You are on page 1of 37

HP: QTCL.

Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2

Đề Tài: Phân Tích Chiến Lược Doanh Nghiệp Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Sài Gòn

Mục lục
Phần 1: Giới thiệu về SCB:
1: Khái quát
2: Các hoạt động kinh doanh chiến lược
3: Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh của SCB
4: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

Phần 2: Môi trường kinh doanh:


A: Môi trường bên ngoài
A1: Môi trường ngành
A2: Môi trường vĩ mô
A3: Đánh giá cường độ cạnh tranh
A4: Đánh giá chung
B: Môi trường bên trong
B1: Sản phẩm chủ yếu
B2: Thị trường
B3: Chuỗi giá trị
B4: Năng lực cạnh tranh
B5: Vị thế cạnh tranh
C: Các mô thức đánh giá
C1: Mô thức EFAST
C2: Mô thức IFAST
C3: Mô thức TOWS

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 1/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Phần 3: Chiến lược của SCB:


1: Chiến lược cạnh tranh và các chính sách triển khai:
2: Chiến lược tăng trưởng và các chính sách triển khai:

Phần 4: Đánh giá tổ chức DN:


1: Loại hình cấu trúc tổ chức
2: Phong cách lãnh đạo chiến lược
3: Văn hóa SCB

Phần 5: Giải pháp đề suất:


1: Kết luận
2: Một số đề suất, giải pháp

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN:


1: Khái quát:

• Tên đầy đủ (tiếng Việt ) : Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn
• Tên tiếng Anh : SaiGon Commercial Bank
• Tên thương hiệu: : SCB
• Hội sở chính: 242 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp. HCM
• Giấy phép hoạt động số: 00018/NH - GF
• Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0301437033

Đăng ký lần đầu, ngày 30-06-1992 số ĐKKD gốc : 059019, đăng ký lại
lần thứ 1 ngày 16-04-2003, đăng ký thay đổi lần thứ 21, ngày 09/06/2010

• Số điện thoại: (84 8) 3920 6501


• FAX: (84 8) 3920 6505
• Địa chỉ mail: scb@scb.com.vn
• Trang web: www.scb.com.vn
• TELEX: 811558 SCB VT SWIFT: SACLVNVX

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 2/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

2: Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược ( SBU):

1: Hoạt động huy động vốn:


- Năm 2009 tình hình kinh tế trong và ngoài nước vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp
thêm vào đó với các chính sách kiềm chế lạm phát trọn gói của chính phủ đã tác
động đáng kể lên thị trường tài chính VN và gây ảnh hưởng không nhỏ đến các
công tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Mặc dù vậy trong năm qua
SCB vẫn có những bước tiến mạnh mẽ.
- Tính đến cuối năm 2009: SCB chủ yếu (1) huy động vốn từ dân cư và các tổ
chức kinh tế, sau đó là (2) các tổ chức tín dụng và (3) NHNN . Năm 2009: tổng
nguồn vốn huy động đạt 48902 tỉ đồng, (1) chiếm 33944 tỉ, (2) chiếm 11958 tỉ, (3)
chiếm 3000 tỉ đồng. Thông qua đó SCB đã tạo dựng được mối cơ sở khách hàng
nhất định và luôn đảm bảo giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
- Năm 2010 SCB tiếp tục phát triển và hoàn thiện các sản phẩm và chính sách tiền
gửi trên cơ sở hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của KH, qua đó để
giữ vững và tăng cường huy động nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế
trong và ngoài nước.
2: Hoạt động tín dụng:
- Tổng dư nợ cho vay khách hàng năm 2009 của SCB đạt 31.310 tỷ đồng, tăng
trưởng 34.51% so với cùng kì năm trước tương ứng với mức tăng trưởng của toàn
ngành ngân hàng( 37.73%)
- Trong năm hưởng ứng chủ trương kích cầu của Chính Phủ và NHNN SCB tập

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 3/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

trung hỗ trợ cho vay tín dụng lãi suất theo đúng quy định. Tính đến thời điểm cuối
năm 2009, tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 2535 tỉ . SCB ưu tiên các nhu
cầu vay phục vụ sản xuất kinh doanh, DN vừa và nhỏ, thu mua lúa gạo…
- Trong năm 2009 tỉ lệ nợ xấu / tổng dư nợ tại SCB ở mức 1.28% trong khi năm
2008 tỉ lệ này xoay quanh mức 0.57%
→ Đạt được kết quả trên là nhờ SCB có chính sách tín dụng đúng đắn phù hợp với
quy định của NHNN, sự chỉ đạo sáng suốt của Ban Điều Hành và sự hợp tác đồng
bộ trong toàn hệ thống.
3: Hoạt động đầu tư:
- Với mục tiêu phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững nhằm nâng cao giá trị cao
nhất của các cổ đông, hoạt động của SCB luôn hướng đến an toàn và hiệu quả. Kết
quả là tính đến hết năm 2009, tổng giá trị danh mục đầu tư SCB là 746 tỉ đồng,
tăng 5,48% so với 2008, chiếm 17,91 % vốn điều lệ và quỹ dự trữ SCB.
3.1: Hoạt động đầu tư góp vốn:
- Đến cuối năm 2009 SCB đã tham gia góp vốn vào 13DN với tổng giá trị lên đến
736.4 tỷ đồng chủ yếu vào các DN bất động sản, DN du lịch và các DN hoạt động
trong ngành tài chính.... Đa số các DN trong danh mục góp vốn đầu tư được SCB
tham gia ngay từ giai đoạn thành lập với giá trị vốn góp bằng mệnh giá, có đại
diện quản lý vốn góp của SCB tham gia thành viên hội đồng quản trị của công ty
do đó hạn chế tối đa rủi ro tài chính xảy ra → Hoạt động này vẫn được SCB chú
trọng hơn cả.
3.2: Hoạt động kinh doanh chứng khoán:
- Đến cuối năm 2009 tổng giá trị danh mục đầu tư cổ phiếu của SCB theo sổ
sách là 9.8 tỷ đồng chiếm 0.24% tổng số vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của SCB,
đây là các cổ phiếu mà SCB mua ngay từ đầu với giá trị thấp nên hầu như sẽ
không có rủi ro từ mảng kinh doanh này.
- Đến thời điểm 31/12/2009 danh mục đầu tư cổ phiếu đã gia tăng giá trị hơn 14%
so với giá trị ban đầu, đồng thời SCB thu được khoản lợi nhuận từ việc chia cổ tức
và cổ phiếu từ danh mục đầu tư cổ phiếu

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 4/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

4: Nghiệp vụ ngân hàng đại lí và hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ
thương mại:
4.1: Nghiệp vụ ngân hàng đại lý:
- Năm 2009, NH đại lí tăng từ 1858 lên 2460 ngân hàng và chi nhánh tại 86 quốc
gia và vùng lãnh thổ.
4.2: Hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại:
- Trong năm 2009 tình hình kinh tế vẫn hết sức khó khăn khủng hoảng kinh tế
cùng các chính sách vĩ mô của NHNN nhằm đẩy lùi lạm phát tác động không nhỏ
đến hoạt động xuất nhập khẩu của các DN. Thế nhưng hoạt động thanh toán quốc
tế của SCB vẫn đạt được những thành tựu đáng khích lệ, tổng doanh số trong năm
đạt khoảng 381 triệu USD tăng 70,7% so với năm 2008 trong đó doanh số thanh
toán theo L/C nhập khẩu đạt 85 triệu USD tăng 13%, tổng doanh số thanh toán
theo phương thức chuyển tiền đi và thu nhập khẩu đạt 129 triệu USD tăng khoảng
86.8% cùng kì năm ngoái
- SCB đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế và điều
này thể hiện qua tỷ lệ đạt chuẩn trong thanh toán là 97%
- Tỷ lệ khách hàng hài lòng trong dịch vụ thanh toán quốc tế trên 95% trong đó
hơn 99% hài lòng về thái độ phong cách phục vụ.
5: Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ:
- Năm 2009 hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ của SCB tiếp tục phát huy thế
mạnh của mình→ Kết quả là lợi nhuận hoạt động kinh doanh vàng ngoại tệ
năm 2009 đạt 139.2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 33% trong tổng lợi nhuận trước thuế
của NH.
- Tháng 3 năm 2009, SCB đã triển khai thành công nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ,
mặc dù đây là sản phẩm mới nhưng vẫn đạt kết quả 114.4 triệu USD
- Tháng 4 năm 2009 SCB đã liên kết với ngân hàng Wachovia triển khai dịch vụ
chuyển tiền ra nước ngoài bằng 25 loại ngoại tệ.
6: Hoạt động quản lý rủi ro:
6.1: Hoạt động quản lý rủi ro vận hành:

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 5/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

- Hoàn chỉnh và hệ thống toàn bộ quy trình quy chế nội bộ theo tiêu chuẩn ISO
đặc biệt là các quy trình quy chế trong hoạt động thanh toán quốc tế, hành chính và
công nghệ thông tin nhằm đảm bảo không phát sinh tổn thất tài chính trong quá
trình tác nghiệp.
6.2: Hoạt động quản lý rủi ro thị trường:
SCB đã quan tâm xây dựng và hoàn thiện hơn hệ thống quản lý rủi ro thị trường
nhằm phòng chống các rủi ro về tỷ giá, lãi suất và thanh khoản. Cụ thể là:
- Cung cấp các thông tin biến động về lãi suất trên thị trường nhằm điều chỉnh lãi
suất huy động và cho vay phù hợp.
- SCB đã thành lập Ban quản lý tài sản nợ - tài sản có nhằm đảm bảo an toàn và
sử dụng có hiệu quả trong việc huy động nguồn và sử dụng nguồn.
- SCB thiết lập hạn mức giao dịch cụ thể với từng mức nhân viên giao dịch ngoại
hối tại hội sở và giao dịch viên tại chi nhánh trên cơ sở quy mô vốn của SCB khả
năng, kinh nghiệm trình độ của từng cấp nhân viên.
6.3: Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng:
- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ cho tất cả các đối
tượng khách hàng: DN. Cá nhân, hộ kinh doanh và các định chế tài chính với sự tư
vấn của công ty kiểm soát quốc tế EMST & YOUNG. Đây là cơ sở để SCB nhận
diện và phân loại khách hàng tín dụng phục vụ cho công tác quản trị rủi ro.

- Triển khai xây dựng hệ thống tin học hóa quy trình cấp tín dụng với các đối tác
chiến lược IBM và công ty phần mềm UNICOM với mục đích hiện đại hóa quy
trình cấp tín dụng phục vụ mục tiêu tăng cường công tác giám sát tính tuân thủ và
hỗ trợ tác nghiệp trong hoạt động tín dụng.
- Tham mưu kịp thời cho ban điều hành những chính sách giải pháp ngăn ngừa và
xử lý các khoản tín dụng có vấn đề đảm bảo chất lượng tín dụng trong toàn ngân
hàng.
7: Hoạt động thẻ SCB và dịch vụ e-banking:
7.1: Dịch vụ thẻ:

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 6/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

- Tính đến cuối năm 2009, SCB đã có 6 sản phẩm thẻ dành cho KH: SCB link,
thẻ ROSE- CARD dành riêng cho phái nữ, bộ sản phẩm thẻ TÀI- LỘC-
PHÚ- QUÝ với màu sắc phong thủy và hạn mức giao dich vượt trội. Tổng số
hơn 54000 thẻ đã được phát hành, SCB đã có hơn 8000 máy ATM và liên minh
smart link – banknetvn.
- Đặc biệt trong năm 2009 SCB là 1 trong 12 ngân hàng đầu tiên tại VN được tổ
chức thẻ quốc tế MASTER- CARD cấp phép thành viên phát hành và thanh toán

thẻ quốc tế MASTERCARD.


7.2: Dịch vụ POS:
- Đến cuối năm 2009, SCB đã phát triển 74 đơn vị chấp nhận thẻ, lắp đặt 171 máy
POS( gồm 96 máy lắp đặt đơn vị chấp nhận thẻ và 75 máy lắp đặt tại chi nhánh/
phòng giao dịch).
7.3: Dịch vụ E- Banking:
- Với dịch vụ E-Banking khách hàng không chỉ thực hiện nhiều giao dịch như tra
cứu thông tin tài khoản không kỳ hạn, có kỳ hạn, tài khoản vay, nhận tin nhắn tự
động khi thay đổi số dư tài khoản, tra cứu tỷ giá lãi suất.... Mà còn chuyển khoản
trong và ngoài hệ thống SCB. Khi thực hiện các giao dịch trên E-Banking SCB
còn cung cấp cho khách hàng thiết bị bảo mật( Token) của nhà cung cấp Entrust.
Đây là hãng bảo mật hàng đầu thế giới về các giải pháp xác thực cao.
- Bên cạnh đó SCB còn sử dụng chứng chỉ xác thực của Verisign trong việc mã
hóa đường truyền nên mọi thông tin của khách hàng trên E-Banking đều được mã
hóa trong quá trình nhập thông tin trên máy tính cá nhân. Khách hàng có thể yên
tâm sử dụng dịch vụ này mà không sợ ăn cắp thông tin, bị hacker sao chép....
3: Tầm nhìn, Sứ mạng kinh doanh của DN:
- Tầm nhìn chiến lược:
Phát triển đi kèm với bền vững, xây dựng SCB thành Ngân hàng thương mại đa
năng, tiện ích dịch vụ đạt tiêu chuẩn hiện đại, đa năng và chất lượng dịch vụ được
khách hàng đánh giá tốt, mở rộng các loại hình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 7/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

TMCP Sài Gòn (SCB) đến năm 2105 trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh trên
thị trường trong nước, từng bước vươn ra khu vực và thế giới.

- Sứ mạng kinh doanh:


SCB phấn đấu trở thành “ Ngân hàng cung cấp các sản phẩm tài chính trọn gói
cho hộ gia đình nhất quán với tính cộng đồng, nhân văn” và “nằm trong Top 10
ngân hàng hàng đầu VN về dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến năm 2015"

4: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản: ( đơn vị triệu VN đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 9 tháng đầu năm 2010


Tổng doanh thu 1,066,526 -
Doanh thu thuần 832,718 -
Lợi nhuận trước thuế 423,282 544
Lợi nhuận sau thuế 314,734 -
Tổng tài sản 54,492,473 51,862
Tổng nguồn vốn 48,901,871 45,212
Tỉ suất sinh lợi ROE= 10,5% -
ROA= 0,95
Dư nợ tín dụng 31,310 24,659

ROE là Lợi nhuận trước thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân
ROA là Lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản bình quân
Ngày 22/10/2010 SCB được NHNN phê duyệt nâng vốn điều lệ từ 3,653 tỷ đồng
lên 4,190 tỷ đồng.

Phần 2: Môi trường kinh doanh:

A: Môi trường bên ngoài:

A1: Ngành kinh doanh của doanh nghiệp:

Qua số liệu trên ta Năm Tốc độ tăng trưởng tín


thấy được tốc độ dụng
2005 22,5%
2006 44%
2007
Khoa quản trị doanh nghiệp TM 54%
Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 8/37
2008 25%
2009 38%
HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

tăng trưởng tín dụng tăng rất nhanh, tuy nhiên năm 2008 do ảnh hưởng
mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế thế giới khiến tốc độ tăng trưởng có
phần giảm sút. Nhưng bước sang năm 2009 suy thoái kinh tế thế giới có
phần lắng xuống thì tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng tăng trở lại.
Đó là dấu hiệu khả quan cho ngành ngân hàng ở VN.
Giai đoạn trong chu kì phát triển của ngành: tăng trưởng
A2: Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô:

1: Môi trường chính trị- luật pháp:


- Hệ thống chính trị ổn định dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng Sản VN.
- Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010, trước yêu cầu phát triển kinh tế
và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, NHNN đã xây dựng một kế hoạch cụ thể
tập trung vào các nội dung cơ bản như sau:

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 9/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

