You are on page 1of 28

TÓM TẮT LÝ THUYẾT MÔN LÝ THUYẾT KIỂM TOÁN

1.1 Lịch sử hình thành kiểm toán


1.2 Bản chất
1.3 Phân loại kiểm toán
. 1.3.1 Phân loại theo mục tiêu kiểm toán
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán Báo cáo tài chính
1.3.2. Phân loại theo chủ thể kiểm toán
Kiểm toán nhà nước
Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán độc lập
1.3.1. Phân loại theo mục tiêu kiểm toán
a. Kiểm toán hoạt động
=> Khái niệm: Kiểm tra và xác nhận về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả
của một hoạt động được kiểm toán
=> Đối tượng:
+ Kết quả kinh doanh của đơn vị; Dự án...
+ Cơ cấu tổ chức, phòng ban
+ Chính sách, qui chế...
+ Qui trình công nghệ, nghiệp vụ…
=> Chuẩn mực để đánh giá:
+ Không có chuẩn mực chung: Liên quan nhiều lĩnh vực…
+ Đa dạng, phức tạp tuỳ thuộc từng cuộc kiểm toán
=> Chủ thể: KTV Nội bộ, KTV Nhà nước, KTV Độc lập
=> Kết quả kiểm toán: Đơn vị, Nhà nước, nhà đầu tư
=> Vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam???
1.3.1. Phân loại theo mục tiêu kiểm toán
b. Kiểm toán tuân thủ
=> Khái niệm: Kiểm tra và xác nhận về tính tuân thủ luật pháp, chế độ, qui định
nào đó của Nhà nước, ngành, đơn vị.
=> Đối tượng:
+ Thực trạng tuân thủ luật pháp, qui định của Nhà nước,...
+ Thực trạng tuân thủ chính sách, chế độ, qui định đơn vị
+ Thực trạng tuân thủ chính sách thu- chi ngân sách;...
=> Chuẩn mực để đánh giá:
+ đa dạng, không phức tạp
+ các văn bản liên quan: của Nhà nước, ngành, đơn vị
=> Chủ thể kiểm toán: KT Nội bộ, KT Nhà nước, KT Độc lập
=> Kết quả kiểm toán: Đơn vị, Nhà nước, nhà đầu tư
=> Vai trò của kiểm toán tuân thủ ở Việt Nam?
1.3.1 Phân loại theo mục tiêu KT
c. Kiểm toán báo cáo tài chính
=> Khái niệm: Kiểm tra/xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo
tài chính của đơn vị được KT
=> Đối tượng:
+ báo cáo tài chính của đơn vị
+ báo cáo quyết toán vốn
+ báo cáo tài chính các dự án…
=> Chuẩn mực để đánh giá:
+ Các nguyên tắc; chuẩn mực về kế toán
+ Các qui định, chế độ về kế toán hiện hành, liên quan
=> Chủ thể: KT Nội bộ, KT Nhà nước, KT Độc lập
=> Kết quả kiểm toán: Đơn vị, Nhà nước, nhà đầu tư
Vai trò của kiểm toán BCTC ở Việt Nam???
=> VSA200: Đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật
liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay
không?
Trung thực: thông tin tài chính, tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung,
bản chất và giá trị của nghiệp vụ KT phát sinh
Hợp lý là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và
phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện
Ý kiến của KTV làm tăng thêm sự tin cậy của BCTC, nhưng không thể cho rằng,
ý kiến của KTV là sự bảo đảm về khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong
tương lai/hiệu quả/hiệu lực điều hành của bộ máy quản lý! (rủi ro kinh doanh và
rủi ro thông tin)
Nhu cầu xác nhận BCTC ở Việt Nam?

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN


1.3. Phân loại kiểm toán (tiếp theo)

1.3.1. Theo mục tiêu kiểm toán


1.3.1. Phân loại theo chủ thể
a. Kiểm toán Nhà nước
=> Khái niệm: Hoạt động kiểm toán do các Kiểm toán viên Nhà nước thuộc cơ
quan quản lý Nhà nước tiến hành => Kiểm toán BCTC, tuân thủ, hoạt động các
đơn vị sử dụng kinh phí NSNN.
=> Khách thể:
+ Tổ chức, đơn vị, cá nhân, dự án có sử dụng kinh phí từ NSNN
+ Mang tính bắt buộc; Không thu phí kiểm toán
=> Chủ thể: KTV Nhà nước- thuộc cơ quan quản lý Nhà nước
=> Tổ chức-> độc lập: Trực thuộc Chính phủ/Quốc hội/Toà án
=> Báo cáo kiểm toán:
+ Giá trị pháp lý cao đối với các quản lý Nhà nước.
+ Có quyền yêu cầu xử lý, sửa đổi qui chế tài chính
Vai trò của Kiểm toán Nhà nước (KTVNN) ở Việt Nam???
Luật KTNN ngày 14/6/2005: kiểm toán báo cáo thu-chi NS; dự án vốn đầu tư
XDCB bằng vốn ngân sách; dự án ODA; báo cáo tài chính các DNNN (Tổng
cty, tập đoàn lớn);… => đó là: Hàng trăm nghìn tỷ đồng thu-chi NSNN; hàng tỷ
USD vốn ODA hàng năm được giải ngân cần được kiểm toán…
=> Vấn đề của KTNN: Nhân sự, năng lực >< nhu cầu
=> Nhu cầu đánh giá Hiệu quả hoạt đông >< khả năng
www.kiemtoannn.gov.vn

1.3. Phân loại kiểm toán (tiếp theo)


1.3.1. Theo chủ thể tiến hành kiểm toán
b., HĐQT)
+ Vai trò quan trọng đối với cuộc kiểm toán từ Kiểm toán nội bộ
=> Khái niệm: Là hoạt động kiểm toán do các KTV nội bộ của đơn vị tiến hành
=> Kiểm toán BCTC, tuân thủ, hoạt động các nghiệp vụ, bộ phận, phòng, ban
trong đơn vị.
=> Khách thể:
+ Bộ phận của đơn vị: phân xưởng, phòng, ban, cá nhân...
+ Nghiệp vụ, chương trình, công trình, dự án
+ Mang tính bắt buộc, không thu phí.
=> Chủ thể: Các KTV nội bộ thuộc bộ phận KTNB đơn vị.
=> Tổ chức->độc lập: phòng, bộ phận thuộc HĐQT; BGĐ…
=> Giá trị báo cáo kiểm toán:
+ Có giá trị bên trong doanh nghiệp (BGĐ ngoài
Vai trò của Kiểm toán Nội bộ
(&KTVNB) ở Việt Nam???
1.3. Phân loại kiểm toán (tiếp theo)
1.3.1. Theo chủ thể tiến hành
b. Kiểm toán độc lập
=> Khái niệm: Là hoạt động kiểm toán do các KTV độc lập thuộc các Công ty
kiểm toán độc lập tiến hành => Kiểm toán BCTC, hoạt động, tuân thủ và tư
vấn tài chính... theo yêu cầu.
=> Khách thể kiểm toán:
+ Bắt buộc theo qui định
+ Tự nguyện: tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu.
+ Thu phí kiểm toán
=> Chủ thể kiểm toán: KTV độc lập (CPA)-> công ty kiểm toán độc lập
=> Tổ chức- độc lập: Mô hình công ty -> vì mục tiêu an toàn/lợi nhuận
=> Báo cáo kiểm toán:
+ giá trị pháp lý, tin cậy cao đối với bên thứ ba
+ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
Vai trò của Kiểm toán độc lập (&KTVĐL) ở Việt Nam???
Tổ chức kiểm toán độc lập được thành lập và hoạt động theo Nghị định số
105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004,
Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 bổ sung, sửa đổi
Thông tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28/6/2006.
BCTC bắt buộc kiểm toán độc lập hàng năm:
=> các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
=> tổ chức có hoạt động tín dụng/tài chính/bảo hiểm.
=> DN niêm yết theo quy định pháp luật về chứng khoán,
=> vay vốn ngân hàng thực hiện theo quy định về tín dụng.
=> DNNhà nước: công ty nhà nước, công ty cổ phần Nhà nước, công ty TNHH
Nhà nước và DN khác có vốn NN trên 50%;
=> Báo cáo quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành từ nhóm A;
Vai trò của kiểm toán độc lập ở Việt Nam???-> kiemtoan.com.vn và khác
Vai trò của Kiểm toán độc lập (&KTVĐL) ở Việt Nam???
=> Hiện có khoảng 140 công ty kiểm toán đang hoạt động, trong đó có 4 công
ty kiểm toán đa quốc gia.
=> Hiện khoảng 3.000 người làm việc tại các công ty kiểm toán, khoảng 1.500
có chứng chỉ CPA nhưng ½ hành nghề.
=> Dự báo năm 2010, cần khoảng 5.000 KTV độc lập, hàng năm chỉ có khoảng
200-300 KTV được cấp CPA,…
=> Nhu cầu bắt buộc kiểm toán BCTC rất lớn: TTCK: gần 300 DN niêm yết,
chưa kể gần 1.000 DN đăng ký đại chúng; các ngân hàng và TCTD, bảo hiểm;
và hàng trăm nghìn DNNN…

