You are on page 1of 11

Chương VI: DẦM LIÊN TỤC

Chương 6 :
DẦM LIÊN TỤC
6.1 Khái niệm
6.1.1 Định nghĩa dầm liên tục
Dầm liên tục là hệ chỉ có một thanh nằm ngang đặt trên nhiều gối tựa, trong đó số
gối tựa phải lớn hơn hai.
Ví dụ:

Hình 6.1
Thường dầm liên tục chỉ chịu tải trọng tác dụng theo phương thẳng đứng → phản
lực nằm ngang bằng không.
Vậy nếu trong dầm có từ hai liên kết theo phương ngang trở lên → đưa hệ về chỉ
cần một liên kết để bảo đảm hệ bất biến hình.
Ví dụ:

Hình 6.2 a

Biến đổi hệ hình 6.2 a về hệ dầm liên tục chỉ có một liên kết theo phương ngang như hình
6.2 b.

Hình 6.2 b
• Các loại dầm liên tục thường gặp.
- Dầm liên tục đơn giản (Hình 6.3 a)

Hình 6.3 a
- Dầm liên tục có đầu thừa (Hình 6.1)
- Dầm liên tục có đầu ngàm (Hình 6.3 b)

Hình 6.3 b
6.1.2 Bậc siêu tĩnh
n=C–3 (6.1)

C: số liên tựa tương đương loại 1

GV: NGUYỄN PHÚ HOÀNG – Trang 1


Chương VI: DẦM LIÊN TỤC

Do dầm liên tục thường chỉ chịu tải trọng thẳng đứng nên
n = Ctg + N (6.2)
Ctg : số gối tựa trung gian (không tính hai liên kết ở ngoài cùng)
N: số ngàm của dầm (không cần phân biệt ngàm cứng hay ngàm trượt)
Chú ý : Ta cũng có thể dùng công thức: n = 3V - K
Ví dụ 1: Tính bậc siêu tĩnh cho dầm liên tục trên hình 6.4

Hình 6.4
Cách 1: n = 3V- K = 3.3 – 7 = 2
Cách 2: n = C – 3 = 5 – 3 = 2
C là số liên kết nối đất tương đương quy về liên kết loại 1.
Ví dụ 2: Tính bậc siêu tĩnh cho dầm liên tục trên hình 6.5

Hình 6.5
Cách 1: Ta có n = C- 3 =7 – 3 = 4.
Cách 2 : n = Ctg + N = 2 + 2 = 4

6.2 Tính dầm liên tục đơn giản


a) Thiết lập phương trình ba momen
Tính dầm liên tục có bậc tự do n chịu tác dụng của tải trọng P, sự thay đổi nhiệt độ
t, và sự chuyển vị cưỡng bức Z.

Hình 6.6 a
+ Các gối đánh số thứ tự 0,1,2.....từ trái sang phải.
+ Nhịp, độ cứng của nhịp được ký hiệu theo gối phải của nhịp:
l1 , l 2 , l3 ,...., l n + 1 , EJ 1 , EJ 2 , EJ 3 ,..., EJ n + 1
• Chọn Hệ cơ bản
- Giải phóng các liên kết ngăn cản chuyển vị xoay tương đối tại các tiết diện nằm
trên các gối tựa trung gian ( đưa liên kết hàn → liên kết khớp.)
- Đặt vào các cặp momen: M 1 , M 2 ,..., M n (tương đương X 1 , X 2 ,..., X n trong phương
pháp lực) (Hình 6.6 b)

GV: NGUYỄN PHÚ HOÀNG – Trang 2


Chương VI: DẦM LIÊN TỤC

Hình 6.6 b
Nhận xét:
- Các lực đặt trên một nhịp nào đó sẽ không ảnh hưởng đến các nhịp bên cạnh.
- Phương trình chính tắc biểu thị góc xoay tương đối giữa hai mặt cắt hai phía của
khớp phải bằng không (Vì dầm liên tục là một thanh liền nên tại các gối tựa các
mặt cắt không có góc xoay tương đối với nhau).
• Hệ phương trình chính tắc:

Xét phương trình chính tắc thứ i:


δ i1 M 1 + δ i 2 M 2 + ... + δ i ( i − 1) M i − 1 + δ ii M i + δ i (i + 1) M (i + 1) + ... + δ in M n + ∆ iP + ∆ it + ∆ iZ = 0
- Xác định các số hạng tự do δ ij : bằng cách vẽ các biểu đồ đơn vị (Hình 6.6 c) và
nhân biểu đồ.
Mi-2 Mi-1 Mi Mi+1
EJi-2 i-2
EJi-1 i-1
EJi i
EJi+1 i+1
EJi+2

li-2 li-1 li li+1 li+2

Mi-2 =1
EJi-2 i-2
EJi-1 i-1
EJi i
EJi+1 i+1
EJi+2
M i-2

1
Mi-1 =1
EJi-2 i-2
EJi-1 i-1
EJi i
EJi+1 i+1
EJi+2
M i-1

1
Mi =1
EJi-2 i-2
EJi-1 i-1
EJi i
EJi+1 i+1
EJi+2
Mi

1
Mi+1=1
EJi-2 i-2
EJi-1 i-1
EJi i
EJi+1 i+1
EJi+2
M i+1

Hình 6.6 c
Ta thấy các hệ số δ i (i − 1) , δ ii , δ i (i + 1) khác không, còn các hệ số khác đều bằng không.
1 1 1 li
δ i (i − 1) = ( M i )( M i − 1 ) = × 1 × li × × 1 × =
2 3 EJ i 6 EJ i

GV: NGUYỄN PHÚ HOÀNG – Trang 3


Chương VI: DẦM LIÊN TỤC

1 2 1 1 2 1 li l
δ ii = ( M i )( M i ) = × 1 × li × × 1 × + × 1 × li + 1 × × 1 × = + i+ 1 +
2 3 EJ i 2 3 EJ i + 1 3EJ i 3EJ i + 1

1 1 1 li + 1
δ i (i + 1) = ( M i )( M i + 1 ) = × 1 × li + 1 × × 1 × =
2 3 EJ i + 1 6 EJ i + 1
Phương trình chính tắc thứ i trở thành:
li l l li + 1
M i− 1 + ( i + i+ 1 )M i + M i + 1 = − (∆ iP + ∆ it + ∆ iP )
6 EJ i 3EJ i 3EJ i + 1 6 EJ i + 1

- Xác định các số hạng tự do


+ Dầm liên tục chỉ chịu tác dụng của tải trọng
Mi =1
EJi-1 i-1
EJi i
EJi+1 i+1
EJi+2
Mi
yi y i+1
1

i-1 i i+1
EJi+2

Ci Ci+1 M P0

ai bi a i+1 b i+1

Hình 6.6 d
Ω i y i Ω i + 1 y i + 1 Ω i ai Ω i + 1bi + 1
∆ iP = ( M i )( M Po ) = + = + Trong đó ai , bi là khoảng cách từ
EJ i EJ i + 1 l1 EJ i li + 1 EJ i + 1
trọng tâm của diện tích biểu đồ M Po trong nhịp thứ i đến gối tựa trái và phải của nhịp đó.
Chú ý:
Ω i được xem là dương khi biểu đồ momen do tải trọng gây nên là căng ở thớ dưới.

- Dầm liên tục chịu nhiệt độ t:

GV: NGUYỄN PHÚ HOÀNG – Trang 4


Chương VI: DẦM LIÊN TỤC

α β
EJi-1 i-1
t1,i i
i
i t1,i+1 i+1
EJi+2
t2,i t2,i+1
li-1 li li+1 li+2

Mi =1
EJi-1 i-1
EJi i
EJi+1 i+1
EJi+2
Mi

1
Hình 6.6 e

α t 2 + t1 α l α l
∆ it = ∑ h
(t 2 − t1 )Ω ( M i ) + ∑ α
2
Ω (N i ) =
hi
(t 2,i − t1,i ) i +
2 hi + 1
(t 2,i + 1 − t1,i + 1 ) i + 1
2
- Dầm chịu lún không đều:

Hình 6.6 f

Trong đó: Zi là độ lún của gối tựa thứ i, theo biểu thức thì Zi lấy dấu dương khi chuyển vị
đi xuống.
Thay tất cả các hệ số vào phương trình trên:

GV: NGUYỄN PHÚ HOÀNG – Trang 5


Chương VI: DẦM LIÊN TỤC

Chọn 1 J0 làm chuẩn (thường chọn J của nhiều nhịp có J giống nhau của dầm). Và đặt:

• Biểu đồ nội lực của dầm liên tục


( M P ) = ( M 1 ) M 1 + ( M 2 ) M 2 + ... + ( M n ) M n + ( M Po )
Các ví dụ:
Ví dụ 1: Vẽ các biểu đồ nội lực của hệ trên hình (H.6.7 a)
1. Bậc siêu tĩnh:
n = Ctg + N = 2 + 0 = 2
2. Tạo hệ cơ bản, đánh số các gối tựa, vẽ biểu đồ mômen do tải trọng gây ra
trên hệ cơ bản: (Hình 6.7 c, d)
3. Viết các phương trình ba mômencho các gối tựa trung gian.

