địa cách mạng hay hình ảnh các vùng kinh
tế,diện tích lãnh thổ của vùng văn hóa nào đó... Nếu chỉ trình bày suông, tiết dạy và học
sẽ nhàm chán, học sinh sẽ bị thụ động, không hứng thú môn học. Do vậy việc khai thác
máy vi thính trong dạy – học môn lịch sử để soạn ra các Giáo án điện tử, kết hợp với việc
truy cập mạng internet tìm kiếm thêm nhiều nguồn thông tin (hình ảnh, phim tư liệu…)
chắc chắn rằng hoạt động dạy – học sẽ sôi nổi hơn, học sinh hứng thú, tích cực học, từ đó
sẽ nâng cao chất lượng bộ môn.
Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào chúng ta lấy từ Internet đều thỏa mãn ý muốn
của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta cần một bản đồ để minh họa trong giờ học nhưng hình
126
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

ảnh chúng ta lấy từ internet lại quá nhỏ hay nó lại nằm chung với một hình khác .Như
vậy chúng ta bó tay, không cần minh họa hay vẽ lên bảng hay tìm một bản đồ khác cho
đến khi vừa ý. Không giải pháp đơn giản hơn là chúng ta có thể phóng to bản đồ này lên
hay xén lại hình để chỉ lấy phần bản đồ cần dạy. Hay để tăng thêm tính thuyết phục, tính
chất thực của các sự kiện, giáo viên dạy lịch sử có thể thông qua các đoạn phim tư
liệu.Vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp dạy học
đối với tất cả các môn học ở trường phổ thông, qua thực tế đã chứng minh đều có tác
dụng nâng cao chất lượng đào tạo rõ rệt. Góp phần quan trong trong việc đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực ở các môn học trong nhà trường phổ thông nói chung
và chấm dứt tình trạng đọc – chép trong dạy – học môn lịch sử nói riêng.

127
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

TRAO ĐỔI MỘT SỐ VẤN ĐỀ


VỀ XÂY DỰNG WEBSITE GIÁO DỤC
Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng
Trường THPT Hoàng Diệu
Huỳnh Chí Phến, Tổ trưởng Tổ Tin học
A. Đặt vấn đề
Trong vài năm trở lại đây các trường THPT trong tỉnh đã mạnh dạn ứng dụng
CNTT vào công tác quản lý, học tập và giảng dạy bước đầu mang lại hiệu quả rất khả
quan. Không chỉ dừng lại ở đó các trường còn muốn quảng bá thương hiệu của mình
trong không gian số qua hình thức thiết kế website, đến thời điểm này tại tỉnh Sóc Trăng
đã có trên 50% trường THPT có website riêng và đi vào hoạt động. Nhìn chung tính
chuyên nghiệp chưa cao và đa số hoạt động cầm chừng, nguyên nhân chính là do nhà
trường chưa có kinh nghiệm nhiều về việc thiết kế website giáo dục.
Trước thực trạng trên, chúng tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm xây dựng website
giáo dục đạt hiệu quả và có thể phát triển lâu dài, giúp cán bộ quản lý, giáo viên Tin học
có những kiến thức cần thiết để nhận xét và lập kế hoạch trong công tác xây dựng
website của đơn vị mình.
B. Tiến trình xây dựng website giáo dục
1. Đăng ký tên miền và host
Đăng ký tên miền Việt Nam với đặc trưng của tên miền giáo dục và thuê một dịch
vụ host của các nhà cung cấp có uy tín (Ví dụ: tên_trường.edu.vn)
Hiện nay tên miền và host có giá khá thấp do các công ty uy tín cung cấp
(FPT.VN, MATBAO.NET, PAVIETNAM.VN, …) vì vậy vấn đề tài chính sẽ không là trở
ngại cho nhà trường, mà chúng ta lại nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp và bảo
trợ của pháp luật Việt Nam. (Phí tên miền và host chưa quá 3.000.000 đồng / năm, tùy
theo gói).
2. Chọn nền tảng tạo website
Khi xây dựng website giáo dục, người thiết kế cần lựa chọn nền tảng web sao cho
phù hợp (Ví dụ ta không thể dùng forum hay blog để làm website giáo dục). Thông
thường, theo quy ước các nền tảng khác nhau sẽ được dùng để tạo các môi trường với các
mục đích khác nhau. Sau đây là một số nền tảng thông dụng:
- Nền tảng tạo website, hệ thống quản lý nội dung hay CMS (Content Management
System): dùng để đăng tải các tin tức, tài nguyên, hình ảnh, quản lý đăng ký thông
tin, … (Joomla - PHP).
- Nền tảng hệ thống quản lý học tập hay LMS (Learning Management System):
dùng để tạo các lớp học ảo, giáo viên đưa nội dung bài học, bài kiểm tra lên hệ
thống này, học sinh đăng nhập vào để xem nội dung và học tập,… (Moodle – PHP
kết hợp với Adobe Presenter).
- Nền tảng Forum: dùng để tạo môi trường học tập và trao đổi thông tin giữa giáo
viên và học sinh… (PHPbb, VBB, WWF).