Chưong 1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN

1.3. Phân loại kiểm toán (tiếp theo)


1.3.1 Theo chủ thể tiến hành kiểm toán
1.4. Tiêu chuẩn Kiểm toán viên độc lập
1.4.1. Khái niệm
Là người thực hiện các cuộc kiểm toán và đưa ra ý kiến độc lập của mình về
mức độ phù hợp của các thông tin với các CM đã thiết lập.
Theo VSA 220 “kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán”- KTV là người có
chứng chỉ KTV do Bộ Tài chính cấp, có đăng ký hành nghề tại 1 công ty kiểm
toán độc lập, tham gia vào quá trình kiểm toán, được ký báo cáo kiểm toán và
chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc công ty kiểm toán về cuộc kiểm
toán”.
Danh xưng của KTV:
+ Mỹ, Canada, Trung quốc: Certified public Accountant - CPA
+ Anh, Scotland: Chatered Accountant – CA
+ Pháp: Expert Comptable-
=> Nhìn chung: Auditor
=> Vì sao cần đặt ra các tiêu chuẩn?;
=> Tiêu chuẩn?

1.4. Tiêu chuẩn Kiểm toán viên độc lập


1.4.2. Sự cần thiết
=> Xuất phát từ bản chất, chức năng của kiểm toán:
Xác minh->bày tỏ ý kiến,... để bên thứ ba -> quyết định Kinh tế
=> Do đối tượng kiểm toán:
+ Qui mô DN mở rộng, nghiệp vụ kinh tế mới, phức tạp phát sinh;
+ Sự gian lận ngày càng trở nên tinh vi hơn...
=> Hậu quả từ Sai lầm trong kiểm toán
+ Khách hàng kiện KTV
+ Nhóm liên kết các cổ đông kiện KTV
+ Cơ quan pháp luật của Nhà nước truy tố KTV
+ Sự phá sản của các Công ty kiểm toán...
=> Tổ chức KT và KTV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước khách
hàng của mình về kết quả kiểm toán và ý kiến trong báo cáo kiểm toán,… phải
chịu bồi thường mọi thiệt hại gây ra cho khách hàng.
Tiêu chuẩn Kiểm toán viên độc lập
Quốc gia hoặc quốc tế hầu hết qui định HAI tiêu chuẩn cơ bản
Năng lực chuyên môn
Đạo đức nghề nghiệp
IFAC qui định tiêu chuẩn của KTV độc lập
(1) Có năng lực chuyên môn nghiệp vụ
(2) Hiểu và tôn trọng pháp luật
(3) Độc lập
(4) Đạo đức nghề nghiệp
Việt Nam?

1.4.3. Tiêu chuẩn kiểm toán viên


(1) KTV phải có năng lực chuyên môn cao
Tài chính, kế toán, kiểm toán, pháp luật, ngoại ngữ, vi tính.
=> bằng cấp chuyên môn về kế toán tài chính
-> Bằng cử nhân kinh tế- tài chính- ngân hàng; kế toán-kiểm toán;
-> Ngoại ngữ: trình độ C- Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
-> Tin học: trình độ B
=> kinh nghiệm công tác
-> Thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm
-> Trợ lý kiểm toán ở DNKT từ 4 năm.
=> chứng chỉ kiểm toán viên (CPA)
QĐ 94 - Quy chế thi KTV năm 2008: 1. Pháp luật về kinh tế và Luật DN; 2.
Tài chính và quản lý tài chính nâng cao; 3. Thuế và quản lý thuế nâng cao; 4.
Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao; 5. Kiểm toán và dịch vụ có bảo
đảm nâng cao; 6. Phân tích hoạt động TC nâng cao; 7. Tin học thực hành; 8.
Ngoại ngữ.
=> cập nhật kiến thức hàng năm

1.4.3. Tiêu chuẩn kiểm toán viên


2) Hiểu và tôn trọng pháp luật
=>Khi phát hiện đơn vị vi phạm pháp luật, chế độ=> KTV?
3) Độc lập
- Độc lập về mặt kinh tế
=> Nghiêm cấm góp vốn, đi vay, cho vay vốn, mua TP/CP…
=> Nghiêm cấm nhận bất kỳ khoản tiền/ lợi ích vật chất nào…
=> Không có các giao dịch kinh tế tài chính ảnh hưởng…
- Độc lập về mặt nhân thân
=> bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em từ trưởng, phó phòng…
- Độc lập về mặt nghiệp vụ
(4) Đạo đức nghề nghiệp
- chính trực: thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rơ ràng.
- khách quan: công bằng/sự thật/không thành kiến/thiên vị
- tôn trọng bí mật thông tin
- tôn trọng các chuẩn mực nghiệp vụ
- thái độ ứng xử tốt
1.5. Tổ chức, hoạt động của C.ty Kiểm toán độc lập

=> Hình thức tổ chức

Xem TT60/2006/TT-BTC Hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt
động đối với doanh nghiệp kiểm toán
=> Cơ cấu tổ chức

1.5. Tổ chức, hoạt động của C.ty Kiểm toán độc lập (tiếp theo)
=> Hoạt động của các Công ty Kiểm toán

1.5. Tổ chức, hoạt động của C.ty Kiểm toán độc lập (tiếp theo)
=> Phân loại Công ty Kiểm toán

1.6. Giới thiệu chuẩn mực kiểm toán


=> Chuẩn mực kiểm toán là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ và về việc xử
lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán.
=> những hướng dẫn, những giải thích về các nguyên tắc cơ bản để các kiểm toán
viên có thể áp dụng trong thực tế, để đo lường và đánh giá chất lượng công việc
kiểm toán.
Trên bình diện quốc tế, IFAC => ISA.
Trên bình diện quốc gia: CM kiểm toán quốc gia-VSA.
Việt Nam, đã ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán (7 đợt).
1.6. Giới thiệu chuẩn mực kiểm toán
VSA số 200: Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC;
VSA số 210: Hợp đồng kiểm toán;
VSA số 230: Hồ sơ kiểm toán;
VSA số 700: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.
VSA số 250 - Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các qui định;
VSA số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh;
VSA số 500 - Bằng chứng kiểm toán;
VSA số 510 - Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu năm tài chính;
VSA số 520 - Quy trình phân tích;
VSA số 580 - Giải trình của Giám đốc.
VSA số 240 - Gian lận và sai sót;
VSA số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán;
VSA số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ;
VSA số 530 - Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác;
VSA số 540 - Kiểm toán các ước tính kế toán;
VSA số 610 - Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ.
VSA số 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán;
1.6. Giới thiệu chuẩn mực kiểm toán
VSA số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán;
VSA số 501 - BCKT bổ sung đối với các khoản mục/sự kiện đặc biệt;
VSA số 560 - Sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC;
VSA số 600 - Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác.
VSA số 401 - Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học;
VSA số 550 - Các bên liên quan;
VSA số 570 - Hoạt động liên tục;
VSA số 800 - Báo cáo kiểm toán về công việc kiểm toán đặc biệt ;
VSA số 910 - Công tác soát xét báo cáo tài chính;
VSA số 920 - Kiểm tra TTTC trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước.
VSA 402 - Các yếu tố cần xem xét đơn vị sử dụng dịch vụ bên ngoài
VSA 620 - Sử dụng tư liệu của chuyên gia
VSA 710 - Thông tin có tính so sánh
VSA 720 - thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán
VSA 930 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính
VSA 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
VSA 260 - Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh với BLĐ đơn vị;
VSA 330 - Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro;
VSA 505 - Thông tin xác nhận từ bên ngoài;
VSA 545 - Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lư.

