You are on page 1of 11

I.

TÓM TẮT TÌNH HUỐNG


Công ty máy công cụ Northboro vừa trải qua 1 thời kỳ thua lỗ suy sụp, nhưng
hiện tại (năm 1992) công ty được đánh giá là đang hồi sinh và có tiềm năng lớn về tăng
trưởng và tỉ suất sinh lợi. Cô Christine Olsen, giám đốc tài chính của công ty đang đứng
trước 2 quyết định khó khăn: 1) Công ty nên chi trả cổ tức trong năm nay hay không?
Nếu trả thì tỉ lệ chi trả bao nhiêu là thích hợp, 40% hay tỉ lệ chi trả cổ tức thặng dư? 2)
Công ty có nên đổi tên và theo đuổi 1 chương trình quảng bá hình ảnh công ty và thời
điểm này hay không?
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TRONG TƯƠNG LAI, MỤC
TIÊU CỦA CÔNG TY, BÀN VỀ Ý KIẾN ĐỔI TÊN CÔNG TY
1. Phân tích môi trường kinh doanh trong tương lai:
Sau hơn 50 năm hoạt động từ ngày thành lập 1923, công ty đã trải qua nhiều giai
đoạn với nhiều biến cố. Đến 1975, công ty đã gây dựng được một danh tiếng như là một
nhà sản xuất công cụ máy và máy công nghiệp có nhiều sáng kiến, tập trung vào sản xuất
thiếp bị ép và khuôn cho sản xuất sản phẩm nhựa và kim loại. Đây được xem là mặt
hàng truyền thống của công ty. Cuối thập niên 70, bắt đầu tham gia vào lĩnh vực
CAD/CAM. Đến cuối năm 1991 thì đã có sự thay đổi lớn trong tỉ trọng doanh thu của
NORTHBORO, phần mềm và thiết bị CAD/CAM đã chiếm 46% doanh thu trong khi
thiết bị ép, khuôn chỉ chiếm 40%. Điều này cho thấy phần mềm và thiết bị CAD/CAM đã
đóng vai trò mũi nhọn, chủ lực trong cơ cấu doanh thu của công ty. Tuy ngành
CAD/CAM được đánh giá là một thì trường đang tăng trưởng với nhiều tiềm năng nhưng
cũng chứa đựng rủi ro cao và cạnh tranh rất khốc liệt từ phía các công ty lớn khác trong
ngành. Những thông tin về công ty (trang 3) chứng minh điều đó. Các sản phẩm thiết bị
ép, khuôn tuy chỉ chiếm 40% doanh thu nhưng NORTHBORO có ưu thế vượt trội với
một vị thế đầu ngành khá vững chắc. Trong khi NORTHBORO trong suốt thập niên 80
đã đầu tư nghiên cứu, thiết lập tiêu chuẩn cho CAD/CAM nhưng đã bị các đối thủ cạnh
tranh qua mặt. Năm 1991, mặc dầu doanh thu từ phầm mềm và thiết bị CAD/CAM bị
giảm sút 103 triệu $, từ 607 triệu $ vào năm 1985 xuống còn 504 triệu $ vào năm 1991
nhưng vẩn chiếm tỉ trọng 46% trong tổng doanh thu của công ty tại thời điểm đó. Đây
thực sự là một con số ấn tượng về một sản phẩm đầy tiềm năng và cũng là lý do tại sao
công ty quyết định đầu tư vào một lãnh vực nhiều hứa hẹn nhưng cũng đầy rủi ro này.
Muốn tái lập được vị thế trong ngày CAD/CAM thì NORTHBORO phải dành phần lớn
ngân sách nghiên cứu phát triển cho CAD/CAM . Đây là một dự án có hệ số rủi ro lớn vì
với số phần lớn ngân sách bỏ ra cũng không thể biết được công ty sẽ tái lập được vị thế
của mình hay lại tiếp tục bị tụt lại phía sau so với các đổi thủ. Bên cạnh đó, công ty tiến
hành 2 chương trình tái cấu trúc quy mô lớn nhằm giảm định phí tối đa có thể. Tiến hành
thu hẹp quy mô, chỉ tập trung vào những lĩnh vực có ưu thế và sinh lợi cao với thước đo
doanh thu thông qua đẩy mạnh tiếp thị và áp dụng quy trình quản lý để giảm bớt nhân
công và phương tiện. Các số liệu trong bảng 1 và 2 cho thấy: với 2 chương trình tái cấu
trúc, công ty phải gánh chịu một khoản lỗ tổng cộng là 135 triệu $. Tuy nhiên sau tái cấu
trúc, hoạt động của công ty trở nên tinh gọn hơn, biến phí của công ty đã giảm xuống.
