You are on page 1of 19

TS.

LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN

1. Khái niệm về hệ thống điện


2. Điện áp định mức
3. Phân loại mạng điện
4. Yêu cầu đối với mạng điện
5. Những đặc điểm của quá trình sản xuất và phân phối điện năng
6. Dạng nguồn điện và nhà máy điện

I. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG ĐIỆN

1. Định nghĩa: Hệ thống điện là tập hợp bao gồm các nguồn điện các phụ tải điện được nối liền
với nhau bởi các trạm biến áp, trạm biến đổi dòng điện và mạng điện với các cấp điện áp định
mức khác nhau.
- Hệ thống làm nhiệm vụ sản xuất chuyển tải phân phối và sử dụng điện năng. Mỗi thiết bị cấu
thành hệ thống được gọi là phần tử của hệ thống điện. thông số của các phần tử hệ thống điện
gọi là thông số của hệ thống điện: ví dụ tổng trở của dây dẫn, máy biến áp, hệ số biến áp, hệ số
khuếch đại thiết bị điều chỉnh.
2. Các phần tử của hệ thống điện:
- Nhà máy điện: là nhà máy công nghiệp có nhiệm vụ sản xuất ra năng lượng điện
- Đường dây truyền tải: là hệ thống dây dẫn hay cáp có nhiệm vụ chuyển năng lượng từ nguồn
điện đến hộ tiêu thụ điện hay phụ tải. Có nhiệm vụ truyền tải năng lượng điện từ những trạm
tăng áp đến các trạm hạ áp. Điện áp càng cao lượng điện năng được vận chuyển càng lớn và tổn
thất năng lượng và điện áp càng nhỏ. Đồng thời giảm cho phép giảm được số lượng đường dây
điện.
- Đường dây truyền tải có thể là dây dẫn có thể là cáp. Tuy nhiên cáp chỉ dùng cho cấp điện áp từ
110kV trở xuống do giá thành quá cao.
Trạm biến điện áp: là tổ hợp các thiết bị điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng điện cấp điện
áp này thành năng lượng điện cấp điện áp khác. Bao gồm trạm tăng áp, trạm hạ áp.
Trạm hạ áp: có nhiệm vụ biến đổi 
điện năng điện áp cao từ mạng
chuyền tải xuống điện áp thấp hơn
cho mạng cung cấp hay mạng phân
phối

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 1


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

Trạm tăng áp có nhiệm vụ biến


đổi điện năng điện áp thấp
(6,3;10,5, 21kV) từ các nhà máy
điện sang điện áp cao để chuyển tải
đi xa 35;110;220;500

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 2


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

- Hộ tiêu thụ điện: là các thiết bị điện. Việc phân loại đúng đắn hộ tiêu thụ theo yêu cầu đảm bảo
cung cấp điện là một trong những chỉ tiêu cơ bản để lựa chọn sơ đồ cung cấp điện hợp lý, và xác
định mức độ dự trữ cần thiết đảm bảo cung cấp điện.
- Vì vậy khi xác định phụ tải tính toán ta nên tiến hành phân loại phụ tải theo hộ tiêu thụ để có
cách nhìn đúng đắn về phụ tải và có những ưu tiên cần thiết. Để xác định loại hộ tiêu thụ điện
của các ngành sản xuất khác nhau ta cần nghiên cứu yêu cầu, hướng dẫn của các ngành đó về
việc thiết kế xí nghiệp
Phân loại hộ tiêu thụ theo độ tin cậy cung cấp điện:
- Hộ tiêu thụ điện loại I: là những hộ tiêu thụ không cho phép mất điện, nếu mất điện sẽ ảnh
hưởng đến tính mạng của con người, gây tác hại lớn về chính trị, kinh tế dẫn đến làm rối loạn
quá trình công nghệ phức tạp, hư hỏng hang loạt sản phẩm, thiết bị.
- Ví dụ: bệnh viện, các hệ thống rada, trung tâm truyền hình, nhà máy luyện gang thép, hệ thống
thông gió cho khu hầm lò.
- Phụ tải loại 2: Nếu mất điện cũng gây thiệt hại về kinh tế như ảnh hưởng lớn đến sản lượng
hoặc gây ra phế phẩm, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, giao thông trở ngại, lãng phí sức lao
động: - Ví dụ: Hệ thống đèn giao thông, nhà máy sợi, nhà máy dệt, nhà máy nhựa..
- Phụ tải loại 3: là những phụ tải còn lại, hộ tiêu thụ này cho phép cung cấp điện với độ tin cậy
thấp và cho phép mất điện trong thời gian sửa chữa, thay thế thiết bị nhưng thường không cho
phép quá 01 ngày đêm (24h)
-Ví dụ: phụ tải chiếu sáng, kho tang hay phân xưởng phụ.
Phân loại hộ tiêu thụ theo chế độ làm việc:
- Chế độ làm việc dài hạn, khi đó phụ tải thay đổi rất ít. Các thiết bị làm việc lâu dài mà nhiệt độ
không vượt quá giá trị cho phép.
- Chế độ làm việc ngắn hạn: thời gian làm việc không đủ để nhiệt độ của thiết bị đạt đến giá trị
cho phép.
- Chế độ ngắn hạn lặp lại: thiết bị làm việc ngắn hạn xen kẽ thời gian nghỉ ngắn hạn.
3. Chế độ của hệ thống điện: là tập hợp các quá trình xảy ra trong hệ thống và các trạng thái làm
việc của nó trong một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nào đó. Có hai chế độ chế độ xác
lập,chế độ quá độ
- Chế độ xác lập: là chế độ ổn định,thông thường là chế độ làm việc thường xuyên của hệ thống
nên yêu cầu phải đảm bảo độ tin cậy, chất lượng điện năng và chỉ tiêu kinh tế.
- Chế độ quá độ: là chế độ khi hệ thống chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 3


