You are on page 1of 3

Hợp đồng giao ngay (spot contract ): là loại hợp đồng mà giá cả gọi là giá giao ngay (giá

cả của hàng hóa được mua bán trên thị


trường ngay tại thời điểm này), nghĩa là việc giao hàng và thanh toán chỉ có thể diễn ra trong vòng 1 hay 2 ngày (làm việc) kể từ
khi bản hợp đồng được ký kết.
Nghiệp vụ này thực hiện trên cơ sở giá giao ngay, tức là giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch. Chênh lệch giá
mua và giá bán của một hàng hóa dùng để bù đắp chi phí giao dịch và đạt một khoản lợi nhuận hợp lý, nên nó cao hay thấp tùy
thuộc vào phạm vi giao dịch hẹp hay rộng và mức độ biến động giá trị của hàng hóa đó trên thị trường. Để có thể so sánh với các
loại chi phí giao dịch khác, chênh lệch giá bán và giá mua thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm qua công thức sau:
Chênh lệch (%) = (giá bán – giá mua) * 100 / giá bán
o Hợp đồng kỳ hạn (HĐKH – forward contract): là loại hợp đồng mà giá cả gọi là giá kỳ hạn, nghĩa là việc giao hàng và thanh toán
sẽ là một ngày nào đó được chỉ ra trong tương lai, kể từ khi bản hợp đồng được ký kết (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,…).
Giá kỳ hạn được tính dựa trên mức giá giao ngay và một số thông số khác phỏng đoán về mức tăng giảm của giá cả hàng hóa
này tính cho đến thời điểm hàng sẽ thực sự được giao nhận. Với phương thức giao dịch này, người mua hàng phải có đặt cọc
(ký qũy) hoặc thế chấp một khoản tài sản nhất định để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. Tiền ký qũy trong phạm vi tối thiểu
theo thỏa thuận và không được hưởng lãi nhưng người mua có thể được hưởng phần lợi tức (trong trường hợp thế chấp tài sản
tài chính) phát sinh từ tài sản thế chấp. Với tư cách là công cụ phòng chống rủi ro, HĐKH được sử dụng để cố định khoản thu
nhập hay chi trả theo một mức giá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động của giá trên thị trường.
o Hợp đồng giao sau (HĐGS – futures contract): là loại hợp đồng có sẵn những tiêu chuẩn về số lượng, phẩm cấp hàng, chủng
loại mặt hàng, điều kiện vận chuyển và giao nhận hàng,… tất cả đều được sở giao dịch tiêu chuẩn hóa, vấn đề duy nhất phải
thỏa thuận là giá cả.
Giá cả sau khi được quyết định tại phiên giao dịch, gọi là giá giao sau. Đó là mức giá được tính toán gần giống như giá giao trong
tương lai. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của loại hợp đồng này, hai bên mua bán không hề có thêm bất kỳ thỏa thuận nào khác
trừ giá cả. Nên hàng hóa mua bán theo loại hợp đồng thường được qui định giao nhận hàng ở một vài thời điểm nhất định trong
năm mà thôi, khi đó giá giao sau sẽ là giá giao kỳ hạn với thời điểm kỳ hạn chính là mốc đã định sẵn ở trên.
Thể thức này mới được sử dụng phổ biến từ những năm 60 – 70 thế kỷ XIX trên thị trường hàng hóa và những năm 70 – 80 của
thế kỷ XX trên thị trường tiền tệ. Từ năm 2001, hầu hết các sàn giao dịch điện tử quốc tế đều thống nhất các qui chuẩn chung
của hợp đồng này, tuỳ theo hàng hóa cơ sở mua bán (gạo, café, caosu, … vàng, bạc, platin,… USD, …) mà sẽ có những đặc tả
chi tiết hàng hóa riêng. Đây là công cụ chính cung cấp cho những nhà đầu cơ (speculator) một phương tiện kinh doanh và những
người ngại rủi ro (hedger) một phương tiện phòng chống rủi ro.
