You are on page 1of 9

LỜI MỞ ĐẦU

Con người khác con vật là ở chỗ chịu sự giáo dục để làm nên “cái tôi” đẹp đẽ trong
mắt mọi người, đó chính là nhân cách. Không chịu sự giáo dục con người
không khác con vật là bao, càng được giáo dục tốt , người ta càng bớt hành
động theo bản năng. Một nền giáo dục tốt sẽ tạo ra những nhân cách tốt, một
nền giáo dục khiếm khuyết, lệch lạc sẽ làm nên những nhân cách què quặt. Một
nền giáo dục tốt hiển thị ở ba mặt :
- Nhà trường: đào tạo con người nắm vững KHKTcủa thời đại , đồng thời có 5
đức tính : nhân , nghĩa, lễ, trí, tín. Và năm đức tính đó phải nằm trong một thân
thể khỏe mạnh
- Xã hội: Trong đó con người ta đối xử với nhau thẳng thắn trung thực chứa
chan tình người
- Gia đình : Nơi nuôi dưỡng tình yêu ông bà, cha mẹ, anh em , xóm giềng, quê
hương đất nước.
Con người ta ai được hưởng một nền giáo dục trọn vẹn đó , chắc chắn sẽ là
người có nhân cách lớn.
Nền giáo dục tốt phải có một phương pháp giáo dục hiệu quả, nó có vai trò quan
trọng có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành những phẩm chất và nhân cách
cho học sinh. Vì vậy người giáo viên cần nắm bắt một cách chính xác những khái
niệm, những nhóm phương pháp giáo dục để vận dụng một cách linh hoạt trong
công tác giảng dạy để thực hiện tốt quá trình giáo dục
*Phương pháp giáo dục

Khái niệm phương pháp giáo dục

-Phương pháp giáo dục là tổ hợp những cách thức hoạt động của nhà giáo dục
và người được giáo dục nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục

-Phương pháp giáo dục bao gồm phương pháp tác động của giáo viên mang
đến các mặt của nhân cách học sinh và phương pháp tự tổ chức, tự rèn luyện
của học sinh.

-Phương pháp giáo dục được phân chia thành 3 nhóm dựa vào chức năng của
phương pháp:

+ Nhóm phương pháp xây dựng ý thức cá nhân.

+Nhóm phương pháp tổ chức và tích lũy kinh nghiệm ứng xử

+Nhóm phương pháp khuyến khích và điểu chỉnh hành vi

Bài tiểu luận tập trung đề cập tới nhóm phương pháp xây dựng ý thức cá nhân

Nhóm phương pháp này có chức năng là cho học sinh nắm được các chuẩn mực
xã hội, ý nghĩa của các chuẩn mực đó và biến chúng thành niềm tin

Nhóm này bao gồm những phương pháp chủ yếu như: vấn đáp, giảng giải, nêu
gương…

1. Phương pháp vấn đáp

* Khái niệm: Phương pháp vấn đáp là phương pháp mà giáo viên và học sinh
trao đổi, trò chuyện với nhau về 1 chuẩn mực xã hội nào đó nhằm mục đích
giáo dục học sinh.

* Ý nghĩa: Giúp học sinh hiểu kỹ hơn,năng động hơn về một chuẩn mực đạo
đức nào đó.

* Phân loại: Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các
loại phương pháp vấn đáp

-Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức
đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện
không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được
dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học.
-Vấn đáp giải thích – minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó,
giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để
học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự
hỗ trợ của các phương tiện nghe – nhìn.

-Vấn đáp tìm tòi: giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để
hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật
của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên
tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi
giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìm
tòi, giáo viên giống như người tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh giống như
người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại,
học sinh có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước
về trình độ tư duy.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với
nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và kết luận.

* Ưu và nhược điểm của phương pháp vấn đáp:

_ Kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh

_ Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học 1
cách chính xác, đầy đủ và súc tích.

_ Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh nhanh, kịp thời điều chỉnh
hoạt động học tập- nhận thức của mình.

_ Nếu vận dụng không khéo léo, phương pháp vấn đáp sẽ làm mất thời gian ảnh
hưởng đến kế hoạch dạy học, biến vấn đáp thành một cuộc đối thoại giữa giáo
viên và một vài học sinh mà không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt động
chung, nhất là những câu hỏi chỉ cần nhớ lại một cách máy móc sẽ làm ảnh
hưởng đến sự phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo ở học sinh.

