You are on page 1of 10

Người lớn nêu gương cho học sinh trước, sau đó là kết hợp 3 mô hình: giáo dục nhà

trường, giáo dục


gia đình và giáo dục xã hội. Gia đình sẽ giáo dục cho các em từ bé tình cảm yêu thương bạn bè, yêu
thương đồng loại, ý thức xã hội, ý thức chấp hành pháp luật. Nhà trường cần phải dạy cho các em kỹ
năng sống, đối với bạn bè, thầy cô giáo như thế nào, trong đó trách nhiệm rất cao của Đội và Đoàn
Thanh niên v.v…

Trưa 17/3, em Nguyễn Minh Tú học lớp 11D6, Trường Dân lập Victoria Hoàng Diệu, Hà Nội ngồi trong
quán nước gần khu vực cổng trường bất ngờ bị 2 thanh niên nghi là học sinh cùng trường dùng dao tấn
công khiến Tú bị thương.

Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học
đường. Sự thực thì vấn nạn này đang có xu hướng gia tăng và phát triển hết sức phức tạp. Chúng ta hãy
tìm hiểu thêm về vấn đề nóng bỏng này thông qua đề nghị luận xã hội sau. Mong rằng mỗi chúng ta hãy
tự trang bị cho mình những nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vấn đề này. Dưới đây chỉ là dàn bài sơ lược,
mong rằng sẽ nhận được sự bổ sung đóng góp từ các bạn.
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn nạn bạo lực học đường.
* Đặt vấn đề: Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn
đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến. Đồng thời cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm
ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói riêng, con người nói chung. Song
thời gian gần đây, bạo lực học đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở
thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc.
Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta
cần có nhận thức và hành động như thế nào?
1. Giải thích.
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp
người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở
thành một vấn nạn của xã hội.
2. Hiện trạng.
a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:
+ Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con
người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những
hành vi bạo lực.
b. Chứng minh:
- Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở
Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An…
- Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…
- Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
3. Nguyên nhân
- xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng
đẳng cấp...
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản
thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm,
súng...)
- sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một
phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ
vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác
trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.)
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con
người “tiên học lễ hậu học văn”.
- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực,
đồng bộ, triệt để.
4. Hậu quả
- Với nạn nhân:
• Tổn thương về thể xác và tinh thần
• Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại
• Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
- Người gây ra bạo lực:
• Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” ◊
mất dần nhân tính.
• Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
• Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
• Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
5. Giải pháp.
- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:
• Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
• Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên ◊ ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả
hành động do bản thân thực hiện
• Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương ◊ Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của
tình người.
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong
toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.
- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho
người khác.
6. Mở rộng: (phản đề)
- “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong
đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi).
-->Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin
vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển
hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng
tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn
xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm
7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan
niệm sống tốt đẹp...

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến ,
vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu
như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh –
sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng ,
không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện
tượng này.

Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt
rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que,
vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai
ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo
cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ
khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư
giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà
ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế
thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức
đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao, sông
rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa
chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả
rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm
gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của
mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong lớp học, sân học,
học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang,... Nguy hiểm hơn cả là tình
trạng bệnh viện chôn rác xuồng lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư, hay mới đây là vụ nhà máy
bột ngọt Vedan đã thải nước xuống dòng sông Thị Vãi mấy chục năm biến dòng sông thành
dòng sông chết.

Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? nguyên nhân Đầu tiên là do
những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của
một số người . Họ sống theo kiểu

“Của mình thì giữ bo bo


Của người thì thả cho bò nó ăn ”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi
công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra
là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao.
Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta
mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường
xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp
học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để
đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen
trước kia . Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng
mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có
những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi ,
không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của
người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần
là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có
hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết
mà làm ngơ. Cứ thử phạt thật nặng một người nào đó xả rác ra đường phố làm gương, thì còn ai
dám xả rác nữa.

