You are on page 1of 12

NGUYỄN VĨNH TUY TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT QUẾ A - HOÀI ĐỨC –

HÀ NỘI.

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

ĐỀ TÀI :
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3
NHẬN BIẾT VÀ NHỚ LÂU MỘT SỐ KÍ HIỆU ÂM NHẠC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH .

I/ Đặt vấn đề (Lí do chọn đề tài) :


Qua quá trình triển khai thay sách giáo khoa mới , chúng ta đều biết
rằng so với chương trình Âm nhạc lớp 1, lớp 2 đến lớp 3 ( bắt đầu giai đoạn
II của chương trình môn Âm nhạc bậc Tiểu học) học sinh ( HS) không chỉ
được học các bài hát mà còn học thêm một số kí hiệu âm nhạc. Tuy chưa
yêu cầu HS lớp 3 tập đọc nhạc nhưng các em cần nhận biết và nhớ được
một số kí hiệu âm nhạc mà chương trình đã qui định ( Tiết 16 : Giới thiệu
tên nốt nhạc ; tiết 22: Giới thiệu khuông nhạc và khoá sol ; tiết 23: Giới
thiệu một số hình nốt nhạc, tiết 24: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên
khuông ). Đó là những yêu cầu mới khá khó đối với HS lớp 3 và cũng là
một trong những khó khăn cho giáo viên ( GV ) trong quá trình giảng dạy bộ
môn Âm nhạc lớp 3. Thế nhưng thời lượng dành cho HS luyện tập lại quá ít.
Đến tiết 28 , 29 HS mới được thực hành, tiết 31,33 mới ôn tập.
Song song với nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Âm nhạc
lớp 3 hiện nay hầu hết chỉ trình bày các bài hát và hình minh hoa. Các kiến
thức liên quan đến một số kí hiệu âm nhạc mà HS lớp 3 cần nắm thì sách
Âm nhạc lớp 3 vẫn chưa thể hiện đầy đủ so với chương trình Bộ Giáo dục
qui định. Trong khi đó các thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Âm
nhạc lại chưa đầy đủ hoặc chưa có .
Mặt khác khi tiến hành tìm hiểu thực tế ở các trường tiểu học , chúng
tôi nhận thấy rằng ngoài những GV dạy chuyên , đa số GV dạy đại trà chỉ
tập trung cho phần dạy hát hơn là cung cấp cho HS phần kiến thức âm nhạc.
Do vậy sau khi học xong lớp 3, nghỉ hè, bắt đầu lên lớp 4 HS chẳng còn nhớ
được bao nhiêu về các kí hiệu âm nhạc đã học.
Tóm lại : Vấn đề khó khăn đặt ra ơ đây là một số kiến thức về kí hiệu
âm nhạc mà HS lớp 3 cần nắm lại không có trong tập bài hát của HS,
phương tiện dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học dẫn đến chất
lượng học tập của HS chưa như mong muốn. Chính vì những lí do đã nêu
trên, để giúp HS lớp 3 dễ dàng hơn trong việc lĩnh hội những kiến thức đó
và trên cơ sở mặt bằng khả năng giảng dạy của giáo viên dại trà, chúng tôi
đã chọn viết đề tài Làm thế nào để giúp HS lớp 3 nhận biết và nhớ lâu một
số kí hiệu âm nhạc trong chương trình .

1
NGUYỄN VĨNH TUY TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT QUẾ A - HOÀI ĐỨC –
HÀ NỘI.

II/ Những biện pháp giải quyết vấn đề :


Từ những nguyên nhân như đã nêu trên, để giúp HS lớp 3 khắc phục
khó khăn , nắm vững các nội dung theo yêu cầu của chương trình, chúng tôi
đã thực hiện như sau :
1/ Tiết 16: Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi .
Ở nội dung này nhiều HS có thể nêu được tên nốt nhạc nhưng kể tên
các nốt nhạc lại không đúng thứ tự. Về nhà, HS muốn luyện tập nhưng tập
bài hát không có các nội dung đó. Điều này sẽ dẫn đến việc sau này HS dễ
nhầm lẫn khi thực hành viết tên các nốt nhạc trên khuông nhạc .
Để giải quyết khó khăn trên, sau khi giúp HS nắm được tên gọi của 7
nốt nhạc ( Đô – Rê – Mi – Pha – son – La – Si ) tôi đã tổ chức cho HS thực
hiện các hoạt động sau :
1.1. Tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “ Tìm đường về nhà của
gấu”
- Chuẩn bị :
+ Dùng giấy Krô-ki cắt khoảng 7-8 mũi tên dài khoảng 20cm-25cm
(hoặc dùng phấn màu)
+ GV trình bày trên 4 bảng phụ (hoặc giấy Krô-ki ,…tuỳ theo điều
kiện , từng cách lựa chọn phương pháp của từng GV) như sơ đồ dưới đây:

Si
Đô Pha

Nhà của
gấu

La
Mi

Son

- Tiến hành cho HS chơi như sau:


HS sẽ chơi theo 4 nhóm . GV phát cho mỗi nhóm 1 bảng như đã
chuẩn bị ở phần trên, 8 mũi tên (hoặc phấn màu). Sau đó yêu cầu các nhóm
dùng mũi tên (hoặc phấn màu để vẽ) đính vào tên các nốt nhạc trên sơ đồ
sao cho đúng thứ tự các nốt nhạc đã học qua đó tạo thành đường đi về nhà
của gấu . Ví dụ như hình dưới đây:

2
NGUYỄN VĨNH TUY TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT QUẾ A - HOÀI ĐỨC –
HÀ NỘI.

Si
Đô Pha

Nhà của
gấu

La
Mi

Son

Sau khi có hiệu lệnh của GV, các nhóm tiến hành chơi, GV theo dõi .
Nhóm nào xong đính lên bảng lớp. Sau đó GV cho nhận xét, bình chọn xếp
thứ tự thi đua, tuyên dương.
* Có thể thay đổi thành trò chơi tiếp sức: GV đính 4 bảng phụ (hoặc
bảng bằng giấy krô-ki trình bày như phần chuẩn bị) lên bảng. Sau đó cho 4
nhóm chơi tiếp sức đính mũi tên (hoặc dùng phấn màu vẽ) vào các nốt nhạc
trên sơ đồ sao cho đúng thứ tự các nốt nhạc đã học qua đó tạo thành đường
đi về nhà của gấu.
Qua trò chơi này sẽ giúp HS nhớ lâu được tên và thứ tự 7 nốt nhạc
1.2. Kể chuyện âm nhạc “ Bảy anh em” :
Ngày xưa trong một gia đình nọ có bảy anh em . Người anh cả tên
Đô, người anh thứ hai tên Rê, người anh thứ ba tên Mi, người anh thứ tư tên
Pha, người anh thứ năm tên Son, người anh thứ sáu tên La và người em út
tên Si. Khi mùa đông đến, một hôm trời rét đậm , người anh cả tên Đô và
người anh thứ hai tên Rê phải đi vào rừng lấy củi đem về cho cả nhà sưởi
ấm. Đến trưa mà vẫn không thấy hai anh Đô và Rê về , người anh thứ ba và
thứ tư là Mi và Pha đã lên đường đi tìm hai người anh . Cũng như Đô và
Rê, đến chiều mà Mi và Pha vẫn không về. Thấy thế , hai người anh còn lại
là Son và La đã vội vã vào rừng tìm kiếm bốn người anh Đô, Rê, Mi, Pha.
Chẳng khác gì số phận các người anh của mình , Son và La cũng biệt tăm.
Chờ mãi, đã tối lắm rồi mà vẫn không thấy sáu người anh trở về, người em
út tên Si trong lòng bồn chồn , đứng ngồi không yên , đã lo lắng lại càng lo
lắng hơn. Nhưng vốn là người thông minh, tài trí Si đã quyết định lên đường
tìm các anh của mình. Khi đi , ngoài các thứ cần thiết phải đem theo, Si đã
cẩn thận bỏ vào túi một cái bật lửa, rồi đốt đuốc soi đường vào rừng tìm
các anh . Đến nữa đêm Si đã lần lượt tìm đủ sáu người anh của mình: Đô ,
Rê, Mi, Pha , Son , La. Thì ra các anh dã bị cóng vì trời quá rét . Si đã đốt
lửa sưởi ấm cho các anh. Sau đó bảy anh em lại đưa nhau về nhà.
Sau khi kể chuyện , GV có thể hỏi HS vài câu hỏi như sau :