128
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

- Nền tảng Blog: thường được dùng làm nơi cho giáo viên đăng các bài liên quan
đến học tập cho lớp, hoặc các học sinh tham gia viết một blog về một chủ đề nào
đó, trao đổi, bình luận,… (Opera, Blogger, Yahoo 360 Plus).
3. Xác định đối tượng và chọn lọc thông tin cung cấp
* Các đối tượng quan tâm đến website của nhà trường
- Học sinh, giáo viên quan tâm đến các sự kiện sắp xảy ra, thời khóa biểu, điểm
số, lịch thi, các tài liệu học tập,…
- Cựu học sinh muốn nhìn lại hình ảnh thầy cô giáo cũ, tìm lại bạn bè, nắm
thông tin về nhà trường,…
- Phụ huynh học sinh muốn tìm hiểu con mình đang học những gì, kết quả ra
sao, các thông báo của nhà trường, thời khóa biểu, thông tin vắng trễ của con em mình,…
- Người muốn tiếp xúc với nhà trường thì muốn tìm các số điện thoại để liên lạc
với phòng ban hoặc một số giáo viên nào đó,…
- Các nhà quản lý thì muốn tìm kiếm các số liệu thống kê, các hoạt động hay để
nhân rộng,…
* Các thông tin cần cung cấp
- Giới thiệu về đơn vị - Tìm kiếm
- Cơ cấu tổ chức - Thư viện ảnh
- Thông tin nội bộ - Diễn đàn
- Văn bản - Đề thi – Đáp án
- Hệ thống Email - Thời khóa biểu (Lịch làm việc)
- Liên hệ - Tra cứu điểm
- Liên kết nhanh - Bảng danh dự
- Sơ đồ site - Thông tin học sinh vắng trễ
4. Thành lập Ban biên tập và quản trị website
- Ban quản trị gồm: Trưởng ban là thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng đơn vị cùng các
thành viên là các tổ bộ phận, đại diện các đoàn thể trong đơn vị.
- Admin quản trị website là cán bộ CNTT hoặc người có am hiểu sâu về lĩnh vực
CNTT, nhiệt tình, nhanh nhạy, chịu khó, có óc thẩm mỹ, …
- Xây dựng quy định quản lý website và phân công, phân quyền cụ thể đối với các
thành viên của Ban.
- Lên kế hoạch và định hướng về việc phát triển website cẩn thận, có tính đến các
yếu tố chi phí, nhân lực, các thông tin, tài nguyên nào được đưa lên website. Quy
trình và thời gian cập nhật thông tin lên website.