Với tình hình vứt rác bừa bãi hiện nay, thì những hậu quả kéo theo nó cũng không phải nhỏ.
Trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng
nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn nước bị ô
nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh hoạt xuống sông, tệ hại hơn, họ còn
ném xác gia cầm bị H5N1 xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước nay, hay
sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, ệnh đau mắt hột…Đặc
biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô
nhiễm. Về vấn đề kinh tế mà nói, ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ngành nuôi trồng thủy sản.
Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá tôm chết nhiều hoặc bị bệnh tác hại nghiêm trọng đến sản
lượng, kinh tế người dân và tốn kém nhiều tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Rác trong lớp
học, sân trường, nếu không thu dọn kịp thời sẽ bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức
khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh, sự truyền đạt kiến thức của giáo viên và còn làm ảnh hưởng
đến vẻ đẹp của ngôi trường. Và độc hại hơn cả, là rác thải y tế với những mầm bệnh ung thư,
nước nhiễm chì, nhiễm bẩn. Rác tồn đọng, ứ lại trên các kênh rạch, cống rãnh gây nên ngập lụt
vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến đời ống của người dân, nhà nước, địa phương phải tốn thêm
một khoản chi phí không nhỏ để thuê nhân công thu dọn, nạo vét, khai thông cống rãnh, ao hồ,
kênh rạch. Và một thiệt thòi đối với nước ta nếu hiện tượng xả rác còn tràn lan là sẽ để lại ấn
tượng không tốt đẹp cho khách du lịch. Thử hỏi còn ai dám đến tham quan một đất nước đầy rác
ngoài phố, mùi hôi khó chịu, mất vệ sinh!!? Lúc ấy, chúng ta sẽ mất một nguồn lợi khá lớn về du
lịch.

Vậy làm thế nào để giảm thiểu được hiện tượng xả rác này. Nhà trường phối hợp với các ban
ngành thướng xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ
gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen
vứt rác bừa bãi. Đối với người dân vi phạm thì họp tổ dân phố kiểm điểm. Còn công ty nào vi
phạm thì thẳng tay phạt nặng, rút giấy phép hoạt . Tốt nhất là các cơ quan nhà nước cần đưa ra
những bộ luật thật cụ thể về vấn đề xâm hại môi trường.

Hành vi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau đầu của các cơ quan chức . Bảo vệ môi trường
là bảo vệ năng bởi mức thiệt hại cảu nó đối với XH, sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người
chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp.

A/Điểm chung
I/Loại: Cả 3 dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng
đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại
bài nghị luận xã hội.

II/Thao tác: Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải
thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất
là giải thích, chứng minh, bình luận.

1/Giải thích

a/Mục đích: Hiểu

b/Các bước:

-Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích
dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần
lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế
câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo
kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ.
Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng
gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)...

Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức
độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết.
Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi
LÀ GÌ.

-Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn
đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của
thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập
luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng.

Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi
TẠI SAO.

-Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của
mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào.

Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi
NHƯ THẾ NÀO.

**Lưu ý:

-Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào đầu mỗi phần
(mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là
luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn.
Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO)
vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức
mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó.
-Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước NHƯ THẾ NÀO có khi không nhất
thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc.

2/Chứng minh

a/Mục đích: Tin

b/Các bước:

-Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.

-Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều cần
chứng minh, phạm vi cần chứng minh.

3/Bình luận

a/Mục đích: Đồng tình

b/Các bước:

- Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.

- Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc
hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu
đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.

- Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí
từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn.
- Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.

B/Nét riêng

I.Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

1.Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội.

2.Đề tài:

-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).

-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung,
lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn,
tính ích kỉ...).

-Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).

-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...).

3.Về cấu trúc triển khai tổng quát:

-Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (hiểu vấn đề cần nghị luận là gì).

-Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn
đề bàn luận.

-Nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí).

4.Một số đề tham khảo từ sách chuẩn và nâng cao:

- Tình thương là hạnh phúc của con người.

- “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”

Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những
suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?

- Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học
để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

- Suy nghĩ của em về triết lí sau: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm học
cách làm cần câu và cách câu cá”.

- Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Hantơn, nhà bác học Đacuyn nói về kinh
nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị
một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học.”

Bình luận câu nói trên. Anh, chị có suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới của
mình?

- “Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của nguời bạn,
người anh em, của bố mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà em gặp, nếu
đứa trẻ không biết đọc trong mắt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người
đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân chính.”
Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên của nhà sư phạm Xukhômlinxki.

- Bình luận danh ngôn: “Tiền mua được tất cả, trừ hạnh phúc.”

- Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết 1946, Bác Hồ viết:

“Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa
xuân của xã hội.”

Hãy giải thích và nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác.

- Giải thích câu nói của Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới.”

- Đồng chí Lê Duẩn có nói: “Cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái.”

Em hiểu câu nói đó như thế nào?

