You are on page 1of 36

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC

Mục lục 1

Lời cảm ơn 2

Đề cương thực tập tốt nghiệp 4

Kết quả thực tập 6

Chương 1: giới thiệu chung về cơ sở thực tập 7

Chương 2: Mục đích, nội dung thực tập 13

Chương 3: Kết quả 14

Chương 4: Thực tập kiểm nghiêm 30

Đề xuất 34

Kết luận 35

1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp từ ngày 17-1-2011 đến ngày 27-3-2011,
em đã được tìm hiểu về nhiệm vụ, vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của CÔNG TY
Cổ phần dược phẩm Danapha. Với sự hướng dẫn tận tình của Ban lãnh đạo công
ty và các anh chị tại phòng Kiểm nghiệm, khu sản xuất, kho đã giúp em hiểu rõ hơn
về các loại thuốc, cách bảo quản, quy trình sản xuất thuốc, các dụng cụ phục vụ cho
quá trình sản xuất thuốc của một nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP, với những dây
chuyền khép kín từ khâu kiểm soát nguyên vật liệu, kiểm soát sản xuất, đến khâu
bảo quản. Với những quy định khắt khe của một nhà máy đạt tiêu chẩn GMP kiểm
soát, tất cả những yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản
xuất, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng, nhằm giúp em củng
cố kiến thức đã học và công việc của một cử nhân hóa dược, nhằm rèn luyện cho
em thao tác công nghiệp lao động và ý thức lao động. Và em cũng học hỏi được
một số kinh nghiệm trong thao tác, kỹ năng, phương pháp phân tích, sản xuất, bảo
quản thuốc từ các anh chị làm việc tại phòng Kiểm nghiệm, khu sản xuất, kho . Tất
cả đã giúp em biết cách vận dụng những lý thuyết đã học vào thực hành, để phần
nào biết được công việc phục vụ ngành dược mà em đang học.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty, cùng các cô, chú, anh chị
công nhân viên chức của công ty đã giúp em hoàn thành khóa thực tập trong thời
gian qua

2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN 1:
NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC TẬP

3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Kính gửi : Công ty cổ phần Dựợc Danapha


Địa chỉ: 258 Dũng Sĩ Thanh Khê- Quận Thanh Khê- TP Đà Nẵng.
Họ và tên sinh viên: TRẦN ĐẶNG ĐÌNH AN
Lớp: 07 CHD. Ngành học: Cử nhân Hoá Dược. Khoá học: 2007 – 2011.

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


1. Mục đích:
- Thực tập là quá trình áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Chuẩn bị các kỹ năng và kiến thức trước khi tốt nghiệp.
- Làm quen với các điều kiện thực tế để chuẩn bị cho công việc sau này.
2. Yêu cầu:
- Đảm bảo đúng thời gian thực tập do trường quy định.
- Đảm bảo học hỏi được một lượng kiến thức nhất định trong thực tế.
- Đáp ứng yêu cầu của nơi thực tập về thời gian, nội dung công việc.
- Hoàn chỉnh báo cáo thực tập.
II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1. Thời gian: Từ ngày 17/01/2011 đến ngày 27/03/2011 (trong đó có 2 tuần nghỉ
Tết Âm Lịch từ 31/01/2011 đến 13/02/2011).
2. Địa điểm: 258 Dũng Sĩ Thanh Khê-Quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng.
III. NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Tìm hiểu cơ cấu hành chính của công ty.


- Tìm hiểu các hoạt động sản xuất của công ty.
- Làm việc theo sự phân công và hướng dẫn của công ty.
- Viết báo cáo thực tập.

IV. DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Thời gian Nội dung công việc


Từ ngày: 17/01/2011 Tìm hiểu các hoạt động của công ty và quy
Đến ngày: 23/01/2011 trình sản xuất của nhà máy.

Từ ngày: 24/01/2011 Thu thập và nghiên cứu tài liệu.


Đến ngày: 30/01/2011

Từ ngày: 14/02/2011 Theo kế hoạch của công ty.


Đến ngày: 20/02/2011

Từ ngày: 21/02/2011 Theo kế hoạch của công ty.


Đến ngày: 27/02/2011

Từ ngày: 28/02/2011 Theo kế hoạch của công ty.


Đến ngày: 06/03/2011

Từ ngày: 07/03/2011 Theo kế hoạch của công ty.


Đến ngày: 13/03/2011

Từ ngày:14/03/2011 Theo kế hoạch của công ty.


Đến ngày: 20/03/2011

Từ ngày: 21/03/2011 Viết báo cáo.


Đến ngày: 27/03/2011

5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN 2
KẾT QUẢ THỰC TẬP

6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1.1.Giới thiệu chung về Công ty

Tên Công ty:Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Danapha


Tên giao dịch: DANAPHA

Logo:

Địa chỉ:253 DŨNG SĨ THANH KHÊ – TP ĐÀ NẴNG

Tel: 0511.3757676 – Fax: 0511.3760127

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất dược phẩm chất lượng cao dưới dạng
liposome – công nghệ hiện đại “Thuốc tác dụng tại đích”, đặc biệt thuốc điều trị ung
thư, tim mạch, tiểu đường, mỹ phẩm
Mục tiêu hoạt động của Công ty dược phẩm trung Danapha
- Đảm bảo mọi sản phẩm luôn đạt chất lượng, an toàn , hiệu quả.
- Là thước đo sự thoả mãn yêu cầu cao nhất của khách hàng.
- Là giá trị cốt lỏi tạo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Là đạo đức nghề nghiệp, là văn hóa và thương hiệu của doanh nghiệp.
- Là kết quả được tạo ra việc tuân thủ các qui đinh của luật pháp, qui chế dược
và áp dụng nghiêm ngặt các nguyên tắc GSP của tổ chức y tế thế giới.
- Nền tảng bảo đảm chất lượng sản phẩm là sự cam kết xây dựng áp dụng, duy
trì và cải tiến liên tục, có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001-2008.

7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Là sứ mệnh thực hiện mục tiêu cao cả của chính sách chất lượng, là hội
đồng quản trị, ban tổng giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh
nghiệp, bên cạnh sự gắn bó hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.
1.2.Chức năng và nhiệm vụ của phòng Kiểm tra chất lượng
1.2.1.Chức năng của phòng Kiểm tra chất lượng
Tham mưu cho Tổng giám đốc về nghiệp vụ trong công tác kiểm tra chất
lượng.
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, sửa đổi bổ sung các tiêu chuẩn và các
phương pháp thử nghiệm chất lượng.
Kiểm nghiệm nguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm, sản phẩm đảm bảo thuốc
đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật đã đăng kí.
Thẩm định và hiệu chuẩn các thiết bị, dụng cụ kiểm nghiệm, quy trình kỹ
thuật, quy trình sản xuất, quy trình vệ sinh…

1.2.2Nhiệm vụ của phòng Kiểm tra chất lượng


Nghiên cứu áp dụng Dược điển Việt nam, các Dược điển nước ngoài, dựa trên
các quy định về chất lượng được Bộ Y tế ban hành để tiến hành biên soạn và quản
lý các tiêu chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, bao bì, sản phẩm sản xuất của quá trình
sản xuất.
Soạn thảo các quy trình thao tác chuẩn hướng dẫn kiểm soát, thử nghiệm phân
tích, lấy mẫu, lưu mẫu.
Lấy mẫu và kiểm nghiệm các loại nguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm, thành
phẩm và lưu mẫu.
Xây dựng quy trình tạo chuẩn làm việc tại phòng và lưu trữ chất chuẩn.
Đánh giá và kiểm tra độ ổn định của thuốc.
Phát hành và lưu trữ văn bản kiểm nghiệm.
Phối hợp với phòng NCPT trong việc nghiên cứu sản phẩm mới: Xây dựng
tiêu chuẩn kỹ thuật và hồ sơ đăng ký thuốc…
Xây dựng, đánh giá, hỗ trợ công tác thẩm định.
Phân tích sản phẩm trả về.

