You are on page 1of 79

ĐỀ TÀI

KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA


TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG THẾ KỶ

PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG THẾ KỶ

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG THẾ KỶ

- Tên Giao dịch tiếng Anh: CENTURY TELECOMMUNICATION JSC

- Tên viết tắt: CTC

- Trụ sở chính: 420/21 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh

- Năm thành lập: Công ty cổ phần Viễn Thông Thế Kỷ được thành lập theo Giấy
phép đăng ký kinh doanh số 4103003412 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí
Minh cấp ngày 20/05/2005.

- Điện thoại: (848) 404 1868 Fax: (848) 404 1869

- Website: www.Centuryvn.com.vn Email: info@centuryvn.com.vn

- Tài khoản số: 13005319 tại Ngân hàng Á Châu (ACB) Thành phố Hồ Chí Minh.

- Mã số thuế:0303797306

- Vốn điều lệ: 4.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Bốn tỷ đồng)

- Đại diện theo pháp luật của công ty: Trịnh Việt Hà – Chức vụ : Giám đốc điều
hành

Trang 1
2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY

2.1 Chức năng

• Sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử.

• Thiết kế, cung cấp, lắp đặt hệ thống tổng đài nội bộ.

• Cung cấp, lắp đặt hệ thống pin mặt trời.

• Cung cấp thiết bị viễn thông: hệ thống truyền data, hệ thống truy cập, thiết bị
Viba.

• Cung cấp, lắp đặt thiết bị bộ đàm.

• Cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, hệ thống viễn thông.

• Tư vấn và lắp đặt thiết bị khác trong lĩnh vực viễn thông.

• Thương mại.

• Đại lý ký gửi hàng hóa.

Công ty có chức năng chính là kinh doanh Thương mại với ngành hàng chủ yếu là
các thiết bị viễn thông được nêu trên.Trong thời gian hơn 3 năm qua, công ty không
ngừng phấn đấu, từng bước phát triển hơn về mặt thị trường, chất lượng của các sản
phẩm. Đến nay công ty đã có các sản phẩm mang tính tất yếu đối với sự phát triển của
thị trường hiện nay trong nước.

Các sản phẩm tạo nên tính cạnh tranh cho doanh nghiệp là:

 Nhà phân phối sản phẩm máy bộ đàm Motorola / Icom.

 Tổng đài điện thoại Panasonic, Siemen, Alcatel.

 Hệ thống viễn thông điểm nối điểm, hệ thống thông tin biển,…

 Hệ thống theo dõi an ninh, cảnh báo từ xa, camera quan sát, thiết bị dò tìm,…

 Thiết bị chống sét trực tiếp và lan truyền của các hang nổi tiếng trên thế giới
(Polyphaser, MCG, LPI, APC, Innovative,…)

 Thiết bị truyền dẫn Viba, thiết bị mạng, thiết bị truyền dẫn WiMax.

Trang 2
 Thiết bị truy nhập thuê bao.

 Thiết bị truy nhập thế hệ mới (NGN).

 Tổng đài IP BPX, Contact Centers nền IP, các sản phẩn mạng.

 Thiết bị truyền dẫn quang, moderm quang,..

 Giải pháp cộng nghệ và thiết bị về FTTH (Fiber To The Home).

 Thiết bị đo kiểm, hàn nối cáp quang, test kiểm tra thông số khi bảo hành bảo
hành bảo dưỡng thiết bị.

2.2 Nhiệm vụ

Để thực hiện tốt chức năng kinh doanh của mình, công ty đã phấn đấu không ngừng
để thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tuân thủ chế độ chính sách quản lý kinh tế của nhà nước hiện nay.

- Nâng cao chất lượng hàng hóa king doanh, mở rọng thị trường.

- Thường xuyên mở rộng hoạt động kinh doanh, khai thác sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn nhằm đảm bảo đầu tư, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước giao.

- Tổ chức thực hiện kinh doanh hàng hóa công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường.

- Làm tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động kinh doanh, thực hiện chế độ quản lý
tài sản, tài chính, lao động tiền lương của công ty.

- Với chức năng và nhiệm vụ trên, công ty đã tự lực, tự cường trong sản xuất kinh
doanh nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, đổi mới phong cách phục vụ, nâng cao
văn minh thương nghiệp.

3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

3.1 Thuận lợi

 Ngành thiết bị viễn thông chưa phát triển ở Việt Nam tạo thuận lợi cho công ty
mở rộng thị trường thông qua việc nhập khẩu mặt hàng viễn thông chất lượng cao
để khẳng định thương hiệu của mình.

Trang 3
 Là một trong hai công ty độc quyền phân phối sản phẩm máy bộ đàm Motorola
trên thị trường Việt Nam nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp rất lớn.

 Đội ngũ nhân viên hoạt động hiệu quả, các kỹ sư tin học giỏi chuyên môn, lành
tay nghề được đào tạo trong nước và ngoài nước.

 Sự thành công của CTC là sự chủ động trong quan hệ hợp tác với cácđối tác trong
nước và ngoài nước. Các mối quan hệ cở mở chân thành đã hổ trợ cho CTC nắm
bắt được công nghệ mới đắp ứng tốt nhất cho mọi nhu cầu cho khách hàng.

3.2 Khó khăn

 Các mặt hàng Viễn thông mà công ty kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm được
nhập từ nước ngoài về nên công tác chuyển về nước luôn mất thời gian và chi phí
cao làm cho giá thành sản phẩm tăng theo.

 Thị trường hối đoái ở Việt Nam luôn biến động làm cho giá mua và bán sản phẩm
không ổn định.

 Ngân hàng Trung Ương không cung cấp đủ nguồn ngoại tệ cho cac Doanh
nghiệp. Đây là một trong những trở ngại lớn cho Công ty trong việc mua hàng của
nhà cung cấp nước ngoài. Công ty không có đủ ngoại tệ để thanh toán tiền hàng
làm cho việc xếp hàng lên tàu bị chậm trễ, gây thiệt hại lớn cho Công ty trong
việc bán hàng trong nước.

Trang 4
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
1) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 1

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT


GIÁM ĐỐC

P.HC P.GIÁM P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM


QUẢN TRỊ ĐỐC KINH KỸ THUẬT ĐỐC DỰ KẾ TOÁN
DOANH ÁN TRƯỞNG
P.KTVT- CÁC CHI
P.NHÂN TIN HỌC P.QUẢN LÝ NHÁNH
SỰ P.TIẾP THỊ DỰ ÁN P.KẾ
BÁN HÀNG P.LẮP ĐẶT- TOÁN TÀI
P.NCPT& BẢO TRÌ P.KINH VỤ
HỢP TÁC DOANH
QUỐC TẾ P.XUẤT P.TƯ VẤN
NHẬP THIẾT KẾ P.DỊCH VỤ THỦ
KHẨU GIA TĂNG QUỸ-KHO
P.KỸ THUẬT VÔ
TUYẾN

Trang 5
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chính trong Công ty:
 Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến phương hướng, mục
tiêu của công ty, có quyền kiểm tra giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội
đồng Quản trị, của Giám đốc công ty.

 Ban kiểm soát: Là những thành viên trong công ty do HĐQT bầu ra nhằm giám
sát hoạt động của HĐQT và Ban giám đốc trong công ty.

 Giám đốc: Là người do HĐQT bầu ra có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động
của công ty.

 Giám đốc kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của
công ty, điều hành các hoạt động chuyên trách của công ty, giúp Giám đốc xây
dựng các kế hoạch kinh doanh tháng, quý, năm của công ty, trực tiếp điều hành
hoạt động của phòng tiếp thị và phòng xuất nhập khẩu.

 Giám đốc kỹ thuật: Là người chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật trong công ty,
xây dựng, thiết kế các phương án kỹ thuật trong lắp ráp thi công các dự án mà
công ty đấu thầu lắp đặt. Giám đốc kỹ thuật chịu trách nhiệm về hoạt động các
phòng ban như: Phòng kỹ thuật viễn thông- tin học, phòng lắp đặt – bảo trì, phòng
tư vấn – thiết kế, phòng kỹ thuật – vô tuyến.

 Giám đốc dự án: Là người chịu trách nhiệm về công tác đấu thầu các dự án lắp
đặt, phát triển sản phẩm trên thị trường. Giám đốc dự án chịu trách nhiệm về hoạt
động của các phòng ban như: phòng quản lý dự án, phòng kinh doanh, phòng dịch
vụ gia tăng.

 Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo công tác kế toán và
thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của công ty, có trách
nhiệm quản lý vốn, quỹ, tài sản, bảo toàn và sử dụng vốn của công ty có hiệu quả,
lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm lên cơ quan cấp trên, cơ quan thuế và
các đối tượng khác.

Trang 6
 Phòng Hành chính quản trị: Có nhiệm vụ về công tác tổ chức, công tác hành
chính, bảo vệ, an ninh, y tế…cụ thể là phân công lao động, xây dụng các nội quy,
quy chế, kỷ luật lao động…

 Phòng nhân sự: Có nhiệm vụ về công tác tuyển dụng lao động, quy chế lương
thưởng cho cán bộ, nhân viên trong công ty và các thủ tục hành chính khác

III. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Bộ máy kế toán là một trong những bộ phận quan trọng của mọi doanh nghiệp.Bất
kể doanh nghiệp đó là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại đều cần
phải cân có bộ máy kế toán. Có 3 hình thứ tổ chức bộ máy kế toán đó là hình thức tập
trung, hình thức phân tán và hình thức vừa tập trung vừa thanh toán. Song do thị
trường sản phẩm của công ty chưa phát triển rộng rãi nên công ty đã chọn hình thức
bộ máy kế toán tập trung để giúp cho việc quản lý được dễ dàng. Theo hình thức này
thì toàn bộ công thức kế toán được tập trung tại phòng kế toán của công ty

Trang 7
2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2

TRƯỞNG PHÒNG
KẾ TOÁN

P.KẾ TOÁN TÀI VỤ THỦ QUỸ - KHO

Kế
Toán Thủ
Tổng Kế Kế kho
Kế Thủ
Hợp Toán Toán
Toán quỹ
Công Bán
Mua
nợ hàng
hàng

* Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán :


 Trưởng phòng kế toán : Phụ trách chung về công tác hạch toán tại Công
ty,kiểm tra công tác hạch toán của phòng kế toán tài vụ, phân tích tình hình tài
chính của Công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về
mặt quản lý tài chính, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của kế toán trưởng, thực
hiện nghiêm túc các văn bản tài chính do Nhà nước ban hành.

 Phòng kế toán tài vụ bao gồm :

 Kế toán Tổng hợp : Có nhiệm vụ theo dõi tất cả các nghiệp vụ phát sinh để
hạch toán vào các sổ kế toán, giao dịch với Ngân hàng để theo dõi các khoản
vay nợ, các số dư trên tài khoản tiền gửi, lập báo cáo thuế và quyết toán thuế.

Trang 8
 Kế toán Công nợ : Theo dõi các công nợ phải thu với khách hàng cũng như
các khoản nợ phải trả với nhà cung cấp và tình hình thanh toán với người mua
và người bán.