GV: NGUYỄN PHÚ HOÀNG – Trang 6


Chương VI: DẦM LIÊN TỤC

Hình 6.7 a,b,c,d,e

GV: NGUYỄN PHÚ HOÀNG – Trang 7


Chương VI: DẦM LIÊN TỤC

Thay vào phương trình ba mômen:

5. Vẽ biểu đồ nội lực:


a. Biểu đồ mômen: treo biểu đồ (H.6.7 d)
b. Biểu đồ lực cắt: suy ra từ biểu đồ mômen.

Kết quả thể hiện trên hình vẽ (H.6.7 e))


c. Biểu đồ lực dọc (N): trùng với đường chuẩn.

b) Các chú ý:
Dầm liên tục có đầu thừa và đầu ngàm → biến đổi về dầm liên tục đơn giản
a. Dầm liên tục có thừa: (H.6.8 a)
- Phần đầu thừa là tĩnh định nên có thể xác định và vẽ biểu đồ nội lực bằng các phương
trình cân bằng tĩnh học.
- Thực hiện cắt bỏ đầu thừa, đưa tải trọng về thành các lực tập trung tại gối tựa biên
(H.6.8 b). Có hai quan niệm về mômen gối tựa này:
0
+ Xem là ngoại lực thì cần kể nó khi vẽ biểu đồ (M P )
+ Xem là mômen tại các gối tựa trong phương trình 3 mômen, thì chúng là
M0 và Mn+1. Trong hệ trên hình (H.6.8 b) thì M0 = -P.c và Mn+1 = − qd .
Đến đây ta trở lại bài toán dầm liên tục 2 đầu khớp.

GV: NGUYỄN PHÚ HOÀNG – Trang 8


Chương VI: DẦM LIÊN TỤC

Hình 6.8 a, b

b. Dầm liên tục có đầu ngàm:(H.6.9 a)


Thay thế ngàm hoặc ngàm trượt bằng một nhịp có độ cứng EJ = ∞ có chiều dài tuỳ ý
hoặc chiều dài bằng không và được liên kết với trái đất bằng số liên kết tương đương với
ngàm hoặc ngàm trượt. (H.6.9 b)
Sau khi thực hiện như trên, ta đưa dầm về thành hai đầu khớp và trở lại bài toán đã biết.

Hình 6.9 a, b
Ví dụ2 : Vẽ biểu đồ mômen cuốn của hệ trên hình vẽ (H.6.10 a). Cho biết EJ =
1080T.m2; ϕ = 0,005 radian; ∆ = 0,03m; ∆ = 0,02m; h = 0,4m; h = 0,3m.
1 2 2EJ EJ

Đưa hệ về hệ tương đương 2 đầu khớp như trên hình vẽ (H.6.10 b)


1. Bậc siêu tĩnh:
n = Ctg + N = 2 + 0 = 2 (tính trên hệ tương đương)
0
2. Tạo hệ cơ bản, đánh số các gối tựa, vẽ biểu đồ (M P ) . Kết quả trên hình
(H.6.10 c, d)
Ở đây ta xem M = -P.2 = -4 là mômen M3 trong phương trình 3 mômen.
3.Viết phương trình 3 mômen cho các gối tựa trung gian:

GV: NGUYỄN PHÚ HOÀNG – Trang 9


Chương VI: DẦM LIÊN TỤC

Hình 6.10 a, b, c,d,e,f,g

GV: NGUYỄN PHÚ HOÀNG – Trang 10


Chương VI: DẦM LIÊN TỤC

4. Xác định các đại lượng trong phương trình 3 mômen:

5. Vẽ biểu đồ nội lực:


a. Biểu đồ mômen (M): treo biểu đồ (H.6.10 e)
b. Biểu đồ lực cắt, lực dọc (H.6.10 f, g)

GV: NGUYỄN PHÚ HOÀNG – Trang 11

You might also like