You are on page 1of 12

TUYỂN TẬP MỘT SỐ ĐỀ THI HSG MÔN VẬT LÍ 6

(Dành cho HS ôn thi HSG cấp trường năm học 2010 - 2011)
ĐỀ 1
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây. sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn.
A. Khối lượng của vật tăng. B. Khối lượng riêng của vật tăng.
C. Thể tích của vật tăng. D. Cả B và C đều đúng.
Câu2: đường kính của quả cầu kim loại đặc thay đổi nh thế nào khi nhiệt độ thay đổi ?
A. Tăng lên C. Không thay đổi
B. Giảm đi D. Tăng lên hoặc giảm đi
Câu3: Chọn câu phát biểu sai;
A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên. B. Chất lỏng co lại khi lạnh đi.
C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
D. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi làm lạnh 1 lượng chất lỏng.
A. Khối lượng của chất lỏng khi đổi. B. Thể tích của chất lỏng giảm.
C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 5: Nước ở dạng nào có khối lượng riêng lớn nhất?
A. Thể lỏng C. Thể rắn
B. Thể khí D. Cả 3 trạng thái đều như nhau.
Câu 6: Khi đúc đồng, gang....... người ta đã ứng dụng các hiện tượng vật lý nào ?
A. Hoá hơi và ngưng tụ B. nóng chảy và động đặc.
C. Giảm nở vì nhiệt. D. Cả 3 hiện tượng trên.
Câu 7: Bên ngoài thay cốc đựng nước đã có bám, các giọt nước nguyên nhân tại sao ?
A. Đo nước thấm ra ngoài. B. Đo nước bốc hơi và bám ra ngoài.
C. Đo cốc có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanhnên hơi nươc trong không
khí ngưng tụ lại.
D. Cả 3 nguyên nhân trên.
Câu 8: Dưới đây là hình vẽ đường biểu diẫn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của
nước đá đun nóng liên tục .
a) Mô tả hiện tượng xảy ra trong các khoảng thời gian.
+ Từ phút 0 đến phút 2
+ Từ phút 2 đến phút thứ 6 .
+ Từ phút 6 đến phút 8
0c

