You are on page 1of 27

Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú

Chương IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN


ĐỘNG LƯỢNG- ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

A. Lí thuyết
1. Động lượng
ur r
- Biều thức: p = mv
- Đặc điểm:
+ Động lượng là một đại lượng vectơ, có hướng cùng hướng
vận tốc của vật
+ Độ lớn: p = mv
+ Đơn vị: Kg.m/s
2. Dạng khác của định luật II Niu – Tơn:
u
r u
r uur uu
r
F .∆=
t ∆p= p
− p2 1 (3)
ur uu
r
Chú ý: Nếu các vectơ P1 P2
, cùng phương, thì chuyển (3)
thành biểu thức đại số:
F.∆ t = ∆ p = p2 – p1 (4)
- Các đại lượng F, ∆ p, p2, p1, v1, v2 là những đại lượng đại số, có
“dấu” phụ thuộc vào chiều dương.
- Vectơ nào cùng chiều dương thì có giá trị dương
- Vectơ nào ngược chiều dương thì có giá trị âm
3. Giải bài toán va chạm bằng định luật bảo toàn động
lượng
ur uur
Biểu thức: p = p,
r r'
P là động lượng của hệ trước va chạm, P là động lượng của
hệ sau va chạm

B. Bài tập

1
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
Dạng: Tính độ biến thiên động lượng và lực tác dụng lên vật
u
r u
r uur uu
r
Dùng công thức: F .∆=
t ∆p= p
− p2 1

1. Một quả cầu rắn có khối lượng 500g bay đập vào tường theo
phương vuông góc với tường, rồi bật ngược lại với cùng vận
tốc v = 4 m/s
a. Tính độ biến thiên động lượng của quả cầu trong trong
khoảng thời gian va chạm là 0.02s?
b. Tính lực mà tường tác dụng lên quả cầu trong khoảng thời
gian ấy?
2. Một vật m = 1 kg rơi tự do và chạm đất sau 0,5s. Tính độ
biến thiên động lượng của vật?
3. Một viên đạn khối lượng 10g đang bay ngang với vận tốc
1100 m/s thì gặp bức tường. Sau khi xuyên qua tường, vận tốc
của đạn còn là 500 m/s. Tính độ biến thiên động lượng và lực
tường tác dụng lên viên đạn, biết thời gian xuyên thủng tường
là 0,01s?

Dạng: Giải bài toán va chạm

4. Hai viên bi khối lượng lần lượt m1 = 5kg và m2 = 8 kg,


chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một đường thẳng quỹ
đạo và va chạm vào nhau. Bỏ qua ma sát giữa các viên bi và
mặt phẳng tiếp xúc. Vận tốc của m1 là 3m/s.
a. Sau va chạm, cả hai viên bi đều đứng yên. Tính vận tốc viên
bi 2 trước va chạm?
b. Giả sử sau va chạm, bi 2 đứng yên còn bi 1 chuyển động
ngược lại với vận tốc v1’ = 3 m/s. Tính vận tốc viên bi 2 trước
va chạm?
5. Một toa xe khối lượng 3,5 tấn chạy với vận tốc v1 = 5 m/s
đến va chạm vào một toa xe đứng yên có khối lượng 5 tấn. Toa

2
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
thứ hai này chuyển động với vận tốc 3,6 m/s. Toa xe thứ nhất
chuyển động như thế nào sau va chạm, với vận tốc bao nhiêu?
6. Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300g và m2 = 2kg chuyển
động trên mặt phẳng nằm ngang ngược chiều nhau với các vận
tốc v1 = 2 m/s và v2 = 0,8 m/s. Sau va chạm, hai xe dính vào
nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Tìm độ lớn và chiều
của vận tốc này, bỏ qua mọi lực cản.

Dạng: Chuyển động của tên lửa:


7. Một tên lửa khối lượng tổng cộng m = 500kg đang chuyển
động với vận tốc 200 m/s thì khai hỏa động cơ. Một lượng
nhiên liệu, khối lượng 50kg, cháy và phụt tức thời ra phí sau
với vận tốc 700 m/s.
a. Tính vận tốc của tên lửa ngay sau khi lượng khí phụt ra?
b. Sau đó phần vỏ của tên lửa chứa nhiên liệu, khối lượng 50
kg, tách ra khỏi tên lửa, chuyển động theo hướng cũ, nhưng vận
tốc giảm còn 1/3. Tìm vận tốc của tên lửa lúc đó?
Dạng: bài toán đạn nổ thành hai mảnh
8. Một viên đạn có khối lượng m = 3kg đang bay thẳng đứng
lên cao với vận tốc v = 471 m/s thì nổ thnàh hai mảnh. Mảnh
lớn khối lượng m2 = 2kg bay lên cao theo hướng chếch lên cao
hợp với đường thẳng đứng một góc 450 với vận tốc v1 =
500m/s. Hỏi mảnh kia bay theo hướng nào với vận tốc bao
nhiêu?
9. Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc v0 = 300 m/s
thì nổ thành hai mảnh có khối lượng m1 = 1/3 m. Mảnh nhỏ bay
theo phương thảng đứng với vận tốc v1 = 300 3 m/s. Tìm:
a. Vận tốc của mảnh hai sau khi nổ?
b. Phương của mảnh hai?

CÔNG – CÔNG SUẤT

3
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
Dạng: Tính công của một lực
1. Kéo một vật khối lượng m = 50kg trượt trên sàn nhà được
5m dưới tác dụng của một lực F = 150N theo phương nằm
ngang, hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,2.
a. Tính công của lực F?
b. Tính công của lực ma sát?
2. Tác dụng một lực F = 600N vào một vật theo phương nằm
ngang làm vật chuyển động đều trên sàn nhà được một đoạn
20m. Tính công của:
a. Lực F?
b. Lực ma sát?
3. Kéo đều một vật khối lượng m = 10 tấn từ mặt đất lên cao
theo phương thẳng đứng đến độ cao 8m. Lấy g = 10 m/s 2. Tính
công của:
a. Lực F?
b. Trọng lực?
4. Một người kéo một hòm gỗ 60 kg trượt trên sàn nhà bằng
một dây có phương hợp với phương ngang một góc 30 0, lực tác
dụng lên dây là 180N. Tính công của lực đó khi hòm trượt
25m. Và tính công của trọng lực?
5. Một xe tải khối lượng 4 tấn, bắt đầu chuyển động nhanh dần
đều sau khi đi được 200m thì vận tốc đạt được là 72 km/h. Hệ
số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,05.
Tính công của các lực tác dụng lên xe? g = 10 m/s2.