1.7. Kiểm toán trong môi trường tin học


=> Đơn vị được kiểm toán thực hiện công việc kế toán hoặc xử lý thông tin tài
chính trên máy vi tính với các mức độ áp dụng, chủng loại máy hoặc phần mềm
có qui mô và mức độ phức tạp khác nhau, hoặc do bên thứ ba vận hành.
Việc sử dụng máy vi tính làm thay đổi quá trình xử lý thông tin, lưu trữ và chuyển
tải thông tin tài chính và có thể ảnh hưởng đến hệ thống kế toán và hệ thống
kiểm soát nội bộ của đơn vị.
=> có thể ảnh hưởng đến công việc của kiểm toán viên? VSA 401- QĐ
195/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003
1.7. Kiểm toán trong môi trường tin học
Trách nhiệm của KTV:
- Có hiểu biết đầy đủ về môi trường tin học để lập kế hoạch, chỉ đạo, giám
sát/kiểm tra công việc kiểm toán đã thực hiện. Trong mỗi cuộc kiểm toán cụ
thể, phải đánh giá sự cần thiết phải có những kỹ năng chuyên sâu về hệ thống
máy tính.
- Nếu đơn vị sử dụng hệ thống máy tính phức tạp, có công suất lớn=> cần phải
có những hiểu biết về môi trường tin học và xác định xem môi trường này có
ảnh hưởng đến việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát hay không....

Thảo luận Chương 1. Tổng quan về kiểm toán


1. Yêu cầu:
Nắm vững bản chất của kiểm toán
Phân biệt các loại hình kiểm toán=> Vai trò?
Tiêu chuẩn kiểm toán viên độc lập

2. Thảo luận các tình huống liên quan

3. Gợi ý nghiên cứu chuyên sâu

Chương 2. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ


=> ICS là gì?
=> Vì sao KTV phải nghiên cứu, đánh giá ICS?
Trách nhiệm của BLĐ và KTV liên quan đến ICS?
Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm và nhiệm vụ của ICS
2.2. Các yếu tố cấu thành ICS
2.3. Những hạn chế vốn có của ICS
2.4. Tìm hiểu, đánh giá ICS
=> VSA 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”

2.1. Khái niệm và mục tiêu của ICS


2.1.1. Khái niệm
Theo VSA 400: ICS là các qui định và thủ tục kiểm soát do BLĐ đơn vị được
kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm...
2.1.2. Mục tiêu
=> Bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định
=> Kiểm tra,kiểm soát,ngăn ngừa, phát hiện gian lận/sai sót
=> Cung cấp thông tin tin cậy, lập BCTC trung thực/hợp lý
=> Bảo vệ, quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị.

2.1. Khái niệm và mục tiêu của ICS


Mục tiêu của ICS đối với báo cáo tài chính
Căn cứ hợp lý về các nghiệp vụ kinh tế ghi sổ
Phê chuẩn đúng đắn
Các nghiệp vụ đã phát sinh ghi sổ đầy đủ
Đánh giá và tính toán đúng
Phân loại đúng đắn
Phản ánh kịp thời, đúng kỳ
Chuyển sổ và tổng hợp chính xác
Lưu ý:
-> 2 mục tiêu: quản lý chặt chẽ/hiệu quả hoạt động
-> vận hành ICS gồm tất cả thành viên
-> không chỉ hệ thống kế toán/ chính sách tài chính
-> vai trò quan trọng đối với đơn vị qui mô lớn…
Mục đích và mối quan tâm của kiểm toán viên đối với ICS
=> KTV có trách nhiệm đánh giá ICS của đơn vị được kiểm toán để đánh giá độ
tin cậy của hệ thống này, từ đó lập kế hoạch kiểm toán, xác định phương pháp, nội
dung, phạm vi kiểm toán cụ thể.
2.2. Các bộ phận cấu thành ICS
Môi trường kiểm soát (Control environment);
Hệ thống kế toán (Accounting system);
Các thể thức kiểm soát (Control procedures).
2.2. Các bộ phận cấu thành ICS
2.2.1. Môi trường kiểm soát
=>Là toàn bộ các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, vận hành các chính
sách, thủ tục kiểm soát của đơn vị.
=>Theo VSA 400: Môi trường kiểm soát là những nhận thức, quan điểm, sự quan
tâm và hoạt động của thành viên HĐQT, BGĐ của đơn vị được kiểm toán đối
với ICS và vai trò của ICS.
Những nhân tố chính của MTKS
(1). Đặc thù về quản lý
(2). Cơ cấu tổ chức của đơn vị
(3). Chính sách nhân sự
(4). Kế hoạch và dự toán
(5). Kiểm toán nội bộ
(6). Các yếu tố bên ngoài
Những nhân tố chính của môi trường kiểm soát
(1). Đặc thù về quản lý
- Năng lực, quan điểm quản lý, điều hành của BLĐ:
Khả năng quản lý: Trình độ; kinh nghiệm...
Quan điểm quản lý: Thận trọng/trung thực
- Phân bố quyền lực trong đơn vị:
Quyền lực tập trung
Quyền lực phân tán
- Văn hoá công ty:
triết lý kinh doanh, khẩu hiệu, trang phục

Những nhân tố chính của môi trường kiểm soát


(2). Cơ cấu tổ chức của đơn vị
phân chia quyền hạn, trách nhiệm giữa các cá nhân và phòng, ban trong đơn vị.
Cơ cấu tổ chức hợp lý???
-> phù hợp với qui mô hoạt động
-> rơ ràng, không chồng chéo/bỏ sót
-> phù hợp với năng lực, sở trường, nghiệp vụ
-> mô tả nhiệm vụ rơ ràng-> phân nhiệm
(3). Chính sách nhân sự
toàn bộ p.pháp quản lý nhân sự và chế độ -> thuê mướn, tuyển dụng, đào tạo, sử
dụng, lương, khen thưởng, kỷ luật.
Là nhân tố quan trọng=> chủ thể kiểm soát.
Nhân viên năng lực/tin cậy->không cần thủ tục kiểm soát.
Những nhân tố chính của môi trường kiểm soát
(4). Kế hoạch và dự toán
tính toán tiềm lực/điều kiện->xây dựng kế hoạch/dự toán.
(5). Kiểm toán nội bộ
một bộ phận độc lập thiết lập trong đơn vị => kiểm tra/ đánh giá các hoạt động
phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ.
(6). Các yếu tố bên ngoài
Những nhân tố bên ngoài, vượt khỏi tầm kiểm soát => ảnh hưởng đến thái độ,
phong cách điều hành của nhà quản lý=>sự thiết kế, vận hành qui chế và thủ tục
KSNB.
=> Môi trường pháp lý
=> Sự kiểm soát của các cơ quan chức năng
=> Áp lực thành tích, thời gian, các chủ nợ, tình hình kinh tế...
Trách nhiệm của BLĐ và KTV đối với môi trường kiểm soát
Trách nhiệm của BLĐ đơn vị: thiết lập và duy trì môi trường kiểm soát tốt =>
BCTC trung thực và hợp lý
Trách nhiệm của KTV: đánh giá môi trường kiểm soát
KTV hiểu biết? môi trường kiểm soát để đánh giá nhận thức, quan điểm, sự quan
tâm/hoạt động của HĐQT/BGĐ
Lưu ý: Môi trường kiểm soát là 1 trong 3 yếu tố ICS

2.2. Các bộ phận cấu thành ICS


2.2.2. Hệ thống kế toán
=> các qui định, các thủ tục kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng để thực
hiện ghi chép kế toán/lập BCTC
=> hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán=>
vai trò quan trọng?
=> Các yêu cầu của HTKT <=> mục tiêu chi tiết của ICS
- Tính trung thực (Validity)
- Sự phê chuẩn (Authorization)
- Tính đầy đủ (Completeness)
- Sự đánh giá (Valuation)
- Sự phân loại (Classification)
- Kịp thời (Timeline)
- Chuyển sổ và tổng hợp chính xác (Posting & summarization)