Chi phí chung, bán hàng và quản lý giảm từ 154 triệu $ năm 1991 xuống còn 141 triệu $
năm 1992, giảm 13 triệu $. Vậy sau 2 đợt tái cơ cấu và nghiên cứu CAD/CAM, công ty
đã bắt đầu hoạt động có hiệu quả hơn, sinh lời và cho ra đời hệ thống AR mà ban điều
hành NORTHBORO tin rằng nó sẽ giúp công ty tái lập được vị thế của mình trong
ngành. Một số nhà phân tích ngành cũng như ban điều hành công ty khá lạc quan về tầm
ảnh hưởng của sản phẩm AR và trị giá những đơn đặt hàng mang lại cho công ty kể từ
khi AR đầu tiên được phân phối đi. Bảng báo cáo thu nhập cho thấy lợi nhuận hoạt động
năm 1991 bị lỗ 92,051 triệu $ nhưng đến năm 1992 lợi nhuận hoạt động là 21 triệu $. Với
việc tái cấu trúc và sản phẩm AR ra đời, NORTHBORO đã có một lợi thế hấp dẫn so với
các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên cũng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ 2 đối thủ mạnh
về sản phẩm tương tự trong vòng 12 tháng tới. Điều này bắt buộc NORTHBORO phải
tập trung ngân sách để tiếp tục đầu tư nghiên cứu phát triển CAD/CAM nếu muốn giữ
được vị thế hiện tại và cần vốn để sản xuất đáp ứng nhanh chóng các đơn đặt hàng. Vậy
với tình hình kinh doanh hiện tại thì vốn là một vấn đề được đặt ra cho các nhà quản trị
NORTHBORO.
2. Mục tiêu của công ty:
Công ty mong muốn và kỳ vọng một tỉ lệ tăng trưởng kép trung bình hằng năm là
15%. Để theo đuổi kế hoạch của mình, ban điều hành công ty đã đề ra chiến lược dựa
trên 3 yếu tố chủ chốt:
- Có thể thay đổi cơ cấu sản xuất: đưa sản phẩm CAD/CAM và các sản
phẩm ngoại vi làm sản phẩm chủ lực, chiếm ¾ doanh thu, điều này có nghĩa là
công ty đang dần rời bỏ thị trường có ưu thế tuyệt đối là các sản phẩm ép và
khuôn truyền thống để dịch chuyển cơ cấu sang sản phẩm CAD/CAM, một
sản phẩm có tỉ suất sinh lợi cao nhưng rủi ro thị trường lớn.
- Công ty sẽ gia tăng mở rộng ra các thị trường quốc tế để tối đa hóa
doanh thu: không ngừng marketing để mở các văn phòng bán hàng khắp thế
giới. Điều này dẫn đến chi phí của công ty sẽ tăng lên nhanh chóng do việc
mở rộng kinh doanh, tạo thêm áp lực rủi ro tài chính về phía công ty khi mà
những doanh thu năm 1992 chỉ là dự kiến và công ty cần tạm ứng vốn trước
để mở rộng máy móc thiết bị, nhà xưởng, tài sản ngắn hạn, tồn kho và các
hoạt động khác theo kế hoạch đề ra. Qua các số liệu báo cáo cân đối kế toán
có thể thấy rõ điều này. Số liệu năm 1992 so với năm 1991 cho thấy tổng tài
sản ngắn hạn tăng thêm ( $331,11 – $298,055 =) $33,055 triệu, máy móc thiết
bị, nhà xưởng tăng thêm ($274 – $239,227 =) $34,773 triệu , hàng tồn kho
tăng thêm $9,075 triêu. Để trài trợ cho các khoản đầu tư tăng thêm này, công
ty phải tiến hành vay nợ, cụ thể là tổng nợ ngắn hạn tăng thêm $19,777 triệu,
nợ dài hạn tăng thêm $14,15 triệu, tổng nợ tăng thêm $41,233 triệu. Trong khi
đó, vốn cổ phần thường không tăng thêm, điều này cho thấy công ty không
phát hành thêm cổ phần thường mà tất cả các nhu cầu về vốn đều được tài trợ
bằng nợ. Vậy liệu với các quyết định tài trợ nợ này thì công ty có còn giữ
được tỷ lệ nợ bảo thủ như mong muốn không hay lại đẩy công ty vào tình rạng
rủi ro tài chính cao. Đây là bài toán khó về vốn cho giám đốc tài chính cũng
như ban quản trị công ty.
- Mở rộng liên doanh và mua lại một số công ty phần mềm nhỏ nhằm không
ngừng nghiên cứu cải tiến chất lượng và phát triển các sản phẩm CAD/CAM:
điều này được minh chứng qua mục chi phí nghiên cứu và phát triển trong báo
cáo thu nhập không ngừng được tăng lên, năm 1991 là $50,278 triệu và năm
1992 ước tính tăng lên $51,5 triệu.
Qua đây cho thấy rõ mục tiêu của công ty là một mặt đang khai thác triệt để vị thế
của mình trong ngành cũng như như tầm ảnh hưởng, lợi thế hấp dẫn của sản phẩm AR để
không ngừng gia tăng thị phần của công ty, mặt khác tiếp tục đầu tư và nghiên cứu, hoàn
thiện các sản phẩm CAD/CAM để củng cố vị thế hiện tại cũng như nới rộng khoảng cách
với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Để theo đuổi mục tiêu của mình, công ty cần phải
huy động một lượng vốn lớn, bài toán về vốn lại trở nên khó khăn hơn.
3. Ý kiến về việc đổi tên và chiến lược quảng cáo của công ty
Việc đổi tên “Northboro Machine Tools Corporation” thành “Northboro
Advanced System International”, theo những nhận đình từ mô tả tình huống thì việc đổi
tên công ty chỉ nhằm mục đích thay đổi cách nhận thức của các nhà đầu tư về công ty.
Theo Alice Dent các nhà đầu tư có cái nhìn không đúng về triển vọng của công ty.
“Dent đã tiến hành một cuộc khảo sát người đọc thời báo tài chính và kết quả cho thấy sự
hiểu biết của họ tương đối thấp về Northboro và hoạt động của nó”
- Tên “Northboro Machine Tools Corporation” cộng với thời gian 68 năm hoạt
động dễ làm cho nhà đầu tư nghĩ Northboro là một công ty hoạt động lâu đời trong
những ngành công nghiệp ít có sự thay đổi cải tiến.
- Northboro Advanced Systems International gợi cho nhà đầu tư về một công ty
lớn có phạm vi hoạt động trên nhiều quốc gia, cung cấp những sản phẩm mang tính
hệ thống, toàn cầu ( international) và có những sản phẩm cải tiến mới( Advanced).
Đổi tên là cách thức thay đổi nhận thức của nhà đầu tư bên ngoài từ một công ty
truyền thống sang một công ty có những sản phẩm hỗ trợ trong ngành công nghiệp đang
tăng trưởng, có năng lực phạm vi toàn cầu. Đồng thời việc giữ lại tên gốc “Northboro”
nhằm mong muốn việc đổi tên mang tính kế thừa, mong muốn nhà đầu tư đánh giá công
ty như là một doanh nghiệp hoạt động lâu đời trong ngành công nghiệp mới và là công ty
có nhiều sản phẩm mới.
Nhưng tiến hành khi nào và thực hiện thế nào là hợp lý là một bài toán đặt ra cho
Alice Dent và Chiristine Olsen, để có thể thuyết phục được hội đồng quản trị công ty.
- Trên bảng báo cáo thu nhập cho thấy năm 1992 dự kiến thu nhập ròng chỉ đạt
$12,012 triệu, vậy nếu bỏ ra $10 triêu để quảng cáo hình ảnh công ty và đổi
tên thời điểm này liệu có thích hợp không? Mặc dù từ năm 1991, với chương
trình tái cấu trúc lần thứ hai đã thay đổi chiến lược sản xuất là tập trung vào
doanh thu và phương thức tiếp thị thì việc thay đổi nhận thức, sự hiểu biết của
nhà đầu tư và đưa lại cái nhìn mới cho các cổ đông về công ty là một điều hết
sức cần thiết.
- Nhưng với thực trạng cần vốn hiện tại của công ty, thì có nên thực hiện một
kế hoạch quá rầm rộ và tốn kém hay nên cân nhắc những chiến lược
marketing nhỏ hơn nhưng đánh đúng vào từng phân khúc và thị hiếu của nhà
đầu tư. Không những chi phí những chiến lược marketing nhỏ hơn sẽ phù hợp
với tình hình tài chính hiện tại của công ty mà còn kế hoạch tiêu tốn quá nhiều
tiền của Alice Dent đưa ra chỉ mang tính lý thuyết và không có chứng cứ thực