Dạng: Tính công suất


A
- Công suất trung bình: P =
t
- Công suất tức thời: P = F.v

4
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
6. Một vật có khối lượng 4 kg rơi tự do từ đô cao 10m xo với
mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí.
a. Hỏi trong thời gian 1,2s trọng lực đã thực hiện một công bao
nhiêu?
b. Tính công suất trung bình cùa trọng lực trong 1,2s?
7. Một cần cẩu nâng một vật nặng 4 tấn.
a. Lực nâng của cần cẩu phải bằng bao nhiêu để vật đạt gia tốc
không đổi bằng 0,5 m/s2.
b. Tính công suất của cần cẩu khi vật lên tới độ cao 9m?
b. Tính công suất trung bình của cần cẩu trong khoảng thời gian
đó? g = 10 m/s2.
8. Một ôtô chạy trên đường nằm ngang với vận tốc 72 km/h.
Công suất của động cơ là 75W.
a. Tìm lực phát động của động cơ?
b. Tính công của lực phát động khi ôtô chạy được quãng đường
12km?
ĐỘNG NĂNG – ĐỊNH LÍ VỀ ĐỘNG NĂNG
A. Lý thuyết
Định lí động năng:
A = Wđ2 – W đ1
- A: công của tất cả các lực tác dụng lên vật
+ Nếu chỉ có một lực tác dụng lên vật thì A là công của lực đó.
+ Nếu vật chuyển động phương ngang dưới tác dụng của một
lực kéo và lực cản đều theo phương ngang, thì A = AF + AFc

1. Một ôtô tăng tốc trong hai trường hợp: Từ 10km/h đến 18
km/h và từ 54 km/h lên 62 km/h. Hãy so sánh xem công thực
hiện trong hai trường hợp có bằng nhau không? Tại sao?
2. Một ôtô khối lượng 4 tấn đang chạy với vận tốc 36 km/h thì
lái xe thấy có chướng ngại vật ở cách 10m và đạp phanh.

5
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
a. Đường khô lực hãm bằng 22000N. Xe dừng cách chướng
ngại vật bao nhiêu?
b. Đường ướt, lực hãm bằng 8000N. Tính động năng và vận tốc
của ôtô khi va vào chướng ngại vật?
3. Một vật khối lượng 100 kg đang nằm yên trên một mặt
phẳng ngang không ma sát. Lúc t = 0, người ta tác dụng lên vật
một lực kéo F = 500N không đổi. Sau một khoảng thời gian,
vật đi được quãng đường 10m. Tính vận tốc của vật tại đó nếu:
a. F nằm ngang.
b. F hợp với phương ngang góc α với sinα = 0,6
4. Một ôtô khối lượng 4 tấn đang chuyển động trên đường nắm
ngang với vận tốc không đổi v = 54 km/h. Lúc t = 0, người ta
tác dụng lực hãm lên ôtô, ôtô chuyển động thêm được 10m thì
dừng. Tính độ lớn trung bình của lực hãm. Xác định khoảng
thời gian từ lúc hãm đến lúc xe dừng?
5. Một viên đạn khối lượng 10g bắn vào một tấm gỗ dày 10cm
với vận tốc 400 m/s. Khi xuyên qua tấm gỗ nó còn tiếp tục
chuyển động với vận tốc 200 m/s. Tính lực cản của gỗ.
6*. Một búa máy có khối lượng 500 kg rơi từ độ cao 2m vào
một cọc bê tông, làm cọc ngập sâu vào đất 0,1m. Tính lực cản
của đất vào cọc?

THẾ NĂNG – CƠ NĂNG


ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG

Bài toán: Công của trọng lực- Công của lực đàn hồi

* Công của trọng lực:


A = mg(h1 – h2)
+ h1: độ cao ban đầu (m)

6
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
+ h2: độ cao lúc sau (m)
1
* Công của lực đàn hồi: A = k ( x 1 − x 2 )
2 2

2
* x1: Độ biến dạng ban đầu của vật(m)
* x2: Độ biến dạng lúc sau của vật(m)
Bài tập
1. Tính công của trọng lực C
thực hiện khi vật m = 2kg di
chuyển từ C đến A trong hai
trường hợp:
a) Trượt không ma sát trên A
mặt phẳng nghiêng
B
b) Đi trên đường thẳng từ C
đến B
Cho BC =10cm. lấy g=10m/s2
2. Lò xo có độ cứng K= 100N/m. tính công của lực đàn hồi của
lò xo khi nó dãn thêm từ 10cm từ:
a) Chiều dài tự nhiên
b) Từ vị trí lò xo đã dãn 10cm
c) Từ vị trí đang nén 10cm

Bài toán: Thế năng


- Chọn gốc thế năng
+ Thường chọn gốc thế năng tại mặt đất
+ Hoặc chọn theo yêu cầu của đề bài
- Công thức: Wt = mgz
Bài tập

1) Vật có khối lượng m= 100g ở cách mặt đất 100cm. Tính thế
năng của vật khi chọn gốc thế năng ở đất.

7
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
2) Một buồng cáp treo chở người có khối lượng tổng cộng
800kg đi từ vị trí xuất phát cách mặt đất 10m tới một trạm dừng
chân trên núi ở độ cao 550m, sau đó lại đi tiếp tới một trạm
khác ở độ cao 1300m.
a) Tìm thế năng trọng trường của vật tại vị trí xuất phát và tại
các trạm dừng.
Lấy mặt đất làm mức không.
Lấy trạm dừng thứ nhất làm mức không.
b) Tính công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp treo di
chuyển:
_ Từ vị trí xuất phát tới trạm dừng thứ nhất.
_ Từ trạm dừng thứ nhất tới trạm dừng tiếp theo.
Công này có phụ thuộc việc chọn mức không như ở câu a)
không?