8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Tham gia đánh giá nhà cung cấp.


Tham gia vào quá trình tự thanh tra với các bộ phận của công ty.
Bảo quản các tài sản, máy móc, phương tiện kiểm nghiệm tốt để sẵn sang phục
vụ sản xuất.
Phát hành, lưu trữ văn bản kiểm nghiệm và chịu trách nhiệm về các số liệu
kiểm nghiệm trước Công ty cũng như cơ quan kiểm nghiệm cấp trên.
Xây dựng phòng kiểm nghiệm theo qui chế GLP.
Thực hiện tốt nội quy công ty, thỏa ước lao động và nội quy an toàn lao động,
vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy.
1.3.Tổ chức nhân sự của phòng Kiểm tra chất lượng QC
1.3.1.Nhân sự hiện nay của phòng KTCL công ty cổ phần Dược Danapha
hiện nay : Gồm có 27 nhân sự
- 07 Dược Sỹ Đại học ( Trong đó có 01 Thạc sỹ)
- 04 Kỹ sư và cử nhân ( Hoá học và vi sinh)
- 16 Dược Sỹ Trung học
1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của tổ
- Tổ Xây dựng tiêu chuẩn: Xây dựng tiêu chuẩn cho các sản phẩm mới,
nâng cấp các tiêu chuẩn cũ cho phù hợp với quy định mới của nhà nước và phù
hợp với điều kiện thiết bị tại phòng.
- Tổ Vật lý-Thiết bị: Thực hiện kế hoạch bảo trì bảo dưỡng, kiểm định,
hiệu chuẩn, kiểm chứng thiết bị theo chương trình đã đề ra. Phân tích mẫu có sử
dụng các thiết bị.
- Tổ Hóa lý-Vi sinh : Pha chế thuốc thử, dung dịch chuẩn, chuẩn làm
việc. Phân tích mẫu theo phương pháp hóa học. Kiểm tra kiểm soát việc thực hiện
quy trình sản xuất, thực hiện chế độ vệ sinh, kiểm tra một số tiêu chí tại xưởng như
khối lượng, thể chất, hình thức số lô trên bao bì, lấy mẫu bán thành phẩm, thành
phẩm
- Tổ Vi sinh: Bảo quản chủng vi sinh, pha chế môi trường và kiểm tra
mẫu theo phương pháp vi sinh.

9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Tổ Hành chính: Dự trù hóa chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho
công tác kiểm nghiệm. Lưu trữ hồ sơ tài liệu. Lấy mẫu nguyên liệu.
1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của trưởng phòng
- Chỉ đạo và theo dõi việc xây dựng tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm
đối với nguyên liệu, bao bì, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm và thành phẩm.
- Xây dựng và thực hiện toàn diện về công tác kiểm nghiệm( lấy mẫu, thử
nghiệm và lưu mẫu theo nguyên tắc GLP).
- Theo dõi việc kiểm định, làm vệ sinh, sử dụng và bảo trì đối với tất cả thiết
bị phân tích
- Dự trù về các thuốc thử, dụng cụ thủy tinh và các thiết bị phân tích.
- Chịu trách nhiệm về việc soạn thảo, kiểm tra và áp dụng hệ thống SOP trong
khu vực kiểm tra chất lượng.
- Tìm nguyên nhân và hướng giải quyết cho các sản phẩm kém chất lượng.
- Tham gia công tác thẩm định
- Chịu trách nhiệm về việc đào tạo, nâng cao nghiệp vụ của nhân viên phòng
và IPC
- Phối hợp với phòng NCPT trong việc theo dõi độ ổn định của thuốc.
- Tham gia vào công tác tự thanh tra
- Định kỳ quý – 6 tháng báo cáo tình hình hoạt động công tác kiểm tra chất
lượng cho Tổng giám đốc.
- Đề xuất biện pháp giảm bớt chi phí kiểm nghiệm.
1.3.4 Chức năng nhiệm vụ của phó phòng
- Thay mặt trưởng phòng điều hành và triển khai công tác kiểm tra chất lượng
và giải quyết các công việc liên quan của phòng khi được ủy quyền.
- Tham gia và theo dõi việc xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm mới.
- Tham gia công tác kiểm nghiệm theo nguyên tắc GLP.
- Theo dõi việc thẩm định, vệ sinh, sử dụng và bảo trì đối với tất cả thiết bị
phân tích kiểm nghiệm.
- Tham gia việc soạn thảo, kiểm tra và áp dụng hệ thống SOP trong khu vực
kiểm tra chất lượng.

10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Tham gia thử nghiệm độ ổn định của thuốc.


- Tham gia vào công tác tự thanh tra.
- Đề xuất biện pháp giảm bớt chi phí kiểm nghiệm.
1.3.5 Chức năng nhiệm vụ của các nhóm trưởng
Các nhóm trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp các hoạt động chuyên môn của bộ
phân mình sẵn sang phục vụ cho công tác kiểm nghiệm mẫu và báo cáo với phụ
trách phòng khi có các yếu tố có nguy cơ không đảm bảo cho quá trình sẵn sàng
kiểm tra chất lượng kịp thời, chính xác.
1.3.6 Chức năng nhiệm vụ của các kiểm nghiệm viên
- Thực hiện đầy đủ nội quy của công ty cũng như của phòng
- Phân tích mẫu theo quy trình kiểm nghiệm đã được ban hành.
- Tuân thủ đầy đủ quy trình vận hành, vệ sinh thiết bị.
- Pha chế những loại thuốc thử, dung dịch chuẩn phục vụ cho công tác kiểm
nghiệm theo SOP.
- Hiệu chuẩn thiết bị thí nghiệm theo quy trinh đã được thiết lập.
- Kiểm nghiệm độ ổn định của thuốc theo quy trình đã được ban hành.
- Báo cáo dự trù với trưởng phòng về tất cả các thuốc thử, những dụng cụ thủy
tinh và văn phòng phẩm.
- Thực hiện việc ghi chép hồ sơ kiểm nghiệm, sổ sách, các biểu mẫu theo quy
định của GLP.
- Báo cáo kịp thời về kết quả kiểm nghiệm và mọi sự bất thường trong qua
trình thử nghiệm cho trưởng phòng.
1.3.7 Chức năng nhiệm vụ của IPC
- Thực hiện đầy đủ nội quy của công ty củng như của phòng và phân xưởng.
- Kiểm tra kiểm soát toàn bộ quá trinh sản xuất tại xưởng: từ đầu cho đến khi
sản phẩm được xuất xưởng bao gồm việc cấp phát tiếp nhận nguyên liệu cho pha
chế, chế độ vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, con người và kiểm tra một số chỉ tiêu tại
chỗ như: khối lượng, thể chất…

