You are on page 1of 4

De thi hoc sinh gioi cap truong 11 Bien soan suu tam: Pham Ba Lich

--------------------------------------------------------------------

Sở GD& ĐT LẠNG SƠN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHU VĂN AN LỚP 11-NĂM HỌC 2010-2011
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN : HÓA HỌC
Thời gian làm bài : 150 phút,không kể thời gian giao đề.
Câu 1:(3,5 điểm)
1.Một xác ướp Ai Cập có độ phóng xạ là 0,25 nguyên tử phân rã trong một phút tính cho
100mg cacbon. Xác định niên đại của xác ướp này biết rằng ở các vật sống độ phóng xạ
là 15,3 nguyên tử phân rã trong một phút tính cho 1 gam cacbon và chu kì bán hủy của
14
C là 5700 năm.
2.a. Theo phương pháp cặp electron liên kết hãy cho biết các phân tử :BrF5,ClF3,OF6 ,I7F
có thể tồn tại không? Cho biết dạng hình học của những chất có thể tồn tại.
b. Giải thích vì sao ở điều kiện thường nitơ tồn tại ở dạng phân tử N2,không tồn tại
dạng N4.Trong khi photpho tồn tại dạng P4 mà không tồn tại ở dạng P2.
Cho biết năng lượng liên kết: EP≡P = 485 kJ/mol ; EP-P= 213 kJ.mol;
EN ≡ N = 946 kJ/mol; EN - N = 159 kJ/mol.
Câu 2: (3 điểm)
1/ (a) Tính tỉ lệ % các sản phẩm monoclo hóa (tại nhiệt độ phòng) và monobrom (tại
127oC) isobutan.Biết tỉ lệ khả năng phản ứng tương đối của nguyên tử H trên cacbon bậc
nhất,bậc hai,bậc ba trong phản ứng clo hóa là 1,0: 3,8: 5,0 và trong phản ứng brom hóa là
1:82:1600.
(b) Dựa vào kết quả tính được ở câu (a), cho nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng đến hàm
lượng các sản phẩm của phản ứng halogen hóa ankan.
2. Hiddro hóa một hiddrocacbon A (C8H12) hoạt động quang học thu được hiddrocacbon
B(C8H18) không hoạt động quang học.A không tác dụng với Ag(NH3)+2. và khi tác dụng
với H2 trong sự có mặt của Pd/PbCO3 tạo hợp chất không hoạt động quang học C (C8H14).
1/ Lập luận xác định công thức cấu tạo, chỉ rõ cấu hình và gọi tên A,B,C.
2/ Oxi hóa mãnh liệt A bằng dd KMnO4 trong H2SO4. Viết phương trình hóa học.
Câu 3: (3,5 điểm)
Cho 23,52 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg,Fe,Cu vào 200 ml dd HNO3 3,4M khuấy đều
thấy thoát ra một khí duy nhất hơi nặng hơn không khí, trong dung dịch còn dư một kim
loại chưa tan hết, đổ tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào,chất khí trên lại thoát ra cho đến
khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44 ml,thu được dd A. Cho ½ dd A, cho dd NaOH
cho đến dư vào, lọc kết tủa , rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu
được chất rắn B nặng 15,6 gam.
a/ Tính % số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b/ Tính nồng độ các ion ( trừ ion H+, OH--) trong dung dịch A.
Câu 4: ( 2 điểm)
A là hiddrocacbon không làm mất màu dung dịch brom.Đốt cháy hoàn toàn 0,02
mol A và hấp thu sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH)2 thu được kết tủa
và khối lượng dung dịch tăng lên 11,32 gam.Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch
thu được kết tủa lại tăng lên, tổng khối lượng kết tủa hai lần là 24,85 gam. A không tác
dụng với dung dịch KMnO4/ H2SO4 nóng, còn khi monoclo hóa trong điều kiện chiếu
sáng thì chỉ tạo một sản phẩm duy nhất.
a) Xác định công thức cấu tạo thu gọn và gọi tên A.

1
De thi hoc sinh gioi cap truong 11 Bien soan suu tam: Pham Ba Lich
--------------------------------------------------------------------

