You are on page 1of 6

VẤN ĐỀ 9 : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

A. CƠ SỞ TIẾP CẬN:
- Cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.
- Tóm tắt nội dung các tác phẩm, văn bản; nắm vững các chi tiết.
- Đặc sắc về nghệ thuật.
B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
I. THUỐC CỦA LỖ TẤN
1. Lỗ Tấn
1.1. Cuộc đời :
Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân , là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học
hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX , sinh năm 1881 , mất 1936 , xuất thân trong
một gia đình quan lại sa sút ở tỉnh Chiết giang TQ . 13 tuổi cha bệnh hiểm nghèo không
tiền chữa chạy mà mất. Ông ôm mộng học nghề y từ nay .
Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ, trước khi học nghề thuốc , ông
học nhiều nghề : Khai mỏ với mong ước làm giàu cho tổ quốc. Nghề hàng hải với mong
muốn mở mang tầm mắt , cuối cùng thất vọng .
Lỗ Tấn chọn nghề y sang Nhật học , đang học ở Nhật trong một lần đi xem phim
ông phát hiện người TQ hăm hở đi xem người Nhật chém người TQ làm gián điệp cho
Nga. Ông nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không bằng chữa căn bệnh tinh thần cho Quốc
dân. Nên ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân
với chủ đề “phê phán quốc dân tính” , nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân
dân Trung Hoa .
Lỗ Tấn được giới thiệu nhiều ở VN trước CM tháng 8/45 , sinh thời Bác Hồ rất
thích đọc Lỗ Tấn – Năm 1981 thế giới kỉ niệm 100 năm năm sinh Lỗ Tấn như một danh
nhân văn hoá thế giới .
1.2. Sự nghiệp
Lỗ Tấn đã để lại tác phẩm , được in thành 3 tập : Gào thét , Bàng Hoàng , Chuyện
cũ viết theo lối mới ( trong đó có các tác phẩm nổi tiếng như AQ chính truyện, Cố
Hương, Nhật kí người điên…)
Ông xứng đáng lànhà văn hiện thực xuất sắc của TQ , năm 1981 cả Thế giới kỉ
niệm 100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới .
2. Thuốc
2.1. Hoàn cảnh ra đời
- Lỗ Tấn viết Thuốc ngày 25 - 4 -1919 đúng lúc phong trào Ngũ tứ nổ ra, đăng trên
tạp chí Tân thanh niên.
- Khi viết truyện ngắn này Lỗ Tấn muốn nói về căn bệnh đớn hèn của người Trung
Quốc, nhân dân chìm đắm trong mê muội lạc hậu mà những người cách mạng thì hoàn
toàn xa lạ với nhân dân, nhà văn muốn cảnh báo: người Trung Quốc cần suy nghĩ thật
nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc
2.2. Tóm tắt
-Vợ chồng lão Hoa Thuyên mua bánh bao chấm máu tử tù cho con trai bị ho lao ăn
vì cho rằng như thế sẽ khỏi.
- Những người khách ở quán trà chẳng ai hiểu gì về Hạ Du, cho rằng người tù cách
mạng là giặc, là điên.
- Năm sau, tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma viếng mộ
con. Hai ngôi mộ cách nhau con đường mòn.
- Hai bà mẹ đau khổ bắt đầu có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi thấy
trên mộ Hạ Du có một vòng hoa hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm
mộ khum khum. Bà mẹ Hạ Du lẩm bẩm một mình: Thế này là thế nào nhỉ?.
2.3. Nội dung
2. 3.1. Những lớp nghĩa cơ bản của nhan đề Thuốc:
- Phương thuốc lạc hậu, mê tín chữa bệnh lao bằng bánh bao tẩm máu người.
- Lỗ Tấn muốn đề cập tới một vấn đề xã hội sâu sắc: phải chữa căn bệnh u mê, dốt
nát cho người dân Trung Quốc.
- Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cách
mạng gắn bó với quần chúng.
2.3.2. Nhân vật Hạ Du
- Hạ Du chỉ được tác giả mô tả qua những nhân vật khác, tuy vậy vẫn hiện lên rất rõ
nét.