2.2.2. Hệ thống kế toán


=> Trách nhiệm của BLĐ đơn vị:
BLĐ đơn vị có trách nhiệm duy trì một hệ thống kế toán tốt bảo đảm các yêu
cầu và nguyên tắc kế toán
=> Trách nhiệm của KTV:
phải hiểu biết về hệ thống kế toán và việc thực hiện công việc kế toán của đơn
vị để xác định:
-> Các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu;
-> Nguồn gốc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
-> Tổ chức bộ máy kế toán;
-> Tổ chức công việc kế toán: hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ
kế toán và hệ thống BCTC
-> Qui trình kế toán các nghiệp vụ chủ yếu và các sự kiện từ khi phát sinh đến
khi lập và trình bày BCTC

2.2.3. Các nguyên tắc và thể thức kiểm soát


=> Thể thức kiểm soát là những chính sách, thủ tục kiểm soát nhằm thực hiện
các chỉ đạo của người quản lý, bảo đảm các hoạt động cần thiết nhằm quản lý các
rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu DN.
Kiểm soát tổng quát & Kiểm soát trực tiếp
Các nguyên tắc cơ bản thiết lập thể thức kiểm soát
Nguyên tắc phân công, phân nhiệm
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm
. Kế toán và bảo vệ tài sản
. Phê chuẩn và thực hiện nghiệp vụ;
. chức năng thực hiện và kiểm soát…
Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn
Nguyên tắc toàn diện
Nguyên tắc 4 mắt
Nguyên tắc lợi ích và chi phí
Định lượng rủi ro
2.3. Những hạn chế vốn có của ICS
Yêu cầu thông thường là chi phí < lợi ích
Phần lớn các thủ tục kiểm soát được thiết lập cho các nghiệp vụ thường xuyên
Xuất phát từ nhân viên: trình độ, ý thức, sơ suất…
Việc kiểm tra có thể bị vô hiệu hoá do thông đồng với bên ngoài hoặc giữa các
nhân viên trong doanh nghiệp
Các thủ tục kiểm soát có thể không còn phù hợp
Tham khảo VSA 400 “đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”

2.4. Ý nghĩa của ICS với mục tiêu kiểm toán


=> BLĐ: thiết kế và duy trì một ICS hoạt động hiệu quả (không phải KTV)=> bảo
đảm các BCTC được lập trung thực và hợp lý.
=> KTV phải có đủ hiểu biết về ICS để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể & chương
trình kiểm toán thích hợp/hiệu quả.
Mục tiêu khi đánh giá ICS là để xác định mức độ tin cậy
Mức độ hiểu biết về 3 bộ phận cấu thành ICS=>quyết định:
+ Tính có thể kiểm toán được
+ Xác định nội dung, phạm vi, qui mô, phương pháp k.toán
=> Phương pháp: Dùng bảng hỏi, lýu đồ, mô tả=>Đánh giá RR tiềm tàng/kiểm
soát=> xác định RR phát hiện/kiểm toán

Chương 3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KIỂM TOÁN


Cơ sở dẫn liệu (VSA500)
Gian lận và sai sót (VSA240)
Trọng yếu (VSA320)
Rủi ro kiểm toán (VSA400)
Bằng chứng kiểm toán (VSA500)
Tính liên tục hoạt động (VSA570)
Hồ sơ kiểm toán (VSA 230)
3.1. Cơ sở dẫn liệu
3.1.1. Khái niệm (VSA 500)
Là căn cứ của các khoản mục và thông tin được trình bày trong BCTC do Giám
đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực
và chế độ kế toán qui định và phải được thể hiện rơ ràng hoặc có cơ sở đối với
từng chỉ tiêu trong BCTC.
Được hình thành từ trách nhiệm của các nhà quản lý…
Xuất phát từ các nguyên tắc/ yêu cầu của kế toán…
Là sự khẳng định (hoặc công khai, hoặc ngầm định) của ban quản lý về các khoản
mục trình bày trên BCTC.

3.1.2. Nội dung của cơ sở dẫn liệu


=> Hiện hữu và phát sinh: (thực tế tồn tại - existence):
Mọi tài sản, khoản nợ phản ánh trên BCTC thực tế phải tồn tại (có thật) vào thời
điểm lập báo cáo; mọi nghiệp vụ đã ghi chép phải thực sự xảy ra và có liên quan
đến đơn vị.
=> Quyền và nghĩa vụ (rights and obligations):
Mọi tài sản/khoản nợ phản ánh trên BCTC phải thuộc quyền sở hữu và có trách
nhiệm hoàn trả tại thời điểm lập báo cáo.
=> Đầy đủ (completeness):
Mọi tài sản, khoản nợ, nghiệp vụ đã xảy ra có liên quan tới BCTC phải được ghi
chép, phản ánh trên BCTC

3.1.2. Nội dung của cơ sở dẫn liệu


=> Đánh giá (giá trị - valuation):
Một tài sản hay một khoản nợ được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở
chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được thừa nhận).
=> Chính xác (accuracy):
Mọi nghiệp vụ hay sự kiện được ghi chép theo đúng giá trị, doanh thu hay
chi phí được ghi nhận đúng kỳ, đúng khoản mục và đúng về mặt toán học.
=> Trình bày và thuyết minh (presentation and disclosure):
Các khoản mục được phân loại, diễn đạt và công bố phù hợp với chuẩn mực
và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận)

3.1.3. Ư nghĩa của CSDL với mục tiêu kiểm toán


BLĐ doanh nghiệp có trách nhiệm bảo đảm cho các nội dung của cơ sở dẫn liệu;
KTV có trách nhiệm thu thập bằng chứng kiểm toán chứng minh cho từng nội
dung cơ sở dẫn liệu.
=> KTV phải thu thập các bằng chứng kiểm toán chứng minh cho từng cơ sở dẫn
liệu của từng khoản mục trên báo cáo tài chính.
=> Lýu ý:
bằng chứng kiểm toán thu thập đýợc trong quá trình kiểm toán cũng có thể chứng
minh cho nhiều CSDL cùng một lúc;
BCKT liên quan đến một CSDL này không thể bù đắp cho việc thiếu BCKT liên
quan đến một CSDL khác.
3.2. Gian lận và sai sót
1) Gian lận: là những hành vi cố ý (có chủ ý) làm sai lệch thông tin kinh tế, tài
chính do một hay nhiều ngýời trong HĐQT, BGĐ, các nhân viên hoặc bên thứ
ba thực hiện làm sai lệch báo cáo tài chính (CM240).
Biểu hiện:
=> Xuyên tạc, sửa chữa, làm giả chứng từ, tài liệu;
=> Biển thủ, tham ô tài sản;
=> Che giấu/cố ý bỏ sót thông tin, tài liệu, nghiệp vụ;
=> Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật;
=> Cố ý tính toán sai về mặt số học;
=> Các hành vi cố ý áp dụng sai khác.

