You are on page 1of 4

BÀI TẬP KIỂM ĐNNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ

1. Trong một nhà máy sản xuất vi mạch máy tính, khi kiểm tra sản phNm xuất xưởng, người ta chọn
ngẫu nhiên 300 vi mạch thấy có 13 vi mạch không đạt yêu cầu. Gọi p là tỷ lệ vi mạch không đạt yêu
cầu trong nhà máy.
a. Với α = 0.05, hãy kiểm tra giả thuyết H0: p = 0.05 và đối thuyết Ha: p ≠ 0.05. Tính P – giá trị.
b. Có khẳng định rằng tỷ lệ vi mạch không đạt chất lượng của nhà máy dưới 5%, với mẫu đã chọn,
hãy kiểm tra lời khẳng định này với α = 0.05. Tính P – giá trị.

2. Gieo 300 hạt đậu tương. Kết quả là có 261 hạt nảy mầm. Người ta nói rằng: tỷ lệ nảy mầm của
hạt đậu tương là 90%.
a. Điều nhận định đó có đúng không? Tại sao? Cho mức kiểm định α = 5%.
b. Hãy kiểm tra khẳng định trên sử dụng khoảng tin cậy 95% cho tỷ lệ nảy mầm của hạt đậu tương.

3. Tỷ lệ người mắc bệnh A ở một địa phương là 5%. Trong một lần kiểm tra sức khỏe ngẫu nhiên
300 người thấy có 24 người mắc bệnh A. Với α = 0.05 có thể kết luận rằng tỷ lệ người bị bệnh A ở
địa phương này có xu hướng tăng lên hay không?

4. Trong một nhà máy, theo nghiên cứu thì tỷ lệ phế phNm do các dây chuyền sản xuất ra là 7%. Sau
khi áp dụng kỹ thuật mới để, người ta chọn ngẫu nhiên 200 sản phNm để kiểm tra thì thấy có 9 phế
phNm. Với α = 0.01 có thể kết luận rằng việc áp dụng kỹ thuật sản xuất mới có hiệu quả hơn hay
không?

5. Tuổi thọ trung bình của một mẫu gồm 100 bóng đèn sản xuất ở một nhà máy là 1570 giờ với σ =
120 giờ. Gọi μ là tuổi thọ trung bình của tất cả những bóng đèn mới được sản xuất ra. Với mức ý
nghĩa α = 5%. Hãy kiểm tra giả thiết H 0 : μ = 1600 với đối thiết H1 : μ < 1600 .

6. Người ta cân ngẫu nhiên 16 trẻ em hai tuổi. Kết quả được cho ở bảng sau (đv: Kg)
Trọng lượng 12,3 12,5 12,8 13,0 13,5
Số trẻ 2 2 7 3 2
Giả sử trọng lượng của trẻ em tuân theo phân phối chuNn. Hãy kiểm định xem trọng lượng trung
bình của trẻ có phải là 12 kg hay không? α = 5%.

7. Cho mẫu quan sát đối với biến ngẫu nhiên X từ phân phối chuNn với độ lệch chuNn σ = 0,52 và
kích thước mẫu n = 100. Trung bình mẫu X = 27,56 . Hãy kiểm định giả thiết H 0 : μ = 26 (đối thiết
H1 : μ ≠ 26 ) với α = 5%.
8. Một bài báo đăng năm 1992 trên tạp chí Journal of the American Medical Association một
nghiên cứu về nhiệt độ cơ thể, giới tính và nhịp tim trên một nhóm người, nhiệt độ cơ thể của 25
phụ nữ như sau: 97.8, 97.2, 97.4, 97.6, 97.8, 97.9, 98.0, 98.0, 98.0, 98.1, 98.2, 98.3, 98.3, 98.4,
98.4, 98.4, 98.5, 98.6, 98.6, 98.7, 98.8, 98.8, 98.9, 98.9, và 99.0.
a. Hãy kiểm tra giả thuyết H0: μ = 98.6 và đối thuyết Ha: μ ≠ 98.6 với α = 0.05. Tìm P – giá trị.
b. Kiểm tra giả thuyết ở câu (a) sử dụng khoảng tin cậy 95% cho nhiệt độ trung bình cơ thể.
c. Có bằng chứng nào để chứng tỏ giả định là nhiệt độ cơ thể tuân theo phân phối chuNn?

9. Sau một đợt bồi dưỡng sư phạm, người ta kiểm tra ngẫu nhiên 70 học viên. Kết quả cho bởi bảng
sau (thang điểm là 10):
Điểm 5 6 7 8 9 10
Số học sinh 5 10 15 20 12 8

Giả sử điểm số của các học viên tuân theo phân phối chuNn. Có ý kiến cho rằng điểm số trung bình
là 8. Hãy kiểm tra ý kiến trên ở mức α = 5%.