 Kế toán Mua hàng : Tập hợp tất cả các chứng từ mua vào để lập bảng kê hàng
tháng, tập hợp các hợp đồng mua vào của Công ty sau đó chuyển số liệu lên
cho Kế toán Tổng hợp lập báo cáo.

 Kế toán Bán hàng : Tập hợp các chứng từ bán ra để lập bảng kê số liệu hàng
tháng, tổng hợp toàn bộ các số liệu về hoạt động bán hàng của Công ty, sau đó
chuyển số liệu này lên cho Kế toán Tổng hợp để làm báo cáo theo định kỳ.

 Thủ quỹ - kho gồm :

 Thủ quỹ : Phụ trách việc quản lý tiền mặt tạc Công ty, có trách nhiệm giao
dịch với Ngân hàng trong việc rút hay nhập quỹ tiền mặt, trả lương cho nhân
viên.

 Thủ kho : Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm kê hàng hóa của kho Công ty, phản ánh
đầy đủ số lượng nhằm hỗ trợ cho kế toán vật tư trong việc mua hàng.

3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công Ty

Pháp luật quy định các Doanh nghiệp được áp dụng 4 loại hình kế toán sau đây :

• Hình thức nhật ký – sổ cái.

• Hình thức nhật ký chung.

• Hình thức chứng từ ghi sổ.

• Hình thức nhật ký chứng từ.

Việc áp dụng hình thức nào tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh
và trình độ quản lý của các Doang nghiệp. Vấn đề cần lưu ý là khi đã lựa chọn hình
thức nào để áp dụng thì nhất thiết phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản của hình
thức đó, tuyệt đối không tranh chấp và tùy tiện làm theo ý riêng.

Trang 9
Hiện nay Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ đang áp dụng hình thức kế toán
Nhật ký – Sổ cái trên máy vi tính và hệ thống sổ sách khá đầy đủ theo
QĐ15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 của bộ Trưởng Bộ Tài chính.

a)Sơ đồ ghi sổ kế toán

Sơ đồ 3

Chứng từ kế toán

Bảng tổng
Hợp chứng Sổ, thẻ kế toán
Sổ quỹ Chi tiết
Từ kế toán
Cùng loại

Bảng
Tổng
hợp chi
NHẬT KÝ – SỔ CÁI tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú : Ghi hằng ngày

Ghi vào cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

b) Trình tự kế toán

Theo hình thức này thì tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh đều được kết hợp
ghi chép thep trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản kế toán) trên
cùng một quyển sổ kế toán duy nhất đó là Nhật ký – Sổ Cái. Tuy nhiên tất cả các định
khoản và tạo lập các sổ sách đều được thực hiện trên máy tính theo chu trình sau :

Trang 10
Sơ đồ quy trình công tác kế toán trong hệ thống kế toán máy

Sơ đồ 4

Nghiệp vụ phát sinh

Xử lý nghiệp vụ

Nhập chứng từ

Máy thực hiện in các sổ liên quan:


- Sổ Nhật ký – Sổ Cái
- Sổ, thẻ Chi tiết
- Bảng tổng hợp chi tiết
- Báo cáo tài chính, thuế

In tài liệu và lưu giữ

Khóa sổ kết chuyển kỳ

Từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành phân loại chứng từ, định
khoản, xử lý nghiệp vụ sau đó nhập chứng từ vào máy, toàn bộ dữ liệu kế toán được xử lý
tự động trên máy : Vào sổ Nhật ký – Sổ Cái, Sổ - Thẻ chi tiết, Sổ quỹ, Các bảng kê và
Các báo cáo kế toán.

Trang 11
4. Các phương pháp kế toán đang được thực hiện tại công ty

a) Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Hàng tồn kho là toàn bộ giá trị hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp dùng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh. Trong các Doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn
trong số tài sản lưu động của Doanh nghiệp.

Kế toán hàng tồn kho trong các Doanh nghiệp có thể được thực hiện một trong hai
phương pháp sau :

- Phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp kiểm kê định kỳ

Và Công ty hiện đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán
Hàng tồn kho.

 Tài khoản sử dụng : tài khoản 156, 151, 157 và các tài khoản liên quan.

b) Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng

Hiện có 2 phương pháp tính thuế GTGT đó là :Tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Và hiện tại Công ty Cổ phần
Viễn thông Thế Kỷ đang áp dụng việc tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Nguyên tắc xác định thuế GTGT được khấu trừ :

Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.

Đối với vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh
phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không
được khấu trừ.

Trang 12
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA

I. KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH MUA HÀNG

1. Kế toán mua hàng trong nước

1.1. Khái niệm

Là quá trình bên mua mua hàng bên bán và phải trả tiền hàng cho bên bán.

1.2 Chứng từ và thủ tục kế toán

1.2.1 Chứng từ sử dụng kế toán sử dụng tất cả các chứng từ

- Phiếu nhập kho

- Hóa đơn bán hàng

- Phiếu chi

- Giấy báo nợ

- Hoặc các chứng từ gốc

1.2.2 Thủ tục kế toán

- Khi doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng, doanh nghiệp sẽ cử nhân viên đến mua hàng
của bên bán và trực tiếp nhận hàng chuyển hàng về doanh nghiệp bằng phương tiện tự có
hoặc thuê ngoài. Trường hợp thứ hai là doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng mua hàng với bên
bán, bên bán căn cứ vào hợp đồng sẽ chuyển hàng đến giao cho doanh nghiệp tại địa
điểm đã được quy định trước trong hợp đồng. Sau khi nhận hàng và ký vào hóa đơn của
bên bán hàng hóa đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

- Hàng hóa mua về có thể làm thủ tục nhập kho hoặc chuyển bán thẳng. Nếu hàng hóa
được nhập kho thì thủ kho và bộ phận mua hàng phải kiểm nhận hnag2 hóa nhập kho.

- Bộ phận mua hàng sẽ lập “phiếu nhập kho” và thủ kho sẽ ghi số lượng thực vào phiếu,
sau khi nhập kho xong thủ kho cùng người nhập sẽ ký vào phiếu. “phiếu nhập kho” được
làm hai liên – thủ kho giữ liên 2 để ghi thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để
ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu.

Trang 13
1.3 Tài khoản sử dụng.

Tài khoản 151 “hàng mua đang đi đường” tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại
hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng đang chờ
kiểm nhận nhập kho.

Tài khoản 151 “hàng mua đang đi đường”

Giá trị hàng mua đang đi đường đầu kỳ Giá trị hàng hóa vật tư đang đi đường

Giá trị hàng hóa vật tư đang đi đường Đã về nhập kho

Giá trị hàng hóa đang đi đường cuối kỳ

1.4. Phương pháp hạch toán.

 Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

1. Mua hàng trong trường hợp hàng và hóa đơn cùng về.

Nợ TK 156

Nợ TK 157

Nợ TK 632

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 141, 311, 331

2. Hàng về nhưng hóa đơn chưa về.

- Nếu trong tháng hóa đơn về thì kế toán ghi sổ hàng về hóa đơn cùng về

- Nếu đến cuối tháng hóa đơn vẫn chưa về thì kế toán ghi sổ theo giá tạm tính

Nợ TK 156 ghi theo giá tạm tính

Có TK 331

Trang 14
- Sang tháng sau hóa đơn về

+ Nếu như giá tạm tính < giá hóa đơn thì kế toán ghi sổ bổ sung phần chênh lệch

Nợ TK 156

Có TK 331

+ Nếu như giá tạm > giá hóa đơn thì kế toán ghi âm phần chênh lệch

Nợ TK 156 phần chênh lệch

Có 331 phần chênh lệch

+ Phản ánh thuế

Nợ TK 133 theo hóa đơn

Có 331 theo hóa đơn

3. Mua hàng hóa đơn về mà hàng chưa về: Khi đó kế toán chưa ghi sổ và chờ đến
cuối tháng

- Nếu trong tháng hàng về, kế toán ghi sổ giống như trường hợp hàng về hóa đơn cùng
về.

- Nếu đến cuối tháng mà hóa đơn vẫn chưa về thì kế toán căn cứ vào hóa đơn để chuyển
sang hàng mua đang đi trên đường

Nợ TK 151

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331

- Sang tháng sau hàng về, kế toán ghi:

Nợ TK 156

Nợ TK 157

Nợ TK 632

Có TK 151

Trang 15
4. Mua hàng có phát sinh thừa, thiếu chưa rõ nguyên nhân, truy tìm nguyên nhân

- Nếu thiếu: Nợ TK 156 Nhập theo số thực nhận

Nợ TK 1381 Số thiếu chưa rõ nguyên nhân

Nợ TK 1388 Số thiếu bắt bồi thường

Nợ TK 632 Số thiếu bắt buộc tăng giá vốn hàng hóa

Nợ TK 133 Tỷ giá trên hóa đơn

Có TK 111, 112, 331, 141, 311

- Nếu thừa:

+ Nhận chờ xử lý

Nợ TK 156

Nợ TK 133

Có TK 3361

+ Nhận giữ hộ: Nợ TK 002

5. Nếu mua hàng được hưởng chiết khấu thương mại là khoản trích khấu trừ ra
khoản giá trị hàng mua

Nợ TK 111, 112

Nợ TK 331

Có TK 156, 157, 632

Có TK 133 (nếu có)

6. Khi tính toán tiền cho nhà cung cấp, được hưởng chiết khấu thanh toán

Nợ TK 331

Nợ TK 133

Có TK 515

Trang 16
7. Khi ứng trước tiền hàng cho người bán

Nợ TK 331

Có TK 111, 112

- Khi nhập hàng

Nợ TK 156, 157, 632

Nợ TK 133

Có TK 331

- Thanh toán hết phần còn thiếu

Nợ TK 331

Có TK 111, 112

 Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

1. Đầu kỳ kết chuyển

Nợ TK 6112

Có TK 151, 156, 157

2. Các nghiệp vụ mua hàng phát sinh trong kỳ

Nợ TK 6112

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 141, 331, 311

3. Nếu mua hàng được hưởng chiết khấu thương mại

Nợ TK 111, 112

Nợ TK 331

Có TK 6112

Có TK 133 (nếu có)

Trang 17
4. Trường hợp mua hàng thanh toán được hưởng chiết khấu thanh toán phản ánh
giống như phương pháp kê khai thường xuyên

Nợ TK 331

Nợ TK 111, 112

Có TK 515

5. Mua hàng không đúng quy cách phẩm chất, khi đó sẽ trả lại hàng và giảm giá; kế
toán ghi:

Nợ TK 111, 112

Nợ TK 331

Có TK 6112

Có TK 133

6. Cuối kỳ kết chuyển căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối kỳ

Nợ TK 151

Nợ TK 156

Nợ TK 157

Có TK 6112

7. Trị giá hàng xuất bán trong kỳ

Nợ TK 632

Nợ TK 157

Có TK 6112

8. Phân bổ chi phí mua hàng cho hàng bán trong kỳ

Chi phí mua hàng liên + Chi phí mua hàng


quan đến hàng tồn đầu kỳ phát sinh trong kỳ Trị giá hàng đã
* bán trong kỳ
Trị giá hàng + Trị giá hàng + Trị giá hàng gửi
tồn cuối kỳ bán trong kỳ chưa bán được

Trang 18
Nợ TK 632

Có TK 6112

2. Kế toán mua hàng nhập khẩu:

2.1 Khái niệm

Đây là hoạt động của một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Việt Nam (nhà nhập
khâu) với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài (nhà xuất khẩu) thông qua mua bán. Kế
toán nhập khẩu hàng hóa là quá trình theodõi, phản ánh các giao dịch liêm quan đến
hai chủ thể trong và ngoài nước.