11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2
MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG THỰC TẬP

2.1. Mục đích thực tập


- Học hỏi kinh nghiệm và củng cố chuyên môn nhằm phục vụ tốt cho công
việc sau này.
- Tìm hiểu chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động của bộ
phận Kiểm tra chất lượng.
- Làm quen với các thao tác chuyên môn của nghành học.
- Trau dồi những kiến thức đã học trong trường, đồng thời tích lũy kinh
nghiệm cho bản thân.

2.2. Nội dung thực tập


- Tìm hiểu cơ cấu hành chính của phòng Kiểm tra chất lượng.
- Tìm hiểu các hoạt động của phòng Kiểm tra chất lượng.
- Làm việc theo sự phân công và hướng dẫn của phòng Kiểm tra chất lượng.
- Viết báo cáo thực tập.

2.3. Phương pháp kiểm nghiệm


- Kiểm nghiệm thuốc bằng phương pháp hóa học:
Các phản ứng định tính
Thử giới hạn các tạp chất trong thuốc
Chuẩn độ acid-bazơ
Xác định hàm lượng nước
- Kiểm nghiệm thuốc bằng phương pháp hóa lý:
Phương pháp quang phổ phân tử
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
- Kiểm nghiệm thuốc bằng phương pháp thử vi sinh vật

12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ

3.1. Tìm hiểu cuốn “Sổ tay chất lượng” của phòng Kiểm tra chất lượng
3.1.1.Thuốc thử và chất chuẩn
3.1.1.1. Mục đích
Thuốc thử là những dung môi, hóa chất, các dung dịch chuẩn độ, dung dịch
thuốc thử, nước cất. Chất chuẩn bao gồm chất chuẩn hóa học, chuẩn vi sinh dùng
cho định lượng, thử độ tinh khiết, định tính…Vì vậy thuốc thử và chất chuẩn phải
có chất lượng phù hợp để kết quả phân tích thu được có độ đúng và độ tin cậy cao.
3.1.1.2. Phạm vi áp dụng
Tất cả cán bộ từ khâu cung ứng vật tư, hóa chất, nhân viên quản lý kho
kiểm nghiệm, kiểm nghiệm viên và phụ trách phòng phải thực hiện.
3.1.1.3. Nội dung
 Mua thuốc thử và chất chuẩn:
- Thuốc thử được mua từ các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp có uy tín và
nổi tiếng trên thế giới và dùng ở những dạng đóng gói lẻ phù hợp với việc sử dụng
trong phòng thi nghiệm.
- Các chất chuẩn phải được mua trực tiếp tại các đơn vi có tư cách pháp nhân
sản xuất và cung cấp..
 Chuẩn bị thuốc thử trong phòng thí nghiệm:
- Có quy định trách nhiệm rõ ràng cho người được phân công chuẩn bị thuốc
thử
- Tiến hành theo các bước được quy định trong quy trình(SOP) đã ban hành.
- Có sổ ghi chép pha chế thuốc thử theo mẫu đã quy định. – Nước cất, nước
khử ion được coi như một thuốc thử cũng được kiểm tra định kỳ, ít nhất 1 tháng/ 1
lần.

13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Các dung dịch chuẩn độ và các dung dịch ion gốc phải được pha chế trong
các dụng cụ có độ chính xác theo đúng quy định trong dược điển hoặc SOP đã ban
hành.
 Nhãn:
- Các thuốc thử mua về phải để nguyên nhãn gốc.
- Thuốc thử pha chế tại phòng phải có nhãn ghi rõ tên, nồng độ, ngày pha,
người pha hệ số K và ngày kiểm tra tới.
 Chất chuẩn
- Có sổ theo dõi cấp phát chất chuẩn do một người quản lý.
- Việc thiết lập chất chuẩn làm việc phải thực hiện theo đúng quy định và
được đóng gói dưới dạng đơn liều.
- Mỗi chất chuẩn có một bộ hồ sơ riêng biệt.
- Trên nhãn có ghi đầy đủ: tên chất chuẩn, hàm lượng, số lô, hạn dùng, điều
kiện bảo quản, mục đích sử dụng.
 Môi trường, chủng vi sinh:
- Các môi trường nuôi cấy phải được pha chế theo quy trình đã ban hành và
kiển tra trước khi thực nghiệm.
- Chủng vi sinh phải đảm bảo độ nhạy trước khi thử nghiệm.
 Bảo quản chất chuẩn và chất thử
- Có kho bảo quản hóa chất, thuốc thử và chỉ duy trì lượng dự trữ tối thiểu.
- Tại phòng kiểm nghiệm không được để những chất gây cháy nổ, chất độc
bay hơi trừ khi cần thiết.
- Chất chuẩn được bảo quản trong tủ lạnh ở dạng gói đóng kín.
 Kiểm tra thuốc thử và chất chuẩn
- Tất cả các thuốc thử và chất chuẩn được kiểm tra trước khi nhập kho và sử
dụng.
3.1.2. Mẫu thử
3.1.2.1. Mục đích

14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Mẫu thử nghiệm có ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm. Vì vậy việc lấy mẫu
phải đảm bảo tính nguyên vẹn và tính đai diện của mẫu phải được thực hiện để
không ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.
3.1.2.2. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho tất cả các mẫu được lấy và phân tích tại Bộ phận KTCL.
Phụ trách Bộ phận, tất cả nhân viên phòng thí nghiệm đi lấy mẫu phải thực
hiện đảm bảo tính nguyên vẹn và đại diện của mẫu trong quá trình kiểm nghiệm.
3.1.2.3. Nội dung
 Lấy mẫu – nhận mẫu
- Việc lấy mẫu nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm phải được tiến hành
theo đúng SOP lấy mãu đã ban hành.
- Mẫu được chuyển đến từng kiểm nghiệm viên được ghi vào sổ theo dõi của
phòng.
- Mẫu trước khi phân tích, trong khi phân tích phải được bảo quản tránh làm
mất mẫu, nhầm mẫu và ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng của mẫu.
- Sơ đồ đường đi của mẫu (có sơ đồ kèm theo)
 Lưu mẫu
- Mẫu được chia đôi từ khâu lấy mẫu và được đóng gói như mẫu lấy cho tiến
hành phân tích. Các mẫu là nguyên liệu, bán thành phẩm phải được bảo quản trong
bao bì kín có dán nhãn, tránh nhiệt độ và độ ẩm cao.
- Mẫu lưu được nhập vào bộ phận lưu mẫu của phòng theo đúng qui chế. Các
mẫu lưu này được dùng làm để kiểm tra lại các kết quả phân tích khi có nghi ngờ
hoặc khiếu nại.
- Mẫu lưu được giao cho một người chịu trách nhiệm cập nhật và theo dõi.
- Mẫu lưu được để trong tủ khóa an toàn và bảo quản theo điều kiện của trên
nhãn sản phẩm.
- Mẫu lưu được hủy sau khi hết thời hạn quy đinh và phải tuân theo đúng các
quy định nêu trong SOP hủy mẫu.