3.2. Gian lận và sai sót (tiếp theo)


2) Sai sót là lỗi không cố ý nhýng gây ra sai phạm làm ảnh hýởng đến báo cáo
tài chính.
Biểu hiện:
+ Lỗi về tính toán số học/ghi chép sai;
+ Bỏ sót hay hiểu sai các khoản mục, nghiệp vụ;
+ áp dụng sai chuẩn mực, nguyên tắc, phýơng pháp, chế độ kế toán, chính sách
tài chính khác không cố ý;
Phân biệt gian lận và sai sót?
=> Giống nhau: SAI PHẠM dẫn đến làm sai lệch thông tin
=> Khác nhau: về ý thức/ mức độ tinh vi/ tính nghiêm trọng
3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến gian lận và sai sót
Đặc thù kinh doanh:
Lĩnh vực kinh doanh: ngành nghề KD; sở hữu…
Đặc tính tài sản: giá trị lớn, dễ biển thủ, công nghệ…
Qui mô kinh doanh, quan hệ KD phức tạp…
Những yếu kém của ICS đơn vị:
Môi trường kiểm soát kém => vai trò của Ban LĐ
Hệ thống kế toán yếu: con người/chính sách kế toán
Các thể thức kiểm soát không đầy đủ
Không tuân thủ nguyên tắc kiểm soát
Sức ép bất thường bên trong và ngoài DN
3.2.4. Trách nhiệm đối với gian lận và sai sót
* Trách nhiệm Ban Giám đốc DN:
=> Ngăn ngừa, phát hiện, sửa chữa kịp thời các gian lận và sai sót thông qua thiết
kế và thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và có hiệu lực ICS trong đơn vị.
=> Tiếp thu, giải trình và sửa chữa gian lận và sai sót.
* Trách nhiệm của KTV:
KTV có trách nhiệm phát hiện và đánh giá ảnh hưởng của gian lận và sai sót đã
phát hiện được.
KTV phải thông báo về gian lận và sai sót phát hiện được cho đơn vị/người sử
dụng/cơ quan chức năng???
Rút khỏi hợp đồng kiểm toán
3.3. Trọng yếu (VSA320)
Kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận báo cáo tài chính của đơn vị
Báo cáo tài chính của đơn vị
- Chấp nhận sai phạm nhỏ ở mức nào?
- Vì sao không xác định độ chính xác tuyệt đối?
3.3. Trọng yếu
3.2.1. Khái niệm
Trọng yếu là một thuật ngữ để chỉ tầm cỡ, bản chất của sai phạm (kể cả bỏ sót)
thông tin tài chính (đơn lẻ hoặc nhóm), mà trong bối cảnh cụ thể, nếu dựa vào các
thông tin này để nhận xét thì sẽ không chính xác hoặc sẽ đưa đến những kết luận
sai lầm.
Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của thông tin (số liệu kế toán) trong
báo cáo tài chính. (VSA 320)
Thông tin được coi là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có
thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin được kiểm
toán.
3.3.2. Ý nghĩa tính trọng yếu
không xác nhận độ chính xác tuyệt đối?<=>ý nghĩa?
-> chi phí kiểm toán cao (chọn mẫu/thử nghiệm)
-> do hạn chế cố hữa của ICS
=> xuất phát từ mục tiêu kiểm toán BCTC: Xác nhận BCTC có phản ánh trung
thực, hợp lý tình hình tài chính của đơn vị dựa trên các khía cạnh trọng yếu hay
không.
=> theo đó, KTV có trách nhiệm xác nhận độ tin cậy của BCTC, nhưng không
phải ở mức độ chính xác tuyệt đối=> không còn các sai phạm lớn? làm ảnh
hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin.
3.3.2. Ý nghĩa tính trọng yếu
Xác định mức trọng yếu => giúp KTV xác định:
- Nội dung, thời gian, phạm vi, thủ tục kiểm toán
- Mức độ trung thực và hợp lý của các BCTC
Lưu ý:
Trọng yếu là 1 khái niệm tương đối
Tính 2 mặt của trọng yếu: định tính, định lượng
Phụ thuộc vào sự xét đoán chủ quan của KTV:
Trình độ, khả năng, kinh nghiệm của KTV.
Đặc điểm của đơn vị và loại nghiệp vụ, khoản mục…
Yêu cầu pháp luật và các quy định cụ thể.
3.3.2. Vận dụng tính trọng yếu
=> Bước 1. Ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu
=> Bước 2. Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận (TE)
=> Bước 3. Ước tính tổng sai số trong từng bộ phận (PE)
=> Bước 4. Ước tính sai số kết hợp của toàn báo cáo tài chính
=> Bước 5. So sánh ước tính sai số tổng hợp với sai số ước lượng ban đầu (hoặc
đã điều chỉnh)
Tham khảo VSA 320 “tính trọng yếu trong kiểm toán”

3.3.2. Vận dụng tính trọng yếu

Bước 1- ước lượng sơ bộ ban đầu về tính trọng yếu:


Là lượng tối đa mà KTV tin rằng ở trong mức đó, các báo cáo tài chính có thể có
những sai phạm nhưng vẫn chưa ảnh hưởng tới quan điểm và quyết định của
người sử dụng thông tin.
100tr. Đồng?; 1 tỷ đồng?
3-6%/tổng tài sản
5-10% tổng lãi trước thuế/tài sản lưu động/nợ phải trả
3.3.2. Vận dụng tính trọng yếu
Bước 2. P.bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận
Số ước tính ban đầu về tính trọng yếu (ở mức độ toàn bộ BCTC) được phân bổ
cho từng bộ phận, khoản mục trên BCTC, hình thành mức độ trọng yếu cho
từng bộ phận, khoản mục, gọi là TE (Tolerable Error)
Cơ sở phân bổ:
+ Tính chất quan trọng của từng khoản mục trên BCTC
+ Kinh nghiệm của kiểm toán viên về sai số khoản mục
+ Chi phí kiểm toán (không quyết định).

3.3.2. Vận dụng tính trọng yếu


Bướcc 3. Ước tính sai sót trong từng bộ phận
=> Khi tiến hành kiểm toán từng khoản mục, bộ phận của BCTC, KTV dựa vào
những sai sót phát hiện được trong mẫu để ước tính sai sót của toàn bộ khoản mục
sai sót dự kiến (projected error-PE)-so sánh với các TE
Bước 4. Ước tính sai số kết hợp của toàn BCTC
=> KTV tổng hợp sai sót dự kiến của tất cả các khoản mục trên BCTC (tổng PE).
Bước 5. So sánh ước tính sai số tổng hợp với sai số ước lượng ban đầu/điều
chỉnh
Đánh giá toàn bộ sai sót trong các khoản mục có vượt quá giới hạn về mức trọng
yếu của toàn BCTC?
Kết hợp với việc so sánh PE và TE (bước 3)=> ý kiến?
Ví dụ vận dụng tính trọng yếu
3.3.2. Vận dụng tính trọng yếu
3.2. Rủi ro kiểm toán
.
3.2. Rủi ro kiểm toán (AR)
a. Khái niệm
RRKT là rủi ro (khả năng) mà KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi
trong các thông tin đã được kiểm toán vẫn còn chứa đựng các sai phạm trọng
yếu.
=> KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ các thông tin được kiểm toán trong
khi nó vẫn còn có các sai phạm trọng yếu.
Hậu quả: Người sử dụng thông tin được kiểm toán đưa ra quyết định kinh tế,
quản lý ….. Sai
RRKT gồm RR tiềm tàng, RR kiểm soát và RR phát hiện
=> VSA 400 “đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”
Rủi ro tiềm tàng (IR)
=> Là khả năng các thông tin được kiểm toán có chứa đựng những sai phạm (trọng
yếu), khi tính riêng biệt hoặc khi tính gộp với các sai phạm khác, cho dù có hay
không có kiểm soát nội bộ.
VSA 400: RRTT là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp, từng khoản
mục trong BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu...
Các nhân tố ảnh hưởng
Bản chất hoạt động kinh doanh
Tính chất của các khoản mục, nghiệp vụ
Bản chất hệ thống kế toán/thông tin
Môi trường hoạt động kinh doanh

b. Rủi ro kiểm soát (CR)


=> Khả năng trong các thông tin được kiểm toán có chứa đựng các sai phạm
trọng yếu, khi tính riêng rẽ hay khi tính gộp, đã không được hệ thống kiểm soát
nội bộ của đơn vị ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa kịp thời.
VSA 400: Rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp, từng khoản mục
trong BCTC...
Các yếu tố ảnh hưởng đến RRKS
+ Rủi ro tiềm tàng?
+ Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ???
Trách nhiệm của KTV=>đánh giá ICS=> rủi ro kiểm soát