2.2 Chứng từ và thủ tục kế toán

2.2.1 Chứng từ sử dụng

- Hóa đơn thương mại

- Vận đơn đường biển

- Chứng từ bảo hiểm

- Giấy chứng nhận phẩm chất

- Giấy chứng nhận số lượng

- Giấy chứng nhận xuất xứ

- Giấy chứng nhận kiểm dịch

- Phiếu đóng gói

- Một số chứng từ khác như: Hối phiếu, tờ khai hải quan, biên lai thuế, phí
các loại.

2.2.2 Thủ tục kế toán

- Kí kết hợp đồng kinh tế

- Mở L/C (letter of credit): nếu hợp đồng thanh toán bằng L/C thì người
nhập khẩu phải làm thủ tục mở L/C tại ngân hàng mà doanh nghiệp đang giao dịch, thời
gian mở L/C nếu hợp đồng không quy định thì phụ thuộc vào thời hạn giao hàng.

Trang 19
- Căn cứ vào các tài khoản của hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp tiến
hành lập “giấy in mở tín dụng khoản nhập khẩu

- Thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm (nếu mua theo giá FOB)

- Giao nhận hàng hóa nhập khẩu

- Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu

- Làm thủ tục khai báo hải quan đóng thuế nhập khẩu

- Thanh toán cho nhà cung cấp

2.3 Tài khoản sử dụng và nguyên tắc đánh giá

2.3.1 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 1561 “hàng hóa”

Tài khoản 1562 “chi phí mua hàng”

Tài khoản 3333 “thuế nhập khẩu”

Tài khoản 33312 “thuế GTGT hàng nhập khẩu”

Tài khoản 112 “tiền gửi ngân hàng”

Tài khoản 331 “phải trả cho người bán”

2.3.2 Nguyên tắc đánh giá

Trị giá hàng = Giá mua ghi + Các khoản thuế trực tiếp - Các khoản được
Nhập khẩu trên hóa đơn không hoàn lại giảm trừ
2.4 Phương pháp hạch toán

1. Ký quỹ mở L/C:

Nợ TK 144

Có TK 111, 112 : theo tỷ giá xuất ngoại tệ

Có TK 331 : theo tỷ giá giao dịch

Trang 20
2. Khi nhận được hàng

- Giá mua trên hóa đơn

Nợ TK 1561

Có TK 331

- Thuế nhập khẩu thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu nộp trực tiếp)

Nợ TK 156

Có TK 3333, 3331,3332

- Thuế GTGT

Nợ TK 133

Có TK 33312

- Chi phí thu mua

Nợ TK 156, 152, 153, 211

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331, 311

- Các khoản chiết khấu, thương mại, giảm giá

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 156

3. Nếu phải xuất khẩu trả lại hàng

Nợ TK 331

Nợ TK 3333, 3332, 3331

Có TK 156

Có TK 133

4. Khi thanh toán tiền cho nhà cung cấp

Nợ TK 331 : tỷ giá ghi sổ - tỷ giá ghi nhận nợ phải trả này

Trang 21
Có TK 111, 112 : tỷ giá xuất

Có TK 144 : tỷ giá ghi sổ

5. Nếu có nhầm lẫn trong việc kê khai thuế

- Nếu phải nộp thêm:

Nợ TK 156, 152, 153 : hàng hóa chưa sử dụng

Nợ TK 621, 632 : đã sử dụng hàng hóa hay đã bán trong kỳ

Nợ TK 811

Có TK 3333, 3332, 3331

- Nếu được hoàn lại

Nợ TK 3332, 3331

Có TK 156, 152, 153, 211

Có TK 621, 632

Có TK 711

6. Khi nộp thuế

Nợ TK 3331 : tỷ giá ghi sổ

Nợ TK 3332

Nợ TK 3333

Có TK 111, 112

3.Các phương thức thanh toán

3.1 Bán hàng thanh toán ngay

Khi giao hàng và nhận tiền, sản phẩm được xác định là tiêu thụ, kế toán không
cần theo dõi số tiền thanh toán trên TK 131

Trang 22
3.2 Thanh toán theo kế hoạch

Việc giao hàng và thanh toán được thực hiện theo hợp đồng đã ký. Khi bên bán
hàng giao hàng thì sản phẩm được xác định tiêu thụ, việc thanh toán được theo dõi trên
tài khoản 131

3.3 Khách hàng ứng trước tiền mua hàng

Tiền ứng trước được theo dõi trên TK 131, khi giao hàng sản phẩm được xác định
là tiêu thụ.

3.4 Thanh toán nhờ thu

Sau khi giao hàng hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ, bên bán lập và gửi các chứng từ
và “Giấy nhờ thu” nhờ ngân hàng thu hộ. Khi bên mua chấp nhận thanh toán, sản phẩm
được xác định là tiêu thụ. Trường hợp bên mua chấp nhận thanh toán nhưng chưa được
thanh toán tiền hàng thì số tiền chưa thanh toán được theo dõi trên TK 131.

II. KẾ TOÁN BÁN HÀNG

1. Kế toán bán hàng trong nước

1.1 Khái niệm

Là quá trình bên bán giao cho bên mua được bên mua chấp nhận trả tiền hay chấp nhận
tiêu thụ.

1.2 Chứng từ sử dụng

- Đơn đặt hàng

- Phiếu xuất kho

- Hóa đơn thuế GTGT

- Phiếu thu, giấy báo có ngân hàng

1.3 Tài khoản sử dụng và nguyên tắc đánh giá

1.3.1 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

Tài khoản 632 “ giá vốn hàng bán”

Trang 23
Tài khoản 1561 “giá mua hàng bán’

Tài khoản 157 “hàng gửi bán”

Và các khoản khác có liên quan như: 111, 112, 131, 333, …

1.3.2 Nguyên tắc đánh giá

- Doanh thu bán hàng là giá bán của tất cả số lượng hàng hóa đã xuất bán trong kỳ

- Nếu doanh nghiệp bán hàng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì
doanh thu đã có thuế

- Đối với những hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu thì doanh
thu là giá bán đã bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu

- Đối với những hàng hóa trả chậm trả góp thì doanh thu theo giá trả ngay một lần

- Đại lý nhận bán ký gửi thì doanh thu là khoản hoa hồng được hưởng

- Doanh thu của hoạt động gia công là doanh thu của số tiền nhận được về tiền
công

- Giá vốn là giá xuất kho của hàng hóa tiêu thụ trong kỳ

- Khi xuất kho thì chỉ xuất trên 1561 (giá mua trên hóa đơn); 1562 (chi phí phân
bổ cho lượng hàng xuất trong kỳ vào lúc cuối kỳ).

1.4 Phương pháp hạch toán

1. Bán hàng qua kho

a. Bán hàng trực tiếp

• Xuất kho hàng đem bán trực tiếp tại kho

Ghi nhận doanh thu

Nợ TK 111,112,131

Có TK 5111

Có TK 3331

Trang 24
Ghi nhận giá vốn

Nợ TK 632

Có TK 1561

b. Phương thức chuyển hàng

• Xuất kho hàng gửi đi bán

Nợ TK 157

Có TK 1561

• Khách hàng nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.

Ghi nhận doanh thu

Nợ TK 111,112,131

Có TK 5111

Có TK 3331

Ghi nhận giá vốn

Nợ TK 632

Có TK 157

2. Bán hàng vận chuyển thẳng

a. Có tham gia thanh toán

• Mua hàng rồi giao ngay cho bên mua ngay tại nơi mua hàng

Ghi nhận doanh thu

Nợ TK 111,112,131

Có TK 5111

Có TK 3331

Trang 25
Ghi nhận giá vốn là giá mua

Nợ TK 632

Nợ TK 133

Có TK 111,112,331

• Mua hàng rồi chuyển ngay đến cho bên mua ( hàng chuyển đi bán nên chưa được
ghi nhận doanh thu và giá vốn)

Ghi nhận hàng gửi đi bán

Nợ TK 157

Nợ TK 133

Có TK 1561

Bên mua nhận được hàng và chấp nhận thanh toán

Ghi nhận doanh thu

Nợ TK 131,111,112

Có TK 5111

Có TK 3331

Ghi nhận giá vốn

Nợ TK 632

Có TK 157

b.Không tham gia thanh toán

• Hoa hồng môi giới được hưởng

Nợ TK 111,112,131

Có TK 5111

Có TK 3331

Trang 26
• Chi phí môi giới phát sinh

Nợ TK 641

Nợ TK 133

Có TK 111,112,331

3. Bán hàng qua đại lý

Nếu doanh nghiệp có nhiều đơn vị làm đại lý kế toán mở nhiều sổ chi tiết cho từng đơn vị

- Khi nhận tiền ứng trước của đại lý

Nợ TK 111, 112

Có TK 131

- Khi thanh lý hợp đồng

+ Nợ TK 632

Có TK 157

+ Nợ TK 111, 112 : thực thu từ đại lý

Nợ TK 131 : đại lý ghi nợ

Nợ TK 641 : hoa hồng trả cho đại lý

Nợ TK 133 : thuế GTGT

Có TK 151

Có TK 333

- Nếu tính giá trị hoa hồng riêng

+ Nợ TK 131

Có TK 511

Có TK 333

+ Nợ TK 641

Nợ TK 133 (nếu có)

Trang 27
Nợ TK 111, 112

Có TK 131

4. Bán theo phương thức trả chậm trả góp

- Doanh thu

Nợ TK 111, 112

Nợ TK 131

Có TK 511 giá trị trả ngay một lần

Có TK 3331 tính trên giá trả ngay

Có TK 3387 trả theo lãi trả chậm, trả góp

- Giá vốn

+ Định kỳ thu tiền cả gốc và lãi

Nợ TK 111, 112 : phân bổ lãi trả chậm, trả góp

Có TK 131

+ Phân bổ lãi:

Nợ TK 3387

Có TK 515

5. Khi xuất hàng để biếu tặng, khuyến mãi, quảng cáo.

- Giá vốn Nợ TK 632

Có TK 156

- Doanh thu Nợ TK 431

Có TK 512

Có TK 333

Trang 28
6. Phân bổ chi phí mua hàng cho số lượng hàng đã bán ra trong kỳ lúc cuối kỳ

Nợ TK 632

Có TK 156

2. Kế toán bán hàng xuất khẩu

2.1 Khái niệm

Là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam (nhà xuất
khẩu) với các tổ chức cá nhân nước ngoài (nhà nhập khẩu) thông qua mua bán. Kế toán
xuất đến hai chủ thể trong và ngoài nước.

2.2 Những quy định về xuất khẩu hàng hóa

- Trường hợp áp giá tính thuế theo hợp đồng: giá FOB (không bao gồm chi phí bảo hiểm
và phí vận tải)

- Đối với hàng thuộc danh mục mặt hàng quản lý của tính thuế thì giá tính thuế là giá theo
bảng giá của Bộ tài chính quy định. Trường hợp giá trên hợp đồng ngoại thương cao hơn
giá của Bộ tài chính thì tính theo giá hợp đồng..