3
NGUYỄN VĨNH TUY TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT QUẾ A - HOÀI ĐỨC –
HÀ NỘI.

- Em hãy kể lại tên bảy anh em trong câu chuyện trên theo thứ tự từ
anh cả đến em út ? ( hoặc ngược lại )
- Người em út tên gì ? Người em út đã đi tìm những ai ? kể theo thứ
tự. ( Theo thứ tự nào tuỳ HS nhưng đúng là được; GV có thể hỏi những
câu hỏi khác, tuỳ theo điều kiện của lớp )
Cuối tiết học GV dặn dò HS tập kể cho người khác nghe, càng nhiều
càng tốt. Qua việc nghe và kể chuyện nhiều lần sẽ giúp HS nhớ được thứ tự
và tên 7 nốt nhạc đã học.
1.3. Cho các em bốc thăm thành lập ngẫu nhiên 7 nhóm, mỗi nhóm
mang tên một nốt nhạc. Trong các hoạt động các nhóm được mời, gọi nhau
bằng tên của nốt nhạc ( Ví dụ : nhóm Son,…). Như thế sẽ hình thành ở HS
thói quen gọi tên các bạn theo tên nhóm nốt nhạc.
Hoặc mỗi lớp thường được chia thành 4 tổ . Trong mỗi tổ các em tự
phân công mỗi em mang tên một nốt nhạc. Sau đó cho các em tự sắp xếp
ngồi đúng theo thứ tự 7 nốt nhạc đã học(sau một thời gian có thể đổi lại tên).
Quá trình gọi tên theo nốt nhạc được lặp đi lặp lại từ đó giúp HS nhớ
đủ tên và nhớ đúng thứ tự 7 nốt nhạc theo yêu cầu. GV sử dụng giấy Krô-ki
vẽ hình các nốt nhạc , ghi tên 7 nốt nhạc treo lên tường làm dụng cụ trực
quan lúc nào HS cũng nhìn thấy – “ Mưa dầm thấm đất “
2/ Tiết 22: Giới thiệu khuông nhạc và khoá Son .
Chúng ta thấy hầu hết các bài hát trong tập bài hát HS lớp 3 đều được
viết theo khoá Son. Vì thế khi dạy nội dung này, ngoài việc chuẩn bị bảng
phụ kẻ sẵn khuông nhạc , khoá Son GV cho HS quan sát kĩ bất kì một
khuông nhạc nào trong các bài hát của tập bài hát lớp 3 ( đây chính là hình
ảnh trực quan thường xuyên xuất hiện nhất ). Từ đó GV giúp HS nhận ra
khuông nhạc gồm có 5 dòng kẻ song song cách đều nhau, kí hiệu đứng ở đầu
khuông nhạc (nối liền 5 dòng kẻ) chính là khoá Son. Sau khi HS nhận biết
khoá son, nắm được hình khuông nhạc và khoá Son giáo viên kể cho HS
nghe chuyện “ Bảy anh em đoàn kết” :
…Ngày xưa có bảy anh em mồ côi cha mẹ. Họ luôn sống chung với
nhau trong một khu rừng. Nơi đây thường xuyên xảy ra lũ lụt. Trong nhà họ
lúc nào cũng có 5 tấm ván lớn( tượng trưng cho 5 dòng kẻ của khuông
nhạc ) được buộc chặt vơí nhau bằng một sợi dây ( Khoá Son ) tạo thành
một con thuyền. Mỗi khi lũ đến họ đã cùng nhau lên thuyền , bám chặt
thuyền, nguyện sống chết có nhau . Nhờ thế mà họ đã tránh được sự hung
hãn cuả các cơn lũ…
Vừa kể GV vừa vẽ minh họa lên bảng nhằm thu hút sự chú ý của HS .
HS sẽ nhìn thấy 5 dòng kẻ, khoá son . Đây là động tác gây ấn tượng cho HS
.