+ Hình thành đồng bộ khung pháp lý minh bạch, công bằng nhằm thúc đẩy cạnh
tranh và bảo đảm an toàn hệ thống. Trọng tâm của nội dung này là triển khai xây
dựng 4 luật về ngân hàng: Luật NHNN, Luật Các TCTD, Luật Bảo hiểm tiền gửi
và Luật Giám sát an toàn hoạt động NH theo hướng áp dụng các chuẩn mực và
thông lệ quốc tế phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu hướng phát triển của
ngành Ngân hàng trong bối cảnh hội nhập.
+ Từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN; nâng cao năng lực xây
dựng và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN; tăng cường năng lực thanh tra,
giám sát của NHNN.
+ Phát triển hệ thống các TCTD VN theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa
dạng về sở hữu và loại hình TCTD, có qui mô hoạt động và tiềm lực tài chính
mạnh. Đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại các NHTM và tiến độ hiện đại hóa công
nghệ NH.
+ Tăng cường năng lực tài chính của các TCTD theo hướng tăng vốn tự có và
nâng cao chất lượng tài sản và khả năng sinh lời.
Như vậy, môi trường chính trị luật pháp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các
ngân hàng, nó giúp các ngân hàng hoạt động có môi trường cạnh tranh lành mạnh
hơn, mở rộng quy mô hoạt động và năng lực tài chính, giảm thiểu tối đa rủi ro
trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2: Môi trường kinh tế:
- Theo báo cáo của World Bank, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007
đạt 8,5%. Đây là năm thứ ba liên tiếp kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trên
8%. Hoạt động kinh doanh tại Việt Nam tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ đầu tư của
nền kinh tế đạt 40,4% so với GDP. Vốn đầu cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) tăng gần gấp đôi (lên 20,3 tỷ USD). Tạo ra nguồn lực tài chính để phát triển
ngành ngân hàng.
- Bên cạnh đó, tình hình lạm phát cao, cán cân thanh toán thâm hụt, sự tăng
trưởng quá nóng của lĩnh vực tín dụng, thị trường chứng khoán ,bất động sản tạo
ra nguy cơ cho nền kinh tế VN, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của NH bán lẻ,

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 10/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

vì nó tác động tới hành vi của người gửi tiền và người vay tiền , hoạt động của
ngành NH bị ảnh hưởng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009


Tăng trưởng GDP % 8,2 8,5 6.23 5.32
Chỉ số giá tiêu dùng % 7,5 12,6 12,6 9,0
Cán cân thương mại ( tỉ USD) -5,1 -14,2 -16 -17,6
Xuất khẩu ( tỉ USD) 39,8 48,5 59,2 72,3
Nhập khẩu (tỉ USD) 44,9 62,7 75,2 89,9
Nợ nước ngoài ( tỉ USD) 19,2 22,4 24,8 26,8
Tăng trưởng tìn dụng% 25,4 53,9 25 38

Nguồn WB
Chúng ta có thể thấy rằng môi trường kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn
đến các ngân hàng ở VN. Nó có tác động tăng hoặc giảm sự phát triển của ngành
ngân hàng như đã phân tích.

3: Môi trường công nghệ:


Năm 2007 cũng đánh dấu mốc quan trọng khi VN ứng dụng công nghệ thông tin
trong các cơ quan nhà nước, ứng dụng công nghệ trực tuyến; góp phần bước đầu
hình thành Chính phủ điện tử một cách chuyên nghiệp và có hệ thống.
- Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng: VN đã có Luật giao dịch điện tử, Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt “ Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 –
2010 và định hướng đến năm 2020” cũng như “Đề án hiện đại hóa NH” của
NHNN. Môi trường công nghệ có ảnh hưởng khá lớn, công nghệ hiện đại giúp
ngân hàng thực hiện các hoạt động được đồng bộ, sử dụng trang thiết bị hiện đại
có thể giảm bớt nguồn nhân lực, song trình độ cán bộ không theo kịp những yêu
cầu phát triển công nghệ đã trở thành một lực cản không nhỏ đối với nhiều ngân
hàng khi muốn hiện đại hóa các hoạt động của mình.
4: Môi trường văn hóa xã hội: Ảnh hưởng khá lớn đến các hoạt động của NH
- VN có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng. Thu

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 11/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

nhập bình quân đầu người của VN tăng từ mức 423 USD năm 2001 lên 722 USD
năm 2006, 835 USD năm 2007, đạt 1024 USD vào năm 2008 và 1.083 USD vào
năm 2009.
- Trình độ dân trí ngày một nâng cao giúp người dân VN có hiểu biết tốt hơn về
vai trò và hoạt động ngân hàng, làm tăng khả năng đón nhận sản phẩm dịch vụ
mới của NH đồng thời nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của người dân cũng ngày
càng phức tạp hơn.
- Sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và thu nhập gia tăng cũng dẫn đến
những thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân như du lịch, dịch vụ …
Người dân đã có tâm lý thoáng hơn trong việc" Xài trước, trả sau". Do đó, dịch
vụ cho vay tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới, nhất là cho vay
trung - dài hạn.
- Bên cạnh đó, lượng khách quốc tế đến VN không ngừng gia tăng, trong đó có
một phần không nhỏ khách tạm trú dài hạn và làm việc ở VN. Đây cũng là một thị
trường tiềm năng để phát triển các hoạt động NHBL, đặc biệt là các sản phẩm thẻ,
tài khoản thanh toán nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn về việc
phát triển và hoàn thiện sản phẩm – dịch vụ cũng như mạng lưới phân phối cho
các NHTM VN.
A3: Đánh giá cường độ cạnh tranh:
1: Đe dọa gia nhập mới: mức độ khá lớn
 Rào cản gia nhập ngành: Mặc dù đã có những ràng buộc về điều kiện
ràng buộc về vốn, cổ đông, điều lệ tổ chức nhưng mức độ là chưa cao.
- Từ phía chính phủ: có Thông tư số 9/2010, về việc cấp giấy phép thành lập và
hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP): cần có các điều kiện ràng buộc
về vốn, cổ đông, điều lệ tổ chức, nội dung cơ bản của ngân hàng. Ngoài ra, để tiến
hành hoạt động, ngân hàng được cấp giấy phép phải có đầy đủ các điều kiện liên
quan khác như có điều lệ tổ chức và hoạt động được Ngân hàng Nhà nước chuẩn
ý; có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có đủ vốn điều lệ theo quy định …
- Sự trung thành với thương hiệu ngân hàng là khá cao. Với đặc điểm của người

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 12/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

dân VN là ngại thay đổi thói quen, điều này ảnh hưởng tới mức độ tín nhiệm, sự
trung thành vào ngân hàng đang quan hệ: họ sẽ ít nghĩ tới việc thay đổi khi NH đó
đáp ứng trên mức trung bình.

 Thực tế việc gia nhập ngành:

Theo cam kết gia nhập WTO, kể từ ngày 01/04/2008, Việt Nam chính thức cho
phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài với
tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại và thương hiệu quốc tế dễ dàng đáp
ứng các điều kiện gia nhập về vốn; song chính phủ quy định biên độ đối với các
nhà đầu tư nước ngoài hạn chế ở mức 30%.
Tính đến cuối năm 2007, NHNN đã tiếp nhận 5 hồ sơ xin thành lập NH con 100%
vốn nước ngoài và 19 hồ sơ xin thành lập chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam.
Trong đó có 03 NH nước ngoài được NHNN đồng ý về mặt nguyên tắc để thành
lập NH con 100% vốn nước ngoài là HSBC, Standard Chartered Bank,ANZ và 03
ngân hàng được phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là
Commonwealth Bank (Australia), IBK (Hàn Quốc) và Fubon (Đài Loan).
Trong năm 2007, có hơn 30 hồ sơ xin thành lập NH mới từ các doanh nghiệp lớn
có tiềm lực kinh tế và uy tín lớn trên thị trường như: Tập đoàn Bảo Việt, tập đoàn
Dầu khí, Tổng công ty thương mại Sài Gòn...
Đến năm 2010 ở VN có 5 NHCS phát triển, 39 NHTMCP, 12 NH 100% vốn
nước ngoài và 6 NH liên doanh ( Nguồn wikipedia.com).
2: Đe dọa từ các sản phẩm thay thế: khá mạnh
- SP thay thế chủ yếu trong lĩnh vực huy động vốn đáng kể nhất là thị trường
chứng khoán và bảo hiểm và bất động sản. Thay vì việc những khoản tiền nhàn dỗi
được gửi tiết kiệm, tích lũy an toàn vào ngân hàng để hưởng lãi suất, thì nó có thể
bị hút vào dịch vụ bảo hiểm, thị trường chứng khoán, bất động sản. Bỏ tiền vào thị
trường chứng khoán hay kinh doanh bất động sản, chịu rủi ro cao hơn nhưng tỉ lệ
lợi nhuận lớn hơn, hay tham gia các dịch vụ bảo hiểm sẽ hứa hẹn một sự an toàn

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 13/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