- Hàng hóa được coi là xuất khi đã có đủ các hồ sơ, chứng từ chứng minh là hàng đã xuất
khẩu.

+ Hóa đơn mua bán hàng hóa

+ Tờ khai hải quan về xuất khẩu, có xác nhận của hải quan

2.3 Chứng từ sử dụng

- Hóa đơn thương mại

- Vận tải đơn

- Chứng từ bảo hiểm

+ Đơn bảo hiểm

+ Hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm

- Giấy chứng nhận phẩm chất

- Giấy chứng nhận xuất xứ

Trang 29
- Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng

- Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng nông sản, thực phẩm.

- Phiếu đóng gói

- Một số chứng từ cần thiết khác

+ Hối phiếu

+ Tờ khai hải quan

+ Biên lai thuế

- Phải thu, phải chi

- Hóa đơn thuế GTGT

2.4 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 1561 “ hàng hóa”

Tài khoản 1562 “chi phí mua hàng”

Tài khoản 3333 “thuế nhập khẩu”

Tài khoản 33312 “thuế GTGT hàng nhập khẩu”

Tài khoản 112 “tiền gửi ngân hàng”

Tài khoản 331 “phải trả cho người bán”

2.5 Phương pháp kế toán

1. Khi xuất hàng đi xuất khẩu

Nợ TK 632

Có TK 156

2. Nếu mua hàng xuất thẳng

Nợ TK 632

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331

Trang 30
3. Doanh thu của hàng xuất khẩu

Nợ TK 131 : theo tỷ giá thực tế gồm cả thuế 3333,2

Có TK 511 : theo tỷ giá thực tế gồm cả thuế 3333,2

4. Phản ánh thuế xuất khẩu và thuế TTĐB (nếu có) phải nộp

Nợ TK 511

Có TK 3333,2

5. Khi nộp thuế

Nợ TK 333(2,3)

Có TK 111, 112

6. Các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán (nếu có)

Nợ TK 521, 532

Nợ TK 3332,3

Có TK 131

7. Nếu phải nhập khẩu trở lại

a) Nợ TK 156, 152, 151

Có TK 632

b) Nợ TK 531

Có TK 131

c) Nợ TK 3332,3

Có TK 511

8. Nếu có sự nhầm lẫn trong việc kê khai thuế nhưng vẫn nằm trong có hiệu lực thì căn
cứ vào các chứng từ có liên quan

+ Nếu phải nộp thêm

Nợ TK 511 : Trong kỳ có doanh thu xuất khẩu

Trang 31
Có TK 811

Có TK 3333,2

+ Nếu được hoàn lại

Nợ TK 3333,2

Có TK 511

Có TK 711

9. Khi thu được tiền từ bên đối tác nước ngoài

Nợ TK 111, 112

Nợ TK 641 lệ phí ngân hàng

Nợ TK 635 Chiết khấu thanh toán (nếu có)

Có TK 131

2.6 Phương pháp phân bổ chi phí mua hàng

CP thu mua CP thu mua tồn đkỳ + CP thu mua PS trong kỳ SL HH


PB cho hàng = X tiêu thụ
đã TT trong kỳ SL HH TT trong kỳ + SL HH tồn kho CK trong kỳ

III. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ

1. Kế toán chi phí bán hàng

1.1 Khái niệm và chứng từ sử dụng

1.1.1 Khái niệm

Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trinh tiêu thụ sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí bao bì vật liệu bảo quản sản
phẩm, chi phí dụng cụ đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ
ở bộ phận bảo quản hàng hóa, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.

Khi chi phí phát sinh các chi phí kế toán tiến hành tập hợp chứng từ và hạch toán.

Trang 32
1.1.2 Chứng từ sử dụng

- Phiếu chi, phiếu thu, phiếu xuất kho

- Hóa đơn thuế GTGT

- Bảng phân bổ lương, các khoản trích theo lương, bảng phân bổ nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ

- Giấy báo nợ, giấy báo có

1.2 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 641 “chi phí bán hàng”

Tài khoản 641 “chi phí bán hàng” không có số dư cuối kỳ

TK 641 “chi phí bán hàng”


NỢ CÓ

- Chi phí bán hàng trực tiếp phát - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ sang
sinh trong kỳ TK 1422 để chờ kết chuyển hoặc TK 911 để xác định
kết quả

Tổng phát sinh Nợ Tổng phát sinh Có

TK 641 Có 7 tài khoản cấp 2

- TK 6411: Chi phí nhân viên

- TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì

- TK 6413: Công cụ dụng cụ, đồ dùng

- TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ

- TK 6415: Chi phí bảo hành

- TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài

- TK 6418: Chi phí bằng tiền khác

Trang 33
1.3 Phương pháp hạch toán

- Vật liệu, công cụ, dụng cụ, xuất dùng cho bộ phận bán hàng

Nợ TK 641

Có TK 152, 153….

- Tiền lương và các khoản trích theo lương

Nợ TK 641

Có TK 334

Có TK 338

- Chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng

Nợ TK 641

Có TK 214

- Trích trước chi phí bảo hành sản phẩm

Nợ TK 641

Có TK 335

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

Nợ TK 641

Có TK 133

Có TK 111, 112, 331…

- Cuối kỳ kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

Nợ TK 911

Có TK 641

Trang 34
* SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN

TK liên quan (152,153.334…) TK 641 TK 911

Chi phí bán hàng K/C chi phí bán hàng để xác định kết quả

Thực tế phát sinh TK 1422

K/C chi phi bán hàng K/C chi phí chờ

Để chờ K/C K/C để xác định kết quả

2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp

2.1 Khái niệm và chứng từ sử dụng

2.1.1 Khái niệm

Là chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và
quản lý điều hành chung của doanh nghiệp, bao gồm:

- Chi phí nhân niên quản lý doanh nghiệp bao gồm: Tiền lương và các khoản phụ
cấp cho nhân viên phòng ban và các khoản trích theo lương

- Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động quản lý donh nghiệp

- Chi phí đồ dùng văn phòng

- Chi phí khấu hao TSCĐ

- Thuế phí, lệ phí

- Chi phí dự phòng phải thu khó đòi

- Chi phí dich vụ mua ngoài như tiền điện, nước, điện thoại, thuê văn phòng…

- Chi phí bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho việc điều hành quản lý doanh nghiệp
như chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí, phí kiểm toán

2.1.2 Chứng từ sử dụng

- Phiếu chi

- Hóa đơn

Trang 35
- Phiếu chuyển khoản

- Giấy báo nợ

- Phiếu xuất kho

2.2 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp

TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”


NỢ CÓ

- Chi phí quản lý doanh nghiệp - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
thực tế sinh trong kỳ trong kỳ sang TK 1422 để chờ kết chuyển hoặc TK
911 để xác định kết quả

Tổng phát sinh Nợ Tổng phát sinh Có

Tài khoản 642 chi phí quản lý doanh nghiệp không có số dư cuối kỳ

TK 642 Có 8 tài khoản cấp 2

- TK 6421: Chi phí nhân viên

- TK 6422: Chi phí vật liệu, quản lý doanh nghiệp

- TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng phẩm

- TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ

- TK 6425: Thuế phí và lệ phí

- TK 6426: Chi phí dự phòng

- TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài

- TK 6428: Chi phí khác bằng tiền

Trang 36
* SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN

TK liên quan (152,153.334…) TK 642 TK 911

Chi phí QLDN K/C chi phí QLDN để xác định kết quả

Thực tế phát sinh TK 1422

K/C chi phi QLDN K/C chi phí chờ

Để chờ K/C K/C để xác định kết quả

3.Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi


3.1 Khái niệm:

Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoản nợ
phải thu khó đòi có thể không đòi được do con nợ không có khả năng thanh toán có thể
xảy ra trong năm kế hoạch.

Dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện ở thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài
chính năm, cuối niên độ sau, hoàn nhập số dự phòng đã lập ở cuối niên độ trước chưa sử
dụng hết.

3.2 Điều kiện để lập dự phòng:

 Chỉ lập vào cuối niên độ kế toán, mà chỉ lập khi có các bằng chứng đáng tin cậy
hoặc không được vượt quá số lợi nhuận phát sinh của doanh nghiệp ( sau khi đã
hoàn nhập các khoản dự phòng năm trước).

 Mức dự phòng tối đa không quá 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại
thời điểm 31/12 hằng năm và đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ.

 Phải có tên địa chỉ nội dung từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó
đòi.

 Doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định các khoản nợ phải thu khó đòi –
Hội đồng do giám đốc thành lập với các thành phần bắt buộc là: Giám đốc, kế
toán trưởng, trưởng phòng vật tư hoặc kinh doanh.

 Phương pháp lập dự phòng: lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi.

Trang 37
3.3 Tài khoản sử dụng:

TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”

TK 139 “Dự phòng nợ phải thu khó đòi”


NỢ CÓ
Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cuối niên độ
khó đòi cuối niên độ trước. kế toán.

Tổng phát sinh Nợ Tổng phát sinh Có

SD: Số dự phòng nợ phải thu khó đòi hiện có vào


cuối kỳ

VI. KẾ TOÁN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

1. Kế toán thu nhập hoạt động tài chính

1.1 Khái niệm và chứng từ sử dụng

1.1.1 Khái niệm

Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh thông thường của doanh nghiệp bao gồm:

- Tiền lãi

- Tiền bản quyền

- Cổ tức lợi nhuận được chia

- Doanh thu hoạt động tài chính khác

- Thu nhập về hoạt động mua bán chứng khoán ngắn và dài hạn

- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ

- Lãi tỷ giá hối đoái

- Doanh thu từ hoạt động tài chính khác

Trang 38
1.1.2 Chứng từ sử dụng

- Phiếu chi

- Giấy báo nợ

- Các chứng từ khác có liên quan

1.2 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”

TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”


NỢ CÓ
- Số thuế GTGT phải nộp tính -Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh
theo phương pháp trực tiếp(nếu có) trong kỳ
- K/chuyển doanh thu hoạt động tài
chính thuần sang TK 911 xác định
kết quả kinh doanh

Tổng phát sinh Nợ Tổng phát sinh Có

1.3 Phương pháp hạch toán

1. Doanh thu từ hoạt động tài chính như: lãi góp vốn, lãi do bán ngoại tệ, chiết khấu
thương mại được hưởng

Nợ TK 111, 112, 131, 331

Có TK 515

2. Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính

Nợ TK 515

Có TK 911

* SƠ ĐỒ KẾ TOÁN:

TK 911 TK 515 TK 111,112,131

Cuối kỳ K/C doanh thu Thu nhập hoạt động tài chính

hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ

Trang 39
2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính
2.1 Khái niệm và chứng từ sử dụng
2.1.1 Khái niệm
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính, chi
phí đi vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán
ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, các khoản lập dự phòng giảm giá đầu tư
chứng khoán, đầu tư khác, lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
2.1.2 Chứng từ sử dụng
- phiếu chi
- Hóa đơn
- Phiếu chuyển khoản
- Giấy báo nợ
2.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 635 “chi phí tài chính”
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ
Nợ TK 635 Có
Các chi phí hoạt động tài chính Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư
Khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư chứng khoán.
Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ hoạt động
Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ chi phí hoạt động tài chính để xác định
Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán kết quả kinh doanh trong kỳ.

