You are on page 1of 2

Vốn lưu động ròng nhỏ hơn 0 là đặc biệt nguy hiểm, nhưng khi nó đạt

giá trị quá cao cũng thể hiện nhiều bất ổn trong nội tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang phát triển mạnh là một tình huống
đáng chú ý. Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho sản
xuất kinh doanh, tài sản cố định tăng mạnh. Trong một khoảng thời gian nhất
định nào đó trong giai đoạn này, tài sản cố định có thể tăng nhanh hơn nguồn
vốn dài hạn. Vốn lưu động ròng có thể đạt giá trị âm. Nếu trong đà phát triển,
doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận hoặc huy động được thêm vốn dài hạn ổn định,
thì trên đây chỉ là hiện tượng nhất thời không đáng ngại. Vốn dài hạn sẽ dần
dần tăng lên cân bằng và vượt mức giá trị đầu tư cho tài sản cố định, và vốn lưu
động ròng trở về giá trị dương. Trường hợp trên cho ta thấy rằng sự phát triển
của doanh nghiệp có thể mang tới những bất ổn về tài chính. Do đó, các nhà
quản trị phải phân tích và theo dõi chặt chẽ quá trình đó để có những biện pháp
điều chỉnh kịp thời nếu cần.

Để vốn lưu động ròng có giá trị dương, doanh nghiệp phải tăng nguồn
vốn dài hạn hoặc giảm tài sản cố định:

- Muốn tăng tài sản dài hạn, doanh nghiệp phải tăng một hay cả hai cấu
phần của nó, nghĩa là vốn chủ sở hữu và vốn nợ dài hạn.

Vốn chủ sở hữu có hai nguồn. Một là lợi nhuận tích tụ trong các
quỹ và lợi nhuận giữ lại trong kỳ kinh doanh; hai là tăng nguồn vốn kinh
doanh qua sự huy động vốn từ các nhà đầu tư. Điều kiện để tăng các quỹ
là doanh nghiệp phải có lợi nhuận và lợi nhuận đó để lưu lại chứ không
phân chia cho các nhà đầu tư góp vốn. Vốn quỹ thường tăng dần dần
theo thời gian, do đó biện pháp này không đủ để tăng vốn lưu động ròng
một cách nhanh chóng. Cách thứ hai để tăng vốn chủ sở hữu là huy động
các nhà đầu tư. Doanh nghiệp huy động những người góp vốn mới, hay
phát hành cổ phiếu.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng giải pháp vay dài hạn.
Điều này cũng cần phải được cân nhắc kỹ, bởi vay dài hạn thường có chi
phí tốn kém, và nếu doanh nghiệp đã có nhiều khoản vay trước đó thì
chi phí vay mới sẽ càng có xu hướng tăng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần
có mối quan hệ mật thiết với các bên cho vay và thuyết phục họ bằng
các dự án khả thi, có lợi nhuận tốt… thì mới có thể được vay dài hạn.

- Giảm tài sản cố định để vốn lưu động ròng chuyển thành dương là một
giải pháp có tính tiêu cực vì doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô hoạt
động, ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
trong trường hợp doanh nghiệp không còn giải pháp nào khác thì vẫn
buộc phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo sự tồn tại
của doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn, và tìm kiếm giải pháp vượt
qua.

Chú ý:

- Vốn lưu động ròng tăng chưa chắc đã là dấu hiệu tốt:

+ Vốn lưu động ròng tăng do tăng nguồn vốn dài hạn, do nợ dài hạn
tăng, đặc biệt nợ dài hạn lớn hơn vốn chủ sở hữu.

+ Vốn lưu động ròng tăng do phải bán bớt tài sản dài hạn cần cho
hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Vốn lưu động ròng giảm chưa hẳn là dấu hiệu không thuận lợi:

+ Vốn lưu động ròng giảm khi cơ cấu nguồn vốn vẫn đảm bảo an
toàn.

You might also like