4
NGUYỄN VĨNH TUY TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT QUẾ A - HOÀI ĐỨC –
HÀ NỘI.

Ngoài các biện pháp nêu trên, GV còn sử dụng thêm đàn Or-gan để
giúp HS nhận biết vị trí 7 nốt nhạc trên đàn Or-gan cũng như nhận biết thêm
về âm thanh của chúng .
3/ Tiết 23 : Giới thiệu một số hình nốt nhạc.
Sau hoạt đông 1 , 2 ( giới thiệu hình nốt nhạc , tập viết hình nốt nhạc
như SGV trang 54) GV tiến hành cho HS chơi trò chơi Tìm nốt nhạc vui:
Cách 1 : Chuẩn bị và tiến hành cho HS chơi như sau :
- GV chuẩn bị các thanh cài giống các thanh cài trên bảng nỉ ở lớp
1( khoảng 4 thanh hoăc nhiều hơn hay ít hơn do GV qui định số lượng nhóm
chơi ). Dùng giấy krô-ki cắt khoảng 40 hình nốt nhạc như đã học.
- Tiến hành trò chơi ( cho HS chơi tiếp sức theo 4 nhóm ):
+ GV đính 4 thanh cài lên bảng lớp, yêu cầu mỗi nhóm cử 6 em lên
xếp hàng trước bảng lớp .
+ Trong mỗi nhóm, GV phát cho mỗi em 1 hình nốt nhạc đã
học( không trùng nhau). Khi có hiệu lệnh của GV như hình nốt đen( hoặc
hình nốt móc đơn,…) HS nào có thẻ hình nốt như GV hô lập tức lên đính vào
thanh cài của nhóm mình.
Sau mỗi lần chơi GV cho HS nhận xét, xếp thứ tự thi đua, tuyên
dương.
* Lưu ý : Có thể không dùng thanh cài , GV chỉ phát cho mỗi nhóm
khoảng 10 hình nốt nhạc. Sau đó cho HS trong mỗi nhóm tự đố nhau tìm
đúng hình nốt nhạc vừa học, GV theo dõi giúp các nhóm.
Cách 2 : Chuẩn bị và tiến hành cho HS chơi như sau :
- Dùng giấy krô-ki cắt khoảng 35-40 hình nốt nhạc như đã học , 4
bảng giấy krô-ki rộng khoảng 50cm , dài khoảng 70cm( hoặc 4 bảng phụ)
chia thành 2 cột, mỗi cột có 6 ô, trong mỗi ô dùng nhựa trong cứng bấm đè
lên làm khe để dễ cài hình các nốt nhạc; 6 thẻ từ ghi tên gọi của các hình nốt
nhạc rồi đính sẵn vào cột bên trái bảng giấy krô-ki ( như trình bày như dưới
đây); cột bên phải để trống.

Hình nốt trắng


Bấm nhựa
trong cứng
Hình nốt đen

Hình nốt móc


đơn

Hình nốt móc


kép

5
NGUYỄN VĨNH TUY TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT QUẾ A - HOÀI ĐỨC –
HÀ NỘI.

Dấu lặng đen

Dấu lặng đơn

- Tiến hành chơi :


Cho HS chơi theo 4 nhóm (nhiều hay ít nhóm tuỳ theo sự chuẩn bị
của GV ). GV đính 4 bảng cài lên bảng lớp , dưới mỗi bảng cài GV treo một

túi nhỏ dựng khoảng 10 hình các nốt nhạc khác nhau. Cho 4 nhóm
chơi tiếp sức, khi có hiệu lệnh của GV mỗi HS của mỗi nhóm tìm 1hình nốt
nhạc trong túi của nhóm mình rồi đính vào ô trống ở cột bên phải sao
cho thích hợp .
GV có thể tổ chức cho HS chơi nhiều hay ít lần tuỳ vào điều kiện thời
gian hay trình độ HS của từng lớp. Sau mỗi lần chơi GV cho HS nhận xét,
tuyên dương.

