You are on page 1of 5

7/68: Hãy nêu những lý do cơ bản khiến tiền mặt chỉ chiếm tỷ lệ thấp (không quá ¼)

trong tổng khối tiền dùng cho giao dịch tại nước phát triển.
Tại các nước phát triển:
• Thu nhập trung bình cao, tiền lương được lãnh thông qua hệ thống ngân hàng.
• Cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt và thị trường tài chính phát triển.
• Có nhiều phương tiện công cụ hiện đại hỗ trợ cho việc thanh toán qua ngân hàng
như visa, séc, thẻ tín dụng…
• Sự minh bạch về tài chính cao và mức độ tham nhũng của chính phủ tại các nuớc
này thấp.
• Nhu cầu tiêu dùng cao (sức mua), ít dùng tiền mặt để thuận tiện trong giao dịch,
thanh toán.
• Các ngân hàng tại các nước phát triển tạo được niềm tin cho khách hàng cao hơn.
• Dễ dàng cho việc thu thuế, tránh gian lận.
Tác hại của việc lưu hành tiền mặt nhiều:
1. Dùng tiền mặt nhiều => nhiều tiền mặt => chi phí phát hành và bảo quản tiền cao (vĩ
mô) => động lực để tạo ra tiền giả.
2. Không khai thác hết được "cơ chế cung tiền" của hê thống ngân hàng vì vậy chính sách
tiền tệ áp dụng khó khăn. (vĩ mô)
3. Hạn chế trong thanh toán với quy mô lớn, trộm cắp, vận chuyển và thương mại quốc tế
cũng hạn chế. Du khách phải mang tiền nhiều nguy hiểm.
4. Kiểm soát thu nhập, thu thuế và đo lường các giao dịch của nền kinh tế cũng khó khăn.
5. Rửa tiền cũng dễ dàng.
6. Tiền mặt thì dễ khai gian, trốn thuế hơn những thứ khác phải qua ngân hàng, không thể
khai gian được.
10/69: Một số nhà kinh tế cho rằng trong tương lai cùng với việc phát triển những
dạng mới của tiền điện tử (Electronic Money) sẽ tiến tới một xã hội không còn tiền
mặt. Hãy cho biết ý kiến của anh (chị) về vấn đề này?
Ý kiến trên chưa chính xác.
Việc sử dụng tiền điện tử còn tùy thuộc vào thói quen sử dụng hình thức thanh toán của
người dân, tùy thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia (phát triển, kém phát
triển…), hành lang pháp lý, trình độ kỹ thuật (chi phí lắp đặt), khoa học công nghệ, nhu
cầu tiêu dùng…
4/151: Có quan điểm cho rằng tín dụng nhà nước là “khoản thuế thu trước”. Anh
(chị) có nhận định gì về quan điểm đó.
Khái niệm tín dụng nhà nước
Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với doanh nghiệp, các tổ chức kinh
tế - xã hội và các cá nhân. Tín dụng nhà nước xuất hiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu
chi tiêu của ngân sách nhà nước trong điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng; nó còn
là công cụ để nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, ngành mũi nhọn và khu
vực kinh tế kém phát triển, và là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành vĩ
mô.
Đặc điểm của tín dụng nhà nước
• Chủ thể là nhà nước, các pháp nhân và thể nhân;
• Hình thức đa dạng, phong phú;
• Tín dụng nhà nước chủ yếu là loại hình trực tiếp, không thông qua tổ chức trung
gian.
Công cụ lưu thông của tín dụng nhà nước
Khi nhà nước vay
• Tín phiếu kho bạc;
• Trái phiếu kho bạc;
• Trái phiếu đầu tư:
o Trái phiếu huy động vốn cho từng công trình;
o Trái phiếu huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển;
• Công trái;
• Trái phiếu chính phủ quốc tế.
Khi nhà nước cho vay
• Cho vay đầu tư;
• Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;
• Bảo lãnh tín dụng.
Ưu, nhược điểm của tín dụng nhà nước
Ưu điểm của tín dụng nhà nước
• Duy trì hoạt động thường ngày của nhà nước;
• Góp phần xây dựng cơ sở vật chất hiện đại;
• Góp phần vào nghĩa vụ quốc tế, vì quan hệ ngày càng phát triển, đôi khi nhà nước
không thể từ chối nghĩa vụ cho vay đối với nước ngoài;
• Tạo điều kiện phát triển tín dụng ngân hàng.
Nhược điểm của tín dụng nhà nước
• Rủi ro là vỡ nợ của nhà nước, do tính toán kỹ nhu cầu vay và sử dụng vốn vay
không hiệu quả;
• Khó khăn trong việc huy động vốn, khi thị trường chứng khoán chưa thực sự phát
triển.
10/152: Trình bày đặc điểm quỹ hỗ trợ tài chính nhà nước và xu hướng phát triển
của quỹ này.