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

II. ĐIỆN ÁP ĐỊNH MỨC MẠNG ĐIỆN

- Điện áp càng cao thì càng có lợi cho truyền tải điện đi xa: đặc biệt khi khoảng cách tải điện xa
và công suất truyền tải lớn thì lợi ích càng lớn.
- Khi lựa chọn cấp điện áp cao hơn sẽ có lợi hơn về tổn thất: tổn thất điện áp ∆U , tổn hao công
suất ∆P và tổn hao điện năng ∆A nhỏ hơn đồng thời tiết diện dây dẫn cũng giảm.
- Tuy nhiên điện áp cao hơn vốn đầu tư cho thiết bị để xây dựng mạng điện cũng như chi phí vận
hành cũng tăng.
- Vì vậy việc lựa chọn cấp điện áp định mức phải dựa trên phương án kinh tế - kỹ thuật: thỏa mãn
về điều kiện kỹ thuật, nhưng chi phí là thấp nhất.
-Các cấp điện áp dây định mức cho các thiết bị trong hệ thống điện
Điện áp Máy phát Máy biến áp và máy biến áp tự ngẫu Điện áp
lưới và TB và TB bù Không điều khiển dưới tải Có điều khiển dưới tải làm việc
(kV) đồng bộ Cuộn sơ Cuộn thứ Cuộn sơ Cuộn thứ lớn nhất
(kV) cấp cấp cấp cấp của TB
(kV)
(3)** (3,15) (3)-(3,15) (3)-(3,3) - (3,15) (3,6)
6 6,3 6-6,3 6,3-6,6 6-6,3 6-6,3 7,2
10 10,5 10-10,5 10,5-11 10-10,5 10,5-11 12
20 21 20 22 20-21 22 24
35 - 35 38,5 35-36,75 38,5 40,5
110 - - 121 110-115 115-121 126
(150) - - (165) (158) (158) (172)
220 - - 242 230-242 230-242 252
330 - 330 347 330 330 363
500 - 500 525 500 525
750 - 750 787 750 787
1150 - 787 1150 1200
Điện áp ghi trong ngoặc không nên sử dụng khi thiết kế mới
- Điện áp định mức hợp lý về mặt kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: công suất, khoảng
cách truyền tải, cách phân bố phụ tải, sơ đồ mạng điện, phương pháp điều áp…

1. Phương pháp xác định gần đúng điện áp định mức của mạng điện: có ba phương pháp
a. Phương pháp xác định theo đường cong
Từng đường cong biểu diễn mạng điện hợp
lý về kinh tế tương đương nhau cho hai cấp
điện áp. Khi các giá trị P,L nằm phía trên
đường cong thì chọn điện áp cao hơn, nếu
các giá trị P,L nằm phía dưới đường cong thì
chọn điện áp thấp hơn.

