You are on page 1of 25

Chính sách môi trường là gì?

"Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến
lược, thời đoạn, nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể
nào đó, trong một giai đoạn nhất định".
Chính sách môi trường cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường (trong nước) và
các Công ước quốc tế về môi trường. Mỗi cấp quản lý hành chính đều có
những chính sách môi trường riêng. Nó vừa cụ thể hoá luật pháp và những
chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Sự đúng
đắn và thành công của chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng
trong đảm bảo sự thành công của chính sách cấp trung ương.

Ba trường hợp điển hình về hiện trạng tài nguyên và môi trường nước
của một số lưu vực sông ở nước ta hiện nay

Tài nguyên nước được hình thành, luân chuyển, diễn biến về lượng và chất,
phát huy tác dụng đối với môi trường thiên nhiên, đời sống và mọi hoạt
động phát triển của con người trên những khu vực địa lý nhất định là những
lưu vực sông. Để bạn đọc có khái niệm cụ thể hơn về tình hình tài nguyên
nước của nước ta, cùng với những đặc điểm chung về tài nguyên nước đã
nêu ở mục trước, mục thứ ba này trình bày tình trạng tài nguyên nước trên
ba lưu vực sông cụ thể: lưu vực các sông Nhuệ - Đáy, trong đó có Thủ đô
Hà Nội và một số khu công nghiệp ở phía Bắc; lưu vực các sông Đồng Nai
- Sài Gòn, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh và một số khu công nghiệp
ở phía Nam; và lưu vực sông Cầu với một số tỉnh và thành phố ở vùng
trung du phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng. Đoạn trình bày về lưu vực
sông Nhuệ - sông Đáy dựa theo báo cáo "Bảo vệ môi trường lưu vực sông
Nhuệ - sông Đáy" do Thứ trưởng Phạm Khôi Nguyên trình bày tại Hội nghị
về chủ đề trên, họp ngày 7-8-2003, công bố trên tạp chí Bảo vệ Môi trường,
số tháng 8-2003; đoạn về lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn theo bài viết
của PGS, TS. Lê Trình; đoạn về lưu vực sông Cầu theo bài viết của GS, TS.
Ngô Đình Tuấn.

Tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy thuộc các tỉnh và thành phố: Hòa Bình, Hà
Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, có diện tích khoảng
8.000km2, dân số trên 9 triệu người, trong đó có khoảng 3,5 triệu sống ven
sông. Đây là vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên, môi trường phong phú đa
dạng, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng trong đó có Thủ đô Hà Nội. Song,
nơi đây cũng đang gặp phải những vấn đề môi trường bức xúc do thiên
nhiên và con người gây ra như lũ lụt, úng ngập, thoái hóa đất, ô nhiễm môi
trường do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Sông Nhuệ - sông Đáy có
nhiều phụ lưu khá lớn chảy qua các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, tụ
điểm dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ, làng nghề, là nguồn
cấp nước ngọt quan trọng cho sản xuất và dân sinh.
Sông Nhuệ có tổng chiều dài là 74km, bề rộng trung bình từ 30 - 40m, diện
tích lưu vực 1.070km2. Các sông nhánh lớn chảy qua trục chính sông Nhuệ
gồm có: sông Đăm, sông Đồng Bồng, sông Cầu Ngà, sông Tô Lịch, máng
Hòa Bình, sông Lương. Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên
Mạc để tưới cho hệ thống thủy nông Đan Hoài. Sông Nhuệ còn tiêu nước
cho thành phố Hà Nội, thị xã Hà Đông và chảy vào sông Đáy tại thị xã Phủ
Lý. Nước sông Tô Lịch thường xuyên xả vào sông Nhuệ với lưu lượng
trung bình từ 11-17 m3/s, lưu lượng cực đại đạt 30 m3/s.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Địa lý về chất lượng sông Nhuệ, đoạn
chảy qua Hà Nội cho thấy rằng nước ở đoạn đầu sông chảy qua thị xã Hà
Đông, trước khi tiếp nhận nguồn nước thải của hai con sông Kim Ngưu và
Tô Lịch (2km đầu tiên), đã có hàm lượng BOD, NH4 vượt quá tiêu chuẩn
cho phép đối với chất lượng nước loại B, hàm lượng DO vượt quá tiêu
chuẩn cho phép đối với chất lượng nước loại A.
Tại đập Thanh Liệt, khi sông Nhuệ tiếp nhận thêm một khối lượng nước
thải sinh hoạt và công nghiệp của phần lớn nội thành Hà Nội từ sông Tô
Lịch và Kim Ngưu đổ vào, nước đã bị ô nhiễm đến mức nghiêm trọng: hàm
lượng BOD, As, NH4, NO2, tổng coliform,... đều vượt quá mức tiêu chuẩn
cho phép đối với chất lượng nước loại B đến hàng chục lần. Đoạn sông bắt
đầu từ đập Thanh Liệt đến km7, hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi
trường nước ở đây giảm dần, tuy nhiên các chỉ tiêu như BOD, NH4,
NO2 vẫn còn cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước
loại B. Nói chung trên đoạn sông này, chất lượng nước sông Nhuệ vẫn bị ô
nhiễm ở mức cao.
Đoạn cuối cùng của sông Nhuệ chất lượng nước sông biến đổi do quá trình
tự làm sạch của dòng sông, khối lượng chất thải ít đi nên chất lượng nước
sông cũng dần được cải thiện. Tuy nhiên, chất lượng nước sông vẫn chưa
đạt tiêu chuẩn do hàm lượng nitrit, BOD vẫn cao trên mức tiêu chuẩn cho
phép đối với chất lượng nước loại A. Như vậy chất lượng nước sông khi
chảy ra khỏi tỉnh Hà Tây vẫn không đạt tiêu chuẩn cho phép trong phục vụ
sinh hoạt, mới chỉ đạt ở mức tiêu chuẩn cho phép đối với nước phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp.
Sông Đáy nguyên là một phân lưu lớn đầu tiên ở hữu ngạn sông Hồng, bắt
đầu từ cửa Hát Môn chảy theo hướng đông bắc - tây nam và đổ ra biển tại
cửa Đáy. Đến năm 1937, sau khi xây dựng xong đập Đáy, nước sông Hồng
không thường xuyên vào sông Đáy qua cửa đập Đáy (trừ những năm phân
lũ) vì vậy phần đầu nguồn sông, từ km 0 đến Ba Thá dài 71km, sông Đáy
trên thực tế chỉ như đoạn sông chết. Hiện tượng bồi lắng và nhân dân lấn
đất canh tác đã gây cản trở thoát lũ mùa mưa. Lượng nước được cung cấp
cho sông Đáy chủ yếu là do các sông nhánh, quan trọng nhất là sông Tích,
sông Bôi, sông Đào, sông Nhuệ.
Nguồn nước tự nhiên của sông Đáy kết hợp với chế độ điều hòa của hệ
thống công trình thủy lợi đã phục vụ đắc lực việc cấp nước sinh hoạt, cấp
nước đô thị như: Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình và sự phát triển của các
ngành giao thông thủy, thủy sản, du lịch và đặc biệt là nông nghiệp.
Sông Đáy là trục tiêu thoát chính trong mùa lũ và hoàn toàn mang đặc thù
của một dòng sông ở đồng bằng. Sông Đáy có chiều dài khoảng 247km,
lòng và bãi sông thay đổi mạnh về chiều rộng.
Chất lượng nước sông Đáy thay đổi thất thường, phụ thuộc rất nhiều vào
chất lượng nước các kênh, mương, sông nhánh dồn vào trên suốt chiều dài
của sông. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra ô nhiễm nguồn nước
sông Đáy và từ đó dẫn đến làm giảm chất lượng môi trường sống trên toàn
lưu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do dòng chính sông Đáy phải tiếp nhận
rất nhiều nguồn nước thải, từ nước thải sản xuất đến nước thải sinh hoạt
trên phạm vi rộng. Lượng nước thải nhiều nơi có nồng độ ô nhiễm cao.
Những điểm ô nhiễm nặng mang tính cục bộ là rất phổ biến, nếu không có
biện pháp giảm thiểu thì nguy cơ lan rộng là không thể tránh khỏi. Nếu xét
cả về không gian và thời gian thì mức độ ô nhiễm của từng đoạn sông,
nhánh sông hay từng khu vực rất khác nhau, phụ thuộc vào chế độ thủy
văn, lượng nước sinh hoạt, công nghiệp, chế độ tưới tiêu trong nông
nghiệp.
Hiện tại nguồn nước dòng chảy chính vào sông Đáy do mưa trên lưu vực
và một số sông như sông Nhuệ. Chất lượng nước sông Nhuệ từng lúc, phụ
thuộc vào thời gian mở cống Liên Mạc, từng nơi vượt giới hạn cho phép
đối với chất lượng nước loại B, không đáp ứng được nhu cầu cung cấp cho
sản xuất. Nếu không có biện pháp ngăn ngừa khắc phục, xử lý ô nhiễm kịp
thời thì tương lai không xa nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy không thể sử
dụng cho sản xuất được.
Thực tế cho thấy có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết trong bảo vệ tài
nguyên và môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Các vấn đề cấp
bách nhất là:
• Môi trường nước lưu vực bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và thủ
công nghiệp ngày càng gia tăng.
• Nguồn nước thải do hoạt động nông nghiệp chứa đựng các hóa chất
trừ sâu, diệt cỏ, bảo quản hoa quả, kích thích sinh trưởng cũng đang gia
tăng.
• Nguồn thải sinh hoạt của trên 3 triệu người dân sống trên lưu vực,
tốc độ tăng dân số vẫn còn lớn, và hàng chục bệnh viện không có cơ sở
xử lý chất thải riêng.
• Hình thái đặc biệt của lưu vực: lòng sông dốc ở thượng lưu, trũng
thấp ở trung lưu, cửa sông bị thủy triều khống chế. Trong trường hợp
mưa lớn hơn 200mm, sông Nhuệ không đủ khả năng tiêu úng, gây ngập
úng cục bộ. Khi lũ sông Hồng lớn phải phân lũ vào sông Đáy và sẽ có
nguy cơ gây ngập lụt và ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Lòng sông
Đáy đang bị thu hẹp, gây cạn kiệt cục bộ vào mùa khô, tắc nghẽn dòng
chảy, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tự làm sạch của dòng sông.
• Về thể chế, chính sách, phương pháp quản lý lưu vực chưa có sự
thống nhất và phân công trách nhiệm rõ ràng, chưa có sự quản lý thống
nhất và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường lưu vực và các địa phương trên lưu vực, dẫn tới hiệu lực và hiệu
quả thấp trong việc quản lý, bảo vệ môi trường lưu vực.
• Rủi ro môi trường do lũ lụt và úng ngập là nguy cơ lớn đối với lưu
vực. Lòng sông bị bồi lấp, thượng nguồn bị xói lở gây cạn kiệt nước về
mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa, nhiều ô trũng bị ngập lụt, một số khu
vực quan trọng về dân sinh và kinh tế trở thành hồ chứa chậm lũ khi
cần xả lũ sông Hồng.
• Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường lưu vực sông chưa được
quan tâm, các thông tin cần thiết còn thiếu, chưa được cập nhật, hệ
thống quan trắc môi trường nước chưa đáp ứng được các yêu cầu của
công tác quản lý môi trường lưu vực.
• Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường nước của nhân dân trong lưu
vực còn thấp dẫn đến tình trạng xả rác thải, nước thải xuống sông, khai
thác lòng sông bừa bãi.
• Quản lý một lưu vực như lưu vực sông Đáy - sông Nhuệ là việc
không đơn giản do sự khác biệt giữa các khu vực, các tỉnh, các thành
phố trong lưu vực về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về hệ thống
quản lý của các cơ quan nhà nước, cũng như về nhận thức môi trường
của nhân dân từng địa phương.
Trước mắt, để bảo vệ tài nguyên và môi trường nước tại một lưu vực quan
trọng như lưu vực sông Đáy - sông Nhuệ cần thực hiện ngay các biện pháp
sau:
• Các nhà máy, xí nghiệp, dịch vụ, làng nghề trên địa bàn cần nghiêm
túc thực hiện các luật và quy định về bảo vệ môi trường; thực hiện các
biện pháp cưỡng chế (kể cả đóng cửa) các cơ sở sản xuất kinh doanh
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà không có khả năng giảm
thiểu và di dời.
• Thực hiện nghiêm, có kết quả và đúng tiến độ "Kế hoạch xử lý triệt
để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 64/2003/QĐTTg ngày 22-4-
2003, đặc biệt ưu tiên việc xử lý ngay các cơ sở nằm trên lưu vực sông.
• Các tỉnh, thành phố cần chủ động tăng cường kiểm soát các nguồn
thải; quan trắc chất lượng nước thường xuyên, liên tục trên toàn hệ
thống sông, đặc biệt là những nguồn thải lớn, những điểm gần vị trí
giáp ranh giữa các địa phương nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời
những sự cố có thể xảy ra.
• Huy động mọi nguồn lực để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước lưu vực
sông vào mùa cạn kiệt: nạo vét, khơi thông dòng chảy, bơm cấp nước
bổ sung từ sông Hồng vào sông Nhuệ đảm bảo duy trì đủ lưu lượng
nước phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt cũng như hòa loãng tự nhiên
các chất gây ô nhiễm.
• Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hai bên bờ
sông không xả rác thải, nước thải chưa được xử lý xuống sông.
• Tăng cường năng lực quản lý môi trường của các địa phương trong
lưu vực và xây dựng tổ chức quản lý môi trường lưu vực, xây dựng và
thực hiện ngay Đề án tổng thể về bảo vệ môi trường lưu vực nói chung
và tài nguyên và môi trường nước nói riêng.
Hiện nay để hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm nước và khắc phục tình trạng
thiếu nước trong lưu vực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lập
Dự án tăng nguồn nước cho sông Đáy tại ba khu vực: 1) Tiếp nguồn nước
cho sông Tích qua công trình Bến Mắm tại thị xã Sơn Tây với lưu lượng
khoảng 40 m3/s; 2) Tiếp nguồn nước cho dòng chính sông Đáy qua công
trình cụm đầu mối Hát Môn - Đập Đáy cho phép khơi thông lại dòng sông
Đáy với lưu lượng khoảng 50 m3/s; 3) Tiếp nguồn nước cho sông Châu qua
cống Tắc Giang với lưu lượng khoảng 40 m3/s. Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đang khởi đầu Dự án mang tên "Làm sống lại dòng sông
Đáy".

Giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Thứ năm, 11 Tháng 12 2008 11:12
Ngày 10/12, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) đã tổ
chức hội nghị "Bảo vệ môi trường sông Nhuệ - Đáy" tại tỉnh Hà Nam.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề như: Các chủ
trương, đường lối, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan
đến bảo vệ môi trường các lưu vực sông của Việt Nam; các văn bản hiện
hành liên quan đến quản lý, bảo vệ lưu vực sông và hoạt động của các Uỷ
ban lưu vực sông; truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sông
Nhuệ - Đáy; các vấn đề môi trường liên quan đến doanh nghiệp trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế; hiện trạng môi trường lưu vực sông Nhuệ -
Đáy và tỉnh Hà Nam. Hội nghị đưa ra nhiều giải pháp cấp bách nhằm bảo
vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy trong thời gian tới, cụ thể là: Lựa
chọn các công nghệ tiến bộ trong đầu tư sản xuất nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đảm bảo nguồn vốn đầu tư
cho công tác bảo vệ môi trường; thực hiện di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường ra khỏi khu dân cư; tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp
hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh; đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cho
nhân dân; tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường,...
Theo thống kê sơ bộ, trong phạm vi lưu vực sông Nhuệ - Đáy có khoảng
700 nguồn thải công nghiệp, làng nghề, bệnh viện và sinh hoạt. Hầu như tất
cả các nguồn thải đều tập trung đổ vào sông Nhuệ, sông Đáy mà không qua
hệ thống xử lý nước thải nào. Sông Nhuệ - Đáy khi đổ về tỉnh Hà Nam đã bị
ô nhiễm nặng do chất thải của Hà Nội (chiếm 71% tổng lượng chất thải đổ
vào sông Nhuệ - Đáy). Hơn nữa, tại tỉnh Hà Nam vấn đề đầu tư cho hệ
thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, làng nghề, khu dân cư chưa
được quan tâm đúng mức.
Nước sông Nhuệ, sông Đáy ở Hà Nam bị ô nhiễm nặng trung bình từ 6 - 11
lần/năm vào mùa cạn kiệt. Một số chất có nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép
loại A theo TCVN 5942 - 1995 (tiêu chuẩn nước sử dụng cho mục đích sinh
hoạt) như: Amoni vượt 380 lần; COD vượt 5 lần, chất rắn lơ lửng vượt 6
lần...

Cam kết về bảo vệ môi trường của Chủ tịch UBND 6 tỉnh, thành
thuộc khu vực sông Nhuệ, sông Đáy
Ngày 7 tháng 8 năm 2003 tại thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, chúng tôi đại
diện cho 6 tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, nhất trí
nhận định rằng:

• Việc khai thác sử dụng nguồn nước của bất kỳ phần lãnh thổ nào
trong lưu vực đều có ảnh hưởng về nhiều mặt đến các vùng lãnh thổ
còn lại, đặc biệt là về môi trường;
• Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi thuộc lưu vực đã đến
mức báo động trong khi tác động tiêu cực của quá trình phát triển
kinh tế - xã hội lên môi trường chắc chắn sẽ còn tiếp tục gia tăng
mạnh mẽ trong thời gian tới nếu không có biện pháp khắc phục hiệu
quả.
• Để đảm bảo chất lượng môi trường, giữ gìn cảnh quan sinh thái, tài
nguyên thiên nhiên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy phục vụ sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố
thuộc lưu vực, cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ, nỗ lực to lớn
chung của 6 tỉnh, thành phố trong công tác bảo vệ môi trường lưu
vực.

Nhằm bảo vệ môi trường trong lành của lưu vực phục vụ đời sống của nhân
dân và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững trên toàn
lưu vực, chúng tôi cam kết:

1. Coi nhiệm vụ bảo vệ và cải thiện môi trường trên phạm vi toàn lưu
vực là nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách của từng địa phương nói riêng và
của cả 6 tỉnh, thành phố nói chung.
2. Tổ chức thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên
nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Đẩy
mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
trường trong nhân dân toàn lưu vực.
3. Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước lưu vực; tiến hành
các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh quốc phòng
phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của toàn lưu vực.
4. Chủ động phòng ngừa, kịp thời ứng phó các sự cố môi trường, ngăn
chặn tình trạng ô nhiễm, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng
môi trường nước, tích cực bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ,
khôi phục và trồng mới rừng.
5. Xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường từng tỉnh (phần thuộc lưu
vực 2 sông trên), tiến tới xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường lưu
vực sông Nhuệ- sông Đáy; chỉ đạo các địa phương thực hiện các qui
hoạch nói trên.
6. Thường xuyên trao đổi thông tin, khẩn trương xây dựng cơ sở dữ
liệu về môi trường của lưu vực, có các hình thức thông báo định kỳ
công khai về tình trạng môi trường lưu vực.
7. Huy động mọi nguồn nhân lực, tài lực một cách hợp lý của các địa
phương thực hiện chủ trương xã hội hoá bảo vệ môi trường, xử lý và
khắc phục hậu quả khi sự cố xảy ra. Hàng năm dành một khoản kinh
phí từ ngân sách địa phương đáp ứng cho việc thực hiện các nhiệm
vụ bảo vệ môi trường lưu vực sông.
8. Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ -
sông Đáy trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Phấn đấu đạt kết quả cụ thể:

• Từ mùa khô năm 2003, bằng giải pháp điều tiết nước hợp lý giảm
được nồng độ ô nhiễm nước sông, giảm khiếu kiện của nhân dân
trong lưu vực.
• Đến năm 2007 xử lý xong các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”.
• Đến năm 2010 ngăn chặn hoàn toàn việc gia tăng ô nhiễm môi
trường nước lưu vực, tạo chuyển biến cơ bản trong việc cải thiện và
nâng cao chất lượng môi trường lưu vực.

Để thực hiện tốt các cam kết trên chúng tôi đề nghị:

• Chính phủ, các Bộ/ngành trung ương khẩn trương xem xét, phê
duyệt các phương án và Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ
- sông Đáy, đồng thời phối hợp giải quyết các vấn đề có tính liên
ngành, liên tỉnh trong khai thác và sử dụng tiết kiệm nguồn nước,
trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn
các tỉnh thuộc lưu vực sông. Hàng năm dành ngân sách trung ương
thoả đáng cho việc thực hiện các đề án, dự án và hoạt động bảo vệ
môi trường lưu vực sông
• Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động liên hệ với đại diện các quốc
gia, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ vận động
nguồn vốn đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường lưu
vực sông, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường
trên toàn quốc nói chung và trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố thuộc lưu
vực sông Nhuệ - sông Đáy nói riêng.

Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án BVMT lưu vực sông Nhuệ- sông
Đáy đến năm 2020

Dưới đây là phiên bản cache tại địa


chỉ: http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=128459&CatId=20

- Ngày 29/4/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Đề
án tổng thể báo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy đến năm 2020" với mục đích giải quyết
vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy . Đây là vấn đề lớn, liên vùng,
liên ngành; là nhiệm vụ của cả 6 tỉnh, thành phố trên lưu vực, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo chặt chẽ và
hỗ trợ đầu tư của Chính phủ, các Bộ, ngành cũng như sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân toàn lưu vực.

Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Việc bảo vệ môi trường sông Đáy- sông Nhuệ phải xuất phát từ quan
điểm tổng thể, đồng bộ và thống nhất trên toàn lưu vực kết hợp chặt chẽ với việc bảo vệ trữ lượng
nguồn nước và chất lượng nước của dòng sông. Từ nay đến năm 2020 nhằm hạn chế, giảm thiểu ô
nhiễm và suy thoái môi trường lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy; từng bước xử lý ô nhiễm, cải thiện,
nâng cao chất lượng môi trường, chất lượng nước các dòng sông, tạo hệ thống dòng chảy ổn định,
bảo vệ các công trình thủy lợi an toàn, bền vững; xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính
sách đồng bộ nhằm khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, môi trường lưu vực
sông Nhuệ-sông Đáy; thiết lập mô hình quản lý môi trường lưu vực phù hợp để khai thác, sử dụng
bền vững, duy trì cân bằng nguồn nước, bảo vệ môi trường và cảnh quan sinh thái, phục vụ có hiệu
quả nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội trên toàn lưu vực.

Với các mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2010; 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 nhằm giảm thiểu
và khống chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường lưu vực sông Đáy- sông Nhuệ; giữ gìn bảo vệ
môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học trên lưu vực sông; khắc phục cải tạo những khu vực,
đoạn sông bị ô nhiễm nặng; nâng cao năng lực tổ chức, quản lý bảo vệ môi trường lưu vực sông
Nhuệ-sông Đáy và xây dựng hệ thống cấp nước sạch tại một số khu vực đô thị nông thôn trên lưu
vực...
Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định việc tổ chức triển khai 12 dự án ưu tiên bảo vệ môi trường và
các giải pháp thực hiện. Theo đó, Bộ Tài nguyên môi trường có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với
lãnh đạo 6 tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình cùng các Bộ Tài chính,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ ngành liên quan chịu trách nhiệm thực hiện.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Ba trường hợp điển hình về hiện trạng tài nguyên và môi trường nước
của một số lưu vực sông ở nước ta hiện nay

Tài nguyên nước được hình thành, luân chuyển, diễn biến về lượng và chất,
phát huy tác dụng đối với môi trường thiên nhiên, đời sống và mọi hoạt
động phát triển của con người trên những khu vực địa lý nhất định là những
lưu vực sông. Để bạn đọc có khái niệm cụ thể hơn về tình hình tài nguyên
nước của nước ta, cùng với những đặc điểm chung về tài nguyên nước đã
nêu ở mục trước, mục thứ ba này trình bày tình trạng tài nguyên nước trên
ba lưu vực sông cụ thể: lưu vực các sông Nhuệ - Đáy, trong đó có Thủ đô
Hà Nội và một số khu công nghiệp ở phía Bắc; lưu vực các sông Đồng Nai
- Sài Gòn, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh và một số khu công nghiệp
ở phía Nam; và lưu vực sông Cầu với một số tỉnh và thành phố ở vùng
trung du phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng. Đoạn trình bày về lưu vực
sông Nhuệ - sông Đáy dựa theo báo cáo "Bảo vệ môi trường lưu vực sông
Nhuệ - sông Đáy" do Thứ trưởng Phạm Khôi Nguyên trình bày tại Hội nghị
về chủ đề trên, họp ngày 7-8-2003, công bố trên tạp chí Bảo vệ Môi trường,
số tháng 8-2003; đoạn về lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn theo bài viết
của PGS, TS. Lê Trình; đoạn về lưu vực sông Cầu theo bài viết của GS, TS.
Ngô Đình Tuấn.

Tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy thuộc các tỉnh và thành phố: Hòa Bình, Hà
Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, có diện tích khoảng
8.000km2, dân số trên 9 triệu người, trong đó có khoảng 3,5 triệu sống ven
sông. Đây là vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên, môi trường phong phú đa
dạng, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng trong đó có Thủ đô Hà Nội. Song,
nơi đây cũng đang gặp phải những vấn đề môi trường bức xúc do thiên
nhiên và con người gây ra như lũ lụt, úng ngập, thoái hóa đất, ô nhiễm môi
trường do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Sông Nhuệ - sông Đáy có
nhiều phụ lưu khá lớn chảy qua các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, tụ
điểm dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ, làng nghề, là nguồn
cấp nước ngọt quan trọng cho sản xuất và dân sinh.
Sông Nhuệ có tổng chiều dài là 74km, bề rộng trung bình từ 30 - 40m, diện
tích lưu vực 1.070km2. Các sông nhánh lớn chảy qua trục chính sông Nhuệ
gồm có: sông Đăm, sông Đồng Bồng, sông Cầu Ngà, sông Tô Lịch, máng
Hòa Bình, sông Lương. Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên
Mạc để tưới cho hệ thống thủy nông Đan Hoài. Sông Nhuệ còn tiêu nước
cho thành phố Hà Nội, thị xã Hà Đông và chảy vào sông Đáy tại thị xã Phủ
Lý. Nước sông Tô Lịch thường xuyên xả vào sông Nhuệ với lưu lượng
trung bình từ 11-17 m3/s, lưu lượng cực đại đạt 30 m3/s.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Địa lý về chất lượng sông Nhuệ, đoạn
chảy qua Hà Nội cho thấy rằng nước ở đoạn đầu sông chảy qua thị xã Hà
Đông, trước khi tiếp nhận nguồn nước thải của hai con sông Kim Ngưu và
Tô Lịch (2km đầu tiên), đã có hàm lượng BOD, NH4 vượt quá tiêu chuẩn
cho phép đối với chất lượng nước loại B, hàm lượng DO vượt quá tiêu
chuẩn cho phép đối với chất lượng nước loại A.
Tại đập Thanh Liệt, khi sông Nhuệ tiếp nhận thêm một khối lượng nước
thải sinh hoạt và công nghiệp của phần lớn nội thành Hà Nội từ sông Tô
Lịch và Kim Ngưu đổ vào, nước đã bị ô nhiễm đến mức nghiêm trọng: hàm
lượng BOD, As, NH4, NO2, tổng coliform,... đều vượt quá mức tiêu chuẩn
cho phép đối với chất lượng nước loại B đến hàng chục lần. Đoạn sông bắt
đầu từ đập Thanh Liệt đến km7, hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi
trường nước ở đây giảm dần, tuy nhiên các chỉ tiêu như BOD, NH4,
NO2 vẫn còn cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước
loại B. Nói chung trên đoạn sông này, chất lượng nước sông Nhuệ vẫn bị ô
nhiễm ở mức cao.
Đoạn cuối cùng của sông Nhuệ chất lượng nước sông biến đổi do quá trình
tự làm sạch của dòng sông, khối lượng chất thải ít đi nên chất lượng nước
sông cũng dần được cải thiện. Tuy nhiên, chất lượng nước sông vẫn chưa
đạt tiêu chuẩn do hàm lượng nitrit, BOD vẫn cao trên mức tiêu chuẩn cho
phép đối với chất lượng nước loại A. Như vậy chất lượng nước sông khi
chảy ra khỏi tỉnh Hà Tây vẫn không đạt tiêu chuẩn cho phép trong phục vụ
sinh hoạt, mới chỉ đạt ở mức tiêu chuẩn cho phép đối với nước phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp.
Sông Đáy nguyên là một phân lưu lớn đầu tiên ở hữu ngạn sông Hồng, bắt
đầu từ cửa Hát Môn chảy theo hướng đông bắc - tây nam và đổ ra biển tại
cửa Đáy. Đến năm 1937, sau khi xây dựng xong đập Đáy, nước sông Hồng
không thường xuyên vào sông Đáy qua cửa đập Đáy (trừ những năm phân
lũ) vì vậy phần đầu nguồn sông, từ km 0 đến Ba Thá dài 71km, sông Đáy
trên thực tế chỉ như đoạn sông chết. Hiện tượng bồi lắng và nhân dân lấn
đất canh tác đã gây cản trở thoát lũ mùa mưa. Lượng nước được cung cấp
cho sông Đáy chủ yếu là do các sông nhánh, quan trọng nhất là sông Tích,
sông Bôi, sông Đào, sông Nhuệ.
Nguồn nước tự nhiên của sông Đáy kết hợp với chế độ điều hòa của hệ
thống công trình thủy lợi đã phục vụ đắc lực việc cấp nước sinh hoạt, cấp
nước đô thị như: Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình và sự phát triển của các
ngành giao thông thủy, thủy sản, du lịch và đặc biệt là nông nghiệp.
Sông Đáy là trục tiêu thoát chính trong mùa lũ và hoàn toàn mang đặc thù
của một dòng sông ở đồng bằng. Sông Đáy có chiều dài khoảng 247km,
lòng và bãi sông thay đổi mạnh về chiều rộng.
Chất lượng nước sông Đáy thay đổi thất thường, phụ thuộc rất nhiều vào
chất lượng nước các kênh, mương, sông nhánh dồn vào trên suốt chiều dài
của sông. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra ô nhiễm nguồn nước
sông Đáy và từ đó dẫn đến làm giảm chất lượng môi trường sống trên toàn
lưu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do dòng chính sông Đáy phải tiếp nhận
rất nhiều nguồn nước thải, từ nước thải sản xuất đến nước thải sinh hoạt
trên phạm vi rộng. Lượng nước thải nhiều nơi có nồng độ ô nhiễm cao.
Những điểm ô nhiễm nặng mang tính cục bộ là rất phổ biến, nếu không có
biện pháp giảm thiểu thì nguy cơ lan rộng là không thể tránh khỏi. Nếu xét
cả về không gian và thời gian thì mức độ ô nhiễm của từng đoạn sông,
nhánh sông hay từng khu vực rất khác nhau, phụ thuộc vào chế độ thủy
văn, lượng nước sinh hoạt, công nghiệp, chế độ tưới tiêu trong nông
nghiệp.
Hiện tại nguồn nước dòng chảy chính vào sông Đáy do mưa trên lưu vực
và một số sông như sông Nhuệ. Chất lượng nước sông Nhuệ từng lúc, phụ
thuộc vào thời gian mở cống Liên Mạc, từng nơi vượt giới hạn cho phép
đối với chất lượng nước loại B, không đáp ứng được nhu cầu cung cấp cho
sản xuất. Nếu không có biện pháp ngăn ngừa khắc phục, xử lý ô nhiễm kịp
thời thì tương lai không xa nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy không thể sử
dụng cho sản xuất được.
Thực tế cho thấy có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết trong bảo vệ tài
nguyên và môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Các vấn đề cấp
bách nhất là:
• Môi trường nước lưu vực bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và thủ
công nghiệp ngày càng gia tăng.
• Nguồn nước thải do hoạt động nông nghiệp chứa đựng các hóa chất
trừ sâu, diệt cỏ, bảo quản hoa quả, kích thích sinh trưởng cũng đang gia
tăng.
• Nguồn thải sinh hoạt của trên 3 triệu người dân sống trên lưu vực,
tốc độ tăng dân số vẫn còn lớn, và hàng chục bệnh viện không có cơ sở
xử lý chất thải riêng.
• Hình thái đặc biệt của lưu vực: lòng sông dốc ở thượng lưu, trũng
thấp ở trung lưu, cửa sông bị thủy triều khống chế. Trong trường hợp
mưa lớn hơn 200mm, sông Nhuệ không đủ khả năng tiêu úng, gây ngập
úng cục bộ. Khi lũ sông Hồng lớn phải phân lũ vào sông Đáy và sẽ có
nguy cơ gây ngập lụt và ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Lòng sông
Đáy đang bị thu hẹp, gây cạn kiệt cục bộ vào mùa khô, tắc nghẽn dòng
chảy, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tự làm sạch của dòng sông.
• Về thể chế, chính sách, phương pháp quản lý lưu vực chưa có sự
thống nhất và phân công trách nhiệm rõ ràng, chưa có sự quản lý thống
nhất và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường lưu vực và các địa phương trên lưu vực, dẫn tới hiệu lực và hiệu
quả thấp trong việc quản lý, bảo vệ môi trường lưu vực.
• Rủi ro môi trường do lũ lụt và úng ngập là nguy cơ lớn đối với lưu
vực. Lòng sông bị bồi lấp, thượng nguồn bị xói lở gây cạn kiệt nước về
mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa, nhiều ô trũng bị ngập lụt, một số khu
vực quan trọng về dân sinh và kinh tế trở thành hồ chứa chậm lũ khi
cần xả lũ sông Hồng.
• Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường lưu vực sông chưa được
quan tâm, các thông tin cần thiết còn thiếu, chưa được cập nhật, hệ
thống quan trắc môi trường nước chưa đáp ứng được các yêu cầu của
công tác quản lý môi trường lưu vực.
• Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường nước của nhân dân trong lưu
vực còn thấp dẫn đến tình trạng xả rác thải, nước thải xuống sông, khai
thác lòng sông bừa bãi.
• Quản lý một lưu vực như lưu vực sông Đáy - sông Nhuệ là việc
không đơn giản do sự khác biệt giữa các khu vực, các tỉnh, các thành
phố trong lưu vực về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về hệ thống
quản lý của các cơ quan nhà nước, cũng như về nhận thức môi trường
của nhân dân từng địa phương.
Trước mắt, để bảo vệ tài nguyên và môi trường nước tại một lưu vực quan
trọng như lưu vực sông Đáy - sông Nhuệ cần thực hiện ngay các biện pháp
sau:
• Các nhà máy, xí nghiệp, dịch vụ, làng nghề trên địa bàn cần nghiêm
túc thực hiện các luật và quy định về bảo vệ môi trường; thực hiện các
biện pháp cưỡng chế (kể cả đóng cửa) các cơ sở sản xuất kinh doanh
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà không có khả năng giảm
thiểu và di dời.
• Thực hiện nghiêm, có kết quả và đúng tiến độ "Kế hoạch xử lý triệt
để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 64/2003/QĐTTg ngày 22-4-
2003, đặc biệt ưu tiên việc xử lý ngay các cơ sở nằm trên lưu vực sông.
• Các tỉnh, thành phố cần chủ động tăng cường kiểm soát các nguồn
thải; quan trắc chất lượng nước thường xuyên, liên tục trên toàn hệ
thống sông, đặc biệt là những nguồn thải lớn, những điểm gần vị trí
giáp ranh giữa các địa phương nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời
những sự cố có thể xảy ra.
• Huy động mọi nguồn lực để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước lưu vực
sông vào mùa cạn kiệt: nạo vét, khơi thông dòng chảy, bơm cấp nước
bổ sung từ sông Hồng vào sông Nhuệ đảm bảo duy trì đủ lưu lượng
nước phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt cũng như hòa loãng tự nhiên
các chất gây ô nhiễm.
• Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hai bên bờ
sông không xả rác thải, nước thải chưa được xử lý xuống sông.
• Tăng cường năng lực quản lý môi trường của các địa phương trong
lưu vực và xây dựng tổ chức quản lý môi trường lưu vực, xây dựng và
thực hiện ngay Đề án tổng thể về bảo vệ môi trường lưu vực nói chung
và tài nguyên và môi trường nước nói riêng.
Hiện nay để hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm nước và khắc phục tình trạng
thiếu nước trong lưu vực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lập
Dự án tăng nguồn nước cho sông Đáy tại ba khu vực: 1) Tiếp nguồn nước
cho sông Tích qua công trình Bến Mắm tại thị xã Sơn Tây với lưu lượng
khoảng 40 m3/s; 2) Tiếp nguồn nước cho dòng chính sông Đáy qua công
trình cụm đầu mối Hát Môn - Đập Đáy cho phép khơi thông lại dòng sông
Đáy với lưu lượng khoảng 50 m3/s; 3) Tiếp nguồn nước cho sông Châu qua
cống Tắc Giang với lưu lượng khoảng 40 m3/s. Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đang khởi đầu Dự án mang tên "Làm sống lại dòng sông
Đáy".