* Cách thức tiến hành để phương pháp vấn đáp có hiệu quả trong giảng dạy:

- Chuẩn bị vấn đáp:

+ Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung đàm thoại

+ Xây dựng hệ thống những câu hỏi phù hợp với chủ đề, mục tiêu, nội dung
vấn đáp đã được xác định
+ Thông báo trước cho học sinh chuẩn bị

- Tổ chức đàm thoại:

+ Nêu lại chủ đề, mục tiêu, nội dung vấn đáp và nêu ra câu hỏi đàm thoại.

+ Tổ chức trò chuyện với học sinh, sau đó học sinh trao đổi thảo luận với
nhau và phát biểu ý kiến với giáo viên, giáo viên lắng nghe ý kiến của học sinh,
lật đi lật lại ý kiến kích thích học sinh suy nghĩ và phát biểu ý kiến liên tục cho
đến khi hoàn thành mục tiêu của chủ đề vấn đáp,

- Kết thúc vấn đáp:

+ Kích thích học sinh rút ra những kết luận cần thiết

+ Tổng kết, đánh giá chung.

*Ví dụ : Khi dạy cho học sinh về 1 chuẩn mực xã hội như “cần phải có trách
nhiệm về việc làm của mình”, để ứng dụng tốt phương pháp vấn đáp trong
giảng dạy người giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:
_ Nêu ra chủ đề cần giải quyết trong bài học bằng cách đặt ra các câu hỏi gợi mở :
+ Em đã làm việc gì để xứng đáng là một công dân tốt chưa và việc làm đó
mang lại kết quả như thế nào?
+ Vì sao chúng ta cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình?
+ Em hãy nêu một vài ví dụ thể hiện thái độ có trách nhiệm về hành động,
việc làm của mình.
_ Đưa ra một số ví dụ, mẫu chuyện liên quan đến nội dung bài học, đặt ra những
câu hỏi để học sinh trao đổi thảo luận và phát biểu ý kiến, giáo viên đánh giá câu
trả lời
_ Sau khi thảo luận xong, giúp học sinh tự rút ra bài học cho bản thân
=> Điểm cần lưu ý nhất trong phương pháp này khi dạy học cũng như khi hướng
dẫn học sinh làm bài tập là giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi rất ít đủ để học sinh
hiểu, tư duy để nắm được nội dung bài và làm bài tập
2. Phương pháp giảng giải
* Khái niệm: Là phương pháp nhà giáo dục dùng lời nói để giải thích, chứng minh
1 chuẩn mực đạo đức xã hội, nhằm giúp cho học sinh hiểu được ý nghĩa, nội dung
và quy tắc thực hiện các quy tắc này.
* Ý nghĩa: học sinh có cơ hội cơ hội nắm được 1 cách tự giác và có hệ thống chuẩn
mực, hình thành niềm tin đối với chúng tránh tình trạng nắm các chuẩn mực 1 cách
mù quáng, máy móc ko đầy đủ, đi đến chỗ có hành vi sai lầm hoặc không tự giác.
* Ưu và nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm: truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả, đặc biệt đối với một
lượng học sinh lớn trong lớp. Cũng có nhiều người học được rất tốt từ phương pháp
này đặc biệt là khi có giáo viên giỏi
- Nhược điểm: người học chỉ nghe một cách thụ động nên không hứng thú
khi học, tiếp thu không tốt bài giảng.
* Một số điểm lưu ý khi sử dụng phương pháp:

+ Cần phải có bố cục tốt và giảng giải một cách rõ ràng

+ Để học sinh tiếp thu tốt, giáo viên phải phác thảo, định rõ, nhắc lại những
khái niệm quan trọng nhất, có minh họa và tóm tắt ngắn gọn để học sinh dễ
nắm bắt bài học.

+ Khi trình bày giáo viên cần hướng sự chú ý của học sinh vào nội dung bài
chứ không phải vào người giảng.

+ Khi giảng giải phải dùng lời nói rõ ràng, khúc chiết, không dài dòng, lan
man, lập luận chính xác, dễ hiểu, logic. Có thể minh họa bảng hình ảnh nếu
cần thiết, bằng ví dụ thực tế gần gũi với đời thường.