15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3.1.3. Thử nghiệm và đánh giá kết quả


3.1.3.1. Mục đích
Thử nghiệm và đánh giá thử nghiệm là nhiệm vụ trọng tâm của phòng thí
nghiệm. Thử nghiệm và đánh giá kết quả phải được thực hiện bởi các kiểm nghiệm
viên được đào tạo và được kiểm soát bởi phụ trách phòng và theo đúng tiêu chuẩn
và phương pháp yêu cầu.
3.1.3.2.Phạm vi áp dụng
Tất cả bộ phận chuyên môn phải thực hiện để đảm bảo kết quả thử nghiệm
có độ chính xác và tính pháp lý.
3.1.3.3. Nội dung
 Thử nghiệm
- Kiểm nghiệm mẫu được tiến hành càng sớm càng tốt, do vậy mẫu sau khi lấy
về phụ trách phòng phải tiến hành phân công kiểm nghiệm viên tiến hành thử.
- Đối với mẫu kiểm tra độ độ vô trùng, độ nhiễm khuẩn phải làm ngay trong
ngày hoặc bảo quản trong điều kiện tránh sự ảnh hưởng của môi trường.
- Tiến hành thử nghiệm theo đúng quy trình được ghi trong phương pháp hoặc
tiêu chuẩn. Các chỉ tiêu quan trọng như độ tinh khiết, định lượng phải tiến hành 3
lần.
- Khi tiến hành kiểm nghiệm, kiểm nghiệm viên phải ghi đầy đủ các thông tin
có lien quan như: số lượng cân, các số liệu đo được, các biểu đồ, phổ đồ, sắc ký đồ
liên quan, chất chuẩn được sử dụng và cách tính kết quả.
 Đánh giá kết quả
- Đánh giá kết quả kiểm nghiệm được thực hiện bởi kiểm nghiệm viên, khi có
kết quả nghi ngờ, phải báo cáo với với trưởng phòng để có hướng giải quyết.
- Khi các kết quả thử nghiệm có nghi ngờ hoặc không đạt yêu cầu chất lượng
phải tiến hành thử lại bởi một kiểm nghiệm viên khác và phải được thực hiện lại từ
đầu, đồng thời phải xem xét lại các thiết bị.

16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3.1.4. Xác định tuổi thọ và hạn dùng của thuốc


3.1.4.1. Mục đích
Thử độ ổn định nhằm xác định tuổi thọ và hạn dùng của thuốc trước khi xin
cấp số đăng ký, lưu hành nhằm đảm bảo thuốc lưu hành trên thị trường ổn định chất
lượng.
3.1.4.2. Định nghĩa
- Thử độ ổn định cấp tốc (Accelerated Stability testing) là những nghiên cứu
đã được bố trí để làm tăng tốc độ phân hủy của thuốc ở điều kiện khắc nghiệt (nhiệt
độ và độ ẩm) và từ đó đưa ra dự kiến tuổi thọ.
- Nghiên cứu độ ổn định dài hạn (Long-term Stability Studies) là đánh giá
bằng những thí nghiệm về lý hóa, sinh học, vi sinh học của thuốc trong và ngoài
thời gian dự kiến của tuổi thọ thuốc được bảo quản trong điều kiện bảo quản mong
muốn ở thị trường mà thuốc được lưu hành.
3.1.4.3. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho phòng nghiên cứu phát triển công nghệ thuốc và phòng kiểm
nghiệm để nghiên cứu tuổi thọ và xác định hạn dùng của tất cả các sản phẩm do
công ty sản xuất.
3.1.4.4. Nội dung
- Giám đốc Công ty phai đảm bảo rằng tất cả các thuốc do công ty sản xuất
trước khi làm hồ sơ xin đăng kí và lưu hành trên thị trường phải được nghiện cứu độ
ổn định để xác định hạn dùng của thuốc.
- Tiến hành thử độ ổn định của các sản phẩm theo SOP nghiên cứu độ ổn định
đã ban hành.
- Tất cả các số liệu liên quan đến tuổi thọ của thuốc và hạn dùng của mỗi sản
phẩm được lưu cùng hồ sơ.
3.2.Quy trình sản xuất thuốc
1. Đặc điểm sản phẩm
2. Thành phần công thức
3. Tiêu chuẩn chất lượng
- Nguyên liệu

17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Bán thành phẩm


- Thành phẩm
4. Thiết bị sản xuất
5. Kiểm nhận vật liệu
- Nguyên liệu
- Bao bì cấp 1
- Bao bì cấp 2
6. Pha chế và đóng gói cấp 1
- Pha chế
- Đóng nang
- Đóng gói cấp 1
7. Đóng gói cấp 2
8. Lấy mẫu và biệt trữ thành phẩm
9. Cân đối số lượng
3.3. Làm quen với các thiết bị máy móc trong phòng
3.3.1. Thiết bị thử độ hòa tan
3.3.1.1.Khái niệm độ hòa tan
- Độ hòa tan của một chế phẩm là tỷ lệ hoạt chất được giải phóng ra khỏi
dạng thuốc theo thời gian với điều kiện quy định trong từng chuyên luận.
- Với mỗi chế phẩm có các quy định cụ thể về thiêt bị thử, môi trường hòa
tan, thơi gian thử nghiệm và phần trăm hoạt chất được giải phóng.
3.3.1.2.Thiết bị
 Thiết bị kiểu giỏ quay
Bao gồm:
- Một cốc hình trụ C bằng thủy tinh borosilicate hoặc bằng chất liệu trong suốt
thích hợp, có đáy hình bán cầu và có dung tích 1000ml. Miệng bình có viền rộng,
được đậy bằng nắp có một lỗ nhỏ, trong đó có một lỗ ở tâm của nắp.
- Một động cơ với bộ phận điều tốc có khả năng duy trì tốc độ quay của giỏ.
Động cơ này gắn với một bộ phận khuấy bao gồm trục quay A và giỏ hình ống trụ
B. Bộ phận giỏ gồm có 2 phần:

18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

 Phần nắp trên có một lỗ thoát nhỏ được gắn với trục. Nắp này được
lắp 3 cái nhíp đàn hồi, hoặc bằng cách thích hợp để có thể giữ chắc chắn phần dưới
của giỏ đồng trục với trục của bình trong khi quay và có thể tháo phần dưới ra dễ
dàng khi cần cho chế phẩm thử vào giỏ.
 Phần dưới tháo lắp được là một giỏ hình ống trụ được làm bằng vải rây kim
loại, mép khâu được hàn liền, đường kính sợi giây là 0,254mm, có cạnh hình vuông
của lỗ rây là 0,381mm, giỏ hình ống trụ này có vành kim loại bao quanh đáy trên và
đáy dưới.
- Một chậu cách thủy để duy trì môi trường hòa tan ở nhiệt độ 37oC.
 Thiết bị kiểu cánh khuấy
Thiết bị này giống như thiết bị giỏ quay, chỉ khác là giỏ được thay bằng
cánh khuấy D. Cánh khuấy được lắp đặt sao cho đi qua tâm của trục và cạnh dưới
của nó ngang bằng với mặt đáy của trục.