b. Phương pháp xác định theo công thức kinh nghiệm

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 4


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

- Công thức của Still(Mỹ): chỉ áp dụng cho chiều dài đường dây không quá 250km và công suất
không quá 60MW

U đm = 4,34 L + 16 P (kV) (1-1)


Trong đó P (MW), L (km)
- Công thức của Zaletski
U đm = P (100 + 15 L (kV) (1-2)
- Công thức của Illarionov
1000
U đm =
500 2500 (1-3)
+
L P
- Công thức của Vaykert (Đức)
U đm = 3 S + 0.5 L (1-4)
Trong đó S(MVA),
c. Phương pháp xác định theo bảng

2. Các bước xác định điện áp định mức mạng điện:


- Thông thường khi xác định điện áp định mức tải điện ta bắt đầu từ những đoạn có tải công suất
lớn nhất, theo một trong 3 cách trên xác định điện áp gần đúng. Nếu trong cùng một mạch vòng
nên chọn một cấp điện áp.
- Làm tròn theo cấp điện áp định mức gần nhất.
- Tính toán và so sánh các hàm chi phí, nếu lệch nhau dưới 5% thì ta chọn cấp điện áp cao hơn.

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 5


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

Bài tập 1-1


Cho P4=22MW;
P5=17MW;P2=36MW;P3=39MW;
P6=41KWL12=30km; L23=23km;
L14=22,5km;L45=22,5km;L56=30km;

Chọn điện áp chuẩn gần nhất 150kV


-Theo đường cong 7 giá trị P, L nằm trên đường cong
nên chọn 150kV.
-Theo bảng ta cũng chọn được 150kV
-Tuy nhiên do 150kV được khuyến cáo là không thiết
kế nên so sánh hai phương án 110kV và 220kV

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 6


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

III. PHÂN LOẠI MẠNG ĐIỆN

- Để phân loại mạng điện ta có nhiều cách khác nhau, dựa theo dạng dòng điện, điện áp định mức,
chức năng của mạng điện, đặc điểm của hộ tiêu thụ và hình dáng sơ đồ
-Theo dòng điện:
 Mạng điện dòng xoay chiều
 Mạng điện dòng một chiều.
-Theo tiêu chuẩn điện áp:
 Mạng siêu cao áp: U ≥ 330kV
 Mạng cao áp: U ≥ 35kV
 Mạng trung áp U ≥ 3kV
 Mạng hạ áp U < 1kV
-Theo hình dáng sơ đồ:
Mạng điện kín : là mạng điện trong đó các hộ Mạng điện hở: là mạng điện trong đó các hộ tiêu
tiêu thụ có thể nhận điện ít nhất từ hai phía. thụ được cung cấp điện chỉ từ một phía. Mạng
Mạng này tính toán khó khăn, vận hành phức tạp điện này đơn giản, dễ tính toán nhưng mức đảm
nhưng có mức đảm bảo cung cấp điện cao bảo cung cấp điện thấp

-Theo nhiệm vụ chức năng của mạng


 Mạng chuyển tải hệ thống: có cấp điện áp từ 330kv đến 1150 kV có nhiệm vụ tạo thành hệ
thống hợp nhất giữa các nhà máy điện có công suất lớn, đảm bảo chuyển tải công suất từ các
nhà máy điện. Mạng chuyển tải nối kết trên một khoảng cách rất lớn và được điều khiển vận
hành từ trung tâm điều độ quốc gia.
 Mạng cung cấp – mạng điện khu vực có nhiệm vụ truyền tải điện năng từ các trạm biến áp
của mạng chuyển tải hệ thống hoặc nhận điện từ thanh cái 110-220kV trạm tăng áp của các
nhà máy điện để cung cấp cho mạng phân phối nghĩa là đưa đến các trạm biến áp khu vực.
 Mạng phân phối – mạng điện địa phương có nhiệm vụ truyền tải điện năng với khoảng cách
không lớn từ thanh cái thứ cấp trạm biến áp khu vực (phía cao áp 110-220kV phía hạ áp 6-35
kV.Việt nam là 22kV) đến các hộ tiêu thụ công nghiệp nông nghiệp. mạng phân phối thường
là mạng kín làm việc theo chế độ mạng hở.
 Trong mạng phân phối có mạng phân phối điện áp cao U > 1kV và mạng phân phối điện áp
thấp U < 1kV
 Mạng phân phối có thể là phân phối công nghiệp, phân phối nông thôn, phân phối thành phố.