5. Giao diện của website phải thân thiện, đối với website trường học còn phải có
tính sư phạm
- Website phải đảm bảo dễ di chuyển và dễ đọc bằng cách thiết kế một hệ thống di
chuyển rõ ràng, trực quan. Không nên lạm dụng hiệu ứng quá nhiều vì sẽ gây khó
chịu cho người dùng.

129
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

- Chú ý tạo các khoảng trắng cần thiết, đừng để trang web toàn là chữ nối chữ, hãy cho
nó có một vài khoảng không gian trắng.
- Gom theo từng nhóm bằng cách để cho các nội dung có quan hệ gần nhau để bảo đảm
thông tin được tìm thấy dễ dàng.
- Tuân thủ nguyên tắc nhấp 3 lần, mỗi thông tin của trang web phải đến với người dùng
không quá 3 lần nhấp chuột, còn với các thông tin khẩn hay các biểu mẫu đăng ký thì
chỉ 1 lần.
6. Tương thích với các trình duyệt
Do mỗi người dùng có thể chọn và sử dụng một trình duyệt khác nhau, một hệ điều
hành khác nhau, vì vậy website phải thể hiện được trên hầu hết các trình duyệt thông dụng hiện
nay, có như vậy mới thu hút được người dùng.
7. Cập nhật tin tức nhanh
Mong muốn của Ban biên tập, của người quản trị website là làm sao có nhiều người ghé
thăm trang web của mình, vì vậy sẽ không có gì phải bàn cải nếu số lượt truy cập trên trang
web tăng lên nhanh chóng, muốn vậy yêu cầu cần thiết là phải có nhiều tin tức chính xác và
được cập nhật thường xuyên, kịp thời, đảm bảo tính thời sự. Chúng ta nên nhớ một sự thay đổi
nhỏ cũng đã tạo ra một sự quan tâm và cũng có thể nói rằng “Tin tức chính là nguồn nuôi
sống website”
C. Kết luận
Khuôn mặt của một tổ chức, một đơn vị trường học trong không gian số chính là một
website, và nó cũng hết sức quan trọng như khuôn mặt của cơ quan, đơn vị trong xã hội thực.
Vì vậy, nếu ta càng quan tâm chăm sóc website thì chắc chắn càng được nhiều người, nhiều
địa phương biết đến, nhu cầu của mọi người (cán bộ, công chức, giáo viên, học sinh và đặc biệt
là cha mẹ học sinh) ngày càng được đáp ứng.
Hy vọng rằng, qua bài viết này, mỗi chúng ta lại có thêm một ít kinh nghiệm thực tiễn
trong việc tổ chức xây dựng và quản lý website tại đơn vị mình.
Trân trọng kính chào!
Tài liệu tham khảo
- Một số SKKN sưu tầm trên Internet.
- Mạng giáo dục edu.net.vn.

130
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

THIẾT KẾ, QUẢN LÝ


WEBSITE TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp
Trường THPT Lấp Vò 2
Huỳnh Tấn Thông
WebSite: lapvo2.vn
Email: htthong@dongthap.gov.vn

1. Thực trạng:
Ứng dụng CNTT trong các trường Trung học phổ thông (THPT) các năm qua đã có
nhiều tiến bộ, giáo viên đã làm quen với "làn sóng thứ nhất": trào lưu sử dụng phần mềm
trình chiếu để tạo bài giảng trên lớp, nhà trường đã đưa các phần mềm quản lí vào sử dụng,
v.v ...Hiện tại, cộng đồng giáo viên, nhà trường đang bắt đầu tham gia vào "làn sóng thứ
hai": tạo website phục vụ cho công tác giảng dạy, quản lí nhà trường.
Do phát sinh tự phát, thiếu định hướng có thể xảy ra một số điều bất cập:
1. Xác định chưa đúng đối tượng sử dụng website.