8
4

-4 thời gian
2 4 6 8
b) Cho biết trong khoảng từ phút thứ 2 đến phút thứ 6 nước ở trạng thái nào ?
ĐỀ 2
Câu 1: Một chiếc xe đang chuyển động thẳng đều trên mặt đường. Em hãy cho biết có những
lực nào tác động lên xe? Lực nào cân bằng với lực nào? Vẽ các lực đó?
Câu 2: Một học sinh muốn nâng một thùng gỗ có khối lượng 30kg từ mặt đất lên cao 1m.
a) Nếu dùng tay trực tiếp nâng vật thì cần một lực tối thiểu là bao nhiêu?
b) Nếu dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng, cao 1m dài 2m thì học sinh dó cần một lực
nhỏ nhất bằng bao nhiêu? ( Bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng)
c) Nếu học sinh này muốn chỉ dùng một lực có độ lớn bằng 1/2 độ lớn ở câu (b) thì cần tấm
ván dài bao nhiêu ?
Câu 3: Một bình có dung tích 4lít chứa đầy nước và dầu. Tính khối lượng của cả bình nước
và dầu. Biết khối lượng của bình là 1,2kg, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3, của dầu
là 800kg/m3 trong các trường hợp sau :
- Thể tích của dầu bằng thể tích của nước ?
- Khối lượng của dầu bằng khối lượng của nứoc ?
Câu 4:
a) Một vật bằng nhôm hình trụ có chiều cao 20cm và bán kính 2cm. Tính khối lượng của
khối trụ này? Cho biết khối lượng riêng của nhôm là 2,7g/cm3.
b) Một vật khác có thể tích như thế khi treo vào lực kế thì lực kế chỉ 19,6 N. Vật ấy được
làm bằng nguyên liệu gì ?.
ĐỀ 3
I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Một người dùng lực kế có GHĐ là 40N, ĐCNN là 0,5N. Dùng lực kế này có thể đo
trọng lượng của vật nào sau đây:
A. Vật có khối lượng 4,5 kg B. Vật có khối lượng 3,5 kg
C. Vật có khối lượng 0,005 kg D. Vật có 3 khối lượng như trên đều không đo được.
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá cây B. Sương mù
C. Hơi nước. D. Mây.
Câu 3: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến nóng chảy?
A. Nhiệt kế rượu B. Nhiệt kế thuỷ ngân.
C. Nhiệt kế y tế. D. Cả 3 loại nhiệt kế trên đều không dùng được.
Câu 4: Chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?
A. Khối lượng riêng B. Khối lượng
C. Trọng lượng D. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng.
II. Điền vào dấu ... để được câu có kết quả đúng:
1. a, 350C = .................0F; b, 116,60F = ...............0C
c, 200C = ....................0K; d, 3000K = .................0F
2. Dùng từ tích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a, Bê tông có độ giản nở .............. thép. Nhờ đó mà các trụ bê tông cốt thép không bị nứt
khi ..............ngoài trời thay đổi.
b, Sử dụng hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động có lợi hơn so với chỉ sử dụng
một ................ hoặc một ròng rọc động vì hệ thống này vừa được lợi về ......... ....... vừa được
lợi về .................. của lực kéo. Hệ thống ròng rọc này gọi là .......................................
c, Một chiếc bè nổi trên dòng xuối chảy xiết. Bè không bị trôi, vì nó được buộc chặt vào một
cái cọc bằng một sợi dây. Bè đã chịu tác dụng của hai ................: một lực do dòng nước tác
dụng, lực kia do .............. tác dụng.
d, Hai lực cân bằng là hai lực .............., có cùng ................. nhưng ngược ...........
III. Điền đúng (Đ), sai (S) vào ô trống:
a, Cục đất sét có tính đàn hồi
b, Quả bóng cao su có tính đàn hồi
c, Lưỡi cưa có tính đàn hồi
d, Hai lực có độ lớn như nhau là hai lực cân bằng
e, Các máy cơ đơn giản đều cho ta lợi về lực