1/187: Vốn kinh doanh là gì? Các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp.
Khái niệm: sách
Các hình thức huy động vốn bao gồm:
• vay mượn thông qua các tổ chức tín dụng
• hình thức góp vốn liên doanh và nguồn vốn chiếm dụng
• Tham gia thị trường chứng khoán để huy động vốn
• Chủ doanh nghiệp vay vốn bằng chữ “Tín”
• Sử dụng vốn của đối tác, khách hàng
• Doanh nghiệp huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp
• Doanh nghiệp tạo vốn bằng nguồn tự có (Nguồn vốn tự có của người doanh nhân
đó là các hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp (ví dụ như các dự án), nợ đọng trong
khách hàng và các tài sản khác như bất động sản, cổ phiếu, chứng khoán hay thậm
chí là vàng bạc đá quý… Tạo tính thanh khoản cao, thu nợ hiệu quả và bán bớt
các tài sản cũng là cách huy động vốn với nguồn tự có của người doanh nhân.)
• Bán tài sản
1. vay vốn ngân hàng:
ưu điểm: Thuần túy là các khoản nợ
nhược điểm: Có thể rất khó để vay tiền
2. vay nợ cá nhân:
ưu điểm: nhanh chóng có tiền mạt
nhược điểm: lãi xuất cao
3. phát hành cổ phiếu
ưu điểm: tính thanh khoản cao
nhược điểm: tính rủi ro cao
4.góp vốn liên doanh
ưu điểm:chia sẻ công nghệ và tài sản
nhược điểm: mục tiêu của các đối tác trở lên không tương thích
5. chiếm dụng
ưu điểm: sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác
nhược điểm: ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp
3/187: Có ý kiến cho rằng: Dùng nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho mọi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp và điều này cần phải làm lâu dài. Anh (chị) hãy
bình luận về quan điểm này.
Điều đó chưa hẳn đúng! Nếu DN chỉ dùng vốn CSH để kinh doanh thì:
- Rủi ro thiệt hại về vốn trong KD sẽ cao hơn thay vì dùng vốn của nhiều đối tượng khác
nhau (vay, vốn chiếm dụng...)
- Khả năng vốn CSH có hạn; trong lúc yêu cầu kinh doanh ngày càng phát triển thì Vốn
CSH không thể đáp ứng đc; DN sẽ mất cơ hội KD.
- Khi sử dụng các nguồn vốn khác; các đối tượng có vốn cùng tham gia giám sát hoat
động KD của DN sẽ tránh được việc đầu tư kém hiệu quả.
4/187: Hãy phân biệt các khái niệm vốn pháp định, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu.
Vốn điều lệ là vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời gian
nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy
định đối với từng ngành nghề.
Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên
trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.
7/188: “Doanh nghiệp có lợi nhuận lớn, chắc chắn phải giảm bớt nợ”. Anh (chị) có
đồng ý với quan điểm này hay không?
Doanh nghiệp có lợi nhuận lớn không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó sẽ
giảm bớt nợ bởi nó còn tùy thuộc vào quyết định đầu tư của ban giám đốc doanh nghiệp.
Nếu ban giám đốc "hiếu thắng", họ sẽ tiếp tục vay nợ để có nhiều hơn vốn đầu tư và nắm
bắt được nhiều cơ hội gây lợi nhuận nhưng nếu doanh nghiệp cẩn trọng họ sẽ dùng lợi
nhuận kiếm được để trả bớt nợ cũng là 1 hình thức giảm rủi ro cho doanh nghiệp. Tất
nhiên, cần phải xem quy mô của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đó lớn và có khả năng
phát hành cổ phiếu thì thường doanh nghiệp đó sẽ dùng lợi nhuận để trả nợ vì họ có thể
huy động vốn từ 1 nguồn khác là các cổ đông.
Tùy theo vốn của họ tự có hay đi vay, nếu vốn của doanh nghiệp tự có mà có lợi
nhuận lớn thì chắc chắn giảm bớt nợ , còn nếu như vốn của họ đi vay quá nhiều thì đồng
lợi nhuận đó phải trả lãi cho vốn vay thì vẫn mắc nợ không giảm.
9/188: Phân biệt sự khác nhau giữa chỉ tiêu thu nhập và lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Doanh thu của doanh nghiệp
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được nhờ đầu tư
kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các khoản
sau:
• Doanh thu tiêu thụ sản phẩm - đây là bộ phận chủ yếu trong tổng doanh thu của
doanh nghiệp;
• Doanh thu từ các hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư tài chính;
• Doanh thu khác, như nhượng bán vật tư ứ đọng, các khoản tiền được bồi thường,
khoản nợ vắng chủ hay nợ không ai đòi,...
Lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh
nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp mang lại.
Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
• Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;
• Lợi nhuận từ các hoạt động khác như liên doanh, liên kết;
• Lợi nhuận từ các dịch vụ tài chính.
10/188: Sự khác nhau về chính sách phân phối lợi nhuận giữa doanh nghiệp nhà
nước và công ty cổ phần.
a. Đối với DN nhà nước :
Phần lợi tức còn lại trích lập các quỹ của DN theo quy định của thông tư 70
TC/TCDN ngày 5/11/96 theo các tỷ lệ như sau :
- Quỹ đầu tư phát triển : trích từ 50% trở lên, không hạn chế mức tối đa.
- Quỹ dự phòng tài chính : trích 10%, Số dư của quỹ này không vượt quá 25% vốn
điều lệ của Doanh nghiệp.
- Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm trích 5%, số dư của quỹ này không vượt quá
6 tháng lương thực hiện của Doanh nghiệp.
- Số lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ nói trên được trích lập quỹ khen
thưởng và phúc lợi.
b. Đối với các DN khác :
về cơ bản cơ cấu phân phối gần giống như đối với DN nhà nước.
- Đối với DN tư nhân: sau khi nộp thuế cho nhà nước, khấu trừ các khoản chi phí bất
hợp lệ, phần còn lại sẽ do chủ DN quyết định.
- Đối với công ty cổ phần hoặc công ty liên doanh: lợi nhuận sau khi nộp thuế thu
nhập DN, trừ các khoản chi phí bất hợp lệ, phần còn lại trích ra một phần để lập quỹ
dự trữ nhằm tài trợ cho nhu cầu tăng vốn hoặc đề phòng sự biến động của chỉ tiêu lợi
nhuận trong kỳ tới. Số còn lại dùng để phân phối lợi tức cho cổ đông (chia cổ tức). Cổ
tức cao là điều mà các nhà đầu tư mong đợi, tuy nhiên nếu cổ tức cao có nghĩa lợi
nhuận dự trữ sẽ thấp, do đó tốc độ tăng trưởng của DN sẽ thấp và làm cho giá cổ
phiếu và lợi nhuận đạt được trong tương lai thấp. Vì vậy trong quá trình phân phối lợi
nhuận phải xác lập tỷ lệ phân phối lợi nhuận hợp lý nhằm không ngừng nâng cao giá
trị của DN. Tỷ lệ trích lập các quỹ sẽ do hội đồng quản trị quyết định dựa trên điều lệ
hoạt động của công ty.
4/233: Phân tích vai trò của các định chế đối với sự phát triển của thị trường vốn.
Trang 240 (nhập môn) , 195 ( lý thuyết)
6/234: Những điểm khác nhau cơ bản giữa định chế ngân hàng thương mại với các
định chế tài chính phi ngân hàng.
Bài giảng
7/234: Bản chất của lợi tức tín dụng và lãi suất tín dụng.