Bài toán: Cơ năng của vật trong trọng trường – Định luật
bảo toàn cơ năng
- Chọn gốc thế năng
- Chọn hai điểm có các dữ kiện về vận tốc hoặc về độ cao để
áp dụng định luật bảo toàn cơ năng:
WA = WB
1 2 1
mv A + mghA = mv2 B + mghB
⇒ 2 2
- Sau đó tìm vận tốc hoặc tìm độ cao
* Lưu ý: định luật bảo toàn cơ năng chỉ được áp dụng khi vật
chỉ chịu tác dụng của trọng lực
Bài tập

1. Một viên đá có khối lượng 100g được ném thẳng đứng lên
cao với vận tốc 10m/s từ mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức
cản của không khí

8
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
a) Tính động năng của viên đá lúc ném. Suy ra cơ năng của
viên đá?
b) Tìm độ cao cực đại mà viên đá đạt được.
c) Ở độ cao nào thì thế năng của viên đá bằng động năng của
nó?
2. Một hòn bi có khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao
với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản
của không khí. Lấy g = 10 m/s2
a) Chọn gốc thế năng tại mặt đất tính các giá trị động năng, thế
năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật.
b) Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được?
3. Một viên bi được thả không ma sát từ mặt phẳng nghiêng cao
20cm. Tìm vận tốc của viên bi tại chân mặt phẳng nghiêng?
Lấy g = 10 m/s2
4. Một quả cầu nhỏ lăn không vận tốc đẩu, không
ma sát trên mặt phẳng nghiêng AB, α = 300, AB
= 20 cm, g = 10 m/s2. Tính vận tốc của vật tại B?
5. Hai vật có khối lượng m1 = 1,2 kg, m2 = 1,75
kg được nối với nhau bằng sợi dây qua ròng rọc
nhẹ. Buông tay cho các vật chuyển động. Dùng
định luật bảo toàn cơ năng để tính vận tốc của
mỗi vật sau khi đi được quãng đường 1,2m. Bỏ
qua mọi ma sát.
6. Một con lắc đơn có chiều dài l = 1m. Kéo cho dây làm với
đường thẳng đứng góc α = 450 rồi thả tự do. Tìm vận tốc của
con lắc khi nó đi qua:
a) Vị trí ứng với góc α =300.
b) Vị trí cân bằng
7. Một con lắc đơn có chiều dài 1m, kéo cho dây làm với đường
thẳng đứng một góc 450 rối thả nhẹ. Tính vận tốc của con lắc
khi:

9
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
a. Sợi dây qua vị trí cân bằng.
b. Sợi dây hợp với đường thẳng đứng một góc 300
c. Tính lực căng dây khi qua vị trí cân bằng. Cho khối lượng
vật m = 50g. Cho g = 10 m/s2
Bài toán: Hệ chịu tác dụng của lực ma sát( hoặc lực cản của
không khí,…) – Cơ năng không bảo toàn
Phương pháp giải
- Chọn gốc thế năng
- Các lực nói trên gọi là lực không thế
Sử dụng công thức: Công của lực không thế = độ biến thiên cơ năng
của vật:
A = W2 – W1
+ W1: cơ năng của vật ở trạng thái đầu
+ W2: cơ năng của vật ở trạng thái cuối
+ A: công của các lực không thế
1. Một ôtô đang chạy trên đường nằm ngang với vận tốc 90
km/h tới một điểm A thì lên dốc. Góc nghiêng của dốc so với
mặt phẳng ngang là 300. Lấy g = 10 m/s2
Hỏi ôtô đi lên dốc một đoạn bao nhiêu mét thì dừng lại? Xét hai
trường hợp:
a. Trên mặt dốc không có ma sát.
b. Hệ số ma sát của mặt dốc bằng 0,433.
2. Vật có khối lượng 10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một
mặt nghiêng cao 20m. Khi tới chân dốc thì vật có vận tốc 15
m/s. Lấy g = 10 m/s2. Tính công của lực ma sát?
3. Một ôtô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc 36
km/h thì tắt máy và xuống dốc( góc nghiêng 300, đi hết dốc
trong 10s, hệ số ma sát giữa dốc và xe là 0,05. Tính
a. Gia tốc của xe trên dốc
b. Chiều dài con dốc?

10
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
5. Một vật trượt trên mặt
phẳng nghiêng AB = 2m,
sau đó tiếp tục chuyển động
trên mặt ngang BC. Cho AH
= 1m, hệ số ma sát trượt
giữa vật và mặt phẳng
nghiêng và ngang là 0,1
a. Tính vận tốc của vật tại B?
b. Quãng đường vật đi được trên mặt ngang BC cho đến khi
dừng?
4. Từ một đỉnh tháp có chiều cao 20m người ta ném một hòn đá
nặng 50g lên cao với vận tốc đầu 18m/s. Khi rơi tới mặt đất,
hòn đá có vận tốc 20 m/s. Lấy g = 10 m/s 2. Tính công của lực
cản của không khí?

Chương V NHIỆT HỌC

CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ


CHẤT KHÍ
Bài 1. : Tính số phân tử H2O trong 1g nước.
Bài 2. Một bình kín chứa 2 g Heli.
a. Tính số nguyên tử heli có trong bình.
b. Thể tích của bình chứa heli ở điều kiện chuẩn.
Bài 3. Tính số phân tử nitơ có trong 24 g Nitơ.
Bài 4. Tính khối lượng của một phân tử hidro.

11
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
Bài 5. Xác định số nguyên tử có trong 1m3 đồng. Biết khối
lựơng mol của đồng là µ=63,5g/mol, và khối lượng riêng
của đồng là 9.106g/m3.

QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT

Bài 6: Một xi lanh chứa 250cm3 khí ở áp suất 3.105Pa. Pit-


tông nén khí trong xilanh xuống còn 150cm3. Tính áp suất của
khí trong xilanh lúc này, coi nhiệt độ không đổi.
ĐS: 5.105Pa
Bài 7: Một bình có dung tích 2,5lit. Người ta bơm không khí
ở áp suất 105Pa vào bình. Mỗi lần bơm được 125cm3 không khí.
Tính áp suất của không khí trong bình sau 50 lần bơm. Coi bình
trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ
của không khí không thay đổi. ĐS: 2,5.105Pa
Bài 8: Ở nhiệt độ không đổi, dưới áp suất 104 Pa, một lượng
khí có thể tích 10l. Tính thể tích lượng khí đó dưới áp suất
5.104Pa.
Bài 9: Khi nén đẳng nhiệt từ thể tích 6l đến 4l, áp suất khí
tăng lên 0,75atm. Tìm áp suất ban đầu của khí
Bài 10: Khi nén đẳng nhiệt từ thể tích 10l đến thể tích 6l, áp
suất tăng thêm 0,5at. Tìm áp suất ban đầu của chất khí
Bài 11: Nếu áp suất của một khối khí thay đổi 2.105 Pa
thì thể tích biến đổi 3l. Nếu áp suất biến đổi 5.105 Pa thì thể tích
biến đổi 5l. Tính áp suất và thể tích ban đầu của khối khí, biết
nhiệt độ không đổi.
Bài 12: Một ống bơm không khí, ở áp suất 1atm vào một
quả bóng cao su. Mỗi lần bơm được 125 cm3. Hỏi sau khi bơm
40 lần thì áp suất trong bóng là bao nhiêu. Cho rằng trước khi
bơm không có không khí trong bóng. Nhiệt độ không đồi trong
quá trình bơm, dung tích của quả bóng là 2,5 lít.

12
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
Bài 13: Bơm không khí ở áp suất P1=1atm vào quả bóng
da. Cứ mỗi lần bơm có 143 cm3 không khí vào bóng. Cho biết
dung tích của quả bóng là 2,5l không đổi. Trước khi bơm, bóng
cùng áp suất với không khí là 1atm, và trong quá trình bơm
nhiệt độ không đổi. Hỏi sau 14 lần bơm áp suất bên trong quả
bóng là bao nhiêu?

QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SAC-LƠ


Bài 14: Có 0,1mol khí ở áp suất P1=2atm, nhiệt độ
o
t1=0 C thể tích V1=1,12l; làm cho không khí nóng lên nhiệt độ
t2=102oC và giữ nguyên thể tích khối khí.
a. Tính áp suất P2
b. Vẽ đồ thị P-V quá trình nói trên
ĐS: 1,13atm ĐS: 2,74atm
Bài 15: Một lượng hơi nước có nhiệt độ 100oC, áp suất
P100=1atm trong bình kín. Làm nóng bình đến nhiệt độ 150oC
thì áp suất bằng bao nhiêu?
Bài 16: Một đèn dây tóc chứa khí trơ 27oC và dưới áp
suất 0,6atm. Khi đèn cháy sáng, áp suất khí trong đèn là 1atm
và không làm vỡ đèn. Tính nhiệt độ khí trong đèn khi cháy
sáng và coi áp suất không đổi.
Bài 17: Áp suất khí trơ trong bóng đèn tăng lên bao
nhiêu lần khi đèn sáng, nếu nhiệt độ khi tắt là 25oC và khi sáng
là 323o C.
Bài 18: Khi đun nóng đẳng tích một khối khí thêm 1oC,
thì áp suất khí tăng thêm 1/360 áp suất khí ban đầu . Tính nhiệt
độ ban đầu của khối khí.
Bài 19: Một lượng khí có thể tích không đổi ở 0oC có áp
suất là 36cm Hg. Hỏi ở nhiệt độ nào thì áp suất của nó là
100cm Hg.

13
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú

PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG


Bài 20: Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27oC cho thể tích chỉ
còn 4 lít vì nén nhanh nên nóng lên đến 60oC. Hỏi áp suất tăng
bao nhiêu lần?
Bài 21: Có 12g khí chiếm thể tích 4 lít ở 7oC. Sau khi nung
nóng đẳng áp khối lượng riêng của khí là 1,2g/l. Tìm nhiệt độ
sau khi nung?
Bài 22: Chất khí trong xilanh của một động cơ nhiệt có áp
suất 0,8.105Pa và nhiệt độ 50oC. Sau khi bị nén, thể tích của khí
giảm đi 5 lần còn áp suất tăng lên tới 7.105Pa. Tính nhiệt độ
của khí ở cuối quá trình nén?
Bài 23: Một xi lanh có chứa khối khí có thể tích 6 lít, áp suất
1atm, ở nhiệt độ 27oC.
a. Sau khi nén thể tích giảm đi 4 lần, áp suất tăng tới 6 lần.
Tính nhiệt độ ở cuối quá trình nén?
b. Do bình hở nên khối khí thoát ra ngoài chỉ còn 2 lít và nhiệt
độ của khối khí vẫn là 27oC. Tính áp suất khối khí?
ĐS: a. 177oC b. 1,5atm
Bài 24: Một bình bằng thép dung tích 50 lít chứa khí hiđro ở
áp suất 5MPa và nhiệt độ 37oC. Dùng bình này bơm được bao
nhiêu bóng bay, biết dung tích mỗi quả bóng bay là 10 lít ; áp
suất mỗi quả 1,05.105Pa, nhiệt độ bóng bay là 12oC.
ĐS:218
Bài 25: Một xilanh của động cơ nhiệt có chứa một hỗn hợp
khí có thể tích 2dm3, áp suất 1atm, ở nhiệt độ 47oC. Sau khi pit-
tông nén khí, áp suất tăng tới 1,6at, nhiệt độ ở cuối quá trình
nén là 480oK. Tính thể tích của hỗn hợp khí ở cuối quá trình
nén?
Bài 26: Một khối khí lí tưởng ban đầu có thể tích 20lít, áp
suất 1atm, nhiệt độ 300oK biến đổi trạng thái qua hai quá trình
14
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
liên tiếp được biểu diễn bằng đồ thị p(atm)
trong hệ trục (p,V) như hình bên. 2 (3)
a. Tính nhiệt độ của khối khí ở cuối (1) (2)
quá trình (2) và (3) 1
b. Vẽ đồ thị biểu diễn 2 quá trình nói V (l)
trên trong hệ trục (T,p) và (T,V) 20 30
Bài 27: Sự biến đổi trạng thái của một
(2)
khối khí lí tưởng được mô tả như hình p(at)
vẽ. Cho V1=3lít, V3=6lít. (1) (3)
1
a. Xác định áp suất, thể tích, nhiệt độ
của từng trạng thái. T (oK)
600
b. Vẽ lại đồ thị trong hệ trục (V,p) và
(T,V)
ĐS: T1=300oK ; p2=2atm
Bài 28: Vẽ lại đồ thị sau trong các hệ tọa độ còn lại:
p (1)
(2) p V