f, Quả bưởi rơi từ trên cây xuống là do lực hút của trái đất
IV. Tự luận:
1. Nêu cách xác định thể tích của một chiếc đinh.
2. Vì sao khi tắm ta có cảm giác mát lạnh? Hãy giải thích.
3. Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo nhiệt kế dùng để đo nhiệt
độ của không khí?
4. Sợi cáp bằng thép của chiếc cầu treo có chiều dài 200m ở 00C. Hãy xác định chiều dài
của sợi cáp 500C biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì chiều dài của sợi cáp tăng thên
0,000012 chiều dài của ban đầu.
ĐỀ 4
I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình độ có ĐCN N 0,5 cm 3. Hãy chỉ ra cách
ghi kết quả đúng trong các trường hợp sau:
A. V1 = 22,3 cm3 ; C. V3 = 22,5 cm3; B. V2 = 22,5 cm3 ; D. V4 = 22 cm3
Câu 2: Người ta pha 50g muối vào nửa lít nươvs, hãy tìm khối lượng riêng của nước muối
(khi hoà tan muối vào nước thể tích muối tăng không đáng kể):
A. 11000 kg/ m3 ; C. 550 kg/ m3; B. 1000 kg/ m3 ; D. 2200 kg/ m3
Câu 3: Để xác định trọng lượng riêng của một vật ta cần những dụng cụ nào?
A. Dùng một cái cân C. Dùng một bình chia độ để đo thể tích
B. Dùng một cái lực kế D. Dùng một lực kế và một bình chia độ
Câu 4: Trường hợp nào sau đây không phải là nguyên tắc máy cỏ đơn giản:
A. Cần cẩu; C. Cân đòn( Rôbecvan); B. Cầu bập bênh trong vườn D. Mặt
phẳng bến sông
Câu 5: Khi nói đến nặng như “Chì” là nói đến điều gì?
A. Trọng lượng của nó C. Khối lượng riêng của nó
B. Khối lượng của nó D. Cả ba ý trên
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng lên C. Khối lượng của vật giảm
B. Khối lượng riêng của vật giảm D. Khối lượng riêng của vật tăng
II. Tự luận:
Câu 7: Cho một cái ca hình trụ (hoặc vỏ hộp sữa đã bỏ nắp), một thước chia độ tới mm, một
chai nước, một bình chia độ ghi 100 cm3, chia tới 2 cm3. Hãy tìm ba cách đổ nước vào để
được nửa ca.
Câu 8: Hãy thiết kế một hệ thống chuông chỉ gồm một ròng rọc và một đòn bẩy. Vẽ sơ đồ hệ
thống chuông của em.
Câu 9: Một học sinh định đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi nút chặt lại bỏ vào ngăn
nước đá của tủ lạnh. Có nên làm như vậy không? Tại sao?
Câu 10: Cho 1 quả bóng bàn, hai vỏ bao que diêm,1 băng giấy có 3 cm x 15 cm, 1 thước
nhựa dài khoảng 200 mm có ĐCNN tới mm. Hãy dùng những dụng cụ này để đo đường kính
quả bóng.
ĐỀ 5
1.Chọn phương án đổi đơn vị đúng
A.2inh=50,8cm; B. 2inh=5,08cm; C. 2inh=5,24cm
2.Một vật có khối lượng 1kg khi đặt nó ở xích đạo thì trọng lượng của nó là:
A.9.78N; B.9,83N; C.10N
3.800g sữa bột có thể tích là 2lít khối lượng của sữa bột là bao nhiêu?
A.0,4kg/m 3 ; B. 40kg/m 3 ; C. 400kg/m 3
4.khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng của vật tăng vì:
A.khối lượng của vật tăng; B.thể tích của vật giảm; C.thể tích của vật tăng
5.ở nhiệt độ nào dưới đây nước có trọng lương lớn nhất
A.0 0 C; B. 4 0 C; C. 10 0 C
6. Nhiệt độ bình thường của cơ thể người là
A.98,6F; B.310K; C.cả 2 nhiệt độ nói thên
7.Chất nào dưới đây khi đông đặc thể tích không giam
A. Đồng; B. Sắt; C. Nhôm
8. Hai xe ôtô khởi hành cùng lúc từ 2 địa diêm A đến B, cùng chuyển đong về điểm C.
Biết AC = 108km; BC = 60km. Xe khởi hành từ A đi với vận tôc 45km/h.Muốn 2 xe đến C
cung một lúc thì xe khởi hành từ B phải chuyển với vận tốc là bao nhiêu.
9. Người ta đánh rơi một nhẫn vàng có khối lượng 3,86g vào 1 cốc rượu đầy. Hỏi có bao
nhiêu gam rượu tràn ra ngoài

