You are on page 1of 3

SỞ GD - ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2010 – 2011

____________ Môn: Ngữ văn- Khối 12


Thời gian: 150 phút

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu I (2,0 điểm)


Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa nhan đề và lời đề từ bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”
của nhà thơ Thanh Thảo.
Câu II (3,0 điểm)
Từ câu chuyện về sự thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của
nhà văn Nam Cao, anh (chị) hãy bàn về sức mạnh của tình yêu thương con người.

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)


Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)

Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)


Suy nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô qua đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng
Đài” trong tác phẩm “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng.

Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) :


Nét đặc sắc của phong cách thơ Chế Lan Viên là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí
tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh.
Hãy phân tích đoạn thơ sau để làm rõ nét phong cách nghệ thuật ấy:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Con nhớ anh con, người anh du kích


Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.

Con nhớ em con, thằng em liên lạc


Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn ! Chưa mất một phong thư.

Con nhớ mế ! Lửa hồng soi tóc bạc


Năm con đau, mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ


Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn !

1
(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)

- - - Hết- - -
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: Ngữ văn khối 12 – Người soạn: Chu Phương Chinh

2
Câu Nội dung Điểm
I 1. Nhan đề:
- Đàn ghi ta không chỉ là nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha mà còn 0,5
được coi là biểu tượng nghệ thuật ở đất nước này.
- Lor-ca là nhà thơ, nhạc sĩ, kịch tác gia nổi tiếng người Tây Ban Nha, 0,5
người đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế
kỉ 20 -> Đàn ghi ta là biểu tượng cho khát vọng cao cả mà Lor-ca phấn đấu
suốt đời, khát vọng đấu tranh cho tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật.
2. Lời đề từ: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
- Đây là lời di chúc của Lor-ca bộc lộ tình yêu say đắm của Lor-ca với 0,5
nghệ thuật, với xứ sở Tây Ban Nha.
- Là một nhà cách tân nghệ thuật, Lor-ca biết một ngày nào đó, thơ ca của
mình sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật
nên ông đã dặn lại những thế hệ sau: Hãy “chôn” nghệ thuật của ông để 0,5
bước tiếp, để sáng tạo những đỉnh cao nghệ thuật mới.

II Yêu cầu về kĩ năng:


Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội (nghị luận về một vấn đề xã hội
từ một tác phẩm văn học). Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc
lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý
chính sau:
1. Mở bài: 0,5
- Giới thiệu nhà văn Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”.
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Sức mạnh của tình yêu thương con người.
2. Thân bài: 2,0
a) Ý nghĩa về sự thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng
tên của Nam Cao:
- Chí Phèo bao nhiêu năm đắm mình trong men rượu, con quỷ dữ của làng 0,25
Vũ Đại lại có thể thức tỉnh, hồi sinh sau khi gặp thị Nở.
- Thị Nở vốn là một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn nhưng lại mang 0,25
trong mình một tài sản vô giá mà cả làng Vũ Đại không ai có được đó là
lòng tốt bình thường. Chính tình người thô mộc, chân thành của thị đã đánh
thức phần người lương thiện bị vùi lấp bấy lâu nay trong Chí Phèo.
- Qua câu chuyện về sự thức tỉnh của Chí Phèo, Nam Cao đã khẳng định: 0,25
sức mạnh của tình yêu thương con người là sức mạnh hiện hữu giữa cuộc
đời thực. Tình người người sẽ cứu được tính người.
b) Bàn về sức mạnh của tình yêu thương con người:
- Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất của con người, là cái gốc của 0,25
đạo đức, là nền tảng của luân lý xã hội.
- Biểu hiện của tình yêu thương: sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, chăm 0,25
sóc, giúp đỡ, dạy dỗ,...giữa người với người trong cuộc sống.
- Tình yêu thương giữa người với người là sức mạnh lớn lao có khả năng 0,5
cảm hoá, giáo dục con người nhanh chóng, mạnh mẽ khiến cho cuộc sống
nhân loại trở nên tốt đẹp hơn.
- Bài học nhận thức và hành động: Hãy biết yêu thương và nhân lên trong 0,25
mọi trái tim lòng yêu thương để phát huy sức mạnh của nó.
3. Kết bài: 0,5
Khẳng định lại sức mạnh của lòng yêu thương.
III. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu
loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,3ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý

You might also like