- Hạ Du là người sớm giác ngộ cách mạng, dũng cảm hiên ngang, dám tuyên truyền
cách mạng ngay cả trong nhà ngục (rủ lão Nghĩa …đi làm giặc).
- Hạ Du bị xử chém - nhiều người dân tranh nhau xem, lấy máu của Hạ Du làm
thuốc chữa bệnh Sự u mê của quần chúng và sự xa rời quần chúng của người cách mạng
là những vấn đề Lỗ Tấn đặt ra trong truyện Thuốc.
- Lỗ Tấn vừa thể hiện sự cảm phục và đồng tình với những người cách mạng vừa
kín đáo phê bình sự xa rời quần chúng của họ.
3.3. Những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
- Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người
- Hình ảnh vòng hoa trên mộ của Hạ Du: cho thấy những người cách mạng như Hạ
Du không thể chết, điều đó hy vọng ở tương lai sẽ có người tiếp bước anh.
- Hình ảnh con đường mòn: Sự cách biệt và xa rời giữa quần chúng và người cách
mạng
- Thời gian và không gian nghệ thuật:
+ Không gian nghệ thuật: là quán trà cũ kĩ nhà lão Hoa Thuyên, pháp trường, bãi
tha ma tù hãm, ẩm mốc, bế tắc, u ám, nặng nề...
+ Thời gian nghệ thuật có sự tiến triển: từ mùa thu (trảm quyết) đến mùa xuân
(thanh minh) trong sáng thể hiện mạch tư duy lạc quan của tác giả về tương lai của đất
nước Trung Quốc.
-Trong truyện ngắn Thuốc từ cách đặt tên tác phẩm cho đến cách dẫn truyện đều
toát lên đặc điểm văn phong của Lỗ Tấn: dung dị, trầm lắng nhưng rất sâu xa.
5. Nghệ thuật:
- Trong truyện ngắn Thuốc từ cách đặt tên tác phẩm cho đến cách dẫn truyện đều
toát lên đặc điểm văn phong của Lỗ Tấn: dung dị, trầm lắng nhưng rất sâu xa.
- Cô đọng và súc tích Thuốc là một truyện ngắn mang kích thước của một truyện
dài.
- Hình ảnh ngôn từ giàu tính biểu tượng
- Lời dẫn chuyện nhẹ nhàng tự nhiên có sức hấp dẫn lôi cuốn
II. SỐ PHẬN CON NGƯỜI CỦA SÔ-LÔ-KHÔP
1. M. Sôlôkhốp
1.1. Cuộc đời
Mikhaiin SôlôKhôp là nhà văn hiện thực vĩ đại Nga sinh năm 1905 , mất 1984 ,
xuất thân trong một gia đình nông dân vùng thảo nguyên cạnh sông Đông .
Ông rất gắn bó với con người và cảnh vật quê hương trong những bước chuyển
mình đau đớn và phức tạp của lịch sử . Chính vì thế tác phẩm của ông thấm đẫm hơi thở
và linh hồn của cuộc sống vùng sông Đông .
Sôlô Khốp là người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại , ông thấu
hiểu được những nỗi khổ đau và số phận con người trong cuộc chiến tranh . Chính điều
này đã tạo ra một bước ngoặc trong các sáng tác của ông .
Sôlô Khôp được trao tặng giải thưởng nô ben về văn học năm 1965 .
1.2. Sự nghiệp
Sôlô Khôp là nhà văn xuất sắc của nước Nga , ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá
trị như : Những truyện ngắn sông Đông , Sông Đông êm đềm , Số phận con người , Đất
vỡ hoang ,…
2. Số phận con người
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện Số phận con người (1957) của Sô-lô-khốp viết về con người sau chiến tranh
với cái nhìn toàn diện, chân thật.
2.Tóm tắt
Nhân vật chính trong tác phẩm là Xôcôlôp . Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ ,
Xôcôlôp nhập ngũ rồi bị thương . Sau đó , anh bị đoạ đày trong trại giam của bọn phát
xít . Khi thoát khỏi nhà tù ,anh nhận được tin vợ và con gái bị bom giặc sát hại . người
con trai duy nhất của anh cũng đã nhập ngũ và đang cùng anh tiến về đánh Berlin .