2. Tài liệu giáo dục, bài giảng thiếu thẩm định, vi phạm bản quyền thông tin.

3. Chọn sai nền tảng phát triển website, thiếu tính tương tác (tiêu chí quan trọng website
hỗ trợ học tập trực tuyến).

4. Thiếu cập nhật, qui trình và tần suất cập nhật thông tin bất cập (web chết).
5. Website cung cấp thông tin không chính thống (tính chính danh của website).
Bài viết nhằm chia sẻ những kinh nghiệm xây dựng website hỗ trợ dạy học trực tuyến
đạt hiệu quả, giúp cán bộ quản lý, giáo viên có những kiến thức cần thiết để có thể nhận xét và
hoạch định trong công tác xây dựng website của đơn vị mình.
2- Một số kinh nghiệm thiết kế, quản lí website:
2.1. Chuẩn bị tâm lý và kỹ năng Tin học
Hội đồng sư phạm Nhà trường cần có tâm lí sẵn sàng tiếp nhận thông tin “đa chiều”,
tranh luận, trao đổi “công bằng” với người sử dụng website; trong đó có cả học sinh, phụ
huynh; cần định trước tính chính luận cũng như: có quá nhiều ý kiến đóng góp, chỉ trích...
Website hỗ trợ dạy học, học tập trực tuyến nội dung thể hiện đảm bảo tính tương tác giữa giáo
viên và học sinh, để làm tốt việc này hội đồng sư phạm nhà trường cần có “kỹ năng tin học ở
mức cao”, sử dụng tốt các phần mềm đạt chuẩn về dạy học trực tuyến (e-learning) để có thể
tạo ra những bài giảng có tính tương tác cao, tích hợp trên website hỗ trợ quá trình dạy học
của giáo viên.
2.2. Đăng kí tên miền – tính chính danh của website
Website nhà trường không nên sử dụng tên miền quốc tế (.com, .net, .info, ..) và không
sử dụng host miễn phí (nơi lưu website) vì:
- Tên miền của website phụ thuộc vào nhà cung cấp, tên miền dài, khó nhớ.
- Nền tảng phát triển website phụ thuộc vào nhà cung cấp.
131
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

- Sử dụng nơi lưu trữ website miễn phí (host) phải chịu các banner quảng cáo có thể
gây bất lợi, thậm chí phản cảm cho các website trường học.
Như đã nói phần trên, do tự phát, nhiều cá nhân của trường, với những hiểu biết về
mạng, họ đã xây dựng các website, Forum không phải mang danh nghĩa cá nhân mình, mà là
danh nghĩa của nhà trường và cung cấp thông tin không chính thống có thể gây bất lợi cho nhà
trường.
Trong khi chờ đợi Sở Giáo dục và Đào tạo có webserver nên đăng kí tên miền Việt
Nam, đặt trưng của tên miền giáo dục. Ví dụ: tên_trường.edu.vn và thuê một dịch vụ host của
nhà cung cấp uy tín phải được giữ gìn và phát triển như một "thương hiệu", tên miền phải được
phổ biến trong toàn trường để ai cũng biết đó là "hàng chính hiệu".
Hiện nay, tên miền, hosting có giá không đắt, do các công ty có uy tín cung cấp
(FPT.VN, MATBAO.NET, PAVIETNAM.VN) được sự hỗ trợ kỹ thuật và bảo trợ của Pháp
luật Việt Nam. (Tên miền Việt Nam: 500.000đ/năm + Hostting: 5.000.000 đ/năm, tùy theo gói
dịch vụ).
2.3. Xác định đối tượng và chọn lọc thông tin cung cấp.
Website nhà trường cần định hướng người dùng, đối tượng chính là: học sinh, cựu học
sinh, phụ huynh, cơ quan quản lí các cấp; các đối tượng này cần có những dịch vụ chung và
riêng cho mỗi đối tượng như:
+ Học sinh: học trực tuyến, góc trao đổi giữa học sinh với giáo viên tra cứu điểm, thời
khóa biểu, tài liệu các chuyên đề, đặc biệt các bài giảng E-learning, kiểm tra trực tuyến giúp
học sinh tự học, tự nghiên cứu phát huy thời gian ở nhà, tạo nơi học tập trên mạng không chỉ
cho học sinh của trường mà còn nhiều đối tượng khác.
+ Cựu học sinh nhìn lại hình ảnh thầy cô giáo cũ, tìm lại bạn bè nơi cấp sách đến
trường.
+ Phụ huynh muốn tìm hiểu con mình đang học những gì, kết quả ra sao, thời khóa biểu
của con mình, các thông báo của nhà trường, ...
+ Người muốn tiếp xúc với trường thì muốn tìm các số điện thoại để liên lạc với phòng
ban hoặc một giáo viên nào đó.
- Giáo viên thì muốn thấy tên hoặc hình của mình xuất hiện trên website của trường,
muốn thấy mình là một bộ phận của trường.
- Các nhà quản lí thì muốn tìm kiếm các số liệu thống kê, các hoạt động hay để nhanh
rộng, .....
Những việc cần làm của nhà trường là:
- Lên kế hoạch và định hướng về việc phát triển website cẩn thận, có tính đến các yếu tố
chi phí, nhân lực, các thông tin, tài nguyên nào được đưa lên website;
- Khuyến khích giáo viên soạn bài giảng điện tử tuân theo các chuẩn về E-learning, vì
mô hình lớp học E-learning là xu hướng tất yếu.
- Thành lập Ban biên tập website, qui trình, tần suất cập nhật thông tin:

132
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

Học sinh &


Tổ bộ môn cựu học sinh

www.tên_trường.edu.vn
Ban biên tập
Phụ huynh

Website
Các bộ phận
& nhân dân

Cộng tác viên Cơ quan


quản lí

Lãnh đạo trường

2.4. Chọn nền tảng để tạo website trực tuyến


Website hỗ trợ học tập trực tuyến đồi hỏi những kĩ thuật cao, tích hợp nhiều dịch vụ, là
yếu tốt quyết định thành công của website, tránh nhầm lẫn dùng nền tảng tạo diễn đàn (forum
platform), blog để làm website nhà trường. Thông thường, theo quy ước các nền tảng khác
nhau sẽ được dùng để tạo các môi trường với các mục đích khác nhau:
- Nền tảng tạo website, hệ thống quản lý nội dung (CMS): dùng để đăng tải các tin tức,
tài nguyên giáo dục, hình ảnh, hoạt động, sự kiện của nhà trường, quản lý đăng ký thông tin,
hỏi đáp, ...
- Nền tảng hệ thống quản lý học tập (LMS): dùng để tạo các lớp học ảo, giáo viên đưa
nội dung bài học, bài kiểm tra lên hệ thống này, học sinh đăng nhập vào để xem nội dung và
học tập. Giáo viên có thể quản lý học sinh: ai đã đăng nhập, đã có hoạt động gì, có nộp bài hay
chưa, ... Giáo viên có thể thiết kế bài giảng trên các phương pháp dạy học tính cực như dạy học
theo phương pháp đề án, dạy học theo phương pháp chương trình hóa.
- Nền tảng tạo forum: dùng để tạo một nơi trao đổi cho giáo viên, học sinh và thậm chí
phụ huynh của nhà trường.
- Nền tảng blog: có thể dùng để tạo web cho nhà trường, nhưng thường hạn chế chức
năng, thường được dùng làm nơi cho giáo viên đăng các bài liên quan đến học tập cho lớp,
hoặc các học sinh tham gia viết một blog về một chủ đề nào đó, trao đổi, bình luận, ...
- Nền tảng wiki: Công cụ này dùng để tạo môi trường cộng tác cho học sinh, cho phép
học sinh và giáo viên cùng tham gia viết, chỉnh sửa, thêm, xóa, các chủ đề..., wiki có lẽ là một
ứng viên sáng giá cho các hoạt động dạy học hợp tác, dạy học theo dự án.
Tóm lại website dạy học trực tuyến cần có các hệ thống:
1. Hệ thống CMS: có thể dùng các sản phẩm đóng gói: WebSphere của hãng IBM,
SharePiont của Microsoft, Uportal, Joomla, Wordpress, Nuke, các chương trình. Nếu
thuê lập trình thì công nghệ DOTNET được lựa chọn hàng đầu.
2. Hệ thống LMS: Hiện nay Moodle, Dokeos kết hợp Adobe Presenter, LectureMaker,
ExE tạo ra những lớp học ảo theo chuẩn E-learning có tính sư phạm và tương tác cao.