+ Bảo Hiểm: Với hơn 800 sản phẩm các loại, có thể nói đến như: nhóm sp: bảo
hiểm bắt buộc, không bắt buộc, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh … Xu
hướng tham gia bảo hiểm tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, không chỉ
bảo hiểm cho con người, các hình thức BH tài sản, BH lĩnh vực kinh doanh cũng
thu hút nhiều người, nhiều tổ chức tham gia .
+ Chứng khoán: Các nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức) bỏ tiền mua cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán, chờ cơ hội giá tăng thì bán ra để kiểm lời, mức độ rủi ro cao
nhưng lợi nhuận nếu có sẽ rất lớn.
+ Bất động sản: Có thể thu được lợi nhuận rất lớn, kinh doanh bất động sản đang
trở thành lĩnh vực rất nóng hiện nay khi đất ở đang thiếu khi nhu cầu tăng nhanh.
3: Quyền lực thương lượng từ các nhà cung ứng:
+ Nhà cung cấp là khách hàng tiền gửi: Nguồn vốn chủ yếu để một ngân hàng
có thể cho vay và cung cấp các dịch vụ khác phụ thuộc rất nhiều vào vốn huy động
từ các khách hàng gửi tiền, quyền lực thương lượng tùy vào loại khách hàng.
- Khách hàng là cá nhân thì khả năng thương lượng thấp: Đối với tập khách hàng
này thì mức độ tín nhiệm là tiêu chí số 1 trong lựa chọn ngân hàng. Ở VN họ gửi
tiền chủ yếu để tích lũy an toàn và hưởng lãi suất, chứ chưa tính đến hiệu quả đầu
tư. Chỉ với khách hàng cá nhân có số tiền gửi lớn thì mới có khả năng thương
lượng cao , lãi suất cộng thêm có thể từ 0,05% đến 0,15%/tháng.
- Với khách hàng là tổ chức thì khả năng thương lượng lãi suất cao hơn do số tiền
gửi lớn.
+ Nhà cung ứng là các tổ chức tín dụng tài trợ cho ngân hàng: có quyền
thương lượng trung bình.
Mức độ tài trợ phụ thuộc vào khả năng sinh lợi, thu hồi vốn của NH …
+ Nhà cung ứng là ngân hàng nhà nước: có quyền thương lượng cao. Các NH
thương mại phải đáp ứng đúng yêu cầu của NH nhà nước theo các quy định về tỉ lệ
dự trữ bắt buộc, tỉ lệ lãi suất tối thiểu, tối đa…
4: Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng:
- Khách hàng cá nhân bao gồm: Khách hàng tín dụng và sủ dụng dịch vụ ngân

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 14/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

hàng có khả năng thương lượng trung bình thấp do khối lượng tiền thấp.

- Còn khách hàng tổ chức: có quyền thương lượng ở mức cao hơn do khối
lượng tiền cao hơn.

5: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành: mạnh

- Hiện nay VN đang có quá nhiều ngân hàng nhưng chưa có một ngân hàng thức
sự mạnh tầm cỡ quốc tế. Hệ thống tín dụng VN chiếm vai trò quan trọng đối với
nền kinh tế với tổng tài sản chiếm khoảng 80% GDP, cung cấp 96% tổng số tín
dụng chính thức của khu vực tài chính. Đến năm 2010 ở VN có 5 NHCS phát
triển, 39 NHTMCP, 12 NH 100% vốn nước ngoài và 6 NH liên doanh ( Nguồn
wikipedia.com). Do đó, mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng này là mạnh.

- Từ trước tới nay, các ngân hàng ở nước ta mới chỉ chú trọng cạnh tranh mạnh
theo chiều rộng, tương lai ngày càng có xu hướng cạnh tranh theo chiều sâu.

- Cạnh tranh về lĩnh vực NH bán lẻ giữa các NH, cạnh tranh trong và giữa các
NH: NH nước ngoài, NH trong nước, NH thương mại cổ phần, NH thương mại
quốc doanh. Ví dụ: Có thể nói là đối thủ cạnh tranh đáng chú ý nhất hiện nay của
SCB trong lĩnh vực NHBL chính là ACB, Sacombank. Hai ngân hàng này luôn thể
hiện quyết tâm đẩy mạnh hoạt động NHBL, khả năng nghiên cứu và phát triển các
SP khi liên tục đưa ra các sản phẩm mới (tiết kiệm tích lũy, DV giữ hộ tài liệu
quan trọng, cho vay bất động sản cấn trừ lãi suất, chi nhánh 8-3 dành cho phái nữ,
chi nhánh Hoa Việt… của Sacombank; DV quản lý tiền cho các doanh nghiệp, vay
trung dài hạn lãi suất cố định, vay qua mạng, đăng ký dịch vụ qua mạng, sàn giao
dịch vàng và SP vay đầu tư vàng… của ACB). Sacombank được Asia Banking and
Finance bình chọn là NHBL của năm 2007 tại VN, Tạp chí Euromoney bình chọn
là NH tốt nhất VN 2007. ACB cũng được Tạp chí Euromoney bình chọn là NH tốt
nhất VN 2006, Tạp chí The Asian Banker trao tặng danh hiệu NHBL xuất sắc nhất
VN 2006, Tạp chí The Banker trao tặng danh hiệu NH tốt nhất VN 2005.

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 15/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

A4: Đánh giá:


Cường độ cạnh tranh: khá cao
- Cường độ cạnh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của
nhóm ngân hàng có 100% vốn nước ngoài: có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín
thương hiệu, hạ tầng dịch vụ, khả năng kết nối với mạng lưới toàn cầu, dịch vụ
khách hàng chuyên nghiệp cùng với các NH trong nước tạo ra cường độ cạnh
tranh mạnh.

Ngành hấp dẫn: Khả năng kiếm lợi nhuận trong tương lai hoàn toàn có thể

Trong năm 2008 McKinsey dự đoán doanh số của lĩnh vực ngân hàng ở VN tăng
trưởng đến 25% trong vòng 5- 10 năm tới, ở VN mới chỉ phát triển bán buôn còn
thị trường bán lẻ vẫn ở dạng tiềm năng nên đó là cơ hội để các ngân hàng trong và
ngoài nước tận dụng để thu về lợi nhuận cho ngân hàng. Từ đó đưa VN trở thành
một trong những thị trường ngân hàng bán lẻ có tốc độ cao nhất châu Á.

B: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG:

B1: Sản phẩm chủ yếu của SCB:

1.1: Huy động vốn:

o Nhóm sản phẩm tiết kiệm tích lũy linh hoạt: phục vụ các nhu cầu về
học tập, hưu trí, tiêu dùng, phương tiện vận chuyển, du lịch, nhà
đất… Sản phẩm tiết kiệm dành cho phụ nữ: Tiết kiệm 8 chữ vàng,
Tài khoản chiếc ví thông minh, Tài khoản Bà Triệu
o Nhóm sản phẩm tiền gửi: Lãi suất tự động điều chỉnh tăng, Tiền gửi
rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang, Hoán đổi lãi suất – Kéo
dài kỳ hạn…

1.2: Hoạt động tín dụng:

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 16/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

º Nhóm sản phẩm cho vay: các hình thức cho vay ngắn, trung và dài

hạn, cho vay tín chấp cán bộ, vay hỗ trợ du học, mua ô tô, nhà đất....

1.3: Hoạt động đầu tư:

º Hoạt động kinh doanh bán sỉ: Cho vay ủy thác, cho vay đồng tài trợ,

đồng bảo hành....

º Kinh doanh chứng khoán: cho vay thế chấp chứng khoán niêm yết và

chưa niêm yết.

1.4: Nghiệp vụ ngân hàng đại lí và hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ
thương mại: Dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương…

o Dịch vụ thanh toán quốc tế (nhờ thu, thanh toán xuất/nhập khẩu theo
thư tín dụng…).
o Dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước.
o Dịch vụ chuyển tiền thanh toán ra nước ngoài bằng 25 loại ngoại tệ

1.5: Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ:

o Dịch vụ kinh doanh ngoại hối và vàng.


o Dịch vụ kiều hối.

1.6: Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng

º Repo chứng khoán

1.7: Hoạt động thẻ SCB và dịch vụ e-banking:

o Dịch vụ Ngân hàng Điện tử: SMS Banking, Phone Banking, Internet
Banking...
o Dịch vụ thẻ.

B2: Thị trường:

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 17/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

- Hiện nay mạng lưới SCB đã có mặt trên toàn quốc với 116 chi nhánh.
- SCB phục vụ từ KH từ cá nhân đến tổ chức.