Cách 3 : Chuẩn bị và tiến hành cho HS chơi như sau :


- Chuẩn bị như cách 2 nhưng có sự thay đổi nhỏ theo dạng như
trình bày dưới dây :
Hình nốt trắng

Hình nốt móc


kép


Dấu lặng đen

Dấu lặng đơn

- Tiến hành chơi : Giống như cách 2 nhưng tuỳ yêu cầu từng ô trống
mà HS phải đính hình hoặc tên gọi hình nốt nhạc sao cho đúng yêu cầu .
Cách 4 : Chuẩn bị và tiến hành cho HS chơi như sau :
- Giáo viên chuẩn bị như 3 cách trên nhưng trong mỗi bảng cột bên
trái GV xếp tên gọi hình các nốt nhạc đủ 6 ô trống, cột bên phải GV xếp đủ
các hình nốt nhạc nhưng lộn xộn, không tương ứng với cột bên trái .

6
NGUYỄN VĨNH TUY TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT QUẾ A - HOÀI ĐỨC –
HÀ NỘI.

- Tiến hành chơi : GV phát cho 4 nhóm mỗi nhóm 1 bảng, cho
các nhóm thi sắp xếp lại sao cho hình nốt nhạc cột bên phải đúng với tên gọi
của chúng ở cột bên trái .
* Giáo viên có thể chọn hình thức chơi tuỳ theo cách tổ chức của
mình ( HS chơi tiếp sức , chơi tại chỗ trong nhóm ,…)
4/ Tiết 24: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông.
Ở tiết này GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “gắn nhanh , gắn đúng
tên các nốt nhạc vào khuông” . Trò chơi nhằm giúp HS xác định đúng vị trí
và hình nốt nhạc trên khuông nhạc. Từ đó HS nhớ lâu các kí hiệu âm nhạc.
Cũng qua trò chơi này luyện cho HS kĩ năng nhanh nhẹn, chính xác…
Chuẩn bị và tiến hành cho HS chơi như sau :
- GV chuẩn bị 4 bảng cài bằng giấy krô-ki (hoặc có thể làm bằng chất
liệu khác) rộng khoảng 25cm, dài khoảng 70cm. Trên mỗi bảng cài có trình
bày 5 đường kẻ để tạo thành khuông nhạc, có khoá son đặt ở đầu mỗi
khuông nhạc. Dùng nhựa cứng trong suốt bấm đè lên mỗi dòng kẻ và trên
mỗi khe để tạo thuận lợi khi cài các nốt nhạc vào một cách nhanh chóng ,
chính xác (giống thanh gài bảng nỉ ở lớp1). Dùng giấy krô-ki cắt thành hình
các nốt nhạc đã học ( Giống như hình nốt nhạc ở tiết 23,khoảng 40 hình sao
cho đủ số lượng cho 4 nhóm ), mỗi hình cao khoảng 10 đến 12 cm rồi tô
màu để phân biệt với màu nền của bảng cài .
- Tiến hành trò chơi :
Trò chơi được tiến hành sau khi HS được ôn tập hai bài hát Em yêu
trường em , cùng múa hát dưới trăng ( sau hoạt động 1 và 2 trong SGV
trang 55). GV cho HS chơi tiếp sức theo 4 nhóm trong một thời gian nhất
định . Mỗi nhóm khoảng 7 em . Khi nghe hiệu lệnh của GV ( son trắng , la
đen , pha móc đơn ,…)lần lượt từng HS trong mỗi nhóm lên đính vào bảng
cài tên một nốt nhạc theo yêu cầu của GV. Sau mỗi lượt chơi GV cho HS
nhận xét , sửa sai , tuyên dương ( Có thể chơi nhiều lần tuỳ theo điều kiện
thời gian của tiết học ).
5/ Một số biện pháp khác dành cho các tiết 28( Tập kẻ khuông
nhạc và viết khoá son ), tiết 29 ( Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc
), tiết 31và 33 (Ôn tập các nốt nhạc ):

Tục ngữ Việt Nam có câu Trăm hay không bằng tay quen hay là
Văn ôn võ luyện. Trong học âm nhạc cũng thế , GV cần tạo điều kiện giúp
HS thực hành thường xuyên , trong mọi hoạt động , càng nhiều càng tốt.
Chúng ta tiến hành như sau :
5.1. Trong những tiết ôn tập có kí hiệu nốt nhạc, khuông nhạc, khoá
son GV cần thường xuyên cho HS thực hiện trên bảng con. Sau đó GV cho
HS nhận xét , sửa sai.