Rủi ro phát hiện


=> Khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu trong các thông tin được kiểm toán, khi
tính riêng biệt hay khi tính gộp với các sai phạm khác, mà trong quá trình kiểm
toán, KTV không phát hiện ra.
=> VSA 400: Rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp, khoản mục trong
BCTC,...
Các yếu tố ảnh hưởng:
Trình độ, kinh nghiệm và khả năng xét đoán của KTV
Ý thức (thận trọng), đạo đức của KTV
Gian lận, đặc biệt gian lận từ BLĐ doanh nghiệp.
3.4.2. Quan hệ giữa các loại rủi ro
AR = IR x CR x DR =>
3.4.3. Quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Trọng yếu - rủi ro kiểm toán có quan hệ ngược chiều?
Mức trọng yếu tăng=>khả năng mắc SP trọng yếu?=> khả năng phát hiện SP
trọng yếu?=>rủi ro kiểm toán?
Mức trọng yếu giảm=>khả năng mắc SP trọng yếu?=> khả năng phát hiện SP
trọng yếu?=> rủi ro kiểm toán?
Nắm vững mối quan hệ này giúp KTV xác định nội dung, phạm vi và thời gian
của các thủ tục kiểm toán, giúp họ điều chỉnh kế hoạch và chương trình làm
việc.
3.5. Bằng chứng kiểm toán (VSA 500)
Khái niệm: Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán
viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán, và dựa trên các thông tin này,
KTV hình thành nên ý kiến của mình.
Tài liệu thông tin -> bằng chứng kiểm toán:
 do KTV thu thập
 liên quan đến cuộc kiểm toán
 là cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán
BCKT có vai trò quan trọng:
cơ sở pháp lý cho các kết luận của KTV;
cơ sở để giám sát chất lượng hoạt động của KTV
Phân loại bằng chứng kiểm toán
=> Căn cứ vào nguồn gốc của BCKT:
-> do đơn vị được kiểm toán cung cấp
-> do bên thứ ba cung cấp
-> do KTV tự tính toán
=> Căn cứ vào hình thức (dạng) của BCKT
-> BCKT lời nói
-> BCKT tài liệu
-> BCKT vật chất
3.5.2. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán
a. Tính thích hợp (Competence)
Là thuật ngữ dùng để chỉ chất lượng liên quan đến sự phù hợp và đáng tin cậy
của bằng chứng kiểm toán.
=> Phù hợp với mục tiêu của cuộc kiểm toán
=> Tin cậy?=>phụ thuộc xét đoán chủ quan của KTV
Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Nguồn gốc và Dạng của bằng chứng kiểm toán
+ Độ tin cậy của Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị
+ Tính kết hợp của bằng chứng kiểm toán (số lượng)
3.5.2. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán
b. Tính đầy đủ (Sufficiency)
Là thuật ngữ chỉ số lượng của các bằng chứng mà KTV phải thu thập để dựa
vào đó KTV đưa ra ý kiến.
Bao nhiêu là đủ???->
“có tính thuyết phục hơn là tính kết luận chính xác”
=> Một số nhân tố ảnh hưởng:
+ Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán
+ Tính trọng yếu/quan trọng của thông tin kiểm toán
+ Mức độ rủi ro của thông tin được kiểm toán
+ Tính kinh tế
3.5.3. Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
1- Kiểm tra đối chiếu
2- Quan sát
3- Xác nhận
4- Phỏng vấn
5- Tính toán
6- Phân tích
(1) Kiểm tra đối chiếu
=> KTV trực tiếp kiểm tra, đối chiếu các tài liệu, sổ sách kế toán và các tài sản
hữu hình để kiểm tra tính đúng đắn của sổ sách kế toán và sự tồn tại, quyền sở hữu
của các tài sản vật chất đó.
=> Kiểm tra tài liệu (Documentary Inspection):
-> xem xét, đối chiếu các tài liệu, văn bản, sổ sách với nhau
-> Chứng từ-sổ kế toán-báo cáo kế toán; kỳ này-kỳ trước…
=> Kiểm tra vật chất (physical inspection):
> trực tiếp tham gia/chứng kiến kiểm kê….
=> bằng chứng vật chất => độ tin cậy cao: hiện hữu
-> không cho biết về: Quyền sở hữu và Giá trị của tài sản.
(2) Kỹ thuật quan sát
Là việc KTV xem xét, chứng kiến tận mắt các quá trình xử lý nghiệp vụ do các
cán bộ đơn vị thực hiện -> xem qui định về qui trình nghiệp vụ có được tuân thủ.
“Thử nghiệm kiểm soát”=> đánh giá độ tin cậy của các thủ tục kiểm soát=>
xác định rủi ro kiểm soát=> xác định trọng tâm kiểm toán?
Ưu nhược điểm?
Bằng chứng trực tiếp, khách quan, đáng tin cậy
Mang tính thời điểm, nhất thời
(2) Kỹ thuật xác nhận
=> Là việc thu thập các xác nhận của bên thứ 3 về các thông tin liên quan đến đối
tượng được kiểm toán.
=> 2 cách xác nhận:
+ Gửi thư xác nhận bằng văn bản
+ Chỉ gửi thư trả lời nếu thông tin đó là trái ngược
=> yêu cầu:
+ Xác nhận bằng văn bản
+ Tính độc lập, khách quan, trình độ của người trả lời.
=> cần đề phòng:???

(3) Kỹ thuật phỏng vấn


Là việc thu thập thông tin qua việc trao đổi, trò chuyện với những người trong
hoặc ngoài đơn vị được kiểm toán.
=> KTV phải chuẩn bị trước danh mục câu hỏi:
- hỏi gì? hỏi ntn -> tạo niềm tin và sự sẵn sàng hợp tác
- phỏng vấn nhiều người,...
- người có trách nhiệm cao, phẩm chất tốt.
(4) Kỹ thuật tính toán
KTV trực tiếp tính toán lại các phép tính trên chứng từ/sổ sách kế toán/bảng
biểu… sự chính xác số học.
chú ý kiểm tra hệ thống xử lý thông tin trên máy

(5) Kỹ thuật phân tích


(VSA 520)
Là sự đánh giá các thông tin tài chính của đơn vị thông qua việc nghiên cứu mối
quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và với các thông tin phi tài chính:
kỳ này >< kỳ truớc
số liệu thực tế >< liệu kế hoạch, dự toán
chỉ tiêu của đơn vị >< chỉ tiêu bình quân ngành.
nghiên cứu quan hệ giữa các thông tin tài chính trong kỳ
nghiên cứu quan hệ giữa thông tin tài chính và phi tài chính
=> Phát hiện những vấn đề, khoản mục không hợp lý, không bình thường, tiềm ẩn
rủi ro, sai phạm; những vấn đề bản chất..
3.5.4. Một số BCKT đặc biệt
-ý kiến của các chuyên gia (CM620)
- Thư giải trình của các nhà quản lý (CM580)
- Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ (CM610)
- Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác (CM600)
- Bằng chứng về các bên hữu quan

3.6. Tính hoạt động liên tục


(VSA 560, VSA 570)
Một đơn vị được coi là hoạt động liên tục trong một tương lai gần có thể dự
đoán được (ít nhất là một năm…) khi không có ý định hoặc yêu cầu phải giải thể,
ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động.
Giả định hoạt động liên tục là một nguyên tắc cơ bản khi lập và trình bày báo cáo
tài chính. Theo giả định này, tài sản và nợ phải trả được ghi nhận dựa trên cơ sở là
đơn vị có khả năng thực hiện giá trị các tài sản và thanh toán các khoản nợ phải trả
trong điều kiện kinh doanh bình thường.

Các biểu hiện hoạt động không liên tục


* Các dấu hiệu về mặt tài chính
Nợ phải trả>tài sản/nợ phải trả ngắn hạn>tài sản lưu động
Đơn vị có các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả...
Dấu hiệu việc cắt bỏ hỗ trợ tài chính của khách hàng/chủ nợ
Lỗ hoạt động kinh doanh lớn/có sự suy giảm lớn về giá trị TS
nợ tồn đọng hoặc ngừng thanh toán cổ tức
không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn
không có khả năng tuân thủ các điều kiện hợp đồng tín dụng
chuyển đổi các giao dịch mua bán chịu sang thanh toán ngay
Các biểu hiện hoạt động không liên tục
* Các dấu hiệu về mặt hoạt động
Thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt mà không được thay thế
Mất một thị trường lớn/giấy phép bản quyền/nhà cung cấp lớn
Đơn vị gặp khó khăn về tuyển dụng lao động/thiếu hụt...
* Các dấu hiệu khác
Không tuân thủ theo các qui định về vốn/qui định khác
Đơn vị đang bị kiện và các vụ kiện này chưa được xử lý, nếu thua kiện có thể dẫn
đến bồi thường không có khả năng...
Thay đổi về luật pháp hoặc chính sách của nhà nứớc ảnh hưởng bất lợi tới hoạt
động của đơn vị
Trách nhiệm của KTV đối với tính liên tục
=> BLĐ doanh nghiệp phải bảo đảm các số liệu được trình bày trên BCTC là trên
cơ sở doanh nghiệp hoạt động liên tục. Nếu không cần phải nêu rơ vấn đề
này.
Khi lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và trình bày ý kiến nhận xét trong BCKT,
KTV phải xem xét sự phù hợp của giả định “hoạt động liên tục” mà đơn vị đã
sử dụng để lập và trình bày BCTC.
Nếu giả định “hoạt động liên tục” là không phù hợp nhưng BCTC vẫn được lập
trên cơ sở hoạt động liên tục, hoặc nếu giả định “hoạt động liên tục” là phù hợp,
nhưng có yếu tố không chắc chắn, thì KTV phải nêu trong ý kiến của mình.
3.7. Hồ sơ kiểm toán
* Khái niệm:
Hồ sơ kiểm toán là dẫn chứng bằng tài liệu về quá trình làm việc của KTV về các
bằng chứng thu thập được để hỗ trợ quá trình kiểm toán và làm cơ sở cho ý kiến
của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán.
* Chức năng:
-> Phục vụ cho việc phân công và phối hợp công việc
-> Lưu trữ và làm cơ sở cho việc giám sát/kiểm tra công việc.
-> Làm cơ sở cho báo cáo kiểm toán
-> Là cơ sở pháp lý cho công việc kiểm toán
-> Làm tài liệu cho kỳ kiểm toán sau
Yêu cầu của hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán chung (hồ sơ lưu trữ- permament file): chứa đựng các thông tin
chung về khách thể kiểm toán, liên quan đến hai hay nhiều cuộc kiểm toán
trong nhiều năm với cùng một khách thể kiểm toán.
Hồ sơ kiểm toán hiện hành (hồ sơ kiểm toán năm)- current file: chứa đựng những
thông tin về khách hàng chỉ liên quan đến cuộc kiểm toán trong một năm tài
chính.
Yêu cầu của hồ sơ kiểm toán (VSA 230)?
Chương 4. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN và KỸ THUẬT CHỌN MẪU
4.1. Phương pháp kiểm toán
Phương pháp kiểm toán hệ thống
Phương pháp kiểm toán cơ bản
4.2. Chọn mẫu kiểm toán
Chọn mẫu Kiểm toán là gì?
Vì sao phải chọn mẫu kiểm toán?
Rủi ro chọn mẫu?
Phương pháp chọn mẫu và đánh giá mẫu

