You are on page 1of 2

Bài tập 4:

Hùng là chủ doanh nghiệp tư nhân sản xuất dép nhựa ở khu chợ Bà Chiều. Đầu
năm 2007, Hùng bận chuẩn bị mở một cơ sở mới ở cầu Giồng Ông Tố, Hùng nhờ Nam là
bạn thân điều hành doanh nghiệp hộ mình. Ngày 01/02/2007, Hùng và Nam ký một bản
thỏa thuận, theo đó Hùng thuê Nam làm Giám đốc điều hành doanh nghiệp. Nam được
hưởng 15% lợi nhuận hàng tháng.
Ngày 20/3/2007, Nam mua của Công ty nhựa Tiền phong một lô hàng trị giá 800
triệu đồng, hẹn sẽ thanh toán vào 10/4/2007. Trong thời gian đó, ngày 28/3/2007, Hùng
cho rằng Nam đã ký nhiều hợp đồng giá trị lớn mà không hỏi ý kiến mình nên đã huỷ bỏ
hợp đồng thuê Nam làm Giám đốc.
Đúng hẹn, ngày 10/4/2007, Tiền phong yêu cầu Nam thanh toán 800 triệu đồng,
Nam từ chối với lý do mình chỉ làm thuê cho Hùng.
Tiền phong tìm đến Hùng, Hùng từ chối thanh toán vì Nam mua số hàng lớn như
vậy mà không hỏi ý kiến Hùng. Không thương lượng được, Tiền Phong khởi
kiện Hùng và Nam ra tòa.
Theo bạn, tranh chấp này nên được giải quyết thế nào?
--------------------------------------------------------------------------------------------------
-
Điều 141. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Điều 143. Quản lý doanh nghiệp
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện
các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh
nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và
vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh
nghiệp.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong trường hợp này, Chủ DNTN tương đương với DNTN. Ông Hùng, chủ
DNTN vẫn là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (điều 143, khoản 3). Nam chỉ
đóng vai trò là người làm thuê, không là người đại diện ủy quyền hợp pháp cho doanh
nghiệp tư nhân do Hùng làm chủ.

Việc ngày 01/02/2007, Hùng và Nam ký một bản thỏa thuận, theo đó Hùng thuê
Nam làm GĐĐH doanh nghiệp, nếu đúng quy định của luật Doanh nghiệp 2005, điều
143, khoản 2, thì “chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đang ký kinh
doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.”

Nam tự do ký kết hợp đồng mà không hỏi ý kiến của Hùng và không được úy
quyền của Hùng là sai, vì Nam không phải là người đại diện theo pháp luật của Doanh
nghiệp, nên không có quyền thực hiện giao dịch hay ký kết hợp đồng. Do đó, việc ký kết
hợp đồng giữa Tiền Phong và Nam là sai, và bản hợp đồng trị giá 800 triệu đó không có
giá trị.

Bên cạnh đó, Hùng vẫn là chủ doanh nghiệp tư nhân của mình, theo điều 143,
khoản 3, “Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh
nghiệp.”. Như vậy, Hùng là người phải chịu trách nhiệm trước tòa về hợp đồng đã ký kết,
công ty Tiền Phong kiện Nam là không đúng.

You might also like