nghiệm như lời nhận xét của chủ tịch hồi đồng quản trị. Vì vậy kế hoạch này
sẽ khó có thể thuyết phục được hồi đồng quản trị thông qua.
- Hơn nữa, Northboro có một truyền thống là luôn duy trì một mức nợ bảo thủ
chủ yếu chỉ để đáp ứng nhu cầu luân chuyển vốn. Vậy nếu kế hoạch của Dent
được thông qua thì sự thiếu hụt vốn của công ty càng lớn, dẫn đến gần như
toàn bộ nhu cầu vốn để nghiên cứu phát triển CAD/CAM và sản xuất theo đơn
đặt hàng sẽ phải vay nợ và tỉ lệ nợ sẽ gia tăng lên mức mà ban điều hành khó
có thể chấp nhận.
Do đó không nên đổi tên công ty vào thời điểm hiện tại vì công ty sẽ gặp nhiều
khó khăn, tên công ty chỉ được đổi tên vào những năm mà sau khi chia cổ tức mà vẫn còn
lợi nhuận.
III. NORTHBORO NÊN CHI TRẢ CỔ TỨC HAY KHÔNG?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ xem xét ưu nhược điểm của từng phương án.
1. Không chi trả cổ tức
Ưu điểm:
- Dựa vào bảng 8, không chi trả cổ tức giúp cho công ty giảm thiểu được tình trạng
thiếu hụt vốn.
- Tạo ra được một nguồn lợi nhuận giữ lại cho doanh nghiệp, giúp cho doanh
nghiệp có một khoản tiền để bù đắp vào phần vốn thiếu hụt.
- Đối với các nhà đầu tư tăng trưởng, việc không chi trả cổ tức đã phát tín hiệu tốt
là công ty giữ lại lợi nhuận để đầu tư cho một dự án mới hoặc tái đầu tư để tăng tỷ
suất sinh lợi, kỳ vọng về một mức tăng trưởng trong tương lai.
Nhược điểm:
- Dựa vào bảng dữ liệu cổ đông cho thấy hiện tại các nhà đầu tư giá trị chiếm tỷ
trọng rất lớn và khi đầu tư họ mong muốn nhận được một cổ tức ổn định, nếu
không chi trả cổ tức sẽ làm cho họ không thỏa mãn, từ đó họ bán cổ phiếu ra thị
trường làm cho giá cổ phần sẽ giảm và công ty cũng khó trong vấn đề quản lý các
cổ phần.
- Việc không chi trả cổ tức đồng nghĩa với việc công ty đang phát đi một tín hiệu
xấu đối với các cổ đông là công ty đang găp khó khăn, đồng thời làm mất uy tín
của công ty do không thực hiện được cam kết của mình(vì trong hai quý đầu năm
1991 khi hội đồng quản trị thông báo không chi trả cổ tức, sau đó các cổ đông
nhận được một bức thư từ ban quản trị đã cam kết khôi phục lại mức cổ tức càng
sớm càng tốt).
- Không chi trả cổ tức thì công ty có được tiền giữ lại nhưng công ty sẽ gặp khó
khan nếu có nhu cầu vốn trong tương lai, khó khăn trong việc vay nợ, khó khăn
trong việc phát hành cổ phiểu mới để huy động vốn.
2. Chi trả cổ tức
Ưu điểm:
Giữ lời hứa với cổ đông:
Trong 1 bức thư đặc biệt gửi cổ đông, BQT đã cam kết khôi phục lại mức cổ tức
“lý tưởng là vào năm 1992”. Mà 2 quý đầu năm 1992 công ty không trả cổ tức, vậy để
giữ đúng lời hứa với cổ đông, cũng là giữ uy tín cho công ty, nên xem xét chi trả cổ tức
vào 2 quý cuối của năm 1992.
Phát tín hiệu tốt đến cổ đông:
Chính sách cổ tức tự nó không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp nhưng nó lại
hàm chứa thông tin và phát tín hiệu đến cổ đông, tạo nên “hiệu ứng khách hàng”. Việc
chi trả cổ tức sẽ làm các cổ đông hiểu rằng “công ty đang hồi sinh và tiếp tục tăng
trưởng”, như vậy họ củng cố thêm niềm tin vào công ty, gia tăng kì vọng. Hơn nữa trong
thời kỳ thua lỗ những năm 1989,1991 mà công ty vẫn duy trì mức cổ tức dù nhỏ, hiện
nay công ty đang hồi phục, việc không chi trả cổ tức có vẻ đi ngược lại chính sách của
công ty vốn quan tâm hàng đầu đến lợi ích của cổ đông.
Đáp ứng được nguyện vọng của phần lớn nhà đầu tư:

Từ bảng 4 Dữ liệu cổ đông, ta thấy tỉ lệ nhà đầu tư giá trị và đầu tư cá nhân hưu
trí chiếm tỉ lệ lớn, những nhà đầu tư này thường chú ý đến giá trị tuyệt đối của cổ tức trên
cổ phiếu và quá trình tăng ổn định của cổ tức được trả. Nếu công ty không trả cổ tức thì
có thể ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư trong tương lai và do đó, giá của
công ty trên thị trường cũng bị tác động xấu. Việc chi trả cổ tức sẽ tránh được tình trạng
này.
Phù hợp với kì vọng của nhà đầu tư:
Năm 1981, các nhà đầu tư tăng trưởng nắm giữ 1547 ngàn cổ phần, chiếm 12.7%,
đến năm 1991, giảm xuống còn 786 ngàn cổ phần, tương đương 6.4%, trong khi đó lượng
cổ phần mà các nhà đầu tư giá trị nắm giữ năm 1981 là 981 ngàn, tương đương 8.1% và
đến năm 1991 tăng lên 1590 ngàn,tức 12.9%. Sự sụt giảm trong tỉ lệ cổ phần của nhà đầu
tư tăng trưởng và tăng trong tỉ lệ nhà đầu tư giá trị chứng tỏ rằng, các nhà đầu tư tin là
công ty đã bước vào giai đoạn bão hoà. Trong giai đoạn này lợi nhuận công ty dần ổn
đinh và họ đầu tư vào công ty với kì vọng có nguồn thu nhập ổn định hàng năm hơn là kì
vọng vào phần thặng dư vốn tăng trưởng trong tương lai. Công ty chi trả cổ tức là điều
hợp với kì vọng của họ.
14.0%
12.0%
10.0%
8.0%
6.0%
4.0%
2.0%
0.0%
1981 1991