4.1. Phương pháp kiểm toán


4.1.1. Phương pháp kiểm toán hệ thống
=> Là phương pháp kiểm toán trong đó các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết
kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán về tính hiệu quả của ICS
của doanh nghiệp.
=> KTV tiếp cận theo ICS để xây dựng thủ tục kiểm toán.
=> KTV đánh giá, tìm hiểu ICS của đơn vị => tìm ra điểm mạnh, điểm yếu,
khoanh vùng rủi ro, xác định trọng tâm, phương hướng, phạm vi kiểm toán.
Phương pháp kiểm toán hệ thống
b1. Phân tích hệ thống:
Đánh giá tính thích hợp của ICS của đơn vị được kiểm toán thông qua việc mô tả
hoặc mô hình hoá => 4 bước:
(1). Hình dung qui trình nghiệp vụ lý tưởng.
(2). Xem xét qui trình nghiệp vụ hiện tại của đơn vị (văn bản)
(3). So sánh qui trình nghiệp vụ hiện tại với lý tưởng.
(4). Tìm ra điểm mạnh/yếu, vùng tiềm ẩn rủi ro.
=> Đánh giá ICS của đơn vị được thiết kế có đủ khả năng ngăn ngừa, phát hiện và
sửa chữa các sai phạm?
b2. Xác nhận hệ thống
Kiểm tra đánh giá tính hữu hiệu của IKS trong thực tế, hay sự tuân thủ qui trình
nghiệp vụ trên thực tế => 4 bước:
(1). Nắm vững và mô tả chi tiết qui trình nghiệp vụ hiện hành được qui định
bằng văn bản.
(2). Kiểm tra, áp dụng các thử nghiệm kiểm soát?
Kiểm tra chứng từ => tính hữu hiệu của hệ thống kế toán và ICS
Phỏng vấn, quan sát thực tế việc t/hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát
Kiểm tra lại việc thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ
(3). So sánh và chỉ ra sự khác biệt
(4). Phân tích nguyên nhân, hậu quả.
4.1.2. Phương pháp kiểm toán cơ bản (riêng lẻ)
=> là phương pháp kiểm toán trong đó các thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm
thu thập các bằng chứng kiểm toán về sự trung thực, hợp lý của các số liệu
mà hệ thống kế toán xử lý, cung cấp.
=> Các thủ tục kiểm tra trong kiểm toán cơ bản gọi là thử nghiệm cơ bản với đặc
trưng là việc tiến hành các thử nghiệm, đánh giá đều dựa vào các số liệu, các
thông tin trên báo cáo tài chính và hệ thống kế toán của đơn vị.
=> thử nghiệm cơ bản gồm 2 nội dung:
thủ tục phân tích
kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản.
1) Thủ tục phân tích số liệu
=> Phân tích tổng quát BCTC
-> Thời điểm: lập kế hoạch kiểm toán, và hoàn tất kiểm toán.
-> Tác dụng: khái quát về tình hình hoạt động và tài chính của khách hàng, phát
hiện những điều không hợp lý, bất bình thường, biến động lớn, những trọng tâm
trong kiểm toán.
-> Nội dung phân tích:
- Phân tích so sánh về cùng một chỉ tiêu;
- Quan hệ tỷ lệ giữa các đại lượng tài chính với nhau;
- Quan hệ tỷ lệ giữa đại lượng tài chính và phi tài chính;
=> Phân tích khi kiểm tra chi tiết
2) Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản
Kiểm toán viên áp dụng các kỹ thuật kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm
toán chứng minh cho các nội dung của cơ sở dẫn liệu các khoản mục trên báo cáo
tài chính. Cụ thể:
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ
Kiểm tra số dư tài khoản

2) Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản


=> Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ
- Được phê chuẩn đúng đắn?(trong phát sinh/hoàn thành)
- Ghi sổ theo đúng trình tự (LCCT), chính xác vào sổ sách KT?
=> Cách thức:
=> Chọn nghiệp vụ
=> Kiểm tra chứng từ kế toán (nội dung phù hợp với chế độ?)
=> Tính toán số liệu
=> Xác định tài khoản đối ứng
=> Ghi sổ kế toán: đúng số tiền/ngày tháng/bản chất nghiệp vụ
=> chuyển sổ hình thành BCTC?
2) Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản
Kiểm tra số dư tài khoản
Mục tiêu là KTV thu thập bằng chứng kiểm toán đánh giá tính đúng đắn của số
dư tài khoản trên báo cáo tài chính
+ Xác định những tài khoản cần kiểm tra
+ tính đúng đắn của số dư? =>đầy đủ chứng từ; hạch toán?
+ Đánh giá số dư: Có thật, đúng về giá trị? Xác nhận bên thứ ba?

=> Nên phối hợp các phương pháp kiểm toán nhằm đạt được hiệu quả của
cuộc kiểm toán? (vận dụng mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán)

1.4. Vận dụng các phương pháp kiểm toán


=> thông qua nghiên cứu ICS, dự kiến rủi ro kiểm soát
=> dựa vào các bằng chứng thu thập, KTV thoả mãn về ICS?
=> Phụ thuộc vào mức độ thoả mãn của KTV vào ICS => vận dụng phối hợp các
phương pháp kiểm toán phù hợp.
Lưu ý: Phương pháp kiểm toán hệ thống có chi phí thấp, nhưng RRKT cao. Để hạ
thấp RRKT, cần thực hiện phân tích và kiểm tra chi tiết nghiệp vụ/ số dư TK.
Phương pháp kiểm toán chi tiết có chi phí cao, nếu thực hiện ở qui mô rộng thì sẽ
làm tăng chi phí kiểm toán.
Phối hợp HAI phương pháp=> hiệu quả.
Sơ đồ: Mối quan hệ phương pháp kiểm toán, chi phí kiểm toán và độ chính
xác thông tin (rủi ro kiểm toán)
.
Khái niệm lấy mẫu kiểm toán
Theo VSA 530: Lấy mẫu là việc KTV áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần
tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ,
sao cho mọi phần tử đều có cơ hội được chọn
=> giúp KTV thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các
phần tử được chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận của tổng thể.
Tổng thể: Là toàn bộ dữ liệu mà từ đó KTV lấy mẫu để có thể đi đến một kết
luận.
Sự cần thiết lấy mẫu kiểm toán
Tổng thể => đơn vị tổng thể => đơn vị mẫu => Mẫu
Tổng thể phải phù hợp và đầy đủ.
Mẫu đại diện cho tổng thể, mang đặc điểm tiêu biểu.
* Vì sao cần lấy mẫu?
KTV thu thập các bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục, không nhằm đạt độ
chính xác tuyệt đối
Dù kiểm toán 100% => không thể chính xác tuyệt đối
Tính kinh tế => chấp nhận rủi ro kiểm toán hợp lý
KTV phải thu thập bằng chứng kiểm toán khác
Tính kịp thời của thông tin.
Rủi ro lấy mẫu và rủi ro ngoài lấy mẫu
* Rủi ro lấy mẫu: rủi ro xuất phát từ việc kiểm tra ít hơn 100% số phần tử của
tổng thể (liên quan đến cỡ mẫu).
kết quả tỷ lệ sai phạm của mẫu lớn hơn/ hoặc nhỏ hơn thực tế của tổng thể.
Nguyên nhân: Lấy mẫu không đại diện cho tổng thể;
tăng kích cỡ mẫu=tổng thể >< chi phí kiểm toán
* Rủi ro ngoài lấy mẫu: rủi ro khi KTV đi đến một kết luận sai vì các nguyên
nhân không liên quan đến cỡ mẫu.
Nguyên nhân: không áp dụng đúng các thủ tục kiểm toán, hoặc trình độ, lơ là…
dẫn đến kết luận sai phạm mẫu không đúng.
Ví dụ Rủi ro lấy mẫu và rủi ro ngoài lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu
* Lấy mẫu xác suất:
- Các phần tử chọn ngẫu nhiên=>cùng cơ hội chọn
- Sử dụng lý thuyết XS thống kê đánh giá kết quả mẫu
Các kỹ thuật lựa chọn:
Bảng số ngẫu nhiên
Theo CT máy tính
Chọn mẫu hệ thống