+ Có thể và nên thu hút học sinh tham gia vào các quá trình giảng giải như
tham gia giảng giải, chứng minh để người giáo dục có thể liên hệ thực tế,liên
hệ bản thân và từ đó tự rút ra kết luận.

*Kết luận: Giảng giải là phương pháp tốt nhất để truyền đạt kiến thức chung và
thông tin, nhất là trong điều kiện lớp đông như nước ta hiện nay, cần phải có
những cải tiến để lôi cuốn được sự chú ý hơn của người học.
* Ví dụ : Giáo viên dùng phương pháp giảng giải để giải thích câu tục ngữ: “ Thất
bại là mẹ thành công”
- Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc sống ai cũng từng gặp thất bại, có những
người không thể đứng lên sau mỗi lần vấp ngã của chính bản thân mình vì vậy để
động viên, nhắc nhở, khuyên nhủ tục ngữ có câu…
- Phân tích nội dung:
+ Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ: thất bại mẹ thành
công nghĩa là thất bại “sinh ra” thành công, như vậy nguyên nhân của thành công là
gì: có năng lực, chớp thời cơ…
+ Tiếp tục dẫn dắt vấn đề bằng cách đặt ra các câu hỏi: Thất bại có
sinh ra việc có năng lực và chớp thời cơ hay không? Khi người ta thất bại người ta
thường ngồi suy ngẫm vì sao người ta thất bại hơn là khi người ta thành công thì
người ta thường nghĩ vì sao người ta thành công. Thay vào đó, người ta ăn mừng và
tự mãn, điều này giết chết thành công. Khi người ta nghĩ vì sao người ta thất bại thì
điều đầu tiên nghĩ tới là năng lực của mình đã đủ chưa (khả năng chuyên môn của
bản thân, khả năng liên kết và dùng người, nhân lực, vật lực và thời gian). Sau đó
người ta nghĩ tới liệu mình thực hiện như vậy đã đúng thời điểm chưa, đã đủ chín
để thực hiện chưa (chớp thời cơ). Khi người ta tìm được ra nguyên nhân như vậy,
đa phần họ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho những lần sau để không bị thất bại. Con người
thường có tính kiêu hãnh, họ thường không chịu thất bại, họ luôn muốn chinh phục
và luôn muốn thành công. Trong khi đó thất bại làm có tính kiêu hãnh của họ nổi
dậy và mạnh lên, đó là vì sao mà thất bại sinh ra thành công vậy.
- Sau khi phân tích nội dung, người giáo viên nêu ý nghĩa của câu tục ngữ:
+ Nó khuyên người ta khi thất bại thì đừng nản, phải biết nhìn lại để
nhận ra vì sao lại như vậy và điều quan trọng hơn cả là làm sao để lần sau không bị
như vậy nữa và lần sau làm như thế nào để đạt được.
+ Nó còn một ý nghĩa nữa, một ý nghĩa hết sức con người, đó là an ủi
người ta, đa phần sự an ủi đều tốt, nó làm cho người ta lấy lại được tự tin. Nhưng
đôi khi nó làm nhụt chí người ta vì sự bằng lòng của họ lớn hơn ý chí của họ.
- Để làm rõ vấn đề hơn người giáo viên cần nêu ra những tấm gương vượt
qua thất bại của bản thân để thành công:
+ Mạc Đĩnh Chi với ngọn đèn đom đóm
+ Tấm gương luyện chữ của Nguyễn Văn Siêu
+….
- Kết thúc bài giảng: người giáo viên nêu lại vấn đề, kết luận và giúp học
sinh rút ra bài học cho bản thân.
3. Phương pháp nêu gương:

* Khái niệm: Phương pháp nêu gương là phương pháp mà giáo viên sử dụng các
điển hình tiên tiến làm phương tiện tác động hiệu quả đến tâm tư tình cảm của
học sinh làm các em thán phục và noi theo.
* Cơ sở khoa học của phương pháp nêu gương là đặc tính tâm lý bắt chước của con
người.
* Phân loại:
 Nêu gương người tốt việc tốt
 Nêu gương thông qua truyền thống của tập thể
 Tham quan các điển hình tiên tiến
 Sự gương mẫu của nhà giáo dục
* Ý nghĩa:

_ Giúp người được giáo dục có những tri thức cần thiết về các chuẩn mực xã hội
mà thực chất là giúp họ thấy rõ những phản giá trị tức là những cái gọi là giá trị
đi ngược lại với những giá trị xã hội đã được thừa nhận và quy định.
_ Trên cơ sở những tri thức về các chuẩn mực xã hội, các giá trị xã hội, người được
giáo dục sẽ dần hình thành được niềm tin đối với các chuẩn mực, các giá trị xã hội
này.
_ Những tri thức và niềm tin về các chuẩn mực, các giá trị xã hội sẽ thống nhất với
nhau tạo nên ý thức cá nhân về các chuẩn mực, các giá trị xã hội đó, làm cơ sở cho
những định hướng rèn luyện hành vi và thói quen tương ứng

* Cách tiến hành:


Trong tiết dạy về đạo đức, giáo viên nêu ra những tấm gương về mọi mặt của cuộc
sống, tùy theo phương pháp dạy của mình, giáo viên chọn một trong các cách nêu
gương trên và kể cho các em nghe về những ví dụ đó rồi phân tích cho học sinh
hiểu những lí lẽ, những điều nhân nghĩa, những tấm lòng, đạo đức ngay trong
những câu chuyện đó về nhiều khía cạnh đề các em thấy hiểu, thán phục và có
niềm tin làm theo
* Một số điểm lưu ý cho phương pháp nêu gương:

- Căn cứ vào mục tiêu nội dung giáo dục cụ thể và đặc điểm tâm sinh lý của người
được giáo dục, lựa chọn tấm gương sáng là chủ yếu, không được lạm dụng
những gương phản diện vì dễ gây ra kết quả phản giáo dục.
- Đảm bảo lựa chọn những tấm gương sáng hay phản diện
+ Phải gần gũi với cuộc sống nói chung và đời sống của học sinh nói riêng,
tránh xa lạ, không thích hợp với học sinh.
+ Phải có tính điển hình, cụ thể, tránh tràn lan, mang tính chung chung
+ Phải chứa đựng những khía cạnh giáo dục phong phú, tránh đơn diệu
nghèo nàn.
+ Phải có tính khả thi với học sinh, tránh nêu cái được gọi là “ tấm gương
quá lí tưởng” vì họ chỉ có thể chiêm ngưỡng, song không bắt chước học tập và làm
theo được.
_ Đối với những người được giáo dục- học sinh:
+ Liên hệ thực tế phải nêu lên những tấm gương sáng được noi theo, những
tấm gương xấu cần phê phán.
+ Phân tích đánh giá những tấm gương đó và rút ra kết luận
+ Tự xây dựng bản thân mình thành một tấm gương sáng trước người được
giáo dục.
* Ví dụ:
_ Sử dụng phương pháp nêu gương người tốt việc tốt: đối với phương pháp
này người giáo viên nên sử dụng những ví dụ thực tiễn ngoài đời mang tính chân
thực để học sinh thán phục và noi theo
+ Chuyện lạ của Lợi (Tấm gương tốt):