Nhà đầu tư tăng trưởng Nhà đầu tư giá trị

Thúc đẩy giá cổ phần tăng


Như đã nói ở trên, việc trả cổ tức sẽ “phát tín hiệu tốt” đến nhà đầu tư, “hàm chứa
thông tin” rằng công ty đang đi vào hoạt động ổn định và tự tin về lợi nhuận và dòng tiền
tương lai của mình. Điều này sẽ làm các nhà đầu tư thêm tin tưởng vào khả năng sinh lời
trong tương lai của công ty, thúc đẩy giá cổ phần tăng.
Phù hợp với chính sách cổ tức trong ngành
Mức chi trả cổ tức trong của những công ty trong ngành là khá cao, “trung bình là
52% trong ngành thiết bị điện công nghiệp và 68% trong ngành công cụ máy”. Công ty
lại đang bị cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cùng ngành. Với tình hình này, nếu công ty
không chi trả cổ tức sẽ rất bất lợi, các nhà đầu tư có thể sẽ nhảy sang các công ty khác có
mức cổ tức cao vượt trội hơn. Trả cổ tức (dù mức trả có thể thấp hơn mức chung của
ngành) sẽ khiến nhà đầu tư tin tưởng và tiếp tục “ủng hộ” công ty.
Nhược điểm:
Nhược điểm lớn nhất của chính sách chi trả cổ tức là sẽ làm công ty mất đi 1
khoản vốn nguồn lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư cho các dự án sau này. Đối với công ty
Northboro, qua phân tích bảng 8 – Báo cáo nguồn và sử dụng nguồn, chúng ta thấy khi
chưa chi trả cổ tức, công ty đã lâm vào tình trạng thiếu hụt vốn trong 2 năm liền – 1992
và 1993, nếu thực hiện chính sách chi trả cổ tức, dù với tỉ lệ chi trả nào cũng sẽ làm tình
trạng này thêm trầm trọng và khoảng thời gian thiếu hụt vốn sẽ dài thêm. Tuy nhiên, theo
chúng tôi, dựa vào tình hình hiện tại, Northboro hoàn toàn có thể khắc phục nhược điểm
này bằng cách huy động vốn từ nhiều nguồn để bù đắp vào phần thiếu hụt, vì:
- Tổ chức Value Line xếp hạng Northboro ở mức tín nhiệm loại A (mức cao
nhất là A++), chỉ số thanh toán của công ty cũng nằm trong mức an toàn, vì vậy
Northboro hoàn toàn có thể huy động tài trợ từ các tổ chức tín dụng.
- Sản phẩm AR đang có triển vọng lớn trên thị trường. “Vào tháng 10/1991, khi
AR đầu tiên được phân phối đi, Northboro đã có các đơn đặt hàng với tổng trị
giá 75 triệu $. Vào thời điểm kết thúc năm, giá trị các đơn đặt hàng chưa thực
hiện là 100 triệu $. Tương laic ho sản phẩm này có vẻ sang lạn. Một số nhà
phân tích ngành lạc quan về ảnh hưởng của sản phẩm đối với công ty.” Như
vậy, AR hứa hẹn mang lại những khoản doanh thu đáng kể cho công ty để
đảm bảo cho việc trả cổ tức và trả lãi vay. Mặt khác, quan sát bảng 3 sau:
1989 1990 1991 Jun-92 1993E 1994E