* SƠ ĐỒ KẾ TOÁN
TK 111,112,331 TK 635 TK 911

Chi phí tài chính K/chuyển chi phí

phát sinh tài chính phát sinh

Trang 40
3. Kế toán kết quả hoạt động tài chính
3.1 Khái niệm:
Kế toán kết quả hoạt động tài chính là hoạt động do đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về
vốn mang lại gồm:
- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái
phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ, cho thuê tài
chính…
- Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản, bằng sáng chế, nhãn
hiêu, thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính…
- Cổ tức lợi nhuận được chia.
- Thu nhập về đầu tư mua bán, chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
- Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng
- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ…
Kết quả hoạt động = Thu nhập hoạt động - Chi phí hoạt động
tài chính tài chính tài chính
VI. Kế toán kết quả hoạt động khác
1. Kế toán thu nhập hoạt động khác
1.1 Khái niệm:
Thu nhập khác phản ánh các khoản thu nhập bất thường tạo ra doanh thu cho doanh
nghiệp.
1.2 Chứng từ sử dụng:
 Phiếu thu tiền mặt
 Giấy báo có của ngân hàng
 Các chứng từ khác có liên quan
1.3 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng: TK 711 “ Thu nhập khác”

Trang 41
Nợ TK 711 Có
Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ
theo phương pháp trực tiếp đối với các
khoản thu nhập khác.
Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập
khác sang TK 911

Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.


1.4 Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ kế toán:
333 711 111,112,131
Số thuế GTGT phải nộp Thu về thanh lý nhượng
theo phương pháp trực tiếp bán TSCĐ
(nếu có)
911 111,112
Cuối kỳ, kết chuyển các Các khoản nộp phạt
khoản thu nhập khác được thu

2. Kế toán chi phí hoạt động khác


2.1 Khái niệm:
Chi phí khác là loại tài khoản phản ánh các khoản chi phí của hoạt động ngoài các hoạt
động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
Chi phí phát sinh bao gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm
hợp đồng kinh tế, các khoản chi phí khác…
2.2 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng: TK 811 “ Chi phí khác”
Nợ TK 811 Có
Các khoản chi phí khác phát sinh Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ sang TK 911

Trang 42
2.3 Phương pháp hạch toán:
• Phản ánh chi phí về nhượng bán, thanh lý TSCĐ
Nợ TK 811: Giá trị còn lại
Nợ TK 214: Hao mòn lũy kế
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ nhượng bán, thanh lý
• Khi doanh nghiệp bị các đối tác phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng
kinh tế.
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 111, 112, 338
• Kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào TK 911
“Xác định kết quả kinh doanh”
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811: Chi phí khác
VII. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Khái niệm:
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí
thuế thu nhập hoàn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
 Phương pháp xác định:
Thuế TNDN hiện hành = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN
2. Nguyên tắc hạch toán:
 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận vào tài khoản này là chi phí
thuế thu nhập hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn lại khi xác định
lợi nhuận hoặc lỗ của một năm tài chính.
 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế doanh nghiệp phải nộp
tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập hiện hành.
 Chi phí thuế thu nhập hoàn lại phát sinh từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoàn lại
phải trả trong năm và hoàn nhập thuế thu nhập hoàn lại đã được ghi nhận từ các
năm trước.

Trang 43
3. Chứng từ sử dụng:
 Các tờ khai tạm nộp, quyết toán thuế TNDN hằng năm
 Các chứng từ khác có liên quan
4. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng: TK 821 “ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”.
TK 821 không có số dư cuối kỳ.
5. Phương pháp hạch toán:
• Hàng quý kế toán ghi nhận số thuế TNDN hiện hành tạm nộp vào NSNN:
Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp
• Cuối năm tài chính căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp theo tờ
khai hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo nộp.
- Nếu số phải nộp > Số tạm nộp, ghi bổ sung phần chênh lệch:
Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334: Thuế TNDN
- Nếu số phải nộp < số tạm nộp, ghi giảm phần chênh lệch:
Nợ TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành
• Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành sang TK 911:
- Nếu phát sinh Nợ > phát sinh Có
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành
- Nếu phát sinh Có > phát sinh Nợ
Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
VIII. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1. Phương pháp xác định:
Xác định kết quả kinh doanh được biểu hiện qua chi tiền lãi ( hoặc lỗ) về hoạt động bán
hàng, được xác định theo công thức sau:

Trang 44
Kết quả kinh doanh = [ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng
bán] + Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí
quản lý doanh nghiệp.
Trong đó:Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu về bán hàng và
cung cấp dịch vụ - [ Chiết khấu thương mại – Giảm giá hàng bán – Hàng bán bị trả lại –
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp]
2. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản sử dụng: TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”.
Nợ TK 911 Có
Trị giá vốn của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu Doanh thu thuần của sản phẩm, hàng
thụ trong kỳ. hóa, dịch vụ đã tiêu thụ.
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN
Chi phí tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính.
Chi phí khác, chi phí thuế thu nhập DN
Số lãi trước thuế của hoạt động kinh Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong
doanh trong kỳ. kỳ

TK 911 không có số dư cuối kỳ


3. Phương pháp hạch toán:
• Kết chuyển các khoản doanh thu thuần của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
đã tiêu thụ trong kỳ; doanh thu tiêu thụ nội bộ; doanh thu hoạt động tài
chính; thu nhập khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512: Doanh thu nội bộ
Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711: Thu nhập khác
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
• Kết chuyển trị giá vốn hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác phát
sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Trang 45
Có TK 632: Gía vốn hàng bán
Có TK 641: Chi phí bán hàng
Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 811: Chi phí khác
Có TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
• Kết chuyển hoạt động kinh doanh trong kỳ, số lãi trước thuế của hoạt động
kinh doanh trong kỳ:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối
• Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ:
Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Trang 46
PHẦN III: TÌNH HÌNH THỰC TẾ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN
HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG THẾ KỶ
I KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
1. ĐẶC ĐIỂM MUA, BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
1.1. Các loại sản phẩm mà Công ty mua, bán
- Máy bộ đàm Motorola – Emerson – Opnet.
- Tổng đài IP BPX, Contact centers nền IP, các sản phẩm mạng.
- Các hệ thống viễn thông, thông tin, theo dõi an ninh.
- Tổng đài điện thoại, camera.
- Thiết bị chống sét trực tiếp và lan truyền.
- Thiết bị truyền dẫn Viba, WiMax, thiết bị mạng, truy nhập thuê bao, truy nhập
thế hệ mới (NGN).
- Thiết bị truyền dẫn quang, modem quang…
- Giải pháp công nghệ và thiết bị về FTTH (Fiber To The Home).
- Thiết bị máy lạnh chính xác, UPS, nguồn DC và các thiết bị trong hệ thống
DATACENTER.
1.2 Các phương thức mua, bán hàng hóa tại Công ty
 Phương pháp mua hàng
Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ sử dụng nhiều phương thức mua hàng
khác nhau tùy thuộc vào số lượng hàng hóa mà công ty cần mua trong từng đợt khác
nhau.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, Công ty luôn mua hàng theo phương thức nhập
khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất thông qua vận chuyển bằng đường biển hoặc đường
hàng không.
Đối với hàng mua trong nước, Công ty có thể chọn cách mua hàng trực tiếp tức
là Công ty cử người đến bên bán để vận chuyển hàng về, hoặc mua theo phương thức
chuyển hàng, tức là người bán sẽ vận chuyển hàng hóa đến kho của Công ty.
 Phương thức bán hàng

Trang 47
Công ty Cổ phần Viễn thông Thế Kỷ sử dụng 2 phương thức bán chủ yếu đó là :
Bán buôn qua kho và Bán lẻ nhưng hình thức Bán buôn qua kho được sử dụng chủ
yếu.
Bán buôn : Hàng hóa được mua, nhập về kho của Công ty sau đó xuất bán cho
các khách hàng. Tùy thuộc vào điều khoản vận chuyển trên hợp đồng được ký kết
giữa công ty và khách hàng mà có phương thức bán buôn hàng hóa khác nhau.
Bán lẻ : Theo hình thức này, khách hàng đến mua hàng tại cửa hàng của công ty
với giá cả do khách hàng thỏa thuận với nhân viên bán hàng. Với hình thức này, nhân
viên bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách hàng và thanh toán chủ yếu
bằng tiền mặt.
1.3 Các phương thức thanh toán
Tùy thuộc vào sự tín nhiệm và quan hệ giữa Công ty với khách hàng mà Công ty
đang áp dụng 2 phương thức thanh toán chủ yếu:
- Phương thức thanh toán trực tiếp .
- Phương thức thanh toán trả chậm.
II. KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH MUA HÀNG TẠI CÔNG TY
1. Mua hàng trong nước :
1.1 Chứng từ sử dụng :
- Hóa đơn GTGT mua vào.
- Phiếu nhập kho.
1.2 Tài khoản sử dụng :
Doanh nghiệp sử dụng TK 1561 « giá mua hàng hóa, chi phí thu mua hàng hóa » để
hạch toán hàng hóa mua trong nước.
1.3 Trình tự hạch toán :
Trong tháng 03/2010, doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau :
• Ngày 17/03/2010, nhập 10 Bộ máy Icom IC U28 ( đủ bộ), theo HĐ số 0018921.
Nợ TK 1561 27.000.000
Nợ TK 1331 2.700.000
Có TK 331 29.700.000
• Ngày 17/03/2010, nhập kho 200 Cây Anten đế từ OPEK UHF, theo HĐ số
0037703.