C
1 0 1 6 8 C 1 0
+ 8 ( 9 . +7 0 . 3 )
6 . 4+ 0 . 1 1 6 +8 8
A
2
A D
B

9 . 7 +5 0 . 3 5
5 . 1+ 0 . 5

1 0 +2 4 2 5+ 2 1 0 2 + 24 5 + 2
( § ­ ê n g k Ýn h tr o n g ) ( § ­ ê n g k Ýn h tr o n g )
H ×n h 1 c
2 7 . 0
H ×n h 1 a B 3 6 .+ 8 3
+ 1 5
1. D 1 9 . 0
r4

2 2 . +2 1
4 0+ 1 4 2 . 0 4 0+ 1

7 4 .+ 5 0 . 5
2 5 . +4 3

2 0 . +2 1
H ×n h 1 b H ×n h 1 d

Hình 1. Thiết bị thử độ hòa tan ( Kiểu giỏ quay và cánh khuấy)

19

Hình 2. Thiết bị thử độ hòa tan


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3.3.1.3.Thực hành
 Xác định hàm lượng Cefadrocin trong viên nang Drofaxin 500mg
Môi trường hòa tan: 900ml nước.
Gia nhiệt: 37oC
Thiết bị: Kiểu giỏ quay
Thời gian: 30 phút
Tốc độ quay của giỏ : 100 vòng/phút.
Lấy mẫu ra để thử ở phút thứ 30. Vị trí hút mẫu ở khoảng giữa bề mặt môi
trường hòa tan và mặt trên của giỏ quay, điểm này cách thành bình ít nhất 10 mm.
Mẫu thử lấy ra được lọc bằng giấy lọc.
Xác định lượng hoạt chất chứa trong dịch lọc bằng phương pháp quang phổ
UV-VIS:
Pha loãng dịch lọc: 5ml dịch lọc pha vừa đủ trong 50ml nước
Thiết bị UV-VIS 8453
Đo độ hấp thụ của dung dịch thu được ở bước sóng 263nm với mẫu trắng là
nước.
Mẫu chuẩn: Song song làm một mẫu chuẩn với nguyên liệu cefadrocin có cùng
nồng độ.
Yêu cầu: Không được ít hơn 80% lượng Drofaxin ghi trên nhãn.
Hàm lượng % Drofaxin được tính theo công thức:
Dt .C %. Mc .900 .5.100
HL%= Dc .0,5.5.100

Dt, Dc: độ hấp thụ của mẫu thử và mẫu chuẩn


Mc: khối lượng Cafadrocin chuẩn
C%: hàm lượng % của chất chuẩn
 Xác định lượng hoạt chất cephalecin (BTP2) trong viên nang
Medofalexin 500mg
- Yêu cầu: Hàm lượng không được nhỏ hơn 80% so với lượng ghi trên nhãn.
- Thiết bị hòa tan: Máy đo độ hòa tan EWEKADT 600. kiểu giỏ quay

20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Môi trường hòa tan: 900ml nước.


- Gia nhiệt: 37oC
- Tốc độ: 100 vòng/phút
- Lấy mẫu ra ở phút thứ 30.
- Dung dịch thử: pha loãng 5ml dịch lọc pha vừa đủ 50ml nước
- Dung dịch chuẩn: làm một mẫu chuẩn Medofalexin có cùng nồng độ
- Đo mẫu: Thiết bị UV-VIS 8453
- Bước sóng phát hiện: 262nm. Cốc đo: 1cm
- Dung dịch mẫu trắng: nước cất
- Hàm lượng % được tính theo công thức:
Dt .C %. Mc .900 .5.100
HL%= Dc .0,5.5.100

3.3.2. Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao


3.3.2.1. Khái niệm sắc ký lỏng hiệu năng cao
- Sắc ký lỏng hiệu năng cao đôi khi còn được gọi là sắc ký lỏng áp suất cao, là
kỹ thuật phân tích dựa trên cơ sở của sự phân tách các chất trên một pha tĩnh chứa
trong cột, nhờ dòng di chuyển của pha động lỏng dưới áp suất cao. Sắc ký lỏng dựa
trên cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion hay loại cỡ là tùy thuộc vào loại pha tĩnh
sử dụng.
- Khi phân tích sắc ký, các chất được hòa tan trong dung môi thích hợp, dung
môi được đi qua cột → các chất được tách ra theo các thời gian khác nhau và được
dẫn qua một cell để đo mẫu, có bộ phận detecter nhận tín hiệu và chuyễn dử liệu
phân tích ra phần mền để xử lý
3.3.2.2. Thiết bị
 Máy HPLC
Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao gồm có các bộ phận sau:
Bình chứa pha động, bơm đẩy pha động qua hệ thống sắc ký ở áp suất cao,
hệ tiêm mẫu để đưa mẫu vào pha động, cột sắc ký, detector, máy tính.
 Hệ bơm: Hệ bơm HPLC có chức năng tạo áp suất cao để đẩy pha động từ
bình dung môi qua hệ thống sắc ký.

21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

 Hệ tiêm mẫu:
Tiêm mẫu bằng tay: có dung tích tiêm xác định
Tiêm mẫu tự đông: Có thể điều chỉnh được thể tích tiêm
 Cột: Cột được dùng phổ biến bằng thép không rỉ, thong thường có chiều dài
10-30cm, đường kính trong từ 2-5mm, hạt chất nạp cỡ 5-10 µ m
 Detector: là bộ phận phát hiện và đo các tín hiệu sinh ra khi có chất ra khỏi
cột và các tín hiệu này được ghi dưới dạng pic trên sắc ký đồ.