(3) T
V T

p (1) (2) p V

(3)
V T T

Bài 29: Một khối khí ở nhiệt độ t=27oC, áp suất là 1atm,


V=30l thực hiện qua 2 quá trình biến đổi liên tiếp:
- Đun nóng đẳng tích để nhiệt độ khí là 277oC
- Giãn nở đẳng nhiệt để thể tích sau cùng là 45l
a. Tính áp suất sau cùng của khối khí.

15
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
b. Biễu diễn đồ thị các quá trình biến đổi trạng thái trong các
hệ tọa độ (P,V), (P,T)
Bài 30: Một khối khí trong xi lanh ban đầu có V=4, l và 27oC
và áp suất 2atm được biến đổi theo một chu trình gồm 3 giai
đoạn: Giai đoạn 1: giãn nở đẳng áp, thể tích khí tăng lên 6,3l.
Giai đọan 2: nén đẳng nhiệt. Giai đoạn 3: làm lạnh đẳng tích để
trở về trạng thái ban đầu.
a. Xác định các thông số còn lại.
b. Vẽ đồ thị biểu diễn chu trình trong hệ tọa độ (P,V) (P,T)
Bài 31: Một khối khí có P1 = 1atm, V1= 4l, t1=27oC biến đổi
theo một chu trình sau:
• Đẳng tích, áp suất tăng 2 lần.
• Đẳng áp, thể tích tăng 2 lần.
• Đẳng tích, t4=t2.
• Đẳng áp trở về trạng thái ban đầu.
a. Tìm các thông số còn lại.
b. Vẽ đồ thị trong các hệ tọa độ.

Bài 32: Trước khi nén không khí trong xi lanh của một động
cơ P=1atm, nhiệt độ t1= 40oC. Sau khi nén V2 giảm 6 lần,
P2=10atm. Tìm nhiệt độ sau khi nén.
Bài 33: Không khí tại mặt đất có P1=76cm Hg, t=27oC,
d=1,29kg/m3. Ở tại đỉnh ngọn núi có P2=40cmHg, t2=5oC thì
khối lượng không khí ở núi bằng bao nhiêu?
Bài 34: Một xi lanh được đặt thẳng đứng diện tích tiết diện
mặt bêtông S=90cm2 chứa không khí ở nhiệt độ 27oC. Ban đầu
xi lanh được đậy bằng một pitông trượt không ma sát dọc theo
mặt trong của xi lanh. Một quả cầu có khối lượng 580N đặt lên
pittông thì nó dịch chuyển xuống một đoạn l=12cm rồi dừng
lại. Tính nhiệt độ của khí trong xi lanh sau khi pittong dừng lại,
biết Po=105 N/m2.

16
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú

PT Trạng thái – PT Claperon-Mendeleev (NC)


Bài 35.Khí cầu có dung tích 328m3 được bơm khí hidro. Khi
bơm xong, hidro trong khí cầu có nhiệt độ 27oC, áp suất
0,9atm. Hỏi phải bơm bao nhiêu lâu nếu mỗi giây bơm
được 2,5g hidro vào khí cầu.
ĐS: 9600s
3
Bài 36.Không khí có thể tích 240cm trong xilanh có pittông
đóng kín đặt nằm ngang, diện tích pittông là 24cm2. Áp suất
không khí trong xi lanh bằng áp suất bên ngoài và bằng
100kPa. Cần một lực bao nhiêu để nén và kéo pittông ra
vào 2cm? Coi các quá trình là đẳng nhiệt, bỏ qua ma sát.
ĐS: 60N ; 40N
Bài 37.Ở thời kì nén của một động cơ 4 kì, nhiệt độ tăng từ
47oC lên 367oC; thể tích giảm từ 1,8l xuống còn 0,3l. Hỏi
áp suất sẽ chuyển từ 100kPa đến giá trị bao nhiêu?
ĐS: 1,2.106Pa
Bài 38.Vận động viên leo núi cần hít vào 2g không khí ở điều
kiện tiêu chuẩn trong một nhịp thở. Hỏi khi trên núi cao có
áp suất 79,8kPa và nhiệt độ -13oC thì thể tích cần hít vào là
bao nhiêu, với khối lượng không khí cần hít trong mỗi nhịp
thở là như nhau? Cho khối lượng riêng không khí ở điều
kiện tiêu chuẩn là 1,29kg/m3.
ĐS: 1,87l
Bài 39.Ở độ cao 10km cách mặt đất thì áp suất không khí là
30,6kPa, nhiệt độ 230K. Tính khối lượng riêng và mật độ
phân tử. Cho khối lượng mol không khí là 28,8g/mol.
Bài 40.Một bình chứa khí ở 27oC và 40atm. Hỏi khi một nửa
lượng khí thoát ra khỏi bình thì áp suất bình còn bao nhiêu?
Biết nhiệt độ khi đó là 12oC.