* Lấy mẫu phi xác suất


Là phương pháp chọn mẫu không có một hoặc cả hai đặc điểm của lấy mẫu xác
suất
KTV sẽ quyết định lựa chọn phần tử nào vào mẫu.
Dựa vào kinh nghiệm, trình độ, sự nhạy cảm của KTV.
Các kỹ thuật lựa chọn
Chọn theo lô (khối)
Lựa chọn bất kỳ (tình cờ)
Chọn mẫu xét đoán
Các thủ tục chọn lựa đặc biệt: Chọn toàn bộ/đặc biệt.
Kỹ thuật phân tổ (nhóm)
Tổng thể có thể được chia thành các tổng thể con, hoặc từng nhóm và được
kiểm tra, đánh giá riêng
Qui trình lấy mẫu kiểm toán
Bước 1. Xác định mục tiêu thử nghiệm
Bước 2. Xác định các thuộc tính & tình trạng sai phạm
Bước 3. Xác định tổng thể được chọn và đơn vị mẫu chọn
Bước 4. Xác định tỷ lệ lệch lạc cho phép và rủi ro của việc đánh giá rủi ro kiểm
soát quá thấp
Bước 5. Ước đoán tỷ lệ lệch lạc có thể có của tổng thể
Bước 6. Xác định phương pháp chọn các phần tử mẫu
Bước 7. Xác định cỡ mẫu
Bước 8. Thực hành lấy mẫu
Bước 9. Đánh giá kết quả lẫy mẫu kiểm toán
Bước 10. Dẫn chứng tài liệu qui trình lấy mẫu kiểm toán
Chương 5. QUI TRÌNH KIỂM TOÁN VÀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN

5.1. Qui trình kiểm toán


5.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán
=> Khái niệm
Là việc phát triển 1 chiến lược tổng thể và 1 phương pháp tiếp cận với đối
tượng kiểm toán trong 1 khuôn khổ nội dung và thời gian dự tính.
=> Mục tiêu
Nhằm thực hiện cuộc kiểm toán có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến.
Giúp phân công công việc hợp lư cho các KTV trong đoàn và đảm bảo sự phối
hợp công tác giữa các KTV với nhau và với các chuyên gia khác.
Cơ sở lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về khách hàng
(VSA 310; 400…)
* Thời điểm lập kế hoạch
Lập kế hoạch kiểm toán được bắt đầu ngay từ khi nhận được giấy mời và viết
thư xác nhận kiểm toán => Trở thành chuẩn mực nghề nghiệp (VSA300)
KTV phải lập kế hoạch kiểm toán để trợ giúp cho cuộc kiểm toán tiến hành hiệu
quả, đúng thời gian.
Kế hoạch kiểm toán được lập trên cơ sở những hiểu biết về đặc điểm hoạt động
kinh doanh của khách hàng. (VSA 300)

Nội dung lập kế hoạch

Lập kế hoạch kiểm toán

5.1.2. Thực hiện kiểm toán


Là giai đoạn thực hiện các kế hoạch, các chương trình kiểm toán đã được hoạch
định sẵn.
=>Thực chất là quá trình kiểm toán viên đi tìm kiếm các bằng chứng kiểm toán để
làm cơ sở cho những nhận xét của mình trên báo cáo kiểm toán

* Nội dung thực hiện kiểm toán


Ghi nhận hiện trạng hoạt động, tình hình số liệu
Phân tích, đánh giá về hệ thống Kế toán
Thực hiện những thử nghiệm kiểm soát cụ thể
Thử nghiệm số liệu: về nghiệp vụ, chi tiết số dư TK
Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
Thực hiện theo chương trình kiểm toán, ghi chép các bước kiểm toán và các dữ
liệu thành hồ sơ kiểm toán
Thảo luận, bàn bạc kết quả kiểm toán và thống nhất ý kiến với các nhà quản lý
đơn vị được kiểm toán
Lập dự thảo báo cáo kiểm toán
4 nguyên tắc cần tuân thủ trong thực hành kiểm toán
1. Cần tuyệt đối tuân thủ chương trình kiểm toán đã được xây dựng, không tự ý
thay đổi.
2. Cần thường xuyên ghi chép, phát giác, nhận định về các nghiệp vụ, số liệu...=>
thu thập BCKT.
3. Phải thường xuyên hệ thống kết quả kiểm toán:
Bảng kê chênh lệch -> bằng chứng chắc chắn
Bảng kê xác minh -> chưa có bằng chứng chắc chắn
4. Mọi điều chỉnh về nội dung, phạm vi, trình tự kiểm toán phải được sự thống
nhất giữa chủ thể và khách thể kiểm toán.
5.1.3. Hoàn tất & lập báo cáo kiểm toán

=> KTV chính, nhóm trưởng kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ công việc kiểm toán
đã thực hiện:
+ Đảm bảo kế hoạch kiểm toán được thực hiện hiệu quả
+ Xem xét các ý kiến, các phát hiện của KTV có chính xác, đầy đủ cơ sở, bằng
chứng hay không (bằng chứng có thích hợp đầy đủ)
+ Đánh giá mục tiêu kiểm toán đạt được hay chưa
=> Lập báo cáo kiểm toán
5.2. Báo cáo kiểm toán
VSA 700 “Báo cáo kiểm toán là loại báo cáo bằng văn bản do KTV và công ty
kiểm toán lập và công bố để nêu rơ ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài
chính của một đơn vị đã được kiểm toán”.
Vai trò của báo cáo kiểm toán?
Đối với nhà đầu tư, bên thứ 3
Đối với doanh nghiệp được kiểm toán
Đối với công ty kiểm toán
Nội dung của báo cáo kiểm toán
Tên và địa chỉ công ty kiểm toán
Số hiệu; Tiêu đề và Người nhận báo cáo
Mở đầu: Đối tượng kiểm toán; trách nhiệm của giám đốc DN, của KTV và công ty
kiểm toán.
Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán: Chuẩn mực áp dụng; công việc và
thủ tục kiểm toán.
ý kiến của KTV và công ty KT về báo cáo tài chính được kiểm toán
Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán
Chữ ký, đóng dấu…
Các loại báo cáo kiểm toán
.
1) Báo cáo chấp nhận toàn bộ
.
2) Báo cáo chấp nhận từng phần
KTV đưa ra ý kiến chỉ chấp nhận từng phần đối với những thông tin được
kiểm toán, bên cạnh đó còn những thông tin chưa chấp nhận
3) Báo cáo bày tỏ ý kiến không chấp nhận (trái ngược)
KTV bày tỏ ý kiến không chấp nhận đối với các thông tin được kiểm toán
4) Báo cáo từ chối đưa ý kiến nhận xét
KTV từ chối đưa ra ý kiến đối với các thông tin được kiểm toán

You might also like