So sánh 3 dạng hợp đồng trên:
- Tính thanh khoản: dù HĐKH đã được đánh giá là rất linh hoạt về phương diện thời hạn và số tiền giao dịch so với hợp đồng
giao ngay, nhưng nó lại hạn chế về mặt thanh khoản bởi vì các bên tham gia hợp đồng không thể bán hợp đồng khi thấy có lời
cũng không thể xóa bỏ hợp đồng khi thấy bất lợi. Trong khi đó, HĐGS có tính thanh khoản cao nhất bởi vì sở giao dịch sẵn sàng
đứng ra “đảo hợp đồng” bất cứ khi nào có một bên yêu cầu. Khi đảo hợp đồng, thì hợp đồng cũ bị xoá bỏ và hai bên thanh toán
cho nhau phần chênh lệch giá trị tại thời điểm đảo hợp đồng. Điều này khiến cho hầu hết HĐGS đều tất toán thông qua đảo hợp
đồng, chỉ khoảng 1,5% HĐGS tại các sàn giao dịch được thực hiện thông qua chuyển giao hàng vào ngày đến hạn theo hợp
đồng.
- HĐGS sẵn sàng cung cấp những hợp đồng có giá trị nhỏ và cho phép các bên tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng ở bất
kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn, vì thế nó dễ dàng thu hút nhiều người tham gia. Ngược lại, HĐGS chỉ cung cấp giới
hạn cho một số hàng hóa và một vài ngày chuyển giao hàng trong năm mà thôi. Kế đến nó là hợp đồng bắt buộc phải thực hiện
khi đến hạn chứ không cho phép người ta được quyền tùy chọn.
- Khả năng phòng chống rủi ro: HĐGS thực sự là một công cụ đầu cơ, nhưng khả năng phòng chống rủi ro của nó còn hạn chế,
do chỉ cung cấp giới hạn cho một vài hàng hóa, và một vài ngày thanh toán trong năm.
§ Các dạng hợp đồng quyền chọn (options contract)
Mặc dù hợp đồng kỳ hạn và HĐGS có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro, nhưng vì tất cả những hợp đồng bắt buộc thực hiện khi
đến hạn nên nó cũng đánh mất đi cơ hội kinh doanh, nếu như sự biến động giá thuận lợi. Đây là nhược điểm lớn nhất của hợp
đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau. Để khắc phục nhược điểm này phát sinh một dạng hợp đồng mới là hợp đồng quyền lựa
chọn mua hay bán hàng hóa hay không khi đến hạn hợp đồng (gọi tắt là hợp đồng quyền chọn – HĐQC).
HĐQC được đưa sử dụng vào những năm cuối của thập niên 70 thế kỷ XIX. Tuy nhiên thị trường này phát triển nhanh chóng và
được vận dụng vào các giao dịch trên thị trường tài chánh, ngày một phổ biến hơn vào những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ
XX. Bước sang thế kỷ XXI, thị trường các HĐQC (options market) là một trong những phân khúc thị trường có tốc độ phát triển
nhanh và chiếm doanh số giao dịch hàng ngày lớn nhất trên thế giới. Nói chung, quyền chọn (options) là một hoạt động giao dịch
mà cho phép người mua nó có quyền mua (call option) hay quyền bán (put option) ở một mức giá và thời hạn được xác định
trước, nhưng không bắt buộc thực hiện quyền này.
Hợp đồng lựa chọn kiểu 1 (American Options): cho phép người mua nó có quyền thực hiện hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào
trước khi hợp đồng hết hạn.
Hợp đồng lựa chọn kiểu 2 (European Options): chỉ cho phép người mua nó có quyền thực hiện hợp đồng khi đến hạn hợp đồng.
Giá trị của quyền chọn tùy thuộc vào giá cả thực hiện (exercise or strike price) và sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị
trường. Giá cả biến động có thể làm cho quyền chọn trở nên sinh lợi (in-the-money), hòa vốn (at-the-money) hoặc lỗ vốn (out-of-
the-money).