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 7


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 8


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

IV. YÊU CẦU ĐỐI VỚI MẠNG ĐIỆN

1. Liên tục cung cấp điện: đây là yêu cầu quan trọng của khách hàng cũng như nhiệm vụ của người
thiết kế, quản lý vận hành hệ thống điện. mức độ đảm bảo tùy theo loại phụ tải điện
-Phụ tải loại I:
- Đối với phụ tải loại 1 phải được cung cấp điện với độ tin cậy cao, thường sử dụng đường dây
kép dẫn điện, từ hai nguồn khác nhau trở lên, hoặc đặt máy phát điện dự phòng, nhằm hạn chế
đến mức thấp nhất việc mất điện.
- Thời gian mất điện được coi bằng thời gian tự động đóng nguồn dự trữ.
-Phụ tải loại 2:
- Đối với phụ tải loại 2 Việc quyết định sử dụng đường dây kép dẫn điện, hay hai nguồn khác
nhau trở lên, hoặc đặt máy phát điện dự phòng phụ thuộc vào so sánh về mặt kinh tế.
- Thời gian mất điện được coi bằng thời gian đóng nguồn dự trữ bằng tay.
-Phụ tải loại 3:
- Đối với phụ tải loại 3: chỉ cần một nguồn cung cấp điện là đủ, tuy nhiên không có nghĩa là mất
điện triền miên. Người thiết kế, vận hành phải tính toán sao cho xác suất sự cố mất điện và thời
gian mất điện là nhỏ nhất.
- Hộ loại 3 là những hộ đựơc cung cấp điện với mức độ tin cậy thấp và cho phép mất điện trong
thời gian sửa chữa, thay thế thiết bị sự cố vì vậy ta chỉ cần sử dụng một nguồn, đường dây một
lộ.
2. Đảm bảo chất lượng điện: Thông số đánh giá chất lượng điện năng là điện áp và tần số định mức
Điện áp cho thiết bị chỉ được phép dao động xung quanh giá trị định mức ±2,5% đến ±5%. Khi điện
áp tăng làm cho tuổi thọ của thiết bị giảm hoặc gây hư hỏng, nếu điện áp giảm làm cho giảm công
suất động cơ điện hay giảm quang thông của đèn
3. Chỉ tiêu kinh tế cao:
- Chi phí đầu tư thấp nhất
- Chi phí tổn thất điện năng, vận hành hàng năm trong mạng điện thấp nhất.
- Quan điểm kinh tế - kỹ thuật phải được áp dụng linh hoạt. không chỉ chú trọng đến yêu cầu về
kỹ thuật mà phải xem xét đánh giá kỹ mặt kinh tế.
- Thuận tiện cho vận hành sửa chữa.
4. An toàn với con người:
- Khi thiết kế mạng điện phải coi trọng vấn đề an toàn tuyệt đối cho công nhân, nhân viên vận
hành cũng như cho người dân sống trong vùng