ĐỀ 6
Câu 1: Một em bé chơi trò nhảy dây em bé nhảy lên được là do:
A . Lực của đất tác dụng lên chân em bé. B . Lực của chân đẩy em bé nhảy lên.
C . Cả A và B đều đúng. D . Cả A và B đều sai.
Trong khi đánh cầu lông quả cầu lông bay theo đường cong rồi rơi xuống phần sàn bên
kia. Nếu có ảnh hưởng của gió và không khí là không đáng kể thì khi bay quả cầu chịu tác
dụng của lực nào?
A . Lực của tay người tác dụng lên; B . Lực của vật tác dụng lên
C . Lực hút của trái đất; D . Cả 3 lực trên
Câu 2:
a) Dùng bình chia độ để đo thể tích một viên phấn. Thể tích nước ban đầu là 30 cm 3 thể
tích nước sau khi thả phấn là 45 cm3 . Thể tích viên phấn là:
A . 15 cm3 B . 45 cm3 C . 30 cm3 D . Cả 3 kết quả trên đều sai
b) Khi hạ nhiệt độ của một chất lỏng thì :
A . Khối lượng riêng của chất lỏng giảm, trọng lượng riêng của chất lỏng tăng.
B . Khối lượng riêng của chất lỏng tăng, trọng lượng riêng của chất lỏng giảm.
C. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng đều tăng.
D. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng giữ nguyên không đổi.
Câu 3: a) Chọn câu trả lời sai
A. 2kg = 2000g; B. 1g = 0,001 kg; C. 1 tấn = 106 g; D. 1000kg/ m3 = 10.000 N/m3
b) Hãy chọn câu trả lời đúng: -10 0C tương ứng với
A) 500F . 2830K; B) 140F . 2630K; C) 220F . 100K; D) 420F . 100K
Câu 4: a) Em hãy chỉ ra phương án đúng trong câu trả lởi của một bạn học sinh giải thích
hiện tượng quả táo rơi xuống đất khi buông tay bằng 4 phương án sau:
A. Do không khí đẩy quả táo xuống
B. Do xu hướng rơi từ trên cao xuống thấp của vật nặng
C. Do quả táo và trái đất hút nhau; D. Cả A, B và C
a) Một số chất đặc biệt lại tăng thể tích khi đông đặc đó là:
A. Thép, gang, rượu. B. nước, gang, vàng.
C. Đồng, gang, nước. D. Đồng, gang, thủy ngân.
Câu 5:
ở hình bên A lò xo ở trạng thái tự nhiên.
B, C, D là lò xo đang ở trạng thái bị kéo dãn
Cho biết lực kéo vào lò xo C là 12N.
Độ dãn của lò xo D gấp đôi độ dãn của lò xo C,
5
độ dãn của lò xo B bằng độ dãn của lò xo C. A
6
Xác định lực đàn hồi của các lò xo còn lại. B