133
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

3. Hệ thống diễn đàn: Diễn đàn PHPbb, VBB đang thịnh hành hiện nay.
3. Đề xuất giải pháp kĩ thuật tổng thể cho 5 năm tới:
3.1. Đối với cấp tỉnh:
+ Cần có dịch vụ hottings, có trung tâm webserver đặt máy chủ web của các sở
ban ngành
+ Nhân lực bảo mật, hỗ trợ và kiểm lỗi cho các sở ban ngành.
Nếu mỗi Sở ban ngành đặt máy chủ web riêng thì chi phí rất cao và an ninh mạng
không đảm bảo;
3.2. Đối với Sở giáo dục và đạo tạo:
+ Cần có máy chủ web; cấp tên miền con, lưu trữ website của đơn vị trực thuộc.
(tên_trường.ten_tỉnh.edu.vn), nhằm dữ liệu được quản lý tập trung và theo cơ chế 1 cửa.
+ Nhanh chóng chọn lựa công nghệ nền tảng tạo website, nền tảng quản lý nội dung
học tập, nền tảng diễn đàn, wiki, ...triển khai cho toàn ngành, thống nhất sử dụng, giúp
các trường định hướng nghiên cứu và phát triển, giảm chi phí thiết kế.
+ Triển khai bồi dưỡng thiết kế bài giảng E-learning cho toàn ngành nhằm bài
giảng điện tử của giáo viên đạt chuẩn về giáo dục, dễ dàng tạo ra các lớp học ảo tích
hợp vào hệ thống website.
3.3. Đối với nhà trường:
+ Cần chuẩn bị tâm lý, đồng quan điểm, nhân lực, tài chính (trên dự toán chi tiêu
nội bộ), nội dung, qui trình và tần suất cập nhật thông tin lên website. (chú ý bản quyền
thông tin).
+ Từng bước đưa các ứng dụng quản lí sử dụng công nghệ web. Trước mắt các ứng
dụng này nên thực hiện theo mô hình trung tâm sử dụng dịch vụ Terminal của
winserver, nhằm giảm tiền bản quyền cũng như công tác bảo dưỡng và an toàn dữ liệu.
+ Huy động sự hợp tác của doanh nghiệp để đầu tư chi phí, cựu học sinh và phụ
huynh am hiểu về tin học cùng nhà trường phát triển web.
4. Kết luận:
Khuôn mặt của nhà trường trong không gian số chính là một website và nó cũng hết sức
quan trọng như khuôn mặt của nhà trường ngoài đời thực. Có quan tâm chăm sóc website nhà
trường, thì nhà trường được nhiều người, nhiều địa phương biết đến, nhu cầu của phụ huynh,
học sinh và giáo viên càng được đáp ứng. Nói cách khác, website trường học sẽ phải thể hiện
được là một nơi giao tiếp giữa nhà trường và phụ huynh, giáo viên, học sinh, là nơi thông tin
được cung cấp chính quy và có giá trị là "trung tâm học tập", các "trợ tá giảng dạy" cho việc
dạy của người thầy và việc học của học trò.
Trân trọng cảm ơn./.

134

You might also like