Về phân vùng chất lượng nước và tiềm năng sử dụng tài nguyên nước
Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho phép đưa ra các đánh giá sơ
bộ theo bảng sau đây (Xem bảng II.7)
Bảng II.7 đã nêu lên một cách khái quát các biện pháp sử dụng hợp lý, bảo
vệ và cải thiện tài nguyên và môi trường nước trên lưu vực sông Đồng Nai
- Sài Gòn. Cùng với các biện pháp này việc triển khai các biện pháp công
nghệ và công trình để xử lý chất thải đô thị, công nghiệp, cải tạo kênh rạch,
bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn là yêu cầu cấp bách để
có thể có nguồn tài nguyên nước dồi dào, chất lượng tốt cần thiết cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên lưu vực quan trọng này.

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy – “Gồng mình” vì ô nhiễm nước thải
Bảo vệ môi trường nói chung và môi trường lưu vực sông nói riêng, trong
đó có lưu vực sông Nhuệ - Đáy đã và đang là mối quan tâm thường xuyên
của nhiều cơ quan, Bộ ngành và của nhân dân địa phương thuộc lưu vực.
Ngày 7/10/2010 tại TP.Nam Định, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT)
phối hợp với Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, Sở
TN&MT Nam Định tổ chức Hội thảo Tăng cường công tác Truyền thông
bảo vệ môi trường sông Nhuệ - Đáy.
Theo kết quả điều tra, hàng ngày lưu vực sông Nhuệ - Đáy đang phải tiếp
nhận khoảng 610.000m3 nước thải sinh hoạt, trong đó, TP. Hà Nội chiếm
61% lượng nước thải; Nam Định chiếm 15%; Ninh Bình chiếm 11%; Hà
Nam chiếm 9% và Hòa Bình 4%. Nước thải sinh hoạt hầu hết đều chưa qua
xử lý, đổ thẳng vào lưu vực sông.
Cục trưởng Cục quản lý chất thải và Cải thiện môi trường Nguyễn Hòa
Bình cảnh báo, kết quả quan trắc cho thấy, ượng ô nhiễm chất hữu cơ của
nước thải rất cao đã làm chất lượng nước sông Nhuệ và một đoạn của sông
Đáy bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là vào mùa khô. Ngoài ra, hàng năm,
lưu vực sông Nhuệ - Đáy còn tiếp nhận khoảng 63 triệu m3 nước thải công
nghiệp, đáng chú ý, TP. Hà Nội có lượng thải lớn nhất chiếm 38%. Nguyên
nhân cơ bản gây ô nhiễm gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông hiện nay là
do nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một bộ
phận cá nhân, chủ doanh nghiệp chưa cao.
Cục trưởng Nguyễn Hòa Bình cho rằng, để giảm thiểu các nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường lưu vực sông, ngoài các công cụ về luật pháp, chính
sách, kinh tế, thanh tra xử lý vi phạm, phải đặc biệt công tác truyền thông
nâng cao nhận thức và công tác tuyên truyền vận động nhân dân tự giác
chấp hành tốt Luật Bảo vệ Môi trường, có như vậy môi trường nói chung
và môi trường lưu vực sông mới được đảm bảo.
Đứng trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, gây bức xúc
trong xã hội, trong bối cảnh đó, báo chí đã vào cuộc là phương tiện hữu
hiệu trong công tác phát hiện, lên tiếng vạch trần các hành vi vi phạm pháp
luật bảo vệ môi trường.
Theo thống kê, mỗi tháng có trên 1.000 tin bài đăng tải trên các phương
tiện thông tin đại chúng về ngành TN&MT, riêng lĩnh vực môi trường có
trên 300 tin, bài. Ngoài ra, báo chí còn là phương tiện tuyên truyền phổ
biến thông tin, kiến thức, cơ chế chính sách pháp luật về TN&MT đến với
người dân và các tổ chức góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, cổ vũ
các gương điển hình tiên tiến, nhân tố mới, xây dựng phát triển và nâng cao
vị thế, uy tín của Bộ TN&MT.

Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng Lê Văn Hợp trình bày tham luận

Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng Lê Văn Hợp cho rằng, thông qua hệ
thống báo chí, Bộ TN&MT kịp thời nắm bắt được được các phản hồi từ xã
hội về những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện cơ
chế, chính sách pháp luật quản lý TN&MT. Qua đó, tiến hành rà soát, chủ
động sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội.
Hơn 10 báo cáo tham luận được trình bày tại Hội thảo tạo ra diễn đàn sâu
rộng, để các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường và Lãnh đạo các
ngành, địa phương cùng với cơ quan tuyên truyền tìm ra các định hướng,
giải pháp bảo vệ nguồn nước sông Nhuệ - Đáy trong thực tại và tương lai.

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy gia tăng ô nhiễm nguồn nước
(Xuân Hợp - Monre)

Phó Chủ UBND tỉnh Nam Định Trần Văn Chung cho biết, theo Đề án tổng
thể bảo vệ môi sông Nhuệ - Đáy đến năm 2020, tỉnh Nam Định tiến hành
thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95% ; 60% rác thải sinh
hoạt khu vực nông thôn được thu gom chon lấp. Từ năm 2009 đến nay, tỉnh
đã tiến hành thanh, kiểm tra khoảng 400 cơ sở, xử lý vi phạm gần 900 triệu
đồng. Hoàn thành thủ tục đưa 4/6 cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi
danh sách Quyết định 64, 100% các cơ sở sản xuất mới đầu tư xây dựng
các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
Ngoài ra, tỉnh đang thực hiện Dự án nạo vét và kiên cố hóa đê sông Đáy
khu vực Ninh Bình, nạo vét kênh mương, xử lý môi trường nước tại khu vực
trung tâm huyện Ý Yên.

Gửi phản hồi


In Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư,
khu công nghiệp lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy HN đến năm 2030
22/04/2011 22:13





Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng nghiên cứu, xây
dựng Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư,
khu công nghiệp các lưu vực sông; theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hạ
tầng kỹ thuật,ngày 20/4/2011 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết
định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạchhệ thống thoát nước và xử lý nước thải
khu dân cư, khu công nghiệp lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2030.
Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ diện tích lưu vực sông sông Nhuệ - sông Đáy
(khoảng 7.665 km2) thuộc ranh giới hành chính của 5 tỉnh/thành phố: Hà
Nội,Hòa Bình,Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Phạm vi lập quy hoạch:
Đối với khu vực đô thị và khu công nghiệp,Quy hoạch thoát nước và xử lý
nước thải.Đối với khu dân cư tập trung nông thôn: Định hướng về thoát
nước và xử lý nước thải.
Quan điểm quy hoạch: Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội; Quy hoạch sử dụng đất; Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực
sông Nhuệ - sông Đáy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008; Định hướng phát triển thoát
nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến
năm 2050 tại Quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ; các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.. Quy hoạch hệ
thống thoát nước và xử lý nước thải cho các khu dân cư và các khu công
nghiệp, lựa chọn cấu trúc mạng ống thoát nước cũng như công nghệ xử lý
phù hợp nhằm góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh, bảo vệ môi trường, đạt
hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, thích ứng và giảm thiểu các tác động của
biến đổi khí hậu.. Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường quản lý nhà nước và
ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp nhằm triển khai các giải pháp xử lý
ô nhiễm, phòng chống úng ngập có hiệu quả; phát huy nội lực kết hợp với
mở rộng hợp tác quốc tế để bảo vệ tốt môi trường lưu vực sông Nhuệ -
sông Đáy.
Mục tiêu lập quy hoạch: Cụ thể hóa Đề án tổng thể bảo vệ môi trườngmôi
trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020 đãđược Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày
29/4/2008.Đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về hoạt động thoát nước và
xử lý nước thải.Làm cơ sở cho việc lập và triển khai các dự án đầu tư xây
dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trong lưu vực sông Nhuệ -
sông Đáy.

Tăng cường quan trắc môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy
Thứ hai, ngày 28 tháng 02 năm 2011 cập nhật lúc 15:33

Sau khi Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm
duyệt (29/4/2008), công tác theo dõi, đánh giá diễn biến hiện trạng ô nhiễm môi trườn
cũng từng bước được tăng cường và hoàn thiện.
Tổng cục Môi trường đã tiến hành quan trắc môi trường với tần số định kỳ 12 lần
liệu quan trắc môi trường của Trung ương, các địa phương cũng xây dựng và tiến hành
trường riêng. Thành phố Hà Nội đã tiến hành quan trắc 48 cửa xả trực tiếp vào sông Nh
huyện Từ Liêm và quận Hà Đông, trong đó đã đánh giá chất lượng và lưu lượng xả thải củ
Tỉnh Ninh Bình quan trắc với tần suất 4 lần/năm tại các vùng có nguy cơ ô nhiễm cao như
Hoàng Long, sông Vạc. Tỉnh Hà Nam do thành phố Phủ Lý sử dụng nguồn nước sông
cung cấp nước phục vụ cho thành phố nên thường xuyên theo dõi, lấy mẫu phân tích đánh
nước sông Nhuệ - sông Đáy, thông báo kịp thời cho nhân dân biết để hạn chế thiệt hại d
trường nước gây ra. Tỉnh Nam Định tiến hành quan trắc môi trường định kỳ 2 lần/năm.
Để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án tổng thể trong giai đoạn 2011 - 20
vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, các Bộ, ngành và UBND các tỉnh thành tro
mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các cơ qu
các địa phương phối hợp chặt chẽ với nhau cùng xây dựng và đưa vào hệ thống quan trắc c
tài nguyên - môi trường nhằm chia sẻ thông tin kịp thời giữa các tỉnh, thành phố trên lưu vự
Hiện nay nguồn kinh phí đầu tư cho các lưu vực sông chưa được giao cụ thể cho cá
Ủy ban lưu vực nên rất thiếu chủ động. Do đó các nhiệm vụ cụ thể của từng địa phương cầ
ban thẩm định trình với Chính phủ, Bộ Tài chính phân bổ ngân sách hàng năm cho từng nh
đầu năm.
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các địa phương tăng cường công t
nâng cao nhận thức cộng đồng về Đề án lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy cũng như công
trường nói chung. Nôi dung và mục tiêu của các hoạt động phổ biến nâng cao nhận thức
vào các đề án tổng thể bảo vệ môi trường của mỗi tỉnh. Các hoạt động phối hợp giữa
nguyên và môi trường với các tổ chức chính trị xã hội cần chặt chẽ thường xuyên nhằm
tác xã hội hóa bảo vệ môi trường.