B3: Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của doanh
nghiệp:
Sơ đồ chuỗi giá trị:

Cơ sở hạ tầng của tổ chức


Quản trị nguồn nhân lực
Các hoạt động
phụ trợ Phát triển kỹ năng/ công nghệ
Quản trị thu mua

Marketin
Hậu Hậu
Sản g và Bán Dịch
cần cần
xuất hàng vụ
nhập xuất

Các hoạt động cơ bản

Các hoạt động cơ bản:

1: Huy động vốn:

- Hình thức gửi tiền, gửi tiết kiệm của khách hàng (cá nhân và tổ chức) với các
mức lãi suất hấp dẫn theo kì hạn gửi.
- Hình thức cấp vốn, tái cấp vốn hoạt động của NH nhà nước.
- Hình thức tài trợ của các tổ chức tín dụng khác.

2: Tín dụng và dịch vụ tài chính:


- Các hoạt động tín dụng bao gồm các hình thức cho vay ngắn-trung-dài hạn ,
với các mức lãi suất theo từng kì hạn vay.

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 18/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

- Các dịch vụ tài chính như chuyển khoản, thanh toán tín dụng trong và ngoài
nước, … đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi và giá hợp lí.
3: Kiểm định rủi ro và thu hồi vốn:
- Khi tham gia đầu tư góp vốn: chủ yếu vào các doanh nghiệp có sự tham gia
ngay từ giai đoạn thành lập với giá trị vốn góp bằng mệnh giá, có đại diện
quản lý vốn góp của SCB tham gia thành viên hội đồng quản trị của công ty,
kiểm soát quá trình hoạt động của DN đó trong quá trình hoạt động.
- Khi tham gia vào thị trường chứng khoán: nghiên cứu kĩ thị trường và mua
ngay từ đầu với giá thấp…
- Hoàn chỉnh và hệ thống toàn bộ quy trình quy chế nội bộ theo tiêu chuẩn ISO
đặc biệt là các quy trình quy chế trong hoạt động thanh toán quốc tế, hành
chính và công nghệ thông tin nhằm đảm bảo không phát sinh tổn thất tài chính
trong quá trình tác nghiệp.
- Với các hoạt động tín dụng cho vay thế chấp: quy định cụ thể về việc cho vay,
cách thức trả nợ, kiểm soát trong quá trình KH sử dụng vốn vay…
- Thu hồi vốn: theo hợp đồng cho vay tín dụng , có thể là trả góp, trả một lần
cuối kì…, thu hồi vốn từ các hoạt động đầu tư căn cứ vào tình hình trên thị
trường chứng khoán,…
4: Marketing và dịch vụ hỗ trợ KH:
- Thường xuyên đưa ra các gói sản phẩm hấp dẫn về mức lãi suất, may mắn bốc
thăm trúng thưởng…
- Tăng cường R&D, tập trung vào việc phát triển và hoàn thiện các sản phẩm
cho khách hàng…
- Hỗ trợ về thông tin, đảm bảo thông tin được cập nhật dề dàng, nhanh chóng
và các hỗ trợ khác…
Các hoạt động phụ trợ:
1. Phát triển công nghệ:
SCB đã và đang xây dựng cho mình một hệ thống thông tin đồng bộ và hiện đại:
 Áp dụng thành công hệ thống Trung tâm Dữ liệu và Trung tâm Dữ liệu Dự

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 19/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

phòng do công ty IBM thiết kế và xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc tế, và là một trong
những Trung tâm dữ liệu hiện đại nhất Việt Nam .
 SCB đã tiên phong đưa vào vận hành hệ thống Hội nghị truyền hình (Video
conference) phục vụ công tác họp giao ban, họp hội đồng tín dụng, tuyển dụng,
chương trình...
 Triển khai phát hành thẻ online, dịch vụ e-banking:
• SCB là ngân hàng đầu tiên triển khai diễn đàn " Diễn đàn tiền gửi SCB" như
một cầu nối giữa các KH của SCB và KH với ngân hàng.
 Tất cả những thành tựu trong công nghệ trên chỉ là bước khởi đầu để SCB
sẵn sàng chinh phục những thành công sắp tới. Qua đó, nhiều tiện ích ngân hàng
đã được SCB khai thác và đưa vào áp dụng nhằm phục vụ nhu cầu của mọi đối
tượng khách hàng

 Quản trị nguồn nhân lực:


- Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB luôn xem nguồn nhân lực là VỐN chứ không
phải là TÀI SẢN. Do đó, SCB đã và đang cố gắng hoàn thiện bộ máy nhằm
duy trì và phát triển đội ngũ nhân sự ngày càng chuyên nghiệp để phục vụ
khách hàng một cách hiệu quả nhất.
- Là một trong số rất ít Ngân Hàng đang hoạt động trên thị trường Việt Nam có
chính sách tiền lương và các chế độ khác rất cao so với mặt bằng tiền lương chung
trong ngành Ngân Hàng.
- Tạo môi trường, điều kiện làm việc tốt nhất, chế độ đãi ngộ để trở thành ngôi
nhà thứ hai cho công nhân viên.
- Tính đến 30/06/2009, tổng số cán bộ nhân viên của SCB là 1.501 người, tăng
12,18 % so với năm 2008, trong đó trên đại học là 0,93 %, đại học: 61,43%, cao đẳng
trung cấp 13,86%.
- Công tác đào tạo và đào tạo lại được SCB đặc biệt chú trọng, là một trong những
định hướng chiến lược phát triển của SCB. Bên cạnh tập huấn nội bộ, SCB liên kết với

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 20/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

các cơ sở đào tạo, các trường ĐH chuyên ngành và các tổ chức trong và ngoài nước tổ
chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, chuyên đề cho toàn bộ Cán Bộ nhân viên.

 Cơ sở hạ tầng :

- Cơ sở hạ tầng là những hoạt động then chốt, xương sống của doanh nghiệp như
hoạch định chiến lược, tổ chức hoạt động, việc quản trị hệ thống thông tin MIS,
máy móc trang thiết bị … SCB đã tổ chức, xây dựng và phát triển ngày càng hoàn
thiện, hiện đại cơ sở vật chất của mình. SCB rất coi trọng tới các chính sách đối
với khách hàng, tạo cơ sở thắt chặt mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách
hàng.

- Mặt khác SCB đã liên kết với nhiều đối tác, có mối liên hệ, hợp tác tốt với ngân
hàng nhà nước và các đối tác của mình, giúp doanh nghiệp cải thiện, tăng cường
uy tín hoạt động trên thị trường, đảm bảo sự phát triển hiệu quả và bền vững.

- SCB đã xây dựng cho mình một hệ thống quản lí chất lượng uy tín. SCB triển khai
áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho hệ thống quản lý của mình từ năm 2008.
Sau hơn một năm triển khai, đến tháng 10/2009 SCB đã vinh dự nhận chứng chỉ ISO
trong hoạt động thanh toán quốc tế do tổ chức chứng nhận Bureau Veritas – BVC cấp
và nhiều danh hiệu khác nữa.

 Chính sách khách hàng:

- Với phương châm “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì Khách hàng” và thay lời
cảm ơn gửi đến Khách hàng, trong suốt thời gian qua, SCB không ngừng nghiên
cứu và cải tiến các sản phẩm dịch vụ của mình nhằm không ngừng gia tăng giá trị
và tiện ích cho khách hàng.

B4: Xác định các năng lực cạnh tranh:


1: Phát triển thương hiệu:

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 21/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

- Hiện nay, thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng quyết định sự thành công của
một ngân hàng. Một thương hiệu mạnh có uy tín thì người tiêu dùng biết đến bạn
càng nhiều và sử dụng dịch vụ của bạn nhiều hơn. Với khẩu hiệu" SCB luôn
hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”. SCB đã không ngừng phát triển thương
hiệu của mình đáp ứng sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. SCB đã
khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua sự
tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng dịch vụ ngày càng
được nâng cao cũng như định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng.