Nhưng đúng ngày chiến thắng , con trai anh đã bị kẻ thù bắn chết . Niềm hi vọng cuối
cùng của anh tan vỡ .
Kết thúc chiến tranh , Xôcôlôp giải ngũ , làm lái xe cho một đội vận tải và ngẫu
nhiên anh gặp được bé Vania . Cả bố mẹ em đều bị bắn chết trong chiến tranh , chú bé
phải sống bơ vơ không nơi nương tựa . Anh Vania làm con nuôi và yêu thương, chăm sóc
chú bé thật chu đáo và coi đó là một nguồn vui lớn .
Tuy vậy , Xôcôlôp vẫn bị ám ảnh bởi những nỗi đau buồn vì mất vợ , mất con
“nhiều đêm thức giấc gối ướt đẫm nước mắt” anh thương thay đổi chỗ ở nhưng anh vẫn
cố giấu không cho bé Vania biết nỗi khổ của mình .
3. Nội dung
3.1. Chiến tranh và số phận con người
- Va-ni-a: Mới 5-6 tuổi, bố chết ngoài mặt trận, mẹ bị bom chết trên tàu hoả; Sống
trơ trọi, đói khát.
- Dù còn thơ dại nhưng cũng đã ý thức nỗi bất hạnh của mình (thở dài…)
- Xô-cô-lốp:
+ Ra trận, bị thương, bị bắt làm tù binh, vợ và hai con gái bị bom sát hại, con trai bị
bắn chết ngay ngày chiến thắng phát xít.
+ Sau chiến tranh: Không dám về quê hương, chìm vào men rượu, nỗi đau buồn
dường như tàn phá sức khoẻ anh.
+ Tâm hồn luôn bị giày vò bởi kí ức của ngày hôm qua (những giấc mơ…)
- Chiến tranh để lại những vết thương mãi mãi làm nhức nhối tâm hồn người lính,
nhà văn nhìn thẳng vào những mất mát; ca ngợi khí phách của nhân dân Liên Xô trong
chiến tranh vệ quốc.
3.2. Bản lĩnh kiên cường, lòng nhân ái của con người Nga
- Xô-cô-lôp nhạy cảm với nỗi đau của Va-ni-a, muốn chia sẻ, nhận nó làm con,
quyết định bất ngờ lòng nhân ái.
- Tâm hồn nhẹ nhõm tìm được lẽ sống: Thương yêu đùm bọc kẻ bất hạnh.
- Trái tim anh như được hồi sinh nhờ sức mạnh của tình thương.
- Cố gắng không làm tổn thương nó, che giấu sự thật về cuộc đời thằng bé, giấu cả
những giọt nước mắt.
- Hai số phận nâng đỡ nhau, cháu bé cần sự chở che còn Xô-cô-lốp cần một lẽ
sống, một nguồn vui trong đời. Cả hai vươn mình vượt qua số phận. Con người từ vực
thẳm của khổ đau đã đứng dậy bằng sức mạnh của tình yêu nước, lòng dũng cảm, tình
thương, lòng nhân ái.
4. Đặc sắc nghệ thuật
- Phương thức trần thuật giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn.
- Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc.
III. ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (TRÍCH) CỦA E. HÊ-MINH-UÊ
1. E. Hê-minh-uê
1.1. Cuộc đời :
Hêminguê là nhà văn Mĩ , sinh năm 1899 mất năm 1961,sinh trưởng trong một gia
đình trí thức khá giả tại thành phố ngoại vi Chicagô , là người từng đoạt giải Nobel về
văn học 1954.
Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại, thích phiêu lưu mạo hiểm ,sống giản dị, gần
gũi quần chúng và từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh.
Ong tham gia chiến tranh thế giới thứ I bị bắt rồi bị thương nặng ,trở về Mỹ với tâm
trạng lạc loài . Chiến tranh thế giới thứ II ông tham gia chống phát xít tại Tây Ban Nha,
làm phóng viên mặt trận , ông viết rất sôi nổi, viết nhiều trong khoảng thời gian từ đây
trở đi .