3.3.2.3. Thực hành
 Xác định hàm lượng oxymetazolin hydroclorid trong thuốc nhỏ mũi
oxymetazolin:

Thuốc nhỏ mũi oxymetazolin là dung dịch của oxymetazolin hydroclorid trong
nước, có thể có thêm tá dược thích hợp.
Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu trong chuyên luận "Thuốc nhỏ mũi" và
các yêu cầu sau đây:
Hàm lượng oxymetazolin hydroclorid, C16H24N2O. HCl từ 90,0 đến 110,0% so
với hàm lượng ghi trên nhãn.
Dung dịch trong, không màu,có PH từ 4.5-6.5
Định tính
Lấy chính xác một thể tích dung dịch chế phẩm chứa khoảng 2,5 mg
oxymetazolin hydroclorid, cho vào bình gạn dung tích 60 ml, thêm nước cho đủ
khoảng 10 ml. Thêm 2 ml dung dịch natri carbonat 10%. Chiết với 10 ml cloroform

22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

(TT), chuyển dịch chiết cloroform sang một bình gạn khác. Chiết với 10 ml dung
dịch acid hydrocloric 0,1N (TT). Để yên và lắng gạn bỏ lớp cloroform. Lấy 8 ml
lớp nước acid hoá cho vào một ống nghiệm, trung tính hoá bằng vài giọt dung dịch
natri hydroxyd 1N(TT). Thêm dư một giọt dung dịch natri hydroxyd 1N (TT). Lắc
kỹ. Sau đó, thêm vài giọt dung dịch natri nitrofericyanid và 2 giọt dung dịch natri
hydroxyd 15%. để yên trong 10 phút. Thêm dung dịch acid hydrocloric 0,1N (TT)
cho tới khi pH khoảng 8-9. Để yên 10 phút sẽ xuất hiện màu tím.

Định lượng
Tiến hành bằng phương pháp sắc ký lỏng

Pha động: Nước- methanol- dung dịch natri acetat M- acid acetic băng
(46:40:10:4).
Dung dịch thử: Lấy chính xác một thể tích dung dịch chế phẩm chứa khoảng
25 mg oxymetazolin hydroclorid cho vào bình định mức dung tích 50 ml. Thêm pha
động đến định mức. Lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µ m.
Dung dịch chuẩn: Cân chính xác một lượng oxymetazolin hydroclorid chuẩn
hoà tan trong pha động để thu được dung dịch có nồng độ trong khoảng 0,5 mg/ml.
Lọc qua màng lọc 0,45 µ m.
Điều kiện sắc ký:
Cột thép không gỉ (250 x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh L9; (5 µ m).
Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 280 nm.
Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút.
Thể tích tiêm: 20 µ l.
Cách tiến hành:
Kiểm tra khả năng thích hợp của hệ thống sắc ký: Tiến hành sắc ký với dung
dịch chuẩn. Phép thử chỉ có giá trị khi hệ số đuôi không được lớn hơn 2 và độ lệch
chuẩn tương đối của diện tích pic oxymetazolin trên sắc ký đồ thu được trong 5 lần
tiêm nhắc lại không lớn hơn 2%.
Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch chuẩn và dung dịch thử.
Tính hàm lượng oxymetazolin hydroclorid ,C16H24N2O. HCl, có trong chế
phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, dung dịch
thử và nồng độ của oxymetazolin hydroclorid có trong dung dịch chuẩn.

3.3.3. Máy quang phổ hấp thụ UV-VIS


3.3.3.1. Khái niệm độ hấp thụ
Khi cho bức xạ đơn sắc đi qua một môi trường có chứa chất hấp thụ thì độ
hấp thụ của bức xạ tỷ lệ với nồng độ của chất hấp thụ và chiều dày của môi trường
hấp thụ. Mối quan hệ này tuân theo điịnh luật Lambert-Beer và được biểu diễn bằng
phương trình:

23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1 Io
A= lg T = lg I
=K.C.L
Trong đó:
T: độ truyền quang
Io: cường độ ánh sáng đơn sắc tới
I: cường độ ánh sáng đơn sắc sau khi truyền qua dung dịch
K: hệ số hấp thụ phụ thuộc λ
L: chiều dày của lớp dung dịch
C: nồng độ chất tan trong dung dịch
- Trường hợp nồng độ C tính theo %(KL/TT) và bằng 1%, L=1cm thì: E(1%,
1cm) là hệ số hấp thụ riêng, nó đặc trưng cho mỗi chất. Trong phân tích kiểm
nghiệm hay dung E(1%,1cm).
3.3.3.2. Thiết bị
 Máy quang phổ
- Máy quang phổ thích hợp cho việc đo phổ ở vùng tử ngoại và khả kiến bao
gồm một hệ quang học có khả năng tạo ánh sáng đơn sắc trong vùng từ 200 đến
800nm và một thiết bị thích hợp để đo độ hấp thụ
- Nguồn sáng cho vùng tử ngoại: đèn deuteri hoặc hydro
- Nguồn sáng cho vùng khả kiến: đèn tungsten
- Hai cốc đo (cuvet) dùng chứa dung dịch thử và dung dịch so sánh phải có
dặc tính quang học như nhau
- Cuvet thạch anh: dùng đo ở vùng tử ngoại và khả kiến
- Cuvet thủy tinh: chỉ đo ở vùng khả kiến

24
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3.4. Tổng hợp phân tích một mẫu nguyên liệu: VIÊN NANG
RIFAMPICIN VÀ ISONIAZID
Là nang cứng chứa rifampicin và isoniazid.
Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu trong chuyên luận "Thuốc nang" và các
yêu cầu sau:

Hàm lượng rifampicin, C43H58N4O12, từ 90,0% đến 130,0%, so với hàm lượng
ghi trên nhãn.
Hàm lượng isoniazid, C6H7N3O, từ 90,0% đến 110,0%, so với hàm lượng ghi
trên nhãn.

Tính chất
Nang cứng nhẵn bóng, không méo mó, bột thuốc bên trong màu đỏ nâu, đồng
nhất.

Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng

Bản mỏng: Silica gel GF254 dày 0,25 mm.


Dung môi khai triển: Aceton - acid acetic băng (100 : 1).
Dung dịch thử: Lắc kỹ một lượng bột viên đã nghiền mịn tương ứng với
khoảng 120 mg rifampicin với 20 ml methanol (TT) và lọc. Pha loãng dịch lọc với
đồng thể tích aceton và trộn đều.
Dung dịch đối chiếu (1): Chuẩn bị dung dịch rifampicin chuẩn có nồng độ 6
mg/ml trong methanol (TT). Pha loãng dung dịch trên với đồng thể tích aceton và
trộn đều.
Dung dịch đối chiếu (2): Chuẩn bị dung dịch isoniazid chuẩn có nồng độ 3
mg/ml trong methanol (TT). Pha loãng dung dịch trên với đồng thể tích aceton và
trộn đều.

25
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µ l mỗi dung dịch trên. Sau
khi triển khai sắc ký, để bản mỏng khô ngoài không khí và quan sát bản mỏng dưới
ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm.
Hai vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp với vết chính trên
sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) v à (2) về vị trí, màu sắc và kích thước.

Độ hòa tan

Thiết bị: Kiểu giỏ quay.