17
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
Chương VI
Cơ Sở Nhiệt Động Lực Học

NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG


Bài 1: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 2kg nước đá ở 0oC để
chuyển nó thành nước ở 20oC. Cho nhiệt nóng chảy riêng của
nước đá L=3,4.105J/kg.
Bài 2: Một 100g chì được truyền nhiệt lượng 260J, thì tăng
nhiệt độ từ 25oC lên tới 45oC. Tính nhiệt dung riêng của chì.
Bài 3: Một cốc nhôm có khối lượng 100g chứa 300g nước ở
nhiệt độ 20oC. Người ta thả vào cốc nước một chiếc thìa đồng
có khối lượng 75g vừa rút ra khỏi nồi nước sôi 100 oC. Xác định
nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt? Bỏ qua
hao phí nhiệt ra ngoài.
Bài 4: Một bình nhiệt lượng kế bằng đồng thau khối lượng
150g chứa 275 g nước ở nhiệt độ 22oC. Một miếng kim loại có
khối lượng 220g được nung tới 113oC và thả vào bình. Tính
nhiệt độ của của nước khi có sự cân bằng nhiệt. Cho biết nhiệt
dung riêng của miếng kim loại là 837J/kg.độ, của đồng thau là
380J/kg.độ, của nước là 4200J/kg.độ, của nhôm là 880J/kg.độ
Bài 5: Một nhiệt lượng kế bằng đồng, khối lượng m1=100g có
chứa m2=375g nước, nhiệt độ 25oC. Bỏ vào nhiệt lượng kế một
vật bằng kim loại khối lượng m3=400g ở 90oC. Nhiệt độ sau
cùng của hệ khi cân bằng là 30oC. Tìm nhiệt dung riêng của
kim loại tạo nên vật?

CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC


Bài 6: Một người có khối lượng 60kg nhảy từ cầu nhảy ở độ
cao 5m xuống một bể bơi. Tính độ biến thiên nội năng của

18
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
nước trong bể bơi. Bỏ qua các hao phí năng lượng thoát ra
ngoài khối lượng trong bể bơi. Lấy g=10m/s2.
ĐS: ∆ U=A=3000J
Bài 7: Người ta thực hiện một công là 200J để nén khí trong
một xilanh. Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết khí truyền
ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 50J
ĐS: ∆ U=150J
Bài 8: Người ta thực hiện một công 50J để nén đẳng nhiệt
một lượng khí lí tưởng trong xilanh. Tính nhiệt lượng tỏa ra
trong quá trình nén?
Bài 9: Một bình kín chứa 2g khí lí tưởng ở 20oC, được đun
nóng để áp suất khí tăng lên gấp 2 lần.
a. Tính nhiệt độ của khí sau khi đun?
b. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí?
Cho biết nhiệt dung riêng đẳng tích của khí bằng
12,3.103J/kg.K
Bài 10: (*) Một lượng khí lí tưởng trong xilanh được
đậy kín bằng một pit-tông chuyển động không ma sát bên
trong. Áp suất khối khí luôn được giữ không đổi bằng 105
N/m2. Người ta cung cấp một nhiệt lượng Q=10J cho lượng khi
thì thể tích tăng thêm 40cm3. Tính độ biến thiên nội năng của
khí?
ĐS: ∆ U=6J

Chương VII
Chất Rắn Chất Lỏng- Sự Chuyển thể

SỰ BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN


19
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú

Dạng 1: Biến dạng cơ của vật rắn


- Hệ số đàn hồi: Fđh=k.∆ l ; k=ES/lo (lo: chiều dài ban đầu;
∆ l: chiều dài dãn thêm)
- Giới hạn bền: Fb=σ b.S
Bài 1. Tính đường kính nhỏ nhất của một sợi dây nhôm sao
cho nó có thể chịu được tải trọng 10kg? Cho giới hạn bền của
nhôm là 1,8.108Pa.
ĐS: d=0,833mm
Bài 2. Một dây kim loại có đường kính d=4mm có thể treo một
vật nặng tối đa là 400kg. Tìm giới hạn bền của vật liệu tạo nên
dây đó?
ĐS: 109/π Pa
Bài 3. Một vật khối lượng 1kg treo vào lò xo làm nó dãn thêm
2cm. Tính độ cứng?
ĐS: 500N/m
Bài 4. Dây kim loại có đường kính 0,8mm và dài 1,8m treo vật
nặng 2,5kg làm dây dãn ra một đoạn 1mm. Xác định suất
Young E?
ĐS: 9.109Pa
Bài 5. Một thanh thép dài 1m có tiết diện 2cm 2. Khi chịu tác
dụng của lực kéo F thanh thép dài thêm 2mm. Thanh thép có
suất đàn hồi E=2.1011Pa và giới hạn bền là 6,86.108Pa. Hãy xác
định lực kéo F và lực kéo cực đại Fmax để thanh thép không bị
đứt?
ĐS:80000N ; 13,72.104N
Bài 6. Thanh trụ đường kính 5cm bằng nhôm có E=7.1010Pa
được chống thẳng đứng để đỡ mái hiên. Mái hiên nén lên thanh
lực 3450N. Tính độ biến dạng tỉ đối?
ĐS:

20
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
Bài 7. Một thanh đàn hồi có đường kính 2cm bằng thép có suất
Young E=2.1011Pa. Nếu nén thanh với lực F=1,57.105N thì độ
co tương đối của thanh là bao nhiêu?
ĐS: 25%
Bài 8. Dây đồng thau có đường kính 6mm. Suất Young của
đồng thau là 9.1010Pa. Tính lực kéo làm dãn 0,2% chiều dài của
dây?
ĐS: 5,1kN
Bài 9. Hai thanh nhôm và đồng có cùng kích thước. Nếu một
lực tác dụng lên thanh nhôm, làm thanh dãn 2mm thì với lực
ấy, thanh đồng dãn bao nhiêu. Cho Eđồng=11.1010Pa,
Enhôm=7.1010Pa.
ĐS: 3,6mm
Dạng 2: Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Nở dài : l=lo(1+α t)
Nở khối: V=Vo(1+3α t)=Vo(1+β t)
Bài 10.Cây thước dài 1m làm mẫu được làm bằng platin, gia
công ở 27oC. Nếu nhiệt độ là 50oC thì chiều dài của mét mẫu là
bao nhiêu? Cho hệ số nở dài của platin là α =9.10-6K-1
ĐS: 1,000207m
Bài 11.Một dây đồng dài l=1m, tiết diện S=2mm2 ở 20oC.
a. Tính lực kéo để dây dãn thêm 0,5mm?
b. Nếu không kéo thì phải tăng nhiệt độ đến bao nhiêu để
nó dãn ra như câu a?
Biết E=1,2.1011N/m2, α =18.10-6K-1
ĐS: 120N ; 47,78oC
Bài 12.Ở 0oC, một thanh kẽm có chiều dài 200mm, thanh đồng
có chiều dài 201mm. Tiết diện ngang của chúng bằng nhau.
Hỏi:
a. Ở nhiệt độ nào thì chiều dài của chúng bằng nhau?
b. Ở nhiệt độ nào thì thể tích của chúng bằng nhau?