- SCB ngân hàng đầu tiên có chính sách tặng thêm lãi suất tiền gửi cho người trên
50 tuổi
- SCB cũng rất chú trọng tham gia các hoạt động của cộng đồng, các công tác xã
hội và từ thiện...và được xã hội ghi nhận như là một NH kinh doanh uy tín, hiệu
quả, mang đậm nét nhân văn và hướng tới cộng đồng.
Thông qua đó SCB đã tạo dựng được uy tín lớn lao trong tâm trí khách hàng, ngày
càng nâng cao được vị thế của mình trên thị trường tài chính VN.
2: Quản trị nguồn nhân lực:
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB luôn xem nguồi nhân lực là VỐN chứ không
phải là TÀI SẢN. Do đó, SCB đã và đang cố gắng hoàn thiện bộ máy nhằm duy
trì và phát triển đội ngũ nhân sự ngày càng chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng
một cách hiệu quả nhất.
- SCB liên kết với các cơ sở đào tạo, các trường ĐH chuyên ngành như ĐH
Thương Mại, ĐH Ngoại Thương, ĐH Kinh Tế Quốc Dân.....và các tổ chức trong và
ngoài nước tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, chuyên đề cho toàn bộ Cán Bộ nhân viên
3: Năng lực công nghệ:
Công nghệ được coi là một nguồn lực quan trọng trong việc xây dựng lợi thế cạnh
tranh. Công nghệ tiên tiến hiện đại sẽ giúp cho hoạt động của ngân hàng diễn ra nhanh
chóng hiệu quả giảm bớt chi phí và duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.
- SCB đã nghiên cứu, chọn thầu và đang bước đầu của quá trình trang bị hệ thống

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 22/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

core banking mới của Temenos (đã được áp dụng tại 400 NH trên toàn cầu và ở
VN thì đang có 2 NH là Techcombank và Sacombank sử dụng) với giải pháp T24
– phần mềm cung cấp giải pháp quản lý NH trọn gói với nhiều điểm ưu việt như “
Không có cuối ngày, hoạt động liên tục”, giúp phát triển các SP – DV NH hiện đại,
giàu tính công nghệ.
- Ngoài ra, SCB cũng đang tự xây dựng hệ thống chấm điểm KH cá nhân để phân
đoạn KH, rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ vay KH cá nhân.
Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại như trên đã giúp cho các hoạt động của
SCB hiệu quả hơn, tiết kiệm được chi phí nâng cao uy tín trong lòng khách hàng.
Qua đó giúp SCB ngày càng nâng cao được lợi thế cạnh tranh của mình.
4: Năng lực tài chính:
Năng lực tài chính là yếu tố then chốt quyết định đến sự sống còn của DN. Một
DN có nguồn tài chính dồi dào thì đó là tiền đề vững chắc cho mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Khối NHTMQD có quy mô vượt trội nhưng tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với
khối NHTMCP. Trong các NHTMCP thì ACB đứng thứ ba về vốn điều lệ, sau
Sacombank ở vị trí thứ nhất, Eximbank ở vị trí thứ hai nhưng tổng tài sản của
ACB vượt trội so với Sacombank và Eximbank.
Bảng quy mô một số NHTMCP tính đến ngày 30/06/2008 (đơn vị tỷ đồng)

STT Ngân Hàng Vốn Điều Lệ Vốn Tự Có Tổng Tài Sản


1 STB 4.449 7.654 75.698
2 EIB 3.733 12.479 49.287
3 ACB 2630 6.747 117.610
4 ABB 2.300 2.535 15.943
5 SCB 1.970 2.702 32.687
6 EAB 1.600 3.338 36.621
7 PNB 1.434 2.057 19.734
8 VAB 1.000 1.342 10.949
9 OCB 1.111 1.617 10.908

Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 23/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Theo bảng trên ta có thể thấy được quy mô và năng lực tài chính của SCB ở vào
tốp giữa. Ban lãnh đạo SCB cần đưa ra các chiến lược có chiều rộng và chiều sâu
để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình để tăng quy mô và năng lực tài chính

5: Năng lực phân phối:

Mạng lưới phân phối đang và sẽ là lợi thế cạnh tranh của các NH trong thời gian
tới, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Với hệ thống mạng lưới rộng và hạ
tầng cơ sở ổn định sẽ giúp các NH nhanh chóng chiếm lĩnh cho mình một thị phần
nhất định. Ở VN các NHTMCP cũng đang nỗ lực mở rộng mạng lưới với tốc độ
khá nhanh và có trọng điểm. SCB với mục tiêu mở rộng thị trường trên cả nước
hướng tới khách hàng cá nhân và tổ chức. Đến ngày 30/09/2010 SCB đã có 116
chi nhánh và văn phòng giao dich trên toàn quốc.

B5: Vị thế cạnh tranh của DN: Mạnh


C: Các mô thức đánh giá:
C1: Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài (EFAS):

Các nhân tố chiến lược Độ quan Xếp loại Tổng điểm


trọng quan trọng
Cơ hội 0,5 1,6
1. Tái cấu trúc tổ chức 0,1 3 0,3

2. Tiếp cận công nghệ hiện đại 0,2 4 0,8


trong hoạt động quản lí ngân
hàng

3. Mở rộng quy mô và phạm vi 0,1 2 0,2


hoạt động

4. Nhu cầu cao về sản phẩm 0,1 3 0,3


dịch vụ ngân hàng
Đe dọa 0,5 1,5
1. Áp lực cạnh tranh cao 0,15 4 0,6

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 24/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

2. Dịch vụ giá trị gia tăng 0,2 3 0,6


của NH nước ngoài tốt hơn

3. Sự phân biệt ngân hàng 0,15 2 0,3


trong và ngoài nước
Tổng 1,00 3,1
Như vậy tổng điểm quan trọng là 3,1 cho thấy khả năng phản ứng trước những
thay đổi của môi trường bên ngoài khá tốt, nhanh
C2: Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên trong IFAST:

Các nhân tố bên trong Độ quan trọng Xếp loại Số điểm


quan trọng
Điểm mạnh 0,5 1,65

1 Có uy tín thương hiệu, 0,1 3 0,3


phạm vi rộng

2 Có kĩ năng nghiệp vụ và 0,15 3 0,45


quản lí tốt

3 Xây dựng được văn hóa 0,1 3 0,3


có chất lượng

4 Cơ sở vật chất, trình độ 0,15 4 0,6


ứng dụng công nghệ NH

Điểm yếu O,5 1,55

1 Quy mô, chất lượng tài sản 0,1 3 0,3

2 Khả năng quản lý rủi ro 0,15 3 0,45

3 Hoạt động MKT, RD 0,15 4 0.6

4 Chiến lược phát triển 0,1 2 0,2


chưa đi sâu

Tổng 1,00 3,2

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 25/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Nhận xét, tổng mức điểm quan trọng khi xem xét các điểm mạnh điểm yếu của
SCB là 3,2. mức điểm này chứng tỏ khả năng tận dụng các nguồn lực là khá tốt.

Thiết lập mô thức TOWS (định hướng chiến lược): Hình thành giải pháp qua
phân tích ma trận SWOT

ĐE DỌA (T)
CƠ HỘI (O)
1. Áp lực cạnh tranh
• Tái cấu trúc tổ chức cao
• Tiếp cận công nghệ hiện 2. Dịch vụ giá trị gia
TOWS đại trong hoạt động quản lí tăng
ngân hàng của NH nước ngoài tốt
• Mở rộng quy mô và hơn
phạm vi hoạt động 3 Sự phân biệt ngân
• Nhu cầu cao hàng trong và ngoài
nước
ĐIỂM MẠNH ( S)
 Uy tín thương SO: Giải pháp phát huy thế ST: Giải pháp phát huy
hiệu khá tốt, mạng mạnh để nắm bắt tốt các cơ thế mạnh để đẩy lùi các
lưới rộng hội nguy cơ.
 Kĩ năng nghiệp Kết hợp S1+O4: thâm nhập sâu Kết hợp S1+T1:chính
vụ và quản lí tốt vào KH tiêu dùng sách KH hấp dẫn
 Văn hóa kinh Kết hợp S3,S4+O2: ứng dụng và Kết hợp S2,S4 +T2:phát
doanh có chất phát triển công nghệ NH triển SP theo chiều sâu
lượng Kết hợp S2+O1,O3:xây dựng cơ Kết hợp S2,S3 + T3đào
 Cơ sở vật chất, cấu tổ chức hiệu quả tạo nhân lực, tiếp thu kinh
trình độ ứng dụng nghiệm
công nghệ NH