Môi trường: 900ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT).
Tốc độ quay: 100 vòng/phút.
Thời gian: 45 phút.
Dung dịch đệm phosphat: Hòa tan 15,3 g dikali hydro phosphat (TT) và 80,0 g
kali dihydro phosphat (TT) vào bình định mức 1 lit, hòa tan và pha loãng bằng nước
cất vừa đủ đến vạch.
Dung dịch chuẩn isoniazid gốc: Cân chính xác khoảng 66 mg isoniazid chuẩn
vào bình định mức 100 ml. Hòa tan và pha loãng bằng dung dịch acid hydrocloric
0,1 M (TT) đến định mức, trộn đều.
Dung dịch chuẩn hỗn hợp gốc: Cân chính xác khoảng 66 mg rifampicin chuẩn
vào bình định mức 200 ml, hòa tan trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M
(TT) và trộn đều. Thêm chính xác 50,0 ml dung dịch chuẩn isoniazid gốc và thêm
dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT)đến định mức, trộn đều. (Dung dịch chuẩn
hỗn hợp gốc được chuẩn bị ngay trước khi thử và được đặt trong bồn cách thủy của
máy thử độ hòa tan cùng thời điểm bắt đầu và được lấy ra khi kết thúc phép thử độ
hòa tan, cùng lúc với việc hút mẫu thử ).

Định lượng rifampicin hòa tan:

Dung dịch chuẩn: Hút chính xác 5,0 ml dung dịch chuẩn hỗn hợp gốc và 10,0
ml dung dịch đệm phosphat vào bình định mức 50 ml, thêm nước cất đến định mức,
trộn đều (Dung dịch này được sử dụng ngay hoặc trong vòng không quá 3 giờ sau
khi pha loãng).
Dung dịch thử: Lấy một phần dung dịch môi trường đã hoà tan mẫu thử, lọc và
bỏ dịch lọc đầu, để dịch lọc cân bằng về nhiệt độ phòng trong khoảng 10 phút. Hút
chính xác 5,0 ml dịch lọc và 10,0 ml dung dịch đệm phosphat vào bình định mức 50
ml, thêm nước cất đến định mức, trộn đều (Dung dịch này được sử dụng ngay hoặc
trong vòng không quá 3 giờ sau khi pha loãng).
Cách tiến hành: Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thử và dung dịch
chuẩn ở bước sóng cực đại khoảng 475 nm, với mẫu trắng được chuẩn bị như sau:
Hút chính xác 5,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và 10,0 ml dung dịch
đệm phosphat vào bình định mức 50 ml, thêm nước cất đến định mức, trộn đều.
Ttính hàm lượng rifampicin, C43H58N4O12, hòa tan so với lượng ghi trên nhãn
dựa vào độ hấp thụ của dung dịch chuẩn và dung dịch thử, hàm lượng C 43H58N4O12
của rifampicin chuẩn

26
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Yêu cầu: Không ít hơn 75% lượng rifampicin so với lượng ghi trên nhãn được
hòa tan trong 45 phút.

Định lượng isoniazid hòa tan:

Phương pháp sắc ký lỏng


Pha động: Hỗn hợp nước - dung dịch đệm phosphat - methanol (850: 100: 50).
Dung dịch chuẩn: Sử dụng dung dịch chuẩn trong mục định lượng rifampicin
hòa tan. Lọc qua màng lọc 0,45 µ m.
Dung dịch thử: Sử dụng dung dịch thử trong mục định lượng rifampicin hòa
tan. Lọc qua màng lọc 0,45 µ m.
Điều kiện sắc ký:
Cột thép không gỉ (30 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh C (10 µ m).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.
Tốc độ dòng: 1,5 ml/phút.
Thể tích tiêm: 50 µ l.
Tiến hành: Tiến hành sắc ký lần lượt đối với dung dịch chuẩn và dung dịch
thử. Tính hàm lượng isoniazid, C6H7N3O, hòa tan căn cứ vào diện tích pic thu được
từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C6H7N3O của isoniazid chuẩn,
Yêu cầu: Không ít hơn 80% lượng isoniazid, C6H7N3O, so với lượng ghi trên
nhãn được hòa tan trong 45 phút.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 3,0% Cân chính xác khoảng 100 mg bột thuốc vào bình sấy
nắp đậy có mao quản và sấy trong chân không ở 60oC trong 3 giờ.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng

Dung dịch đệm: Hòa tan 1,4 g dinatri hydro phosphat (TT) trong 1 lit nước cất
và điều chỉnh tới pH 6,8 bằng acid phosphoric (TT).
Dung môi A: Hỗn hợp acetonitril và dung dịch đệm (4 : 96).
Dung môi B: Hỗn hợp acetonitril và dung dịch đệm (55 : 45).
Pha động: Hỗn hợp của dung môi A và dung môi B theo phần điều kiện sắc
ký.
Dung dịch chuẩn: Hoà tan một lượng cân chính xác của rifampicin chuẩn và
isoniazid chuẩn trong hỗn hợp của dung dịch đệm - methanol (96: 4) để thu được
dung dịch có nồng độ khoảng 0,16 mg/ml rifampicin và 0,08 mg/ml isoniazid. Lọc
qua màng lọc 0,45 µ m (Dung dịch này được sử dụng trong vòng 10 giờ).
Dung dịch thử: Cân 20 nang, tính khối lượng trung bình bột thuốc trong nang
và nghiền thành bột mịn. Cân chính xác một lượng bột thuốc, tương ứng với khoảng
16 mg rifampicin và 8 mg isoniazid vào bình định mức 100 ml, thêm 90 ml dung

27
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

dịch đệm và lắc siêu âm 10 phút. Để dung dịch cân bằng về nhiệt độ và pha loãng
bằng dung dịch đệm vừa đủ đến vạch và trộn đều. Lọc qua giấy lọc và bỏ dịch lọc
đầu, lọc lại dịch lọc qua màng lọc 0,45 µ m (Dung dịch này được sử dụng trong
vòng 2 giờ).
Điều kiện sắc ký:

Cột thép không gỉ (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µ m).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 238 nm.
Tốc độ dòng: 1,5 ml/phút.
Thể tích tiêm: 20 µ l.
Cách tiến hành:
Kiểm tra khả năng thích hợp của hệ thống sắc ký:
Tiến hành sắc ký đối với dung dịch chuẩn và ghi lại sắc đồ: thời gian lưu
tương đối khoảng 2,6 đối với rifampicin và 1,0 đối với isoniazid. Phép thử chỉ có
giá trị khi số đĩa lý thuyết, tính cho pic rifampicin, không dưới 50.000 và tính cho
pic isoniazid, không dưới 6.000; độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic không
được lớn hơn 2,0%.
Tiến hành sắc ký lần lượt đối với dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm
lượng rifampicin, C43H58N4O12, và isoniazid, C6H7N3O, có trong một đơn vị chế
phẩm căn cứ vào diện tích pic thu được của dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm
lượng các chất chuẩn.