GNP thực 2.5 0.8 -1.2 2 3.2 2.8

Sức mua thiết bị công nghiệp lâu bền 7.8 -2.6 -9.1 -1.6 7.5 8.7

GNP thực kỳ vọng tăng trưởng 3.2% và 2.8% trong hai năm tới, mặt khác chi tiêu
vốn cho các thiết bị công nghiệp lâu bền được kỳ vọng tăng mạnh trong hai năm tới ở
mức 7.5% và 8.7%. Chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan về doanh thu các sản phẩm công
nghiệp của Northboro sắp đến sẽ tăng cao.
- Nếu công ty trả cổ tức, giá cổ phần của công ty sẽ đảm bảo ở mức tốt, tạo
thuận lợi cho công ty phát hành cổ phần mới để huy động thêm vốn.
Kết luận: Sau khi phân tích kỹ ưu nhược điểm của từng phương án chi trả hay
không chi trả cổ tức, nhóm chúng tôi đi đến kết luận rằng: Công ty nên chi trả cổ tức vì
những ưu điểm vượt trội trên và nhược điểm có thể khắc phục được. Còn chi trả theo
chính sách nào thì chúng tôi sẽ làm rõ ở phần sau:
IV. NÊN LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC NÀO (TỈ LỆ CHI TRẢ LÀ BAO
NHIÊU)?
1. Chính sách cổ tức thặng dư
Nếu theo đuổi chính sách này, lợi nhuận dành trả lợi tức chỉ là phần còn lại sau
khi dành đủ lợi nhuận cho nhu cầu tái đầu tư hoặc trả nợ. Căn cứ vào bảng 8 – Báo cáo
nguồn và sử dụng nguồn, ta thấy năm 1992 lượng tiền thiếu hụt (trước khi chi trả cổ tức)
là 21 triệu $ và năm 1993 thiếu 6 triệu $.
1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998
Thu nhập ròng 12 27 38 48 61 65 107
Tiền thiếu hụt
(nhu cầu vay -21 -6 3 11 23 26 67
trước cổ tức)
Như vậy, nếu công ty chọn chính sách cổ tức thặng dư, trong 2 năm này các cổ đông của
công ty sẽ không nhận được cổ tức. Điều này có vẻ đi ngược lại với chính sách cổ tức ổn
định nhất quán mà từ trước tới nay công ty đang theo đuổi. Hơn nữa, như đã phân tích,
một phần lớn các nhà đầu tư của Northboro là những người ưa thích cổ tức ổn định tin
cậy, với tình hình của công ty, chính sách cổ tức thặng dư sẽ phát tín hiệu giống như
không chi trả cổ tức, vì thế theo đuổi chính sách này không phải là lựa chọn tối ưu.
2. Tỉ lệ chi trả cổ tức là 40%
Giờ đây cô Olsen chỉ còn lại 1 phương án duy nhất: chọn tỉ lệ chi trả cổ tức là
40%, tương đương mức 0.39$/cổ phần (tính chung cả năm 1992). Nhưng liệu đây có phải
là phương án tối ưu nhất? Chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời khi phân tích kỹ bảng 8 –Báo
cáo nguồn và sử dụng nguồn. Nếu duy trì mức cổ tức ổn định 40% thì từ năm 1992 đến
năm 1996, công ty sẽ liên tục thiếu hụt tiền.
Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998

Nhu cầu vay sau - 26 -17 -12 -8 -1 0 24


cổ tức (triệu USD)

Để bù vào lượng tiền thiếu hụt này, công ty sẽ buộc phải huy động nguồn tài trợ
từ các tổ chức tín dụng hoặc phải phát hành thêm cổ phần mới, làm gia tăng rủi ro tài
chính của công ty (xem bảng tỉ số tài chính dưới đây):
Các tỉ số tài chính (năm 1992 dự kiến với mức trả cổ tức 40%):

Chỉ tiêu 1990 1991 1992(dự kiến)