Trang 48
Nợ TK 1561 45.840.000
Nợ TK 1331 4.584.000
Có TK 331 50.424.000
• Ngày 31/03/2010, nhập kho 3 Bộ Máy Icom IC-V80 và 2 Cục Pin Icom BP264,
theo HĐ số 0199794.
Nợ TK 1561 7.088.000
Nợ TK 1331 708.800
Có TK 331 7.796.800

Trang 49
2. Kế toán nhập khẩu hàng hóa :
2.1 Chứng từ sử dụng :
- Phiếu nhập kho
- Hóa đơn thương mại.
- Chứng từ bảo hiểm
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
2.2 Tài khoản sử dụng :
Doanh nghiệp sử dụng TK 1561 « giá mua hàng hóa, chi phi thu mua hàng hóa », để
hạch toán hàng hóa nhập khẩu.
2.3 Trình tự hạch toán :
Trong tháng 03/2010, doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau :
• Ngày 03/03/2010, nhập khẩu 100 Cái Máy Motorola GM338UHF 25W, theo HĐ
GTGT số 17035, ngày 02/03/2010.
Nợ TK 1561 505.882.315
Có TK 331 505.882.315
• Thuế nhập khẩu ngày 03/03/2010, theo tờ khai số 17035, với thuế suất 0%.
• Thuế GTGT hàng nhập khẩu ngày 03/03/2010, theo tờ khai số 17035
Nợ TK 133 48.863.770
Có TK 33312 48.863.770
• Chi phí bảo hiểm hàng hóa của hàng NK ngày 03/03/2010, theo HĐ số 0055432.
Nợ TK 1561 727.033
Nợ TK 133 72.703
Có TK 331 799.736
• Chi phí CFS, THC, của hàng NK ngày 03/03/2010, theo HĐ số 0056598
Nợ TK 1561 1.032.124
Nợ TK 133 103.212
Có TK 331 1.135.336

Trang 50
• Ngày 03/03/2010, NK 40 Bộ Máy Motorola GM338UHF 40W, theo HĐ GTGT
số 17035, ngày 02/03/2010.
Nợ TK 1561 207.738.745
Có TK 331 207.738.745
• Thuế nhập khẩu ngày 03/03/2010, theo tờ khai số 17035, với thuế suất 0%.
• Thuế GTGT hàng NK, ngày 03/03/2010, theo HĐ số 17035.
Nợ TK 133 13.544.368
Có TK 33312 13.544.368
• Chi phí bảo hiểm hàng hóa của hàng NK ngày 03/03/2010, theo HĐ số 0055432.
Nợ TK 1561 298.553
Nợ TK 133 29.855
Có TK 331 328.408
• Chi phí CFS, THC, của hàng NK ngày 03/03/2010, theo HĐ số 0056598
Nợ TK 1561 423.838
Nợ TK 133 42.384
Có TK 331 466.222

Trang 51
III. KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY
1. Kế toán bán hàng trong nước :
1.1. Khái niệm : Là quá trình bên bán giao cho bên mua chấp nhận trả tiền hay chấp nhận
tiêu thụ.
1.2. Chứng từ sử dụng :
- Đơn đặt hàng
- Phiếu xuất kho
- Hóa đơn thuế GTGT
- Phiếu thu, giấy báo có ngân hàng
1.3 Tài khoản sử dụng :
Tài khoản 511 « doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ »
Tài khoản 632 « giá vốn hàng bán »
Tài khoản 1561 « giá mua hàng bán »
Và các khoản khác có liên quan như : 111,112,131,3331.
1.4.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

1.4.2. Phương thức bán hàng

Doanh nghiệp thường bán hàng theo phương thức bán hàng qua kho tức là hàng được
dự trữ trong kho, sau đó mới xuất bán. Có 2 cách thức doanh nghiệp xuất hàng bán.

 Bán hàng tại kho: Bên mua đến nhận hàng tại kho bên bán, khi giao xong kế
toán được phép ghi nhận doanh thu và giá vốn.

 Giao hàng theo phương thức chuyển hàng: Bên bán xuất kho hàng và vận
chuyển hàng từ kho bên bán đến bên mua yêu cầu. Khi bên mua nhận được hàng mới
ghi nhận doanh thu và giá vốn.

Trang 52
1.4.3. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ

 Hóa đơn GTGT được kế toán viên lập rồi đưa cho thủ trưởng đơn vị ký tên và
sau đó đưa cho khách hàng ký tên vào liên đỏ ( liên 2).

 Phiếu thu: được kế toán vên lập dựa trên HĐ bán hàng của công ty đã có chữ ký
của khách hàng.

 Giấy báo có của ngân hàng: Trong quá trình bán hàng công ty nhận thanh toán
bằng chuyển khoản.

 Sổ theo dõi công nợ

1.4.4. Tài khoản sử dụng

 Doanh nghiệp tuân thủ theo hệ thống kế toán hiện hành

 TK sử dụng 5111: Doanh thu bán hàng hóa, và các tài khoản liên quan như: TK
111 – Tiền mặt., TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, TK 131 – Phải thu của khách hàng,
TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp.

1.4.5.Trình tự hạch toán

 Hình thức thanh toán

Công ty bán hàng được, khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng hoặc
thanh toán bằng tiền mặt, hoặc cho khách hàng nợ theo thời gian.

Công ty có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng /2010 như sau:

• Ngày 06/03/2010, xuất bán 4 bộ máy Motorola GP328VHF (kpin) kèm


theo phụ kiện với giá bán là 6.589.500.

Nợ TK 131 28.993.800

Có TK 5111 26.358.000

Trang 53
Có TK 33311 2.635.800

• Ngày 11/03/2010, xuất bán 8 bộ máy bộ đàm Motorola GP2000S VHF,


kèm theo phụ kiện.

Nợ TK 131 30.360.000

Có TK 5111 27.600,000

Có TK 33311 2.760.000

• Ngày 17/03/2010, xuất bán 20 bộ máy bộ đàm Motorola GN338 25W kèm theo
phụ kiện.

Nợ TK 131 131.522.600

Có TK 5111 119.566.000

Có TK 33311 11.956.600

 Cuối tháng kết chuyển doanh thu bán hàng sang TK 911 để xác
định kết quả kinh doanh

Nợ TK 5111 5.768.083.259

Có TK 911 5.768.083.259

Trang 54
CÔNG TY CỔ PHÀN VIỄN THÔNG THẾ KỶ Mẫu số B 02 - DNN
421/20 Sư Vạn Hạnh, P12,Q10,TPCHM (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng)
SỔ CÁI
Tháng 03/2010
Tên TK: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Số hiệu:511
Ngày Chứng từ Diễn giải TK Số tiền
tháng Số Ngày đối Nợ Có
ứng
……. ………… … ………… …. ……….. ………….
06/03 HĐ0131992 06/03 Doanh thu theo HĐ0131992 131 26.358.000
11/03 HĐ004605 11/03 Doanh thu theo HĐ004605 131 27.600.000
17/03 HĐ004636 17/03 Doanh thu theo HĐ004636 131 119.566.000
……. …………… …… ………….. ….. ………….. ………….
31/01 31/01 K/c doanh thu bán hàng 911 5.768.083.259
Cộng số phát sinh 5.768.083.259 5.768.083.259

Sổ này có….trang, đánh số từ trang 01 đến trang…..


Ngày mở sổ:……..
Ngày…tháng…năm….
Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc

Trang 55
2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

Trong tháng 03/2010 Công ty không có phát sinh

3. Kế toán giá vốn hàng bán

3.1 Khái niệm

• Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm hoặc giá thành
thực tế, lao vụ, dịch vụ hoàn thành và được xác định là tiêu thụ.

• Đồng thời vào cuối kỳ doanh nghiệp còn kết chuyển chi phí mua hàng cho
hàng đã tiêu thụ trong kỳ.

3.2 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 632 “ giá vốn hàng bán”

3.3 Chứng từ sử dụng

• Phiếu xuất kho hàng hóa được lập thành 3 liên:

- Liên 1: Lưu ở phòng kế toán

- Liên 2: Phòng kinh doanh giữ

- Liên 3: Thủ kho giữ

Phiếu xuất kho do kế toán viên hoặc thủ kho lập để ghi rõ số lượng xuất vào phiếu xuất
kho.

3.4 Trình tự hạch toán

Công ty có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 03/2010 như sau:

 Ngày 06/03/2010, xuất bán hàng Cty Cổ Phần Lọc Hóa Dầu Nam
Việt HĐ 0131992

Nợ TK 632 20.077.187

Có TK 1561 20.077.187

Trang 56
 Ngày 11/03/2010, xuất bán hàng Cty XD & SX Vật Liệu Xây
Dựng Biên Hòa HĐ 0004605.

Nợ TK 632 22.811.897

Có TK 1561 22.811.897

 Ngày 17/03/2010, xuất bán hàng Cty CP Vận Tải & Dịch Vụ Phú Hoàng HĐ
0004636.

Nợ TK 632 105.576.203

Có TK 1561 105.576.203

• Cuối tháng kết chuyển giá vốn hàng


bán sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Nợ TK 911 4.974.756.711

Có TK 632 4.974.756.711

Trang 57
Trang 58
CÔNG TY CỔ PHÀN VIỄN THÔNG THẾ KỶ Mẫu số B 02 - DNN
421/20 Sư Vạn Hạnh, P12,Q10,TPCHM (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng)
SỔ CÁI
Tháng 03/2010
Tên TK: Giá vốn hàng bán Số hiệu: 632
Ngày Chứng từ Diễn giải TK Số tiền
tháng Số Ngày đối Nợ Có
ứng
……. ………… … ………… …. ……….. ………….
06/03 PX 03/021 06/03 Xuất bán theo HĐ 0131992 1561 20.077.187
11/03 PX 03/034 06/03 Xuất bán theo HĐ 0004605 1561 22.811.897
17/03 PX 03/064 17/03 Xuất bán theo HĐ 0004636 1561 105.576.203
……. …………… …… ………….. ….. ………….. ………….
31/01 31/01 Kết chuyển giá vốn hàng bán 911 4.974.756.711
Cộng số phát sinh 4.974.756.711 4.974.756.711

Sổ này có….trang, đánh số từ trang 01 đến trang…..


Ngày mở sổ:……..
Ngày…tháng…năm….
Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc

Trang 59
4. Chi phí bán hàng

Công ty không có phát sinh chi phí bán hàng.

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp

 Các chi phí về công tác phí, hội họp, dụng cụ văn phòng, tiếp khách, lệ phí giao
thông.

 Chi phí nhiên liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho quản lý.

 Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý.

 Chi phí thuế môn bài phải nộp trong tháng.

 Chi lương cho bộ phận quản lý.

5.1 Tài khoản sử dụng

Doanh nghiệp sử dụng TK 6422 để hạch toán các chi phí liên quan đến chi phí quản lý
doanh nghiệp.

5.2 Chứng từ sử dụng

 Bảng lương

 Phiếu chi

 Hóa đơn GTGT phục vụ cho việc quản lý của doanh nghiệp.

5.3 Trình tự hạch toán

Trong tháng 03/ 2010 công ty có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi phí quản lý doanh
nghiệp như sau:

• Ngày 01/03/2010 chi trả tiền cho


công ty TNHH SX TMDV Thiên Thuận Phú – in danh thiếp theo PC số 03/001 số
tiền 1.374.988, trong đó thuế VAT 10%.

Nợ TK 6422 1.249.989

Nợ TK 1331 124.999

Có TK 1111 1.374.988

Trang 60
• Ngày 03/03/2010 chi trả tiền Cty
TNHH Minh Đại Lợi – Phí thuê máy photo tháng 02/2010 theo PC số 03/010 số
tiền 550.000, trong đó thuế VAT 10%.

 Nợ TK 6422 500.000

Nợ TK 1331 50.000

Có TK 1111 550.000

• Ngày 04/03/2010 chi trả tiền cước CPN cho Cty TNHH NNMTV Bưu Chính
Viettel tháng 02/2010 theo PC số 03/021 số tiền 7.234.724, trong đó thuế VAT 10%

Nợ TK 6422 6.577.022

Nợ TK 1331 657.702

Có TK 1111 7.234.724

 Ngày 31/03/2010 kế toán tập hợp chi chí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong
tháng sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Nợ TK 911 270.701.531

Có TK 642 270.701.531

Trang 61
CÔNG TY CỔ PHÀN VIỄN THÔNG THẾ KỶ Mẫu số B 02 - DNN
421/20 Sư Vạn Hạnh, P12,Q10,TPCHM (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng)
SỔ CÁI
Tháng 03/2010
Tên TK: Chi phí quản lý doanh nghiệp Số hiệu: 642
Ngày Chứng từ Diễn giải TK Số tiền
tháng Số Ngày đối Nợ Có
ứng
01/03 PC 03/001 01/03 Chi trả tiền in danh thiếp 111 1.249.989
03/03 PC 03/010 03/03 Chi trả tiền phí thuê máy photo 111 500.000
04/03 PC 03/021 04/03 Chi trả tiền cước CPN 111 6.577,022
……. …………… …… ………….. ….. ………….. ………….
31/03 31/03 Kết chuyển chi phí quản lý DN 911 270.701.531
Cộng số phát sinh 270.701.531 270.701.531

Sổ này có….trang, đánh số từ trang 01 đến trang…..