21
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
Biết α kẽm=2,9.10-5K-1 , α -5 -1
đồng=1,7.10 K

ĐS: 420oC ; 140oC


Bài 13.Một thanh ray dài 10m được lắp trên đường sắt ở 20oC.
Phải để hở 2 đầu một bề rộng bao nhiêu để nhiệt độ nóng đến
60oC thì vẫn đủ chỗ cho thanh ray dãn ra? Biết α =12.10-6K-1
ĐS: 4,8mm
Bài 14.Một quả cầu bằng đồng đường kính 10cm ở 20oC. Tính
đường kính quả cầu ở 320oC? Biết α =1,7.10-5K-1
ĐS: 10,05cm
3 o
Bài 15.Chì có khối lượng riêng 11g/cm ở 20 C. Tính khối
lượng riêng của chì ở 100oC? Cho α chì=3.10-5K-1
ĐS: 10,92g/cm3
Bài 16.Một hợp kim có khối lượng riêng 10g/cm3 ở 20oC và
9,8g/cm3 ở 200oC. Tính hệ số nở dài của hợp kim nói trên.
ĐS: 3,7.10-5
BÀI TẬP SỨC CĂNG MẶT NGOÀI CỦA CHẤT LỎNG

Dạng 1: Lực căng mặt ngoài


Áp dụng F=σ l.
Chú ý:
- vật dính ướt hay không dính ướt
- bài toán có mấy mặt thoáng
- đường giới hạn của chất lỏng là đường nào (chỉ xét đường
tiếp xúc giữa vật và chất lỏng)
Bài 17.Một khung hình chữ nhật bằng thép đặt nằm ngang,
cạnh CD linh động. Trong khung có căng một màng xà phòng.
Biết σ =0,004N/m. CD=10cm.
a. Tính lực căng mặt ngoài do màng xà phòng tác dụng
lên CD?
b. Muốn CD đứng yên thì phải tác dụng lên nó một lực
như thế nào?
22
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
ĐS: 8.10-3N
Bài 18.Một vòng dây đường kính 8cm được dìm nằm ngang
trong một mẫu dầu thô. Khi kéo vòng dây khỏi dầu, người ta đo
được lực phải tác dụng thêm do lực căng mặt ngoài là 9,2.10-
3
N. Tính hệ số căng mặt ngoài của dầu?
ĐS: 18,4.10-3N/m
Bài 19.Uốn cong một thanh thép thành vòng tròn đường kính
D=10cm, buộc các sợi chỉ và nhúng vào xà phòng, phá vỡ
màng xà phòng ở tâm tạo thành một vòng chỉ hình tròn rỗng có
đường kính d=2cm. Tính lực căng mặt ngoài của màng xà
phòng tác dụng lên vành kim loại ngoài và vòng chỉ bên trong?
Cho hệ số căng mặt ngoài của xà phòng σ =40.10-3N/m
ĐS: 0.0252N; 5,024.10-3N
Bài 20.Một quả cầu bán kính R=1mm có mặt ngoài hoàn toàn
không bị nước làm ướt. Tính lực căng mặt ngoài lớn nhất tác
dụng lên quả cầu khi nó được đặt lên mặt nước. Khối lượng quả
cầu là bao nhiêu để nó không chìm. Cho σ =0,073N/m. Khối
lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
ĐS: 47,9.10-6kg
Bài 21.Một mẩu gỗ hình lập phương khối lượng 20g được đặt
lên mặt nước. Mẩu gỗ có cạnh dài 30mm và dính ướt nước
hoàn toàn. Nước có khối lượng riêng là 100kg/m3. Hệ số căng
mặt ngoài là 0,072N/m. Tính độ ngập sâu trong nước của gỗ?
ĐS: 2,3cm
Bài 22.Cần dùng một lực bao nhiêu để nâng một vòng nhôm
đặt ngang trong nước ra khỏi mặt nước. Vòng nhôm giống như
vành trụ có chiều cao h=10mm, đường kính trong d1=50mm,
đường kính ngoài d2=52mm. Biết khối lượng riêng của nhôm
D=2,6.103kg/m3, hệ số căng mặt ngoài của nước 0,073N/m.
ĐS: 1,6234N
Dạng 2: Hiện tượng mao dẫn

23
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
Cột chất lỏng cân bằng: P=F⇔ mg=σ .l (l là chu vi mặt cắt
trong ống mao dẫn)
d2
⇔ V.D.g= σ .l ⇔ S.h.Dg=σ .l ⇔ π .h.Dg=σ .π d ⇔ h=
4

Ddg
Bài 23.Một ống mao dẫn có r=0,2mm nhúng vào trong nước có
σ =0,073N/m
a. Tính độ cao cột nước dâng lên trong ống?
b. Đem nhúng ống mao dẫn trên vào rượu thì chiều cao
cột rượu dâng lên trong ống là 70mm. Tìm suất căng mặt
ngoài của rượu. Biết Dr=0,7g/cm3, Dn=1g/cm3
ĐS: 0,073m ; 0,049N/m
Bài 24.Ống mao dẫn hình vuông có tiết diện trong cạnh 0,2mm
nhúng vào trong nước có σ =0,073N/m. Tính độ cao cột nước
dâng lên trong ống?
Bài 25.Hai ống mao dẫn có đường kính khác nhau được nhúng
vào ête, sau đó nhúng vào dầu hỏa. Ta thấy độ cao của cột ête
và dầu hỏa là 2,4mm và 3mm. Biết Dête=700kg/m3,
Ddầu=800kg/m3, σ ête=0,017N/m. Tính σ dầu?
ĐS: 0,03N/m
Bài 26.Ống mao dẫn thẳng đứng có bán kính r=0,2mm nhúng
trong Hg. Coi Hg hoàn toàn không làm dính ướt thành ống bên
trong. Cho hệ số căng mặt ngoài của Hg là 0,47N/m. Tính độ
hạ mức Hg trong ống?
ĐS: 35mm
Bài 27.Tìm chiều dài cột nước dâng lên trong ống mao dẫn có
đường kính trong là 0,6mm khi cắm trong nước. Biết hệ số
căng mặt ngoài của nước là 0,073N/m và khối lượng riêng của
nước là 1000kg/m3. Xét hai trường hợp:

24
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
a. Cắm vuông góc mặt nước
b. Cắm nghiêng với mặt nước một góc 30o
ĐS: 0,049m ; 0,098m
Dạng 3: Ống mao quản hở hai đầu
Cột chất lỏng cân bằng: P=F⇔ mg=σ .2l (có hai mặt trên và
dưới)
d2
⇔ V.D.g= σ .2l ⇔ S.h.Dg=σ .2l ⇔ π .h.Dg=σ .2π d ⇔
4

h=
Ddg
Bài 28.Một ống mao quản thành rất mỏng, hở hai đầu, bán kính
0,5mm, dựng thẳng đứng. Đổ đầy nước vào ống, sau khi chảy
ra, nước còn lại trong ống có độ cao h = 58,4mm. Tính σ ? Biết
nước làm dính ướt hoàn toàn ống, D=103kg/m3, g=10m/s2.
ĐS:0,073N/m.
Bài 29. Một ống mao dẫn hở hai đầu có đường kính d=1mm,
được đổ đầy nước và dựng thẳng đứng. Hãy xác định độ cao
của cột nước còn lại trong ống? Cho σ =7,25.10-2N/m,
D=103kg/m3, g=10m/s2
ĐS: 58.10-3m
Bài 30.Rượu dâng lên trong ống mao dẫn 15mm, còn glixêrin
là 20mm. Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3, của
glixêrin là 800kg/m3. So sánh hệ số căng mặt ngoài của rượu và
glixêrin.

SỰ CHUYỂN THỂ
Bài 31.Một khối nước đá ở -50oC hấp thu nhiệt lượng để lên
đến 0oC rồi bắt đầu tan chảy. Nhiệt lượng cần thiết để làm tan
chảy hết khối nước đá là 336kJ. Sau đó khối nước đá đã tan tiếp
tục lên đến 100oC và hóa hơi. Sau một thời gian cung cấp nhiệt

25
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
lượng để hóa hơi là 1940kJ, khối lượng nước còn lại bao nhiêu?
Cho nhiệt nóng chảy của nước đá là 336kJ/kg và nhiệt hóa hơi
là 2261kJ/kg
ĐS: 0,142kg
o
Bài 32.Hơi nước ở nhiệt độ 100 C, sau khi đi qua buồng ngưng
tụ thì nhiệt độ hạ xuống 50oC. Nước làm lạnh đi vào buồng
ngưng tụ có nhiệt độ 10oC đi ra là 30oC. Tính khối lượng nước
cần dùng để làm ngưng tụ 1kg hơi nước? Cho nhiệt dung riêng
của nước c=4200J/kgK và nhiệt ngưng tụ là 2261kJ/kg.
Bài 33.Một bếp điện làm hóa hơi 0,5lit nước ở 100oC trong 10
phút. Xác định công suất của bếp.
ĐS:1,9kW
Bài 34.Tính khối lượng hơi nước tạo thành nếu 2kg nước ở
50oC nhận 2MJ nhiệt lượng
ĐS:0,25kg
Bài 35.Cần bao nhiêu nhiệt lượng để đưa 5kg nước đá từ -10oC
đến 10oC?
ĐS: 1989,5kJ

ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ
- Độ ẩm tuyệt đối: a (g/m3) là khối lượng hơi nước tính ra gam
chứa trong 1m3 không khí
a = m/V
3
- Độ ẩm cực đại: A (g/m ) ở một nhiệt độ xác định độ ẩm cực
đại có giá trị bằng khối lượng hơi nước bão hòa tính ra gam
chứa trong 1m3 không khí = Dbh (Tra bảng giá trị của A)
- Độ ẩm tương đối: ở một nhiệt độ xác định: f = a/A.100%
- Điểm sương: nhiệt độ mà tại đó hơi nước trong không khí trở
thành bão hòa
Bài 36.Một phòng có kích thước 3x4x4m chứa 0,8kg hơi nước
a. Tính độ ẩm tuyệt đối

26
Giáo án phụ đạo Vật lí 10 CB Trường THPT Trần Phú
b. Tính độ ẩm tương đối
Biết nhiệt độ phòng là 27oC và độ ẩm cực đại tương ứng
là A=25,8g/m3
ĐS: a=16,7g/m3; f=64,7%
Bài 37.Nhiệt độ không khí trong phòng là 20oC, điểm sương là
10oC. Thể tích phòng là 200cm3. Tính:
a. Độ ẩm tuyệt đối
b. Độ ẩm tương đối
c. Lượng hơi nước có trong phòng
ĐS: a20=A10=9,4g/m3; f20=54,3%; m=18,8.10-4g
Bài 38.Trong phòng có kích thước 3x5x10m ở nhiệt độ 20oC và
điểm sương là 10oC. Tính:
a. Độ ẩm tương đối
b. Lượng hơi nước có trong phòng
ĐS: 54,3% ; 1410g
Bài 39.Phòng có thể tích 50m . Không khí trong phòng ở 25oC
3

có độ ẩm tương đối f=80%. Tính độ ẩm tuyệt đối và khối lượng


hơi nước chứa trong phòng? Biết ở 25oC khối lượng riêng hơi
nước bão hòa là Dbh=23g/m3.
ĐS: 18,4g/m3 ; 0,92kg
Bài 40.Phòng có thể tích 40m3. Không khí trong phòng có độ
ẩm f=40%. Muốn tăng độ ẩm tới 60% thì phải làm bay hơi bao
nhiêu gam nước? Coi nhiệt độ không đổi là 20oC.
Dbh=17,3g/m3.
ĐS: 138,4g

27

You might also like