ĐIỂM YẾU (W) WO: Giải pháp khắc phục WT: Giải pháp khắc
điểm yếu để tận dụng các cơ phục điểm yếu để loại
1. Quy mô còn hội. trừ các nguy cơ.
hạn chế, chất Kết hợp: W1+O1: cổ phần hóa Kết hợp: W1+T1:phát
lượng tài sản ngân hàng triển thương hiệu
không cao Kết hợp: W2+O2: ứng dụng Kết hợp W2,W4+T3: xây
2. Khả năng quản công nghệ dựng, hoàn thiện cơ cấu
lý rủi ro còn hạn Kết hợp W3+O2,O4: đẩy mạnh Kết hợp W3+T2: đẩy
chế

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 26/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

3. Hiệu quả hoạt


động MKT chưa
hoạt động RD,MKT
cao mạnh RD,ứng dụng công
Kết hợp W4+O1,O3: xây dựng
4. Chiến lược phát nghệ
văn hóa NH.
triển chưa sâu

Phần 3: CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP:


1: Chiến lược cạnh tranh+ Các chính sách triển khai:
Chiến lược khác biệt hóa:
Chiến lược hoạt động NHBL của SCB đi theo hướng mở rộng sản phẩm trên cơ
sở cạnh tranh khác biệt hóa bao gồm duy trì và phát triển quan hệ tốt với khách
hàng; xây dựng và phát triển thương hiệu; luôn không ngừng đổi mới và cải tiến
theo yêu cầu của khách hàng để tự hoàn thiện và phát triển một cách an toàn, hiệu
quả, bền vững và hội nhập quốc tế.
Chiến lược mà SCB theo đuổi để cạnh tranh với các ngân hàng có mặt trên thị
trường là sự khác biệt hóa thông qua những chính sách sản phẩm, chính sách
khách hàng, chính sách R&D.
+ Chính sách sản phẩm:
SCB chỉ tập trung vào các sản phẩm - dịch vụ mà mình có thể làm tốt hơn các đối
thủ, hay các sản phẩm - dịch vụ mới chưa có nhà cung cấp để giữ và chiếm lĩnh thị
trường rồi phát triển thương hiệu ví dụ như là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh
toán; SCB sẽ giữ vững và phát triển tín dụng cá nhân, thúc đẩy dịch vụ tiện ích
cá nhân, không dồn sức vào các sản phẩm - dịch vụ đòi hỏi đầu tư vốn, công nghệ
cao và đã có nhà cung cấp tốt nhất trên thị trường. Đồng thời SCB chọn lọc sản
phẩm mà mình có khả năng cung cấp tốt như mảng bán lẻ nó sẽ phát triển mạnh
trong những năm tới.
+ Chính sách khách hàng:
Định vị SCB là" NH cung cấp các sản phẩm tài chính trọn gói cho hộ gia
đình" nhất quán với tính cộng đồng, nhân văn SCB.
SCB tập trung và tạo sự khác biệt vào đối tượng khách hàng trên 50 tuổi, đây là

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 27/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

đối tượng khách hàng về hưu, có dư thừa thu nhập muốn tích lũy. SCB đã đưa ra
những ưu đãi dành cho tập khách hàng này như tặng thêm lãi suất tiền gửi.
+ Chính sách R&D:
SCB đầu tư xây dựng phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm cá nhân để liên tục
cải tiến sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, luôn đem
đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất.
2: Chiến lược tăng trưởng+ Các chính sách triển khai:
Chiến lược đa dạng hóa:
- Đa dạng hóa SBU: với 7 hoạt động kinh doanh chiến lược tập trung ở 4 nhóm
huy động vốn, tín dụng, dịch vụ và đầu tư.
- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ:
 Sản phẩm" Đón đông sang, mừng xuân đến"
+ Thời gian triển khai: 26/11/2010 đến 31/01/2011
+ Lợi ích nổi bật: º Lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh
º Nhận quà tặng ngay khi gửi: mỗi 50 triệu đồng trên 01 Thẻ tiết kiệm,
Khách hàng sẽ nhận được 1 món quà trị giá 60.000 đồng
 Sản phẩm " Cào trúng ngay kỳ phiếu cùng SCB"
+ Thời gian triển khai: 22/11/2010 đến 31/12/2010
+ Lợi ích nổi bật: º Lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh
º Cào điện tử trúng thưởng ngay
Bên cạnh được hưởng mức lãi suất cao, khách hàng mua kỳ phiếu còn được tham
gia cào trúng thưởng. Cơ cấu giải thưởng: 01 Giải đặc biệt là 01 xe máy Piaggo,
08 giải quý mỗi giải 01 điện thoại Nokia 2323.....
 Sản phẩm" Tiền gửi online của SCB"
+ Thời gian triển khai: 22/11/2010 đến 31/12/2010
+ Lợi ích nổi bật: Khách hàng được nhận tiền mặt tặng thêm tính theo tỷ lệ 0,25%
theo đúng nội dung Thông báo tại thời điểm gửi nếu tham gia từ ngày 15/04/2010.
Chính sách triển khai:

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 28/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

+ Chính sách nhân sự:


- Đào tạo nhân viên có nghiệp vụ kỹ năng cao để tạo ra hiệu quả công việc nhằm
phát triển các loại hình dịch vụ mới hoàn hảo hơn. Hàng năm SCB luôn tổ chức
cho nhân viên được đi tu nghiệp học hỏi ở nước ngoài, liên kết với các trung tâm
và các trường đại học chuyên ngành để tìm kiếm nguồn nhân lực có trình độ.
- SCB tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động để họ cống hiến cho ngân
hàng và coi SCB là ngôi nhà thứ hai của họ.
+ Chính sách R&D:
- SCB đã có riêng Phòng Nghiên cứu phát triển sản phẩm cá nhân vì thế hoạt
động nghiên cứu và phát triển sản phẩm không ngừng được cải thiện. Các sản
phẩm mới của SCB rất đa dạng và có tính cạnh tranh cao.
+ Chính sách tài chính:
Thường xuyên đầu tư tài chính cho hoạt động R&D giúp DN tìm ra các sản phẩm
mới. SCB còn không ngừng gia tăng tiềm lực tài chính của DN thông qua biện
pháp tăng cường huy động tiền gửi trung và dài hạn.
+ Chính sách MKT:
- SCB thực hiện chính sách marketing của mình thông qua việc kết hợp các yếu tố
Quảng cáo, PR (quan hệ công chúng), Event (Tổ chức sự kiện), Media (truyền
thông) và Tài trợ chương trình để duy trì và phát triển thương hiệu của mình thông
qua việc thiết kế các chương trình phát triển .

- Thông qua chính sách MKT quảng bá sản phẩm đến với khách hàng đồng thời
lắng nghe đóng góp ý kiến của khách hàng để cải tiến sản phẩm phù hợp vói nhu
cầu của khách hàng. Và từ đó cũng giúp SCB phát hiện ra được những sản phẩm
mới đáp ứng được mong đợi từ phía khách hàng.

Phần 4: ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP:


1: Loại hình cấu trúc tổ chức của SCB là cấu trúc chức năng

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 29/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Phân tích cấu trúc tổ chức của ngân hàng SCB:


SCB là ngân hàng thương mại cổ phần, cơ cấu tổ chức quản lí của công ty bao
gồm : Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và tổng giám đốc, …

Dưới TGĐ là một hệ thống tổ chức theo cấu trúc ma trận .thực hiện đồng thời
nhiều nhiệm vụ khác nhau.

- Kết hợp theo chiều ngang: SCB có 5 khối : Các chức năng (các khối ) được
sắp xếp tách bạch nhau tạo nên sự rõ ràng, tăng tính chuyên môn hóa và hiệu

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 30/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

quả công việc hơn.Bao gồm: khối kinh doanh, khối vận hành, khối hỗ trợ,
khối kiểm soát và quản trị rủi ro, Khối công nghệ thông tin. Trong các khối có
các phòng ban chức năng bộ phận.

- Kết hợp theo chiều dọc có 4 phòng chức năng: phòng kế toán tài chính tổng
hợp, phòng kế hoạch chiến lược, phòng tổ chức nhân sự, trung tâm đào tạo.

Các khối và các bộ phận trong DN có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.
Ngoài hội sở, còn có các sở giao dịch, các chi nhánh, và các công ty thành viên
có mối quan hệ trực tiếp với hội sở. Ở mỗi chi nhánh có phòng giao dịch và quỹ
tiết kiệm .

- Việc hình thành cơ cấu tổ chức trên xuất phát trên quan điểm:

+ Dựa trên mục tiêu và phương hướng phát triển:

- Mục tiêu: tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông

- Phương hướng phát triển: trở thành ngân hàng thương mại đa năng, NH bán lẻ
hàng đầu VN.