Ngày mở sổ:……..
Ngày…tháng…năm….
Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc

Trang 62
III. Kế toán kết quả hoạt động tài chính

1. Kế toán thu nhập hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty bao gồm: lãi tiền gửi, chênh lệch tỷ giá thanh
toán bằng ngoại tệ.

1.1 Tài khoản sử dụng

Doanh nghiệp sử dụng TK 515 để hạch toán các khoản doanh thu hoạt động tài chính
phát sinh trong tháng.

1.2 Chứng từ sử dụng

Giấy báo có của ngân hàng

1.3 Trình tự hạch toán

Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu hoạt động tài
chính như sau:

 Ngày 25/ 03/ 2010 nhận tiền lãi Ngân Hàng Á Châu tháng 03/ 2010.

Nợ TK 1121 1.894.162

Có TK 5155 1.894.162

 Ngày 31/ 03/2010 nhận được giấy báo có lãi tiền gửi ngân hàng BIDV tháng
03/2010.

Nợ TK 1124 2.360.201

Có TK 5155 2.360.201

 Ngày 31/ 03/ 2010 kế toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính phát
sinh trong tháng sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.

 Nợ TK 515 4.402.698

Có TK 911 4.402.698

Trang 63
CÔNG TY CỔ PHÀN VIỄN THÔNG THẾ KỶ Mẫu số B 02 - DNN
421/20 Sư Vạn Hạnh, P12,Q10,TPCHM (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng)
SỔ CÁI
Tháng 03/2010
Tên TK: Doanh thu hoạt động tài chính Số hiệu: 515
Ngày Chứng từ Diễn giải TK Số tiền
tháng Số Ngày đối Nợ Có
ứng
……. ………… … ………… …. ……….. ………….
25/03 BC 03/041 25/03 Lãi tiền gửi ngân hàng Á Châu 1121 1.894.162
31/03 BC 03/059 31/03 Lãi tiền gửi ngân háng BIDV 1124 2.360.201
……. …………… …… ………….. ….. ………….. ………….
31/03 31/03 K/c doanh thu hoạt động tài chính 911 4.402.698
Cộng số phát sinh 4.402.698 4.402.698

Sổ này có….trang, đánh số từ trang 01 đến trang…..


Ngày mở sổ:……..
Ngày…tháng…năm….
Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc

Trang 64
2. Kế toán chi phí tài chính

Chi phí tài chính công ty bao gồm các khoản sau: Các khoản chi phí khác, các khoản lỗ
về chênh lệch tỷ giá, trả lãi tiền vay, chiết khấu thanh toán cho khách hàng do thanh toán
trước hạn…

2.1 Tài khoản sử dụng

Công ty sử dụng TK 635 “ chi phí tài chính” và các TK chi tiết để phản ánh các nghiệp
vụ liên quan đến chi phí tài chính.

2.2 Chứng từ sử dụng

o Giấy báo nợ của ngân hàng

o Phiếu chi tiền

2.3 Trình tự hạch toán

Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí hoạt động tài chính
như sau:

 Ngày 31/ 03/ 2010 kết chuyển chênh lệch nợ phải thu thiếu của Cty Sơn
long Thuận.

 Nợ TK 6358 18.156

Có TK 131 18.156

 Ngày 31/03/2010 chi phí lãi vay tháng 03/2010 của A Trần Việt
Thắng((200tr x 30ng x 1%) + (200tr x 10ng x 1%))

 Nợ TK 6355 2.666.667

Có TK 335 2.666.667

 Ngày 31/ 03/ 2010 kết chuyển chi phí hoạt động tài chính sang TK 911 để
xác định kết quả kinh doanh.

 Nợ TK 911 69.094.220

Có TK 635 69.094.220

Trang 65
Trang 66
CÔNG TY CỔ PHÀN VIỄN THÔNG THẾ KỶ Mẫu số B 02 - DNN
421/20 Sư Vạn Hạnh, P12,Q10,TPCHM (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng)
SỔ CÁI
Tháng 03/2010
Tên TK: Chi phí hoạt động tài chính Số hiệu: 635
Ngày Chứng từ Diễn giải TK Số tiền
tháng Số Ngày đối Nợ Có
ứng
……. ………… … ………… …. ……….. ………….
31/03 03/016 31/03 K/C chênh lệch nợ phải thu 131 18.156
thiếu của Cty Sơn Long Thuận
31/03 03/010 31/03 Chi phí lãi vay 335 2.666.667
……. …………… …… ………….. ….. ………….. ………….
31/03 31/03 K/c chi phí hoạt động tài chính 911 69.094.220
Cộng số phát sinh 69.094.220 69.094.220

Sổ này có….trang, đánh số từ trang 01 đến trang…..


Ngày mở sổ:……..
Ngày…tháng…năm….
Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc

Trang 67
IV. Kế toán kết quả hoạt động khác

1. Kế toán thu nhập hoạt động khác

1.1 Khái niệm

Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ các hoạt động xảy ra
không thường xuyên của doanh nghiệp như: thu về từ việc thanh lý TSCĐ, thu tiền phạt
do vi phạm hợp đồng, thu tiền bảo hiểm được bồi thường…

1.2 Tài khoản sử dụng

Công ty sử dụng TK 711 “ Thu nhập khác”

1.3 Chứng từ sử dụng

o Biên bản bàn giao TSCĐ

o Phiếu thu

o Hóa đơn GTGT

 Trong tháng 03/ 2010 Công ty không có phát sinh thu nhập khác.

2. Kế toán chi phí hoạt động khác

2.1 Khái niệm

Chi phí khác là những khoản chi phí của các hoạt động xảy ra không thường xuyên của
doanh nghiệp như: Chi phí thanh toán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, bị phạt truy
nộp thuế….

2.2 Tài khoản sử dụng

Công ty sử dụng TK 811 “ chi phí khác”

2.3 Chứng từ sử dụng

o Biên bản bàn giao TSCĐ

o Phiếu thu

o Hóa đơn GTGT

Trang 68
 Trong tháng 03/ 2010 Công ty không có phát sinh chi phí khác.

V. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Cuối tháng, kế toán có nhiệm vụ tổng hợp các khoản doanh thu, chi phí liên quan đến
việc bán hàng và những hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh và lập bảng
kết quả hoạt động kinh doanh cho cơ quan thuế.

- Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ doanh thu

= 5.768.083.259 – 0 = 5.768.083.259.

- Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

= 5.768.083.259 – 4.974.756.711 = 793.326.548

- Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp + [( doanh thu tài chính – chi phí tài chính) – chi phí
quản lý doanh nghiệp ]

= 793.326.548 + [(4.402.698 – 69.094.220) – 270.701.531] = 457.933.495

- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế =Lợi nhuận thuần + ( thu nhập khác – Chi phí khác)

= 457.933.495 +( 0 – 0) = 457.933.495

• Lợi nhuận trước thuế =


457.933.495

Vậy trong tháng 03/ 2010 lợi nhuận trước thuế 457.933.495 đồng

1. Chứng từ và sổ sách sử dụng

Sổ cái TK 911, Bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh

2. Trình tự hạch toán:

 Kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911.

 Nợ TK 511 5.768.083.259

Có TK 911 5.768.083.259

 Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911.

 Nợ TK 515 4.402.698

Trang 69
Có TK 911 4.402.698

 Kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911.

 Nợ TK 911 4.974.756.711

Có TK 632 4.974.756.711

 Kết chuyển chi phí tài chính sang TK 911.

 Nợ TK 911 69.094.220

Có TK 635 69.094.220

 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911.

 Nợ TK 911 270.701.531

Có TK 642 270.701.531

 Kết chuyển lãi sang TK 911.

 Nợ TK 911 343.570.370

Có TK 421 343.570.370

VI. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

 Thuế TNDN phải nộp trong tháng 03/ 2010 là

457.933.495 x 25% = 114.483.373,8

 Nợ TK 821 114.483.373,8

Có TK 3334 114.483.373,8

 Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế TNDN sang TK 911

 Nợ TK 911 114.483.373,8

Có TK 821 114.483.373,8

 Lợi nhuận sau thuế TNDN là tháng 03/ 2010 là

Trang 70
457.933.495 - 114.483.373,8 = 343.450.121,2

Trang 71
CÔNG TY CỔ PHÀN VIỄN THÔNG THẾ KỶ Mẫu số B 02 - DNN
421/20 Sư Vạn Hạnh, P12,Q10,TPCHM (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ – BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng)
SỔ CÁI
Tháng 03/2010
Tên TK: Xác định kết quả kinh doanh Số hiệu: 911
Ngày Chứng từ Diễn giải TK Số tiền
tháng Số Ngày đối Nợ Có
ứng
31/03 31/03 K/c doanh thu bán hàng 511 5.768.083.259
31/03 31/03 K/c doanh thu hoạt động tài chính 515 4.402.698
31/03 31/03 K/c giá vốn hàng bán 632 4.974.756.711
31/03 31/03 K/c chi phí tài chính 635 69.094.220
31/03 31/03 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp 642 270.701.531
31/03 31/03 K/c chi phí thuế TNDN 821 114.483.373,8
31/03 31/03 Kết chuyển lãi 421 343.450.121,2
Cộng số phát sinh 5.772.485.957 5.772.485.957

Sổ này có….trang, đánh số từ trang 01 đến trang…..