Một chàng sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM đang làm chuyện lạ: làm thêm ngoài giờ
học, thuê nhà để cưu mang, nuôi nấng các em nhỏ mồ côi, cơ nhỡ...
Trần Phước Lợi, sinh năm 1988, bí thư chi đoàn lớp C8QT11 khoa quản trị kinh
doanh Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Lợi sinh ra và lớn lên ở Gia Lai, trúng tuyển
đại học chuyển vào TP.HCM học, tháng 6-2011 Lợi sẽ tốt nghiệp. Nếu chỉ có thế
thì Lợi cũng như bao sinh viên khác tại TP này. Nhưng không, Lợi khác mọi người
vì anh đang cưu mang nhiều em nhỏ mồ côi, bị gia đình ruồng bỏ, không đủ chuẩn
vào các mái ấm trên địa bàn TP.
Trong một lần đi ngoại khóa, lớp của Lợi đến thăm mái ấm Sơn Kỳ (Q.Tân Phú,
TP.HCM) gần cầu Tham Lương. Chứng kiến cảnh đời bất hạnh của những em bé
không được mái ấm chấp nhận (vì trên danh nghĩa vẫn còn đủ cha mẹ), Lợi đã thuê
nhà và đưa những em đó về nuôi. Lợi nói: “Tôi mất cha từ lúc 4 tuổi. Mẹ rất yêu
thương và lo lắng cho tôi, nhưng tôi vẫn cảm nhận được nỗi khổ của một đứa con
không đầy đủ cha mẹ. Dù sao tôi vẫn hạnh phúc hơn các em nhiều, và muốn chia sẻ
tình thương đó cùng các em”.
Lợi tâm sự với mẹ, có ý đưa các em về Gia Lai, nhưng người mẹ lại tự nguyện vào
Sài Gòn chăm sóc các cháu cơ nhỡ phụ con trai vì: “Phải để các cháu ở TP để có
điều kiện học hành”. Được mẹ ủng hộ, Lợi bắt tay vào kế hoạch của mình.
Căn nhà Lợi thuê ngang 4m, dài 10m gồm phòng khách trống không để Lợi và các
em làm dây nón bảo hiểm, phía sau là phòng ăn, nhà bếp... Trên gác chia hai
phòng. Phòng vi tính gồm ba chiếc máy cũ, thêm góc học tập cho các em - cũng là
ba chiếc bàn gỗ cũ kỹ. Phòng ngoài để ngủ gồm những tấm nệm cũng cũ nhưng
sạch sẽ. Đây là tấm gương tốt để nhiều bạn trẻ noi theo.
_ Đối với phương pháp nêu gương thông qua truyền thống của tập thể thì
người giáo viên có thể nêu ra những truyền thống của chính ngôi trường mà các em
đang học đó là trải qua nhiều thế hệ các thế hệ của anh chị đi trước đã đỗ đạt thành
công như thế nào, trường đã có những thành công nào trong bào nhiêu năm xây
dựng trường. Tùy theo điều kiện của nhà trường mà giáo viên có thể cho các em
tham quan những địa danh, những mảnh đất hiếu học và kể cho các em nghe về
truyền thống hiếu học đó.
_ Phương pháp nêu gương sự gương mẫu của nhà giáo dục: giáo viên nêu ra
những tấm gương mẫu mực, hết lòng hi sinh vì sự nghiệp giáo dục kể cho các em
nghe để chúng hiểu, cảm kích, cố gắng học tập tốt để không phụ lòng thầy cô giáo
của mình.
+ Chuyện về thầy giáo Chu Văn An
Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, nay thuộc xóm Văn,
xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Là người chính trực đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở
trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục
tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông mời ông ra làm
tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông
tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng
“Thất trảm sớ” xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ
quan về ở núi Phượng Hoàng dạy học, viết sách cho tới khi mất. Cuộc đời thanh
bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến. Ông là một trong
số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong
văn bia ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám
Là người có tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo,
không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa,
học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ. Như Phạm Sư Mạnh,
Lê Bá Quát đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm thầy thì lạy
hỏi ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì lấy làm mừng
lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la hét không cho
vào. Ông là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêm nghị, lẫm liệt đáng sợ đến
như vậy đấy. Minh Tông mời ông là Quốc Tử giám tư nghiệp, dạy thái tử học.
Dụ Tông ham chơi bời luời chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước,
An khuyên can, [Dụ Tông] không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh
thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là “ Thất
trảm sớ”. Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ về quê. Ông
thích núi Chí Linh, bèn đến ở đấy. Khi nào có triều hội lớn thì đến kinh sư. Dụ
Tông đem chính sự trao cho ông, ông từ chối không nhận. Hiến Từ thái hoàng
thái hậu bảo: "Ông ta là người không thể nào bắt làm tôi được, ta sai bảo thế
nào được ông ta?". Vua sai nội thần đem quần áo ban cho ông. Ông lạy tạ xong,
liền đem cho người khác hết. Thiên hạ đều cho là bậc cao thượng. Đến khi Dụ
Tông băng, quốc thống suýt mất, nghe tin các quan đến lập vua, ông mừng lắm.
Chống gậy đến xin bái yết, xong lại xin trở về quê, từ chối không nhận chức gì.
Vua sai quân đến tế, ban tặng tên thụy, ít lâu sau có lệnh cho tòng tự ở Văn
miếu.
Kết luận: Ngoài việc nắm bắt những khái niệm cơ bản về nhóm phương pháp
này người giáo viên cần phải trau dồi vốn kiến thức xã hội để làm phong phú
thêm bài giảng giúp học sinh dễ dàng tiếp thu nội dung bài học.

You might also like