10. Năng suất lúa trung bình ở vụ trước là 4,5 tấn/ha. Vụ lúa năm nay người ta áp dụng biện pháp
kỹ thuật mới cho toàn bộ diện tích lúa trồng trong vùng. Theo dõi năng suất lúa ở 100 ha ta có bảng
số liệu sau:
Năng suất (tạ/ha) Diện tích (ha)
30 – 35 7
35 – 40 12
40 – 45 18
45 – 50 27
50 – 55 20
55 – 60 8
60 – 65 5
65 – 70 3
Hãy cho kết luận về kỹ thuật mới này? α = 5%.

11. Người ta điều tra ngẫu nhiên 250 người ở xã A thấy có 140 nữ và điều tra 160 người ở xã B
thấy có 80 nữ. Hãy so sánh tỉ lệ nữ ở hai xã với mức α = 5%.

12. Áp dụng hai phương pháp gieo hạt. Theo phương pháp A gieo 180 hạt thì có 150 hạt nảy mầm;
theo phương pháp B gieo 256 hạt thì thấy có 160 hạt nảy mầm. Hãy so sánh hiệu quả của hai
phương pháp với mức ý nghĩa α = 5%.
13. Để so sánh năng lực học toán và vật lý của học sinh, người ta kiểm tra ngẫu nhiên 8 em bằng
hai bài toán và vật lý. Kết quả cho bởi bảng dưới đây (X là điểm toán, Y là điểm lý):
X 15 20 16 22 24 18 20 14
Y 15 22 14 25 19 20 24 16

Giả sử X và Y đều có phân phối chuNn. Hãy so sánh điểm trung bình giữa X và Y, mức ý nghĩa 5%.

14. Để nghiên cứu ảnh hưởng của một loại thuốc, người ta cho 10 bệnh nhân uống thuốc. Lần khác
họ cũng cho bệnh nhân uống thuốc nhưng là thuốc giả. Kết quả thí nghiệm thu dược như sau:
Bệnh nhân 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số giờ ngủ có
6,1 7,0 8,2 7,6 6,5 8,4 6,9 6,7 7,4 5,8
thuốc
Số giờ ngủ với
5,2 7,9 3,9 4,7 5,3 5,4 4,2 6,1 3,8 6,3
thuốc giả
Giả sử số giờ ngủ của bệnh nhân tuân theo phân phối chuNn. Với mức ý nghĩa 5%, hãy kết luận về
ảnh hưởng của loại thuốc trên.

15. Người ta khảo sát về trọng lượng của xoài ở một vùng trồng xoài, kết quả cho bởi bảng sau:
Trọng lượng (g) 185 190 195 200 205 210 215
Số trái 4 8 6 7 15 9 1

Tổng cộng có 50 trái, cho biết trọng lượng của một trái xoài có phân phối chuNn.
a. Xoài gọi là loại 1 nếu có trọng lượng ≤ 200 g/trái. Hãy lập khoảng tin cậy 99% cho tỉ lệ xoài
loại 1.
b. Có ý kiến cho rằng tỉ lệ xoài loại 1 chưa đến 50%. Với mức ý nghĩa 2%, hãy kiểm tra xem ý
kiến trên có chính xác hay không.
c. Lập khoảng tin cậy 95% cho trọng lượng xoài trung bình trong vùng này.

16. Một khảo sát về chiều cao X(Đv: cm) của một giống cây trồng, người ta quan sát một mẫu và có
kết quả sau
Chiều cao (cm) 100 110 120 130 140 150 160
Số cây 10 10 15 30 10 10 15

Giả sử chiều cao X có phân phối chuNn.


a. Ước lượng chiều cao trung bình của giống cây trồng trên với độ tin cậy 99%.
b. Những cây trồng có chiều cao từ 135 cm trở lên được gọi là những cây "cao". Hãy ước
lượng tỷ lệ những cây cao với độ tin cậy 95%.
c. Người ta áp dụng phương pháp mới trong việc trồng và chăm sóc cây. Sau một thời gian,
khảo sát 100 cây đã trồng theo phương pháp mới được số liệu sau
Chiều cao (cm) 100 110 120 130 140 150 160
Số cây 6 10 20 34 12 7 11

Với mức ý nghĩa 5% hãy hãy so sánh chiều cao trung bình của cây trước và sau khi áp dụng
phương pháp mới.
d. Có thể ý kiến cho rằng tỷ lệ cây "cao" sau khi áp dụng phương pháp trồng cây mới lớn hơn
so với trước khi áp dụng. Với mức ý nghĩa 2% hãy kiểm tra ý kiến này.

You might also like