- Nhà thơ Pháp La Phôngten (La Fontaine) có nói :

« Tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn. »

Hãy bình luận câu nói trên.

- Suy nghĩ của em về câu danh ngôn: “Một người bạn chân thành là một người bạn
tốt”.

- Một nhà giáo dục đã nêu một quan niệm như sau:

Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến
ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân
và sự san sẻ.

Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó.

-Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết
như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.

Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

- Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói:

“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e
sông.” (Nguyễn Bá Học)

- Phải chăng, “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi.”?

- “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng
kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.” (Lép Tôn-xtôi)

Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng
riêng của mình.

- Phải chăng “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất
mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.”? (Noóc-man Ku-
sin, theo “Những vòng tay âu yếm – NXB Trẻ, 2003).

- Tiền tài và hạnh phúc.

- “Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ.”
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó?

II/Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống

1/Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội.

2.Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm.

-Chấp hành luật giao thông ở nông thôn.

-Hiến máu nhân đạo

-Nạn bạo hành trong gia đình

-Phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi

-Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn

-Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng

-Những tấm gương người tốt việc tốt

-Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi

-Nhiều bạn trẻ quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ

-...

**Lưu ý:

Nên quy thành từng cụm đề tài nhỏ như dạng bài NLVMTT, ĐL để dễ nhận diện:

-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).

-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung,
lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn,
tính ích kỉ...).

-Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).

-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...).

3.Về cấu trúc triển khai tổng quát:

-Nêu rõ hiện tượng.

-Nêu nguyên nhân. Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại.

-Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó.


4.Một số đề tham khảo:

- Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ,
lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương
để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.

- Về hiện tượng ngày càng có nhiều người rời bỏ quê hương để đổ xô về các thành
phố lớn.

- Về hiện tượng nhiều người trong lớp trẻ hôm nay lạnh nhạt với âm nhạc truyền
thống.

III/Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

1.Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội.

2.Đề tài:

Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học, *Vấn
đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong
chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS
chưa được học.

3.Về cấu trúc triển khai tổng quát:

a/Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý
nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện).

b/Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra
từ tác phẩm văn học (câu chuyện).

a/ Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Có nhiều cách, có thể nêu trực tiếp vấn đề, hoặc
nêu hoàn cảnh (xã hội, lịch sử...) của vấn đề xuất hiện. Cũng có lúc sử dụng
cách so sánh, nghi vấn hoặc tương phản.
- Nêu vấn đề: Trích dẫn câu văn, câu thơ, câu tục ngữ, câu danh
ngôn...được trích dẫn trong đề bài.
b/ Thân bài :
* Đối với kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. thông thường có 4 ý cơ bản
- Thực trạng của vấn đề cần nghị luận.
- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng xã hội ấy.
- Hậu quả hoặc kết quả của vấn đề xã hội đó.
- Biện pháp khắc phục hoặc giải pháp cho sự phát triển xã hội.
* Đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
- Giải thích ngắn gọn luận đề
- Chứng minh (giải thích, bình luận) từng luận điểm theo mô hình sau:
(I) Luận điểm 1.
(1) Luận cứ 1: Lập luận, dẫn dắt đưa ra các dẫn chứng
+Dẫn chứng 1, dẫn chứng 2..
+ Phân tích dẫn chứng, tóm tắt và chuyển ý.
(2) Luận cứ 2: Lập luận, dẫn dắt đưa ra các dẫn chứng
+Dẫn chứng 1, dẫn chứng 2..
+ Phân tích dẫn chứng, tóm tắt và chuyển ý...
(II) Luận điểm 2.
(1) Luận cứ 1: Lập luận, dẫn dắt đưa ra các dẫn chứng
+Dẫn chứng 1, dẫn chứng 2..
+ Phân tích dẫn chứng, tóm tắt và chuyển ý.
(2) Luận cứ 2: Lập luận, dẫn dắt đưa ra các dẫn chứng
+Dẫn chứng 1, dẫn chứng 2…
(…) + Phân tích dẫn chứng, tóm tắt và chuyển ý...
(III) Mở rộng vấn đề: Tổng hợp vấn đề đã chứng minh (giải thích,
bình luận), nhấn mạnh tính chặt chẽ không thể bác bỏ được.
c/ Kết bài: Nêu lên suy nghĩ, quan điểm khái quát của mình về vấn đề
cần nghị luận, rút ra bài học cho bản thân.

You might also like