Ví dụ, mua một call option European tháng 12/1998 cho 1.000 kg gạo với giá thực hiện là 2.300 đồng/kg trị giá 5.000 đồng. Nếu
đến tháng 12/1998 mà giá gạo giao ngay trên thị trường là 2.400 đồng/kg tức là bạn có lãi, hoặc ngược lại giá gạo chỉ là 2.200
đồng/kg thì bạn bị lỗ.
Có rất nhiều dạng options, nhưng sử dụng phổ biến có thể là dạng futures options – quyền chọn lựa trong tương lai. Một cách
biến thể của options khác rất phổ biến là warrant – quyền tiên mãi, ký hóa phiếu.
o Futures Options: là một dạng mua bán option dựa trên tiêu chuẩn của dạng hợp đồng giao sau, mua bán option với tiêu chuẩn
giao hàng theo hợp đồng giao sau. Khi được thực hiện quyền của mình, người cầm giữ nó nhận một vị trí ngắn hạn hoặc dài hạn
trong hợp đồng giao sau mua bán hàng hóa nào đó mà hiệu lực chấm dứt một tuần sau kỳ hạn ghi trên trên hợp đồng. Một khi
hợp đồng option được thực hiện và hợp đồng giao sau đã giao hàng, người cầm giữ có thể bán hợp đồng cho sở giao dịch ở
mức giá mà có thể mang lại cho người cầm giữ một mức lãi chính xác như anh ta đã tin tưởng khi sử dụng thẳng option.
Việc giới thiệu dạng thức hợp đồng này là một bước quan trọng cung cấp cho những nhà kinh doanh và những nhà đầu tư thêm
một công cụ rất khác biệt để giảm những rủi ro đi kèm trong thương mại và đầu tư quốc tế.
o Warrant:
Có hai dạng, một dạng đầu tiên gọi là ký hóa phiếu, xuất hiện từ rất lâu trên thị trường hàng, sau này khi thị trường hàng hóa đi
vào tập trung thì phát triển thêm dạng một dạng khác gọi là quyền tiên mãi.
Ký hóa phiếu: là một chứng thư xác nhận người chủ sở hữu chứng thư có hàng gửi tại kho – một nơi lưu trữ uy tín nào đó – có
xác nhận rõ trên chứng thư. Người chủ sở hữu của chứng thư này có quyền bán chứng thư này cho bất kỳ một người nào có
nhu cầu muốn mua lượng hàng đang gửi tại kho hàng nói trên, với số lượng, chất lượng, qui mẫu,… mà tờ ký hóa phiếu đặc tả.
Nghĩa là, mọi thương nhân khi gửi hàng vào kho, được nhà kho giao cho một ký hóa phiếu, thì người thương nhân này có toàn
quyền mua bán ký hóa. Và chứng thư này sẽ luân chuyển trao tay qua nhiều người cho đến khi có người chủ thực sự cần lấy
lượng hàng đó ra khỏi kho hàng, nhà chủ kho sẽ giao hàng cho ai đưa ra đúng tờ chứng thư mà do chính kho của họ phát hành.
Quyền tiên mãi: cũng là một chứng thư mà người nắm giữ chứng thư này sẽ được quyền ưu tiên mua hàng – quyền tiên mãi –
tại thời điểm chứng thư này có giá trị thực hiện (hoặc vẫn còn giá trị thực hiện) bất kể điều kiện hàng hóa khan hiếm hay giá cả
biến động như thế nào. Quyền tiên mãi được sử dụng rất rộng rãi trên thị trường đối với các mặt hàng dạng khai khoáng như
vàng, bạc, bạch kim,… và đôi khi được sử dụng kèm với việc phát hành các loại trái phiếu hàng hóa như một điều kiện ưu tiên
cho người nắm giữ trái phiếu được mua hàng. Sau này sự vận dụng cơ chế giao dịch trên thị trường cổ phiếu rất phổ biến.

You might also like