Nguyễn Hồng Điệp

Gắn bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy với phát triển
bền vững kinh tée – xã hội

Trong năm 2010, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy
(Ủy ban) và UBND 5 tỉnh/TP trong lưu vực đã tích cực, chủ động triển khai
Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy (Đề án
sông Nhuệ - Đáy) và đã đạt được một số kết quả khả quan.
Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường nước tại một số khu vực trên lưu vực có xu
hướng tăng hơn so với năm 2009, đặc biệt là tại khu vực chảy qua TP Hà
Nội. Nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT)
của một số địa phương còn thấp. Kế hoạch triển khai Đề án lưu vực sông
(LVS) Nhuệ - Đáy của các tỉnh/TP đã được ban hành nhưng nội dung chưa
bám sát các chỉ tiêu của Đề án. Bên cạnh đó, các thành viên Ủy ban là lãnh
đạo các Bộ, ngành, địa phương hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Đồng
thời, Văn phòng Ủy ban còn thiếu về lực lượng và cơ sở vật chất nên vẫn
chưa phát huy được hiệu quả trong công tác điều hành và tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ đã được giao.
Để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu đề ra của Đề án sông Nhuệ - Đáy năm
2011 và giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban kiến nghị Bộ TN&MT, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ có các thành viên tham gia Ủy ban và đặc biệt là UBND
các tỉnh/TP trên lưu vực cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp
trong năm 2011. Căn cứ đặc điểm tình hình công tác chỉ đạo tại địa phương
trong thời gian qua để thành lập Ban chỉ đạo Đề án sông Nhuệ - Đáy theo
tinh thần Công văn số 5181/VPCP-KGVX ngày 26/7/2010 của Văn phòng
Chính phủ về việc triển khai các Đề án BVMT LVS. Trên cơ sở đó, xây
dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch chi tiết triển khai Đề án sông Nhuệ -
Đáy năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015, gắn BVMT LVS Nhuệ - Đáy với
phát triển bền vững KT - XH của địa phương mình. Riêng năm 2011, cần
ưu tiên bố trí kinh phí và nguồn lực để xây dựng các hệ thống xử lý nước
thải tập trung phát sinh từ các khu đô thị, làng nghề, khu công nghiệp, khu
chế xuất...; nạo vét, khơi thông dòng chảy đảm bảo cân bằng nước phục vụ
tưới tiêu trên lưu vực. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra về BVMT và
tài nguyên nước. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng về
công tác BVMT nói chung và nhiệm vụ của Đề án sông Nhuệ - Đáy nói
riêng. Năm 2011 và các năm tiếp theo phải thực hiện nghiêm túc quy chế
báo cáo kết quả triển khai Đề án sông Nhuệ - Đáy, trong đó phải đánh giá
kết quả đạt được của từng chỉ tiêu trong Đề án.
Bên cạnh đó, xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
tổng thể BVMT LVS sông Nhuệ - Đáy đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020 để thống nhất thực hiện. Phối hợp với Ủy ban nghiên cứu, đề
xuất với Chính phủ thay đổi chức năng nhiệm vụ và mô hình quản lý của
Ủy ban, Văn phòng Ủy ban để đạt hiệu quả hơn. Nghiên cứu, xây dựng cơ
chế đặc thù hỗ trợ từ ngân sách TW cho các công trình xử lý nước thải đô
thị, chất thải rắn, nạo vét, chỉnh trang, nâng cấp sửa chữa hệ thống đê,
cống, trạm bơm trên lưu vực, cơ chế để phân bổ kinh phí trong Đề án sông
Nhuệ - Đáy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khẩn trương triển
khai các dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi trên LVS Nhuệ theo
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 937/2009/QĐ-TTg
ngày 10/7/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông
Nhuệ. Đồng thời, xây dựng các dự án hợp tác quốc tế, tìm kiếm các nguồn
tài trợ quốc tế để đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án sông Nhuệ - Đáy, ưu
tiên tìm nguồn vốn để hỗ trợ các tỉnh/TP đẩy nhanh xây dựng các hệ thống
xử lý nước thải, chất thải rắn tập trung phát sinh từ các khu đô thị, làng
nghề, khu công nghiệp, khu chế xuất...
Mặt khác, đề nghị các đồng chí thành viên Ủy ban nghiêm túc thực hiện
Quy chế làm việc của Ủy ban, tham gia đầy đủ các cuộc họp thường niên
và bất thường của Ủy ban và có những đóng góp tích cực để hoạt động của
Ủy ban đạt hiệu quả cao hơn. Văn phòng Ủy ban lên kế hoạch thành lập
Đoàn công tác để đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai Đề án của
các tỉnh/TP trên lưu vực vào tháng 6 và tháng 10/2011. Tổ chức Hội nghị
lần thứ ba của Ủy ban sông Nhuệ - Đáy vào tháng 11/2011 tại tỉnh Nam
Định nhằm tổng kết, đánh giá kết quả triển khai Đề án sông Nhuệ - Đáy
của các tỉnh/TP trên lưu vực năm 2011 và phương hướng hoạt động các
năm tiếp theo.
D.Đ
TCMT 03/2011
Gửi phản hồi
In Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy đến năm 2020
07/05/2008
"Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy đến năm
2020" vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với vốn đầu tư trên 3
nghìn tỉ đồng nhằm xử lý ô nhiễm, khôi phục lại hiện trạng môi trường
thiên nhiên xanh, sạch, đẹp vốn có của dòng sông và lưu vực sông Nhuệ-
Đáy.

Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-Đáy gồm 12 dự án ưu tiên.


Tổng kinh phí triển khai, thực hiện 12 dự án trên ước tính khoảng 3.335 tỷ
đồng.

Số vốn này được huy động từ ngân sách trung ương; ngân sách địa phương;
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; vốn đầu tư của các doanh nghiệp hoạt
động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên lưu vực; vốn viện trợ không
hoàn lại; vốn cho vay tín dụng ưu đãi và sự hỗ trợ, tài trợ của các cá nhân
trong và ngoài nước.

Giảm thiểu mức độ gia tăng ô nhiễm

Nhiệm vụ đặt ra là phải điều tra bổ sung, đánh giá đầy đủ hiện trạng và làm
rõ các nguyên nhân, các nguồn thải chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ-Đáy.

Bên cạnh đó, chủ động tăng cường kiểm soát nguồn thải của các nhà máy,
xí nghiệp, làng nghề, cơ sở y tế, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.

Đồng thời, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi đổ rác thải, phế liệu bừa
bãi, lấn chiếm dòng sông nhằm ổn định dòng chảy phù hợp với quy luật tự
nhiên và hệ thống công trình thủy lợi dọc hai bờ sông.

Khắc phục ô nhiễm nặng

Các giải pháp thực hiện đề án bao gồm cải tạo, xây dựng mới hệ thống
thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt riêng cho các đô thị và khu dân cư; cải
tạo các công trình thủy lợi, cống lấy nước, tiêu thoát nước, các trạm bơm
tưới, tiêu. Tiến hành nạo vét những đoạn sông quan trọng, kè bờ những
đoạn sông xung yếu, bảo đảm dòng chảy ổn định.

Bên cạnh các biện pháp trên là các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tổ
chức, quản lý bảo vệ môi trường; sớm thành lập và đưa vào hoạt động Ủy
ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ-Đáy. Đồng thời, tăng cường
nghiên cứu khoa học, khuyến khích việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật,
khoa học công nghệ mới, thân thiện với môi trường, các công nghệ xử lý
chất thải tiên tiến vào hoạt động bảo vệ môi trường lưu vực 2 dòng sông
này.

You might also like