28
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 4: THỰC TẬP KIỂM NGHIỆM


Kiểm nghiệm viên bao phim Danapha Telfadin

4.1 Thử nghiệm và yêu cầu với viên bao phim danapha telfadin 180:
THỬ NGHIỆM YÊU CẦU
1. Nhận xét cảm quan
+ Hình dạng viên nén bao phim hình caplet,hai mặt
nhẵn bóng.Cạnh viên lành lặn
+ Màu Màu vàng
+ Mùi Không mùi
+ Hình thức đóng gói Vỉ bấm 10 viên/hộp, có đơn hướng dẫn sử
dụng
2. Định tính: Phải có phản ứng định tính của
fexofenadin hydroclorid
3.Độ rã: Không quá 30 phút
4.Độ đồng đều khối lượng: Khối lượng TB viên +(-) 5%
5.Định lượng: Mỗi viên phải chứa 95%-105%
(C32H39NO4.HCl) so với hàm lượng ghi trên nhãn tính theo khối lượng
viêTB
4.1.1 Nhận xét cảm quan:
* Yêu cầu : viên nén bao phim caplet, hai mặt nhẵn bóng.Cạnh và thành viên lành
lặn

29
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

* Số lượng mẫu cho một lần thử : : 1 hộp


*Cách thử : Cảm quan
* Ghi chép : Mô tả hình dạng, màu, mùi vào hồ sơ phân
tích nguyên liệu
4.1.2. Độ đồng đều khối lượng:
* Yêu cầu: Không quá 2 viên có khối lượng lệch ra ngoài giới hạn cho phép (KLTB
viên ± 5%).
Không có viên nào có khối lượng lệch ra ngoài giới hạn cho phép (KLTB viên
±10%).
Số lượng mẫu cho mỗi lần thử: 20 viên
Cách thử:
- Cân 20 viên bất kỳ (m)
- Tính khối lượng trung bình viên (m/20)
- Cân từng viên
- Tính toán khoảng cho phép: KLTB ± 5%
4.1.3 Độ tan rã:
Yêu cầu : không đuợc quá 30 phút
Số lượng viên cho 1 lần thử : 6-12 viên
Thiết bị : Máy đo độ phân rã đã được kiểm chứng
Cách thử : Máy phải ở trong tình trạng sạch
-Cài đặt nhiệt độ nước trong bình thử (35-39 độ C)
-Cài đặt thời gian là 30 phút
-Lấy bộ thử ra khỏi nước.Đặt mỗi viên vào trong mỗi ống và đặt đĩa lên
trên.Vận hành máy
-Thử nghiệm kết thúc khi không còn cặn trên mặt lưới hoặc không có cặn dính
vào bề mặt dưới của đĩa đậy, nếu còn cặn thì chỉ là 1 khối mềm không nhân khô rắn
sờ thấy được
-Nếu vỏ viên nào không rã thì làm lại thử nghiệm trên 6 viên khác thay H 2O
bằng dung dịch HCl 0,1 M

30
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-Nếu viên bị dính vào đĩa thì làm lại thử nghiệm trên 6 viên nhưng không cho
đĩa vào ống
-Ghi kết quả vào hồ sơ phân tích
4.1.4 Định lượng:
* Yêu cầu : Phải đạt thử nghiệm qui định
Dung dịch thử và chuẩn phải cho peak có thời gian và lièu lượng nhu nhau
Cách thử :
-Chuẩn bị và tiến hành như phần định lượng ghi chép
-Ghi lại thời gian lưu peak chính của mẫu thử và mẫu chuẩn ở phần định lượng
* Yêu cầu: Chế phẩm phải đạt thử nghiệm quy định
* Số lượng cho 1 lần thử: Khoảng 12g cốm
* Thiết bị và dụng cụ:
- Cân phân tích có độ chính xác 0,1mg đã được kiểm định.
- Máy HPLC D-7000 Merck-Hitachi đã được kiểm chứng
- Máy siêu âm – khử khí
- Bình định mức 50ml, pipet 5ml chính xác đã được kiểm định.
-Bộ khử khô
-Phễu lọc
* Thuốc thử và chất chuẩn:
-Axetonitril loại dùng cho HPLC
-Triethylamin
-Methanol
-Dung dịch đệm PH 3,7: Cân khoảng 2,72g Kali Dihydrophosphat hoà tan trong
800ml nước cất, thêm 10ml triethylamin.Điều chỉnh pH về 3,7 bằng dung dịch axid
phosphoric 10%.Thêm nước cất vừa đủ 1000ml, lắc đều.Lọc qua màng lọc 45
micromet
ĐK sắc kí:
-Cột sắc kí: Lichrosor6 RP 18e, 250x4, kích thước hạt 5 micromet
-Detector UV 220 nm
-Tốc độ dòng 1ml/phút

31
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-Thể tích tiêm 20 microlit


-Pha động : acetonitril / dệm pH 3,7 (40:60)
* Cách thử:

-Cân 20 viên, xác định khối lượng TB từng viên

-Nghiền mịn 20 viên thành bột min trong cối sứ sạch

-Dung dịch thử: Cân chính xác 205 mg bột viên đã nghiền mịn (tương ứng với
60mg Fexofenadin hidroclorid) cho vào bình định mức 50ml, làm ẩm bừng 2ml
nước cất và thêm methanol đến vạch.Lắc kĩ , lọc, bỏ 20ml dịch lọc đầu

-Hút chính xác 5ml pha loãng vừa đủ 50ml bằng methanol 50%.Lắc đều.Lọc qua
màng lọc 0.45 micromet.

-Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 60ml Fexofenadin hydroclorid chuẩn cho
vào bình định mức 50ml. Thêm methanol đến vạch.Lắc đều.

-Hút chính xác 5ml pha loãng vừa đủ 50m bằng methanol 50%.Lắc đều lọc qua
màng lọc 0.45 micromet

-Bơm riêng biệt 20microlit dung dịch chuẩn và thử vào hệ thống sắc kí

-Hàm lượng ferofenadin hydroclorid đc tính theo công thức:

Sr.mc.mtb
HL% = C%
Sc.mr.0.180
Trong đó:
Sr: Diện tích peak mẫu thử mc: KL chất chuẩn
Sc: Diện tích peak mẫu chuẩn mr : KL chất thử
C%: Hàm lượng chất chuẩn mtb: KL viên TB

32
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN 3
ĐỀ XUẤT

Qua hơn 1 tháng thực tập tại công ty, bản thân em xin đưa ra một số ý kiến,
đề xuất như sau:
• Về phía nhà trường:
- Cần quan tâm hơn nữa đến kỳ thực tập của sinh viên.
- Chủ động, thường xuyên đến công ty để tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường
và nơi thực tập, mặt khác cũng giúp cho các khóa học sau được tiếp tục vào thực tập
tại công ty.
• Về phía công ty:
- Mặc dù biết các cô chú cán bộ rất bận rộn, mỗi người đều có một công việc
riêng nhưng sinh viên vẫn mong các cô chú tranh thủ thời gian hơn nữa, dẫn

33
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

sinh viên đi tham quan công ty nhiều hơn nữa, nhất là bộ phận dây chuyền sản
xuất, xem các loại máy và nguyên tắc hoạt động của chúng vì ở trường sinh viên
chỉ được học về lý thuyết.
- Chúng em mong muốn được thực hành nhiều hơn nữa.

PHẦN 4
KẾT LUẬN

4.1. Nhận xét và đánh giá của cơ sở thực tập


............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

34
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

............................................................................................................................
............................................................................................................................

4.2. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn


............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

35
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

36

You might also like