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 9


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

V. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN NĂNG

- Năng lượng điện có ưu điểm tuyệt đối là có thể chuyển thành các dạng năng lượng khác như
nhiệt, cơ, hóa
- Điện năng nói chung không tích trữ được, từ một vài trường hợp như pin, acquy. Và phải đảm
bảo cân bằng giữa lượng điện năng sản xuất và điện năng tiêu thụ tại mọi thời điểm. Khi phân
bố công suất trong hệ thống điện phải tính toán đến khả năng truyền tải của dây dẫn, nguồn dự
phòng và những chỉ số kinh tế của từng nhà máy.
- Thông thường các nhà máy điện liên kết với nhau thành hệ thống thống nhất quốc gia. Điều này
mang lại những lợi ích như: tăng cường độ tin cậy cung cấp điện, cho phép sử dụng một cách
kinh tế các nguồn nhiên liệu khác nhau, giảm đáng kể công suất dự trữ, tạo điều kiện xây dựng
nhà máy có tổ công suất lớn với đặc tính kinh tế cao.
- Khi có nhiều nhà máy điện, máy phát điện làm việc song song sẽ tăng độ tin cậy của hệ thống
điện.
- Khi các máy phát điện làm việc kinh tế nhất khi đầy tải và sẽ làm giảm chi phí vận hành
-Công suất tác dụng phát của hệ thống trong mọi thời điểm phải luôn bằng công suất phụ tải:
Pp = Ptai + Ptd + ∆PΣ
Trong đó Pp - công suất phát
Ptai - công suất tải
Ptd - công suất tự dùng
∆PΣ - tổng tổn hao công suất
- Do phụ tải thay đổi theo thời gian nên biểu thức trên không được đảm bảo. nếu phụ tải thay đổi
trong khoảng cho phép thì hệ thống sẽ ổn định. Nếu phụ tải vượt giá trị cho phép thì tần số giảm,
làm cho hệ thống cơ khí của phụ tải tự dùng làm việc không bình thường gây ra quá tải máy phát
đồng thời làm hệ thống mất ổn định có thể gây rã lưới. Vì vậy phải cần có nguồn dự phòng hỗ
trợ khi tải của hệ thống tăng. Kinh nghiệm cho thấy công suất dự phòng phải đạt 10%.
- Trong hệ thống điện phải có hệ thống sa thải phụ tải tự động những phụ tải không quan trọng,
nhờ đó cũng làm hệ thống cân bằng hơn.
- Trong hệ thống điện điều chỉnh tần số được thực hiện bằng một hay nhiều nhà máy điện, đồ thị
phụ tải của chúng là cưỡng bức.
- Ngoài công suất tác dụng trong hệ thống điện còn cần công suất phản kháng cho máy điện và
máy biến áp, dòng tải chạy trong dây dẫn tạo từ trường cũng cần công suất phản kháng. Truyền
tải công suất phản kháng trong lưới gây tổn hao công suất và tổn hao điện áp.
- Công suất phản kháng do máy phát và đường dây cao áp chiều dài lớn tạo ra:
Q p + Qline = Qtai + Qtd + ∆QT + ∆Qline
Trong đó Q p - công suất phản kháng do phát
Qline - công suất phản kháng dạng dung do đường dây và thiết bị bù
Qtai - công suất phản kháng tải
Qtd - công suất phản kháng tự dùng
∆QT -Tổn hao công suất phản kháng trong MBA;
∆Qline -Tổn hao công suất phản kháng trên đường dây.
- Công suất phản kháng tạo ra chủ yếu do máy phát điện, vì vậy thường hay sảy ra hiện tượng
thiếu công suất phản kháng, khi đó điện áp lưới giảm làm dòng điện tải tăng càng làm cho điện
áp giảm. Vì vậy trong hệ thống điện cũng phải có nguồn công suất phản kháng dự phòng dưới
dạng tụ bù, máy bù đồng bộ tại các vị trí có phụ tải lớn. Nhờ đó làm giảm tổn hao công suất và
tổn hao điện áp

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 10


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

VI. DẠNG NGUỒN ĐIỆN VÀ NHÀ MÁY ĐIỆN

- Nhà máy điện: Là nhà máy có nhiệm vụ sản xuất ra điện năng.
- Điện năng được tạo ra nhờ quá trình biến đổi năng lượng của các nguồn năng lượng thiên nhiên
như than đá, khí, dầu, uran, nước, mặt trời, gió thành cơ năng cho tua bin, sau đó máy phát sẽ
chuyển thành điện năng. Phụ thuộc vào nguồn năng lượng thiên nhiên mà chia ra các dạng khác
nhau của nhà máy điện.
- Hiện nay phần lớn điện năng cung cấp bởi các nhà máy nhiệt điện tuy nhiên xu thế phần trăm
này bị giảm do nhiên liệu đốt cháy ngày càng khan hiếm và đắt. Phần còn lại được cung cấp bởi
nhà máy điện hạt nhân và nhà máy thuỷ điện đang tăng dần. và các dạng năng lượng khác

1.Nhà máy thuỷ điện: Thủy năng được biến thành điện năng nhờ các tuabin thủy lực làm quay các máy
phát điện. .