1. Tỉ số thanh toán

Tỉ số thanh toán hiện hành 2.44 1.67 1.67

Tỉ số thanh toán nhanh 1.29 0.91 0.94

2. Tỉ số hoạt động

Số vòng quay các khoản phải thu 3.91 4.04 4.00

Số vòng quay hàng tồn kho 3.54 3.71 4.00

Hiệu suất sủ dụng TSCĐ 4.40 3.88 3.87

Hiệu suất sử dụng toàn bộ TS 1.21 1.18 1.21

Hiệu suất sử dụng vốn CP 2.03 2.68 2.90

3. Tỉ số đòn bẩy

Tỉ số nợ trên tổng tài sản 41% 56% 58%

Tỉ số nợ trên vốn cổ phần 68% 127% 140%

Tỉ số tổng TS trên vốn CP 168% 227% 240%

4. Tỉ suất sinh lợi

Tỉ suất sinh lợi trên doanh thu 1.59% -18.61% 2.07%

Tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản 1.93% -21.92% 2.50%

Tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần 3.24% -49.825 6.00%


5. Tỉ suất giá thị trường

Thu nhập mỗi cổ phần 0.70 -7.62 0.97

Cổ tức mỗi cổ phần 0.25 0.25 0.8

Mặt khác, “từ khi mới thành lập Northboro đã có một mức nợ bảo thủ…bất kỳ
một tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu nào vượt quá 40% là “ không thể tưởng tượng nổi, cho
thấy ban điều hành cẩu thả và đang đùa cợt với vấn đề”...”. Với mức chi trả cổ tức 40%,
tỉ lệ nợ trên vốn cổ phần năm 1992 sẽ tăng lên 140%. Điều này chắc chắn sẽ vấp phải sự
phản đối dữ dội từ phía ban điều hành công ty.
Còn nếu công ty duy trì mức cổ tức cao và phát hành thêm cổ phần để huy động
nguồn tài trợ, công ty sẽ phải đối mặt với những vấn đề sau: tốn kém phát sinh do chi phí
phát hành cổ phiếu mới và quyền kiểm soát của cổ đông hiện hành có thể bị đe doạ (hiện
tượng pha loãng cổ phiếu),ảnh hưởng xấu đến giá cổ phần đang lưu hành trên thị trường.
Bảng 5 cho thấy mức độ ổn định của số lượng cổ phiếu Northboro trong suốt 15 năm, từ
năm 1976 đến 1991. Điều này chứng tỏ công ty cũng hạn chế phát hành thêm cổ phiếu.

Số cổ phiếu (triệu)

14
12
10
8
6
4
2
0
76

77

78

79

80

81

82

83

84

85

86

87

88

89

90

91
19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

19

Số cổ phiếu (triệu)

Vậy công ty nên lựa chọn mức cổ tức thích hợp là bao nhiêu?
3. Đề xuất của nhóm
Công ty nên theo đuổi một chính sách cổ tức nhất quán, an toàn, ổn định, tức là
một chính sách cổ tức có tỉ lệ chia hợp lý sao cho vừa thoả mãn được nhu cầu có một
nguồn thu nhập ổn định, nhất quán của cổ đông (hiệu ứng nhóm khách hàng), vừa đảm
bảo một lỉ lệ thu nhập giữ lại để tài trợ cho những nhu cầu đầu tư bình thường nhằm đảm
bảo sự tăng trưởng bền vững cho công ty.
Bảng sau sẽ cho ta thấy tình hình tài chính tổng quát của công ty dưới ảnh hưởng
của những mức chi trả cổ tức khác nhau:
1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng
1992-
1998

Tiền thiếu hụt -21 -6 3 11 23 26 67 103


(trước cổ phiếu)

Cổ tức Cổ tức/CP

40% 4.08 10.8 15.2 19.2 24.4 26 42.8 143.2 0.39

35% 4.2 9.45 13.3 16.8 21.3 22.7 37.4 125.3 0.34

30% 3.6 8.1 11.4 14.4 18.3 19.5 32.1 107.4 0.29

25% 3.0 6.75 9.5 12.0 15.25 16.25 26.75 89.50 0.24

20% 2.4 5.4 7.6 9.6 12.2 13.0 21.4 71.6 0.19

15% 1.8 4.05 5.7 7.2 9.15 9.75 16.05 53.70 0.15

10% 1.2 2.7 3.8 4.8 6.10 6.5 10.7 35.8 0.10

0% 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

Tiền thiếu hụt (nhu cầu vay sau cổ tức)

40% -26 -17 -12 -8 -1 0 24 -40 0.39

35% -25 -15 -10 -6 2 3 30 -22 0.34

30% -25 -14 -8 -3 5 7 35 -4 0.29

25% -24 -13 -7 -1 8 10 40 14 0.24

20% -23 -11 -5 1 11 13 46 31 0.19

15% -23 -10 -3 4 14 16 51 49 0.15

10% -22 -9 -1 6 17 20 56 67 0.10

0% -21 -6 3 11 23 26 67 103 0.00

Với tỉ lệ chia cổ tức 40%, công ty sẽ thêm gánh nặng về tài chính, nhóm chúng
tôi đề xuất mức chia cổ tức 30%, tương đương 0.29$/cổ phần, cao hơn mức 0.25$/ cổ
phần năm 1990 và 1991. Chính sách cổ tức này là thích hợp với công ty vì những lí do
sau:
- Chính sách này hàm chứa thông tin lạc quan về tình hình tăng trưởng của
công ty qua mức tăng trong tỉ lệ chia cổ tức.
- Chính sách này sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính của công ty.
- Thể hiện chính sách cổ tức nhất quán mà trước nay công ty vẫn thực hiện.

You might also like