9/234: Chính sách đổi mới lãi suất tín dụng ở Việt Nam.
http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/de-tai-tim-hieu-chinh-sach-lai-suat-tin-dung-trong-
giai-doan-doi-moi-nen-kinh-te-.275841.html
2/274: Đặc điểm ra đời của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
5/274: Anh (chị) hãy phân tích vai trò của người cho vay cuối cùng của ngân hàng
trung ương đối với các ngân hàng trung gian.
http://my.opera.com/trunganh222/blog/show.dml/2156386
6/274: Khi thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ, vì sao ngân hàng trung
ương phải thiết lập các mục tiêu trung gian?
2/334: Một đồng tiền để trở thành đồng tiền chuyển đổi cần có những điều kiện gì?
4/334: Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa hệ thống chế độ tỷ giá hối đoái cố định
và hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi.
9/335: Qua số liệu thống kê hàng năm, hãy tính toán các chỉ tiêu về khả năng hấp
thụ vốn vay và khả năng hoàn trả nợ nước ngoài của Việt Nam vào cuối năm 2002,
qua đó anh (chị) có nhận xét gì về chính sách quản lý nợ của Việt Nam.
10/335: Sự khác nhau về chính sách hoạt động của IMF và nhóm Ngân hàng Thế
giới (Tham khảo website: www.imf.org và www.worldbank.org)
2/363: Phân tích nguyên tắc “bình thông nhau của sự vận động vốn” giữa thị trường
tiền tệ và thị trường vốn.
3/363: Phân tích vai trò của thị trường tiền tệ đối với việc thực hiện chính sách tiền
tệ của Ngân hàng trung ương.
3/364: Vì sao nói thị trường liên ngân hàng là hạt nhân của thị trường tiền tệ?
5/364: Vì sao nói chứng khoán là “tư bản giả”?
8/364: Phát triển thị trường vốn có ý nghĩa như thế nào đối với chính sách huy động
vốn đầu tư nước ngoài.
9/364: Các điều kiện cần thiết để phát triển thị trường vốn.

You might also like