Hêminguê có một cuộc đời đầy sóng gió , một cây bút xông xáo không mệt mỏi
.Ông là ngưòi đề xướng ra nguyên lí “ Tảng băng trôi” (Đại thể là nhà văn không trực
tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người
đọc có thể rút ra phần ẩn ý ).
1.2. Sự nghiệp :
Sự nghiệp văn chương của ông khá đồ sộ , trong đó có những tác phẩm tiêu biểu :
Giã từ vũ khí , Ông già và biển cả , Chuông nguyện hồn ai , ...
2. Ông già và biển cả
2.1. Hoàn cảnh ra đời:
- Ông già và biển cả (1952), xuất bản lần đầu trên tạp chí Đời sống. Tác phẩm gây
tiếng vang lớn và hai năm sau được trao giải Nô-ben.
- Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết “Tảng băng trôi”. Phần nổi của ngôn từ không nhiều, lối
viết giản dị song phần chìm rất lớn gợi lên nhiều tầng ý nghĩa mà người đọc sẽ rút ra được tùy
theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng.
2.2. Tóm tắt
Ông già Xanchiagô đánh cá ở vùng nhiệt lưu , nhưng đã lâu không kiếm được con cá nào
. Đêm ngủ ông mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào , hương vị biển , những con tàu , những
đàn sư tử . Thả mồi ông đối thoại với chim trời , cá biển .
Thế rồi , một con cá lớn tính khí kì quặc mắc mồi . Đây là một con cá Kiếm to lớn , mà
ông hằng mong ước . Sau cuộc vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm , Xanchiago giết được
con cá .
Nhưng lúc ông già quay vào bờ , từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá Kiếm
. Ông phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập . Tuy vậy , ông vẫn nghĩ “ không ai
cô đơn nơi biển cả” . Khi ông già mệt rả rời quay vào bờ thì con cá Kiếm chỉ còn trơ lại bộ
xương .
2.3. Nội dung:
2.3.1.Đoạn trích nằm ở cuối truyện. Nội dung kể về việc chinh phục con cá kiếm
của lão Xan-ti-a-gô. Qua đó, người đọc cảm nhận được nhiều tầng ý nghĩa, đặc biệt là vẻ
đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình và
ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm.
2.3.2. Hình ảnh ông lão và con cá kiếm :
- Con cá kiếm được miêu tả như một “nhân vật đặc biệt”, có những nét khác
thường. Xuất hiện gián tiếp nhưng ấn tượng bởi những vòng lượn tròn rất lớn. Nhà văn
có dụng ý muốn Xan-ti-a-gô và người đọc hình dung về con cá. Xan-ti-a-gô không khỏi
kinh ngạc cái đuôi lớn hơn chiếc lưỡi hái lớn…thân hình đồ sộ…Giống như con người
con cá rất khôn ngoan. Qua những vòng lượn, nhà văn vẽ lên những cố gắng hết sức
mãnh liệt của con cá để thoát khỏi sự níu kéo, bủa vây của người ngư phủ. Cái chết của
con cá oai phong mang vẻ đẹp lãng mạn…
- Xan-ti-a-gô là một ngư phủ lành nghề kiên cường. Qua hành động và độc thoại
nội tâm chứng tỏ ông rất quý con cá (người anh em…tao chưa thấy bất kì ai hùng dũng,
…cao thượng như mày….).
- Xan-ti-a-gô cảm nhận con cá không chỉ bằng động tác mà cả bằng trái tim (sự
cảm thông). Không chỉ như quan hệ giữa người đi săn và con mồi. Biểu hiện qua lời lẽ và
ý nghĩ của ông lão đã biến con cá thành “nhân vật” đối thoại trong lặng câm và bình đẳng
, bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của ông lão.
Đề cao sức mạnh con người. Thể hiện niềm tin vào nghị lực con người và niềm kiêu
hãnh về con người
24. Đặc sắc nghệ thuật
- Đoạn trích tiêu biểu cho phong cách độc đáo của Hê-minh-uê với nguyên lý “Tảng
băng trôi”, sử dụng ẩn dụ, tính đa nghĩa của hình tượng.
- Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể với văn miêu tả cảnh vật,
đối thoại và độc thoại nội tâm.

You might also like