+ Dựa vào việc phân tích chi tiết hoạt động của các đối tượng quản trị:

Cơ cấu ma trận là sự phối hợp giữa cơ cấu chức năng và cơ cấu phòng ban. Lợi
ích: cho phép tập trung vào khách hàng và sản phẩm, đồng thời cho phép có sự
chuyên sâu vào chức năng. Các sản phẩm, dịch vụ của SCB hướng đến phục vụ
khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp và các sản phẩm của ngân hàng
hiện đại. SCB rất tích cực trong việc sử dụng CNTT vào hoạt động quản lí

2: Phong cách lãnh đạo chiến lược:


SCB tồn tại dung hòa giữa hai phong cách định hướng con người và định hướng
nhiệm vụ. Trong từng giai đoạn và với từng nhiệm vụ vụ thể mà nhà lãnh đạo của
SCB có những phương hướng lãnh đạo phù hợp để đạt mục tiêu một cách tối ưu
nhất xứng đáng với nguồn lực mà công ty đã bỏ ra. Trong thời đại hội nhập việc
lãnh đạo nhóm đã trở nên hết sức quen thuộc nó đã trở thành kĩ năng mà bất cứ
một sinh viên nào đều muốn có để đi làm.

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 31/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

- Định hướng nhiệm vụ:


+ Giao nhiệm vụ- phân quyền cho các phòng ban trong công ty rất hợp lý trên cơ
sở chức năng của mỗi phòng ban, luôn tạo ra sự hài hòa trong công việc, tạo sự
thân thiện trong khi làm việc.
+ Đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ tối đa cho nhiệm vụ của mỗi
phòng ban.
- Định hướng con người:
Với khẩu hiệu" Hãy để SCB làm ngôi nhà chung của mọi nhân viên". Ngân
hàng TMCP Sài Gòn SCB luôn xem nguồi nhân lực là vốn chứ không phải là tài
sản
- Có chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác rất cao so với mặt bằng tiền
lương chung trong ngành Ngân Hàng, tạo môi trường làm việc thỏa mái cho nhân
viên phát huy hết khả năng của họ.
- Hàng năm tại SCB đều tổ chức ngày hội gia đình SCB nhằm tạo điều kiện cho
CBNV và các gia đình có dịp họp mặt để trao đổi các kinh nghiệm trong công việc
và trong gia đình và cũng qua đó tạo bầu không khí sinh hoạt tập thể vui tươi qua
các cuộc thi...
- SCB luôn trân trọng những người có kinh nghiệm làm việc trong ngành Ngân
hàng, chính vì vậy tại SCB có những chính sách riêng dành cho đối tượng này như
chính sách đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng …

3: Một số nhận xét về văn hóa doanh nghiệp:


VHKD là toàn bộ những giá trị văn hóa được gây dựng trong suốt quá trình tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp, trở thành các giá trị, quan niệm, tập quán được
biểu hiện thông qua các hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tình cảm, nếp
nghĩ, hành vi ứng xử của mọi thành viên trong việc theo đuổi mục đích chung. Văn
hóa và đặc trưng tổ chức của một doanh nghiệp là chất keo kết dính các thành viên
qua thời gian và sự thay đổi. Xây dựng VHKD là xây dựng sự tồn tại và phát triển
lâu dài của ngân hàng, cụ thể:

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 32/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

- VHKD làm nên sự khác biệt của tổ chức này với tổ chức khác, đây chính là yếu
tố cơ bản để xây dựng nên thương hiệu cho một ngân hàng
- VHKD tạo điều kiện củng cố vị thế và uy tín của sản phẩm trên thương trường,
- VHKD của ngân hàng đem lại lợi nhuận to lớn cho ngân hàng trên cơ sở khai
thác nguồn tài nguyên tri thức, trí lực của người lao động để sử dụng có hiệu quả
nguồn lực hiện có của ngân hàng.
Có thể nói, đối với các NHTM, VHKD là phần hồn, bởi vì chính nó ảnh hưởng,
thậm chí chi phối các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng thương
mại cổ phần Sài Gòn:”SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”. Từ khi
thành lập năm 1991 đến nay, gần 20 năm tồn tại và phát triển, SCB đã xây dựng
cho mình những nét văn hóa đặc trưng:
1: Tính minh bạch trong hoạt động tài chính:
- SCB đã sử dụng kiểm toán độc lập từ năm 2007. Năm 2007, SCB đã lựa chọn
được Công ty Ernst & Young để thực hiện kiểm toán quốc tế.
2: Phong cách làm việc:
- Ở SCB hướng tới sự chuyên nghiệp: tác phong nhanh nhẹn, đúng giờ, nhiệt tình,
có trách nhiệm với công việc.
- Sự bình đẳng, tôn trọng luôn được đề cao trong tổ chức
3: Tính nhân văn trong SCB:
- Đối với khách hàng, scb luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp, sẵn sàng chia sẻ khó khăn
khi họ gặp rủi ro trong kinh doanh.
- Đối với công nhân viên, scb có chính sách nhân sự rõ ràng, chế độ lương thưởng
phạt hợp lí.
- Đối với cộng đồng, SCB rất tích cực tới các hoạt động từ thiện, tài trợ các
chương trình xã hội: Năm 2004: 1.500.000.000đ, Năm 2005: 610.800.000đ, Năm
2006: 30.828.000.000đ, Năm 2007: 8.400.000.000đ.
Phát huy truyền thống nhân văn – một trong những bản sắc văn hoá của Việt Nam
luôn được quan tâm duy trì, hình thành nên một trong những nét văn hoá doanh
nghiệp của SCB, thể hiện từ chính sách thiết kế sản phẩm, chính sách đối với

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 33/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

khách hàng và đối với nhân sự; chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cho xã
hội, khẳng định Ngân hàng TMCP Sài Gòn là ngân hàng vì cộng đồng.
Qua đó SCB đã khắc họa trong tâm trí khách hàng nói riêng và cộng đồng nói
chung một hình ảnh ngân hàng phục vụ khách hàng chuyên nghiệp và là ngân
hàng của cả cộng đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã xây dựng được thì SCB cũng như các
NHTMCP ở VN vẫn chưa xây dựng được một thứ văn hóa riêng mang đậm nét
VN và có hội nhập với thế giới. Tác động của văn hóa hiện tại tới hoạt động KD
cũng như mối liên hệ trong tổ chức chưa thực sự cao.
Phần 5: Kết luận
1. Kết luận: trong môi trường kinh doanh luôn tồn tại và tiềm ẩn những sự
biến động như hiện nay, ngành ngân hàng lại là ngành có rủi ro cao nhưng
có xu hướng phát triển mạnh, thì vai trò của quản trị chiến lược là vô cùng
quan trọng. SCB đã tỏ ra là một NH luôn quan tâm tới sự phát triển lâu dài
và bền vững. Họ đã và đang tạo ra cho mình một sự phù hợp với môi
trường, những thành tích cho những đóng góp của SCB đã được ghi nhận.
Tuy nhiên, SCB cần phải đi sâu hơn, tập trung hơn nữa vào việc tạo ra
nhiều GTGT hơn nữa trong các sản phẩm của mình.
2. Một số giải pháp:
• Tập trung đầu tư cho hoạt động Marketing, R&D
• Phát triển, ứng dụng công nghệ hiện đại, kinh nghiệm từ NH nước ngoài
• Phát triển nguồn nhân lực: đào tao, liên kết hợp tác…

Danh mục tài liệu tham khảo:


1: Giáo trình quản trị chiến lược- ĐHTM
2: Giáo trình quản trị chiến lược- GSTS Lê Thế Giới- TS Nguyễn Thanh Liêm
3: Website scb.com.vn và báo cáo thường niên của SCB
4: Tạp chí công nghệ ngân hàng
5: Luận văn" Đề án phát triển SCB"

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 34/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Phụ lục:
1: NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần. VHKD: Văn hóa kinh doanh.
2: NHCS: Ngân hàng chính sách phát triển. NHNN: Ngân hàng nhà nước
3: SP: Sản phẩm. TCTD: Tổ chức tín dụng. BH: Bảo hiểm. DV: Dịch vụ
NHTMQD: Ngân hàng thương mại quốc doanh

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 35/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 36/37


HP: QTCL. Đề tài: Phân tích chiến lược ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Khoa quản trị doanh nghiệp TM Lớp HP 1005SMGMO111. Nhóm 2 37/37

You might also like