D
0
Nhiệt độ( C)

Câu 6: (4 đ)
Đồ thị trên mô tả sự thay đổi của chất nào? 100 A B
Chỉ ra trạng thái của chất đó ứng với
đoạn AB, BC, CD, DE?

0 C D
-4 E Thời gian (phút)

ĐỀ 7
A. LÝ THUYẾT
1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới 3cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích
của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm 3 thể
tích hoàn sỏi là:
A. 55cm3; B. 100cm3; C. 155cm3; D. 45cm3
Câu 2: Hai lực nào trong các trường hợp sau là hai lực cân bằng:
A. Lực mà sợi dây chịu tác dụng vào tay ta và lực mà tay ta tác dụng vào sợi dây chun
khi ta kéo căng dây.
B. Hai lực mà ngón tay cái và ngón tay trỏ ép vào hai đầu lò xo bút bi, khi ta ép lò so
bút bi lại.
C. Lực mà chiếc đầu tầu kéo và chiếc đầu tầu đẩy tác dụng vào đoàn tàu.
D. Khi em bé có cân nặng bằng nhau ngồi ở hai đầu của một cái bập bênh bập bênh
nằm thăng bằng
II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Câu 3: Khi làm việc trục bánh xe của…………….quay tại chỗ, còn trục bánh xe
của………… vừa quay vừa chuyển động.
Câu 4: Muốn đẩy một chiếc xe bò qua cổng có xây bậc cao thì phải dùng…..
Câu 5: Người ta làm cầu dẫn…………. để xe cộ phải leo lên cầu hoặc xuống cầu với
độ dốc quá lớn.
Câu 6: Hãy điền đúng (Đ) và sai (S) vào ô thích hợp
T Câu trả lời Đ S
1 Vật có khối lượng càn g lớn thì thể tích càng lớn và vật có khối lượng càng nhỏ
thì khối lượng càng nhỏ
2 Khối lượng riêng của 1 lít nước cũng bằng khối lượng riêng của 5 lít nước
3 Trọng lượng của tất cả mọi vật trên trái đất lúc nào cũng bị cân bằng bởi một lực
nào đó đỡ vật
4 Khẽ đưa một vật lên mặt trăng thì khối lượng riêng không thay đổi còn trọng
lượng riêng của vật sẽ thay đổi
5 Lực mà quả bóng đã tác dụng vào xà ngang của cầu môn không phải là lực đàn
hồi
Câu 7: Dùng gạch nối để ghép các mệnh đề bên trái với các mệnh đề bên phải, có nội
dung đúng
1. Khối lượng riêng của một vật A. Tăng khi nhiệt độ tăng
2. Khối lượng của một vật B. Giảm khi nhiệt độ tăng
3. Thể tích của một vật C. Không thay đổi khi nhiệt độ tăng
4. Thể tích của vật tăng D. Khi lượng chất tăng
5. Khối lượng riêng của vật tăng E. Khi nhiệt độ tăng
6. Khối lượng của vật tăng F. Khi nhiệt độ giảm
7. Băng kép G. Dùng để đóng - Ngắt tự động mạch điện
H. Dùng trong phòng thí nghiệm
Kết quả: 1....; 2.....; 3.....; 4.....; 5.....; 6.....; 7......
B. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1: Một lò xo có độ dài tự nhiên là 25cm. Gọi l(cm) là chiều dài của lò xo khi bị
kéo giãn bởi một lực F (N). Bảng dưới đây cho ta các giá trị của l theo F.
F (N) 1 2 3 4 5 6
l (cm) 25.5 26 26.5 27 27.5 28
Gọi D bằng l - l0(cm): là độ giản của lò xo dưới tác dụng của lực F. Hãy vẽ đồ thị của
độ giãn ∆ vào lực kéo F.
Bài 2: Hãy giải thích tại sao lên đường thoai thoải đỡ tốn sức hơn lên đường dốc.
Bài 3: Ở 00c khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Tính khối lượng riêng của rượu ở
1
500C biết rằng khi nhiệt tăng thêm 10C thì thể tích của rượu tăng thêm thể tích của nó ở
1000
00C.
ĐỀ 8
Câu1: (3 điểm)
a) Hai em học sinh chơi kéo co, em học sinh A kéo mạnh hơn em B. Dây bị kéo về phía A. Chọn câu trả lời
đúng.
A. Lực mà tay học sinh A tác dụng lên dây và lực mà dây tác dụng lên tay của học sinh A là hai lực không
cân bằng.
B. Lực mà hai học sinh tác dụng lên hai đầu của dây là hai lực không cân bằng.
C. Lực mà hai đầu của dây tác dụng lên hai tay của hai em học sinh là hai lực không cân bằng.
D. Các câu A,B,C đều đúng.
b, Chọn câu sai:
A, Một vật có thể tích nhất định và khối lượng nhất định thì khối lượng riêng không thay đổi.
B. Giữ nguyên khối lượng của vật, nếu tăng thể tích của vật thì khối lượng riêng tăng.
C. Giữ nguyên khối lượng của vật, nếu tăng thể tích của vật thì khối lượng riêng giảm.
D. Nếu tăng khối lượng riêng thì trọng lượng riêng của vật cũng tăng theo.
Câu 2: (3 điểm)
a, Vạch một đoạn thẳng lên một đồng xu. Nung nóng đồng xu thì đoạn thẳng:
A, Biến thành đường cong. B.Vẫn là đoạn thẳng. C. Là đường gấp khúc.
b, Khi hạ nhiệt độ của chất lỏng thì :
A. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm, trọng lượng riêng tăng.
B. Khối lượng riêng chất lỏng tăng, trọng lượng riêng giảm.
C. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều tăng.
D. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng giữ không đổi.
Câu 3 : ( 3 điểm)
a) Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 40 kg từ dưới giếng lên người ta phải dùng lực nào trong
số các lực sau đây:
A. F = 40 N B. F < 40 N C. 40 N < F <400 N D. F = 400 N
b) Chọn câu đúng:
A. Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng của khối khí giảm.
B. Khi nhiệt độ tăng trọng lượng riêng của khối khí tăng.
C. Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm, trọng lượng riêng của khối khí không thay đổi.
D. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng của khối khí giảm.
Câu 4 : (3 điểm) a, Chọn câu đúng:
A. Nước chỉ sôi ở 100 oC. B. Nước có thể sôi ở các nhiệt độ khác 100 oC.
C. Chỉ có quá trình sôi mới tạo ra hơi nước. D. Kim loại không thể sôi được.
E. Vì thuỷ ngân là chất lỏng nên nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của thuỷ ngân là như nhau.