7
NGUYỄN VĨNH TUY TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT QUẾ A - HOÀI ĐỨC –
HÀ NỘI.

Khi viết đầu nốt nhạc HS thường hay bị sai , GV cần chú ý sửa cho
các em ngay , không để thành thói quen sau này rất khó sửa. Đầu nốt nhạc
như hình bầu dục, khi viết hơi nghiêng . Nhưng thực tế HS thường chỉ viết
như một chấm tròn sau đó viết đuôi nốt nhạc tạo thành hình như que diêm.

Một số trường hợp viết sai : ° ° ° °

GV cần chú ý giúp HS viết đúng đầu nốt nhạc , đuôi nốt nhạc cân
đối , không nghiêng phải hoặc nghiêng trái , không lệch.

Đuôi nốt nhạc

Đầu nốt nhạc ( viết đúng )

Hoặc khi viết móc không nên viết quá dài sẽ làm mất cân đối .
5.2. GV thường xuyên nhắc nhở HS luôn sử dụng trò chơi “ khuông
nhạc bàn tay” . Đây là trò chơi
mang tính trực quan cao, mọi lúc ,
mọi nơi . Trong mỗi tiết âm nhạc GV
vận dụng trò chơi này khi cho HS khởi
động giọng.
Ví dụ: GV yêu cầu HS đưa bàn tay
trái ra, hướng lòng bàn tay về phía
trước( Như hình vẽ ). Sau đó GV cho
HS khởi động giọng từ nốt đô chẳng
Hạn, tiếp theo là rê, … Miệng khởi động giọng còn tay phải chỉ vào
bàn tay trái đúng vào vị trí nốt nhạc đang xướng.
* Hoạt động này được thực hiện thường xuyên trong các tiết âm nhạc
kể từ tiết 16 ở lớp 3 trở đi. Và chắc chắn HS sẽ nhớ lâu , nhớ vững chắc.
5.3. Cho HS tâp ghi các kí hiệu âm nhạc vào vở chép nhạc. Nếu HS
không có vở chép nhạc GV cho HS ghi vào vở trắng ( tốc độ sẽ lâu hơn ).
Có thể ghi ở lớp, ở nhà. Sau khi HS ghi xong GV cần kiểm tra và sửa sai cho
các em. Giáo viên cần tuyên dương, giới thiệu những bài làm tốt để cả lớp
học tập.
! Lưu ý : Như đã nêu ở phần trên “ Mưa dầm thấm đất; Văn ôn võ
luyện “, GV cần tạo cho HS thói quen thực hành nhiều, thói quen tự học, tự
vận dụng vào thực tiễn. Có như thế thì hiệu quả mang lại sẽ càng cao hơn.

8
NGUYỄN VĨNH TUY TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT QUẾ A - HOÀI ĐỨC –
HÀ NỘI.

III/ Kết quả và hiệu quả phổ biến ứng dụng nội dung vào thực
tiễn:
Sau khi triển khai thể nghiệm , chúng tôi nhận thấy rằng:
- Các hoạt động này dễ dàng thu hút sự chú ý của HS , các em tích cực
hơn , sáng tạo hơn, phát huy được khả năng cảm thụ âm nhạc của HS, tạo
cho các em niềm say mê âm nhạc , đem lại niềm vui thật sự cho các em
trong các giờ học. Hầu hết HS nhớ được, nhớ lâu các kí hiệu âm nhạc đã
học.
Số liệu :
+ Số liệu đối chứng : 85/114 tỉ lệ 74,6%
+ Số liệu thể nghiệm : 114/118 tỉ lệ 96,6%
- Vận dụng tốt cho cả việc dạy môm âm nhạc ở các lớp trên.

Người viết

NGUYỄN VĨNH TUY.

9
NGUYỄN VĨNH TUY TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT QUẾ A - HOÀI ĐỨC –
HÀ NỘI.

DUYỆT CỦA HĐKH TRƯỜNG DUYỆT CỦA HĐKH NGÀNH GD

10
NGUYỄN VĨNH TUY TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT QUẾ A - HOÀI ĐỨC –
HÀ NỘI.

11
NGUYỄN VĨNH TUY TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT QUẾ A - HOÀI ĐỨC –
HÀ NỘI.

12

You might also like