Trong đó 1- miền thượng lưu. 2- Miền


hạ lưu. 3 – Tuabin. G – máy phát điện,
T- máy biến áp, 4 truyền tải, 5 nguồn tự
dùng

Công suất của nhà máy tỷ lệ thuận với chiều cao cột nước H và lượng nước Q. để tạo được cột nước lớn
có hai phương pháp chính:
- Dùng đập ngăn sông dâng cao mực nước ở sông có lưu lượng nước lớn và khúc sông thoải.
Nhược điểm là sẽ tạo ra vùng ngập lớn.
- Dùng đường dẫn bằng kênh hay hầm dẫn cho những khúc sông có độ dốc lớn. Đập trong trường
hợp này chỉ có nhiệm vụ ngăn sông lại.
-Ưu điểm:
 Giá thành 1kWh thấp do chi phí vận hành thấp
 Máy phát có thể dễ dàng đóng, ngắt phụ thuộc vào yêu cầu của tải
 Nguồn năng lượng tự nhiên vô tận
 Không ô nhiễm môi trường.
 Thiết bị đơn giản
- Nhược điểm:
 Vốn đầu tư ban đầu lớn
 Thời gian xây dựng lâu

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 11


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

 Chiếm nhiều diện tích


 Có thể ảnh hưởng đến các ngành nông nghiệp

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 12


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

2. Nhà máy nhiệt điện: Năng lượng được biến đổi từ đốt cháy than đá, than bùn, đá phiến ga, dầu và
các dạng chất đốt khác thành điện năng theo sơ đồ công nghệ.

Nhiệt năng- Cơ năng- Điện năng

- Chất đốt được đốt trong thiết bị nồi hơi lên đến nhiệt độ 1200 o-1600o. Trong lò hơi có ống dẫn
nước chúng hấp thụ nhiệt độ và bốc thành hơi có nhiệt độ 540 o-560o và áp suất cao 130-250
at/cm2. Hơi nước sau đó chuyển đến tuabin làm quay trục tuabin và máy phát.
- Nhà máy nhiệt điện thường được xây dựng gần nguồn nhiên liệu.
- Có hai loại nhà máy nhiệt điện ngưng hơi, toàn bộ hơi nước chỉ dùng để sản xuất điện và nhà
máy nhiệt điện trích hơi, ngoài sản xuất điện hơi nước còn cung cấp phụ tải nhiệt.

1- Nồi hơi, 2- tuabin, 3- Nguồn nước


nguội, 4- Bình ngưng tụ, 5- bơm ngưng tụ
6- Bộ khử khí.7- bơm

-Ưu điểm:
 Tận dụng được nguồn năng lượng thiên nhiên.
 Không chiếm nhiều diện tích xây dựng.
 Có thể tăng hiệu suất nhờ thay đổi công nghệ.
 Có thể tăng công suất của nhà máy.
-Nhược điểm:
 Hiệu suất thấp do năng lượng chuyển qua nhiều giai đoạn (30-45%)
 Chi phí vận hành cao.
 Gây ô nhiễm môi trường

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 13


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

3.Nhà máy điện nguyên tử: Nhà máy điện nguyên tử cũng là dạng nhà máy điện tuabin hơi nước, tuy
nhiên ở đây người ta sử dụng nhiên liệu đặc biệt – nhiên liệu hạt nhân. Sơ đồ nguyên lý trên hình.
-Trong đó 1- Lò phản ứng hạt nhân. 2 – Thiết bị trao đổi nhiệt. 3 - Tuabin, 4- Nguồn nước lạnh, 5-
Bơm ngưng tụ. 6- Bơm.
-Nhiệt lượng tỏa ra trong lò phản ứng hạt nhân được truyền vào chất mang nhiệt là nước nặng, keo
sau đó được truyền đến thiết bị trao đổi nhiệt. Năng lượng hơi được biến thành cơ năng cho tuabin
hơi nước và thành điện năng giống như trong nhiệt điện. Hơi nước sau đó được đưa ra nguồn nước
lạnh

Các loại lò phản ứng hạt nhân chính


-Lò phản ứng uranium tự nhiên-
graphit- gaz:
-Được phát triển mạnh ở Anh và Pháp.
-Thanh kiểm tra 2 được làm bằng chất
hấp thụ notron tốt: bore dưới dạng
cacbua, ta có thể tăng hay giảm lượng
nhiệt giải phóng ra bằng cách cắm sâu
hay nông thanh kiểm tra.
-Khí CO2 đi qua tâm của lò phản ứng
vào thiết bị trao đổi nhiệt và truyền
nhiệt cho nước. Hơi nước làm quay
tuabin 6 và máy phát 7. Hơi ngưng tụ
thành nước ở bình ngưng và làm lạnh
bằng nước sông. Bơm nước từ sông
vào thiết bị trao đổi nhiệt bằng bơm 8.