b) Trong hình vẽ, vật treo có trọng lượng 100N.


Lực kế chỉ giá trị là:
A. 100N C. 200N
B. 50N D. 20N
Câu 5: (4 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng
Đặt một giọt thuỷ ngân trong một ống hẹp đã hút hết không khí ra ngoài, dùng bật lửa
đốt nóng đầu bên trái trong một thời gian khá lâu thì giọt thuỷ ngân dịch chuyển sang bên
phải ( hình vẽ). Hãy giải thích tại sao

Câu 6: ( 4 điểm) Hình vẽ


Pha 80 gam muối vào 0,7 lít nước. Hãy tìm khối lượng riêng của nước
muối. (Giả sử khi hoà tan muối vào nước, thể tích nước muối tăng
không đáng kể ).

ĐỀ 9
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm):
Câu 1 (3,5 điểm): Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng trong các câu sau:
1. Người ta dùng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3 để đo thể tích chất lỏng , cách ghi kết quả
nào là đúng?
A. V3 = 20,5cm3 B.V1 = 20,2cm3.
C. V2 = 20,50cm3. D.V4 = 20,8cm3.
2. Khi thả một hòn đá vào bình chia độ chứa 55cm3 nước thì mực nước trong bình dâng lên
tới vạch 86cm3.Vậy thể tích của hòn đá là:
A.V1 = 86cm3 C. V3 = 31cm3
B. V2 = 55cm3 D. V4 = 141cm3
3. Khi dùng bình tràn và bình chia độ để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của
vật bằng :
A. Thể tích bình tràn; B. Thể tích nước còn lại trong bình tràn
C. Thể tích bình chứa; D. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
4. trên một hộp mứt tết có ghi 250g. Số đó chỉ:
A. Sức nặng của hộp mứt. C. Khối lượng của hộp mứt.
B. Thể tích hộp mứt. D. Khối lượng mứt trong hộp.
5. Khi một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng:
A. Không có sự biến đổi nào.
B. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi .
C. Quả bóng chỉ bị biến dạng.; D. Chỉ làm chuyển động của quả bóng bị biến đổi.
6.Dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa vật lí 6.
Cách ghi kết quả nào đúng?
A. 241mm. B. 21cm. C. 24cm. D. 24,1cm.
7. Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích của vật nào dưới đây?
A. Một gói bông. B. Một bát gạo. C. Một viên phấn. D. Một hòn đá.
Câu 2 (2,5 điểm): Điền từ (cụm từ) thích hợp vào chỗ trống:
a. Trọng lực là …(1)…của Trái Đất.Trọng lực có phương…(2)…và có chiều…(3)…

c. Hai lực cân bằng là hai lực …(5)…,có cùng…(6)…nhưng …(7)…


d. Người ta đo …(8)…của một vật đồng cân. Đơn vị đo là …(9)…
e. Trong khi cày,con Trâu đã tác dụng vào cái cày một…(10)…
II.Phần tự luận (4 điểm):
Câu 1 (2 điểm): Lấy một ví dụ và phân tích lực tác dụng lên vật làm biến đổi chuyển động
của vật?
Câu 2 (2 điểm): Hãy tính xem một vật có khối lượng 5,4 tấn (đặt trên mặt đất) thì có trọng
lượng bằng bao nhiêu Niutơn?

ĐỀ 10
Câu 1 ( 2 điểm).
a) Một con trâu nặng 1,5 tạ sẽ nặng bao nhiêu niutơn?
b) 40 thếp giấy nặng 36,8 niutơn. Mỗi thếp giấy có khối lượng bao nhiêu gam.
c) Một vật có khối lượng m= 67g và thể tích V=26cm3. Hãy tính khối lượng riêng của
vật đó ra g/cm3; kg/m3.
Câu 2. ( 1.5 điểm) Một cốc đựng đầy nước có khối lượng tổng cộng là 260g. Người ta
thả vào cốc một viên sỏi có khối lượng 28,8g. Sau đó đem cân thì thấy tổng khối lượng là
276,8g. Tính khối lượng riêng của hòn sỏi biết khối lượng riêng của nước là 1g/cm3.
Câu 3. ( 1.5 điểm). Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp (không bị thủng), khi
được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở h ra và bóng
phồng lên. Cách giải thích trên là đúng hay sai? Vì sao? Em hãy đưa ra một ví dụ chứng tỏ
cách giải thích của mình.
Câu 4. (2.5 điểm) Một vật trượt từ đỉnh dốc nghiêng 1 góc 450
so với mặt sàn từ độ cao h. Khi xuống hết dốc, vật
tiếp tục trượt trên mặt ngang một đoạn đúng bằng h
thì dừng lại.
Xác định tỷ số giữa lực ma sát của vật với 450
mặt ngang và trọng lượng của vật, biết rằng lực
ma sát khi vật ở mặt ngang gấp 1,4 lần lực ma sát khi vật trượt trên mặt nghiêng.
Câu 5. (2.5 điểm) Cho hệ thống như hình vẽ,
vật có trọng lượng P =100N.
a) Tính lực kéo của dây. F
b) Để nâng vật lên cao 4 m thì phải kéo dây 1
đoạn bằng bao nhiêu? Tính công dùng để kéo vật.