Ngày mở sổ:……..
Ngày…tháng…năm….
Người lập sổ Kế toán trưởng Giám Đốc

Trang 72
CÔNG TY CP VIỄN THÔNG THẾ KỶ Mẫu số 02 – DNN
421/20 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TP.HCM
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÁNG 03 NĂM 2010

STT Chỉ Tiêu Mã Tháng 03 Lũy kế Ghi


số chú

1 Doanh thu bán hàng và cung 01 5.768.083.259 15.294.896.66


cấp dịch vụ 9

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - -

3 Doanh thu thuần về bán hàng 10 5.768.083.259 15.294.896.66


và cung cấp dịch vụ(01-02) 9

4 Giá vốn hàng bán 11 4.974.756.711 13.292.395.94


1

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và 20 793.326.548 2.002.500.728


cung cấp dịch vụ(10-11)

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 4.402.698 13.934.742

7 Chi phí hoạt động tài chính 22 69.094.220 686.617.071

- Trong đó: chi phí lãi vay 23 20.797.587 62.899.296

8 Chi phí quản ký kinh doanh 24 270.701.531 836.690.827

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động 30 457.933.495 493.127.572


kinh doanh 20+[(21-22)-24]

10 Thu nhập khác 31 - -

11 Chi phí khác 32 - 8.000.000

12 Lợi nhuận khác 40 - (8.000.000)

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước 50 457.933.495 485.127.572


thuế (30+40)

14 Chi phí thuế TNDN 51 114.483.373,8 132,310,654

15 Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 343.450.121,2 352.816.918


(50-51)
TPHCM,Ngày 30 tháng 03 năm 2010

Trang 73
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc

PHẦN IV : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ


I. Nhận xét về công tác quản lý và hạch toán hoạt động Mua, Bán hàng hóa tại
Công ty Cổ phần Viễn Thông Thế Kỷ.
1. Nhận xét về công tác quản lý
Nhìn chung công ty đã xây dựng cho mình một mô hình quản lý phù hợp với sự
quản lý của cấp trên và đã theo kịp sự phát triển của thị trường, Các phòng trong công
ty được phân rõ trách nhiệm đảm bảo không có sự chồng chéo giữa các phòng, và
mục tiêu của các phòng ban luôn phù hợp với mục tiêu chung của công ty. Điều này
làm cho công ty không ngừng phát triển. Bằng chứng là công ty đã không ngừng đạt
lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước dù chỉ mới hình thành không lâu (thành lập
năm 2005). Tuy mức lợi nhuận lợi không lớn nhưng cho thấy sự thay đổi linh hoạt
trong chính sách kinh doanh của công ty đã hạn chế rủi ro tối thiểu cho công ty trong
nền kinh tế khủng hoảng.
Công ty có một đội ngũ cán bộ kinh doanh có nhiều kinh nghiệm có trình độ, có
trách nhiệm. Đặc biệt với đội ngũ cán bộ kế toán, Công ty đã lựa chọn, thường xuyên
huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ đối với những thay đổi của chế độ kế toán và những
chuẩn mực kế toán ban hành để đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, trong bộ phận mua hàng thì chỉ có một nhân viên phụ trách quá trình
nhập khẩu hàng hóa. Khi hàng hóa về đến cảng, nhân viên này phải làm tất cả mọi thủ
tục để hàng hóa có thể được thông quan. Với khối lượng công việc tương đối nhiều và
thời gian tương đối dài, có khi thủ tục thông quan mất đến hàng tháng. Điều này làm
cho việc theo dõi hàng hóa của phòng kế toán gặp không ít khó khăn gây ảnh hưởng
đến thời điểm xác nhận hàng mua nhập kho và với công tác bán hàng.
2. Nhận xét về công tác kế toán :
- Về loại hình tổ chức bộ máy kế toán :
Xuất phát từ quy mô và đặc điểm kinh doanh mà công ty đã lựa chọn và áp cho
mình hình thức kế toán tập trung rất phù hợp với công ty. Việc áp dụng hình thức này
sẽ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc

Trang 74
nhằm phát huy tính chủ động trong kinh doanh, giám sát chặt chẽ hơn các hoạt động
kinh doanh.
- Về bộ máy kế toán :
Bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả cao, phân công công
việc trong bộ máy kế toán tương đối tốt, phù hợp với công việc và đáp ứng nhu cầu
của cấp quản lý. Đội ngũ kế toán của Công ty có trình độ nghiệp vụ thành thạo, có
kinh nghiệm trong nghề nghiệp, có trách nhiệm trong công tác và rất nhiệt tình. Kế
toán trưởng là người có kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về chế độ tài chính kế toán.
Đội ngũ nhân viên kế toán luôn được tạo điều kiện để bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ
cho phù hợp với điều kiện mới, luôn được hướng dẫn những thông tư mới liên quan
đến công tác kế toán.
- Về hệ thống chứng từ :
Hệ thống chứng từ được sử dụng trong quá trình hạch toán tại công ty đều được
lập theo mẫu của Bộ Tài chính ban hành, phù hợp với từng nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, đảm bảo tính pháp lý của các nghiệp vụ. Các chứng từ đều được kiểm tra chặt
chẽ, tiện lợi cho quá trình sử dụng và kiểm tra.
- Về hệ thống sổ sách :
Công ty áp dụng hình thức Nhật ký – Sổ cái trong phản ánh, ghi chép các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh. Hình thức này đơn giản về quy trình hạch toán, công việc kế
toán được phân đều trong tháng, thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra, phù hợp với
mô hình kinh doanh của công ty. Hơn nữa, hình thức này cũng thuận tiện cho việc áp
dụng kế toán máy vào công tác hạch toán kế toán.
II. Kiến nghị về phương pháp kế toán Mua, Bán hàng hóa.
1. Kiến nghị về kế toán nghiệp vụ mua hàng :
- Sử dụng Tài khoản 151 « Hàng mua đang đi đường » : Công ty hiện tại chưa sử
dụng Tài khoản này để theo dõi hàng hóa đã mua nhưng chưa nhập kho đặc biệt là
trong hoạt động nhập khẩu. Trong hoạt động này thì hàng hóa thường có tình trạng
phải vận chuyển sau một thời gian mới về đến kho hoặc rắc rối về thủ tục hải quan
phải lưu tại kho cảng chờ giải quyết và số hàng đó nên được theo dõi trên tài khoản
151. Việc này rất cần thiết vì nếu không ghi chép đầy đủ thì giá trị hàng hóa không
được phản ánh trên sổ sách kế toán, điều này đồng nghĩa với việc quyền sở hữu của

Trang 75
Công ty với số hàng hóa đó đã không được ghi chép đúng thời điểm và không được
phản ánh đúng trên sổ sách và Báo cáo Tài chính. Đặc biệt là trong thời điểm kiểm kê
hàng hóa tại kho, số hàng trên đã không được ghi chép đúng kỳ kế toán mà lại được
ghi chép vào kỳ sau mặc dù quyền sở hữu của công ty với số hàng trên vẫn được xác
lập nhưng nó lại không phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam về hàng tồn kho.
Vì lý do đó, Công ty nên thực hiện việc theo dõi hàng đang đi đường, ghi chép
vào sổ sách ngay khi có chứng nhận về việc trao quyền sở hữu hàng hóa, và điều này
rất quan trọng vào thời điểm ngày 31 tháng 12 vì đây là lúc phân định giữa hai kỳ kế
toán. Tại thời điểm này, Công ty nên tổng hợp toàn bộ những lô hàng đã ký hợp đồng
mua mà chưa về kho để tiến hành theo dõi và ghi chép vào đúng năm tài chính đó, khi
tiến hành kiểm kê, đơn vị cũng nên phản ánh cả số hàng này trên Báo cáo kiểm kê và
đôn đốc những người có trách nhiệm theo sát sự lưu chuyển của hàng hóa.
- Về hạch toán chi phí thu mua :
Công ty không sử dụng Tài khoản 1562 để hạch toán chi phí thu mua hàng hóa
mà hạch toán các khoản chi phí này vào TK 1561. Việc ghi chép này không tách biệt
với giá vốn của hàng bán trong kỳ theo từng chỉ tiêu chi phí theo yêu cầu quản lý.
Trong nền kinh tế thị trường, người quản lý doanh nghiệp cần những Báo cáo phân
tích chi tiết sâu về từng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là với giá vốn hàng bán, nếu
không chi tiết theo từng khoản mục cụ thể sẽ không có biện pháp hữu hiệu để giảm
giá thành. Nếu theo dõi riêng biệt và chi tiết các chi phí liên quan đến thu mua hàng
thì cuối mỗi tháng Công ty có thể phân tích sự biến động của chi phí thu mua giữa các
tháng và so sánh giá mua của hàng hóa mua vào, từ đó có thể đưa ra những nhận xét
và quyết định đúng đắn với hoạt động này.
2. Kiến nghị về kế toán nghiệp vụ bán hàng :
- Về Tài khoản 511, 632 và 911 : Công ty hiện đang kinh doanh rất nhiều mặt hàng
thiết bị Viễn thông ở cả bộ phận thương mại và kỹ thuật nên Tài khoản 511, 632 và
911 nên được phân cấp chi tiết.
Để thuận tiện cho việc theo dõi chi tiết từng mảng Doanh thu các hoạt động và phù
hợp với chế độ quy định, Công ty nên phân cấp chi tiết Tài khoản 511 thành :
TK 5111 – Doanh thu cung cấp hàng hóa
TK 5112 – Doanh thu xây lắp công trình

Trang 76
TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
Và đồng thời phân cấp chi tiết Tài khoản 632 thành :
TK 6321 – Giá vốn hàng hóa
TK 6322 – Giá vốn sản phẩm xây lắp
TK 6323 – Giá vốn dịch vụ cung cấp
Khi đó việc xác định kinh doanh của từng mặt hàng sẽ dễ dàng hơn nếu TK 911 cũng
được phân cấp chi tiết thành :
TK 9111 – Theo dõi doanh thu bán hàng
TK 9112 – Theo dõi doanh thu xây lắp
TK 9113 – Theo dõi doanh thu cung cấp dịch vụ.
- Về thanh toán tiền hàng :
Có rất nhiều khách hàng đã ký kết hợp đồng phải thanh toán cho công ty trong
vòng 30-60 ngày. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều khách hàng không thực hiện
thanh toán như đúng hợp đồng đã ký kết. Đối với những trường hợp này, Kế toán
công nợ phải theo dõi sát sao như gửi thư yêu cầu thanh toán, tính tiền lãi phạt do vi
phạm hợp đồng. Điều này sẽ làm giảm tình trạng nợ ứ đọng vốn ảnh hưởng đến
nguồn tiền kinh doanh của Công ty do bị khách hàng chiếm dụng vốn.
- Công ty nên thường xuyên đối chiếu công nợ với khách hàng để tránh tình trạng
khi số liệu công nợ do chi nhánh ghi chép khác với số liệu do khách hàng ghi chép.

Trang 77
PHẦN V : KẾT LUẬN
Cơ chế thị trường tạo môi trường thuận lợi, tạo sự tự chủ trong kinh doanh cho các
doanh nghiệp song cơ chế thị trường cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Để có thể
đứng vững, các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung cần không ngừng tìm tòi,
đổi mới và hoàn thiện tổ chức quản lý và nhất là hoàn thiện công tác kế toán.
Để xác định được thực chất của hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa thì công
tác kế toán phải phản ánh đúng đắn, khách quan, kịp thời toàn bộ hoạt động này. Xuất
phát từ những thông tin kế toán, những số liệu chính xác và kịp thời, người lãnh đạo
có thể đưa ra các biện pháp quản lý đúng đắn và kịp thời. Chính vì vậy, việc hoàn
thiện công tác hạch toán mua bán hàng hóa trong và ngoài nước để thích ứng với yêu
cầu quản lý trong cơ chế mới có tầm quan trọng đặc biệt.
Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Viễn thông Thế Kỷ, được sự giúp đỡ
của nhân viên phòng kế toán và dưới sự hướng dẫn của Cô giáo Lương Thị Vĩnh,
cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành bài viết của mình. Do thời gian
thực tập chưa nhiều, trình độ hiểu biết chưa sâu, tài liệu nghiên cứu còn hạn chế nên
phần trình bày của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy em rất mong
được sự góp ý, chỉ bảo của Quý thầy cô giáo, cùng với các cán bộ trong phòng Kế
Toán để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Trang 78
Trang 79

You might also like