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 14


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

-Lò phản ứng uranium được


làm giàu và nước thường dạng
PWR (Pressurized Water
Reactor – nước có áp suất cao):
-Lò phản ứng trong thùng thép có
nối thông với ba thiết bị trao đổi
nhiệt 3. Trong tâm lò phản ứng 1,
nước tự nhiên chảy từ dưới lên
trên nhờ bơm 4

Lò phản ứng uranium được làm


giàu và nước thường dạng BWR
(Boiling Water Reactor – nước
nóng)
-Loại này không có thiết bị trao
đổi nhiệt, hơi nước được sản xuất
ngay trong lò phản ứng

Lò phản ứng uranium được làm


giàu và nước thường dạng phản
ứng nhanh
-Lò phản ứng 1 ở cính giữa thùng,
ba máy bơm 8 chất lỏng sodium
không hấp thụ notron vào lò phản
ứng. Trao đổi nhiệt được thực hiện
ở mạch thứ cấp sodium, nhiệt
lượng chuyển ra ngoài thùng và
đến thiết bị trao đổi nhiệt 3 ở bên
ngoài. Tại đây hơi nước được sinh
ra và làm quay tuabin. Hơi từ
tuabin được ngưng tụ thành nước
qua bơm 8 về bình gia nhiệt tạo
thành một chu trình khép kín nước
– hơi.

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 15


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

-Ưu điểm:
 Không có chất thải gây ô nhiễm môi trường.
 Chất thải sau sử dụng nhỏ hơn rất nhiều so với nhà máy nhiệt điện dùng than có
cùng công suất.Chất thải hàng năm của một tổ máy là 2m3
 Chất phóng xạ có khả năng sử dụng lại sau quá trình làm giàu Uranium
 Công suất cho một tổ máy lớn 1600MW.
 Giá thành 1kW thấp
-Nhược điểm:
 Chất phóng xạ rất nguy hiểm đòi hỏi những công nghệ phức tạp làm giàu cũng
như lưu giữ rất đắt tiền
 Nguy hiểm khi làm việc ở chế độ công suất thay đổi.
 Hậu quả của sự cố rất nặng nề.
 Đầu tư ban đầu rất lớn

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 16


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

4.Nhà máy tubin khí: áp suất của khí đốt giãn nở trực tiếp làm quay rô to máy phát điện
Tuabin khí được chia làm hai loại:
-Tuabin khí có chu trình hở, nghĩa là khí sau khi giãn nở thổi qua tuabin thì xả ra ngoài không khí
-Tuabin có chu trình kín, không khí được máy nén nén lại và lần lượt qua các qua thiết bị sấy nóng,
buồng đốt, tuabin khí rồi quay về thiết bị nén theo chu trình khép kín.

Tuabin khí đơn


Bao gồm 3 phần tử chính: thiết bị
nén khí, buồng đốt và tuabin khí.
Muốn khởi động ta phải sử dụng
động cơ đ có công suất bằng 5%công
suất của tổ máy. Chu trình nhiệt được
chia làm ba giai đoạn:
-Nén khí trong C
-Tạo nhiệt trong buồng đốt b
-Giãn nở không khí
Nhược điểm:
-Hiệu suất thấp
Ưu điểm:
-Chế tạo đơn giản.
-Hầu như không dùng nước.
-Vận hành đơn giản, tu sửa nhanh
dễ dàng, chi phí bảo dưỡng thấp
Để nâng cao hiệu suất người ta lắp
thêm bộ làm nóng không khí

Tuabin khí chu trình hỗn hợp


Là sự kết hợp các chu trình nhiệt động học
(Tuabin hơi) và tuabin khí, bằng cách sử dụng
các lò thu nhiệt tận dụng nhiệt năng trong khí
thoát ra của tuabin khí để sản xuất hơi nước
cung cấp cho tuabin hơi nước.