P
P
ĐỀ 11
A – TRẮC NGHIỆM: (10đ)
I – Chọn câu trả lời đúng.(7đ)
1- Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích của vật nào dưới đây?
A . Một bát gạo ; B . Một hòn đá; C . 5 viên phấn D . Một cái kim.
3 3
2 – Khi hoà lẫn 50cm nước với 50cm rượu ta thu được một thể tích là:
A . 100cm3 B . Lớn hơn 100cm3. C . Nhỏ hơn100cm3
3 – Trong trường hợp nào sau đây ta muốn nói về khối lượng của vật?
A. Khi lên máy bay, hành khách không được mang theo hàng hoá cồng kềnh.
B. Ô tô có trọng tải lớn không được đi qua chiếc cầu bắc tạm.
C. Con gái hỏi mẹ: “ Để muối hành thì 1kg hành cần cho bao nhiêu muối hở mẹ”.
D. Cái thùng nhỏ quá không đựng được hết đống sách này.
4 - Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực gì
trong số các lực sau?.
A . Lực căng.; C . Lực hút. B . Lực kéo D . Lực đẩy.
5 – Những cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng?
A . Lực mà hai em bé đẩy vào hai bên cánh cửa và cấnh cửa không quay.
B . Lực mà một người kéo căng sợi dây chun và lực mà sợi dây chun kéo lại tay người.
C . Lực mà hai em bé đang chơi tác dụng vào hai đầu bập bênh và bập bênh thăng bằng.
D . Lực mà hai thùng nước tác dụng lên đòn gánh của người đang gánh nước.
6 – Một vật có khối lượng 250 gam sẽ có trọng lượng bao nhiêu Niutơn?.
A. 250 Niutơn.; 25 Niutơn. 2,5 Niutơn. 0,25 Niutơn.
7 – Khi nung nóng một vòng kim loại ( hình bên) thì:
A . Bán kính R1 tăng còn bán kính R2 giảm.
B . Bán kính R2 tăng còn bán kinh R1 giảm.
C . Chiều dày d của vòng giảm.
D . Cả R1, R2 và d đều tăng.
II – Dùng từ hay cụm từ thích hợp điền vào chổ trống của các câu sau:(2đ)
1 . Khi đặt quyển sách lên mặt bàn thì quyển sách chịu tác dụng của.................... và
của..................................... hai lực này là hai lực..............................
2 . Khối lượng chỉ............................chứa trong vật, còn trọng lượng
chỉ...........................của...................... Độ lớn của trọng lượng.....................với độ lớn của
khối lượng.
3 – Khi nung nóng một vật rắn thì..............................tăng, còn khối lượng của
vật.................................Do đó khối lượng riêng của vật..........................
4 – Khi làm lạnh một vật rắn thì thể tích của vật................................, còn...................không
thay đổi. Do đó..............................của vật tăng.
III Dùng gạch nối để ghép tên các chất ở bên trái với đặc điểm tương ứng ở bên phải.
(1đ)
1 . Nước A. Khối lượng riêng tăng khi nhiệt độ tăng.
2 . Không khí. B . Khối lượng riêng có thể giảm khi nhiệt độ tăng.
3 . Nhôm. C . Khối lượng riêng hầu như không thay đổi khi nhiệt độ tăng.
4 . Đá
B – TỰ LUẬN.(10đ)
Câu 1:(2đ) Trình bày cách đo bề dày của một tờ giấy A4 bằng thước có GHĐ 1mm.
Câu 2: (3đ) Đo khối lượng và thể tích của một quả bóng bàn, rồi lấy khối lượng chia cho
thể tích ta được khối lượng riêng của quả bóng bàn( hay, nói chính xác hơn, của chất nhựa
làm quả bóng). Điều đó đúng hay sai? vì sao?
Câu 3:(3đ) Có một cái cân và một bình nước hãy trình bầy cách xác định khối lượng riêng
của một hòn sỏi.( không dùng thêm dụng cụ nào khác ). Biết khối lượng riêng của nước D =
1000kg/m3 và hòn sỏi bỏ lọt vào bình nước.
Câu 4:(2đ) Hãy vẽ một hệ palăng ( gồm ròng rọc động và ròng rọc cố định) sao cho khi kéo
vật ta được lợi 3 lần về lực.