b) Người ta có thể điều chế A từ phản ứng giữa benzen và anken tương ứng trong axit
sunfuric. Dùng cơ chế phản ứng để giải thích.
c) Mononitro hóa A bằng cách cho phản ứng với axit nitric (có mặt axit sunfuric đặc) thì
sản phẩm chính thu được là gì? Tại sao?
Câu 5:( 2,5 điểm)
Để nghiên cứu cân bằng sau ở 250C :
Cu(r) + 2Fe3+ (dd) = Cu2+ (dd) + 2Fe2+(dd)
Người ta cho Cu vào một dung dịch gồm CuSO4 0,5M; FeSO40,025M; Fe2(SO4)3
0,125M.
a/ Cho biết chiều phản ứng
b/Tính hằng số cân bằng của phản ứng.
c/ Tỉ lệ [Fe3+] / [Fe2+] có giá trị bao nhiêu để phản ứng đổi chiều ?
Biết : Eo(Cu2+/Cu) = 0,34V; Eo(Fe3+/Fe2+)= 0,77V.
Câu 6: (3 điểm)
1/ .a) So sánh, giải thích nguyên nhân và sắp xếp tính axit trong các dãy sau: Phenol, m-
nitrophenol, p-nitrophenol, m-metylphenol, p-metylphenol.
( Với pKa không theo thứ tự là 7,15 ; 8,4 ; 9,98 ; 10,08 ; 10,14.).
b) So sánh, giải thích nguyên nhân và sắp xếp tính bazơ trong các dãy sau đây với các
pKa tương ứng:
NH3, CH3NH2 , (CH3)2NH , anilin , p-nitro anilin ; p-metyl anilin
2/ Axit đi propyl axetic trong y học được gọi là axit valproic.
Hãy viết công thức cấu tạo và gọi tên axit theo danh pháp thay thế.
So sánh độ tan và độ điện li của axit valproic với axit propionic.
Vì sao khi chế thành dược phẩm người ta không dùng chính axit mà dùng dùng muối
natri của nó?
Hãy đề nghị một sơ đồ phản ứng để điều chế axit valproic từ một một anken tùy chọn.
Câu 7: (2,5 điểm)
Nitrosyl clorua là một chất rất độc, khi đun nóng sẽ phân huỷ thành nitơ monoxit và clo.
a) Hãy viết phương trình cho phản ứng này
b) Tính Kp của phản ứng ở 298K(theo atm và theo Pa).
c) Tính gần đúng Kp của phản ứng ở 475K
Biết rằng:
Nitrosyl clorua Nitơ monoxit Cl2
∆ Ho298 (kJ/mol) 51,71 90,25 0
S0298 (J/K.mol) 264 211 223

--------------------------------------------------HẾT-----------------------------------
HS được sử dụng BTH và máy tính cầm tay theo quy định của Bộ GD& ĐT
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

2
De thi hoc sinh gioi cap truong 11 Bien soan suu tam: Pham Ba Lich
--------------------------------------------------------------------

Đáp án gợi ý:

Câu 1:
1/
Ta có : 2,5 nguyên tử phân rã trong một phút cho 1 g C
Áp dụng: k= ln2/ t1/2 = 0,693/5700 = 1,216.10-4năm-1.
Laị có: kt = ln (No/N) → kt = ln ( 15,3 / 2,5) với k vừa tính được
→ t =14899,5 năm.
2/

Câu 6:
1/
2/

hay

hay

hay

a) CH3CH2CH2–CH–CH2CH2CH3 : axit 2-propyl pentanoic


│‌COOH (axit heptan-3-cacboxylic)

3
De thi hoc sinh gioi cap truong 11 Bien soan suu tam: Pham Ba Lich
--------------------------------------------------------------------

b) Axit valproic ít tan trong nước vì gốc hiddrocacbon có tới 7C. Ở axit valproic có hai
nhóm n-propyl là những nhóm đẩy electron vì thế lực axit (do đó độ điện li ) của nó nhỏ
hơn so với axit propionic.
c) Muối natri của axit valproic tan trong nước tốt hơn chính axit.
d) (CH3CH2CH2)2CH-CH=CH2 
KMnO4
H + ,t0
→ (CH3CH2CH2)2CH-COOH + HCOOH
Câu 7:
♣ a) 2NOCl ← → 2NO + Cl2.

b) Hằng số cân bằng nhiệt động lực học được tính theo phương trình ∆ G = − RTlnK
Trong đó ∆ G = ∆ H − T. ∆ S
∆ H = [(2 × 90,25. 103) + 0 − (2 × 51,71. 103 ) = 77080 J/mol
∆ S = [(2 × 211) + 233 − (2 × 264) = 117 J/mol
∆ G = 77080 − 298 × 117 = 42214 J/mol
42214 − −
và ln K = − = − 17  → Kp = 3,98. 10 8 atm và Kp = 4,04. 10 3 Pa
8,314 × 298
c) Tính gần đúng:
Kp(T2 ) ∆H  1 1  77080  1 1 
ln =  −   → lnKp(475K) =  −  + lnKp(298)
Kp (T1 ) R  T1 T2  8,314  298 475 

ln Kp (475) = − 5,545  → Kp = 4,32. 10 −3 atm hay Kp = 437Pa

You might also like