You are on page 1of 8

II.1.

Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Việt Nam


II.1.1. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí đia lý
Nước Việt Nam nằm ở đông nam lục địa châu Á, Bắc giáp nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào và vương quốc Campuchia, Đông và Nam giáp Biển Đông (Thái Bình
Dương), có diện tích 329.600 km2 đất liền, gần 700.000 km2 thềm lục địa
với nhiều đảo, quần đảo.
 Địa hình:

Địa hình của Việt Nam khá đặc biệt với hai đầu phình ra (Bắc bộ và Nam
bộ) ở giữa thu hẹp và kéo dài (Trung bộ). Địa hình miền Bắc tương đối phức
tạp. Địa hình Trung bộ với dải Trường Sơn trải dọc phía tây về giải đồng
bằng hẹp ven biển. Địa hình Nam Bộ bằng phẳng, thoải dần từ đông sang tây
là vựa lúa của cả nước, hàng năm đang tiếp tục lấn ra biển hàng trăm mét.
 Sông ngòi:
Việt Nam có mang lưới sông ngòi dày đặc. Hai con sông lớn Hồng Hà và
Cửu bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc) bồi đắp lên hai châu
thổ lớn là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam còn
có hệ thống sông ngòi phân bổ đều khắp từ bắc tới nam với lưu vực lớn,
nguồn thuỷ sản phong phú, tiềm năng thuỷ điện dồi dào thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp và tụ cư của con người, hình thành nền văn minh lúa nước
lâu đời của người Việt bản địa.
 Khí hậu:

Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ
cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít
nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất
nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không
thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng
khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng
từ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây. Do chịu sự tác động
mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn
nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á.
Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc
(từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (Xuân-
Hạ-Thu-Đông), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông
Nam . (2) Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió
mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai
mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa).
 Tài nguyên:

Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên
rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa
dạng.
Tài nguyên rừng: Rừng của Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý như:
đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, trắc,pơ mu…Tính chung, các loài thực vật
bậc cao có tới 12.000 loài. Cây dược liệu có tới 1.500 loài. Lâm sản khác có
nấm hương, nấm linh chi, mộc nhĩ, mật ong…Về động vật, ước tính ở Việt
Nam có 1.000 loài chim, 300 loài thú, 300 loài bò sát và ếch nhái, chưa kể
các loài côn trùng. Ngoài những loài động vật thường gặp như hươu, nai,
sơn dương, gấu, khỉ... còn có những loài quý hiếm như tê giác, hổ, voi, bò
rừng, sao la, công, trĩ, gà lôi đỏ…
Tài nguyên biển: Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và
nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá... trong đó có rất nhiều
loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có
2.038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài mực, 653 loài
rong biển… Nhiều loài cá thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá
thu, mực… Có những loài thân mềm ngon và quý như hải sâm, sò, sò huyết,
trai ngọc... Biển Việt Nam cũng là tiềm năng khai thác muối phục vụ sinh
hoạt, công nghiệp và xuất khẩu.
Tài nguyên nước: Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có
nguồn nước dồi dào. Diện tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng.
Sông suối, hồ đầm, kênh rạch, biển... chính là tiền đề cho việc phát triển
giao thông thuỷ; thuỷ điện; cung cấp nước cho trồng trọt, sinh hoạt và đời
sống...
Hệ thống suối nước nóng và nước khoáng, nước ngầm cũng rất phong phú
và phân bố khá đều trong cả nước.
Tài nguyên khoáng sản: Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa
dạng: than (trữ lượng dự báo khoảng trên 6 tỉ tấ n); dầu khí (ước trữ lượng
dầu mỏ khoảng 3-4 tỷ thùng và khí đốt khoảng 50-70 tỷ mét khối); Urani
(trữ lượng dự báo khoảng 200 - 300 nghìn tấn, hàm lượng U3O8 trung bình
là 0,1%); kim loại đen (sắt, măng gan, titan); kim loại màu (nhôm, đồng,
vàng, thiếc, chì...); khoáng sản phi kim loại (apatit, pyrit...).
Tài nguyên Du lịch: Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn
mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và
có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với
ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và
danh lam thắng cảnh như: Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt, núi Bà Đen, động Tam
Thanh, Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, thác Bản Giốc, hồ
Ba Bể, hồ thuỷ điện Sông Đà, hồ thuỷ điện Trị An, hồ thuỷ điện Yaly, hồ
Thác Bà, vịnh Hạ Long, Côn Đảo, đảo Phú Quốc... Với 3.260 km bờ biển
có 125 bãi biển, trong đó có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như: Đồ Sơn, Sầm
Sơn, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Vũng Tàu
II.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam
Nền kinh tế nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng
hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn đã đẩy kinh tế thế giới vào tình
trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị
trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác
của nước ta. Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả
nước cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.
II.2.1. Điều kiện Kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước: Năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng
4,6% so với năm 2008, Mức tăng trưởng kinh tế các quý trong năm nay cho
thấy xu hướng phục hồi của nền kinh tế nước ta ngày càng rõ nét hơn. Kết
quả đạt được đánh dấu thành công bước đầu của Chính phủ trong chỉ đạo và
điều hành vĩ mô nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 2,6% so với cùng kỳ năm
trước.
Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2009 ước tính đạt
483,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2008, bao gồm: Vốn khu vực
Nhà nước 174,2nghìn tỷ đồng, chiếm 36% và tăng 45%. Vốn khu vực ngoài
Nhà nước 189,8nghìn tỷ đồng, chiếm 39,3% và tăng 12,6%; Vốn đầu tư trực
tiếp của nước ngoài 119,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,7% và giảm 11,2%.
 Thu chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/4/2010 ước tính bằng
29,2% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 28,6%; thu tư nông-
lâm- ngư nghiệp bằng 21,8%, thu từ dầu thô bằng 24,7%; thu cân đối ngân
sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 34,4%. Trong thu nội địa, thu từ khu
vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 31,5%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 25,5%; thu thuế công, thương nghiệp và
dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 27,1%; thu thuế thu nhập cá nhân bằng 26,4%; thu
phí xăng dầu bằng 23,7%; thu phí, lệ phí bằng 27,9%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/4/2010 ước tính bằng
25,8% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 27,3%; chi cho công
nghiệp bằng 23%, chi cho dịch vụ bằng 17%, chi cho nông – lâm – ngư
nghiệp bằng 16%; chi cho quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng,
đoàn thể bằng 28,3%; chi trả nợ và viện trợ bằng 30% dự toán năm.
II.2.1. Điều kiện xã hội:
 Dân số : Theo kết quả sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở

năm 2009, dân số cả nước tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là
85,8 triệu người. Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 1999-2009 là 1,2%.
Trong tổng dân số, dân số thành thị 25,4 triệu người, chiếm 29,6% tổng
dân số; dân số nông thôn 60,4 triệu người, chiếm 70,4%; dân số nam 42,5
triệu người; dân số nữ 43,3 triệu người. Tỷ lệ giới tính của dân số năm 2009
ở rnức 98,1 nam trên 100 nữ.
 Hỗ trợ thiệt hại do thiên tai và bảo đảm đời sống dân cư : Tổng giá trị

thiệt hại do thiên tai gây ra ước tính 1383 tỷ đồng. Tổng số tiên cứu trợ cho
các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra trong 9 tháng 1à 124,9 tỷ đồng và
27,4 nghìn tấn gạo, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 105,5 tỷ.
Trong 9 tháng năm 2009, số lượt hộ thiếu đói giảm 40,8% và số lượt
nhân khẩu thiếu đói giảm 37,6%. Từ đầu năm, các hộ thiếu đói đã được hỗ
trợ 33 nghìn tấn lương thực và trên 41 tỷ đồng.
Đời sống của bộ phận những người làm công ăn lương cũng được cải
thiện đáng kể, mức lương tối thiểu đã tăng 20%, từ 540, nghìn đồng/tháng
lên 650 nghìn đồng/tháng theo Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày
06/4/2009 của Chính phủ. Cũng theo Nghị định này, trợ cấp hàng tháng của
những đối tượng hưởng lương hưu cũng được tăng thêm 5%. Ngoài ra trong
4 tháng đầu năm, những cán bộ viên chức có hệ số lượng dưới 3,0 cũng
được phụ thêm 90 nghìn đồng mỗi tháng.
 Giáo dục, đào tạo
Giáo dục: Kết thúc năm học 2008-2009, cả nước có 765,1 nghìn học sinh
tốt nghiệp trung học phổ thông, đạt 83,8% và 52,8 nghìn học sinh tốt nghiệp
bổ túc trung học, đạt 39,6%. Tính đến tháng 8/2009, cả nước có 1644 trường
mầm non; 5254 trường tiểu học; 1573 trường trung học cơ sở và 201 trường
trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
Theo số liệu sơ bộ, đầu năm học 2009-2010, cả nước có 580 nghìn trẻ em
được gửi nhà trẻ, tăng 17,2% so với năm học trước; 2890 nghìn trẻ em học
mẫu giáo, tăng 4,2%; 6840 nghìn học sinh tiểu học, tăng l,4%; 5930 nghìn
học sinh trung học cơ sở, tăng 7,2% và 3181 nghìn học sinh trung học phổ
thông, tăng 6,3%.
Đào tạo : Trong kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2009, cả nước
có 1614,7 nghìn lượt thí sinh dự thi, giảm 3% so với kỳ thi năm 2008. Tính
đến cuối tháng 6/2009, cả nước có 102 trường cao đẳng nghề, tăng 10% so
với thời điểm cuối năm 2008; 270 trường trung cấp nghề, tăng 8% và
711trung tâm dạy nghề, tăng 3%. Số học sinh được tuyển mới vào các
trường và trung tâm dạy nghề trong 9 tháng năm 2009 ước tính đạt 1645
nghìn lượt người, tăng 7% so với năm 2008, bao gồm 75 nghìn lượt học sinh
cao đẳng nghề; 230 nghìn lượt học sinh trung cấp nghề và 1340 nghìn lượt
học sinh sơ cấp nghề.
 Y tế và chăm sóc sức khoẻ dân cư : Trong 9 tháng cả nước có 57,1
nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm
trước; 5 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm gan vi rút, tăng 2,6%; 700 trường
hợp viêm não vi rút, tăng 27,5%, trong đó 15 trường hợp tử vong; l,l nghìn
trường hơp mắc bệnh thương hàn, gấp 2 lần và 232 trường hợp viêm màng
não do mô cầu, giảm 33,1%.
 Đói nghèo:
Hiện nay tỉ lệ đói nghèocủa nước ta còn cao và mang tính chất vùng rõ
rệt. Các vùng cao, vùng sâu, vùng xa có tỉ lệ nghèo khá cao.Có tới 64% số
hộ đói nghèo tập trung ở khu vực miền núi phía Bắc, đó là những vùng tài
nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ
tầng kém phát triển và thiếu đồng bộ nhất là kết cấu hạ tầng thiết yếu: nước
sạch, y tế, giáo dục…Bên cạnh đó, tốc độ giảm nghèo của các dân tộc thiểu
số còn chậm. Mặc dù số lượng hộ nghèo là dân tộc thiểu số giảm nhưng tổng
số hộ nghèo của cả nước vẫn tăng. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển
của nền kinh tế nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng.
 Lao động
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số trong độ
tuổi lao động cả nước là 55 triệu người, trong đó 45,2 triệu người thuộc lực
lượng lao động trong độ tuổi, chiếm 82,2% tổng dân số trong độ tuổi lao
động. Số lao động trong độ tuổi đang làm việc là 43,9 triệu người, chiếm
51,1% tổng dân số, bao gồm: lao động khu vực thành thị bao gồm ngành
công nghiệp và dịch vụ gần 12 triệu người, chiếm 27% tổng lao động trong
độ tuổi đang làm việc; lao động khu vực nông thôn 31,9 triệu người bao gồm
các ngành nông- lâm- ngư và các ngành khác, chiếm 73%. Tỷ lệ lao động có
trình độ học vấn trung học cơ sở trở lên là 56,7% so với tổng số lao động
trong độ tưổi, trong đó tỷ lệ lao động có trình độ trung học phổ thông trở lên
là 27,8%. Lực lượng lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên chiếm
5,3% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó thành thị 14,4%; nông
thôn 1,8%; nam 5,6%; nữ 5%.
Tóm lại: Từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội chúng ta có thể
thấy Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển ngành lâm nghiệp. Không chỉ
Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi như khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
rất thuận lợi cho sự phát triển của cây rừng, có mạng lưới sông ngòi dày đặc
với trữ lượng nước lớn, đất đai màu mỡ, tài nguyên thiên nhiên phong phú
và đa dạng mà Việt Nam còn có nhiều chính sách quy hoạch và phát triển tài
nguyên rừng mang lại hiệu quả cao, có đội ngũ lao động trẻ nhiệt tình, năng
nổ, cần cù. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng để phát triển tài nguyên
rừng thì Việt Nam cũng gặp phải một số khó khăn nhất định như: thiên tai,
lũ lụt, hạn hán, dân số đông, trình độ đân trí còn thấp nên việc bảo vệ và
khai thác rừng chưa khoa học.

You might also like