ĐỀ 11
A. TRẮC NGHIỆM ( 4đ )Khoanh tròn vào đáp án đúng từ câu 1 đến câu 4
Câu 1.Một bạn dùng thước đô độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài của cuốn sách giáo
khoa vật lý 6 và ghi kết quả. kết quả ghi đúng quy tắc là :
A. 240 cm B. 23cm C. 24cm D 24,0 cm
Câu2: Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của việt nam là:
A. N B. kg/cm3 C . kg/m3 D. kg
Câu 3.Người ta dùng bình chia độ ghi tới cm3 chứa 60 cm3 nước để đo thể tích của một thể
tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình , mực nước trong bình dâng lên vạch 93 cm3 .
Hỏi kết quả ghi thể tích hòn đá sau đây kết quả nào đúng ?
A . 93 cm3 B . 33cm3 C. 60cm 3 D.153cm3
Câu 4 . Khi một quả bóng đập vào bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ
gây ra kết quả gì:
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng
B. Chỉ làm biến dạng quả bóng
C. Không làm biến dạng và không làm chuyển động của quả bóng
D. Vừa làm biến dạng vừa làm biến đổi chuyển động quả bóng
Câu 5: Điền từ thích hợp trong khung vào chỗ trống:
a.Một quả trứng nằm lơ lửng trong cốc nước. Lực đẩy của nước lên
- Biến dạng
phía trên và (1)…………………của quả trứng là hai lực (2)………….
b.Khi ngồi trên yên xe máy thì lò xo giảm sóc bị nén lại, - Cân bằng
(3)…………của người và xe máy làm cho lò xo bị (4)………….
Câu 6. Ghép nội dung ở cột trái phù hợp với nội dung cột phải
1. Xác định khối lượng của vật bằng A. Bình chia độ
2. Đo thể tích chất lỏng bằng B. Bình tràn
3. Đo chiều dài bằng C. Cân
4. Đo thể tích của vật rắn không thấm nước bằng D. Thước kẻ
B. TỰ LUẬN:( 6đ)
Câu 1.(3đ ) Có hai cái thước : Thước thứ nhất dài 30 cm, có độ chia nhỏ nhất tới mm và
thước thứ hai dài 1m có độ chia nhỏ nhất tới cm.
a.Xác định GHĐ và ĐCNN của mổi thước?
b.Nên dùng thước nào để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa vật lý 6, chiều dài bàn giáo
viên ?
Câu 2;(3đ) Một vật có khối lượng 15 kg , hỏi :
a. Vật có trọng lượng là bao nhiêu
b. Đem vật đó lên mặt trăng khối lượng của vật đó là bao nhiêu.?

ĐỀ 12
Đánh dấu X vào mục nào em cho là đúng
Câu1: Chất rắn; chất lỏng; chất khí:
a) Nở ra khi gặp lạnh.
b) Nở ra khi nóng lên; co lại khi lạnh đi.
c) Co lại khi gặp nóng.
d) Tất cả các mục trên đều đúng.
Câu 2: Chất rắn và chất lỏng khác nhau:
a) Dãn nở vì nhiệt giống nhau.
b) Không dãn nở vì nhiệt.
c) Dãn nở vì nhiệt khác nhau.
d) Tất cả các mục trên đều đúng.
Câu 3 : Chất khí khác nhau :
a) Dãn nở vì nhiệt giống nhau.
b) Dãn nở vì nhiệt khác nhau.
c) Không dãn nở vì nhiệt.
d) Tất cả các mục trên đều đúng.
Câu 4 : Nhiệt kế y tế có :
a) Giới hạn đo từ 35oC đến 42oC.
b) Độ chia nhỏ nhất là 0,1oC.
c) Dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
e) Tất cả các mục trên đều đúng.
Câu 5 :
a) Tính xem 0oC = .......... oF;
b) Tính xem 50oF = .......... oC;
c) Tính xem 47oC = .......... oF
d) Tính xem 100oF = .......... oC
Câu 3 :Khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát nhau mà phải đặt
cách nhau một khoảng ngắn vì :
A.Để tiết kiệm thanh ray.
B. Để tạo nên âm thanh đặc biệt.
C. Để dễ uốn cong đường ray.
D. để tránh hiện tượng hai thanh ray đẩy nhau do dãn nở khi nhiệt độ tăng.
Câu 4 Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng
A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Khối lượng của chất lỏng giảm.
C. Khối lương riêng của chất lỏng tăng D. khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
II. Tự luận ( 6,5 đ)
Câu 5 : Vì sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ?
Câu 6(1 điểm) Tìm từ thích hợp diền vào chỗ trống:
a) Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những...........rất lớn.
b) Các chất ............khác nhau nở nì nhiệt giống nhau.
Câu 7 (3 điểm): a) Băng kép dùng để làm gì?
b) Nhiệt kế dùng để làm gì? Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng gì?
c) Kể tên 3 loại nhiệt kế mà em biết và nêu công dụng của mỗi loại.
Ghi chú: Mỗi em HS cần làm hết bộ đề thi trong 12 ngày, đọc kĩ các bài tập tự luận, nếu
không tự làm được thì phải ghi chép lại.
Giáo viên: Lê Xuân Dương - Trường THCS Quang Trung sưu tầm và tuyển chọn

You might also like