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 17


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

5.Nhà máy điện từ thủy động:


Là nhà máy điện tương lai vì đang
trong quá trình thử nghiệm.
Nguyên lý hoạt động: khí được
đốt cháy hết ở nhiệt độ rất cao
3000o-4000o sẽ trở thành vật dẫn
điện – trạng thái khí đó được gọi
là plasma. Khi plasma chuyển
động trong từ trường với vận tốc
cao, sđđ xuất hiện trong plasma và
ta có dòng điện chạy vào mạng từ
các điện cực 5 trong kênh dẫn của
máy phát từ thủy động 6.
Để tận dụng nhiệt năng, khí nóng
qua lò 7 hơi, bốc thành hơi dẫn
sang làm quay tuabin hơi và máy
phát điện.

6.Năng lượng mặt trời: Ứng dụng ở khu vực có nhiều nắng.
-Những phương pháp thu điện năng và năng lượng nhiệt:
 Sử dụng pin mặt trời thu trực tiếp năng lượng mặt trời và chuyển thành năng
lượng điện
 Sử dụng vật liệu thu nhiệt từ mặt trời sau đó đốt nóng nước chuyển thành hơi
nước để chạy tuabin.
 Sử dụng “Ô mặt trời” dưới dạng chiếu gương (sử dụng trong vũ trụ)
 Sử dụng vật liệu thu nhiệt từ mặt trời sau đó đốt nóng không khí để chạy tuabin
-Ưu điểm:
 Là nguồn năng lượng vô tận
 Về lý thuyết không ảnh hưởng đến môi trường
-Nhược điểm:
 Không làm việc vào ban đêm, sáng sớm và chiều năng lượng không nhiều
 Năng lượng mặt trời phụ thuộc vào thời tiết.
 Pin mặt trời giá thành rất cao.
 Hiệu suất thấp.
 Phải liên tục làm sạch bề mặt của pin.
 Giá thành 1kW =3,8-4$
 Nguyên liệu làm pin mặt trời có chứa chất độc hại cho sức khỏe con người

7.Năng lượng gió: những cối xay gió được thay thế bằng các cánh quạt nối khớp cánh quạt với
khớp các máy điện. Tốc độ gió để hệ thống có thể làm việc là 20-72km/h. Tuy nhiên những hệ thống
này có công suất nhỏ 1-10kW. 1km2 có thể tạo ra 250-750kW.
-Công suất của máy phát điện gió phụ thuộc diện tích của cánh quạt. Ví dụ máy phát lớn nhất có
công suất đến 6MW, với đường kính rotor là 126m. Chiều cao là 120m do hãng ( REpower Systems
sản xuất.
-Thông thường cấu trúc của máy phát điện gió có 3 cánh quạt. Vị trí lắp đặt tối ưu nhất là cách bờ
biển 10-12km.
-Tương lai phát triển năng lượng gió là rất lớn ví dụ Canada có kế hoạch đến năm 2015 năng lượng
gió đạt 10% toàn bộ năng lượng điện. Hay liên minh châu Âu đạt 40000MW năng lượng gió đến
năm 2020.

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 18


TS. LÊ MINH PHƯƠNG [CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN]

-Giá thành của năng lượng gió phụ thuộc vào tốc độ của gió:
 7,16m/s -4,8cent/kWh
 8,08m/s -3,6cent/kWh
 9,32m/s -2,6cent/kWh
-Nhược điểm:
 Không điều khiển được do tốc độ của gió thay đổi.
 Rất khó khăn khi phải bảo trì sửa chữa do độ cao quá lớn.
 Độ ồn cao do quạt và tuabin (hai quá trình biến đổi năng lượng)

8.Năng lượng địa nhiệt: đây là nguồn năng lượng mới và quan trọng. Khi ta khoan sâu trong lòng
đất thì cứ 30m thì nhiệt độ tăng 1 độ

9.Tuabin Diezen-Gas Ở những vùng đất mới ban đầu người ta thường sử dụng tuabin dầu Diezen
hoặc ở những nơi có nguồn Gas dồi dào thì dùng tua bin ga.

BÀI GIẢNG MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Page 19

You might also like